Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Tư, 2013

30-4-2013

Posted by hoangtran204 trên 30/04/2013

Có Ai Thích Được Giải Phóng đâu !!!???

Hoàng Dược Sư – X.Cafe.VN

Mon, 05/02/2011 – 02:25

http://www.x-cafevn.org/node/2097

 

Vậy là đúng 36 năm, kể từ ngày mất miền Nam thân yêu. Mất cả tên Saigon thân thương, mất cả tên những con đường với muôn vàn kỷ niệm. Và rồi còn bao nhiêu thứ mất mát đáng sợ hơn.

Ngày ấy, ngày 30/4/75, ngày mà cả miền Nam sống trong sợ hãi. Những chiếc xe tăng T54 ngênh ngang tiến vào thành phố, nghiến nát những con đường, những bãi cỏ xanh tươi mơn mởn. Ngày ấy dân miền Nam sợ xanh mặt, họ bồng bế nhau chạy trốn loạn lạc. Họ có muốn các anh vào giải phóng đâu!!

Ngày 30/4 là một ngày định mệnh đau buồn cho nước VN. Ngày đánh dấu cho một kiếp ô nhục, ngày mà đánh dấu những tang thương, mất mát, đoạ đày sau này cho con dân VN, ngày tiên đoán cho kiếp bị đô hộ, nô lệ cho giặc Tàu gần kề.

Chúng tôi có mong đợi các anh đến giải phóng đâu. Vậy các anh đến làm gì. Chúng tôi đang sống trong thanh bình, thịnh vượng thì có cần gì đến giải phóng. Các anh mập mờ đánh lận con đen. Các anh dùng mỹ từ giải phóng để che giấu sự ăn cướp trắng trợn và dã man cuả các anh. Nếu các anh thật sự giải phóng chúng tôi thì tại sao chúng tôi lại bồng bế nhau chạy trốn. Chúng tôi chạy bán sống bán chết, chúng tôi bỏ cuả chạy lấy người. Vì sao? Vì chúng tôi ghê tởm các anh.

Các anh còn nhớ sau hiệp định Geneve 1954, tại sao cả triệu người bỏ ruộng vườn, bỏ mồ mả ông bà, bỏ tài sản mà trốn chạy các anh. Vì người ta đã quá biết bộ mặt đểu giả, giả nhân giả nghiã cuả các anh. Nếu các anh không ngăn cản để cho đồng bào miền Bắc tự do di cư vào miền Nam, thì số người di cư phải tới hơn 5 triệu người là ít. Những cảnh chia lià vợ chồng, con cái, chết chóc, thất lạc…là do ai tạo ra?

Sau ngày 30/4, khi nhà văn Dương thu Hương, lúc ấy còn là bộ đội, vào miền Nam thì quá ngỡ ngàng đến té ngửa ra, vì bị lường gạt bao nhiêu năm. Miền Nam văn minh, trù phú và đầy ắp tình người. Bà ta đã ngồi bệt xuống lề đường mà khóc, vì sự thật phũ phàng. Đó chính là tâm sự cuả bà đã được in thành sách. Các anh mới chính là những người cần được giải phóng!!!

Các anh reo vui trong chiến thắng, các anh ca hát “chưa thấy hôm nào đẹp như hôm nay, non nước tưng bừng lòng ta mê say…” Các anh hứa hẹn mang thanh bình cho đất nước.

Thế rồi các anh đánh tư sản, các anh vơ vét vàng bạc, tài sản cuả dân chúng. Các xí nghiệp công xưởng lớn nhỏ thì các anh tịch thu, phá hủy, cả nền công nghiệp cuả miền Nam bị phá sản. Mấy trăm ngàn quân nhân cán chính thì các anh trả thù, cho họ tù đày, với mỹ từ học tập cải tạo. Các anh tạo ra cảnh thê lương chia lià, vợ xa chồng, con mất cha, mẹ mất con.

Như vậy các anh còn chưa hài lòng, các anh còn đì con cái họ bằng cách phân biệt lý lịch ngụy quan, ngụy quyền…khi họ thi tốt nghiêp, đi học, hay xin việc làm. Chưa hết, các anh còn kiểm soát tự do cuả người dân bằng những công an khu vực, giấy đi đường, bằng những tem phiếu, bằng những bobo, khoai, sắn. Người dân co cụm lại vì sợ hãi, vì đói rách, vì nghi kỵ lẫn nhau, vợ tố chồng, con tố cha…đưa đến một sự suy đồi về đạo đức trầm trọng. Cuối cùng các anh lại đổi tiền, để thừa dịp cướp bóc công khai giữa ban ngày.

36 năm rồi, các anh đã làm gì cho đất nước, hay chỉ thêm hoang tàn đổ nát, nghèo khổ và thất vọng. Các anh đã biến VN thành nước lạc hậu và nghèo nhất thế giới, phải ngửa tay đi xin khắp nơi trên thế giới. Các anh đã bán đất bán biển cuả tiền nhân tổ tiên cho Tàu Cộng, các anh nịnh nọt, đút lót cho kẻ thù, các anh hèn hạ gọi kẻ thù từng đô hộ mình cả ngàn năm là quan thầy, là mẫu quốc. Các anh còn biết xấu hổ hay không?

Các anh sợ mất Đảng, mất chỗ đứng mà không sợ mất nước. 36 năm rồi các anh vẫn còn nguyền ruả Mỹ,Ngụy. Các anh chửi họ là bọn Nguỵ quân, ngụy quyền, bọn Diệm Nhu, Thiệu kỳ…là bọn phản động, tay sai cho ngoại bang…chỉ biết ăn canh thừa, cá cặn cuả đế quốc…Các anh, cũng như các tờ báo lề phải không ngừng đả kích, chửi bới những người mà các anh gọi là phản động, là tàn dư Mỹ ngụy..Như vậy làm sao các anh đòi hoà hợp hoà giải dân tộc, xoá bỏ hận thù để xây dựng đất nước được. Ai sẽ tin lời các anh, các anh muốn hoà hợp, hoà giải mà cứ chửi cha, chửi tổ tiên người ra, thì hoà giải cái nỗi gì.

Ngày 30/4 mỗi năm các anh tổ chức rầm rộ ăn mừng chiến thắng, thì hoà hợp ở đâu? Các anh đâu có thật sự muốn hoà giải. Các anh chỉ thích tiền và đô la cuả họ mà thôi. Các anh sợ 3 triệu Việt kiều Hải ngoại tạo phản, tạo áp lực với thế giới, nên phải vuốt ve, nịnh nọt Việt Kiều như khúc ruột ngàn dặm, để mỗi năm đám phản động đó gởi về cả chục tỷ mỹ kim cho các anh. Các anh hô hào, cổ võ cho Việt kiều về VN làm ăn, quê hương là chùm khế ngọt…Tất cả chỉ là dối trá và lường gạt mà thôi.

Thật vô phước cho đất nước VN. Mấy ngàn năm tổ tiên dựng nước thì tới thời CS là thời mạt kiếp. Tội lớn nhất cuả Hồ chí Minh là mang cái học thuyết CS ngoại lai, láo lếu, phi lý mất tính người vào VN, để rồi con dân VN chịu muôn vàn đau khổ.

Ôi đã 36 năm rồi, quê hương tôi còn đọa dày cho tới bao giờ!!?? Biết đến bao giờ các bạn thanh niên, các trí thức còn u mê, mê man bất tỉnh mở mắt ra nhìn vào sự thật…Giờ phút này có bao nhiêu triệu người đang ăn mừng ngày 30/4 tưng bừng náo nhiệt, và cũng có bao nhiêu người ngậm ngùi làm lễ giỗ cho vợ chồng,cha mẹ, hay anh em cuả họ…Như vậy có nên hoà hợp, hoà giải hay không? Tôi tin rằng 3 triệu người Việt lưu vong sẽ sẵn lòng độ lượng và tha thứ cho tất cả những nỗi nhục nhằn, cay đắng mà họ đã gánh chịu vì CS, nhưng họ không bao giờ quên. Họ nhớ để ôn cố tri tân, để không đi vào vết xe lịch sử cũ.

Hoàng dược Sư
30/4/2011.

Trần Hoàng điểm lại một số ý kiến về Chiến Tranh Việt Nam

1./ Nhiều sách báo và tài liệu gần đây cho thấy rằng Tổng thống Nixon và phụ tá Kissinger đã ép buộc VNCH ký kết hiệp định Paris 27-1-1973 kết quả là đã đưa tới sụp đổ miền Nam.

Nay nhiều bí mật khác nữa đã được tiết lộ, việc Mỹ cắt giảm quân viện cho miền Nam mới là nguyên nhân chính. Bản tin Việt Ngữ đài VOA ngày 2-7-2007 cho biết cựu Bộ trưởng quốc phòng Laird, thời Nixon lên tiếng cho biết VNCH thua trận vì bị Mỹ cắt viện trợ.

Cụ thể, tiền quân viện của Mỹ dành cho miền Nam đã giảm dần từ sau năm 1973:

– Tài khóa 1973: hai tỷ mốt (2,1 tỷ)

– Tài khóa 1974: một tỷ tư (1,4 tỷ), giảm 33% so với năm trước

– Tài khóa 1975: bẩy trăm triệu (0,7 tỷ), giảm 66% so với năm 1973.

Trong thời gian nầy, cuộc khủng hoảng dầu lửa đã làm giá xăng dầu tăng lên gấp bốn lần. Bởi vậy ngân khoản năm 1975 ấy chỉ có giá trị mãi lực trên dưới 350 triệu. Khoản quân viện 350 triệu vào năm 1975 đã thua kém quân viện cho miền Nam hồi năm 1963 là 384 triệu đô la.

Đại tướng  Cao Văn Viên nói: Vào tháng 1 năm 1975, quân đội miền Nam chỉ còn đủ số đạn được để đánh nhau trong 3 tuần. TT Nguyễn văn Thiệu lên truyền hình nói: Vì hết thuốc men và dụng cụ y tế, thậm chí ở các bệnh viện, các bác sĩ và y tá quân đội phải giặt lại các băng bông y tế cho sạch máu, để băng lại cho những chiến sĩ bị thương. Về đạn dược, mỗi khẩu súng đại bác chỉ được bắn mỗi ngày 2 quả.

Trong khi đó, CSVN đã tiết lộ trong một buổi hội thảo qui mô tại Sài Gòn ngày 14-4 và 15-4-2006 (theo BBC.com) trong giai đoạn 1961-1964 CS quốc tế viện trợ cho miền Bắc 70,295 tấn hàng quân sự. Và trong giai đoạn 1965-1975, viện trợ ấy đã tăng lên 724,512 tấn hàng hóa quân sự, tức là viện trợ gia tăng gấp hơn 10 lần.

Trong khi đó, Trung Quốc và Liên Xô tranh nhau tăng viện trợ để dành ảnh hưởng của CSVN. Trung Quốc viện trợ 2 tỷ đô la mỗi năm, và Liên Xô viện trợ còn hơn thế nữa; tổng viện trợ của Trung Quốc dành cho Miền Bắc là 14 tỷ.

So sánh viện trợ quân sự cho miền Bắc và miền Nam ta có thể đoán đã có sự xếp đặt ngầm của các siêu cường.

2./ Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính đã ghi lại nhận xét của ông Ngô Đình Nhu từ đầu thập niên 60 về chiến lược toàn cầu của Mỹ như sau: ‘Nếu tụi nó (Mỹ) nhảy vô để chiến thắng Cộng Sản như ở Triều Tiên, bất kể một cuộc can thiệp của Tầu hay… đệ tam thế chiến, thì mình cũng để cho tụi nó thử sức với Cộng sản xem sao, chứ ở đây mục đích của tụi nó là tìm một thế ‘sống chung nào đó’ với Cộng Sản, thì đánh để làm chi, rốt cuộc cũng chỉ như rứa? Con đường của Hoa Thịnh Đốn muốn đi tới là Bắc Kinh, mình chỉ là vật tế thần ‘cục kê’ của tụi nó’. Để rồi tướng Đính kết luận: ‘Nhận định đó đến thập niên 1970 đã trở thành sự thật và khi Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông, thì tiền đồn chống Cộng của VNCH đã hết ý nghĩa, và do đó Hoa Thịnh Đốn phải thu xếp để chấm dứt một cuộc chiến tranh không còn cần thiết mặc cho nền hoà bình này đã làm sỉ nhục tính cách siêu cường của Mỹ và đẩy miền Nam vào địa ngục của Cộng Sản Hà Nội” Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 635, của tác giả Nguyễn Đức Phương.

Nguyễn Đức Phương kết luận.
Như vậy cả hai miền Nam, bắc Việt Nam đều không nhìn thấy được chính sách ngoại giao của Mỹ từ đầu thập niên 70 để tiếp tục cuộc chém giết. Mùa hè năm 1972 không cần thiết phải là một mùa hè rực lửa. Những trận đánh đẫm máu tại Cửa Việt, tại Sa Huỳnh đã hầu như vô nghĩa. Hiệp định Ba lê chỉ là một biên lai để khách hành nhận lại tù binh và đoạn chiến. Số phận của VNCH đã được định đoạt từ lâu và cũng không phải tại chiến trường.” CTVNTT trang 635, 636.

Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng nói.
 Kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Trung Quốc thì giá trị của Miền Nam để ‘ngăn chặn làn sóng đỏ’ đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt (cost-benefits). Dần dần, Miền Nam đã hết vai trò một tiền đồn của thế giới Tự Do. Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ thì chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi” Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 456, 457.

Những người hoạch định chiến lược Mỹ không phải là những nhà quân sự mà là các chính trị gia, họ họach định với thái độ do dự và lo sợ nên các kế hoạch công phá địch đã bị vô hiệu. Nhiều người cũng đặt giả thuyết cho rằng các nhà chính trị Mỹ đã bị tư bản chi phối cố tình kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, giả thuyết đó dựa trên sự nghi ngờ người Mỹ giả vờ không đánh thắng được Việt Cộng để cù cưa kéo dài chiến tranh. Sự nghi ngờ này đã đưa tới những cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Mỹ cũng như tại Việt Nam năm 1966 tại miền Trung mà hậu quả chỉ là có lợi cho CS.

Cuối năm 1969, cựu Tư Lệnh Wesmoreland tại Mỹ nói nếu Mỹ tiếp tục oanh tạc thì đã thắng rồi, Bắc Việt lợi dụng hoà đàm yêu cầu Mỹ ngưng oanh tạc hơn một năm nay để chuyển quân vào đánh tiếp. Ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng miền Nam sụp đổ vì đã quá phụ thuộc vào Mỹ từ Quốc phòng, kinh tế, giao thông, ăn, ở.. Ta cũng quá ỷ lại vào Mỹ, lúc nào cũng tin tưởng vào sự giúp đỡ của người bạn Đồng Minh .

Sự thực đây không phải là lần đầu tiên người Mỹ phản bội đồng minh , cái trò mua bán đổi chác, bỏ rơi đàn em đã có từ Thế Chiến Thứ hai cách đây đã hơn 60 năm.

Tháng 4-1945 , Tướng Paton Mỹ đánh Đức Quốc Xã tiến quân đến sát biên thùy Tiệp Khắc sắp vào giải phóng họ thì được lệnh phải dừng lại ngay lập tức vì Tiệp đã được nhường cho Nga. Sau này những bí mật đã được tiết lộ, sở dĩ Mỹ nhường Đông Âu cho Nga vì họ có nhờ Nga phụ giúp một tay đánh quân Nhật tại Á Châu. Họ có cho nghiên cứu làm bom nguyên tử nhưng không hy vọng gì lắm.

Cuối năm 1944, mặt trận Âu châu đã gần kết thúc nhưng tại Á châu, Nhật vẫn còn hơn 5 triệu quân đóng rải rác tại các nước Đông Nam Á, họ lại chiến đấu dai dẳng không chịu đầu hàng. Người Mỹ trù tính phải đánh một năm rưỡi hoặc hai năm mới xong, sẽ phải tốn nhiều xương máu, sinh mạng của tư bản quí như vàng. Muốn tiết kiệm xương máu nhân dân, họ chỉ còn cách đem Đông Âu ra đánh đổi và Staline nhận lời ngay vì sinh mạng dân Xã hội chủ nghĩa lại rẻ như bèo. Nhà văn Lỗ Ma Ni, Constantin Virgil Gheorghiu trong cuốn truyện Les Sacrifíés du Danube đã diễn tả nỗi đau đớn uất hận của 150 triệu người Đông Âu tan gia bại sản đã bị Hoa Kỳ bán đứng cho CS để cứu vớt nền văn minh Tây Âu.

Một thí dụ nữa về sự phản bội đồng minh mà người Mỹ từng làm. Cuối năm 1948 Tưởng Giới Thạch mất Mãn Châu, ngày 7-10-1948 Hồng quân đại thắng ở Hoa Bắc, hai hôm sau Tưởng Giới thạch xin Mỹ viện trợ để cứu nguy tình thế quá hiểm nghèo nhưng không được đáp ứng. Đầu tháng 12-1948 Tưởng phu nhân bà Tống Mỹ Linh đích thân sang Mỹ cầu viện nhưng họ lờ đi. Mỹ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc không thương tiếc vì trước đây họ giúp Tưởng Giới Thạch chống Nhật, Tưởng đã cầm chân được một số lớn quân Nhật, nay đế quốc Nhật tan tành thành tro bụi, Tưởng không còn là đồng minh cần thiết nữa.

Hoa Kỳ bỏ rơi Trung Hoa mang lại hậu quả tai hại cho cả Á Châu, Trung Cộng nhuộm đỏ nước Tầu rồi trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ, cho nền hoà bình thế giới và bây giờ vẫn còn đe dọa, cái giá mà Hoa kỳ phải trả cho sự bỏ rơi này muôn đời không bao giờ hết.

Và để rồi gần 30 năm sau, tháng tư 1975 họ lại dở cái trò vắt chanh bỏ vỏ ấy tại Việt Nam.

(Gần đây nhất là vào năm 1979,  người đồng minh Mỹ đã phản bội Đài Loan. Giới chính trị gia và tư bản Mỹ hy vọng rằng họ sẽ  nhiều quyền lợi kinh tế hơn một khi họ giao thiệp được với Trung Quốc, Năm 1979, Mỹ đã đóng cửa tòa đại sứ và ngưng bang giao với Đài Loan, không công nhận Đài Loan trên chính trường quốc tế, rồi đẩy Đài Loan ra khỏi Liên  Hiệp Quốc.  Cùng lúc ấy Mỹ quay sang công nhận và hổ trợ cho Trung Quốc vào  Liên Hiệp  Quốc).

Người Mỹ có được lợi lộc gì trong cuộc chiến tranh Việt Nam hay chỉ toàn là thiệt hại, dĩ nhiên có. Trước mắt họ đã ngăn chận được cuộc chiến tranh theo kiểu tầm ăn dâu của Trung Cộng tại Á Châu, sự phản ứng quyết liệt đã khiến khối Cộng sản chùn bước. Mỹ đã bắt tay hoà hoãn được với Trung Cộng, ít ra họ cũng yên tâm thoát khỏi sự đe dọa an ninh cho đất nước.

Việt Nguyên trong bài “ 32 Năm Lật Trang Sử Cũ” cho biết Trung Cộng đã viện trợ cho Bắc Việt 20 tỷ Mỹ kimtrong suốt cuộc chiến tranh từ 1950 -1975, đúng như Trần Phan Anh nói trong Trận Chiến Mùa Hè năm 1972: “QVNCH đã cầm chân và tiêu diệt phần lớn năng lực và tài nguyên của khối Cộng Sản vào cuộc chiến tranh. Họ đã tạo thời giờ quí báu cho Khối Tự Do phát triển kinh tế và củng cố hàng ngũ. Kết cuộc họ đã bị trói tay để đưa đến thảm trạng 30 tháng 4 năm 1975”

Người Mỹ nói họ thiệt hại 300 tỷ Mỹ kim, không phải rằng họ cho miền Nam VN số tiền khổng lồ ấy, mà tiền chiến phí cho chiến tranh VN là một chi phí tổng gộp bao gồm cả việc trả lương lính Mỹ, nhân viên quốc phòng Mỹ, cố vấn Mỹ, công nhân chế tạo vũ khí người Mỹ, chi phí di chuyển… những khoản tiền ấy lưu hành và chi tiêu trong phạm vi kinh tế, lãnh thổ nước Mỵ hơn là ra ngoại quốc.

Chính phủ miền Nam VN chỉ nhận được chừng 2 tỉ đô la mỗi năm. Còn vũ khí thì tính cho đến năm 1971, chỉ trừ 3 sư đoàn TQLC, sư đoàn Nhảy Dù, các liên đoàn Biệt Động Quân là được trang bị súng tự động AR 15 hoặc M 16.

Hơn 10 sư đoàn còn lại chỉ được trang bị súng carbin M1, tiểu liên Thompson, súng trường là các vũ khí thời thế chiến thứ 2 hoặc của thế chiến thứ nhất còn sót lại trong kho, hoặc là các vũ khí mà quân đội Mỹ trang bị mới cho các đơn vị của họ, thải ra và cho quân đội miền miền Nam.

Nước Mỹ khóc lóc thảm thương cho 58 ngàn người lính của họ đã chết tại VN, nhưng họ không hề đoái thương tới hàng mấy triệu người Việt Nam và Đông Dương chết vì bị các thế lực siêu cường xúi cho người ta giết lẫn nhau. 

{VN trả lương 7 triệu công chức, 8,8 triệu người có công với cách .  (8,8 triệu người có công với cách mạng là các gia đình có con đi bộ đội vào Nam chiến đấu và đã chết trong chiến tranh VN 1954-1975 chiếm đa số, một số ít là những gia đình có con em chết trong chiến tranh 1979 với Kampuchia và Trung Cộng. Chí ít là có hơn 4 triệu bộ đội VN đã chết vì đảng CSVN đã gây ra 3 cuộc chiến tranh].

Người Mỹ cũng không hề thương tiếc cho 4 triệu người dân Miên vô tội đã bị Khmer đỏ tàn sát vì Mỹ đã bỏ rơi đồng minh một cách tàn nhẫn vào năm 1975.

Ông Nguyễn Tiến Hưng nói Hoa Kỳ bỏ Việt Nam vì quyền lợi của họ tại đây không còn nữa.

nguồn: Cuộc Chiến Việt Nam Dưới Nhiều Khía Cạnh của Trọng Đạt

(còn cập nhật thêm)

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Leave a Comment »

►Ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975 ở Việt Nam?

Posted by hoangtran204 trên 26/04/2013

30-4-1975: Thắng cuộc hay tội

đồ?

Trần Gia Phụng

25-4-2013

nguồn: danchimviet.info

Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975.  Cho đến nay, cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tự hào họ là bên thắng cuộc.  Nhân mùa Quốc hận năm nay, có lẽ nên thử trở lại vấn đề ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?
30-4-75-sai-gon-that-thu
1. Thế nào là bên thắng cuộc?
Trước hết cần phải xác định thế nào là thắng cuộc thì mới có thể biết bên nào thắng cuộc?  Thông thường, bên thắng cuộc là bên thực hiện được mục đích do chính bản thân đặt ra trước khi tham chiến.
Những bên tham chiến vừa qua là: 
-Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt Nam (BVN), 
-Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN),
-Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN). 
-Ngoài ra, phía BVN có Liên Xô và Trung Quốc viện trợ và gởi quân làm cố vấn và bảo vệ BVN. 
-Phía NVN có Hoa Kỳ viện trợ và gởi quân tham chiến.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và MTDTGPMN tuy hai mà một, do đảng Lao Động (LĐ) điều khiển.  Tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, diễn ra Đại hội đảng LĐ lần thứ III, được mệnh danh là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà”, đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và “giải phóng hoàn toàn miền Nam…” (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 2001, tt. 154-155.)  Sau Đại hội nầy, đảng LĐ thành lập MTDTGPMNVN, ra mắt tại Hà Nội ngày 12-12-1960 và ra mắt tại xã Tân Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (vùng chiến khu Dương Minh Châu) ngày 20-12-1960.
Trong chế độ dân chủ, quyền tuyên chiến, quyền quyết định chiến tranh, một vấn đề tối quan trọng, liên hệ đến vận mạng đất nước, thuộc về quốc hội, đại diện toàn dân quyết định.  Ở BVN, quyết định chiến tranh và tuyên chiến, lại do đảng LĐ quyết định, chứ không do quốc hội, chứng tỏ rõ ràng rằng đảng LĐ nắm quyền tuyệt đối ở BVN, và nhà cầm quyền Hà Nội chỉ là bù nhìn của đảng LĐ mà thôi.  Thế là BVN khởi binh đánh NVN.
Tuy viện cớ thống nhất đất nước, nhưng thực sự đảng LĐ quyết tâm đánh chiếm miền Nam vừa vì tham vọng bành trướng cố hữu của CS, vừa làm tay sai quốc tế cho Liên Xô và Trung Quốc.  Lê Duẫn bí thư thứ nhất đảng LĐ, đã từng nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (Vũ Thư Hiên,Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422 và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013.)
Liên Xô (LX) và Trung Quốc (TQ) đều mang đặc tính chung của các nước CS là luôn luôn chủ trương bành trướng ( chiếm các nước láng giềng nhỏ), và bá quyền. Tại LX, ngày 1 5-10-1964, Leonid Brezhnev đảo chánh và lên làm thư ký thứ nhất đảng CSLX thay Nikita Khrushchev.  Brezhnev, tăng cường viện trợ BVN, gởi quân và chuyên viên sang giúp BVN.  Đây là khởi đầu chủ trương can thiệp mới của Liên Xô, mà về sau các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev, theo đó. “Nguyên lý Xô viết về luật quốc tế khẳng định quyền của Cộng đồng Cộng sản can thiệp bất cứ ở đâu mà các lực lượng nội tại và ngoại lai thù địch đối với chủ nghĩa cộng sản tìm cách biến đổi sự phát triển một nước theo chủ nghĩa xã hội hướng về chủ nghĩa tư bản, một tình thế được xem có tính cách đe dọa đối với tất cả các nước cộng sản.” (The New Lexicon Webster’s Encyclopedic Dictionary of English Language, Nxb. Lexicon, New York, 1988, mục “Brezhnev Doctrine”.)
Trung Quốc ở sát ngay phía bắc của Việt Nam.  Từ năm 1950, TQ giúp CSVN vừa vì sự cầu viện của CSVN và của Hồ Chí Minh, vừa vì lợi ích an ninh bản địa TQ.  Mao Trạch Đông đã từng nói: “Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc là sự giúp đỡ lẫn nhau.”(La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch. Montreal: Nxb. Tạp chí Truyền Thông (in lại), số 32 & 33, 2009, tr. 27.)
Thật vậy, từ năm 1956, mối bang giao TQ – LX rạn nứt.  Liên Xô bao vây TQ ở phía bắc và phía tây.  Phía tây nam, Ấn  Độ chận TQ.  Phía đông (biển Thái Bình) là hàng rào ba nước đồng minh của Hoa Kỳ và ký hiệp ước phòng thủ song phương với Hoa Kỳ là Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nếu để cho Hoa Kỳ bao vây luôn Bắc VN, thì TQ bị chận hết các đường ra biển.  Vì vậy, TQ giúp BVN chẳng những do ý thức hệ CS và sự cầu viện của BVN, nhưng đồng thời cũng do TQ bị bao vây các mặt, trừ một phần phía nam TQ là BVN.
Năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam không đồng ý chia hai đất nước, nhưng nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Genève (20-7-1954).  Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa năm 1955.  Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ tự do dân chủ, dầu hạn chế vì chiến tranh, duy trì nền văn hóa dân tộc cổ truyền, hệ thống giáo dục khai phóng, cởi mở, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại cuộc xâm lăng của BVN.  Tuy nhiên, vì yếu sức, VNCH phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.
Sau thế chiến thứ hai, từ năm 1946, trên thế giới bắt đầu xảy ra chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và CS.  Hai khối tư bản và CS tranh chấp quyết liệt trên toàn cầu.  Tuy vậy Hoa Kỳ và Liên Xô tránh đụng độ trực tiếp vì cả hai đều thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra thì cả hai đều thiệt hại.  Tình trạng tranh chấp căng thẳng nhưng không đánh nhau nầy, gọi là chiến tranh lạnh.
Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô và khối CS dùng chiêu bài giải phóng dân tộc để tuyên truyền và bành trướng thế lực.  Hoa Kỳ và khối tư bản cho rằng khi một nước bị CS chiếm quyền, thì các nước lân bang dần dần sẽ bị mất vào tay CS, nghĩa là một quân cờ domino sụp đổ, thì các quân cờ domino khác cũng sụp theo.   Đó là nguồn gốc thuyết domino tại các nước Tây phương, nhất là Hoa Kỳ.
Vì vậy, khi TQ (ngày 18-1-1950) rồi LX (ngày 30-1-1950) thừa nhận nhà nước VNDCCH do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, thì Hoa Kỳ (ngày 4-2-1950) và Anh (ngày 7-2-1950) thừa nhận chính phủ QGVN do Bảo Đại làm quốc trưởng.  Từ đó, Hoa Kỳ giúp Pháp và QGVN chống lại CSVN.
Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị chia hai.  Để ngăn chận làn sóng CS ở Đông Á, nhất là ngăn chận Trung Quốc xuống phía nam, Hoa Kỳ vận động ký kết Hiệp ước Hỗ tương Phòng thủ Đông Nam Á(Southeast Asia Collective Defence Treaty) tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân, ngày 8-9-1954.  Từ đó ra đời Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization, SEATO), gồm các nước Australia (Úc), France (Pháp), New Zealand (Tân Tây Lan) Pakistan (Hồi Quốc), Philippines (Phi Luật Tân), Thailand (Thái Lan), United Kingdom (Anh), và United States of America (Hoa Kỳ).
Trong phụ bản (protocol) của hiệp ước SEATO, ba nước Cambodia (Cao Miên), Laos (Lào) và NVN được liệt kê trong vùng lãnh thổ được SEATO bảo vệ.  Hoa Kỳ dựa vào phụ bản nầy để minh chứng sự ủng hộ của họ đối với các chế độ chống cộng ở Đông Nam Á, và giúp xây dựng NVN thành một “tiền đồn chống cộng”.  Lúc đầu, Hoa Kỳ chỉ gởi cố vấn sang giúp NVN.  Từ năm 1965, Hoa Kỳ đưa quân trực tiếp tham chiến.
Tuy nhiên, vào cuối thập niên 60, tình hình thay đổi.  1) Giới phản chiến Hoa Kỳ hoạt động mạnh, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam. 2) Trong khối CS, cuộc tranh chấp LX-TQ càng ngày càng trầm trọng.  Chính phủ Hoa Kỳ liền thay đổi chính sách ngoại giao toàn cầu.  Khi lên cầm quyền năm 1969, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon quyết định rút quân ra khỏi NVN bằng kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh nhằm yên lòng dân chúng Hoa Kỳ; đồng thời Nixon thay đổi chính sách ngoại giao đối với khối CS, hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô, đào sâu sự chia rẽ giữa LX và TQ.
Richard Nixon sang thăm TQ từ 21-2 đến 28-2-1972, và ký kết với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai  bản Thông cáo chung Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng cho chính sách của cả hai bên về Đông Á cho đến ngày nay.  Tiếp theo, Richard Nixon thăm Liên Xô từ 22 đến 30-5-1972, cùng Leonid Brezhnev ký kết hiệp ước SALT (Strategic Arms Limitation Treaty = Hiệp ước giới hạn võ khí chiến lược) ngày 26-5-1972, và hứa hẹn sẽ cho Liên Xô quy chế tối huệ quốc (most favored nation).
Sau hai cuộc viếng thăm nầy, Hoa Kỳ ký hiệp định Paris ngày 27-1-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam.  Quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ cho VNCH.  Quân đội VNCH thiếu nhiên liệu, thiếu phương tiện chiến đấu, đành buông súng; VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975.
2.  Ai là bên thắng cuộc
Dựa trên mục đích của các bên tham chiến và diễn tiến tình hình chiến tranh Việt Nam được sơ lược trên đây, vấn đề đặt ra là ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?
30-4-75-sai-gon-that-thu-2
Trước hết và rõ ràng nhất, sau cuộc chiến vừa qua, người CS thường huyênh hoang tự hào là họ là kẻ thắng cuộc.  Quả thật, ngày 30-4-1975, VNCH sụp đổ, VNDCCH chiếm được NVN, thực hiện mục tiêu “giải phóng” miền Nam đã được đề ra trong Đại hội III đảng LĐ ở Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960.  Tuy nhiên, sau khi CS làm chủ toàn bộ đất nước, CS có thật sự là bên thắng cuộc hay không?
Ngay tức khắc, sau khi CS chiếm NVN, khoảng 150,000 người di tản ra nước ngoài.  Tiếp đến là phong trào vượt biên.  Dầu CS kiểm soát gắt gao, khoảng trên 1,500,000 bỏ nước ra đi bằng tất cả các phương tiện, “cây cột đèn cũng muốn ra đi”, trong đó khoảng 500,000 người bỏ mình ở biển Đông.  Biển Đông trở thành nghĩa địa biển lớn nhất thế giới.  Ở trong nước, nhiều phong trào nổi lên chống đối CS đều bị đàn áp.  Như thế, CS chiến thắng bằng súng ống, chiếm được đất đai, nhưng hoàn toàn thất bại về nhân tâm, không chiếm được lòng người, không thống nhất được lòng dân.
Những người ra đi bị ghép tội “phản động”, chạy theo bơ sữa “đế quốc Mỹ” năm 1975, sau đó bỗng chốc trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, “Việt kiều yêu nước”.  Nhà nước CS kêu gọi hòa giải hòa hợp với “khúc ruột ngàn dặm”, nhưng chỉ có một nhóm người đếm được trên đầu ngón tay, tìm kiếm chút hư danh, về nước nói là “đóng góp xây dựng đất nước”, trong khi đại đa số người Việt hải ngoại chẳng có nhu cầu hòa giải hòa hợp với CS toàn trị.  Về Việt Nam du hí thì có, nhưng về Việt Nam để giúp chế độ CS thì không.  Như thế, CSVN có phải là “bên thắng cuộc” hay không?
Phải vay nợ súng ống thì mới có súng ống chiến đấu.  Cộng sả n Vay nợ LX và TQ.  Vay nợ thì phải trả nợ.  Sau năm 1975, CSVN trả nợ LX, giao hải cảng Cam Ranh cho LX và muốn chạy theo LX để xù nợ TQ, liền bị TQ dạy cho một bài học năm 1979, làm 6 tỉnh biên giới tan hoang.  Năm 1990, khối Đông Âu sụp đổ, CSVN quay qua đầu phục TQ ở Thành Đô (TQ), đưa đến các hiệp ước 1999 và 2000, mất đất mất biển.  Sau đó còn nhiều chuyện tiếp theo, thuê rừng, khai thác bauxite, tấn công ngư dân…
Sau năm 1975, một điểm nổi bật là hầu hết người BVN, từ cán bộ, bộ đội, đến thường dân, khi vào Nam đều học theo cách sống của người Nam, chứ hầu như người Nam không học theo người Bắc.  Người Bắc (1975) thích ăn bận theo người Nam, đua đòi thời trang miền Nam, nghe nhạc Nam mà CS gọi là “nhạc vàng”, đọc sách Nam, từ tiểu thuyết  trữ tình, tiểu thuyết kiếm hiệp đến văn chương, triết học, và làm tất cả các cách để thành người Nam.  Ngay cả những cán bộ cao cấp trong Bộ chính trị đảng LĐ (năm 1976 cải danh thành đảng CS) cũng từ bỏ bộ áo quần đại cán cao cổ để ăn bận Âu phục theo kiểu người Nam.  Chẳng những thế, hầu như toàn thề BVN cũng được Nam hóa, trang bị bằng sản phẩm của NVN, nghĩa là được đồng hóa theo NVN. Cho đến nay, CSVN muốn trở lại con đường của NVN, duy chỉ muốn bảo vệ quyền lực đảng CSVN.  Ngang đây, cũng tạm đủ để cho thấy CSVN có phải là kẻ thắng cuộc hay không?
Về phần VNCH, ngày 30-4-1975, quân đội VNCH bị thiếu tiếp liệu, súng ống, đành phải ngưng chiến đấu.  Chính phủ VNCH sụp đổ.  Cộng sản đặt ách thống trị lên NVN.  Tuy nhiên, dân chúng còn bị kẹt lại ở trong nước, vẫn quy hướng về chính thể VNCH, vẫn mong muốn hít thở không khí tự do dân chủ của VNCH, luôn luôn tưởng nhớ VNCH, nghĩa là linh hồn VNCH vẫn còn đó.  Vì bị đàn áp, dân chúng đành lặng thinh, nhưng ai ai cũng mong sẽ có ngày giải trừ CS, tái xây dựng chế độ Cộng hòa.  Vậy làm thế nào giải thích hiện tượng nầy?  Phải chăng VNCH chỉ tạm thời thất bại năm 1975 nhưng vẫn chưa bị tiêu diệt.  Anh linh VNCH còn đó.  Ai cũng tin sẽ có ngày VNCH phục sinh.  Thời gian sẽ trả lời.
Về các nước ngoài:  Hoa Kỳ mang tiếng là đã bị CSVN đánh cho “Mỹ cút”, nhưng thật sự Mỹ không cút, Mỹ cũng chẳng “tháo chạy” (như tựa đề quyển sách Khi đồng minh tháo chạy), mà phải nói cho thật đúng diễn tiến lịch sử là Mỹ tức Hoa Kỳ ngưng, không tiếp tục hiện diện ở Việt Nam vì thay đổi chiến lược toàn cầu của họ, và Hoa Kỳ đã thành công trong các mục tiêu chiến lược của họ:  Rút quân khỏi Việt Nam, giải quyết chuyện nội bộ Hoa Kỳ, bắt tay với Trung Quốc, và cuối cùng chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh với LX khi LX sụp đổ năm 1991.  Riêng nội bộ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ mất gần 60,000 thanh niên ưu tú trong chiến tranh Việt Nam.  Đổi lại Hoa Kỳ thí nghiệm nhiều loại võ khí tối tân tại Việt Nam, kể cả những chuyến oanh kích thử nghiệm đầu tiên của B52.  Tư bản kỹ nghệ võ khí Hoa Kỳ thu lợi như thế nào thì không được thống kê đầy đủ.
Ngoài ra, một số đồng minh của Hoa Kỳ cũng hưởng lợi:  Nhật Bản phục hưng nhanh chóng nền kỹ nghệ sau thế thiến thứ hai nhờ cung cấp hàng tiêu dùng cho Việt Nam, nhất là cho quân nhân Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam.  Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân nhờ VNCH làm lá chắn ngăn chận làn sóng CS và các nước nầy kịp phục hồi kinh tế và an ninh để chống lại sự bành trướng của TQ.
Trung Quốc thu lợi nhiều mặt.  Trước hết, thông qua chiến tranh Việt Nam, TQ bắt tay được với Mỹ năm 1972, được Mỹ thừa nhận chỉ có một nước TQ, công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ TQ, công nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy, ý ám chỉ Liên Xô.  Đó là những điều TQ mong muốn nhất.
Về biển Đông, Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ để TQ viện trợ cho BVN đáng NVN.  Vì vậy năm 1974, nhân cơ hội VNCH bị Mỹ bỏ rơi, bị BVN tấn công dồn dập, TQ ra tay cướp đoạt Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VNCH.  Sau năm 1975, khi CSVN chạy theo LX, muốn trốn nợ TQ.  Trung Quốc liền đánh 6 tỉnh biên giới năm 1979, dạy cho CSVN một bài học.  Vì vậy, khi Đông Âu lung lay, CSVN qua Thành Đô xin đầu hàng TQ năm 1990, đưa đến hai hiệp ước 1999 và 2000.  Trung Quốc chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam.  Như vậy, tuy không được tiếng là bên thắng cuộc, nhưng TQ là kẻ thu hoạch nhiều nhất sau chiến tranh Việt Nam.
Liên Xô viện trợ cho BVN không kém gì TQ.  Đầu năm 1975, viện trợ của LX cho BVN để BVN đánh NVN tăng gấp bốn lần so với trước. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.)  Sau năm 1975, Việt Nam gia nhập khối COMECON (Council for Mutual Economic Assistance tức Hội đồng Tương trợ Kinh tế) ngày 27-6-1978.  Ngày 3-11-1978, Lê Duẫn, tổng bí thư đảng CSVN, sang Liên Xô và ký với Leonid Brezhnev, tổng bí thư đảng CSLX, Hiệp ước Hai mươi lăm năm Hỗ tương và Phòng thủ giữa hai nước.  Từ sau hiệp ước nầy, hải quân Liên Xô bắt đầu tiến vào sử dụng hải cảng Cam Ranh làm căn cứ tại Viễn đông.
Có hai ảnh hưởng gián tiếp đáng ghi nhận sau chiến tranh Việt Nam:  1) Khi rời bỏ Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ chủ trương để lại nguyên vẹn và không phá hủy tất cả máy móc thiết bị mà Hoa Kỳ giao lại cho VNCH.  Cộng sản rất mừng tiếp nhận được những chiến lợi phẩm nầy.  Sau ngày 30-4-1975, đại diện các nước CS trên thế đến thăm viếng NVN, chúc mừng sự thành công của CSVN, rất ngạc nhiên về những chiến lợi phẩm nầy, sự tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật, y khoa của Hoa Kỳ so với Liên Xô mà lâu nay Liên Xô bưng bít, giấu kín.  Nhờ đó, các nước Đông Âu mới biết rõ sự cách biệt giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, khiến họ giảm tin tưởng đối với đàn anh Liên Xô và bắt đầu nhìn về phía Hoa Kỳ, nhập cảng sản phẩm của Hoa Kỳ, tạo tâm lý thuận lợi cho sự sụp đổ của khối CS.  2) Làn sóng vượt biên vĩ đại của người Việt Nam chạy ra nước ngoài tỵ nạn CS sau năm 1975, khiến cho lương tâm thế giới, nhất là các nước Tây Âu, lâu nay thiên tả là một “thời trang”, bừng tỉnh về giấc mộng “xã hội chủ nghĩa”, ghê sợ và chán ghét các chế độ CS.  Các nước Tây Âu quay qua giúp đỡ các phong trào kháng chiến ở các nước CS Đông Âu, góp phần dần dần đưa đến sự sụp đổ của hệ thống CS Đông Âu.
Kết luận
Đặt kết quả chiến tranh Việt Nam trong chiều rộng của không gian và trong chiều dài của thời gian, mà vẫn khó có thể thẩm định ai là bên thắng cuộc.  Tuy nhiên chắc chắn có hai điều rất rõ ràng: 1) Toàn dân Việt Nam ở cả Bắc và Nam Việt Nam đều thua cuộc về nhiều mặt.  Ngoài thiệt hại vật chất, nhà cửa, ruộng vườn, hàng triệu gia đình tan nát vì chủ nghĩa CS, hàng triệu người tử vong vì chiến tranh do CS gây ra, nền văn hóa và đạo đức suy đồi trầm trọng.  2)  Thủ phạm của tấn thảm kịch nầy chính là kẻ đã du nhập chủ nghĩa CS ngoại lai bạo tàn, chính là kẻ đã rước voi về giày mồ tổ tiên, chính là kẻ chủ trương gây chiến để phục vụ quyền lợi ngoại bang và chỉ làm lợi cho ngoại bang dù là CS hay tư bản.  Chúng là những tên phản quốc dâng đất, dâng đảo, dâng biển cho kẻ thù phương bắc.  Đám nầy không ai khác hơn là tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN.  Sau năm 1975, chúng dần dần lộ diện.  Chúng mất trắng tất cả vốn liếng chính trị mà chúng đã dày công lừa phỉnh toàn dân Việt Nam và thế giới.  Chúng không phải là bên thắng cuộc.  Chúng chẳng những trở thành kẻ thua cuộc, mà chúng còn là tội đồ dân tộc.  Lịch sử sẽ ghi tội, hậu thế sẽ đời đời lên án.

(Toronto, Quốc hận 2013)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

——————–

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng

25-2-2013

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

Nghe âm thanh tại đây

Bằng tất cả sự tôn trọng dành cho người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, nhữngý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sảncủa các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?

Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à?Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc là suy thoái. Ông đương kim Tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.

Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:

  1. Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
  2. Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
  3. Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
  4. Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
  5. Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Nguyễn Đắc Kiên

Nhà báo, Báo Gia đình & Xã hội

(*)Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam.

632 phản hồi

———————

Về Những Xác Chết Biết Đi

Nguyễn Đắc Kiên

04-04-2013

Tôi không thấy mức án VKS đưa ra là nhẹ, dù ông Quý đã vừa khóc vừa nói, mong tòagiữ nguyên mức án VKS đã đề nghị áp dụng cho anh trai – ông Vươn, 5-6 năm tù. Nhưng tôi cũng sẽ không nhìn vào mắt các vị quan tòa để tìm kiếm tia hy vọng mong manh cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, được xử trắng án.

Những người chịu trách nhiệm phán xử trong vụ án Nọc Nạn năm xưa là những con người tự do. Ngoài mệnh lệnh chính trị của chính quyền thực dân, họ còn phải chịu sự phán xét của tòa án, một tòa án cấp cao hơn, cấp tối cao trong mỗi con người, đó là tòa án lương tâm. Đây chính là khác biệt căn bản của họ với những người đang chịu trách nhiệm phán xử vụ án Tiên Lãng, những nô lệ khoác bộ áo quan tòa.

Khi người ta không được tự do trong hành xử của mình thì họ cũng thấy mình không phải chịu trách nhiệm với những phán quyết mà họ đưa ra. Tất nhiên khi đó họ cũng không phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính họ. Giả sử nếu có lúc nào đó họ phải đối mặt thì họ cũng tìm ngay ra một kẻ để đổ lỗi, đó là cấp trên, là lãnh đạo, là hệ thống… Rồi họ tự kết luận, họ vô tội. Họ cũng chỉ là nạn nhân.

Điều tồi tệ hơn, trong xã hội Việt Nam ngày nay, những ông quan tòa của chúng ta không phải là những kẻ hiếm hoi, lạc loài, trái lại, họ dễ dàng tìm thấy những kẻ đồng lõa với mình ở khắp mọi nơi. Đó là ông bác sỹ, anh công an, chú nhà báo, ông bạn kỹ sư, cô hàng nước gần nhà, anh xe ôm đầu ngõ… họ tìm thấy một tình trạng nô lệ, một sự sự vô trách nhiệm, vô trách nhiệm như một lẽ tất yếu, nô lệ như một lẽ tất yếu, được phổ biến khắp nơi, len lỏi đến từng ngõ ngách của cuộc sống.

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, nghệ sỹ Kim Chi nhận định rằng: “Nếu người ta thả bổng cho Đoàn Văn Vươn, cho gia đình anh ta, thì điều đó sẽ thu phục được lòng dân. Còn nếu mà lấy quyền, lấy luật rừng để mà trừng trị một người lương thiện như thế, thì nhất định là tức nước thì phải vỡ bờ thôi”.

Tôi có thể phần nào đồng ý với nghệ sỹ Kim Chi ở vế thứ nhất, còn ở vế thứ hai thì chắc chắn không. Dù kết quả vụ án Đoàn Văn Vươn thế nào thì cũng không dễ gì có chuyện “tức nước vỡ bờ” trong hoàn cảnh hiện nay. Đa số người dân chỉ “tức nước vỡ bờ” khi những quyền lợi thiết thân của họ bị xâm phạm, như đầm tôm với gia đình ông Vươn, còn ngược lại, sự cảm thông với hoàn cảnh bất hạnh, hay bất bình vì oan trái cùng lắm chỉ gây nên xót xa – căm hận ở trong lòng mà thôi. Một số ít sẽ tỏ thái độ, còn đa phần sẽ làm ngơ. Và cũng như các vị quan tòa trong vụ án Đoàn Văn Vươn, những người làm ngơ sẽ có đủ lý lẽ để biện hộ cho mình.

Đó chính là điều tồi tệ nhất mà một hệ thống toàn trị có thể tạo ra. Những lầm lỗi, thậm chí là tội ác về kinh tế dễ gây bất bình, phẫn nộ cho công luận, nhưng suy cho cùng nó lại là những tội lỗi để lại ít hậu quả và dễ khắc phục. Còn những tội ác làm phá hủy tận căn để lương tri con người thì khó nhận biết hơn, gây phẫn nộ ít hơn, lại khó cứu vãn và để lại hậu quả ghê gớm hơn gấp nhiều lần. Tình trạng nô lệ, sự vô trách nhiệm được gieo rắc phổ biến nơi con người trong các chế độ toàn trị là một trong những tội ác như thế. Nó như một thứ thuốc độc ma mãnh, từng lúc từng lúc len lỏi vào tận xương cốt mỗi con người phá hủy tận gốc dễ, căn để, bòn rút toàn bộ sức mạnh sáng tạo, động lực phát triển của xã hội.

Không có chuyện “tức nước vỡ bờ”, nhưng nếu vụ án Đoàn Văn Vươn kết thúc bằng một bản án khắc nghiệt, một sự hủy hoại trong mỗi con người, niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội chắc chắn sẽ gia tăng. Khi niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội bị xói mòn, con người sẽ bị đẩy sâu hơn vào các lợi ích thiết thân. Họ sẽ tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, gia đình mình, lợi ích riêng tư của mình và không ngần ngại nếu có thể, xâm phạm vào lợi ích người khác, lợi ích xã hội. Đồng thời cũng chính những con người này, họ cũng sẽ sẵn sàng kháng cự lại bằng “luật rừng” nếu có thể với mọi sự xâm hại đến lợi ích bản thân và gia đình họ.

Những người có trách nhiệm với đất nước cần nghĩ đến những hệ quả sâu xa này.Étienne Vacherot, triết gia, chính trị gia Pháp thế kỷ 19 đã viết: “Chế độ chuyên quyền là trường học tồi tệ nhất cho nền dân chủ”. Tôi đồng ý với nhận định này. Người ta hay lấy những cuộc biểu tình, những bất ổn chính trị ở Thái Lan để chỉ trích chế độ dân chủ. Nhưng tôi thì lại thấy rằng đó là những sự “tập dượt dân chủ” không tránh khỏi và tin rằng không lâu nữa, người Thái sẽ có một chế độ dân chủ đủ trưởng thành để đưa đất nước họ vào một quỹ đạo phát triển bền vững. Sau khi viết những lời trên trong cuốn La Démocratie, năm 1859, tức là 70 năm sau cách mạng Pháp 1789, Étienne Vacherot đã bị bắt vào tù, với mức án 1 năm (sau được giảm xuống còn 3 tháng). Rõ ràng người Pháp đã chẳng được cho không nền dân chủ tự do của họ có bây giờ.

Thật nực cười khi muốn đất nước có dân chủ tự do mà lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo gọi là “mất ổn định”. Với cá nhân mỗi con người, tôi không thấy những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm một cuộc sống bình yên có thể làm được điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời của họ.

Xin hãy nghe lại lời Patrick Henry, lãnh tụ Cách mạng Mỹ, phát biểu ngày 23/3/1775: “Liệu có phải cuộc sống quá đáng yêu và hòa bình quá ngọt ngào tới mức phải mua bằng xiềng xích và nô lệ không? Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”

Nguyễn Đắc Kiên

dackien.wordpress.com

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Leave a Comment »

►‘Bất mãn chưa từng thấy’?

Posted by hoangtran204 trên 24/04/2013

‘Bất mãn chưa từng thấy’?

 thứ tư, 24 tháng 4, 2013

– Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.
 
Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh.
 
Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.
 
Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.
‘Không tin Đảng nữa’
 
“Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.
 
“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”
 
“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”
 
“Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay.”
 
Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital
 
“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.
 
Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
 
Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.
 
Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
 
Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ.
 
Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.
 
‘Bi quan sâu sắc’
 
* Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục
 
“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New York Times.
 
Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.
 
Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
 
“Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói.
 
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.
 
Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.
 
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.
 
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin. Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả.”
 
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
 
Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.
 
“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.
 
Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.
 
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.
 
Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
 
Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
‘Căng thẳng trong Đảng’

* Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam

 
Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.
 
Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.
 
Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.
 
“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
 
Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.
 
Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:
 
“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi… Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”
 
Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:
 
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”
‘Giá đừng phản chiến’
 
“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại. Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
 
GS Tương Lai
 
Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:
 
“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.
 
Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
 
Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”
 
Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:
 
“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130424_nyt_dissent_vn.shtml

 

►Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ
►Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng, đảng đút túi, nhưng tung tin đổ thừa cho Tổng Thống Thiệu lấy
►Rước voi giày mã tổ và cõng rắn cắn gà nhà
►Liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền HS và TS để giành quyền khai thác dầu khí: Liệu Hà Nội phải công nhận chính thể VNCH là hợp pháp duy nhất từ 1954-1975…
►Chỉ đổi tên nước để làm gì? Nếu chuyện này xảy ra, thì chắc chắn sẽ có đổi tiền
►Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, ngày ấy và bây giờ
►Tranh chấp quyền lực-quyền lợi… trong nội bộ đảng CSVN (Vinashin và kinh tế tập đoàn)
►Vàng, Đô la ở Việt Nam 2009, 2010, và đầu năm 2011 ra sao
►Lạm Phát của Việt Nam từ 1980-2010 – Thống Kê của IMF

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Việt Nam và Hoa Kỳ quá xa cách về Quyền con người

Posted by hoangtran204 trên 21/04/2013

Chris Brummitt

20-4-2013

Lê Quốc Tuấn X-CafeVN dịch Việt ngữ

nguồn:  x-cafevn.org

Chia sẻ bài viết này

Cuối tuần rồi, để ngăn không cho nhà ngoại giao Mỹ gặp một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, chính quyền Việt Nam đã dùng đến một loại vũ khí bất thường – một nhóm các phụ nữ lớn tuổi.

Những người phụ nữ này bít đường vào nhà của người bất đồng chính kiến, ngăn không cho chiếc xe Đại sứ quán Mỹ vào. Chiếc xe được dùng chở nhà bất đồng chính kiến ​​đến một khách sạn tại trung tâm thành phố để gặp Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer, ​​người đã cố gắng để có được những giải thích chân thực từ các nhà hoạt động và gia đình của những người bị giam cầm trong một đất nước độc tài độc đảng.

Một người hoạt động khác trên danh sách khách mời bị lôi vào đồn công an cho đến khi khách Mỹ đã rời đi.

Những nỗ lực ngăn chặn họ của chính phủ Việt Nam cho thấy khoảng cách giữa hai quốc gia về quyền con người và tiếp tục là một trở ngại trong việc tạo dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Washington và một quốc gia được coi có thể là đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á.

Baer đã tới Việt Nam trong một phần của cuộc “đối thoại nhân quyền” lâu nay giữa hai Chính phủ để chính thức hóa những nỗ lực của Mỹ khiến Việt Nam phải nới lỏng kiểm soát về chính trị và tôn giáo và chấm dứt việc bắt giữ những người thúc đẩy dân chủ đa đảng. Hôm thứ bảy, Baer đã cách gặp gỡ những người bất đồng chính kiến sau khi cuộc đàm phán giữa hai bên về mối quan tâm của Mỹ kết thúc vào ngày thứ Sáu.

“Rõ ràng là việc này làm ô uế chuyến viếng thăm”, và đặt ra sự nghi ngờ về lời hứa của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện tiến bộ về quyền con người, Baer cho biết qua điện thoại từ Oslo, nơi ông dừng chân trước khi trở về từ Hà Nội.

“Chuyến viếng thăm đáng lẽ đã trở thành nền tảng cho một sự đi lên vững chắc, nhưng bây giờ nó đã bị hủy hoại bởi hành vi khiến người ta phải đặt câu hỏi về sự chân thành của bất kỳ cam kết nào mà họ từng hứa hẹn”, ông nói.

Khi gia tăng sự chú ý vào châu Á trong chính sách đối ngoại của mình, Hoa Kỳ muốn các liên kết an ninh, ngoại giao và kinh tế mạnh mẽ hơn với Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đã nói rõ ràng cho phía VN thấy rằng tiến bộ trong thành tích về quyền con người của Việt Nam là cần thiết để sự tham gia này có thể xảy ra nhanh chóng và đầy đủ. Cho đến nay, Đảng Cộng sản cho thấy vài dấu hiệu của nhường nhịn. Trong khi một số đảng viên tỏ ra cởi mở khi thảo luận về sự thay đổi dần dần, thì các lãnh đạo đảng vẫn không chịu lắng nghe, lo ngại bị mất quyền lực và mất khả năng truy cập vào những miếng ngon của nền kinh tế.

Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền năm nay đã bị trì hoãn nhiều tháng do các lo ngại từ phía Mỹ rằng lần gặp gỡ trước tại Washington trong tháng 11 năm 2011 đã không mang lại bất kỳ thay đổi nào đáng kể. Theo Human Rights Watch, trong năm 2012 ít nhất đã có 40 nhà bất đồng chính kiến ​​bị kết tội và kết án tù, 40 người khác bị giam giữ trong sáu tuần đầu tiên của năm 2013.

Baer muốn gặp Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn, hai nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng đối với các chính phủ phương Tây và các tổ chức nhân quyền. Họ đã từng ngồi tù bốn năm trong quá khứ. Cả hai đều bị giám sát thường xuyên và thường bị quấy rối, nhưng vẫn công khai thách thức đảng CS, sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho họ và gia đình khi hành động như thế.

Đài cho biết ông đã thông báo cho các viên chức chính trị tại Đại sứ quán Mỹ biết rằng các công an và nhân viên an ninh khác đã tụ tập ở nhà ông, khiến ông không thể rời nhà đi đến cuộc họp. Viên chức nói với ông rằng họ sẽ lái xe đến nhà để đón ông đi. Nhưng khi đến, chiếc xe đã bị khoảng 10 phụ nữ từ các khu phố được chính quyền đưa ra đứng giữa đường để chặn lại, Đài cho biết.

“Tôi không biết tại sao họ lại sử dụng cách điên rồ này”, Đài nói. “Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên.”

Khi được yêu cầu bình luận, chính phủ Việt Nam trả lời trong một tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho đoàn đại biểu của Daniel Baer để gặp được một số cá nhân mà phía Mỹ quan tâm.”

Baer nói rằng ông đã có thể gặp gia đình của hai tù nhân chính trị – Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ – trong vòng 1 giờ rưỡi hôm thứ Năm, mặc dù chính quyền đã gây khó khăn khiến họ không thể ra khỏi nhà để gặp ông. Quân, một luật sư từng học tại Hoa Kỳ, đã bị bắt vào cuối năm ngoái sau khi ông và gia đình đã phải chịu đựng nhiều tháng bị quấy rối. Baer cũng đã đến một nhà tù để gặp Cha Lý, một linh mục Công giáo đang chịu án tù tám năm.

Bằng cách sử dụng các thành phần công chúng để chặn xe đại sứ quán, có thể chính phủ Việt Nam đã phải tìm cách khéo léo để chối vai trò của họ trong việc ngăn chặn không cho Baer gặp Đài.

“Nếu chính phủ không muốn con đường bị chặn, họ đã có thể thông đường,” ông Phil Robertson từ Human Rights Watch nói. “Kết quả họ muốn là đạt được sự ngăn cản mà không gây nên các hậu quả xấu hoặc những lời chỉ trích có thể nhắm vào chính phủ nếu có công an ngăn chặn”.

Cả Đài và Sơn đã từng gặp gỡ các quan chức cấp cao của Mỹ trong quá khứ, và Baer ngạc nhiên khi các cuộc gặp lần này bị ngăn chặn.
“Tôi không có thói quen phải xin phép để gặp gỡ các công dân”, Baer nói. “Ở Mỹ, chúng tôi chắc chắn không hạn chế những ai mà họ muốn gặp.”

Một số nhà báo Việt Nam đã tham dự cuộc họp báo do Baer tổ chức vào tối thứ sáu, nhưng sự kiện này đã không được đưa tin từ các phương tiện truyền thông địa phương, do Đảng Cộng sản sở hữu và kiểm soát. Một bài bình luận đăng trên báo hàng đầu của đảng, Nhân Dân, một vài ngày trước khi đến Baer đã gợi ý là ông sẽ ở trong một chuyến đi khó khăn.”

“Nhìn vào vấn đề nhân quyền tại Việt Nam qua con mắt của những kẻ chống cộng cực đoan người Mỹ gốc Việt, chẳng lẽ Daniel Baer không nhìn thấy vấn đề?” tờ Nhân Dân hỏi, lặp đi lặp lại một niềm tin thường được trích dẫn rằng những người miền nam Việt Nam rời đất nước sau chiến tranh Việt Nam là nguồn gốc của sự thù địch đối với Hà Nội tại Hoa Kỳ. “Người ta không thể tin một nhóm người vẫn còn cảm thấy cay đắng về thất bại của gần 40 năm trước đây. Daniel Baer và một số chính trị gia Mỹ nên sớm thay đổi thái độ của họ về vấn đề này.”

Hoa Kỳ có một mục tiêu xác định trong việc tuyên truyền vận động các tiêu chuẩn quyền con người trên toàn thế giới, nhưng một nhóm thành viên Quốc hội có cộng đồng cộng đồng người Việt Nam trên địa bàn của họ đang gây sức ép để chính quyền phải đặc biệt nhấn mạnh vấn đề quyền con người tại Việt Nam. Cộng đồng người tị nạn này trốn sang Mỹ sau thất bại trước quân đội Công Sản Bắc Việt của Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam.

Sơn cho biết ông đã gặp Baer trong năm 2010 và 2012 trong lần ghé thăm trước tại Việt Nam, và mô tả ông Baer là “rất người rất tốt và nhiệt tình trong mối quan tâm về quyền con người “

Nhà bất đồng chính kiến ​​cho biết công an đã đến nhà mình vào sáng thứ bảy và ra lệnh cho ông phải đến trạm công an địa phương, mặt nổi là vì một người dân đã phàn nàn về một cuộc phỏng vấn mà ông thực hiện với đài phát thanh tiếng Việt của BBC, nơi ông thảo luận về đề nghị thay đổi hiến pháp của đất nước. Ông đã đi cùng với họ, nhưng ở đó chẳng hề có hỏi han gì về những khiếu nại cáo buộc ấy.

“Tôi chỉ cười,” ông nói. “Tôi đã gặp những sự cố tương tự như thế này nhiều lần. Nói rõ hơn là chính phủ của chúng tôi, đảng của chúng tôi có nhiều cách xảo quyệt để quấy rối dân chúng. Đảng không muốn những người như tôi gặp gỡ những người từ nước ngoài như Tiến sĩ Baer.”

Nguồn: ABC News

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Phỏng vấn blogger Mẹ Nấm về Lời kêu gọi đi dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người

Posted by hoangtran204 trên 21/04/2013

Phỏng vấn blogger Mẹ Nấm về Lời

kêu gọi  dã ngoại trao đổi về Quyền

Con Người

 

Gia Minh, biên tập viên RFA

Theo Đài RFA

danluan.org (repost)

Chia sẻ bài viết này

 

Nhóm ra Tuyên bố Công dân Tự do vừa có thông báo về những buổi dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người. Dự kiến các buổi dã ngoại như thế sẽ diễn ra tại ba thành phố Hà Nội, Sài Gòn và Nha Trang.

Chia sẻ kinh nghiệm

Gia Minh hỏi chuyện Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một thành viên của nhóm ra Tuyên bố Công dân Tự do về những sinh hoạt đó. Trước hết cô cho biết:

Blogger Mẹ Nấm: Cái ý tưởng này, ngay từ đầu nó xuất phát tiếp theo cái bước tuyên bố của các Công dân Tự do. Trong tuyên bố của Công dân Tự do này, có một phần tuyên bố quyền con người có nghĩa là con người có quyền tuyên bố và đòi hỏi những gì thuộc về cái quyền mình và quyền đó phải được thực hiện. Chương trình đi dã ngoại lần này là hành động của các bạn trong nhóm Công dân Tự do để một phần chứng minh cho mọi người thấy được rằng nếu như mình bị ngăn cản thì cái tuyên bố về quyền của mỗi con người trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này là một tuyên bố nửa vời, chỉ mang tính chất là xoa dịu thôi. Thật sự với cái đà phát triển như thế này thì mọi người cũng cần phải có những cái buổi trao đổi, gặp gỡ để chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác. Về quyền con người thì mỗi người có một trải nghiệm riêng và do đó cần có những buổi gặp nhau như vậy.

Nếu mà anh ngăn cấm, cản trở những hình thức sinh hoạt công khai như vậy thì chẳng còn gì để nói nữa mà làm cho bức tranh nhân quyền không thể vẽ thêm một màu tối nào nữa. 

» Blogger Mẹ Nấm

Gia Minh: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa nói thì mọi người gặp nhau và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về vấn đề nhân quyền. Nhân quyền là một vấn đề rất phổ quát khắp trên thế giới nhưng mà chuyện hiểu và ý thức và dám lên tiếng đòi hỏi cho những cái quyền của mình đối với tất cả các công dân thì có khác nhau. Như vậy trong những cuộc gặp gỡ đó thì nhóm có nghĩ rằng là sẽ có người nào có thể có kiến thức rộng hơn, nhiều hơn để giúp cho những người khác và có thể nói họ là những người hướng dẫn cho những bạn khác được không ạ?

Blogger Mẹ Nấm: Dạ trên tinh thần chung thì vẫn biết có một số các anh chị có những trải nghiệm thật sự về cái việc đòi hỏi quyền con người trong cuộc sống thì có thể chia sẻ. Qua điện thoại đăng ký của nhiều bạn, em biết chắc không phải chỉ có những bạn có va chạm với an ninh như em thì mới có kinh nghiệm. Những người khác, những người thầm lặng thì họ cũng đang rất nuốn biết về vấn đề này. Có những người chia sẻ rất hay qua điện thoại. Hy vọng vẫn còn có rất nhiều người không phải vì sợ hãi mà người ta cần một cái chỗ để gặp nhau bàn luận. Em nghĩ quyền con người thì rất rộng nhưng áp dụng trong cuộc sống thì anh cần biết có quyền gì ở những nơi như văn phòng của chính phủ, phường, ấp… Công dân có quyền ở những nơi đó chứ. Không phải đến đó mà mất cái quyền của mình đi. Ở nơi làm việc thì có quyền như thế nào, phải được bảo vệ như thế nào. Em có mời một số các anh chị và em hy vọng các anh chị đó sẽ có những chia sẻ hữu ích cho tất cả những người tham gia.

Đấu tranh ôn hòa

Gia Minh: Qua thực tế lâu nay có những lần mọi người tập trung thì không những là các bạn trẻ mà nhiều người khác cũng tập trung lại để có những hoạt động mà theo họ, nó có ý nghĩa như là việc tập trung để mà phản đối Trung Quốc có những hành động gây hấn với Việt Nam ở tại Biển Đông chẳng hạn thì những hành động đó đều đã bị phía cơ quan an ninh, công an ngăn chận rất là mạnh mẽ. Như vậy với thông báo kêu gọi sinh hoạt về những vấn đề trao đổi nhân quyền do nhóm Công dân Tự do đưa ra trước cả gần mấy tuần lễ như vậy thì nhóm của những Công dân Tự do có quan ngại là hoạt động của mình sẽ bị ngăn chận như những tình huống vừa qua không?

Về quyền con người thì mỗi người có một trải nghiệm riêng và do đó cần có những buổi gặp nhau như vậy. 

» Blogger Mẹ Nấm

Blogger Mẹ Nấm: Khi mình công bố thì mình phải tính đến phương án bị ngăn chận. Với một tuyên bố ôn hòa và là sự cần thiết cho việc phát triển nhận thức của một công dân trong xã hội như thế thì em không nghĩ là bị ngăn chận. Chắc là cũng sẽ có người tò mò hay theo dõi hoặc muốn đến coi xem như thế nào. Mình đã công khai tức là mình muốn họ cũng hãy đến lắng nghe cùng với tất cả những bạn trong nhóm Công dân Tự do khác. Trong trường hợp có xảy ra những ngăn chận thì các công dân tự do sẽ cho lực lượng an ninh thấy rằng công dân tự do yêu chuộng hòa bình phải có thái độ hòa nhã chứ không muốn đẩy lực lượng an ninh, công an hay dân phòng gì đó vào vị trí đối lập. Thật sự ở đây mình chỉ có những hoạt động xã hội dân sự rất là nhẹ nhàng và nếu mà anh ngăn cấm, cản trở những hình thức sinh hoạt công khai như vậy thì chẳng còn gì để nói nữa mà làm cho bức tranh nhân quyền không thể vẽ thêm một màu tối nào nữa.

Gia Minh: Đối với những nhóm như là nhóm 72 Nhân sĩ Trí thức và những kiến nghị cũng cho biết là trong thời gian vừa rồi cũng có những người ký tên đã bị gặp trở ngại như bị phía an ninh đến để dò hỏi thế này thế kia. Vậy đối với nhóm Tuyên bố Công dân Tự do có gặp trường hợp tương tự như thế không?

Blogger Mẹ Nấm: Dạ vẫn có một vài trường hợp là có được hỏi về việc ký tên vào Tuyên bố Công dân Tự do nhưng việc xảy ra rất nhẹ nhàng bởi vì an ninh không thể làm khó những người đang đòi hỏi cái quyền hoàn toàn chính đáng như vậy. Do vậy những người làm việc với an ninh họ cũng không muốn công bố là khó dễ bởi vì theo như cái chia sẻ của các anh chị thì phía an ninh rất là hòa nhã và cũng phải để cho họ có một cái đường để mà đối thoại. Do vậy, an ninh có đến hỏi thăm với những người ký tên là một chuyện hết sức bình thường. Mình công khai đòi hỏi thì cái việc họ tìm hiểu nơi mình cũng là chuyện bình thường thôi. Và bên phía an ninh em nghĩ là cũng vậy.

Gia Minh: Chân thành cảm ơn Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã có một số những chia sẻ về thông báo đối với những dự án mà nhóm sẽ tiến hành nhằm trao đổi về các quyền của con người.

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Doanh nghiệp báo Nhân Dân (cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước) thua lỗ hơn trăm tỷ đồng (?)

Posted by hoangtran204 trên 20/04/2013

Doanh nghiệp báo Đảng thua lỗ hơn trăm tỷ

đồng(?)

nguon: anhbasam04.wordpress.com

Chia sẻ bài viết này

Đôi lời: Bài viết dưới đây cùng tài liệu kèm theo được một độc giả gửi tới. Do tính chất quan trọng của vụ việc, chúng tôi đã liên lạc với một vài nhà báo có khả năng nắm được sự vụ và được biết những nội dung này là chính xác.

Ngoài ra, còn có thông tin đã có đoàn thanh tra của Văn phòng TƯ Đảng vào làm việc. Đoàn này muốn “hành chính hóa” vấn đề trong khi mức độ thiệt hại là nghiêm trọng và có nhiều biểu hiện khuất tất.

Hy vọng các cơ quan chức năng, báo giới vào cuộc để làm rõ và đưa ra công luận. 

N.V.C.

Quá trình xây dựng nhà in mới của Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra việc vay vốn tín dụng quá lớn của một số ngân hàng và dùng vốn ngắn hạn để xây dựng cơ bản dài hạn. Việc vay vốn tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng quy chế của nhà nước và quy định của chính báo Nhân Dân – vẫn xưng danh cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam!

Báo Nhân Dân là cơ quan cấp bộ, chủ quản của các công ty in trực thuộc, trong đó có Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh. Theo quy định, những khoản vay vốn, đầu tư lớn phải có sự thảo luận, nhất trí của Ban biên tập – tập thể lãnh đạo đặc thù của báo Nhân Dân, với các thành viên gồm Tổng biên tập, Phó tổng biên tập và các Ủy viên ban biên tập (một chức trên vụ trưởng một chút, nhưng có quyền lực lớn, nhất là trong phần việc được phân công phụ trách).

Lợi dụng chủ trương đưa nhà máy khỏi nội thành, ông Ung Tấn Thể, giám đốc Công ty in (hàm vụ trưởng, đảng ủy viên báo Nhân Dân) và ông Lê Quang Tụ, Ủy viên ban biên tập, Trưởng ban trị sự, chủ tài khoản cơ quan, đã cùng nhau tùy tiện lập một công ty con để vay vốn các ngân hàng và xin đi nước ngoài, rồi tự ý quyết định mua thiết bị in qua một số chuyến công du hải ngoại tốn kém, không loại trừ có khoản “gửi giá bẫm” vì giá mua rất “trên trời”…

Tổng số vốn vay các ngân hàng lên tới 170 tỷ đồng. Nếu tính cả lãi mà không được khoanh nợ thì chắc chắn lên tới trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả sản xuất kinh doanh đi xuống, nguy cơ vỡ nợ, phá sản ngày càng lớn. Đến khi thấy không thể bưng bít được nữa thì mới báo cáo Ban biên tập, xin giúp “tháo gỡ khó khăn”.

Điều trớ trêu là sự việc bắt đầu từ khóa trước và hai ông Thể, Tụ là những cánh tay đắc lực của ông Đinh Thế Huynh – Tổng biên tập báo Nhân Dân thời đó. Nay vụ việc đổ bể thì ông Thuận Hữu – Tổng biên tập mới phải lo gỡ và chống đỡ, lại đúng lúc cao trào thực hiện nghị quyết của Trung ương đảng về chống tham nhũng. Nếu thật sự nghiêm túc xử vụ này thì là chấp hành tốt nghị quyết, nhưng lại khó xử và có thể bất lợi trong cái gọi là “ngó chúa” tiền nhiệm! Được biết, Thanh tra Văn phòng trung ương đảng cũng đã vào cuộc, nhưng “xử lý” hay “làm lơ” thì chưa biết.

Có tin ông Tổng biên tập báo Nhân Dân hiện nay cũng muốn kiên quyết lắm, đã từng nói tội đó đáng phải mời công an vào điều tra xử lý theo luật hình sự, nhưng rồi vẫn đành phải ra sức nhờ ngân hàng giúp “khoanh nợ”. Hiện đang tiến hành các bước xử lý nội bộ với hai vụ trưởng nêu trên và có thể phải bán nhà đất, xưởng máy, trụ sở để trả nợ một phần những khoản nợ đã quá hạn mà ngân hàng ráo riết đòi. Nhưng dù có bán nhà đất, trụ sở cũ thì cũng chưa đủ trả nổi số lẻ của nợ gốc, nghĩa là chắc chắn bị thất thoát, mất vốn trên 100 tỷ do hai ông nói trên, không loại trừ trách nhiệm của bề trên hai ông. Còn nếu bòn rút, giảm lương, phúc lợi của công nhân để lấy thu nhập của Công ty trả nợ thì nửa thế kỷ chưa trả hết nợ gốc, hoặc không đủ trả lãi sinh sôi hàng năm chứ chưa nói đến trả khoản nợ gốc to lớn kia.

Đây là vụ tham nhũng, thất thoát chưa từng có của báo Đảng, có dấu hiệu của tội tham ô, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu để chìm xuồng, xử lý nội bộ thì hết sức nguy hại cả về kinh tế và uy tín báo Đảng. Đang có sự bưng bít. Bởi thế, có lẽ Bộ chính trị, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và Ban nội chính trung ương chưa được báo cáo (!).

ông Đinh Thế Huynh – Tổng biên tập báo Nhân Dân thời đó– hiện nay đang là Ủy viên Bộ Chính Trị.

33.png 

23.png

110.png

Ý kiến bạn đọc

*Xem ra thì anh Đinh thế Huynh ( hay là thế Hung ? ) khó trả lời nhân dân đích thực về cái sự tham nhũng của báo  “nhân dân” rồi.  Đạo đức giả và dọa nạt, bịp bợm và đe nẹt quần chúng thì ắt phải suy thoái thế thôi.

*Đây là một trong những điển hình tiên tiến sản xuất kinh doanh thời mở cửa và đổi mới có hiệu quả mà Báo Nhân Dân cần kịp thời biểu dương cho các đơn vị khác học tập!

*Chết thật các bác ạ! đến nay em mới biết có hẳn một công Ty ” TNHH một thành viên in báo Nhân Dân tp HCM.”
(Chỉ in báo Nhân Dân thôi? Không in gì khác?…Nếu thế,  chi cần  thuê cái nhà in nào đó là đủ cần gì phải có doanh nghiệp?)
Chả hiểu ra làm sao cả?

*Đặc biệt của tham nhũng là các cơ sở của đảng và nhà nước làm ăn gây thất thoát triền miên, nhưng bộ máy lãnh đạo của những nơi này thì tiền đầy túi, vàng chật nhà!?
VN cần có đa nguyên.
Vì khi VN có đa nguyên, lợi ích thấy rõ nhất là ngân sách quốc gia không còn nuôi các cơ quan đảng và đoàn thể nữa.
Mỗi tháng tiết kiệm không dưới 1000 tỉ đồng trên toàn quốc, đủ xây 1 bệnh viện đồ sộ như BV ung thư Đà nẵng, hoặc 3 bệnh viện cấp tỉnh…
như vậy tính lên 12 tháng, 1 năm, 10 năm thì tiết kiệm biết bao nhiêu là tiền….tiền…tiền…

*Báo đảng làm sai, làm thất thoát thì lấy từ quỹ đảng (phí của đảng viên đóng) mà bù lỗ.
Không được lấy ngân sách nhà nước (thuế của dân) bù vào

*Đảng CSVN rất giàu. Các đảng viên phải đóng 1% tiền lương hàng tháng cho đảng. Vậy tại sao đảng không lấy tiền quỷ để xây nhà in và trả tiền lương cho Ban Biên Tập báo Nhân Dân, và công nhân viên điều hành nhà in?  Tại sao báo Đảng cứ ăn bám vào tiền thuế của người dân, rút tiền lương trong ngân sách quốc gia, để trả lương cho những người làm việc cho báo Nhân Dân?

*Báo Nhân Dân là cơ quan cấp bộ! Báo Nhân Dân vẫn xưng danh cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước…nhưng lương của Ban Biên Tập báo Nhân Dân  của đảng lại ăn bám vào ngân sách quốc gia, lấy từ tiền thuế của người dân! Thế là ăn bám rồi còn gì nữa.

 Thật là đáng xấu hổ, một đảng đã thành lập từ năm 1930, tự xưng là ” đảng CSVN quang vinh muôn năm”, nhưng hóa ra là đang ăn bám tiền thuế của nhân dân để tồn tại!

*Tưởng bọn xấu như Bầu Kiên mới đục khoét ngân hàng. Hóa ra báo Đảng cũng…

*Rồi cũng lại hoà cả làng thôi, chúng nó hỏng từ đầu đến chân, từ tim đến não rồi mà! Cay đắng là chúng vẫn đang đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, còn ta thì hì hục đóng thuế cho đám dòi bọ đục khoét! Thật đáng kinh tởm!

*Để vươn lên trong cơ chế thị trường, các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên… mới đây, đều phải hiện đại hóa khâu in ấn, đều đầu tư thiếp bị nhập ngoại hiện đại cho nhà in. Nhưng họ đâu có thua lỗ, phá sản các dự án đó.
Không những vậy, các báo đó còn phải tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu, tự nuôi nhau bằng bán báo và nhận quảng cáo, chưa kể còn phải chịu “vòng kim cô”, liên tục bị “định hướng” tẻ nhạt, bị thổi còi…
Thế mà họ vẫn trụ vững, phát triển.
Báo Nhân Dân được nhà nước ưu ái bao cấp, mọi chi bộ đều buộc phải mua báo bằng tiền dân đóng thuế. Báo Nhân Dân được bao cấp bằng tiền dân đóng thuế để biếu không các đảng viên lâu năm. Không thể phủ nhận báo Nhân Dân hưởng ưu ái đặc quyền đặc lợi có một không hai, vậy mà làm ăn thua lỗ bạc trăm tỷ. Có trời mới hiểu!
Thất thoát bạc trăm tỷ, nếu là các báo khác hay doanh nghiệp nhà nước khác thì lãnh đạo bị tống giam tức khắc. Không biết, vụ này, báo Nhân Dân có “ngồi xổm trên pháp luật”?
Cơ quan của Trung ương Đảng, vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng như vậy mà không bị xử lý nghiêm minh, Đảng nói ai nghe?

* Ha ha ha! Lòi đuôi ăn bám và tham nhũng rồi nha.  “Báo Nhân Dân vẫn xưng danh cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước…”

Posted in Đảng CSVN | 1 Comment »

►Suy dinh dưỡng, thiếu niềm tin và mất phương hướng: Người Việt trẻ tự đốt đuốc mà đi

Posted by hoangtran204 trên 20/04/2013

Lời tựa: Năm 1954, bằng những lời nói dối, mưu mẹo, lừa đảo, mãi quốc cầu vinh và mắc mưu Trung Cộng, ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã chiếm được miền Bắc 1954. Trước đó vài năm, ông HCM và đảng CSVN đã khởi động cuộc cải cách ruộng đất 1952-1956: muốn mượn tay của nông dân nghèo để cướp đoạt tất cả ruộng đất của những người có ruộng ở miền Bắc. Một vài năm sau, 1958-1959, bằng chính sách hợp tác xã nông nghiệp và công xã (cho giống với Liên Xô và Trung Cộng), đảng CSVN lại cướp đoạt ruộng đất khỏi tay của những nông dân nghèo, họ chính là những người đã tham gia vào tội ác cải cải cách ruộng đất cướp đoạt đất đai và vừa mới được cấp ruộng chỉ vài năm trước đó.

Bằng một cú lừa đảo công khai và nhẹ nhàng “tiến lên hợp tác xã nông nghiệp” vào năm 1958,  tất cả đất đai ở miền Bắc đã lọt vào tay đảng cộng sản, hay nói đúng ra là lọt vào tay của các đảng viên cao cấp.

1954-1960, ông HCM và Lê Duẫn nhận ra không thể trồng lúa để nuôi sống dân miền Bắc, dân chúng miền Bắc thiếu gạo và đói hàng năm kể từ khi cộng sản lên nắm quyền từ 1954. Để lâu sinh loạn, và cần phải tạo ra chiến tranh để giải quyết nạn dân số đông mà không có việc làm.

Vào thập niên 1950 và 1960, Liên Xô và Trung Quốc đã hục hặc nhau và đều muốn làm đàn anh để tranh giành ảnh hưởng trong khối cộng sản. Cả hai đều muốn giành vị trí chiến lược ở Việt Nam. Từ 1905, Liên Xô đã đánh giá rất cao vịnh Cam Ranh, còn Trung Cộng thì ngay từ 1950 đã muốn sử dụng miền Bắc như  một trái độn để bảo vệ các tỉnh phía nam của chúng (y như Trung Cộng đã dùng Bắc Triều Tiên như trái độn, để ngăn cản chủ nghĩa tư bản không ở  sát bên sườn của Trung Cộng).  

Ông HCM và Lê Duẫn (kể cả các đảng viên cao cấp hiện nay) thuộc loại không có viễn kiến và thiếu tầm nhìn quốc gia, bản thân của hai ông không học quá lớp 7 thì làm sao mà có tầm nhìn xa quá 30 năm. Tất cả  các đảng viên đảng CSVN đều xuất thân nghèo khó, nên tính tình của họ đóng khung trong sự tham lam, và tàn bạo; họ thích dùng bạo lực khi có ai dám nói ngược lại lời của bọn họ.    

Với bối cảnh ấy, họ đã gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Họ quyết đánh chiếm Miền Nam bằng mọi giá để thoát khỏi thế kẹt.

Nhưng thế chính trị thay đổi vào khoảng 1968-1972 khi  các nhà chiến lược của Ngũ Giác Đài đã nhận ra có cách giải quyết khác về chiến tranh Việt Nam nói riêng và đánh thắng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Trung Cộng nói chung. Năm ấy, Mao Trạch Đông  của Trung Cộng đã già, và nhận ra rằng dẫu làm cách mấy thì dân chúng Trung Cộng cũng đói kém hàng năm, GDP của Trung Cộng vào năm 1970 khoảng 400 tỷ đô la và Trung Cộng bị cấm vận bao vây kinh tế của Mỹ và của Châu Âu. Trung Cộng đang ở vào thế cùng vào năm 1970-1972.

Sẵn dịp Mỹ đang bị kẹt về chuyện Hiệp Định Ba Lê kéo dài từ 1968-1972 mà chưa có kết quả, và các nhà ngoại giao của Mỹ  phải móc nối nhờ Trung Cộng làm trung gian dàn xếp với Việt Cộng để Mỹ giải quyết chiến tranh VN làm êm bớt dân chúng Mỹ đang quá mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, và giá dầu tăng cao 1972. 

Trung Cộng đã chớp được thời cơ và gỡ được thế bí về kinh tế lẫn chính trị của họ khi Mỹ bắt đầu chuyển hướng chiến lược. Mỹ muốn bắt tay với Trung Cộng để bao vây Liên Xô ở vùng biên giới phía Nam giữa LX và Trung Cộng để  làm cho Liên Xô suy yếu, đẩy LX vào thế bị kẹt, phải có quân số 2 triệu người đóng quân thường trực ở vùng biên giới phía nam phòng ngừa Trung Cộng đánh tràn qua biên giới. 

Mỹ bắt tay được với Trung Cộng thì chiến tranh Việt Nam phải kết thúc, không còn lo sợ cộng sản đánh tràn qua vùng Đông Nam Á  và sự diện diện của Mỹ ở Châu Á không còn cần thiết giống như giai đoạn 1950- 1970. 

Đảng CSVN chiếm được miền Nam trong bối cảnh chính trị ấy. Và các khó khăn về kiến thiết một quốc gia trong thời bình bắt đầu nổi lên. Như đã viết ở trên các đảng viên cao cấp và có quyền hành của đảng CSVN không học quá lớp 7, nên tầm nhìn của họ bị hạn hẹp rất nhiều. Và họ đã từng không có khả năng xây dựng và phát triển làm nông nghiệp để cho dân khỏi đói sau khi chiếm được miền Bắc 1954, thì nay, năm 1975, họ lại càng không đủ khả năng làm bất cứ thay đổi nào với quy mô nay đã lớn gấp 2 lần: Miền Bắc và Miền Nam. Thực tế cho thấy dân chúng VN chịu cảnh thiếu thốn và đói kém diễn ra từ 1976-1989.   

Nhờ thương thảo với các quốc gia tư bản trong thời kỳ cuối năm 1980 nên nắm biết trước các kế hoạch kinh tế chính trị. Các đảng viên cao cấp trong đảng CSVN đã nhanh tay chia nhau chiếm đoạt đất đai tốt nhất trên toàn cả nước, và tự cấp sổ hồng, sổ đỏ để tư hữu hóa sự chiếm đoạt.  

Từ thập niên 1950s cho đến 1992, Đảng viết lại và sửa đổi hiến pháp nhiều lần, trong đó có câu:  “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, chữ toàn dân ở đây không phải theo nghĩa thông thường mà đa số mọi người chúng ta đều hiểu,  mà đảng cắt nghĩa rất rõ rằng: sở hữu toàn dân chính là sở hữu của nhà nước. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật Đất đai năm 2003  xác định rõ: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”  Thế mới đểu! Nói trắng ra, người VN  phải hiểu:  đất đai thuộc quyền ban phát, quản lý và làm chủ của các đảng viên cao cấp của đảng CSVN.

Sau khi các đảng viên cao cấp nhanh tay chiếm đoat và chia nhau chiếm  đất đai từ cuối thập niên 1980-và đầu 1990, bọn họ và gia đình trở nên giàu có. Các đảng viên cao cấp từ quận ủy, huyện ủy trở lên đều giàu có nhờ đất đai, và tiếp đó, bọn này còn chia nhau thành lập 91 tổng công ty và tập đoàn với hơn 12.000 công ty con, để nắm trọn nền kinh tế của cả nước. Các đảng viên cao cấp và con cháu họ nắm tất cả các lãnh vực của nền kinh tế và tài chánh như:  nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp xuất nhập khẩu, và đặc biệt là ngân hàng, khai thác mỏ dầu và khí đốt… Nhóm này được báo chí gọi là nhóm lợi ích,  chiếm chừng vài trăm ngàn người, nhưng lại sở hữu hơn 80% của cải của nước. 

Hơn 90% người dân Việt Nam còn lại tất nhiên phải rơi vào cảnh nghèo. Bài dưới đây mô tả sự nghèo khó và mất phương hướng của các thành phần rường cột của nước nhà. Cho ta thấy tương lai 20-30 năm sắp tới của VN sẽ như thế nào. 

Người Việt trẻ tự đốt đuốc mà đi

Theo blog Giáp Văn

Thứ bảy, ngày 20 tháng tư năm 2013

Chia sẻ bài viết này

1. Thời gian gần đây, chúng tôi hay có những trao đổi về tương lai của Việt Nam trong cơn gian khó: Trong đất liền thì lạm phát cao, kinh tế khó khăn, sức sản xuất giảm, doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Ngoài biển Đông thì Trung Quốc liên tục gây căng thẳng, gia tăng tranh chấp không chỉ với Việt Nam mà còn cả khu vực. Nhìn xa hơn sang các nước Âu – Mỹ, tình hình cũng không sáng sủa hơn bao nhiêu. Châu Âu vẫn ngập trong khủng hoảng. Một số nước nếu chỉ năm ngoái thôi còn được coi là vững vàng, như Pháp chẳng hạn, thì sang năm nay, đã bị nhiều chuyên gia coi là một “quả bom hẹn giờ” mới.

Trước tình hình đó, nhiều người đã rất bi quan. Nhiều lúc chúng tôi có cảm giác, sự bi quan chán nản đã rút hết sinh khí của ngay cả những người được coi là từng trải và vững vàng nhất. Nhưng với riêng tôi, cảm thức bi quan chưa bao giờ là chủ đạo. Lý do: Thay vì nhìn mãi vào bức tranh màu xám, tôi nhìn vào những người Việt trẻ.

Tôi tin vào sức trẻ. Tôi tin đó là tài sản lớn nhất của dân tộc. Và tôi tin, chính tuổi trẻ chứ không phải các lý thuyết kinh tế xã hội kinh điển và nhiều tranh cãi, hay những lý tưởng khuôn sáo đã không còn sức sống, sẽ là cứu tinh của đất nước.

Tôi đi tìm tương lai của đất nước trên khuôn mặt những người Việt trẻ.

2. Có những ngày, tôi dành hàng giờ để quan sát những người trẻ tuổi, nghe họ nói, họ cười, họ đi lại, họ tranh cãi, họ thở dài… Ở hai đầu đất nước, và ở cả những nơi khác mỗi khi tôi có dịp. Tôi quan sát họ trong quán nước vỉa hè, trước cổng trường đại học, giữa đám tắc đường trên phố, trên mạng xã hội, trong các buổi nhóm họp tán gẫu…

Những quan sát này mách bảo tôi điều gì? Có phải người Việt trẻ không có lý tưởng? Có phải người Việt trẻ không có hoài bão lớn? Có phải người Việt trẻ không còn yêu nước? Có phải người Việt trẻ đang ngày càng vô cảm? Có phải người Việt trẻ đang ngày càng ích kỷ và thực dụng?

Tôi không phán xét. Tôi chỉ quan sát.

Không. Tôi không thấy như vậy. Tôi thấy họ đang sống. Họ đang sống theo cách của họ và giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ của họ. Cách sống này, thứ ngôn ngữ này, có thể xa lạ với nhiều người có tuổi, nhưng không thể coi đó là không tốt, là đáng lo ngại.

Chúng ta chỉ có thể ghi nhận và tôn trọng họ.

Họ đang sống. Đôi khi hết mình. Đôi khi dật dờ. Đôi khi chao đảo. Nhưng chắc chắn là họ đang sống. Mà tôi tin rằng, ở đâu có sự sống thì ở đó có sự phát triển.

Chính vì vậy mà tôi không bi quan.

Tôi cũng không quá hân hoan. Vì đằng sau những gương mặt trẻ trung kia, ẩn sau bộ tóc xanh đen kia, có thể là những trống rỗng, những đổ vỡ và hoang mang mà người ngoài không thể hiểu hết được. Những lo toan thường ngày có thể quật ngã họ bất cứ lúc nào. Giữa bộn bề của khó khăn chung, người trẻ và người nghèo bao giờ cũng bị ảnh hưởng lớn nhất. Vì thiếu vị thế và không được tôn trọng đúng mức.

Nhưng tôi lo lắng. Đôi khi đến mức dằn vặt, thậm chí cáu bẳn vì cảm giác bất công và bất lực. Trong số những người Việt trẻ tôi gặp thì phần đông là sinh viên, tức thành phần ưu tú của đất nước, nhưng tôi không thấy một sự rực rỡ hiện lên trên khuôn mặt, trong ánh mắt, trong sự tự tin quả cảm. Tôi không thấy được sự lan tỏa của một tuổi trẻ tự do phóng khoáng, sự rực sáng của khát vọng.

Rất ít lửa trong những đôi mắt. Rất nhiều lảng tránh xa xôi. Rất dài những tiếng thở. Và rất thường xuyên cam chịu.

Rất ít ngọn đuốc trên những con đường.

3. Tôi đã đi qua một rừng sinh viên trong ngày hội “Sáng tạo vì khát vọng Việt” ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 11 vừa qua. Tôi đã nhìn sâu vào những gương mặt trẻ mà tôi gặp. Cảm giác đau nhói vì có quá nhiều khuôn mặt sạm đen, tuy chưa đến mức tiều tụy nhưng thiếu sắc khí. Tôi nhìn một người, rồi nhìn mọi người, cảm giác mặn chát vì thấy quá nhiều người trẻ gầy gò ốm yếu. Nhiều người còn còi cọc hơn cả thế hệ chúng tôi khi đất nước đang trong thời bao cấp khó khăn, còi cọc hơn cả thế hệ trước tôi khi đất nước đang trong chiến tranh. Tôi chợt nghĩ: suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng giữa thời bình.

Tôi tự hỏi vì đâu? Tôi không tin đó là vì họ thức khuya học nhiều. Tôi cũng không tin đó là vì chủng tộc hay khí hậu vùng miền. Những sinh viên Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… mà tôi gặp đều học hành chăm chỉ dữ dội, chủng tộc và khí hậu cũng tương tự như mình, nhưng đôi má họ căng phính, giọng nói và ánh mắt đầy vẻ tự tin. Chiều cao cân nặng của họ cũng đều vượt xa những sinh viên tôi đang trò chuyện trong sân Dinh Thống Nhất này.

Tôi hỏi họ vì sao? Tụi em khó khăn. Khó khăn với cả chuyện ăn uống hàng ngày? Vâng…

Tôi và họ không còn dám nhìn vào mặt nhau nữa. Không xa xôi nhưng ngăn cách bởi một chông chênh. Bảng lảng xa xôi. Nỗi đau riêng người ta chỉ có thể hiểu chứ không thể xoáy mãi vào.

Tôi lắng nghe lòng mình. Có một cái gì rất vô lý ở đây. Có thể gọi đó là sự bỏ rơi chăng? Nhiều người đã bị bỏ rơi, tự bươn chải để tự đánh vật với những nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Sự bươn chải này nhiều khi làm họ kiệt sức.

4. Ngoài hội trường, có bạn tìm mọi cách gặp tôi chỉ để hỏi một câu: Em muốn trở thành doanh nhân, vậy thì em phải quan tâm đến loại người nào nhất? Một thoáng sửng sốt trước câu hỏi đó. Dù không phải là doanh nhân, tôi cũng trả lời ngay lập tức: Doanh nhân thì cần quan tâm đến khách hàng nhất.

Trong hội trường, có bạn trẻ bật khóc vì không tìm được việc làm thêm. Có quá ít cơ hội dành cho người trẻ tuổi. Cảm giác bất lực và bị bỏ rơi hiện lên rất rõ. Rất nhiều trẻ đã hoàn toàn đánh mất sự tự tin vào bản thân mình. Ý niệm về một đời sống trẻ tuổi sung mãn đầy hoài bão hoàn toàn vắng bóng.

Tôi chợt nhớ đến những buổi tranh luận với bạn bè quốc tế, khi tôi cho rằng không nên quá bi quan: Việt Nam là một đất nước trẻ. Tuổi trung bình của toàn dân chưa đến 30. Hãy nghĩ xem, trước 30 tuổi thì người ta làm gì? Người ta sẽ khám phá và hừng hực sức sống. Người ta sống. Và khi người ta sống thì người ta phát triển.

Vì thế không nên quá bi quan.

Nhưng lúc này đây, giữa quảng trường này, lập luận của tôi dường như đã bị lung lay. Khi người trẻ và bị bỏ rơi, người ta mất hết tự tin thì không chắc người ta đang sống. Họ chỉ đơn giản là đang tồn tại.

Khi người ta bị bỏ rơi và mất tự tin, không chắc người ta sẽ khám phá và hừng hực sức sống. Người ta cũng sẽ mệt mỏi, chán nản và tiều tụy như thường.

5. Người Việt trẻ nhưng không hẳn là trẻ. Tôi đã nhìn thấy sự mệt mỏi và chán nản trên gương mặt họ. Tôi đã nhìn thấy sự tiều tụy trong cơ thể họ. Tôi mong đợi một sức sống hừng hực, một tinh thần phóng khoáng, một sự tò mò tươi mới, một bạo dạn khám phá dấn thân. Nhưng điều tôi thấy lại quá ít so với trông đợi.

Có một cái gì đó thiếu vắng ở đây. Có một cái gì đó như bị bóp nghẹt không thoát ra được. Một cảm giác như bất lực, như hờn trách, như dằn dỗi dâng trào.

Nhiều người trẻ đã vô tình đánh mất tài sản quý giá nhất của mình. Đó là tuổi trẻ. Những vật lộn và toan tính đời thường đã quật ngã họ. Ý niệm về một sức trẻ dũng mãnh, một tinh thần tự do bay bổng, giờ đây bỗng trở thành xa lạ.

Lỗi tại ai? Không hẳn đã là lỗi của người trẻ tuổi. Nhưng chắc chắn là lỗi một phần của những người đi trước, của hệ thống, của xã hội, đã phần nào bỏ rơi họ.

6. Câu chuyện của người Việt trẻ chính là câu chuyện của đất nước. Vì tuổi trẻ không phải là một tương lai xa xôi, mà chính là hiện thực của đất nước này. Hiện thực ở đây và ngay lúc này. Gương mặt của người trẻ chính là gương mặt của đất nước. Khi tuổi trẻ bị bỏ rơi thì cũng chính là đất nước bị bỏ rơi. Khi tuổi trẻ bỗng nhiên trở nên già nua mệt mỏi thì cũng chính là đất nước đã trở nên già nua mệt mỏi.

Không gì đáng sợ hơn tuổi trẻ mỗi ngày mỗi trở nên tiều tụy. Không gì xót xa hơn khi nhìn thấy những người Việt trẻ ốm yếu còi cọc hơn so với bạn bè đồng lứa năm châu. Với sức vóc đó, với tinh thần đó, đòi hỏi họ phải gánh vác giang sơn, đưa đất nước đến bến phồn vinh là một đòi hỏi quá lớn và quá vô lý. Vì thế, những người đi trước, những người hữu trách trong hệ thống công quyền, cần thiết nhìn lại xem mình đã làm được gì cho người trẻ, trước khi đặt lên vai họ những gánh nặng quá lớn như vậy.

7. Đất nước cần vượt lên. Vì thế, với người Việt trẻ, một cuộc vượt lên chính mình là cần thiết. Khi còn mò mẫm trong sáng tối, khi còn chao đảo giữa muôn vàn xô đẩy của cuộc đời, thì không còn cách nào khác là phải tự đốt đuốc cho mình, phải tự mình vạch đường mà tiến bước.

Sức trẻ là tài sản quý giá nhất mà mỗi người đang nắm giữ. Vậy thì đừng bỏ phí nó.

Hãy sống.

Hãy sáng tạo.

Hãy bay bổng.

Hãy tò mò khám phá.

Hãy cất bước dấn thân.

Hãy tin vào bản thân mình.

Hãy vun đắp những khát vọng lớn.

Hãy xây dựng cho mình hình ảnh về một con người tự do một công dân.

Vì không phải ai khác, mà chính người Việt trẻ mới là cứu tinh của đất nước.

Bài đã đăng trên Tạp chí Lifestyle, số Xuân 2013.

Theo blog Giáp Văn

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Cương quyết không đi theo ai, để đến cái nơi mà mình không hề biết !

Posted by hoangtran204 trên 19/04/2013

Trích:

Suốt chặng đường 38 năm nay, một con đường mờ mịt quanh co, lúng túng không có lộ trình, không biết nơi đến, không rõ khuôn mặt, mà tuyệt nhiên, thực chất, chẳng có ai biết nó ra sao, kể cả mấy anh lớn dẫn đường ! Anh cả Liên Xô thì đã bỏ cuộc, một đi không trở lại. Anh Ba Trung quốc thì thành“Bá quyền”, bầy hầy, lếu láo mà lại phản bội. Bây giờ thì đi đâu ? Hiện nay, không ai biết nước Việt Nam trong tương lai sắp đến như thế nào !.

Chưa ai từng biết chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản) nó như thế nào ngoại trừ nghe lời mô tả của các ông Việt Cộng nói: chủ nghĩa xã hội tươi đẹp lắm…khi cả nước tiến đến giai đoạn đó, lúc ấy thì  mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu…đất đai là thuộc quyền sở hữu toàn dân…các đảng viên cao cấp của đảng CSVN chỉ nói những lời vớ vẫn thế thôi mà có cả hàng triệu người VN tin tưởng và nghe theo.  

Tính từ 1945 cho đến nay, đã có hơn 5 triệu người VN đã chết vì những lời nói xí gạt và bá láp của các nhà lãnh tụ và lãnh đạo của đảng CSVN.

Sau khi nhờ Trung Cộng giúp đỡ mà chiếm được miền Bắc vào năm 1954, đảng CSVN nhận ra là không thể tự làm ăn sinh sống và cung cấp nổi thực phẩm cho dân chúng miền Bắc. Lúc ấy  ông Hồ Chí Minh, Lê Duẫn ngộ ra rằng cần phải gây chiến tranh mới có cái ăn và cái mặc nếu không dân chúng miền Bắc sẽ chết đói, sẽ nổi dậy…thế là cả hai ông đã tuân lệnh của Mao Trạch Đông để đánh chiếm Miền Nam Việt Nam. 

Trung Cộng và Liên Xô đứng ra cung cấp lương thực, vũ khí đạn được, và gạo để nuôi dân miền Bắc. Bởi thế Lê Duẫn mới công khai tuyên bố trước dân chúng miền Bắc vào năm 1965: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.” 

Trung Cộng hổ trợ cho  miền Bắc VN đánh miền Nam Việt Nam tựa như đã giúp Bắc Hàn đánh Nam Hàn 1953. Khi Hồ Chí Minh qua cầu viện Trung Quốc vào năm 1950, ông HCM đã ký mật ước với Mao Trạch Đông để nhường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng để lấy vũ khí, lương thực và quân trang quân dụng.  Ngay sau khi đã giúp ông HCM và đảng CSVN chiếm lấy miền Bắc VN qua Hiệp Định Geneve 20-7-1954, Trung Cộng lấy công bằng cách chiếm lấy Hoàng Sa năm 1956 và buộc Phạm Văn Đồng ký công hàm 19-8-1958 để công nhận biển đảonày là  của Trung Cộng.    

Muốn có cớ  đánh miền Nam, đảng CSVN do HCM và Lê Duẫn đã thành lập  Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) 1960 và kêu gọi dân chúng miền Bắc đi vào miền Nam đánh bọn Mỹ xâm lược và “bọn Ngụy” làm tay sai cho Mỹ. 

Kết quả của chiến tranh VN do đảng CSVN gây ra là tang tóc và đổ nát. Trong các thập niên 1960 và 1970, đã có hàng triệu thanh niên và thiếu nữ  VN đã bị đảng dùng bạo lực (của công an, nhà tù, chuyên chính vô sản, và cắt thực phẩm của cả gia đình nếu như không nghe theo lời kêu gọi) đi vào miền Nam để chiến đấu).  (« )

Mời các bạn đọc tác phẩm Đường Đi Không Đến của nhà văn Xuân Vũ, một đảng viên cộng sản bị ép buộc vào miền Nam để chiến đấu, nhưng ông đã ra chiêu hồi và viết tác phẩm ĐĐKĐ để kể lại câu chuyện vượt Trường Sơn vào Nam.

http://vietmessenger.com/books/?title=dduongdikhongden 

Tác giả Hạ Đình Nguyên đã từng ở trong nhóm sinh viên tranh đấu ở  Miền Nam, ông đã bị đảng dụ khị và lừa gạt suốt cả thời tuổi trẻ. Nhưng nay ông đã giác ngộ và viết  bài dưới đây. Ngoài ra, các bạn có thể đọc nhiều bài viết khác của tác giả Hạ Đình Nguyên ở đây:

http://tiengnoidanchu.wordpress.com/tag/h%E1%BA%A1-dinh-nguyen/

Cương quyết không đi theo ai, để đến

cái nơi mà mình không hề biết !

Hạ đình Nguyên

nguồn: quechoa.vn

clip_image002[3]

 1. Từ câu chuyện nhỏ

Cách đây đã khá lâu, khi quét dọn căn phòng trọ, tôi nhặt lên một mảnh nhật báo cũ ai đó bỏ rơi. Dừng chổi, tôi đọc lướt qua một câu chuyện rất ngắn, có tựa đề : “ nhớ về một chuyện đụng xe” của Nhà văn NQS. Câu chuyện nhỏ theo tôi đến tuổi già. Chuyện như sau, lược theo trí nhớ.

… “Hôm ấy, tôi đạp xe theo sau một người bạn đi về hướng Chợ Lớn, để tới một nơi hẹn. Khi đến một ngã tư, anh bạn đã vượt qua, tôi qua chưa kịp thì đèn chuyền sang màu vàng báo hiệu dừng lại. Nghĩ rằng tôi có thể vượt qua nên cố sức nhấn bàn đạp dấn tới. Một xe đạp khác băng qua. Chúng tôi đã va vào nhau, đều té ngã. Đứng dậy, chúng tôi cãi nhau chuyện phải quấy. Ai cũng đưa ra lý lẽ của mình. Tôi kịch liệt bảo vệ lập trường của tôi. Giao thông bị trở ngại. Một Cảnh sát tiến đến. Anh ta nói : “hai bác cũng đã lớn

tuổi, hai xe không hư hại gì, cũng chẳng ai trầy sướt, hai bác nên hòa nhau, đừng cãi nữa”. Chúng tôi đồng ý giải hòa và sau đó, phần ai nấy đi, theo hướng của mình. Tôi mất hút ông bạn. Tôi ăn năn tư nhủ, lẽ ra tôi phải dừng xe lại khi đèn vàng báo hiệu, nhưng tôi cố tình vượt qua, vì sợ lạc ông bạn, tôi sẽ không biết đi đâu, vì không biết địa chi rõ ràng, lại trong cảnh phố rộng người đông.!

Xét cho cùng, tôi kết luận: ở đời phải biết chổ đến của mình, nếu đi theo người ta mà không biết về đâu, sẽ rước lấy tai họa, có khi phí cả cuộcđời. ”./.

Câu chuyện nầy làm tôi nhớ mãi, về sự đi theo mà không biết rõ nơi đến. Tình cảnh nầy có lẽ không riêng ai, có khi là cả dân tộc ?

 Nhân dân VN đã đi theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, suốt 2/3 thế kỷ, để đấu tranh giành Độc lập, Tự do, Dân chủ, đem hạnh phúc về cho nhân dân.

Mục tiêu như thế đã rõ, chỗ đến đã được minh định, với Hiến pháp năm 1946. Dù rằng trong quá trình kháng chiến, ĐCS VN cũng đã hứa hẹn thêm cho tương lai một CNXH tươi sáng, “Đem nhu yếu ra mà dẫn dắt nông dân đến chiến trường”! (Luận cương Đảng CS năm 1930)

Nhưng nhiều thế hệ đã hy sinh đời mình, kể cả những người đang sống sót, cũng không biết CNXH là gì, và họ cũng đã từng “chưa quan tâm”. Chiến đấu vì Độc lập Tự do trước đã !. Như cô gái Lai Vu, theo nhà thơ Tố Hửu: “Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù”.

Chuyện thật hư chưa ai biết, nhưng ví phỏng việc rắn quấn vào chân còn gác lại, huống là cái chủ nghĩa cao siêu mộng tưởng ấy.

 Ông Hồ Chí Minh, năm 1946 đã gọi lớn : Hởi đồng bào cả nước ! Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai xâm phạm được,trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tư do và quyền mưu cầu hạnh phúc… (Tuyên ngôn Dộc lập)

Cả nước đã vào cuộc chiến tranh.

Và 30 năm chiến tranh kết thúc, Độc lập thì “tạm xem như” đã có. Tư do Dân chủ thì chưa.! Nó được thay thế bằng từ ngữ “CNXH” rất rỗng rang, do Đảng CS hiện nay tiếp tục lãnh đạo, dưới bộ máy chuyên chính vô sản.

Suốt chặng đường 38 năm nay, một con đường mờ mịt quanh co, lúng túng không có lộ trình, không biết nơi đến, không rõ khuôn mặt, mà tuyệt nhiên, thực chất, chẳng có ai biết nó ra sao, kể cả mấy anh lớn dẫn đường ! Anh cả Liên Xô thì đã bỏ cuộc, một đi không trở lại. Anh Ba Trung quốc thì thành“Bá quyền”, bầy hầy, lếu láo mà lại phản bội. Bây giờ thì đi đâu ? Hiện nay, không ai biết nước Việt Nam trong tương lai sắp đến như thế nào !.

2.Sự đi theo

Con đường có nhiều khúc quanh.

Năm 1959, ông Hồ Chí Minh nói : “Từ khi Đảng CSĐD thành lập, nhân dân VN luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ 2 của mình” (1). Chuyện nầy, thuộc về quá khứ, nó nằm trong zig zag mà lịch sử đã vượt qua. Nhưng chuyện hôm nay, khi cái cột mốc vĩ đại đó chì còn là một phế tích, thì sự thật đã quá lõa lồ.

Năm 2013 của thế kỷ 21, thời đại của toàn cầu hóa, nhưng trên đống tro tàn vẫn còn gầm lên một thứ “triết lý bọc thép”, bất chấp thời đại: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng 10 (Nga) đã dẫn đầu sự ra đời của Tổ quốc XHCN, một Tổ quốc kiểu mới trong lịch sử nhân loại, đặc trưng bởi chế độ xã hội XHCN” Người phát ngôn những lời xanh rờn, bí hiểm một cách vô nghĩa đó, là một Trung tướng, Tiến sĩ!(2)

Tìm đâu thấy ?. Việt Nam là ai, mà muốn làm “Tố quốc kiểu mới” vượt lên trên nhân loại, lại còn đặc trưng, đặc sản nữa ! Mà chỉ thấy “Sự diễn trò rập khuông ngông nghênh quẩn đục phi sáng tạo” (3), như cơn bốc đồng của một kẻ say xỉn.

Những người “dẫn đường” của Việt Nam hiện nay vẫn cương quyết dẫn đường.! Vì lý do rõ nhất, trong khi dẫn đường, họ được tự do gấp vạn lần tự do của nhân dân, được tham nhũng thoải mái vì có luật pháp của mình che chắn, được ăn uống tất cả các thứ mà con người có thể ăn uống được…

Cái triết lý duy nhất, cuối cùng để biện minh: “Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng, nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác”(4). Cái bình đẳng của “một số con” nầy, đã nhân danh nhân dân, nhân danh chính nghĩa, đã vượt thời đại để lao lại về… một quá khứ tối tăm.

 Nhân danh sự bình đẳng ấy, lực lượng tuyên truyền đề cao Đảng với một thứ ‘triết lý bọc thép”, có thể tóm tắt: công giành được giang san nầy là của Đảng, do đó đất nước nầy là sở hửu của Đảng, dân tộc nầy là thuộc quyền điều khiển của Đảng, nhờ Đảng mà có, do Đảng mà sống, nên Đảng có quyền muốn dẫn đi đâu thì dẫn ? Hiểu khác, là đồng nghĩa với phản bội, là phủ nhận “công ơn” của đảng.

Phải chăng hình mẫu đặc sắc của VN mà Đảng muốn là mô hình Bắc Triều Tiên, ở đó nhân dân chịu lép một bề dưới quyền cai trị của một nhóm người ?

Lối suy nghĩ nầy thuộc về thời tiền sử, tồi tệ hơn phong kiến, thực dân và đế quốc cộng lại, mà ĐCS trước đây, luôn lưôn tuyên bố chống lại nó !.

 Lẽ nào, cuộc chiến tranh giành độc lập nầy không phải là ý chí và xương máu của toàn dân ?, của hàng hàng lớp lớp thế hệ thanh niên con em của nhân dân, là tim, là máu, là thịt với gần một thế kỷ đã hy sinh ? Hay chì có Đảng CS, và đặc biệt được rút gọn lại thành chỉ là các anh hôm nay ? Đảng có thể là “đại diện”, chứ không là tất cả, trong một giai đoạn đã qua, xin tạm để dành lại cho lịch sử . Nhưng hôm nay, dù Đảng nầy vẫn còn danh nghĩa

là Đảng ấy, nhưng Đảng ấy đã biến thành Đảng nầy, khi mà, nếu nó không còn chứng tỏ được trái tim có phẩm chất xứng đáng, và một trí tuệ bắt kịp thời đại, thì sẽ không còn là đại diện cho ai nữa, dù là đại diện giai cấp nầy nọ, hay đại diện của nhân dân.

 Không thể đồng hóa lợi ích và một mớ di sản khẩu hiệu giáo điều của một số ít người với cả lịch sử của Đảng và cuộc kháng chiến của toàn dân. Cái món nợ gần 70 năm qua của Tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp 1946 hãy còn nguyên. Nước Nhật trong đống tro tàn, đã cùng một thời điểm xuất phát đó, cũng vào năm 1946 đó, với 30 năm của một Hiến pháp Dân chủ tiến bộ, đã trở thành một cường quốc. Xét cho cùng, nhân dân Việt Nam lấy cái gì để tự hào và lên giọng, ngoài cái hy sinh 30 năm xương máu, và 38 năm đi quanh quẩn cùng với các khẩu hiệu và cờ trống ? Ăn vào quá khứ, vơ vào mình những công lao moi lên từ những nấm mồ, mà không làm nên được một đột phá nào để thoát tình cảnh lùng bùng và tụt hậu hôm nay, đúng là điều sỉ nhục của trí tuệ và lương tri, là biểu hiện của những lời huênh hoang.

 Đảng đã tư nhận là suy thoái – mà là suy thoái toàn diện – đã nhận ra là đánh mất niềm tin của nhân dân, thì thái độ tự cao, tư tưởng bảo thủ, lý sự đúc sẳn theo khuông, chắc chắn không phải là giải pháp ứng xử thích hợp cho tình thế hôm nay.

Sửa đổi Hiến pháp là cơ hội để thay đổi não trạng, để có thể nhìn lại lịch sử, để điều chỉnh hướng đi, là xây dựng một đích đến cụ thể. Dân tộc không thể chấp nhận việc “tiến lên”, “tiến tới” một cái nơi mơ hồ, được ngụy biện bằng những từ ngữ không có nội dung.

Nhân loại đã dành sự ngưỡng mộ cao nhất cho chính trị, ở nơi người lãnh đạo, đó là đạo đức, là tư tưởng nhân bản, là một nhân cách cao hơn hẳn, và phải là một trí tuệ sáng suốt, có khả năng nhìn thấy được tương lai. Nếu không được như thế, hàm lượng của những tố chất nói trên quá ít ỏi, thì đó là một tai họa khủng khiếp cho dân tộc. Người ta vẫn cho rằng, làm chính trị sai, hại cả một thế hệ, làm văn hóa giáo dục sai, hại nhiều thế hệ. Điều đó sẽ không đúng trong một chế độ chính trị ‘toàn trị”. Toàn trị sẽ đem lại hệ quả rất khủng khiếp, nó bít kín tất cả, không cho phép có một kẻ hở nào để có bất cứ một sự nẩy mầm tươi mới tốt đẹp hơn xuất hiện. Vì văn hóa giáo dục cũng chỉ trở thành một thứ “chiến binh”, là một sắc lính trong các sắc lính, được trang bị một loại tư duy theo kiểu công cụ, đồng đẳng với các công cụ bạo lực khác.

 3. Sự khoán gọn

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, phải chăng Điều 4, là một thứ văn kiện “hợp đồng khoán gọn”, giao cả sinh mệnh trước mắt và lâu dài của cả dân tộc cho một “đội thầu”, mà đội thầu đó lại có quá nhiều quyền hạn, từ thiết kế đến thi công, kiêm giám sát công trình, làm báo cáo hoàn công; và đặc biệt, thay mặt cả “chủ đầu tư”, có quyền đánh, bắt, bỏ tù “chủ đâu tư”. Phương chi, đội thầu ấy, đang thoái hóa đến toàn diện, mất hết niềm tin của “chủ đầu tư”. Nếu “hợp đồng khoán gọn” nầy có tồn tại trong Hiến Pháp, thông qua cuộc “lobby” hoành tráng bằng các kỷ xảo bạo lực, thì Hiến Pháp ấy cũng không có trong lòng dân.

Cho dù có kẻ quan niệm trắng trợn rằng, chính trị là thủ đoạn, đời sống là thực dụng, quyền lực là ưu thế chăng nữa, thì sự khinh-trọng trong nhân dân vẫn là chuẩn mực của giá trị sống hằng ngày và lâu dài, nó có sức mạnh vĩnh cửu trong lòng dân tộc. Đoàn người sẽ ngày càng đông, giới trẻ càng nhập cuộc, vẫn đang tiến về phía trước, hướng về mục tiêu dân chủ, chỉ vì con tàu của đất nước, đặc biệt đang đứng trước họa xâm lăng của “Chủ nghĩa Xã hội” Đại Hán. Ngoài ra, không có một giá trị nào khác được so sánh, như sự “tồn vong” của Đảng chẳng hạn…Vả lại, sự “tồn vong” nầy nằm trên nền tảng dân chủ hay không. Thế giới từng cảnh báo : Với Trung Hoa Cọng sản, hòa bình chỉ đến khi họ thống trị thiên hạ mà không còn sự đề kháng nào xảy ra.

 Bức họa đồ cho cuộc hành trình mà điểm đến phải là bản Hiến Pháp của toàn dân. Không thể hồ đồ vu cáo cho ai là thoái hóa, hay có âm mưu chia rẽ dân tộc. Chỉ bằng cái nhìn khách quan cũng thấy rõ, thông qua đợt góp ý sửa đổi HP, có 2 luồng chảy, như Đảng đã tự phân chia “lề phải và lề trái”, người ta thấy nó đồng nghĩa với “lề đảng và lề dân”, trong đó có một phía là Đảng CS lãnh đạo, và luồng chảy kia là trong lòng nhân dân. Chừng nào chưa có một cuộc trưng cầu ý dân một cách chân thực, dân chủ, minh bạch, thì không ai có thể nhân danh được, theo cách có danh dự, hai chữ Nhân dân, Tổ quốc, hay Công lý ! Dù có 20 triệu lượt ý kiến góp ý về Hiến pháp, hay 100 triệu đi nữa, theo cái cách đó,

thì cũng vô nghĩa, vì không có giá trị về sự trung thực. Tiếc thay, niềm tin đã mất, càng thêm mất, đến chẳng còn gì !

 Còn quá xa vời để so sánh với quốc gia cùng một thời điểm xuất phát, nước Nhật với Minh Trị Thiên Hoàng và nhà tư tưởng Fukuzawa : “Xây dựng và bảo vệ tự do của một quốc gia, là thông qua xây dựng và bảo vệ tự do của mỗi công dân”.

Họ đã nói thật, nên họ đã làm được, đã qua 100 năm.(1912- 2013).Thực tế chứng minh : Tư tưởng tự do đã đem đến tiến bộ. Tư tưởng toàn trị chỉ kéo lùi lịch sử.!

 Đèn vàng đã báo hiệu dừng lại, là sự nhắc nhở cần thiết cho toàn dân, kẻ dẫn đường, lẫn kẻ đi theo mà không biết đích đến, sẽ gặp tai họa, mà một số trong số những kẻ dẫn đường, sẽ nhanh chóng biến mất ở một con hẻm nào đó, như một kẻ cắp, sau khi đã làm kẻ cướp. Quả thật, nếu vai trò dẫn đường nằm trong tay người không lương thiện, hoặc là loại vớ vẫn, thì tai họa cho dân tộc biết chừng nào !

Nhất Đảng “công mình”, vạn cốt khô !

 Tôi luôn nhớ câu chuyện nhỏ nầy và cương quyết không đi theo ai, để đến cái nơi mà mình không hề biết ! ./.

HĐN, 2-4-2013

Tác giả gửi Quê choa

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

 ……………………………………..

(1) Chuyện xưa : Phát biểu 1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166

(2) Chuyện nay: Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Tiến Bình, tạp chí CS số 19/139-2013

(3) Câu trích trong bài : Tết nầy thiền định “ao ta”, của Hoàng Hồng Minh,

http://nuocdenchayn.com,1-3-2013)

(4)Khẩu hiệu cuối cùng của Trại súc vật, trong tác phẩm Trại Súc Vật.

——————

Hòa bình thống nhất xong, đảng cũng không biết làm gì để phát triển đất nước, ngoài chuyện đi mượn tiền nước ngoài để chi tiêu, mà tính đến nay nhà nước VN đang mắc nợ ngoại quốc hơn  60 tỷ đô la (57% GDP) và in tiền tung vào thị trường hàng năm để mua lại 10 tỷ đô la mà Việt kiều gởi về hàng năm giúp gia đình của họ. Vì in tiền đồng và tung vào thị trường hàng năm nên đã làm cho đồng tiền mất giá, và vật giá ngày càng mắc. 

18 tỉnh Việt Nam cho Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê mướn đất đai với giá cực kỳ rẻ, sao không bị chính quyền cưỡng chế?

►Quảng Nam cho 1 công ty Trung Quốc thuê đất trong thời gian 50 năm, giá thuê 1 mét vuông là 2 đồng 75 xu/ 1 năm.

►Lạm Phát của Việt Nam từ 1980-2010 – Thống Kê của IMF

 

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Chỉ đổi tên nước để làm gì? Nếu chuyện này xảy ra, thì chắc chắn sẽ có đổi tiền

Posted by hoangtran204 trên 17/04/2013

 Chỉ đổi tên nước để làm gì?

Tô Văn Trường

Lâu nay, mỗi khi được đoc bài phát biểu của số vị lãnh đạo cấp cao do ai đó trong Hội đồng lý luận soạn thảo trước, suy ngẫm tôi hiểu vì sao đất nước ta, dân tộc ta sẽ còn bị trầm luân bởi vì họ:

Nói những điều không biết
Viết những điều không hiểu
Sợ mất những điều không đáng có

Ngay từ khi đọc thông tin công bố khuyên khích người dân cả nước không có vùng cấm tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, những người tỉnh táo biết rằng “trò chơi” nửa vời, hình thức này sẽ tốn kém rất nhiều tiền thuế của dân và thời gian, công sức của giới trí thức. Trong bài viết: ”Hiến pháp của ai”, tôi đã nêu 4 vấn đề cốt lõi bất cập của việc sửa Hiến pháp cho đến nay vẫn mang nguyên tính thời sự!

Mấy ngày gần đây, lại rộ lên thông tin ban soạn thảo Hiến pháp đưa ra phương án đổi tên nước. Có ý kiến tán thành hay phản đối là tùy theo nhận thức và góc nhìn của mỗi người đừng ném đá nhau làm gì. Chỉ cần nói chủ quyền là của dân, nếu dân quyết định đổi tên nước thì đó là việc không ai có quyền ngăn cản.

Nếu “mổ xẻ” sâu xa hơn thì việc đổi tên nước cũng chỉ như cốc nước tạm thời “an thần” cho người đang bị trọng bệnh nan y chưa có thuốc giải. Tiến sĩ Hoàng Lê Tiến đang làm việc ở xứ người nhưng luôn quan tâm đến vận nước mới gửi mail tâm sự nguyên văn như sau: “Nhiều khi Tiến tự hỏi, ở nước ta có bao nhiêu người thực sự hiểu chủ nghĩa Mác, rồi vào những năm cuối thể kỷ 20 chắc chúng ta chưa có tiến sĩ về chuyên môn này thế ai là người hướng dẫn tiến sĩ cho một loạt các tiến sĩ rồi sau đó qua hội đồng phong giáo sư nhà nước (trong hội đồng có bao nhiều người có chuyên môn về chủ nghĩa Mác). Cho nên mới có một loạt GS … như thế!. Cho nên phải nhắc lại câu nói của Bác Hồ: đi lên chủ nghĩa xã hội “bò” qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa., Thế nhưng các chú đâu có hiểu tiếng Nghệ – bác nói bò qua thì các chú lại hiểu là “bỏ”, qua thế mới chết chứ!

Tạm gác câu chuyện có tính truyền thuyết nói trên, trao đổi với vị trưởng thượng, chúng tôi hiểu vấn đề không chỉ là đổi tên nước mà đã tới lúc phải từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ toàn trị. Chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lênin dựa trên ba trụ cột coi như nguyên lý: thứ nhất là đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản; Thứ hai là xóa bỏ tư hữu (về tư liệu sản xuất, trong đó có đất đai); Thứ ba là không chấp nhận kinh tế thị trường (thay bằng kế hoạch hóa tập trung). Cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI thực chất là thay đổi hai nguyên lý sau nhưng chưa triệt để. Còn nguyên lý thứ nhất thì không nói tới trong các văn kiện nữa (nhớ rằng nghị quyết Đại hội III, IV và V đều đặt “nắm vững chuyên chính vô sản” lên đầu tiên trong đường lối chung) nhưng về tư duy lãnh đạo cũng như hoạt động thực tế thì hầu như không thay đổi mà vẫn củng cố chế độ toàn trị.

Trước đây, khi được mời tham luận trong Hội nghị toàn quốc về cải cách hành chính quốc gia do Bộ Nội vụ và báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức ở Hà Nội tôi viết bài “Suy nghĩ về cách tiếp cận và lộ trình cải cách hệ thống chính trị ở Việt Nam” đã đụng chạm đến quan điểm chuyên chính vô sản! Đây chính là thực chất của chế độ chính trị ở những nước còn tự nhận đi con đường xã hội chủ nghĩa. Định nghĩa về chế độ toàn trị trong từ điển Larousse năm 2002 (cả tiếng Pháp nguyên gốc và bản dịch sang tiếng Việt

Định nghĩa trong từ điển Petit Larousse 2002

Totalitarisme: Système politique caracterisé par la soumission complète des existences individuelles à un ordre collectif que fait régner un pouvoir dictatorial. Encycl. La fusion des pouvoirs exécutif, législatif et judiciaire, l’existence d’un parti unique, la diffusion d’une idéologie hégémonique, la mobilisation des masses, le contrôle policier, la repression, l’élimination des catégories de la population designées comme boucs emissaires sont des traits partagés par les régimes totalitaires, dont l’étude a été developpée notamment par H.Arendt, soucieuse de penser les similitudes des régimes nazi et stalinien

Chủ nghĩa (chế độ) toàn trị: Hệ thống chính trị được đặc trưng bởi sự phụ thuộc hoàn toàn của các cá nhân vào một trật tự chung theo sự cai trị của một chính quyền độc tài. Từ điển bách khoa: Sự hợp nhất các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, sự tồn tại một đảng duy nhất, sự phổ cập một ý thức hệ thống trị, sự huy động quần chúng, sự kiểm soát của cảnh sát, sự đàn áp, loại trừ các nhóm dân cư được coi như bung xung, đó là những nét chung của các chế độ toàn trị mà việc nghiên cứu được mở rộng, đặc biệt là nhờ H.Ariendt, quan tâm tới sự đồng dạng của chế độ phát xít và chế độ Stalin.

Ngẫm suy, nếu bây giờ ta đổi lại Việt Nam dân chủ cộng hòa thì rõ ràng cũng khác với VNDCCH năm 1954 – 1975 rồi. Thế giới đều nghĩ vậy, chỉ có ta không chịu nên mới có Việt Nam Cộng hòa là “bù nhìn” của đế quốc Mỹ mà thôi. Cái vòng nhân quả của thủ đoạn chính trị tất nhiên là vậy đấy. Càng bày lý lẻ càng oan trái nhiều (nhại Kiều)! Nhưng rõ ràng sau 30/4 /1975 thì hai Chính phủ VNDCCH và Cộng hòa miền nam Việt Nam hiệp thương thống nhất đất nước, lập ra Chính phủ Cộng hòa XHCNVN. Về mặt pháp lý thì CHXHCNVN là nối tiếp và kế thừa VNDCCH và VNCH-CHMNVN chớ không phải chỉ liên tục của riêng VNDCCH. Và tất nhiên càng không phủ định VNCH.

Về chính trị đến đây ta mới thấy vấn đề đại đoàn kết toàn dân, HÒA GIẢI rồi mới HÒA HỢP DÂN TỘC do Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đề xuất là thấu tình đạt lý và cũng rất biện chứng, không thể không làm. Và nếu không làm thì lịch sử dân tộc nầy không thể là một dòng chảy thông suốt. Lý lẽ nầy, chắc trên thế giới không ai mà không công nhận, chỉ trừ Trung Quốc! Nhưng ta và Trung Quốc từng cùng phe không công nhận VNCH, vậy coi trong văn kiện, lời hứa có gì mắc mớ với họ không mà thôi. Nhưng dù ta không có sơ hở gì đi nữa thì “mưu Tàu” thâm ác là vô biên. Việc ta phải ta cứ làm. Nhưng để cho chắc ăn từ hình thức lẫn nội dung thì sửa lại “CỘNG HÒA VIỆT NAM” như phổ biến ở các nước đều có ý nghĩa hơn thực tế hơn quốc hiệu hiện thời CHXHCNVN. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi cần nhớ rằng nếu chỉ đổi tên nước mà không chuyển từ toàn trị sang dân chủ thì vô nghĩa, chưa kể các “ẩn số” hệ lụy đằng sau của việc đổi tên nước!

Thay cho lời kết

Lúc này, ta vẫn còn đủ thời gian, lực lượng và cả uy tín để sửa sai, sửa cái chưa hợp lý, sửa cái dân chưa đồng tình. Cơ hội đi qua là không trở lại, cần bình tĩnh nhìn lại đất nước ta từ ngày hội nhập chẳng những không rút ngắn khoảng cách mà còn tụt hậu xa hơn, cho dù ta có tiến bộ xa một trời một vực so với 1985. Nhưng nếu chỉ có ta so với ta thì có khác nào cứ lải nhải với con cháu về bài ca “ăn mày dĩ vãng” mà thế hệ trẻ chỉ so sánh với cái mà chúng thấy, quốc gia mà chúng biết. Hãy thật lòng, cho dù có đau, nhìn cách Hunsen hành xử sau 1991 mà nên cả cơ đồ, Myanmar trở mình sau một giấc mơ thế kỷ vv… là những bài học thực tế vì họ biết vượt lên chính mình!

T.V.T

Theo blog Nguyễn Xuân Diện

Chia sẻ bài viết này

danluan.org  (repost)

*Nếu có đổi tên nước, thì chắc chắn sẽ có đổi tiền. Vì tên nước in trên tờ giấy bạc phải thống nhất với tên của quốc gia. Vậy bà con nên chuẩn bị sẵn để đối phó với bọn cướp.   

 

Posted in Uncategorized | 1 Comment »

►Liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền HS và TS để giành quyền khai thác dầu khí: Liệu Hà Nội phải công nhận chính thể VNCH là hợp pháp duy nhất từ 1954-1975…

Posted by hoangtran204 trên 15/04/2013

Lời tựa của Trần Hoàng: Từ năm 1960, đảng cộng sản VN và nhà cầm quyền Hà Nội đã cố tình không công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam là một chính phủ hợp pháp từ 1954-1975. Mục đích của họ là viện vào cớ này để gây ra cuộc chiến tranh VN 1954-1975 và chiếm miền Nam Việt Nam. Nhưng nay thì tình thế đã khác, buộc họ phải thay đổi, phải công nhận chính thể VNCH nếu như họ muốn tuyên bố Việt Nam có chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng này ngoài địa thế chiến lược còn được xem là nơi chứa nguồn dầu khí khổng lồ. 

Vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều dầu hỏa và khí đốt. Dầu hỏa và khí đốt chiếm 30- 40% Tổng sản phẩm và Dịch vụ (GDP) của Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Nhà cầm quyền cộng sản VN sống được và đứng vững được trong hơn mấy chục năm qua đó là là vào việc bán 400.000  thùng dầu thô mỗi ngày, và 9 tỷ tấn ga hàng năm. 

Cuối năm 2011,Trung Cộng đã kéo dàn khoang dầu vào khu vực Biển Đông và đang ở trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí ở quanh vùng quần đảo HS và TS. Khi làm vậy, Trung Cộng đã và đang chạm vào nọc hay tử huyệt của đảng CSVN  và nhà nước.

Nhưng Việt Cộng không dám đối diện trực tiếp với Trung Cộng bởi vì Trung Cộng nắm được nhiều bí mật về những cam kết và trao đổi giữa ông Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông vào năm 1950. Mỗi khi Trung Cộng cần bắt buộc đảng CSVN và Nhà Nước phải thực hiện chuyện gì, và nếu đảng và nhà nước cứng đầu không nghe theo, thì Trung Cộng tung ra một vài tài liệu bí mật. Thí dụ vào năm 1999, khiTrung Cộng muốn ép đảng và nhà nước phải cấp tốc ký kết Hiệp Định Biên Giới để nhường hơn 3000 km vuông cho Trung Cộng, trong khi đảng và nhà nước chần chừ, thì Trung Cộng tung lên mạng Công Hàm công nhận biển đảo mà  ông Phạm Văn Đồng  đã ký vào ngày 14-9-1958.  Quá hoảng sợ, đảng và nhà nước bị Trung Cộng dồn vào thế bí, nên phải nhanh chóng ký kết Hiệp Đinh Biên Giới vào ngày cuối năm 31-12-1999. (nguồn)

Trong lúc ông HCM đi sứ  qua Trung Quốc  vào năm 1950 để CẦU VIỆN nước ngoài: xin Trung Cộng giúp đỡ súng đạn, thực phẩm, và mời quân Trung Cộng vào VN đánh Pháp. Việc giúp đỡ của Trung Cộng  dành cho ông HCM và đảng CSVN  có ý nghĩa to lớn là:  chiến thắng trận Điện Biên Phủ 1954  và tiếp đó, Trung Cộng cũng đã giúp cho đảng CSVN chiếm được một nửa nước VN qua Hiệp Định Geneve 20-7-1954 chia đôi nước VN làm 2 miền. Và sau cùng, chính Trung Cộng đã viện trợ hơn 21 tỷ đô la từ 1954-1975 và cũng đã gởi 300.000 bộ đội Trung Quốc sang đóng quân ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1965-1975 trong chiến tranh VN.

Trung Cộng chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đang tìm kiếm thăm dò dầu khí ở quanh quần đảo HS và TS là chạm vào miếng ăn hay tử huyệt sống còn của đảng CSVN. Vì thế, bằng mọi cách, đảng CSVN phải cố giữ quyền khai thác dầu khí trong vùng  này để sống còn (dầu khí chiếm 40% GDP, theo Tập Đoàn Dầu Khí VN (PetroVietNam) công bố.

Vì vậy, trong mặt trận pháp lý, muốn khẳng định chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VN, nhà cầm quyền Hà Nội phải công nhận Việt Nam Cộng Hòa là một chính phủ hợp pháp trong giai đoạn 1954-1975. 

“Việc có hai quốc gia là cơ sở để cho rằng VNCH có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ gì đối với hai quần đảo đó…

Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.

Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.

Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này…

Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?

Dương Danh Huy và cộng sự
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Theo BBC

Chia sẻ bài viết này   Tưởng niệm các quân nhân Việt Nam từ cả hai phía hy sinh ở Hoàng Sa – Trường Sa Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.

Quốc gia duy trì chủ quyền

Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca.

Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor.

Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.

Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.

Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó.

Trên lý thuyết, nếu chứng minh được từ năm 1954 đến 1975 chỉ có một quốc gia, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia đó, thì điều đó cũng đủ là cơ sở cho lập luận pháp lý của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa.

Trên thực tế, thứ nhất, chưa chắc chúng ta sẽ chứng minh được điều đó; thứ nhì, chính phủ Việt Nam ngày nay sẽ khó chấp nhận một chiến lược pháp lý dựa trên giả thuyết này.

Vì vậy, chiến lược khả thi hơn cho lập luận pháp lý của Việt Nam cần dựa trên điểm then chốt là từ năm 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau trên đất nước Việt Nam.

Phân tích này sử dụng ba khái niệm sau.

Đất nước, là một khái niệm địa lý, bao gồm một vùng lãnh thổ với dân cư. Chính phủ, là cơ quan hành pháp và đại diện. Quốc gia (trong bài này từ “quốc gia” được dùng với nghĩa State/État), là một chủ thể chính trị và pháp lý.

Trong Công ước Montevideo 1933, một quốc gia phải có lãnh thổ, dân cư, chính phủ, và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.

Thực chất, trong công pháp quốc tế chỉ có định nghĩa quốc gia như một chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi (tức là có các quyền và nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ luật quốc tế) và chính phủ là thành phần của chủ thể đó, chứ không có khái niệm đất nước.

Một lãnh thổ – hai quốc gia

Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự. Mặc dù không chia Việt Nam thành hai quốc gia, Hiệp định đã tạo ra một ranh giới tại vĩ tuyến 17 giữa hai chính phủ đang tranh giành quyền lực, và ranh giới đó đã tạo điều kiện cho sự hiện hữu của hai quốc gia.

Việc VNCH không chấp nhận thực hiện tổng tuyển cử vào năm 1956 đã làm cho ranh giới đó trở thành vô hạn định.

Một cơ sở của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa

Sự hiện hữu của hai chính phủ hai bên một ranh giới vô hạn định ngày càng củng cố sự hình thành và hiện hữu trên thực tế của hai quốc gia trên lãnh thổ đó.

Điều có thể gây nghi vấn về sự hiện hữu của hai quốc gia là hiến pháp của VNDCCH và VNCH có vẻ như mâu thuẫn với sự hiện hữu đó.

Tới năm 1956, Hiến Pháp VNDCCH viết “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”, và Hiến Pháp VNCH viết “Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan” và “Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.”

Nhưng sự mâu thuẫn đó không có nghĩa không thể có hai quốc gia.

Hiến pháp của Bắc Triều Tiên viết Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên là đại diện cho dân tộc Cao Ly, hiến pháp của Nam Hàn viết lãnh thổ của Đại Hàn Dân Quốc là bán đảo Cao Ly và các hải đảo, nhưng Bắc Triều Tiên và Nam Hàn vẫn là hai quốc gia.

Như vậy, có thể cho rằng từ năm 1956 hay sớm hơn đã có hai quốc gia, trên lãnh thổ Việt Nam, với vĩ tuyến 17 là biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia đó.

Việc có hai quốc gia là cơ sở để cho rằng VNCH có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ gì đối với hai quần đảo đó.

Khi Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) ra đời ngày 8/6/1969, có thể cho rằng trong quốc gia với tên VNCH, về mặt pháp lý, có hai chính phủ cạnh tranh quyền lực với nhau: chính phủ VNCH và CPCMLT.

Khi VNDCCH công nhận CPCMLT là đại diện hợp pháp cho phía nam vĩ tuyến 17 thì có nghĩa VNDCCH công nhận trên diện pháp lý rằng phía nam vĩ tuyến 17 là một quốc gia khác.

Nhưng tới năm 1969 CPCMLT mới ra đời, và cho tới năm 1974 mới có một tuyên bố chung chung về các nước liên quan cần xem xét vấn đề biên giới lãnh thổ trên tinh thần bình đẳng, vv, và phải giải quyết bằng thương lượng.

Vì vậy, nếu chỉ công nhận CPCMLT thì cũng không đủ cho việc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ thập niên 1950.

Quá trình thống nhất

Ngày 30/4/75, VNCH sụp đổ, còn lại duy nhất CPCMLT trong quốc gia phía nam vĩ tuyến 17. CPCMLT đổi tên quốc gia đó thành Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), nhưng đó chỉ là sự thay đổi chính phủ và đổi tên, không phải là sự ra đời của một quốc gia mới.

Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa

Năm 1976, trên diện pháp lý, hai quốc gia trên thống nhất lại thành một, và từ đó Việt Nam lại là một quốc gia với một chính phủ trên một đất nước (lãnh thổ).

Sự thống nhất này đã không bị Liên Hiệp Quốc hay quốc gia nào lên tiếng phản đối.

Năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được chấp nhận tham gia Liên Hiệp Quốc.

CHXHCNVN kế thừa vai trò của hai quốc gia VNDCCH và VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế, kế thừa lãnh thổ và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, và mặc nhiên có quyền kế thừa Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.

Lịch sử pháp lý trên nghe có vẻ sách vở, nhưng thực tế của nó là bom đạn, xương máu, và nhiều cảnh huynh đệ tương tàn.

Mặc dù lịch sử pháp lý đó đã kết thúc bằng một quốc gia trên đất nước (lãnh thổ) Việt Nam thống nhất, nó là một cuộc bể dâu làm đổ nhiều xương máu.

Nhưng quá khứ thì không ai thay đổi được, và tương lai thì không ai nên muốn đất nước Việt Nam lại bị chia đôi thành hai quốc gia lần nữa.

Cuộc bể dâu đó cũng đã góp phần làm cho Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, và để lại cho Trung Quốc một lập luận lợi hại, rằng trước 1975 Việt Nam không tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và đã công nhận chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo này.

Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.

Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.

Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này.

Mặt khác, Việt Nam cũng cần phải hạn chế tối đa những gì Trung Quốc có thể lợi dụng để tuyên truyền rằng CHXHCNVN ngày nay chỉ là VNDCCH, chẳng hạn như không nên đổi tên nước thành VNDCCH.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Dương Danh Huy, Phạm Thanh Vân và Nguyễn Thái Linh từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Các tác giả cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã góp ý cho bài.

nguồn BBC

danluan.org (repost)

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | 1 Comment »