Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Hiến pháp: sửa đổi 2013’ Category

►Hiến pháp VN là tài liệu phản động! (20-4-2022)

Posted by hoangtran204 trên 20/04/2022

Chỉ hứa hẹn sẽ in và phổ biến HIẾN PHÁP, bị kết tội phản động, bị tù 5 năm

+ Phạm Thắng Tuyên truyền về Hiến pháp là phản động rồi, vì nếu làm đúng HP thì tức là trái với ý các quan.
+ Trần Hoàng: đảng csVN không muốn bất cứ ai tuyên truyền và công khai phổ biến hiến pháp. Vì trong bản hiến pháp có quy định các quyền của con người mà chúng đã ký kết với LHQ năm 1982. “Chúng chỉ dùng Hiến pháp để loè nước ngoài và mị dân thôi…Thu Thủy

Đọc tiếp »

Posted in Hiến pháp: sửa đổi 2013, Thời Sự | Thẻ: | Leave a Comment »

►Quyền xuất nhập cảnh của người dân Việt Nam bị tước đoạt bất cứ lúc nào theo ý muốn của một vài người trong Bộ Công An!

Posted by hoangtran204 trên 02/11/2017

“Quyền xuất nhập cảnh đã được Hiến pháp tu chính năm 2013 minh thị công nhận tại điều 23”.

Vậy mà Bộ Công An dám cấm hàng trăm người không cho họ xuất cảnh. Vậy là Bộ Công An ngồi trên Hiến pháp! Nhưng trớ trêu thay, công an lại cho rằng họ bảo vệ luật pháp; trong khi Hiến pháp là mẹ đẻ của luật pháp! 

Đảng thì cao hơn Nước. “Thà mất nước còn hơn mất đảng”. Đảng chỉ đạo Nhà nước, và có quyền cách chức nhà nước.

Quân vô loại!

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Công An, Dân Chủ và Nhân Quyền, Hiến pháp: sửa đổi 2013, Luật Pháp | Leave a Comment »

►Sau buổi thảo luận về nhân quyền và hiến pháp, luật sư và bạn bè bị công an đánh

Posted by hoangtran204 trên 08/12/2015

TƯỜNG THUẬT VỤ “VA CHẠM VỚI GIANG HỒ QUÊ BÁC” 
( Stt này rất dài, không dành cho những ai vô cảm)

Sáng qua, khi buổi thảo luận về Hiến pháp và Nhân quyền đang diễn ra tại Nam Đàn, Nghệ An thì có hơn 10 nhân viên AN thường phục vào đòi kiểm tra giấy tờ (giữa ban ngày). Lập tức bà con phản ứng lại, yêu cầu họ im lặng và nếu muốn ở lại tham gia thì lấy ghế ngồi nghe. Bọn chúng cứng họng, lẳng lặng đi tìm chỗ ngồi, cứ thi thoảng lại làm ầm ĩ lên rồi thôi.

Đến tầm 4h, bốn người chúng tôi nhờ mấy anh em ở Nam Đàn chở ra thị trấn để đi Taxi ra bắt xe khách về Hà Nội. Tụi AN (an ninh) mặc thường phục lập tức bám theo xe chúng tôi. Chúng đi 1 oto Mazda màu vàng chanh (đã tháo biển số) 1 oto Camry đen (đã tháo biển số) và 5 xe máy, các anh em Nghệ An vẫn đi theo yểm trợ. Lái xe taxi đi rất nhanh, đi được một lúc thì ko thấy xe của tụi AN đâu, anh Đài liền bảo lái xe đi nhanh nữa lên, ra khỏi địa phận Nam Đàn thì chúng sẽ ko theo nữa đâu, anh Đài bảo các anh em đi sau yểm trợ về trước đi, bọn nó ko theo nữa, bọn anh lo được, đi xa ko tiện cho các anh em. Thế là các anh em quay xe đi về.

Đi được khoảng 5 km nữa thì xe chúng tôi gặp đúng đoạn đèn đỏ, đường ùn tắc thì bỗng dưng xe Camry đen từ dưới lao lên chặn mũi xe chúng tôi. Xe đen cứ đi tà tà đằng trước, ko cho xe taxi vượt lên. Vài chiếc xe máy chạy kè kè bên cạnh…

Đến đoạn Quán Hành, Nghi Trung, Nghi Lộc thì chiếc xe đen Camry dừng hẳn lại chặn đằng trước, chiếc xe Mazda áp sát xe taxi, 5 cái xe máy chặn phía sau…Lúc này, tôi cảm thấy sự chẳng lành, liền lôi cái áo phao béo ra mặc thêm vào (tôi biết sẽ bị đánh nên mặc 2 áo khoác để nó có đánh cũng ko đau pacman emoticon ), chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Bọn trên xe Camry ùa xuống, mấy thằng đi Mazda ùa sang, mấy thằng đi xe máy xông lên. Đứa nào đứa nấy đều cầm gậy và tuýp sắt. Chúng đều đeo khẩu trang, có vài thằng chùm mũ len kín mặt, chỉ chừa ra 2 cái mắt giống hệt IS.

Anh Đài liền bảo lái xe: “khóa hết các cửa lại, cố thủ”. Tài xế khóa cửa lại thì bị chúng nó cầm gậy đập vào xe, chửi: “Đm mày, mở xe ra, tao giết cả nhà chúng mày. Thằng tài xế xe Camry mặc áo len màu vàng cầm gậy tiến tới cửa xe chỗ tôi ngồi, giật cửa ra, nhưng bị tôi giữ chặt ko mở đc. Chúng ra mở cửa trên nơi a Đài ngồi, giật mạnh cửa. Tay tài xế taxi hoảng quá, mở hết các cửa ra, chạy thoát thân đầu tiên, nhưng vẫn bị chúng nó đánh.

Chúng lôi anh bạn Thắng (ở cửa bên trái) ra ngoài, vừa lôi vừa cầm gậy vụt vào ngực Thắng, bạn Minh liền giữ lấy Thắng, còn tôi thì đưa tay ra bắt lấy gậy của nó. Tôi giằng co cái gậy được khoảng 5s thì bị một thằng khác vụt vào tay, tôi phải buông gậy, tôi dùng chân đạp vào mặt và đầu của chúng thì bị chúng đánh vào mắt cá chân, ống đồng và bắp chân, bạn Minh cũng ko giữ nổi Thắng nữa. Thắng bị lôi ra ngoài đầu tiên.

Thấy vậy tôi kéo gập cửa xe lại ngay, quay lên thì thấy anh Đài đang bị chúng nó kéo, anh Đài vẫn cố gắng bám trụ ở trong, chúng vụt liên tiếp vào chân, đùi và đầu anh Đài, anh Đài đưa tay lên đỡ thì chúng vụt vào tay. Tôi chồm lên ghế trên, cố ôm lấy anh Đài để kéo lại. Anh Đài bị chúng đánh nặng quá hét lên đau đớn. Chúng vừa đánh vừa hô “tao đánh chết mày, thích đỡ à, tao đánh cho mày gãy tay”. Tôi nắm vào đúng chỗ a Đài bị đánh, chỗ đó nó lẻo khỏe ra rồi, nhìn nhũn cả ra, làm tôi lầm tưởng anh Đài bị gãy tay rồi. Tôi cố nắm lấy kéo anh lại thì bị chúng cầm gậy phang tiếp vào tay. Đau quá tôi buông anh ra thì anh bị chúng lôi ra ngoài.

Trong lúc tôi đang kéo a Đài lại thì anh bạn Minh dựa lưng vào lưng tôi, tay chống vào ghế, chân đạp liên tiếp về phía cửa, vừa đạp vừa chửi: “địt cụ mày vào đây, mày vào đây, vào đây,…”, nơi mà có 1 tên AN mặc áo đỏ, đeo khẩu trang y tế, đang cầm gậy vụt. Nó đánh Minh khoảng 20 phát vào chân nhưng Minh cũng đá được vào mặt và ngực nó. Đánh được Minh thêm mấy cái nữa thì gậy bị gẫy. Thằng áo đỏ chạy ra tìm gậy khác thì Minh vùng chạy ra ngoài.

Thấy Minh chạy ra, tôi vẫn giữ chặt cửa. Quay sang thì thấy a Đài đang bị 3 thằng đấm đá tới tấp, Thắng thì bị 1 thằng bẻ ngửa cổ ra sau, 1 thằng lấy cán tuýp sắt đánh vào ngực, 1 thằng cầm gậy vụt vào bụng.

Sau đó khoảng 1s, 2 tên AN quay sang phía tôi, tìm cách lôi tôi xuống. Thấy vậy , tôi liền chủ động mở cửa sẵn, khi chúng tới gần liền đạp cửa xông ra. Tôi húc thẳng vào người 1 thằng, đỡ và giằng lấy gậy của nó, đấm nó được 2 quả vào mặt thì bị thằng bên cạnh vụt vào vai và lưng. Nhưng tôi mặc 2 áo khoác nên chúng vụt thế chứ vụt nữa cũng ko có cảm giác đau pacman emoticon Thấy Thắng đang bị đánh ác quá, tôi xông vào húc mấy thằng đang đánh Thắng. Vừa húc xong thì bị nó quây lại đánh tới tấp. Tôi liền chạy về hướng Hà Nội. Chúng hô lên ” bắt lấy nó, bắt lấy nó,..”

Chạy được 1 lúc thì thấy Vũ Minh cũng chạy theo sau, đằng sau là 5 6 thằng cầm gậy đuổi theo. Chạy được chừng 100m thì một thằng nhẩy lên xe Mazda đuổi theo chúng tôi. Vũ Minh vừa chạy vừa hô “cướp, cướp,…cứu, cướp, cứu với,…” Nhưng người dân chỉ chạy xe chậm chậm lại để xem chứ ko giúp. Có người thì bảo ” em ko dám giúp đâu, em sợ nó trả thù em,… các anh chạy vào làng đi, nó ko đuổi đc đâu”.

Chỉ vài giây, quay lại nhìn thì thấy xe Mazda phi gần tới như muốn tông chết tôi. Tôi liền bật sang hàng rào (cao khoảng 1m5) bên kia đường (nhảy lần 1), chạy ngược chiều xe nhằm cản chở chúng. Vũ Minh cũng nhảy sang cùng tôi, ai ngờ mấy thằng AN đằng sau chạy cũng gần tới, chúng cũng nhảy sang bên kia đường. Vũ Minh cúi xuống nhặt viên gạch, giả vờ ném về phía AN thì chúng đứng khựng lại, ko tới gần nữa. Nhờ vậy mà chúng tôi được nghỉ khoảng 5s, sau đó chúng tôi tiếp tục chạy thì thằng xe Mazda vòng lên trên, chặn đầu chúng tôi, nó vừa mở cửa xe ra, thấy chúng tôi lao về phía oto, nó hoảng quá lại leo lên xe, đóng cửa lại, phi về phía chúng tôi. Sợ nó tông minh, tôi và Minh lại nhảy sang bên này đường (nhảy lần 2), chúng tôi lại chạy, dù cho chân mỏi rã rời, họng khô khốc, thở bằng tai. Lần nhảy này, vì di chứng của cú vụt vào mắt cá chân nên tôi nhảy hụt, trẹo chân luôn, đau điếng. Vũ Minh thấy thế dìu tôi chạy. Mấy thằng AN lại tiếp tục nhảy sang truy sát. Thằng Mazda lại quay xe sang bên này đường, chạy được chừng 200m nữa thì cái xe đuổi tới sát đít. Chúng tôi lại bật sang bên kia đường (nhảy lần 3). Mấy thằng AN nhìn chúng tôi nhảy qua nhay lại thì chán cmnl, chúng nó cũng thở dốc, chỉ còn đi bộ chứ ko chạy đuổi theo được nữa….

Con xe Mazda lại 1 lần nữa vòng đầu xe đuổi theo. Chúng tôi bảo nhau, thôi chạy vào làng, chứ nhảy qua nhảy lại thế này mệt đéo tả, kiểu gì cũng mất mạng… Thế là chúng tôi chạy vào 1 nhà ngay đầu ngõ. Vào trong sân nhà thì tôi chốt cổng lại, Minh thì la lên “cứu chúng cháu, chúng cháu bị tụi nó cướp”. Chạy vào nhà, Minh nhìn quanh, vớ được con dao, còn tôi thì nhặt 1 cây sắt lên. Chúng tôi đứng trong sân, chửi ” Địt cụ mày, vào đây tao giết hết chúng mày,…”

Mấy thằng AN đứng bên ngoài ngõ, ko dám xông vào. Thằng AN áo đỏ rút điện thoại ra gọi thêm đồng đội tới. Tôi quay sang hỏi chủ nhà “ở đây còn chỗ nào chạy nữa ko chú”. Họ bảo” đằng sau có lối thoát sang ngõ bên”. Tôi và Minh chạy ra đằng sau, may mắn thay, đằng sau đó là 1 nhà đang xây dở, có cái giàn dáo, tôi trèo lên trước, kéo theo Minh lên. Hai thằng ra bờ tường, nhảy từ trên tường cao hơn 2m xuống. Cú nhảy khiên chân tôi đau muốn khóc. Phải nén cái đau lại mà chạy tiếp. Chạy luồn lách trong ngõ, đến chỗ quặt thì tự bảo nhau “trái” “phải”phải, trái”. Chạy vòng vèo trong ngõ, đằng sau là tiếng rồ ga xe máy đuổi theo.

Tiếp tục chạy đến chỗ có ruộng đằng sau, chúng tôi rẽ phải, chạy dọc theo cái mương thối. Chân đau, cơ thể mệt, mấy lần chúng tôi rơi xuống cái hố bùn, rồi lại lồm cồm bò lên. Nghe thấy tiếng người lao xao ở đằng sau, chúng tôi núp vào 1 bụi dậm, sau đó cả 2 cúi thấp người, nấp sau những bụi hoa cỏ may mà đi. Bò trườn qua những ruộng rau đầy đất. Chúng vẫn cho người đi lùng ra đến tận mép ruộng. Chúng tôi trườn tới gần 1 cái mộ rất to, cả hai thằng nhảy thẳng vào nấp đằng sau cái mộ. Lúc này, hai đứa mới được thở một lúc. Nằm bẹp ra mộ… Sau đó, chúng tôi gọi đt cho chú Dung Truong và 1 số ae khác báo tin. Rồi tiếp tục bò qua cánh đồng Ngô tới 1 cái làng sâu bên trong, cách xa đường cái gần 1km.

Tới làng đó, chúng tôi chạy vào nhà dân nhờ cứu giúp ( nhà có 3 mẹ con), họ liền đóng cửa lại, kéo chúng tôi vào trong nhà. Họ đưa nước cho tôi uống, đem dầu gió xoa bóp chỗ đau cho tôi. Vũ Minh xin họ 2 bộ quần áo cũ (thực ra là giẻ lau nhà họ pacman emoticon ) và 2 chiếc mũ bảo hiểm. Chúng tôi thay đồ, cho quần áo vào 1 cái bao tải rồi từ biệt họ.

Cải trang thành nông dân, chúng tôi lê lết trên đường làng với cái thân xác đau nhức. Cứ mỗi lần có xe đi qua, chúng tôi lại cúi xuống giả vờ nhặt cỏ pacman emoticon Đi được khoảng 4 km thì em Tô (fb Pha Lê Tuyết) gọi, hỏi chúng tôi đang ở đâu, sẽ có ae qua đón. Thực sự chả biết đi đến đâu rồi, lê lết mãi tới tới được Trung tâm y tế Nghi Lộc, mình liền nhắn địa chỉ cho Tô, nhờ ae tới.

Lúc sau có anh Võ Tuấn và anh Thông Chương tới đón. Hai anh đưa chúng tới nhà a Võ Tuấn. Vừa tới nơi đã thấy cả 20 thằng AN đứng bên đường rồi. Vào nhà nghỉ được 1 lúc, chúng tôi được tin anh Đài bị trấn lột hết đồ, bị vứt xác ở Cửa Lò, đã được các ae đưa lên xe về HN an toàn, còn Thắng thì ko có tin tức gì. Khoảng 8h, chúng tôi quyết định đi ngay trong đêm. Nhờ có sự bài binh bố trận của các anh em Nghệ An đã cắt đuôi được tụi AN. Hai anh Thông Chương và anh Cường (chồng chị Kim Chi) đã đưa chúng tôi ra tận Diễn Châu bắt xe. Chúng tôi lên xe mà lòng đầy cảm kích.

Lúc này mới thấm câu hát của Nah Son Nguyen:
– Tao không vào địa ngục thì ai. ‪#‎ĐMCS‬

Cảm ơn anh Cường, anh Thông Chương, em Maria Nguyễn, anh Đức, chị Ki, em Tô, anh Võ Tuấn, anh Thái Văn Dung, chị Chi, chị Nguyễn Hoài Thu và nhiều anh em khác mà tôi ko nhớ hết tên đã không quản ngại đường xa đã tới yểm trợ cho chúng tôi.

Viết những dòng tường thuật này mà lòng đầy nỗi uất nghẹn. Tôi đã rớt nước mắt khi nhớ lại cảnh anh em của mình bị đánh. Bọn công an Nghệ An thực chất chỉ là 1 lũ nhát gan và rất hèn. Dùng 20 người để đánh 4 người là hèn, khi bị phản ứng lại mà đã rụt thì là nhát gan… Chúng mày, lũ AN Nghệ An, tao nhớ mặt từng đứa. Tao xin thề lần sau tao tới đất Nghệ An mà chúng mày còn chặn đánh thì kiểu gì tao cũng chém chết vài thằng.

Lũ công an Nghệ An là một lũ ăn cướp, chúng đã cướp đi toàn bộ Điện thoại, máy móc, toàn bộ giấy tờ và tiền của anh Đài, chúng lột hết đồ, chỉ để lại cho anh mặc 1 chiếc quần và 1 cái áo phông. Chúng cướp của bạn Thắng 1 chiếc điện thoại Iphone 5s và 3 triệu trong ví bạn. Chúng cướp 1 điện thoại Iphone 5s và 1 triệu đồng của bạn Vũ Minh. Chúng lấy hết đồ đạc trong túi của tôi, lấy hết giấy tờ xe, CMND, thẻ HSSV, thẻ Ngân hàng và số tiền gần 10 triệu của tôi (số tiền tôi tích lũy đi trồng rau nuôi cá thời gian qua để sau này làm ăn). Chúng cướp tất tần tật, mục đích chặn xe đánh chúng tôi cũng chỉ để cướp chứ không phải để hả giận, vì chúng làm gì còn liên sỉ nữa mà biết giận. Chúng cướp hết thành quả lao động của chúng tôi một cách dã man. Thử hỏi cái đất nước này còn luật pháp nữa ko. Cộng sản cứ làm thế này nhiều thì chúng càng sớm sập thôi. Chúng mày hãy nhớ, tao “CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỐNG”. Xin hứa đấy!

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Công An, Hiến pháp: sửa đổi 2013, Luật Pháp, Lưu manh đỏ | Leave a Comment »

►Cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp rồi QH vờ vịt bỏ phiếu thông qua cũng tựa như những thằng hề cầm súng đóng tuồng vụng để tồn tại

Posted by hoangtran204 trên 03/12/2013

Trích: 

… điều khiến tôi ngạc nhiên là khi được hỏi về đợt vận động sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam vừa rồi, anh không biết gì cả. Sau, anh thú nhận là anh không hề để ý đến chuyện ấy. Lúc ở Việt Nam, bật ti vi, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh đổi ngay sang kênh khác; mở tờ báo, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh lật sang trang khác.

Hỏi tại sao, anh đáp: Vì chán. Anh biết tỏng tòng tong đó chỉ là một trò hề để bịp dân và bịp dư luận quốc tế. Nó sẽ chả đi đến đâu cả. Rồi rốt cuộc, đâu lại hoàn đấy. Đã biết vậy, còn theo dõi làm gì chứ? Anh kết luận: Mất công vô ích.

Tôi kiên nhẫn hỏi tiếp: Những người có thái độ như anh có nhiều không? Anh đáp: Nhiều. Tất cả bạn bè và người quen của anh đều nghĩ vậy và phản ứng như vậy. Họ khinh thường. Họ tuyệt vọng. Họ chán. Và cuối cùng, họ thành dửng dưng vô cảm.

Đóng tuồng vụng để tồn tại

Nguyễn Hưng Quốc

voatiengviet.com

2-12-2013

Cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam kéo dài suốt năm 2013 đã kết thúc sau cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội vào ngày 28/11 với 486 trên tổng số 488 đại biểu tán thành. Về phương diện hành chính, cuộc vận động chính trị thuộc loại lớn nhất trong năm đã kết thúc, nhưng về phương diện chính trị, ảnh hưởng của nó chắc sẽ còn lâu dài từ cả phía nhà cầm quyền đến giới trí thức độc lập và những người bất đồng chính kiến.

Nhìn lại, hình ảnh chính xác nhất để mô tả cả cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp 2013, theo tôi, là hình ảnh của một vở tuồng vụng.

Tuồng, vì tất cả đều diễn ra đúng theo kịch bản đã hoạch định sẵn. Kịch bản: Chỉ thay đổi một số chi tiết nho nhỏ lặt vặt để, một, củng cố quyền lực của một số người; và hai, để chứng tỏ chế độ của họ là dân chủ, biết quan tâm đến không những quyền của công dân mà còn quyền của con người, không những sự ổn định hay phát triển của xã hội mà còn cả vấn đề môi trường vốn được xem là ưu tiên số một của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những sự thay đổi ấy, những vấn đề lớn gắn liền với sự độc quyền lãnh đạo cũng như độc quyền kiểm soát và phân phối tài sản quốc gia vẫn tiếp tục nằm trong tay của đảng.

Những kiểu tuồng như vậy chả có gì lạ. Chế độ độc tài nào cũng diễn tuồng như vậy. Từ năm 1945, đặc biệt từ năm 1954, ở miền Bắc và từ năm 1975, trong cả nước, đảng Cộng sản vẫn thường xuyên đóng tuồng như vậy.

Cái khác ở lần này không phải ở tính tuồng mà ở sự vụng về của vở tuồng. Vụng ở hai điểm chính. Thứ nhất, nó được mở đầu một cách rầm rộ và to tát, cuối cùng, lại kết thúc một cách vô duyên và lãng nhách khiến giới quan sát đều chưng hửng. Thứ hai, nó mở đầu bằng lời hứa hẹn “không có vùng cấm trong thảo luận” có vẻ rất dân chủ, nhưng ngay sau đó, lại cấm hết chuyện này sang chuyện khác, không những cấm, họ còn lên án hết nhóm này đến nhóm khác trong cái gọi là “âm mưu diễn tiến hòa bình”.

Không ai hiểu tại sao, lúc đầu, giới lãnh đạo lại dám tuyên bố một cách ồn ào về chuyện không có vùng cấm trong thảo luận về Hiến pháp như vậy. Chả lẽ họ không biết dân tình bất mãn ra sao? Hơn nữa, người ta càng không hiểu tại sao họ lại vận động sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ hội cho dân chúng, hoặc ít nhất, giới trí thức, đặt lại vấn đề vai trò lãnh đạo của đảng và vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai như vậy? Họ sợ những vấn đề “nhạy cảm”, nhưng tại sao họ, chính họ, lại nêu những vấn đề “nhạy cảm” ấy ra cho mọi người bàn luận?

Có cảm tưởng giới lãnh đạo Việt Nam, một, nói mà không biết mình nói gì; hai, không hiểu được tâm lý bất mãn của quần chúng, do đó, không tiên liệu được các phản ứng ngược khi tung ra cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp.

Cả hai đều có một đặc điểm chung: dại dột. Nguyên nhân của sự dại dột ấy có khi không phải vì ngu đần. Mà vì hoang tưởng. Tên độc tài nào cũng hoang tưởng. Các nhà độc tài đều sống bằng sự lừa đối người khác và nạn nhân cuối cùng của sự lừa dối ấy là chính họ: Họ cũng tin vào sự dối trá của mình. Họ cũng tưởng là mọi người đều tin tưởng và ủng hộ họ.

Vở tuồng, thoạt đầu, tưởng hoành tráng, sau, biến thành tuồng hài là vì vậy.

Nhưng có khi chính cái tuồng hài ấy cũng nằm trong một âm mưu nào đó. Nói cách khác, có khi nhà cầm quyền Việt Nam đem chính sự dại dột và lố bịch của họ ra làm một thứ vũ khí để duy trì chế độ.

Ngỡ như nghịch lý. Nhưng không phải. Để duy trì quyền lực, từ xưa đến nay, có ba thứ vũ khí tối ưu: được yêu mến, được kính phục và bị sợ hãi. Nếu chỉ có hai, ưu tiên sẽ là: được kính phục và bị sợ hãi. Nếu chỉ có một: bị sợ hãi. Ngay từ khi được thành lập, đảng Cộng sản đã sử dụng cả hai biện pháp tuyên truyền và bạo lực để dân chúng yêu mến, kính phục và sợ hãi. Bây giờ, trong xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông xã hội, mọi âm mưu tuyên truyền đều thất bại, nhà cầm quyền, nói chung, không còn được yêu mến và kính trọng nữa, họ chỉ giữ lại một yếu tố duy nhất: duy trì sự sợ hãi.

Nhưng chỉ có sự sợ hãi không không đủ. Người ta đẩy sự thiếu yêu mến và thiếu kính trọng đến một cực khác: sự rẻ rúng. Rẻ rúng đến độ khinh bỉ và không thèm nghĩ, không thèm chấp nữa: Lúc ấy, sự rẻ rúng biến thành một sự vô cảm. Chính sự vô cảm ấy trở thành một thứ vũ khí cho nhà cầm quyền.

Một ví dụ: Mới đây, tôi gặp một người quen cũ từ Việt Nam sang. Là một giáo sư đại học, ngành Khoa học, anh thông minh, biết nhiều và nhận xét tinh tế. Thế nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là khi được hỏi về đợt vận động sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam vừa rồi, anh không biết gì cả. Sau, anh thú nhận là anh không hề để ý đến chuyện ấy. Lúc ở Việt Nam, bật ti vi, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh đổi ngay sang kênh khác; mở tờ báo, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh lật sang trang khác.

Hỏi tại sao, anh đáp: Vì chán. Anh biết tỏng tòng tong đó chỉ là một trò hề để bịp dân và bịp dư luận quốc tế. Nó sẽ chả đi đến đâu cả. Rồi rốt cuộc, đâu lại hoàn đấy. Đã biết vậy, còn theo dõi làm gì chứ? Anh kết luận: Mất công vô ích.

Tôi kiên nhẫn hỏi tiếp: Những người có thái độ như anh có nhiều không? Anh đáp: Nhiều. Tất cả bạn bè và người quen của anh đều nghĩ vậy và phản ứng như vậy. Họ khinh thường. Họ tuyệt vọng. Họ chán. Và cuối cùng, họ thành dửng dưng vô cảm.

Ngoài việc gây ra sợ hãi, tất cả những kẻ gây ra tội ác đều mong nhất một điều: sự vô cảm trước cái ác. Điều đó, hầu như ai cũng biết. Cái “mới” của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay là họ duy trì và củng cố sự vô cảm ấy bằng cách tự biến mình thành lố bịch.

Như những thằng hề cầm súng.

——————————————————————————–

Quốc Hội múa vụng nên lộ hàng. Sự dối gạt rất trắng trợn. Kinh thật!!!

Bổ sung (11h, ngày 28/11/2013): Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với 486 phiếu tán thành, 2 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”.

Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21 “không biểu quyết” …

Ai phát hiện ra màn ảo thuật này? Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự (đã chụp hình và quay phim quốc hội bỏ phiếu được đài truyền hình tường thuật trực tiếp).

 

Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của … máy móc? Xin được ghi lại qua hình ảnh:

Đọc tiếp ở đây >>>

diendanxahoidansu.wordpress.com

Posted in Hiến pháp: sửa đổi 2013 | Leave a Comment »

►Mặc cho các blogger, 72 vị nhân sĩ tức run cả người, TBT Trọng hí hửng trả lời phỏng vấn về việc Hiến pháp được thông qua

Posted by hoangtran204 trên 29/11/2013

Khóc vì hối hận đã có 172.000 người chết trong Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956

Xây dựng XHCN từ 1954 đến nay được 59 năm, nhưng chưa đem lại sự ấm no cho người dân. Tháng trước, TBT Ng. Phú Trọng băn khoăn thắc mắc: đến cuối thế kỷ này, tức là 87 năm nữa, chưa biết VN đã tiến tới XHCN hoàn thiện chưa!!!

Trong khi chờ đợi tới ngày ấy, đảng và nhà nước khuyên khích các bạn nên tham gia xuất khẩu lao động để thoát khỏi nghèo đói! 

Trích bài phỏng vấn: “Bác Hồ còn nói là Đảng phải chịu trách nhiệm, không chỉ những cái lớn mà từ những cái như “tương, cà, mắm, muối”, “cái kim, sợi chỉ”. Một người dân đói là Đảng phải chịu trách nhiệm. Dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, Đảng phải chịu trách nhiệm. Cho nên, việc thể hiện trong Hiến pháp lần này là bước tiến so với Hiến pháp hiện hành.”

“… Có lẽ trong lịch sử làm luật, làm Hiến pháp và trong sinh hoạt chính trị của chúng ta, hiếm có cuộc nào dân chủ sâu rộng và thực chất như thế này”

—————————————————————

 TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói tỉnh queo trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Báo ĐBND như sau: 

28-11-2013

Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân

Thanh Tâm

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ngay sau khi Quốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG đã dành riêng cho Báo ĐBND sự chia sẻ nồng nhiệt và ân tình. ĐBND trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PV: Thưa Tổng bí thư, 9h54 phút ngày 28.11.2013, QH biểu quyết thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi) với tỷ lệ 97,59% tổng số ĐBQH tán thành. Ngay sau đó, tất cả ĐBQH và khách mời đã đứng dậy vỗ tay chào mừng bản Hiến pháp mới. Xin Tổng bí thư cho biết cảm xúc về sự kiện này?

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Cảm xúc, cảm tưởng thì có nhiều. Nói ngắn gọn là tôi thật sự vui mừng, xúc động nhưng không bất ngờ.

Vui mừng, xúc động là vì thấy QH bày tỏ chính kiến của mình thống nhất rất cao với cái bản Hiến pháp (sửa đổi). Sự thống nhất của các ĐBQH phản ánh tâm nguyện, ý chí của từng ĐBQH, phản ánh ý chí của đại đa số nhân dân, của cử tri và phản ánh tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng định hướng, tư tưởng chỉ đạo của Đảng. Nói rộng ra, đây cũng là thể hiện một tinh thần, một sức mạnh đại đoàn kết toàn dân ngay trong một công việc cụ thể là sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sửa đổi Hiến pháp là vấn đề rất lớn, hệ trọng và thiêng liêng. Bản Hiến pháp (sửa đổi) lần này đã đạt được sự đồng thuận rất cao của QH, gần như tuyệt đối, chỉ có 2 vị ĐBQH không biểu quyết và không có ĐBQH nào không tán thành. Cho nên, nói vui mừng và xúc động là vì thế.

Còn không bất ngờ, vì đây là kết quả tất yếu của cả một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, bài bản, thật sự dân chủ. Có lẽ trong lịch sử làm luật, làm Hiến pháp và trong sinh hoạt chính trị của chúng ta, hiếm có cuộc nào dân chủ sâu rộng và thực chất như thế này. Chuẩn bị rất kỹ, rất công phu. Tính riêng từ khi thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là hai năm rưỡi. Nói xa hơn thì trước đó từ cuối nhiệm kỳ QH Khóa XII, khi làm Chủ tịch QH, tôi nhớ là đã giao chuẩn bị bộ phận tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992. Cho nên cả một quá trình lâu dài từ lấy ý kiến toàn dân, phát huy được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; cử tri và nhân dân góp ý kiến tâm huyết đến ĐBQH phát biểu ý kiến, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giải trình, tiếp thu. Lúc đầu thì ý kiến phát biểu rất rộng, sau đó thu hẹp dần các vấn đề khác nhau và cuối cùng đã tìm được tiếng nói chung. Làm việc tốt như thế thì kết quả tất yếu là bản Hiến pháp được thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao.

PV: Thưa Tổng bí thư, ngay sau khi biểu quyết thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), nhiều ĐBQH đã xúc động: đây là bản Hiến pháp của ý Đảng, lòng dân…?

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Như tôi đã nói, biểu quyết thông qua Hiến pháp lần này là sự thống nhất của cả Quốc hội, phản ánh ý chí của nhân dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng tư tưởng, định hướng chỉ đạo của Trung ương, của Đảng. Chỉ đạo rất chặt chẽ và có định hướng nhưng không gò ép, áp đặt, hoàn toàn thoải mái, thảo luận dân chủ. Như thế là có sự gặp nhau rất lớn ở ý tưởng về sửa đổi Hiến pháp lần này. Cho nên, nói ý Đảng, lòng dân là rất đúng, hoàn toàn phù hợp, không gượng ép. Đảng không ép và dân rất thoải mái chấp nhận bởi vì nó hợp lý – là chân lý thì mọi người đều chấp nhận.

 

 

Các ủy viên BCT, ủy viên T.Ư. đảng, đảng viên cao cấp trong Quốc hội béo tốt như heo, tròn trịa, mặt có ngấn, vui mừng với kế hoạch tiếp tục đè đầu cởi cổ dân chúng từ đây cho đến cuối thế kỷ này mà vẫn chưa biết việc xây dựng XHCN ở VN có hoàn thiện chưa. (Lời TBT Ng. Phú Trọng)

PV: Trong Điều 4 của Hiến pháp lần này, QH có bổ sung một điểm mới, đó là Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Tổng bí thư đánh giá như thế nào về sự bổ sung này?

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Sự bổ sung đó là cần thiết. Thực ra điều này không phải là mới mà nó phản ánh thực tế lâu nay: Đảng ta luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Điều này không ghi trong Hiến pháp thì cũng được ghi trong Cương lĩnh của Đảng, Điều lệ của Đảng. Cho nên, ngay câu: Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc đã thể hiện điều đó.

Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Cho nên Đảng ra đời là vì dân, xuất phát từ dân và phục vụ nhân dân. Bác Hồ nói, người lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân. Cho nên, việc khẳng định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng gắn bó với dân đó là quy luật tồn tại, phát triển của Đảng. Cho nên lần này sự thể hiện trong Hiến pháp về mối liên hệ gắn bó giữa Đảng với dân là tất yếu. Thực tế là chúng ta luật pháp hóa, thể chế hóa điều mà lâu nay Đảng ta đã nói, đã làm và đang làm.

Vế thứ hai, đã gắn bó với nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Bác Hồ còn nói là Đảng phải chịu trách nhiệm, không chỉ những cái lớn mà từ những cái như “tương, cà, mắm, muối”, “cái kim, sợi chỉ”. Một người dân đói là Đảng phải chịu trách nhiệm. Dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, Đảng phải chịu trách nhiệm. Cho nên, việc thể hiện trong Hiến pháp lần này là bước tiến so với Hiến pháp hiện hành.

PV: Xin chân thành cám ơn Tổng bí thư!

Thanh Tâm thực hiện; Ảnh: Lâm Hiển

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

(Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

(Trích Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)

Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

(Trích Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)

——————————————————

Các blogger tố giác sự gian  ác và lừa đảo của đảng như sau:

Hồ sơ tội ác lại dày thêm

Thu, 11/28/2013

nguyenhuuvinh

Không ai lạ với kết quả của cái gọi là Quốc hội hôm nay khi diễn vở gọi là “Thông qua Hiến pháp”. Xưa nay, vẫn những bài diễn không lạ lẫm gì đối với người dân Việt Nam và cả thế giới, những vở diễn hết sức thành công với chủ đề “Ý đảng đi ngược lòng dân”.

  Người dân không ngạc nhiên vì kết quả của cái gọi là Quốc Hội, nó cũng tương tự như kết quả của những cuộc bầu cử ra nó, nghĩa là “Cái chết được báo trước”. Thế nhưng, không ít người vẫn hụt hẫng và họ hụt hẫng vì nhiều lý do khác.  

Quốc hội với những đại biểu của dân(?) sự sỉ nhục người dân Việt 

Điều đầu tiên, đó là sự trơ lỳ đến mức khó tưởng tượng của những bộ mặt quan chức, những bộ mặt nung núc những thịt vì được nuôi nấng vỗ béo từ đồng tiền xương máu của người dân đổ vào thân xác bằng đủ mọi loại mánh khóe, kể cả tham nhũng và vô cảm, nhưng luôn luôn dương dương rằng mình là “đại biểu của nhân dân”. Bất cứ ở đâu, bất cứ nơi nào, câu khẩu hiệu để đưa họ vào cái gọi là Quốc hội đều là “Sáng suốt lựa chọn những người có tài, có đức làm đại biểu cho nhân dân”. Thế nhưng, ý nguyện người dân hầu như họ đã vứt vào sọt rác để diễn cho đúng vai trò một đảng viên cộng sản đã chiếm hầu hết các ghế trong đó ngoài mấy người đóng vai tu hành.

Họ đã thực hiện vai trò đảng viên thay vì vai trò đại biểu quốc hội.  

Như vậy, hiển nhiên là họ đã phỉ nhổ vào cả dân tộc, cả đất nước này rằng: Khi đã được hô hào “sáng suốt lựa chọn” mà còn bầu ra những người như họ, thì họa chăng chỉ có những kẻ mù lòa. 

Thường, người ta không mấy khi coi thường những kẻ cũng chỉ vì miếng cơm, manh áo mà phải hèn hạ để tồn tại. Nhưng người ta coi khinh những người miệng nam mô, bụng bồ dao găm. Người ta cũng chẳng mấy khi chú ý nếu một kẻ nào đó xưng hẳn ra mình là loại cơ hội, bất tài hoặc bẩn thỉu, tham lam. Ngưng, người ta cần cảnh giác và kinh tởm những kẻ luôn mồm tự ca ngợi mình là trí tuệ, là thủ lĩnh, là lương tâm mà hành động thì đi ngược với những giá trị cơ bản tối thiểu của con người. 

Trong một xã hội, bất cứ một tổ chức xã hội nào cũng sẽ là đàng hoàng, chính danh và minh bạch khi lời nói đi đôi với việc làm. Nhưng, những sự việc liên tục diễn ra sau khi Đảng bày trò sửa đổi Hiến Pháp đã cho thấy sự lúng túng, hoảng hốt và tự thân thấy yếu thế trước ý chí toàn xã hội. 

Đó là sự trơ trẽn, đổi trắng thay đen dù vẫn “đường đường phương diện Quốc gia” khi tuyên bố “không có vùng cấm” để góp ý sửa đổi Hiến pháp. Thế rồi sau đó sự hoảng loạn đã dẫn đến những hành động, lời nói tự bộc lộ bản chất nói một đằng làm một nẻo. Những cái miệng leo lẻo, những cặp môi múa liến thoắng về một bản Hiến pháp là “ý nguyện của toàn dân” đã nhanh chóng tắt lịm để nhường chỗ cho những lời ca ngợi sống sượng đến mức người dân dù ít học nhất cũng cảm thấy ngượng thay mà vặn nhỏ tivi khi họ nói đến điều đó.

Cũng trong vụ sửa đổi Hiến pháp này, người ta đã thấy rõ những sự man trá, những xảo thuật bẩn thỉu của truyền thông Việt Nam như VTV, báo chí nhà nước trong việc tuyên truyền một chiều theo ý đảng. Ở đó lộ rõ đám sư sãi quốc doanh, bất chấp giáo lý, bất chấp sự thật nhằm biện hộ cho sự độc tài cộng sản cũng như việc mạo danh tôn giáo và chức sắc tôn giáo cho các mưu đồ bẩn thỉu. 

Những việc đó đã được đề cập nhiều lần, đã được truyền thông quốc tế và người dân bóc trần nhiều nơi, nhiều lúc. Nhưng một lần nữa được lặp lại có hệ thống đã cho người ta thấy vị thế của đảng thật sự lung lay.  

Những cái “được” qua việc sửa đổi Hiến pháp lần này 

Có thể nói, xưa nay từ khi có nhà nước Cộng sản trên đất nước này, mọi vấn đề đảng đã muốn làm, dù đi ngược với lòng dân, dù chứa chấp tội ác, sự suy đồi hoặc những nguy hiểm chết người hay suy vong dân tộc… tất cả đều được thực hiện xuôi chèo, mát mái không hề có gợn sóng, không phải ngại bất cứ điều gì. Cũng hiếm khi có ai dám đưa ý kiến mà không “nhiệt liệt hưởng ứng” chứ chưa dám nói là ngược lại ý đảng.  

Thế nhưng, chính vì những màn xảo thuật thành công, cả xã hội bị ngộ độc tuyên truyền đến cao độ, đã đưa lại sự chủ quan cho đảng cộng sản trong vụ việc này. Chính vì vậy mà có những lời tuyên bố hào sảng, hoành tráng như thật, tưởng có thể che đậy được sự thật đằng sau đã phản tác dụng. 

Nếu như trước đây thì cả dân tộc dù biết là đểu, là giả, là nói vậy mà không phải vậy vẫn phải im, vẫn phải nghe và làm theo ý đảng. Chợt nhớ bài thơ của Chế Lan Viên:

BÁNH VẼ!
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui!
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì còn đâu dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì sảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…
(Rút trong tập  Văn học và Dư luận, NXB Trẻ TP HCM –  Di cảo của Chế Lan Viên)

Quả có thế. Nếu như trước đây, trước khi nhận viên đạn từ đội cải cách của Đảng, nhiều địa chủ từng đóng góp công của lớn lao cho đảng cộng sản đã hô to gọi tên Hồ Chí Minh, thì cho đến hôm nay, một người vừa được ra khỏi nhà tù sau 10 năm bởi cái án oan ức chung thân do các cán bộ của Đảng đem lại, đã vừa khóc mếu mà rằng: “Ơn đảng, ơn chính phủ”

Vâng, tư duy, lời nói của Nguyễn Thanh Chấn vừa ra khỏi tù là tư duy, lời nói của cả xã hội này chỉ 10 năm trước, dù có phải chết oan ức, vẫn là ơn đảng, ơn chính phủ. 

Nhưng, thời đó đã qua. 

Ngay sau khi đảng cho công bố Dự thảo, với những lời đường mật rằng tôn trọng ý kiến nhân dân, rằng không có vùng cấm… một loạt những tiếng nói khảng khái, trung kiên và hàng loạt cả chục ngàn tiếng nói tiếp theo. Tất cả nói rõ đòi rành mạch, phân minh với vai trò của đảng, đòi được quyền tự quyết định vận mệnh của mình, của gia đình, dân tộc và đất nước mình… đã nở rộ như hoa.

Hàng chục ngàn chữ ký ủng hộ các nhân sĩ, trí thức trong bản Kiến nghị 72, hàng triệu giáo dân công giáo

và những người dân có tinh thần yêu nước, cầu mong tiến bộ đã nức lòng trước “Bản Quan điểm và Góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến từ nhiều tầng lớp trong lòng xã hội được dịp phun trào như ngọn núi lửa bị kiềm chế bấy lâu nay. Không chỉ là các nhân sĩ trí thức, mà từ người nông dân cho đến học sinh, sinh viên, từ cán bộ công chức cho đến những người công nhân, từ trong nước đến ngoài nước… tất cả như đàn cá được mưa rào. Cả xã hội sôi nổi, cả đất nước kiên quyết cơn trở mình. 

Không chỉ có thế, dường như để chứng minh rằng thời kỳ của chế độ độc tài toàn trị gây sóng gió, uy quyền hão huyền trong lòng người dân đã qua, ngay sau bài phát biểu của Tổng Bí thư Đảng CS, những tiếng nói khảng khái đã sẵn sàng đối chất và đáp trả trực diện, vượt qua sợ hãi. 

Và khi đến đó thì đảng mới hoảng hốt ngăn chặn bằng nhiều trò xảo trá của truyền thông, của các cơ quan công an, công quyền…. Những bài báo lấp liếm sự thật, nhưng chứng cứ vu vơ, những con số hão huyền và hài hước được đưa ra làm trò cười cho thiên hạ.  

Thế rồi, hôm nay cái gọi là Quốc hội thông qua bản gọi là Hiến Pháp. Dường như để chứng minh cho sự nhất trí trong Đảng, bản Hiến pháp không hề có một phiếu chống. 

Có chăng, chỉ là qua đó, người ta hiểu rằng đằng sau màu sắc sặc sỡ của con côn trùng là những nguy cơ về những nọc độc chết người cần cảnh giác. 

Những điều đó, những cách làm đó đã từng xảy ra và không có gì là lạ. 

Trên hết, sau tất cả những vụ việc xảy ra, điều còn lại là vụ việc sửa đổi Hiến Pháp đã cho thấy rõ sự chán nản của nhân dân trước vai trò độc tài của đảng cộng sản. 

Ở đây, đảng cộng sản tiếp tục gây thêm một tội ác mới qua trò xảo thuật hôm nay, cướp đi của người dân quyền tự quyết, quyền tự do của mình, cướp đi của đất nước, dân tộc Việt Nam một cơ hội tiến lên phía trước. Đó là tội ác. 

Đây không phải là một lần, không phải là một cơ hội đã bị đảng CS bỏ lỡ để cùng đồng hành với dân tộc này nếu muốn tồn tại.

Và như vậy, hồ sơ tội ác lại càng dày thêm. 

Hà Nội, ngày 28/11/2013 

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

————–

Thơ của Thái Bá Tân – Hà Nội

LÊNIN

Năm kia, đi hội nghị,
Tôi trở lại nước Nga,
Muốn tìm con phố cũ
Mà tìm mãi không ra.

Tôi gặp cậu cảnh sát.
“Ông hỏi phố Lênin?
Không có tên phố ấy.
Chỉ có phố Elsin.”

Biết tôi, anh ngốc nghếch,
Phố đổi tên từ lâu,
Mà còn tìm đến hỏi,
Hắn diễu tôi, lắc đầu:

“Lênin là ai nhỉ?
Chưa nghe tên bao giờ.”
Thực ra là hắn biết,
Ghét ông, nên giả vờ.

*
Liên quan đến thần tượng,
Phải khẳng định một điều:
Lênin là vô địch,
Được thờ như giáo điều.

Ông nổi tiếng hơn Chúa.
Sách nhiều hơn Thánh Kinh.
Tượng cả trong hẽm phố.
Tư tưởng trong giáo trình.

Mà tôi, thằng trai ngốc,
Tuổi chưa đến hai mươi,
Thế là tin sái cổ. 
Ông Lênin nhất đời. 

Ông, lãnh tụ vĩ đại
Của giai cấp công nông.
Ông, ngọn đuốc rực sáng
Soi đường cho phương Đông.

Như người dân Xô-viết,
Trong một thời gian dài,
Đương nhiên tôi đã nghĩ
Lênin không thể sai.

*
Sau hội nghị lần ấy
Tôi đi chơi một ngày.
Thủ đô nước Nga mới
Không mới, cũng chẳng hay.

Giá cả cao ngất ngưởng,
Người Nga mặt đăm chiêu,
Công khai ghét người Việt.
Người da đen cũng nhiều.

Quảng trường Đỏ vẫn thế.
Vẫn thế lăng Lênin,
Không ai xếp hàng viếng,
Thậm chí chẳng ai nhìn.

Tượng ông bị đập hết.
Cả tượng đồng chí ông.
Lênin ư? Không biết.
Báo không nói một dòng.

Ngọn đuốc tắt, cờ gãy.
Xe cẩu cẩu đầu ông,
Cứ như bị treo cổ.
Dẫu sao cũng chạnh lòng.

Hậm hực, tôi đi tiếp,
Không một lần ngoái nhìn.
Gã cảnh sát cười khẩy:
“Giờ còn hỏi Lênin!”

Lại đi, lại hậm hực,
Lầm lũi giữa ban trưa,
Với cảm giác chua xót
Nửa thế kỷ bị lừa.

Hà Nội, 17. 7. 2012

Posted in Hiến pháp: sửa đổi 2013 | Leave a Comment »

►Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia- Thông qua hiến pháp đảng CS tự khẳng định là nhóm lợi ích bao trùm nhất?

Posted by hoangtran204 trên 27/11/2013

Chuyện sửa đổi hiến pháp chỉ là thủ đoạn bịp và lừa gạt của nhà Sản nhằm lôi kéo sự chú ý của các nước ngoài để xin vào hiệp định thương mại TPP, xin vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Với bạo lực của hai nhóm (công an và quân đội) cam tâm làm tay sai cho Đảng CSVN, họ không coi các kiến nghị sửa đổi hiến pháp và sự phản đối cuả người dân trong nước ra gì. Sẽ không có gì thay đổi trong hiến pháp khi quốc hội biểu quyết vào ngày mai, nên đừng trông mong.  

Nay, kết quả của hai chuyện ấy hầu như đã rõ, nên màn kịch dự thảo hiến pháp 2013 phải đóng lại. Sẽ không có một sự thay đổi nào như bài viết của tác giả Thanh Hương ở dưới đây. 

——————————————————————–

Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia

Theo blog Hiệu Minh

26-11-2013

Đồng ý hay không?

Đồng ý hay không?

Mấy tuần nay, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị án phạt tù oan đã gây chấn động dư luận. Có kẻ nhận tội nên ông được tha sau 10 năm ngồi tù. Dư luận cả nước băn khoăn, tù nhân này có bị nhục hình, bức cung hay không. Ngay trong Quốc hội, nhiều người phẫn nộ với cách hành xử của tòa án và các điều tra viên.

Khi biết các điều tra viên đều chối bay biến, người ta tự hỏi, một người lương thiện, bỗng nhận tội để tự vào tù. Đứa trẻ con biết đọc, biết viết cũng có thể trả lời được, chẳng cần đến lời giải thích vòng vo của Chánh án Tối cao Trương Hòa Bình.

Thế giới đầy những chuyện tù oan, từ xa xưa đến giờ và sẽ còn tồn tại mãi. Xứ tam quyền phân lập như Mỹ vẫn có người bị án oan. Nhưng không thể dựa vào đó mà nói, người ta sai, mình có quyền làm sai theo. Thấy kẻ khác giết người mà mình vác súng bắn, bởi “có người làm thế nên tôi bắt chước”. Chỉ có trộm cắp, côn đồ đường phố mới lý luận thế.

Tại các quốc gia tiến bộ, pháp luật nghiêm minh, khi phát hiện ra sai như thế, người ngồi ghế quan tòa, cảnh sát điều tra, hoặc là mất việc, nặng hơn là đi tù nếu phạm tội ép cung, nhục hình, hoặc phải đền cả triệu đô la. Hệ thống tòa án độc lập và luật sư có quyền tranh tụng đến cùng để bảo vệ thân chủ, nên án oan sai bớt đi rất nhiều.

Xã hội văn minh sinh ra “tam quyền phân lập” và báo chí là quyền lực thứ tư “chõ mũi” vào ba nhánh quyền lực trên, để đảm bảo “tam quyền” không thành nhóm mafia do thông đồng với nhau vì lợi ích nhóm. Chuyện rõ như ban ngày và chẳng cần chứng minh tính ưu việt của xã hội dân chủ. Nếu có cái nhìn dài hạn trong phát triển không tuyệt đối hóa sự lãnh đạo của bất kỳ ai.

Tại Việt Nam, như TBT Nguyễn Phú Trọng nói “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”, thì chẳng có tam quyền, mà đảng đứng trên tất cả. Báo chí đóng vai trò tuyên truyền cho đường lối của đảng mà không thể phản biện.

Độc đảng tạo nên quyền lực tuyệt đối, dẫn đến quyền lực bị tha hóa, chính là nguyên nhân làm cho khối Đông Âu đã sụp đổ, kéo theo Liên Xô tan vỡ. Thời internet đã dần bạch hóa những khiếm khuyết và lỗi lầm do hệ thống này gây ra. Các cuộc cách mạng mầu nổ ra, những kẻ tàn bạo bị xử bắn, bị dân đập chết trên đường phố, xưa kia xử án dân bằng những phiên tòa kangaroo nay họ ngồi sau song sắt.

Nếu Hiến pháp được thông qua với điều 4 “Đảng lãnh đạo toàn diện” được giữ nguyên tại kỳ họp Quốc hội này thì các vị “Yes – Đồng ý” sẽ giúp cho “quyền lực tuyệt đối” được tiếp tục. Từ khi đảng giành chính quyền tới này, bất kỳ ai nói trái lời đảng dù nhiều lúc đảng sai nghiêm trọng, đều bị dọa dẫm, bị bắt, bị tù đầy, dân phải im mà đồng ý, bởi cơ chế phản biện xã hội không tồn tại. Đó kiểu “ép cung” 90 triệu người.

Ông Nguyễn Thanh Chấn

Quốc hội từng bỏ phiếu “lấy được” cho Hà Nội mở rộng, bắt dân Mường Mán thành người Thủ đô, bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn, và nhiều dự án trời ơi khác. Kết quả thế nào, chắc những người “Yes” còn nhớ.

Ông Nguyễn Thanh Chấn bị ép cung, bị dọa nạt và hạ nhục nên phải nhận tội, suốt 10 năm sống trong ngục tù. Đó là thảm họa cá nhân và nền pháp lý.

Nhưng chuyện gì xảy ra nếu một đất nước bị “ép cung” bởi vài điều trong Hiến pháp. Ở tầm quốc gia, khi nhận ra sai lầm, thời gian không phải là một thập kỷ như ông Chấn ngồi sau song sắt.

Các đại biểu Quốc hội hãy nghĩ một chút trước khi chọn nút Yes or No – Đồng ý hay Không việc sửa đổi Hiến pháp mà thực chất là chẳng thay đổi chút nào.

HM Blog. 25-11-2013

——————————————————————

Thông qua hiến pháp đảng CS tự khẳng định là nhóm lợi ích bao trùm nhất?

Thanh Hương   26-11-2013

Tác giả gửi tới Dân Luận

Hiến pháp mới có những khẳng định, nếu bị thông qua, đảng sẽ trở thành nhóm lợi ích bao trùm nhất, cao nhất và ít chính nghĩa nhất.

Rất mong đảng CSVN cân nhắc lợi-hại, trước hết cho bản thân đảng; rồi cân nhắc cả lợi- hại cho dân, chớ nên để quốc hội gồm 90% đảng viên thông qua dự thảo hiến pháp này.

Khẳng định địa vị cai trị vĩnh viễn

Trên thế giới có 200 nước, có bao nhiêu nước khẳng định một đảng nào đó là đảng cầm quyền vĩnh viễn? Có đấy, đó là hiến pháp Liên Xô. Nhưng Điều 6 của Hiến Pháp này vẫn không duy trì được địa vị cai trị của đảng CS. Điều 6 trở thành vô duyên, hài hước, lố bịch, khi nó không bảo vệ được quyền cai trị vĩnh viễn như ĐCS LX mong muốn.

Nay, đã sang thiên niên kỷ II, thế kỷ XXI, vẫn còn một nước ghi trong điều 4 nội dung tương tự, nhưng hài hước gấp đôi về một số chi tiết.

Quyết giữ lại điều này, đảng đã nhìn ra địa vị rất bấp bênh của mình. Mà bấp bênh thật.

Nào là “một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái tư tưởng, lý tưởng và lối sống”; nào là chỉnh đốn đảng từ năm 2000 đến nay vẫn “càng chỉnh, càng đốn”; nào là biết rằng tham nhũng đang là nguy cơ phế truất vai trò cai trị của đảng nhưng “càng chống, càng lan”; nào là bất cứ vụ tham nhũng nào bị xét xử đều lộ mặt vai trò “chủ đạo” của các đảng viên…

Khẳng định vị trí ngồi trên cả 3 quyền cơ bản

Một đặc điểm của chế độ phong kiến là mọi quyền hành đều nằm trong tay vua. Chế độ tư bản đã phân lập các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp. Cứ tưởng chế độ phong kiến độc tài, phản động đã vĩnh viễn lùi sâu vào quá khứ. Đàng CS VN cự tuyệt tam quyền phân lập. Như vậy khác gì phong kiến? Mấy ai hi vọng rằng đảng CS sẽ cho thảo luận rộng rãi về đề tài này?

Khẳng định áp đặt tư tưởng cho toàn xã hội: chủ nghĩa Mác-Lê

Với áp đặt này, Việt Nam chỉ có một con đường phát triển. Đó là “tiến lên CNXH”. Đây là chủ nghĩa được mô tả trên giấy với mọi hứa hẹn “tốt đẹp”. Tới cuối thế kỷ chưa chắc đã thành hiện thực, nhưng cứ gán XHCN vào quốc hiệu. Hài hước cũng có, nhưng chủ yếu là để khẳng định: Chỉ có đảng CS mới “chính danh” đưa dắt dân VN “đi lên”. Khốn nỗi, nếu CNXH chỉ là ảo ảnh của trí tưởng tượng thì sự “chính danh” chỉ là tự vỗ ngực của một đầu óc hoang tưởng.

Khẳng định quân đội và công an “trung với đảng”

Ngoài chủ định nắm lấy vũ lực, để đe dọa, đảng cũng bộc lộ một mối lo. Lo là phải. Khi chế độ xô-viết sụp đổ là lúc nó sở hữu đội quân hàng chục triệu người, được vũ trang rất hiện đại.

Khẳng định quyền nắm giữ mọi chức vụ trong hành pháp, lập pháp, tư pháp, kinh tế, xã hội, đoàn thể…

Từ các khẳng định trên, đảng nắm quyền kinh tế. Và là nguyên nhân của tham ô, lãng phí.

Khẳng định quyền quản lý đất đai

Đây là quyền kinh tế ngang vua chúa ngày xưa. Nó gồm 4 quyền thành tố:

– Quyền ban phát (tạm cấp) đất. Nói cụ thể, đó là quyền cấp sổ đỏ. Ai nhận sổ đỏ, có nghĩa là đất đang sở hữu bỗng nhiên biến thành đất của “nhà nước”, mà đương sự chỉ còn “quyền sử dụng”. Có thể bị mất bất cứ lúc nào

– Quyền thu hồi. Đây là cách dùng từ rất ít lương thiện. Dẫu là thu hồi, người dân vẫnđược bồi thưởng. Bồi thường bao nhiêu? Xin xem tiếp

– Quyền định giá. Ví dụ, năm 2014, Nhà Nước định giá đất ở thủ đô cao nhất là 81 triệu/ m2; mặc dù giá thị trường có thể nhiều trăm triệu. Nếu không bằng lòng?

– Quyền cưỡng chế.

Khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo

Cũng là quyền kinh tế khổng lồ. Thua lỗ, lãng phí, và nhất là tham ô, đều đạt kỷ lục trong lĩnh vực này.

Kêu gọi

Nếu còn lý trí để nhận ra mối nguy cơ về sự tồn tại của bản thân và còn thương dân, sợ dân…, xin đảng hoãn thông qua cái dự thảo hiến pháp rất lạc hậu này

Posted in Hiến pháp: sửa đổi 2013 | Leave a Comment »

►Thư gửi Đoàn đại biểu Quốc Hội TP Hồ Chí Minh đang tham dự kỳ họp Quốc Hội lần thứ 6

Posted by hoangtran204 trên 13/11/2013

basam.info

12-11-2013

Kính thưa quý‎ vị đại biểu!

Chúng tôi, một số trí thức, nhân sĩ, cử tri của thành phố Hồ Chí Minh trân trọng gửi đến quý vị kiến nghị sau đây:

1. Qua theo dõi thông tin về kỳ họp Quôc hội với những trao đổi thảo luận và những ý kiến phát biểu tại diễn đàn cũng như một số kết luận của đoàn chủ tịch về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai, chúng tôi biết được rằng, một số đại biểu của thành phố ta đã có cố gắng trình bày một số ý kiến và đòi hỏi bức xúc của cử tri thành phố, chúng tôi đánh giá cao những cố gắng đó mà phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm là những ví dụ cụ thể.

Tuy nhiên còn quá nhiều ý kiến bức xúc của cử tri thành phố, trong đó có ý kiến của chúng tôi được thể hiện trong Kiến Nghị về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 gửi đến Quốc hội ngày 19.1.2013 [thường được gọi tắt là “Kiến nghị 72”] tập trung vào 7 điểm rất cụ thể với sự nghiêm túc, có trách nhiệm và xây dựng, đã không được Ban soạn thảo để ý đến. Vì vậy bản Dự thảo được đưa ra Quốc hội thảo luận đã không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, của đông đảo cử tri, trong đó có chúng tôi.

Trên thực tế, bằng những điều đã làm, các vị đã không chấp hành Nghị quyết của Quốc hội về Sửa đổi Hiến pháp ban hành ngày 23.11.2012, trong đó ghi rõ phải tạo được sự đồng thuận xã hội, tập hợp đầy đủ ‎ ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, giải trình đầy đủ và công khai những điểm đã tiếp thu đưa vào Dự thảo Sửa đổi và những điểm không tiếp nhận với l‎í do rõ ràng, minh bạch.

Ấy thế mà, những nhà lãnh đạo Đảng, Quốc hội và cả hệ thống báo chí và truyền thông Nhà nước vẫn nói rằng bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất Đai đã được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình, nhất trí và quyết định cho biểu quyết để thông qua bằng được Bản Hiến pháp và Luật Đất đai trong kỳ họp này, bất chấp những ý kiến của nhiều đại biểu, quay lưng lại với đòi hỏi của đông đảo cử tri trong cả nước. Nếu vội vã thông qua Hiến pháp và Luật Đất đai khi còn quá nhiều điều bất cập thì đó là một sai lầm mà cái giá nhân dân ta phải trả là quá lớn, đất nước sẽ lại phải lún sâu vào khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng lòng tin.

2. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định thành lập một nhóm đại biểu cử tri của tp. Hồ Chí Minh ra Hà Nội gặp đoàn đại biểu Quốc Hội của thành phố ta để trực tiếp trình bày kiến nghị, bày tỏ ý chí nguyện vọng và thái độ của cử tri thành phố. Chúng tôi đã liên tục gọi điện thoại đến Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn Đại biểu QH thành phố, nhưng cuối cùng thì nhận được lời khuyên là đoàn đại biểu cử tri chúng tôi không nên ra Hà Nội vì sẽ không thể giải quyết được gì đâu! Những gì cần làm thì các đại biểu QH của thành phố đã làm, nhưng những gì đã quyết định sẽ không thay đổi được.

Quả đúng là “sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII sẽ làm gì để thúc đẩy chứ không cản trở sự phát triển của dân tộc” như đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu trước Quốc hôi.

3. Để hậu thế có cứ liệu mà đánh giá một cách chuẩn xác và nghiêm minh, chúng tôi kiến nghị các đại biểu Quốc hội của thành phố Hồ Chí Minh chúng ta sẽ đi trước một bước, công khai danh tính gắn liền với quyết định bấm nút biểu quyết thông qua hay phủ quyết bản Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai. Làm như thế, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ phải đối diện với chính mình, đối diện với ”sự nghiêm túc tự vấn lương tâm và trách nhiệm“ như đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã phát biểu trong phiên thảo luận ngày 24.10.2013, trước khi đối diện với sự thẩm định của cử tri, sự phán xét của lịch sử.

4. Vì không đến gặp được đoàn đại biểu QH thành phố, chúng tôi kiến nghị qúy vị trình bày trước Quốc hội kiến nghị của chúng tôi yêu cầu Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp và lãnh đạo Quốc hội trả lời rõ lí‎ do không chấp nhận 7 điểm mà chúng tôi đã nêu lên trong “Kiến nghị 72″ gửi đến QH này 19.1.2013. Nếu không công khai và minh bạch điều này tức là không tuân thủ Nghị quyết của Quốc hội ngày 23.11.2012 nêu ở trên, cũng có nghĩa là không có đủ cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội, không thể đưa ra biểu quyết thông qua Hiến pháp được.

Xin gửi đến quí‎ vị đại biểu lời chào trân trọng và kính chúc qu‎í vị dồi dào sức khỏe để tiếp tục nhẫn nại hoàn thành sứ mệnh cao cả mà cử tri thành phố đã trao cho quí vị.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 11.11.2013

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ:

1. Bùi Tiến An cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM

2. Huỳnh Kim Báu nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM

3. Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM

4. Hoàng Dũng PGS TS, Đại họ Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh

5. Phạm Chí Dũng nhà báo, TP HCM

6. Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM

7. Lê Công Giàu nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM

8. Hà Thúc Huy PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM

9. Lê Phú Khải Nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói VN thường trú tại Miền Nam, TP HCM

10. Tương Lai nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM

11. Cao Lập cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM

12. Lương Văn Liệt nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM

13. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết) nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ

14. Huỳnh Tấn Mẫm bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM

15.. GB Huỳnh Công Minh linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM

16. Kha Lương Ngãi nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM

17. Hạ Đình Nguyên cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM

18. Mai Oanh. Chuyên viên Phát triển nông thôn. TP Hồ Chí Minh

19. Nguyễn Kiến Phước nhà báo, nguyên Đại diện báo Nhân Dân ở phía Nam, TP HCM

20. Tô Lê Sơn kỹ sư, TP HCM

21. Trần Công Thạch hưu trí, TP HCM

22. Lê Thân cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

23. Võ Văn Thôn nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM

24. Phan Văn Thuận giám đốc doanh nghiệp, TP HCM

25. Trần Quốc Thuận luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM

26. Nguyễn Thị Khánh Trâm nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM

27.. Phạm Đình Trọng nhà văn, TP HCM

28. Võ Thị Bạch Tuyết hưu trí, TP HCM

29. Lưu Trọng Văn nhà báo, TP HCM

Posted in Hiến pháp: sửa đổi 2013 | Leave a Comment »

►Ở nước ta, không cần hiến pháp cũng được, chỉ cần đảng chỉ đạo

Posted by hoangtran204 trên 12/11/2013

Hiến pháp dù sửa thật hay không, đảng vẫn chỉ coi là mớ giấy lộn   (Tác giả:  )

“Ở Việt Nam hiện nay, cũng như ở nhiều quốc gia độc tài trên thế giới, hiến pháp chỉ là một trò chơi tu từ (rhetorical game). Nó vô ích.

Dĩ nhiên, nếu khéo léo, những người đối lập hoặc độc lập vẫn có thể biến trò chơi tu từ vô ích ấy thành một thứ cơ hội tốt để đạt được hai mục tiêu chính:

một, gây nên một phong trào tranh luận thực sự trong dân chúng về những vấn đề chính trị quan trọng trong nước để, qua đó, rèn luyện ý thức công dân và hướng đến việc hình thành một xã hội dân sự tại Việt Nam; và

hai, qua hiến pháp, đặt vấn đề về bản chất của chế độ và nhu cầu dân chủ hoá chế độ.

Làm giỏi, người ta có thể đẩy chính quyền và đảng lãnh đạo – những kẻ gài bẫy – vào thế bị sập bẫy.”

Nhưng, lại một lần nữa đảng đã chiến thắng; đảng đã không sập bẩy; 3 tuần nữa, đảng sẽ công bố hiến pháp mới, và mọi điều quan trọng nhất trong hiến pháp mới vẫn y như bản hiến pháp cũ, nghĩa là đảng tiếp tục lãnh đạo, đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, lấy các doanh nghiệp nhà nước làm đầu tàu cho nền kinh tế, và cả nước sẽ tiếp tục tiến lên chủ nghĩa XH; cái chủ nghĩa XH mà hình dạng của nó to, nhỏ, tròn, méo…như thế nào, thì đến nay chưa người nào nhìn thấy, và chưa nước nào đạt được. Thậm chí ông TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thẳng thắng nói trước công chúng: không biết đến cuối thế kỷ này nước ta có đi đến XHCN hoàn thiện chưa. Bởi vậy, có blogger nói: 

“Ở nước ta, không cần hiến pháp cũng được.  Cương lĩnh Đảng ta là quan trọng nhất”

►Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp- Chỉ là trò chơi… để đánh lạc hướng dư luận…và làm mọi người quên đi những vấn đề quan trọng khác…)

)

 : 105 tỷ USD

———————————————————————-

Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?

10-09-2013

TS Đoàn Xuân Lộc – Gửi cho BBC từ Global Policy Institute, London

Năm 2009, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội Việt nam đã biên soạn cuốn sách: ‘Tuyển tập Hiến pháp của một số nước trên thế giới’.

Đa số đại biểu Quốc hội Việt Nam là đảng viên đảng cộng sản

Năm bản hiến pháp được chọn biên dịch và giới thiệu là của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Trung Quốc.

Và ba năm sau đó, Trung tâm này lại giới thiệu Tập 2 của Tuyển tập Hiến pháp. Bốn Hiến pháp được chọn lần này là của Ba Lan, Hàn Quốc, Ý và Tây Ban Nha.

Thử so sánh Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (hay Hiến pháp sửa đổi) vừa được trình Quốc hội xem xét và sẽ thông qua với Hiến pháp của Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc – bốn nước dân chủ và phát triển – để xem có gì khác biệt.

Theo Chỉ số Dân chủ của The Economist Intelligence Unit (Anh), năm 2012 Hàn Quốc, Mỹ và Nhật là những nước ‘dân chủ toàn diện’, trong khi đó Pháp thuộc vào nhóm các nước ‘dân chủ khiếm khuyết’. Còn Chỉ số Tự do của Freedom House năm 2013 đều xếp bốn nước này vào những nước tự do. Do do, có thể nói bốn nước này là những quốc gia dân chủ và tự do.

Về kinh tế, Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn quốc đều là những nước giàu, phát triển. Ba nước đầu thuộc nhóm G8 và Hàn Quốc là thành viên của nhóm G20. Cũng nên nhắc lại rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật là một nước bại trận với một nền kinh tế kiệt quệ. Nam Hàn lúc ấy cũng không phát triển gì, thậm chí được cho rằng còn thua kém miền Nam Việt Nam trong những năm 1950.

Về Hiến pháp, ngoại trừ Mỹ có Hiến pháp lâu đời – được soạn thảo vào năm 1787 và có hiệu lực từ năm 1789 – Hiến pháp hiện hành của Nhật, Hàn Quốc và Pháp tương đối mới.

Hiến pháp Nhật được ban hành năm 1946 và Hiến pháp Hàn Quốc được thông qua năm 1948.

Riêng Hiến pháp Hàn quốc, từ năm 1948 đến giờ đã được sửa đổi đến tám lần, với lần sửa cuối cùng vào năm 1987. Còn Hiến pháp hiện tại của Pháp, thuộc nền Cộng hòa thứ năm, được thông qua vào năm 1958.

‘Thuộc về nhân dân’

Cả bốn Hiến pháp cũng không nêu cụ thể tên một đảng phái chính trị hay một nhân vật lịch sử nào, hoặc quy định một đảng phái, giai cấp nào đó là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội 
» TS Đoàn Xuân Lộc

Dù ra đời vào những thời điểm khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau và nội dung cũng có nhiều điểm khác nhau, Hiến pháp của bốn quốc gia này đều là những Hiến pháp tiến bộ, dân chủ, được soạn thảo (và sửa đổi) nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân và giúp đất nước phát triển, phồn thịnh.

Lướt qua ngôn từ, nội dung hay mục đích của bốn bản Hiến pháp này có thể thấy rõ điều đó.

Lời nói đầu của Hiến pháp Mỹ – một Hiến pháp nổi tiếng, được nhiều quốc gia tham khảo, tiếp thu vì rất khoa học, tiến bộ và nhân bản – thật ngắn gọn nhưng nêu rõ năm mục đích của Hiến pháp, trong đó có việc xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, thúc đẩy sự thịnh vượng và giữ vững nền tự do.

Còn Lời nói đầu của Hiến pháp Pháp nêu rõ rằng nhân dân Pháp ‘thiết tha gắn bó với các quyền con người và các nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân như đã được quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789, được khẳng định và bổ sung trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946’.

Tương tự, trong Lời nói đầu của mình, Hiến pháp Nhật cũng ‘khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân. .. Chính phủ là nơi nhân dân trao quyền lực của mình, thay mặt cho nhân dân và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Đó là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng của bản Hiến pháp này’.

Điều 1 của Hiến pháp Hàn quốc cũng ghi rõ ‘chủ quyền Cộng hòa Hàn Quốc thuộc về nhân dân, và tất cả các quyền lực nhà nước phải được bắt nguồn từ nhân dân’.

Nguyên tắc ‘chủ quyền thuộc về nhân dân’ – một nguyên tắc nền tảng của bốn Hiến pháp trên – còn được thể hiện qua việc Lời mở đầu của bốn Hiến pháp ấy đều được bắt đầu bằng: ‘Chúng ta, nhân dân. ..’, hoặc ‘Chúng ta, những người dân. ..’, hoặc ‘Chúng tôi, nhân dân. ..’ hay ‘Nhân dân. ..’.

Điều này cũng chứng tỏ rằng quyền hiến định ở bốn quốc gia đó hoàn toàn thuộc về nhân dân.

Hơn nữa, không một Hiến pháp nào trong bốn Hiến pháp ấy lấy một hệ tư tưởng, chủ nghĩa nào đó làm ‘ánh sáng’ chỉ đường hay làm tư tưởng nền tảng cho mình. Cả bốn Hiến pháp cũng không nêu cụ thể tên một đảng phái chính trị hay một nhân vật lịch sử nào, hoặc quy định một đảng phái, giai cấp nào đó là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Trong bốn nước này, chỉ có Nhật là một nước có chế độ quân chủ lập hiến. Tuy vậy, Hiến pháp Nhật hiến định rõ Nhật Hoàng chỉ ‘là biểu tượng của quốc gia và cộng đồng dân tộc’ và ‘vị trí của Hoàng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân’. Hơn nữa, ‘mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua’.

Một điểm khác đáng lưu ý của bốn Hiến pháp này là chúng được xây dựng trên nguyên tắc – hay theo mô hình – tam quyền phân lập. Nguyên tắc phân quyền này nhằm giúp ba nhánh có thể kiểm, giám sát lẫn nhau, tránh tình trạng một cơ quan hay cá nhân nào nắm quyền lực tuyệt đối trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Việc bộ máy Nhà nước được tổ chức theo mô hình này cũng là một cách để giúp các cơ quan Nhà nước thực sự hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

‘Hiến pháp của Đảng?’

Hiến pháp sửa đổi vẫn khẳng định Đảng Cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

Nếu bốn Hiến pháp trên không nêu tên một đảng phái hay một cá nhân nào, Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam nhắc đến Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS), Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ‘gian khổ’, ‘hy sinh’, ‘thắng lợi’, ‘thành tựu’ của ĐCS và của Hồ Chí Minh ngay trong Lời nói đầu.

Một điểm khác biệt khác nữa là Lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi này lại trịnh trọng nhắc đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh – được coi là ‘ánh sáng’ chỉ đường hay ‘tư tưởng nền tảng’ cho Việt Nam.

Lời nói đầu của một Hiến pháp thường được coi là điểm cốt lõi của Hiến pháp ấy vì nó diễn tả những nguyên tắc, bản chất, mục đích chính yếu của Hiến pháp đó. Nhận định này rất đúng với bốn bản Hiến pháp trên và cũng đúng với Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam.

Điều 2 của Hiến pháp sửa đổi quy định ‘Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân’,

Điều 4 lại nêu rõ ‘Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’.

Điều 4 này còn khẳng định ĐCS là ‘đội tiên phong. .. của dân tộc Việt Nam’ và ‘đại biểu trung thành lợi ích của. .. cả dân tộc’. Đây là một điều gây nhiều tranh cãi và phản đối trong quá trình góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chẳng hạn, kiến nghị của Nhóm 72 nhân sỹ, trí thức hay góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nêu lên những phi lý, bất cập của quy định này.

Quy định đó được coi là nghịch lý vì chỉ với khoảng hơn ba triệu đảng viên – lại lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và không được bầu lên qua một cuộc bầu cử nào – ĐCS khó có thể – nếu không muốn nói là không thể – được xem là ‘đại biểu trung thành lợi ích. .. của cả dân tộc’ và ‘là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ trong một đất nước có đến 90 triệu dân, thuộc nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.

Những quy định tương tự như thế đã không được ghi trong bốn Hiến pháp trên và chắc cũng không thể được đưa vào trong bất cứ Hiến pháp của một nước dân chủ nào.

Lời nói đầu của Hiến pháp Ba Lan có đề cập đến di sản Kitô giáo. Nhưng di sản ấy được nhắc đến vì từ bao đời này đa số người dân Ba Lan là Công giáo. Hơn nữa, Lời nói đầu ấy cũng đề cập đến những giá trị phổ quát phát sinh từ những nguồn gốc khác.

‘Sao chép Trung Quốc’

Lời nói đầu… Hiến pháp Trung Quốc cũng liệt kê vô số những hy sinh, công lao, thắng lợi của Đảng CSTQ, của Mao Trạch Đông và khẳng định TQ ‘sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của ĐCS dưới chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông 

Vì hiến định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, toàn bộ bộ máy Nhà nước – từ Quốc hội, Chính phủ đến Tòa án – hiển nhiên đều phải chịu sự điều khiển, lãnh đạo gián tiếp hay trực tiếp của ĐCS. Đây cũng là một điểm khác biệt lớn nữa giữa Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam và Hiến pháp của các nước dân chủ.

Và cũng vì trao cho Đảng Cộng sản quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lại chọn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, phải chăng bản Hiến pháp sửa đổi này vẫn là một văn bản hiến pháp ‘của’, ‘do’ và ‘vì’ Đảng Cộng sản Việt nam hơn là ‘của’, ‘do’ và ‘vì’ Nhân dân Việt Nam?

Còn có nhiều điểm khác biệt lớn nữa giữa Hiến pháp Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc và Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam hiện hành có rất nhiều điểm tương đồng với Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam và Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1982.

Chẳng hạn, Lời nói đầu dài đến bốn trang của Hiến pháp Trung Quốc cũng liệt kê vô số những hy sinh, công lao, thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung quốc, của Mao Trạch Đông và khẳng định Trung Quốc ‘sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông’.

Và vì vậy, dù đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới (tính theo sản lượng quốc gia), giống như Việt Nam, Trung Quốc vẫn bị The Economist Intelligence Unit liệt vào các nước có chế độ độc đoán khi xếp nước này thứ 142 và Việt Nam thứ 144 trong số 167 nước vào năm 2012.

Còn theo Freedom House năm 2013, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có tự do.

Daniel Webster (1782-1852), một Thượng Nghị sỹ và từng là Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ, đã có câu nói nổi tiếng vào năm 1837: ‘One country, one constitution, one destiny’ (tạm dịch là ‘một đất nước, một hiến pháp, một định mệnh’).

Câu nói ấy có thể đúng vì, như thực tế cho thấy, phần lớn bản chất của Hiến pháp của một quốc gia sẽ quyết định số phận của quốc gia ấy.

Nhờ có một bản Hiến pháp tiến bộ, văn minh và khoa học nước Mỹ thành đã trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ, tự do. Từ một quốc gia bại trận, Nhật đã trở thành một cường quốc kinh tế. So với Bắc Hàn, Nam Hàn vượt trội trên tất cả mọi mặt. Có được những thành công như vậy một phần – nếu không muốn nói là phần lớn – cũng vì hai nước này biết xây dựng Hiến pháp của mình trên nền tảng dân chủ, tự do.

Đúng vậy, nếu có một Hiến pháp thực sự khoa học, tiến bộ và nhân bản, chắc chắn quốc gia ấy sớm hay muộn sẽ tiến tới giàu mạnh, tự do, dân chủ.

‘Có thực tham khảo?’

Quốc hội Việt Nam dự kiến thông qua hiến pháp sửa đổi trong vòng 3 tuần tới

Khi soạn thảo Tuyển tập Hiến pháp, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học muốn cung cấp ‘một tài liệu tham khảo bổ ích cho các độc giả, nhất là các đại biểu Quốc hội phục vụ cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình’.

Đặc biệt, Tập 2 được biên soạn chủ yếu nhằm giúp các các đại biểu Quốc hội, các nhà nghiên cứu và độc giả có một tài liệu để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và sửa đổi Hiến pháp 1992.

Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu đại biểu Quốc hội và bao nhiều người trong Ban soạn thảo Bản sửa đổi Hiến pháp hay trong giới lãnh đạo Việt Nam nói chung thực sự tham khảo các Hiến pháp ấy và đặc biệt dám mạnh dạn tiếp nhận những điểm tiến bộ của chúng?

Xem ra con số đó không nhiều vì hầu như những điểm quan trọng – chẳng hạn Điều 4 hay quy định về sở hữu đất đai – được giới nhân sỹ, trí thức và người dân góp ý, không được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc hay hoàn toàn bị bác bỏ.

Đó cũng là điều làm nhiều người thất vọng và – khác với thời gian đầu – không còn mặn mà với việc Hiến pháp sửa đổi được trình Quốc hội xem xét và thông qua.

Và đâu đó cũng có người cho rằng với tình hình chính trị hiện nay không thể trông chờ vào những người cộng sản tự nguyện xây dựng một Hiến pháp phục vụ lợi ích của toàn dân tộc, mà phải hoàn toàn trông chờ vào người dân Việt Nam. Cũng theo ý kiến này để có một Hiến pháp như vậy phải chờ đến lúc người dân hiểu biết quyền lợi của mình và dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi ấy và đó là một tiến trình rất xa.

Nếu vậy, Việt Nam vẫn còn phải chờ. Có điều thế giới luôn thay đổi, thay đổi rất nhanh và không ai chờ mình. Nếu giới lãnh đạo và người dân Việt Nam không nắm bắt cơ hội và xây dựng một Hiến pháp như thế lúc này thì Việt Nam vẫn phải chờ và tiếp tục tụt hậu.

———————————————————–

Nguyễn Phú Trọng (khách viếng thăm DL)

>>> Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?

Ông tiến sĩ họ Đoàn ơi, ở nước ta, nguyên tắc cơ bản là hiến pháp là của Đảng, do Đảng và vì Đảng. Cương lĩnh Đảng ta là quan trọng nhất; ở nước ta, không cần hiến pháp cũng được.

Bây giờ ông nên công nhận là mình đã được Đảng bịp trong cái-gọi-là sửa đổi Hiến pháp vừa qua. Chính vì vậy, Đảng ta mới xứng danh là Đảng đểu.

Môt lần nữa, các bác thua keo này rồi; Đảng ta sẽ tiếp tục vai trò lãnh đạo đểu, theo điều 4 Hiếp Pháp CHXHCN VN.

—————————————————————-

Chúng nó đều là “đội lốt” CS cả  (khách viếng thăm DL)

“…ở nước ta, không cần hiến pháp cũng được.

Dạ đúng là ở nước ta, không cần hiến pháp cũng được vì tất cả chỉ cần tuân theo cương lĩnh của Đảng.

Tại sao như rứa ?

Các đại biểu của ta đều là đảng viên CS (hoặc đảng viên CS trá hình).
Các thủ tướng/bộ/thứ trưởng của ta đều là đảng viên CS.
Các chánh án, thẩm phán của ta đều là đảng viên CS.
Các tướng/tá quân đội nhân dân của ta đều là đảng viên CS.
Các tướng/tá công an nhân dân của ta đều là đảng viên CS.
Các báo, truyền hình của ta đều là đảng viên CS.
Các lãnh đạo công đoàn của ta đều là đảng viên CS (hoặc đảng viên CS trá hình).
Các lãnh đạo MTTQ của ta đều là đảng viên CS (hoặc đảng viên CS trá hình).
Các lãnh đạo đại/trung học của ta đều là đảng viên CS (hoặc đảng viên CS trá hình).

Chúng nó đều là “đội lốt” CS cả vì TƯ có thẻ đảng nhưng chả có đứa nào thật sự là CS
Chúng nó đều là (đội lốt) CS cả, thế thì cần Hiến Pháp (của dân) để làm gì ?

Posted in Hiến pháp: sửa đổi 2013 | 3 Comments »

►Quốc hội cuối 2013: “Sở hữu đất đai” có mảy may tiến hóa?

Posted by hoangtran204 trên 22/10/2013

Sẽ không bao giờ có chuyện đảng và nhà nước từ bỏ quyền sở hữu toàn dân trong vấn đề đất đai, ruộng đất, tức là nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ quyền làm chủ đất đai của cả nước. Có nghĩa rằng nhà nước muốn lấy của ai thì lấy, và đền bù đất đai theo giá quy định của nhà nước, chứ không theo giá thị trường. “Các nhóm lợi ích vẫn ung dung với sự “bảo kê” mới từ bản tân Hiến pháp về cơ chế thu hồi đất.”

Quốc hội cuối 2013: “Sở hữu đất đai” có mảy may tiến hóa?

 

Phạm Chí Dũng

Đài Á Châu Tự Do   rfa.org.vietnamese

 21-10-2013

Nếu “sở hữu đất đai toàn dân” vẫn chưa có gì tiến hóa trong kỳ họp quốc hội cuối năm 2013, các nhóm lợi ích vẫn ung dung trục lợi với sự “bảo kê” mới từ bản tân Hiến pháp về cơ chế thu hồi đất.

Viên mãn

Sau khi hội nghị trung ương 8 vào tháng 10/2013 của Đảng cầm quyền viên mãn, hầu như không có hy vọng nào cho một tư duy tiến hóa hơn về quyền sở hữu đất đai của người dân.

Giờ đây và là lần thứ hai trong năm 2013, các đại biểu quốc hội lại có cơ hội “sôi nổi góp ý” về bản hiến pháp đã được tu chỉnh không ít lần về một chủ đề hầu như đã được mặc định trong những chính kiến được bắt vít với điều 4 hiến pháp.

Nhưng khác hẳn với kỳ họp quốc hội vào giữa năm 2013, vào lần này người vừa đưa ra tuyên bố “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” dường như tỏ ra quyết tâm hơn nhiều đối với việc Hiến pháp phải được chính thức thông qua vào cuối năm nay.

Và có lẽ quyết tâm tân trang hiến pháp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng liên quan phần nào đến hiện tượng vắng bóng cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm trong đảng tại hội nghị trung ương 8, cho dù từ quý đầu năm nay ông Trọng đã tỏ ra bức xúc về vấn đề này như một nhiệm vụ then chốt của các “đày tớ”.

Nếu Hiến pháp mới vẫn được sao y trọn vẹn tinh thần của “bản gốc” năm 1992, tất nhiên sẽ chẳng có một cuộc đổi thay tinh thần nào cho người dân, cho dù từ đầu năm 2013 đến nay đã có quá nhiều và quá đủ ý kiến từ dân chúng cho rằng nhân dân phải có quyền định đoạt – sở hữu về mảnh đất của chính mình, chứ không thể mãi mãi chỉ vay mượn khái niệm “quyền sử dụng” – một cái cớ để bất cứ một nhóm lợi ích nào cũng có thể lợi dụng nhằm đẩy đuổi dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn.

Thụt lùi

Cần nhắc lại, ngay trước kỳ họp quốc hội giữa năm 2013, Chính phủ đã gửi đến Ủy ban thường vụ quốc hội một đề xuất rất đáng quan tâm: “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế xã hội”.

Cho tới thời điểm trên, việc giải quyết khiếu tố đất đai vẫn hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư…

Ngược chiều với tuyên ngôn “công an và thanh tra là bạn của dân”, nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đã bị đàn áp nặng nề.

Thế nhưng trong một kỳ họp mà giới quan sát mô tả là có đến hàng trăm nghị sĩ bị “thoái khẩu”, vẫn không có một cải cách xứng đáng nào được đưa ra liên quan đến Luật đất đai. Trái ngược với mong mỏi của người dân về quyền sở hữu đất cần được quy định trong luật, dự thảo hiến pháp vẫn cho rằng: vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không đặt vấn đề trưng mua vì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu; đặc biệt là vẫn thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội.

Song tiếng nói người dân ngoài nghị trường lại vang dội: nếu không đưa đất đai về đúng bản chất thật của nó là quyền sở hữu của nhân dân và pháp luật vẫn tạo điều kiện cho những chủ đầu tư phát huy một cách quyết liệt lòng tham của họ, rất nhiều bất công vô lối vẫn sẽ xảy ra với người dân bị thu hồi đất, sẽ còn nhiều cuộc khiếu tố đông người và biểu tình bùng nổ ở nhiều địa phương trong cả nước.

Trong tận cùng tâm não của mình, dường như Đảng và Quốc hội vẫn chưa nhận ra những sự kiện Ô Khảm ở Trung Quốc vào cuối năm 2011 và Tiên Lãng ở Việt Nam vào đầu năm 2012 đã có thể quá đủ để cấu thành một bài học nhãn tiền cho những gì có tính quả báo thời nay.

Thậm chí vào trung tuần tháng 3/2013, trong một tư duy không thể hoang tưởng hơn, phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội là ông Phan Xuân Dũng đã đề một “phát kiến”: “Cần có quy định bắt buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cọc. Thua thì coi như mất tiền đặt cọc, còn kiện đúng thì tiền cọc mới được nhà nước hoàn trả”.

Chưa bao giờ từ năm 1990 đến nay, Quốc hội lại mang dấu ấn thụt lùi đến mức như thế khi đối diện với dân sinh, dân oan và với chính mình.

Tự xử

Ngoài những nội dung khá mờ nhạt trong thông báo kết luận sau hội nghị trung ương 8 vào tháng 10/2013, có lẽ dấu ấn duy nhất lại thuộc về một sự “hiệp thông” nào đó giữa nhóm “cương lĩnh đảng cao hơn hiến pháp” với những người điều hành bánh xe của hiến pháp. Trong không khí đồng thuận đáng ngạc nhiên về đánh giá “nền kinh tế vẫn tiếp tục ổn định và phát triển”, không có bất kỳ nội dung nào được nhấn mạnh về thảm cảnh lợi dụng thu hồi đất để trục lợi đã tràn ngập ở các tỉnh thành và tạo nên vô số dân oan khiếu kiện.

Bối cảnh kỳ họp quốc hội vào cuối năm 2013 lại khác khá nhiều với thời điểm giữa năm. Vào tháng 9/2013, trong lúc 7 đoàn kiểm tra chống tham nhũng của Đảng vẫn chưa phác ra bất kỳ manh mối nào về kết quả “vi hành”, Thái Bình đã một lần nữa, sau “cách mạng” 1997, nổ ra hành vi nông dân Đặng Ngọc Viết xả súng giết chết vài cán bộ của Trung tâm quản lý quỹ đất của tỉnh này. Vụ việc chưa từng có ấy đã lập tức gây chấn động trong toàn bộ hệ thống công quyền và buộc các thành viên của Ủy ban thường vụ quốc hội một lần nữa phải thảng thốt về đường lối “tự xử” của dân chúng.

Vẫn là nguồn gốc đền bù thiếu thỏa đáng, vẫn là cách hành xử vô cảm và vô tâm của giới quan chức, cùng thói quen sẵn sàng dùng “công an trị” để xử lý tình huống bất mãn của dân chúng mà đã đẩy không ít dân oan vào thế cùng tắc biến.

Sau một năm rưỡi kể từ vụ dùng súng hoa cải và mìn tự tạo “chống người thi hành công vụ” của gia đình Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, câu chuyện Đặng Ngọc Viết đã “nâng lên một tầm cao mới” với tâm thế chủ động trả thù đối tượng cưỡng chế. Đó cũng là một dạng không thể đặc biệt hơn trong tâm lý “hồi tố” của dân chúng đối với chính quyền – tiền đề mà rất có thể sẽ dẫn tới những xung đột với quy mô ghê gớm hơn nhiều trong tương lai không xa.

Tuy nhiên, quán tính rung đùi vẫn chưa thể tiến hóa từ hội nghị trung ương 4 về ‘”chỉnh đảng” cho đến nay. Dù nhấn mạnh về “bất ổn xã hội”, nhưng áng văn của những bản thông báo kết luận hội nghị vẫn không toát lên bất cứ can đảm cải chính nào đối với dân chúng, chưa nói đến việc sửa sai.

Xuống hố

Không khí trì trệ không chỉ não trạng mà cả hành vi trong Đảng càng khiến cho các nhóm lợi ích thừa cơ tung hoành. Vào đầu tháng 10/2013, hàng loạt vụ cưỡng chế đã dồn dập xảy ra ở Văn Giang thuộc Hưng Yên và Trịnh Nguyễn thuộc Bắc Ninh. Không chỉ hiện diện sắc phục công an, hình ảnh tái hiện của những nhóm côn đồ càng khiến lớp dân oan sôi máu.

Những vụ việc thu hồi đất bất chấp đạo lý như thế lẽ ra đã “thành công tốt đẹp” – cụm từ thường thấy mỗi khi kết thúc một hội nghị quan trọng nào đó trong nội bộ, nếu không nổi lên cơn bão “quyết tử giữ đất” của người dân địa phương.

Những cuộc cưỡng chế trên lại xảy ra chỉ ít ngày sau chuyến công du đối ngoại của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Paris và New York, với bài phát biểu của ông Dũng được báo đảng tôn vinh là “rất nhân văn”.

Vậy quan điểm của Chính phủ – cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý đất đai cùng vô số hậu quả từ thực trạng thu hồi đất vô lối và bất công từ nhiều năm qua – như thế nào?

Khác hẳn với kỳ họp quốc hội giữa năm nay, vào lần này đã không có bất cứ đề xuất nào của Chính phủ về Luật đất đai và những vấn đề liên quan. Động cơ này dường như chẳng ăn nhập gì với một khẩu hiệu mà giới lãnh đạo hành pháp giương lên vào trước kỳ họp quốc hội giữa năm nay “Quyền phúc quyết thuộc về nhân dân”.

Ngay cả hiện tồn quá hỗn độn và gây tranh cãi diện rộng từ giữa năm về chuyện có thu hồi đất đối với các dự án kinh tế – xã hội hay không cũng không hề được giới quan chức chính phủ đả động.

Với không khí bùng nhùng thiên về “hiệp thông chính trị” trong nội bộ, có lẽ không quá khó để hình dung chủ đề “sở hữu đất đai toàn dân” vẫn chưa có gì tiến hóa trong kỳ họp quốc hội cuối năm 2013, nhân dân các địa phương và ngay tại Hà Nội vẫn chỉ có thể vay mượn “quyền sử dụng “ trên chính mảnh đất cha ông của mình. Còn các nhóm lợi ích vẫn ung dung với sự “bảo kê” mới từ bản tân Hiến pháp về cơ chế thu hồi đất.

Người dân Việt đang tự hỏi sẽ còn xảy ra bao nhiêu vụ Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết nữa ở nông thôn miền Bắc và dắt dây vào khu vực miền Trung và Nam bộ.

Tất cả cứ như cùng dắt tay nhau xuống hố…

(Phạm Chí Dũng, Việt Nam 21-10-2013)

Posted in Cướp Đất Đai, Hiến pháp: sửa đổi 2013 | Leave a Comment »

►Ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, phát biểu về sửa đổi Hiến pháp

Posted by hoangtran204 trên 11/04/2013

Ông Lê Hồng Hà phát biểu về sửa đổi Hiến pháp

lehongha

1-    Qua nghiên cứu lại 4 bản Hiến Pháp trước đây của nước ta, trừ bản Hiến Pháp năm 1946 là đúng đắn, tốt đẹp, còn 3 bản Hiến Pháp sau tuy có nhiều điểm tốt, nhưng cả 3 bản ( năm 1959,1980,1992) đều mang nặng đường lối CM XHCN thể hiện thể chế chính trị chuyên chính vô sản (theo Nghị quyết của của Đại hội Đảng III, IV, V, VI, VII) tức là rất nhiều sai lầm.

2-    Nội dung đặc trưng của đường lối xây dựng CNXH ở Việt Nam có thể tóm lại:

Về kinh tế:  kế hoạch tập trung, phủ nhận kinh tế thị trường, quốc doanh là chủ đạo, xóa bỏ kinh tế tư nhân.

Về chính trị: Là thực hiện chuyên chính vô sản, Đảng lãnh đạo độc tôn và Đảng lấy Chủ nghĩa Mác Lê Nin là thống soái, cán bộ, đảng viên và thanh niên đều phải học tập CN Mác Lê Nin.

Đến Đại hội VI, có đổi mới chút ít, nhưng chỉ là nửa vời và vẫn một mực kiên trì Chủ nghĩa Mác Lê.

Qua thực tế của các nước trên thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN cuối thế kỷ 20, đã chứng minh CN Mác Lê Nin là sai lầm, mô hình CNXH Xô Viết là sai lầm thế nhưng Đảng ta vẫn một mực phải đề cao Chủ nghĩa Mác Lê Nin kiên trì đường lối CNXH ở Việt Nam.

3- Do mấy chục năm qua,  cả nước ta đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa sai lầm nói trên, nên đất nước ta lâm vào tình trạng suy yếu, xuống cấp về hầu hết các mặt của đời sống xã hội (không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức vv…) và tụt hậu so với nhiều nước xung quanh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Chưa bao giờ lòng tin của dân đối với sự lãnh đạo của ĐCSVN và Nhà nước ta thấp như ngày nay và tình hình nghiêm trọng tới mức trở thành nguy cơ lớn đối với sự sống còn của chế độ, của ĐCSVN.

Nguyên nhân gốc rễ của tình hình ấy, chính là do chế độ toàn trị của một đảng trên thực tế đang chi phối toàn bộ quyền lực Nhà nước và hệ thống chính trị đứng trên nhà nước và pháp luật, đứng trên nhân dân, vô hiệu hóa nhiều quyền tự do, dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp.

4 – Để cứu đất nước ra khỏi tình hình nghiêm trọng nói trên thì phải đổi mới căn bản thể chế chính trị, chuyển từ độc tài đảng trị sang dân chủ là cơ hội tốt, là bước đi đầu tiên mở đường cho đất nước đổi mới toàn diện, phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

5 – Đối với  bản “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” tôi thất vọng vì nó không góp phần đổi mới căn bản thể chế chính trị, mà lại …! Toàn bộ những sai lầm của các bản Hiến pháp trước đây không thể là cơ sở để xây dựng một bản Hiến pháp mới thực sự là của nhân dân.

6 – Trong thư này, tôi đề nghị cụ thể một số vấn đề về nội dung:

a / Không nên dùng từ Nước CHXHCNVN …, mà nên dùng từ ông Hồ đã dùng: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa …, vì mô hình XHCN là một mô hình sai lầm.

b / Không nên đề cao chủ nghĩa Mác Lê Nin vì đó là một học thuyết sai lầm, hông nên nói dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê Nin.

c / Bỏ điều 4 nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản vì Đảng chưa xứng đáng lãnh đạo việc xây dựng và phát triển đất nước (chưa kể những chính sách sai lầm như cải cách ruộng đất, cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa, đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm)…

d / Quân đội phải trung thành với Tổ Quốc, với Nhân Dân, không được nêu quân đội trung thành với Đảng.

e / Không nên đặt vấn đề Hiến Pháp nước ta phải thể chế hóa cương lĩnh xây dựng CNXH của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hà Nội 02-4-2013

Người góp ý

© Lê Hồng Hà

(Nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an)

nguon: danchimviet.info

 

 Vụ án Xét lại Chống Đảng   

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?

 

Posted in Hiến pháp: sửa đổi 2013 | Leave a Comment »