Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Mười Hai, 2012

►Chết cười với Báo Công An Nhân Dân: Năm 1971, sân bay dã chiến Khe Gát…Bộ đội không quân đã ém máy bay MiG21 ở đây và xuất kích, tiêu diệt được 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ tại biển Lý Hòa và Đồng Hới!

Posted by hoangtran204 trên 29/12/2012

Đúng là “tự sướng” về những chuyện không hề có. Tác giả Hồ Ngọc Diệp viết bừa thế, còn tổng biên tập tờ báo này là thiếu tướng công an Nguyễn Hữu Ước vẫn cứ thế mà “tương” lên. Bài viết này đã tồn tại 3 năm qua trên báo Công An Nhân Dân.  Có thể một số đọc giả của tờ báo biết là “nói dóc”, nhưng họ quen nghe những chuyện dối trá như thế này rồi chăng nên không ai buồn cải lại, hay cũng có thể rằng đa số tin rằng chuyện này có thật!

Những tuyến đường ra trận trên đất Quảng Bình

An Ninh Thế Giới, CAND

Hồ Ngọc Diệp

20/04/2009
Tiến tới kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Binh đoàn Trường Sơn và mở đường Trường Sơn 19/5/1959 – 19/5/2009

Hồ Ngọc Diệp

Quảng Bình là tỉnh đầu cầu giới tuyến, có một vị trí đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó là hậu phương của chiến trường Trị Thiên nói riêng và của miền Nam nói chung. Do vậy, những tuyến đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó đã đi vào lịch sử oanh liệt của dân tộc với bao huyền thoại hào hùng.

Tháng 1/1959, Đảng ta đã cho ra đời một văn kiện lịch sử, đó là văn kiện 15, chỉ rõ phương pháp chiến lược mới của cách mạng miền Nam nước ta: “Đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà”.

Thực hiện chủ trương chiến lược nói trên, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định thành lập Đoàn 559 với nhiệm vụ “Mở đường giao liên, mở đường vận tải quân sự, để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam”.

Nguồn ảnh: DCVOnline


Những cán bộ, chiến sĩ (CBCS) tiên phong của Đoàn 559 đã lấy Khe Hó thuộc huyện Vĩnh Linh làm căn cứ đầu tiên. Nhưng chỉ ít lâu sau, họ đã chuyển sang địa điểm mới. Đó là làng Ho, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ làng Ho, Quảng Bình, những chuyến gùi, thồ đầu tiên mang gạo, muối, súng đạn của bộ đội đã tiếp tế cho Trị Thiên và Khu V vất vả nhưng hiệu quả. Những cán bộ, bộ đội vào Nam ra Bắc cũng đi theo con đường này.

Từ tháng 2/1959, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến vào Quảng Bình công tác đã làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tư Thoan và Trưởng ty Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Bình Võ Văn Ấp, nêu phương án định hướng một con đường vào Nam đi qua Quảng Bình.

Tháng 5/1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại vào Quảng Bình một lần nữa. Đại tướng đã cùng 2 đồng chí trên đi thám thính bằng trực thăng từ Đồng Hới đến làng Ho, trở ra Tuyên Hóa rồi quay trở về nơi xuất phát. Đại tướng đã gợi ý, để Quảng Bình bắt tay xây dựng một con đường xuyên Trường Sơn để vận chuyển bằng cơ giới hàng hóa, người, vũ khí vào chiến trường miền Nam.

Giữa năm 1961, đồng chí Lê Hồng Tâm và Phan Hữu Trợ là hai cán bộ kỹ thuật khảo sát của Ty GTVT Quảng Bình cùng cán bộ Ty Công an Quảng Bình đặc trách việc khảo sát này.

Đến giữa tháng 8/1962, đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ khảo sát toàn tuyến đường Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Bình. Đề án đã được Bộ GTVT chấp nhận. Việc đầu tiên của tuyến Trường Sơn đi qua Quảng Bình là tiếp tục khai thông, mở rộng tuyến Quốc lộ 15A dài 214 km từ Tân Đức – Tuyên Hóa đến Vĩnh Khê – Vĩnh Linh.

Công tác thi công khẩn trương từ năm 1961 đến 1965. Quảng Bình đã huy động 7 nghìn dân công và cùng công nhân ngành GTVT tập trung thi công tổng lực. 8 công trường được khẩn trương thành lập và hoạt động rầm rộ trên khắp các tuyến đường. Đến cuối năm 1965, tuyến đường 15A cơ bản đã thông xe.

Trước sự lớn mạnh của miền Bắc XHCN và sự phát triển của cao trào cách mạng miền Nam, mạch giao thông của Quảng Bình phải mở rộng nhiều tuyến đường, để đưa hàng hóa, sức người vào chiến trường nhanh, mạnh hơn nữa.

Sau tuyến đường 15A, tuyến đường 12A ở Tuyên Hóa chạy từ Khe Ve đến đèo Mụ Dạ được tiến hành khẩn trương. Đây là đoạn đường dài 75 km. Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) ban đầu là 500 người của N73, N75 đã tiến hành thi công trong bom rơi đạn nổ. Công trường 12A tiến hành từ năm 1962 đến 1964 đã đổ biết bao xương máu, mồ hôi của bao TNXP Quảng Bình, trong đó có C759 được tuyên dương Anh hùng. Chị Nguyễn Thị Kim Huế, một công nhân trong đơn vị đó cũng được Quốc hội tuyên dương Anh hùng ngành GTVT.

Sau đường 12A là đường 20. Đường chạy từ Phong Nha đến ngã ba Lùm Bùm tiếp giáp đường 9 của Quảng Trị. Đường này gọi là đường 20 vì đã có 8 nghìn TNXP các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là nữ thanh niên cùng bộ đội Trường Sơn tuổi dưới 20 đảm trách xây dựng. Tuyến đường dài 84km được hoàn thành trong 6 tháng. Ngày 5/5/1966 là mốc lịch sử quan trọng vì tuyến đường được thông xe.

Đường 20 đi qua động Phong Nha. Cửa động ngày ấy không những là một thắng cảnh mà còn là nơi cất giấu hàng hóa, xăng dầu, vũ khí của Đơn vị 559 khi tiến hành thi công.

Tại đây có hang “Tám Cô”, nơi 8 TNXP quê ở miền Bắc đã hy sinh trong một lần máy bay ném bom làm sập một triền núi, lấp kín cửa hang. 20 năm sau chiến tranh, hài cốt họ mới được tìm thấy nhờ quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình trong chiến dịch tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên tuyến đường 20 lịch sử.

Sau tuyến đường 20 là đường 10, đường nối từ đường 15A ở ngã ba Áng Sơn vào tận đường 9, phía tây Quảng Trị. Con đường này còn có một tên khác là đường “20-7”.

Mở tuyến đường 10, Bộ GTVT và Trung ương Đoàn đã huy động 6 nghìn TNXP của các tỉnh phía Bắc vào tham gia làm đường. Tiếng mìn nổ suốt ngày, đá bay, cây đổ. Tốc độ thi công cứ mỗi ngày là 1 cây số xuyên thấu giữa rừng Trường Sơn. Những cô gái, chàng trai tuổi trẻ lạc quan yêu đời, tinh thần cách mạng cao độ đã không nề hà gian khổ, hy sinh.

Giữa tháng 4/1968, địch đã phát hiện ra tuyến đường và bọn chúng ném bom hủy diệt nhằm ngăn cản sự tiến sâu vào phía Nam của con đường. Xe chở gạo bị máy bay chặn đánh khiến lương thực thiếu hụt. Đói, thiếu thốn, các chiến sĩ, TNXP phải ăn rau rừng, măng rừng để đảm bảo công việc hàng ngày. Những chị em phụ nữ trong điều kiện ăn ở thiếu thốn không hợp vệ sinh đã phát sinh nhiều bệnh tật.

Đường càng vào sâu càng lên cao, nước càng độc. Có chỗ nước nhiễm phèn vàng như gạch, có chỗ váng xanh đỏ nổi lên mặt nước. Có trung đội, nhiều chị em đau bụng hàng loạt mà không rõ lý do. Về sau mới biết do chị em tắm suối, nước độc ngấm vào sinh ra đau bụng. Trong những ngày mưa kéo dài, các cô mặc cả áo quần ướt để làm việc, lâu ngày sinh ra nấm, da dẻ lở loét. Vậy mà chỉ có thuốc đỏ là thứ thuốc duy nhất chị em dùng để chữa bệnh cho mình. Trên 200 người đã ngã xuống một cách oanh liệt vì tuyến đường 10 này.

Sau đường 10 là đường 16. Đây là tuyến đường dài 32 km nối giữa đường 10 rẽ về phía đông, xuyên vào Quảng Trị tại ngã ba Dân Chủ ở Km72. Tuyến đường này được tiến hành từ năm 1971 với 3 nghìn TNXP của các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình cùng 3 nghìn dân công hỏa tuyến của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đây là tuyến đường được đổi bằng máu nhiều nhất bởi vì B52 của Mỹ luôn luôn rải thảm dọc tuyến đường mà công trường đi qua.

Khi đường 16 được thông tuyến, Trung ương huy động 4 nghìn xe đạp thồ của tỉnh Thanh Hóa tham gia vận tải, đưa hàng hóa, vũ khí từ Đồng Hới vào thẳng chiến trường Trị Thiên. Do vậy tuyến đường này còn gọi là đường “20-7”, tức tuyến đường vì miền Nam.

Ngoài đường bộ, Quảng Bình còn “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Tuyến đường này bắt đầu có từ năm 1961. Một phân đội thuyền cảm tử chở vũ khí mang tên “Tập đoàn đánh cá sông Gianh” đã khởi hành tại cửa Gianh vào đêm 30 tết để vào Nam Bộ. Tiếc thay đi giữa đường gặp sóng to gió lớn, nhiều thuyền chìm, nhiều chiến sĩ hy sinh, nhưng dù sao đã để lại bài học kinh nghiệm cho những chuyến đi tiếp.

Đáng nói nữa về tuyến đường “Hồ Chí Minh trên biển” là chuyến đi của bà con xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch chở hàng và vũ khí vào Quảng Trị. 12 thuyền đã ra đi trong một đêm mưa gió cuối năm 1968. Chỉ một nửa số thuyền đã đến đích còn một nửa thì bị giặc bắt hoặc bị máy bay và pháo, tàu địch bắn chìm dọc đường.

Ngoài đường bộ, đường thủy, Quảng Bình còn có một tuyến đường đặc biệt đó là đường ống xăng dầu. Đường ống xăng dầu chạy từ bắc Quảng Bình vào tận Sông Bé dài 2.600 km. Hơn 10 nghìn TNXP và bộ đội 559 đã thi công, vận chuyển tuyến đường xăng dầu vô cùng quan trọng này. Nhờ con đường xăng dầu thông thương nên mạch giao thông xăng dầu vẫn chảy mãi dọc Trường Sơn cho đến ngày toàn thắng 1975.

Đáng kể nữa là tuyến đường không, trên địa phận Quảng Bình trong những năm tháng chống Mỹ. Năm 1971, sân bay dã chiến Khe Gát (Tuyên Hóa) được hình thành. Bộ đội không quân đã ém máy bay MiG21 ở đây và xuất kích, tiêu diệt được 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ tại biển Lý Hòa và Đồng Hới. Đó là chiến công có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình.

Máy bay MiG 21 trên hàng không mẫu hạm Mỹ (USS Intrepid) tại New York
Nguồn ảnh: H. Warren


Hơn 20 năm trong chiến tranh chống Mỹ, mảnh đất Quảng Bình chịu nhiều bom đạn giặc nhưng lại là mảnh đất có nhiều tuyến đường nhất để đưa hàng, vũ khí, con người đến với chiến trường miền Nam. Đó là một kỳ công, một di sản văn hóa và lịch sử oai hùng của nhân dân Quảng Bình và của dân tộc, một niềm tự hào sáng chói của hôm qua, hôm nay và mai sau.

Con đường Trường Sơn 50 năm trước ấy trên đất Quảng Bình ngày nay không ngừng đổi mới. Đường rải thảm nhựa phẳng lì, suốt từ Bắc chí Nam, cả hai nhánh Đông và Tây Trường Sơn. Nó vừa là công trình giao thông, nối liền hai miền Nam – Bắc, vừa là công trình tránh lũ lụt của tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đi qua miền Trung, nếu ở đây ngập chìm trong nước .

Ngày 19/5 tới đây, Quảng Bình sẽ tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Binh đoàn Trường Sơn và mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại. 50 năm, đâu chỉ có một con đường Trường Sơn mà còn có nhiều con đường mang tên Bác hướng ra tiền tuyến, vì thống nhất Tổ quốc Việt Nam quang vinh, đi qua mảnh đất này. Nó đã đi vào lịch sử, vào văn hóa nghệ thuật vào tiềm thức con người như một dấu ấn không thể phai mờ


Nguồn: Những tuyến đường ra trận trên đất Quảng Bình. Hồ Ngọc Diệp, An Ninh Thế Giới, CAND 20/04/2009. Minh họa của DCVOnline.


 Đọc những bài khác trong mục Thành tích của ĐCSVN

danchimviet.info

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Leave a Comment »

►Công an bắt Lê Quốc Quân để đạt chỉ tiêu cuối năm!

Posted by hoangtran204 trên 29/12/2012

 

Lại bị bắt rồi

 Theo blog Người Buôn Gió

Tí Hớn ngồi xem ti vi, nó loáng thoáng nghe mẹ điện thoại gì với ai dưới nhà. Lúc mẹ lên, Tí Hớn hỏi:

– Mẹ ơi! Bố lại bị bắt rồi à?

Mỗi lần bố bị thế, nhà toàn không cho Tí Hớn biết, nhưng Tí Hớn nhạy cảm, nó cứ kết nối chuyện bố không về, rồi nét mặt mọi người âu lo nhắc đến bố, là nó đoán được việc gì xảy ra. Những lần như thế nó không nghịch ầm ĩ nữa. Nó lấy đồ chơi xếp hình cặm cụi ghép hình, cắm cúi để không ai biết mặt nó đang thế nào.

Lê Quốc Quân có ba đứa con, Quân bị chính quyền bắt đi, bắt lại nhiều. Không biết hôm nay những đứa con của Quân thế nào?

Hôm bị bắt ở phiên toà xử sơ thẩm Cù Huy Hà Vũ,  đứng vỉa hè bên này đường. Khi an ninh mặc thường phục ra đuổi, Quân không chịu đi, còn đứng lại cãi lý, thế là bị xốc nách, túm cổ lôi về công an quận Hoàn Kiếm vì tội gây rối trật tự công cộng, công an khám nhà ngay tức thì. Lạ thật, mình thấy khối vụ gấy rối TTCC nhưng chưa thấy vụ nào bị bắt mà khám nhà, bọn đua xe máy bị bắt đầy vì tội ấy, có bao giờ bị khám nhà đâu. Dường như công an thích khám nhà những người như Lê Quốc Quân lắm thì phải.

Ngày 27/11/ năm ngoái, mình bị tóm về Lộc Hà. Lát sau thấy Quân cũng được công an chở đến. Nhưng Quân không vào chỗ mình đang bị giữ như mọi người, nó bị đưa vào phòng nào khuất mắt mọi người luôn. Ngay sau đó mình cũng bị một chiếc xe con chở về số 6 Quang Trung làm việc với an ninh điều tra. Hoá ra nó cũng bị về đấy nốt. Hè năm nay cơ quan an ninh điều tra Hà Nội đưa giấy triệu tập mình lên làm việc vào một ngày chủ nhật, Quân cũng bị thế. Mình không đi, chủ nhật mình về quê, Quân ở nhà thì an ninh đến mời, cũng không đi. Thực ra thì giấy triệu tập đấy để mình không lượn ở phố phường, chứ làm việc gì đâu. Mình biết thế nên về quê, an ninh gọi điện bảo lên làm việc, mình nói – tôi đã về quê rồi ông còn gọi làm gì, tôi ra gặp ông làm việc thì thế nào trên đường về cũng đi qua phố phường Hà Nội đấy. Anh an ninh nghe thế cũng xuôi – ừ ông ở quê thì thôi. Lát sau Quân gọi, thì ra cái anh an ninh lúc điện thoại cho mình là anh ta đang ở nhà Quân.

Mình bỗng chợt nghĩ, sao mà mình cả nó lại hay được một cơ quan chiếu cố cùng một lúc.

Từ đó mình quan sát và phát hiện thêm một điều, những thanh niên theo dõi Quân cũng chính là những thanh niên theo dõi mình. Họ có khoảng 6 người, được một người trung niên đi xe ga chỉ huy. Cứ 3 người này theo mình, 3 người kia theo Quân suốt cả mùa hè đến mùa thu, thậm chí từ hè năm ngoái đến hè năm nay.

Đến khi Quản em trai của Quân bị bắt, thì tốp theo dõi Quân lại là tốp mới. Còn mình thì không thấy bị theo gì nữa. Hôm thứ bảy vừa rồi Quân tìm mình tâm sự, kể rằng hôm nay không ai đi theo tôi hay sao, hoặc tôi mắt kém chả nhìn thấy gì. Mình làm chút quan sát không thấy ai bám Quân chặt, hoặc có thể họ chỉ bám từ xa. Mình bảo.

– Thôi thế ông sắp vào rọ rồi. Giờ không bị theo bám nữa, tức là hồ sơ đã kết thúc, chỉ còn chờ ngày bắt thôi. Ông liệu cách tính đi. Về dẹp sổ sách, làm đơn bỏ công ty, xin quyết toán thuế rồi vào nhà thờ mà tĩnh tâm một năm.

Quân kể nhiều lý do, về gia đình, công việc, con cái, Quân không thể đi ẩn lì một chỗ. Quân nói.

– Chúng nó truy thu về thuế, tôi trả tiền cho nhiều người để lấy ý kiến, những việc chi trả như thế thì có lấy được hoá đơn của họ đâu. Giờ bọn nó cứ tìm người ta uy hiếp, có người nhận tiền mình trả công nhưng không phải biên nhận gì cả, bị ép bởi bọn nó giờ họ nói là không nhận tiền công xá gì cả. Công ty tôi gây dựng bao nhiêu năm, có bao nhiêu dữ liệu về các doanh nghiệp, nó là trí tuệ và công sức thu thập hợp pháp của tôi từ bao năm nay, anh biết không, nếu vào tay người khác họ lấy dữ liệu đó mà lập công ty khác thì họ hoạt động ok. Dữ liệu đó chính là vốn của công ty tôi, vì là công ty làm việc bằng trí óc, nếu quy ra tiền thì không biết là bao nhiêu nữa.

Mình bảo.

– Ông xem vụ Đông Dược Bảo Long, vụ Nguyễn Đức Chi…thì ông rõ, vụ đó hàng triệu đô la cơ. Thôi tôi góp ý thế ông làm thế nào tuỳ ông.

Lúc chia tay, mình thấy Quân có hai bao thuốc lá của hai loại khác nhau. Quân thường không hút thuốc lá, hay thỉnh thoảng vui mới hút một điếu. Mình hiểu Quân đang thế nào, mới quyết định nói thêm.

– Tôi biết ông không sợ tù, nhưng thế này. Ông cũng biết chuyện thuế má này là nhằm vào đâu, đm cái xã hội này sờ ra thì đầy rẫy những công ty có vấn đề về thuế. Nên ông nghe tôi, khi con thú lớn đi mất rồi, những tay thợ săn chả giết hại bọn thỏ, chồn làm gì đâu. Vì sợ động rừng, trong khi mục tiêu của họ là con thú lớn. Họ sẽ chờ đợi con thú lớn quay trở lại, lúc đó có thể họ phải thả những con thú nhỏ để khu rừng lấy lại vẻ yên tĩnh. Chứ họ không bắt được con thú lớn, mang mấy con tép riu về làng mở hội trình công thì người ta cũng cười cho vào mặt. Cố mà qua năm nay, giờ là lúc họ đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu, kế hoạch.

Quân ngậm ngùi.

– Tôi sẽ để ý đến ý kiến của ông.

Mình hiểu nó sẽ không nghe lời mình, chấp nhận đương đầu với cuộc chiến không hề sòng phẳng chút nào. Cũng chả trách, mỗi người có một lựa chọn.

J.B: Nguyễn Hữu Vinh: Quả này, thằng nào mà trốn thuế hoặc tham nhũng, thất thoát cỡ 1 tỷ thì tử hình là cái chắc. Luật pháp ta nghiêm minh thế này cơ mà!

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Lê Quốc Quân những ngày trước khi bị bắt

Posted by hoangtran204 trên 28/12/2012

Nguyễn Tường Thụy

Việc Lê Quốc Quân bị bắt sáng nay không có ai lạ. Hình như Quân cũng cũng linh cảm được điều đó. Không phải vì Lê Quốc Quân mắc tội gì mà nghĩ tới chuyện sẽ bị bắt mà người ta đều thống nhất một điều: Họ bắt Lê Quốc Quân vì thấy cần phải bắt.

Tuy vậy, tin Quân bị bắt vẫn làm tôi bàng hoàng. Gia đình tôi quí Quân, coi Quân như em vì Quân nhiệt tình, chân thành, hồn nhiên, có gương mặt rất dễ mến. Những lúc anh em gặp nhau, chúng tôi chẳng bao giờ tò mò về công việc của nhau. Nghe nói Quân hoạt động đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, tôi chỉ biết vậy chứ chẳng thấy Quân “vận động” bày đặt cho tôi cái gì bao giờ.

Chiều nay vào mạng, biết họ bắt Lê Quốc Quân vì “có hành vi phạm tội trốn thuế”. Kịch bản Điếu Cày đã lặp lại.

Trưa nay, mấy anh em rủ tôi đến nhà chơi vì không khí noel vẫn còn. Tôi mệt không đi được nên mọi người kéo nhau đến thăm. Chúng tôi nhận được tin Lê Quốc Quân bị bắt do người nhà Quân thông báo vào lúc đó. Một người bạn nhận định, tin này họ sẽ đưa lên báo chí để tạo dư luận trước, chiều tối nay sẽ là báo điện tử và ngày mai sẽ là báo giấy. Ngày mai chưa đến nhưng việc báo điện tử đăng tin ngay cũng chứng minh được một nửa nhận định của anh bạn tôi.Một nửa kia còn phải chờ tới ngày mai.

Mấy hôm nay, tôi hay gặp Lê Quốc Quân. Chúng tôi gặp nhau mừng noel. Người mời vì quí cả tôi và Lê Quốc Quân và mời đến nhà, còn Lê Quốc Quân quí tôi và mọi người mà mời.

Tối 25/12, Lê Quốc Quân cho biết liên tiếp nhận được giấy mời của công an. Khi chúng tôi đang ngồi với nhau, Quân nghe điện thoại của một công an nào đó. Chỉ thấy Quân trả lời: em nói trước là không đến đâu. Quân kể ra một loạt những việc làm của công an nhằm triệt hạ anh và gia đình như vụ bắt Lê Đình Quản em trai Quân, giám đốc công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp, với cáo buộc trốn thuế vào ngày 30/10/2012; bắt Nguyễn Thị Oanh là em họ của Quân ngày 5/12/2012 khi đang mang thai, vi phạm qui định của pháp luật.

Cũng tối hôm đó, Lê Quốc Quân đưa cho chúng tôi xem bản thảo lá thư kêu gọi, nhờ tôi đăng lên blog. Tôi bảo vậy gửi file word vào hòm thư để tôi đăng cho tiện, Quân bảo để em lấy chữ ký đã. Chiều hôm qua thì Quân đưa tôi xem bản đã ký nhưng khi về tôi quên không lấy. Giờ chỉ có bản Quân gửi cho tôi tối hôm 25/12 nên tôi chụp và đăng lên.


 

27/12/2012

Nguyễn Tường Thụy

Posted in Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

► Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt giữ, cáo buộc “tội danh trốn thuế”, nhưng bên hỏi cung không phải là công an kinh tế mà là an ninh!

Posted by hoangtran204 trên 28/12/2012

 

LS Lê Quốc Quân bị bắt giữ

Tác giả:

Vào hồi 08 giờ sáng nay (27/12/2012), cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Hà nội đã thực hiện khám xét nhà, ô-tô, sau đó là văn phòng công ty của Ls Lê Quốc Quân và bắt giữ ông Quân.

Trang TTX Việt Nam vài giờ sau khi bắt gữ ông Quân đã chạy bản tin ngắn cho biết tội danh là “trốn thuế”. Bản tin nói: “Công an thành phố Hà Nội cho biết, đến nay đã có đủ chứng cứ kết luận Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam do Lê Quốc Quân làm giám đốc đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền là 437,5 triệu đồng”.

Luật sư quan hiện đang bị giữ để thẩm vấn. Nguồn tin thân cận với gia đình cho biết, liên quan tới tội danh “trốn thuế” nhưng bên hỏi cung không phải là công an kinh tế mà là an ninh!

Một người bạn của ông Quân cho biết, công ty “Giải pháp Việt Nam” của ông Quân trong nhiều năm qua đã thu thập rất nhiều thông tin, trong đó có những thông tin mật liên quan tới hoạt động tài chính của nhiều công ty Việt Nam để thực hiện cho công việc xếp hạng doanh nghiệp. Những thông tin này, nếu được công bố, có thể sẽ gây những rắc rối lớn.

Vài tháng trước, công ty của Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Quân cũng bị lục soát để kiểm tra thuế, nhưng nguồn tin ngoài lề cho biết cơ quan điều tra tìm tung tích Quan Làm Báo. Gia đình ông Quân phủ nhận chuyện liên quan này.

Luật sư Quân từng bị giam 100 ngày không án ngay sau khóa tu nghiệp tại Mỹ. Ông chỉ được thả ra sau những áp lực quốc tế.

Ông Quân được biết đến như nhà hoạt động nhân quyền, tôn giáo và là cây bút của nhiều trang lề trái và hãng tin quốc tế BBC. Ông cũng uy tín lớn trong cộng đồng công giáo Việt Nam.

Hiện chưa rõ LS Quân bị tạm giam bao lâu để điều tra. Trước ông Quân, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người sáng lập câu lạc bộ Nhà báo tự do cũng bị tù về tội danh “trốn thuế” và Ngải Vị Vị (Trung Quốc) cũng bị về tội danh này.

© Đàn Chim Việt

Tác giả:

Posted in Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Tớ- khán giả của 12 ngày đêm đánh nhau với B52- xin có ý kiến

Posted by hoangtran204 trên 28/12/2012

Tớ- khán giả của 12 ngày đêm đánh nhau với B52- xin có ý kiến

Tác giả:

to-hai.blogspot.com

Hai cô dân quân bên xác B52. Tháng 12/ 1972. Ảnh Google

Mấy hôm nay, các phương tiện truyền thông lề đảng liên tục đăng bài, đưa hình ảnh, tổ chức cho các nhân chứng lịch sử phát biểu về cái «chiến dịch Điện Biên Phủ Trên Không» cách đây 40 năm!

Thôi thì đủ thứ tài tình của Đảng ta về chiến lược, chiến thuật, nào là về nghệ thuật quân sự, nào là 4 mũi giáp công để đánh thắng trận Điện Biên Phủ Trên không, nào là buộc Đế Quốc Mỹ và tay sai phải ngồi vào bàn hội nghị ký kết «Hiệp định Lập Laị Hòa Bình và Chấm dứt chiến Tranh ở Việt Nam», buộc quân Mỹ phải «rút lui nhục nhã», tạo điều kiện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn…

Chao ôi! Toàn những lời lẽ đã được viết trên sách vở báo chí của họ cả 40 năm qua! Một chứ mười thằng Mỹ mà gặp phải cái sự tài tình vô biên của «Bộ Chính Trị Đảng ta» thì cũng đi tiêu luôn!

Cho nên, hôm nay Đảng được quyền làm vua, muốn gì được nấy,bất khả xâm phạm là cái lẽ thường tình! Thằng nào phủ nhận cứ là chộp đi tù hết!

NHƯNG KHÔNG! Không phải như thế!

Tớ, nhân danh một người có cái đầu biết nghĩ, có cái tim biết rung động, và có cái «gan» dám nói ra những điều mà khối người nghĩ như tớ mà chẳng dám hé môi, xin tuyên bố:

Theo tớ:

CHIẾN DỊCH 12 NGÀY B52 DỘI BOM MIỀN BẮC VIỆT NAM KHÔNG HỀ CÓ MỘT MỤC ĐÍCH QUÂN SỰ NÀO!

Mỹ cũng chẳng muốn tiếp tục tham chiến, mà ta cũng chẳng mong tiêu hao bớt không lực Hoa Kỳ để đọ tài nghệ thuật quân sự làm gì!

Tất cả chỉ nhằm mục đích là kéo phái đoàn Lê Đức Thọ trở lại Paris để ký kết cho xong cái Hiệp Nghị đã hoàn chỉnh và ký tắt, trừ một điều khoản chưa thống nhất mà quan trọng bậc nhất là «phía Mỹ phải bồi thường chiến tranh với số tiền là…tỷ ??? đô-la….».

Chính cái sự bế tắc tạm thời này mà hai bên đều tạm nghỉ, để chuẩn bị một «ván cờ chính trị bằng …bom đạn» cuối cùng, mà nguời Mỹ đang nóng lòng chấm dứt ngay cái cuộc dính líu “tốn kém tiền bạc và mạng người nhất trong lịch sử của nước Mỹ”

Trong cái tháng 12/1972 đó, chẳng phải chỉ có những cán bộ tuyên huấn như tớ, không ai là cán bộ nhà nước ở miền Bắc mà không phải học qua chiến lược, chiến thuật «Bốn mũi giáp công» của Đảng ta!

Nghĩa là: Trên chiến trường càng đánh mạnh thì trên bàn hội nghị càng dễ cho “ta”… mặc cả. Cú 4 mũi giáp công lần này không ngờ lại được chính người Mỹ mang áp dụng ngay vào những ngày cuối tháng 12 năm 1972!

Chiến trường miền Nam chưa dọa được nổi ai thì ở miền Bắc, Nixon đã ký lệnh tiến hành ngay chiến dịch “Linebacker 2″ đe dọa “đưa miền Bắc VN trở lại thời kỳ đồ đá” như H. Kissinger đã công khai báo trước!(«push the Viet Nam to the Stone age»)! bằng cuộc tấn công từ trên trời suốt 12 ngày đêm bằng đủ loại máy bay gồm cả B52 rải thảm ở trên 140 địa điểm của 5 thành phố! Chỉ riêng Hà Nội, 67 xã ngoại thành (nặng nhất là Yên Viên),19 trận địa tên lửa, 14 trận địa phòng không, 8 sân bay đã bị dội 36.000 tấn bom.
Làm chết (theo “ta”) là 4025 người và (theo Mỹ) là 2200 trên 5 tỉnh bị bom B52, mà chỉ riêng Hà Nọi là…1.318 người!

Thiệt thòi về vật chất, cầu đường, kho tàng quả là to lớn nhưng so với khối lượng hơn 36.000 ngàn tấn bom đổ xuống (bằng tất cả số bom Mỹ đã đổ xuống hai miền VN từ 1961 đến 72) thì sao cái số người chết lại quá ít thế nhảy? “Thằng Mỹ có mắt như mù”, “B 52 là bê quăng sai” (*) thật sao? Trường quân sự Mỹ đào tạo ra toàn thứ vô tích sự thua cả một anh nông dân chính cống Thái Bình lái máy bay sao?

“Hiện đại thế này mà chỉ rải thảm ở…ngoại thành bởi vì…Sợ dân nội thành quá hay sao?

Là người chứng kiến từ đầu đến cuối không sót một trận nào trên một sân thượng đường Quan Thánh của nhà đạo diễn điện ảnh Đỗ Ngọc: tớ xin nói thẳng một điều mà người ta sợ chạm đến nhất, ĐÓ LÀ:

TRƯỚC SAU NHƯ MỘT KHÔNG QUÂN MỸ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐÁNH VÀO KHU DÂN SỰ!

Điều này giải thích tại sao dân Hà Nội trong đó có tớ thì.., «dù ai đi đâu thì đi, Quyết tâm ở lại một ly không rời!».

Trong những ngày mà người ta hô hoán lên, tưởng như Hà Nội sắp bị san thành bình địa ấy, tớ và bạn bè, đặc biệt những anh em trong dàn nhạc của xưởng phim truyện (ngày ấy còn trẻ hơn tớ nhiều nên nay chắc khối người còn sống) chắc không thể nào quên!

Tất cả chúng ta đều ra ngồi ngắm cái «trò chơi nắn gân chết người» bên bờ hồ Tây ngay cạnh studio của xưởng, đúng vào những ngày thu thanh âm nhạc cho phim “Bài ca ra trận” của tớ (Đạo diễn Trần Đắc)

Chẳng anh nào có lấy một cái hầm cá nhân! Anh nào cũng yên chí «Mỹ nó đánh có mục tiêu cả đấy!» hoặc “Nếu bị tên bay đạn lạc thì có đi sơ tán hay xuống hầm cũng chết vì…có số cả thôi”!

Như ông Đại sứ Santini và cô nhân tình nào đó đã bị Thần chết điểm danh nên mắc phải «tên bay đạn lạc»! Chứ Sức mấy mà Mỹ nó dám làm cỏ cả gần trăm cái sứ quán! Có mà chính trị…Rồ!

Cho nên: Cách tránh máy bay Mỹ tốt nhất chính là…ở lại Hà Nội! Thậm chí có nhiều gia đình cơm nắm, muối vừng lên cạnh hai sứ quán Liên Xô và Trung Quốc trải chiếu nằm la liệt suốt đêm ngày!

Nói trắng ra rằng, Không lực Mỹ đã có lệnh nên cố tránh hết sức các mục tiêu phi quân sự.

Một vài nơi như mặt sau phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai đều do cảnh tên bay, đạn lạc, né tránh tên lửa, pháo cao xạ mà xảy ra. Chưa kể có đêm, khán giả đã chứng kiến cảnh lạnh người tên lửa ta vừa phóng lên bỗng vì sao chẳng biết không bay lên tới đích mà lại bay vòng cầu, rớt trúng một khu dân cư nào đó ở ngoại thành! Trừ bọn tớ, ai nghe nổ đùng trên đầu chẳng cho là… bom địch!

Còn chuyện sơ tán ư? Có những bài phơi-ơ-tông viết cứ như thật của mấy anh ký giả «nghe kể lại rồi tán láo»…thì…đúng là không mấy ai biết được rằng:

a-/Hà Nội đã bắt buộc phải đi sơ tán từ lâu! Ngay gia đình tớ cũng có 3 nơi sơ tán vì 3 con phải đi theo 3 trường!

Dân số Hà Nội lúc ấy chẳng còn được nửa triệu người. Đặc biệt qua bao năm sống dưới chế độ bao cấp sau “cải tạo XHCN”, mất tất tần tật rồi, có ai còn gì đâu để mà thương tiếc! Có cái xe đạp là quý nhất với một cuốn sổ gạo và một nắm tem dầu, mỡ, đậu phụ, là…hấp lên đường!

Chính cái không khí «hòa bình đến nơi rồi» đã làm nhiều người «hồi cư» sớm tí chút nên mới có chuyện một đêm 18/12/1971 di tản được 50 vạn người! Nhưng Trở lại nơi sơ tán mới đúng là tính chất của cái đêm đáng nhớ ấy!

Chẳng cần lệnh liếc, chẳng cần phải tổ chức đội đoàn…, chẳng cần ai “lãnh đạo”, mạnh ai thì cứ «vô tư» trở về nơi sơ tán! Ai có xe dùng xe! Ai chạy bộ thì chạy bộ!…

Cho nên, các con đường dẫn ra khỏi thủ đô, tối hôm đó đều…«vui như trẩy hội»!

Con nít vừa đi vừa chạy trên đường sáng trăng, đuổi nhau la hét om sòm. Tớ cũng cảm thấy rất vui khi trực tiếp chứng kiến cái cảnh này do cũng phải đưa đứa con út về nơi sơ tán vì nó cũng như nhiều học sinh khác cứ tưởng hòa bình đến nơi, nên nhân ngày nghỉ lễ, mò về Hà Nội thăm nhà! Nào ngờ! Nói phỉ phui, nếu Đế Quốc Mỹ chủ trương giết người thì chỉ đêm đầu tiên, nó có thể tiêu diệt cả ngàn người trên những con đường dẫn ra khỏi Hà Nội như chơi!

Nhưng may thay, cho đến gần sáng, khi xuất hiện những chiếc ô-tô đủ loại đuổi theo đoàn người đi sơ tán tự động, mới các cháu “ưu tiên lên xe”, tất cả không hề xảy ra một chuyện đáng tiếc nào!

Vậy mà người ta cứ nói «phóng» lên sự thần kỳ của cuộc di tản trong một đêm của nhân dân Hà Nội dưới dự lãnh đạo và tổ chức tài tình cuả Đảng đã đập tan âm mưu của «Đế Quốc Mỹ»!

Ôi! tuyên truyền nhồi sọ láo toét cho ba cái anh nông dân i-tờ-rít cách đây 40 năm nay mang ra diễn lại với dân Việt thời @ này! Đúng là họ …liều thật !

Tóm lại VỤ 12 NGÀY ĐÊM, chính phía Mỹ đã dùng chiến thuật ĐÁNH ĐỂ ĐÀM của Việt Cộng một cách hiệu quả hơn «ta» chứ chẳng nhằm mục đích quân sự nào cụ thể! Và họ đã ép «ta» phải trở lại Hội Nghị Paris bằng cái giá tiền, của, và sinh mạng của cả 2 bên không rẻ chút nào!

Bản hiệp ước Paris vẫn được ký mà vẫn không có được sự đòi hỏi của phía Việt Nam là Bồi Thường Chiến Tranh! Chẳng thêm cũng như bớt được điều gì so với bản ký tắt do ông Sáu Thọ mang từ Paris về mà bọn mình đã phải học để mà…”quán triệt” để mà viết baì ca ngợi sự tài tình của Đảng-Bác (dù bác đã chết cả 3 năm rồi)!

Không những thế, nó đã đánh dấu một thời kỳ lịch sử đau thương mới của dân tộc Việt: Đó là sự rút lui khỏi một cuộc chiến bị khoác cho là «xâm lược» của người Mỹ, để lại cho mảnh đất hình chứ S một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn thêm hơn ba năm nữa mang tên «Chiến tranh giải phóng» nhưng thực chất là cuộc chiến để cộng sản hóa khắp vùng Đông Nam Á này!!!  

Chính cái thắng lợi 1975 của những người cộng sản miền Bắc đã đưa cả dân tộc Việt này vào chỗ «không thể hòa hợp» cho đến hôm nay và…cho đến…«bao giờ…cho đến bao giờ!» bắt đầu từ cuộc «nắn gân nhau» bằng xương máu của hàng vạn con người…là như vậy đấy!

Là nhân chứng lịch sử còn sót lại («eyes and ears witness»), mình càng thấy «đau» hơn khi người ta đã liều lĩnh bóp méo sự thật, để lừa gạt những thế hệ hôm nay và mai sau!
Và mình quyết phải nói lên, dù mới chỉ nói ra được mới có 1/10 sự thật!

Ai còn sống sót đến ngày hôm nay hãy bổ xung cho lớp trẻ hôm nay được rõ thêm kẻo cứ phải nghe mấy ông già, dù ít tuổi hơn mình, nhưng hầu hết đã lẩm cẩm hết hơi, đang lên Tivi nói ra những điều mà tớ bỗng dưng thấy cần phải viết ngay entry này.

Theo Blog Tô Hải
————————————-

(*) Tất cả những con số tớ đều tra cứu nghiêm túc từ Google (cả ta lẫn Mỹ)! Sức mấy mà tớ nhớ được! Tuy nhiên không tin thì các bạn cứ tra cứu mà xem. Còn nhiều chuyện hay vô cùng!

http://tohai01.multiply.com/journal/item/156/156

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=23294

http://www.danchimviet.info/15/12/20…xin-co-y-kien/

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Leave a Comment »

► Ý nghĩa Chính trị của Trận oanh tạc Linerbacker II cuối năm 1972

Posted by hoangtran204 trên 27/12/2012

Trận oanh tạc Linerbacker II cuối năm 1972

LTG: Hai năm trước tôi đã viết về đề tài này trong bài Trận Mưa Bom Giáng Sinh, nghiêng về mặt quân sử. Nay ở đây tôi chỉ đề cập tới ý nghĩa chính trị của Linerbacker II, trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai. 

B52

B-52

Hòa đàm khai thông và bế tắc

Sau mấy năm bế tắc, tháng 10/1972 cuộc hòa đàm Ba Lê có biến chuyển thuận lợi khi phía Hà Nội chịu nhượng bộ những đòi hỏi tiên quyết của họ như: Lật đổ TT Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ đơn phương rút quân và cắt viện trợ VNCH… Cộng Sản Bắc Việt đã thừa cơ nước đục thả câu, thấy Hành pháp bị phản chiến chống đối, Quốc hội thúc dục ký Hiệp định ngưng bắn nên họ ép Kissinger phải nhượng bộ những khoản như trên.

Cả Nixon và Kissinger đã thỏa thuận không lật đổ chính phủ Thiệu.

(“He agreed with Nixon that it should not involve abandoning the Thieu regime” – Walter Isaacson, Kissinger A Biography p.485)
Trước lập trường cứng rắn của Nixon và Kissinger, BV thấy không có hy vọng gì loại bỏ Thiệu nên phải nhượng bộ, sau này người Mỹ mới biết đòi hỏi này là do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức Việt Cộng) đưa ra. BV đã hết ngoan cố phải nhượng bộ tháng 10/72 vì đã bị trận oanh tạc Linerbacker (cũng gọi là trận Linerbacker I) bằng B-52 từ tháng 5 tới tháng 10/1972 của Nixon khi ông yểm trợ tích cực cho VNCH để đè bẹp quân địch trong trận Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972. Theo nhận xét của Nixon, Hà nội tin chắc ông sẽ đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/11/1972 vì theo thăm dò ông vượt quá xa đối thủ McGovern tới 30%, họ muốn ký Hiệp định trước bầu cử vì nghĩ rằng sau khi đắc cử ông sẽ cứng rắn hơn.

(“They also probably believed that they might get better terms from me before the election than after it, No More Vietnams ”, p. 151)

Tại phiên họp lịch sử ngày 8/10/1972, Lê đức Thọ đã nhượng bộ Kissinger như trên và hai bên họp bàn ngày hôm sau về việc ký kết Hiệp định vào khoảng 25 hoặc 26/10. Kissinger mừng rú, sau bao năm vất vả mới có ngày này, hôm 12 ông về Mỹ báo tin cho Tổng thống, Nixon mở rượu uống cùng Ban tham mưu tại tòa Bạch ốc. Ngày 18/10/72 Kissinger sang Sài Gòn để thuyết trình với chính phủ VNCH về Dự thảo Hiệp định sắp ký, tin là ông Thiệu sẽ đồng ý vì ông vẫn được làm Tổng thống. Trái ngược với sự mong đợi của Kissinger VNCH cực lực phản đối bản Dự thảo, đòi BV phải rút về Bắc, mấy hôm sau Kissinger tại Sài Gòn đánh điện về Mỹ cho Tổng thống đề nghị ký riêng với BV nhưng bị từ chối, Nixon không cần ký trước bầu cử vì biết chắc sẽ tái đắc cử.

Mặc dù thất bại trong việc ký kết, ngày 26/10/1972 Kissinger họp báo tại Tòa Bạch Ốc tuyên bố hòa bình trong tầm tay (peace is at hand) khiến cả nước Mỹ vui mừng. Sang tháng 11, ông Thiệu mở chiến dịch chống bản Dự thảo Hiệp định, chống Kissinger dữ dội, khi ấy Hà Nội cũng đả đảo Kissinger cho là ông này thất hứa, xảo trá. Bị cả hai miền nam bắc VN lên án, chống đối, Kissinger chán nản không muốn tiếp tục cuộc hòa đàm vì tưởng là ký được Hiệp định nay lại hụt, Tổng thống Nixon khuyến khích ông ta tiếp tục tìm hòa bình.

Theo Walter Isaacson, (Kissinger A Biography trang 464) ngày 5 và 6/12/1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.

Nixon trả lời Kissinger trách sự khó khăn do câu “hòa bình trong tầm tay” đem lại
Hy vọng lên cao trước bầu cử.. (tức cuối tháng 10)…thế mà nay tiếp tục chiến tranh không thấy hy vọng kết thúc, ta sẽ thất bại”
Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 464.

Phá vỡ đàm phán, tái oanh tạc sẽ đưa tới tranh cãi. Kissinger nài nỉ đề nghị Nixon lên TV kêu gọi sự ủng hộ của dân để tái oanh tạc, ca ngợi Nixon là người xứng đáng nhất.

“Tôi tin ngài có thể khích động, thuyết phục họ quay quần lại như đã làm trước đây”
(Trang 464)

Lời nịnh bợ của Kissinger không làm Nixon thay đổi, ông vẫn chán nản việc Kissinger họp báo về dự thảo tháng 10 đã khoe “Peace is at hand”, phụ tá Haldeman cũng như Nixon đều muốn Kissinger lên truyền hình thông báo hòa đàm tan vỡ, bắt đầu ném bom. Kissinger đau đầu khi nghĩ tới việc phải thông báo cho người dân biết hòa bình chưa tới khi mà tháng trước ông đã lỡ nói hòa bình trong tầm tay
Tháng 12/1972 Lê đức Thọ đòi hỏi nhiều khoản mới, đắt nhiều điều kiện mới, Kissinger đánh điện cho Nixon nói BV ngoan cố hơn bao giờ hết. Mặt Trận Giải Phóng đặt vấn đề thả tù binh Mỹ liên quan với thả tù chính trị VC.,

“Nguyễn thị Bình nói trong một cuộc họp báo ngày 8 tháng 12:
-Không lý do gì mà chúng ta phóng thích tù binh Mỹ trong khi các đồng chí của ta vẫn bị địch (VNCH) giam giữ.
Sự kiện này khiến cho nội bộ đảng Lao động bị căng thẳng. Theo Brigham (Giáo Sư), một ủy viến nói:
-Mặt trận (VC) ngoan cố đã làm hỏng hết mọi cơ hội tìm hòa bình, chúng ta đã gần đạt thỏa hiệp nhưng các đồng chí Nam bộ đã phá hoại toàn bộ kế hoạch của ta.
Larry Berman, No Peace, No Honor trang 208,209.

Không riêng gì Mỹ và VNCH bất đồng ý kiến mà ngay nội bộ BV và VC cũng không ổn thỏa. Kissinger sau này kể lại: tháng 12 họp nhau cả chục ngày không đi tới đâu, việc ký Hiệp định ngày càng xa vời.

Ngày 12/12 tại Sài Gòn TT Thiệu chủ tọa phiên họp khoáng đại, ông tuyên bố giữ vững lập trường về Hiệp định ngưng bắn, đòi BV phải rút khỏi miền nam VN. Ông Thiệu cho biết Hội đồng hòa giải dân tộc chỉ là Liên hiệp trá hình, đòi Hà Nội phải công nhận Đông Dương có bốn nước, họ không được gây hấn, tấn công ba nước kia, VNCH không chấp nhận tổng tuyển cử.

Ông tuyên bố sẽ không ký Hiệp định như trên dù Quốc hội Mỹ cắt hết viện trợ, dù VNCH chết ngay, ông cho biết không tin vào lời hứa của Mỹ.

Ngày 13 Kissinger điện tín cho Nixon nói thái độ của Lê Đức Thọ hôm qua cũng y như ba ngày liên tiếp trước đó.

“Nói về bề ngoài hỗn hào trông cũng buồn cười, Hà Nội lên mặt với chúng ta vì biết ta nay yếu thế không còn ảnh hưởng, trong khi Sài Gòn với cái nhìn thiển cận chỉ phá hòa đàm khiến ta suy yếu thêm. Chẳng bao lâu ta sẽ suy yếu không còn đủ sức khi áp lực trong nước sẽ gia tăng nếu ta không ký được Hiệp định và cũng chẳng bảo vệ được miền nam VN. Nay chúng ta chỉ còn hai sách lược. Trước hết cứng rắn với Hà Nội và tăng cường oanh kích cùng những biện pháp khác. Cũng có thể gồm những biện pháp như gài mìn hải cảng , oanh kích ồ ạt hai ngày các nhà máy phát điện cuối tuần này, sử dụng thêm B-52. Ta muốn cho họ biết họ trả giá cho mười ngày ngoan cố vừa qua. Đồng thời ta cố chấn chỉnh Sài Gòn và ít nhất ngăn cản Thiệu đừng để ông ta đơn phương đề nghị thêm nữa. Rất cần áp lực với Sài Gòn để Thiệu đừng nghĩ có thể lung lạc được ta, và chúng ta có thể chứng tỏ rằng ta không chịu nổi sự ương ngạnh của đồng minh (tức Sài Gòn) cũng như sự ngoan cố của kẻ địch (tức Hà Nội)”
(No Peace No Honor trang 213, 214)

Hòa đàm tháng 12/1972 lâm vào tình trạng bế tắc, miền Bắc ngoan cố phá hòa đàm, miền Nam cứng rắn đòi BV phải rút hết, đòi sửa lại nhiều điều khoản. Trong khi ấy người dân Mỹ, phong trào phản chiến cũng như Quốc hội sốt ruột vì muốn có hòa bình sớm hơn. Nếu không ký được Hiệp định Quốc hội có thể ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước, cắt viện trợ VNCH để đổi lấy tù binh, khi ấy mọi nỗ lực của Nixon, Kissinger để cứu miền nam sẽ tiêu tan.

Tổng thống Nixon căm ghét miền Bắc, giận dữ miền Nam, ông tức giận Kissinger vì đã vội vã tuyên bố “hòa bình trong tầm tay” hôm 26/10 khiến cho cả nước hân hoan vui mừng, nay hòa đàm tan vỡ đã đưa ông vào tình trạng khó xử.

Lá bài chót.

Hòa đàm tan vỡ ngày 13/12/1972, Thọ bỏ phiên họp, Kissinger về Mỹ, Haig nói nay chỉ có việc ném bom Hà nội bằng B-52 là cần, tại tòa Bạch ốc chỉ có Nixon, Kissinger và Tướng Haig đưa tới quyết định oanh tạc toàn bộ BV, vấn đề là cuộc oanh tạc sẽ tàn khốc thế nào. Lần đầu tiên trong chiến tranh, Nixon có thể ra lệnh ném bom Hà Nội, Hải phòng bằng B-52. Pháo đài bay khổng lồ này đã được dùng oanh tạc những đường xâm nhập ngoài thành phố, đối với những mục tiêu có dân cư người ta thường xử dụng oanh tạc cơ chiến đấu như F-111 hay F4.

Ngày 14/12 Kissinger điện tín cho Đại sứ Bunker ở Sài Gòn đến gặp ông Thiệu ngay và đừng để ông ta lung lạc, ám chỉ cho ông ta biết TT Nixon sẽ có biện pháp mạnh với BV vì trở ngại hòa đàm. Kissinger cũng nhắc Bunker nói rõ cho TT Thiệu biết TT Nixon rât khó chịu vì lập trường của ông ta về đàm phán. Nếu ông ta vẫn như cũ, nó sẽ đe dọa quan hệ hai nước.

Phái đoàn BV bỏ hội nghị không hẹn bao giờ sẽ trở lại, họ chờ phiên họp của Quốc hội Mỹ đầu tháng 1/1973 sắp tới, hy vọng tình hình có thể thay đổi: Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, cắt viện trợ VNCH để đổi 580 người tù binh còn bị giam tại Hà Nội. Như đã nói trên, đầu tháng 12, Nixon không muốn xử dụng vũ lực như đề nghị của Kissinger, nhưng nay BV đã lộ cho thấy sự gian ngoan xảo trá, nếu không nhanh tay trừng trị bọn này đại cuộc có nguy cơ sụp đổ. Quốc hội sốt ruột khi hòa đàm bế tắc có thể sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh khi ấy mọi nỗ lực của Nixon từ bốn năm qua sẽ tiêu tan như mây khói.

Đây là quyết định khó nhất của Nixon về VN trong nhiệm kỳ, nó cũng là canh bạc táo bạo cuối cùng của ông.

Trong No More Vietnams trang 157, Nixon nói:

“Ngày 14 tháng 12 tôi ra lệnh gài mìn cảng Hải phòng, cho máy bay thám sát trên không phận BV, và cho oanh tạc vùng phụ cận Hà Nội, Hải Phòng bằng B-52. Đó là một quyết định khó khăn nhất về VN của tôi trong suốt nhiệm kỳ. Nhưng tôi không còn cách nào khác. Tôi tin chắc nếu ta không ép buộc BV theo đòi hỏi của ta Quốc hội có thể bắt ép chúng ta chấp nhận thua cuộc bằng thỏa thuận rút quân để đánh đổi lấy tù binh Mỹ.”

Nixon lệnh cho Đô đốc Moorer, Tham mưu trưởng liên quân phải đánh trúng mục tiêu đề thắng địch nếu không ông ta sẽ chịu trách nhiệm. Moorer bèn ra lệnh oanh tạc tối đa các mục tiêu quanh Hà nội-Hải phòng, các B-52 mang bom tối đa,
Trận oanh tạc này gọi Linerbacker II cố tránh thiệt hại cho nhân dân nhưng trấn áp tinh thần họ. Moorer nói tôi muốn người dân Hà nội phải nghe thấy tiếng bom. Nixon muốn trận này tiêu diệt timh thần chiến đấu của BV và chứng tỏ cho miền nam VN biết ông là con người thép. Pháo đài bay B-52 chứa một khối lượng bom lớn có thể tấn công mọi thời tiết là khí giới áp đảo tinh thần địch.

Ngày 17/12 bắt đầu tiến hành gài mìn, và trong 24 tiếng đồng hồ Hoa kỳ đã xử dụng 129 B-52 để oanh tạc BV. Trong 12 ngày từ 18/12 cho tới 29/12 Không quân Mỹ đã thực hiện 729 phi vụ B-52 và khoảng 1,000 phi vụ máy bay oanh tạc chiến đấu, đã ném hơn 20 ngàn tấn bom. Mục tiêu oanh tạc gồm hệ thống giao thông, đường rầy xe lửa, nhà máy phát điện, phi trường, kho nhiên liệu… những mục tiêu này đều có ý nghĩa về quân sự.

Đây là trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai, một trong những phương châm của Nixon là nếu đã xử dụng vũ lực thì phải mạnh hết cỡ không giới hạn, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự, tôt nhất là phải đánh xả láng.

(“once a decision had been made to apply military muscle, it was best to go all out -Walter Isaacson”, Kissinger A Biography trang 468)

Trong một quyết định táo bạo và liều lĩnh, Nixon đã đánh nước cờ cao để cho BV thấy họ đừng hy vọng dựa vào Quốc hội và bọn Phản chiến, ông đã nhanh chóng ra tay trước.

Ngày 19/12, khi Linerbacker II băt đầu được thi hành, Tướng Haig được cử tới dinh Độc lập cùng Đại sứ Bunker, ông mang thư của Tổng thống Nixon cho TT Thiệu, chỉ có ba người biết nội dung thư là Nixon, Kissinger và Haig. Tướng Haig cho biết TT Nixon lượng giá lại tình hình Đông nam Á, bức thư cho ông Thiệu biết Mỹ sẽ oanh tạc và BV sẽ trở lại bàn hội nghị, Nixon nhắc nhở ông Thiệu cũng phải thay đổi.

“Trận oanh tạc này là một loại bảo hiểm cho ông Thiệu, nếu sinh mạng miền Nam bị đe dọa thì bảo hiểm sẽ giải quyết “
(The bombing was a sort of insurance policy for Thieu. If South Vietnam‘s life was threatened, the policy would be executed, No Peace No Honor, p.217)

Tướng Haig thuyết trình về trận Linerbacker II cho TT Thiệu, ông nói

“TT Nixon quyết định oanh tạc tối đa trận này .. nó được tái diễn để nói cho Hà Nội biết một lần nữa họ đừng rỡn mặt với TT Nixon” ,
(President Nixon was determined to continue these strikes at a maximum intensity…It was designed to again convey to Hanoi that they could not trifle with President Nixon, Larry Berman -No Peace No Honor, p.217)

Larry Berman và nhiều người Mỹ cho rằng Nixon chứng tỏ cho Hà Nội thấy sau này nếu họ vi phạm Hiệp định sẽ bị trả đũa dữ dội cũng như ông cứng rắn trong việc cưỡng bách thi hành Hiệp định. Thực tế cho thấy nhận định trên không đúng vì ngay sau khi ký Hiệp định CS đã vi phạm liên tục và nhất là năm 1975 họ công khai đem đại binh xâm lược miền Nam trước mắt cả thế giới.

Sau 7 ngày oanh tạc, Nixon ngưng ném bom ngày Giáng sinh, ngày 26 lại đánh tiêp, hầu như ngay sau đó Hà nội muốn trở lại bàn hội nghị. Những trận tấn công sau ngày 26 nói chung ồ ạt, 10 mục tiêu từ 15 hương bị đánh mạnh. Trận oanh tạc ngưng ngày 29, Hà nội chịu trở lại hòa đàm..

Mục đích trận oanh tạc này để kéo BV trở lại bàn hội nghị
(This time, he had only one goal: to bring Hanoi back to the negotiating table, No Peace No Honor trang 215)

Nhờ đó Quốc hội Mỹ sẽ không có cớ để ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước đổi lấy tù binh, có nghĩa là Nixon đã giữ được VNCH không bị mất về tay CS ít ra là trong lúc này.

Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng (nguồn Wikipedia: Operation Linebacker II): Không quân ước lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu gallons săng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1/1973, nhập lượng này đã tụt xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần.

Theo Nixon (No More Vietnams trang 158) , dư luận báo chí trong nước Mỹ lên án chính phủ trải thảm các khu cư dân BV, nhưng theo các số thống kê chỉ vào khoảng 1,300 cho tới 1,600 người, đó là điều đáng tiếc nhưng số tử vong này không thấm gì so với hồi Thế chiến thứ hai, hơn 35,000 người bị giết tại Dresden, Đức quốc trong ba cuộc oanh tạc và hơn 42,000 người bị giết trong 6 đêm oanh tạc tại Hamburb, một thành phố lớn của Đức và hơn 83,000 người Nhật bị giết chỉ trong hai ngày khi chúng ta ném bom lửa tại Tokyo năm 1945. Nếu chúng ta nhắm mục tiêu dân sự thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên gấp hàng trăm lần như thế.

Stanley Karnow, trong Vietnam , A History trang 668 xác nhận số tử vong do BVchính thức thông báo là 1,318 người tại Hà Nội và 305 người Hải phòng thua xa trận ném bom lửa tại Tokyo năm 1945 có tới 84,000 người chết trong một đêm. Karnow cho biết sự phản đối của người dân tương đối thầm lặng vì quân đội Mỹ đã rút gần hết về nước, chiến tranh không còn gây phân hóa mạnh, trái lại báo chí lên án dữ dội, Đức Giáo Hoàng Paul Đệ Lục nói ngài rất đau buồn vì trận oanh tạc trong một buổi tiếp kiến tại Vatican.

“Một ký giả Pháp duy nhất ở tại chỗ truyền đi một bản tin để rồi báo chí đài phát thanh, truyền hình Mỹ dựa theo đó nói đây là ‘oanh tạc trải thảm’ Hà nội Hải phòng. Nhưng ngay sau đó ký giả Malcolm Browne của tờ New York times truyền đi từ Hà Nội nói sự thiệt hại đã được phóng đại nhiều lần và những ký giả ngoại quốc khác cũng nhìn nhận như thế. Cả Trần Duy Hùng, Chủ tịch uy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng xác nhận thế. Các nhà phản chiến Mỹ viếng thăm thành phố trong trận oanh tạc đã xúi ông Chủ tịch ủy ban cứ “hê” lên có mười ngàn người bị giết vì bom đạn nhưng ông này từ chối, sợ làm mất uy tín cho chính phủ của ông”
Vietnam, A History trang 667, 668

Thế mới biết nhóm phản chiến gian trá, CSBV còn phải thua. Theo Karnow sau chiên tranh ông viếng Hà nội thấy đa số các tòa nhà của hai thành phố không bị tàn phá cũng như không được xây dựng lại. Thật ra B-52 đã được thảo chương chình điện tử tránh khu dân sự và nhắm mục tiêu rất chính xác, chỉ có một số ít trường hợp bom lạc như khu Khâm Thiên có hơn hai trăm người bị giết, nhà thương Bạch Mai trúng bom có có 18 người chết trong số khoảng một trăm bệnh nhân và nhân viên y tế.
Thiệt hại phía Mỹ không phải là ít: 15 B-52, mỗi chiếc trị giá 8 triệu dollars thời đó và và 12 máy bay oanh tạc chiến đấu, mất 93 phi công và phi hành đoàn trong đó có 31 người bị bắt.

Bàn luận về trận Linerbacker II

Việc sử dụng B-52 trong trận này có nhiều ý kiến khác nhau, những người tán thành cho rằng đó là một đòn nặng để đưa BV trở lại bàn Hội nghị trước khi Quốc hội tái họp và ngăn chận toàn bộ chiến dịch nếu bom không khuất phục được họ.

Những ý kiến chống đối cho rằng kế hoạch táo bạo này sẽ không có kết quả, chết chóc nhiều và tốn kém cho Hoa kỳ vì B-52 rất đắt tiền. Kế hoạch sẽ làm cho Mỹ bị mang tiếng, không được người dân ủng hộ, những người tin việc ném bom khu kỹ nghệ để làm suy yếu BV không dễ dàng lắm.

“Ngoài ra Sài Gòn cần phải bị gây áp lực chứ không phải Hà Nội. Thật là bất công khi khi oanh tạc BV tàn bạo vì hòa đàm tan vỡ do TT Thiệu gây ra từ trước”
(Walter Isaacson trong Kissinger A Biography trang 468)

Trận Linerbacker II bị trong nước kết án nặng nề: Tờ Washington post ngày 28 nói cuối tháng 10/1872 Kissinger tuyên bố hòa bình trong tầm tay nay lại diễn ra trận oanh tạc vô nhân đạo. Tờ New York Times diễn tả trận này là điều ô nhục trên trái đất, Thượng nghị sĩ Mansfield nói đây là chiến thuật thời kỳ đồ đá…Chính TT Nixon cũng cũng ghi nhận về những dư luận chống đối ông như:

Một tờ báo viết dân tộc văn minh sẽ ghê sợ hình ảnh không quân mạnh nhất thế giới tấn công tàn bạo một nước Á châu bé nhỏ không kể gì tới nguyên tắc nhân đạo. Có tờ chỉ trích ông là một bạo chúa điên, một trận tàn sát mang danh người Mỹ.

Nói về nguyên do đưa tới trận Linerbacker II, có nhiều ý kiến như: Nixon và một số nhà nghiên cứu nói BV bỏ Hội nghị ngày 13/12/1972 để chờ phiên họp Quốc hội đầu tháng 1/1973, họ hy vọng Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh có lợi cho họ. Vì nhận định sai lầm như thế nên họ đã phải trả giá cao.

Theo Walter Isaacson trong sách kể trên trang 470, tại BV đòi hỏi quá đáng và lý do chính Hà Nội bị oanh tạc vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố Kissinger và cố chấp.

Sau này Kissinger viết
“Lỗi lầm chính mà Bắc Việt đã phạm phải trong cuộc đàm phán với Nixon là họ đã dồn ông vào chân tường “
(No Peace No Honor trang 215)

Larry Berman cho rằng B-52 là lá bài chót của Nixon (The B-52s were his last roll of the dice, trang 215)

Ngoài ra Larry Berman (No Peace No Honor trang 176-177) cho biết nay cuộc nghiên cứu mới dựa vào tài liệu của văn khố Hà nội cho biết sự nhượng bộ của Lê Đức Thọ đã khiến giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng (tức VC) ngạc nhiên và bất mãn. Từ 1968 VC đòi Thiệu phải bị loại bỏ. Giáo sư Brigham cho biết MTGP đòi thả tù chính trị tại miền nam VN và Thiệu phải ra đi. MTGP chính thức phản đối Bộ Chính trị, Nguyễn Thị Bình họp với Xuân Thủy, Lê Đức Thọ, Hà Nội cam đoan với Thị Bình việc thả tù Mỹ có liên hệ thả tù chính trị VC và Thiệu chỉ là bù nhìn cho tới khi bầu cử xong ở miền nam.

Nhưng giai đoạn này Hà nội lại không quan tâm tới tù chính trị VC còn bị VNCH giam giữ. Ngày 16/10/1972 Thọ thỏa thuận việc thả tù binh Mỹ không liên hệ với thả tù VC. Khi Kissinger tuyên bố hòa bình trong tầm tay ngày 26/10/1972, MTGP (VC) chính thức than phiền Hà Nội đi quá xa chỉ quan tâm tới kẻ địch, tù binh Mỹ hơn là lo cho các đồng chí còn bị giam ở miền nam VN. Việt cộng không vội ký Hiệp định trong khi BV muốn ký gấp.

Giáo sư Bragham nhận xét

“Những người ở trong nam dù CS hay không CS (tức VC và VNCH) không hiểu sao BV vội vã ký Hiệp định trong chính sách của họ về miền nam
(Many southerners, communists and non-commmunists alike, simply could not understand Lao Dong’s haste to reach an agreement on its policies towards the south”)
No Peace No Honor trang 176-177

Và Larry Berman giải thích thêm

Điều này có ý nghĩa về hậu quả tháng 12 (tức trận bom) khi Hà nội chịu thêm trận Linerbacker II chỉ vì MTGP đã áp lực (BV) để đòi thêm nhượng bộ (từ phía Mỹ). Nhiều người miền Bắc oán hận muôn đời các đồng chí CS anh em ở miền nam, vì CS miền Nam mà miền Bắc phải bị ăn trận đòn chí tử.”
(This would have significant consequences in December, when Hanoi endured the next wave of Linerbacker bombings because the NFL had exerted such pressure for new concessions in Paris . Many Northerners never forgave their Southern commmunits brothers for making them endure such punishment)
Sách đã dẫn trang 176-177

Giữa VNCH và Mỹ có sự chia rẽ, MTGP (VC) cũng không đồng ý với BV, họ đòi BV phải bỏ những nhượng bộ tháng 10/1972 vì nếu không loại bỏ Thiệu thì MTGP sẽ chẳng được tí gì, bao nhiêu hy sinh chỉ là công dã tràng. Chính vì MTGP yêu cầu BV phải đòi hỏi Mỹ nhượng bộ thêm (như loại bỏ Thiệu) mà hòa đàm tan vỡ dồn Nixon vào chân tường để rồi đưa tới trận đòn ác liệt như trên.

Kissinger A Biography trang 470, tác giả Walter Isaacson nhận xét xin tóm lược như sau: BV căm giận trận bom tháng 12 có lẽ vì họ đòi hỏi quá, lý do chính Hà nội bị trận đòn vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố, lên án Kissinger và ngang bướng. Sự thiệt hại thể diện của Mỹ và tiếng tăm của Kissinger rất lớn, ông ta cho đây là thất bại lớn nhất trong đời ngoại giao cùa mình.

Đa số các nhà chính trị, quân sự, các ký giả, các nhà học giả nghiên cứu chiến tranh VN đã nhận định trận oanh tạc cuối tháng 12/1972 không mang lại kết quả mong muốn có nghĩa là Hiệp định ký ngày 27/1/1973 không đòi hỏi được gì thêm so với bản Dự thảo trước đó 3 tháng (tháng 10/1972).

Walter Isaacson cho rằng Hà nội bị ném bom để thay đổi một hiệp ước mà Mỹ đã chấp nhận. Sự thay đổi mà nhiều người phải thiệt mạng nhỏ đến nỗi Nixon, Kissinger có thể nghĩ nó thế nào.

Sau này Kissinger nói.
Thật ra tôi không dám chắc rằng Nixon có thực sự hiểu những thay đổi ấy như thế nào không.
(In fact, I’m not sure that Nixon ever really understood what those change were)
Kissinger A Biography trang 470.

Riêng về điểm này, người ta thường chê Kissinger lươn lẹo, chính ông ta đã nhiều lần đề nghị Nixon oanh tạc BV để tạo thế mạnh tại bàn hội nghị, nay lại đổ trách nhiệm cho Tổng thống.

Trong Vietnam, A History trang 669, Stanley Karnow cho biết.

“Nixon nói chúng ta đã thực hiện hòa bình trong danh dự, nhưng Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 không khác sơ thảo Hiệp định tháng 10 (1972) là mấy. Cuộc oanh tạc của Nixon là thừa- ít nhất như một khí cụ ngoại giao. Tuy nhiên mục đích của ông không phải là ngoại giao, ông cố trấn an ông Thiệu và cảnh cáo CS là sẽ sẵn sàng tái oanh tạc BV nếu Hiệp định bị vi phạm”

Marvin Kalb, Bernard Kalb trong cuốn Kissinger trang 412 cũng nói về khuyết điểm của việc ký kết, Hiệp định ký kết 23/1/1973 (Kissinger ký tắt với Thọ ngày 23) xem ra không hơn gì bản Dự thảo hai bên định ký ngày 26/10/1972 trước đó đúng ba tháng mặc dù đã oanh tạc BV ồ ạt tháng 12. Điều này có nghĩa là trận oanh tạc Linerbacker II dữ dội nhưng không đòi BV nhượng bộ thêm tại bàn hội nghị mà chỉ để nâng cao tinh thần của Sài Gòn và hủy hoại tiềm lực chiến tranh của Hà Nội.

Theo Walter Isaacson (Kissinger A Biography, trang 483) Negroponte, phụ tá Kissinger nói

“Chúng ta oanh tạc BV để buộc họ chấp nhận nhượng bộ của ta” (We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions).

Negroponte và Tướng Haig tưởng rằng trận Linerbacker II để ký một Hiệp định thuận lợi như đòi BV phải rút khỏi miền nam mà chẳng đòi được gì cả.
Nhưng mục đích của trận oanh tạc không phải chỉ để đòi thêm những khoản tốt hơn nhưng để đưa BV trở lại bàn hội nghị

“Lần này ông (Nixon) chỉ có một mục đích đưa Hà Nội trở lại bàn hội nghị”
(This time, he had only one goal: to bring Hanoi back to the negotiating table, No Peace No Honor trang 215)

Thật vậy, như đã nói ở trên, phái đoàn Hà Nội phá vỡ hòa đàm, không chịu trở lại Hội nghị mà ngồi chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh nên Nixon phải nhanh tay xử dụng tối đa sức mạnh để khuất phục kẻ địch. Ngoài ra như Nixon đã nói trong No More Vietnams, việc đòi BV rút quân không thể thực hiện được vì đối với CS thà không ký còn hơn. Vả lại trước áp lực của Quốc hội Nixon phải ký gấp không thể chần chờ thêm được nữa.

Nhận xét

Nhiều giới chức quân sự, chính trị, nhà nghiên cứu… sau này tiếc Mỹ đã không làm mạnh những năm trước như từ 1967, 69….Họ cho rằng nếu đã oanh tạc CSBVdữ dội như trận Linerbacker II thì họ đã chịu chấp nhận từ bỏ mộng xâm lăng miền nam VN.
Tướng Haig, phụ tá Kissinger nói.

“Tôi xin quả quyết, tin chắc một cách tuyệt đối rằng nếu chúng ta làm mạnh từ 1969 như đã làm cuối 1972 thì cuộc chiến đã được giải quyết từ lâu và ta đã lấy được tù binh, đạt được mục đích …. Đúng ra ta phải quyết định dứt khoát hơn trong việc xử dụng sức mạnh để giải quyết tận gốc vấn đề .. . Tôi nghĩ năm 1969, khi tân Tổng thống nhậm chức (tức Nixon), ông phải oanh tạc Hà Nội ngay, động viên lực lượng của ta trong nước, cảnh báo Sô Viết… và làm tất cả những việc đáng lý phải làm từ thời chính phủ Johnson, như thế chắc chắn cuộc chiến sẽ không kéo dài thêm ba năm, chắc đã có thỏa ước ký kết và quân xâm lược BV phải rút hết khỏi miền nam VN”
No Peace No Honor trang 57

Theo Larry Berman cuộn băng của tòa Bạch Ốc tháng 6/1971 mới được bạch hóa cho thấy niềm tiếc nuối của Nixon.

Haldeman nói: Cuộc chiến này thất đức hơn hết thẩy những cuộc chiến mà chúng ta đã tham dự vì một lý do là ta đã không muốn tận dụng tiềm lực để chiến thắng.
Nixon đáp: . . ..Khoảng tháng 11 năm nay (1971), tôi sẽ chơi canh bạc táo bạo. Chừng nào ta còn không lực – ta sẽ không bận tâm tới chuyện ngưng ném bom, ta sẽ ném bom đê điều, nhà máy điện (BV), ta sẽ ném bom Hải phòng, (ông đập bàn nói) ta sẽ san bằng cái đất nước khốn nạn đó (tức BV).

Kissinger: Thưa Tổng Thống, tôi nghĩ người dân Mỹ hiểu thế.
Nixon: . . ..Ủng hộ việc ấy, ta sẽ coi họ là ai. Vấn đề là ta sẽ không khóc than, và ta sẽ không thua cuộc.. Đó là…
Kissinger: Thưa Tổng thống, tôi nhiệt liệt ủng hộ kế hoạch ấy, tôi nghĩ ta phải làm thế”.
No Peace No Honor trang 58.

Nixon thường chỉ trích Johnson không chịu làm mạnh những năm giữa thập niên 60, ngay chính ông, nhậm chức 1969 mặc dầu cứng rắn hơn trước nhiều nhưng cũng không dám làm mạnh như oanh tạc BV ồ ạt từ 1969, 1970.. để giải quyết tận gốc cuộc chiến tranh sa lầy. Trước hết người ta sợ vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người dân trong nước cũng như sợ Tây phương lên án và nhất là Xô Viết, Trung Cộng có thể can thiệp mạnh hơn đưa tới những hậu quả khôn lường.

Trong Kissinger A Biography trang 470, tác giả Walter Isaacson cho rằng quyết định ném bom tháng 12/1972 mục tiêu thành phố BV là một hành động ám ảnh nước Mỹ và Kissinger cho tới ngày nay.

“Sự thiệt hại cho uy tín của Hoa Kỳ và tiếng tăm của Kissinger phải nói là rất lớn”

Thực ra Lê Đức Thọ đã cố tình phá vỡ hòa đàm, bỏ họp từ ngày 13/12/1972 và không hẹn ngày trở lại, đó không phải chỉ là sự thách đố, sỉ nhục Kissinger, Nixon mà cho cả Hoa Kỳ. Trận oanh tạc này chẳng qua là để cứu vãn danh dự cho người Mỹ, đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị thay vì phải đầu hàng CS một cách hèn hạ nhất. Nhờ Nixon nhanh tay sử dụng sức mạnh của B-52 mà Hà nội phải trở lại bàn hội nghị nếu không có thể thảm kịch sẽ sẩy ra: Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân, cắt viện trợ VNCH để đổi 580 tù binh Mỹ. Hà nội đã chịu thua trong canh bạc táo bạo này, trận oanh tạc long trời lở đất đã cứu được Đông Dương sụp đổ ít ra là trong lúc này.
Ngoài ra TT Nixon có nói.

“Trận ném bom đã đạt mục đích quân sự, chúng ta đã đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt”
No More Vietnams, trang 158.

Bắc Việt bị suy yếu nhiều, nhưng VNCH chỉ tồn tại thêm được hơn hai năm vì hậu quả của vụ Watergate và vì bị Quốc hội phản chiến cắt hết viện trợ, Nixon và Kissinger chỉ có thể làm được đến thế trong khả năng hữu hạn của hai người.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

(trích trong Nixon và Kissinger Bán Đứng Đồng Minh, xuất bản 2012)

—————————————————-
Tài Liệu Tham Khảo

Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
Rebecca Larsen: Richard Nixon, Rise and Fall of a President, Franklin Watts 1991.
Elizabeth Drew: Richard M. Nixon, Times Books 2007.
Jonathan Aitken: Nixon a Life, Regnery Publishing, inc 1993
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam , A History, A Penguin Books 1991
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
* * *
Wikipedia: Operation Linebacker II
The Hauenstein Center for Presidential: Nixon and the Christmas bombing.
AirSpacemag.com, Military Aviation: The Christmas bombing.
Commondreams.org: The Christmas bombings, by James Carrell.
Namvets.com: Vietnamese remember Christmas from hell.
U.S Centenial of flight commission: Linebacker II bombing raid.
History.com, History made every day: Nixon announces start of Christmas bombing of North Vietnam .
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

  1. Tài Liệu: Trích Biên bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam, 1972
  2. Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972)
  3. Lược lại 39 năm Hiệp định Hòa Bình Paris dưới mắt người Mỹ
  4. Nixon và hòa bình trong danh dự
  5. Trận mưa bom Giáng sinh
  6. 1972: Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Lê Đức Thọ

Tags:

nguồn: danchimviet.info

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Thẻ: | Leave a Comment »

►Trận Mưa Bom Giáng Sinh 1972 kéo dài 11 ngày

Posted by hoangtran204 trên 27/12/2012

Trận Mưa Bom Giáng Sinh

Trọng Đạt

22-12-2011

Hòa đàm bế tắc

Sau trận tổng công kích Tết Mậu Thân Tổng thống Johnson quá mệt mỏi vì cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 31-3-68, ông tuyên bố không tái tranh cử và tạm thời cho ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ Bắc Việt từ vĩ tuyến thứ 20 trở lên, ông kêu gọi Hà Nội hãy tỏ thiện chí hòa đàm nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh. Một tháng sau Cộng Sản Bắc Việt nhận lời đàm phán.

Hội nghị được tổ chức tại khách sạn Majestic, thủ đô Ba Lê nước Pháp khai mạc ngày 10-5-1968 ông W. Averell Harriman đại diện phía Mỹ, Xuân Thủy phía Hà Nội. Đây là một hội nghị được quốc tế chú ý nhất từ trước tới nay có hơn 3,000 phóng viên các nước tới theo dõi lấy tin.
Hà nội khăng khăng đòi Mỹ phải ngưng oanh tạc toàn diện miền Bắc. Ngày 31-10-1968 Johnson nhượng bộ cho ngưng dội bom trên toàn miền Bắc.

Hòa đàm thực sự bắt đầu dưới nhiệm kỳ chính phủ Cộng Hòa Nixon, nhậm chức đầu năm 1969. Hà Nội ngoan cố đòi hai điều kiện tiên quyết: Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu để thay thế bằng chính phủ lâm thời ba thành phần. Hoa Kỳ rút quân dần dần mỗi năm, từ 530 ngàn người Mỹ đóng ở miền Nam 1968 cho tới 1972 chỉ còn vài chục nghìn người, Bắc Việt vẫn ngoan cố đói phải lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu.

Sở dĩ BV ngoan cố không chịu đàm phán nghiêm chỉnh vì họ đã được phong trào phản chiến và Quốc hội Mỹ gian tiếp hoặc trực tiếp yểm trợ. Theo Nixon (trong No More Vietnams trang 127) hành động của đám sinh viên bạo động đã khuyến khích CSBV gây chiến không chịu đàm phán nghiêm chỉnh. Bọn biểu tình vô tình kéo dài chiến tranh làm lợi cho CS. Tại cuộc hòa đàm đại diện BV đã nhiều lần hỗn hào chửi bới phái đoàn Mỹ, họ nắm được cái tẩy của hành pháp Mỹ đang gặp khó khăn vì bị Quốc hội và phản chiến chống đối.

Cuối tháng 3-1972, BV đem đại binh tấn công qui mô trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa tổng cộng 10 sư đoàn chính qui có xe tăng, đại bác phòng không yểm trợ đánh ba tỉnh lớn Bình Long, Kontum, Quảng Trị cho tới giữa tháng 9-1972 quân đội VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị và cuộc chiến được gọi Mùa hè đỏ lửa chấm dứt. BV bị thiệt hại nặng khoảng từ 70 cho tới 100 ngàn cán binh, phía VNCH vào khoảng 30 ngàn người tử trận. Không quân và Hải quân Mỹ yểm trợ tối đa, Hoa Kỳ muốn VNCH phải thắng để lấy ưu thế tại bàn hội nghị. Người Mỹ đã mở lại các cuộc oanh kích miền Bắc để trả đũa BV, họ gọi là Operation Linebacker bombing, chiến dịch oanh tạc Linebacker I này bắt đầu từ 10-5 đến 23-10-1972.

Cuối năm 1972 Hoa Kỳ mở chiến dịch Linebacker II (Linebacker thứ hai) đây là chiến dịch oanh tạc của không quân nhằm vào BV trong giai đoạn chót của Mỹ trong chiến tranh VN từ 18-12 tới 29-12-1972, cũng được gọi vui là Christmas bombing, Cuộc oanh tạc vào dịp Giáng sinh. Đây là cuộc oanh tạc lớn nhất của không quân Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai, nó là sự tiếp tục của Chiến dịch Linebacker I kể trên, điều khác biệt là Linebacker II oanh tạc bằng B-52 chứ không bằng máy bay chiến thuật như Linebacker.

Trước Giáng Sinh 1972 gần 3 tháng, vào ngày 8-10-1972 Kissinger và Lê đức Thọ gặp nhau ở Ba Lê để thảo luận về những đề nghị mới của hai phía tìm kiếm hòa bình. Lê Đức Thọ đề nghị kế hoạch mới của BV: Ngưng bắn tại chỗ, Mỹ rút quân, trao đổi tù binh BV, VNCH, Chính phủ lâm thời của Mặt trận giải phóng, giữ nguyên, BV không đòi Thiệu từ chức, Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ cho VNCH, cả Hà Nội và Mỹ đều được tiếp tục viện trợ cho đồng minh trên căn bản đồng đều nhau, BV sẽ không xâm nhập, Mỹ sẽ tái thiết BV, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải dân tộc, thực hiện bầu cử tại miền Nam VN, sẽ có ba quyền lực: Chính phủ Sài Gòn, Mặt Trận giải phóng, Thành phần thứ ba gồm đại diện cả hai bên. Cả ba phải có sự nhất trí, mọi hành động của hội đồng mới phải có sự đồng ý của TT Thiệu.

Ngày 11-10-1972 tòa đại sứ Pháp tại Hà Nội bị thiệt hại trong cuộc ném bom của Mỹ, Đại sứ Pháp Pierre Susini bị thương nặng Lê Đức Thọ phản đối với Kissinger, Hoa kỳ ngưng oanh tạc 23-10-1972. Ngày 16-10-1972 Kissinger trở lại Paris họp với Xuân Thủy trong khi Lê Đức Thọ đang về Hà Nội. Hai bên lại họp ngày 17-10-1972, họ bất đồng ý kiến hai điểm: Việc thay thế định kỳ vũ khí của miền nam VN, thả tù binh CS do VNCH giam giữ. BV muốn ký hiệp định trước tháng 11-1972, họ tin rằng Nixon sẽ nhượng bộ trước kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới hơn là sau bầu cử. Kissinger đồng ý những điều khoản mới, ông cho Nixon biết và được Nixon chấp thuận.

Sơ thảo Hiệp định sẽ được ký tại Hà Nội ngày 31-10-1972. Kissinger bay đến Sài Gòn ngày 18-10 để gặp TT Thiệu, VNCH không đồng ý với bản hiệp định mới và không hài lòng với Kissinger cho là đã phản bội. TT Thiệu đòi sửa 129 điều khoản trong đó đòi khu phi quân sự phải coi như biên giới quốc gia, không còn là ranh giới quân sự tạm thời, VNCH phải được coi như một quốc gia biệt lập, nếu được như vậy thì BV sẽ không còn lý do gây chiến tranh để thống nhất đất nước như họ đang làm.
Về điểm này sử gia Stanley Karnow trong Vietnam a History trang 665 đã chua chát nói.

“Thật là mỉa mai hết chỗ nói, người Mỹ đã chiến đấu bao nhiêu năm để bảo vệ nền độc lập của miền nam VN bây giờ họ lại phủ nhận tính hợp pháp của nó”.
(That, however, was the supreme irony of the moment. After fighting for years to defend South Vietnam’s independence, The United Stated was now denying its legitimacy)

Ngày 26-10 ông Thiệu tiến thêm một bước, công bố bản dự thảo đã được sửa khi ấy giới lãnh đạo miền Bắc cho rằng Kissinger đã đánh lừa họ, họ bèn công bố một số phần của thỏa ước cho người ta cảm tưởng rằng thỏa ước phù hợp mục đích của Hoa Kỳ và chính phủ Sài Gòn. Kissinger muốn tạo niềm tin cho cả hai miền, ông quả quyết với BV rằng mình thật tình và với Sài Gòn rằng Mỹ đã gây hiểu lầm. Kissinger họp báo tại tòa Bạch ốc lạc quan tuyên bố ta có thể tin hòa bình đang ở trong tầm tay (We believe that peace is at hand).

Ngày 20-11-1972 những điều khoản tu sửa của VNCH và 44 điều khoản thay đổi do Nixon yêu cầu đã được Kissinger trao cho phái đoàn CSVN. Những khoản yêu cầu gồm: Khu phi quân sự được coi như ranh giới quốc tế giữa hai nước, quân đội CSBV rút về Bắc, BV bảo đảm ngưng bắn lâu dài tại Đông Dương, một lực lượng quốc tế giữ gìn hòa bình sẽ được thành lập để quan sát ngưng bắn.

Khi đọc xong, phía BV rút những nhượng bộ và mặc cả thêm khiến Kissinger bèn nói dậm chân tại chỗ rồi. Cuộc nói chuyện dự trù 10 ngày chấm dứt ngày 13-12 với thỏa thuận của hai bên bắt đầu thương thảo, cuộc đối thoại tan vở hôm ấy, phái đoàn Hà Nội từ chối không chịu tiếp tục đàm phán.

Nixon đang định kỳ hạn cho ngày ký Hiệp Định tháng 1-1973, lời tuyên bố của Kissinger khiến dân Mỹ tin tưởng, kỳ vọng ở thỏa hiệp. TT Nixon lo phiên họp Quốc hội thứ 93 sẽ bắt đầu ngày 3-1-1973, ông sợ các nhà lập pháp Dân chủ sẽ ban hành luật chấm dứt chiến tranh trước khi ông thực hiện cam kết hòa bình trong danh dự của mình. Phía BV đánh hơi thấy phiên họp Quốc hội trong tháng 1-1973 có thể ban hành luật chấm dứt chiến tranh Đông Dương đến lúc ấy thì khỏe re, bất chiến tự nhiên thành, khỏi phải họp hành ký kết. Đó là một lỗi lầm tai hại của họ đưa tới trận đòn tàn khốc nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh VN.

Tổng thống Nixon quan tâm trước hết chi phí chiến dịch Linebacker, máy bay, nhân lực gửi tới Đông Nam Á đè nặng lên ngân sách Ngũ giác đài, tổng cộng 4 tỷ vào giữa mùa thu và Bộ trưởng quốc phòng Melvin Lair đã khẩn khoản đề nghị Nixon xin Quốc hội một ngân khoản để trang trải. Kissinger và Nixon được biết lập pháp sẽ có thể nắm cơ hội để đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến.

Quyết định và thảo kế hoạch.

Kissinger từ Paris về ngày 14-12-1972 ông bàn với Nixon sau đó gửi tối hậu thư cho Hà Nội đe dọa nếu BV không trở lại bàn hội nghị trong 72 giờ đồng hồ (3 ngày) sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng.

Cũng trong ngày Nixon ra lệnh phong tỏa cảng Hải Phòng bằng máy bay thả mìn và cho Bộ tư lệnh không quân nghiên cứu kế hoạch oanh tạc trong giới hạn 72 giờ. Nixon bác bỏ lời Kissinger khuyên Tổng thống lên truyền hình thông báo chiến dịch, ông lệnh cho Kissinger mở cuộc họp báo ngày 16-12 để nói cho dư luận biết hòa đàm bế tắc vì BV ngoan cố. Kissinger ám chỉ cho biết chính phủ sẽ có biện pháp mạnh.

Một trong những phương châm của Nixon là nếu đã dùng vũ lực thì phải tận dụng sức mạnh vô giới hạn, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự thì tốt nhất là phải đánh xả láng, once a decision had been made to apply military muscle, it was best to go all out (Walter Isaacson – Kisinger A Biography trang 468). Trước ngày mở oanh tạc, Nixon chỉ thị cho Đô đốc Moorer:
“Đây là cơ hội để ông xử dụng hỏa lực quân sự hữu hiệu để thắng địch, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm”.

Nixon lấy Linebacker II để gây thiệt hại tối đa về vật chất cho BV, trong khi Linebacker I tháng 5-1972 để phá hoại bộ máy quân sự BV, Nixon xử dụng Linebacker II để tiêu diệt tinh thần chiến đấu của địch cũng như để chứng tỏ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy ông là con người thép (Larry Berman – No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 215)

Thời hạn tối hậu thư đã qua, hai hôm sau vào ngày 18-12, Mỹ mở cuộc oanh tạc Hà Nội. Về sau các sử gia nghiên cứu về cuộc chiến Đông Nam Á đồng ý với quan điểm của Nixon cho rằng BV ngoan cố không chịu trở lại phòng họp. Hai bên đã muốn thương thảo nhưng BV lại từ chối trở lại, họ chờ phiên họp sắp tới của Quốc Hội. Mục đích của TT Nixon không phải để thuyết phục BV mà để thuyết phục ông Thiệu, Nixon cho biết dù điều khoản của hiệp định ngưng bắn như thế nào, VNCH có thể tin vào lời hứa của ông sẵn sàng yểm trợ cho miền Nam khi BV vi phạm hiệp định.

Sau chiến dịch Linebacker I, Hoa Kỳ có 207 B-52 dành cho chiến trường Đông Nam Á, gồm 54 chiếc (mẫu B-52-D) đóng tại phi trường U-Tapao Thailan và 153 chiếc khác tại căn cứ Andersen, đảo Guam (gồm 55 chiếc B-52 D và 98 B-52G).

Chiến dịch coi như xử dụng một nửa tổng số máy bay B-52 của Không đoàn oanh tạc cơ Mỹ, các vị chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến thuật không quân miễn cưởng chấp nhận sự xử dụng những máy bay đắt giá và những phi hành đoàn huấn luyện tốn kém. Sự huy động một lực lượng máy bay B-52 lớn chưa từng thấy trong cuộc chiến và dự án tấn công đại qui mô quanh Hà Nội 20 km cho thấy thể hiện sự thay đổi lớn trong việc huy động lực lượng không quân.

Nhiều vị trong Bộ chỉ huy cũng đồng ý với chiến dịch bay vào màng lưới phòng không dầy đặc của BV hy vọng chứng tỏ các oanh tạc cơ có khả năng vượt qua hệ thống hỏa tiễn tinh khôn địa không SAM (surface-to-air missiles) do Nga chế tạo cũng như súng phòng không và máy bay nghênh chiến MIG. Lý do chính phải dùng B-52 cho chiến dịch thay vì phi cơ chiến thuật vì tháng 12 thuộc mùa mưa tại miền Bắc VN, thời tiết xấu gây khó khăn cho các phi cơ chiến thuật vì các máy bay này cần quan sát bằng mắt. B-52 có khả năng tham chiến dù thời tiết xấu cũng như tốt nên đã được chọn giữ vai trò then chốt cho chiến dịch này. B-52 đã được trang bị hệ thống bom vận hành theo radar và các máy bay yểm trợ. Các pháo đài bay này có thể tấn công mục tiêu hoặc với những bom có tia laser hướng dẫn khi thời tiết tốt hoặc dùng hệ thống oanh tạc do radar hướng dẫn.

Chiến dịch này lấy tên Linebacker II được phác họa tại Bộ chỉ huy không quân tại Omaha, Nebraska, vì giới hạn thời gian chỉ có ba ngày và qua kinh nghiệm của chiến dịch trước Linebacker I theo đó máy bay MIG nghênh chiến sẽ là mối đe dọa cho oanh tạc cơ Mỹ. Các vị chỉ huy ban kế hoạch cho máy bay tới Hà Nội làm ba đợt vào ban đêm, mỗi đợt cùng đi một đường, cùng cao độ, các oanh tạc cơ bay theo đội hình ba chiếc (cells) để tăng hiệu quả.
Mỗi khi ném bom xong các máy bay sẽ quay về phía tây mà Bộ tham mưu gọi là chuyển hướng sau mục tiêu (post-target turns, gọi tắt PTT), sự chuyển hướng này sẽ có hai hiệu quả không thuận lợi cho các oanh tạc cơ B-52 có thể hướng vào cơn gió mạnh ngược chiều, nó sẽ làm giảm tốc độ còn 185 km/giờ và sẽ kéo dài thêm thời gian ở tại mục tiêu có thể làm giảm hiệu quả đội hình cũng như trở thành bia cho radar của hỏa tiễn SAM dưới đất.

Trận mở đầu.

Trong ba nhiệm vụ của chiến dịch như Bộ chỉ huy chiến dịch đã đề ra trong ba đêm liên tiếp bắt đầu từ 18-12-1972, đêm đầu tiên 129 máy bay được tung vào chiến dịch, trong đó 87 chiếc từ Guam, 39 chiếc yểm trợ thuộc Bộ tư lệnh không lực 7 (The seven air force), Lực lượng đặc nhiệm 77 Hải quân và Thủy quân lục chiến yểm trợ các oanh tạc cơ B-52 qua sự cung cấp các máy bay F-4 hộ tống, F-105 Wild Weasel để tiêu diệt hỏa tiễn SAM của BV, máy bay EB-66 thuộc không quân và EA-6 thuộc hải quân, máy bay chaff plane, loại máy bay thả những miếng kim loại dát mỏng (chaff) để gây rối loạn radar đối phương, (chaff = tiny strips of metal foil that are dropped to confused radar), KC-135 tiếp tế nhiên liệu trên không, và các máy bay giải cứu phi hành đoàn.

Mục tiêu của đợt thứ nhất là phi trường Kép, Phúc Yên và Hòa Lạc, một nhà kho tại Yên Viên trong khi đợt thứ hai và thứ ba tấn công các mục tiêu quanh Hà Nội. Ba máy bay bị rớt do khoảng 220 hỏa tiễn SAM của BV, trong số này hai chiếc B-52G từ Guam và một B-52D từ U-Tapao Thái lan, ngoài ra hai B-52 D từ Guam bị thương nặng cố lết về U-Tapao sửa chữa, chỉ có một phi hành đoàn của ba máy bay bị hạ được giải cứu, cũng tối hôm ấy một F-111 của không quân bị bắn hạ trong khi ném bom đài phát thanh Hà Nội.

Đêm thứ hai (19-12) có 97 phi vụ do oanh tạc cơ B-52 tham dự, mục tiêu gồm sở Hỏa xa Kinh Nỗ và kho hàng lân cận, nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên cũng như nhà ga Yên Viên. Mặc dù có khoảng 185 hỏa tiễn SAM do BV phóng lên và một số oanh tạc cơ bị hư hại vì trúng đạn nhưng không cái nào bị rớt. Bộ chỉ huy hy vọng đêm thứ ba, tức đêm cuối của chiến dịch cũng sẽ tốt đẹp như lần trước.

Mục tiêu thứ ba ngày 20-12 do 99 oanh tạc cơ thực hiện gồm ga xe lửa Yên Viên, nhà kho Yên Mỗ, nhà máy điện Thái Nguyên, địa điểm bốc rở hàng tại Bắc Giang, nhà ga Kinh Nỗ, kho nhiên liệu săng dầu tại cũng như gần Hà Nội.

Vì thấy đợt hai bị thiệt hại nhẹ, đợt ba được tiến hành y như trước đó là một lỗi lầm tai hại, phía Mỹ ra chiều tự mãn với phương thức trước. Trong đêm thứ ba BV cũng học được kinh nghiệm qua phương thức ấy, pháo đài bay B-52 khi tiến vào Hà Nội thấy MIG ở xa xa nhưng chúng không nghênh chiến mà chỉ để báo cáo cho dưới đất biết cao độ và tốc độ của máy bay Mỹ. Thế là BV cho bắn xả láng hỏa tiễn địa không và đại bác phòng không lên các máy bay Mỹ. Lộ trình tái diễn, ngựa quen đường cũ đã đưa tới thảm bại cho Mỹ, 6 B-52 bị bắn rơi trong đêm thứ ba (gồm hai B-52D và bốn B-52G), sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc.

Vì đợt ba tái diễn như hai lần trước khiến phòng không BV đã có kinh nghiệm và phóng 300 quả lên mục tiêu, sáu B-52G và ba B-52D bị thiệt hại trong đợt tấn công thứ nhất và thứ ba, một B-52D quay về Thái Lan bị rớt ở Lào. Chỉ có hai trong số tám người của phi hành đoàn được cứu thoát. Chiến dịch gây phản ứng dữ dội, Bộ chỉ huy không quân bị áp lực nhiều phía: “Chấm dứt cuộc tắm máu này!” nhiều sĩ quan cao cấp trong Bộ chỉ huy không quân cho rằng ta có thể mất nhiều oanh tạc cơ và thuyết ưu thế của không quân có thể vô nghĩa.
Vấn đề chính ở chỗ chiến thuật của Bộ chỉ huy không ghi nhận sự đe dọa của máy bay MIG trong ba đợt của chiến dịch. Chiến thuật không thay đổi vể đường bay, cao độ, đội hình, thời gian. Các vị chỉ huy giải thích sự không thay đổi ấy sẽ thuận lợi cho các phi hành đoàn B-52 không có kinh nghiệm bay vào một trận địa nguy hiểm. Nhà sử gia về không quân Earl Tilford lại có ý kiến khác:

“Sau nhiền năm oanh tạc những khu rừng không phòng ngự và thói quen phác họa kế hoạch chiến tranh nguyên tử đã nuôi dưởng một định kiến trong tư tưởng các vị chỉ huy suýt đưa tới tai họa… chiến thuật nghèo nàn kết hợp với tính tự tin quá cao đã khiến cho mấy đợt bay tấn công đầu tiên của chiến dịch thành cơn ác mộng cho các phi hành đoàn B-52”
(Wikipedia, Operation Linerbacker II)

Tổng thống Nixon cho lệnh tiếp tục sau ba ngày kể trên. Thay đổi thứ nhất ta thấy được do các vị chỉ huy tại Mỹ phân biệt sự khác biệt giữa các cơ phận radar của các mẫu B-52 (B-52G, B-52D), thiết bị trên mẫu G được xử dụng để ứng phó với các dàn phòng không tinh khôn, tối tân do Nga chế tạo, nó không phải để ứng phó với các hỏa tiễn SAM-2 xưa cũ và hệ thống radar của BV. Các vị chỉ huy không quân tại Omaha nhấn mạnh chỉ có máy bay tại U-Tapao được trang bị các bộ phận tinh khôn mới được đưa vào trận địa tại BV. Do đó các đợt tấn công sau sẽ bị cắt giảm về tầm vóc (số lượng máy bay) mặc dù chiến thuật không thay đổi.

Tối thứ tư 21-12-1972 của chiến dịch, 30 chiếc oanh tạc cơ từ U-Tapao đến thả bom kho hàng thuộc địa phận Hà Nội, Văn Điển, phi trường Quảng Tề. Hai oanh tạc cơ bị hỏa tiễn SAM bắn rớt. Đêm hôm sau 22-12 mục tiêu được chuyển từ Hà Nội xuống Hải Phòng nhắm vào kho săng dầu nhiên liệu. Lần này cũng 30 máy bay tham dự trận đánh, không bị thiệt hại về B-52 nhưng một F-111 bị bắn rớt xuống nhà ga Kinh Nỗ.
Ngày 22-12 một cánh của bệnh viện Bạch Mai ngoại ô Hà Nội bị một chuỗi bom lạc đánh trúng. Sự thiệt hại đã khiến BV và các nhà phản chiến Mỹ la ó lên, bệnh viện này cách đường bay của phi trường Bạch mai 100 mét và một kho quân sự chỉ cách đó chưa tới 200 mét, bệnh nhân đã được di tản nhưng không may 28 bác sĩ, y tá, dược sĩ bị thiệt mạng.

Hai ngày trước Giáng Sinh, các vị chỉ huy không quân đưa các căn cứ SAM và các phi trường vào danh sách mục tiêu, máy bay F-111 của Không quân được đưa tới trước khi oanh tạc cơ đến để giảm mối nguy của máy bay địch lên nghênh chiến. F-111 đã rất thành công trong chiến dịch tiêu diệt các dàn hỏa tiễn địa không của BV.

Đêm thứ sáu 23-12 các oanh tạc cơ cũng tránh Hà Nội và tấn công các vị trí hỏa tiễn địa không tại phía bắc thành phố và ga xe lửa Lạng Đăng. Không bị thiệt hại máy bay nào, đêm hôm sau cuộc hành trình may mắn (cũng tránh Hà Nội) tiếp tục. Ba mươi oanh tạc B-52 cơ được 69 phi cơ chiến thuật yểm trợ tấn công nhà ga Thái Nguyên và Kép, không có máy bay nào của Mỹ bị mất trong chiến dịch này.

Mặc dù B-52 đảm nhiệm vai trò chính nhưng các phi cơ chiến thuật cũng rất tích cực trong việc yểm trợ. Trong khi các pháo đài bay và phi cơ F-111 thực hiện các phi vụ trong ban đêm, trung bình 69 máy bay chiến thuật của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến tấn công ban ngày, trung bình gần 100 phi xuất một ngày. Sự thiệt hại của những phi cơ này rất nhẹ, chỉ hơn mười chiếc trong toàn bộ chiến dịch, lý do cũng không có gì khó hiểu vì phòng không BV chỉ đợi ban đêm mới chống trả dữ dội các mục tiệu xuất hiện.

Trận cuối.

Sau trận oanh kích ngày 24-12-1972, chiến dịch tạm ngưng 36 giờ nghỉ lễ Giáng Sinh 1972, trong khi đó các nhà kế hoạch gia không quân làm việc, họ duyệt lại chiến thuật cho giai đoạn kế tiếp tức giai đoạn chót. Vì bị thiệt hại ở giai đoạn đầu nên họ dự trù một cuộc tấn công dữ dội vào các phi trường BV khi bắt đầu tấn công trở lại. Giai đoạn này cũng cần thiết, từ ngày Giáng Sinh hầu hết các mục tiêu chiến thuật của BV đã bị ném bom tan nát. Sau đó các vị chỉ huy đã giao kế hoạch chiến thuật cho các giới chức Không quân thuộc cấp tại Không Lực Tám (Eighth Air Force) đóng tại Guam, ở đây cấp chỉ huy nhanh chóng duyệt lại chiến thuật đã có nhiều thiệt hại trước đây.

Nay thay vì tấn công nhiều đợt, các oanh tạc cơ có thể đánh và rút tại mục tiêu trong vòng 20 phút, các pháo đài bay này có thể đến từ nhiều hướng và nhiều cao độ khác nhau. Các oanh tạc cơ có thể tùy nghi muốn rút theo đường nào thì rút, kế hoạch rút về hướng tây (post-target turns) trước đây bị loại bỏ. Các pháo đài bay đến từ bảy địa điểm khác nhau sẽ tấn công mười mục tiêu trong phạm vi Hà Nội, Hải Phòng, trong đó có bốn địa điểm từ vịnh BV.
Ngày 26-12-1972, tổng cộng 120 oanh tạc cơ cất cánh ném bom ga xe lửa Thái Nguyên, Kinh Nỗ, đường xe lửa Đức Nội, Hà Nội, Hải Phòng và khu nhà ga Vân Điển, 78 oanh tạc cơ xuất phát từ Anderson (Guam), đó là trận oanh tạc “trong một lần” lớn nhất trong lịch sử của Bộ chỉ huy chiến dịch, 42 chiếc khác từ Thái Lan. Các oanh tạc cơ được 113 máy bay chiến thuật yểm trợ như thả những miếng lá kim loại dát mỏng phá rối radar BV, hộ tống, phá hủy các dàn hỏa tiễn địa không…

Hệ thống phòng không của BV mặc dù còn hữu hiệu nhưng bị tràn ngập bởi số lượng máy bay lớn cũng như rất khó tìm ra máy bay trong khoảng thời gian ngắn và bị màn dầy đặc của các miếng kim loại dát mỏng do máy bay chiến thuật thả xuống. BV đã bắn lên khoảng 950 hỏa tiễn trước đây, kho tên lửa nay đã gần cạn, họ chỉ bắn lên được 68 quả SAM trong chiến dịch này. Một B-52 bị hạ gần Hà Nội, một cái khác bị hư hại nặng quay đầu về U-Tapao bị hủy hoại, chỉ có hai người trong phi hành đoàn sống sót.
Tối sau 27-12-1972 có 60 oanh tạc cơ tiến hành chiến dịch, một số tấn công các vị trí hỏa tiễn địa không, số còn lại đánh phá đường xe lửa Lạng Đăng, Đức Nội, Trùng Quang và Văn Điển. Một B-52 bị thương nặng khiến phi hành đoàn nhẩy dù xuống Lào được cứu thoát, một chiếc khác không may khi oanh tạc ga xe lửa Trùng Quang bị trúng đạn. Trong chiến dịch ban đêm hai phi cơ F-4 và một máy bay trực thăng cấp cứu HH-53 bị bắn rơi.

Ngày thứ 10 tức 28-12-1972 tổng cộng có 60 B-52 trong đó 15 chiếc loại G và 15 loại D từ Anderson, Guam, và 30 chiếc loại D từ U-Tapao, các máy bay tấn công năm mục tiêu làm sáu đợt, trong đó bốn đợt đánh vào các mục tiêu thuộc địa phận Hà Nội (gồm cơ sở cung cấp hỏa tiễn địa không), trong khi đó đợt năm đánh ga xe lửa Lạng Đăng ở Tây Nam Lạng Sơn, một số lớn các tuyến đường vận tải từ Trung Cộng. Không có máy bay nào bị rớt trong chiến dịch này.

Ngày thứ 11 tức ngày 29-12 là trận oanh tạc chót cùng, chỉ còn một ít mục tiêu chiến lược còn lại tại BV đáng lưu ý, tuy nhiên còn hai kho hỏa tiễn SAM tại Phúc Yên và ga xe lửa Lạng Đăng có thể oanh tạc được. Tổng cộng 60 chiếc máy bay lại tiến về Bắc nhưng thay đổi việc chọn lựa loại mẫu. U-Tapao lại cung cấp 30 mẫu D, lực lượng từ Anderson thay đổi, đưa 12 mẫu G và 18 mẫu D trên không phận BV, cuối cùng 30 B-52D làm nhiệm vụ oanh tạc trên vùng cán chảo BV và phía Nam VN, lần này cũng không có máy bay nào bị phòng không, máy bay MIG của BV hay hỏa tiễn bắn hạ.

Thương lượng và ký kết.

Ngày 22-12-1972 Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội trở lại bàn hội nghị để bàn thảo những khoản đã đề ra từ tháng 10.

Ngày 26-12, Hà Nội báo cho Hoa Thịnh Đốn họ muốn nhấn mạnh cho Nixon biết oanh tạc không phải là lý do để quyết định, Bộ chính trị BV cho biết ngưng oanh tạc không phải là điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán.

Nixon trả lời ông muốn các cuộc đàm phán về kỹ thuật, thủ tục bắt đầu ngày 2-1-1973 và ông sẽ ngưng oanh tạc nếu BV đồng ý.

Họ thỏa thuận và Nixon ngưng chiến dịch dội bom trên vĩ tuyến 20 từ ngày 29-12. Kế đó ông báo cho Kissinger chấp nhận những điều khoản đã có từ tháng 10 để ký Hiệp Định.

Thượng nghị sĩ Henry Jackson thuộc Dân chủ, tiểu bang Washington khuyên Tổng thống Nixon nói chuyện trên truyền hình cho nhân dân biết chúng ta oanh tạc BV để buộc họ trở lại bàn hội nghị.

Nay vấn đề trở ngại là sự đồng ý của TT Thiệu, Nixon cố gắng trấn an ông bằng lá thư ngày 5-1-1973 rằng:

“Xin cam kết với ông chúng tôi sẽ tiếp tục yểm trợ trong thời gian sau khi ký kết và sẽ trả đũa hết mình nếu BV vi phạm thỏa hiệp”
(Wikipedia, Operation Linebacker II)

Theo Walter Isaacson trong Kisinger, A Biography trang 486, những thư cam kết do Kissinger bí mật soạn cho TT Nixon không hỏi ý kiến Quốc hội, lý do không có gì khó hiểu: Kissinger biết rõ nếu đưa ra công luận bàn bạc sẽ bị Thượng viện đánh chìm ngay.

Tuy nhiên ông Thiệu vẫn không chịu, ngày 14-1-1973, TT Nixon phải hăm dọa:

“Tôi đã nhất quyết tiến hành ký Hiệp Định vào ngày 23-1-1973. Nếu cần tôi sẽ đơn phương ký với họ.”
(Wikipedia, Operation Linebacker II)

Trong No More Vietnams trang 167 Nixon cũng nói:
“Chỉ khi chúng tôi tuyến bố nếu cần chúng tôi sẵn sàng ký Hiệp định dù ông không ký thì lúc ấy ông ấy miễn cưỡng phải ký”.

TT Nixon cũng đã nói cho ông Thiệu biết nếu miền Nam không chịu ký kết Hiệp định, gây trở ngại cho hoà đàm thì Quốc Hội Mỹ sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh tháng 1-1973, cắt đứt viện trợ bỏ rơi VNCH để đánh đổi lấy 580 tù binh Mỹ tại Hà Nội. Theo Nixon từ 1969 Quốc hội Mỹ đã nhiều lần định bỏ rơi VNCH để đổi lấy hoà bình.

Một ngày trước thời hạn, TT Thiệu đành phải chấp thuận thỏa ước sự thực cũng không làm gì hơn được.

Ngày 9-1-1973 Kissinger và Lê Đức Thọ trở lại Paris, thỏa thuận giữa Mỹ và BV về cơ bản chính là cái bản sơ thảo hai bên đã đạt được từ hơn ba tháng trước (tức từ tháng 10-1972). Những yêu cầu do Mỹ thêm vào từ tháng 12-1972 đã bị loại bỏ nói khác đi bất lợi cho Mỹ. John Negroponte, một trong những phụ tá của Kissinger đã gay gắt nói trong khi hai bên thương lượng như sau:

“Chúng ta oanh tạc BV để họ phải chấp nhận sự nhượng bộ của chúng ta”.
(We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions – Wikipedia, Operation Linebacker II)

Khu phi quân sự do Hiệp định Genève ấn định từ 1954 không được coi là biên giới giữa hai nước. Việc yêu cầu quân đội BV rút khỏi miền Nam VN về Bắc không thấy ghi một tí nào trong Hiệp định, tuy nhiên Lê Đức Thọ có hứa miệng với Kissinger sẽ rút 30,000 quân CSBV về Bắc.
Yêu cầu ngưng bắn cho toàn cõi Đông dương không được ghi trong Hiệp Định, một lần nữa Kissinger lại hài lòng với lời “thỏa thuận miệng” (verbal understanding) rằng ngưng bắn tại Lào sẽ được thực hiện cùng lúc hoặc sau VNCH một chút. Thỏa thuận về Cam bốt không được đặt ra vì tại nơi đây nay BV không có tí ảnh hưởng nào đối với Khmer đỏ.
Hiệp Định Paris được ký tại khách sạn Majestic tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973.

Hậu quả

Trong chiến dịch Linebacker II tổng cộng có 741 phi xuất B-52 để oanh tạc Hà Nội và 729 phi vụ đã thực hiện xong.

Có 15,237 tấn bom đạn đã được ném xuống 18 mục tiêu về kỹ nghệ và 14 mục tiêu quân sự kể cả tám căn cứ hỏa tiễn địa không (SAM), trong khi đó các máy bay chiến thuật cũng đã ném xuống 5,000 tấn bom đạn.

Cùng thời gian này có 212 phi vụ B-52 được thêm vào tại Nam VN để yểm trợ cho các chiến dịch dưới đất, 10 B-52 đã bị bắn rớt ngoài Bắc và năm chiếc khác bị thương rớt ở Lào hoặc Thái lan, 33 quân nhân thuộc các phi hành đoàn B-52 đã bị thiệt mạng hoặc mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ, 33 người khác bị bắt làm tù binh và 26 người khác đã được cứu vớt. Bắc Việt cho biết họ đã bắn hạ 34 chiếc B-52, 4 chiếc F-111 trong suốt chiến dịch.

769 phi vụ phụ thêm do Không Lực và 505 phi vụ do Hải Quân và Thủy quân lục chiến để yểm trợ cho các pháo đài bay B-52, có 12 máy bay bị thiệt hại trong chiến dịch gồm: Hai F-111, ba F-4, hai A-7, hai A-6, một EB-66, một trực thăng cấp cứu HH-53, một thám thính RA-5C, trong chiến dịch này mười (10) phi công bị thiệt mạng, tám (8) bị bắt, mười một (11) được cứu thoát.

Toàn thể thiệt hại của chiến dịch là 27 chiếc gồm 15 B-52 và 12 máy bay chiến thuật: Không quân mất 15 B-52, hai F-4, hai F-111, một EB-66 và một trực thăng cứu nạn HH-53. Hải quân mất hai A-7, hai A-6, một RA-5, và một F-4. Trong số tất cả máy bay bị bắn rơi có mười bẩy (17) chiếc bị bắn rớt vì hỏa tiễn SA-2, ba (3) chiếc bị máy bay MIG của BV bắn rơi ban ngày, ba (3) chiếc do đại bác phòng không, bốn chiếc không rõ nguyên do. Tổng cộng có tám (8) máy bay MIG bị bắn rớt trong đó hai chiếc do đại liên phòng không ở đuôi B-52 hạ.

Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng nề: Không quân ước lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu gallons xăng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1-1973, nhập lượng này đã tụt xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần. Mặc dầu Hà Nội la làng “Mỹ đã trải thảm bom lên nhà thương, trường học, các khu dân cư, phạm vào những tội ác man rợ đối với nhân dân ta”, nhưng chính họ đã cho biết toàn bộ chỉ có 1,624 người thường dân bị thiệt mạng.

Với khoảng 20,000 tấn bom được thả xuống Hà Nội, Hải Phòng, sự thiệt hại dân sự tương đối nhẹ, chỉ có 1,318 người tại Hà Nội và 306 người tại Hải Phòng thiệt mạng, nếu so sánh với chín ngày oanh tạc thành phố Hamburg, nước Đức năm 1944, chỉ có vào khoảng chưa tới 10,000 tấn bom được ném xuống mà có tới 30,000 người bị giết.

Nhiều giới chức trong Không quân cho rằng nếu năm 1965 mà cũng đánh cho BV tan nát như Giáng Sinh năm 1972 thì đã thắng rồi, họ sai lầm ở chỗ năm 1972 chiến tranh đến thời kỳ kết thúc và trận oanh tạc này chỉ là cú đấm cuối cùng. Ngoài ra bang giao của Mỹ với Nga, Trung Cộng đã thay đổi nhiều trong những năm có hòa đàm với BV, oanh tạc mạnh năm 1965 có thể lôi kéo CS quốc tế vào cuộc chiến và có thể leo thang đi tới chiến tranh nguyên tử, nay kỳ hạn hòa bình đã thay đổi và Hoa Kỳ không còn muốn chiến thắng nữa, họ chuyển sang rút bỏ.

Nhận xét.

Như thế trận mưa bom Giáng sinh long trời lở đất năm 1972 có mục đích chính là để đưa BV trở lại bàn hội nghị. Sau ngày 30-4-1975 nhiều người ở miền Bắc vào Nam cho biết nếu Mỹ ném bom thêm một tuần nữa thì BV sẽ phải đầu hàng vì chịu không nổi. Gần đây có nguồn tin một cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson tiết lộ rằng một sĩ quan lãnh sự Mỹ lãnh sự tại VN đã nghe vào đầu xuân năm 1973 từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc của Mỹ đầu xuân 1973 (tức trận oanh tạc Giáng sinh 1972), thế nhưng CIA đã thay thế toàn bộ nhân viên của phòng truyền tin và ém nhẹm đi tin này để cho sự điều đình giữa Tổng thống Nixon và Mao được xúc tiến và dâng miền Nam cho CS qua Hòa đàm Paris.

Tin đồn do những người ngoài Bắc đem vào Nam và tin của Ted Gunderson hoàn toàn sai lạc vô căn cứ, trước hết TT Nixon cho oanh tạc BV là để đưa họ trở lại bàn hội nghị như đã nói ở trên, họ chỉ muốn ký hiệp định Paris rồi rút quân về nước (The terms of peace had also changed as the United States went from wanting victory to settling for an easy exit – Wikipedia, Linebacker II bombing raid).

“Nhưng ý định của Hoa Kỳ trong cuộc dội bom phủ đầu năm 1972 không còn ý nghĩa quân sự nữa mà cuộc dội bom chỉ là một thái độ chính trị: Hoa Kỳ chỉ muốn CSVN trở lại hội nghị, kết thúc cuộc chiến trên giấy tờ, để Hoa Kỳ có thể rút khỏi Việt Nam – dù hiệp ước đó có bất lợi cho Hoa Kỳ và VNCH đến đâu. Và Hoa Kỳ đã đạt được ý định sau 11 ngày dội bom”.
(Nguyễn kỳ Phong, Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 300)

Ngoài ra đối với BV, Mỹ không có tư cách để buộc họ phải đầu hàng như đã buộc Nhật đầu hàng năm 1945. Đối với VN, Mỹ tham chiến chỉ là để trợ giúp VNCH tự vệ chống CS, giữ toàn vẹn lãnh thổ miền Nam chứ không phải để chiếm miền Bắc. Chúng ta cũng cần lưu ý mặc dù BV bị các pháo đài bay B-52 đánh nhừ tử thừa sống thiếu chết, các hạ tầng cơ sở BV bị bắn phá tan tành gần sập tiệm thế mà họ vẫn đòi được Mỹ phải nhượng bộ tại bàn hội nghị như đã nói ở trên.

Hiệp định ký kết vẫn chỉ là những thỏa thuận cũ từ tháng 10-1972. Bắc Việt lỳ lợm như thế thì thử hỏi đến bao giờ họ mới chịu hàng, cho dù cuộc oanh tạc có tiêu diệt hàng trăm nghìn người thường dân vô tội hoặc hơn thế họ cũng chẳng quan tâm. Trong thời gian chiến tranh, Lê Duẫn đã từng nói sẵn sàng nướng thêm một hai triệu người nữa để tiếp tục chiến đấu.

Năm 1989 tác giả bài viết này có dịp nói chuyện với một Trung tá CSBV đã giải ngũ về cuộc oanh tạc Giáng sinh 1972, ông ta bảo:

“Bây giờ hết coi là bí mật thì tôi mới dám nói, ngay hôm máy bay Mỹ ném bom dữ dội, các đường dây diện thoại bị đứt hết, trung ương mất liên lạc với địa phương, sau mười ngày oanh tạc, hai bên cùng đuối và rồi Mỹ phải ngưng cuộc tấn công”.

Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã được chiếu ở VN giữa thập niên 80, đoạn nói về Mỹ ngưng ném bom như sau:

“Cuối tháng 12-1972 Hoa Kỳ ngưng ném bom BV, không phải vì bị thế giới lên án, cũng không phải vì người dân Mỹ biểu tình chống đối mà vì sự thiệt hại nặng nề của không quân trong chiến dịch này”.

Ý kiến của cựu Trung tá CS và nhận định của cuốn phim như trên đều không đúng sự thật, như đã nói ở trên phòng không của BV cuối tháng 12 đã hoàn toàn kiệt lực, số tên lửa tồn kho đã cạn sạch khiến họ phải xin chịu ngồi vào bàn hội nghị, vả lại “Chiến thuật Lì” không còn ăn khách, hiệu lực. Mỹ ngưng oanh tạc cũng vì các mục tiêu để đánh phá cũng không còn, hạ tầng cơ sở BV đã bị oanh tạc tan nát hết, không còn gì để triệt hạ nữa.
(The final two days of Linebacker II encountered only one problem: a lack of suitable targets – Wikipedia, Linebacker II bombing raid).

“Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam không được chú trọng đến. Hiệp định Paris được ký kết để tránh cho nước Mỹ khỏi phải cấu xé nhau tan nát.”

Trong trận oanh tạc long trời lở đất mùa Giáng Sinh năm 1972, Nixon đã một công đôi chuyện, vừa bắt BV trở lại bàn hội nghị và vừa đánh phá tan tành hạ tầng cơ sở miền Bắc như đã nói ở trên: phi trường, nhà ga, kho hàng, tiếp liệu bị hủy hoại. Nixon đã đánh BV tan nát để sau khi Mỹ rút đi họ sẽ không có khả năng xâm lược miền Nam, như thế ông ta cũng đã làm hết sức mình để cứu vãn sự sụp đổ của VNCH.
Theo Nixon (trong No more Vietnams), sau khi ký Hiệp định Paris, VNCH mạnh hơn miền Bắc vì CSBV bị tổn thất quá nặng trong trận mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị thiệt mạng, 75% số xe tăng bị bắn cháy. Cộng thêm trận oanh tạc Giáng sinh 1972, BV bị kiệt quệ về vũ khí đạn dược. Nhưng sau Hiệp định, Hà Nội lại được CS quốc tế viện trợ đều đặn và dồi dào trong khi Quốc hội Mỹ đã cắt giảm viện trợ xương tủy VNCH đưa tới sụp đổ tháng 4-1975.

Trong trận oanh tạc Giáng Sinh 1972 kể trên BV đã đủ sức chống trả và gây thiệt hại đáng kể cho không lực của một siêu cường thì ta mới thấy CS quốc tế đã viện trợ cho BV dồi dào như thế nào, có người cho rằng Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã viện trợ quân sự cho BV để đánh nhau với Mỹ chứ không phải để đánh nhau với VNCH.

Theo bản tin BBCVietnamese.com ngày 10-5-2006: Trong buổi hội thảo của Viện Lịch Sử Quân Sự CSVN tổ chức tại Sài Gòn ngày 14 và 15-4-2006, hai “đồng chí” Lê Quang Lạng và Trần Tiến Hoạt đã công bố nguồn viện trợ quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em cho CSVN trong cuộc chiến tranh 1954-1975. Họ cho biết về tên lửa Liên xô đã viện trợ 10,169 quả, về máy bay chiến đấu Liên Xô viện trợ 316 chiếc, Trung Quốc anh em 142 chiếc. Trong giai đoạn 1969-1972, BV đã nhận được 684,666 tấn hàng viện trợ vũ khí và trang bị kỹ thuật, giai đoạn 1973-1975 BV nhận được 649,246 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật như thế CS quốc tế vẫn viện trợ cho BV dồi dào từ đầu tới cuối cuộc chiến.

Hoa Kỳ không cung cấp cho miền Nam đủ hỏa lực để có thể tự vệ chống lại một đối phương quá hùng mạnh đã được trang bị những vũ khí hiện đại dồi dào cả về phẩm lẫn lượng. Đa số các sách báo Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam (như Walter Isaacson trong Kisinger, A Biography trang 488) nhận định rằng VNCH không thể tự đứng vững mà họ phải dựa vào quân đội Mỹ và khi Mỹ rút đi miền Nam sụp đổ.

Độc giả Mỹ, người dân Mỹ hiểu rằng quân đội miền Nam không đủ sức tự vể. Sự thực có phải quân đội VNCH tác chiến thua kém quân đội BV không? Các Tướng lãnh miền nam thua tài thao lược so với các Tướng miền Bắc? Hoàn toàn không.

Có một sự thực mà hầu như không thấy người Mỹ, tác giả Mỹ nào chịu công nhận: hỏa lực Hoa Kỳ cung cấp cho miền Nam hầu như luôn luôn thua kém hỏa lực hùng hậu mà CS quốc tế cung cấp cho BV, hay nói khác đi Hoa Kỳ đã không chạy đua kịp với CS quốc tế về quân viện cho chiến trường Việt nam, đưa tới hậu quả sụp đổ ngày 30-4-1975.

Trọng Đạt.

Tài Liệu Tham Khảo:
– Wikipedia: Operation Linebacker II
– The Hauenstein Center for Presidential: Nixon and the Christmas bombing.
– AirSpacemag.com, Military Aviation: The Christmas bombing.
– Commondreams.org: The Christmas bombings, by James Carrell.
– Namvets.com: Vietnamese remember Christmas from hell.
– U.S Centenial of flight commission: Linebacker II bombing raid.
– History.com, History made every day: Nixon announces start of Christmas bombing of North Vietnam.
– History.com: Statistic about the Vietnam war.
– Digital History: Nixon and Viet Nam.
– Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
– Walter Isaacson: Kisinger, A Biography , Simon & Schuter 1992
– Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, The Free Press 2001.
– Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985.
– The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985.
– James H.Willbanks: Vietnam war Almanac, Facts on file – 2009
– Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991.
– Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Vietnam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.
– Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing
– Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh: BBCvietnamese.com, 10-5-2006
– Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006.
– Nguyễn Kỳ Phong: Tự Điển Chiến Tranh Việt Nam, Tự Lực 2009.
– Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
– Đặng Phong: 5 Đường Mòn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trí Thức, Hà Nội 2008
– Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh, 2005.

http://nguoivietboston.com/?p=3218

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Thẻ: | Leave a Comment »

►Bí mật quốc gia bị lộ tẩy ở Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 26/12/2012

Bí mật quốc gia bị lộ tẩy ở Việt Nam

25-12-2012

Tác giả: David Brown (Asian Times)

nguoi dich:

Hình (Đài Chương Mỹ): Đại Tá Trần Đăng Thanh.

Tác giả: David Brown (Asian Times)
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Vào một buổi chiều của tháng 12, Đại Tá Trần Đăng Thanh trình bầy quan điểm của ông về vấn đề ngoại giao với một cử tọa gồm khoa trưởng và giáo sư thuộc nhiều trường đại học tại Hà Nội.Những nhận xét của Đại Tá Thanh được xem là bí mật quốc gia như tất cả những công việc của Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Tuy nhiên, một người trong cử tọa đã thâu âm buổi nói chuyện này ngoài sự hiểu biết của Đại Tá Thanh, một giảng viên tại một trường quân sự hàng đầu. Chẳng bao lâu, toàn bộ bài thuyết trình này được đưa lên Internet và lan truyền đi khắp nơi.

Những người tham dự buổi họp trên là những cán bộ cao cấp của Đảng, những người phụ trách việc quản trị hoặc giảng dậy tại các trường đại học trong vùng thủ đô và đồng thời đóng vai trò công chức phụ trách tuyên truyền và huấn luyện. Họ được triệu tập để nghe Đại Tá Thanh thuyết giảng về tình hình tại Biển Đông.

Trung Quốc xâm chiếm không thương xót những hòn đảo và lãnh hải mà Việt Nam đòi chủ quyền là một vấn đề khó chữa trị của chế độ. Trong vài năm nay, chánh quyền Việt Nam bị chỉ trích mạnh mẽ vì phản ứng quá yếu ớt đối với những khiêu khích của Trung Quốc theo cái nhìn của những bloggers.

Nhiệm vụ chính của Đại Tá Thanh là giải thích tại sao, theo quan điểm của những nhà lãnh đạo Việt Nam, chính sách kiềm chế là con đường hữu lý duy nhất của quốc gia đối với một nước láng giềng to lớn. Việc thu âm không làm mọi người chú ý nếu Đại Tá Thanh gắn bó với chủ đề này. Tuy nhiên, ông đã thêu dệt buổi nói chuyện hai giờ với những điệp khúc như sự phụ bạc của Hoa Kỳ, chế độ đáng được khâm phục của Bắc Hàn và Ba Tư, sự trở lại hầu như chắc chắn của Nga, và cuộc thảo luận lâu dài và khó hiểu về sự cùng sống còntrên 1.000 năm với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc.

Đối với những người phê phán chế độ Việt Nam, những lời bình luận lung tung của một giáo sư cho đến nay ít được người ta biết đến này tiêu biểu cho những sai lầm về chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc thảo luận về chính sách ngoại giao không làm năng động thế giới bloggers.

Ở trong nước, người ta hết sức chú ý đến một đoạn ngắn ở gần phần đầu của bài nói chuyện.Đại Tá Thanh ghi chú rằng trong nhiệm kỳ đầu Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã cấm những hoạt động của Đảng Cộng Sản và hủy bỏ lương hưu của những cựu viên chức Liên Bang Xô Viết. Đại Tá Thanh báo động rằng điều này cũng có thể xẩy ra ở Việt Nam nếu Đảng CSVN sụp đổ.

“Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN.”

Blogger Dong Phung Viet bầy tỏ một cách khinh bỉ rằng Đại Tá Thanh không đề cập đến chủ đề tuyên truyền quen thuộc của đảng một lần nào cả. Ông không nói gì về cuộc đấu tranh để xây dựng một quốc gia “hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, công bằng và dân chủ, có chủ quyền và an ninh trên toàn lãnh thổ.”

Những nhà ngoại giao ở Việt Nam chắc chắn đang mải mê nghiên cứu chuyến thăm viếng thế giới của Đại Tá Thanh nhìn từ phía Hà Nội. Ông đề cập riêng đến năm nước trong buổi nói chuyện: Hoa Kỳ, Nga, Iran, Bắc Hàn, và Trung Quốc. Một cách tóm tắt, Đại Tá Thanh nói:

Về Hoa Kỳ, “thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà người hưởng lợi sẽ là nước Mỹ. … Mỹ cũng đang rất muốn là có được quân cảng Cam Ranh bởi vì quân cảng Cam Ranh là một trong ba cảng tốt nhất thế giới … người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.

Về Nga, “vươn lên lại với một nền kinh tế được thúc đẩy bởi nguồn dự trữ vô tận về dầu hỏa và khí đốt và những kỹ nghệ quốc phòng hàng đầu. Câu hỏi đặt ra Liên bang Nga cần gì ở Việt Nam? Liên bang Nga đang xác định là quay lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trong quá khứ, Nga đã hỗ trợ mạnh mẽ bộ binh và hải quân của chúng ta.Họ cũng đang muốn thông qua Việt Nam để quay lại. Liên bang Nga đánh giá rất cao Việt Nam chúng ta, Việt Nam là một nước thủy chung son sắt … Họ cũng muốn thuê Cam Ranh của chúng ta như người Mỹ tham gia đề nghị. Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không cho bất cứ nước ngoài thuê mướn …”

Về Iran.“Tổng số người dân đạo Hồi trên thế giới chiếm khoảng 1,1 tỷ dân ở giữa Châu Âu và Châu Á. Họ là những dân tộc thiện chiến … Người Hồi giáo muốn làm những điều có nghĩa là nhào nặn lại trái đất này để theo đúng ý định của thánh Ala.Cộng hòa Hồi giáo Iran kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình. Còn câu chuyện người ta từ năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình, họ sản xuất vũ khí hạt nhân hay không là việc của họ, ta không bàn ở đây … Và họ chắc chắn rằng Cộng hòa Hồi giáo người ta có đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ.”

Về Bắc Triều Tiên, “dân nghèo về phương diện kinh tế, nhưng họ lại quá thừa về lòng yêu nước. Lòng yêu nước của họ như những năm 60, 70 của thế kỷ 20 ở đất nước chúng ta. Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh.Họ phóng hỏa tiễn … và được kính nể.Họ làm bất cứ điều gì họ nói.Họ quyết tâm trở thành một quốc gia nguyên tử. Họ làm những nước lớn mất ăn mất ngủ vì hỏa tiễn của họ. Đó là vài điều chúng ta cần nghiên cứu.”

Về Trung Quốc, (tới đây Đại Tá Thanh chuyển sang đề tài phụ trong khoảng 20 phút về lịch sử văn hóa của Việt Nam vay mượn của Trung Quốc trong khi đó phải chiến đấu để đẩy lui quân xâm lăng khoảng 200 năm một lần. Sau cùng ông nói đến sự phát triển kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc dưới thời cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, ‘Khát vọng cháy bỏng của Ông Đặng,’ là vấn đề Biển Đông).

Đại Tá Thanh nói rằng những suy tính về quốc phòng và những lôi cuốn của nguồn dầu hỏa và hơi đốt ở gần nhà là những yếu tố quy định chính sách của Trung Quốc.Điều này làm cho Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính đối với những hòn đảo và lãnh hải mà Việt Nam đòi chủ quyền, nhưng đó không phải là mối đe dọa duy nhất.

Chuyển sang việc thảo luận về những vấn đề Biển Đông. Dù Đại tá Thành không khi nào nói đúng như vậy, ông ấy đã khăng khăng tìm cách đưa ra quan niệm rằng việc chiến đấu với Trung Quốc là chuyện không thể tường tượng được.Trung Quốc có 1.3 tỉ người và chúng ta chỉ có 90 triệu.Như vậy đối với Việt Nam, Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt.“Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa.”

Đại Tá Thanh coi thường ý niệm rằng Việt Nam có thể dựa vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. “Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện ‘thả con săn sắt, bắt con cá rô.’”

Đại Tá Thanh xác nhận rằng điều quan trọng thứ nhất của chiến lược của Việt Nam phải là bảo vệ nền độc lập và quyền tự quyết, ông vay mượn một câu nói thường được nhắc tới của Ông Hồ Chí Minh. Nhưng việc gìn giữ hòa bình cũng phải được ưu tiên, Ông Thanh nói tiếp. Đây không phải là việc dễ dàng, quả thật nó là một việc mâu thuẫn, và chìa khóa để đạt được điều này là duy trì sự đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Thanh tuyên bố rằng bốn điều phải tránh là đối đầu về quân sự, đối đầu về kinh tế, cô lập và dựa vào một nước ngoài. Ông Thanh thừa nhận rằng “lấy lại quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc đã đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam bảo vệ những đảo này) sẽ rất khó khăn, nhưng chúng ta phải thử một cách khôn khéo, tránh đụng độ trực tiếp.” Ông Thanh nói “chúng ta bảo Trung Quốc rằng việc đòi chủ quyền của chúng ta đối với các đảo tốt hơn là của Trung Quốc. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý, các đồng chí [Trung Quốc] không nhất trí, chúng tôi với các đồng chí cùng ra tòa quốc tế. Tòa án quốc tế xử lý như thế nào thì chúng tôi chấp nhận như thế.”

Sau cùng, Đại Tá Thanh nhấn mạnh về sựliên hệxác đáng của buổi thuyết trình vớicác nhân vật quan trọng tụ họp để nghe ông nói. Ông tuyên bố rằng những cuộc biểu tình chống xâm lăng của Trung Quốc bất hợp pháp không phục vụ quyền lợi của đất nước. Những kẻ thù của Việt Nam đang dùng vấn đề Biển Đông để kích động sinh viên. Đại Tá Thanh nói rằng quá nhiều cuộc biểu tình đã xẩy ra và cần phải được chấm dứt.

Ông Thanh nói toạc ra rằng “Điều này tùy thuộc tất cả các đồng chí, những người lãnh đạo các trường học. Đảng trông đợi các đồng chí quản lý những người trẻ.Nếu chúng tôi biết sinh viên thuộc trường của các đồng chí tham dự vào những cuộc biểu tình, chắc chắn hồ sơ của các đồng chí sẽ có vết đen.”

Nguồn  © Đàn Chim Việt
———————————

Chú thích của người dịch:

1. Ông David Brown nguyên là nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Ông thường xuyên viết về Việt Nam.
2. Ông Trần Đăng Thanh, đại tá, phó giáo sư, nhà giáo ưu tú, giảng viên Học Viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng.

———————————–

Các bài được bạn đọc chú ý nhiều nhất trong tuần qua

«

Lạm Phát của Việt Nam từ 1980-2010 – Thống Kê của IMF More stats

► 

Posted in Chinh Tri Viet Nam | 1 Comment »

►Những kẻ đi ngược lại lợi ích của Nhân Dân là Ai?

Posted by hoangtran204 trên 26/12/2012

Lẩm cẩm thiên hạ sự: Ai chính là những kẻ đi ngược lại lợi ích của Nhân Dân?

Lẩm Cẩm Lão Gia

Theo blog Người Lót Gạch

“…cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân…” (*)

Nếu Lẩm Cẩm Lão Gia tôi không lầm thì hiện nay các tổ chức chính trị đối lập còn chưa ra đời ở Việt Nam. Thế mà ông đương kim Thủ tướng đã cho rằng các tổ chức chính trị đối lập sẽ “chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân…”!   (Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh long “chỉ đạo” doanh nghiệp ép giá nông dân TH)

1. Nhiều nước láng giềng có bang giao cũng như đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, và Singapore đều có các tổ chức đối lập chính trị. Vậy có bao giờ người dân ở những quốc gia này lên án tẩy chay các tổ chức đối lập chính trị bởi vì các tổ chức đối lập chính trị đã “chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân…” hay chưa?

2. Ai chính là những kẻ đang đi ngược lại lợi ích của Nhân Dân hiện nay? Những kẻ nào đã khiến gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhà tan cửa nát? Những kẻ nào đã mua đất của bà con ở Văn Giang với giá rẻ mạt để rồi thu lại những món lợi khổng lồ trên sự đau khổ của người dân nghèo ở Văn Giang?

Những kẻ nào đã khiến biết bao người dân trên khắp 3 miền đất nước mất đất canh tác bởi những sân gôn và những công trình hợp tác với các công ty nước ngoài?

Những kẻ nào đã đi ngược lại lợi ích của Đất nước khi cho các công ty nước ngoài mà chủ yếu đến từ Trung Cộng thuê một diện tích rừng bằng cả một tỉnh Tây Ninh?

Những kẻ nào đã bất chấp tất cả để quyết tâm khai thác bauxite ở Tây Nguyên? Bây giờ đã là cuối năm 2012, kết quả của dự án khai thác bauxite Tây Nguyên – “chủ trương lớn của Đảng” – đến nay ra sao? Hãy cho người dân chúng tôi biết đi chứ!

Những kẻ đốn mạt nào đã bòn rút ngân quỹ của quốc gia trong thương vụ “Quả đấm sắt Vinashin” và cả hàng trăm hàng nghìn công trình đụng đâu hỏng đấy? Chắc chắn là không hề có bàn tay lông lá của “thế lực thù địch” cũng như các tổ chức chính trị đối lập trong những vụ ăn bẩn này.

Vậy ai chính là những kẻ đang đi ngược lại “lợi ích của đất nước, của nhân dân”?

Xin đừng đem hai chữ “Nhân Dân” ra để làm cái màn thưa hòng che mắt thế gian bởi chỉ thêm nhục.

L.C.L.G
(*) vnexpress.net 

Nguồn: rfa.org     CHỐNG VÀ CHẶN “ĐỐI LẬP” 

*Đảng luôn mồm nói: “đảng ta là đảng của giai cấp công nông”, nhưng thực tế coi bọn đảng viên cao cấp dùng chính sách bóp cổ,  và đi ngược lại với lợi ích của nông dân để kiếm lợi  nèPhó chủ tịch Hiệp hội Thanh long “chỉ đạo” doanh nghiệp ép giá nông dân)

Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh long “chỉ đạo” doanh nghiệp ép giá nông dân

24-12-2012

bao Thanhnien.com.vn

Ông Trần Ngọc Hiệp, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh Hiệp hội Thanh long Bình Thuận vừa nhắn tin cho các thành viên là chủ doanh nghiệp (DN) “chỉ đạo” bắt tay ép giá mua thanh long của nông dân.  Chiều 24.12, trả lời Thanh Niên qua điện thoại, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận Bùi Đăng Hưng đã xác nhận vụ việc này.

Tin nhắn của ông Hiệp có nội dung: “Các anh chị chú ý tình hình là mua bán quá khó khăn, chúng ta không có máy in tiền nên phải đoàn kết thống nhất “mua có bạn bán có phường” giá nhận hàng đẹp nhất chỉ là 10.700 đồng thôi. Nếu mua chưa được thì nghỉ vài ngày sẽ mua được, không khéo sẽ lỗ hết tiền. Đề nghị anh em thực hiện nghiêm mới hạ giá và kiếm lời ”. “Sau khi thống nhất, giá hàng đẹp nhất chỉ nhận tối đa 10.700 đồng/kg nếu mua chưa được thì nghỉ 1-2 ngày rồi hãy mua giá sẽ rẻ. Trường hợp quá cần thiết thì nhận 11.000 đồng. Đề nghị chấp hành nghiêm chỉnh…”. Ông Bùi Đăng Hưng cho biết: “Đây không phải là ý kiến của Hiệp hội mà chỉ là ý kiến riêng của vị phó chủ tịch này. Chúng tôi hiểu các DN thu mua đang gặp khó trong xuất khẩu thanh long. Nhưng không vì thế mà đi ép giá nông dân”.

Ông Lê Văn Ba, một nông dân xã Hàm Mỹ (H. Hàm Thuận Nam) cho biết: “Với giá 10.700 đồng/kg thì nhà vườn không có lãi, vì mùa này thanh long sản xuất được là nhờ điện thắp sáng. Chi phí đầu vào cho thanh long mùa này rất cao. Nếu những DN chuyên mua thanh long bắt tay nhau để ép giá thì nông dân chúng tôi chỉ có lỗ mà thôi”.

Chiều 24.12, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đã có cuộc họp khẩn với Chi hội Thương nhân, có sự tham gia của đại diện Sở NN-PTNT, Sở Công thương Bình Thuận. Hiệp hội đã chỉ rõ đây không phải là chỉ đạo của Hiệp hội và vị phó chủ tịch này phải rút kinh nghiệm. 

Quế Hà

———————-

Gọi điện thoại về Việt Nam không tốn tiền

Nếu bạn ở Mỹ và gia đình ở VN đều dùng smartphone, bạn có thể gọi điện thoại miễn phí về VN mà không cần mua thẻ hay trả tiền cho điện thoại Nguyenngocngan 24/7.

Bạn chỉ cần download VIBER vào phone, hoặc download các phần mềm khác tùy ý thích của bạn, và theo đúng cách chỉ dẫn như trong bài dưới đây…là các bạn có thể gọi điện thoại nói chuyện với người nhà ở VN (hoặc ở Mỹ) với âm thanh rất rõ, khỏi tốn tiền mua thẻ điện thoại nữa.

Vì vậy, tập đoàn Vietel (của quân đội nhân dân VN làm kinh doanh kiếm tiền chia nhau) bị thất thu, nên tập đoàn này đang đề nghị chính phủ CẤM dân chung sử dụng các phần mềm này. Và chụp mũ là: “Các cuộc gọi , nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó sẽ rất khó quản lý về mặt an ninh.”

Thay vì “tìm cách cải tiến / thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ” / tiếp tục hạ giá gọi phone mỗi phút về VN xuống 1-2 cents/… sao cho khách hàng tiếp tục dùng mình.

Có nguy cơ mất mối lợi nhiều tỷ đô la mỗi năm, tập đoàn Viettel đang đề nghị chính phủ quản lý và cấm dân chúng sử dụng phần mềm VIBER  để gọi điện thoại và nhắn tin

——

Viettel đề xuất bộ TT&TT ra chính sách quản lý phần mềm gọi điện, nhắn tin miễn phí qua Internet

nguon

24-12-2012

Trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh đối với thị trường viễn thông từ các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, Whatspp… ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, sắp tới, Cục sẽ tổ chức hội thảo để đưa ra chính sách quản lý phù hợp.


Trước các nguy cơ về an nình và cạnh tranh không lành mạnh của phần mềm gọi điện miễn phí qua mạng Internet, Bộ TT&TT sẽ đề ra chính sách quản lý phù hợp.Phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT ngày 24/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, dịch vụ Over the top content (OTT) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, Whatsapp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng.

Bởi vì, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (khoảng trên 100.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. “Các cuộc gọi , nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó sẽ rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình”, ông Hùng nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, nguy cơ các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội dung nước ngoài như Google, Yahoo… chiếm hết doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện) và khiến doanh nghiệp viễn thông giống như những “người làm thuê”, không có lãi đang xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, đòi hỏi các nước phải có chính sách quản lý phù hợp.

Chẳng hạn, một số nước như Ả rập có chính sách rất cực đoan là cấm hoàn toàn việc sử dụng phần mềm Viber… nhưng Mỹ và một số nước Châu Âu lại ủng hộ việc người dùng sử dụng những phần mềm này. “Thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp”, ông Hải kết luận.

Gần đây, người dùng tại Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều hơn những phần mềm gọi điện Internet miễn phí thông qua mạng WiFi hay 3G giữa các smartphone, trong đó tiêu biểu là các phần mềm Whatsapp, Viber, Line… hay các phần mềm “made in Việt Nam” như Zalo (VNG), FPT Chat (FPT)… Người dùng chỉ cần vào Appstore hay Google Play để tải phần mềm về, đăng nhập số điện thoại, máy sẽ tự động gửi mã xác thực và tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã dùng ứng dụng. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng gọi điện, nhắn tin miễn phí với nhau thông qua kết nối Internet.

Nhiều hãng smartphone cũng trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí nhằm tăng thêm tiện ích cho người sử dụng như Blackberry với công cụ Blackberry Messenger, Apple với ứng dụng Facetime đàm thoại video và iMssenger hỗ trợ nhắn tin đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS với nhau (iPhone, iPad thậm chí cả MacBook) hay gần đây nhất là Samsung với phần mềm ChatOn.

Theo ICTNews

Posted in Nong Dan Viet Nam | Leave a Comment »

►An ninh Bộ lén lút gặp luật sư của blogger Điếu Cày trước phiên phúc thẩm

Posted by hoangtran204 trên 24/12/2012

Chiều 22/12/12

Theo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Theo thân nhân của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), ngày 18/12/2012 luật sư bào chữa cho blogger Điếu Cày, ông Hà Huy Sơn đã bị an ninh Bộ mời làm việc ở Hà Nội, hai ngày trước khi ông vào Sài Gòn thăm anh Điếu Cày ở trại giam Chí Hòa. Những tay an ninh này đề nghị LS Sơn thuyết phục ông Nguyễn Văn Hải nhận tội. Theo họ thì chỉ có trường hợp nhận tội mới được Tòa giảm án!!! Luật sư Hà Huy Sơn không chấp nhận lời đề nghị này vì nó không phù hợp với vai trò của luật sư.

Sáng ngày 20/12, an ninh bộ lại tiếp tục thăm dò Ls Hà Huy Sơn xem đến ngày xét xử phúc thẩm (28/12/2012) gia đình anh Điếu Cày có đến Tòa án không. Luật sư Sơn trả lời rằng: dĩ nhiên họ phải đến, còn đi được hay không là việc khác. Chính quyền không nên cầm chân họ ở đồn CA như lần trước chỉ mang tiếng xấu cho chính quyền mà thôi. Không cho họ vào phòng xử cũng mang tiếng. Cứ để họ vào thì có ảnh hưởng gì đâu mà chính quyền đỡ bị nước ngoài người ta chê cười. Tóm lại, đừng cầm chân người ta như lần trước…”. An ninh im lặng nhưng không biết họ sẽ chỉ đạo nhau như thế nào. 

Sau khi từ Sài Gòn trở về Hà Nội, an ninh lại tiếp tục gặp luật sư Hà Huy Sơn.

Hiện nay chỉ có Luật sư Sơn nhận được Giấy triệu tập chứ không ai nhận được Thông báo chính thức mở phiên tòa phúc thẩm. Người nhà blogger Điếu Cày cho biết: sở dĩ họ làm như thế là để tránh đề cập đến chuyện xử công khai hay xử kín.

Về việc thăm gặp blogger Điếu Cày thì con trai ông là Nguyễn Trí Dũng đã vào gặp hai lần vào ngày 7 tháng 11 và ngày 5 tháng 12. Điều đáng nói là mặc dù Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã chấp thuận cho bà Dương Thị Tân vào thăm gặp nhưng phía trại giam đã 2 lần gạch tên không cho bà vào với lý do “không còn liên quan đến ông Hải”. Công an VN đã nhổ xoẹt vào quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Giấy phép gặp mặt ký ngày 06/11/2012

Giấy phép gặp mặt ký ngày 28/11/2012

Công an Cao Xuân Tình ngồi xổm trên quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
Về phiên tòa phúc thẩm sắp tới, blogger Điếu Cày trước sau luôn khẳng định mình hoàn toàn vô tội. Ông còn tuyên bố “sẵn sàng ở tù suốt đời vì tương lai của tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền con người của người Việt Nam”. Luật sư Hà Huy Sơn cũng đã có hướng kháng cáo mạnh mẽ hơn và chỉ đích xác yếu tố Trung Quốc trong phiên xử phúc thẩm này.

Các luật sư của blogger Tạ Phong Tần là Nguyễn Thanh Lương và Nguyễn Quốc Đạt cho biết tinh thần của chị Tần rất vững vàng.

Công an dặn người nhà của blogger AnhbaSaigon (Phan Thanh Hải) khi ra tòa nhớ mang theo mọi huân chương, bằng khen của gia đình anh.

Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 24/9/2012 mỗi khi các blogger hay các luật sư phát biểu thì đều bị điều chỉnh âm thanh rất nhỏ, khó có thể nghe được. Vì thế trong phiên phúc thẩm sắp tới, các blogger và luật sư sẽ nói to, dõng dạc mà không cần đến hệ thống tăng âm, để không bị phá như trong phiên sơ thẩm.

PV. VRNs

Posted in Trại Tù | Leave a Comment »