Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Năm, 2012

Quyết tâm đạt đến cái đích mà cả đảng không ai biết

Posted by hoangtran204 trên 28/05/2012

Lời Tựa: Điều quan trong nhất mà báo chí, tài liệu lý luận, nghị quyết,…của đảng thường nhắc tới là: mục tiêu của cả nước VN là phấn đấu tiến lên xhcn, tiến lên chủ nghĩa cộng sản…

Nhưng khi có người thắc mắc hỏi chủ nghĩa CS nó ra làm sao? dài méo, vuông tròn, mùi vị của “nó” như thế nào? Có ai, có nước nào từng đạt, từng tiến đến và sống trong chủ nghĩa CS chưa…thì các đảng viên cộng sản bắt đầu cà lăm, ú ớ và ngọng miệng. 

Tất cả các đảng viên đều không thể trả lời được câu hỏi đơn giản ấy. Bù lại, họ sẽ lôi ra một loạt các lời mô tả về chủ nghĩa cộng sản một cách rất trừu tượng, trái ngược với bản chất ăn thua cố hữu và tính thực tế của người đảng viên đảng CS.

Blogger  Đinh Tấn Lực đã trích các bài viết của chính các nhà lãnh đạo của đảng, của các tác giả viết về các lãnh tụ của đảng CSVN và đưa ra các phân tích rất hay :

Quyết tâm đạt đến cái đích mà cả đảng không ai biết

Tác giả; Đinh Tấn Lực

danluan_00276_0.jpg
Cách đây 5 năm, trên Yahoo!Việt Nam Hỏi & Đáp có người nêu một câu hỏi cứ tưởng đâu ngô nghê ngờ nghệch:“Tại sao gọi là tranh trừu tượng?”.Lời đáp hay nhất, do chính người đặt câu hỏi bình chọn, như sau:
“Màu sắc là tiếng nói trực tiếp, trào tuôn từ tâm (hồn) người nghệ sĩ, không qua trung gian của lý trí mà tranh trừu tượng là điển hình. Những nét chấm phá đậm lợt là một thứ ngôn ngữ vô thanh, âm hưởng vào lòng người thưởng ngoạn tùy theo mức độ tâm thức, tạo nên những rung cảm khác nhau, do đó cái nhìn cũng khác nhau.
Cùng một bức tranh, mỗi người nhìn và cảm khác nhau, thật là kỳ diệu!Phần đông, khi xem tranh trừu tượng người ta đều không hiểu, bởi cách đặt vấn đề sai, bao giờ cũng nghĩ tranh là phải vẽ một cái gì đấy cụ thể. Họ không biết rằng các họa sĩ thường vẽ bằng cảm giác, vì vậy, mỗi khi xem tranh trừu tượng mọi người đừng quá cầu kỳ, hãy nghĩ giản đơn và trong sáng như một đứa trẻ, khi đó những nét đẹp sẽ toát ra từ các bức tranh trừu tượng”.

Người trả lời có ghi trích nguồn: Theo tạp chí Nghệ Thuật.

Lại có câu trả lời khác, dù không được bình chọn và sắp hạng, nhưng cũng đáng quan tâm:

“…Từ đó nảy sinh nhiều trường phái khác nhau trong tranh trừu tượngTùy thiên hướng của người họa sĩ mà theo 1 trong 2 hướng: + Trọng hình hơn trọng màu: trường phái tả thực, trường phái siêu thực…v..v..+ Trọng màu hơn trọng hình: trường phái dã thú, trường phái lập thể..v..v..”.

À há! Eureka! (Nguyên lý) Đây rồi! (Xin phép các họa sĩ đáng kính,) Thế là rõ:

Chủ Nghĩa Xã Hội của ta là loại bánh ga-tô có đủ cả 5 tính chất nói trên: Trừu tượng, Tả thực, Siêu thực, Lập thể, và, dễ nhận dạng nhất: Dã thú.

Vì sao à?

*Tạp chí Học Tập, số 35, tường thuật bài phát biểu của Hồ Chí Minh trong Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ II tại Việt Bắc, vào tháng 3 năm 1951, có đoạn như sau: Hồ Chí Minh chỉ hình 3 ông trên vách vừa nói.

“Là vì trong chính trị, cũng như trong mọi mặt công tác khác, Đảng ta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất, đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa:(Hồ-Chủ-tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung 3 vị lãnh tụ: Marx, Engels, Lénine)(Đại hội vỗ tay vang dậy)
Đó là nhờ chúng ta, toàn giai cấp lao động thế giới, toàn quân đội nhân dân thế giới có một ông Tổng tư lệnh là ông kia kìa.(Hồ-Chủ-Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: STALINE) (Đại hội vỗ tay dậy vang và cùng đứng dậy hô lớn)(Đồng chí Staline muôn năm!)…”

Té ra, rõ ràng, cái Chủ Nghĩa Xã Hội mà Hồ Chí Minh đánh giá là cách mạng nhất, sáng suốt nhất, chính là một bức tranh trừu tượng của người khác.

Mà ngay cả tác giả của bức tranh trừu tượng đó cũng không hề coi ra gì đám xem tranh, cho dù là họ đang nức lòng chỉ tay hướng mặt về bức hình tác giả:

“Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ, khi hai người cùng công tác ở Liên Xô: Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí ”. (Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh).

Đã vậy,

“…Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là Chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hóa được).
Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn Ái Quốc đi, thay bằng Luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa, và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hóa Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam”. (Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh). (nguồn) đọc trực tiếp từ trang 1-303; (nguồn download)

Mà, coi nào, trong Chính Cương, Hồ Chí Minh đã viết những gì gọi là cốt lõi?

“Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, (thanh niên, Tân Việt, phái Nguyễn An Ninh v.v…) để kéo họ đi về phe giai cấp vô sản.
Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam thì phải lợi dụng, ít nữa làm cho họ trung lập.
Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến v.v…) thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc tạm thời với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thỏa hiệp”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, trang 297).

Nghị quyết 6 của Trung ương đảng tháng11/1939 đề ra khẩu hiệu “Công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên”, và cả đảng có sứ mệnh phải “Dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc”.

Sắt máu tới vậy mà vẫn chưa vừa bụng Stalin!

Có nghĩa rằng tác giả bức tranh trừu tượng XHCN, kiêm Tổng tư lệnh nói trên, không đánh giá ngược rằng tay thưởng ngoạn như Hồ có đủ tầm xứng đáng để thưởng ngoạn.

Vậy thì, làm sao biết được Chủ Nghĩa Xã Hội đó tròn méo ra sao, và làm sao tin nổi cái mà hắn đã từng cả đời ba hoa mô tả lại rằng nó đẹp lắm, cách mạng nhất, sáng suốt nhất?

Thêm một chi tiết khác:

“Ngày 16-9-1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật kí trong tù vẫn được ông giữ cẩn thận. Ngày 14-9-1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, Trưởng ban Tổ chức Triển lãm Cải cách Ruộng đất tại phố Bích Câu: ‘Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng’. Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bày ở phòng ‘Ngọn đuốc soi đường của Đảng Cộng sản Đông Dương’…”. (Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh).

Tức là, đối với giới thưởng ngoạn cấp 2, ngọn đuốc soi đường cho họ không hẳn là bức tranh trừu tượng CNXH của ba ông/bốn bà nào sất, mà (thảm thay,) chỉ là mấy bài thơ trong tù của người xem tranh cấp 1.

Chẳng nghi ngờ gì thêm nữa. Gia tài của Hồ Chí Minh chỉ có thế.

Còn, CNXH của Hồ, với tính thật thà nói trên, hẳn phải là loại ga-tô tả thực?

*Lê Duẩn, người Bích La thôn, Quảng Trị, nổi tiếng trong 3 năm đổi đảng 3 lần: 1928 – Tân Việt Cách Mạng đảng; 1929 – VN Thanh Niên Cách Mạng Đồng Minh hội; 1930 – Đông Dương Cộng Sản đảng.

Đến 1951, Lê Duẩn vào BCH/TW và Bộ chính trị, ngay trong đại hội toàn đảng kỳ II.

Có người bảo uy tín của Lê Duẩn bấy giờ, vượt mặt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phần lớn là nhờ vào “bằng cấp” ở tù dài hạn và nhiều lần, y hệt như ý tứ ẩn dụ của người bày quyển Nhật kí trong tù vào phòng triển lãm Ngọn đuốc soi đường… vừa kể.

Lại có người khẳng định uy tín đó có được là bởi niềm tin son sắt của Lê Duẩn vào phương thức phát triển Xô viết và các nguyên tắc kiểu Stalin hứa hẹn phù hợp mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. (đến tận năm nay là 2012, liệu VN có nền công nghiệp nặng chưa? Cái sên xe đạp, con ốc đạt chất lượng là thuộc ngành công nghiệp nhẹ mà còn chưa làm được, thì công nghiệp nặng VN cũng không có. Công nghiệp nặng  như ngành chế tạo xe hơi, xe dùng trong xây dựng, nông nghiệp, ngành xây dựng cao ốc, cầu đường,  sản suất các máy móc dùng trong kỹ nghệ, các hãng chế tạo hóa chất…mà các tập đoàn của Nhật và Nam Hàn là các thí dụ nguốn phần chữ màu nâu là củaTrần Hoàng thêm vào)

Từ đại hội IV (1976), Lê Duẩn giữ chức Tổng bí thư đảng cho tới chết (1986), với dấu ấn đậm màu về cuộc thanh trừng “chủ nghĩa xét lại hiện đại” long trời lở đất, và được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên dương là “ngọn đèn 200 nến”.

“Giống như Mao và Stalin, Lê Duẩn khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng”. (Pierre Asselin).

Tác phẩm “để đời” của Lê Duẩn, ngoài vụ án “xét lại/chống đảng”, chính là bản Đề Cương Cách Mạng Miền Nam (1956 – hợp thức hóa 1959 – một giai đoạn mà Trần Văn Giàu đánh giá là đen tối nhất của CSVN).

“Trong Đề cương, anh Lê Duẩn sớm nêu lên ý tưởng sâu sắc sử dụng bạo lực cách mạng cùng với ý tưởng tập hợp toàn thể các tầng lớp nhân dân, ý tưởng tổng khởi nghĩa giành chính quyền để giải phóng miền Nam. (Hoàng Tùng).

Cụ thể ra, Võ Văn Kiệt phục Lê Duẩn ở 3 công trình trọng điểm: Xua quân dàn trận Mậu Thân, trận Đường 9 Nam Lào, và trận Cổ Thành Quảng Trị.

Hai công trình phụ trội của Lê Duẩn mà Võ Văn Kiệt không dám nhắc là trận đánh chiếm Nam Vang/Siêm Rệp và trận phản công Cao Bằng/Lạng Sơn. Rất tiếc là các công trình đó không đạt yêu cầu, trong lúc toàn dân phải cắn răng đánh đổi bằng nhiều vạn bộ đội con em của họ.

Ngược lại, về mặt tư tưởng, có thể vinh danh là một phiên bản CNXH, họa sĩ Lê Duẩn cũng có tác phẩm để đời:

“Anh không tán thành áp đặt thể chế nhà nước ‘chuyên chính vô sản’ khi mà nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất nước bằng những hy sinh không sao kể xiết. Không thể ‘vô sản’ lại chuyên chính với chính mình, với nhân dân. Tư tưởng về ‘Làm Chủ Tập Thể’ mà Anh nung nấu chính là sự cố gắng tìm đường bứt phá ra khỏi những công thức giáo điều không phản ánh được sự vận động và biến đổi của cuộc sống, xa rời ý chí và nguyện vọng của nhân dân”.(Võ Văn Kiệt).

Cốt lõi là vậy, chi tiết thế nào?

“Có thể tóm tắt một số ý để minh chứng những suy nghĩ đó của Anh:

  • Dân chủ đến mức thực sự nhân dân làm chủ, con người làm chủ tập thể.
  • Phát huy dân tộc và phát huy cá nhân từng người.
  • Vận dụng thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội…
  • Quá trình tạo dựng xã hội mới là quá trình nảy sinh chứ không phải chỉ là quá độ.
  • Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế…
  • Cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt…
  • Phải vươn lên văn hóa và tri thức tiên tiến…
  • Bảo vệ Tổ quốc, giữ vững quốc phòng và an ninh bằng lòng dân, sức dân…
  • Đảng lãnh đạo, Đảng không cai trị, Đảng phát huy Nhà nước là công cụ chủ yếu, sắc bén nhất để dân làm chủ.
  • Đảng viên nhất thiết không được quan liêu, sách nhiễu và ăn cắp của dân. Đưa ngay những kẻ như vậy ra khỏi Đảng.
  • Con người Việt Nam là con người của lẽ phải và tình thương, tình thương và lẽ phải”

. (Võ Văn Kiệt).

Trên thực tế, qua nhận xét của một học giả nước ngoài:

“Niềm tin rằng phong trào cách mạng quan trọng hơn mọi quyền lợi cá nhân đã dẫn tới sự coi thường quyền và lợi ích của nhân dân, và thường trở thành lý cớ cho việc lạm dụng quyền lực của những cán bộ, những người coi thường quy tắc pháp trị tư sản, và cho rằng mục tiêu cách mạng có thể biện minh cho phương pháp”. (Pierre Asselin).

Với tư duy Làm Chủ Tập Thể này, được coi là tư tưởng cốt lõi về CNXH của Lê Duẩn, chỉ ¼ thế kỷ sau khi Lê Duẩn đi dự hội nghị với Mác, đảng viên CSVN đã tự động lật ngược điều áp chót vừa nói, để chia đất/giành đất/cướp đất, bằng một tác phẩm mới cáu là “giải phóng mặt bằng”, và tự biến thành những triệu phú, thậm chí cả tỷ phú đỏ đít.

Ai làm chủ tập thể? Chắc chắn không phải dân:

“Tôi vẫn nhớ, có lần trong những năm 60, trong một cuộc họp ở Đồ Sơn, Anh đã nổi nóng với Chính phủ: ‘Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi…’. Anh Tô (Phạm Văn Đồng) không nói một lời”. (Trần Phương – VNeconomy.vn 06/12/2009).

Năm 1976, Lê Duẩn hồ hởi tuyên bố: Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh. (Chao ôi! Đúng là kẻ điên rồ hoang tưởng. Ở miền Nam trước 1975, nhà nhà đã có 3 thứ này, kèm thêm truyền hình, xe Honda, và kể cả xe hơi. Vào google gõ chữ hình ảnh Sài Gòn trước 1975 sẽ thấy. Dân nghèo thường là các đồng bào ở các vùng có Việt Cộng tới phá hoại, lùng bắt dân đi theo chúng, đặt mìn trên các đường lộ,…dân sợ quá, bỏ trốn chạy lên thành phố lớn, ở tạm)

Năm 1986, ngay lúc hấp hối, vào giai đoạn đen tối nhất của kinh tế VN, Lê Duẩn đã thiết tha lệnh cho Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch nhà nước là bằng mọi cách, “nhân dân thủ đô Hà Nội phải có dự trữ gạo đủ 2 tháng ăn”. Nhớ là chỉ riêng nhân dân Hà Nội!

Đã có một vài học giả đồng ý với nhận xét: Những thay đổi ngay sau năm 1986 ở Việt Nam, khi Lê Duẩn chuyển sang từ trần, cũng có thể được xem là tương tự giai đoạn “tan băng” ở Liên Xô sau khi Stalin qua đời. Nghĩa là chấm dứt một thời kỳ thổ tả thượng hạng ngoại hạng.

Còn trong nội bộ đảng?

“Sau khi Lê Duẩn qua đời, những người lãnh đạo đất nước, những người trước đó đã ca ngợi Lê Duẩn (hay) không dám hé răng nói một lời xấu về Lê Duẩn, đã cố ý hay vô tình để cho chiến dịch bôi nhọ và phủ định Lê Duẩn ngày càng qui mô hơn”. (Trần Quỳnh, nguyên thư ký riêng của Lê Duẩn).

Tức là đảng viên chỉ phải khen lúc sống, sau đó quá mừng vì đã cất gánh nặng về một chế độ Stalin ngay trong nội bộ đảng:

“Lê Duẩn có kẻ thù ở hầu khắp mọi nơi”. (Pierre Asselin).

Sau cùng, CNXH của Lê Duẩn, với tính nghi ngờ hết thảy mọi người, chính là cha đẻ của truyền thống chia ghế 3 vị trí lãnh đạo theo công thức cân bằng vùng miền, hầu tránh tái diễn một đảng nhỏ cầm quyền đảng lớn có tên là Duẩn-Thọ-Thanh.

“Triều đại Lê Duẩn – Lê Đức Thọ là triều đại thiết lập và khẳng định chuyên chính vô sản, hay nói cho đúng hơn, chuyên chính vô sản lưu manh – Lumpenproletariat… Áp đặt là phép trị dân mang tính chiến lược. Không áp đặt được thì khủng bố”. (Vũ Thư Hiên – Đêm giữa ban ngày).

Lê Duẩn nắm giữ chức Tổng bí thư lâu nhất lịch sử CSVN: 25 năm và 303 ngày. Vào những ngày cuối, lạm phát VN vượt lên mức kỷ lục: 774% (bảy trăm bảy mươi bốn phần trăm).

Phiên bản CNXH của Lê Duẩn chính là chiếc khẩu trang của Liên Xô có in hình 2 chữ S. Chữ S đầu là Stalin. Chữ S sau là lãnh thổ VN. Khi dân bịt vào thì miễn ăn và hết nói. Còn đảng viên bịt vào thì …vô phương nhận diện.

Đó là loại ga-tô CNXH dã thú.

*Nguyễn Văn Linh, gia nhập đảng cộng sản Đông Dương năm 1936, mãi 40 năm sau, tại Đại hội Đảng lần thứ IV thì được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, giữ chức Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương.

Đến đại hội V, Nguyễn Văn Linh rút khỏi TW, nhường chỗ cho Võ Văn Kiệt. Về sau, đương sự giải thích với Võ Trần Chí rằng: “Bởi vì mình thấy các anh ấy không muốn mình ở đó nên mình xin rút…”. Các anh ấy, ở đây, chính là mỗi mình Lê Đức Thọ.

Tháng 7 năm 1983, nhân cơ hội Lê Duẩn đi nghỉ mát ở Liên Xô, còn Trường Chinnh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công nghỉ mát ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh đã tổ chức cuộc “Hội Nghị Đà Lạt” kéo dài vừa đúng một tuần lễ, trước khi Lê Duẩn hồi giá.

Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Nguyễn Văn Linh được bầu vào BCH/TW, Ủy viên BCT, giữ chức Tổng Bí thư:

“Đại hội VI kết thúc bằng sự lên ngôi của một nhân vật không mấy tiếng tăm là Nguyễn Văn Linh, bí danh Mười Cúc. Câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về hai anh nông dân và con sò được thiên hạ nhắc tới nhiều trong thời kỳ này”. (Vũ Thư Hiên – Đêm giữa ban ngày).

Chính NVL cũng biết rất rõ trận chiến giành ghế giữa Trường Chinh và Lê Đức Thọ thời bấy giờ:

“Anh Nguyễn Văn Linh đã nói nhiều lần ở Hội nghị Trung ương: ‘Tôi có được chuẩn bị làm Tổng Bí thư đâu’, và lúc cần quá, phải đi tìm người, anh Linh ví: ‘Chẳng khác gì cầm bó đóm đi tìm ếch, tìm không được ếch, lại bắt được nhái’…”. (Đoàn Duy Thành – Hồi Ký)

Và không một ai tin chuyện nhái ễnh bụng thành bò:

“Từ năm 1986 đến 1991 trong nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh đã góp phần có ý nghĩa quyết định làm xoay chuyển tình thế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiến lên. Nhằm khắc phục những bất cập, lạc hậu của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp của Việt Nam, ông đã đưa ra những ý tưởng mới, quan niệm mới, cách làm mới. Kiên quyết làm gương về chống tác phong quan liêu, xa dân, từ bỏ những đặc quyền đặc lợi, ông đã bỏ chế độ lãnh đạo cấp cao đi máy bay chuyên cơ trong nước, đi công tác bằng xe Lada không có máy điều hoà (tiêu chuẩn dùng cho cấp Thứ trưởng); vào Nam ra Bắc đi máy bay chung với mọi người; cắt giảm chế độ bảo vệ an ninh,… ”. (Phạm Quang Nghị, Hồi Ức, 07/01/2010).

Đó là một phần nội dung “đổi mới hay là chết” được trình bày trong Hội nghị Đà Lạt nói trên.

“Trong cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy vị lãnh đạo nào dám lội ngược dòng chính trị, ngược dòng lịch sử – lội ngược mà không chìm như anh Nguyễn Văn Linh… Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đang nằm trong Bộ Chính trị thì đến cuối nhiệm kỳ, anh Linh đã xin rút rồi được phân công trở về làm Bí thư Thành ủy TPHCM vào đúng thời kỳ cam go nhất. Anh đã vực dậy kinh tế TP, trở lại tham gia Bộ Chính trị rồi trở thành Tổng Bí thư. Mọi biến động, thăng trầm trong cuộc đời làm cách mạng, làm chính trị đi ngang qua anh và anh đón nhận tất cả với một thái độ bình thản đến lạ lùng”. (Võ Trần Chí).

Nguyễn Văn Linh còn nổi tiếng với một số bài báo Những Việc Cần Làm Ngay, ký tên N.V.L. đăng trên tờ Nhân Dân.

Bài báo thứ nhì của N.V.L., ngày 26/5/1987, đề cập thẳng đến khái niệm “Im lặng đáng sợ” đối với việc giải quyết thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Cho thấy tính chất makeno của CNXH không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.

“Nhà báo phải có tấm lòng cương trực: yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi; ghét kẻ làm xấu, làm sai, làm ác để lên án”. (N.V.L. – Nhân Dân, 24/6/1987).

Khẩu hiệu nổi tiếng thời bấy giờ là: “đổi mới thì sống, không đổi mới thì chết”. Và được các báo tuyên dương là “Người tìm đường trong mớ bòng bong”, “Chứng Nhân của một thời xé rào lịch sử”, “Người CS mẫu mực, sáng tạo”, “Thuyền trưởng đổi mới”, “Người mài sắc ngòi bút báo chí”, “Người dám nhổ cỏ dại cho lúa mọc lên”…

“Tiếc thay, sau khi phấn khởi thổi bùng lên làn gió đổi mới, chính Nguyễn Văn Linh lại bị cảm lạnh bởi chính làn gió ấy”. (Vũ Thư Hiên – Đêm giữa ban ngày).

Tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Campuchia, Nguyễn Văn Linh tuyên bố Việt Nam sẽ rút hết quân khỏi Campuchia vào tháng 9/1989. Đây là điều kiện ắt có để thế giới thu hồi lệnh cấm vận kinh tế VN suốt 10 năm qua.

“Năm 1981, khi đồng chí Nguyễn Văn Linh trở về TPHCM làm Bí thư Thành ủy thì kinh tế TP đã xuống đến tận đáy vì không còn tư liệu để sản xuất. Biết tôi có mối quan hệ với một số nhà tư bản người Hoa, anh Mười Cúc phân công tôi đi liên hệ để tìm cách nhập sợi về cứu ngành dệt TP. Bước đầu, chúng tôi nhờ các thương nhân người Hoa mua một số hàng như sợi thuốc lá, sợi dệt, xăng dầu, sau đó đi thu gom các mặt hàng như mực khô, tôm khô, đậu phộng, đồ thêu, sơn mài… để đổi. Giá cả đều tính ra USD và trao đổi bằng hiện vật. Lúc đó, TPHCM là nơi duy nhất của cả nước có USD. Có thể nói, nếu không có sự bảo trợ mạnh tay của lãnh đạo TP mà đứng mũi chịu sào là anh Mười Cúc thì TPHCM khó có thể tháo gỡ được ‘cơn đói’ nguyên liệu sản xuất”. (Lâm Tư Quang).

CNXH, bấy giờ, rõ ràng là đã dị dạng.

Một chuyện nhỏ được chính người trong cuộc kể lại: Sáu Hoa là “đệ tử” của NVL, mua được chiếc mô tô cũ…

“Bữa nọ, thấy Sáu Hoa đang hì hụi lau chùi chiếc mô tô, anh Sáu (bí số của NVL, còn gọi là Mười Cúc) bước tới và nói: ‘Tôi cũng thích cái xe này quá! Chú để tôi đi thử một đoạn đường được không?’. Sáu Hoa phân vân vì loại xe này chạy ra đường rất dễ bị bọn cảnh sát thổi lại để hỏi bằng lái, giấy tờ, mục đích là muốn ăn tiền. Người như anh Sáu mà dây dưa với cảnh sát là không ổn”. (Đoàn Khắc – ghi theo lời kể của ông Phạm Văn Hoa, nguyên cán bộ Cơ quan T78 thuộc Ban Tài chính – Quản trị Trung ương).

Té ra, CNXH thời sinh tử cũng đã coi là bình thường chuyện huơ gậy thu tiền lẻ ngoài phố.

Nó là cái bánh ga-tô trừu tượng nhồi nhân đường thốt nốt, còn được gọi là ga-tô cứu giá.

*Còn, chuyện bạc chẵn, ở mức triệu đô, thì đã có đồng chí Đỗ Mười.

Nguyễn Văn Linh trao lại ngai vàng và cái di sản CNXH mạ vàng vừa nói trong một bối cảnh thế giới vừa vẽ lại bản đồ mà không đổ máu. Bấy giờ, phi liều mạng bất thành tổng bí là ở chỗ đó.

Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, giữ chức Tổng bí thư BCH/TW đảng CSVN từ tháng 6, 1991 đến tháng 12, 1997 (có thể tham khảo thêm tư tưởng và quá trình hoạt động ở đây).

“Mọi người đều biết ông đang dưỡng bệnh. Mà bệnh của ông là bệnh tâm thần, nói nôm na là điên, không ai dám nói chắc (rằng) ông sẽ khỏi. May, ông không la hét om xòm, không đánh trẻ con hay chọc ghẹo đàn bà, không hoa chân múa tay lảm nhảm, chỉ trèo tường leo cây, lúc tỉnh lúc mê, tha thẩn trước cửa nhà”. (Vũ Thư Hiên – Đêm giữa ban ngày).

Không ai rõ có phải vì công năng leo tường và lảm nhảm đó, hay tiên tri được thành quả 91 tuổi vẫn có con mọn, mà Phạm Tiến Duật đã có bài thơ đểu ca ngợi Đỗ Mười: Một trái tim không thể nào già?

Thế nhưng theo Lê Khả Phiêu, thì trong cao điểm chiến tranh, Đỗ Mười đã từng trực tiếp chỉ đạo xây dựng đường ống dẫn dầu bí mật từ Lạng Sơn vào chiến trường miền Nam, bất chấp kiến thức.

Một người khác, từng là nạn nhân “tru di” của Lê Duẩn, đánh giá Đỗ Mười, như sau:

“Kiên định cách mạng, không sợ gian khổ, tính nết lại thực thà, tiếc cho ông không được học hành nhiều, do đó không cáng đáng nổi những nhiệm vụ cần đến kiến thức”. (Vũ Đình Huỳnh – theo lời kể của Vũ Thư Hiên).

Phải tầm cỡ đó mới dám giương cao khẩu hiệu: “nhiệm vụ kinh tế là trung tâm và nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt” trước 4 nguy cơ đang nhe răng cười nụ với đảng: 1) Tụt hậu; 2) Chệch hướng XHCN; 3) Tham nhũng; và 4) Diễn biến hòa bình. (Các bạn vào google.com, gõ chữ DMC tower, và search, sẽ thấy cao ốc 18 tầng tráng lệ này. DMC là Đỗ Mười Center, do con rễ của ông ĐM đứng tên. Một blogger có nhà ở trong khu vực này đã cho biết lai lịch của tòa cao ốc.)

Vẫn theo lời khen đểu (lại thêm phản biền ngẫu) của Phiêu, người ta còn nhận ra ở Đỗ Mười các tính chất bỗ bã và ba phải:

“Nhưng càng gần anh, càng hiểu anh, tôi càng thấy ở anh là một người nói to, nói lớn nhưng làm nhiều, là một đồng chí lãnh đạo thực sự cầu thị, có lúc anh nói rất căng nhưng khi được nghe trình bày lại một cách cặn kẽ thì anh sẵn sàng thay đổi quan điểm, thay đổi nhận xét cả trong các công việc, cả trong những con người cụ thể. Anh là một người vì lẽ phải, nghe lẽ phải, chính anh là người đóng góp tích cực cho Nghị quyết của Trung ương về xây dựng cơ chế dân chủ cơ sở”. (Lê Khả Phiêu – Đỗ Mười, con người của hành động).

Chỉ riêng một việc nhất quyết không thể ba phải: Đỗ Mười tuyên bố Đảng không thay đổi nhận định đối với vụ “nhóm xét lại chống Đảng”. Và, vẫn còn ngay đó một điều chắc nịch: Đảng là tao!

Hầu hết các tay trùm CSVN đều học được đặc tính chắc nịch đó từ Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, dựa vào yếu tố “khai quốc công thần”. Đỗ Mười có công gì, ngoài việc đề xuất danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?

“Là người hiền lành, ít nói, chịu nghe lời bề trên. Ông cũng nổi tiếng kiên quyết, đã nói là làm. Với Đảng, ông có công trạng. Chính ông đã kiên quyết đập tan sự ‘trỗi dậy’ của giai cấp tư sản miền Bắc trong cuộc cải tạo công thương nghiệp những năm 1959-1960. Cũng ông đã phá tan nền công nghiệp nhẹ miền Nam trong cuộc cải tạo tư sản sau chiến thắng 1975”. (Vũ Thư Hiên – Đêm giữa ban ngày).

Một công trạng khác là hợp thức hóa nền tảng Tư Pháp Thả Rông cho thành truyền thống, song song với cái Nghị Định 31/CP 14/4/1997 để đời của Võ Văn Kiệt:

“Cùng với vụ xử Hoàng Minh Chính (bị giam lần thứ ba – 1995) bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ cuộc đổi mới cài số lùi, thời kỳ ông Đỗ Mười hạ lệnh cho các quan tòa xử lấy được, bất chấp đúng sai. Với cách giải thích luật pháp của Đảng không ai có thể biết cái lằn ranh các quyền tự do dân chủ được Đảng đặt ở đâu, cho nên công dân nào đi loạng quạng đều có cơ may bị các cảnh sát viên mác-xít thổi còi tống vào bót. Lê Đức Thọ chết rồi, nhưng hồn ma của Thọ vẫn lởn vởn trên cung đình”. (Vũ Thư Hiên – Đêm giữa ban ngày).

Bằng cách nào họ được ủng hộ trong đảng? Các tay trùm đảng đã dựng nên những hàng rào gia nô/bảo vệ/hộ lý/đàn em trung thành quanh mình, qua những động thái có mỹ danh là “tác thành”, tức là đề bạt chức quyền. Đỗ Mười còn dồn sức ra tay tác thành cho cả con rể và con nuôi. Từ đó, đám đệ tử kết cỏ ngậm vành này chính là những hàng rào chống lưng ngược cho họ:

“Những Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Trần Trọng Tân mà Đỗ Mười dựa vào, trước kia đã mao-ít, nay còn mao-ít hơn nữa trong sự sáng tạo ra một chủ nghĩa Mác kỳ cục, đầy tính chất ngụy biện, chẳng có gì giống chủ nghĩa Mác kinh điển. Mọi việc làm của họ chỉ nhằm bảo vệ vị trí lãnh đạo độc tôn của Đảng, hay là của họ thì cũng thế. Cái gọi là đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng kinh tế thị trường có điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời chính là trong thời kỳ này”. (Vũ Thư Hiên – Đêm giữa ban ngày).

Báo Lao Động ngày 21/4/2001 có bài tường thuật một cuộc phỏng vấn của báo nước ngoài. Ký giả hỏi: – Theo ngài thì chủ nghĩa xã hội có tương lai trong thế kỷ XXI không? TBT Đỗ Mười trả lời: – Chủ nghĩa xã hội nhất định có tương lai. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn phải phấn đấu nhiều…

Quả thế. Thứ CNXH của những tác giả thừa tham, thiểu trí và sính tàu (nói chữ là đậm đà màu sắc TQ) này, từng làm nền tảng sửa đổi hiến pháp vào năm 1992, đổi tên gọi Hội đồng Bộ trưởng (theo LX) thành chính phủ với người đứng đầu là thủ tướng, và khởi công đường dây 500kv vĩ đại tải điện ngược… tất cả đã hợp thành một bài đồng ca hát nhép, một bức tranh chép tập thể, dù phấn đấu đến lè lưỡi vẫn nhất quyết bám gót bậc thầy họ Đặng.

Nguy cơ thứ 2 nói trên chắc chắn đã bị vượt qua: CNXH của đảng không hề chệch hướng… Bắc!

Nội dung quyển sách 532 trang ca ngợi “Đồng chí Đỗ Mười – dấu ấn qua những chặng đường lịch sử” dường như chỉ cố tập trung nhấn mạnh vào một cốt lõi: Đổi mới phải có đuôi, để vẫy.

Nó là loại ga-tô lập thể, nhân lạp xường.

*Kế tiếp là loại CNXH vượt bỏ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bắt đầu từ những chuyến dã ngoại đường bộ sang tậnThành Đô, kéo dài cho tới chuỗi “chứng cứ không thể tranh cãi” đến cà lăm cà lặp.

Một số tài liệu gần đây tiết lộ: Có 2 chuyến khấu kiến bí mật thời Đỗ Mười do Hồ Văn Càn và Từ Đôn Tín sắp xếp: lần đầu là Mười-Anh-Kiệt, lần sau là Mười-Kiệt. Cả hai lần đều vượt mặt mọi thủ tục ngoại giao cổ điển.

Đó chính là lớp hắc ín tráng đường cho hàng hàng lớp lớp những quan điểm hảo hán chủ đạo và công khai hợp thức hóa tinh thần công hàm 1958 hay thái độ im lặng của những năm 1974 và 1988:

“Tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản”. (Đỗ Mười – trích từ bài phân tích Các rủi ro của VN trong vấn đề Biển Đông? của GS Nguyễn Tiến Dũng đăng trên trang mạng BBC).

Lê Khả Phiêu từng viết bài ca ngợi Đỗ Mười là con người của hành động, nhưng thực ra, chính Phiêu mới xứng tầm cho tấm danh thiếp đó: Đỗ Mười qua Thành Đô dọn bãi, nhưng chính Phiêu mới là tay đổ bộ và ký mật ước dâng đất cho giặc, từ cuối năm 1999, và mở rộng đường hữu nghị bằng đầu gối cho Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng sau này.

Một số tài liệu chưa qua kiểm chứng nhưng ngập tràn trên mạng cho biết Phiêu từng ân cần gửi gắm một hạt mầm cộng sản nhí bên kia biên giới. Đổi lại là một chuỗi thông tin liên tục về tiến trình cắm mốc biên giới, về 16 chữ vàng, 4 tương, 4 tốt và nghe đâu có cả 2 tỷ USD.

Ít ai nhắc tới Tố Hữu thời này, nhưng vẫn trân trọng nhà thơ từng làm kinh tế đó như một tay tiên tri thần kỳ, qua hai câu thơ ảo diệu: Bên kia biên giới là nhà/Bên này biên giới cũng là quê hương.

Nông Đức Mạnh (2 nhiệm kỳ Tổng bí thư 2001-2011) không có gì gọi là ấn tượng trong thời gian tại chức. Chỉ sau khi phục viên mới nảy sinh một vài vấn đề nhạy cảm liên hệ tới cô bồ nhí của cậu quý tử thích ăn thịt bò tót mà Mạnh đã dày công cất nhắc vào TW và nâng tầm lên thành bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Trong bối cảnh đó, CNXH trong ba triều đại này có cùng một nền tảng cơ bản (từ thời Đỗ Mười), cho dù những triền miên hứa hẹn làm sạch đảng không sánh nổi với nỗ lực một mình làm sạch vườn rau sân thượng, của Phiêu.

Chỉ riêng GS TS ngành xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng, nắm chức Tổng bí thư kể từ ngày 19/01/2011, là có một số hoạt động đình đám:

1. Dũng cảm tự xác nhận là tác giả cụm từ “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”;

2. Hãnh diện rằng cụm từ đó thâm thúy hơn cả cha đẻ của nó là thứ “Kinh tế thị trường đậm đà màu sắc TQ”;

3. Mạnh dạn trao đổi với các đồng chí Cuba một số ý kiến chung quanh vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;

4. Long trọng xác định với đảng bạn về một nguyên tắc chiêm bao: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

5. Thực lòng chia sẻ một ước mơ phổ quát đúng quy luật và có lồng tiếng thuyết minh: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

6. Rồi chân thành trần tình ở bè trầm, rằng: “Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đó là điều mà chúng tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm, làm sao vừa theo đúng quy luật chung vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.

Nghĩa là, túm lại, mọi thứ vẫn còn mờ mờ trước mặt, bởi cả đảng CSVN, từ Hồ Chí Minh xuyên suốt các triều đại khúc giữa, xuống tới hàng Nguyễn Phú Trọng, đều chưa biết rõ cái CHXH đó là gì, chưa biết nó ở đâu, chưa biết đường nào tới đó, và chưa biết làm sao cướp/chộp/núm được nó.

Chỉ biết chắc chắn mỗi điều: Đã là lãnh đạo thì phải tuyên bố quyết tâm đạt đến cái đích chưa biết đó kỳ được mới thôi.

Cho dù là bằng giá xương máu của hàng nhiều triệu nhân dân qua nhiều thế hệ.

Cho dù phải nhấn chìm đất nước và dân tộc xuống đáy nhân loại, từ thế kỷ 20 nối tiếp qua thiên niên kỷ thứ ba này.

Mục tiêu của lời tuyên bố, tất nhiên, không phải là để đến đó. Mục tiêu chính yếu và lớn nhất là để… vẫn ngồi đây. Theo kiểu Trần Văn Giàu có lần hóm hỉnh: “Cái đít con người ta có trí nhớ. Nó nhớ cái ghế!”.

Rõ ràng, đó là chiếc bánh ga-tô siêu thực. Nó cần và nó cố chở đợi giới thưởng thức quen thói “nghĩ giản đơn và trong sáng như một đứa trẻ”, cứ chong mắt nhìn mớ sắc màu lung linh và tin là nó có thật.

Nhân dân ta cần phải làm gì để chấm dứt cuộc mặc cả giữ ghế đó?

“Muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: Ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đảng đến nay đã hết là đội quân tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc rồi. Bây giờ nó trở thành chướng ngại vật trên đường phát triển của dân tộc. Kẻ nào trong lúc này đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của Tổ quốc là kẻ phản bội Tổ quốc… Một chế độ hạ nhục con người không phải là chế độ nhân dân ta lựa chọn”. (Vũ Đình Huỳnh – qua lời kể của Vũ Thư Hiên).

26-05-2012 – Kỷ niệm 115 năm ngày phát hành quyển Dracula của Bram Stoker.

Blogger Đinh Tấn Lực

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

Cướp đất ở huyện Cái Răng, Cần Thơ, hai mẹ con khỏa thân để giữ đất

Posted by hoangtran204 trên 27/05/2012

Hai mẹ con phụ nữ 52 tuổi và 33 tuổi này cứ tưởng rằng nếu họ cởi truồng như thế này, thì công an và chính quyền địa phương của họ sẽ xấu hổ, mà không dám dùng bạo lực cưỡng chế đất đai ruộng vườn của họ.

Nhưng họ đã lầm, chính quyền của đảng không hề biết xấu hổ, cứu cánh biện minh cho phương tiện, lấy đất của dân là chuyện quan trọng, chuyện phụ nữ cởi truồng phản đối chỉ cần có công an bộ đội giải quyết trong 10 phút là xong. Hai tờ báo, tờ Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của đảng bộ thành phố Hà Nội, và tờ báo Đời Sống và Pháp Luật, cũng ở Hà Nội đăng tin để các ông chủ cộng sản, các đảng viên cao cấp ở thành phố Hà Nội đọc.

Phần thưởng của các đảng viên cao cấp hoành tráng như thế này (“bài 2, quý tử quần quật làm thêm, bí thư trổ tài ăn nói”nguồn), thì chuyện phụ nữ cởi truồng, phản đối đảng ta cướp đất để giao cho các công ty con của tập đoàn xây cao ốc bán kiếm lời, là chuyện nhỏ.

Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất

Báo Hà Nội Mới– (Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ thành phố Hà Nội)

Báo Đời Sống và Pháp Luật

26-5-2012

(Nguoiduatin.vn) – Giữa trưa, đám vệ sĩ lôi mẹ con bà Lài trên cát, trên bãi cỏ và các đống vật tư xây dựng trong tình trạng khỏa thân.

Trưa 22/5, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 – CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Cty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công. Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Cty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Hai người này đã bị đám vệ sĩ lôi trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng gay gắt.

Hai phụ nữ không mặc gì đang giằng co với bảo vệ

Trao đổi với PV, bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”..

Theo tìm hiểu của PV, giá bồi hoàn do phía CIC 8 đưa ra bị nhiều người dân trong khu vực phản đối, vì theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, những dự án kêu gọi nhà đầu tư và thuộc dạng dự án kinh doanh sinh lợi, thì phía chủ đầu tư phải tiến hành tự thỏa thuận giá bồi thường thiệt hại với người dân. Hộ bà Lài bị cưỡng chế 3 lần. Hiện giá đất mà CIC 8 đang chào bán ngay tại vị trí đất của hộ bà Lài là hơn 5 triệu đồng/m2. Trong khi theo bà Lài, Cty này chỉ bồi thường cho gia đình bà chỉ 500.000 đồng/m2 và cũng không được bố trí tái định cư.

Chủ đầu tư nôn nóng, tự ý thi công

Chiều 24/5, trả lời PV, ông Mai Hồng Châu, chủ tịch UBND Q. Cái Răng cho biết, phía quận đã chỉ đạo tạm thời ngưng thi công chờ họp bàn, đưa ra giải pháp. Vụ việc chiều 22/5 có thể do phía chủ đầu tư nôn nóng, tự ý cho thi công mới xảy ra sự cố như vậy. Vị chủ tịch này khẳng định, UBND quận đã làm đúng thẩm quyền, giải thích động viên và tổ chức đối thoại trực tiếp 2 lần nhưng hộ dân này không đồng ý. Họ đòi tự thỏa thuận giá đất với chủ đầu tư và so sánh giá thu hồi bốn năm trăm ngàn đồng với giá mấy triệu đồng của công ty bán ra. Việc này là không chấp nhận được!.

Nhóm PV

——————————–
Báo Đời Sống và Pháp Luật đăng tin Hai Mẹ Con Khỏa Thân Để Giữ Đất có kèm theo bài viết hồi 2006,

Posted in Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | 3 Comments »

Đảng và nhà nước làm giàu nhờ vào các tập đoàn bòn rút và chia lại cho các đảng viên cao cấp

Posted by hoangtran204 trên 26/05/2012

Trích từ

Quả đấm bông thay vì quả đấm thép

24-5-2012

Phỏng vấn

(TBKTSG) – Câu chuyện đổ bể của Vinashin và Vinalines cho thấy chiến lược tạo ra những “quả đấm thép” trong công nghiệp hóa ở Việt Nam không thể không được nhìn nhận lại một cách nghiêm túc. TBKTSG đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với TS. Nguyễn Tú Anh, Phó trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

TBKTSG: Theo ông, với tình hình đã và đang diễn ra với các “quả đấm thép”, liệu chiến lược công nghiệp hóa sẽ đi về đâu? 

Ông Nguyễn Tú Anh: Nếu vẫn tiếp tục như thế mà không thay đổi thì chiến lược công nghiệp hóa chắc chắn sẽ phải thất bại.

TBKTSG: Vấn đề lớn nhất rút ra từ những đổ vỡ này là gì?

– Vấn đề cực kỳ nghiêm trọng ở đây là quản trị. Tức là dòng vốn đổ vào cho các tập đoàn này đã không kiểm soát được. Lỗ mà không ai biết, đến khi vỡ ra rồi, mới hay.

TBKTSG: Như vậy, sự đổ vỡ là do cách thức thực hiện chứ không phải do chọn ngành?

– Tôi không nói là tất cả những ngành được lựa chọn để phát triển đều đúng. Có một thời chúng ta đã chọn rất nhiều ngành mũi nhọn, tương tự như một quả mít vậy, chỗ nào cũng mũi nhọn cả. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại vì việc lựa chọn không dựa trên lợi thế gì cả. Công nghiệp ô tô là một ví dụ cụ thể.

Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch:

Cần tách bạch hai việc

Vấn đề phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải hàng hải là đúng bởi đó là những ngành kinh tế mang tính chiến lược quốc gia. Xác định ngành gì là mũi nhọn phải dựa trên lợi thế tĩnh và động của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Ví dụ, Việt Nam có chiều dài bờ biển lớn, đây là lợi thế không phải quốc gia nào cũng có trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết Trung ương về kinh tế biển cũng nói rõ, ngành đóng tàu, ngành vận tải biển là những ngành cần thiết cho nền kinh tế. Việc định hình những ngành chiến lược gắn liền với quá trình xây dựng, công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt là kinh tế biển, cần có những chính sách phát triển phù hợp. Còn việc xử lý các tập đoàn làm ăn thua lỗ lại là chuyện khác. Cần tách bạch hai việc với nhau.

Tuy nhiên, khi xác định ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải biển là ưu tiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì chúng ta lại thiếu chính sách để các thành phần kinh tế tham gia mà chỉ tập trung cho một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đây cũng là một nguyên nhân khiến ngành đó không phát triển được.

Sắp tới, tôi cho rằng không nên tập trung nguồn lực đầu tư vào các tập đoàn, công ty nhà nước nữa. Rất tiếc, đề án tái cơ cấu kinh tế mà Chính phủ trình Quốc hội mới chỉ đưa ra cái khung, mới ở dạng ý tưởng chứ chưa hẳn là đề án đầy đủ. Điều quan trọng, không phải chỉ xác định phát triển ngành gì mà còn là làm cách nào, dựa trên nguồn lực nào.

TS. Nguyễn Quang A:

Mềm quá thì tiêu!

Tập đoàn nhà nước ở Việt Nam là một sự tập trung quyền lực hết sức mạnh mẽ. Mà đã tập trung quyền lực, cho nó được ưu ái nhiều hơn thì ắt sẽ dẫn đến một tình trạng mà giới kinh tế học gọi là ràng buộc ngân sách mềm. Tức là ở bên ngoài mang vào cho doanh nghiệp chứ không phải do tự doanh nghiệp làm ra. Điều này dẫn đến hệ quả là làm cho người lãnh đạo doanh nghiệp đó sinh ra tâm lý ỷ lại, chẳng phải lo lắng gì cả. Cần gì phải lo khi mà được ưu ái đến vậy. Thiếu tiền, đã có ngân hàng cho vay hoặc lỗ lã thì được bù theo chỉ đạo.

Ngược lại, ngân sách cứng là doanh nghiệp phải tự lo, tự xoay xở. Ví dụ, muốn có một khoản vay tín dụng, phải bị ngân hàng săm soi tính hiệu quả. Khi ngân hàng làm vậy, họ đã thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng, đó là làm cho ràng buộc ngân sách của doanh nghiệp cứng lên. Nếu hai điều kiện cơ bản để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là ràng buộc ngân sách cứng và cạnh tranh thì cả hai điều kiện ấy đều thiếu đối với các tập đoàn nhà nước Việt Nam.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM:

Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật!

Trong khi hàng triệu người dân phải tính từng đồng bạc, từng mớ rau, quả trứng thì sự phung phí một cách vô lối ở các tập đoàn như thế rõ ràng là một tội lỗi. Tội lỗi đối với nền kinh tế. Tội lỗi đối với người dân. Đây chính là lúc Nhà nước phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá một cách cầu thị và dẫu có đắng cay, cũng phải làm để có thể gầy dựng lại từ đống đổ nát này. Trước mắt, cần phải xem xét toàn diện khung pháp lý về quản trị đối với các tập đoàn nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Câu hỏi đặt ra là còn những “tên tuổi” nào chưa bị phát hiện

Posted in Chính Sách Kinh Tế-Tài Chánh, Tập Đoàn-Tổng công Ty quốc doanh | Leave a Comment »

Trông chờ gì từ những con nợ này!

Posted by hoangtran204 trên 26/05/2012

Bài 1

Trông chờ gì từ những con nợ này!

Tư Giang
24-5-2012

(TBKTSG) – Không chỉ có Vinashin và Vinalines mà hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang bị thua lỗ nặng nề theo những số liệu từ các cơ quan chức năng. Liệu đề án tái cơ cấu kinh tế nói chung, hay đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nói riêng có giải quyết được bài toán thua lỗ này?

Cuối cùng, điều gì phải đến đã đến với những người từng cầm lái con tàu Vinalines. Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Dương Chí Dũng và hai cựu lãnh đạo khác của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bị khởi tố bị can với cáo buộc “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây là hệ quả của hàng loạt sai phạm của doanh nghiệp nhà nước này trong suốt thời kỳ 2007-2010 mà Thanh tra Chính phủ đã phát hiện gần đây.

Tàu chở hàng rời Vinalines Global trọng tải 73.350 tấn do Vinalines mua về hồi tháng 7-2008. Ảnh: Kinh Luân.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, các khoản nợ khó có khả năng thu hồi của Vinalines lên đến 23.063 tỉ đồng. Tổng công ty đã mua 73 tàu biển từ nước ngoài tổng trị giá gần 23.000 tỉ đồng, trong đó 17 tàu đã qua sử dụng trên 15 năm, thậm chí trên 30 năm; và 34 tàu bị lỗ nặng, có tàu phải bán. Bên cạnh đó, rất nhiều dự án đầu tư của Vinalines có sai phạm, chẳng hạn dự án mua ụ nổi No83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Tổng giá mua và chi phí sửa chữa của ụ nổi này lên tới gần 490 tỉ đồng, tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới…

Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cả nước có 101 tập đoàn, tổng công ty và một ngân hàng thương mại do Nhà nước giữ 100% vốn. Đến cuối năm 2010, tổng vốn của các DNNN trên 700.000 tỉ đồng, trong đó của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 653.000 tỉ đồng.

Tất nhiên, Vinalines dưới thời ông Dũng báo cáo khác về tình hình kinh doanh của mình. Ví dụ, trong năm 2010 Vinalines công bố tổng doanh thu đạt 20.934 tỉ đồng, tăng 16%; tổng lợi nhuận đạt 1.241 tỉ đồng, tăng 40% so với năm 2009. Động thái này của lãnh đạo Vinalines giống hệt như báo cáo làm ăn có lãi của lãnh đạo Vinashin trước khi bị bắt. Với hoàn cảnh hiện tại, Vinalines đã làm tiêu tan hy vọng của Chính phủ trong việc lấy Vinalines để đỡ cho Vinashin.

Nhìn sang Vinashin, từ sau khi “tái cơ cấu”, tình trạng cũng bi đát không kém. Bộ Giao thông Vận tải trong báo cáo gửi thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết trong quí 1 năm nay, doanh thu của tập đoàn đạt 282 tỉ đồng, giảm 81,5% so với ba tháng đầu năm 2011. Báo cáo này cho biết thêm giá trị sản xuất của Vinashin chỉ đạt 960 tỉ đồng, bằng 10,4% kế hoạch năm và giảm 72,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình khó khăn này khiến Vinashin gần đây phải xin Bộ Tài chính miễn phạt chậm nộp thuế. Điều này cho thấy, Vinashin vẫn còn chưa có tiền nộp thuế, dù đã được vay vốn với lãi suất 0% từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để trả lương cho người lao động, cũng như được hưởng hàng loạt ưu đãi khác.

Tình trạng thua lỗ, nợ nần do đầu tư kém hiệu quả của Vinashin trước đây, và nay là Vinalines, đã tác động xấu đến chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước, vốn rất quan trọng trong bối cảnh khu vực đầy biến động trong thế kỷ này. Thực trạng đó, một lần nữa tiếp tục thách thức sự phát triển tới đây của ngành đóng tàu đã được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm trong đề án tái cơ cấu kinh tế đang được Chính phủ trình Quốc hội.

Theo báo cáo “Thực trạng hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006-2010” của Bộ Tài chính, đến hết năm 2010 tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 1.799.317 tỉ đồng, bằng 238% so với năm 2006.Đến hết năm 2010, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 1.088.290 tỉ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu (quy định hiện hành được huy động vốn trong phạm vi nợ phải trả không vượt quá ba lần vốn điều lệ).Báo cáo này cho biết, có 30 tập đoàn kinh tế, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn ba lần, trong đó có bảy tổng công ty trên 10 lần, có chín tổng công ty trên 5-10 lần, có 14 tổng công ty từ 3-5 lần.

Giữ vị trí quán quân về khó khăn hiện tại không ai khác là tập đoàn Điện lực (EVN), mà nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Đào Văn Hưng, đã bị miễn nhiệm đầy nhẹ nhàng. Báo cáo chính thức của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, cho đến cuối năm 2010 nợ phải trả của EVN là 239.761 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 65.493 tỉ đồng, chiếm 27,31%, và nợ dài hạn là 174.268 tỉ đồng, chiếm 72,69%. Cơ quan này cho thấy, tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn là hơn 79% và tỷ lệ nợ phải trả lên đến 4,22 lần vốn chủ sở hữu.

Theo báo cáo kiểm toán cuối năm ngoái, EVN lỗ gần 17.000 tỉ đồng trong năm 2011, đưa tổng lỗ lũy kế lên đến 40.400 tỉ đồng. Kiểm toán Nhà nước khẳng định, EVN đã lâm vào tình hình tài chính khó khăn, không đảm bảo độ an toàn.

Tất nhiên, EVN khó mà biện minh cho tình trạng EVN Telecom thua lỗ triền miên, rồi cuối cùng bị chuyển cho Viettel; hay việc chi tiêu hoành tráng cho trụ sở đang xây tại phố Cửu Bắc, Hà Nội – tòa nhà bị hỏa hoạn cuối năm ngoái.

Chi phí như vậy tất nhiên là có những người gánh chịu mà điển hình nhất là tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV). Than do TKV khai thác buộc phải bán cho EVN với giá bằng 60% giá thành sản xuất. Chênh lệch giá chỉ so với giá xuất khẩu đã lên tới 900 triệu đô la Mỹ trong năm 2011, theo Tổng giám đốc TKV Lê Minh Chuẩn công bố tại một hội thảo cuối tuần trước. Như vậy, con số này đã cao hơn nhiều so với con số 8.500 tỉ đồng mà TKV phải chịu để bù chênh lệch giá mà tập đoàn này bán than cho EVN (theo đơn kêu cứu của TKV gửi Thủ tướng vào đầu tháng này). Trong đơn gửi Thủ tướng đề nghị giảm thuế xuất khẩu than từ mức 20% xuống 0%, TKV khẳng định đang đối diện với nguy cơ thua lỗ cao trong năm nay và khó cân đối về tài chính.

Cũng như TKV, một chủ nợ khác của EVN là PVN. Vào trung tuần tháng 1 năm nay, theo Thông tấn xã Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) Vũ Quang Huy cho biết EVN nợ tổng công ty này 14.000 tỉ đồng, trong đó có 2.000 tỉ đồng là lãi chậm trả. Số nợ này đã cao hơn nhiều so với 10.000 tỉ đồng mà EVN mua điện nợ của PVN, theo công bố của đại diện PVN tại buổi họp giao ban tháng 10-2011 của Bộ Công Thương. Nhưng, đến lượt mình, PVN cũng rất nhập nhèm về tài chính khi bị Thanh tra Chính phủ báo cáo là có “khuyết điểm” trong chi tiêu tới 18.000 tỉ đồng hồi tháng 4 năm nay.

Cũng trong đợt công bố hồi tháng 4 năm nay, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo xử lý hơn 10.676 tỉ đồng bị sử dụng sai quy định tại tập đoàn Sông Đà. Tập đoàn này bao gồm sáu tổng công ty nhà nước như Lilama, Licogi, Coma, Sông Hồng, Sông Đà, và Dic Corp trong ngành xây dựng vốn đang gặp khó khăn. Con số này tương đương 500 triệu đô la Mỹ, lớn hơn nhiều so với 124 triệu đô la Mỹ mà tập đoàn này vay của ADB để tái cấu trúc doanh nghiệp.

Những số liệu trên chỉ là một phần nhỏ trong các báo cáo của Kiểm toán Nhà nước hay Thanh tra Chính phủ công bố tiến hành với các tập đoàn, tổng công ty gần đây. Có một điểm chung trong các báo cáo đó, là tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều bị phát hiện có sai phạm về tài chính khi được hai cơ quan này thanh tra. Không phải bàn cãi, số tiền đó là rất lớn nếu so với số tiền 2.100 tỉ đồng mà 40 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp khác đăng ký với Chính phủ hỗ trợ cho các huyện nghèo trong giai đoạn 2009-2020, theo Báo cáo của Chính phủ trình kỳ họp thứ 3 của Quốc hội đang diễn ra.

Mới đây, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì một cuộc tham vấn với nhiều bộ ngành nhằm xem xét đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính soạn thảo. Kết thúc buổi tham vấn, theo lời kể của một số người tham dự, Phó thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính thay đổi nhiều nội dung trong đề án này theo hướng mạnh mẽ hơn. Như vậy, đề án quan trọng nhất trong chương trình tái cơ cấu kinh tế ba trụ cột sẽ còn phải bổ sung thêm sau hơn nửa năm được bắt đầu chuẩn bị, và chưa biết bao giờ mới được thông qua để tạo hành lang thúc đẩy khu vực doanh nghiệp này.

Nguồn danluan.org

Ý kiến của người đọc:

*Sợ thật. Một bên các tổng công ty nhà nước đốt tiền như lá tre, một bên hàng Trung Quốc ngập ngụa khắp nơi, bảo sao hàng vạn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không giải thể, nền kinh tế không phá sản mới là chuyện lạ.

*Bọn lãnh đạo CS này ngoài tham nhũng, bao che cho nhau, làm việc vô kỷ luật, còn bất tài trong lãnh vực được giao phó.

Không biết lái mà cứ đòi làm thuyền trưởng.

*Không phải “Không biết lái mà cứ đòi làm thuyền trưởng” như # 59137 nói đâu! Họ biết rất nhiều,rất tường tận nữa là khác. Song,vì lợi ích của họ gắn liền với con thuyền đó nên họ luôn luôn muốn làm thuyền trưởng để lái con tàu đó đến những nơi mà họ muốn đến! Chẳng hạn, trên các diễn đàn Quốc hội, khi phân tích,đánh giá tình hình KT-XH do Chính phủ báo cáo thì thấy lúc nào cũng đặt vấn đề phải tách bạch chức năng quản lí nhà nước với chức năng sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước,nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng”vừa đá bóng,vừa thổi còi”!

Nhưng mà CP có chịu tách ra đâu(nói tách là tách một cách thật sự kìa)!Bỡi thế mới có chuyện nhiều TCy,tập đoàn trực thuộc Bộ/Chính Phủ.Và chính những TCty,tập đoàn này của Nhà nước chính là nơi cung phụng/cống nạp nhiều nhất cho các Bộ/CP.

Ở dưới các địa phương cũng tương tự như thế!Vậy thì trông chờ gì từ những tập đòan/TCty nhà nước này vì có bao giờ các “thuyền trưởng”chịu buông tay lái đâu!

————————————————————————————————

Bài 2

Quý tử quần quật làm thêm, Bí thư trổ tài ăn nói

images698148_vuon_thuong_uyen_cua_bi_thu_hai_duong1a.jpg

Cơ ngơi này là của con, chứ không phải là của bố

Cơ ngơi này là của con, chứ không phải là của bố!

Cơ ngơi này là của con, chứ không phải là của bố

Cuối cùng thì sự thật rành rành xung quanh khu vườn thượng uyển lộng lẫy ở Hải Dương cũng được phơi bày, thông qua những lời thật như đếm của những người có trách nhiệm liên quan. Hẳn độc giả cũng không còn lạ, nhưng cứ xin điểm qua đây tiến trình sự thật được phơi bày, hiển hiện giữa ánh mặt trời.

Hôm thứ Hai, 21/5, trả lời báo Giáo dục Việt Nam, ông Bí thư chỉ đính chính một thông tin duy nhất, ấy là không phải gia đình ông xây nhà trên đất nông nghiệp, mà đất đã được chuyển đổi đàng hoàng. Ông tuyệt nhiên không nói đến chuyện nhà báo phản ánh: Đất của ông, tài sản trên đất cũng là của ông.

Hôm sau, 22/5, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) Nguyễn Xuân Thuấn mau mắn khẳng định đất này không phải thuộc sở hữu của đồng chí Bùi Thanh Quyến mà của anh Bùi Thanh Tùng, con trai ông Quyến (theo báo Lao Động). Ông Chủ tịch huyện cũng chẳng đả động gì đến chuyện tài sản trên đất là của ai.

Sang ngày 24/5, đến lượt đích thân con trai ông Bí thư lên tiếng hùng hồn nhận toàn bộ dinh cơ đang xây dựng là của mình, đồng thời không quên khẳng định: Tiền xây nhà là mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào.

Cứ tạm bỏ qua những mâu thuẫn nho nhỏ trong lời phát ngôn của 3 nhân vật, hẳn người trần mắt thịt chúng ta phải vừa xuýt xoa về tài làm kinh tế, vừa gật gù trước con đường hoạn lộ thênh thang của chàng thanh niên này. Tiếc là không có nguồn thông tin nào cho biết quý tử nhà ông Bí thư đã bao nhiêu tuổi, nhưng bằng chứng về cái sự trí tuệ, vận động cá nhân của anh thì đã rành rành: Hiện đang là Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương.

images698145_vuon_thuong_uyen_cua_bi_thu_hai_duong8.jpg
Sáng ngày 11/04/2012, thực hiện Quyết định sô 788/QĐ- UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương – Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội nghị công bố: Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng phòng việc làm An toàn lao động giữ chức vụ Trưởng phòng việc làm An toàn lao động.

Ông Bùi Thanh Tùng là con trai của bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến, người được cho là chủ sở hữu của khu vườn thượng uyển trị giá trăm tỉ đang xôn xao dư luận.

Thật đúng là tuổi trẻ tài cao, hổ phụ sinh hổ tử và người ta hoàn toàn có quyền hi vọng một ngày kia anh sẽ làm quan to hơn cả bố để xứng với câu nói của người xưa rằng con hơn cha thì nhà có phúc.

Dĩ nhiên, sẽ có một vài kẻ xấu bụng cho rằng thế nào chả có chút ít dây mơ rễ má giữa ông bố đừng đầu tỉnh với địa vị hiện tại của cậu con, nhưng xin thưa là quý vị không nên công tư lẫn lộn như vậy. Ô hay, thế cứ là con quan thì toàn là phường kém năng lực hết cả hay sao, mà cánh hậu sinh bây giờ cũng tài năng đầy mình đấy chứ. Cứ thử nhìn ra nước ngoài thì đủ biết thôi: Trong khi Nga vừa có một bộ trưởng 30 tuổi, thì ở Trung Quốc, theo truyền thông phương Tây, những tập đoàn chủ chốt trong nhiều lĩnh vực đang nằm trong tay con cái giới lãnh đạo cấp cao, đâu phải ai cũng “ăn chơi tàn bạo” như cậu ấm Bạc Qua Qua…

Dĩ nhiên, bố con ông Bí thư cũng nên thể tất cho những ý kiến không thiện ý lắm từ phía dư luận. Khổ, có ai muốn hẹp hòi làm gì đâu, nhưng cứ đọc báo thì người ta lại phải nghĩ ngợi…

Chắc bạn còn nhớ, năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã khiến dư luận một phen bổ chửng khi chỉ ra một sự thật bấy lâu nay ai cũng biết mà không ai nói, chả hiểu vì ngần ngại điều gì: Nếu trông chờ vào lương, thì các Bộ trưởng cũng phải mất 40 năm cúc cung tận tụy làm việc mới mua được nhà thu nhập thấp.

Còn liên quan trực tiếp đến cái sự vụ ở Hải Dương, mấy hôm trước, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã cặm cụi ngồi làm công việc của học sinh cấp I, ấy là cộng trừ nhân chia xem với mức lương hiện tại (khoảng 12 triệu đồng mỗi tháng), một ông Bí thư Tỉnh ủy liệu có thể xây một căn nhà tàm tạm hay không. Dĩ nhiên, độc giả có thể và phải tự trả lời lấy câu hỏi này. Và không biết câu hỏi trên có khó hay không, nhưng nếu áp vào trường hợp của đồng chí Trưởng phòng con trai ông, thì chắc chắn việc đưa ra đáp án dễ dàng hơn nhiều, phải không quý vị nhỉ?


Giờ, chỉ có mấy cô gái là mất nhân phẩm!Và nếu bạn vẫn thấy phân vân, thì xin mời nghe phát biểu của Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng khi ông thảo luận về dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi tại hội trường Quốc hội hôm 23/5. Đọc cái tít của Báo Tuổi Trẻ rằng “Lương không đủ sống mới phải làm thêm”, bà con chúng ta hẳn sẽ phải rơi nước mắt thương cảm với con trai Bí thư Tỉnh ủy, vì không biết anh ta phải quần quật làm thêm như thế nào mới để dành được chút tiền để xây dựng cái cơ ngơi hơn 4.000m2 ở nơi chôn nhau cắt rốn.

Dĩ nhiên, không phải dành hết cảm phục cho cậu quý tử là độc giả vội quên ngay ông Bí thư đâu, người Việt ta không dễ cạn tàu ráo máng đến thế. Ừ thì ông không có tài làm kinh tế, không yêu thiên nhiên hoa cỏ, không thích thú điền viên… như đã từng được tán tụng, nhưng với tư cách đại biểu Quốc hội, ông Bí thư khiến ta phải tấm tắc về tài ăn nói.

Theo báo Dân Việt, đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Quyến đã đề nghị các nhà báo cứ tự tìm hiểu! xem những thông tin về cái biệt thự vườn có đúng hay không, vì lời ông nói thì không chắc đã khách quan.

Câu trả lời của ông Bí thư ắt hẳn phải khiến hàng loạt các đại biểu Quốc hội khác phải cảm thấy ngại ngùng, vì có vị thì báo chí không dám hỏi đến, có vị thì dân hỏi không biết trả lời thế nào.

Đây, hãy thử lấy 2 ví dụ còn nóng hổi trong ngày trên mặt các báo. Ở Đồng Nai, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy vừa ra thông cáo báo chí yêu cầu không được đề cập đến bà Đỗ Thị Thu Hằng khi nói đến vụ Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành xả thải ra môi trường. Bà Hằng là người đứng đầu Tổng Công ty Sonadezi, công ty mẹ của cái công ty bị bắt quả tang nói trên.

Phải nói đây là một yêu cầu chuẩn không cần chỉnh, vì mẹ ra mẹ mà con ra con, đừng có lẫn lộn. Dĩ nhiên, bà còn là đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nhưng như đại biểu Bùi Thanh Quyến đã nói, phát ngôn của bà cũng khó mà khách quan cho được, nên báo chí không nên hỏi. Người ta chỉ băn khoăn một tí xíu là không lẽ bà Hằng đã làm thủ tục “từ” công ty con này từ bao giờ rồi. Vì khổ lắm, nếu nó vẫn là của bà, nếu bà còn lo cho nó, và những lời lãi của nó mà bà vẫn được hưởng chút đỉnh, thì người ta còn có quyền phàn nàn rằng con hư tại mẹ, con dại cái mang chứ nhỉ?

Nghĩ quẩn mới thấy, nếu chẳng may Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương cũng ra một văn bản yêu cầu báo chí không đề cập đến ông bố, vì cái nhà vườn trăm tỷ kia là của ông con, chả liên quan, thì có lẽ báo chí cũng ngọng thôi. May quá, ông Bí thư vẫn trả lời, mà lại còn rất sòng phẳng nữa: Các vị có giỏi thì đi mà điều tra, tôi không nói đâu! Hay là ông cũng chẳng biết, hoặc không tin con mình nó phải làm thêm quần quật để xây nhà…

Đến đây, xin có một lời mách nhỏ cho những đại biểu Quốc hội đã phát biểu rằng họ vô cùng xấu hổ, thấy mặt mình cứ trơ ra vì không biết ăn nói thế nào khi cử tri bức xúc hỏi về hết Vinashin đến Vinalines. Thưa, quý vị hoàn toàn có thể tìm thấy một cái phao cứu sinh hết sức linh nghiệm từ câu trả lời của đại biểu Bùi Thanh Quyến: Xin cử tri cứ tự tìm hiểu cho nó khách quan! Người viết có thể đảm bảo, với bí kíp này, các cử tri sẽ không bao giờ mở miệng hỏi thêm một câu nào nữa.

Cơ mà khổ lắm, có tiền thì sao không âm thầm tiêu vào mấy cái cô diễn viên, người mẫu, sinh viên 1.500 USD như hôm nay các nhà báo loan tin nhỉ. Ai biết đấy là đâu, giờ chỉ có mấy cô gái ấy là bị mất nhân phẩm thôi, dù các cô cũng cày cuốc cả ngày như ai. Thiên hạ cứ kêu giá ấy là đắt, nhưng cũng có bõ bèn gì đâu…

Tam Thái
http://danluan.org/node/12736

Ý kiến của bạn đọc Dân Luận

*Ông bí thư Hà nội Phạm Quang Nghị đoán rằng dân ta tham ô, tham nhũng nên thắc mắc : “dân lấy đâu ra lắm tiền mà mua ô tô ?”
Đúng là dân gian. Toàn ỷ lại vào nhà nước, lấy đâu ra lắm tiền vậy? Ăn cướp à?
Cha con ông bí thư Hải Dương thay mặt người dân trả lời câu hỏi của ông bí thư Hà nội. Vậy là hiểu ngay thôi, cùng là bí thư với nhau nói ngắn gọn , nhanh. Dân cu đen giải thích lăng nhằng mất thời gian.

*

Nguyễn Đăng Mạnh (khách viếng thăm) gửi lúc 17:05, 26/05/2012 – mã số 59133

Cậu con trai bí thư được bổ nhiệm trưởng phòng chuẩn bị cơ cấu PGĐ. Ông con rể tên là Diên sinh năm 1980 đang làm PGĐ Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Dương. Cậu Diên này là con trai ông Phạm Hồng Văn nguyên PCT Hải Dương mới về hưu. Bí thư thông gia với PCT khuynh loát chính quyền.

Posted in Tập Đoàn-Tổng công Ty quốc doanh, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | 2 Comments »

KHÔNG NÊN ĐẶT CƯỢC TÍNH MẠNG DÂN TỘC vào việc xây dựng nhà máy điện hat nhân

Posted by hoangtran204 trên 25/05/2012

Các bạn cứ tin đi, mặc ai phản đối thì cứ phản đối, đảng và nhà nước của TT Nguyễn tấn Dũng một khi đã quyết định rồi thì nhà máy điện hạt nhân sẽ phải được thực hiện. Chỉ cần chấm mút 10% của số tiền Nga và Nhật cho mượn, tổng cộng sơ khởi bước đầu là 18 tỷ đô la, là đủ béo.

Đảng là “đỉnh cao trí tuệ của loài người, là bách chiến bách thắng…”.

2 bài dưới đây chỉ là  đọc cho vui để thêm phần hiểu biết.

———-

 KHÔNG NÊN ĐẶT CƯỢC TÍNH MẠNG DÂN TỘC

 Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết:
 
Ngày 5/5/2012 tại buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Nguyễn Quân đã giải đáp nhiều thắc mắc của người dân, trong đó có vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tại Ninh Thuận.
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng đã thông báo năm 2014 chưa thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Một ngày sau  tuyên bố của Bộ trưởng, Nhật Bản đã chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Nhân sự kiện này, VNT (Văn Nghệ Trẻ*) đã phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – người được dư luận đánh giá cao về những phát biểu ở Quốc hội khi ông giữ vai trò Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá,  Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – xung quanh sự kiện này.
 
Chúng ta sẽ sụn lưng nếu làm ĐHN
 
– Dư luận xã hội đánh giá ông là một trong những đại biểu Quốc hội có những ý kiến rất sâu sắc liên quan đến nhiều vấn kinh tế – xã hội, đặc biệt, ông  từng có ý kiến không đồng thuận về dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên và về vụ nợ nần cả trăm nghìn tỷ ở tập đoàn Vinashin. Nhưng hình như ông rất ít nói đến dự án ĐHN, vì sao vậy?
 
– Dự án xây dựng hai nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 11 năm 2009, tại Kỳ họp thứ 6 QH khoá XII. Khi đó, tôi là một trong những người phát biểu ý kiến phản đối và là một trong 39 người biểu quyết không đồng tình với dự án này. Tôi nhớ là cùng với 39 người không đồng tình, còn có 18 người không biểu quyết (tức là bỏ phiếu trắng).
 
–  Ông có thể nói rõ lý do khiến ông có những ý kiến không đồng thuận?
 
– Một dự án phát triển kinh tế – xã hội phải được đánh giá trên ba phương diện: sự cần thiết, tính khả thi và tác động của dự án.
 
 Về sự cần thiết của dự án, Tờ trình của Chính phủ cho biết với tốc độ phát triển GDP của Việt Nam trung bình 8 – 9 %/năm thì nhu cầu điện năng vào năm 2020 sẽ là 380 tỷ kWh, gấp bốn lần năm 2010. Trong khi đó, Việt Nam không còn khả năng phát triển nhiệt điện do hết than, không còn khả năng phát triển thủy điện vì chỗ nào làm thủy điện được thì đã tận dụng gần hết, làm điện gió, điện mặt trời thì đắt, do đó phải làm ĐHN.
 
Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của nước ta chỉ đạt 6 – 7 %/năm và trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính và khủng hoảng kinh tế như hiện nay, khả năng tăng trưởng cao hơn là rất khó. Theo tôi, để giải quyết vấn đề thiếu điện, một mặt, Việt Nam cần tích cực giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng điện; mặt khác nên chủ động giảm tăng trưởng GDP. Trong nhiều năm, để tăng trưởng GDP, chúng ta thu hút đầu tư bằng mọi giá. Nhưng đổi lại, dân ta bị  mất đất, môi trường bị tàn phá, người lao động có việc làm, nhưng mức lương chỉ từ 1,2 – 1,5 triệu/tháng. Vốn bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả sản xuất rất thấp. Hiện nay chỉ số ICOR (hiệu quả kinh tế) của Việt Nam là 7 tức bỏ ra 7.000 đ thì chỉ thu về được 1.000 đ. Chỉ số này ở khu vực kinh tế nhà nước còn lên đến 9,1 (tức là bỏ ra 9.100 đ thì chỉ thu về được 1.000 đ.*). Như vậy, nếu không tăng được hiệu quả đầu tư, không chống được tham nhũng, lãng phí  thì càng tăng trưởng mạnh lại càng thất thoát nhiều.
 
Thứ hai là tính khả thi của dự án. Đây là một dự án không có tính khả thi. Xét về mặt nhân lực, chúng ta chưa có bất kỳ một cán bộ kỹ thuật nào về ĐHN chứ chưa nói đến chuyên gia. Hiện nay chúng ta đã cử cán bộ ra nước ngoài để học về ĐHN. Nhưng làm ĐHN khác với đóng gạch. Học đóng gạch chỉ cần một tháng, học làm ĐHN không những đòi hỏi thời gian dài mà còn đòi hỏi tác phong công nghiệp, trước hết là tính kỷ luật, sự cẩn trọng, chính xác. Phải nói thẳng là về tác phong công nghiệp thì người Việt Nam mình hạn chế rõ ràng. Nhiều người tham gia giao thông, cứ thấy vắng bóng cảnh sát là vượt đèn đỏ, đi ngược chiều. Không hiếm trường hợp người ta tháo cả giằng cầu đi bán. Có người còn lấy cắp cả hộp phóng xạ về nhà, bán không ai mua thì đem làm đòn kê chẻ củi. Tính kỷ luật trong xã hội thấp như vậy thì không chắc người được đào tạo về ĐHN sẽ không bị ảnh hưởng hoặc những người phục vụ xung quanh không bị ảnh hưởng.
 
Về nguyên liệu, nếu làm ĐHN, Việt Nam phải nhập từ nước ngoài. Theo số liệu thống kê thì lượng uranium trên toàn cầu chỉ còn khoảng 15 triệu tấn, đủ phục vụ cho 440 lò phản ứng HN đang hoạt động trong vòng vài chục năm nữa. Và như vậy, khi uranium trở nên khan hiếm thì giá của nó vô cùng đắt đỏ; đến lúc ấy, chắc chắn ta không thể chịu đựng được, đành bỏ không nhà máy ĐHN.
 
Thứ ba là tác động của dự án. Tôi xin nói về tác động tài chính trước. Về kinh phí làm 2 nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận, Nghị quyết của Quốc hội đưa ra con số 13,2 tỷ USD, nay tương đương 260.000 tỷ đồng. Song Quốc hội lại yêu cầu làm bằng công nghệ an toàn nhất. Ngay tại phiên thảo luận của Quốc hội, nhiều đại biểu đã khẳng định rằng không thể có giá rẻ như vậy. Và trên thực tế, Việt Nam đã ký Hiệp định liên Chính phủ với Nga trong đó Nga cam kết cho vay khoảng 8 tỷ USD (chưa tính phần vốn đối ứng trong nước) cho việc xây NMĐHN Ninh Thuận 1; còn với Nhật tuy chưa ký Hiệp định, nhưng cũng đã đồng ý cho công ty Nhật triển khai làm nhà máy thứ hai dự báo giá thành cũng không thấp hơn. Đó là chưa kể đến chi phí chôn lấp chất thải HN trên dưới 2 tỷ euro/nhà máy. Chi phí dỡ bỏ nhà máy ĐHN khi hết hạn sử dụng (chừng 40 – 50 năm) cũng khác hẳn chi phí tháo dỡ một nhà máy lắp ráp ô tô. Theo GS.VS Hoàng Xuân Phú, ở CHLB Đức, để dỡ bỏ 2 nhà máy ĐHN, người ta phải chi tới 4,1 tỷ euro. Nói thẳng là nếu làm ĐHN chúng ta sẽ sụm lưng.
 
Tác động đến xã hội cũng là điều cần cân nhắc. Làm ĐHN, chắc chắn chúng ta phải vay tiền; mà khả năng vay từ nguồn ODA (viện trợ trả chậm, không lấy lãi hoặc lãi suất thấp) là không có. Trong khi đó, nợ công của Việt Nam đã xấp xỉ 60%.( con số 60% này có nghĩa là: nếu tổng sản phẩm nội địa của VN là 100 tỷ, thì nợ công hay chính phủ VN đang mắc nợ nước ngoài 60 tỷ*) Gánh nặng nợ nần có thể dẫn đến những bất ổn xã hội. Đó là chưa kể tâm lý lo lắng của người dân, nhất là ở vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của nhà máy ĐHN. Gần đây, tôi có đọc một số ý kiến của nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara phản ánh tâm trạng lo lắng về ảnh hưởng của ĐHN đối với quê hương mình. Đó là những ý kiến rất cần được quan tâm.   
 
Tổ tiên run rủi?
 
Thảm họa đến từ thiên nhiên là bất khả kháng, nhưng trên thực tế thảm họa đến từ con người không phải là không thể xảy ra, liệu công nghệ hoàn hảo như chúng ta kỳ vọng sẽ đẩy lùi được thảm họa?
 
– Trận động đất, sóng thần dẫn đến thảm hoạ ĐHN ở Fukushima, Nhật Bản, cho thấy con người không thể tưởng tượng được hết mức độ và hậu quả khủng khiếp của thiên tai. Tốt nhất là hãy từ các thảm hoạ nhỡn tiền rút ra bài học cho mình. Tôi nghĩ tổ tiên đã run rủi cho chúng ta bằng những điểm báo rất rõ ràng: Khi ta chuẩn bị triển khai đại dự án bauxite ở Tây Nguyên thì xảy ra thảm họa bùn đỏ ở Hungary; định làm đường sắt cao tốc thì xảy ra hàng loạt tai nạn tầu cao tốc ở Trung Quốc; định làm ĐHN thì xảy ra thảm họa ĐHN ở Nhật Bản. Chẳng lẽ những cảnh báo dồn dập như vậy chưa đủ hay sao? Nên nhớ công nghệ cao đến đâu cũng có rủi ro. Lấy ví dụ, cầu Cần thơ do chuyên gia Nhật Bản thiết kế và chỉ đạo thi công bị sập cầu dẫn; Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công nghệ tiên tiến của Pháp cũng dật dờ lúc đóng lúc mở suốt từ ngày khánh thành đến nay. Chúng ta không nên đặt cược tính mạng dân tộc vào kỹ thuật nước ngoài. Nếu còn thoát ra được thì nên cố gắng thoát ra. Thảm họa  có thể xảy ra từ thiên nhiên hay từ những bất cẩn của con người mà Chernobyn là một ví dụ điển hình về sự bất cẩn ấy.
 
– Nếu không làm ĐHN, Việt Nam sẽ không thể khắc phục được tình trạng thiếu điện đang ngày càng trở nên trầm trọng?
 
– Năng lượng điện của hai nhà máy ĐHN dự kiến chỉ đóng góp được 4% vào tổng năng lượng điện quốc gia, trong khi lãng phí điện ở nước ta rất lớn. Trong sản xuất, 1kwh điện ở Việt Nam chỉ làm ra được 0,8 USD, trong khi đó cũng 1kwh ở Nhật Bản, người ta làm ra 4,6 USD; ở Singapore 3,4 USD; ở Indonesia 2,7 USD và ở và Philippines 2,1 USD. Vì điện được sử dụng hiệu quả hơn nên mức tăng trưởng điện năng trung bình (do phát triển thêm nhà máy điện hoặc mở rộng quy mô các nhà máy điện hiện có) ở Nhật trong những năm qua chỉ là 0,8%/năm; ở Singapore 4,4%; ở Indonesia 6,3% và ở Philippines 4,6%; trong khi ở Việt Nam là 14,4%, cao hơn cả Trung Quốc (13%). Để đạt 380 tỷ kwh vào năm 2020, nước ta sẽ phải nâng mức tăng trưởng năng lượng điện lên 17%/năm. Nhưng nếu không nâng cao được hiệu quả sử dụng điện thì càng tăng trưởng nhiều càng bất lợi.  
Theo GS.VS Hoàng Xuân Phú, nếu tính cả kinh phí chôn lấp chất thải HN và dỡ bỏ nhà máy ĐHN khi hết hạn sử dụng, tổng giá thành làm ĐHN sẽ cao gấp 43 lần nhiệt điện, 41 lần điện từ khí, 27 lần điện từ gió biển. Trong khi đó, với trên 20 tỷ USD dự kiến đầu tư cho hai nhà máy ĐHN, chúng ta hoàn toàn có thể làm một nhà máy nhiệt điện công suất 18.750 MW, gấp 4,6 lần 2 nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận.
 
– Sau hơn 1 năm xảy ra sự cố ĐHN, ngày 6/5 Nhật đã chính thức đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuổi cùng, trong khi đó nước Nhật vẫn là đối tác giúp Việt Nam xây dựng nhà máy ĐHN? Ông suy nghĩ thế nào về sự kiện này?
 
– Việt Nam lựa chọn Nga và Nhật là hai nước có khoa học – công nghệ phát triển và cũng là hai nước có thảm họa hạt nhân lớn nhất làm đối tác giúp xây dựng 2 nhà máy ĐHN đầu tiên. Với những thông tin mà mình có được, tôi không hiểu rõ lý do lựa chọn hai nước này. Nhưng điều quan trọng hơn là không hiểu vì sao nước ta vẫn kiên trì phát triển ĐHN, trong khi hàng loạt quốc gia phát triển như Đức, Bỉ, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Italia,… và chính nước Nhật đã từ bỏ chính sách phát triển ĐHN. Thủ tướng Nhật Naoto Kan khi còn tại chức đã khẳng định: “Xem xét nguy cơ nghiêm trọng của các tai hoạ hạt nhân, chúng tôi cảm nhận mạnh mẽ rằng chúng ta không thể cứ tiếp tục dựa trên lòng tin là chỉ cần tìm cách bảo đảm an toàn hạt nhân.” Và ngày 6/5 vừa qua, nhà máy điện HN cuối cùng ở Nhật đã phải đóng cửa theo yêu cầu của người dân Nhật. Người dân Nhật cũng rất có thiện chí khi biểu tình đòi Chính phủ không được bán công nghệ ĐHN cho Việt Nam. Ở chiều ngược lại, vừa qua, một số nhà khoa học và các giới khác ở Việt Nam cũng đã gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản với mong muốn nước Nhật không đưa công nghệ ĐHN vào Việt Nam. Còn vì sao Việt Nam vẫn kiên trì thì câu hỏi này chỉ có thể tìm câu trả lời đầy đủ nhất từ Chính phủ.
 
Theo nhìn nhận của ông, vì sao Nhật chấm dứt ĐHN?
 
– Thảm họa HN ở Fukushima đã làm tăng sự tàn phá của trận sóng thần đối với đất nước Nhật, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như đến đời sống người dân Nhật nói chung và người dân tại Fukushima nói riêng. Nếu ĐHN có góp được phần nào cho sự phát triển của nước Nhật trong giai đoạn vừa qua thì bây giờ nó lại chứng tỏ sức tàn phá quá khủng khiếp. Và ở một nước dân chủ như Nhật thì Chính phủ phải có những quyết định hợp với lòng dân. Chấm dứt ĐHN chính là để đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Quân khi trả lời trực tuyến báo chí đã chính thức   thông báo ĐHN chưa thể bắt đầu vào năm 2014.  Theo ông, có nên lùi thời hạn xây dựng ĐHN tới năm 2020?
 
– Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, cho rằng nên lùi thời gian ít nhất là 10 năm và chỉ nên làm vài lò phản ứng để có kinh nghiệm đã. Nhưng dự kiến của Việt Nam là đến năm 2025 – 2030 sẽ đứng vào hàng thứ 15 thế giới về ĐHN. Thiết tưởng, chạy theo thành tích trong lĩnh vực này nguy hiểm hơn các lĩnh vực khác nhiều. Mà trên thế giới, cũng không ai người ta khuyến khích mình thi đua như vậy. Ngược lại, chúng ta phải nghiên cứu xem vì sao nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang từ bỏ ĐHN.
 
Theo tôi, là một nước nhiệt đới, chúng ta nên đầu tư học hỏi, nghiên cứu làm điện từ năng lượng gió, từ nhiệt của mặt trời, chứ không nên phát triển ĐHN. Giá thành ban đầu có thể đắt nhưng khi cải tiến được công nghệ sẽ rẻ. Năm ngoái, tôi đi châu Âu, thấy những dàn điện gió trải khắp nước Hà Lan và những tấm pin mặt trời trải khắp nước Đức, tôi cứ mong một ngày nào điện gió, điện mặt trời cũng phổ biến trên khắp đất nước ta.
 
– Xin trân trọng cảm ơn ông!
                                                                                          THU HÀ (thực hiện)
 
Nguồn : Văn Nghệ Trẻ số 22 (282), ngày 27/5/2012
Phần có nội dung bằng chữ màu xanh do người được phỏng vấn chỉnh lý.
Ghi chú:
* phần chữ màu nâu trong ngoặc đơn là của TH
Nguồn bài: xuandienhannom, mời các bạn qua bên trang đó đọc các comments.
———————————————-

Người Việt trong và ngoài nước phản đối dự án điện hạt nhân do Nhật tài trợ

Tú Anh

Đài RFI

Một chiến dịch phản đối chính phủ Nhật viện trợ xây nhà máy điện nguyên tử cho Việt Nam vừa được khởi động ngày hôm qua 14/05/2012. Sáng kiến này do Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện tại Việt nam và Kỹ sư Nguyễn Hùng ở Úc đề xuất và ngay tức khắc đã được hơn 100 người Việt trong và ngoài nước hỗ trợ.

Bản kiến nghị dự kiến sẽ gửi đến các cơ quan ngoại giao Nhật và thủ tướng Yoshihiko Noda, vào ngày 21/05, mang nội dung yêu cầu Nhật Bản rút lại quyết định trợ giúp Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Ngày 04/05/2012 vừa qua Nhật đã đóng cửa toàn bộ 54 nhà máy điện hạt nhân của Nhật vì thiếu an toàn nhưng lại tiếp tục bán trang thiết bị cho nước ngoài. Những người ký tên xem dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận là một hành động « vô trách nhiệm và vô đạo lý » của chính phủ Nhật đối với dân tộc Việt Nam.

Trong ngày đầu tiên hôm qua, 116 người Việt trong và ngoài nước gồm đủ mọi thành phần từ giáo sư đại học, nhà khoa học, nhà báo, giới bảo vệ môi trường, cho đến các nhà tranh đấu cho dân quyền và người dân bình thường đã ký vào bản kiến nghị gởi thủ tướng Nhật và các cơ quan ngoại giao Nhật.

Trong số những người ký tên có nhà báo Thanh Thảo ở Quảng Ngãi. Ông là một trong những nhà báo Việt Nam đầu tiên viết bài báo động về tai họa sóng thần và thảm họa Fukushima hồi tháng ba năm ngoái. Trả lời câu hỏi của RFI hôm nay 15/05, vì những nguyên nhân sâu xa nào mà ông ký tên phản đối Nhật Bản, nhà báo Thanh Thảo giải thích :

« Tôi là một trong những nhà báo Việt Nam đầu tiên viết bài xã luận trên báo Thanh Niên về vụ tai họa sóng thần mà Nhật Bản gánh chịu hồi năm ngoái. Bài báo của tôi đã gây được nhiều xúc động trong nước Việt Nam. (Nói thế) để biết là tình cảm của tôi đối với dân Nhật và nước Nhật rất tốt đẹp. Nhưng tôi phản đối Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam xây nhà máy hạt nhân. Điều đơn giản là, sau tai nạn Fukushima thì Nhật đã phải quyết định đóng toàn bộ 54 nhà máy điện hạt nhân . Điều đó nói lên cái gì ? Đối với Nhật , phương thức dùng điện hạt nhân dễ gây thảm họa và thực tế đã gây thảm họa. Vì thế nhân dân Nhật và chính phủ Nhật đã đồng thuận bỏ nhà máy điện hạt nhân. Thế thì hà cớ gì mà Nhật lại viện trợ cái mà mình đã bỏ cho Việt Nam, là một một nước mà xưa nay chưa từng biết điện hạt nhân là cái gì cả ? Điều này rất khó hiểu. Cái mà mình không muốn có cho mình thì không nên đưa cho người khác … Phải nói thẳng là chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có kinh nghiệm về điều hành nhà máy điện hạt nhân và những tai họa có thể gây ra cho đất nước mình … Tốt nhất là không nên làm cái gì mà người ta từ bỏ. »

 

Trích đoạn thư phản đối chính phủ Nhật viện trợ xây nhà máy điện nguyên tử cho Việt Nam

“(…) Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đóng cửa tất cả 54 nhà máy điện nguyên tử tại Nhật sau thảm họa kinh hoàng vừa xảy ra tại nhà máy phát điện nguyên tử Fukushima, như vậy thì chính phủ Nhật Bản không có lý do gì lại giúp tài chính cùng cho phép các công ty Nhật Bản bán trang thiết bị hay xây dựng nhà máy phát điện nguyên tử cho các nước khác trên thế giới.

Đi ngược với quyết định ngưng hoạt động của toàn bộ những nhà máy điện nguyên tử cùng với quyết định không xây thêm nhà máy mới trong tương lai vì lo ngại tai nạn tại các nhà máy này ảnh hưởng đến sức khỏe và an nguy của dân chúng và những tai hại cho nền kinh tế quốc gia, chính phủ Nhật Bản lại chấp thuận viện trợ Việt Nam xây dựng một nhà máy điện nguyên tử tại Phan Rang tỉnh Ninh Thuận.

Đây là một hành động vô trách nhiệm nếu không nói một hành động vô nhân đạo và không đạo lý của chính quyền Nhật Bản đối với đất nước và dân chúng Việt Nam nếu đem so sánh với việc làm của chính quyền Nhật Bản lo cho an nguy của dân chúng Nhật Bản, nếu không coi đây là một hành động phi pháp và đi ngược lại đạo lý của loài người. Nếu chính quyền Nhật Bản đã quyết định ngưng hoạt động tất cả 54 nhà máy điện nguyên tử, thì Nhật Bản không được trợ giúp tài chánh và cùng lúc cho phép các công ty của Nhật Bản xây nhà máy điện nguyên tử tại các nước khác (…)”.

(Theo trang http://anhbasam.wordpress.com)

Posted in Năng Lượng và Mỏ | Leave a Comment »

►Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra

Posted by hoangtran204 trên 25/05/2012

Đầu năm 2010, báo chí đăng tin 81/91 tập đoàn và tổng công ty đang bị thua lỗ, 10 tập đoàn còn lại chưa báo cáo vì chưa kết toán xong.

Đảng và nhà nước thành lập 91 tập đoàn và tổng công ty, thu gom tất cả những ngành nghề béo bở và ngon lành nhất của cả nước vào trong tay ( các tập đoàn và tổng công ty chiếm 70% nền kinh tế và tài chánh của cả nước). Tập đoàn làm ăn cuối năm có lời thì chia lại cho đảng và nhà nước, và họ lấy số tiền này làm gì, cụ thể ra sao, không một người dân nào được biết.Tập đoàn nào làm ăn thua lỗ, thì chính phủ cấp vốn thêm. (Đọc bài : 100.000 Tỉ Đồng có Cứu Vinalines Khỏi “mắc cạn” ? ở dưới comment hoặc ở đây  nguồn)

Lâu lâu, báo đăng bản tin thế này để ta thấy rõ tài nguyên khoáng sản lọt vào tay của đảng và nhà nước ra sao: “Thay mặt lãnh đạo Petrovietnam, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu đọc bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012. Năm qua, PVN đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2010. Tổng doanh thu đạt 675,3 nghìn tỉ đồng, tăng 41,2% so với năm 2010. Nộp Ngân Sách Nhà Nước đạt 160,8 nghìn tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2010.” (nguồn)

[Nền kinh tế VN có GDP là 100 tỷ, mà chỉ riêng việc bán dầu thô và khí đốt đã lên tới 34 tỷ đô la (mời các bạn đọc bài Tăng Trưởng bằng tài nguyên khoáng sản là sai lầm). Các số liệu sau đây là trích từ bài vừa dẫn. Ngành gia công dệt, may áo quần,  giày, dép xuất khẩu hàng năm là  22 tỷ đô la (2011); các ông chủ cộng sản trở thành thương lái, họ về nông thôn mua ép giá lúa của nông dân và ngồi không hưởng lợi từ độc quyền xuất khẩu giá gạo với giá cao, tiền xuất khẩu gạo mang về 4 tỷ đô la (2011); Thủy sản thu được 7 tỷ và xuất khẩu cafe  thu được 3 tỷ; Việt kiều gởi về 9 tỷ… tổng cộng 79 tỷ đô la. 21 tỷ đô la còn lại là các hoạt động kinh tế của tư nhân trong nước. Hoặc kinh doanh bất động sản bằng cách tham gia vào việc cướp đất đai của dân như thế này đây. Chúng ta thấy ngay là kế hoạch kinh tế của cả nước do đảng vạch ra là con số 0 để đóng góp cho phát triển. ]

Mỗi tập đoàn có 150-400 công ty con. Tổng cộng có 12.000 công ty quốc doanh là các công ty con của 91 tập đoàn. Ban giám đốc của tập đoàn, hội đồng quản trị, giám đốc của các công ty con là tay chân, gia đình, đảng viên, con cái của các cán bộ cao cấp. Các nhân vật giám đốc này “hút tiền” của tập đoàn của công ty và đem về nộp cho đảng, cho các ông lớn trong bộ chính trị và ủy viên trung ương đảng đã bổ nhiệm họ vào chức vụ. Bởi vậy, tây phương gọi nền kinh tế VN được bổ nhiệm và điều hành theo kiểu  cronyism, (để  biết về cronyism, mời các bạn đọc bài báo phỏng vấn này)

Mấy năm trước có tin Vinashin “thất thoát” 4,6 tỷ đô la theo kết toán vào mùa hè năm 2010.

Năm nay, Vinalines “lỗ lả” hơn 1,1 tỷ đô la theo kết toán hồi tháng 4/2012.

80-90% của số tiền thất thoát và lỗ lả của hai tập đoàn này diễn ra bên trong Việt Nam. Số tiền thất thoát và lỗ lả này chắc chắc sẽ chui vào túi của AI đó, chứ người dân thường như chúng ta chắc chắn không ai thu lợi được từ sự lỗ lả của hai tập đoàn này. Nói vậy, chắc các bạn đã biết “ai” thu lợi được từ sự lỗ lả và thất thoát này, phải không? Mà không phải chỉ có hai tập đoàn này thua lỗ mà tất cả 12.000 công ty quốc doanh (con) của 91 tập đoàn này đã và đang thua lỗ hàng năm, kể từ ngày thành lập!

Trong các tháng và năm sắp tới, 2013 hoặc 2014, các bạn sẽ còn chứng kiến các thất thoát và lỗ lả khác của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh. 

Cập nhật ngày 6 tháng 7-2012

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) báo cáo thua lỗ 10.000 tỷ đồng VN,  Kỷ luật dàn lãnh đạo EVN: Bộ Nội vụ vào cuộc

Mời các bạn đọc thêm ở đây:

http://www.boxitvietnam.net/2012/06/22/lam-sao-r%E1%BB%ADa-t%E1%BB%99i-cho-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng/

_______

Cập nhật 11/9/ 2018.

12 thg 7, 2017 – … tổng tài sản của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là trên 692.216 tỷ đồng, tăng trên 51.000 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, số nợ  phải trả lên tới trên 486.981 đồng. 
21 thg 6, 2017 – TTO – Giữ vị trí quán quân vay nợvới 9,7 tỉ USD Tập đoàn Điện lực Việt Nam … của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN ) tăng thêm 7.230 tỷ đồng so với kế hoạch.

 

_______

Vinashin, Vinalines chứng tỏ tham nhũng nghiêm trọng hơn thời PMU18

24-5-2012

(Dân trí) – “Nhùng nhằng giữa quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh dẫn đến thất thoát, sai phạm tại các tập đoàn. Vì vậy mới có chuyện mua tàu, mua ụ nổi cả nghìn tỷ đồng mà không thể quy trách nhiệm cho ai” – Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích.

Nội dung thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại tổ hôm nay (24/5) ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội phân tích, mổ xẻ thẳng thắn về chuyện quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.

Không “mổ xẻ” trách nhiệm, sẽ còn nhiều Vinalines

Đại biểu Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) đi thẳng vào câu chuyện thời sự – những sai phạm vỡ lở ở TCty Hàng hải Việt Nam Vinalines vừa qua, dẫn tới việc nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, cơ quan quản lý dính vòng lao lý.

“Vinashin đổ bể, Chính phủ đi đến giải pháp tái cơ cấu tập đoàn bằng cách “chuyển đỡ” nhiều khó khăn sang Vinalines với kỳ vọng Vinalines sẽ làm thay da đổi thịt cho tập đoàn này nhưng hậu quả như đến giờ chúng ta thấy, còn nghiêm trọng hơn” – ông Trường đặt câu hỏi về khoản tiền hàng chục nghìn tỷ đồng tiêu tán ở mỗi doanh nghiệp này.

Đại biểu cũng lo ngại, hiện tượng những Vinashin, Vinalines là dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí với mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ PMU18 trước đây.

 

Chủ nhiệm UB Pháp luật: “Sai phạm vỡ lỡ, chỉ “tóm” được người đi mua tàu”.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích, mấu chốt vấn đề cảu Vinashin, Vinalines đã đặt ra từ nhiều năm trước. Từ năm 2006 đến 2010 Quốc hội đã không dưới 1 lần đưa ra bàn về vấn đề mô hình tập đoàn kinh tế. Ban đầu, chủ trương chỉ là thí điểm nhưng chưa tổng kết, đánh giá thì đồng loạt các tập đoàn kinh tế đã thành lập từ các TCty 90, 91. Hệ quả của việc hoạt động tràn lan, không quản lý được là những sự việc sai phạm liên tục bị phát hiện, lặp đi lặp lại ở nhiều đơn vị như hiện nay.

“Vì không thực hiện triệt để nguyên tắc tách bạch quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nhùng nhằng còn kéo dài, thất thoát, sai phạm còn nhiều. Vì vậy mới có chuyện mua tàu, mua ụ nổi giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, đến lúc truy trách nhiệm thì ai cũng chối không phải do mình quyết định. May ra chỉ “tóm” được mấy ông trực tiếp đi mua” – ông Lý cảnh báo, nếu không mổ xẻ rõ nguyên nhân, trách nhiệm, sẽ không thể khắc phục được tình trạng này và sẽ còn có thêm nhiều Vinashin, Vinalines nữa đi theo vết xe đổ.

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) yêu cầu làm rõ việc phân bố ngân sách cho các tập đoàn, TCTy nhà nước. Ông Lịch cũng bức xúc về việc đầu tư ngoài ngành không hiệu quả của các DNNN này đã đề cập nhiều vẫn không được giải trình.

Đại biểu công kích: “Các DNNN với nguồn vốn chủ sở hữu đến 30-40 tỷ USD của nhà nước, không bị lấy thuế, nhưng vẫn kém hiệu quả. Tôi cho rằng, trong những lần đề nghị Quốc hội phân bổ ngân sách tới đây phải giải trình về nguồn tiền này”.

Đại biểu Võ Thị Dung yêu cầu Chính phủ phải giải trình về việc sử dụng nguồn vốn ở các tập đoàn này, làm rõ những lãng phí, thất thoát ở đây do việc đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả. Làm sao để việc sử dụng ngân sách, tiền thuế của người dân phải hiệu quả hơn.

Đại biểu Trương Thị Ánh cho rằng, việc giám sát tài chính khối DNNN này thuộc trách nhiệm Bộ Tài chính.

Nền kinh tế đang “khát vốn nhưng thiếu máu”

Phân tích các nội dung khác về tình hình kinh tế xã hội hiện nay, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần đánh giá việc lạm phát liên tục được kéo xuống là tín hiệu tốt hay không. Ông Lịch nhận định, dấu hiệu này đáng lo hơn đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Đại biểu đặt câu hỏi, phải chăng giải pháp thắt chặt đầu tư công và thắt chặt tiền tệ khiến nền kinh tế “thiếu máu”, dẫn tới sức mua giảm quá mạnh, DN gặp nhiều khó khăn. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm. Như vậy, theo ông Lịch, việc giảm nhập siêu là do ngừng nhập chứ không phải là do các giải pháp điều hành. Chắc chắn khi kinh tế phục hồi tìh nhập siêu lại tăng. Điều đó cho thấy các giải pháp áp dụng hiện nay chưa căn cơ.

Đại biểu Trần Du Lịch: “Đã đến lúc nới lỏng chính sách tiền tệ” (ảnh: VNN).

“Năm 2012, dấu hiệu suy giảm kinh tế đã rất rõ, rất đáng lo ngại. Với tình hình sức mua giảm hiện nay, CPI cả năm chắc chắn dưới 10%. Lúc này đã hoàn toàn đủ điều kiện để Chính phủ có thể nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giải bài toán tăng trưởng. Từ nay đến cuối năm, chắc chắn khó đạt mục tiêu tăng GDP 6-6,5%%, nhưng vẫn có thể đạt mức 5,5-6% nếu nỗ lực thật nhiều” – vị chuyên gia kinh tế có tiếng nhấn mạnh.

Nhận định nền kinh tế hiện nay đang “khát vốn nhưng thiếu máu”, ông Lịch cho rằng Chính phủ cần tăng tín dụng, chấp nhận nợ xấu, “vì nếu ngân hàng thủ thế quá kỹ sẽ càng đẩy DN vào tình trạng khó khăn, đến lúc đó nợ xấu vẫn không giải quyết được mà DN phá sản càng nhiều”.

Đồng quan điểm này, đại biểu Lê Thanh Vân (UB Tài chính ngân sách) lật lại vấn đề, năm 2009, khi kinh tế khó khăn, suy thoái, Chính phủ đề xuất 2 gói kích cầu, tung ra thị trường tổng cộng gần 1 triệu tỷ đồng. Nhưng do năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, dẫn đến hệ quả lạm phát tăng cao, kéo dài sang năm 2011, 2012.

Chính phủ hiện lại thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa theo Nghị quyết 11 để kìm lạm phát khiến dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất tắc nghẽn, khó khăn cho DN. Việc xây dựng nhiệm vụ chi của các cơ quan TƯ chậm chễ càng làm tiền không kịp thời rót vào lưu thông. Bức tranh kinh tế 4 tháng đầu năm vì vậy nhuốm màu ảm đạm.

Con số tăng trưởng 4% 4 tháng đầu năm theo ông Vân cũng “đáng ngờ” vì mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm (đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau).

“Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng cần phân tích một cách nghiêm cẩn. Nếu tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, e rằng khó khăn của DN và cả nền kinh tế sẽ tiếp tục “tắc” hướng giải quyết”.

P.Thảo

nguồn báo Dân Trí

Dân luận

*Chính phủ nhận định “tham nhũng ngày càng tinh vi”, nhưng tôi cho rằng tham nhũng không còn tinh vi nữa mà là công khai, trắng trợn. Như vụ Vinalines mua ụ nổi No.83M. Cái ụ đó người ta vứt đi hàng chục năm nhưng Vinalines mua về với giá hàng chục triệu USD rồi bỏ xó không hoạt động. Nó lù lù như thế thì làm sao nói là tinh vi được.

Ông Lê Nam Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa, phát biểu sáng 24-5 tại buổi thảo luận tổ

“Tài sản có được từ mồ hôi, nước mắt”

Đó là khẳng định của ông Bùi Thanh Tùng (con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Quyến) với VNN khi trả lời những câu hỏi liên quan đến khu nhà vườn trăm tỉ tại Ninh Giảng, Hải Dương được cho là của ông. Ông Tùng nói số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000 m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào. Được biết ông Tùng sinh năm 1980, đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.

Ngày 24-5, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp QH về vụ việc này, ĐBQH Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nói: “Thông tin đăng trên báo, các phóng viên xem, tôi cũng xem. Nhưng vấn đề có khách quan hay không, tôi nghĩ chính là các báo phải xem xét việc đó. Tôi nói ra chưa chắc đã khách quan. Vấn đề này phải xem xét một cách cụ thể và sau này tất cả những điều này sẽ được làm sáng tỏ”.

Về ý kiến cho rằng con trai ông là một công chức nhà nước nhưng lại sở hữu một khối tài sản kếch xù như thế liệu có gây dư luận xấu trong xã hội, ông Quyến nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của phóng viên, báo chí tự tìm hiểu”.

THÀNH VĂN

nguồn

Chính phủ nhận định “tham nhũng ngày càng tinh vi” nhưng tôi cho rằng tham nhũng không còn tinh vi nữa mà là công khai, trắng trợn. Như vụ Vinalines mua ụ nổi No.83M. Cái ụ đó người ta vứt đi hàng chục năm nhưng Vinalines mua về với giá hàng chục triệu USD rồi bỏ xó không hoạt động. Nó lù lù như thế thì làm sao nói là tinh vi được.

Ông Lê Nam Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa, phát biểu sáng 24-5 tại buổi thảo luận tổ

“Tài sản có được từ mồ hôi, nước mắt”

Đó là khẳng định của ông Bùi Thanh Tùng (con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Quyến) với VNN khi trả lời những câu hỏi liên quan đến khu nhà vườn trăm tỉ tại Ninh Giảng, Hải Dương được cho là của ông. Ông Tùng nói số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000 m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào. Được biết ông Tùng sinh năm 1980, đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.

Ngày 24-5, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp QH về vụ việc này, ĐBQH Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nói: “Thông tin đăng trên báo, các phóng viên xem, tôi cũng xem. Nhưng vấn đề có khách quan hay không, tôi nghĩ chính là các báo phải xem xét việc đó. Tôi nói ra chưa chắc đã khách quan. Vấn đề này phải xem xét một cách cụ thể và sau này tất cả những điều này sẽ được làm sáng tỏ”.

Về ý kiến cho rằng con trai ông là một công chức nhà nước nhưng lại sở hữu một khối tài sản kếch xù như thế liệu có gây dư luận xấu trong xã hội, ông Quyến nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của phóng viên, báo chí tự tìm hiểu”.

THÀNH VĂN

Posted in Tập Đoàn-Tổng công Ty quốc doanh, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp, và Châu Á | 8 Comments »

+ Nghĩ về những đất nước không thành

Posted by hoangtran204 trên 24/05/2012

Lời tựa:

Tựa đề này được tác giả Nguyễn Gia Kiếng, kỹ sư ở Pháp, cắt nghĩa: “Đó là những quốc gia mà nhà nước không còn giữ được độc quyền bạo lực, không đảm bảo được công ích và trật tự an ninh, cũng không còn thẩm quyền để thảo luận và thỏa hiệp với các nước khác nữa. Bởi vì chính quyền không được sự hợp tác của người dân và cũng không kiểm soát được người dân nữa.”

Theo TH, chữ failed state ứng dụng cho Việt Nam thì nên được dịch và hiểu như sau: Đó một nhóm người không có công ăn việc làm và thiếu độc lập về tư tưởng họp lại với nhau thành một đảng, rồi dùng các thủ đoạn chính trị, bạo lực và sự lừa đảo để tạo ra niềm tin trong dân chúng để thành lập nhà cầm quyền về sau. Thỏa hiệp bí mật bán bớt đất đai cho nước ngoài để lấy vũ khi và hậu thuẩn và dùng bạo lực và lừa đảo để cướp chính quyền, dùng công an và nhà tù để làm cho dân chúng sợ hãi;  dùng lối cướp bóc và xúi giục những kẻ cùng đinh chiếm đoạt ruộng đất, và sau đó thu tóm tất cả ruộng đất trong tay của nông dân vào trong tay chúng bằng cáí gọi là “hợp tác xã”. Hậu quả dẫn đến là thiếu gạo ăn, đói…Khi ở bước đường cùng thì tiếp tục cam tâm làm tay sai cho các nước ngoài để đổi lấy vũ khí lương thực gây cuộc nội chiến cướp thêm đất đai tài sản;  rồi bị sa lầy sau khi chiếm thêm đất đai vàng và tài nguyên của các nước lân bang. Khi nông nghiệp, kinh tế hoàn toàn thất bại, thì họ quay ngoắt lại…chạy theo cái chính thể mà họ đã quyết tâm xóa bỏ trước đó…Để làm tất cả các việc ấy, họ dùng lương thực và bạo lực để buộc người dân phải tin và đi theo, dùng nhà tù để đàn áp bất cứ ai có ý kiến khác biệt, bóp nghẹt tất cả quyền tự do của con người. Mục đích cao nhất là nắm quyền và bảo vệ đảng bằng mọi giá để tồn tại, phát nhà cửa bổng lộc cho đảng viên để lôi kéo họ đi theo, tất cả giới chức cao cấp trong chính quyền đều là loại đạo đức giả và tham nhũng, liên tục thất bại trong nhiệm vụ điều hành, đục khoét tài nguyên khoáng sản bán cho nước ngoài, đưa những người trong đảng, con cái, bà con, vào nắm các chức vụ quan trọng nhất, chiếm đoạt đất đai vào trong tay, nắm độc quyền tất cả các ngành nghề kinh doanh, bưu điện, viễn thông, khai mỏ, xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng để chia nhau hưởng tất cả lợi lộc. Tự xưng là lãnh đạo dân chúng của cả nước, nhưng làm kinh tế thì thất bại liên tục hết ngũ niên này đến ngũ niên khác vì các đảng viên thì tham lam, bất tài, thiếu khả năng, mù quáng bám theo học thuyết của những kẻ điên khùng đã đẻ ra nền kinh tế XHCN…Đó là những đặc trưng của một failed state mà VN là điển hình.

Nghĩ về những đất nước không thành

Nguyễn Gia Kiểng
“… Mọi quốc gia đều phải đặt nền tảng trên một tư tưởng chính trị đúng đắn nếu không muốn rơi vào bạo quyền và bạo loạn…”

30 tháng 4 – 2012. Tôi đang ở trên Quảng Trường Hiến Pháp, Plaza de la Constitucion, trung tâm thủ đô Mexico của nước Mexico. Người Mexico (phát âm Mê-hi-cô) gọi là Socalo, có nghĩa là “nền tảng”. Mỗi thành phố lớn của nước Mexico đều có một socalo làm trung tâm quyền lực. Chung quanh quảng trường này có tất cả. Dinh tổng thống, tòa thị chính thành phố Mexico, trụ sở quốc hội và dĩ nhiên một nhà thờ lớn rất đồ sộ. Ở góc quảng trường, bên cạnh nhà thờ lớn, qua một song sắt người ta có thể nhìn thấy một vài di tích của kinh thành Tenochtitlan bị tàn phá và san phẳng năm 1521. Tenochtitlan là tên cũ của thành phố Mexico.

Tôi không quen biết ai tại nước Mexico này và cũng không có nhu cầu du lịch. Tôi đến đây vì từ nhiều năm rồi tôi vẫn tự nhủ thế nào cũng phải đi Mexico ít nhất một lần cho biết. Vì hai lý do. Lý do thứ nhất là để được nhìn tận mắt một kỳ quan của sự nghịch lý. Tại sao một thành phố thành lập trên cao độ hơn 2000 mét, không gần bờ biển và cũng không có dòng sông nào chảy qua lại có thể là thành phố lớn nhất, ít nhất đông dân nhất, thế giới từ hơn sáu thế kỷ qua? Lý do thứ hai, quan trọng hơn nhiều, là để tìm câu trả lời cho một câu hỏi tình cờ nẩy ra trong óc tôi và ngày càng gây khó chịu: tại sao nhiều người, nhà báo cũng như nhà chính trị, lại nói Mexico là một failed state?

Cụm từ failed state có lẽ đã xuất hiện vào đầu thập niên 1990 để chỉ nước Somalia, lúc đó rơi vào tình trạng nội chiến vô chính phủ và không giải pháp bởi vì có quá nhiều phe lâm chiến. Đó là kết quả của hai mươi năm phiêu lưu chính trị của những tướng lãnh quá dốt đến nỗi không biết là mình dốt. Họ thử nghiệm một tổng hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồi Giáo, sau đó chuyển sang một chế độ độc tài quân phiệt, làm nước Somalia tan vỡ trong nội chiến. Đến nay Somalia vẫn chưa có chính quyền. Cụm từ failed state có khi được dịch sang tiếng Việt là “quốc gia thất bại”. Cách dịch này không đúng. Một quốc gia có thể thất bại trong một hay nhiều mục tiêu (thí dụ như một giải bóng đá) mà vẫn là một quốc gia, trong khi một failed state là một quốc gia không còn là một quốc gia nữa. Có lẽ nên dịch những failed states là những “đất nước không thành” thì đúng hơn? Đó là những quốc gia mà nhà nước không còn giữ được độc quyền bạo lực, không đảm bảo được công ích và trật tự an ninh, cũng không còn thẩm quyền để thảo luận và thỏa hiệp với các nước khác nữa. Bởi vì chính quyền không được sự hợp tác của người dân và cũng không kiểm soát được người dân nữa. Tổ chức Quỹ Hòa Bình (Fund for Peace) công bố hàng năm một danh sách các quốc gia xếp hạng theo “chỉ số không thành” (failed state index) trong đó Somalia đứng hạng nhất, Việt Nam được xếp vào loại warning, nghĩa là đáng lo ngại. Bảng xếp hạng này chỉ có một giá trị rất tương đối vì nó làm quá nhiều tính toán trên một khái niệm định tính về bản chất.

Lần đầu khi đọc một nghiên cứu nói Mexico là một đất nước không thành tôi ngạc nhiên. Làm sao có thể thế được? Mexico là nước độc lập từ gần hai thế kỷ qua với một hiến pháp dân chủ ổn định từ gần một thế kỷ. Một nước lớn với 110 triệu dân sống trên một diện tích bao la gần hai triệu kilomét vuông mở ra cả Đại Tây Dương lẫn Thái Bình Dương. Hơn nữa Mexico còn có cả một vịnh lớn của riêng mình, vịnh California. Mexico đứng đầu thế giới về mỏ bạc và cũng là nước xuất cảng dầu lửa thứ năm trên thế giới. Thu nhập bình quân trên mỗi đầu người của Mexico là trên 10.000 USD mỗi năm, gấp 10 lần Viêt Nam. Nhưng rồi tôi tiếp tục đọc nhiều tài liệu khác đánh giá Mexico là một đất nước không thành đồng thời phơi bày tình trạng bạo loạn. Mới đây tôi lại được đọc bài phỏng vấn ngoại trưởng Mexico trong đó người ký giả đặt thẳng câu hỏi Mexico có phải là một đất nước không thành không và ông bộ trưởng trả lời một cách lưỡng lự.

Chỉ vài ngày sau khi tới Mexico tôi đã hiểu quả thực có lý do chính đáng để coi Mexico là một đất nước không thành. Vợ tôi, thường hay về Việt Nam, quả quyết rằng theo sinh hoạt hàng ngày thì thu nhập của một người Mễ cùng lắm chỉ gấp đôi Việt Nam chứ không thể gấp mười được. Mexico trên thực tế chỉ là một thuộc địa trá hình. Phần lớn của cải tập trung trong tay một thiểu số. Cụm từ “thu nhập bình quân trên mỗi đầu người” không có nghĩa gì cả. Mexico có rất nhiều tỷ phú, kể cả người giàu nhất thế giới Carlos Slim, nhưng dân chúng thì rất nghèo. Tình trạng bất công này tự nhiên dẫn tới hỗn loạn và trộm cướp. Chiến tranh giữa các băng đảng với nhau và với cảnh sát hàng năm làm từ 5000 đến 10.000 người chết. Cướp bóc và buôn lậu bạch phiến không bị coi là có tội nếu do người trong gia đình hoặc đồng hương làm. Các du khách được khuyên là không nên đi dạo khi chiều tối ngoài trung tâm thành phố. Ngay bên cạnh khách sạn mà tôi ở, khá gần trung tâm thành phố Mexico, có một tiệm tạp hóa nhỏ với một người bảo vệ mang súng; cô hướng dẫn viên du lịch nói như thế là bình thường. Hành động dũng cảm được mọi người thán phục là vượt biên giới qua Mỹ sống ngoài vòng pháp luật và làm những công việc lặt vặt để có tiền gửi về quê hương.

Các tài liệu thống kê cho thấy Mexico có khoảng 75% người lai, số 25% còn lại một nửa là người gốc Espana một nửa là “thổ dân thuần túy”. Nhưng ngay khi tới đây tôi khám phá ra rằng mình lầm to. Người Espana rất ít pha trộn với thổ dân; “người lai” chỉ là những thổ dân có khả năng trả lời bằng tiếng Espana những câu hỏi trong cuộc kiểm tra dân số. Như vậy phải hiểu rằng gần 90% dân Mexico, mà người Việt tại Mỹ gọi là người Mễ, là những người có tổ tiên sinh sống ở Châu Mỹ trước khi người Châu Âu tới. Điều này rất dễ nhận thấy bởi vì người Mễ có đặc tính là họ mang lịch sử dân tộc trên cơ thể. Cho tới khi người Châu Âu tới đây, đầu thế kỷ 16, họ chưa biết sử dụng bánh xe và kim loại, cũng chưa biết thuần hóa súc vật cho việc chuyên chở. Họ chỉ dùng sức người. Dầu vậy họ đã mang hàng triệu tảng đá nặng để xây những kim tự tháp và đền đài. Và họ xây cất rất nhiều, trên những qui mô lớn một cách kinh ngạc. Kinh thành Teotihuacan chẳng hạn, dựng lên cách đây hơn hai ngàn năm, có Kim Tự Tháp Mặt Trời gần bằng kim tự tháp Kheops lớn nhất của Ai Cập và một đường chính rộng mênh mang dài gần 3 Km. Người ta không thể đếm hết những công trình xây cất đồ sộ như vậy và tất cả đều làm bằng sức người. Di sản lịch sử nhọc nhằn một cách kinh hoàng đó còn thấy được trên cơ thể người Mễ. Họ lùn và mập, chân tay to và ngắn. Những hài cốt tìm lại được cho thấy trước đây họ không cao quá 1,45m, ngày nay người Mễ cũng ít khi cao hơn 1,60m. Những người Mễ chính thống này hầu như không có tài sản nào trên đất nước họ. Trước một sự bất công thách đố như vậy bạo lực gần như chính đáng, nhất là khi chính công an nhà nước cũng ám sát, thủ tiêu, cướp bóc.

Khó có quốc gia nào có thể có một lịch sử hung bạo như Mexico. Cả thế giới biết và lên án hành động diệt chủng của những đoàn conquistadors (quân chinh phục người Espana) đối với thổ dân Châu Mỹ, nhưng những tàn sát này không thấm vào đâu so với sự tàn sát lẫn nhau của các sắc tộc thổ dân trước đó. Giết người tế thần là phong tục của mọi sắc dân. Để khánh thành cung điện Tenochtitlan, người Aztec đã giết trong một ngày hai chục ngàn người, và giết theo một nghi thức ghê rợn: mổ sống để móc trái tim còn đập. Khi tấn công Tenochtitlan đoàn quân conquistador của Cortès chỉ có vài trăm người nhưng họ đã huy động được 150.000 người thổ dân cùng chiến đấu với họ để trả thù người Aztec. Đế quốc Aztec bị tiêu diệt sau vài tháng và kinh thành Tenochtitlan bị san phẳng. Kế tiếp là hai thế kỷ thống trị và bóc lột dã man của đám thực dân Espana. Mexico được độc lập năm 1821 chỉ để chịu đựng những chế độ độc tài cướp bóc của các tướng lãnh. Ngoại trừ một giai đoạn bình yên khoảng 20 năm do Lazaro Cardenas mở ra năm 1934, lịch sử Mexico cho tới nay là một chuỗi đàn áp, bóc lột, cách mạng, bạo loạn và ám sát, nhiều khi cùng một lúc. Mexico đúng là một quốc gia không thành.

Từ năm 2000 dân chủ được vãn hồi và ngày càng được củng cố. Những tranh luận chính trị ngày càng tỏ ra nghiêm chỉnh và có phẩm chất. Mexico có nhiều triển vọng ra khỏi danh sách những đất nước không thành, và có một tương lai.

Nhưng tại sao Mexico lại là một đất nước không thành?

Chính trong khi đi thăm viếng các nhà thờ lớn nguy nga, đặc biệt là nhà thờ Đức Mẹ Guadalupe (nơi Đức Mẹ Maria hiện ra với một thổ dân và in hình mình vào áo của người này) mà tôi nghĩ là đã tìm ra câu trả lời. Người Espana sang chinh phục Châu Mỹ tàn nhẫn với thổ dân bao nhiêu thì họ rộng rãi bấy nhiêu trong việc xây dựng những nhà thờ thật nguy nga, có phần hơn cả những nhà thờ lớn tại Châu Âu. Và người thổ dân đã chấp nhận đạo Công Giáo theo cách của họ, nghĩa là lấy các thánh công giáo thay cho các vị thần trước đó. Tại làng Chamula gần Palenque tôi được thăm một giáo đường trong đó rất nhiều người thổ dân Chiapas đang cúng các thánh công giáo như những thần linh, thí dụ như cắt tiết gà mái để xin cho con khỏi bệnh. Có những vị thánh không đáp ứng lời cầu khẩn nên đang bị phạt, không được thắp sáng và cũng không có lễ vật. Sự chắp nối lạ đời này chứng tỏ lý luận không có chỗ đứng đáng kể nào tại Mexico và khiến tôi chợt nhận ra là Mexico hầu như hoàn toàn không có một tác phẩm tư tưởng nào, dù đã có một nhà văn được giải Nobel về văn chương năm 1990. Mexico không có tư tưởng và vì thế đã là một đất nước không thành. Lý do là vì mọi quốc gia đều phải đặt nền tảng trên một tư tưởng chính trị đúng đắn nếu không muốn rơi vào bạo quyền và bạo loạn. Quốc gia là một khái niệm chính trị phức tạp đã gây tranh cãi dữ dội, nhiều khi đẫm máu.

Tư tưởng, kể cả tư tưởng chính trị, là con đường tới sự hiểu biết thấu đáo thay vì những xác quyết chắc nịch của sự nông cạn dẫn thẳng tới xung đột. Nhưng muốn suy nghĩ thì trước hết phải hiểu rõ các từ ngữ và khái niệm. Trong một nước nếu mỗi người hiểu quốc gia, dân tộc, tự do, dân chủ, pháp luật, chính quyền v.v. một cách khác nhau thì không thể có thảo luận và do đó không thể sống chung. Phương pháp duy nhất để hiểu như nhau là cố gắng học hỏi để hiểu đúng, và các khái niệm này phức tạp lắm chứ không đơn giản.

Sau đó cần đầu tư thời gian và cố gắng tìm giải đáp cho một số câu hỏi. Thế nào là một quốc gia lành mạnh? Cứu cánh của nhà nước là gì? Nhà nước có vai trò gì? Nhà nước quan trọng hơn hay cá nhân quan trọng hơn? Quyền hạn của nhà nước phải dừng lại ở chỗ nào để tự do cá nhân có thể bắt đầu? Có thể kiểm soát hoạt động kinh tế tới mức độ nào mà không triệt tiêu những quyền tự do chính trị? Một đại biểu quốc hội có quyền bầu theo lập trường mà mình nghĩ là có lợi cho cử tri hay phải bầu cho điều mà mình nghĩ rằng đa số cử tri muốn? Những mầm mống chia rẽ trong dân tộc xuất hiện như thế nào và phải được giải quyết như thế nào? v.v. Những câu hỏi này nhiều lắm và khó lắm nhưng nếu không trả lời được thì không thể xây dựng được quốc gia. Không có tư tưởng chính trị thì không thể có cảm thông giữa chính quyền và nhân dân, và giữa nhân dân với nhau.

Đó là điều đã xảy ra cho Mexico. Bằng chứng rõ rệt của sự thiếu vắng tư tưởng chính trị là một đảng với danh xưng ngớ ngẩn “Đảng Định Chế Cách Mạng ” đã có thể cầm quyền liên tục trong hơn một nửa thế kỷ và có nhiều triển vọng sẽ trở lại cầm quyền sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 7 sắp tới. Các định chế là gì? Cách mạng là gì? Làm sao có thể vừa bảo thủ vừa cấp tiến, vừa bảo vệ các định chế vừa làm cách mạng? Trong suốt lịch sử của nó, có lẽ chỉ trừ một trường hợp Lazaro Cardenas, không có chính khách nào hiểu rằng quốc gia là một tình cảm, một không gian liên đới và một đồng thuận chia sẽ một tương lai chung. Tất cả những người đã thay nhau cầm quyền đều đã chỉ coi dân tộc như một khối người để đàn áp và thống trị. Và họ đã khiến Mexico trở thành một failed state.

30-4 cũng là ngày kỷ niệm sự cáo chung của một nhà nước không thành: Việt Nam Cộng Hòa. Cùng với chế độ này đã sụp đổ giấc mơ của những người muốn từ đó xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ và anh em. Chế độ này tồi dở nhưng không gian ác. Lý do khiến nó bại vong cũng là vì nó thiếu hẳn một tư tưởng chính trị. Nó không thiếu các bác sĩ, kỹ sư, luật sư, cử nhân, tiến sĩ nhưng nó không có những trí thức chính trị. Đó chỉ là những người học lấy bằng cấp để tiến thân, nghĩa là để vượt lên trên và tách ra khỏi quần chúng và hội nhập vào một thiểu số ưu thế. Và họ cũng chỉ học những ngành chuyên môn. Kiến thức chính trị của họ không hơn quần chúng, sự hiểu biết về thực tại xã hội thì chắc chắn không bằng. Những người cầm quyền như vậy không thể tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng vì họ xa lạ với quần chúng, không biết cách tranh thủ và cũng không muốn phục vụ quần chúng; họ chỉ muốn quần chúng phục vụ họ. Từ Bảo Đại đến Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu không ai thực sự cố gắng tranh thủ hậu thuẫn quần chúng cả, trái lại vì thiếu văn hóa chính trị họ còn có những thái độ, ngôn ngữ và hành động khiêu khích đối với quần chúng. Và dù muốn họ cũng không biết phải làm gì để tranh thủ quần chúng vì họ không hiểu quần chúng. Các bộ thông tin, công dân vụ, dân vận v.v. của họ chỉ có để mà có, vì không lẽ không có. Một chế độ như vậy không thể tồn tại nếu bị tấn công, và họ đã bị tấn công. Trước mặt họ là những người cộng sản tuy động cơ có thể không trong sáng và văn hóa không cao nhưng biết cố gắng vận dụng quần chúng và đã tranh thủ được một phần quần chúng. Như vậy sự thất bại của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là lẽ dĩ nhiên, phe cộng sản dù có thua bao nhiêu trận cũng vẫn còn đó để phục hồi trở lại vì vẫn còn quần chúng.

Việt Nam Cộng Hòa đã là một đất nước không thành vì không đủ thì giờ để hình thành. Nó còn cần thì giờ để có được một tư tưởng chính trị và những người lãnh đạo có bản lĩnh chính trị xuất phát từ quần chúng và vẫn là những đứa con của quần chúng. Nhưng thời gian này nó đã không có bởi vì nước đồng minh nắm vận mệnh của nó đã mất kiên nhẫn.

Đó là quá khứ, chỉ nhắc lại nhân ngày kỷ niệm. Điều đáng quan tâm hơn là Việt Nam hiện nay cũng đang tiến tới rất gần tình trạng của một đất nước không thành. Trong thực tế nước ta cũng chỉ là một thuộc địa trá hình trong đó một thiểu số cường hào chiếm đoạt đất nước làm của riêng, bất chấp quần chúng. Đảng cộng sản cư xử không khác một lực lượng chiếm đóng. Người dân không còn quan tâm tới đất nước vì đất nước không còn là của họ. Tư tưởng chính trị duy nhất được phép truyền bá là chủ nghĩa Mác-Lênin mà ngay cả những người áp đặt cũng biết là bệnh hoạn và nhàm chán. Đặc tính của những đất nước không thành: quan hệ chính quyền – nhân dân bị cắt đứt, thậm chí trở thành thù địch. Đã thế chính quyền còn liên tục nhục mạ người dân bằng những quyết định thách đố như cho Trung Quốc thuê rừng ở thượng nguồn, khai thác bôxit tại Tây Nguyên, chuẩn bị xây 14 lò phản ứng hạt nhân, bao che cho các đại gia cướp đất cướp nhà của dân chúng một cách công khai, trắng trợn, hàng ngày.

Còn lại sinh hoạt kinh tế. Nhưng kinh tế cũng sẽ rất bi đát trong những ngày sắp tới khi sự thực không còn che đậy được nữa. Và đàng nào thì mô hình kinh tế hướng ngoại cũng không thể tiếp tục khi các quốc gia phát triển đã đặt thăng bằng cán cân mậu dịch làm mục tiêu hàng đầu. Thử thách đặt ra cho sự sống còn của đất nước sẽ rất lớn vì chúng ta kiệt quệ, căm hờn và bất lực. Thảm kịch lớn nhất hiện nay của chúng ta là thảm kịch của ý chí và niềm tin.

Cũng như Mexico hiện nay chúng ta rất hụt hẫng về mặt tư tưởng chính trị, nhưng khác với họ chúng ta chưa bắt đầu khắc phục. Trí thức Việt Nam vẫn còn rất kém về kiến thức chính trị và vẫn còn nghĩ rằng chính trị không cần phải học. Một cuộc thảo luận gần đây còn cho thấy họ cũng không biết chính họ là ai vì nhiều người vẫn chưa hiểu thế nào là một trí thức. Đất nước Việt Nam cần tìm ra một lối thoát nhưng đôi mắt của Việt Nam lại chưa chịu mở ra.

Một trong những khái niệm bị xét lại một cách gay gắt nhất trong thế giới toàn cầu hóa này chính là khái niệm quốc gia. Số lượng các đất nước không thành sẽ ngày một gia tăng. Sẽ chỉ còn lại những quốc gia được quan niệm một cách đúng đắn và được bảo vệ một cách thông minh. Không có gì là quá nếu nói rằng đất nước đang lâm nguy. Thiểu số ít ỏi những người hiểu biết và có lòng yêu nước, những trí thức đúng nghĩa, cần hiểu rằng họ không có chọn lựa nào khác hơn là tìm đến với nhau trong một ý chí chung.

Nguyễn Gia Kiểng
(tháng 5/2012)

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

Điện Hạt Nhân

Posted by hoangtran204 trên 23/05/2012

Lời Tựa: Muốn tránh sự thất bại trong làm ăn, người Mỹ thường nói: đừng làm những gì không phải là nghề của mình, đừng làm những nghề mà mình không thật sự hiểu biết và không bỏ ra thời gian đủ lâu để học hỏi và thu thập kinh nghiệm tới nơi, tới chốn. Thời gian và thực tế xảy ra cho thấy họ luôn luôn đúng.

Chỉ tính trong 10 năm qua ở Mỹ, hàng trăm ngân hàng lớn nhỏ sụp đổ, hàng trăm các đại công ty tập đoàn phá sản, và hàng chục ngàn doanh nghiệp khác tan rã mất hết tài sản chỉ vì bước vào làm những việc mà họ mới chập chững bắt tay vào nghiên cứu trong 10-15 năm, thậm chí là mới nhảy vào làm ăn chừng 5-7 năm là đã đối diện với khó khăn chồng chất.

Về vấn đề điện hạt nhân, tình hình hiện nay của VN là không có đủ đội ngũ của các kỹ sư, các khoa học gia về vật lý hạt nhân có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, không có ngành hóa học hạt nhân, bác sĩ y khoa chuyên ngành hạt nhân (nuclear medicine), các cán sự kỹ thuật và công nhân chuyên về ngành điện hạt nhân… Nhân lực tối thiểu cho ngành này phải chừng 10000-15000 người, họ phải tốt nghiệp ở các đại học kỹ thuật ngành nguyên tử và ngành vật lý hạt nhân lẫn vật lý lý thuyết ở các nước Âu Mỹ.  Sau khi tốt nghiệp ra trường, họ còn phải làm việc ở nước ngoài, làm trong các nhà máy phát điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, và ngành an toàn điện hạt nhân… tối thiểu cũng phải mất 10-15 năm để thu tóm kinh nghiệm.

Bên cạnh nhóm chủ lực nói trên, trong nước còn phải có tối thiểu 20-30 trường đại học kỹ thuật (tương tự như Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, quận 10, Sài gòn, nay gọi là trường đại học bách khoa.) để tham mưu và hổ trợ về các mặt xây dựng và khoa học cơ bản.

Ngoài ra, VN  còn ở mức phôi thai hoặc chưa có các ngành cơ khí kỹ thuật tự động, cơ khí chính xác, luyện kim, kiến trúc, xây dựng các công trình có mức bền vững hàng trăm năm, khảo sát môi trường…các hãng xưởng VN cho đến nay chỉ làm gia công, và  không chế được 1 sợi sên xe đạp, một con ốc hay bù loong đạt đủ tiêu chuẩn đòi hỏi trong các ngành kỹ thuật cao…thì làm sao tính đến chuyện kỹ thuật xây dựng, điều hành nhà máy điện hạt nhân.

Ý tưởng điên rồ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân là do 2 nhóm sau đây. Nhóm Việt kiều Nhật và nhóm cố vấn cho chính phủ.

Về ngành vật lý hạt nhân, ta có thể dùng tiêu chí ISI  (nguồn) để đánh giá khả năng các khoa học gia và kỹ thuật gia Việt Nam (ngành vật lý hạt nhân) hiện đang ở trong nước, hoặc nhóm Việt kiều Nhật chuyên về vật lý hạt nhân để xem họ đã có viết đề tài nghiên cứu, hay có đề xuất gì về các đề tài điện hạt nhân, được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành của nước ngoài trong vòng 10-20 năm qua hay không? Các bạn có thể tự tìm hiểu khi vào website ISI nói trên để tìm xem thực hư thế nào.

Ai đã từng đọc qua các bài báo so sánh giữa VN, Thái Lan, Singapore, Nam Hàn, Mã Lai…về só lượng các đề tài nghiên cứu, phát minh, các bài báo khoa học, kỹ thuật chuyên ngành được các tạp chí nước ngoài đăng tải …có từng thấy đề tài nào liên quan  nghiên cứu về vật lý hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân của nhóm Việt kiều Nhật và các nhà vật lý hạt nhân trong nước hay của nhóm kỹ sư xây dựng nhà máy điện hạt nhân VN hay không?

Mấy năm qua, nhóm cố vấn cho chính quyền Hà Nội và nhóm khoa học gia và kỹ thuật gia (Việt kiều Nhật và trong nước) đã xúi dục các cán bộ cao cấp trong nước về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Cả hai nhóm này quyết tâm làm vậy là vì tiền. Họ đã và đang được các nhóm sản suất nhà máy điện hạt nhân đút lót tiền bạc để có hợp đồng xây dựng. Hiện có 5 quốc gia chuyên sản suất và xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Đứng đầu là các công ty ở Mỹ, Nhật, Liên Xô, Nam Hàn; Trung Quốc mới học lóm xây dựng nhà máy điện HN.

Không một người nào trong 14 ủy viên bộ chính trị, 16 bộ trưởng cùng 64-70 thứ trưởng có đủ kiến thức để hiểu điện hạt nhân, chưa nói là về công nghệ làm nhà máy điện hạt nhân… nên chắc chắn nhóm cầm quyền phải dựa vào nhóm cố vấn khoảng 300 người đứng sau hậu trường giúp điều hành nền kinh tế, tài chánh,năng lượng, giáo dục…của cả nước trong hơn máy chục năm qua.

Các quyết định của các chính trị gia ở Hà Nội chịu ảnh hưởng bởi nhóm 300 người cố vấn khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chánh này. Họ xúi gì thì các nhân vật chính trị nghe và làm theo. Khổ thay cho VN là nhóm cố vấn này đi học từ Nga và Đông Âu về, và họ hoàn toàn không thông thạo anh ngữ, pháp ngữ. Kiến thức của họ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chánh khiếm khuyết rất lớn, nhưng họ là người được nhóm cầm quyền tin cậy. Các công ty nào muốn làm ăn trót lọt với VN thì cứ tìm cách tiếp xúc và tác động trực tiếp vào nhóm cố vấn này. Muốn cho chính sách nào được thông qua, cứ việc tìm nhóm cố vấn này nói chuyện là mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.

Nếu nhóm cố vấn này giỏi, thì hơn 30 năm qua, VN đã thay đổi rất nhiều. Khả năng của nhóm cố vấn này như thế nào thì ta có thể so sánh số tiền đầu tư, thời gian đầu tư, giữa VN và Trung Quốc.

Với 200 tỷ đô la tư bản đầu tư vào VN  từ 1990-2011 (nguồn Foreign Direct Investment) và số tiền hàng chục tỷ đô la hổ trợ phát triển hành chánh official development assistance (ODA) , cùng với các khoản tiền mà ngân hàng thế giới (WB) và Ngân Hàng Phát triển Á Châu (ADB) cho VN mượn, cùng các nước âu châu như Bỉ, Thụy Điển, Úc viện trợ không hoàn lại hàng trăm triệu đô la hàng năm trong suốt hơn 30 năm qua…nhưng cấu trúc cơ sở hạ tầng của VN như đường sá, cầu cống, hải cảng, điện, nước, phi trường,…hiện nay vẫn còn rất tồi tệ.

Số tiền mà các nguồn trên viện trợ lẫn đầu tư vào VN bằng 1/3 hoặc 1/5 số tiền tư bản đầu tư vào Trung Quốc (654 tỷ đô la tính từ 1980-2006), nhưng xem ra VN không có cơ sở hạ tầng bằng 1/10 của Trung Quốc. Chỉ bao nhiêu đó thì đủ hiểu nhóm cố vấn này có khả năng ra làm sao. Nay nhóm cố vấn này đang đứng đàng sau lưng các nhân vật trong bộ chính trị và xúi họ làm điện hạt nhân, triển vọng VN tươi sáng sẽ càng xa dần. 

Tám lý do Việt Nam sẽ có lợi nếu chính phủ hoãn xây nhà máy điện hạt nhân

Phùng Liên Đoàn

22-05-2012

Chuyên viên an toàn, môi trường và kinh tế Điện hạt nhân đã làm việc tại Mỹ 40 năm

Nước Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng trên thế giới là phải hết sức thận trọng trong việc xây nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) vì hai lý do chính: ĐHN có rủi ro gây tai nạn phóng xạ, và ĐHN rất đắt tiền. Việc đi ngược lại xu hướng này không phải vì ViệtNamcó một nền kinh tế mạnh hoặc một đội ngũ chuyên viên ĐHN chuyên nghiệp như Nga, Nhật, Đức, Mỹ, Pháp… mà vì lãnh đạo ta có một quyết tâm chính trị rất cao và có quyền không cần tham khảo ý dân. Quí vị lãnh đạo ta biết hết, lại tin vào lời báo cáo của cấp dưới là trong tương lai ta rất thiếu điện và ĐHN thế hệ lò thứ ba rất an toàn. Ngay sau biến cố Fukushima lãnh đạo ta vẫn khẳng định mạnh mẽ hơn thủ tướng Đức và thủ tướng Nhật là Việt Nam vẫn tiến tới việc xây nhà máy ĐHN.

 

Tôi mong mỏi quí vị lãnh đạo tìm hiểu kỹ càng thêm về kỹ thuật và kinh tế ĐHN cũng như quí vị đã để ý rất nhiều về thể diện quốc gia và vai trò chính trị của ĐHN.

Kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến cho biết việc xây nhà máy ĐHN Ninh Thuận và một chuỗi 6 lò ĐHN khác như dự tính không những sẽ không thành công, mà còn làm nước ta phụ thuộc vào nước ngoài nhiều hơn, con cháu ta sẽ còn phải đi làm lao công triền miên cho thiên hạ, và người trong nước thì vẫn thiếu điện để làm ăn. Khi việc này xảy ra vào những năm 2021 – 2030 thì quí vị lãnh đạo ngày nay không còn sống nữa hoặc không còn quyền hành gì nữa. Trách nhiệm về lỗi lầm ai sẽ gánh chịu? Mới 40-70 năm trước, lãnh đạo ta đã hi sinh nhiều triệu con dân Lạc Hồng để thực hiện một niềm tin tuyệt đối là Việt Nam đi đầu đem chủ nghĩa Marx-Lenin tạo hạnh phúc cho nhân loại. Hậu quả của niềm tin đó khiến nước ta tụt hậu, dân ta nghèo hèn, và còn đang gánh chịu đau thương nhiều thế kỷ. Nay ta đã biết gì về ĐHN? Và ta còn thì giờ không để sửa sai một quyết định chính trị rất phi kinh tế phi dân chủ này?

Tôi xin liệt kê dưới đây 8 lý do lãnh đạo Việt Nam nên hoãn xây ĐHN Ninh Thuận để có thì giờ nhìn vào tình hình ĐHN trên thế giới và lắng nghe lời can gián của người dân Việt không những trong nước mà còn rải rác khắp năm châu:

(1)  ĐHN rất cần thiết cho tương lai thế giới nhưng chưa cần thiết cho Việt Nam;

(2)  Ta đã làm quyết định quan trọng xây nhà máy ĐHN dựa trên phỏng tính thô sơ về nhu cầu điện;

(3)  Phỏng đoán giá nhà máy ĐHN quá thấp, ta sẽ phải chi tiền nhiều hơn nếu không bị kiện cáo hoặc bỏ rơi;

(4)  Ta tự chuốc lấy thất bại khi ta quyết định mua/xin nhà máy ĐHN của nhiều nước và huấn luyện nhân viên bởi nhiều nước;

(5)  Việc ta dùng hơn 150 triệu USD để đào tạo nhân sự ĐHN một mặt thì không đủ, một mặt thì rất phí phạm;

(6)  Làm ĐHN là đi ngược lại với nguyên tắc cạnh tranh do Thủ Tướng tuyên bố;

(7)  Ta nên dò xét ngay một nguồn năng lượng mới dưới lòng đất của ta;

(8)  Bỏ Ninh Thuân, cộng tác với Nga xây ĐHN nổi, tạo được công ăn việc làm cho người dân, và hội nhập ĐHN đặc thù.

Tôi có tư cách gì bàn chuyện quốc gia đại sự này?

Tôi có cơ may tham gia vào các hoạt động hạt nhân của Mỹ trên 40 năm, từ những năm 1960s tới nay, kể cả việc tháo gỡ vũ khí nguyên tử, tẩy uế phóng xạ hậu quả của 50 năm chạy đua vũ khí hạt nhân, và thiết kế nhiều nhà máy ĐHN. Trong thời gian này tôi đã có mặt tại hầu hết các trung tâm nguyên tử của Mỹ, tham dự thiết kế xây dựng 6 nhà máy ĐHN và khảo sát hơn 50 nhà máy khác. Tôi đã tiếp xúc với các kỹ sư Nhật năm 1967 khi họ bắt đầu xây Fukushima Daiichi. Tôi đã học tập cùng với các kỹ sư Hàn Quốc, Đài Loan, Pakistan, Iran… khi những nước này chưa có một nhà máy ĐHN nào. Tôi đã làm việc tại United Engineers & Constructors năm 1967 khi công ty này xây dựng nhà máy Three Mile Island (TMI) tạiPennsylvania, rồi đến năm 1980 thì tôi lại khảo sát tai nạn nóng chảy TMI-2. Tôi đã từng khảo cứu hiện tượng China Syndrome (huyền thoại lò ĐHN nóng chảy tại Mỹ, chìm xuống đất và chui sang tận Tàu). Luận án tiến sĩ của tôi khảo cứu hiện tượng bình thép nặng 600 tấn của lò PWR 1000 MW bị bể, gây tai nạn nóng chảy “ghê gớm nhất”. Tôi là đồng tác giả khảo cứu WASH-1400 năm 1972-1975 là khảo cứu quan trọng nhất của Mỹ về các sự cố ghê gớm của ĐHN, dùng phương pháp rủi ro (probabilistic risk assessment) để làm luật Price Anderson bảo hiểm nhiễm xạ cho người dân. Ông Harold Denton, người được Tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm cứu nguy lò Three Mile Island trong cơn nguy biến tháng 3 năm 1979 là bạn của tôi tại cơ quan Định Chế ĐHN (U.S. Nuclear Regulatory Commission-USNRC) và đến năm 1995 lại là tư vấn trong công ty của tôi tại Oak Ridge, Tennessee. Tôi đã đánh cược 1 USD với ông Robert Bernero, người chuyên khảo cứu sự cố lò BWR (loại Fukushima) tại USNRC, là nhờ bài học TMI-2 Mỹ không thể có một tai nạn nóng chảy nữa tại một nhà máy nước nhẹ trước năm 2000. Tôi đã thắng cuộc; nhưng nếu tính cả tai nạnChernobylnăm 1986 (không phải loại lò nước nhẹ) và tai nạnFukushima(sau năm 2000) thì tuy không thua cuộc nhưng tôi cũng coi là thua, bởi vì tôi đã chủ quan quá lố. Tôi đã đặt giải thưởng lấy tên là Weinberg để phát 2 năm một lần tại American Nuclear Society cho một khoa học gia có tâm dùng năng lượng hạt nhân phụng sự xã hội.

Trong suốt 30 năm làm tư vấn nguyên tử tại Mỹ để sinh sống, tôi lại chuyên khá nhiều về kinh tế ĐHN so với các nguồn năng lượng khác.  Bài viết của tôi về ĐHN trình bày tại Việt Nam năm 1999 được USNRC lặp lại và kỹ sư Việt Nam tưởng là lý luận của Mỹ nên đã dùng để cổ võ cho việc xây ĐHN tại Việt Nam!

Với các kinh nghiệm thực tế trên, tôi có đôi chút hiểu biết về ĐHN và phải là người rất hăng hái trong việc xây dựng nhà máy ĐHN tại quê hương Việt Nam của tôi giống như một đồng nghiệp, ông Đinh Đức Hữu (nay đã qua đời), để ta có thể “ngang hàng” với các nước Á Châu tiên tiến như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Quốc.

(Xin xem phụ bản 1 phác họa quá trình làm việc của TS Phùng Liên Đoàn)

Nhưng không, với tất cả tâm tư ở tuổi 72 không vụ lợi, không tự ái, và đã nguyện đem hết tài sản của mình giúp trẻ em và người nghèo Việt Nam, tôi xin trình bày 8 lý do tại sao lãnh đạo Việt Nam nên nghĩ tới tương lai của con cháu mà hoãn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận cho tới khi quí vị tổ chức cho người dân Việt Nam bàn bạc công khai về các lợi hại của chương trình ĐHN. Nếu người dân không có quyền được tham khảo, thì tôi nghĩ họ có quyền để di chúc cho con cháu không trả nợ cho các nước bán ĐHN cho Việt Nam khi mà các lãnh đạo ngày nay không còn sống mà nhận trách nhiệm đó.

Tám lý do đó như sau.

Lý do 1: ĐHN rất cần thiết cho tương lai thế giới nhưng chưa cần thiết cho Việt Nam

Nhiều người Việt cho rằng tai nạn Fukushima năm 2011 thật là khủng khiếp, cùng với tai nạn Chernobyl năm 1986 và TMI-2 năm 1979 chứng tỏ rằng ĐHN là một quái thai khoa học kỹ thuật có hại cho loài người, cần phải dẹp bỏ. Tôi không đồng ý với lý luận dựa trên cảm tính sợ hãi nhưng không thực tế này. Tuy ĐHN thoát thai từ vũ khí hạt nhân, Fukushima và Chernobyl đã làm cả ngàn người nhiễm xạ và gây thiệt hại đất đai trên cả trăm cây số, năng lượng hạt nhân cũng đã đem lại phúc lợi cho nhiều trăm triệu người qua y học, nông nghiệp, ngư nghiệp, cùng là đóng góp 14% điện trên thế giới (1660 tỉ kWh/ năm, đáng giá 100 tỉ USD mỗi năm, và đã như vậy trên 30 năm rồi). Nó cũng giảm thiểu hơn 6 tỉ tấn khí CO2 và cả triệu tấn chất độc hại như thủy ngân, arsenic, nhôm, lưu huỳnh… mỗi năm các nhà máy đốt than đốt dầu thải ra khí quyển, một sự kiện gây đau ốm cho nhiều triệu người, khí quyển hâm nóng, bão tố to hơn, nước biển dâng cao và do đó gây đói kém cho cả tỉ người. Ta không thể đem hiểu biết và kỹ thuật nguyên tử đóng vào chai để cất đi, cũng như ta không thể dẹp bỏ kỹ thuật xe hơi hằng năm giết hơn 300.000 người và làm bị thương nhiều triệu người.

Nhưng ĐHN khó làm, khó điều hành, chỉ khả thi tại các nước giàu dùng rất nhiều năng lượng, có hạ tầng cơ sở tốt, có nhân công với văn hóa kỹ thuật và an toàn ở trình độ cao, kinh tế mạnh. Nước ViệtNamta hoàn toàn khác. Ta có chiến tranh liên miên từ nhiều thế kỷ, mới hòa bình tương đối vài chục năm, hạ tầng cơ sở còn rất yếu kém, kinh nghiệm an dân tế thế còn rất mỏng manh. Dân ta nghèo, sức thu nhập thua dân các nước tiên tiến cả chục lần (3300 USD/ capita [tính trên đầu người] so với 32.000 -37.000 USD/capita tại Hàn Quốc và Đài Loan). “Rừng vàng biển bạc” của ta chưa được khai thác khoa học đúng mức. Ta còn phải xuất khẩu lao động (thực sự là nô lệ) kiếm ngoại tệ cho ta nhập khẩu các thiết bị cần thiết. Ta nên dùng ngân sách nhỏ bé của ta nâng cao dân trí và cơm no áo ấm cho người dân trước khi phiêu lưu vào ĐHN khó làm và rất đắt mà chỉ các nước có kinh tế mạnh và người dân đã no ấm mới có thể làm nổi. Các lý luận cường điệu “tại sao không?” phần lớn dựa trên những quyết đoán nông cạn và duy ý chí.

Lý do 2: Ta đã làm quyết định quan trọng xây nhà máy ĐHN dựa trên phỏng tính thô sơ về nhu cầu điện

Ngày 27 tháng 7/2011, Thủ tướng ViệtNamký quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét tới 2030. Theo quy hoạch này, Điện lực Việt Nam (EVN) phỏng tính rằng tới năm 1920 thì Việt Nam cần 330 tỉ kWh và 1930 thì cần 693 tỉ KWh. Như vậy là chỉ 8 năm nữa, năm 2020, ta dùng một số điện ngang với Anh Quốc ngày nay (345 tỉ kWh); và năm 2030, ta dùng một số điện ngang với Đài Loan và Hàn Quốc cộng lại (229 tỉ kWh + 460 tỉ kWh = 689 tỉ kWh). Trong khi đó, GDP ngày nay của Việt Nam là 299 tỉ USD – chỉ bằng 13% GDP của Anh hoặc Hàn Quốc cộng Đài Loan (xem bảng A).

Bảng A: Vài con số GDP và điện (tài liệu CIA WorldFactbook, circa 2011)

 

ViệtNam

Thái Lan

Mã Lai

Đài Loan

Hàn Quốc

Anh Quốc

Đức

Nhật

GDP (tỉ USD)

299

601

447

885

1549

2.250

3.085

4.389

USD/capita

3.300

9.700

15.600

37.900

31.700

35.900

37.900

34.300

E (tỉ kWh)

109,3

139,2

117,9

229,0

460,0

344,7

545,0

860,0

E/GDP (kWh/USD)

0,366

0,232

0,264

0,259

0,297

0,153

0,177

0,196

                 
Tỉ số dùng điện

1

0,63

0,72

0,71

0,81

0,42

0,48

0,54

.

Mặc dầu các con số trên có nhiều thành tố, ta vẫn có thể kết luận ta dùng điện rất phí phạm, tốn nhiều hơn 20-50% để sản xuất một đơn vị GDP khi so với các nước láng giềng và các nước tiên tiến. Số điện cần thiết cho năm 2020 và 2030 sẽ ít hơn khi ta học hỏi được cách dùng điện nhạy bén hơn. Rõ ràng đây là nhiệm vụ của giáo dục, của việc nâng cao dân trí, của trình độ kỹ thuật. Có người cường điệu cho rằng nhờ ĐHN ta sẽ có trình độ kỹ thuật cao hơn. Họ nên nhìn vào việc ta dùng xe Lexus, điện thoại di động, máy ảnh số… tràn lan trên khắp nẻo đường ViệtNamtrong khi ông đại sứ Nhật than phiền không công ty nào trong nước làm được chai thủy tinh theo chuẩn của rượu sake của Nhật sản xuất tại Huế! Kinh tế của ViệtNamsẽ không học hỏi được gì, hoặc chỉ học hỏi tí teo, nơi kỹ thuật ĐHN.

Chính phủ nên hoãn xây nhà máy ĐHN cho tới khi EVN và các nhà kinh tế xác định lại một cách công khai tại sao ta cần nhiều điện như trong quyết định Thủ tướng ký năm 2011.

Lý do 3: Phỏng đoán giá nhà máy ĐHN quá thấp, ta sẽ phải chi tiền nhiều hơn nếu không bị kiện cáo hoặc bỏ rơi

 Kinh nghiệm của thế giới là không có nhà máy ĐHN nào xây cất theo đúng giá dự kiến,thường sẽ đắt hơn 50% – 300%. Tôi đã theo dõi giá thành của hơn 30 nhà máy ĐHN tại Mỹ và thấy nhà máy nào cũng đắt hơn dự kiến ban đầu. Có nhiều lý do: (a) mỗi nhà máy là một sản phẩm đặc thù, phụ thuộc vào người xây, thời biểu xây, và các hãng cung cấp thiết bị và nhân sự; (b) luật lệ an toàn ngày một tăng và rắc rối, khiến cho việc xây cất phải sửa đổi, chờ đợi, tăng thêm thiết bị; (c) các hãng bán thiết bị ít khi cam đoan giá cả để còn phòng cơ hội tăng giá; (d) kiện tụng thường xảy ra trong bất cứ chương trình ĐHN nào; và (e) người cổ võ ĐHN thường dấu các cơ nguy tăng giá.

Tại Việt Nam, rủi ro giá thành tăng gấp 200%-300% hơn dự kiến là chắc chắn xảy ra, vì ta mắc phải hầu hết 5 nguyên nhân trên, mà còn mắc thêm hai nguyên nhân nữa; đó là (f) hạ tầng cơ sở của ta rất yếu (đường xá, cầu cống, cảng, vật liệu xây cất), và (g) nhân sự của ta chưa thấm nhuần văn hóa của công nghệ cao.Ta có nhiều ví dụ nhãn tiền các công trình lớn của ta đều đắt hơn dự tính mà lại không bền: nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường dây 500 KV, đường Trường Sơn, thủy điện Lai Châu – Sơn La, xa lộ 1000 năm Thăng Long, đường hầm Thủ Thiêm…

Tiền nào của đó. Nếu rẻ thì ít tốt, ít an toàn hơn. Dù Nga có bán rẻ hơn Pháp, dù Nhật có viện trợ cho nhiều, thì nhà máy ĐHN Ninh Thuận cũng sẽ đắt hơn và xây lâu hơn dự tính, vì “đó là Việt Nam”! Ngân sách quốc gia sẽ bị vỡ nợ, không còn đủ tiền lo các vấn đề cấp bách hơn như giáo dục, y tế, quốc phòng, và cứu trợ trong trường hợp thiên tai. Chính phủ cần nhờ những nguồn độc lập đáng tin cậy tính lại cho thật kỹ và công khai giá thành và nguồn vốn xây ĐHN. Các kết quả có tính cách khoa học và thực tế sẽ giúp lãnh đạo quyết định sáng suốt hơn, thay vì “tới đâu hay nấy” theo cách hành xử thông thường tại ViệtNam.

Hầu hết các khảo sát trên thế giới đều kết luận giá thành nhà máy ĐHN là đắt hơn nhà máy đốt than, đốt khí thiên nhiên, và đập thủy điện. Nếu tính tổng thể cả nhiên liệu và điều hành thì điện từ nhà máy ĐHN chỉ kinh tế so với các dạng điện kia tại các nước tiên tiến như Nhật, Hàn, Mỹ, Pháp… Nhưng tại Việt Nam, tôi đã tính là ĐHN sẽ đắt gấp ba giá điện năm 2009, và vào năm 2020, sẽ vẫn đắt hơn điện từ đập nước, từ nhà máy đốt than và nhà máy đốt khí thiên nhiên.

Điện nào chẳng là điện. Lãnh đạo cần tìm đường dễ làm và rẻ tiền thay vì ĐHN để phục vụ người dân ViệtNamvốn đã rất nghèo và bị cúp điện kinh niên. Ta đã tuyên bố không làm bom nguyên tử, vậy thì ta càng nên tránh ĐHN rắc rối, đắt tiền, và có cơ nguy xảy ra tai nạn phóng xạ.

Lý do 4: Ta tự chuốc lấy thất bại khi ta quyết định mua/xin nhà máy ĐHN của nhiều nước và huấn luyện nhân viên bởi nhiều nước

Tại Mỹ, hãng máy bay Southwest Airline lớn mạnh và nổi tiếng làm ăn giỏi và an toàn là nhờ họ chỉ dùng một loại máy bay – Boeing 737; do đó huấn luyện phi công và nhân viên bảo trì một cách đồng nhất và có thể xoay sở dễ dàng khi có nhu cầu thay đổi chuyến bay. Các công ty lớn hơn như American Airlines, Delta Airline, United Airline… đều bị phá sản, vì nhiều lý do trong đó việc dùng nhiều loại máy bay cũng là một yếu tố quan trọng.

Vào những năm 1970-1980, các hãng điện lớn tại Mỹ như Commonwealth Edison, Duke, Tennessee Valley Authority… gặp rất nhiều khó khăn khi dùng nhiều loại nhà máy khác nhau như BWR của General Electric, PWR của Westinghouse, PWR của Babcock and Wilcox, và PWR của Combustion Engineering. Việc dùng nhiều loại lò và nhiều kiểu lớn nhỏ khác nhau khiến nhân viên phải được đào tạo đặc thù, giấy tờ kỹ thuật khác nhau giữa các nhà máy, và hệ thống an toàn khác nhau. Việc này phân tán và làm rối bời lực lượng nhân sự, khiến các nhà máy ĐHN chỉ sản xuất được 50 – 60% điện dự tính, và công ty bị thua lỗ. Ngoài ra, rủi ro có sự cố cũng rất cao. ViệtNamta đang mắc cái bệnh này, tự cho ta là “khôn” dùng nhiều kỹ thuật “hạng nhất” nhưng ta không biết là đã tự gieo cái mầm có nhiều sự cố trong tương lai. Với vài ngàn nhân viên ĐHN của ta dùng một ngoại ngữ cũng chưa thông, làm sao ta có thể đương đầu với tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn và các tập huấn và luật lệ của họ cùng một lúc? Nếu họ đưa tài liệu và tập huấn ta bằng tiếng Anh thì các huấn luyện viên người Nhật, người Nga, người Hàn có thực thông mấy ngàn dữ kiện bằng tiếng Anh không? Làm sao ta có thể luân chuyển nhân viên từ nhà máy này sang nhà máy khác khi cần thiết? Khi các thiết bị từ con ốc, từ cái máy đo lường đều phải nhập khẩu, thì nhà máy ĐHN không sản xuất điện khi chờ đợi thiết bị được bay tới. Ta đã có kinh nghiệm với Dung Quất rồi, với các xe Lexus, Peugeot, Mercedes rồi, với các máy fax và điện thoại di động rồi. Ta không nên lệ thuộc nước ngoài quá nhiều về các vấn đề sinh tử như điện.

Trong chiến tranh ta có thể sử dụng tinh nhuệ mọi thứ khí giới, nhưng trong hòa bình ta không thể sử dụng tinh nhuệ nhiều loại nhà máy ĐHN. Ta không thể cường điệu “tại sao không?” cho tới khi ta học hỏi thêm về các nhu cầu 100% an toàn và 100% đáng tin cậy của nhà máy ĐHN.

Hoãn xây nhà máy ĐHN trong lúc này khi ta mới tốn vài chục triệu USD là giúp ta không tốn kém nhiều trăm triệu USD vào năm 2013-2015 và nhiều tỷ USD vào những năm 2015-2020.

Lý do 5:  Việc ta dùng hơn 150 triệu USD để đào tạo nhân sự ĐHN một mặt thì không đủ, một mặt thì rất phí phạm

Theo chương trình, Việt Nam dự định đào tạo 2400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ từ 2010 tới 2020 để phục vụ nhà máy ĐHN. Đồng thời cũng đào tạo 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ để phục vụ các ngành liên hệ. Khoảng 10% kỹ sư và 40% thạc sĩ/tiến sĩ là được đào tạo tại ngoại quốc. Ngân sách đào tạo đã được chuẩn y năm 2010 là khoảng 150 triệu USD.

Điện nào chẳng là điện, tại sao ta lại đặc biệt ưu ái đào tạo chuyên viên ĐHN? Tại sao họ lại được học bổng và được đi nước ngoài? Tại sao lương họ lại cao hơn lương kỹ sư tại nhà máy than, nhà máy đập nước? Trong lịch sử của ta gửi người đi du học tại các nước tự do, bao nhiêu người đã trở về làm việc tại ViệtNam? Trong số người trở về ViệtNam, bao nhiêu người còn giữ nghề nghiệp được đào tạo và bao nhiêu người đổi sang nghề khác hoặc lại đi ra nước ngoài làm việc? Nếu kinh tế ViệtNamkhông phát triển mạnh thì làm sao ta giữ được người tài? Nếu ngành nghề không được tự do thì đến khi nào chính phủ không còn thất bại vì đầu tư nhân sự mà không đạt được mục đích?

Kinh nghiệm tại các nước Âu châu và Mỹ là bằng cấp thạc sĩ tiến sĩ hoàn toàn không cần thiết cho việc điều hành ĐHN và các luật lệ dịch vụ phóng xạ. Thật ra, người ta rất e ngại các người ỷ mình có bằng cấp to mà không tuân thủ luật lệ hoặc làm sái đi vì cho rằng mình biết. Vì thế, ngân sách sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn nếu có chính sách rõ ràng là đào tạo thực tập và tinh thần tuân thủ luật lệ chứ không đào tạo thạc sĩ tiến sĩ khảo cứu.

Nhưng với một ngân sách đào tạo như vậy trong một quốc gia mà rất nhiều trường mẫu giáo và tiểu học chưa có những phương tiện học hỏi tối thiểu, chưa có nước sạch và phương tiện vệ sinh tốt, thì ta tự hỏi có nên không? Tại sao ta không đào tạo như vậy đối với các nhân tài điều hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điện để họ nâng năng suất và tạo thêm điện ở các dạng rẻ tiền và dễ dàng hơn ĐHN? Nếu ta cũng ưu ái các nhân viên tại các nhà máy sản xuất điện khác thì việc sản xuất thêm số điện 4-10% là rất khả thi thay cho chương trình ĐHN của EVN.

Lý do 6: Làm ĐHN là đi ngược lại với nguyên tắc cạnh tranh do Thủ tướng tuyên bố

Quyết định của Thủ tướng năm 2011 nói rõ chính phủ chỉ giữ độc quyền đường dây chuyển tải điện. Vậy mà chính phủ làm ngược lại chính sách này bằng cách chấp thuận cho EVN, một công ty quốc doanh, dùng quyền thế nhà nước đi vay một số tiền rất lớn để làm ĐHN chưa chắc thành công nhưng chắc chắn toàn thể con cháu ta phải trả nợ. Nếu EVN là công ty tư thì họ có dám phiêu lưu như vậy không? Nếu chính phủ dùng số tiền đào tạo nhân viên ĐHN mà giúp cho tư nhân sản xuất điện tự do thì họ có thể dùng phương pháp dễ hơn để sản xuất 4000 MW điện vào năm 2020-2022 thay cho bốn lò ĐHN không?

Ai cũng biết không tư nhân nào, kể cả các ông tỉ phú ngoại quốc, sẽ bỏ tiền ra xây lò ĐHN cho Việt Nam vì rủi ro rất lớn về đầu tư, kỹ thuật, an toàn, và luật lệ. Ngay các hăng điện lớn của Mỹ còn phải xin chính phủ bảo đảm giùm khi họ đi vay tiền để xây ĐHN. Nếu chính phủ bỏ ra một phần số tiền dành cho ĐHN để khuyến khích tư nhân sản xuất, thì chắc chắn họ sẽ làm điện nhanh hơn và rẻ hơn ĐHN Ninh Thuận. Tôi xin đề nghị một vài phương pháp làm điện rẻ tiền hơn ĐHN:

  • Bán rẻ các bóng đèn fluorescent [huỳnh quang] để thay cho các bóng đèn nóng đỏ (incandescent). Các nước tại Úc, Mỹ, Âu đã áp dụng chương trình này từ nhiều năm. Ta chỉ tốn khoảng 500 triệu USD để thay 500 triệu bóng đèn và giúp giảm số điện dùng thắp sáng 60%, không phải xây thêm 6000 MW hay 6 lò ĐHN. Tính ra thì tiền đầu tư “không cần xây thêm” chỉ khoảng 100 USD/kW thay vì 5000 USD/kW ĐHN. Mà việc này có thể làm ngay, kết thúc trong 5 năm, chứ không phải chờ đợi 10-12 năm như xây nhà máy ĐHN.
  • Đào tạo nhiều thợ điện chuyên nghiệp để thay các dây điện nhỏ bằng các dây lớn hơn, giảm bớt phí phạm truyền tải trong thành phố từ khoảng 5-7% xuống khoảng 2-4%. Tiền đầu tư này tương đương với khoảng 2000 USD/kW thay vì 5000 USD/kW ĐHN, và còn tạo được cả ngàn công nhân điện có tay nghề và tránh trước rất nhiều nạn cháy nhà cháy chợ.
  • Tăng giá điện khi dùng quá một mức tối thiểu. Ví dụ, một gia đình chỉ cần khoảng 100 kWh mỗi tháng để thắp đèn và chạy máy móc, nhưng nếu họ đun bếp bằng điện hoặc có máy làm không khí mát, thì họ có thể phải dùng tới 400-600 kWh mỗi tháng. Nếu giá điện trên 100 kWh mỗi tháng tăng gấp đôi, trên 500 kWh mỗi tháng tăng gấp ba, thì người tiêu thụ sẽ dùng điện ít đi, và người bán điện vẫn có thu nhập khá. Chính sách này có thể tương đương với xây nhà máy điện giá 1000-2000 USD/kW. Ta lại đào tạo được một đội ngũ công nhân làm máy lạnh hiệu quả hơn, bịt kín các phòng có máy lạnh một cách khoa học để không mất khí lạnh, và lắp ráp cửa kính cách nhiệt tốt hơn (hai lớp kính thay vì một).
  • Tăng giá thu mua thủy điện lên gần giá sản xuất của nhiệt điện (ví dụ, từ 200 VND/kwh lên 1000 VND/kWh) sẽ giúp bảo trì các đập thủy điện và môi trường rừng tốt hơn, cùng là xúc tác cho người dân làm thủy điện ngay tại các sông ngòi (gọi là thủy điện với thế nước thấp). Việc này có thể tương đương với giá 500-1000 USD/kW thay vì 5000 USD của ĐHN. Ta bảo vệ môi trường, nâng cao an toàn thủy điện, và tạo được việc làm trong nước thay vì cùng tiền đó nhập khẩu điện và nhiên liệu từ nước ngoài.
  • Khuyến khích tương tự với điện gió, nhưng không trợ giá cao hơn, vì ta không nên theo xu hướng chính trị của các nước giàu “khuyến khích” dùng năng lượng tái tạo khi giá điện gió không có sức cạnh tranh. Ngay ông Obama của Mỹ đã thực tế hơn, không cổ võ cho “năng lượng tái tạo” mạnh miệng như một sinh viên nữa, mà thực tế hơn về việc dùng khí đốt thiên nhiên có được nhờ kỹ thuật mới tôi sẽ bàn dưới đây.
  • Trong mọi cơ hội trên, và các cơ hội tương tự, chính phủ nên chỉ đạo và áp dụng luật một cách nghiêm khắc nhưng công bằng, chứ không nên bắt tay làm, ngay cả qua các công ty quốc doanh là nơi dùng tiền không biết tiếc. Nhất là chính phủ nên áp dụng triệt để các luật an toàn đồng nhất cho người dân và cho môi trường, để ta không còn tệ nạn “nói bẻm mép” về việc “bảo vệ” nhưng khi thực hành thì rất luộm thuộm. Các cơ hội trên có kinh tế không thì thị trường sẽ tự giải quyết một cách tối ưu. Chính phủ sẽ tùy cơ hiệu đính chính sách một cách khôn khéo với sự đóng góp công khai của người dân.

Hoãn xây nhà máy ĐHN và thực hiện các công tác dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn như trên sẽ có lợi cho việc xử dụng ngân sách một cách hữu hiệu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, tránh không nhập khẩu những gì không cần thiết, do đó kinh tế có hiệu quả hơn và người dân hạnh phúc hơn. Làm ĐHN là phiêu lưu kinh tế và chính trị. Nó làm kinh tế ta kiệt quệ, người dân không có việc làm, xã hội không ổn định và ta luôn luôn lệ thuộc nước ngoài.

Lý do 7: Ta nên dò xét ngay một nguồn năng lượng mới dưới lòng đất của ta

Trong 5-10 năm qua một hiện tượng khoa học kỹ thuật mới tại Mỹ đã làm đảo lộn chính sách năng lượng của Mỹ. Người ta dùng phương pháp khoan ngang (horizontal drilling) và phương pháp ép vỡ (fracking) đá thủy tra tại dưới sâu 500-3000 m, để khai thác dầu hỏa và hơi khí. Nước Mỹ nay sản xuất thêm được 500.000 tấn dầu mỗi ngày quanh những giếng dầu trước kia tưởng đã cạn. Quan trọng hơn, nước Mỹ dùng cách này tìm được dự trữ khí thiên nhiên có thể dùng suốt 100 năm tới. Việc này khiến cho giá khí thiên nhiên, vốn là một nhiên liệu quí hơn dầu vì dùng dễ hơn và ít ô nhiễm hơn, lại rẻ bằng 20% giá dầu tính theo đơn vị USD/kC hay USD/kWh(nhiệt). Mỹ đang có phong trào dùng khí thiên nhiên chạy 20 triệu xe vận tải lớn, và tạo điện thay cho than và dầu. Xây mới ĐHN tại Mỹ gặp rất nhiều khó khăn vì người ta có thể làm điện bằng khí đốt nhanh hơn và rẻ bằng nửa ĐHN.

Xu hướng khoan ngang và ép vỡ đá cũng đang được xử dụng tại Âu Châu và Trung Quốc. ViệtNamcần thăm dò kỹ thuật này cấp tốc, vì nó có quyết định sống còn với chính sách năng lượng của ta trong vòng 10 năm. Tốn kém chỉ ngang với việc sửa soạn xây nhà máy ĐHN (khoảng 50-100 triệu USD) và cơ may là rất lớn tìm được nhiều khí đốt; ví dụ, tại “vựa than sông Hồng” và các vùng có đá thủy tra. Việc này lại tận dụng được trí tuệ ViệtNamvốn từ xưa tới nay không được trọng bằng trí tuệ nhập khẩu.

Có người cường điệu cho rằng ĐHN dùng rất ít nhiên liệu, ta có thể khai thác mỏ uranium và tự chế các thanh uranium, hoặc ta có thể mua dự trữ các thanh uranium cho các nhà máy ĐHN của ta. Những người này chưa thấu hiểu quá trình tốn kém và khó khăn sản xuất uranium có U-235 giàu hơn thiên nhiên (3-4% thay vì 0,7%). Sau khi có uranium giàu U-235 rồi, việc chế tạo các thanh nhiên liệu cho nhà máy ĐHN lại còn cần một công trình kỹ nghệ tinh vi chỉ vài nước trên thế giới có thể làm (nếu thanh nhiên liệu làm ẩu thì phóng xạ tuôn ra sẽ rất cao, ta không điều hành được nhà máy). Giá nhiên liệu ĐHN khoảng 0,02 USD/kWh, nghĩa là khoảng 140 triệu USD mỗi năm cho một nhà máy 1000 MW. Làm sao ta có tiền mua các nhiên liệu đó dự trữ 5-10 năm?

Nếu Việt Nam có tiền bây giờ để “cam đoan” mua khí thiên nhiên của Mỹ trong 30 năm tới, thì giá khí thiên nhiên ngày nay rất rẻ và xây nhà máy đốt khí thiên nhiên chỉ mất 3 năm. Ta có thể sản xuất điện rẻ bằng 50% điện từ nhà máy ĐHN Ninh Thuận. Tôi đề nghị ta theo chiều hướng này, nhưng tìm khí thiên nhiên ngay trong nước ta thay vì “cam đoan” mua của Mỹ.

(Xin xem phụ bản 2 phác họa kỹ thuật khoan ngang và ép bể đá thủy tra)

Lý do 8: Bỏ Ninh Thuận, cộng tác với Nga xây ĐHN nổi, tạo được công ăn việc làm cho người dân, và hội nhập ĐHN đặc thù

Sau khi lắng nghe các ý kiến công khai về ĐHN, nếu ViệtNamvẫn còn muốn có kỹ nghệ ĐHN cho 30-100 năm tới, thì ta nên tìm phương pháp đặc thù có lợi cho kinh tế Việt Nam.

Một trong các phương pháp đặc thù là xây các nhà máy ĐHN nhỏ trên bè, có thể làm tại một cảng như Cam Ranh rồi kéo tới nơi có nhu cầu điện. Kỹ thuật làm ĐHN trên mặt nước hoặc dưới nước đã chín muồi vì đã thực hiện an toàn tại các tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm nguyên tử, tàu chở hàng Savannah, và tàu xẻ băng Lenin, và 5-6 nhà máy ĐHN nổi loại Lomonosov đang xây tại Nga. Xây lò ĐHN trên bè thì không sợ động đất. Sóng thần cũng không làm hại được lò vì sóng thần chưa hề phá vỡ các công trình to lớn có tường xi măng cốt sắt bảo vệ.  Các lò nhỏ từ 100 tới 300 MW lại rất cần thiết cho các xứ đang mở mang có nhiều bờ biển, như Nhật, Phi Luật Tân, Nam Dương, các nước Phi Châu, các nước Nam Mỹ. Việt Nam có thể điều đình với Nga xây 10 nhà máy ĐHN nổi 200 MW thay vì 2 nhà máy Ninh Thuận. Ta làm dịch vụ đóng bè, tạo công ăn việc làm cho cả chục ngàn người. Nga làm các lò từng loạt trong công xưởng, như vậy giá sẽ rẻ tính theo USD/kW. Các lò này lại có thể thiết kế chỉ thay nhiên liệu 4-5 năm một lần, thay vì 1-2 năm như các lò lớn. Khi ta neo hai nhà máy này gần các nơi cần điện như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… thì độ tin cậy luôn luôn có điện (reliability) cao hơn, sự mất điện do truyền tải đi xa cũng ít hơn.

Cơ hội này giúp Việt Nam hội nhập thế giới ĐHN một cách đặc thù, và lại có một kỹ nghệ xuất khẩu ra thế giới thay vì hoàn toàn lệ thuộc vào nhập khẩu. Nhiều chục ngàn người sẽ có công ăn việc làm từ việc xây bè và các phụ sản của lò ĐHN. Nếu lãnh đạo Việt Nam thấy cơ hội này là có lý hơn ĐHN Ninh Thuận, tôi xin xung phong làm việc không lương (dùng lương tương xứng làm học bổng cho sinh viên Việt Nam), trong 3 năm để khởi đầu kỹ nghệ tương lai này cho Việt Nam trước khi chuyển giao cho một đội ngũ lành nghề tiếp tục. Nếu Việt Nam và Nhật bỏ 30 triệu USD để khảo sát địa điểm xây nhà máy Ninh Thuận 2, thì với một số tiền tương tự tôi có thể làm việc với Nhật, với Nga gây dựng kỹ nghệ ĐHN nổi rất an toàn và có triển vọng bán ra khắp thế giới. Tôi có thể hướng dẫn giới trẻ tuổi ViệtNamhọc hỏi các kinh nghiệm và luật lệ hạt nhân để trở thành tay nghề hàng đầu về ĐHN nổi. Như vậy thì ViệtNammới có thể tự hào là tiên tiến và có khả năng cạnh tranh kinh tế với kỹ thuật đặc thù.

(Xin xem phụ bản 3, hình TS Phùng Liên Đoàn bàn luận với các khoa học gia Mỹ và Nga năm 2010 về ĐHN nổi.)

Kết luận

Trong thời buổi khó khăn về chính trị, quân sự, kinh tế và ngân sách hiện tại của đất nước, lãnh đạo có cơ hội chuyển đổi tình hình và lòng ưu ái của người dân bằng một quyết định ngoạn mục là hoãn xây nhà máy ĐHN, trưng cầu dân ý theo những ý kiến tôi đề nghị (và nhiều ý kiến khác của trí thức Việt Nam và quốc tế), để hoạch định tương lai ĐHN tại Việt Nam nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung, và xa hơn là tương lai 100 năm của nước Việt Nam. Sự đóng góp của quí vị là ngay bây giờ. Quí vị anh minh thì con cháu ta sau này sẽ nở mày nở mặt. Còn như tiếp tục thiển cận, chậm chạp và độc tài thì quí vị sẽ làm người dân Việt Nam luôn luôn thua kém người dân các nước khác. Quí vị đâu có muốn như thế.

 P.L.Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Nguồn: Boxitvn

nguồn anhbasam.wordpress.com

Phụ bản 1: Quá trình làm việc của TS Phùng Liên Đoàn

Phụ bản 2: Minh họa kỹ thuật khoan ngang và ép đá dưới sâu cho nứt để lấy dầu, lấy khí thiên nhiên

Phụ bản 3: Hình TS Phùng Liên Đoàn bàn luận với các khoa học gia Mỹ và Nga năm 2010 về ĐHN nổi

Chú thích ảnh: Chụp ngày 10/11/ 2010 tại cuộc họp quốc tế của Hội American Nuclear Society 

Ngồi, từ trái qua:

Chú thích ảnh: Chụp ngày 10/11/ 2010 tại cuộc họp quốc tế của Hội American Nuclear Society 

Ngồi, từ trái qua:

TS Charles Newstead, viên chức cao cấp về nguyên tử của Bộ Ngoại giao Mỹ.

TS Phùng Liên Đoàn, Chủ tịch công ty nguyên tử và môi trường Professional Analysis, Inc.

Đứng, từ trái qua:

TS Alvin Trivelpiece, nguyên Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ về khoa học kỹ thuật, nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Nguyên tử 5000 người Oak Ridge National Laboratory, Tennessee.

Viện sĩ Evgeniy Velikhov, TGĐ Viện Nghiên Cứu Kurchatov, Moskva. Ông Velikhov chúc Việt Nam và Nga có thể xây 1000 nhà máy ĐHN trên bè (công suất khoảng 300 MWe mỗi bè) tại bờ bể các nước đang mở mang, với sự bảo đảm an toàn và nhiên liệu bởi các cường quốc.

TS Andrew Kadak, nguyên Hội Trưởng Hội Nguyên Tử Mỹ (20.000 hội viên), bạn học của PLĐ.

Posted in Năng Lượng và Mỏ | Leave a Comment »

Đảng chống tham nhũng ra sao từ 2001 đến 2012

Posted by hoangtran204 trên 22/05/2012

Tham nhũng là quốc nạn, và ta thử coi đảng chống tham nhũng như thế nào nha.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa

I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI

Vấn đề tham nhũng trong giới đảng viên được chính thức đề cập trong giai đoạn 1996-2001, khóa VIII

*Ban Chấp hành Trung Ương đảng Khóa 8, nhiệm kỳ 1996-2001, đã họp và ra:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Trích:

    “5. Tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có hiệu quả.
– Các cấp uỷ đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ trách. Bộ Chính trị phân công một số Uỷ viên Bộ Chính trị, các cấp uỷ phân công uỷ viên ban thường vụ trực tiếp chỉ đạo chống tham nhũng, lãng phí quan liêu.
Khi xảy ra tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực ở địa phương, ngành cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì tuỳ theo mức độ và tính chất vi phạm của vụ việc mà xem xét hình thức kỷ luật đối với cấp uỷ và người đứng đầu về chế độ trách nhiệm.
– Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp cùng với các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát, toà án phải nắm chắc tình hình và khẩn trương kiểm tra, kết luận, xử lý kịp thời đúng pháp luật những đơn tố cáo về đạo đức, lối sống tiêu cực của cấp uỷ viên và người đứng đầu các cơ quan, trước hết đối với Uỷ viên Trung ương, trưởng ban, bộ trưởng, bí thư cấp uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị. (nguồn)

Chắc hẳn khi phát hiện ra có sự kiện tham nhũng bên trong hàng ngũ đảng viên đảng cộng sản vào năm 2001, thì vấn nạn này đã nghiêm trọng lâu lắm rồi. Bởi vậy, cứ mỗi 2 năm một lần, vấn đề này lại được BCH Trung Ương đảng  nhắc đi nhắc lại từ khóa 8 đến khóa 11 (mỗi khóa là 5 năm). Sau mỗi lần nhắc nhỡ, là có nghị quyết đề ra, và cứ thế mà đảng viên học tập liên tục, liên tục.

Học chẵn chòi 11 năm qua, nhưng xem ra các đảng viên không hề thông! Việc phòng chống tham nhũng chẳng những không có gì giảm sút, mà lại còn gia tăng với mức độ “khủng”

Trên báo đảng, dấu tích rành rành về chống tham nhũng:

_Ngày 7 tháng 6 năm 2001, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 03-CT/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII. (nguồn)

_2003 Sợ đảng viên sao nhãng, nên 2 năm sau, báo của đảng nhắc lại: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay (nguồn)

_2005, Chắc tham nhũng ngày càng tăng, nên Đại hội IX Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lại ra nghị quyết: Chỉ thị của Bộ Chính trị Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII (nguồn).

_2006

Chắc tình trạng tham nhũng gia tăng cực độ, nên  Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá X  đã nêu ra các vấn đề cụ thể như sau:

        Hướng dẫn số 04-HD/TTVH, ngày 25-9-2006, của Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương về Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”

        Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã ra Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

Đây là một nghị quyết rất quan trọng, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đại hội X, thể hiện vai trò và quyết tâm chính trị của Đảng trong việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Thực hiện Công văn số 35 ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương thống nhất với Ban Nội chính Trung ương hướng dẫn việc phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết trong Đảng và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân như sau:

I. Yêu cầu

– Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết trong các tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý hành chính nhà nước và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.

– Gắn việc phổ biến, quán triệt nghị quyết với việc kiểm điểm, đánh giá tình hình, chỉ ra những biểu hiện của tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, địa phương, đơn vị. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết một cách cụ thể, thiết thực, trong đó xác định những công việc trọng tâm, những vấn đề bức xúc mà dư luận ở địa phương, cơ quan, đơn vị đang quan tâm, để chung sức giải quyết kịp thời, hiệu quả.

– Gắn việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết với việc triển khai chương trình hành động của tổ chức đảng thực hiện Nghị quyết Đại hội X, coi đây là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội X ngành, địa phương, cơ sở.

– Trong nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần quán triệt quan điểm kết hợp xây và chống. Gắn việc triển khai thực hiện Nghị quyết với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ được phát động vào đầu năm 2007.

II. Nội dung và các bước tiến hành

1. Nội dung

– Các cấp uỷ đảng tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến tất cả cán bộ, đảng viên, công chức thuộc các cơ quan nhà nước, chú trọng các cán bộ chủ chốt, các cơ quan, đơn vị quản lý kính tế, những nơi đang có vấn đề bức xúc mà cán bộ, nhân dân và dư luận đang quan tâm, để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Nghị quyết một cách cụ thể.

– Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết gắn với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X đã được thông qua, thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với việc chuẩn bị và triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

– Phổ biến Nghị quyết đến tất cả các đoàn thể chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, vận động quần chúng nhân dân, lãnh đạo và phát huy vai trò của nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

– Lãnh đạo và thực hiện việc tuyên truyền liên tục, sâu rộng trong xã hội về nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

2. Các bước tiến hành

– Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc phổ biến Nghị quyết, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hướng dẫn triển khai Nghị quyết tại các ngành, địa phương, cơ sở.

– Thời gian: 1,5 ngày, từ 12 đến 13- 10 – 2006

– Thành phần:

+ Ở các tỉnh, thành phố: Đồng chí Phó Bí thư thường trực; Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Trưởng Ban Tuyên giáo; Trưởng Ban Tổ chức; Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.

+ Ở các bộ, ngành Trung ương: Đồng chí Thứ trưởng thường trực; Bí thư Đảng ủy cơ quan; Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương.

+ Ở các tổng công ty: Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Tổng Giám đốc.

– Các tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ khối cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt phổ biến, quán triệt Nghị quyết, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thông qua chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết trên phạm vi ngành, địa phương; hướng dẫn việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết ở các địa phương, cơ sở.

Thời gian: 1,5 ngày, hoàn thành trong tháng 11-2006.

– Cấp uỷ các cấp quận, huyện, thị xã, tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thông qua chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết trên phạm vi quận, huyện, thị xã; hướng dẫn triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết tại xã, phường, thị trấn.

Thời gian: 1 ngày, hoàn thành trong tháng 12 năm 2006

– Đảng uỷ cấp cơ sở tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, các đoàn thể chính trị.

Thời gian: 1 ngày, hoàn thành trong tháng 12 năm 2006.

– Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị phổ biến nội dung Nghị quyết đến từng hội viên, đoàn viên.

Thời gian: hoàn thành trong tháng 12- 2006.

III. Tổ chức thực hiện

– Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan xuất bản Tài liệu học tập Nghị quyết, bao gồm toàn văn Nghị quyết, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các nghị định thực hiện luật của Chính phủ. Biên soạn và phát hành tài liệu tham khảo dành cho việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

– Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Trung ương giúp Ban Bí thư chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt Nghị quyết và Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hướng dẫn triển khai Nghị quyết ở địa phương và cơ sở.

– Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo các ngành, địa phương sớm hoàn thiện tổ chức và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết tại ngành, địa phương. Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn các cơ quan Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết và giúp các ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết ở ngành, địa phương.

– Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết và phản ánh kịp thời khí thế thực hiện Nghị quyết các ngành, địa phương và cơ sở.

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” là một nội dung quan trọng hiện nay. Do vậy, cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp cần chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng chương trình kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm túc các bước theo Hướng dẫn, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, kịp thời báo cáo cấp uỷ cấp trên.

Báo cáo gửi về Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tiến độ.

TRƯỞNG BAN
Đã ký
Tô Huy Rứa

(nguồn)

Sau khi có nghị quyết trên, có các động tác giả nai như sau: ai là trưởng ban phòng chống tham nhũng (PCTN)? Có ý kiến nói là nên giao cho quốc hội, có ý kiến đề ra là giao cho bộ chính trị, lại có ý kiến là thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo PCTN. Sau cùng, thì thủ tướng Ng Tấn Dũng làm trưởng ban.

2007

Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc

Có luật phòng chống tham nhũng của quốc hội, do Nguyễn Phú Trọng ký (nguồn)

Trong thời gian này, Vinashin thua lỗ hơn 4,6 tỷ đô la 2010, kế đó có tin tất cả 81/91 tập đoàn và tổng công ty đều thua lỗ (10 tập đoàn còn lại chưa báo cáo); và chỉ cách đây 3 tuần, Vinalines thua lỗ 1 tỷ đô la.

2012

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.

Vào tháng 4 năm nay, theo sơ kết 5 năm phòng chống tham nhũng do TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo:

Cụ thể là, năm năm qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các hành vi tham nhũng có tiến bộ. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn. Ðã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo.

Ðối với tám vụ án tham nhũng trọng điểm xảy ra từ 2006 trở về trước mà Ban Chỉ đạo T.Ư lựa chọn để chỉ đạo ngay sau khi thành lập đều đã được đưa ra xét xử dứt điểm.

Ðối với 21 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo T.Ư lựa chọn để chỉ đạo đã xét xử năm vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát thụ lý ba vụ, đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra bốn vụ, đang điều tra bảy vụ.

Ðối với 20 vụ án mà Ban Chỉ đạo T.Ư giao Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư theo dõi, đôn đốc đã xét xử 12 vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát đang thụ lý hai vụ, đình chỉ điều tra hai vụ, đang điều tra hai vụ.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các tội phạm tham nhũng trong năm năm qua có tiến bộ so với trước.” (hết trích)

Tuy nói thế, nhưng thực tế tham nhũng trong đảng có mòi trầm trọng lắm, và coi bộ không hiệu quả, nên kỳ này Bộ Chính Trị phải ra tay. Báo viết như sau: 

Ngày 15-5-2012

“Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.” (nguồn)

————-

Phần trên, là NÓI về tham nhũng, mất hết 11 năm.

Phần tiếp theo là THỰC TẾ…

Chỉ một tuần sau khi Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng trực thuộc Bộ Chính trị hội họp phòng chống tham nhũng, thì có tin:

…Cách nơi họp phòng chống tham nhũng không xa, ở tỉnh Hải Dương, bí thư tỉnh ủy (lương chỉ có 12 triệu/ tháng), đang xây nhà.

Quần chúng ở đấy đang vô cùng ngưỡng mộ, bàn tán xôn xao về căn nhà đang xây, họ ngợi khen lẫn thích thú về sự hoành tráng của căn nhà 4000 mét vuông, kèm theo đó là các lời bàn về đức tính chí công vô tư cần kiệm liêm chính của ông chủ tỉnh nhỏ. Lời bàn đến tai Báo Giáo Dục. 

3 phóng viên của báo Giáo Dục được cử xuống hiện trường xem thực hư thế nào và họ hiện nay họ đang tá hỏa… 

Lần tận mắt khối tài sản kếch xù trên đất của Bí thư tỉnh Hải Dương

(GDVN) – Thời gian gần đây người dân ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang – Hải Dương đang đồn thổi nhau và không tiếc lời khen ngợi, ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp của khu nhà vườn trên diện tích đất hơn 5.000 m2 được người dân địa phương xác định là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư tỉnh Hải Dương.

Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang – Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và “choáng ngợp”…

Khu nhà đang xây dựng của ông Bùi Thanh Quyến ở thôn Đông Tân – xã Ninh Thành – Ninh Giang – Hải Dương

Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang – tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trên đất nông nghiệp trái phép (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương?

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang – Hải Dương) để xác minh thông tin này.

Khối “tài sản kếch xù” trong khu nhà vườn

Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một “đại công trường” đang thi công.

Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.

Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.

Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi – PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ “khổng lồ” bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một “rừng” cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…

Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?

Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra khoảng nhiều tỷ đồng cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải “ngốn” hết khoảng nhiều tỷ đồng nữa. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào…?

 

Tầng 1 của ngôi nhà Sự kỳ công, đắt đỏ của khu nhà vườn này còn phải kể đến một hệ thống đường dẫn nước từ bên ngoài vào rồi cung cấp cho các hòn non bộ “khổng lồ” ở trước và sau khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về.

Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây lên đến hàng chục tỷ đồng, trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà ước khoảng vài trăm triệu đồng. “Tất cả tiền đá mua về cũng hết nhiều tỷ đồng, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi” – ông K, một công nhân xây dựng ở đây cho biết.

Và “rừng” cây, gỗ quý…

Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là “tài sản” vô giá trong khu vườn này. Đó là một “rừng” cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để “trang điểm” cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm… và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài. Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ…

 

Cây sưa và đá ở trong khu nhà vườn “Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá hơn nhiều tỷ đồng, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá cả triệu đô (USD). Còn lại những cây khác từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng…” – ông K chỉ tay về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn – PV) nói.

“Khu nhà vườn của bác Quyến Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đấy. Đẹp lắm, muốn xem thì cứ vào trong sẽ biết” – bà T. T. N, trầm trồ khi phóng viên GDVN hỏi về khu nhà vườn đang xây tại thôn Đông Tân là của gia đình nào?

Cán bộ UBND đi nghỉ mát vào ngày làm việc?

Khi PV đến UBND xã Ninh Thành (ngày 16/5) để liên hệ công tác báo chí và xác minh nguồn gốc đất như theo phản ánh của người dân thì ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch UBND xã Ninh Thành từ chối không hợp tác: “Chủ tịch đi vắng không tiếp được”.

Trong khi đó, ông chủ tịch xã vẫn ngồi chễm chệ trong phòng kế toán? Thậm chí, ông chủ tịch xã còn tuôn ra những ngôn ngữ hơi khiếm nhã và “lệnh” cho CA xã “mời” PV ra khỏi ủy ban(!?).

Trước đó, thứ 2, ngày 14/5, phóng viên đã điện thoại để đặt lịch làm việc với UBND xã nhưng điện thoại bàn Văn phòng ủy ban chỉ có chuông và không ai nhấc máy. Sau đó, PV tiếp tục điện thoại cho ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch xã nhưng đầu dây bên kia chỉ tiếng thuê bao hiện giờ không liên lạc được?

Theo ông Nguyễn Văn Kiệt Chánh Văn phòng UBND xã Ninh Thành cho biết: “Hôm đó (14/5), chúng tôi đang đi du lịch ở Huế?”.

Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định:

Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác. “Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp…” Ông Quyến xác nhận.

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin này đến bạn đọc…

Nguồn: Báo Giáo dục Việt Nam

—————————————-

Cận cảnh khối tài sản ‘kếch xù’ trên khu đất của Bí thư tỉnh Hải Dương

21-5-2012

(GDVN) – Đó là những tài sản đắt tiền, cực kì đắt tiền bên trong khu đất rộng đến 5000m2 mà người dân ở đây xác định là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư tỉnh ủy Hải Dương.

Theo như thiết kế, tổng thể một khu nhà vườn đã được quy hoạch và đang được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích lên đến hơn 5000m2 của gia đình ông Bùi Thanh Quyến (Bí thư tỉnh ủy Hải Dương), hiện đang được gấp rút thi công tại xã Ninh Thành – Ninh Giang – Hải Dương. Theo ước tính của những công nhân xây dựng ở công trình này thì tổng giá trị tài sản của toàn bộ diện tích đất và khối tài sản trên khu nhà vườn này có giá trị lên đến cả gần trăm tỷ đồng?

Mặc dù hiện nay công trình này vẫn đang được thi công, nhiều hạng mục vẫn còn dang dở nhưng nếu một lần bạn được đặt chân đến đây, bạn không chỉ cảm nhận được sự sang trọng, quyền quý bởi những gì đập vào mắt mình ở trong khu nhà vườn này mà bạn còn có thể nhìn tận mắt và cầm nắm được những khối tài sàn bạc tỷ ở đây.

Qua đoạn video dưới đây, bạn đọc có thể mường tượng ra phần nào sự hoành tráng trong khu nhà vườn rất “hút mắt” này:

 

http://www.youtube.com/watch?v=MJpmwuDvNzw

“Giá trị thực của khu nhà vườn này sẽ còn là dấu chấm hỏi cần có một cuộc kỳ công để tính toán, và theo ước tính nó sẽ là những con số ‘ấn tượng’ không hề nhỏ. Nhưng chỉ cần ‘chiêm ngưỡng’ những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá trị rất ‘khủng’ la và những khối đá quý có kích thước cũng ‘khủng’ không kém và quý hiếm cũng đủ để mọi người bị… lóa mắt”. Đó là những khẳng định và lời đánh giá về khối tài sản của toàn bộ khu nhà vườn mà những công nhân xây dựng ở đây và người dân địa phương cho biết.

bt1.jpg

Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng được người dân địa phương xác nhận là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tại thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thực sự sẽ khiến bạn phải.. hoa mắt.

bt6.jpg

Để làm nên các hòn non bộ phải cần đến sự trợ giúp của máy cẩu (phía xa)

bt9.jpg

Công nhân vẫn hối hả thi côngbt10.jpg

Hòn non bộ này khi hoàn thành có giá cũng khá đắt.bt11.jpg

Hệ thống cây xanh được trồng quanh khu nhàbt12.jpg

phía trước cổng vàobt14.jpgCây Tùng La hán hàng trăm năm tuổi cũng có giá trị thành tiền cao ngất ngưởngbt15.jpgTheo lời kể của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì cây Thị này khó mà ước lượng được giá trị thành tiền của nó.

bt16.jpg

Cùng nhiều cây gỗ quý khác

Hải Sơn

danluan_00268.jpgÔng Bùi Thanh Quyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương

danluan_00266.jpgdanluan_00267.jpg

bt17.jpg

nguồn hình: danluan.org

Điều cần nói thêm là trong tổng số 175  ủy viên trung ương đảng, thì bí thư tỉnh ủy là thuộc hàng cao cấp nhất. Sau thời gian 5-7 năm, họ sẽ được bầu vào bộ chính trị. Theo website này, ông Bùi Thanh Quyến là UV Trung Ương Đảng, (số 119)

Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thành lập vào 2007, và đang báo cáo sơ kết 5 năm phòng chống tham nhũng trước 170 ủy viên trung ương đảng, trong đó có ông Bùi Thanh Quyến bí thư tỉnh ủy Hải Dương đang ngồi dự:

ngày 15-5-2012, “Các đồng chí chủ trì Hội nghị Sơ kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X)” (nguồn)

http://cema.gov.vn/modules.php?mid=4668&name=Content&op=details

Trong khi ông đảng viên Ủy viên Trung ương đảng, đại diện cho lực lượng tiền phong của giai cấp công nhân, đang xây nhà 5000 mét vuông với chi phí xây nhà và vườn hàng trăm tỷ như thế, thì nhan nhản công nhân VN thâm niên 10-15 năm có đời sống thực sự ra sao?

Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 21-5-2012 có phóng sự trả lời câu hỏi trên qua bài sau: 

Phóng sự: Tạm bợ đời thợ

LTS: Dù nhan nhản người đã 10, 15 lăm năm làm công nhân, chỉ phải mất thêm chừng nửa số thời gian đã tích luỹ bảo hiểm là có thể hưởng lương hưu.

Cũng không ít người đưa cả đại gia đình dài đến bốn thế hệ với hàng chục con người, từ bỏ ruộng vườn, mồ mả tổ tiên lên sống tại những đô thị, cha mẹ, con cái cùng sóng bước vào cổng xí nghiệp.

Có kẻ đã tha hương đến quá nửa tuổi đời, bỏ phần nhiều sức khoẻ, tuổi xuân ở các khu công nghiệp, thành vợ – chồng, sinh con đẻ cái. Nhưng hình như với họ, đời công nhân vẫn chỉ là tạm bợ. Tạm bợ từ miếng ăn, chỗ ở, công việc đến tình yêu, lẽ sống và kiếp người. Đặc biệt, trong thời điểm kinh tế khó khăn này, sự tạm bợ đó càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Sau đây là ghi nhận của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị sau những ngày làm công nhân cùng với hơn 1.000 con người khác tại doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tên L. ở một khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương.

Bài 1: Những bữa ăn cầm hơi

21-5-2012

SGTT.VN – Đúng 11 giờ 30, tiếng còi hơi réo lên inh tai như còi tàu thuỷ báo hiệu đến giờ nghỉ trưa, gần 200 con người đổ xô ra cổng, họ chen vai nhau, bước tất bật, vội vàng. Bốn tiếng rưỡi lao động buổi sáng đã xong, công nhân được nghỉ một tiếng ăn trưa.

 

Tôm rim – bữa ăn trưa sang và hiếm hoi của công nhân.

Ăn dưới 10.000 đồng

Trong xưởng giờ chỉ còn lại gần chục người, hầu hết là phụ nữ. Uể oải, bà Thành ngồi bệt xuống nền, bật nắp hộp cơm bằng nhựa mang theo, bên trong, chừng hai lưng cơm và miếng cá khô chiên cháy bằng ba ngón tay. Ít nhất, đã ba ngày nay, phần ăn của bà không thay đổi. Cạnh đó, phần ăn của bà Ba sang hơn, hai trái trứng vịt luộc, thêm chén canh suông. Hảo, người dân tộc thiểu số, chạy đi múc miếng nước đổ vào ấm điện (xưởng dùng để nấu nước sôi tẩy rửa) và bóc mì gói làm canh. Trong gần chục gô cơm trưa hôm đó, chỉ duy nhất một phần có thịt, bốn miếng nhỏ cỡ ngón tay cái. Một người biết đi chợ cũng tính ngay được không phần ăn nào quá 10.000 đồng, cho dù, công ty trả tiền ăn 13.000 đồng/bữa.

Chỉ chừng năm phút, tất cả đã nuốt xong cơm. Bà Thành bước ra bình nước, cầm ca, ngửa cổ uống đến “ực” một cái. Trước cái nhìn tò mò của một công nhân mới, bà cười ngượng: “Hôm nay lại cá khô”. Bốn tiếng rưỡi toàn đứng và đi, bước thêm vài ba trăm mét về phòng trọ dưới trời nắng như đổ lửa cũng trở nên nặng nhọc với người đã ngoài 40 tuổi.

Cách đó ngoài trăm bước chân, quán cơm bụi cũng tấp nập, nhưng toàn là dân phụ hồ. Dù xưởng có gần 200 công nhân, chỉ có hai người ghé ăn, một đang bệnh nặng, một bị hỏng xe. 15.000 đồng một phần, cơm thêm, trà đá thoải mái. Người bệnh tên Diễm An xuýt xoa: “Mắc hơn nấu nhưng em đi không nổi”. Cuối năm ngoái, cô bị tai nạn, tưởng chết, một mảng hộp sọ còn đang gửi ở bệnh viện chờ khi có đủ tiền mới lắp vô. Trưa nay không thấy cô “tự bồi dưỡng” bằng một hộp sữa tươi Vinamilk như mấy ngày trước vì buổi sáng, cô đã uống nó thay ăn.

Bữa sang

Thường lệ, cứ gần 6 giờ sáng, Tráng đi chợ mua đồ ăn cho cả ngày. Mang tiếng là “đi chợ” nhưng chỉ là bước ra cái quán tạp hoá gần đó. Rau: bữa thì bó muống già, khi lại cây cải thảo bằng bắp tay, hoặc mấy trái cà chua, dưa leo… Tất cả đều chia đôi, bữa trưa nhiều hơn chút. Mặn: vài ba quả trứng vịt, đậu hũ hoặc cá khô. Ngày hôm trước, sau khi cho tôi, người mới ở cùng phòng được nếm bữa trưa bằng hai quả trứng chiên mặn chát cộng nửa lon cá hộp và bữa tối bằng tô mì gói một trứng vào 9 giờ đêm (sau khi tăng ca về), nên hôm nay Tráng đãi tôi món tôm rim. Hành trình đi mua tôm sáng hôm đó lại phức tạp, cửa hàng tạp hoá không bán đồ tươi sống (thịt, cá) nên Tráng phải gửi 40.000 đồng để chủ quán mua giúp, trưa ghé lấy. Vừa đảo 15 con tôm sú nhỉnh hơn đầu đũa trong cái chảo đã cụt cán, người thanh niên 25 tuổi này chặc lưỡi: “Tôm to ghê!” “Hôm nay ăn sang thế?”, tôi hỏi. “Đãi anh đấy! Lâu lâu mà”, Tráng nói. Vào bữa, cả chủ và khách cùng để ý nhau “gắp đi anh”, mỗi chén cơm một con, khách ăn ba, chủ ăn hai. Số tôm còn lại ăn đến tối hôm sau mới hết.

Đã bảy năm bám trụ ở công ty, Tráng đã có tiền trách nhiệm, tháng nào thấp nhất cũng lãnh được 3,5 triệu đồng, khi nào có tăng ca, tiền lương tăng thêm khoảng 1 triệu đồng nữa. Kế hoạch chi tiêu của chàng thanh niên chỉ nặng 45kg này gói khá gọn: ăn một ngày (hai bữa) tối đa 20.000 đồng, kể cả mắm muối. Mỗi tháng, tiền phòng trọ cộng tiền điện nước: 400.000 đồng, ăn sáng: 250.000 đồng, mọi thứ lặt vặt khác: 100.000 – 200.000 đồng nữa. Không càphê, quán xá, một ngày hút ba điếu thuốc loại rẻ nhất, thỉnh thoảng nhậu tại phòng với mấy bạn trong khu trọ, tiền rượu là chính, 12.000 đồng/lít. Chấm hết. Nhẩm tính, mỗi tháng một công nhân chỉ xài hết 1/3 thu nhập của mình.

Tuy đi chợ từ sáng sớm, nhưng không ai nấu ăn sáng, họ chỉ cắm nồi cơm, rửa rau, ướp đồ ăn để trưa về nấu cho nhanh. Như hầu hết công nhân ở đây, cả hai anh em chúng tôi ghé vào xe bánh mì ngay cổng xưởng mua hai ổ, loại lớn 8.000 đồng, nhỏ 7.000 đồng. Đồ ăn sáng có năm loại: xôi (rẻ nhất), bánh mì, bún, mì – hủ tíu gõ, phở. Giá cao nhất 10.000 đồng/tô. Tráng chậm rãi gặm, vừa đến nửa ổ, cậu ta gói lại “để dành đến nửa buổi ăn tiếp” vì lúc đó ai cũng đói. Tráng hay ăn bánh mì vì vừa đỡ 3.000 đồng, vừa để dành được.

Bồi dưỡng mì gói

Tối nay tăng ca, công nhân được nghỉ nửa tiếng đi ăn, từ 6 – 6 giờ 30 phút. Chẳng ai về nhà ăn cơm kịp vì thời gian ngắn quá, mọi người ra quán hoặc nhịn. Lại những món buổi sáng, có thêm cháo vịt. Ngoài Tráng, tôi rủ thêm hai vợ chồng công nhân, bốn tô cháo dọn ra, rau trộn sẵn, kèm ba miếng thịt vịt mỏng và miếng tiết heo. Bàn bên cạnh, mấy cô cậu công nhân trẻ, vừa ăn vừa tán tỉnh nhau, nhưng khi tính tiền cũng phần ai nấy trả. Góc bên kia, Hảo đang đứng một mình, cô nhịn. Bà Thành ngồi lại trong xưởng, sáng nay bà mang thêm hai củ khoai lang luộc.

8 giờ 30 tối, ngày làm việc đã cạn. Sau 12 tiếng đồng hồ chỉ đứng và đi, đôi chân bây giờ như muốn rụng ra. Cả hai ghé vô quán mua ba gói mì, hai quả trứng gà công nghiệp (một gói mua giùm cho một công nhân đang có bầu ở cùng dãy trọ) và hai bịch dầu gội. “Sao không mua luôn cả thùng mì, vừa rẻ hơn vừa đỡ mất công”, tôi hỏi. “Mua nhiều sẽ ăn nhiều, nhanh hết”, Tráng nói. Khát nước quá, tôi lấy thêm hai chai nước Trà xanh không độ trước sự can ngăn của Tráng. Tu được nửa chai, cậu ta dừng lại, vặn nắp “để dành buổi tối”. Ở phòng, bình nước 20 lít giá 7.000 đồng sau ba tháng uống đã cạn trơ từ hai hôm trước, nhưng phải đợi chủ nhật, Tráng mới đi mua vì “giờ chưa đến tháng”.

Tôi cầm gói mì mua giùm sang phòng trọ kế đó cho bà bầu, tên Hoa Định, vừa để làm quen. Năm nay cô 38 tuổi, người ngoài Bắc, đã làm cho công ty 11 năm. Vừa vác bụng bầu bảy tháng, vừa pha mì, Hoa Định kể: “Bây giờ có thai em còn ăn, ngày trước em nhịn luôn”. Tô mì gói và vài lát dưa leo nghi ngút khói, cô ăn uể oải, hết một nửa thì dừng lại, có lẽ vì ngán. 12 tiếng đứng máy khoan đã vắt kiệt sức của người sắp làm mẹ này, nhưng trong ánh mắt cô, luôn đau đáu một nỗi giày vò “chẳng có ai bên cạnh khi em chuyển dạ…”

bài và ảnh: Vĩnh Hoà

————————————————————————————————

Báo Giáo dục đăng bài

Bí thư tỉnh ủy nhận bao nhiêu lương/ 1 tháng?

Thứ ba 22/05/2012

Trả lời nhanh là 12 triệu đồng/ 1 tháng.

Tính trong một năm số tiền mà cán bộ này có thể nhận được là 12.012.000 x 12 tháng = 144.144.000 đồng.

Và nếu với mức lương này được giữ nguyên trong vòng 1 nhiệm kỳ được bầu là 5 năm thì tổng số lương được nhận ở đây sẽ là 720.720.000 đồng và nếu tái cử tiếp thì con số này là gấp đôi.

Chi tiết đọc ở đây:

http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Bi-thu-tinh-uy-nhan-bao-nhieu-luong-1-thang/167191.gd

Các bạn vào google.com.vn, viết câu: Cán bộ đi trước, làng nước theo sau, và search sẽ thấy :

Bác Hồ dạy chúng ta “Cán bộ là người đày tớ trung thành của nhân dân”.  “ Khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”…

Không có một suy nghĩ ,phương châm ,hành động nào vượt lên được những lời căn dặn ân cần của Bác, đại ý là : Đảng viên ,cán bộ đi trước, làng nước đi sau…

Cán bộ phải nêu cao sự hy sinh những quyền lợi ích kỷ, nhỏ nhen của đời thường, gác lại những tư tưởng hẹp hòi, lạc hậu, xoá bỏ những ranh giới  làng , xã để tận tâm, tận lực với những con người đã ngưỡng mộ,tôn vinh mình làm bậc cha, bậc mẹ…”

Hai bài báo trên làm ta gợi nhớ đến lời nói của cố TT Nguyễn Văn Thiệu: Đừng nghe những gì cs nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cs làm. Hơn 40 năm trôi qua lời nói của cố TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn chính xác, và xem ra không ai có thể phủ nhận được điều này.

Chưa từng có đảng viên nào khai và tự khai họ đã tham nhũng. Bởi vậy Đừng tố giác tham nhũng. Gương của các nhà báo chống tham nhũng bị ngồi tù là rất nhiều. Bởi vậy, đảng kêu gọi chống tham nhũng thì cứ để đảng làm một mình.

Tiền đâu mà đảng tham nhũng?

Hóa ra, trong thời gian 1990-2010, các nước ngoại quốc đầu tư vào VN gần 200 tỷ đô la USD, chính xác là 192 tỷ 920 triệu đô la, theo chương trình FDI (Foreign Direct Investment)

FDI in Vietnam from 1990 – 2010

FDI Vietnam 1990-2010

https://i0.wp.com/www.vietpartners.com/images/Vietnam-FDI-H1-2010.jpg

(http://www.vietpartners.com/images/Vietnam-FDI-H1-2010.jpg)

Chỉ tính riêng năm 2010, FDI đầu tư vào Việt Nam là gần 8 tỷ đô la. Hòa Lan (Netherland) đầu tư vào VN nhiều nhất trong năm 2010. Bởi vậy, gần đây có vụ Hòa Lan tố cáo đảng viên tham nhũng, nhưng nay thì mọi việc êm xuôi. Vì họ không muốn mất quyền lợi ở VN. Vụ PMU làm rùm beng ở Nhật, nhưng Nhật không bao giờ đưa bằng chứng đảng viên nào nhận hối lộ, hối lộ bao nhiêu cho phía tòa án VN, vì Nhật là nước đứng hàng đầu trong việc đầu tư vào VN. Nhật mua hết dầu ngọt ở giếng dầu Bạch Hổ trong mấy chục năm qua.

*Ở Việt Nam, trong thời gian từ 1990-2010, các nước ngoại quốc đã đầu tư vào Việt Nam gần 200 tỷ đô la (chính xác là 192,8 tỷ đô la) Số giải ngân thật sự là chưa biết bao nhiêu.

*Bên Trung Quốc, trong thời gian từ 1980-2006, các nước ngoại quốc đã đầu tư vào TQ 622,4 tỷ đô la. (nguồn). 

*Đường dây tham nhũng ở Bộ Thương Mại 2004


Posted in Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp, Đảng CSVN | 1 Comment »

►“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất qua hợp đồng ăn chia 1/9

Posted by hoangtran204 trên 22/05/2012

Lời tựa:  Khi hợp tác làm ăn theo kiểu: bên có của, bên có công, hai bên thường có hợp đồng rõ ràng. Hợp đồng ăn chia theo kiểu  4/6 hoặc 3/7 hoặc 5/5. Nhưng đối với các mỏ khoáng sản, như  dầu hỏa, quặng…thường thì bên có của được 51%, bên có công khai thác là 49%.

Cụ thể khi Petrovietnam hợp tác với nước ngoài từ 1980s, tập đoàn này được hưởng 51%, còn các đối tác nước ngoài được 49%.

Bất cứ  ai từng làm ăn theo kiểu hợp tác đều phải biết qui luật ăn chia nói trên. Vậy tại sao có chuyện hợp đồng than giữa công ty quốc doanh VN và công ty Indonesia mà trong đó VN chỉ được hưởng 10%, còn Indonesia được hưởng 90%? 

Chuyện này ắt có khuất tất. Báo chí cần điều tra để làm sáng tỏ thêm một bước nữa: ai, người nào đã chỉ đạo việc ký hợp đồng? Tài sản của người nầy từ 1980s đến nay có thay đổi ra sao? Viện kiểm sát và tòa án VN có quyền nhờ chính phủ Indonesia coi tài chánh và thuế của công ty Indonesia, xem có khoản chi nào đáng bị nghi ngờ là money laudering (back salaries) không?

Hay đây là một kịch bản, trong đó hợp đồng này là một cách của các giới chức cao cấp trong đảng và nhà nước ăn chia với công ty Indonesia để chuyển tiền ra nước ngoài? Công ty Indonesia chia sẻ lợi nhuận theo % với một nhóm đảng viên cao cấp, và một phần của số tiền bán than  thu được đã và đang được gởi vào một tài khoản đứng tên ai đó, trong một ngân hàng nước ngoài nào đó ở Indonesia? 

Thời giá 1 triệu tấn than đá xuất khẩu là 91 triệu đô la (nguồn). Vậy Indonesia mỗi năm xuất khẩu được 800.000 tấn than thì được bao nhiêu tiền? 72,8 triệu đô la! Trong đó, Việt Nam được chia 10%, là 7,28 triệu đô la. 

” Quy định của hợp đồng hợp tác khống chế mỗi năm VMD chỉ được phép khai thác 500.000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng 750.000 tấn than nguyên khai. Trên thực tế, nhiều năm qua VMD luôn khai thác vượt con số nói trên. Đơn cử năm 2010, VMD đã khai thác khoảng 750.000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên 800.000 tấn.”

Biết rõ ràng công ty Indonesia ngang nhiên chở quá 300.000 tấn than vào năm 2011, nhưng đảng và nhà nước đã làm lơ…lý do nào họ làm ngơ? Các bạn tự đoán ra.

Cần ghi lại ở đây: báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảng bộ thành phố Hà Nội. Đừng nói là đảng không biết.

“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất

Báo Hà Nội Mới

21/05/2012 4:34

Một mỏ than lộ thiên với chất lượng than tốt nhất ở Việt Nam đang là “lãnh địa riêng” của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%.

Nghịch lý

Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh.

“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất
Các bãi chứa than của Vietmindo – Ảnh: Thái Uyên

VMD chỉ việc khai thác trên mặt đất là đã dễ dàng thu được than cám 4, cám 5, là những loại than có chất lượng tốt nhất hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) thành viên Vinacomin như Công ty than Mạo Khê, than Núi Béo, thậm chí cả TUB phải đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào công nghệ khai thác hầm lò và dùng sức người đào sâu vào lòng đất cả trăm mét mới lấy lên được than.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng hợp tác và luận chứng kinh tế kỹ thuật quy định VMD chỉ được phép khai thác than nhằm mục đích duy nhất là xuất khẩu. Quy định của hợp đồng hợp tác khống chế mỗi năm VMD chỉ được phép khai thác 500.000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng 750.000 tấn than nguyên khai. Trên thực tế, nhiều năm qua VMD luôn khai thác vượt con số nói trên. Đơn cử năm 2010, VMD đã khai thác khoảng 750.000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên 800.000 tấn.

 

Có thể Việt nam đang phải nhập khẩu than của chính mìnhTheo Vinacomin, ước tính vào năm 2014, 2015 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 1-6 triệu tấn than. Lượng than nhập khẩu sẽ tăng lên hằng năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng than nhập khẩu lên tới 40 triệu tấn. Than nhập khẩu chủ yếu sẽ được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Giữa năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam đã nhập khẩu thí điểm 9.500 tấn than từ chính Indonesia với giá 100,6 USD/tấn than (tính cả cước vận tải). Lãnh đạo Vinacomin khẳng định việc nhập khẩu là để thăm dò thị trường, làm quen với phương thức nhập khẩu, vận chuyển. Rất có thể, Việt Nam đang phải nhập khẩu than của chính mình. Vinacomin chọn Indonesia để “thí điểm” bởi đây là một trong những nguồn cung phù hợp nhất với Việt Nam hiện nay, cả về quãng đường vận chuyển, loại than lẫn giá thành. (Thái Uyên)
 

Cũng theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, toàn bộ các công đoạn sản xuất, khai thác và kinh doanh than được VMD thực hiện theo dây chuyền khép kín. Khai trường cũng như nơi sàng tuyển than của VMD luôn đặt trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. VMD còn có cả một cảng riêng để xuất khẩu than mà muốn xuất hiện tại đây để kiểm tra hay thực hiện công tác về chuyên môn, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như đối tác TUB phải được sự cho phép của VMD (?!).

Còn chịu thiệt dài dài

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc TUB, thừa nhận tình trạng trên là có thật, nhưng “nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lịch sử để lại” và “bản thân chúng tôi là những người đi sau, thừa kế”. Theo ông Tứ, bản hợp đồng liên doanh trên danh nghĩa là do TUB ký kết với VMD nhưng thực tế TUB không được quyết định mà do Bộ Công nghiệp thời đó trực tiếp phê duyệt.

“Có thể nói, VMD là DN nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hợp tác kinh doanh với ngành than cho đến nay. Trong quá trình hợp tác chúng tôi thấy rằng việc ký kết hợp đồng thời điểm đó chưa tính toán hết những vấn đề phát sinh hay nói đúng hơn là có nhiều kẽ hở khiến mình phải chịu thiệt thòi”, ông Tứ nói.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng ký kết giữa hai bên không hề có một điều khoản nào tạm dừng hoạt động của VMD kể cả trong trường hợp DN này vi phạm hợp đồng. Mặt khác, toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh đều ghi rõ VMD là người điều hành. TUB không được phép kiểm tra, thậm chí việc rót than xuống cảng đưa lên tàu nước ngoài cũng do VMD trực tiếp thực hiện và TUB không được phép can thiệp.

Đối với việc kiểm soát số lượng than do VMD sản xuất hằng năm, ông Phạm Văn Tứ cũng cho rằng chỉ được biết qua khâu hậu kiểm, bởi than từ mỏ lấy lên, sàng tuyển cho đến khâu vận chuyển ra cảng bán đều do VMD thực hiện, TUB không được phép kiểm tra trực tiếp. Mặc dù pháp luật Việt Nam bắt buộc việc khai thác khoáng sản hiện nay phải có giấy phép quy định về sản lượng theo hằng năm nhưng tại các mỏ của VMD, giấy phép khai khoáng không có hiệu lực, bởi hợp đồng liên doanh được ký trước thời điểm quy định về giấy phép khai thác khoáng sản.

Đánh giá về vai trò đối tác của TUB, ông Tứ cay đắng: “Chúng tôi chỉ biết đi vào đi ra và nghiên cứu khoa học mà thôi. Trước tình trạng này, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng với các điều khoản công bằng hơn cho đối tác nhưng đến nay họ chưa đồng ý. Điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt thòi của chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi hết hạn hợp đồng (tức năm 2021 – PV)”.

Trong khi đó, theo nhiều thông tin PV Thanh Niên có được, trong quá trình khai thác, VMD đã nhiều lần có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cho phép nâng sản lượng khai thác; đồng thời xin gia hạn kéo dài hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ông Phạm Văn Tứ cho biết thêm: “Than ở Uông Bí ngày càng cạn kiệt, chúng tôi cũng muốn giữ một phần tài nguyên để cho công ty mình khai thác nhưng bây giờ họ đang tiếp tục lập các dự án mới khai thác 1-2 triệu tấn. Việc này TUB không thể can thiệp được mà phải do các cơ quan khác cao hơn”.

 

Thất thoát, lãng phí rất lớnNhìn từ bên ngoài, khai trường mênh mông của VMD là một khu vực biệt lập được bảo vệ bởi hệ thống barie có gắn các thiết bị giám sát điện tử cực kỳ hiện đại. Thế nhưng, đi sâu vào bên trong là cảnh tượng hàng trăm người dân thường trực mót than rất lộn xộn, nguy hiểm. Tại khu vực chứa bãi thải của VMD rộng tương đương một sân bóng đá nằm trên một triền núi, mỗi khi một chiếc xe tải vừa nghiêng thùng đổ đất đá, xít (bã thải sau khi sàng tuyển than) xuống thì từng đoàn người xông vào tranh cướp mót than. Mỗi người cầm theo một bao tải dứa và cào sắt nhẫn nại nhặt từng cục than cho vào bao. Chị Lê, một người mót than cho biết: “Nếu chăm chỉ thì mỗi ngày cũng được vài ba tạ than, bán được cỡ dăm trăm ngàn đồng, hơn hẳn làm nông ở nhà”. 


Than tạp bị bóc tách rất lãng phí, người dân vào “mót” thoải mái – Ảnh: T.U

Thượng tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng công an TX.Uông Bí, cho biết khai trường của VMD là khu vực cực kỳ phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Tại đây luôn có khoảng 500 – 600 người dân túc trực mót than, không ít đối tượng lợi dụng vào việc này để ăn cắp than. Căn cứ theo các điều khoản hợp đồng ký với Công ty than Uông Bí, VMD đã thuê một số DN bên ngoài vào tham gia bóc tách lớp đất đá bên trên để họ lấy than phía bên dưới. Tuy nhiên, phía VMD lại không quản lý được mà để cho một số đơn vị này tự tung tự tác, múc cả đất đá lẫn than lên để ăn cắp, hoặc bật đèn xanh cho người dân vào lấy than còn họ thu tiền “tô”. Thượng tá Thành còn cho biết: “Theo hợp đồng, mỗi năm VMD chỉ được khai thác một số lượng than nhất định, do đó họ sẵn sàng bóc tách lớp than tạp để khai thác vỉa than đẹp nhất. Điều này gây lãng phí cực lớn về tài nguyên quốc gia, gây bất ổn về an ninh trật tự, an toàn lao động”.

Đáng lưu ý, vào tháng 5.2010, khi kiểm tra tại khu vực các DN khai thác, cơ quan công an đã phát hiện, thu giữ 19 khẩu súng các loại, 6 áo giáp chống đạn, 109 viên đạn cùng nhiều dao kiếm. Đầu năm 2011, lực lượng chức năng qua kiểm tra tiếp tục phát hiện, thu giữ được 7 khẩu súng, 30 viên đạn, cùng nhiều dao kiếm các loại.

Thái Sơn – Káp Long

http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/www.thanhnien.com.vn/Bieu-khong-nuoc-ngoai-mo-than-tot-nhat/8508513.epi

Báo Hà Nội Mới là tiếng nói của đảng bộ Hà Nội. Các viên chức cao cấp và trung cấp của đảng và nhà nước đọc báo này hàng ngày. 

Mời các bạn đọc bài dưới đây  để hiểu rõ vấn đề than khoáng sản, dầu hỏa và các bí ẩn của lịch sử ra sao từ 1976-1991 và cho đến nay:

Lạm Phát của Việt Nam từ 1980-2010 – Thống Kê của IMF

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm | 5 Comments »