Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Hội Nghị Thành Đô 1990’ Category

►Lộ mặt một dư luận viên chạy tội cho cuộc đi đêm ô nhục ở Thành Đô (Phạm Đình Trọng, 17-5-2019)

Posted by hoangtran204 trên 17/05/2019

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Hội Nghị Thành Đô 1990, Thời Sự | Leave a Comment »

►Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế đang hồi sinh? (23-3-2019)

Posted by hoangtran204 trên 24/03/2019

Thời hạn 30 năm sau khi ký Hiệp định Thành Đô 1990 nay sắp đến, việc giao 3 đặc khu cho Trung Quốc chắc không thể tránh khỏi. Đảng CSVN chuẩn bị bán nước…

 

Đọc tiếp »

Posted in Hội Nghị Thành Đô 1990, Hội nghị Thành Đô 3-9-1990, Thời Sự | Leave a Comment »

►Khi Việt Nam và Tàu “một Tổ quốc, một Văn hóa” (Nguyễn Thị Cỏ May, 26/08/2018)

Posted by hoangtran204 trên 30/08/2018

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Hội Nghị Thành Đô 1990, Thời Sự | Leave a Comment »

►Tôi góp ý về Luật Đặc khu  (Chu Mộng Long, 11-7-2018)

Posted by hoangtran204 trên 13/07/2018

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm, Hội Nghị Thành Đô 1990, Đặc Khu Nhượng Địa 99 năm | Leave a Comment »

■TIN NÓNG: Văn bản của Thủ tướng Phúc chỉ đạo thực hiện Văn bản của Bộ Chính Trị về việc cho TQ thuê 3 đặc khu 99 năm (7-6-2018)

Posted by hoangtran204 trên 08/06/2018

Kỷ niệm ngày sinh nhật “Bác Hồ” 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký văn bản chỉ đạo các cơ quan chính phủ chấp hành và thực hiện nội dung văn bản của Bộ Chính trị ngày 22/3/2017 về việc cho thuê 3 đặc khu 99 năm.

Theo v/b Bộ Chính trị: đề án cho thuê 3 đặc khu là CHỦ TRƯƠNG LỚN của đảng CSVN trong NHIỀU kỳ đại hội đảng CSVN vừa qua.

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm, Hội Nghị Thành Đô 1990, Đặc Khu Nhượng Địa 99 năm | Leave a Comment »

►Trung Quốc bất ngờ công bố: mẹ già của dân tộc VN, tức là vợ của HCM, không phải là Tăng Tuyết Minh!

Posted by hoangtran204 trên 14/06/2017

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Biên Giới, Chinh Tri Xa Hoi, Hội Nghị Thành Đô 1990, Nhan Vat Chinh tri | Leave a Comment »

►Vì sao nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng các cuộc đàn áp biểu tình yêu nước

Posted by hoangtran204 trên 17/07/2016

 

17-6-2016

Những cuộc biểu tình yêu nước, chống xâm lăng từ phương Bắc của người dân Việt Nam khắp trong Nam ngoài Bắc luôn bị nhà cầm quyền đàn áp bằng mọi cách. Những người yêu nước tham gia các cuộc biểu tình này luôn được đảng và nhà nước CSVN coi là “thế lực thù địch”.

bieutinh

Nhiều câu hỏi đặt ra, là tại sao một nhà nước tự xưng “của dân, do dân, vì dân” và một đảng tự nhận lấy trách nhiệm là “của dân tộc” lại có những hành động tự nhổ vào mặt mình mà không hề thấy ngượng?

Lý giải điều này, nhiều khi không thể lấy những logic thông thường của cuộc sống và không thể giải thích nếu không chứng kiến những hành vi của nhà cầm quyền Hà Nội với một thời kỳ dài và có hệ thống.

Từ kẻ thù truyền kiếp đến bạn 4 tốt và 16 chữ vàng

Lịch sử sẽ không bao giờ được nói “giá như”. Nhưng, nếu có thể nói, thì “giá như hệ thống cộng sản Đông Âu, liên bang Xô Viết không bị sụp đổ, có lẽ lịch sử Việt Nam sẽ khác hơn”.

Hẳn nhiên là vậy, bởi dù những nhà lãnh đạo CSVN luôn to tiếng khi tuyên bố Độc lập, tự do, thế nhưng, lịch sử Đảng CSVN lại là một lịch sử có bề dày không bao giờ độc lập. Và ở đó, lịch ích dân tộc chỉ là thứ yếu.

Trong thời kỳ mâu thuẫn Trung – Xô gay gắt, cuộc chiến tại Miền Nam Việt Nam là cuộc chiến giữa hai hệ ý thức đã và đang đến hồi khốc liệt. Khi đó, ĐCSVN tình nguyện đưa đất nước làm “tuyến đầu” của  ý thứchệcộng sản chống lại  ý thứchệtư bản. Việt Nam trở thành chiến trường, máu xương người dân Việt cứ vậy mà đổ xuống bằng vũ khí được chuyển đến cả từ hai phía.

Thời kỳ đó, những người CSVN đưa đất nước lệ thuộc vào hệ thống XHCN.

Rồi cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975.

Sau khi cuộc chiến kết thúc, mối quan tâm “giặc ngoài” đã tạm lắng, thì những người CSVN đưa đất nước bước vào một giai đoạn mới: Chiến đấu với “thù trong” là nội bộ giữa các nước Cộng sản anh em.

Hẳn nhiều người còn nhớ, từ những năm 1978 trở đi, khi mối quan hệ Việt – Xô được tăng cường và kết quả là Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô, thì tương tự, mối quan hệ Việt – Trung xấu đi nhanh chóng. Từ chỗ là mối quan hệ “anh em” trong phe XHCN – vốn những nước Cộng sản vẫn thích chia phe, cánh như một nguyên tắc ngoại giao và nội trị – bỗng nhiên trở thành thù địch một cách sâu sắc.

Trên mặt trận truyền thông, những bài báo, bình luận đã liên tục đưa ra những điều được ẩn giấu đằng sau mối quan hệ được che lấp ba chục năm trước bởi những lời lẽ hoa mỹ và rất “trung thực” từ những cái loa của đảng.

Ở đó, mối quan hệ Việt – Trung là mối quan hệ Việt Nam luôn bị bắt nạt, hà hiếp với những âm mưu thôn tính hết sức thâm độc từ giới cầm quyền Bắc Kinh. Theo hệ thống tuyên truyền của đảng CSVN, thì “đảng và nhà nước” ta đã biết từ lâu, ngay từ khi người Cộng sản Trung Quốc mới nắm quyền tại Hoa lục.

cuọcchien19

Kết quả của những sự xấu đi nhanh chóng đó, là cuộc chiến tàn khốc tháng 2/1979 mà nhà cầm quyền Trung Cộng đã huênh hoang là dạy cho Việt Nam một bài học. Và cũng kết quả cuộc chiến là những “thắng lợi to lớn” của đảng CSVN đã đạt được là đã “dạy ngược lại cho Trung Cộng nhiều bài học”.

Nhưng, hậu quả thì người dân Việt Nam phải chịu là hàng vạn người đã bỏ mạng bởi cuộc chiến tranh, mà sau này nhiều lần nhà cầm quyền CSVN đã cố tình bỏ quên cuộc chiến đó.

Trớ trêu thay, mối tình Việt – Xô và hệ thống cộng sản không thể là nguồn nuôi sống một nhà nước, một đảng “độc lập” một cách lâu dài. Khi cả hệ thống cộng sản thi nhau sụp đổ không thể cưỡng lại. Những người Cộng sản Việt Nam trở nên bơ vơ không còn chỗ bấu víu.

Khi đó, dù cho âm mưu bành trướng và thôn tính Việt Nam của bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh đã bị “đảng ta biết trước từ lâu” thì đảng vẫn phải tìm kiếm một chỗ bấu víu nào đó để tồn tại.

Và để tồn tại, bất chấp những nguy cơ cho đất nước, dân tộc Việt Nam, đảng CSVN lại tiếp tục “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” tìm đến với kẻ thù dân tộc.

Kể từ đó, đất nước bước vào thời kỳ mới: Thời kỳ nô lệ bởi phương Bắc.

Ý đảng đi ngược lòng dân

Để kiếm chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của mình, Đảng Cộng sản đã không ngần ngại chấp nhận bước đi cùng ma quỷ.

Thế nhưng, những người Cộng sản hiểu rõ tinh thần dân tộc và ý chí của người dân Việt Nam như thế nào khi dân Việt đã từng nghe theo lời của đảng tuyên truyền, mà hàng triệu người đã bỏ mạng chỉ vì lý tưởng độc lập, tự do của đất nước, sẽ không dễ dàng chấp nhận một thân phận nô lệ được lặp lại trong lịch sử.

Vì thế, con đường đi của đảng càng gian nan trong lòng dân và điều không thể giấu diếm, là người dân biết rõ đó là con đường đi ngược lại lợi ích của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Vì thế, những bước đi của Đảng CSVN với kẻ thù dân tộc là những bước đi vụng trộm và giấu diếm. Đó là những cuộc đi đêm giữa những kẻ tự xưng nắm quyền lực với kẻ thù của đất nước.

Hàng loạt câu hỏi không được trả lời rành mạch và nhiều lời đồn đoán rằng với bản hiệp định Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đảng CSVN đã đứng trên lưng nhân dân, để nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam rơi vào tay giặc. Hiệp định đó đã là mối quan tâm, cũng là nguyên cớ cho hàng loạt người bị đảng bỏ tù khi đòi biết nội dung của nó.

Thậm chí, cho đến nay, một Hội nghị giữa VN và TQ vẫn bị giấu kín về nội dung, trở thành những lời đồn đoán cho mọi người dân Việt về ý nghĩa của nó nhưng Đảng CSVN vẫn không dám minh bạch: Hội nghị Thành Đô.

Những câu hỏi dần sáng tỏ

Có thể nói rằng, điều mà Đảng CSVN không ngờ đến, là sau những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới, mạng Internet phổ cập đến từng người, thì những bước đi của Đảng bị soi rất kỹ. Qua đó, người dân nhận chân được ai mới là bạn, ai mới là thù và ai đang vì quyền lợi dân tộc cũng như ai đang làm tay sai cho giặc.

Hệ thống tuyên truyền của đảng ngày càng mất tác dụng bởi lối tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật, bất chấp đạo đức, lương tâm và quyền lợi đất nước đã bị bóc trần. Từ đó cái gọi là “lòng tin” của người dân vào sự “vĩ đại, sáng suốt và tài tình” của đảng đã không còn chỗ đứng.

Có chăng, chỉ là sự giả vờ tin, giả vờ tuân phục và giả vờ chấp nhận bởi bạo lực của súng đạn, nhà tù hoặc món lợi trước mắt mà đảng đem lại cho họ sau khi bóc lột người dân, bán rẻ tài nguyên đất nước và… vay nợ nước ngoài.

Vì thế, thái độ của lãnh đạo Đảng CSVN trước quân thù, đã chứng tỏ nhiều điều người dân chú ý từ lâu và dần dần đưa ra một kết luận chính xác.

Nếu như trước đây người ta ngạc nhiên vì sao Đảng CSVN cố tình bỏ qua cuộc chiến 1979, thì ngày nay người ta hiểu rằng đó chỉ vì cái tình bạn 16 chữ vàng mà đảng đang tô vẽ để tìm chỗ dựa cho mình.

Nếu trước đây, người ta không hiểu vì sao cuộc chiến Gạc Ma 1988 với 64 quân nhân có trang bị vũ khí đầy đủ đã bị giết chết mà không được nổ súng, thì ngày nay người ta hiểu mục đích của việc hy sinh tính mạng họ, lãnh hải và lãnh thổ đất nước chỉ là tiến đến cái Hội nghị Thành Đô sau đó.

Nếu trước đây, người dân thắc mắc về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ra sao mà mỗi khi ai nói rằng là của Việt Nam thì bị đàn áp, thậm chí vào tù, thì ngày nay, người ta biết Đảng CSVN đã có công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng mở lối.

Và câu hỏi nhiều người đặt ra là vì sao Đảng CSVN vốn biết âm mưu thôn tính Việt Nam bởi mộng bá quyền bành trướng của Trung Cộng là không thay đổi mà vẫn một mực kết nghĩa anh em, bạn vàng? Thì câu trả lời đã khá rõ ràng rằng trên thế giới, chủ nghĩa Cộng sản hoang tưởng và độc tài đã không còn chỗ đứng và Trung Cộng là thành trì cuối cùng còn sót lại. Nếu không bám vào đó, thì đảng “độc lập” có nguy cơ ra khỏi đời sống dân tộc này.

Những bước đi đến đích nô lệ có bài bản

Nhiều người ngạc nhiên vì sao có những sự thay đổi trong cách hành

Những cuộc biểu tình yêu nước, chống xâm lăng từ phương Bắc của người dân Việt Nam khắp trong Nam ngoài Bắc luôn bị nhà cầm quyền đàn áp bằng mọi cách. Những người yêu nước tham gia các cuộc biểu tình này luôn được đảng và nhà nước CSVN coi là “thế lực thù địch”.

bieutinh

Nhiều câu hỏi đặt ra, là tại sao một nhà nước tự xưng “của dân, do dân, vì dân” và một đảng tự nhận lấy trách nhiệm là “của dân tộc” lại có những hành động tự nhổ vào mặt mình mà không hề thấy ngượng?

Lý giải điều này, nhiều khi không thể lấy những logic thông thường của cuộc sống và không thể giải thích nếu không chứng kiến những hành vi của nhà cầm quyền Hà Nội với một thời kỳ dài và có hệ thống.

Từ kẻ thù truyền kiếp đến bạn 4 tốt và 16 chữ vàng

Lịch sử sẽ không bao giờ được nói “giá như”. Nhưng, nếu có thể nói, thì “giá như hệ thống cộng sản Đông Âu, liên bang Xô Viết không bị sụp đổ, có lẽ lịch sử Việt Nam sẽ khác hơn”.

Hẳn nhiên là vậy, bởi dù những nhà lãnh đạo CSVN luôn to tiếng khi tuyên bố Độc lập, tự do, thế nhưng, lịch sử Đảng CSVN lại là một lịch sử có bề dày không bao giờ độc lập. Và ở đó, lịch ích dân tộc chỉ là thứ yếu.

Trong thời kỳ mâu thuẫn Trung – Xô gay gắt, cuộc chiến tại Miền Nam Việt Nam là cuộc chiến giữa hai hệ ý thức đã và đang đến hồi khốc liệt. Khi đó, ĐCSVN tình nguyện đưa đất nước làm “tuyến đầu” của  ý thứchệcộng sản chống lại  ý thứchệtư bản. Việt Nam trở thành chiến trường, máu xương người dân Việt cứ vậy mà đổ xuống bằng vũ khí được chuyển đến cả từ hai phía.

Thời kỳ đó, những người CSVN đưa đất nước lệ thuộc vào hệ thống XHCN.

Rồi cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975.

Sau khi cuộc chiến kết thúc, mối quan tâm “giặc ngoài” đã tạm lắng, thì những người CSVN đưa đất nước bước vào một giai đoạn mới: Chiến đấu với “thù trong” là nội bộ giữa các nước Cộng sản anh em.

Hẳn nhiều người còn nhớ, từ những năm 1978 trở đi, khi mối quan hệ Việt – Xô được tăng cường và kết quả là Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô, thì tương tự, mối quan hệ Việt – Trung xấu đi nhanh chóng. Từ chỗ là mối quan hệ “anh em” trong phe XHCN – vốn những nước Cộng sản vẫn thích chia phe, cánh như một nguyên tắc ngoại giao và nội trị – bỗng nhiên trở thành thù địch một cách sâu sắc.

Trên mặt trận truyền thông, những bài báo, bình luận đã liên tục đưa ra những điều được ẩn giấu đằng sau mối quan hệ được che lấp ba chục năm trước bởi những lời lẽ hoa mỹ và rất “trung thực” từ những cái loa của đảng.

Ở đó, mối quan hệ Việt – Trung là mối quan hệ Việt Nam luôn bị bắt nạt, hà hiếp với những âm mưu thôn tính hết sức thâm độc từ giới cầm quyền Bắc Kinh. Theo hệ thống tuyên truyền của đảng CSVN, thì “đảng và nhà nước” ta đã biết từ lâu, ngay từ khi người Cộng sản Trung Quốc mới nắm quyền tại Hoa lục.

cuọcchien19

Kết quả của những sự xấu đi nhanh chóng đó, là cuộc chiến tàn khốc tháng 2/1979 mà nhà cầm quyền Trung Cộng đã huênh hoang là dạy cho Việt Nam một bài học. Và cũng kết quả cuộc chiến là những “thắng lợi to lớn” của đảng CSVN đã đạt được là đã “dạy ngược lại cho Trung Cộng nhiều bài học”.

Nhưng, hậu quả thì người dân Việt Nam phải chịu là hàng vạn người đã bỏ mạng bởi cuộc chiến tranh, mà sau này nhiều lần nhà cầm quyền CSVN đã cố tình bỏ quên cuộc chiến đó.

Trớ trêu thay, mối tình Việt – Xô và hệ thống cộng sản không thể là nguồn nuôi sống một nhà nước, một đảng “độc lập” một cách lâu dài. Khi cả hệ thống cộng sản thi nhau sụp đổ không thể cưỡng lại. Những người Cộng sản Việt Nam trở nên bơ vơ không còn chỗ bấu víu.

Khi đó, dù cho âm mưu bành trướng và thôn tính Việt Nam của bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh đã bị “đảng ta biết trước từ lâu” thì đảng vẫn phải tìm kiếm một chỗ bấu víu nào đó để tồn tại.

Và để tồn tại, bất chấp những nguy cơ cho đất nước, dân tộc Việt Nam, đảng CSVN lại tiếp tục “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” tìm đến với kẻ thù dân tộc.

Kể từ đó, đất nước bước vào thời kỳ mới: Thời kỳ nô lệ bởi phương Bắc.

Ý đảng đi ngược lòng dân

Để kiếm chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của mình, Đảng Cộng sản đã không ngần ngại chấp nhận bước đi cùng ma quỷ.

Thế nhưng, những người Cộng sản hiểu rõ tinh thần dân tộc và ý chí của người dân Việt Nam như thế nào khi dân Việt đã từng nghe theo lời của đảng tuyên truyền, mà hàng triệu người đã bỏ mạng chỉ vì lý tưởng độc lập, tự do của đất nước, sẽ không dễ dàng chấp nhận một thân phận nô lệ được lặp lại trong lịch sử.

Vì thế, con đường đi của đảng càng gian nan trong lòng dân và điều không thể giấu diếm, là người dân biết rõ đó là con đường đi ngược lại lợi ích của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Vì thế, những bước đi của Đảng CSVN với kẻ thù dân tộc là những bước đi vụng trộm và giấu diếm. Đó là những cuộc đi đêm giữa những kẻ tự xưng nắm quyền lực với kẻ thù của đất nước.

Hàng loạt câu hỏi không được trả lời rành mạch và nhiều lời đồn đoán rằng với bản hiệp định Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đảng CSVN đã đứng trên lưng nhân dân, để nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam rơi vào tay giặc. Hiệp định đó đã là mối quan tâm, cũng là nguyên cớ cho hàng loạt người bị đảng bỏ tù khi đòi biết nội dung của nó.

Thậm chí, cho đến nay, một Hội nghị giữa VN và TQ vẫn bị giấu kín về nội dung, trở thành những lời đồn đoán cho mọi người dân Việt về ý nghĩa của nó nhưng Đảng CSVN vẫn không dám minh bạch: Hội nghị Thành Đô.

Những câu hỏi dần sáng tỏ

Có thể nói rằng, điều mà Đảng CSVN không ngờ đến, là sau những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới, mạng Internet phổ cập đến từng người, thì những bước đi của Đảng bị soi rất kỹ. Qua đó, người dân nhận chân được ai mới là bạn, ai mới là thù và ai đang vì quyền lợi dân tộc cũng như ai đang làm tay sai cho giặc.

Hệ thống tuyên truyền của đảng ngày càng mất tác dụng bởi lối tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật, bất chấp đạo đức, lương tâm và quyền lợi đất nước đã bị bóc trần. Từ đó cái gọi là “lòng tin” của người dân vào sự “vĩ đại, sáng suốt và tài tình” của đảng đã không còn chỗ đứng.

Có chăng, chỉ là sự giả vờ tin, giả vờ tuân phục và giả vờ chấp nhận bởi bạo lực của súng đạn, nhà tù hoặc món lợi trước mắt mà đảng đem lại cho họ sau khi bóc lột người dân, bán rẻ tài nguyên đất nước và… vay nợ nước ngoài.

Vì thế, thái độ của lãnh đạo Đảng CSVN trước quân thù, đã chứng tỏ nhiều điều người dân chú ý từ lâu và dần dần đưa ra một kết luận chính xác.

Nếu như trước đây người ta ngạc nhiên vì sao Đảng CSVN cố tình bỏ qua cuộc chiến 1979, thì ngày nay người ta hiểu rằng đó chỉ vì cái tình bạn 16 chữ vàng mà đảng đang tô vẽ để tìm chỗ dựa cho mình.

Nếu trước đây, người ta không hiểu vì sao cuộc chiến Gạc Ma 1988 với 64 quân nhân có trang bị vũ khí đầy đủ đã bị giết chết mà không được nổ súng, thì ngày nay người ta hiểu mục đích của việc hy sinh tính mạng họ, lãnh hải và lãnh thổ đất nước chỉ là tiến đến cái Hội nghị Thành Đô sau đó.

Nếu trước đây, người dân thắc mắc về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ra sao mà mỗi khi ai nói rằng là của Việt Nam thì bị đàn áp, thậm chí vào tù, thì ngày nay, người ta biết Đảng CSVN đã có công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng mở lối.

Và câu hỏi nhiều người đặt ra là vì sao Đảng CSVN vốn biết âm mưu thôn tính Việt Nam bởi mộng bá quyền bành trướng của Trung Cộng là không thay đổi mà vẫn một mực kết nghĩa anh em, bạn vàng? Thì câu trả lời đã khá rõ ràng rằng trên thế giới, chủ nghĩa Cộng sản hoang tưởng và độc tài đã không còn chỗ đứng và Trung Cộng là thành trì cuối cùng còn sót lại. Nếu không bám vào đó, thì đảng “độc lập” có nguy cơ ra khỏi đời sống dân tộc này.

Những bước đi đến đích nô lệ có bài bản

Nhiều người ngạc nhiên vì sao có những sự thay đổi trong cách hành xử của Đảng CSVN thời gian gần đây mà không thể giải thích.

Chẳng hạn, nếu những năm 2007 về sau, ai nói đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, lập tức được coi là thế lực thù địch của đảng. Đến mức báo chí bị đình bản, kỷ luật bởi chỉ phạm húy điều đó! Thế nhưng giờ đây báo chí lại tha hồ khẳng định điều này?

Chẳng hạn, vì sao cuộc chiến 1979 trên biên giới phía Bắc đã có một thời đảng cố tình lãng quên, giờ vẫn có người được nhắc lại?

Chẳng hạn, vì sao những lệnh cấm vô lý trên Biển Đông từ nhà cầm quyền Trung Cộng, việc bắn giết ngư dân không được nhà cầm quyền VN quan tâm mặc dân sống chết, giờ đây người dân thấy nhà nước đã mở miệng mà không phải là “Tàu lạ, thuyền lạ”?

Phải chăng là lương tâm con người hay tinh thần dân tộc đã được thức tỉnh trong Đảng CSVN?

Xin thưa là không.

Đó chỉ là những màn kịch đúng quy trình.

Khi mà mọi sự đã rồi, Trung Cộng đã xây xong sân bay, đồn bốt và đưa vũ khí lên lãnh thổ Việt Nam một cách vững chắc ngoài Biển Đông, thì dù nhà nước VN có kêu gào, có tố cáo, có phản đối… cũng chỉ là chuyện nói với “đầu gối” mà thôi. Bởi ngay sau đó sẽ là màn đón tiếp bằng 21 phát đại bác, là chiêu đãi hoan hỷ, là cảm ơn… để nhận được một số tiền.

Nhưng tác dụng của việc kêu gào không hề nhỏ trong nhân dân. Bởi, với cách đó, họ đang cố phủi trách nhiệm của mình trước quốc dân đồng bào về việc mất lãnh thổ vào tay giặc.

Nhiều người hỏi rằng: Tại sao nhà cầm quyền CSVN không dám đối đầu với Trung Cộng bằng một cuộc chiến như năm 1979?

Xin thưa là chẳng bao giờ còn có điều đó. Bởi họ thừa biết rằng, nếu có chiến tranh thì phải giao vũ khí cho người dân, mà khi đó đích ngắm đầu tiên của người dân vào kẻ thù, là chính họ.

Câu trả lời cho một câu hỏi lớn, nhiều người chưa tìm được lời giải đáp là: Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam tố cáo, phản đối Trung Cộng xâm lược, thế nhưng khi người dân biểu tình phản đối, họ đàn áp không thương tiếc. Có mâu thuẫn ở đây chăng?

Xin thưa là hoàn toàn không

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Điều mà Đảng CSVN quan tâm lớn nhất, không phải là chuyện lòng yêu nước của người dân, mà chính là vị trí độc tài của họ. Mà những kẻ độc tài thì không bao giờ thích người dân bày tỏ ý kiến của mình, dù chỉ là lòng yêu nước.

Những cuộc biểu tình, nếu không bị dập tắt, sẽ là ngọn lửa thiêu cháy sự độc tài bằng ý chí của người dân.

Do vậy, không và sẽ không bao giờ, những kẻ độc tài thích bất cứ một cuộc biểu tình nào mà họ không kiểm soát được.

Hà Nội, 17/7/2016. Trước giờ biểu tình ủng hộ phán quyết Đường lưỡi bò

  • J. B Nguyễn Hữu Vinh

 

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Biểu Tình và Lập Hội, Hội Nghị Thành Đô 1990, Đảng CSVN - còn đảng, còn mình..., Độc quyền lãnh đạo | Leave a Comment »

► Việt Nam ‘buông’ Hoàng Sa cho TQ?

Posted by hoangtran204 trên 06/11/2015

BBC

5-11-2015

Cựu quan chức cao cấp của Hội Hữu nghị Việt – Trung nói ‘dường như’ Việt Nam trên thực tế đã từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa trước sức ép của Trung Quốc.

Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch và Tổng thư ký của hội nói ông đã khuyến cáo lãnh đạo Việt Nam yêu cầu ông Tập Cận Bình chấp nhận đàm phán về quần đảo Hoàng Sa, mà hiện Trung Quốc đang chiếm toàn bộ, trong chuyến đi này.

Tuy nhiên ông Phan nói với Nguyễn Hùng trong Bàn tròn thứ Năm hàng tuần của BBC rằng phía Việt Nam đã bỏ ngoài tai.

Tiến sỹ Phan, Viện trưởng Viện Chính trị và Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Bình Dương, nói:

“Theo tôi có lẽ bức xúc cơ bản của người dân là chính quyền chưa nhìn thẳng vào sự thực…

“Tôi đề xuất cũng có gì lớn đâu. Điều kiện như thế này ta có thể nói được mà cũng không nói…

“Chúng ta cứ tuyên truyền ở trong nước về Hoàng Sa và Trường Sa và triển vọng thế này thế khác…

“Chúng ta nói thế giới nào có biết đâu. Rất nhiều bạn bè quốc tế nói với tôi rằng đối với Hoàng Sa hình như Việt Nam buông.”

Trong khi đó Phó Giáo sư Nông Lập Phu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc nói ông đã được học Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) là của Trung Quốc.

Ông nói: “Tôi từ nhỏ cũng đọc địa lý Trung Quốc nói là Tây Sa, Nam Sa là đất nước của Trung Quốc.”

‘Nói mãi đá cũng phải mòn’

Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói quan điểm “nhìn về đại cục” trong quan hệ Việt – Trung rất mơ hồ và Việt Nam còn có vẻ còn “sợ” khiến Trung Quốc dựa vào đó để lấn át.

Ông nói: “Rõ ràng trong quan hệ Việt Nam với Trung Quốc hình như là Việt Nam chịu sự dẫn dắt của Trung Quốc và Việt Nam thiếu chủ động.

Image captionTiến sỹ Vũ Cao Phan nói ít nhất ngư dân Việt Nam phải được đánh cá tại những nơi họ từng hoạt động ở Hoàng Sa

“Chúng ta là nước nhỏ, chúng ta khiêm tốn, chúng ta tôn trọng Trung Quốc, chúng ta tôn trọng tình hữu nghị và chúng ta phấn đấu cho điều đó nhưng điều gì có thể thì chúng ta phải nói chứ, ưỡn ngực, thẳng lưng lên mà nói chứ…

“Người dân người ta đánh giá có thể vì một lợi ích nào chăng? Hay vì bản thân mình không tự đánh giá mình cao hay tự mình nhìn Trung Quốc quá cao, quá lớn chăng?”

Ông Phan nói quan hệ hai bên “phải hữu nghị, phải tốt đẹp nhưng phải bình đẳng” và rằng Việt Nam phải đòi Trung Quốc đặt Hoàng Sa lên bàn đàm phán và nêu giải pháp:

“Tôi đã nói có biện pháp nữa là ba tháng, sáu tháng một lần ta gửi công hàm qua đường ngoại giao yêu cầu đàm phán.

“Nói mãi đá cũng phải mòn chứ. Mà những chuyện này đàm phán cũng có lợi ích cho Trung Quốc chứ.

“Ít nhất hình ảnh của Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam và đối với dư luận thế giới sẽ khác đi…

“Mong muốn tối thiểu của tôi là ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá hợp pháp trên ngư trường lịch sử và truyền thống của mình.”

‘Hải quân đáng gờm’

Trong lúc đó bà Phương Nguyễn, chuyên gia Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế gọi tắt là CSIS ở Washington cho rằng cần đặt Hoàng Sa và Trường Sa vào bối cảnh rộng hơn.

Image captionBà Phương Nguyễn nói những gì Trung Quốc có hứa với Việt Nam ‘chỉ là lời nói’

Bà nói với Bàn tròn thứ Năm:

“Tôi nghĩ về các vấn đề trên biển chúng ta không nên chỉ nhìn vào những tiến triển giữa Trung Quốc và Việt Nam mà chúng ta phải đặt nó vào bối cảnh Trung Quốc muốn gì trong vùng biển này.

“Trung Quốc muốn dùng Trường Sa và Hoàng Sa để làm bàn đạp để thiết lập Trung Quốc là lực lượng hải quân đáng gờm ở tây Thái Bình Dương.

“Về lâu dài, nếu việc này tiếp tục, mục tiêu của Trung Quốc là đẩy Hải Quân Hoa Kỳ khỏi vùng biển tây Thái Bình Dương…

“Trung Quốc có nói gì với Việt Nam, có ký kết gì với Việt Nam, có hứa gì với Việt Nam cũng chỉ là lời nói.

“Hành động trên biển của Trung Quốc sẽ không phụ thuộc gì vào những gì hai bên đàm phán hoặc là đồng ý với nhau mà phụ thuộc nhiều hơn vào tham vọng của Trung Quốc ở phía tây Thái Bình Dương.”

Bà Phương Nguyễn cũng nói Bắc Kinh hiện đang ở vào thế khó xử theo sau việc Hoa Kỳ cho tàu chiến áp sát đảo đá do Trung Quốc đang chiếm tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cùng các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Nếu ngăn cản tàu Hoa Kỳ, bà Phương Nguyễn nói, Trung Quốc sẽ vi phạm luật quốc tế vì hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên đá ngầm Subi và Vành Khăn (Trung Quốc gọi là Chử Bích và Mỹ Tế), không được hưởng 12 dặm hải lý xung quanh mà vẫn phải để tàu quốc tế qua lại.

Phản đối Tập Cận Bình

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ Nha Trang nói khoảng 150 người đã xuống đường phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/11 khiến công an bắt giữ hàng chục người.

Image captionBà Như Quỳnh nói Việt Nam cần bảo vệ quyền lợi của ngư dân ngay cả khi muốn có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc

Cũng có những hình ảnh cho thấy người biểu tình bị đánh đổ máu.

Bà Như Quỳnh cho rằng chính quyền cần tôn trọng quyền ‘tiếp đón’ ông Tập của người dân theo cách của riêng họ.

Nhà hoạt động từng được giải thưởng nhân quyền quốc tế cũng nói thêm về chuyện chính quyền cũng phải bảo vệ các ngư dân trên Biển Đông khi họ muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc: “Nhà nước nào cũng tồn tại trên nguyện vọng và lợi ích của người dân bởi vậy một bộ phận dù nhỏ của người dân cũng phải được đảm bảo về đời sống, lợi ích và sự an toàn trong việc mưu sinh của họ, phải được đảm bảo và nhà nước phải xem đó là một phần cốt lõi tạo nên giá trị bền vững của nhà nước để đặt lên bàn ngoại giao.”

Trong lúc đó nhà nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc ở Quảng Tây, ông Nông Lập Phu, phản đối các cuộc biểu tình chống ông Tập ở Việt Nam và cho rằng nó không có lợi cho việc cải thiện quan hệ hai bên.

Ông nói thêm: “Những vấn đề trên biển hai nước lãnh đạo hai Đảng hai nước đã có cơ chế để giải quyết vấn đề này rồi.

Image copyrightNong Lap Phu
Image captionPhó Giáo sư Nông Lập Phu nói từ bé ông đọc rằng Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) là của Trung Quốc

“Vừa rồi tôi xem TV theo Tiến sỹ Vũ Cao Phan giới thiệu, Đảng, Chính phủ Việt Nam đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rất long trọng, trọng thị.

“Trong điều kiện này có một số người lên đường bày tỏ phản đối là không có lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam.”

Phó Giáo sư Nông Lập Phu cũng nói thêm chính Việt Nam cũng bắt tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc chứ không chỉ có Trung Quốc đơn phương làm như vậy với ngư dân Việt Nam.

Ông nói người dân Việt Nam không hiểu hết tình hình quan hệ hai bên và đã có những hành động mà ông cho là không hợp lý.

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Hội Nghị Thành Đô 1990, Đảng CSVN - còn đảng, còn mình... | Leave a Comment »

►Vô Cảm: sự bất hạnh của dân tộc

Posted by hoangtran204 trên 20/10/2015

Vô cảm. Tại sao?

Câu trả lời, thật ra, rất đơn giản và đã được nhiều người đề cập: Đó là hậu quả của các chính sách tuyên truyền và giáo dục của nhà cầm quyền mà biểu hiện cụ thể nhất là qua lập luận: “Chuyện quốc gia đại sự hãy để nhà nước lo, đồng bào đừng bận tâm.” Xin lưu ý là kiểu lập luận này khác hẳn với chủ trương của đảng Cộng sản trước đây. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp cũng như chiến tranh Nam Bắc, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội lúc nào cũng đề cao sức mạnh của quần chúng, kêu gọi quần chúng tham gia vào các công tác chính trị. Bây giờ, ngược lại, họ đẩy quần chúng ra ngoài, biến thành những kẻ bàng quan và vô trách nhiệm trước các biến động của đất nước. Có thể nói là họ sợ việc quần chúng quan tâm đến chính trị.”

VÔ CẢM: SỰ BẤT HẠNH CỦA DÂN TỘC

Nguyễn Hưng Quốc

15-10-2015

Trong bài “Mất cảnh giác” cách đây ba tuần, tôi nhìn vấn đề từ giác độ những người cầm quyền. Trong bài này, tôi nhìn từ góc cạnh khác: sự mất cảnh giác của người dân. Luận điểm chính của tôi là: Không những giới lãnh đạo mà ngay cả phần lớn dân chúng cũng hờ hững trước những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc.

Một người bạn thân của tôi có cháu họ – con của một cán bộ cao cấp trong chính quyền-, trước, du học tại Úc, sau, về Việt Nam làm giám đốc chi nhánh một công ty nào đó của Trung Quốc. Người cháu rủ bạn tôi sang Trung Quốc chơi với những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn. Bạn tôi, vốn ghét những âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, hỏi: “Mày không khó chịu trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc đối với Việt Nam à?” Người cháu cười to và đáp: “Thôi, bận tâm làm gì về mấy chuyện đó, chú. Cứ coi như Việt Nam đã mất trắng vào tay Trung Quốc rồi, mình có làm gì được nữa chứ. Lo chơi cho vui, chú ạ.”

Tôi có một số bạn bè thuộc giới trí thức tại Việt Nam. Họ không sỗ sàng như người cháu của bạn tôi. Nhưng thái độ của họ trước nguy cơ giành lấn biển đảo của Trung Quốc thì cũng như vậy. Trong những lần chuyện trò, bao giờ tôi cũng là người gợi chuyện về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc chứ không bao giờ là họ cả. Ngay cả khi tôi đặt vấn đề, người ta cũng lảng sang chuyện khác với lý do giống nhau: “Mình có làm được gì đâu. Suy nghĩ làm gì cho mệt óc!”

Một số người có thể cãi: Các ví dụ tôi nêu ở trên chỉ là những ngoại lệ. Ở đây, chúng ta gặp ngay một khó khăn: Khác với ở Tây phương, ở Việt Nam không có những cuộc điều tra dư luận để chúng ta có được những con số chính xác. Tuy nhiên, bù vào đó, chúng ta có thể quan sát từ kinh nghiệm giao tiếp riêng của mình. Trước đây, những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều người đủ mọi giới, tôi nhận thấy ít người thực sự quan tâm đến chính trị. Mà nếu quan tâm, những điều họ quan tâm cũng chỉ quanh quẩn những giai thoại về đời sống của một số chính khách. Điều quan trọng nhất trong chính trị là chính sách thì thường bị bỏ quên.

Với những người chưa có dịp về Việt Nam, có thể quan sát điều này trên facebook. Nghe nói ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30 triệu người sử dụng facebook. Không ai có thể biết hết những người chơi facebook ấy. Nhưng theo ghi nhận của tôi, trong số mấy ngàn “friend” và gần mười ngàn “follower”, những người thực sự quan tâm đến chính trị chỉ là thiểu số. Phần lớn chỉ thích chuyện ăn uống, quần áo, vui chơi, du lịch… thuần tuý có tính chất giải trí. Nhiều người tuyên bố thẳng thừng: Sẽ huỷ kết bạn với những người thích bàn chuyện chính trị. Về phương diện xã hội, trước đây có một số cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội nhưng số người tham gia bao giờ cũng rất thưa thớt. Mà mấy năm gần đây, những cuộc biểu tình như thế cũng hoàn toàn vắng bóng.

Có thể nói người Việt Nam ở Việt Nam rất ít bận tâm đến các vấn đề chính trị, kể cả vấn đề quan trọng nhất liên quan đến độc lập và chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Ít hơn hẳn những người Việt Nam đang sống ở hải ngoại. Ở hải ngoại, ở đâu và lúc nào người ta cũng trăn trở với các diễn biến chính trị trong nước. Mà không phải chỉ là người Việt Nam lưu vong. Cộng đồng lưu vong nào cũng vậy. Cũng chia sẻ một số những ký ức tập thể giống nhau. Cũng dằn vặt về vấn đề bản sắc. Và cũng khắc khoải với những biến động chính trị ở quê gốc. Nhiều người, từ Việt Nam sang, có dịp gặp gỡ nhiều người Việt sống ở hải ngoại, cứ thắc mắc: Sao sống xa quê hương lâu đến thế mà vẫn không quên quá khứ và vẫn không thoát được những ám ảnh về chính trị?

Điều quan trọng là người Việt Nam ở Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến chính trị hơn hẳn ngày trước. Trước, ở miền Nam, hầu như lúc nào người ta cũng sôi sục chuyện chính trị. Ở miền Bắc cũng vậy. Trong đời sống cũng như trong văn học, đề tài chính trị lúc nào cũng nóng hổi. Chỉ có hiện nay người ta mới nguội lạnh trước số phận của đất nước. Nguội lạnh đến mức gần như vô cảm. Tại sao?

Câu trả lời, thật ra, rất đơn giản và đã được nhiều người đề cập: Đó là hậu quả của các chính sách tuyên truyền và giáo dục của nhà cầm quyền mà biểu hiện cụ thể nhất là qua lập luận: “Chuyện quốc gia đại sự hãy để nhà nước lo, đồng bào đừng bận tâm.” Xin lưu ý là kiểu lập luận này khác hẳn với chủ trương của đảng Cộng sản trước đây. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp cũng như chiến tranh Nam Bắc, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội lúc nào cũng đề cao sức mạnh của quần chúng, kêu gọi quần chúng tham gia vào các công tác chính trị. Bây giờ, ngược lại, họ đẩy quần chúng ra ngoài, biến thành những kẻ bàng quan và vô trách nhiệm trước các biến động của đất nước. Có thể nói là họ sợ việc quần chúng quan tâm đến chính trị.

Mà sợ cũng phải. Năm ngoái, khi chính quyền Hà Nội chủ trương chặt hạ 6700 cây xanh trên 190 con đường ở thủ đô, dân chúng phản đối quyết liệt, cuối cùng, chính quyền phải rút lại cái lệnh quái gở ấy, hơn nữa, còn bị buộc phải kiểm điểm về quyết định và quá trình thi jhành quyết định ấy của mình. Đầu năm nay, dân chúng phát hiện và phản đối việc tỉnh Sơn La có dự án chi cả 1.400 tỉ đồng cho việc xây dựng khu lưu niệm, kể cả tượng đài Hồ Chí Minh, đã khiến không những chính quyền Sơn La mà cả chính phủ trung ương phải lúng túng. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh xét duyệt lại dự án bị dân chúng phản đối ấy. Gần đây, khi dân chúng phát hiện những lỗi sai nghiêm trọng trong bộ sách thực hành kỹ năng sống bậc tiểu học, Bộ giáo dục đã phải ra lệnh thu hồi toàn bộ các cuốn sách ấy.

Qua các trường hợp hoạ hoằn vừa kể, chúng ta thấy rõ sức mạnh của quần chúng (nếu quần chúng biết tận dụng!). Đó là điều chắc chắn chính quyền Việt Nam không hề mong muốn. Chính vì thế, họ có hai sách lược: Một là giấu giếm toàn bộ các việc làm của họ để không ai biết và không ai phê phán cả. Hai là họ nỗ lực tuyên truyền và giáo dục dân chúng trở thành vô cảm. Cho đến nay, không thể nói là họ không thành công. Tiếc, sự thành công của họ lại là một bất hạnh lớn nhất của cả nước.

***

NGUỒN: NGUYỄN HƯNG QUỐC BLOG TRÊN VOA

 

***
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Hội Nghị Thành Đô 1990 | Leave a Comment »

►Mất cảnh giác

Posted by hoangtran204 trên 26/09/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

26-9-2015

H1Một người bạn của tôi, từ Hà Nội sang, kể tôi nghe chuyện này: Cách đây mấy năm, Bộ Công an Việt Nam xây dựng trụ sở mới ở đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. Trụ sở rất đồ sộ và lộng lẫy do một nhà thầu Trung Quốc thiết kế và xây dựng. Đến lúc xây xong, người ta mới sực nhớ một chuyện: Có thể Trung Quốc cho gắn các thiết bị do thám trong toà nhà để ghi âm tất cả các cuộc đối thoại trong đó. Thế là người ta sợ. Nhưng không có cách gì lật tung cả toà nhà ra để tìm các thiết bị do thám ấy. Mà tìm chưa chắc đã thấy. Cuối cùng, người ta chọn giải pháp: cho các nhân viên cấp trung và cấp thấp vào làm việc trong trụ sở mới, còn giàn lãnh đạo cao cấp thì vẫn ở lại trụ sở cũ.

Nghe câu chuyện ấy, tôi không thể không thắc mắc: Tại sao một việc đơn giản như vậy mà người ta không thể đoán trước được? Bạn tôi cười: “Thế mới nói! Ở Hà Nội, ai cũng đặt ra câu hỏi ấy. Nhưng không ai công khai và chính thức trả lời cả. Có khi câu trả lời rất đơn giản: Bất cẩn!”

Một chuyện nữa cũng làm tôi thắc mắc: Trung Quốc đã khởi sự việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành đảo nhân tạo ít nhất cũng từ một hai năm trước, vậy tại sao bộ đội Việt Nam đóng trên các hòn đảo gần đấy lại không hay biết gì cả? Thế giới – và cả người Việt nữa – chỉ biết sự kiện ấy vào đầu năm nay khi Mỹ loan tin kèm theo các bức ảnh được chụp từ vệ tinh. Tại sao? Câu trả lời không chừng cũng vì họ không quan tâm, hay nói cách khác, bất cẩn.

Có thể nói, trong quan hệ với Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam lâu nay rất bất cẩn. Trước đây, Bộ Thương mại Việt Nam giao hẳn cho phía Trung Quốc toàn quyền quyết định nội dung tờ báo mạng bằng tiếng Việt của họ. Nhiều tờ báo loan cả tin bộ đội Trung Quốc tập luyện ở những vùng biển và hải đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam theo các bản tin lấy từ báo chí của Trung Quốc mà không một chút phân vân hay phê phán. Nhiều cơ sở du lịch in bản đồ Việt Nam trong đó Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ là thuộc về Trung Quốc. Cách đây mấy năm, dư luận rất phẫn nộ khi biết một số tỉnh miền Trung và miền Bắc cho các công ty Trung Quốc thuê dài hạn (trong vòng 50 năm) trên 300.000 hecta đất rừng đầu nguồn được xem là có vị trí chiến lược. Cuối năm ngoái, người ta cũng phát hiện nhà cầm quyền Thừa Thiên – Huế cho phép công ty Trung Quốc xây dựng khu du lịch ngay dưới chân đèo Hải Vân, nơi, cũng theo giới quân sự, có ý nghĩa chiến lược, liên quan đến an ninh quốc phòng của Việt Nam. Mới đây, báo chí lại loan tin chính quyền Quảng Ngãi thuê một công ty của Trung Quốc (CPG, có trụ sở chính tại Singapore) làm dự án quy hoạch huyện đảo Lý Sơn, nơi được xem là có vị trí trọng yếu ở mặt trận Biển Đông. Bị hỏi, giới chức ở tỉnh Quảng Ngãi trả lời là họ không biết vai trò của Trung Quốc trong tập đoàn ấy, hơn nữa, họ còn nhấn mạnh là họ làm theo đề nghị từ “các đơn vị cấp trên”. Chưa hết. Ông Lê Viết Chữ, Bí thư tỉnh uỷ, còn nói thêm: “Quan điểm cá nhân của tôi thì tôi không phân biệt tập đoàn đó thuộc quốc gia nào, tất cả chúng ta đều có quan hệ với nhau hết.”

Lời tuyên bố của ông Lê Viết Chữ rõ ràng là sai. Trong quan hệ với Việt Nam, không phải nước nào cũng như nước nào. Với các nước khác, kinh tế chỉ là kinh tế. Nhưng với Trung Quốc thì khác. Trung Quốc đã từng đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Trung Quốc cũng đã chiếm bảy hòn đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa vào năm 1988. Trung Quốc đã từng xua quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979. Trung Quốc đã từng đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò ngay trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2014. Trung Quốc cũng đã từng ngang ngược cho Biển Đông là thuộc chủ quyền của họ, là “sân sau” của họ. Đó là những chuyện trong quá khứ. Lại là quá khứ không xa xôi gì lắm. Trong tương lai, ai cũng biết rõ không sớm thì muộn, Trung Quốc cũng sẽ tuyên bố vùng nhận dạng hàng không trên con đường 9 đoạn vốn trùm lấp lên phần lớn Biển Đông của Việt Nam. Nói cách khác, cụ thể hơn: Nếu Trung Quốc không có ý định đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam thì họ cũng sẽ tìm mọi cách để chiếm đoạt Biển Đông của Việt Nam. Điều đó, trên thế giới, hầu như không ai nghi ngờ cả. Vậy tại sao chính quyền Việt Nam lại không biết, lại vẫn tiếp tục bất cẩn?

Theo tôi, có ba lý do chính:

Thứ nhất là người ta bị Trung Quốc mua chuộc. Có hai yếu tố khiến khả năng này là hiện thực: Một mặt, Trung Quốc vẫn nổi tiếng xưa nay về các việc đút lót trong quan hệ ngoại giao với các nước khác; mặt khác, cán bộ các cấp Việt Nam từ trước đến nay cũng nổi tiếng về việc nhận hối lộ. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các dự án của Việt Nam đều lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc: tiền “bôi trơn” và “lại quả” của họ cao.

Thứ hai, người ta thành thực tin là Trung Quốc tốt, là Trung Quốc sẽ không bao giờ đánh Việt Nam, do đó, người ta không cần phải cảnh giác hay lo lắng gì trong các quan hệ với Trung Quốc cả. Sự tin tưởng này, nếu có, cũng chỉ là hệ quả của công tác tuyên truyền của đảng Cộng sản và chính quyền trung ương vốn tập trung vào khẩu hiệu “4 tốt” và “16 chữ vàng” lúc nào cũng ra rả trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ sau vụ giàn khoan HD-981 đến nay, các khẩu hiệu này ít được nhắc nhở, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa dám nói thẳng Trung Quốc là một sự đe doạ lớn đối với chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo. Tin tức về các âm mưu xâm lấn của Trung Quốc cũng như các hành động ngang ngược của Trung Quốc như truy đuổi các thuyền đánh cá Việt Nam ngay trong hải phận của Việt Nam ít được đề cập. Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông vẫn là hình ảnh Trung Quốc như một đối tác chiến lược gần gũi của Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của việc tuyên truyền như thế, một số người Việt Nam, kể cả các viên chức cán bộ, từ trung ương xuống địa phương, nghĩ sai về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ đó, đâm ra bất cẩn trước âm mưu bá quyền của Trung Quốc không có gì là khó hiểu.

Thứ ba, người ta không tin cũng không bị mua chuộc, nhưng người ta mặc kệ, coi đó là chuyện của người khác, không dính líu gì đến mình cả. Có lẽ đây là tâm trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Trong những người bạn ở Việt Nam thỉnh thoảng tôi tiếp xúc, nhiều người hiểu rất rõ những nguy cơ đến từ Trung Quốc nhưng khi nhìn thấy giới lãnh đạo bất động, họ cũng không quan tâm, xem việc Việt Nam rơi vào quỹ đạo thống trị của Trung Quốc là chuyện đã rồi và không thể đảo ngược được. Từ bất cần, nếu có chút quyền hành, họ cũng trở thành bất cẩn.

Dù vì bất cứ lý do gì, những sự thiếu cảnh giác như thế cũng là một điều rất đáng ngạc nhiên. Một trong những truyền thuyết cổ và phổ biến nhất của Việt Nam, chuyện Mỵ Châu và Trọng Thuỷ, đã đặt vấn đề cảnh giác trong quan hệ với Trung Quốc. Những năm chiến tranh, mặc dù quan hệ giữa Bắc Việt và Trung Quốc vẫn còn êm thắm, Tố Hữu vẫn nhớ bài học ấy và từng nhắn nhủ:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

Sự bất cẩn hay thiếu cảnh giác của chính quyền Việt Nam hiện nay chắc chắn không phải vì chuyện “trái tim lầm chỗ để trên đầu”. Nhưng nếu không phải “trái tim” thì là cái gì? Theo tôi, không chừng chỉ có tính ích kỷ và sự ngu dốt.

Posted in Hội Nghị Thành Đô 1990, Đảng CSVN, Đảng CSVN - còn đảng, còn mình... | Leave a Comment »