Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Ba, 2014

►Kỳ án Nhã Thuyên – và Chân Dung các bên…

Posted by hoangtran204 trên 31/03/2014

 

Kỳ án Nhã Thuyên – Thư Hiên

by 

http://hocthenao.vn/2014/03/31/ky-an-nha-thuyen-thu-hien/

http://hayhayblog.com/r/hoc-the-nao/ky-an-nha-thuyen–thu-hien

Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Đoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép.

Câu chuyện được bắt đầu từ mùa hè năm 2013 và khá rùm beng trên nhiều báo chính thống vào thời điểm đó. Nhưnghiện nay, ngay cả những báo chính thống đã từng “đánh” Nhã Thuyên cũng không đăng tải dòng nào về các quyết định trên. “Bí mật” được tiết lộ qua một tờ báo vẫn bị dư luận xem là “lá cải”, Kinh doanh và Pháp luật. Tờ này đăng tải đơn kêu cứu của PGS TS Nguyễn Thị Bình về việc bà Bình bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho nghỉ hưu sớm 5 năm mà không có lý do xác đáng. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức bài viết đã bị gỡ xuống, nhưng sự hiện hữu ngắn ngủi của nó vẫn kịp để nhiều trang mạng và báo “lề trái” chộp được.

Mất việc

Cô Đỗ Thị Thoan (vẫn được gọi bằng bút danh là Nhã Thuyên) vốn là sinh viên K53 Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ĐH, cô tiếp tục theo học khóa cao học K18 tại trường này (năm học 2009 – 2010). Luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa” của cô được hội đồng thẩm định của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đánh giá xuất sắc. Đây là một trong những lý do giúp cô được ký hợp đồng ngắn hạn làm giảng viên giảng dạy môn Văn học Việt Nam hiện đại tại khoa Ngữ Văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ tháng 9/2012.

Theo sự phân công của lãnh đạo khoa Ngữ văn và tổ trưởng tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, cô Nhã Thuyên (từ giờ chúng tôi xin phép được gọi cô Đỗ Thị Thoan bằng cái tên này bởi nó quen thuộc với giới nghiên cứu văn học và dư luận) dạy chuyên đề Văn học người Việt ở hải ngoại cho sinh viên năm thứ 3. Đây là một học phần tự chọn, tuy mới nhưng nhanh chóng tạo được sự hấp dẫn đối với sinh viên. Trước Nhã Thuyên, ở khoa Ngữ văn có TS Nguyễn Phượng đã (và đang) thành công trong việc dạy chuyên đề này. Mỗi học phần Văn học người Việt ở hải ngoại do TS Nguyễn Phượng hoặc Nhã Thuyên dạy có khoảng trên dưới một trăm sinh viên tham gia. Trong khoa còn có một giảng viên nữa cũng dạy chuyên đề Văn học người Việt ở hải ngoại.

Nhưng những rắc rối với Nhã Thuyên lại bắt đầu từ chính chuyên đề cô được lãnh đạo khoa phân công giảng dạy. Trao đổi với chúng tôi, Nhã Thuyên cho biết: “Khoảng tháng 4/2013 trong khoa bắt đầu có thông tin cơ quan an ninh đến kiểm tra việc giảng dạy của tôi. Lúc đó tôi đã làm một văn bản giải trình nội dung từng buổi dạy theo yêu cầu của khoa… Sau đó tưởng như mọi việc được giải quyết êm thấm theo nghĩa mình cũng chẳng có vấn đề gì về tư tưởng. Tôi vẫn được tiếp tục dạy cho đến khi kết thúc học phần cho sinh viên cũng như vẫn được chấm bài bình thường. Nhưng cuối tháng 5/2013 thì khoa có một buổi nói chuyện với tôi. Họ nói rằng mong tôi hiểu cho họ về việc họ phải chịu một sức ép từ cơ quan an ninh và họ không thể ký tiếp hợp đồng để tôi có thể tiếp tục giảng dạy tại khoa nữa”.

Tuy nhiên Nhã Thuyên cũng cho biết cô thật sự không biết “an ninh” là những ai. Cô chỉ nghe nói đến họ. Còn mọi trao đổi về những việc liên quan tới công việc giảng dạy của cô từ trước đến nay, cô chỉ được thực hiện với lãnh đạo khoa Ngữ văn.

“Tổng tấn công”

Dẫu hết tháng 5/2013 Nhã Thuyên không còn là giảng viên của khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nữa nhưng cô vẫn tiếp tục bị “truy đuổi” bằng một loạt bài báo xuất hiện trên các tờ Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Nhân dân, Quân đội Nhân dân… Căn cứ để “họ” truy đuổi cô là luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ xuất sắc từ năm 2010. “Đầu tiên là một bài báo của Chu Giang trên tờ Văn nghệ TP Hồ Chí Minh vào khoảng 26, 27/5 (bài Có giải thiêng lịch sử được không? của tác giả Chu Giang, Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, trang 16, số 256 – HTN). Tôi nghe đồn sẽ có 5 kỳ, nhưng thực tế họ đăng 4 kỳ. Nhưng loạt bài này chưa tạo được sự ầm ĩ nào với truyền thông, cho đến khi xuất hiện hai bài trên Nhân Dân và Quân đội Nhân dân vào khoảng tháng 7/2013”, Nhã Thuyên nhớ lại.

“Đánh” trên truyền thông chưa đủ. Trong hội nghị lý luận phê bình lần thứ 3 của Hội nhà văn Việt Nam tại Tam Đảo (4, 5/6/2013), nhà phê bình Chu Giang (tức nhà văn Nguyễn Văn Lưu) còn đăng đàn để cảnh báo hiện tượng kích động phản loạn của luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của tác giả Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên). Quan điểm này được GS Phong Lê hưởng ứng bằng cách “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” (nguồn: http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/mot-goc-nhin-phan-van-hoa-va-phi-chinh-tri/250927.html).

Nhận xét về chiến dịch “đánh” Nhã Thuyên, trên blog của mình, GS Trần Đình Sử, nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội viết: “Cuộc phê phán luận văn thạc sĩ năm 2010 của giảng viên đai học Đỗ Thị Thoan hiện đang rầm rộ khắp cả nước, trên các báo lớn, báo nhỏ với đủ các từ quy kết nặng nề như “phản văn hóa”, “phản động”, “mượn danh khoa học để làm chính trị”, “ngụy khoa học”, “sự lệch chuẩn”, “sự nổi dậy của rác thối”, “tham vọng soán ngôi của rác thối”… Một đám cháy đang bùng lên dữ dội trên văn dàn. (…) Đồng thời với sự phê phán là các đề nghị cách chức, xử lí những người hữu quan, và thực tế đã không tiếp tục kí hợp đồng giảng dạy với cô giáo Nhã Thuyên một cách vội vàng, chưa đủ thủ tục pháp lí. Thông thường người ta chỉ xử lí sau khi đã nghị án rõ ràng, có người bào chữa, có ý kiến của đương sự. Đằng này tất cả đều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng đương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu trong một xã hội được coi là đề cao dân chủ thì thật tiếc là thiếu sự đàng hoàng”.

Trước sự tấn công ồ ạt của “phe đánh” Nhã Thuyên, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên là người đầu tiên có bài viết phản biện được đăng trên báo chính thống, bài “Từ một bản luận văn”. Bài được đăng trên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh (báo giấy) số ra ngày chủ nhật 28/7/2013. Sau khi bài được đẩy lên bản điện tử của báo này thì Vietnamnet cũng đăng lại. Tuy nhiên, ngay sau đó cả hai báo điện tử đã gỡ bài xuống (nhưng hiện bài vẫn còn trên trang Báo mới với chú giải nguồn dẫn từ báo Pháp luật TP HCM). Nhiều nhà phê bình, nhiều học giả cho biết những bài viết được xem là có chiều hướng “bênh” Nhã Thuyên của họ đều bị các báo chính thống từ chối đăng tải.

Trong diễn biến đó, lãnh đạo Khoa Ngữ văn đã họp với PGS TS Nguyễn Văn Long, chủ tịch hội đồng chấm luận văn của Nhã Thuyên hồi năm 2010. Không hài lòng với kết quả cuộc họp với PGS Nguyễn Văn Long, ngày 27/7/2013, Khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức một hội thảo khoa học mở rộng lấy ý kiến các nhà khoa học về luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên. Hội thảo được tổ chức với chiêu bài mổ xẻ các vấn đề có tính học thuật trong một luận văn thạc sĩ đã được thẩm định nhưng không hề có mặt toàn bộ hội đồng chấm cũng như tác giả của luận văn.

Theo một học giả được mời, hội thảo gần giống như một cuộc “họp kín”. Các đại biểu tham gia hội thảo được yêu cầu không sử dụng máy ghi âm cũng như không được tiết lộ nội dung hội thảo ra ngoài. Tuy nhiên, kết quả cuộc họp có thể không đạt mục tiêu “đánh” Nhã Thuyên khi mà nhiều học giả bày tỏ quan điểm đòi hỏi phải có một ứng xử khoa học với một công trình khoa học. Một nguồn tin khác thì kể lại với chúng tôi: “Trong số các ý kiến có đòi hỏi cần phải ứng xử khoa học với luận văn có GS Đặng Anh Đào và GS Phùng Văn Tửu. Cả hai giáo sư này đều khẳng định, việc họ đến bắt tay ông Chu Giang rồi khen phát biểu của ông ấy hay như tường thuật trong một bài báo là không chính xác”. Bài báo mà nguồn tin này nhắc đến là bài cuối trong loạt bài “Luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề…” được đăng trên báo Thanh tra (http://thanhtra.com.vn/ky-cuoi-khong-the-xam-pham-gia-tri-thieng-lieng_t221c8n57577tn.aspx).

Tận diệt?

Sau sự kiện trên, sự việc tạm thời im ắng. Nhã Thuyên đã bị mất việc làm, PGS TS Nguyễn Thị Bình bị hao tổn tâm trí, dư luận ngỡ rằng có thể “họ” đã để cho vụ việc trôi vào dĩ vãng.

Đột nhiên, đầu tháng 3, giới chuyên gia trong và ngoài nước được một phen bổ chửng khi được biết, PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn thạc sĩ, buộc phải về hưu trong một bối cảnh hết sức bất bình thường.

Theo thông báo của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mà PGS TS Nguyễn Thị Bình cung cấp cho báo Kinh doanh và Pháp luật, bà Bình sinh tháng 9/1956. Đến tháng 9 tới, bà Bình tròn 58 tuổi. Theo nghị định 141 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐH, nữ giảng viên ĐH có chức danh phó giáo sư được kéo dài thời gian làm việc so với tuổi nghỉ hưu mà pháp luật hiện hành quy định không quá 7 năm. Như vậy, về lý, bà Bình có thể được giảng dạy tại Khoa Ngữ văn đến tháng 9/2018, nếu thoả mãn hai điều kiện: (1) bà Bình có đủ sức khoẻ, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; (2) cơ sở GD ĐH có nhu cầu và chấp thuận. Điều kiện (1), theo diễn đạt của bà Bình gửi cho báo Kinh doanh và Pháp luật thì bà có đủ sức khoẻ và tự nguyện kéo dài công việc. Vấn đề còn lại ở điều kiện (2). Theo thông báo của trường, quả là có chuyện Đảng uỷ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội “không đồng ý kéo dài thời gian làm việc với PGS TS Nguyễn Thị Bình”. Nhưng tại sao “không đồng ý” thì đến nay Đảng uỷ cũng như Ban giám hiệu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chưa có bất kỳ lời giải thích nào mặc dù bà Bình đã bốn lần đề nghị bằng văn bản.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, rất khó xảy ra khả năng PGS TS Nguyễn Thị Bình buộc phải về hưu là do khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không còn cần đến sự đóng góp của bà. Được biết, đến thời điểm nhận thông báo trên, PGS TS Nguyễn Thị Bình là tổ trưởng Tổ Văn học Việt Nam hiện đại của Khoa Ngữ văn. Hiện tại Tổ Văn học Việt Nam hiện đại của Khoa Ngữ Văn vẫn chưa có tổ trưởng. Ban đầu, Khoa Ngữ văn đề xuất bổ nhiệm TS Chu Văn Sơn bởi ông đang là tổ phó, nhưng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chấp nhận (dư luận nghi ngờ có thể vì TS Chu Văn Sơn là thành viên của hội đồng chấm luận văn Nhã Thuyên hồi 2010 và ông đã từng cho luận văn này điểm 10). Về sau nhà trường định bổ nhiệm PGS TS Vũ Thanh (lúc đó đang là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn) trong khi ông Thanh không nghiên cứu văn học Việt nam hiện đại. Nhưng ông Thanh từ chối nên đến giờ TS Chu Văn Sơn vẫn tạm thời phụ trách Tổ Văn học Việt Nam hiện đại.

Đã vậy, trong số 7 giảng viên của nhóm Văn học Việt Nam sau 1945, bà Bình là người duy nhất có học hàm Phó Giáo sư, đồng thời cũng là người duy nhất trong nhóm đến nay được nhà nước phong học hàm. Việc PGS TS Nguyễn Thị Bình nghỉ hưu đột ngột để lại một mảng trống khá lớn không chỉ cho cho chuyên đề mà bà được phân công giảng dạy mà cho cả nhóm Văn học Việt Nam sau 1945. “PGS Bình nghỉ, hiện chúng tôi có 6 người, nhưng thực tế tham gia hoạt động giảng dạy tại khoa chỉ 3 người do 3 người kia hiện đang đi học hoặc đi làm việc ở nước ngoài. Vì thế chắc chắn chúng tôi phải trằn ra mà gánh thêm việc trước kia vốn là của PGS Bình. Hiện chúng tôi dạy bình quân 750 tiết/ năm, như vậy là đã nhiều. Tình hình này có thể sắp tới chúng tôi phải dạy trên 1.000 tiết/ năm mà như thế thì thực sự quá tải trong khi chúng tôi cần có thời gian để làm nghiên cứu”, một giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết.

Quả là một khó khăn lớn cho những người ở lại nếu như họ phải “gánh” thêm việc của PGS TS Nguyễn Thị Bình khi mà hiện nay bà là chuyên gia duy nhất về văn học Việt Nam sau 1975 của khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. “Để có thể bắt tay vào dạy một chuyên đề, giảng viên cần phải có thời gian chuyên tâm nghiên cứu ít nhất 6 tháng. Tôi cho rằng đây là điều không đơn giản, bởi tất cả chúng tôi cũng đang phải trằn lưng nghiên cứu những vấn đề trong mảng mà mình phụ trách”, cũng vị giảng viên trên cho biết.

Như vậy, việc dư luận suy diễn lý do Đảng uỷ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội “không đồng ý” cho PGS TS Nguyễn Thị Bình kéo dài thời gian công tác do bà là người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn năm 2010 là có cơ sở.

Suy diễn này càng có cơ sở hơn khi mà ngày 27/3/2014, trên blog của mình, Nhã Thuyên thông báo về việc cô bị Phòng Sau ĐH của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ. “Tôi không đồng ý nhận các quyết định này vì tôi cho rằng hai quyết định này hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch về các thông tin: như hội đồng chấm, các biên bản nhận xét của hội đồng, v.v”, Nhã Thuyên viết. Cô đề nghị được cung cấp thông tin về các giấy tờ và hồ sơ có thể kèm theo như biên bản thành lập hội đồng thẩm định, các nhận xét của từng thành viên hội đồng, v.v… nhưng không được đáp ứng. Hiện Nhã Thuyên đang chờ giải thích mới nhất từ Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội liên quan tới các quyết định thu hồi bằng thạc sĩ và thu hồi luận văn của cô.

Thư Hiên

Sau “bí mật” Đảng uỷ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không đồng ý kéo dài thời gian làm việc với PGS TS Nguyễn Thị Bình được tiết lộ với truyền thông, trên các trang mạng cũng dấy lên đồn đoán về việc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức thành lập một hội đồng chấm lại luận văn của Nhã Thuyên. Hội đồng này cũng được tổ chức theo một cách thức bí mật, nghĩa là cho đến nay không một ai được biết thật sự có hay không một hội đồng như thế, ngay cả Nhã Thuyên – tác giả luận văn, và các thành viên chấm thẩm định luận văn năm 2010. Cũng theo đồn đoán, trong số các thành viên của hội đồng chấm lại, không một ai có công trình nghiên cứu về văn học Việt nam hiện đại, đương đại.

Nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi của Khoa Ngữ Văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết họ đặc biệt phẫn nộ trước hành xử thiếu khoa học trong một môi trường khoa học có uy tín bậc nhất quốc gia như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. “Chúng tôi liên tục đề nghị được gặp lãnh đạo nhà trường để bày tỏ sự bất bình trong quan điểm xử lý vụ vụ việc nhưng họ đều lảng tránh”, một vị cho biết.

 

————————————————————————–

 

 Bài liên quan 

1/ ►Nhã Thuyên: Không nhận quyết định thu hồi bằng và quyết định huỷ luận văn thạc sĩ của trường ĐHSP Hà Nội vì “thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch”

2/ ►Ai đã đem luận văn của Nhã Thuyên ra ngoài cho ban Tuyên Giáo và báo chí đánh phá, ra lệnh cho ĐHSP Hà Nội tước học vị thạc sĩ Nhã Thuyên, và buộc một Trưởng Khoa về hưu non?

3/ Bùi Chát được trao giải ‘Quyền Tự Do Xuất Bản’ của IPA « T

 

Ai ra lệnh  báo chí và các bút nô  đánh Nhã Thuyên? 

Tư liệu: Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương 

18-3-2014

Nguồn: boxitvn.net

Dưới đây là trích đoạn từ một công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương. Sau này, nếu ai có hứng thú nghiên cứu, xin mách một đề tài hay, xứng đáng tầm luận án tiến sĩ: Tự do ngôn luận nhìn từ công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Quả là Ban Tuyên giáo Trung ương có “con mắt nhìn sáu cõi”, quán xuyến từ nhỏ đến to, từ trong nước đến quốc tế.

Chuyện luận văn của Đỗ Thị Thoan ba năm sau khi bảo vệ với đánh giá xuất sắc, bị “phê bình tập thể” và nay bị “hội đồng thẩm định” ra quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học hàm [sic!] thạc sĩ, Ban Tuyên giáo chỉ thị “báo chí không đăng tải ý kiến, đơn thư trái chiều”, nghĩa là bịt miệng dân.

Nhân tiện, xin hỏi: Có công khai được danh sách các nhà “khoa học” tham gia cái “hội đồng thẩm định” đó không ạ? Ý kiến cụ thể của từng vị ra sao ạ? (Và cũng xin nhắc để mọi người nhớ rằng, PGS TS Nguyễn Thị Bình vì ‘tội” hướng dẫn cho cô Đỗ Thị Thoan, đã bị cho về hưu sớm đấy – xin xem ở đây).

Chuyện nhỏ mà, chứ có to như chuyện máy bay trở [sic!] khách MH370 của Malaysia bị mất tích đâu, xin cứ công khai để bàn dân thiên hạ biết “hội đồng” đã làm việc một cách đầy lương tâm chức nghiệp như thế nào.

Chuyện Ucraina cách Việt Nam mấy ngàn cây số cũng được Ban Tuyên giáo quan tâm sâu sát. Không phải vì Việt Nam có quyền lợi gì ở xứ Ucraina xa xôi, như EU hay Mỹ, mà hẳn là vì Ban lo xa, sợ dân Việt liên hệ với tình hình trong nước, thì bất lợi cho việc “trị an”. Chứ không sao?!

Báo chí Việt Nam bị “cầm tay chỉ việc” như thế, mà Việt Nam vẫn tự hào là đảm bảo quyền tự do ngôn luận, vẫn đường đường là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cơ đấy!

Hình như một nhân vật của Nam Cao, để tán thưởng, thường hay vỗ đùi kêu lên: “Tài thật! Tài thật! […]”.

Bauxite Việt Nam

clip_image002_thumb1.jpg

Nguồn ảnh: FB Nhị Linh  

 

 

Nhóm Mở Miệng

Để biết thêm điều gì đã làm cho nhóm Mở Miệng bị xem là phản động và lấy văn chương kích động người đọc ra sao, mời quý vị nghe bài thơ mang tên “chúng nói: sông có thể cạn, núi có thể mòn” của Lý Đợi qua giọng đọc của chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh:“

Chúng nó nói
Chúng nói
Sông có thể cạn
Núi có thể mòn

Chúng nói
Sông có thể cạn Núi có thề mòn

Và tôi thấy chúng làm:

Chúng đuổi người đi đường
Chúng không cho người dân cất tiếng nói
Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng
Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ

Chúng bảo chúng ta bị xúi giục
Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân
Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.
Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.
(Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)

Chúng vu khống những người yêu nước là phản động
Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ
Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc
Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử
Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc
Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương

Chúng tóm cổ các nhà báo tự do
Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ
Chúng khủng bố các nhà trí thức
Chúng theo dõi điện thoại, email
Chúng hiếp dâm nhân quyền…

Và chúng nói tiếp, sau khi làm:
“song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”

 

 

Thơ của Bùi Chát,  “Nhóm Mở Miệng”

Ai?

Tôi gặp gỡ những người cộng sản
Những người anh em của chúng tôi
Những người làm chúng tôi mất đi ký ức
Mất đi tiếng nói bản thân
Mất đi những cái thuộc về giá trị
Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
Nỗi sợ

Tôi trò chuyện với những người cộng sản
Những người anh em
Những người muốn chăn dắt chúng tôi
Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn

Những người cộng sản
Anh em chúng tôi

Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi
Trong ngồi nhà đen đủi này
Ai muốn thừa kế di sản của họ?

Cũng như em, tôi không hát một mình

Dưới lớp da nạm vàng
Có thể gãi thứ mình muốn ngứa?

Tôi đâu biết đêm dài quá vậy
Chẳng còn nhiều người thức đợi ngày mai
Ai đó thì thoảng thắp lên ngọn đèn
để xua đuổi tai ương

Đáp lại những câu thời dài tuyệt vọng
Em đã đến cạnh tôi nguyện ước
Vòm đêm không chút dấu hiệu thay đổi
Chúng ta bay đến lúc hết hơi

Sống

Chọn một niềm đau. Mỗi ngày
Để sẻ chia với thế giới
Dân tộc này

Chọn một niềm tin. Mỗi ngày
Để có mặt trên trái đất
Lãnh thổ này

Chọn một cái chết. Mỗi ngày
Trong con mắt chế độ

Để được tự do

Không thế khác

Những người anh em

Đã phản bội chúng tôi

Đã nén chúng tôi vào ngục

Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi

Đã hy sinh mạng sống chúng tôi

Cho những giấc mơ ngột hứng của họ

Những người anh em

Vẫn lừa lọc chúng tôi

Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói chúng tôi

Vẫn dọa chúng tôi

Bằng súng và thực phẩm

Ngoài sức tưởng tượng của họ

Chúng tôi

Dưới bầu trời đen thẳm

Từng ngày từng ngày

Không lúc nào ngơi nghỉ

Việc nghĩ đến họ

Cầu

Nguyện

*

 

 

 

Chân dung các ông Trùm  ra lệnh đánh Nhã Thuyên- 

 

Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương- Hình 14-1-2014- (Ảnh: TTXVN)

 
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Th%E1%BA%BF_Huynh
 
 

Nguyễn Thế Kỷ – Phó ban Tuyên giáo Trung Ương

 

Ông Hồ Quang Lợi – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet

 
 
 
———————————————————–
 

Nhóm Mở Miệng

Nhóm “Mở Miệng”- Từ trái sang: Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, ảnh chụp năm 2006. Courtesy PhanNguyenBlog

 
——————————————————-
 

Nhã Thuyên

 

Nhã Thuyên- Đỗ Thị Thoan

 

—————————————————-

 

 Luận văn Vị Trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa

Nguồn: Tạp chí Da Màu   http://damau.org/archives/31300

[Trích]  Trong quan điểm của Kệ Sách eBook (http://kesach.org), bản luận văn Vị Trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa đã thuộc về công chúng (public domain) từ lâu. Trước khi cái thế lực đen tối sau lưng biến cố Luận Văn Nhã Thuyên chỉa mũi dùi vào tác giả, thạc sĩ Đỗ Thị Thoan – tức Nhã Thuyên, bản in luận văn này đã được phổ biến trong một hay nhiều hệ thống thư viện trong nước như trong hình dưới đây. Sau khi nổ ra sự kiện luận văn, hầu như không ai còn có thể tìm được luận văn này, và điều hợp lý nhất để giải thích hiện tượng này là văn bản đã bị tịch thu và cấm lưu hành công khai.

Kệ Sách eBook quyết định công bố toàn bộ bản in điện tử luận văn Vị Trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa bởi vì sự cần thiết của văn bản cho tất cả những ai quan tâm đến sự cố “Luận Văn Nhã Thuyên” và những nội hàm vô cùng quan trọng của nó không những cho ngành giáo dục trong nước mà còn, ở một bình diện cao/rộng hơn, phát triển tư tưởng và văn hóa của nhân dân cả nước.

Xin mời vào trang Kệ Sách eBook để đọc toàn bộ luận văn  Vị Trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa của thạc sĩ Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên).

Ngoài ra, Kệ Sách xin giới thiệu toàn bộ đường dẫn đến tiểu luận “Những Tiếng Nói Ngầm” của Nhã Thuyên trên mạng Da Màu để bạn đọc có thêm cơ hội tham khảo các tư liệu có liên hệ mật thiết đến bản luận văn đầy sóng gió của thạc sĩ Đỗ Thị Thoan:

 

 

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Phỏng vấn cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu, người tù 38 năm đã được trả tự do

Posted by hoangtran204 trên 30/03/2014

Cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu, người đã ở trong nhà tù Cộng Sản 38 năm đã được thả về vào tháng 21-3-2014. Lần đầu ông ở tù tử 1975-1980, lần thứ nhì là từ 1982-2014. Ông bị bắt lại hồi năm 1982 vì lên tiếng tố cáo 2 cán bộ cao cấp của tỉnh tham nhũng và hiếp dâm. 

“Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông từng là một nhà thơ, soạn giả bài hát và là một cựu sĩ quan quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây. Ông bị bắt làm tù binh hồi năm 1975 cho đến năm 1980.

Năm 1981, ông viết đơn tố cáo và làm thơ lên án Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về những hành vi tội ác như tham nhũng và hiếp dâm…Đơn của ông gởi ra cho báo Nhân Dân ngoài Hà Nội, nhưng sau đó “cái đơn đó nó lộn về tỉnh, nó dùng quyền lực, nó bức chế tôi”. Hà Nội gởi đơn này vào cho viện trưởng Viện Kiểm Sát Tỉnh Kiên Giang, là người mà ông đã tố cáo.  Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982. Khi công an xét nhà thì họ tịch thu được mấy bản nhạc và thơ do ông sáng tác, thế là ông bị kết tội phản động chống lại nhà nước. Đến tháng 5 năm 1983, ông bị tòa sơ thẩm kết án tội phá hoại với mức tử hình. Mẹ ông kháng án, tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.

Khi vào tù ông Nguyễn Hữu Cầu thường bị biệt giam và đối xử hết sức khắc nghiệt. Thế nhưng ông vẫn cho rằng bản thân không hề có tội gì.” (RFA)

Lệnh đặc xá ông Nguyễn Hữu Cầu được ban hành dựa trên Điều 21 Luật Đặc Xá:để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước”:

Điều 21. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.

Dưới đây là 2 cuộc phỏng vấn của phong trào CĐVN và của đài Á Châu Tự Do và 2 bài viết về tù nhân lương tâm nay. 

 

https://www.youtube.com/watch?v=jTzqwdzms2c

 

Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được trả tự do

RFA-22-03-2014
2014-03-22

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/pris-ng-h-cau-get-amne-03222014090742.html

Ông Nguyễn Hữu Cầu, người được mệnh danh là tù nhân lương tâm thế kỷ, vừa được đặc xá về đến nhà vào 9 giờ tối ngày hôm qua.

Tuy nhiên trong ngày hôm nay ông phải nhập viện vì sức khỏe quá yếu. Vào lúc 17 giờ chiều hôm nay, người con trai của ông là anh Trần Ngọc Bích khi đang làm thủ tục nhập viện cho ông này tại bệnh viện tỉnh Kiên Giang cho Đài Á châu Tự do biết thông tin liên quan như sau:

Trần Ngọc Bích: Ba em về nhà hồi 9 giờ tối, trên trại giam đưa về. Sáng nay cũng khoảng 9 giờ thì Ba em kêu mệt, nên em có chở ba em ra ngoài bệnh viện huyện ở đó họ bảo phải chuyển lên bệnh viện tỉnh liền vì máu không lên não, thiếu máu tim trầm trọng. Hiện nay em đang làm thủ tục cho ba em nhập viện liền vào bệnh viện tỉnh Kiên Giang

Tình hình ông ra sao ông có nhận biết được mọi người không ạ?

Trần Ngọc Bích: Dạ nhận biết, nhưng tình trạng sức khỏe rất yếu ngồi không được chỉ nằm, hiên đang chờ truyền máu.

-Thưa, khi đưa về thì ai đưa về và nhà có được báo trước không?

Trần Ngọc Bích: Dạ thưa ngày hôm qua thì có ông phó giám thị trại giam, một ông ở trại giam trên và một ông bác sĩ của trại giam cùng hai ông công an dưới tỉnh đưa từ 7 giờ sáng dưới Đồng Nai đến 9 giờ tối thì về đến nhà em.

-Sau khi họ đưa về nhà thì họ trao cho cái lịnh phải không ạ?

Trần Ngọc Bích: Dạ đưa lệnh đặc xá cho em giữ

Anh có thể cho biết lệnh đặc xá do ai ký và ký ngày nào?

Trần Ngọc Bích: Thưa …Ủy quyền của Chủ tịch nước và ký ngày 21 để đặc xá cho ba em..

Xin phép được nhắc lại, ông Nguyễn Hữu Cầu là một cựu sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cấp bậc đại úy. Sau năm 1975 ông phải đi cải tạo 5 năm.

Ông bị bắt lại hồi năm 1982 vì sáng tác nhạc chống chính quyền Hà Nội, cũng như việc lên tiếng tố cáo cán bộ tỉnh tham nhũng và hiếp dâm. Tòa án sơ thẩm kết án tử hình ông, và sau đó giảm xuống thành án chung thân.

Ông bị giam tại trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Dù bị bệnh tật và mù một mắt, thế nhưng thân nhân ông cho biết ông không bao giờ chịu ký vào giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.

Cháu gái của ông đã nhiều lần viết đơn gửi đến các cấp lãnh đạo cao nhất nước đề nghị trả tự do cho ông. Ngoài ra những tổ chức theo dõi nhân quyền như Văn bút Quốc tế cũng đề nghị Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Cầu.

 

Thông tin mới về ông Nguyễn Hữu Cầu

Gia Minh, PGĐ RFA
2014-03-24

Tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, người phải thi hành án tù chung thân hơn 30 năm mới được đưa về nhà hồi thứ sáu tuần rồi. Thế nhưng cũng như một tù nhân được ‘đặc xá’ trước ông là nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, ông Nguyễn Hữu Cầu hiện phải nằm viện để trị bệnh.

Sức khỏe kém

Anh Trần Ngọc Bích, con trai ông Nguyễn Hữu Cầu cho RFA biết:

Bây giờ ba em đang nằm ở bệnh viện Bình An của tỉnh Kiên Giang. Ngày hôm qua ba vô 4 bịch máu nên thấy ba khỏe rồi anh. Bữa nay bác sĩ hội chẩn lại thì không vô máu nữa để ba nghỉ một ngày  cho khỏe cái tay bên kia. Bữa nay chỉ chuyền hai chai nước thôi. Giờ này ba phải nghỉ ăn để ngày mai bác sĩ nội soi dạ dày để xem ba có bị gì không mà cứ than đau dạ dày.

Gia Minh: Sau những lần truyền máu cũng như truyền nước để hồi phục lại thì ông đã có những trao đổi gì với gia đình ngay sau được đặc xá đưa về nhà như thế?

Anh Trần Ngọc Bích: Thưa anh, xe trại giam đưa ba em về lúc 9 giờ tối ngày 21-3 . Lúc đó vòng vòng ở xóm cũng lại mừng ba. Gia đình em và đặc biệt con nhỏ con gái của em, nó với ông nó nói chuyện đến khoảng 1 giờ mới đi ngủ. Ba em cũng chưa tâm sự được chuyện gì riêng tư, thầm kín hết. Ba chỉ mới hỏi hoàn cảnh sống thôi. Tới sáng lại ba ăn được nửa chén cháo với 2 trái chuối thì ba mệt. Em đưa ba ra bệnh viện của làng để vô hai chai nước biển; Xong rồi chuyển lên bệnh viện huyện. Ở đó thì biết ba bị thiếu màu trầm trọng nên phải chuyển đi gấp lên bệnh viện tỉnh. Ba về đến nhà em chỉ được một đêm đó thôi. Sáng hôm sau hai chị em em phải đưa ba đi lên bệnh viện tỉnh Kiên Giang cho tới giờ phút này anh.

Ba về đến nhà em chỉ được một đêm đó thôi. Sáng hôm sau hai chị em em phải đưa ba đi lên bệnh viện tỉnh Kiên Giang cho tới giờ phút này anh.
– Anh Trần Ngọc Bích

Gia Minh: Ông phải chữa bệnh nên chưa nói chuyện được gì với gia đình đó nhưng rồi những người hàng xóm đến gặp thì ông có nói chuyện được với họ không ?

Anh Trần Ngọc Bích: Dạ khi ba về thì cũng có mấy người hàng xóm lại. Họ cũng hỏi ba em năm nay bao nhiêu tuổi. Ba em cũng trả lời là 68 tuổi Tây, 69 tuổi Ta ; Nói chuyện cũng rôm rả,vui vẻ. Bà con lối xóm ai cũng khen bác Cầu hài hước. Với gia đình em thì tâm sự cũng không được bao lâu, chỉ được có mấy tiếng thôi.

Gia Minh: Trước khi bị bắt thì ông ở tại địa phương đó hay là ở chỗ khác?

Anh Trần Ngọc Bích: Thưa anh, trước khi ba bị bắt thì ba ở trên Rạch Giá với người mẹ ruột tức là bà nội của em. Bà em đã mất năm 92 rồi. Bà nội ở với ông nội sau. Khi ba về thì ở Rạch Gía, nhà cửa thuộc về con của ông nội sau hết. Vì vậy ba không về trên đó. Ba về ở với em ở ấp An Hòa, xã An Minh Bắc.

Gia Minh: Là địa phương hiện nay phải không ạ? Hay là chỗ khác nữa?

Anh Trần Ngọc Bích: Dạ địa phương chỗ em ở là từ năm 93 đến năm 2004 thì em mới tìm biết được ba đó, mới biết là ba đang ở tù. Em ở đây từ đó đến giờ.

Gia Minh: Như vậy những người biết ông trước khi ông bị bắt vào năm 1982 thì còn có ai không?

Anh Trần Ngọc Bích: Theo như em được biết thì chỉ có một người duy nhất thôi mà người đó hiện nay đã chết rồi anh. Ông đó là người cho em biết tin về ba. Khi em làm lý lịch năm 99  thì ông đó nói : “Con không phải là con của ông Trần Văn Phụng đâu mà con là con của ông Nguyễn Hữu Cầu; Người đang bị kêu án tử hình ở rạp hát Châu Văn nhưng rồi xuống còn án chung thân.” Bác đó nói là ba em đang ở tù ở miền Trung . Em nghe bác và đã đi tìm ba em. Em tìm được ba em vào năm 2004. Theo như em được biết, hiện nay, chắc cũng còn một, hai người biết thôi nhưng mà những người biết chắc cũng lớn tuổi rồi anh.

Gia Minh: Sau khi đã có những thông tin như vậy và anh đã khai như vậy thì nó có ảnh hưởng gì đến công việc làm của anh không ạ?

Anh Trần Ngọc Bích: Thưa anh là không. Trong đời em, buồn nhất là em bị mất họ. Em có họ Nguyễn nhưng mẹ em lấy chồng khác và em phải mang họ Trần của ba sau. Bây giờ ba em đã về với em rồi, đối diện với em rồi, em đã kêu bằng ba, tình phụ tử có rồi nhưng buồn vì em lại phải khác họ và cả con gái em cũng như thế.

Gia Minh: Khi ông nằm trên bệnh viện như vậy thì có ai đến thăm không?

Anh Trần Ngọc Bích: Dạ thưa anh, cũng có mấy chú ngày xưa là bạn của ba đến thăm. Ngày hôm qua có chú Hoàng Long với thêm một chú và một cô nữa đến. Lúc đó em không có ở đó nên em nghe ba nói lại là có chiến hữu của ba ngày xưa cùng với hai, ba người đến thăm; đồng thời họ có cho ba 4 triệu đồng để ba trị bệnh.

Gia Minh: Như vậy từ hôm th Sáu đến hôm nay, địa phương đã làm việc gì với gia đình về việc đăng ký cho ông tại địa phương không?

Anh Trần Ngọc Bích: Thưa anh, trong cái giấy đặc xá của ba em có dòng ở dưới ghi là phải trình cho chính quyền địa phương ngay ngày hôm nay. Ba phải đang nằm bệnh viện nên em có tranh thủ về mang một ít vật dụng cá nhân cho em và cho ba. Em có đến chính quyền địa phương và trình bày với họ như thế và xin họ khi nào ba em hết bệnh sẽ chở ba em đến trình diện chính quyền địa phương. Họ cũng không có nói gì anh.

Gia Minh: Thay mặt cho quí thính giả, xin cảm ơn anh những thông tin mới nhất về trường hợp của ba anh, ông Nguyễn Hữu Cầu.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/update-released-nhcau-gm-03242014112556.html

 

Người tù bất khuất Nguyễn Hữu Cầu

 

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-03-28

Người ở tù nhất Việt Nam Nguyễn Hữu Cầu cuối cùng cũng đã được trở về với tự do. Tuy già yếu và gia đình vẫn rất khó khăn nhưng hình như ý chí đấu tranh của ông vẫn không hề giảm sút sau 37 năm bị giam giữ. Mời quý vị theo dõi câu chuyện của ông qua cuộc trao đổi với Mặc Lâm sau đây.

Mặc Lâm: Thưa anh đầu tiên là xin chúc mừng anh tuy muộn màng nhưng cuối cùng cũng đã về sum họp với con cháu nhất là đứa cháu nội rất dễ thương đã nhiều lần viết thư kêu cứu cho anh. Hiện nay anh đang nằm trong bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe của mình anh có thể cho biết cái cảm giác sau bao nhiêu năm mà anh không có được nó như thế nào?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Ngắn gọn là như giấc mơ! mình không ngờ là cuộc đời mình phủi hết, không còn gì hết, nhưng khi về còn được hai giọt máu, rồi thêm được hai, ba đứa cháu mà nó cũng có cái gene di truyền. Sao nó mới 13, 14 tuổi mà nó làm kinh động võ lâm, rồi nhờ chú bác ở ngòai cũng tiếp sức nữa nó mới mạnh để về!

Hoàn cảnh gia đình thì cũng ấm áp nhưng mỏng lắm. Thằng cháu dưới này đi dạy học một tháng bốn, năm triệu. Trên kia đứa con gái có cái tiệm giặt ủi rồi gom cho ba được 12 triệu năm trăm ngàn. Mình vô mới có ba ngày máu nó tính 14, 15 triệu, quỷnh quá tính dọt về chùa nằm, kệ mẹ nó chết sống gì cũng được, chứ không bây giờ về 32 năm không có lo cho các con, về báo cô, nó làm hết trơn tháng lương, lấy đâu mà lo cho mấy đứa nhỏ?

Rồi nhiều lần, hai lần định tự tử nhưng mà tới giờ đó tự nhiên tâm linh gì khiến mình mạnh mẽ lại. Có nhiều lần nghĩ đến ông Tổng thống Nelson Mandela ổng đáng tuổi cha mình vẫn ráng phấn đấu ở đến 27 năm. Lúc 18, 19 năm mình cũng thần tượng ổng lắm

Ô. Nguyễn Hữu Cầu

Rồi sau này có mấy ông bạn ở Sài Gòn gởi lai rai xuống cho cũng được bốn, năm trăm đô gì nữa, vậy cũng đủ rồi, mừng quá đủ trả tiền viện, rồi trả máu, rồi trả đại khái tiền thuốc của sáu ngày. Tính là chừng hai, ba bữa nữa xin xuất viện rồi đi Sài Gòn, nhiều anh em khuyên lên đó để họ sắp xếp.

Mặc Lâm: Nghe cái cách anh diễn ta thì coi bộ vẫn còn lạc quan lắm có thể vì được sống chung quanh bởi tình yêu thương của con cái, bạn bè cũng như là dư luận đã làm cho anh lạc quan hay là sự lạc quan này anh đã có trong trại từ lâu rồi thưa anh?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Thứ nhất cha tôi theo đạo Công Giáo mà mẹ tôi là Phật Giáo do đó Đức Jesus, Đức Thích Ca ngự trị trong tim mình, đức tin nó hướng dẫn cho mình sống. Rồi thêm những hoàn cảnh tù đày của bạn bè, những vấn đề đấu tranh của mình liên tục. Bởi vì mình chính nghĩa, thành ra mình cố gắng, nhờ như vậy nhiều lúc nó cũng mệt mõi lắm.

 

Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đã được trở về với gia đình
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đã được trở về với gia đình

 

Rồi nhiều lần, hai lần định tự tử nhưng mà tới giờ đó tự nhiên tâm linh gì khiến mình mạnh mẽ lại. Có nhiều lần nghĩ đến ông Tổng thống Nelson Mandela ổng đáng tuổi cha mình vẫn ráng phấn đấu ở đến 27 năm. Lúc 18, 19 năm mình cũng thần tượng ổng lắm, mình tự hỏi tại sao mà con người chịu đựng được, rồi mình cầu nguyện luôn thông qua Thiên Chúa để có cái tâm linh kết nối với ổng.

Thành ra bây giờ có nhiều người bạn ở đây, khi về nó giỡn nó nói ông là Nelson Mandela. Tôi nói trời ơi, không có đâu! ông kia người ta vĩ đại còn mình, tại gặp cái đám này nó nhốt hoài thành ra là 32 năm. Chứ làm sao dám so sánh với thần tượng của mình là ông Nelson Mandela được.

Mặc Lâm: Dạ, những ngày cuối cùng trong trại khi anh được kêu lên xe để ra khỏi trại thì anh có tin đó là sự thật hay không? Anh có nghĩ tới điều đó trước khi được ra trại?

 

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Giống như năm 2012, nó đem tôi ra, rồi Quốc hội có tới trại hỏi qua. Họ kêu tôi ra để lên xe, lúc đó tôi ở trại K3 lên xe rồi lên một chiếc xe nhỏ, đại khái xe du lịch. Trong trại mấy em chạy ra mừng, mừng anh về, mừng bác về! Đến chừng ra 200 thước, mở cửa xe bít bùng đặt xuống đút vô trại K3 lại!

Nó nhiều lần như vậy thành ra mình cầm tờ giấy đặc xá, tờ giấy nó cũng kỳ nữa, ở trên là Lệnh Đặc Xá của Chủ tịch nước, ở dưới là ký chứng nhận đặc xá của chủ tịch nước sao nó lòng thòng mà nó không hợp gì hết trơn.

 

Nó cũng hồi hộp, rốt cuộc lần này nó về thật. Rồi về mấy ngày, con cái nói thông tin này kia thì mình biết. À, coi như thế lực thập phương cũng như là khắp thế giới người này, người kia giúp đỡ tác động, đúng là bốn phương tám hướng. Chứ lúc đó mình đa nghi quá vì bị nhiều lần rồi, giống như con chim mà nó gặp cảnh kính cung chi điểu!

Mặc Lâm: Khi còn trong trại có bao giờ anh nghe được những quan tâm của xã hội bên ngoài nhất là ở hải ngoại về trường hợp của anh hay không? Có ai nói cho anh biết là truyền thông của thế giới, rồi người này người khác chẳng hạn như Hạ Viện hay Thượng Viện Mỹ đã tranh đấu cho trường hợp của anh?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Thông tin nó rất hạn chế. Mỗi lần có một người bạn tù thăm gặp thì luôn luôn trại nó bố trí hai ba cán bộ nó ngồi, nó kèm. Nhưng mà vẫn có rò rỉ nên tôi cũng biết được một số thông tin. Vừa rồi thằng cháu Võ Minh Trí nó tên Việt Khang có làm nhạc bên Asia, rồi một số mới vô sau này, mình biết thêm những gì nữa. Mình đói tin lắm, gom chút chút rồi xâu thành chuỗi và thấy được. Cũng từ cái đó là động lực khiến cho mình vươn lên chứ không thôi nhiều lúc nó mệt quá rồi, tới năm thứ 32 nó quá là mệt rồi, nhờ mấy cái đó giống như liều thuốc bổ nó làm dịu tâm hồn mình lại.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết có một thời gian rất dài anh không liên lạc với gia đình được, con cái thì không biết. Trong hoàn cảnh thiếu thốn như vậy làm sao anh vượt qua khi nguồn lực tài chánh cũng như thức ăn, thuốc men không có thì làm sao anh sống?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Dạ, suốt thời gian đó, nói ví dụ như thuốc hút hết, mình thì lại ghiền, sáng sáng mò mấy cái đống rác gom lại được vài trăm cái đuôi rồi sả ra, tối lấy tờ báo cũng phì phà. Cơm thì trại lúc đó một tháng nó phát cũng đựợc hai chén muối mình phân ra. Tôi là chuyên gia ở biệt giam, ban đêm cóc nhái nó nỗi lên thì tự nói: thôi để tao nghe lời Phật, mày giúp tao sống, tao cũng làm được chuyện gì đó! Rồi bắt một, hai con rồi cũng làm. Thỉnh thoảng lắm năm, bảy ngày có rau tàu bay, rau sam gì cứ làm, lúc đó sao bao tử nó mạnh khỏe kỳ cục, ngày làm hai chén.  Kẹt lắm, có mấy em nó nuôi heo, nó quăng cho mấy miếng cơm cháy, mình đem mình hấp ăn thêm.

Mặc Lâm: Đó là những thiếu thốn về vật chất còn tinh thần thì sao anh? Anh thấy tình người giữa bạn tù với nhau hay sự đối xử của cán bộ quản lý trại giam họ có tình người hay không khi sống chung với anh một thời gian lâu như vậy?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Các anh em bạn bè xung quanh kể cả hình sự, chính trị mình không phân biệt. Mấy em thỉnh thoảng nó lên chú chú, anh anh thảy cho mình mấy cục đường, năm ba trái ớt. Rồi cán bộ mà thứ cao thì không có, thứ đại úy, thượng úy họ sợ liên hệ với mình. Nhưng ban đêm đi gác, họ nhá nhá, họ để cho hai gói thuốc, có khi để nửa ký đường cho mình.

Thậm chí có thời gian ở nhà gởi kinh Phật, thánh Kinh vô bị biên bản đốt, thì số cán bộ họ ra họ đọc họ nói: Trời ơi! Cái lời ông Jesus gì đó, ông Thích Ca gì đó hay quá mà sao đốt? Thôi tôi cất lại cho anh, rồi tôi lấy báo ngụy trang đốt phừng phừng lập biên bản có đốt rồi, mai mốt anh mà được đặc xá hay mà được thả về anh ghé nhà tôi.

Hiện nay tôi có gần mấy chục cuốn Thánh Kinh và mấy Kinh Phật đó là do ba bốn ông cán bộ giữ dùm mình đó. Nói tóm lại trong cái âm có cái dương và trong cái dương có cái âm. Mình nghĩ vậy đó, nhưng mà điểm lại kẻ xấu, người tốt thì cứ nói là trời ơi, ngó xuống mà coi Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều! Hoàn cảnh nó vậy đó, chứ không phải tất cả đều xấu.

Mặc Lâm: Quay lại với Lệnh đặc xá của Chủ tịch nước, trong hoàn cảnh kéo dài ba mươi mấy năm trong tù của anh như vậy thì cái lệnh này nó có muộn màng lắm hay không? Anh cảm thấy xúc động hay biết ơn vể cái lệnh này ra sao?

 

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Dạ, xin thông qua cái đài này, cám ơn Chủ Tịch nước đã ký cho tôi cái lệnh về, nhưng mà tôi là rất bất đồng. Bởi vì trong bao nhiêu năm tôi gởi năm trăm lá đơn về cái vụ án, khởi điểm là tôi vì tố giác ông Viện trưởng Viện kiểm sát. Bây giờ nói thẳng phải gọi nó là cái thằng! Nó làm những chuyện hiếp dâm, cướp của. Nó đập đầu người vượt biên tới chết. Tôi gởi đơn ra tận báo Nhân Dân rồi sau cái đơn đó nó lộn về tỉnh, nó dùng quyền lực, nó bức chế tôi.

Tôi đầy đủ chứng cớ chứng minh là tôi không có tội. Rồi tiếp theo đó là vô tù, những cảnh mà cán bộ bán xì ke, ma túy, làm bia giả rượu giả, thực phẩm giả bán ra ngoài cho dân chúng ăn. Rồi lấy công xa chở gỗ từ Xuân Lộc về miền Tây bán, chở gạo về bán tại đất Xuân Lộc này chia hàng trăm triệu như vậy. Trong khi một người ở ngoài người ta lam lũ kẹt quá ăn cắp chiếc xe đạp hay là cái gì đó chỉ có năm ba chục ngàn là ở tù bảy tám năm, còn tụi nó đi một tuần về là vài trăm triệu!

Những cái đó tôi đã viết đơn tố cáo nó. Tố cáo trại K1, nó tôi đưa vô K2, tố cáo trại K2 nó đưa tôi vô K3, rốt cuộc rồi vì lý do đó mà nó không dám đưa cái đơn khiếu nại của tôi lên trung ương đảng và nhà nước. Bởi vì nó biết khi lên trung ương đảng và nhà nước này xét vụ án của tôi thì cái bọn tội phạm, cái bọn giám thị và cán bộ tội phạm nó sợ tôi xì hàng chục vụ án mà hồ sơ chứng từ, chứng nhân, chứng cứ, chứng lý và nhân chứng tôi đã nắm đầy đủ.

Hôm bữa tôi về nó không cho tôi ôm cái xấp hồ sơ đó về. Tôi nói nếu mấy ông không cho mang nó về thì tôi sẵn sàng xé cái giấy Chủ tịch nước cho tôi về! cuối cùng nó cũng phải cho tôi về. Thành ra để chữa bệnh xong tôi cũng tiếp tục làm cái công việc này, công việc đấu tranh cho hòa bình công lý rõ ràng chứ không thể xập xí xập ngầu!

Mặc Lâm: Trong hoàn cảnh bệnh hoạn của anh cộng với sự già yếu và mọi sự đã quá muộn màng rồi mà anh còn tiếp tục tranh đấu nữa thì có quá khổ cho thân anh quá hay không?

Ô Nguyễn Hữu Cầu: Dạ, nói thật với anh là người lính xông xáo như bốn năm chục năm về trước, một tháng ba mươi ngày thì tôi có thể lội rừng, nhưng lần lần thì tôi ngồi tham mưu cầm cái máy, cây viết, rồi bây giờ mà nói già quá thì cái sức cái lực của mình nó già nhưng mà nó phải tòng cái tâm của mình chứ không thể là bất tòng tâm được. Mình dùng chất xám của mình, dùng lời nói của mình để mà tiếp tục những công việc đó.

Bởi vì cả miền Bắc, miền Nam từ hồi xưa tôi quan niệm là cùng con cháu Hùng Vương cùng một trăm trứng sanh ra. Đất nước mình vô tình lọt vô hai cái thế lực như vậy. Nhưng những người miền Nam hiểu rõ, còn những người bị bịt mắt như con ngựa già của Chúa Trịnh nó khăng khăng nó đi. Bởi vậy phải từ từ cải tạo, phải làm lại chứ không phải một sớm một chiều mà được.  Quan niệm của tôi là như vậy, thành ra bây giờ có yếu thì tôi cũng dùng hết tất cả tâm huyết của mình bằng lời nói việc làm, bằng những ca khúc, bằng những vần thơ.  Nó không đến nỗi chạy lên núi xung phong như cách đây ba, bốn mươi năm, rồi B40, M72, mìn Claymore thiết giáp…vậy đó anh!

Mặc Lâm: Xin cảm ơn anh chúc anh sớm bình phục và hạnh phúc với con cháu.

—————————————–

 (24-3-2014)

 

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp | 2 Comments »

►10-1989, TBT Nguyễn Văn Linh xin Liên Xô viện trợ lần cuối, nhưng đã bị Gorbachev xua tay từ chối

Posted by hoangtran204 trên 28/03/2014

Nguyễn Văn Linh trong cuốn Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính

27-3-2014

FB Drtuannguyen

Thấy báo chí dạo này bắt đầu nhắc đến ông NVL – Nguyễn Văn Linh. Căn cứ vào cách làm việc của mấy bác trong ban tuyên giáo và Bộ 4T tôi nghĩ chắc là những bài về bác NVL là nằm trong kế hoạch tuyên truyền cả.

Nói đến bác này, tôi nghĩ đại đa số người dân đều nghĩ đến bác ấy như là người khởi xướng “Đổi mới”, người cởi trói cho văn nghệ.

Nhưng đọc Bên Thắng Cuộc thì thấy bác này là người rất bảo thủ và hình như chẳng nắm rõ tình hình thế giới nên khi ra ngoài có những động thái cười ra nước mắt.

 

Trong Chương 14 (Quyển II – Quyền bính) kể rằng bác NVL này không ưa bác Võ Văn Kiệt:

[trích] Ông Bùi Văn Giao kể: “Vừa nghe ông Linh nói chọn ông Mười, tôi thắc mắc ngay ‘Sao không chọn ông Kiệt?’. Ông Linh kể một loạt cái xấu của ông Kiệt rồi nói: ‘Khi tôi mất (ghế)Bộ Chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi’. Anh Linh tốt nhưng thành kiến ai thì chết người đó”. [hết trích]

Đoạn viết về ông NVL đi thăm Đông Đức mới là sống động.

Đọc đoạn này mới thấy mấy người trong khối XHCN họ cư xử với nhau không đẹp mấy.

Đoạn này còn cho thấy vai trò nhỏ bé của VN và những ý kiến của phía VN (thật ra là của ông NVL) làm cho mấy tay trùm như Gorbachev và Honecker xem thường bác ấy lắm.

Họ thậm chí nói móc, nói xỏ lá nữa chứ (chú ý câu chào của Gorbachev). Tôi nghĩ nếu tôi là ông NVL tôi sẽ đáp trả một vài câu thích đáng, nhưng không thấy Huy Đức cho biết ông NVL có nói gì trước lời chào “xỏ lá” của Gorbachev.

[Trích] Tháng 10-1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Đức.

Theo ông Lê Đăng Doanh: “Quyết định đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev.

Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.

Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hoà Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường.

Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn.

Năm giờ chiều ngày 6-10-1989, cuộc mit-tin lớn bắt đầu, trên lễ đài: Honecker ngồi giữa, một bên là Gorbachev, một bên là một phó thủ tướng, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – Honecker muốn thể hiện chính sách đề cao Trung Quốc làm đối trọng với Gorbachev; Ông Nguyễn Văn Linh được ngồi hàng đầu nhưng ghế thứ hai từ ngoài vào, bên cạnh ghế hàng đầu cuối cùng của Phó Thủ tướng Lào.

Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý đồ đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.

Trong ngày 6-10-1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói: “Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”.

Đa số các đảng cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Batmunkho Tổng bí thư Mông Cổ, Phó Thủ tướng Hernandez của Cuba, Tổng bí thư Ceaucescu của Rumania, Tổng bí thư Đảng vừa thất cử của Ba Lan Jaruzelski, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tây Đức (DKP) Herbert Mies là chấp nhận gặp. Chỉ có Helbert Mies, lãnh tụ của một đảng không cầm quyền và Phó thủ tướng Cuba Hernandez là tự tới nơi ông Linh ở. Theo ông Lê Đăng Doanh, những người khác chỉ tiếp ông Nguyễn Văn Linh tại phòng riêng của họ.

Đến nơi ở của các nhà lãnh đạo khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Nguyễn Văn Linh. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi lớn hơn phòng các thành viên khác trong đoàn một chút thì chỗ ở của Ceausesscu là một khu vực gồm nhiều phòng. Ông Linh và tuỳ tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu. Ông Linh nói: “Mày liên hệ thế nào mà giờ không thấy nó”. Tôi bảo: “Tính thằng này nó hình thức thế”. Một lúc sau thì Ceausesscu ra, chính ông ta lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh nhất. Ceausesscu thậm chí còn đòi để Rumani đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceausesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: “Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó”. “Ông kia” đề cập ở đây là Gorbachev.

Trước khi ông Nguyễn Văn Linh rời Hà Nội, Ban Đối Ngoại đã liên lạc với phái viên Liên Xô và được Gorbachev đồng ý sẽ có cuộc gặp vào ngày 8-10-1989, hai bên đều mang theo phiên dịch Nga-Việt và Việt-Nga cho cuộc gặp. Hôm đó, ông Linh đang đau rất nặng.

Từ 19 đến 21 giờ tối 6-10-1989, sau phần đọc diễn văn, cuộc mit-tin được chuyển từ trong một lâu đài ra một lễ đài ngoài trời duyệt quần chúng, thanh niên rước đuốc. Ông Lê Đăng Doanh kể: Đám thanh niên tuần hành sôi lên sùng sục kêu tên Gorbachev, “Gorby! Gorby!”. Anh Linh chỉ mặc bộ complet, tối nhiệt độ xuống khoảng 8 C, cận vệ quên mang áo lạnh, ông Nguyễn Văn Linh đứng run bần bật, kêu tôi: “Tao lạnh quá”. Tôi phải nói với một viên tướng Đức đứng cạnh đấy: “Tổng bí thư của tôi quên mang áo ấm”. Viên tướng cho mượn tạm tấm áo choàng của ông ta.

Sáng hôm sau, 7-10-1989, theo lịch trình, 10 giờ sẽ có duyệt binh, nhưng 8 giờ, ông Nguyễn Văn Linh triệu tập họp Chi bộ Đảng thông báo tình hình sức khỏe: “Mình thấy có gì đó không bình thường, không nhắm được mắt, miệng cứng, không ăn được”. Về sau bác sỹ xác định đó là triệu chứng liệt dây thần kinh số 7. Mọi người đề nghị ông Linh không ra lễ đài, ông Nguyễn Khánh thay ông Linh dự duyệt binh rồi báo với “bạn”. Phía CHDC Đức mời ông Linh ở lại khám chữa bệnh và khuyên ông không nên về trong lúc này. Tuy bệnh tình càng ngày càng nặng, nước mắt chảy ra nhiều, miệng có biểu hiện bị méo và nói bắt đầu khó khăn, ông Nguyễn Văn Linh vẫn hy vọng rất nhiều vào cuộc gặp với Gorbachev.

Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến 11 giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được.

Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một toà lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp Tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: “Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”.

Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “Rất tốt! Rất tốt”, nhưng chỉ là những lời khen xã giao.

Ông Linh nói: “Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế”. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: “Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!”. Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: “Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước”.

Cuối cùng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần đã nói trên nữa, Gorbachev nói: “Khó khăn lắm! khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”.

Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết”.

Tối 8-10-1989, từ lâu đài của Gorbachev trở về, ông Nguyễn Văn Linh không dự chiêu đãi của Honecker mà đi thẳng vào bệnh viện Chính phủ ở Berlin-Buch. Ông được điều trị tại “Station 7” – nơi dành riêng cho Bộ Chính trị của CHDC Đức – mỗi khu cho một bệnh nhân có nhiều phòng cạnh nhau cho tuỳ tùng đi theo cùng ở. Trong “Station 7” được trang bị truyền hình có thể bắt được các kênh phát đi từ Tây Đức. Thời gian đó, hàng trăm nghìn người dân Đông Đức đã đổ xuống đường phố Leipzig và Đông Berlin đòi phế truất Honecker.

Sau lễ mừng Quốc khánh, Honecker cũng phải vào “Station 7”, nơi ông ta có một biệt thự riêng ở đó. Honecker cầu cứu Gorbachev nhưng cũng như với Nguyễn Văn Linh, Gorbachev lại lịch sự từ chối. Ông Lê Đăng Doanh kể: “Tôi dịch cho ông Linh những thông tin trên truyền hình: Cảnh sát và người biểu tình đụng độ nhau ở khắp nơi. Cộng hoà Dân chủ Đức nói đã có 160 cảnh sát bị thương”.

Nhưng cảnh sát không thể ngăn chặn những cuộc biểu tình của người dân Đức. Ngày 18-10-1989, Eric Honecker từ chức, Egon Krenz, một uỷ viên Bộ Chính trị trẻ tuổi, thay ông giữ chức bí thư thứ nhất. Ông Lê Đăng Doanh kể: “Tình hình cũng không vì thế mà có cải thiện. Chúng tôi lo lắng, nhỡ có chuyện gì xảy ra khi đang còn ở đây thì nguy, trong túi thầy trò không hề có một đồng đô-la lận lưng nào cả. Tôi bảo bác sỹ có thuốc gì tốt thì cấp cho xếp tao để ông đủ sức khỏe bay về”.

Vào lúc mười một giờ ngày 23-10-1989, trước khi rời Berlin, ông Nguyễn Văn Linh đã đến chúc mừng Egon Krenz vừa lên nhận cương vị mới. Cuộc gặp vừa để chúc mừng Egon Krenz, vừa để đưa tin công khai về sự vắng mặt dài ngày của ông Linh. Ông Linh là vị nguyên thủ duy nhất kịp bắt tay Krenz. [Nên dùng chữ “lãnh đạo đảng”; TBT không phải là nguyên thủ]

Ngày 24-10-1989, toàn thể Bộ Chính trị (VN) và Đại sứ CHDC Đức ra tận cầu thang sân bay Gia Lâm đón Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Lễ đón rất trọng thị, mọi người thăm hỏi sức khỏe và khuyên ông Linh nghỉ một thời gian để chữa bệnh tiếp.

Không chỉ có Erich Honecker và người kế nhiệm, ông Egon Krenz, theo Gorbachev thì chính phương Tây cũng có nhiều nỗ lực để ngăn chặn quá trình thống nhất nước Đức. Từ Thatcher (Anh), Mitterrand (Pháp) cho đến Andreotti (Ý) đều “muốn ngăn chặn người Đức thống nhất thành một quốc gia hùng mạnh trở lại và họ chờ đợi Liên Xô đưa xe tăng vào Đức cùng với quân lính của Gorbachev”.

Nhưng, theo Gorbachev: “Sự sụp đổ của bức tường Berlin chỉ là hồi chót của một quá trình đã diễn ra từ rất lâu. Khi Liên Xô bắt đầu tiến hành một loạt thay đổi mang tính bước ngoặt, như tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên… Khi tiến trình giải trừ quân bị bắt đầu giữa Nga và Mỹ để chấm dứt Chiến tranh Lạnh”(115).

Ngày 9-11-1989, biên giới giữa Đông và Tây Đức được mở ra.

Ngày 10-11-1989, người dân bắt đầu phá bỏ bức tường Berlin. Vài tháng sau, chế độ cộng sản ở Đông Đức sụp đổ.

Cũng trong ngày 10-11-1989, Todor Zhivkov cũng bị phế truất sau ba mươi năm trị vì ở Bulgaria.

Tại Praha, người dân đổ ra đường yêu cầu Husak từ chức. Alexander Dubcek, người bị Liên Xô bắt giữ hồi “Mùa xuân 1968” bắt đầu xuất hiện cùng với đoàn người biểu tình. Một tháng sau đó Husak từ chức. Ngày 29-12-1989, Vaclav Havel, được bầu làm tổng thống đầu tiên của Tiệp khắc.

Ở Rumani, chế độ của nhà độc tài Ceausescu đã phải sụp đổ trong một cuộc biểu tình đẫm máu. Lực lượng an ninh Rumani tấn công những người biểu tình trong khi quân đội ủng hộ dân chúng. Hàng trăm người dân bị giết chết.

Chỉ hơn một tháng rưỡi sau khi tán đồng với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tổ chức một hội nghị quốc tế cứu vãn phe xã hội chủ nghĩa, ngày 25-12-1989, Tổng bí thư Nicole Ceausescu và vợ ông đã bị những người biểu tình đem ra xử bắn. [Hết trích]

 

—————————-

 Bác sĩ Ngọc cũng có viết về chuyến đi 1989 của Nguyễn Văn Linh gặp Gorbachev và đưa ra các nhận xét rất sâu sắc:

 

Posted in Đảng CSVN | Leave a Comment »

►Nhã Thuyên: Không nhận quyết định thu hồi bằng và quyết định huỷ luận văn thạc sĩ của trường ĐHSP Hà Nội vì “thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch”

Posted by hoangtran204 trên 27/03/2014

Nhã Thuyên cho biết vì trường ĐHSP đưa ra các văn bản (thu hồi bằng Thạc sĩ và hủy luận văn tốt nghiệp 2010)  thiếu cơ sở pháp lý nên cô đã không nhận các quyết định của trường.

Phải lắm. Thế giới ngầm (ban Tuyên Giáo của Đinh Thế Huynh Nguyễn Thế Kỷ- Phó ban Tuyên giáo Trung ương, Hồ Quang Lợi- Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ) từ trong bóng tối đã ra lệnh thu hồi luận văn, không công nhận bằng thạc sĩ của Nhã Thuyên- Đỗ Thị Thoan. Đuôi chồn đỏ của nó ló ở đây (mời xem ở cuối bài này). 

 

Giấy mời và buổi làm việc sáng 27 Mar 2014

Đi vắng hơn tuần, không thể checkmail và internet thường xuyên. Về nhà, đã nhận được giấy mời. Mai là ngày cuối để gặp theo cái giấy mời mơ hồ này.IMG_3562    Kết quả buổi làm việc sáng nay 27 Mar 2014 với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, trưởng phòng sau đại học.

– Tôi tới gặp bà Nguyễn Thị Thu Hằng theo giấy mời.

– Tôi được thông báo về việc có hai quyết định: Quyết định thu hồi bằng và quyết định huỷ luận văn thạc sĩ. Ngoài ra không có bất cứ giấy tờ nào khác.

– Tôi được xem các quyết định.

– Tôi không đồng ý nhận các quyết định này vì tôi cho rằng hai quyết định này hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch về các thông tin: như hội đồng chấm, các biên bản nhận xét của hội đồng, v.v Theo như trí nhớ của tôi, hai quyết định chỉ gồm những câu như: Căn cứ vào abc, căn cứ vào kết luận của ban thanh tra, căn cứ vào kết luận của hội đồng thẩm định luận văn, căn cứ vào đề nghị của trưởng phòng sau đại học… trường Đại học Sư phạm hà nội ra quyết định abc. Kí tên hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh.

 

-Tôi đề nghị được chụp lại nhưng không được phép nếu tôi không nhận.

– Tôi đề nghị được cung cấp thông tin về các giấy tờ và hồ sơ có thể kèm theo: như biên bản thành lập hội đồng thẩm định, các nhận xét của từng thành viên hội đồng, v.v và bà Hằng cho biết bà không giữ những giấy tờ đó. Bà có đề nghị tôi chờ để bà đi gặp hiệu trưởng hỏi thêm nhưng hiệu trưởng đang họp.

– Tôi đề nghị viết giấy xác nhận tôi đến làm việc và không nhận quyết định. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng nói sẽ thông báo buổi làm việc và những đề nghị của tôi tới hiệu trưởng.

– Tôi ra về với tờ giấy xác nhận như sau.  Giấy xác nhận được viết làm hai bản, mỗi bên giữ một bản. B

???????????????????????????????

 

http://junglepoetry.wordpress.com/2014/03/26/thu-moi-tu-truong-sp/

 

Tư liệu: Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương

18-3-2014

Nguồn: boxitvn.net

Dưới đây là trích đoạn từ một công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương. Sau này, nếu ai có hứng thú nghiên cứu, xin mách một đề tài hay, xứng đáng tầm luận án tiến sĩ: Tự do ngôn luận nhìn từ công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Quả là Ban Tuyên giáo Trung ương có “con mắt nhìn sáu cõi”, quán xuyến từ nhỏ đến to, từ trong nước đến quốc tế.

Chuyện luận văn của Đỗ Thị Thoan ba năm sau khi bảo vệ với đánh giá xuất sắc, bị “phê bình tập thể” và nay bị “hội đồng thẩm định” ra quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học hàm [sic!] thạc sĩ, Ban Tuyên giáo chỉ thị “báo chí không đăng tải ý kiến, đơn thư trái chiều”,nghĩa là bịt miệng dân.

Nhân tiện, xin hỏi: Có công khai được danh sách các nhà “khoa học” tham gia cái “hội đồng thẩm định” đó không ạ? Ý kiến cụ thể của từng vị ra sao ạ? (Và cũng xin nhắc để mọi người nhớ rằng, PGS TS Nguyễn Thị Bình vì ‘tội” hướng dẫn cho cô Đỗ Thị Thoan, đã bị cho về hưu sớm đấy – xin xem ở đây).

Chuyện nhỏ mà, chứ có to như chuyện máy bay trở [sic!] khách MH370 của Malaysia bị mất tích đâu, xin cứ công khai để bàn dân thiên hạ biết “hội đồng” đã làm việc một cách đầy lương tâm chức nghiệp như thế nào.

Chuyện Ucraina cách Việt Nam mấy ngàn cây số cũng được Ban Tuyên giáo quan tâm sâu sát. Không phải vì Việt Nam có quyền lợi gì ở xứ Ucraina xa xôi, như EU hay Mỹ, mà hẳn là vì Ban lo xa, sợ dân Việt liên hệ với tình hình trong nước, thì bất lợi cho việc “trị an”. Chứ không sao?!

Báo chí Việt Nam bị “cầm tay chỉ việc” như thế, mà Việt Nam vẫn tự hào là đảm bảo quyền tự do ngôn luận, vẫn đường đường là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cơ đấy!

Hình như một nhân vật của Nam Cao, để tán thưởng, thường hay vỗ đùi kêu lên: “Tài thật! Tài thật! […]”.

Bauxite Việt Nam

clip_image002_thumb1.jpg

Nguồn ảnh: FB Nhị Linh  (dịch giả Cao Việt Dũng)
 
Chân dung các ông Trùm  ra lệnh đánh Nhã Thuyên- 
 

Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương- Hình 14-1-2014- (Ảnh: TTXVN)

 
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Th%E1%BA%BF_Huynh
 
 

Nguyễn Thế Kỷ – Phó ban Tuyên giáo Trung Ương

 

Ông Hồ Quang Lợi – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet

 
 
 
——–

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Tự Do ngôn Luận | 1 Comment »

►MƯU ĐỒ giết người CƯỚP ĐẤT hay còn gọi là Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 (các văn bản cướp đất)

Posted by hoangtran204 trên 27/03/2014

27-4-2014

Trần Hoàng

Cuộc CCRĐ, 1953-1956, thực chất là đảng kích động và mượn tay nông dân nghèo (không có ruộng, người đi làm thuê) đấu tố để lấy ruộng đất của các nông dân bị quy là địa chủ. 

—–>Kế đó, Đảng tạm cho những nông dân nghèo này làm chủ ruộng trong vòng 2-3 năm. (1954-1957)

—–>Sau cùng,  đến năm 1958-1960,  đảng và nhà nước “vận động” (thực chất là bắt buộc) những nông dân nghèo vừa mới làm chủ ruộng đất (nói trên) phải vào Hợp Tác Xã nông nghiệp. Bắt họ giao nộp ruộng đất cho hợp tác xã. Trâu bò  1958 -1960

—–> Đảng hoàn thành việc cướp đất.

Năm 1958-1960, đảng và nhà nước cướp đất bằng cách Cải tạo kinh tế tại VN và Cải tạo XHCN

1./Ở nông thôn:  nhà nước tước đoạt tất cả ruộng đất và buộc nông dân vào Hợp Tác Xã Nông Nghiệp (1958-1960);

cho nông dân giữ lại phần đất 5% để lại cho xã viên khi vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp“. (chương 5)

—-> Coi như đảng và nhà nước cướp trắng 95% đất đai lấy trong CCRĐ (1953-1956). (chương 5)

http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapIII/1969/UBTVQH1969_6.htm

*Sau đó, nhà nước  ra luật không cho bất cứ ai đòi lại đất đai :

“- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau: 
+ Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam; 
+ Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân; 
+ Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao; 
+ Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;”

Nguồn: http://www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=2311

2./ Ở thành thị:  Đảng và Nhà nước ban hành thông tư Cướp đất đai bất động sản của tư nhân có nhà cho thuê, cướp đất đai bất động sản của nhà thờ, chùa, các tổ chức tư nhân…qua 

THÔNG TƯ: CỦA PHỦ THỦ TƯỚNG SỐ 73/TTG NGÀY 7 THÁNG 7 NĂM 1962, VỀ VIỆC QUẢN LÝ ĐẤT CỦA TƯ NHÂN CHO THUÊ, ĐẤT VẮNG CHỦ, ĐẤT BỎ HOANG Ở NỘI THÀNH, NỘI THỊ

Mưu đồ giết người cướp đất hay Cuộc Cải Cách ruộng đất.

>>>“Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng (khởi sự tại Thái Nguyên).[4] 

Tại kì họp thứ ba của Quốc hội 1953, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát biểu: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ”.[5]    

Tuy “Luật CCRĐ của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình”, nhưng HCM và đảng của ông đã xơi gọn 172.000 mạng người (số này do đảng CSVN đưa ra). Nhưng theo các nguồn tin ngoại quốc và Bùi Tín nói rằng có 500.000 người bị chết trong cải cách ruộng đất. Theo Hoàng Văn Chí thì đã có 675.000 chết.

Theo tính toán của Trần Hoàng, “qui trình” là mỗi xã phải đấu tố 5% số nông dân; (nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho biết, rất nhiều nơi đấu tố 15%). Dân số Miền Bắc năm 1954 là 15 triệu. Vào thời điểm ấy, ở miền Bắc, 90% dân số sống ở nông thôn và làm ruộng, tính ra vào khoảng 13,5 triệu người. 5% của 13,5 triệu người bị đấu tố sẽ là 675.000 người.  Vì vậy, con số người bị giết hại trong 3 năm đấu tố là 500.000 – 675.000 người có thể là hợp lý. Mưu đồ giết người cướp đất của đảng đã lấy đi từng ấy mạng người. 

Trần Hoàng

1. Cải tạo kinh tế tại VN và Cải tạo XHCN

http://vi.wikipedia.org/wiki/cai-tao-kinh-te-tai-vietnam-va-cai-tao-xhxn

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?

2. Quốc hội: Văn bản hợp thức hóa: nông dân được giữ 5%, đảng và nhà nước lâý 95% đất đai lấy trong CCRĐ (1953-1956) 

http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapIII/1969/UBTVQH1969_6.htm

3. Điều 10 Luật Đất đai năm 2003- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất

http://www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/

4. Nhà nước hợp thức hóa việc tịch thu đất đai nhà cửa của tư nhân, các tôn giáo, và lấy đất công, đất vắng chủ: THÔNG TƯ: CỦA PHỦ THỦ TƯỚNG SỐ 73/TTG NGÀY 7 THÁNG 7 NĂM 1962   (Phạm Văn Đồng)  http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists

1954-1957: đảng và nhà nước chia nhau chiến lợi phẩm sau khi nhờ TQ mà cướp được 1/2 nước thông qua  Hiệp Định Geneve 20-7-1954.  Tịch thu 1369 công thự và biệt thự. Phát nhà đất công thự, villa cho mỗi 1 gia đình các ủy viên trung ương đảng, ban bí thư, thường vụ ban bí thư. Các cán bộ cấp thấp hơn thì cứ 3-20 gia đình chia nhau ở 1 nhà vắng chủ do di cư vào miền Nam, hoặc nhà tịch thu của tư sản. 

Nguồn: Báo Hà Nội Mới Di Dản Biệt Thự Hà Nội

Bài liên quan: 

►Chuyện Bà Cát Hanh Long, cuộc cải cách ruộng đất và đường lối chiến lược nhất quán của đảng CSVN đối với Trung Quốc từ 1950s đến nay

*Hình “Một định nghĩa ngắn gọn,đủ và xúc tích”  13 hours ago

Posted in Cải Cách Ruộng Đất 1951-1956 | Leave a Comment »

►Viếng thăm thầy Đinh Đăng Định- (Ký sự của Hồng Trung)

Posted by hoangtran204 trên 26/03/2014

Tác giả gửi đến Dân Luận

24-3-2014

 

►Kinh khủng! Công an đầu độc thầy Đinh Đăng Định bằng “hóa chất dành cho bón cây được trộn vào nước uống của ông”,

 

Xuống xe tại thị trấn Kiến Đức (tỉnh Đăk Nông) tôi nhìn đồng hồ là 2h30. Ngã ba trung tâm thị trấn chỉ còn lại vài quán bán ăn khuya bên vỉa hè dành cho khách vãng lai. Tôi chọn một quán vắng khách hơn, ngồi ăn khuya và nghĩ cách tìm vào nhà thầy Định một cách an toàn thuận lợi nhất. Qua video-clip trên mạng danlambao.com, trong đầu tôi còn ghi lại địa chỉ 214 Nơ Trang Long – khối phố 4. Ở giữa cái thị trấn mênh mông, khuya vắng, tôi không phán đoán được vị trí nhà thầy Định ở hướng nào để tôi bắt đầu đi tìm, vả lại xe hon đa ôm cũng không còn hoạt động.

Tôi biết, những thông tin liên quan tới thầy Định là rất nhạy cảm ở những tụ điểm trung tâm này, nên chỉ hỏi nhỏ cô chủ quán về tên con đường và khu phố 4. Sau khi trả lời, cô chủ quán còn hỏi lại tò mò muốn biết là tôi đi tìm nhà ai giữa lúc đêm tối khuya. Vì cần kiểm chứng địa chỉ nên tôi trả lời: “Nhà thầy giáo Định”. Đang rửa bát, nhưng cô vẫn quay lên nhìn tôi như nhìn những người khách khác biệt gì và nói “Thầy Định à!”. Cô nói tiếp: “Thầy Định làm chính trị, chống đối nhà nước làm bô – xít nên bị công an bắt xử tù. Nghe nói là vào tù công an đánh nhiều lắm nên bị bịnh nặng nên nhà nước cho về nhà rồi và anh là gì của thầy Định?”. Tôi giả vờ không nghe để khỏi bị trả lời những câu hỏi bất lợi giữa chốn tai mắt của công an mật vụ và đúng lúc này bàn nhậu bên kia cũng bắt đầu im lặng lắng nghe cuộc chuyện bên này.

Tôi tìm cách thoát ra khỏi sự chú ý của mọi người vì ngại những trắc trở có thể xãy đến cho tôi – người khách lạ độc hành giữa đêm khuya vắng. Tôi bước đi nhưng trong lòng vẫn có chút niềm vui, vì có lẽ người dân ở nơi đây vẫn còn những bậc phụ học sinh xưng gọi thầy giáo Định bằng chữ“Thầy” bằng thái độ biết “tôn sư trọng đạo”.

Dưới ngọn đèn cao áp, tôi cứ đi bộ chậm rãi mon men theo đường Nơ Trang Long để chống lại cái lạnh rét, lần dò theo số nhà bên chẳn theo thứ tự tăng dần và mong chờ trời sáng. Khoảng 4h, sự hoạt động của con người bắt đầu trở cho ngày mới. Người tập thể dục đi bộ, kẻ đi chợ lấy hàng về bán lẻ qua lại, lại qua, lòng tôi cũng giảm dần sự bất an vì bóng tối.

Cuối cùng tôi đến trước cổng một căn nhà gỗ, có diện mạo giống như căn nhà tôi xem trong video-clip, nhìn trông vào bên trong số nhà vẫn chưa thấy rõ vì tầm nhìn trên 10m, nhưng tôi vẫn đoán chắc là nhà của thầy Định. Căn nhà gỗ nhỏ, lụp xụp ở cuối con đường ngoài khu vực đông dân cư trông rất thôn dã. Ngồi chờ đến 5h giờ sáng, tôi mới gọi cửa. Bé Thảo (con của thầy) mới mở cửa để tôi vào nhà (vì đã được anh Trương Minh Đức báo trước là sẽ có tôi lên thăm).

Đưa tôi vào nhà, trong sự rón rén nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của cô thầy và những người khác. Tôi vào thẳng bên trong chỗ thầy nằm. Căn bệnh quái ác đã hành hạ thầy đau đớn, nên thầy không ngủ được nằm trăn trở và rên rỉ suốt đêm.

 

 

 

Thăm Thầy Đinh Đăng Định (Ảnh: Hồng Trung) 

Khi biết tôi đến thăm, thầy cố gắng gượng ngồi dậy nhìn tôi chưa nói được gì thì đã ra hiệu lấy bô cho thầy nôn mửa. Khoảng hơn một lít bệnh phẩm thầy ói ra, tôi thấy hoàn toàn là nước dịch dạ dày và máu hãy còn đỏ tươi. Thầy thốc ruột ói mửa từng cơn đau đớn. Thảo và cô Dinh ôm thầy mà khóc mà khiến tôi cũng não ruột. Sau khi được bé Thảo làm vệ sinh thân thể, thầy cầm tay tôi, nhìn tôi như muốn nói nhiều nhưng không nói được nhiều ngoài mấy lời mà tôi nhớ như in những giọng nói trong sự nấc quản: “….Cảm ơn anh em đến thăm, nhưng… nhưng…an ninh không tốt đâu, hãy cẩn thận”… rồi thầy nằm xuống trở lại mà còn mang theo nỗi lo lắng an ninh cho tôi khi đến thăm thầy.

Tôi ngồi cạnh thầy, vừa xoa nắn tay thầy vừa quan sát bên trong căn nhà vừa ngẫm nghĩ. Căn nhà gỗ lợp tôn, vừa nhỏ vừa thấp như thế này thì sức nóng từ mái tôn tỏa nhiệt xuống thì làm sao thầy có thể nằm để an dưỡng bịnh. Cũng may, là ai đó trong gia đình sáng kiến nghĩ ra cách giảm nhiệt bằng những tấm xốp, cạc-tông chèn áp trên mái tôn. Gia tài, hiện vật trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá hơn là kệ sách trong phòng thầy nằm. Chiếc ti vi, đời thượng cổ, chiếc xe máy hỏng hóc như cục sắt nằm choáng diện tích cả một góc nhà cũng chẳng đáng giá là bao. Vì tất cả vật dụng trong nhà đều cũ kỹ, nên cũng dễ dàng nhận ra chiếc tủ lạnh và chiếc quạt còn mới tinh chưa tróc tem, tôi cũng đoán biết là anh em, người thân hay ai đó đã hảo tâm quyên góp tặng thầy sử dụng những ngày còn lại cuối cùng trong đời.

Dù thầy không nói chuyện được gì nhiều, nhưng qua ánh mắt, biểu cử của thầy cùng với tâm sự của cô Dinh và bé Thảo, tôi biết là thầy gia đình không hề hối tiếc ân hận những gì thầy đã làm cho sự nghiệp đấu tranh dân chủ hóa đất nước, nhất là đồng thanh lên tiếng phản đối chính sách chủ trương cho Tàu khai thác Bô- xít Tây Nguyên; và bây giờ là bằng chứng thiệt hại kinh tế, môi trường và đe dọa an ninh quốc gia trước hiểm họa xâm lược Trung Quốc. Vợ và các con của thầy cũng đồng cảm với thầy mà không hề than vãn trách móc mà chỉ thấy xót thương khi nhìn thấy bố bị cơn đau hành hạ thể xác. Thầy chỉ mong sao, cuộc đấu tranh dân chủ sớm thành công để thế hệ con em mai sau được sớm hưởng được chính sách an sinh xã hội trong một nhà nước thật sự có nền dân chủ – tự do.

Ra khỏi cổng nhà, tôi nhìn lại căn nhà thầy và nhìn cả dãy nhà lân cận nơi cuối phố để làm phép so sánh mà lòng miên man nhưng suy nghĩ đến cuộc sống thanh bần của người nhà giáo đạo đức chân chính của thời xưa, và người nhà giáo của ngành giáo dục hôm nay mà báo chí vẫn thường phê phán. Thầy tuy nghèo nhưng thật giàu lòng nhân ái.

Viết từ Gia Lai (VN) ngày 24-3-2014

Hồng Trung (ĐVDVN)

 

 Khung cảnh nhà của Thầy Đinh Đăng Định. Tháng 3/2014 (Ảnh VRNs)

                                                                                                                ***

THÔNG BÁO CỦA CÂU LẠC BỘ HOA-MAI

v/v: Gây Quỹ Giúp hai TNLT Nguyễn Hữu Cầu và Đinh Đăng Định (Houston, TX) Theo thông tin các hãng truyền thông: Giáo viên Đinh Đăng Định và cựu Đại úy QL/VNCH Nguyễn Hữu Cầu vừa được nhà cầm quyền CSVN phóng thích sau một thời gian dài giam cầm.

Ông Nguyễn Hữu cầu bị tù tổng cộng 37 năm (bao gồm 5 năm “tù cải tạo” và 31 năm 9 tháng tù với tội danh “phản cách mạng”) hiện bị nhiều bệnh ngặt nghèo, gia cảnh rất khốn khó.

Thầy Định Đăng Định, bị án 6 năm tù sau các bài viết kêu gọi đa đảng-dân chủ và phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ông lâm bệnh đau dạ dày trong thời gian ở tù và hiện bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Bác sĩ cho biết thời gian còn lại của Thầy chỉ còn tính từng ngày.

Nhằm thể hiện sự trân trọng ngưỡng mộ tinh thần đấu tranh bất khuất của hai vị tù nhân lương tâm vừa được phóng thích, CLB Hoa-Mai sẽ tổ chức một buổi gây quỹ để có điều kiện chia sẻ phần nào hiện cảnh thương tâm của Thầy Đinh Đăng Định, và các khó khăn to lớn của ông Nguyễn Hữu Cầu.

Thời gian: Từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05/04/2014

Địa điểm: Nhà hàng HOUSTON BY NITE (620 Wilcrest Dr., Houston, TX 77072)

Vé vào cửa: Miễn phí. (Xin vui lòng gọi Ban Tổ Chức để đặt chỗ trước).

Ẩm thực: BTC khoản đãi buổi ăn trưa, bắt đầu đúng 11:30 đến 12:00 giờ trưa.

Toàn bộ ngân khoản thu nhận (sau khi trừ chi phí tổ chức) sẽ được công bố tại chỗ và gửi về đồng đều cho gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu ở Kiên Giang và thầy Đinh Đăng Định ở Đăk-Nông, qua sự trợ giúp trung chuyển của Văn phòng Công Lý và Hòa Bình của Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài-gòn. Thông tin về việc chuyển ngân sẽ được công bố trên các cơ quan truyền thông Việt ngữ.

Buổi gây quỹ sẽ có trình chiếu bản nhạc “Oan Khúc Người Tù Kiên Giang” do TNLT Nguyễn Hữu Cầu sáng tác, đặc biệt là chi tiết về vụ án “phản cách mạng” khiến ông bị kết án tử hình vào năm 1983. Cùng lúc, Ban Tổ Chức sẽ chiếu một số Video Clips nói về tình trạng bi đát của Thầy Đinh Đăng Định sau ngày được phóng thích.

Chúng tôi trân trọng kính mời quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, đại diện Hội đồng Đại diện Cộng đồng Houston, các đoàn thể đấu tranh, hội đoàn quân đội, ái hữu và đồng hương có quan tâm đến hiện cảnh hai vị tù nhân lương tâm đầy khí phách này cùng đến tham dự để góp phần chia sẻ một cách thiết thực với những người đã đóng góp một phần lớn cuộc đời cho công cuộc đấu tranh chống độc tài, tham ô và bất công.

Quý đồng hương bận công việc hay đang đi xa song muốn được đóng góp, xin vui lòng gửi chi phiếu đóng góp đến:

HOA-MAI CLUB: P.O. Box 842064, Houston, TX 77284

* Xin ghi rõ trong Memo là: Giúp TNLT Nguyễn Hữu Cầu hoặc Đinh Đăng Định

Cuộc gây quỹ xin được chính thức kết thúc vào ngày 30/4/2014. Những phần đóng góp nhận được sau ngày 30/03/2014 sẽ được kết toán và gửi về vào ngày 05/05/2014.

Do tình trạng sức khỏe của Thầy Đinh Đăng Định đang được tính từng ngày, và gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cũng cần thêm tài chánh để trị liệu ngay cho ông một số bệnh hiểm nghèo, Câu lạc bộ Hoa-Mai đã gửi tạm ứng $1.000 Mỹ kim cho mỗi gia đình. Phần còn lại sẽ chuyển về Việt Nam ngay sau khi tổng kết cuộc gây quỹ.

Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của quý Đồng hương hảo tâm Houston (Texas). Mọi thắc mắc hay ý kiến xin vui lòng liên lạc:

Anh Trinh ở số điện thoại (713) 391-9843 hoặc qua địa chỉ email: anhtrinh@hoamai.us

Trân trọng kính thông báo.

Đại diện Câu lạc bộ Hoa-Mai

Anh Trinh

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Công An, Tự Do ngôn Luận | 1 Comment »

►Chuyện Bà Cát Hanh Long, cuộc cải cách ruộng đất và đường lối chiến lược nhất quán của đảng CSVN đối với Trung Quốc từ 1950s đến nay

Posted by hoangtran204 trên 25/03/2014

Tựa đề này có 3 bài: Chuyện Bà Cát Hanh Long, HCM và Cải Cách Ruộng Đất, và Những Bài Học còn Nóng Hổi về CCRĐ.

HCM chính là người vạch kế hoạch CCRĐ. Ông cũng là người phát động CCRĐ. 

Trong tập tài liệu “Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất” đăng trên báo Nhân dân ngày 21/7/1953, tác giả C.B đã có bài viết: (bấm vào đây để đọc bài)  “Địa chủ ác ghê“.

Theo bài này thì “Mụ địa chủ Cát-hanh-Long (tức Cát Thanh Long hay Nguyễn Thị Năm) cùng 2 đứa con và mấy tên lâu la đã trực tiếp và gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!”  Cát Hanh Long là tên ghép của hai người con trai của bà, tên là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát (Trung đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 308); chữ Long không biết  có ý nghĩa gì (?). 

Điều đáng kinh ngạc là ông HCM viết bài Đia Chủ Ác Ghê để phát động phong trào CCRĐ để giết một người đàn bà 46 tuổi, có hai con đang là cán bộ đang kháng chiến chống Pháp, bà lại là người từng nuôi dưỡng cả sư đoàn bộ đội, và nuôi dưỡng  tất cả Ban Thường Vụ  (sau này đổi tên là Bộ Chính Trị) của Đảng CSVN, bà đã cung cấp tiền bạc lương thực và nuôi dưỡng HCM, Phạm Văn Đồng, “Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đảng và của Mặt trận Việt Minh đã từng qua lại và được chở che ở ngôi biệt thự bề thế của bà Cát Hanh Long ở ven hồ Thiền Quang”.

Điều đáng kinh ngạc nữa là về sau, khi nói về vụ cải cách RĐ, người ta thấy hình ông HCM đang quẹt nước mắt! Bà Cát Hanh Long bị bắt giam mấy tháng trời, không ai dám giết, và mọi người mong đợi ông HCM ra quyết định tha cho bà. Nhưng không, ông đã không làm gì hết, và bà đã bị bắn 1953.  Và ông HCM giả vờ khóc 1956.

1956 HCM khóc lóc trước toàn dân nhận lỗi lầm về cải cách ruộng đất

Nhưng chủ trương của Đảng và Bác không thể nào sai được, chỉ có cán bộ cấp dưới làm sai mà thôi!

Bọn cán bộ đàn em nghĩ kế chạy tội cho “Bác và Đảng”, bọn này đã đổ thừa là do bọn Trung Quốc buộc ông HCM phải giết.

Đứa khác thì đổ tội cho Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt .

Sự thật là cuộc CCRĐ đã được tiến hành từ năm 1946 – 1953 nhưng trên một quy mô nhỏ, vì lúc đó CS chưa mạnh;

CCRĐ được ghi nhận trong hàng mấy chục tài liệu của đảng từ 1946-1953Nguyễn Vĩnh Châu – Vũ Ngự Chiêu).

Theo cựu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng Biên Tập nhật báo Nhân Dân, thì C.B là bút hiệu của ông Hồ Chí Minh.

Trong tập 6 của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn Tập, từ tháng 1/1951 đến tháng 7/1954, do NXB Sự Thật Hà Nội in năm 1989, đã đếm được 15 bài viết của ông Hồ Chí Minh ký bút hiệu là C.B.

CB là bút danh của HCM, đã sử dụng trong 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân) ( Bút danh C.B , trên báo Nhân Dân 1951-57) nguồn: Bút Hiệu của  HCM).

Khi chưa có internet, mà ông HCM sử dụng 174 tên và bút hiệu. Bút danh CB và DX nằm dưới mục Bút Hiệu Khác trong HCM

Bài Địa Chủ Ác Ghê- bút hiệu D.X.  được ghi ở đây Bảo Tàng HCM (đã xóa phần nào chứng cớ, nhưng cái đuôi vẫn còn)

Bài Địa Chủ Ác Ghê- Bút hiệu CB.  có bản in giấy ở đây (Trần Hoàng)

Tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội (1953), để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát biểu: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ

Cuộc CCRĐ khởi phát ở Thái Nguyên 1953, và dần dần lan ra khắp Miền Bắc. 

Ghi chú: đường lối chiến lược nhất quán của đảng CSVN đối với Trung Quốc từ 1950s đến nay là

“Thái độ cam chịu làm chư hầu của Trung quốc là đường lối chiến lược nhất quán xưa nay của đảng CS VN, được khẳng định trong điều lệ của đảng kể từ năm 1960 (Đại hội III) ghi rõ lấy tư tưởng Mao làm nền tảng lý luận.

 

Đường lối ấy chỉ tạm ngưng một thời gian ngắn khi bùng nổ mâu thuẫn Xô – Trung và chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979), nhưng ngay sau khi đảng CS Liên xô tan vỡ (tháng 8-1991), đường lối ấy lại được khôi phục, còn mặn mà chặt chẽ hơn trước, suốt từ sau đại hội VII (1991) đến đại hội X, được Đỗ Mười và Lê Đức Anh bảo kê, còn kéo dài chưa biết đến bao giờ mới hết ! ” (hiện ĐANG CẬP NHẬT theo thời gian khi có nhiều tài liệu mới phát hiện, một số tài liệu đã được đưa lên đâu đó trong blog này, phần cập nhật và tổng hợp các bạn đón đọc sau; sẽ được viết tiếp dưới bài này.).

Theo tài liệu của đảng CSVN tổng kết có 172.000 người Việt Nam đã bị giết trong Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956. 

Theo các nhân chứng cao cấp nhất của đảng CSVN và các nhà nghiên cứu, đã có trên 560.000 người VN đã chết trong CCRĐ 1953-1956.

Cập nhật: Khi xử bà Nguyễn Thị Năm ” Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số đường chim bay… Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.,” Chương 5, Đèn Cù, của Trần Đỉnh http://www.vinadia.org/den-cu-tran-dinh/den-cu-chuong-5/

—————–

Chuyện Bà Cát Hanh Long

14-3-2014

Tác giả: Nguyễn Thông 

Bà Cát Hanh Long tức bà Nguyễn Thị Năm, bị cách mạng vô sản quy là địa chủ cường hào gian ác, lôi ra xử bắn năm 1953. Hôm nay 13.3, tôi may mắn được đọc trên tờ báo An ninh thế giới số mới nhất (12.3) bài viết về bà Năm của nhà báo Xuân Ba bạn tôi. Chỉ mong sao cái chính quyền này biết cúi đầu thừa nhận những sai phạm tày trời của họ để chiêu tuyết cho những nạn nhân mà họ đã đày ải oan ức khốn cùng. Nhưng tôi (và có lẽ cả bạn tôi nữa) đều hiểu rằng điều ấy rất khó.

Giờ thì anh Xuân Ba mới lên tiếng chứ tôi và em gái tôi, cô Người Làng Trà,  đã viết về bà Năm từ năm 2007 cơ, trong lần đi tìm mộ người chú ruột hy sinh và được chôn cất tại đồn điền của bà Năm ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Chính chú tôi là một trong hàng nghìn người được bà Năm cưu mang thời kháng chiến, vì vậy gia đình tôi rất biết ơn bà.

Xin biên lại đây một phần liên quan đến bà Năm trong những ghi chép ngày ấy:

Chiều 6.8, nhớ câu nói của bà cụ Vãn “những người chết tại đồn điền trong khoảng những năm 1950 – 1953 đều chôn ở khu vực ao sen” nên chúng tôi dò hỏi và tập trung tìm kiếm tại nơi này.

Trên thực địa mênh mông, nhà cửa chen lẫn rừng cây, chỗ nào chẳng giống chỗ nào. Ao sen ở đâu, liệu có còn? Theo lối mòn cạnh tường rào UBND huyện Đồng Hỷ, đến nơi cách đường lớn khoảng ba bốn trăm mét chúng tôi chỉ thấy một bờ cây gai góc rậm rạp. Gặp bà cụ ngoài 70 đang chăn trâu, cụ hỏi ngay “chắc cô chú đi tìm mộ?”. Chúng tôi lại một phen kinh ngạc liền hỏi thăm bà cụ ao sen chỗ nào. Cụ chỉ tay “ngay cạnh chỗ cô chú đứng chứ đâu”. Nhìn kỹ thấy đúng là có cái ao thực, hình bầu dục, vẫn còn những bậc đá lên xuống. Phía bên phải ao, nhà cửa cây cối sầm uất, rậm rạp. Vạch cây rẽ lá, chúng tôi dò tìm quanh quẩn một lúc thì phát hiện đằng góc ao có đống đá nhỏ, trong đó một hòn to hơn và có vẻ trắng hơn. Chả biết có phải cô đồng Hà nói vậy mà mình cảm thấy vậy chăng? Nửa phân vân, nửa hy vọng, chúng tôi lại gần đống đá và thắp hương khấn mong chú Liễn về phù hộ.

Đi thêm một đoạn chợt thấy ngôi nhà xây tường gạch bao quanh, chúng tôi gõ cửa. Một phụ nữ ngoài 40 đẹp hiền hậu ra mở cửa đưa chúng tôi vào nhà mặc dù chưa biết khách là ai. Nhìn những huân huy chương treo trên tường, tôi biết đây là nhà đại tá Mai Trung Lâm, nguyên tư lệnh trưởng Quân khu 2, đã mất. Sau khi con dâu (người phụ nữa ấy) vào báo tin, bà Lâm ra tiếp. Kha thưa với bà mục đích chuyến đi, bà tỏ vẻ rất xúc động khi nghe chuyện về ông Liễn bởi bà từng là cán bộ kháng chiến hoạt động tại vùng này. Hỏi về khu đồn điền, bà Lâm bùi ngùi kể cho chúng tôi về bà Cát Hanh Long – Nguyễn Thị Năm và những đóng góp to lớn của bà Năm với cách mạng; bà khuyên chúng tôi kiên nhẫn tìm kiếm, đừng bỏ dở chừng. Bà lại giới thiệu sang gặp bà cụ Quỳ, người thân thiết với gia đình bà Năm, nhà cũng gần đó.

Sang gặp cụ Quỳ. Chuyện trò một hồi, khi chúng tôi khoe đã gặp bà Vãn, cụ Quỳ thoáng nhíu mày, im lặng không nói gì chỉ khuyên chúng tôi nên tìm gặp ông Hanh, con trai cụ Nguyễn Thị Năm, lại cho cả địa chỉ và số điện thoại nhà ông Hanh ở Hà Nội.

Biết có ở lại Thái Nguyên cũng chưa thể tìm được mộ vì thông tin còn quá ít ỏi, hôm sau 8.8.2003 chúng tôi quay trở về Hà Nội. Đến nhà số 117 Hàng Bạc, bé tí chỉ khoảng hai chục mét vuông, may mắn gặp bà Hanh, con dâu trưởng cụ Năm. Ấn tượng đầu tiên về bà là sự gần gũi cởi mở nhưng vẫn toát lên vẻ lịch lãm sang trọng. Chúng tôi xin phép thắp hương cho cụ Năm, chạnh buồn nghĩ đến người phụ nữ mà cuộc đời gắn liền với một giai đoạn cực kỳ hào hùng nhưng cũng đầy đau thương của dân tộc.

Cụ Năm là người đầu tiên bị xử bắn khi cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất” năm 1953 mở màn, cái chết của “bà địa chủ” này đã thành tấn bi kịch không chỉ của một con người, một gia đình mà của cả một thời kỳ lịch sử. Mặc dù ngay sau đó Nhà nước đã tiến hành “sửa sai”, nhìn nhận lại những ấu trĩ, sai lầm của “cải cách ruộng đất” nhưng có những nỗi đau vẫn cứ dai dẳng. Trò chuyện, bà Hanh bảo: Gia đình tôi rất buồn vì đến giờ cụ (cụ Năm) vẫn chưa được công nhận là người có công với kháng chiến. Mẹ tôi nuôi dưỡng, che chở cho cả sư đoàn bộ đội, cán bộ, hiện rất nhiều người còn sống biết chuyện nhưng đều đã cao tuổi, mai sau họ mất đi thì mọi chuyện sẽ rơi vào quên lãng.

Bà kể thêm, giọng đượm buồn: “Cô chú biết không, cô Đăng (tức bà Vãn mà chúng tôi đã gặp trên Thái Nguyên) là người giúp việc cho cụ Năm, cụ rất thương yêu, tin cậy. Vậy mà chả hiểu làm sao tự dưng cô ấy lại chính là người đấu tố cụ nhà tôi hăng nhất”. Tôi chợt nhớ sự im lặng, trầm ngâm của bà Quỳ lúc trên Thái Nguyên và thưa lại những điều tốt đẹp mà bà Vãn nói về cụ Năm trong cuộc gặp vừa qua, bà Hanh nghe nhưng vẫn buồn.

Sau cuộc gặp này, việc liên lạc với gia đình cụ Năm được giao lại cho Nguyễn Ngọc Trai (con anh Trác), sĩ quan đang công tác tại Cục Bản đồ (Bộ Quốc phòng). Trước đó ông Hanh có kể cho tôi nghe về chuyện tìm mộ mẹ mình. Sau khi xử bắn, người ta đã đem xác “địa chủ” Nguyễn Thị Năm đi chôn giấu nơi nào đó mà thân nhân không hề biết.

Kể từ hòa bình lập lại 1954, gia đình rất nhiều lần tổ chức tìm mộ cụ nhưng không thành, thất vọng đến mức đành phải lấy tạm một ít đất ở khu vực đồn điền, nơi bà bị bắn cho vào cái tiểu sành đem về, thay cho hài cốt.

Năm 1993, nghe người ta kể về nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên ở xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), ông Hanh tìm đến. Lúc ấy mặc dù rất bận nhưng ông Liên vẫn sốt sắng giúp; có lẽ với một người, một số phận như cụ Nguyễn Thị Năm chả ai nỡ từ chối.

Lúc tiến hành tìm kiếm, ông Liên vẫn ở Hải Dương, chỉ hướng dẫn qua điện thoại. Cả đoàn nhất nhất làm theo lời nhà ngoại cảm, ông Liên bảo hãy đến khu vực sân bay cũ bỏ hoang, thấy cây nào có lá nhỏ nhất thì đào. Mọi người chia nhau tìm trên cả vùng rộng lớn, cây cối um tùm và thật lạ cả khu vực mấy cây số vuông chỉ duy nhất một cây phượng lá nhỏ. Chưa kịp gọi điện báo về thì nhà ngoại cảm chủ động gọi, nói chính nơi đó, ngay gốc cây, hãy đào đi.

Đào xuống sâu hơn một mét quả nhiên thấy có bộ hài cốt chôn sơ sài đã nát vụn, duy chỉ còn mấy chiếc cúc áo của chiếc áo mà cụ Năm mặc khi bị bắn là con cháu nhận ra ngay. Mọi người òa khóc. Và may làm sao, không thể nào nhầm được khi lẫn trong đám xương vụn đó chiếc vòng tay ngọc thạch cụ Năm thường đeo. Cả nhà bùi ngùi xót thương đưa cụ về. Ông Hanh cùng con cháu đắp thêm đất vào gốc cây phượng. Suốt 40 năm trên nấm mồ hoang không hương khói, cây phượng vĩ vẫn nở những chùm hoa đỏ rực viếng hương hồn người đàn bà chịu nhiều oan khiên.

Tháng 8.2007
——————————————-
Cuộc Cải Cách ruộng đất.

>>>“Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng (khởi sự tại Thái Nguyên).[4] 

Tại kì họp thứ ba của Quốc hội, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát biểu: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ”.[5]    

Tuy “Luật CCRĐ của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình”, nhưng HCM và đảng của cụ đã xơi gọn 172.000 mạng người (số này do đảng của cụ đưa ra). Nhưng theo các nguồn tin ngoại quốc và Bùi Tín nói rằng có 500.000 người bị chết trong cải cách ruộng đất. Theo Hoàng Văn Chí thì đã có 675.000 chết.

Theo tính toán của Trần Hoàng như sau. Theo đúng “qui trình”, thì mỗi xã phải đấu tố 5% số nông dân; nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho biết, rất nhiều nơi đấu tố 15%. Dân số Miền Bắc năm 1954 là 15 triệu. Vào thời điểm ấy, 90% dân số ở nông thôn làm ruộng; tính ra vào khoảng 13,5 triệu người. 5% của 13,5 triệu người bị đấu tố sẽ là 670.000 người.  Vì vậy, con số người bị giết hại trong 3 năm đấu tố là 500.000 – 675.000 người có thể là hợp lý.  (Trần Hoàng)

 

Hồ chí Minh và Cải cách ruộng đất

28-5-2011

Tác giả: 

danchimviet.info

Cải cách ruộng đấtmột chiến dịch diệt chủng của người cộng sản cách đây hơn nửa thế kỷ mà khi nhắc lại tưởng chừng như mới hôm nào. Chắc chắn trong lòng người dân Việt, nhứt là người Việt ở miền Bắc đã phải gánh chịu cái tai ách ấy trong suốt 3 năm trời vẫn còn bàng hoàng khi nhắc đến CCRĐ. Ngày nay đảng cộng sản còn đây thì tất cả những hành động diệt chủng của họ còn được che đậy, nhưng mai kia khi đảng cộng sản bị tiêu diệt rồi thì mọi người dân sẽ thắp nén nhang, lập đàn tràng giải oan cho bao nhiêu vong hồn uổng tử đã bị giết oan và bắt kẻ gây án phải đền tội dù họ còn sống hay đã chết.

1 – Cải cách ruộng đất:

Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân(1954-1982) kể lại trong chuyện“ Bí mật HCM” cho chúng ta thấy được sự nô lệ của ông Hồ và đảng Lao Động Việt Nam (tiền thân của đảng CSVN) như thế nào.

“Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông  Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ… [ Tác giả viết hơi mâu thuẩnxin mời coi lại đoạn đầu >>> ]

“Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây. Họ muốn qua CCRĐ để chỉnh đốn lại đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành CCRĐ đến lúc dừng là 3 năm”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)

Ông Nguyễn Minh Cần, người được thành ủy Hà nội giao cho trách nhiệm sửa sai trong việc CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội đã kể lại qua bài “Xin đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ truớc”.  (Xem phim  phỏng vấn Nguyễn Minh Cần và Vũ Thư Hiên ở cuối bài này)

“Ngày 4-12-1953, Quốc hội nhất trí thông qua luật CCRĐ. Sau đó, chủ tịch HCM đã ra sắc lệnh ban hành luật CCRĐ. Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó tràn lan trên khắp cả miền Bắc, trừ các vùng miền núi…

“Do sự phẫn nộ của quần chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy ở Bùi Chu, Phát Diệm, nên về sau, trung ương đảng Lao Động VN chỉ tiến hành cái gọi là “Cải cách Dân chủ” ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương mà không dùng bạo lực quá mạnh vì sợ dân chúng chạy sang Trung quốc, Lào…”

(Người Việt ngày 4 đến 11-2-2006)

Nguyễn Minh Cần trong bài “Xin đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ trước” nói về cái tỷ lệ giết người như sau:

“Cái tỷ lệ quái gở 5% đó kèm thêm những “kết luận” quái đản khác…Cái phương châm “thà sai hơn bỏ sót,cộng thêm với việc “thi đua lập thành tích đánh phong kiến”…

“Tóm lại, những con số về người thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác nhận được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại”. (Người Việt ngày 6-2-2006)

Trong chiến dịch CCRĐ giết người có chỉ tiêu rõ ràng, cái chỉ tiêu ác độc ấy phải giết địa chủ ở mỗi xã cho đủ 5% dân số hoặc nhiều hơn càng tốt, càng được khen thưởng. Theo nhà văn Tô Hoài:

“Thế mà vượt hết, thắng lợi lớn, toàn đoàn truy được hơn năm trăm địa chủ lọt lưới, đến bước ba đưa tỷ lệ 5% lên 7,24% đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ về chính trị cũng như về kinh tế”. (Ba người khác- trang 206)

Nhà văn Trần Mạnh hảo, rất bức xúc với cái tỷ lệ giết người trong chiến dịch CCRĐ ở làng của ông cao hơn các nơi khác:

“Làng tôi là làng công giáo Bùi Chu Phát Diệm, là làng tề, làng bị gọi là ác ôn, nên chỉ tiêu địa chủ trên giao nặng nhất: phải bắt cho được 15% địa chủ là Bình Hải Đoài. Nghĩa là cứ 100 người dân thì phải nộp cho bác và đảng 15 tên địa chủ”. (Thời Luận ngày 1-4-2006)

Chính vì các đội cải cách thi đua lập thành tích cho nên con số người dân vô tội đã bị giết một cách dã man đưa con số lên đến hàng trăm ngàn:

“Ông Bùi Tín, một người bất đồng quan điểm với chính phủ Việt nam cũng nêu lên con số nạn nhân là 500.000 người do Michel Tauriac, nhà văn người Pháp đưa ra. Bùi Tín cho rằng con số nầy cũng hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử” (Wikipedia tiếng Việt online ngày 19-5-2006)

“Một ý kiến cực đoan là của Hoàng văn Chí, người tin rằng 5% dân số miền Bắc ( 675.000 người đã chết). Cuốn sách From Colonialism to Communism của ông nầy đã có tác động mạnh đến cuộc tranh luận về vấn đề con số” (BBC online ngày 28-12-2006)

Trong bài “Cuộc CCRĐ 50 năm trước đây” của phóng viên Nguyễn văn An, đài RFA thì:

“Thống kê của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế tập 2 cho biết đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kể thu của nhân dân, bị“ đào tận gốc, trốc tận rễ”, nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị án tù rồi chết trong nhà giam. Con số nầy có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân không thể thấp hơn thế được…

“Bản thống kê chính thức cho biết là trong 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong CCRĐ thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 76,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế”. (RFA online ngày 15-5-2006)

Chiến dịch CCRĐ đã tàn sát người dân vô tội, máu đã chảy tràn lan khắp nơi, tiếng oán than ngút trời, lúc bấy giờ ông HCM mới chịu cho dừng tay bắn giết và ông Nguyễn Minh Cần, người được thành ủy Hà nội đề cử làm nhiệm vụ sửa sai tại Hà Nội kể:

“Trung ương đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, Trung ương đã thi hành kỷ luật như sau: Trường Chinh, mất chức tổng bí thư, chỉ còn làm Ủy viên BCT, còn Hoàng Quốc Việt và Lê văn Lương mất chức Ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng, bị đưa ra khỏi TƯ/đảng LĐVN…

“Hồi đó chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng”. (Người Việt ngày 4-2-2006)

2 – Hành động diệt chủng:

Trong khi thi hành CCRĐ đảng Lao Động Việt Nam đã đưa ra một phương châm hành động thật là sắt máu, họ chỉ có biết giết và giết.

“Cái phương châm “Thà sai hơn bỏ sót”, cộng thêm với việc “Thi đua lập thành tích chống phong kiến” đã gây tình trạng “kích thành phần”,“ nống thành tích”, cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá… để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn…

“Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”,“tìm ra của chìm”, ép buộc con cái đấu tố cha mẹ, con dâu đấu tố bố mẹ chồng, con rể đấu tố bố mẹ vợ, vợ đấu tố chồng, anh em đấu tố lẫn nhau, trò đấu tố thầy, kẻ hàm ơn đấu tố kẻ ban ơn, láng giềng hàng xóm đấu tố lẫn nhau (cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái “đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái)…

“Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép “thưa các ông, các bà nông dân”, phải xưng “con” trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con…

“Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ gìa cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo”.

(Người Việt ngày 4 đến 11-2-2006)

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, trả lời báo Quê Mẹ khi du lịch sang Pháp sau năm 1975 (1989), ông nói:

“Trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”. (Người Việt ngày 7-9-2004)

Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý thường vụ Viện Tăng thống,Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN trong cuốn “Nhận định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với Dân tộc và Phật giáo Việt Nam”, đoạn nói về CCRĐ, ngài viết như sau:

“Những kẻ thù bên trong ấy là ai. Đó là “Trí, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo, Lưu manh” và phải “đào tận gốc trố tận rễ”có nghĩa là phải tiêu diệt cho bằng hết. Và cuộc căm thù đấu tranh giai cấp ấy đã diễn ra năm 1956, dưới hình thức CCRĐ và “ôn nghèo giợi khổ” kéo dài suốt sáu tháng trời…

“Khẩu hiệu của đội cải cách là “Nhất đội nhì trời”. Cũng như trong miền Nam năm 1975, cộng sản đang trong khí thế “thừa thắng xông lên”, tại các công trường làm thuỷ lợi, cộng sản trương khẩu hiệu “thằng trời đứng qua một bên, để cho thuỷ lợi đứng lên thay trời” và “vắt đất ra nước thay trời làm mưa”, còn gì ngông cuồng hơn…

“Có nhiều trường hợp con tố cha, vợ tố chồng, trò tố thầy, anh em họ hàng tố lẫn nhau vì những nguyên nhân bất hòa trong gia đình trước kia. Tố xong, tòa án nhân dân luận tội và kết án tử hình, tất cả đám đông ở dưới phải hô to ba lần “tử hình; tử hình; tử hình” vừa hô vừa đấm lên hư không ba cái. Thế rồi khổ chủ bị bịt mắt lại đưa đến trói vào cây cột đã được dựng sẳn và đội hành quyết gồm 5 người đứng nhắm bắn, khổ chủ gục đầu xuống và kết liểu một cuộc đời”.

(ĐốiThoại online ngày 21-9-2007)

Để cổ vỏ cho phong trào diệt chủng, hai nhà “ đại thi nô” miền Bắc lúc bấy giờ thi nhau làm thơ cổ động chiến dịch một cách hiếu sát như sau:

1. Tố Hữu:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ

Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong

Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng

Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin…bất diệt”

(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 37)

2. Xuân Diệu:

“Anh em ơi! quyết chung lòng

Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tư thù

Địa hào đối lập ra tro

Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương

Thắp đuốc cho sáng khắp đường

Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay

Lôi cổ bọn nó ra đây

Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi”.

(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 38)

3. Những vụ án thời CCRĐ:

Vụ án đầu tiên trong chiến dịch CCRĐ là thí điểm ở đồng bằng và chọn đồn điền bà Nguyễn thị Năm tứcCát Thành Long được ông Hoàng Tùng viết trong “Bí mật Hồ chí Minh” (để chạy tội cho HCM) như sau:

Nguyễn thị Năm tức Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội Phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung quốc. Họp bộ chính trị bác nói:“ Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”. Sau cố vấn Trung quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, bác nói:“Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp thời dừng lại…

“Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng một phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc đó là như thế”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, con của cụ Vũ Đình Huỳnh, bí thư của ông HCM. Cả hai cha con ông Vũ Thư Hiên đã từng ở tù về tội “Xét lại chống đảng”. Trong quyễn“ Đêm giữa ban ngày” ông Hiên viết về CCRĐ như sau:

“Từ tinh mơ đoàn người rầm rập trên các nẻo đường làng còn tối đất, khản tiếng hô vang những khẩu hiệu có mùi máu. Dân chúng ùn ùn đổ về những sân đình, những bãi rộng, nơi sẽ diễn ra những cuộc đấu tố bọn địa chủ cường hào gian ác…

“Đấu tố diễn ra liên miên, ngày một khốc liệt. Người dân cày dung dị hôm trước, được đảng phóng tay phát động, vụt trở thành hung tợn, mặt bừng bừng khoái trá trong niềm vui hành hạ đồng loại. Tôi kinh hoàng nhìn cảnh tượng không hiểu nổi: nườm nượp lướt qua mắt tôi từng bày đàn người bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng không biết để chiến đấu với quân xâm lược mà với chính đồng bào mình…

“Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới thì hấy mấy anh du kích quen đang xềnh xệch kéo bà đi. Hai tay bị trói giơ lên trời, bà xiêu vẹo bước sau họ, kêu gào thảm thiết:“ Ơi cụ Hồ ơi, cụ trông xuống mà xem người ta đối xử với con dân cụ thế này đây!”

“Ở một xã khác, một người đàn bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo, bên dưới là một đống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản động, ngoan cố lắm, những người bâu quanh nhao nhao nói thế. Người đàn bà quằn quại mãi, tới khi ngất đi mới được người ta hạ xuống.

“Cha bạn tôi, hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, bị tống giam vì bị vu là đảng viên Quốc Dân đảng, thắt cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh: “Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ, với đảng. Tôi không phản bội. HCM muôn năm!”

Người ta lấy gai bưởi cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta tội gì, có thể cô ta là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại nhấn những cái gai sâu thêm một chút làm cho cô gái rú lên vì đau, quằn quại trong dây trói”. (ĐGBN- trang 30-31)

Ông Nguyễn văn Thủ, quê ở tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của đài RFA thì đang ở Hà Nội kể lại chuyện gia đình ông bị đấu tố hồi CCRĐ như sau:

“Gia đình tôi, cụ(ông nội) công tác tốt, đến lúc ấy tự nhiên quy cho cụ tôi là thành phần đối kháng, bắt cụ đi đấu tố, gia sản bị tịch thu hết. Tôi bị coi là con nhà địa chủ, khổ lắm, đi ra ngoài đường là phải chào ông bà nông dân. Dù nó là con là cháu mình, cũng phải gọi nó là“ Ông” là “ Bà”…của cải mất hết, chả còn gì cả…

“Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu”. (RFA online ngày 19-5-2006)

Nhạc sĩ Trịnh Hưng, hiện đang ở bên Pháp, là người bạn thân vừa về thăm thi sĩ Hữu Loan và kể lại câu chuyện có liên quan đến tác gỉa bài thơ nổi tiếng Màu tím hoa sim như sau:

“Ông ấy kể tôi nghe là: Lúc ấy, ông ấy là trưởng Ban Tuyên huấn của Đoàn 304, do tướng Nguyễn Sơn phụ trách, quân đội thì đói khổ lắm, chỉ có ăn khoai, ăn sắn, không có gạo mà ăn…Ông địa chủ đó thì giàu, tháng nào cũng đem gạo đến, để nuôi quân cho…Chính tướng Nguyễn Sơn tháng nào cũng làm lễ vinh danh cho ông ta, ban thưởng huân chương.

“Năm 1953, bị đấu tố, lan đến Thanh Hoá, ông bà địa chủ ấy bị giết chết. Nhà thì chỉ có một cô con gái thôi. Nó cấm tất cả mọi người, con trai, hay con gái, không được kết hôn với con nhà địa chủ, không được nuôi con nhà địa chủ.

“Ông ấy( nhà thơ Hữu Loan) thấy bực quá, mới bỏ về làng, đi qua làng ấy, ông ghé vào thăm, ông biết rằng ông bà cụ bị giết rồi, cô con gái không ai nuôi cả, cô ấy phải đi mót sắn, mót khoai ở ngoài đồng, ăn sống, để sống thôi, quần áo rách rưới bẩn thỉu lắm, ngủ ở đường, ở đình làng, ông thấy thế, thương hại và đem về nhà nuôi…và bây giờ là vợ ông ấy!” (RFA online ngày 19-5-2006)

Nhà văn Trần Mạnh Hảo, người bị đuổi ra khỏi đảng CSVN năm 1989 và đuổi khỏi biên chế nhà nước viết cuốn“ Ly thân” có bài“ Độc quyền chân lý là thủ tiêu chân lý”, đoạn ông viết về CCRĐ:

“Ông đội (tên gọi cán bộ CCRĐ từ trung ương phái về) từ trên bàn xử án xông tới sát ông Luân bị trói, bị chôn chân tới đầu gối trong chiếc hố đấu tố”, đoạn hét:“ mày có hô CCRĐ muôn năm không?” Ông Luân trợn mắt, đôi mắt sưng tấy, lòi cả con ngươi ra…

“Sau đó, ông đội lên bàn xử án, tuyên bố thay mặt đảng và bác vĩ đại, tuyên án xử tử hình gián điệp Quốc Dân đảng Luân, lệnh du kích xã lên đạn rốp rốp thị uy; đoạn trói nghiến ông Luân vào cọc bắn trên ruộng cạn mùa đông đang rét…

Ông Luân bị bắn bằng bốn cây súng trường. Bốn phát đạn cùng lúc đều trúng vào ngực ông Luân phụt máu, khiến ông gục xuống liền, cái giẻ nhét miệng ông bị máu trào ra, rơi bịch xuống như một cục máu đông, hay một mảnh phổi vở tràn ra ngoài”. (Thời Luận ngày 1-4-2006)

Dưới đây là chuyện của cựu trung tá QĐND Trần Anh Kim, hiện đang ngồi tù 5 năm rưởi về tội “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã trả lời phỏng vấn của Việt Hùng, phóng viên đài RFA kể về hoàn cảnh của gia đình ông bị xử một cách dã man trong chiến dịch CCRĐ như sau:

“Đến CCRĐ, sau năm 1954 giải phóng, sau đó giảm tô, đến CCRĐ thì người ta quy cho ông tôi là địa chủ, và quy cho bố tôi là QD đảng. Bố tôi là Phó bí thư QD đảng và bác tôi là Bí thư QD đảng. Bác tôi bị bắn luôn, ông ấy nhận thì bị bắn luôn. Còn bố tôi thì kiên quyết không nhận. Không nhận thì người ta tra tấn, người ta thắt hai dây thừng vào hai ngón chân cái rồi người ta kéo lên sàn nhà, bố tôi đau quá, kêu khóc xin thả xuống. Kêu khóc quá to thì người ta, lấy rơm, lấy rạ nhét vào mồm

“Địa chủ ngày đó là địa chủ “phân” anh ạ. Thí dụ mỗi thôn là mấy địa chủ thì cứ thế mà người ta đưa lên thôi. Cuối cùng cũng bị tù không án hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi đi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn chuồng trâu thôi”.

(RFA online ngày 19-5-2006)

4. Dư luận về CCRĐ:

Học giả  Hoàng Xuân Hãn nói lên cái nhận định của mình về chiến dịch CCRĐ khi trả lời phỏng vấn của Thuỵ Khuê trên đài RFA:

“Cái mất mát lớn bởi sai lầm trong CCRĐ là nó phá vỡ mất cái nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin. Cái nguy hại của CCRĐ là ở chỗ nó phá vỡ một tế bào quan trọng vào bậc nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là làng quê”.

(Người Việt ngày 7-9-2004)

Cố thủ tướng CSVN Võ văn Kiệt, người có nhiều trăn trở trong việc làm của mình đã qua, ông cũng nói lên quan điểm của mình về chiến dịch CCRĐ sau khi đã không còn chức vụ gì trong chính phủ:

“Năm 2005, ông Võ văn Kiệt, nguyên thủ tướngViệt Nam, nhìn nhận“ Trong các chiến dịch CCRĐ và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế” nhằm khẳng định đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn sức mạnh của đất nước”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 19-5-2006)

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, trả lời phỏng vấn của BBC, ông nói còn nhiều vấn đề trong lịch sử Việt Nam nữa thế kỷ trước tiếp tục là kiêng kị, chưa được bàn thảo sòng phẳng:

“Trong xã hội Việt Nam lâu nay, xung quanh đề tài CCRĐ, dư luận buộc phải im lặng. Sự kiện CCRĐ, khi xảy ra, đã làm đảo lộn đời sống nông thôn miền Bắc; nó đi vào lịch sử như một vết thương. Có thể nói đó là vết đen lớn đầu tiên mà phong trào của những người cộng sản khi lên cầm quyền đã để lại trong xã hội Việt Nam”. (BBC online ngày 14-1- 2007) 

Ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó thủ tướng chính phủ, người đã từng kể về mật lệnh Z 30 tịch thu nhà hai tầng trở lên hồi sau năm 1975 viết về CCRĐ trong cuốn“ Lý luận HCM” ông nói lên cái nhận định của mình về cái chiến dịch này:

“Những sai lầm của CCRĐ đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện…gây tai họa cho bao gia đình, làm mất đi những truyền thống tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà cha ông ta đã dày công xây dựng hàng nghìn năm…

“Những sai lầm trong việc đấu tố không chỉ có trong CCRĐ, mà cũng phổ biến trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, nhưng cải tạo công thương chỉ làm ở một số thành phố và tiến hành sau CCRĐ nên phần nào giảm bớt sai lầm, khuyết điểm, tác hại của nó cũng chỉ thu hẹp trong một số thành phố”.

(Bauxite Việt Nam online ngày 16-11-2010)

Cụ Nguyễn văn Trấn, một lão thành cách mạng nổi tiếng của miền Nam trong quyễn “Viết cho Mẹ và Quốc hội” cho chúng ta thấy được rõ ràng sự nô lệ của chính phủ Hồ chí Minh trước đế quốc Trung cộng là như thế nào. Họ ngữa tay nhận viện trợ của Trung cộng để đánh Pháp, Mỹ giải phóng dân tộc (?), nhưng lại tròng vào cổ dân tộc một ách thống trị nguy hiểm hơn, tàn bạo hơn và lâu dài hơn.

“Ác hết sức là cố vấn Trung quốc hiến cho cái kế Phóng tay. Phóng tay! Nói nôm na (theo Nam bộ) là “cứ việc làm mạnh thả cửa”. Và họ dẫn lời vàng ngọc nguỵ biện,“à la” Mao Trạch Đông.

“Kiểu uông tất tu quá chỉnh”. Có nghĩa là: muốn uốn khúc cây cong, ắt phải kéo nó quá chiều.

Trời ơi! đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó trở lại giết chết bao vạn sanh linh

“Có lần anh chị em Nam bộ“ Đại biểu tôi đến gặp ông gìa Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho CCRĐ giết người như vậy?”

“Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói: “Đụ mẹ, tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói cái gì?

“Quả thật, lúc CCRĐ còn nghe theo Chệt mà phóng tay phát động ai mà có ý kiến với nó thì sẽ bị quy là có tư tưởng địa chủ”. (Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội- trang 266-267)

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà trí thức trẻ lớp hậu sinh góp lời nhận định về công cuộc CCRĐ của HCM khi trả lời phỏng vấn của Duy Ái đài VOA:

“Theo tôi cột mốc rõ nhất cho sự phi dân chủ hóa để trở thành độc tài toàn trị của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòamột cái tên rất dân chủ, là việc đảng Lao Động VN phát động CCRĐ, được cụ Hồ gọi là “cách mạng long trời lỡ đất”, vào năm 1953. Bao trùm toàn bộ “cách mạng” này là sự tuỳ tiện của chính phủ cụ Hồ trong việc bắt giữ, hành hạ, bắn giết, tịch thu gia sản đối với hàng trăm nghìn người Việt Nam. Các thủ tục tư pháp thông thường đã có từ thời thực dân Pháp hay các quy định phải tôn trọng pháp luật và quyền con người được ghi trong Hiến pháp 1946 đều không được đếm xỉa trong CCRĐ”. (VOA online ngày 15-9-2010)

Để kết luận bài viết này, tôi xin mượn lời của cố giáo sư Nguyễn Mạnh Tường trích trong bài diễn văn “Qua những sai lầm trong CCRĐ” đọc trong phiên họp của MTTQ tại Hà nội ngày 30-10-1956 với tư cách là một thành viên của MTTQ. Và cũng chính vì bài diễn văn này mà ông đã bị tước hết chức vụ và danh vị nghề nghiệp và sống một cuộc đời bị bạc đải cho đến chết.

“…tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc CCRĐ. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội bị chết oan, không phải vì bàn tay của kẻ địch mà chính của ta…

“Trong CCRĐ chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết một cách thê thảm”. (Người Việt ngày 9-5-2005)

 

© Đại Nghĩa

(sưu tầm)

© Đàn Chim Việt

Nguồn: danchimviet.info

——————————————————

Những bài học còn nóng hổi

Paris, 10-2006

Bùi Tín (cựu Đại tá QĐNDVN, cựu phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, sĩ quan cao cấp nhất hiện diện trong ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, hiện tị nạn chính trị tại Paris)
 

Cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện trên miền Bắc nước ta đã hơn một nửa thế kỷ. Sau 3 năm thực hiện, do sai lầm nặng nề và phổ biến, đảng CS buộc phải nhìn nhận sai lầm (tháng 10-1956) và sửa sai. Họ không thành tâm và cũng không thể sáng suốt để nhìn thật rõ và thật đủ những sai lầm, do đó họ không sửa được sai lầm. 

Bi kịch CCRĐ kéo dài trong không gian và thời gian, chồng chất ngày càng nhiều những đau khổ và tàn phá cho đất nước và dân tô.c. Lúc này, những người dân chủ và yêu nước nhìn lại bi kịch ấy và phân tích cho sâu sắc hơn là một việc làm cần thiết, có ích. 

Nhân dịp này, những bài viết của anh Nguyễn Minh Cần, anh Trần Gia Phụng và những buổi phát thanh chuyên đề của đài Châu Á Tự do RFA rất có giá trị

Có người bảo CCRĐ đã diễn ra hơn nửa thế kỷ, đi sâu vào dĩ vãng rồi, hay ho gì mà bới móc ra. Đảng CS đã sửa sai, đã đổi mới hơn 20 năm rồi, nhắc lại chuyện xưa cũ làm gì !Không ! Vẫn cần nhắc lại và rút ra những bài học sâu sắc hơn, giúp ích cho con đường đi lên và hòa nhập của đất nước, để chia tay dứt khoát với những sai lầm trong quá khứ, để mạnh bước trên con đường đổi mới thật sự. Cần nhìn lại cuộc CCRĐ với con mắt thực tiễn, tôn trọng sự thật lịch sử, trên tinh thần nghiên cứu khoa học cũng như trên lập trường đấu tranh cho dân chủ, tự do. 

Từ đó cũng nên nhìn rộng ra vấn đề chiến lược : quan hệ giữa đảng CS với nông dân VN. 

Sau khi có thời gian nửa thế kỷ để nhìn lại và suy nghĩ, chúng ta nên tập trung chú ý đến những vấn đề và bài học dưới đây: 

1°/  Cục diện mới dẫn đến Cải cách ruộng đất :. Những ai từng sống những năm giữa thế kỷ 20 ở Việt nam có thể nhớ lại không khí lãng mạn nhẹ nhàng trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, với những bài hát sôi nổi ‘’ Bao chiến sỹ anh hùng…’’, ‘’ Nào ta đi hùng binh …’’, ‘’ Diệt phát xít…’’ . Đảng CS rút vào bí mật, các cuộc thanh trừng diễn ra kín đáo, tuổi trẻ sẵn sàng xông ra trận để bảo vệ nền độc lâ.p. 

Từ cuối năm 1949, năm 1950 và 1951 một cục diện mới mở ra. Đảng CS Trung quốc thắng to và rất nhanh, chiếm cả lục địa Trung hoa, lập nên nước Cộng hòa nhân dân, Quân giải phóng Trung quốc đến biên giới Trung – Việt; Việt nam chấm dứt thời kỳ bị cô lập, quan hệ Việt – Trung về mọi mặt mở ra rất rộng rãi về ngoại giao, kinh tế, quân sự, văn hóa… Ảnh hưởng của Trung quốc tràn vào Việt nam như nước lũ, từng đoàn cố vấn Trung hoa nhập Việt, cùng với viện trợ quân sự đủ trang bị mới hoàn toàn cho 6 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh; rồi gạo, vải, đường, thuốc men, xe Giải phóng…; hàng ngàn cán bộ quân sự, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá sang Trung quốc học tập ; mọi người nô nức học tiếng tàu và tiếng Nga. Khắp nơi nhảy ương ca, ‘’đồ đồ đồ sol đồ, đồ đồ đồ sol rê, rê rê rê mí xì rê, rê rê mí rê đô là…’’; những đoàn văn công Trung quốc sang biểu diễn… ; sách đỏ ‘’ Mao tuyển ‘’ và huy hiệu hình Mao tràn ngâ.p. 

Cuối năm 1949, ông HCM***** đi Bắc kinh, Mátxcơva, gặp Mao Trạch Đông và Stalin. Tháng 2–1950 La Quý Ba đại sứ Trung quốc cùng đoàn chuyên gia đến Việt Bắc.

Tháng 9–1950 chiến dịch Biên giới, được đoàn chuyên gia quân sự cầm đầu bởi tướng Trần Canh làm quân sư, mở rộng biên giới Viê.t-Trung từ Cao bằng, Lạng sơn đến Tiên yên, Móng cái. Có thể nói lý luận Trung quốc, kinh nghiệm TQ, hàng hóa TQ, vũ khí TQ, phim ảnh TQ, sách báo TQ…trở thành cuộc sống bao trùm các  “vùng giải phóng’’, còn gọi là “vùng tự do”. 

Vì vùng giải phóng là vùng ‘’tự túc’’, khép kín, cách biệt với vùng ‘’tạm chiếm‘’ nên cũng là cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài; hàng phương tây đều gọi là hàng địch, hàng lậu, hàng cấm. 

Chính trong không khí ấy, trong những điều kiện ấy mà cuộc Cải cách Ruộng đất là một sản phẩm Trung quốc, mang nhãn hiệu thuần Trung quốc, từ mục tiêu đến cách tiến hành theo các bước cụ thể; có thể khẳng định đây là một đặc sản Trung quốc.  

2°/ – Đặc sản Trung Quốc : từ chủ trương đến phương châm và biện pháp : tháng giêng năm 1950, khi ông H*** gặp Mao Trạch Đông ở Bắc kinh và Stalin ở Mátscơva, cả 2 ông Mao và Xít đều thúc dục ông H*** phải về làm ngay cải cách ruộng đất để còn đi đến xóa bỏ tư hữu ở thành thị và nông thôn. Ông Xít còn phân công cho đảng CS của Mao việc ‘’giúp đỡ‘’ cho cách mạng vô sản ở châu Á, trước hết là Việt nam. 

Ông HCM*** luôn sùng bái đến mức tuyệt đối Xít và Mao, coi đó là 2 bậc thày của mình, –  không bao giờ phạm sai lầm – , nên khi về nước là răm rắp thực hiê.n. 

Cũng theo thúc dục của Xít và Mao, đầu năm 1951 Đại hội II của ĐCS họp ở Tuyên Quang, ra công khai trở lại dưới tên mới ‘’ Đảng Lao động Việt nam ‘’ và ra nghị quyết về Cải cách Ruộng đất. 

Từ Á – Phi sang Âu – Mỹ, xưa nay đã có biết bao nhiêu cuộc cải cách ruộng đất. Các cuộc cách mạng tư sản dân quyền đều đặt vấn đề chia lại ruộng đất cho nông dân. Thế nhưng khi đảng CS Liên xô và Trung quốc đặt ra vấn đề CCRĐ thì mục đích không phải là chia ruộng cho nông dân. Mục đích của họ rõ ràng là một mục đích khác, đó là thiết lập và củng cố sự thống trị còn mới mẻ của đảng CS lên toàn xã hội, điều mà họ công khai tuyên bố: thiết lập nền chuyên chính vô sản, một nền chuyên chính đầy máu và nước mắt. 

Ở Trung quốc, sau cuộc Vạn lý trường chinh (từ tháng 10-1934 đến tháng 10-1935) đảng CS TQ bị mất đến 9/10 lực lươ.ng. Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch phát triển mạnh; sau khi phát xít Nhật thua trận, Quốc Dân Đảng củng cố chính quyền trên toàn quốc theo hướng quân phiê.t. Cuối năm 1945, được Stalin chuyển cho toàn bộ số vũ khí tước được của đội quân Quan Đông Nhật  ở quân khu Mãn Châu, Quân Giải phóng Nhân dân TQ lớn rất nhanh và chỉ trong 2 năm, từ 1948 đến 1949 đã Nam hạ chiếm toàn lục địa TQ. Họ đột nhiên chiếm được một vùng đất lạ mênh mông lâu năm dưới sự cai trị của Quốc dân đảng, nên họ cần làm gấp cuộc CCRĐ để quét sạch tàn dư còn khá nặng nề và nguy hiểm ấy. Điạ chủ quốc dân đảng bị bắn, giết, chôn sống như rạ. 

Cần chỉ rõ các cố vấn TQ về CCRĐ sang VN đều dự ‘’ thổ địa cải cách’’  ở TQ, có khá nhiều kinh nghiệm thực tế ở vùng Hoa Nam; nhưng họ có trình độ văn hóa rất hạn chế, hầu hết từ thành phần cơ bản bần cố nông nghèo khổ thất học, lần đầu tiên đi ra nước ngoài, lại mang nặng tư tưởng nước lớn Đại Hán tộc, nên luôn có thái độ trịch thượng, tự coi mình là giỏi giang, cái gì cũng biết để dạy bảo người khác. Về phía Việt nam, các cấp đoàn ủy (chỉ đạo một vùng) và đội (chỉ đạo một xã) cũng đều tuyển lựa trong lớp bần cố nông – 3 đời nghèo khổ, nên thường là dân mù chữ, đi làm thuê, mới được học bình dân học vụ và bổ túc văn hóa, không có khả năng lãnh đạo, càng không có tư duy độc lập, nên chỉ còn biết vâng dạ các đồng chí cố vấn, ‘’ phái viên quý báu’’ của Mao chủ tịch vĩ đại (!), dù cho các vị – từ tổng cố vấn Kiều Hiểu Quang trở xuống – chuyên mang thực tế TQ thay cho thực tế VN. Máu đổ rùng rợn từ đó. 

Vậy mà năm 1956, khi nhìn ra sai lầm, thú nhận sai lầm và đề ra sửa sai ở Hội nghị trung ương 10, những người lãnh đạo đảng CS VN không một ai dám nói gì đụng đến Trung quốc.. 

Tất nhiên trách nhiệm trước hết là ở thái độ chủ quan, giáo điều, xa rời thực tế của đảng CS VN, nhưng không thể bỏ qua cội nguồn của những sai lầm ấy là thái độ sùng bái TQ, sùng bái Mao, sùng bái ĐCS TQ, sùng bái đoàn cố vấn CCRĐ, sùng bái kinh nghiệm TQ. Những người lãnh đạo đảng CS VN đã từ nhiệm vai trò ‘’chủ nhân ông’’ đất nước mình, từ nhiệm vai trò làm chủ trong lãnh đạo đất nước, tự biến mình thành kẻ tay sai ngay trên đất nước mình. 

Chính do thái độ mù quáng, sùng ngoại, tê liệt trong tư duy và suy luận, thiếu bản lĩnh tự hào dân tộc mà bộ chính trị ĐCS VN suốt trong năm 1954 và đến cuối 1955 vẫn tin và truyền bá công khai rằng : ‘’ điạ chủ VN ta rất ma quái, phần lớn dấu thành phần giai cấp để chỉ là phú nông và trung nông ‘’, ‘’ rất nhiều địa chủ giả bộ, đóng kịch làm địa chủ kháng chiến ‘’, ‘’ rất nhiều tên địa chủ giả vờ hăng hái ủng hộ cách mạng, góp vàng bạc, tiền, hiến nhà chỉ để che dấu tội ác‘’,‘’ nhiều tên chui vào đảng CS, không ít tên còn chui sâu, leo cao…’’;‘’ phần lớn đảng bộ và chi bộ đảng vùng đồng bằng Bắc bộ  là do  Đơ Bê – deuxième bureau, Phòng nhì quân viễn chinh Pháp –  tổ chức ‘’ . 

Theo thôi thúc cố vấn Tàu, các tôn giáo bị diệt thẳng tay, sư sãi cha cố bị đày đi làm khổ sai, tiêng chuông chùa im bặt, tượng Phật, ảnh Chúa bị liệng xuống ao. 

Tôi nhớ lại, giữa năm 1955, khi ‘’địa chủ cường hào ác bá kiêm Việt gian’’ bị bắn la liệt  và bừa bãi – suốt từ Thái nguyên về Hưng yên, Thái bình, Kiến an, từ Hà đông, Ninh bình vào Nghệ an, Hà tĩnh- gây xôn xao dữ dội, các tờ thông tin và đặc san về CCRĐ vẫn đưa tin về chỉ thị của Bộ chính trị là ‘’ tỷ lệ 5% dân số là địa chủ là tỷ lệ chính xác (!) trên thực tế ‘’, và ‘’mỗi xã phải có ít nhất 2 đến 3 địa chủ ác bá để chịu tội tử hình là đúng đắn ‘’.  Nơi nào không đạt những tỷ lệ ấy là đã bị nhiễm căn bệnh hữu khuynh, phải làm lại; phải luôn nhớ đây là ‘’cuộc cách mạng long trời lở đất’’, phải nắm vững phương châm‘’ phóng tay phát động quần chúng, nghĩa là làm mạnh, dù có tả khuynh đôi chút cũng không sao, còn hơn là hữu khuynh ‘’;‘’ đừng e ngại các biện pháp mạnh, như đấu tố, dùng đông đảo quần chúng áp đảo địch và kẻ lừng chừng, dùng tòa án và các cuộc xử tử tại chỗ để gây khí thế ‘’. Chính lãnh đạo đảng CS đã thôi thúc cuộc tàn sát,  đến tận giữa năm 1956 khi xã hội đã phản ứng mạnh mẽ. 

Rõ ràng tình hình Trung quốc và Việt nam khác hẳn nhau về chính trị, kinh tế, về chiếm hữu ruộng đất, về các giai cấp và tầng lớp ở nông thôn, về các đảng phái chính trị. Áp dụng máy móc kinh nghiệm Trung quốc vào Việt nam rõ ràng là sai lầm cơ bản nhất, là nguyên nhân của những nguyên nhân sai lầm kéo dài dai dẳng hơn 2 năm trời qua cả 5 đợt cải cách, đến năm 1956, sau khi Đại hội 20 của đảng CS Liên xô (tháng 2-1956) công khai công nhận sai lầm về sùng bái cá nhân Stalin, cuộc họp Trung ương lần thứ 10 đảng Lao động Việt nam (tháng 9-1956) mới dám làm theo để công khai công nhận sai lầm của mình. 

Cần chỉ ra thật rõ rằng cuộc kiểm điểm sai lầm này vẫn còn rất hời hợt, không sâu sắc triệt để, sửa sai do đó vẫn chỉ sơ sài hình thức, vin cớ là trong thời kỳ chiến tranh, ‘’phải tránh không cho địch lợi dụng’’, ‘’phải chiếu cố miền Nam, tránh làm cho bà con trong Nam giảm niềm tin, kẻ địch trong Nam lợi dụng…’’. 

Do thái độ sùng bái TQ, e sợ đảng CS TQ, kiểm điểm sai lầm không dám đụng đến TQ nên từ đó họ vẫn kéo dài căn bệnh ‘’cúi đầu‘’ trong ứng xử với TQ, với những hệ quả tai hại lâu dài cho đất nước và dân tộc, kéo dài cho đến tận ngày nay mà vẫn chưa biết bao giờ mới chấm dứt. 

3°/ Bàn tay của Trung Quốc trong chia đôi Việt nam : Chuyện này không trực tiếp dính đến cuộc CCRĐ, nhưng không thể bỏ qua khi nói đến CCRĐ vì nó xảy ra ngay khi CCRĐ đang ở cao điểm ở Việt nam và nó cũng bắt nguồn từ thái độ sùng bái TQ, ở thái độ từ nhiệm quyền tự chủ, quyền độc lập của Việt nam. 

Chuyện này khá dài. Chỉ xin nói rất gọn để rõ do đâu mà nước ta bị chia đôi ;  nước ta liền một giải, bỗng nhiên bị chia làm hai, hai chế độ, hai nhà nước, hai chính phủ, hai phe… ; vết thương chia cắt đến nay vẫn chưa thành sẹo, sự chia cắt đã tác động sâu sắc đến cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người Việt nam trong hơn nửa thế kỷ qua. 

Nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa được thành lập từ ngày 1-10-1949, đến những năm 1953, 1954, vị trí quốc tế còn rất thấp (mãi đến năm 1971 Bắc Kinh mới được vào Liên Hợp Quốc). Mao và Chu Ân Lai lợi dụng cuộc chiến tranh Pháp – Việt để tìm kiếm một tư thế ngoại giao trên trường quốc tế.

Liên xô đã tiếp tay cho Bắc kinh, đề xướng cuộc họp quốc tế ở Genève (Thụy sỹ) đầu năm 1954 nhằm tìm giải pháp cho hai cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và ở Việt nam. Mỹ, Anh và Pháp đều tán thành. Đây là cuộc ra mắt quốc tế đầu tiên của nước Trung hoa Cộng sản. Đoàn đại biểu Trung quốc do Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Chu Ân Lai dẫn đầu. Qua kể lại, văn kiện hội nghị và hồi ký của những nhân vật tham dự như Molotov (ngoại trưởng Liên Xô), Chu Ân Lai, HCM **** (ngoại trưởng VN Dân chủ Cộng hòa), Tạ Quang Bửu (thứ trưởng Quốc phòng miền Bắc VN)…thì thoạt đầu đoàn miền Bắc chỉ có một dự kiến là ngừng bắn tại chỗ, trong khi chờ thời hạn cuộc tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc. Đó là ngừng bắn theo ‘’kiểu da báo’’, theo từng vùng xen kẽ với nhau, không chia đôi, không cắt ngang đất nước qua một vĩ tuyến nào đó… 

Trong tư tưởng quân sự của các tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà… hồi ấy, lập trường ‘’ngừng bắn tại chỗ’’ dựa trên thế trận đang thuận lợi trên toàn quốc, và nhìn rộng hơn, là thế trận trên toàn chiến trường Đông Dương. Trên chiến trường chính là miền Bắc, chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ đã được sự phối hợp và hỗ trợ khá mạnh của các chiến trường Tri.-Thiên, Tây Nguyên (nơi cả GM 100 bị tiêu diệt trên đường 13 và 14), Đông Nam bộ và đồng bằng sông Mékông, cũng như ở gần Luang Prabang, Phong Saly, Paksé-Sénô ở Lào. Vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng Liên khu 5 là nguồn nhân lực và vật lực quan trọng cho cuộc chiến. 

Người đề ra việc chia cắt Việt nam làm 2 miền chính là Chu Ân Lai nhằm làm cho cuộc họp kết thúc nhanh, được phía chính phủ Pháp tán thành ngay giữa thái độ sửng sốt, ngỡ ngàng của trưởng đoàn HCM**** và tất cả đoàn VN dân chủ cộng hòa.

Đầu tháng 7-1954, Chu Ân Lai từ Genève trở về Bắc kinh báo cáo với Mao rồi ghé qua Liễu Châu ở Quảng Tây, gần biên giới Trung – Việt, triệu tập ông HCM**** và tướng Giáp sang gặp tại đó, ép buộc chấp nhận gỉai pháp chia cắt. Chu ép rằng ‘’Mao chủ tịch đã tán thành ý kiến này; chia cắt chỉ tạm thời thôi, trong khi chờ tổng tuyển cử toàn quốc; phải giải quyết sớm không thì Mỹ sẽ can thiệp …’’. Ông Hồ băn khoăn đành cúi đầu, tướng Giáp cay đắng vẫn phải vâng lời. Chu còn ngỏ ý việc chia cắt sẽ ở vào quãng vĩ tuyến 16, nơi hồi 1945 các nước Đồng minh quy định ranh giới cho việc giải giới quân phát xít Nhật (quân Anh ở phía Nam, quân Trung hoa Tưởng ở phía Bắc). 

Ngày 20/7/1954, ngay trước ngày ký Hiệp định Genève, chính cũng lại Chu Ân Lai ép HCM**** chấp nhận việc chia cắt ở vĩ tuyến 17, dọc theo sông Bến Hải, viện cớ rằng Thừa thiên – Huế là Cố đô, có nhiếu lăng tẩm nhà Nguyễn nên Pháp và ông Bảo Đại không chịu nhượng bộ. Lại một quả đắng phải nuốt vì trước đó HCM ****, Tạ Quang Bửu nhận điện của tướng Giáp từ Hànội… đã cò kè với phía Pháp đường chia cắt phải ở vĩ tuyến 13 (qua đèo Cả) rồi  lùi về vĩ tuyến 14, 15, rồi cố giữ ở vĩ tuyến 16 (phía Nam đèo Hải Vân) như Chu Ân Lai từng hứa hẹn, mà cũng không đươ.c. Chỉ thị trước đó của HCM**** cho Tạ Quang Bửu  khi mặc cả với phía Pháp :’’ không được để mất vùng Nam Ngãi Bình Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên)’’ chỉ là ý muốn hão huyền. 

Chính con dao Bắc kinh trong bàn tay của Mao và Chu Ân Lai đã cắt đôi đất nước ta với sự đồng thuận của nhóm lãnh đạo CS ở Hà Nội. Sự chia cắt độc ác ấy nằm trong ‘’chiến lược chia để trị’’ truyền thống của bọn bành trưởng cũng như của bọn thực dân, để lại những di hại lâu dài. Bắc kinh là kẻ hưởng lợi lớn nhất tại Genève năm 1954, được nâng cao vị trí quốc tế, được tiếng là  “đóng góp nổi bật cho hòa bình ở châu Á’’, được đóng vai cường quốc thế giới. 

Thái độ cam chịu làm chư hầu của Trung quốc là đường lối chiến lược nhất quán xưa nay của đảng CS VN, được khẳng định trong điều lệ của đảng kể từ năm 1960 (Đại hội III) ghi rõ lấy tư tưởng Mao làm nền tảng lý luận.

Đường lối ấy chỉ tạm ngưng một thời gian ngắn khi bùng nổ mâu thuẫn Xô – Trung và chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979), nhưng ngay sau khi đảng CS Liên xô tan vỡ (tháng 8-1991), đường lối ấy lại được khôi phục, còn mặn mà chặt chẽ hơn trước, suốt từ sau đại hội VII (1991) đến đại hội X, được Đỗ Mười và Lê Đức Anh bảo kê, còn kéo dài chưa biết đến bao giờ mới hết ! 

Chính 2 nhân vật tệ hại này đã một mặt làm tay trong cho Bắc kinh để lấn đất, lấn biển nước ta qua 2 hiệp định Việt – Trung 1999 và 2000, mặt khác trì hoãn việc ký hiệp định Việt – Mỹ, cản bước VN sớm gia nhập WTO theo thâm ý của các ông chủ ở Bắc kinh. (Khi TT Clinton còn tại chức, ông đã nhiều lần gợi ý mời VN vô WTO 1995-2000, nhưng đã không thành vì phía VN lừng khừng, lập trường không dứt khoát. Thì ra, có bàn tay của điệp viên TQ nằm trong BCT của đảng CSVN đã cố tình làm vậy để cản trở, tạo cơ hội cho TQ vào WTO (11-12-2001) trước VN (2006)-Trần Hoàng). 

Nhắc đến thái độ bạc nhược của nhóm lãnh đạo CS ở Hànội trước thế lực bành trướng TQ, xin nhớ ông cha ta vẫn căn dặn là phải cứng cỏi về nguyên tắc, dựa vào ý chí độc lập của toàn khối dân tộc, không thể chia rẽ, yếu đuối để họ lấn lướt ‘’được đằng chân lân đằng đầu’’, đồng thời không khiêu khích chúng, khôn khéo giữ hòa khí để duy trì quan hệ láng giềng bình thường và bình đẳng. 

Nhiều nhà trí thức dởm bênh che cho thái độ quỵ lụy dai dẳng của bộ chính trị đảng CS VN thường viện vị trí địa lý Việt nam ở sát nước khổng lồ nên phải có thái độ biết thân phận mình, theo học thuyết địa lý – chính trị; họ lý giải: người ta không thể chọn láng giềng, đây là định mệnh (!), phải biết sống để tồn tại, cứ phải chờ, TQ đổi mới đến đâu ta đổi theo đến đấy!

(Thực tế, có 14 nước có chung đường biên giới với TQ, trong số ấy, có 6 nước mà  đường biên giới chung của họ với TQ dài hơn là đường biên giới chung giữa VN và TQ.  Đường biên giới của TQ dài 22.800 km. Trung Quốc, quốc gia có diện tích lớn thứ ba thế giới (nguồn,  nguồn), có dân số đông nhất thế giới, chung đường biên giới với 14 quốc gia sau: Afghanistan, Bhutan, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Tajikistan và Việt Nam. **

 6 nước mà  đường biên giới chung của họ với TQ dài hơn là đường biên giới chung giữa VN và TQ: Mông Cổ 4,677 km,  Nga 3,645 km,  Ấn Độ 3,380 km,  Myanmar 2,185 km, Kazakhstan 1,533 km, Bắc Triều 1,416 km,  Việt Nam 1,281 km,  Nepal 1,236 km,  Kyrgyzstan 858 km, Pakistan 523 km,  Bhutan 470 km,  Lào 423 km,  Tajikistan 414 km, Afghanistan 76 km). (Trần Hoàng)

Các nhà thông thái nửa mùa ấy có biết hay không, một loạt nước sống cạnh TQ, có biên giới chung với TQ, vẫn giữ vững độc lập tự chủ đó sao ?  Ấn độ, Sri lanca, Miến điện, Thái lan, Mông cổ… đều nhỏ bé hơn TQ sao vẫn giữ được nền độc lập và tự chủ. Họ đâu có thúc thủ chịu đựng cái bất hạnh địa lý – chính trị có một nước lớn là láng giềng. Các nhà thông thái trên đây có biết chăng : dân tộc Hán lớn đến vậy, luôn tự hào là Đại Hán tộc, sống từ ngàn xưa trên đất Trung quốc, thế mà từng bị dân tộc nhỏ bé ở Mông cổ và Mãn châu tràn sang thống trị thời Nguyên Mông và Mãn Thanh. 

Các nhà chính trị thời hiện tại cần hiểu rằng : ngày nay, với khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng phát triển cao, không gian và thời gian bị thu lại rất hẹp, quan hệ quốc tế trên cơ sở những giá trị của thời đại được toàn cầu hóa với tổ chức Liên Hợp Quốc, không phải dễ gì mà một nước lớn lấn áp, thống trị được một nước láng giềng, trừ phi nhóm lãnh đạo của chính nước đó dại dột tự nguyện làm chư hầu cho nước lớn. 

Thật đại phúc cho dân tộc Việt nam ta, gần đây đã có những thanh niên thông minh tuấn tú như Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân…cùng nhiều chiến sỹ dân chủ đã cảnh báo về nguy cơ đến từ phương Bắc và chỉ ra con đường độc lập tự chủ chân chính của nước ta là gắn bó với những giá trị tự do dân chủ của thời đại, tỏ rõ bản lĩnh chính trị cao hơn hẳn bộ chính trị hiện tại, cao hơn hẳn những Nông đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng… một cái đầu.  

4°/ Món nợ lưu cữu của đảng CS đối với nông dân VN : 

Trong CCRĐ bà con nông dân ta đã chịu bao nhiêu tổn thất ? Theo thống kê nội bộ của đảng CS (chưa được công khai hóa), ở những vùng đã làm CCRĐ : 

– số “địa chủ thường’’ :        82.777 , số quy sai là   51.480 , tỷ lệ sai là  62% ; 

– số địa chủ kháng chiến :       586 ,  số quy sai là      290  , tỷ lệ sai là  49% ; -số địa chủ cừơng hào ác bá:26.453,  số quy sai:     20.493, tỷ lệ sai là 77%40. 

Như vậy là đã có hơn 80 ngàn gia đình địa chủ đã bị bắt bớ, đấu tố, hành hạ; mỗi gia đình có trung bình 4 đến 5 người, bị liên quan, nên số bị nạn lên đến 400 ngàn người. Họ mất nhà, mất tiền của, một số tự sát, còn sống cũng đói khổ, ốm đau, suy kiệt; khá đông gia đình bị tan vỡ, con cái thất học, bơ vơ… 

Số “cường hào ác bá” (bị coi là oan hay không oan) bị tù đầy, đánh đập, tra tấn rồi bị bắn lên đến hơn 26 ngàn, cả gia đình bị điêu đứng theo, thì con số bị nạn có thể lên đến hơn 100 ngàn. Vậy là tính sơ sơ số nạn nhân trực tiếp nói chung lên đến nửa triệu con người. 

Chưa hết, theo thống kê nội bộ, trong Chỉnh đốn tổ chức được tiến hành ở 2.876 chi bộ đảng CS gồm có 15 vạn đảng viên, đã có đến 84.000 đảng viên bị xử trí (bị tù, tra tấn, xỉ vả, bị giết) chiếm 47%. Con số khủng khiếp này – nhiều hơn số địa chủ bị đấu tố – đã được giữ rất kín. Tôi có những bạn thân, đồng đội cấp trung đoàn (hồi ấy chưa có quân hàm) là trung đoàn trưởng, tỉnh đội trưởng… bị đánh rụng hết răng, mù mắt, gẫy chân; một số khi sửa sai thì đã bị lao phổi nặng do phải nằm đất ẩm, chỉ có manh chiếu rách. Số đảng viên bị tra tấn còn tàn khốc hơn dân thường vì bị coi là phần tử thù địch chui vào đảng để phá từ bên trong. Hầu hết là đảng viên trí thức, có trình độ học vấn khá. 

Những biện pháp sửa sai đều hời hợt qua loa vì phần lớn của cải đã bị chia chác rơi vãi tan nát hết, còn người chết, tật bệnh hiểm nghèo, đau khổ không thể khôi phục nổi. Cần chỉ rõ thái độ vô trách nhiệm, đạo đức giả của lãnh đạo khi ba hoa về sửa sai ‘’kịp thời’’, ‘’thành khẩn‘’,’’hoàn thành sửa sai ‘’. 

Với thời gian nửa thế kỷ, nhìn lại cho sâu sắc, thế là cả một lớp nông dân thuộc tầng lớp trên ở nông thôn, có văn hóa và kiến thức, am hiểu sâu nghề làm ruộng truyền thống đã bị tiêu diệt nhân danh cách mạng vô sản. 

Món nợ của đảng CS vẫn chưa hết. Ngay sau CCRĐ, chưa kịp sửa sai xong , đảng CS đã ép nông dân đi vào con đường tập thể hóa nông nghiệp, theo chỉ thị của Stalin và Mao. Hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao, từ hợp tác xã từng xóm thôn đến hợp tác xã toàn xã theo kiểu Công xã nhân dân Trung quốc và nông trường xô viết ở Nga. Máu không tuôn chảy nhưng đó là con đường nghèo đói rã họng, chết dần chết mòn, suốt 25 năm từ 1960 đến 1985, nông dân chỉ sống cầm hơi nhờ mảnh đất 5% để lại cho từng hộ, trong khi 95% diện tích đưa vào tập thể không sản xuất nổi sản phẩm ngang bằng 5% kia. Mặc cho nông dân nghèo đói đến cùng cực, mặc cho vô vàn đảng viên kêu trời lên về sự phi lý ngu muội, như bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc bị vùi dập không thương tiếc; nông dân nhiều nơi bị dồn đến thế khốn cùng đã xé rào, tự cứu lấy mình, lúc ấy đảng mới ‘’ sáng suốt ‘’ , chịu ty hý mở mắt theo. 

Ngay sau khi nông dân thoát khỏi chiếc gông cùm tập thể hóa của đảng CS, được tự do sản xuất trên đồng ruộng mình sau năm 1986, lập tức sản lượng gạo nhảy vọt để VN trở thành nước sản xuất gạo hàng đầu; điều này càng chứng tỏ đảng CS đã ‘’ tận tình ‘’ tàn phá và bần cùng hóa nông nghiệp đến mức nào trong suốt gần 30 năm trời mụ mẫm và mù quáng. 

Cùng với tai họa khủng khiếp tập thể hóa nông ngiệp, đảng CS huy động hàng triệu thanh niên nông thôn vào Quân đội nhân dân, không ít tuổi trẻ đã phải ‘’sinh Bắc tử Nam‘’, và ngay sau đó hơn 50 vạn lính nông dân đã bỏ mạng trên đất Cambốt (với 20 vạn bị thương). Và hiện nay đảng đang đền ơn đáp nghĩa nông dân ra sao ? Biết bao mẹ anh hùng, mẹ liệt sỹ nối đuôi nhau trước các nhà ‘’tiếp dân’’ vì ruộng đất, nhà cửa đã bị quan chức đảng, bọn cường hào cộng sản cướp đoa.t. 

Vậy thì câu hỏi đảng CS đã trả hết nợ với nông dân hay chưa vẫn còn nguyên tính chất nóng bỏng. Đồng ruộng đất đai là sinh mạng của nông dân. Hiến pháp vẫn khẳng định ruộng đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Nhà nước do đảng CS dựng lên thay mặt toàn dân nắm quyền sở hữu ấy. Cuối cùng là đảng CS lộng quyền, tự tung tự tác, chia chác ruộng đất tùy tiện, để đến nay quan chức đảng các cấp phần lớn trở thành những địa chủ tư sản mới, chủ nhà đất mới, phú nông mới, làm chủ đất, ruộng, rừng, hồ ao…ở khắp nơi. 

Nông dân, người dân Việt ngày nay gọi các quan chức đảng là lũ ‘’địa tặc‘’, lũ giặc cướp đất của dân, những kiện cáo, khiếu kiện về ruộng đất, nhà cửa ở khắp mọi nơi ngày càng chồng chất, một vụ chưa giải quyết đã lại nổ ra trăm ngàn vụ khác, oan khiên oán giận ngút trời, không có cách gì giải quyết nổi. Nhìn chung nông dân nước ta như con bò cái khỏe mạnh đã bị đảng cộng sản ‘’chiếu cố’’, vắt kiệt sữa, bỏ đói dài dài, nay trơ xương, cay đắng nhìn về thành phố ra vẻ sung túc phồn vinh, ngậm ngùi về sự lạc hậu bất công, về sự phản bội lời hứa xây dựng một nông thôn xã hội chủ nghĩa tiên tiến giàu sang của đảng CS. Đây là món nợ cực lớn.

Kết luận : 

Nhìn lại cuộc CCRĐ và mối quan hệ giữa nông dân VN và đảng CS trong hơn nửa thế kỷ qua, có thể kết luận đó là mối quan hệ tuyệt hảo, tốt đẹp hay chỉ là một bi kịch kéo dài. Câu hỏi nóng bỏng rút ra từ thực tế lịch sử là : 

       – đến bao giờ đảng CS mới trả lại quyền tư hữu ruộng đất đầy đủ cho nông dân, những ngừơi đã và đang khai khẩn, lao động làm ra nông sản cho xã hội, và trả lại cho mọi tầng lớp xã hội quyền tự do đầy đủ về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo, như trong một xã hội dân chủ văn minh ? 

       – đến bao giờ đảng CS VN trở về với nền độc lập tự chủ của dân tộc, từ bỏ thái độ thần phục nước lớn, khôi phục các vùng đất và vùng biển đã mất, để cùng nhân dân mình theo con đường phát triển đúng đắn gắn bó với thời đại dân chủ văn minh ? 

Trên đây là hồi tưởng và suy nghĩ của một người từng ở trong lòng cuộc CCRĐ để quan sát và thuật lại, nhân dịp nửa thế kỷ cuộc sửa sai (tháng 10-1956). 

Xin chớ vội cho là tôi đã cố tình thổi phồng sự kiện, phóng đại tình hình vì cay cú không còn ở trong đảng CS. 

Tôi đã cố giữ tinh thần trung thực của một chiến sỹ dân chủ, lấy sự thật và chỉ có sự thật làm mục tiêu và động lực tinh thần, nhằm làm cho bà con nông dân ta, tuổi trẻ và cả những người cộng sản nhìn lại một cách tỉnh táo và lương thiện về những vấn đề chiến lược : nền độc lập dân tộc và quan hệ giữa nông dân VN và đảng CS VN. 

Người viết mong được nhiều ý kiến nhận xét, đối thoại và tranh luận từ mọi hướng, từ các nhà nghiên cứu ở trong nước, các viện sỹ, giáo sư, sinh viên ngành chính trị, lịch sử, triết học, kinh tế, văn hóa của Học viện chính trị quốc gia và Viện Khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là từ tuổi trẻ trong và ngoài nước và bà con nông dân quý mến. 

Bùi Tín 

(Paris tháng 10-2006)

Nguồn  Trần Hoàng

 

——————————————————-

*Thư Đặng Thái Mai gởi Trường Chinh 19-6-1953. (cha vợ gởi con rễ)

**Nguồn: – “Sổ tay các nước trên thế giới”, tác giả : TS ngữ văn Nguyễn Văn Dương, “http://unstats.un.org”,  “The World Factbook”, – “http://wikipedia.org”

***Các nhân chứng thuật lại Cải Cách Ruộng Đất 1951-1956 do Đảng CSVN lên kế hoạch, chỉ đạo và thi hành

*Đảng CSVN chuẩn bị công tác cải cách ruộng đất ra sao (Phần 4) Nguyễn Minh Cần – Vũ Thư Hiên
*Đội Cải Cách xuống xã hoạt động như thế nào  (Phần 5)
———————————-

Những ai đã từng tài trợ cho Đảng CSVN trong tuần lễ vàng, về sau, đều bị chúng CƯỚP đoạt tài sản sau khi đã chiếm được miền Bắc 1954.

Phải 49 năm sau, Bà Trịnh Văn Bô mới đòi lại được nhà năm 2003. Căn nhà của bà rộng 3000 mét vuông, trị giá 30 triệu USD.
————————————

**

Phản đối những thông tin sai sự thật mà Dmitry Kosyrev viết cho hãng tin (trước đây ta quen gọi là) Novosti cũng cần thiết. Nhưng điều cần thiết hơn với những người đã từng gắn bó với Liên Xô là, hãy giữ tình yêu nước Nga và những người Nga dễ thương thời Liên Xô nhưng không cần phải giữ cảm giác chịu ơn họ.
Những khoản tiền mà Liên Xô viện trợ là rất lớn nhưng hàng triệu thanh niên khác đã trả bằng máu, miền Bắc đã trả giá bằng việc bị bắt buộc phải áp dụng mô hình kinh tế, chính trị của Liên Xô, mô hình làm cho nửa nước lầm than. Cũng vì chính sách đối ngoại “một ông anh” mà đầu thập niên 1980, chúng ta chỉ có thể liên doanh khai thác dầu khí với Liên Xô với mức ăn chia lợi nhuận 50:50. Nước Nga đã thu lãi ròng từ Vietsovpetro một khoản tiền khổng lồ: 10,24 tỷ USD. Putin nhiều lần nói với các đời Thủ tướng Việt Nam, người Nga chưa từng làm ăn với nước nào mà kiếm được nhiều tiền như thế (Viết stt này khi nhớ lại những bản tin của VTV thời Crimea được đưa theo cách cứ như họ là Novosti)

 

Posted in Cải Cách Ruộng Đất 1951-1956 | 6 Comments »

►Hugo Chavez đã dẫn Venezuela vào trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa

Posted by hoangtran204 trên 25/03/2014

Bên blog của Thụy My có nhiều bài rất hay các bạn ghé qua đọc nha. Dưới đây là một trong các bài ấy.

Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (1)

Thụy My

Theo blog Thụy My

24-3-2014

Biểu tình chống chính phủ tại Caracas, 19/03/2014. Dòng chữ trên biểu ngữ: “Khi Trung Quốc bước vào năm con ngựa, Venezuela ở vào kỷ nguyên con lừa. Hãy ra khỏi chủ nghĩa cộng sản Castro!” 

Lời người dịch: Mới đây hôm 22/03/2014, hàng chục ngàn người Venezuela lại xuống đường bất chấp đàn áp, đòi tự do dân chủ, phản đối cách cai trị « độc tài theo kiểu Cuba ». Quốc gia Mỹ la tinh này tuy xa xôi nhưng lại ít nhiều gần gũi với Việt Nam với khuynh hướng « xã hội chủ nghĩa », thường xuyên đả kích các « thế lực thù địch ».

Thụy My xin giới thiệu hai bài viết trên Le Monde ngày 12/03/2014 nói về « chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez » đã đẩy quốc gia có trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới đến tình cảnh phải phân phối theo chế độ tem phiếu.

Về tiềm năng, Venezuela, đất nước sản xuất dầu lửa, là một nước giàu. Nhưng mười lăm năm đi theo chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez đã làm đo ván quốc gia này cả về kinh tế lẫn xã hội. Từ đầu tháng Hai, người dân Venezuela đã xuống đường hàng ngày để phản đối một chế độ đã làm nên ba thành tựu: lãng phí do quản lý tồi tệ, tham nhũng và độc tài chính trị.

Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Chavez – cố Tổng thống nắm quyền từ năm 1999 cho đến lúc qua đời vào năm 2013 là một thứ cốc-tai xã hội – độc lập dân tộc theo mô hình Cuba, và phong trào đấu tranh chống đế quốc đã lỗi thời của châu Mỹ la tinh.

Mười bốn năm ngự trị của Hugo Chavez đã giúp ích cho một bộ phận dân chúng: những người nghèo nhất trong số 30 triệu dân Venezuela đã được tái phân phối lợi tức từ dầu lửa. Còn lại, Chavez đã đưa quốc gia này xuống đến đất đen: nền kinh tế ì ạch dưới ách của Nhà nước, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nản lòng; kiểm soát từ giá cả, ngoại hối cho đến ngoại thương…

Được bầu lên vào tháng 4/2013, người kế nhiệm ông Chavez là Nicolas Maduro lại còn làm « tốt » hơn. Chỉ trong vòng một năm, ông ta đã làm đóng băng hoạt động kinh tế của đất nước. Tuần này ông loan báo buộc lòng phải thiết lập chế độ tem phiếu, theo cách Cuba đã làm cách đây nửa thế kỷ…

Ngoài dầu lửa với trữ lượng lớn nhất thế giới, Venezuela sản xuất ngày càng ít đi, và nhập khẩu hầu như tất cả mọi thứ. Trước đây là quốc gia trồng trọt và chăn nuôi, ngày nay Venezuela phải đi mua hơn một phần ba hàng tiêu dùng thông dụng.

Nhà nước hầu như không còn tiền mặt – thật không còn gì để bình luận đối với một quốc gia xuất khẩu dầu lửa hàng đầu ! Các bệnh viện thiếu thốn đủ thứ. Việc cúp điện ngày càng trở nên thường xuyên. Tỉ lệ lạm phát hàng năm vượt mức 56%, khiến những người nghèo lại càng khốn khổ hơn.

 

Rừng người biểu tình chống chính phủ Maduro tại Caracas ngày 22/03/2014. 

Những người biểu tình đối đầu với các dân quân. Lực lượng trung thành của chế độ lên án những ai xuống đường là « tư sản ». Họ đã lầm. Đằng sau các sinh viên, lực lượng chủ công của phong trào phản kháng, là chiếc bóng của toàn xã hội Venezuela biểu lộ nỗi lo lắng của họ cho tương lai.

Với việc cá nhân hóa quyền lực tột độ của Chavez, quân đội không ngừng tăng cường dấu ấn lên đời sống chính trị. « Mô hình Cuba » sản sinh tại đây tất cả những hệ quả thiếu lành mạnh nhất. Một nền kinh tế không chính thức ra đời, một thị trường chợ đen cả nội thương lẫn ngoại thương trong đó những kẻ tai to mặt lớn ung dung hưởng lợi.

Bên cạnh sự sụp đổ của nền kinh tế, còn phải kể đến tình trạng mất an ninh tăng vọt: 25.000 vụ giết người một năm, không kể đến các vụ trộm cướp, tấn công, bắt cóc đủ loại. Caracas là thủ đô nguy hiểm nhất hành tinh.

Cần phải huy động mọi sự thu hút của tính ngoại lai Mỹ la tinh mới có thể khiến một số nhà trí thức Pháp tìm thấy vài điều thú vị nơi chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez. Dưới thời Maduro cũng như Chavez, tự do của công chúng bị chế nhạo, một bộ phận báo chí bị bịt miệng và tất cả các phe đối lập đều bị trấn áp. Trong thực tế, chủ nghĩa xã hội Venezuela đã biến thành cơn ác mộng.

Thụy My

http://thuymyrfi.blogspot.dk/2014/03/venezuela-trong-ngo-cut-xa-hoi-chu.html

Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (2)

 
 
Dòng người xếp hàng chờ mua thực phẩm tại một siêu thị ở San Cristobal, 27/02/2014.
Nạn khan hiếm hàng và buôn lậu ở Venezuela
 
Tại Caracas, Elsy Marino phải xếp hàng từ sáu đến mười tiếng đồng hồ mỗi tuần. Bà thở dài : « Tất cả mọi thứ luôn thiếu thốn : trứng, dầu ăn, bột bắp. Chắc chắn là mọi người đều chán ngán ». Nhưng đối với người nhân viên luôn ủng hộ chủ nghĩa Chavez, không có chuyện đi biểu tình « với bọn tư sản đối lập ». Lý do của khủng hoảng, theo bà : « Do ông Hugo Chavez không còn nữa ».
 
Người kế nhiệm, Nicolas Maduro đã quyết định đấu tranh chống lại « bọn đầu cơ tích trữ », mà theo ông là những kẻ phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Hôm 08/03/2014, ông loan báo thiết lập « một hệ thống cung ứng cấp cao » dự kiến phân phát các thẻ « tem phiếu điện tử ». Biện pháp này không thể trấn an được phe đối lập, vốn chỉ trích chính quyền đã lấy Cuba làm kiểu mẫu, và từ một tháng qua đã xuống đường tố cáo « sự phá sản của chế độ ».
 
Gần một phần ba (28,3% vào cuối 2013) hàng tiêu dùng vắng bóng trong các cửa hàng, theo « chỉ số khan hàng » của Ngân hàng Trung ương. Lạm phát đạt mức 56,2% trong năm 2013, phá mọi kỷ lục. Trên thị trường chợ đen, đồng đô la được bán với giá cao gấp 12 lần giá chính thức. Trữ lượng ngoại hối giảm mất 30% trong năm 2013.
 
Catalina, y tá làm đêm, đi chợ tại siêu thị Excelsior Gama, ở cạnh các rào cản. Bà tìm thấy dầu ô liu nhưng không có dầu ăn bình thường, sữa đậu nành thay vì sữa bò, thịt bò nhưng không có thịt gà, giấy lau dùng cho nhà bếp nhưng tìm được giấy vệ sinh. Bà cho biết : « Có thể mua được từ những người bán hàng lưu động ở khu Petare, nhưng đắt lắm ».Tại đất nước có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới, giấy vệ sinh đã trở thành một món hàng buôn lậu.
 
Làm việc tại một bệnh viện phụ sản, Catalina kể : « Các bệnh viện thiếu thốn đủ mọi thứ… » Nếu phong trào phản kháng bùng nổ ở các tỉnh, đó là vì nạn khan hiếm hàng hóa, thiếu thốn thuốc chữa bệnh và nạn cúp điện còn trầm trọng hơn tại Caracas rất nhiều. Catalina kết luận : « Chính phủ biết rằng nếu Caracas bùng nổ, thì sẽ là dấu chấm hết đối với họ ».

Làm thế nào Venezuela lại ra nông nỗi này ?

Từ mười lăm năm qua, việc tái phân phối lợi tức từ dầu lửa cho người nghèo đã làm tăng vọt nhu cầu nội địa. Nhưng việc sản xuất hàng tiêu dùng lại không theo kịp, và quốc gia này phải đi nhập khẩu đủ loại hàng.
Theo các nhà kinh tế đối lập, việc kiểm soát ngoại hối, được thiết lập từ năm 2003 cũng như kiểm soát giá cả đã góp phần vào việc bóp nghẹt dần nền kinh tế. Giáo sư Pedro Palma so sánh với « chiếc ga-rô buộc chặt lâu ngày rốt cuộc đã làm hoại thư toàn bộ cơ thể ».
 
Nhà nước hiện nay đang thiếu tiền mặt. Venezuela, quốc gia sản xuất dầu thô thứ 11 thế giới, mỗi ngày đưa ra thị trường 2,7 triệu thùng dầu, theo BP Statistical Review of World Energy.
Ông Palma nhắc nhở : « Tuy nhiên một phần trong số dầu xuất khẩu là cho không – chủ yếu cho Cuba, hoặc là cho các nước nhỏ ở vùng Caribê vay, hoặc trả nợ cho Trung Quốc ».
 
Các cuộc bầu cử năm 2013 đã gây áp lực lên két tiền của PDVSA, tập đoàn dầu khí quốc doanh, và lên tài chính công.
Sau chiến thắng ngắn ngủi của ông Maduro vào tháng Tư, chính quyền không ngần ngại đổ tiền ra để đảm bảo chiến thắng cho các ứng cử viên phe mình trong cuộc bầu cử địa phương tháng 12. Nhà nước trút đến những đồng tiền cuối cùng trong hầu bao và cho các máy in tiền hoạt động. Trong vòng một năm, số tiền đưa vào lưu hành tăng lên 74%.
 
Đất nước tràn ngập những đồng bolivar. Nhưng chính phủ phân phối một cách dè sẻn tiền mặt với tỉ giá 6,3 bolivar đổi được một đô la.
Trên thị trường chợ đen, một đồng đô la có giá đến 82 bolivar. Sự cách biệt tỉ giá lớn lao này mang lại hạnh phúc cho những người giỏi xoay sở và bọn buôn lậu.
 
Những người bán lẻ ở khu Petare chỉ là cò con trong một hệ thống mà từ trên thượng nguồn đã nuôi dưỡng tham nhũng với những món lợi khổng lồ.
 
Theo chính quyền, 40% số thực phẩm nhập khẩu theo tỉ giá chính thức được tái xuất khẩu sang những nước láng giềng trong đó có Colombia. Một ký gạo với giá quy định, sang bên kia biên giới tăng gấp mười lần. Bọn mafia đầy quyền lực kiểm soát việc buôn lậu xăng dầu, mặt hàng gần như miễn phí ở Venezuela.
 
Do không thể nhập khẩu được những nguyên liệu cần thiết, các doanh nghiệp sản xuất suy sụp.
Do không thể chuyển lợi nhuận về nước, các công ty đa quốc gia ngần ngại không muốn đầu tư thêm.
Tập đoàn cuối cùng còn cho lắp ráp xe hơi tại Venezuela là Toyota vào cuối tháng Giêng đã thông báo tạm ngưng hoạt động. Tổng cộng, Nhà nước Venezuela còn nợ các công ty tư nhân 13 tỉ đô la.
 
Theo báo cáo Doing Business 2013 của Ngân hàng Thế giới, Venezuela đứng thứ 181/189 về không khí kinh doanh. Nhà kinh tế Angel Garcia Banchs nhấn mạnh : « Tuy nhiên thị trường Venezuela sinh lợi cao và đầy hứa hẹn khiến các tập đoàn đa quốc gia thường làm ngơ ».
 
Ông Palma thở dài : « Trừ phi giá dầu lại tăng lên, không gì có thể gây hy vọng có một sự cải thiện quan trọng tình hình trước mắt ». 
Theo các nhà kinh tế đối lập, nạn khan hiếm thực phẩm thiết yếu có thể còn trầm trọng hơn trong những tháng tới. Và tình hình chính trị đối với ông Maduro sẽ còn phức tạp hơn.

>>>>>>Thụy My

 

 

Posted in Trung Quoc Venezuela VietNam | Leave a Comment »

►Họa sĩ Trần Duy hay ông Nguyễn Hữu Đang đã phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường (năm 1956)?

Posted by hoangtran204 trên 23/03/2014

Sau khi đọc tin dưới đây về bài điếu văn Họa sĩ Trần Duy và đọc bài của Ls Nguyễn Văn Hoàn  Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường, tháng 10/2009, Trần Hoàng có thắc mắc nhỏ như sau: Họa sĩ Trần Duy hay ông Nguyễn Hữu Đang đã phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường (năm 1956) và đăng lên tờ Nhân Văn?

– ĐIẾU VĂN ĐỌC TẠI LỄ TANG HỌA SĨ LÃO THÀNH TRẦN DUY (Nguyễn Trọng Tạo). “Chỉ còn một điều khiến ông ân hận suốt đời, là 60 năm trước, với tư cách phóng viên báo Nhân văn, ông đã mời các nhà trí thức đáng kính Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Đặng Văn Ngữ cho ý kiến về tự do, dân chủ, đưa ra kiến nghị, mong muốn lãnh đạo tạo thuận lợi cho trí thức và văn nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp; các ý kiến đó đăng báo Nhân văn khiến các vị bị vạ lây, suốt nhiều chục năm bị coi là những phần tử xấu…  (basam.info)

Nhưng theo Ls. Nguyễn Văn Hoàn, viết trong bài   Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường, tháng 10/2009. Ls Hoàn có chuyện cần giải đáp thắc mắc, ông đã ghé nhà gặp thầy học cũ (Ts Nguyễn Mạnh Tường) ở Hà Nội 18/9/1991, và được nghe thầy Tường kể như sau: “Ở Hội nghị của Mặt trận Tổ Quốc, họp ở Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 1956, sau khi ông Trường Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt Nam, tự phê bình về các sai lầm đã phạm trong Cải cách ruộng đất, tôi đọc bản tham luận Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Từ góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi nói đến một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự. Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn. Tôi như thành một người “phạm pháp quả tang”, bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa. Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi. Tuy vậy, tôi đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi này để viết sách, trong đó có cuốn Lý luận giáo dục châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tôi cố ý viết bằng tiếng Việt để lãnh đạo có thể đọc được.”

Vậy, ai là người đã phỏng vấn Ts Nguyễn Mạnh Tường năm 1956 và đăng lên báo Nhân Văn?

Ghi chú của Trần Hoàng:

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) Tiến sĩ Văn Chương Pháp và Tiến sĩ Luật Khoa năm 22 tuối. 

Cuộc gặp gỡ giữa ông và HCM năm 1946 là một bước nhầm lẫn mặc dù ông đã từ chối vào Đảng và luôn giữ khoảng cách với chính quyền. “Tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền”. Nguyễn Mạnh Tường.

Cuộc đời của ông đi vào địa ngục khi ông đã không di cư vào Nam 1954. 

TS Nguyễn Mạnh Tường và cả gia đình đã bị HCM và Đảng CSVN cô lập về kinh tế đến nổi thành một kẻ bần cùng sống bên lề xã hội trong 33 năm trường, Công an và đảng đã theo dõi và đàn áp gia đình ông kể từ 1956, không một ai dám nói chuyện với ông trong khoảng thời gian 1956-1989. Để có tiền mua thức ăn, ông đã cân ký bán tất cả sách quý của ông cho ve chai.  

Mời các bạn đọc Kẻ Bị Khai Trừ hay Kẻ Bị Rút Phép Thông Công của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường >>>> ở đây

Và Thụy Khuê viết hai bài nói về TS Nguyễn Mạnh Tường ở đây

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110715-phan-xvii-nguyen-manh-tuong-1909-1997

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110719-phan-xvii-nguyen-manh-tuong-1909-1997-bai-2-tu-1954-den-1997

Có nhiều bạn vừa gởi  comment cho biết không vào được viet.rfi.fr., vậy các bạn đọc tạm ở đây xem sao: 

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm – Chương 16: Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

sangtao.org Posted: 07/11/2011 in  Biên Khảo / Phê BìnhThụy Khuê

Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội (3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều) về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề: “Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”, đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thuỷ, chỉ giữ lại bản nháp viết tay.

Bài chính luận sâu sắc, chủ đích phân tích những sai lầm của chế độ, từ cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang cải tạo tư sản, quản lý mậu dịch ở thị thành, chỉ ra nguồn cội của sai lầm: vì chế độ chính trị không dân chủ. Và trình bày phương pháp sửa chữa: thực hiện những nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, trong một chế độ dân chủ.

Bài tham luận được gửi sang Rangoon (thủ đô Miến Điện) rồi đến Pháp (theo Hoàng Văn Chí). Vậy Trường Chinh và Xuân Thuỷ, ai là người chuyển băn bản của Nguyễn Mạnh Tường ra ngoại quốc, và để làm gì? Để cho quốc tế biết tình hình miền Bắc Việt Nam hay để buộc tội tác giả?

Nguyễn Mạnh Tường bị kiểm điểm rồi bị đuổi khỏi đại học, sống trong hơn 30 năm sa mạc. 40 năm sau, ông viết tiểu thuyết Une voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm) về ba chính sách nòng cốt trong thời kỳ xây dựng chế độ Cộng sản ở miền Bắc: Cải cách ruộng đất, Cải tạo tư sản, và Thanh lọc trí thức. Ông gửi bản thảo sang Paris. Đây là một trong 7 tác phẩm được hoàn tất trong giai đoạn cuối đời, tất cả viết bằng tiếng Pháp, về hơn 60 năm ông sống dưới chế độ cộng sản. Ngoại trừ cuốn Un excommunié (Kẻ bị khai trừ), được Quê Mẹ in năm 1992 tại Paris, các tác phẩm khác, chưa in.

Tại Paris trong bốn tháng (4/1989-1/1990), ông trả lời nhiều cuộc phỏng vấn, được ghi âm, viết lại, in trên báo, và riêng chúng tôi cũng có dịp gặp ông, nhờ đó, nhiều vấn đề được sáng tỏ hơn.

Ngày 27/7/2003, bác sĩ nha khoa Nguyễn Văn Lung (1916-2009) (em ruột bà Hoàng Xuân Hãn) người tích cực hoạt động cho tổ chức Francophonie (Khối Pháp ngữ) gửi đến chúng tôi một tập tài liệu quan trọng về giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, với lời ghi: “Tôi xin gửi tới chị một số tài liệu về anh Tường để chị sẽ làm hương hồn anh trở lại với chúng ta”. Và ông Lungđề nghị cùng chúng tôi làm một chương trình về luật sư Nguyễn Mạnh Tường trên đài RFI, dưới dạng phỏng vấn, bởi ông biết rõ con người và đã được đọc nhiều tác phẩm chưa in của Nguyễn Mạnh Tường. Đang chuẩn bị, thì ông được thư của bà Nguyễn Mạnh Tường ngỏ ý lo ngại, ông đành phải hoãn cuộc phỏng vấn, đợi khi nào thuận tiện hơn. Tuy nhiên ông căn dặn chúng tôi có toàn quyền sử dụng tập tài liệu này trong khuôn khổ văn hoá. Cũng xin nói thêm, Nguyễn Văn Lung và Joël Fouilloux, là hai người có giấy ủy quyền của Nguyễn Mạnh Tường về việc in các tác phẩm của ông ở ngoại quốc. Chúng tôi đang chờ đợi một dịp thuận tiện để công bố những tư liệu này, thì ông Nguyễn Văn Lung đột ngột qua đời tại Paris ngày 8/10/2009.

Trong tập tài liệu này, ngoài hình ảnh, thư từ viết bằng tiếng Pháp, trao đổi giữa Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Văn Lung cùng một số người Pháp, về vấn đề Francophonie, về việc in sách của luật sư tại Pháp, còn có bản chụp hai cuốnContruction de l’orient- Apprentissage de la Méditerranée (Xây dựng Đông phương- Kinh nghiệm Địa Trung Hải) và Le voyage et le sentiment (Du hành và cảm xúc), kịch. Ngoài ra, có một bản đánh máy, kê khai gần đủ các tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường, phần lớn chưa in, và nhất là bản thảo (đánh máy) cuốn Une voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm) do Nguyễn Mạnh Tường sửa lỗi.

Qua những tư liệu này, chúng tôi thử dựng lại chân dung Nguyễn Mạnh Tường, chủ yếu, dẫn trích từ các tác phẩm và từ lời nói của ông trong các buổi gặp gỡ, trả lời phỏng vấn Phạm Trần, Hoà Khánh, ở Paris, và giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, học trò ông ở Hà Nội.

Phần thứ hai, chúng tôi sẽ giới thiệu tác phẩm Une voix dans la nuit, cho tới nay, là cuốn sách duy nhất do một trí thức tự do viết về những bi kịch đau thương còn khép kín. Như tất cả các tác phẩm khác của Nguyễn Mạnh Tường, Une voix dans la nuit, có bút pháp mạnh mẽ, đầy hấp lực và hình ảnh, mỉa mai và châm biếm, chặt chẽ trong lập luận pháp lý, là sự đồng quy của văn chương và luật pháp trong một ngòi bút nhà văn.

Tập tài liệu của nha sĩ Nguyễn Văn Lung trao cho chúng tôi năm 2003, với những bút tích quý giá này, sẽ được gửi về Viện bảo tàng văn học hoặc lịch sử, khi điều kiện cho phép.

*

Ở trong nước, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh (16/9/1909 – 16/9/2009), Nguyễn Mạnh Tường được thần tượng hoá trở lại, với những mỹ từ “thông minh siêu việt” “lưỡng khoa tiến sĩ” “kỷ lục chấn động học đường nước Pháp”, “nhà sư phạm lỗi lạc”… Những điều đó ít nhiều có thật, tiếc rằng còn một sự thật đáng nói hơn là cuộc đời và tác phẩm của ông, hiện vẫn bị chôn vùi trong bóng tối.

Duy chỉ có giáo sư Nguyễn Văn Hoàn là trung thành với lời nói của thày Tường.

Còn phần lớn những học trò cũ, nay đã thành các nhà giáo nhân dân, không ngần ngại xoá bỏ quãng đời sa mạc hơn 30 năm của thầy Tường, để thay thế bằng một sự nghiệp liên tục tốt đẹp, không vết phong trần: “Chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình được lập lại, toàn gia đình giáo sư Nguyễn Mạnh Tường mới trở về Hà Nội. Giáo sư tiếp tục giảng dạy tại trường Đại học tổng hợp Hà Nội và làm việc tại Viện Nghiên cứu Giáo dục từ 1954 đến 1970. Từ khi nghỉ hưu, giáo sư dạy Pháp ngữ tại nhà theo yêu cầu, và theo đuổi những công trình khoa học cứu của mình.” (Trần Văn Hà, Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, tự học và quyết tâm là bí quyết thành công, Xưa và Nay, số 11, 1996).

Sự đánh bóng và ngoa ngôn, cũng là một cách chôn thày thêm lần nữa, đáng ngại là nó xẩy ra ở những ngòi bút của các giáo sư đại học, mà sự chính xác phải là châm ngôn giảng dạy:

Ví dụ, về việc Nguyễn Mạnh Tường gặp chủ tịch Hồ Chí Minh trong đại hội “Liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc” năm 1952 ở Việt Bắc, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú cam đoan rằng: “Riêng đối với giáo sư [NMT] đây là những giây phút (…) gắn bó thiêng liêng máu thịt giữa giáo sư với cách mạng, với lãnh tụ, đến mức cực độ“.

Hoặc để chứng minh những “vinh quang chói lọi” của thày Tường, ông Nguyễn Đình Chú không ngần ngại xác định: “thân phụ là một công nhân”, “Nguyễn Mạnh Tường đã liên tiếp tốt nghiệp cao đẳng văn chương, cử nhân văn chương, cử nhân luật khoa, làm luật sư toà thượng thẩm Montpellier, cao đẳng ngôn ngữ, và văn tự cổ“; và luận án tiến sĩ được phê “siêu ưu” (ông dịch chữ très bien) (trong bài Thầy tôi, Hồ sơ Nguyễn Mạnh Tường, mạng Vietstudies). Chẳng hiểu Pháp có các bằng cao đẳng văn chương, cao đẳng ngôn ngữ, và văn tự cổ từ thủa nào? Và Nguyễn Mạnh Tường chỉ mới tập sự luật sư, khi ở Pháp.

Ông Phong Lê, giáo sư, Viện trưởng Viện văn học, viết: “Năm 1928, đỗ cao đẳng văn chương, năm 1929, đỗ cử nhân văn chương, cũng năm 1929, đỗ cử nhân Luật- Năm 1931, đỗ cao đẳng ngôn ngữ văn tự cổ (tức chữ La Tinh và Hy Lạp cổ”.Rồi một chỗ khác, ông giải thích thêm: “Mà cử nhân thì còn lâu mới đến Tiến sĩ, sau khi vượt được cái ngưỡng cửa Thạc sĩ. (Lúc này tất cả các thầy Pháp ở Đại học Đông Dương đều mới chỉ có bằng Thạc sĩ)”. (Hồ sơ Nguyễn Mạnh Tường, mạng Vietstudies)

Thì ra các giáo sư Nguyễn Đình Chú và Phong Lê chẳng hiểu gì về văn bằng ở Pháp.

Riêng ông Phong Lê còn nhầm Thạc sĩ (Agrégé) của Pháp, một kỳ thi tuyển rất khó, với văn bằng hiện nay ở Việt Nam gọi là Thạc sĩ, tương đương với Maîtrise của Pháp, hay Master của Mỹ. Khi dịch Maîtrise hay Master thành Thạc sĩ, Bộ Giáo Dục, vì không hiểu lịch sử của hai chữ Thạc sĩ, nên đã dịch bậy, gây lầm lộn như thế.

Thạc sĩ là một kỳ thi tuyển (concours) chọn các giáo sư của Pháp để dạy các trường trung học (thạc sĩ văn chương, khoa học), hay đại học (thạc sĩ luật hay y khoa -nay đã bỏ-). Để dự thi thạc sĩ văn chương hay khoa học, thí sinh cần phải có bằng cử nhân (licence ngày trước, maîtrise hiện nay), riêng thạc sĩ luật (và y khoa) thí sinh cần phải có bằng tiến sĩ.

Việt Nam có Nguyễn Mạnh Tường đỗ 2 bằng Tiến sĩ quốc gia (1933) và Phạm Duy Khiêm đỗ Thạc sĩ (1935), sau này về y khoa có Thạc sĩ Trần Đình Đệ… đều là những người học giỏi nổi tiếng.

Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường

Trong lá thư đề ngày 16/8/1994 gửi Nguyễn Văn Lung, Nguyễn Mạnh Tường viết:

“Tôi vẫn tiếp tục làm việc, dậy học và hoàn tất cuốn tiểu thuyết mới nhất Palinodies [Phủ nhận] cuốn sách thứ 18 của tôi”. Như vậy tạm coi Palinodies là tác phẩm cuối cùng, và là cuốn sách thứ 18 của ông.

Với những tư liệu hiện hành, xin tạm kê khai những tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường như sau:

Thời kỳ 1932, các luận án, Pháp văn:

1/ L’Individu dans la vieille cité annamite- Essai de synthèse sur le Code de Lê (Cá nhân trong xã hội cổ Việt Nam – Tổng luận Luật Hồng Đức): Luận án tiến sĩ Luật.

2/ Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset) luận án chính (thèse principale), tiến sĩ văn chương.

3/ L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong văn chương Pháp, tác phẩm của Jules Boissières), luận án phụ (thèse complémentaire), tiến sĩ văn chương.

Thập niên 1940, tác phẩm Pháp văn:

4/ Sourires et larmes d’une jeunesse (Nụ cười và nước mắt tuổi trẻ), Revue Indochinoise, Hà Nội, 1937.

5/Construction de l’Orient-Pierres de France (Xây dựng Đông phương-Nền tảng Pháp), Revue Indochinoise, 1937.

6/ Construction de l’Orient – Apprentissage de la Méditerranée (Xây dựng Đông phương – Kinh nghiệm Địa Trung Hải), Collection Tendances, Hà Nội, 1939.

7/ Le voyage et le sentiment (Du hành và cảm xúc), kịch ba màn, Collection Tendances, Hà Nội, 1943.

1950, Việt văn:

8/ Một cuộc hành trình (Minh Đức, Hà Nội, 1954) (nửa hồi ký, nửa nghị luận. Hành trình một người trí thức tham gia kháng chiến)

Sau 1958, Việt văn:

9/ Lý luận giáo dục Âu châu thế kỷ XVI, XVII, XVIII, từ Erasme tới Rousseau (tên Pháp: Doctrines pédagogiques de l’Europe du XVI au XVIIIe siècle, d’Erasme à Rousseau), nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1994.

10/ Eschyle và bi kịch cổ đại Hy Lạp (Eschyle et la tragédie grecque), nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1996.

11/ Orestia (dịch và chú giải bi kịch của Eschyle sang tiếng Việt). Chưa in

12/ Virgile, nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La Mã cổ đại [tên gốc:Virgile và anh hùng ca La tinh- Virgile et l’épopée latine], nxb Khoa Học Xã Hội, 1996.

Bắt đầu viết tự truyện, tiếng Pháp: Larmes et sourires d’une vieillesse.

Sau khi đi Pháp về (1990-1994), hoàn tất cá tác phẩm, Pháp văn:

13/ Larmes et sourires d’une vieillesse (Nụ cười và nước mắt tuổi già), tự truyện, ba cuốn, chưa in.

14/ Triptyque (tạm dịch: Bức họa ba tấm), chưa in.

15/ Un excommunié (Kẻ bị khai trừ), Quê Mẹ, Paris, 1992.

16/ Malgré lui, malgré elle (Mặc hắn, mặc nàng) (l’amour conjugal sous le régime communiste) (tình yêu vợ chồng dưới chế độ cộng sản). Chưa in.

17/ Partir, est ce mourir? (Đi là chết?) (Tragédie de l’émigration) (Bi kịch di dân). Chưa in.

18/ Une voix dans la nuit– Roman sur le Việt Nam 1950-1990 (Tiếng vọng trong đêm-Tiểu thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990). Chưa in.

19/ Palinodies (Phủ nhận). Chưa in.

Trừ bản dịch Orestia, thì đúng Nguyễn Mạnh Tường đã viết 18 cuốn sách (kể cả các luận án tiến sĩ).

Trừ bốn cuốn tiếng Việt, phần còn lại, để bảo tồn tự do của ngòi bút, để thế giới có thể đọc được, để giữ an ninh cho gia đình, và bảo toàn bản thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã chọn tiếng Pháp. Vì vậy, muốn đọc và hiểu ông, cần phải biết tiếng Pháp, hoặc phải có bản dịch. Văn chương điêu luyện của ông không dễ dịch, bản dịch Un excommunié (Kẻ bị mất phép thông công) của Nguyễn Quốc Vĩ (trên các mạng Thông Luận, Vietstudies) mới chỉ là bản đầu tiên, chưa diễn đạt được văn phong uy vũ của Nguyễn Mạnh Tường. Ngay trong cái tựa Un excommunié, tác giả đã có ý so sánh chế độ cộng sản như một giáo hội cuồng tín, loại trừ kẻ ngoại đạo (những người không cộng sản), vì vậy, nên dịch theo nghiã bóng Kẻ bị khai trừ, hơn là dịch theo nghiã đen, Kẻ bị mất phép thông công, yếu và khó hiểu.

Con đường hoà hợp văn hoá Đông Tây

Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16/9/1909 tại phố Hàng Đào; nguyên quán: xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Mất ngày 13/6/1997 tại nhà riêng, 34 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội.

Cha: Nguyễn Căn Cát, công chức. Năm 1937, kết hôn với cô Tống Lệ Dung, có ba con: Nguyễn Tường Hưng, Nguyễn Dung Nghi và Nguyễn Dung Trang.

Học tiếng Pháp từ nhỏ. Collège Paul Bert, rồi lycée Albert Sarraut, Hà Nội.

1925, đậu Tú tài triết học (16 tuổi), hạng ưu. Được học bổng sang Pháp học Luật và Văn chương tại đại học Montpellier.

1927, đậu cử nhân văn chương với 4 chứng chỉ: văn chương Pháp, văn chương Hy Lạp, văn chương La Tinh và Bác ngữ học (Philologie).

1930, đậu cử nhân Luật. Dự định thi tuyển Thạc sĩ (concours d’Agrégé) để dậy học, nhưng vì quốc tịch Việt nên không được thi. Sửa soạn luận án tiến sĩ quốc gia (doctorat d’état). Trong thời gian làm luận án, ông thực tập luật sư tại toà Phúc thẩm Montpellier.

Tháng 5/1932, ông bảo vệ luận án tiến sĩ Luật, đề tài: L’Individu dans la vieille cité annamite- Essai de synthèse sur le Code de Lê (Cá nhân trong xã hội Việt Nam cổ – Tổng luận Luật Hồng Đức). Tháng 6/1932, bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương với luận án chính: Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset) và luận án bổ túc: L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières).

Trả lời phỏng vấn của Phạm Trần, Nguyễn Mạnh Tường giải thích:

“Chính sách đàn áp của thực dân (đặc biệt sau vụ nổi dậy của Việt Nam quốc dân đảng), chương trình học, cũng như mặc cảm lạc hậu về đất nước khiến người trí thức hồi đó dễ xa lìa mạch sống dân tộc. Thế nên, cái vấn nạn lớn nhất của chúng tôi thời đó là làm cách nào để dung hợp hai nền văn hoá Đông Tây đối chọi nhau. (…) Để hoà hợp, căn bản đầu tiên là phải hiểu nhau. Hai nền văn hoá phải cho nhau biết bản sắc, lề lối suy nghĩ (mentalité) của mình. Từ đó, gạn đục khơi trong để tổng hợp. Và căn bản nghiên cứu của tôi phát xuất từ nhận định đó. Tôi khảo sát nét hay của văn minh Âu. Tôi mơ ước đem văn minh vật chất Âu kết vào vũ trụ tình cảm Đông”.

“Ngay từ khi viết luận án, tôi đã mang ý hướng ấy. Luận án Luật tôi dành cho Việt Nam. Tôi khảo sát cái chủ nghiã cá nhân (một sản phẩm đặc thù Âu Tây), đã thể hiện ra sao trong văn hoá Việt, cụ thể qua Luật Hồng Đức (thế kỷ XV), một bộ luật còn mang nhiều dân tộc tính. Đề tài chính của luận án văn, tôi dành cho văn hoá Pháp; đề tài phụ tôi dùng J. Boissières để kết nối Đông Tây. Boissières đã vẽ lại bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đã đặt chính sách thực dân trước những vấn nạn lương tâm khó xử”. (Hạnh ngộ cụ Nguyễn Mạnh Tường, Hai thế hệ, một tâm tình, Phạm Trần ghi, Paris, 16/11/1989, tài liệu đánh máy).

Chú thích: Jules Boissières, thuộc ngành hành chính dân sự, 1886 đến Bắc Kỳ cùng với Paul Bert và làm phụ tá cho Paul Bert. Paul Bert, bác học và chính trị gia, học trò của Claude Bernard, là vị Tổng trú sứ (Résident général) Bắc và Trung kỳ có đầu óc tự do, ôn hoà, chủ trương hợp tác Pháp Việt, ông mở các trường Pháp-Việt đầu tiên ở Bắc và Trung (ở Nam Kỳ có từ 1867). Năm 1886, Paul Bert mất tại Hà Nội. Boissières mất tại Hà Nội năm 1897, ở tuổi 34, nổi tiếng với tập truyện ngắn Fumeurs d’opium (Những kẻ hút thuốc phiện) in năm 1919.

Đậu hai bằng tiến sĩ ở tuổi 22

Một trường hợp hiếm có ở đại học. Nguyễn Mạnh Tường thành công vì làm việc cật lực:

“Từ lớp sáu cho tới tú tài, mỗi tuần tôi có thói quen đọc 2 cuốn tiểu thuyết Tây. (…) và nhất là do cật lực làm việc: suốt 5 năm dài, mỗi sáng tôi thức dậy từ 4 giờ, học và viết tới 8 giờ thì đi lớp; chiều lại học tới khuya.” (Phạm Trần, bđd).

Tháng 9/1932, ông về nước, ở 3 tháng, rồi lại sang Pháp.

Việc này, trong các bài trả lời phỏng vấn ở Paris, không thấy ông nói đến. Một số người đưa ra thuyết: “chính quyền thực dân Pháp không muốn dùng ông. Không tìm được việc làm xứng đáng với học vị của mình, ông lại sang Pháp” (Trần Văn Hà, bđd)

Nhưng theo Nguyễn Văn Hoàn, thì Nguyễn Mạnh Tường kể lại rằng: “Về nước có hai viên mật thám, trong đó có Louis Marty, gặp và gợi ý tôi vào làm việc với Bảo Đại, cấp bậc Thượng thư. Tôi từ chối, sau đó họ gây khó khăn, ở nhà ba tháng, tôi trở lại Pháp” (Nguyễn Văn Hoàn, Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường, tháng 10/2009, báo Hồn Việt, mạng Vietstudies).

Chứng này có thể tin được vì Nguyễn Mạnh Tường và Bảo Đại cùng về nước tháng 9/1932, và bản thân ông muốn đứng về phía dân, không tham chính.

Tháng 12/1932, ông trở lại Paris.

Từ 1933-1936: du lịch nhiều nước Âu Châu.

Thành thật nói, tôi đã trở thành một hiện tượng. Các báo ở Paris và Montpellier dành cả số nói về tôi. Có tờ coi sự thành công của tôi là một “sai lầm” của Pháp [ông muốn nói đến bài của Clément Vautel]. Song hầu hết đều nói tốt. Cũng nhờ vậy mà nhiều đại học Âu Châu biết và mời tôi tới thăm. Tôi đã có dịp Âu du một vòng không mất tiền từ London sang La Haye xuống Bruxelles, Berlin, Athènes, Rome, Istanbul, Vienne, Madrid… Tôi còn nhớ trên đường từ Berlin về Vienne thời đó (1933) tôi ngang qua Munchen và tham gia cuộc biểu tình lớn của Hitler tổ chức.” (Phạm Trần, bđd).

Theo cuốn Apprentissage de la Méditérannée (Kinh nghiệm Địa Trung Hải) ông đến Madrid tháng 4/1933, đi thăm các tỉnh Tây Ban Nha và đi Ý; năm 1934 sang Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy ông đã nhớ lầm trật tự các chuyến đi, khi trả lời Phạm Trần 60 năm sau.

Ở đây, chúng ta cũng nên đọc qua bài báo của Clément Vautel, tiêu biểu cho khuynh hướng thực dân ngạo mạn và kỳ thị. Bài ngắn, chúng tôi dịch cả để độc giả thấy giọng điệu xỏ xiên này:

“Một tay An-nam-mít 22 tuổi, tên Nguyễn Mạnh Tường, vừa giật dễ dàng hai bằng tiến sĩ luật và văn chương ở đại học Montpellier. Hắn chỉ học có năm năm đã đoạt hai phẩm hàm cao nhất của phương Tây.

Tay trí thức “da vàng” này, đặc biệt nổi trội khi trình luận án văn chương với đề tài tuồng Alfred de Musset, có thể dạy cho bọn bỉnh bút của ta một bài học đích đáng. Ban giám khảo đã có lời khen rồi, tôi chả có tư cách gì mà chêm vào nữa.

Thực đếm không xuể số trẻ Đông Dương đoạt đủ loại bằng cấp tại Pháp: chúng đạt những thành quả ở đại học mà bọn “rợ trắng” không khá bằng, thèm muốn.

Rất chăm chỉ, thông minh, lại đầy tham vọng, những tay Á châu này tháo gỡ như bỡn những bí quyết trong đỉnh cao học thuật của chúng ta, rồi về xứ rêu rao:

– Cái văn minh nức tiếng kia rút cục chỉ có thế ư? Xa trông, tưởng ghê gớm, chứ đến gần, nào có ra gì!

Vì vậy, tôi tự hỏi, chúng ta chẳng đã phạm những nhầm lẫn sơ đẳng nhất, khi dạy cho các tướng này những bí quyết “văn hoá” của chúng ta, để khi về nước, chúng không còn tin vào tính ưu việt của giống nòi da trắng đang bảo hộ chúng.

Việc mở cửa cho bọn bản xứ vào các đại học của ta, và tưới xả láng chúng những bằng tiến sĩ này nọ, xem thì cũng ngộ đấy; nhưng chớ có ảo tưởng, coi đó là phương tiện xoá dấu vết xâm lăng để từ thời đại đô hộ nhẹ bước sang thời đại cộng tác.

Không phải tất cả những tên da vàng được ta bôi trát thứ trí thức trắng này, sẽ xoay sang đỏ choé khi chúng về tới bờ sông Hồng, nhưng nhiều đứa trong bọn sẽ trở thành cán bộ của cái đảng cộng sản, mà ở Âu Châu, thì tuyên bố vô tổ quốc, nhưng về đến nền thuộc địa, lại rao giảng chủ nghiã quốc gia trăm phần trăm.

Thử hỏi làm sao mà khác cho được? Cái làm tôi ngạc nhiên, là một cô gái Đông dương -bởi có cả bọn sinh viên con gái da vàng nữa- về nước với bằng giáo sư sử học, tuyên bố: Chừ tôi mới chính là Jeanne d’Arc đây! Vậy mà ả vẫn chưa thành “Nữ Thánh đồng trinh đỏ” của cuộc cách mạng giải phóng.

Theo tôi, khôn ngoan ra, thì ta nên khai hoá dân bản xứ bằng chính cái văn miêng của chúng. Thử hỏi cái luận án của một tay An-nam-mít về tuồng hát của Musset, là cái giống gì? Dù tuồng đó có đậm đà, tinh tế, cao nhã, gì gì đi nữa, thì nó cũng chẳng làm cho kẻ bị đô hộ có cảm tưởng tốt đẹp về đạo đức của người đô hộ.

Đừng quên Gandhi cũng đã đỗ đạt ở bên kia bờ biển Manche, và, với cái guồng sợi của mình, hắn đã làm cho nước Anh rối loạn… Cứ từ từ, rồi một ngày, chúng ta cũng sẽ như vậy.” [Mon film (Ống kính của tôi) của Clément Vautel, báo Le Journal ngày 17/7/1932].

Bài báo nói lên lòng căm thù chủng tộc và ganh tỵ nhân tài.

Về nước, những sáng tác đầu tiên

Chuyến đi thăm miền Địa Trung Hải đã giúp Nguyễn Mạnh Tường viết 4 tác phẩm:

Sourires et larmes d’une jeunesse, Construction de l’Orient-Pierres de France, Construction de l’Orient-Apprentissage de la Méditéranée và Le voyage et le sentiment.

Ông giải thích ý nghiã hai tác phẩm đầu:

“Tây cho Đông kỹ thuật, quan niệm về nhân quyền, về cái chừng mực và đa dạng của con người, về phương pháp suy tư và về một quan điểm đời sống. Và tôi đã viết hai cuốn: “Pierres de France (Nguyên liệu từ Pháp), “Apprentissage de la Méditérranée” (Học hỏi văn minh Địa Trung Hải) để diễn tả những điểm trên” (Phạm Trần, bđd).

Hai cuốn sách còn lại, viết về sự xung đột giữa hai nền văn minh Đông Tây:

“Sourires et larmes d’une jeunesse” (Nụ cười và nước mắt tuổi thanh xuân) diễn tả cái xung đột giá trị nơi một thanh niên Việt thấm nhiễm văn hóa Tây. Chàng thanh niên được ví như đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh, đã quen với nếp sống tự do, nay trở về bị truyền thống gia đình ràng buộc. Và chàng đã phải tự đấu tranh tìm một giải pháp dung hòa cho cuộc sống. Vở kịch “Le voyage et le sentiment” (Du hành và tình cảm) nói lên hai khía cạnh khác nhau giữa Đông (nặng tình cảm, thuỷ chung) và Tây (như một tay du lịch luôn đi tìm của lạ). Các sách đó tôi viết từ năm 1930-1940, chỉ xuất bản vài trăm cuốn mỗi thứ và đã hết hơn nửa thế kỷ nay. Giờ muốn in lại một ít mà đành chịu vì thiếu phương tiện”.(Phạm Trần, bđd).

Khác hẳn những người lớp trước như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Văn Trường, Phạm Quỳnh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh… hoặc cùng thời với ông như Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Tiến Lãng (cả ba đều sinh năm 1909), Nguyễn Mạnh Tường sùng bái cái học Tây phương, trong khi những người kia, dù phục Tây phương, nhưng vẫn cho Đông phương là nguồn cội của tư tưởng.

Tóm lại, theo người thanh niên Nguyễn Mạnh Tường, để xây dựng một Đông Phương mới, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm Địa Trung Hải, tức là học sự giao lưu văn hoá Ả Rập- Hy La ở vùng Địa Trung Hải. Giả sử hồi đó, ông đi Ấn Độ, thì tư tưởng của ông có thể thay đổi: bởi Ấn Độ mới là nơi loài người thực hiện sự giao lưu văn hoá sớm nhất và thành công nhất. Mặc dù triết học Ấn độ là cha đẻ của triết học nhân loại và các đền đài ở Ấn Độ là những kỳ công kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ Á Âu; nhưng Ấn Độ hiện hành, cũng như Ai Cập, Trung Hoa, vẫn còn là những nước “thứ ba”. Vậy, văn minh văn hoá và văn minh khoa học; văn minh văn hoá và dân chủ tự do, có những tương quan như thế nào? Đó là những câu hỏi phức tạp khác.

*

Năm 1936, về nước, ông dạy văn chương Pháp ở trường Bảo hộ (Lycée du Prétectorat, tức là Chu Văn An sau này) và trường Cao đẳng Công Chánh ((Ecole Supérieure des Travaux Publics).

“Sau 5 năm đi du lịch, năm 1936 tôi về nước được vào dạy ở Trường Bảo Hộ (Trường Bưởi). Nhà ở số 1 Mai Xuân Thưởng, trông ra Hồ Tây, chỉ cách trường 200 mét. Đây là một quãng thời gian hạnh phúc của đời tôi. Đồng nghiệp thì có Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử, Kontum dạy Vật lý” (Nguyễn Văn Hoàn, bđd).

Ngoài ra, ông còn học thêm chữ nho và văn chương cổ điển Việt, tham gia phác họa cuốn Việt Nam Văn Phạm với nhóm Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, hợp tác làm Việt Nam tự điển với nhóm Khai Trí Tiến Đức:

“Bỗng nhiên tôi nhớ năm 1936, sau chuyến về nước ở luôn, tôi bắt đầu học chữ nho và góp phần làm cuốn Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và cộng tác biên soạn tự điển Khai Trí Tiến Đức” (Un Excommunié, trang 286).

Trong thời kỳ này, ông làm phụ tá cho Thị trưởng Hà Nội.

Georges Boudarel, trong bài nghiên cứu tựa đề Le tort de parler trop tôt (Sai lầm vì nói sớm quá) chủ đích giới thiệu bài tham luận Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất xây dựng quan điểm lãnh đạo với độc giả Pháp, đã phân tích khá rõ tâm trạng của Nguyễn Mạnh Tường và thành phần ưu tú của đất nước theo Việt Minh năm 1945, như sau:

“Trở về Bắc kỳ, năm 1936, ông dạy văn chương Pháp tại trường Bảo Hộ và trường Cao đẳng Công chánh (Ecole Supérieure des Travaux Publics). Vì cứ in hoài những tập tiểu luận ngẫu hứng từ những ngày sống ở Pháp, đã để lại trong ông những cảm tưởng không phai mờ (…) cuối cùng, ông trở thành đệ nhị phụ tá cho Thị Trưởng thuộc địa Hà Nội.

Dù hết sức ngưỡng mộ Paris và nước Pháp (khó có thể làm hơn), nhưng tới giờ phút quyết định, Nguyễn Mạnh Tường trong sâu thẳm của tâm hồn, vẫn là người Việt. Dường như ông nghĩ, mình chỉ trung thành với những lý tưởng hun đúc ở Paris: độc lập, tự do, nhân quyền và dân quyền. Năm 1945, cùng toàn bộ thành phần ưu tú của dân tộc (kể cả các vị giám mục thời ấy), ông đi theo chính phủ Hồ Chí Minh”. [Trích dịch Le tort de parler trop tôt (Sai lầm vì nói sớm quá), in trong Sudestasie số 52, tháng 5/1988, việc NMT làm phụ tá Thị trưởng, Boudarel dựa theo tài liệu trong cuốn Souverains et notabilités d’Indochine, Éditions du Gouvernement général de l’Indochine, 1943, trang 99)].

Nghỉ dạy học, mở văn phòng luật sư

Tới năm 1940, ông nghỉ dậy học, mở văn phòng luật sư:

“Năm 1940, Pháp thua trận, Nhật đưa quân vào Đông Dương, lập ra một Hội đồng, do Phạm Lê Bổng đứng đầu, vận động nông dân bán lúa, gạo cho Nhật. Họ muốn tôi tham gia nhưng tôi từ chối. Họ lại gây khó khăn, tôi nộp đơn xin từ chức, ra mở văn phòng luật sư ở phố Trần Hưng Đạo [trước là Gambetta], đây là nghề tôi đã tập sự bên Pháp”. (Nguyễn Văn Hoàn, bđd).

Theo Nguyễn Đình Nhân, “Từ năm 1942 đến 1945: ông mở phòng luật sư chung với hai đồng nghiệp Trần Văn Chương[cha bà Ngô Đình Nhu] và Vũ Văn Hiền” (Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường từ trần tại Việt Nam, Tin Tức, 7-8/1997, Paris).

Tháng 10/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh lập thêm Đại học văn khoa, Nguyễn Mạnh Tường được cử dạy văn chương Tây phương:

Hội nghị Đà Lạt (17/4/1946- 12/5/1946)

Hội nghị Đà Lạt họp từ 17/4/1946 đến 12/5/1946. Bàn về các vấn đề đã dự trù trong hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Phiá Việt Nam, Nguyễn Tường Tam làm trưởng phái đoàn, Võ Nguyên Giáp, phó. Phía Pháp: Max André (nghị sĩ), trưởng phái đoàn.

Chủ tịch các ủy ban: Hoàng Xuân Hãn, chính trị. Võ Nguyên Giáp, quân sự. Nguyễn Mạnh Tường, văn hoá. Trịnh Văn Bính, kinh tế và tài chính.

Về hội nghị này, trả lời Hoà Khánh ở Paris, Nguyễn Mạnh Tường cho biết:

“Năm 1946, một hôm, ông Nguyễn Hữu Đang, người sau này tham gia Nhân Văn Giai Phẩm và bị cộng sản kết án 15 năm tù, đến văn phòng luật sư của tôi nói là cụ Hồ mời tôi đến gặp Cụ có việc cần. Nguyễn Hữu Đang chở tôi đến cái chỗ sau này gọi là Phủ Chủ tịch. Ở đó Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng vụ Lễ tân, ra tiếp và đưa vào gặp Cụ Hồ. Cụ gọi tôi là Ngài. Cụ nói: “Như Ngài đã biết, chính phủ vừa ký kết với Pháp một bản tạm ước. Theo bản tạm ước ấy, sắp tới giữa ta và Pháp sẽ có một hội nghị quan trọng. Xin Ngài giúp soạn dùm cho một bản lập trường của chính phủ (thèse gouvernementale) để sử dụng như một cương lĩnh chỉ đạo cuộc hội nghị”. Tôi đáp: “Công việc này quan trọng quá, xin cụ nhờ một người nào giỏi và có kinh nghiệm hơn tôi”. Cụ Hồ nói: “Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người và ai cũng bảo là chỉ có Ngài mới có thể làm được thôi”. Cuối cùng, tôi nhận lời, về nhà, đóng cửa văn phòng luật sư, vận dụng tất cả kiến thức về luật pháp quốc tế cũng như những điều khoản căn bản của tạm ước để soạn bản lập trường. Đến khi đem trình, được Cụ Hồ chấp thuận và do đó, buộc tôi phải tham dự Hội Nghị Đà Lạt. (…)

Chỉ có một điều ít ai biết là, kết thúc cuộc hội nghị, hai bên đã tổ chức một bữa tiệc chung. Trong bữa tiệc ấy, tên tùy viên của thủy đô đốc D’Argenlieu đến cạnh tôi, nói là thuỷ đô đốc muốn gặp tôi để nói chuyện. Tôi bảo là tôi không phải trưởng đoàn do đó không có tư cách gì để gặp gỡ thủy đô đốc cả. Tên tùy viên lại bảo đây là sự gặp gỡ thân mật có tính cách cá nhân thôi chứ không phải để bàn bạc chuyện gì quan trọng cả. Nghe thế, tôi rời bàn tiệc ra ngoài hành lang gặp D’Argenlieu. Lúc ấy trong bàn tiệc ai cũng thấy cả. Và cuộc nói chuyện cũng rất vu vơ, thăm hỏi xã giao về công ăn việc làm thôi. Thế nhưng, về Hà Nội bỗng dưng lại có tin đồn là Nguyễn Mạnh Tường thông đồng với giặc, là Nguyễn Mạnh Tường bán nước.

Hỏi: Luật sư có biết tin đồn đó phát xuất từ đâu không?

NMT: Thì cũng phải có người phát thì nó mới động chứ. Tin đồn đó là cả một chiến dịch được tổ chức hẳn hoi. Anh Hoàng Xuân Hãn lúc ấy phải đến gặp hình như là Võ Nguyên Giáp thì phải, bảo Tường làm cái gì mà người ta lại tung tin đồn là nó bán nước, theo giặc ghê quá vậy. Nguy cho nó lắm. Mà nguy thật. Chỉ cần một phát súng, một mũi dao là xong đời chứ gì. Từ khi anh Hãn can thiệp, tin đồn ấy mới lắng xuống rồi biến mất”. (Hoà Khánh, Ba giờ với luật sư Nguyễn Mạnh Tường, phỏng vấn ghi âm, viết lại, đăng trên Giai phẩm xuân Quê Mẹ, số 105-106, tháng 1/1990).

Nguyễn Văn Hoàn, ghi:

“Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: “Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy”. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên!” (…)

Kết thúc hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn Đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy Sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy Sư Đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ đi, tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói: “Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc”, Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt.” (Nguyễn Văn Hoàn, bđd)

Boudarel viết:

“Sau khi ở hội nghị về, Tường không được trao cho nhiệm vụ gì nữa, cũng như nhiều người yêu nước không cộng sản khác. Tuy vậy khi cuộc chiến bùng nổ ngày 19/12/1946, ông vẫn đi theo kháng chiến.” (Boudarel, bài đã dẫn)

Đi kháng chiến, nhưng không tham gia mặt trận Việt Minh

Ngày 19/12/1946 Toàn quốc kháng chiến.

Nguyễn Mạnh Tường đang biện hộ ở toà án Hải Phòng. Ông vòng xuống Nam Định để về Hà Nội, chuẩn bị gia đình tản cư. Trước khi đi, ông dâng toàn bộ tài sản cho cách mạng. Gia đình ông về Hà Nam (Ngô Khê). Pháp đánh Hà Nam, chạy sang Thái Bình.

Thái Bình (Liên khu Ba) là một địa điểm tụ họp đông đảo trí thức văn nghệ sĩ. Tháng 10/1948, hội văn nghệ Liên khu Ba được thành lập, Theo Bùi Huy Phồn (bài Đường về Liên khu Ba, Cách mạng Kháng chiến và đời sống văn học, tập 1, trang 155-163) và Phạm Duy (Hồi ký Cách mạng kháng chiến, trang 180-183), đây là thời kỳ đẹp nhất của kháng chiến: các trí thức, văn nghệ sĩ khuynh hướng khác nhau cùng hoạt động chung.

Nhưng cuối năm 1951, Pháp đánh chiếm Thái Bình. Chi hội văn nghệ phải chuyển về Vĩnh Lộc (Thanh Hoá). Văn nghệ sĩ, người về thành, người vào Khu Bốn (Thanh Hoá), vùng tướng Nguyễn Sơn.

Trả lời câu hỏi của Hoà Khánh ở Paris: Luật sư có thể cho biết luật sư đã tham gia phong trào Việt Minh và sau đó, tham gia kháng chiến như thế nào?

Nguyễn Mạnh Tường nói: “Thật ra, tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Do đó, tôi đã từng từ chối nhiều lời mời ra làm bộ trưởng của nhiều chính phủ. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền. Người trí thức chỉ nên đứng ở lãnh vực thuần lý chính trị (politique spéculative), nghiên cứu, thúc đẩy các trào lưu.

Cách mạng tháng Tám làm tôi rất vui mừng. Tôi muốn đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong hai lãnh vực sở trường của mình: luật học và nghiên cứu văn học.” (Hoà Khánh, bđd).

Nguyễn Văn Hoàn ghi:

“Năm 1946, tôi đang cãi ở Hải Phòng thì tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Tôi phải đi đường Nam Định để về Hà Nội, rồi tản cư đi Hà Nam, ở Ngô Khê. Nó đánh Hà Nam, chạy sang Thái Bình, ở Hưng Nhân. Nó đánh Thái Bình, chạy vào Thanh Hóa. Hồi dạy Dự bị Đại học, tôi ở dốc Đu, Thiệu Hóa, bên cạnh là nhà Hồ Đắc Liên, gần nhà Nguyễn Khánh Đàm, anh ruột nhà văn Nguyễn Tuân”. (Nguyễn Văn Hoàn, bđd)

Làm luật sư trong kháng chiến

Trong kháng chiến, ông cãi ở Toà Án nào? Và cãi cho ai? Một điều chắc chắn: ông cãi trong các toà án Kháng chiến (tức là toàn án của Việt Minh). Vậy loại toà án nào? Vì ở thời cải cách ruộng đất, ông cho biết các Toà án Nhân dân không cần chánh án, không cần luật sư.

Chắt lọc một số thông tin đáng tin cậy, chúng ta có thể xác định: ông cãi ở những toá án quân sự, đại hình, và được chính phủ kháng chiến cử làm luật sư chỉ định (avocat d’office), biện hộ cho những người quốc gia bị Việt Minh bắt và xử tội.

1- Boudarel viết:

“Trong những năm đầu chiến tranh, hình như luật sư Tường đã nhận cãi cho những trường hợp vô vọng, ông nhận biện hộ cho những người quốc gia bị kết tội phản quốc mà không có chứng cớ gì minh bạch. Lần vận động (hay lần cãi) cuối cùng hình như ở Đức Thọ, năm 1951″ (Boudarel, bài đã dẫn).

2- Trần Văn Hà kể lại lời thầy Tường:

“Gia đình tôi [Nguyễn Mạnh Tường] chuyển dịch từ Phủ Lý về Thái Bình, rồi về Thanh Hoá. Tôi tiếp tục giảng dậy cho lớp Dự bị đại học ở Thanh Hoá, được cử làm luật sư của chính phủ đi bào chữa cho tội nhân tại toà án quân sự, đại hình. Cứ mỗi tháng là phải tới một tỉnh, với chiếc xe đạp tòng tọc. Nhiều đoạn đường, cái chết kề bên. Anh “ba lô viên” của tôi bị trúng đạn địch, đã bỏ mạng tại bờ sông Hồng” (Trần Văn Hà, bđd).

3- Trong bài Kiều Mai Sơn kể lại lời Vũ Đình Hoè, có một đoạn đáng chú ý:

“Tôi [Vũ Đình Hoè] lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên cũng được họp trong phiên Chính phủ họp bàn về xử vụ ông Vĩnh Thụy đào nhiệm. Đó là vào hồi năm 1950 – 1951. Cụ Hồ không muốn truy tố.

Để hợp thủ tục dân chủ, Hồ Chủ tịch đề nghị giơ tay biểu quyết. Tất cả thành viên Chính phủ đều giơ tay lên, trừ cụ Bùi Bằng Đoàn [Cha ông Bùi Tín] – Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Cụ nói đồng ý là ông Vĩnh Thụy phạm tội nặng đối với Tổ quốc, nhưng cụ không nỡ giơ tay biểu quyết. Mọi người nhớ xưa cụ đã một thời giữ chức Thượng thư trong triều đình Bảo Đại. Cuối cùng Chính phủ quyết định giao cho Tòa án xét xử theo đúng pháp luật, phải làm đàng hoàng đầy đủ thủ tục, có luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt.

Mấy tháng sau, Toà án quân khu III được thành lập do ông Lê Văn Chất làm Chánh án, ông Bùi Lâm làm Công cáo uỷ viên, một Hội thẩm chính trị là đại biểu quân đội, một Hội thẩm chuyên môn là ông Trần Đình Trúc – Thẩm phán do Giám đốc Tư pháp khu III phái sang. Hai luật sư cùng bênh vực cho bị cáo Vĩnh Thụy là ông Đỗ Xuân Sảng và ông Nguyễn Mạnh Tường.

Bản cáo trạng buộc tội ông Vĩnh Thuỵ rất đanh thép. Sau khi đã thực thi đủ thủ tục pháp lý và bàn luận kỹ càng, Hội đồng xét xử đã ra phán quyết vắng mặt bị cáo: Tử hình. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đề nghị ghi vào bản án xử theo điều luật của nhiều nước trên thế giới là: Tử hình vắng mặt, khi nào bắt lại được can phạm thì sẽ mở lại phiên toà chứ không được thi hành cái án đã tuyên trước đó.” (Kiều Mai Sơn, Nguyễn Mạnh Tường, Luật sư huyền thoại, An Ninh thế giới 10/10/2009, mạng Bee.net, mạng Vietstudies)

Vẫn trong bài này, Kiều Mai Sơn kể thêm mấy vụ khác:

– Vụ xử Quản Dưỡng, tức Trần Văn Dưỡng, ở Hà Đông, trước làm lính khố xanh, bị xử tội đã ra lệnh cho lính Bảo An bắn vào người biểu tình.

– Xử vợ một lãnh tụ Quốc Dân Đảng, ở Vĩnh Yên.

– Một nông dân giết kẻ ngoại tình với vợ, là một anh bộ đội (Đại Đội Trưởng), ở làng Xuân Thọ, Thái Bình.

– Hè 1951, một anh bộ đội đánh chết người đang “hủ hoá” với mẹ mình, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh (lúc đó Nguyễn Mạnh Tường đã vào Thanh Hoá).

4- Hoàng Văn Chí viết:

“Từ 1947 đến 1950 ông làm trạng sư ở khu III. Trong khi bênh vực cho các bị cáo trước toà, ông hay dùng lời lẽ văn hoa để “nói mát” chế độ, nên ông bị chuyển sang ngành giáo dục.

Ông bị coi là một phần tử “ngoan cố”, không chịu “lột xác”, nên thường bị đả kích. Có lần cán bộ đã đặt ra một vở kịch nhan đề là “Phải hấp lại” để lăng mạ ông, nhưng ông không thèm trả lời.” (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 293)

Điều Hoàng Văn Chí viết “ông hay dùng lời lẽ văn hoa để “nói mát” chế độ” đượcphản ảnh trong lời kể của giáo sư Hoàng Như Mai:

“Vụ thầy Tường cãi đó là: cô con dâu cầm dao đâm bố chồng. Tôi không dự cái cuộc ấy nhưng được nghe người ta kể lại. Thầy Tường bào chữa: Xưa nay chuyện bố chồng con dâu, nhất là mẹ chồng nàng dâu xung đột với nhau là chuyện rất điển hình ở xã hội Việt Nam xảy ra coi như cơm bữa. Nhưng vì sao cô này lại đâm bố chồng? Vì khẩu hiệu của kháng chiến: Mỗi người sẵn sàng cầm vũ khí trong tay để giết giặc. Cho nên lỗi tại có vũ khí kia chứ không thì chị ấy không phạm tội giết bố chồng”. (Kiều Mai Sơn, bđd)

Những chứng trên đây phù hợp với nhau. Tóm lại, có thể nói: lần cuối cùng Nguyễn Mạnh Tường cãi ở Đức Thọ, Hà Tĩnh (theo Boudarel) và sau đó ông bị chuyển sang ngành giáo dục (Hoàng Văn Chí).

Một mặt khác, chính Nguyễn Mạnh Tường cũng viết về lý do đổ vỡ của ngành tư pháp và y tế ở Khu Ba và Khu Tư:

“Chính trị chèn ép chuyên môn như thế nào; xua đuổi người trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn. Năm 1949, phong trào tư pháp liên khu III tan vỡ vì chính quyền quan niệm tư pháp phải thuộc sự điều khiển của mình. Năm 1951, phong trào quân y, dân y liên khu IV sụp đổ vì các chính trị viên đưa vào các bệnh viện, đã đán áp chuyên môn, thúc đẩy các bác sĩ có công với cách mạng, với kháng chiến, phải gạt nước mắt mà rời bỏ kháng chiến”. (Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 305)

Từ chối vào Đảng

Năm 1951, được đề nghị vào đảng, nhưng ông từ chối, rồi cuối cùng ông phải chấp nhận vào đảng Xã Hội, Nguyễn Mạnh Tường giải thích tại sao:

“Năm 1951, trong chiến khu [Khu Ba], Đặng Châu Tuệ, một đảng viên Cộng sản [Bí thư Đảng đoàn] đến bảo tôi và bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên nộp đơn xin vào Đảng. “Trên” đã chứng nhận hạnh kiểm và hoạt động của chúng tôi trong kháng chiến. Những người cộng sản thường say mê hình thức và mắc bệnh kiểm kê con người giống như tài sản, theo tuổi tác, phái tính, hoạt động nghề nghiệp để trộn họ vào những tổ chức quần chúng, để giáo dục và điều khiển họ một cách hữu hiệu hơn. Một mặt khác, vì Đảng không dung tha bọn trí thức ham hưởng thụ tự do và cá nhân chủ nghiã, nếu tập trung họ lại trong Đảng, thì cái địa vị tối cao và vai trò lãnh đạo sẽ làm họ phởn chí. Thật vậy, trong thời điểm đó, những kẻ có tham vọng, những kẻ cơ hội, mơ tưởng được vào hàng ngũ cộng sản đã làm không ít việc hạ tiện để đẹp lòng người chiêu nạp. Cũng cùng thời ấy, đã có khá nhiều trí thức, không chịu được đầu óc hẹp hòi và tính ngoan cố của những người cầm đầu, đã bỏ hàng ngũ cách mạng để về Hà Nội, rồi từ đó bay đi những chân trời tốt đẹp hơn. Vì thế, bác sĩ Nguyên và tôi xét “vinh dự” mà họ ban cho, chẳng qua chỉ là một thủ đoạn ngờ vực: họ muốn khoá trái chúng tôi trong các tổ Đảng được canh gác chặt chẽ để ngăn chặn không cho chuồn, nếu có kẻ manh tâm. Cả hai chúng tôi từ chối lời mời vào Đảng. Nhưng những người cầm đầu không cho đứng ngoài tất cả các tổ chức, họ đề nghị chúng tôi vào đảng Xã Hội. Cầm cự mãi cũng chán, chúng tôi bắt buộc phải chấp nhận. Bởi chẳng nên khăng khăng cương quyết từ chối mãi ý nguyện của Đảng, nhất là trong chiến khu, có những con mắt vô hình kiểm soát nhất cử nhất động. Khá là nguy hiểm.”(Trích dịch Un Excommunié, trang 205-206).

Tóm lại, Nguyễn Mạnh Tường rời Khu Ba khoảng mùa xuân năm 1951, sau khi từ chối vào Đảng. Tới tháng 5/1951, ở Khu Tư (Thanh Hoá) ông cãi lần cuối cùng tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. “Tháng 2/1952, Trường Dự bị Đại học mới mở ở khu Tư, Thanh Hoá và Nghệ An, do nhà phê bình mác xít Đặng Thai Mai điều khiển, Nguyễn Mạnh Tường được gọi về dạy văn chương”. (Boudarel, bđd)

Hoàng Trung Thông cho biết:

“Các lớp học viết văn thì tổ chức ở Quần Tín [Thanh Hoá], Đặng Thai Mai là hiệu trưởng, Nguyễn Xuân Sanh phụ trách các công việc, tương đương với giáo vụ bây giờ. Khoá dự bị đại học đầu tiên có 5 học sinh. Các lớp sau đông hơn (…) Học sinh tới học do địa phương giới thiệu nhưng kinh phí hầu như phải tự túc hoàn toàn” (“Trên địa bàn văn nghệ khu Bốn và Việt BắcCách mạng kháng chiến và đời sống văn học, tập 1, Tác phẩm mới, 1985, trang 184).

Ở Khu Tư, Nguyễn Mạnh Tường vẫn tiếp tục đấu tranh tư tưởng với cách mạng. :

“Cuộc tranh đấu tư tưởng duy nhất ở Liên khu Bốn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là cuộc đấu tranh với một số quan điểm của Nguyễn Mạnh Tường. Trong một cuộc nói chuyện Nguyễn Mạnh Tường cho rằng văn nghệ ta như một cái chuồng nhốt các văn nghệ sĩ trong đó. Ý kiến này lập tức đã làm nổi lên một làn sóng bất bình trong giới văn nghệ. Có hai bài phê phán ý kiến đó một cách nghiêm khắc trên tạp chí Thép Mới của Nguyễn Văn Tỵ và Chế Lan Viên. Khi đồng chí Lưu Trọng Lư, Chi hội trưởng văn nghê Liên khu Bốn, phụ trách tờ tạp chí Thép Mới, đến gặp đồng chí Trường Chinh thuật lại các bài đấu tranh tư tưởng thì đồng chí Trường Chinh có nhắc nhở về mấy bài phê phán đó, đại ý như sau: các đồng chí phê bình cũng là phải thôi; nhưng cũng như một cây tre, vin xuống vừa phải thì sức bật của nó sẽ lớn, nhưng vin mạnh quá thì nó gẫy. Tôi hiểu ý đồng chí Trường Chinh nói là cần phải đấu tranh tư tưởng nhưng đừng nặng lời quá vì lúc bấy giờ chúng ta đang cần đoàn kết để kháng chiến chống Pháp, mặc dầu đoàn kết không có nghiã là thủ tiêu đấu tranh.” (Hoàng Trung Thông, bđd, trang 187).

Cuộc đấu tranh tư tưởng ở Khu Tư, sau Nguyễn Mạnh Tường, đến Trương Tửu, càng mãnh liệt hơn.

© Copyright Thụy Khuê [http://thuykhue.free.fr]
Nguồn: Tác giả gửi


Mời đọc:

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Tự Do ngôn Luận | 6 Comments »

►CA điều tra tỉnh Lâm đồng mời làm việc – Ts Hà Sĩ Phu viết thư KHƯỚC TỪ “làm việc” với cơ quan an ninh

Posted by hoangtran204 trên 23/03/2014

Trên mạng đang xôn xao bình luận rằng, Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên Giáo, lại chỉ đạo cho đàn em nhúng tay vào vụ này.

Ngày 20-3-2014, Ts. Hà Sĩ Phu, thành viên nhóm cố vấn của Diễn đàn Xã Hội Dân Sự, bị Công An điều tra tỉnh Lâm đồng gởi giấy mời làm việc lần thứ 2.

Click (nhấp chuột) vào hình

CA moi 3-2014

Thư của TS Hà Sỹ Phu khước từ “làm việc” với cơ quan an ninh 

22-3-2014

Hà Sĩ Phu

Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ 3 chắc chuyển sang Triệu tập?) (hình 1). Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa? 

Tôi vốn không muốn kể những tai họa mà cá nhân mình phải chịu đựng, dù rất vô lý, nhưng nay tôi đã già yếu, 75 tuổi với đủ thứ bệnh tật, tôi buộc phải có thái độ dứt khoát để yêu cầu chấm dứt những phiền toái vô lý kéo dài hết năm này đến năm khác như vậy. Chỉ xin tạm đề cập đến hai lĩnh vực: lĩnh vực vi phạm quyền tự do đi lại và lĩnh vực hình sự hóa những vấn đề dân sự. dẫn đến điều tra xét hỏi liên miên, Những vi phạm khác khi cần sẽ xin nói sau. 

1/ Bị cản trở quyền Tự do đi lại

– Năm 1998, tôi được ông Thị trưởng thành phố Genève mời sang du lịch tham quan (hình 2), nhưng phía Việt Nam không cho phép đi, công an lâm Đồng trả lời như vậy, đồng thời Sứ quán Thụy Sĩ cho biết đã can thiệp nhưng thẩm quyền cho phép là thuộc phía Việt Nam ! (hình 3). 

– 15 năm sau tình hình vẫn không có gì khá hơn. Năm 2012 tôi và vợ tôi làm hồ sơ xin cấp Hộ chiếu phổ thông (passport), họ chỉ cấp cho vợ tôi, còn tôi được yêu cầu phải tự viết một tờ cam đoan (cam đoan không liên hệ với các tổ chức chính trị, không viết bài và trả lời phỏng vấn có hại cho chính phủ Việt Nam, khi về tường trình chuyến đi với công an), tôi không viết vì không có văn bản nào quy định như vậy nên tôi không được cấp. Công an Lâm Đồng bảo tôi phải về gặp cục xuất nhập cảnh ở 254 Nguyễn Trãi t/p HCM. Tôi về đó hỏi thì ông đại tá Phan văn Răng trả lời: Ở đây sau khi làm các Hộ chiếu đã trả hết về Lâm Đồng, nếu có trường hợp không cấp thì cũng có công văn nói rõ lý do cho công an Lâm Đồng biết rồi, Lâm Đồng phải trả lời cụ thể cho công dân chứ sao phải về đây? Chị đại úy Nguyễn Thanh Nga còn nói rõ hơn: Nếu bác bị tạm cấm xuất cảnh thì công an Lâm đồng cũng phải cho bác biết vì lý do gì và thời hạn bao lâu chứ? Việc cấp Hộ chiếu cho tôi cứ thế bị đưa đẩy, pháp luật sao cứ mập mờ tùy tiện ?

– Mỗi khi tôi ra Bắc, về Hà nội hay Bắc Ninh lập tức có tin báo để công an hộ khẩu ngoài ấy tiếp cận và gây phiền. Thậm chí vợ tôi đưa tôi ra Hà nội chữa bệnh, khi đi đã cẩn thận báo tổ trưởng dân phố, khi về vẫn bị công an hoạnh họe phạt tiền cả hai vợ chồng (quả thực lúc ấy tôi chỉ mong được tự do đi lại bằng thời Pháp thuộc).

2/ Bị điều tra xét hỏi liên miên từ những sinh hoạt dân sự chính đáng: 

– Năm 1990 tôi ra Hà nội, khi đến thăm bà mẹ chị Dương Thu Hương liền bị câu lưu hỏi cung 10 ngày. 

– Tôi photocopy một lá thư của ông Võ Văn Kiệt, một tài liệu đã đăng trên các trang Web và được doanh nhân Trình Quang Phú giới thiệu, tức là chẳng còn gì bí mật, mà bị quy tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, hỏi cung liền mấy tháng và đi tù một năm.

– Viết thư trao đổi với các ông Lê Hồng Hà và Hoàng Minh Chính mà bị quy tội “vi phạm luật xuất bản”, hỏi cung liền một tháng và tịch thu một dàn vi tính.

– Viết thư trao đổi với các ông Đỗ Mạnh Tri và Nguyễn Gia Kiểng để từ chối, không ký vào cái “kết ước năm 2000” và giải thích vì saoViệt Nam chậm đổi mới so với Đông Âu mà bị quản chế tại gia, hỏi cung suốt 8 tháng ròng rã và khởi tố tới tội “phản quốc” (cùng với ông Mai Thái Lĩnh), khám nhà tịch thu một dàn vi tính nữa! Vụ án bị hủy bỏ nhưng quản chế 2 năm, hàng tháng phải lên phường làm việc với công an!

Ngoài ra còn ba lần đấu tố tại phường và khu dân cư, những lần “mời làm việc” rải rác nhiều năm, tôi tính lại đã có trên 400 buổi bị hỏi cung và làm việc với công an, hỏi như vậy còn chi là đời một con người? 

Gần đây, cùng với việc Việt Nam được bầu vào hội đồng phát triển và giám sát nhân quyền, trong nước có sự hình thành những tổ chức dân sự. Nhận thấy đó là sự phát triển của xã hội bình thường, giúp cho xã hội cân bằng, và được mời, nên tôi đã tham gia các hội đoàn như “diễn đàn xã hội dân sự”, “văn đoàn độc lập Việt Nam” … , đó là những hội có tính nghề nghiệp hoặc ái hữu, không phải những tổ chức chính trị, và ở đâu tôi cũng là một thành viên tích cực, ôn hòa, có lý có tình, không bao giờ quá khích. 

Trở lại việc Cơ quan An ninh điều tra “mời” chúng tôi đến cơ quan công an để điều tra: theo quy định chung của luật thì chúng tôi có quyền mời luật sư ngay từ đầu và chỉ làm việc khi có luật sư, nhưng quyền tối thiểu ấy chưa bao giờ được thực hiện. Trong vụ quy kết tôi và ông Mai Thái Lĩnh tội “phản quốc” năm 2000, tôi đến Viện Kiểm sát Lâm Đồng đòi quyền có luật sư thì được trả lời: luật quy định thế nhưng mời luật sư cũng chẳng hơn gì vì luật sư trong nước thì cũng phải cãi theo luật Việt Nam nên cũng phải nói như công an và Viện kiểm sát thôi ông ạ (!). Thật hết biết.

Nếu tạm gác quyền ấy, tạm chấp nhận cơ quan điều tra có quyền mời một người lên để điều tra về một việc gì đó khi không có luật sư, nhưng giấy mời vẫn phải ghi rõ điều tra về vụ việc gì, vì mời làm việc phải có lý do ngay lúc đặt vấn đề. Lại nhớ năm 2000 công an đến đọc lệnh khám nhà, tôi hỏi lý do gì mà khám nhà vì khám nhà là việc rất hệ trọng, công an bảo “cứ khám nhà, sau 10 phút sẽ biết lý do, ông định chống người thi hành công vụ hả?” Đúng là luật pháp lộn ngược! 

Lại cứ rộng lượng, tạm cho phép cứ viết giấy mời làm việc mà chưa cần nói lý do, công an có thể viện cớ này cớ khác để giải thích với một người mới một lần, hay một vài lần bị mời. Nhưng, với một người đã bị làm việc và hỏi cung trên 400 buổi, đã bị quy đến tội “phản quốc” mà cuối cùng vụ án phải hủy vì sự quy kết chỉ là tầm bậy thì mọi lý sự quen dùng như vậy cũng đã thành vô nghĩa, mất thiêng, không thể chấp nhận. Vậy, với tư cách một người đã bị “điều tra” trải dài trên 20 năm, lại đang trong thời gian chữa bệnh, là bệnh nhân đang điều trị ngoại trú (bệnh mắt, bệnh tim, tiểu đường và u xơ tiền liệt), tôi xin giữ quyền của một con người có ý thức, khước từ lời “mời” buộc phải đến làm việc như giấy mời trên.

Chúng ta có cách giải quyết tốt hơn nhiều, đừng cố biến chuyện dân sự thành hình sự. Nếu có điều gì cần trao đổi cho rõ, xin mời đến nhà, mặc dù không thích thú gì nhưng tôi sẵn sàng trao đổi trong sự tôn trọng, vì lợi ích chung, mọi việc tôi làm đều công khai minh bạch, không có gì phải dấu giếm. Cư xử với nhau như vậy hẳn là có lý có tình hơn, nếu chúng ta còn muốn có lý có tình. Xin trân trọng trao đổi hết nhẽ như vậy.

Đà Lạt ngày 22-3-2014

H.S.P 

(Thư này gửi cơ quan An ninh điều tra đồng thời gửi công luận)

Nguồn basam.info

——————————————————–

Bài đang được bạn đọc quan tâm: 

>>Luật cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê đất thời hạn từ 50-70 năm của chính phủ có từ năm 1992, nghị định 1999 chương 1, điều 5

>>Nghị định CHÍNH PHỦ SỐ 163/1999/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 1999  quy định về việc Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đinh …. cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất lâm nghiệp để sử dụng

***Để ý, các nghị định chính phủ 1992 và 1999 có liên quan tới hai biến cố lớn. Vụ họp bí mật ở Thành Đô 1990, và Hiệp định Biên giới ký kết giữa VN và TQ ngày 31-12-1999

18 tỉnh Việt Nam đã cho Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê 400.000 hecta đất trong thời hạn 50 năm – 99 năm; những công ty ở Đài Loan và Hồng Kong thực chất là các công ty quốc doanh của Trung Quốc. 

 VN Cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng: Giá thuê 1 mẫu đất chỉ bằng 10 tô phở (9 đô la/ 1 mẫu đất)/1 năm

Bí thư Thành ủy Quảng Ninh đề xuất cho đối tượng nước ngoài thuê đất 120 năm khi trả tiền một lần!

► VN Cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng: Giá thuê 1 mẫu đất chỉ bằng 10 tô phở (9 đô la/ 1 mẫu đất)

Quảng Nam cho 1 công ty Trung Quốc thuê đất trong thời gian 50 năm, giá thuê 1 mét vuông là 2 đồng 75 xu/ 1 năm.

►Sau 5 năm phí tiền của, nay chính thức: đình chỉ khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên và ngưng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà – Bình Thuận

►Kinh khủng! Công an đầu độc thầy Đinh Đăng Định bằng “hóa chất dành cho bón cây được trộn vào nước uống của ông”,

►Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đe dọa tướng Giáp: “Đại tướng đừng vin là người có công để yêu cầu nọ kia đối với Trung Ương Đảng, những người có công với đất nước nhất đều đang nằm ở nghĩa trang Trường Sơn”.

►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI 185 hecta ĐẤT VƯỜN CAO SU

►Cướp được mồi ngon thế thì làm sao mà từ bỏ được- Thủ tướng: “Đảng không bao giờ bỏ chức năng lãnh đạo kinh tế”

, Nhà tiếp khách 30.000 mét vuông của Ủy viên Trung Ương Đảng Bí thư tỉnh ủy Bến Tre- Nhà khủng của Ủy viên TU Đảng, bí thư tỉnh ủy Hải Dương, 

►Tướng Giáp trong “Bên Thắng Cuộc”- Vụ án Năm Châu -Sáu Sứ 1991

►Điều gì đã khiến TBT Nguyễn Văn Linh tìm cách trả thù ông Võ Văn Kiệt cho đến cuối đời?

►Cuộc triển lãm Thương Thuyết tại xứ Cộng Hòa Phi Lý…dẫn đến chuyện Cấm

►Bộ Chính Trị, và Thành Uỷ Hà Nội đang lo sợ bị lật đổ, công an và bộ đội diễn tập chống bạo động, bỏ mặc cho nền kinh tế èo uột và lũ lụt xảy ra ở Miền Trung ra sao thì ra

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »