Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Năm, 2014

►Biển Đông bên bờ vực của chiến tranh- Điên lên vì các hòn đảo

Posted by hoangtran204 trên 31/05/2014

Bọn bán biển đảo của cha ông ta sẽ cảm thấy nhục nhã sau khi xem phim nầy.

Một phóng viên của đài truyền hình ABC của Úc đã muốn thăm viếng vùng đảo Trường Sa trong 20 năm qua nhưng lần nào cũng bị từ chối, mãi tới tháng 5/2014, ông mới được toại nguyện theo chân một tàu tiếp tế cho các đảo TS do Phi Luật Tân đang chiếm giữ. 

Các nước đều TIN rằng khu vực biển đảo này rất giàu tài nguyên dầu khí, nên họ tranh chấp nhau chiếm và giữ đảo. 

Đảo Trường Sa gồm hàng trăm đảo nhỏ, rặng san hô chìm dưới nước biển, các bãi các, các vùng đá ngầm,…và 6 quốc gia đang tranh giành quần đảo Trường Sa. Chuyến đi tiếp tế lương thực và nước uống cho 2 hòn đảo thuộc Phi Luật Tân. 

-Đảo Pagasa (đảo Thị Tứ): Đảo nầy Philippines đã chiếm của  VNCH trong những năm 1970s. 

-Đảo Ayungin Shoal. 

Một toán lính Thủy Quân Lục Chiến Phi Luật Tân đã ở trên một con tàu hư hại và rách nát đã đậu tại đây từ 1999. Họ ở trên con tàu ma nầy để bảo vệ chủ quyền một hải đảo ngập nước. Chung quanh họ, là hai tàu Trung Quốc vây  hãm suốt ngày đêm và có ý định chiếm đảo ngầm nầy bất cứ lúc nào. Các tàu TQ cô lập lính Phi và ngăn chận các con tàu tiếp tế chở đến cho họ nguồn thức ăn, nước uống, và các thứ nhu yếu của đời sống. Mỗi tháng 1 lần, có máy bay tiếp tế hàng hóa và thức ăn cho họ bằng cách thả dù. Gần đó, là nơi TQ đang khai thác và phá hủy các vùng san hô nằm dưới mặt biển...

Biển Đông bên bờ vực của chiến tranh-

Điên lên vì các hòn đảo

Phóng sự truyền hình của đài ABC ÚC, tháng 5-2014 

 

———-

 

Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc chiếm đảo Thị Tứ,

Trường Sa?

Nhật Huy – theo Trí Thức Trẻ | 17/01/2014 

(Soha.vn) – Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Philippines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.

Việc giới truyền thông Trung Quốc tiết lộ kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong năm nay đã khiến dư luận trong khu vực quan tâm, lo ngại. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu nhận định của GS Carl Thayer, giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia) về vấn đề này. Bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat (Nhật Bản).

Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao do quy định khai thác hải sản mới mà Trung Quốc áp đặt lên 60% phần diện tích Biển Đông, một tờ báo mạng Hoa ngữ có tên là Qianzhan đã cho đăng bài viết của một tác giả ẩn danh, trong đó lập luận rằng việc đánh chiếm đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép -ND) trong năm nay như là một bước trong kế hoạch dài hạn mở rộng hải quân, tăng cường bành trướng ở Biển Đông.

Bài viết này có lẽ đã không được quốc tế biết đến nếu không có một bài dịch tóm tắt bằng Tiếng Anh xuất hiện trên tờ China Daily Mail ngày 13/01 vừa qua, với tiêu đề: “Trung Quốc và Philippines: Lý do tại sao một trận chiến ở đảo Thị Tứ là không thể tránh khỏi.”

Việc những sĩ quan quân đội về hưu hay những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan viết các bài báo về Biển Đông và đe doạ trừng phạt Việt Nam, Philippines vì lý do mà họ đưa ra là “chiếm lãnh hải của Trung Quốc” diễn ra khá thường xuyên. Theo bài viết của Qianzhan thì hải quân Trung Quốc đã lập kế hoạch chi tiết để chiếm Thị Tứ trong năm nay vì tầm quan trọng chiến lược của nó.

Đảo Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Trường Sa, với diện tích 0,36 kilomet vuông, sau đảo Ba Bình rộng 0,5 kilomet vuông, hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. Thị Tứ là một đảo san hô, nằm tách biệt ở rìa góc tây bắc của Trường Sa. Kể từ khi chiếm đóng trái phép hòn đảo này, Philippines coi Thị Tứ là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Kalayaan, với dân số gần 200 người. Trên đảo có 1 số công trình, gồm toà thị chính, hội trường, trung tâm y tế, nhà trẻ, nhà máy lọc nước, đài thông tin và đường băng.

Được gọi là sân bay Rancudo, đường băng này dài 1.400m và phục vụ cả máy bay dân sự và quân sự, trong đó có C-130 của không quân Philippines. Tháng 3/2011, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, Eduardo Oban, thông báo một kế hoạch nâng cấp sân bay này và doanh trại quân đồn trú. Hiện có khoảng 50 lính Philippines đóng tại đây.

Việc chiếm đảo và xây dựng căn cứ hải quân, không quân ở đây sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát một phần lớn diện tích Biển Đông. Theo lời tác giả bài báo thì ‘tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay, USS Gerald Ford, tốn 13 tỷ USD, nhưng chỉ có diện tích 0,026 kilomet vuông. Một căn cứ không quân ở Thị Tứ sẽ có diện tích lớn hơn nhiều, nhưng cũng rẻ hơn nhiều, không thể bị đánh chìm, và có tuổi thọ rất cao”.

Kịch bản của Qianzhan và hậu quả của nó

Trung Quốc có thể tạo ra sự bất ngờ mang tính chiến lược và đánh chiếm đảo Thị Tứ. Nước này có thể nguỵ trang cuộc hành quân như là một đợt diễn tập tại Biển Đông. Như tháng 3, tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã cử một hải đội nhỏ ra Biển Đông thao diễn.

Khi hải đội này, bao gồm tàu hỗ trợ đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, 2 tàu hộ tống, 1 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, tới vùng biển quanh Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép – ND), truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã chiếu cảnh lực lượng thuỷ quân lục chiến của quân đội Trung Quốc trên các tàu đệm khí đổ bộ lên đảo dưới sự yểm trợ của trực thăng được trang bị vũ trang.

Một hải đội của Trung Quốc tương tự như thế này có thể xuất phát với “vỏ bọc” là một cuộc tập trận chiến đấu bình thường, sau đó đột ngột chuyển hướng và tấn công đảo Thị TứPhilippines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.

Kịch bản này giả định rằng tình báo Mỹ cũng như các phương tiện kĩ thuật quốc gia có liên quan không phát hiện được sự chuẩn bị của Trung Quốc và không kịp hành động để ngăn chặn. Việc Trung Quốc trái phép chiếm đảo Thị Tứ, nếu diễn ra thì nhiều khả năng là sau khi có sự leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines hoặc tình hình an ninh trong khu vực xấu đi – đây có thể là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về chính sách của Trung Quốc. Điều này thường sẽ dẫn đến việc tình báo Mỹ để mắt nhiều hơn tới các hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc.

Việc Trung Quốc chiếm đảo Thị Tứ là một hành động gây chiến. Trong tình thế hiện nay, phía Philippines không thể thực hiện một cuộc phản công. Các tàu khu trục và tàu hộ tống Trung Quốc có thể lập lưới phòng không ngăn chặn máy bay Philippines bay ra từ đảo Palawan, cách đó 480km. Hải quân Phillipines sẽ bị hoàn toàn bị áp đảo. Philippines khi đó sẽ ngay lập tức tham vấn với phía Mỹ, theo như các điều khoản trong Hiệp ước phòng thủ chung, để có hành động thích hợp.

Hậu quả chính trị của cuộc tấn công đánh chiếm đảo Thị Tứ sẽ là một bước lùi lớn đối với hoạt động ngoại giao của Trung Quốc. ASEAN nhiều khả năng sẽ giữ vững lập trường chính trị kiên định của mình và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút khỏi đảo. ASEAN cũng có thể nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Hành động xâm lược của Trung Quốc thậm chí có thể được đưa ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ phủ quyết bất kì cuộc thảo luận nào tại Hội đồng Bảo an.

Việc Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ sẽ khiến các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ tăng cường các biện pháp phòng thủ tại những đảo mà mình đang quản lý, bao gồm việc tăng cường các chuyến bay tuần tra, diễn tập hải quân, triển khai tàu ngầm. Một số đảo lớn thậm chí có thể được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm.

Tuy nhiên, kịch bản được nêu ra trong bài viết trên tờ Qianzhan, cũng giống nhiều bài viết khác của những sĩ quan quân đội Trung Quốc về hưu hay những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan, chỉ đề cập đến chiến thắng chớp nhoáng cho Trung Quốc mà không suy xét đến những hậu quả đối với vị thế trên trường quốc tế, thiệt hại về kinh tế của nước này cũng như nguy cơ xung đột quân sự leo thang trong khu vực.

Phát ngôn viên chính thức của Philippines từ chối bình luận về bài viết với lí do nó không phải là thông tin chính thức và không kiểm chứng được. Truyền thông Trung Quốc cũng đã bác bỏ tính xác thực của bài báo.

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | 1 Comment »

►Tại Cửa Khẩu Lào Cai: TRANH DÀNH ĐƯA HẢI SẢN, TRÁI CÂY SANG TRUNG QUỐC BÁN

Posted by hoangtran204 trên 30/05/2014

Ơn đảng, ơn chính phủ…Nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của đảng ta nên sau 40 năm cả nước ta đang TIẾN LÊN XHCN tươi đẹp. Đất nước ổn định, người dân khắp nước hát khúc hoan ca, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc, hàng hóa sản suất năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, xuất khẩu hàng hóa giồi dào…giống như phim dưới đây thực hiện vào ngày 30-5-2014.

Dân chúng xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Lào Cai.

Họ sử dụng đủ thứ phương tiện của thời 1950. Họ đi bộ bưng bê hàng hóa, nhiều người sử dụng xe đẩy, xe kéo, xe đạp, xe lôi,…

Họ đi mua hàng, và bán hàng nhưng với nét mặt âu lo và vội vội vàng vàng cứ như chạy giặc.

“người dân TQ và VN khổ giống nhau, ôi dưới chế độ CS họ bần cùng lầm than mưu sinh như thế đó.”

Chợt nhớ ông TBT Nguyễn Phú Trọng nói câu nầy: “Không biết đén cuối thế kỷ nầy, Việt Nam đã hoàn thiện chủ nghĩa xã hội chưa.” nay xem phim mới thấy có lý. 

Published on May 30, 2014

VIDEO#1 ĐƯA HẢI SẢN, TRÁI CÂY SANG TRUNG QUỐC

 

VIDEO# 2: TRANH DÀNH ĐƯA HẢI SẢN, TRÁI CÂY SANG TRUNG QUỐC BÁN

Và cũng chính người VN mua và vận chuyển trái cây và hàng hóa độc hại về Việt Nam. Công An và Hải Quan cửa khẩu không quan tâm và không kiểm tra hàng hóa vì…

Khi cổng mở là con buôn giành nhau chạy tới trước để khỏi bị sắp hàng dài, hơn nữa tới trước thì được con thương lái TQ mua trước, khỏi sợ ế hàng…khi đi trên cầu Lào Cai đường bộ thì phải xuống đẩy xe máy sang chứ không được ngồi phía trên lái sang…

Nông dân thất mùa thì chắc chắn lỗ và mang nợ. Nhưng nếu trúng mùa cũng khổ vì bị ép giá…cả nước không ai có kế hoạch mua lại trái cây của nông dân và xất khẩu…

Thanh long còn có 2000đ/kg, như vậy thì nông dân làm sao mà sống nổi chứ…
Các thứ trái cây khác chỉ còn vài ngàn/ 1 kg.

FB Thùy Trang Nguyễn

 

——–

Trên đây là nói về biên giới phía Bắc. Tiếp theo, về phần biển đảo thì cũng không mấy khả quan. Đảng và quân đội núp sau lưng ngư dân.

Bình thường thì biểu ngữ đỏ lòm dán đầy đường và ba hoe chích chòe như này:

…người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

…quang vinh muôn năm

…là các đỉnh cao trí tuệ của loài người

…bách chiến bách thắng

Nhưng tới khi đụng chuyện thì mới biết đá, biết vàng…và đây mới là thực tế

AI…xúi giục  và AI chui rúc sau lưng nhân dân ở ngoài Biển Đông

Phóng viên hỏi ngư dân: Anh bị nó bắt mấy lần rồi?

Ngư dân: 3 lần

PV: Lần nầy  đi anh không sợ à?

Ngư dânKhông, thằng Thưởng (Võ Văn Thưởng– Bí thư tỉnh Quảng Ngãi ) nó bảo ngoài đó là biển của Việt Nam mình, ra đó có Hải Quân bảo vệ” 

Khi ngư dân VN tin lời, ra tới nơi…thì đây.

Ô Hô! Hải quân VN bảo vệ ngư dân bằng cách: cung cấp xăng... Nhờ đó ngư dân vừa đánh cá, vừa chạy lòng vòng và đàng sau thì tàu Trung Quốc rươtj đuổi>>>>

Nhà báo phỏng vấn ngư dân:

Photo: Đọc cái này cười ra nước mắt . Bác ngư dân này có phương pháp đối phó với tàu lớn của Trung quốc khá thông minh nhưng cũng ngàn cân treo sợi tóc . Qua đó cũng thấy được sự tầm bậy và vô trách nhiệm của chính quyền ....

 

 Mời các bạn đọc tiếp

 

Cập Nhật 31-5-2014: Chúng ta đừng quên anhbasam và cộng tác viên Minh Thúy đã bị bắt 25 ngày rồi.
 
Công an Hà Nội đã đàn áp quyền tự do ngôn luận và  vi phạm nhân quyền khi bắt giữ anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy 5-5-2014.  Hai trang chepsuviet.com  và  diendanxahoidansu.wordpress.com  cũng đã bị hack vào ngày 5-5-2014 nên đã không còn truy cập được. 
 
Các trang khác vẫn hoạt động như thường lệ. Comment đã mở lại tại trang  anhbasam.wordpress.com  mời các bạn đọc ghé thăm.
 
Nguyen Huu Vinh
 

 Nguyễn Hữu Vinh 

Posted in Đời Sống | 3 Comments »

►Quan Hệ Nga Trung có Thực sự Hữu Hảo?

Posted by hoangtran204 trên 30/05/2014

Các bạn nhớ đọc 2 bài sau đây của tiến sĩ chính trị học Aaron I. Friedberg, Tạp chí Đối Ngoại, Số tháng 1 và 2 năm 2009, khi TT Obama vừa mới đắc cử, và chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức ngày 20-1-2009, nhiệm kỳ 2008-2012. (chú ý, tờ báo này thường phát hành trước 1 tháng so với ngày trên tạp chí). Những gì mà TT Obama thực hiện với TQ và Châu Á từ đó cho đến nay là đi đúng theo kế hoạch của Friedberg. 

Châu Á Đứng Dậy « Trần Hoàng Blog (phần I)

Châu Á Đứng Dậy – Chiến Lược Của Mỹ (Phần II)

Bài dưới đây là về quan hệ Nga Trung.

 

Quan Hệ Nga Trung có Thực sự Hữu Hảo?

29-5-2014

procontra.asia

Trần Hoàng

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong tháng này, người ta thấy Nga và Trung Quốc có vẻ ngày càng thân thiện hơn, gần gũi hơn. Quan hệ song phương giữa hai nước được chính phủ hai nước này đánh giá là “tốt đẹp chưa từng có”. Quả thật, hai quốc gia lớn này đã không ngừng tăng cường cộng tác trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, an ninh, ngoại giao, quân sự, năng lượng v..v. Trong lúc hải quân hai nước đang có một cuộc tập trận chung trên Biển Hoa Đông những ngày này thì Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở châu Á (CICA). Hai bên đã dành cho nhau những lời lẽ đặc biệt tốt đẹp, ông Putin nhận xét về Trung Quốc là “người bạn tin cậy của Nga” và thêm rằng hai quốc gia đã đạt tới một giai đoạn mới trong quan hệ song phương và quân sự. Còn ông Tập Cận Bình, người đã tới Moskva trong chuyến đi công du nước ngoài đầu tiên của mình từ khi trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng Ba năm ngoái thì hứa hẹn một hợp tác chiến lược với Nga.

Tuy nhiên, có những nhìn nhận cho thấy thực chất “tình bạn tin cậy” giữa hai cường quốc này không được tốt đẹp, hữu hảo như những biểu hiện bề ngoài. Có một số căng thẳng đáng nói trong mối quan hệ giữa họ.

Trong cuốn Theo dõi an ninh toàn cầu – Trung Quốc (Global Security Watch – China) xuất bản vào tháng 7 năm 2013, một cuốn sách trong bộ Theo dõi an ninh toàn cầu của Nhà xuất bản Praeger, tác giả Richard Weitz đã đặt chú trọng vào việc xem xét các chính sách ngoại giao và quốc phòng có tính nguyên tắc của Trung Quốc.

Nhiều thí dụ được nêu ra trong cuốn sách này khiến cho độc giả phải suy nghĩ về bản chất mối quan hệ Nga-Trung: đó là một liên minh chiến thuật hay cộng tác chiến lược?

Nêu ra ở đây một thí dụ khá điển hình: Ai cũng biết là trong nhiều thập kỷ, Nga đã sẵn lòng bán cho Trung Quốc nhiều hệ thống vũ khí trọn bộ, bao gồm các tàu chiến, tên lửa phòng không tối tân… Nhưng Trung Quốc đã không chỉ còn là người mua công nghệ quân sự mà đang dần dần xâm nhập vào thị trường cung cấp vũ khí hiện đại. Ở Trung Cận Đông, Trung Quốc đã có cạnh tranh trực tiếp với Nga, tìm cách bán vũ khí tối tân cho các nước trong khu vực này. Khi Mỹ và Israel tìm cách phong tỏa Nga trước một hợp đồng tên lửa đất đối không S-300 béo bở với Iran, và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký sắc lệnh ngừng bán mặt hàng này cho Iran tháng 9 năm 2010, Trung Quốc đã nhảy vào cuộc, mời bán cho Iran một phiên bản riêng S-300 của nước này nhưng không thành công. Có nhiều những thí dụ tương tự như vậy. 

Ông Weitz nhắc lại cho người đọc rằng về mặt lịch sử, quan hệ Nga-Trung được đặc trưng bởi những cuộc chiến tranh đẫm máu, các cuộc xâm lấn đế chế và lên án, tố cáo lẫn nhau. Nghi ngờ sâu sắc tiếp tục hiện hình trong thời Xô-viết, đặc biệt là trong thời kỳ Nikita Khrushchev nắm quyền lực ở Nga. Cuộc chia tay Nga-Trung vào năm 1961 được tiếp nối bởi cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước năm 1969. Ngay cả tới những năm 70 và 80 thế kỷ trước, quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản cũng không được mấy tốt đẹp.

Tuy nhiên, thời thế thay đổi, cũng tương tự như những bất đối xứng quyền lực. Từ năm 2001, khi Nga và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Cộng tác, quan hệ song phương tiến triển và nâng cấp thành cái mà ông Weitz gọi là “tạm ước hài hòa”. Cho tới năm 2008, Trung Quốc và Nga đã cùng vạch định những đoạn cuối cùng trên đường biên giới chung dài nhất thế giới 4300 km của họ.

Điểm tương đồng cơ bản giữa Nga và Trung Quốc là ở chỗ chính sách ngoại giao của họ có chung vấn đề trung tâm: làm thế nào với vai trò bá chủ đơn phương của Mỹ. Vì thế nội dung then chốt trong chính sách đối ngoại của cả hai nước này là mong muốn, tìm cách xây một thế giới đa cực. Chính điều này là yếu tố quyết định, nếu không muốn nói là duy nhất, khiến hai quốc gia này tăng cường cộng tác với nhau trong những năm qua. Nga và Trung Quốc hoàn toàn không có điểm chung xét theo khía cạnh tư tưởng. Người Nga luôn coi mình là dân tộc châu Âu, có định hướng tương lai ở châu Âu, có các câu hỏi, vấn đề sống còn, cốt lõi ở phương Tây. Trung Quốc tự coi mình là cường quốc đang lên không chỉ ở châu Á mà còn trên phạm vi toàn thế giới, dường như họ có nhìn nhận rằng Nga là cường quốc của quá khứ, ngày càng đi xuống, ngày càng mất đi chỗ đứng trên trường quốc tế.

Hệ quả là các mối quan hệ, cộng tác giữa hai cường quốc này có tính chiến thuật hơn là chiến lược, phát triển trong mối tương quan với việc theo đuổi các mối quan tâm, lợi ích ngắn hạn. Chúng có thể nhanh chóng thay đổi hướng diễn biến, các nhân tố làm thay đổi hướng diễn biến chính là các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội tiềm ẩn trong hai quốc gia này, và thêm vào đó nhưng không kém phần quan trọng là các chính sách, chiến lược, suy tính địa chính trị toàn cầu của Mỹ.

Ông Bobo Lo, chuyên gia về quan hệ Nga-Trung, giám đốc phụ trách các chương trình nghiên cứu về Nga và Trung Quốc của Viện Chính sách Trung tâm Cải cách châu Âu (CER) quả thật rất có lý khi gọi bộ đôi Nga, Trung Quốc là “trục của sự tiện lợi” trong một bài phỏng vấn có tựa đề “Nga – Trung: Trục của sự tiện lợi” (Russia-China: Axis of Convenience) đăng trên trang điện tửopenDemocracy ngày 20.5.2008.

Một cách đơn giản, chỉ cần xem xét các thực tế cơ bản – Trung Quốc hiện đang có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng rất cao, có lượng dân số khổng lồ vẫn đang gia tăng, lại có tham vọng đánh bật Mỹ khỏi vị trí bá chủ thế giới; Nga thì có nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng đang chững lại một cách đáng lo ngại, dân số chỉ bằng khoảng một phần tám dân số Trung Quốc nhưng lại đang giảm và già đi, tuy vậy lại có quân đội và nền kỹ thuật quân sự trội hơn nhiều so với Trung Quốc, lại cũng không giấu giếm tham vọng khôi phục vị trí cường quốc xứng đáng trên trường quốc tế – thì sẽ thấy trong quan hệ hai nước, khả năng bất hòa là cao hơn so với khả năng hữu hảo.

 


Không có gì đáng ngạc nhiên khi khái niệm “frenemies” (kẻ thù giả bộ bạn bè) càng ngày càng được dùng nhiều hơn để chỉ cặp đôi Nga-Trung Quốc (thí dụ xem bài “Best frenemies” đăng trên The Economist ngày 24.5.2014).

Những điểm căng thẳng nổi bật nhất trong quan hệ Nga – Trung có thể kể đến: Trung Á, Viễn Đông và châu Á-Thái Bình Dương (ngoài Viễn Đông).

1. Trung Á

Trong thời gian gần đây, có thể nhận biết ngày càng rõ là người Nga nói chung, đặc biệt là ông Putin nói riêng, chứa sâu trong tâm tư một hội chứng về sự tan rã của Liên bang Xô-viết. Người Nga coi đó là một sai lầm không dễ tha thứ và không ngừng mong muốn và nuôi hy vọng khôi phục lại một “nước Nga vĩ đại”. Điều này lý giải những nỗ lực không ngừng nghỉ của giới hoạch định đường lối, chiến lược chính trị nước này trong việc tìm cách khôi phục và tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Nga ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô-viết cũ. Ukraine là một thí dụ gần đây nhất và gây nhiều ngạc nhiên, ấn tượng nhất.

Kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã năm 1991, Nga đã tìm cách thông qua nhiều hiệp ước chính trị, an ninh và kinh tế khác nhau để phục hồi sự kiểm soát của mình với các nước cộng hòa Trung Á. Hiệp ước đầu tiên như thế, đồng thời được biết tới nhiều nhất, là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập gồm 12 nước cộng hòa mới độc lập, được thành lập năm 1991. Tiếp theo là một loạt các hiệp ước thương mại, kinh tế như hiệp ước thành lập Liên minh Thuế quan (1995), Cộng đồng Kinh tế Âu Á (Eurasia) (2000), Liên minh Âu Á (2011). Tháng 10 năm 2002, Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể (SCTO), một liên minh quân sự, đã được Nga cùng 5 nước Trung Á khác ký kết thành lập… Ý tưởng một cộng đồng chung cho khu vực ngày càng phát triển và từ năm 2013, các đợt hội đàm nhằm thành lập và mở rộng Cộng đồng Kinh tế Âu Á và Liên minh Âu Á được tiến hành, cho phép mở rộng cửa cho các quốc gia nằm ngoài biên giới Trung Á.

Các phân tích của hai ông Baktybek Beshimov và Ryskeldi Satke trong bài viết có tựa đề “Cuộc đấu giành Trung Á: Nga vs Trung Quốc” (The struggle for Central Asia: Russia vs China) đăng trên trang Aljazeera ngày 12.3.2014 cho biết:

“Tấn công kinh tế của Điện Kremlin là nhằm mục đích kiềm chế giới lãnh đạo ở Trung Á đang ngày càng trở nên độc lập hơn. Ảnh hưởng của Nga ngày một tăng ở các nước Trung Á nghèo nhất như Kyrgyzstan và Tajikistan, nhưng lại giảm sút ở các nước giàu nhất như Kazakhstan hay Uzbekistan. Dự án địa chính trị của Nga ở Trung Á đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi những đối thủ từ phía Đông (Trung Quốc) và từ phía Nam (Thổ Nhĩ Kỳ) xuất hiện, thách thức sức mạnh của Nga trong vùng… Có lẽ dự án hội nhập khu vực của ông Putin không ngăn chặn, mà thậm chí còn mở đường cho sự bành trướng kinh tế toàn diện của Trung Quốc. Trong khi Nga cần các nước Trung Á thuộc Liên minh Thuế quan nhằm duy trì sự hiện diện địa chính trị của mình thì Trung Quốc theo đuổi các lợi ích kinh tế. Nga dựa vào sức mạnh quân sự và sức mạnh mềm truyền thống của mình trong vùng, còn Trung Quốc dùng con bài tài chính.”

Vì thế, theo hai tác giả trên, “Bắc Kinh kiềm chế không xung đột lợi ích với Nga (ngược lại với quan điểm diều hâu của nước này ở Đông và Đông Nam Á), các nhà thiết kế chính sách Trung Quốc chắc hẳn muốn lợi dụng những sai lầm và khả năng hạn chế của Kremlin.”

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (STO), tổ chức an ninh chung liên chính phủ do Trung Quốc khởi xướng thành lập năm 1996, đã được Trung Quốc sử dụng triệt để cho các mục đích của họ ở Trung Á. Dưới ô che của tổ chức này, Trung Quốc có thể dễ nói hơn khi tự gọi mình là một thành viên trong khu vực.

Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc hiện đã bỏ xa Nga, trở thành bạn hàng chủ yếu đối với tất cả các nước Trung Á thuộc Liên bang Xô-viết cũ, chỉ trừ Uzbekistan, nơi Trung Quốc chịu xếp thứ hai. Không những đẩy mạnh thương mại, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư trực tiếp vào các láng giềng xa gần của mình ở Trung Á, trở thành một trong những nguồn cung cấp đầu tư nước ngoài chủ yếu của các nước này. Trung Quốc đã và đang thực hiện những dự án kinh tế lớn, điển hình là các dự án khai thác, xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt, tinh lọc dầu khí, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng… trong khắp khu vực. Chỉ nửa năm sau khi chính thức trở thành chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vào tháng 9 năm 2013, ông Tập Cận Bình đã thực hiện đợt thăm chính thức bốn quốc gia lớn nhất ở Trung Á là Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Ông Tập đã đưa ra đề xuất thành lập và xây dựng cái gọi là vành đai kinh tế “Con đường Tơ lụa” với Âu Á nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư của Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc hiện tại đang nắm thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á, đẩy Nga vào thế bí. Đó không chỉ là do tiềm năng kinh tế của họ hơn hẳn Nga mà còn vì cách tiếp cận khôn ngoan của họ – khác với Nga, họ tránh không động chạm tới các công việc chính trị nội bộ và tránh để các quốc gia đối tác có cảm giác bị thiệt thòi về chủ quyền dân tộc – và xu hướng muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga trong các quốc gia nằm trong khu vực.

Tuy hiện có nhiều bất lợi, hiển nhiên là Nga sẽ không dễ dàng bỏ cuộc, để Trung Quốc “nẫng” mất Trung Á, để khu vực này rơi sâu vào vòng ảnh hưởng, tạm thời trước mắt là kinh tế của Trung Quốc. Theo như bài viết “Cuộc đấu giành Trung Á: Nga vs Trung Quốc” nói tới ở trên thì Nga đã có những nỗ lực mạnh mẽ phục hồi lại vị thế ở các nước Trung Á yếu nhất như Kyrgzstan, Tajikistan, mở rộng sự có mặt về quân sự tại các quốc gia này (thí dụ như chi 1,5 tỉ USD cho việc tái trang bị vũ khí cho quân đội hai nước). Hiện tại, vị thế của Kremlin ở Kyrgyzstan và Tajikistian được cho là khá vững chắc.

Cũng trong bài phỏng vấn đăng trên openDemocracy đã nhắc tới ở trên, ông Bobo Lo, giám đốc phụ trách các chương trình nghiên cứu về Nga và Trung Quốc thuộc Viện chính sách Trung tâm Cải cách châu Âu CER cho biết: “Người Nga hiểu trò chơi của Trung Quốc, vì thế họ đã trở nên thờ ơ với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải STO. Với Trung Quốc, tổ chức này có vai trò tương tự như Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể SCTO đối với Nga. Tổ chức Hiệp định An ninh tập Thể, do Nga thành lập vào năm 2002 có một đặc tính tối cao theo cách nhìn của Moskva: Trung Quốc không phải là thành viên. Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể giúp Nga tái khẳng định ảnh hưởng ở Trung Á. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Tổ chức Hiệp định An ninh Tập thể thực chất là các tổ chức cạnh trạnh với nhau.”

Viễn Đông

Vùng Viễn Đông là một vùng đất rộng lớn nằm ở rìa phía Đông của nước Nga, trải dài từ hồ Baikal ở phía Tây tới tận Thái Bình Dương ở phía Đông. Tên gọi hành chính của vùng này là Vùng Liên bang Viễn Đông, nó tiếp giáp với Vùng Liên bang Siberia không kém phần rộng lớn ở phía Tây. Người Nga đã khai phá vùng đất này từ lâu đời, tới giữa thế kỷ 17 họ tiến sát tới bờ Thái Bình Dương, thành lập thành phố Okhotsk, từ đó, đặc biệt là trong thế kỷ 19, người Nga đã củng cố kiểm soát của họ ở Viễn Đông.

Viễn Đông bao gồm một vùng địa lý đáng lưu ý tới, đó là vùng Priamurye hay theo như cách người Trung Quốc cố tình gọi là Ngoại Mãn Châu. Nga tiếp quản vùng này theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860) từ triều Mãn Thanh. Người Trung Quốc xếp hai hiệp ước này vào nhóm các hiệp ước mà họ gọi là “bất bình đẳng” mà Trung Quốc buộc phải ký kết với các nước phương Tây trong “thế kỷ nhục nhã”. Nên nhớ là Bắc Kinh chưa bao giờ chính thức công nhận hai hiệp ước này.

Mãi đến một vài thập kỷ trước, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố địa lý và tập trung phát triển kinh tế ở các vùng trọng điểm trung tâm, Nga không chú trọng nhiều tới vùng này. Về phía Trung Quốc thì sự quan tâm của họ tới vùng này cũng chỉ bắt đầu trở nên rõ rệt khi nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động kinh tế và nguồn cung cấp tài nguyên khoáng sản trở nên cấp bách hơn.

Trong bài phân tích có tiêu đề “Viễn Đông của Nga đang dần trở thành của người Trung Quốc” (Analysis: Russia’s Far East Turning Chinese) đăng trên trang mạng ABC News ngày 14.7.2013, tác giả Peter Zeihan cảnh báo: “Người Trung Quốc đang xâm nhập nước Nga – không phải với xe tăng, mà với va ly hành lý”. Ông Zeihan cho biết: “Không thể biết được chính xác lượng người Trung Quốc di cư vào vùng Viễn Đông của Nga; Nga không tiến hành kiểm tra dân số trong hơn một thập kỷ gần đây. Nhưng theo các dấu hiệu thì có một dòng người đáng kể đang tràn qua biên giới”. Và tuy có chênh lệch lớn trong số liệu dòng nhập cư từ Trung Quốc từ các nguồn khác nhau, nhưng “Cục Xuất nhập cảnh Liên bang lo ngại một dòng lũ. Cục này đã nhiều lần cảnh báo rằng người Trung Quốc có thể sẽ trở thành dân tộc thiểu số lớn nhất ở Nga trong 20-30 năm tới.” Về phương diện nhân lực cũng như kinh tế và tài chính, người Nga kém thế hơn so với người Trung Quốc trong khả năng khai thác và phát triển vùng Viễn Đông, nếu họ được cho phép làm điều này. Viễn Đông là vùng đất khổng lồ, nhưng có thể nói là hoàn toàn trống trải, chỉ có hơn 7 triệu người Nga sinh sống ở đây. Trong khi đó ở các vùng Đông Bắc Trung Quốc có tới hơn 70 triệu người. Đó lại là một vùng được cho là giàu có về tài nguyên khoáng sản, với các hải cảng giá trị, rất hấp dẫn đối với người Trung Quốc đang không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động và tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu mới phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển chóng mặt của họ.

Ông Zeihan lưu ý: “Bất kỳ sự bành trướng nào của người Trung Quốc trong trong khu vực này đều đưa đến câu hỏi: Bắc Kinh có đòi hỏi gì ở đây? Phần lớn vùng biên – một vùng với diện tích tương tự Iran – là nơi sinh sống của người Trung Quốc. Nga tiếp nhận vùng này vào năm 1858 và 1860, sau các Hiệp ước Aigun và Bắc Kinh. Trong số các hiệp ước ‘không công bằng’ mà Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh bị buộc phải ký kết với nước ngoài thì chỉ còn hai hiệp ước này là Trung Quốc chưa xử lý được.”

Theo ông Vasily Kashil, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ, Moskva, đồng thời là cán bộ của Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Moskva, cho biết trong bài viết có tựa đề “Tổng các mối lo sợ” (The Sum Total of All Fears) đăng trên trang mạng Russia in Global Affairs ngày 15.4.2013 thì người Nga ý thức được rằng những nguy cơ tiềm năng trong vùng Viễn Đông có khả năng phát sinh từ phía Trung Quốc.

Ông Kashil cho biết: “Phân tích số liệu liên quan tới việc cung cấp vũ khí mới cho các lực lượng của Quân lực Nga cho thấy Khu vực Quân sự miền Đông có tốc độ tái trang bị vũ khí thuộc loại cao nhất trong cả liên bang. Điều động quân lực từ phần châu Âu của Nga tới Viễn Đông là một trong những kịch bản then chốt cho các đợt tập trận qui mô lớn của nước này. Phần lớn các tuyên bố báo chí của Cục An ninh Liên bang FSB về hoạt động gián điệp có liên quan tới Trung Quốc. Thêm vào đó, Nga rõ ràng là có hạn chế đầu tư của Trung Quốc trong các khu vực chiến lược của nền kinh tế quốc gia.”

Trong mối liên hệ này, đáng nhắc lại ở đây là vào tháng 7 năm 2013, khi Nga có một cuộc tập trận chung qui mô lớn với Trung Quốc ở vùng bờ biển Thái Bình Dương phía Bắc Trung Quốc thì quân đội nước này cũng có một cuộc tập trận được cho là có qui mô lớn nhất trong kỷ nguyên hậu Xô-viết tại Viễn Đông. Giới quan sát cho rằng đây là một phản ứng của Nga trước nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, một cử chỉ nhắm vào Trung Quốc lưu ý họ phải “cẩn thận”.

Ông Kashil viết tiếp: “Rõ ràng là mọi biện pháp phòng ngừa của Nga không liên quan tới các mối đe dọa trực tiếp, mà tới các mối đe dọa tiềm năng cho lợi ích, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ có khả năng xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng một đe dọa tiềm năng từ phía Trung Quốc cũng đã là một yếu tố đáng kể trong chính sách ngoại giao và quốc phòng của Nga.”

Ông Kashil cảnh báo người Nga phải tiếp tục tăng cường chú ý tới các “đe dọa tiềm năng” từ phía Trung Quốc:

“Người Nga ung dung ngồi xem cảnh các cửa hàng, công ty của Nhật ở Trung Quốc bị quấy phá trong đợt sóng giận dữ của người Trung Quốc trong vụ xung đột liên quan tới quần đảo Senkaku năm 2012, một đợt vận động chống các siêu thị Carrefour của Pháp do quan điểm của Pháp về Tibet năm 2008, các trừng phạt chống Philippines, các bản tin xuất hiện đây đó về một cuộc chiến sắp tới với Philippines, Việt Nam hay Nhật Bản. Nhưng nếu sự căm ghét của công chúng có thể hướng về một nước nhỏ, vô hại như Philippines, thì bất kể một quốc gia nào cũng có thể trở thành mục tiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý chính trị của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Vấn đề là ở chỗ không ai có thể biết chủ ý chính trị của giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ hướng về đâu, thậm chí chỉ trong 10 năm tới đây. Cũng như Nga, Trung Quốc là nước có hệ thống chính trị đang chuyển đổi. Tương lai dự tính của nước này được công nhận và ghi trong các tài liệu của Đảng Cộng sản, và một số lớn các tuyên bố về đường lối của giới lãnh đạo Trung Quốc nói tới cải tổ chính trị không thể tránh được.

Những cải tổ như thế làm sao có thể đặt được dưới tầm kiểm soát? Trung Quốc đang trên con đường đô thị hóa và chuyển hóa dân số, tương tự như các nước châu Âu đã trải qua cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tương tự như châu Âu, Trung Quốc đang trải nghiệm sự bất bình đẳng kinh tế, bất công xã hội nghiêm trọng cũng như khoảng cách phân biệt trong giáo dục ngày càng lớn giữa các tầng lớp trung lưu thành thị và các tầng lớp thấp hơn.

Tình hình trên bị làm thêm nghiêm trọng bởi khủng hoảng tư tưởng trong Đảng Cộng sản cầm quyền, họ càng ngày càng sử dụng nhiều nỗ lực tuyên truyền cho các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tư tưởng siêu cường quốc.

Đối đầu với Nga hoàn toàn vô nghĩa, nếu xét theo các lợi ích lâu dài của Trung Quốc, nhưng ngay cả trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cũng chẳng có cớ gì để Trung Quốc đối đầu với Nga. Chính sách đối đầu này xuất phát từ các lợi ích chính trị nội bộ của Mao Trạch Đông và nhóm kề cận ông ta. Nga bắt buộc phải tính đến khả năng này.” (Hết trích dẫn)

Theo ý kiến nhận xét của nhiều chuyên gia phân tích thì cuộc khủng hoảng gần đây ở Crimea đặt Nga vào thế bất lợi mới. Nga rất cần Trung Quốc im lặng, tránh đả động tới hành vi của Nga, nhưng chính sách của Nga trong vụ Crimea – khẳng định chủ quyền lãnh thổ có tính lịch sử – có thể tạo ra một tiền lệ pháp lý cho các quốc gia khác đang có ý định thay đổi biên giới lãnh thổ quốc gia theo hướng có lợi cho họ. Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc đưa ra ý tưởng đòi lại một phần Viễn Đông, vốn nằm trong lãnh thổ của họ trong lịch sử gần đây?

Châu Á-Thái Bình Dương ngoài Viễn Đông

Như đã có nhắc tới ở phần trên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Nga chỉ mới tăng cường chú ý của mình tới vùng Viễn Đông của Nga cũng như toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương trong những năm gần đây.

Khoảng từ năm 2010, nhu cầu nhiên liệu năng lượng của vùng châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh, trong khi tiêu thụ nhiên liệu năng lượng cũng như nguyên vật liệu của Mỹ và Liên minh châu Âu lại giảm; thêm vào đó Liên minh châu Âu lại có chính sách bớt phụ thuộc năng lượng vào Nga, vì thế việc Nga có ý định tăng cường định hướng về châu Á-Thái Bình Dương, khu vực năng động kinh tế nhất thế giới, là điều dễ hiểu, hợp lý, nếu không muốn nói là bắt buộc.

Yếu tố địa chính trị cũng không kém phần quyết định cho chiến lược châu Á của Nga. Với hoài bão khôi phục lại vị trí cường quốc xứng đáng trên thế giới, Nga muốn trở thành một trong các thế lực quyết định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng với Mỹ và Trung Quốc. Trong bước đi này, Nga cảm nhận được một thuận lợi rất đáng kể là vai trò suy yếu của Mỹ và thái độ cảnh giác, nghi ngờ của các nước trong khu vực trước một Trung Quốc đang lên.

Điểm mốc quan trọng trong việc phục hồi sự hiện diện của Nga tại châu Á-Thái Bình Dương là Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tháng 9 năm 2012 tại Vladivostok. Tại hội nghị này ông Putin đã có lời phát biểu nhấn mạnh Nga là một bộ phận của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đầy năng động, khu vực này là chìa khóa cho thành công của toàn bộ nước Nga, đặc biệt là cho công cuộc phát triển vùng Viễn Đông. Nga cũng kêu gọi các nước thành viên tăng cường giúp đỡ đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông vận tải ở khắp các vùng rộng lớn của nước Nga. Một năm sau, tháng 6.2013, ông Putin đã gây nhiều chú ý với bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố St. Peterburg khi thông báo một kế hoạch đầy hoài bão nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước Nga thông qua việc chuyển định hướng về phía châu Á-Thái Bình Dương thay cho các thị trường truyền thống ở châu Âu. Ông cũng đề xuất các dự án khổng lồ trong hệ thống cơ sở hạ tầng, gồm nâng cấp tuyến đường sắt xuyên Siberia để nối nước Nga tốt hơn với vùng Thái Bình Dương. Bài phát biểu này được giới chuyên gia coi như một tuyên bố chính sách “xoay trục” của Nga về phía châu Á-Thái Bình Dương, nơi Nga có một vị trí đáng kể trong quá khứ gần đây.

Để thực hiện việc này, trước hết Nga thiết lập các quan hệ gần gũi với nhóm các nước ASEAN. Từ năm 2010, Nga có các cuộc gặp gỡ Nga–ASEAN, đầu tiên là ở cấp nguyên thủ quốc gia, sau đó là ở cấp bộ trưởng, có sự tham gia của đại diện giới kinh doanh và văn hóa. Tuy nhiên, dường như người Nga nhận thấy vai trò và vị thế yếu kém của nhóm này nên dần mất đi hào hứng.

Nga đặc biệt đẩy mạnh quan hệ cộng tác với Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối tác chính trong toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, chính sách coi Trung Quốc là chìa khóa trong quan hệ với khu vực nhanh chóng biểu lộ hạn chế. Người Nga thấy rõ, nếu chỉ dựa vào Trung Quốc thì do kém thế về mọi mặt, họ mãi mãi sẽ chỉ đóng vai trò phụ, ngẫu nhiên giúp sức cho Trung Quốc củng cố thế lực trong khu vực. Vì thế, ông Putin đã mở rộng nỗ lực theo một hướng khác, đầu tiên với hai nước Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước có nền kinh tế mạnh nhất ở châu Á, và sau đó là Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế năng động, lại là đồng minh gần gũi cũ của Nga.

Cuối năm 2013 có thể được gọi là thời gian châu Á của ngoại giao Nga. Tháng 11, Nga và Nhật Bản đã có một cuộc đàm phán lịch sử 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước ở Tokyo, được đánh giá là sự kiện “mở ra một trang mới” trong quan hệ giữa hai nước. Tại đây, hai bên đồng ý đẩy mạnh quan hệ an ninh, song song với quan hệ kinh tế và trao đổi chuyên gia. Vài ngày sau, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc đi thăm chính thức Hàn Quốc, với mục tiêu thúc đẩy cộng tác thương mại và kỹ thuật, đồng thời cũng trao đổi về các vấn đề an ninh trong khu vực. Tiếp theo, ông Putin đã thăm Việt Nam, một đồng minh cũ mà Nga đang cung cấp trang bị vũ khí quân sự và giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân; hai nước cũng có quan tâm thiết lập quan hệ cộng tác chiến lược.

Nếu để ý, người ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là hai trong số ba nước mà Nga đặc biệt quan tâm ở Đông và Đông Nam Á nói trên – Nhật Bản và Việt Nam – đang có những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ chủ quyền với Trung Quốc. Hàn Quốc thì được biết đến như một nước luôn khá “rắn” với Trung Quốc. Người Nga biết rõ là trước hết các nước này, và sau đó là các nước Đông, Đông Nam Á khác, tuy ở mức độ thấp hơn, chắc chắn sẽ có những nhìn nhận tốt đẹp, khuyến khích và ủng hộ hơn cho sự tái hiện diện của Nga trong một khu vực có nhiều căng thẳng, đặc biệt là khi sự can thiệp, hỗ trợ từ phía Mỹ ngày càng suy yếu và thái độ quả quyết, hung hăng từ phía Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nga chưa bao giờ chính thức ủng hộ các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc cả ở Biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông.

Tóm lại, quan hệ Nga -Trung trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể nói là có tính cạnh tranh, ganh đua nhiều hơn là tính cộng tác.

Thay cho phần kết

Cuộc khủng hoảng Crimea và diễn biến của nó chắc chắn đã tạo nhiều thay đổi trong chính sách, chiến thuật ngoại giao của Kremlin. Trong quan hệ với Trung Quốc, chuyến đi thăm vừa qua của ông Putin hé lộ Nga sẽ dựa vào Trung Quốc nhiều hơn, thay thế cho quan hệ với phương Tây đang xấu đi nghiêm trọng. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng điều này là bắt buộc đối với Nga hơn là sự lựa chọn tự nguyện. Nga tính đến đẩy mạnh xuất khẩu nhiên liệu năng lượng, nguyên vật liệu và công nghệ sang Trung Quốc và lôi kéo các nguồn đầu tư từ Trung Quốc, thay cho các nguồn đầu tư từ phương Tây. Theo bản tin “Nga ký kết với Trung Quốc một hợp đồng khí đốt 30 năm” (Russia signs 30-year gas deal with China) của BBC ngày 21.5.2014 thì sau 10 năm đàm phán kéo dài, cuối cùng Nga và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận với giá trị được cho là khoảng 400 tỉ USD cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm; tuy nhiên, có nhiều nhận xét nghi ngờ rằng các điều kiện của thỏa thuận này, đặc biệt là giá cả, khó có thể làm cho phía Nga hoàn toàn hài lòng. Trung Quốc cũng hứa hẹn trước mắt sẽ đầu tư khoảng 5 tỉ USD vào vùng Viễn Đông của Nga.

Trong bài viết có tiêu đề “Ông Putin tìm kiếm các nguồn tài chính Trung Quốc nhằm chèo chống nền kinh tế đang sa sút của Nga” (Putin Going After Chinese Money to Sustain Sagging Russian Economy) đăng trên trang điện tử của Bloomberg ngày 9.5.2014, các tác giả Evgenia Pismennaya, Yuliya Fedorinova and Ilya Arkhipov chỉ ra:

“Nga đã xây dựng các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, bao gồm các thỏa thuận dầu khí với giá trị hàng trăm tỉ đô la, để cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ nhiều nhất ở châu Á, trong hoàn cảnh kinh tế châu Âu đang chững lại. Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nga với tổng giá trị kim ngạch 95.6 tỉ vào năm 2012, theo sau là Đức, theo số liệu của Bloomberg.

Tuy vậy, Trung Quốc chỉ có vài dự án lớn ở Nga, đó là dấu hiệu cho thấy có các hạn chế không chính thức cho đầu tư của nước này, như một quan chức Nga kho biết. Trong tháng 5 này, ít nhất có hai cuộc thảo luận của chính phủ để định ra các nguyên tắc cho phép giới đầu tư Trung Quốc làm việc ở Nga.

Ngoài hạn chế quyền xâm nhập vào các ngành kim loại quí và kim cương, có thể Nga cũng hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các dự án công nghệ cao. Chính phủ Nga cũng xem xét không cho phép người Trung Quốc thành lập các khu dân cư lớn để tránh gây các căng thẳng sắc tộc.”

Điều này, ngoài các hệ quả khác, củng cố nhận định rằng mặc dù tăng cường quan hệ với Trung Quốc nhưng mãi cho tới gần đây, người Nga vẫn có thái độ nghi ngờ và cảnh giác trước Trung Quốc và việc ngày nay Nga quay sang dùng đến các nguồn tài chính từ phía Đông là có phần miễn cưỡng.

Bài viết “Xoay trục của Nga sang Trung Quốc không làm thay đổi hình dạng kinh tế Nga” (Russia’s Pivot to China Won’t Reshape Russian’s Economy”) của tác giả Alexey Eremenko đăng trên trang điện tử The Moscow Times ngày 21.5.2014 tìm cách phân tích các hiệu quả kinh tế của ý định sử dụng Trung Quốc như là đồng minh kinh tế chính của Kremlin. Bài báo cho biết:

“Giới chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc có khả năng thay thế Liên minh châu Âu trong phần lớn các khu vực của nền kinh tế Nga, bao gồm cả xuất khẩu dầu khí, công nghệ và đầu tư. Nhưng liên minh với một nước đang phát triển chỉ làm co cứng hiện trạng của nền kinh tế, các chuyên gia cảnh báo, điều này không giúp Nga tăng cơ hội thoát khỏi vị thế một nền kinh tế cung cấp nguyên liệu.

Thêm vào đó, dựa vào Trung Quốc như là đồng minh kinh tế duy nhất chứa nguy cơ mặc nhiên trao cho Bắc Kinh khả năng kiểm soát nền kinh tế Nga – tuy rằng điều này có thể tránh được nếu Moskva lưu ý đến việc đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế.”

Hơn nữa, giới chuyên gia lưu ý: “Xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu trong (năm 2012) đạt 238 tỉ USD, hơn hẳn nhập khẩu với tổng giá trị 134 tỉ, theo số liệu của Tổng cục Thuế quan Nga. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 35 tỉ trong cùng thời kỳ, trong khi nhập khẩu từ nước này đạt 53 tỉ… Về mặt đổi mới công nghệ, sản phẩm Trung Quốc không thể thay thế được châu Âu.”

Các chuyên gia thống nhất quan điểm rằng nguy cơ chủ yếu của Nga là sẽ quá phụ thuộc vào Trung Quốc – Trung Quốc sẽ không từ khai thác triệt để một nước Nga quá phơi bày, một khi có điều kiện.”

Qua bài viết trên, có thể thấy là người Nga ý thức rõ ràng rằng ngoài các lợi ích trong việc cộng tác gần gũi hơn với nền kinh tế thứ hai trên thế giới, cần phải tính đến các mặt hạn chế cũng như các mối nguy cơ tiềm ẩn. Điều này có thể sẽ có nhiều ảnh hưởng tới chiều sâu và tính lâu dài của đường lối Trung Quốc của ông Putin.

Trong một bài viết gây nhiều chú ý trong thời gian vừa qua với tựa đề “Ông Putin tái sáng chế công tác chiến tranh như thế nào” (How Putin Is Reinventing Warfare) đăng trên trang Foreign Policyngày 5.5.2014, tác giả Peter Pomerantsev đưa ra khẳng định: Kremlin đang theo đuổi đường lối chiến lược gọi là “chiến tranh phi tuyến” (non-linear war), khái niệm được sử dụng trong một truyện ngắn của ông Vladislav Surkov, một trong những cố vấn chính trị gần gũi nhất của ông Putin, được đăng tải dưới bút danh của ông này là Nathan Dubovitsky, chỉ vài ngày trước khi Crimea bị sáp nhập vào Liên bang Nga. Surkov là người được cho là tác giả của hệ thống “dân chủ có/được điều hành” thống lãnh tư tưởng ở Nga trong thế kỷ 21 và những định hướng tập trung mới trong đường lối ngoại giao.

Surkov cho rằng “trong các cuộc chiến tranh sơ khai thế kỷ 19 và 20 thường là có hai phía đối chiến. Hai nước, hai khối hay hai liên minh. Nhưng giờ đây bốn liên minh đối kháng nhau. Không phải hai đối hai, hay ba đối một. Tất cả đối đầu với tất cả.” Trong một cuộc chiến tranh như thế, “một vài vùng có thể đứng về phía này, một vài vùng lại đứng về phía khác. Một thành phố hay thế hệ hay phái giới có thể tham gia một phía khác nữa. Rồi sau đó lại đổi bên, đôi khi chính giữa cuộc chiến. Mục đích hoàn toàn khác nhau. Phần lớn coi chiến tranh như một bộ phận của một quá trình. Không nhất thiết phải là bộ phận quan trọng nhất.”

Nếu quả thật Kremlin đang theo đuổi chiến lược “phi tuyến” như thế, hẳn người ta sẽ còn được chứng kiến nhiều thay đổi, diễn biến bất ngờ trong quan hệ Nga-Trung.

© 2014 Trần Hoàng & pro&contra

**** Nga chỉ có hai món hàng để bán cho Âu Châu, TQ, và thế giới đó là kỹ nghệ quốc phòng và dầu khí

*Ngân sách của Nga xây dựng theo giá dầu khí. Khi giá dầu hạ, Nga lao đao, xã hội biến động. Lịch sử cho thấy có 2 lần xảy ra gần đây;

-1980-1991: khi giá dầu hạ còn 12-29 đô 1 thùng dầu, dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô 1986-1991.

-1991-1998: Thời kỳ này, giá dầu vẫn còn rất thấp, xã hội Nga biến động và thay đổi tận gốc, dân Nga lưu lạc khắp thế giới, nhiều người đã tiếc thời yên bình của Liên Xô. Tổng Thống Elsin mất uy tín dần dần.

-2000-2014: Giá dầu dần dần gia tăng theo thời gian và cao điểm 2008 (giá dầu lên 145 đô / 1 thùng), Putin được may mắn. Nước Nga hồi phục hơn thập niên 1990s.

-“vụ mua bán hệ thống phòng không S-400 gần đây giữa TQ và Nga. “Việc này đã cho người ta thấy gì về tình hình liên bang Nga khi họ sẵn sàng bán S-400 cho Trung Quốc? Khi mà Putin đã sẵn sàng để bán hạt bắp giống của mình là điều rất đáng chú ý.” Tại sao? Nga đang rất cần tiền nên mới bán một giàn S-400 cho TQ.”

***Trung Quốc: Nhờ sự đầu tư của Mỹ và Âu châu vào TQ kể từ 1980s, 1990s cho đến nay, TQ đã thành cường quốc. Năm 2011, theo Bloomberg đưa tin, 20 công ty của Mỹ muốn đem 1000 tỷ đô la về Mỹ sau một thời gian dài đầu tư ở nước ngoài. Họ đã cố gắng thương lượng với chính phủ Mỹ để xin giảm bớt mức thuế, nhưng đã không nhận được sự đồng ý. Những công ty nầy đã đầu tư ở Trung Quốc.

Theo tạp chí đối ngoại của Mỹ, Foreign Affair, hàng năm, chính quyền TQ in thêm tiền nhân dân tệ (khoảng 15-25% so với số lượng tiền lưu hành) để đổi lấy tiên đô la Mỹ và các dòng tiền ngoại hối khác để làm giảm bớt lạm phát. Sau khi xuất khẩu hàng qua Mỹ, họ đã để lại số tiền lớn ở đây bằng cách mua công khố phiếu của Mỹ. Tiền lời của công khố phiếu Mỹ thì rất thấp, nhưng nhờ đó thì doanh nghiệp Mỹ có thể mượn được tiền để đầu tư mở thêm hãng xưởng ở  Trung Quốc, và chính quyền TQ nhờ đó mà giải quyết việc làm cho 13 đến 26 triệu người hàng năm tham gia vào lực lượng lao động (khi họ đến tuổi đi làm việc. Tỉ lệ sinh đẻ hàng năm ở TQ là 1-1,5%, và dân số là 1,3 tỷ người.) Trung Quốc không dám bán số công khố phiếu nầy, vì sẽ lỗ lớn, và doanh nghiệp Mỹ sẽ không còn đầu tư vào TQ, và điều này sẽ dẫn đến sự biến động của xã hội TQ. Dân chúng đang đi làm, có tiền tiêu, mua nhà trả gops, nếu không có việc làm, họ sẽ nổi loạn. Thêm vào số học sinh và sinh viên TQ ra trường hàng năm, cùng dân chúng ở miền quê đén tuổi lao động CẦN việc làm. và chính quyền TQ biết rằng họ không thể giải quyết được.  

 

 

 

Posted in Chinh Tri Nga, Chinh tri Trung Quoc | 1 Comment »

►Hãy tỉnh lại đi: Muốn thoát Trung phải vượt qua chính mình

Posted by hoangtran204 trên 30/05/2014

May 29, 2014

Song Chi.

Cổ nhân có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nước láng giềng lớn mạnh hơn gấp bao nhiêu lần, từng bị Trung Hoa đô hộ cả ngàn năm, nhưng chưa bao giờ ông cha ta chịu sống hèn, chưa bao giờ ông cha ta chịu mất một tấc đất vào tay quân bành trướng. Để xảy ra tình trạng Trung Cộng ngày càng ngang nhiên lấn lướt, hành xử như thể chúng muốn gì được nấy như ngày hôm nay, một phần lớn là do lỗi của nhà cầm quyền VN.

Có thể thấy suốt bao nhiêu năm là “bạn bè, đồng chí” môi hở răng lạnh, rồi là kẻ thù, sau đó lại quay lại bắt tay nhau, dường như nhà cầm quyền VN đối với tập đoàn Trung Nam Hải vẫn chưa thoát ra được những điểm yếu sau:

1. Không học được những bài học cũ.

Không phải đợi đến bây giờ bộ mặt thật của Bắc Kinh với Hà Nội và với nhân dân VN mới lộ ra. Nhưng dường như đảng và nhà nước cộng sản VN vẫn không chịu thấy, hoặc có thấy mà vẫn ru ngủ mình bằng thứ “tình hữu nghị viễn vông” (dùng đúng từ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), hoặc vẫn không tìm cách thoát ra, trái lại, ngày càng lún sâu, lệ thuộc thêm.

Cứ cho như trong giai đoạn đánh Pháp rồi đánh Mỹ, mục tiêu của đảng cộng sản VN lúc bấy giờ là bằng mọi giá phải chiếm cho được miền Nam, thống nhất toàn bộ đất nước vào tay mình nên bỏ qua những lấn cấn trong mối quan hệ với các nước cộng sản “đàn anh”. Hơn nữa, giai đoạn đó Liên Xô và Trung Cộng (cạnh tranh nhau lấy lòng Hà Nội nên) giúp đỡ, chi viện cho Bắc Việt rất nhiều, vì món nợ đó mà đảng cộng sản VN mê muội không nhìn ra dã tâm của Trung Cộng giúp miền Bắc đánh Mỹ cũng chính là làm lợi cho Trung Cộng. Tuy vậy, quan hệ hai bên đã không phải hoàn toàn tốt đẹp, bằng chứng là miền Bắc từ từ ngả dần về phía Liên Xô. (khởi đầu từ 1972 sau khi TQ đồng ý làm đồng minh với Mỹ để Mỹ bao vây Liên Xô )

Nhưng đến khi Trung Cộng bắt tay với Mỹ, đem quân đánh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 thì lẽ ra sau đó tình hữu nghị giữa hai bên phải hoàn toàn chấm dứt. Và thực tế đã chấm dứt nhiều năm sau đó, nếu như không vì hoảng sợ trước sự sụp đổ của Liên Xô và khối XHCN ở Đông Âu 1990-1991, VN lại tự chui đầu vào thòng lọng lần thứ hai khi bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng trong thế yếu, qua Hội nghị Thành Đô 1990, mở đầu cho một thời kỳ Hán thuộc mới.

►Hội Nghị Thành Đô ngày 3 và 4-9-1990- Những sự thật cần phải biết (Phần 27)

Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, bao nhiêu năm qua báo chí, dư luận đã lên tiếng rất nhiều về những mối nguy lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Trung Quốc.

Từ cán cân chênh lệch ngày càng cao giữa nhập siêu và xuất siêu với Trung Quốc.

Từ việc Trung Quốc trúng thầu đến 80% các dự án lớn ở VN, trong đó phần lớn là xây dựng, khai thác khoáng sản, thủy điện…Ai cũng biết, chất lượng, kỹ thuật cho đến tay nghề của các công ty Trung Quốc thua xa các nước phương Tây, chỉ vì họ bỏ thầu thấp, biết “chung chi, lại quả” đậm mà trúng thầu, sau đó hậu quả thường là công trình bị kéo dài, chất lượng kém, phải sữa chữa, đội vốn lên rất nhiều. Trong quá trình thực hiện dự án, TQ đem sang tất cả nguyên vật liệu cho đến con ốc, cây đinh, VN không được lợi gì, về nhân lực họ mang theo từ kỹ sư, chuyên viên cho đến công nhân lao động phổ thông, người VN cũng không có thêm công ăn việc làm từ những dự án này.

Từ việc Trung Quốc tuồn hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại, thực phẩm không an toàn sang nước ta bằng con đường buôn lậu, phá hoại nền kinh tế, đầu độc sức khỏe người VN. Thương lái Trung Quốc thường xuyên qua VN, vơ vét thu mua nông ngư sản, đánh bẫy nông dân, ngư dân Việt bằng những chiêu lúc đầu hét giá cao, nông dân đua nhau trồng, nuôi mặt hàng mà thương lái cần, sau đó họ hạ giá hoặc không mua nữa, nông dân lại lỗ chổng gọng, nền sản xuất bị xáo trộn.

Đó là chưa nói những chiêu đi tìm mua những mặt hàng không giống ai, không biết để làm gì, từ móng trâu, móng bò, ốc bươu vàng…, vài năm trở lại đây thì đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, lá khoai mì, lá khoai lang, ong bầu, gián đất v.v…Trước mắt là làm xáo trộn sản xuất, gây thiệt hại cho người dân, về lâu dài là làm mất cân bằng sinh thái, gây hại cho môi trường, phá hoại nền kinh tế.

Câu hỏi là những chiêu trò này có phải chỉ mới xảy ra? Không, đã từ hàng chục năm nay. Cái hại đã quá rõ. Vậy tại sao nhà nước vẫn không thể kiểm soát, ngăn chặn? Song song bên cạnh đó, tại sao trong hàng chục năm qua không âm thầm, tích cực tìm cách chuyển đổi, thay thế dần sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bằng cách nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác làm ăn với các nước khác, đồng thời tháo gỡ mọi khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong nước làm ăn hầu kinh tế nội địa mạnh lên?

Để đến hôm nay khi quan hệ giữa hai bên căng thẳng, VN còn phải đối diện với nỗi lo sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế nếu Trung Quốc cắt quan hệ, hoặc tìm cách trả đũa, “trừng phạt” bằng các biện pháp kinh tế.

Về mặt chính trị, quân sự, quốc phòng, sau cuộc chiến biên giới 1979 cũng như hàng loạt sự kiện mất đất, mất đảo, mất biển, VN đã rút ra bài học gì đề phòng một ngày nào đó Trung Cộng lại chơi xấu, tấn công chiếm thêm vài hòn đảo hay nổ ra một cuộc chiến mới?

Có người sẽ bảo VN ta cũng mua sắm vũ khí rất nhiều, mở rộng quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới v.v…Nói thật, VN sắm được một, thì Trung Cộng sắm mười, so sánh về chuyện đầu tư quốc phòng với một nước lắm tiền thì làm sao cho lại. Còn mở rộng quan hệ theo kiểu làm bạn với tất cả các nước cũng có nghĩa không có ai là bạn thật sự cả, nhất là khi VN khăng khăng giữ nguyên tắc Ba không trong quốc phòng: “Không tham gia liên minh, đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia.”    ►Trong khi TBT đảng CSVN nói: Tình hình Biển Đông không có gì mới, thì Trung Quốc đã xây xong một hòn đảo nhân tạo ở GẠC MA, dùng làm căn cứ quân sự bảo vệ tuyến đường biển vận chuyển 3/4 tổng số hàng hóa của TQ bán ra thế giới

Chỉ riêng với Hoa Kỳ, VN đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ năm 1995, nhưng từ đó đến nay quan hệ giữa hai bên, chỉ trừ trong lĩnh vực thương mại, phải nói là phát triển hết sức dè dặt.

2. Luôn luôn trong thế bị động, đỡ đòn, phản ứng thì vô cùng chậm chạp.

Chỉ một ví dụ, giàn khoan “khủng” HD-981 của Trung Cộng không phải được lắp ráp ngày một ngày hai, mà đã lắp ráp có nghĩa là sẽ có ngày chúng đưa ra biển thăm dò dầu khí (chính thức giàn khoan này được Trung Quốc đưa vào hoạt động ngày 9 tháng 5 năm 2012). Lẽ ra ngay từ lúc đó, tập đoàn lãnh đạo VN đã phải ngồi lại tính toán xem nếu một ngày nào đó nó kéo giàn khoan vào nước mình thì mình sẽ đối phó cách nào chẳng hạn.

Đến khi Trung Cộng cho kéo giàn khoan vào vùng biển VN vào ngày 2.5.2014, ba ngày sau, báo chí VN mới loan tin. Ngày 10 tháng 5, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CSVN đang họp cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn khoan. Chỉ đến khi kết thúc phiên họp, vào ngày 14 tháng 5, Hội nghị ra thông báo trong đó có đề cập về vấn đề này.

Ở cấp lãnh đạo cao nhất, mãi đến ngày 11 tháng 5, thủ tướng VN mới lên tiếng công khai tố cáo Trung Quốc và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế, nhưng là ở ngoài nước, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar.

Ngày 21 tháng 5, trả lời qua email cho phóng viên của các hãng thông tấn AP và Reuters, ông Thủ tướng có có đề cập đến việc sẽ sử dụng khía cạnh pháp lý theo luật pháp quốc tế, để đấu tranh với Trung Quốc vụ giàn khoan, nhưng cũng chưa chính thức lên tiếng là sẽ kiện TQ ra tòa án quốc tế, và bao giờ kiện, trong khi ai cũng biết một vụ kiện như thế sẽ mất thời gian hàng năm như thế nào.

Ngoài ra, không thấy các ông lãnh đạo khác có lời tuyên bố cứng rắn tương tự hay có công hàm chính thức phản đối gửi đến Tập Cận Bình. Ngược lại, trong nhiều phát biểu, từ ông Vũ Mão-nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho tới ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang… đều cho thấy hoặc trong nhận thức vẫn còn mơ hồ về tình “hữu nghị” đôi bên, hoặc hèn nhát, hoặc không đủ mạnh mẽ, đanh thép.

Suốt hơn 3 tuần qua, VN vẫn chỉ dám cử đội tàu chấp pháp, số lượng ít, nhỏ và yếu hơn hẳn lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Cộng, chạy vòng vòng bên ngoài phản đối, chưa có thêm “miếng võ” nào khác, trong lúc giàn khoan của Trung Cộng cứ ì ra đó và chắc chắn đã thực hiện việc khoan thăm dò dầu khí, mặt khác tàu TQ vừa tấn công tàu chấp pháp, tấn công đánh chìm tàu cá VN như chốn không người!

3. Có hai nhược điểm trên là vì không có tầm nhìn chiến lược.

Phải nói thật, so với các lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc từ trước đến nay, các lãnh đạo đảng cộng sản VN nhìn chung có tầm nhìn kém hẳn. Ngay từ khi còn đang quan hệ thắm thiết như “môi với răng” với VN, Mao Trạch Đông đã khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965 rằng: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, NXB Sự Thật, 1979)

Cách họ chọn thời cơ tiến chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, bắt tay với Mỹ v.v…càng chứng tỏ điều đó. Còn VN, chỉ riêng chuyện Hoàng Sa, bản công hàm của Phạm Văn Đồng hay những suy nghĩ của một số lãnh đạo Bắc Việt thời đó “Quần đảo Hoàng Sa thà để cho Trung Quốc đồng chí anh em của ta giữ giùm còn hơn nằm trong tay bọn “ngụy quân ngụy quyền” là đủ thấy tầm nhìn kém, chỉ biết quyền lợi của đảng mà không biết đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên.

Đến hôm nay, Hà Nội lại bị Bắc Kinh làm nhục một lần nữa qua sự kiện giàn khoan, đồng thời khả năng mất biển, thậm chí mất nước lại trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Khắp nơi, lòng dân kêu gọi hãy “thoát Trung, thoát Hán”. Muốn vậy, có lẽ nhà cầm quyền phải tận tâm tận lực, quyết liệt gỡ thế khó trên cùng lúc nhiều mặt trận chính trị, quân sự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế…

Đã bao nhiêu lần đảng cộng sản VN đi sau, bị động, làm cái bóng của đảng cộng sản TQ. Lần này, lối thoát cho họ mà cũng là lối thoát cho dân tộc VN là phải đi trước TQ một bước, phải nhanh, bất ngờ, quyết liệt, làm những điều mà Trung Quốc sợ hoặc chưa dám làm, hoặc không nghĩ là VN sẽ làm. Chẳng hạn, thay đổi thể chế chính trị, bắt tay với phương Tây, ký kết là đồng minh của Hoa Kỳ và các nước dân chủ.

Về kinh tế, thay vì chờ bị Trung Cộng chơi xấu, trừng phạt về kinh tế phải tìm cách chuẩn bị, đặt ra hết mọi tình huống xấu nhất sẽ xảy ra và tính trước v.v…

Như nhiều người cũng đã bàn, sự kiện giàn khoan lần này có thể là nguy cơ mà cũng có thể lại là một cơ hội tuyệt vời cho dân tộc VN thoát Trung, chuyển mình bước hẳn sang dòng chảy của các nước tiến bộ. Giống như sự kiện đập Myitsone là giọt nước làm đầy tràn cái ly phẫn nộ của người dân Myanmar, buộc Tổng thống Thein Sein phải ra lệnh dừng xây đập, từ chối TQ, mở đầu hành trình thoát Trung, cải cách dân chủ, hướng về phương Tây.

Tất cả tùy thuộc: với nhà cầm quyền là vượt qua chính mình, với người dân VN là thực sự thức tỉnh.

 

———————-

Bài viết của đạo diễn Song Chi rất chính xác và đúng tâm trạng của đảng csvn và nhà nước.

Thật ra, đảng CSVN và nhà nước đi theo một lộ trình vạch sẵn là cha truyền con nối (ngôi) và bởi vậy tạo ra tình thế không có lối thoát cho chính họ. Đối với người dân trong nước, họ chủ trương dùng bạo lực và sử dụng công an để cai trị. Chủ trương của đảng là phải nắm chính quyền, và không chia sẻ quyền lực cho bất cứ ai ngoài đảng. Không cho thành lập hội đoàn và đảng phái đối lập, không cho ai nói khác với ý kiến của đảng. 

Hiến pháp cùng luật pháp VN đều do đảng sáng tác, và nằm dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo. Bản chất và mọi lý luận của Đảng chỉ nhằm đàn áp nhân quyền, không cho tự do ngôn luận, không cho báo chí tư nhân, không cho thành lập công đoàn…Vì các lý do nầy, mà không một quốc gia Phương Tây nào muốn thân thiện với Việt Nam. 

Bản thân của đảng CSVN và nhà nước cũng thấy thoải mái hơn khi chơi với Trung Quốc. Dẫu mất bieent đảo và đất đai biên giới vào tay TQ, thì đảng và nhà nước VN vẫn không coi là quan trọng, miễn đảng csvn tiếp tục cầm quyền. Một mai, khi TQ rút giàn khoan khỏi Biển Đông, và vỗ đầu khuyên bảo, thì Hà Nội lại sẽ tiếp tục chạy theo sau TQ.

 

——

Một biểu ngữ trong cuộc biểu tình tại Hungary ngày 18-5-2014 .

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | 1 Comment »

►Việt Nam có chiến lược gì để chống lại sự chèn ép của Trung Quốc?

Posted by hoangtran204 trên 29/05/2014

Việt Nam có chiến lược gì để chống lại sự chèn ép của Trung Quốc?

29-5-2014

Carl Thayer | The Diplomat, 28-5-2014
Trần Ngọc Cư dịch

.

Theo thời gian, đã trở nên yên ắng việc truyền thông quốc tế theo dõi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam về sự kiện Bắc Kinh hạ đặt một giàn khoan khủng trong vùng nước được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Nhưng những đối đầu hàng ngày vẫn còn tiếp diễn. Tình hình hiện nay không phải là một bế tắc, mà là một nỗ lực có quyết tâm của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng bằng cách đẩy lùi các lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam lùi vào bên trong đường chín đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố.

Các nguồn tin của chính phủ Việt Nam bày tỏ mối quan ngại là Trung Quốc sẽ dời giàn khoan này tới một địa điểm gần Việt Nam hơn vị trí ban đầu. Họ lo lắng về nơi giàn khoan sẽ được hạ đặt vì, những người đưa tin này lý luận, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không biết chính xác đường chín đoạn nằm ở đâu.

Các hãng truyền thông đưa tin tàu Hải giám Trung Quốc dùng vòi rồng bắn nước vào tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc húc vào tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, cho ta thấy những đoạn phim bắt mắt nhưng chưa phải là những phân tích tình hình nghiêm túc. Trung Quốc đang tiến hành một “chiến tranh tiêu hao” với Việt Nam trong tư thế mạnh hơn đối phương nhiều lần. Trung Quốc dùng chiến thuật húc vào tàu Việt Nam có trọng tải nhỏ hơn từ hai đến bốn lần tàu của mình – đây là một chiến thuật được thiết kế để gây hư hại khiến các tàu Việt Nam cần phải vào bờ để sửa chữa.

Một số nhà phân tích Việt Nam phỏng tính rằng nếu tỉ lệ tổn thất hiện nay tiếp tục, Việt Nam có thể không có đủ tàu để tiếp tục đối đầu với Trung Quốc trong vùng nước quanh giàn khoan.

Theo Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, vào ngày 3 tháng Năm tàu Hải giám Trung Quốc số 44044 đã húc vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam số 4033, để lại một vết nứt dài 3 mét rộng 1 mét, gây hư hại toàn bộ đầu máy bên phải. [Đại tá] Thu còn mô tả chi tiết những hư hại khác của các tàu Việt Nam.

Nghiên cứu gần đây của Scott Bentley cho thấy Trung Quốc cố tình dùng vòi rồng gây hư hại các cột truyền tin và ăng ten trên tàu Việt Nam. Các đoạn video trên Youtube cho thấy rõ ràng những cột truyền tin này bị sức nước thổi bay khỏi bong tàu Việt Nam. Chiến thuật này làm giảm khả năng truyền tin của các tàu Việt Nam với các tàu khác và như thế buộc chúng phải quay vào bến cảng để sửa chữa hư hại.

Hơn nữa, những đối đầu Việt-Trung bằng tàu trên biển có tính nghiêm trọng chết người. Theo Scott Bentley, hầu hết tàu Hải giám Trung Quốc đều có trang bị vũ khí hải quân. Cả tàu Hải giám Trung Quốc lẫn các tàu khu trục của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân đều bố trí xạ thủ cho các ổ súng đã để lộ nòng và cố tình nhắm vào các tàu Việt Nam trong cuộc đối đầu chung quanh giàn khoan.

Cho đến nay Việt Nam đã đáp trả những hành vi quyết đoán hung hăng này của lực lượng hải giám Trung Quốc như thế nào? Đâu là chiến lược của Việt Nam nhằm chống cự lại sự chèn ép của Trung Quốc?

Việt Nam đang duy trì một sự hiện diện liên tục ở vòng ngoài của đoàn tàu Trung Quốc triển khai chung quanh giàn khoan. Hàng ngày, tàu Cảnh sát biển Việt Nam dùng loa phóng thanh phát đi các tuyên bố khẳng định chủ quyển Việt Nam và kêu gọi phía Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam.

Theo Scott Bentley, phía Việt Nam đã hết sức thận trọng, cố giữ kín các vũ khí nhẹ trên tàu, việc này rõ ràng đưa tín hiệu cho thấy Việt Nam đang theo đuổi lập trường không khiêu khích.

Việt Nam vẫn còn để các chiến hạm và tàu ngầm của mình nằm yên trong cảng hay nằm khá xa vùng biển tranh chấp quanh giàn khoan. Các quan chức Việt Nam liên tục kêu gọi Trung Quốc thảo luận vấn đề. Họ đề nghị sử dụng đường dây nóng giữa các lãnh đạo cấp cao và họ đã yêu cầu phía Trung Quốc tiếp Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã điện đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc, ông Vương Nghị [Wang Yi]. Và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã tiếp xúc ngắn ngủi với người đồng nhiệm phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Thường Vạn Toàn [Chang Wanquan], bên lề cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN gần đây tại [Thủ đô Miến Điện] Nay Pyi Taw.

Trung Quốc đã bác bỏ các đề nghị nói trên của Việt Nam, trong khi các tiếp xúc cá nhân thì rất lạnh nhạt.

Nỗ lực ban đầu của Việt Nam nhằm đưa ra một lập trường hòa giải đã bị đẩy lùi bởi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của công nhân tại các khu công nghiệp. Những cuộc biểu tình này bất ngờ trở nên bạo động và nhắm vào các nhà máy và công nhân Trung Quốc. Các quan chức chính phủ và công an Việt Nam đã nhanh chóng tái lập luật pháp và trật tự, đồng thời bắt giữ một số đông công nhân bị qui trách nhiệm gây ra cuộc bạo loạn. Trung Quốc đã gửi tàu và máy bay để di tản hàng ngàn công nhân của mình về nước. Vào lúc tôi viết bài này, các tòa án Việt Nam đang tuyên án tù giam đối với những người sách động bạo loạn.

Phản ứng của Việt Nam đối với cuộc khủng hoảng giàn khoan gồm có các đề nghị ngoại giao gửi đến Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và kêu gọi hậu thuẫn từ cộng đồng quốc tế. Trong một cách ứng xử mới, Việt Nam đang cân nhắc hành động pháp lý, chưa được tiết lộ chi tiết, nhằm chống lại Trung Quốc. Người ta suy đoán, việc này có thể mang hình thức một nỗ lực pháp lý độc lập hoặc là Việt Nam sẽ hậu thuẫn Philippines tại Toà án Trọng tài Quốc tế hiện đang tiến hành.

Theo các cuộc trao đổi riêng với một số quan chức chính phủ Việt Nam và các chuyên gia an ninh, Việt Nam cũng đang vạch ra một chiến lược dài hạn nhằm chặn đứng các hành vi xâm lược tương tự của Trung Quốc trong tương lai. Phần thảo luận dưới đây chỉ là nỗ lực nắm bắt một số ý kiến đang được trao đổi, chưa phải là thành tố của một chính sách được chính phủ Việt Nam chính thức phê chuẩn.

Cốt lõi của chiến lược đang hình thành của Việt Nam là tránh trực diện đối đầu với Trung Quốc trong một nỗ lực buộc họ phải rút giàn khoan và các tàu hải quân Trung Quốc ra khỏi Khu Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Nói đúng ra, các nhà chiến lược Việt Nam chỉ tìm cách ngăn chặn các hành động tương tự của Trung Quốc trong tương lai.

Vào thời điểm này, hình như Việt Nam đang cân nhắc hai chiến lược để ngăn chặn Trung Quốc –một là, dùng đòn bẩy của các quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines, vàhai là, trong trường hợp có xung đột vũ trang, dùng “hiểm họa hai bên chắc chắn hủy diệt lẫn nhau” [mutually assured destruction]. Các quan chức Việt Nam trong tiếp xúc riêng tư đã nhấn mạnh rằng tất cả những hành động được thực thi dù theo bất cứ chiến lược nào cũng sẽ hoàn toàn minh bạch để giảm đến mức tối thiểu các tính toán sai lầm từ phía Trung Quốc.

Mục đích chính của chiến lược mới thành hình của Việt Nam là không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc nhưng chỉ ngăn chặn họ bằng cách tạo tình huống theo đó Trung Quốc sẽ phải hoặc là chấp nhận nguyên trạng hoặc là leo thang xung đột. Việc này sẽ kéo theo nhiều rủi ro cho Trung Quốc vì các lực lượng Việt Nam sẽ hoạt động bên cạnh hai đồng minh của Hoa Kỳ để theo đuổi mục tiêu của mình bằng phương cách hòa bình.

Trước khi cuộc khủng hoảng giàn khoan xảy ra Việt Nam đã đề nghị một cuộc đối thoại an ninh ba bên với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hình như đề nghị này đã nhận được một phản ứng dè dặt từ phía Nhật Bản, nhưng nó vẫn còn ở trên bàn chờ cơ hội xét lại. Trong tình hình hiện nay, một dàn xếp ba bên có thể là cách để cùng nhau phác họa một chiến lược đa phương nhằm chặn đứng Trung Quốc.

Việt Nam đã tiếp cận Nhật Bản và Philippines trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh sự tương tác với các lực lượng biển của những nước này, gồm cả lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân. Việt Nam hi vọng sẽ tham dự các cuộc huấn luyện hỗn hợp và các hình thức diễn tập trên biển khác, kể cả tuần tra hỗn hợp, trong biển Hoa Nam [tức Biển Đông Việt Nam]. Các cuộc diễn tập này sẽ diễn ra ở một địa điểm khá xa vị trí đang có những căng thẳng hiện nay. Chúng sẽ được tiến hành ở ngoài khơi và trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam băng qua đường chín đoạn của Trung Quốc.

Việt Nam cũng đang cân nhắc đến việc cầu thân với Hoa Kỳ. Một đề nghị được đưa ra là thúc đẩy hiệp định hợp tác giữa hai Lực lượng Cảnh sát biển. Như thế, Lực lượng Cảnh sát biển Hoa Kỳ có thể được triển khai trên lãnh hải Việt Nam để tham dự các cuộc huấn luyện hỗn hợp. Hai bên có thể trao đổi quan sát viên với nhau.

Việt Nam gần đây đã tham gia Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Sự kiện này có thể tạo cơ hội để Hoa Kỳ trợ giúp Việt Nam phát triển khả năng giám sát vùng biển thuộc trách nhiệm của mình. Trước đây, Việt Nam đã bày tỏ ý muốn mua máy bay hải giám của Mỹ. Hoa Kỳ có thể gửi đến Việt Nam một mẫu máy bay mà Việt Nam muốn mua và tiến hành các chuyến bay biểu diễn có nhân viên quân sự Việt Nam trên đó.

Ngoài ra, các máy bay không vũ trang thuộc lực lượng hải giám của Hải quân Hoa Kỳ, có căn cứ tại Philippines theo hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng mà hai nước vừa ký kết, có thể triển khai đến Việt Nam trên cơ sở tạm thời. Chúng có thể tiến hành các phi vụ giám sát biển hỗn hợp cùng với các máy bay Việt Nam. Nhân viên quân sự Mỹ có thể bay trên các máy bay thám thính Việt Nam với tư cách quan sát viên, và ngược lại.

Các quan chức và các nhà phân tích Việt Nam dự kiến Trung Quốc sẽ tung ra các cuộc diễu võ giương oai của hải quân trên biển Hoa Nam [Biển Đông] hàng năm từ tháng Năm đến tháng Tám. Đây cũng là cơ hội để Hoa Kỳ và Nhật Bản tổ chức một loạt các cuộc thao diễn hải quân kéo dài và các chuyến bay giám sát biển với Việt Nam ngay trước khi các lực lượng Trung Quốc xuất hiện và suốt trong thời gian từ tháng Năm đến tháng Tám. Chi tiết của tất cả các hoạt động này sẽ hoàn toàn minh bạch đối với mọi quốc gia trong khu vực, kể cả Trung Quốc.

Chiến lược gián tiếp này của Việt Nam tạo phương tiện cho Hoa Kỳ bày tỏ một cách cụ thể chính sách công khai chống lại việc sử dụng hình thức đe dọa và chèn ép để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược gián tiếp của Việt Nam không đòi hỏi Hoa Kỳ phải trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. Chiến lược của Việt Nam đặt gánh nặng lên vai Trung Quốc trong việc quyết định có nên hay không nên chấp nhận rủi ro do việc tấn công các đội hình quân sự hỗn hợp gồm tàu Hải quân và máy bay Việt Nam hoạt động cùng với các đồng minh của Mỹ, tức Philippines và Nhật Bản, hoặc với nhân viên quân sự Mỹ.

Những lực lượng hải quân và không quân này sẽ hoạt động trong vùng biển và vùng trời quốc tế. Mục tiêu là duy trì một sự hiện diện liên tục của hải quân và không quân để ngăn chặn việc Trung Quốc dùng đe dọa và chèn ép đối với Việt Nam. Khả năng ngăn chặn có thể được tăng cường bằng cách trao đổi các thủy thủ đoàn và các phi hành đoàn trong tất cả các cuộc diễn tập. Phạm vi và cường độ của những cuộc diễn tập này có thể thay đổi tùy theo mức độ của các căng thẳng.

Chiến lược ngăn chặn thứ hai mà Việt Nam có thể dùng đến, là “bảo đảm hủy diệt lẫn nhau”, chỉ được áp dụng cho một tình thế nghiệt ngã khi quan hệ Việt-Trung tồi tệ đến mức trở thành xung đột vũ trang. Các nhà chiến lược Việt Nam lý luận rằng mục đích của chiến lược này không phải là đánh bại Trung Quốc mà chỉ gây đủ thiệt hại vật chất và bất ổn tâm lý khiến giá bảo hiểm của Công ty Lloyd đối với các tàu biển tăng vọt và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng hốt bỏ chạy.

Theo chiến lược này, nếu xung đột vũ trang bùng nổ, Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho việc nhắm vào các thương thuyền và các tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc hoạt động trong vùng cực nam biển Hoa Nam [Biển Đông]. Việt Nam hiện có tên lửa đạn đạo phòng duyên có thể bắn đến các căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm.

Một số nhà chiến lược Việt Nam còn tranh luận rằng Việt Nam phải mua ngay nhiều số lượng lớn các tên lửa đạn đạo có khả năng bắn đến Thượng Hải và thậm chí đến cả Hồng Kông. Trong trường hợp có xung đột vũ trang, những thành phố này và nhiều thành phố khác có thể trở thành mục tiêu pháo kích nhằm gây rối loạn rộng lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Việc này sẽ có một tác động toàn cầu. Các nhà chiến lược Việt Nam tin chắc rằng các cường quốc quan trọng sẽ can thiệp để chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc.

Việt Nam đang cân nhắc một chiến lược mới, gồm việc gián tiếp lôi kéo các nước khác vào cuộc đối đầu với Trung Quốc của mình. Đây là một chỉ dấu cho thấy các quan chức và các nhà chiến lược Việt Nam coi những căng thẳng hiện nay như là một chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm quyết đoán địa vị bá quyền không những tại biển Hoa Nam [Biển Đông] mà còn tại biển Hoa Đông. Sức thu hút của một chiến lược gián tiếp, minh bạch, và không khiêu khích nằm ở chỗ là nó cung cấp cho Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ một phương cách ngặn chặn đường lối nguy hiểm hiện nay của Trung Quốc.

C. T.

Dịch giả gửi BVN.

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »

►Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông- Nhật cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 29/05/2014

Biển Đông là con đường độc đạo để Trung Quốc và Nhật Bản và Nam Hàn…vận chuyển hàng hóa xuấtnhập khẩu.

Tất cả các cường quốc đều nhận ra vị trí chiến lược của Cam Ranh, của Biển Đông, của Hoàng Sa và Trường Sa…trừ chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật lãnh đạo trong BCT và đảng csvn.  Bỏn không biết các món nầy. Hồ Chủ Tịch nói quần đảo HS và TS là các hòn đảo chim ỉa, nên bacs đã đổi chúng cho Trung Quốc để lấy vũ khí đánh Pháp, đánh Mỹ-Ngụy, giải phóng Miền Nam…

Riêng bọn nước ngoài coi Biển Đông là cực kỳ quan trọng. 

Khoảng 3/4 hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc là đi qua vùng Biển Đông. 

Trường hợp của Nhật Bản cũng vậy. “95% nhu cầu nhiên liệu trong nước và hầu hết số dầu nhập khẩu là được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Ngoài ra, 99% hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật cũng dựa vào đường biển, trong đó các loại hàng hóa bán sang các thị trường Âu châu, Đông Nam Á và Úc châu được vận chuyển qua Biển Đông.”

Bởi vậy,  Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe:  “những hoạt động khoan dầu đơn phương”của Trung Quốc làm cho căng thẳng leo thang và Nhật Bản “sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép.”

Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal ông đã gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam một ngày trước đó và được thông báo là Việt Nam “muốn được cung cấp các tàu tuần duyên đó càng sớm càng tốt”. Nhà lãnh đạo Nhật cho biết ông cũng muốn gia tốc tiến trình này.

Trích: “Tờ Yomiuri Shimbun ngày 28/5 trích nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật cho hay lực lượng duyên phòng Nhật sẽ tới Biển Đông tham gia các cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo tại Việt Nam, Campuchea, và Philippines vào tháng sau. Tàu Kunisaki của lực lượng tuần duyên Nhật dự kiến có mặt tại Việt Nam vào ngày 6/6.” 

(Việt Nam Muốn Tăng Cường Hợp Tác Quốc Phòng với Nhật Bản, (28-5-2014),  VOA )

Tàu Kunisaki của lực lượng tuần duyên Nhật dự kiến có mặt tại Việt Nam vào ngày 6/6.”

Nhật luôn luôn chơi rắn mỗi khi ngư dân TQ xâm phạm lãnh hải của họ. Họ dùng tàu tuần tra rượt đuổi tàu Trung Quốc và áp dụng luật pháp để phạt ngư dân Trung Quốc nào cố tình vi phạm đánh bắt cá trong vòng 200 dặm đăc quyền kinh tế đánh bắt cá dành riêng cho ngư dân Nhật. 

Nhật thường cho máy bay lên kèm sát hai bên, và ra lệnh  máy bay quân sự Trung Quốc phải rời khỏi không phận chủ quyền của Nhật. Năm 2013, máy bay Nhật rượt đuổi máy bay quân sự Trung Quốc  450 lần.

Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông

Thứ Tư, 28/05/2014

 VOA  Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ 

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép

Trung Quốc mới đây lại lên tiếng cảnh báo Nhật Bản đừng can dự vào vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với Việt Nam ở Biển Đông và tố cáo Tokyo có âm mưu khuấy động căng thẳng ở khu vực này để đạt mục tiêu “đục nước béo cò.”

Các nhà quan sát cho rằng sự can dự tích cực hơn của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông phát sinh từ mối lo ngại của chính phủ ở Tokyo về an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho sự sống còn của nền kinh tế lớn hàng thứ 3 thế giới.

Hôm thứ ba (27-5-2014), không lâu sau khi có tin tàu đánh cá Việt Nam bị tàu đánh cá Trung Quốc đâm chìm gần giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình, hai giới chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là “hành động cực kỳ nguy hiểm” của Trung Quốc.

Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng “Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tới sinh mạng con người.” Ông nói thêm rằng các nước liên hệ cần phải tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho căng thẳng gia tăng, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng cho báo chí biết rằng “vụ việc nghiêm trọng” này làm cho mọi người cảm thấy bất an. Ông cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế làm rõ những sự việc liên quan tới vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Phát biểu vừa kể của các giới chức ở Tokyo đã nhanh chóng gặp phải sự chỉ trích của phía Trung Quốc, là nước cũng đang có vụ đối đầu gay gắt với Nhật Bản về vấn đề chủ quyền của một nhóm đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hối thúc “Nhật Bản tôn trọng sự thật và ngưng đưa ra những phát biểu vô trách nhiệm.”

Ông Tần cũng lập lại tố cáo là Nhật Bản đang tìm cách khuấy động tình hình Biển Đông để đạt mục tiêu mà ông gọi là “đục nước béo cò.”

Cuộc khẩu chiến hôm thứ ba giữa Tokyo và Bắc Kinh diễn ra trong lúc Nhật Bản ra sức tăng cường các mối quan hệ với những nước vùng Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền chồng lấn với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ 6, (23 tháng 5, 2014) dành cho tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển có tranh chấp với Việt Nam. Ông nói rằng “những hoạt động khoan dầu đơn phương”của Trung Quốc làm cho căng thẳng leo thang và Nhật Bản “sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép.”

Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã tặng 10 chiếc tàu tuần duyên cho Philippines và cho biết một cuộc điều đình đang được tiến hành để cung cấp một sự trợ giúp tương tự cho Việt Nam.

Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal ông đã gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam một ngày trước đó và được thông báo là Việt Nam “muốn được cung cấp các tàu tuần duyên đó càng sớm càng tốt”. Nhà lãnh đạo Nhật cho biết ông cũng muốn gia tốc tiến trình này.

Theo các nhà phân tích, sự can dự nhiều hơn của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông phát xuất từ mối lo ngại đối với an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật, giữa lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và thực hiện những hành động ngày càng hung hãn trong những vụ tranh chấp chủ quyền với các lân bang ở Á châu.

Các nhà quan sát nói rằng Nhật Bản phải dựa vào nhập khẩu để thỏa mãn 95% nhu cầu nhiên liệu trong nước và hầu hết số dầu nhập khẩu là được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Ngoài ra, 99% hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật cũng dựa vào đường biển, trong đó các loại hàng hóa bán sang các thị trường Âu châu, Đông Nam Á và Úc châu được vận chuyển qua Biển Đông. Theo ước tính của các chuyên gia, trong trường hợp phải đi đường vòng sang phía đông Philippines, giá thành của các sản phẩm chế tạo của Nhật Bản sẽ tăng 25%. Do đó, Nhật Bản xem Biển Đông là “tuyến đường huyết mạch” của mình và tìm đủ mọi cách để bảo vệ.

Theo tường thuật của báo chí Nhật Bản và Trung Quốc, tại một cuộc hội thảo ở Tokyo hôm 22 tháng 5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng Trung Quốc và Nhật Bản có thể xảy ra chiến tranh trong vòng 20 năm tới đây.

Nhà lãnh đạo Singapore cho rằng Á châu có thể có một tương lai tốt đẹp nếu cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều muốn làm việc chung với Hoa Kỳ để duy trì sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ông Lý Hiển Long nói thêm rằng trong trường hợp giới lãnh đạo ở Bắc Kinh không chịu hợp tác với Nhật Bản và các nước khác trong vùng, Trung Quốc có thể xảy ra chiến tranh với Nhật Bản vì vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hay với các nước Á châu khác vì vụ tranh chấp Biển Đông dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ông Lý Hiển Long cho rằng chính vì lý do đó mà Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực, và ông tin rằng với sự trợ giúp của Washington, Á châu có thể né tránh được nhiều phần của tương lai u ám đó.

 

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »

►Giàn khoan 981 di chuyển qua vị trí mới nhưng cũng vẫn còn xâm phạm vào vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam theo luật và lệ quốc tế cũng như chính luật của Trung Quốc

Posted by hoangtran204 trên 29/05/2014

 

Có gì thay đổi với vị trí mới của giàn khoan 981?

Phan Văn Song
29-5-2014

Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 27/05/2014, giàn khoan 981 của họ sẽ dời sang vị trí mới ở toạ độ 15°33.38′ N và 111°34.62’E (lưu ý 111 độ 34.62 phút chứ không phải 111 độ 34 phút 62 giây như một vài báo đưa tin – phút viết dưới dạng thập phân).

Theo Google Earth thì vị trí mới cách đảo Lí Sơn khoảng 142 hải lí (trước là 119 hải lí), cách ranh ngoài của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khoảng 57 hải lí. (xem bản đồ)

hd_981new.jpg

Như vậy, việc di chuyển này không làm thay đổi tình trạng Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam vì giàn khoan 981 vẫn còn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Lưu ý rằng vị trí mới cách đảo Tri Tôn (mà họ chiếm của Việt Nam bằng vũ lực hồi năm 1974) khoảng 25 hải lí và cách đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa (mà họ tự tuyên bố năm 1996) khoảng 17 hải lí. Do đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ dùng lập luận cũ để biện bạch cho việc đặt giàn khoan rằng vị trí này nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa mà họ có chủ quyền. Cách lập luận của họ có thể làm cho số đông công chúng không có điều kiện theo dõi luật lệ, lịch sử cũng như các hiểu biết về thực tế các đảo trên biển Đông dễ tin rằng việc làm của họ là chính đáng, hợp pháp. Chẳng hạn, họ như họ nhấn mạnh khoảng cách khá gần của giàn khoan với đảo Tri Tôn, làm người nghe dễ bị thuyết phục rằng giàn khoan nằm trong vùng biển được hưởng của đảo này vốn đang do họ quản lí. Nhưng sự thực, theo những nghiên cứu về địa pháp lí thì đảo Tri Tôn không thể là một đảo theo nghĩa của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) mà chỉ là đảo đá. Tức là nó chỉ có lãnh hải 12 hải lí, không có EEZ lẫn thềm lục địa (CS). Do đó, dù ở gần đảo Tri Tôn nhưng giàn khoan vẫn nằm ngoài vùng biển mà đảo này có thể được hưởng theo UNCLOS, chưa kể đảo đó là do họ chiếm bằng vũ lực như đã nêu.

Hoặc Trung Quốc cũng nói rằng đảo Tri Tôn là một điểm cơ sở thuộc đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa. Điều khiến người nghe có thể suy rằng giàn khoan sẽ nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa được hưởng theo luật quốc tế. Tuy nhiên, đường cơ sở thẳng của quần đảo Hoàng Sa (đa giác màu hường trong bản đồ trên) do họ tuyên bố không theo quy định nào trong Công Ước LHQ về luật biển (trong Công ước chỉ có quy định đường cơ sở vẽ theo cách này cho các quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia…), chưa kể tới việc họ dùng vũ lực để chiếm nó từ Việt Nam hồi năm 1974. Vì đường cơ sở này có vấn đề nên khó nói tới lãnh hải, EEZ hay thềm lục địa của toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Do đó, nói vị trí giàn khoan (cũ lẫn mới) nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa dù theo nghĩa là lãnh hải (chắc chắn không được vì quá 12 hải lí đối với đảo Tri Tôn và đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa) hay EEZ hoặc CS chỉ là nói bừa.

Một vài học giả Trung Quốc cũng đưa thêm luận điệu là giàn khoan nằm trong EEZ của đảo Phú Lâm vì vị trí mới cách đảo này 88 hải lí (< 200 hải lí). Trước nhất, cần lưu ý rằng đảo Phú Lâm nằm trong tình trạng tranh chấp, và ngay cả khi chủ quyền đảo này thuộc Trung Quốc thì cũng còn nhiều lỗ hổng trong lập luận đó. Dù đảo Phú Lâm là lớn nhất, có diện tích khoảng 200 ha nhưng nó không có nước ngọt, phải nhờ vào việc tích trữ nước mưa và nước ngọt đưa từ Hải Nam tới để sinh hoạt. Do đó, khó có cơ sở để cho rằng nó có thể ‘duy trì được sự cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng’ để được hưởng quy chế đảo như quy định trong điều 121 UNCLOS. Lưu ý thêm rằng tỉ lệ khoảng cách từ vị trí mới của giàn khoan tới đảo Lí Sơn so với khoảng cách từ đó đến đảo Phú Lâm là 142:88 (tức vào khoảng 1,6:1). Tỉ lệ này bé hơn nhiều so với tỉ lệ mà các toà án quốc tế hay các hiệp định đã dùng để điều chỉnh trung tuyến phân chia EEZ chồng lấn cho tới nay (ví dụ tỉ lệ 3:1 trong vụ Nicaragua kiện Colombia, hoặc tỉ lệ 4:1 trong hiệp ước phân giới vịnh Bắc bộ cho trường hợp đảo Bạch long Vĩ của Việt Nam – đảo này có diện tích tương đương đảo Phú Lâm và hơn nữa lại có nước ngọt tại chỗ). Do đó, ngay cả khi đảo Phú Lâm đúng là đảo theo nghĩa của UNCLOS thì theo các cách phân chia như vừa nêu và kể cả nguyên tắc công bằng trong luật về EEZ và CS năm 1998 1của chính Trung Quốc thì EEZ của nó cũng không thể vươn hơn 88 hải lí. Tức là, lập luận cho rằng vị trí (cũ lẫn mới) của giàn khoan nằm trong EEZ của Phú Lâm cũng không có cơ sở trong luật 2 lệ quốc tế.

Để ý rằng từ khi bắt đầu vụ đặt giàn khoan trái phép đến nay họ chưa dùng đường lưỡi bò để bào chữa cho hành vi ngang ngược của mình. Đây là điều có thể hiểu được vì đường này vốn bị công luận thế giới phản đối. Hơn nữa, nếu dùng đường lưỡi bò làm cơ sở chắc chắn họ sẽ bị các nước ASEAN có tranh chấp trong biển Đông như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia… cùng lên tiếng phản đối. Đó là điều thất lợi cho họ, đấu đá với một mình Việt Nam dễ hơn nhiều.

Họ cũng chưa dùng EEZ của đảo Hải Nam để bào chữa cho việc đặt giàn khoan dù nó cách đảo này dưới 200 hải lí. Có lẽ họ thấy rõ nếu dùng cơ sở này thì công chúng dễ phát hiện là Trung Quốc đã không đảm bảo nguyên tắc công bằng khi giành EEZ quá xa 183 hải lí cho vị trí cũ (hay 190 hải lí) so với 119 hải lí (hoặc 141 hải lí) phía Việt Nam. Do đó, họ dễ bị công chúng phản đối hơn.

Tóm lại, dù giàn khoan 981 ở vị trí nào thì Trung Quốc cũng đã xâm phạm vào EEZ của Việt Nam theo luật và lệ quốc tế cũng như chính luật của Trung Quốc. Tức là, vẫn không có biến chuyển gì theo hướng tích cực từ phía Trung Quốc trừ khi họ rút giàn khoan ra xa khu vực quần đảo Hoàng Sa về phía bên kia trung tuyến giả định (màu xanh sậm trong bản đồ trên).

Phan Văn Song
____________________________________________________________

1 Đoạn 3 trong Điều 2 của luật này nêu: “Các yêu sách mâu thuẫn liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề sẽ được giải quyết, trên cơ sở luật pháp quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc công bằng (người viết nhấn mạnh), bởi một hiệp định phân định cho các khu vực yêu sách đó.”

2 Điểm 1 Điều 74 của UNCLOS nêu: “Việc hoạch định ranh giới EEZ giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diên nhau được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Ðiều 38 của Quy chế Toà án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng (người viết nhấn mạnh).”

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »

►Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí ở Biển Đông ?

Posted by hoangtran204 trên 29/05/2014

Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?

 

 

Người Việt xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, ngày 11/5/2014. 29-5-2014

Nguyễn Hưng Quốc

Trong bài phát biểu tại Philippines mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu đích danh Trung Quốc là kẻ “vi phạm luật pháp quốc tế”, “xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển”, “đe doạ nghiêm trọng hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.”Sau đó, trong cuộc tiếp xúc với báo chí, ông khẳng định: “Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”

Nghe những lời tuyên bố hùng hồn ấy, rất nhiều người ở Việt Nam cảm thấy an tâm, và nhiều người đặt hết sự tin tưởng vào Nguyễn Tấn Dũng; họ hy vọng, qua ông, đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo trong hiện tại.

Tôi cũng hy vọng vậy, nhưng tiếc, tôi lại không thể tin tưởng và an tâm. Tôi không thể không nhớ giữa năm 2011, lúc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào hải phận Việt Nam, cắt dây cáp ngầm của tàu thăm dò dầu khí được hải quân Việt Nam bảo vệ, giới lãnh đạo Việt Nam cũng lên tiếng một cách cứng rắn như vậy.

Tàu hải giám Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Phú Yên hôm 26/5/2011 

Ngày 7/6, khi đến thăm huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch nước (lúc ấy) Nguyễn Minh Triết khẳng định:“Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo.”

Ngày 8/6, tại Nha Trang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Đồng thời, ông khẳng định: “Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.”

Rồi sao nữa? Sau đó, chả có gì xảy ra cả. Tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi bò của họ; tiếp tục sách nhiễu các tàu đánh cá Việt Nam; tiếp tục bắt nạt chính quyền Việt Nam; và mới đây nhất, đưa giàn khoan HD-981 vào ngay thềm lục địa Việt Nam. Trong suốt thời gian ấy, dân chúng vẫn tiếp tục bị cấm biểu tình, những người tiếp tục kiên cường lên tiếng chống Trung Quốc vẫn bị bôi nhọ, hơn nữa, còn bị bắt bớ và bỏ tù. Không có gì thay đổi, từ cả hai phía: sự hung hãn và ngang ngược của Trung Quốc cũng như sự bất động đầy nhu nhược của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). 

Bây giờ Nguyễn Tấn Dũng cũng lặp lại những gì chính ông đã nói và Trương Tấn Sang cũng lặp lại những gì người tiền nhiệm của ông, Nguyễn Minh Triết, đã nói. Xin lưu ý một điều: trong cả biến cố tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp vào ngày 26 tháng 5 và ngày 9 tháng 6 năm 2011 cũng như hiện nay, Nguyễn Phú Trọng vẫn im thin thít. Ông không hề phát biểu bất cứ điều gì cả. Chỉ có tin đồn là ông xin qua Trung Quốc để gặp Tập Cận Bình hai lần nhưng không được. Vậy thôi. Không ai nghe được từ ông bất cứ một lời phát biểu nào. Trong khi đó, trên nguyên tắc, chính ông, với tư cách Tổng bí thư đảng, có quyền lực hơn hẳn cả Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Vậy mà ông lại im lặng.

Mai này, nếu có ai đó hỏi Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang tại sao Việt Nam không chịu kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế hoặc không tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước khác trong thế trận đương đầu với Trung Quốc, không chừng lúc ấy, cả ông Sang và ông Dũng sẽ lại than thở: Đảng chưa cho phép!

Rồi thôi. Đâu lại vẫn vào đó. Việt Nam lại để mặc cho Trung Quốc lấn từ từ. Từ từ. Hơn nữa, nếu chính quyền Việt Nam làm thật những điều họ nói thì họ có thể làm được gì?

Trước hết, về phương diện quân sự, với ngân sách quốc phòng chỉ bằng 1 phần 60 của Trung Quốc, người ta dễ dàng nhận thấy Việt Nam hoàn toàn không phải là đối thủ của Trung Quốc. Không nên dùng cuộc chiến biên giới năm 1979 để vớt vát niềm tin. Trung Quốc bây giờ không phải là Trung Quốc lúc ấy và Việt Nam bây giờ cũng khác hẳn những năm sau 1975, lúc lực lượng phòng không còn rất mạnh khiến Trung Quốc phải e dè không dám sử dụng không quân và cũng là lúc từ bộ đội đến tướng lĩnh đều dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.

Bây giờ thì về mọi mặt, Việt Nam đều ở thế yếu. Nếu chiến tranh bùng nổ, liệu có nước nào sẵn sàng ra tay để cứu Việt Nam? Nước duy nhất Việt Nam có thể hy vọng là Mỹ. Nhưng Mỹ chả có lý do gì để giúp Việt Nam khi Việt Nam chưa phải là một người bạn thân thiết của Mỹ. Hơn nữa, nếu chính phủ Mỹ muốn giúp, Quốc hội Mỹ chưa chắc đã đồng ý. Nếu Quốc hội đồng ý, dân chúng Mỹ chưa chắc đã đồng tình. Nếu dân chúng Mỹ không đồng tình, chính phủ Mỹ cũng đành thúc thủ.

Về phương diện pháp lý, gần đây, một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam úp úp mở mở về việc họ có thể kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc. Trên các diễn đàn mạng, hầu như mọi người đều hoan nghênh sáng kiến ấy. Nhưng theo tôi, đó là một công việc phức tạp mà chính quyền Việt Nam cần phải cân nhắc thật kỹ.

Lý do, rất đơn giản:

  1. Nếu Trung Quốc thua kiện và bị tòa ra án lệnh phải rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa Việt Nam, hoặc xa hơn, rút quân ra khỏi đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa và không được cho các tàu hải giám quấy nhiễu các tàu đánh cá Việt Nam thì chắc chắn Trung Quốc sẽ phớt lờ án lệnh ấy, và, cũng chắc chắn, sẽ chả có ai dám làm gì Trung Quốc.
  2. Nhưng nếu vì lý do nào đó, ví dụ vì cái công hàm do Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, toà án ra phán quyết Việt Nam thua thì chắc chắn Việt Nam sẽ phải tuân theo án lệnh ấy, ngay cả việc thừa nhận con đường lưỡi bò ngang ngược của Trung Quốc. Nếu Việt Nam kháng cự lại án lệnh ấy, Trung Quốc càng có thêm lý do chính đáng để tấn công Việt Nam. Lúc ấy, sẽ chả có ai dám bênh vực Việt Nam cả.

Trong trường hợp thứ nhất, thắng trước tòa, nhưng thật ra, Việt Nam chỉ thắng về phương diện tuyên truyền. Trong trường hợp thứ hai, Việt Nam thua trắng tay.

Như vậy, Việt Nam có thể làm điều gì?

Chính quyền Việt Nam hay nói đến biện pháp giải quyết xung đột bằng ngoại giao. Ừ, thì cũng được. Nhưng nên nhớ điều này: Trên bàn hội nghị, một nhà ngoại giao giỏi là người có một thứ vũ khí gì đó mạnh hơn đối phương. Đừng hy vọng gì Việt Nam có thể dùng ngoại giao để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông khi Việt Nam rõ ràng là đang ở thế yếu, rất yếu. Đừng hy vọng. Vô ích.

Cuối cùng, biện pháp duy nhất Việt Nam có thể làm được là chuẩn bị chiến tranh để chiến tranh không xảy ra. Bằng cách nào? Chỉ có một cách: Sử dụng sức mạnh của quần chúng. Bằng cách nào? Chỉ có một cách: Cho phép dân chúng bày tỏ lòng yêu nước và sự căm ghét ngoại xâm của họ, và tạo nên sự đoàn kết thực sự giữa chính quyền và dân chúng để Trung Quốc thấy là họ không thể khuất phục dân tộc Việt Nam bằng các biện pháp quân sự.

Điều duy nhất khiến Trung Quốc có thể e dè trước Việt Nam không phải là tài trí của giới lãnh đạo, sự tối tân của vũ khí hay sự thiện chiến của quân đội Việt Nam (thật ra, hầu hết bộ đội Việt Nam, từ lính đến tướng, đều không có hoặc có rất ít kinh nghiệm chiến trường!) mà chính là con người Việt Nam vốn nổi tiếng bất khuất.

Bởi vậy, đàn áp dân chúng, không cho dân chúng biểu tình là một cách giấu giếm sức mạnh lớn nhất của mình: Đó là một quyết định dại dột.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

—————–

KHÔNG QUÊN ĐƯỢC

22-5-2014

Rất nhiều lần trong ngày, tôi cứ tự nhủ thầm: Thôi, đừng viết về chính trị nữa. Thôi, quên đi cái giàn khoan HD-981. Quên đi những âm mưu đen tối ở Biển Đông của Trung Quốc. Quên đi những ông Trọng, Sang, Dũng, Hùng với những lời nói và những việc làm nếu không điên rồ thì cũng ngu xuẩn. Quên đi những đứa bạn ở Việt Nam đi đâu cũng có công an theo dõi, thậm chí, ngồi trong nhà cũng có công an rình rập ngoài ngõ. Quên hẳn đi cái nước Việt Nam khốn khổ ở xa, thật xa, xa lơ xa lắc, có khi đến chết, mình vẫn không về được. Quên, quên hết. Vậy mà tôi vẫn không quên được. Bật computer, vào các trang báo mạng, ngay cả bằng tiếng Anh, tôi cứ loay hoay tìm những tin tức liên quan đến Việt Nam để đọc trước; bằng tiếng Việt, tôi cứ chăm chăm tìm những tin tức liên quan đến cách giải quyết các tranh chấp ngoài biển khơi và các hậu quả của chúng. Không quên được. Không thể nào quên được. Tôi cứ khổ sở về cái không-thể-quên-được ấy của mình. Tôi phải làm gì bây giờ nhỉ? (Nguyễn Hưng Quốc)

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »

►TT Obama: Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

Posted by hoangtran204 trên 29/05/2014

[​IMG]

.Đường lưỡi bò

Theo đài RFA

29-5-2014

Bắc Kinh cho rằng hầu như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của họ.

Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, đang gây ra nhiều căng thẳng về an ninh trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, nơi bao gồm cả các quyền lợi của Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại học viện quân sự West Point ngày hôm qua, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của họ.

Ông Obama nói: “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ”.

Tuy nhiên Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh là cần phải cẩn trọng khi sử dụng vũ lực. Ông còn cho rằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ luôn mạnh hơn khi nước Mỹ làm gương đi đầu.

Theo Tổng thống Barack Obama thì Hoa Kỳ không thể giải quyết được vấn đề tại Biển Đông khi mà từ chối không phê chuẩn Công ước về luật biển.

Hiện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn công ước này.

Xin nhắc lại rằng khi bắt đầu cuộc khủng hoảng giàn khoan của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gọi hành động của Trung Quốc là khiêu khích.

Nghị quyết về Biển Đông

Cùng với hành pháp Mỹ, các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ cũng tỏ ra bất bình trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin hiện đang dẫn đầu một phái đoàn các nghị sỹ Mỹ thăm Việt Nam nói rằng hành động đơn phương nguy hiểm của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.

Đây là phát biểu được ông Benjamin Cardin đưa ra trong cuộc họp báo hồi chiều nay tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, liên quan đến việc tàu cá Việt Nam lại vừa bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.

 

Video: Tàu Trung Quốc lại đâm chìm tàu cá Việt Nam

.

http://youtu.be/Wp8LrDXzxpA   

.

Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin cũng nói rằng ông có theo dõi việc di chuyển dàn khoan của Trung Quốc và vị trí mới của giàn khoan vẫn còn nằm trong thềm lục địa Việt nam.

Ông tiết lộ là Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ mà trong đó ông là Chủ tịch Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương, đang cân nhắc việc ra một nghị quyết về tình hình hiện nay ở Biển Đông.

Ông nói thêm là sau chuyến làm việc ở Việt Nam, khi sang Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực mang tên Shangrila, ông sẽ đưa sự việc giàn khoan Trung Quốc ra trước diễn đàn này.

Được biết là trước cuộc họp báo ông Benjamin Cardin có buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và trong buổi gặp này Thủ tướng Viêt Nam có đề nghị phía Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn về hành động bất hợp pháp của Trung Quốc.

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »

►Mặc cho Trung Quốc chửi bới thế nào đi nữa cũng vẫn theo – Trái tim nhầm chỗ để trên đầu

Posted by hoangtran204 trên 28/05/2014

Trái tim nhầm chỗ để trên đầu

26-5-2014

Nguyễn Quang A

TS Nguyễn Quang A

Không đứa trẻ Việt Nam nào không biết câu đánh giá “trái tim nhầm chỗ để trên đầu” về sai lầm của Mỵ Châu và vua cha đã dẫn đến thảm họa cho dân tộc. Đó là một nét hay trong văn hóa Việt Nam: chúng ta biết tự phê phán mình. Và tư duy phê phán ấy phải được nuôi dưỡng, khuyến khích để tạo nên sức mạnh của dân tộc này.

Đáng tiếc chế độ toàn trị đã tìm mọi cách hủy diệt tư duy phê phán và trong cái tội tầy đình này với dân tộc thì cảnh sát tư tưởng đứng ở vị trí hàng đầu. Cảnh sát thông thường cung cấp cho dân chúng những dịch vụ thiết yếu: buộc thực thi pháp luật, trật tự, sự bình yên, trấn áp tội phạm; để đổi lại nhân dân phải đóng thuế để nuôi lực lượng đó và trong bất cứ chế độ nào đều cần đến cảnh sát. Tuy vậy, cảnh sát tư tưởng, lực lượng phản động nhất, phản dân tộc và dân chủ nhất chỉ tồn tại trong các chế độ độc tài và nó không mang lại bất cứ giá trị nào cho xã hội ngoài sự hủy hoại và sự đồi bại.

Trong bối cảnh cảnh sát tư tưởng hoành hành, không lạ là rất rất nhiều người Việt Nam đã để nhầm trái tim lên đầu.

Một tay phóng viên nào đó của hãng thông tấn Nga, RIA Novosti, trong một bài báo nhân dịp Nga và Trung Quốc ký hợp đồng 400 tỷ USD về khí đốt, về việc Nga cung cấp cho Trung Quốc nhiều máy bay lên thẳng quân sự hiện đại, đã cho rằng “Hoàng Sa là của Trung Quốc”. Bài báo ấy đã gây sự phẫn nộ đùng đùng trên mạng và báo chí chính thống.

Rất nhiều người Việt nam đã học ở Nga, họ yêu nước Nga và vun đắp cho tình hữu nghị Việt-Nga (cũng thế với Trung Quốc). Rất đúng. Nhưng không ít người do để nhầm trái tim lên đầu đã tỏ ý tán thành những hành động của Sa hoàng mới với Crimea và Ukraina. Cảnh sát tư tưởng đi đầu: chỉ ngó cách đưa tin của TV và báo chí chính thống thì rõ.

Bài báo của tay phóng viên [Nga] kia cũng khiến nhiều người đặt nhầm trái tim lên đầu phải thức tỉnh. Nhân dân Nga vĩ đại là khác với chính quyền Sa hoàng mới và những kẻ bồi bút. Và nhận ra thế là điều tốt. Đừng trách cái tay phóng viên ấy, những người Việt Nam hãy trách chính mình: sao họ lại quên bài học mà đứa trẻ nào cũng biết (nhưng “nhờ ơn” cảnh sát tư tưởng nên họ, những người trưởng thành, đã quên mất rồi).

Đúng ¼ thế kỷ trước, tôi có dịp gặp ông Đỗ Mười, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó, để đề xuất cho chúng tôi mua lại món nợ của Việt Nam với Liên Xô có giá trị hơn 12 tỷ rúp chuyển nhượng (tỷ giá chính thống khi đó 1 USD = 0,6 Rúp chuyển nhượng). Ông bảo thế các chú định lừa ông anh cả à? Tôi bảo ông, bọn kinh doanh chúng tôi thuận mua vừa bán, chẳng lừa ai cả. Tôi đưa hợp đồng ra nói với ông rằng cái máy xúc đặc biệt này mà Nhà nước Việt Nam đã mua của ông anh cả theo nghị định thư có giá 500.000 rúp chuyển nhượng và tạo thành một phần của món nợ khủng ấy, còn tôi mua đúng cái máy đó chỉ có 5.000; chẳng ai lừa ai cả. Con số đó làm ông sốc, làm ông thức tỉnh. Tay phóng viên RIA Novosti đó nói bậy, hãy hiểu hắn và phản bác hắn nhưng không cần quá nhiều xúc cảm.

Trái tim để lên đầu tai hại thế đó: với dân thường đã là nguy hiểm, với các nhà lãnh đạo đó là tai họa cho dân tộc.

Việc nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam làm cho một số nhà lãnh đạo Việt Nam bừng tỉnh. Quá lâu họ đã đặt trái tim lên đầu và không nghe nhân dân những người đã thức tỉnh từ lâu. Cái mặt nạ 4 tốt, 16 chữ vàng đã rớt xuống tan tành. Và sự bừng tỉnh đó, việc đặt trái tim đúng chỗ và dùng cái đầu lạnh để phán xét, để kích thích tư duy phê phán, để xây dựng tình hữu nghị đích thực với Trung Quốc là một dấu hiệu hết sức đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kẻ ăn phải bùa mê, thuốc lú đang lấp lửng, chần chừ, luyến tiếc, thậm chí vẫn coi những thứ bùa mê ấy của nhà cầm quyền bành trướng là bảo bối phải giữ gìn. Cũng chẳng lạ, hóa ra họ toàn là cảnh sát tư tưởng và vài kẻ ăn theo! Không rõ các đảng viên của Đảng CSVN để cho những kẻ lú lẫn như vậy lãnh đạo mình có cảm thấy xấu hổ hay không? Người tử tế chắc chắn phải xấu hổ. Những người còn lương tri trong hàng ngũ các đảng viên của Đảng CSVN, mà tôi tin còn khá đông, hãy đặt trái tim mình đúng chỗ và hãy lên tiếng, hành động, ngăn cản hoặc vô hiệu hóa ngay lập tức những kẻ như vậy đang lãnh đạo mình, nếu họ còn muốn có đóng góp tích cực nào đó cho đất nước và dân tộc. Khác đi, tiếp tục đặt trái tim nhầm chỗ, ù lì, vô cảm, cam chịu, không thức tỉnh, không xổ cái bù mê thuốc lú ấy ra khỏi mình, thì các vị cũng sẽ bị lịch sử vất vào sọt rác và bị ô danh với con cháu muôn đời. Đừng để điều đó xảy ra với các bạn.

Hãy để trái tim đúng chỗ, hãy thức tỉnh và đi cùng dân tộc. Chỉ có việc xây dựng nền dân chủ thực sự, từ bỏ chế độ độc tài toàn trị, xây dựng nền pháp trị hiện đại, tôn trọng các quyền con người, các quyền dân sự và chính trị của người dân mới là con đường tự cứu được các vị và là con đường cứu nước, cứu dân tộc, và cũng là con đường đưa đất nước tiến lên. Không liên minh để chống nước thứ ba, nhưng cần liên minh để bảo vệ đất nước.

Cơ hội ngàn năm có một để thoát Hán, để xây dựng tình hữu nghị đích thực, chứ không phải thứ hữu nghị “viển vông, lệ thuộc” với Trung Quốc (hay các quốc gia khác). Đừng bỏ phí cơ hội, hãy chung tay hành động cùng nhân dân.

© Nguyễn Quang A

nguồn: danchimviet.info

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »