Archive for the ‘Kinh Te Viet Nam Trung Quoc …affairs’ Category
►Liệu VN Chuyển Hướng Giữa Thương Chiến Mỹ-Hoa? (25-10-2018)
Posted by hoangtran204 trên 26/10/2018
Posted in Công Ty nước ngoài tại VN, kinh doanh, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs | Leave a Comment »
►Hiệp định thương mại Tự do với Châu Âu EVFTA: Việt Nam lại lỡ tàu?
Posted by hoangtran204 trên 19/09/2018
Mỗi năm, VN xuất khẩu hàng hóa và nông sản nhiều nhất sang 4 nơi: Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc
Đè Ctrl xuống, cùng lúc bấm rồi nhả dấu + nhiều lần để gia tăng cở chữ lớn
Posted in Công An, Dân Chủ và Nhân Quyền, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs | Leave a Comment »
►Bị Trung Quốc hăm dọa, Việt Nam ngừng khai thác mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ: 1000 công nhân dầu khí mất việc, VN sẽ phải bồi thường cho Repsol vài trăm triệu đôla
Posted by hoangtran204 trên 03/04/2018
Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs | Leave a Comment »
►Hé lộ kết quả kiểm tra: Kho nhôm 500.000 tấn nghi của tỷ phú Trung Quốc ở Bà Rịa–Vũng Tàu
Posted by hoangtran204 trên 29/12/2017
Các công ty nhôm Trung Quốc, trong đó có tập đoàn China Zhongwang, xuất nhôm sang Mexico hay Việt Nam rồi dùng các công ty tại nước sở tại để tái xuất hàng sang Mỹ hay các thị trường mà TQ bị áp thuế cao.
Lý do là xuất khẩu phôi nhôm từ TQ vào Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá tới 374%, trong khi mức thuế cho mặt hàng này có xuất xứ từ VN chỉ vào khoảng 5%.
Mỹ và Âu Châu không xem TQ là nền kinh tế thị trường. Vì nhà nước TQ trợ giúp các công ty quốc doanh và tư nhân của họ bằng nhiều hình thức như giảm thuế, không đánh thuế, cung cấp mặt bằng, giảm giá nhiên liệu, giảm giá điện sản suất hàng hoá, cho các công ty mượn vốn không tính lãi suất… mục đích làm cho hàng hoá TQ sản suất có giá rẻ khi xuất khẩu ra nước ngoài để cạnh tranh với hàng hoá của các công ty nội địa ở châu Âu và Mỹ. Để bảo vệ DN nội địa, Mỹ đã áp thuế chống phá giá 374% mặt hàng nhôm TQ, và 256% – 500% thép TQ…
Báo Mỹ và báo VN nói nhôm ở Bà Rịa- Vũng Tàu là của TQ. Nhưng Bộ Công Thương nói đó là nhôm VN!?!
Cứ tạm cho là vậy đi. Thời gian sẽ trả lời. Mỹ sẽ tin vào báo Wall Street Journal và sẽ quyết định. Chừng đó, nhôm của VN sẽ bị vạ lây.
Posted in Công Ty nước ngoài tại VN, kinh doanh, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs | Leave a Comment »
►Điểm mặt chất lượng vài công trình của tình hữu nghị dài lâu Trung Quốc – Việt Nam xưa nay
Posted by hoangtran204 trên 17/12/2017
Cán bộ Hà Nội thích chọn các doanh nghiệp Trung Quốc làm công trình, bởi vì nó lại quả (hoa hồng) nhiều hơn bất cứ nước nào hết.
Posted in Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs, Làm ăn chung với Trung Quốc | Leave a Comment »
►Thép Trung Quốc ‘đội lốt’ thép Việt Nam để trốn thuế của EU
Posted by hoangtran204 trên 18/11/2017
Các mặt hàng sắt thép, giày dép gia công, áo quần gia công,… đều có nhiều bộ mặt của các ông chủ TQ.
Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs | Leave a Comment »
►Chuyện heo/lợn giẫm đời người
Posted by hoangtran204 trên 04/01/2017
Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs, Nong Dan Viet Nam | Leave a Comment »
►Mỹ kiện doanh nghiệp thép Việt Nam vì nghi tiếp tay (hay giúp) thép Trung Quốc né thuế
Posted by hoangtran204 trên 03/10/2016
Mỹ kiện doanh nghiệp thép Việt Nam vì nghi tiếp tay thép Trung Quốc né thuế
T.Thu
Thời báo Kinh tế Saigon
Thứ Năm, 29/9/2016, 18:59 (GMT+7)
(TBKTSG Online) – Một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ mới đây nộp đơn kiện đối với thép chống ăn mòn (corrosion-resistant carbon steel) nhập khẩu từ Việt Nam với cáo buộc sản phẩm thép của Trung Quốc được xuất khẩu sang Việt Nam sau đó chuyển sang Mỹ để né thuế chống bán phá giá.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương hôm 28-9, Bộ Thương mại Mỹ đã nhận được đơn từ một số doanh nghiệp Mỹ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm thép cacbon chống ăn mòn (corrosion-resistant carbon steel) nhập khẩu từ Việt Nam. Các công ty gửi đơn gồm California Steel Industries và Steel Dynamics.
Trước đó, vào tháng 6-2015, Mỹ ban hành lệnh áp thuế thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá 199,43% và mức thuế chống trợ cấp 241,43%. Quyết định này được đưa ra sau khi Mỹ tiến hành điều tra đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác.
Theo cáo buộc mới đây của doanh nghiệp Mỹ, sau khi Mỹ áp dụng các mức thuế trên đối với sản phẩm thép Trung Quốc, lượng xuất khẩu thép chống ăn mòn từ nước này xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu sản phẩm cùng loại từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng đột biến. Do đó, phía doanh nghiệp Mỹ cáo buộc có hiện tượng chuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam sau đó xuất sang Mỹ để né thuế.
Theo đó, bên nguyên đơn yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra và hoãn thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn từ Việt Nam, cũng như yêu cầu khoản tiền đặt cọc với các chuyến hàng này ở mức bằng với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng với sản phẩm từ Trung Quốc.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, căn cứ theo quy định của Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ sẽ xem xét và đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn và ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày.
Sản phẩm thép bị kiện có mã HS: 7210.30.0030/.0060, 7210.41.0000, 7210.49.0030/.0091/.0095, 7210.61.0000, 7210.69.0000, 7210.70.6030/.6060/.6090, 7210.90.6000/.9000, 7212.20.0000, 7212.30.1030/.1090/.3000/.5000, 7212.40.1000/.5000, 7212.50.0000, và 7212.60.0000.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tám tháng đầu năm nay, lượng sắt thép cả nước nhập về là 12,36 triệu tấn, tăng 24,9% về lượng. Trong đó, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc là 7,3 triệu tấn, tăng 22,1%, từ Nhật Bản 1,83 triệu tấn, tăng 8,1%, và từ Hàn Quốc 1,18 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu sản phẩm sắt thép lớn sang Việt Nam. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý cạnh tranh, để bổ sung sản phẩm của nước thứ ba, tức sản phẩm thép của Việt Nam, vào lệnh áp thuế hiện hành (điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp), Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét nhiều yếu tố. Chẳng hạn, liệu sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam có cùng loại với sản phẩm của Trung Quốc đang bị áp thuế hay không, trước khi nhập khẩu vào Mỹ, sản phẩm này có được hoàn thiện hoặc gia công từ sản phẩm thép sản xuất tại Trung Quốc không, quá trình gia công hoặc hoàn thiện sản phẩm này tại Việt Nam có phải là nhỏ hoặc không đáng kể hay không,…
Trước đó, nhiều sản phẩm thép khác của Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá tại thị trường Mỹ, như ống thép hàn cacbon, đinh thép, ống thép dẫn dầu, ống thép không gỉ chịu lực, mắc áo thép,…
——————
sản phẩm thép của Trung Quốc được xuất khẩu sang Việt Nam sau đó chuyển sang Mỹ để né thuế chống bán phá giá.
Sản phẩm này ghi là “Made In Vietnam”.
Thép của Trung Quốc tuồn sang Việt Nam, để mượn mác VN bán sang Mỹ, né thuế.
Chả thế nào mà sản lượng thép xuất khẩu VN 6 tháng đầu năm tăng vọt. Và đua nhau xây nhà máy thép trá hình để hợp lý hóa thép Trung Quốc vào VN, dán nhãn mác Việt Nam lừa bạn hàng quốc tế.
Phải lên án mạnh mẽ, bóc mẽ bọn chúng !
Không phải chỉ đơn thuần thép, mà các sản phẩm khác như áo quần, giày dép,… mang tiếng là Made In Vietnam, nhưng thật sự của Trung Quốc.
Bọn cán bộ đảng viên làm luật giúp Trung Quốc thuê nhà kho ở VN, chuyển hàng từ TQ đến, và ngay sau đó xuất kho ra bến cảng Hải Phòng bán qua Mỹ.
Hoặc, cả hai thỏa thuận (dùng luật hay) thủ tục “nhanh nhập, tái xuất”. Theo đó, hàng hóa từ TQ chở tàu vào bến cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Cát Lái nằm đó qua đêm, sau đó làm thủ tục giấy tờ vận chuyển xuất khẩu qua Mỹ, Châu Âu với mác “Made in Vietnam”.
Posted in Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs, Làm ăn chung với Trung Quốc, nhóm lợi ích, Tài Chánh-Thuế | Leave a Comment »
►Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói gì về dự án đường vay Trung Quốc 7000 tỷ đồng?
Posted by hoangtran204 trên 29/07/2016
Cha của Phạm Bình Minh là Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao. Năm 1991, TQ ra lệnh cho đảng CsVN loại ông Thạch ra khỏi bộ chính trị.
Bài báo dưới đây cho thấy đảng và nhà nước rất túng quẩn. Ngay cả vài trăm triệu đô la cũng không có, buộc phải đi mượn của TQ. Hoạt động kinh tế và điều hành đất nước chỉ quanh quẩn ở vài mục tiêu: Đi vay mượn tiền khắp nơi, mượn của World Bank, của ADB, của Nhật, Đài Loan, Úc, Hồng kong, Nam Hàn, các nước Âu châu; mỗi ngày hút dầu ngoài khơi lên, và bán ngay ngoài biển 400.000 thùng dầu thô, và chia nhau; xua dân đi làm ô sin, để 800.000 lao động hợp tác này gởi ngoại tệ về, và nhà nước in tiền đổi ngoại tệ, nhưng vẫn bi bô: “nhờ tài lãnh đạo sáng suốt…”
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói gì về dự án đường vay Trung Quốc 7000 tỷ đồng?
Thưa Phó Thủ tướng, được biết là Bộ Ngoại giao cũng ủng hộ việc vay vốn thực hiện dự án trên. Xin cho biết, vì sao Bộ ủng hộ việc này?
– Hiện nay, chúng ta có nhu cầu rất lớn trong việc đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chúng ta lại không có nguồn vốn, tuy có một số nguồn vốn trong nước nhưng không đủ để phát triển cơ sở hạ tầng. Như vậy, chúng ta có các khoản vay, các khoản vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các nước cho chúng ta thì việc Trung Quốc hay nước nào đó có nguồn vốn ODA cho chúng ta, đáp ứng yêu cầu của chúng ta thì chúng ta sử dụng. Chứ không phân biệt nước này, nước kia. Cái chính là nguồn vốn đó đáp ứng điều kiện của chúng ta hay không, đảm bảo chúng ta có khả năng vay, trả nợ.
Nhưng nhiều người dân, giới chuyên gia kinh tế cũng có lo ngại khi nhìn vào một số công trình dự án đã từng vay vốn của Trung Quốc trước đây nhưng quá trình triển khai có nhiều vấn đề. Ví dụ như họ cho vay nhưng buộc ta phải nhận nhà thầu Trung Quốc nhưng nhà thầu đó thực tế năng lực lại yếu, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, mất hiệu quả vốn vay ?
– Nguồn vốn vay ODA của nước nào cũng vậy, cũng kèm theo các điều kiện của các nước cho vay vốn ODA. Không phải Trung Quốc mà các nước khác cũng vậy: Vay ODA của chúng tôi với lãi suất thấp hơn vay thương mại thì phải chấp nhận nhà thầu của chúng tôi tham gia, hoặc sử dụng máy móc, công nghệ của họ…Với các điều kiện như vậy, chúng ta cũng xem xét, nếu vay mà vẫn có lợi thì chúng ta phải sử dụng nguồn lực đó thôi.
Một ví dụ nhãn tiền là Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội), cũng vay vốn Trung Quốc nhưng hậu quả hiện đã khá rõ ràng thì người dân lo ngại là có cơ sở chứ, thưa Phó Thủ tướng?
– Phải nói thế này: Khi đánh giá dự án tiến triển nhanh hay chậm, nó không chỉ có một nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân khác như có thể do qúa trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân sử dụng hiệu quả các nhà thầu phụ…Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế nào cho hiệu quả thì cơ quan, đơn vị triển khai phải biết sử dụng. Nhưng thực tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận, nếu dùng nguồn vốn vay mà dự án bị kéo dài thì vốn vay càng đắt lên, thời gian trả nợ kéo dài, thời gian ân hạn ngắn lại. Chúng ta không triển khai nhanh thì sẽ thiệt hại nhiều.
Mạnh Quân (thực hiện)
———-
Phú Trần :Bao nhiêu dự án rồi mà chưa chừa à? Muốn phá cho nát đất nước này à???
Nguyen Viet Vẫn chưa chừa Trung quốc sao ? …rồi chết ko có chỗ chôn !
Trinh Dinh Long Nhìn dự án đường sắt trên không Cát Linh- Hà đông còn sờ sờ ta đó, bao năm rồi vẫn chưa xong và lãng phí, ai chịu.
Vay tiền của kẻ thù xâm lược, ôi !
Posted in Công nhân xuất khẩu lao động nước ngoài, Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Kinh Te, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs, Làm ăn chung với Trung Quốc | Leave a Comment »
►Thành tích đi lên của ủy viên BCT Nguyễn Văn Bình: Từ nợ xấu bất động sản đến ổn định tỷ giá làm lợi cho Trung Quốc
Posted by hoangtran204 trên 05/02/2016
Tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình: Từ nợ xấu bất động đến ‘tỷ giá Trung Quốc’
Phạm Chí Dũng
4-2-2016
Hiện tượng đáng lưu tâm về tử huyệt ngân hàng là cùng thời gian Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình bất ngờ trở thành tân ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội XII của đảng cầm quyền, trên mạng xã hội xuất hiện một tác giả ẩn danh mới: “Góc khuất ĐH 12”. Tác giả này đưa bài “Đại biểu dự đại hội 12 lạnh sống lưng khi biết Ngân hàng sắp vỡ nợ”, trong đó khẳng định: “Trong 2 năm 2014 – 2015, Ngân hàng Nhà nước không đóng góp bất kỳ một đồng nào cho Ngân sách nhà nước. Đó là chưa kể năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đang lỗ 6.090 tỷ đồng”.
“Góc khuất ĐH 12” cũng là tác giả đã đưa tin khá chính xác (hoặc chính xác) về vụ hai thành viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư phát triển (BIDV) là ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa bị khởi tố bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, từ ngày 16/1/2016. Tin tức nóng hổi này được đưa trên trang tin hội tụ hai luồng quan điểm đối nghịch – được cho là từ trong lòng đảng Cộng sản – ngay vào thời gian diễn ra Đại hội 12. Một ngày sau khi đại hội này kết thúc, Bộ Công an đã thông báo xác nhận vụ khởi tố điều tra trên, cho dù vẫn chưa đề cập đến từ “bắt”.
Từ lâu nay BIDV lại được coi là ngân hàng ruột rà với Ngân hàng nhà nước.
Từ nợ xấu đến ‘tỷ giá nhập siêu’
Vào cuối năm 2014, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên phải thừa nhận trước Quốc hội về con số nợ xấu 500.000 tỷ đồng. Con số này đã bị Ngân hàng nhà nước giấu biệt từ những năm trước, mà chỉ tiết lộ khi tình thế đã quá khó khăn. Cũng cho tới nay, toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC (Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam) gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn chưa nhận được hồi âm chính thức nào.
Đến đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du Úc và đã lần đầu tiên nhiệt thành ngỏ lời “Việt Nam muốn bán nợ xấu”. Thế nhưng trong khi hoàn toàn phớt lờ về đề nghị này, Thủ tướng Úc lại thông báo “sẽ cắt giảm viện trợ cho Việt Nam”.
Thành tích “giảm nợ xấu về dưới 3%” của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ, cũng bởi thế, cho tới nay vẫn chỉ là con số hoàn toàn vô nghĩa.
Chiếm đến 70% trong nợ xấu, nợ bất động sản trở nên đáng sợ nhất. Cho tới nay, rất nhiều ngân hàng đã phải “ôm” tài sản thế chấp nhà đất nhưng không thể bán lại được.
Mà như vậy, gần như toàn bộ khối nợ xấu vẫn như một quả bom tấn được hẹn giờ, vẫn đang âm ỉ chờ lúc phát nổ trong lòng các ngân hàng thương mại. Gần đây nhất vào tháng 9/2015, một tổ chức tín dụng độc lập là FT Confidential Research đã công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Sau nợ xấu, dư luận xã hội cũng đang hướng mối nghi ngờ vào động cơ “ổn định tỷ giá” của Ngân hàng nhà nước. Trong hai năm 2014-2015, cơ quan này đã chỉ phá giá đồng Việt Nam khoảng 5%, quá thấp so với độ mất giá chung của đồng tiền các quốc gia trong khu vực, và do vậy đã khiến sức cạnh tranh quốc tế về hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt sụt giảm đáng kể. Nhưng ngược lại, cơ chế duy trì tỷ giá thấp luôn được coi là một cách nhằm làm lợi lớn ccho ác nhà nhập khẩu, trong đó chủ yếu là các món hàng nhập khẩu quá nhiều “màu” từ Trung Quốc.
Năm 2015 kết thúc với không chỉ tình hình kinh tế bi đát và số doanh nghiệp phá sản tăng vọt ở Việt Nam, mà con số nhập siêu từ Trung Quốc càng kinh hoàng hơn: 32,3 tỉ USD, tăng tới 12,5% so với năm 2014 và được coi là cao nhất từ trước đến nay. Năm 2013 và 2014, số nhập siêu từ Trung Quốc “chỉ” là 23,7 tỷ USD và 28,9 tỷ USD. Báo chí trong nước kêu rên: “Mua của Trung Quốc từ củ hành đến ôtô!”.
Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại bị phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nếu tính cả con số 20 tỷ USD nhập lậu mà “không ai biết” được tuồn vào theo con đường nào và bị biến hóa ra sao, tổng giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2015 phải lên đến gần 52 tỷ USD. Con số này gấp gần 300 lần so với mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vào năm 2002!
Vào giữa năm 2014 khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 đe dọa Biển Đông, một số doanh nghiệp sản xuất dệt may đã phải thốt lên: nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam dẫn đến nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ “bạn vàng” bị ách lại, doanh nghiệp của họ chỉ có thể cầm cự tối đa được 2 đến 3 tháng!
Khó có thể nói khác hơn rằng cơ chế tỷ giá quá thấp hiện thời cần được đặc tả bằng khái niệm “tỷ giá Trung Quốc”.
Vì sao Thống đốc Bình lọt vào Bộ Chính trị?
Nếu Đại hội XII của đảng cầm quyền tại Việt Nam kết thúc với “Tôi bất ngờ” như một lời than của tổng bí thư tái nhiệm Nguyễn Phú Trọng, trường hợp Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình – nhân vật có nốt ruồi rất vận số trên sống mũi – vừa lọt vào Bộ Chính trị và có khả năng vươn tới chức vụ phó thủ tướng phụ trách về tài chính cũng bất ngờ không kém.
Từ tháng 8/2011 khi chính phủ mới được hình thành, Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm thống đốc Ngân hàng nhà nước và mau chóng được coi là “cánh tay mặt” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng cũng vào cuối năm 2011, trong khi một trang báo điện tử của nhà nước là Vnexpress vinh danh Nguyễn Văn Bình là “Nhân vật của năm 2011”, thì một tạp chí có uy tín quốc tế là Global Finance đã xếp “Nguyễn Văn Bình là một trong 20 thống đốc kém nhất thế giới”.
Từ 2011 đến 2015, ông Nguyễn Văn Bình đã trở nên nổi tiếng với các chiến dịch “lấy mỡ nó rán nó” liên quan đến vàng, “nhảy múa” các tỷ lệ nợ xấu, cấp phát tín dụng và bị đồn đoán về lợi ích dày cộm liên quan đến chuyện sáp nhập các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, vị thế của ông vẫn yên ấm với sự bảo đảm của Thủ tướng Dũng.
Nhưng từ giữa năm 2015, cùng với chiến dịch “luân chuyển cán bộ” do Ban Tổ chức Trung ương thực hiện đã khiến phe ông Nguyễn Tấn Dũng lâm vào tình cảnh khốn đốn vì mất quá nhiều nhân sự, đã xuất hiện khá nhiều tin ngoài lề về việc Thống đốc Bình bị điều tra liên quan đến vài ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Phương Nam và một đại gia là ông Trầm Bê.
Cũng trong thời gian từ giữa đến gần hết năm 2015, người ta gần như không thấy Nguyễn Văn Bình xuất hiện trên mặt công luận như thói quen thường thấy trước đó. Thay vào đó là một số cấp phó của cơ quan Ngân hàng nhà nước. Chính vào lúc này, hai Hội nghị Trung ương 13 và 14 đã diễn ra với phần thất lợi nghiêng dần và rồi nghiêng hẳn về Thủ tướng Dũng.
Tuy vậy sau Hội nghị 14 và gần Đại hội XII, Thống đốc Bình bất chợt tái xuất hiện. Cùng lúc, nghe nói về một danh sách đề cử ủy viên mới cho Bộ Chính trị, trong đó có tên ông Bình.
Tại Đại hội XII, cùng với sự kiện Thủ tướng Dũng bất ngờ chịu thất bại cay đắng là việc Nguyễn Văn Bình trở thành tân ủy viên Bộ Chính trị.
Ngay lập tức đã xuất hiện một số dư luận cho rằng ông Bình đã tìm cách rời bỏ chủ cũ là Thủ tướng Dũng để “nhảy” sang chủ mới là những người bên đảng.
Cần nhắc lại, trước Đại hội XII, có nguồn tin không chính thức nhận định rằng sau đại hội này, ông Nguyễn Văn Bình, với nhiều “thành tích” về những khuất tất tài chính và điều hành, có thể phải đối mặt với công lý.
Nhưng thực tế là không những không phải chịu một án kỷ luật hoặc pháp luật nào, ông Bình còn được “nâng lên một tầm cao mới”, trong khi chủ cũ của ông là Thủ tướng Dũng phải ngậm ngùi ra đi và chưa biết tương lai sẽ mờ mịt đến mức nào.
Câu hỏi vẫn đọng lại là vì sao Thống đốc Bình lại thoát hiểm một cách ngoạn mục trong thế cờ đổi trắng thay đen như thế?
Ngay sau khi Thủ tướng Dũng rút lui, trên mạng đã xuất hiện thông tin về một bản “cáo trạng” dày đến 313 trang của bên đảng cáo buộc ông Dũng về nhiều vấn đề, trong đó có những khuất tất về tài chính và “gót chân Asin” về ngân hàng.
Việt Dũng – Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận không tái cử?
16-1-2016
Tấm hình này nói lên tất cả về kết quả Nhân sự Đại hội 12
Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Kinh Te Viet Nam Trung Quoc ...affairs, Nhan Vat Chinh tri, Tài Chánh-Thuế | Leave a Comment »