Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Quản Lý’ Category

►Tiền thuế của dân không thể ‘kệ’ được’—NHÓM CỘNG ĐỒNG: Thúc đẩy minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia trong quản lý ngân sách nhà nước

Posted by hoangtran204 trên 01/04/2018

Các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam có thể thành lập nhóm cộng đồng và liên lạc với các nhóm do liên minh Châu Âu tài trợ để cùng tham dự vào quản lý các việc làm ở địa phương cấp phường, cái quận.

 

Đọc tiếp »

Posted in Quản Lý | Leave a Comment »

►TP HCM kiến nghị được tự chủ tài chính (19/08/2017)

Posted by hoangtran204 trên 01/04/2018

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Quản Lý, Tài Chánh-Thuế | Leave a Comment »

►Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong thành phố Hcm đồng cam cộng khổ với cả nước (29-10-2016)

Posted by hoangtran204 trên 01/04/2018

Vậy mà chỉ vài tháng sau đó, Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt cho xây dựng nghĩa trang 1400 tỷ đồng dành  riêng cho 2200 vợ chồng cán bộ đảng viên cao cấp Hà Nội.

 

Đọc tiếp »

Posted in Miền Nam sau 30-4-1975, Quản Lý, Tài Chánh-Thuế | Leave a Comment »

►Mập mờ đánh lận con đen… Vụ án Đinh La Thăng (29-3-2018)

Posted by hoangtran204 trên 31/03/2018

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Luật Pháp, Nhan Vat Chinh tri, Quản Lý | Leave a Comment »

►VN Đã đến mức phải vay để chi tiêu, và vay để trả nợ

Posted by hoangtran204 trên 28/12/2013

25/10/2013

vietstock.vn

Buổi thảo luận tổ sáng nay (25-10) tại Quốc hội đã “nóng” lên với tình hình dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, cách tính GDP có chính xác không, trần nợ công có an toàn không…

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách Phùng Quốc Hiển: Vì hụt thu nghiêm trọng như vậy nên chúng ta phải giải quyết bằng cách nâng mức bội chi. Trước đây chúng ta bội chi để đầu tư phát triển, nhưng lần này chúng ta phải bội chi để bù hụt thu

Phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng vào năm 2014

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm 2013, điểm nổi lên đáng chú ý nhất là hụt thu ngân sách. Nếu nói từ thời kỳ đổi mới đến nay thì đây là năm đầu tiên chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà hụt thu rất lớn, tới 63.000 tỉ đồng.

Câu hỏi được đặt ra là không hiểu tại sao GDP tăng 5,4%, chỉ dưới mức chỉ tiêu một chút (5,5%) mà lại hụt thu lớn như thế, vậy chúng ta tính GDP có sát không?

“Tôi thấy rằng vừa qua, với chính sách khoan sức dân, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, chúng ta thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, vì vậy việc huy động GDP cho ngân sách giảm. Trước đây, tỉ lệ thuế, phí huy động vào khoảng 27-28% GDP, năm 2011 còn 21-22%, đến nay chỉ còn 17-18%. Tỉ lệ huy động như vậy là thấp, rất khó đáp ứng nhu cầu chi.

Vì hụt thu nghiêm trọng như vậy nên chúng ta phải giải quyết bằng cách nâng mức bội chi. Trước đây chúng ta bội chi để đầu tư phát triển, nhưng lần này chúng ta phải bội chi để bù hụt thu. Khó khăn cũng khiến chúng ta phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014. Trong năm 2014 đặt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, tôi cho rằng là hợp lý, bởi chúng ta vẫn đang phải lấy mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các đại biểu đã phân tích rằng nếu tăng trưởng dưới 6% thì rất khó cân đối vĩ mô, đặc biệt là cân đối thu ngân sách” – ông Hiển nói.

Đại biểu Trần Du Lịch lo lắng: “Bây giờ đến mức ta phải vay để chi tiêu, vay để trả nợ rồi. Ta không tập trung dòng tiền, mỗi nơi mỗi tự sử dụng. Rồi hễ ngân sách thiếu thì lại đi vay. Ngân hàng thương mại huy động trong dân xong thì đem đi mua trái phiếu chính phủ cho an toàn, còn đâu cho doanh nghiệp vay nữa! Tình hình không phải là bi đát, nhưng do cách chúng ta làm thì không khéo lại rơi vào bi đát”.

Ông Vũ Viết Ngoạn (chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) băn khoăn: Năm nay hụt thu 63.000 tỉ đồng, vì tăng trưởng thấp, doanh nghiệp hết sức khó khăn. Một vấn đề lớn đặt ra là cơ cấu chi đang diễn biến ngày càng không hợp lý, từ năm 2000 đến nay chi đầu tư phát triển tăng 3 lần, trong khi chi thường xuyên tăng 8 lần, điều đó cho thấy bộ máy quá lớn. Ta nhiều lần đặt vấn đề tinh giản biên chế, bây giờ ở vị thế không có lối thoát khác, với tình hình cân đối ngân sách thì không thể nhẹ tay.

“Khu vực nội địa thất thu lớn, chứng tỏ nền kinh tế đang gặp khó khăn lớn, các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu có tăng lên chút đỉnh nhưng không đáng kể, nếu giá dầu giảm thì còn ảnh hưởng mạnh đến thu ngân sách nữa. Có ý kiến nói 30% cán bộ sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, ta phải làm rõ chỗ này để có biện pháp” – ông Đặng Thuần Phong (Bến Tre) bức xúc.

Nợ công nhiều hơn con số được công bố

“Hơn lúc nào hết, Chính phủ phải có thông điệp tiết kiệm chi tiêu. Chúng ta phải dựa vào cơ cấu thu để quyết định cơ cấu chi, vì nếu cứ chi như vậy thì tất nhiên là nợ công sẽ tăng lên thôi. Quốc hội cũng phải có trách nhiệm lớn hơn, khi quyết định một chính sách mới thì phải tính được nó sẽ tốn bao nhiêu tiền. Chi phải căn cứ vào mục tiêu và hiệu quả. Ví dụ các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay nói là trùng lắp, dàn trải (tới 16 chương trình) thì phải xem xét lại, tập trung cho những việc trọng điểm thôi” – ông Phùng Quốc Hiển yêu cầu.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nói: “Chính phủ cần giải trình thêm về nợ công. Tôi nghĩ ta tính nợ công như vậy là chưa đủ. Các khoản nợ mà chúng ta đang trả nhiều hơn con số được công bố! Ta nói trần nợ công đang ở mức an toàn. Nhưng còn nhiều khoản khác chưa được tính vào. Vậy thì nói rằng an toàn liệu có đúng không. Chuyện nợ công phải hết sức minh bạch để có giải pháp tháo gỡ. Báo cáo tình hình không sát thực tiễn thì giải pháp đưa ra không thể sát được. Và như thế chúng ta sẽ trả giá vì điều đó!”.

Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng: “Về nợ công, để đảm bảo giới hạn an toàn gồm nhiều yếu tố, vay ngắn hạn hay dài hạn, lãi suất bao nhiêu, nợ công nếu nói dưới 65% GDP là an toàn thì quá đơn giản, nếu cứ tiếp tục đà này thì đến năm 2015 và xa hơn nợ công sẽ là bao nhiêu. Chính phủ phải có kế hoạch ngân sách trung hạn, các nước bên cạnh kế hoạch ngân sách chi tiết từng năm thì đều có cân đối chung trung hạn để làm căn cứ thực hiện”.

Theo ông Phùng Quốc Hiển, vấn đề đặt ra hiện nay là phải dự toán thu cho chính xác, thu cho đúng, cho đủ. Ví dụ, thu từ thuế VAT đừng thu quá nhiều lên, rồi lại phải hoàn thuế. Chúng tôi cũng có kiến nghị là phải thu cổ tức của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bởi DNNN làm kinh tế thì Nhà nước phải được cái gì chứ, lâu nay chúng ta để lại hết cho doanh nghiệp, còn thu bao nhiêu thì Chính phủ sẽ nghiên cứu và trình Quốc hội.

Bên cạnh đó phải cơ cấu lại chi. Riêng chi đầu tư phát triển, theo nguyên tắc thì bố trí đầu tư xây dựng cơ bản phải bằng bội chi, tức là phải bố trí khoảng 224.000 tỉ, nhưng năm 2014 chúng ta chỉ cân đối được 163.000 tỉ. Như vậy, chúng ta khẳng định là thu không đủ để chi thường xuyên, mà còn phải dành một phần bội chi để trả nợ. Đây là điều cực chẳng đã, bởi chi trả nợ thì không tạo ra giá trị gia tăng gì cả.

Ông Lê Đình Khanh (Hải Dương) hiến kế: “Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nếu nghĩ chung cho đất nước thì nên co lại, giảm đầu mối các cơ quan Đảng, đoàn thể, Chính phủ. Nếu phát hành thêm trái phiếu Chính phủ thì cần báo cáo Quốc hội từng dự án chi tiết, cụ thể hơn, đại biểu Quốc hội cũng cần giám sát chéo các công trình, nếu chỉ ngồi bàn giấy quyết thì thiếu chính xác”.

Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) bày tỏ: Chương trình mục tiêu quốc gia: nhiều chương trình không đến được với dân, có đến thì cũng không được bao nhiêu. Chi phí cho hành chính, hội thảo, tập huấn quá nhiều. Nhiều chương trình triển khai mà không màng đến hiệu quả. Có trường hợp lên miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người mà lại đi mở chương trình dạy nghề uốn tóc!

V.V.Thành – Lê Kiên – Mai Hương

TUỔI TRẺ

Xem thảo luận 

*Lãnh đạo, điều hành chính sách kinh tế của đất nước giỏi quá nên giờ phải nâng trần nợ công, vay để chi tiêu, vay để trả nợ…? rồi ai là người sẽ trả những món nợ này ngoài đôi vai gầy guộc của người dân ?

Những khoản tiền vay trong nước, vay của nước ngoài nhưng sử dụng sai mục đích để tham nhũng tha hồ đục khoét xâu xé, mang đi biếu nước ngoài, biếu người tình, phá phách lãng phí.

Mua về những đống sắt vụn những con tầu ma những tập đoàn ung nhọt Vianashin, Lines… và hàng loạt những cỗ máy say tiền, đốt tiền vô tội vạ triền miên trong nhiều thập kỷ qua nên chúng ta hụt thu thâm thủng ngân sách và mãi vẫn là người đến sau ( nghèo ) mà chưa thoát ra được.

Ông Nguyễn Bá Thanh công khai nói rằng 5 nhiệm kỳ qua với 25 năm đủ cho Hàn Quốc chuyển mình từ nông nghiệp lạc hậu sang một đất nước công nghiệp hiện đại ! còn chúng ta nói mãi nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu về vấn đề Tham nhũng, cứ loay hoay luẩn quẩn và cứ mãi như thế. Tham nhũng là Nguyên nhân của nghèo đói, của sự chậm phát triển của sự lạc hậu, của sự khủng hoảng lòng tin, bởi vậy nên mấy năm nay dân không còn nhiều lòng tin vào đảng và chế độ vì chúng ta không loại trừ được tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội. Lãnh đạo, quản lý , điều hành…quá yếu kém nên tiêu cực cứ mỗi ngày mỗi phát sinh, kinh tế ngày một đi xuống….làm không được thì xin nghỉ hay từ chức để người khác có đủ tài đủ đức lên giúp dân chứ sao lại cứ Cố vị ? tai sao không học hỏi Hàn quốc, Nhật hay Thái….họ có nhiều điểm tương đồng so với chúng ta tuy nhiên sao họ phát triển nhanh thế, đất nước của họ giầu có thế, dân họ sung sướng thế và sao người lãnh đạo của họ Tài thế đáng khâm phục thế, còn chúng ta sao ngược lại ?

————————————————-

Trần Hoàng: Trích “từ năm 2000 đến nay chi đầu tư phát triển tăng 3 lần, trong khi chi thường xuyên tăng 8 lần, điều đó cho thấy bộ máy quá lớn…cần tinh giản biên chế…”

-Theo đại biểu Nguyễn Lân Dũng trả lời phỏng vấn tháng 9-2013, hiện nay nhà nước phải trả lương cho 9 triệu công nhân viên chức. 

=Theo Bộ  Lao Động và Thương Binh Xã hội, cả nước hiện có hơn 8,8 triệu người có công với cách mạng , chiếm gần 10% dân  số.

-Cũng theo Bộ LĐ và TBXH, chính phủ trả lương cho 4,7 triệu người hưu trí

Bộ trưởng Tài Chánh Vương Đình Huệ nói: Chính phủ trả lương cho 22 triệu người!

Tiến sĩ Tô Văn Trường nói chỉ trả lương cho  7 triệu

Posted in Quản Lý, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | Leave a Comment »

►VN trả lương 7 triệu công chức, 4,7 triệu người hưu trí, và 8,8 triệu người có công với cách mạng…so với dân số 87 triệu dân!

Posted by hoangtran204 trên 30/10/2012

Theo Tiến sĩ Tô Văn Trường: “Mới đọc thông tin ông Bộ trưởng Tài Chánh Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn,  Chính phủ đề nghị hoãn việc tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu vực Nhà nước!” (Báo Mới )

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, đại biểu quốc hội, cho biết VN có 9 triệu công chức lãnh lương.

Vậy 13 triệu công chức còn lại là ai? Có phải là trả lương cho đảng viên và những nguời KHÔNG làm trong khu vực nhà nước?

Ngoài ra, theo Bộ  Lao Động và Thương Binh Xã hội, cả nước hiện có hơn 8,8 triệu người có công với cách mạng , chiếm gần 10% dân  số.

(Nếu tính vào thời điểm 1975, thì con số này tương đương với 17-20% dân số có thân nhân đã chết trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975.  Đây chính là cái giá mà đảng CSVN đã gây 3 cuộc chiến tranh kể từ khi ngọn cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm cướp chính quyền ở Việt Nam 1945 và nhờ Trung Cộng mà chiếm được Hà Nội 1954.).

Chiến tranh VN đã chấm dứt hơn 37 năm rồi, mà số người có công với cách mạng vẫn còn quá cao. Chứng tỏ,có it nhất là 22-25% dân số người miền Bắc đã bị thương vong.

Hiện nay, cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng người có công (chiếm 10% dân số cả nước – Trần Hoàng). Trong đó, có hơn 1.146.250 liệt sĩ; trên 50.000 bà mẹ anh hùng, trong đó có hơn 3.000 Bà mẹ VNAH còn sống; trên 780.000 thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh; 1.253 Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động trong kháng chiến; 101.138 người có công giúp đỡ cách mạng; khoảng 187.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 109.468 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày… Hiện còn trên 1,4 triệu  người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Cả nước có khoảng 7.000 công trình ghi công liệt sĩ, trong đó có khoảng 3.000 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số trên 780.000 ngôi mộ; trong đó khoảng 303.000 ngôi mộ còn thiếu thông tin, hơn 208.000 hài cốt chưa phát hiện, tìm kiếm, quy tập được.”  Baomoi.com và   thanhhoa.gov.vn

Chỉ riêng tỉnh Quảng Nam, đã có 65.000 liệt sĩ. 35.000 thương binh, và vẫn còn nhiều ngàn bộ đội du kích mất tích trong chiến tranh. Hiện có hơn 60.000 ngôi mộ nằm trong nghĩa trang liệt sĩ, và 20.000 ngôi mộ liệt sĩ được gia đình chôn cất trong đất riêng của gia đình. Có nhiều liệt sĩ ở các tỉnh khác chết ở Quảng Nam, và mộ của họ chôn tại đây.

Múa “vụng” nên lộ “hàng”

Tô Văn Trường

Theo Lề trái dot nét

Trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp lần thứ tư – khóa XIII, khai mạc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, thừa nhận có lỗi với Dân, Quốc hội, Đảng trong công tác quản lý điều hành là điều dễ hiểu. Ngoài các khuyết điểm của cá nhân người đứng đầu Chính phủ đã được thừa nhận, trong cơ chế còn nhiều khuyết tật của hệ thống chính trị, Thủ tướng cũng có thể làm tốt hơn nhưng rất tiếc ông đã không làm được. Trong đó, còn có nguyên nhân nhiều cộng sự của Thủ tướng thiếu hẳn khả năng kỹ trị, điển hình như các ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình vv…càng làm cho người dân mất lòng tin vào sự điều hành của Chính phủ.

Cách đây không lâu, tôi viết bài “Không chuẩn cần phải chỉnh” phê bình phát ngôn của ông Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ đăng trên trang nhất báo Thanh Niên. Báo đã được in phát hành rộng rãi nhưng đến buổi trưa, người ta thương lượng với nhau xin rút bài báo ấy trên online vì ngại ảnh hưởng lớn đến uy tín vị thượng thư “tay hòm, chìa khóa” của đất nước.

Mới đọc thông tin ông Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn, Chính phủ đề nghị hoãn việc tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu vực Nhà nước! Thế là mọi oán giận của người dân lại được dịp trút lên đầu ông Thủ tướng.

 


Thủ tướng nhận lỗi trước quốc hội

 

Người dân có quyền nghi ngờ các con số thống kê công khai ở xứ Đại Cồ Việt ta vì các con số nhảy múa, đá nhau, gây cảm giác khó tin cậy. Ngay cả trường hợp cho rằng con số 22 triệu người hưởng lương ngân sách là đúng cũng là quá nhiều!

Trước cách mạng tháng Tám, toàn Đông Dương chỉ có 5 ngàn viên chức ăn lương chính quyền thuộc địa, còn bây giờ…(22 triệu!)Thế thì ngân sách nào chịu nổi!? Hệ thống chính trị phình lớn, quá tải, bất cập như hiện nay tất cả đều đổ lên đầu tiền thuế của người dân có trách nhiệm lớn của Đảng (lãnh đạo tối cao và toàn diện)!

Mặt khác, nếu “chẻ hoe” con số theo báo cáo của ông Vương Đình Huệ, thấy ngay sự ngụy biện, cố tình lừa Quốc hội.

Nói có sách, mách có chứng, chúng ta cùng nhau xem lại bảng thống kê số người làm việc trong khu vực nhà nước in ở Niên giám thống kê 2011.

Từ bảng này, có thể thấy số người ăn lương ngân sách gồm quản lý nhà nước (kể cả bộ máy Đảng, các đoàn thể), an ninh, quốc phòng, giáo dục & đào tạo, khoa học & công nghệ, y tế, hành chính và dịch vụ hỗ trợ (1541,2+ 1731,8 + 220,2 + 480,8 + 32,3 nghìn người ), tổng cộng 4006,3 nghìn người. Xin lưu ý những người thuộc khu vực nhà nước, nhưng làm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì không ăn lương từ ngân sách nhà nước.

Ngay ở Niên giám thống kê nói trên, con số sơ bộ năm 2011 tổng cộng cũng chỉ là 5250,6 nghìn người. Chắc chắn, nếu có tính cả những người hưởng lương hưu và những người được trợ cấp (người có công, thân nhân liệt sĩ vv…) cũng không thể đào đâu cho đủ con số 22 triệu người như ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã “úm ba la” báo cáo trước Quốc hội?!

Ông Bộ trưởng đã quên rằng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả phần lớn, còn khoản trợ cấp cho người có công, thân nhân liệt sĩ thường là nhỏ, nếu có tăng theo tỷ lệ tăng lương cũng không bao nhiêu so với tiền lương. Vì vậy, việc nhập tất cả vào số người được tăng lương và trợ cấp, coi như nhau là một cách dùng con số không sòng phẳng, cốt gây ấn tượng và biện hộ cho chủ trương hoãn tăng lương.

 


Bảng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế (trích từ số liệu thống kê trên trang mạng của Tổng cục Thống kê)

Xem trực tiếp tại đây

Trước đây khoảng 5 năm, số người hưởng lương hưu trí là 4 triệu người.

Nếu kiểm tra lại số liệu thống kê cũ xuất bản những năm 2005-2007, số người làm cho hành chính, hoạt động đảng, v.v năm 2005 không phải là 1568.5 mà thấp hơn nhiều (so với số của Tổng cục thống kê xuất bản hiện nay).

Chắc chắn người ta đã “xào nấu” lại con số cho mục đích riêng của mình.

Theo tôi hiểu, con số những người nhận lương của Nhà nước là:

1. Hành chính, công an, quân đội: 1,5 triệu.

2. Giáo dục: có thể đến 90% số 1,3 triệu (1 phần là giáo dục tư nhân)

3. Một số công chức y tế, nghiên cứu, nghệ thuật 0,2

4. Hưu trí: 4 triệu

Tổng cộng 7 triệu.

GDP = 122 tỷ US, khoảng 40% là đầu tư, trong đó từ Nhà nước là 30%.

Vậy đầu tư nhà nước là 122 x 0,4 x 0,3= 14,64.

Nếu lấy đi 20% để trả lương thì là 2,9 tỷ USD. Số này chia cho 7 triệu thì mỗi người được 418 USD.

Nếu chỉ 1/2 hay 1/4 cũng đã tốt chán.


Đầu tư công phải ngừng vì… dàn trãi và…hụt vốn !

Có nhiều giải pháp để tăng lương như rà soát tiết kiệm tối đa các khoản chi không cần thiết như: đi nước ngoài, hội họp, lễ hội, đầu tư vào các công trình chưa cấp bách, hiệu quả kinh tế không rõ lại tác động lớn đến môi trường, mạnh dạn cắt giảm biên chế ở nơi quá cồng kềnh, chồng chéo vv…

Nhìn ra thế giới ở các nước, vấn đề ưu tiên số 1 chỉ trả lương ngân sách cho công chức là khu vực thực sự cung cấp dịch vụ công cho dân. Ở ta, phải trả cả cho Đảng và các khối đoàn thể – là các nơi chỉ lãnh đạo chung chung và hô khẩu hiệu ( “bình hoa tốn kém” như nhận xét của Ts Lê Đăng Doanh), nên bộ máy phình ra hơn gấp 3 lần.

Đây là nguyên nhân cốt lõi nhất (thuộc lỗi hệ thống) khiến cho Chính phủ lúng túng không thể cải cách tiền lương được. Ông Bộ Nội vụ cứ múa may thế thôi, không thuộc tầm của mình cho nên nếu múa vụng mà hở bụng thì có lẽ chỗ này là chỗ “hàng lộ nhất”!

Vấn đề thứ hai được đặt ra, tại sao cứ phải đầu tư nhiều công trình quá mức, toàn khủng và dàn trải, chưa cấp bách, chưa rõ hiệu quả, chậm thu hồi, ngốn hết ngân sách? (mà không chịu tăng lương)

Phải chăng các công trình này chủ yếu là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, lãng phí, mà không ưu tiên cho việc tăng lương theo thời hạn vừa đúng đạo lý, vừa hợp lòng dân?

Trong khi đó, rõ ràng là đời sống của người làm công ăn Lương ngân sách không được ưu tiên bằng các dự án (được hưởng %) nên người ta sẵn sàng trì hoãn lời hứa tăng Lương khi gặp khó khăn. Còn nói tăng lương thì phải in tiền là cách nói thiếu trách nhiệm chỉ làm tăng lạm phát, khổ người dân.

Trước đây, tôi đã viết một số bài liên quan đến kinh tế như “Đường sắt cao tốc kim tự tháp của Việt Nam”; “Đường sắt cao tốc và đằng sau các con số thống kê”; “Bài toán kinh tế dự án Bauxite Tây Nguyên”; “Nợ công đại vấn đề”; “Chỉ số GDP và ICOR” vv…để thấy sự khó tin của các con số biết “nhảy múa” ở xứ ta.

Nếu con số mà biết nói năng, không hiểu ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ sẽ đối đáp ra sao nhỉ? Nói chung, thống kê ở Việt Nam vẫn còn mang nặng tính phụ họa cho chính sách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ở đây, vấn đề không may là Bộ trưởng họ Vương múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!


Công nhân lãng công

Việt Nam ta như đang trong “cơn sóng cả”, sóng lớn xô đẩy nền kinh tế xã hội nghiêng ngả. Các chính sách ban hành ra thay đổi như có bàn tay ai cố tình cười trên nỗi khổ của người dân và doanh nghiệp, Ví dụ như chính sách về lãi suất ngân hàng cao nhất thế giới, chính sách thu – chi ngân sách, chính sách đất đai, chính sách độc quyền doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo), chính sách “độc quyền vàng miếng SJC” vv…. Ai cũng biết là “duy ý chí” nhưng chẳng nhẽ cứ im lặng và đành bất lực đứng nhìn …

Viết đến đây, tự nhiên thấy mắt hoa, đầu váng, quyết định đóng bàn phím vì nhớ lời nhắn của Anh Bẩy Nhị, một người bạn đồng tâm:

“Tôi thật thông cảm và e ngại cho sức khỏe của anh. Bởi từ tôi suy ra mà biết: động não nhiều quá, nhất là những vấn đề …thì tổn thọ ghê lắm anh Trường ạ! Cuộc sống đi tới chầm chậm, “lừng lững” như nhà văn Nguyên Ngọc nói, mà ta nóng lòng chạy trước, nai lưng kéo chiếc xe đang đổ thì ích lợi gì?”.

————————————————————-

*Trần Hoàng: Thái Lan có dân số 64 triệu dân, nhưng chỉ trả lương cho hơn 2 triệu công chức, quân đội, và cảnh sát (theo World Bank 2008)

Cộng hòa XHCN Việt Nam có 87 triệu dân, nhưng phải trả lương cho một khối nhân lực khổng lồ 20-22 triệu người, bao gồm:
_7 triệu công chức, bộ đội, công an

_Trả lương cho hàng triệu đảng viên đảng CSVN làm việc song song với bộ máy hành chánh của nhà nước (thành ủy, tỉnh ủy, quận ủy…ban Tuyên Giáo Trung ương, ban tuyên giáo cấp thành phố, tỉnh, huyện, phường, xã, ấp…)
_8,8 triệu người có công với cách mạng, chiếm 10% dân số cả nước
_4,7 triệu người hưu trí

Thế nhungư Bộ trưởng tài chánh Vương Đình Huệ nói chính phủ phải trả lương tới 22 triệu người!  Mời các bạn đọc các bài báo dưới đây để hiểu thêm:

“Báo cáo Thủ tướng  ‘một xã có 500 cán bộ’ . Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn vừa có văn bản gửi tỉnh Thanh Hóa đề nghị báo cáo về việc một xã ở tỉnh này được cho là có tới 500 cán bộ…

Theo thống kê của Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, hiện cả nước có khoảng 130.000 thôn. Số cán bộ thôn trên cả nước là hơn 570.000, nếu tính cả cán bộ xã khoảng 770.000 người.

Thông thường mỗi thôn có 3 cán bộ là trưởng thôn, bí thư chi bộ và công an viên. Tuy nhiên, trên thực tế, thôn còn có cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội, an ninh, trật tự… và tổng cộng cả nước hiện có hơn 900.000 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn.

…Xã Quảng Vinh có có 15 thôn, 9.500 dân nhưng số cán bộ xã, thôn ước chừng lên tới 500 người…Mỗi năm xã này thu ngân sách chỉ khoảng 400 triệu đồng, để chi trả cho bộ máy cán bộ khổng lồ hiện tại, vì ngân sách không có nên xã phải bắt người dân đóng góp bằng thóc.” (vnexpress.net)

2. “…mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.110.000 đồng, thay vì mức 876.000 đồng quy định tại Nghị định 52/2011/NĐ-CP.  

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47/2012/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.110.000 đồng, thay vì mức 876.000 đồng quy định tại Nghị định 52/2011/NĐ-CP.”   31-5-2012  congannghean.vn

 tracuuphapluat.info

———————————-

*Lái xe lên chức Phó Chánh Văn Phòng Huyện có nhiệm vụ là: quản lý 3 chiếc xe, bưng cơm nước mỗi khi có khách.

http://vtc.vn/xa-hoi/lai-xe-lam-pho-chanh-van-phong-bo-nhiem-can-bo-nang-chu-tinh-585580.html

*

Posted in Chien Tranh Viet Nam, Quản Lý | 24 Comments »

►Số cán bộ phường xã không dưới 4 triệu người – Dân chúng è cổ nuôi cán bộ

Posted by hoangtran204 trên 12/07/2012

Lời Tựa: Vài năm trước đây, World Bank có đưa ra các số liệu sau đây để so sánh giữa Việt Nam và Thái Lan.

Dân số Thái Lan là 57 triệu người. Số công chức, quân đội, cảnh sát, và các nhân viên hành chánh của các cấp chính quyền tổng cộng là 2 triệu người lãnh lương từ ngân sách của chính phủ. (cứ 28 người dân, thì có một người lãnh lương của chính phủ Thái Lan)

Và về phía Việt Nam, cùng thời gian ấy, dân số là 85 triệu người, nhưng phải trả lương cho hơn 6 triệu cán bộ, công nhân viên, bộ đội, công an, các nhân viên hành chánh trong chính quyền và bộ máy của đảng viên đảng CSVN. (Cứ 14 người dân, thì có một người lãnh lương của nhà nước.)

Kinh hoàng nhất là bộ máy các đảng viên cấp ủy, hiện diện song song với chính quyền các cấp để cai trị, và cũng lãnh lương từ tiền thuế của người dân và tiền thu được từ  việc bán tài nguyên khoáng sản, mỏ, dầu hỏa, và khí đốt.

Bài báo dưới đây cho thấy, ở một xã có 9500 dân mà có 500 cán bộ, như vậy cả nước có 11.109 đơn vị cấp xã, thì tổng số cán bộ cấp xã chắc không dưới 4 triệu người. 

Dân chúng Việt Nam è cổ nuôi đảng và cán bộ hút máu như thế thì nói sao cả nước không nghèo và không sinh ra tham nhũng.

(Ghi chú của Trần Hoàng)

Mỗi quận đều có Cấp ủy riêng, cả nước có 698 quận huyện*.

Mỗi phường, xã có cấp ủy riêng, toàn quốc có  10487 phường xã ủy; có 63 tỉnh ủy, và 5 thành ủy. 

Ngoài ra các công sở, bệnh viện, trường học có cấp tủy riêng. Gộp chung lại,  cả nước có hàng hai, ba chục ngàn cấp ủy của đảng.

*Danh sách thành phố, quận, huyện, dân số, diện tích

**10487 phường, xã

***danh sách tỉnh, thành phố, dân số, diện tích, số quận huyện

****Việt Nam có 8,8 triệu người hay 10% dân số là người có công với cách mạng

Ngày 7/7, tại thành phố Đà Nẵng 384 thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công tiêu biểu đại diện cho 8,8 triệu người có công trên cả nước dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2012…

Theo Bộ Lao động, hiện cả nước có 8,8 triệu người có công, chiếm gần 10% dân số.

Trong đó, gần 1,15 triệu liệt sĩ, hơn 3.000 bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống, hơn 780.000 thương binh, 1.253 Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến, hơn 100.000 người bị địch bắt tù, đày, hơn 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc… 

Hàng triệu ‘quan xã’, vì sao?

9-7-2012

VietNamNet – Chuyện tưởng lạ, nhưng với những người làm công tác tổ chức cán bộ ở huyện, tỉnh và cả trung ương, việc này chẳng có gì lạ. Đó là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”

Nhiều người lấy làm lạ và ngỡ ngàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng được biết chỉ có 1 xã thôi mà có tới 500 “cán bộ” các loại. Đó là xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân, mà lãnh đạo xã dành cả tiếng đồng hồ để nhẩm tính ra khoảng 500 người tham gia vào công tác quản lý cho xã, thôn. Một số được Nhà nước trả lương, còn phần nhiều nhân dân è cổ “đóng góp” bắt buộc nuôi số “cán bộ” này. Nếu tính theo kiểu cộng dồn thì 11.109 đơn vị cấp xã (số liệu năm 2010) trong đó có 9.011 xã, 1.391 phường và 627 thị trấn thì phải có đến con số hàng triệu “quan lại” cấp xã, thôn.

Đọc tiếp »

Posted in Quản Lý, Xã Hội và các vấn nạn (Social Problems) | Leave a Comment »

►Dân nghèo è cổ nuôi cán bộ và đảng viên…ăn không ngồi rồi – Một xã có 500 cán bộ

Posted by hoangtran204 trên 12/07/2012

Trích:

“Ngày thứ 6 tôi đến, nhóm ông Tâm với mấy ông làm văn phòng, tư pháp đang hút thuốc lào và bàn nhau chuẩn bị đi uống rượu. Trụ sở xã vắng như chùa Bà Đanh, còn ngoài đồng, nông dân Quảng Vinh đang vã mồ hôi thu hoạch lúa…”

“Ngân sách nào kham nổi? Nước chè, thuốc lào vặt và phim online…”

Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa

Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam

Hoàng Anh   -Thứ Ba, 26/06/2012,

Dân nghèo è cổ nuôi cán bộ

Cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi cán bộ.

Góp thóc nuôi cán bộ ăn không ngồi rồi

Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Suốt quá trình đi thực tế để thực hiện loạt bài này, chúng tôi chưa thấy nơi nào nhiều cán bộ xã, thôn như ở Quảng Vinh. Phải mất gần một tiếng đồng hồ, tôi và ông Dư Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã mới thống kê hết số cán bộ xã lẫn thôn ở Quảng Vinh. Mất thời gian là thế nhưng cũng chẳng thể đưa ra được con số chính xác vì bản thân vị Phó Chủ tịch xã không nhớ được. Ông chỉ áng chừng khoảng 500 người gì đó, cả xã và thôn.

Cán bộ đông như châu chấu nhưng ngày làm việc mà trụ sở xã Quảng Vinh vắng tanh

Thuộc diện xã loại 1 theo Nghị định 92 của chính phủ nên Quảng Vinh có tới 23 cán bộ được biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài 45 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách này, xã còn có thêm 7 người làm phó các đoàn thể, cán bộ đài truyền thanh, kế toán phụ, văn phòng đảng ủy, ban liên lạc TNXP… Số cán bộ đông kỷ lục, ông Tâm bảo rằng, cứ trên có chức danh gì thì cứ theo ngành dọc mà bổ nhiệm cho tới tận từng thôn. Thành thử có nhiều người ở thôn được gọi là cán bộ nhưng họ làm gì thì Phó Chủ tịch xã như ông cũng không thể biết.

Xã Quảng Vinh có tới 3 ông bảo vệ. Một ông bảo vệ trụ sở xã, một ông bảo vệ tượng đài liệt sĩ (dù tượng đài nằm ngay cạnh ủy ban) và một ông bảo vệ các trạm bơm thủy lợi. Đây cũng là xã mà cán bộ các đoàn thể phủ tận các thôn, đầy đủ không thiếu một người. Cứ một thôn có 2 người tham gia phụ trách hoạt động của một đoàn thể. Đoàn thanh niên, hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh… 7 đoàn thể, tức có khoảng 14 cán bộ lĩnh vực này ở một thôn. Cộng thêm Bí thư, trưởng thôn, phó thôn… nữa cũng xấp xỉ 20. Chưa hết, đông nhất ở Quảng Vinh là đội ngũ cán bộ phục vụ an ninh. Ngoài trưởng và 2 phó công an, xã còn có thêm 15 tổ an ninh trật tự đóng ở 15 thôn. Mỗi tổ 3 người, công an viên làm tổ trưởng, cộng thêm lực lượng dân quân 22 vị nữa là 67 người.

Theo Nghị định 92 của Chính phủ, chỉ có cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách thì nhà nước trả lương, còn cán bộ phát sinh xã phải tự trả phụ cấp cho họ. Được biết, mỗi năm xã Quảng Vinh thu ngân sách tất tần tật chỉ có 400 triệu, vậy tiền đâu để chi trả cho bộ máy cán bộ quá khổng lồ hiện tại? Xin thưa, bắt người dân đóng góp là chính. Điều này đích thân ông Tâm dù không muốn cũng phải thừa nhận: Vì ngân sách không có nên xã phải bắt người dân đóng góp.

Người dân xã nghèo Quảng Vinh phải góp thóc để nuôi bộ máy cán bộ khổng lồ

Nông dân Quảng Vinh còn nghèo lắm, số hộ nghèo còn tới 30,6%. Trang trải cuộc sống hàng ngày đã khó huống hồ phải đóng góp để nuôi cán bộ. Nhưng không đóng không được, bởi tất cả các khoản đều được quy ra thóc, dân không tự nguyện thì cán bộ lấy lúa ngoài đồng. Đừng có hòng chạy thoát. Mà giả sử có chạy đợt này thì xã lại ghi vào sổ nợ rồi cho người đòi liên tục, đòi đến lúc nào thanh toán đủ mới thôi.

Đau ở chỗ, hầu hết cán bộ sống bằng nguồn thóc lúa của dân lại chẳng phải do dân bầu. Những chức danh như đoàn thôn, cán bộ phụ nữ thôn… đều theo ngành dọc, cơ cấu lên làm. Mỗi thôn 2 người phụ trách bất kỳ đoàn thể nào cũng được hưởng phụ cấp 200 cân thóc một năm. Tổng cộng hàng năm xã Quảng Vinh phải chi trả 105 triệu đồng, chỉ riêng cho cán bộ đoàn thể cấp thôn. Ngoài ra, ở các tổ an ninh trật tự, cứ hai an ninh viên thì bằng phụ cấp công an viên, còn riêng 22 vị dân quân tự vệ, mỗi năm phải trả cho họ 44 triệu đồng…

“Tất cả phụ cấp cho những cán bộ như thế đều được tính bằng thóc. Cứ đến hạn nhận lương là họ lấy tiền theo giá thóc thị trường. Còn xã phải thu phí từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân vì ngân sách quá ít ỏi, không gánh nổi. Xã giao chỉ tiêu cho thôn, mỗi thôn 40 triệu đồng, cứ thế mà thu”. Ông Tâm nói.

5 tạ thóc mất 1 tạ phí

Đó là cách tính của nông dân nghèo ở Quảng Vinh. Nếu căn cứ vào cuốn sổ thanh toán mà mỗi hộ gia đình phải mua với giá 5 ngàn đồng ở xã thì năm nay họ đang phải chịu 19 khoản phí chính thức, chưa kể những khoản đóng bên ngoài, không đưa vào sổ. 13 khoản phí xã ban hành, 6 khoản còn lại nộp cho thôn. Tính bình quân, một năm, dân nghèo xã Quảng Vinh ít nhất phải mất một tạ thóc cho tiền phí của thôn, của xã. 2.000 hộ là 2.000 tạ thóc. Không có ngoại lệ, cho dù đó là hộ nghèo, người già hay trẻ nhỏ.

 

Sổ thanh toán ghi những khoản phí dân nghèo phải đóngGia đình chị Phạm Thị Trâm ở đội 5, thôn Thanh Minh có 6 người nhưng chỉ được 2 sào ruộng. Bao nhiêu năm nay họ không thoát khỏi “án” hộ nghèo, nhưng lý do chính không chỉ vì ít ruộng. Mỗi năm, 2 sào ruộng làm 2 vụ, năng suất như hiện nay được tầm 5 tạ thóc.

Nhưng với các khoản phí được chia rõ ràng trong sổ thanh toán thì hàng năm gia đình phải đóng hơn 700 ngàn. Với giá thóc như hiện nay thì riêng tiền phí đã ngốn mất của gia đình chị hơn một tạ/năm.

Nhà nước đã có chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp nhưng hàng năm gia đình chị Trâm vẫn phải đóng Quỹ phục vụ nông nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng kênh mương… cho xã. Năm ngoái tổng các loại phí này lên đến 705 ngàn đồng, chị túng quá, không có đóng nên bị xã ghi nợ sang năm nay.

Xã thu chán chê, đến thôn cũng tìm cách vét. Từ tiền thủy lợi nội đồng, tiền diệt chuột, tiền bảo vệ… Mỗi khoản vài chục ngàn nhưng cộng lại cũng tiền trăm. Đối với những gia đình nghèo như chị Trâm thì đi vay cũng khó chứ đừng nói đến chuyện kiếm ra để trả.

Nằm ở vùng bãi ngang nên mỗi học sinh ở Quảng Vinh được nhà nước hỗ trợ tiền 70 ngàn đồng/tháng. Nhưng ba năm nay người dân cố hỏi mà cán bộ xã cứ cố tình lờ đi. Họ thắc mắc chán rồi chuyển sang bức xúc, quy cho ông Chủ tịch ăn quỵt. Bởi chẳng có lý do gì, ở mảnh đất nghèo như thế này thì lấy đâu ra tiền mà nhà ông Chủ tịch xã Lê Quang Bảo lại có thể xây to như biệt phủ, cao ba tầng, có hàng rào bao bọc …

Dù nghèo nhưng chị cố cho con đi học để mong chúng thoát khỏi cái cảnh ruộng đồng, may ra làm được cái chức gì ở xã như mấy ông cán bộ vừa nhàn vừa được dân nghèo cống thóc nuôi. Nhưng giấc mơ ấy đang bị đặt dấu hỏi bởi các khoản phí mà chính quyền xã Quảng Vinh đang cố truy đến tận cùng.

“Đợt vừa rồi làm đường giao thông nông thôn, gia đình tôi đã phải đóng 50 ngàn một khẩu rồi. Vậy mà các cháu đi học còn bị đòi thêm 150 ngàn mỗi đứa nữa. Không có tiền đóng thì trường không cho thi nên vị chi làm đoạn đường mà nhà tôi đóng tròn một triệu đồng. Chưa chạy vạy đủ để đóng cho con đi học thì xã lại cho người đi vận động thu tiền chuẩn bị ngày 27/7. Mỗi hộ phải đóng 20 ngàn nữa, nhưng nói thật, bây giờ trong nhà tôi một ngàn cũng không có thì lấy chi mà đóng”. Chị Trâm phàn nàn.

Cạnh nhà chị Trâm là nhà bố chồng chị, cụ Lê Quang Huy (89 tuổi). Nhà chỉ có hai ông bà già, không làm ruộng được nữa nhưng mỗi lần có đợt thu phí xã vẫn cho người đến đòi. Không có nộp thì cán bộ xã Quảng Vinh linh hoạt bằng cách trừ tiền chế độ người già của hai cụ. Mỗi tháng 180 ngàn bị cắt luôn từ trên xã, đỡ cho hai cụ phải mất công đi lấy!  (ghi chú của Trần Hoàng: chỉ có người trên 85 tuổi mới đượclãnh tiền chế độ người già.)

 

Dân nghèo, xã nghèo, nhưng nhà Chủ tịch xã to như biệt phủCả xã Quảng Vinh có 3.740 sào ruộng. Bình quân năng suất 200kg một sào. Không biết người dân phải chi ra bao nhiêu thóc để nuôi cán bộ.

Chỉ biết số cán bộ quá khổng lồ, tốn rất nhiều thóc của người dân nhưng công việc xem chừng rất nhàn nhã.

Ngày thứ 6 tôi đến, nhóm ông Tâm với mấy ông làm văn phòng, tư pháp đang hút thuốc lào và bàn nhau chuẩn bị đi uống rượu. Trụ sở xã vắng như chùa Bà Đanh, còn ngoài đồng, nông dân Quảng Vinh đang vã mồ hôi thu hoạch lúa. Năm nay họ được mùa, nhưng không được ăn cả, vì những khoản phí vẫn còn treo lơ lửng, thậm chí nhiều nhà còn nợ tồn đọng từ mấy năm trước chưa trả nổi.

Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam

————-

Ghi chú của Tràn Hoàng:

Mỗi quận đều có Cấp ủy riêng, cả nước có 698 quận huyện*.

Mỗi phường, xã có cấp ủy riêng, toàn quốc có  10487 phường xã ủy; có 63 tỉnh ủy, và 5 thành ủy. 

Ngoài ra các công sở, bệnh viện, trường học có cấp tủy riêng. Gộp chung lại,  cả nước có hàng hai ba chục ngàn cấp ủy của đảng.

*Danh sách thành phố, quận, huyện, dân số, diện tích

**10487 phường, xã

***danh sách tỉnh, thành phố, dân số, diện tích, số quận huyện

————

Cán bộ phường đông như… quân Nguyên

Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Sao Mai   

Thứ Tư, 20/06/2012,

Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) cấp phường xã của tỉnh hiện có trên 10.000 người. Số này được hưởng lương theo bằng cấp, được ngân sách TW cấp. Ngoài ra còn có thêm khoảng trên 10.000 người là cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường, được hưởng mức phụ cấp từ ngân sách tỉnh.

Đó là chưa kể lớp cán bộ khối, xóm, bản, đại biểu hội đồng nhân dân xã… cũng được hưởng phụ cấp từ ngân sách tỉnh tùy theo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định hàng năm…

Gặp bất kỳ một CBCC cấp xã phường nào, nhất là đội ngũ cán bộ không chuyên trách, hễ được hỏi đến vấn đề lương, mức phụ cấp của mình, họ đều thở dài ngao ngán với câu cửa miệng: “Không đủ sống”. Xét cho cùng, điều đó có cơ sở. Trên thực tế, chính sách theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ không bảo đảm được cuộc sống cho cán bộ cấp phường xã.

Ông Chu Văn Mai, Chủ tịch UBND phường Lê Mao, TP Vinh nói với chúng tôi: Phường Lê Mao có gần 2.583 hộ với gần 12.000 nhân khẩu. Đội ngũ cán bộ được hưởng lương từ ngân sách TW và địa phương tại phường là 172 người, chưa kể số đại biểu hội đồng nhân dân phường. Trong đó cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở phường và cán bộ công chức được hưởng lương từ ngân sách TW theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP hiện mới có 18 người (phường Lê Mao loại 2 nên được biên chế 23 người) được hưởng lương hành chính theo bằng cấp (100% số cán bộ chuyên trách và công chức phường Lê Mao đều được chuẩn hoá qua các lớp đại học tại chức mở tại địa phương).

 

Cán bộ phường Lê Mao tại nơi giao dịch “1 cửa”

Lớp cán bộ thứ 2 của phường là đội ngũ cán bộ không chuyên trách được hưởng từ ngân sách tỉnh (theo Quyết định 58/2010/QĐ-UBND, ngày 11/8/2010 và Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND, ngày 03/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An) cũng được phân làm 4 nhóm: Nhóm 1 hưởng mức phụ cấp 1 hệ số lương cơ bản gồm 5 người: Phường đội phó, Phó chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Văn phòng Đảng uỷ, Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ chuyên trách. Nhóm 2 được hưởng mức phụ cấp 0,8 hệ số lương cơ bản gồm 5 chức danh là cấp phó của các tổ chức hội, đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB và Chủ tịch Hội chữ thập đỏ. Nhóm 3 được hưởng mức phụ cấp 0,6 hệ số lương cơ bản gồm 5 chức danh gồm Dân số KHHGĐ; Thương mại – công nghiệp; Khoa học công nghệ & môi trường; Nội vụ, tôn giáo, thi đua khen thưởng, quản lý nhà văn hoá và đài truyền thanh phường; Thủ quỹ, văn thư lưu trữ. Nhóm 4 được hưởng mức phụ cấp 0,5 hệ số lương cơ bản có 3 chức danh gồm Đô thị, Giao thông, Xây dựng.

Ngoài ra, cán bộ cấp khối phố cũng có mức phụ cấp khác nhau. Trong đó có 18 người đảm nhiệm 2 chức danh Khối trưởng và Bí thư chi bộ của 9 khối (hưởng phụ cấp 0,8 mức lương tối thiểu). Thứ đến là các vị Ủy viên thường trực MTTQ, Uỷ viên thường vụ các đoàn thể cấp phường được hưởng phụ cấp 0,4 mức lương tối thiểu và cuối cùng là các chức danh như Khối phó, Trưởng ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng các tổ chức như Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Tổ trưởng dân phố đều được hưởng mức phụ cấp 0,18 hệ số lương cơ bản. Đại biểu HĐND phường (25 người) được hưởng phụ cấp 0,3 hệ số lương tối thiểu…

Ngoài thực hiện theo Quyết định 58 nói trên, có một số chức danh chúng tôi phải trả theo mức phụ cấp được UBND TP Vinh quy định như: Văn thư, tạp vụ, thủ quỹ và 4 thành viên Đội quy tắc đô thị với mức 1,5 triệu đồng/tháng (cao hơn quy định của UBND tỉnh Nghệ An). Bởi thế, riêng khoản tiền lương chi cho đội ngũ CBCC của phường và đội ngũ cán bộ không chuyên trách (lập từ 01/01/2012) cũng ngót nghét 200 triệu đồng/tháng (bình quân khoảng 2,4 tỷ đồng/năm).

Bước sang năm 2012, việc trả lương cho CBCC cấp phường theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ thì toàn bộ cán bộ cấp phường xã từ lãnh đạo đến nhân viên (trong biên chế) sẽ được hưởng thêm chế độ phụ cấp công vụ 25% mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (có hiệu lực thi hành từ 01/6/2012) thì mức chi trả lương tại phường Lê Mao sẽ còn tăng thêm nữa. Đây thực sự là một gánh nặng, là nỗi lo canh cánh của lãnh đạo phường hiện nay.

Ông Bùi Văn Dũng, Phó chủ tịch phụ trách kinh tế UBND phường Lê Mao cho biết thêm: Trong số 25 phường, xã trên địa bàn TP Vinh phường Lê Mao là đơn vị chỉ có nguồn thu trung bình với mức gần 5 tỷ đồng/năm, chủ yếu thu từ thuế SXKD, thuế nhà đất, thuế đất phi nông nghiệp, các loại quỹ, phí và thuế xây dựng nhà ở tư nhân… Nhưng tổng nguồn thu ấy chỉ được phân bổ trở lại khoảng 1,7 tỷ đồng/năm. Số còn lại được bổ sung khoảng 1,5 tỷ dùng để chi lương, phụ cấp theo lương, phụ cấp công vụ và chi tiêu thường xuyên (khoảng 600-700 triệu đồng/năm) đều trông cả vào ngân sách cấp bù từ trên xuống.

Theo ông Chu Văn Mai, Chủ tịch UBND phường Lê Mao: “Bước sang năm 2012, TP Vinh áp dụng chủ trương mới là cấp phường, xã được để lại chi cho bộ máy và các hoạt động khác 50% nguồn thu từ thuế VAT/kế hoạch giao (trước đây chỉ được 5%). Năm nay, phường được giao kế hoạch 3,6 tỷ đồng thuế VAT, theo đó dù có thu được hay không nhưng trên sổ sách phường đã được cân đối 1,8 tỷ đồng và 2 tỷ đồng tiền thuế nhà đất và đất phi nông nghiệp, theo đó phường chúng tôi được cân đối lại 3.870 triệu đồng. Trong đó chi thường xuyên và các khoản lương hết 3.268 triệu đồng. Như vậy, trên sổ sách giấy tờ chúng tôi vẫn còn dư lại 601 triệu đồng.

Thế nhưng, trong bối cảnh lạm phát, tình trạng làm ăn thua lỗ, vỡ nợ khắp nơi nên các đối tượng SXKD trên địa bàn phường đã giảm mất đáng kể (giảm lớn so với bộ thuế VAT lập năm 2011) thành ra kế hoạch được thành phố giao nói trên trở nên quá xa vời với thực tiễn nên không biết lấy đâu ra nguồn thu để trả lương hàng tháng cho cán bộ phường. Đây là lý do giải thích vì sao việc đảm bảo nguồn thu chỉ để phục vụ cho việc chi lương cho đội ngũ cán bộ (chuyên trách và không chuyên trách) phường, chi thường xuyên và đảm bảo xã hội, hưu trí phường… luôn trở thành vấn đề rất nóng tại địa phương.

Các năm trước, có nguồn thu dư giả thì chúng tôi trả lương, phụ cấp từ đầu tháng, nộp BHXH rất kịp thời nhưng từ đầu năm 2012 đến nay đều phải chờ đến cuối tháng mới có lương. Nợ cả tiền BHXH (khoảng 20 triệu đồng/tháng). Anh em cán bộ đi làm ngoài giờ mức bồi dưỡng chỉ 10.000 đồng/buổi/người mà vẫn chưa có nguồn để trả”.

Cuối buổi làm việc, ông Chủ tịch UBND phường thở dài: Tình hình của phường như vậy thì nay Chính phủ lại có Nghị quyết 13/2012/NQ-CP ngày 10/5/2012 và Công văn hoả tốc số 6326/BTC-TCT ngày 11/5/2012 của Bộ Tài chính về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường trong đó chủ trương tạm thời chưa thu thuế GTGT các tháng 4-5-6/2012 nên nguồn thu của phường càng khó khăn thêm. Nói thật với nhà báo năm nay phường Lê Mao là 1 trong 4 phường xã ở TP Vinh bị “cháy sổ” vì trong tài khoản hiện không có khoản nào khả dĩ có thể vay mượn được để chi trả lương hàng tháng được nữa.

“Tại TP Vinh đội ngũ CBCC xã được bố trí ở 25 phường, xã (4 xã loại 1; 20 xã loại 2 và 1 xã loại 3) là 482/581 biên chế được duyệt. Riêng đội ngũ cán bộ không chuyên trách từ phường đến khối, xóm do UBND các phường, xã ký hợp đồng và trực tiếp quản lý do đó UBND TP Vinh vẫn chưa thống kê được con số cụ thể” – ông Hồ Sỹ Tân, Trưởng phòng Nội vụ, UBND TP Vinh cho biết.

h

Đem câu chuyện thu không đủ chi cho bộ máy cán bộ tại phường Lê Mao ra trao đổi với ông Trần Văn Sơn, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch UBND TP Vinh, ông Sơn xác nhận: Những điều Chủ tịch phường Lê Mao nói đều đúng. Cấp phường được UBND tỉnh và thành phố giao chỉ tiêu thu – chi, tỷ lệ điều tiết trên tổng kế hoạch thu từng loại theo nguyên tắc chung là: Tổng thu trên địa bàn trừ đi tổng được điều tiết trở lại, thiếu bao nhiêu được tỉnh và thành phố cấp bổ sung đủ kế hoạch chi ngay từ đầu năm.

Thế nhưng, khó khăn của phường Lê Mao trong 5 tháng đầu năm nay cũng là khó khăn chung của cả 25 phường xã trên địa bàn TP Vinh. Lý do cho đến đầu tháng 6/2012, nguồn thu tại TP Vinh và các phường xã mới chỉ đạt 14% (khoảng 220 tỷ đồng). Trong khi các khoản lương, phụ cấp, chi thường xuyên khác vẫn không thể dừng. Bởi thế, từ TP đến các phường, xã đều phải “giật gấu vá vai” bằng cách vay từ các nguồn khác chưa giải ngân được để trả lương, trong đó chủ yếu từ nguồn tiền đất còn tồn quỹ (5 tháng đầu năm 2012, UBND TP Vinh đã vay từ nguồn này 21 tỷ đồng). Riêng phường Lê Mao do không có quỹ đất đấu giá nên trong tài khoản không có khoản tồn quỹ này do đó lại càng khó khăn thêm.

Nguồn: Nông Nghiệp Việt Nam

http://danluan.org/node/13119

——————

Ngân sách nào kham nổi?

Nước chè, thuốc lào vặt và phim online

Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Hoàng Anh   -Thứ Hai, 18/06/2012

Bộ máy cán bộ cấp xã, phường đông đảo đến mức quá dư thừa, nhiều địa phương đang rơi cảnh “thừa người thiếu việc”. PV NNVN đã có cuộc khảo sát tại nhiều địa phương và chứng kiến những câu chuyện bi hài. Có người nói, cán bộ xã nhiều như châu chấu, không sai. Vì vậy, khoan hãy bàn đến bộ máy những cấp, những ngành cao hơn, chỉ cần với đội ngũ công chức xã, thôn khổng lồ hiện nay, thấy ngân sách nào kham cho nổi…?

Nước chè, thuốc lào vặt và phim online

Đó là đúc kết của nhiều người từng chứng kiến “khối lượng công việc” trong một ngày của cán bộ xã ở một số địa phương thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Thay nhau đi làm

Huyện miền núi Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) nằm trong chương trình hỗ trợ 30a của Chính phủ dành cho 62 huyện nghèo. Theo kế hoạch biên chế trong Nghị quyết số 131 năm 2010 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Vũ Quang có 259 cán bộ xã được biên chế công chức và 176 cán bộ không chuyên trách làm việc ở 12 xã và thị trấn. Tính bình quân mỗi xã ở huyện nghèo này có gần 40 cán bộ chính thức cộng thêm đội ngũ cán bộ hưởng phụ cấp ở các thôn xóm.

Hương Minh là một xã nghèo của huyện Vũ Quang, thống kê số hộ nghèo còn tới 22,9%. Đến mảnh đất này có cảm giác nghèo khổ phơi ra từ nhà cửa, ruộng đồng, từ cuộc sống người dân. Duy chỉ có trụ sở UBND xã và đội ngũ cán bộ trông có vẻ giàu có và dồi dào. Trụ sở xã Hương Minh to lắm, mới được xây thêm nên nhìn bên ngoài, 2 khu nhà 2 tầng khang trang chẳng thua kém ai. Trái với vẻ bề thế bên ngoài, dù đang ngày làm việc nhưng bên trong trụ sở xã chỉ lác đác vài cán bộ rảnh rỗi ngồi uống nước chè vặt và bàn chuyện bóng đá EURO đang sôi sục bên tận trời Âu. Mùa bóng đá và mùa gặt. Đó là lý do chính mà Chủ tịch xã Đoàn Hữu Thước giải thích vì sao hôm nay ít cán bộ xã đến trụ sở làm việc như vậy.


9 giờ sáng, trụ sở xã Hương Minh đã vắng hoe vắng hoét

701 hộ, 2.700 khẩu nhưng theo danh sách trả lương của kế toán xã thì Hương Minh có 37 cán bộ nòng cốt thường trực ở UBND xã. Cộng thêm ở 10 thôn, mỗi thôn ít nhất phải 10 cán bộ phụ trách các lĩnh vực nữa là 137 người.

Cán bộ hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh, người cao tuổi, công an viên, trưởng thôn, bí thư chi bộ, y tế thôn bản… Nói chung, Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định có chức danh gì thì xã Hương Minh đầy đủ chức danh đó. Ông Thước tính bình quân cứ 5 hộ dân ở Hương Minh có một người làm cán bộ. Những chuyện bi hài chỉ có ở xã cũng bắt đầu nảy sinh từ thực trạng bộ máy cán bộ xã quá cồng kềnh.

Cán bộ đông, xã lại nghèo, dân số ít nên công việc ở ủy ban xã Hương Minh trở nên nhàn nhã. Ông Nguyễn Thanh Truyền, Phó bí thư đảng ủy xã, người phụ trách khối đoàn thể có thể hơi buồn vì “quân” của mình là những người ít việc nhất, nhưng đổi lại được an ủi phần nào vì nhờ ít việc nên họ có thể luân phiên nhau đi làm và có thời gian ở nhà gặt lúa. Cả một tòa nhà 2 tầng mới được xây dựng dành cho khối Đảng ủy, đoàn thể, nhưng 9 giờ sáng ngày thứ 6 chỉ còn mỗi Bí thư và Phó bí thư ngồi chờ hết buổi làm. Vắng là phải, bởi nhiều người ít việc nên không biết từ bao giờ cán bộ xã Hương Minh linh hoạt thay nhau đi làm. Cứ hôm nay trưởng đến xã thì phó làm việc nhà, hôm sau đổi lại. Mùa gặt đến nên việc đổi lịch lại càng phải áp dụng. Giả sử có đi làm là để đối phó đủ giờ giấc thôi chứ chẳng có việc gì. Khối đoàn thể của ông Truyền đến trụ sở chỉ uống nước chè, nói chuyện phiếm chứ chẳng có việc gì mà làm cả.

“Một năm vài ngày lễ kỷ niệm, phông hoa loa đài. Không có ích vụ gì. Chẳng qua phải nhận thêm người là nhằm mục đích kế thừa, người này nghỉ còn có người khác lên thay. Thế thôi. Một ngày không có việc làm mà bắt trụ 8 tiếng ở ủy ban, cũng khó”. Ông Truyền phân tích.

Thừa người thiếu việc

Chung cảnh thừa người thiếu việc là xã Thạch Long (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh). Nơi mà ông Chủ tịch xã Nguyễn Phi Trưng khẳng định rằng: Nếu được phép sắp xếp thì ông có thể giảm gần một nửa bộ máy cán bộ xã hiện nay.


Nếu được phép, ông Trưng có thể giảm một nửa số cán bộ xã mình

Thạch Long cũng là một xã nghèo. Cả xã có 1.408 hộ, 5.800 nhân khẩu. Ông Trưng vạch ra hàng loạt những bất cập về hệ thống cán bộ xã mình kiểu “chỗ cần không có, chỗ có lại chẳng cần, thừa người thiếu việc”. 35 cán bộ chủ chốt làm việc ở xã, 60 cán bộ phụ trách hưởng phụ cấp ở thôn xóm, mỗi năm “đốt ngân sách” tầm 1,5 tỷ đồng nhưng công việc thì vô cùng, tính thế nào cũng được.

Về độ nhàn rỗi của bộ máy cán bộ xã Thạch Long, ông Trưng chia thành 3 cấp. Cấp thứ nhất, hầu như không có việc làm là các đoàn thể. Hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên… “Có 10 người ở xã và 30 người ở 6 thôn nhưng công việc của đoàn, của hội là gì thì làm chủ tịch như tôi cũng chẳng biết. Chỉ biết là cồng kềnh và tốn kém. Như vừa rồi, 3 đoàn thể đại hội, UBND xã phải chi mỗi đoàn 15 triệu đồng, cộng thêm huấn luyện dân quân tự vệ 60 triệu nữa là gần cả trăm triệu mà chẳng giải quyết được việc gì. Công việc của đội ngũ này tôi thấy mỗi lĩnh vực một người, thậm chí là hai ba lĩnh vực cho kiêm nhiệm cũng dư sức để làm”.

 

Theo kế hoạch cán bộ cấp xã trong Nghị quyết của HĐND tỉnh, 12 huyện thị của tỉnh Hà Tĩnh có tổng cộng 262 xã, 5.663 cán bộ được biên chế, 3.847 cán bộ không chuyên trách. Đấy là chưa kể cán bộ phụ trách hưởng phụ cấp ở các thôn. Bình quân mỗi xã hơn 36 cán bộ, riêng xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh thậm chí còn được đặc cách biên chế 25 người. Đến nhiều xã, hỏi Chủ tịch hội nông dân diện tích lúa, tổng đàn lợn bao nhiêu chẳng biết, hỏi cán bộ đoàn thể công việc ngày mai ai nấy đều lắc đầu. Chỉ thị 20 của tỉnh Hà Tĩnh cấm cán bộ uống rượu bia, đi đám cưới trong giờ làm việc. Nhưng có lẽ chỉ thị này đang miễn nhiễm với cán bộ cấp xã. “Ở mấy xã vùng này, bất cứ lúc nào anh đến cũng thấy vài ông cán bộ phừng phừng. Không đám cưới thì đám giỗ, không có đám gì thì tự mời nhau. Rảnh việc nên hay nghĩ đến rượu chè”. Ông Trưng ngao ngán.

Cấp thứ hai mà ông Trưng nói đến là cán bộ văn phòng, tư pháp, văn hóa… “Như cái anh cán bộ văn hóa xã cũng có đến 2 người. Một phụ trách phông hoa loa đài, một phụ trách chính sách xã hội. Công việc một năm của họ cùng lắm gói lại chỉ dăm bảy ngày là cùng. Một người thừa sức đảm nhận cả hai việc nhưng vẫn cứ phải hai người vì nghị quyết của tỉnh quy định như thế”.

Bỏ qua “đội quân đoàn thể” đông đúc nhưng ít việc của các đoàn thể, vị chủ tịch xã đơn cử ngay vào ngành nông nghiệp. Ngoài Phó chủ tịch phụ trách, Thạch Long còn có trưởng, phó hội nông dân, cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở…

Tổng cộng là 5 người. Trong khi khối lượng công việc của họ một năm hầu như chẳng có gì ngoài việc xem thử 130 ha ruộng được mùa hay không rồi làm báo cáo để xã gửi lên huyện. Đơn giản là vì nền nông nghiệp của xã đã khoán hoàn toàn cho 2 HTX nông nghiệp, mỗi HTX 3 người phụ trách rồi. Vì vậy, theo quan điểm của ông Trưng, ngành nông nghiệp chỉ cần một ông phụ trách đã là quá đủ.

Nghe có vẻ chua chát, nhưng thực tế quả không khác lời ông chủ tịch. Hôm tôi đến, trụ sở xã Thạch Long trong giờ làm việc nhưng đi hết các phòng chẳng gom nổi 10 cán bộ. Hóa ra, có đám ma bên nhà bà Chủ tịch Hội phụ nữ xã nên cán bộ đi viếng gần hết. Các đoàn thể chỉ còn lại hai ông bên văn hóa đang ngồi hút thuốc lào, uống nước chè.


Cảnh cán bộ ngồi xem phim trên máy tính hầu như phổ biến ở các địa phương

Thử vào văn phòng, 3-4 cô đang tụm nhau xem một bộ phim Hàn Quốc, nghe đâu cả mấy chục tập trên máy vi tính. Hỏi phim thế nào? Cô nào cũng gật đầu lia lịa: Hay lắm.

Posted in Quản Lý, Xã Hội và các vấn nạn (Social Problems) | 2 Comments »

Sự phân công chồng chéo, cắt khúc của bộ máy chính quyền mà chắc chỉ ở nước ta mới có

Posted by hoangtran204 trên 05/12/2010

Thứ Tư, 24/11/2010, 09:17 (GMT+7)

…Chính xác

 

 

TT – Chiều hôm qua, câu chuyện về ”hố tử thần” tại TP.HCM đã được đại biểu Phạm Phương Thảo mang đến Quốc hội bằng một câu chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng.

Từ tháng 7-2010 đến giờ, số “hố tử thần” xuất hiện tại TP.HCM đã lên tới 44 cái (lúc bà Thảo hỏi ông Dũng, mới có 42 cái). Lúc đầu còn ít, bây giờ thì cứ mỗi ngày một hoặc hai cái, đều đều.

Bạn đọc vẫn kiên nhẫn báo tin và tòa soạn cũng kiên nhẫn cử phóng viên đi ghi nhận và… kiên nhẫn đăng báo một vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Tòa soạn đã phải đặt ra câu hỏi cho chính mình: liệu có cần thiết đăng tuần tự mỗi ngày một vài cái hố như vậy hay không, khi có thể sẽ còn nhiều hố nữa xuất hiện vì… cái cơ chế của chúng ta hiện nay.

Cơ chế đó là gì?

Theo đại biểu Phạm Phương Thảo, đó chính là sự phân công chồng chéo, cắt khúc của bộ máy chính quyền mà chắc chỉ ở nước ta mới có:

1./ đường nội ô tại các tỉnh thành thì giao cho ngành (sở) xây dựng quản lý,

2./ còn đường nông thôn thì ngành giao thông quản lý,

3./ đường hẻm thì quận huyện (quản lý),

4./ còn quốc lộ và đường cao tốc thì thuộc về Bộ Giao thông vận tải.

Quả là sự phân công phân nhiệm rối rắm.

Chính thực tế kỳ lạ này đã tạo ra tình trạng khó xử cho các cơ quan công quyền tại TP.HCM: quyền quản lý đường phố và kết cấu hạ tầng ngầm bên dưới chúng thuộc về Sở Xây dựng, nhưng trong thời gian qua sở này quản mà không quản bởi chỉ riêng việc quản lý lĩnh vực nhà cửa, cơ quan này đã đủ mệt, nói gì đến đường sá và nhất là họ không có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Khi Sở Xây dựng đã buông và không có đầu mối quản lý nào làm nhạc trưởng điều hành nên các chủ đầu tư và đơn vị thi công cùng các ngài tư vấn giám sát các dự án đào đường, vì thế cứ ”vô tư“ đào bới và tái lập mặt đường theo kiểu thiếu trách nhiệm mà chẳng sợ ai. Hàng trăm kilômet đường phố bị đối xử kiểu như thế mà không xuất hiện “hố tử thần” mới là chuyện lạ. Trong khi đó, thanh tra giao thông rành chuyên môn cầu đường chỉ biết bực tức đứng ngó vì có muốn làm gì cho phải đạo cũng phải hỏi ý kiến thanh tra xây dựng!

Cơ chế là do con người đẻ ra. Thế cho nên tại diễn đàn Quốc hội, bà Thảo không chỉ chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng mà còn hỏi cả bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, tức là hỏi những đơn vị liên quan đến việc tạo lập cơ chế ấy để mong có sự sửa chữa hợp lý, vì chính quyền TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ thay đổi cơ chế đó từ khá lâu nhưng không được đoái hoài.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã phải thừa nhận ngay tại Quốc hội rằng: ”Đại biểu Phạm Phương Thảo nói hoàn toàn chính xác”. Như vậy hi vọng lần này câu chuyện “hố tử thần” sẽ được giải quyết triệt để từ cái cơ chế sinh ra nó!

NGUYỄN VỸ DU

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/412555/Chinh-xac.html

Posted in Quản Lý, Thuật Lãnh Đạo: Không Hộ khẩu không lọan | Leave a Comment »

Vinashin hãng đóng tàu ma – cướp tiền có giấy tờ

Posted by hoangtran204 trên 26/08/2010

Mổ xẻ “câu chuyện” Vinashin: Vì sao Vinashin hay mua tàu cũ?

Đại Đoàn Kết

Điều khó lý giải: Tại sao trong khi hàng loạt tàu đóng mới không bán được, hoặc chỉ chạy một vài chuyến rồi đắp chiếu, thì Vinashin lại liên tục “cõng” hàng núi tiền ra nước ngoài để mua hàng loạt những con tàu nát, mà lại mua với giá cao vời vợi?

Vinashin mua hay tàu cũ về dùng?

Theo một số chuyên gia sành sỏi về hàng hải và môi giới tàu biển: Với nước ngoài, tàu mới đóng luôn rõ ràng một mức giá nhất định, khi mua không thể nâng giá được. Còn các loại tàu cũ thì giá cả vô chừng, chủ tàu chỉ cần số tiền mình cần bán, người mua muốn nâng lên bao nhiêu thì… tùy! Thông thường, khoản chênh lệch này sau đó người bán và môi giới tàu thanh toán lại cho người mua tại một địa điểm trung gian.

Phải chăng chính vì điều này nên Vinashin chỉ thích mua về toàn những con tàu cũ nát?

Chỉ biết rằng, thực tế ông Trần Văn Liêm khi còn là Tổng giám đốc Công ty vận tải viễn dương Vinashin, đã cùng với Giang Kim Đạt (Trưởng phòng khai thác) liên tục ra nước ngoài mua 10 con tàu biển cũ và 1 phà biển Hoa Sen đầy tai tiếng. Hiện đang có dư luận trong nội bộ Vinashin rằng: Giang Kim Đạt đã lập một công ty tại Singapore. Và dấu hỏi về các khoản chia lợi, mua tàu, thuê tàu… phải chăng đã thông qua điểm trung gian này?

Dấu hiệu khuất tất trong việc mua và sửa chữa, nâng cấp con tàu Hoa Sen đầy tai tiếng mà báo chí nhắc đến nhiều lần là một điển hình. Hoa Sen thực chất chỉ là một chiếc phà chạy biển với thiết kế gần 20 phòng có giường ngủ, không có nhà vệ sinh trong phòng (trừ các phòng thủy thủ đoàn), gần 400 ghế ngồi, 1 căng tin bán thức ăn nhanh và giải khát, 2 sàn chứa tổng cộng 120 chiếc xe tải. Vậy nhưng ngay khi mua về, ông Liêm cho lắp thêm mỗi phòng 2 giường tầng rồi quảng cáo là tàu khách với sức chở 1.000 khách + 500 xe ô tô !

Đáng chú ý hơn: Chiếc phà biển này trước đó được Công ty Caronte & Tourist khai thác ở miền Trung nước Ý. Sau sự cố 2 lần bị nứt đôi đáy tàu (đã được hàn lại), họ đã ngừng khai thác và trả lại cho chủ tàu Lavartina Transporti Bari, với nguyên nhân xác định là do lỗi thiết kế sai. Theo các chuyên gia hàng hải, việc nứt đáy liên tục, có hệ thống thì không đủ tiêu chuẩn an toàn để đưa vào khai thác.

Vậy mà không hiểu sao khi đích thân đi mua con tàu này, ông Liêm và ông Đạt đã gần như bỏ qua tất cả các quy trình thông thường tuyệt đối phải tuân thủ trước khi quyết định mua một con tàu biển: Dự toán kinh tế khai thác con tàu định mua, giá cước thu được trừ đi các chi phí; thuê đơn vị giám định độc lập toàn bộ chất lượng con tàu (hoặc cử nhân viên kỹ thuật cùng giám định), kiểm tra hồ sơ lý lịch sự cố tàu; thuê thợ lặn khảo sát quay camera kiểm tra đáy tàu, chân vịt… Nếu tuân thủ các khâu này, chắc chắn sẽ phát hiện ra những vết nứt đáy tàu được hàn lại.

Về giá mua, ngay tại thời điểm mua (15-10-2007), theo đánh giá của các chuyên gia và một số thuyền trưởng: chiếc phà biển này chỉ nhỉnh hơn giá bán sắt vụn cỡ 20%, tức không quá 10 triệu USD. Thế nhưng rất bất ngờ khi ông Liêm và ông Đạt đã mua nó với giá 60 triệu EURO. Và tổng chi phí cho con tàu này đến nay đã lên tới trên 1.500 tỷ đồng. Nhưng nếu cưa bán sắt vụn thì cũng chỉ thu được không quá 100 tỷ đồng.

Không chỉ có tàu Hoa Sen, 2 con tàu khác là Vinashin Eagle và Vinashin Phonenic cũng được “cõng” về với giá gần 42 triệu USD (629,4 tỷ đồng). Khi bị bắt giữ tại Trung Quốc chỉ vì công ty viễn dương Vinashin nợ 13 triệu USD, nhưng không dám chuộc về, bởi bỏ ra 13 triệu USD kéo tàu về thì bán cả hai con tàu đó cũng không thu được tới 13 triệu USD.

Có lẽ điều này đã lý giải vì sao tổng nguồn vốn nhà nước chuyển công ty viễn dương Vinashin gần nửa tỷ USD bị bốc hơi gần hết.

nguồn  TỔ PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA

———

04/09/2010 – 12:22 AM

Vi phạm của bốn cán bộ Vinashin: Mua tàu cũ, nhập nhà máy điện độc hại
Giả mạo giấy tờ của Bộ Công thương, Tài nguyên và Môi trường để nhập khẩu hai nhà máy nhiệt điện chứa nhiều chất độc hại. Tàu 1.300 tỉ đồng có thể đưa ra bán sắt vụn.

Theo cơ quan công an, trong thời gian làm tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, ông Trần Quang Vũ cùng với Phạm Thanh Bình lập dự án hoán cải tàu Bạch Đằng Giang để thế chấp hơn 106 tỉ đồng. Sau đó con tàu này đã phải phá dỡ, bán sắt vụn đúng như mục đích ban đầu của Vinashin khi mua nó, làm thất thoát tài sản nhà nước.

Ký hợp đồng mua tàu cũ nát trước khi lập dự án

Sau khi lập dự án hoán cải tàu, ông Trần Quang Vũ đã dùng tàu này mang thế chấp ở Công ty Tài chính thuộc Vinashin để vay 106 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Khi con tàu không sử dụng được, ông Vũ cho phá dỡ tàu Bạch Đằng Giang để bán sắt vụn. Việc làm trên của ông Vũ chưa được sự đồng ý của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin và cũng không thông báo cho Công ty Tài chính là đơn vị nhận thế chấp tàu biết. Toàn bộ số tiền bán sắt vụn từ tàu Bạch Đằng Giang cũng không hoàn trả cho Công ty Tài chính. Hậu quả là tài sản nhà nước thế chấp bị mất. Như vậy hành vi vi phạm của ông Vũ đã gây hậu quả kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

Trong việc mua tàu cao tốc Hoa Sen, công an cũng xác định ông Trần Văn Liêm, nguyên trưởng Ban kiểm soát Tập đoàn Vinashin, khi làm tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin đã được Phạm Thanh Bình giao làm chủ đầu tư dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen. Việc này là trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trong công văn ngày 12-4-2007 và công văn ngày 13-7-2007 của Văn phòng Chính phủ. Mặt khác, trong quá trình mua tàu, ông Liêm đã không tổ chức chào hàng cạnh tranh, ký hợp đồng mua tàu trước khi lập dự án. Không khảo sát kỹ thuật trước khi nhận tàu… Hậu quả là khi nhập về thì bị nứt đáy phải sửa chữa, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hại kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.

Nhập nhà máy điện độc hại

Theo Cơ quan an ninh điều tra, dù biết Chính phủ không cho phép thực hiện đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định) nhưng ông Phạm Thanh Bình, ông Nguyễn Văn Tuyên – nguyên tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và ông Nguyễn Tuấn Dương – nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long, đồng thời là nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân Vinashin, vẫn quyết định xây dựng nhà máy nói trên.

Ông Nguyễn Tuấn Dương, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long (trái). Ông Trần Quang Vũ, nguyên tổng giám đốc điều hành Vinashin.

Theo đó, ông Bình giao cho đơn vị của ông Tuyên làm chủ đầu tư, còn đơn vị của ông Dương làm tổng thầu. Căn cứ vào đó, hai cá nhân trên đã quyết định mua hai nhà máy nhiệt điện cũ từ những năm 1960 của Hàn Quốc và đã ngừng hoạt động từ năm 2004. Điều đáng nói là các biến thế của hai nhà máy nhiệt điện trên đều có chứa các chất độc hại, đã bị chính phủ Hàn Quốc cấm xuất, chính phủ Việt Nam cấm nhập. Tuy nhiên, ông Tuyên và Dương đã sử dụng giấy tờ giả mang danh Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương để nhập số thiết bị trên về Việt Nam gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…

Tàu 1.300 tỉ đồng có thể đưa ra bán sắt vụn

Hiện tàu Hoa Sen đã được Chính phủ giao cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam quản lý và công ty này cho rằng con tàu có vốn đầu tư quá lớn, 1.390 tỉ đồng. Chi phí chạy tàu đã mất 1,4-1,5 tỉ đồng/ngày, trong đó tiền dầu đã ngốn 1,2 tỉ đồng nên nếu chạy từ Hải Phòng vào Nam thì cước vận tải thu lại không thể bù nổi. Công ty dự kiến thay vì vận tải hành khách sẽ sử dụng tàu như một tàu phục vụ du lịch biển, hải đảo, chiến lược quốc phòng… Ngoài ra, đơn vị cũng để ngỏ khả năng đưa “khách sạn 3 sao trên biển” ra bán sắt vụn.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Posted in Kinh Te, Quản Lý | Leave a Comment »