Trần Hoàng Blog

►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị

Các bài báo dưới đây (vẫn còn lưu trên mạng internet, trong các báo chí trong nước) là bằng chứng cho thấy rằng đảng CSVN đã và đang bán nước, bán đất đai Việt Nam cho nước ngoài. Bất kỳ nước nào muốn thuê đất thời gian 50, 70, 120, 210 năm, đảng đều ký hợp đồng cấp giấy chứng nhận cho thuê.

—————————————————————

-Năm 2012    Bộ Chính Trị duyệt OK!

-Năm 2011, tỉnh Bình Dương, công ty Becamex (một doanh nghiêp xây dựng của QĐNDVN, thuộc Bộ Quốc Phòng) xây China Town  cho Trung Quốc thuê, và lấy tên Đông Đô Đại Phố, mời các bạn tìm trên google tên phố để thấy tỉnh Bình Dương đang trở thành khu định cư của  Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Hàn di cư tới ở:

“Siêu” dự án thành phố mới Bình Dương được chính thức khởi công vào ngày 26/04/2010 với quy mô 1.000 ha, 10 km vuông, phục vụ cho khoảng 125.000 người nước ngoài định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.”  (nguồn)

-Năm 2012,  Becamex lại khởi công xây dựng thị trấn Tokyo ở Bình Dương với 7500 nhà cửa và căn hộ. Khu này Nhật mướn theo kế hoạch lâu dài  50 năm – 99 năm.

-Năm 2010, Tỉnh Phú Yên cho Ả Rập thuê 60% diện tích đất, thời hạn 210 năm, Chính phủ phê duyệt, và BCT chủ trì. Hợp đồng đã ký kết 2010. Nhưng may là chủ đầu tư Ả Rập giờ đang bị kẹt vốn, nên dự án có khả năng tạm dừng.

Dự án cho Ả Rập thuê 300 000 hecta đất ở tỉnh Phú Yên trong thời gian 210 năm do Bộ Chính Trị chủ trì, nay tỉnh đề nghị tạm dừng vì chủ đầu tư đang kẹt vốn.

Dự án 250 tỷ USD ở Phú Yên: “Khả năng sẽ tạm dừng”

 ANH QUÂN

Báo VnEconomy

03/03/2011 08:59 (GMT+7)

picture

Gành Đá Dĩa, một thắng cảnh của Phú Yên, nơi tập đoàn Sama Dubai dự định mở một khu du lịch.

Ngày 2/3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh đã cho hay về khả năng tạm dừng dự án của Sama Dubai tại Phú Yên.

“Thường trực Chính phủ đã họp để đánh giá các mặt tác động và khả năng triển khai dự án. Có khả năng sẽ tạm dừng dự án đó”, ông Sinh nói với VnEconomy.

Trước đó, theo một số nguồn tin, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản chính thức trình Bộ Chính trị đề nghị cho dừng dự án của tập đoàn Sama Dubai do dự án chưa được triển khai đầu tư, ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh.

Dự án đặc khu kinh tế do tập đoàn Sama Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – UAE) đăng ký đầu tư tại tỉnh Phú Yên có tổng vốn đầu tư 250 tỷ USD. Quy mô của dự án lên đến 300.000 ha (3.000 km2), tương đương 60% diện tích toàn tỉnh Phú Yên.

Theo VOV News, dự thảo bản ghi nhớ ngày 25/6/2008 có nội dung: đặc khu kinh tế có được các quyền tự quản lý ở mức độ cao đối với môi trường kinh doanh, thiết lập một hệ thống quản lý, pháp lý, tư pháp theo tiêu chuẩn quốc tế. Vùng đất thuộc đặc khu kinh tế được dựng hàng rào để ngăn cách.

Chủ đầu tư đã yêu cầu Việt Nam cho thuê đất dự án trong 70 năm đầu tiên, sau đó ký tiếp hai lần nữa, mỗi giai đoạn là 70 năm, tổng cộng thời gian thuê đất dự án là 210 nămUBND tỉnh Phú Yên đã trao giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án con trong tổng thể dự án là khu du lịch gành Đá Dĩa, nâng cấp sân bay Tuy Hoà và xây dựng tuyến đường cao tốc nối từ sân bay Tuy Hoà tới khu du lịch gành Đá Dĩa.

Trả lời VnEconomy về lộ trình đi đến dừng dự án của Sama Dubai, ông Sinh cho biết, hiện nay dự án chưa được cấp phép, còn đang trong quá trình thương thảo các điều kiện. “Dự án đã có điều kiện gì đâu, hiện vẫn còn rất sơ khai, đang bàn các vấn đề về thể chế, thủ tục thôi, họ cũng mới vào xem thôi”, ông nói.

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do các địa phương được chủ động trong quá trình quy hoạch lại các khu vực phát triển kinh tế xã hội, nên nếu không tiếp tục dự án nữa thì sẽ quy hoạch lại.

Liên quan đến thông tin về 3 dự án nhỏ thuộc dự án đã cấp phép, ông Sinh cho biết: “Dự án đã cấp phép mà nhà đầu tư đang thực hiện bình thường thì tôi nghĩ là vẫn triển khai”.

Phú Yên, mảnh đất “hẹp” giữa đèo Cù Mông và đèo Cả, mấy năm gần đây bỗng được đánh thức bởi nhiều dự án lên đến nhiều tỷ USD, như dự án khu công nghiệp lọc hóa dầu vốn đầu tư 11 tỉ USD, khu du lịch liên hợp cao cấp 4,3 tỉ USD, dự án Thành phố Sáng tạo Nam Tuy Hòa 11,4 tỷ USD hay dự án nói trên của tập đoàn Sama Dubai… Tuy nhiên, việc triển khai một cách hiệu quả các “siêu dự án” này nhìn chung đến nay vẫn còn là dấu hỏi, thậm chí đã có nhà đầu tư xin rút lui.

Nguồn: Báo VnEconomy

——–

 »

►18 tỉnh Việt Nam cho Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê mướn 400.000 hecta đất với giá 180.000 đồng/ 1 mẫu/ 1 năm

Nhà nước và các tỉnh cho người nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc) thuê đất đai với giá rất rẻ, có nơi được thuê 50 năm, có chỗ được thuê 99 năm.

Giá tiền thuê 1 ha (một mẫu) là 180.000 đồng/ 1 năm. Tại sao chính quyền tỉnh và huyện không cưỡng chế thu hồi đất đai của các công ty nước ngoài này?

Trái lại, các tỉnh và huyện cho nông dân VN  thuê đất với giá rất cao, hợp đồng thuê đất thì rất ngắn hạn, 14 năm-20 năm. Nhiều nông dân bị tỉnh và huyện cưỡng chế lấy lại đất trước thời hạn.

********************************************************

Cho nước ngoài thuê 180.000 đồng một ha đất trồng rừng

chú ý: _1 ha đất = 1 hecta = 10.000 mét vuông.

11-10-2011    Báo VNEpress

Sáng 11/10, đánh giá tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1998-2010), Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường đã chỉ ra 8 điểm hạn chế, trong đó có việc cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lâm nghiệp với giá quá thấp.

Tạm ngừng cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng

Sau 13 năm triển khai dự án, độ che phủ rừng tăng dần từ 32% (năm 1998) lên 39,5% (năm 2010); diện tích rừng được bảo vệ đạt 2,4 triệu ha; diện tích rừng bị cháy giảm, y thức về bảo vệ, phát triển rừng của địa phương và người dân đã có bước chuyển biến.

Tuy nhiên, qua giám sát Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường đã chỉ ra 8 điểm hạn chế, trong đó có việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện chưa tốt, chậm tiến độ. Người dân làm nghề rừng thu nhập còn thấp. Với mức giao đất lâm nghiệp bình quân hiện nay khoảng 5-6 ha một hộ thì chưa đủ để người dân có thu nhập chủ yếu từ rừng.

Đặc biệt, việc cho thuê đất lâm nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài còn có nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận. Hiện tổng diện tích đất cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trực tiếp trồng rừng là 288.974 ha, giá thuê đất quá thấp (bình quân khoảng 180.000 đồng một ha) trong khi người dân địa phương vẫn có nhu cầu nhận đất để trồng rừng.

“Một số địa phương còn có tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư ở những địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư trên cả những diện tích đất rừng đã giao cho hộ gia đình quản lý”, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường nêu rõ.

Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường kiến nghị Chính phủ chỉ đạo bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, ổn định quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, có giải pháp hợp lý đối với diện tích đã cho nhà đầu tư nước ngoài thuê trồng rừng sản xuất để bảo đảm quyền lợi người dân địa phương.Theo đánh giá của Ủy ban này, công tác bảo vệ rừng tuy đã có bước chuyển biến nhưng các hành vi vi phạm pháp luật vẫn diễn ra phổ biến, có lúc rất gay gắt, đặc biệt là tình hình chống người thi hành công vụ. Tình trạng đốt phá rừng để làm nương rẫy còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều khu rừng trồng xong, hết tiền đầu tư bảo vệ có nguy cơ bị phá hoặc bị cháy.

Vấn đề cho nước ngoài thuê đất trừng rừng từng làm nóng nghị trường tại kỳ họp giữa năm 2010. Trả lời câu hỏi liên quan đến trách nhiệm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát khẳng định theo Luật đầu tư, Luật đất đai, việc xem xét cho đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Các bộ chỉ có ý kiến khi được địa phương yêu cầu. Bộ đã đi kiểm tra ở hai tỉnh và thấy địa phương đã nghiêm túc thực hiện quy định của luật pháp, có xem xét khía cạnh kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Lê Quang Bình lại phản ánh tuy không khảo sát hết, nhưng qua một số địa phương và thông tin từ Bộ Quốc phòng, Công an, có 19 dự án được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh với diện tích cao hơn hẳn báo cáo của Bộ Nông nghiệp. “Bộ Nông nghiệp không nói rõ đặc điểm của đất, nhưng chúng tôi xác định hầu hết đất nằm ở khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh, có khu vực là đất rừng phòng hộ, đầu nguồn”, ông Bình thông tin.

***************************************************

Căng thẳng việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng

12/06/2010

* Kiên quyết rút giấy phép cho thuê đất rừng trọng yếu

Hôm qua (11.6), không khí nghị trường đã trở lên “nóng” nhất, kể từ đầu phiên chất vấn, với những câu hỏi đầy “gai góc” liên quan đến vấn đề cho nước ngoài thuê đất  trồng rừng.

ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) phát biểu tại hội trường – Ảnh: L.Q.P

Không phải trách nhiệm của Bộ(?)

Không lòng vòng, ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) mở đầu phiên chất vấn: Việc tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá cho thuê đất trồng rừng khi nào xong? Sau khi rà soát xong có cho các tỉnh tiếp tục cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và ký hợp đồng cho thuê đất đối với các dự án trồng rừng của nước ngoài?

Cùng mối quan tâm trên, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nhận định, việc cho nước ngoài thuê đất dài hạn là lợi bất cập hại, không có tầm nhìn xa. ĐB Tiến đặt câu hỏi: “Các địa phương lý giải đã thực hiện đúng luật đầu tư nhưng việc làm này có phù hợp với pháp luật và an ninh quốc gia, pháp luật về biên giới, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên rừng?”.

    Trong diện tích 305.353 ha

 

vừa qua đều là đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, không có rừng tự nhiên cũng như những khu đất để trồng rừng đặc dụng hoặc phòng hộ. Bộ trưởng Cao Đức Phát

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, số liệu tổng hợp tới cuối năm 2009, có 10 địa phương đã xem xét và có văn bản chấp thuận các dự án đầu tư trên tổng diện tích là 305.353 ha nhưng đây mới là chấp thuận chủ trương. Còn trên thực tế mới có văn bản giao để cho thuê 50 năm là 15.664 ha và đồng ý để liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp ở trong nước và bà con nông dân trong nước với các nhà đầu tư trên diện tích 18.160 ha, trên thực tế các nhà đầu tư đã trồng 15.183ha, khoanh nuôi 542 ha.

Bộ trưởng Phát cho rằng, theo Luật Đầu tư cũng như Luật Đất đai, việc xem xét cho thuê đất cũng như chấp thuận các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh. Vì thế, các bộ chỉ có ý kiến khi được các địa phương có yêu cầu.

Lý giải về chủ trương cho nước ngoài thuê đất rừng, Bộ trưởng Phát nói: “Cách đây 5, 10 năm, tình hình của đất nước ta có khác, đất trống đồi núi trọc rất nhiều, vì thế nên đã có chủ trương và ghi ở trong các văn bản rằng chúng ta hoan nghênh và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào trồng rừng nhất là ở vùng sâu, vùng xa và coi đây là lĩnh vực ưu tiên. Hưởng ứng chủ trương đó, một số nhà đầu tư nước ngoài đã đến.  Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi, nhiều doanh nghiệp và nhân dân chúng ta cũng có nguyện vọng trồng rừng và đất đai để trồng rừng hạn chế hơn, vì thế nên chúng ta rất phải cân nhắc. Tuy nhiên giải quyết những trường hợp các nhà đầu tư đã đến, các địa phương đã có cam kết, chúng ta cần thực hiện theo đúng các quy định của luật pháp, xem các trường hợp cụ thể, có tính đến lợi ích tổng hợp cả về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh quốc phòng”.

ĐB Lê Như Tiến  (Quảng Trị) “truy”: “Bộ trưởng có vai trò, trách nhiệm gì

trong việc cấp đất này khi phát hiện ra sự bất hợp lý và có dấu hiệu sai phạm ?”. Bộ trưởng: “Các địa phương đã có giấy chứng nhận đầu tư nhưng điều đó không có nghĩa là toàn bộ diện tích 305.353 ha đã được giao cho các nhà đầu tư. Mà trên cơ sở giấy chứng nhận này thì các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền cấp huyện, cấp xã tiến hành khảo sát làm rõ từng khu đất cụ thể và chỉ giao khi đất đó không có chủ quản lý hoặc không đáp ứng những yêu cầu khác, trên thực tế đã và đang làm như vậy”.

Ông Phát cũng cho biết, các địa phương có thiếu sót là khi cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ căn cứ vào những thông tin khảo sát sơ bộ nên đã có những nơi cấp cả những diện tích đã giao cho một số ít bà con nông dân hoặc thậm chí giao cho dự án khác.

Về trách nhiệm của mình, ông Phát nói: “Theo luật pháp hiện hành, chúng tôi quản lý nhà nước về rừng, vì thế nên các địa phương thường chỉ hỏi và có ý kiến đối với Bộ khi có liên quan đến việc giao rừng. Trong diện tích 305.353 ha vừa qua đều là đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, không có rừng tự nhiên cũng như những khu đất để trồng rừng đặc dụng hoặc phòng hộ”.

Hầu hết đất cho thuê nằm ở khu vực trọng yếu

Phiên chất vấn trở nên căng thẳng khi ông Lê Quang Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của QH cung cấp thông tin: “Ủy ban Quốc phòng – An ninh đã tiến hành đi khảo sát, tuy đi không hết nhưng thông qua đi một số địa phương và thông tin ở Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì hiện nay, toàn quốc có 19 dự án nước  ngoài được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh nhưng Bộ NN-PTNT nói là 10 tỉnh. Với diện tích đất rừng là trên 398.374 ha, Bộ NN-PTNT thông báo là 305.353 ha”.

Đặc điểm của đất giao thì trong báo cáo của Bộ Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn không nói rõ, nhưng theo ông Lê Quang BìnhHầu hết đất nằm ở vị trí khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn”.

Ông Bình đề nghị, tới đây Chính phủ cần xem phân cấp lại, nếu giao cho các địa phương thì Chính phủ phải có cơ chế kiểm tra kiểm soát, còn nếu không kiểm tra, kiểm soát được thì những trường hợp đã cho nước ngoài thuê đất phải báo cáo và được sự đồng ý của Chính phủ thì mới được giao.

Không có phản ứng nào về con số “vênh” mà ông Bình đưa ra, Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ sự nhất trí với ý kiến của ông Lê Quang Bình là cần phải xem xét kỹ về vấn đề phân công, phân cấp đối với các địa phương trong việc quyết định chủ trương đầu tư.

Ở một khía cạnh khác, Đại biểu B Trần Việt Hưng (Hòa Bình) bức xúc trước việc cho thuê rừng với giá rẻ như cho không, ví dụ 1m2 đất mà giá cho thuê một năm chỉ với 2,75 đồng*. Vì mất đất nên nhiều người dân đã phá rừng nguyên sinh để sản xuất, không có việc làm đã gây nhiều tệ nạn xã hội ở nông thôn miền núi.

Báo Thanh Niên

12/06/2010

*Cho thuê  1 mẫu đất 10.000 mét vuông giá x 2,75 đồng/ 1 mét vuông = 275.000 đồng /1 mẫu/ 1 năm !!!!

*

►Tăng-trưởng (GDP) bằng cách bán tài nguyên khoáng sản và nâng giá bất động sản là sai lầm

 

———————————–

 

Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài

http://www.boxitvn.net/bai/1654

Vũ Điệp – Duy Tuấn

Với bài phóng sự dưới đây, không khó gì để nhận ra, trình độ dân trí của một số người dân ở các xóm xã nay đã khác trước; họ không những biết phản đối những chủ trương bất lợi cho đời sống của gia đình mình mà còn biết những chủ trương ấy còn có thể ảnh hưởng cả đến an nguy của đất nước. Trong khi đó, chính quyền cấp xã, vốn phải trung thành với chỉ thị của các ông quan tỉnh (chứ chưa chắc đã được lợi lộc gì) vô tình đã trở thành đối tượng lừa đảo trước mắt nhân dân. Tình thế rõ ràng không còn như xưa, trên bảo gì mình nghe nấy. Câu ca dao thuở nào: “Cướp đêm là giặc…” nay lại hiện lên lởn vởn.

Bauxite Việt Nam

VietNamNet – Với lời hứa sẽ đền bù đất, cây, mở đường, đưa điện và tạo công ăn việc làm cho bà con thôn xóm, nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã đồng ý giao đất giao rừng cho Công ty Innov Green (Hồng Kong – Trung Quốc, chi nhánh Lạng Sơn).

Thế nhưng, chưa được hưởng lợi gì từ dự án thì họ đã thấy mình bị “hớ”. Tiền làm thuê trồng rừng bị nợ, những lợi ích khác thì không thấy… Một số ít người dân còn lại thì nhất quyết không đồng ý giao đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài này vì họ không biết con cháu họ sẽ sống bằng gì trên vùng đất khó khăn này?.

Tin lời hứa, dân mất đất trồng rừng?

 

Xã Đông Quan, huyện Lộc Bình là một xã miền núi nghèo, ngoài nghề trông lúa trên diện tích ruộng khô cằn thì đời sống của các hộ dân trong xã chủ yếu chỉ biết trông chờ vào diện tích đất đồi núi để trồng rừng, chăn thả trâu bò.

Ngoài diện tích đất ruộng, các hộ dân ở thôn Song Sài xã Đông Quan chỉ biết trông chờ vào diện tích đất trồng rừng để mưu sinh. (Ảnh: Duy Tuấn).

Đời sống của bà con xã Đông Quan cứ bình lặng trôi đi như cái nghèo “khó mà thay đổi được” thì bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) vào thuê đất rừng với thời hạn 50 năm để trồng bạch đàn lấy gỗ công nghiệp.

Khi vào xã Đông Quan, công ty có nguồn gốc nước ngoài này đã đem theo những lời hứa hẹn mở đường, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm cho bà con nên nhiều hộ dân đã tin tưởng giao đất rừng cho công ty và tiến hành trồng bạch đàn.

“Nhiều hộ thận trọng lo cho công ăn việc làm của con cháu mai sau nên nhất quyết không giao đất rừng cho công ty”, ông Vi Văn Mài, trưởng thôn Song Sài, xã Đông Quan cho biết.

Theo chỉ dẫn của ông Mài, chúng tôi được anh Lành Văn Nga, một người dân trong thôn chỉ đường đến nhà chị Lý Thị Thiết ở thôn Song Sài. Xung quanh hai bên đường rộng chừng  40 – 50 cm ngoằn ngoèo uốn lượn là những cây thông đã được người dân trồng từ năm 2004 nhờ dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Lạng Sơn.

Anh Nga bảo: “Đường sá khó khăn thế này nên khi nghe công ty vào mở đường, đem điện đến nên không ít bà con cả tin đã giao đất rừng cho công ty của người nước ngoài bất chấp những cây thông xanh tốt nhiều khả năng sẽ bị chặt phá”.

Anh Nga không muốn dự án trồng bạch đàn của công ty người nước ngoài sẽ tàn phá đi những cây thông anh đã trồng được 4 - 5 năm nay. (Ảnh: Duy Tuấn).

Trong căn nhà tuềnh toàng được làm bằng gạch đất của chị Lý Thị Thiết, khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện giao đất rừng cho công ty Innov Green, chị Thiết với khuôn mặt buồn rượi cho biết: “Đã nhiều tháng nay tôi mất ăn mất ngủ vì đã trót giao 3,8ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green trồng bạch đàn. Nhưng khi giao đất cho họ rồi đến nay tôi mới biết mình đã bị lừa…”.

Chị Thiết kể: Đầu năm 2008 người của công ty này và cả người của UBND xã Đông Quan có vào nói với gia đình chị, nếu giao đất rừng cho công ty gia đình chị sẽ được nhận bồi thường tiền đất, tiền trồng thông, ngoài ra gia đình chị còn được nhận vào làm công nhân với mức lương cao.

Tin lời công ty, chị Thiết đã giao 3,8 ha rừng trồng thông cho Công ty Innov Green và chấp nhận bất chấp mưa nắng mất hàng tháng trời đi đào hố, gánh phân lên đồi Pa Cà Nông để trồng bạch đàn cho công ty với mức lương 100 nghìn đồng/ ngày. Nhưng kể từ khi giao đất rừng, trồng bạch đàn cho công ty Inno Green xong đến nay đã hơn 5 tháng chị Thiết vẫn chưa được công ty trả tiền công chứ chưa nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng.

Giao thông vào bản Song Sài quá khó khăn nên khi nghe công ty Innov Green mở đường vào bản nhiều hộ dân ở Song Sài  đã cả tin giao đất cho công ty. (Ảnh: Duy Tuấn).

“Công ty có hẹn tôi đến ngày 28/1 sẽ trả tiền công, nhưng cứ hết lần này đến lần khác tôi vẫn chưa được công ty trả tiền công đào hố trồng cây, chỉ có thỉnh thoảng nhận được vài trăm tiền tạm ứng. Trong khi đó tiền bồi thường đất và cây thông đến nay tôi vẫn không nhận được vì nay nghe cán bộ nói đất đó của gia đình sử dụng nhưng chưa cấp sổ”, chị Thiết bức xúc.

Chị Thiết dẫn chúng tôi leo trèo hơn 30 phút trên nhiều quả đồi để đến địa điểm đất đồi đã được công ty nước ngoài này trồng bạch đàn. Số cây bạch đàn không thể đếm xuể, tuy đã trồng được 6 tháng nhưng cũng mới chỉ cao được 50cm. Chị Khiết cho biết, toàn bộ vùng bạch đàn này là công sức của chị và người dân Song Sài.

Cũng như gia đình chị Thiết, gia đình chị Bế Thị Cầu cùng thôn Song Sài đã giao 3 ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green và đi trồng thuê bạch đàn cho công ty nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền công.

Giao đất, rừng cho Công ty Innov Green chị Thiết trở thành người trắng tay. (Ảnh: Vũ Điệp).

Chị Cầu bức xúc: “Giao đất cho công ty rồi chúng tôi phải đi làm thuê cho họ. Nhưng khi chúng tôi trồng cây xong thì tiền công họ cũng không trả đủ. Chúng tôi có hỏi tiền bồi thường từ đất và cây thì bất ngờ lại được xã cho biết đất không có sổ thì không được bồi thường. Cứ đà này không biết gia đình tôi phải làm gì để kiếm sống”.

Được biết, hàng chục hộ dân khác ở thôn Song Sài giao đất, rừng rồi làm thuê cho công ty này cũng đang bị nợ. Và đến nay khi nghe thông tin không được đền bù đất nữa thì họ không muốn giao đất cho công ty của người nước ngoài.

“Giao rừng cho họ con cháu tôi làm gì để sống?”

Không “cả tin” như các hộ dân giao đất rừng cho Công ty Innov Green, nhiều gia đình trong thôn Song Sài và cả thôn Nà Lâu, xã Đông Quan kiên quyết không giao đất rừng cho phía Công ty Inno Green. Lý do mà các hộ dân không giao đất đưa ra: Tấc đất tấc vàng, mất đất mất việc làm.

Anh Lành Văn Nga (27 tuổi), ở thôn Song Sài cho biết, cuối năm 2007 đầu năm 2008 Công ty Innov Green và người của UBND xã có đến yêu cầu gia đình anh giao 3,1 ha diện tích đất rừng cho Công ty, nhưng anh nhất quyết không đồng ý.

Anh Ý bức xúc: "Trước đây với diện tích đất rừng chăn thả rộng chúng tôi nuôi trâu nuôi bò thả rất thoải mái, nhưng kể từ khi Công ty Inno Green tiến hành trồng 60 ha bạch đàn từ diện tích đất rừng thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng  tôi cũng hết sức khó khăn” (Ảnh: Vũ Điệp)

Anh Nga bảo: “Khi Công ty vào lấy đất rừng tôi kiên quyết không đồng ý vì thời hạn thuê đất 50 năm thì đời tôi coi như đã hết, nhưng đến đời con cháu tôi lấy đâu ra đất rừng để làm. Không có đất rừng thì chúng tôi chết đói vì ngoài mấy sào ruộng làm không đủ ăn, chúng tôi chỉ biết trông chờ vào diện tích đất rừng để trồng rừng và chăn thả”.

Người nông dân tên Nga này còn cho biết thêm, việc anh không đồng ý giao đất cho dự án không chỉ muốn giữ cho con cháu anh mà việc giữ đất còn là để giữ nước nữa.

Cũng như anh Nga, gia đình anh Vy Văn Ý ở thôn Song Sài được giao 3 ha diện tích đất rừng trồng thông theo dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Sơn La từ năm 2004. Đến nay dù diện tích thông còn sống không nhiều nhưng đất rừng là nơi để anh chăn thả trâu bò và những hàng thông đang lớn dần sẽ là vốn liếng để anh để lại cho con cháu anh sau này.

Anh Ý bức xúc: Trước đây với diện tích đất rừng chăn thả rộng chúng tôi nuôi trâu nuôi bò thả rất thoải mái, nhưng kể từ khi Công ty Inno Green tiến hành trồng 60 ha bạch đàn từ diện tích đất rừng thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng tôi cũng hết sức khó khăn”.

Cùng quan điểm và kiên quyết như gia đình anh Nga, anh Vy, hàng chục hộ dân ở thôn Nà Lâu cũng kiên quyết không giao đất cho Công ty Innov Green.

Bà Bế Thị Chấm, thành viên hội phụ nữ thôn Nà Lâu cho biết: “Năm ngoái khi chúng tôi bắt đầu trồng thuốc lá trên diện tích đất rừng thì UBND xã và người của công ty Innov Green vào bảo dân chúng tôi nhường đất và đi làm công nhân cho công ty. Nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì mất đất là chúng tôi không còn gì cả”.

VĐ – DT

Nguồn: vietnamnet.vn

————————————————————-

 

2-3-2010

Chưa có giấy phép, cty nước ngoài đã hối hả trồng rừng

– Thông tin từ UBND xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) cho TSbiết, hiện Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) có chi nhánh tại Lạng Sơn đã tiến hành trồng thử nghiệm 60 ha tại đây nhưng đã được cấp phép hay không thì họ không biết. UBND xã chỉ nhận được chỉ đạo từ tỉnh và huyện là đồng ý cho doanh nghiệp này tiến hành trồng rừng. Ngoài ra, tại huyện Lộc Bình công ty này cũng đã tiền hành trồng rừng tại 3 xã khác.

– Thông tin từ UBND xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) cho VietNamNet biết, hiện Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) có chi nhánh tại Lạng Sơn đã tiến hành trồng thử nghiệm 60 ha tại đây nhưng đã được cấp phép hay không thì họ không biết. UBND xã chỉ nhận được chỉ đạo từ tỉnh và huyện là đồng ý cho doanh nghiệp này tiến hành trồng rừng. Ngoài ra, tại huyện Lộc Bình, công ty này cũng đã trồng rừng tại 3 xã khác.

•Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
•Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài

Những lời hứa hẹn…

Chị Khiết ở thôn Song Sài đưa chúng tôi băng qua nhiều đồi núi đến địa điểm công ty Innov Green đã thuê chị và người dân trồng bạch đàn nhưng vẫn còn nợ tiền người dân. Ảnh: Vũ Điệp

Thông tin thực tế về những rừng cây bạch đàn đã được Công ty Innov Green thuê người dân ở thôn Song Sài trồng nhưng chưa thanh toán hết tiền công cho người dân, ông Vi Sỹ Phóng, Chủ tịch UBND xã Đông Quan thừa nhận đúng là có chuyện trên.

Ông cho biết, hiện tại công ty này đã trồng được 60 ha cây bạch đàn tại thôn Song Sài, còn ở thôn Nà Lâu cũng đã đi khảo sát rồi nhưng chưa giải phóng mặt bằng xong nên vẫn chưa triển khai. Hình thức là tự “hợp đồng bằng miệng” với người dân thông qua một vài nhà thầu. Một số nhà thầu đã thanh toán 65% tiền công cho dân.

 

Tuy vậy thực tế một số người dân “làm thuê trên đất của mình” ở thôn Song Sài cho biết, trong thời gian họ làm thuê cho công ty này trồng rừng chỉ thỉnh thoảng nhận được một vài trăm tiền tạm ứng, còn lại đến bây giờ họ vẫn đang bị nợ. Có hộ 1 triệu có hộ hơn, nhưng cùng chung hoàn cảnh là không nhận được lời hứa hẹn sẽ trả dứt điểm vào khi nào.

 

Xã Đông Quan có 4500 dân gồm 974 hộ, 7 thôn bản, tổng diện tích Công ty Innov Green đã tiến hành khảo sát và thuê lại tại đây là 1390 ha trên địa bàn 4 thôn là: Song Sài, Bản Nùng, Nà Lâu và Phiêng Ét. Trong đó 2 thôn Song Sài và Phiềng Ét là hẻo lánh và khó khăn nhất, chưa có đường và điện.

 

Khi chúng tôi hỏi: UBND xã có biết công ty nước ngoài này dựa vào cơ sở nào để tiến hành trồng rừng thử nghiệm trên địa bàn thì ông Phỏng mới cho biết: “Dự án đã làm xong đâu, mới chỉ trồng thí nghiệm. Được sự đồng ý của tỉnh và của huyện vào đầu tư ở đây”.

 

“Số diện tích mới trồng đấy có giấy phép hay chưa thì chúng tôi không được biết, họ không qua xã. Chúng tôi được chỉ đạo từ tỉnh và huyện là đã đồng ý cho công ty này vào trồng thử nghiệm. Hôm họp ở huyện, lãnh đạo có nói: Do dân mình nên cứ để đất trống đồi núi trọc, cho doanh nghiệp vào họ làm”, ông Phỏng nói thêm.
Anh Lành Văn Nga đang chỉ vào khu rừng rộng 60 ha mà doanh nghiệp nước ngoài này đã trồng bạch đàn. Anh cho biết sẽ không giao đất cho công ty này mà để lại cho con cháu anh. Ảnh: Duy Tuấn

 

Tuy vậy, một lúc sau vị Chủ tịch xã này lại nói tiếp rằng dự án trồng rừng này vẫn chưa được tỉnh cấp phép. Tỉnh Lạng Sơn có giao cho huyện hướng dẫn cho xã đi khảo sát đất rừng rồi trình lên để cấp. “Nhưng giờ đã trình đã cấp gì đâu mà họ đã trồng rồi, cả ở huyện Tràng Định cũng tiến hành trồng rồi. Vừa rồi Sở Tài nguyên Môi trường cũng nói là chưa cấp gì đâu nhưng cứ cho họ (Cty Innov Green – Nv) làm đi”, ông Phỏng cho biết.

 

Ông Phỏng cũng cho biết, công ty nước ngoài này đã vào địa bàn xã Đông Quan khảo sát để thuê đất từ năm 2007. “Dự án sẽ thuê đất trồng gỗ nguyên liệu cao cấp trong vòng 50 năm. Tự họ (Cty Innov Green – NV) làm, tự vào thuê đất nhà nước, thuê dân mình làm công nhân, họ trả cho người dân theo hợp đồng hàng năm, bảo vệ rừng cho họ. Sau này họ bán sản phẩm thì sẽ cho phần trăm. Họ bảo thế”.

 

“Dự án họ bảo vào trồng rừng thì sẽ mở con đường, kéo điện vào khu vực khó khăn cho 2 thôn. Dân rất thích đường được mở, công ty này còn hứa sẽ xây dựng công trình công cộng, nhà văn hoá, trường học cho dân mình và tạo việc làm cho người dân”, ông Phỏng kể về những lời hứa của dự án khi thành công.

 

Còn chị Vi Thị Khoản, cán bộ địa chính xã Đông Quan thì thông tin rằng: “Hôm đi họp dự án này vào ngày 28/5/2009, lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu rằng hoàn toàn nhất trí với việc trồng rừng của Cty Inov Green và cho trồng. Tôi hỏi chưa có quyết định thì làm thế nào thì người đó nói tiếp trồng đến đâu giao đến đấy”.
Con đường dài 7km mà công ty có nguồn gốc từ nước ngoài này mới làm được mấy trăm mét thì bị người dân không cho làm nữa do họ chưa nhận được tiền đền bù. Chị Vi Thị Lơ cũng như nhiều người dân khác ở Đông Quan ban đầu đã tin vào những lời hứa hẹn của dự án. Họ đều muốn có đường, có điện nên đã giao đất cho dự án… Ảnh: Duy Tuấn

 

Không chỉ nợ tiền trồng bạch đàn của người dân làm thuê, hiện con đường nối liền từ thôn Nà Xã vào đến khu vực trồng rừng dài 7km do dự án này thực hiện mới chỉ làm được mấy trăm mét vì vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, chưa đền bù đất đai cho người dân bị lấy đất. 

Chị Vi Thị Lơ, một người dân thôn Nà Xá là người mất đất nhiều nhất trong việc làm đường với diện tích hơn 2000 m2 đất có rừng thông. “Năm ngoái, chúng tôi đồng ý cho mở đường và họ hứa với chúng tôi là sẽ trả tiền đền bù trước 15/10/2009 nhưng đến hẹn không thấy tiền nên người dân chúng tôi không cho làm nữa”, chị Lơ cho biết.

Dự án nước ngoài chồng lên dự án trong nước

Chị Vi Thị Khoản, cán bộ địa chính xã Đông Quan cho biết, hiện tại UBND xã đã nhận được bản đồ khu đất do huyện và tỉnh gửi xuống về việc cho Cty Innov Green Lạng Sơn thuê đất trồng rừng tại địa bàn xã Đông Quan. Tuy vậy, đến nay chị và Chủ tịch xã vẫn chưa ký vào bản đồ đó bởi hiện tại 2 dự án trồng rừng trước đây tại xã vẫn chưa được thanh lý.

Đầu tiên là Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy do UBND tỉnh Lạng Sơn triển khai từ năm 2004 nhưng đã thất bại. Dự án này giao cho người dân ở thôn Song Sài và Nà Lâu trồng cây thông trồng 225 ha cây thông tại thôn Nà Lâu và Song Sài.

Tuy vậy, khi đã trồng phủ kín số đất đồi trên thì người dân được nhà nước thuê trồng không được thanh toán. Số hộ dân bị nợ lên tới 60 hộ. Ông Khoảng cho biết: Dân đi trồng rồi nhưng nhà nước không trả tiền cho dân nên không ai bảo vệ, có thời điểm bị cháy gần hết nay chỉ còn ít cây, nay dân tự quản lấy. Tôi cũng đã kêu nhiều lần lên tỉnh rồi nhưng vẫn không được.

 
Chủ tịch, cán bộ địa chính xã Đông Quan và tấm bản đồ khu đất ở 2 thôn trong xã đang còn nhiều khúc mắc. Họ nói sẽ không ký vào những bản đồ này khi mà dự án cũ chưa được thanh lý, người dân vẫn đang còn bị nợ tiền. Toàn bộ dự án chủ yếu thông qua tỉnh và huyện, họ, những người sát với dân với rừng nhất chỉ nhận được chỉ đạo từ trên và làm theo. Ảnh: Vũ Điệp 

 

Cán bộ xã xác nhận, chỉ có người dân ở thôn Nà Lâu được cấp sổ xanh từ trước còn ở thôn Song Sài, người dân nhận đất trồng rừng 5 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp giấy tờ. Tuy họ không phải là chủ nhưng họ là những người đã sử dụng đất rừng lâu năm.

Theo cán bộ địa chính xã này thì hiện tại dự án trên vẫn chưa được thanh lý, người dân vẫn đang quản lý số rừng có mật độ khoảng 50 cây thông/1ha này. Ngoài ra, tại thôn Bản Nùng và Phiềng Ét còn có 1 dự án trồng rừng khác của Lâm trường Lộc Bình (Dự án 661) thuê dân trồng rừng vẫn chưa được thanh lý. 

Dự án cũ chưa xong, dân đang còn bị nhà nước nợ tiền thì xã Đông Quan lại nhận được thêm dự án mới cho người nước ngoài thuê rừng chồng lên cả phần diện tích rừng cũ đã có dân sử dụng.
Trường học với lá cờ Tổ quốc nằm giữa núi rừng Lạng Sơn. Chúng tôi thấy cảm động khi người nông dân chỉ mới học hết lớp 3 Lành Văn Nga nói rằng: “Mình không giao đất cho công ty của Trung Quốc đâu, giữ đất là giữ nước nữa”. Ảnh: Duy Tuấn

 

Thế nhưng, trong 2 bản đồ khu đất do Liên đoàn quan trắc địa hình lập ra tại 4 thôn ở Đông Quan thì đều chú thích rằng gần 1000 ha đất đồi tại 4 thôn Song Sài, Nà Lâu, Phiềng Ét và Bản Nùng đều chưa sử dụng (?!) Đó là chưa kể đến việc tại thôn Nà Lâu, người dân đã được cấp sổ xanh từ lâu.

 

Do việc dự án cũ chưa thanh lý nên UBND xã Đông Quan vẫn chưa ký xác nhận vào 2 tấm bản đồ này. “Hôm vừa rồi, phòng TNMT huyện Lộc Bình có điện vào 3 lần cho xã giục ký vào bản đồ, hồ sơ để cho công ty nước ngoài thuê đất nhưng chúng tôi vẫn không ký. Việc thắc mắc: thứ nhất chưa thanh lý 2 dự án trước kia, hai nữa là chồng chéo với việc giao đất lâm nghiệp vừa rồi vẫn chưa được giải đáp”, cán bộ xã Đông Quan thông tin thêm.

Điều đáng lưu ý là tại xã Đông Quan, năm 2002 tỉnh Lạng Sơn đã quy hoạch một thao trường rộng 38 ha. Chủ tịch xã này đã xác nhận thông tin trên và cho biết địa điểm của thao trường cách UBND xã khoảng 1 km.

Ngoài xã Đông Quan, tại huyện Lộc Bình còn có thêm 3 xã khác là Hữu Lân, Minh Phát và Nam Quan, Công ty Innov Green cũng đã tiến hành trồng rừng thử nghiệm.

•Duy Tuấn – Vũ Điệp 

——————————————–

15-3-2010

’Giật mình’ khi nghe thông tin cho nước ngoài thuê đất 

LTS: Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo “Ủy ban nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát”, xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.

Trước đó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha.

Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư);. Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).

Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phóng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng

Phóng viên TS đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này?

Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểu tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu?

TS đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương.

Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn, Đại tá Hoàng Công Hàm đã phải giật mình khi nghe Pv TS cung cấp thông tin có công ty nước ngoài đến thuê đất trồng rừng 50 năm tại đây. Ông Hàm cho biết, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn không hề nhận được một dòng báo cáo nào về dự án có yếu tố nước ngoài đến thuê đất trồng rừng và sẽ cho kiểm tra lại dự án ảnh hưởng thế nào đến vấn đề an ninh quốc phòng.

Giật mình và bất ngờ!

Trước thông tin về việc UBND tỉnh Lạng Sơn cấp phép cho Công ty Innov Green Lạng Sơn (thuộc tập đoàn Innov Green) đến thuê đất trồng rừng 50 năm, dư luận đang quan tâm đến việc dự án đó có ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề an ninh quốc phòng khu vực biên giới, phóng viên VietNamNet đã có buổi làm việc với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn để hiểu rõ hơn vấn đề.

Hiện tại xã Đông Quan, Công ty Innov Green Lạng Sơn đã tiến hành trồng rừng, đầu tư làm đường vào khu vực dự án, thế nhưng cơ quan quân sự cấp cao nhất của tỉnh lại không nhận được một thông tin nào về dự án quan trọng này. Ảnh: Duy Tuấn

Làm việc với chúng tôi có Đại tá Hoàng Công Hàm (Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn) và Trung tá Nguyễn Việt Thắng (Trưởng ban trinh sát).

Tuy vậy, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là việc lãnh đạo quân sự tỉnh này không hề biết tới việc có doanh nghiệp nước ngoài đến thuê đất với thời hạn 50 năm tại tỉnh Lạng Sơn. Ông Hàm cho biết ông và Bộ chỉ huy tỉnh chưa nghe về dự án này bao giờ.

Chúng tôi chưa nắm được dự án thuê nhiều ha rừng của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh và cũng chưa thấy ai báo cáo về vấn đề đó”, ông Hàm cho biết.

Ông Hàm khá bất ngờ trước thông tin về dự án khi biết không chỉ doanh nghiệp nước ngoài này đã được cấp phép đầu tư thuê đất với diện tích dự kiến là 63.000 ha trong thời hạn 50 năm mà đã tiến hành trồng thử nghiệm ở nhiều địa phương.

Còn Trưởng ban trinh sát tỉnh đội Lạng Sơn Nguyễn Việt Thắng cũng đã rà soát các dự án mà cơ quan này nắm được trong những năm qua thì cũng không thấy có tên công ty này với nội dung trên.

“Rừng là thế mạnh của miền núi tại sao lại để cho dự án nước ngoài trồng cây vào đấy. Họ thuê 50 năm thì mình khó mà kiểm soát được. Họ sử dụng trồng rừng 50 năm thì sẽ ảnh hưởng đến thế trận quân sự phòng thủ của nước ta. Phòng thủ ở đây tôi nói riêng về vấn đề biên giới không thể để vấn đề người nước ngoài trồng rừng như thế được vì đây là vấn đề rất nhạy cảm”, ông Hoàng Công Hàm, Đại tá, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn khẳng định. Ảnh: Vũ Điệp

Họ chưa qua một cấp nào của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định cấp dự án nhất là về rừng dọc biên giới. Tất cả các dự án lớn như thế thì chắc chắn phải báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Chúng tôi không được báo cáo thì làm sao chúng tôi tham mưu được. Dự án trồng rừng 50 năm có người nước ngoài là ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng rồi”, ông Hàm khẳng định.

Ông Hàm cũng nói thêm, những dự án trồng rừng có ảnh hưởng liên quan đến an ninh quốc phòng thì nếu được tham gia thì Bộ chủ huy quân sự tỉnh sẽ bác bỏ ngay và không cho phép. 

Nghe công ty nước ngoài đầu tư 50 năm là chúng tôi hơi hoảng. Các khu vực về rừng núi dọc các tuyến biên giới mình phải phủ các đồi xanh.Trước đây trong chiến tranh “rừng vây bộ đội rừng vây quân thù”, nay rừng phải được phủ xanh.

Rừng là thế mạnh của miền núi tại sao lại để cho dự án nước ngoài trồng cây vào đấy. Họ thuê 50 năm thì mình khó mà kiểm soát được. Họ sử dụng trồng rừng 50 năm thì sẽ ảnh hưởng đến thế trận quân sự phòng thủ của nước ta. Phòng thủ ở đây tôi nói riêng về vấn đề biên giới. Không thể để vấn đề người nước ngoài trồng rừng như thế được, vì đây là vấn đề rất nhạy cảm”.

Lợi bất cập hại (?!)

Ông Hàm cũng cho biết rằng, có thể đưa dự án trồng rừng vào đó có thể phát triển được kinh tế khu vực tạo công ăn việc làm cho dân vì người dân cảm thấy rằng chưa bao giờ có dự án lớn như thế vào các xã vùng sâu vùng xa chủ yếu là đồi núi trọc. Nhìn thấy trước mắt như thế nhưng cho thuê 50 năm họ làm những gì không đúng như chủ trương xóa đói giảm nghèo thì sao?. Dân mình chưa nắm được cái lợi bất cập hại nên nhiều người đã giao đất cho công ty người nước ngoài.

Công ty TNHH một thành viên Innov Green Lạng Sơn (Innov Green Lạng Sơn) thuộc tập đoàn Invov Green (giấy xác nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký công ty số 198 do Bộ Thương mại, Vương quốc Campuchia cấp ngày 25/02/2004, người đại diện theo pháp luật là ông Wu Gwo Wei có quốc tịch Trung Quốc).Tại Giấy chứng nhận đầu tư số 14104300056 chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 21/2/2008; chứng nhận thay đổi đầu tư lần thứ 1 ngày 12/3/2009 do ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ký.Nội dung dự án đầu tư ”Trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” với quy mô dự kiến 63.000ha. Địa điểm đầu tư thực hiện dự án: tại 49 xã thuộc 7 huyện: Văn Quan, Tràng Định, Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn và Đình Lập.

Vốn đầu tư dự án 800 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư. (Nguồn: Sở KHĐT Lạng Sơn).

Vị Tham mưu trưởng tỉnh đội Lạng Sơn thông tin thêm, một số cơ quan có dự án liên quan đến quốc phòng an ninh là ngại mời Bộ chỉ huy quân sự tỉnh họp.

Cụ thể như công văn của UBND huyện Lộc Bình về việc chấp thuận địa điểm xin thuê đất của Cty Innov Green Lạng Sơn chỉ gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường nhưng lại không gửi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Chúng tôi giật mình cũng đúng thôi, những cái gì liên quan đến các khu công nghiệp lớn thì hồ sơ rất kỹ, những dự án 5-10 năm thì các cấp các ngành họp bàn rất là nhiều mới triển khai thế nhưng đối với dự án này cho thuê đất tới 50 năm mà lại có yếu tố nước ngoài thì cơ quan quân sự lại không được biết?

Nói về việc làm ăn với công ty nước ngoài thường được bỏ qua vì họ biết rằng liên quan đến an ninh quốc phòng là khả năng bị bác ngay”, ông Hàm nói thêm.

Thông tin về thao trường bắn của tỉnh đội nằm trên địa bàn xã Đông Quan cũng đã được lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự xác nhận. Thao trường bắn này đang được cơ quan quân sự xin dự án với diện tích gần 40ha và đã diễn tập tại đây nhiều lần.

Chúng tôi đặt ra một ví dụ nếu tại một huyện Lộc Bình hay tại một huyện nào đó đã được UBND tỉnh cho thuê đất trồng rừng lâu năm nếu khi kiểm tra lại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thấy khu vực đó ảnh hưởng đến anh ninh quốc phòng thì sẽ xử lý như thế nào? 

Ông Hàm cho biết: Chúng tôi sẽ có ý kiến với các cơ quan liên quan, tiến hành ngồi họp với nhau, rà soát lại các quy trình như thế đã đồng bộ chưa? Đồng bộ ở chỗ là quân sự quản lý về an ninh quốc phòng nhất là khu vực biên giới. Và yếu tố ảnh hưởng tới quốc phòng an ninh các anh không cung cấp cho chúng tôi.

Nếu trong số diện tích đó có khoảng 10.000 ha ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng thì chúng tôi sẽ đấu tranh để loại trừ dần nó đi. Quan điểm của chúng tôi là đã ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng thì không bao giờ cho thuê, nhất là thuê với thời gian 50 năm”, ông Hàm nói.

Lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn nói tiếp, trước mắt do chưa nắm rõ dự án này ở những vị trí thế nào nên chưa kết luận được nó ảnh hưởng cụ thể tới vấn đề an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh, và hứa sẽ cho người kiểm tra những thông tin về dự án của Công ty Innov Green Lạng Sơn.

Nhóm PV điều tra

————————————–

18-3-2010

Thuê đất rừng: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?

Nhóm PV điều tra của VNnet

18-3-2010

Nhóm phóng viên điều tra VietNamNet

(Không biết những vị quan chức oai quyền gần đầu tỉnh kiểu này ở đâu ra mà khi trả lời phỏng vấn một tờ báo như ViettnamNet thì lại ú ớ một cách… rất khéo léo để chối bỏ trách nhiệm tài như vậy, như trong bản tường thuật dưới đây. Hỏi: vì sao ông nói vấn đề an ninh đặt lên hàng đầu mà người chỉ huy quân sự cấp tỉnh họ nói họ không biết gì việc cho thuê rừng cả? Trả lời: “Thì ta đang trao đổi mà” (và thế là cười, chắc là để lấp liếm câu nói không cần ai hiểu nghĩa). Hỏi: dựa vào cơ sở nào để khẳng định cho một công ty nước ngoài thuê đất với thời hạn 50 năm trên diện tích lớn đất rừng như vậy không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng? Trả lời: “các điểm cao [trong tỉnh] là do quân sự quản lý. Vùng biên giới nhạy cảm thì biên phòng quản lý”. Còn tôi “làm sao tôi biết điểm a, điểm b, điểm c nhạy cảm như thế nào”. Nghĩa là đã có người khác lo giúp tôi hết rồi, tôi chỉ quản lý tiền bán rừng và chỉ biết nói là nhạy cảm, thế thôi, chứ cần gì biết nhạy cảm là cái quái gì ở trong địa phận cái tỉnh mà tôi đang quản lý. Hỏi: Vậy việc kiểm soát hoạt động của công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng nguyên liệu 50 năm sẽ như thế nào? Trả lời: “50 năm nữa, ai làm thì người đó kiểm soát”. Nghĩa là lúc ấy những ai còn sống và nắm quyền mới phải lo chứ chúng tôi có còn sống nữa đâu mà lo chuyện bò trắng răng cho mệt. Còn bây giờ thì “tôi chỉ kiểm soát việc anh đến anh trồng rừng” thôi, nhưng ngay việc anh đến trồng rừng tôi cũng giao phó cho “dân kiểm soát”, và anh “thiết kế quy hoạch ở các vùng nào [thì đã có] cơ quan lâm nghiệp người ta quản lý”. Ha ha, rốt cuộc tôi là người khỏe re, cứ thế phủi tay, không phải lo lắng bất kỳ khâu nào hết.

Thế mà bà Phạm Chi Lan lại kêu trời về “quan trí” thì có oan không cơ chứ.

(Bauxite Việt Nam) 

Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo “Ủy ban nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát”, xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.

Trước đó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha.

Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư);. Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).

Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng.

Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào. Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này.

Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu!

VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương.

VietnamNet đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về vấn đề địa phương này cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty Innov Green Lạng Sơn thuê đất trồng rừng, với diện tích dự kiến là 63.000 ha với thời hạn 50 năm đang được dư luận rất quan tâm. Ngoài ông Bình (Phó Chủ tịch tỉnh), tham gia làm việc còn có ông Vũ Trung Bắc (Phó GĐ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ông Dương Văn Chiều (Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư) và ông Khánh (Phó GĐ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Lạng Sơn).

Trồng rừng trước, cấp phép sau(?!)

 

Toàn cảnh buổi làm việc của Pv VietNamNet với lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành chuyên môn Lạng Sơn ngày 2/3. Ảnh: Vũ Điệp

– Thưa ông! Tại sao tỉnh Lạng Sơn lại giao nhiều diện tích rừng như vậy cho một công ty nước ngoài? Quy trình cấp phép như thế nào? Nhà nước đã có chương trình 327 sao tỉnh lại không giao đất rừng cho nguời dân để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ rừng mà lại cho thuê, biến người dân thành người làm thuê trên đất của mình?

– Ông Nguyễn Văn Bình: Hàng năm Lạng Sơn tiến hành công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng mới,  trong đó khoảng trồng rừng mới hàng năm được trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao vào khoảng 3 đến 4 ngàn ha. Năm nay vốn của ngân sách Nhà nước cấp vào khoảng 31 tỷ đồng.

Ngoài ra tỉnh Lạng Sơn còn huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để trồng rừng kể cả rừng sản xuất thì vào khoảng 10 đến 11 ngàn ha. Nên từ trước đến nay kể cả chương trình 327 và kể cả chương trình trồng 5 triệu ha rừng thì nguồn vốn ngân sách rất hạn hẹp không thể đáp ứng được yêu cầu nguồn vốn.

Để có được diện tích trong giấy đầu tư doanh nghiệp nước ngoài được UBND tỉnh giao trách nhiệm cùng với chính quyền cơ sở từ cấp thôn trở lên đi khảo sát. Diện tích đất trống đồi trọc thế nào thì doanh nghiệp cùng với thôn bản ở dưới đi xác định rồi tập hợp từ dưới lên trên. Tôi khẳng định không có đầu tư vào rừng đầu nguồn vì rừng đầu nguồn Nhà nước quản lý.

“Không có ai có thẩm quyền hay cơ quan chức năng nào đấy cảnh báo về công ty Innov Green này là cần phải hạn chế“, Ông Dương Văn Chiều, Phó GĐ Sở KHĐT tỉnh Lạng Sơn.

Trong quá trình chúng tôi cấp phép, trong cơ quan thẩm định có cơ quan quân đội bộ chỉ huy quân sự tỉnh, biên phòng tỉnh.

– Ông Vũ Trung Bắc, Phó GĐ Sở NN & PTNT: Tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp là 640.280 ha, trong khi đó đất có rừng khoảng 400.000, đất trống khoảng hơn 250.000 ha. Với diện tích đất trống rất là nhiều, tiềm năng con người lớn nhưng nguồn ngân sách của Trung ương hỗ trợ có mức độ, nguồn ngân sách của tỉnh cũng có bỏ ra nhưng cũng có mức độ cho nên cần huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.

Thưa ông, tại sao ở một số địa phương trong tỉnh, nhà đầu tư chưa được thuê đất nhưng đã tiến hành trồng rừng?

– Ông Nguyễn Văn Bình: Quan điểm của chúng tôi nhà đầu tư khi được cấp phép đầu tư nhà đầu tư phải triển khai dự án, trồng cây thực tế diện tích bao nhiêu sau đó ban dự án tỉnh sẽ xem xét và cho thuê theo Luật đất đai. Không phải anh có chứng nhận đầu tư là sau đó tỉnh cho giấy phép, anh phải triển khai thì chúng tôi mới cho giấy phép.

“50 năm nữa, ai làm thì người đó kiểm soát” (?!)

Khi cấp phép cho công ty nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng sơn thì ngoài mục tiêu kinh tế, tỉnh có chú ý đến lợi ích an ninh quốc phòng không? Thưa ông!

– Ông Nguyễn Văn Bình: Chúng tôi là người bảo vệ biên giới thế nên an ninh quốc phòng phải đưa lên đầu. Anh (Cty Innov Green – PV) làm bất kỳ việc gì ngoài lĩnh vực trồng rừng là anh vi phạm.

Vậy khi triển khai dự án của người nước ngoài trên đất rừng thì tỉnh có thông qua tham mưu của các cơ quan an ninh quốc phòng: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, biên phòng không?

 

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, người ký Giấy chứng nhận đầu tư cho công ty Innov Green Lạng Sơn đầu tư, thuê đất trồng rừng. Ảnh: Duy Tuấn

– Ông Nguyễn Văn Bình: Đương nhiên có chuyện đó. Trong quá trình chúng tôi cấp phép, trong cơ quan thẩm định có cơ quan quân đội bộ chỉ huy quân sự tỉnh, biên phòng tỉnh.

Chúng tôi có làm việc với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn thì cơ quan này cho biết, họ không được biết việc này. Ông có thể nói gì về thông tin này, thưa ông?

– Ông Nguyễn Văn Bình: Thì ta đang trao đổi mà (cười). Và tôi khẳng định là chúng tôi làm đúng quy trình. Cái đấy anh em kế hoạch sẽ báo cáo lại.

– Như ông khẳng định bảo vệ an ninh quốc phòng phải đặt lên hàng đầu. Vậy dựa vào cơ sở nào để khẳng định cho một công ty nước ngoài thuê đất với thời hạn 50 năm trên diện tích lớn đất rừng như vậy không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng?

– Ông Nguyễn Văn Bình: Cơ sở về bảo vệ an ninh quốc phòng các điểm cao, quân sự quản lý. Vùng biên giới nhạy cảm thì tỉnh đã giao cho biên phòng quản lý. Tôi chỉ trả lời các anh là an ninh quốc phòng đưa lên đầu, còn anh hỏi tôi ở điểm nào cụ thể tôi nói rõ, các điểm đó nhạy cảm về quân sự thì cơ quan quân sự quản lý.

Thế nên làm sao tôi biết điểm a, điểm b, điểm c nhạy cảm như thế nào, đấy là việc của cơ quan quân sự. Ông ấy chỉ trên bản đồ nhạy cảm như thế nào là việc của quân sự chứ đâu phải việc của anh em chúng tôi đi quản lý, đâu phải việc của bên lâm nghiệp.

 

"50 năm nữa ai làm thì người đó kiểm soát (...), chứ không có nghĩa ông đầu tư nước ngoài ông đến cuốc hố tôi phải đứng đó tôi canh ông cuốc thế nào", Phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn nói. Ảnh: Duy Tuấn

– Vậy thưa ông, ông là người đã ký vào giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Innov Green tại tỉnh Lạng Sơn, với cương vị là Phó chủ tịch tỉnh, tại sao ông không thể trả lời là đã có sự tham gia của các cơ quan an ninh quốc phòng trong dự án này? Nếu có thì thể hiện ở văn bản nào?

– Ông Nguyễn Văn Bình: Tôi nói lại, quy trình thẩm định dự án là phải làm đúng. Cái này tôi phải kiểm tra lại vì dự án đã vào mấy năm nay rồi.

– Vậy việc kiểm soát hoạt động của công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng nguyên liệu 50 năm sẽ như thế nào?

– Ông Nguyễn Văn Bình: 50 năm nữa, ai làm thì người đó kiểm soát. Tôi chỉ kiểm soát việc anh đến anh trồng rừng thì anh phải quản lý, dân kiểm soát. Ông trồng rừng ở diện tích này có đúng diện tích ông được giao trồng rừng không.

Ông trồng cây gì liên quan đến lâm nghiệp, ông thiết kế quy hoạch ở các vùng nào cơ quan lâm nghiệp người ta quản lý đấy là quản lý như thế. Chứ không có nghĩa ông đầu tư nước ngoài ông đến cuốc hố tôi phải đứng đó tôi canh ông cuốc thế nào.

– Đối với dự án có tính chất nhạy cảm như thế này, trước khi cấp phép đầu tư, cho thuê đất, tỉnh Lạng Sơn có nghĩ đến việc phải báo cáo Chính phủ và các cơ quan Trung ương xin ý kiến chỉ đạo không?

– Ông Nguyễn Văn Bình: Dự án nào thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh thì UBND tỉnh cấp. Dự án nào cần xin ý kiến Chính phủ thì mới xin ý kiến.

Xin cám ơn các ông!

Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/psks/201003/Lang-Son-50-nam-nua-ai-lam-thi-nguoi-do-kiem-soat-899233/

http://www.boxitvn.net/bai/2063

 

———————–

 

Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài

12-6-2010

Tại thôn Bản Danh khi nghe chúng tôi hỏi chuyện về việc công ty nước ngoài vào thuê đất rừng của thôn, trưởng thôn Tàng Coong Vểnh không để chúng tôi nói thêm, ông liền nói như cướp lời: “Chúng tôi kiên quyết không đồng ý. Cả thôn tôi có 17 hộ thì hiện có 5 hộ đang không có đất rừng nên chúng tôi không thể giao đất rừng cho người nước ngoài được”.

Theo lời trưởng bản Vểnh, chúng tôi tìm đến những hộ dân không có đất rừng. Ngồi bó gối đan rổ trước căn nhà rách nát, Tàng A Tài cho biết: Gia đình Tài không có đất rừng nên cuộc sống rất khó khăn. Để nuôi hai đứa con nhỏ và duy trì cái ăn, cái mặc cho cả gia đình, vợ chồng Tài phải sống nhờ vào sự ban ơn của đất rừng tự nhiên.

 “Nhờ có rừng mọc tự nhiên nên những ngày rảnh rỗi vợ chồng tôi vẫn có thể lên rừng đi chặt nứa về đan lát, chặt đót về phơi rồi đem đi bán nên cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng nay người nước ngoài đến và nếu họ thuê hết đất trồng bạch đàn thì gia đình tôi biết làm gì để sống”, Tài thành thật.

Mô tả ảnh.

Tàng A Tài cho biết: Dù không có đất rừng, nhưng nhờ có rừng mọc tự nhiên nên vợ chồng Tài vẫn lên rừng chặt tre nứa về làm rổ xúc được.

Cũng như gia đình Tài tất cả 16 hộ dân còn lại trong thôn Bản Danh cũng đang phải sống nhờ vào tài nguyên đất rừng. Xách bó đót trên vai vừa đi chặt từ trên rừng về, cụ Pun Tài Múi (65 tuổi) bảo: “Nhờ có rừng mà tôi có thể đi hái đót về phơi khô đem bán. Nhưng giao rừng cho người nước ngoài thuê, họ đến họ phát hết tre nứa… trồng bạch đàn thì chúng tôi lấy gì để sống? Từ trước tới nay chúng tôi sống nhờ rừng nên chúng tôi không thể giao cho họ được”.

Không chỉ lo mất đi nguyên liệu rừng mọc tự nhiên làm nguyên liệu để kiếm sống, việc 200 ha đồi trọc thôn Bản Danh từ bao đời nay được bà con các thôn Bản Danh, Bản Buông, Bản Nà Hát, chăn thả nuôi trâu bò nay cũng đang được phía công ty Innov Green vào thuê trồng bạch đàn khiến người dân hết sức bức xúc.

Ông Tằng Phúc Hếnh, một trong những chủ hộ có nhiều trâu bò nhất bản Danh bức xúc: “Bản tôi có hơn 100 con trâu bò từ trước đến nay được chăn thả trên đồi Bản Danh nhưng nay nếu như công ty nước ngoài vào thuê hết thì chúng tôi không còn nơi chăn thả. Bằng mọi giá chúng tôi không thể cho người nước ngoài vào thuê đất đồi trồng bạch đàn được”.

Mô tả ảnh.

Nhiều hộ dân thôn Bản Danh lo lắng nếu để cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đồi đất rừng thông Bản Danh thì hàng trăm con trâu bò của họ không biết phải chăn thả ở đâu.

Bức xúc của người dân trong xã cũng được Ông Hoàng Vĩnh Hải, chủ tịch UBND xã Hà Lâu thừa nhận. Theo ông Hải, các thôn Bản Danh, Nà Hắc có truyền thống chăn nuôi trâu bò quảng canh, nên khi công ty Innov Green vào thuê và trồng 70 ha bạch đàn trên quả đồi này thì dân rất bức xúc và không đồng ý vì dân sợ sau này không có nơi chăn thả trâu bò.

Trước tình trạng này UBND xã đã báo cáo với huyện và công ty đã cho dừng việc trồng bạch đàn lại.

Làm thuê cho công ty nước ngoài không đủ sống!

Cũng kiên quyết như các hộ dân thôn Bản Danh, bí thư chi đoàn xã Hà Lâu, Lã Văn Vi cùng 13 hộ dân thôn Bản Buông kiên quyết không giao đất rừng của mình cho công ty người nước ngoài.

Đứng trên con dốc đường vào thôn Bản Danh chỉ tay về phía đồi cây lá chàm xanh tốt nơi anh có 30 ha đất rừng, anh Vi bảo: Chẳng tội gì phải cho người nước ngoài thuê đất của mình rồi lại đi làm thuê cho họ, nhất là khi những cây keo lá chàm đang xanh tốt hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao.

Người đẻ được chứ đất không đẻ được. Nếu cho họ thuê với thời hạn 50 năm thì không chỉ tôi mà sau này con cháu tôi cũng không biết làm gì để sống. 50 năm có quá nhiều thứ thay đổi, nhưng chắc chắn một điều nếu không có đất rừng thì dân chúng tôi chết đói”,anh Vi thành thật.

Mô tả ảnh.

Chỉ tay về phía đồi cây của mình anh Lã Văn Vi bảo “kiên quyết không giao đất này cho người nước ngoài.

Khi vào xã Hà Lâu thuê lại đất rừng trồng nguyên liệu, công ty Innov Geen có đem theo lời hứa mở đường, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa. Nhưng hiện tại con đường vào thôn Bản Danh dài gần chục km vẫn hết sức khó khăn và đang được tỉnh Quảng Ninh cấp kinh phí làm dở.

Đích thân phó chủ tịch xã Hà Lâu, Giáp Hồng Hạnh dẫn chúng tôi vào thôn Bản Danh, đi trên con đường nhấp nhô gồ ghề đầy ổ trâu, ổ gà ông Hạnh thừa nhận: “Hiện tại công ty Innov Green chưa tiến hành làm đường và cũng chưa xây dựng được gì cho bà con trong xã. Con đường đang làm dở này không phải của công ty nước ngoài đầu tư mà được làm từ ngân sách của tỉnh”.

Sau khi được cấp phép đầu tư năm 2006 đến nay công ty Innov Green đã trồng được 96 ha bạch đàn ở thôn Bản Buông. Khi vào tiến hành trồng bạch đàn làm nguyên liệu, phía công ty có thuê người dân trong bản làm thuê cho công ty, nhưng vì công việc quá nặng nhọc và đồng lương không tương xứng nên nhiều người dân đã bỏ việc không làm nữa.

Anh Vi bảo, khi công ty Innov Green vào, có thuê anh đứng ra thuê dân làm thuê cho công ty, nhưng công việc vất vả thuê với mức giá 70 nghìn đồng một ngày công thì không tương xứng với công sức bỏ ra nên dân không làm nữa.

 “70 nghìn đồng một ngày công nhưng người dân phải phát quang, ghánh phân, cuốc hố, vận chuyển cây con lên đồi núi dốc từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ nên dân họ không làm nổi”, anh Vi cho biết.

Chính chủ tịch xã Hà Lâu, Hoàng Vĩnh Hải cho biết, lúc đầu công ty vào có nói sẽ sử dụng lao động địa phương nhưng sau đấy công việc quá nặng nhọc đồng lương lại thấp nên bà con không làm được.

Mô tả ảnh.
Đất rừng của bà con ở xã Hà Lâu (Tiên Yên) rất tốt cho việc trồng cây keo lá chàm.

Đem vấn đề này trao đổi với ông Vũ Hồng Thắng (Phó chủ tịch huyện Tiên Yên), chúng tôi được ông Thắng cho biết: Công ty Innov Green vào có tạo công ăn việc làm cho người dân trong thôn nhưng rất ít. Chủ yếu là làm thời vụ và chưa thể làm theo kiểu biên chế. Thậm chí vào thuê dân nhưng dân thấy đồng lương không tương xứng nên công ty phải thuê cả người ở Bắc Giang lên làm.

Để công ty nước ngoài vào trồng rừng theo chỉ đạo của tỉnh

Trả lời về việc tại sao trong khi có nhiều hộ dân đang thiếu đất rừng nhưng chính quyền vẫn giao đất cho người nước ngoài, ông chủ tịch xã Hà Lâu, Hoàng Vĩnh Hải cho biết: Xã có giao đất nhưng dân không nhận.

Lúc đầu người dân không có nhu cầu nhận đất nhận rừng nên công ty Innov Green vào nhận trước chứ không phải xã không giao”, Ông Hải giải thích.

Về vấn đề này ông Vũ Hồng Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Yên lại giải thích: Sau khi giao đất cho công ty Innov Green thì dân các thôn trong xã Hà Lâu mới tách hộ. Sau khi huyện biết có một số hộ trong xã chưa có đất rừng thì huyện đã có yêu cầu thôn và xã làm đơn gửi về huyện để huyện xem xét cấp đất cho nhưng dân không làm.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, hiện tại cây keo lá chàm được trồng ở Hà Lâu khá nhiều và độ che phủ cao, nhưng không hiểu tại sao tỉnh Quảng Ninh không để cho người dân tự phát triển mà lại để cho công ty Innov Green vào thuê trồng bạch đàn?

Về vấn đề này ông Vũ Hồng Thắng cho rằng: Đây là chủ trương của tỉnh. Ông chỉ biết tỉnh có mời tất cả các huyện về nghe dự án và tỉnh nhất trí cho công ty Innov Green vào đầu tư và muốn đây là mô hình nhân rộng ra cho người dân.

Tỉnh đã chỉ đạo sát sao nên huyện cũng vào cuộc. Nhưng trước mắt chúng tôi tạm dừng lại vì để xem công ty trồng có hiệu quả không đã. Phải thận trọng không thì đời sau con cháu lớn lên trưởng thành thì lấy đâu ra đất nữa”, ông Thắng thận trọng cho biết

———————————————-

http://vnn.vietnamnet.vn/psks/201004/Quang-Nam-hao-phong-cho-khong-dat-trong-rung-902006/

Bài 11

Hào phóng “cho không” đất trồng rừng

– Hàng chục nghìn ha đất rừng tại địa bàn các huyện miền núi cao đã được tỉnh Quảng Nam hào phóng “cấp không” cho một công ty nước ngoài để trồng rừng.


Khảo sát của phóng viên VietNamNet cho thấy, nếu giá một bó rau muống 100 cọng ở Hà Nội được bán với giá 4.000 đồng, thì giá 1m2 đất ở Quảng Nam được tỉnh này cho công ty Innov Green cho thuê mỗi năm với giá 2,75 đồng/ m2 (tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, thời hạn 50 năm), tính ra không đủ mua… 1 cọng rau muống!

Từ rừng dự án không hiệu quả

Trong cái nắng nóng như đổ lửa, chúng tôi đi qua những cung rừng của các huyện miền Núi Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức…Đi đến đâu cũng được người dân than ngắn thở dài chuyện thiếu đất sản xuất.
Hỏi ra mới biết, đất đồi núi trọc mênh mông nhưng đụng đến đâu cũng là đất rừng dự án. Nếu lỡ phát đốt để lấy đất sản xuất là cái án phá rừng treo lơ lửng trên đầu.

Một góc của khu rừng dự án 661 không hiệu quả tại huyện Hiệp Đức được người dân liều mạng phát đốt để trồng rừng mới.

Lão nông Mạc Văn Tơ (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kể lại rằng, gia đình ông cũng như hàng nghìn hộ dân sinh sống bao đời nay ở vùng rừng núi này. Đất đai canh tác là thứ vô cùng quí giá. Thế nhưng, kể từ khi đất rừng được nhà nước quản lý và triển khai các dự án trồng rừng, người dân như ông bỗng dưng thiếu đất canh tác.

Nếu vào rừng chặt phá để làm rẫy là vi phạm pháp luật, người dân không dám. Nhưng cuộc mưu sinh cơm áo, những người dân như ông Tơ đã phải liều mình tìm những khoảnh rừng mà như lời ông bảo chỉ là dây leo và cây dại để khai phá lấy đất trồng khoai sắn kiếm cái ăn.

Trên khoảnh rừng rộng hơn 2.000 m2 nằm cạnh vườn nhà, ông Tơ bảo đây là đất rừng dự án. Nhưng do không có đất sản xuất nên phải đánh liều phát đốt để lấy đất.

Không đất sản xuất, người dân chặt phá rừng nguyên sinh để sản xuất (?)

Tại các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước, Nam Giang, Đông Giang… hiện ra trước mắt là cảnh người dân thiếu đất sản xuất. Nên cái đói, cái nghèo vẫn còn vây quanh số phận của người nông dân nơi miền đất này.

Hàng trăm nghìn ha đất rừng dự án tại các huyện miền núi của tỉnh được người dân sở tại cho rằng là không hiệu quả, gây lãng phí quỹ đất. Nhiều địa phương đã có tờ trình gửi tỉnh xin xử lý những diện tích rừng dự án không hiệu quả kia. Nhưng đến nay đã nhiều năm trôi qua, vẫn chưa thấy một văn bản nào trả lời?

Đến chuyện “hào phóng” cho không đất rừng

Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm hiểu thực chất của dự án được những người có trách nhiệm ở tỉnh Quảng Nam khẳng định là chủ trương trồng rừng công nghệ cao của Công ty đầu tư nước ngoài Innov Green (Cty TNHH MTV Innovgreen Quảng Nam) là chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía tây Quảng Nam.

Một góc rừng trồng bạch đàn của dự án nước ngoài nằm giữa rừng già ở xã Lăng, huyện Tây Giang.

Câu chuyện của dự án trồng rừng công nghệ cao ở Quảng Nam bắt đầu từ chuyến viếng thăm làm việc của lãnh đạo Cty TNHH Innov Green vào ngày 21-3-2007 về việc triển khai dự án đầu tư trồng rừng và chế biến nguyên liệu công nghiệp kinh tế cao tại Quảng Nam.

Đã có một thời gian dài, lãnh đạo Quảng Nam luôn dùng từ trải thảm đỏ để mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến Quảng Nam với nhiều cơ chế ưu đãi được cho là thông thoáng nhất nước.

Khi Cty TNHH Innov Green tìm đến, không phải đầu tư vào vùng đồng bằng hay vùng ven biển như nhiều nhà đầu tư khác đến Quảng Nam mà họ chọn khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. Thế là lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gật đầu bởi có lẽ họ luôn kỳ vọng vào dự án đầu tư trồng rừng của nước ngoài này với số vốn lên đến 40 triệu USD sẽ nhanh chóng trong thời gian ngắn phủ xanh diện tích đất trống đồi núi còn trọc.

Diện tích rừng trồng dự án nước ngoài tại xã Lăng, Tây Giang nằm lọt thỏm trong rừng nguyên sinh.

Cty TNHH MTV Innov Green Quảng Nam được nhanh chóng triển khai dự án trồng rừng công nghệ cao tại địa bàn 8 huyện miền núi Quảng Nam với diện tích được UBND tỉnh cấp lên đến 30.000 ha, trong thời hạn 50 năm.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Nam, việc cấp đất cho dự án đầu tư nước ngoài trồng rừng tại địa bàn các huyện miền núi QuảngNam là hoàn toàn đúng pháp luật.

Tuy nhiên, giá thuê đất gần như được “cho không”!

Toàn bộ diện tích đất rừng được thoả thuận cấp đất cho Cty TNHH MTV Innov Green Quảng Nam tại 8 huyện vùng núi, biên giới, chỉ trừ diện tích đất tại huyện Quế Sơn sẽ được tỉnh miễn tiền thuê đất trong 7 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

Giá cho thuê đất cũng cực kỳ thấp, gần như “cho không” nhà đầu tư. Theo hợp đồng cho thuê đất giữa nhà đầu tư với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này, giá thuê đất là 2,75 đồng/m2 đất, rẻ gấp nhiều chục lần một điếu thuốc lá bán lẻ!

Diện tích lớn đất còn lại tại địa bàn 7 huyện miền núi cao, biên giới được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian 50 năm của dự án triển khai. Như vậy, có thể nói, toàn bộ diện tích đất tại 7 huyện miền núi với hàng chục nghìn ha gần như “cho không” nhà đầu tư nước ngoài để trồng rừng!

Sự “hào phóng” của những người có trách nhiệm ở Quảng Nam trong việc nhanh chóng cấp đất cho dự án trồng rừng nước ngoài tại Quảng Nam đã khiến cho dư luận đặt nhiều câu hỏi. Vì quĩ đất tại vùng rừng núi Quảng Nam nếu không nói là khiêm tốn thì cũng chẵn dư giả gì để đem cho không như vậy. Còn người dân thì thiếu đất canh tác.

Chúng tôi tìm về vùng rừng núi Tây Giang, một huyện vùng biên giới giáp với nước bạn Lào. Nơi đây được Cty TNHH một thành viên Innov Green Quảng Nam và tỉnh Quảng Nam ưu tiên triển khai thí điểm dự án.

Hơn 1 năm sau ngày ký kết các văn bản thoả thuận “cấp không” 30.000 ha đất cho công ty nước ngoài triển khai trồng rừng. Hai địa bàn miền núi cao được ưu tiên cho triển khai trước là Nam Trà My và Tây Giang. Nhưng do khu vực cấp đất cho dự án trùng lắp với khu vực qui hoạch vùng an toàn khu, nên dự án buộc phải rút khỏi Nam Trà My.

Chỉ sau gần 2 năm, đến cuối 2009 và đầu năm 2010, UBND tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành thủ tục cấp hơn 1.002 ha đất tại địa bàn 4 huyện của Tây Giang để cho Cty triển khai trồng rừng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang BhLing Mia nói rằng bản thân ông cũng như lãnh đạo của huyện nhận được chủ trương chỉ đạo của tỉnh là triển khai dự án trồng rừng công nghệ cao thế là chấp hành ý kiến chỉ đạo của trên mà triển khai.

Ông Mia bảo rằng ông cũng như lãnh đạo của huyện kỳ vọng khi dự án triển khai thí điểm sẽ tạo chuyển biến tư duy trong phát triển kinh tế của bà con nhân dân tại địa phương.

Trong khi đó, phong tục của bà con Cơ Tu là luân canh trên diện tích đất nương rẫy của mình. Ngay tại xã Lăng, nơi được công ty này triển khai trồng 40/277 ha cây bạch đàn trong mùa trồng rừng 2009.

Chuyện trồng rừng tại xã Lăng, lãnh đạo CTTNHH MTV Innov Green Quảng Namkhẳng định là thuận lợi do sự hợp tác nhiệt tình của lãnh đạo địa phương từ tỉnh đến thôn, xã. Nhưng khi hỏi sự hợp tác của người dân trong chương trình trồng rừng này, thì là một sự thật khác.

Ông A Lăng Nhin, một nông dân ở xã Lăng thật thà bảo: “Bà con mình ở đây chỉ nghe cán bộ thôn, xã bảo là lấy đất rừng do nhà nước quản lý để trồng rừng dự án. Bà con mình sẽ được tiền đi làm thuê. Nhưng bao đời nay, bà con mình ở đây chỉ biết tự làm ra cái ăn, chứ có biết đi làm thuê cho ai đâu“.

Sướng nhất là tự nhiên, đất rẫy mình phát đốt mấy năm trước không làm nữa được thu hồi, công ty trả tiền 1 triệu ha. Nhưng nghồi nghĩ lại lo lắm. Không biết mai mốt lấy đất đâu để cho con cháu làm nương rẫy” ông Nhin nói.

Điều lo nghĩ của ông Nhin cũng như hàng trăm lão nông Cơ Tu ở vùng rừng núi xã Lăng này không phải là lo xa. Bởi, diện tích đất lâm nghiệp của xã chỉ có 20.673 ha. Trong đó đất rừng phòng hộ chiếm 13.798 ha, còn lại đất sản xuất chỉ khiêm tốn 6.874 ha.

Ông Phạm A (Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Tây Giang) khẳng định: Toàn bộ diện tích cấp cho công ty trồng rừng là đất do nhà nước quản lý. Không hề đụng đến đất canh tác của nhân dân trong khu vực.

Đúng như ông A nói, diện tích đất cấp cho dự án trồng rừng là đất chưa được cấp cho dân. Nhưng trong diện tích đất cấp cho dự án của Innov Green tại xã Lăng qua kiểm tra của cơ quan chức năng xác định đã có 18,73 ha tại tiểu khu 114 là rừng dự án 661.

Thiếu đất canh tác, người dân tại huyện miền núi Quảng Nam phá rừng tự nhiên để làm rẫy

Cho thuê đất trồng rừng, ai cũng biết, chỉ những người có trách nhiệm có hề biết rằng liệu quỹ đất cho người dân nghèo miền núi trong 50 năm tới sẽ như thế nào và họ sẽ sống ra sao khi đất canh tác không còn? Và tất nhiên, họ – những người dân bao đời sống nơi rừng núi lại phải vào rừng chặt cây, phá rừng để lấy đất mưu sinh là điều khó tránh khỏi.

 

—-,

LTS: Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo “Ủy ban nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát”, xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.

Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha.

Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so với diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư). Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).

Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng.

Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này?

Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu?

VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương.

 

 

Ngày 10/7/2008, UBND tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư (số 331043000016) Cho Cty TNHH Innov Green về việc đăng ký thành lập Cty TNHH một thành viên Innov Green Quảng Nam để thực hiện dự án Trồng rừng nguyên liệu tại 9 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước.

Diện tích đất dự kiến sử dụng: 30.000 ha (trong đó 20.000 ha thuê đất để công ty tự trồng và 10.000 ha hợp tác với người người dân để trồng).

Tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD (tương đương 640 tỷ đồng Việt Nam). Thời gian thực hiện dự án là 50 năm.

Tại huyện Quế Sơn, công ty này được miễn tiền thuê đất trong 7 năm kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Tại 8 huyện còn lại, công ty này được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.

(NguồnBáo cáo số 56/BC-TNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam ngày 3/3/2010).

VietNamNet sẽ còn trở lại với vấn đề giao đất rừng vùng biên giới, vùng núi… cho các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới.

  • Nhóm PV Điều tra

————————————————————

Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm thu ngân sách?

Thứ Hai, 22/03/2010

Lời BVN – Mai sau, bất kể thế nào, rừng có thể mất nhiều hoặc mất ít hoặc mất trắng cùng với mất nước, nhân dân vẫn sẽ ghi nhân công lao ngày hôm nay của nhóm phóng viên điều tra báo Vietnamnet.  Thành tích của các bạn chỉ nằm yên tĩnh trong mấy bài báo này thôi:


Nhưng cái yên tĩnh đó cũng chứa đựng sức mạnh của nghề báo và của người làm báo. Thông tin các bạn đưa ra có vẻ như hết sức dửng dưng. Nhưng chính cái dáng “khách quan” đó lại chứa đựng nhiều sức mạnh: vì những thông tin của các bạn đều gây suy nghĩ, gây bàn cãi, thậm chí cuối cùng thì gây sóng gió cho những ai có trách nhiệm mà cứ định rũ trách nhiệm.
Đây, ta thử phân tích câu nói nửa nạc nửa mỡ này của ông Phó chủ tịch UBND Lạng Sơn: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”. Ở cương vị các ông, hẳn vị nào cũng đều trên dưới năm mươi tuổi cả. Các ông định sống trên trăm tuổi sao, để “kiểm soát” hậu quả việc cho thuê rừng hôm nay? Các ông định thay đổi chế độ nghỉ hưu chăng? Hay là do thiếu hẳn cái đạo đức của người biết phê bình và tự phê bình, các ông định xỏ xiên nhau trước cuộc bầu bán đang vào hồi gay cấn? Mở rộng từ cái mẫu “ông” Lạng Sơn, ta có thể thấy trình độ và cách tư duy của các “ông” khác!
BVN xin giới thiệu một phần trong loạt bài điều tra của các bạn nhà báo tại VNN. Phần còn lại, chỉ có đường dẫn. BVN xin thay mặt bạn đọc gần xa ngỏ lời biết ơn các bạn nhà báo VNN chân chính.
Bauxite Việt Nam

VietnamNet – Tại Quảng Ninh, Công ty Innov Green cũng đã được tỉnh này cấp phép đầu tư với diện tích dự kiến là 100.000ha và đã tiến hành trồng trên 2.000ha cây bạch đàn trong tổng sổ 3.300ha đất rừng được giao. 
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng không phải vì tăng nguồn thu ngân sách mà là để tăng độ che phủ rừng (?!) Và việc cấp phép đầu tư không quan niệm yếu tố trong hay ngoài nước. 
Thủ tướng: Không cấp phép mới cho dự án thuê rừng

Không như Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh có sự phát triển kinh tế rất mạnh trong những năm qua. Vậy thì mục đích lớn nhất trong việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng lâu năm của tỉnh này là gì? Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Người dân đã thoả mãn nhu cầu về đất rừng (?)


– Thưa ông, Quảng Ninh là tỉnh có sự phát triển khá mạnh mẽ về kinh tế, tại sao tỉnh không huy động các nguồn vốn trong nước cũng như là ngân sách địa phương để phát triển rừng mà lại cho công ty nước ngoài thuê với diện tích lớn và lâu năm như vậy? Biến những người dân từ chỗ giữ rừng, bảo vệ rừng trở thành người làm thuê?

– Năm 2005 công ty này (Công ty TNHH MTV Innov Green Quảng Ninh) vào khảo sát, chọn địa điểm, đến năm 2006 thì chính thức được cấp giấy phép đầu tư.
Trên cơ sở đó thì năm 2007 tiến hành. Khu đất giao trồng rừng là đất trống đồi núi trọc, không lấy đất của dân, thứ ba là khảo sát kỹ từng vị trí mới giao. Hiện nay dự án này có mặt 4 huyện, 6 xã.
Đầu tiên thì giao trồng thử tại huyện Hải Hà, cây là giống bạch đàn Cự Vỹ đã được Bộ NN&PTNT thẩm định và cho nhập.
Trước đây, người dân ta thường hay ngại trồng loại cây này vì nó hại đất. Đây là giống mới, trồng thâm canh. Trên cơ sở kiểm tra sự phát triển của loại giống này mới cho tiếp tục trồng.
Hiện mới giao 3.300ha cho công ty này, trong đó 2.800ha để trồng và 500ha là rừng khoanh nuôi, bảo vệ. Những khu vực rừng tự nhiên thì không cho chặt.

– Thế tại sao tỉnh Quảng Ninh không tiếp tục phát triển mô hình trong nước như vậy mà lại cho công ty nước ngoài thuê?

Công ty Innov Green đang tiến hành dự án thuê đất trồng rừng tại tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn 6 huyện, gồm Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái.
Trong đó có huyện Bình Liêu và thành phố Móng Cái giáp với đường biên giới Việt Trung, huyện Tiên Yên tiếp giáp với huyện Đình Lập (Lạng Sơn, nơi cũng có dự án của công ty này).
Trong giấy chứng nhận đầu tư, diện tích được ghi là 100.000 ha (chiếm gần ¼ tổng diện tích đất rừng toàn tỉnh).

– Một trong những khuyến khích đầu tư của nước ta hiện nay là khuyến khích trồng rừng mà chương trình lớn nhất là 5 triệu ha rừng, càng phủ nhanh càng tốt. Quan điểm của tỉnh là huy động mọi nguồn lực, cả dân và các tổ chức trong ngoài nước, trong đó có công ty Innov Green.
Bây giờ các vị trí mà trồng dễ thì đã giao cho dân và các tổ chức rồi, còn lại là những vùng sâu vùng xa, đất trống đồi núi trọc, phải khuyến khích đầu tư những chỗ đấy. Cách đây 7-8 năm thì giao cho dân họ không nhận.
Bây giờ, dân đủ để xoá đói rồi thì phải tính tới hiệu quả của trồng rừng cao hơn, muốn vậy thì phải có kỹ thuật, con giống, vốn. Cơ bản hiện nay là chúng ta trồng gỗ dăm, tiến tới phải trồng cây gỗ ván và cao hơn là gỗ thành phí.
Chỉ có những doanh nghiệp có năng lực thực sự thì mới đầu tư được vào những vùng khó khăn mà chắc chắn dân không trồng được.
– Vậy dự án này vào có cam kết công ăn việc làm cho người dân như thế nào?
– Anh này (Cty Innov Green) có một số ưu điểm so với các doanh nghiệp khác là có vốn đầu tư, năng lực tài chính, đất giao đến đâu thì trồng rừng đến đấy. Một diện tích lớn cty muốn đầu tư thì phải hợp tác với dân, dân trồng, chăm sóc bảo vệ cho họ.
Dự án này làm đường vào khu trồng rừng thì cũng là đường dân sinh. Có cam kết những nơi tập trung đông dân cư thì có thể làm thêm những dự án nhỏ khác nữa để nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm phúc lợi xã hội.
– Có việc xen lẫn rừng tự nhiên, rừng phòng hộ trong việc giao cho họ thuê trồng rừng không? Thưa ông?
– Khi chúng tôi bàn giao có xen lẫn rừng tự nhiên (rừng khoanh nuôi bảo vệ) còn tốt thì dứt khoát không cho chặt rừng cũ, có lực lượng kiểm lâm giám sát chặt chẽ chỗ nào không được chặt. Không có việc giao rừng phòng hộ.
– Giữa tỉnh và công ty có thoả thuận gì về việc sử dụng lao động? Bởi trong 50 năm họ có thể đưa người của họ sang đây hay không và chúng ta có thể quản lý như thế nào? Việc kiểm soát dự án?

– Cái này đã có luật quy định rồi, phải được cấp phép thì mới được vào. Cái này Bộ LĐTB&XH đã có Nghị định 84 về việc cấp phép cho lao động nước ngoài. Hai là những người vào đây thì phải có chứng thực có tay nghề trình độ gì.
Hiện nay mới có 9 người làm kỹ thuật. Không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được phép làm nhà cửa trên đất cho thuê. Những cái này hoàn toàn trong tầm kiểm soát của Việt Nam.

Không vì mục đích tăng nguồn thu (?!)
– Thưa ông, trước và sau khi Cty Innov Green đầu tư  trồng rừng tại tỉnh thì nguồn thu từ các dự án này đã tăng ngân sach cho tỉnh Qảng Ninh như thế nào?
– Cái này thì nhỏ quá. Thời gian còn mới, khi đủ điều kiện thì công ty này sẽ xây dựng nhà máy, khi hết một chu kỳ kinh doanh, chặt cây đem đi bán thì mình mới thu được chứ giờ mới tiến hành trồng thôi.
Ngân sách tăng từ dự án này một là quá nhỏ, hai là chưa có gì và hiện đang miễn thuế theo quy định. Từ năm 2009 thì chúng tôi đã cho dừng lại việc cho thuê thêm đất trồng rừng để làm lại quy chế. Bây giờ dự án treo nhiều quá. Họ vẫn trồng trên diện tích đã được giao.
– Quảng Ninh không phải là tỉnh nghèo, vậy thì mục đích lớn nhất trong việc cho người nước ngoài thuê đất rừng là vì cái gì?

Ở đây chúng tôi không quan điểm người nước ngoài. Mục đích lớn nhất của Quảng Ninh trong việc này đó là tăng độ che phủ rừng theo một chỉ tiêu theo chương trình của Chính phủ trồng 5 triệu ha rừng càng nhanh càng tốt. Huy động mọi nguồn lực để trồng rừng, bao gồm người dân các tổ chức xã hội, tài trợ của nước ngoài và các doanh nghiệp vào đầu tư.
Hơn nữa mục đích chính là môi trường chứ không phải là nguồn thu.

Trẻ con người dân tộc Dao ở Bản Danh (xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên) được giáo dục ý thức bảo vệ rừng từ nhỏ. Bởi, cả cuộc sống của gia đình các em bao đời nay gắn bó mật thiết với núi rừng. Ảnh: Duy Tuấn

– Thưa ông, vị trí đất rừng giao cho công ty này gần đường biên giới nhất là vị trí nào? Cách đường bao nhiêu km?
Đó là xã Hải Sơn thuộc thành phố Móng Cái. Cái này đã có hỏi ý kiến cơ quan an ninh quốc phòng, có thẩm định của Huyện đội và Tỉnh đội. Người ta gọi đấy là xã biên giới, cách đường biên khoảng 10-15km. Tất cả đường biên đã được dự án 327 quản lý hết rồi, vành đai quân đội quản lý hết rồi.

– Đấy là vị trí sát biên giới, còn tổng thể dự án của Innov Green thì có sự tham gia của cơ quan an ninh quốc phòng không, thưa ông?
– Có đấy, cả tổng thể dự án cũng có ý kiến của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, có văn bản.
Xin cám ơn ông!

Ông Lê Đình Trầm, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh: “Chủ trương trước đây cũng như hiện tại là ưu tiên giao đất giao rừng cho dân. Hiện tại theo báo cáo của Ban dân tộc tỉnh Quảng Ninh là giao đất cho dân cao gấp đôi trung bình của cả nước. Hiện nay hầu hết các hộ dân đều thoả mãn nhu cầu. Trong cơ chế mới chúng tôi tiếp tục giao đất cho các thành phần kinh tế khác, là những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có vốn, quan tâm đến hợp tác với dân, xây dựng cơ sở hạ tầng cho dân.
Phương châm là quỹ đất còn ở các vùng sâu vùng xa mà dân và các tổ chức không nhận. Hai là doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, có kỹ thuật, có tài chính. Hướng dẫn người dân làm, người dân sẽ được đầu tư  trên chính mảnh đất của mình và hiệu quả đầu tư cao hơn. Lúc đó đất trống đồi núi trọc rất là nhiều và đang kêu gọi các nhà đầu tư vào.

Chính vì lý do đó nên Innov Green mới được tỉnh chấp thuận đầu tư. Quan điểm của chúng tôi là thành phần đầu tư thì bình đẳng, anh nào phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cho anh ta làm chứ không quan niệm trong hay ngoài nước“.

Nhóm PV Điều tra
Nguồn: http://vietnamnet.vn/psks/201003/Quang-Ninh-cho-thue-dat-rung-khong-nham-tang-nguon-thu-900016/

nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2010/03/quang-ninh-cho-thue-at-rung-khong-nham.html

12 bình luận to “►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị”

  1. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  2. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  3. Đầu óc của các tên gọi Lãnh Đạo của BCT (Bọn Chăn Trâu) đảng CS hết tìm cách nầy đến kế hoạnh khá với mục đích là bán nước hốt Dollars. Ai bán nước. Ai cõng rắn cắn gà nhà. thấy rõ rồi.

  4. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  5. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  6. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  7. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  8. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  9. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  10. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  11. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

  12. […] ►Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.