Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Một, 2015

►“Côn đồ” tấn công nhà riêng của Ls nguyễn Văn Đài- An ninh tuyên bố sẽ giam lỏng cô giáo Hà tới hết tuần

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2015

“Côn đồ” tấn công nhà riêng của tôi

30-1-2015

Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Khoảng 10.30 sáng ngày 30-1-2015, tôi ngồi xem tivi trong khi cửa nhà đang mở. Một thanh niên “côn đồ” khoảng 25 tuổi, người cao, gầy xuất hiện và hỏi thăm nhà Nguyễn Văn Đài. Tôi lên tiếng xác nhận thì tên “côn đồn” này chửi bậy với thái độ hung hăng. Nhận thấy nguy hiểm, tôi đã lao nhanh ra đóng và chốt cửa. Tên “côn đồ” đấm, đạp vào cửa, lên tiếng đe dọa đốt nhà, tấn công vũ lực với lý do đã dụ dỗ em của anh ta tham gia hoạt động. Sau đó tên “côn đồ” bỏ đi, tôi mở cửa, nhìn xuống sân khu tập thể thì thấy hai tên “côn đồ” đứng đó đang chửi bậy.

Tôi hỏi “các cậu có chuyện gì? Em cậu tên là gì, ở đâu?” Hai tên “côn đồ” đó không trả lời. Một tên nhặt được viên gạch ở sân và cùng tên kia lao lên nhà tôi lần thứ hai. Tôi vào nhà và đóng cửa lại, hai tên “côn đồ” dùng tay, chân đập phá cửa nhà, sau khi đạp vỡ miếng ván cửa, hai tên “côn đồ” bỏ chạy.

Tôi đã yêu cầu công an phường Bách Khoa điều tra tìm ra hung thủ đe dọa đốt nhà, đánh người, phá hoại tài sản công dân. Công an đã đến khám nghiệm hiện trường, chụp ảnh, đo vẽ, lấy lời khai. Nhưng không có hy vọng công an tìm được hai tên “côn đồ”. Vì mọi người đều biết chúng là ai. Ai đứng đằng sau ra lệnh cho chúng.

Việc hai tên “côn đồ” tấn công nhà gây thiệt hại không đáng kể, nhưng nó được phối hợp nhịp nhàng với việc sách nhiễu các sinh viên đang tham gia lớp học tiếng Anh miễn phí được hỗ trợ bởi Hội Anh Em Dân Chủ.

Vào ngày thứ Ba, 27 tháng 1 năm 2015, nhân viên an ninh đã đứng trước lớp học tiếng Anh và quay camera từng học viên sau buổi học.

Ngày thứ Tư, 28 tháng 1 năm 2015, cán bộ một số trường Đại học đã gọi các sinh viên lên đe dọa không cho tham gia lớp học tiếng Anh. Một số sinh viên thì bị gọi điện thoại nhắc nhở, đe dọa mách gia đình. Bố của một bạn sinh còn bị triệu tập ra xã để đe dọa.

Cô Lê Thu Hà, giáo viên dạy tiếng Anh cũng bị giam lỏng tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp bắt đầu sáng ngày 30 tháng 1 năm 2015. An ninh tuyên bố sẽ giam lỏng cô giáo Hà tới hết tuần.

Buổi tiệc của Hội Anh Em Dân Chủ để chia tay các thành viên về quê ăn Tết cũng bị an ninh lên kế hoạch phá hoại.

Tình trạng nhân quyền vẫn hết sức tồi tệ. Mọi hiểm nguy luôn rình rập những người hoạt động nhân quyền và dân chủ. Nhưng điều đó không bao giờ làm chúng tôi run sợ và lùi bước trước bạo quyền. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho tới khi mọi người dân Việt Nam được hưởng các giá trị đích thực của quyền con người, quyền tự do dân chủ.

Cửa nhà luật sư Nguyễn Văn Đài bị đạp tung.

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Công An | Leave a Comment »

►Dân Mỹ biểu tình đòi hỏi Henry Kissinger phải bị bắt giữ và khởi tố vì các tội ác chiến tranh

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2015

Ngày 29 tháng 1, 2015, tại cuộc điều trần trước Tiểu ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, trong nghị trình về những thách thức toàn cầu và chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tại Capitol Hill (Quốc Hội), viên cựu bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã bất ngờ đối diện với một nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink.

Nhóm này đã xông thẳng vào Quốc Hội và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.

Một người trong nhóm CODEPINK đã tiến tới gần Henry Kissinger và giơ chiếc còng số 8 vào mặt ông ta

Thượng nghị sĩ John McCain đã phản ứng dữ dội với những người biểu tình trong việc làm náo loạn buổi điều trần, gọi họ là “bọn cặn bã hạ lưu”, sau khi cảnh sát đưa những người biểu tình ra khỏi đó. Mặc dù sự kiện diễn ra hết sức kịch tính, nhưng vẻ mặt của Henry Kissinger vẫn điềm nhiên. Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.

Với những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam, thì vẫn còn nhớ nhân vật Henry Kissinger, người phục vụ dưới thời Tổng thống Nixon, và cho tới nay vẫn bị nguyền rủa rủa bởi những người ủng hộ nhân quyền về cách dàn xếp của của ông trong hậu trường chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả hành động tàn bạo khác nhau, trên khắp hành tinh trong hơn nửa thế kỷ.

Những thành viên của nhóm hòa bình CODEPINK đã giương khẩu hiệu, gọi Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh. Một người đã tiến tới gần Henry Kissinger và giơ chiếc còng số 8 vào mặt ông ta. Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta.

Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink nói rằng “Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước Tòa Án Quốc tế tại La Hague.”

Băng video ghi lại giây phút ấn tượng này đã được truyền đi khắp nơi, những người biểu tình từ nhóm CodePink đã hô vang, “Phải bắt giữ Henry Kissinger vì tội ác chiến tranh!”. Những tiếng hô này càng lớn hơn ngay khi Kissinger bước vào phòng họp của Thượng viện.

Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ.” Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.

Để biết thêm về những gì mà Henry Kissinger đã gây ra, CodePink nói tất cả mọi người cần tham khảo thêm về

Việt Nam: Từ năm 1969 đến năm 1973, Kissinger, làm việc cho Richard Nixon, gây ra một cuộc chiến tàn khốc giữa hai miền Nam Bắc. Sau đó, vì muốn đi đêm với Trung Cộng trong chính sách bảo vệ Đài Loan và bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, Henry Kissinger đã để mặc cho 3 nước Đông Dương này rơi vào thảm trạng. Nửa thế kỷ sau, tàn dư từ những bài toán của Henry Kissinger vẫn còn làm tan nát con người và các đất nước này. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã trở thành một vết nhơ khó quên trong lịch sử của Hoa Kỳ.

Chile: Henry Kissinger là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đảo chính ở Chile vào ngày 11 Tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của tổng thống Salvador Allende. Đất nước này đã phải chịu 16 năm đàn áp, tra tấn và tử vong dưới sự cai trị của một người bạn của Kissinger, trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet.

Đông Timor: Năm 1975, trong khi làm việc cho Tổng thống Gerald Ford, Kissinger vận động phê duyệt việc yểm trợ cho nhà độc tài Suharto của Indonesia xâm lược đẫm máu của những hòn đảo nhỏ của Đông Timor. Các cuộc xâm lược này đã được thực hiện với vũ khí trang bị của Mỹ. Bởi thời gian chiếm đóng Indonesia cuối cùng kết thúc vào năm 1999, 200.000 Timor với kết quả 30 phần trăm dân số đã bị xóa sổ.

Nhà văn Jon Queally, người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Cái chết. Sự tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”

(Lược dịch từ Reverbpress / Ảnh: Reuters – Gary Cameron)

 

*

Posted in Hội Nghị Paris 1968-1973 | 2 Comments »

►Sau tiếng chuông chùa – Truyện ngắn của Đỗ Trường

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2015

Sau tiếng chuông chùa

29-1-2015

nghiepchuong

Buổi ra mắt tập Thơ Người Việt Ở Đức do nhà xuất bản Vipen Berlin tổ chức, diễn ra khá dài vào một chiều mùa hè 2014. Có lẽ, đã cảm thấy đói và mệt, nên giữa chừng Nguyễn Đăng Ga rủ vợ chồng nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Người Buôn Gió, Quốc Cường, nhà điêu khắc Thành Nghĩa-An Giang, nhà văn Võ Thị Hảo và tôi về quán của anh ở Alexanderplatz ngồi lai rai. Coi đây là bữa nhậu chia tay, để ngày mai nhà thơ Trần Mạnh Hảo sang Paris và trở về Việt Nam. Ăn uống trò chuyện đang rôm rả, tôi đành đứng dậy cáo lỗi vì đã quá nửa đêm và con đường 200 km về nhà còn khá xa…

Xe chạy một đoạn, chẳng hiểu sao Navi chỉ đường lại giở chứng tậm tịt, tôi buộc đi theo trí nhớ. Một lúc, trí nhớ cũng tậm tịt nốt. Lòng vòng khá lâu, xe lạc đúng vào cổng chùa Linh Thứu. Tôi phải dừng lại, để hỏi đường ra Autobahn Leipzig. Đường phố vắng và trong chùa tĩnh lặng. Tôi men theo hè phố, tìm một quán đêm để hỏi. Bất chợt tôi ngoái lại, dường như có bóng một ni cô thấp thoáng đang đi về hướng cổng chùa. Tôi quay lại, rảo bước. Đến cổng, thấy ni cô dừng lại, có lẽ chờ tôi. Tôi đang lúng túng, tìm cách xưng hô, chợt thấy ni cô hơi sững người, nhưng giọng lại chùng xuống: Cậu Trường, đội lò mổ Leipzig phải không? Tôi giật thót cả người, nhìn thẳng, nhưng vẫn còn mơ hồ. Một giây im lặng. Đến khi chiếc răng khểnh của ni cô lộ ra, sau nụ cười thoáng buồn, tôi mới chợt vuột ra: Chị Tuyên! Sao chị lại ở đây?

Tôi quen chị đã gần ba mươi năm trước, trong những lần chị dẫn các anh chị cựu diễn viên, ca sỹ ở cùng đội bóng đèn đến chỗ chúng tôi xin tiết canh lòng lợn. Sau ngày nước Đức thống nhất, người Việt vùng phía đông ly tán, số còn lại thường sống co cụm vào từng khu. Lúc này, chị trở thành hàng xóm của tôi. Cho đến ngày con trai chị vừa đón từ Việt Nam sang, bị chính những người đồng hương bắn chết ở gần Berlin, chị buồn và lặng lẽ bỏ đi. Có người đoán, chị đã về Việt Nam, kẻ lại nói, chị theo cô, theo cậu đang hầu đồng, hầu bóng ở Dresden…

Vậy là sau mười chín năm, tôi bất ngờ gặp lại chị. Chị đã thay đổi quá nhiều. Sự thay đổi ấy, nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nhưng có lẽ, chỉ có tình cảm của chị với tôi không hề đổi thay. Chị vẫn thân mật xưng chị và gọi tôi bằng cậu, như mấy chục năm trước. Chị bảo, làm lễ cho một gia đình hàng xóm ở Dresden hơi bị muộn, nhưng chị vẫn phải đi tàu đêm lên Berlin, để sáng nay kịp đi theo lễ cùng thày. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi và chị đã thuộc về cõi vô thường, nhưng tôi vẫn cảm thấy còn có một chút gì đó ưu tư trong đôi mắt chị. Khi tôi bước lên xe, chị còn dặn: Lúc nào rảnh qua Dresden, chị còn nhiều điều muốn nói với cậu.

Cuối tuần vừa rồi, chở mấy cô con gái đi thi đấu bóng bàn ở gần Dresden, tôi tạt vào thăm chị. Những biến cố, thăng trầm cuộc đời chị có chuyện tôi đã biết và có những chuyện đến nay tôi mới được nghe kể từ chính chị. Qủa thật, những nỗi đau ấy của chị chợt làm tôi nhớ đến chị Hà Giang, trong truyện ký Nghỉ Hè Ở Mallorca của nhà văn Phạm Tín An Ninh. Nhưng có lẽ từ những quyết định đầu đời sai lầm, dẫn đến số phận của chị còn đắng cay, nghiệt ngã hơn rất nhiều…

Chị sinh ra và lớn lên ở ngõ chợ Khâm Thiên Hà Nội. Những ngày cuối năm 1972 bom Mỹ đã cướp đi toàn bộ gia đình của chị. Chị còn sống, bởi cái đêm định mệnh ấy, chị đang ở nơi sơ tán. Tháng 4 năm 1973 trên đầu cuốn bốn khăn tang, dù đang là học sinh phổ thông năm cuối, chị vẫn xung phong vào bộ đội. Sau mấy tháng huấn luyện, chị hành quân vào chiến trường Quảng Đà…

Chiến tranh kết thúc, đơn vị chị được lệnh tiếp quản một số kho hàng và doanh trại, khu gia binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Thời gian sau, những doanh trại đã bị bom đạn cày nát này, được quây lại gọi là lán trại dành cho (tù) cải tạo, chủ yếu các sỹ quan cấp úy của quân đội VNCH. Chị vẫn ở lại làm thủ kho, cách đó không xa.

Khu nhà kho này được xây khá kiên cố, lưng tựa vào vách núi. Hai bên là hai dãy nhà mái trần, ngăn thành nhiều phòng. Hình như trước đây là nơi ở và phòng làm việc của một đơn vị quân nhu, tiếp vụ thuộc quân đội VNCH. Trước mặt có khoảnh sân khá rộng, bao quanh bởi những khóm hoa sim, đang thì nở rộ. Và tất cả được ẩn mình dưới những tán lá rừng xanh ngát, nếu từ xa hoặc trên cao nhìn xuống. Ở đây, chỉ có chị là nữ và mấy cảnh vệ đều ở tuổi hai mươi. Họ cũng là học sinh trước khi vào bộ đội như chị, nên cuộc sống rất hồn nhiên vui vẻ. Và có lẽ, tình yêu và khát vọng đang hồi sinh trong họ chăng? Nên ai cũng chuẩn bị lại sách vở, dành nhiều thời gian cho việc ôn luyện để năm tới xuất ngũ, thi vào đại học.
Lúc này, (tù) cải tạo vẫn còn thuộc sự quản lý của bộ đội. Nên chị vẫn thường qua lại đề nghị trưởng trại cử vài, ba người sang giúp sửa lại kho, hoặc bốc dỡ hàng hoá, khi cần. Và chị đã quen Chu Bá Trạc cải tạo viên, nguyên sĩ quan bộ binh, từng là thầy giáo dạy toán bậc trung học, trong một lần như vậy. Ngay lần đầu gặp, biết các cải tạo viên đều là thầy giáo, bác sỹ trí thức, chị và mấy cảnh vệ đã nghĩ ngay đến việc nhờ họ giảng dạy, hướng dẫn những môn khoa học tự nhiên.

Là khu hoàn toàn biệt lập, do vậy bọn chị rất dễ dàng vẽ ra rất nhiều công việc ma, để đón nhóm của thày Chu Bá Trạc vào kho, mỗi tuần vài, ba lần. Được học trò nể trọng, đưa đón ra vào lán trại, cũng như chăm sóc nghỉ ngơi, ăn uống, nên các thày rất nhiệt tình chỉ dạy. Từ đó, tình thày trò ngày càng trở nên gắn bó, đồng cảm. Và sau mấy tháng như vậy, dường như tình cảm của chị dành cho Chu Bá Trạc không còn dừng lại ở mức thày trò, anh em nữa…

Trời chớm sang đông, trên triền đồi và lối mòn dẫn ra con suối trước mặt đã trải vàng một màu hoa dã quỳ. Mùa này, dòng suối cũng đã cạn dần con nước. Đứng trên bờ đôi khi nhìn thấy những cá con, cá mẹ bị mắc trong hốc đá, cắm đầu vào những cành lá ối mục mà nước không thể cuốn đi. Tuy mùa đông, nhưng về trưa, nắng ngoài kia vẫn kéo cái nóng dần lên. Sau giờ học, nấu nướng ăn uống xong, trời đã chếch bóng, chị và mấy cảnh vệ tay dao, tay súng cùng nhóm (tù) cải tạo Chu Bá Trạc ra rừng tre nhỏ ở bên kia con suối. Công việc chặt tre, đốn gỗ về làm giàn bầu, giàn bí để “ngụy trang“ cho việc dạy và học của họ lại được bắt đầu…

Chị kéo Trạc vòng ra sau, đi lên phía triền đồi. Nơi có sắc vàng của hoa và của nắng như đang tan chảy vào nhau. Một loáng thôi, bóng của họ đã chìm trong cái vàng óng hòa tan ấy của trời đất. Họ lặng đứng bên nhau. Dường như có một khoảng cách rất mong manh trong lòng mỗi người. Gió… và từng cơn gió rít lên, làm chị hơi lạnh, nhưng không phải cái lạnh buốt da, cắt thịt như gió bấc nơi quê nhà. Bất chợt, Trạc xoay người nắm lấy bàn tay chị. Như viên than hồng nhóm lửa, chị hơi co người lại, có luồng khí nóng chạy dọc cơ thể… và cháy bùng lên. Ôm chặt lấy Trạc, chị ngả người, làm cả hai đổ vật xuống…

Ngay sau tết âm lịch 1976, một nửa trại đột xuất bị chuyển đi, trong đó có Chu Bá Trạc. Chị hỏi trưởng trại, hắn bảo đi Daklak, nhưng địa chỉ cụ thể thì không rõ. Không biết, đây là câu trả lời thật hay đểu của hắn. Nhưng làm cho chị vô cùng buồn bã và cả mấy cảnh vệ gác kho cũng bỏ học cả tuần. Đã từng đi qua chiến tranh và những ngày tháng khốc liệt, nhưng chưa khi nào chị cảm thấy hẫng, buồn chán như lúc này.

Quân khu đã có văn bản chính thức, đồng ý cho những quân nhân như chị được phép thi đại học. Mọi người phấn khởi làm hồ sơ giấy tờ. Với chị dường như mất cảm giác, chỉ thấy nôn nao, chao đảo trong người. Thuấn cảnh vệ, người Sơn Tây, luôn gần gũi chăm sóc chị từ ngày cùng nhau nhập ngũ, đi lấy hồ sơ về. Thấy chị đang nằm bẹp, hắn bắt phải lên bệnh xá ngay. Đi được nửa đường, chị bảo hắn quay xe về, thay thường phục, bắt xe đò vào thành phố. Hắn ngơ ngác, chị bảo, rồi ông khắc biết. Chị đã có một linh cảm chẳng lành.

Thành phố lúc này vắng vẻ, tiêu điều nhưng đã có một số phòng mạch tư nhân mở cửa trở lại. Chị và Thuấn đến vào cuối giờ chiều, phòng đợi vắng người. Chị được mời vào khám ngay. Và tinh thần chị bị sụp đổ hoàn toàn, khi bác sỹ cho biết, chị đã có thai và thai nhi đã lớn. Phòng khám không thể nạo bỏ, như theo yêu cầu của chị. Nếu chị muốn, phòng khám chỉ có thể giới thiệu đến bệnh viện. Họ sẽ làm, nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hoặc có thể chị sẽ trở thành người vô sinh. Điều quan trọng, chị phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể và chữ ký đồng ý của chồng.

Rời phòng khám, đầu chị quay cuồng, bước chân dường như vô định. Chị đã biết sợ, chiếc vòng kim cô muôn thuở kia, sẽ xiết chặt cuộc đời chị trong cái luẩn quẩn của sự hủ hóa suy đồi đạo đức, dẫn đến mang thai với một kẻ bên kia chiến tuyến, một cựu sỹ quan, một cải tạo viên. Gặp kẻ ngồi trên độc mồm, ác miệng gán cho cái tội theo địch, phản động chứ chẳng chơi. Đó là một điều không thể tưởng đối với một Đảng viên trẻ như chị. Tương lai của chị đang bước vào ngõ cụt. Có lẽ, đây là cái án tử hình không chỉ đối với chị mà cho cả cải tạo viên Chu Bá Trạc, tuy không bằng dao, bằng súng.

Thuấn lặng lẽ theo chị đến con phố cuối cùng. Trước mặt đã là biển và thành phố đã lên đèn. Biển cạn, ngoài kia xác mấy con tầu đắm chưa kịp cẩu đi, trồi lên, sóng vỗ, bọt tung lên trắng xóa. Bãi cát vắng người, dường như chỉ thấy rặt một màu áo của lực lượng tuần tra, kiểm soát.
Chị không khóc, nhưng hai con mắt đã đỏ hoe, nhìn về nơi có ngọn hải đăng đang cháy lên. Khi Thuấn khoác nhẹ tay lên vai, lúc đó chị mới gục đầu vào vai Thuấn bật khóc. Vỗ vỗ vào vai chị, Thuấn an ủi:

-Tuyên hãy thật bình tĩnh, rồi chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết thôi.

Im lặng. Không biết nước mắt của chị hay cả nước mắt của mình đã chảy thấm vai áo, nhưng Thuấn vẫn để yên như vậy. Trăng lên cao. Gió thổi từng cơn. Lạnh và đói, Thuấn đỡ chị đứng dậy đi tìm mua đồ ăn. Giờ này, không còn xe về lại đơn vị, buộc chị và Thuấn phải tìm đến nhà khách quân khu.

Hôm sau, trên đường về Thuấn đột nhiên bảo, nếu như Thuyên đồng ý, ngay trong tuần này, chúng ta lên trung đoàn trình báo sự quan hệ và xin giấy giới thiệu đăng ký kết hôn làm đám cưới. Đây là cách duy nhất để hợp thức hóa việc này.

Tuy đã biết, từ lâu Thuấn đã có tình cảm với mình, nhưng do rụt rè chưa dám nói ra, nhưng với quyết định bao dung này của Thuấn làm chị bất ngờ và xúc động. Thật ra, từ ngày cả gia đình bị bom Mỹ, chị chẳng có ai là người thân để chăm sóc, giãi bày tâm sự, ngoài Thuấn ra. Tuy nhiên, với chị tình cảm dành cho Thuấn cho đến nay, chỉ là tình bạn thân thiết đặc biệt, chứ không hoặc chưa thể nói là tình yêu. Nhưng trong hoàn cảnh vô phương cứu chữa này, chị không thể không cảm ơn và làm theo sự sắp đặt của Thuấn.

Chị cũng không ngờ đám cưới chạy của mình và Thuấn diễn ra tưng bừng, nói như ngôn ngữ thời nay, sao nó lại “hoành tráng“ đến thế. Hội trường đơn vị chật ních người, đầy đủ ban bệ và các bác tai to mặt nhớn. Bởi, đây là đám cưới đầu tiên sau ngày thống nhất, của hai chiến sĩ trực tiếp chiến đấu nơi chiến trường, trong cùng đơn vị. Nó được nâng lên thành hình ảnh điển hình, mang ý nghĩa chính trị to lớn, không chỉ riêng của một đơn vị…

Không hiểu nguồn tin bị rò rỉ từ đâu, ngay sau đám cưới rất nhiều tiếng thì thầm to nhỏ với những nụ cười ruồi, rồi chỉ chỏ vào cái bụng của chị ngày càng phổng lên. Đã đến tai, nhưng các đồng chí ngồi trên cố nuốt, vờ như không biết, nên vẫn bình yên lắm. Rất may, mấy tháng sau Thuấn đỗ vào khoa hóa thực phẩm trường đại học Bách Khoa Hà Nội, chị tuy không đủ điểm, nhưng được gọi vào trường trung cấp tài chính. Khi chị và Thuấn lên làm quyết định chuyển ngành và sinh hoạt Đảng, các đồng chí thủ trưởng và quân lực nhìn với ánh mắt lạ lắm và giải quyết rất nhanh. Cầm giấy tờ, bước chân ra khỏi phòng, chị vẫn còn nghe thấy tiếng thở phào, nhẹ như vừa cắt bỏ được miếng thịt thừa trên cơ thể của các đồng chí thủ trưởng, quân lực vậy…

“Người ăn ốc kẻ đổ vỏ mà lại đổ vỏ cho thứ ngụy quân ngụy quyền, thế mới đau chứ!“ Cái tin được rỉ tai nhau, truyền đi ở cái làng quê yên bình đậm lễ giáo này, đã làm sóng gió nổi lên đùng đùng trong gia đình, khi chị và Thuấn còn chưa về đến nhà. Thế này, có khác gì bôi tro trát trấu vào mặt gia đình, dòng họ. Mẹ Thuấn cứ ra vào lẩm bẩm như vậy.

Gặp chị, mẹ Thuấn đã có chút nguôi giận, có lẽ cảm thông hoàn cảnh và chị là người hiền lành lễ nghĩa. Nhưng bà vẫn buộc chị sau khi sinh, cho hoặc gửi ai đó nuôi một thời gian, sự việc nguôi ngoai, sẽ đón cháu về, vì Thuấn là con trưởng cũng là trưởng họ thay bố đã mất.

Chị bảo, khi con được mấy tháng, phải gửi vợ chồng bác hàng xóm cũ là bác sỹ nuôi, không hẳn vì sức ép của gia đình Thuấn. Bởi trong thời gian chị đi bộ đội, căn hộ tập thể của bố mẹ đã bị cơ quan cho một gia đình khác vào ở, khi trở về, chị không thể đòi lại được. Do vậy, chị và Thuấn đều phải ở tập thể sinh viên của trường, cuối tuần mọi người về nhà hoặc đi vắng, vợ chồng mới được ở với nhau. Vừa nhập học, chị sinh, nhưng hệ hô hấp có vấn đề, nên cháu hay ốm đau dặt dẹo. Mấy tháng sau chị lại mang thai. Việc phải bỏ học là điều khó tránh khỏi, nếu chị không được sự giúp đỡ của vợ chồng bác hàng xóm. Và nếu như họ không phải là bác sỹ và đưa cháu về phương nam nắng ấm ngay sau đó, thì có lẽ cháu không thể qua nổi những cơn bạo bệnh. Nói là như vậy, nhưng lúc nào chị cũng day dứt và ân hận, nhất là từ ngày cháu bị ung thư ruột. Không biết hậu quả này, có phải từ việc chị uống thuốc tây ngoài chợ giời cho đến thuốc lá của mấy bà dân tộc để cho sảy thai, hồi chị chửa cháu hay do nhiễm hóa chất từ nơi chiến trường? Mấy năm gần đây, cứ bòn góp đủ tiền là chị lại về Sài Gòn, dù bệnh đã ở giai đoạn cuối, nhưng với nó, chị vẫn chỉ là người xa lạ…

Tôi cắt ngang lời chị, có lẽ, lúc đó chị liên lạc với gia đình Chu Bá Trạc gửi cháu bé cho họ, tốt và hợp đạo lý hơn. Chị bảo, Trạc đã có vợ con từ trước 1975, nên chị không muốn tìm đến. Năm 1987 trước ngày chị sang Đức, vào thăm, nó vẫn nhất định không chịu gặp chị. Dù gia đình bố mẹ nuôi rất khá giả và thương cháu, nhưng chị vẫn tìm đến địa chỉ cũ của gia đình Chu Bá Trạc ở Biên Hòa, để nói cho anh ấy biết, nếu có thể, anh ấy qua lại chăm sóc cháu. Nhưng anh và cả gia đình đã bị đắm tàu chết trên đường vượt biển năm 1980, sau khi ra tù, do người hàng xóm kể lại.
Tôi buột miệng hỏi, ngày đó biết Trạc đã có vợ con và hai người ở trong hoàn cảnh vô vọng như vậy, sao anh chị vẫn… ? Chị cười buồn, không thể lý giải ở cái tuổi hai mươi ấy. Chỉ biết rằng, Trạc là người đầu đời của chị. Rồi giọng chị dường như có một chút phấn chấn hơn: Đời chị có Trạc để yêu và có Thuấn để trọng, như thế là đủ phải không em? Và bây giờ chị trở về cõi vô thường, tôi đùa như vậy, rồi hỏi chị xuống tóc từ khi nào? Hai chục năm nay rồi, chị tu tại gia, nhưng thường xuyên về chùa và theo các thày đi làm lễ.

Trưa. Chị nấu cơm chay khá ngon. Trong bữa ăn, hai chị em cứ rù rì trò chuyện. Chị bảo, nghiệp chướng của chị còn nặng lắm, nhưng không biết đó có phải của riêng chị hoặc của Trạc, của Thuấn hay của chung tất cả những người lính đã lao vào chém giết trong cuộc chiến vừa qua …

Học xong, chị về làm việc cho xưởng in bộ văn hóa. Thuấn về làm việc ở một nhà máy thuộc bộ công nghiệp thực phẩm. Mấy năm sau, bầu lên vật xuống, vợ chồng chị cùng thằng con nhỏ cũng nhận được căn phòng tập thể hơn chục thước vuông. Cuộc sống thời bao cấp quá khó khăn, chẳng riêng chị mà cái nghèo, cái nhục nó đến với tất cả mọi người.

Không thể chịu được sự cùng cuỗn ấy, năm 1987 để con lại cho chồng, người nữ lính chiến năm xưa lại khoác ba lô cùng với các văn nhân, nghệ sỹ, trí thức lên đường làm thuê, cuốc mướn nơi xứ người. Bức tường Berlin sụp đổ, từ trong nước dòng giống con Lạc cháu Hồng lại tìm đường ra đi. Thằng con chị vừa bước sang tuổi mười bảy, bỏ học đòi sang với mẹ. Sang được thời gian, chị bất lực không thể quản lý, bảo ban nó. Và vào đúng mùa hè 1995 nó bị những người cùng chung một dòng máu bắn chết, trong một ngôi nhà ở gần Berlin. Nghe nói, nó theo bọn bảo kê đi thu tiền chỗ bán thuốc lá lậu, bị băng đảng khác phục thù bắn chết. Chẳng biết đúng sai thế nào, nhưng hôm đi viếng, thấy trên cổ nó phải khâu rất nhiều mũi. Nhìn nó nằm đó, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng trống rỗng. Chị không còn khóc được nữa, người cứng đơ, hai bà hàng xóm phải kè kè hai bên…

Tôi hỏi chị về Thuấn. Chị bảo, biết tin con chết, Thuấn cũng bị chao đảo mất mấy năm. Muốn giải phóng cho Thuấn, nên năm 1998 chị về nước làm đơn ly dị. Lúc đầu Thuấn không chịu, nhưng mọi người nói mãi, hắn miễn cưỡng đồng ý. Mấy năm sau bị áp lực của gia đình, Thuấn mới lấy vợ. Nhưng đẻ được hai đứa con, đứa nào cũng bị dị tật cả. Chị nghĩ, nhiều lúc thật có lỗi với Thuấn, không giữ được đứa con cho hắn. Bây giờ Thuấn đang là tổng giám đốc một công ty lớn lắm, giầu sang phú quí rồi. Tiền bệnh viện thuốc thang cho con gái chị, mấy năm nay đều do Thuấn trả, thông qua chồng cháu đấy. Có lần, chị bảo, đừng làm như vậy nữa, Thuấn khổ vì mẹ con chị nhiều rồi. Nhưng hắn nói, hắn làm vậy không hẳn chỉ vì chị, mà vì cả Chu Bá Trạc. Nếu không có Trạc dạy dỗ thì hắn không thể đỗ đại học và không được như bây giờ…

Chiều muộn, câu chuyện của chị đã đi vào đoạn kết. Tôi đứng dậy từ biệt chị cho kịp giờ đón mấy cô con gái nơi thi đấu bóng bàn.

Tiễn tôi ra xe, chị nhắc lại câu, hãy tin vào luật nhân quả. Thế hệ chị đã gây ra và lao vào cuộc chiến, nghiệp chướng còn nặng lắm, kiếp này không thể trả hết đâu em ạ…

Leipzig 29-1-2015

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

Posted in Truyện Ngắn | Leave a Comment »

►Chân dung quyền lực đang gây ra Cơn sốt rét ác tính cho các nhóm quyền lực

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2015

Trang chandungquyenluc.blogspot.com do nhóm của Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo đang tố cáo sự giàu có, các cách làm ăn kiếm tiền của những ủy viên Trung Ương đảng CSVN. Mục đích nhằm hạ gục bọn này và đưa đàn em của Nguyễn Tấn Dũng lên nắm các vị trí then chốt trong kỳ đại hội đảng năm 2016. Bản thân và gia đình của Nguyễn Tấn Dũng và các đàn em thân tín như Trần Đại Quang bộ trưởng công an thì không bị trang này chiếu cố.

Cơn sốt rét ác tính của các nhóm quyền lực

Blog RFA

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội

Từ 15/12/2014 đến nay, mỗi ngày blog Chân dung quyền lực lại thường thong dong thả ra một bài.Mỗi bài như một phần của khối u băng hoại được màn hình nội soi từ trong ruột của bộ máy quyền lực cao nhất của VN hiện thời trình ra cho dân chúng xem.

* Chờ đợi chân dung của những “đồng chí chưa bị lộ”

Dù chưa rõ độ xác thực của thông tin mà blog này đưa ra, nhưng đúng như tên của blog, chân tướng của nhiều nhân vật trong một bộ máy quyền lực tham lam, cánh hẩu, siêu trộm cướp và siêu vô đạo đang hút máu nhân dân và đất nước VN đã được khắc họa một cách cụ thể, sắc nét đến mức người ta khó mà không tin.

Dẫu lâu nay người dân cũng đã hình dung sự băng hoại cao nhất của vô số nhân vật có quyền lực trong bộ máy, nhưng cũng  không thể không sốc và công phẫn trước những chi tiết, hiện trạng đã được trang blog này nêu ra, với những tiêu đề sốc như „Cục u bướu di căn…“, Liên minh đen tối hút máu quân đội và nhân dân…“, „Đề nghị TƯ thanh tra khối tài sản hàng ngàn tỉ…“. Điều đáng nói, đây chỉ là một phần những chân dung trong bộ máy quyền lực. Người ta có thể rùng mình khi nghĩ rằng nếu tất cả các chân tướng của những „đồng chí chưa bị lộ“ đều được đưa ra ánh sáng thì còn kinh khủng tới mức nào?

Nếu đúng như vậy, cộng thêm với những tư liệu từ blog Quan làm báo, Dân làm báo… cũng đang đưa những tội ác và sự tham nhũng của bộ máy cầm quyền, và mặc dù chưa được kiểm chứng, nhưng không phải không có những chi tiết và chứng cứ khiến người ta muốn tin, thì phải chăng đây là bộ máy quyền lực tội lỗi và tham lam nhất trong lịch sử VN từ cổ chí kim?!

Và mỗi ngày, người ta lại vào Chân dung quyền lực, để đón xem về những „đồng chí chưa bị lộ“ mà dân thừa biết là nếu lộ ra thì cũng …ghê sợ không kém.

* Cơn sốt rét ác tính.

 Chân dung quyền lực – thế lực truyền thông mạnh nhất trong những trang báo mạng „lề trái“ hiện  đang nhân danh quyền lợi của nhân dân VN để đưa ra các thông tin tố cáo rất cụ thể, đã gây ra một cơn „sốt rét ác tính“, run rẩy đến tận chân răng của giới quyền lực.

 Số người truy cập tăng từng giây, nhảy múa trước những con mắt và cái miệng tham lam vô đáy của các quan chức „tay đã nhúng chàm“. Lượng truy cập tăng gần triệu lượt mỗi ngày trong thời gian gần đây, khi công chúng khao khát tìm biết những kẻ mà họ vốn phẫn uất và khinh miệt đã và đang dùng cách nào để cướp đoạt miếng ăn và tương lai của họ, con cái họ. Họ cố gắng „bói“ xem đằng sau vở kịch này là phe nào đang đấu với phe nào và phấp phỏng chờ kết cục để an ủi cho sự bất lực của chính mình. Với người dân VN, dẫu sao đó cũng là một bữa tiệc thông tin mà họ bỗng nhiên được thưởng thức.

Muốn „cắt cơn sốt rét“ này của các đồng chí đã bị lộ và chưa bị lộ, đồng thời minh oan cho những đồng chí bị vu oan giá họa bởi „lề trái“, có một diệu kế.

Đó là phải đánh tan tác bọn „lề trái“, trong đó có Chân dung quyền lực. Việc này tưởng khó mà lại cực dễ. Bằng cách báo „lề Đảng“ chiếm hết thông tin, hớt tay trên của bọn lề trái.

*Hiến kế cắt cơn sốt rét :  Bất chiến tự nhiên thành

Nhưng bọn lề trái là bọn nào mà kinh khủng và láo xược thế? Bọn này từ trước đã ghê, bây giờ chúng lại có thêm Chân dung quyền lực nhập bọn, mà chúng vẫn âu yếm gọi là „anh Lực“. Chẳng biết anh Lực động cơ thế nào, có nhập bọn lâu không, nhưng quả là ba đầu sáu tay. Càng kêu gọi trừ khử bọn diễn biến hòa bình, chúng càng trở nên ghê gớm.

Thực ra, lề trái là „con đẻ“ của lề Đảng.

Đó là hậu quả nhỡn tiền của việc bưng bít thông tin, của việc có những nhóm người luôn đứng trên pháp luật và quyền lợi của nhân dân, đất nước.

Đó mới là kẽ hở cho bọn lề trái gia nhập mạng thông tin. Nhất là khi lề trái lại còn có khả năng đưa thông tin theo kiểu chuyên nghiệp, „nói có sách mách có chứng“ từ ruột đưa ra. Lại là những thông tin lại về tội ác tày trời, về khối tài sản khổng lồ do tham nhũng  và trộm cướp  của nhân dân  mà có, về nhiều nhân vật lãnh đạo cao nhất cùng cái sân sau thân hữu, quyền lợi nhóm, sự buôn quan bán tước của những nhân vật này, lâu nay  vẫn bị xì xào bàn tán, bị nghi ngờ nhưng không bao giờ được phát lộ bởi họ là những người đứng trên pháp luật VN, báo chí truyền thông không thể tiếp  cận, chạm đến là chết…Thông tin ấy do hiếm nên trở thành vô giá.

Nhưng cần biết rằng bọn báo lề trái cũng có tử huyệt. Đâm trúng tử huyệt chúng là bất chiến tự nhiên thành.

Tử huyệt của bọn lề trái rất nông cạn. Chúng chỉ là loài ký sinh thông tin. Chúng chỉ sống được trên làn rêu ẩm ướt tối tăm của sự bưng bít thông tin, dối trá thông tin, bạo lực thông tin, bè phái thông tin của các vị quan chức từ trên xuống dưới. Chúng là lũ chuyên dùng từ điển ngược, như dùng „kính chiếu yêu“, soi ra gương mặt dị dạng của những thông tin lừa bịp hoặc che giấu.

Vậy thì cắt cái chỗ ký sinh thông tin là diệt được bọn báo lề trái, chấm dứt cuộc chiến mà ta hô hào bao lâu nay, tốn kém bao nhân tài vật lực và tạo ra cho ta những cơn sốt rét.

Để đánh cho tan tác bọn báo lề trái trong đó có Chân dung quyền lực,  chỉ có một loại thuốc chữa, là những nhà lãnh đạo cao nhất hãy chỉ đạo và tự mình  bỏ ngay luật rừng nếu có sử dụng. Là đảm bảo chỉ tuân thủ điều 6 và những điều khác của Luật phòng chống tham nhũng hiện hành và yêu cầu các báo lề Đảng phải đưa tin ngay lập tức về sự thật, có sao viết vậy, vét sạch thông tin không để cho bọn lề trái bất cứ mẩu xương nào.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Thủ tướng VN cùng Trưởng Ban phòng chống tham nhũng, Bộ công an, Thanh tra chính phủ, Bộ quốc phòng, ngành điều tra, kiểm sát và tòa án  chỉ cần sực nhớ ra Luật phòng  chống tham nhũng, Luật Hình sự và Luật báo chí… để thực hiện, cùng vào cuộc điều tra làm rõ xem những thông tin mà các trang mạng đưa ra có đúng không hay là sự vu cáo để xử lý thích đáng.

Trong khi chỉ đạo, kẻ nào bao che, đưa thông tin không trung thực thì „hốt liền“. Kẻ nào dùng côn đồ cấu kết với công an dọa dẫm hành hung người tố cáo, như cách giật băng tang trên vòng hoa người chết vửa rồi, thì xem có dây mơ rễ má gì với bọn đó không mà cũng tùy tội là „hốt theo“. Nếu điều tra ra, thì các đồng chí cũng có công lớn nhất trong việc kiếm tiền bằng cách thu hồi tài sản tham nhũng về cho đất nước.

Còn ngành truyền thông, thay vì đã sốt sắng nâng tầm cho những tố cáo của báo lề trái  tầm lên mức „loại tội phạm này có thể xếp vào những nguy cơ an ninh lớn nhất cho đất nước và „như ở Anh, loại tội phạm này có thể xếp ngang hàng tội tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân…“(Lời của một ông Thứ trưởng), thì bây giờ hãy chống khủng bố, chống thảm họa hạt nhân bằng cách đánh tan tác bọn báo lề trái, cắt cơn sốt rét ác tính cho nhà cầm quyền.

Trách nhiệm của quan chức ngành truyền thông là phải tuân thủ ngay điều 6 của Luật Phòng chống tham nhũng, chỉ đạo toàn nghành truyền thông VN phải đi vào cuộc làm phóng sự điều tra để làm rõ trắng đen, bảo vệ kịp thời những „cây ngay không sợ chết đứng“, bãi bỏ các „vùng cấm“ thông tin, theo quy định „công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng“(điều 6 Luật Phòng chống tham nhũng). Kẻ nào chống tự do ngôn luận, đe dọa phóng viên và người tố cáo, đương nhiên kiến nghị cơ quan chức năng „hốt liền“.

Một khi đã như thế, điều tra đến đâu công bố xử ly đến đó, báo lề Đảng cắt hết nguồn ký sinh thông tin của bọn báo lề trái, những dạng như „Chân dung quyền lực“ chỉ biết ngồi liếm mép mà chết héo thôi.

Một khi đã như thế, làm gì còn tình trạng bọn báo lề trái đưa ra cái gì thì được người đọc khao khát hút lấy như người đang khát nước gặp mưa. Số lượng truy cập trang Chân dung quyền lực cứ tăng vùn vụt từng giây và có ngày tăng lên cả triệu lượt người đọc.

Nếu thế, chỉ trong vòng một tháng, không chỉ Chân dung quyền lực mà đến Quan làm báo, Dân làm báo và vô số trang mạng „lề trái“ khác cũng phải im tiếng, đóng cửa về nhà đi chăn mèo, vì không thể cạnh tranh thông tin được với cả ngàn tờ báo lề Đảng đang răm rắp nằm chờ trong ống tay áo của Ban Tuyên giáo TƯ và sẵn sàng lao ra nhanh nhất có thể khi được lệnh đăng tải.

Sẽ có những Chân dung quyền lực khác ?

Những keo đấu vật giữa các nhóm quyền lực và quyền lợi ngày càng lộ rõ, nếu căn cứ và theo dõi thông tin trên cả nhóm lề Đảng và lề trái –  nhiều người cho rằng rất nhiều khi báo lề trái là báo lề Dân.

Sự ăn miếng trả miếng trả miếng đã rõ ràng. Có những cú đấm xoay chuyển tình thế 180 độ giữa các phe nhóm. Ai nắm được kho tiền và kho bổng lộc, người đó rốt cuộc sẽ thắng? Ai nắm được thủ túc trong nghành công an và an ninh, người đó sẽ có khả năng tung ra nhữn cú động đất và những cơn sốt rét ác tính làm loãng máu đối phương? Ai bán nước nhanh gọn một cục hơn cho Trung quốc, để có cả một đại lục và tình báo Hoa Nam hậu thuẫn phất cờ ván chót?

 Và phần thắng cuối cùng mong rằng không cũng chỉ để vào tay một con tắc kè khổng lồ sẵn sàng đổi màu, sẵn sàng tráo trở đổi sinh mạng nhân dân và đất nước VN cho quyền lợi cá nhân và quyền lợi nhóm, dù họ nhân danh ai?!

Sẽ có những Chân dung quyền lực khác trong tương lai? Chắc chắn là có, dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Vì đối phương không thể không phòng vệ và trả miếng. Đó là quy luật sinh tồn.

Ai hưởng lợi trong cuộc đấu này?

Mong rằng diễn biến không như nhiều lần trước.

Hiện trạng nhiều lần trước  đây cho thấy, dẫu chứng cứ tố cáo tham nhũng có chính xác và thuyết phục đến đâu, cũng chỉ là những ngón đòn tạm thời các đối thủ ra oai với nhau trong những phút cuối giành quyền lực mà thôi. Rồi họ sẽ ngồi quanh bàn bầu dục tròn. Không ai làm gì ai cả bởi nhìn ai cũng có “ngón tay thứ sáu”, có nét sinh ra cùng cha cùng mẹ, không  đánh chuột bởi chuột đã chính là bình. Sau khi ngã ngũ trong cuộc chiến quyền lực, các đối thủ lại thỏa hiệp với nhau một cách mau lẹ, dẫu không đoàn kết nhưng lại rất dễ thỏa thuận im lặng để đắm say trong lạc thú chia chác các chiến lợi phẩm có được từ việc xẻo thịt  đất nước và nhân dân VN.

Dẫu sao, khi có cuộc chiến thông tin giữa các thế lực cầm quyền, là đã manh nha cho các cuộc cạnh tranh chính trị giữa các nhóm lợi ích. Dẫu đang sơ khai nhưng độ khốc liệt của nó sẽ đẩy nhanh tốc độ trưởng thành.  

Cuộc chiến ngày càng gay cấn thì dân càng được lợi. Hóa ra, đôi khi những cuộc chiến quyền lực độc tài nhất cũng phải tựa vào chút lợi ích của quyền tự do ngôn luận./.

Posted in Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | Leave a Comment »

►’Việt – Mỹ thân nhau: TQ lo ngại bị cô lập’

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2015

Thật ra, Mỹ không tin gì cộng sản Hà Nội, và Hà Nội cũng không tin Mỹ. Mỹ chỉ thích mượn hải cảng Cam Ranh để tàu chiến của họ có nơi dừng chân, sửa chửa; mục đích lớn nhất của Mỹ là kềm chế TQ  khi TQ muốn trở thành một thủ lãnh hàng hải và hung hản quyết chiếm Biển Đông ngăn chận đường vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của Nhật, Nam Hàn, Đài Loan…qua Mỹ.

Hà Nội cảm thấy an toàn khi nhận Trung Quốc làm đồng minh, nếu không liên kết với TQ thì TQ sẽ nói ra huỵch toẹt những hiệp định bí mật giữa HCM và Mao hồi 1950 -1969, về việc mượn tiền của TQ, về vụ trao đổi Hoàng Sa, Trường Sa, và gần đây là các mật ước về chiến lược giữa TQ và VN giữa Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, với Giang Trạch Dân trong Hội nghị Thành Đô 1990. Nói chung, Hà Nội ở thế kẹt và phải chơi trò đu dây. Hà Nội quan hệ với Mỹ chỉ là nhất thời vì bị TQ chơi gác trong vấn đề Biển Đông. Hà Nội thích  quan hệ với TQ lâu dài để giữ gìn các bí mật nói trên và được TQ chống lưng tiếp tục  nắm quyền lãnh đạo.

‘Việt – Mỹ thân nhau: TQ lo ngại bị cô lập’

BBC

29-01-2015

Trung Quốc lo ngại bị ‘cô lập’ và ‘bao vây’ một khi Việt Nam và Hoa Kỳ cải thiện quan hệ và xích lại gần nhau, theo nhà nghiên cứu về Hoa Kỳ từ Hà Nội.

Trao đổi với Bàn tròn Trực tuyến của BBC tuần này nhân dịp Việt Nam và Mỹ đang đánh dấu tròn 20 năm hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ.

“Thật ra Trung Quốc với Việt Nam và một số nước ở khu vực Đông Nam Á hiện nay đang có vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

“Đặc biệt chính vì thế mà quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ cải thiện hơn, người Trung Quốc cũng có lo ngại của riêng họ là Hoa Kỳ quay trở lại khu vực châu Á thì có thể thực hiện một chính sách bao vây, hoặc là cô lập Trung Quốc.

“Trung Quốc có một số quan ngại của họ mà vì thế quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ có cải thiện, thì có thể họ cũng có ý kiến, lo ngại về mối quan hệ này, rằng nó có thể ảnh hưởng đến vấn đề bao vây rồi hạn chế sự phát triển của Trung Quốc.”

Theo PGS. Lợi, ngoài vấn đề ‘trở ngại trong thời gian gần đây’ nói trên, trong quan hệ Việt – Mỹ hiện nay còn có một trở ngại chính thứ hai, đó là vấn đề ‘hồ sơ dân chủ – nhân quyền’ của Việt Nam mà nhà nghiên cứu còn gọi là ‘khác biệt’.

“Vấn đề về dân chủ, nhân quyền là một vấn đề có từ lâu rồi, hai bên cũng có những khác biệt về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ rằng là những vấn đề dân chủ, nhân quyền hai bên cũng đã có những trao đổi.

“Tôi nghĩ rằng năm 2014 vừa rồi, hai bên cũng đã có những gặp gỡ và trao đổi với nhau và có những hiểu biết nhau nhiều hơn, tất nhiên những khác biệt vẫn còn nhưng những giải quyết như ví dụ của 2014, tôi cho rằng là những ví dụ rất tốt, hai bên cùng hợp tác, ngồi trao đổi với nhau và cùng giải quyết những vấn đề về khác biệt về dân chủ, nhân quyền.

“Tôi cho đây là vấn đề cũng có những trở ngại nhưng cũng có những bước tiến,” ông Lợi nói.

‘Đã tin tưởng ở nhau?’

Đánh giá về quan hệ Việt – Mỹ hiện nay và triển vọng, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng hiện tại hai bên đã ‘sẵn sàng’ cho các bàn thảo đi vào các nội dung ‘quan trọng nhất’, ‘chiến lược nhất’ mà hai bên cùng quan tâm.

Tuy nhiên, cũng tại Bàn tròn hôm thứ Năm, nhà báo tự do, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, tù nhân lương tâm mới được Việt Nam trao trả tự do và đang ở Hoa Kỳ, đặt vấn đề liệu hai bên đã thực sự có đủ ‘lòng tin’ với nhau hay chưa, và niềm tin đó đặt trên những cơ sở nào.

Blogger Điếu Cày nói: “Thứ nhất quan hệ ngoại giao giữa hai nước với nhau thì cần quan hệ dựa trên niềm tin, và ở đây đặc biệt những vấn đề kinh tế như ý kiến của anh Đặng Xương Hùng đã nói, chúng ta có thể đàm phán trên quyền lợi của mỗi bên.

“Nhưng về an ninh và quốc phòng, nó phải dựa trên niềm tin và ở đây niềm tin được xây dựng giữa hai nước, thì nó phải là niềm tin thực sự.

“Chứ không phải niềm tin mà không đáng được quan tâm, mà lại xây dựng được niềm tin.

“Cụ thể ở đây, thứ nhất về vấn đề như anh Đặng Xương Hùng nói, đây chỉ là những nhu cầu tình huống của chính quyền Việt Nam thôi, thế còn xây dựng niềm tin với những đối tác thì hoàn toàn không có.

“Ở đây vấn đề như anh Lợi (PGS. Cù Chí Lợi) có nói vấn đề khác biệt giữa hai bên về vấn đề nhân quyền, tôi xin nói là Việt Nam và Mỹ cùng tham gia vào các Công ước Quốc tế, vì vậy chuẩn mực của công ước quốc tế là cái mà hai bên cùng phải theo đuổi để đáp ứng vấn đề nhân quyền.

“Chứ không thể có sự khác biệt vì hai bên đều là thành viên của các công ước đó. Còn vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là vấn đề xây dựng pháp luật ở Việt Nam, để có một môi trường pháp luật minh bạch cho người dân, cho cả những nhà đầu tư nước ngoài, kể cả nhà đầu tư Hoa Kỳ, thì ở Việt Nam, môi trường pháp luật rất kinh khủng…

“Đó là việc hiện nay Việt Nam, chính báo chí Việt Nam đăng, là đang có hàng chục ngàn văn bản dưới luật có nội dung trái luật. Như vậy, các quyền của người dân, của doanh nghiệp có thể bị vi phạm bất cứ lúc nào, trong khi các quyền đó được nêu trong Hiến pháp, trong luật và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết,” ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, nói với Bàn tròn từ California.

‘Cẩn thận kẻo bị thí’

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoai giao, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ nói với Bàn tròn của BBC về điều mà ông cho rằng Việt Nam cần lưu ý trong chính sách ngoại giao ‘đa phương’, cố ‘đi dây’ cân bằng các quan hệ với các đối trọng hiện nay.

Trước hết, ông Hùng bình luận về việc liệu Việt Nam đã thực sự ‘nghiêm túc, chiến lược, dài hạn’ hay chưa trong quan hệ Việt Mỹ, hay đây mới chỉ dừng ở ‘hình thức’, ‘nhất thời’ và ‘tình thế’ trong quan hệ với Mỹ hiện nay.

Ông nói: “Sau khi trong nước không phát biểu gì về Giàn khoan (Hải Dương 981), thì Mỹ đã phát biểu về giàn khoan, lên án Giàn khoan, và sau khi Mỹ lên án thì Giàn khoan đã được rút…

“Còn ý tiếp theo, nó không phải là chiến lược, bởi vì cái này người Mỹ đã nhìn thấy là nó chỉ mới dừng ở mức hình thức, do đó khi lãnh đạo Việt Nam, nhất là ông Trương Tấn Sang đã sang và đề nghị nâng quan hệ lên ‘Đối tác chiến lược’, thì người Mỹ đã chỉ chấp nhận đối tác toàn diện thôi…

“Người Mỹ trong những bước đưa ra cho Việt Nam, đưa ra rất nhiều khuyến khích như là công nhận (nền) kinh tế thị trường, rồi ký TPP, rồi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, tất cả những cái đó đều kèm những giai đoạn nhất định nào đó, thì người ta nghĩ rằng quan hệ Việt – Mỹ vẫn còn phải dựa trên một quan hệ tin cậy lẫn nhau, phải đi từ hai phía, chứ không phải chỉ đi từ một phía. Tất nhiên hai bên đều có nhu cầu.

Cho rằng Việt Nam cần ‘nhanh chân’ trong mối quan hệ Việt – Mỹ, ông Hùng nói thêm:

“Bởi vì nếu không nhanh chân trong quan hệ Việt – Mỹ, thì Việt Nam sẽ rất dễ rơi vào việc là tiến tới sự hòa hoãn giữa Mỹ và Trung Quốc, và Việt Nam lúc đó lại tiếp tục rơi vào việc là ‘con bài thí’ trong sự hòa hoãn của các nước lớn,” cựu quan chức ngoại giao VN nói với BBC.

‘Cơ hội nâng đẳng cấp’

Hôm thứ Năm, nhà báo Nguyễn Giang, Trưởng ban Việt ngữ của BBC nói với Tọa đàm về điều được cho là ‘cơ hội nâng đẳng cấp’ của quốc gia đối với Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay và hướng tới dài hạn.

Nguyễn Giang nói: “Nếu chúng ta nhìn ra toàn cầu, thì gần như ở khu vực nào, Hoa Kỳ cũng đang có quá trình ‘engagement’ tức là quá trình tham gia hội nhập và gợi mở để hội nhập, cho rất nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ như ở Tây Bán Cầu gần nhất là Cuba, thì gần đây Hoa Kỳ có thái độ cởi mở hơn và cử những phái đoàn cao cấp sang và nối lại.

“Và như chúng ta biết tuần này, ông Fidel Castro cũng có những bài viết nói là hoan nghênh, như vậy là gần như mối quan hệ nó sẽ được bình thường hóa đi rất nhanh. Nhưng cùng lúc Hoa Kỳ cũng có thái độ cô lập Venezuela chẳng hạn.

“Ở châu Âu, mọi người đều thấy là Hoa Kỳ cũng có một cái gọi là ‘ván bài’ tương tự. Tức là ủng hộ những nước nhỏ hơn ở Đông Âu, nhưng mà đang kiềm chế nước Nga.

“Thì nhìn sang Đông Á, chúng ta thấy có vẻ cũng tương tự như vậy, tất nhiên nó có những bối cảnh khác ví dụ như là Hoa Kỳ muốn ngăn ngừa sự lan ra của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, nhưng đồng thời hỗ trợ rất mạnh cho các quốc gia đồng minh lâu đời và những đối tác mới như là Việt Nam.

“Thì đây là một cơ hội, nhìn rộng ra thì cơ hội rất là lớn cho Việt Nam với tư cách một quốc gia, một dân tộc, có thể lợi dụng cơ hội này để nâng đẳng cấp của quốc gia lên về mặt khoa học kỹ thuật, cũng như về mặt quân sự, cũng như các lĩnh vực khác.

“Và tất nhiên quan hệ với Trung Quốc thì Việt Nam sẽ luôn luôn phải có thôi và càng tốt thì cũng sẽ tốt chung cho cả các nước, chứ không ai nghĩ là Việt Nam và Trung Quốc phải đi đến một xung đột gì.

“Thế nhưng mà nhìn rộng ra thì Hoa Kỳ đang ở giai đoạn rất, có thể nói là, ưu ái với Việt Nam,” nhà báo Nguyễn Giang nêu quan điểm.

‘Kỳ vọng của giới trẻ’

Khép lại cuộc Tòa đàm nhân tròn 20 năm ‘Quan hệ Việt – Mỹ’ của BBC, một sinh viên Việt Nam đang du học năm thứ nhất ở Đại học Cornell, New York, Hoa Kỳ về lĩnh vực ‘kỹ nghệ hóa học’ chia sẻ với BBC về kỳ vọng, mong muốn của mình về quan hệ Việt – Mỹ trong tương lai.

Sinh viên Hoàng Phong nói với Bàn tròn trực tuyến:

“Hiện nay như mọi người cũng biết có rất nhiều học sinh Việt Nam đang đi du học ở Mỹ, có con số khoảng từ 16.000 đến 19.000 học sinh (sinh viên) Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ.

“Thứ nhất, đối với giáo dục thì nếu có một mối quan hệ Việt – Mỹ tốt hơn, thì dĩ nhiên điều đầu tiên mà học sinh và giới trẻ mong muốn là cơ hội được tiếp nhận với nền giáo dục Mỹ, nền giáo dục phương Tây, trong khi mà nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn đang có rất nhiều điều cần phải giải quyết.

“Điều thứ hai của giới trẻ có lẽ là một nhu cầu khi mà được tiếp xúc với phương Tây và thấy được rằng phương Tây có những điểm khác biệt về mặt văn hóa, xã hội.

“Ví dụ như là vấn đề tự do ngôn luận, quan điểm của phương Tây rất là khác với quan điểm của Việt Nam, nhất là quan điểm của Mỹ – là một nước tương đối đề cao vấn đề tự do ngôn luận trong xã hội.

“Thì có lẽ giới trẻ Việt Nam, như bản thân tôi, cũng cảm thấy rằng là một sự tiếp xúc với những định hướng xã hội khác này là một điều rất quan trọng để giới trẻ Việt Nam có một định hướng phát triển mới trong tương lai.

“Nó có thể là không phải làm theo định hướng bây giờ của phương Tây và thế giới, nhưng định hướng mới ấy nó có thể dung hòa một cách tốt hơn những quan điểm hiện nay ở Việt Nam với cả quan điểm chung,” du học sinh năm thứ nhất, Hoàng Phong, nói với Bàn tròn về bang giao Việt – Mỹ của BBC.

Posted in chính trị Hoa Kỳ ở Châu Á | Leave a Comment »

►Ai là tác giả hiệp định Paris 27-1-1973

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2015

Ai là tác giả hiệp định Paris

 

khoanh-khac-ha-noi-bi-rai-bom-nam-1972-9e1c1f

Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.

Sau cùng, ai cũng biết, đó chỉ là một thủ thuật, dùng trong một giai đoạn, của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chương trình chiếm quyền cai trị trên cả nước Việt Nam, với mục đích “đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Nhưng ngay cả nỗi vui mừng vì cảnh chết chóc chấm dứt cũng biến mất. Người Việt Nam trong vài năm tiếp theo không chết vì chiến tranh thường xuyên nữa, nhưng nhiều người vẫn chết vì sau đó cuộc chiến lại tiếp tục. Số quân nhân hai bên bị tử thương trong cuộc tổng tấn công của Cộng Sản năm 1975 cũng lớn gấp nhiều lần so với khi chiến tranh còn tiếp diễn. Số người chết trên đường vượt biển còn lớn hơn số thường dân chết trong một năm chiến tranh. Chưa kể nỗi đau thương của bao nhiêu gia đình bị đẩy đi vùng kinh tế mới hoặc có người bị đi tù cải tạo. Và chiến tranh lại tiếp diễn ở Campuchia với 50 ngàn thanh niên Việt Nam bỏ xác, và ở biên giới Hoa-Việt, mà con số thương vong không bao giờ được công bố.

Số phận của những người dân miền Nam Việt Nam đã được quyết định trước đó nhiều năm. Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon đã cho cố vấn là Henri Kissinger đến gặp đại sứ Nga ở Washington đề nghị giới lãnh đạo Nga Xô đừng làm trò gì ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Kissinger trình bày trước lập trường của ông chủ mình về bang giao Nga-Mỹ; trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: Nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân khỏi Việt Nam; sau đó chế độ chính trị ở miền Nam ra sao không quan trọng, dù có một chính quyền Cộng Sản. Ðiều này, ông Kissinger còn lập lại khi đến thăm Ðại Sứ Anatoly Dobrynin sau khi ông Nixon thắng và chưa tuyên thệ nhậm chức.

Hiệp định Paris cũng chỉ là một văn kiện để giúp Tổng Thống Richard Nixon rút quân ra khỏi Việt Nam một cách chính thức, nghĩa là vẫn giữ được thể diện. Năm 1972 nước Mỹ bầu tổng thống, và ông Richard Nixon cần tái đắc cử, nhờ thành tích chấm dứt cuộc chiến tranh quá dài mà dân Mỹ bắt đầu thấy chán. Nixon sai Kissinger thu xếp để tiến tới hiệp định Paris trước khi dân Mỹ bỏ phiếu.

Trong cuộc thu xếp này, Nixon được Mao Trạch Ðông hỗ trợ. Trước năm 1970, Mao rất căm hận Nixon vì ông tổng thống Mỹ chỉ chú ý nói chuyện với Moskva mà không quan tâm đến Bắc Kinh; coi Mao chỉ là một lãnh tụ Cộng Sản hạng nhì. Trong một cuộc chuyện trò với Phạm Văn Ðồng, Mao hỏi: “Tại sao bọn Mỹ không làm rùm beng lên về chuyện có 100,000 quân đội Trung Quốc đang xây dựng đường xe lửa, đường bộ, và phi trường ở Việt Nam, mặc dù chúng biết sự kiện này?” Phạm Văn Ðồng nói vuốt đuôi: “Vì chúng nó sợ!” Nhưng chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi chiến tranh bắt đầu, các chính quyền Mỹ đã cam kết với Trung Quốc là họ sẽ không bao giờ gửi quân đội Mỹ và cũng không để cho quân đội miền Nam tiến ra Bắc Việt. Chính quyền Mỹ lờ đi như không biết có quân đội Trung Cộng ở ngoài Bắc, vì nói ra sẽ làm cho bài toán rắc rối hơn, ngay trong khung cảnh chính trị nội bộ của Mỹ. Mao Trạch Ðông còn tỏ ý bất bình, nói với Phạm Văn Ðồng rằng “Tại sao bọn Mỹ chúng nó lại ước tính số binh sĩ Trung Quốc ở Việt Nam ít hơn sự thật như vậy?”

Tháng 11 năm 1970 Chu Ân Lai được lệnh bắn tin qua các nhà ngoại giao Rumania là nếu Nixon muốn thăm Trung Quốc thì sẽ được mời. Nixon bảo Kissinger đừng tỏ ý muốn đi vội vàng quá, cuối tháng 2 Kissinger mới bắn tiếng lại, tỏ ý thân thiện nhưng không nói gì đến việc Nixon có thể sang Tàu. Tháng 3 năm 1971, các cầu thủ bóng bàn Trung Quốc gặp các cầu thủ Mỹ ở Nhật Bản, và khi đi chung một chuyến xe buýt, tay vợt Mỹ Glenn Cowan đã bắt tay nhà vô địch Trung Quốc Trang Tắc Ðống (Zhuang Zédòng), nói muốn sang thăm Trung Quốc. Mao Trạch Ðông đã bắt lấy ý đó, ra lệnh mời các cầu thủ Mỹ qua Tàu! Sau đó, Kissinger đi đêm để chuẩn bị chuyến Nixon sang Tàu năm đầu 1972.

Trong chuyến thăm bí mật năm 1971, Kissinger đã hứa hẹn với Chu Ân Lai rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Trung Quốc các tin tức tình báo về hoạt động của quân Nga ở vùng biên giới Nga-Hoa. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, mà ông phác họa một thời biểu là trong vòng 12 tháng. Lúc đó là tháng 7 năm 1971, sáu tháng trước khi Mỹ ký hiệp định Paris, mà chính Kissinger cũng không biết chắc là sẽ có một hiệp định hay không. Vì vậy, Kissinger đã nói thẳng với Chu Ân Lai là dù không có thỏa hiệp nào thì chính phủ Nixon cũng đơn phương rút quân, và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, bỏ rơi luôn chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói rõ ràng: “Sau khi hòa bình rồi, người Mỹ chúng tôi sẽ ở xa Việt Nam cả vạn dặm, còn Hà Nội thì vẫn ở đó.” Những chi tiết này được kể lại trong một sách của William Burr, năm 2002 (The Bejing – Washington Back Channel); kể chuyện các chuyến đi bí mật của Kissinger năm 1970, 71; sách này nằm trong tài liệu điện tử của cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA; được thuật lại trong sách MAO, của Jung Chang và Jon Halliday, 2005.

Nixon đã toại nguyện, vì Mao sẵn sàng giúp ông tái đắc cử. Dưới sức ép của Mao, Bắc Việt chịu ký tên vào bản hiệp định Paris. Quân Mỹ rút về “trong danh dự”. Nhưng số phận Nixon lại bị quyết định do một xì căng đan chính ông ta gây ra; khiến ông phải từ chức khi Quốc Hội Mỹ chuẩn bị đàn hạch và truất phế, vào năm 1974. Người thương tiếc Nixon nhất lại là Mao Trạch Ðông. Mao nhắn tin qua bà Imelda Marcos mời Nixon qua chơi. Năm 1975, Mao sai mời con gái Nixon là Julie và chồng qua Tàu, Mao lại nói với cô con bảo nói với bố rằng “Tôi nhớ ông ấy lắm.” Tháng 2 năm 1976, Mao đưa một chiếc máy bay Boeing 707 sang tận Los Angeles đón Nixon qua uống trà; bảy tháng sau thì Mao chết.

Bản hiệp định Paris cuối cùng là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Mao. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không thể làm gì được, khi nước đồng minh lớn nhất đã bỏ rơi. Cộng Sản miền Bắc đã được Moskva và Bắc Kinh báo cho biết trước Mỹ sẽ rút quân, trong khi vũ khí của Nga vẫn đổ sang ngày càng nhiều, họ nắm chắc phần thắng. Nhưng họ vẫn phải đặt bút ký vì Mao Trạch Ðông muốn tặng Nixon một món quà. Cộng Sản miền Bắc cũng cần một thời gian chuẩn bị để đánh một trận chót, cho nên hiệp định Paris cũng là một bước nghỉ chân.

Những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chắc không ai biết gì về những lời Kissinger đã hứa với Dobrynin hay với Chu Ân Lai. Người dân miền Nam lại càng không biết gì cả. Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất. Bài học của một dân tộc nhược tiểu là đừng bao giờ vì các lý thuyết, tư tưởng trừu tượng, ngoại lai mà để đồng bào tàn sát lẫn nhau. Trong cuộc chiến tranh nào, người dân cũng đau khổ.

Nguồn: Nguoi-viet.com

27-1-2013

Posted in Hội Nghị Paris 1968-1973 | Leave a Comment »

►Trận Hoàng Sa 19-1-1974 – Biểu tượng hội tụ lòng yêu nước

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2015

Trận Hoàng Sa- Biểu tượng hội tụ lòng yêu nước

(Trình bày tại San Jose ngày 17-1-2015)

Những chiến sĩ đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa.

Trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 tuy ngắn ngủi nhưng là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt và ngày nay trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của người Việt. Để thấy rõ các điểm nầy, xin đặt lại trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam vừa qua.

TÍNH CHẤT CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

Về cuộc chiến 1946-1954, Cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tuyên truyền rằng đó là cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân. Thật ra, vấn đề không đơn giản như vậy. Nguyên khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 tại Hà Nội do mặt trận Việt Minh (VM) và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, Hồ Chí Minh (HCM) đưa ra ba lời thề, trong đó lời thề thứ ba là sẽ chống Pháp đến cùng nếu Pháp trở lui nước ta. Tuy nhiên khi Pháp trở lui, sợ Pháp lật đổ, mất quyền lãnh đạo, đồng thời để rảnh tay tiêu diệt các thanh phần đối lập, HCM không chống Pháp như lời thề ngày 2-9, mà thỏa hiệp với Pháp, ký hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, đặt Việt Nam trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp, nghĩa là hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Pháp ở Đông Dương. Chẳng những thế, để được chắc chắn yên thân hơn, HCM còn qua Paris, xin ký với Pháp Tạm ước (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946. Hiệp ước nầy để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chánh, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam. Như thế, rõ ràng, HCM cùng mặt trận VM và đảng CSĐD phản bội có hệ thống lời thề chống Pháp trước dân chúng ngày 2-9-1945.

Khi quân đội Pháp đến Hà Nội khá đông, xảy ra những cuộc đụng độ giữa quân Pháp và VM. Pháp yêu cầu VM phải để cho quân đội Pháp kiểm soát an ninh ở Hà Nội. Nếu để cho Pháp kiểm soát an ninh thì lãnh đạo đảng CSĐD và chính phủ VM đang ở Hà Nội, hoàn toàn nằm trong tay Pháp. Lo sợ bị bắt giữ, nhưng cũng không còn thương thuyết được với Pháp, HCM bí mật họp Trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Đông) trong hai ngày 18 và 19-2-1946, để tham khảo ý kiến. Không hỏi ý kiến Quốc hội (đại diện toàn dân) hay Ban Thường vụ Quốc hội, dù Ban Thường vụ Quốc hội luôn luôn có mặt ở Hà Nội, Trung ương đảng CSĐD quyết định tuyên chiến với Pháp, để có lý do chính đáng bỏ trốn khỏi Hà Nội.

Cũng không tham khảo Quốc hội, Trung ương đảng CSĐD còn thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, đổ gánh nặng chiến tranh lên vai toàn dân. Lúc đó, dân Việt chưa biết nhiều về HCM và đảng CSĐD. Dân Việt vốn có lòng yêu nước và có tinh thần chống ngoại xâm, nên khi nghe lời kêu gọi kháng chiến, liền đứng lên đáp lời sông núi mà không biết là đã bị HCM và đảng CSĐD lừa phỉnh, lợi dụng. Nhiều người tản cư vì tránh chiến tranh chứ không phải theo CS, vì chẳng bao lâu sau đó, họ hồi cư về thành rất đông.

Như thế, cuộc chiến bùng nổ tối 19-12-1946 là cuộc chiến do đảng CSĐD gây ra, vì quyền lợi sống còn của đảng CS, giữa đảng CSĐD với Pháp, chứ không phải giữa dân tộc Việt Nam với Pháp. Nếu kháng chiến chống Pháp vì lòng yêu nước, thì phải giữ lời thề chống Pháp ngay khi Pháp mới trở lại Việt Nam, chứ không thương thuyết, ký thỏa ước với Pháp, rồi khi đảng CSĐD bị đe dọa, mới chống Pháp.

Trong khi đó, đảng CSĐD tiếp tục cuộc tiêu diệt những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, không cộng sản, từ thành phố đến nông thôn. Tại thành phố, những nhân vật nổi tiếng bị VM giết đã nhiều. Tại nông thôn, trong mỗi làng, VM thủ tiêu ít nhất từ 5 đến 10 người, thì trên toàn quốc Việt Nam, tổng cộng số người bị VM giết có thể lên đến vài trăm ngàn người. Không thể ngồi chờ để bị giết, vì bản năng sinh tồn, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp chống CS, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) năm 1949.

Từ năm 1949, chiến tranh giữa VMCS với Pháp trở thành chiến tranh ý thức hệ giữa người cộng sản với người quốc gia, kéo dài đến năm 1954 mới chấm dứt bằng hiệp định Genève (20-7-1954), chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17: VNDCCH ở phía bắc, còn gọi là Bắc Việt Nam (BVN) và QGVN ở phía nam, còn gọi là Nam Việt Nam (NVN). Rõ ràng cuộc chiến nầy không phải là cuộc chiến chống ngoại xâm.

Cuộc chiến thứ hai 1960-1975 cũng do đảng CSĐD, dưới tên mới là đảng Lao Động (LĐ), cố tình gây hấn nhằm thôn tính NVN và bành trướng chủ nghĩa CS. Nguyên hiệp định Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, không đưa ra giải pháp chính trị. Giải pháp chính trị được nói đến tại điều 7 bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, theo đó cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước dự tính sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956. Tuy nhiên, bản tuyên bố nầy chỉ được hội nghị thông qua bằng miệng, chứ không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào cả, nghĩa là bản tuyên bố chỉ có tính cách gợi ý, chứ không có tính cách cưỡng hành, không bắt buộc thi hành.

Sau hiệp định Genève, VNDCCH hay BVN cài người, giấu súng ở lại miền Nam, vi phạm hiệp định Genève, nhưng BVN lại lấy cớ VNCH hay NVN không chấp nhận tổng tuyển cử, không tôn trọng hiệp định Genève, phát động chiến tranh lần nữa, xâm lăng NVN vào cuối 1960. Lần nầy, núp dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, Lê Duẫn, thư ký thứ nhứt đảng LĐ tức đảng CSĐD, xác định mục tiêu chiến tranh là đánh cho TC, đánh cho Liên Xô. Câu nói của Lê Duẫn khái quát hết sức đầy đủ mục đích chiến tranh của BVN, làm tay sai cho LX, TC, và làm nhiệm vụ quốc tế CS.

Như thế, cả hai cuộc chiến 1946-1954 và 1960-1975 đều không chống ngoại xâm, mà chỉ do CS cố tình gây ra nội chiến để bảo vệ quyền lực và mở rộng quyền lực, bành trướng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT. Có thể nói cả hai cuộc chiến đều là hai cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, còn tệ hại hơn cuộc nội chiến thời Nam Bắc phân tranh vào thế kỷ 17, vì CSVN lồng chủ nghĩa Mác xít vào cuộc nội chiến, tiêu diệt văn hóa dân tộc, làm tổn hại và tê liệt đất nước.

TRẬN CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM

Đảng CSĐD rồi đảng LĐ thành công trong chiến tranh từ 1946 đến 1975 là nhờ viện trợ lớn lao của khối quốc tế cộng sản (QTCS), trong đó quan trọng là TC. Ngay từ đầu, TC viện trợ cho CSVN một cách hào phóng không phải vì nghĩa vụ QTCS, mà vì hậu ý thâm hiểm, điển hình là tuyên cáo về lãnh hải của TC ngày 4-9-1958, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, trong khi thực tế hai quần đảo nầy thuộc Việt Nam từ lâu đời và theo hiệp định Genève, thuộc NVN vì ở phía nam vĩ tuyến 17.

Để đáp lại, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng (PVĐ) đưa ra công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận bản tuyên cáo đó, nghĩa là thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TC, nhắm hai mục đích: 1) Trả nợ cũ thời chiến tranh 1946-1954. 2) Chuẩn bị vay nợ mới để tiến đánh VNCH hay NVN. Thật vậy, tháng 10-1959, PVĐ qua Bắc Kinh cầu viện TC. Tháng 11-1959, TC đưa một phái đoàn sang BVN trong hai tháng, nghiên cứu tất cả những nhu cầu cần thiết của BVN. Tháng 5-1960, lãnh đạo BVN và TC họp ở Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận chiến lược tấn công NVN. (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tt. 82-83.) Sửa soạn xong xuôi, BVN triệu tập Đại hội III đảng LĐ tháng 9-1960, quyết định tấn công NVN.

Các lãnh tụ TC không khác gì các vua chúa Trung Hoa ngày xưa, luôn luôn nuôi mộng bành trướng xuống ĐNÁ. Lịch sử cho thấy quân đội Trung Hoa không thắng được quân đội Đại Việt trên đường bộ, nên lần nầy TC nghĩ đến chiến lược khác, nhìn ra Biển Đông để tìm đường xuống ĐNA.

Tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951, TC nhờ Liên Xô đưa ra đòi hỏi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC, nhưng bị bác bỏ. Trong khi đó, chính phủ QGVN lên tiếng xác nhận chủ quyền hai quần đảo nầy là của QGVN, thì không bị hội nghị phản đối. Sau đó, năm 1958 Mao Trạch Đông tuyên bố rằng: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (“Now the Pacific Ocean is not peaceful. It can only be peaceful when we take it over.”) (Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.) Trong cuộc họp với đại diện đảng LĐVN năm 1963, MTĐ nói: “Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.” Tháng 8-1965, trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSTQ, MTĐ tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được ĐNÁ, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore…” (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua, Hà Nội: NXB Sự Thật, 10-1979, Chương “Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc”.)

Thời cơ thuận tiện cho TC hành động khi Hoa Kỳ (HK) mở cửa cho TC vào Liên Hiệp Quốc (LHQ) năm 1971, bắt tay với TC năm 1972, ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972, quyết định rút hết quân khỏi Việt Nam cuối năm nầy và cắt giảm viện trợ cho VNCH. Nhân vào đầu năm 1974, VNCH bận rộn chống đỡ những cuộc tấn công mạnh mẽ của CSVN sau hiệp định Paris (27-1-1973), TC đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH trên Biển Đông ngày 19-1-1974.

Tuy biết lực lượng không cân sức, nhưng Hải quân VNCH vẫn cương quyết bảo vệ Hoàng Sa. Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội xông pha chống ngoại xâm và hy sinh trên chiến trường. Trận Hoàng Sa chứng tỏ rõ ràng VNCH không phải là tay sai của HK. Dù HK bỏ rơi VNCH và bắt tay với TC, quân đội VNCH vẫn cương quyết chống TC, bảo vệ quê hương. Trận chiến Hoàng Sa chứng tỏ lòng yêu nước của quân lực VNCH, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ tự do dân chủ cho đất nước.

Sau trận Hoàng Sa, VNDCCH hay BVN không phản đối TC. Tuy không có mặt trong trận Hoàng Sa, nhưng BVN là kẻ dẫn đường cho TC đến Hoàng Sa vì công hàm PVĐ ngày 14-9-1958 đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC. Hơn nữa, chẳng những BVN vay nợ TC, mà tháng 6-1965 BVN còn nhờ TC gởi qua BVN 320,000 quân để bảo vệ các tỉnh thành phía bắc trong khi quân đội CSVN kéo xuống phía nam. (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tr. 135.) Thật là ngu xuẩn khi nhờ cậy một tên ăn cướp giữ nhà, mà tên ăn cướp nầy vốn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, đã nhiều lần cướp phá nước ta.

Đây là lần đầu tiên TC chiếm được hải đảo của Việt Nam, đột phá xuống Biển Đông, nhằm kiếm đường tiến xuống Đông Nam Á (ĐNA). Đặt trận Hoàng Sa trong toàn bộ cuộc chiến 1946-1975, mới thấy rõ trận Hoàng Sa là trận chiến chống ngoại xâm duy nhứt, do VNCH cương quyết chống TC xâm lăng.

BIỂU TƯỢNG HỘI TỤ LÒNG YÊU NƯỚC

Trước đây, chế độ CS kiểm soát chặt chẽ truyền thông, bưng bít tin tức, tuyên truyền và tố cáo VNCH là ngụy quân, ngụy quyền, làm “tay sai đế quốc Mỹ”, còn Mỹ là “đế quốc xâm lược”. Chế độ CS cũng che giấu công hàm PVĐ và trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Dân chúng dưới chế độ CS trước 1975 hoàn toàn không biết tin tức ngoài thông tin CS. Trong những năm gần đây, TC đe dọa Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa rộ lên trở lại. Nhờ truyền thông điện tử (Internet) phát triển rộng rãi, dân chúng mới biết được sự thật lịch sử. Từ đó dân chúng trong nước nhận ra các điều quan trọng làm thay đổi nhận thức của dân chúng:

1) Chế độ VNCH và quân lực VNCH không tấn công BVN, mà chỉ ở thế tự vệ, chiến đấu chống cuộc xâm lăng của BVN, bảo vệ quê hương, tự do, độc lập cho chính mình, chiến đấu chống TC chống ngoại xâm, quyết tâm bảo vệ Hoàng Sa, không làm tay sai cho bất cứ ngoại bang nào. VNCH và quân lực VNCH rõ ràng là một chế độ chính nghĩa và một quân lực chính nghĩa.

2) Cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng Hoa Kỳ (HK) là “đế quốc xâm lược”, nên CSVN mở cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”. Ngày nay dân Việt nhận biết rằng HK không phải là đế quốc xâm lược. Hoa Kỳ không xâm lăng nước nào, mà còn giúp nhiều nước sau thế chiến thứ hai như Đức, Nhật Bản, Triều Tiên phục hưng kinh tế. Hoa Kỳ đến NVN để giúp NVN xây dựng và phát triển sau 1954. Khi BVN tấn công NVN năm 1960, thì 5 năm sau, HK mới đem quân vào NVN năm 1965, giúp NVN tự vệ chống BVN tràn xuống NVN, chứ HK không xâm lăng NVN và cũng không xâm lăng BVN. Hoa Kỳ dùng máy bay tấn công BVN chỉ nhằm mục đích chận đứng cuộc xâm lăng của BVN vào NVN.

3) Chế độ CSVN định nghĩa rằng “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Gần đây, ngày 29-12-2014, tổng bí thư đảng CSVN nói tại Đại hội 7 Hội Liên Hiệp Thanh Niên tại Hà Nội rằng thanh niên “có “tâm” là có lòng yêu nước, yêu chế độ”. Tuy nhiên, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện nay ở trong nước, về đối nội thì độc tài đảng trị, áp bức và tham nhũng; về đối ngoại thì làm tay sai cho TC, càng ngày càng làm mất đất, mất đảo, mất biển. Như thế yêu XHCN, yêu chế độ CS chỉ là tiếp tục bị cảnh độc tài, áp bức, tham nhũng, dân oan và chế độ XHCN tiếp tục bán nước chứ không phải là yêu nước. Nói cách khác, yêu XHCN là phản quốc chứ không yêu nước.

4) CSVN tuyên truyền rằng TC là một nước XHCN anh em. Đã là anh em XHCN với nhau, sao TC lại ức hiếp nhau, chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của nhau? Như vậy, TC không thân hữu như lời CSVN tuyên truyền, mà TC lộ nguyên hình là kẻ thù xâm lược truyền kiếp như vua chúa Trung Hoa ngày xưa.

Ngày nay, nhờ Internet, tầm nhìn của dân chúng trong nước mở rộng và hiểu rõ các điểm trên đây, hiểu rõ tình hình chính trị. Từ đó đồng bào hết sức ca tụng lý tưởng tự do dân chủ và độc lập của VNCH, ca tụng quân đội VNCH, ca tụng trận chiến Hoàng Sa chống TC xâm lược. Các bloggers và Face-books diễn tả hết sức sống động tâm tình của dân chúng. Ví dụ sinh viên Lê Trung Thành đã viết: “Các anh ơi!Các chị ơi! Các mẹ ơi! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập, tự do, hạnh phúc.” (đăng trên các web site13-03-2009.) Một nhà tranh đấu trẻ tuổi khác thì đề cao chính nghĩa quân đội VNCH, và đi đến kết luận: “Tôi gọi họ là những anh hùng.” (Đặng Chí Hùng, “Tôi gọi họ là những anh hùng”, Dân làm báo 30-3-2013.). Tương tự như thế, một người dân Hà Nội viết: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”,/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa./ Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ,/ Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa.” , Phan Duy Kha, “Sẽ có một ngày lấy lại Hoàng Sa”, 14-1-2014.) Còn rất nhiều ví dụ mà chúng ta không thể trưng dẫn hết ở đây.

Vì vậy, có thể nói trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 chống ngoại xâm trở thành biểu tượng hội tụ lòng yêu nước của toàn thể người Việt ngày nay. Qua thế kỷ 21, khuynh hướng chung trên thế giới khuyến khích những cuộc tranh đấu bất bạo động hơn là việc sử dụng bạo lực. Người Việt Hải ngoại chúng ta hãy tích cực yểm trợ tinh thần cũng như yểm trợ vật chất tất cả những cuộc tranh đấu bất bạo động của dân chúng trong nước, đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền, nhằm đi đến giải thế chế độ CSVN.

THỬ NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

Thế là TC đã chiếm được Hoàng Sa. Là người Việt Nam, ai cũng muốn giành lại lãnh thổ đã mất. Trong hiện tình đất nước, giành lại Hoàng Sa thật là khó khăn vì phải qua hai cửa ải, hai giai đoạn.

Thứ nhứt là CHXHCNVN. Về pháp lý, tuy nắm được đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng CHXHCNVN không dám kiện TC ra Tòa án quốc tế để đòi lại Hoàng Sa. Ngày 19-11-2014, thủ tuớng CSVN chỉ dám tuyên bố “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Sau đó, ngày 11-12-2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHXHCNVN ra tuyên bố đề nghị Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) Liên Hiệp Quốc tại La Haye (Hòa Lan) quan tâm đến các quyền lợi và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên Biển Đông. Hành động nầy được nhà bình luận người Úc Carlyle Thyer gọi là CHXHCNVN “lách bằng cửa sau” vào vụ kiện giữa Phi Luật Tân và TC. (RFI 12-12-2014).

Trong khi đó, CSVN thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình, những bloggers, face-books chống TC, trấn áp tinh thần yêu nước của dân chúng. Vì vậy nếu còn CSVN thì không bao giờ có thể đòi lại Hoàng Sa mà phải dứt khoát chấm dứt chế độ CSVN, mới thoát ra khỏi những cam kết ngầm của HCM khi cầu viện TC năm 1950, hủy bỏ công hàm PVĐ ngày 14-9-1958, chấm dứt mật ước Thành Đô của tập đoàn Nguyễn Văn Linh năm 1990, chấm dứt cảnh lệ thuộc TC, mới có thể chống TC và kiện TC ra tòa án quốc tế. Hiện nay ở trong nước, dân chúng đang truyền nhau câu đồng dao: “Con ơi nhớ lấy lời cha, / Hễ còn cộng sản, Hoàng Sa còn Tàu.”

Thứ hai là TC. Hiện nay, TC mới trổi dậy và rất hưng thịnh. Tuy nhiên trong sự hưng thịnh hiện nay, về đối nội TC cũng gặp bất ổn vì dân chúng trong nước ngấm ngầm tranh đấu chống độc tài, và vì các sắc dân chung quanh bị TC sáp nhập như Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng luôn luôn tìm cách nổi lên đòi độc lập.

Về đối ngoại, chính vì đang hưng thịnh, quá tự tin, TC càng ngày càng hung hăng trên Biển Đông, chẳng những khiêu khích đe dọa các nước láng giềng, mà vào tháng 5-2009, TC gởi cho tổng thư ký LHQ một công hàm yêu cầu chuyển cho tất cả hội viên LHQ, rằng TC có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hải đảo trên Biển Đông và các vùng biển liền kề, kèm theo bản đồ 9 khúc do TC thực hiện, nối liền các hải đảo mà TC tự cho là của TC trên Biển Đông. [Sách báo thường gọi đường 9 khúc là đường chữ U hay Lưỡi bò.] Năm 2011, TC gởi cho LHQ một công hàm nữa, cũng gần giống công hàm trước, yêu cầu thông báo cho toàn thể hội viên LHQ.

Hành động nầy đi ngược lại quyền lợi chung trên thế giới do luật quốc tế về biển quy định. Chẳng những Nhật Bản ở Đông bắc Á, các nước ĐNÁ mà cả HK cũng không chấp nhận đường chữ U do TC vẽ ra. Ngày 4-12-2014, Hạ viện HK thông qua với đa số tuyệt đối 100% nghị quyết H.RES.744, nhấn mạnh cần phải tìm giải pháp hòa bình trên nền tảng luật pháp quốc tế trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, hải đảo trên Biển Đông. Hôm sau, ngày 5-12-2014, Bộ Ngoại giao HK đưa ra Bản nhận định dài 24 trang về yêu sách đường chữ U của TC. Câu kết luận cuối cùng của bản nhận định như sau: “…đòi hỏi về đường gạch nối [đường lưỡi bò, chữ U, 9 khúc] không phù hợp với luật quốc tế về biển.” (Nguyên văn: “…its dashed-line claim does not accord with the international law of the sea.”) Ngày 23-12-2014, khi trả lời thỉnh nguyện thư ngày 13-5-2014 của 139,554 chữ ký, Tòa bạch ốc khẳng định: “Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, trong đó bao gồm tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hợp pháp diễn ra thuận lợi…Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại trước các hành động của Trung Quốc, trong đó bao gồm việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981, đến các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc”. (BBC Tiếng Việt, 24-12-2014)

Hiện nay, tuy trổi dậy và hung hăng, TC không đồng minh với ai cả, tự cô lập. Nếu có một biến cố xảy ta ở nội địa TC, hoặc nếu có một cuộc tranh chấp kinh tế, hay một biến cố ngoại giao bất ngờ bùng nổ, các nước liên minh áp lực TC bằng những biện pháp kinh tế như hiện áp lực Nga, thì TC có thể sẽ khốn đốn và có thể sẽ đổ vỡ thành nhiều mảnh như Liên Xô trước đây. Khi đó, Việt Nam mới có thể lợi dụng thời cơ, chiếm lại Hoàng Sa và Trường Sa.

KẾT LUẬN

Do hoàn cảnh chính trị thế giới, VNCH tạm thời thất bại năm 1975, nhưng chính nghĩa dân tộc, lý tưởng tự do dân chủ của VNCH là chân lý vĩnh hằng, và là ước mơ của toàn dân Việt Nam.

Chế độ CSVN càng khiếp nhược trước TC, dân chúng Việt Nam càng thương tiếc những chiến sĩ Hoàng Sa. Trận hải chiến Hoàng Sa là niềm tự hào dân tộc và là biểu tượng hội tụ lòng yêu nước, dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đoàn kết tranh đấu giải thể chế độ CS, mới có thể đòi lại đất đai, quần đảo đã mất vào tay TC. Trận chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 giữ một vị trí lịch sử vô cùng quan trọng trong công cuộc vận động phục hưng đất nước. Xin thành kính tri ân sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ Hoàng Sa.

(San Jose, 17-1-2015)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | 1 Comment »

►Bàn luận xung quanh Hiệp định Paris 27-1-1973

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2015

Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc (

Bàn luận xung quanh Hiệp định Paris

Trọng Đạt

28-01-2015

H1Sau bốn năm đàm phán, Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 tại Paris giữa Hoa Kỳ, Cộng Sản Hà Nội, Việt Nam Cộng Hòa và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời (tức Việt Cộng). Hiệp định dài khoảng 10 trang gồm:

Chương I- Chủ quyền, thống nhất; II- Chấm dứt chiến sự, rút quân; III -Trao trả tù binh; IV- Hội đồng đồng hòa giải dân tộc; V- Thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào; VI- Ủy ban liên hợp quân sự; VII- Đối với Miên, Lào; VIII- Quan hệ VNDCCH và Mỹ, IX Những điều khoản khác (Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập từ trang 944 tới 954)

Trên thực tế chỉ có một số điểm chính hai bên đã thương thuyết như sau.

– Mỹ rút quân

– Trao trả tù binh

– Lật đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

– Việc thành lập chính phủ Liên hiệp.

– Lập Hội đồng hòa giải dân tộc.

-Bắc Việt rút khỏi miền nam VN

Hiệp định ký kết ngày 27/1 cho thấy Mỹ rút quân khỏi Đông Dương hoàn toàn, Hà Nội trả tù binh cho Mỹ và chịu nhượng bộ ba điểm chính mà họ đã đòi hỏi suốt gần 4 năm: không đòi loại bỏ chính phủ Nguyễn văn Thiệu, không lập chính phủ Liên hiệp, Hội đồng hòa giải dân tộc chỉ có hình thức, trên thực tế không được thiết lập. Hoa Kỳ và miền nam phải nhượng bộ để quân đội BV được ở lại. Cuối cùng các phe tham gia hòa đàm đều có phần như tác giả Marvin Kalb, Bernard Kalb nhận xét trong cuốn Kissinger, trang 421

“Nixon lấy lại được tù binh, Thọ đòi được Mỹ rút, Thiệu vẫn cầm quyền, Chính phủ cách mạng lâm thời (tức VC) có tư cách chính trị hợp pháp tại miền nam, mỗi người được một chút, nhưng không có ai đòi được hết tất cả“

(Nixon got the prisoners back, Tho got the Americans out, Thieu got to keep his hold on power and the PRG got a degree of political legitimacy in South Vietnam. Everybody got something, but nobody got everything)

Đã có nhiều bàn luận, tranh cãi quanh Hiệp định ngưng bắn của truyền thông báo chí, các nhà học giả, các chính trị gia, phe phái. Trước hết tôi xin nói tới những sự đánh giá cao thành quả của hành pháp.

Ca tụng

Tác giả Larry Berman (1) có nói dư luận truyền thông báo chí ca ngợi Hiệp định Paris của TT Nixon vừa được ký kết như.

Tờ Portland Press Herald viết “hòa bình danh dự” qua một “hòa bình thích nghi”.

Holmes Alexander trên tờ Fort Worth Star-Telegram viết “Chiến tranh của Nixon thành Hòa bình của Nixon”.

Tờ Milwaukee Sentinel viết “Lòng can đảm, mưu trí, kiên nhẫn và lòng cương quyết của Nixon đã được đền bù với Hiệp định chấm dứt chiến tranh Việt Nam nhìn chung có vẻ tốt đẹp mà mọi bên đều mong đợi một cách hợp lý (all things considered, appears to be about as good as all sides could reasonably expect)

Tờ Washington Post nói: “Ông đã vinh danh lời cam kết chấm dứt chiến tranh trong bốn năm một cách phong phú, chúng ta biết ơn ông sâu xa”.

Tờ Boston Herald-Traveler viết: “Điều chắc chắc nó hơn hẳn sự đầu hàng hèn hạ mà một số người Mỹ đã đòi hỏi hoặc muốn đám phán để ký kết…Người dân Mỹ thọ ơn Ông Nixon vì ông đã từ chối bỏ rơi đồng minh hoặc thất hứa hay bỏ rơi tù binh và đã thực hiện một Thỏa ước hứa hẹn một nền hòa bình lâu dài thực sự”.

Tờ Wall Street Journal nói: “Người ta có thể tranh cãi về đường lối của ông nhưng không thể chối cãi sự kiện ông đã đem 550,000 người ra khỏi VN và tù binh về nước mà không làm sụp đổ Chế độ Sài Gòn…Kẻ địch phải hiểu rõ rằng xương sống của con người trong tòa Bạch Ốc này làm bằng thép đã mang lại Hiệp định trong khi những con lang, sói kêu, hú…

Tờ Cleveland Plain Dealer nói: “Cuối cùng ngưng bắn được cống hiến cho Ông Nixon. Ván bài quốc tế của ông đã thanh toán hết mọi áp lực từ trong nước ra ngoại quốc. Đây là giờ phút tươi đẹp nhất dành cho ông Tổng thống thứ ba mươi bẩy của chúng ta”.

Haldeman, phu tá Tổng thống ghi trong nhật ký, ngày 27/1/1973, Tổng thống cho biết các báo thiếu một chi tiết: Nixon là con người cứng rắn, Kissinger khi ra Quốc hội đã không nói tới một điểm liên hệ cá tính của con người cứng rắn tới cùng ấy. Kissinger đã không nói rằng nếu không có lòng can đảm của Tổng thống chúng ta không có hòa bình. Căn bản của vấn đề ở chỗ ông là người cô đơn trong tòa Bạch Ốc, ít được chính phủ ủng hộ, bị Thượng viện và một số Dân biểu chống đối mạnh, bị phản ứng dữ dội của truyền thông và ý kiến các nhà lãnh đạo tinh thần, tôn giáo, thương mại, giáo dục… nhưng được giới lao động ủng hộ, một mình ông đã vượt qua hết. Sự khác biệt giữa thành quả của Tổng thống đã đạt được và những người đối lập muốn đó là khác biệt giữa hòa bình danh dự và hòa bình giả tạo bằng sự đầu hàng của Mỹ

Trong một bản tường trình về VN của Tòa Bạch Ốc gửi các Dân biểu Quốc hội đã đưa ra những viễn tượng, xin sơ lược dưới đây (2)

Trong bốn năm liền, Richard Nixon đã một mình đứng tại Thủ đô trong khi những lớp trẻ đả đảo chính sách can thiệp vào Đông Dương của ông. Trong bốn năm liền ông đã là nạn nhân của những kẻ xấu tấn công. Truyền thông cấp tiến đánh phá ông Nixon, tấn công, cắt, đập ông tứ phía suốt ngày đêm. Cơ sở giới trí thức xử dụng sức mạnh vô song của họ để gây ảnh hưởng tới ý thức của người dân. Quốc hội tấn công không ngừng suốt những năm tháng ấy.

Không có ông Tổng thống nào bị quấy phá liên tục bới những kẻ mà đúng lý ra phải quì gối mỗi đêm để cám ơn ông Trời rằng họ không phải làm cùng cái quyết định mà Nixon đã làm.

Cùng đứng với Tổng thống trong những năm ấy chỉ có một nhúm ký giả và một số tờ báo, hầu như họ ở ngoài Hoa Thịnh Đốn. Nhưng cũng có những người can đảm ở Quôc hội đứng bên Tổng thống. Nhưng quan trọng nhất là hằng triệu, hằng triệu những người thường dân Mỹ, Đám đông công dân thầm lặng, những người này nhận định đất nước trải qua thời kỳ mà những tư tưởng khuynh tả hằng ngày tuyên truyền chống Tổng thống Hoa Kỳ. Họ là những người sắt đá có cá tính.

Chỉ trích

Truyền thông báo chí ca ngợi thành tích của TT Nixon trong việc ký được Hiệp định cho thấy sự mong mỏi hòa bình của người dân Mỹ, phần nhiều do những người ủng hộ Nixon. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đối lập như dưới đây, những lời chỉ trích Hành pháp đã ký Hiệp định không thuận lợi, thiệt hại cho miền nam hoặc đã kéo dài chiến tranh thiệt hại cho Hoa Kỳ. Tác giả Walter Isaacson nói (3)

“Một số vị phụ tá trong bộ tham mưu của Kissinger như Negroponte và (Tướng) Haig tưởng là cuộc oanh tạc (cuối 1972) phải ký được một Hiệp định thuận lợi về cơ bản để tống cổ Quân đội BV ra khỏi miền nam. Negroponte mỉa mai nói “Chúng ta oanh tạc BV để bắt họ phải chấp nhận nhượng bộ của ta” (We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions). Richard Holbrook, cựu trợ lý của Harriman sau thành phụ tá Bộ trưởng ngoại giao đặc trách Á châu sự vụ lại coi Hiệp định chung cục như sự đầu hàng. Ông nói “Cho quân đội BV ở lại miền Nam chỉ là sự bỏ chạy trá hình, chúng ta có thể ký Hiệp định y như vậy bất cứ lúc nào sau khi ném bom năm 1968 (tức 31/10/1968)”

Walter Isaacson trích ý kiến một số vị phụ tá của Kissinger rồi chính ông đã cho thêm nhiều lời bàn như phải chăng Hiệp định đạt được tháng 1/1973 không hơn gì Hiệp định có thể ký từ đầu năm 1969. Ông nói nếu vậy có đáng cho ta phải trả cái giá cao hơn không? Hà Nội cho rằng Hiệp định 1973 về cơ bản người Mỹ đã chấp nhận những điều khoản đã được BV đưa ra từ tháng 5/1969 mà họ gọi là chương trình mười điểm.

Tác giả này cho rằng nếu so sánh chương trình mười điểm của Hà nội (1969) với Hiệp định 1973 từng điểm một ta sẽ thấy nó giống nhau từng chữ một. Nhưng chỉ có một điểm khác là Hiệp định 1973 thiều điểm thứ năm trong chương trình 1969 của Hà Nội: CS đòi Chính phủ NV Thiệu phải bị thay thế bằng chính phủ Liên hiệp do họ chấp nhận. Hà nội vẫn đòi điều này cho tới tháng mười 1972 mới chịu nhượng bộ, một phần vì thua nặng và đã ăn đòn B-52 trong trận tổng tấn công 1972.

Nhưng có đáng cho ta phải tiếp tục chiến tranh thêm bốn năm nữa mới ký được Hiệp định để ông Thiệu giữ được quyền lực tại Sài Gòn ?

(But was it worth four more years of war in odrder to get a cease-fire that allowed Thieu to retain authority in Saigon?)

(4)

Walter chỉ trích Nixon đã làm chết thêm 20,552 lính Mỹ, xã hội bị xáo trộn, chính quyền không còn được coi trọng, tai tiếng xấu cho Hoa kỳ tại ngoại quốc, chiến tranh lan ra Miên, Lào. Cuối cùng Hiệp định chỉ kéo dài được hai năm, sau đó CS chiếm hết và Thiệu bỏ chạy. Như thế mọi nỗ lực trở nên vô nghĩa mặc dù với lý do vì danh dự. Nixon và Kissinger đều tin sắp có hòa bình và cùng thỏa thuận không loại bỏ Thiệu (He agreed with Nixon that it should not involve abandoning the Thieu regime) (5)

Walter cho rằng để theo đuổi mục đích trên thì có cách tốt hơn. Thảo luận với quốc hội Kissinger và Nixon có thể phác họa vị trí đàm phán yếu thế của Hoa kỳ để lấy ủng hộ của người dân trong nước. Nhưng vì không lấy ủng hộ của Quốc hội và người dân cho một chương trình rõ ràng, hai ông lại bị vướng vào chỗ cần bí mật, đe dọa BV, áp lực họ…Rút quân thực ra chỉ để câu giờ trước sự sốt ruột của người dân. Những trận oanh tạc càng gây xáo trộn trong nước hơn là đạt thắng lợi chiến trường. Chính sách Kissinger và Nixon dựa trên lừa gạt và bí mật hơn là tìm sự ủng hộ một cách dân chủ để sống còn.

Hai tác giả Marvin Kalb, Bernard Kalb (6) cũng chỉ trích Nixon, Kissinger nhiều điểm về Hiệp định ngưng bắn. Ngày 11/9/1972 Kisinger tới Moscow đàm luận với Tổng bí thư Brezhnev trước khi tới Paris. Kissinger ở Moscow bốn ngày để thảo luận thương thuyết giữa việc Nga cần mua lúa mì, Mỹ cần chấm dứt chiến tranh VN. Kissinger tới Moscow đúng lúc Brezhnev đang cần cứu trợ vì nạn mất mùa, thiếu hụt lúa mì trầm trọng, may cho Nga sô TT Nixon lại không khai thác tình trạng này của Nga. Nixon hy vọng Sô viết sẽ áp lực Hà Nội ký kết Hiệp định ngưng bắn tại Paris, Kissinger đồng ý về điểm này, ông luôn nghĩ Hà nội chỉ là khách hàng của Nga hơn là đồng minh xung kích độc lập.

Trong nội bộ tham mưu của Kissinger, các phụ tá của ông như Tướng Haig, Negroponte lại cho rằng BV thay đổi chính sách, chịu nhượng bộ ngày 9/10/1972 (không đòi lật đổ Thiệu, lập Chính phủ liên hiệp) không phải vì áp lực của Sô viết mà do hậu quả liên tục của việc Mỹ ném bom và phong tỏa hải cảng (năm 1972). Kissinger thì luôn tin vào sự phân tích quyền lực siêu cường, tin lời hứa của Brezhnev rằng trong vài tuần nữa BV sẽ linh động. Đánh giá Brezhnev dựa trên việc Lê Đức Thọ mới đây trước khi tới Paris đã dừng tại Moscow. Chỉ ít ngày sau chính phủ đã chấp thuận một thỏa ước thương mại lớn khác thường để Nga mua ít nhất là 750 triệu đô la lúa mì của Mỹ do các công ty tư xuất cảng trong ba năm.

Marvin Kalb và Bernard Kalb cho rằng Kissinger nhiệt tình với sự thương thuyết mà không biết, không để ý tới tin tình báo về sứ mất mùa to tát của Nga. Ngoài ra ông ta cũng không để ý đến việc các nhà buôn lúa mì tư nhân Mỹ đã bán cho Nga khối lượng lúa mì là bao nhiêu để hậu quả là người Nga được lúa, bánh mì còn người Mỹ phải chịu thiệt nặng. Cộng sản đã tỏ ra khôn ngoan trong việc buôn bán với Tư bản, họ đã mua được một khối lượng lúa mì khổng lồ với giá rẻ mạt, thấp hơn giá thị trường khi ấy rất nhiều. Cuối cùng tiền thuế của người dân Mỹ đóng cho chính phủ đã được đem trợ cấp cho việc mua lúa của Nga.

Ngoài ra việc xuất cảng lúa mì này đã khiến cho lúa mì trở nên khan hiếm ngoài thị trường Mỹ, giá bánh mì, thực phẩm tăng vọt, sữa thịt cũng hối hả lên nhanh. Người tiêu thụ và cả nên kinh tế Mỹ phải chịu hậu quả nặng vì Kissinger, Nixon đã không quan tâm tới hậu quả kinh tế của việc thượng lượng. Họ chỉ nghĩ đến cái lợi chính trị mà không chịu nhìn xa hơn thế. Trên đây là những ý kiến của Marvin Kalb, Bernard Kalb chỉ trích Kissinger, Nixon “khôn nhà dại chợ” đã bán lúa mì cho Nga với giá rẻ mạt chỉ vì quá sốt ruột trong việc ký kết Hiệp định Paris.

Kalb cũng nói về khuyết điểm của việc ký kết (7): Hiệp định ký kết 23-1-1973 (Kissinger ký tắt với Thọ ngày 23) xem ra không hơn gì bản dự thảo hai bên định ký ngày 26-10-1972 trước đó đó đúng ba tháng mặc dù đã oanh tạc BV ồ ạt tháng 12.

Kissinger đã cố xác nhận ba tháng này có giá trị, cần thiết, có lần ông nói với Marvin Kalb và Bernard Kalb như nó đã loại bỏ ý nghĩa mơ hồ về chính phủ Liên hiệp, sau đó đặc tính Quốc gia của miền nam đã được thể hiện rõ ràng qua xác định của khu phi quân sự (DMZ), cuối cùng lực lượng giám sát quốc tế được củng cố, thủ tục , khi nào ký Hiệp định đã được giải quyết, vấn đề ngôn ngữ đã được làm sáng tỏ. Bản liệt kê những lợi ích đòi được sau ba tháng chiến tranh (từ tháng 10/72 tới tháng1/73) của Kissinger đã bị vài chuyên viên theo dõi hòa đàm nghi ngờ.

Một viên chức nói “Cuộc oanh tạc vĩ đại không đạt tiến bộ gì mấy. Cái mà B-52 làm được một chút tháng 1/73 thực ra chỉ là bản Dự thảo có từ tháng Mười và đó là tất cả những gì chúng ta muốn”. Chỉ có một chút thay đổi ở Hiệp định sau cùng đã ký, sự khai thông thật ra đã có từ tháng Mười. Một viên chức cho rằng khoảng thời gian này ta rất bối rối, phải chăng ta đã ký Hiệp định tháng Giêng (1973) mà đáng lý ta đã ký từ tháng Mười (1972). Hành pháp cho rằng trận oanh tạc (cuối 1972) đã khiến BV phải bò lại bàn hội nghị ký kết những khoản do Mỹ yêu cầu. Nhưng viên chức trên cho rằng trận oanh tạc dữ dội ấy chỉ để yểm trợ tâm lý và quân sự cho miền nam VN, có mục đích tàn phá bộ máy chiến tranh BV cũng như răn đe Nga, Trung Cộng hơn là đòi hỏi BV nhượng bộ tại bàn hội nghị.

Nhận xét

Để vấn đề được dễ hiểu hơn, tôi xin nhắc sơ tiến trình hòa đàm như sau.

Từ 1969 BV đưa ra những điều khoản cứng rắn như mệnh lệnh cho Mỹ.

-Mỹ phải rút quân đơn phương

-Loại bỏ Nguyễn văn Thiệu.

-Lập chính phủ Liên hiệp.

-Cắt hết viện trợ cho VNCH.

Mãi cho tới tháng 10-1972 Hà Nội mới chịu nhượng bộ (có thể do Nga áp lực, do ị thua nặng trận mùa hè 1972, biết Nixon sẽ tái đắc cử tháng 11-1972).

Trong giai đoạn này có hai chủ trương hòa đàm:

-Nixon và Kissinger không nhượng bộ Hà nội, cương quyết không đầu hàng CS, hòa bình trong danh dự, không loại bỏ chính phủ Thiệu .

-Thành phần đối lập (opponents) như Quốc hội thù nghịch, phản chiến, đảng Dân chủ… có chính sách trái ngược. Đối lập chiếm đa số trong giai đoạn này, họ muốn ký Hiệp định sớm, nhượng bộ BV, cắt viện trợ VNCH để đánh đổi hòa bình và tù binh Mỹ, sẵn sàng bỏ Đông dương từ 1969 để rút khỏi cuộc chiến sa lầy.

Bốn điểm mà Hà nội đưa ra trên đây thực ra chỉ là đòi Mỹ và VNCH đầu hàng không điều kiện, giao miền nam cho họ. Sở dĩ CS ngoan cố như vậy vì biết Nixon đang bị Quốc hội, phong trào phản chiến chống đối, thúc ép ký sớm. TT Nixon cho biết (8) chính đám biểu tình đã nối giáo cho giặc kéo dài chiến tranh. Nhìn chung Hành pháp đang ở thế yếu trong đàm phán với CS.

Tháng 10-1972 Hà nội nhượng bộ gần hết những yêu sách cũ, không đòi lật đổ chính phủ Thiệu, không Liên hiệp, lập Hội đồng hòa giải dân tộc hữu danh vô thực, không đòi Mỹ cắt viện trợ miền Nam nhưng nhất quyết không rút quân về Bắc. Mỹ và BV ký Dự thảo hiệp định ngày 9-10-1972, hai bên dự định sẽ ký chính thức ngày 26-10. Ngày 19 Tiến sĩ Kissinger sang Sài Gòn để tường trình về Dự thảo Hiệp định tin tưởng TT Thiệu sẽ chấp nhận nhưng bị Thiệu và ban tham mưu chống đối dữ dội. Kissinger mới đầu dỗ ngon dỗ ngọt rồi hăm dọa nhưng ông Thiệu vẫn bác bỏ Dự thảo. Ở Sài gòn được bốn hôm, Kissinger điện tín về tòa Bạch Ốc đề nghị ký riêng với BV nhưng Nixon từ chối, ông không muốn ký trước bầu cử Tổng thống 7-11-1972 vì biết trước sẽ tái đắc cử. Nixon khuyên Kissinger dừng ép Thiệu, hãy để cho ông ta thoải mái.

Hiệp định đáng lý ký từ 26-10-1972 bị trở ngại vì bị VNCH bác bỏ và Nixon cũng không muốn ký riêng với BV. Phái đoàn CS ngoan cố khiến Nixon phải cho oanh tạc miền Bắc dữ dội cuối năm 1972, Hiệp định đã được ký kết đúng ba tháng sau vào ngày 27-1-1973.

Những lời khen, ca tụng Nixon như trên cho thấy người dân đã khao khát hòa bình từ lâu, dù là người ủng hộ cũng như chống Nixon đều đã quá chán cuộc chiến sa lầy. Truyền thông ca ngợi TT Nixon vì ông đem lại hòa bình, lấy tù binh, đem quân về nước mà không bỏ rơi đồng minh, không lật đổ chính phủ Thiệu theo yêu cầu của Hà Nội mà Nixon cho đó là sự đầu hàng hèn hạ (abject capitulation). Trái với đường lối của Nixon, đảng Dân chủ, Quôc hội thù nghịch, phong trào phản chiến…chủ trương cắt viện trợ VNCH, lật đổ chính phủ Thiệu theo đòi hỏi của Hà nội để sớm có hòa bình lấy tù binh về nước. Người ta ca ngợi Nixon can đảm, một mình chống chọi biết bao mũi dùi tấn công của đối lập, của Quốc hội thù nghịch, của phản chiến.. họ muốn chấm dứt chiến tranh ngay.

Nixon thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7-11-1972, đạt 60.7% số phiếu phổ thông, hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu, đạt 520 phiếu cử tri đoàn (hơn 90%) vì người ta thấy ông sắp mang lại hòa bình, đó là hòa bình trong danh dự. Nhiệm kỳ 1969-1972 của Nixon diễn sự giằng co giữa Nixon, Kissinger và những người Đối lập nhất là phong trào Phản chiến, Quốc hội thù nghịch, người Mỹ gọi đây là cuộc chiến tại đất nhà.

Nixon nói (9)

“Những kẻ chống đối muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tôi cũng làm thế. Nhưng họ không thấy sai trái ở chỗ bỏ rơi người dân miền nam VN để chấm dứt cuộc chiến ngay Tôi thấy thật là bất nhân khi ta để cho bọn độc tài Hà nội dựng cơ sở tại Sài Gòn. Là Tổng thống, tôi có trách nhiệm phải làm cái gì đúng cho đất nước”.

Các sử gia kề trên chỉ trích Nixon, Kissinger sau ba tháng chiến tranh, sau khi dội 20 ngàn tấn bom xuống Hà Nội, Hải phòng cuối 1972 đã không đòi thêm được gì cả, bản Hiệp định đúng ra phải ký từ tháng mười.

Sự thực trận oanh tạc từ 18 tới cuối tháng 12-1972 trước hết để kéo BV lại bàn hội nghị, phái đoàn BV bỏ hòa đàm từ 13-12 không trở lại. Họ đánh hơi thấy phiên họp Quốc hội thượng tuần tháng 1-1973 có thể sẽ ban hành luật chấm dứt chiến tranh Đông Dương, cắt viện trợ VNCH để đổi lấy hòa bình và tù binh Mỹ khi ấy chẳng cần họp hành vì Hòa đàm Paris sẽ đương nhiên bị dẹp. Trận oanh tạc cuối 1972 cũng là để đánh phá hạ tầng cơ sở BV khiến họ suy yếu.

Nixon nhanh tay xử dụng sức mạnh của B-52 mà Hà nội phải trở lại bàn hội nghị nếu không có thể thảm kịch sẽ sẩy ra: Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân, cắt viện trợ VNCH… để đánh đổi lấy 580 người tù binh Mỹ. Hà nội đã chịu thua trong canh bạc này, trận oanh tạc long trời lở đất đã cứu được Đông Dương sụp đổ ít ra là trong lúc này.

“Trận ném bom đã đạt mục đích quân sự, chúng ta đã đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt” (10)

Kissinger sang Sài Gòn từ 19 tới 23 tháng Mười 1972 để thuyết phục ông Thiệu ký Hiệp định nhưng như ta đã nói VNCH bác bỏ. Kissinger đánh điện về cho Nixon đề nghị ký riêng với BV dự trù ngày 26-10 nhưng Nixon từ chối vì không muốn có Hiệp định trước bầu cử, người ta sẽ cho là ông dùng Hiệp định để lấy phiếu, thực ra theo thăm dò ông đã vượt rất xa McGovern.

Walter Isaacson không đồng ý với đường lối đàm phán bí mật của Kissinger, Nixon như trên nhưng thực ra nếu công khai lại dễ bị Quốc hội, người dân chống đối hơn nữa.

Theo Marvin Kalb, Bernard Kalb(11) Nixon không muốn ký Hiệp định mà không có Thiệu, người bạn đồng minh, cũng không muốn vội ký riêng với Thọ, kẻ địch. Như thế việc ký kết không thành tháng Mười có lý do riêng, trận oanh tạc tháng 12-1972 cũng đã đạt kết quả mong muốn ngoài việc khiến Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị, đánh phá bộ máy chiến tranh của BV và cảnh cáo cho Moscow, Bắc Kinh biết Mỹ sẽ hành động mạnh khi quyền lợi bị đe dọa.

Như trên các phụ tá của Kissinger đã chỉ trích cuộc oanh tạc BV dữ dội cuối năm 1972 nhưng vẫn không trục xuất được quân đội BV ra khỏi miền nam, VNCH cũng đã cực lực phản đối thất bại này của Hiệp định. Về điểm này Nixon đã có câu trả lời rõ ràng trong (12)

“Nhưng có một vấn đề then chốt mà chúng ta không thể nào lay chuyển BV thay đổi lập trường: Họ từ chối rút quân khỏi miền nam VN. Từ đầu chí cuối họ xác nhận đây là nội chiến và từ chối nhìn nhận đóng quân ở miền nam. Hà Nội vì thế bác bỏ yêu cầu của ta đòi họ rút quân lấy cớ họ không can thiệp vào cuộc chiến.

Chúng tôi biết không thể nào buộc họ phải nhượng bộ điều này. Có một châm ngôn ngoại giao là ta không thể thắng tại bàn hội nghị nếu cái mà ta không thắng ở trận địa. Mặc dù VNCH đã đẩy lui địch trước mùa mưa. BV

Vẫn còn chiếm một diện tích rộng dọc theo khu phi quân sự và tại cao nguyên. Chúng tôi biết nếu đạt thỏa hiệp đòi BV trả lại đất cho VNCH thì họ sẽ không ký Hiệp định. Nếu ta đòi BV rút quân bằng được sẽ không có Hiệp định”

Sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, mặc dù BVbị thảm bại, tàn quân của họ vẫn còn đóng tại vùng I và II. Sở dĩ Hà Nội không chịu rút quân về Bắc phần vì họ đã nướng một triệu người, nay chẳng lẽ không được gì, vả lại họ biết rõ Nixon đang bị Quốc hội và phản chiến chống đối thúc ép kỳ Thỏa ước ngưng bắn để sớm có hòa bình, người Mỹ đã quá sốt ruột.

Nixon nói (13)

“Quốc hội sẵn sang bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh nếu ta không ký được Hiệp định…..

….Ngày 2/1/1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với lệ 154 thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông dương vừa khi đã rút quân về nước và lấy lại tù binh…. Hai ngày sau, bầu cử nội bộ Dân chủ Thượng viện cũng thông qua dự luật tương tự với số phiếu 36 thuận-12 chống.

Chúng ta bị bó buộc phải kết thúc thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình ở Việt Nam, nó không hoàn toàn, có nhiều khuyết điểm. Tôi muốn thương thuyết một Hiệp định tốt đẹp hơn nhưng chúng ta không thể chần chờ thêm để được những khoản tốt hơn khi Quốc hội sắp ra luật chấm dứt chiến tranh có lợi cho Hà Nội.

Đó không phải là giờ phút tốt đẹp nhất của ta, mà là giờ phút cuối cùng.

(It was not our finest hour- but it was the final hour)”

Larry Berman cũng nói như vậy(14) , đầu tháng 1-1973 Quốc hội dọa cắt viện trợ Đông Dương để lấy tù binh, và rút quân. Quốc hội khóa 93 dự định họp ngày 3-1-1973. Dự luật chấm dứt chiến tranh đang tiến hành. Cuối tháng 11-1972, Nixon đã bị các vị chức sắc Quốc hội gồm John Stennis, Barry Goldwater và Gerald Ford … lưu ý nếu miền nam VN gây trở ngại hòa đàm, Quốc hội sẽ ra luật đổi lấy tù binh bằng rút hết quân, cắt viện trợ VNCH với tỷ lệ phiếu 2-1 tại Hạ Viện (15)

Thời điểm này, theo Nixon, Quốc hội Dân chủ tỏ ra rất khó chịu khi hòa đàm bị trở ngại từ phía miền nam VN, họ đang đe dọa thỏa mãn yêu cầu của Hà Nội: Cắt viện trợ VNCH, rút quân để đổi tù binh và ngưng bắn.

Nixon nói (16)

Tôi biết rằng Hiệp định có nhiều khuyết điểm. Nhưng tôi nghĩ nhìn chung cũng tốt đẹp. Và tôi biết rằng trong khi Quốc Hội đang phản đối ầm ĩ, chúng ta không thể làm gì khác hơn thế”.

TT Nixon nói với Kissinger nếu không ký được Hiệp định Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, đó là thảm kịch. khi ấy Hành pháp sẽ không thể giúp đồng minh VN được. Nếu chần chờ để đòi thêm những khoản tốt hơn chỉ là già néo đứt dây, có thể sẽ mất cả chì lẫn chài.

Nixon thuyết phục Thiệu việc BV rút quân không quan trọng, đó chỉ là đám tàn quân CS tại những vủng dân cư thưa thớt mà thực ra viện trợ tiếp tục của Quốc Hội cho miền nam VN và sự cho phép cưỡng bách thi hành Hiệp định bằng B-52 mới là quan trọng. TT Nixon cho rằng giấy mực cũa Hiệp định không quan trọng bằng bom đạn của B-52.

Nếu BV rút hết quân trong khi Quốc hội cắt viện trợ, không cho oanh tạc trừng phạt vi phạm thì cũng vô ích, miền Nam sẽ sụp đổ vì không được cung cấp tiếp liệu đạn dược.

Nixon nói (17)

“Sự tồn tại của miền nam Việt Nam không phụ thuộc vào việc quân địch còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt. Nó phụ thuộc vào việc Nước Mỹ cưỡng bách thi hành Hiệp định cùng với việc tiếp tục viện trợ và với sự đe doạ trừng trị bằng vũ lực. Điều đó chỉ có được nếu Sài Gòn được Quốc Hội ủng hộ. Nếu chúng ta không giải quyết cuộc chiến nhanh chóng, Quốc Hội có thể biểu quyết đạo luật chấm dứt chiến tranh vào tháng Một (1973). Nếu Quốc hội kết luận rằng miền Nam Việt nam gây trở ngại việc ký kết, việc này có thể khiến ta (Hành pháp) không giúp được đồng minh (túc VNCH) nếu cần. Tuy nhiên tôi cũng để cho Thiệu có thời gian suy nghĩ”.

Tháng 11 và 12 năm 1972 ông Thiệu mở chiến dịch lên án Kissinger và Hành pháp Mỹ đã bắt ép VNCH ký Hiệp ước bất bình đẳng khi để cho BV còn đóng quân ở miền nam. Sự chống đối này chỉ là vô ích, đòi hỏi những cái mà người ta không thể thỏa mãn được như đã nói trên. TT Nixon không thể đòi Hà Nội rút quân vì Hành pháp đang ở thế yếu bị Phản chiến, Quốc hội thúc ép ký gấp. Nếu hòa bình trở ngại Quốc hội sẽ ra tay, khi ấy sẽ là một thảm kịch cho cả Đông Dương

Trả lời phỏng vấn của tờ báo Tây Đức Der Spiegel vào năm 1979 tại hải ngoại, ông Thiệu cũng đã xác nhận sự thất bại không phải do CSBV còn đóng quân tại miền nam mà vì không được Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ quân sự cũng như sự yểm trợ hoả lực, có nghĩa là miền nam sụp đổ không phải do Hiệp định Paris

Sau bốn năm đàm phán Nixon và Kissinger chỉ có thể giúp chính quyền Nguyễn văn Thiệu còn tồn tại không bị lật đổ và miền nam không bị liên hiệp, nhưng không thể đòi BV rút quân như đã nói.

Cuối cùng mỗi bên được một tí, nhưng riêng Chính Phủ Cách mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tục gọi là Việt Cộng thì chẳng được tí gì cả ngoài cái bánh vẽ Hội đồng hòa giải dân tộc. Sự thực Việt cộng cũng không có thực lực, họ bị nướng gần hết quân trong trận Mậu Thân đầu năm 1968, sau này chỉ còn khoảng 20,000 người trang bị vũ khí nhẹ. Từ những năm 1966, 1967 trở đi Mặt trận Giải Phóng đã bị CSBV sỏ mũi khi họ xâm nhập ồ ạt miền Nam. Sau này người Mỹ mới biết việc đòi lật đổ Thiệu và lập chính phủ Liên Hiệp là do Chính phủ cách mạng lâm thời (MTGP) yêu cầu BV đưa ra bàn hội nghị. Sau khi bị nếm những trận oanh tạc long trời lở đất cuối 1972, BV phải loại bỏ những yêu sách này.

CSBV chiếm được miền nam VN ngày 30-4-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời vội in truyền đơn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc Trung Lập nhưng bị Hà Nội khiển trách và dẹp bỏ ngay để thống nhất đất nước. Mặt trận giải phóng hay Chính phủ cách mạng lâm thời chẳng là cái thá gì, chỉ là công cụ của BV.

Ngoài ra trong theo nhận định riêng của Henry Kissinger trong hồi ký White House Years (18): Mỹ đã hai lần sai lầm lớn:

-Sau khi Hòa đàm tiến hành được 5 tháng, Tổng thống Johnson đã nhượng bộ Hà Nội cho ngưng oanh tạc toàn diện BV cuối tháng 10-1968.

-Từ 1969 tân Tổng thống Nixon cho rút quân đơn phương để xoa dịu chống đối tại Mỹ và hy vọng Hà Nội đàm phán nghiêm chỉnh.

Nhưng cuối cùng Hà Nội vẫn ngoan cố không chịu đàm phán và hai nhượng bộ lớn kể trên chỉ là vô ích, đúng lý ra phải oanh tạc, đánh mạnh BV từ 1970, chúng là bọn thân lừa ưa nặng

Theo nhận định của Kissinger, Hà nội không muốn hòa đàm, Hiệp định, hòa bình mà chỉ muốn dùng bạo lực tiếp tục xâm lăng. Ông ta nói đúng, năm 1954 họ vờ lên án chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành Hiệp định Genève thực hiện Tổng tuyển cử để có cớ xâm lược miền nam và bây giờ tháng 1-1973 họ ký Hiệp định chỉ để chờ Mỹ rút hết, nghỉ ngơi rồi tiếp tục cuộc chiến xâm lược.

Như trên tôi nói về hình thức của Hiệp định còn thực chất của nó thì khác hẳn, Hiệp định Paris chỉ là một hình thức cho vui, thực chất của vấn đề nằm ở chỗ:

-Đối với Mỹ đây là cách để rút ra khỏi Đông dương sao cho êm đẹp, cho khỏi bị mất mặt.

-Đối với Hà Nội Hiệp định chỉ là nghỉ giải lao để đánh tiếp, ngay sau khi ký Hiệp định, BV cho mở đường xa lộ Đông Trường Sơn ngày đêm chuyển vận vũ khí vào Nam chờ ngày tổng tấn công dứt điểm.

Trọng Đạt

Cước chú

(1) No Peace No Honor… các trang 235, 236, 238

(2) Trang 238, sách kể trên

(3) Trong Kissinger A Biography, trang 483.

(4) Sách nói trên trang 484.

(5) Sách nói trên trang 485

(6) Trong cuốn Kissinger (trang 345, 346, 347)

(7) Trang 421 sách kể trên: (What did those three extra months of war accomplish – the three months between October 26 and January 23, including the massive raids against the north in December?)

(8) Trong No More Vietnams trang 127

(9) Sách kể trên trang 127

(10) No More Vietnams trang 158.

(11) Trong Kissinger trang 422 (He did not want to sign an agreement without Thieu, an ally. He did not want to be stampeded into an agreement by Tho, an enemy).

(12) No More Vietnams trang 152 (But one major issue we could not budge the North Vietnamese from their positions: They refused to withdraw their forces from South Vietnam)

(13) Trang 1969-1970 sách kể trên

(14) No Peace No Honor… trang 221,

(15) Sách nói trên, trang 200.

(16) No More Vietnams trang 167 (But I believed that on balance it was sound. And I knew that, in light of the growing stridency of our opposition in Congress, we had no alternative to signing it)

(17) Sách nói trên trang 155

(18) Chương 8, The Agony of Vietnam trang 276-311

—————–

 

►Việc thi hành hiệp định Genève- (Trần Gia Phụng)

“Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết về Bắc” | Đàn Chim Việt

Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải …nhắc (T)

Hiệp định Paris 27-1-1973 – Một bản án tử hình dành cho …Miền Nam

Có Ai Thích Được Giải Phóng Đâu -Điểm lại một số ý kiến …

Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973

Nguyễn Quốc Khải

27-12-2012

RFA

Ngày 27-1-2013 sắp đến sẽ đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay.
image001-305.jpg

Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.

Ảnh tư liệu

Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau. Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.

Tóm tắt diễn tiến Hiệp Định Paris 1973

Cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc. Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến.

Ngày 23-1-1973, hai Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ. Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp Định Paris cũng kêu gọi Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.

Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.

Khoảng cách chạy tội

image003-250.jpg
Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973.

Việc mất miền Nam Việt Nam ít người Việt thời đó có thể dự đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ mặc dù đã có Hiệp Định Paris. Thật vậy, chánh quyền Nixon không muốn thấy miền Nam Việt Nam sụp đổ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972, vì như thế có nghĩa là hi vọng thắng cử nhiệm kỳ II của Ông Nixon cũng sẽ sụp đổ theo.Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.

Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:

“We need a decent interval. You have our assurance.”

Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire].  National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.

Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.  VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng. Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:

“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.

Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:

“ We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.

Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.

Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:

“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam. Nhưng Ông ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.

Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).

Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh

Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:

1.    Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.

2.    Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).

Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II.  Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.

Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:

“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.

Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.

Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:

1.    Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.

2.    Giữ lời hứa khi tranh cử.

Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% – 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.

Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:

Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”

Kissinger: “No Question.”

Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.

Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.

image005-250.jpg
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.

Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.

Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào ngày 6-1-1975 và tỉnh Bình Long vào ngày 7-1-1975. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách ngang nhiên xua quân vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.

Phục hồi Hiệp Định Paris 1973?

Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.

Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, UBLĐLTVNCH sẽ không thâu tóm toàn bộ phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976) . Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Tóm tắt lại để đỡ tốn giấy mực, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 đau lòng này do chính họ dựng lên.

Kết luận

Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên án nặng nề những lỗi lầm đó. Đặc biệt GS Larry Berman đã viết hai cuốn sách được nồng nhiệt đón nhận:

1.    Planning Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam (1982).

2.    No Peace No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (2001).

Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta có trách nhiệm lớn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Nếu Ông Hồ Chí Minh khôn ngoan đã không du nhập chế độ Cộng Sản vào Việt Nam và nếu người dân Việt Nam, kể cả một thành phần không nhỏ trí thức, khôn ngoan đã không đi theo Cộng Sản để reo rắc đau thương triền miên cho đất nước trong một nửa thế kỷ và làm đất nước chậm tiến như ngày nay. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.

Tài liệu tham khảo:

1. Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.

2. Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.

3. Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.

4. Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.

5. Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.

6. Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.

7. Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.

8. Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.

9. Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.

10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.

11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.

12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”

 

Posted in Hội Nghị Paris 1968-1973 | Leave a Comment »

►Thiếu úy thuộc Bộ tư lệnh bảo vệ lăng HCM làm hổ thẹn cho quân đội đến thế này sao?

Posted by hoangtran204 trên 27/01/2015

Sĩ quan làm hổ thẹn cho quân đội đến thế này sao?

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

24-01-2015

Sự cố khi tưởng niệm các anh hùng, tử sĩ Hoàng Sa ở Tượng đài Lý Thái Tổ đã qua 5 ngày rồi. Định bỏ qua vì nghĩ nó chẳng qua là kẻ lưu manh hay “ngáo đá” mất khả năng kiểm soát hành vi, được thuê để phá việc làm của chúng tôi. Chuyện phá đám các hoạt động tưởng niệm liệt sĩ lâu nay cũng là chuyện thường.

Nhưng rồi, kẻ phá phách này nhanh chóng bị tìm ra danh tính. Hắn là một sĩ quan quân đội hẳn hoi. Những hành động của nó cách đây 5 ngày lại hiện lên, rõ mồn một.

1 giờ trưa hôm đó mới lác đác vài người đến. Tôi đang ngồi phía bờ hồ, cùng với Sông Quê, Xuân Diện, Lê Dũng… Chợt nhìn sang phía bên kia thấy Phương Bích với mấy công an đang nói gì với nhau có vẻ rất gay gắt, cạnh phía đầu chiếc xe thùng của phường thường dùng để dẹp trật tự. Sau mới biết Phương Bích đến yêu cầu công an phải có trách nhiệm đối với kẻ gây sự với cô. Đang nói chuyện với công an, một đứa người gầy, nhỏ xông đến với động tác rất hung hăng, nó chỉ trỏ, chửi bới Phương Bích điều gì đó. Rồi nó đứng ở phía sau xe, chạy ra đến mép hè phố nhảy thách lên chỉ sang phía chúng tôi đang ngồi hét lên: “Thằng Thụy đâu! Thằng Diện đâu! Sang đây”.

Tất nhiên chúng tôi cũng sang để làm công việc của mình. Hai lẵng hoa được trân trọng đặt hai bên trước tượng đài Lý Thái Tổ. Thằng gây sự với Phương Bích lúc trước lập tức xông đến giật một chiếc băng rôn. Cãi cự bắt đầu xảy ra . Mấy người không biết là ai đúng lúc bê hai vòng hoa đến với dòng chữ “Hội cựu chiến binh quận kính lễ”. Tôi hiểu, với nội dung ấy, vòng hoa không phải là để tưởng niệm các tử sĩ Hoàng sa. Họ cố tình đặt vòng hoa của họ che khuất vòng hoa của chúng tôi.

Bắt đầu sắp nhang tưởng niệm, tên lưu manh lại xông lên chửi bới chúng tôi, lăng mạ các tử sĩ Việt nam Cộng hòa:

– Chúng mày thờ bọn ngụy, bọn bán nước. Tao xé đấy, tao phá đấy…

Rồi nó giật vòng hoa, đập nát xuống nền. Nó nhảy sang phải, nhảy sang trái như con choi choi, tay huơ lên khắp hướng, như là xung quanh không có ai đáng để cho nó nể.

Xung quanh, bảo vệ, an ninh rất nhiều, không có ai can thiệp. Họ mải ghi hình chúng tôi, hoặc đứng nhìn thành quả. Thằng lưu manh biết được hậu thuẫn bởi cả một lực lượng hùng hậu với danh nghĩa người của nhà nước nên nghĩ không ai dám làm gì nó. Nó tiếp tục la hét:

-Chúng mày còn làm, tao còn phá. Làm đéo gì được tao nào. Tao đéo sợ gì hết. Trần Quang Nhật chưa là cái gì nhá. Tao căm thù bọn ngụy…

Đến nước này, chúng tôi không để yên được nữa. JB Nguyễn Hữu Vinh hô:

-Bắt lấy thằng phá hoại giải về phường.

Tất cả mọi người xông đến, túm lấy nó lôi đi xềnh xệch. Thấy nguy cơ cho đồng đội, an ninh rồi dân phòng xông vào giải cứu cho nó, còn khi nó phá phách thì không ai nói gì. Một đứa vào lôi tôi ra:

– Anh ra.

– Anh làm gì tôi?

– Anh vừa đánh nó.

– Mắt anh làm sao thế? Các anh bảo vệ trật tự hay bảo vệ kẻ gây rối?

Tôi lại vào cùng mọi người giữ nó. Cũng có lúc nó thoát ra được. Hạnh chạy theo níu nó lại. Nó cầm một tấm biển bằng sắt hàn giơ lên nhằm vào Thúy Hạnh. Tôi và Lê Dũng lập tức xông đến chắn trước để đỡ cho cô.

Cứ thế, mỗi lần thoát ra, nó lại bị túm lại. Nhưng do đồng đội của nó đông hơn, cuối cùng giải thoát được cho nó ấn lên thùng xe mini tải. Lúc này, lái xe đã sẵn sàng, rồ ga chạy mất.

Chính nó là người gây chuyện, nhổ vào Phương Bích khi lễ tưởng niệm chưa diễn ra.

Năm nào cũng vậy. Năm nào cũng vài lần, tất cả các buổi lễ tưởng niệm các tử sĩ, liệt sĩ hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc của chúng tôi đều bị phá phách hoặc gây đủ điều cản trở. Ai là người chỉ đạo việc phá hoại này? Điều đó ai cũng biết đấy là chính quyền. Cũng chẳng cần dẫn giải nhiều, chỉ cần biết kẻ phá hoại được an ninh, dân phòng bảo vệ, rồi dùng ngay xe của phường đem nó chạy trốn đã nói lên tất cả.

Hai ngày nay, danh tính của nó đã được tìm ra. Theo thông tin trên mạng xã hội facebook, nó tên là Trịnh Việt Dũng, thiếu úy quân đội thuộc Bộ tư lệnh bảo vệ lăng HCM. Thông tin này quá sức tưởng tượng của tôi. Tôi đã phục vụ trong quân đội từ lúc vừa tới tuổi nghĩa vụ quân sự cho đến lúc về hưu, chưa bao giờ thấy một quân nhân nào như thế. Với hành vi ấy, một chiến sĩ quân đội cũng không được phép nữa là sĩ quan. Không hiểu quân đội xác định kẻ thù như thế nào, xác định nhiệm vụ ra sao mà lại đào tạo ra loại sĩ quan ấy. Thật là hổ thẹn.

 

H1

 

H1

H1

H1Người mặt nám, áo đen trong các hình phía trên là: bộ đội thuộc QĐNDVN

hình anhbasam.wordpress.com

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Bản Kết luận Điều tra Bổ sung về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn…”

Posted by hoangtran204 trên 27/01/2015

26-01-2015

anhbasam.wordpress.com

Chúng tôi vừa nhận được Bản Kết luận Điều tra Bổ sung về cái gọi là vụ án “Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Kính mời độc giả:

H1

H2

H3

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp | Leave a Comment »