Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Một, 2013

►Chiến dịch X-3: đánh tư sản thương nghiệp 1978

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2013

Trich:

Ông vẫn hăng nói: “Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng  đổ mồ hôi sôi nước mắt  kiếm miếng ăn …”. (Đỗ Mười).

…Kết quả X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi  không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải.  

 X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận  đã rã rời trên biển sâu.

Ông Đỗ Mười sinh ngày 2-2-1917 tại Thanh Trì, Hà Nội. Ông làm rất nhiều chức vụ quan trọng, từng làm Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam 1991-1997.

...Năm nay ông Đỗ Mười hơn chín chục tuổi rồi. Nghe nói ông vẫn phải nuôi con mọn

Cướp đất của Hội Đồng Công luật Công Án Bia Sơn ở ngoài Nha Trang 2012 cũng chỉ là phiên bản mới của vụ cướp trong Chiến Dịch X-3: Đánh Tư sản Thương nghiệp 21-3-1978 va`Cải Tạo Tư Sản – Công Thương Nghiệp Miền Bắc năm 1954 do Đỗ Mười thực hiện.

Vụ 1978 do đảng CSVN chỉ đạo  cướp tài sản của dân chúng miền Nam, Đỗ Mười thực hiện. Nhờ vụ này mà về sau ĐM trở thành Tổng Bí Thư của đảng CSVN 1991-1997. 

DCM  building của Đỗ Mười. Đây là tòa cao ốc dùng cho các doanh nghiệp mướn đặt văn phòng ở Hà Nội. Điều đáng nói là  DCM là viết tắt của chữ Đỗ Mười Center!  Hàng xóm ở chung quanh tòa nhà này cho biết  building này  do con rễ của Đỗ Mười đứng tên!

Dân địa phương vùng Little Saigon California nói rằng nhà con gái ĐM ở địa chỉ này nè:
10082 Central Ave, Garden Grove, CA 92843 (nguồn). Đánh cho Mỹ cút, nhưng sao laị cho con gái và cháu ngoại qua Mỹ ở vậy?  (Con rể thủ tướng có ‘lý lịch trong sáng’)


Để cho thấy rằng các lãnh tụ Đảng CSVN như Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ là các tướng cướp chứ chẳng có chút gì gọi là lý tưởng cộng sản, hay tham gia cách mạng chiến đấu giải phóng dân tộc như cả bọn rêu rao. Có mà ngu mới đi tin lời bọn chúng để hy sinh tính mạng trong khi chúng ngồi mát ăn bát vàng. 

Vì sao tôi viết” cuốn sách Bên Thắng Cuộc (Huy Đức) –Và, những ý …))

Ông Đỗ Mười đẻ ra Lý Mỹ*

MINH DIỆN

200px-Do_Muoi_cropped

Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng  nằm trong số đó.

Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các “quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh X-3,  dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam.

Hôm đó, ông Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo Sơ mi ngắn tay cùng màu, chân đi dép. Ông có khổ người khệnh khạng, mặt chữ “nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ. Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của ông Đỗ Mười, hôm  đó được giáp mặt, quả đúng vậy.         

Đúng như mọi người dự đoán, chiến dịch X-3 đã bắt đầu.

Ông  Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 – CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.  

Ông nói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai  đế quốc Mỹ…

“Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chế, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta.

Vừa qua kẻ nào vơ vét mì chính (bột ngọt), vải vóc, đường, sữa đầu cơ trục lợi, rồi lại đổ tội cho nhà nước ta chuyển ra Bắc nên thị trường khan hiếm? Chính là bọn tư sản thương nghiệp!

Kẻ nào tích trữ thóc gạo để dân ta đói? Chính là bọn đầu nậu lúa gạo. Tôi hỏi các đồng chí, kẻ nào cung cấp lương thực, thực phẩm cho tổ chức phản động trên Lâm Đồng chống phá cách mạng? Kẻ nào? Chính là bọn tư sản đấy!

Bọn gian thương đầu cơ, phá hoại, bọn ngồi mát ăn bát vàng, rút rỉa máu xương đồng bào ta, ngăn cản con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của đảng ta …”.

         Ông Đỗ Mười nói say sưa, hùng hồn, quyết liệt. Mép ông sủi bọt. Tay ông vung vẩy. Mồ hôi trán đầm đìa.

         Lúc đầu ông mặc quần áo nghiêm chỉnh, sau một hồi diễn thuyết khoa chân múa tay, ông bật nút áo sơ mi phanh ngực ra. Cuối cùng cởi phăng cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi, trên người ông chỉ còn mỗi chiếc áo may ô ba lỗ.

         Ông vẫn hăng nói: “Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng  đổ mồ hôi sôi nước mắt  kiếm miếng ăn …”.

          Bầu không khí ngột ngạt và kích động muốn nổ tung  hội trường. Sức nóng từ Đỗ Mười truyền đến từng người. Tiếng vỗ tay rào rào, tiếng cười tiếng nói hả hê. Những gương mặt hừng hực khí thế “xung trận”.

          Xin đừng ở vị trí hôm nay phán xét những người trong cuộc ba mươi lăm năm trước, thời điểm đó tư duy của mọi người khác bây giờ, nhất là tư duy của những cán bộ đảng viên vốn tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chính sách của đảng. Những người mà Đảng bảo sao cứ làm đúng phắc như vậy. Hãy bình tĩnh nhìn lại một cách trung thực, khách quan, để thấy một phần nỗi đau của mình, bạn bè mình, dân tộc mình, nỗi đau từ sự ấu trĩ, nóng vội, làm ào ào, đặt trái tim không đúng chỗ ngay từ  khởi đầu!

          Ông Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng một mấy cái chém tay như có ‘thượng phương bảo kiếm’: “Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn – sê- vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”.

         Chúng tôi  ra về với một tâm trạng nặng nề, mang theo lời cảnh tỉnh “Tuyệt đối bí mật”.

         Nhưng hình như linh tính đã báo điềm chẳng lành cho thành phố Sài Gòn.  Đó là cảm giác của tôi khi chạy xe máy từ cầu Công Lý lên cảng Bạch Đằng vòng qua Chợ Lớn. Người dân đổ ra đường nhiều hơn, vội vã, tất tưởi, gương mặt thất thần,  nhiều tốp người tụm nhau bàn tán. Người ta nháo nhào đi mua từng cân muối ký gạo, như sắp chạy càn. Người dân thành phố vốn nhạy cảm và đó lại là cảm giác đúng: Thủ tướng nào thì chưa biết, nhưng trước hết phải lo thủ lấy miếng ăn!

        7 giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau  đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu ở thành phố mang tên Bác.

        Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước. Họ làm bí mật lâu rồi. Như một trận đánh giặc đã được trinh sát, điều nghiên tỉ mỉ, chính xác. Các tổ công tác ập vào từng điểm bất ngờ, nhanh chóng niêm phong  tài sản, khống chế mọi người trong gia đình nội bất xuất, ngoại bất nhập. Mỗi điểm niêm phong có tối thiểu một tổ ba người, không cùng cơ quan, không quen biết nhau. Họ là thanh niên xung phong, thanh niên công nhân các nhà máy, sinh viên các trường đại học, cả những thanh niên các phường được huy động vào chiến dịch.      

              Ngay buổi chiều hôm ấy một cuộc mít tinh tuần hành từ  Nhà văn hóa thanh niên do Thành đoàn tổ chức. Hàng ngàn học sinh, sinh viên rầm rộ xuống đường, diễu hành khắp các phố chính Sài gòn, Chợ Lớn, hoan nghênh chính sách cải tạo công thương nghiệp của đảng, đả đảo bọn gian thương. Suốt đêm Câu lạc bộ thanh niên vang lên bài ca “Tình nguyện”, “Dậy mà đi”. Khi chống Mỹ sinh viên học sinh hát những bài hát ấy, giờ cũng hát những bài hát ấy để tăng bầu nhiệt huyết  đánh tư sàn!

         Ngày 26-3-1978, cô công nhân Nguyễn Thị Bé B.  ở nhà máy dệt Phong Phú được kết nạp đoàn vì từ chối nhận một món quà của một cơ sở kinh doanh mà cô canh giữ. Tiếp theo một trường hợp tương tự, anh thanh niên Vũ Ngọc Ch.  ở nhà máy dệt Thắng Lợi.

            Mấy ngày sau tiếng trống ở trường Trần Khai Nguyên quận 5, vang lên, như trống trận. Đó là nơi tập trung của 1.200 thanh niên học sinh người Hoa xuống đường ủng hộ chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, người  dẫn đầu là cô học sinh lớp 11, có gương mặt búp bê, mái tóc cắt ngằn: Lý Mỹ.

         Lý Mỹ là con gái một gia đình kinh doanh buôn bán, có một cửa hàng ở đường Cách mạngTháng Tám, quận 10. Khi X-3 nổ ra, Lý Mỹ mới 17 tuổi,  được tổ chức đoàn tuyên truyền giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp đoàn khóa 26-3, được nghe đích thân ông  Đỗ Mười nói chuyện về chính sách cải tạo công thương nghiệp. Trái tim non trẻ của cô học sinh mười bảy tuổi như sôi sục bầu máu nóng đấu tranh giai cấp,  cô đã chọn đối tượng để đấu tranh, đó chính là cha mẹ mình.

              Lý Mỹ vận động thuyết phục cha mẹ kê khai tài sản, cha mẹ chần chừ, cô trực tiếp đứng ra kê khai. Cô theo dõi bố mẹ cất giấu vàng bạc, của cải, báo cho tổ kê khai moi móc ra bằng hết. Lý Mỹ phát biểu trên báo: “Tinh thần Pavel Corsaghin sáng chói trong trái tim tôi! Tôi không cần vàng bạc, của cải, cha mẹ tôi bóc lột của nhân dân. Từ hôm nay tôi  từ bỏ giai cấp bóc lột, bước sang cuộc sống mới, hòa vào dòng người lao động vinh quang  xây dựng xã hội chủ nghĩa” (Báo Tiền Phong số 40 ,1978).

              Khi cha mẹ vật vã than khóc, và dọa ra nước ngoài,  Lý Mỹ tuyên bố nếu cha mẹ xuất cảnh, cô sẽ ở lại một mình, chấp nhận  cuộc sống cô đơn để cống hiến cho lý tưởng cộng sản !

               Không phải chỉ có một Lý Mỹ, mà hàng trăm “Lý Mỹ” như vậy. Những “Lý Mỹ” được sinh ra nóng hổi dưới lá cờ  Đoàn thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh.

              Khi cải cách ruộng đất ở miền Bắc tôi là đứa trẻ sáu tuổi đi xem đấu tố như xem hội hè, khi cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, tôi ba mươi tuổi, là người trong cuộc. Trước con mắt tôi, cuộc cách mạng sau chỉ khác cuộc cách mạnh trước là  không bắn giết,  còn  giống hệt  nhau. Cũng con tố cha mẹ, vợ tố chồng, bạn bẻ tố nhau. Những cán bộ từng hoạt động bí mật trong  chiến tranh, được những gia đình  buôn bán , giàu có bao bọc, giờ quay ngoắt lại tịch thu tài sàn ân nhân của mình.  Những tính từ bọn, đồng bọn, “tên tư sản”, “con buôn” thay danh từ  ông, bà, anh, chị. Gần ba chục năm trước, người bị quy là địa chủ, phú nông xấu xa thế nào, thì 1978,  người bị gọi là  tư sản, con buôn  xấu xa  như vậy. Người ta  đã phủ nhận một tầng lớp tiên tiến của xã hội, nhục mạ tầng lớp đó, đào hố ngăn cách giữa các tầng lớp nhân dân, và kéo lùi sự phát triển của đất nước, đó là một sự thật lịch sử cần ghi nhận.

             Chiến dịch X-3 thành phố Hồ Chí Minh, đã đánh gục  28.787 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ buôn bán.

             Ông Nguyễn Văn Linh nói: “ Khi tôi làm Trưởng ban cải tạo trung ương,  tìm hiểu và dự kiến Sài Gòn, Chợ Lớn có khoảng 6.000 hộ kinh doanh buôn bán lớn. Khi anh Đỗ Mười thay tôi, anh ấy áp dụng theo quy chuẩn cuộc cải tạo tư sản Hà Nội từ năm 1955, nên con số mới phồng to lên như vậy” (Nguyễn Văn Linh, Những trăn trở trước đổi mới).

             Ông  Đỗ Mười  đưa  hàng ngàn hộ tiểu thương, trung lưu  vào diện cài tạo, gộp luôn những hộ sản xuất vào đối tượng đó.

             Ông Nguyễn Văn Linh nói: “Anh Mười không trao đổi với chúng tôi. Anh ấy có ‘thượng phương bảo kiếm’ trong tay, toàn quyền quyết định”  (Nguyễn Văn Linh  trăn trở cuộc đổi mới).

              Ông Đỗ Mười thay ông Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban cải tạo ngày 16-2-1978. Trong chiến dịch X-3, Đỗ Mười không sử dụng  người cùa Nguyễn Văn Linh, mà đưa hầu hết cán bộ từ miến Bắc vào nắm giữ những vị trí quan trọng. Đồng thời ông bố trí  cán bộ  các ngành thương nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, kho hàng vào tiếp quản. Ông đóng đại bản doanh ở Thủ Đức, trực tiếp chỉ đạo, không tham khảo bất cứ ý kiến  ai trong cơ quan lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.  

               Kết quả X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi  không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải.

              Chiến dịch X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận  đã rã rời trên biển sâu. Năm 2005, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận:

“Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế”.

        Có lần chúng tôi hỏi nhà báo Trần Bạch Đằng: “Hình như trong  63 năm tham gia cách mạng và làm lãnh đạo, ông Đỗ Mười không đề lại một tác phẩm nào?”.  Ông Trần Bạch Đằng chớp mắt nhếch cái miệng méo xẹo:  “Cha ấy để lại cho đời  tác phẩm cải tạo công thương nghiệp !”   

         Ông Đỗ Mười sinh ngày 2-2-1917 tại Thanh Trì, Hà Nội. Ông làm rất nhiều chức vụ quan trọng, từng làm Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam 1991-1997.       

        Tôi không muốn viết chân dung ông bởi chẳng có gỉ đáng viết, chỉ ghi lại vài dòng những người đồng chí của ông, nhận xét về ông.         

        Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ kề: “Một lần anh Mười xuống Hải Phòng, tôi và anh Nguyễn Dần  dẫn anh ấy đi thăm nhà máy đóng tàu. Đi ngang Quán Toan thấy cái nhà hai tầng, anh Mười hỏi: “Nhà ai đây?”  tôi trả lời: “Dạ nhà anh Bút lái xe”, anh Mười nói: “Nếu tôi mà là bí thư , chủ tịch thành phố tôi sẽ tịch thu ngay cái nhà này làm nhà mẫu giáo!” .       

         Ông Đỗ Mười là người đố kỵ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không biết vì ghen ghét tài năng hay nguyên nhân gì. Ông Đoàn Duy Thành kể: “Chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, anh Mười gọi tôi tới, nêu vấn đề anh Văn năm 16 tuổi được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Rồi anh Mười bảo, về nói cho  đoàn đại biểu Hải Phòng biết, và những ai quen biết ở các đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết. Tôi hỏi anh Trường Chinh, anh Trường Chinh bảo: “Võ Nguyên Giáp năm 1941-1942, kể cả việc làm con nuôi Martin trùm mật thám Đông Dương là chuyện bịa hết!”  (Làm người là khó).    

         Ông Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với ông Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Uỷ viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được… Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Làm người là khó).     

        Ông Đoàn Duy Thành kể tiếp: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”.  Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói:  “Chỉ có phá !”.

        Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rất đúng với trường hợp cải tạo công thương nghiệp.

        Năm nay ông Đỗ Mười hơn chín chục tuổi rồi. Nghe nói ông vẫn phải nuôi con mọn. Tôi không biết có đúng không, và nếu đúng, tương lai nó sẽ ra sao? Cầu trời, nó đừng như những “đứa con” sinh ra từ cuộc cải tạo công thương nghiệp 1978 như Lý Mỹ!

M.D

………….
*Lý Mỹ là một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc, nữ thanh niên “bôn sệt”, sản phẩm của lối tuyên truyền nhồi sọ.
————————————————————
Bai Lien Quan

Một hôm anh Mười về làm việc với Hải Phòng. Làm việc xong, tôi và đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch, đưa anh Mười đi xem nhà máy đóng tàu bến Kiền. Qua Quán Toan, anh Mười trông thấy nhà anh Bút lái xe, anh Mười hỏi nhà ai mà to thế! Tôi báo cáo đó là của một lái xe Đoàn 12. Anh Mười nói: “Nếu tôi là Bí thư, Chủ tịch Thành phố, tôi sẽ tịch thu cái nhà này làm nhà mẫu giáo…”. Tôi và anh Dần nhìn nhau lặng im. Khi anh Mười về rồi, anh Dần bảo tôi: “Thế là cụ Mười cũng đồng ý tịch thu nhà…” Tôi không nói gì. Anh Dần nói thêm: “Đợi chỉ thị chính thức sẽ bàn việc này anh Thành ạ”!

Chương 6,  Làm Người Là Khó- Hồi ký Đoàn Duy Thành

Posted in Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | 3 Comments »

►Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến –

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2013

Trần Hoàng : Đọc bài dưới đây mà buồn vì trước năm 1975, đảng CSVN và các tướng lãnh miền Bắc quá thiển cận, chỉ biết lấy chiến tranh và sự giết chóc làm mục đích, không một ai trong bọn họ có kế hoạch hậu chiến, và không một ai trong đảng CSVN đọc và nghiên cứu sử Nhật Bản 1945-1975, hay đọc về Tướng Mc Arthur…Những gì họ đã hành xử với dân Miền Nam sau khi chiếm được Sài Gòn 1975 là một loạt hành động sai lầm, ngu dốt, hẹp hòi, và tàn ác không thể tả hết được.   (nguon)  (nguon)

Khi chiếm được Hà Nội qua Hiệp định 20-7-1954, họ cũng không có khả năng điều hành kinh tế, lập kế hoạch phát triển đô thị, phát triển nông nghiệp…kết quả, người Miền Bắc rất đói khổ và thiếu ăn. Trong khi ở Miền Nam, chính quyền đã khôn ngoan dùng tiền viện trợ để tái thiết. (Nguon) (Hoàng Thị Ngọc Thành & Nhân Thị Nhân Đức, sách đã dẫn, trang 569-571, NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM)

Ở Miền Bắc, HCM và  Đảng chỉ đạo kế hoạch nông nghiệp, làm ruộng để sản suất lương thực mà cũng làm không xong (suốt từ 1954-1960) để cho dân tình đói kém.  Biết không thể sống được khi không làm ra được gạo nuôi 18 triệu dân Miền Bắc, mặc dù có LX và TQ viện trợ. Ông HCM và Lê Duẫn lập kế hoạch cầu viện Trung Quốc và Liên Xô đánh chiếm Miền Nam…theo đúng đề cương 1930 của đảng CS là thành lập liên bang Đông Dương…cũng vì lẻ này mà sau khi đánh chiếm miền Nam 1975, đảng đánh tiếp để thôn tính Kampuchea. Đánh Kampuchea từ 1979-1990, nhưng không nuốt nổi, đảng đành rút quân về và thần phục Trung Quốc, qua Hội Nghị Thành Đô (TQ) 3 và 4 tháng 9, 1990. (►đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa cả nước “chui vào cái thòng lọng” của Trung Cộng vì muốn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo VN)

Sợ bị lật đổ, Đảng CSVN phải chịu nhục qua thần phục Bắc Kinh 1990 để nhờ họ hậu thuẩn mà nắm quyền lãnh đạo.

Kế tiếp, Trung Quốc buộc đảng CSVN và nhà nước phải ký Hiệp Định biên giới năm 2000, để mất hơn 3000 km vuông (Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, vùng Móng Cái, núi Lão Sơn) mất 50% Vịnh Bắc Bộ, mất hẳn Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa, mất hẳn Biển Đông, và mất luôn nguồn Dầu Hỏa ngoài thềm lục địa của Biển Đông. Suốt 13 năm qua, mặc dầu có nhiều người trong nước (trên trang mạng boxitvn.net)đòi hỏi chính quyền công bố nội dung của Hiệp định Biên giới năm 2000, nhưng Đảng CSVN và Nhà Nước không dám công bố nội dung này và bản đồ chính thức của Việt Nam sau khi ký Hiệp Định Biên Giới với Trung Quốc năm 2000.

Việc mất Hoàng Sa vào tay TQ xảy ra từ 1956, (và được Trung Quốc hợp pháp hóa bằng Công Hàm do Phạm Văn Đồng ký ngày 19-8-1958). Bí thư thứ nhất Hoàng Tùng trong hồi ký đã viết về chuyện Mao Trạch Đông kêu Hồ Chí Minh qua cho Mao gặp mặt vào tháng 2-1950. Mao bảo nếu TQ cho HCM súng đạn và quân đội chiếm được Việt Nam thì HCM sẽ phải mất gì cho TQ? Mao gợi ý Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ và đất đai vùng Biên Giới…

TQ đã có công rất lớn khi giúp HCM từ tay không mà chiếm được Miền Bắc qua Hiệp định 20-7-1954. Vì vậy, TQ đã đòi công lao ngay bằng cách chiếm một số quần đảo Hoàng Sa vào 1956(các đảo này nằm phía tây của Hoàng Sa) và hợp thức hóa bằng Công Hàm Phạm Văn Đồng 1958.

Ngay năm 1973, TQ biết trước chiến tranh VN sẽ ngã ngủ, VNCH bị Mỹ bức tử, TQ liền ra tay “tiên thủ hạ vi cường”, 19-1-1974, đánh chiếm 5 đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa do VNCH làm chủ.

Miền Nam Việt Nam đề nghị Miền Bắc đừng tấn công gây sức ép, để VNCH tiến chiếm lấy lại các đảo đã mất về tay Trung Cộng. Nhưng Lê Đức Thọ và Lê Duẫn không đồng ý.[« ]

Thế là Hoàng Sa mất hẳn vào tay Trung Cộng. Đảng CSVN không hề phản đối chuyện mất Hoàng Sa vì đã biết rõ sự nhường biển đảo và đất biên giới mà HCM đã ký kết với Mao và đảng CSTQ hồi năm 1950.

Vào năm 1999, Trung Quốc đã tung lên mạng internet Công Hàm Phạm Văn Đồng để hăm dọa đảng CSVN , và bắt buộc đảng CSVN và nhà Nước phải ký Hiệp Định Bien giới năm 2000. Nếu không ký, TQ sẽ công bố các tài liệu thỏa hiệp bí mật giữa đảng CSVN và Nhà nước với Trung Quốc từ 1950-1975.

Chắc chắn ngày nào mà đảng CSVN còn nắm quyền ở Việt Nam, thì ngày ấy đảng CSVN và Nhà Nước còn bị Trung Quốc nắm cổ và bắt chẹt, phải nhường thêm đất đai, biển đảo. Một sự kiện điển hình gần đây nhất là cuối năm 2012, Trung Quốc kéo dàn khoan dầu vào quần đảo Trường Sa để khoan dầu ở ngay trong các lô dầu của Việt Nam, nhưng đảng và Nhà Nước không dám hé răng.

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]

Tác giả:

Nhật bại trong chiến tranh, nhưng thắng trong hòa bình. (Sử Nhật Bản)

Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng“. (Lê Duẩn)

Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới”. (Đỗ Mười)

Trung Quốc thành công thì chúng ta cũng thành công”. (Lê Khả Phiêu)

Vietnamese artists perform at a Vietnam-Japan music gala in Hanoi

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, lật đổ chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Ba ngày sau (11/3), Đại Sứ Nhật Yokohama đại diện Thiên Hoàng trao trả nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Đế Bảo Đại. Ngày 11/3/1945, Nam triều công bố tuyên cáo nền độc lập và thành lập chính phủ Trần Trọng Kim dưới sự yểm trợ của Nhật. Nhưng chỉ 5 tháng sau (8/1945), Nhật đầu hàng Đồng Minh và đã tạo ra một khoảng trống chính trị khi quân Nhật buông súng, còn chính phủ Trần Trọng Kim chưa kịp làm gì phải buông tay. Nhân thời cơ đó, đảng Cộng Sản Việt Nam có tổ chức và sách lược đã nhanh tay chiếm chính quyền, thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2/9/1945). Từ đó, nhân danh chính quyền cách mạng, đảng Cộng Sản đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh. Thứ nhất là kháng chiến chống Pháp, khi quân Pháp trở lại chiếm Việt Nam năm 1946. Cuộc chiến này đã kéo dài 9 năm từ 19/12/1946 đến tháng 7/1954 giữa chính quyền Cộng Sản (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) với Pháp và chính phủ Bảo Đại. Và thứ nhì là kháng chiến chống Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ kéo dài 15 năm giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc với Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ ở miền Nam. Như thế năm 1945, Nhật đi vào thời kỳ tái thiết hậu chiến thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại đi vào chiến tranh và mãi đến 30/4/1975, khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thắng Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới đi vào thời kỳ hậu chiến. Nhật Bản bại trận nên việc tái thiết phải đi theo chính sách của nước chiếm đóng là Hoa Kỳ. Còn Việt Nam Cộng Sản thắng trận nên đã tiến hành tái thiết và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước.

Lấy mốc thời gian là 30 năm cho thời hậu chiến, chúng tôi xin ghi lại những thành quả mà Nhật Bản và Việt Nam Cộng Sản đã đạt được trong khoảng thời gian hậu chiến ấy.

A. Nhật Bản hậu chiến

Trước khi đi vào thời kỳ hậu chiến của Nhật, chúng tôi xin tóm tắt ít điều về trận chiến của Nhật ở Á Châu Thái Bình Dương:

Từ giữa thế kỷ 19 (1868), dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng, do thức thời biết học Tây Phương canh tân, nên Nhật đã thoát khỏi sự thôn tính, chiếm làm thuộc địa của những cường quốc Âu Mỹ. Nhưng khi trở thành cường quốc vào cuối thập niên 1920, Nhật cũng lại đi vào con đường bành trướng thực dân, xâm chiếm các nước Á Châu:

– Năm 1910, chiếm Cao Ly (Hàn Quốc).

– Năm 1932, chiếm Mãn Châu.

– Tháng 7/1937, xâm lăng Trung Quốc.

– Tháng 9/1940, Nhật gia nhập liên minh với Đức Quốc Xã của Hiler và Phát Xít Ý của Mussolini thành khối Trục Rome – Berlin – Tokyo.

– Tháng 7-1941, không quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) của Hoa Kỳ.

– Năm 1941, chiếm Manila, Philippines, Walk Island, Guam và Diến Điện.

Từ đầu thế chiến II (1939), Hoa Kỳ đứng ngoài chiến tranh do đạo luật trung lập (1935-1937). Nhưng từ khi Đức tấn công Anh quốc và Nhật Bản xâm chiếm mấy nước Á Châu thì chính quyền Roosevelt đã thuyết phục Quốc Hội bỏ chính sách trung lập. Khởi đầu viện trợ quân dụng cho Anh, rồi sau khi bị Nhật tấn công Trân Châu Cảng thì Hoa Kỳ tuyên chiến với cả khối Trục.

Tháng giêng năm 1942, ở Washington, 26 quốc gia, đứng đầu là Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Bang Sô Viết, kết thành Đồng Minh để đối phó với khối Trục.

Năm 1942, ở mặt trận Thái Bình Dương, Nhật thảm bại ở trận Coral Sea, và trận Midway. Sau hai trận này hải quân Hoa Kỳ lấy lại ưu thế.

Cũng năm 1942, Hoa Kỳ chiếm lại Guadal Carnal ở tây nam Thái Bình Dương, một đảo có vị trí chiến lược, không những ngăn Nhật tiến đánh Úc Châu mà còn là một bàn đạp để tấn công Nhật ở nam Thái Bình Dương. Vì thế chỉ sau một năm trận Trân Châu Cảng, chiến tranh ở Thái Bình Dương đã nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Từ đây Nhật chuyển về thế thủ, quyết tâm giữ những đảo đã chiếm được với ý định kéo dài chiến tranh để đánh bại tinh thần Hoa Kỳ. Nhưng tướng Mac Arthur đả sử dụng chiến lược gọi là “Island hopping”, theo đó lực lượng Mỹ trập trung chiếm những đảo có vị trí chiến lược, còn để lại cho quân Nhật những đảo khác. Kết quả của chiến lược này là những đảo quân Nhật giữ đã bị cô lập, bị cắt nguồn tiếp tế, nên đã tự bị hủy.

Sau khi chiếm lại Phi Luật Tân (5-1945), quân Mỹ chiếm Okinawa, cắt Nhật làm đôi và xiết chặt chu vi phong tỏa. Trên biển, thương thuyền và tàu tiếp tế của Nhật bị tàu ngầm Mỹ tấn công, còn trên lãnh thổ Nhật thì bị B-29 thả bom tàn phá những thành phố lớn và hủy diệt những trung tâm kỹ nghệ và quân sự.

Mặc dù ở trong tình thế tuyệt vọng, với tổn thất quá lớn và bị phong tỏa, nhưng Nhật vẫn tiếp tục chiến đấu theo chủ trương của phe tướng lãnh chủ chiến là cứ để cho quân Mỹ vào Nhật và quân dân Nhật sẽ chiến đấu đến người cuối cùng. Vì thế Hoa Kỳ đã đề ra hai giải pháp để kết thúc chiến tranh: Thứ nhất, thực hiện một cuộc xâm lăng và thứ nhì, xử dụng một loại vũ khí mới. Theo Tổng Thống Harry Truman (Tổng Thống Roosevelt bị bệnh chết ngày 12/4/1945), thì trận chiến trên lãnh thổ Nhật cần 1 triệu quân và sẽ kéo dài tới 1946  với sự tổn thất ghê gớm cho cả hai bên, còn xử dụng vũ khí mới thì kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Cuối cùng giải pháp thứ nhì đã được chọn.

Ngày 6/8/1945, trái bom nguyên tử với sức tàn phá 20 ngàn tấn TNT được thả xuống Hiroshima, phá hủy 3 square miles thành phố, giết và làm bị thương trên 160.000 người. Vì không nhận được sự đáp ứng tích cực của Nhật, nên ngày 9/8 Mỹ thả trái bom thứ nhì xuống thành phố cảng Nagasaki, giết và làm bị thương khoảng 130.000.

Ngày 15/8, Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và ngày 2/9 văn kiện đầu hàng được ký trên chiến hạm Missouri đậu trong vịnh Tokyo giữa tướng Umeza đại diện Nhật và tướng Mac Arthur đại diện Đồng Minh. Sau đó hàng chục ngàn binh sĩ Đồng Minh đổ bộ vào Nhật, ghi dấu lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật bị quân đội ngoại quốc chiếm đóng.

***

Sau khi đầu hàng, Nhật được Hoa Kỳ tiếp thu và Hoa Kỳ đã thực hiện một chế độ chiếm đóng theo những điều khoản của Tuyên Ngôn Posdam giữa Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) ngày 26/7/1945 và chính sách của Hoa Kỳ đối với Nhật do Bộ Ngoại Giao, Chiến Tranh và Hải Quân soạn thảo ngày 6/9/45. Trong đó có hai điểm căn bản:

Thứ nhất, thay đổi Nhật thành một quốc gia hòa bình.

Thứ nhì, xây dựng một nước Nhật dân chủ.

Trên danh nghĩa thì đây là sự chiếm đóng của những cường quốc Đồng Minh. Nhưng thực chất thì Hoa Kỳ chịu trách nhiệm và tướng Mac Arthur, tư lệnh lực lượng Đồng Minh ở mặt trận Thái Bình Dương đã được trao cho  nhiệm vụ thay đổi nước Nhật. Với chức vụ Tư Lệnh Tối Cao của Cường Quốc Đồng Minh (Supreme Commander of the Allied Powers – SCAP), Mac Arthur thiết lập Đại Bản Doanh ở Tokyo với 5000 nhân viên và khoảng 500.000 quân để cai trị 70 triệu dân Nhật. Nhưng đó không phải là một chính quyền quân sự mà Mac Arthur đã cai trị Nhật theo đường lối gián tiếp thông qua chính quyền Nhật, vẫn để người  Nhật cai trị người Nhật với sự chỉ đạo và chính sách của SCAP. Trong 7 năm cai trị Nhật theo chính sách này, Mac Arthur đã hoàn thành được nhiệm vụ thay đổi nước Nhật. Về cá nhân, ông được dân Nhật kính trọng gọi là “Blue- eyed Shogun”. Về chính sách, ông đã đạt được điều mà sử gia Mikiso Hane đã tổng kết là “Trong lịch sử không có dân tộc nào khác đã được đối xử nhân đạo hơn và nhận được nhiều phúc lợi hơn trong tay của những người chinh phục… Những mục tiêu mà người chiếm đóng theo đuổi không phải là trả thù hay khai thác bóc lột mà là những cải cách giúp Nhật đạt được một xã hội tự do và dân chủ”.

(Mikiso Hane, Modern Japan: A historical Survey, Westview Press, Colorado, 1986. tr. 344)

Đó là Mac Arthur của Hoa kỳ, còn Nhật Bản trong thời kỳ bị chiếm đóng cũng xuất hiện một nhân vật đối tác tương xứng với Mac Arthur là Yoshida Shigeru. Ông xuất thân từ Tokyo Imperial University và đi vào ngành ngoại giao từ 1906. Trước chiến tranh, Yoshida đã giữ nhiều chức vụ ở Trung Hoa, làm Đại sứ ở Ý và ở Anh Quốc năm 1936. Vì lập trường chống chế độ quân phiệt, ông bị triệu hồi từ nhiệm sở ở London và buộc phải rời khỏi ngành ngoại giao tháng 3/1939.

Không cộng tác với nhóm quân phiệt và thêm phần bị bắt vì những hoạt động cầu hòa trong chiến tranh, nên Yoshida đã là một trong một số ít chính khách có tiếng trước chiến tranh không bị chế độ chiếm đóng thanh trừng. Vì thế ngay sau khi Mac Arthur thiết lập Tổng Hành Dinh ở tòa nhà Dai Ichi ở Tokyo, Yoshida đã được triệu lên thủ đô để nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao. Rồi sau đó được thỉnh cầu làm Thủ Tướng đầu năm 1946 và đã giữ chức vụ này gần 7 năm, suốt giai đoạn Hoa Kỳ chiếm đóng.

Yoshida là một chính khách bảo thủ. Vào thời kỳ đầu chế độ chiếm đóng, ông đã xếp đặt cuộc hội kiến lịch sử đầu tiên của Nhật Hoàng Hirohito với Mac Arthur và đã hết lòng bảo vệ ngôi vua. Với lập trường chống Cộng và thực dụng, Yoshida đã biết cách làm việc với Mac Arthur để đưa Nhật vượt qua giai đoạn hậu chiến quá khó khăn, đồng thời đã biết vận dụng những chính sách của SCAP để chủ động thay đổi nước Nhật và mở đường cho Nhật đi vào thế giới dân chủ.

Sau đây là mấy thành tựu lớn của Nhật sau chiến tranh:

I. Bại mà thành dân chủ

Sau khi Nhật đầu hàng, Tổng thống Harry Truman đã tuyên bố là việc chiếm đóng Nhật có hai mục đích: Thứ nhất, chuyển Nhật thành một quốc gia hòa bình bằng cách tận diệt những nhân tố đưa đến chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh. Thứ nhì, xây dựng trên nước Nhật một nền dân chủ mạnh.

Còn tướng Mac Arthur khi nhận trách nhiệm lãnh đạo nước Nhật đã có một chủ kiến là đến Nhật để “tạo dựng một quốc gia mới” và ông đã ghi một danh sách những việc phải làm như sau:

“Hủy bỏ hiến pháp Minh Trị thay vào bằng hiến pháp Mac Arthur. Nhật phải từ bỏ chiến tranh vĩnh viễn. Giáng Hoàng Đế Nhật từ thần linh xuống làm người. Tách Thần Đạo ra khỏi nhà nước. Giải phóng nông dân ra khỏi chế độ nông nô và được cấp đất. Công nhân được phép tổ chức công đoàn và đình công chống lại chủ. Giải tán Zaibatsu, hệ thống đại công ty kỹ nghệ thương mại và thay bằng một hệ thống kinh tế với những xí nghiệp nhỏ. Phụ nữ được bình đẳng với nam giới. Xóa bỏ chế độ gia trưởng, trong đó người cha, người chồng là những ông vua nhỏ. Thanh trừng những người đã tạo ra chiến tranh. Hủy bỏ phương pháp học thuộc lòng và tôn thờ Hoàng Đế ở trường học. Mở cửa chính trị cho mọi người…”.

Qua lời của Tổng Thống Truman và qua danh sách ghi việc của tướng Mac Arthur, chúng ta hiểu một điều là nửa thế kỷ học Tây phương để canh tân từ thời Phục Hưng Minh Trị (1860), Nhật Bản đã trở thành cường quốc tính tranh bá cùng những cường quốc Tây phương, nhưng đã bỏ quên nâng cao giá trị dân chủ và vị thế con người trong xã hội Nhật Bản. Vì thế trong chương trình dựng lại nước Nhật, tướng Mac Arthur  khởi đầu đã tiến hành việc phi quân sự hóa và xây dựng chế độ dân chủ:

1. Phi quân sự hóa:

Vấn đề này gồm mấy việc:

a. Giải ngũ quân đội Nhật và hồi hương binh sĩ cùng thường dân Nhật ở ngoài nước Nhật. Việc hồi hương 3.300.000 binh sĩ và khoảng 3.200.000 thường dân đã kết thúc vào đầu năm 1948.

b. Những cơ sở quân sự Nhật ở Nhật, ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương được dỡ bỏ, còn quân dụng, vũ khí bị phá hủy.

c. Thiết lập tòa án quân sự quốc tế để xử những người tạo ra chiến tranh. Việc xử án đã kéo dài từ 1946 tới 1948. Kết quả xử tử (treo cổ) 7 người trong số 25 bị cáo, trong đó có tướng Tojo, thủ tướng chiến tranh từ 1941 đến 1944. 18 người còn lại đã nhận những án tù dài hạn, nhưng đến năm 1957, những người này đã được giảm án.

d. Thanh trừng những phần tử quan trọng liên hệ đến những nỗ lực chiến tranh. Việc điều tra này đã kéo dài từ 1946 đến 1948. Kết quả là 220.000 người gồm doanh nhân, kỹ nghệ gia và cựu sĩ quan đã bị loại ra khỏi guồng máy chính quyền, hay bị cấm hoạt động trong khoảng 5 năm hay hơn.

Trên tiến trình xử tội phạm chiến tranh, số phận của Hoàng Đế Hirohito và số phận của chế độ quân chủ cũng được bàn cãi ở Nhật cũng như ở Mỹ. Nhưng tướng Mac Arthur đã nhận chân vị thế của Hoàng Đế trong lòng người dân Nhật, trong truyền thống Nhật và giá trị của ông trong việc ổn định xã hội để thực hiện những mục tiêu của việc chiếm đóng. Vì thế khi chính quyền Mỹ hỏi ông về vấn đề này, Mac Arthur đã trả lời: “Tôi tin rằng nếu Hoàng Đế bị kết tội và có thể bị treo cổ như là một tội phạm chiến tranh thì chính quyền quân sự Mỹ sẽ phải được thiết lập trên khắp nước Nhật, và chiến tranh du kích có thể sẽ bùng nổ”.

(Mikiso Hane: đd, tr. 346)

Nhiều sử gia viết về nước Nhật đã có một nhận định chung là sự sáng suốt của Mac Arthur đã cứu Hoàng Đế Hirohito và giữ yên chế độ quân chủ. Nhưng vị trí của ông và bản chất của chế độ quân chủ sẽ được thay đổi trong bản hiến pháp mới do SCAP soạn thảo để làm nền cho việc dân chủ hóa chế độ.

2. Xây dựng chế độ dân chủ

a. Thay đổi hiến pháp

Đầu năm 1946, theo chương trình dân chủ hóa, nội các Shidehara Kijuro chịu trách nhiệm soạn thảo bản hiến pháp mới, nhưng tướng Mac Arthur đã bác bỏ bản hiến pháp này vì đã giữ nguyên cơ cấu chính trị Nhật như hiến pháp Minh Trị (1889). Sau đó ông đã chỉ thị tướng Coutney Whitney, người đứng đầu Bộ Phận Chính Quyền trong Tổng Hành Dinh Đồng Minh (Allied Powers General Headquarters – GHQ) thành lập một ban đặc nhiệm soạn thảo hiến pháp, căn cứ theo tài liệu chỉ dẫn của Bộ Ngoại Giao, Chiến Tranh và Hải Quân Mỹ. Đó là bản hiến pháp Mac Arthur. Sau khi được chính phủ Nhật sửa chữa chút ít, bản hiến pháp mới được chuyển lên Quốc Hội dưới hình thức là một tu chính án của hiến pháp Minh Trị (1889), và được thông qua ngày 3/11/46.

Hiến pháp mới đã thay đổi nước Nhật từ một nước quân chủ lập hiến hình thức, còn bản chất là quân chủ chuyên chế thành một nước dân chủ đại nghị với những điểm chính như sau:

– Hoàng Đế là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất của nhân dân.

– Quyền tối thượng thuộc về nhân dân.

– Quốc Hội gồm hai viện: Hạ Viện (House of Representatives) và Thượng Viện (House of Councillors) đều do dân bầu và Hạ Viện có quyền cao hơn Thượng Viện.

– Đảng chiếm đa số ghế Hạ Viện sẽ thành lập nội các. Thủ tướng và các bộ trưởng trong nội các đều là đại biểu Hạ Viện và chịu trách nhiệm trước quốc hội.

– Tư pháp độc lập với quốc hội và hành pháp.

– Thực hiện quyền tự trị địa phương: Quận trưởng, thị trưởng và hội đồng thành phố đều do dân bầu.

– Từ bỏ chiến tranh và không duy trì quân lực.

– Nam nữ bình quyền, vợ chồng bình đẳng.

– Nhân quyền được bảo đảm, đặc biệt là quyền sống tự do và theo đuổi hạnh phúc.

– Quyền phổ thông đầu phiếu cho công dân từ 20 tuổi.

– Tôn giáo được tách khỏi nhà nước.

– Công nhân có quyền tổ chức công đoàn, đình công và thương lượng tập thể với chủ.

– Thiết lập nền giáo dục tự do và bình đẳng.

– Hủy bỏ giai cấp quý tộc (peerage).

Vào Tết năm 1946, trước khi hiến pháp mới có hiệu lực, Hoàng Đế Hirohito, theo sự khuyến khích của SCAP, đã tuyên bố ông không phải là thần thánh (divine). Từ đó ông thường ra khỏi cung điện để thăm hỏi dân tình.

3. Cải cách kinh tế 

Để thực hiện mục tiêu dân chủ hóa kinh tế, SCAP tiến hành thay đổi hệ thống kỹ nghệ và ruộng đất ở nông thôn.

a. Về kỹ nghệ:

Những nhà làm chính sách ở Washington căn cứ trên những chứng cớ, thống kê và điều tra đã kết luận rằng:

– Hệ thống Zaibatsu đã kiểm soát 3/4 những hoạt động kỹ nghệ và thương mại và những người đứng đầu hệ thống Zaibatsu đã thông đồng với giới quân phiệt để mở rộng đế quốc Nhật.

– Sự tập trung tài sản quá lớn đã ngăn cản việc phát triển dân chủ ở nhật.

Vì thế việc đầu tiên đối với kỹ nghệ là phải phá bỏ hệ thống Zaibatsu. Theo đó những thành viên trong gia đình của Zaibatsu và những người điều hành hàng đầu phải bị thanh trừng. Những công ty chủ quản Zaibatsu (holding company) phải bán chứng khoán cho công chúng.

Việc thứ nhì là ban hành luật chống độc quyền, cấm cartels, trusts cùng những thỏa hiệp hạn chế mậu dịch.

Thứ ba là ban hành luật hủy bỏ sự tập trung quá mức của quyền lực kinh tế. Luật này cho phép hủy bỏ bất cứ công ty nào chế ngự một thị trường đặc biệt mà những công ty mới vào khó tồn tại.

Theo luật này thì trên 1000 công ty sẽ bị giải tán, nên giới doanh nghiệp và chính trị ở Nhật và Mỹ đã phản đối với lý lẽ là chương trình khó thực hiện và sẽ làm chậm sự hồi phục kinh tế Nhật. Vì thế chương trình đã được xét lại và kết quả là số công ty trong danh sách giải tán đã giảm từ số ngàn xuống còn 11 công ty. Tuy thế 83 công ty chủ quản Zaibatsu bị giải tán và khoảng 5000 công ty khác phải tổ chức lại theo luật chống độc quyền. Chẳng hạn 2 đại công ty Mitsui và Mitsubishi đã bị phân thành 240 công ty riêng biệt.

Theo dõi kết quả của chương trình cải cách hệ thống Zaibatsu, sử gia Mikiso Hane đã tổng kết: “Nỗ lực hủy bỏ hệ thống doanh nghiệp lớn đã không kéo dài được lâu, vì sau khi SCAP ra đi, hầu hết những công ty Zaibatsu cũ đã kết hợp lại, mặc dù dưới một hình thức lỏng lẻo hơn. Và sự kết hợp đã gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế nhanh trong những năm cuối thập niên 1950-60”

(Mikiso, anedđd. tr. 347)

Cùng với chương trình thay đổi hệ thống kỹ nghệ, SCAP cũng thúc đẩy chính quyền Nhật ban hành một số đạo luật lao động để xây dựng và phát triển phong trào nghiệp đoàn độc lập. Trong đó có thể kể:

– Luật nghiệp đoàn (Trade Union Law): Bảo đảm cho công nhân ở cả 2 khu vực công và tư, quyền tổ chức, tham dự vào việc thương lượng tập thể và đình công.

– Luật tiêu chuẩn lao động (Labor Standard Law): Qui định lương tối thiểu, giờ làm việc tối đa (8 giờ/ngày – 48 giờ/tuần. Ngày nghỉ được trả lương, an toàn lao động, học nghề, nghỉ bệnh, bồi thường tai nạn. Việc làm của phụ nữ và trẻ em (hai nhóm đã bị những nhà kỹ nghệ khai thác quá mức trước chiến tranh).

Từ sự khuyến khích của SCAP và những bộ luật lao động, số công đoàn và đoàn viên đã phát triển nhanh chóng. Tháng 8 năm 1945 không có công nhân mang thẻ nghiệp đoàn, nhưng tới tháng giêng năm 1946, 120 công đoàn đã được thành lập với số đoàn viên gần 900.000. Tới năm 1949, 6.5 triệu trong tổng số 15 triệu công nhân kỹ nghệ đã được kết nạp vào hơn 35.000 công đoàn.

b. Về cải cách ruộng đất:

Khi chiến tranh kết thúc, 70% nông dân là tá điền hay phải thuê thêm đất, và số đất được thuê mướn chiếm khoảng 46%. Nhưng Nhật không có điền chủ lớn, chỉ vào khoảng 2000 điền chủ có 100 acres. Hầu hết những cá nhân làm chủ chỉ khoảng 10 acres.

Dưới sự chỉ đạo của SCAP, Quốc Hội đã thông qua luật cải cách ruộng đất tháng 10 năm 1946. Đạo luật này đã giải quyết việc phân chia ruộng đất cho nông dân như sau:

– Chính quyền mua tất cả ruộng đất của địa chủ vắng mặt (không sống thường trực trên đất của mình), rồi bán lại cho nông dân theo giá mua. Mỗi gia đình được mua 2.5 acres và phải trả trong 30 năm với lãi xuất 3.2%.

– Việc mua bán đất được 13.000 Ủy Ban Ruộng Đất điều hành do địa phương bầu ra.

– Địa chủ sống trên đất của mình được giữ lại 2.5 acres để canh tác và thêm 7.5 acres có thể cho thuê.

– Một sự kiện đặc biệt là nông dân đã mua được đất ruộng với giá rất thấp, vì sự lạm phát phi mã sau chiến tranh, với hậu quả là tiền mất giá giữa thời gian khi giá bồi thường được quyết định và thời gian khi mua bán kết thúc, đưa đến một tình trạng là địa chủ thực tế đã không được bồi thường. Trong nhiều trường hợp giá mỗi acre trả cho địa chủ chỉ bằng một cây thuốc lá ngoài chợ đen. Tình trạng này đã giúp cho nông dân có thể trả hết số nợ mua đất trong thời gian ngắn.

Chương trình cải cách điền địa kết thúc vào tháng 8/1950. Với kết quả khoảng 2.8 triệu acres đất ruộng và 1.95 triệu acres đất vùng cao đã được mua từ 2.34 triệu địa chủ và bán lại cho 4.75 triệu tá điền và những nông dân có ít đất hơn mức tối đa theo luật. Sự thành tựu của chương trình cải cách ruộng đất đã nhanh chóng đưa nông dân Nhật lên vị thế độc lập và biến Nhật thành một xứ sở của tiểu nông.

4. Cải cách giáo dục

Trên hướng dân chủ hóa và mở rộng giáo dục, SCAP đã tiến hành thay đổi nền giáo dục của Nhật như sau:

– Thứ nhất, về cấu trúc đã mô phỏng hệ thống giáo dục của Mỹ, bao gồm tiểu học 6 năm, trung học đệ nhất cấp 3 năm, trung  học đệ nhị cấp 3 năm và cao đẳng 4 năm.

– Thứ nhì, về triết lý giáo dục, bỏ sắc lệnh giáo dục của Hoàng Đế và thay bằng bộ luật căn bản giáo dục với nội dung: “Đề cao giá trị cá nhân và nỗ lực đào tạo những công dân yêu chân lý và hòa bình”. Vì thế, học đường đã bỏ những giáo trình về đạo đức, luân lý và những nhà giáo dục đã viết lại sách giáo khoa với nội dung đề cao những giá trị dân chủ và hòa bình, đặc biệt về các ngành khoa học xã hội.

– Thứ ba, về mở rộng giáo dục, SCAP mở rộng cửa giáo dục cho học sinh tiếp tục học sau 9 năm giáo dục cưỡng bách. Vì thế trường đại học đã được thiết lập ở mỗi quận (Prefecture) và đại học tư cũng được thiết lập theo sự khuyến khích của SCAP. Nói chung, đến cuối thập niên 1960, Nhật đã có khoảng 600 trường đại học và cao đẳng.

4. Phát triển chính trị dân chủ

Trên tiến trình dân chủ hóa chính trị Nhật Bản, SCAP đã tiến hành những bước như sau:

a. Mở đường cho tự do lập hội:

Ngay sau khi nắm quyền cai trị Nhật Bản, SCAP ban hành “Civil Liberties Directive”, tháng 10/1945 và ra lệnh phóng thích tất cả chính trị phạm, khoảng 3000 người, trong đó có nhiều đảng viên Cộng Sản, đáng kể là 2 thủ lãnh Cộng Sản Tokuda Kyuichi và Shiga Yoshio. Với quyền tự do lập hội, chính đảng đủ các khuynh hướng: Bảo thủ, cấp tiến, xã hội và cộng sản đã thi nhau xuất hiện, khoảng trên 300 đảng. Chính việc mở đường tự do này mà những người Cộng Sản đã gọi lực lượng chiếm đóng là quân giải phóng.

b. Thực hiện bầu cử:

Sau khi chấp nhận đầu hàng, Nhật Hoàng đã chỉ định hoàng thân Higashikuni lập nội các thay Đô Đốc Kantaro Suzuki ngày 16/8/45. Nội các Higashikuni đã từ chức sau 45 ngày, nên Shidehara, người chủ trương chính sách hòa bình trước và sau thế chiến II, đã được SCAP chỉ định lập  nội các mới (9/10/45). Nhưng nội các Shidehara chỉ tồn tại được 6 tháng, vì đảng Cấp Tiến của Shidehara đã về nhì trong cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh. Đảng Tự Do đã về nhất, đáng lẽ lãnh tụ đảng, Hatoyama Ichiro, thành thủ tướng, nhưng ông đã bị SCAP thanh trừng vì những hoạt động trước và trong chiến tranh của ông. Vì thế Yoshida Shigeru, Bộ Trưởng Ngoại Giao trong nội các Shidehara, đã thay Hatoyama lập nội các.

Hiến pháp mới có hiệu lực từ tháng 5/47, nên SCAP ra lệnh tổ chức bầu cử vào tháng 4/47. Kết quả bầu cử: Đảng Xã Hội (Socialist party) về nhất, lãnh tụ đảng là Katayama liên minh với đảng Dân Chủ của Ashida, lập nội các. Nhưng chính quyền Xã Hội đã hoàn toàn bất lực do sự phân tranh nội bộ và đổ tháng 3/ 1948. Ashida thay Katayama lập nội các, nhưng nội các Ashida cũng đổ sau mấy tháng (10/48) do bất lực, tham nhũng và hối lộ.

Yoshida trở lại chính quyền trong tháng 10/48, và ông đã tổ chức một đảng mới, đảng Dân Chủ Tự Do (Democratic Liberal Party) bằng sự kết hợp đảng Tự Do với thành phần chống đối trong đảng Dân Chủ. Trong cuộc bầu cử tháng 1/1949, đảng Dân Chủ Tự Do thắng lớn, từ 152 lên 264 ghế, trở thành đảng đầu tiên sau chiến tranh nắm đa số tuyệt đối trong Hạ Viện gồm 466 ghế. Đảng Dân Chủ về nhì, nhưng bị tụt từ 90 xuống 68 ghế, đảng Xã Hội từ 111 xuống 49 ghế. Còn đảng Cộng Sản lấy lại được một phần thanh thế, từ 4 lên 35 ghế. Từ đây, Yoshida đã giữ chính quyền trong 7 năm (46-47 và 48-54). Với chính sách củng cố cơ chế dân chủ, khuyến khích chủ nghĩa tư bản, liên kết với thế giới tự do, chống lại chủ nghĩa cộng sản, ông đã vạch được con đường sống phát triển của Nhật.

Còn những người theo xã hội chủ nghĩa, bị đàn áp trước chiến tranh, đã chấp nhận hiến pháp dân chủ và ủng hộ những cải cách của SCAP, nhưng họ chống lại chủ nghĩa tư bản và đòi hỏi:

– Không được thả lỏng xí nghiệp tư.

– Quốc hữu hóa những ngành kỹ nghệ lớn.

– Gia tăng những chương trình phúc lợi xã hội.

Những người xã hội chủ nghĩa cũng chống lại chính sách của chính quyền bảo thủ liên kết với Hoa Kỳ và thế giới tư bản trong chiến tranh lạnh. Từ đó, những người theo xã hội chủ nghĩa đã trở thành một đối lực của những lực lượng dân chủ bảo thủ.

II. Bại mà khôi phục nền độc lập trong 7 năm

Trong mấy năm hậu chiến, Nhật đang nỗ lực thực hiện cải cách dân chủ và khôi phục kinh tế thì tình hình thế giới biến đổi nhanh. Trên bình diện quốc tế, sự phân tranh ý thức hệ tư bản – cộng sản giữa thế giới tư bản và khối cộng sản do Liên Sô lãnh đạo đã chuyển thế giới sang chiến tranh lạnh. Còn ở Á Châu thì cuối năm 1949 đảng Cộng Sản Trung Hoa của Mao Trạch Đông đã thắng chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và tiếp đó mùa hè năm 1950, chiến tranh Hàn quốc (Cao Ly) bùng nổ do Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn.

Trước tình thế ấy, Hoa Kỳ chuyển sang chính sách ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản trên thế giới, và muốn kết Nhật thành đồng minh của Mỹ trên tuyến ngăn chặn Cộng Sản ở Châu Á Thái Bình Dương. Từ đó chính sách của Mỹ đối với Nhật cũng thay đổi, từ một nước bị Mỹ cai trị thành một nước độc lập, đồng minh của Mỹ. Thật ra vấn đề trả độc lập cho Nhật đã được tướng Mac Arthur đề cập đến trong một cuộc họp báo từ tháng 3/1947, với lý do là ông đã thấy sự tiến triển của chương trình cải cách cùng khả năng điều hành cải cách của chính phủ Nhật, hơn thế việc kéo dài chiếm đóng sẽ có những phản tác dụng. Nhưng có lẽ Mac Arthur đã nói ra vấn đề quá sớm, khi Mỹ đang chuyển thế trước trận chiến mới của Liên Sô. Vì thế đến năm 1950, chính quyền Mỹ mới tính đến việc trao trả độc lập cho Nhật, và Foster Dulles, cố vấn Bộ Ngoại Giao, sau đó là ngoại trưởng, đã được Tổng Thống Truman trao nhiệm vụ giải quyết vấn đề.

Trước hết, F. Dulles tham khảo những cường quốc Đồng Minh để tìm một sự đồng thuận về một hiệp ước hoà bình cho Nhật. Còn đối với Hoa Kỳ, ông đưa ra 5 điều kiện để Nhật có thể thu hồi nền độc lập:

– Thứ nhất, Nhật phải quên bản hiến pháp Mac Arthur, để tái vũ trang với số quân 350.000 người.

– Thứ nhì, hiệp ước hòa bình chỉ được ký với các nước Âu Mỹ, những đồng minh chống Cộng Tây phương.

– Thứ ba, Nhật không được chọn chính sách trung lập. Hoa Kỳ cần một đồng minh ở Đông Bắc Á.

– Thứ tư, Mỹ cần duy trì những căn cứ hải, lục, không quân ở Nhật trong chiến lược đối phó với Liên Sô và Trung Cộng.

– Thứ năm, Nhật chỉ công nhận chính quyền Quốc Dân Đảng ở Đài Loan.

Với 5 điều kiện trên, Hoa Kỳ muốn biến Nhật thành một đồng minh mạnh trong chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản ở Á Châu. Đổi lại, Nhật sẽ được thu hồi chủ quyền, được trợ giúp thêm về kinh tế, và đi vào khối mậu dịch Tây phương, và được trợ giúp tái vũ trang để Nhật góp phần vào sự tự vệ khu vực.

Đối lại với lập trường của Mỹ, đa số dân Nhật đã bày tỏ một lập trường khác hẳn:

– Chống lại việc tái vũ trang để liên kết với Tây phương và sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên đất Nhật.

– Muốn Nhật trung lập, đứng ngoài sự phân tranh mới của thế giới Tư Bản và khối Cộng Sản.

– Muốn hiệp ước hòa bình phải bao gồm cả Trung Cộng và Liên Sô. Vì như thế chứng tỏ đó là một chính sách trung lập đúng nghĩa của trung lập.

Còn đối với thủ tướng Yoshida, người có trách nhiệm thương thuyết với Foster Dulles về vấn đề độc lập của Nhật thì trong 5 điều kiện của Mỹ, ông đã bác bỏ việc tái vũ trang với đội quân gồm 350.000 người. Vấn đề này ông đã nói với F. Dulles là Nhật không thể thực hiện vì kinh tế Nhật không đương nổi, dân Nhật không chấp nhận, hiến pháp cấm và các nước lân bang sẽ hoảng sợ.

Còn bốn điều kiện sau thì điều kiện duy trì quân đội Mỹ trên đất Nhật là khó khăn nhất, vì đa số dân Nhật và những đảng đối lập không chấp nhận. Nhưng đây lại là trọng điểm trong chiến lược mới của Mỹ, nên cuối cùng ông đã chấp nhận để đổi lấy nền độc lập bị một phần lệ thuộc, đổi lấy việc phát triển kinh tế, đổi lấy việc liên kết với Mỹ để mở đường cho Nhật đi vào thế giới Âu Mỹ cả về chính trị lẫn kinh tế.

Tháng 9/1951, việc thương thuyết kết thúc. Nhật và 47 nước cựu thù ký vào Hiệp Ước Hòa Bình ở San Francisco. Ngoại trưởng Liên Sô không ký, còn Trung Cộng và Trung Hoa Đài Loan không được mời, vì sự bất đồng giữa Mỹ và Anh về chính quyền nào, Taiwan hay Bắc Kinh, là chính quyền hợp pháp. Cùng ngày đó, Hoa Kỳ và Nhật ký Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật. Với hiệp ước này:

– Quân đội Mỹ được tiếp tục ở lại trên đất Nhật.

– Nhật được bảo vệ trước những cuộc xâm lăng từ bên ngoài và những cuộc nổi loạn ở trong nước do những cường quốc bên ngoài yểm trợ.

Đảng Xã Hội và Cộng Sản chống lại việc phê chuẩn hiệp ước Hoà Bình và hiệp ước An Ninh. Nhưng đảng Dân Chủ Tự Do của Yoshida chiếm đa số trong Quốc Hội, vì thế cả hai Hiệp Ước đã được phê chuẩn và có hiệu lực ngày 28/4/1952.

Hai Hiệp Ước Hòa Bình và An Ninh đã trả lại chủ quyền cho Nhật và mở cửa cho Nhật trở lại với cộng đồng thế giới, nhưng Yoshida đã bị phê phán gay gắt ở Hiệp Ước An Ninh, vì đã nhượng bộ quá nhiều khi để cho Mỹ tiếp tục duy trì số quân quá lớn với nhiều căn cứ, cùng những hoạt động tự do của quân Mỹ trên đất Nhật. Tuy vậy theo sử gia James McClain thì “Yoshida đã coi việc thi hành hệ thống San Francisco là sự chiến thắng lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Nhật đã khôi phục chủ quyền, việc chiếm đóng lâu dài của nước ngoài đã kết thúc, quốc gia đã kết với khối Anh Mỹ hùng mạnh và đất nước đã được bảo đảm sự trợ giúp kinh tế của những cường quốc kỹ nghệ của thế giới”.

(James McClain: Japan: a Modern History, w.w. Norton &Company, New York, 2002, tr. 558)

Tác giả:

© Đàn Chim Việt

*

*

Posted in Chien Tranh Viet Nam, Dùng Viện trợ để Phát Triển-Kế hoạch hậu chiến | Leave a Comment »

►Mỹ và Châu Âu ra sức ngăn chặn Trung Quốc nô lệ hóa Châu Phi

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2013

1580. MỸ KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ ÁPGANIXTAN VÀ CHÂU PHI

Posted by basamnews on 30/01/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ bảy, ngày 19/1/2013

MỸ KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ ÁPGANIXTAN VÀ CHÂU PHI

TTXVN (Niu Yoóc 17/1)

 Sau chuyến thăm Mỹ vừa kết thúc của Tổng thng Ápganixtan, Hamid Karzai, tờ “Chính trị thế giới” -có bài viết cho rằng dù có tn kém bao nhiêu chăng nữa, và cho dù có “rút hết quân” vào năm 2014 như đã cam kết, Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ quốc gia nằm ở vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng này. Và cũng như vậy, Mỹ cũng sẽ bám mãi vào những lợi ích của mình tại châu Phi, mà bằng chứng là quyết định mới nhất về việc cho triển khai quân tăng cường tại Trung Phi. Dưới đây là nội dung bài viết:

Từ kéo dài sự có mặt tại Ápganixtan sau 2014…

Trong khi thời hạn cuối cùng vào năm 2014 chấm dứt các chiến dịch của NATO tại Ápganixtan đang đến gần, Chính quyền Obama đang chuẩn bị tiếp tục hiện diện về quân sự trong một thời hạn không xác định trong tương lai.

Theo tờ The New York Times”, Tướng John Allen, Tổng Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Ápganixtan, đã trình lên Lầu Năm Góc ba phương án cho cái gọi là thời kỳ hậu rút quân chiến đấu vào cuối năm 2014. Một trong ba phương án trên muốn duy trì mức quân Mỹ là 6.000 người, phương án thứ hai cần 10,000 người và phương án thứ ba chủ trương có 20.000 lính Mỹ luôn có mặt tại chiến trường này sau năm 2014. Như các nhà lãnh đạo giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ đã giải thích, điểm trọng tâm của ba phương án trên là tiếp tục sự có mặt của quân biệt kích thuộc các lực lượng đặc biệt để tiêu diệt quân nôi dậy. Các lực lượng Mỹ bổ sung sẽ được sử dụng để tăng cường cho các lực lượng an ninh Ápaanixtan nhờ một sự yểm trợ trên không, hậu cần cũng như đào tạo. Tất cả những điều này vẫn tiếp tục được biện minh với cái cớ giả tạo là tiến hành cuộc chiến tranh chống khủng bố. Trên thực tế, trong suốt hơn 12 năm qua, Ápganixtan đã được sử dụng làm căn cứ tiến hành các chiến dịch để thiết lập ảnh hưởng và quân đội Mỹ có mặt ở khắp nơi trong khu vực trong một cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn bạo.

Tổng thống Obama đã biến cuộc xung đột thành “cuộc chiến tranh Afpak” (tức là cuộc chiến tranh Ápganixtan-Pakixtan) bằng cách tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay do thám không người lái được thực hiện từ nước Pakixtan láng giềng. Rõ ràng, Ápganixtan là một yếu tố chủ chốt trong các dự án do Lâu Năm Góc đưa ra để tiến hành cuộc chiến tranh chống Iran. Ápganixtan cũng như là một tiền đồn thuận tiện để thực hiện những mưu đồ và những mánh khóe của Mỹ tại các nước cộng hòa Trung Á. Duy trì Apganixtan như một bán thuộc địa của Mỹ có nghĩa là ủng hộ chế độ mua chuộc được của Tổng thống Ápganixtan Hamid Karzai. Mục tiêu thực sự duy trì một lực lượng lớn các binh lính của các lực lượng đặc biệt Mỹ, được biết đến với các cuộc oanh kích vào ban đêm và những vụ giết người hàng loạt, là hăm dọa và khủng bố người dân, vi những người này về cơ bản phản đối sự chiếm đóng của nước ngoài. Con số ngày càng tăng các vụ rắc rối được gọi là “quân xanh chống quân xanh” – các binh lính và cảnh sát Ápganixtan quay súng chống lại quân chiếm đóng nước ngoài – cho thấy nỗi tức giận và một thái độ thù địch ngày càng lớn đối với sự có mặt liên tục của Mỹ.

Những đề nghị của Allen được dùng làm điều kiện tiên quyết cho các cuộc họp vừa diễn ra tại Oasinhtơn giữa hai Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Ápganixtan Hamid Karzai khi ông Karzai có chuyến thăm chính thức tới Mỹ, về những thể thức của sự hiện diện về quân sự của Mỹ sau năm 2014 Dù các phương tiện thông tin đại chúng của cả hai bên đều cho rằng đây là các cuộc thương lượng giữa các nhà lãnh đạo của hai Nhà nước có chủ quyền, song thực ra nó là một sự bóp méo thô bạo và phi thực tế, vì Karzai và chính phủ của ông ta phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Nền kinh tế của nước này phụ thuộc vào viện trợ quốc tế, trong đó Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Các lực lượng an ninh Ápganixtan được Mỹ và các đồng minh mua chuộc và trả tiền và các lực lượng này dựa vào viện trợ quân sự của nước ngoài. Theo điều tra mới đây của Lầu Năm Góc, chỉ có một trong số 23 lữ-đoàn Ápganixtan có thể hoạt động; một cách độc lập, còn lại đều cần người nước ngoài “chống lưng” cả về tiền bạc lẫn kỹ thuật tác chiến.

Chính quyền Obama nói rằng quân đội và nhân viên Mỹ sẽ duv trì một quyền miễn trừ về pháp lý sau năm 2014 theo luật pháp Ápganixtan. Mỹ đã tuyên bố không có ý định đóng căn cứ quân sự thường trực ở Ápganixtan. Nhưng các căn cứ liên doanh với phía chủ nhà, nơi nhân viên Mỹ có toàn quyền tự do hành động đã đáp ứng những nhu cầu của Lầu Năm Góc. Mỹ và các đồng minh sẵn sàng trả tiền cho một quân đội Ápganixtan thực ra là để phục vụ cho những lợi ích của Mỹ, chứ không phải để tăng cường cho vị trí của chế độ mà họ đang phụng sự.

Ápganixtan từng là một mảnh đất thử nghiệm đối với chủ nghĩa thực dân mới của thế kỷ 21. Sự chiếm đóng đã được dùng làm mô hình cho các hoạt động của Mỹ ở Irắc, Libi và hiện đang ở Xyri chừng nào Mỹ vẫn tìm cách mở rộng sự bá quyền về kinh tế và chiến lược của mình tại các khu vực giàu dầu lửa ở Trung Đông và Trung Á. Quân đội Mỹ và các cơ quan phản gián Mỹ là những bậc thầy trong nghệ thuật hăm dọa, khủng bố và sát hại những người thù địch với Mỹ, thuê tiền bọn lính đánh thuê và các nhân viên địa phương, gây ra những xung đột bộ tộc và sắc tộc, lập ra và duy trì các chính phủ dễ bảo phục vụ cho những lợi ích của Mỹ. Công nghệ có thể hiện đại hơn, nhưng các kỹ thuật thì giống với các kỹ thuật của chủ nghĩa thực dân châu Âu ở thế kỷ 19 một cách kỳ lạ.

Các cuộc can thiệp của Mỹ tại Libi và trước đó là Irắc đã cho thấy tính chất thực sự của “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố” của Mỹ. Để có thể lật đổ các chính phủ ở Libi và Irắc, Lầu Năm Góc và CIA đã dựa chủ yếu vào sự giúp đỡ của các dân quân Sunni Hồi giáo, kể cả những người có quan hệ với mạng lưới khủng bố Al Qaeda. Trong nhiều trường hợp, tài chính và vũ khí là do các đồng minh ở vùng Vịnh Pécxích của Mỹ cung cấp.

Ápganixtan mâu thuẫn với những khẳng định nói rằng Mỹ mang nền dân chủ đến cho khu vực Trung Đông. Các cuộc bầu cư gian lận, và Mỹ đã tạo ra ờ đấy một Quốc hội như một cái giỏ cua với những phe phái cạnh tranh nhau thân Mỹ bao gồm các thủ lĩnh chiến tranh và các nhà lãnh đạo quân sự chính quy. Nếu một cuộc trưng cầu ý dân diễn ra về sự chiếm đóng quân sự của nước ngoài, thì kết quả chắc chắn sẽ là một đa số áp đao phản đối. Tất cả những điều này được dùng làm mô hình đã được Mỹ áp dụng tại Libi và đang ra sức thực hiện tại Xyri. Sự phản đối cuộc chiếm đóng Ápganixtan không chỉ giới hạn ở Ápganixían. Các cuộc thăm dò dư luận được thực hiện tại Mỹ và các nước đồng minh đã nhiều lần cho thấy rằng đa số đều phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ nhân danh “nền dân chủ” ở Libi và Irắc. Hậu quả là tình hình căng thẳng ngày càng trầm trọng trên toàn cầu và mối nguy hiểm ngày càng lớn về một cuộc xung đột thế giới.

…đến triển khai quân ở Cộng hòa Trung Phi

Mỹ đang gửi thêm quân tới Cộng hòa Trung Phi (CAR) trong khi các dân quân chống chính phủ đang tiến tới thủ đô Banghi. Cuộc can thiệp nằm trong một sự tăng cường các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với toàn châu Phi trong khi Mỹ và các đồng minh châu Âu nỗ lực duy trì sự thống trị chiến lược của họ đối với châu Phi và sự kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với Pháp, Mỹ đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Cộng hòa Trung Phi trước khi một cuộc tấn công của quân phiến loạn đe dọa lật đổ chính phủ của Tổng thống Francois Bozize.

Cộng hòa Trung Phi nằm trong số vài nước ở khu vực Trung Phi có ít nhất hàng trăm quân thuộc các lực lượng đặc biệt của Mỹ đang hoạt động, mạo xưng là để chống các binh lính của quân đội kháng chiến của các lãnh chúa. Ngày 29/12/2012, tại Quốc hội, Tổng thống Obama cho biết ông đã yêu cầu một “lực lượng an ninh canh gác” gồm 50 binh lính cho Cộng hòa Trung Phi bằng cách nhắc lại rằng chính tình hình an ninh xấu đi đã dẫn đến việc rút nhân viên sứ quán Mỹ cũng như các công dân Mỹ khác khỏi Banghi. Tháng 12/2012, chính phủ của Tổng thống Bozizé đã bị mất quyền kiểm soát ở phần lớn nước cộng hòa Trung Phi. Một liên minh giữa các dân quân chống chính phủ đã chiếm các thành phố ở khắp miên Bắc và miền Đông đất nước. Liên minh này tố cáo chính phủ hủy bỏ các hiệp ước hòa bình năm 2007 – 2008. Một số cư dân ở Banghi phải trốn khỏi đất nước vì sợ một cuộc tấn công của quân phiến loạn trong khi giá thực phẩm cơ bản tăng hơn 25%.

Cộng hòa Trung Phi là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân ở đây chưa đầy 50 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ em và phụ nữ rất cao. Đa số trong số 4,5 triệu dân ở Cộng hòa Trung Phi sống bằng nghề nông. Sự tương phản lớn giữa nạn nghèo đói cùng cực của người dân tại nước này và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào – trong đó có kim cương, vàng, urani, gỗ và dầu lửa – cho thấy di sản bị tàn phá của chế độ thực dân và sự áp bức của để quốc vẫn tiếp tục diễn ra. Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng để củng cố thêm các hoạt động quân sự của mình ở châu Phi. Việc triển khai quân ở Cộng hòa Trung Phi diễn ra vài ngày sau khi có thông báo của quân đội Mỹ rằng một lữ đoàn vũ trang đặc biệt gồm khoảng 3.500 binh lính Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động liên tục ở khắp nơi tại châu Phi. Lữ đoàn này mới được thành lập theo quyết định của Tổng thống Obama nhằm tăng cường và mở rộng hoạt động của các lực lượng Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) được thành lập vào năm 2007.

Một làn sóng đổ xô tới châu Phi đang diễn ra. Việc Mỹ theo đuổi các mục tiêu dầu lửa và nhằm vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này là nằm trong quyết định của Chính quyền Obama đối trọng với ảnh hưởng chiến lược ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình

Dương. Trong những năm qua, Bắc Kinh đã có mối quan hệ chặt chẽ về ngoại giao và kinh tế với nhiều nước châu Phi. Việc triển khai quân Mỹ rất có thể sẽ nhanh chóng biến thành một cuộc can thiệp quan trọng. Những cái cớ được đưa ra thật là dễ dàng, đó là cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nước này và vai trò của các phần tử theo trào lưu chính thống Hồi giáo trong các lực lượng của liên minh chống chính phủ. Việc các dân quân liên quan đến mạng lưới khủng bố Al Qaeda chiếm đóng Bắc Mali, Tây Phi đã tạo cớ cho việc chuẩn bị một cuộc can thiệp quân sự của nước ngoài. Cùng với Pháp, Mỹ đã giữ vai trò tiên phong trong hành động ủng hộ một cuộc can thiệp vào Mali, sau đó là gây mất ổn định tại nước này do các hoạt động thay đổi chế độ tại nước Libi láng giềng. Tổng thống Bozize của nước Cộng hòa Trung Phi đã khuyến khích Mỹ và Pháp tiến hành can thiệp chống các lực lượng phiến loạn. Và lời kêu gọi ấy đang được Mỹ coi là cái cớ tốt nhất để tăng cường hơn nữa sự có mặt của họ tại châu lục này./.

——

»

Món hàng Xuất khẩu mới  Của Trung Quốc: Nông dân

Trung Quốc thiếu đất đai, Phi châu thiếu lương thực. Cho nên một doanh nhân [nào đó] đã có sáng kiến thuyết phục những người nông dân Trung Quốc di cư.

Clifford Coonan tường trình từ tỉnh Hồ Bắc

Thứ Hai, ngày 29-12-2008

Đọc Tiếp >>>

Posted in Quan hệ Mỹ Trung ở Châu Phi | Leave a Comment »

►Sách Bên Thắng Cuộc viết về Nguyễn Tấn Dũng và kinh tế tập đoàn

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2013

Đọc bài này ta thấy anh y tá và  những kẻ đỡ đầu và cố vấn cho y  đã chơi khăm cả TT Nguyễn Văn Khải và nhất là hạ nhục Trần Xuân Giá… bãi bỏ Ban Nghiên Cứu và cho Trần Xuân Giá về hưu xảy ra như sau:

… “Ông Khải thừa nhận, thâm tâm ông cảm tình với ông Vũ Khoan hơn, tuy nhiên, phần vì Vũ Khoan bị coi là thiếu thực tế trong nước, phần vì ông đã lớn tuổi – Vũ Khoan sinh năm 1937, cùng năm sinh với các ông Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An – nên việc giới thiệu ông là gần như không thể. Nhưng, chủ yếu, theo ông Khải: “Tương quan lực lượng không cho phép”.

Ngày 28-6-2006, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Trước khi rời nhiệm sở, ông Phan Văn Khải tổ chức một buổi gặp mặt toàn thể Ban Nghiên cứu với sự có mặt của thủ tướng mới được bầu Nguyễn Tấn Dũng. Tiếp lời ông Phan Văn Khải, trong một diễn văn ngắn, ông Dũng cũng đã dùng những từ ngữ tốt đẹp để nói về Ban Nghiên cứu và tương lai cộng tác giữa ông và các thành viên. Cũng trong cuộc gặp này, ý tưởng hình thành văn phòng thủ tướng trong Văn phòng Chính phủ đã được cả ông Khải và ông Dũng cùng ủng hộ  

Cuộc nói chuyện kéo dài tới 17 giờ ngày 27, Thủ tướng thân tình đến mức ông Giá tạm thời gạt qua kế hoạch nghỉ hưu và trở về ngồi vẽ sơ đồ tổ chức văn phòng thủ tướng và chuẩn bị kế hoạch củng cố Ban Nghiên cứu.

Hôm sau, ngày 28-7-2006, khi ông Trần Xuân Giá đến cơ quan ở đường Lê Hồng Phong thì thấy Văn phòng vắng vẻ, nhân viên lúng túng tránh nhìn thẳng vào mắt ông. Ông Trần Xuân Giá làm tiếp một số việc rồi về nhà. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, ông nhận được quyết định nghỉ hưu và quyết định giải thể Ban Nghiên cứu do văn thư mang tới. Cả hai cùng được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 28-7-2006, tức là chỉ ít giờ sau khi ngồi “hàn huyên” với ông Trần Xuân Giá. Theo ông Giá thì ông là người cuối cùng trong Ban Nghiên cứu nhận được quyết định này…”

Trong thời gian N.T.D. làm thủ tướng 2006-2011, có ai được hưởng lợi nhiều nhất thì đó chính là nhóm đứng sau lưng và giựt dây cho N.T.D. Tất cả những người giàu nhất trong giai đoạn này và dưới thời Ng. văn Khải gồm Nhóm miền Bắc (đa số từng đi du học các nước XHCN) như Phạm Nhật Vượng, Truơng Gia Bình, Đặng Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm…và đặc biệt là 175 ủy viên Trung Ương Đảng và các nhân vật BCT hoặc từng ở trong Bộ Chính Trị như Đỗ Mười.   

Cách làm ăn, kế hoạch phát triển, điều hành của các tập đoàn và ngân hàng rất ly kỳ: tất cả tập đoàn, các ngân hàng và bọn giàu có nhất (Nhóm miền Bắc) đều đầu tư mua bán bất động sản.  Riêng chính phủ NTD thì chỉ biết in tiền và tung tiền ra thị trường mua đô la do Việt kiều gởi về (8-13 tỷ đô la mỗi năm). Tiền đầu tư nước ngoài vào VN (ODA và FDI) từ 6-12 tỷ mỗi năm,  nhưng chính phủ  không có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các đầu tư vào nhà máy điện, và các hải cảng, xây dựng mới các phi trường,…nên tụi tham nhũng chia nhau bỏ túi hết các khoảng tiền đầu tư này, kết quả là VN hiện mắc nợ trên 120 tỷ đô la. 

Việt Nam “ngốn” gần 2,6 tỷ lít bia trong năm 2011, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. (vnexpress)

mà kết quả  là tình hình kinh tế, tài chánh, và xã hội trong giai đoạn 2006 -2013 cho ta thấy là bọn này hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên môn, và rất tham lam.

Nguyễn Tấn Dũng và kinh tế tập đoàn [*]

Danluan.org

Đoạn trích sau từ cuốn Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính nói về vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc thành lập hàng loạt các tập đoàn kinh tế quốc doanh – hay còn gọi là Quả Đấm Thép. Ban Biên Tập Dân Luận xin giới thiệu trích đoạn này tới độc giả, trong bối cảnh xã hội đang đặt câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm về những con số lỗ lã và thất thoát khổng lồ ở các tập đoàn kinh tế quốc doanh.

Tác giả Huy Đức có chú thích rõ các nguồn tin sử dụng trong cuốn sách, nhưng do khuôn khổ hạn chế của bài báo này, chúng tôi không đăng các chú thích này, mời độc giả tham khảo trong sách. Độc giả có thể mua cả hai tập sách này trên Smashwords hoặc Amazon.com theo hướng dẫn trên Facebook.

Cho dù trong Bộ chính trị khóa X (2006-2011) vẫn có những người trưởng thành qua chiến tranh, họ bắt đầu thuộc thế hệ “làm cán bộ” chứ không còn là thế hệ của những “nhà cách mạng”. Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và có khát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một trang sử mới. Ngay cả khi duy trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối hiện thời, nếu lợi ích của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ có thể trao cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân; họ có quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi cuốn sách này ra đời, họ vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ và đất nước.

Người kế nhiệm

Theo ông Phan Văn Khải, khi thăm dò ý kiến chuẩn bị nhân sự cho Đại hội X, các ban ngành đánh giá ông Vũ Khoan cao hơn. Một trong những “ban, ngành” nhiệt tình ủng hộ ông Vũ Khoan là Ban Nghiên cứu của thủ tướng. Thời ông Phan Văn Khải, trước khi chính phủ ban hành bất cứ văn bản nào, thủ tướng cũng đều chuyển cho Ban Nghiên cứu xem trước. Các văn bản hay bị Ban Nghiên cứu có ý kiến lại thường được đưa lên từ Văn phòng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Khải thừa nhận, thâm tâm ông cảm tình với ông Vũ Khoan hơn, tuy nhiên, phần vì Vũ Khoan bị coi là thiếu thực tế trong nước, phần vì ông đã lớn tuổi – Vũ Khoan sinh năm 1937, cùng năm sinh với các ông Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An – nên việc giới thiệu ông là gần như không thể. Nhưng, chủ yếu, theo ông Khải: “Tương quan lực lượng không cho phép”.

Ngày 28-6-2006, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Trước khi rời nhiệm sở, ông Phan Văn Khải tổ chức một buổi gặp mặt toàn thể Ban Nghiên cứu với sự có mặt của thủ tướng mới được bầu Nguyễn Tấn Dũng. Tiếp lời ông Phan Văn Khải, trong một diễn văn ngắn, ông Dũng cũng đã dùng những từ ngữ tốt đẹp để nói về Ban Nghiên cứu và tương lai cộng tác giữa ông và các thành viên. Cũng trong cuộc gặp này, ý tưởng hình thành văn phòng thủ tướng trong Văn phòng Chính phủ đã được cả ông Khải và ông Dũng cùng ủng hộ.

Trong đúng một tháng sau đó, công việc của Ban vẫn tiến hành đều đặn. Chiều 27-7-2006, ông Trần Xuân Giá được mời lên phòng thủ tướng. Ông Giá nhớ lại, đó là một cuộc làm việc vui vẻ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Giáo sư Đào Xuân Sâm, lúc ấy đã lớn tuổi, nghỉ hưu và ông cũng tỏ ra không bằng lòng với việc Tiến sỹ Lê Đăng Doanh vẫn hay phát biểu với vai trò thành viên của Ban Nghiên cứu. Cuộc nói chuyện kéo dài tới 17 giờ ngày 27, Thủ tướng thân tình đến mức ông Giá tạm thời gạt qua kế hoạch nghỉ hưu và trở về ngồi vẽ sơ đồ tổ chức văn phòng thủ tướng và chuẩn bị kế hoạch củng cố Ban Nghiên cứu.

Hôm sau, ngày 28-7-2006, khi ông Trần Xuân Giá đến cơ quan ở đường Lê Hồng Phong thì thấy Văn phòng vắng vẻ, nhân viên lúng túng tránh nhìn thẳng vào mắt ông. Ông Trần Xuân Giá làm tiếp một số việc rồi về nhà. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, ông nhận được quyết định nghỉ hưu và quyết định giải thể Ban Nghiên cứu do văn thư mang tới. Cả hai cùng được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 28-7-2006, tức là chỉ ít giờ sau khi ngồi “hàn huyên” với ông Trần Xuân Giá. Theo ông Giá thì ông là người cuối cùng trong Ban Nghiên cứu nhận được quyết định này.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sinh tại Cà Mau năm 1949. Mới mười hai tuổi đã theo cha vào “bưng” làm liên lạc, ông biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội.

Ngày 30-4-1975, Nguyễn Tấn Dũng là trung úy, chính trị viên Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Đầu thập niên 1980, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi ấy, tôi là Phó chính ủy Quân khu IX, trực tiếp gắn quân hàm thiếu tá cho anh Nguyễn Tấn Dũng. Năm 1981, khi anh Dũng bị thương ở chiến trường Campuchia, tôi cho anh về nước đi học”. Năm 1983, từ trường Nguyễn Ái Quốc trở về, ông Dũng ra khỏi quân đội, bạn bè của cha ông, ông Nguyễn Tấn Thử, đã bố trí ông Dũng giữ chức phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Nhưng vị trí giúp ông có một bước nhảy vọt trong con đường chính trị là chức vụ mà ông nhận sau đó: bí thư Huyện ủy Hà Tiên.

Sau Đại hội V, ông Lê Duẩn có ý tưởng cơ cấu một số cán bộ trẻ và một số cán bộ đang là bí thư các ‘pháo đài huyện’ vào Trung ương làm ủy viên dự khuyết như một động thái đào tạo cán bộ. Ông Nguyễn Đình Hương580 nhớ lại: “Trước Đại hội VI, tôi được ông Lê Đức Thọ phân công trực tiếp về địa phương gặp các ứng cử viên. Phía Nam có anh Nguyễn Tấn Dũng, bí thư huyện Hà Tiên, cô Hai Liên, bí thư huyện ủy Thống Nhất, Đồng Nai, cô Trương Mỹ Hoa, bí thư quận Tân Bình; phía Bắc có cô Nguyễn Thị Xuân Mỹ, bí thư Quận ủy Lê Chân, Hải Phòng”. Sau Đại hội VI, ông Nguyễn Tấn Dũng rời “pháo đài” Hà Tiên về Rạch Giá làm phó bí thư thường trực rồi chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh.

Trước Đại hội Đảng lần thứ VII, khi chuẩn bị cho Đại hội Tỉnh Đảng bộ Kiên Giang, ông Lâm Kiên Trì, một cán bộ lãnh đạo kỳ cựu của tỉnh từ chức, mở đường cho ông Nguyễn Tấn Dũng lên bí thư. Theo ông Năm Loan, khi ấy là ủy viên thường vụ, trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang: “Ông Đỗ Mười vào T78, triệu tập Thường vụ Tỉnh ủy lên họp, duyệt phương án nhân sự và quyết định đưa Nguyễn Tấn Dũng lên làm bí thư”. Năm ấy ông Dũng bốn mươi hai tuổi.

Trong một nền chính trị, mà công tác cán bộ được giữ bí mật và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn của một vài nhà lãnh đạo, các giai thoại lại xuất hiện để giải thích sự thăng tiến mau lẹ của một số người. Trong khi dư luận tiếp tục nghi vấn ông Nông Đức Mạnh là “con cháu Bác Hồ”581, một “huyền thoại” khác nói rằng, cha của ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chết trên tay ông Lê Đức Anh” và trước khi chết có gửi gắm con trai cho Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt và Tư lệnh Quân khu IX Lê Đức Anh. Trên thực tế, cha ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Tấn Thử, thường gọi là Mười Minh, đã mất trước khi hai ông Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh đặt chân xuống Quân khu IX.

Ngày 16-4-1969, một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá làm chết bốn người trong đó có ông Nguyễn Tấn Thử khi ấy là chính trị viên phó Tỉnh đội. Một trong ba người chết còn lại là ông Chín Quý, chính trị viên Tỉnh đội. Trong khi, đầu năm 1970, ông Lê Đức Anh mới được điều về làm tư lệnh Quân khu IX còn ông Kiệt thì mãi tới tháng 10-1970 mới xuống miền Tây. Họ có nghe nói đến vụ ném bom làm chết ông Chín Quý và ông Mười Minh nhưng theo ông Kiệt thì cả hai ông đều chưa từng gặp ông Mười Minh Nguyễn Tấn Thử. Mãi tới năm 1991, trong đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ Kiên Giang, ông Võ Văn Kiệt mới thực sự biết rõ về ông Nguyễn Tấn Dũng và cho tới lúc này ông Kiệt vẫn muốn ông Lâm Kiên Trì, một người mà ông biết trong chiến tranh, tiếp tục làm bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Ông Nguyễn Tấn Dũng được điều ra Hà Nội tháng 1-1995, ông bắt đầu với chức vụ mà xét về thứ bậc là rất nhỏ: thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trước Đại hội VIII, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi làm nhân sự Bộ Chính trị, anh Nguyễn Tấn Dũng gặp tôi, nói: ‘Anh em miền Nam yêu cầu tôi phải tham gia Bộ Chính trị’. Trong khi, thứ trưởng thường trực là anh Lê Minh Hương thì băn khoăn: ‘Ngành công an không thể có hai anh ở trong Bộ Chính trị’. Tôi bàn, anh Lê Minh Hương tiếp tục ở trong Bộ Công an, anh Nguyễn Tấn Dũng chuyển sang Ban Kinh tế”.

Tháng 6-1996, ông Dũng được đưa vào Bộ Chính trị phụ trách vấn đề tài chính của Đảng. Cho dù, theo ông Lê Khả Phiêu, ông Dũng đắc cử Trung ương với số phiếu thấp và gần như “đội sổ” khi bầu Bộ Chính trị nhưng vẫn được đưa vào Thường vụ Bộ Chính trị, một định chế mới lập ra sau Đại hội VIII, vượt qua những nhân vật có thâm niên và đang giữ các chức vụ chủ chốt như Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải. Ông Nguyễn Đình Hương giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng được ông Đỗ Mười đưa đột biến vào Thường vụ Bộ Chính trị chỉ vì ông Đỗ Mười có quan điểm phải nâng đỡ, bồi dưỡng, con em gia đình cách mạng. Tấn Dũng vừa là một người đã tham gia chiến đấu, vừa là con liệt sỹ, tướng mạo cũng được, lại vào Trung ương năm mới ba mươi bảy tuổi”.

Ngay cả khi đã ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một con người hết sức nhã nhặn. Ông không chỉ cùng lúc nhận được sự ủng hộ đặc biệt của các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, mà những ai biết ông Dũng vào giai đoạn này đều tỏ ra rất có cảm tình với ông. Theo ông Phan Văn Khải: “Nguyễn Tấn Dũng được cả ba ông ủng hộ, đặc biệt là ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Tấn Dũng cũng biết cách vận động. Năm 1997, trước khi lui về làm cố vấn, cả ba ông thậm chí còn muốn đưa Tấn Dũng lên thủ tướng, tuy nhiên khi thăm dò phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương cho cương vị này, ông chỉ nhận được một lượng phiếu tín nhiệm thấp”.

Kinh tế tập đoàn

Trước Đại hội Đảng lần thứ X, tháng 4-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng được Bộ Chính trị phân công làm tổ trưởng biên tập “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010”. Khi chủ trì các buổi thảo luận, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đưa vào văn kiện chủ trương tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo hướng kinh doanh đa ngành.

Theo ông Trần Xuân Giá, tổ phó biên tập: “Cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành là ngược lại với chủ trương lâu nay của chính phủ nên chúng tôi không dự thảo văn kiện theo chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đến gần đại hội, ông Dũng cáu, ông viết thẳng ra giấy ý kiến của ông rồi buộc chúng tôi phải đưa nguyên văn vào Báo cáo, phần nói về doanh nghiệp nhà nước: Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”.

Lúc ấy, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương để tiến đến chiếc ghế thủ tướng. Ông khát khao tạo dấu ấn và nôn nóng như những gì được viết trong Báo cáo Kinh tế mà ông chủ trì: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

Mặc dù từ năm 1994, Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói đến việc “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh” nhưng cho đến năm 2005, Việt Nam chưa có một tập đoàn nào ra đời. Cuối nhiệm kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải cho thành lập hai tập đoàn: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam ngày 26-12-2005 và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin ngày 15-5-2006.

Hai tháng sau khi nhận chức, ngày 29-8-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn, PetroVietnam, ngày 30-10-2006 thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su, ngày 9-01-2006 thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Tốc độ thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có chững lại sau khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết một thư ngỏ đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, yêu cầu thận trọng vì theo ông, trong khi những yếu kém của mô hình tổng công ty 90, 91 chưa được khắc phục mà lại làm phình to chúng ra bằng các quyết định hành chính là không hợp lý. Ông Võ Văn Kiệt viết: “Các doanh nghiệp nhà nước của ta có truyền thống dựa vào bao cấp nhiều mặt, không dễ từ bỏ thói quen cũ, nếu từ bỏ thói quen cũ cũng không dễ đứng vững trong thế cạnh tranh… Không có gì đảm bảo khi các tập đoàn được thành lập sẽ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp hiện nay”.

Trong khoảng thời gian từ khi ông Võ Văn Kiệt mất, tháng 6-2008, cho đến năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kịp nâng số tập đoàn kinh tế nhà nước lên con số mười hai. Nhưng chính sách cho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành chứ không phải số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước mới là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Theo ông Phan Văn Khải: “Khi thành lập Tập đoàn Vinashin, tôi nghĩ, đất nước mình có bờ biển dài hơn 3.000km, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là cần thiết nhất là khi ngành công nghiệp này đang được chuyển dịch từ các nước Bắc Âu về Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính tôi quyết định đầu tư cho Vinashin khoản tiền bán trái phiếu chính phủ hơn 700 triệu USD. Nhưng, sau đó thì không chỉ Vinashin mà nhiều tập đoàn khác cũng phát triển ồ ạt nhiều loại ngành nghề, ở đâu cũng thấy đất đai của Vinashin và của các tập đoàn nhà nước”.

Theo ông Trần Xuân Giá: “Ông Nguyễn Tấn Dũng coi doanh nghiệp nhà nước như một động lực phát triển, nhưng phát triển doanh nghiệp nhà nước theo cách của ông Dũng không hẳn chỉ để làm vừa lòng ông Đỗ Mười”. Cho phép các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành cũng như tháo khoán các kênh đầu tư mà nguồn vốn cho khu vực này lại thường bắt đầu từ ngân sách. Ông Phan Văn Khải giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tấn Dũng muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ sau bốn năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.

Theo ông Trần Xuân Giá: “Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007”. Cho tới lúc đó những ý kiến can gián thủ tướng cũng chủ yếu xuất phát từ các thành viên cũ của Ban Nghiên cứu như Trần Xuân Giá, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan. Nhưng tiếng nói của họ không còn sức mạnh của một định chế sau khi Ban Nghiên cứu đã bị giải tán. Cả ba sau đó còn nhận được các khuyến cáo một cách trực tiếp và nhiều cơ quan báo chí trong nhiều tháng không phỏng vấn hoặc đăng bài của những chuyên gia này.

Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 51% trong năm 2007. Kết quả là lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Các doanh nghiệp, các ngân hàng bắt đầu nhận ra những rủi ro, từng bước kiểm soát vốn đầu tư vào chứng khoán và địa ốc. Nhưng đầu năm 2008, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như hoảng sợ khi lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng và những “liệu pháp” được đưa ra sau đó đã khiến cho nền kinh tế dồn dập chịu nhiều cú sốc.

Cuối tháng 1-2008, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%. Để có ngay một lượng tiền mặt lên tới khoảng 20.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ, các ngân hàng thương mại cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%. Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng. Áp lực tiền bạc đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng.

Thoạt đầu, các tổng công ty nhà nước rút các khoản tiền đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần. Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỷ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ Nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại, nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này. “Cơn khát” tiền toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng có khi lên tới trên 40%.

Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất lên tới 24 – 25%, cao hơn nhiều mức mà Luật Dân sự cho phép. Các doanh nghiệp cũng “khát” tiền mặt, tình trạng bán hàng dưới giá, hoặc vay với lãi suất cao đang khiến cho chi phí sản xuất tăng đột biến. Không có gì ngạc nhiên khi lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước nói là chống lạm phát, nhưng đã trực tiếp làm “mất giá” đồng tiền khi đặt các ngân hàng trong tình thế phải nâng lãi suất.

Ngày 25-3-2008, Ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỷ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tín dụng. Khoản tiền này theo nguyên tắc phải được chuyển vào Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, từ mười năm trước, theo “sáng kiến” của Bộ Tài chính, nó đã được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay. Một mặt, nó tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, một mặt làm cho nền kinh tế lập tức rơi vào khủng hoảng do tín dụng bị cắt đột ngột và những khoản vay còn lại thì phải chịu lãi suất cao.

Thị trường chứng khoán nhanh chóng hiển thị “sức khỏe” của nền kinh tế. Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng vì đã xuống đến đáy nhưng chỉ hai mươi ngày sau, 25-3-2008, chỉ số VN-index chỉ còn 492 điểm. Ngày 5-12-2008, VN-index chỉ còn 299 điểm. Xuất khẩu quý 1-2008 vẫn tăng 23,7%; nhập khẩu tăng 60,7%. Tại Sài Gòn, kinh tế vẫn tăng trưởng khá, ngân sách quý I vẫn thu tăng 72,6%. Nhưng các biện pháp chống lạm phát đã làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh hơn nửa năm trước khi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu.

Từ cuối năm 2008, khuynh hướng quay trở lại nền kinh tế chỉ huy càng tăng lên cho dù điều này là vô vọng vì ở giai đoạn này, đóng góp của khu vực tư nhân cho nền kinh tế đã vượt qua con số 50% GDP của Việt Nam. Dù vậy, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn liên tục ban hành các mệnh lệnh hành chánh hòng kiểm soát trần lãi xuất, kiểm soát thị trường ngoại tệ, thị trường vàng.

Khi ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, để có ngoại tệ, Chính phủ phải cho một nhà đầu tư của Nhật thuê khu nhà khách ven hồ Thiền Quang. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng, Việt Nam có một khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đôla. Nhưng, di sản lớn hơn mà Thủ tướng Phan Văn Khải trao lại cho ông Dũng là một Việt Nam đã hoàn thành thủ tục để gia nhập WTO. Trong khoảng thời gian 1996-2000, cho dù chịu mấy năm khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5% trong khi lạm phát chỉ là 3,5%. Trong khoảng thời gian 2001-2005, lạm phát có cao hơn, 5,1%, nhưng tăng trưởng vẫn dương: 7%.

Chỉ sau mấy tháng nhận chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa GDP tăng trưởng tới mức kỷ lục: 8,5% vào tháng 12-2007; đồng thời cũng đã đưa lạm phát vào tháng 8-2008 lên tới 28,2%. Tháng 3-2009, tăng trưởng GDP rơi xuống đáy: 3,1%. Trong sáu năm ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chứ Thủ tướng, mức tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát. Năm 2007 GDP tăng trưởng ở mức 8,48% trong khi lạm phát lên tới 12,63%. Năm 2008 mức tăng trưởng giảm xuống 6,18% trong khi lạm phát là 19,89%. Năm 2009 GDP chỉ tăng 5,32% lạm phát xuống còn 6,52% do các nguồn đầu tư bị cắt đột ngột. Năm 2010 GDP tăng đạt mức 6,78% nhưng lạm phát tăng lên 11,75%. Năm 2011 tăng trưởng GDP giảm còn 5,89% trong khi lạm phát lên tới 18,13%. Năm 2012, nền kinh tế gần như ngưng trệ, lạm phát ở mức 6,81% nhưng GDP cũng xuống tới 5,03% thấp kỷ lục kể từ năm 1999. Nền kinh tế rơi vào tình trạng gần như không lối thoát.

[*] Tựa đề đoạn trích do Ban Biên Tập Dân Luận đặt.

——————————————–

Bài liên quan

 

 

——-

Tái cơ cấu Vinashin – Thành hay bại???

Lê Trung Thành

Theo Bauxite Việt Nam

28-1-2013

Theo kế hoạch, ngày hôm nay, 28-1-2013, Chính phủ sẽ bắt đầu trình lên Bộ Chính trị đề án tái cơ cấu mới (lần thứ hai) Tập đoàn Vinashin. Tại sao lại phải “tái cơ cấu” đến lần thứ hai? Thế thì kết quả của tái cơ cấu lần thứ nhất trong hai năm qua của cái “Tập đoàn thép”… rỉ này như thế nào?

Đấy là những câu hỏi mà bất kỳ ai từng theo dõi với tất cả ưu tư “sự cố dông bão Vinashin” cũng như số phận hiểm nghèo hiện tại của nó không thể không đặt ra. Chưa thấy báo chí nào có được một lời giải đáp thỏa đáng. Dưới đây BVN xin đăng bài viết của cộng tác viên Lê Trung Thành, kỹ sư và nhà báo trong ngành giao thông vận tải, người từng có cả một hệ thống bài phóng sự chấn động trên trang mạng chúng tôi về thực trạng của Tập đoàn đóng tàu Vinashin trong những năm tháng danh nổi như cồn của nó cho đến giữa năm 2010.

Bauxite Việt Nam

Tháng 6/2010, những tin tức đầu tiên về sự đổ vỡ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN – VNS) xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm dư luận xã hội xôn xao và lo lắng…

Tới ngày 31/7/2010, sau khi nghe Ban Cán sự Đảng Chính phủ các ngành chức năng báo cáo, Bộ Chính trị đã có văn bản chính thức về tình hình VNS và chỉ đạo Chính phủ, các bộ liên quan khẩn trương tìm biện pháp cứu vãn VNS bên bờ vực phá sản với số nợ 86.000 tỷ đồng, trong đó, nợ đến hạn phải trả là 14.000 tỷ đồng, tỉ lệ nợ tính trên vốn chủ sở hữu gấp 11 lần

Theo chỉ thị này, Chính phủ phải đưa ra kế hoạch tái cơ cấu VNS trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị trung ương 3 (Khóa IX) về thí đỉểm mô hình tập đoàn kinh tế đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS và cử ông Nguyễn Sinh Hùng – khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực – làm Trưởng ban.

[Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin được thành lập theo Quyết định ngày 13-8-2010 của Thủ tướng Chính phủ.]

[11/10/2011: Ông Nguyễn Sinh Hùng thôi làm trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin]

Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 2108 QĐ – TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu VNS với ba ngành nghề chính là công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu biển với qui mô phù hợp, tiếp tục phát triển công nghiệp phụ trợ và đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân ngành đóng tàu.

Cũng trong thời gian ấy, nhiều nhân vật chính, liên quan đến sự sụp đổ của VNS đã bị bắt tạm giam, nhiều người khác bị đưa vào “tầm ngắm”. Để mau chóng ổn định tình hình, Thủ tướng điều động ông Nguyễn Ngọc Sự – nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (phụ trách tài chính) – giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên VNS và ông Trương Văn Tuyển – Anh hùng Lao động, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – làm Tổng Giám đốc VNS.

Đưa hai ông về trấn giữ VNS đang lúc nước sôi, lửa bỏng, người ta hy vọng các vị thuyền trưởng mới sẽ xắn tay trục vớt được con tàu VNS chìm sâu dưới đáy… Và, ít tháng sau, văn phòng Tập đoàn VNS thay đổi khá nhiều vị trí, dưới các Tổng Công ty thành viên cũng có sự điều chuyển một số người đứng đầu nhằm củng cố lại tổ chức đang rệu rã sau những biến cố động trời làm nhân tâm ly tán…

Ngoài việc điều chuyển một số dự án, nhà máy, đội tàu biển sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), thực chất là để san sẻ gánh nặng lỗ lã, nợ nần, thất thoát mà VNS đã gây ra, Chính phủ hứa sẽ tăng vốn điều lệ cho VNS… để hà hơi, tiếp sức, khẩn cấp cứu nguy cho VNS. Có chút vốn còm cõi cấp cho các nhà máy đóng tàu thanh toán lương, nợ đọng nhiều tháng, có tiền chi trả đơn hàng, vật tư, thiết bị để hoàn thành một số tàu đang đóng dở dang. Thu được một chút kết quả nhỏ nhoi, nhiều quan chức lớn tiếng vỗ về dân chúng rằng tái cơ cấu VNS đã đi đúng hướng và sau một vài năm sẽ trả hết nợ nần rồi làm ăn có lãi vào năm 2013, 2014…

Trong bầu không khí “lạc quan”, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS và các tân lãnh đạo tập đoàn đưa ra một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 với sản lượng 22.763 tỷ đồng, tăng 198% so với năm 2010! Chính phủ giao cho VNS năm 2011 phải hoàn thành 73 tàu… và tiếp tục giải cứu VNS bằng mọi cách. Nào là yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho VNS vay không lãi suất tới 290 tỷ đồng để trả nợ lương và đóng bảo hiểm xã hội, nào là khoanh nợ, giãn nợ khiến nhiều ngân hàng thua lỗ vì phải trích quĩ dự phòng rủi ro, ảnh hưởng lớn tới uy tín và hoạt động kinh doanh của họ. Điển hình là, trong tổng số nợ xấu của VDB tính đến ngày 30/12/2010 là 22.664 tỉ đồng thì có tới 3970 tỉ mà VDB đã cho VNS vay không để thu hồi. Còn Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) vì cho VNS vay hơn 3.000 tỷ đồng không phát sinh lợi nhuận (trong tổng số dư nợ xấu là 3729 tỷ đồng) đã phải ngậm ngùi xóa một thương hiệu có tiếng về quản trị và văn hóa doanh nghiệp sáp nhập vào Ngân hàng cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Đau xót hơn, bà Tổng giám đốc Habubank kiêu hãnh một thời bị đưa xuống bộ phận “thu hồi công nợ” của SHB!

Mặc dù được ưu ái vay không lãi suất, hoãn nộp thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị, được “bật đèn xanh” để dễ dàng vay vốn ngân hàng… nhưng VNS vẫn không gượng dậy như mong muốn.

Sự dao động, hoang mang kéo dài khiến người lao động sống trong cảnh tạm bợ, lắt lay, việc làm không ổn định gây tâm lý chán chường. Nhiều kỹ sư giỏi, được đào tạo bài bản cũng tìm tháo thân khỏi VNS. Hết 8 tháng đầu năm 2011, VNS chỉ giao trả khách hàng được 13 tàu, báo hiệu cho sự đổ vỡ lớn “cái kế hoạch” vội vàng và thiếu khoa học mang nặng tính hình thức, duy ý chí. Để trám vào lỗ hổng, người ta “phát động thi đua”, dồn dập ngày đêm cố sức làm và bàn giao được 61 con tàu. Dẫu có cố gắng nhưng VNS chỉ hoàn thành 43.9% kế hoạch năm với sản lượng 9.982 tỷ đồng và doanh thu đạt 10.656 tỷ đồng, chỉ bằng 50% kế hoạch năm.

Thực tế phũ phàng ấy không biết liệu đã là hồi chuông cảnh tỉnh những người lãnh đạo Tập đoàn và cả Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS chưa, nhưng ít nhất cũng cho họ thấy rõ những khó khăn chồng chất từ hậu quả kinh hoàng của số nợ 96.700 tỷ đồng (theo số liệu của Thanh tra Chính phủ công bố tháng 6/2011); lỗ lũy kế là 4.985 tỷ, lỗ “tìêm tàng” do chi phí sản xuất kinh doanh dang dở của những hợp đồng đóng tàu bị hủy là 2.787 tỷ và 4.688 tỷ là các khoản thu nội bộ nhưng chưa xác định được bên phải trả (?) và 1.036 tỷ tiền phạt và trả lãi cho các chủ tàu do VNS vi phạm hợp đồng. Những thất thoát cực lớn này khiến nhiều ngân hàng vốn liều mạng mở hầu bao cho VNS tiêu phí các năm trước, bây giờ cũng chùn tay, vì vậy, năm 2011, VNS chỉ vay được khoảng 15% số vốn cần thiết nên kế hoạch đóng tàu bị đảo lộn hoàn toàn. Số tàu đóng mới cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam hầu như giậm chân tại chỗ vì Vinalines cũng thua lỗ nặng nề lấy tiền đâu mà chuyển cho VNS?

Sang năm 2012, lãnh đạo VNS có vẻ “khiêm nhường” hơn nên chỉ đưa ra kế hoạch sản lượng tăng 10 – 15% so với sản lượng thực hiện được trong năm 2011 nhưng bản thân ông Chủ tịch Hội đồng thành viên VNS Nguyễn Ngọc Sự, đã thấy trước việc không có hợp đồng đóng mới thì chẳng có chuyển biến gì đáng kể. Và sự thật đã chứng minh, hồi giữa năm 2012, VNS nín thở chờ tin gói hợp đồng đóng mới hơn 20 tàu 53.000 DWT từ Hy Lạp… nhưng rồi… các nhà thầu Trung Quốc đã nhanh tay chộp mất với giá chào hạ hơn VNS. Giữa thời buổi vận tải biển suy thoái, kiếm được hợp đồng dẫu chỉ đủ sở hụi cũng là may mắn rồi. Do vậy, nhiều hãng đóng tàu sẵn sàng giảm giá để có việc làm.

Đối với VNS, năm 2012 là một năm khốn khó nhất, cộng 9 tháng đầu năm, sản lượng mới đạt hơn 1.500 tỷ và đến hết năm chỉ nhặt nhạnh thêm vài ba trăm tỷ nữa. Cả tập đoàn “hợp nhất” sản lượng mà chỉ đạt xấp xỉ một trăm triệu đô la Mỹ đã làm tiêu tan mọi hy vọng của mục tiêu chủ yếu nhất trong kế hoạch tái cơ cấu. Nó cũng dẫn tới hệ lụy cho các năm tiếp theo còn lún sâu vào khó khăn. Không có việc làm là không còn đội ngũ thợ trung thành nữa, không còn khả năng trả lãi, trả gốc những khoản nợ đang dần đến hạn, đặc biệt là khoản vay 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ phải trả đầu năm 2016.

Làm cả năm không đủ nuôi nhau, lấy tiền đâu tích lũy mà trả lãi, nói gì đến trả nợ gốc quá lớn như vậy???

Câu trả lời còn ở phía trước nhưng cách duy nhất sẽ lại lấy công khố thanh toán nợ cho VNS để giữ thể diện quốc gia?

Kế hoạch tái cơ cấu VNS năm 2011-2013 đã đi được hai phần ba chặng đường nhưng kiểm điểm lại, chẳng có mục tiêu nào đạt! Ông Phạm Viết Muôn, Phó Văn phòng Chính phủ, bây giờ về Ban Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước từng công bố, hơn hai năm qua, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS đã có 80 cuộc họp và ban hành 200 văn bản liên quan đến Tập đoàn VNS. Về mặt hành chính, đây là một số liệu đáng nể vì bình quân, một tháng có 4 cuộc họp hay một tuần một lần họp và theo đó, một tháng có 9 văn bản, mỗi tuần có hơn 2 văn bản. Vậy mà VNS vẫn chìm nghỉm dưới đáy sâu. Làm sao vực lên được khi công việc đóng tàu, sửa chữa tàu ở các nhà máy chủ lực nổi danh như Bạch Đằng, Phà Rừng, Hạ Long, Nam Triệu, Bến Kiền… im ắng (may mắn nhất, chỉ có nhà máy đóng tàu Sông Cấm liên doanh với Tập đoàn Damen – Hà Lan. Họ lo vật tư, tiền vốn, thiết bị… và Sông Cấm “làm công, ăn lương”, nên thu nhập của người lao động ổn định nhưng tính theo giá trị sản lượng thu về cho VNS chẳng được là bao).

Hải Phòng, Quảng Ninh – căn cứ chính của VNS, nơi nhiều dự án ngốn hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng mới triền đà từ bảy tám chục ngàn tấn đến một trăm ngàn tấn – mở rộng nhà máy thêm hàng chục hecta, và để phát triển nóng ngành công nghiệp phụ trợ, VNS vội vã đầu tư nhà máy nhiệt điện, nhà máy cán thép… cùng hàng loạt khu công nghiệp ở Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh. Vốn chẳng dồi dào, lại chia năm, xẻ bảy, đã vậy các chủ đầu tư móc nối với nhà thầu, khoản thì mua thiết bị cũ nát, khoản thì đút túi… nên lúc khủng hoảng, hầu hết nằm bất động. Người ta cứ tự trấn an mình bằng luận điệu “VNS không thất thoát, tài sản còn “nguyên vẹn” đấy chứ?”. Nếu có dịp ghé thăm “Khu công nghiệp VNS Cái Lân”, mới thấy xót xa vì nhiều nhà máy đã “khánh thành”, đã cho “mẻ thép” đầu tiên, đã cho dòng điện đầu tiên, giờ nằm xếp xó, cả ngàn tỷ đồng thành đống sắt vụn… chào bán mãi đâu thấy người mua.

Về tới Thủy Nguyên – Hải Phòng nơi VNS chôn nhiều tiền nhất dưới đáy sông, đáy biển thì mới cảm nhận rõ nhất về sự “không thất thoát” bởi những bãi cọc khổng lồ, bởi những cột bê tông trơ thép hoen gỉ, bởi những khung nhà xưởng phơi trong mưa nắng và những triền đà mốc meo. Chúng “trơ gan cùng tuế nguyệt” biết tới khi nào sẽ “sinh lợi” cho các ông chủ ở Nam Triệu, Phà Rừng, Bạch Đằng???

Ngay cả Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí cũng chẳng khấm khá hơn dù ông chủ mới có tiềm lực mạnh gấp mấy lần VNS. Hiện tại, khu triền đà thứ hai dang dở vẫn mênh mông nước, và khu nhà máy đầu tư bằng trăm triệu USD vay của Trung Quốc vẫn là mấy dãy nhà hoang lạnh, ngoài sân cỏ mọc lút đầy. Ông chủ mới chỉ khai thác triền đà thứ nhất, đóng xong tàu chở dầu trọng tải 104.000 DWT nhưng đến nay, con tàu trị giá 1200 tỷ chưa hoạt động vì còn thiếu nhiều loại giấy chứng nhận đăng kiểm. Chủ tàu PV Trans phải bỏ thêm 4 triệu USD cho nhà máy mua thiết bị bổ sung từ Hàn Quốc… Hiện nay, nhà máy tiếp tục cố đóng cho xong tàu chở dầu 105.000 DWT để hoán cải thành kho chứa dầu nổi trên mặt biển. Chi phí hoán cải tăng thêm 20 triệu USD. Đến năm 2014 nếu đóng xong tàu này là hết việc. Hai, ba năm rồi, cũng chưa ký được hợp đồng đóng mới nào. Thỉnh thoảng, có vài ba tàu kéo, xà lan… của ngành dầu khí vào sửa chữa. Những kỳ vọng đóng tàu hơn trăm ngàn tấn, sửa chữa tàu tới ba, bốn trăm ngàn tấn mà VNS theo đuổi tan thành mây khói.


Đóng tàu lớn làm gì để đến nông nỗi này? Ảnh: LTTKhi đang hưng thịnh, tiền vay dễ dàng, VNS như thỏi nam châm cực mạnh hút hết đám doanh nhân xu thời, chạy chọt các cửa để doanh nghiệp của họ được gắn mác Vinashin. Mấy trăm con cháu sinh sôi nảy nở trong vài ba năm mang đủ màu sắc, nhưng khi vỡ nợ mới thấy VNS buôn thương hiệu nhiều hơn là góp vốn thực. Tuy nhiên, đám cháu con chẳng phải tay vừa, chúng cũng tranh thủ lợi dụng VNS đục nước, béo cò, gây bao hậu quả khôn lường. Ông Nguyễn Ngọc Sự đã hy vọng sẽ nhanh chóng sớm giải quyết dứt điểm 216 doanh nghiệp này. Hồi ấy, ông lạc quan tuyên bố rằng VNS đầu tư vào 216 doanh nghiệp số vốn 23.000 tỷ đồng. Ông sẽ lấy lại số tiền đó trả nợ thì tổng nợ còn 53.000 tỷ. Ông sẽ cổ phần hóa, ông sẽ bán các loại vật tư, thiết bị tồn kho… lấy thêm mười mấy ngàn tỷ nữa. Số nợ sẽ còn lại chừng 40 ngàn tỷ. Số nợ này so với số vốn đăng ký kinh doanh là 14.650 tỷ đồng thì chỉ gấp 2,8 lần, nó còn dưới mức giới hạn cho phép. Và, ông có thể kiểm soát được công nợ rồi!

Sau hơn hai năm chấp chính, kế hoạch của ông nhích từng… centimet. Nhiều doanh nghiệp kêu bán nhưng không mấy người để tâm. Thứ có thể bán được thì đến chính ông cũng không dám duyệt… Thứ muốn giải thể, xin phá sản thì không đủ vốn điều lệ… Bao nhiêu thủ tục rắc rối, phiền hà khiến VNS gần như chịu bó tay.

Các doanh nghiệp ăn theo còn tồn tại thì Tập đoàn vẫn còn phải gánh vác trách nhiệm mặc dù từ khi tiến hành kế hoạch tái cơ cấu VNS, đám cháu con không còn nơi bấu víu nhưng cũng không thể rũ bỏ ngay vì nhiều nguyên nhân phức tạp.

Hơn nửa năm nay, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS cùng lãnh đạo Tập đoàn VNS lập kế hoạch tái cơ cấu mới hay còn gọi là tái cơ cấu lần hai. Nhiều phương án được lập ra, lúc thì giữ lại 8-9 nhà máy, lúc giữ lại hơn chục nhà máy, lúc cho mất chữ “tập đoàn” để đưa về Bộ Giao thông Vận tải quản lý như một tổng công ty… Riêng nhân lực của ngành đóng tàu, họ chỉ muốn giữ lại trên dưới mười ngàn người, có nghĩa là, trên dưới hai mươi ngàn cán bộ, công nhân khác sẽ phải rời khỏi VNS. Giải quyết chế độ lương bổng, bảo hiểm xã hội… cho hai chục ngàn người giữa lúc VNS đang thảm bại toàn diện là điều không tưởng. Những đồng tác giả kế hoạch tái cơ cầu lần hai đang trông chờ vào Bộ Chính trị nghiên cứu và có quyết định cuối cùng vào quý I- 2013.

Nội dung của kế hoạch tái cơ cấu lần hai kéo giãn thời gian phục hồi VNS tới năm, ba năm nữa và tiếp tục nuôi hy vọng phát triển ngành đóng tàu với mục tiêu “phù hợp” với thực tế hơn, bớt sự hoang tưởng so với kế hoạch tái cơ cấu lần thứ nhất.

Tại sao phải có kế hoạch lần hai? Đó là vì, cả ba mục tiêu của kế hoạch lần thứ nhất đã bị phá sản. Mà nguyên nhân như một chuyên gia cũ của VNS đã viết; “họ áp dụng một hệ thống pháp luật còn nhiều khiếm khuyết để giải quyết cái vô pháp luật là điều không khả thi, không thực tế”.

Đã vậy, những người đi trục vớt tàu đắm mà đuổi hết thuyền viên cũ, rủ rê một đám bạn “có vấn đề” ở nơi khác, cả đời chưa trèo lên tàu bao giờ, chỉ thu phục đám cơ hội trong các thuyền viên cũ thì thất bại là chắc chắn!

Một điều nữa, cần nhắc lại là: “VNS không đủ năng lực đóng tàu thương mại, không có khả năng đóng tàu đúng tiến độ và có lãi. Như vậy, VNS không có năng lực cạnh tranh!”.

“Nhìn về tương lai đầy nước mắt…”, VNS tồn tại như thế nào nếu vẫn còn những người lãnh đạo ôm ấp tư duy thủ cựu để tự huyễn hoặc mình và ru ngủ dư luận xã hội!

L.T.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

 

———-

Tái cơ cấu để Vinashin phục hồi và phát triển

23-11-2010

Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định đến thời điểm này, “tư tưởng của toàn bộ công nhân Vinashin đã ổn định từ trên xuống dưới”. Ông cho biết: hiện Ủy ban Kiểm tra trung ương đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng trong vụ việc ở Vinashin và kết quả kiểm điểm trách nhiệm sẽ công bố trước công luận.

“Chúng ta sẽ thành công”

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói như vậy khi kết thúc phần giải trình. Theo ông, VN phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển và Vinashin đã phát triển nhanh chóng về quy mô trong giai đoạn 2005-2006 – là thời kỳ hoàng kim của ngành hàng hải và ngành đóng tàu, nhưng “không ngờ rằng đến năm 2008-2009 Vinashin lâm vào tình trạng phá sản”.

“Khi Vinashin lâm vào tình trạng phá sản và chúng ta chọn phương án tái cơ cấu, đây là thời điểm hết sức khó khăn. Nhưng nếu không tái cơ cấu thì có nghĩa là cơ bản cơ sở vật chất đó trở thành đống sắt vụn, còn nếu tái cơ cấu thì nó sẽ phục hồi, phát triển và tự trả được nợ” – ông Hùng nói. Sau nửa năm tái cơ cấu và đặc biệt là ba tháng gần đây – theo Phó thủ tướng – các hợp đồng được hồi phục và công nhân đã có việc làm trở lại với thu nhập từ 2,8 triệu đồng/tháng trở lên.

“Năm nay sẽ đóng được 66 con tàu, doanh thu khoảng 600 triệu USD, cộng với thu từ công nghiệp phụ trợ nữa là có doanh thu khoảng 14.000 tỉ đồng. Sang năm có thể ký thêm được 110 hợp đồng đóng tàu. Tất cả 26 con tàu chuyển sang Vinalines thì 23 con đã hoạt động, có thể thu được 1.400 tỉ đồng trong năm nay. Còn lại ba tàu nữa, một con đã tháo dỡ và bán một phần rồi, một con sẽ sửa chữa được, còn tàu Hoa Sen đang cho thuê mỗi năm thu được khoảng 4 triệu USD vì nếu bán bây giờ sẽ lỗ nặng” – ông Hùng sơ bộ tình hình.

Về khả năng trả nợ, Phó thủ tướng nói: “Sản xuất kinh doanh phục hồi, đóng được tàu, tàu bán được thì có tiền trả nợ, trả nợ ngắn hạn, trả nợ dài hạn… Còn lại khoảng 20% các công ty phải tái cơ cấu bằng nhiều phương pháp, hoặc là cổ phần hóa, hoặc là bán, hoặc là bán nợ, hoặc là cho thuê để thu hồi vốn nhưng không bán đổ bán tháo. Tôi tin là có khoản sẽ mất, có khoản sẽ có lời nhưng về tổng thể là có lời. Nếu thị trường vận tải biển phục hồi, giá vận tải tăng lên, giá đóng tàu tăng lên thì phục hồi nhanh. Nếu chúng ta quản trị tốt và làm ăn có hiệu quả thì trước mắt năm nay lỗ, năm sau lỗ ít, năm 2012 có thể giảm lỗ và không lỗ nữa, năm 2013 có thể có lãi. Như vậy Vinashin có khả năng trả nợ. Con số 104.000 tỉ đồng tài sản và 86.000 tỉ đồng nợ thì đường đi của nó là như thế”.

Đối với những sai phạm và trách nhiệm trước vụ việc Vinashin, ông Hùng nêu rõ người làm trái, vi phạm sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra đang làm.

Sẽ xem lại cơ chế quản lý tập đoàn

Trước đó, trả lời các chất vấn về vụ Vinashin nợ 86.000 tỉ đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết trước năm 2007 Vinashin hoạt động vẫn hiệu quả, ký được hợp đồng đến 12 tỉ USD. Hai bộ trưởng đều dẫn các quy định pháp luật, khẳng định tập đoàn được tự chủ trong huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu và phải tự chịu trách nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Luật cũng khẳng định nhiều quyết định đầu tư tập đoàn không phải báo cáo với bộ chủ quản, bộ chức năng. Vì vậy trả lời việc đầu tư dàn trải của Vinashin, ông Ninh và ông Dũng cùng cho rằng “Bộ không phải là người duyệt phương án đầu tư nên quyết định cụ thể về đầu tư, vay vốn của doanh nghiệp không phải thẩm quyền của chúng tôi”.

Ông Ninh cho hay Bộ Tài chính đã phát hiện, lập biên bản yêu cầu thực hiện kiến nghị thanh tra nhưng “có việc Vinashin thực hiện, có việc chỉ thực hiện một phần, cũng có những việc chưa hoặc không thực hiện”. Nhận thấy đã làm đúng với Luật thanh tra, nhưng Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng khẳng định luật này có bất cập vì “phát hiện nhưng không thể buộc doanh nghiệp phải thực thi kiến nghị. Chúng tôi đang nghiên cứu để kiến nghị bổ sung”.

Sáng nay, Thủ tướng trả lời chất vấn

Theo chương trình làm việc của Quốc hội, sáng nay (24-11) Quốc hội sẽ nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm rõ thêm một số vấn đề trong các phiên chất vấn bốn bộ trưởng hai ngày qua, đồng thời Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Trước đó, theo tổng hợp của đoàn thư ký kỳ họp, đã có gần 30 câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Phiên chất vấn sẽ được truyền hình và phát thanh trực tiếp, bắt đầu từ 8g.

Về phiên chất vấn, trả lời chất vấn hôm 23-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận định các bộ trưởng nắm được rất kỹ, chắc và trả lời các câu hỏi cặn kẽ, tỉ mỉ, chu đáo “nhưng Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời hơi dài”. Ông đánh giá “Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trả lời rất chân thành”. Riêng về phần của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi giãi bày kế hoạch phục hồi Vinashin, ông Trọng nói “nếu được làm như vậy thì rất tốt”.

Nói chung về việc điều hành của các bộ trưởng, ông bày tỏ: đương nhiên Quốc hội cũng như nhân dân hết sức chia sẻ, thông cảm những khó khăn chung của cả nước cũng như của các ngành.

K.H. – V.V.T.

LÊ KIÊN – CẦM VĂN KÌNH

Posted in Sách- Báo- Hồi Ký | 2 Comments »

►”Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị chế độ cộng sản tại Việt Nam ..

Posted by hoangtran204 trên 28/01/2013

BS Ngọc

Theo blog BS Ngọc

Phải nói cho rõ là “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Đã có nhiều người viết bài điểm sách, tôi không có gì để viết thêm. Tôi chỉ muốn rút ra vài điểm chính sau khi đã đọc xong bộ sách.

Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ.

Một nhà văn hoá Âu châu từng nói rằng lịch sử chỉ là một chuỗi câu chuyện về gia đình và thế giới. Bởi thế, kể chuyện là một phương tiện có hiệu lực cao để giải thích những gì đã và đang xảy ra. Có thể khẳng định ngay rằng bộ sách Bên thắng cuộc của Huy Đức không phải là sách lịch sử. Huy Đức cũng nói rằng anh không viết sử.

Tôi xem Bên thắng cuộc là một chuỗi câu chuyện hậu trường chính trị Việt Nam. Tất cả chúng ta cần phải biết những câu chuyện mà Huy Đức kể lại, bởi vì những câu chuyện đó sẽ thấp lên một que diêm trong cái lịch sử mờ ảo của Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ 20 cho đến ngày hôm nay.

Đọc phần I của tập sách tôi như xem một cuốn phim quay chậm. Những kẻ một sớm chiều biến thành “Cách mạng 30/4”. Đốt sách. Cạo râu, cắt ống quần. Cải tạo. Kinh tế mới. Đánh “tư sản mại bản”. Đổi tiền. Vượt biên. Tất cả những biến cố đó là sự thật. Là người ở lại trong khi các đồng nghiệp tìm được vượt biên tôi có thể nói rằng tất cả những gì Huy Đức ghi chép đều đúng. Huy Đức không phải là người đầu tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền Nam suy sụp sau ngày “giải phóng” trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị nhà xuất bản cắt xén khá nhiều. Chúng ta thử đọc vài trích đoạn trong Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê trước khi đọc sách của Huy Đức.

Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc:

“Sự thất bại hiển nhiên của chế độ là sự suy sụp của kinh tế như tôi đã trình bày sơ lược ở trên. Hậu quả là Việt nam trước thế chiến tự hào là “tiền rừng bạc bể”, có những đồng lúa, đồn điền cao su mênh mông ở miền Nam, những mỏ than, mỏ phốt phát phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.

Nhưng một người Balan trong Ủy ban kiểm soát quốc tế năm 1975 bảo chỉ trong 5 năm, miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quầ áo… về giúp bà con ở đây thì chúng ta hiện nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi”.

Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam:

“Khổ nhất là bọn đi kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài gòn, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho “ve chai”. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá”.

Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng:

“Ở tỉnh nào cũng có một số cán bộ tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước”.

Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất nhân phẩm:

“Một cán bộ tài chánh xã mà không biết chia 72 cho 24. Trong một buổi hội họp của Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, một kĩ sư già bực mình vì tình trạng cán bộ đa số dốt nát, bảo: “Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính, mà không chấp nhận vô học chuyên chính”. Ngay chiều hôm đó ông ta bị bắt giam; sau cũng được thả ra”.

“Sống dưới chế độ cộng sản, con người hóa ra có hai mặt như Sakharov đã nói: chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa. Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi của 4 người kia. Ngay một phó viện trưởng cũng làm việc điểm chỉ đó mà bạn trong viện không hay. Dĩ nhiên kẻ kiểm soát đó lại bị người khác kiểm soát lại. Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960 cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm thứ mật thám chìm đó”.

Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng:

Thất bại lớn nhất, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mĩ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Ðào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.

Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc
”.

bởi vì một trong những nguyên nhân là:

Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa.

Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kĩ thuật -điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học- thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẫy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú…”.

Trong khi cụ Nguyễn Hiến Lê ghi chép thời cuộc, tình hình chung, còn Huy Đức thì cung cấp cho chúng ta những câu chuyện hậu trường, những suy nghĩ cá nhân của những người nặn ra những chính sách ác ôn dẫn đến tình hình mà cụ Nguyễn Hiến Lê nhận xét. Có thể nói rằng cuốn sách của Huy Đức là một bổ sung quý báu cho hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê.

Bây giờ chúng ta thử đọc xem Huy Đức đã cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ Nguyễn Hiến Lê. Đọc xong bộ sách tôi thấy những thông điệp sau đây lắng đọng trong tôi:

1.- Đó là một chế độ độc tài và toàn trị. Người cộng sản nói rằng chế độ do họ dựng lên là dân chủ tập trung. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy rằng chẳng có gì là dân chủ trong chế độ cộng sản. Tất cả các chính sách đều do một nhóm người trong Bộ chính trị quyết định. Nhưng qua Bên thắng cuộc, chúng ta còn biết rằng rất nhiều chính sách có ảnh hưởng đến hàng triệu người chỉ do một người quyết định, bất chấp những lời khuyên của người khác. Điển hình cho tính độc tài là quyết định mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân. Rõ ràng, đó là một chế độ độc tài, sao gọi là dân chủ tập trung được.

Điều mỉa mai nhất là họ cáo buộc rằng chế độ VNCH là do Mỹ dựng lên và tay sai của Mỹ, nhưng chính người lãnh đạo cao cấp nhất trong chế độ CS là Lê Duẩn khẳng định rằng họ đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng. Hình như chưa một lãnh đạo miền Nam chưa ai trơ tráo nói rằng họ là tay sai của Mỹ. Nói cách khác, chế độ CS ngoài Bắc thời đó là một chế độ toàn trị, tay sai của ngoại bang.

Tính toàn trị còn thể hiện qua việc Bộ chính trị kiểm soát cả hành vi xã giao của các đồng chí họ. Đọc đoạn Huy Đức tả cái bắt tay hờ hững của cựu thủ tướng Phan Văn Khải với ông Bill Clinton mà buồn cười về sự trẻ con và thiếu văn hoá của lãnh đạo CS. Ông Khải không mở miệng cười với Bill Clinton. Khi được hỏi tại sao lại có hành vi kém xã giao như vậy, ông Khải thú nhận: “Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười”. Đoạn viết về một ông tướng công an “làm việc” với ban giám hiệu Đại học Quốc gia Hà Nội để chỉ đạo lúc nào nên cười, lúc nào nên vỗ tay, thậm chí những hành vi xem thường ông Bill Clinton như để cho sinh viên đọc báo trong lúc ông nói. Tất cả những hành động và sự giật dây đó là những minh chứng hùng hồn cho thấy chế độ toàn trị kiểm soát tất cả hành vi sống của người dân.

2.- Nội bộ thiếu đoàn kết. Thoạt đầu, ấn tượng của tôi về các vị lãnh đạo phe CSVN là họ rất đoàn kết với nhau. Nhưng đọc qua Bên thắng cuộc và kinh nghiệm cá nhân, tôi mới thấy ấn tượng đó rất sai lầm. Người CSVN, đặc biệt là trong giới lãnh đạo thượng tần, rất ganh ghét và đố kỵ lẫn nhau. Huy Đức qua những câu chuyện cá nhân phác hoạ một bức tranh rất xấu về Lê Đức Thọ và Lê Duẩn, hai người không ưa tướng Võ Nguyên Giáp. Từ một tướng vang danh thế giới bị hạ xuống người đi đặt vòng ngừa thai cho phụ nữ! Những ganh ghét và đố kỵ rất con người cũng giống như các lãnh đạo thuộc phe VNCH. Nhưng có cái khác biệt căn bản là các lãnh đạo VNCH hành xử có văn hoá hơn và có phần tế nhị hơn so với các lãnh đạo phe CS.

Họ sẵn sàng dựng nên những câu chuyện để bôi xấu lẫn nhau. Vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ” được Huy Đức mô tả khá rõ và cho thấy các đồng chí thượng tầng CS có thể lập mưu mô để hạ bệ những ai họ không ưa thích. Họ còn dám dùng cả những thủ đoạn thấp như photoshop để nguỵ tạo hình ảnh trai gái để tố cáo ông Lê Khả Phiêu lúc đó là tổng bí thư đảng.

3.- Tàn nhẫn. Sự hành xử của một số lãnh đạo CS cấp cao có thể nói là tàn nhẫn. Sự tàn nhẫn thể hiện ngay giữa các đồng chí. Chúng ta thử đọc qua đoạn mô tả Võ Chí Công, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Tâm trả thù Võ Viết Thanh sau khi tướng Thanh bắt Năm Châu và Sáu Sứ:

“Tôi tới phòng làm việc của Đoàn Chủ tịch Đại hội, thấy Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Đoàn Khuê, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thanh Bình đang chờ. Mặt Đoàn Khuê hằm hằm, Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm nói ngắn gọn: ‘Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết, xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc: Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khóa VII’.”

Ông Võ Viết Thanh phản ứng như ssau:

“Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được. Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khóa, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.”

4.- Lừa gạt và dối trá. Người dân đã bị bộ máy tuyên truyền của chế độ định hướng suy nghĩ và cảm nhận. Những trẻ em mới lớn lên đã bị bộ máy tuyên truyền nhồi nhét rằng các vị lãnh đạo đáng kính suốt đời hy sinh hạnh phúc cá nhân để đấu tranh cho bình đẳng xã hội. Họ còn bị nhồi nhét rằng chế độ VNCH là chế độ ác ôn, với những con người ăn trên ngồi trốc, trong khi phần lớn người lao động phải sống khổ cực. Nhưng Bên thắng cuộc lột trần “huyền thoại” cao cả của các lãnh đạo CS. Sự thật nói lên rằng họ chính là những người ăn trên ngồi trốc. Trong khi người dân không đủ cơm ăn thì họ phè phỡn với bơ sữa từ Đông Âu. Họ có những vườn rau riêng. Họ có một đội quân bác sĩ chăm sóc sức khoẻ dưới danh xưng “Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương”. Người dân không có thuốc điều trị nhưng lãnh đạo CS thì có thừa. Nếu lấy cái nền lãnh đạo VNCH có đặc quyền đặc lợi là 1 thì những người lãnh đạo CS có đặc quyền đặc lợi phải lên đến 100. Do đó, tất cả những gì người CS phỉ báng giới lãnh đạo VNCH thì cũng chính là những gì họ phỉ báng chính họ với cường độ cao hơn 100 lần. Một cách ngửa mặt lên trời phun nước bọt.

5.- Đạo đức giả. Báo chí miền Bắc thường ra rả tuyên truyền rằng lãnh đạo VNCH là những kẻ ăn chơi, đa thê đa thiếp, chỉ biết suốt ngày nhảy đầm chứ chẳng có kiến thức chính trị gì cả. Họ còn viết hẳn một cuốn sách về các tướng lãnh VNCH. Đọc cuốn này cũng là một phương thức giải trí tốt vì các tác giả có khả năng tưởng tượng khá tốt. Nhưng còn các lãnh đạo CS thì sao? Họ là những kẻ nhiều vợ. Lê Duẩn. Nguyễn Văn Linh. Lê Đức Thọ. Võ Văn Kiệt. Có thể cả ông Hồ. Tất cả đều có hơn 1 vợ. Tất cả đều sẵn sàng bỏ vợ lại sau lưng để “theo đuổi sự nghiệp cách mạng”. Nhưng cũng có thể họ xem phụ nữ như là những người để họ giải quyết vấn đề tình cảm sinh lý. Không phải ai trong giới lãnh đạo CS đều sống vô đạo đức, nhưng nhìn qua những nhân vật cao cấp chúng ta thấy nói rằng thói đạo đức giả rất phổ biến trong giới thượng tầng của chế độ.

6.- Dốt nát. Chúng ta biết rằng những người cộng sản thế hệ thứ nhất như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (không tính đến những người như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ) là những người có trình độ học vấn khá và có bản lãnh. Nhưng Bên thắng cuộc tiết lộ rằng những người thuộc thế hệ đàn em của những người tiền phong toàn là một nhóm người ít học. Những lãnh đạo như ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh … đều xuất thân từ thành phần không có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Sự dốt của lãnh tụ có khi đến mức hài hước. Trong phần viết về sức khoẻ lãnh đạo, chúng ta được biết ông Đỗ Mười nói về bệnh trạng của tướng Đoàn Khuê, qua lời thuật của ông Nguyễn Văn An, như sau: “Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”. Thật kinh hoàng khi những con người như thể được đặt ở vị trí chót vót lãnh đạo một đất nước 90 triệu dân!

Qua Bên thắng cuộc chúng ta biết rằng các lãnh đạo CS có tầm nhìn rất hạn hẹp. Có thể do bị nhào nặn bởi tuyên truyền cộng với kém học thức nên các lãnh đạo CS có kiến thức rất nghèo nàn về thế giới ngoài các nước XHCN và Trung Cộng. Từ đó dẫn đến những nhận định sai lầm và những lựa chọn bất lợi cho đất nước. Điển hình là câu chuyện đằng sau việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Câu chuyện cho thấy giới lãnh đạo CS thiển cận và làng xã trong những nhận xét của họ về một đối thủ rất quan trọng.

Chúng ta thử đọc một đoạn “Cứu chủ nghĩa xã hội” để thấy ông Nguyễn Văn Linh có tầm nhìn và hành xử đầy kịch tính ra sao. Đọc cũng để thấy Gorbachev chẳng những mỉa mai mà còn khinh Nguyễn Văn Linh như thế nào:

Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh:

Tháng 10-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: “Quyết địng đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.

Bị đối xử như thương gia tầm thường:

Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hòa Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng Bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường.

Bị xem thường:

Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn. …. Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý đồ đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.

Đến nơi ở của các nhà lãnh đạo khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Nguyễn Văn Linh. … Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi lớn hơn phòng các thành viên khác trong đoàn một chút thì chỗ ở của Ceausesscu là một khu vực gồm nhiều phòng. Ông Linh và tùy tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu. Ông Linh nói: “Mày liên hệ thế nào mà giờ không thấy nó”. Tôi bảo: “Tính thằng này nó hình thức thế”. Một lúc sau thì Ceausesscu ra, chính ông ta lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh nhất. Ceausesscu thậm chí còn đòi để Rumani đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceausesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: “Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó”. “Ông kia” đề cập ở đây là Gorbachev.

Dù ông Linh rất nhiệt tình cứu XHCN nhưng người ta làm ngơ:

Trong ngày 6-10-1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói: “Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”.

Đa số các đảng cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Batmunkho Tổng Bí thư Mông Cổ, Phó Thủ Tướng Hernandez của Cuba, Tổng Bí thư Ceaucescu của Rumania, Tổng Bí thư Đảng vừa thất cử của Ba Lan Jaruzelski, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tây Đức (DKP) Herbert Mies là chấp nhận gặp. Chỉ có Helbert Mies, lãnh tụ của một đảng không cầm quyền và Phó thủ tướng Cuba Hernandez là tự tới nơi ông Linh ở. Theo ông Lê Đăng Doanh, những người khác chỉ tiếp ông Nguyễn Văn Linh tại phòng riêng của họ.

Sau nhiều cuộc trì hoản thì ông Linh cũng được Gorbachev cho một cuộc gặp mặt. Nhưng đó là một cuộc gặp mặt để Gorbachev khinh miệt ông Linh. Chúng ta hãy đọc tiếp:

Từ 19 đến 21 giờ tối 6-10-1989, sau phần đọc diễn văn, cuộc mit-tin được chuyển từ trong một lâu đài ra một lễ đài ngoài trời duyệt quần chúng, thanh niên rước đuốc. Ông Lê Đăng Doanh kể: Đám thanh niên tuần hành sôi lên sùng sục kêu tên Gorbachev, “Gorby! Gorby!”. Anh Linh chỉ mặc bộ complet, tối nhiệt độ xuống khoảng 8 C, cận vệ quên mang áo lạnh, ông Nguyễn Văn Linh đứng run bần bật, kêu tôi: “Tao lạnh quá”. Tôi phải nói với một viên tướng Đức đứng cạnh đấy: “Tổng Bí thư của tôi quên mang áo ấm”. Viên tướng cho mượn tạm tấm áo choàng của ông ta.

Sáng hôm sau, 7-10-1989, theo lịch trình, mười giờ sẽ có duyệt binh, nhưng tám giờ, ông Nguyễn Văn Linh triệu tập họp Chi bộ Đảng thông báo tình hình sức khỏe: “Mình thấy có gì đó không bình thường, không nhắm được mắt, miệng cứng, không ăn được”. Về sau bác sỹ xác định đó là triệu chứng liệt dây thần kinh số 7. Mọi người đề nghị ông Linh không ra lễ đài, ông Nguyễn Khánh thay ông Linh dự duyệt binh rồi báo với “bạn”. Phía CHDC Đức mời ông Linh ở lại khám chữa bệnh và khuyên ông không nên về trong lúc này. Tuy bệnh tình càng ngày càng nặng, nước mắt chảy ra nhiều, miệng có biểu hiện bị méo và nói bắt đầu khó khăn, ông Nguyễn Văn Linh vẫn hy vọng rất nhiều vào cuộc gặp với Gorbachev.

Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được.

Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một tòa lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: “Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”.

Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “rất tốt” nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói: “Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế”. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: “Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!”. Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: “Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước”.

Cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế Hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói: “Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”. Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết”.

Đọc những đoạn trích dẫn rất sống động này tôi phải nói là rất nhục. Là lãnh tụ một đất nước 90 triệu dân mà không nắm được tình hình thế giới để bị các lãnh đạo của chính thế giới XHCN xem thường như thế. Ông Nguyễn Mạnh Cầm có lẽ là người ngoại giao nên còn biết được tình hình thế giới. Ông đưa ra nhận xét rằng “Nhận thức của một số đồng chí trong Bộ chính trị lúc bấy giờ không theo kịp những thay đổi của tình hình thế giới”. Không theo kịp tình hình thế giới có nghĩa là sống trong cái ao làng. Chẳng biết ông Linh có hiểu những câu nói của Gorbachev hay không. Thật là nhục nhã. Tất cả cũng vì cái dốt.

Cái dốt của lãnh đạo CS còn thể hiện qua lần tiếp kiến giữa ông Lê Khả Phiêu và Bill Clinton. Trong buổi tiếp kiến, trong khi Bill Clinton nói về tương lai hợp tác, ông Lê Khả Phiêu lại tận dụng chuyện Bill Clinton “trốn lính” làm cho ông Bill Clinton rất giận và chắc chắc cũng rất khinh thường người đối diện mình:

Bill Clinton nhớ lại: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.

Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên thế giới không có ai vào cả”. …

Clinton nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao hơn thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ hơn”.

Sự dốt nát chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc bỏ lỡ cơ hội để phát triển đất nước. Câu chuyện xung quanh ký hiệp định thương mại song phương BTA cho thấy giới lãnh đạo thượng tầng CS rất sợ Trung Cộng. Ông Nguyễn Mạnh Cầm nói “Tôi tiếc đứt ruột. Năm 1999, Bill Clinton muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy vào Việt Nam. Mình quyết định không ký, mất biết bao nhiêu cơ hội”. Không chỉ BTA, ngay cả những chần chừ để trở thành thành viên của ASEAN cũng phản ảnh sự kém hiểu biết của những người lãnh đạo CS chóp bu.

Sự dốt nát và kém hiểu biết của người CS không phải chỉ biểu hiện trong giới lãnh đạo mà còn ở những người trong giới học thuật và chuyên môn. Sau 1975 tôi đã có nhiều “tiếp cận” với những đồng nghiệp y khoa từ Bắc vào. Tôi có thể nói một cách không ngần ngại rằng trình độ của họ quá kém. Có lần một anh bác sĩ nghe nói là cấp cao ngoài đó mà viết tên thuốc trụ sinh còn sai. Không phải sai một lần mà nhiều lần. Chỉ nhìn nét chữ cũng có thể biết được anh chàng này thuộc thành phần bác sĩ gì. Ngay cả những người được “chi viện” để tiếp thu trường y Sài Gòn cũng là những người rất kém cỏi về kiến thức và kỹ năng lâm sàng. Họ bị các thầy trong Nam khinh ra mặt. Do đó tôi không hề ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ viết về phản ứng của giới trí thức trong Nam trước những chính sách quái đản được áp dụng sau 1975. Họ vận hành theo tư duy rặt mùi cộng sản.

Cứ đến ngày kỷ niệm nào đó họ hỏi có thành tích khoa học gì để chào mừng và nhận được câu trả lời của thầy Phạm Biểu Tâm: “Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả”. Sau này trong một lần họp bàn về cách giải quyết hệ thống nước bị đục, giáo sư Phạm Biểu Tâm không phát biểu gì cả. Đến khi bị ông Võ Văn Kiệt gặn hỏi, giáo sư Tâm vốn rất quý ông Kiệt, chỉ nói đơn giản “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khoẻ, vì cái gì cũng đã có các anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.  [đảng vốn hay khoe khoang: cái gì đảng cũng biết tuốt, cũng chỉ đạo hết…Gs Phạm Biểu Tâm mỉa mai đảng qua câu trả lời này- TH] Đối với giới trí thức miền Nam ngày ra mắt đầu tiên của chính quyền không hề thuyết phục được họ. (Và) Cho đến bây giờ tình hình vẫn thế.

Bên thắng cuộc đã trở thành một tác phẩm bán chạy. Nếu được công bố ở trong nước tôi nghĩ chắc chắn bộ sách sẽ qua mặt bất cứ cuốn sách nào đang có trên thị trường. Đọc xong bộ sách tôi hiểu được tại sao nó nổi tiếng.

Theo tôi, Bên thắng cuộc được nhiều người quan tâm vì trong đó có rất nhiều những câu chuyện hậu trường chính trị. Đặc biệt hơn là tất cả những câu chuyện hậu trường đều nói lên những hình ảnh tiêu cực của giới lãnh đạo CSVN. Khó tìm một câu chuyện nào mang tính tích cực trong sách. Trong đó có những con người ít học nhưng ngạo mạn. Đó là những con người đạo đức giả. Đó là những con người sẵn sàng chấp nhận đớn hèn để sống trong môi trường tàn ác. Đó là những con người tàn nhẫn và xảo trá. Những cá tính lãnh đạo như thế là tác giả của những quyết sách đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ dẫn đất nước bỏ mất cơ hội hết năm này sang năm khác. Những câu chuyện như thế giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn cái tâm kém và cái trí thấp của một số đông lãnh đạo chóp bu và giải thích tại sao đất nước và dân tộc chúng ta đã quá bất hạnh trong suốt 70 năm qua. Họ là nguyên nhân gần và tác nhân trực tiếp đã đưa đất nước nghèo hèn như hiện nay. Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Posted in Sách- Báo- Hồi Ký, Sách-Hồi Ký-Bài Báo... | Thẻ: | 4 Comments »

►Hội Nghị Paris 1968-1973

Posted by hoangtran204 trên 28/01/2013

Hội Nghị Paris: Phái đoàn và lập trường

(Bài 1)

anh-toan-canh-hoi-nghi-parisSau khi phái đoàn chuyên viên Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tức Bắc Việt Nam (BVN) quyết định về thủ tục và chi tiết kỹ thuật trong cuộc họp ngày 10-5-1968, hội nghị Paris chính thức bắt đầu ngày 13-5-1968 giữa Hoa Kỳ và BVN.

Từ ngày 25-1-1969, có thêm hai phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tức Nam Việt Nam (NVN) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGP) tham dự.

Hội nghị Paris kết thúc ngày 27-1-1973 khi bốn bên lâm chiến ký kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam), gọi tắt là Hiệp định Hòa bình Paris (Paris Peace Accords).

Hội nghị diễn ra tại Trung Tâm Hội Thảo Quốc Tế (Centre de Conférences International), trong khách sạn Majestic, số 19 đường Kléber, kéo dài trong bốn năm chín tháng, ban đầu với 28 phiên họp tay đôi giữa Hoa Kỳ và BVN, và sau đó với 174 phiên họp khoáng đại giữa bốn phái đoàn. (Paul Kerasis, Transcripts and Files of the Paris Peace Talks on Vietnam, 1968-1973, Frederick MD: University Publications of America, INC, tt. 1-9.)  Ngoài ra, theo một số tài liệu (đưa lên Internet), từ khi mở đầu đến khi kết thúc, tại Paris diễn ra 24 cuộc mật đàm giữa lãnh đạo và cố vấn các phái đoàn Hoa Kỳ và VNDCCH.  Hội nghị không họp liên tục, không theo một nghị trình hay thời biểu nhất định, mà chỉ do sự thỏa thuận của các bên tham dự trong từng giai đoạn.  Có khi một trong hai bên hay bốn bên hủy bỏ cuộc họp, dầu đã thỏa thuận trước.

1.- CÁC PHÁI ĐOÀN THAM DỰ

Khi hội nghị Paris chính thức bắt đầu ngày 13-5-1968, chỉ có Hoa Kỳ và VNDCCH họp tay đôi.  Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Johnson cử đại sứ Averell Harriman dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ, Cyrus Vance làm phó trưởng đoàn.  Hai ông nầy là hai chính khách kỳ cựu đảng Dân Chủ.  Harriman là người Mỹ gốc Do Thái, từng làm trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại hội nghị Genève về việc trung lập hóa Lào năm 1962 và áp lực tổng thống Ngô Đình Diệm phải chấp nhận bản hiệp ước nầy.

Về phía VNDCCH, cựu ngoại trưởng Xuân Thủy, ủy viên Trung ương đảng Lao Động (LĐ) tức đảng Cộng Sản Việt Nam, làm trưởng đoàn và Hà Văn Lâu làm phó trưởng đoàn.  Phái đoàn Xuân Thủy được đặt dưới quyền một cố vấn là Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ chính trị đảng LĐ, đến Paris ngày 3-6-1968.  Lê Đức Thọ là người sẽ mật đàm với Kissinger, cố vấn phái đoàn Hoa Kỳ.

Trước khi đến Paris dự phiên họp đầu tiên ngày 13-5-1968, Xuân Thủy ghé Bắc Kinh gặp thủ tư ớng Chu Ân Lai.  Chu Ân Lai nói với Xuân Thủy rằng BVN đồng ý điều đình với Hoa Kỳ quá sớm, chưa đúng lúc.  Chu Ân Lai khuyên BVN nên trì hoãn hội nghị, kéo dài thời gian vì Hoa Kỳ sẽ không chịu rút lui khi chưa thất bại.  (Larry Berman, No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam,  Nguyễn Mạnh Hùng dịch, Không hòa bình, chẳng danh dự – Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, California: Nxb. Việt Tide, 2003, tr. 46.)  Bắc Việt Nam sẽ thực hiện kế hoạch nầy.  Ngoài ra, khi gặp những vấn đề quan trọng, Lê Đức Thọ từ Paris về Hà Nội tham khảo với Bộ chính trị đảng LĐ, đều ghé lại Moscow và Bắc Kinh để thỉnh thị ý kiến.

Sau hai cuộc họp đầu tiên ngày 13 và 15-5-1968, phó trưởng đoàn Hoa Kỳ Cyrus Vance tuyên bố ngày 16-5-1968 rằng nếu bàn về các vấn đề chính trị, phải có sự tham gia của VNCH. (Đoàn Thêm, 1968, việc từng ngày, California, Nxb. Xuân Thu tái bản, 1989, tr.173.)  Hoa Kỳ còn đề nghị mời thêm MTDTGP (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, Caùc cuoäc thöông löôïng Leâ Ñöùc Thoï – Kissinger taïi Paris, Haø Noäi: Nxb. Coâng An Nhaân Daân, 2002, tt. 30-31.)  Phía CSVN đồng ý ngày 26-10-1968 nên hai bên dự tính cuộc họp đầu tiên có cả VNCH và MTDTGP sẽ diễn ra ngày 6-11-1968.

Tuy nhiên, ngày 2-11-1968, ra trước lưỡng viện quốc hội ở Sài Gòn, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố VNCH chỉ chấp nhận thương thuyết với VNDCCH, không nhìn nhận MTDTGP, không đồng ý giải pháp liên hiệp, và không tham dự hội nghị Paris ngày 6-11-1968.  Ngày 8-11-1968, tổng thống Thiệu lên đài truyền hình đưa ra công thức mới để hòa đàm: nói chuyện song phương, mỗi bên một phái đoàn; VNCH và Hoa Kỳ một bên, VNDCCH và MTDTGP một bên. (Đoàn Thêm, sđd. tt. 358-365.)

Ngày 27-11-1968, chính phủ VNCH tuyên bố rằng Hoa Kỳ ủng hộ lập trường ngày 2-11 và 8-11 của VNCH, nên VNCH quyết định tham dự hòa đàm Paris.  Tổng thống Thiệu cử phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ làm cố vấn, phụ trách theo dõi; Phạm Đăng Lâm làm trưởng phái đoàn VNCH, cùng Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Ngọc Huy, Vương Văn Bắc, Nguyễn Thị Vui, Nguyễn Triệu Đan và 40 chuyên viên sang Paris tham dự hội nghị.  Phái đoàn rời Sài Gòn ngày 7-12-1968. (Đoàn Thêm, sđd. tt. 387, 399.)

Trong phiên họp bàn về thủ tục ngày 18-1-1969, Nguyễn Xuân Phong làm trưởng đoàn VNCH.  Từ phiên họp khoáng đại chính thức đầu tiên ngày 25-1-1969, mà Hoa Kỳ và VNCH gọi là cuộc họp khoáng đại hai bên, phía CS gọi là cuộc họp bốn bên, Phạm Đăng Lâm làm trưởng đoàn VNCH.

Công cụ của đảng LĐ tại miền Nam là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGP), thành lập tại Hà Nội ngày 12-12-1960 và ra mắt ngày 20-12-1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, thuộc vùng chiến khu cũ của Việt Minh thời kháng Pháp là chiến khu Dương Minh Châu.  Trong ngày ra mắt, MTDTGP công bố “Tuyên ngôn” và “Chương trình 10 điểm” làm căn bản hoạt động của Mặt trận. (Một nhóm tác giả, Chung một bóng cờ, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, 1993, tt. 957-962.)  Ngoài quân du kích ở miền Nam, Hà Nội dần dần đưa vào Nam lực lượng chính quy do sĩ quan và tướng lãnh BVN chỉ huy.

Khi tham gia hội nghị Paris, MTDTGP chưa lập chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.  Ngày 12-12-1968 MTDTGP đề cử Trần Bửu Kiếm, làm trưởng phái đoàn MTDTGP.  Trần Bửu Kiếm là Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương kiêm trưởng ban Đối ngoại MTDTGP.  Trần Bửu Kiếm tham dự hội nghị Paris từ 25-1-1969 đến 5-6-1969 (20 cuộc họp).

Để phái đoàn MTDTGP tương xứng với các phái đoàn khác, từ ngày 6 đến 8-6-1969, MTDTGP họp cùng với Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Việt Nam, tại mật khu gần biên giới Cao Miên trên quốc lộ 22, và bầu ra chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), trong đó Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch (thủ tướng), Trần Bửu Kiếm làm bộ trưởng Phủ chủ tịch, Nguyễn Thị Bình làm bộ trưởng bộ Ngoại giao.  Từ phiên họp thứ 21 ngày 10-6-1969, phái đoàn CPLTCHMNVN do Nguyễn Thị Bình dẫn đầu thay thế phái đoàn MTDTGP tại Paris.   (Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả, Mặt trận Dân tộc Giải phóng – Chính phủ Cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam (Hồi ức), Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2001, tt. 53-54.)

2.- LẬP TRƯỜNG CĂN BẢN

Bốn phái đoàn tham dự hội nghị Paris dựa trên các lập trường căn bản như sau:

Dưới thời tổng thống Johnson, Hoa Kỳ đòi trở lại khu phi quân sự, BVN phải xuống thang chiến tranh, tương xứng với việc ngưng oanh kích BVN, để miền Nam cho người miền Nam tự giải quyết chuyện nội bộ.  Khi ứng cử tổng thống, Richard Nixon chủ trương không giảm quân. (Đoàm Thêm, sđd. tr. 317.)  Tuy nhiên, sau khi đắc cử tổng thống, Richard Nixon đưa ra kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh và chủ thuyết Nixon vào giữa năm 1969, thay đổi chiến lược quân sự, và thay đổi luôn chiến lược ngoại giao toàn cầu, bắt đầu thân thiện với Trung Quốc.

(Việt Nam hóa (Vietnamization) chiến tranh là chuyển gánh nặng quân sự cho quân lực VNCH, để quân đội Hoa Kỳ dần dần không tham chiến nữa, rút lui về nước.  Chủ thuyết Nixon chủ trương rằng từ nay Hoa Kỳ sẽ viện trợ quân sự và kinh tế cho những nước nào chiến đấu bằng nhân lực của chính mình để tự bảo vệ mình, và Hoa Kỳ sẽ không gởi quân chiến đấu đến nước đó.)

Việt Nam Cộng Hòa chỉ chấp nhận nói chuyện với VNDCCH, không công nhận MTDTGP.  Lập trường của chính phủ VNCH khá cứng rắn, đòi hỏi VNDCCH phải rút quân về Bắc, ngưng xâm nhập và đừng xen vào công việc nội bộ miền NVN.  Tuy nhiên, do áp lực của Hoa Kỳ, VNCH đành phải tham dự hội nghị Paris, có cả sự hiện diện của MTDTGP.  Năm 1971, khi vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2 nền Đệ nhị Cộng hòa, tổng thống Thiệu đưa ra lập trường “bốn không”: không liên hiệp, không cắt đất, không hòa giải, không chấp nhận cộng sản. (Chính Đạo, 55 ngày đêm cuộc sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, Houston, Nxb. Văn Hóa, 1999, tr. 404.)

Về phía CS, đại diện VNDCCH tại Paris đòi thực thi chương trình bốn điểm mà Phạm Văn Đồng, thủ tướng BVN, đã đưa ra trước quốc hội BVN ngày 8-4-1965, và nhấn mạnh hai việc chính: 1)  Thứ nhất Hoa Kỳ phải dứt khoát vĩnh viễn ngưng oanh tạc BVN.  2) Thứ hai, Hoa Kỳ ngưng tất cả những hành động chiến tranh, rút quân về nước, ngưng yểm trợ cho NVN.  Cộng sản không đề cập gì đến quân BVN vào NVN.

Mặt trận DTGP đương nhiên cùng lập trường với VNDCCH.  Ngày 3-11-1968, MTDTGP đưa ra “Giải pháp 5 điểm” làm chính sách căn bản, đại để là: 1) MTDTGP phấn đấu thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất, 2) Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút quân khỏi miền NVN. 3) Công việc nội bộ miền NVN do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo Cương lĩnh của MTDTGP. 4) Việc thống nhất đất nước sẽ do nhân dân hai miền giải quyết bằng hòa bình. 5) Miền Nam thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập.  (Nguyễn Thị Bình, sđd. tr. 38.)

Đó là lập trường căn bản của bốn bên tham dự khi hội nghị Paris bắt đầu.  Lập trường cũng như chiến thuật và ngôn ngữ ngoại giao mỗi bên thay đổi tùy giai đoạn và hoàn cảnh chính trị.

Hội nghị dậm chân tại chỗ trong nhiều năm.  Đến năm 1971, khi Hoa Kỳ làm thân với Trung Quốc, Henry Kissinger (cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống Richard Nixon) qua Trung Quốc, cho các lãnh tụ Trung Quốc biết Hoa Kỳ quyết định sẽ đơn phương rút quân khỏi Việt Nam.  Quyết định nầy được tổng thống Nixon lập lại với các lãnh tụ Trung Quốc lần nữa trong chuyến viếng thăm nước nầy vào tháng 2-1972.   Trình bày kế hoạch rút quân của Hoa Kỳ với các lãnh tụ Trung Quốc, chẳng khác gì Hoa Kỳ nhờ các lãnh tụ Trung Quốc nói lại và làm chứng với nhà cầm quyền BVN.

Sau khi Nixon về nước vào cuối tháng 2-1972, Chu Ân Lai đến Hà Nội ngày 4-3-1972, thuật lại cho giới lãnh đạo đảng Lao Động (LĐ) nội dung cuộc gặp gỡ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Quốc đối với BVN.  (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 200.)

Biết được Hoa Kỳ dứt khoát bỏ rơi VNCH, đơn phương rút quân, BVN phản ứng bằng hai cách: 1) Mở cuộc tấn công “mùa hè đỏ lửa” từ cuối tháng 3-1972 để thử thách. 2) Tại Paris, dưới áp lực của Liên Xô, BVN bãi bỏ điều kiện tiên quyết của CSVN trong hội nghị là giải thể chế độ VNCH, để Hoa Kỳ chấp nhận và khai thông hội nghị Paris từ giữa năm 1972, đi đến ký kết hiệp định, trao trả tù binh cho Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ nhanh chóng rút lui.  Khi đó, CSVN mới tiếp tục cuộc chiến tay đôi với VNCH.

Vì vậy, hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình ở Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là các cuộc họp tay đôi giữa Hoa Kỳ và VNDCCH.  Giai đoạn thứ hai là các cuộc họp bốn bên bị CS trì hoãn (1968-1972) và giai đoạn thứ ba là giai đoạn kết thúc (1972-1973). (Còn tiếp) (Trích Việt sử đại cương tập 7, sẽ xuất bản.)

(Toronto, 12-01-2013)

© Tác giả:

© Đàn Chim Việt

—————————————————————————

Bai 2

Giai đoạn 1 và 2 Hội nghị Paris

Hội Nghị Paris (Bài 2)

Bài 1

Hội nghị Paris (1968-1973) có thể chia thành ba giai đoạn.  Bài nầy xin trình bày hai giai đoạn đầu của hội nghị Paris.

Bà Nguyễn Thị Bình tại Hội nghị Paris năm 1973

1.- GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1968)

Giai đoạn nầy kéo dài từ ngày 13-5-1968 đến ngày 30-10-1968,  gồm 28 cuộc họp công khai tay đôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), (Paul Kerasis, sđd. tr. 2) và 8 lần mật đàm riêng giữa lãnh đạo hai phái đoàn.  Đây là khúc dạo đầu giữa hai bên, thăm dò, tìm hiểu, tuyên truyền và tố cáo lẫn nhau.  Hoa Kỳ đòi hỏi tái lập vùng phi quân sự, Bắc Việt Nam (BVN) ngưng xâm nhập, rút quân về Bắc, xuống thang chiến tranh, để cho dân chúng miền Nam tự quyết, tôn trọng nền trung lập Lào.  Bắc Việt Nam yêu sách Hoa Kỳ phải chấm dứt oanh tạc BVN vô điều kiện, chấm dứt các hành động chiến tranh, thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của người Việt Nam.

Ngay từ đầu, Hoa Kỳ đòi hỏi các cuộc họp phải có sự tham dự của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).  Sau đó, Hoa Kỳ đề nghị thêm Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng (MTDTGP) (Đã viết trong bài 1).  Trong giờ giải lao tại phiên họp công khai thứ 26 ngày 16-10-1968, Harriman trao cho Xuân Thủy một thư trong đó có viết rằng khi nào BVN chịu họp với VNCH và MTDTGP thì Hoa Kỳ sẽ ngưng ném bom BVN.  Trong cuộc mật đàm ngày 26-10-1968, Xuân Thủy trả lời rằng BVN đồng ý với đề nghị của Hoa Kỳ. (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, sđd. tt. 15-44. )

Giữ đúng lời hứa, ngày 31-10-1968 tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố chấm dứt chiến dịch Rolling Thunder, ngưng ném bom BVN, và cuộc họp dự tính ngày 6-11-1968 sẽ có mặt thêm đại diện hai phái đoàn VNCH và MTDTGP.  Tuy nhiên, phía VNCH chưa chấp nhận tham dự hội nghị. (Đoàn Thêm, 1968, sđd. tt. 355, 358), vì vậy cuộc họp ngày 6-11-1968 phải đình hoãn.

Có tài liệu giải thích rằng sở dĩ phái đoàn VNCH chưa tham dự hội nghị Paris vì chính phủ Nguyễn Văn Thiệu muốn gây trở ngại cho nỗ lực vận động tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ vào ngày 5-11-1968 của ứng cử viên đảng Dân Chủ là Hubert Humphrey, và ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng Hòa Richard Nixon.  Người ta cho rằng theo tổng thống Thiệu, ứng cử viên Richard Nixon tỏ ra cứng rắn đối với cộng sản hơn Humphrey.  (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter , Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C & K Promotions, Inc., tt. 39-50.)

Ngang đây, các bên lại tranh cãi về hình thức cái bàn ngồi họp trong gần ba tháng.  Cuối cùng, các bên đồng ý chọn bàn tròn bằng phẳng, không có cờ, phía sau mỗi bên, cách 0,45 m có một bàn hình chữ nhật cho thư ký mỗi bên làm việc.

2.- GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1969-1972)

Ngày 25-1-1969 bắt đầu các phiên họp hai/bốn bên, tùy theo cách gọi của mỗi bên, đến ngày 4-5-1972, kéo dài, gần ba năm rưỡi, qua 149 phiên họp.

Sau khi đắc cử ngày 5-11-1968, tân tổng thống Richard Nixon cử Henry Cabot Lodge, một chính khách đảng Cộng Hòa, làm trưởng đoàn Hoa Kỳ.  Lodge cầm đầu phái đoàn cho đến cuối năm 1969.  Đầu năm 1970, David K. E. Bruce thay.  Qua năm 1971, William James Porter làm trưởng đoàn Hoa Kỳ cho đến khi hội nghị chấm dứt.  Thật ra, từ tháng 7-1969, cố vấn An ninh Quốc gia của Nixon là Henry Kissinger đến Paris mật đàm với Xuân Thủy và Lê Đức Thọ, và hầu như giữ vai trò chính trong phái đoàn Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn nầy, các bên tiếp tục tranh cãi những vấn đề chung quanh chuyện đình chiến và tái lập hòa bình.  Phía CS cố tình kéo dài thời gian (theo kế hoạch Chu Ân Lai đã viết trong bài 1), vừa đàm trên bàn họp, vừa đánh trên chiến trường, chờ đợi người Mỹ rút quân dần dần theo chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh của tổng thống Nixon.   Trong thời gian nầy, tại hòa hội Paris, các bên đưa thêm những kế hoạch mới, bổ túc cho chính sách của mình.

Tại VNCH, ngày 7-4-1969, trong thông điệp đọc trước quốc hội, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trình bày chương trình 6 điểm, còn được gọi là “Chính sách quốc gia hòa giải”: 1) CS phải chấm dứt xâm lăng. 2) CS phải triệt thoái quân đội ra khỏi miền NVN.  3) CS không được xâm lăng các nước láng giềng nhằm xâm nhập VNCH. 4) VNCH sẽ áp dụng chính sách hòa giải và đại đoàn kết. 5) Thống nhất đất nước do toàn dân quyết định. 6) Cần có hệ thống kiểm soát quốc tế hữu hiệu chống CS xâm lăng.  (Đoàn Thêm, 1969 (việc từng ngày), California, Nxb. Xuân Thu tái bản, 1989, tr. 119.)

Phía MTGPMN, sau “giải pháp 5 điểm” đưa ra ngày 3-11-1968 (đã viết trong bài 1), trong phiên họp hai/bốn bên thứ 16 ngày 8-5-1969, MTDTGP đưa thêm “Giải pháp toàn bộ 10 điểm”.  (Nguyễn Thị Bình, sđd. tr. 51.)    Điểm chính yếu là đòi hỏi Hoa Kỳ rút quân về nước, chuyện miền NVN để cho dân Việt Nam tự giải quyết.

Đáp lại, ngày 14-5-1969, tổng thống Nixon công bố kế hoạch 8 điểm: 1) Hoa Kỳ, đồng minh và BVN rút quân ngay sau khi có thỏa hiệp. 2) Mười hai tháng sau, nếu chưa rút hết, sẽ tới đóng ở những địa điểm được chỉ định và không tác chiến. 3) Sẽ rút song phương tất cả cùng một lúc ra khỏi cả Miên và Lào. 4) Sẽ có cơ quan kiểm soát quốc tế. 5) Cơ quan nầy sẽ hoạt động theo chương trình được hai bên thỏa hiệp. 6) Bắt đầu tổ chức tổng tuyển cử với sự kiểm soát quốc tế. 7) Trao đổi tù binh. 8) Hai bên cam kết tôn trọng các hiệp định Genève về Việt, Miên và Lào. (Đoàn Thêm, 1969, sđd. tt. 161-162.)  Tức thì, ngày 22-5-1969, phát ngôn viên MTGPMN tuyên bố đề nghị của Nixon khác với giải pháp 10 điểm của MTDTGP như ngày và đêm. (John S. Bowman, sdd. tr. 143.)

Trong khi các phái đoàn VNCH và VNDCCH không có gì thay đổi, thì phái đoàn MTDTGP thay đổi danh xưng và trưởng đoàn.  Nguyên từ 1960 đến 1968, MTDTGP chưa thành lập chính phủ. Để phái đoàn MTDTGP tương xứng với các phái đoàn khác, từ ngày 6 đến 8-6-1969, MTDTGP họp cùng với Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Việt Nam, tại mật khu gần biên giới Cao Miên trên quốc lộ 22, và bầu ra chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), trong đó Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch, Trần Bửu Kiếm làm bộ trưởng Phủ chủ tịch, Nguyễn Thị Bình làm bộ trưởng bộ Ngoại giao.  Phái đoàn CPLTCHMNVN do Nguyễn Thị Bình dẫn đầu thay thế phái đoàn MTDTGP tại Paris từ phiên họp thứ 21 ngày 10-6-1969. (Nguyễn Thị Bình sđd. tt. 53-54.)   (Liên Minh CLLDTDC là một hình thức mặt trận cũng do CS hậu thuẫn, kết hợp thêm những thành phần thiên tả còn đứng ngoài MTDTGP.)

Tại cuộc họp ngày 10-6-1969, Nguyễn Thị Bình đưa ra “Chương trình hành động 12 điểm” của chính phủ lâm thời CHMNVN.  Chương trình nầy không khác giải pháp 10 điểm của MTDTGP.  Theo chương trình mới, MTDTGP là người tổ chức và lãnh đạo cuộc chống Mỹ “xâm lược”. (John S. Bowman, sđd. tr. 145.)

Ngày 15-7-1969, Richard Nixon gởi thư cho Hồ Chí Minh, nhờ Jean Sainteny, một người Pháp, chuyển cho Xuân Thủy tại Paris.  Trong thư, Nixon tỏ ý muốn tìm một nền hòa bình công chính và hai bên nên hướng về hòa giải hơn là đối đầu và chiến tranh.  Hồ Chí Minh trả lời thư cho Nixon ngày 25-8-1969, nói rằng nếu Nixon thật sự muốn mưu tìm hòa bình công chính, thì Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội ra khỏi NVN, tôn trọng quyền của người miền Nam và của dân tộc Việt Nam tự quyết định mà không có ảnh hưởng nước ngoài.   (Richard Nixon, The Memoirs of Richard Nixon, New York: Grosset & Dunlap,  1978, tt. 393, 397.)  Thư nầy ký tên Hồ Chí Minh ngày 25-8-1969.  Lúc đó, Hồ Chí Minh đang bệnh và sau đó chết ngày 2-9-1969.

Trong thời gian đàm phán tại Paris, chính phủ Nixon bị áp lực nặng nề của giới phản chiến ở trong nước Mỹ.  Trong niên khóa 1969-1970, xảy ra 1,800 cuộc biểu tình, 7,500 bị bắt giữ, 247 vụ đốt phá, 462 người bị thương mà hai phần ba (2/3) là cảnh sát và 8 người chết.  Nạn bạo động trở thành một bệnh dịch trên toàn quốc Hoa Kỳ.  Từ tháng 1-1969 đến tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, hay âm mưu ném bom, hay đe dọa ném bom liên hệ đến chiến tranh, gây thiệt hại 21 triệu Mỹ kim, hàng trăm người bị thương và 43 người chết.  (Richard Nixon, No more Vietnams, London: W. H. Allen, 1986, tr. 126.)

Nhân phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ năm 1969, Phạm Văn Đồng, thủ tướng BVN viết thư gởi dân chúng Hoa Kỳ, hy vọng các cuộc phản đối sẽ buộc chính phủ Hoa Kỳ rút lui hoàn toàn và vô điều kiện quân đội Hoa Kỳ về nước. (http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/index-1969.
html.)  Quốc hội Hoa Kỳ liền đưa ra nghị quyết 275 ngày 15-10-1969 phản đối BVN đã can thiệp vào công việc nội bộ của Hoa Kỳ.  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng lên tiếng phê phán việc nầy. (U. S. Congressional Documents – 1969, HeinOnline, p. 1651.)

Tháng 4-1970, liên quân Việt Mỹ tiến qua Cao Miên, truy đuổi CSVN.  Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ bùng lên mạnh mẽ.  Ngày 2-5-1970, sinh viên các đại học Hoa Kỳ phát động biểu tình rầm rộ, phản đối cuộc hành quân nầy.  Tại đại học Kent, tiểu bang Ohio, ngày 4-5-1970, Vệ binh Quốc gia bắn chết bốn sinh viên biểu tình và làm bị thương chín người khác.  Sự kiện nầy khiến làn sóng phản đối chiến tranh dâng cao trên toàn nước Mỹ.

Sau biến cố trên, thượng viện Hoa Kỳ trong phiên họp ngày 24-6-1970, ra quyết định bãi bỏ “Nghị quyết vịnh Bắc Việt”, (John S. Bowman, sđd. tr. 166), giới hạn quyền hành của tổng thống trong việc điều khiển chiến tranh ở nước ngoài.

Sự kiện nầy càng khuyến khích CSVN kéo dài hội nghị Paris, vừa đàm vừa đánh, vừa đánh vừa đàm, chờ đợi những đòi hỏi và áp lực càng ngày càng gia tăng của giới phản chiến đối với chính phủ Nixon và chờ đợi Nixon rút quân Hoa Kỳ khỏi Việt Nam theo chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh.  Quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam cuối năm 1968 là 536,100 người.  Tháng 12-1969 số quân nầy giảm xuống còn 475,200; cuối năm 1970, còn lại 334,600 quân và tháng 12-1971, còn 156,800 quân.

Từ cuối tháng 1 đầu tháng 2-1971, VNCH mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh qua Lào, với sự giúp sức của Không quân Hoa Kỳ.  Sinh viên và cựu chiến binh Hoa Kỳ trước đây tham chiến ở Việt Nam lại tổ chức biểu tình rầm rộ vào tháng 4 và tháng 5-1971 tại Washington DC và nhiều nơi ở Mỹ.

Tại Paris, trong phiên họp thứ 84 ngày 17-9-1970, Nguyễn Thị Bình đưa ra “8 điểm nói rõ thêm”, chủ yếu là đòi Mỹ rút hết quân trước ngày 30-6-1971, sẵn sàng nói chuyện với một chính quyền Sài Gòn không có Thiệu – Kỳ – Khiêm.  Phía Hoa Kỳ đưa ra “Kế hoạch hòa bình 5 điểm” ngày 7-10-1970, rồi ngày 31-5-1971, trong cuộc mật đàm, Kissinger điều chỉnh thành “đề nghị 7 điểm”.  Đáp lại, ngày 26-6-1971, cũng mật đàm, Lê Đức Thọ trình bày “Sáng kiến hòa bình 9 điểm của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”.  Ngày 1-7-1971, trong phiên họp hai/bốn bên thứ 119 ngày 1-7-1971, Nguyễn Thị Bình công bố “Sáng kiến mới gồm 7 điểm nhằm giải quyết hòa bình miền Nam Việt Nam”.  Ngày 11-10-197, Hoa Kỳ lại chuyển đến phía CVSN “Đề nghị 8 điểm” khác. (Nguyễn Thị Bình, sđd. tt. 61-79.)

Cứ thế, trong hai năm 1970, 1971, trong các cuộc họp, các bên đưa ra những chương trình hay kế hoạch mới, rồi tranh cãi, tố cáo và đòi hỏi liên tục, không đi vào mục đích cụ thể của cuộc hòa đàm nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt chiến tranh.  Chỉ có một thay đổi nhỏ về chính trị năm 1970 là MTDTGP từ nay chấp nhận sự hiện diện của chính quyền Sài Gòn không có Thiệu Kỳ Khiêm, và một thay đổi khác từ năm 1971 là hội nghị Paris bắt đầu đề cập đến vấn đề tù binh mà Hoa Kỳ đang rất muốn giải quyết.  Cũng trong cuộc họp ngày 29-7-1971, Nguyễn Thị Bình đề nghị lập danh sách tù binh khi nào Hoa Kỳ ấn định cụ thể thời biểu rút lui toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ. (John S. Bowman, sđd. tr. 182.)

Khi bị dư luận Mỹ chỉ trích là chính quyền không cố gắng hết sức để chấm dứt chiến tranh, ngày 25-1-1972, Nixon tiết lộ rằng từ 4-8-1969 đến 16-8-1971, cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger đã mật đàm 12 lần với Lê Đức Thọ và Xuân Thủy.  Ngoài ra, ngày 11-10-1971, Kissinger đã đưa riêng cho phái đoàn BVN đề nghị 8 điểm, đại để như sau:  Rút hết quân đội Hoa Kỳ, quân đội Đồng minh và quân đội cộng sản ra khỏi NVN, Lào và Cao Miên trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký hiệp định; cùng một lúc thả tù quân và dân sự tất cả các bên; một Ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến việc thực thi hiệp định; các thành phần liên hệ kể cả MTDTGP phối hợp tổ chức và kiểm soát cuộc bầu cử tổng thống; tổng thống Thiệu và phó tổng thống Hương từ chức một tháng trước ngày bầu cử.  Tuy nhiên những cố gắng nầy không thành công. (John S. Bowman, sđd. tr. 188.)

Hôm sau, 26-1-1972, Kissinger còn tiết lộ thêm rằng trong kế hoạch 9 điểm do CSVN mới đưa ra, có hai điểm không thể chấp nhận được.  Đó là CSVN đòi Hoa Kỳ ngưng ủng hộ chính phủ VNCH và đòi Hoa Kỳ rút quân thì phải rút luôn võ khí, quân nhu, quân dụng mà Hoa Kỳ cung cấp cho quân đội VNCH sử dụng.  Làm như thế, chế độ VNCH sẽ sụp đổ. (John S. Bowman, sđd. tr. 188.)

Bắc Việt Nam liền tố cáo ngày 31-1-1972 rằng phía Hoa Kỳ đơn phương tiết lộ các cuộc mật đàm.  Bắc Việt Nam công bố “Sáng kiến hòa bình 9 điểm” của Lê Đức Thọ, “Sáng kiến 7 điểm” của Nguyễn Thị Bình và “Đề nghị 7 điểm” của Kissinger đã được đưa ra tại Paris. (Đã ghi ở trên.)  Ngoài ra Hà Nội cũng công bố bản văn dự tính giao cho Kissinger trong cuộc họp mật ngày 20-11-1971, nhưng cuộc họp nầy bị hủy bỏ.  Theo bản văn nầy, có hai điểm khác biệt chính giữa chủ trương của BVN và Hoa Kỳ: Hoa Kỳ muốn rút tất cả lực lượng ngoại nhập khỏi Nam Việt Nam với sự thỏa thuận về nguyên tắc cho một giải pháp cuối cùng. Trong khi BVN chỉ muốn Hoa Kỳ và Đồng minh rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Đông Dương không điều kiện.  Hà Nội còn muốn chính phủ Thiệu từ chức và cuộc bầu cử sẽ do một chính quyền ba thành phần là BVN, NVN và MTDTGP đứng ra tổ chức. (John S. Bowman, sđd. tr. 189)

Trong cuộc thăm viếng Trung Quốc vào tháng 2-1972, tổng thống Nixon chính thức công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, đồng thời Nixon cho các nhà lãnh đạo CS Trung Quốc biết rằng Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút quân khỏi Việt Nam.  Được Chu Ân Lai báo lại cho biết tin nầy, các lãnh tụ CSVN mở cuộc tấn công lớn trên toàn lãnh thổ VNCH từ cuối tháng 3-1972.

Dầu chiến đấu đơn độc sau khi quân đội Hoa Kỳ rút về nước, quân đội VNCH đã đẩy lui quân CS trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972 trên tất cả các mặt trận.  Hoa Kỳ phản ứng đối với cuộc tấn công của CS bằng hai cách: 1) Tại Paris, ngày 23-3-1972, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ William Porter tuyên bố theo lệnh của tổng thống Nixon, ngưng hội đàm vô thời hạn, đòi hỏi CS phải chấm dứt tấn công VNCH trước khi tiếp tục thương thuyết. 2)  Ngày 10-4-1972, phi cơ B-52 của Hoa Kỳ tái oanh kích BVN.  Ngày 16-4-1972, B-52 thả bom ở cả hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng, lần đầu tiên kể từ  01-11-1968.  Từ các hàng không mẫu hạm, hàng trăm phi cơ oanh kích các cơ sở quân sự quanh hải cảng Hải Phòng và khoảng 60 phi cơ oanh kích các kho chứa nhiên liệu ở Hà Nội.  Người Mỹ còn báo cho biết sẽ bắn phá tất cả các cơ sở quân sự bất cứ nơi đâu ở BVN.  Tức thì, sinh viên tại khắp các tiểu bang lớn ở Hoa Kỳ biểu tình phản đối chuyện ném bom.

Trước áp lực của Hoa Kỳ, dầu vẫn bị ném bom liên tục, BVN và MTDTGP trở lại bàn hội nghị ngày 27-4-1972.  Tuy nhiên, hội nghị vẫn không có gì tiến bộ nên trong cuộc họp hai/bốn bên thứ 149 tại Paris ngày 4-5-1972, hai phái đoàn Hoa Kỳ và VNCH cùng đồng ý tạm ngưng họp vô thời hạn.  Nhiều cuộc mật đàm diễn ra để tìm cách giải tỏa bế tắc, nhưng cũng chẳng đi đến đâu, vì bên nào cũng khư khư bảo thủ ý kiến của mình.

Tạm ngưng họp ở Paris, ngày 8-5-1972, tổng thống Nixon ra lệnh mở chiến dịch Linebacker, phong tỏa và đặt mìn các hải cảng BVN, oanh tạc các cầu, đường vận chuyển võ khí từ Trung Quốc sang BVN.  Làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng trong các trường Đại học, mạnh nhất ở Boston, San Jose, Florida.  Ngày 9-5-1972, các thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ thông qua một quyết nghị bác bỏ cuộc leo thang chiến tranh tại Việt Nam.

Lúc đó, BVN không thể chiến thắng quân đội VNCH trong “mùa hè đỏ lửa”, dầu lực lượng Hoa Kỳ giảm xuống chỉ còn dưới 70,000 vào tháng 5-1972.  Bắc Việt Nam còn bị thấm đòn oanh tạc nặng nề của Không quân Hoa Kỳ, nên BVN thay đổi sách lược, trở lại bàn hội nghị, kiếm cách thỏa hiệp với Hoa Kỳ để Hoa Kỳ ngưng oanh tạc, nhanh chóng rời khỏi NVN, như tổng thống Nixon đã báo trước cho các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc.  Hội nghị Paris bước qua giai đoạn thứ ba. (Còn tiếp) (Trích: Việt sử đại cương tập 7, sẽ xuất bản.)

(Toronto, 14-01-2013)

© Tác giả:

© Đàn Chim Việt

———————————-

Giai đoạn 3 Hội nghị Paris

Hội nghị Paris (Bài 3)

Bài 1

Bài 2

khoanh-khac-ha-noi-bi-rai-bom-nam-1972-9e1c1f

Hội nghị Paris (1968-1972) có thể chia làm ba giai đoạn. Hai giai đoạn đầu đã được trình bày trong bài 2.  Nay xin trình bày giai đoạn thứ ba của Hội nghị Paris.

Sau hơn hai tháng gián đoạn, cuộc họp lần thứ 150 diễn ra ngày 13-7-1972, mở đầu giai đoạn thứ ba của hội nghị Paris.  Giai đoạn nầy kéo dài cho đến khi kết thúc bằng cuộc họp thứ 174 (cuối cùng) ngày 18-1-1973, tức hơn sáu tháng.  Từ đây, các cuộc họp diễn ra đều đặn hàng tuần vào ngày Thứ Bảy.

Trong cuộc họp ngày 13-7-1972, hai bên vẫn giữ lập trường cũ, chưa có gì mới.  Trọng tâm cuộc họp là vai trò tương lai của chính phủ Sài Gòn.  Ngày 19-7-1972, Henry Kissinger họp mật lần thứ 14 với Lê Đức Thọ và Xuân Thủy.  Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, hai bên sẽ giữ bí mật nội dung cuộc họp nầy. (John S. Bowman, sđd. tr. 200.)

Theo tài liệu sau nầy về phía CS, thì lúc đó, Kissinger cho biết Hoa Kỳ đã thân thiện trở lại với những kẻ thù cũ [tức Trung Quốc và Liên Xô], rằng Hoa Kỳ có thể chung sống với Bắc Kinh và Moscow, thì Hoa Kỳ có thể chung sống với Hà Nội.  (Điều nầy, Kissinger đã nói với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh).  Lần đầu tiên Kissinger đề nghị ngừng bắn tại chỗ, Hoa Kỳ hợp tác gỡ mìn ở miền Bắc, rút quân Hoa Kỳ và Đồng minh, không đòi hỏi BVN rút quân, và BVN trao trả tù binh và thường dân.  (Lưu Văn Lợi-Nguyễn Anh Vũ, sđd. tt. 225-233)  Như thế là Hoa Kỳ bãi bỏ điều kiện tiên quyết của Hoa Kỳ là BVN rút quân ra khỏi miền NVN cùng lần với Hoa Kỳ.  Hoa Kỳ không thông báo cho phía VNCH biết điều nầy.

Sau hai cuộc mật đàm ngày 1-8-1972 (thứ 15) và ngày 14-8-1972 (thứ 16), Lê Đức Thọ về Hà Nội, (Lưu Văn Lợi-Nguyễn Anh Vũ, sđd. tr. 259.) để báo cáo, trong khi Henry Kissinger qua Sài Gòn ngày 17-8-1972, thông báo tin tức, thảo luận và áp lực tổng thống Thiệu (Nguyễn Tiến Hưng, sđd. tr.113.)

Tổng thống Thiệu đòi hỏi phải có sự rút quân song phương cả Mỹ lẫn BVN, phản đối chuyện liên hiệp với MTDTGP và phản đối sự thành lập Ủy ban Hòa giải Hòa hợp.  “Kissinger với Thiệu giống như hai người ông nói gà bà nói vịt.” (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, sđd. tr. 114.)  Cuộc gặp gỡ không đưa đến kết quả.  Vào giữa tháng 8-1972, lực lượng Hoa Kỳ còn lại ở Việt Nam khoảng 44,600 quân. (John S. Bowman, sđd. tr. 201.)

Trong khi đang tiến hành chiến dịch Linebacker, tổng thống Nixon cùng cố vấn An ninh là Kissinger đi thăm Liên Xô từ 22 đến 30-5-1972, và ký thỏa ước SALT (Strategic Arms Limitation Treaty) ngày 26-5-1972 với Leonid Brezhnev.  Trong cuộc thương thuyết Mỹ-Liên Xô, phía Mỹ hứa hẹn sẽ cho Liên Xô được hưởng quy chế tối huệ quốc (most favored nation), mở đường giao thương với Hoa Kỳ và Tây Âu.  Để đáp lại thiện chí của Hoa Kỳ, Liên Xô áp lực với CSVN ngưng đòi hỏi điều kiện tiên quyết là loại bỏ tổng thống Thiệu để khai thông hội nghị. (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tt. 17-18.)

Vì vậy, khi trở lại Paris, trong cuộc họp mật lần thứ 17 ngày 15-9-1972, lần đầu tiên Lê Đức Thọ cho biết CSVN chấp nhận sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn (chữ của CSVN) song song với chính phủ lâm thời CHMNVN (chữ của CSVN), (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, sđd tt. 262-263), nghĩa là CSVN bãi bỏ điều kiện tiên quyết là phải giải thể chế độ VNCH.  Như thế có nghĩa là mỗi bên, Hoa Kỳ và VNDCCH bãi bỏ một điều kiện tiên quyết, nên hai bên bắt đầu đi vào bàn luận những vấn đề chuyên môn cụ thể cho cuộc đình chiến.

Trong cuộc họp mật lần thứ 18 (26 và 27-9-1972), hai bên đưa thêm những đề nghị mới, những chi tiết mới, thảo luận, cọ sát, so sánh ý kiến hai bên để tìm kiếm những điểm chung hai bên có thể chấp nhận được, nhằm đi đến hiệp định đình chiến.  Phía CSVN, Lê Đức Thọ điện về Hà Nội xin ý kiến, trong khi phía Mỹ, Kissinger về Mỹ và đề cử người phụ tá là tướng Alexander Haig qua Sài Gòn để thảo luận với tổng thống Thiệu.

Tổng thống Thiệu tiếp Haig hai lần.  Lần thứ nhất ngày 2-10 và lần thứ hai ngày 4-10-1972.  Cuộc gặp ngày 4-10 có cả các nhân vật trong Hội đồng An ninh Quốc gia. (Phó tổng thống Hương, thủ tướng Khiêm, bộ trưởng Ngoại giao Lắm, phụ tá Ngoại giao Đức, phụ tá đặc biệt Nhã).  Tổng thống Thiệu phản đối lập trường cũng như đề nghị của Hoa Kỳ, và trao cho Haig một bản tóm tắt lập trường của VNCH để Kissinger tham khảo trước cuộc mật đàm sắp đến với Lê Đức Thọ.

Sau khi Haig về lại Washington DC, tổng thống Nixon gởi tổng thống Thiệu văn thư đề ngày 6-10-1972, vừa thân thiện, vừa an ủi, vừa bảo đảm và vừa đe dọa. Gần cuối thư, có đoạn viết: “…Tôi xin Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau nầy một không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...”  (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, sđd. tr. 128.)  Như thế, Nixon ngầm đe dọa tổng thống Thiệu có thể gặp trường hợp bị sát hại như tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trong lần mật đàm thứ 19 tái diễn từ 8 đến 12-10-1972, phái đoàn Hoa Kỳ có thêm tướng Alexander Haig.  Cả hai bên đều đưa ra dự thảo hiệp định đình chiến của mình.  Ngày 17-10-1972, mật đàm tiếp tục.  Hai bên giải quyết những bất đồng chót, thỏa thuận dự thảo hiệp định và dự tính sẽ ký kết hiệp định đình chiến vào cuối tháng 10-1972.  Cuộc họp nầy cũng dự tính Kissinger sẽ đi Hà Nội ngày 23-10 sau khi Kissinger đến Sài Gòn để thông báo nhằm đạt sự thỏa thuận về phía VNCH.  Ngày 23-10-1972 cũng là ngày chấm dứt chiến dịch Linebacker oanh kích BVN.

Sau cuộc mật đàm nầy, Kissinger từ Paris qua Sài Gòn ngày 18-10 để thảo luận với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.  Trước khi Kissinger đến Việt Nam, ngày 17-10, tổng thống Thiệu nhận được một tài liệu CS bắt được ở Quảng Tín, nhan đề là “Chỉ dẫn tổng quát về việc ngừng bắn”.   Tổng thống Thiệu rất tức giận cho rằng cán bộ CS ở một tỉnh nhỏ còn biết nhiều chi tiết về hội nghị Paris hơn ông. (Nguyễn Mạnh Hùng dịch, Không hòa bình, chẳng danh dự, Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam,  California: Nxb. Viet Tide, 2003, tt. 221.  Nguyên bản của Larry Berman, No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam, New York: Simon & Schuster, 2001.)

Trong cuộc hội kiến tại Dinh Độc Lập ngày 19-10, Kissinger trình lên tổng thống Thiệu bản dự thảo hiệp ước bằng Anh ngữ.  Phía chính phủ Sài Gòn đòi xem bản dự thảo bằng Việt ngữ, nhưng  Kissinger trả lời không mang theo.  Sau hai giờ thảo luận (từ 11 giờ đến 1 giờ), cuộc họp chấm dứt.   Hôm sau, 20-10, Kissinger gặp nhóm phụ tá của tổng thống Thiệu tại tư thất của ngoại trưởng Trần Văn Lắm.  Cuộc họp khá căng thẳng.  Hoàng Đức Nhã yêu cầu Kissinger giải thích 64 điểm trong dự thảo hiệp ước, nhưng Kissinger cho rằng chỉ có 8 điểm là quan trọng.  Cuộc họp rất gây cấn vì VNCH không chịu nhượng bộ.  Sau cuộc họp, Hoàng Đức Nhã gặp tổng thống Thiệu báo cáo tình hình và đề nghị tổng thống hủy bỏ phiên họp với Kissinger dự tính vào chiều hôm đó. (Larry Berman, sđd., Nguyễn Mạnh Hùng dịch, tr. 226.)

Kissinger đành qua Pnom Penh gặp Lon Nol, rồi ngày 21-10 quay trở về Sài Gòn.  Trong cuộc họp với Kissinger ngày hôm sau 22-10-1972, tổng thống Thiệu tố cáo Hoa Kỳ thông đồng cùng Liên Xô và Trung Quốc nhằm lật đổ chế độ VNCH và tổng thống Thiệu đã bác khước hầu như từng điểm một bản dự thảo hiệp định do Kissinger đưa ra.  Hôm sau, 23-10, Kissinger đến Dinh Độc Lập thuyết phục tổng thống Thiệu lần chót nhưng không được.  Kissinger lên máy bay về nước cùng ngày. (Larry Berman, sđd., Nguyễn Mạnh Hùng dịch, tt. 219-243.)

Ngày 24-10-1972, trong khi chính phủ Hoa Kỳ tạm ngưng các cuộc oanh kích phía trên vĩ tuyến 20 ở BVN nhằm đáp lại những thỏa thuận trong các cuộc mật đàm tại Paris, thì tổng thống Thiệu tuyên bố tại Sài Gòn rằng tất cả những đề nghị hòa bình thảo luận giữa Kissinger và Lê Đức Thọ tại Paris là không thể chấp nhận và kêu gọi quân đội VNCH cương quyết quét sạch quân đội CS ra khỏi lãnh thổ miền NVN.

Trước phản ứng mạnh mẽ của tổng thống Thiệu, cả phía Hoa Kỳ lẫn phía CSVN đều tức giận.  Hoa Kỳ đổ lỗi cho VNCH gây trở ngại cho việc ký kết hiệp định.  Lúc đó, người Hoa Kỳ dọa đưa tổng thống Thiệu lên máy bay ra nước ngoài ngày 26-10-1972. (Chính Đạo, sđd. tt. 98-99.)   Hà Nội tố cáo là Hoa Kỳ phá hoại hiệp định bằng cách đổ lỗi cho những khó khăn từ phía Sài Gòn.

Theo dự tính, Kissinger sẽ có mặt ở Hà Nội ngày 23-10-1972 để ký tắt hiệp định, nhưng vì không thuyết phục được tổng thống Thiệu, nên Kissinger quay về Hoa Kỳ.  Ngày 26-10-1972, tại Hà Nội, đài phát thanh CS công bố tóm lược 9 điểm thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và BVN về dự thảo hiệp định ngưng bắn.  Tại Paris, Xuân Thủy họp báo cho biết rằng Hoa Kỳ và BVN đã đạt được thỏa hiệp ngày 17-10-1972, trừ hai điểm: việc trao trả tù binh và chuyển giao võ khí sau ngưng bắn.  Xuân Thủy trách rằng dầu BVN đã chấp nhận tất cả những đề nghị của Hoa Kỳ về các điểm nầy, nhưng Hoa Kỳ từ chối ký kết hiệp định vào ngày 31-10-1972 và đòi hỏi phải thương lượng thêm nữa.

Tại Hoa Kỳ, trong cuộc họp báo tại tòa Bạch ốc ngày 26-10-1972, Kissinger tuyên bố rằng “Chúng tôi tin tưởng hòa bình đang ở trong tầm tay.” (Nguyên văn: “We believe that peace is at hand.”  (Richard Nixon, sđd. tr. 705.)  Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa chấp nhận ký kết hiệp định ngày 31-10-1972.  Tại Sài Gòn, tổng thống Thiệu tuyên bố ngày 1-11-1972 rằng sơ thảo hiệp định là “sự đầu hàng cộng sản” và “bán đứng” VNCH. (John S. Bowman, sđd. tt. 204-205.)

Dầu chưa ký hiệp định về Việt Nam, ngày 7-11-1972, Richard Nixon tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, có thể nhờ đã rút khá nhiều quân Hoa Kỳ về nước và những thành công ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc.  Ngày 14-11-1972, Nixon gởi thư cho tổng thống Thiệu hứa sẽ bảo vệ miền NVN, bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh nếu Hà Nội vi phạm cuộc ngưng bắn và ra lệnh cho Kissinger đưa cho Lê Đức Thọ những điểm sửa đổi hiệp định do tổng thống Thiệu đưa ra. (John S. Bowman, sđd. tr. 205.)

Dầu tố cáo lẫn nhau, Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm trở lại lần thứ 21 ngày 20-11-1972.  Hai điểm khác biệt chính được nêu ra là vấn đề chính phủ Thiệu và chủ quyền miền Nam, và vấn đề lực lượng kiểm soát ngưng bắn tại Việt Nam, mà Hoa Kỳ đề nghị nhiều ngàn người còn BVN đề nghị chỉ 250 người.  Sau cuộc họp mật từ ngày 23 đến 25-11-1972, hội nghị gặp bế tắc.  Dư luận cho rằng hai vấn đề làm thất bại cuộc họp là sự thành lập và hoạt động của ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến và đòi hỏi của tổng thống Thiệu là toàn thể quân đội BVN phải rút ra khỏi NVN.

Ngày 4, 6 và 7-12 lại mật đàm lần thứ 22, nhưng vẫn khó khăn ở điểm VNCH đòi BVN phải rút quân, trong khi BVN đòi Hoa Kỳ trở lại với thỏa thuận ngày 17-10-1972.  Ngày 10-12-1972, chuyên viên hai bên bắt đầu hiệu đính hiệp định theo ngôn ngữ của mình (Anh và Việt).  Ngày 13-12, sau khi gặp lần nữa với Lê Đức Thọ, Kissinger về Hoa Kỳ trình với tổng thống Nixon.

Vấn đề khó khăn nhất là tổng thống Thiệu đòi hỏi BVN phải rút quân, hay ít nhất là phải thừa nhận chủ quyền của chính phủ VNCH ở NVN, vì điều đó cho thấy sự hiện diện của quân CS BVN là bất hợp pháp.  Kissinger đề nghị Nixon mở cuộc oanh kích BVN ngay từ lúc đó hay sẽ oanh kích mạnh mẽ BVN nếu cuộc mật đàm lần tới thất bại.

Ngày 14-12-1972, tổng thống Nixon kêu gọi Hà Nội thương thuyết nghiêm chỉnh để tránh bị dội bom.  Hai hôm sau, trong một cuộc họp báo, Kissinger cho biết cuộc hòa đàm thất bại vì Hà Nội không chấp nhận một nền hòa bình công chính và hợp lý do tổng thống Nixon đề nghị.  Hà Nội và MTGPMN vẫn nhắc lại luận điệu cũ, tố cáo Hoa Kỳ phá hỏng hòa đàm.

Ngày 18-12-1972, chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh thực hiện chiến dịch Linebacker II, thường được gọi là cuộc “oanh kích Giáng Sinh”, tấn công dữ dội cả hai vùng Hà Nội và Hải Phòng.  Trong khi đó, tuy không mật đàm, nhưng cuộc họp công khai hai/bốn bên vẫn tiếp tục.  Trong phiên họp lần thứ 171 ngày 21-12-1972, phái đoàn VNDCCH và MTDTGP bỏ phòng họp, phản đối việc Hoa Kỳ dội bom BVN.

Ngày 26-12-1972, BVN đồng ý tái mật đàm trong vòng năm ngày sau khi ngưng dội bom.  Ngày 30-12-1972, Nixon ra lệnh ngưng oanh tạc những mục tiêu BVN ở phía bắc vĩ tuyến 20.  Phía nam vĩ tuyến nầy vẫn tiếp tục bị tấn công.

Phiên họp công khai hai/bốn bên thứ 172 tái tục ngày 4-1-1973, trong khi Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm trở lại bắt đầu từ ngày 8-1-1973.  Đây là cuộc mật đàm lần thứ 23 giữa hai bên.  Trong ngày 11-1-1973, Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo nghị định thư về sự đóng góp của Mỹ sau chiến tranh nhằm tái thiết BVN và đòi hỏi số tiền lên đến 5 tỷ Mỹ kim.  Kissinger trả lời là vấn đề đó sẽ được giải quyết sau khi hiệp định đã được ký kết và tổng thống Hoa Kỳ sẽ gởi công hàm về vấn đề nầy.  (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ sđd. tr. 397.)

Cũng trong ngày hôm đó, Kissinger điện cho Nixon là đã hoàn tất hiệp định kể cả dự tính ngày ký kết.  Cuộc mật đàm lần nầy kết thúc ngày 13-1-1973.  Theo Nixon, vì hòa đàm đã tiến bộ nên ngày 15-1-1973, Nixon ra lệnh chấm dứt chiến dịch Linebacker II, chấm dứt oanh tạc và chấm dứt phong tỏa BVN. (Còn tiếp) (Trích Việt sử đại cương tập 7, sẽ xuất bản.)

(Toronto, 16-01-2013)

© Tác giả:

© Đàn Chim Việt

——————-

Hội nghị Paris (Bài 4)

Hội nghị Paris: Bài 1 , Bài 2 , Bài 3

1.-   TỔNG THỐNG NIXON ĐE DỌA TỔNG THỐNG THIỆU

Khi Kissinger từ Paris trở về Hoa Kỳ tường trình với tổng thống Nixon ngày 13-1-1973, thì ngày 14-1-1973 Nixon gởi tướng Alexander Haig đi Sài Gòn để thuyết phục tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.  

Nói là thuyết phục, nhưng thực sự là phái đoàn Haig đến Sài Gòn để đe dọa, áp đặt và tìm cách bắt buộc tổng thống Thiệu phải chấp nhận hiệp định đình chiến do Hoa Kỳ và BVN soạn thảo.

hiepuocparis

Trong cuộc thảo luận riêng với Henry Kissinger về việc áp đặt và bắt buộc tổng thống Thiệu phải ký kết hiệp định theo ý Hoa Kỳ, tổng thống Nixon đã nói với Kissinger bằng những lời lẽ chẳng ngoại giao tý nào: “Tôi không biết rằng những lời đe dọa liệu có đủ hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết như là – hay sẽ cắt đầu ông ta nếu cần.” (Tin AFP, thứ Ba 23-6-2009.  BBC thứ Tư 24-6-2009.)

“… Sẽ cắt đầu ông ta nếu cần...” cho thấy quyết tâm của Nixon buộc tổng thống Thiệu phải ký hiệp định Paris do Mỹ và CSVN soạn thảo.  Trong hồi ký của mình, Nixon không nói chuyện cắt đầu, nhưng lối viết của ông rõ ràng có tính cách đe dọa, dầu chỉ viết hồi ký để tự ghi lại những việc mình làm: “Sự lựa chọn của Thiệu thật là đơn giản, ông ta hoặc là muốn tự tử, hoặc chấp nhận sự sắp đặt có thể cứu nước ông và bản thân ông.”(Nixon, sđd. tr. 750.)

Trong lá thư do Alexander Haig cầm tay và giao cho tổng thống Thiệu trong cuộc gặp gỡ ngày 16-1-1973, Nixon nói rằng ông ta dứt khoát quyết định ký tắt hiệp định vào ngày 23-1-1973 và ký kết ngày 27-1-1973.  Nếu tổng thống Thiệu từ chối hay cản trở, Nixon viết tiếp:

Trong trường hợp đó, tôi sẽ giải thích công khai rằng chính quyền của Ngài cản trở hòa bình.  Kết quả không tránh khỏi là Hoa Kỳ lập tức chấm dứt viện trợ kinh tế và quân sự, mà không thể tránh trước được bằng cách thay đổi nhân sự trong chính quyền của Ngài.  Dầu sao, tôi hy vọng sau những gì mà hai quốc gia chúng ta đã từng chia sẻ và từng đau khổ với nhau trong cuộc tranh chấp  [chiến tranh], chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ hòa bình và hưởng phúc lợi hòa bình.  Trong mục đích đó, tôi muốn nhắc lại cho Ngài sự bảo đảm mà tôi đã đưa ra.  Vào lúc hiệp định được ký kết, tôi sẽ mạnh mẽ làm rõ rằng Hoa Kỳ thừa nhận chính quyền của Ngài là chính quyền hợp pháp duy nhất tại miền Nam Việt Nam, rằng chúng tôi không thừa nhận quyền của bất cứ quân đội nào t bên  ngoài hiện diện trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam và rằng chúng tôi sẽ phản ứng mạnh mẽ việc vi phạm hiệp địnhCuối cùng, tôi xin nhấn mạnh tôi không ngừng bảo vệ nền tự do và sự tiến bộ của Việt Nam Cộng Hòa.  Đó là ý định tôi cương quyết viện trợ kinh tế và quân sự đầy đủ” (The Memoirs of Richard Nixon, sđd. tt.  749-750.)

So với lá thư ngày 6-10-1972 đe dọa sinh mạng tổng thống Thiệu, lời lẽ lá thư nầy của Nixon tuy lịch sự, nhưng cương quyết và cứng rắn, ép tổng thống Thiệu vào tình thế hết sức khó khăn và tế nhị.  Nếu tổng thống Thiệu không chịu ký hiệp định, thì Hoa Kỳ “sẽ giải thích công khai rằng chính quyền của Ngài [tổng thống Thiệu] cản trở hòa bình.  Kết quả không tránh khỏi là Hoa Kỳ lập tức chấm dứt viện trợ kinh tế và quân sự”  Khi đó, tổng thống Thiệu chẳng những bị dư luận quốc tế công kích là cản trở hòa bình, mà ông còn bị cả dân chúng NVN kết tội là đã làm mất đi nguồn viện trợ từ phía Hoa Kỳ.

Cuối cùng, tổng thống Thiệu không còn cách chọn lựa nào khác là đành phải chấp nhận hiệp định sắp xếp giữa Hoa Kỳ và BVN.  Tuy nhiên, tổng thống Thiệu còn cố gắng đòi hỏi thêm trong thư trả lời Nixon trao cho Alexander Haig trong cuộc gặp ngày 17-1-1973, nhưng vô ích vì mọi thứ đã được ấn định, chỉ còn chờ ngày ký kết.  Nhiều người trách tổng thống Thiệu nhượng bộ vì quá sợ bị ám sát, nhưng ở trong hoàn cảnh của tổng thống Thiệu lúc đó, thử hỏi có cách nào làm gì khác hơn được?

Phiên họp công khai hai/bốn bên thứ 174, tức phiên họp chót mở ra ngày 18-1-1973.  Hai ngày sau, 20-1-1973 Richard Nixon tuyên thệ nhận chức tổng thống lần thứ hai tại Washington D.C. Lúc đó, có tin cựu tổng thống Lyndon Johnson từ trần ngày 22-1-1973.

Cuộc mật đàm cuối cùng (lần thứ 24) bắt đầu lúc 9:35 sáng 23-1-1973.  Lê Đức Thọ trở lại việc đòi hỏi Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Bắc Việt Nam sau chiến tranh, nhưng Kissinger lập lại rằng sẽ bàn luận việc nầy sau khi hai bên ký kết hiệp định và sau khi quốc hội Hoa Kỳ nghiên cứu và phê chuẩn hiệp định.  (Henry Kissinger, sđd. tr. 1472.)

2.-   VIỆC KÝ KẾT

Cuối cùng, ngày 27-1-1973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam), còn được gọi là Hiệp định Hòa bình Paris (Paris Peace Accords) được ký kết tại nơi bắt đầu, tức Trung Tâm Hội Thảo Quốc Tế (Centre de Conférences International), trong khách sạn Majestic, số 19 đường Kléber, Paris.

Hiệp định Paris gồm 9 chương, 23 điều, có hai bản.  Bản thứ nhất giữa bốn bên VNCH, Hoa Kỳ và CHMNVN, VNDCCH.  Bản thứ hai giữa hai bên Hoa Kỳ và VNDCCH.

Hai bản chỉ khác nhau ở phần mở đầu và điều 23, còn giống nhau từ điều 1 đến điều 22.  Vì có hai bản, nên hiệp định Paris được ký kết hai lần:  Bốn bên VNCH, Hoa Kỳ, VNDCCH và CHMNVN ký kết vào buổi sáng 27-1-1973.  Hai bên Hoa Kỳ và VNDCCH ký kết vào buổi chiều 27-1-1973.  Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên ký vào hiệp định Paris là: Trần Văn Lắm (VNCH), William Rogers (Hoa Kỳ), Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH) và Nguyễn Thị Bình (CHMNVN).  Đại diện hai bên Hoa Kỳ và VNDCCH ký vào hiệp định chiều 27-1-1973 là: William Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH).  Hiệp định có hiệu lực từ 0 G. giờ quốc tế GMT đêm 27 rạng 28-1-1973, tức 8 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 28-1-1973.

Những điểm chính của hiệp định Paris là: Ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam; Hoa Kỳ rút quân đội và cố vấn còn lại (khoảng 23,700) trong 60 ngày; Hoa Kỳ triệt phá tất cả các căn cứ trong 60 ngày; trao trả tù binh Hoa Kỳ và các tù binh khác trong 60 ngày; quân đội Bắc Việt tiếp tục đóng giữ tại chỗ ở Nam Việt Nam; rút tất cả các lực lượng ngoại nhập tại Lào và Cao Miên; cấm lập căn cứ và chuyển quân qua hai nước nầy; duy trì khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời cho đến khi nào thống nhất đất nước bằng một giải pháp hòa bình; thành lập Ủy ban Kiểm soát Quốc tế gồm có người các nước Canada, Hungary, Ba Lan và Indonesia với 1,160 thanh tra kiểm soát việc thi hành hiệp định; Nguyễn Văn Thiệu vẫn là tổng thống miền Nam Việt Nam cho đến khi có bầu cử; Bắc Việt Nam tôn trọng quyền tự quyết của dân chúng Nam Việt Nam; không chuyển quân qua khu phi quân sự; không sử dụng võ lực để thống nhất đất nước. (John S. Bowman, sđd. tr. 210.)

3.-   CÁC NGHỊ ĐỊNH THƯ VÀ ĐỊNH ƯỚC QUỐC TẾ

BcBnh

Nghị định thư là những thỏa thuận về một hay nhiều vấn đề chuyên biệt, chưa quy định và đầy đủ trong hiệp định, nay được triển khai chi tiết.  Bên cạnh hiệp định Paris, có bốn nghị định thư sau đây, ký  ngày 27-1-1973, bằng hai thứ tiếng Anh và Việt:

*   Nghị định thư về Ủy ban Quốc tế kiểm soát và Giám sát của Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm 18 điều.  Bốn bên đều ký.

*   Nghị định thư về việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ của Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam gồm 14 điều.  Bốn bên đều ký.

*   Nghị định thư về ngưng bắn ở miền Nam Việt Nam và về các Ban Liên hợp Quân sự của Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm 19 điều.  Bốn bên đều ký.

*   Nghị định thư về việc tháo gỡ và vô hiệu hóa mìn trên các thủy lộ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm 8 điều, ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngoài ra, điều 19 chương VI Hiệp định Hòa bình Paris quy định rằng các bên thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định nầy để ghi nhận các hiệp định đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp vào hòa bình và bảo đảm hòa bình ở Đông Dương.

Dựa vào điều nầy, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ  đã được triệu tập từ 26-2 đến 2-3-1973 tại Paris, gồm bốn bên trong hội nghị Paris, cùng bốn nước trong Ủy ban Quốc tế Kiểm soát đình chiến là Canada, Hungary, Indonesia, Poland và bốn nước Anh, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Liên Xô và Pháp.

Hội nghị quốc tế gồm 12 thành viên trên đây đi đến ký kết một văn bản được gọi là “Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam”, ngày 2-3-1973, gồm 9 điều, “nhằm mục đích ghi nhận các hiệp định đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình ở Việt Nam…”.  Đại diện các bên tham chiến và đại diện chính phủ các nước trên đây đã ký vào bản định ước nầy trước sự chứng kiến của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, lúc đó là Kurd Waldheim (người Áo, tổng thư ký LHQ từ 1972 đến 1981).

Dầu có sự chứng kiến của vị tổng thư ký LHQ và các cường quốc trên thế giới cùng các thành viên Ủy ban Quốc tế Kiểm soát đình chiến, chỉ vài tháng sau khi hiệp định Paris được ký kết, CS vi phạm hiệp định, xua quân tấn công VNCH.

KẾT LUẬN (TOÀN BÀI “HỘI NGHỊ PARIS”)

Như thế là hội nghị Paris kéo dài trong bốn năm chín tháng, từ  13-5-1968 đến 27-1-1973, đưa đến Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam), gọi tắt là Hiệp định Hòa bình Paris (Paris Peace Accords).

Hoa Kỳ đến NVN nhắm mục đích giúp NVN ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa CS xuống NVN và Đông Nam Á.  Năm 1964, trước khi đem quân vào Việt Nam năm 1965, ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk qua Ottawa (Canada) gặp Blair Seaborn, trưởng đoàn đại diện Canada trong Ủy ban Kiểm soát Quốc tế, (International Control Commission), thông báo cho Hà Nội biết là Hoa Kỳ không muốn lật đổ chế độ Hà Nội mà chỉ muốn hòa bình, và thúc giục Hà Nội chấm dứt thù địch để đổi lấy viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ. Seaborn đã tin cho Phạm Văn Đồng biết điều nầy trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 18-6-1964. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, New York: Cambridge University Press, 2006, tr. 307.)

Chiến lược phòng thủ NVN (không đánh ta Bắc như ở Nam Triều Tiên), dựa trên võ khí tối tân của Hoa Kỳ không phải là đối sách hữu hiệu đối với chiến tranh du kích và khủng bố của CSVN trong bối cảnh địa lý rừng núi NVN, nên quân đội Hoa Kỳ không thành công tại NVN.  Muốn chiến thắng du kích CS ở NVN, thì phải tận diệt nguồn gốc, hang ổ tiếp tế cho CS ở NVN.  Đó chính là BVN.  Tuy nhiên, Hoa Kỳ chủ trương không lật đổ chế độ Hà Nội, nên không đưa bộ binh đánh BVN.

Dầu chưa thua trận nào từ cấp tiểu đoàn trở lên, nhưng quân đội Hoa Kỳ tại NVN càng ngày càng hao mòn, số thương vong mỗi ngày mỗi ít, cộng lại càng ngày càng cao nên dân chúng Hoa Kỳ càng ngày càng phản đối.  Trong khi đó, để mở đầu liên lạc với Trung Quốc, làm hòa với Liên Xô, Hoa Kỳ quyết định thay đổi sách lược ngoại giao toàn cầu, quay qua bắt tay với Trung Quốc, rút quân khỏi NVN, bỏ rơi VNCH.

Khi muốn rút quân ra khỏi NVN, Hoa Kỳ có thể tự động âm thầm rút đi, nhưng vì bận tâm về những tù binh Hoa Kỳ trong tay CSVN, nên Hoa Kỳ phải họp hội nghị Paris để gọi là tìm kiếm “một nền hòa bình trong danh dự”, nhưng thật sự nhằm đưa tù binh Hoa Kỳ về nước.

Biết được chủ đích của Hoa Kỳ, CSVN nhởn nhơ vừa đàm vừa đánh, cho đến khi đạt được đòi hỏi của CSVN.  Tại Paris, mỗi bên đặt lên bàn hội nghị một điều kiện tiên quyết.  Hoa Kỳ đồng ý rút quân nhưng đòi hỏi BVN phải cùng rút quân.  Bắc Việt Nam rất mong đợi Hoa Kỳ rút quân, nhưng đòi hỏi Hoa Kỳ phải giải thể chế độ Nguyễn Văn Thiệu trước khi rút quân và chỉ muốn đình chiến tại chỗ, BVN không rút quân.

Để nhanh chóng đi đến kết thúc, ký kết hiệp định trước ngày bầu cử tổng thống (7-11-1972), Henry Kissinger nhượng bộ, bỏ điều kiên tiên quyết của Hoa Kỳ, nghĩa là bỏ ý định đòi hỏi BVN rút quân.  Khi đó, dưới áp lực của Liên Xô, phía BVN mới bỏ điều kiên tiên quyết của BVN, không còn đòi Hoa Kỳ giải thể chế độ Nguyễn Văn Thiệu.  Sự nhượng bộ của Kissinger bị chính những nhân viên trong phái đoàn của Hoa Kỳ phản đối, nhưng Kissinger giải thích: “Các anh không hiểu.  Tôi muốn nhận những điều kiện của họ.  Tôi muốn đạt thỏa thuận.  Tôi muốn chấm dứt cuộc chiến nầy trước kỳ bầu cử.  Điều đó có thể làm được và sẽ được làm.” (Stanley Karnow, Vietnam, a History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 648.)

Nói cho cùng, Hoa Kỳ ký hiệp định Paris để rút chân ra khỏi NVN và để lấy lại tù binh Hoa Kỳ từ tay BVN, chứ Hoa Kỳ cũng dự tính trước rằng với tham vọng xâm lược của BVN, hiệp định Paris sẽ bị CS vi phạm. Điều nầy sẽ có lợi cho Hoa Kỳ, vì một khi BVN vi phạm hiệp định Paris, thì không có lý do gì BVN đòi hỏi Hoa Kỳ phải tôn trọng hiệp định Paris Khi đó, Hoa Kỳ sẽ khỏi phải viện trợ hậu chiến, một hình thức bồi thường chiến tranh cho BVN theo điều 21 chương VIII hiệp định Paris.  Trong cuộc mật đàm ngày 11-1-1975, Lê Đức Thọ yêu cầu Hoa Kỳ đóng góp 5 tỷ Mỹ kim để tái thiết BVN. (Đã chú thích ở trên.) 

Phải chăng chính trong tính toán đó, Kissinger đã từng chỉ đường cho BVN tiếp tục tấn công NVN khi nói với Chu Ân Lai ngày 22-6-1972: “Nếu chúng tôi có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, chúng tôi phải có khả năng chấp nhận điều đó ở Đông Dương.”(Biên bản cuộc họp giữa Henry Kissinger và Chu Ân Lai ngày 22-6-1972, được giải mật năm 2006.  (Nguồn: http://www.boston.com/news/nation/washington/articles/2006/05/27/kissinger)

Chưa hết, sau đó khi Đà Nẵng bị CSVN chiếm vào cuối tháng 3-1975, VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu, Henry Kissinger đã thốt ra vào đầu tháng 4-1975: “Tại sao họ không chết lẹ đi cho rồi?” (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, sđd. tr. 512.)  Việt Nam Cộng Hòa chết lẹ thì Hoa Kỳ sẽ chấm hết tất cả những ràng buộc về Việt Nam, trong đó có cả việc thoát luôn khỏi bồi hoàn tái thiết cho BVN vì BVN xé bỏ hiệp định Paris, xâm chiếm miền NVN, thì Hoa kỳ không có lý do gì để bồi hoàn cho BVN.

Riêng đối với dân chúng Hoa Kỳ, chính phủ Nixon đã thành công và làm tròn lời hứa, kết thúc chiến tranh, rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam và đem tù binh về nước.  Tuy nhiên, đối với VNCH, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh đã từng cùng Hoa Kỳ chiến đấu chống CS, và lúc đó đang còn chiến đấu chống CS.  Hoa Kỳ đến Việt Nam vì quyền lợi của Hoa Kỳ thì cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ ra đi.  Chẳng những Hoa Kỳ mà tất cả các nước ngoài, dù CS hay tư bản đến giúp BVN hay NVN đều vì quyền lợi của họ, chẳng có nước nào đến giúp vô vị lợi.  Đây là một tấm gương (một bài học) luôn luôn cần được ghi nhớ.

Đối với VNDCCH và công cụ là MTDTGP, Hiệp định Hòa bình Paris, ngưng bắn tại chỗ, là một thắng lợi lớn lao vì: 1) Trong khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi NVN, VNDCCH vẫn đóng quân trên những vùng họ đã chiếm đóng thuộc lãnh thổ VNCH theo thế da beo. 2) Hoa Kỳ không còn dùng phi cơ để oanh kích BVN là cơ hội cho CS tái thiết BVN, bổ sung quân số, chấn chỉnh lực lượng, và tăng cường võ khí cho quân đội CS ở miền Nam.  Như thế nghĩa là CS chỉ ký Hiệp định Hòa bình Paris để tạm hưu chiến cho Hoa Kỳ lui quân, rồi CS sẽ tiếp tục tấn công một mình VNCH, xâm chiếm NVN.

Đối với VNCH, Hiệp định Hòa bình Paris là một thất bại chính trị quan trọng

Hiệp định nầy chỉ chấm dứt chiến tranh giữa Hoa Kỳ và VNDCCH, chứ không phải giữa VNCH và VNDCCH. 

Việt Nam Cộng Hòa vẫn phải tiếp tục tự vệ trước âm mưu xâm lăng của VNDCCH.

Sau hội nghị Paris, cả Hoa Kỳ lẫn CS đều tự cho là mình đã giành thắng lợi.  Tuy nhiên, những tính toán chính trị sâu xa và lâu dài trên bàn cờ chính trị thế giới mới là câu trả lời ai là người thắng cuộc.  Cho đến nay, sau khi khối CS Đông Âu sụp đổ năm 1990 và CS Việt Nam trải thảm đỏ rước Hoa Kỳ trở lại Việt Nam năm 1995, đã cho thấy rõ ràng rằng bên hiu hiu tự đắc thắng cuộc năm 1975 nay bị cả toàn dân Việt Nam lên án, thế giới khinh thường, Trung Cộng hiếp đáp, là thắng hay thua?

Điểm đáng ghi nhận thêm là nhờ Hội nghị Paris và nhờ hiệp định Paris mà ngày 16-10-1973, Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được trao giải thưởng Hòa bình Nobel năm 1973.  Lê Đức Thọ không nhận vì với Lê Đức Thọ, hiệp định Paris chỉ tạo cơ hội cho Hoa Kỳ rút quân và CS tiếp tục xâm lăng VNCH. (Trích Việt sử đại cương tập 7, sẽ xuất bản.)

© TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 26-01-2013)

© Đàn Chim Việt

————————————————-

Hiệp Định Paris, một bản án tử hình?

Tác giả:

11-1-2011

Hiệp định Paris khai mạc vào ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson. Tổng thống Nixon nhậm chức đầu năm 1969 tiếp tục cuộc đàm phán cho tới bốn năm sau mới ký kết vào ngày 27-1-1973. Mới đầu Nixon tưởng cuộc hoà đàm sẽ kết thúc năm 1969 nhưng không ngờ nó kéo dài cho tới 4 năm sau. Ông kể lại trong cuốn No More Vietnams trang 126: Những năm 1965, 66, 67, 68

dưới thời Johnson-McNamara phong trào phản chiến ôn hoà, chỉ có biểu tình hoặc đốt thẻ trưng binh nhưng sang 1969, khi Nixon lên cầm quyền phong trào đã biến thành bạo động dữ dội. Sinh viên bắn cảnh sát, dùng dao uy hiếp ban giám đốc nhà trường, bắn súng, đốt nhà, ném bom lớp học, bạo động lan ra toàn quốc.

Năm 1970 Mỹ yểm trợ cho VNCH hành quân sang Cambodia khiến cho phong trào bạo động lan ra toàn quốc dữ dội, có đổ máu, năm 1971 hành quân sang Hạ Lào. Nixon cho biết sở dĩ ông cho hành quân đánh vào các căn cứ bên kia biên giới để phá hủy hậu cần CS, ngăn chận những đợt tấn công của họ trong năm tới để có thể rút quân và giúp VNCH bảo vệ lãnh thổ, những người phản chiến đã phá hoại chương trình của ông. Nixon cho biết vì phản chiến làm rối loạn đất nước đã khiến cho CSBV lần khân không chịu ký Hiệp định Paris, họ hy vọng nhiều vào phản chiến. Phong trào phản chiến và Quốc hội chống đối ông đã khiến cho cuộc hoà đàm bế tắc trong bốn năm liền.

Cho tới 26-10-1972, Kissinger họp báo lạc quan tuyến bố,

“Chúng ta có thể tin tưởng hoà bình đã ở trong tầm tay, chúng ta có thể tin rằng đã thấy hoà ước”

(“We believe that peace  is at hand.We believe that an agreement is within sight” – No More Vietnams, trang 154).

Cũng trong sách đã dẫn trang 142, Nixon cho biết từ năm 1969 ông đã phải đương đầu với mối nguy là Quốc Hội có thể ra luật chấm dứt chiến tranh Việt nam. Các Dân biểu, Thượng nghị sĩ  đã đưa nghị quyết  buộc Tổng thống  rút hết  quân về nước để đổi lấy tù binh Mỹ còn bị Bắc Việt giam giữ. Năm 1972  Thượng viện đã tiến hành việc này, tại Hạ Viện hội gần đủ số phiếu thuận. Nhưng vì Chính phủ đã thông báo việc rút quân khiến những người ủng hộ chiến tranh cho thấy chứng cớ hiển nhiên cuộc chiến đã suy giảm nhờ đó dự luật không thành hình, VNCH thoát chết từ năm 1972.

(Since 1969, we had been faced with the danger of Congress legislating an end to our involvement. Antiwar Senators and Congressmen had been introducing resolutions to force us to trade a total withdrawal of our troops for the return of our POWs. By 1972, the Senate was regularly passing these measures, and the votes in the House were getting close. We were able to prevent the passage of these bills only because our withdrawal announcements provided those whose support for the war was wavering with tangible evidence that our involvement was winding down).

Cuối tháng 10-1972, Kissinger gặp Tổng thống Thiệu để bàn về việc ký kết Hiệp định nhưng ông Thiệu không đồng ý, đòi sửa một số điều khoản trong đó BV phải rút quân về Bắc. TT Nixon cho ông Thiệu biết nếu miền Nam không chịu ký kết Hiệp định, gây trở  ngại cho hoà đàm thì Quốc Hội sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh tháng 1-1973, cắt đứt viện trợ bỏ rơi VNCH để đánh đổi lấy khoảng 580  tù binh Mỹ tại Hà Nội. Nixon cho biết.

“Sự tồn tại của miền nam Việt Nam không phụ thuộc vào việc quân địch còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt. Nó phụ thuộc vào việc Nước Mỹ cưỡng bách thi hành Hiệp định cùng với việc tiếp tục viện trợ và với sự đe doạ trừng trị bằng vũ lực. Điều đó chỉ có được nếu Sài Gòn được Quốc Hội ủng hộ. Nếu chúng ta không giải quyết cuộc chiến nhanh chóng, Quốc Hội có thể biểu quyết đạo luật chấm dứt chiến tranh vào tháng 1. Nếu Quốc hội kết luận rằng miền Nam Việt nam gây trở ngại việc ký kết, việc này có thể khiến ta (Hành pháp) không giúp được đồng minh nếu cần. Tuy nhiên tôi cũng để cho Thiệu có thời gian suy nghĩ” – No More Vietnams trang 155.

Thật vậy, khoảng 140 ngàn quân CSBV chiếm đóng những vùng biên giới thuộc VNCH không phải là mối nguy sinh tử, mà sự tiếp tục viện trợ quân sự kinh tế của Quốc Hội Mỹ mới là điều then chốt. Cho dù đòi được điều kiện Cộng quân phải rút hết về miền Bắc nhưng sau đó một thời gian họ lại xâm nhập miền Nam thì cũng như bắt cóc bỏ đĩa thôi. Từ những năm 1971, 1972 Quốc Hội Mỹ nằm trong tay thành phần phản chiến, trong đó Dân chủ chiếm đa số, đường lối của họ trái ngược với Cộng Hoà.

Quốc hội phản chiến chống đối Nixon dữ dội, thúc đẩy ông phải ký kết hiệp định vào tháng 1-1973 bằng mọi giá để đem tù binh về nước, chấm dứt  chiến tranh. Nixon cho biết một sự thật phũ phàng là Quốc hội mà đa số là Dân chủ,  chống chiến tranh sẵn sàng cắt viện trợ, hy sinh VNCH và cả Đông Dương để đánh đổi lấy hoà bình và khoảng 580 tù binh Mỹ còn nằm trong tay Hà Nội nếu miền Nam gây trở ngại cho việc ký kết. Trong khoảng thời gian này tại Sàigòn báo chí cũng đã cho biết số phận miền Nam phụ thuộc vào đám tù binh Mỹ tại Hà Nội. Cương vị Tổng thống VNCH ông Thiệu cương quyết chống lại bản sơ thảo do Mỹ và BV ký kết vì tự ái dân tộc và sự sinh tồn của miền Nam là điều hợp lý nhưng Hành pháp Mỹ cũng có lý của họ.

Trong khi tỷ lệ người ủng hộ chiến tranh ngày một  giảm, số người chống ngày càng tăng: Từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ  đầu 1968 tới tháng 10-1968 giảm từ 42% xuống còn 37%, từ đầu 1969 tới tháng 10-1969 giảm từ 39% xuống 32%, từ đầu 1970 tới giữa 1971 giảm từ 33% xuống còn 28%… (Theo Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war).

Nixon cho biết chưa bao giờ nước Mỹ bị phân hoá như thế. Người ta đã quá chán cảnh sinh viên chống chiến tranh ẩu đả với cảnh sát, vệ binh quốc gia bể đầu, đổ máu ngoài đường phố từ năm nọ đến năm kia, đã đến lúc phải có hoà bình.

Ngày 9-11-1972 Nixon cử Tướng Haig sang Sài Gòn trao thư cho T.T Thiệu nói ông không thể sửa đổi bản sơ thảo gì hơn, như thế là tốt đẹp rồi. Haig nhấn mạnh với  T.T Thiệu nếu không ký kết trước phiên họp Quốc Hội vào tháng 1-1973, họ sẽ cắt viện trợ cho VNCH, ông Thiệu vẫn cương quyết bác bỏ.

Ngày 14-11, TT Nixon hứa với TT Thiệu

“Tôi xin cam kết tuyệt đối với ông nếu Hà Nội  vi phạm Hiệp định, tôi sẽ trừng trị họ nghiêm khắc ngay”

(You have my absolute assurance that if Hà Nội fails to abide by the terms of this agrement, it is my intention to take swift and severe retaliatory action – No More Vietnams, trang 156)

Ngày 20 -11-1972 tại cuộc Hoà đàm Paris, Kissinger đưa những điểm TT Thiệu đề nghị sửa lại, BV bác bỏ ngay, từ đầu tháng 12 BV tỏ ra ngoan cố không chịu đàm phán, họ trông chờ Quốc Hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, khi ấy bất chiến tự nhiên thành. Ngày 14-12 BV bỏ họp. TT Nixon cương quyết dùng vũ lực bắt Hà Nội phải trở lại hoà đàm. Sau 12 ngày oanh tạc BV bằng B-52 từ 18 -12-1972  cho đến cuối tháng 12-1972,  BV phải trở lại bàn hội nghị.

Nixon thông báo cho Kissinger chấp nhận những điều khoản đã có từ tháng 10 để ký Hiệp Định. Ông đã cố gắng thuyết phục ông Thiệu sớm ký kết vì đã tới hạn kỳ, Quốc Hội phản chiến đã quá mệt mỏi muốn Hiệp định phải được ký kết ngay trong tháng 1-1973

Nay vấn đề trở ngại là sự đồng ý của TT Thiệu, Nixon cố gắng trấn an ông bằng  lá thư ngày 5-1-1973, ông  cam kết sẽ tiếp tục yểm trợ trong thời gian sau khi ký kết và sẽ trả đũa hết mình nếu BV vi phạm thoả hiệp.

(You have my assurance of continued assistance in the post-settlement period and that we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam – Theo Wikipedia, Operation Linebacker II).

Nhưng lúc này đang bị Quốc hội chống đối, địa vị Nixon không cho phép ông hứa như vậy, thí dụ nếu đưa yêu cầu này ra Quốc hội thì sẽ chẳng hy vọng gì được chấp thuận. Tuy nhiên ông Thiệu vẫn không chịu, ngày 14-1-1973, TT Nixon đã cảnh cáo:

“Tôi đã nhất quyết tiến hành ký Hiệp Định vào ngày 23-1-1973.. nếu cần tôi sẽ đơn phương ký (mà không cần có chính phủ VNCH hiện diện để ký kết– Trần Hoàng)

(I have therefore irrevocably decided to proceed to initial the agreement on January 23, 1973…I will do so, if necessary, alone – Theo Wikipedia, Operation Linebacker II).

Hiệp định cuối cùng được ký kết ngày 27-1-1973, Nixon nhìn nhận:

“Tôi biết rằng Hiệp định  có nhiều khuyết điểm. Nhưng tôi nghĩ nhìn chung cũng tốt đẹp. Và tôi biết rằng trong khi Quốc Hội đang phản đối ầm ĩ, chúng ta không thể làm gì khác hơn thế”.

(But I believed that on balance it was sound.  And I knew that, in light of the growing stridency of our opposition in Congress, we had no alternative to signing it – No More Vietnams, trang 167)

Trang 166 Nixon nói:

Hiệp định Chấm dứt chiến tranh và Phục hồi Hoà bình tại Việt Nam không được hoàn hảo lắm. Nhưng nó cũng đủ bảo đảm sự sống còn của miền nam VN – khi mà Hoa Kỳ sẵn sàng bó buộc sự thi hành các điều khoản của nó”

Nixon thừa biết BV sẽ vị phạm Hiệp định,  thực ra tại miền Nam VN, một đứa trẻ nít cũng biết CS sẽ không bao giờ chấp hành các thỏa hiệp đã ký kết. Nixon đã dự trù hai kế hoạch để giữ hoà bình bảo vệ VNCH, ông cho rằng Hoa Kỳ đã chiến đấu trên 10 năm, đã hy sinh hơn 50,000 quân nên quyết không thể để đồng minh VNCH rơi vào tay CSBV.

-Trước hết ông sẽ tiếp tục viện trợ quân sư cho VNCH để họ tự vệ chống xâm lăng.

– Kế đó sẽ trừng trị thích đáng CSBV bằng sự yểm trợ của không lực Mỹ.

Miền Nam chống lại những vi phạm nhỏ của BV, Mỹ sẽ trả đũa  những  vi phạm lớn, tóm lại oanh tạc cơ B-52 và viện trợ quân sự là hai kế hoạch chính.

Ngoài ra ông cũng dùng chính sách cây gậy và củ cà rốt (But the Paris agreement contained carrots as well as stick). Trong Hiệp định có ghi Mỹ sẽ viện trợ tái thiết cho miền Bắc, đây cũng là điều khoản rất quan trọng, BV tan nát vì bom đạn rất cần  tái thiết, viện trợ của Mỹ sẽ là động cơ thúc đẩy Hà Nội giữ hoà bình.

Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên, khôn tới mấy cũng không ai khôn hơn được Ông Trời, kế hoạch của Nixon đã bị Quốc Hội phá hỏng hết. Nixon thú nhận ông đã ước tính sai lầm tình hình:  Trước ngày  ký Hiệp định Paris 27-1-1973 ông tưởng rằng nếu đem lai hoà bình và tù binh về nước, những người phản chiến sẽ thôi chống đối nhưng họ lại càng gia tăng chống đối hơn trước

(I miscalculated how they would respond after the settlement. I thought their opposition to our policy would end with the war end. Instead, it increased – No More Vietnams,  trang  182).

Sau vấn đề chiến tranh VN, họ quay ra vụ Watergate tháng 4-1973, tiếp tục chống đối chính phủ. Ngay sau ngày ngưng bắn 27-1-1973, CSBV đưa quân xâm nhập miền Nam, Nixon định cho oanh tạc nhưng sợ ảnh hưởng đến việc BV trả tù binh cho Mỹ ngày 27-3-1973. Tại Cambodia, lực lượng Khmer đỏ do CSBV gây dựng bao vây Nam vang, Nixon cho lệnh oanh tạc Khmer đỏ để yểm trợ cho Lon Nol. Tháng 4 -1973 Nixon hăm doạ oanh tạc BV để họ đừng vi phạm và xâm nhập nhưng Quốc Hội chống đối dữ dội làm tiêu tan khả năng trả đũa của ông. Chính phủ cần tiền để tiếp tục oanh tạc tại Miên, Quốc hội không những từ chối còn bắt đầu soạn tu chính án cấm dùng mọi ngân khoản cho oanh tạc, họ nói  chính phủ phải dùng ngoại giao đàm phán chứ không thể dùng vũ lực. Mọi nỗ lực của hành pháp để ngăn chận sự chống đối của Quốc hội thất bại tháng 6-1973.

Khi tu chính án đưa lên bàn Tổng thống 27-6-1973, Nixon phủ quyết và cho biết tu chính án có thể phá hỏng mọi nỗ lực hoà bình ở Cambodia, nhóm phản chiến Quốc hội chống đối dữ hơn. Thương nghị sĩ Mansfield cho biết nếu TT không ngưng oanh tạc Miên ông sẽ bị cắt ngân sách điều hành chính phủ. Nixon miễn cưỡng ký thành luật ngày 30-6 và có hiệu lực từ 15-8-1973, theo đó chấm dứt tất cả ngân khoản trực tiếp, gián tiếp xử dụng cho việc tác chiến tại Mên, Lào, BV, Nam VN. Sự thất bại này khiến Nixon không còn thẩm quyền giữ hoà bình cho VN, Đông Dương và để cho BV tự do thao túng tại miền nam VN.

Quốc hội tiếp tục hạn chế quyền Tổng thống về quân sự, đó là War Power Act: Tổng thống phải thảo luận với Quốc hội trước khi tham chiến. Tổng thống có quyền tham chiến 60 ngày không cần được Quốc hội đồng ý và thêm 30 ngày gia hạn nếu chứng minh bằng văn bản xác nhận sự cần thiết để bảo đảm an ninh cho quân ta. Ngày 24-10 -1973 Nixon phủ quyết  dự luật War Power Act cho rằng nó vi hiến xâm lấn quyền Tổng thống , ngày 7-11-1973 Quốc hội phủ quyết sự phủ quyết của Nixon, như thế họ đã bật đèn xanh cho BV xâm lăng VNCH.

Ngoài ra kế hoạch cây gậy củ cà rốt của Nixon cũng bị Quốc hội dẹp luôn:

“Chẳng bao lâu các vị dân cử phản chiến cấm hết mọi hoạt động quân sự của chính phủ tại Đông Dương, họ cũng cấm viện trợ tái thiết cho BV, Quốc hội đã dẹp luôn cả gậy và cà rốt đã được ghi trong Hoà ước, như thế Hà Nội không còn lý do để chấp hành các điều khoản”- Sách đã dẫn trang 178.

Về kế hoạch viện trợ quân sự cho VNCH, ngân khoản do Nixon đề nghị đã bị Quốc hội cắt giảm liên tục  từ hai tỷ mốt (2,1 tỷ) tài khoá 1973 xuống một tỷ tư (1,4 tỷ) tài khoá 1974 và 700 triệu tài khoá 1975. Trong khi ấy BV vẫn được  CS quốc tế viện trợ dồi dào : Giai đoạn 1969-1972: 684,666 tấn hàng vũ khí, giai đoạn 1973-1975:  649,246 tấn , hai giai đoạn coi như tương đương.

Khi Hiệp định Paris được ký kết, miền Nam VN mạnh hơn miền Bắc, BV bị thiết hại nặng trong trận mùa hè đỏ lửa, khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị tử trận, từ 500 cho tới 700 chiến xa bị phá hủy, VNCH thiệt hại khoảng một nửa. Sau trận oanh tạc cuối tháng 12-1972, các hạ tầng cơ sở quân sự, kho hàng, tiếp liệu, phi trường, ga xe lửa …tại miền Bắc bị tàn phá trầm trọng. Nhưng dần dần trong khi miền Bắc ngày một mạnh hơn nhờ CS quốc tế viện trợ dồi dào, miền Nam ngày một suy yếu vì Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ tới xương tủy đưa tới sự sụp đổ  ngày 30-4-1975  như ta đã thấy.

Nixon đổ lỗi cho Quốc hội, ông nói:

“Chúng ta chiến thắng ở Việt Nam nhưng không giữ được hoà bình . Thành quả mà  ta đạt được  sau  mười hai năm chiến đấu đã bị vứt bỏ trong một cơn điên khùng vô trách nhiệm của Quốc hội”- Sách đã dẫn trang 165.

Nixon cũng chịu trách nhiệm trong sự sụp đổ VNCH và Đông Dương,  sự hoà hoãn  với Trung Cộng, Nga Sô do ông thực hiện được năm 1972 đã ngầm thúc đẩy Quốc hội bỏ rơi Đông Dương vì thuyết Domino không còn giá trị.

Trả lời một cuộc phỏng vấn của một tờ báo Đức tại hải ngoại, cựu TT Thiệu cũng đã xác nhận sự thất bại không phải do Cộng quân không chịu rút về Bắc mà vì VNCH không được tiếp tục viện trợ  quân sự của Hoa Kỳ cũng như  sự yểm trợ hoả lực của họ.

Như thế không phải Hiệp định Paris đã bức tử VNCH.

© Tác giả:

© Đàn Chim Việt

———————————————–

Tài liệu tham khảo.

Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985.

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.

English.illinois.edu/maps/vietnam/antiwar.html: Mark Barringer: The Anti-war Movement in the United States.

Radical times:The antiwar Movement of the 1960s, Politic and the Antiwar Movement.

Answer.com: Vietnam Asntiwar Movement

Lars-Klein. com: Nixon plan for ending Vietnam war.

Digital history. uh. Edu/… Nixon and Vietnam.

Kansaspress.ku.edu: Nixon’s Vietnam war

Wikipedia: Operation Linebacker II

The Hauenstein Center for Presidential: Nixon and the Christmas bombing.

http://www.answer.com/topic/domino-theory: Domino theory.

BBCVIETNAMESE.Com: Viện Trợ Quốc Tế Cho Miền Bắc Trong Chiến Tranh , 10-5-2006

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.

Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006.

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.

Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh 2005

Đặng Phong: 5 Đường Mòn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trí Thức, Hà Nội 2008

————————-

Kissinger, Nixon, Quốc hội Hoa Kỳ đã dự tính: Sau khi ký kết xong hiệp định Paris 1973, Hoa kỳ cần một khoảng thời gian để chạy tội.

Khoảng cách chạy tội – Sự thật phũ phàng về Hiệp Định Paris 1973

Ngày 27-1-2013 sắp đến sẽ đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay. Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau.Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.

 

Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.

Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.

Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:

We need a decent interval. You have our assurance.”

(Chúng tôi cần có một khoảng thời gian cần thiết để thu xếp công việc, chúng tôi hứa bảo đảm với các ông) .

Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.

Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire]. National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.

Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận.Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng.Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:

“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.

(Hoa kỳ sẽ quan tâm và phản ứng bằng quân sự nếu như miền Nam VN bị cộng sản xâm chiếm trong vòng 6 tháng, Hoa kỳ sẽ không can thiệp vào VN nếu như miền Nam VN bị cộng sản xâm chiếm nếu như khoảng thời gian là 2 năm- Trần Hoàng dịch)

Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:

“We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which–after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.

(Chúng ta phải tìm ra (hay làm) một số việc có tính chất chuẩn bị để giữ cho miền Nam VN ở yên trong tình trạng vẫn không có gì thay đổi sau khi ký hiệp định 1 năm hay 2 năm, sau đó-sau khoảng chừng 1 năm, thưa tổng thống (Nixon), Việt Nam sẽ thành một nơi không còn ai để ý đến nữa. Nếu giả dụ chúng tôi ký kết hiệp định vào tháng 10-1971, thì đến  tháng 1-1974, nếu miền Nam bị cộng sản chiếm đóng, không một ai sẽ quan tâm (và chúng ta sẽ không can thiệp). Cố vấn An ninh Quốc gia, Henry Kissinger tháng 8-1971 –Trần Hoàng dịch, Mời các bạn nghe đoạn băng ghi âm giữa Kissinger và Nixon ở đây   http://allthewaywithlbj.com/nixon-tapes/)

Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộcbầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.

Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:

“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam.NhưngÔng ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.

Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).

Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh

Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:

Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.

Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).

Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II. Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.

Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:

“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.

Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.

Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:

Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.
Giữ lời hứa khi tranh cử.

Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% – 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.

Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:

Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”

Kissinger: “No Question.”

Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.

Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.

Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.

Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.

Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào đầu năm 1975 và bẩy ngày sau tỉnh Bình Long thất thủ. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách xua quân ngang nhiên vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam.

Kết luận

Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên ánnặng nề những lỗi lầm đó. Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta cũng có trách nhiệm về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.

Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.

Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, Ông Nguyễn Ngọc Bích sẽ không thâu tóm phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 cho chính phủ của ông ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Để đỡ tốn giấy mực, tóm tắt lại, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 khốn nạn này do chính họ dựng lên.

© Nguyễn Quốc Khải

© Đàn Chim Việt

————————————————–

Tài liệu tham khảo:

1- Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.

2- Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.’

3- Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.

4- Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.

5- Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.

6- Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.

7- Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.

8- Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.

9- Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.
10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.

11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.

12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Thẻ: | 5 Comments »

►Hiệp định Paris 27-1-1973 – Một bản án tử hình dành cho VNCH

Posted by hoangtran204 trên 27/01/2013

Lời tựa của Trần Hoàng

Hòa đàm Paris do TT L.B.Johnson đảng Dân Chủ khởi xướng từ đầu năm 1968, ông xem đây là trọng tâm cho chiến dịch vận động tái ứng cử chức vụ TT Mỹ.

1968, Richard Nixon, đại diện cho đảng Cộng Hòa, ra ứng cử TT Mỹ. Ông ta muốn phá TT Johnson, làm cho ông này bị mất uy tín, và làm cho  kế hoạch vận động tranh cử TT Johnson của đảng Dân Chủ (giải quyết chiến tranh VN) bị hỏng, nên Nixon đã bí mật liên lạc và xúi với các đại diện của chính quyền ông Thiệu rằng: hãy KHOAN ngồi vào bàn hội nghị Ba Lê trước dịp bầu cử TT Mỹ vào tháng 11-1968, mà hãy đợi Nixon đắc cử thì đảng cộng hòa của Nixon sẽ ủng hộ cho ông Thiệu bằng một kế hoạch mạnh mẻ hơn. Tin lời này, ông Thiệu dùng dằng và không chịu ngồi vào bàn hội nghị (được dự tính là tháng 9-1968). Về sau, quá đau đầu về chiến tranh Việt Nam, TT Johnson đã quyết định rút lui, không ra tranh cử chức vụ TT vào tháng 11-1968.

Trong website này có viết về vấn đề này như sau.

Trước cuộc bầu cử  11- 1968 ở Mỹ, “…các đại diện của ứng cử viên Nixon đã (bí mật tiếp xúc và) trấn an chính phủ VNCH rằng: một chính phủ của đảng Cộng Hòa đắc cử trong thời gian sắp tới (1968-1972) sẽ đề nghị với VNCH một kế hoạch (giải quyết chiến tranh VN) tốt đẹp hơn là những gì mà chính phủ của đảng Dân Chủ do TT Johnson đã và đang đề nghị, và thế là chính phủ VNCH đã rút lui khỏi cuộc thương thuyết vào thời gian trước khi có cuộc bầu cử TT Mỹ, do đó Nixon đã phá hỏng sáng kiến hòa bình mà đảng Dân Chủ (TT Johnson) trước đó đã đặt nền tảng cho kế hoạch vận động tranh cử TT Mỹ. Trước cuộc bầu cử tháng 11-1968, TT Johnson đã tình nghi Richard Nixon bí mật can thiệp vào chuyện này và ông đã gọi đó là phản bội. Tuy vậy, không có người nào đã bị truy tố ra tòa tội hình sự trong vấn đề này”

http://en.wikipedia.org/wiki/Paris_Peace_Accords

Ai là tác giả hiệp định Paris

khoanh-khac-ha-noi-bi-rai-bom-nam-1972-9e1c1f

Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.

Sau cùng, ai cũng biết, đó chỉ là một thủ thuật, dùng trong một giai đoạn, của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chương trình chiếm quyền cai trị trên cả nước Việt Nam, với mục đích “đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Nhưng ngay cả nỗi vui mừng vì cảnh chết chóc chấm dứt cũng biến mất. Người Việt Nam trong vài năm tiếp theo không chết vì chiến tranh thường xuyên nữa, nhưng nhiều người vẫn chết vì sau đó cuộc chiến lại tiếp tục. Số quân nhân hai bên bị tử thương trong cuộc tổng tấn công của Cộng Sản năm 1975 cũng lớn gấp nhiều lần so với khi chiến tranh còn tiếp diễn. Số người chết trên đường vượt biển còn lớn hơn số thường dân chết trong một năm chiến tranh. Chưa kể nỗi đau thương của bao nhiêu gia đình bị đẩy đi vùng kinh tế mới hoặc có người bị đi tù cải tạo. Và chiến tranh lại tiếp diễn ở Campuchia với 50 ngàn thanh niên Việt Nam bỏ xác, và ở biên giới Hoa-Việt, mà con số thương vong không bao giờ được công bố.

Số phận của những người dân miền Nam Việt Nam đã được quyết định trước đó nhiều năm. Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon đã cho cố vấn là Henri Kissinger đến gặp đại sứ Nga ở Washington đề nghị giới lãnh đạo Nga Xô đừng làm trò gì ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Kissinger trình bày trước lập trường của ông chủ mình về bang giao Nga-Mỹ; trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: Nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân khỏi Việt Nam; sau đó chế độ chính trị ở miền Nam ra sao không quan trọng, dù có một chính quyền Cộng Sản. Ðiều này, ông Kissinger còn lập lại khi đến thăm Ðại Sứ Anatoly Dobrynin sau khi ông Nixon thắng và chưa tuyên thệ nhậm chức.

Hiệp định Paris cũng chỉ là một văn kiện để giúp Tổng Thống Richard Nixon rút quân ra khỏi Việt Nam một cách chính thức, nghĩa là vẫn giữ được thể diện. Năm 1972 nước Mỹ bầu tổng thống, và ông Richard Nixon cần tái đắc cử, nhờ thành tích chấm dứt cuộc chiến tranh quá dài mà dân Mỹ bắt đầu thấy chán. Nixon sai Kissinger thu xếp để tiến tới hiệp định Paris trước khi dân Mỹ bỏ phiếu.

Trong cuộc thu xếp này, Nixon được Mao Trạch Ðông hỗ trợ. Trước năm 1970, Mao rất căm hận Nixon vì ông tổng thống Mỹ chỉ chú ý nói chuyện với Moskva mà không quan tâm đến Bắc Kinh; coi Mao chỉ là một lãnh tụ Cộng Sản hạng nhì. Trong một cuộc chuyện trò với Phạm Văn Ðồng, Mao hỏi: “Tại sao bọn Mỹ không làm rùm beng lên về chuyện có 100,000 quân đội Trung Quốc đang xây dựng đường xe lửa, đường bộ, và phi trường ở Việt Nam, mặc dù chúng biết sự kiện này?” Phạm Văn Ðồng nói vuốt đuôi: “Vì chúng nó sợ!” Nhưng chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi chiến tranh bắt đầu, các chính quyền Mỹ đã cam kết với Trung Quốc là họ sẽ không bao giờ gửi quân đội Mỹ và cũng không để cho quân đội miền Nam tiến ra Bắc Việt. Chính quyền Mỹ lờ đi như không biết có quân đội Trung Cộng ở ngoài Bắc, vì nói ra sẽ làm cho bài toán rắc rối hơn, ngay trong khung cảnh chính trị nội bộ của Mỹ. Mao Trạch Ðông còn tỏ ý bất bình, nói với Phạm Văn Ðồng rằng “Tại sao bọn Mỹ chúng nó lại ước tính số binh sĩ Trung Quốc ở Việt Nam ít hơn sự thật như vậy?”

Tháng 11 năm 1970 Chu Ân Lai được lệnh bắn tin qua các nhà ngoại giao Rumania là nếu Nixon muốn thăm Trung Quốc thì sẽ được mời. Nixon bảo Kissinger đừng tỏ ý muốn đi vội vàng quá, cuối tháng 2 Kissinger mới bắn tiếng lại, tỏ ý thân thiện nhưng không nói gì đến việc Nixon có thể sang Tàu. Tháng 3 năm 1971, các cầu thủ bóng bàn Trung Quốc gặp các cầu thủ Mỹ ở Nhật Bản, và khi đi chung một chuyến xe buýt, tay vợt Mỹ Glenn Cowan đã bắt tay nhà vô địch Trung Quốc Trang Tắc Ðống (Zhuang Zédòng), nói muốn sang thăm Trung Quốc. Mao Trạch Ðông đã bắt lấy ý đó, ra lệnh mời các cầu thủ Mỹ qua Tàu! Sau đó, Kissinger đi đêm để chuẩn bị chuyến Nixon sang Tàu năm đầu 1972.

Trong chuyến thăm bí mật năm 1971, Kissinger đã hứa hẹn với Chu Ân Lai rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Trung Quốc các tin tức tình báo về hoạt động của quân Nga ở vùng biên giới Nga-Hoa. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, mà ông phác họa một thời biểu là trong vòng 12 tháng. Lúc đó là tháng 7 năm 1971, sáu tháng trước khi Mỹ ký hiệp định Paris, mà chính Kissinger cũng không biết chắc là sẽ có một hiệp định hay không. Vì vậy, Kissinger đã nói thẳng với Chu Ân Lai là dù không có thỏa hiệp nào thì chính phủ Nixon cũng đơn phương rút quân, và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, bỏ rơi luôn chính quyền miền Nam Việt Nam.

Kissinger nói rõ ràng: “Sau khi hòa bình rồi, người Mỹ chúng tôi sẽ ở xa Việt Nam cả vạn dặm, còn Hà Nội thì vẫn ở đó.” Những chi tiết này được kể lại trong một sách của William Burr, năm 2002 (The Bejing – Washington Back Channel); kể chuyện các chuyến đi bí mật của Kissinger năm 1970, 71; sách này nằm trong tài liệu điện tử của cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA; được thuật lại trong sách MAO, của Jung Chang và Jon Halliday, 2005.

Nixon đã toại nguyện, vì Mao sẵn sàng giúp ông tái đắc cử. Dưới sức ép của Mao, Bắc Việt chịu ký tên vào bản hiệp định Paris. Quân Mỹ rút về “trong danh dự”. Nhưng số phận Nixon lại bị quyết định do một xì căng đan chính ông ta gây ra; khiến ông phải từ chức khi Quốc Hội Mỹ chuẩn bị đàn hạch và truất phế, vào năm 1974. Người thương tiếc Nixon nhất lại là Mao Trạch Ðông. Mao nhắn tin qua bà Imelda Marcos mời Nixon qua chơi. Năm 1975, Mao sai mời con gái Nixon là Julie và chồng qua Tàu, Mao lại nói với cô con bảo nói với bố rằng “Tôi nhớ ông ấy lắm.” Tháng 2 năm 1976, Mao đưa một chiếc máy bay Boeing 707 sang tận Los Angeles đón Nixon qua uống trà; bảy tháng sau thì Mao chết.

Bản hiệp định Paris cuối cùng là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Mao. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không thể làm gì được, khi nước đồng minh lớn nhất đã bỏ rơi. Cộng Sản miền Bắc đã được Moskva và Bắc Kinh báo cho biết trước Mỹ sẽ rút quân, trong khi vũ khí của Nga vẫn đổ sang ngày càng nhiều, họ nắm chắc phần thắng. Nhưng họ vẫn phải đặt bút ký vì Mao Trạch Ðông muốn tặng Nixon một món quà. Cộng Sản miền Bắc cũng cần một thời gian chuẩn bị để đánh một trận chót, cho nên hiệp định Paris cũng là một bước nghỉ chân.

Những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chắc không ai biết gì về những lời Kissinger đã hứa với Dobrynin hay với Chu Ân Lai. Người dân miền Nam lại càng không biết gì cả. Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất. Bài học của một dân tộc nhược tiểu là đừng bao giờ vì các lý thuyết, tư tưởng trừu tượng, ngoại lai mà để đồng bào tàn sát lẫn nhau. Trong cuộc chiến tranh nào, người dân cũng đau khổ.

Nguồn: Nguoi-viet.com

——————————–

Đọc bài báo trên và đọc bài báo dưới đây ta thấy dường như ông Dương Danh Dy có nhận định sai lầm về mối giao hảo giữa Trung Cộng và Liên Xô 1969-1979…

——————–

Hồ Chí Minh với Trung Quốc

Tác giả: Dương Danh Dy

Bài đã được xuất bản.: 16/05/2010

tuanvietnam.net

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Bác lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất.

Tôn trọng vai trò nước lớn nhưng không nhắm mắt làm theo

Trong bài viết nhỏ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Bác này, tôi không dám đề cập tới mọi vấn đề mà chỉ muốn nhắc tới một vài bài học từ Bác mà trong quá trình nghiên cứu về Trung Quốc tôi không bao giờ dám quên.

Trước tiên, Hồ Chí Minh luôn  tỏ ra tôn trọng và tán thành vai trò nước lớn mà Trung Quốc cần phải có và xứng đáng phải có trong quan hệ Xô Trung cũng như trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bác rất coi trọng tình đoàn kết Trung – Xô, không đồng tình với một số việc làm thái quá của ban lãnh đạo Liên Xô…, nhưng khi phía Trung Quốc đi quá mức, Bác đã khôn khéo tỏ thái độ không tán thành, giữ vững chính kiến của mình và tiến hành đấu tranh, hành động theo đường lối của đảng ta mà Bác là linh hồn chứ không một chiều với Trung Quốc.

Trong lĩnh vực này, tôn trọng vai trò và lợi ích nước lớn của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế với Bác không có nghĩa là không tôn trọng lợi ích chung của phe xã hội chủ nghĩa của phong trào cộng sản quốc tế, của nhân dân các nước khác.

Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và gìn giữ tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc.
Ảnh tư liệu Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông.

Thứ hai, Bác vui lòng chấp thuận vai trò nước lớn mà Trung Quốc nên có và nhất định phải có trong quan hệ với nước Việt Nam láng giềng nhỏ hơn, cần sự giúp đỡ của họ. Bác thực lòng muốn chung sống hữu nghị với Trung Quốc. Bác tôn trọng dân tộc Trung Hoa và người lãnh đạo của họ, nín nhịn, tinh tế khi xử lý vấn đề nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.Khi lợi ích dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm, khi đối phương đi quá mức có thể chấp nhận được thì không bao giờ Bác từ bỏ nguyên tắc độc lập, tự chủ,  bình đẳng dân tộc và tỏ ra sợ hãi.

Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và gìn giữ tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc.

Vài mẩu chuyện cụ thể

Tôi có đầy đủ dẫn chứng để chứng minh cho hai luận điểm trên, nhưng nếu kể ra hết thì rất dài. Vì vậy chỉ xin nêu một vài ví dụ.

Chúng ta đều biết đầu những năm 60 của thế kỷ trước, bất đồng Trung – Xô từ chỗ âm ỉ dần dần công khai bộc lộ. Để lôi kéo Việt Nam đứng hẳn về phía minh chống Liên Xô, ông Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng Bí thư TWĐCSTQ, và Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam, với lời hứa Trung Quốc sẽ bao toàn bộ số viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam không phải hoàn lại… Và như chúng ta đều biết, Đảng ta và Bác đã khôn khéo nhưng thẳng thắn tỏ rõ lập trường của mình và từ chối “lòi mời” trên.

Khi phong trào “chống xét lại Khrushchov” phát triển, đã có lúc giới truyền thông nước ta do lý do này nọ hầu như quên không nói đến Liên Xô, thì Bác vẫn lặng lẽ viết bài ca ngợi nhân dân Liên Xô.

Vai trò của Bác trong việc giữ gìn sự đoàn kết và bảo vệ Trung Quốc  tại hai hội nghị lớn của các đảng cộng sản và công nhân thế giới vào các năm 1957 và 1960 không ai không biết. Chính Bác đã mấy lần đứng ra làm trung gian hoà giải bất đồng Trung Xô.

Tôi buộc phải nói ra điều không muốn nói này: ngay cả khi đã lìa khỏi cõi đời, cái chết của Bác đã tạo cơ hội cho cuộc gặp gỡ hai Thủ tướng Trung Quốc và Liên Xô tại sân bay Bắc Kinh tháng 9 nắm 1969, góp phần mở đầu cho tiến trình đàm phán bình thưòng hoá quan hệ Trung – Xô sau này.

Một ví dụ nữa. Tôi được biết bằng việc nắm chắc tình hình đấu tranh trong nội bộ Trung Quốc nên Bác đã chỉ đạo đảng ta không phản đối nhưng cũng không ủng hộ cái gọi là “đại cách mạng văn hoá” và chính chủ trương sáng suốt đó đã khiến chúng ta tránh khỏi bao nhiêu nguy hiểm, phiền phức.

Ban đầu tôi tưởng chỉ có thế, nhưng sau này qua những tài liệu của chính ngưòi Trung Quốc mà tôi đọc được, tôi mới biết là Bác không chỉ làm như vậy.

Thời kỳ đầu của cách mạng văn hoá khi các tiểu tướng Hồng Vệ Binh phê phán đấu tố các vị Bành Chân, La Thuỵ Khanh… Bác đã nói với Ngũ Tu Quyền, Phó ban đối ngoại của ĐCSTQ: nhân dân Việt Nam khá quen biết mấy đồng chí này, nay xử lý họ như vậy chúng tôi biết nói với nhân dân Việt Nam thế nào? (theo Hồng Tả Quân-nguyên Cục trưỏng Ban Đối ngoại TWĐCSTQ, Tạp chí “Thế giới trí thức” số 13 năm 1999).

Sau đó, trong một lần gặp Bác, Mao Trạch Đông mời Bác khi tới Hàng Châu, ghé thăm Trường Đại Học Triết Giang  xem ” Báo chữ lớn”, Bác vui vẻ trả lời: “Tôi nhất định đi, Việt Nam không phải là không có vấn đề, nhưng trước mắt chưa thể làm cách mạng văn hoá. Chúng tôi còn phải làm  đại cách  mạng ‘vũ hoá'”(tức  cuộc đấu tranh chống Mỹ giành thống nhất đất nước). Mao Trạch Đông (đành phải) nghiêm túc trả lời: “Đúng vậy, Việt Nam chưa thể làm đại cách mạng văn hoá, (theo Văn Trang trong “Nhớ Hồ Chí Minh” – Nhà xuất bản Hồng Công tháng 5 năm 2009, tr 144).

Còn khi Khang Sinh, một trong những người lãnh đạo chủ chốt cách mạng  văn hoá lúc đó đến thăm Bác, ông ta giới thiệu với Bác rất nhiều về cách mạng văn hóa, đặc biệt nhấn mạnh việc phát động quần chúng chống kẻ cầm quyền đi đường lối tư bản chủ nghĩa. Nghe xong, Bác hỏi lại: đảng uỷ có vấn đề, không thể lãnh đạo, nhưng phát động quần chúng mà không có sự lãnh đạo của đảng thì sẽ ra sao? Suy nghĩ một lúc, Khang Sinh mới trả lời: lần cách mạng văn hoá này là do Mao Chủ tịch lãnh đạo và phát động. Nghe xong Bác không nói gì, nhưng sau khi Khang Sinh ra về, Bác đã nói với Văn Trang (tác giả cuốn sách ): phong trào quần chúng mà không có đảng lãnh đạo sẽ loạn (nguồn nt trang 244).

Qua mấy mẩu chuyện trên có thể thấy Bác không đồng tình với chủ trương lớn này của người lãnh đạo Trung Quốc, không ủng hộ và không làm theo (một việc mà theo lý, đã là bạn đồng minh nhất là lại đang được họ viện trợ to lớn lẽ ra phải nên có) nhưng bằng những câu nói và thái độ hết sức thông minh, khôn khéo Bác đã tỏ rõ được lập trường thái độ của mình mà người ta không thể không chấp thuận, cho dù không đồng ý nhưng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Vì sao Bác Hồ  được các nhà lãnh đạo và người dân Trung Quốc đương thời tôn trọng và ngưỡng mộ như vậy? Một lý do quan trọng là Bác luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình. Ảnh tư liệu Hồ Chí Minh và Đặng Tiểu Bình.

Vì sao Bác Hồ  được các nhà lãnh đạo và người dân Trung Quốc đương thời tôn trọng và ngưỡng mộ như vậy? Một lý do quan trọng là Bác luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình.

Ngoài một số chuyện như đã kể trên, xin nói thêm mấy việc nữa. Ngay trong thời hoạt động ở Pháp Bác đã giúp đỡ nhiều nhà cách mạng Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân (sau này chính thủ tướng Chu Ân Lai đã nói với ta, ông coi Bác như bậc huynh trưởng và đã thân quen với Bác trước nhiều người Trung Quốc khác, ông chỉ vào Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm và nói thêm, chỉ sau này khi về nước tôi mới quen biết đồng chí ấy).

Với tư cách là đảng viên đảng cộng sản Pháp, Bác đã giới thiệu 3 nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc lúc đó tại Pháp vào đảng cộng sản Pháp (trong đó có nhà thơ nổi tiếng Tiêu Tam sau này).

Trong ba lần hoạt động dài ngày ở Trung Quốc, có lúc Bác tham gia chi đội Bát Lộ Quân của Diệp Kiếm Anh nhưng ngay cả những lúc chuyên hoạt động vì cách mạng Việt Nam, Bác không quên cách mạng Trung Quốc.

Bộ “Toàn tập Hồ Chí Minh” mà tôi có trong  tay được xuất bản vào những năm quan hệ hai nước chưa bình thường và tôi biết có một số bài viết của Bác về Trung Quốc không được đưa vào, nhưng chỉ bằng vào những bài đã được công bố trong đó, tôi có thể mạnh dạn nói rằng ngay từ khi ở Pháp, ở Liên Xô cho đến khi hoạt động ở Trung Quốc và về Việt Nam, khi còn là nhà cách mạng hoạt động bí mật cho đến khi trở thành người đứng đầu một nước, Bác luôn là ngưòi nước ngoài tuyên truyền cổ vũ nhiều nhất cho cách mạng Trung Quốc.

Học Bác thế nào?

Để vận dụng tốt hai bài học trong ứng đối với Trung Quốc của Bác, tôi nghĩ mỗi người Việt Nam chúng ta, nhất là những người lãnh đạo và đông đảo những nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà quản lý các địa phưong.. cần nghiêm túc tu dưỡng rèn luyện không ngừng về ba mặt chủ yếu: trí tuệ, bản lĩnh, nghệ thuật. Trong hoạt động đối ngoại đó là ba điều không thể thiếu, nhưng học cho thấu đáo và vận dụng được chúng  không dễ.

Bộ mặt của những người dốt nát,  lười biếng, rút rát, e sợ, thô lỗ, hay quị luỵ, chỉ lo nghĩ đến bản thân… sớm hay muộn đều không thoát khỏi sự phán xét của nhân dân và lịch sử.

Những ai hết lòng vì đất nước, những chiến sĩ hữu danh và vô danh trên mặt trận này sẽ sống mãi trong lòng dân.

———————————————————–

Hiệp Định Paris, một bản án tử hình?

Tác giả:

11-1-2011

Hiệp định Paris khai mạc vào ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson. Tổng thống Nixon nhậm chức đầu năm 1969 tiếp tục cuộc đàm phán cho tới bốn năm sau mới ký kết vào ngày 27-1-1973. Mới đầu Nixon tưởng cuộc hoà đàm sẽ kết thúc năm 1969 nhưng không ngờ nó kéo dài cho tới 4 năm sau. Ông kể lại trong cuốn No More Vietnams trang 126: Những năm 1965, 66, 67, 68

dưới thời Johnson-McNamara phong trào phản chiến ôn hoà, chỉ có biểu tình hoặc đốt thẻ trưng binh nhưng sang 1969, khi Nixon lên cầm quyền phong trào đã biến thành bạo động dữ dội. Sinh viên bắn cảnh sát, dùng dao uy hiếp ban giám đốc nhà trường, bắn súng, đốt nhà, ném bom lớp học, bạo động lan ra toàn quốc.

Năm 1970 Mỹ yểm trợ cho VNCH hành quân sang Cambodia khiến cho phong trào bạo động lan ra toàn quốc dữ dội, có đổ máu, năm 1971 hành quân sang Hạ Lào. Nixon cho biết sở dĩ ông cho hành quân đánh vào các căn cứ bên kia biên giới để phá hủy hậu cần CS, ngăn chận những đợt tấn công của họ trong năm tới để có thể rút quân và giúp VNCH bảo vệ lãnh thổ, những người phản chiến đã phá hoại chương trình của ông. Nixon cho biết vì phản chiến làm rối loạn đất nước đã khiến cho CSBV lần khân không chịu ký Hiệp định Paris, họ hy vọng nhiều vào phản chiến. Phong trào phản chiến và Quốc hội chống đối ông đã khiến cho cuộc hoà đàm bế tắc trong bốn năm liền.

Cho tới 26-10-1972, Kissinger họp báo lạc quan tuyến bố,

“Chúng ta có thể tin tưởng hoà bình đã ở trong tầm tay, chúng ta có thể tin rằng đã thấy hoà ước”

(“We believe that peace  is at hand.We believe that an agreement is within sight” – No More Vietnams, trang 154).

Cũng trong sách đã dẫn trang 142, Nixon cho biết từ năm 1969 ông đã phải đương đầu với mối nguy là Quốc Hội có thể ra luật chấm dứt chiến tranh Việt nam. Các Dân biểu, Thượng nghị sĩ  đã đưa nghị quyết  buộc Tổng thống  rút hết  quân về nước để đổi lấy tù binh Mỹ còn bị Bắc Việt giam giữ. Năm 1972  Thượng viện đã tiến hành việc này, tại Hạ Viện hội gần đủ số phiếu thuận. Nhưng vì Chính phủ đã thông báo việc rút quân khiến những người ủng hộ chiến tranh cho thấy chứng cớ hiển nhiên cuộc chiến đã suy giảm nhờ đó dự luật không thành hình, VNCH thoát chết từ năm 1972.

(Since 1969, we had been faced with the danger of Congress legislating an end to our involvement. Antiwar Senators and Congressmen had been introducing resolutions to force us to trade a total withdrawal of our troops for the return of our POWs. By 1972, the Senate was regularly passing these measures, and the votes in the House were getting close. We were able to prevent the passage of these bills only because our withdrawal announcements provided those whose support for the war was wavering with tangible evidence that our involvement was winding down).

Cuối tháng 10-1972, Kissinger gặp Tổng thống Thiệu để bàn về việc ký kết Hiệp định nhưng ông Thiệu không đồng ý, đòi sửa một số điều khoản trong đó BV phải rút quân về Bắc. TT Nixon cho ông Thiệu biết nếu miền Nam không chịu ký kết Hiệp định, gây trở  ngại cho hoà đàm thì Quốc Hội sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh tháng 1-1973, cắt đứt viện trợ bỏ rơi VNCH để đánh đổi lấy khoảng 580  tù binh Mỹ tại Hà Nội. Nixon cho biết.

“Sự tồn tại của miền nam Việt Nam không phụ thuộc vào việc quân địch còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt. Nó phụ thuộc vào việc Nước Mỹ cưỡng bách thi hành Hiệp định cùng với việc tiếp tục viện trợ và với sự đe doạ trừng trị bằng vũ lực. Điều đó chỉ có được nếu Sài Gòn được Quốc Hội ủng hộ. Nếu chúng ta không giải quyết cuộc chiến nhanh chóng, Quốc Hội có thể biểu quyết đạo luật chấm dứt chiến tranh vào tháng 1. Nếu Quốc hội kết luận rằng miền Nam Việt nam gây trở ngại việc ký kết, việc này có thể khiến ta (Hành pháp) không giúp được đồng minh nếu cần. Tuy nhiên tôi cũng để cho Thiệu có thời gian suy nghĩ” – No More Vietnams trang 155.

Thật vậy, khoảng 140 ngàn quân CSBV chiếm đóng những vùng biên giới thuộc VNCH không phải là mối nguy sinh tử, mà sự tiếp tục viện trợ quân sự kinh tế của Quốc Hội Mỹ mới là điều then chốt. Cho dù đòi được điều kiện Cộng quân phải rút hết về miền Bắc nhưng sau đó một thời gian họ lại xâm nhập miền Nam thì cũng như bắt cóc bỏ đĩa thôi. Từ những năm 1971, 1972 Quốc Hội Mỹ nằm trong tay thành phần phản chiến, trong đó Dân chủ chiếm đa số, đường lối của họ trái ngược với Cộng Hoà.

Quốc hội phản chiến chống đối Nixon dữ dội, thúc đẩy ông phải ký kết hiệp định vào tháng 1-1973 bằng mọi giá để đem tù binh về nước, chấm dứt  chiến tranh. Nixon cho biết một sự thật phũ phàng là Quốc hội mà đa số là Dân chủ,  chống chiến tranh sẵn sàng cắt viện trợ, hy sinh VNCH và cả Đông Dương để đánh đổi lấy hoà bình và khoảng 580 tù binh Mỹ còn nằm trong tay Hà Nội nếu miền Nam gây trở ngại cho việc ký kết. Trong khoảng thời gian này tại Sàigòn báo chí cũng đã cho biết số phận miền Nam phụ thuộc vào đám tù binh Mỹ tại Hà Nội. Cương vị Tổng thống VNCH ông Thiệu cương quyết chống lại bản sơ thảo do Mỹ và BV ký kết vì tự ái dân tộc và sự sinh tồn của miền Nam là điều hợp lý nhưng Hành pháp Mỹ cũng có lý của họ.

Trong khi tỷ lệ người ủng hộ chiến tranh ngày một  giảm, số người chống ngày càng tăng: Từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ  đầu 1968 tới tháng 10-1968 giảm từ 42% xuống còn 37%, từ đầu 1969 tới tháng 10-1969 giảm từ 39% xuống 32%, từ đầu 1970 tới giữa 1971 giảm từ 33% xuống còn 28%… (Theo Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war).

Nixon cho biết chưa bao giờ nước Mỹ bị phân hoá như thế. Người ta đã quá chán cảnh sinh viên chống chiến tranh ẩu đả với cảnh sát, vệ binh quốc gia bể đầu, đổ máu ngoài đường phố từ năm nọ đến năm kia, đã đến lúc phải có hoà bình.

Ngày 9-11-1972 Nixon cử Tướng Haig sang Sài Gòn trao thư cho T.T Thiệu nói ông không thể sửa đổi bản sơ thảo gì hơn, như thế là tốt đẹp rồi. Haig nhấn mạnh với  T.T Thiệu nếu không ký kết trước phiên họp Quốc Hội vào tháng 1-1973, họ sẽ cắt viện trợ cho VNCH, ông Thiệu vẫn cương quyết bác bỏ.

Ngày 14-11, TT Nixon hứa với TT Thiệu

“Tôi xin cam kết tuyệt đối với ông nếu Hà Nội  vi phạm Hiệp định, tôi sẽ trừng trị họ nghiêm khắc ngay”

(You have my absolute assurance that if Hà Nội fails to abide by the terms of this agrement, it is my intention to take swift and severe retaliatory action – No More Vietnams, trang 156)

Ngày 20 -11-1972 tại cuộc Hoà đàm Paris, Kissinger đưa những điểm TT Thiệu đề nghị sửa lại, BV bác bỏ ngay, từ đầu tháng 12 BV tỏ ra ngoan cố không chịu đàm phán, họ trông chờ Quốc Hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, khi ấy bất chiến tự nhiên thành. Ngày 14-12 BV bỏ họp. TT Nixon cương quyết dùng vũ lực bắt Hà Nội phải trở lại hoà đàm. Sau 12 ngày oanh tạc BV bằng B-52 từ 18 -12-1972  cho đến cuối tháng 12-1972,  BV phải trở lại bàn hội nghị.

Nixon thông báo cho Kissinger chấp nhận những điều khoản đã có từ tháng 10 để ký Hiệp Định. Ông đã cố gắng thuyết phục ông Thiệu sớm ký kết vì đã tới hạn kỳ, Quốc Hội phản chiến đã quá mệt mỏi muốn Hiệp định phải được ký kết ngay trong tháng 1-1973

Nay vấn đề trở ngại là sự đồng ý của TT Thiệu, Nixon cố gắng trấn an ông bằng  lá thư ngày 5-1-1973, ông  cam kết sẽ tiếp tục yểm trợ trong thời gian sau khi ký kết và sẽ trả đũa hết mình nếu BV vi phạm thoả hiệp.

(You have my assurance of continued assistance in the post-settlement period and that we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam – Theo Wikipedia, Operation Linebacker II).

Nhưng lúc này đang bị Quốc hội chống đối, địa vị Nixon không cho phép ông hứa như vậy, thí dụ nếu đưa yêu cầu này ra Quốc hội thì sẽ chẳng hy vọng gì được chấp thuận. Tuy nhiên ông Thiệu vẫn không chịu, ngày 14-1-1973, TT Nixon đã cảnh cáo:

“Tôi đã nhất quyết tiến hành ký Hiệp Định vào ngày 23-1-1973.. nếu cần tôi sẽ đơn phương ký với ho ï

(I have therefore irrevocably decided to proceed to initial the agreement on January 23, 1973…I will do so, if necessary, alone – Theo Wikipedia, Operation Linebacker II).

Hiệp định cuối cùng được ký kết ngày 27-1-1973, Nixon nhìn nhận:

“Tôi biết rằng Hiệp định  có nhiều khuyết điểm. Nhưng tôi nghĩ nhìn chung cũng tốt đẹp. Và tôi biết rằng trong khi Quốc Hội đang phản đối ầm ĩ, chúng ta không thể làm gì khác hơn thế”.

(But I believed that on balance it was sound.  And I knew that, in light of the growing stridency of our opposition in Congress, we had no alternative to signing it – No More Vietnams, trang 167)

Trang 166 Nixon nói:

Hiệp định Chấm dứt chiến tranh và Phục hồi Hoà bình tại Việt Nam không được hoàn hảo lắm. Nhưng nó cũng đủ bảo đảm sự sống còn của miền nam VN – khi mà Hoa Kỳ sẵn sàng bó buộc sự thi hành các điều khoản của nó”

Nixon thừa biết BV sẽ vị phạm Hiệp định,  thực ra tại miền Nam VN, một đứa trẻ nít cũng biết CS sẽ không bao giờ chấp hành các thỏa hiệp đã ký kết. Nixon đã dự trù hai kế hoạch để giữ hoà bình bảo vệ VNCH, ông cho rằng Hoa Kỳ đã chiến đấu trên 10 năm, đã hy sinh hơn 50,000 quân nên quyết không thể để đồng minh VNCH rơi vào tay CSBV.

-Trước hết ông sẽ tiếp tục viện trợ quân sư cho VNCH để họ tự vệ chống xâm lăng.

– Kế đó sẽ trừng trị thích đáng CSBV bằng sự yểm trợ của không lực Mỹ.

Miền Nam chống lại những vi phạm nhỏ của BV, Mỹ sẽ trả đũa  những  vi phạm lớn, tóm lại oanh tạc cơ B-52 và viện trợ quân sự là hai kế hoạch chính.

Ngoài ra ông cũng dùng chính sách cây gậy và củ cà rốt (But the Paris agreement contained carrots as well as stick). Trong Hiệp định có ghi Mỹ sẽ viện trợ tái thiết cho miền Bắc, đây cũng là điều khoản rất quan trọng, BV tan nát vì bom đạn rất cần  tái thiết, viện trợ của Mỹ sẽ là động cơ thúc đẩy Hà Nội giữ hoà bình.

Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên, khôn tới mấy cũng không ai khôn hơn được Ông Trời, kế hoạch của Nixon đã bị Quốc Hội phá hỏng hết. Nixon thú nhận ông đã ước tính sai lầm tình hình:  Trước ngày  ký Hiệp định Paris 27-1-1973 ông tưởng rằng nếu đem lai hoà bình và tù binh về nước, những người phản chiến sẽ thôi chống đối nhưng họ lại càng gia tăng chống đối hơn trước

(I miscalculated how they would respond after the settlement. I thought their opposition to our policy would end with the war end. Instead, it increased – No More Vietnams,  trang  182).

Sau vấn đề chiến tranh VN, họ quay ra vụ Watergate tháng 4-1973, tiếp tục chống đối chính phủ. Ngay sau ngày ngưng bắn 27-1-1973, CSBV đưa quân xâm nhập miền Nam, Nixon định cho oanh tạc nhưng sợ ảnh hưởng đến việc BV trả tù binh cho Mỹ ngày 27-3-1973. Tại Cambodia, lực lượng Khmer đỏ do CSBV gây dựng bao vây Nam vang, Nixon cho lệnh oanh tạc Khmer đỏ để yểm trợ cho Lon Nol. Tháng 4 -1973 Nixon hăm doạ oanh tạc BV để họ đừng vi phạm và xâm nhập nhưng Quốc Hội chống đối dữ dội làm tiêu tan khả năng trả đũa của ông. Chính phủ cần tiền để tiếp tục oanh tạc tại Miên, Quốc hội không những từ chối còn bắt đầu soạn tu chính án cấm dùng mọi ngân khoản cho oanh tạc, họ nói  chính phủ phải dùng ngoại giao đàm phán chứ không thể dùng vũ lực. Mọi nỗ lực của hành pháp để ngăn chận sự chống đối của Quốc hội thất bại tháng 6-1973.

Khi tu chính án đưa lên bàn Tổng thống 27-6-1973, Nixon phủ quyết và cho biết tu chính án có thể phá hỏng mọi nỗ lực hoà bình ở Cambodia, nhóm phản chiến Quốc hội chống đối dữ hơn. Thương nghị sĩ Mansfield cho biết nếu TT không ngưng oanh tạc Miên ông sẽ bị cắt ngân sách điều hành chính phủ. Nixon miễn cưỡng ký thành luật ngày 30-6 và có hiệu lực từ 15-8-1973, theo đó chấm dứt tất cả ngân khoản trực tiếp, gián tiếp xử dụng cho việc tác chiến tại Mên, Lào, BV, Nam VN. Sự thất bại này khiến Nixon không còn thẩm quyền giữ hoà bình cho VN, Đông Dương và để cho BV tự do thao túng tại miền nam VN.

Quốc hội tiếp tục hạn chế quyền Tổng thống về quân sự, đó là War Power Act: Tổng thống phải thảo luận với Quốc hội trước khi tham chiến. Tổng thống có quyền tham chiến 60 ngày không cần được Quốc hội đồng ý và thêm 30 ngày gia hạn nếu chứng minh bằng văn bản xác nhận sự cần thiết để bảo đảm an ninh cho quân ta. Ngày 24-10 -1973 Nixon phủ quyết  dự luật War Power Act cho rằng nó vi hiến xâm lấn quyền Tổng thống , ngày 7-11-1973 Quốc hội phủ quyết sự phủ quyết của Nixon, như thế họ đã bật đèn xanh cho BV xâm lăng VNCH.

Ngoài ra kế hoạch cây gậy củ cà rốt của Nixon cũng bị Quốc hội dẹp luôn:

“Chẳng bao lâu các vị dân cử phản chiến cấm hết mọi hoạt động quân sự của chính phủ tại Đông Dương, họ cũng cấm viện trợ tái thiết cho BV, Quốc hội đã dẹp luôn cả gậy và cà rốt đã được ghi trong Hoà ước, như thế Hà Nội không còn lý do để chấp hành các điều khoản”- Sách đã dẫn trang 178.

Về kế hoạch viện trợ quân sự cho VNCH, ngân khoản do Nixon đề nghị đã bị Quốc hội cắt giảm liên tục  từ hai tỷ mốt (2,1 tỷ) tài khoá 1973 xuống một tỷ tư (1,4 tỷ) tài khoá 1974 và 700 triệu tài khoá 1975. Trong khi ấy BV vẫn được  CS quốc tế viện trợ dồi dào : Giai đoạn 1969-1972: 684,666 tấn hàng vũ khí, giai đoạn 1973-1975:  649,246 tấn , hai giai đoạn coi như tương đương.

Khi Hiệp định Paris được ký kết, miền Nam VN mạnh hơn miền Bắc, BV bị thiết hại nặng trong trận mùa hè đỏ lửa, khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị tử trận, từ 500 cho tới 700 chiến xa bị phá hủy, VNCH thiệt hại khoảng một nửa. Sau trận oanh tạc cuối tháng 12-1972, các hạ tầng cơ sở quân sự, kho hàng, tiếp liệu, phi trường, ga xe lửa …tại miền Bắc bị tàn phá trầm trọng. Nhưng dần dần trong khi miền Bắc ngày một mạnh hơn nhờ CS quốc tế viện trợ dồi dào, miền Nam ngày một suy yếu vì Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ tới xương tủy đưa tới sự sụp đổ  ngày 30-4-1975  như ta đã thấy.

Nixon đổ lỗi cho Quốc hội, ông nói:

“Chúng ta chiến thắng ở Việt Nam nhưng không giữ được hoà bình . Thành quả mà  ta đạt được  sau  mười hai năm chiến đấu đã bị vứt bỏ trong một cơn điên khùng vô trách nhiệm của Quốc hội”- Sách đã dẫn trang 165.

Nixon cũng chịu trách nhiệm trong sự sụp đổ VNCH và Đông Dương,  sự hoà hoãn  với Trung Cộng, Nga Sô do ông thực hiện được năm 1972 đã ngầm thúc đẩy Quốc hội bỏ rơi Đông Dương vì thuyết Domino không còn giá trị.

Trả lời một cuộc phỏng vấn của một tờ báo Đức tại hải ngoại, cựu TT Thiệu cũng đã xác nhận sự thất bại không phải do Cộng quân không chịu rút về Bắc mà vì VNCH không được tiếp tục viện trợ  quân sự của Hoa Kỳ cũng như  sự yểm trợ hoả lực của họ.

Như thế không phải Hiệp định Paris đã bức tử VNCH.

© Tác giả:

© Đàn Chim Việt

———————————————–

Tài liệu tham khảo.

Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985.

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.

English.illinois.edu/maps/vietnam/antiwar.html: Mark Barringer: The Anti-war Movement in the United States.

Radical times:The antiwar Movement of the 1960s, Politic and the Antiwar Movement.

Answer.com: Vietnam Asntiwar Movement

Lars-Klein. com: Nixon plan for ending Vietnam war.

Digital history. uh. Edu/… Nixon and Vietnam.

Kansaspress.ku.edu: Nixon’s Vietnam war

Wikipedia: Operation Linebacker II

The Hauenstein Center for Presidential: Nixon and the Christmas bombing.

http://www.answer.com/topic/domino-theory: Domino theory.

BBCVIETNAMESE.Com: Viện Trợ Quốc Tế Cho Miền Bắc Trong Chiến Tranh , 10-5-2006

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.

Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006.

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.

Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh 2005

Đặng Phong: 5 Đường Mòn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trí Thức, Hà Nội 2008

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Thẻ: | Leave a Comment »

►Bên thắng/bên thua và Những bức tường lòng… Tưởng Năng Tiến

Posted by hoangtran204 trên 26/01/2013

11:55:am 24/01/13 | Tác giả:

Bên thắng/bên thua & Những bức tường lòng

 

Bước tường Berlin bị phá bỏ

Khi còn bị phân chia bởi bức tường Bá Linh, dân Ðức hay kể câu chuyện hài này:

Có một con chó chui tường từ Ðông sang Tây. Thấy khách lạ nên lũ chó bên Tây Ðức xúm xít và tíu tít hỏi thăm:

– Bên ấy có hội bảo vệ súc vật không?
– Có chứ.
– Có bác sĩ thú y không?
– Có luôn.
– Có thẩm mỹ viện và nghĩa trang dành riêng cho chó không?
– Có tuốt.
– Thế thì việc gì đằng ấy phải vất vả chui tường sang đây?
– Tại vì ở bển bị cấm được cho … sủa!

Tường Berlin trước khi bị phá bỏ

Tháng 9 năm 1989, bức tường Bá Linh bị đập đổ. Ðông Ðức được giải phóng. Từ đây, người dân được quyền ăn nói tự do, và chó có quyền… được sủa.
Sự thống nhất nước Ðức về thể chế, cũng như về nhân tâm, tuy không phải là một tiến trình toàn hảo nhưng có thể được coi như là ổn thỏa – ngoại trừ đối với một số người. Họ là những di dân đến từ Việt Nam, theo như tường thuật của Alisa Roth:

“Người Việt vẫn đang là nhóm Á Châu lớn nhất tại thành phố Bá Linh. Những nguời được mệnh danh là Người Việt miền Tây là những người miền nam Việt Nam, hầu hết là thuyền nhân mà trong những năm tiếp theo chiến thắng 1975 của cộng sản, họ đã đổ đến những vùng bây giờ là Tây Ðức.

“Còn nguời Việt miền Ðông là những nguời đến Ðông Ðức vào thập niên 1960 và 1970 cùng với các công nhân xuất khẩu từ những quốc gia cộng sản đang phát triển tới làm việc trong các nhà máy…”
“… Cái cộng đồng nhỏ bé này hãy còn duy trì sự chia cắt với hai thế giới, hai phương trời cách biệt. Những ý thức hệ – từng xé nát nước Ðức và nước Việt Nam ra làm đôi – hiện vẫn còn luân lưu mạnh mẽ tại nơi đây…”

Nó “mạnh mẽ” tới độ khiến một người dân bản xứ phải thốt lên rằng:”Bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây còn cao hơn cả bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức.” (“Berlin’s Divide Lingers For Vietnamese Expatriates Capital’s East – West Gap Reflects Cold War Past,” San Jose Mercury News, 12 Jul. 2002:A1/ Việt Mercury 12 Jul. 2002: 1 + 69. Trans. Nguyễn Bá Trạc”).

Nói như thế, nghe đã phũ phàng nhưng (vẫn) chưa …hết ý! Trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng – ấn bản 2001, Paris, nơi trang 70 – tác giả còn trích dẫn nhận xét của một người ngoại quốc khác về dân Việt – như thế này đây: “Ils ne s’aiment pas” (Chúng nó không ưa nhau đâu).

Cha nội Parisien nào đó nói bậy bạ vậy mà …trúng phóc. Những phương tiện truyền thông và giao thông của thời hiện đại quả có làm cho trái đất nhỏ lại, và khiến cho loài người gần gũi với nhau hơn. Nhưng riêng với với dân Việt thì không. Nhất định là không.

Người ngoài có vẻ “hơi” ngạc nhiên về thái độ “rất kém thân thiện” của dân Việt đối với nhau, trên bước đường lưu lạc. Họ sẽ ngạc nhiên chết (mẹ) luôn nếu biết rằng những “bức tường ô nhục” tương tự hiển hiện khắp chốn, kể cả ở Việt Nam, chứ chả riêng chi ở Berlin.

Dù đất nước đã “thống nhất” hơn một phần tư thế kỷ, dân chúng giữa hai miền Nam/Bắc Việt Nam (rõ ràng) vẫn chưa gần nhau mấy. Đôi lúc, họ ăn ở cư xử với nhau cứ y như những kẻ phải sống trong một cuộc hôn nhân … cưỡng bách vậy.

Theo “truyền thống,” người Việt hay chia phe và họ thường nhìn nhau qua những “lỗ châu mai” từ những “pháo đài” của … phe mình. Họ hay gọi nhau là “tụi này” hay “tụi nọ” (tụi Công Giáo, tụi Phật Giáo, tụi Nam Kỳ, tụi Bắc Kỳ, tụi Trung Kỳ …). Gần đây, có thêm một “tụi mới” nữa – tụi thuộc … phe thắng cuộc!

Và đó mới chỉ là những chuyện nhỏ, ở miền xuôi. Ở miền ngược, miền núi, hay còn gọi là miền cao, miền sơn cước (hoặc cao nguyên) thì còn nhiều chuyện … kỳ cục dữ nữa. Nơi đây, một phần dân tộc Việt vẫn chưa được nhìn nhận là người thường hay người Thượng. Họ bị coi là … “tụi mọi” và bị chính đồng bào mình (toa rập với cường quyền) cướp đoạt hết đất đai canh tác.

Nghèo đói quá hoá “sảng” chăng? Khổ cực quá, cùng quẫn quá, bị chèn ép quá nên đâm ra gấu ó, cấu xé lẫn nhau chăng? Không hẳn đã thế đâu.

Tại nước Ðức, ngay giữa một thành phố tự do và phú túc, “bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây (vẫn) còn cao hơn bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức” mà. Hơn nữa, như đã thưa, những bức tường lòng (ô nhục) tương tự hiển hiện ở khắp nơi chứ đâu có riêng chi ở Berlin.

Nơi đâu có người Việt quần tụ là tức khắc nẩy sinh những chuyện đố kỵ, chia cách, phân hoá, và đánh phá lẫn nhau túi bụi. Mỗi cộng đồng vẫn thường cần đến hơn một ban đại diện (dù tất cả những ban đại diện “dường như” không đại diện được cho bất cứ ai và cũng không mấy ai – thực sự- cần người đại diện).

Tương tự, mỗi hội đoàn đều có tới hai hay ba ông (bà) chủ tịch, dù cả hội đoàn đều không mấy ai biết rõ là họ hội họp lại với nhau để làm gì. Mọi tổ chức (không chóng thì chầy) nếu không vỡ tan tành thì cũng bể thành vài mảnh!

Người Nga có câu ngạn ngữ là nếu thiếu chó chăn, loài cừu không trở nên bầy đàn được. Cái khó của những cộng đồng người Việt hải ngoại là họ có dư loại chó này. Ðã thế, phần lớn, đều là … chó dại!

Sự kiện vô vàn phi lý, cực độ vô nghĩa, và bất lợi không lường này, đang diễn tiến kết thành hiện tượng phân hoá hỗn loạn, phân liệt khắc nghiệt, chia rẽ trầm trọng giữa những cá nhân, nhóm cá nhân, cộng đồng người Việt “ (Phan Nhật Nam, “Lời Khẩn Thiết Nhằm Chấm Dứt Hiện Tượng Phân Hoá“). Cũng theo tác giả bài báo vừa dẫn thì Cục Tình Báo Hải Ngoại, trực thuộc Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng Cộng Sản Hà Nội, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng phân hoá tiêu cực kể trên.

Những nhân viên của Cục Tình Báo Hải Ngoại e không tài ba đến thế. Chợ chiều rồi. Chúng nó (nếu có) cũng chỉ lo đánh quả mà thôi và chuẩn bị để chạy thôi.

Thủ phạm không đến từ bên ngoài. Chúng phục sẵn trong “thâm tâm” của tất cả chúng ta.

Khi còn nhỏ, tôi nhớ là đã đọc ở đâu đó – qua lời kể của Schopenhauer – một câu chuyện ngụ ngôn mà nội dung (đaị khái) như sau:

Có một mùa Ðông lạnh đến độ muốn tồn tại muôn loài đều phải xích lại thật gần nhau để truyền cho nhau hơi ấm. Chỉ riêng có loài nhím vì lông quá nhiều, quá nhọn và không cách nào thu lại được nên đành … chờ chết!

Dân Việt đang trải qua một mùa Ðông khắc nghiệt. Nếu chúng ta không vượt qua được những bức tường lòng hiện hữu, không xếp lại được những lông nhọn tua tủa tự mỗi người, và mọi phe nhóm đều nhất định “tử thủ” trong pháo đài của riêng mình thì (e) khó mà qua khỏi đuợc cơn quốc nạn này. Vấn đề không phải là mùa Ðông sẽ kéo dài vô tận mà vì đất nước (cũng như lòng người) sẽ bầm dập, te tua, tan nát, và tanh bành – sau đó.

© T.N.T

————————–

Phản hồi cho “Bên thắng/bên thua & Những bức tường lòng”

  1. nvtncs says:

    Những điều, những nhận xét của t/g không có gì mới, và nói cho cùng, ai cũng nhận thấy.
    Nhưng giải pháp của vấn đề là gì?

    Theo tôi, cũng chẳng khó lắm.
    Nếu ta nhìn kỹ, ta thấy người VN đa số, không có niềm tin sâu sắc của người có tôn giáo. Nếu hỏi họ theo đạo gì, một số lớn nói họ theo đạo Phật. Nhưng thật sự thì không.
    Người Việt mình cần có tôn giáo. Tôn giáo là kim chỉ nam của loài người, của nền tảng luân lý.
    Đạo thiên chúa dạy ta phải thương yêu người láng giềng như thương mình; đạo Phật cũng vậy, tuy đạo Thiên Chúa có nếp, có khuôn khổ, trật tự và tổ chức hơn đạo Phật.

    Ta hãy, mỗi tuần một lần, đi lễ ở chùa hay nhà thờ.
    Mỗi ngày ta hãy làm một việc thiện nhỏ, hãy nói lên một sự thật.

    Thế rồi, ngày ngày, dần dần, điều làm việc thiện, sự nói thật, trở thành thói quen, và từ đó cuộc sống tinh thần, càng phong phú, thư thái.
    Hãy giữ một nhật ký và kiểm điểm công việc ngày vừa qua.

    Từ những việc thiện nhỏ ban đầu, ta sẽ tiến lên, tính tình sẽ thay đổi dần dần về cuối năm, sự thay đổi sẽ trông thấy.

    Khi ta làm việc thiện, thâm tâm ta không còn có ác ý nữa. Ta chỉ còn chăm chú đến việc thiện, việc giúp người, không mong đợi một lời khen, một phần thưởng, một sự tán thành của ai, ngay cả của lương tâm ta. Trong khi làm việc thiện, ta không còn tâm trí để nghĩ đến ghen ghét, chỉ trích, giận hờn. Rồi từ từ, những việc thiện nhỏ trong ngày, sẽ thay đổi ta, va sẽ trở thành việc thiện lớn, vượt sự ích kỷ.

  2. Huong Nguyen says:

    Tôi nhớ, hình như đã lâu rồi, cả mấy năm về trước, tôi tình cờ có coi 1 video của đài Discovery, khảo cứu về sinh hoạt của loài nhím trong đó có đoạn nhím mẹ ôm nhím con, được khảo sát trong 1 lồng bằng gương để có thể quan sát từ bên ngoài và từ phía dưới…

    Thật là lạ lùng (theo như tôi nhớ) … nhím mẹ ôm trọn nhím con và dấu dưới bụng mình mà không hề đau đớn gì cả làm tôi hơi phân vân khi đọc bài này: không biết Nhím Nga Sô khác với Nhím Hoa Kỳ như thế nào? Nếu không, gai nhím có lẽ để bảo vệ chống lại kẽ thù chứ không dùng để đâm những thân nhân của mình. Ngoài ra, gai nhím cũng không bắn ra được như những mũi tên – như ngày xưa lúc còn rất nhỏ đám trẻ chúng tôi đã khoát láo với nhau.

    Bây giờ đang là những ngày tháng cuối cùng của 1 mùa đông khắc nghiệt. Tôi tự hỏi những con nhím như thế đã chết hết chưa như những năm trước ? – và như thế thì những con còn lại hôm nay chỉ là những con đã di cư từ những vùng ấm áp khác tới?

  3. Lâm Vũ says:

    Tôi nghĩ đây là bài viết ngắn nhất, thầm trầm nhất và tích cực nhất của tác giả TNT trong vài năm nay. Chắc chắn tôi sẽ nhớ mãi dụ ngôn con chim mùa Đông thay cho kết luận của tác giả.

    Viết thêm.
    Mới đây tôi may mắn có co hội trở lại thăm thành phố Berlin, lần đầu sau nhiều năm. May mắn hơn nữa là, trong những ngày ở đó chỉ sống với người Việt đi từ miền Bắc. Đúng như tác giả viết, có vẻ như người Việt miến Bắc chỉ sống ở phía Đông thành phố, tức Đông Bá-Linh cũ. Nói rộng hơn, dù chính thức không còn Đông Bá Linh và Tây Bá Linh, nhưng trong lòng con người có vẻ sư phân chia Đông Tây vẫn còn “nguyên xi”.

    Nhưng với người Đức, có lẽ sự phân biệt chỉ có tính “văn hóa”, trong với người Việt nó còn thêm nguyên ủy chính trị nữa. Đó là cái đau đớn riêng của dân tộc Việt.

    Sau vài ngày sống với người Việt “Đông Bá Linh”, tôi có hai cảm nhận, thật rõ rệt là: ngoài những nét khác biệt có tính “văn hóa” (cách ăn uống, giọng nói v.v.) tâm trạng của người Việt Đông Bá Linh (“dân Bắc”) y hệt như người miền Nam tị nạn 20-30 năm về trước. Cũng chán ghét cái nơi mình bỏ lại sau lưng, chưa quen với nơi chốn mới, đời sống hiện tại còn tính cách tạm bợ, tương lai mù mịt…

    Không phải họ không muốn làm quen với người Việt ti nạn (chính thức) và lâu đời ở phía Tây, nhưng dĩ nhiên họ cũng không thể tích cực làm quen, giản di vì biết người ti nạn miền Nam sẽ khinh rẻ họ (tuy chẳng nói ra điều đó). Thái độ thân thiện đặc biệt của họ đối với tôi nói lên rõ điều này.

    Nhưng đây không phải chuyện tình cảm cá nhân mà nó là cốt lõi của vấn đề và quyết định cho vận mạng của đất nước. Nhưng người tự nhân là yêu nước, yêu dân tộc đồng bào, xin hãy suy nghĩ lại chuyện này trước khi quá muộn. Một khi mất nước rồi, thì “cựu quốc gia” và “cựu công sản” khác nhau hay giống nhau ở chỗ nào?

    LV

  4. chíphèo says:

    tnt luận về bức tường bằng đá phân chia Đức ra làm 2 đả sụp đổ và đất nước Đức đả thống nhất ,không còn chia rẻ nửa thì nghe ra đúng ,nhưng vẩn không đúng nếu đem so sánh với VN .Hai QG đều thống nhất,nhưng khác nhau về thể chế.Đức :thống nhất trong tựdo ,dân chủ không CS;VN thống nhất trong thể chế phi nhân CS. Bức tường Bá linh bị sụp đổ do người dân ĐĐ khao khát tự do dân chủ và có dịp họ phá nó đi. Còn VN thì khác. Đó là cuôc xâm lăng của CS.Đó là lấp sông bến hải chia cắt 2 miền NB , đó là cưởng bức thống nhất trong độc tài phi nhân,đó là không có tự do dân chủ…Cho nên lòng dân bênkẻ thắng người thua + bộ máy kềmkẹp cslàm sao để có sự thống nhất như ở Nước ĐỨc được.Nhất là sự thống nhất đó vẩn là sự thống nhất trong tuyên truyền của bọn BC,Thống nhất đất nước mà không thống nhất con người. Và sự hận thù chia rẻ do chủ nghỉa ,do nhà nước ,do lịch sử từ trước và cả sau “thống nhất’ đều do CS làm ra.. Đặt giả thiết nếư ĐĐ vượt qua bức tường Bá Linh ,xâm lăng và đô hộ Tây Đức thì dân Tây Đức sẻ phản ứng ra sao ? Cho nên sự so sánh này nhìn thì có vẻ đúng mà sai…vì đả nhập nhằng giửa hiên tượng và bản chất của sư kiện để đi đến kết luậnlà nó gióng nhau >Nó thiếu yếu tố chính gây nên sự chíarẻ ,phân hóa giửa BC và NVTN .Nhất là sau gần 40 năm CS vẩn bám đít đeo đuổi phá hoại sự an ổn hạnh phúc caủ người TN. Họ muốn người TN qui phục họ sau khi đả đày đọa cuóp bóc dả man của người ta. Họ vẩn kiêu căng ,hợm hỉnh thì làm sao có hoà giải ,có sao nói thống nhất lòng người được chứ? Họ vẩn chó là bên thắng cuộc ,là tự kiêu tự đại là coi người quốc gia là bọn tay sai ,bọn theo giặc ,bọn đỉ điếm ,bọn ăn bơ thừa sửa cặn (trong đó chắc có cả tnt) vây làm sao “nhân hoà” đươc chứ? Ngay bây giờ chúng củng không hòa hơp đưọc với nhửng người của chúng nửa kìa!
    Cho nên người TNchống cộng vẩn một lòng chống cộng.Ý kiến phân hóa chia rẻ trong v/d chống cộng thể hiện sự tự do của người tự do. Nay CS lệ thuộc và như là chư hầu tàu,tay sai tàu thì người Việt củng cố thêm chính nghỉa chống cộng của mình…
    Ngoài ra hai v/ đ chống cộng với các hội đoàn dù chia rẻ phấn hóa củng cùng một mục đích là giải thể công Việt đem hạnh phúc cho toàn dân (như ĐĐ và TâyĐức thống nhất vậy)và gìn giử nước khỏi bị xâm lăng của Đại Hán ,kẻ thù truyền kiếp của ta.
    Cho nên theo thiển ý bài viết này mở đầu băng so sánh bức tường Bá linh và sự thống nhất của nước Đức với sự thống nhất vn dưới chính thể CS là không đúng ,là khiên cưởng. Bài viết kể chuyện con chó ĐĐ tìm tự do TĐ để được sủa là một chuyện vui cười nhưng thật là nhảm nhí khi đưa vào bài viết này.,mà phần sau bài viết phê bính các người TNCS,các hội đoàn chống cộng ,các đoàn thể QG chia rẻ cấu xé ôn ào ,phải chăng tnt muốn đem chuyên con chó ĐĐ muốn có tự do chỉ để sủa (bậy) như người Việt cò tự do (Mỷ) củngồn ào chống cộng trong chia rẻ ,xoi mói và cấu xé nhau như hiện nay…?
    Bên thắng ,bên thua đả rỏ. Song Bên Hải đả lấp.Cầu Hiền Lương coi như không còn là “bứctườngthựctếchiacắt2miền NB, nhưng “bứctườngchiếccầuHL” vẩn còn trong lòng người dân,vì sao ? Cái này chắc tác giả biết, và biết rấr rỏ.
    Và mọi người đều biết rỏ. Con chó tìm tự do để được sủa .Con người tìm tự do để bày tỏ quan niệm của mình. Và con ngưòi phải HƠN con chó chớ,phải không ?
    (cp)
    (cp)

  5. Trương Thúy Sơn says:

    Tưởng Năng Tiến thật dí dỏm và sâu sắc. Cảm ơn tác giả. Bài viết nói lên được cái thực trạng đau lòng, 1 vấn nạn không dễ dàng giải quyết giữa người Việt chúng ta. Hình như cái sự thù hận, ganh ghét, đố kỵ … trong vòng chúng ta không có cách gì giải quyết được. Xem hiện tượng Bên Thắng Cuộc cũng thấy là tác giả bị cả 2 bên xông vào dũa chết (mẹ) luôn. Tác giả Trần Bình Nam gợi ý là dùng BTC để làm 1 nhịp cầu nối liền bên thắng và bên thua liền bị 1 số người gán cho cái tội cò mồi “hòa giải hòa hợp” làm lợi cho CS. Xem ra ai có ý huớng ôn hòa, có giọng điệu hòa nhã, lịch sự đều bị 1 số người mang ra “đấu tố” hèn với giặc, tiếp giáo cho kẻ thù dân tộc … Nói như thế ko có nghĩa là chúng ta bỏ cuộc, nguợc lại, chúng ta phải kiên trì phải có can đảm và phải luôn luôn đặt tình tự dân tộc lên trên hết. Chào đòan kết.

  6. Ông già Cali says:

    Chế độ cộng sản đã tạo cho con người miền bắc ‘ác hơn’, ‘kém văn minh hơn’, xất láo hơn, gian xảo hơn và vì bị ‘thuần hoá’ theo kiểu cộng sản nên *%$&^%$* hơn.

    Chỉ nhìn sơ qua mấy thành phố lớn của Việt nam, người bắc cộng sản đang làm cha làm chú. Chiếm giữ tất cả những miếng đất vàng, ăn trên ngồi trước: Chúa đảo Vẹmbơm, chúa biển…vv và vv.

    Vùng sông Hinh ở Phú Yên, là vùng mà Pháp đã tạo đập Đồng Cam, vùng đất trù phú, bị việt cộng quấy phá. Sau giải fóng Người Bắc vào ‘sở hữu toàn dân’ vùng này, họ sống, rồi thuê dân địa phương ngày xưa là du kích ít học cùng con cái họ lên làm thuê.. chủ và tớ. Rất nhiều trẻ em vùng này đã bị ‘xung phong’ vào du kích và chết ở lứa tuổi 12, 13.

    Họ ngăn sông xây thuỷ điện, thỉnh thoảng xả nước cho trôi nhà chết người và thú vật địa phương.

    Bên này, nơi nào có ‘họ’ là nơi đó mang tiếng…

    Tôi nghĩ ta nên nhìn con nguiời theo tư cách, không nên nhìn theo dòng máu.. Con giết cha mẹ, cháu giết ông bà nhan nhản ở xứ tự do gấp ngàn lần Mỹ kìa. ‘Thề phanh thây uống máu quân thù’.. ‘Giết giết nữa, bàn tay không ngừng nghỉ’..

    Đó là chưa kể, khi làm việc chung là họ muốn nàm nãnh đạo!

    ‘Giáo dục’ của cộng sản rất kinh khủng, đa số các ông HO, giờ qua đây đều xếp râu, và con cái của họ, đa số là chăm chỉ làm neo, rồi mua vé coi Đàm vĩnh hưng, hoặt mang tiền về vn hưởng thụ vài ngày. Không có một ý chí chống kẻ hãm hại mình, kẻ đày đoạ dân mình.

    Tôi nghĩ việc đầu tiên là những người khá trong ‘họ’ là nên làm việc với nhau chống cộng giải phóng dân Việt. Còn người Việt miền nam làm việc với nhau, chống cộng, giải phóng dân Việt: Hai mũi tấn công, còn chuyện ‘cùng nhau’, khỏi cần bàn bây giờ.. Ở bên này họ thấy ai là người trong nước có thật lòng cho dân tộc thì họ ủng hộ, họ có trí khôn, họ nhìn, biết, không cần phải hoà họp, hoà giải, cái này, cái kia..

    Còn chuyện người Đức, vì Đông đức họ là người khá, có trí khôn hơn bằc Việt; miền Tây Đức là bên thắng cuộc. Nếu đông Đức xâm lăng và chiếm Tây Đức thì nó cũng giống như việt nam bây giờ: Không nơi nào mà người ngu lãnh đạo người khôn mà khá được!!!

    Nếu miền nam giữ được thì bây giờ cũng không khác gì sự hoà hợp giữa Tây Đức và Đông Đức.

    Tôi nghĩ các bác không nên than vãn mà phải hỏi chình mình tại sao. Tôi nghĩ các bác còn chưa thành thật. Em cave đi vá, anh du đảng mua bộ quần áo hiệu không làm cho người ta mang về nhà đâu.

  7. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”“Sự kiện vô vàn phi lý, cực độ vô nghĩa, và bất lợi không lường này, đang diễn tiến kết thành hiện tượng phân hoá hỗn loạn, phân liệt khắc nghiệt, chia rẽ trầm trọng giữa những cá nhân, nhóm cá nhân, cộng đồng người Việt“ (Phan Nhật Nam, “Lời Khẩn Thiết Nhằm Chấm Dứt Hiện Tượng Phân Hoá“)…Cũng theo tác giả bài báo vừa dẫn thì Cục Tình Báo Hải Ngoại, trực thuộc Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng Cộng Sản Hà Nội, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng phân hoá tiêu cực kể trên.“.

    Tôi cũng nghĩ như tác giả Tưởng Năng Tiến rằng:…

    Những nhân viên của Cục Tình Báo Hải Ngoại e không tài ba đến thế. Chợ chiều rồi. Chúng nó (nếu có) cũng chỉ lo đánh quả mà thôi và chuẩn bị để chạy thôi“…

    Những tên CAM cũng sẽ chẳng làm được gì ngoài việc “xả rác” và phóng uế (ngôn ngữ) trên nhiều diễn đàn, và một số người thiếu kiên nhẫn đã quăng mũ chụp bừa, bất kể người đó là THÙ hay BẠN!

  8. doctin says:

    “bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây (vẫn) còn cao hơn bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức” – Tác giả Tưởng năng Tiến .

    Sao không cao cho được khi mà Bên Thua Cuộc nhìn thấy ai Bên Thắng Cuộc cũng có thể là thủ phạm hay có người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè trước kia đã từng có mặt trong đám “giặc từ Miền Bắc vô đây” bắn giết đồng bào trong Nam, gây biết bao tang tóc, chia lìa hoặc giả nay đang phục vụ trong hàng ngũ của đảng Cộng sản bán nước, hại dân. Còn Bên Thắng Cuộc vì bị ảnh hưởng của tuyên truyền của đảng Cộng sản chuyên bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống nên có thể đồng hóa Bên Thua Cuộc với những gì xấu xa, tồi tệ nhất .

    Người ta nói “Chủ nghĩa Cộng sản gây chia rẽ dân tộc” quả là không sai .

  9. T. says:

    Chính sách “trăm năm trồng người của bác ” cũng đóng góp rất nhiè̀u cho bức tường mà ông T.N.T. nói về người Việt tại nước Đức, tôi không dám nói là 100 phần trăm những người Việt ở phía Đông nước Đức trước kia là xấu nhưng phần lớn những sự việc như trồng cần sa, thanh toán nhau,…thường là do “con cháu bác” ở miền Bắc????

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Chuyện thảm sát Tết Mậu Thân 1968 đang được đảng ra sức tuyên truyền và khơi dậy theo chiều hướng khác – Viết lại lịch sử

Posted by hoangtran204 trên 25/01/2013

Xin mời các bạn xem giáo sư HPNT trả lời phỏng vấn 1982 và so sánh với bài phỏng vấn 1997.

Hoang Phu Ngoc Tuong, 1982 Chien tranh Vietnam war

 

 

 


Thụy Khuê

Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế

(RFI, 12 tháng 7, 1997)

Thụy Khuê: Thưa anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là lần đầu tiên anh đến Pháp? Lý do gì đã khiến anh được đi? Xin anh cho biết cảm tưởng của anh.

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đúng là lần đầu tiên tôi tới Pháp. Tôi sang Pháp qua cửa ngõ của nước Đức, ở đấy tôi đã nhận được sự bảo trợ của hiệp hội Schmitz Stiftung để đi dự tuần Việt Nam của tổ chức “Chung Một Thế Giới” ở thành phố Freiberg. Tiếp theo tôi đi dự hội thảo Euro-Việt III tại Amsterdam. Và sau đó tôi sang Pháp chơi.

Ấn tượng mạnh nhất của tôi sau gần một tháng lãng du bên Tây là như thế này: Trước mắt tôi là một cuốn sách mà tưởng chừng như tôi đã biết hết mọi cái ở trong đó, nhưng chính lúc này tôi lại đang giở ra những trang đầu. Cuốn sách đó tên gọi là Châu Âu.

TK: Thưa anh, nhân dịp này xin hỏi anh một vài vấn đề liên quan đến biến cố Mậu Thân ở Huế mà từ bao nhiêu năm nay, anh đã bị một số dư luận xem như anh có dính líu vào, hoặc anh là một trong những “thủ phạm” vụ Mậu Thân. Trước hết, xin anh cho biết: Mọi việc thực sự đã xẩy ra như thế nào?

HPNT: Hàng chục năm nay, mỗi năm cứ tới dịp 30 tháng 4, hoặc dịp Tết thì nhiều tờ báo hải ngoại lại đưa tên tôi ra làm con vật tế thần, bằng cách nói đi nói lại, y như thật, rằng tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế. Thực ra thì đó là một sự bịa đặt, mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế.

Sau năm 1975, ít ra là đã có ba tài liệu sau đây xác nhận rằng tôi không có mặt ở Huế hồi Mậu Thân:

1. Nhiều người hay nhớ lõm bõm bài trả lời phỏng vấn của anh Lê Văn Hảo trên báo Quê Mẹ, xuất bản ở Paris, để buộc tội tôi. Thực ra thì trong bài này, tôi đã đọc kỹ, thấy anh Hảo nói rất đúng rằng, hồi Tết Mậu Thân, cả anh Hảo và tôi đều đang ở trên một vùng núi, cách xa Huế gần 50 cây số, và không hề có chuyện tôi về Huế để giết người.

2. Bài viết của anh Đặng Tiến đăng trên báo Thông Luận, Paris, trong đó Đặng Tiến dẫn chứng nhiều nguồn tư liệu đã công bố ở trong nước, do nhiều nhân vật khác nhau cung cấp, bác bỏ những lời lẽ xảo ngôn lệnh sắc trên báo Thông Luận buộc tội tôi về chuyện giết người ở Huế trong năm Mậu Thân.

3. Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhã Ca in sau biến cố Mậu Thân, tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về thì chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhã Ca đã dành cho tôi điều nhìn nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân.

Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là “đồ tể” Mậu Thân ở Huế được?  …

Mời các bạn đọc tiếp ở đây

http://thuykhue.free.fr/tk97/nchpngoctuong.html

Cuộc phỏng vấn giáo sư HPNT video 1982 cho thấy ông ta thừa nhận ông có mặt ở Huế trong Tết Mậu Thân, Nhưng trong cuộc phỏng vấn của nhà văn Thụy Khuê 1997, giáo sư HPNT đã  nói là ông không có mặt ở Huế: “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế.”

“Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là “đồ tể” Mậu Thân ở Huế được?” 

*Đảng CSVN thông qua Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã lên kế hoạch tấn công vào năm 1967. HCM là người phê duyệt kế hoạch tổng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân 1968.  Hồ Chí Minh viết bài thơ có hàng chữ:

Xuân này hơn hẳn các xuân qua, Chiến thắng tin vui khắp mọi nhà…”  1-1-1968, nguon http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?ID=153

Và bề ngoài, ông còn giả bộ như không nhúng tay vào chuyện này, (ông bị bệnh, qua Trung Quốc nghĩ dưỡng sức), nhưng bài thơ của ông và tài liệu lịch sử của đảng CSVN để lại cho thấy ông là người sau dùng phê duyệt kế hoạch tấn công, ông chính là người chỉ huy cao cấp nhất…ông HCM là vị chỉ huy cao nhất, ông phê duyệt kế hoạch, ban lệnh tấn công, và làm như thế này đây, nguon Duiker, trang 557, chuong 15

Cho thấy rằng ông HCM  rất thủ đoạn: nếu chiến dịch Mậu Thân 1968 thành công thì ông sẽ ra nhận công lao, còn nếu thất bại thì ông không mang tiếng.

 

Lợi dụng lệnh ngưng bắn, mà cả hai phe cùng thỏa thuận trước đó để ăn Tết, bộ đội và cán bộ cộng sản đã đánh chiếm thành phố Huế ngày 30-1-1968.

Họ đã đi từng nhà kêu gọi và lùng bắt các đàn ông, thanh niên, sinh viên học sinh, dân quân cán chính VNCH đang ở nhà ăn Tết với gia đình. Sau đó, họ gom những người này ở trong các trường học, các hội trương…Và ban đêm, họ xử án, kêu từng người một ra ngoài, bắt nạn nhân khác đào các hố sâu, rồi dùng búa đánh vào đầu và đẩy cho nạn nhân xuống các hố để chôn sống nạn nhân, có nạn nhân thì bị bắn và đẩy xuống hố. Các nhân chứng là  dân chúng có nhà ở gần trường Trung Học Gia Hội, Bãi Dâu…đã nghe các tiếng la thất thanh trong đêm, và họ lén rình xem chuyện gì đã xẩy ra…Sau khi Việt Cộng bị đánh bật, thua cuộc và rút khỏi thành phố Huế, các nhân chứng thuật lại chuyện cho mọi người nghe. Người ta đã đi tìm và phát hiện hàng trăm mồ chôn tập thể. Suốt năm 1968 và 1969, gần như hàng tuần trên truyền hình đều có chiếu phim phóng sự sống, tường thuật việc phát hiện các mồ chôn tập thể, đào xác nạn nhân lên để nhận diện. Các hình ảnh và phim cho thấy các nạn nhân tay bị trói, vẫn còn mặc áo quần, xương sọ bị bể, trên người không có vết đạn…Ở nơi khác thì nạn nhân bị bắn vào đầu, bị bắn từ sau lưng, và chết trong tư thế nằm sấp, mặt úp xuống đất..  

Đây là một tội tác mà chứng cớ quá rõ ràng mà các đài truyền hình hồi ấy đã ghi lại qua phim ảnh, và chiếu cho hàng chục triệu người dân miền Nam xem, các phóng viên ngoại quốc đã đến Huế săn tin và chụp ảnh…rất khó lòng che dấu và chối cải. Gia đình của các nạn nhân hiện nay vẫn còn sống, các nhân chứng vẫn còn sống, có nạn nhân may mắn trốn thoát khỏi bị giết chết trong dịp Tết Mậu Thân… Đảng biết rõ việc làm và các tội ác này, nhưng hơn 40 năm quan họ không hé môi, không thừa nhận, vì tài liệu và các bằng cớ quá nhiều và quá rõ về tội thảm sát hơn 7000 người học sinh, sinh viên, dân quân cán chính của VNCH trong Tết Mậu Thân 1968 chỉ vì trước đó họ tin rằng cả hai phe đã cam kết: ngưng chiến để ăn 3 ngày tết.

Nhưng Ban Tuyên Giáo của đảng CSVN đã bỏ ra kinh phí 10 năm và trả lương cho một đạo diễn đi chứng minh ngược lại về tội thảm sát do đảng CSVN đã chỉ đạo trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

——

Lật lại những câu chuyện lịch sử “nhạy cảm” trong chiến dịch Mậu Thân 1968

24-1-2013

Đã có nhiều nguồn tin trái chiều về những cuộc thảm sát trả thù đẫm máu bên trong thành Huế sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô. Chính sự đẫm máu thảm khốc, trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với Mỹ. Vào thời điểm ấy, quân đội Mỹ đã hoàn toàn sa lầy trong cuộc chiến tranh với Việt Nam. Quân đội Mỹ không thể bình định được miền Nam Việt Nam, cũng không thể rút quân về nước. Trong tình hình đó, dư luận thế giới, dư luận của chính nội bộ nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Nắm lấy thời cơ này, Bộ Chính trị đã quyết định đánh một trận gây tiếng vang lớn, “Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn). Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 đã bất thần được quyết định như thế để tạo bước ngoặt lớn trong chiến tranh, buộc Mỹ phải xuống thang, đi tới đàm phán.

Sáng sớm ngày 31/1/1968, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân ta đã đồng loạt tấn công bất ngờ vào nhiều thành phố, trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế… Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được đánh giá là một thắng lợi có tầm vóc lớn về chiến thuật của quân ta, tạo tiền đề quan trọng để Mỹ xuống thang chiến tranh, đi đến đàm phán tại Hội nghị Paris năm 1973.


Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, nhiều nguồn thông tin nhiễu loạn đã khiến chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở thành câu chuyện lịch sử nhạy cảm, ít được nhắc đến. Những thông tin về các ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Huế, thông tin về những cuộc thảm sát đẫm máu mang tính trả thù cá nhân sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được thành Huế… được lan truyền một cách ẩn ức trong dư luận suốt một thời gian.

Khi câu chuyện về chiến dịch Mậu Thân năm 1968 vẫn tồn tại như một câu chuyện lịch sử nhiều bí ẩn, một nữ đạo diễn Việt Nam đã âm thầm chuẩn bị tài liệu trong suốt 10 năm để lật lại, để truy tìm sự thật, để nói đến tận cùng về những câu chuyện “nhạy cảm” năm 1968.


Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Lý do của 10 năm đổ công sức, tiền bạc đi tìm tài liệu, đi tìm nhân chứng về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của nữ đạo diễn Lê Phong Lan khiến người viết thực sự cảm động. Chị nói, “Có một động lực vô hình nào đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong quá trình đi tìm tài liệu, đi tìm những nhân vật là chứng nhân lịch sử của cả hai chiến tuyến, tôi đã nhìn thấy những tấm ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh chiến sỹ giải phóng của ta hy sinh như thế nào, đổ xương đổ máu ra sao… Tôi không tin những người lính ấy lại có thể tạo ra những cuộc thảm sát”.Theo đạo diễn Lê Phong Lan, “Lịch sử đã trải qua 45 năm, thời gian đã có đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Thời thế đã đổi thay. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nói chuyện với nhau thật thẳng thắn về tất cả những câu chuyện xảy ra từ 45 năm trước. Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây cất nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Tôi gặp gỡ cả những người lính ở hai chiến tuyến, tôi gặp gỡ hỏi chuyện cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Suốt 10 năm tôi đi và đi, phỏng vấn và phỏng vấn… Và tôi nghĩ, 12 tập phim tài liệu xây cất trong 10 năm ròng của tôi sẽ giúp khán giả giải mã được sự thật còn gây tranh cãi của chiến dịch Mậu Thân năm 1968”.

 


Nữ đạo diễn Lê Phong Lan và nhà báo, nhà sử học Mỹ Stanley Karnow trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu 12 tập “Mậu Thân- 1968”12 tập phim tài liệu với tựa đề “Mậu Thân- 1968” là sự nhìn nhận, đánh giá của chính những người trong cuộc sau độ lùi 45 năm thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 số nhân vật được phỏng vấn trong 12 tập phim tài liệu của đạo diễn Lê Phong Lan đã ra đi. 10 năm không mệt mỏi để một nữ đạo diễn bươn chải, tìm cho bằng được những sự thật về “Mậu Thân-1968”.

Và với những gì tìm được, nữ đạo diễn trả lời, “Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.


Nước Mỹ đã “khủng hoảng niềm tin” sau Chiến dịch Mậu Thân 1968“Tôi chỉ có một câu hỏi, “Tại sao cha ông chúng ta, thế hệ những người trẻ như tôi, như bạn thời ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống, hy sinh gia đình của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Vậy, độc lập, tự do là gì? Tại sao người ta có thể hy sinh ghê gớm đến thế vì độc lập, tự do. Nếu các bạn cũng như tôi, đã đọc, đã tìm hiểu, đã nhìn tận mắt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, các bạn sẽ thấy đó là một huyền thoại. Lịch sử Việt Nam đã được viết bằng những huyền thoại”- Đạo diễn Lê Phong Lan chia sẻ sự xúc động.

Nữ đạo diễn tin rằng, thế hệ trẻ bây giờ thờ ơ với lịch sử là vì họ không hiểu lịch sử, họ gần như không biết gì về lịch sử với những bài học giản đơn ở trường lớp. Nếu đã hiểu, họ cũng sẽ yêu vô cùng những huyền thoại đã được viết bằng máu của đất nước mình.

Máu đã viết nên huyền thoại về đất nước, nếu ai đã lắng nghe, đã thấu hiểu, cũng sẽ cúi đầu trước những huyền thoại ấy.

Trích dẫn lời của một trong những nhân vật của 12 tập phim tài liệu- “Mậu Thân- 1968”:

Ông Larry Berman- GS. Sử học Mỹ “Tết Mậu Thân là một bước chuyển mang tính quyết định, chấm dứt leo thang chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ sử dụng cụm từ “khủng hoảng lòng tin”. Cuộc tấn công bộc lộ cho người Mỹ thấy rằng, toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá”.

Cũng trong nhiều tài liệu nghiên cứu sử học của Mỹ đã phải thừa nhận, những thông tin về vụ thảm sát tại Huế sau khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô là hoàn toàn vu cáo./.

Hiền Hương

——————————–

Báo Người Cao Tuổi đăng

http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?ID=153

(Thứ Bẩy, 02/02/2008-9:50 AM)

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”

Có lẽ ít có một dân tộc nào trên thế giới lại có cái Tết Nguyên đán thẫm đượm cõi tâm linh gây nhiều xúc động hướng thiện như người Việt Nam. Thơ khai bút đầu xuân của ông cha ta đã thành nét đẹp truyền thống khơi mạch dự cảm của một năm mới.

Đến Bác Hồ, thì thơ khai bút dưới hình thức chúc Tết đồng bào, chiến sĩ trở nên một sự sáng tạo, một hình thức độc đáo, bởi hiếm có một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới, một chủ tịch nước lại là một nhà thơ như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những lời chúc thành thơ ấy mang khí vị tết, đồng thời có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Trước khí thế sục sôi cách mạng và chiến thắng liên tiếp như hoa mùa xuân đua nở, Tết Đinh Mùi – 1967 Bác vui hơn và có thơ:

Xuân về xin có một bài ca

Gửi tới đồng bào cả nước ta

Đánh Mỹ hai miền đều thắng lợi

Tin mừng thắng trận nở như hoa

Kẻ thù trước sự thất bại càng điên cuồng đánh phá miền Bắc, đem quân ồ ạt vào miền Nam. Tướng Oét-mô-len tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam khi về nước Mỹ đã huyênh hoang tuyên bố: “Đã 4 năm nay ở Việt Nam nhưng chưa bao giờ tôi phấn khởi như hiện nay. Chúng ta đang tiến bộ thật sự. Năm 1968 là giai đoạn mới đang bắt đầu. Việt Cộng đã hết hơi và quân Mỹ sẽ đánh cho họ gãy xương sống”. Sau đó, Oét trở lại Việt Nam cũng dịp gần tết, trận tổng tiến công Mậu Thân nổ ra. Bác Hồ đã nhìn thấy sự tất thắng của ta và báo trước một mùa xuân thắng lợi. Ngày 01-01-1968, Bác gửi thư chúc mừng năm mới:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta

Bấy giờ bài thơ Xuân 68 của Bác gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Ẩn trong lời thơ là điều dự báo trọng đại mà ngày ấy chưa ai hiểu được dự cảm, ý nghĩa hiện thực của câu thơ. Sau sự kiện xảy ra rồi toàn dân mới rõ. Sau lời chúc tết đêm giao thừa ấy, chiến công vang dội, nối tiếp truyền thống tiến công và đánh giặc của anh hùng Quang Trung trước đây. 20 ngày sau, đêm 20 rạng ngày 21-01-1968, mặt trận Khe Sanh nổ súng, giặc Mỹ hốt hoảng. Tướng Oét-mô-len vội vã tăng cường lực lượng chống giữ. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc dự đoán có thể có “Một cái gì giống như Điện Biên Phủ”. Đòn nghi binh Khe Sanh, đòn chính của quân chủ lực ta nổ súng 10 ngày trước Tết Mậu Thân tạo thế bất ngờ, nhằm tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận, vây hãm, giam chân chúng, tạo điều kiện cho các chiến trường miền Nam tổng tiến công và nổi dậy. Đúng đêm giao thừa và đêm Mồng 1 Tết Mậu Thân (30 và 31-01-1968) miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy, một đòn thật mạnh, thật hiểm, thật bất ngờ và đồng loạt đánh vào các cơ quan đầu não chiến tranh của Mỹ ngụy ở các đô thị. Trong đó có những trận gây chấn động lớn như tòa đại sứ Mỹ, dinh độc lập ngụy, bộ tổng tham mưu quân ngụy Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế. Sài Gòn cùng với 34/44 tỉnh lị, 5/6 thành phố lớn, 64/242 huyện lị của Mỹ ngụy bị đồng loạt tiến công. Đồng thời nhân dân nông thôn cũng nổi dậy diệt ác phá kìm. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 như một đòn sấm sét làm choáng váng trùm xâm lược Mỹ và chấn động toàn cầu. Tướng Oét bị cách chức. Bộ trưởng quốc phòng Mác-na-ma-ra từ chức. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố ngừng đánh phá miền Bắc, nhận đàm phán với ta tại hội nghị Pa-ri và không ra tranh cử tổng thống nhiệm kì 2 nữa. Dân chúng Mỹ càng bất mãn với chính phủ về cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 68 đã tạo bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta và khởi đầu quá trình đi xuống về chiến lược của đế quốc Mỹ, từ chiến lược “Chiến tranh cục bộ” sang “Việt Nam hóa chiến tranh”. Bài thơ Xuân 68 phản ánh hiện thực ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ qua cuộc tổng tiến công nổi dậy đồng loạt trên khắp chiến trường miền Nam. Bác Hồ đặc biệt vui mừng nên chưa xuân nào Bác làm nhiều thơ bằng Xuân 68. Bên cạnh bài thơ “Mừng Xuân 68” còn có bài “Khen 11 cháu dân quân gái thành phố Huế” (03-1968) có câu: “Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương”. Và dù “Đã lâu chưa làm bài thơ nào” nhưng có tin thắng trận là Bác vui làm bài thơ “Không đề” (3-1968) có câu “Bỗng nghe vần thắng vút lên cao”.

Trần Kim Đồng

————————————

Phan hoi tren danluan.org

*

1968 (khách viếng thăm) gửi lúc 21:39, 25/01/2013 – mã số 77575

Logic của toàn bộ câu chuyện này rất đơn giản: Người Mỹ không chủ trương giành chiến thắng tại Việt Nam. Họ chỉ có mục đích chia rẽ Nga, Trung Quốc và giữ nguyên hiện trạng miền Nam Việt Nam. Đỉnh điểm là chiến tranh Nga – Trung 1969. Đạt được mục đích, người Mỹ biến khỏi Việt Nam ngay, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa cũng bật đèn xanh luôn.

Càng hăng đít vịt bao nhiêu thì cuối cùng bên chuốc cay đắng nhiều nhất vẫn là Việt Nam. Nhà báo Huy Đức mới vừa đưa ra thêm những bằng chứng cho điều này trong cuốn Quyền Bính.

Mậu Thân 1968 là sản phẩm của cuộc đảo chính tiếm quyền lực của bác Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hạ bệ bác Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Vịnh, Đỗ Đức Kiên, Kim Giang, Hoàng Minh Chính… “Phe ta” thừa nhận đau đớn tưởng như không gượng dậy được, Bác Hồ chịu không nổi đã chuyển qua từ trần. Lê Duẩn, Lê Đức Thọ rơi vào thế yếu trước con mắt các tướng lĩnh, cố đấm ăn xôi “nổi dậy” thêm mấy phát nữa trong cùng năm để vớt vát, vẫn không ăn thua.

Nhưng may quá, chiến tranh Nga – Tàu xảy ra, người Mỹ đã xong việc và tự động rút quân nhanh chưa từng thấy (từ hơn nửa triệu xuống còn 20000) mà chưa cần Hiệp định Paris xuống thang xuống nấc gì hết.

————————–

——————————

maile (khách viếng thăm) gửi lúc 22:52, 25/01/2013 – mã số 77582

Điều cần nhắc lại ở đây là có cam kết ngưng bắn, đình chiến trong 3 ngày Tết truyền thống của VN giữa 3 bên VNDCCH, CHMNVN và VNCH.

Đa số quân nhân VNCH đã được cho về nhà ăn Tết, có rất ít người ở lại đơn vị.

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một vi phạm trắng trợn của chính phủ VNDCCH và CHMNVN vào cam kết ngưng bắn cũng như đã ngồi xổm lên truyền thống trọng đại linh thiêng của Dân Tộc VN trong ngày Tết.

1. Người Huế (khách viếng thăm) gửi lúc 20:43, 25/01/2013 – mã số 77563

Lê Phong Lan nói láo một cách trơ trẽn, dốt nát. Đi về xứ Huế mà hỏi năm 1968 ai chôn sông người dân, binh lính VNCH bị bắt thì rõ ngay.
Tháng giêng này nhiều nhà có giỗ vì có thân nhân bị chết do CSVN chôn sống trong các hố chôn tập thể.
Hỏi một vài người thì biết ngay Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan có tham gia; Nguyên Đắc Xuân cũng tham gia xét xử trong một tòa án nhân dân tại Bãi dâu, Huế.
Gần 7000 người bị hảm sát dã man, ghê rợn.
Bọn cộng sản giết người dã man.

2. nguyễn hoàng dũng (khách viếng thăm) gửi lúc 21:01, 25/01/2013 – mã số 77568

giờ lòi ra thêm một con Vẹm trơ tráo !!!

3. Khách Lỡ Đường (khách viếng thăm) gửi lúc 21:16, 25/01/2013 – mã số 77570

Dân trí mà được nuôi bằng những ‘thức ăn’ như thế này thì chẳng mấy chốc được ‘khai’ bốc trời 🙂

Người chết không nói được, nhất là những ai bị đứt cuống họng, nhưng thân nhân họ thì chắc còn nhớ dai lắm. Khi nào hết sợ, do bị ám ảnh bởi chính cái chết của thân nhân, thì tha hồ mà nghe họ kể!

Phiên Ngung gửi lúc 21:49, 25/01/2013 – mã số 77573

Chị đạo diễn này không biết có phỏng vấn tên này không?

Nhìn cái mặt sát máu của hắn khi nói về việc “xử tội tay sai Mỹ ngụy” thì đủ hiểu. Tên này vì say men chiến thắng 4/75 mà mắc phải lỗi lầm kia chứ như Lê Khả Phiêu, là Trung đoàn trưởng và chỉ huy mặt trận Huế chẳng dám hó hé gì mãi đến khi về hưu mà cũng chỉ phiên phiến về Huế và Mậu thân 68 thôi.

Thế mới biết tại sao trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

————–

Posted in Lịch Sử | 3 Comments »

►Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước…

Posted by hoangtran204 trên 25/01/2013

 

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội

Tác giả:

California, ngày 24 tháng 1 năm 2013

Cùng các bạn trẻ thân yêu,

Trước hết, xin phép các bạn cho tôi được bày tỏ nỗi xót xa vô hạn và niềm khâm phục vô cùng của tôi đến các bạn.

– Xót xa vô hạn, vì các bạn chẳng may sinh ra trên một Đất Nước bị thống trị bởi Đảng Cộng sản, một tập đoàn cầm quyền vô cùng tàn bạo, bất nhân, bất nghĩa và mất hết khả năng biết xấu hổ, cam tâm làm nô lệ ngoại bang để tha hồ vơ vét, ăn cắp.

– Khâm phục vô cùng, vì các bạn có tấm lòng yêu quê hương, dân tộc cao độ mới có cái dũng khí để vượt lên trên sự sợ hãi, bất chấp mọi hiểm nguy cho bản thân, cho gia đình nhằm cất lên tiếng nói chính đáng của một CON NGƯỜI.

Tôi cũng đã trải qua một thời tuổi trẻ như các bạn. Thanh niên thuộc thế hệ của tôi đã tình nguyện gia nhập quân đội để có phương tiện đấu tranh vũ trang chống lại làn sóng Đỏ từ phương bắc. Xin đừng hiểu chúng tôi gia nhập quân đội vì ham đánh nhau, thích sự chém giết! Chúng tôi không chống lại sự thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, cho dù bằng phương tiện chiến tranh. Chúng tôi chống lại họa cộng sản vì biết trước nếu mình trốn tránh nhiệm vụ thì đất nước sẽ bị kẻ thù truyền kiếp – Trung Hoa – đô hộ. Người lính Miền Bắc nghe lời tuyên truyền huyễn hoặc “chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam” nên tưởng rằng mình đang chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp. Sự thật là họ bị đẩy vào lò lửa chiến tranh do Bắc Bộ phủ, bọn tay sai của Đế quốc Đỏ đánh lừa, cưỡng bách đi làm nghĩa vụ quốc tế. Những thương binh trước kia từng được tuyên dương anh hùng, nay là những dân oan đi khiếu kiện bị bắt bớ, đánh đập, tù đày.

Một trăm giống Việt sống bên bờ sông Dương Tử mà chỉ còn sót lại một giống Lạc Việt ta ngày nay, tôi nghĩ, là nhờ cái khí phách “Thà làm qủy nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”. Đúng thế các bạn ạ! Cái khí phách làm nên một con người tự trọng, một dân tộc bất khuất. Nếu không có khí phách thì con người đó, dân tộc đó nhất định trở thành kẻ nô lệ.

Cái khí phách do đâu mà có? Tôi lại nghĩ: “Khí phách là do hồn thiêng Sông Núi, là do anh linh Tiên Tổ kết tụ lại mà thành”. Những hành động dũng cảm, những lời nói bất khuất của các bạn hiện nay dưới chế độ độc tài toàn trị, là những viên ngọc, viên kim cương rất qúy, rất hiếm mà tôi tin chắc dần dần sẽ soi sáng tâm thức những kẻ tham, sân, si để quay về đường ngay nẻo chánh. Các bạn là ngọn lửa làm bùng cháy tiêu tan cái chủ nghĩa “Mackeno” của kẻ thờ ơ, thây kệ Đất Nước ra sao thì ra, dù bị làm nô lệ cũng cam chịu!

Vừa rồi, tôi có viết một bức thư cho Thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Bắc Kinh. Mặc dầu làm Đại sứ ở Bắc Kinh, nhưng cụ Vĩnh không “thân Tàu” như Hoàng văn Hoan. Dù cao tuổi, cụ Vĩnh vẫn dõng dạc lên tiếng phê phán hành động hèn nhát qụy lụy ngoại bang của nhà cầm quyền. Nhưng sau khi đọc bài viết “Từ Đảng Cộng sản lúc ban đầu đến Đảng Cộng sản hiện nay” của cụ Vĩnh đăng trên trang mạng bauxite, tôi buộc lòng phải phản bác luận điệu của tác giả. Cụ Vĩnh xuất thân con nhà bần cố nông, nhờ đi theo cộng sản, được thăng tiến sự nghiệp, cá nhân cụ có quyền biết ơn ông Hồ Chí Minh và cái Đảng Cộng sản. Nhưng cụ bảo rằng nhờ chủ nghĩa cộng sản mà nhân dân Việt Nam giành được độc lập là hoàn toàn nói theo luận điệu tuyên truyền rẻ tiền của cộng sản. Đáng lý ra cụ Vĩnh phải biết xấu hổ vì mình đã góp công sức vào cái Đảng đưa đến tình trạng băng hoại về mọi mặt hôm nay, dù được hưởng ân huệ của Đảng, thì mới xứng đáng là con người còn lương tri, còn có lòng trắc ẩn.

Trước hay sau, chủ nghĩa cộng sản không những là tai họa cho dân tộc Việt Nam, mà là tai họa cho cả nhân loại, đã bị ném vào sọt rác lịch sử. Vậy thì chủ nghĩa cộng sản có gì đáng ca ngợi mà cụ Vĩnh tung hô? Tình trạng tồi tệ trên đất nước Việt Nam chúng ta hôm nay là hậu quả tất yếu của cái nhân cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản do ông Hồ du nhập vào Việt Nam đã gây nên biết bao tang tóc, khổ đau cho đồng bào. Vì sao? Vì đó là một chủ nghĩa hoang tưởng, tàn ác, phi nhân, vô đạo đức, man trá. Bản thân ông Hồ là người thế nào để biến được Việt Nam thành một quốc gia tồi tệ như ngày nay? Xin sơ lược bản chất ông Hồ:

– Một con người cơ hội. Không xin được làm tay sai cho Pháp thì quay sang đi xin làm tay sai cho Liên Xô, cho Tầu Cộng.

– Một con người đầy tham vọng cho riêng mình. Tiêu diệt tất cả đối thủ, ngay cả những người có cùng ý thức hệ cộng sản. Mặc dầu đã có bộ máy tuyên truyền gồm hạng bồi bút ra sức sùng bái mình, ông Hồ còn giả danh Trần Dân Tiên để tự ca tụng.

– Một con người ngu dốt. Mặc dầu có nhiều tiểu xảo, thủ đoạn gian trá, nhưng vẫn là người kém thông minh. Một tác giả viết về “Cuộc đời kách mệnh của Bác Hồ”, chắc chắn phải được người ta đi tìm tông tích. Giả danh Trần Dân Tiên mà không ý thức được rằng sẽ có ngày mình bị lộ tẩy, đó không phải là người ngu thì là gì? Với cái ngu đó, ông Hồ chỉ có thể là đầu nậu một đảng cướp; chứ không thể là nhà lãnh đạo quốc gia. Người lãnh đạo phải có cái nhìn xa trông rộng, phải ý thức chính sách cai trị của mình sẽ đưa đất nước đi về đâu.

– Một con người nô lệ. Khi được hỏi tại sao “Bác” không viết ra những tư tưởng của “Bác” thì ông ta trả lời (không do dự): “Đã có bác Staline, bác Mao viết rồi!”. Câu trả lời đó, chứng tỏ ông Hồ sẵn sàng bán linh hồn cho ngoại bang, nhắm mắt chạy theo quan thầy, tất nhiên chuyện bán nước phải xảy ra!

– Một con người tàn ác, bất nhân, phản phúc. Giết hàng vạn người từng tham gia, ủng hộ cuộc kháng chiến của mình. Chuyện bà Cát Hanh Long Nguyễn thị Năm ở Hải Phòng là một ví dụ. Sai thuộc hạ giết bà Nông thị Xuân, người đàn bà sinh ra con mình là một thí dụ khác.

– Một con người vô trách nhiệm. Giết oan hàng vạn người trong Cải Cách Ruộng Đất, chỉ giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt, truất chức thuộc hạ, còn bản thân vẫn nắm quyền sinh sát. Giao con đẻ của mình cho kẻ khác nuôi để chứng tỏ mình là người chỉ biết tận tụy với nước, với dân. Không dám nhận mình là cha của đứa trẻ, phải được tôn vinh là “cha già dân tộc” thì mới thỏa tham vọng!

Ông Hồ là người thực hiện trung thành đường lối đấu tranh của cộng sản quốc tế theo phương châm: “Cứu cánh biện minh phương tiện”. Để đạt được cứu cánh, ông Hồ không từ nan bất cứ phương tiện nào, bất kể tàn ác đến mức nào. Cứu cánh của ông Hồ là Cướp chính quyền!

Sau khi thắng lợi, ông Hồ thiết lập một bộ máy cai trị chuyên chính với khẩu hiệu “Hồng hơn Chuyên”, nghĩa là dù tài chuyên môn xuất chúng đến thế nào cũng không đáng kể, tiên quyết là phải tuyệt đối trung thành với Đảng. Mà Đảng là ai? Đảng là ông Hồ và ông Hồ là Đảng! Nói một cách rốt ráo, minh bạch: Đó là một bộ máy cai trị bằng khủng bố, bằng đàn áp hết sức quỷ quyệt, rùng rợn, bởi vì chế độ độc tài chỉ cấm đoán một số quyền công dân; chế độ chuyên chính vô sản hay cộng sản tiêu diệt quyền Con Người: Quyền Sống, Quyền Hưởng Tự Do và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc.

Karl Marx nói: “Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi thống khổ của đồng loại” để dạy môn đồ trở thành người cộng sản chân chính biết yêu thương đồng loại. Dựa trên tiêu chuẩn đạo đức ấy, những Lénine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành … chưa bao giờ là người cộng sản đích thực trong con mắt của Karl Marx. Không những các ông này quay lưng lại trước nỗi thống khổ của đồng loại, mà chính họ là kẻ gieo rắc chết chóc kinh hoàng, khốn khổ tột độ trên đồng loại.

Cho nên cái đảng do ông Hồ thiết lập là một đảng cướp của giết người trá hình, không tuân thủ Hiến pháp dân chủ do chính ông ta cóp nhặt từ Âu Mỹ. Bởi vậy, chỉ có những hạng người bất tài nhưng mưu mẹo, láu cá, gọi dạ bảo vâng mới có thể tồn tại để ngoi lên địa vị thừa kế sự nghiệp của ông ta. Bất cứ ai có ý kiến khác, dù tốt đẹp cho Đất Nước, đều bị hãm hại bằng cách này hay cách khác. Do đó, những con người có khí phách, yêu nước thương nòi dần dần biến mất, nhường chỗ cho bọn tham quan, xu nịnh, lưu manh, nói những điều cao đẹp, nhưng thi hành những điều tồi bại.

Như tôi trình bày ở đầu bài. Khí phách đã giúp cho dòng giống Lạc Việt duy nhất tồn tại, vì dám can đảm “Châu chấu đá xe”. Ông Hồ là người tiêu diệt khí phách và làm nghèo dân tộc bằng đường lối bần cùng hoá nhân dân. Chủ trương hộ khẩu kiểm soát bao tử là cách tiêu diệt khí phách rất hiệu quả: “đói thì đầu gối phải bò”; “bần cùng sinh đạo tặc”. Tình trạng “man rợ” trên quê hương hiện nay là hậu quả tất yếu từ cái “đảng cướp của giết người” do ông Hồ tạo dựng. Đó là một thực tế trước mắt, sự bào chữa nào cũng chỉ là ngụy biện!

Các Tổng Bí thư, từ Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng đều là những truyền thân của ông Hồ, những khuôn đúc mang đầy đủ đặc tính gian ác của ông Hồ. Vì trong đám hậu duệ ấy không có bộ mặt nào xứng đáng “lãnh tụ” như ông Hồ, toàn là thứ cá mè một lứa, nên họ bất chấp di chỉ của ông Hồ mong muốn được đốt xác để rải khắp Việt Nam. Họ phải dùng xác ông Hồ như một thứ bùa hộ mệnh, cưỡng bách mọi người phải học tập tư tưởng và đạo đức của một kẻ bán nước hại dân. Hễ ai nói đụng đến ông Hồ là bị tù rục xương!

Không cần phải là người có lý luận, có kiến thức mới nhận ra cái nghịch lý đầy mâu thuẩn trên Đất Nước: Vừa phê phán tập đoàn cầm quyền bán nước, vừa tôn vinh kẻ bán nước. Giống như vừa lên án Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, lại vừa vái lạy Hồ Chí Minh! Còn mang cái não trạng ấy, kêu gọi đoàn kết chống ngoại xâm là một sự khôi hài lố bịch! Tôi yêu nước Việt Nam, tôi chống lại bọn bành trướng Trung Cộng, nhưng tôi không thể đồng hành với những “nhà tranh đấu” còn tung hô Hồ Chí Minh, còn xem ông Hồ như cha già dân tộc.

Cùng các bạn trẻ yêu quý,

Tôi nhìn nhận rằng có những nhà ái quốc gia nhập Đảng Cộng sản vì ngỡ là nó đáp ứng lý tưởng yêu chuộng độc lập, tự do, công bằng xã hội của mình. Nhưng sau khi thấy, biết rõ bộ mặt thật của chế độ tàn ác, bất nhân mà vẫn tung hô vạn tuế cái con người tạo ra cỗ máy cai trị kia thì Đất Nước không thể nào thoát khỏi vòng nô lệ. Các bạn đừng nghĩ rằng tôi là kẻ ở phía thua cuộc, nên cay cú lên án Đảng Cộng Sản cho hả sự căm giận. Những dữ kiện lịch sử còn nguyên vẹn đó; chứ tôi không phịa ra. Trong khi còn đánh nhau với Pháp, Đảng Cộng sản đã là quân cướp: Cướp sinh mạng của các nhà ái quốc không chịu theo chủ nghĩa cộng sản. Chớp thời cơ giành quyền lực vào trong tay thì ông Hồ gọi là “Cướp Chính quyền”. Khi sắp sửa chiến thắng, năm 1953 dưới danh nghĩa “phóng tay phát động quần chúng”, cộng sản đã cướp sinh mạng, tài sản, đất đai của những người bị quy là địa chủ. Sau năm 1975, tuy mang danh nghĩa giải phóng dân tộc, nhưng hành động như thổ phỉ, nào là chiếm đoạt nhà cửa, bí mật đổi tiền, tổ chức vượt biên để lấy vàng bạc… Các bạn muốn biết Đảng Cộng sản cướp của giết người ra sao, hãy tìm đọc “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức thì sẽ rõ.

Đảng Cộng sản còn tệ hại hơn đảng cướp Mafia, bởi vì đảng Mafia không nhân danh Tổ Quốc – Dân Tộc để đi ăn cướp. Ăn cướp là ăn cướp, chứ không giả nhân giả nghĩa; nói điều đạo đức để lén lút làm điều đồi bại!
Mới đây, trang mạng “boxitvn” lại đăng một bức thư của ông Lê Hiếu Đằng gửi cho nữ nghệ sĩ ưu tú Kim Chi. Ông Lê Hiếu Đằng tự xưng là một trong những “nhà trí thức” đã can đảm dấn thân tranh đấu để rước cộng sản vào Miền Nam. Tôi mở ngoặc, đóng ngoặc kép ba chữ nhà trí thức để nói cho các bạn biết rằng những “nhà trí thức” đó là hạng người mù quáng, chẳng có một mảy may trí tuệ. Thanh niên yêu nước thời năm 1945 tham gia Mặt trận Việt Minh chống Pháp vì chưa có sự hiểu biết về sự tàn ác, lưu manh cộng sản. Thanh niên sau 1954 dù không chứng kiến cảnh đấu tố ở các tòa án nhân dân, nhưng chỉ cần thấy một triệu dân Miền Bắc lìa bỏ mồ mả tổ tiên, cơ nghiệp một đời tạo dựng thì phải tìm đến những người di cư đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao, trước khi chạy theo cái gọi là Mặt trận Giải phóng Dân tộc. Cuốn sách “Nhân văn Giai phẩm” của cụ Hoàng văn Chí xuất bản năm 1959 là một tài liệu quý báu để tìm hiểu tình hình chính trị Miền Bắc như thế nào. Bị tuyên truyền cộng sản đầu độc, được bọn ký giả nằm vùng, bọn đội lốt thầy tu xúi dục, thế là những “nhà trí thức” dở hơi đó dùng nơi học đường làm trụ sở tranh đấu, quấy động để giật sập chế độ dân chủ còn non trẻ của Miền Nam.

Hơn ba mươi năm đối diện trước một đất nước tan hoang, sống trong cái nhà tù khổng lồ, “nhà trí thức” Lê Hiếu Đằng chưa hề có một lời sám hối thẳng thắn vì mình là một trong những kẻ đã phản bội Miền Nam, rước quân cướp vào nhà. Vẫn tự cho mình đi làm lịch sử giống như Nguyễn Đắc Xuân! Muốn được gọi là trí thức thì phải bắt chước nhà văn Dương Thu Hương kia kìa. Mặc dù lớn lên trong chế độ cộng sản, được giáo dục dưới mái trường cộng sản, đã tuyên thệ vào đảng, nhưng sau 30 Tháng Tư năm 1975, bà chỉ vào nhà sách ở Sài Gòn, quan sát sơ qua là đủ để bà nhận thấy Miền Nam có tự do và nguyền rủa chế độ cộng sản lừa bịp bà. Còn cái thứ được hưởng cơm gạo của Miền Nam, được ăn học, được tự do lại chạy theo cộng sản rồi tự phong cho mình là trí thức mà không biết xấu hổ thì hết chỗ nói!

Ông Lê Hiếu Đằng khoe từng bị chế độ Sài Gòn (!) kêu án tử hình khiếm diện mà không hề sợ. Nhưng lại sợ cái đảng mà ông nhắm mắt rước về! Phải đợi cho đến khi bà Kim Chi lên tiếng thì ông Đằng mới bày đặt viết thư khen ngợi, phụ họa sự dũng cảm của bà cho đỡ thẹn với lương tâm; chứ không tự mình dám nói lời khẳng khái như nghệ sĩ Kim Chi. Ông Đằng chê bai cái xã hội mà ông đang sống, rồi ông lại trích dẫn lời Hồ Chí Minh trong di chúc: “Anh thực sự vui mừng vì đội ngũ của chúng ta ngày càng đông vui, anh và Kim Chi cũng như biết bao người khác đang dấn thân cho cuộc chiến đấu mới vì một nước Việt Nam thật sự “Hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ghi chú của ông Đằng).”.
Thử hỏi các danh từ “hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh” có bao giờ ông Hồ thực tâm mang ra áp dụng? Ông Đằng và đội ngũ của ông ta vẫn không nhận thức được ông Hồ là kẻ Đại Bịp qua các chứng liệu lịch sử quá rõ ràng, vẫn tôn vinh ông Hồ thì trách gì ông ta đút đầu vào bưng theo Mặt trận Giải phóng Miền Nam, một tổ chức mà kẻ ngu si, đần độn lắm cũng phải hiểu đó là công cụ do cộng sản lập ra. Đọc thư ông Đằng, tôi thiết nghĩ rằng tại vì ông ta bị thất sủng, được Đảng thí cho cái chức Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc hữu danh vô thực tại Sài Gòn, nên bất mãn, rồi bày đặt theo đuôi các nhà phản kháng ký kiến nghị để mọi người nhớ đến tên tuổi. Nếu ông Đằng được phong làm Thủ tướng như Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Nước như Trương Tấn Sang (người đồng chí ra bưng với ông ta) thì thử hỏi ông ta có dám gạt ra một bên quyền lợi cá nhân, phe phái để chống bọn bành trướng Bắc Kinh không? Hay vẫn ông cứ theo thằng Tàu vì sợ mất Đảng?

Các bạn trẻ quý mến,

Cuộc đấu tranh của các bạn còn rất nhiều cam go, bởi vì còn khá đông những phần tử tôn vinh ông Hồ, một kẻ bán nước phản bội dân tộc. Những “lão thành cách mạng” nếu quả thực có lòng yêu nước yêu dân thì oán hận ông Hồ mới phải. Bởi vì ông Hồ là người đưa đường dẫn lối, lừa đảo thanh niên bằng khẩu hiệu “Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” để đi xin súng ống đạn dược của Nga Tàu giết hại đồng bào, biến đất nước thành một một nhà tù vĩ đại dưới chế độ chuyên chính vô sản, đẻ ra một bầy con làm tay sai cho bọn bành trướng Trung quốc. Những “lão thành cách mạng” khoe nhiều tuổi đảng, nhiều huy chương tự hào về cái quá khứ anh hùng của mình dám quyết tử để dân tộc quyết sinh là không đúng sự thực, Nói cho chính xác, họ xung phong vào chốn đầu tên mũi đạn vì tiếng kèn thúc quân, vì được tuyên dương công trạng; chứ kỳ thực họ chỉ là những kẻ hèn nhát, không bao giờ dám mở miệng bênh vực lẽ phải. Tôi xin chứng minh:

Cù Huy Hà Vũ, con trai người đồng chí của họ, đứng lên chống lại Cái Ác, Cái Hèn của nhà cầm quyền lệ thuộc ngoại bang mà các “lão thành cách mạng” chẳng dám đem tấm thân già ra bảo vệ, để mặc cho con đồng chí mình bị tống vào ngục thất! Tôi đề nghị họ trương hình Hồ Chí Minh lên, giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng và căng biểu ngữ “độc lập, tự do, hạnh phúc”, rồi cùng nhau lũ lượt kéo đến tòa án xử Củ Huy Hà Vũ nằm vạ, quyết đòi trả tự do “đứa con cách mạng” để xem cái đảng do họ tiếp tay dựng lên sẽ làm gì. Nhưng họ hãy còn tham sống sợ chết để được mang danh lão thành, không dám làm theo đề nghị của tôi! “Lão thành” chỉ dám ngồi nhà ký kiến nghị thì đã cho là đầy đủ bổn phận. Nỗi bất hạnh của dân tộc mình là như vậy đấy, các bạn ạ!

Tuổi tôi nay đã ngoài bảy chục, muốn tuân theo lời dạy cổ nhân hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống, tìm sự thanh thản cho tâm hồn trước khi về với đất, nhưng lòng tôi vẫn đau đáu với nỗi bất hạnh của dân mình nơi quê nhà. Những đêm dài trằn trọc không ngủ được vì giận mình bất lực, nên chỉ biết chắp tay cầu xin Trời Phật gia hộ, độ trì cứu khổ cứu nạn cho đồng bào mà thôi.

Bọn cầm quyền tay sai Bắc Kinh đàn áp thô bạo những người yêu nước chống ngoại xâm như các bạn thì nước ta đã bị Tầu đô hộ thực sự rồi; chứ không còn là nguy cơ mất nước nữa. Trên Tây Nguyên, nóc nhà của nước ta, thì đã bị lính Tầu giả dạng công nhân khai thác bô-xít trấn đóng; ngoài Biển Đông, nguồn cung cấp hải sản của ta, thì cũng đã bị quân Tầu bao vây; trên toàn cõi xứ sở thì bọn Tầu khựa ngất ngưởng, nghênh ngang xí xộ, coi khinh dân tộc mình. Tổng thống Obama đi công du Châu Á, chỉ ghé thăm Miến Điện, Thái Lan vì khinh bọn cầm quyền ở Hà Nội xỏ lá, tráo trở, đặt bút ký thỏa thuận tất cả các quy ước quốc tế, nhưng không thi hành. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao bọn cầm quyền hèn như vậy? Dưới đây là ước đoán của tôi:

Bọn bành trướng Bắc Kinh nắm được con bài tẩy, biết bọn lãnh đạo Việt Nam phải dựa vào bóng ma của Hồ Chí Minh để tồn tại. Cho nên Bắc Kinh dọa sẽ bạch hóa hồ sơ, nếu tỏ ra cứng đầu, về những cam kết bán nước của ông Hồ, của Lê Khả Phiêu, của Nông Đức Mạnh. Do đó Công an Cộng sản phải tuân hành mệnh lệnh Bắc Kinh, thẳng tay trừng trị những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc.

Mao Trạch Đông là một đồ tể khát máu, nhưng được dân Tầu tôn thờ, vì Mao Trạch Đông giống như Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc thống nhất Trung Hoa. Mao Trạch Đông nhờ chủ nghĩa cộng sản mà nước Tàu thoát ra khỏi cảnh bị liệt cường xâu xé và xóa được sự khinh bỉ của thế giới. Tấm bảng “Cấm chó và người Tầu” dán trước cửa hiệu ăn của người Anh không thấy nữa. Còn Hồ Chí Minh chạy theo cộng sản, mượn thế lực của Trung Cộng, đánh Pháp, đuổi Mỹ để đi đến hậu quả nước nhà bị Bắc Thuộc thêm một lần nữa, thì hình ảnh Hồ Chí Minh phải bị tống ra khỏi não trạng những ai muốn lớn tiếng chống sự xâm lăng của Tầu.

Như tôi chứng minh ở trên, Hồ Chí Minh chưa bao giờ là người cộng sản trong con mắt Karl Marx. Ông ta là một kịch sĩ đại tài, một phù thủy cao tay ấn có nhiều phù phép, một người đạo đức giả che dấu tài tình sự cùng hung cực ác. Tình trạng đạo đức suy đồi, cái ác lên ngôi ở nước ta ngày nay là do ông Hồ và đám đệ tử của ông ta tạo nên. Chủ nghĩa Cộng sản chưa bao giờ có ở nước ta trong hiện thực, nên tôi không thể chống cái không có. Tôi chỉ chống lại cái Ác, cái Vô Đạo Đức, nên các bạn đừng bảo tôi là người Chống Cộng cực đoan. Bao lâu xác ông Hồ còn nằm ở vườn hoa Ba Đình, ảnh tượng của ông Hồ còn được trưng bày trước công chúng, nơi hội họp, thì cái tập đoàn cầm quyền tay sai Bắc Kinh còn tiếp tục thống trị và dân tộc Việt Nam còn bị gông cùm.

Cuộc đấu tranh hôm nay của các bạn cực kỳ cam go hơn lúc nào hết, vì cùng một lúc phải chống lại hai trận giặc: Nội xâm và ngoại xâm. Nội xâm là bọn thối nát, tham nhũng, ăn cắp và những não trạng còn thờ phượng Hồ Chí Minh, một tội đồ dân tộc. Ngoại xâm là bọn bành trướng Trung Quốc, một kẻ thù muôn đời của ta.

Vài lời tâm tình với các bạn trong niềm hy vọng ý chí bất khuất, khí phách hiên ngang của các bạn sẽ tỏa sáng khắp cả nước để toàn dân thức tỉnh, đấu tranh phục hồi đạo đức truyền thống của tổ tiên. Khi Quyền Con Người bị tước đoạt, hủy diệt, thì Con Người không còn là Con Người! Phải giành lại quyền ấy để mình là Con Người.

Thân ái chào các bạn,

Bằng Phong Đặng văn Âu

—————–

Giặc Nội Xâm là bọn thối nát, tham nhũng, ăn cắp và những não trạng còn thờ phượng Hồ Chí Minh

==> THƯ TỐ CÁO gửi LẦN THỨ 70

Xin mời quý vị xem bè lũ ma quỷ này đã làm gì với đất nước suốt nhiều năm qua qua hai bài viết của tôi đã đăng trên các trang mạng trong và ngoài nước:

“Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam” và

“Một nền kinh tế đang trên đà ‘Hán hoá’?”

 

 

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »