Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Năm, 2015

►TPP-SIÊU SỨC MẠNH MỀM CỦA MỸ

Posted by hoangtran204 trên 27/05/2015

 

TPP-SIÊU SỨC MẠNH MỀM CỦA MỸ

Thứ Hai, ngày 25 tháng 5 năm 2015

 
Phải chăng cả nước Mỹ đang lo giải cứu Hiệp Định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương-TPP? Từ  Tổng thống Obama, đến các nghị sỹ Thượng viện Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao, John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, đều lần lượt lên tiếng kêu gọi Mỹ phải đạt được Hiệp định TPP nếu không muốn bị thiệt hại lớn.
Là người Mỹ ai cũng phải cảm động khi nhìn thấy Tổng thống Barack Obama cúi mái đầu sương điểm trước phán quyết của Thượng viện Hoa kỳ hôm 22-4-2015 không trao toàn quyền cho Hành Pháp trong việc xúc tiến thương thuyết mậu dịch -tpa-trade promotion authority-. Động thái này của Thượng viện Mỹ sẽ có thể lôi theo số phận của TPP đến bên bờ vực thẳm của thất bại.

 

Thông hiểu được sự lo lắng của Tổng thống Obama, hôm 12-5-2015 chính Thượng viện Mỹ lại ra sức củng cố nghị trình thương mại của Tổng thống Obama bằng cách bỏ phiếu với tỷ lệ 65-33 để bắt đầu mở đường cho cuộc tranh luận về TPP -một Hiệp định Tự do thương mại giữa 12 nước ven bờ biển Thái Bình Dương có nền kinh tế năng động và đang trên đà phát triển cao, chiếm đến 40% tổng sản lượng toàn cầu.                                                            
Hôm 20-5-2015 Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry đã lên tiếng kêu gọi Mỹ phải đạt được Hiệp Ước Thương Tự Do -TPP, nếu không muốn bị tổn thiệt. Ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ không hết lời ca ngợi TPP: “TPP không phải là thỏa thuận thương mại theo kiểu thời ông cha chúng ta. Nó cũng không phải hiệp định thương mại thời cha mẹ chúng ta. Thậm chí nó cũng không phải hiệp định thương mại thời anh chị chúng ta. TPP là một thực thể mới -Rất mới- Một hiệp định thương mại của thế kỷ XXI.”
Trước đó, hơn 1 tháng, hôm 7-4-2015, tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Ashton Carter, tuyên bố: Hiệp định Thương Mại Tự Do -TPP- là một bộ phận quan trọng của Chiến Lược Xoay Trục châu Á của chính quyền Obama. Ông Carter kêu gọi Quốc Hội Mỹ thông qua dự luật xúc tiến thương mại TPA -Trade Promotion-Authority- một dự luật có sự ủng hộ của hai Đảng. Với uy tín này, Chính phủ Mỹ có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất với 11 nước khác trong TPP, qua việc đòi hỏi các nước này chấp nhận những tiêu chuẩn mà nước Mỹ chúng ta đang tuân theo như sự minh bạch của chính phủ, những luật lệ bảo vệ quyền lợi trí tuệ, bảo vệ môi trường và quyền của người lao động. TPP cũng hạ thấp rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tại các thị trường tăng trưởng nhanh nhất của châu Á Thái Bình Dương. TPP là một trong những các bộ phận quan trọng nhất của Chiến lược Tái cân bằng sang châu Á mà chính Tổng thống Obama đang tiến hành.” Và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter ví von: “một khi Quốc Hội thông qua hiệp định này cũng quan trọng như việc bổ sung một Hàng Không Mẫu Hạm cho hạm đội trong khu vực”!.
Trong khi đó, Brad Glosserman, Giám Đốc Diễn Đàn Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là các nhà lãnh đạo châu Á xem sự thành công của TPP là yếu tố then chốt của sự tham gia của Mỹ trong khu vực. Brad Glosserman còn cho rằng “TPP là một trói buộc, nối kết chúng ta một cách chặt chẽ hơn nữa với các nước trong khu vực. Qua các mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, chúng ta nhằm tiến tới mục đích làm cho các nước đồng minh ta tin chắc rằng chúng ta bị ràng bưộc với họ và những địch thủ của chúng ta biết chắc là một vụ tấn công nhằm vào các nước đó sẽ được coi là vụ tấn công nhằm vào nước Mỹ. Do đó chúng ta có thể nói là qua việc thật sự nối kết chúng ta một cách chặt chẽ về mặt kinh tế, thương mại, chính trị, chúng ta đánh đi một tín hiệu để các đồng minh cũng như các địch thủ của chúng ta biết rõ là chúng ta thật sự đoàn kết với nhau. Vì vậy, TPP là một bộ phận chiến lược then chốt trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ”. Với ý đồ này, phải chăng Brad Glosserman muốn chuyển hoá Hiệp định Tự do Thương mại -TPP- thành một Hiệp Định Liên Minh Quân Sự Quốc Phòng Hỗ Tương giữa Mỹ và các quốc gia thành viên TPP?
Tiến xa hơn nữa, Glosserman xác quyết: “Dự luật Xúc tiến thương mại -TPA- nếu được Quốc Hội thông qua sẽ để cho Tổng thống thương thuyết hiệp định thương mại mà Quốc Hội chỉ được quyền chấp thuận  hoặc bác bỏ chứ không thương thuyết lại các điều khoản của TPP.” Brad Glosserman rõ là một chiến sĩ ngoan cường bảo vệ những điều khoản của TPP do Mỹ đề xuất mà các thành viên TPP đã từng tố giác đó là những điều khoản với tiêu chuẩn kép nhằm đem lại lợi nhuận cho nước Mỹ nhiều hơn…   
Như vậy với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter, TPP là một bộ phận quan trọng trong chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ. Đối với Brad Glosserman, Giám đốc Diễn Đàn Thái Bình Dương của Mỹ, TPP là một bộ phận then chốt trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.  Phải chăng, TPP là mộtSiêu Sức Mạnh Mềm của chính phủ Mỹ trong hiện tại?
Mỗi khi đề cập đến vấn đề TPP mà không nói đến mối tương quan giữa Việt Nam với TPP sẽ là một thiếu sót lớn của chúng ta, của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ngay cả Tổng thống Obama, hôm 12-05-2015 đã nhắc tới Việt Nam khi ông đề cập đến vấn đề TPP. Tại công ty Nike ở tiểu bang Oregon hôm 8-5-2015, Tổng thống Obama nói rằng thỏa thuận đang được bàn thảo Việt Nam “sẽ là lần đầu tiên phải nâng cao các tiêu chuẩn lao động- Phải đặt ra lương tối thiểu- Phải thông qua các luật liên quan đến nơi làm việc để bảo vệ công nhân…”. Tổng thống Obama cho rằng Việt Nam hay bất cứ một nước nào muốn tham gia TPP mà không đáp ứng các yêu cầu trên, họ sẽ đối mặt với các hệ quả. Hôm 10-4-2015, một nhà ngoại giao Mỹ nói tại Hà Nội rằng VN đã cho thấy có tiến bộ về nhân quyền, nhưng cần phải chứng tỏ cam kết mạnh hơn nữa để lấy lòng các nhà lập pháp Mỹ. Tom Malinowski, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định VN phải có một số bước cải thiện nhân quyền mới nói đến chuyên Hà Nội có thể gia nhập TPP. Malinowski nhìn nhận rằng TPP là đòn bẫy để cải thiện nhân quyền tại VN. Tiến bộ nhân quyền là chìa khóa chính để VN gia nhập TPP.   
Trong hiện tình của TPP, thật khó trả lời nếu có ai hỏi rằng TPP bây giờ đang ở đâu? Hình dáng nó như thế nào? Có điều chắc chắn TPP hiện giờ đang nằm trên bàn thảo luận của Hạ Viện Hoa Kỳ. Việc Hạ Viện Mỹ có chịu thông qua dự luật xúc tiến thương thuyết mậu dich –Trade Promotion Authority– vẫn còn là câu hỏi?
Ấy vậy mà Chính phủ Mỹ vẫn sử dụng TPP để làm áp lực ở một số quốc gia yếu hơn khi họ muốn được gia nhập TPP. Với Chính sách “chưa đổ ông Nghè đã đe hàng Tổng” liệu chính phủ Mỹ có khả năng kết thúc vòng đàm phán gia nhập TPP đúng hạn kỳ theo ý muốn của Tổng thống Obama-cuối năm 2015?./.   

Đào Như

http://www.diendantheky.net/2015/05/ao-nhu-tpp-sieu-suc-manh-mem-cua-my.html

 

______________________

 

Hoa Kỳ và mặt trái của lá bài TPP

tpp

Từ năm 2008 đến nay, các quốc gia thuộc khu vực Á Châu – Thái Bình Dương đã phải đương đầu rất vất vã với các biện pháp mà Hoa Kỳ muốn áp đặt trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt TPP) để “xoay trục” nền kinh tế Mỹ qua vùng này. Những sự bất đồng nhiều khi rất căng thẳng, tưởng chừng như bế tắc. Trong mấy tuần qua, Tổng Thống Obama đã phải xin Quốc Hội thông qua đạo luật về “Thẩm quyền Xúc tiến Mậu dịch” (Trade Promotion Authority – TPA) để Hành Pháp có thể nhanh chóng hoàn tất đàm phán về các thỏa thuận thương mại lớn, trong đó có Hiệp định TPP. Chưa biết Quốc Hội có chịu thông qua hay không.

Viết về TPP không phải là chuyện dễ vì đây là một hiệp ước thương mại vượt ra ngoài khuôn khổ của những hiệp ước thương mại tự do thông thường, nội dung của hiệp ước và các cuộc tranh luận đều được giấu kín vì sợ các phản ứng bất lợi, các tin tức được tiết lộ chắc chắn là không đầy đủ, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng tóm lược để những người quan tâm có một cái nhìn tổng quát về hiệp ước quan trọng này.

CHÍNH TRỊ LÀ “NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY”!

Đa số người Việt đấu tranh biết rất ít về TPP nên tin rằng TPP là một chiếc đũa thần, có thể dùng để buộc Đảng CSVN phải thay đổi chế độ. Hôm 15.5.2015, ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, vừa trở về từ Hà Nội sau khi tham dự vòng đối thoại về nhân quyền thường niên Mỹ – Việt diễn ra tại Hà Nội hôm 7/5, đã nói với báo chí rằng Việt Nam phải cải thiện hơn nữa vấn đề nhân quyền, nếu Việt Nam muốn tham gia Hiệp định TPP. Ông cho biết: «Tôi đã để lại cho chính phủ Việt Nam một thông điệp rõ ràng là: Những gì họ sẽ làm trên hồ sơ này (nhân quyền), đặc biệt trong những tuần tới, sẽ có tác động rất lớn đối với viễn ảnh cho TPP». Nghe những lời tuyên bố này, các nhà đấu tranh trong và ngoài nước đều vỗ tay reo vang!

Người Việt đấu tranh ở hải ngoại, đa số đã từng chiến đấu với Mỹ 20 năm và sống trên đất Mỹ 40 năm, nhưng vẫn chưa nhận ra rằng đối với Mỹ, dân chủ và nhân quyên chỉ là chiêu bài.

Năm 1972, Mỹ đem miền Nam bán cho Trung Quốc; ngày 4.2.1994 Tổng Thống Clinton quyết định bãi bỏ cấm vận cho Việt Nam; ngày 11.7.1995 Tổng Thống Clinton tuyên bố bình thường hóa bang giao với Việt Nam và ngày 13.7.2000 Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA); ngày 20.12.2006 Tổng thống Bush ký thông qua việc trao Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam; ngày 11.7.2007 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO); ngày 25.7.2015 Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Trương Tấn Sang ra tuyên bố thành lập đối tác toàn diện giữa hai nước, v.v…, những lúc đó Việt Nam làm gì có dân chủ và nhân quyền? Hà Nội thừa biết như vậy nên rất tận tình ủng hộ TPP và không “ke” các ông Mỹ nói gì.

Từ tháng 8 năm 1988, Hoa Kỳ đã hợp tác với Việt Nam để tìm người Mỹ mất tích (MIA) trong chiến tranh Việt Nam, nhưng đàng sau MIA là nói chuyện bãi bỏ cấm vận và thiết lập bang giao giữa hai nước. Ông Thiệu không biết gì về chính trị nên nói rằng nếu ông có quyền ông sẽ giải quyết chuyện đó trong một thời gian ngắn, Kissinger phải bảo ông ta im đi. Đàng sau chuyến đi Hà Nội của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski vừa qua, bên ngoài là nói về nhân quyền nhưng đàng sau có thể bàn về bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và chắc chắn đã bàn về Hiệp Định TTP, yêu cầu Việt Nam chấp nhận những điều khoản do Mỹ áp đặt để Hiệp Định này được thông qua nhanh. Trong cuộc phỏng vấn của BBC ngày 18.5.2015, ông Tom Malinowski cho biết cuộc họp có đại diện của Bộ Ngoại Giao, Đại diện Thương Mại Mỹ, USAIDS và Tòa Bạch Ốc. Phái đoàn đã đề cập đến “một trong những điều quan trọng nhất, là tiêu chuẩn về lao động và quyền tự do lập hội. Đó là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các nước muốn tham gia TPP, và cũng là một phần trong cuộc thương thảo của chúng tôi với chính phủ Việt Nam.”

Như chúng ta đã biết, cho đến nay “tiêu chuẩn về lao động và quyền tự do lập hội” mà Hoa Kỳ muốn áp đặt trong TPP vẫn chưa được tất cả các quốc gia hội viên đồng ý vì cho rằng tiêu chuẩn này sẽ làm tăng giá các sản phẩm trong nước của họ lên, gây khó khăn cho việc cạnh tranh.
Mỹ có thể xúi Ukraina “ăn cứt gà” được, nhưng khó xúi Đảng CSVN vì đảng này thuộc loại cáo già. Trong thời gian qua, Hà Nội đã hoan hô Hiệp Định TPP cả tay lẫn chân, nhưng sau khi vào TPP rồi Việt Nam sẽ dùng những trò ma mãnh cũ để trục lợi như sau khi ký hiệp ước thương mại tự do (FTA) với Mỹ và tham gia WTO.

Chính trị là “Nói vậy mà không phải vậy” nên phải nhìn vào mặt trái đàng sau.

SỰ HÌNH THÀNH CỦA HIỆP ĐỊNH TPP

Hiệp Định TTP lúc đầu do Singapore, New Zealand và Chile xây dựng năm 2003 như một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2005 có thêm Brunei tham gia, nên được gọi là P4. Hiệp Định được P4 ký kết vào ngày 3.6.2005 và có hiệu lực ngày 28.5.2006.

Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Tiếp theo là Úc, Peru (2008), Malaysia, Việt Nam (2010) Canada, Mexico (2012) và Nhật (2014). Như vậy đến nay đã có 12 nước tham gia TPP.

Người ta cho rằng khu vực ký kết hiệp định TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. Nhưng vấn đề không giản dị.

VẤN ĐỀ NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH TPP

Hiện nay, trên thế giới đã có hai hình thức mậu dịch quốc tế căn bản, đó là Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO). Hiệp định FTA là hiệp định được ký kết giữa hai hoặc nhiều quốc gia, theo đó các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do (Free Trade Area). Theo thống kê của WTO hiện nay đã có hơn 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Còn WTO được thành lập và hoạt động từ 1.1.1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tính đến ngày 26.6.2014, tổ chức này có 160 thành viên.

Hiệp Định TPP được 4 nước sáng lập ký kết ngày 3.6.2005 là một hiệp ước được soạn theo mô thức Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã nói ở trên. Nhưng sau khi tham gia, Hoa Kỳ không chấp nhận mô thức này mà đưa ra một mô thức mới để Hoa Kỳ có thể xâm nhập được vào vùng Á Châu – Thái Bình Dương, trong đó có những điều khoản vượt ra ngoài khuôn khổ của một hiệp ước thương mại thông thường. Tại sao Hoa Kỳ phải làm như vậy? Vì đạo luật Thẩm quyền Xúc Tiến Mậu Địch (Trade Promotion Authority) nói rất rõ chính sách của Hoa Kỳ là “loại bỏ các rào cản trên các thị trường ngoại quốc và thành lập các quy tắc để ngăn chặn thương mại không công bằng.” (eliminating barriers in foreign markets and establishing rules to stop unfair trade). Ngày 14.11.2009, Tổng Thống Obama tuyên bố Mỹ tham gia Hiệp Định TPP “với mục tiêu định hình một thỏa thuận khu vực rộng mở với tiêu chuẩn xứng tầm một hiệp định thương mại của thế kỷ 21.”

Hiện nay Mỹ đã có quan hệ ngoại thương lớn nhất với Âu Châu rồi đến Trung Quốc, Canada và Nhật, nhưng Mỹ chưa xâm nhập được vào nhiều nước đang nằm trong khu vực Á Châu – Thái Bình Dương và cho rằng tại các nước này có nhiều luật lệ bảo vệ mậu dịch và không công bằng. Do đó, Mỹ phải đưa vào TPP những quy định nhắm phá vỡ những trở ngại đó. Nếu chấp nhận những quy định này, quyền lợi của nhiều nước sẽ bị thiệt hại rất lớn, nên đa số đã đối kháng lại. Chỉ có Hà Nội quyết định “ngậm miệng ăn tiền”.

Nội dung dự thảo Hiệp Định TPP bao gồm 29 đề mục, có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (dịch vụ tài chính sẽ được đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài ra, còn có một chương về hợp tác và 2 văn kiện đi kèm về hợp tác môi trường và hợp tác lao động. Đây là những vấn đề đã gây ra nhiều tranh cãi trong suốt 7 năm qua, qua 23 vòng đàm phán, nhưng chưa đi tới đâu, vì nhiều lý do.

NHỮNG VẤN ĐỀ GÂY NHIỀU TRANH CÃI

Vì các vấn đề nêu ra trong dự thảo Hiệp Định TPP thuộc nhiều lãnh vực khác nhau và rất phức tạp, nên mỗi phái đoàn khi đi dự họp phải đem theo một số rất đông chuyên viên. Tổng số chuyên viên tham dự các vòng đàm phán thường từ 400 đến 700 người, nên sự tiết lộ rất khó tránh khỏi. Có nhiều vấn đề do chính các trưởng phái đoàn bí mật tiết lộ ra để tạo áp lực của công luận.

Điều khoản đầu tiên là phải hủy bỏ 90% thuế quan trên các hàng hóa nhập cảng (sau đó sẽ bỏ hết) và định số (quota) nhập cảng, trong khi nhiều nước trong vùng đang đánh thuế quan đến 200% trên một số mặt hàng để bảo vệ kỹ nghệ trong nước hay tránh phung phí ngoại tệ. Dự thảo chương về Lao Động là căng thẳng nhất, nó bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm và có cách hiểu khác nhau giữa các nước như quyền lập hội, quyền can thiệp vào các trường hợp xử dụng lao động trẻ em, quyền can thiệp của Nhà nước vào các tranh chấp lao động, mức lương tối thiểu… Đây là các biện pháp nhắm đưa giá thành của các sản phẩm trong vùng lên cao tương đương giá thành của Mỹ, giúp Mỹ dễ cạnh tranh hơn. Một chương khác gây tranh luận không kém là chương về Môi Trường, một vấn đề thường nằm ngoài các hiệp ước thương mại, như bảo vệ đại dương, cá, động vật hoang dã và rừng, thương mại và biến đổi khí hậu, hàng hóa và dịch vụ môi trường…. Một vấn đề quan trọng về pháp lý cũng được đặt ra: Hiện nay, có nhiều nước trong vùng đã ký những hiệp ước về thương mại tự do (FTA) với nhau như hiệp ước giữa các nước ASEAN (AFTA), hiệp ước giữa Trung Quốc và ASEAN (ACFTA), Khu vực Mậu dịch Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA)… Vậy khi những quy định giữa TPP và các hiệp ước này có những sự khác biệt, sẽ thi hành theo văn kiện nào?

Trên đây chỉ là vài thí dụ cụ thể, còn nhiều vấn đề khác đang được tranh luận. Tính lại, trong 7 năm qua 23 vòng đàm phán, các bên mới chỉ thỏa thuận được 15 trong 29 vấn đề đã được đưa ra.

GẶP RẮC RỐI TẠI QUỐC HỘI MỸ

Đạo luật Mậu Địch 1974 (Trade Act of 1974) quy định rằng khi đàm phán về các hiệp ước thương mại, ngành hành pháp phải tham khảo ý kiến với các ủy ban Quốc Hội có liên quan và phải thông báo cho Quốc hội 90 ngày trước khi ký kết một thỏa ước. Luật cũng lập ra “thẩm quyền thương thuyết nhanh” (fast track negotiating authority) hay “thẩm quyền xúc tiến mậu dịch” (trade promotion authority – TPA): Khi hiệp ước được đưa ra trước Quốc Hội để xin phê chuẩn, Quốc Hội chỉ có thể hoặc chấp thuận hoặc bác bỏ toàn bộ, chứ không được tu chính hay ngăn trở việc thông qua (filibuster). Đạo luật này đã được tái tục nhiều lần và có hiệu lực đến 1.7.2007. Nay Tổng Thống Obama phải xin tái tục để thông qua các hiệp định thương mại lớn, trong đó có TPP và đã đệ nạp dự luật TPA tại Quốc Hội.

Nhân cơ hội này, nhiều nghị sĩ và dân biểu đã lên tiếng chỉ trích Hiệp Định TPP, chẳng hạn như bà Nghị sĩ Elizabeth Warren thuộc bang Massachusetts cho rằng “Obama đang nói dối sự thật về TPP”. Phe đảng Dân Chủ yêu cầu phải có một loạt biện pháp đi kèm với TPA như kiểm soát việc can thiệp vào tỷ giá, có điều khoản hỗ trợ người lao động bị mất việc do toàn cầu hoá, thắt chặt luật về chống lao động trẻ em, tăng các biện pháp chế tài đối với các hành vi thương mại không bình đẳng… Nhưng phe đảng Cộng Hòa không muốn gắn TPA với việc mở rộng các điều khoản hỗ trợ cho công nhân mất việc vì toàn cầu hoá. Có hai nhóm áp lực có thế lực ở Quốc Hội Hoa Kỳ hiện nay thì nhóm Phòng Thương Mại cổ võ cho TPP còn nhóm Nghiệp đoàn Lao động Liên bang và các Tổ chức Công nghiệp Mỹ chống lại.

Hôm 12.5.2015 Thượng Viện Mỹ đã bác bỏ dự luật TPA của Tổng Thống Obama nhưng hôm 14.5.2015 lại thông qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng TPA sẽ gặp nhiều khó khăn khi được đưa ra trước Hạ Viện, tại đây cần phải có ít nhất 218 phiếu thuận.

CUỘC CHIẾN ĐANG TIẾP TỤC

Tổng Thống Obama tin rằng vòng đàm phán về Hiệp Định TPP thứ 20 diễn ra tại Singapore từ 6 đến 10.12.2014 sẽ kết thúc tốt đẹp, nhưng kết quả mong đợi đã không đạt được. Ông Michael Froman, Đại diện Thương mại Mỹ nói: “Trong suốt vòng đàm phán này, chúng tôi đã nhận diện được “những bãi đáp” tiềm năng cho phần lớn các vấn đề còn vướng mắc. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán một cách linh hoạt để giải quyết rốt ráo vấn đề câu chữ, cũng như các vấn đề về tiếp cận thị trường”.

Vòng đàm pháp thứ 21 đã họp tại New York ngày 26.1.2015 và vòng đàm phán thứ 22 tại Hawaii từ 9 đến 15.3.2015 nhưng không tin tức nào được tiết lộ. Vòng đàm phán thứ 23 đang họp tại đảo Guam từ 8.5.2015.

Hiện nay, Hiệp Định TPP chưa có sự tham gia của hai nước lớn nhất trong vùng là Trung Quốc và Indonesia. Nam Hàn, Philippines, Thái Lan, Đông Timor, Colombia, và Ecuador cũng chưa tham gia. Trong một cuộc họp của diễn đàn APEC tại Indonesia vào tháng 10 năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ thiết lập một khuôn khổ hợp tác khu vực xuyên Thái Bình Dương «có lợi cho tất các các bên», đó là «Hiệp định Tự do Mậu dịch Châu Á-Thái Bình Dương ( FTAAP )». Theo một viên chức bộ Thương mại Trung Quốc, đề nghị này đã được nhiều nước thành viên diễn đàn APEC đón nhận «rất tích cực».

Mặc dầu Hiệp Định TPP chưa đi tới đâu, vào tháng 3/2013 Tổng Thống Obama đã đề nghị các nước Âu Châu hình thành Hiệp định Đối tác Mậu dịch và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership –TTIP) dựa theo Hiệp Định TPP.

Để thúc đẩy 11 nước thành viên của Hiệp Định TPP mau kết thúc hiệp định này, hôm 8.5.2015, tại trụ sở công ty sản xuất dày Nike ở Portland, Oregon, Tổng thống Obama đã dọa: “Nếu Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng”. Tuy nhiên, chẳng nước thành viên nào “ke” lời đe dọa của ông!

Ngày 20.5.2015

Lữ Giang

(Tác giả gửi đăng)

http://www.danchimviet.info/archives/95987/hoa-ky-va-mat-trai-cua-la-bai-tpp/2015/05

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Đội lốt

Posted by hoangtran204 trên 27/05/2015

Đội lốt

Tra từ điển trên mạng, đội lốt được định nghĩa là vỏ bên ngoài giả trá để lừa dối.

Tôi sẽ kể cho các bạn 6 câu chuyện về đội lốt.

Câu chuyện thứ nhất : Vào khoảng giữa tháng 4 năm 2013, khi tôi đi công tác tại Châu Âu, lúc đang đứng chờ tại sân bay Charles De Gaulle-Paris, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng chào từ phía sau : Chào anh Hùng, anh đi công tác à. Tôi quay lại, thấy một thầy tu mặc áo cà sa nâu, vấn qua đầu một cái xà cột cũng mầu nâu. Lúc đó, bộ nhớ trong đầu tôi làm việc một cách khẩn trương để nhớ ra xem mình có quen biết ai, đã xuống tóc đi tu hay không ? Do cái óc phải làm việc liên tục nên câu chuyện qua lại tôi không thể nào nhớ nỗi nữa, chỉ còn nhớ là « thầy tu » đó cũng đang đi dự hội nghị về tôn giáo tại châu Âu. Khi ngồi trên máy bay tôi mới chợt tỉnh ra : thôi chết rồi, « anh ấy » ở bên an ninh mà mình đã từng quen hoặc là từ thời ở Bỉ, hoặc là thời làm ở trong nước giữa các Bộ với nhau.

Câu chuyện thứ hai : Vào đầu tháng 3 năm 2013, tôi đỗ cái xe ô tô của tôi ở cổng Bộ Ngoại giao, trước vườn hoa Kính Thiên, bị công an phường Quan Thánh cẩu đi mất, hề hề do đậu dưới lòng đường. Khi tôi ra, gặp một anh xe ôm đứng ở góc ngã năm đó : Xe của chú à, họ chờ mãi không thấy ai nhận, họ cẩu đi rồi. Anh vanh vách cho biết có thể xe của chú đã bị cẩu đến đây đến đây, thế là anh đưa tôi cái mũ bảo hiểm, nói ngồi lên cháu chở chú đi tìm. Điều làm tôi ngạc nhiên là anh rất tự tin trước các trạm công an kiểm tra giao thông trên đường, thậm chí anh còn đưa tôi phi lên vỉa hè trước mặt các anh công an để hỏi thông tin. Tôi nhớ anh còn dặn chú ngồi chờ đây, cháu vào hỏi đồn trưởng xem sao. Tôi đã lấy được xe ra ngay trong ngày hôm đó, phần là do anh xe ôm rất đặc biệt này. Sau tôi nhận thấy anh không bao giờ bị đuổi đi nơi khác, khi mà anh « hành nghề » ở một vị trí rất không cần xe ôm này.

Câu chuyện thứ ba : Nhìn hình nữ tu sĩ đi trong đoàn diễu hành 30/4, tôi lại nhớ đến chị ấy. Tôi nhớ mang máng chị ấy tên là Hoa. Chị sang Genève mỗi dịp có hội nghị về nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc. Chị là người gốc dân tộc, nhưng chắc Kinh hóa đã từ lâu, vì chị tán phét cũng kinh khủng lắm, mỗi khi có dịp liên hoan tại Phái đoàn. Hình như chị làm ở Ban Dân tộc Trung ương. Mỗi khi ra Hội nghị thì chị lại trút bỏ quần tây, áo veste, mặc vào một bộ đồ dân tộc hoành tráng mà ai cũng phải trầm trồ khen. Chị đến Hội nghị với tư cách đoàn xã hội dân sự đại diện cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Câu chuyện thứ tư : Ở những nước khác, ta thường hay nghe kể những câu chuyện  về bọn lưu manh, côn đồ giả danh công an để lừa đảo, ức hiếp, trấn lột. Duy chỉ có ở Việt Nam, lại có chuyện ngược đời và hèn hạ, công an đội lốt côn đồ để khủng bố dân thường. Tôi nhường cho bạn đọc liệt kê các vụ việc, vì bản thân tôi không thể kể xiết được hết, tôi chỉ nêu trong câu chuyện thứ tư này,  trường hợp đê hèn gần đây nhất mà công an đã « dành » cho cậu thanh niên Gió Lang Thang : «  lúc 7h45 ngày 22/4/2015,  tại đường Cổ Linh, Long Biên, khi đang trên đường đi mua sữa cho con. Trịnh Anh Tuấn,  Facebook Gió Lang Thang bị tấn công bởi 3 tên côn đồ. Tuấn bị khâu 10 mũi ở đầu, ngón út và áp út,  bàn tay trái bị dập xưong, khắp người bị sây xước. Được biết những tên côn đồ này thường xuyên rình rập trước cửa nhà của Tuấn hàng tháng trời,  từ khi việc chính quyền Hà Nội có dự án chặt hạ cây xanh. Tuấn là 1 trong các admin của group Vì Một Hà Nội Xanh. Sự việc Tuấn bị đánh có thể là sự trả thù của chính quyền sau những cuộc tuần hành Vì Cây Xanh diễn ra vừa qua».

Câu chuyện thứ năm : Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, được thành lập năm 1966, tại đâu đó ở Miền Bắc Việt Nam. Tôi vẫn còn nhớ, đầu những năm 1980, tôi bắt đầu đi làm tại Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại giao, trong câu chuyện của các cô, chú lớn tuổi lúc đó, nhiều cô chú nói làm ở Bộ Ngoại giao Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, hình như gọi là CP72 gì đó, có một bộ phận nằm ở Chùa Bộc, Giảng Võ – Hà nội.

Nói đến Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, đảng « ta » rất kiêu hãnh gọi đây là sự sáng suốt, tài tình trong cuộc đấu tranh trên ba mặt trận chống Mỹ, Ngụy xâm lược,  để giải phóng miền nam.

Câu chuyện thứ sáu : Đó là câu chuyện Hồ Quang – Hồ Chí Minh đội lốt Nguyễn Ái Quốc, đánh lừa cả một dân tộc, trong gần một thế kỷ. Nó nên được ghi vào kỷ lục guinness về tội ác với nhân loại.

Đối với nhiều người Việt vẫn còn nghi nghi hoặc hoặc về câu chuyện đội lốt này, nhưng trong tôi có một niềm tin, đó là sự thật. Bởi vì, ngay từ bé tôi đã có một số thắc mắc về bí ẩn của ông Hồ. Năm 1969, ông Hồ mất, tôi mới có 8 tuổi, nhưng tôi đã thắc mắc với bố tôi là tại sao bác Hồ lại trích được ông Đỗ Phủ, đời nhà Đường trong di chúc. Ý tôi muốn thắc mắc với bố tôi là một người Việt Nam mà lại nhắc đến câu nói không phải của một vĩ nhân Việt Nam mà lại của một vĩ nhân Trung Quốc, mà lại không phải đương thời mà lại tít tận những đời nào rồi. Bố tôi trả lời bác Hồ của mình thông thái lắm con ạ. Tôi đã tin xái cổ và lúc đó ai ai cũng tin như vậy.

Lúc đó, nhà tôi có treo một bức ảnh ông Hồ ngồi trên bộ bàn ghế mây, tay ông cầm cây bút. Tôi thắc mắc với bố là bác Hồ cầm bút như là viết chữ Nho ấy. Trong đầu tôi, cầm bút kiểu ấy làm sao mà viết được. Bố tôi trả lời chụp ảnh ấy mà con. Rồi mọi người bỏ qua thắc mắc ấy, nhưng tôi thì chẳng bao giờ quên được.

Lúc đi học, khi học đến « bàn đá chông chênh dịch sử đảng », thì tôi còn nhớ cô giáo dậy văn trả lời rất qua loa chỗ này. Cho đến bây giờ thì tôi mới ngộ ra rằng cô giáo cũng chả biết mà giải thích ra làm sao. Mọi người tự đồng ý với mình như thế là để cho câu thơ nó vần, hoặc là sai chính tả lịch sử đảng chứ không phải là dịch sử đảng.

Đến đây, tôi xin kết thúc 6 câu chuyện về đội lốt.

Tôi chỉ xin kết luận là : 5 câu chuyện đột lốt đầu tiên thì đều là do chủ trương của đảng  và đều giành được những « thắng lợi huy hoàng ». Câu chuyện đội lốt cuối cùng là tác phẩm cá nhân, nhưng đảng rất cần.

Xin hết chuyện.

Đặng Xương Hùng

Thụy sĩ, đêm 30/4/2015

 

Về một số chi tiết trong bài Đội lốt

Ở câu chuyện thứ năm, nói về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, có những chi tiết chưa chính xác mà một số bạn đọc đã chỉ ra. Tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn đọc đó và xin nói thêm, tôi viết bài này trong vòng hai tiếng đồng hồ trong đêm 30/4/2015, với trí nhớ và ký ức, nhất lại là những ký ức đã từ rất lâu, không thể không tránh khỏi những chi tiết chưa chính xác.

Tôi thiết nghĩ rằng, khi viết về đội lốt thì dù Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam có thành lập vào năm nào, ở đâu điều đó không quá quan trọng vì nó thành lập lúc nào ở đâu đều do là sự trình diễn của đảng. Tôi thích viết lại thế này : Mặt trận đã được thành lập vào năm mà đảng cộng sản quyết tâm bằng mọi cách “giải phóng miền Nam”. Họ phải dựng lên một lực lượng chính trị đối chọi với Việt Nam Cộng Hòa. Còn Mặt trận được thành lập ở đâu, tôi cho rằng nó được thành lập trên bàn giấy tại Văn phòng Trung ương Đảng.

Ở câu chuyện thứ sáu, về ông Hồ Chí Minh, một số bạn đọc còn hoài nghi về sự thật ông có phải là người Trung quốc hay không ? Tôi thiết nghĩ rằng, việc chứng minh ông Hồ là người Trung Quốc là đỡ đòn phần nào cho ông ấy, chứ nếu ông là người Việt Nam chính cống, tội ông còn nặng hơn nhiều.

Đặng Xương Hùng (2/5/2015)

Tượng đài “Chiến thắng”: Phật bà đã phải bỏ chạy khỏi Tòa sen.
Hình ảnh chụp cách đây khá lâu trên đường Trường sơn, con đường mang tên “bác vĩ đại”

JB Nguyễn Hữu Vinh's photo.

Nguon: fb JBnguyenhuuvinh

https://m.facebook.com/notes/dang-xuong-hung/đội-lốt/10205455571102193/

Nguyen Thanh Binh:

Các công ty xuât khẩu lao động cần lưu ý :
– Tuyệt đối không tuyển mộ lao động phụ bếp dưới tàu viễn dương.!
Trong lich sử đã xảy ra trường hợp đáng tiếc :
– Một thanh niên người Nghệ An, không rõ danh tính (vì có quá nhiều nick name), nhân thân mờ ám ( không có CMND, hộ khẩu và sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nơi cư trú) đã lẻn xuống tàu viễn dương, xuất khẩu lao động mà không tốn đồng tiền cò nào, trốn sang Pháp làm oshin, thay vì yên tâm lao động, có thu nhập gửi về cho bố mẹ, lại tụ tập hội kín … sau nhiều năm, lẻn về nước, nghe theo một lão người Trung Quốc, béo mập, có nốt ruồi to, xúi bậy, làm lung tung hết cả.!
Để tránh những phiền phức không đáng trong tuong lai, tuyêt đối không xuất khẩu nam thanh niên phụ bếp.!

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Nhà báo Trương Duy Nhất vừa mãn hạn tù (26-5-2015)

Posted by hoangtran204 trên 27/05/2015

FB Trương Huy San

26-05-2015

Sân bay Vinh. Nguồn: FB Trương Huy San

Giờ này, Trương Duy Nhất đã ở trên máy bay để về Đà Nẵng. An ninh tiễn anh ra tận sân bay, giờ chót mới xuất vé. Tôi không hiểu tại sao người ta sợ anh đến thế:

Đón anh chỉ có 4 người phụ nữ – vợ, Cao Thị Xuân Phượng, con gái, Trương Thục Đoan, và hai mẹ con người bạn lâu năm – và tôi (có việc đi qua Nghệ An, rất muốn anh nhìn thấy một người bạn trong giờ phút tự do).

Khi tới trại, 6:30, trực ban cho chị Phượng biết 9:00 anh Nhất sẽ ra. Thế nhưng, 8:00 thì anh Nhất bị áp tải bởi 8 người mặc thường phục và 2 người cảnh phục trên một xe 12 chỗ. Hơn chục công an xã lập tức lao theo. Nhất nhao ra gọi vợ con thì bị khoá tay, ghì xuống.

Thay vì nhẹ nhàng bước ra cổng nhà tù, Trương Duy Nhất bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4km.

Từ Thanh Chương, Trương Duy Nhất phải về Đà Nẵng ngay để chịu tang bà nội vợ. Anh bị bắt chỉ vì muốn có Một Góc Nhìn khác, đã rất kiên cường trong tù, nhưng vừa lên xe, anh nói: Tôi có sau lưng 3 người anh hùng là mẹ, vợ và con gái.

Không có một cái ôm chờ đợi, hơn 20 kẻ mặc thường phục chĩa camera vào cuộc hội ngộ sau hai năm của hai vợ chồng một nhà báo chỉ mong đất nước tốt đẹp. Nguồn: FB Trương Huy San

____

Dân Luận

Chính quyền thả nhà báo Trương Duy Nhất một cách lén lút

Châu Văn Thi

26-05-2015

DL – Hôm nay ngày 26/5/2015, nhà báo Trương Duy Nhất mãn hạn tù sau hai năm thụ án vì điều 258 BLHS, do anh đã đăng tải những bài viết “trái” với quan điểm của chính quyền Việt Nam. Bạn bè và người thân của Trương Duy Nhất đón anh ở cổng trại, tuy nhiên phía công an trại giam đã chở anh ra đường Hồ Chí Minh cách cổng trại khoảng bốn cây số và bỏ anh xuống, theo nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho biết.

Những hình ảnh từ Facebook nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho thấy Trương Duy Nhất vẫn mặc chiếc áo mà đúng 2 năm trước khi bị bắt giữ anh đã mặc, còn chiếc quần có đóng dấu “Phạm Nhân”. Sau khi bị thả ra một cách lén lút, anh Nhất đã phản ứng gay gắt trước việc làm này.

Nhà báo Trương Duy Nhất nguyên là phóng viên Báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1987 đến 1995; từ năm 1995 đến 2011 là phóng viên Báo Đại đoàn kết. Từ 2011 đến ngày bị bắt nghỉ làm báo và viết Blog (www.truongduynhat.vn)với slogan là Góc Nhìn Khác.

Ngày 26/5/2013, Trương Duy Nhất bị bắt vì đã cho đăng tải các bài viết mà chính quyền cho rằng “nội dung không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lồi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”.

Trong phiên toà 5 tiếng đồng hồ diễn ra vào ngày 4/3/2014 tại Đà Nẵng, Trương Duy Nhất bị kết án 2 năm tù giam.

Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã kêu gọi trả tự do cho nhà báo, blogger Trương Duy Nhất nhưng đáp lại là sự im lặng của chính quyền Việt Nam.

Hiện nay, theo nhà văn Phạm Xuân Nguyên, anh Nhất đang cùng vợ con về lại thành phố Vinh và sẽ bay chuyến 11h về Đà Nẵng, cho kịp chịu tang bà nội bên vợ.

Một số hình ảnh về Trương Duy Nhất:

H1

Những giờ phút tự do đầu tiên của Trương Duy Nhất sau 2 năm ngồi tù. Anh mặc chiếc quần đóng dấu phạm nhân. Nguồn: Nhà văn Phạm Xuân Nguyên

Nguon. https://anhbasam.wordpress.com/2015/05/26/3948-nha-bao-truong-duy-nhat-vua-man-han-tu/#more-147699

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Nên hay không nên cho CSVN vào TPP?

Posted by hoangtran204 trên 22/05/2015

Nên hay không nên cho CSVN vào TPP?

Nguyễn Chính Kết

18-5-2015

 

quytacxuatxutrongtpp

Cách đây 20 năm, khi Hoa Kỳ muốn bình thường hóa quan hệ với CSVN và bãi bỏ lệnh cấm vận, rất nhiều người Việt trong và ngoài nước không đồng ý.

Nhưng thử đặt ngược lại vấn đề: giả sử Hoa Kỳ tiếp tục lệnh cấm vận CSVN đến ngày nay, thì trong 20 năm qua, vấn đề nhân quyền sẽ tệ hơn hay tốt hơn tại Việt Nam?

Và những vận động chính giới tại hải ngoại yêu cầu Hoa Kỳ và các nước dân chủ áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền có thực hiện được không? và thực hiện thì kết quả được bao nhiêu? Có kết quả bằng hiện nay không?

Làm sao Hoa Kỳ có thể áp lực CSVN khi mà giữa Hoa Kỳ và CSVN không hề có tương quan ngoại giao?

Và khi CSVN không có tương quan ngoại giao và thương mại với thế giới, nhất là với Hoa Kỳ, thì Trung cộng sẽ ảnh hưởng mạnh hơn trên CSVN hay sẽ yếu đi?

Đừng nghĩ rằng CSVN sẽ thay đổi bản chất tàn bạo hay sẽ tôn trọng nhân quyền hơn khi vào được TPP. Đó là một ảo tưởng. Nhưng chắc chắn khi CSVN vào được TPP, thì Hoa Kỳ và thế giới có thể áp lực CSVN nhiều hơn, và CSVN sẽ bớt lệ thuộc vào Trung cộng hơn… Và những nỗ lực vận động chính giới tại hải ngoại mới có hy vọng buộc CSVN phải chùn tay đàn áp? (“Chùn tay đàn áp” chứ không phải “tôn trọng nhân quyền”. CSVN không bao giờ chấp nhận tôn trọng nhân quyền, nhưng có thể buộc phải “chùn tay đàn áp” khi bị áp lực từ dân chúng và từ quốc tế). Điều này thuận lợi cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước hơn.

Theo Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam tại Việt Nam giống như một tảng cao-su, hễ nhấn vào thì nó lõm xuống. Nhưng hễ rút ra thì nó trở lại tình trạng cũ.

Vì thế, đừng bao giờ hy vọng CSVN vào được TPP thì sẽ tôn trọng nhân quyền hơn, mà hãy hy vọng rằng Hoa Kỳ và thế giới có khả năng áp lực CSVN về vấn đề nhân quyền nhiều hơn. Muốn CSVN chùn tay đàn áp nhân quyền, thì phải luôn luôn áp lực CSVN bằng mọi cách, không bao giờ nên ngừng nghỉ. Cho CSVN vào TPP để CSVN giao thương với thế giới thì thế giới có nhiều phương tiện để áp lực CSVN hơn.

Lòng hận thù CSVN là một động lực rất tốt cho cuộc đấu tranh. Nhưng để lòng hận thù lấn át lý trí, và đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn cuộc đấu tranh thì cũng rất bất lợi.

Cần phải thấy được cùng một lúc nhiều hậu quả xấu khi CSVN vào được TPP và không vào được TPP. Chúng ta cần phải so sánh những hậu quả ấy với nhau để biết được hậu quả nào xấu nhất, hậu quả nào xấu hơn, và sự khôn ngoan đòi buộc chúng ta phải chấp nhận hậu quả xấu nhỏ để tránh được hậu quả xấu lớn hơn.

Bị thôi miên bởi một hậu quả xấu khiến ta không thấy được hậu quá xấu lớn hơn, nên cố tránh hậu quả xấu nhỏ để rồi “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” thì thật là điều chẳng ai trong chúng ta mong muốn!

Chúng ta cần có viễn kiến khi nhìn mọi vấn đề!

Hiện nay, CSVN đang theo chính sách đu giây giữa Trung cộng và Hoa Kỳ. Đó là điều mà chúng ta không muốn, thậm chí không chấp nhận. Chúng ta muốn CSVN “thoát Trung”, bỏ hẳn Trung cộng và nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ. Đó là do chúng ta so sánh hiện trạng còn rất xấu bây giờ với tình trạng mà chúng ta mong muốn.

Nhưng cách đây 20 năm, khi CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung cộng và Liên Xô, thì phải nói rằng việc tạo được tình trạng CSVN đu giây giữa Trung cộng và Hoa Kỳ là một thắng lợi, nghĩa là khiến Trung cộng và Liên Xô không còn “độc quyền” ảnh hưởng trên CSVN nữa.

Chúng ta nên nhìn nhận tình trạng xấu hiện tại để tìm cách cải thiện nó, chứ đừng làm cho nó xấu hơn. Đừng đẩy CSVN trở lại vào thế hoàn toàn lệ thuộc vào Trung cộng, về kinh tế cũng như chính trị. Đừng bít đường cho việc CSVN giao thương với thế giới và Hoa Kỳ, khiến CSVN phải bám chặt vào Trung cộng nhiều hơn để tồn tại.

Houston, ngày 18/5/2015

© Nguyễn Chính Kết

© Đàn Chim Việt

http://www.danchimviet.info/archives/95925/nen-hay-khong-nen-cho-csvn-vao-tpp/2015/05

________________

Tại sao tôi “bỏ phiếu” ủng hộ Việt Nam vào TPP?

Luật Sư Nguyễn Văn Đài

10-5-2015

I/ Trước hết cần phải hiểu về bản chất và mục đích của TPP:

Chiến lược xoay trục của Mỹ về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm mục kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc về chính trị, quân sự, kinh tế và lãnh thổ. Bởi vậy Mỹ dựa vào 2 trụ cột chính để thực hiện chính sách xoay trục:
1/ Về quân sự: Mỹ sẽ chuyển dịch 60% lực lượng và thiết bị quân sự về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh hàng hải và răn đe Trung Quốc.
2/ Về kinh tế: Mỹ và Nhật Bản xây dựng TPP cùng 10 nước thành viên với mục đích từng bước hạn chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thuế xuất khẩu hàng hóa trong các nước TPP chỉ từ 0-5%, bởi vậy hàng hóa xuất khẩu của các nước thành viên vào Mỹ và Nhật sẽ có giá rẻ hơn hàng hóa từ Trung Quốc. Do vậy hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ, Nhật Bản và các nước thành viên khác của TPP sẽ giảm dần. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cũng vì thế mà sẽ suy yếu.

II/ Việt Nam vào TPP có lợi gì cho việc cải thiện nhân quyền và dân chủ hóa Việt Nam?

1/ Việt Nam không vào TPP miễn phí.

Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra các yêu cầu cụ thể về việc cải thiện nhân quyền, xây dựng pháp luật và nhà nước pháp quyền với phía Việt Nam. Và chỉ khi nào phía Việt Nam đáp ứng các yêu cầu căn bản của Hoa Kỳ thì khi đó việc đàm phán TPP giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới được kết thúc đàm phán. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đạt những thỏa thuận tốt nhất về nhân quyền cho Nhân dân Việt Nam.

2/ Việt Nam vào TPP sẽ giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.

Hiện tại kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc về cả xuất và nhập khẩu. Nhưng khi Việt Nam vào TPP, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh chóng, từ khoảng 20 tỷ USD hiện nay, có thể lên tới 40-70 tỷ USD trong vòng vài năm. Như vậy kinh tế Việt Nam sẽ giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc và phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Lúc đó Hoa Kỳ có nhiều sức mạnh hơn trong việc thúc đầy Việt Nam cải thiện nhân quyền, cũng như cải cách dân chủ.

III/ Không có TPP, Việt Nam sẽ như thế nào?

1/ Chế độ CS sẽ không bao giờ sụp đổ vì không có TPP.

Chúng ta đều biết rằng cộng sản sinh ra từ nghèo đói, lớn lên và trưởng thành trong chiến tranh. Họ đã từng chiến đấu chống lại các cường quốc trên thế giới. Họ chưa bao giờ bị khuất phục bởi nghèo đói, chiến tranh, bom đạn, áp lực từ bên ngoài.( Ví dụ điển hình là Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 và giai đoạn bị cấm vận 1975-1995, Bắc Hàn, Cu Ba hiện nay).
Không có TPP, cộng sản VN sẽ càng phụ thuộc vào Trung Quốc, và phụ thuộc một cách toàn diện. Ông Trương Tấn Sang trong một lần tiếp xúc cử chi tại Sài Gòn đã từng nói là Trung Quốc sẵn sàng cho VN vay 20 tỷ USD để cứu nguy kinh tế. Như vậy Trung Quốc sẽ không bao giờ để cộng sản Việt Nam sụp đổ.

2/ Không có TPP, tình trạng nhân quyền còn tồi tệ hơn.

Chắc chắn là như vậy, lúc đó cộng sản VN không có gì để mất, họ sẽ gia tăng đàn áp, thậm chí đàn áp khốc liệt hơn hiện nay. Có thể, họ hoàn toàn làm theo mệnh lệnh từ Bắc Kinh.

IV/ Buổi chiều ngày 6-5-2015, tôi có café với hai vị Dân biểu có quyền lực trong Quốc hội Hoa Kỳ là ông Alan Lowenthal và ông Matt Salmon. Khi họ hỏi tôi về TPP, tôi trao đổi với họ như trên. Họ đã ủng hộ quan điểm của tôi.(trong ảnh chụp tôi và hai vị Dân biểu vào chiều ngày 6-5).

V/ Kết luận:

Tôi “bỏ phiếu” để Việt Nam vào TPP bởi tôi tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để dành được kết quả tốt nhất trong việc đối thoại nhân quyền với Việt nam.
Tôi “bỏ phiếu” để Việt Nam vào TPP bởi tôi cho rằng chế độ CSVN sẽ không bị sụp đổ vì không có TPP. Nhưng chế độ CSVN được thay đổi khi Việt Nam vào TPP.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài's photo.

@ BBC về nạn bạo lực đối với những người hoạt động xã hội.

https://m.youtube.com/watch?feature=youtu.be&v=8u-2v52UB2Q

 _——–

Không tin Mỹ, sao còn đi vận động Mỹ?

Trong bài viết “Tại sao tôi bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam vào TPP” của tôi có đoạn “Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra các yêu cầu cụ thể về việc cải thiện nhân quyền, xây dựng pháp luật và nhà nước pháp quyền với phía Việt Nam. Và chỉ khi nào phía Việt Nam đáp ứng các yêu cầu căn bản của Hoa Kỳ thì khi đó việc đàm phán TPP giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới được kết thúc đàm phán. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đạt những thỏa thuận tốt nhất về nhân quyền cho Nhân dân Việt Nam.”

Rất nhiều người đã phản đối, họ nói không thể tin vào Mỹ. Bởi trong lịch sử Mỹ từng bán đứng VNCH,…
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền và vận động dân chủ, phong trào dân chủ trong nước còn quá mỏng và yếu. Không gian chính trị tại VN trong những năm qua tạm đủ để cho phong trào dân chủ đứng vững và hoạt động, không bị đàn áp thảm khốc, chính là nhờ sức ép và sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ Hoa Kỳ.

Tôi rất nhiều lần đi vận động nhân quyền với các cơ quan ngoại giao của các nước Châu Âu tại Hà Nội. Các viên chức ngoại giao đó thường nói với tôi rằng: nước chúng tôi nhỏ, có ít quan hệ làm ăn buôn bán với VN, nên sức ép về nhân quyền là không đáng kể. Anh nên vận động Hoa Kỳ, họ có sức mạnh mang tính quyết định.

Khi tôi ở trong tù, những lần cùng anh em Tây Nguyên đấu tranh với trại giam để cải thiện điều kiện sống. Nhiều anh em Tây Nguyên sau đó bị giám thị trại giam gọi lên và đe dọa: Thằng Đài nó có Hoa Kỳ chống lưng thì không bị làm sao. Chứ chúng mày không có ai chống lưng thì liệu hồn.

Cho dù, trong lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ trước đây đã làm nhiều điều gây tổn thương và mất lòng tin của cộng đồng người Việt. Nhưng tôi vẫn tin rằng, ngày nay nếu không có hoặc thiếu đi sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ. Phong trào dân chủ ở Việt Nam không thể đứng vững và tồn tại.

Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Kinh Te, Uncategorized | Leave a Comment »

► Tú Kép: Bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng so với thực tế

Posted by hoangtran204 trên 22/05/2015

Tú Kép: Bài phát biểu của tổng Trọng so với thực tế

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Triều

Vừa qua, nhân kỷ niệm 125 năm sinh của Hồ Chí Minh (HCM), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức một cuộc mít-tin tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọngđọc diễn văn trình bày tiểu sử và ca tụng sự nghiệp HCM. Lời phát biểu của viên tổng bí thư thường là tài liệu học tập cho toàn đảng CS và cho thanh niên, sinh viên, học sinh trong nước. Vì vậy, cần phải so sánh lời phát biểu của người đứng đầu đảng CSVN với thực tế đã diễn ra để làm sáng tỏ tiểu sử và sự nghiệp HCM.

Trước hết, Nguyễn Phú Trọng ca tụng HCM “sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước…” Tài liệu cho thấy thân phụ của HCM, ông Nguyễn Sinh Sắc không phải là con của Nguyễn Sinh Nhậm mà là con rơi của Hồ Sĩ Tạo. (Trần Quốc Vượng [sử gia Hà Nội], Trong Cõi, California: Nxb. Trăm Hoa), 1993, tr. 258.) Nguyễn Sinh Sắc sau đổi tên là Nguyễn Sinh Huy thi đỗ phó bảng năm 1901, xin đi làm thừa biện (thư ký) Bộ Lễ ở Huế, và mãi đến 8 năm sau mới được bổ làm tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định) năm 1909. Ông Huy có tật nghiện rượu khi còn ở Huế. Năm 1906, người con gái ông Huy từ Nghệ An vào Huế thăm cha, chịu không nỗi tật nghiện rượu của cha, phải bỏ về Nghệ An năm 1907. Làm tri huyện Bình Khê chưa đưọc một năm, vào đầu 1910, trong cơn say rượu, ông Huy sai người đánh roi làm chết một tù phạm. Gia đình người nầy kiện lên triều đình. Triều đình Huế ra sấc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh ông Huy 100 trượng (roi lớn), được chuyển đổi qua hạ bốn cấp và sa thải. (Daniel Hémery, De l’Indochine au Vietnam, Paris: Gallimard, 1990, tr, 133.) Vậy là tổng Trọng viết thiếu, mà phải viết đầy đủ là HCM sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho “yêu nước cay cay” mới đúng.

Trong bài phát biểu, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp rằng HCM “ra đi tìm đường cứu nước khi 21 tuổi, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân cho nước…” Thật ra, HCM đâu ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ ra đi tìm đường cứu nhà, vì nhà ông ta lâm vào cảnh quá khó khăn. Cha thất nghiệp, lang thang kiếm sống ở trong Nam rất cực khổ.

Rời Sài Gòn ngày 5-6-1911, HCM đến hải cảng Marseille (Pháp) ngày 6-7-1911. Hai tháng sau, tại Marseille, ngày 15-09-1911, HCM viết thư xin tổng thống và bộ trưỏng bộ Thuộc địa Pháp đặc cách cho HCM vào học Trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp. Vì HCM học chưa hết lớp nhất niên (tương đương với lớp 6 ngày nay) trường Quốc Học Huế, HCM không đủ tiêu chuẩn về trình độ học vấn để vào Trường Thuộc Địa Paris, nên đơn của HCM bị người Pháp bác bỏ. Nếu các quan chức Pháp không từ chối đơn của HCM, thì đâu có chuyện ra đi tìm đường cứu nước. Việc ra đi tìm đường cứu nhà là việc tốt của mọi người, tại sao không nói cứu nhà cho đúng sự thật, mà tổng Trọng lại nói tìm đường cứu nước làm chi cho lòi ra nói láo. Giấy tờ với bút tự của HCM còn sờ sờ ra đó mà sao tổng bí thư nói láo tỉnh rụi như thiệt vậy.

“Với sự ra đời của đảng Cộng sản Đông Dương do Người sáng lập vào năm 1930…” Thực sự, HCM không sáng lập đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) mà HCM vâng lệnh và dùng tiền của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) để lập đảng CSĐD. Trong cuộc họp ngày 18-10-1929 tại Moscow, Ban bí thư bộ Phương Đông ĐTQTCS đưa ra khuyến cáo: “…lập tức bắt tay vào việc tổ chức đảng Cộng sản thống nhứt của Đông Dưong…” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 1, tr. 609.) Đồng thời Ban bí thư bộ Phương Đông giao cho HCM, lúc đó là điệp viên CSQT chịu trách nhiệm thi hành quyết định nầy. (http://w.w.w.cpv.org.vn, Tư liệu về đảng, lịch sử đảng,)

Đảng CS được thành lập tại Hương Cảng ngày 6-1-1930, và lấy tên là đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên ĐTQTCS bác tên nầy và buộc phải đổi thành đảng Cộng Sản Đông Dương và cũng đổi luôn ngày thành lập là 3-2-1930. Như thế đảng CSĐD hoàn toàn là công cụ của Liên Xô, gọi dạ bảo vâng đến nỗi danh xưng và ngày tháng thành lập cũng phải tuân theo lệnh của Liên Xô. Lúc đó HCM chỉ là đảng viên CS Pháp làm việc cho ĐTQT, được gởi qua Á Châu làm nhiệm vụ gián điệp, cho đến khi về Pắc Bó, rồi cướp chính quyền năm 1945, chứ HCM chưa phải là đảng viên đảng CSĐD hay CSVN. Cho đến khi chết, HCM cũng chưa tuyên thệ vào đảng CSVN. Nhờ tổng Trọng xem lại việc nầy có đúng không?

“Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu… Đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” (Trích bài phát biểu.)

Muốn hiểu dưới sự lãnh đạo của HCM, đảng CSVN đã vượt qua muôn ngàn khó khăn như thế nào thì phải trở lại lịch sử của đảng CSVN. Từ khi chiến tranh bùng nổ ngày 19-12-1946, CSVN thua chạy dài trên rừng núi cho đến năm 1949. Vào năm nầy, Trung Cộng thành công và thành lập Cộng Hòa Nhân Nhân Trung Hoa (CHNDTH) ngày 1-10-1949. Hồ Chí Minh qua Trung Cộng rồi qua Liên Xô cầu viện.

Tại Moscow, Stalin giao cho Trung Cộng phụ trách giúp đỡ cho CSVN. Trung Cộng gởi qua cho CSVN chẳng những quân viện mà cả các tướng lãnh và cố vấn chính trị. Do sự chỉ huy của Trần Canh, một viên tướng thân cận của Mao Trạch Đông, CSVN dùng biển người đánh thắng trận Đông Khê tháng 9-1950. Từ đó, tất cả những trận đánh của CSVN đều do quân uỷ Trung Cộng ở Bắc Kinh chỉ huy và cuối cùng trận Điện Biên Phủ cũng do Trung Cộng quyết định. (Mời đọc Qiang Zhai, China and Viet Nam Wars, The University of North Carolina Press, 2000.) Võ Nguyên Giáp chỉ là viên thư ký của quân uỷ Bắc Kinh. (Mời đọc thêm Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy dịch.) Lê Duẫn biết rõ việc nầy nên rất xem thưòng Võ Nguyên Giáp.

Trong cuộc chiến 1960-1975, CSVN chưa thắng một trận lớn nào, kể cả trận Mậu Thân năm 1968 và trận Mùa hè đỏ lửa năm 1972. Việc CSVN thắng lợi năm 1975 chẳng qua do hoàn cảnh quốc tế, những trao đổi giữa các cường quốc trong chiến tranh lạnh toàn cầu. Ngày nay, mỉa mai là CSVN lại trải thảm đỏ, rước Mỹ vào giúp phục hưng kinh tế và làm thế đối trọng với Trung Cộng.

Ngoài ra, kết quả thắng lợi của CSVN đưa đến việc Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và sau đó dần dần chiếm thêm Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Trường Sa…Ngày nay, Trung Cộng là mối hiểm họa thường trực, đang đe dọa Việt Nam về tất cả các mặt. Trong mấy ngày gần đây, Trung Cộng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trong vịnh Bắc Việt khiến ngư dân Việt Nam hết sức lo ngại. Như thế CSVN thắng lợi năm 1975 có ích gì không ông tổng Trọng? Dùng xương máu của dân tộc Việt Nam để phục vụ Trung Cộng chỉ có HCM và đảng CSVN phản quốc mới làm, chứ chẳng ai thèm làm.

Khoe khoang thành tích HCM chưa đủ, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn thêm: “Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, gồm ba bộ phận. Đó là : Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thời đại Hồ Chí Minh; và Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh của tinh hoa văn hoá Việt Nam…Chính vì vậy mà không chỉ nhân dân Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân thế giới cũng rất yêu quý Người, dành cho Người những tình cảm trân trọng và những lời nói tốt đẹp nhất.”

Tổng Trọng có biệt danh là Trọng Lú. Có lẽ vì quá lú lẫn, tổng Trọng quên chuyện xưa, nhất là chuyện Đại hội 2 của đảng CS vào tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quang để đưa đảng CS ra hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng Lao Động theo lệnh của Stalin . Trong Đại hội nầy, HCM phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin…lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” Khi đó, đại biểu miền Nam là Nguyễn Văn Trấn đã trình bày với HCM rằng: ” Có đồng chí còn nói: hay là ta viết “tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hồ Chí Minh trả lời: “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin.” (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, California: Nxb Văn Nghệ tái bản, tt. 150-152.)

Nguyễn Văn Trấn lúc đó vốn là một đảng viên cao cấp, từng nổi tiếng là hung thần CS miền Nam. Chắc chắn ông Trấn viết không sai, vì còn có một đảng viên CS khác đã từng là chức sắc Hà Nội, thêm rằng cũng trong Đại hội nầy, HCM nhiều lần tuyên bố: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được.” (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, California: Nxb. Tuổi Xanh, 2001, tr. 63.) Một lần khác, có người hỏi HCM vì sao ông không viết sách về lý thuyết cộng sản, thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Đông viết rồi. (Oliver Todd, “Huyền thoại Hồ Chí Minh”, dịch đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Paris: Nxb. Nam Á, tr. 277.)

Để thật cụ thể hơn, nhất là để những đảng viên trung kiên như tổng Trọng yên tâm, có lẽ xin mời mọi người đọc lại bài báo nhan đề là “Lời Hồ Chủ tịch trong Đại hội toàn Đảng”, trên nội san Học Tập của đảng bộ CS Liên khu Bốn, số 35, tháng 4-1951, nguyên văn như sau:

Vừa nghe báo cáo của đồng chí Giáp, các đồng chí thấy – và trước khi nghe cũng đã thấy – Quân đội ta từ chỗ yếu tiến đến chỗ mạnh, từ chỗ nhỏ tiến đến chỗ to, từ không thắng tiến đến thắng, từ thắng ít đến thắng nhiều, rồi từ thắng nhiều đến thắng lợi hoàn toàn (Đại hội vỗ tay).

Đó là vì đâu? Là vì trong chính trị, cũng như trong mọi mặt công tác khác, Đảng ta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất, đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa: (Hồ Chủ-tịch vươn tay chỉ và hướng về phía chân dung 3 vị lãnh tụ: Marx, Engels, Lénine) (Đại hội vỗ tay vang dậy)

Đó là nhờ chúng ta, toàn giai cấp lao động thế giới, toàn quân đội nhân dân thế giới có một ông Tổng tư lệnh là ông kia kìa. (Hồ Chủ tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: Staline) (Đại hội vỗ tay dậy vang và cùng đứng dậy hô lớn) (Đồng chí Staline muôn năm!)

Chắc ít người biết mà có lẽ cũng không ai ngờ. Ông ở xa đây mấy muôn dặm, mà ông theo rõi cuộc kháng chiến của ta, của Triều Tiên, của Mã Lai và cuộc đấu tranh của các nước Động nam Á. Ông cảm động khi nghe kể lại những cử chỉ chiến đấu anh dũng của một chiến sĩ Thổ khi giết giặc lập công như thế nào. Vì vậy có thể nói tuy ông ở xa nhưng tinh thần của ông và hiểu biết của ông ở với chúng ta. (Đại hội vỗ tay)

Chúng ta nhờ có ông này: (Hồ Chủ tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: Mao Trạch Đông) – (Đại hội vỗ tay vang dậy – và đứng dậy hô lớn Đồng chí Mao Trạch Đông muôn năm!)

Ông Mao cách đây mấy nghìm dặm. Còn ông Staline thì xa những muôn dặm… Ông theo rõi từng bước cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta. Như lúc quân đội và nhân dân ta giải phóng biên giới, như lúc chúng ta mở chiến dịch Trung du, có thể đêm ông không ngủ mà chờ tin tức… (Đại hội có tiến tấm tắc)

… Có ông thầy, ông anh như thế nên quân đội ta, quân đội Việt-Miên-Lào, từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn, từ chỗ yếu đến chỗ mạnh, từ không thắng đến thắng hoàn toàn…”

Nowy obraz

Ghê gớm quá, ba ông kia kìa. Tư tưởng HCM là như thế đấy. Ba ông kẹ kia kìa. Đáng sợ không? Báo của đảng bộ cộng sản Liên khu 4 viết rõ như thế, không đùa đâu nhá, cũng không phải báo của tụi phản động viết đâu nhá.

Còn “tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” thì thật là không ai bằng vì một người đạo đức có ai mà chà đạp tình người, giết vợ đợ con như HCM của tổng Trọng đâu? Chứng cớ của hành động dã man nầy quá rõ ràng, sách báo còn sờ sờ ra đó, nhắc lại làm gì thêm đau khổ cho người còn sống hiện đang ở Hà Nội. Tổng Trọng hãy thử hỏi có đảng viên CSVN nào dám học tập đạo đức HCM, giết vợ đợ con như HCM không, chứ đừng nói đến bàn dân thiên hạ. Nếu tổng Trọng mà khuyến khích đảng viên học tập HCM giết vợ đợ con, thìchắc chắn đảng viên của tổng Trọng sẽ ế vợ hết vì chẳng phụ nữ nào dám lấy đảng viên CSVN để bị đập chết rồi quăng xác ra đường cho xe cán thêm lần nữa.

Chuyện phong cách HCM lại càng thú vị. Xin hãy theo dõi phong cách của HCM do chính HCM kể: “Một người như Hồ chủ tịch của chúng ta với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộ bao nhiêu công việc làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tr. 9.) Như thế phong cách HCM là phong cách tự sướng một cách sống sượng của một kẻ dùng cái tên khác để tự đề cao mình là “khiêm nhường”? HCM là người “khiêm nhường” đến nỗi cả gan dám so sánh mình với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị đại anh hùng vào thế kỷ 13 mà dân tộc Việt Nam tôn thờ là Đức Thánh Trần. Bài thơ hợm hĩnh của HCM ai cũng biết trừ tổng Trọng. Thật là lú hết biết!

Nói đến cái tên khác, Hồ Chí Minh chẳng những có một tên khác mà có tới trên 170 tên khác. Điều nầy sách trong nước đã viết rồi, không cần chứng minh. Dùng nhiều tên cũng là phong cách HCM mà một tác giả trong nước đã khen là “một diễn viên kỳ tài”. (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, California: Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 459.) Nhận xét của Vũ Thư Hiên cũng giống như một người ngoại quốc là tác giả Bernard Fall. Ông nầy viết rằng HCM có phong cách của “một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại”. (Bernard Fall, Les deux Viet-Nam, Paris: Payot, 1967, tr. 102,)

Mấy ông nhà văn nhà báo ưa viết lách ngoại giao văn hoa bay bướm, gọi HCM là một diễn viên hay kịch sĩ là mỉa mai cho vui tai, tránh nói trắng ra là HCM là một tên đại bịp trong lịch sử. Hèn gì học HCM mà tổng Trọng và đám đảng viên CS toàn là một lũ bịp bợm từ trên xuống dưới, mới một chút xíu mà đã bịp là HCM ra đi tìm đường cứu nước.

Còn nhiều phong cách của HCM đáng nói lắm, ví dụ mới khoảng 50 tuổi mà HCM tự xưng là cha già dân tộc. Trong sách của mình, Trần Dân Tiên hay HCM viết: “Nhân dân gọi chủ tịch là cha già của dân tộc vì Hồ chủ tịch là người con trung thành nhất của tổ quốc Việt Nam.” (Trần Dân Tiên, sđd. tr. 149. )

Thật là lạ, tại sao HCM tự xưng trung thành với tổ quốc thì được gọi là cha già dân tộc? Biết bao nhiêu người trung thành với tổ quốc sao không gọi họ là cha già dân tộc?

Hồ Chí Minh tự xưng là người con trung thành với tổ quốc, sao HCM chẳng trung thành tý nào cả. Gia nhập đảng CS Pháp, làm việc cho ĐTQTCS, HCM làm tay sai cho Liên Xô, cho Trung Cộng và bán nước cho Mao Trạch Đông. Vì những cam kết của HCM với Mao Trạch Đông khi cầu viện năm 1950, nên Phạm Văn Đồng phải ký công hàm bán nước năm 1958. Cái công hàm đó di hại mãi cho đến ngày nay.

Nowy obraz (1)

Khi đi ra nước ngoài, phong cách của HCM nổi bậc đến nỗi báo chí người ta nhắc nhở đích danh HCM. Thật là nhục nhã, mất quốc thể. Đây là báo Indonesia ngày Thứ Bảy, 8-3-1959 về phong cách ngoại giao của HCM:

Sẽ rất là thiếu sót về phong cách HCM nếu không kể thêm chuyện báo Polska Times (Thời Báo Ba Lan) ngày 5-3-2013 đã dành cho HCM những nhận xét trân trọng và những lời nói tốt đẹp nhất khi sắp hạng HCM là tên đồ tể thứ 11 trong 13 tên đồ tể khát máu nhất trên thế giới trong thế kỷ 20. (Đàn Chim Việt 20-3-2013.)

Hết lời ca tụng HCM, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn mượn lời HCM tung hê chủ nghĩa CS: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”; chủ nghĩa Mác – Lênin là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”, là “cái cẩm nang thần kỳ”, là “cái la bàn”, là “trí khôn” của Đảng ta; nó là “vũ khí tinh thần” của giai cấp công nhân, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng.”

Ai cũng biết chủ nghĩa CS với cái cẩm nang thần kỳ, cái la bàn, cái trí khôn, vũ khí tinh thần, kim chỉ nam cho đảng CSVN, là thứ chủ nghĩa đã bị quăng vào sọt rác từ lâu rồi. Ngày 25-1-2006, tại Strasbourg, một thành phố miền đông bắc nước Pháp, Quốc hội Âu Châu, với đa số áp đảo, đã đưa ra nghị quyết số 1481, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại được dịch như sau: “Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sự vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết đói, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị.” (Điều 2 của nghị quyết 1481.)

Sang thế kỷ 21 mà còn nghe những lời lẽ trên đây của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ta có cảm tưởng dường như tổng Trọng là một kẻ mộng du từ thế kỷ 18 còn vất vưởng đâu đây, nói lảm nhảm về chủ nghĩa CS như một bệnh nhân tâm thần hạng nặng. Hèn chi tổng Trọng có biệt danh là Trọng Lú, quả danh bất hư truyền, chính hiệu con nai vàng, chẳng sai tý nào.

Để kết luận bài phát biểu, tổng bí thư Trọng Lú nhắc nhở đảng viên CSVN: “Mỗi cấp uỷ, mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần và quán triệt sâu sắc những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh, thật sự tự giác rèn luyện, tu dưỡng theo những lời dạy của Người, thì nhất định Đảng ta sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh, khắc phục được những nguy cơ của một Đảng cầm quyền, giữ gìn được bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng, tiếp tục được nhân dân tin yêu, ủng hộ.”

Đúng là đảng viên của tổng Trọng đã thực hiện theo gương HCM nên cán bộ đảng viên của CSVN tham nhũng hơn bao giờ cả. Tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Chuyện tham nhũng ở Việt Nam là chuyện mãn tính, tự nhiên. Không biết tham nhũng, không biết đút lót, không biết bôi trơn thì không sống được ở Việt Nam. Tham nhũng cùng khắp. Ngày nào cũng có dân oan khiếu nại kiện tụng. Ngày nào cũng có dân oan chửi rủa. Theo bản tin tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Tran International, viết tắt TI ) ngày 3-12-2014 thì Việt Nam cộng sản thuộc hàng “top ten”, mười nước tham nhũng nhất thế giới trong số 197 nước mà TI đã khảo sát. Chính tổng Trọng cũng đã phải xác nhận: “Hiện tượng hư hỏng tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có…” (Trích Vn Economy, báo điện tử thuộc Thời Báo Kinh Tế, ngày 13-2-2015.)

Nhìn vào đâu cũng thấy tham nhũng, sờ vào đâu cũng có tham nhũng là nhờ học tập theo gương đạo đức HCM, cho nên toàn đảng CSVN tham nhũng trắng trợn, tham nhũng tinh vi, đến nỗi về hưu rồi người dân mới biết tham nhũng, như những biệt thự xa hoa, lộng lẫy của tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Biết đâu, rồi đây dân chúng sẽ được chiêm ngưỡng biệt thự của tổng Trọng? Lương của tổng bí thư bao nhiêu mà nhà cửa hoành tráng bảnh quá vậy các ông tổng?

Nhờ học tập HCM, đảng CSVN tham nhũng, giàu có, nên ngược lại làm cho nước Việt Nam tụt hậu một cách thê thảm, còn sau cả Lào và Cambodia mới thật là đau điếng chứ. Trước đây, khi nào Lào và Cambodia cũng đều sắp hạng sau lưng Việt Nam khá xa. Dưới thời quân chủ, Lào và Cambodia có lúc còn phải qua triều cống Việt Nam.

Bài phát biểu của tổng Trọng còn nhiều điều bàn tiếp, nhưng bài viết đã dài rồi, xin tạm dừng ở đây. Chỉ một kết luận thật đơn giản là ngày nay công nghệ truyền thông tiến bộ, dân chúng biết quá nhiều về HCM, về chủ nghĩa CS, về đảng CSVN, nên tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ba hoa chích chòe cho lắm cũng không bịp được dân chúng, mà chỉ làm cho dân chúng thêm chán ghét và muốn giải thể chế độ CS càng sớm càng tốt mà thôi.

(Toronto, 19-5-2015)

© Đàn Chim Việt

http://www.danchimviet.info/archives/95947/tu-kep-bai-phat-bieu-cua-tong-trong-so-voi-thuc-te/2015/05

Posted in Nhan Vat Chinh tri | Leave a Comment »

► Khi một lũ vừa ngu vừa tham làm quy hoạch

Posted by hoangtran204 trên 22/05/2015

Lương Kháu Lão

20-05-2015

H1

Hà nội sáp nhập với Hà Tây, thủ đô mở rộng về phía Tây, đáng lẽ đó là cơ hội vàng cho các nhà kiến trúc quy hoạch đô thị , nhưng hỡi ôi, họ đã phá vỡ tan tành cảnh quan Hà Nội chỉ bởi hai chữ ngu và tham.

Nói về quy hoạch Hà Nội, tôi đã viết rất nhiều bài . Có nhiều bài được các trang báo chính thống đăng tải, có nhiều bài các báo không dám đăng đành đưa lên blog cá nhân hoặc Facebook như : Kiến trúc sư trưởng. ông là ai ? Quy hoạch Hà Nội đã hết thuốc chữa, Thư ngỏ gửi KTS Nguyễn Thế Thảo …

Họ, những nhà quản lý, những nhà kĩ trị , họ biết cả đấy nhưng một là họ làm ngơ để “ngậm miệng ăn tiền” hai là họ chả có quyền hành gì cả. Kiến trúc sư trưởng Hà Nội là tập thể vô hình mà lại hữu hình . Tập thể Thường vụ Thành ủy, Thường trực Ủy ban- những người cùng hội cùng thuyền chả biết mẹ gì về quy hoạch cả dù đi tham quan ( thực chất là đi chơi) rất nhiều nước – mới là kiến trúc sư trưởng có thực quyền . Họ lại được các cấp trên có thẩm quyền ủng hộ, phê duyệt vì đều nằm trong thành phần của “Nhóm lợi ích”. Vì thế Hà Nội càng mở rộng , càng xây nhiều càng lanh tanh bành . Còn thua xa những gì người Pháp làm cho Hà Nội từ đầu thế kỉ thứ 19

Đã định thôi không thèm nói nữa với một ê kíp lãnh đạo vô cảm , vô cảm đến mức dám chặt cả một hàng cây 100 tuổi là lá phổi sống của Hà Nội nhưng rồi càng đi, càng ngứa mắt và ngứa tay luôn nên lại phải viết

Muốn giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông phải thực hiện vận tải công cộng . Vận tại hành khách công cộng phải đi trước một bước, đi song song với mở rộng mạng lưới cơ sở hạ tầng cầu cống đường xá , đi trước cả việc xây dựng nhà cửa

Nhưng đã có ai nghĩ đến chuyện đó khi chỉ nhăm nhăm quy hoạch xây các khu đô thị để đưa người của mình vào làm chủ đầu tư để kiếm lời một cách nhanh nhất trong nhiệm kì công tác ngắn ngủi của mình

Vậy nên mới có hình ảnh ngã tư Thanh Xuân- Khuất Duy Tiến hiện đang chồng lên 4 làn đường vuông góc. Bạn đã đi các nước, những nút giao cắt lập thể như thế này là điểm nhấn kiến trúc hiện đại với nhiều vòng xoáy uốn lượn tô điểm cho những ngôi nhà chọc trời . Bạn hãy quay trở lại với nút giao kể trên thấy nó vô lối bức bối con mắt biết chừng nào. Đến khi làm xong đường sắt trên cao- Dự là không phải cuối năm 2016 mà theo tôi cứ cho chắc phải là 2020 với số vốn đội lên 1 tỉ đô la chứ không phải vài trăm triệu như bây giờ-, bạn sẽ được ngồi ở độ cao tương đương một tòa nhà 5 tầng khi đi qua nút giao này và thầm mong nó không xảy ra sự cố bỗng dưng một ngày “ đẹp trời” tàu bánh sắt trượt khỏi đường ray và … rơi xuống đất như đã từng rơi các phụ kiện khi đang xây dựng

Chưa nói về cảnh quan, về mỹ quan , chỉ nói khâu an toàn đã thấy cả một vấn đề cần quan tâm rồi. Người ta có thể lập luận nếu làm các vòng xuyến lập thể sẽ mất rất nhiều đất sẽ mất rất nhiều tiền để giải phóng mặt bằng. Xin thưa chỉ với số vốn đội lên khi làm đường sắt trên cao, số tiền vô hình mất đi do ách tắc giao thông kéo dài cả chục năm nay thì đã thừa tiền giải phóng mặt bằng . Chưa kể nếu các bên A-B bớt đi số tiền bỏ túi từ 40-50 %xuống còn 10 %thì đã đủ tiền làm metro từ lâu rồi

Đi theo chủ trương “chiến lược” phát triển vận tải hành khách công cộng, mấy năm nay Hà Nội cho triển khai tuyến xe buýt hiện đại nhất hành tinh trên tuyến đường Lê Văn Lương- Tố Hữu- Lê Trọng Tấn

Đường Lê Văn Lương vừa làm xong bỗng dưng được bóc lên, đường nhựa bị đào bới  để xây dựng đường bê tông riêng cho xe buýt. Ý nói xe buýt to lắm.nặng lắm phải làm đường riêng, kiên cố thì mới chịu được. Nhưng đường nhựa vừa làm xong thừa sức chịu được trọng tải của xe buýt . Vấn đề là hai anh chủ đầu tư thuộc hai ông chủ khác nhau , anh này chỉ biết việc của mình được giao đếch thèm biết công trình của anh kia,  gây nên sự lãng phí xã hội ghê gớm. Đã có những phản ứng và công trình phải tạm dừng lại để nghe ngóng dư luận. Đến khi thấy êm êm thì ta lại xây tiếp. Và bây giờ đến giai đoạn xây lắp các Trạm dừng xe ở giải phân cách giữa đường . Riêng giải phân cách để rộng ba bốn mét chiếm hết chiều rộng của hai chiều đường hai bên đã là một sự vô lý . Nếu giải phân cách chỉ là một gờ tường con trạch thì mỗi chiều đường có thể có tới ba làn xe cơ giới, một làn cho xe máy thì nạn ách tắc trên đường Lê Văn Lương kéo dài đã không diễn ra hàng ngày như hôm nay

Mỗi lần đi trên con đường này, nhìn thấy các Trạm dừng xe buýt mọc lên mỗi ngày tôi cứ tự hỏi mình : Không biết nếu đỗ xe buýt sát vào Trạm dừng cho hành khách lên xuống thì cửa xe buýt phải đổi từ bên phải của xe như hiện nay sang phía bên trái , cùng chiều với cửa lên xuống của lái xe . Vậy hàng loạt xe buýt mới sẽ được đóng theo kiểu không giống ai trên thế giới và sáng kiến này có thể đăng kí dự giải Nobel !

H1

Rồi hành khách từ bên phải đường phải ngó trước ngó sau để băng qua đường vào Trạm dừng chờ. Không cẩn thận sẽ gãy giò hoặc tử thương vì tai nạn giao thông? Lúc đó tác giả của Trạm xe buýt kiểu này sẽ trốn biệt nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Rồi trong Trạm dừng chờ có máy lạnh không nhất là mùa nóng bức như thế này. Nếu có thì giá thành xe buýt phải cộng thêm giá điện năng …

Ôi ! Nghĩ mà điên hết cả đầu. Ai biết giải đáp giùm tôi những thắc mắc kể trên với . Nhưng nghĩ cho cùng, khi quy hoạch thành phố được giao vào tay những con người vừa ngu, vừa tham, vừa vô trách nhiệm thì những chuyện như chặt hạ tàn sát cây xanh hay Trạm dừng xe giữa đường, xây đường chồng lên đường , vừa xây xong đã phá… còn xảy ra dài dài.

Posted in Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp, Đảng CSVN - còn đảng, còn mình... | Leave a Comment »

►Chuyện Ba Sàm và Bản Cáo Trạng Của V.K.S.N.D

Posted by hoangtran204 trên 21/05/2015

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

20-5-2015

Theo Blog RFA

Tôi thấy chính sách thông tin như hiện nay, ta chỉ từ thua đến thua.

Nguyễn Công Khế

Cái gì chớ sách sử là tui né, và né tới cùng. Đọc chán thấy mẹ!

Né của nào, Trời trao của đó. Khi khổng khi không (cái) chị Trương Anh Thụy, người phụ trách nhà xuất bản Cành Nam, gửi cho một thùng sách to đùng. Nó nặng đến độ mà con mẹ đưa thư phải ôm bằng cả hai tay, chân đá cửa rầm rầm, vừa đá vừa lầu bầu văng tục chửi thề tá lả.

Tôi thì hớn hở tưởng rằng (dám) có người gửi cho thùng rượu. Thiệt là tưởng bở, và tưởng năng thối!

Mở ra (ôi thôi) ngoài mấy cuốn Những Lời Trăng Trối, vừa tái bản, của Trần Đức Thảo là “nguyên” một bộ sách (Nhìn Lại Sử Việt) của Lê Mạnh Hùng. Cả bộ dám gần chục cuốn, cuốn nào cũng khoảng 500 – 300 trăm trang. Ngó mà thiếu điều muốn …  xỉu!

Và hình như tôi cũng đã ngất đi một lúc khá lâu vì đang bị cúm nên hơi mệt. Mở mắt ra, người ngợm rã rời, chả thiết bò dậy nữa. Tôi bật TV nằm xem cho đến khi chán rồi vớ đại một cuốn đọc chơi, và tin chắc rằng – chỉ vài phút thôi – là mình sẽ tiếp tục ngủ luôn cho tới mốt.

Vậy mà tôi đọc một mạch gần hết tập IV, tập viết về “Nhà Nguyễn Gia Miêu: Từ Gia Long Đến Cách Mạng 19/8.” Theo lời giới thiệu của NXB thì bộ thông sử Việt Nam của Tiến Sĩ Lê Mạnh Hùng “vừa cập nhật vừa đạt những tiêu chuẩn gắt gao nhất của sử học hiện đại.”

Bà nội mẹ tui cũng không biết “tiêu chuẩn gắt gao nhất của sử học hiện đại” nó “gắt gao” ra sao (và “gắt” tới cỡ nào lận) nhưng viết sử mà thứ thường dân vớ vẩn như tui đọc cũng thấy hấp dẫn là “hay” quá xá rồi.

Ông Lê Mạnh Hùng không cường điệu, không khoe khoang kiến thức, rất ít tư kiến, và hoàn toàn không có cái vụ … bình lọan hay bình sảng! Lâu lâu, ổng mới bình thản “chêm” thêm một câu ngăn ngắn rất thâm trầm và rất đáng đồng tiền bát gạo.

Riêng ở chương 17, tiểu mục 17.2 – viết về “Các đảng phái chính trị tiền phong của giai đoạn mới (1923-1927) – Lê Mạnh Hùng ghi nhận một số những sự kiện rất thú vị, xin được tóm lược:

“Trong lúc những người lưu vong bên ngoài tìm một con đường mới cho cách mạng Việt Nam qua Tâm Tâm Xã thì bên trong nước cũng xuất hiện một số đảng phái chính trị xã hội trong nước.

Đảng chính trị đầu tiên là Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu. Đảng này có thể được coi như là đại biểu của tầng lớp đại địa chủ Pháp hóa tại miền Nam. Mục tiêu chính của Đảng này không phải là giành độc lập cho Việt Nam mà có tính cách khiêm tốn hơn: đó là đấu tranh để chính quyền Pháp phải cải cách đường lối cai trị, ban hành một số quyền tự do dân chủ và đôi xử với người Việt ngang hàng như đối với người Pháp…

Sau Đảng Lập Hiến, một số đảng khác cũng xuất hiện. Khác với Đảng Lập Hiến, các đảng sau này phần lớn có mục tiêu đấu tranh giành độc lập cho đất nước chứ không phải chỉ đòi thêm quyền lợi cho người Việt…

Đảng đầu tiên thành lập có tính cách chính trị là Việt Nam Nghĩa Đoàn mà sáng lập viên bao gồm một số những người hoạt động tích cực lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Phùng, Tôn Quang Phiệt, Đặng Thái Mai, Phạm Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Trần Thiệu Ngũ, Nguyễn Văn Ngọc v.v…

Sau Việt Nam Nghĩa Đoàn là Hội Phục Việt được thành lập từ những người hoạt động cũ trong phong trào Duy Tân bị bắt và nhốt chung với nhau trong nhà tù Côn Đảo…

Cũng trong giai đoạn này tại Hà Nội, Nam Đồng Thư Xã xuất hiện. Được thành lập cuối năm 1925 bởi một nhóm giáo viên và tiểu thương trong đó quan trọng nhất là Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm em của ông Phạm Hoàng Trân (tức Nhượng Tống), Nam Đồng Thư Xã có mục tiêu vừa thương mãi vừa chính trị…

Trong lúc Hội Phục Việt và Nam Đồng Thư Xã hoạt động ở Bắc và Trung Kỳ thì ở Nam Kỳ nhóm Jeune Annam hay đảng Thanh Niên được thành lập vào năm 1926. Khác với tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ nơi mà sự đàn áp của Pháp và Nam Triều gay gắt hơn, tại Nam Kỳ vì là một thuộc địa các quyền tự do có được bảo đảm hơn thành ra đảng thanh niên này có thể hoạt động một cách công khai mặc dầu không được chính quyền công nhận… (Lê Mạnh Hùng. Nhìn Lại Sử Việt. Vol. 4. Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2013. 5 vols.).

Chèng ơi! Sao đất nước còn bị đô hộ mà hội đoàn, đảng phái xuất hiện công khai, và tùm lum (khắp nơi) vậy cà?  Thảo nào mà ông Nguyễn Chí Thiện, đã có lúc, phải la làng:

Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!

Sống với “lũ thú rừng” thì miễn có vụ hội đoàn và đảng phái, đã đành, chỉ lập vài trang mạng thôi mà cũng đã phải đi tù cả nút. Ngày 6 tháng 2 năm 2015, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao cho phổ biến bản Cáo Trạng quyết định truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy ra trước Tòa án NDTP Hà Nội theo khoản 2, Điều 258.

Bản cáo trạng này gồm 8 trang, với rất nhiều chi tiết thừa thãi nên đã được bloggerNgười Buôn Gió “cô đọng” như sau:

– 3 trang đầu miêu tả việc các đối tượng lập blog, lập trang mạng, đây là việc quá bình thường trong một đất nước đang có hàng chục triệu ngươi sử dụng mạng internet. Việc liệt kê quá trình lập blog, bảo mật, đăng ký sử dụng mạng, lập thư điện tử….bất kỳ ai lên mạng đều làm như vậy. Có gì mà phải vẽ ra đến 3 trang như ly kỳ, âm mưu toan tính, hiểm hóc ?

– 2 trang chỉ liệt kê tên của các bài viết, chỉ liệt kê đúng cái tiêu đề.

– 2 trang nêu lý lịch bị cáo.

– 1/2 trang kết luận.

– 1/ 4 trang của bản cáo trạng liệt kê lượng người đọc, còm men.

– Chỉ có 1/4 trang trong 8 trang cáo trạng có vẻ đúng nghĩa bản cáo trạng, nhưng đó là kết luận giám định của bộ thông tin và truyền thông khẳng định các bài viết mà hai bị cáo đưa lên là xuyên tạc đường lối của Đảng, bôi nhọ cá nhân, xâm phạm lợi ích cá nhân tổ chức… còn xâm phạm thế nào, thiệt hại ra sao, cá nhân nào bị thiệt hại… không thấy nói đến.

Cả cái bản cáo trạng lẫn kết luận hồ sơ của Bộ Công An, Viện Kiểm Sát tối cao mà chỉ kể lể dài dòng chuyện lý lịch, việc đăng ký sử dụng mạng, lập hòm thư rồi nêu tên các bài viết. Sau đó ngắn gọn nói rằng giám định Bộ Thông Tin Truyền Thông nói là có tội, thế là thành có tội mang ra xử. Không thấy phân tích chứng cứ, lập luận khoa học kết tội. Rặt áp đặt chủ quan, cảm tính. Một bản cáo trạng và kết luận hồ sơ như vậy thì cần gì hai cơ quan tố tụng lớn nhất đất nước phải dùng sạch bách thậm chí quá hạn điều tra mới viết ra được.

Và tại sao Bộ Công An có cơ quan an ninh văn hoá không giám định các bài viết mà để cho một cơ quan dân sự, không liên quan gì đến việc tố tụng đứng ra giám định và kết luận việc có tội hay không có tội.

Xét về mạnh cạnh tranh độc giả, thì chính các bị cáo là đối thủ cạnh tranh với bộ Thông Tin Truyền Thông trong việc chiếm lĩnh thị trường thông tin.

Vậy vụ án này thật khôi hài và bỉ ổi. Kẻ được nêu tên là bị hại thì chính là kẻ khởi tố, điều tra vụ án. Đối thủ cạnh tranh thị trường lại được mời làm giám định thiệt hại, kết luận có tội. Một vụ án được những kẻ tham gia tố tụng như vậy trông mong gì minh bạch.

Cá nhân tôi không mong gì chuyện “minh bạch” trong vụ án này, hoặc bất cứ một vụ án nào, ở nước C.H.X.H.C.N Việt Nam. Tôi cũng không có máu “khôi hài” nên không nhìn ra những khía cạnh “riễu cợt” trong bản cáo trạng thượng dẫn.

Tôi chỉ thấy cách luận tội của V.K.S.N.D (“xuyên tạc đường lối của Đảng, bôi nhọ cá nhân…làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”) sao “cù nhầy” và “buồi dái”quá thôi. Coi: cả “tập đoàn lãnh đạo” hiện nay đều lấm lem bê bết từ đầu đến chân, có sót chỗ nào để mà “bôi nhọ” được nữa – mấy cha? Tương tự, còn có ai tin tưởng gì vào “Đảng, Chính phủ, Quốc hội, và Nhà nước…” đâu mà kết án con người ta “làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng” – hả Trời?

Vài tháng trước, trên trang thư tín của tuần báo Trẻ (phát hành từ Dallas, Texas – ngày 26 tháng 2 năm 2015) có vị độc giả phát biểu rằng: “CS chiếm miền Nam bằng cái miệng.” Ý tưởng này khiến tôi nhớ đến một cân nói của nhà báo Huy Đức: “Trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh rõ ràng là một trong những nhà lập ngôn xuất sắc nhất.”

Quả tình, Bác và Đảng đã chiếm được cả nước – chứ không riêng chi miền Nam – bằng mồm chứ còn gì nữa. Nhưng thời thế đã khác rồi. Bây giờ mà vẫn còn hy vọng giữ được quyền bính cũng chỉ nhờ vào cái miệng (mình) và bịt miệng kẻ khác thì quả là một chuyện rất viển vông.

Thử nghe Thông Tấn Xã Việt Nam “khoe hàng” chút xíu nha:

“Website của TTXVN tại địa chỉ http://news.vnanet.vn là một trong những trang thông tin chính thức và là trang duy nhất ở trong nước cung cấp những thông tin mới nhất, tin cậy bằng bốn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha) về tình hình Việt Nam và thế giới, là cầu nối để độc giả khắp nơi trên thế giới hiểu về Việt Nam và con người Việt Nam…

“Với 63 phân xã tại tất cả các tỉnh thành trong nước và 27 phân xã nước ngoài ở cả 5 châu lục, cùng nguồn thông tin trao đổi trực tuyến liên tục 24/24 giờ với 42 hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế là một ưu thế mà không một cơ quan báo chí nào của Việt Nam sánh được …”

“Ưu thế” tới cỡ đó mà T.T.X.V.N lại không có độc giả. Thiên hạ  chỉ đua nhau vào xem Thông Tấn Xã Vỉa Hè thôi. Và đây có lẽ đây mới là nguyên do (đích thực) khiến cho Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thuý … phải bị trừng trị – hay bị trả thù, theo như cách nhìn của Người Buôn Gió!

Sự kiện người dân tẩy chay mọi hình thức truyền thông của nhà nước không phải là lỗi (hoặc tội) của Ba Sàm và của giới T.T.X.V.H. Đây chỉ là hiện tượng (“vỡ trận”) tự nhiên, báo trước ngày tàn của chế độ thôi!

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Hồ Chí Minh và di sản của ông

Posted by hoangtran204 trên 21/05/2015

Blog RFA

Lê Diễn Đức

18-05-2015

H1Hồ Chí Minh, muốn hay không muốn vẫn là một tên tuổi lịch sử lớn gắn liền với Việt Nam. Để có môt đánh giá công bằng về Hồ Chí Minh không đơn giản, bởi vì cuộc đời của ông có quá nhiều mảng tối chưa được đưa ra ánh sáng, trong khi chế độ Cộng sản không ngừng suy tôn ông như một vị thánh, dù ông đã chết đã lâu, từ năm 1969.

Nhân kỷ niệm 125 ngày sinh của ông (mặc dù ngày 19 tháng 5 chưa chắc chắn là ngày sinh của ông), tôi chỉ phân tích một vài nét xung quanh ông.

Khi Hồ Chí Minh tìm đến với chủ nghĩa Cộng sản là giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản ở thời kỳ hoang dã, đi xâm chiếm thuộc địa và thấm bùn và máu trong chính sach bóc lột, khác với chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay được xây dựng trên sức mạnh của văn hóa, khoa học-công nghệ, dân chủ, pháp quyền, là một xã hội văn minh, đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân.

Chủ nghĩa Cộng sản hình thành từ nửa cuối thế kỷ 19 là một trào lưu tư tưởng, một khuynh hướng  chính trị-xã hội cấp tiến, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với quần chúng lao động và phần đông trí thức châu Âu.

Tới nước Nga, Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã tìm thấy ở Luận cương của Lenin chỗ dựa, một hướng đi mới, nên đã ngả theo Quốc tế 3, vì Quốc Tế 3 đã công khai ủng hộ các dân tộc thuộc địa. Trong bài phát biểu tại các diễn đàn ở đó Hồ Chí Minh đã nói “Tôi đến đây để không ngừng thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”! Chính vì thế mà Stalin không mấy thiện cảm về Nguyễn Ái Quốc, coi ông “không phải một người cộng sản chân chính mà là một người còn mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa ít có”.

Dù sao cũng phải thừa nhận trước hết Hồ Chí Minh là một người có tinh thần dân tộc và mong muốn Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Thế nhưng bi kịch nhất là Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, lựa chọn chủ nghĩa Staline và Mao Trạch Đông, kích động quần chúng làm cách mạng bạo lực.

Những tiêu chí cách mạng của Hồ Chí Minh như giành lại ruộng đất cho nông dân, nhà máy cho công nhân, tự do bình đẳng và bác ái là vũ khí tuyên truyền có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam còn tăm tối về tri thức, đói nghèo về vật chất và bị tư bản Pháp bóc lột nặng nề.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva năm 1954, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh cầm quyền trên miền Bắc. Ngay lập tức Hồ Chí Minh đã phản bội lại chính mình, phản bội lại tất cả những điều mà ông ta sử dụng nó để đưa người dân vào 9 năm kháng chiến trường kỳ.

Không thực thi chế độ bầu cử tự do, ĐCSVN tiếm luôn quyền cai trị tuyệt đối. Một nhà nước độc tài toàn trị được thiết lập với bộ máy kiểm soát của công an, an ninh và một hệ thống kiểm duyệt khắt khe nhất. Cuộc cải cách ruộng đất năm 1954-1956 đã làm hàng trăm ngàn người bị đấu tố và bị giết oan trái. Các tư tưởng phản kháng, đối lập ôn hoà không có đất dung thân, mà điển hình là vụ Nhân văn- Giai phẩm, nhiều nhà thơ, nhà văn bị trù dập, lao tù, đày ải. Nhân dân bị giam hãm trong cái trại ý thức hệ mác-xít mà hàng ngày bộ máy tuyên truyền khổng lồ mặc sức nhồi nhét, giáo dục.

Trong bản tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945 thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một nhà nước “do dân làm chủ đầu tiên”, mà trong đó Hồ Chí Minh tố cáo chế độ thực dân Pháp:

“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

– “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.

– “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân”.

– “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”.

– “Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”.

– “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng”.

– “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.

Là bản copy rõ ràng nhất, chính xác nhất của chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày hôm nay sau khi ĐCSVN của ông Hồ Chí Minh thực hiện xong cuộc chiến tranh đỏ hoá miền Nam và giành quyền cai trị trên cả nước từ năm 1975.

ĐCSVN của Hồ Chí Minh đang tiến hành một chủ nghĩa tư bản man rợ. Đất nước thoát ách đô hộ của thực dân thì bị ngay một chế độ thực dân khác- thực dân đỏ, chồng lên, còn tệ hại, khắc nghiệt hơn nhiều lần thời kỳ thực dân Pháp cai trị.

Gánh nặng nợ nần của đất nước ngày mỗi tăng lên trong khi nạn tham nhũng, rút ruột công trình trở nên phổ cập, quan chức “ăn của dân không chừa chỗ nào” (lời của bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước), đạo đức xã hội bị huỷ hoại, không còn đâu là kỷ cương trật tự xã hội, công an lạm quyền đánh dân đến chết là hiện tượng phổ biến, bệnh nhân phải nằm la liệt dưới sàn nhà trong các bệnh viện, hàng trăm ngàn nông dân bị tước doạt đất đai oan trái, công nhân bị bóc lột thậm tệ với đồng lương không đủ sống và điều kiện làm việc khốn khổ, không có báo chí tự do, mọi sự phản kháng đều bị đàn áp thô bạo thậm chí mượn tay côn đồ…

Thực chất là từ bóng đêm của chế độ thực dân Pháp, dân tộc Việt Nam lại rơi vào vũng lầy của chế độ thực dân đỏ. Một dân tộc quá kém may mắn và bất hạnh! Đây là một trong những giai đoạn đen tối nhất của dân tộc Việt Nam, lịch sử Việt Nam!

Chưa bàn tới đạo đức của Hồ Chí Minh, điều mà ĐCSVN bắt cả nước noi gương học tập, di sản văn hoá và chính trị mà ông ta để lại quả thật là khủng khiếp!

Trong diễn văn nhân 125 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng có nói “thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”. Vâng, nhưng mà “rực rỡ” về sự cai trị chà đạp dân chủ, nhân quyền, bất bình đẳng, dối trá và độc ác!

Tượng đài “Chiến thắng”: Phật bà đã phải bỏ chạy khỏi Tòa sen.
Hình ảnh chụp cách đây khá lâu trên đường Trường sơn, con đường mang tên “bác vĩ đại.

https://www.facebook.com/azznexin?

fref=nf

JB Nguyễn Hữu Vinh's photo.

Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Dân Chủ và Nhân Quyền, Nhan Vat Chinh tri | Leave a Comment »

►Nguyễn Huệ Chi – Tôi bị cấm xuất cảnh và thu hộ chiếu

Posted by hoangtran204 trên 20/05/2015

Nguyễn Huệ Chi

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Ý định đi Mỹ thăm gia đình con gái xuất phát từ chính con gái tôi. Nhân cháu về Sài Gòn dự Hội thảo 100 năm năm sinh ông nội (GS Nguyễn Đổng Chi) vào ngày 7-5-2015, cháu gọi điện báo trước: Con sẽ mua vé mời bố mẹ sang Boston chơi một thời gian và đi luôn từ sân bay Tân Sơn Nhất chừng mươi ngày sau khi Hội thảo xong. Chúng tôi cân nhắc một tuần lễ, sau đó nhận lời.

Tối 18-5-2015, hai vợ chồng tôi và con gái ra sân bay Tân Sơn Nhất, đến 11 giờ thì làm xong thủ tục xuất trình vé và gửi hành lý tại hãng máy bay Hàn Quốc Korean Airlines để bay sang Seoul (vé của tôi là của hãng Delta Airlines, từ SG đi thẳng Boston, quá cảnh ở Seoul bằng máy bay Hàn Quốc). Nhưng khi qua an ninh cửa khẩu sân bay thì một mình tôi bị giữ lại. Tôi được mời vào đồn CA ngay trong sân bay. Vợ con theo vào cùng. Khi đến giờ cất cánh người của hãng hàng không Hàn Quốc đến tìm và hỏi nguyên nhân vì sao ra chậm làm cả máy bay phải chờ. Viên công an trả lời: “Ông Nguyễn Huệ Chi tạm thời chưa được xuất cảnh”. “Vì sao không cho ông đi?” “Không cần phải biết lý do”. Con gái tôi phải nói to để mọi người ở đấy hiểu: “Chẳng có lý do nào hết. Cứ thích là giữ lại thôi”. Nhưng tôi khuyên hai mẹ con cần tiếp tục hành trình ngay kẻo lỡ chuyến, còn tôi ở lại và mang hành lý xách tay vào đồn. Một lúc sau hành lý ký gửi cũng được các cô tiếp viên hãng Korean chuyển đến.

Cuộc trao đổi ngắn gọn và nhẹ nhàng, nhưng nguyên ủy sự vụ thì không ai hiểu được: “Công an Hà Nội chưa cho xuất cảnh”. Ngay đến công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất cũng nói họ không hiểu: “Bác có chuyện gì không?” “Không!” “Thế công an Hà Nội không trao đổi gì với bác sao?” “Không!” “Thế thì đến chúng cháu cũng chịu không thể hiểu”. “Tôi nói thêm: “Chỉ mới cách đây mấy hôm tôi nằm trong số 20 nhà văn tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam”. Người công an nhìn tôi không tỏ vẻ ngạc nhiên, nghĩa là đã biết chuyện, chỉ nói: “Thì không muốn ở lại trong Hội nữa thì ra, đó là quyền của mình. Trong số 20 người có cả nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân… Có phải mình bác đâu!”. Tôi hiểu ngay đây mới chính là câu trả lời, dù là trả lời gián tiếp, nên không trao đổi gì thêm. Nhưng điều đáng quan tâm là Hộ chiếu, tôi hỏi: Tôi phải được nhận lại Hộ chiếu chứ. Đó là quyền của tôi”. Đáp: “Việc này không được. Theo nguyên tắc hộ chiếu chúng cháu giữ và gửi ra Hà Nội. Bác hãy ra Hà Nội, đến CA Hà Nội khiếu nại để đòi lại hộ chiếu”. Thấy tôi trả lời: “Còn ở lại chơi bời vài hôm đã”, một người cười: “Nếu không ra họ lại tưởng việc hộ chiếu cũng chẳng thiết thân gì lắm với mình”.

Biên bản cấm xuất cảnh đối với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Chờ cho người công an tên Việt đánh máy xong biên bản làm 3 bản, đi lấy chữ ký của ông Thượng tá Hưng, đóng dấu, đưa tôi ký vào. Tôi nói rõ: Tôi không ký, bởi việc này trái pháp luật và vi hiến. Người công an đối diện tôi nói: “Ký hay không ký đấy là quyền của bác. Nhưng cũng nên ghi vào mấy chữ “tôi không ký”. Tôi ghi cả 3 biên bản. Ghi xong, bắt tay họ, theo một anh nhân viên hãng Korean tên Bình ân cần dẫn ra khỏi sân bay, lên taxi. Về đến nhà con trai đúng 1 giờ kém 15 phút sáng 19-5-2015.

Theo biên bản do CA Tân Sơn Nhất lập, việc này do CA Hà Nội gây ra, vậy Công an Hà Nội phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công luận và tôi, một công dân chưa bao giờ phạm pháp, trái lại luôn luôn có ý thức tôn trọng pháp luật Việt Nam.

 

 

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Đức Giáo Hoàng: Hãy mang chính trị vào các giáo xứ

Posted by hoangtran204 trên 20/05/2015


Mặc Lâm, biên tập viên RFA ( 10 /5/2015 )

 

Bức chân dung Đức Giáo Hoàng Francis tại cổng chính nhà thờ Chánh Toà Hà Nội ( hôm 15/3/2013 )





Trong một lần trả lời về việc dấn thân của người tu sĩ trong giáo hội, Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô nói rằng “Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ”.

Giáo hội Công giáo Việt Nam đã đem giáo huấn của Đức Giáo Hoàng vào đời sống như thế nào và liệu câu hỏi người tu sĩ không nên làm chính trị có còn đứng vững hay không? Mặc Lâm phỏng vấn linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Mặc Lâm: Thưa Linh mục, xin ông cho biết giáo huấn của Đức Giáo Hoàng về việc dấn thân trong đời sống chính trị có được áp dụng vào mục vụ của giáo hội Công giáo Việt Nam hay không và các tu sĩ thực hiện giáo huấn này cụ thể như thế nào?

LM Lê Ngọc Thanh: Về mặt giáo huấn chung của Giáo hội tôi xin được nói cái giáo huấn gần nhất của giáo hội đó là thông điệp “Niềm vui tin mừng” của Đức Giáo hoàng Phan xi cô vừa ban hành cách đây hơn một năm. Trong chương IV ngài nói rất rõ những việc phải dấn thân trong xã hội. Ngài chỉ ra hàng loại những vấn đề rất cụ thể và ngài bảo rằng tôi muốn một giáo hội lem luốc trên đường phố với người nghèo hơn là ẩn mình trong sự an toàn giả tạo. Và ngài bảo rằng cần phải cơ cấu lại, không phải bài giảng đâu, mà cần thiết thì phải cơ cấu lại giáo xứ để làm sao đáp ứng được nhu cầu đó và ngài nhấn mạnh rằng việc phục vụ cộng đồng, xã hội trong tư cách là một chính trị gia của giáo dân nó là một việc bác ái cao cả hơn cả bởi vì nếu việc bác ái bình thường chỉ giúp được một hai người, còn một vị chính trị gia làm việc nghiêm túc, công minh thì sẽ giúp cả một cộng đồng xã hội hàng ngày cứu giúp giáo dân.

Mặc Lâm
: Có phải vì thế mà nhiều bài giảng thuộc DCCT gần đây đã không ngại nêu bật những khiếm khuyết của xã hội lẫn chính quyền và trong một chừng mực nào đó đã gây cảm hứng mới cho giáo dân. Xin linh mục cho biết những bài giảng như thế có được sự đồng thuận từ giáo hội hay không?

LM Lê Ngọc Thanh: Trước tiên thì tôi phải khẳng định rằng là bài giảng nơi tòa giảng trong nhà thờ luôn xuất phát từ lời Chúa chứ không phải tùy ý do sở thích của một linh mục hay của một nhóm một cộng đoàn riêng lẻ nào đó. Cái đó không thuộc phạm vi tự quyết của cá nhân một linh mục hay của một cộng đoàn như Dòng Chúa cứu thế mà đây là sứ điệp của Chúa trong hội thánh được công bố hàng tuần. Chúng tôi công bố lời Chúa vì chính lời Chúa xuất phát từ trong một cộng đồng xã hội cụ thể và quay lại áp dụng cho một cộng đồng cụ thể với những vấn đề mà chúng ta không thể im lặng, với những vấn đề chúng ta không thể cho qua.

Những vấn đề mà anh em DCCT thật ra không nằm ngoài lề giáo hội mà triển khai những vấn đề của giáo hội mà có thể nhiều cha xứ khác, ở nhiều nơi khác, vì lý do mục vụ cụ thể hoặc là vì sự đơn độc khi ở một mình có thể dễ dàng bị tấn công, bị trả thù nên các ngài khôn khéo hơn, cẩn thận hơn trong cách nói công khai trên tòa giảng. Nhưng có thể nói một điều chắc chắn như thế này là ở lúc gặp gỡ và chia sẻ với giáo dân tất cả các linh mục đều nói rõ về bản chất dấn thân cho xã hội của Giáo hội Công giáo mà không ngoại trừ DCCT.

Mặc Lâm: Phản ứng của giáo dân đối với giáo huấn mới của Đức Thánh Cha có tích cực lắm hay không trong bối cảnh o ép hiện nay tại Việt Nam và sau những bài giảng sống động trong nhà thờ giáo dân có phản ứng như thế nào?

LM Lê Ngọc Thanh: Tôi lấy kinh nghiệm ở Thái Hà ở Hà Nội và Đền Đức mẹ hằng cứu giúp ở Sài Gòn để chúng ta thấy.


Ban đầu thì giáo dân hơi sợ hãi nhưng sau khi nghe giảng xong thì giáo dân nói với chúng tôi rằng chúng con chỉ sợ rằng là đang thánh lễ hay sau thánh lễ họ sẽ vô bắt các cha.

Ban đầu là như vậy nhưng dần dần họ thấy và nói với chúng tôi rằng đây là điều mà họ chỉ nghe được ở đây. Họ là những người thuộc nhiều giáo xứ khác cứ canh giờ lễ đó mà đến để được hiệp thông, cầu nguyện để được nghe giáo huấn.

Tôi thấy rằng ít nhất là vào buổi lễ Công Lý Hòa bình vào 8 giờ tối Chúa nhật cuối tháng, một thánh lễ quy tụ trên 3.000 người ở tại Sài Gòn và Hà Nội cũng vậy.

Có đến 80% người tham dự là những người biết rõ và họ chủ động tìm đến để được giáo huấn theo cách như vậy chứ không phải chỉ đi lễ như một giáo dân bình thường vào ngày Chúa Nhật.

Mặc Lâm: Xin linh mục cho biết những hoạt động dấn thân, những bài giảng thiết thực với đời sống rõ ràng là đụng đến vấn đề mà nhà nước cho là nhạy cảm. Chính quyền đã có những hành động nào để ngăn chặn hay cản trở hay không?

LM Lê Ngọc Thanh: Trước đây khi chúng tôi bắt đầu những chia sẻ như vậy với giáo dân thì họ dùng những tờ truyền đơn dán vào các cột điện, gốc cây trong khu vực nhà thờ. Họ rải trong sân nhà thờ, họ rải trong khu xóm, trong quán ăn để nói xấu và lên án các cha. Họ không dừng lại ở việc lên án về nội dung bài giảng, họ bắt đầu vu khống kể cả việc dựng đứng lên họ nói đó là đời sống vô đạo đức của các cha như vậy.

Riêng đối với nhà cầm quyền thì có một lần họ đã chất vấn về tính hợp pháp của website chúng tôi, còn về tòa giảng thì họ chỉ nói với cá nhân linh mục này, với cá nhân cha kia để gây sự chia rẻ trong nội bộ của anh em chúng tôi và cũng có dùng nhóm giáo dân này nhóm giáo dân kia chống lại nhau. Nhưng có thể nói rằng là những tác động giảm dần và đến bây giờ không còn tác động gì nữa cả.

Mặc Lâm: Xin cám ơn linh mục Lê Ngọc Thanh.




http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep…015074942.html

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »