Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Tư, 2012

►Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 75 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ

Posted by hoangtran204 trên 30/04/2012

Lời tựa của Trần Hoàng: Không nên để cho lòng hận thù nung nấu, nhưng các sự thật của lịch sử cần được phô bày ra, để cho các thế hệ trẻ VN sẽ học hỏi, rút kinh nghiệm, thấy được những điều hay, biết cách xử thế, và không bao giờ lập lại lịch sử.

***

*Bắt nguồn từ những cuộc phỏng vấn thời còn làm cho Đài Á Châu Tự Do năm 1997 và do cảm phục thái độ can cường và tấm lòng của Dương Thu Hương đối với con người và đất nước Việt Nam, Đinh Quang Anh Thái đã xem nhà văn nữ này như một người chị tinh thần.

Trung tuần tháng Hai vừa qua, do lời mời của nhà xuất bản Sabine Wespieser Editeur, bà Dương Thu Hương đến Paris để ra mắt tác phẩm đã được in bằng Anh ngữ, cuốn No man’s land, nay được dịch sang Pháp ngữ là Terre Des Oublis.

Khi được tin này, Đinh Quang Anh Thái đã lập tức sang Paris thăm bà Dương Thu Hương và được bà dành cho một loạt cuộc phỏng vấn liên quan đến nhiều vấn đề tại quê nhà chúng ta. Bài thứ nhất đã được đăng trên Việt Tide số 241 và sau đây là bài thứ nhì. Những bài kế tiếp sẽ được tiếp tục đăng trên Việt Tide vào những tuần sắp tới, mời quý độc giả đón đọc.

Bài 1

Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 75 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ

Việt Tide: Năm 1968, khi bà quyết định đi vào Nam chiến đấu – như trong sách của bà nói là bà tham dự cùng các bạn cùng lứa tuổi “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ” –, tâm tư của bà lúc đó như thế nào?

Dương Thu Hương: Tâm tư của tôi lúc đó hoàn toàn là của một người Việt cổ. Tôi liều thân cứu nước vì tôi quan niệm đây là một cuộc chiến tranh chống quân xâm lược; và chống quân xâm lược thì người tử tế phải xông ra chiến trường chứ không thể để mặc cho người khác hy sinh; và không thể mưu cầu một cuộc sống yên ấm khi người khác lâm nguy.

Việt Tide: Không phải là theo tiếng gọi của đảng cộng sản Việt Nam?

Dương Thu Hương: (cười khẩy) Đó là cái điều lầm lẫn lớn nhất của các nhà báo nước ngoài cũng như nước trong (cười). Tại vì những người ấy có chịu lắng nghe đâu. Các ông ấy toàn nghĩ theo kiểu các ông ấy thôi. Cứ hàm hồ chụp lên đầu người khác suy nghĩ của mình.

Việt Tide: Bà có thể nói rõ hơn?

Dương Thu Hương: Tôi chả coi đảng cộng sản Việt Nam là cái gì cả. Đối với một gia đình như gia đình tôi, bố tôi từng là đại đội trưởng Đội Bá Vụ, phụ trách vấn đề liên lạc vô tuyến và làm trực tiếp dưới quyền ông Võ Nguyên Giáp, nhưng bố tôi không bao giờ được vào đảng vì bà của tôi là địa chủ. Bố tôi chịu nhiều bất công, vì ông cống hiến rất nhiều mà chả được gì cả. Khi tôi lớn lên thì tôi không được thi vào đại học bởi vì lý lịch của bố tôi và gia đình tôi không thuộc thành phần cốt cán. Tôi vào trường Lý luận Nghiệp vụ vì lúc đó họ tuyển năng khiếu diễn kịch, hát múa; và tôi vào được vì do cơ may tôi có một người họ hàng làm thầy giáo của trường.

Tôi còn nhớ lúc xẩy ra chiến dịch Cải cách Ruộng đất, ngay trước cửa nhà tôi là một người bị chết treo và lúc 8 tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tự bằng cách đặt cổ vào đường ray cho xe lửa cán chết. Thật khủng khiếp. Khi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau, tôi thấy cảnh những người chết như thế và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp. Cho nên tôi nhắc lại, năm 68 tôi vào tiền tuyến là vì tôi tuân thủ truyền thống cứu nước của dân tộc Việt Nam chứ không vì đảng cộng sản.

Việt Tide: Theo chỗ tôi biết, bà lập gia đình trong giai đoạn chiến tranh và hai con của bà sinh ra ngay tại tiền tuyến; có đúng không ạ?

Dương Thu Hương: Vâng, đúng như vậy.

Việt Tide: Bà có thể cho biết hoàn cảnh sống của hai cháu tại tiền tuyến khi cuộc chiến bắt đầu vào thời điểm khốc liệt năm 1968?

Dương Thu Hương: Chúng tôi sống như những người nông dân và tất cả mọi người đều chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Thức ăn thức uống vô cùng khan hiếm, thậm chí rau cũng không có. Gạo ở bên kia sông, chỉ vì mấy cân gạo có thể mất mạng, vì bom Mỹ ném liên tục.

Một điều nữa, ngay trong chiến tranh, năm – bẩy trăm người chết nhưng không bao giờ tin tức được loan báo. Vì tất cả đều chấp nhận cái chết đương nhiên. Và không thể loan tin vì suy nghĩ lúc bấy giờ ta là dân tộc anh hùng chiến thắng tất cả mọi kẻ thù nên không thể cho biết sự tổn thất. Hai con tôi sinh ra trong hoàn cảnh như vậy. Khi chúng nằm ở trong hầm, dưới mặt ván vài gang là nước và rắn bò lóp ngóp. Đứa con gái của tôi khi vừa được ba tháng, rắn ngủ ở dưới đít của nó. Vì rắn tìm chỗ ấm mà! May mà sáng ra rắn tuồn xuống nước chứ không cắn con bé. Mà đấy là rắn độc. Cho nên mấy ông dân chài sống chung quanh bảo rằng con tôi được thần độ mạng. Tôi tin con người có số thật. Bởi vì sống dưới bom đạn, đói khát, rắn rết như vậy mà hai đứa con tôi, dù không được tươi da thắm thịt như con cái những người sống trong hoàn cảnh bình thường, nhưng chúng cũng không đến nỗi bị què quặt.

Việt Tide: Khi lớn lên, các cháu có bị ám ảnh bởi hồi ức lúc sống trong chiến tranh bom đạn không ạ?

Dương Thu Hương: Trong chiến tranh chúng nó còn rất nhỏ cho nên khi lớn lên ấn tượng về cuộc chiến cũng mờ nhạt. Nhưng khi chúng lớn lên thì chúng chịu một cuộc chiến tranh khác còn tàn khốc hơn cuộc chiến thời 1968: mẹ chúng nó làm giặc. Cho nên chúng nó bị nhiều thiệt thòi lắm.

Việt Tide: Thưa bà, các cháu bị thiệt thòi ra sao ạ?

Dương Thu Hương: Tôi đã nói rất rõ với các con tôi, rằng con đường làm giặc là phải chịu tất cả mọi khổ đau; cho nên tất cả mọi người trong gia đình, nghĩa là bố tôi, mẹ tôi, anh em tôi và con cái, nếu ai muốn thì tôi sẵn sàng viết giấy với tòa án là không có quan hệ với tôi nữa để tránh cho họ khỏi bị di lụy. Còn nếu những người muốn tiếp tục đứng với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, thua thiệt và không bao giờ được nói với tôi một lời can thiệp vào việc tôi làm. Bởi vì tôi biết chắc chắn cộng sản sẽ dùng những người thân thuộc để gây sức ép.

Nhiều trường hợp đã xẩy ra đối với những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Vợ con, anh em của họ bị công an áp lực phải khuyên can họ không được đấu tranh nên một số người đành bỏ cuộc. Bản thân tôi đã lường trước điều đó nên tôi tuyên bố sòng phẳng rằng, cả tuổi xuân của tôi, tôi đã hy sinh để nuôi con rồi, nên bây giờ tôi an tâm lao vào cuộc chiến chống lại bọn cường quyền. Tôi bảo các con tôi có thể về sống với bố của chúng hay với một người mẹ khác. Còn nếu chọn sống với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, vì chắc chắn chúng sẽ không có chỗ đứng trong chế độ này. Hai con tôi đứa nào cũng hai bằng đại học nhưng vẫn không có việc làm. Con trai lớn của tôi phải sống bằng tất cả mọi việc, từ bồi bàn cho đến gác cổng. . .và bây giờ đi quay phim thuê cho một hãng tư. Cháu gái thì bán sơn.

Việt Tide: Các cháu có chia sẻ lý tưởng của mẹ không?

Dương Thu Hương: Không! Đối với chúng nó, tôi là một người điên. Nhưng dầu sao chăng nữa thì cũng là tình mẹ con, nhất là tôi đã giao hẹn là nếu chấp nhận tôi thì không được can ngăn việc tôi làm, nếu can thiệp thì tôi sẽ cắt đứt ngay tức khắc, thành ra chúng nó đành chấp nhận thôi.

Việt Tide: Từ một người dấn thân “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ”, bây giờ bà trở thành một người làm giặc ngay tại Hà Nội tại sao vậy, thưa bà?

Dương Thu Hương: Câu hỏi của ông vô cùng mâu thuẫn và vô cùng ngớ ngẩn. Tôi là người yêu nước khi tôi tham gia cuộc chiến tranh và đến tận bây giờ tôi vẫn là người yêu nước. Vì thế tôi mới làm giặc. Hai hành động đó (vào tiền tuyến năm 68 và bây giờ làm giặc) thống nhất với nhau.

Việt Tide: Tư tưởng “làm giặc” của bà nhen nhúm từ lúc nào?

Dương Thu Hương: Từ năm 1969. Lúc đó, nếu tôi còn chút ảo tưởng nào về chủ nghĩa cộng sản thì tôi đã trở thành đảng viên rồi. Họ mở rộng cánh cửa mời tôi vào đảng cơ mà. Nhưng vì tôi được dậy dỗ trong một gia đình lấy đạo đức làm tiêu chuẩn cho nên tôi không thể xếp tôi đứng vào hàng ngũ với những người mà tôi khinh bỉ. Đơn giản như vậy thôi.

Việt Tide: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trộ trước sự phát triển vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?

Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giất mơ.

Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.

Lần thứ hai tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ. Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà già Nga bụng to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán hàng họ mắng cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống nồi, hàng đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm ghiếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người ta sung sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn thế”. Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt Nam.

Việt Tide: Từ đó bà lao vào cuộc đấu tranh?

Dương Thu Hương: Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngả rẽ trong đời tôi. Đúng ra, ngã rẽ này đã bắt đầu từ năm 1969 khi lần đầu tiên tôi gặp những toán tù binh người miền Nam ở Quảng Bình. Lúc đó tôi làm công tác ở các binh trạm và những tù binh lần đầu tiên tôi gặp không phải là người Mỹ mà chính là người Việt Nam, cũng đầu đen mắt đen, cũng lùn và da vàng mũi tẹt như tôi, và nói tiếng Việt Nam như tôi. Cho nên tôi mới hồ nghi rằng tất cả những điều người ta nói đây là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược thì đó là láo toét.

Tuy nhiên vì lúc đó là chiến tranh và tất cả đều lao vào một guồng máy và bị cỗ xe khổng lồ nó cuốn đi. Cho đến năm 75, với thời gian (giọng ngậm ngùi, xúc động), tất cả mọi ngờ vực trong tôi đã chín muồi. Năm 75, tôi hiểu rằng đây là thời điểm quyết định và là ngã rẽ dứt khoát trong tư tưởng của mình.

Việt Tide: Nói chuyện với bà, tôi thường nghe bà nhắc đến hai chữ “số phận”. Bà tin số phận như thế nào và bà hiểu hai chữ số phận như thế nào?

Dương Thu Hương: (cười thoải mái)  Tôi tin số phận theo kiểu của tôi và hiểu số phận theo kiểu một người nhà quê chân đất mắt toét. Đại loại như vậy. Còn để diễn giải hai chữ số phận trong cuộc phỏng vấn ngắn ngủi này thì đó là điều bất khả.

Việt Tide: Xin bà cứ nói chi tiết.

Dương Thu Hương: (cười to) Tôi nói ví dụ, chúng ta không phải hoàn toàn là những kẻ bất lực, nhưng chúng ta cũng không hoàn toàn là những kẻ làm chủ được số phận của mình. Ví dụ như khi tôi ở trong tù năm 91, tôi nghĩ không bao giờ có ngày ra khỏi tù. Nhưng rồi tôi lại thoát nhờ sự can thiệp của những người mà tôi chưa bao giờ biết. Như vậy rõ ràng là có bàn tay của Chúa (nói  theo người Thiên Chúa Giáo) và có bàn tay của Giời Phật (nói theo người dân Việt Nam). Đấy là điều khiến tôi tin vào số phận.

Dương Thu Hương (Việt Tide Phỏng Vấn)

http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=categories&op=newindex&catid=47

http://www.vietthuc.org/author/duong-thu-huong/

Hình ảnh Miền Nam Việt Nam trước ngày 30-4-1975

>>> Xem Hình

*********************

Bài 2

‘Giải phóng miền Nam’: Cho ai và vì ai? (1)

Cập nhật lúc 30-04-2011 10:23:08 (GMT+1)

Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ (P) ăn trưa cùng ông Hồ Chí Minh (T) vào tháng 8/1959 tại Bắc Kinh.

Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.

Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.

Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản

Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.

Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.

Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam. Và rồi cuộc chiến Bắc – Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn vừa kể, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam”.

Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ “các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á.
Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.

“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”

Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.

Ông Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photo

Ngày 9 tháng 2 năm 1964, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó: “Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế”.

Kể từ đó, khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Trong bài nói chuyện đăng trên báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông  ông Hồ Chí Minh cho biết, ông “luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”.

Tháng 2 năm 1966, khi đến Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố, ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng cám ơn Liên Xô về sự “viện trợ to lớn và nhiều mặt” cho chính phủ miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.

Sử gia Douglas Pike nhận xét về cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.

Cuộc chiến tranh được gọi là “giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á, những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

> ‘Giải phóng miền Nam’: Cho ai và vì ai? (2)

Ngọc Trân

nguồn RFA

nguồn danchimviet.info

nguồnlethanhhoangdan

Bài 3

‘Giải phóng miền Nam’: Cho ai và vì ai? (2)

Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày 30 tháng 4, Đảng và Nhà nước Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày “giải phóng miền Nam”. Trong dịp này, những người “chiến thắng” luôn tự hào và hãnh diện vì đã đánh thắng đế quốc Mỹ, một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới.

> ‘Giải phóng miền Nam’: Cho ai và vì ai? (1)

Cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” mà những người Cộng sản Việt Nam đã tiến hành, ngoài mục đích xóa bỏ chế độ tư bản, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Mác – Lênin, những người Cộng sản Việt Nam còn bị chi phối bởi mục đích nào khác?

Con cờ trong bàn cờ của Trung Quốc

Khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dựa trên các tài liệu đã được giải mật, do kế hoạch của Mao Trạch Đông muốn bành trướng xuống khu vực Đông Nam Á trong tương lai, nên lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến Việt Nam sớm kết thúc, mà muốn chiến tranh kéo dài để làm Việt Nam suy yếu.

Tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.

Và những người Cộng sản Việt Nam đã giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch này. Trong số các tài liệu đã được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm Wilson cho thấy, trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, ông Lê Duẩn đã cho ông Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc. Ông Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”.

Ở một tài liệu khác, cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” – do Nhà xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành – tại trang 53, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Đặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: “Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người… Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”.

Những lời thú nhận

Tuy tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” là nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không thể làm hài lòng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Vì sao?

Cùng là Cộng sản nhưng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc không thể “đoàn kết” với nhau, bởi bên nào cũng muốn tạo ảnh hưởng, chi phối khu vực Đông Dương và rộng hơn là khu vực Đông Nam Á.

Cư dân ở các huyện biên giới phía Bắc tìm nơi trú ẩn khi Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc theo biên giới Trung-Việt. Ảnh chụp ngày 23 tháng 2 năm 1979. AFP photo

Sau khi chiến tranh kết thúc, nhận thấy Việt Nam có vẻ muốn ngả hẳn về phía Liên Xô, năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tràn sang Việt Nam, nhằm “dạy cho Việt Nam một  bài học”. Đến lúc này, Nhà xuất bản Sự Thật – một cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam – mới công bố những bí mật trong quan hệ Việt – Trung ở giai đoạn tiến hành “giải phóng miền Nam”, “đánh Mỹ cho Liên Xô, Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, qua cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”.

Tại trang 5 của tác phẩm vừa dẫn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thú nhận: “Trên thế giới chưa có người lãnh đạo một nước nào mang danh là ‘cách mạng’, là ‘xã hội chủ nghĩa’ và dùng những lời lẽ rất ‘cách mạng’ để thực hiện một chiến lược phản cách mạng, cực kỳ phản động như những lãnh đạo Trung Quốc. Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc”.

Ở trang 73 của tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc…Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ… Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”.

Cũng trong tác phẩm vừa dẫn, ở trang 100, Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết âm mưu của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam như sau:Họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam, Việt Nam. Khi Việt Nam muốn ngồi vào thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Nixon, dùng xương máu của nhân dân Việt Nam để  đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên địa vị ‘siêu cường thứ ba’ và đổi chác việc giải quyết vấn đề Đài Loan”.

Mười một năm trước khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra và thú nhận những điều vừa kể, vào  tháng 3 năm 1968, khi phát biểu tại trường Đại học Kansas, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đã tuyên bố, mục tiêu của cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật ra chỉ vì Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy.

Ông Robert Kennedy nhận định: “Mao Trạch Đông và các đồng chí Trung Quốc của ông ta yên lặng ngồi nhìn: [Việt Nam] đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Họ xem chúng ta làm suy yếu một nước, là hàng rào vững chắc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam. Họ hy vọng sẽ buộc chúng ta chặt hơn trong cuộc chiến kéo dài ở Campuchia, Lào và Thái Lan. Họ tự tin rằng cuộc chiến ở Việt Nam ‘sẽ càng làm cho Mỹ sa lầy, hủy hoại tài nguyên, mất uy tín về sự kỳ vọng của các nước vào sức mạnh của Mỹ, chúng ta bị đồng minh xa lánh, xung đột với Liên Xô, và bất đồng gia tăng trong dân chúng Mỹ’. Như một nhà quan sát Mỹ đã nói: ‘chúng ta dường như đang bị chơi đúng kịch bản mà Mao đã viết ra’.”

Ba mươi sáu năm sau khi cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” kết thúc, Trung Quốc càng ngày càng hùng mạnh hơn và sự hùng mạnh đó đang gây trăn trở cho hàng triệu người Việt. Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tự hào vì đã “giải phóng miền Nam”.

Ngọc Trân

Nguồn RFA

nguồn Vietinfo.eu

—————————————————————————————————

Sau khi chiếm được miền Nam vào ngày 30-4-1975, đảng cộng sản Việt Nam đã trả thù những người miền Nam bằng cách như thế này:

_Chỉ 1 tháng sau đó, họ bắt 400.000 quân nhân, công chức, của miền Nam vào ở tù từ 6 năm-17 năm. Tù ở đây là ở trong rừng sâu nước độc, bỏ đói, để những người này chết dần.

_Bắt ép gia đình của người miền Nam đi kinh tế mới để cướp nhà của họ. Trong khi những người cha, những người chồng bị bắt đi thì công an và chính quyền địa phương (cấp quận, huyện, tỉnh, trung ương) chiếm lấy nhà ở của những “ngụy quân ngụy quyền học tập cải tạo “, và đẩy 1 triệu gia đình của người miền Nam đi kinh tế mới, và cán bộ chính quyền đoạt lấy nhà cửa của các gia đình này để lại.

Kinh tế mới là các khu rừng nằm ở cách xa thành phố và thị xã, không có điện, không nước, không nhà ở; chỉ là một bãi đất trống chia lô, và gia đình tự che lều, che màn, tự lấy lá lợp làm nhà lấy.

_Con cái của các quân nhân, công chức miền nam đã và đang học tập cải tạo không được vào học đại học. Việc đối xử phân biệt này chỉ dần dần chấm dứt vào đầu những năm 1990. Đây không phải là sự chấm dứt vì tự nguyện mà vì vào thời gian này, con cái của cán bộ và đảng viên có được học bổng hay đi xuất khẩu lao động qua 16 nước XHCN từ 1984-1994, và bên cạnh đó, con cái cán bộ đảng viên cũng đã được xuất ngoại qua âu châu du học trong thời gian bắt đầu chung quanh thời điểm 1990.

 _Người miền Nam phải bắt buộc lòng vượt biển để tìm cái sống vì quá sợ cộng sản. Hơn 2 triệu người vượt biên đến được tự do, nhưng khoảng 500000- 1 triệu người đã bị chết vì chìm tàu, vì hải tặc và mất tích trên biển Đông, hoặc chết trong khi đi đường bộ vượt biên giới qua Kampuchea để đến Thái Lan.

_Quét sạch các đền, chùa, lăng, miếu, nhà thờ, chiếm 240 trường tiểu học, trung học, đại học của công giáo, chiếm hàng trăm chùa chiền và hàng trăm trường tiểu học, trung học, đại học của Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất, các trung học, đại học của Phật giáo Hòa Hảo và Phật giáo Cao Đài,  và hàng ngàn trường học của các tư nhân.

_Đốt hết các sách vở báo chí của miền Nam để tiêu hủy các dấu tích của nền văn hóa ở miền Nam 1976. Cấm hát và trình diễn tất cả các bản nhạc do nhạc sĩ miền Nam sáng tác trước 1975.

Chuyện  đốt sách báo của miền Nam VN (xảy ra vào năm 1975 và 1976)  do đảng CSVN và nhà nước CHXHCN VN chủ trương và thi hành được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam. Trong lịch sử nước Tàu, cũng có chuyện Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông đốt  sách.

_Kể từ sau 30-4-1975, khoảng trên 3 triệu cán bộ và đảng viên miền Bắc và người miền Bắc đổ xô vào 18 tỉnh miền nam, họ thực hiện việc cướp đất đai và chiếm nhà ở của dân chúng miền Nam.  (Tôi về Việt Nam đã nghe và Thấy gì ở Miền Nam Sau 37 năm Dưới Chế độ Cộng sản http://www.danchimviet.info/archives/63710)

Dưới đây là một chuyện trại học tập cải tạo vào năm 1975-1981.

MÃI MÃI … KHÔNG QUÊN

Những ngày gần đây, đài phát thanh Little Saigon mỗi sáng đều tường thuật chuyến đi về Biển Đông của đặc phái viên Đinh Quang Anh Thái trong đoàn đi thăm lại những ngôi mộ vô danh hay hữu danh của các thuyền nhân vuợt biển, những người từng mong muốn thoát khỏi một chế độ cực kỳ tàn ác, dã man Cộng Sản Việt Nam. Ra đi,  với ước mơ được sống một đời sống cho ra con người, họ chẳng may bỏ xác trên biển cả và được chôn tại các đảo xa xăm vùng Thái Lan, Mã Lai, Indonesia…

Giọng nói nghẹn ngào tức tưởi của đặc phái viên khi đứng trước các ngôi mộ cá nhân hay tập thể làm tôi nhớ lại những người bạn sỹ quan đã bỏ mình khi bị đưa đi ở tù tại các trại Cà Tót, Sông Mao…và cuốn phim về trại cải tạo như quay chậm lại tuy thời gian đã quá 32 năm nhưng vẫn còn in đậm nét trong ký ức tôi.

Sau khi Phan Thiết mất vào tay Cộng Sản, tôi cùng gia đình vào Saigon, rồi trôi giạt về Long Xuyên, vùng 4 chiến thuật. Tôi cứ đinh ninh rằng ở Long Xuyên sẽ được an toàn hơn vì chưa bị hao binh tổn tướng, còn ở Saigon thì sợ sự pháo kích bừa bãi của phía bên kia. Nhưng rồi khi nghe tin ông Dương văn Minh vừa mới nhậm chức Tổng Thống đó thì đã tuyên bố đầu hàng, tôi cảm thấy như trời đất sụp đổ: thôi thế là hết, chẳng còn hy vọng gì nữa!

Tôi cùng với vợ đi trình diện ở Long Xuyên được người của chế độ mới trả lời :  “ Ở đâu, thì về nơi đó mà trình diện”

Thế rồi, ngày 7 tháng 5 tôi cùng gia đình về lại PhanThiết.

Đường từ Saigon về Phan Thiết, lúc mới đầu cũng còn tạm được, nhưng khi đi được nửa đoạn đường thì có một cái cầu bị phá sập, và cả một dãy xe đò bị tắc nghẽn.Dân chúng ùn ùn trở về quê cũ. Một người mang một cái xách tay, gương mặt người nào cũng thất thần, buồn bả và xanh xao. Đến chỗ tắc nghẽn, mọi người phải   xuống đi bộ, lội qua con suối cạn, chờ đoàn xe từ từ bò xuống suối rồi  bò lên.

Trời đang mưa, tôi và vợ con phải tấp vào một trại làm than. Nhìn quanh quẩn không có hàng quán gì cả. Bỗng thấy một bà già đang nấu cơm và kho thịt, tôi có ý muốn mua một ít đồ ăn cho gia đình, bà đồng ý bán cho chúng tôi cơm, chút ít thịt kho với bều bều nước. Nhưng trời mưa lạnh và chúng tôi đang đói nên ngon ơi là ngon.

Lúc về đến Phan Thiết, những ngày đầu, tâm trạng tôi vô cùng hoang man, không biết phải làm gì. Rồi tôi đi trình diện Ủy ban quân quản, và tìm gặp một số bạn bè. Nếu có nói chuyện với ai ở ngoài đường, người nào cũng lo lắng nhìn quanh quất, xem có bị theo dõi không. Đường phố vắng tanh, nhà nhà đều đóng cửa. Thỉnh thoảng người ta mở cửa he hé một chút, đi ra một lát lại đóng lại. Phan Thiết như một thành phố chết. Nét mặt mọi người đều căng thẳng.

Tôi tự nghĩ về thân phận mình, như con cá nằm trên thớt, thôi thì cứ ra sao thì ra. Tôi tạm chuẩn bị một cái gì đó, tôi đến nhà một anh y tá cũ xin một ít thuốc Chloroquine và primaquine. Biết đâu rồi đây tôi bị đưa đi những vùng khỉ ho cò gáy, rừng thiên nước độc!  Anh ấy là một hạ sỹ quan rất thân tình. Anh đã dốc hết cả chai cho tôi. Tôi giữ cho mình 20 viên để phòng thân, gặp bạn bè, cho mỗi người 20 viên. Sau đó, tôi đến nhà anh Nguyễn văn Tư, nguyên Đại úy sỹ quan hành chính quân y, thấy thân sinh anh Tư đang làm dép râu, tôi đưa tặng anh Tư mấy viên thuốc Chloroquine và Primaquine. Ba anh Tư rất mừng và làm cho tôi một đôi dép râu bằng vỏ lốp xe Jeep.

Ngày 18/6/75 vì đang loay hoay tìm kế mưu sinh, tôi cùng với một người bạn, anh Cảnh đạp xe ra cây số 17. Anh này có người quen cho đất ở đây. Từ Phan Thiết đến đó hơn 17 km. Trời hơi mưa mưa. Đến nơi mới thấy đó chỉ là một miếng đất khô cằn, xung quanh không có sông suối. Nếu muốn trồng lúa, chỉ có gieo lúa khô, nhờ nước trời mà thôi.

Tôi chưa có dự tính gì cho những ngày sắp tới. Rồi khi về đến nhà, vợ tôi cho hay có lệnh ngày mai 19/6 tôi phải đi tập trung học tập cải tạo. Thât là oái ăm! Ngày 19/6 cũng là ngày quân lực VNCH, vậy mà tôi phải đi tù.

Tôi vội ra chợ mua một miếng vải nylon, về nhà may gấp thành cái võng để sau này khi cần đến thì dùng nó, máng giữa hai cành cây để nằm nghỉ.

Tối hôm đó, vợ tôi nấu cơm, tôi ăn hoài mà không  thấy no, vì cả ngày đạp xe gần 35 km.
Sáng hôm sau, tôi ra tập họp ở vườn bông, đem theo chừng 10kg gạo, ít cá khô, vài bộ quần áo. Ra đến nơi, gặp anh em Bình Thuận ở vùng xung quanh cũng vừa đến. Mặt mày ai nấy buồn xo, đưa tay chào nhau rồi nói nho nhỏ với nhau “ chẳng biết tương lai ra sao !”

Khoảng 10 giờ sáng,sau khi điểm danh, chúng tôi được lệnh lên những chiếc xe GMC. Đồ đạc mỗi người chẳng có bao nhiêu . Chiếc xe chở khoảng 40 người có hai bộ đội VC có súng ngồi đằng sau để canh.
Đoàn xe di chuyển về thị trân Phú Long . Nhưng khi gần đến đó, xe đổi hướng về một ngã rẽ trái theo đường liên tỉnh lộ nối Phú Long qua Thiện Giáo. Đường này chỉ dành cho xe bò đi mà thôi,nhưng có lẽ họ muốn đánh lạc hướng để vợ con sỹ quan đi trên xe không biết chỗ đến.

Lên đến Thiện Giáo đoàn xe tiếp tục chạy theo liên tỉnh lộ 8. Đường này ngày xưa nối Thiện Giáo với Di Linh, đã bị bỏ lâu rồi, cỏ lác mọc  lấn vô nhiều vô kể, nên xe chạy bị dằn xóc muốn lộn ruột. Độ vài chục cây số nữa thì xe chúng tôi bắt đầu đi sâu vào rừng. Khoảng một giờ sau, được lệnh xuống đi bộ rồi lội qua một con suối cạn đến một vùng rừng hơi thấp trên một ngọn đồi nhỏ.

Trước khi vào trại, chúng tôi được lệnh tập họp trên một sân đất.

Trại là một số nhà bằng lá, nằm trên một ngọn đồi thấp, dưới những tán cây rất cao.
Lúc chúng tôi vào, bên phải có những nhà tranh có vách, bên trái là cụm nhà tù rào bằng tre trong một khu rừng rậm. Những dãy nhà dành cho sỹ quan tập trung có hình chữ E bị ngắt đoạn. Nói là nhà chứ thật ra chỉ có mái che còn bốn bề trống hoác.

Chúng tôi được lệnh ngồi xuống. Nhìn vào trong trại những sỹ quan ở tù, tôi thấy lố nhố một số người, đứng có, ngồi có, mặt mày ốm o và xanh xao. Bỗng tôi nhận ra có một người quen. Té ra là Thiếu tá Phạm Minh, Chỉ huy trưởng trung tâm yểm trợ tiếp vận Bình Thuận, đang đi ra chỗ để cối xay lúa, đứng ngó chúng tôi.

Họ bắt đầu lục xét “hành trang” của chúng tôi. Tất cả đồ ăn, thuốc men, đồ dùng họ tập trung lại và lấy hết. Do đó, tôi vội lấy số đường mang theo ( khoảng nửa kg) ngốn hết. Nhìn thấy ở hàng trên, họ đang tịch thu thuốc của anh em, tôi vội xé cái nón vải đang đội trên đầu ( tôi đội một nón vải, trên đó lại thêm một nón lá – sẽ có ích sau này) ở giữa hai lớp vải, tôi nhét vội vào những viên thuốc ngừa sôt rét mang theo.

Đây là lúc mấy cán bộ việt cộng tha hồ lấy của người làm của mình. Một cán bộ việt cộng lấy những cây viết của anh em, gài vào túi áo mình va khoe với bạn: “Viết đẹp quá, tụi mày muốn lấy không?” đến lượt tôi bị lục soát, đồ ăn, mùng, mền, võng… đều bị lấy hết. Đến đôi dép râu tên cán bộ việt cộng nói: “các anh làm sao mà có hân hạnh được mang đôi dép này rồi lấy luôn.” Riêng về cái mền, tôi nói: “ trời này lạnh quá, các anh lấy mền thì làm sao tôi sống nổi” sau đó nó trả lại.

Tiếp đến, tất cả được đưa vào trại. Đi ngang qua một dãy có hai thanh gỗ dài song song được khoét những lổ tròn để làm còng, đây là dấu tích trước đây- tôi nghe kể lại- nhưng sĩ quan sau khi bi bắt được đưa lên đây, tối nào củng bị còng. Khi Sài gòn chưa “giải phóng” tôi còn nghe chuyện về thiếu tá Phạm Minh khi bị còng đã nói: “yêu cầu được đối xữ theo quy chế Geneve” thì đám VC trả lời: “không có quy chế Giơ-Ne-Vơ ở đây, mà chỉ có luật của chúng tôi” và bị còng cả tay lẫn chân cho đến khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng mới mở còng.

Lúc gần tối, chúng tôi được cho ăn. Một toán tập hợp 10 người để nhận khẩu phần. Mỗi 10 người được đem ra hai thau: Một thau đựng cơm, một thau đựng nước muối. Thau vừa móp vừa dơ, trông còn tệ hơn cái thau cho chó ăn của những nhà nghèo ở Việt nam. Nước muối màu vàng vàng, đen đen, còn cơm thì ẩm móc và lẫn với sạn. Tôi phải đổ thêm nước vào để sàn bớt sạn ra. Chúng tôi chia nhau mỗi người hơn một chén cơm, nhai trệu trạo mà cũng ráng nuốt vô. Đó là khẩu phần hàng ngày của chúng tôi ở trại Cà Tót.

Đêm đầu tiên, gặp thiếu tá Vị, kéo tôi và đại úy Bùi Thanh Minh nằm hai bên cho vui. Ba anh em nói chuyện tiếu lâm đến khuya, vẫn còn cười khúc khích. Đám cán bộ VC đi canh nói to: “ Ngủ đi, bộ ở tù sướng lắm hay sao mà cười hoài!”

Dần dần, tôi chứng kiến người bị sốt rét quá nhiều. Hằng ngày, mặt họ xanh xao và run rẩy trong cái mền, dù trời đang nắng ấm. Ngoài hàng rào có một cái lều nhỏ hỏi ra, tôi đuợc biêt có một người sắp chết bị bỏ đó. Tôi vội lấy một viên thuốc sốt rét để phòng thân. Cả đêm tôi không dám ngủ, trùm mền kín sợ muỗi cắn truyền bệnh. Sáng hôm sau, mượn được cây kim, tôi bèn tháo sợi chỉ từ trong cái mền, rồi sếp đôi mền lại , may thành cái bao và đêm nào tôi cũng trãi xuống chun vô, sau đó chụp cái nón lá lên đầu. Ngủ trong bao đó thì yên tâm không lo bị muỗi cắn.

Một buổi tối tôi lấy nước, gặp anh On, là trung sỹ quân cảnh của Đoàn Liên Hiệp Kiểm soát Đình chiến hai phe ( Việt Cộng và Việt Nam cộng Hòa ). Tôi thắc mắc hỏi anh : “ Anh là trung sỹ , sao bị lên đây ?”( Tôi biết anh này từ hồi còn làm ở Quân y viện Đoàn mạnh Hoạch, anh thường xin thuốc cho con ), anh ta trả lời rằng khi khai lý lịch, họ viết sai trung sỹ ra trung úy và hiện đang làm đơn xin cứu xét lại truờng hợp của anh. Vì anh phụ trách “ anh nuôi “ , nên anh dẫn tôi về chỗ anh làm và cho tôi mấy miếng cơm cháy, sau đó cho thêm một tán đuờng. “ Bác sỹ ăn đi !”. Tôi nói cám ơn anh lắm nhưng vì tôi đã ăn hết số đường đem vào nên cho đến nay chưa thấy thèm ngọt. Anh cho tôi ba con cá khô nhỏ. Chiều đó, tôi cũng đem chia lại cho bạn, người một con. Tôi ngức cái mình ( và chừa cái đầu lại ) để chiều đó được ăn cá khô. Mấy ngày sau vào rừng, thấy một đọt măng , bèn xắn đêm về, mượn dao ( dao tự tạo chứ trại không cho dùng dao ), xắc măng nấu với đầu cá khô, cũng được một bữa ăn gọi là “ thịnh soạn “.

Công việc của tôi hàng ngày là : cắt tranh, đánh tranh, đốn tre để mở rộng trại tù. Có bữa tôi vác cuốc làm cỏ một vùng gần đó trồng rau cải, ớt, đu đủ….

Sau đó chúng tôi phải làm bảng lý lịch trích ngang. Mới đầu thì họ bắt khai sơ lược. Một thời gian sau họ bắt khai kỷ hơn, nên tôi phải tính toán khai làm sao cho trước sau như một. Bữa nọ, một cán bộ VC ngồi gần, nhìn thấy lý lịch của tôi thì nói : “ À, anh là Bác sỹ! Hồi đó, anh mà thấy chúng tôi bị thương, thì anh lấy máu truyền cho Mỹ chớ gì !”. Tôi cười đáp : “ Trước khi truyền cho ai thì máu đó phải được thử nghiệm để xem trong đó có vi trùng những bệnh nguy hiểm hay không chứ đâu phải dễ , cán bộ ở trên rừng  thường bị sốt rét , làm sao lấy máu truyền được!”.

Một cán bộ tên Loan, cấp bậc trung tá đỡ ngay, thấy cấp dưới đang đuối lý, bèn nạt ngay : “Thôi! Tiếp tục; làm đi, không nói nữa !”.

Trong thời gian bị giam ở đây, có một số người bị chết vì sốt rét. Tôi không biết nhiều hay ít nhưng có hai anh tên Long và Biên khiến tôi nhớ suốt đời, vì tên của hai anh nhắc nhở tôi nhớ đến cây cầu Long Biên ở Hà Nội.

Toán chúng tôi gồm cả thảy mười người đi chôn cất hai anh. Lúc đi chôn, một số ít đốn tre  chặt dây mây để bện lại. Một toán đào hố ở bìa rừng, toán kia chặt tre làm bảy miếng và lấy dây rừng bện lại thành cái vạc, sau đó lấy quần áo hai đàomặc lại cho họ, rồi lấy mền hay vải nylon cuộn họ lại. Số cây tre theo đúng tục lệ Việt Nam   “ nam thất, nữ cửu “. Các anh phải đủ bảy thanh tre, được cuộn lại, khiêng tới chổ đào hố.

Vùng đó, toàn cả sỏi và đá, chúng tôi không sao đào sâu được, cố gắng lắm cũng chỉ được 1 mét thôi, và hạ các anh xuống, lấp đất, vun lại. Và một anh vác rựa tới một cây gần đó, đẻo tên người nằm xuống ( vì không có tấm bảng để ghi tên ).  Anh trưởng toán lúc bấy giờ là Lê Khắc Hai ( tức nhà văn Hải Triều). Sau khi chôn xong, anh Lê Khắc Hai hô : “ Nghiêm! Chào tay! Chào!” Chúng tôi cũng hơi ngượng vì đang ở trong hoàn cảnh tù đày mà anh Hai còn giữ lối chào theo quân kỷ. Sau đó, anh Hai hô tiếp : “ Một phút mặc niệm bắt đầu !”Rồi “ Một phút …qua!”.

Nghĩ lại mà thương cảm cho mấy anh sỹ quan chết mà không có được tấm bia, không có được cái hòm, chỉ có bảy thanh tre, rồi sau này vợ con muốn tìm cũng không biết đâu mà tìm.
Một thời gian sau, tôi có dịp gặp lại viên cán bộ VC hồi tôi mới đến trại, đã xét đồ đạc của tôi. Tôi thấy mỗi khi anh ta bước đi, hai ống quần đánh vào nhau kêu rọt rẹt. Nhìn lại, té ra anh lấy tấm nylon của tôi ( trước kia tôi may võng ) ra may quần.

Hơn hai tháng sau, một buổi sang, những thiếu tá, trung tá được lệnh chuẩn bị đồ đạc để di chuyển. Tôi không nghĩ họ sắp bị đem đi thủ tiêu, vì không thể thủ tiêu nhiều người cùng một lượt. Về sau, tôi được biết họ được đưa vào trại Suối Máu.

Khoảng hai tháng rưởi sau đó, một buổi sáng, cấp bậc đại úy như chúng tôi được lệnh chuẩn bị đồ đạc để di chuyển. Họ dẫn chúng tôi đi theo đường rừng, từ trại đó trở ra, băng qua rừng, về lại theo con đường liên tỉnh. Trên đường đi tôi thấy những hố bom do B52 thả rất đều dọc theo tỉnh lộ. Đến tỉnh lộ 8, thấy xe đợi sẵn, chúng tôi lên xe, họ chở chúng tôi về hướng Bắc. Gần chiều, đến trại gia binh của Sông Mao.

Mỗi nhà trong khu này được giành cho khoảng 10 người. Sau đó, họ bắt chúng tôi đào một hố xí lớn gần ngay ngoài đường rồi bên trên gác ngang những cái cây để đi vệ sinh. Hố xí đó gần sát ngay hàng rào kẻm gai, tiếp đó là con đường bằng dất , đến nhà dân ở bên kia. Họ ra lệnh rằng những nhà vệ sinh trong trại gia binh phải đuợc lấp đi vì vừa ăn vừa ị trong nhà rất mất vệ sinh. Chúng tôi không lấp mà dung một cái lon  đặt xuống, lấy cát lấp lên trên để lỡ khi hữu sự vào ban đêm. Nếu lỡ đêm hôm phải đi ra ngoài, tay cầm đèn dầu, gặp khi gió thổi tắt, trên trạm canh có thể bắn mình chết lắm.

Đến đây, họ phát cho tôi hai chai : một chai dung dịch muối, quinine, có nút cao su, được bọc hai lớp nylon; một chai nữa là solucamphre, hai seringue, vài cây kim, một chai alcool, một ít gòn, một cái soong để nấu, để chích cho những người bị bệnh sốt rét. Mỗi lần chích, phải mở lớp nylon đầu tiên ra, lấy kim đâm xuyên lớp nylon thứ hai, xuyên qua nút cao su, rút thuốc rồi bọc lớp nylon đầu tiên lại.

Một buổi sáng, anh Đại úy Nguyễn văn Tư bệnh. Nghe có người báo, tôi qua phòng anh ấy thăm. Anh nói nhức đầu muốn ói, chóng mặt. Tôi khám thấy anh hơi sốt và cứng cổ. Tôi lục tiền bạc của anh ta và hỏi thăm anh em ai có thuốc thì dung tiền ấy mua lại và chích cho anh. Chiều đó, trong khi chờ đợi, tôi báo lên cho trại. Hôm đó , anh được đưa lên Bộ chỉ huy. Bẵng đi ba ngày sau, một sớm mai, họ kêu bốn người đi “làm việc”. Khi mấy người này về, tôi hỏi thì được biết các anh có lệnh đi đào huyệt. Rồi bốn người nữa được lệnh đi “làm việc’. Té ra, là họ đem anh Tư đi chôn. Tôi nhớ một điềm lạ : trước khi anh Tư chết, một đôi đũa từ phía cao trên bếp tự nhiên rớt xuống một chiếc gãy làm đôi. Có người về sau kể lại với tôi như vậy.

Sau một thời gian, hố xí vì dơ bẩn quá nên xông ra mùi hôi thối kinh khủng, đến nỗi người dân không dám đi qua con đường đó. Còn những nhà quanh đó thì đóng cửa im ỉm.

Một bữa kia, chúng tôi được điều động khoảng mười người, đi lên chỗ cách đó khoảng năm trăm mét, có lẽ là Bộ chỉ huy. Đi vào trong khu vườn , tôi thấy một villa hồi xưa có độ bốn phòng. Chúng tôi được lệnh đào một hố xí gần cổng ra vào. Nhận lệnh thì phải làm thôi!  Điều buồn cười sau này tôi mới biết là người Bắc không có hố xí tự hoại như ở miền Nam, nên khi thấy có hố xí sẵn trong nhà thì họ cho là dơ dáy , bắt lấp đi rồi làm một cái khác ở ngay ngoài cổng villa.

Đến trại này, khẩu phần ăn gồm có chút ít cơm với rau, sống cũng tạm cầm hơi qua ngày.

Một thời gian sau, chúng tôi được lệnh tháo những vỹ sắt ở phi trường dã chiến Sông Mao, nằm cách trại gia binh chừng hai km. Cứ bốn người phải khiêng cho được bốn tấm trong một ngày, để về làm thêm trại, hội trường, nhà ở; sau đó là hàng rào để rào lại cho kỷ cái trại tù giam chính mình! Một khi có vỹ sắt làm hàng rào, ở trong không nhìn thấy gì ở ngoài nữa.

Một hôm, trên đường đi làm về, chúng tôi nghe một tiếng nổ “Ầm” . Sau đó, nghe nói Thiếu úy Tân bị thương. Tân mới ra trường Sỹ quan Võ bị Đà Lạt. Anh ta trong một toán bị điều đi tháo dây kẻm gai để giăng quanh trại và đã bị mìn cắt đi một chân! Tôi mong ước đi thăm Tân, để xem có thể giúp được gì không trong khả năng của mình, nên một bữa kia, tôi nói với viên y tá VC xin gặp Tân. Anh ta dẫn tôi đi, biểu tôi phải đi sau lưng anh ta, giống như đang thi hành một công tác gì đó.

Khi đến gần chỗ Tân nằm, viên y tá chỉ tay vào và nói “ Nửa giờ sau thì về lại trại !”. Lúc tôi gặp Tân, thì chân đã bị cưa rời. Tôi nhìn anh trong nước mắt và hỏi : “ Em cần tôi giúp đỡ gì không ?”. Tân đáp “ Nhờ anh nhắn giùm gia đình em “. Ngay khi về tôi ghi ngay những thứ cần dùng trên tờ giấy nhỏ : thuốc trụ sinh, thuốc bổ, bông băng, những thứ cần dung cho vệ sinh vết thương, sữa…Trong một chuyến thăm nuôi sau đó, tôi nhờ chuyển thư cho gia đình Tân. Sau này, nghe nói cha mẹ Tân tốn nhiều tiền để mua đầy đủ thứ cần dùng cho con rồi chầu chực ở cổng từ sáng đến tối, năn nỉ lắm họ mới cho đem vô, ông bà mới chịu về.

Tiếp đến, chúng tôi học tập chính trị. Chương trình học là mười bài. Ngày học một nửa hay một phần ba bài. Cả tổ kiểm điểm rồi thu hoạch. Bài một : Đế quốc Mỹ kẻ thù của nhân dân. Bài hai : Ngụy quyền là tay sai, cũng là kẻ thù của nhân dân. Bài ba : Ngụy quân là công cụ của Đế quốc Mỹ cũng là kẻ thù của nhân dân ta. Mới học có ba bài thì anh Đại úy tổ trưởng nọ tiết lộ: anh là cháu ruột của Lê Duẩn, mẹ anh ta là chị của Lê Duẩn. Vì thế, sau 30/4/1975, Lê Duẩn phái một trực thăng vào Quảng Trị đón bà ấy ra Bắc, về sau cả gia đình don về Sài Gòn, có lẽ đã ở một villa nào đó do tiếp thu của chế độ cũ. Anh ta đưa một thư của Lê Duẩn gởi cho Ban chỉ huy trại và được thả ra.

Tổ chúng tôi được một số người nhà gởi cho hạt giống cải. Chúng tôi gieo hạt rồi bán cho những tổ khác, lấy tiền mua đường nấu chè cho anh em ăn.

Trong trại tôi có anh Lê Bá Trung, bác sỹ, một bữa tự lấy syringe chích một mũi vitamine C do anh mang theo rồi bị “sốc”. Cả trại có ba bác sỹ mà đành bó tay vì không có thuốc men gì cả. May quá, trong lúc hơi tỉnh lại, anh Trung nói trong xách tay của anh còn một chai Solucortef, tôi bèn lấy ra chích cho anh, anh mới qua khỏi. Tôi hỏi anh sao không uống mà chích chi vậy, anh nói:” nghĩ là chích có tác dụng nhiều hơn, mà không ngờ…”

Một buổi sáng, tôi nghe tin có mấy người trong trại vừa ngủ dậy không đứng lên được nữa. Tôi biết đó là triệu chứng của thiếu B1. Tôi hỏi thăm các anh em ai có mang theo thì mua lại cho mấy anh bị bệnh đó uống từ 0.5g đến 1g, hai ngày sau thì họ đi được ( còn nếu uống theo thuốc VC chế thứ 5mg thì phải uống cả 100 viên mới đủ!)

Trong đám tù cải tạo, một anh tên Vận, người Bắc gốc Lâm Đồng, có người em đi bộ đội miền Bắc. Hôm nhận thư nhà, anh ta đưa cho chúng tôi xem một tấm hình đặc biệt : Anh bộ đội đứng bên một chiếc xe đạp, vai mang một radio, cánh tay để vắt ngang qua, nghiêng về phía trước cho người ta thấy cái đồng hồ. Anh Vận giải thích : nó có đủ ba Đ rồi đó. Tôi hỏi nghĩa là sao ?Anh nói :” Đó là Đổng, Đài, Đạp, tức là đồng hồ, radio và xe đạp, ba cái này là tiêu chuẩn hạng nhất ở miền Bắc !”.

Đám cán bộ biết rằng những người tù cải tạo đều là những người có học vấn cao, cho nên họ ưa “ nổ “ với chúng tôi để chứng tỏ mình cũng có trình độ như ai. Một bữa đang học chính trị, họ nói : “ Cái mi-cà rô đâu rồi ?” anh em ngạc nhiên. Sau mới biết họ muốn nói cái micro.

Một bữa khác, trong lúc họ “ dạy “, họ nói : “Trên này không có la-phan”. Thiệt ra, họ muốn dùng chữ plafond. Không biết nghe ai nói về đời sống ở Mỹ, họ cũng “nổ” khi giảng bài : “ Các anh yên tâm đi về sau khi đi làm về, sẽ có đồ ăn dọn sẵn. Mình muốn ăn món gì, cứ tự đi lấy về ngồi vào bàn ăn ( giống nhà ăn quân đội Mỹ ). Còn các bà ở ngoài đời, đang đứng nấu ăn trên bếp, bấm bấm vài cái trên cái bảng là ngoài đồng máy cày chạy tới chạy lui thôi !” Nghe vậy, một anh hỏi nhỏ bạn “ Không biết như vậy, mai mốt mình về sẽ làm cái gì ?” – ‘ Bộ mày không biết mày làm cái gì à ?”Rồi cả hai cùng cười khúc khích.

Thường chúng tôi học vài ngày rồi đi lao động một ngày. Một bữa đang lao động, chúng tôi được lệnh tập họp trong hội trường lớn. Mọi người băn khoăn không biết chuyện gì. Té ra, nguyên nhân như sau : Có ai đó viết trong nhà cầu câu :” Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm!” Rồi có người báo lên trên. Hậu quả là suốt trong hai ngày chúng tôi bị ngồi nghe chửi rủa, rồi lại được dỗ dành: Anh nào tự thú thì sẽ được khoan hồng, nhưng không ai tự thú hết. Tiếp đó, họ lại dọa nạt :” Chúng tôi đã điện ra Hà Nội, họ sẽ gởi đến một cái máy, thì những hình ảnh cách đây năm mười ngày sẽ hiện ra hết, nếu anh nào không chịu tự thú thì trước sau gì cũng bị kỷ luật !”. Hôm sau, một anh bạn hỏi nhỏ tôi :” Có máy đó thiệt không ?”Tôi trả lời :” Hồi xưa, tôi có đọc một cuốn truyện có tựa đề “ Máy khám phá thời gian “ ( La Machine à explorer le temps )- Đó chỉ là một câu chuyện giả tưởng, chứ không có máy nào như thế cả. Vì để thâu lại những hình ảnh đó, máy phải có vận tốc nhanh hơn ánh sang, là 300.000 km/giây. Hiện nay, trên thế giới chưa có máy đó!”.

Thời gian này chúng tôi được đưa đi lao động trồng khoai sắn ở một nơi gần đường rầy xe lửa, cạnh đài viễn thông của phòng 7 , Bộ tổng tham mưu. Bây giờ chỉ còn những antenne, còn phòng ốc bị phá toàn bộ. Mỗi ngày có cả chục chuyến xe từ Nam ra Bắc, chở những vật liệu tháo gỡ. Đoàn xe dài dằng dặc, có những toa hành khách là những người dân mặt mày ốm xo, lơ láo, những trẻ em đi chân đất, mặt buồn thiu đứng ở cửa xe dòm ra ngoài. Có những người dân thấy tù nhân, họ thương tình quăng xuống cho kẹo, bánh mỳ, chuối…Gặp lúc cán bộ có vẽ lơ là, đám tù vội chộp lấy và tiêu thụ rất nhanh. Qua đó ta thấy tình người dân đối với kẻ “ ngã ngựa “ thật tràn đầy thương cảm!

Một bữa kia, tôi cùng mấy người bạn trong toán phải đi quét dọn cho một y tá dời qua phòng khác. Trong phòng có một giường khám bệnh, một tủ kim loại bằng sắt tây, một ít thuốc, một khẩu K54. Trên bàn có những chai lọ đựng thuốc, tôi để ý thấy có một chai đề ABC ( B là bê bò ). Tôi bèn hổi có ý chọc “quê” người y tá : ” Ở miền Nam chỉ có thuốc APC ( P là bê phở ) viết từ chữ đầu của ba loại thuốc : Aspirine, Phenacetine, Cafeine, còn ở miền Bắc chữ ABC là loại thuốc gì vậy cô ?” Cô y tá VC ngó tôi, rồi im lặng bỏ đi.

Có hôm toán tôi được lệnh đi dọn cầu tiêu gồm năm , sáu cái cho đám cán bộ. Cầu đó là loại tự hoại. Công việc là gom giấy , rác đốt đi và xối nước làm vệ sinh. Nhìn lên tường , tôi chú ý mấy chữ về “ Nội quy nhà cầu “: Các đồng chí hãy bỏ các giấy, các đất cục, đá, lá cây và cành cây vào thùng sau khi đi cầu . Điều đó , chứng tỏ đám cán bộ kia phải dùng những vật liệu kia… Trời ơi là trời !

Một hôm, một người bạn dẫn tôi đến thăm một anh bạn từ Lâm Đồng xuống ở gần đó. Đến nơi, gặp lúc mấy anh đang nấu trong một cái thau những thức ăn dành cho gia súc như bắp, đậu, lúa mạch xay nhỏ. Họ mời chúng tôi ăn. Vì đói nên ăn vào thấy ngon quá.

Sau khi học xong mười bài, một bữa toán tôi được chuyển về núi Tà Dôn gần Phan Thiết. Chúng tôi được ở trong một dãy nhà trên đường đi vào núi Tà Dôn, bên tay phải. Những ngày đầu , sau khi lãnh phần ăn sang, họ dẫn chúng tôi đi quá núi Tà Dôn và đến một vùng gọi là Bầu TRắng, sau đó tản vô rừng để cắt tranh, đốn cây để làm một số dãy nhà. Buổi trưa có toán nấu ăn, ăn tại chỗ chiều về trại ở ngoài.

Mỗi ngày, sáng đi chiều về, chúng tôi đi lao động như thé một thời gian. Riêng có hai nguời, ngày trước ở trong toán “gò” trong trại Sông Mao, được giữ lại và giao công việc “ gò” thùng gánh nước và soong. Một bữa, một anh cán bộ nói với anh đó : “ Làm cho tôi một cái hòm “ Anh trại viên nghe mà sảng hồn, hỏi lại và được nói lại y chang câu ấy. Sau này mới hiểu ra chữ “hòm” nghĩa là rương hay vali. Hôm sau , anh ấy được dẫn đến cái trailer nằm trên đường dẫn về núi Tà Dôn và biểu lấy tôn của trailer để làm rương. Anh vừa làm xong thì những cán bộ khác cũng đòi làm như vậy và mỗi người còn đòi đục thêm cho có hình ngôi sao ở mặt trên cái rương. Chừng hai tháng sau, khi chúng tôi chuyển hẳn vào sau núi Tà Dôn, cái trailer chỉ còn là một bộ sườn với những miếng đệm lót đung đưa theo gió.

Trong thời gian đi đi, về về để lao động như mọi ngày, một bữa trời bỗng chuyển mưa, tên cán bộ la lớn :” Khẩn trương! Khẩn trương lên!” Tụi tôi ngạc nhiên, kinh hãi klhông biết chuyện gì nguy hiểm lắm mà phải khẩn trương. Sau này mới hiểu ý của cán bộ: các anh phải đi nhanh lên. Không có gì quan trọng cả mà họ cũng dùng chữ đao to búa lớn.

Khi nhà tranh đã làm xong, chúng tôi được lệnh về ở hẳn tại Bàu Trắng, sau núi Tà Dôn. Nhìn xa xa , hai bên triền dốc là đồi cát.

Bàu Trắng là một vũng chạy từ chân núi Tà Dôn ra xa khoảng 5 km, chiều rộng khoảng nửa km. Ở mặt trên của bàu này, lá cây rụng từ bao nhiêu năm, gió thổi tấp đầy trên ao làm thành một cái bè đồ sộ, rồi cây lát mọc lên trên cao khoảng 1,5m. Nhiệm vụ của chúng tôi là cắt những cây lát này, rồi đem lên bờ, hay đạp lún xuống nước!Còn nước ở đây thì đen ngòm, hơi thối vô cùng và đầy cả đỉa. Có con dài chừng 20 cm, màu trên den, dưới xanh, có loại nhỏ, luc nhúc dưới nước. Vì bị đỉa cắn nhiều lần quá, chúng tôi bèn kiếm những bao cát cũ, may bọc bàn chân lại, còn quần dài thì kiếm dây cột túm ống để chống đỉa. Dưới nước còn có những sinh vật chúng tôi gọi là cà tót, nhỏ chỉ bằng đầu cây kim, con mẹ thì hơi to hơn, bơi xung quanh nó có những đàn con nhỏ nổi trên mặt nước. Nếu ta bị cắn, lúc đầu không để ý, nhưng sau cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, vết thương sưng lên, điểm giữa lõm xuống có một chấm đỏ, mình cứ tưởng là bầm máu mà thôi, nhưng sinh vật quái quỷ vẫn còn nằm lỳ ở đó, ngứa vô cùng, chỉ đến khi mình gỡ nó ra, nó mới lìa khỏi thân mình. Về sau có kinh nghiệm, mỗi khi làm xong, tôi lấy xà bông giặt chà xát từ ngực trở xuông xem có con nào bám vào không, nếu không thì ngứa chịu không nỗi!

Một hôm, đang làm lao động, bỗng tôi giật mình mụốn lạnh người: một con rắn đen đang len giữa hai chân. May mắn cho tôi là chưa bị rắn cắn.

Trường hợp bị rắn cắn đã xảy ra cho một số người. Như một anh trại viên người Lâm Đồng, lúc thò tay cầm lát rồi lấy lưỡi hái cắt, đã bị rắn cắn, anh la lên. Người ta dìu anh vào bờ. Vì không có thuốc để chữa trị nên họ để anh nằm , cởi áo anh ra và khuyên nên bình tĩnh.  Lúc đầu anh nói hơi tê nơi bàn tay rồi tê đến cánh tay, sau tê nguyên cả tay. Chúng tôi chỉ biết trấn an anh. Lát sau nghe anh nói nhức đầu quá và hơi thở nhanh. Chúng tôi chẳng biết làm gì hơn, lấy quạt, quạt cho anh. May mà không phải rắn độc nên sau hai giờ anh có vẻ bình thường trở lại và thoát chết. Anh ấy là Đại úy trưởng khối chuyên môn của Nha địa dư Đà Lạt.

Về sau, để đề phòng vụ rắn cắn tôi cẩn thận hơn. Trước khi cắt, tôi quay lưỡi liềm xem thử có con rắn nào thì để cho nó chạy trước mới thò tay xuống nắm bó lát mà cắt.

Khi cắt lát xong, phần còn lại là một bè lá cây dày độ  ba tấc, nửa nổi nửa chìm trên mặt nước. Chúng tôi phải cắt từng miếng to, lật úp lại , để cho nó thối rửa ra. Sau đó, một toán khác lấy đất đắp ngang qua cái bàu đó thành những thửa ruộng ngập nước. Tiếp đến, chúng tôi bắt đầu tháo nước ở khúc dưới ra từ từ, để rồi bùn, cây mục lắng xuống.

Thời gian này, một số anh em đói quá. Có những anh em phải lặn xuống hồ móc lên những củ sen, luộc rồi ăn. Có anh hái hột cườm thảo, bữa đó đó hái được khoảng nửa lon Guigoz. Nhiều người biết đó là loại độc vô cùng, nên can ngăn, nếu không sẽ chết.

Sau khi xả hết nước ra, những rể cây mục rồi, đến lúc phải làm trâu : họ bắt sáu người làm một toán, năm người kéo cái bừa đi đằng trước, một người cầm cái bừa điều khiển ở đằng sau để bừa những thửa ruộng đó.

Trong toán tôi có anh Nguyễn Lê Chánh, Y sỹ Đại úy, chúng tôi để cho anh ấy giữ cái bừa, năm người chúng tôi kéo cái bừa đi đằng trước. Anh ấy, để đùa vui, giơ cái cây vừa đi vừa la : “ Tá , ái, tá, ái “ y như là đang điều khiển mấy con trâu thật! Không biết có phải do gió đưa lại mà đám cán bộ nghe được, kêu chúng tôi lại răn đe : “ Vì Nhà nước còn khó khăn, các anh phải làm lao động tốt để còn được về với gia đình, chứ chúng tôi đâu có bắt các anh làm trâu bò mà các anh la “ tá, ái “. Nghe nói về sau anh Chánh còn bị làm kiểm điểm, không biết mấy lần !

Người ta còn kể lại rằng có một số bà vợ sỹ quan hay con cái của họ nghe tin đồn ở Bàu Trắng là chỗ tập trung ở tù, họ đã lăn lội tìm đến nơi ( thời gian này chưa cho thăm nuôi ) núp trong bụi nhìn xuống thấy thân nhân mình bị “ làm trâu “ kéo bừa, mấy bà khóc và kể với nhau thảm thiết vô cùng !

Khi những thửa ruộng kể trên có thể cấy được rồi, phần đông chúng tôi bị đưa về Núi Rể , chỉ để lại đó một toán nhỏ thôi để bắt đầu cấy lúa.

Ở Núi Rể, nhiệm vụ của chúng tôi là làm khoảng 20 cái nhà bằng tre, mái lợp tôn. Tre và cây gỗ phai đi đốn về. Sau khi làm sườn nhà bằng cây, thì tre được đang lại để làm cửa và vách trông cũng đẹp mắt. Lúc gần xong, một bữa có ba cán bộ bước vô, lưng có súng ngắn, vai mang túi da. Một cán bộ nói : “Các anh làm cũng tốt, nhưng chưa biết phát huy sang kiến, cải tiến kỷ thuật. Hãy nhìn gò mối ngoài kia ! Đất , đá đem vô đổ thêm nước, nện rồi chà láng thì còn chắc hơn ciment nữa !” Chúng tôi theo lệnh thì phải làm thôi. Mối ngoài đồng mà lại đem vô nhà. Rồi họ sẽ thấy hậu quả của việc này .

Thời gian ở đây, chúng tôi dùng chung giếng nước của chừng  mười nhà dân quanh đó. Một bữa, lúc đang làm vệ sinh sau buổi chiều lao động về, chúng tôi thấy ba, bốn bà mặc quần áo vải đen đang quảy thùng gánh nước, da mặt họ trắng hồng hồng. Đi theo sau có một số con nít ăn mặc tươm tất, nước da cũng hồng hồng như thế. Họ có vẻ khác với người dân ở đây. Chúng tôi đoán  chắc họ là vợ con của anh em trại viên từ Đà Lạt, Lâm Đồng xuống mà thôi…

Lúc đầu, đám cán bộ đang coi chúng tôi, nhìn họ hau háu, nhưng sau cũng biết họ không phải là dân địa phương, họ bèn ra oai đuổi mấy bà ấy đi! Mấy bà ấy cãi lại : “ Cái giếng là của xóm này, tại sao chúng tôi không được quyền lấy nước !” Đám cán bộ hỏi :” Mấy chị ở đâu ?”. Họ đáp :”Chúng tôi ở xóm này!”. Thật ra , họ xuống để tìm chồng trong trại. Lúc đó, những sỹ quan từ cấp Thiếu úy đến Đại úy thuộc Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Tuy, Ninh Thuận đều bị tập trung về Sông Mao.

Sau khi làm xong những ngôi nhà kể trên, chúng tôi được đưa lên Sông Lũy. Chúng tôi đi vô cách đường quốc lộ khoảng 10km để làm đập tràn và đào một đường dẫn nước từ nơi đó về nông trường Sông Lũy.

Về sau, chúng tôi có trở lại nơi những ngôi nhà làm bằng đất lấy từ gò mối ( theo lệnh của cán bộ ) thì nay đã không còn nữa, mái tôn đã bị lấy đi hết, tất cả bị sụp do mối ăn.

Thời gian đầu đến Sông Luỹ, chúng tôi đốn cây, tre, cắt tranh lợp nhà để ở. Sau đó, được lệnh làm một cái đập tràn ngăn sông Lũy lại. Chúng tôi khiêng đá lớn nhỏ đủ loại, đấp thành một con đập thấp. Khi việc này xong, thì phải dùng những tấm lưới sắt bao trùm con đập lại. Tiếp đến công việc của chúng tôi là gánh đất làm thành một con đập bằng đất sau cái đập bằng đá..

Lúc sau này, chúng tôi thấy có đoàn khoảng 5,6 người bô bô nói tiếng Bắc, họ đem theo những dụng cụ như dàn cây ba chạc, máy nhắm. Có lẽ đây là đám cán bộ khảo sát địa hình. Họ làm việc trong khi chúng tôi làm đập. Khoảng hơn 2 tháng sau,, họ bắt chúng tôi khởi sự đào kênh từ trên đập tràn đi theo những cột mốc do đoàn khảo sát người Bắc cắm. Tời nắng như đổ lửa, chúng tôi ráng sức đào sâu xuống, lúc gặp đá cũng phải khiêng. Công trình chúng tôi được khoảng 2 Km thì có lệnh trên : mở thử cho nước chảy. Lúc phá bờ đất cho nước tràn vào thì một điều bất ngờ xảy ra: nước chảy chầm chậm đọ nửa cây số thì ngưng chảy! Thất bại! Chúng tôi đựoc lệnh tạm ngưng, không làm nữa.

Tôi nghe kể lại về sau này, đám khảo sát và đám trung đoàn chửi nhau chí chóe. Tức tối, đám khảo sát bỏ về.

Rồi một hôm, một anh Đại úy công binh trong khối tôi tên là Vân , được kêu lên và hỏi xem anh có thể giúp trng đoàn họ làm con kênh được không. Anh ta mới trả lời xin họ hãy cấp cho anh một bản đồ 1/50.000 của vùng này, và cho anh thời gian 2 đến 3 ngày để nghiên cứu địa hình. Về sau, họ giao cho anh bản đồ rồi phái 2 tên bộ đội có đeo sung áp giải anh Vân đi lội quanh vùng để xem địa thế.

Thời gian này, trại cũng có một chiếc máy ủi loại Kubota nho nhỏ. Anh Vân bắt đầu sử dụng máy ủi đất, một số lính VC cắm cọc theo đó và chúng tôi lại bắt đầu đào kênh. Có lúc đào sâu xuống, có lúc đắp cao lên. Trong lúc làm công trình này, cũng có nhiều chuyện buồn cười. Đáng lẽ, chúng tôi phải gánh đất từ dưới lên. Có anh trong toán nói : xin cán bộ cho anh em làm theo phương pháp Taylor. Viên cán bộ trên này nối vọng xuống : “ Bây giờ mà các anh còn nói chuyện Tây lo, Mỹ lo, các anh phải tự lo mà làm đi, không có Tây, Mỹ nào lo ở đây hết !”. Cả bọn chúng tôi mỉm cười với nhau rồi cũng làm theo phương pháp dây chuyền, tức là đứng theo hàng dọc , chuyền rổ đất đá lên cao.

Có lúc gặp tảng đá to, phải nạy ra và tìm cách đưa ra ngoài kênh, anh em phải kiếm ba khúc cây vững chắc rồi cột lại một đầu làm điểm tựa, sau đó đốn cây dài và to làm đòn bẩy. Sau khi cột tảng đá bằng dây vào đầu ngắn, cả bon chúng tôi gần 10 người đu vào đầu dài để đưa tảng đá lên quãng nửa chiều cao của kênh. Sau đó, dời 3 chạc gỗ lên chỗ cao để đưa tảng đá ra khỏi con kênh. Gần mười mấy người tù ốm nhom đến đen thui mà ráng sức đưa tảng đá lên cao. Cũng may trong thời gian này không xảy ra tai nạn, chứ nếu có chắc nguy hiểm đến tính mạng nhiều lắm !

Đôi lúc, chúng tôi phải phá vỡ những tảng đá cứng. Họ phát cho những dụng cụ, một đầu như lưỡi cuốc nhỏ, một đầu như nửa cánh cung, làm bằng sắt  uốn cong và dài khoảng 8 tấc. Chúng tôi dùng đầu nhọn bửa vào trong đá và cuốc lại bằng đầu tựa lưỡi cuốc. Để tự phòng vệ, tôi phải kiếm những miếng vải bao cát, may kết dính vào cái nón phía trước mặt mình và cột ngang nơi cổ để chỉ thấy lờ mờ thôi mà làm việc, vì nếu không khi cuốc xuống, đất đá có thể văng vô mặt, sẽ thương tật  chết người. Còn về tay chân, sau nột thời gian lao động ở đây, bàn tay chúng tôi phồng chai hết.

Chúng tôi đào được khoảng 3 km thì có lệnh bắt buộc phải dời trại đi. Vì họ cho thời gian có một ngày, vừa để di chuyển đồ đạc đến chỗ mới, vừa thu xếp chỗ ở để đi làm, nên anh em vội vã dựng lều. Lều này có mái ở trên, nhưng bốn bề trống hoác. Ở giữa lều là một cái sạp đủ nằm, cao hơn mặt đất khoảng nửa thước, đề phòng rắn rít. Cái lều này áp sát với lều anh bạn và kéo dài ra.

Lều trại đơn sơ như vậy, nên gặp những đêm mưa rừng gió lạnh, mái lều đâu có che chắn cho mình, chỉ có một cách khi thức dậy, choàng vội tấm nylon do gia đình gởi vô, rồi ôm vô những “ hành trang “ mà nằm khum xuống, tựa như những người Hồi giáo khum xuống mà lạy, cả đêm như vậy. Chịu trận với gió lạnh và mưa, đâu có ngủ nghê gì được, sáng hôm sau phải đi lao động!

Thời gian ở đây chúng tôi có lệnh mới vì tình hình khó khăn, khẩu phần mỗi người trong tháng là3,5kg gạo độn với khoai mì, khoai lang khoảng 15kg, 16kg rút xuống còn 12kg. “ Ở trên biểu chúng tôi đưa một toán đi đào củ nầng vê nấu ăn thêm. Có người đã đào được những củ nầng to bằng trái banh, đưa về gọt vỏ, che ra rồi luộc. Theo sự chỉ dẫn “ở trên”: luộc xong bỏ vào cái rọ, ngâm một ngày một đêm ngoài suối, rồi lấy vô luộc lại, xắc ra rồi phân phát cho anh em. Tôi nghĩ rằng dù là củ gì có bổ dưỡng bao nhiêu mà qua giai đoạn luộc, ngâm rồi luộc như thế thì cái còn lại chỉ là xác bã, chẳng lợi gì cho cơ thể, nên khi được phát vào buổi sáng khoảng một chén thì tôi lặng lẽ bỏ vào giỏ xách mình nhưng không ăn. Thật là may cho tôi vì ngày đó, có một số anh ăn vào khoảng nửa chén, đi làm được khoảng 2 giờ sau thì ói mửa, choáng váng, bước đi không nỗi, mặt mày xanh dờn! Đám cán bộ phải cho họ về. Sau đó, chúng tôi được tập họp lại để nghe chửi : “ Chúng tôi nhờ những củ nầng này để ăn mà sống, chống Mỹ cứu nước. Tại sao các anh làm ăn cẩu thả để anh em bị ngộ độc như vậy!”. Ngoài miệng nói như thế chứ sau đó họ cũng không cho phép đào củ đó nữa.

Một buổi sáng, chúng tôi đang đi dọc theo con mương đến chỗ toán phải làm thì thấy toán đi đầu vừa chạy vừa la hét mừng rỡ. Tôi nhìn xa hơn, thấy một con mễn         ( một loại nai nhỏ như con chó ) chạy đằng trước, nhưng vì con vật đang có chửa nên lúc leo lên triền dốc, nó bị té xuống không leo lên mương được mà chạy dọc theo con mương. Nó có chửa nên chạy chậm hơn đám tù, mặc dù đang đói. Nhưng do sự thôi thúc  của miếng mồi nên chạy thật mau để vây bắt con vật, sau đập chết rồi mang về chia nhau. Tôi nghĩ thật đáng thương tâm, những người tù quá đói khổ, thấy con vật tội nghiệp muốn tìm đường sống cho con mình mà cũng không thoát được.

Thời gian ở đây, một hôm chúng tôi ra suối tắm, có một toán thuộc Lâm Đồng đạp nhằm một cái bao. Lúc đưa lên, té ra là một bao cá thiều, sau này mới biết đó là một trong những bao cá của toán nghĩa vụ quân sự lúc đi chợ về, gánh qua suối bị rớt hôm trước rồi trôi dạt xuống đây. Mấy anh Lâm Đồng chia nhau, tuy cá đã sình ươn ra và bốc mùi rồi. Tối đó, mấy anh ngứa quá, gãi sồn sột. Khoảng 10 người bị tình trạng này.

Để kiếm thêm thức ăn, một số người tìm những cọng thép bẽ làm cái bẫy, rồi để dành chút ít đồ ăn của mình làm mồi. Khoảng bốn năm bữa , họ bẫy được con sóc, có bữa bẫy được một con chuột đồng. Có một anh  không biết nhờ ai mua giùm được một con gà mái, anh nuôi nó cho đến khi nó đẻ. Từ đó, ngày nào anh cũng khám “ phụ khoa“ cho con gà để kiểm tra coi có trứng không, sợ mât trứng. Nó đẻ một thời gian thì ngừng , quay sang ấp. Vì không có trứng để ấp ( anh ấy ăn trứng mất rồi ) nó mổ một lon sữa bò để ấp. Thấy vậy anh ấy quăng lon sữa bò ra xa. Hôm sau, nó lại lấy lon sữa bò ấp nữa. Một anh khác bàn nên đem ngâm con gà trong nước lạnh. Anh làm theo, sau đó con gà tiếp tục đẻ!

Công trình đào kênh của chúng tôi trải dài khoảng 9 tháng, thì có lệnh ngưng. Lúc đó còn khoảng một cây số thì đến nông trường trồng bông, là phần việc của toán nghĩa vụ quân sự. Nhìn lại dụng cụ mình làm, thấy thất kinh : cái đầu nhỏ như lưỡi cuốc nay chỉ còn một phần tư, còn cái đầu kia, trước là một cây nhọn dài 8 tấc ( thường dùng trong hầm mỏ miền Bắc ) bây giờ còn khoảng 2 tấc mà thôi !

Chúng tôi lúc rảnh thì tắm giặt hay “cải thiện linh tinh”( danh từ VC dùng chỉ cái việc kiếm thêm thức ăn) qua những lá cây rừng. Có một loại cây tên là “ Thảo nam sơn” nghe người ta nói vỏ của nó có vị thuốc trị hết đau lưng. Do đó khi có anh em la: có cây Thảo nam sơn, thì có cả mấy chục người nhào tới để tước vỏ cây. Sau đó, thân cây như bị “ lột truồng “.

Chúng tôi nghe nói lúc khánh thành có những quan chức cao cấp đến tham dự. Đêm đó, chúng tôi được” chiêu đãi” một bửa văn nghệ do một đoàn văn công tỉnh Thuận Hải trình diễn. Chúng tôi ngồi một góc, còn đám nghĩa vụ ngồi một góc. Khi đoàn văn công nhìn xuống, có lẽ họ thấy những sỹ quan Bình Thuận ngồi dưới nên lúc khởi đầu, họ chơi những bản nhạc ngoại quốc, trong đó có bài La Paloma, đám tù vỗ tay quá xá. Cứ hết một bài thì vỗ tay “ Bis!Bis!”. Đám nghĩa vụ quân sự mặt mày ngô ngáo vì không biết bài nào cả. Sau khi họ chơi hết ba bài, một cán bộ VC lên nói: “ Các anh không được chơi nhạc ngoại quốc!” . Tôi nghe một anh văn công đáp : “ Tôi chơi nhạc Cuba, Hungary, những bài này của XHCN”. Viên cán bộ không chịu, bắt chơi nhạc VN mà thôi. Lúc đó, họ bắt đầu chơi những bài nghe như những tiếng ró ré hét lên.

Hôm sau, Bộ chỉ huy kêu anh Vân lên “ làm việc”. Vân với tôi cũng khá thân. Lúc về, anh kể :” Họ nối sẽ thả tôi ra với điều kiện ký giấy làm cho họ mấy năm, anh thấy sao ?”. “ Trời ơi! Anh ở tù một mình, bây giờ định đem vợ con lên ở tù nữa hay sao?Chỗ này là nơi chó ăn đá, gà ăn muối, đau ốm , bệnh hoạn không thuốc men. Anh ở tù một mình là đủ rồi. Chừng nào họ thả về thì thả…” . Về sau , anh ấy từ chối khéo léo công tác phục vụ cho trung đoàn ấy.

Sau khi, chúng tôi làm đập tràn và kênh đào song Lũy xong, họ chở chúng tôi về một vùng gần Phan Thiết , gần đồi Nora. Đồi Nora ở bên trái quốc lộ, chúng tôi phải đi vào một đường lộ nhỏ bên phải để đến trại.

Đến đây, chúng tôi cũng khởi sự làm nhà cửa, phá gò mối, ban ruộng ra để sửa soạn cho vụ mùa.
Bao quanh trại là hàng rào bằng tre đan lại có gai. Một đêm kia, khi chúng tôi đang ngủ thì có kẻng đánh và có tiếng súng nổ. Tất cả được lệnh tập họp điểm danh. Về sau, tôi nghe nói có ba người trốn trại. Đó là Đại úy Đặng Phiên, Thông Ngộ và một anh nữa tôi không nhớ tên. Mấy anh này lúc còn ở trại Sông Mao thì cùng nhóm với tôi, do tôi làm tổ trưởng. Về sau này, các anh ấy đã chuyển qua nhóm khác.

Thời gian sau, tôi nghe phong thanh cán bộ họ đã đi hành quân và bắn chết những anh này. Và họ có đem về những cuốn sổ tay nhỏ của mấy anh.

Lúc này, họ cho chúng tôi ăn uống quá tệ so với hồi trước. Bây giờ chúng tôi trực thuộc Bộ nội vụ tức Công an quản lý. Một hôm , họ ra lệnh tập họp và biểu đem “ quân trang, quân dung “ra để kiểm soát. Điều mỉa mai là chúng tôi chẳng còn gì nữa để mà gọi là quân trang, quân dụng, chỉ có mấy bộ đồ rách tả tơi, mấy cái nồi lon gô…Họ quen xài chữ đao to búa lớn. Đám công an này kiểm soát rất kỹ. Mỗi người được lệnh trãi ra một tấm nylon rồi nồi niêu, quần áo đồ dùng…bày ra trên đó. Quan cảnh như đang bán chợ trời, anh  em trại viên ngồi đó, còn đám cán bộ lật lên, lật xuống, rà soát những cái cổ áo, từng đường may trên áo, lai quần để tìm ra xem có dao hay đinh trong đó không. Nhưng chúng tôi dại gì mà đem dấu dao, đinh trong áo quần. Nếu cần thì chúng tôi giấu vào một hốc cây nào đó ( cái gọi là dao chẳng qua là một cây đinh lớn mà chúng tôi đập đạp ra rồi mài mài cho bén ) khi gặp thằn lằn, rắn mối, cóc nhái…thì rồi xẻ ra nướng ăn, rồi nhét lại vô trong một hốc cây.

Một buổi sáng, chúng tôi được lệnh đi lao động, mỗi toán phải hai người với một cái đòn, mười người phải đem theo một cái võng, không ai được ở lại hết, trừ ra một số tối thiểu người làm nhà bếp tức “anh nuôi” khoảng bốn năm người.

Từ đó, chúng tôi đi ra quốc lộ 1, đi được một đoạn đường thì thấy một cảnh thật thương tâm, một anh thương binh, có lẽ thương phế binh VNCH cụt một chân, vừa chống một cây nạng, vừa cuốc! Ngang hàng với anh, đứng gần đó là ba đứa con anh khoảng 12 tuổi, 8 tuổi và 6 tuổi đều cầm mỗi đứa một cây cuốc nhỏ mà cuốc tới. Nhìn thấy cảnh này , tôi thấy ứa nước mắt.

Chúng tôi đi ra đến quốc lộ một, sau đó băng qua để lên đồi Nora . Theo lệnh trên, chúng tôi cứ hai người phải gỡ một cuộn kẽm gai trên ngọn đồi này. Nghe nói hồi xưa đây là đồi pháo binh của VNCH và nơi mà nhà văn Y Uyên đã tử trận.

Nora là một ngọn đồ thấp. Lúc chúng tôi đến, trên đường đi, nhìn lên thấy chẳng còn gì, ngoài những hàng rào kẽm gai xung quanh. Ở phía bên trái đường đi, có một cái am nhỏ. Từ trong am một bà già đi ra, ngược lại chiều với chúng tôi. Bà già hỏi chúng tôi : “ Các anh lên đây làm gì ?” “ Chúng tôi được lệnh lấy kẽm gai “. Bà ta nói :” Đừng!Đừng! Cách đây mấy ngày, có một con bò bị vướng mìn và đã chết “. Chúng tôi cho bà hay chúng tôi là tù, đâu có dám cãi lệnh. Bà nói để bà lên am cầu nguyện cho chúng tôi.

Chúng tôi tiếp tục đi, dạt ra hai bên để lấy kẽm gai. Sau cùng, tôi và anh Nguyễn lê Chánh cũng gỡ được hai cuộn kẽm gai, xỏ đòn và gánh về.

Các  toán đổ xô ra quanh đó. Thỉnh thoảng , khi kéo dây kẽm gai lên, anh  em giật mình kinh hoảng vì thấy những trái lựu đạn hay mìn ba chấu bung lên hoặc nằm lăn lóc ở đó. Anh  em la lên rồi nằm rạp xuống. Cũng may, không nổ! Không biết do mưa nắng bao nhiêu năm , lựu đạn và mìn kia đã hư mục, hay là sự mầu nhiệm của lời cầu nguyện của bà già kia mà Ơn trên và linh hồn tử sĩ VNCH đã phò hộ cho chúng tôi.

Tôi thấy chính sách của VC thật là vô nhân đạo khi đưa người tù đi gỡ kẽm gai ở một nơi đầy mìn bẫy. Họ đã tính toán trước  sẽ có người bị thương tật hay là chết. Vì thế, chúng tôi được lệnh, cứ mười người thì mang theo một cái võng, phòng khi trường hợp đó xảy ra, để khiêng người bị nạn. Có cả thảy mấy trăm người như vậy mà may thay, không một tai nạn nào xảy ra, không một trái lựu đạn nổ. Chỉ có một số anh em khi gỡ kẽm gai bị trầy xước sơ sơ mà thôi.

Những chuyện nguy hiểm có thể chết người rồi thì cũng qua đi, nhưng cái ám ảnh suốt ngày, suốt tháng đối với anh  em là những ngày đối dai dẳng. Vào buổi sáng họ phát cho mỗi người một cái bánh làm bằng bột mì ( có lẽ do viện trợ từ những nước khác ) đường kính độ 20 cm. Sáng một cái, trưa hai, tối hai, chúng tôi gọi là “ bánh xe lãng tử “. Sức khỏe anh  em do đó mà suy kiệt dần, chỉ khá lên được khi có thăm nuôi. Mỗi kỳ thăm nuôi 3 tháng một lần, sau đó anh  em trở lại xanh xao, ốm yếu như cũ, như một chu kỳ cứ tái diễn mãi.

Thời gian ở Sông Mao, vấn đề vệ sinh thật là khủng khiếp. Mỗi tuần, chúng tôi được dẫn đi tắm một lần ở cái ao nước đục ngầu, màu xanh đen. Bao nhiêu người, từng tốp một xuống tắm giặt. Toán này lên, toán khác xuống, cũng chỉ tại cái ao nước đó! Một số an hem bị ghẻ lở cả thân mình, như trường hợp anh Châu ( tôi quên mất họ, chỉ nhớ tên ) nguyên là Đại úy trung tâm yểm trợ tiếp vận. Trước 75, bạn bè gọi đùa anh là “ anh Châu bụng “. Về sau, anh bị ghẻ lở, còn bụng thì xẹp lép. Anh  em mới gọi là “ Châu ghẻ “ . Nghe nói lúc được thả ra rồi, một thời gian sau anh bị bệnh và qua đời.

Có những điều anh  em lo nghĩ vì chẳng thấy gì sáng sủa cả trong tương lai, nhất là băn khoăn về gia đình, không biết thân nhân mình làm sao mà sống, khi mình thì ở trong cái rọ này. Hình ảnh tôi nhận thấy rõ nhất là anh Bỗng, nguyên Đại úy thuộc Ban liên hiệp quân sự hai bên. Sau 6 tháng vào tù, tóc anh biến thành bạc phơ. Thật đúng là hình ảnh Ngũ tử Tư hiện đại.

Sau khi được thả ra, những hình ảnh hãi hùng trong trại tù cứ lởn vởn trong đầu tôi suốt mấy chục năm. Cho đến trước lúc được đi Hoa Kỳ, cứ hai hay ba tháng tôi vẫn thường nằm mơ thấy mình ở trong trại tù cải tạo, rồi qua bốn đến năm ngày sau đó thì mất ngủ . Khi đã định cư ở Hoa Kỳ, khoảng bốn năm đầu, thỉnh thoảng tôi lại nằm mơ thời gian kinh hoàng đó. Phải đến bảy năm sau đó, mới chấm dứt tình trạng ác mộng đó.

          Chúng ta , những sỹ quan bị đưa đi ở tù một cách nhục nhã, bị đọa đày khủng khiếp mà còn sống sót để được hưởng chính sách nhân đạo HO của Mỹ quốc và ngày nay chúng ta đã có những gia đình êm ấm, con cái nên người, chúng ta cũng phải nhớ lại sau lưng chúng ta, những bà vợ còn rất trẻ khi chúng ta bị lùa đi vào trại cải tạo, những bà mẹ, những bà chị , cô em gái với lòng thương vô bờ bến đã xông ra ngoài xã hội đầy bất công, đầy thù hận, đầy phân biệt để sống còn, để nuôi thân nhân ở ngoài, rồi còn dành dum từng đồng, từng bánh đường, từng con cá khô, miếng bánh, từng viên thuốc để định kỳ thăm nuôi, an ủi và khuyến khích chúng ta cố gắng sống nhẫn nhục chờ đợi ngày về. Những người thân của chúng ta đã không được sửa soạn với những khóa học “ mưu sinh thoát hiểm “ , mà với bàn tay khéo léo, nghị lực kiên cường để giữ được gia đình tạm đủ sống và yểm trợ các người tù bằng những món quà thăm nuôi, những lời khuyên để chúng ta yên tâm mà chính chúng ta, những người tù 5, 10, 15 năm thấy hoàn toàn vô vọng.

Chính họ là những động lực thúc đẩy chúng ta cố gắng sống còn và chính họ mới là những người bây giờ phải được nhận những lời tuyên dương cao quý nhất. Còn chúng ta, chỉ là những thanh niên, trong thời điểm đó, phải làm bổn phận của người trai, khoác áo chiến binh trong buổi binh đao, khi nước nhà còn đầy quân thù lúc nào cũng lăm le phá hoại hạnh phúc toàn dân.

Viết xong, 5/4/2007
LÊ BÁ DŨNG
YK 1

Viết để riêng tặng các sỹ quan bị tù đày của Tổng trại 8 Sông Mao, các bạn đã nằm xuống hay đang lưu lạc nơi quê người, và nhất là các bà mẹ, vợ hay con các sỹ quan đã không quản gian nan trong gông cùm Cộng Sản.

nguồn ykhoahuehaingoai.com

(Các truyện tù khác ở đây: http://www.michaelpdo.com/ChuyenTu.htm

———————————————————————————————

=================================================================

Bài 4

Có Ai Thích Được Giải Phóng đâu !!!???

Hoàng Dược Sư – X.Cafe.VN

Mon, 05/02/2011 – 02:25

http://www.x-cafevn.org/node/2097

Vậy là đúng 36 năm, kể từ ngày mất miền Nam thân yêu. Mất cả tên Saigon thân thương, mất cả tên những con đường với muôn vàn kỷ niệm. Và rồi còn bao nhiêu thứ mất mát đáng sợ hơn.

Ngày ấy, ngày 30/4/75, ngày mà cả miền Nam sống trong sợ hãi. Những chiếc xe tăng T54 ngênh ngang tiến vào thành phố, nghiến nát những con đường, những bãi cỏ xanh tươi mơn mởn. Ngày ấy dân miền Nam sợ xanh mặt, họ bồng bế nhau chạy trốn loạn lạc. Họ có muốn các anh vào giải phóng đâu!!

Ngày 30/4 là một ngày định mệnh đau buồn cho nước VN. Ngày đánh dấu cho một kiếp ô nhục, ngày mà đánh dấu những tang thương, mất mát, đoạ đày sau này cho con dân VN, ngày tiên đoán cho kiếp bị đô hộ, nô lệ cho giặc Tàu gần kề.

Chúng tôi có mong đợi các anh đến giải phóng đâu. Vậy các anh đến làm gì. Chúng tôi đang sống trong thanh bình, thịnh vượng thì có cần gì đến giải phóng. Các anh mập mờ đánh lận con đen. Các anh dùng mỹ từ giải phóng để che giấu sự ăn cướp trắng trợn và dã man cuả các anh. Nếu các anh thật sự giải phóng chúng tôi thì tại sao chúng tôi lại bồng bế nhau chạy trốn. Chúng tôi chạy bán sống bán chết, chúng tôi bỏ cuả chạy lấy người. Vì sao? Vì chúng tôi ghê tởm các anh.

Các anh còn nhớ sau hiệp định Geneve 1954, tại sao cả triệu người bỏ ruộng vườn, bỏ mồ mả ông bà, bỏ tài sản mà trốn chạy các anh. Vì người ta đã quá biết bộ mặt đểu giả, giả nhân giả nghiã cuả các anh. Nếu các anh không ngăn cản để cho đồng bào miền Bắc tự do di cư vào miền Nam, thì số người di cư phải tới hơn 5 triệu người là ít. Những cảnh chia lià vợ chồng, con cái, chết chóc, thất lạc…là do ai tạo ra?

Sau ngày 30/4, khi nhà văn Dương thu Hương, lúc ấy còn là bộ đội, vào miền Nam thì quá ngỡ ngàng đến té ngửa ra, vì bị lường gạt bao nhiêu năm. Miền Nam văn minh, trù phú và đầy ắp tình người. Bà ta đã ngồi bệt xuống lề đường mà khóc, vì sự thật phũ phàng. Đó chính là tâm sự cuả bà đã được in thành sách. Các anh mới chính là những người cần được giải phóng!!!

Các anh reo vui trong chiến thắng, các anh ca hát “chưa thấy hôm nào đẹp như hôm nay, non nước tưng bừng lòng ta mê say…” Các anh hứa hẹn mang thanh bình cho đất nước.

Thế rồi các anh đánh tư sản, các anh vơ vét vàng bạc, tài sản cuả dân chúng. Các xí nghiệp công xưởng lớn nhỏ thì các anh tịch thu, phá hủy, cả nền công nghiệp cuả miền Nam bị phá sản. Mấy trăm ngàn quân nhân cán chính thì các anh trả thù, cho họ tù đày, với mỹ từ học tập cải tạo. Các anh tạo ra cảnh thê lương chia lià, vợ xa chồng, con mất cha, mẹ mất con.

Như vậy các anh còn chưa hài lòng, các anh còn đì con cái họ bằng cách phân biệt lý lịch ngụy quan, ngụy quyền…khi họ thi tốt nghiêp, đi học, hay xin việc làm. Chưa hết, các anh còn kiểm soát tự do cuả người dân bằng những công an khu vực, giấy đi đường, bằng những tem phiếu, bằng những bobo, khoai, sắn. Người dân co cụm lại vì sợ hãi, vì đói rách, vì nghi kỵ lẫn nhau, vợ tố chồng, con tố cha…đưa đến một sự suy đồi về đạo đức trầm trọng. Cuối cùng các anh lại đổi tiền, để thừa dịp cướp bóc công khai giữa ban ngày.

36 năm rồi, các anh đã làm gì cho đất nước, hay chỉ thêm hoang tàn đổ nát, nghèo khổ và thất vọng. Các anh đã biến VN thành nước lạc hậu và nghèo nhất thế giới, phải ngửa tay đi xin khắp nơi trên thế giới. Các anh đã bán đất bán biển cuả tiền nhân tổ tiên cho Tàu Cộng, các anh nịnh nọt, đút lót cho kẻ thù, các anh hèn hạ gọi kẻ thù từng đô hộ mình cả ngàn năm là quan thầy, là mẫu quốc. Các anh còn biết xấu hổ hay không?

Các anh sợ mất Đảng, mất chỗ đứng mà không sợ mất nước. 36 năm rồi các anh vẫn còn nguyền ruả Mỹ, Ngụy. Các anh chửi họ là bọn Nguỵ quân, ngụy quyền, bọn Diệm Nhu, Thiệu kỳ…là bọn phản động, tay sai cho ngoại bang…chỉ biết ăn canh thừa, cá cặn cuả đế quốc…Các anh, cũng như các tờ báo lề phải không ngừng đả kích, chửi bới những người mà các anh gọi là phản động, là tàn dư Mỹ ngụy..Như vậy làm sao các anh đòi hoà hợp hoà giải dân tộc, xoá bỏ hận thù để xây dựng đất nước được. Ai sẽ tin lời các anh, các anh muốn hoà hợp, hoà giải mà cứ chửi cha, chửi tổ tiên người ra, thì hoà giải cái nỗi gì.

Ngày 30/4 mỗi năm các anh tổ chức rầm rộ ăn mừng chiến thắng, thì hoà hợp ở đâu? Các anh đâu có thật sự muốn hoà giải. Các anh chỉ thích tiền và đô la cuả họ mà thôi. Các anh sợ 3 triệu Việt kiều Hải ngoại tạo phản, tạo áp lực với thế giới, nên phải vuốt ve, nịnh nọt Việt Kiều như khúc ruột ngàn dặm, để mỗi năm đám phản động đó gởi về cả chục tỷ mỹ kim cho các anh. Các anh hô hào, cổ võ cho Việt kiều về VN làm ăn, quê hương là chùm khế ngọt…Tất cả chỉ là dối trá và lường gạt mà thôi.

Thật vô phước cho đất nước VN. Mấy ngàn năm tổ tiên dựng nước thì tới thời CS là thời mạt kiếp. Tội lớn nhất cuả Hồ chí Minh là mang cái học thuyết CS ngoại lai, láo lếu, phi lý mất tính người vào VN, để rồi con dân VN chịu muôn vàn đau khổ.

Ôi đã 36 năm rồi, quê hương tôi còn đọa dày cho tới bao giờ!!?? Biết đến bao giờ các bạn thanh niên, các trí thức còn u mê, mê man bất tỉnh mở mắt ra nhìn vào sự thật…Giờ phút này có bao nhiêu triệu người đang ăn mừng ngày 30/4 tưng bừng náo nhiệt, và cũng có bao nhiêu người ngậm ngùi làm lễ giỗ cho vợ chồng,cha mẹ, hay anh em cuả họ…Như vậy có nên hoà hợp, hoà giải hay không? Tôi tin rằng 3 triệu người Việt lưu vong sẽ sẵn lòng độ lượng và tha thứ cho tất cả những nỗi nhục nhằn, cay đắng mà họ đã gánh chịu vì CS, nhưng họ không bao giờ quên. Họ nhớ để ôn cố tri tân, để không đi vào vết xe lịch sử cũ.

Hoàng dược Sư
30/4/2011.

—————————————————————————————————————————————————-

Bài 5

Trần Hoàng điểm lại một số ý kiến về Chiến Tranh Việt Nam

1./ Nhiều sách báo và tài liệu gần đây cho thấy rằng Tổng thống Nixon và phụ tá Kissinger đã ép buộc VNCH ký kết hiệp định Paris 27-1-1973 kết quả là đã đưa tới sụp đổ miền Nam.

Nay nhiều bí mật khác nữa đã được tiết lộ, việc Mỹ cắt giảm quân viện cho miền Nam mới là nguyên nhân chính. Bản tin Việt Ngữ đài VOA ngày 2-7-2007 cho biết cựu Bộ trưởng quốc phòng Laird, thời Nixon lên tiếng cho biết VNCH thua trận vì bị Mỹ cắt viện trợ.

Cụ thể, tiền quân viện của Mỹ dành cho miền Nam đã giảm dần từ sau năm 1973:

– Tài khóa 1973: hai tỷ mốt (2,1 tỷ)

– Tài khóa 1974: một tỷ tư (1,4 tỷ), giảm 33% so với năm trước

– Tài khóa 1975: bẩy trăm triệu (0,7 tỷ), giảm 66% so với năm 1973.

Trong thời gian nầy, cuộc khủng hoảng dầu lửa đã làm giá xăng dầu tăng lên gấp bốn lần. Bởi vậy ngân khoản năm 1975 ấy chỉ có giá trị mãi lực trên dưới 350 triệu. Khoản quân viện 350 triệu vào năm 1975 đã thua kém quân viện cho miền Nam hồi năm 1963 là 384 triệu đô la.

Đại tướng  Cao Văn Viên nói: Vào tháng 1 năm 1975, quân đội miền Nam chỉ còn đủ số đạn được để đánh nhau trong 3 tuần. TT Nguyễn văn Thiệu lên truyền hình nói: Vì hết thuốc men và dụng cụ y tế, thậm chí ở các bệnh viện, các bác sĩ và y tá quân đội phải giặt lại các băng bông y tế cho sạch máu, để băng lại cho những chiến sĩ bị thương. Về đạn dược, mỗi khẩu súng đại bác chỉ được bắn mỗi ngày 2 quả.

Trong khi đó, CSVN đã tiết lộ trong một buổi hội thảo qui mô tại Sài Gòn ngày 14-4 và 15-4-2006 (theo BBC.com) trong giai đoạn 1961-1964 CS quốc tế viện trợ cho miền Bắc 70,295 tấn hàng quân sự. Và trong giai đoạn 1965-1975, viện trợ ấy đã tăng lên 724,512 tấn hàng hóa quân sự, tức là viện trợ gia tăng gấp hơn 10 lần.

Trong khi đó, Trung Quốc và Liên Xô tranh nhau tăng viện trợ để dành ảnh hưởng của CSVN. Trung Quốc viện trợ 2 tỷ đô la mỗi năm, và Liên Xô viện trợ còn hơn thế nữa; tổng viện trợ của Trung Quốc dành cho Miền Bắc là 14 tỷ.

So sánh viện trợ quân sự cho miền Bắc và miền Nam ta có thể đoán đã có sự xếp đặt ngầm của các siêu cường.

2./ Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính đã ghi lại nhận xét của ông Ngô Đình Nhu từ đầu thập niên 60 về chiến lược toàn cầu của Mỹ như sau:

Nếu tụi nó (Mỹ) nhảy vô để chiến thắng Cộng Sản như ở Triều Tiên, bất kể một cuộc can thiệp của Tầu hay… đệ tam thế chiến, thì mình cũng để cho tụi nó thử sức với Cộng sản xem sao, chứ ở đây mục đích của tụi nó là tìm một thế ‘sống chung nào đó’ với Cộng Sản, thì đánh để làm chi, rốt cuộc cũng chỉ như rứa? Con đường của Hoa Thịnh Đốn muốn đi tới là Bắc Kinh, mình chỉ là vật tế thần ‘cục kê’ của tụi nó’.

Để rồi tướng Đính kết luận: ‘Nhận định đó đến thập niên 1970 đã trở thành sự thật và khi Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông, thì tiền đồn chống Cộng của VNCH đã hết ý nghĩa, và do đó Hoa Thịnh Đốn phải thu xếp để chấm dứt một cuộc chiến tranh không còn cần thiết mặc cho nền hoà bình này đã làm sỉ nhục tính cách siêu cường của Mỹ và đẩy miền Nam vào địa ngục của Cộng Sản Hà Nội”

Trích: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 635, của tác giả Nguyễn Đức Phương.

Nguyễn Đức Phương kết luận.

Như vậy cả hai miền Nam, bắc Việt Nam đều không nhìn thấy được chính sách ngoại giao của Mỹ từ đầu thập niên 70 để tiếp tục cuộc chém giết. Mùa hè năm 1972 không cần thiết phải là một mùa hè rực lửa. Những trận đánh đẫm máu tại Cửa Việt, tại Sa Huỳnh đã hầu như vô nghĩa. Hiệp định Ba lê chỉ là một biên lai để khách hành nhận lại tù binh và đoạn chiến. Số phận của VNCH đã được định đoạt từ lâu và cũng không phải tại chiến trường.” CTVNTT trang 635, 636.

Ông Ngô Đình Nhu quả là một nhân vật chính trị sáng suốt. Cả vài trăm năm trước đó và phải mất cả 100 năm sau, nước ta mới có một nhân vật có tầm nhìn xa về chính trị như  ông Nhu.  Với câu nói trên, ngay từ năm 1960, ông Nhu đã nhìn thấy được các diễn biến của chính trị Mỹ và TQ  phải diễn ra theo con đường đó; và ngay lúc ấy, Bộ Quốc Phòng và nước Mỹ cũng chưa nhận ra bước đi này, cho mãi tới 1971-1972, khi TT Nixon hòa hoãn với Trung Cộng để bao vây Liên Xô và mở ra sự hợp tác Mỹ và Trung Quốc trong các thập niên 1970s-2000s và cho đến nay. (theo nhận định của Trần Hoàng)

Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng nói.

Kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Trung Quốc thì giá trị của Miền Nam để ‘ngăn chặn làn sóng đỏ’ đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt (cost-benefits). Dần dần, Miền Nam đã hết vai trò một tiền đồn của thế giới Tự Do. Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ thì chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi” Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 456, 457.

Những người hoạch định chiến lược Mỹ không phải là những nhà quân sự mà là các chính trị gia, họ họach định với thái độ do dự và lo sợ nên các kế hoạch công phá địch đã bị vô hiệu. Nhiều người cũng đặt giả thuyết cho rằng các nhà chính trị Mỹ đã bị tư bản chi phối cố tình kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, giả thuyết đó dựa trên sự nghi ngờ người Mỹ giả vờ không đánh thắng được Việt Cộng để cù cưa kéo dài chiến tranh. Sự nghi ngờ này đã đưa tới những cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Mỹ cũng như tại Việt Nam năm 1966 tại miền Trung mà hậu quả chỉ là có lợi cho CS.

Cuối năm 1969, cựu Tư Lệnh Wesmoreland tại Mỹ nói nếu Mỹ tiếp tục oanh tạc thì đã thắng rồi, Bắc Việt lợi dụng hoà đàm yêu cầu Mỹ ngưng oanh tạc hơn một năm nay để chuyển quân vào đánh tiếp. Ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng miền Nam sụp đổ vì đã quá phụ thuộc vào Mỹ từ Quốc phòng, kinh tế, giao thông, ăn, ở.. Ta cũng quá ỷ lại vào Mỹ, lúc nào cũng tin tưởng vào sự giúp đỡ của người bạn Đồng Minh .

Sự thực đây không phải là lần đầu tiên người Mỹ phản bội đồng minh , cái trò mua bán đổi chác, bỏ rơi đàn em đã có từ Thế Chiến Thứ hai cách đây đã hơn 60 năm.

Tháng 4-1945, tướng Paton Mỹ đánh Đức Quốc Xã tiến quân đến sát biên thùy Tiệp Khắc sắp vào giải phóng họ thì được lệnh phải dừng lại ngay lập tức vì Tiệp đã được nhường cho Nga. Sau này những bí mật đã được tiết lộ, sở dĩ Mỹ nhường Đông Âu cho Nga vì họ có nhờ Nga phụ giúp một tay đánh quân Nhật tại Á Châu. Họ có cho nghiên cứu làm bom nguyên tử nhưng không hy vọng gì lắm.

Cuối năm 1944, mặt trận Âu châu đã gần kết thúc nhưng tại Á châu, Nhật vẫn còn hơn 5 triệu quân đóng rải rác tại các nước Đông Nam Á, họ lại chiến đấu dai dẳng không chịu đầu hàng. Người Mỹ trù tính phải đánh một năm rưỡi hoặc hai năm mới xong, sẽ phải tốn nhiều xương máu, sinh mạng của tư bản quí như vàng. Muốn tiết kiệm xương máu nhân dân, họ chỉ còn cách đem Đông Âu ra đánh đổi và Staline nhận lời ngay vì sinh mạng dân Xã hội chủ nghĩa lại rẻ như bèo. Nhà văn Lỗ Ma Ni, Constantin Virgil Gheorghiu trong cuốn truyện Les Sacrifíés du Danube đã diễn tả nỗi đau đớn uất hận của 150 triệu người Đông Âu tan gia bại sản đã bị Hoa Kỳ bán đứng cho CS để cứu vớt nền văn minh Tây Âu.

Một thí dụ nữa về sự phản bội đồng minh mà người Mỹ từng làm. Cuối năm 1948 Tưởng Giới Thạch mất Mãn Châu, ngày 7-10-1948 Hồng quân đại thắng ở Hoa Bắc, hai hôm sau Tưởng Giới thạch xin Mỹ viện trợ để cứu nguy tình thế quá hiểm nghèo nhưng không được đáp ứng. Đầu tháng 12-1948 Tưởng phu nhân bà Tống Mỹ Linh đích thân sang Mỹ cầu viện nhưng họ lờ đi. Mỹ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc không thương tiếc vì trước đây họ giúp Tưởng Giới Thạch chống Nhật, Tưởng đã cầm chân được một số lớn quân Nhật, nay đế quốc Nhật tan tành thành tro bụi, Tưởng không còn là đồng minh cần thiết nữa.

Hoa Kỳ bỏ rơi Trung Hoa (quốc gia) mang lại hậu quả tai hại cho cả Á Châu, Trung Cộng nhuộm đỏ nước Tầu rồi trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ, cho nền hoà bình thế giới và bây giờ vẫn còn đe dọa, cái giá mà Hoa kỳ phải trả cho sự bỏ rơi này muôn đời không bao giờ hết.

Và để rồi gần 30 năm sau, tháng tư 1975 họ lại dở cái trò vắt chanh bỏ vỏ ấy tại Việt Nam.

(Gần đây nhất là vào năm 1979,  người đồng minh Mỹ đã phản bội Đài Loan. Giới chính trị gia và tư bản Mỹ hy vọng rằng họ sẽ  nhiều quyền lợi kinh tế hơn một khi họ giao thiệp được với Trung Quốc, Năm 1979, Mỹ đã đóng cửa tòa đại sứ và ngưng bang giao với Đài Loan, không công nhận Đài Loan trên chính trường quốc tế, rồi đẩy Đài Loan ra khỏi Liên  Hiệp Quốc.  Cùng lúc ấy Mỹ quay sang công nhận và hổ trợ cho Trung Quốc vào  Liên Hiệp  Quốc -ghi chú của Trần Hoàng).

Người Mỹ có được lợi lộc gì trong cuộc chiến tranh Việt Nam hay chỉ toàn là thiệt hại, dĩ nhiên có. Trước mắt họ đã ngăn chận được cuộc chiến tranh theo kiểu tầm ăn dâu của Trung Cộng tại Á Châu, sự phản ứng quyết liệt đã khiến khối Cộng sản chùn bước. Mỹ đã bắt tay hoà hoãn được với Trung Cộng, ít ra họ cũng yên tâm thoát khỏi sự đe dọa an ninh cho đất nước.

Việt Nguyên trong bài “ 32 Năm Lật Trang Sử Cũ” cho biết Trung Cộng đã viện trợ cho Bắc Việt 20 tỷ Mỹ kim trong suốt cuộc chiến tranh từ 1950 -1975, đúng như Trần Phan Anh nói trong Trận Chiến Mùa Hè năm 1972: “QVNCH đã cầm chân và tiêu diệt phần lớn năng lực và tài nguyên của khối Cộng Sản vào cuộc chiến tranh. Họ đã tạo thời giờ quí báu cho Khối Tự Do phát triển kinh tế và củng cố hàng ngũ. Kết cuộc họ đã bị trói tay để đưa đến thảm trạng 30 tháng 4 năm 1975”

Người Mỹ nói họ thiệt hại 300 tỷ Mỹ kim, không phải rằng họ cho miền Nam VN số tiền khổng lồ ấy, mà tiền chiến phí cho chiến tranh VN là một chi phí tổng gộp bao gồm cả việc trả lương lính Mỹ, nhân viên quốc phòng Mỹ, cố vấn Mỹ, công nhân chế tạo vũ khí người Mỹ, chi phí di chuyển… những khoản tiền ấy lưu hành và chi tiêu trong phạm vi kinh tế, lãnh thổ nước Mỹ hơn là ra ngoại quốc.

Chính phủ miền Nam VN chỉ nhận được chừng 2 tỉ đô la mỗi năm. Còn vũ khí thì tính cho đến năm 1971, chỉ trừ 3 sư đoàn TQLC, sư đoàn Nhảy Dù, các liên đoàn Biệt Động Quân là được trang bị súng tự động AR 15 hoặc M 16.

Hơn 10 sư đoàn còn lại chỉ được trang bị súng carbin M1, tiểu liên Thompson, súng trường là các vũ khí thời thế chiến thứ 2 hoặc của thế chiến thứ nhất còn sót lại trong kho, hoặc là các vũ khí mà quân đội Mỹ trang bị mới cho các đơn vị của họ, thải ra và cho quân đội miền miền Nam.

Nước Mỹ khóc lóc thảm thương cho 58 ngàn người lính của họ đã chết tại VN, nhưng họ không hề đoái thương tới hàng mấy triệu người Việt Nam và Đông Dương chết vì bị các thế lực siêu cường xúi cho người ta giết lẫn nhau. Người Mỹ cũng không hề thương tiếc cho 4 triệu người dân Miên vô tội đã bị Khmer đỏ tàn sát vì Mỹ đã bỏ rơi đồng minh một cách tàn nhẫn vào năm 1975.

Ông Nguyễn Tiến Hưng nói Hoa Kỳ bỏ Việt Nam vì quyền lợi của họ tại đây không còn nữa.

nguồn: Cuộc Chiến Việt Nam Dưới Nhiều Khía Cạnh của Trọng Đạt

Các ý kiến khác về chiến tranh Việt Nam như sau:

*“Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…… ta đã thành công trong việc cắm lá cờ Mác-Lê trên toàn cõi VN !”- (Tổng bí thư Cộng sản Lê Duẩn- 1976).

*  “Chỉ có Việt Nam là khốn khổ vì chiến tranh tàn phá suốt 29 năm trời ( 1946-75) là bởi Cộng sản Việt Nam đã đưa vận mệnh của nước Việt Nam ràng buộc vào sự sống còn và quyền lợi của phe Cộng sản quốc tế ” – (Thượng toạ Thích Quảng Độ).

* “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”- ( Nhà văn Dương Thu Hương).

* ” Cái động lực gây nên cuộc chiến đó chính là chủ nghĩa cộng sản: “Đấy chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người!”- ( Nhà văn Tô Hoài)

(còn cập nhật thêm)

——————————————————————————————–

Đừng quên “Tháng Tư Đen”

Mark Moyar – Điểm sách (Trà Mi lược dịch)

nguồn dcvonline.net

Bỏ rơi Việt Nam

Từ lúc chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời toà Đại sứ ở Sài Gòn vào tháng Tư năm 1975, sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đề tài chính trong các cuộc tranh luận của Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Phe bồ câu cho rằng thất bại của miền Nam Việt Nam vì chính phủ miền Nam suy yếu và không có chính nghĩa, củng cố lập luận đồng minh của Mỹ đã không xứng đáng được viện trợ. Nhóm diều hâu đổ lỗi cho việc mất miền Nam Việt Nam vì viện trợ Hoa Kỳ bị cắt đứt – phù hợp với niềm tin của nhóm diều hâu rằng các chính khách Mỹ đã điên rồ bỏ rơi phần đất mà gần 60.000 binh sĩ Mỹ đã chết để bảo vệ.

Việt Nam, tháng 4, 1975
Nguồn ảnh: Getty Images


Tuy nhiên, không giống như các trang lịch sử trước đó của cuộc chiến, giờ phút cuối cùng của VNCH chỉ được các nhà sử học xem xét lướt qua. Tác giả viết lịch sử, được cho là toàn diện, của cuộc chiến có xu hướng lướt nhanh qua giai đoạn 1973-1975. Trong thời gian đó, không có lực lượng chiến đấu của Mỹ tại Việt Nam và báo giới cùng các quan chức dân sự Mỹ cũng quan tâm rất ít đến Việt Nam; học giả, vì thế, có ít nguồn tài liệu bằng tiếng Anh để tham khảo.

Cuốn “Tháng Tư Đen” của George J. Veith đã lấp đầy khoảng trống lịch sử đó một cách khác thường. Tác giả George Veith đã đào sâu vào những nguồn tài liệu Việt Nam bị bỏ quên trước đó, gồm cả lịch sử của Bắc Việt, và ông đã phỏng vấn nhiều vị chỉ huy đơn vị chiến đấu miền Nam Việt Nam. Trong cách kể tỉ mỉ, Veith trình bày cả núi chi tiết mới đã cho phép ông trả lời các câu hỏi chính của lịch sử.

Mặc dù các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam đã làm một số lỗi nghiêm trọng trong cuộc tấn công năm 1975 của Bắc Việt, ông Veith nói, không thể đổ thất bại vì chính phủ vớ vẩn được và chắc chắn không phải vì khả năng chiến đấu kém cỏi của quân đội VNCH. Ở vào lúc đó lãnh đạo quân đội miền Nam Việt Nam, gồm nhiều sĩ quan đã chiến đấu giỏi, đẩy lui cuộc tấn công mùa Hè đỏ lửa năm 1972 và các cuộc đụng độ lớn nhưng ít được biết đến trong những năm 1973 và 1974. Trong cuộc tấn công cuối cùng của Bắc Việt, cấp chỉ huy và các đơn vị của miền Nam Việt Nam đã chiến đấu giỏi hơn nhiều người đã tưởng.

Nếu người Mỹ còn nhớ, một chiến thắng của miền Nam Việt Nam vào năm 1975, đó là trận chiến Xuân Lộc, ở đó một sư đoàn của quân đội miền Nam Việt Nam đã đập tan 3 sư đoàn Bắc Việt. Tuy nhiên, ông Veith cũng ghi lại một số các cuộc đụng độ khác, trong tháng Ba và tháng Tư năm 1975, chứng tỏ sức đề kháng mãnh liệt của quân đội VNCH – từ Mỏ Tàu và Núi Bông ở địa đầu giới tuyến, đến Bến Cầu và Chơn Thành ở vùng biên giới, rồi Cần Thơ và Long An ở phía nam.

Ông Veith chứng minh một cách thuyết phục rằng nguyên nhân gốc rễ đưa đến thất bại của miền Nam Việt Nam chính vì Quốc hội Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ năm 1974, khi đó viện trợ quân sự đã giảm gần một nửa. Khi Bắc Việt bắt đầu tấn công dữ dội từ tháng 3 năm 1975, miền Nam Việt Nam đã rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu máy bay và phụ tùng thay thế, không cho phép quân đội chuyển quân đến để củng cố mạn sườn, dễ bị tấn công dài 900 dặm, về phía tây. Bắc Việt do đó được tự do tập trung các cuộc tấn công,với số lượng áp đảo, vào các thị xã, thành phố chính yếu.

Chiến thắng An Lộc (1972)
Nguồn ảnh: vnafmann.com


Do sự khan hiếm lực lượng không vận, đe dọa quân đội Nam Việt Nam, trong tình trạng hiểm nghèo, thường xuyên phải rút lui bằng xe tải hoặc đi bộ. Thường dân chạy phía sau các binh sĩ, sợ bị các lực lượng cộng sản tàn sát, những người đã thảm sát dân Huế năm 1968 và thường dân dọc theo Quốc Lộ 1 vào mùa Hè đỏ lửa năm 1972. Phụ nữ và trẻ em và các loại xe dân sự làm tắc nghẽn cầu, đường, làm cuộc di tản chậm lại. Do đó, một số đơn vị chiến đấu bị quân Bắc Việt chận đường và tiêu diệt.

Khi cuộc di tản chiến thuật, khi lực lượng Nam Việt Nam cố gắng để tạo thành một vành đai phòng thủ tại thành phố Đà Nẵng, thì hơn một triệu thường dân đã đổ tràn vào thành phố của 500.000 người đang trong trạng thái hoảng loạn. Đường phố đã kẹt cứng vì giao thông dân sự, ông Veith giải thích, do đó sự vận chuyển của xe quân sự và hình thành đội quân lớn đã không thể phối hợp được. Một số binh sĩ bỏ đơn vị mình để bảo vệ thân nhân hoặc giúp họ chạy trốn. Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh tài ba và lôi cuốn của VNCH, đã quyết định tổ chức quốc phòng là điều không thể thực hiện được, ông đã ra lệnh sơ tán của quân đội chiến đấu bằng đường biển. Một số binh lính miền Nam Việt Nam đã thoát khỏi bằng tàu thuỷ, nhưng hàng ngàn người khác đã bị đơn vị quân đội Bắc Việt đang ồ ạt truy đuổi và bắt sống trên bãi biển.

“Tháng Tư Đen” cho thấy rằng việc cắt giảm viện trợ của Mỹ quá nhanh khiến niền Nam Việt Nam đã không thể đánh bom các lực lượng của đối phương ngay cả khi họ đang tụ tập đông đảo và là mục tiêu mời gọi. Lực lượng không quân Nam Việt Nam không thể bay đủ phi vụ, và khả năng của không quân tiếp tục bị xói mòn khi các sân bay bị quân Bắc Việt tràn ngập. Trong tháng Giêng năm 1973, Tổng thống Nixon đã hứa với Việt Nam là không lực Mỹ sẽ đánh tan quân Bắc Việt nếu họ đã vi phạm hiệp định ngưng bắn sắp được ký kết tại Paris. Nhưng sau đó vụ Watergate bùng nổ, và Quốc hội, dùng Nghị quyết Quyền lực Chiến tranh 1973, để ngăn cản người kế nhiệm TT Nixon, là TT Gerald Ford, thực hiện các cam kết với VNCH.

Mặc dù miền Nam Việt Nam có 763.000 người vào năm 1975, sự hạn chế di động chiến lược chỉ cho phép quân đội VNCH tập trung 110.000 binh sĩ làm phòng tuyến sau cùng ở Sài Gòn. Quân Bắc Việt, có 350.000 quân được cung cấp đa dạng nhờ sự thay đổi biến đường mòn Hồ Chí Minh thành một đường trải nhựa và có cả đường ống dẫn dầu bên cạnh. Mặc dù trước tình hình tuyệt vọng, ông Veith lưu ý, nhiều đơn vị miền Nam Việt Nam đã chiến đấu đẩy lui nhiều cuộc tấn công lớn của quân Bắc Việt Nam tại Sài Gòn và phản công có hiệu quả. Theo ước tính của riêng Hà Nội, lực lượng Bắc Việt Nam có 6.000 binh sĩ tử thương trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Người lính miền Nam Việt Nam đã chiến đấu cho đến khi chính phủ (Dương Văn Minh) mới được dựng lên ra lệnh đầu hàng với ảo vọng được phe thắng trận nhượng bộ.

Black April của George Veith; 587 trang, 29.95 USD
Nguồn ảnh: NXB Encounter Books


Hơn 100.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà tử thương trong các trận chiến cuối cùng, hay đã bị xử tử ngay sau đó hoặc đã chết dần mòn vì bị ngược đãi trongcác trại “cải tạo” khổng lồ. Nửa triệu người miền Nam Việt Nam đã chết trên đường chạy trốn sự đàn áp cộng sản. Trong lúc đang toan tính viện trợ cho Afghanistan trong tương lai, “Tháng Tư Đen” là một lời nhắc nhở đúng mức với chính phủ Mỹ về thiệt hại nhân mạng khi bỏ rơi đồng minh đang bị bao vây.

© DCVOnline


Nguồn: Abandoning Vietnam. Mark Moyar. WSJ, BOOKSHELF – May 4, 2012.
Tác giả là một chuyên viên tư vấn quốc phòng và là tác giả cuốn “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965.”

——————————————————————————————–

Có tài liệu này trên diễn đàn của báo Military Times   (Thời báo Quân đội) nói là Trung Quốc đã giúp cho Bắc Việt trên 20 tỷ đô la trong chiến tranh Việt Nam.

Đảng cộng sản Trung Quốc đã gởi 320.000 lính Trung Cộng qua giúp miền Bắc VN, tính cho đến tháng 3-1968.  Tổng số lính Trung cộng bị thương và chết là 1o70 lính Trung Cộng đã chết.

(sẽ lịch bài dưới đây sau khi thu thập thêm các tài liệu khác)

China assistance North Vietnam killed American in Vietnam wars.
China communist Party and North Vietnam power signed up agreements about PLA sent troops to Vietnam fight against American imperialist in 1965.

At the same year, PLA send air defensive missile force, air defensive artillery, engineering force, railways troops, sweep mine team and shipping fleet and so on support North Vietnam. And carried on battle and supported tasks.

CCP total send 320 thousands troops support North Vietnam until 1968 March, total soldiers injury or be killed, in the middle of there were 1070 soldier dead. At the same time, China communist party provided numerous military equipments and battle supplies. Include 170 planes, 140 ships and 500 tanks, 16000 trucks, cannon 37000, 2.16 millions guns ,bullets and shells add up to 12800 millions. In additional to these, and trained 6000 persons and technologists, through Vietnam war ,CCP gave an huge human power, finance, substance assistances for North Vietnam, count in supplies equality more the 20 billion dollars.
China communist party said: they very love kill and torture American, European, abused them, CCP said you killed abuse more European, they more respect you.

———————————————————————————–

How many soldiers did China send to help North Vietnam?

Postby Kim Sung on 19 Nov 2006, 13:17

According to a Chinese military magazine ‘Research on Contemporary China’ (當 代中國史), China sent about 320,000 troops, 179 fighters, 145 combat vessels, 1044 tanks and vehicles, 16,333 trains, 37,500 mortars, and 2,160,000 assault rifles.
If we put together all these Chinese assistance in money, the total is more than 20 billion dollars (the then value). Among 320,000 troops sent to help North Vietnam, 5,270 soldiers were killed or wounded in combats. I didn’t know that China gave such a huge assistance to North Vietnam. Where were these Chinese troops deployed? More details on Chinese assistance to North Vietnam will be appreciated.
——————————————————————————————
3.

Chinese Support for North Vietnam during the Vietnam War: The Decisive Edge

Military History Online – Chinese Support for North Vietnam during the Vietnam War: The Decisive Edge

by Bob Seals

“Best turn it into a bigger war…I’m afraid you really ought to send more troops to the South…Don’t be afraid of U.S. intervention, at most it’s no worse than having another Korean War. The Chinese army is prepared, and if America takes the risk of attacking North Vietnam, the Chinese army will march in at once. Our troops want a war now.”[1]
— Mao speaking to the North Vietnamese in 1964

So why did the powerful modern nations of France and the United States lose two wars in Vietnam to a third rate military power like North Vietnam? This is the logical question that many historians have asked and attempted to answer since the Second Vietnam War ended in April 1975 with the fall of Saigon to North Vietnamese tanks.

This Chinese military support, to include equipment, advisors and planning assistance, provided from 1949-1975, would prove in both the First and Second Indochina Wars to be decisive. This substantial military support would give the People‘s Army of Vietnam an edge to resist Western forces and eventually subjugate the Republic of South Vietnam. This support, for various reasons, has never really been acknowledged by most popular histories of the conflict. This is perhaps due to the fact that such acknowledgement of the massive Chinese military support provided challenges many cherished myths of Vietnamese Communist military brilliance and the “heroic struggle” against overwhelming western imperialists. Two recent histories bear this out. Case in point A Military History of China, edited by David A. Graff makes no mention of Chinese support for Vietnam while Bruce A. Elleman’s Modern Chinese Warfare, 1795-1989, dismisses Chinese support in a mere two sentences.[3] However, unless this decisive Chinese support is properly understood by students of both Vietnam wars the answer to the question of why North Vietnam won will remain incomplete and misunderstood. This paper will attempt to outline the Chinese communist support in both wars and explain exactly why this support was so decisive.

China communist Party and North Vietnam power signed up agreements about PLA sent troops to Vietnam fight against American imperialist in 1965. At the same year, PLA send air defensive missile force, air defensive artillery, engineering force, railways troops, sweep mine team and shipping fleet and so on support North Vietnam. And carried on battle and supported tasks.
Chia total sent 320,000 troops to support North Vietnam until 1968 March, At the same time, China provided numerous military equipments and battle supplies. Include 170 planes, 140 ships and 500 tanks, 16000 trucks, cannon 37000, 2.16 millions guns ,bullets and shells add up to 12800 millions. In additional to these, and trained 6000 persons and technologists, through Vietnam war ,China gave an huge human power, finance, substance assistances for North Vietnam, count in supplies equality more the 20 billion dollars.

**In the 1950s Chinese formulas served as a model for the Vietnam Workers’ Party (VWP) in its war against France and in its efforts to rebuild the north. In the 1960s, Beijing provided extensive aid to help Ho Chi Minh fight the United States. China’s support was crucial in the VWP’s defeat of the French in 1954 and in its ability to resist the American pressure in the Second Indochina War. At the height of Chinese-DRV solidarity, Ho characterized the relationship as “comrades plus brothers.

**In general, the importance of China in the two Vietnam wars has been overlooked or underrated in both Vietnamese and Western writings.[2] Vietnamese writers have tended to disregard the Chinese role in the interest of producing “national history,”[3] while lack of access to Chinese archival sources has handicapped the treatment of Beijing in the Western scholarship on the Indochina conflict.


Posted in Phỏng Vấn, Trại Tù | 4 Comments »

Ngày 30-4 năm nay và câu chuyện một người tù được tạm tha

Posted by hoangtran204 trên 30/04/2012

Lời tựa:  Chị Bùi Hằng, một người xinh đẹp trẻ trung đầy sức sống, đã từng hăng hái hô vang các khẩu hiệu trong cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc vào tháng 7/2011.  Chỉ vì lý do này mà chị “được” đưa vào trại giáo dục vào tháng 11-2011. Nhờ sự phản đối việc chính quyền Hà Nội bắt giam chị của nhiều người trong nước, cảu các blogger, và các tổ chức chính quyền và báo chí truyền thông nước ngoài, chị Bùi Hằng đã được thả vào ngày 29-4-2012.

Chỉ cần 6 tháng trong trại giáo dục của nhà nước CHXHCN tươi đẹp, chị đã trở thành một người khác mà chính chị nhìn vào gương cũng không nhận ra nét mặt và hình dáng của chị nữa.

Câu chuyện của chị Bùi Hằng, từ lúc chị đi biểu tình, bị bắt, và quyết định của chính quyền đưa chị BH vào “trại giáo dục”, bạn bè và gia đình đi thăm, cách cư xử của cán bộ và chính quyền…đã cho ta thấy hình ảnh thật sự của nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay là như thế nào.

Lời tri ân của blogger Bùi Hằng

Bùi Hằng

Gửi tất cả những người bạn yêu quý của Bùi Hằng,

Lời đầu tiên, xin cho Bùi Hằng và gia đình được gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã luôn lo lắng và lên tiếng bảo vệ cho Bùi Hằng trong 6 tháng qua. Xin cảm ơn những blogger, các cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế, tòa đại sứ và chính phủ các nước đã lên tiếng đòi trả tự do cho Bùi Hằng. Từ tận đáy lòng, xin các bạn hãy nhận từ Bùi Hằng lời cảm ơn chân thành nhất.

Chiều hôm nay, Bùi Hằng trở về nhà trong một thân xác tiều tụy, đủ các vết thương trên người. Thế nhưng, đây sẽ là ngày trở về đầy niềm vui và hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Niềm vui trào dâng cùng những giọt nước mắt vừa mừng, vừa tủi. Sáu tháng trong lao tù, cùng với bao nỗi cay đắng đã khiến bề ngoài Bùi Hằng thay đổi hẳn, nhìn lại trong gương không thể nhận ra mình. Dẫu vậy, Bùi Hằng sẽ vẫn luôn là Bùi Hằng mà các bạn đã biết đến như ngày nào. Dù những thế lực cầm quyền có vu cáo bịa đặt thế nào đi chăng nữa, Bùi Hằng sẽ luôn là một người con của Tổ quốc Việt Nam, là người đồng hành với tất cả những người dân Yêu Nước.

Những cuộc đàn áp chỉ làm cho Bùi Hằng vững tin hơn vào con đường mình đã chọn. Những ngày sắp tới sẽ là cuộc chiến đầy cam go chống lại những thế lực đang phá hoại Tổ Quốc thân yêu của chúng ta. Dù chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi, nhưng Bùi Hằng xin nguyện sẽ làm hết sức để đấu tranh cùng các bạn.

Việc nhà cầm quyền buộc phải thả Bùi Hằng chính là thành quả từ nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi của đồng bào trong và ngoài nước, đó cũng là nhờ vào sự lên tiếng của tất cả những người có lương tri trên toàn thế giới. Trong chốn lao tù cách biệt với thế giới bên ngoài, Bùi Hằng đã luôn chiến đấu và không lùi bước trước cường quyền.

Trại Thanh Hà là một nhà tù nhỏ, còn đất nước Việt Nam là một nhà tù lớn hơn. Còn bao nhiêu người Việt Nam yêu nước khác vẫn đang bị giam cầm trong nhà tù nhỏ, gần 90 triệu người dân Việt Nam vẫn bị đày đọa trong nhà tù lớn hơn. Chính vì vậy, Bùi Hằng nghĩ rằng chúng ta vẫn phải luôn tiếp tục chiến đấu để đòi lại tự do cho đồng bào mình. Đó cũng là khát khao mà Bùi Hằng luôn hướng đến.

Về dự định sắp tới, trước tiên Bùi Hằng sẽ cố gắng điều trị các vết thương, sau đó tiến hành các thủ tục cần thiết để khiếu nại. Trong thời gian đầu, do sức khỏe yếu nên việc đi lại sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy Bùi Hằng mến mời bạn bè nếu có điều kiện ghé thăm để dùng bữa cơm thân mật với gia đình.Về lâu dài, Bùi Hằng sẽ luôn theo con đường đã chọn, tiếp tục cùng các bạn đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

Đường còn dài và khó khăn đang chờ đợi, nhưng chỉ cần có quyết tâm và sự đoàn kết, chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Một lần nữa, xin cho Bùi Hằng gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã quan tâm, xin cảm ơn mọi người đã giúp Bùi Hằng chăm sóc cho gia đình, giúp cháu Nhân có điều kiện thăm nuôi mẹ trong suốt 6 tháng vừa qua. Những ân tình sâu nặng không biết đến bao giờ Bùi Hằng mới có thể đền đáp.

Cuối cùng, xin cho Bùi Hằng gửi lời chào thân ái và quyết thắng đến tất cả các bạn

P/s: Gửi tặng mọi người bài thơ Bùi Hằng làm trong thời gian ở CSGD Thanh Hà.

Cuộc đời đâu phải là con đường trải thảm
Để cứ đi là cứ bước chân đi
Đổi bao nhiêu những đoạn trường
Thì ta mới có con đường hôm nay
Và bao nhiêu những bàn tay
Bạn bè – bằng hữu hàng ngày sẻ chia

Biết bao người đã đưa tay ra vịn
Để cho ta đứng được thẳng hôm nay
Biết bao người đã cùng ta vất vả
Để làm nên viên gạch lót đường

Ta phải sống ngoan cường và chính nghĩa
Để con đường ta bước sẽ nở hoa
Để con đường bao người bước chân qua
Sẽ đến được vinh quang chiến thắng

Dù phải đổi bằng xương máu mồ hôi
Nếu cho phép nói về tôi
Tôi vẫn mượn vần thơ của người đi trước
Để nói rằng tất cả điều tôi làm, tôi ước
Là đồng bào là tổ quốc của tôi:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi chết
Cho đồng bào tôi cho máu thịt của tôi”

Thanh Hà, ngày 20/4/2012

____________________

Hình ảnh chị Bùi Hằng sau khi ra “cơ sở giáo dục” Thanh Hà. Chị đã tự cắt tay trong trại để phản đối việc bắt giữ. (hình 29-4-2012)

 Chị Bùi Hằng tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược, lý do khiến chị phải vào “cơ sở giáo dục” Thanh Hà. (Hình tháng 7-2011)

—————————————————————————————————————————————————-

Tìm mẹ

DanlambaoĐã 8 ngày trôi qua, mọi thông tin về chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn bặt tăm. Kẻ từ ngày bị giam giữ trái phép tại trụ sở CA Phường Bến Nghé đến nay, vẫn không ai hay biết hiện giờ chị đang bị giam nơi đâu. Gia đình lên hỏi Phường, Phường bảo chuyển lên Quận. Hỏi Quận, Quận bảo chuyển ra Hà Nội. Bao nhiêu đơn thư của bạn bè, người quen đã gửi, đến nay vẫn chỉ là một sự im lặng đáng ngờ.

Những ai quen biết với chị Hằng đều hiểu rõ một điều, chị là một người phụ nữ can đảm và cương quyết. Nếu bị bắt giam trái pháp luật, chị sẽ không bao giờ chấp nhận thỏa hiệp. Những lần bị bắt trước đây chị đều đấu tranh bằng cách tuyệt thực đến cùng. Có lẽ đến hôm nay, chị đã tuyệt thực 8 ngày.

Bạn bè, đồng đội của chị đều chung một tâm trạng : lo lắng, bồn chồn, cũng có người “ray rứt, dở điên dở dại”…

Về phía gia đình, con trai chị Hằng là anh Bùi Trung Nhân tỏ ra lo lắng hơn bao giờ hết. Người con trai 19 tuổi của chị vẫn còn bị ám ảnh bởi trận đòn thù khủng khiếp của CA Vũng Tàu đới với mẹ mình hồi năm 2003. Rồi cả những nỗi hoang mang, lo sợ cho sự an nguy của mẹ khi gần đây có quá nhiều trường hợp người dân bị đánh chết trong trụ sở CA…

Lo lắng cho sự an nguy của mẹ, người con trai út của chị quyết định tự mình phải làm một điều gì đó cho mẹ.

Chiều nay, 05/12, đứng giữa các ngã tư, anh Bùi Trung Nhân mang theo rất nhiều tờ rơi có nội dung “Tìm mẹ” để phân phát cho những người dân qua lại trên đường.

Và rất nhiều người đã nhận được tờ rơi ấy.

Có lẽ, những người qua đường không mấy ai biết chị Bùi Thị Minh Hằng là ai, làm gì và đang bị giam ở đâu. Thế nhưng, người dân sẽ thấy hình ảnh đứa con một mình đi tìm mẹ bị CA bắt giam trái phép. Và hơn hết, mọi người sẽ hiểu rằng : Người phụ nữ mang tên Bùi Thị Minh Hằng bị bắt mất tích chỉ vì  tội danh mang tên : Yêu nước !

danlambaovn.blogspot.com
danbaovn.blogspot.com

Phim về chị Bùi Hằng : http://www.youtube.com/watch?v=1JZiYRBYdFM&feature=player_embedded

Bài cũ, post lại.

Thứ hai, ngày 26 tháng mười hai năm 2011

Sau Bùi Hằng sẽ là ai?

 

Từ những ngày đầu nghe tin Bùi Hằng vào đồn công an Bến Nghé rồi không trở về, cho đến lúc biết cô ấy bị giam giữ ở trại Thanh Hà với cái án không xét xử là 2 năm, bây giờ tôi mới thực sự có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.

Ngay từ năm 2010, trong một bài báo đăng trên báo Pháp luật TPHCM với tiêu đề: Giáo dục, giáo dưỡng đang bị lợi dụng – đã làm dấy lên trong công luận một sự thật :

Qua việc “nhóm nghiên cứu của Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính (Bộ Tư pháp) đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc áp dụng các biện pháp nói trên, chỉ rõ những bất cập của các quy định hiện hành”, trước mắt tôi quan tâm đến 3 vấn đề chủ yếu mà bài báo đã nêu là:

–     Báo cáo của nhóm nghiên cứu chỉ rõ: Việc lập hồ sơ đưa một người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do công an thực hiện, khi hồ sơ sang hội đồng tư vấn thì lãnh đạo cơ quan công an lại là chủ tịch hội đồng. Điều này chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác vì công an dường như “độc diễn” trong quá trình này.

–    “hoạt động của hội đồng chủ yếu giới hạn ở việc xét duyệt hồ sơ, tài liệu do các cấp hành chính thu thập, không có thông tin đa chiều, không được nghe nội dung bào chữa, biện hộ từ phía người vi phạm…”

–     “Người bị áp dụng các biện pháp này không có quyền tham gia và phát biểu ý kiến, không được tranh tụng, không có luật sư tham gia…”

Qua ngần ấy thông tin trong bài báo trên, đủ cho thấy việc bắt giam Bùi Hằng thông qua hình thức giáo dục, cải tạo là có động cơ, rõ ràng là thiếu minh bạch của chính quyền thành phố Hà Nội. Ghép Bùi Hằng vào tội gây rối trật tự công cộng, cốt là để hợp thức hóa việc giam giữ và né tránh xét xử Bùi Hằng theo khía cạnh phản đối chính quyền bắt bớ người biểu tình.

Tôi nhớ lại hôm ở Bờ Hồ, tình cờ gặp giáo dân Thái Hà đi nộp đơn ở phòng tiếp dân 34 Lý Thái Tổ, và chứng kiến việc một số giáo dân bị bắt lên xe buýt khi họ đi bộ trên Bờ Hồ. Lúc đó tôi đứng cách đó khá xa, quan sát thấy cảnh bắt bớ đó lại nhớ những ngày mình đi biểu tình cũng từng bị bắt như thế. Rồi đột nhiên có 3  “thanh niên” đi qua vườn hoa, hướng đến chỗ tôi đứng. Bọn họ túm lấy một cậu thanh niên đang đứng cạnh tôi lôi đi, mặc cho cậu ấy bất bình la lên phản đối. Tôi đang bức xúc về cái chuyện, họ cứ ngang nhiên bắt người như thế này thì một viên công an đi đến nói rất to:

–     Ai không có nhiệm vụ giải tán ngay khỏi khu vực này. Không được tụ tập ở đây.

Mọi người xung quanh tôi chạy té đi. Tôi bực mình lắm, cứ đứng yên tại chỗ. Thấy thế, tay công an hất hàm:

–     Chị nữa, không có nhiệm vụ gì, yêu cầu chị giải tán…

–     Đây là vườn hoa. Thế nhiệm vụ gì thì được đứng ở đây?

Tay công an ngớ người nhìn tôi. Hình như anh ta rất ngạc nhiên, khi có người không những không ù té chạy mà còn dám hỏi vặn lại công an. Anh ta không trả lời câu hỏi của tôi, chả lẽ lại bảo vườn hoa Bờ Hồ là nơi chỉ để công an và an ninh làm nhiệm vụ? Nếu khi ấy tôi không đứng đó, làm sao tận mắt chứng kiến sự việc. Chưa cần biết ai đúng sai thế nào, ít nhất là tôi có thể kể lại một cách trung thực khi cần làm chứng.

Công an không muốn nhân dân nhìn thấy, nghe thấy là để một mình họ độc diễn chăng? Nếu họ làm đúng, tại sao họ không để cho nhân dân thấy rằng họ đang thực thi pháp luật một cách đúng đắn, và những kẻ gây rối kia đáng bị trừng trị thích đáng, cần được tuyên truyền rộng rãi bằng hình ảnh và clip video cụ thể để làm gương cho thiên hạ?

Viên công an không giải thích được thì trừng mắt nhìn tôi, gằn giọng:

–     Nhớ! Không được tụ tập ở đây nhớ! Đây là khu vực nhạy cảm nhớ!

Tôi cãi ngay:

–    Anh nói lạ nhỉ? Tôi đang đứng có một mình mà anh bảo tụ tập là thế nào? Cái gì nhạy cảm? Tôi chẳng hiểu cái gì gọi là nhạy cảm cả.

Anh ta rút bộ đàm ra, nghe chừng định gọi người đến bắt tôi chắc. Ngay lúc ấy một thanh niên đi đến lôi tay công an đi chỗ khác. Tôi tức giận quay ra nói với những người vừa chạy đi:

–     Làm sao mọi người phải chạy? Đây là vườn hoa, mình đứng giữa thanh niên bạch nhật thế này, phạm pháp cái gì mà phải chạy?

Về đọc tin trên mạng, thấy nói tất cả những người bị bắt lên xe buýt hôm đó đều bị ghép vào tội gây rối trật tự công cộng. Tôi thấy lạ là trong hàng trăm người đang đi trên Bờ Hồ lúc đó, họ lại chỉ bắt một số người? Nói như bản báo cáo của nhóm nghiên cứu Bộ Tư pháp thì đúng là công an hoàn toàn độc diễn trong việc này. Họ muốn lập hồ sơ về ai đó thì chỉ cần vài lần bắt lên xe buýt như thế này, chắc hẳn sau đó sẽ lập được ngay cái hồ sơ để tống bất cứ ai đó vào trại giáo dục và cải tạo.

Điều này khiến nhiều người thực sự lo ngại. Chính quyền có thể còn tiếp tục sử dụng cái chiêu bài đưa đi giáo dục cải tạo, để trấn áp những người tham gia biểu tình thời gian qua, hoặc bất cứ đối tượng nào chính quyền không “ưa” mà không bị một cơ quan nào tuýt còi. Những người biểu tình chúng tôi đùa vui: Nếu vậy, mỗi chúng ta đều là những trại viên dự bị mà Bùi Hằng là người đầu tiên hy sinh. Đùa thế nhưng trong lòng thấy cay đắng làm sao.

Hẳn ai cũng biết việc điều chỉnh hệ thống pháp lý cho phù hợp với cuộc sống ở nước ta là quá chậm chạp (ví dụ như luật biểu tình là 19 năm. Lạc đề đi một chút là 15 năm triển khai việc mua nhà theo nghị định 61 vẫn bế tắc sau nhiều lần gia hạn). Một tay công an nói với tôi: ai kiện cứ việc kiện…! Thật là một câu mang đầy thái độ thách thức, coi thường luật pháp.

Đời người quá ngắn ngủi để mà chờ đợi công lý được thực thi. Có bị tước đoạt tự do dẫu chỉ một ngày mới hiểu được phần nào giá trị của nó. Mặc dù vậy, chính quyền cũng thừa hiểu việc giam giữ dưới hình thức giáo dục, cải tạo này sẽ không bao giờ thay đổi được quan điểm và ý chí của Bùi Hằng.

Việc hôm nay với Bùi Hằng rất có thể sẽ xảy ra với bạn, với tôi hoặc ai đó trong nay mai. Sau Bùi Hằng sẽ còn những ai nữa, trở thành nạn nhân của hệ thống pháp lý mà vốn dĩ còn quá  nhiều sự vô lý, bất cập này?

Trong khi chờ đợi luật sư khiếu nại việc cưỡng bức Bùi Hằng vào trại cải tạo, tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều người lên tiếng đấu tranh cho việc trả tự do cho Bùi Hằng. Mong làm sao ngày được đón cô ấy trở về trong vòng tay người thân và bè bạn.
 

Tư liệu tham khảo: những đoạn chữ đỏ in nghiêng được dùng để trích dẫn

(Bài đăng trên Báo pháp luật TP HCM – Giáo dục, giáo dưỡng đang bị lạm dụng)

Bộ Tư pháp đang nghiên cứu để tư pháp hóa thủ tục đưa người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

Việc đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục… bằng quyết định hành chính ít nhiều liên quan đến quyền tự do cá nhân của người vi phạm pháp luật trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục cũng như việc tổ chức, thực hiện loại “quyết định hành chính khác” này còn nhiều bất cập.

Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”, ngày 13 và 14-12, Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo bàn hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính này.

Xích mích gia đình: Đưa vào cơ sở giáo dục

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính (Bộ Tư pháp) đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc áp dụng các biện pháp nói trên, chỉ rõ những bất cập của các quy định hiện hành.

Theo quy định, chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh là người trực tiếp ban hành quyết định hành chính để đưa một người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hay trường giáo dưỡng. Ngoài ra, một số chủ thể khác như công an, tư pháp, nhà trường, tổ dân phố… tham gia vào quá trình đề nghị, xác minh, lập hồ sơ, tư vấn giúp chủ tịch UBND ra quyết định.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu chỉ rõ: Việc lập hồ sơ đưa một người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do công an thực hiện, khi hồ sơ sang hội đồng tư vấn thì lãnh đạo cơ quan công an lại là chủ tịch hội đồng. Điều này chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác vì công an dường như “độc diễn” trong quá trình này.

Đành rằng chủ tịch UBND là người quyết nhưng Hội đồng tư vấn có vai trò rất lớn, có thể nói là quan trọng nhất với việc có áp dụng biện pháp đưa người vi phạm vào trường, cơ sở hay không. Thế nhưng hoạt động của hội đồng chủ yếu giới hạn ở việc xét duyệt hồ sơ, tài liệu do các cấp hành chính thu thập, không có thông tin đa chiều, không được nghe nội dung bào chữa, biện hộ từ phía người vi phạm…

“Việc ra quyết định áp dụng biện pháp liên quan đến hạn chế tự do của đối tượng vi phạm theo pháp luật hiện hành chưa thật sự đảm bảo tuân theo nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng, tranh luận và biện hộ. Người bị áp dụng các biện pháp này không có quyền tham gia và phát biểu ý kiến, không được tranh tụng, không có luật sư tham gia…” – nhóm chuyên gia bình luận.

Vì những thủ tục “khép kín”, đôi khi áp đặt, chủ quan của cơ quan có thẩm quyền nên không ít người bị đưa vào trường, cơ sở chưa đúng theo quy định. Nhóm chuyên gia dẫn chứng, tại Cơ sở giáo dục Bến Giá (Trà Vinh) có 6% người được đưa vào đây do thực hiện các hành vi cãi nhau, đánh nhau giữa những người thân trong gia đình (không thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục).

Thời gian “cao su”

Theo quy định, thời hạn người vi phạm ở trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh từ ba tháng đến hai năm. Tuy nhiên, thực tế khảo sát tại các cơ sở giáo dục tập trung, hầu hết người vi phạm đều bị áp dụng ở mức tối đa. Báo cáo của Cơ sở giáo dục Thanh Hà cho thấy trong năm năm (từ 2004 đến tháng 6-2008), chỉ có một người được áp dụng thời hạn tối thiểu. Đến tháng 9-2009, Trường Giáo dưỡng số 4 ở Đồng Nai có ba người được áp dụng thời hạn tối thiểu!

Để hạn chế “án cao su”, ngay từ Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 1995, sau đó là pháp lệnh năm 2002 đều không quy định việc gia hạn thời hạn ở trường, cơ sở… Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn (nghị định, thông tư) đã mở rộng quy định của pháp lệnh, cho phép trường hợp “… đã được giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa, không tiến bộ thì giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơ báo cáo chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đóng xem xét, quyết định việc đưa người đó vào cơ sở giáo dục…”. Quy định trên thực chất là kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trái với tinh thần của pháp lệnh.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu cho biết có 13 trường hợp ở Cơ sở giáo dục Xuân Hà (Hà Tĩnh), 16 trường hợp ở Cơ sở giáo dục Hoàn Cát (Quảng Trị) kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục với thời hạn từ  sáu tháng đến 24 tháng. Cá biệt, có người hết thời hạn 18 tháng ở trường giáo dưỡng tại Hà Nội lại tiếp tục bị đưa tiếp vào Cơ sở giáo dục Hoàn Cát (Quảng Trị) với thời hạn 24 tháng.

Sẽ “tư pháp hóa” thủ tụcDự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo dự kiến bỏ biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh ra khỏi dự thảo luật.Về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, ban soạn thảo dự kiến xây dựng hai phương án xin ý kiến Quốc hội. Phương án một: Chuyển cho tòa xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục tố tụng. Phương án hai là vẫn giao cơ quan hành chính nhưng “mượn” một số thủ tục tư pháp như cho luật sư, người đại diện, giám hộ… giải thích, biện hộ với cơ quan áp dụng biện pháp hành chính khác.+ Kiện vì không nghiện mà phải vào cơ sở chữa bệnh. Năm 2008, anh Nguyễn Văn Sơn (được về trước thời hạn ba năm) đã kiện UBND huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) vì ra quyết định đưa anh vào cơ sở chữa bệnh hai năm trời, trong khi bản thân anh không sử dụng ma túy. Tại phiên sơ thẩm lần hai năm 2009, tòa buộc UBND huyện Châu Thành bồi thường vật chất, tinh thần cho anh Sơn trong thời gian bị đưa đi cai nghiện…+ Tàn phế sau khi được đưa đi giáo dục. Cuối tháng 9-2009, thấy chồng là anh Nguyễn Minh Hà (ở Phú Thọ) hay rượu chè, đánh đập vợ con nên người vợ nộp đơn đề nghị công an đưa chồng đi cải tạo, giáo dục. Sau đó, anh Hà bị kiểm điểm tại UBND xã trước sự chứng kiến của làng xóm. Ba tháng sau, nghi ngờ con trai anh Hà ăn trộm, các cán bộ đã mời thằng bé và anh Hà đến trụ sở công an và anh bị giữ lại, đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà thuộc V26 – Bộ Công an. Bốn ngày sau, một công an đến nhà báo cho vợ anh là anh Hà bị cảm nặng, tới gặp ngay kẻo không kịp. Đến nơi, người vợ thấy chồng mê man, trên người đầy vết bầm. Hộp sọ bên trái của anh bị vỡ một miếng, gãy xương hông, xương cánh tay… 

Đức Minh

Nguồn Phương Bích blog

*Ở nước Đức, vào ngày 28-4-2012, những Việt kiều  đã biểu tình trước tòa đại sứ  CHXHCN VN ở Đức…

———————————-

Ngọn cờ sau Ba Mươi năm

Vào buổi sáng ngày 30-4-1975, tôi đứng trong thềm căn biệt thự không lớn lắm ở đường Nguyễn Văn Lạc, Thị Nghè, nhìn về phía mặt trời mọc. Trời cao xanh, nắng vừa lên, đổ bóng xuống trên nền cái sân rộng. Tôi lặng lẽ bước ra sân, đi lần ra phía cổng. Bên ngoài cánh cổng khép kín kia, tôi không thấy nhiều dấu hiệu của chết chóc, của tàn phá, nhưng hình như đã có một vài đổi thay.

Khi quay vào trong nhà, tôi gặp hầu hết những người có mặt trong căn nhà Chung này. Họ đã thức dậy, nhìn nhau, dấu kín niềm vui sau một đêm… “chờ đợi biển máu”, nhưng không có máu. Tuy thế, không thể tìm được một nụ cười. Thay vào đó là những đôi mắt nặng âu lo. Họ như dò hỏi nhau, chuyện gì sẽ xảy ra? Hôm nay và ngày mai sẽ ra sao? Không có câu trả lời. Bữa ăn sáng không một ai còn nhắc đến.

Khoảng 9 giờ sáng, tôi lại ra ngoài sân. Đất trời như đã đổi thay. Trước mặt tôi, ngay phía ngoài cánh cổng còn khép kín kia là từng đoàn người chạy ngược, chạy xuôi. Đuổi theo lưng họ là những loạt đạn đinh tai nhức óc, vọng lại từ phía cầu Tân Cảng, ngã tư Hàng Xanh, hay gần hơn thế. Tiếng đạn càng rát, bước chân người càng gấp rút hơn. Vào lúc ấy, tiếng đạn vang trở thành một thứ ma lực, giật đứt tung những hàng nút áo. Làm rớt lại phía sau lưng những mũ đỏ cánh dù, những màu xanh ó biển, những mũ nâu hoa rừng, những mũ sắt với lưới ngụy trang. Tang thương hơn thế, những màu áo của non sông, của một thời ngang dọc với chí làm trai đang bị gío cuốn lăn trên mặt đường, hoặc cuộn theo bước chân người chạy qua.

Tôi đứng chết lặng, dõi mắt về cuối con đường. Không phải tôi chỉ thấy có bấy nhiêu. Trái lại, súng đạn là những loại vũ khí nhiệm màu của đoàn quân đi bảo vệ quê hương. Lúc này xem ra không còn linh nghiệm. Nó bị vất bỏ dưới gốc cây, trên lề đường, không ai thương tiếc. Rồi những đôi giày sô, vật bất khả ly thân dưới chân người lính. Nó đã theo người lính đi khắp mọi nẻo đường của quê hương. Từ rừng sâu núi thắm, đến sông hồ biển cả. Từ thành thị cho đến thôn quê. Ở bất cứ nơi nào có bước chân của họ đến là nới ấy người dân Việt có niềm vui, có bình an, có hơi thở ấm. Và dĩ nhiên, có lũ chuột đồng nằm nín thở chờ chết trong những hang ổ hôi tanh. Nhưng nay, hỡi ơi, giày sô, áo trận vất ngổn ngang như rác ruới trên đường, Cuộc chiến bại chăng?…

– Anh làm ơn cho tôi cái áo được không?
Tôi nhìn xững hai người thanh niên trạc bằng tuổi tôi, mình trần, chạy ngang qua. Tôi nhìn và chưa hiểu anh ta nói gì. Tôi hỏi lại:
– Anh cần áo gì?
Một người kéo tay bạn, dục:
– Thôi đi.
Tôi ngơ ngác nhìn anh. Rồi vỡ lẽ khi thấy những người cùng khu xóm, tay ôm từng bó quần áo đứng nấp nửa người trong khung cửa, đưa tay ra ngoài:
– Quần áo đây, quần áo đây các chú ơi! Mặc vào đi. Thôi kể chi, cứ khoác lên người là được rồi.
Nghe thế, tôi cởi ngay chiếc áo đang mặc trên người ra đưa cho anh và bảo:
– Chờ một tý, tôi vào lấy quần áo cho các anh.

Nói xong, tôi chạy vào ôm ra một ít quần áo. Tiếc thay, khi ra đến nơi, hai người kia đã đi rồi. Tôi ân hận vì đã không kịp thời biếu cho họ manh áo để che thân lúc cần thiết. Tuy thế, nỗi ân hận không kéo dài lâu. Bởi vì chính tôi lại có dịp trao những cái áo, cái quần kia cho những người khác đang chạy trờ tới. Rồi tôi bỏ đống quần áo trên tay xuống, chạy vào vơ vét bất cứ cái áo, cái quần khả dụng nào đem ra đứng trước cánh cổng chờ họ ngang qua. Tôi đứng đó thật lâu. Lòng trĩu nặng đầy lo âu. Ánh mắt không có đủ niềm vui. Rồi tôi muốn khóc khi nhìn thấy cảnh bà con lối xóm gọi nhau ơi ới, đem quần áo trong nhà ra cho những người lính thất trận trở về. Và hơn thế, có nhiều cánh cổng nhà mở ra và tiếng dục vội vã:

– Trời ơi, chạy đi đâu nữa đây. Tụi nó tơi nơi rồi kia, vô đi, vô trong nhà đi, chờ cho nó lắng xuống rồi hãy đi!

Cùng với lời nói ấy. Những vòng tay mở ra. Mở ra như đón mừng con, mừng anh, mừng em trở về. Khi những vòng tay mở ra cũng là lúc những giọt nước mắt nóng trào lăn trên từng khuôn mặt trong giây hạnh ngộ, nhưng chưa bao giờ thấy nhau từ trước.

Một tiếng nổ thật lớn dội lại từ phía cầu Thị Nghè. Lập tức những tiếng gào thét trở nên thê thảm hơn. Chẳng bao lâu sau, bắt đầu có những tiếng nói lanh lảnh, những tiếng la hét của hàng tôm hàng cá bắt đầu vang ra, truyền đi từ cái loa phát thanh của xã Hạnh Thông Tây kêu gọi dân chúng ra đường đón… Việt cộng. Lời kêu gọi không một ai đáp trả. Trái lại, chỉ có những cánh tay vẫn giang ra đón người thất trận trở về trong nước mắt.

Một chiếc xe T54 lùi lũi tiến vào con đường Nguyễn Văn lạc. Đến ngay ngã ba, gần căn nhà tôi đang ở. Nó đứng lại, hạ thấp tầm súng xuống. Bà con hoảng thần hồn, gào thét bỏ chạy tán loạn. Tôi cũng vội vã chạy vào trong nhà đóng chặt cửa lại. Trong căn phòng khách khá rộng, người người ủ dột, ngồi bất động, không ai nói với nhau một lời nào. Nhưng đôi tai như mở thật lớn ra để nghe cho rõ ràng từng tiếng nói của Dương văn Minh và Nguyễn hữu Hạnh vừa truyền đi qua làn sóngcủa đài phát thanh quân đội.

Lát sau, tôi lại trở ra trước sân. Đứng nhìn trời. Mắt tôi hoa lên vì vừa thoáng thấy những cái bóng, như những bóng ma, vác lá cờ của cái gọi là” mặt trận giải phóng miền nam” chạy qua lại trên đường. Tự nhiên, hai bàn tay tôi xoắn chặt lấy nhau, nước mắt bỗng tuôn trào trên mặt.

Tôi khóc thương tôi. Tôi khóc thương cho những người lính vừa bị bó buộc tan hàng, hay là tôi khóc thương cho màu cờ từ nay không còn được tung bay trên phố, trên nhà và trên quê hương của tôi? Thú thật, tôi không biết vì lý do gì tôi đã khóc và khóc ngon lành đến thế…

Hôm nay, hơn ba mươi năm sau, ở một nơi mà trong đời tôi trước kia không hình dung ra được. Tôi lại thấy ngọn cờ tung bay. Không phải một, mà có thể nói là có cả một rừng cờ trong biển người tha hương cùng giơ lên cao. Nhìn lá cớ bay, niềm vui, nỗi mừng dâng lên nghẹn lòng.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên tôi mừng cui vì là cờ của tổ quốc Việt Nam tung bay giửa bầu trời hải ngoại. Nhưng mỗi một lần thấy là cờ yêu dấu kia tung bay trên cao là một lần nó ghi khắc vào tâm khảm tôi và người đứng nhìn một dấu ấn riêng biệt.

Này là lần ghi dấu ngày quốc hận đầu tiên trên xứ người. Này là lần Võ văn Kiệt vỡ mật chui qua cổng hậu của phi trường Canberra khi nhìn thầy ngọn cờ vàng lững lẫy trên tay người tỵ nạn đứng ngoài cổng chính. Kia, lần bí thư có tay nghề thợ cạo Đỗ Mười bỏ cả chương trình mà chạy khi thấy đoàn người tỵ nan hùng dũng tiến lên với ngọn cờ Vàng của tổ quốc trong tay. Rồi những lần, từ Phan văn Khải, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn Minh Triêt bở vía, tan hồn khi nhìn thấy ngọn cờ chính nghĩa được giơ lên cao từ bàn tay của những thanh thiếu niên vừa trưởng thành nơi xứ lạ. Có thể nói, đó là tất cả những dấu ấn, là những chứng tích uy dũng của người Việt Nam vì đại nghĩa.

Rồi hôm nay, ngọn cờ thì vẫn ngọn cờ dấu yêu ấy. Ngày, vẫn là ngày ghi dấu quốc nạn của dân tộc Việt. Nhưng bóng cờ thiêng kia như đang vươn trải ra một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt ấy chính là vì ngọn cờ thiêng kia đang được những người trẻ Việt Nam khơi nguồn sinh khí mới. Nói cách khách, la cờ ấy đang được lớp trẻ đầy nhiệt tâm dựng lại thành một niềm hy vọng mới cho dân tộc.

Tại sao tôi lại nói đến sự khác biệt của lá cờ trong tay ngừơi đang nắm giữ nó. Thưa, có nhiều lý do, nhưng ít nhất có những điểm chính yếu sau đây:

Những năm về trước, đa phần ngọn cờ của dân tộc được nâng niu và bảo vệ từ thế hệ cha anh, một thế hệ không ít thì nhiều đã có ân, lộc hoặc it nhất là có liên hệ một phần của đời mình với ngọn cờ ấy. Theo đó, khi họ ra đi, dù là thương hay giận hờn, lá cờ ấy cũng đã nằm lòng trong họ. Họ vì quen mà giơ ngọn cờ lên cao. Họ vì nhớ mà trương cờ lên. Hoặc vì căm thù bọn cộng sản vô nhân mà tranh đấu.

Ý nghĩa ấy gói trong ngọn cờ tung bay thì không phải là không tạo ra dấu ấn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dấu ấn ấy không thể bay cao, truyền đi xa. Ấy là chưa kể đến đến mặt tiêu cực bị nhà nuớc Việt cộng và tay sai đánh phá khi chúng tung ra những chiêu thức đểu cáng là: trương cờ vì phục quyền, phục chức, chứ nào phải vì phục quốc!

Thoạt nghe những lời ấy, rất nhiều người đau tím gan, giận thâm ruột. Tuy nhiên, nhất thời cũng khó mà bào chữa, hoặc tẩy rửa cho hết được cái luận điệu tuyên truyền xảo trá của chúng. Nhưng khi bình tâm trở lại, cũng có người nhận ra một sự thật là có những kẻ gian manh đã lợi dụng lòng yêu nước cuồng nhiệt của đồng bào. Họ đã trương ngọn cờ lên để trục lợi cho mục đích riêng tư, phe nhóm? Sự thật này đúng hay sai, tôi không có ý bàn đến ở đây.

Rồi một thập niên nữa trôi qua, những chiến binh trẻ trong ngày bó buộc phải tan hàng kia đã xiết lấy tay nhau. Ngọn cờ của họ đã khởi sắc, mang một ý nghĩa đấu tranh cứng rắn. Tuy thế, vì những liên hệ với màu cờ ấy. Nó cũng có một quy luật khắt khe là bị hạn chế. Theo đó, ngọn cờ dù có tung bay, cũng khó lòng mà vươn trải ý nghĩa tranh đấu cho hoài bão tự do, dân chủ cho quê hương được.

Nay thì khác rồi. Ngọn cờ đã bay cao và đưa vào vũ đài thế giói một ý nghĩa khác biệt. Bởi vì, người đi đầu, trương cao ngọn cờ kia đã không được sinh ra, lớn lên và trưởng thành dưới màu cờ sắc áo ấy. Nhưng là những hậu bối được sinh trưởng trên phần đất tự do. Họ đã đem tài đức, trí lực của mình ra mà tranh luận với thế giới rằng: Đây là ngọn cờ của Chính Nghĩa, của Lương Tâm, của Dân Chủ của Nhân Quyền, của Độc Lập, Tự Do và của Công Lý.

Dĩ nhiên, khi hiếu kỳ nhìn theo bước chân ngạo nghễ của những người trẻ tiến bước, dẫu là hòn đá bên đường cũng phải tự đặt ra vấn đề là: Tại sao những người trẻ này lại đem thân vào trường tranh đấu mới.?

Có phải vì họ được giáo dục và trưởng thành trong một môi trường đầy nhân bản. Họ hiểu được thế nào là Tự Do, thế nào là Dân Chủ, thế nào là nhân bản, thế nào là Nhân Quyền. Rồi họ hiếu thế nào là cưòng bạo, thế nào là độc tài, áp bức, thế nào là phi dân chủ, mà họ tiến bưóc đấu tranh cho đồng loại?

Có phải vì họ được đào tạo trong Tín Nghĩa. Họ hiểu thế nào là Liêm là Chính. Thế nào là xảo trá, lường gạt, là tham ô, hối lộ, độc ác và thế nào là cướp ngày?

Có phải vì họ được giáo dục trong lẽ thật. Họ hiểu thế nào là công bằng, là bác ái. Thế nào là bất công, thế nào là bóc lột, thế nào là buôn dân bán nước?

Và có phải vì họ thấm nhuần nền văn hóa nhân bản của dân tộc. Hơn thế, họ có những trái tim quảng đại, có bầu nhiệt huyết trào dâng và bằng một vòng tay mở rộng. Họ đã không ngần ngại dấn thân, giơ cao ngọn cờ của dân tộc lên mà tranh đấu cho cuộc sống ấm no của đồng bào ở quê xưa? Hay vì đại nghĩa, vì tự do, vì dân chủ vì nhân quyền và vì dân tộc mà họ bước tới? Nếu họ đã không đi vì mình, nhưng vì xã hội, vì quê hương thì đó chính là ý nghĩa khác biệt của ngọn cờ sau hơn ba mưoi năm, ngày cộng sản nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam.

Nhìn vào cuộc thế trong bước đi của ngày 30-4 hôm nay, anh thấy gì, chị thấy gì, bạn bè thấy chi?

Tôi tin rằng khi thấy những bước đi anh dũng của các bạn trang lứa từ hải ngoại và sau những ngày giao tiếp với thế giới bên ngoài, dù chỉ qua bàn máy tính, những người trẻ ở trog nước sẽ tự mặc cho mình tư duy mới. Họ sẽ có được cái nhìn rõ nét và trong sáng hơn theo nhịp bước của những ngưòi đồng trang lứa nơi hải ngoại. Họ sẽ nhìn ra được những ruồi trâu đang tàn phá quê hương Việt. Họ sẽ nhìn thấy thảm cảnh Văn Hóa của Việt Nam đang bị những ngụy chứng “Macle Maoho” xoáy mòn luân lý đạo đức. Họ sẽ nhìn ra được cái tai họa của dân tộc khi nên Văn Hóa Nhân Bản, Bao Dung của chủng tộc Việt bị phá sản. Họ cũng sẽ nhìn ra được một cuộc tầu hóa trên đất Việt từ phương bắc. Và sự nhận thức ấy chính là động cơ làm thức tỉnh lòng họ. Và từ một định đề, cùng nhau đổi mới quê hương. Họ ngại gì khi nhìn sang và cùng nắm lấy tay các bạn đồng trang lứa ở hải ngoại để cùng nhau lo cho quê hương. Như thế, Việt Nam mới có bước hưng thịnh.

Phần chúng ta thì sao. ( tôi muốn nói đến thế hệ cha, anh)Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Nếu như biết sức đã cùng, lực đã kiệt, không thể làm gì hơn được nữa thì ít ra nên giữ im lặng. Hay tích cực hỗ trợ cho lớp trẻ ngày nay tiến lên, hơn là bày vẽ ra những tổ này, chức khác. Bởi lẽ, theo cái nhìn thiển cận của tôi ( có thể không đúng) là: Càng vẽ hươu thì chỉ thấy rừng trút lá và thấy ngày rất ngắn. Và sẽ chẳng có niềm vui trong cảnh hoàng hôn.

Theo đó, ngoại trừ niềm tin và sức sống của lớp người trẻ hôm nay, thật khó có thể tìm được lực đẩy có khả năng mang lại Tự Do, Dân Chủ và Công Lý cho quê hương trong ngày mai. Bởi lẽ, lòng họ sạch, trí họ sáng, lực thì dồi dào, bụng không hám danh, quyền tước lợi lộc, lòng không tư vướng hận thù. Bấy nhiêu điều đã qúa đủ để những lớp đàn anh còn phục chí, phải khuất phục mà hỗ trợ cho những bước đi của tuổi trẻ. Có thế, may ra ý nguyện của cả dân tộc mới có cơ thực hiện. Trái lại, lớp tre gìa cũng khó cưỡng lại định luật của thòi gian. Nghĩa địa ngoại có thêm nhiều ngưòi tên Việt và quê nhà cũng không có một điều gì mới mẻ hơn!

Bảo Giang
ngày Quốc Hận 30-4

thegioinguoiviet.net

Posted in Tù Chính Trị | 3 Comments »

►Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Posted by hoangtran204 trên 30/04/2012

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –

Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

30-4-2012

Phạm Hồng Sơn thực hiện

Theo blog pro&contra

pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?
___________________

huynh-nhat-hai-phai-va-huynh-nhat-tan-trai-300x200.jpg

Huỳnh Nhật Hải (phải) và Huỳnh Nhật Tấn (trái)

Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.

Phạm Hồng Sơn: Hai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?

Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.

Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.

Phạm Hồng Sơn: Thời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ “cách mạng”?

Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy núi”, tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đã bị lộ.

Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.

Huỳnh Nhật Hải: Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những “vùng lõm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.

Phạm Hồng Sơn: Những công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?

Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.

Phạm Hồng Sơn: Sau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?

Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.

Phạm Hồng Sơn: Một cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”

Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.

Phạm Hồng Sơn: Quá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?

Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.

Phạm Hồng Sơn: Những “thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.

Phạm Hồng Sơn: Các ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,… những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?

Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi” nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là “chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này.”

Phạm Hồng Sơn: Gia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?

Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.

Phạm Hồng Sơn: Thế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?

Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.

Phạm Hồng Sơn: Khi “trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong “trằn trọc” đó?

Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.

Phạm Hồng Sơn: Các ông thấy thế nào?

Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.

Phạm Hồng Sơn: Vâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như “môi với răng” và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.

Phạm Hồng Sơn: Liệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?

Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện “Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.

Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Phạm Hồng Sơn: Nhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?

Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.

Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.

Phạm Hồng Sơn: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.

Phạm Hồng Sơn: Ngày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?

Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.

Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.

Phạm Hồng Sơn: Dịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?

Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.

Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.

Phạm Hồng Sơn: Nếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.

Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.

Phạm Hồng Sơn: Xin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.

______________________

Chú thích ảnh: Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)

© 2012 pro&contra

[i] “Mi” tức là “sắn” theo tiếng miền Bắc

Nguồn

danluan.org


 

 

____________

 

NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN

Nói Láo và Tham Nhũng là gốc của chủ nghĩa Cộng sản

Website: http://www.HerbalWorldCenter.com/phanrang

Sơn Tùng nói về những đảng viên của đảng ăn cướp Cộng sản Việt Nam tham nhũng trong “Buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27/4/2001 tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Đào tạo”:

– “Nhưng từ một phần tư thế kỷ nay, Đảng ta sa sút xuống đến mức không tưởng tượng nổi so với trước đây, nhân cách nhiều người cộng sản không còn. Nhân cách không còn, vì tham nhũng đến mức không thể chấp nhận.”

—————————-

1. Tổng Thống Nga Vladimir Putin:

– “Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu.
Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.”

2. Boris Yeltsin Tổng thống Liên bang Nga:

– “Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó.”

3. Nguyễn Khải, nhà văn, Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS, đã viết trong “Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất”:

– “Ngôn từ là mặt yếu nhất trong các lãnh vực thượng tầng cấu trúc tại các nước xã hội chủ nghĩa vì lãnh đạo các nước đó dùng ngôn từ để che đậy… Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo”.

4. Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên:

– “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước… Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.

5. Thủ tướng Đức Angela Merkel:

– “Chủ nghĩa Cộng sản đã tạo nên những con người dối trá.”

6. Lenin:

– “A lie told often enough becomes the truth.”
(- “Nói láo nhiều lần, chuyện láo sẽ thành chuyện thật.”)

7. Russian writer Alexandre Soljenitsyne (Nhà văn Nga):

– “When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don’t dare to say that he lies, walk away. If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.”
– “Khi thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.”

8. Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư Xô Viết):

– “I have devoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.”
(- “Tôi đã tận tâm nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”)

—————————-

9. Nguyễn Văn Trấn, con hùm xám Chợ Đệm Mỹ Tho, Phụ Tá Bí Thư Đảng Ủy Nam Bộ (1944), Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974) thì nói huỵch tẹt theo lối nói Miền Nam:

– “Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết”. (Viết Cho Mẹ và Quốc Hội trang 345, nhà xuất bản Văn Nghệ, 1995)

10. Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói:

– “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”. Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”. “Ðảng (Cộng Sản) của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được… Ðảng đã trở thành lực lượng cản trở dân chủ, tự do, cản trở sự phát triển của xã hội. Ðảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Ðảng trị… Ðảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động.”

11. Đức Dalai Lama:

– “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sanh sôi nảy nở trên rác rưởi của cuộc đời.”

12. Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan:

– “Chủ nghĩa Cộng sản là một quái thai của thế kỷ 20.”

13. Cố Tổng thống Miền Nam VIỆT NAM CỘNG HÒA Nguyễn Văn Thiệu:

– “Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”

14. Linh mục Nguyễn Văn Lý:

– “Ðừng sợ những gì Cộng sản làm, hãy làm những gì Cộng sản sợ.”

15. Bí thư đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas:

– “40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản là không có cái đầu.”

16. Nguyễn Hộ, người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống:

– “Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN. Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968, nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa.

Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sĩ nhục (nguồn: Wikipedia)”.

17. Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956:

– “Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi, luân thường đảo ngược. Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 vẫn chưa xác định được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại.” (Nguyễn Minh Cần, Xin Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)

Tòa án Nhân dân là ĐẤU TRƯỜNG và PHÁP TRƯỜNG là MỘT.

CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ VÔ CÙNG QUÍ HÓA về TỘI ÁC VIỆT CỘNG:

CÁC HÌNH SAU ĐÂY DO MỘT PHÓNG VIÊN NGƯỜI NGA CHỤP NĂM 1955

Nếu ĐEM SO RA thì TÀI SẢN của những NGƯỜI BỊ CHÚNG GIẾT chưa bằng MỘT PHẦN TRĂM của TÀI SẢN của bọn ÁC QUYỀN ngày nay.

Xin lưu ý: Toàn thể dân chúng lúc đó (1955) luôn luôn phải mặc đồ đen hay nâu đậm.

Chỉ cần một cử chỉ, một ý nghĩ có vẻ tiểu tư sản là bị đem ra đấu tố.

An ninh phường, hay bất cứ viên chức nào của đảng ăn cướp Cộng sản Việt Nam đều có thể bất thần khám xét nhà, chúng thường vào nhà vào lúc gia đình dọn cơm lên ăn, chúng mở nắp nồi cơm để xem có độn khoai sắn hay toàn cơm trắng.

Ngay đến năm 1975, chúng vào Miền Nam còn chận bắt cô giáo và nữ sinh, ai mặc áo dài là chúng cắt cụt. Đó chính là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” mà Việt Cộng rất tự hào.

Hình 1 – Hình chụp năm 1955 – Cải Cách Ruộng Đất – Miền Bắc Việt Nam
(Nếu không thấy hình, xin bấm vào đây:http://www.herbalworldcenter.com/phanrang/images/CaiCachRuongDat-1955-Hinh1.jpg )

Hình 2 – Hình chụp năm 1955 – Cải Cách Ruộng Đất – Miền Bắc Việt Nam
(Nếu không thấy hình, xin bấm vào đây:http://www.herbalworldcenter.com/phanrang/images/CaiCachRuongDat-1955-Hinh2.gif )
Hình 3 – Hình chụp năm 1955 – Cải Cách Ruộng Đất – Miền Bắc Việt Nam
(Nếu không thấy hình, xin bấm vào đây:http://www.herbalworldcenter.com/phanrang/images/CaiCachRuongDat-1955-Hinh3.gif )

Hình 4 – Hình chụp năm 1955 – Cải Cách Ruộng Đất – Miền Bắc Việt Nam
(Nếu không thấy hình, xin bấm vào đây:http://www.herbalworldcenter.com/phanrang/images/CaiCachRuongDat-1955-Hinh4.gif )

Hình 5 – Hình chụp năm 1955 – Cải Cách Ruộng Đất – Miền Bắc Việt Nam
(Nếu không thấy hình, xin bấm vào đây:http://www.herbalworldcenter.com/phanrang/images/CaiCachRuongDat-1955-Hinh5.gif )

Trong thời gian Đấu tố dã man của Hồ Chí Minh để diệt “trí phú địa hào” thì Việt Cộng xúi con tố cha. Không gì hữu hiệu bằng con tố các tội ác của cha ruột, vì người tố là nhân chứng số 1, kề cận nhất với can phạm của chế độ, nạn nhân không thể nào chối cãi gì được. (Trên thực tế các tội ác được hài ra chỉ là giả tạo.) Làm cho đạo lý suy đồi, luân thường đảo ngược! Đó chính là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” mà Việt Cộng rất tự hào.

Vì do chúng qui định túc số mỗi huyện phải giết theo đúng tỷ lệ năm phần trăm, thì nếu chỉ có một phần trăm là thuộc diện “trí phú địa hào” thì bắt buộc phải kiếm thêm trong các thành phần khác cho đủ số lượng thì đấu tố mới hiệu quả, thành tích cách mạng mới đáp ứng lời kêu gọi anh minh của “Cha già dân tộc” Hồ Chí Minh. Cho nên người không có tội vẫn phải kiếm cho ra tội! Làm cho đạo lý suy đồi, luân thường đảo ngược! Đó chính là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” mà Việt Cộng rất tự hào.

Cộng sản động viên con cái chống lại cha mẹ chúng, kết tội cha mẹ chúng, và tuyên án xử tử cha mẹ chúng. Ý đồ nầy dùng để xác minh 2 sự kiện:

– Tội trạng không thể tha vì quá nặng (!) mà con cái “phải” đứng ra tố cáo (thực ra chúng động viên con cái từ trước với tất cả sự hăm dọa, mà hể con cái không tố cha mẹ thì cũng có người khác làm, rồi con cái cũng bị giết theo).

– Chế độ cần đạp đổ nền móng gia đình cao quí của dân tộc Việt Nam thời đại lúc đó. Phải đạp đổ tất cả, chỉ còn Đảng Đoàn mà thôi. Như vậy mới đúng chỉ thị của Trung ương Đảng bộ.

Làm cho đạo lý suy đồi, luân thường đảo ngược! Đó chính là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” mà Việt Cộng rất tự hào.

Trong khẩu hiệu tận diệt “trí phú địa hào” thì chữ TRÍ đứng đầu, phải diệt toàn thể thành phần trí thức trước tiên thì mới thi hành chính sách NGU DÂN được. Mà lấy lý do gì để buộc tội các người trí thức? Chúng mới phịa ra cha mẹ bóc lột dân nên mới có tiền ăn học và nuôi con. Bóc lột bằng cách nào? Chúng không nói. Chúng chỉ hô toán lên là bóc lột, rồi đám đông hô lên “đả đảo bóc lột”, ” đả đảo trí thức”, bản án định sẵn là tử hình, thế là xong tấn tuồng.

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện có bài thơ sau đây vô cùng súc tích:

Cụ đồ nho phải xưng “con” khi ông khúm núm thưa với con gái đang ngồi trên ghế chủ tọa tòa án nhân dân để xử bị cáo là ông ta, ông ta phải gọi con gái là “bà”.

Được nghe “bà” kể khổ
“Con” thấy đời “con” thật là đáng chết
“Con” đã đi bóc lột để nuôi “bà” !
“Con” bây giờ không dám nhận là cha
Dù “bà” là do “con” đẻ ra !
“Con” thành phần địa chủ thối tha !
Trước nhân dân, trước Đảng, trước “bà”,
xin thành khẩn cúi đầu chịu tội !
Đó là lời cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
trước đấu trường giăng giối với con !
Nguyễn Chí Thiện, 1972

Làm cho đạo lý suy đồi, luân thường đảo ngược! Đó chính là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” mà Việt Cộng rất tự hào.

Tất cả cái xã hội hôi thối Việt Minh, Việt Cộng, Dân chủ Cộng hòa, Xã hội Chủ nghĩa, là ác mộng triền miên của dân tộc Việt Nam.

Theo lệnh Hồ Chí Minh
Chúng hăng say trong máu:

Trăm tay xỉa xuống mặt mày
Trăm tay xỉa xuống mặt đầy gian tham!

Hay là như nhà thơ Xuân Diệu còn nói:

Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi!

Ối chu choa! Làm cho đạo lý suy đồi, luân thường đảo ngược! Đó chính là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” mà Việt Cộng rất tự hào.

Phải nhắc đến Tố Hữu, cầm đầu cơ quan “Văn hóa”:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít-Ta-Lin bất diệt!

Hình 6 – Thơ Tố Hữu
(Nếu không thấy hình, xin bấm vào đây:http://www.herbalworldcenter.com/phanrang/images/ThoToHuu-1.bmp )

Làm cho đạo lý suy đồi, luân thường đảo ngược! Đó chính là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” mà Việt Cộng rất tự hào.

Nhìn nhận sự thật phũ phàng về Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956, theo cách nói của Tôn Đức Thắng mới thật là đúng hơn:

– “Đ..M.., tao cũng sợ nó, mầy còn biểu tao dám nói cái gì?” (Viết cho Mẹ và Quốc hội, Nguyễn Văn Trấn, trang 267)

Cộng sản bao năm hát lắm tuồng! Người dân Việt Nam phải chịu biết bao là tai ương. Trong một đất nước mà chế độ Độc tài còn tồn tại thì không thể có tự do, dân chủ và nhân quyền.

Người dân Việt Nam ngày nay phải vùng lên và đòi QUYỀN của mình. Nếu người dân không biết mình có QUYỀN thì quả thật TỰ DO và DÂN CHỦ chỉ là một thứ xa xí phẩm! Chính sách “NGU DÂN” và “NGĂN SÔNG, CẤM CHỢ” cũng như “BƯNG BÍT THÔNG TIN” mà đảng ăn cướp Cộng sản Việt Nam đã áp đặt lên đầu lên cổ người dân Việt Nam đã có một ảnh hưởng vô cùng tai hại cho việc xây dựng một nền DÂN CHỦ với dân trí như ở Việt Nam. Toàn dân nghe chăng? Những người dân Việt Nam dũng cảm phải chiến đấu cho tương lai của chính mình và phải đánh cho chế độ Cộng sản hoàn toàn sụp đổ. Những người dân Việt Nam dũng cảm ấy là NHỮNG CON NGƯỜI TIỀN PHONG CỦA TƯƠNG LAI VIỆT NAM với sứ mệnh ĐEM LẠI TỰ DO, DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CHO MỌI NGƯỜI. Nếu nhân dân Libya đã loại bỏ Gadhafi năm 2011 được thì nhân dân Việt Nam cũng loại bỏ ác đảng Cộng sản Việt Nam được! Năm 1989, các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Romania… ở Đông Âu, đã nhờ vào lòng YÊU NƯỚC mà mạnh dạn lật đổ được chế độ Cộng sản, thoát khỏi vòng vây cương tỏa của chủ nghĩa Cộng sản.

18. Trung Tướng Trần Độ, Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, viết:

– “Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…” Và trong một lần nói chuyện, khi được hỏi về chế độ lao tù, ông nói “Nếu nhà tù Pháp thời xưa mà giống nhà tù cộng sản bây giờ thì chúng tôi chết lâu rồi, làm gì còn có người vượt ngục”. Cuối cùng, để biện minh cho những đóng góp của mình vào chế độ, ông Trần Độ làm bốn câu thơ:

Những mơ xoá ác ở trên đời,
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xoá đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.
(Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn)

19. Hoàng Minh Chính gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng:

– “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc. Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do. Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân. Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được”. (nguồn: Wikipedia)

Cũng nên biết rằng năm 1946 cụ Huỳnh Thúc Kháng đã giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Nội Các Chính Phủ Liên Hiệp và giữ chức Quyền Chủ Tịch Nước trong khi Hồ Chí Minh đi Pháp tham dự Hội Nghị Fontainebleau. Như vậy không thể gán ghép cụ Huỳnh là Việt Gian hay nói cụ Huỳnh vì thỏa hiệp với Pháp nên đã được Pháp cho ra báo.

20. Trần Lâm sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: “Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân. Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn. Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm”.

Và còn rất nhiều, rất nhiều nữa những trăn trở phản tỉnh của: Lê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín Phó Tổng Biên Tâp tờ Nhân Dân, Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kim người anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ Thần Dương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió… Nhiều lắm, nhiều lắm, biết kể sao cho hết.

21. Lời của Vladimir Putin trong cuộc phỏng vấn của truyền hình Đức đầu tháng 5 năm 2005:

– “Những ai muốn phục hồi lại Liên bang Xô viết là những kẻ không có óc.”

Việt Cộng (Cộng sản Việt Nam) là bọn đầu người nhưng óc heo. Hơn 3,5 triệu đảng viên của đảng ăn cướp Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ con cáo già Hồ Chí Minh đến tên đảng viên mới gia nhập là hơn 3,5 triệu cái đầu người nhưng óc heo đang lúc nhúc trong quần… chúng Việt Nam! Cùng một lũ bịp bợm, lừa dối nhân dân! Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong Hiến pháp của Việt Cộng.

22. Năm 1974, Alexander Solzhenitsyn đã nhận định về tình trạng dối trá của Liên Xô thời ấy như sau:

“Nhưng sẽ chẳng bao giờ có chuyện gì xảy ra cả, chừng nào chúng ta còn tiếp tục thừa nhận, tiếp tục ca ngợi, tiếp tục đóng góp, chừng nào chúng ta còn chưa tự tách mình ra khỏi một thứ dễ nhận thấy nhất xung quanh chúng ta: đó là sự Dối Trá!
Khi bạo lực xâm nhập vào cuộc sống bình yên của con người, khuôn mặt của nó sáng ngời ánh tự tin, như thể nó đang giương cao ngọn cờ và hô lớn: “Ta là Thần Bạo Lực đây! Hãy chạy xa, hãy tránh đường, bằng không ta sẽ nghiền nát tất cả!” Song bạo lực sẽ nhanh chóng trở nên già cỗi, chỉ sau ít năm thôi nó đã mất hết đức tự tin, và để duy trì được bộ mặt khả kính, nó bèn lôi kéo một đồng minh đắc lực: đó là Dối Trá. Bởi lẽ: Bạo Lực không thể nào che giấu được móng vuốt của mình nếu không có Dối Trá, và Dối Trá chỉ có thể duy trì được sự tồn tại của mình nhờ Bạo Lực. Bạo lực không thể nào đặt bàn tay lông lá của nó vào mọi lúc và lên tất cả mọi người được, nó đòi hỏi chúng ta phục tùng sự dối trá, tham gia vào mọi hành động dối trá như một nhu cầu sinh hoạt hàng ngày — lòng trung thành tuyệt đối được đặt vào đó.”
[Trích bài “Không sống bằng dối trá” của Alexander Solzhenitsyn, bản dịch của Phạm Ngọc]
Gần 40 năm đã trôi qua, nhưng những nhận định của Alexander Solzhenitsyn về Liên Xô thời ấy vẫn hoàn toàn chính xác đối với thực trạng của đất nước Việt nam hôm nay.

23. Đứng trước sự phẫn nộ của người dân và một số người ý thức trong đảng, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ (có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú) và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”. Mà đổi mới là gì? Là cóp nhặt và làm theo những gì Miền Nam VIỆT NAM CỘNG HÒA đã làm từ mấy chục năm về trước. Cũng chính nhờ biết “đổi mới” nên người dân Việt Nam mới có gạo ăn, thay vì cho mãi đến những năm 1989-1990, suốt mấy chục năm trong thời bao cấp, ngoại trừ đảng viên cán bộ và công an là được ăn cơm, còn tuyệt đại đa số nhân dân phải ăn bo bo là loại đồ ăn dành cho bò cho ngựa và mỗi chén cơm có tới hai phần là ngô khoai sắn độn.

Thế là sau cuộc cách mạng bắt chước Trung Cộng đấu tố người dân trong “Cải Cách Ruộng Đất” với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác “cách mạng chuyên chính vô sản”, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng vòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình của Miền Nam VIỆT NAM CỘNG HÒA trước đây.

Trong nước Việt Nam: Bạn muốn xem cái gì thì không có cái ấy. Cái bạn không muốn nghe thì người ta cứ nói cho mà nghe.

“Muốn biết chuyện xảy ra trong nước phải nghe báo đài nước ngoài, bấm vào http://www.herbalworldcenter.com/phanrang/nhan-cach-cua-nguoi-cong-san.htm .”

Posted in Uncategorized | 6 Comments »

►Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, ngày ấy và bây giờ

Posted by hoangtran204 trên 29/04/2012

Hình Ảnh Thành Phố Saigon Của Nhóm Trưng Vương


Chợ Bến Thành ( cửa Đông ? )

Góc đường trông ra Nhà Thờ Đức Bà

Nhà Thờ Đức Bà

Dinh Độc Lập

Hội Trường Diên HồngKhách sạn Continental PalaceNhà Hàng nổi Mỹ CảnhTượng đài An Dương Vương
Hình Ảnh Thành Phố Saigon Của Nhóm Trưng Vương Gửi Đến( tiếp theo )

Nhà hàng & Vũ Trường MaximDinh Gia LongTrưng Vương năm cuối (74) , trước khi đám QUỈ miền Bắc tràn vô Nam !! Các nữ sinh Gia Long Sân trường Gia Long  Những Con Đường Cũ

Cầu Khánh HộiĐường Minh MạngĐường Nguyễn HuệBảo Tàng Viện ( trong Sở Thú Saigon )E Ấp !!!

Theo em xuống phố … một thuở sống trong Thiên Đàng Hạnh Phúc miền Nam VNCH !!

Thủ Đô Sài Gòn … những ngày tháng TUYỆT VỜI !!

Con đường TÌNH … TA đi !!!

Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, đường Tự Do !!

Tigon

nguồn: Tigon, thành viên của vietlandnews.net

Saigon 1961

nguồn:  vietlandnews.net

—————————————————————————————————————————————————-

Người dân Miền Bắc đã bị đảng CSVN lừa gạt trong cuộc chiến tranh VN. Đảng tuyên truyền “Miền Nam bị Mỹ Ngụy kềm kẹp, không có gạo ăn, không có chén bát, và bị hành hạ đủ điều…chúng ta phải vào giải phóng miền Nam ruột thịt. Chúng ta phải đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, và thống nhất đất nước…và ta xây dựng đất nước tươi đẹp hơn 10 lần ngày nay”

Dạo ấy, những thanh niên thiếu nữ miền Bắc là những người hiền lành, nhân hậu, dễ tin, và là tầng lớp tuổi trẻ ưu tú. Họ đã không một chút nghi ngờ và đã nghe theo lời bác và đảng để vào giải phóng miền Nam. Người nào không nghe lời thì gia đình bị cắt tem phiếu, lương thực, và bị làm nhục…và cuối cùng là phải đi Nam. 

Những cán bộ cao cấp nhất, và những người tuyên truyền và xúi dục chiến tranh đã ở lại hậu phương, ở cách xa chiến trận, ăn trên đầu và ngồi trên cổ của những người đi chiến đấu. Họ tồn tại cho đến sau khi cuộc chiến tranh VN đã tàn.  Họ chia nhau chiến lợi phẩm là nhà cửa mặt tiền các khu phố, các kho hàng ở miền Nam, các tài sản của tư  sản miền Nam mà họ cướp được, và đất đai của miền Nam.  Ngày nay, họ còn chiếm đất đai của nông dân, dành độc quyền tất cả các ngành nghề công, thương, kỹ nghệ, du lịch, viễn thông, khai thác tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu…vào 100 công ty và tập đoàn, mà tổng giám đốc của các công ty quốc doanh này là  con cái, bà con, anh em của cán bộ đảng cao cấp làm chủ hoặc lãnh đạo.

Còn những bộ đội và dân công đi vào Nam chiến đấu đã chết vì bom đạn trong khoảng thời gian 1954-1975. Thương thay cho các thế hệ miền Bắc đã hy sinh vào thuở ấy.

Miền Nam bị bóc lột, nhưng dân chúng sống như thế này…

Tết Mậu Thân 1968 (?)

Nguồn: on the net.

Nhưng may mắn thay, những người tuổi trẻ ngày nay đã hiểu.

Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già…

Thơ Tố Hữu

—————————————————————————————————

*Có rất nhiều hình ảnh của Sài Gòn trước năm 1975 trên mạng internet, chỉ cần vào trang mạng google.com gõ chữ  hình ảnh Saigon trước năm 1975, và nhấp chuột vào chữ  Search (tìm kiếm).

Các thành viên của Diễn đàn này có post khá nhiều hình rất đẹp.  Mời các bạn click vào link dưới đây để xem.

http://www.luongsonbac.com/forum/showthread.php?t=134310285

Posted in Miền Nam trước ngày 30-4-1975, Tư Liệu Lịch Sử | 4 Comments »

► Những người vượt biên từ miền Bắc cũng ra đi sau ngày 30-4-1975 để trốn thoát khỏi chế độ cộng sản

Posted by hoangtran204 trên 29/04/2012

Vào thời gian này của  37 năm về trước, the Fall of Saigon, Miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay cộng sản, đã chấm dứt chế độ dân chủ còn son trẻ duy nhất của Á châu thời bấy giờ. Sài gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông cũng đã xóa tên từ dạo ấy.

Đọc “Đường Phía Bắc” của Lê Đại Lãng

Tác giả điểm sách:

Ngay sau chiến thắng của phe cộng sản tại Việt Nam tháng Tư năm 1975, một sự kiện bi tráng đã xảy ra và kéo dài liên tục trong hơn 15 năm: đó là cuộc vượt biên của nhân dân Việt Nam nhằm đào thoát ra khỏi chế độ cộng sản.

Cuộc đào thoát thoạt tiên xảy ra tại vùng đất thua trận miền Nam. Từ lâu, dân miền Nam là “bà con gần” với thế giới tự do, cho nên trong cơn hoạn nạn ngay trên đất nước của mình, thì phản ứng tự nhiên là chạy tới tìm nhờ bà con. Cũng từ lâu, khi nói tới vượt biên, hầu hết chúng ta chỉ nghe nói những địa chỉ tới của các con thuyền lén lút ra khơi là Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, Úc. Từ các bến bãi miền Nam, thuyền tị nạn tìm đến các bến bờ vùng Nam Á ấy là lẽ tự nhiên – về địa lý cũng như về sự tin cậy. Thế nhưng đường tị nạn còn một hướng nữa, về phía Bắc, mà hầu hết đều tấp vô bến Hồng Kông. Một số người vượt biên từ các tỉnh cực bắc của VNCH cũ, như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi có khuynh hướng chạy ngược lên hướng Bắc vì đường gần hơn. Nhưng xem kỹ lại thì đa số người tị nạn trong các trại Hồng Kông có vẻ là những người ra đi từ miền Bắc Việt Nam, là miền đất thuộc phe thắng trận năm 1975.

Có cái gì như là nghịch lý ở đây. Dân thua trận, bị đối xử tàn tệ không sống nổi phải chạy trốn, cái đó hiểu được. Nhưng dân của phe thắng trận cũng chạy trốn là tại làm sao? Câu hỏi này có lẽ được giải đáp lâu rồi: vì chế độ chính trị. Cuộc thắng trận năm 1975 như một trái pháo bông nổ tung sáng rực trong chốc lát, sau đó tắt ngóm và màn đêm lại bao trùm như cũ, kể cả trên miền Bắc chiến thắng. Và lầm than khắp nơi, không kể nam hay bắc. Và có lẽ “theo gương” dân miền Nam, dân miền Bắc cũng ra đi để tìm một cuộc đời đáng sống hơn.

“Đường Phía Bắc” (*) là một cuốn sách thu góp nhiều mẩu chuyện của người vượt biên từ đất Bắc, ghi lại trong cung cách tiểu thuyết hóa để thành một câu truyện mạch lạc các nhân vật có liên kết với nhau. Gọi là đường phía bắc, tác giả có dụng ý đưa ra một hình ảnh đối ngược với đường phía nam là những chuyến hải hành tỏa ra nhắm đến các nước Đông Nam Á, vốn gần với phần phía dưới của nước Việt Nam. Ngược lại, đích đến của đường phía bắc chỉ có một: Hồng Kông.

Thảm cảnh của những chuyến vượt biên thì quá nhiều, nam cũng như bắc. Nhưng từ trước đến nay người ta ít biết cảnh thực của những chuyến vượt biên từ miền Bắc, vì, như tác giả giải bày trong lời giới thiệu đầu sách:

“Con đường ngược bắc của những cá nhân ấy lại được kể thì thầm như tội đồ xưng tội, tội tổ tông, tội bỏ nước, tội đi tìm chỗ sống, chỉ dành riêng cho kẻ muốn nghe, không có tiếng mõ nhịp, chỉ có những bàn chân xếp thành dấu chấm in trên đất trên nước qua vạn dặm hành trình.”

Là người từng làm việc thiện nguyện tại các trại tiếp người vượt biên tại Hồng Kông, tác giả có nhiều dịp được nghe những “lời kể thì thầm” của biết bao là mảnh đời về chuyến hải hành không dài lắm từ vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông. Không dài nhưng không phải là không gian nan  và nhiều thảm cảnh, đặc biệt khác hẳn những gì chúng ta vẫn nghe từ các người vượt biên miền Nam, đi “đường phía Nam”.

Cuốn sách mở đầu với một hoạt cảnh đầy kịch tính của một người còn trẻ đóng vai bộ đội đi phép trở về đơn vị đóng ở vùng ven biển, phải đóng thật khéo để có thể vượt qua vô số trạm kiểm soát của công an nhằm bắt giữ bất cứ ai trên các chuyến xe đò có vẻ khả nghi là đi về vùng biển để vượt biên. Với một bút pháp rất nghệ thuật, tác giả đã cho Hải, người thanh niên ấy, có những ngôn ngữ cùng hành vi y hệt một anh bộ đội dày dạn bất cần đời, khiến đám công an đâm “nể” và cho anh ta đi thoát, để câu chuyện vượt biên về phía bắc của anh ta có thể bắt đầu. Và cũng chính hiện tượng canh phòng kỹ lưỡng này của công an cho thấy vào thời điểm kể truyện này chuyện vượt biên đã xảy ra khá nhiều ở các vùng biển miền Bắc rồi.

Chuyến hải hành của con thuyền chở 60 người ra đi trót lọt. Nó đi về hướng bắc một cách chậm chạp hơn người ta tưởng: dự tính bảy ngày sẽ tới Hồng Kông, nhưng hơn mười ngày hãy còn ven biển đảo Hải Nam. Lâu lâu lại tìm cách đổ bộ vào bờ, công an Trung Quốc bắt gặp thì không làm khó dễ gì, trái lại sẵn sàng đi mua hộ dầu và thức ăn, chỉ tuyệt đối cấm người trên thuyền lên bờ. Lần nào họ cũng đếm và ghi lại số người trên thuyền, rồi ra lệnh cho đi tiếp. Vào cuối thập niên 1980, Trung Quốc và Việt Nam còn kình chống nhau, nên họ có vẻ có cảm tình với người tị nạn vượt thoát khỏi Việt Nam. Nhưng họ không nhận người tị nạn, và người tị nạn cũng nhắm tới một nơi khác chứ không phải một nước Trung Quốc cộng sản: họ chỉ cần tới Hương Cảng.

Nhưng đoạn đường không xa ấy cũng có lắm tai ương, và chiếc thuyền vượt biên của Hải đi đã không bao giờ đến đích. Nó bị một cơn bão biển đánh giạt vào bờ và vỡ tan tành. Chuyện kỳ lạ là Hải và đứa con gái còn nhỏ của anh sống sót cùng với vài người bạn thân của anh, và họ lại gắng “mưu sinh” bằng cách đi ăn xin. Rồi đứa nhỏ chết, rồi cơ may lại tới, bọn họ lại nhập vào một đám khác có thuyền, rồi lại lên đường.

Chúng ta ít khi nghe được lời mô tả những hãi hùng của một trận bão biển, vì người đã trải qua thì ít khi còn trở về được để kể cho chúng ta nghe. Thảng hoặc có sống sót trở về thì cũng khó có đủ ngôn từ để diễn tả cơn thịnh nộ của biển khơi, vì nó vượt khỏi các ý niệm và ngôn ngữ thông thường của con người ở trên mặt đất.

 “Cái hình rẽ quạt từ trên trời càng lúc càng tỏa rộng, như năm ngón tay quái thú úp chụp xuống những con người bơ vơ bé nhỏ. Trong tích tắc, thuyền bị sóng nhồi lên đến tuyệt đỉnh cao, cao đến mức không thể cao nữa, rồi từ đỉnh cao ấy, vụt xuống một thung lũng bốn bề là nước đen dựng thành tường. Tiếng ré kinh hoàng của tất cả bị hút ngay vào bức tường đen, mất biệt, như sự thẩm âm tuyệt hảo nhất do tạo hóa cấu thành. Từ đỉnh sóng xuống vực sâu, rồi từ vực sóng thuyền tung lên đỉnh sóng, Hải nghe tiếng hét thất thanh của lão Mục:

– Con…ơi ơi…!

Tiếng hét xoáy tít vào tiếng nước reo hăm hở, ác độc. Thần biển đang hể hả xoa tay, chờ từng sinh mạng nạp mình. Trong giây phút ấy, lạ thay bé Ngọc vẫn trừng mở mắt, nhìn chằm chằm bức tường nước sùng sục quanh thuyền. Hải ôm chặt con, chàng nhìn thấy bóng dáng Đức Phật, chàng nhìn thấy thánh giá của Chúa Giê su, chàng nhìn thấy hồn thiêng của cha mình sừng sững trên sóng, dưới vực thẳm, đang nắm tay nhau kết thành vòng tròn lớn, cùng ca hát bài ca luân hồi sinh tử. Hải trừng mắt. Chàng muốn thấy kỹ cái tích tắc vô thường mà đời người không tránh khỏi. Chàng sắp dắt con xuống yết kiến thủy thần. Chàng sẽ cười khà vào mặt lão già có chòm râu bạc lướt thướt và đôi mắt buồn thăm thẳm:

– Ông đã thắng!

– Ta lúc nào cũng thắng.

– Trẻ thơ có tội gì?

– Trót sinh ra làm người.

– Tôi đi tìm đất sống.

– Đất nào sống được nói ta nghe.

– Không phải nơi tôi được sinh ra. Nơi tôi có quyền ca khi hoa nở, nơi tôi có quyền khóc khi tôi muốn và nơi không có lão già râu bạc như ông.

– Ha…ha…ngươi tưởng không có người như ta là ngươi sống được ư…ha…ha…ta cho ngươi thấy.

Thủy thần vụt tan ra thành xoáy nước, vỗ tay reo. Lão cong mình thành một ngọn sóng, ngọn sóng dài hơn chiều dài của chiếc thuyền chở Hải. Lão trườn lên lặn xuống không biết bao nhiêu lần. Đột nhiên, lão đổi trò chơi, lão xoay tít trên không gian đen như vũng nước trâu nằm, hất tung cả chiếc thuyền lao vào hư vô nín lặng…”

 

Nhưng qua các tai biến với vô số tình cờ, chúng ta biết thêm được một số điều, không phải chỉ trên biển cả, mà ở trong nước Tàu. Trước hết là thảm cảnh của cuộc “nạn kiều” xảy ra cho số người Hoa Kiều bị nhà nước Việt Nam đuổi về Tàu mươi năm trước. Họ là những người Tàu sinh sống ở Việt Nam đã lâu đời, bỗng vì sự xích mích giữa hai nước mà phải biến thành nạn kiều, phải dứt bỏ sản nghiệp lẫn đời sống tinh thần tình cảm đã xây dựng trên đất nước Việt Nam để về cố quốc, một thứ “nước cũ” nghèo nàn nay đã thành xa lạ đối với họ và cũng chẳng hào hứng gì để đón họ trở về. Vì thế nên mới có cảnh:

“Cái vẻ trù phú của cảng Hải Bắc chỉ làm tăng nỗi bơ vơ lạc lõng của nạn dân nạn kiều sống trên bãi biển. Ngoại trừ một nhà thương thí do Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1979, các nạn kiều bị đuổi về nước năm 78 chẳng được hưởng một quy chế gì rõ ràng. Đầu tiên, họ được bố trí lên các nông trường ở tỉnh Quảng Tây. Chịu không nổi đời sống ở đó họ trốn về miền biển và cắm lều sống trên bãi cát bằng nghề đánh cá. Họ làm vệ sinh cá nhân ngay trên bãi, lấy cát lấp lại chờ sóng lên dọn sạch. Nhóm nạn kiều sống ở Bắc Hải đã bị lãng quên hoàn toàn. Không ai cần biết đến họ và họ cũng chẳng trông chờ vào ai. Lương thực của họ là biển cả mênh mông (tê tái) ngoài xa kia. Trung Quốc coi họ là nạn dân người Việt, nhà nước Việt Nam lại coi họ là nạn Kiều. Sức ép của hai thể chế đẩy những người này ra tận mé nước và không thể ra xa hơn được nữa. Những đứa trẻ sinh ra trên cát nóng chờ ngày theo cha mẹ ra khơi bắt cá. Không một ngôi trường nào chịu chứa những đứa trẻ sinh nhầm đất nước ấy.”

Không đi vượt biên về hướng Bắc thì làm sao đám người Việt này gặp được một cái thành phố ma với bốn kỳ nhân ở trong đó từ thời cách mạng Vệ Binh Đỏ, những chuyện lạ lùng đã xảy ra giữa thế kỷ 20. Từ thuyền họ thấy có một thành phố trên bãi biển bèn tấp vào kiếm ăn. Nhưng khi bước lên bờ họ mới nhận ra đó là một thành phố không có người ở. Và khi “thám hiểm” vào trong, họ gặp một cái nhà với bốn người ở, có thể gọi là bốn quái nhân, những linh hồn sống duy nhất của thành phố bỏ hoang này. Một người tương đối còn lành lặn nhất là Hồng lão, hồi 1966 là giáo sư đại học Thanh Hoa, bị vệ binh đỏ hành hạ rồi đưa đi tập trung lao động, cuối cùng về đây, một công trường cải tạo, nhưng về sau mọi người bỏ đi hết, chỉ còn lại bốn người không biết về đâu. Người thứ hai là một bác sĩ y khoa, với một câu chuyện ly kỳ, tàn khốc:

“Tôi ngồi trong nhà mà run sợ. Vì tôi là trí thức hành nghề theo học thuật phương Tây thì ắt là hữu khuynh tư bản rồi. Thình lình, cánh cửa nhà cha mẹ tôi bị đạp tung, một đội Vệ binh Đỏ tay cầm gậy gộc xông vào. Chúng dõng dạc tuyên bố gia đình tôi thuộc thành phần trí thức tư sản, rồi xông vào đập phá đồ đạc. Chúng giựt tranh treo tường, đập tủ chén, xô ngã bàn thờ, không còn một thứ gì còn gọi là nguyên vẹn. Thậm chí chiếc áo có thêu kim tuyến của mẹ tôi cũng bị kết là tư sản, chúng lấy kéo cắt nát. Cha mẹ tôi, em trai tôi và tôi nữa bị chúng bắt quì gối ngay giữa phòng trước. Sau đó, chúng xởn hết tóc chúng tôi, còng tay và dẫn đi diễu phố. Hết ngày, chúng dẫn về, lấy roi da đánh đập chúng tôi ngất đi rồi mới bỏ đi, không quên khóa trái cửa căn nhà. Gia đình tôi là kẻ thù của nhân dân.”

Ở một đất nước mà từ nghìn xưa đã có những hiền triết nêu cao chữ Nhân như một khám phá bản chất cao đẹp của con người, mà nay lại được điều hành bởi một bạo chúa mác-xít hoàn toàn vô nhân, đẩy con người vào những trạng thái không thể tưởng tượng nổi:

“Trong suốt bốn ngày, chúng tôi không có gì để ăn. Chén bát đã bể hết. Chỉ còn ít mì gói nhai sống. Chúng tôi sợ hãi và đói khát. Sáng sớm hôm sau chúng nó lại tới, lại hành hạ, lại đi diễu phố, lại bị đánh bằng roi da. Trời ơi, đảng ơi…!

Điện đã bị cúp hết. Căn nhà tối mù. Bên ngoài mưa rơi nức nở. Chúng tôi ngồi nghĩ đến cái chết. Phải rồi, sao không chết đi để hết nhục, để bớt đau khổ thấy mình thua cả chó. Chắc là đã quá nửa đêm. Tiếng mưa rơi tê tái quá! Làm sao để tự ải đây? Cha tôi suy nghĩ, mẹ tôi suy nghĩ, còn tôi thì nát óc. Đứa em trai trên gác thượng chắc cũng đang suy nghĩ. Thình lình tôi nhìn thấy con dao rọc giấy ở chân bàn. Bọn Vệ binh Đỏ hẳn đã làm rơi nó. Trời đã gửi thiên sứ xuống. Tạ ơn trời. Tôi là bác sĩ. Tôi biết là nếu động mạch cổ bị cắt thì các mạch máu sẽ ngưng hoạt động và người ta chết tức khắc, chết tức khắc, chắc chắn như thế. Đây là cách chết nhanh nhất và vô phương cứu chữa. Cha mẹ tôi chưa tin hẳn vào lời giải thích của tôi. Người hỏi có đúng là chết dễ như thế không? Tôi phải lấy bằng bác sĩ ra để đảm bảo với người là chắc chắn như thế. Cuối cùng mẹ tôi bảo: ‘Tạ ơn trời, sao lại dễ thế được. Tạ ơn trời đã ban cho tôi đứa con học ngành y’. Người nói hoài như thế, mắt long lanh sung sướng. Cha tôi bảo: ‘Con là người duy nhất biết việc, vậy hãy cắt cổ cha mẹ trước rồi hãy tự cắt cổ con’.”

Kể ra, đi vượt biên mà có những cuộc gặp gỡ ly kỳ, mang lại những hiểu biết lạ lùng như thế này thì cũng… đáng công khó. Trên thế giới giữa thế kỷ 20 hẳn không ở đâu có được những chuyện tương tự như thế của nước Tàu.

Trải qua tất cả những thảm cảnh cùng cực cho một đời người, cuối cùng Hải cũng đến được vùng đất hứa, là thành phố Hương Cảng. Trong trí tưởng tượng của người vượt biên, đó là tự do, là thiên đường, nhưng đầu tiên họ phải vô các trại tiếp cư, mà thực chất là nhà tù. Sống dưới chế độ nghèo khổ và bị tước đoạt hết quyền làm người của chủ nghĩa cộng sản, người ta háo hức ra đi để tìm một đời đáng sống hơn, và tưởng rằng phần nhân loại còn lại có bổn phận “phải” lo toan mọi việc cho họ. Đúng là có những tổ chức để lo toan, nhưng không xuể, vì lo được một thì người ta kéo đến mười. Tiếng réo gọi của Tự Do thật là thần bí. Tiếng réo gọi của một đời sống sung túc xứng đáng với phẩm giá cũng mạnh mẽ lạ thường. Cũng làm thân con người, sao ở nơi kia người ta sung sướng, còn tôi thì quá nhục nhằn? Sao tôi không thể chuyển đổi đời sống của tôi? Cái bến bờ xa xa kia đã hớp hồn bao nhiêu người Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20, miền Nam thì có đường phía nam, miền Bắc thì có đường phía bắc.

Tác giả Lê Đại Lãng đã có công và có lòng ghi lại các câu chuyện, các hoạt cảnh của con đường vượt biên của đồng bào miền Bắc, miền đất đã chiến thắng trong cuộc chiến vừa là tương tàn giữa những người con cùng một mẹ, vừa là giữa hai ý thức hệ chia đôi thế giới trong thế kỷ 20. Văn tài của ông đã tạo dựng lại biết bao số phận, biết bao thảm cảnh, biết bao nỗi hy vọng lẫn thất vọng của những con người Việt Nam bao năm chôn vùi trong chế độ toàn trị vừa hé mắt nhìn thấy ánh sáng của tự do xa xa ở phía chân trời, và đã nung nấu cái khát vọng phải đến cho được nơi chân trời đó. Con thủy lộ không dài giữa vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông cũng ngầm chứa bao hiểm nguy chết người, và quả đã giết vô số người sử dụng nó với những phương tiện quá mỏng manh. Cuốn Đường Phía Bắc là một kho chứng liệu sống của ý chí vượt khỏi địa ngục với tất cả thảm cảnh của nó.

Người điểm cuốn sách này biết là mình chưa làm hết công việc giới thiệu toàn bộ tác phẩm trong bài viết này, vì chỉ mới nói chuyện đi đường mà chưa đề cập chuyện đến nơi. Khi đến nơi thì câu chuyện đã có một không gian khác, tinh thần khác, và chất chứa những cái ly kỳ khác. Vậy đành khất với độc giả trong một bài viết khác.

Thứ Sáu 13 tháng 4, 2012.

P.X.Đ

(*)  Đường Phía Bắc, giá sách U.S.A 15.00 dollars, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:

Toà soạn báo Trẻ

3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044.

ĐT: 972-675-4383/ Email: tusachtreusa@gmail.com

Nguồn danchimviet.info

Posted in Hồi Ký | 4 Comments »

Tháng Tư về

Posted by hoangtran204 trên 29/04/2012

Tháng Tư về

Cứ mỗi lần tháng tư về là tiết trời bắt đầu oi bức, những cơn gió Nồm từ biển thổi vào cũng không làm sao xóa tan được cái cảm giác khô nóng của mùa hè. Tôi đi dọc theo bờ sông Bàn Thạch nhìn dòng nước đục ngầu uể oải xuôi về Đông, mang theo nó là những rác rến, xác chết súc vật và rất nhiều những thứ bẩn thỉu khác.

Trên bờ sông này trước đây là xóm làng trù phú, yên tĩnh và trong lành với rừng cây sưa tỏa bóng. Mỗi lần tháng tư về hoa sưa vàng rực một khoảng trời, mùi thơm dịu dàng quyến rũ, làm cho tôi ngày ấy – một cậu bé nhiều mơ mộng choáng ngợp trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên mùa hè thường hay đứng ngẫn ngơ nhìn và suy nghĩ vu vơ… tháng tư về sân trường rộn ràng tiếng ve, khúc nhạc cất lên cùng giai điệu từ thưở ban sơ cho đến mãi mãi vô cùng, trong lòng các cô cậu lúc này chùng xuống một nỗi buồn nhè nhẹ, khi những cánh phượng hồng  chớm nở trên sân trường, trên đường đi học.

Thiên nhiên hào phóng ban cho mùa hè thật nhiều vẻ đẹp: dòng sông nước ngập đôi bờ lai láng  trong veo tha hồ vùng vẫy, màu đỏ của hoa phượng, màu vàng của hoa sưa– mùi hoa sưa thơm dịu dàng — và tiếng ve buồn man mác và biển mênh mông hiền hòa với bờ cát vàng óng mượt dưới chân… và còn nữa mùa hè là mùa của hoa trái trỉu cành đong đưa trong vườn, trước ngõ, mùa của hoa Ngọc lan thơm ngát…nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì tôi và những cô cậu bé cùng tuổi hạnh phúc biết bao nhiêu. Nếu trong ký ức của chúng tôi không có ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái ngày mà chúng tôi tan tác như đàn chim non gặp cơn bão dữ, để rồi sau cơn bão đó, rất nhiều những khuôn mặt, những đôi mắt, những mãi tóc thiên thần bé nhỏ, vĩnh viễn ra đi không trở về …chỉ còn lại trong tâm thức tuổi thơ nỗi đớn đau trở lại mỗi lần tháng tư về.

Mỗi lần tháng tư về, tôi hay lẩm cẩm nhớ lại quá khứ với sự tiếc nuối và ước ao. Ước gì mọi việc xảy ra theo một cách khác, có rất nhiều chữ “Nếu như” được đặt ra để rồi hụt hẩng, thương tiếc

– Nếu như không có ngày 30 tháng 4/1975 thì đất nước chúng ta sẽ không phải như ngày hôm nay mà là một “Minh châu Trời đông”

– Nếu như không có cuộc chiến tranh phi lý và vô nghĩa đó thì đất nước chúng ta đâu có bị tàn phá, đâu có quá nhiều người phải ngả xuống, đâu có vết thương hằn sâu trong lòng dân tộc này mà mãi đến nay vẫn không lành.

– Nếu như những người CS không có tham vọng thống trị người khác bằng mọi giá thì đất nước chúng ta đâu có chia hai miền Nam Bắc, đâu có mâu thuẫn hận thù tàn phá đến thế lương.

– Nếu như không có những người Cộng sản với chủ nghĩa Quốc tế Vô sản và chủ nghĩa đại đồng thì dân tộc ta đâu có bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh ý thức hệ tương tàn, làm quân cờ trong tay các thế lực siêu cường mà họ sẵn sàng hy sinh Dân tộc chúng ta để bảo vệ quyền lợi của họ và biến chúng ta thành một lũ ngốc.

-Nếu không có ngày 30 thánh tư-1975 thì đâu có thảm nạn thuyền nhân – với hàng triệu người vượt biên tỵ nạn-với hàng trăm ngàn người vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đại dương hay trên rừng sâu núi thẳm, trong số đó có rất nhiều thiếu nữ, phụ nữ bị hãm hiếp để lại vết đau ngàn năm không nguôi ngoai được, và ngày nay những tinh hoa của dân tộc chúng ta đâu phải đem tài năng để phục vụ cho sự phồn vinh của xứ người

– Nếu như không có ngày 30 tháng Tư năm 1975 thì ngày hôm nay đâu có những tên Tư bản đỏ ngông nghênh kệch cỡm tham tàn và nền kinh tế thị trường định hướng rừng rú tàn phá đất nước này với sự cai trị ngu ngốc, phiêu lưu làm kiệt quệ tài nguyên quốc gia, khánh tận tinh thần và đạo đức dân tộc.

– Nếu không có ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì đất nước chúng ta đã là một quốc gia Tự do–Dân chủ hùng mạnh, một đất nước văn minh, nhân bản lãnh đạo khối Đông Nam Á chứ đâu có là một con vịt đẹt bị khu vực và quốc tế coi thường, người dân chúng ta đâu có bị khinh miệt.

– Nếu như không có ngày 30 tháng 4 và nguyên nhân của nó thì đất nước của chúng ta đâu có bị xâm thực, Hoàng sa và một phần Trường sa đâu có mất. Tài nguyên trong vùng biển này đâu có bị Tàu cộng cưỡng chiếm, đủ giúp đất nước chúng ta tự cường, tự lập về an ninh năng lượng và sự phong phú về Hải sản đủ để nuôi sống dân tộc này …và một điều quan trọng hơn rất nhiều là con đường để dân tộc chúng ta vươn ra biển lớn đâu có bị phong tỏa

– Nếu như không có ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì ngày nay ngư dân chúng ta đâu có bị bắn giết bị đánh đập và sỉ nhục, bị cướp tài sản,bị giam giữ trái phép và bị đòi tiền chuộc khi hành nghề trên ngư trường truyền thống của cha ông mình và trong tương lai gần chúng ta sẽ mất biển Đông, lúc đó ngư dân chúng ta sẽ phải “cày đường nhựa” để sống.

– Nếu không có ngày 30 tháng tư 1975 thanh niên VN sẽ có mặt tại rất nhiều trường đại học danh giá trên thế giới để trở thành những tài năng lớn phục vụ đất nước ,phục vụ dân tộc và nhân loại ,làm vẽ vang cho nòi giống Tiên rồng chứ đâu có bán thân để kiếm sống hoặc làm lao nô trên xứ Mã Lai, Đài Loan, Hàn Quốc để chịu đựng sự hành hạ và tủi nhục.

– Nếu như không có ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì dân tộc này đâu có chỗ cho bọn độc tài ngu dốt,cho bất công và tha hóa, dân tộc ta đâu có bị hàng hóa của Tàu đầu độc hằng ngày, đâu phải sống trong một môi trường ô nhiễm, tai nạn giao thông làm chết người còn hơn cả một cuộc chiến tranh

– Nếu như không có ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì dân tộc chúng ta đã là một ngọn Hải đăng trong khu vực Đông Á,một cường quốc chứ đâu có bế tắc về tương lai,khốn cùng trong hiện tại và đang đứng trước nguy cơ mất nước và bị Bắc thuộc như bây giờ.

Tháng Tư về ngồi ưu tư, lẩm cẩm viết lại những dòng này khi cả nhà tôi đang bị ba cái lệnh cưỡng chế vì “vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin” treo lơ lững trên đầu với những cáo buộc nghiêm trọng,đầy tính ngụy biện, chụp mũ và hồ đồ…

…. Nhưng mặc kệ họ, tôi xin được mượn lời của Iouri Chevtchouk, thủ lĩnh nhóm nhạc Rock  DDT huyền thoại, đã nói với Putin trong những cuộc xuống đường chống bầu cử gian lận tại nước Nga để nói với những người cộng sản VN rằng: “Vì con cháu chúng ta, nước VN không nên trở thành một quốc gia độc ác, tham nhũng, toàn trị, chỉ có một đảng với một lời ca ngợi, một tư tưởng”.

Năm nay, tháng tư một lần nữa lại về trên đất nước VN với ngổn ngang bao điều day dứt trong những tâm hồn còn tha thiết với quê hương, với tư cách của một người từng trải qua thời niên thiếu trong chế độ Việt nam Cộng hòa, tôi xin được mượn lời của một nhà văn Tây Ban Nha đã từng nói với chế độ độc tài Franco vào năm 1936: “Các ông thắng nhờ nắm được sức mạnh thô bạo cần thiết, nhưng các ông không thuyết phục được vì muốn thuyết phục cần phải có lý”.

© Huỳnh Ngọc Tuấn

© Đàn Chim Việt

Ghi chú:

Cái giá của cuộc chiến tranh do miền Bắc gây ra khi muốn chiếm miền Nam.

58000 lính Mỹ đã chết

25000 lính Việt Nam Cộng Hòa đã chết

1.100.000 bộ đội đã hy sinh

*Các diễn đàn trên mạng internet ở trong nước cho rằng, tỷ lệ chết như  sau:  1/10/100

Nếu tính cả thường dân, tỷ lệ  chết là 1 lính Mỹ chết, có 10 người VNCH và đồng bào vô tội đã hy sinh, và 100 bộ đội và thường dân đã hy sinh. 

*Chiếm được miền Nam xong, đảng cũng không biết làm cách nào phát triển kinh tế, nên sau đó, đảng CSVN gây thêm một cuộc chiến Việt Nam, kampuchea, kết quả, có thêm 70000 bộ đội chôn vùi xác bên đất Kampuchea. Cuộc chiến kéo dài 1979-1989

Cuộc chiến tranh biên giởi Việt Trung 1979 đã có 50000 bộ đội và thường dân bị chết.

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Thư giãn cuối tuần…

Posted by hoangtran204 trên 28/04/2012

Lời tựa:

Trẻ em là tương lai của đất nước. Muốn biết một chính quyền có phục vụ cho dân hay không, đất nước ấy có hùng cường hay không ta, người dân trong nước ấy có lòng tự trọng hay không, ta cứ  nhìn vào các trường học, vào chương trình giáo dục…

Một thước đo khác là phương tiện chuyên chở các em đến trường. Mỗi nước đầu tư vào trẻ em với mức độ khác nhau. Xe buýt chở học sinh đến trường ở mỗi nước khác nhau…kết quả sau này cũng khác nhau.

Nhân Chuyện Nhật Bản , Mời Xem ” Từ Nhật Bản , Tới Việt Nam “


1./ SCHOOL BUS IN JAPAN

2./ SCHOOL BUS IN PAKISTAN

3./ SCHOOL BUS IN VIETNAM
 SCHOOL BUS IN VIETNAM

Posted in Giải Trí | Leave a Comment »

30 Tháng Tư giữa Thiên Đường Ecopark

Posted by hoangtran204 trên 28/04/2012

30 Tháng Tư giữa Thiên Đường Ecopark

Đặng Huy Văn là một giảng viên đại học tại Hà Nội, thích làm thơ yêu nước.

Tác giả gửi đến Dân Luận

Tôi đã về xã Xuân Quang, huyện Văn Giang vào sáng nay và gặp được một người cựu chiến binh của Đại Đoàn Quân Tiên Phong năm xưa kể lại cho nghe cuộc biểu tình thất bại của hơn một ngàn nông dân của huyện Văn Giang tại đây. Họ đã bị thu hồi đất trái pháp luật trước sức mạnh của hàng ngàn bộ đội và công an cùng máy ủi, máy xúc nhằm phá hoại hoa màu trên cánh đồng để tiếp tục triển khai dự án “Thiên đường xanh Ecopark” cho những “thiên thần có tiền” về đây ở để được hưởng thành quả 30 Tháng Tư 1975 mĩ mãn hơn! Nhân ngày 30 Tháng Tư, tôi xin có một bài viết để sẻ chia với những thiệt thòi mất mát của bà con dân oan huyện Văn Giang, xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả của Dân Luận.Đặng Huy Văn

 

30 Tháng Tư
Ám ảnh tôi
Những con tàu
Vật vờ trôi trên biển
Có cả mẹ già
Cả con thơ
Giữa bão tố
Chẳng biết đâu bờ bến
Những ngọn sóng hãi hùng
Đã trùm lên xác con tàu chìm nghỉm
Giữa mênh mông
Sóng cả Thái Bình Dương!

Họ là những người dân
Đi tìm bến tự do
Mà rời bỏ quê hương
Kể từ sau 30 Tháng Tư
Năm Bảy Nhăm (Ất Mão)
Hàng chục vạn người chết mất cả xác thân
Giữa biển khơi giông bão!

Ôi! Quê hương
Những năm dài tranh đấu
Máu hàng triệu người
Nhuộn đỏ dãy Trường Sơn!
Mà hôm nay
Khi “giải phóng” quê hương
Dân trở lại kiếp cày thuê cuốc mướn!
Ngay tại chính cánh đồng
Trên đúng cùng thửa ruộng
Của cha ông truyền lại tự ngàn đời
Bởi từ nay “nhà nước” quản lý rồi!
Khi “người ta” cần đất
Dân phải giao giả ruộng!
Biểu tình chống lại ư?
Sẽ tức khắc có công an, quân đội xuống
Xử lí ngay không một phút chần chừ
Các vị không tin ư?
Xin mời đến xã Xuân Quang mà hỏi thực hư!
Một người cựu chiên binh
Của Đại Đoàn Quân Tiên Phong(1)
Từng vào sinh ra tử
Nay cũng bị
Dồn đến chân tường
Với dân oan hôm đó
Nhằm thu hồi đất
Xây Ecopark “thiên đường”!

30 Tháng Tư đang về
Trên mảnh đất Văn Giang(2)
Nơi sẽ mọc lên
“Thiên đường xanh Ecopark”
Không phải trong mơ
Mà “thiên đường” có thật
Của các “cháu ngoan năm xưa của cụ Hồ”
Đã có công trong chiến tranh dẹp chế độ tự do
Trên nửa nước bằng núi xương sông máu!
Rồi làm nên 30 Tháng Tư giữa Miền Nam yêu dấu
Để về xây “thiên đường xanh Ecopark” hôm nay!

Kính lạy Chúa Trời
Lạy Phật Tổ Như Lai!
Dân cày Việt Nam đến bao giờ có ruộng?
Đến bao giờ chính quyền thôi cưỡng ép dân oan uổng?
Đến bao giờ đất nước có tự do?
Hiện hữu trên đời chứ không phải trong mơ!

Đến bao giờ dân vượt biển năm xưa
Được tự do về quê hương bản quán?
Đến bao giờ anh em thôi thù hận?
Để 30 Tháng Tư thành ngày của yêu thương

Để em thơ được sống giữa Thiên Đường
Không phải giấc mơ mà là Thiên Đường đích thực
Xin Mẹ Âu Cơ hãy chỉ đường cho chúng con tiến bước
Tới xứ sở Hòa Bình và Dân Chủ, Tự Do!

Hà Nội, 27/4/2012
Đặng Huy Văn

(1) Đại Đoàn Quân Tiên Phong ra đời ngày 28/8/1949 tại Đồn Đu, Thái Nguyên, sau này có tên là Sư Đoàn 308 tiếp quản Hà Nội ngày 10/10/1954. Năm 1975, hậu bị ở Miền Bắc.

(2) Văn Giang là một huyện của tỉnh Hưng Yên, ngay sát nách Hà Nội, nơi vừa xẩy ra cuộc biểu tình ngày 24/4/2012 của một ngàn nông dân tại xã Xuân Quang chống lại việc bị chính quyền thu hồi đất trái luật để xây dựng “Thiên đường xanh Ecopark” cho Công ty cổ phần phát triển và đầu tư Việt Hưng trước hàng ngàn công an và quân đội được chính quyền huyện Văn Giang điều động để cưỡng chế giải phóng mặt bằng đất ruộng của 3 xã Xuân Quang, Phụng Công và Cửu Cao (Theo Báo NGƯỜI CAO TUỔI VN).

Posted in Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | Leave a Comment »

►Tháng Tư – Cuộc chạy trốn cộng sản kinh hoàng…

Posted by hoangtran204 trên 28/04/2012

Đọc tiếp »

Posted in Chien Tranh Viet Nam | 1 Comment »

►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI 185 hecta ĐẤT VƯỜN CAO SU

Posted by hoangtran204 trên 27/04/2012

Người dân huyện Văn Giang, Hưng Yên hiện nay đang chống lệnh cưỡng bức lấy đất  bởi  vì  chính quyền  ép họ bán rẻ đất cho một công ty tư nhân. Công ty này là của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái  của TT Ng Tấn Dũng, dựa hơi cha, mua đất của nông dân với giá rẻ. Ai không bán thì có công an bộ đội đánh đuổi, và công ty  dùng xe ủi đất cào bằng hoa màu của nông dân đang trồng trọt  để làm Ecopark. Ecopark là một dự án xây khách sạn, công viên, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp giá 150- 500 ngàn đô / 1 căn.

Chủ đầu tư là công ty của con gái TT Dũng. Công ty chỉ bồi thường cho nông dân với giá cực rẻ 133.333 đồng/ 1 mét vuông đất, trong khi thời giá trao tay mua đất ở vùng này là 60 triêu đồng /1 mét vuông, gấp 40 lần. 

Ngày 25-5-2012, hai phóng viên của đài Truyền Hình VOV của nhà nước đi làm tường thuật vụ này đã bị 40-50 công an đánh, đá, dùng dùi cui đánh vào đầu rất dã man. Hai phóng viên bị đánh ở Phút 3:50 và 4:20. Sau đó, còn bị lôi vào nhà đánh tiếp phút 0:05   http://www.youtube.com/watch?v=2I9_lBGKXPo

Ở Bình Dương, năm 2009, chính quyền bồi thường đất cho chị ruột của Thủ tướng NTD với giá khủng  1 tỷ đồng/1 hecta ( 50000 đô la) đất rừng cao su ở Bình Dương, (cách Sài Gòn 30 km), mà chị Hai Tâm còn chê  ít. Và chồng chị đã “chống lại cưỡng bức” rồi “bị bắt”.  Điều đáng chú ý là chị Hai Tâm của TT Nguyễn Tấn Dũng nhà ở Kiên Giang, nhưng làm cách nào mà có được 185 hecta đất rừng cao su ở Bình Dương?

Chúng ta thử đọc lại bài viết   Ngay Thẳng của nhà báo Huy Đức viết và đăng trên báo Sai Gòn Tiếp Thị và trên blog của anh năm 2009. Và sau đó, tờ báo phải chịu hậu quả ra sao từ 2009-2014. Có tin tờ báo SGTT đã bị bức tử, ngày 1-3-2014 sẽ là ngày cuối cùng của tờ báo này.  Đụng tới đồng chí X là chịu hậu quả dai dẵng thế đó! Ai da!

Hình chụp bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị Online hôm 24 Tháng Tư, 2009

(Ctrl  va` +)   (Ctrl va` -)

Dù bài báo của Huy Đức có ý khen chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã hành xử “ngay thẳng” trong việc “cưỡng chế” cả người thân của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đây là một trong số rất ít tờ báo đã dám đưa ra ánh sáng một phần tài sản của những người thân trong giới lãnh đạo chóp bu ở Việt Nam, cũng như cách làm giàu bất chính của họ. (TH.)

———

Bài báo của Huy Đức 

NGAY THẲNG – 

Nguồn SGTT   24-4-2009

Huy Đức

Sáng 17.4.2009, một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp (KCN). Anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su (185ha) cho bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.

Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.

Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ”cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án xây dựng KCN An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm KCN, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha.

Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su ấy. [ 185 ha của chị Hai Tâm được đền bù 185 tỷ, tương đương 10 triệu đô la! Trần Hoàng]

Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị nhà nước cũng nên giữ chữ tín, nhà nước sai thì nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã chi hay thu hồi sổ đỏ. Nhưng, vấn đề là trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.

Một quan chức địa phương xin giấu tên nói rằng họ biết trong số những người phản đối sáng 17-4 có vợ chồng người chị ruột của Thủ tướng nhưng chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật và điều đáng nói là lực lượng cưỡng chế đã không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào.

Chuyện mua bán, đền bù rừng cao su đúng sai rồi sẽ còn phải làm rõ, nhưng sự ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát là một thái độ hành xử đáng ghi nhận.

Huy Đức – tác giả cuốn sách Bên Thắng Cuộc 2013

Nguồn: http://sgtt.vn/Goc-nhin/62088/Ngay-thang.html

Nguồn: trandongchan.blogspot.com (Trần Huỳnh Duy Thức)

Trả thù

*Sau khi đăng bài báo này trên tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị 24/4/2009, Tổng biên tập Đặng Tâm Chánh đã bị cách chức, bị điều động làm việc khác, (thay bằng quyền TBT Nguyễn Xuân Minh);  và vào tháng 8/2009, nhà báo Huy Đức  bị ngừng hợp đồng vì “bất đồng quan điểm với tòa soạn” sau một bài viết của ông. Huy Đức bị thất nghiệp, quay sang viết blog osin, và hoàn thiện xuát bản cuốn Bên Thắng Cuộc vào tháng 1-2013, là cuốn sách HĐ đã sưu tập tài liệu hơn 20 năm qua.   

Ngày 23-12-2013, tờ báo SGTT bị bức tử bằng cách thay đổi cơ quan chủ quản, bị sáp nhập vào một tờ báo khác theo lệnh của Thành Ủy và UBND Tp HCM. Theo lệnh đó, 107 người đang làm việc cho SGTT phải nộp đơn xin việc làm với một tờ báo khác cũng đang trên đà thua lổ (Saigon Times), và họ có nguy cơ mất việc.

Báo được lệnh Ban Tuyên Giáo của Đảng đình bản ngày 1-3-2014. (Trần Hoàng)

107 nhân sự báo Sài Gòn Tiếp Thị hoang mang trước khả năng mất việc

———————————————

*Trong khi chị Hai của Thủ Tướng chê 10 triệu đô la là ít, đòi bồi thường nhiều hơn, thì đây là cuộc sống của người dân Hà Nội:

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xom-ngheo-soc-boi-5-cai-chet-vu-chay-bar-2913038.html

———————————————

 

————————————————————————————————

CHỊ RUỘT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI ĐẤT VƯỜN CAO SU 

Apr. 27th, 2009 at 7:40 AM

  SÀI GÒN (NV) – Báo Sài Gòn Tiếp Thị, hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Tư, ở mục “Góc Nhìn”, có bài bình luận của nhà báo Huy Đức về vụ chính quyền tỉnh huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương “cưỡng chế” thu hồi đất trồng cây cao su để làm khu công nghiệp An Tây, mà qua đó, người ta có thể thấy được một phần nào tài sản của bà Hai Tâm, người chị gái của đương kim Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.

Bài báo cho biết, vào sáng ngày 17 tháng Tư, chồng bà Hai Tâm (tức anh rể của Nguyễn Tấn Dũng) đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280 héc ta cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp”.

Tác giả bài báo dẫn lời anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su rộng 185 héc ta cho bà Hai Tâm, kể: “Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.”

Việc “cưỡng chế” có cả công an (nhiều khi cả quân đội) tham gia, vốn là việc trong nhiều năm trở lại đây chính quyền địa phương hoặc trung ương tiến hành khi người dân bị thu hồi đất đai chống lại vì số tiền đền bù quá thấp (hoặc không thỏa đáng) so với giá trị thực của nó trên thị trường.

Nếu bỏ qua những chi tiết về vụ “cưỡng chế” mà tác giả Huy Đức cho rằng đó là sự “ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát”, người ta nhận thấy, trong số 280 héc ta đất trồng cao su bị thu hồi thì bà Hai Tâm có đến 185 héc ta.

Vậy nguồn gốc 185 hec ta đất cao su này có từ đâu và trị giá của nó là bao nhiêu?

Huy Đức kể tiếp: “Vườn cao su kể trên thuộc 642 ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu đồng/ha.

Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.

Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ” cho 40 hộ này là trái luật.

Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty Xuất Nhập Khẩu Bình Dương thực hiện dự án xây dựng Khu công Nghiệp An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm Khu Công Nghiệp, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha.

Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su ấy.”

Tóm tắt những thông tin trên cho thấy, năm 2001, do có “ai” đó mách bảo, bà Hai Tâm cùng với 40 người khác đã “mua” mỗi héc ta đất với giá 50 triệu đồng Việt Nam . Năm 2006, mỗi hec ta đất này được “đền bù” 1 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 60,000 đô la). Bà Hai Tâm hiện có 185 héc ta do đó sẽ được bồi thường 185 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 10 triệu đô la), tuy nhiên gia đình bà vẫn chưa đồng ý với giá đền bù đó, nên bị “cưỡng chế”.

Lợi dụng chức quyền biết trước qui hoạch vùng đất nào sẽ được nhà nước xây dựng cái gì, hay thông đồng với chính quyền để mua đất  của nông dân hoặc đất công của nhà nước với giá rẻ mạt sau đó chờ “dự án” mở ra để được “đền bù” với số tiền gấp 10 -1000 lần giá mua, là thủ đoạn làm giàu bất chính rất phổ biến ở Việt Nam, như tác giả Huy Đức cho biết:

 “Trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.”

————————————————–

Trồng cao su ở Bình Dương

Vũ Hoàng Linh,
27-4-2009

Bài viết của Huy Đức trên SGTT là một sự việc khá lạ lùng.

Lạ lùng là ở chỗ bài này lại lên báo được. Mặc dù bài viết có vẻ “khen” chính quyền địa phương huyện Bến Cát đã mạnh tay, dám cưỡng chế cả đất của anh Hai, chị Hai đương kim Thủ tướng nhưng có lẽ nội dung bài này không dừng ở chỗ đấy.

Đọc bài viết này, người ta có thể suy ra nhiều điều (đúng hay sai). Tại sao người nhà Thủ tướng lại dính vào một vụ làm ăn nhập nhằng như thế? Làm thế nào mà hơn 600 ha đất trồng cao su đã tăng từ giá 50 triệu/ha lên 1 tỷ/ha (giá đền bù)? Tức là số tiền chênh lệch mà các hộ gia đình này trong đó có nhà chị Hai Thủ tướng được nhận đã lên tới gần 600 tỷ đồng. Bàn tay ai phù phép cho việc số đất này đầu tiên được bán với danh nghĩa vườn cây rồi cuối cùng trở thành bán quyền sử dụng đất và được cấp sổ đỏ?

Một câu hỏi nữa là tại sao thanh tra Bình Dương đã kết luận việc cấp sổ đỏ là trái luật pháp mà người ta không có những biện pháp xử lý những người làm trái đó. Cũng không làm rõ xem ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm pháp luật này, có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ hay cố ý làm trái hay không?

Riêng điều 141 Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 đã có quy định đối với việc vi phạm pháp luật về đất đai của người quản lý.

Điều 141. Xử lý đối với người quản lý vi phạm pháp luật về đất đai. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. “

Thay vào đó chính quyền chấp nhận sự đã rồi. Và các hộ gia đình kia được nhận 1 tỷ trên mỗi ha, gấp 20 lần giá mua của họ. Trồng cao su mà lãi thế, trách gì toàn thấy người nhà quan chức đi trồng.

Trong bài báo của Huy Đức cũng nêu ý sau: “Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị Nhà nước cũng nên giữ chữ tín, Nhà nước sai thì Nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã chi hay thu hồi sổ đỏ.”

Tôi thấy lập luận trong một số bài báo “gần đây” mà anh Huy Đức dẫn lại là vô lý. Trước hết không có khái niệm Nhà nước chung chung mà phải cụ thể, ví dụ như chính quyền tỉnh Bình Dương. Sự nhập nhằng về khái niệm như thế cũng sẽ dẫn tới nhập nhằng về trách nhiếm. Việc xử lý theo kiểu vì chính quyền tỉnh đã sai nên chính quyền tỉnh không thu hồi sổ đỏ cũng là không hợp lý. Nếu sổ đỏ này được cấp một cách trái pháp luật thì chính quyền cần vô hiệu hóa nó. Những thiệt hại của các hộ gia đình do chính quyền tỉnh Bình Dương gây ra (vì cấp sổ đỏ sai trái) sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa chính quyền tỉnh với các hộ (và những thỏa thuận này, cũng như số tiền chính quyền đền bù, cần nêu công khai để chịu sự giám sát của dư luận và báo chí) hoặc qua con đường tòa án (các hộ này có thể kiện chính quyền tỉnh Bình Dương vì làm sai, gây thiệt hại cho họ). Đó là cách giải quyết rõ ràng, minh bạch và cũng sẽ tạo nên một tiền lệ tốt cho việc làm của chính quyền các cấp, bởi chính quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật với những gì họ làm. Chứ cứ giải quyết kiểu bùng nhùng như hiện nay thì tình trạng chính quyền “bán” đất cho một số đại gia hay người nhà các quan chức một cách bất hợp pháp sẽ còn kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng, bởi lẽ sẽ chẳng có ai phải chịu trách nhiệm trước những việc làm sai trái và tham nhũng đó cả.

Một khía cạnh khác từ bài này: phải chăng với việc bài viết này được đăng báo, thế của ông Dũng đang yếu dần? Trước kia, thỉnh thoảng chúng ta vẫn được nghe về các phi vụ làm ăn của vợ ông K, con ông K, con ông M…nhưng đó đều là các thông tin ngoài luồng, không nằm trong hệ thống báo chí XHCN. Còn trong trường hợp này là những thông tin được đăng tải trên báo chí chính thức về vụ mua bán và chuyển quyền sử dụng đất đai trái pháp luật liên quan tới gia đình chị ruột Thủ tướng!

Ở Anh, Bộ trưởng Nội Vụ Anh từng phải xin lỗi vì liệt kê nhầm mấy bộ phim người lớn do chồng bà xem vào số tiền Internet chính phủ phải thanh toán, với số tiền là 10 bảng Anh (270.000 đồng VN). Còn ở Việt Nam, người đọc thở phào (và ngạc nhiên) khi nghe tin cho dù vợ chồng chị ruột Thủ tướng phản đối, “chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật và lực lượng cưỡng chế đã không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào.”

Chị ruột Nguyễn Tấn Dũng “chê” tiền bồi thường hơn 10 triệu đô la khi bị thu hồi đất vườn cao su (Trần Hoàng)

—————–

*Giá cả một sào đất được đền bù cho nông dân Văn Giang là 48 triệu đồng/360m2, [tức là nhà nước đền bù 133 333 đồng/ 1 mét vuông], trong khi giá mặt bằng được rao bán ở đây là 60 triệu đồng /m2.

————————————————

Chuyên chính vô sản: 

Công ty của cô Nguyễn Thanh Phượng (kêu chị Hai Tâm là cô) chỉ bồi thường cho dân huyện Văn Giang 133.333 đồng/1 mét vuông, (huyện Văn Giang cách Hà Nội 20 km). Nông dân không đồng ý và chống lại việc chiếm đất. Hơn 500 người dân ra cánh đồng chống lại. Nhưng 3000 công an và bộ đội xục vào làng đánh đập và súng nổ vang. Kết quả, 20 người dân bị công an bắt giữ.

Nhờ chuyện này mà Dân miền Bắc  hiểu rõ chuyên chính vô sản là gì. Nó có nghĩa là con cái và gia đình cán bộ đảng viên cao cấp của đảng CSVN liên kết với nhóm lợi ích, với các công ty nước ngoài, và xin chính quyền mở dự án đầu tư xây dựng. Rồi đi thu mua đất đai của dân với giá cực rẻ, và thực hiện dự án. Khi có nhiều dự án quá làm không xuể, thì chúng sang tay cho các nhà đầu tư khác và hưởng lợi gấp 500-1000 lần giá mua.

Nếu người dân không bán đất với giá cả do họ đưa ra, thì công an và bộ đội sẽ đến cưỡng bức tịch thu đất. Ai chống lại, sẽ bị công an bắt và bỏ tù. Chuyên chính vô sản  là sai công an và bộ đội  đánh đập dân chúng và bắt bớ tù đày những ai không nghe theo lệnh của nhà nước, và của đảng.

————————————————-

BIÊN HÒA

Việc đổi tên thành Nghĩa Trang Bình An có ý nghĩa thực dụng sâu xa. Nghĩa trang này vốn có tên là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi chôn 16.000 chiến sĩ VNCH từ 1961-1975

Dự  tính cướp đất Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để che dấu lịch sử và xẻ thịt chia nhau như sau:

“Vào tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QD-TTg “đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa…sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” và “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.” nguồn [2] 

Nghĩa trang Bình An chính là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi chôn cất của 16.000 chiến sĩ của Quân đội VNCH  từ 1961-1975. Nghĩa trang này đã bị 1 trung đoàn bộ đội (QĐ ND VN) đóng cạnh bên, và xây hàng rào cao 3 mét, có cổng do bộ đội canh gác từ 1975-nay. Ai vào thăm nghĩa trang, phải ghi tên. (đọc bài Những Nấm Mộ Đi Tù,  23-12- 2013)

Bị phản đối về sự kiện vô nhân đạo này, trung đoàn bộ đội rút cách xa ra khỏi khu đất cạnh nghĩa trang, nhưng đặt một trạm canh ngay cổng vào khu đất nghĩa trang.

May mà thị trường bất động sản sụp đổ, và có sự phản đối của Việt kiều, của các cơ quan truyền thông các nước như đài VOA của Hoa Kỳ, đài BBC của Anh, đài RFA của Pháp, đài RFI và các tòa đại sứ tại Hà Nội và của quốc tế, nên đồng chí X và bọn khốn khiếp đã tạm ngưng vụ ăn chia này. Thậm chí  Việt kiều hỏi: trị giá miếng đất nghĩa trang này bao nhiêu tiền thì hãy cho biết, người Việt sẽ cùng nhau góp tiền mua lại để chung cho…bọn cướp. 

————————————————–

Hãy gọi đúng tên vụ việc: Cướp đất

Trước ngày 24-04, đọc những tin tức sẽ cưỡng chế đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cho dự án Ecopark, tôi cứ nửa tin nửa ngờ.

Chẳng lẽ chính quyền lại có thể nhẫn tâm, bất chấp những đòi hỏi chính đáng của bà con nông dân về giá đất?

Chẳng lẽ vụ “Pháo hiệu hoa cải Đoàn Văn Vươn” không làm những quan chức chính quyền huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên suy nghĩ và chùn tay?

“Nó lú còn chú nó khôn”, chẳng lẽ các cấp trên của Hưng Yên lại muốn phơi bầy bộ mặt một chính quyền đàn áp nông dân ngay ở một nơi cách trung tâm thủ đô 13 km? (20 km)

Ngay khi nghe tin quyết định cưỡng chế vào ngày 24-04, tôi vẫn còn một chút hy vọng, rằng có thể sẽ có một quyết định từ trên xuống, hủy bỏ cưỡng chế và đối thoại tiếp với nông dân, tôi vẫn còn một chút hy vọng, rằng trong đám quan chức cấp cao hơn, vẫn còn những người có đầu óc sáng suốt, biết cân nhắc thiệt hơn khi đối đầu hay tiếp tục đối thoại với người dân.

Nhưng sự việc đã xẩy ra đã làm nhiều người sửng sốt.

Trước hết, 166 hộ nông dân đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ chưa ký bất cứ một thỏa thuận nào với nhà đầu tư, chưa nhận tiền đền bù mà bên đầu tư đề nghị. Đất vẫn thuộc quyền sử dụng của họ. Dùng bạo lực buộc họ rời khỏi đất đai của họ và chiếm giữ nó, đó là hành động chỉ có thể được gọi là cướp đất.

Các nhà làm luật, các quan chức của chế độ „dân chủ gấp vạn lần” gọi sự kiện tại Văn Giang là „cưỡng chế” để hợp pháp hóa việc làm bất chấp luật pháp của họ, để hành động của họ bớt đi tính hung bạo. Trong một xã hội dân chủ, luật pháp được tôn trọng, chỉ tòa án mới có thẩm quyền cưỡng chế một cá nhân, một tổ chức…,buộc họ thực hiện một việc nào đó theo luật định. Thí dụ như cưỡng chế thi hành bản án của tòa đối với ngừơi không thi hành bản án mà tòa đã tuyên án.

Nhờ internet, chúng ta được theo dõi kịp thời những diễn biến của cuộc đấu tranh giữ đất của hàng nghìn bà con nông dân và cách hành xử của lực lượng võ trang của chính quyền.

Đoàn quân hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, công an , dân phòng… Những cảnh sát chống bạo động với lá chằn, dùi cui lựu đạn cay… sẵn sàng tiến vào áp đảo những nông dân chỉ có gậy gộc quyết giữ ruộng vườn của mình. Chúng ta đau lòng ,khi trên những thước phim ,nhìn cảnh những công an lùng sục trong làng xóm, hàng chục cảnh sát đánh hội đồng một nông dân tay không. Những người dân đã phải thốt nên:”Chưa bao giờ chính quyền làm ác thế”.

Trong cuộc đối đầu không cân sức, những người nông dân đã thua.

Đất đai như máu thịt của người nông dân, họ sống là nhờ vào đất. Đất đai do ông cha họ để lại từ đời này sang đời khác , nó còn mang ý nghĩa thiêng liêng về dòng tộc, cội nguồn. Bởi vậy, dù bất kể lý do gì họ bị mất đất, đó là sự mất mát, thiệt thòi không gì bù đắp được. Hưng Yên nói chung và Văn Giang nói riêng, còn là vùng đất chật người đông,” tấc đất tấc vàng”.

Lẽ ra, những người nông dân ở Xuân Quan Văn Giang (bên bán) phải được đặt ngang hàng với công ty tư nhân, chủ dự án đầu tư Việt Hưng (bên mua) trong quá trình thương thuyết, công ty Việt Hưng phải đối thoại trực tiếp với họ về giá cả, về thời hạn v..v. Chính quyền chỉ đứng để giám sát hai bên thực hiện theo đúng luật pháp, thực thi những điều hai bên thỏa thuận.

Ông Bùi Huy Thanh, tránh văn phong UBND tỉnh Hưng Yên nói :”Gía đền bù 43.000 đồng cho một mét vuông đất, là giá đền bù cao nhất so với các nơi khác”. Chắc ông thừa biết rằng, chủ đầu tư chỉ cần làm đường, san nền, phân lô rồi giao bán , mỗi mét đất sẽ lên giá hàng chục triệu đồng, vì Xuân Quan cách Hà Nội có 13 km, đất sẽ rất có giá.

Còn người nông dân thì sao? Với giá đền bù trên đây, mỗi hộ sẽ có trong tay vài ba chục triệu đồng. Với thời giá và thực tế xã hội hiện nay, họ sẽ làm gì với vài chục triệu đồng? Đi xin việc làm mới? Không có nghề. Đi học nghề mới? Tuổi đã lớn không học được. Xin vào làm tạp dịch trong Ecopark của công ty Việt Hưng? Phải chờ nơi đây mọc lên những phố Trúc, phố Cọ, phố Tái Hiện Hà Nội Cổ ….mà dự án dự định thực hiện trong 18 năm.

Sự kiện Xuân Quan Văn Giang ngày 24-07-2012 là biểu hiện của một chính quyền coi thường quyền lợi của người dân, lấy bạo lực thay cho đối thoại. Nó gây xúc động cho mỗi người Viêt Nam quan tâm tới tình hình đất nước. Chúng ta đau lòng khi chứng kiến những những nông dân bị đánh đập, cây cối do họ trồng trọt, chăm sóc trên ruộng đồng của họ bị tàn phá.

Những quan chức Văn Giang, Hưng Yên, họ là ai? Của ai ? Vì ai?

 Warszawa 26-04-2012

© Đàn Chim Việt

————————————————-

Posted in Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | 31 Comments »