Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Năm, 2011

►Số Phận của phụ nữ Việt Nam ở thôn quê và trẻ em sơ sanh là như thế nầy đây

Posted by hoangtran204 trên 31/05/2011

Đẻ rơi ngoài đường vì trạm xá “không tiếp”

Thứ Hai, ngày 28/03/2011, 09:23
(Tin tuc) – Một phụ nữ đã đẻ rơi ngoài đường sau khi trạm y tế xã từ chối tiếp nhận vì sinh con thứ ba.

Chiều 27-3, ông Lê Trí Nhân, Trưởng Trạm Y tế xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu cho biết đang xác minh làm rõ thông tin chị Lưu Thị Lụa (trú ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh) đẻ rơi vì trạm y tế từ chối tiếp nhận.

Thông tin cho biết vào khoảng 4 giờ sáng 25.3, chị Lưu Thị Lụa được chồng là anh Ngô Hữu Ái đưa đến trạm y tế xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình để sinh con nhưng nữ hộ sinh trạm y tế từ chối tiếp nhận chị Lụa (do chị sinh con lần thứ ba) và hướng dẫn lên tuyến trên ở trung tâm huyện Hòa Bình (cách xã 30km)

Trong cái lạnh của đêm khuya, do không có tiền và không tìm được xe nên anh Ái đành phải dìu vợ quay trở về nhà. Trên đường đi do chuyển dạ chịu không nổi nên chị Lụa đã đẻ con rơi ngoài đường.

Khi nghe tiếng kêu la thất thanh của vợ chồng chị Lụa, bà con trong xóm chạy ra xem và bồng bé sơ sinh vào nhà để cất dây rốn.

Sự việc như thế đã gây xôn xao dư luận cho người dân ở xã Vĩnh Thạnh cũng như ở nơi khác. Nhiều người cho ý kiến nên làm rõ và minh bạch vụ việc vì sau nữ hộ sinh trạm y tế xã Vĩnh Thạnh lại từ chối việc sinh con cho chị Lụa.

Chiều 27.3 ông Lê Trí Nhân, Trưởng Trạm Y tế xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu cho biết nữ hộ sinh từ chối tiếp nhận và hướng dẫn chị Lụa lên tuyến vì phụ nữ sinh con thứ ba sinh ở trạm y tế sẽ không an toàn (!?)

nguồn

Vụ sản phụ đẻ rơi vì… sinh con thứ 3: Cán bộ y tế cơ sở vô can?

9:22 AM Thứ bảy, ngày 02 tháng tư năm 2011- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Liên quan đến vụ việc sản phụ Lưu Thị Lụa (28 tuổi), ngụ ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, Hòa Bình, Bạc Liêu, đẻ rơi ngoài đường vì bị Trạm Y tế xã Vịnh Thịnh từ chối đỡ đẻ, ngày 31/3, Sở Y tế Bạc Liêu đã có báo cáo giải trình vụ việc.

Báo cáo được gửi đến Bộ Y tế, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu, trong đó có nhiều chi tiết mâu thuẫn với thực tế.

Sản phụ Lưu Thị Lụa cùng đứa con đẻ rớt trước ngôi “nhà” tuềnh toàng của gia đình

Báo cáo nêu rõ: Khi chị Lụa đến Trạm Y tế xã Vĩnh Thịnh, nữ hộ sinh (NHS) Dương Thị Mỹ Viên đã khám ghi nhận dấu hiệu sinh tồn bình thường, tử cung mở 2cm, ối chưa vỡ, cơn co tử cung thưa. NHS Viên thăm hỏi tiền sử sản phụ sinh con thứ ba (sinh lần hai vào tháng 8/2009) có bị băng huyết nhẹ, mang thai lần này không khám thai định kì. NHS Viên giải thích sản phụ phải chuyển lên tuyến huyện sinh cho an toàn. Sản phụ đồng ý (?).

Tuy nhiên, phần báo cáo của sản phụ Lưu Thị Lụa lại cho biết: “Lúc 3 giờ sáng ngày 25/3, sản phụ thấy đau bụng nên nhờ người cô ruột đưa đến trạm y tế. Sau khi thăm khám, cô hộ sinh cho biết “còn hai phân nữa là sanh”. NHS hỏi tôi sanh con lần thứ mấy, tôi nói lần thứ ba. NHS nói chuyển lên bệnh viện Hòa Bình sanh, ở trạm không nhận sanh lần thứ ba”.

Rõ ràng, NHS Viên kiên quyết không nhận đỡ đẻ cho chị Lụa nên chị và người nhà mới phải đi lên bệnh viện tuyến trên để sinh, dẫn đến đẻ rơi ngoài đường. Điều này mâu thuẫn với bản báo cáo: “cả sản phụ và người nhà đều đồng ý chuyển lên bệnh viện huyện để sinh”. Điều đáng nói là NHS Viên kiên quyết không tiếp nhận sản phụ trong tình trạng giữa đêm khuya, gia đình sản phụ không có tiền, không phương tiện di chuyển, trong khi địa hình đi lại ở địa phương rất khó khăn, với khoảng cách gần 30km.
Bản báo cáo của Sở Y tế Bạc Liêu

Bản báo cáo cho biết khi thăm khám cho chị Lụa, cơ quan y tế khẳng định chị Lụa có đủ thời gian đi lên bệnh viện huyện; nhưng thực tế khi chị Lụa vừa rời khỏi trạm y tế xã chưa đầy 200m đã đẻ rớt. Lý giải cho việc này, bản báo cáo cho rằng sau khi được cho chuyển viện, sản phụ không đi ngay mà còn đi tới đi lui ngoài chợ hơn 1 giờ đồng hồ dẫn tới việc đẻ rớt.

Bản báo cáo cũng khẳng định sản phụ Lụa sinh con lúc hơn 5 giờ sáng chứ không phải ngay sau khi rời trạm y tế. Chiều 1/4, trao đổi với PV Dân trí, anh Nguyễn Văn Thống, nhà gần chợ, khẳng định chị Lụa sinh lúc khoảng 4 giờ sáng. Anh Thống nói, gia đình anh luôn phải thức dậy vào lúc 4 giờ 30 sáng hàng ngày để làm việc. Sáng ngày 25/3 hôm đó, khi anh vừa thức dậy đã nghe người dân xung quanh cho biết có một sản phụ vừa đẻ rớt cách đó hơn nửa tiếng.

Một chi tiết nữa có phần mâu thuẫn với thực tế là bản báo cáo khẳng định: “Sở Y tế Bạc Liêu xin khẳng định là ngành y tế không có quy định nào cho trạm y tế tuyến xã không được nhận sanh con thứ ba, mà chỉ có quy định không được giữ lại sanh tại Trạm Y tế đối với những sản phụ có nguy cơ cao lúc sanh”. Vậy trường hợp của sản phụ Lụa là có nguy cơ cao lúc sinh, khi trước đó đã được NHS Viên thăm khám, kết luận bình thường?

Từ những mâu thuẫn trong bản báo cáo này, dư luận địa phương cho rằng Sở Y tế Bạc Liêu đã “bỏ quên” trách nhiệm, y đức của cán bộ y tế cơ sở, nhất là đối với một sản phụ nghèo như chị Lưu Thị Lụa.

Hoa Lữ

nguồn

——————————

Rất nhiều gia đình ở nông thôn miền Nam vẫn còn rất nghèo. Nhiều gia đình không có tiền cất nhà tôn hay nhà gạch nên họ vẫn lợp những căn nhà lá và sống hết năm nầy qua năm khác. Sống nhà lá thì 2 năm phải lợp lại 1 lần. Nếu không có tiền mua lá lợp lại, thì khi trời mưa sẽ bị dột, nước mưa sẽ làm ướt hết bên trong.

Ở thôn quê miền Nam, trong các xã, ấp đa số nhà nào cũng phải làm ruộng để sống. Hàng ngày, không ai làm gì ra tiền và mọi chuyện chi tiêu chỉ trông vào 2 mùa lúa. Gia đình 2 vợ chồng với 2 đứa con mà có 2 công ruộng thì thuộc loại khá và tạm có đủ gạo để ăn cả năm với điều kiện trúng mùa.

Nếu bạn có dịp về miền Tây, biếu người già chừng  100 ngàn đồng  Việt Nam thì họ quí lắm. Đó là một số tiền rất lớn vì dưới quê thường không ai làm gì ra tiền. Nếu muốn thuê ai làm gì và mỗi ngày trả 30 000 đến 40 000 đồng thì dân dưới đó làm ngay. Nhưng ít ai có tiền thuê người khác làm việc cho mình.

Trong 20-25 năm qua, ở các tỉnh, thành tuy có nhiều thay đổi về đời sống, xây dựng nhà cửa mới và đường sá, nhưng dưới thôn quê, nơi có  hơn 70% dân số sinh sống, thì đời sống vẫn còn rất thiếu thốn. Tất cả vẫn còn xài nước giếng, và 4-5 nhà câu điện chung nhau xài chung 1 đồng hồ điện. Nếu bây giờ cho mỗi nhà 1 đồng hồ điện, 1 đồng hồ nước thì họ cũng không có đủ tiền để trả tiền dịch phụ phí và tiền điện nước hàng tháng.

Vì đời sống khó khăn như thế nên người dân quê chi tiêu rất tiện tặn. Khi đau ốm bệnh tật họ đi bệnh viện huyện, nhưng tiền thuốc thì phải trả. Nhiều gia đình phải cầm cố ruộng đất khi có người nhà bị đau ốm. Người dân nông thôn thấp cổ, bé miệng, ai ăn hiếp cũng được nên họ đành chịu đựng. Người dân VN đại bất hạnh nên mới bị cai trị bởi một đám người ngu dốt, độc ác, dối trá và xảo quyệt như chính quyền hiện nay.

Posted in Nong Dan Viet Nam | Leave a Comment »

KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI Trung Quốc tại Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán TQ lúc 8 giờ sáng ngày 5-6-2011

Posted by hoangtran204 trên 31/05/2011

Đã có lời kêu gọi trên mạng. 

“KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VÀ LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Cuộc tuần hành diễn ra với mục đích phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt gây hấn và vi phạm chủ quyền lãnh thổ VN.

Thời Gian 8h sáng ngày 5/6/2011 tại cả hai địa điểm:

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu.

Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.

Xin mọi người gửi giúp để chống lại sự xâm lược của TQ.”

Posted in Tự Do ngôn Luận | 2 Comments »

Obama một ngày ở Ba Lan và những thỏa thuận

Posted by hoangtran204 trên 30/05/2011

Ba Lan nằm cạnh bên Nga và đã từng bị Nga chiếm đóng và đô hộ rất nhiều lần trong suốt lịch sử lập quốc của họ. Lần gần đây nhất là 1948, Ba Lan bị Liên Sô đưa vào quĩ đạo của chế độ cộng sản.
Sau cuộc bầu phiếu quốc hội vào năm 1989, Ba Lan đã có được một quốc hội dân chủ đầu tiên, quốc hội nầy cho tổ chức bầu cử tổng thống năm 1990 và  Chủ tịch Công đoàn  Đoàn  Kết Ba Lan là Lech Walesa đắc cử, xóa bỏ chính quyền do đảng cộng sản Ba Lan cai trị từ 1948.
Và kể từ 1990, Ba Lan đã bắt đầu thay đổi nền kinh tế của mình sang nền kinh tế thị trường. Năm 2010, lợi tức tính trên đầu người dân Ba Lan là trên 12 000 đô la Mỹ/ 1 năm; còn của  VN là 1000 đô la /1 đầu người/1 năm (con số nầy rất đáng nghi ngờ vì do chính quyền CSVN gia tăng lên, để các ngân hàng và tổ chức tín dụng thế giới dựa vào đó mà cho mượn tiền thêm hàng năm, để họ có dịp bòn rút và tham nhũng chia chác nhau chừng 20-30% của số tiền được cho mượn).
Diện tích của  Ba lan bằng diện tích của  Viêt  Nam. Dân số Ba Lan là 38 triêu, dân số VN là 90 triệu. Tổng sản lượng quốc gia của  Ba Lan là 468 tỉ đô la, trong khi của Việt Nam chỉ có 103 tỉ đô la.
Ba Lan và Việt Nam hầu như được Mỹ bang giao chính thức từ 1994 và 1995, Mỹ tin tưởng ở Ba Lan nhiều hơn là tin tưởng chính quyền Việt Nam. Theo bài nấy, ta thấy Mỹ đồng ý bán phản lực cơ chiến đấu F16 cho Ba Lan, nhưng Mỹ không bao giờ bán vũ khí cho Việt  Nam vì họ thừa biết tính tráo trở và hai mặt của chính quyền nầy.

Obama một ngày ở Ba Lan và những thỏa thuận

28/05/11
tác giả: Mạc Việt Hồng

Tổng thống Obama và thủ tướng Donald Tusk. Ảnh AGENCJA GAZETA

Tổng thống Barack Obama vừa kết thúc chuyến thăm 1 ngày tới Ba Lan, đó cũng là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Âu 1 tuần của ông. Đây là lần đầu tiên Obama tới Ba Lan. Thực ra, một năm trước, khi Tổng thống Ba Lan tử nạn vì tai nạn máy bay, Obama đã muốn tới dự tang lễ nhưng chuyến bay của ông cũng như của hầu hết các nguyên thủ quốc gia khác đã bị hủy bỏ khi không phận châu Âu phải đóng cửa gần hết vì bụi núi lửa.

Mối quan hệ đặc biệt giữa Ba Lan và Mỹ  từ hơn 2 thập kỷ qua đã rơi vào một khoảng lặng trong mấy năm gần đây và người Ba Lan cảm giác rằng họ đã bị người đồng minh lâu năm bỏ rơi. Chuyến thăm của Obama vì thế mang một sứ mệnh đặc biệt.

Đáp xuống sân bay lúc 17h30′ chiều qua, 27/5/2011, sau những nghi lễ đón tiếp khá giản đơn và đặt hoa tại tượng đài Chiến sĩ Vô danh, Obama đã có bữa ăn tối với nguyên thủ quốc gia của 21 nước thuộc khu vực Trung và Đông Âu. Các vị khách VIP này đã có mặt ở Warsaw từ sáng thứ Sáu để cùng nhau bàn thảo về việc áp dụng những kinh nghiệm chuyển hóa dân chủ của Đông Âu cho khu vực các nước bắc Phi, nơi vừa thoát thai khỏi chế độ độc tài bằng các cuộc cách mạng Hoa Nhài.

Obama và tổng thống Ba Lan, Bronisław Komorowski

Kế tiếp, ngày thứ Bẩy, Obama dành trọn thời gian còn lại cho cuộc hội đàm với tổng thống Ba Lan, sau đó là cuộc gặp gỡ với thủ tướng Donald Tusk và các chính trị gia Ba Lan. Có mặt trong cuộc gặp thân tình này là chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Ba Lan cùng hàng chục chính khách có tên tuổi với các khuynh hướng chính trị khác nhau. Người duy nhất vắng mặt, dù được mời, là cựu Tổng thống Lech Wałesa, ông đưa ra thông báo chiều qua vì lý do không muốn hủy bỏ một công việc đã được lên kế hoạch từ trước đó. Trước khi kết thúc chuyến thăm, ông đã gặp gia đình các nạn nhân của thảm họa Smolensk và ông nói sẽ quay lại Ba Lan vào năm 2013 khi khánh thành khu tưởng niệm người Do Thái.

Trong phát biểu của mình, Obama nói, ông luôn cảm thấy trong lòng một phần Ba Lan vì ông sinh sống tại Chicago nơi có đông đảo kiều dân Ba Lan. Ông cũng nói, Ba Lan là một trong những đồng minh gần gũi, thân cận nhất của Mỹ và ông tin rằng, hàng triệu người Mỹ cũng có cảm nhận như vậy. Obama nhấn mạnh rằng, sự phát triển về kinh tế và vững mạnh về quân sự của châu Âu là phù hợp với các lợi ích của Mỹ. Ông ngợi khen những thành tựu về kinh tế và dân chủ mà đất nước Ba Lan đã đạt được và cho rằng đó là một điển hình không chỉ với các nước trong khu vực mà với cả thế giới.

Mặc dù chỉ có mặt ở Ba Lan vỏn vẹn 22 giờ, song những thỏa thuận đôi bên đạt được, được giới bình luận ghi nhận là đáng kể:

Về kinh tế: Mùa thu này, 2 nước dự tính mở một cuộc hội thảo với sự tham dự của đại diện bộ Kinh tế và các cơ quan chính phủ đôi bên nhằm xem xét một số điều luật, thủ tục để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.

Hợp tác về năng lượng: Các quan chức chính phủ cấp cao của 2 nước trong thời gian ngắn tới đây sẽ có cuộc bàn thảo về hợp tác năng lượng, chủ yếu là phía Mỹ đầu tư vào khai thác khí đốt từ đá mà trữ lượng của nó được đánh giá là có thể đủ cho Ba Lan dùng trong vài trăm năm, thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường khí đốt của Nga.

Hợp tác quân sự: Mỹ sẽ giúp đào tạo phi công lái máy bay F-16 cho Ba Lan và sẽ xây dựng Ba Lan thành trạm trung chuyển và bến đáp cho các máy bay F-16 cũng như máy bay vận tải loại C-130 của Mỹ. Hai bộ trưởng Quốc phòng cũng đã ký một bản thỏa thuận để tạo điều kiện cho sự tiếp cận giữa các công ty sản xuất vũ khí ở 2 quốc gia.

Lá chắn tên lửa: Quyết định từ bỏ hệ thống này của Obama 2 năm trước đây đã ít nhiều làm sứt mẻ tình cảm của dân chúng Ba Lan đối với Mỹ và báo chí Ba Lan đã không tiếc lời đưa ra những bình luận gay gắt. Nay ông Obama cho biết, tới năm 2018 Mỹ sẽ xây dựng hệ thống “phòng chống tên lửa từ mặt đất“.

Xây dựng lực lượng đặc nhiệm: Lầu Năm Góc sẽ hỗ trợ xây dựng lực lượng đặc nhiệm của Ba Lan để tới năm 2014 Ba Lan có thể phối hợp hành động trong các chiến dịch của biệt kích Mỹ.

Mối quan tâm quốc tế chung: Từ những kinh nghiệm chuyển hóa của Ba Lan, hai nước quyết định thành lập một đoàn cố vấn và đội ngũ chuyên gia để giúp Tunesia xây dựng nền kinh tế thị trường và chuyển đổi dân chủ.

Đồng thời, Obama bày tỏ mong muốn Ba Lan hỗ trợ cho các biện pháp trừng phạt của EU đối với chế độ độc tài ở nước láng giềng Belarus (Bạch Nga). Mỹ cũng dự định cung cấp tài chính cho quỹ “Đoàn kết Quốc tế” của Ba Lan với mục đích cổ xúy cho sự hình thành xã hội dân sự ở Belarus. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Ba Lan để phát các chương trình bằng tiếng Belarus hướng vào lãnh thổ nước này.

Thị thực cho công dân Ba Lan: Sau khi chế độ cộng sản ở Ba Lan sụp đổ, chính quyền dân chủ non trẻ đã đơn phương miễn thị thực cho công dân Mỹ. Nhưng sau nhiều năm chờ đợi và dù đã là thành viên của Liên minh châu Âu, tham gia vào hiệp ước Schengen, công dân Ba Lan vẫn phải xin visa vào Mỹ. Ba Lan là một trong 3 nước cuối cùng còn sót lại ở EU (2 nước kia là Bungaria và Rumani) chưa được miễn thị thực.

Lần này, Obama nói ông sẽ ủng hộ một dự luật đã được đệ trình lên Quốc hội Mỹ từ tháng 3/2011 về việc bãi bỏ thị thực cho công dân của một số nước, trong đó có Ba Lan. Điều luật này quy định, bất cứ nước nào cũng có thể được miễn thị thực vào Mỹ nếu các công dân của nước đó sau khi sang Mỹ không có quá 3% ở lại sinh sống bất hợp pháp khi đã hết hạn visa.

Hợp tác chống khủng bố: Ba Lan và Mỹ đã hoàn thành việc đàm phán hiệp định về trao đổi thông tin phục vụ cho công tác chống khủng bố. Chi tiết của hiệp định hiện không được công bố.

Trao đổi học sinh và sinh viên: Hai bên đã thảo thuận một chương trình dài hạn nhằm trao đổi sinh viên và học sinh trung học giữa 2 nước.

Trong lịch sử quan hệ giữa 2 quốc gia, Barack Obama là Tổng thống thứ 7 của nước Mỹ đã tới thăm Ba Lan nhưng theo bình luận của giới truyền thông, sự đón tiếp dành cho ông dường như nồng hậu, ấm cúng nhất. Không quá rườm rà và cứng nhắc trong các nghi thức ngoại giao, người ta thấy một Obama với phong cách dung dị và cởi mở giữa bầu không khí thân tình của những người chủ nhà.

Đón nhận vị trí chủ tịch Liên minh Châu Âu trong năm nay và với những bước tiến mới trong quan hệ song phương Ba Lan- Mỹ, đất nước của Chopin (Sô- panh) một lần nữa có thể tự hào vì những kỳ tích mà mình đã đạt được sau những năm dài đen tối dưới ách cộng sản.

Bài viết sử dụng tư liệu từ Wyborcza và PAP.

Nguồn

GIÁO-HOÀNG JOHN PAUL II
VÀ SỰ SỤP ĐỔ
CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG-SẢN BA-LAN

I/ TỔNG-QUÁT:

Từ sau khi chế độ cộng-sản Ba-Lan sụp đổ, vào tháng 12 năm 1990, có nguồn dư-luận hầu khắp thế-giới cho rằng chính Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II, vốn là một người Ba-Lan, đã có công lật đổ bộ máy cai-trị vô-thần ấy, để giải-phóng cho quê-hương và đồng-bào mình.
Trước đó, đảng cộng-sản Hung-Gia-Lợi đã bị giải-tán, dân-nhân nước này thoát ách cộng-sản kể từ tháng 10 năm 1989, nhất là các nước Xô-Viết Đông-Âu trong Liên-Xô (USSR=United Soviet Socialist Republics= Liên-Bang Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Xô-Viết) đã bị giải-thể từ đầu năm.
Chỉ chú-trọng vào Ba-Lan, nguồn dư-luận nói trên cho rằng Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II cũng là người đã chấm dứt luôn cả các chế-độ cộng-sản khác tại Đông-Âu (?).
Cái công-lao nói đó đã được các giới ủng-hộ Ngài khắp nơi ca-ngợi tối-đa, thậm-chí có một số người Việt-Nam chống-Cộng tin rằng nếu có một Giáo-Hoàng là người Việt-Nam thì cộng-sản Việt-Nam chắc-chắn sẽ sớm tiêu-vong trong một ngày rất gần.

II/ HOẠT-ĐỘNG CHỐNG CS BA-LAN CỦA GIÁO-HOÀNG GIOAN PHAOLỒ II (THEO GIỚI TRUYỀN-THÔNG NGƯỜI VIỆT HẢI-NGOẠI):

1/ Theo nhà báo TÚ GÀN:

“Saigon Nhỏ ngày 8.4.2005
Một cách đấu tranh kỳ lạ của ĐGH John Paul II

Sau khi Đức Giáo Hoàng John Paul II qua đời, nhiều người ở khắp nơi trên thế giới … đều đã bày tỏ cảm tình yêu mến và ca ngợi về những gì ngài đã đem lại cho thế giới trong thế kỷ qua. Các cơ quan truyền thông đã dùng khá nhiều thì giờ và gíấy mực để nói về Đức Giáo Hoàng, trong đó có bàn đến việc Đức Giáo Hoàng đã góp phần vào việc làm sụp đổ các chế độ cộng sản ở Đông Âu. Sự thật như thế nào?
Cho đến nay, các sử liệu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa được công bố, nên chúng ta khó có thể bàn đến một cách chính xác được. Chúng ta chỉ biết Đức Giáo Hoàng đã đến thăm hai nước cộng sản là Ba Lan và Cuba. Nhân khi thế giời đang tiển đưa ngài, chúng ta thử tìm hiểu xem Đức Giáo Hoàng đã làm gì ở hai nước này và ảnh hưởng của ngài ở đó ra sao. Tuy nhiên, trước khi đề cập đến hai biến cố đó, chúng tôi xin nói qua về cách nhìn của Đức Giáo Hoàng đối với chủ nghĩa cộng sản.

MỘT CÁI NHÌN VỀ CỘNG SẢN
Đức Giáo Hoàng John Paul II có tên thật là Karol Josef Wojtyla, sinh ngày 18.5.1920 tại Wadowice, Ba Lan…
Từ năm 1948 đến 1951, cha Karol Wojtyla phụ trách giáo xứ Niegowic… Cậu Stanislaw Wyporeck, người thư ký đánh máy của linh mục, cũng được yêu cầu báo cáo cho họ (CS) những điều linh mục đã làm hàng ngày, nhưng cậu từ chối. Một hôm, cảnh sát đến bắt cậu và đưa đến một làng gần đó đánh đập và buộc cậu thú nhận đã tham gia một tổ chức bí mật chống lại chế độ. Sáng hôm sau, Stanislaw trở về đã run rẩy và sợ hải kể lại mọi chuyện cho Linh mục Wojtyla nghe. Ngài đã an ủi cậu: “Stanislaw, đừng lo, họ sẽ tự kết liểu bản thân họ thôi.” Sau đó, ngài đã nói với những người khác trong nhóm: “Chủ nghĩa xã hội không đi ngược lại những lời răn dạy của Giáo Hội, thế nhưng phương pháp của những người cộng sản thì chống lại Giáo Hội…”
Ít năm sau Linh mục Wojtyla về làm cha xứ ở Krakow và cậu Stanislaw đã đến thăm ngài. Thấy trên giá sách của ngài có các tác phẩm của Marx, Lénin và Stalin, cậu đã hỏi: “Cha đã chuyển sang tư tưởng khác rồi sao?” Ngài trả lời: “Stanislaw! Nếu con muốn hiểu kẻ thù, con phải biết họ viết gì.” Ông khuyên cậu nói thật với cảnh sát những gì mà giới trẻ trong giáo xứ đang làm. Stanislaw kể lại: “Ông nói: Những điều xầu xa phải được khắc phục bởi những điều tốt đẹp. Chúng ta cần phải tạo ra một tấm gương tốt. Chúng ta cần thể hiện sự khiêm nhường của mình.” Đây là một cách chống cộng mà Linh mục Wojtyla muốn lưu ý cậu.
Trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng”, xuất bản năm 1995, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã nói về chủ nghĩa cộng sản như sau:
“Điều mà chúng ta gọi là chủ nghĩa cộng sản thì thực ra đã có lịch sử rồi. Đó là lịch sử phản kháng khi đương đầu với bất công mà tôi đã nhắc đến trong thông điệp Laborem Exercens – Sự phẫn nộ chính đáng của giới thợ thuyền, tiếp theo đã biến thành một ý thức hệ. Những sự phản kháng này cũng đã trở thành một phần trong các giáo huấn của Giáo Hội… Thực tế, chính Đức Giáo Hoàng Leo XIII, theo một nghĩa nào đó, ngài đã tiên đoán chế độ cộng sản sụp đổ rồi, một sự sụp đổ mà nhân loại, nhất là Âu Châu, phải trả một giá quá đắt, bởi vì phương thuốc chữa trị, theo ngài viết từ năm 1891 trong bức thông điệp này, có thể chứng tỏ còn độc hại hơn là chính con bệnh. Đức Giáo Hoàng (Leo XIII) đã nói điều này với tất cả thái độ nghiêm chỉnh và uy quyền của bậc Thầy trong Giáo Hội.”
Trong một đoạn khác, ngài đã viết:
“Vì thế, thật quá giản lược hóa khi cho rằng Thiên Chúa Quan Phòng đã trực tiếp gây ra cuộc sụp đổ chế độ cộng sản này. Theo một nghĩa nào đó, chủ thuyết cộng sản như là một hệ thống đã tự nó sụp đổ. Chế độ đó sụp đổ chính là hậu quả của những lầm lạc và lạm dụng vô độ của chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản chứng tỏ là “một phương thuốc còn nguy hiểm hơn chính con bệnh.” Chủ thuyết này đã không thành công khi muốn đem lại một cuộc đổi mới xã hội thật sự, nhưng đã trở thành một mối đe dọa mạnh mẽ và một thách đố kinh hoàng cho toàn thế giới. Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ vì những suy yếu nội tại của chính nó.”

TRƯỜNG HỢP CỦA BALAN
Ảnh hưởng của Đức Giáo Hoàng đối với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả khá sinh động trong cuốn “His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time” (Đức Giáo Hoàng John Paul II và Lịch Sử Bí Ẩn của Thời Đại Chúng Ta) của Carl Bernstein và Marco Politi …
Đức Giáo Hoàng đã đến thăm Balan lần thứ hai vào năm 1983, khi phong trào Công Đoàn Đoàn Kết của Lech Walesa đang dấy lên khắp nơi và chính quyền Cộng Sản Ba Lan đã phải ban hành lệnh thiết quân luật và ra lệnh giải tán Công Đoàn để ngăn ngừa một cuộc nổi dậy. Trong bối cảnh đó, chính quyền cộng sản Ba Lan và Tòa Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận căn bản để Đức Giáo Hoàng có thể đến thăm Ba Lan: Chuyến viếng thăm này chỉ dành riêng cho vấn đề tôn giáo mà thôi…
Đức Giáo Hoàng đã đến Ba Lan ngày 16.6.1983. Sau khi quỳ xuống hôn đất quê hương, ngài đã lên kêu gọi những người đang bị bắt bớ ở Ba Lan:
“Cha kêu gọi những người bị đày đọa hãy đến đây với cha. Cha kêu gọi lời này thay lời Chúa Jesus: Cha đã bị ốm và các con hãy đến thăm cha. Cha bị giam cầm, các con hãy đến với cha. Bản thân cha không thể tới thăm các con chiên đang bị giam cầm (đám đông xúc động), đến thăm tất cả các con chiên đang bị đày đọa. Nhưng cha kêu gọi họ hãy đến với cha trong tinh thần giúp đỡ cha, như họ vẫn luôn làm.”…
Tướng Jaruzelski nhớ lại: “Đức Giáo Hoàng đã không đưa ra một tối-hậu-thư… Ngài nói về giá trị của con người. Ngài nói rằng nhà nước phải quan tâm đến từng cá nhân con người, rằng đối thoại luôn luôn phải cần đến, và rằng tất cả các Công Đoàn có quyền tồn tại.” Ngài không tranh-luận quyết-liệt, mặc dầu ngay từ đầu hai bên đã có những bất đồng nghiêm trọng. Tướng Jaruzelsk thưa với Đức Giáo Hoàng: “Xin ngài dùng ảnh-hưởng của ngài giúp chúng tôi cô-lập phái quá-khích trong Công-Đoàn Đoàn-Kết, giúp chúng tôi bỏ lệnh cấm-vận của phương Tây, nhất là Mỹ.” Đức Giáo-Hoàng trả lời: “Tôi quan-tâm đến việc đạt tới một tình-trạng bình-thường càng sớm càng tốt”…
Cũng như đa số người Việt, người công giáo Balan muốn Đức Giáo Hoàng lên tiếng chống chế độ cộng sản Ba Lan một cách nào đó để đưa chế độ này đến chỗ sụp đổ. Họ muốn ngài nói tiếng “Solidarity” biểu tượng cho phong trào Công Đoàn Đoàn Kết. Các ký giả Tây phương cũng vậy. Nhưng ngài đã không nói theo cách họ trông đợi mà giảng về một đề tài phức tạp hơn: “Hãy phân biệt rõ cái tốt và cái xấu”… Ngài nói: “Tùy vào các con mà có thể ngăn được sự suy đồi luân lý hay không, mà nói lên sự đoàn kết giữa con người hay không.”
Buổi tối, hàng chục ngàn người đã diễn hành… Khi đi ngang qua tòa nhà của Trung Ương Đảng Cộng Sản Balan, đoàn thanh niên đã hô to: “Solidarity! Solidarity! Walesa! Dân Chủ!.” Khi họ tập trung lại, Đức Giáo Hoàng nói:
“Con người được kêu gọi để chiến thắng chính mình. Chính các vị thánh và các chân phước sẽ chỉ lối cho chúng con đường chiến thắng – sự chiến thắng mà Thiên Chúa đã đạt được trong lịch sử nhân loại.” Sự chiến thắng ấy đòi hỏi “lối sống trong sự thật, nghĩa là biết yêu thương người lân cận, nghĩa là biết đoàn kết giữa con người, nghĩa là trở về với lương tâm, gọi thẳng tên sự lành và sự dữ chứ không mập mờ…, nghĩa là phát triển nơi sự lành và tìm cách sửa sai sự dữ từ chính nơi ta.”
Khi đến tu viện Black Madona ở Czestochova, Đức Giáo Hoàng… nói với giới trẻ Ban Lan:
“Các con đến với Đức Mẹ mang theo trái tim thương tích bởi những sầu muộn, có khi cả những thù hận. Sự hiện diện của các con biểu lộ được một sức mạnh chứng tá khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi thấy người công dân Balan dùng chính bản thân làm phương tiện tranh đấu, với Phúc Âm trong tay, với lời kinh trên môi. Những hình ảnh ấy vào năm 1980 đã làm cho trái tim và lương tâm thế giới vô cùng xúc động.”
Sau đó, trước sự chứng kiến của khoảng một triệu người, Đức Giáo Hoàng dâng lên Đức Mẹ tấm đai thắt lưng có một lỗ đạn do Ali Agca bắn vào ngài tại Công Trường Thánh Phêrô. Cả một khối người chăm chú, ngất ngất. Họ hô lên: “Xin ở lại với chúng con! Xin ở lại với chúng con!”…
Có người cho rằng các chế độ cộng sản Đông Âu đã sụp đổ là do những mục nát từ bên trong. Nhưng trong thập niên 1980s hai chế độ cộng sản Việt Nam và Cuba còn mục nát hơn các chế độ cộng sản Đông Âu. Hơn nữa, CSVN đã sống bám vào các chề độ cộng sản Đông Âu và đã trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tại sao hai chế độ này đã không sụp đổ?
Tờ “Inside the Vatican” (Bên trong Vatican) số ra ngày 4.4.2005, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Joachim Meisner, Tổng Giám Mục Cologne ở Đức, người đã từng sống dưới thời cộng sản Đông Đức, cho biết người dân Đông Đức ghi ơn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vì ngài đã giúp làm sụp đổ chế độ cộng sản…

TRƯỜNG HỢP CỦA CUBA
Năm 1998, Đức Giáo Hoàng đã đến thăm Cuba … (vân vân)”
Tú Gàn

2/ Theo nhà văn TRẦN PHONG VŨ:

“ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH CS.
CỦA CÔNG GIÁO & ĐGH JP II

Quả vậy… Với tư cách là con dân đất nước, Đức Gioan-Phaolô 2 đã tranh đấu ôn hòa cho nhân quyền của người dân Ba Lan… Ngài cực lực tranh đấu cho nhân quyền của mọi người dân trên thế giới, trong đó có quyền được sống tự do theo niềm tin tôn giáo của mình trong sự kính trọng mọi tôn giáo anh em.
Rất nhiều người, thiện cảm với Giáo Hội Công Giáo La Mã cũng có mà ác cảm hoặc chống đối cũng có, thường nghĩ như thật rằng: “Vatican là một ổ gián điệp thế giới, đã từng ngấm ngầm cấu kết với đế quốc Mỹ để ‘chống cộng’ đến kỳ cùng. Và cộng sản mà có sụm ba chè là cũng nhờ có bàn tay lông lá của Mỹ và nhất là mật vụ của Vatican nhúng vào”. Đúng hay sai là một chuyện, nhưng quan điểm của vị giáo chủ Vatican thì hoàn toàn khác. Thực vậy, 3 tháng sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Đức Gioan-Phaolô 2 tuyên bố vào ngày 21/02/1990 trong khi tiếp đoàn người hành hương tại Vatican: “Chính Thiên Chúa đã thắng ở Phương Đông”…
Ngược đời ở chỗ là Lòng Tin cho thấy có bàn tay Thiên Chúa trong những biến cố xảy ra trong trần thế, nơi con người và xã hội loài người, do bởi chính con người chủ động làm ra. Trong quyển “Bước vào ngưỡng cửa hy vọng” xuất bản năm 1994, Đức Gioan-Phaolô 2 giải thích nguyên do trước mắt, có thể kiểm chứng được, của sự tan rã của chế độ cộng sản Liên Xô: “Chính hệ thống cộng sản đã, một cách nào đó, tự nó làm cho nó sụp đổ. Sự sụp đổ của nó là hậu quả của những hành động sai lầm và quá khích của nó. Muốn chữa bệnh, nó lại nguy hại hơn chính con bệnh. Trở thành một đe dọa hùng hậu và một thách đố ghê gớm (đối với xã hội), nó lại không thành công cải tạo thật sự xã hội. Cộng sản tự suy sụp, do bởi nội lực của nó yếu kém.”

Không “chống cộng” và không “dương uy”
Tuy vậy, nhiều người vẫn còn nghĩ rằng Đức Gioan-Phaolô 2 có đóng một vai trò trực tiếp và quan trọng trong vụ này. Họ cho rằng Ngài phải là một người tài trí xuất chúng, đầy mưu lược, “chống cộng cùng mình”, bởi vì Ngài là giáo chủ một tôn giáo không đội trời chung với cộng sản và nhất là vì Ngài đến từ một đất nước mà người công giáo có tiếng là thành phần chống cộng lì nhất thế giới. Không, không hoàn toàn như vậy đâu! Ngài và Giáo Hội Công Giáo ngày nay nhất định không “chống cộng” theo cái nghĩa phe đảng, bè phái, cục bộ, giáo điều, bất bao dung, điên rồ, cố chấp trong thái độ “không đội trời chung”, và càng không theo cái nghĩa “tay sai”, “vụ lợi” hay “bán linh hồn” cho ai cả!”

3/ Theo nhà báo TRẦN ĐẠI HẢI:

“Fri, 24 Feb 2006 15:02:57 +0100
TRAN DAI HAI : Danh Tong Thong Dien
Đánh tổng thống điên?
Ngày 15.2.2006 Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã đề nghị quốc hội Mỹ chi ngân khoản 75 triệu Mỹ kim để sử-dụng vào việc ‘dân chủ hoá’ Iran.
Ngân sách này sẽ được bổ sung vào ngân khoản 60 triệu mà quốc hội Mỹ đã thông qua cho cho năm tài khoá 2006… Bộ ngoại giao Mỹ hy vọng là sẽ khuấy động lên một phong trào chính trị tại Iran tương tự phong trào Công đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan trong thập niên 80.”
*
Theo 2 bài báo tiêu-biểu của 2 tác-giả Ky-Tô-Giáo trích trên, thì:
a) Ông Tú Gàn viết: “Trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng”, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã nói về chủ nghĩa cộng sản như sau: “thật quá giản lược hóa khi cho rằng Thiên Chúa Quan Phòng đã trực tiếp gây ra cuộc sụp đổ chế độ cộng sản này.
Trước đó, trong bài “Chỉ Làm Công Cụ Thôi” đăng trên “Saigon Nhỏ” ngày 13-8-2004, ông Tú Gàn đã viết: Ðức Giáo Hoàng không hề “lên tiếng chống lại những hành vi chà đạp của nhà nước CS đối với tự do tôn giáo và những phẩm giá khác của con người cũng như những tương quan công lý và đạo đức trong xã hội” như Linh mục Trần Xuân Tâm và nhóm Diễn Ðàn Giáo Dân đã đòi hỏi Ðức Hồng Y Nguyễn Vãn Thuận và HÐGMVN…”
b) Ông Trần Phong Vũ viết: “nhiều người vẫn còn nghĩ rằng Đức Gioan-Phaolô 2 có đóng một vai trò trực tiếp và quan trọng trong vụ này. Họ cho rằng Ngài phải là một người… Không, không hoàn toàn như vậy đâu!”
Cũng như ông Tú Gàn, ông Trần Phong Vũ đã trích dẫn một đoạn văn nổi bật của chính Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II viết: “Chính hệ thống cộng sản đã, một cách nào đó, tự nó làm cho nó sụp đổ. Sự sụp đổ của nó là hậu quả của những hành động sai lầm và quá khích của nó… Cộng sản tự suy sụp, do bởi nội lực của nó yếu kém.”
Ông Trần Phong Vũ còn ngụ ý nói là cố Giáo-Hoàng không hợp-tác với Hoa-Kỳ trong vụ này.

Trong lúc đó, theo bài báo của ông Trần Đại Hải thì:
“Ngày 15.2.2006 Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice… Bộ ngoại giao Mỹ hy vọng là sẽ khuấy động lên một phong trào chính trị tại Iran tương tự phong trào Công đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan trong thập niên 80.”
Ông Trần Đại Hải xác-nhận là có bàn tay khuấy-động của Hoa Kỳ trong vụ Ba-Lan.
*
Về sự mâu-thuẫn hoặc khó hiểu này, ông Tú Gàn viết: “Cho đến nay, các sử liệu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa được công bố, nên chúng ta khó có thể bàn đến một cách chính xác được.”

III/ BA-LAN KỶ-NIỆM 25 NĂM THOÁT ÁCH CỘNG-SẢN (1990-2005):

Ngày 30-8-2005, Ba-Lan hân-hoan tổ-chức Lễ Kỷ-Niệm 25 Năm Công-Đoàn Đoàn-Kết tại nhiều thành-phố ở Bắc Ba-Lan, địa-điểm chính là Gdansk, cái nôi của phong-trào và lực-lượng chống Cộng do Lech Walesa lãnh-đạo; và chính Lech Walesa (người lật đổ cộng-sản, lên làm Tổng-Thống từ 1990 đến 1995) đến chủ-tọa và thuyết-trình. Đương kim Tổng thống Balan, ông Alexandre Kwasniewski (trước kia là cộng-sản) có đến phát-biểu ở phần khai-mạc…
Trong số quan-khách (có cả phái đoàn Việt-Nam); có ông Dan Fried, phụ tá Ngoại-Trưởng Hoa-Kỳ đặc trách Âu châu và Âu Á sự vụ, và tiến sĩ Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa-Kỳ, lên thuyết-trình…
Nhà báo ĐÔNG GIANG TỬ đã viết bài tường-thuật tại chỗ.

Điều đáng nói hơn hết là, theo bài tường-thuật, nhân-vật chủ-chốt Lech Walesa, trong suốt buổi lễ, nhất là trong bài nói chuyện, đã không đề-cập gì đến, dù chỉ cái tên, nói gì công-trạng, của cố Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II trong sự-nghiệp giải-thể chế-độ cộng-sản Ba-Lan.
Không lẽ ông Lech Walesa không nhớ đến cố Giáo-Hoàng, mới chết vào ngày 02-4-2005, trước đó chưa đầy 5 tháng, hoặc giả ký-giả Đông Giang Tử ghi sót?
Nhưng đó là chuyện nhỏ, của cá-nhân. Còn về chuyện lớn, của lịch-sử?
*
* *
Về các sử-liệu liên-quan đến vấn-đề này, tôi sẽ thử tìm hiểu thêm và trình-bày sau, ít nhất là về các điểm sau đây:
— Phần đóng góp của cố Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II, mà kẻ thì nói là có, người thì nói là không; ngay chính Ngài cũng không nhận công của mình mà nói là do Thiên-Chúa an-bài và do cộng-sản tự-hủy;
— Phần đóng góp của Hoa-Kỳ (đặc-biệt cơ-quan CIA); v.v…

Còn về lý-do tại sao Liên-Xô để yên cho Ba-Lan, là một nước chư-hầu của Liên-Xô, vượt thoát ra khỏi gọng kìm của mình, mà không có một phản-ứng nào cả, thì tôi tạm ghi dưới đây một ít dấu mốc thời-gian, để tự chúng giải-đáp câu hỏi này:

1970: Kinh-tế, huyết-mạch chính của Liên-Xô bắt đầu trì-trệ. Tại Ba-Lan, có Lech Walesa cùng các công-nhân khác tại bến tàu Gdonsk đòi lập công-đoàn tự-do (không quốc-doanh), bị chính-quyền cộng-sản bắt.

1971: Liên-Xô bớt căng-thẳng với Trung-Cộng; đồng-thời Tổng-Bí-Thư Brezhnev mở các cuộc đàm-phán với Hoa-Kỳ.

1972: Tổng-Thống Hoa-Kỳ Nixon viếng Mạc-Tư-Khoa; hai bên ký thỏa-ước hạn-chế vũ-khí chiến-lược (SALT-1), mở đầu thời-kỳ hết căng-thẳng.

1973: Chiến-tranh Việt-Nam chấm dứt, chấm dứt đụng-độ quân-sự giữa hai Khối; Brezhnev viếng Tây-Đức vào tháng 5, viếng Hoa Kỳ vào tháng 6.

1973: bắt đầu tấn-công điệp-báo vào 2 nước cộng-sản Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi, từ tháng 9.

1974: Tổng-Thống Nixon lại viếng Liên-Xô; Breznev nhượng-bộ Hoa-Kỳ (triển hạn thỏa-ước SALT-1, cải-thiện sinh-môi, nới rộng thương-mại, v.v…) để hưởng quy-chế tối-huệ-quốc. Các sắc-tộc thuộc Liên-Xô đòi tự-trị.
1975: Kinh-tế Liên-Xô bắt đầu khủng-hoảng trầm-trọng, nhất là vì chạy đua không-gian, ảnh-hưởng xấu trên mọi lãnh-vực. Liên-Xô và Hoa-Kỳ hợp-tác thám-hiểm không-gian.

1978: Walesa cùng các đồng bạn lập nhiều công-đoàn tự-do tại nhiều nơi. Hồng-Y Karol Wojtyla được bầu làm Giáo-Hoàng ngày 16-10, lấy danh-hiệu là John Paul II.

1979: Brezhnev ký thỏa-ước SALT-2 với tổng-thống Hoa-Kỳ Carter vào tháng 6, nhưng (không thông-qua Bộ Chính-Trị Đảng mà tự-ý) can-thiệp vào Afghanistan vào tháng 12, nên bị Hoa Kỳ cấm vận lúa gạo, khiến Liên-Xô suy-yếu thêm.

1979: Đồng-thời, Gorbachev (thuộc thế-hệ mới, sinh sau Cách-Mạng 1917) vào Bộ Chính-Trị Trung-Ương Đảng, coi về Tổ-Chức (Nhân-Sự), có đầu óc phóng-khoáng, lãnh-hội tinh-hoa sinh-hoạt chính-trị Tây-Phương (cầm đầu phái-đoàn đi Tây-Đức năm 1975, đi Canada hội-đàm với thủ-tướng Trudeau năm 1983, đi Anh gặp nữ-thủ-tướng Thatcher năm 1984), chú-trọng nâng-đỡ thế-hệ trẻ.
Giáo-Hoàng John Paul II viếng Hoa-Kỳ lần đầu tiên vào tháng 10 (gặp Tổng-Thống Carter vào ngày 6), sau khi đã về thăm Ba-Lan lần đầu tiên vào tháng 6.

Thời-gian này, Liên-Xô bị khủng-hoảng nội-bộ: Thủ-Tướng Kosygin lủng-củng với Bí-Thư Thứ Nhất Brezhnev từ lâu, nay phải từ-chức vào năm 1980, Brezhnev bệnh nặng rồi chết vào năm 1982, Andropov lên thay rồi chết vào năm 1984, Chernancho lên thay rồi cũng chết vào năm 1985.

1980: Các nước thuộc Liên-Bang Xô-Viết bắt đầu tuyên-bố độc-lập. Hoa-Kỳ ngưng chở ngũ-cốc qua Liên-Xô, tẩy chay Olympic tổ-chức tại Mạc-Tư-Khoa.

1980: Lech Walesa, vốn bị sa-thải vì đòi tăng lương vào năm 1976, được công-nhân tranh-đấu đòi tái-dụng, trở lại bến tàu Gdansk và được bầu làm thủ-lãnh Công-Đoàn, từ nay mang tên “Đoàn-Kết”.

Công-đoàn tranh-đấu bất-bạo-động, ra đời trong bối-cảnh khủng-hoảng nội-bộ của các xã-hội rập khuôn Xô-Viết, đạo-đức suy-đồi, mức sống xuống dốc, chính-quyền Ba-Lan gặp phải khó-khăn kinh-tế hơn 10 năm qua. Có các giới khác kể cả sinh-viên và trí-thức cùng tham-gia.

Nhờ Đài Phát-Thanh Âu-Châu Tự-Do cổ-vũ cùng các màn lưới rỉ tai, công-đoàn dần-dà trở thành phong-trào chính-trị chống-Cộng lan khắp Ba-Lan và các nước đồng-cảnh xung quanh. Các cuộc đình-công phản-kháng gây đình-trệ cho sinh-hoạt chung, nhà cầm quyền phải nhượng-bộ, chấp-thuận quyền đình-công và lập công-đoàn riêng, từ ngày 31 tháng 8.

Walesa được Tổ-Chức Lao-Động Quốc-Tế (International Labor Organization) mời đi du-thuyết tại Ý, Nhật, Thụy-Điển, Pháp, Thụy-Sĩ…

1981: Brezhnev trở nên quá-khích (tài-liệu mới đây cho biết là y đã chủ-mưu vụ ám-sát ‘hụt’ Giáo-Hoàng John Paul II). Cộng-đảng Ba-Lan đàn-áp, giải-tán công-đoàn Đoàn-Kết và bắt Walesa vào ngày 13-12.

1982: Cộng-đồng quốc-tế phản-đối, các tu-sĩ Ky-Tô-Giáo cầu-nguyện, tổng-thống Reagan cấm vận kinh-tế Ba-Lan, và CIA chính-thức tài-trợ cho các hoạt-động bí-mật của công-đoàn Đoàn-Kết, từ nay hòa lẫn trong quần-chúng.
1983: Walesa được trao tặng giải Nobel về Hòa-Bình vào ngày 5 tháng 10 (nhưng không được phép xuất-cảnh, vợ đi lãnh thay). Tổng-Bí-Thư Đảng Gorbachev và Tổng-Thống Hoa-Kỳ Reagan gặp nhau, ký kết cải-thiện quan-hệ Đông-Tây.

1983: Giáo-Hoàng John Paul II về thăm Ba-Lan lần thứ hai, vào tháng 6.

1985: Gorbachev, Tổng-Bí-Thư Liên-Xô, chủ-trương Perestroika (cải-cách kinh-tế và xã-hội, cho phép tư-hữu và ngoại-thương) cùng với Glasnost (cởi-mở tư-duy, cho phép tự-do ngôn-luận, phóng-thích tù chính-trị và đối-lập); mưu-cầu quan-hệ và giao-thương với Tây-Phương; được Tây-Phương hoan-nghênh “Tư-Tưởng Mới”.

1985: Hung-Gia-Lợi bắt đầu phát-động phong-trào giải-thể “Minh Ước Vác Xô Vi” (WARSAW PACT= tổ-chức liên-quân Liên-Xô đặt tại Ba-Lan) và chuyển qua dân-chủ đa-đảng cùng kinh-tế thị-trường.

1986: Gorbachev gặp Tổng-Thống Hoa-Kỳ Reagan vào ngày 11 tháng 10, đàm-phán về việc giảm-thiểu vũ-khí và lực-lượng hạt nhân tại Âu-Châu (sau đó ký-kết thỏa-ước INF). Gorbachev cho tự-do thông-tin. Hằng loạt tù chính-trị Ba Lan được trả tự-do, Walesa thiết-lập cơ-cấu công-đoàn Đoàn-Kết công-khai và hợp-pháp.

1987: Gorbachev phát-động dân-chủ-hóa, cho phép bầu-cử đa-ứng-viên vào guồng máy chính-trị Xô-Viết.

1988: Gorbachev triệt-để đổi mới, rút quân Xô-Viết ra khỏi Afghanistan vào tháng 2, giảm bớt ảnh-hưởng của Đảng trong cơ-cấu Nhà-Nước từ tháng 6, thành-lập Quốc-Hội Đại-Biểu Nhân-Dân, cơ-cấu lập-pháp cho phép tu-chính Hiến-Pháp vào tháng 8; và quan-trọng hơn hết là công-bố từ-bỏ chủ-thuyết bá-chủ của Breznev, cho phép các nước trong Khối cộng-sản Đông-Âu tự-quyền quyết-định mọi việc nội-bộ của mình. Việc này dẫn đến một loạt các cuộc cách-mạng lật đổ các chế-độ cộng-sản tại Đông-Âu từ đó cho đến năm 1989. Kinh-tế Ba-Lan tồi-tệ nhất sau 8 năm liên-tiếp èo-ọp, và Liên-Xô hết muốn, và không còn sức, nâng-đỡ cho chế-độ nhà-nước bù-nhìn Ba-Lan. Cộng-sản nước này phải xin thương-thuyết với Walesa, sau nhiều đợt tranh-đấu quyết-liệt của công-đoàn.

1989: Gorbachev tổ-chức bầu-cử quốc-hội kiểu mới, cho bầu-cử tự-do và cải-tổ tại khắp các nước trong Liên-Bang, chấm dứt chủ-nghĩa công-sản, vào tháng 3 và 4.

Công-đoàn Đoàn-Kết ở Ba-Lan gặp thuận-lợi được hợp-thức-hóa và có ứng-cử-viên vào quốc-hội.

1989: Cộng-sản Hung-Gia-Lợi bị giải-thể vào ngày 23-10. Chính-phủ không cộng-sản nước này mở cửa biên-giới cho dân Đông-Đức chạy qua tị-nạn từ ngày 10 tháng 9. Bức tường Bá-Linh được khai-thông từ ngày 9 tháng 11.

1990: Quốc-Hội Đại-Biểu Nhân-Dân biểu-quyết chấm dứt vai trò lãnh-đạo chính-quyền của đảng cộng-sản vào ngày 14-3, tiếp theo Gorbachev được bầu làm Tổng-Thống Liên-Bang Nga vào ngày 15-3. Ông được tặng giải thưởng Nobel về Hòa Bình ngày 15-10. Bộ bách-khoa từ-điển New “Encyclopaedia Britannica” mệnh-danh Gorbachev là “người khởi-xướng duy-nhất và quan-trọng nhất của một loạt các biến-cố cuối năm 1989 và trong năm 1990 thay-đổi cơ-cấu chính-trị Âu-Châu đồng-thời mở đầu giai-đoạn kết-thúc của cuộc Chiến-Tranh Lạnh”.

1990: Cộng-sản Ba-Lan bị giải-thể vào ngày 25-12, và Walesa được bầu làm Tổng-Thống.

Các hoạt-động, và lời phát-biểu liên-quan, về sau, chỉ là dựa theo kết-quả mà Gorbachev của Liên-Xô nói chung, và Walesa của Ba-Lan nói riêng, đã đạt được trước rồi mà thôi.
Thanh Thanh

LÊ XUÂN NHUẬN

——-

Ba Lan: Bỏ Cộng Sản, và thành công
Tuesday, April 13, 2010
Ngô Nhân Dụng

Trong khi dân chúng Ba Lan trải qua một tuần lễ tang tóc thì chúng ta có dịp nhìn lại thành tựu của nước này trong 20 năm qua, sau khi rũ bỏ chế độ cộng sản. Ông Tổng Thống Lech Kaczinsky, ông Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Slawomir Skrzypek, mấy vị tướng lãnh và nhiều nhà lãnh đạo tử nạn trong chuyến máy bay oan nghiệt đã ra đi, nhưng họ để lại cho nước Ba Lan những di sản đáng hãnh diện.

Ba Lan hiện đang là một nền kinh tế phát triển tốt nhất ở Âu Châu; năm ngoái đã tăng trưởng 1.7% trong khi GDP trung bình của 28 quốc gia dùng đồng Euro bị giảm hơn 4%, và tất cả các nước khác đều suy thoái. Sự thành công của Ba Lan là nhờ một hệ thống ngân hàng vững chắc không bị lôi cuốn vào cơn khủng hoảng tài chánh thế giới; ngân sách quốc gia chỉ thâm thủng nhẹ trong khi giới đầu tư quốc tế sẵn sàng mang tiền đến cho chính phủ Ba Lan vay. Và điều đáng hãnh diện nhất là 20 năm sau khi tự giải thoát khỏi chế độ cộng sản, các định chế chính trị dân chủ đã bén rễ ngày càng bền chặt, sau một tai nạn thảm khốc khi nhiều nhà lãnh đạo dân sự và quân sự cùng qua đời một lúc, mà guồng máy chính trị của quốc gia tiếp tục điều hành một cách bình thường theo đúng các thủ tục dự trù trong hiến pháp.

Vị chủ tịch Hạ Viện (Sejm) đã nhận xử lý thường vụ chức quốc trưởng và tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử sớm để chọn người làm tổng thống. Phó thống đốc Ngân Hàng Trung Ương đã lên làm quyền thống đốc. Mặc dù có mấy vị tướng lãnh tử nạn nhưng quân đội đã chính thức cải chính tin sẽ có những biện pháp đặc biệt vì tình trạng khẩn cấp, hay hoãn thi hành hiến pháp lấy lý do an ninh bị đe dọa. Năm 1922, một thủ tướng Ba Lan, ông Gabriel Narutowicz cũng chết vì một tai nạn máy bay khó hiểu, sau đó quốc gia đã rơi vào hỗn loạn với các cuộc đảo chính, và đưa tới một chế độ quân phiệt.

Cái chết của gần 100 nhân vật ưu tú nước Ba Lan khiến người ta phải nhớ tới cuộc tàn sát 22,000 sĩ quan quân đội Ba Lan tự do ở Katyn vào năm 1940 do lãnh tụ Cộng Sản Stalin chủ mưu. Lực lượng sĩ quan này quy tụ những thành phần trí thức giường cột của nước Ba Lan lúc đó, với hàng chục ngàn nhà trí thức, giáo sư, luật sư, kỹ sư, bác sĩ, vân vân, đã bị động viên trước đó. Stalin đã tiêu diệt những người con ưu tú của nước Ba Lan để mở đường cho đảng Cộng Sản Ba Lan cướp chính quyền sau này và biến quốc gia thành một chư hầu của Nga. Tai nạn tuần qua cũng làm mất của Ba Lan những đứa con ưu tú nhưng đã khiến cả nước đoàn kết với nhau trong tang tóc. Nhiều người Ba Lan tỏ ý nghi ngờ tai nạn này có vẻ một âm mưu ám sát do mật vụ Nga thi hành; nhưng nói chung cả quốc gia đã cư xử một cách đứng đắn, báo chí không ai đổ tội cho chính quyền Nga.

Ðiều gì đã giúp nước Ba Lan tạo được một hình ảnh ổn định và trưởng thành đáng kính như vậy? Ðó chính là do các vận động chính trị và kinh tế của 38 triệu người dân trong 20 năm qua đã tạo nên những nền tảng vững chắc. Các định chế quốc gia đóng đúng vai trò của mình. Các nhà chính trị tôn trọng “luật chơi dân chủ” và những người dân biết bầy tỏ ý kiến qua lá phiếu tự do. Chủ trương kinh tế thị trường không còn dính đến kinh tế cộng sản cũ đã giúp dân giàu nước mạnh thật sự. Ba Lan là một tấm gương cho thấy khi người dân một nước đã quyết tâm từ bỏ chủ nghĩa cộng sản thì họ xây dựng được một quốc gia vững mạnh về kinh tế và chính trị.

Năm 1989, khi một người thuộc Công Ðoàn Ðoàn Kết đứng ra lập chính phủ đầu tiên không cộng sản vào Tháng Tám, đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức biểu tình trước tòa đại sứ Ba Lan ở Hà Nội để hô khẩu hiệu ủng hộ đảng Cộng Sản Ba Lan, chống lại vụ “cướp chính quyền” của “lực lượng thù nghịch” tay sai tư bản! Lúc đó, nhân viên tòa đại sứ đã ra yêu cầu nhóm người biểu tình giải tán, giải thích rằng việc chuyển giao quyền hành này là nguyện vọng của nhân dân Ba Lan chứ không có “thế lực thù nghịch” nào tạo ra cả. Tháng Mười Hai năm đó, Quốc Hội Ba Lan cởi trói cho nền kinh tế khỏi chế độ tập thể quốc doanh; xóa bỏ dấu tích cộng sản trong quốc hiệu, đổi tên nước thành Cộng Hòa Ba Lan. Tháng Giêng năm sau, đảng Cộng Sản Ba Lan đã tự ý giải tán, đổi tên thành một đảng Dân Chủ Xã Hội. Sau đó họ còn hóa thân vài lần nữa biến thành một Liên Minh Tả Phái (SLD). Ðảng SLD đã hai lần được các cử tri tín nhiệm đưa lên cầm quyền trong những năm 1993 và 2001, nhưng rồi lại bị người dân bỏ phiếu gạt ra khỏi chính quyền vào những năm 1997 và 2005.

Nhìn vào kết quả các cuộc bầu cử trên (hai lần nghiêng sang tả, hai lần ngả sang hữu) người ta có thể thấy các cử tri Ba Lan rất dễ thay đổi. Có người sẽ “lo lắng” là nền chính trị xứ này “không ổn định” theo lối cộng sản cũ. Nhưng trái lại, chính trị Ba Lan rất ổn định, nhờ người dân đã trưởng thành trong lối sống tự do. Chính vì người dân được tự do chọn lựa người cầm quyền, và sử dụng quyền tự do đó một cách thẳng thắn, không kiêng dè, họ thay đổi chính quyền một các dễ dàng, cho nên chính trị trở thành ổn định. Nhân dân Ba Lan có thể tự mình thí nghiệm với các chương trình trị quốc khác nhau, với các nhóm chính khách thuộc các đảng khác nhau. Năm 2005, đảng Luật Pháp và Công Lý (PiS) với chủ trương khuynh hữu và bài Nga của anh em cố Tổng Thống Kaczinsky thắng thế, vì dân chúng đã chán chính phủ cánh tả SLD tham nhũng. Nhưng hai năm sau đảng PiS lại thua trong cuộc bầu cử Quốc Hội, vì họ thất bại về kinh tế, đảng Diễn Ðàn Công Dân (PO) lên lập chính phủ mới. Nhiệm kỳ của Tổng Thống Kaxzinsky vẫn kéo dài cho hết năm nay, cho nên trong hai năm qua giữa ông tổng thống PiS và Thủ Tướng Donald Tusk thuộc đảng PO luôn luôn xung đột! Ðây lại là một tình trạng bình thường trong một chế độ dân chủ tự do, mọi người đều tôn trọng hiến pháp và luật pháp. Chính sách kinh tế cởi mở và chủ trương ngoại giao hòa hoãn với lân bang của đương kim Thủ Tướng Tusk thành công, cho nên đảng này hy vọng sẽ đưa được người lên thay thế cố Tổng Thống Kaczinsky trong cuộc bầu cử sắp tới, người đó chính là vị quốc trưởng xử lý thường vụ hiện nay.

Kinh nghiệm Ba Lan cho thấy khi người dân một quốc gia quyết tâm từ bỏ cộng sản độc tài để xây dựng dân chủ, người ta đã thành công. Chính nhờ can đảm dứt khoát bỏ chủ nghĩa cộng sản và chế độ chuyên chế do Stalin lập ra mà các lãnh tụ đảng Cộng Sản Ba Lan năm 1989 đã mở đường cho quốc gia họ bước vào một thời kỳ mới. Năm 1988 khi đảng Cộng Sản đưa kinh tế Ba Lan vào bế tắc, các công nhân Ba Lan theo Công Ðoàn Ðoàn Kết tổ chức đình công và biểu tình suốt từ Tháng Tư, đảng Cộng Sản Ba Lan đã cải tổ luật bầu cử thay vì tham quyền cố vị đến cùng. Họ tự tước bỏ độc quyền của đảng cộng sản, cho dân chúng được tự do bầu Thượng Viện và một phần ba Hạ Viện (Sejm). Chính Quốc Hội mới đó đã đưa Tướng Wojciech Jaruzelski lên làm chủ tịch nước vào Tháng Bảy năm 1989. Một tháng sau, ông đã mời một nhà báo, trong nhóm lãnh đạo Công Ðoàn Ðoàn Kết ra lập chính phủ mới. Ðến nay, ông Jaruzelski vẫn còn được nhiều người dân Ba Lan kính trọng, chứ không bị xử tử hình và bị nguyền rủa như lãnh tụ cộng sản ở Rumani.

Bên cạnh một nền chính trị tương đối ổn định, điều đáng ca ngợi ở Ba Lan là nền kinh tế sinh động. Trong lịch sử nước Ba Lan, người dân chưa bao giờ giàu như hiện nay. Sau 40 năm dưới chế độ cộng sản, kinh tế Ba Lan đã đi tới kiệt quệ, từ 20 năm qua các chính quyền đã thay đổi, thí nghiệm nhiều chính sách khác nhau nhưng đều hướng về thị trường hóa tối đa. Mặc dù có những khúc quanh, nhưng sau cùng người ta vẫn tìm ra con đường tốt nhất. Ông Bộ Trưởng Tài Chánh Jacek Rostowski cho biết trong năm 2009, lợi tức theo đầu người của người Ba Lan đã tiến nhanh vượt bực, từ tình trạng bằng một nửa (50%) tiến lên bằng 56% lợi tức bình quân của Liên Hiệp Âu Châu. Ba Lan hiện là nền kinh tế đứng hàng thứ sáu ở Âu Châu. Ðầu năm nay, trong lúc chính phủ Hy Lạp đang lo phá sản và không đi vay nợ được phải nhờ Âu Châu cứu trợ, thì chính phủ Ba Lan vì được tín nhiệm đã vay được ba tỷ Euro, hơn 4 tỷ đô la Mỹ, với lãi suất thấp.

Nhờ vay nợ dễ dàng, Ba Lan đang cải thiện hệ thống đường xa lộ và hỏa xa, thay thế những di sản hạ tầng cơ sở mục nát thời cộng sản để lại, chuẩn bị cùng Ukraine tổ chức Giải Túc Cầu Âu Châu vào năm 2012. Trong các năm qua, Ba Lan đã bước những bước dài cải tổ hệ thống hành chánh, vì các chính quyền dân chủ không sợ dân mà tin tưởng dân, kính trọng dân. Sau khi chế độ hộ khẩu được bãi bỏ, chính sách gia cư thay đổi đã giúp các công nhân di chuyển, đổi chỗ ở và nơi làm việc trong nước một cách dễ dàng hơn. Chính phủ đã giản dị hóa thủ tục, các công dân có quyền làm bản tự khai các giấy tờ của mình (oswiadczenia) thay vì phải đi xin chưởng khế (giống như công an phường) thị thực công chứng (zaswiadczenia). Nhờ lối làm việc mới đó mà đời sống kinh tế của người dân bình thường được khai thông nhanh chóng hơn. Ông Bộ Trưởng Rostowski nói, “Chúng tôi cứ giả thiết là người dân nói sự thật, cho đến khi nào có bằng chứng là họ nói dối. Trong quá khứ, chế độ cộng sản nghĩ theo lối ngược lại.”

Nếu nước Việt Nam thay đổi chế độ, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản như dân Ba Lan đã làm, thì trong vòng mười năm đến 20 năm, chúng ta cũng sẽ tiến không kém gì nước Ba Lan. Bởi vì không có lý gì mà người dân Việt Nam lại thua kém dân Ba Lan.

Ngô Nhân Dụng

*nguồn ở đây

———-

Posted in Chinh Tri Hoa Ky | Leave a Comment »

Bùi Chát và hai cuộc cách mạng (Uyên Vũ)

Posted by hoangtran204 trên 28/05/2011

Những người đi tiên phong, hoặc hành nghề trong những lãnh vực mà mình đam mê, yêu thích thông thường sẽ rất thành công trong vòng 15-20 năm theo đuổi nghề nghiệp ấy.

Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn, tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM vào năm 2001. Ở tuổi 23, 24 Bùi  Chát và các bạn bè cùng trang lứa như nhà thơ Lý Đợi đã can đảm đứng ra chịu trách nhiệm tự xuất bản các tác phẩm do họ sáng tác, và xuất bản luôn các tác phẩm của các tác giả khác mà họ yêu thích (nhưng  chính quyền thì cấm tuyệt đối). Họ không quan tâm đến chuyện xin phép xuất bản vì làm thế là đồng nghĩa với việc bị kiểm duyệt.

Từ năm 1954 cho đến tận bây giờ, hiếm có một cuốn sách nào xuất bản ở VN được phát hành cho bạn đọc mà không bị “biên tập lại”, bị cắt xóa những đoạn văn liên quan đến sự thật, phê phán hay ám chỉ đến các nhân vật lãnh đạo trong chính quyền CSVN trong hơn 60 năm qua. Không được viết hay xuất bản những gì mà đảng và bộ Thông Tin Tuyên Truyền và Văn  Hóa không cho phép.

Từ năm 1954 đến nay, đã có hàng trăm văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ ở VN cố tìm cách thể hiện sự tự do ngôn luận trong tác phẩm của mình, nhưng dù tác phẩm đã xuất bản hay chưa xuất bản, thì rồi sớm hay muộn tất cả bọn họ đều bị bắt đi vào một buổi tối nào đó ở nhà, hay bị bắt trên đường, hay nơi làm việc…và vào tù. Không có tòa án, không có xét xử, không có ngày được thả về.

Bùi  Chát và nhóm bạn bè trong nhà xuất bản Giấy Vụn thừa biết các hậu quả nầy, nhưng họ bất chấp và cứ làm theo ý thích. Đó là nhựng người can đảm và sống trọn vẹn với lương tâm.

Bài viết dưới đây của Uyên Vũ viết thêm nhiều điều khác nữa về Bùi  Chát mà các bài viết trước đăng trong blog nầy đã có đề cập tới ở một khía cạnh khác.

Bùi Chát và hai cuộc cách mạng (Uyên Vũ)

“…từ sự gợi hứng của NXB Giấy Vụn đã xuất hiện hàng loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” khác hoặc một số tác giả đã tự xuất bản tác phẩm của mình, hầu hết đều là thân hữu của nhóm Mở Miệng và hầu như đều xuất hiện tại Sài Gòn…”

Ngày 26/4/2011 vừa qua, tại Argentina trong khuôn viên Hội Chợ Sách Quốc Tế Buenos Aires lần thứ 37, và trong khuôn khổ của chương trình Thủ Đô Sách Thế Giới Buenos Aires 2011. Hiệp Hội Xuất bản Quốc tế IPA đã trao Giải Tự Do Xuất Bản cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà Xuất Bản Giấy Vụn tại Việt Nam, vì tấm gương can đảm của anh trong việc cổ xúy cho quyền tự do xuất bản.

Được vinh danh giữa cộng đồng tri thức quốc tế, được ghi nhận những nỗ lực to lớn trong nhiều năm gian khó, Bùi Chát và NXB Giấy Vụn xứng đáng thành một biểu tượng cho trí thức trẻ Việt Nam dám dấn thân, dám đặt vấn đề về thời đại mình đang sống. Nhưng nhìn kỹ hành động và công việc Bùi Chát đã làm, tôi đoan chắc anh không hề muốn trở thành một thứ biểu tượng trong tủ kính. Anh chỉ muốn hành động và việc làm của anh trở thành bình thường như phải có.

Trở về nước sau vài ngày nếm trải tự do, vừa đặt chân lên tổ quốc hôm 30/4/2011 anh lập tức bị bắt giữ, bị khám xét nhà, tịch thu bằng tưởng lệ của IPA trao, anh cũng bị tịch thu sách vở, tịch thu phương tiện làm việc và đối diện với hoàn cảnh ngặt nghèo trong tương lai. Điều ấy lại càng chứng tỏ điều mà tại các nước tự do, dân chủ là bình thường thì ngay chính quê hương của Bùi Chát lại là hành vi nguy hiểm đến nỗi phải bắt giam ngay lập tức. Và như thế, thêm một lần nữa Bùi Chát và các bằng hữu trong NXB Giấy Vụn xứng đáng được vinh danh.

Bùi Chát, một nhà thơ Việt Nam nghèo, trẻ, sinh sống tại một nhà trọ bé xíu, sâu hút đằng sau những ngõ ngách nhỏ hẹp của thành phố Sài Gòn. Thế giới hàng ngày của anh là ngập tràn sách vở, là những quán cóc vỉa hè. Láng giềng là những công nhân xanh mặt vì đói, là chuột bọ chạy ngổn ngang, là những cô gái điếm nhạt nhòa son phấn và các bợm nhậu ngồi thâu đêm dọc bờ kênh Nhiêu Lộc đen sì. Lang thang khắp nơi trên chiếc xe “made in China” cũ mèm, anh tất bật tìm mua từng ram giấy, soạn bản thảo, sửa morasse, chăm chút tờ bìa, rồi kiếm chỗ photocopy, đóng xén từng cuốn sách với thái độ kính cẩn… và mang biếu độc giả.

Rõ ràng, hành vi ấy là bất bình thường với một thanh niên Việt, càng bất thường với một cử nhân văn chương tại Việt Nam. Thay vì kiếm một chân biên tập viên cho một nhà xuất bản “chính thống” hay xông pha làm một nhà báo “chân trong chân ngoài” như hàng vạn nhà báo Việt đang làm và có thể kiếm “bẫm”. Chát dường như thích vẩn vơ bên lề và không dấu giếm niềm ngưỡng mộ thế giới vỉa hè. “Thơ rác, thơ nghĩa địa, thơ vỉa hè” ra đời từ đấy. Và đấy được coi như là một cuộc cách mạng thơ ca Việt

  Bùi Chát nhận giải thưởng ngày 25/4/2011

Nam. Đã có nhiều bình luận về thứ thơ này, tất nhiên là sự dè bỉu, khinh miệt từ vài mục văn học của mấy tờ báo to; từ những búa rìu nặng nề lẫn khoa trương trịch thượng của vài ông ngự sử văn chương tự phong. Chát đã đạp đổ quá nhiều đền đài miếu mạo văn chương Việt bằng thái độ cà rỡn, hoạt kê. Nhưng để điểm lại thơ Việt khoảng 10 năm gần đây, không thể không nhắc đến Bùi Chát và nhóm Mở Miệng mà anh cùng với những người bạn khai sinh năm 2001 (dù đôi lúc phải viết tắt tên các nhà thơ nhóm này trong những bài bình luận thơ trên báo chí và sách).

Mở Miệng. Tại sao lại là Mở Miệng? Đơn giản là vì những vần điệu giả tạo “nên thơ” của thơ Việt trong một thời gian dài đã mòn vẹt khuôn sáo, nhất là thứ thơ tụng ca đã bị xã hội tẩy chay từ lâu. Sống giữa những ngột ngạt của ý thức hệ và những giáo điều áp đặt lên xã hội và văn chương nghệ thuật, tự do suy nghĩ và biểu đạt đã trở thành món hàng xa xỉ, thơ Việt như những vũng ao dày đặc rong rêu. Mở Miệng là một nhu cầu bứt phá, là tuyên ngôn tôn vinh cá tính, là đòi hỏi tự do sáng tạo, khai phóng khỏi trì trệ. Suốt chiều dài văn học sử Việt Nam, văn chương thi phú luôn gánh trên vai sứ mạng to lớn “văn dĩ tải đạo”, vì lẽ đó, người cầm bút vừa tự đặt mình vào vị trí cao cả, vừa gồng mình chịu đựng nó. Mở Miệng thay đổi quan niệm đó bằng cách bông đùa, tung hứng với văn chương nghiêm nghị và xóa lằn ranh giữa văn chương bác học và văn chương bình dân. Mở Miệng để phản ảnh cách chân thực cuộc sống chung quanh, dẫu chọn cách phóng túng nhất để biểu đạt vẫn còn hơn tự dìm thơ trong giả trá. Chát nói:  “Khi khai sinh Mở Miệng, chúng tôi muốn cổ xuý một cách tiếp cận khác đối với thơ Việt, và khi phong trào lớn mạnh, tất cả chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ khát vọng này trong các tác phẩm và đạo đức lao động của mình”. Với những độc giả bình thường, thơ của Bùi Chát và Mở Miệng có thể gây sốc nặng vì cách thể hiện và những ngôn từ mà họ sử dụng, họ không ngần ngại dùng những câu chửi thề, những từ ngữ đầy dục tính. Thơ của họ như một lời thách thức, ném thẳng vào mặt các nhà “đạo đức”. Họ vứt bỏ không thương tiếc các quy ước, luật lệ trong thơ. Tác phẩm của họ có thể thoải mái dùng nhiều thủ pháp cài – đặt – lắp – ráp và phỏng nhại ngay cả những bài thơ lừng lẫy của tiền bối. Họ bày tỏ thái độ bằng cách nhổ toẹt vào các taboo. Nhưng như vậy liệu có thể gọi những gì Chát và Mở Miệng viết ra là “thơ” không? Thực sự thì họ đã thẳng thừng tuyên bố họ không làm thơ: “So với thẩm mỹ của quý vị, trong thẩm mỹ của quý vị, từ lâu rồi chúng tôi không làm thơ. Nhưng chúng tôi vẫn làm đấy, và ngày một đông những người cầm bút trẻ không làm thơ như các vị muốn; đúng hơn, không còn làm thơ trong cách nghĩ mà thẩm mỹ đã cũ nát và ấu trĩ, mà nhiều khi chẳng thuộc về ai, dù quý vị muốn ra sức níu giữ.” .

Cách thức mà Bùi Chát cùng với Mở Miệng “làm thơ” như thế đã được coi lời là tuyên chiến với một xã hội đang ra sức bảo vệ sự “ổn định chính trị”; thái độ của họ được xem như một hành vi chính trị dù chắc chắn họ không làm chính trị chút nào. Hãy thử đọc một đoạn của Bùi Chát xem thơ và chính trị biểu lộ ra sao:

Cộng sản là cái quái gì cóc cần biết, nhưng chắc chắn… 

Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
Sau cộng sản là ngày dài vô tư không ngã rẽ
Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
Sau cộng sản đi không trở lại
Sau cộng sản có người buồn bã không định hướng
Sau cộng sản là định mệnh
Sau cộng sản tạm thời chưa ai rõ
Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều cấp độ
Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy Vụn quang vinh mười lăm năm
Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
Sau cộng sản ánh sáng cởi mở
Khi đó chúng ta thoải mái làm người…”

(Trích trong tập Bài Thơ Một Vần của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn 10/2009)

Lý Đợi, người cùng với Bùi Chát khai sinh NXB Giấy Vụn và các nhà thơ khác trong nhóm Mở Miệng đều đầy cá tính, có thể họ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi sử dụng những thủ pháp, nhưng mỗi người sở hữu một giọng thơ, mỗi giọng thơ ấy lại phản ánh thân phận từng người vốn đầy ắp nỗi nghi hoặc về cuộc đời, cuộc sống chung quanh.

Bùi Chát cùng với nhóm Mở Miệng gồm Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán… qua sáng tác của mình đã làm một cuộc cách mạng trong thơ Việt, chí ít họ đã dám công khai mở miệng không úp mở, không đắn đo lẫn không cần xin phép, giữa một thời thơ Việt tẻ nhạt đang rụt rè cách tân và loay hoay tự cắt bỏ suy nghĩ.

Mở Miệng gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi, mạnh mẽ trên nhiều diễn đàn vào đúng lúc cuộc cách mạng Internet tràn ngập không gian Việt Nam và đã khiến giới văn chương, nghệ thuật Việt Nam chột dạ.

Tháng 6/2005 Viện Goethe ở Hà Nội mời nhóm Mở Miệng giao lưu và đọc thơ nhưng phải hủy bỏ vì áp lực của nhà cầm quyền. Mở Miệng khiến nhiều người liên tưởng đến các trào lưu văn học underground tại một số nước, các tác phẩm của Mở Miệng luôn gây sóng gió cách này hay cách khác từ hướng nhìn của nhà cầm quyền lẫn từ các bình luận văn học (không công khai) của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Việt Nam.

Trong khoảng thời gian trước sau năm 2002 đó, cũng đã có những ngòi bút thử nghiệm những cách tân văn học, song thái độ quyết liệt của Mở Miệng đã góp phần chính trong cung cách hành văn. Ta có thể thấy, những nhà văn, nhà thơ hiện nay có thể thoải mái sử dụng ngôn từ câu chữ “bụi bặm” mà chẳng ai thắc mắc, hoặc xét nét như lúc Mở Miệng xuất hiện đã phải hứng chịu. Phải chăng khuynh hướng thẩm mỹ văn học Việt đã dần thay đổi do chịu ảnh hưởng bởi nhóm Mở Miệng và những cây bút đồng quan điểm khai phá?

Dĩ nhiên, những tác phẩm của Chát và Mở Miệng không bao giờ được phép đăng báo hoặc in ấn từ những cơ quan báo chí, xuất bản chính thống. Bùi Chát và nhóm Mở Miệng đã chọn một phong cách tự do, hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và phong cách mà họ theo đuổi. Đó là tự tuyển chọn, biên tập, in ấn, xuất bản, phát hành để mỗi tác phẩm đều được ra mắt như ý muốn không qua bất cứ sự trung gian hay kiểm duyệt nào.

Và như thế, nhà xuất bản Giấy Vụn ra đời, đây cũng có thể là một cuộc cách mạng. Một cuộc cách mạng về xuất bản và cũng có thể nói là một cuộc cách mạng về sự tự do thể hiện trong các thể chế cộng sản.

Ai cũng biết, văn học nghệ thuật cùng với truyền thông luôn được xếp vào vị trí trọng yếu tại các quốc gia cộng sản, ban văn hóa tư tưởng của các đảng cộng sản vạch ra đường lối, kế hoạch chi li ở từng thời điểm hầu chi phối mọi mầm mống tư tưởng “phi chính thống”. Từ cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga cho đến thời tư bản đỏ đại Hán đã có biết bao văn nhân, nghệ sĩ bị tra tấn, lưu đày và tận diệt; có biết bao nhiêu bản thảo phải lén lút gửi ra hải ngoại hoặc ngậm ngùi đút vào ngăn kéo…

Năm 2002, Nhà xuất bản Giấy Vụn tại Việt Nam ra đời từ khát vọng tự do, từ tình yêu vô hạn đối với tư tưởng và sách vở của Bùi Chát cùng các bạn bè. Từ ấn phẩm đầu tiên là tập thơ Vòng tròn sáu mặt của sáu tác giả (Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Trần Văn Hiến, Hoàng Long và Nguyễn Quán) cho đến tác phẩm mới nhất Việt Nam – hành trình một dân tộc của Philippe Papin (do Nguyễn Khánh Long dịch, 2011), NXB Giấy Vụn đã ấn hành 30 đầu sách nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, dịch phẩm. Trong số đó có cả tác phẩm lừng danh Trại Súc vật của Geogre Orwell.

Dù không được phép của nhà cầm quyền, ngay từ khi ra đời, NXB Giấy Vụn đã thực hiện rất đầy đủ và bài bản các quy ước xuất bản như một nhà xuất bản chuyên nghiệp. Các thông tin như: nhóm thực hiện, người chịu trách nhiệm xuất bản, người phát hành, người trình bày, nơi nộp lưu chiểu… đều được in trang trọng trong mỗi ấn phẩm.

Cách thức ấy cũng nói lên nhóm thực hiện muốn công việc của họ là một công việc hết sức nghiêm chỉnh, chu đáo và có trách nhiệm đàng hoàng.

Tuy là một nhà xuất bản không phép, những ấn phẩm của Giấy Vụn luôn được chăm chút về hình thức. Chính Bùi Chát đi lùng sục khắp nơi để mua loại giấy độc đáo nhất, đẹp nhất để in, đồng thời luôn tìm cách đổi mới hình thức trình bày. Ấn phẩm “Bài thơ một vần” của Bùi Chát đã khiến dịch giả và nhà phê bình văn học Cao Việt Dũng nhận định trên blog Nhị Linh của mình: “một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng”.

Có thể nói, từ sự gợi hứng của NXB Giấy Vụn đã xuất hiện hàng loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” khác hoặc một số tác giả đã tự xuất bản tác phẩm của mình, hầu hết đều là thân hữu của nhóm Mở Miệng và hầu như đều xuất hiện tại Sài Gòn. Ta có thể thấy,

NXB Tùy Tiện của Bỉm,

Lề Bên Trái của nhà văn Đào Hiếu,

Cửa của họa sĩ Trịnh Cung,

Da Vàng của Huỳnh Lê Nhật Tân…

rồi Tan Hinh Thuc Publishing Club, Minh Châu,

Một Mình, Mũi Tên, Kông Kốc, Dieu Cay Books .v.v..

Hẳn nhiên, tất cả đều không thể so sánh với Giấy Vụn về quy mô và cách thức thực hiện. Rõ ràng, một cuộc cách mạng xuất bản mới đã hình thành, cuộc cách mạng không ầm ĩ nhưng đủ đánh dấu về sự biến chuyển nơi thái độ của một số nhà văn, nhà thơ của Việt Nam hiện đại.

Cũng cần nhắc thêm, năm 2008 nhạc sĩ Tuấn Khanh đã tự hát, hòa âm, thu và mixed rồi biên tập, trình bày, phát hành album Bụi Đường Ca gồm các sáng tác của chính anh mà không cần xin phép bất cứ ai, sau đó anh đưa lên mạng internet, anh cho phép mọi người thoải mái bình luận và tải xuống miễn phí, như một cách thể hiện sự TỰ DO phải có của nghệ sĩ, một công dân thế giới, như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã ghi rõ.

Trở lại việc Hiệp hội Xuất bản Thế giới IPA vinh danh Bùi Chát và NXB Giấy Vụn đó là vinh dự vô giá cho Bùi Chát, Mở Miệng, NXB Giấy Vụn và các ngòi bút độc lập. Công việc thầm lặng mà Bùi Chát làm nhiều năm nay đã được quốc tế công nhận, đó là niềm khích lệ cho những tiếng nói can đảm, là nguồn cổ vũ để bất cứ người viết nào cũng biết rằng vượt qua sợ hãi, mở miệng cất tiếng, vững chí can trường đều có thể gặt hái những thành quả lớn lao.

Khi tôi viết những dòng này, nhà thơ Bùi Chát tuy đã được tạm thả, nhưng vẫn đang bị thẩm vấn đâu đó tại một đồn công an Việt Nam. Có lẽ anh đang phải trả lời các cuộc thẩm vấn bất tận về giải thưởng của IPA, về hoạt động của NXB Giấy Vụn, về nhóm Mở Miệng, về ảnh hưởng của anh trên văn giới và xã hội. Không ai biết khi nào anh được trao trả tự do hoàn toàn. Dù sao đi nữa, tôi tin chắc Bùi Chát cùng với NXB Giấy Vụn, nhóm Mở Miệng đã ghi một dấu ấn nơi lịch sử văn học, lịch sử ngành xuất bản Việt Nam.

Uyên Vũ

nguồn 1

nguồn 2

 

Tech mogul pays bright minds not to go to college

By MARCUS WOHLSEN, Associated Press Marcus Wohlsen, Associated Press Sun May 29, 2011

SAN FRANCISCO – Instead of paying attention in high school, Nick Cammarata preferred to read books on whatever interested him. He also has a gift for coding that got him into Carnegie Mellon University’s esteemed computer science program despite his grades.

But the 18-year-old programmer won’t be going to college this fall. Or maybe ever.

Cammarata is one of two dozen winners of a scholarship just awarded by San Francisco tech tycoon Peter Thiel that comes with a unique catch: The recipients are being paid not to go to college.

Instead, these teenagers and 20-year-olds are getting $100,000 each to chase their entrepreneurial dreams for the next two years.

“It seems like the perfect point in our lives to pursue this kind of project,” says Cammarata of Newburyport, Mass., who along with 17-year-old David Merfield will be working on software to upend the standard approach to teaching in high school classrooms.

Merfield, the valedictorian of his Princeton, N.J., high school class, is turning down a chance to go to Princeton University to take the fellowship.

Thiel himself hand-picked the winners based on the potential of their proposed projects to change the world.

All the proposals have a high technology angle but otherwise span many disciplines.

One winner wants to create a mobile banking system for the developing world. Another is working to create cheaper biofuels. One wants to build robots that can help out around the house.

The prizes come at a time when debate in the U.S. over the value of higher education has become heated. New graduates mired in student loan debt are encountering one of the toughest job markets in decades. Rising tuitions and diminishing prospects have led many to ask whether college is actually worth the time and money.

“Turning people into debt slaves when they’re college students is really not how we end up building a better society,” Thiel says.

Thiel made his fortune as a co-founder of online payment service PayPal shortly after graduating from Stanford Law School. He then became the first major investor in Facebook. In conversation and as a philanthropist, Thiel pushes his strong belief that innovation has stagnated in the U.S. and that radical solutions are needed to push civilization forward.

The “20 Under 20” fellowship is one such effort. Thiel believes that the best young minds can contribute more to society by skipping college and bringing their ideas straight to the real world.

And he has the shining example of Facebook to back up his claim. Thiel’s faith in the world-changing potential of Harvard dropout Mark Zuckerberg’s idea led him to invest $500,000 in the company, a stake that is now worth billions.

Still, the Zuckerbergs of the tech industry are famous because they are the exceptions. Silicon Valley is littered with decades-worth of failed tech startups.

Vivek Wadhwa, director of research at Duke University’s Center for Entrepreneurship and a writer for TechCrunch and Bloomberg Businessweek, has assailed Thiel’s program for sending what he sees as the message that anyone can be Mark Zuckerberg.

“Silicon Valley lives in its own bubble. It sees the world through its own prism. It’s got a distorted view,” Wadhwa says.

“All the people who are making a fuss are highly educated. They’re rich themselves. They’ve achieved success because of their education. There’s no way in hell we would have heard about Peter Thiel if he hadn’t graduated from Stanford,” he says.

Thiel says the “20 Under 20” program shouldn’t be judged on the basis of his own educational background or even the merits of his critique of higher education. He urges his critics to wait and see what the fellows achieve over the next two years.

According to data compiled by the Georgetown University Center on Education and the Workforce, workers with college degrees were laid off during the Great Recession at a much lower rate than workers without degrees. College graduates were also more likely to be rehired.

But for fellowship recipients like John Burnham, 18, such concerns pale next to the idealism of youth. At his prep school in western Massachusetts, Burnham started an alternative newspaper to compete with the school’s official publication.

The entrepreneurial experience of creating something out of nothing captured his imagination. Now his ambitions have grown.

Burnham believes that the world’s growing population will put an unsustainable strain on the planet’s natural resources. That’s why he’s looking to other worlds to meet humanity’s needs.

Specifically, he believes that mining operations on asteroids could hold the key. For the next two years, he’ll be studying rocket propulsion technology and puzzling through the economics of interplanetary resource extraction.

“This fellowship is so much of a better fit for my personality than I think college would be,” Burnham says. “When you get an opportunity of the magnitude of this fellowship, I couldn’t see myself being able to wait.”

 

Comments

*College is needed for many positions, medical, biological, earth sciences, business etc., . but it misses a niche for talented people who fall into thinking outside of the box, inventors, writers who fail college admittance because of things required, foreign language, higher math. If a person excels in a certain field, I believe they should be allowed to pursue that dream without taking algebra, calculus, foreign language,(the reason I didn’t go to college), I didn’t have those skills, some people do naturally.

So I became a cook, and through the years became a renowned chef, nice, but not what I could have been.

*Well Im in school thanks to the GI bill and have small payments for school,I served my country and got an award for it. If we don’t do something to make school affordable,our youtfhs will find other things more interesting than an education. I for one do not want to see my kids struggle and work somewhere for 10 yrs just to make 10 dollars an hour. Soon employers like walmart will require and in some cases now to have a degree.

*OK – not everybody should go to college, but they had better be extremely bright, like the ones mentioned in this article, or get some other kind of post-secondary education or they’ll be looking for nonexistent unskilled work. Let’s remember, the guy, who is giving these $100,000 entrepreneurial scholarships “to not go to college”, went to college, got a degree and went on to get a law degree.

BTW, only about 25% of Americans have college degrees (not “everyone”).

*College is good for some but for entrepeneurs it can be a waste of time. As someone who has ben self-employed most of my life, working on your own projects is time much better spent.

*I’ve never met anyone who went to college and later regretted it. However, I have met a lot of people who never went but wish they had.

*I went to college and I’m pretty well off but my dad who only had a 3rd grade education when he came into this county (1970) starting out with $20 in his pocket is doing pretty good compared to people with college degrees.he has several properties and a 50 unit apartment complex. he went to a small school to learn how to read and write English and then started to read business books and real estate books. that is how he started; he educated himself. what I’m saying is it depends on the person, some can do it his way and others need an external structure for learning like going to college.

*I’ve met some non-traditional people who became very successful and never regretted going to college. These are the musician/artists and creative entrepreneur-type of people. College is only one of life’s tools to get somewhere; it’s not the *only* tool to get somewhere.

*That is what I am thinking as well. I hope people don’t read this and just go “sweet I don’t need to go to college”

Well you know what? You DO need to go to college if you don’t plan on opening up a business, inventing something, or being an entrepreneur in general. This article is for people gifted or lucky enough or a mix of both that are able to find something marketable to do that does not require a formal education.

For the rest of us… College is the way to go, especially if it is not in that Business realm. I mean if you dream of being a Marine Biologist, chances are the school of hard knocks is not going to work, but a degree is going to work.

*You have to be wary when not only a college graduate, but a professional school graduate tells you a college education is not important.

George Forbes, lawyer and former infamous Cleveland City council President spent much of his political career telling black people not to get an education, that he (George Forbes) would take care of them and he was all they needed. He did insist his daughter get an education, she is a lawyer as well. Now look at the economic and political situation in Cleveland OH, it is dismal, look at the plight of black people in Cleveland, it is dismal; they listened to a politician and avoided college, now look at the mess.

Seriously do not be dependent on your local politician, get your education then do with it what you want. A college degree shows a certain discipline and still opens employment doors.

For example, out of millions of high school graduates, 20 got this opportunity. Also, I guarantee Mr Thiel will get a serious piece of their accomplishments.

*

Posted in Tự Do ngôn Luận | 1 Comment »

Người Trung Quốc mua đất nông nghiệp ở Brazil làm cho chính phủ nước nầy lo sợ

Posted by hoangtran204 trên 27/05/2011

Trần Hoàng (dịch thuật)

URUAÇU, Brazil – Khi người Trung Quốc đến Brazil để tìm kiếm mua đậu nành ở đây vào năm ngoái, họ đã hỏi han về việc mua đất – rất nhiều người TQ hỏi về chuyện mua đất.

Các giới chức chính quyền trong khu vực nông nghiệp sẽ không bán hàng trăm ngàn mẫu đất mà người TQ đang cần mua.

Không nao núng, người Trung Quốc theo đuổi một chiến lược khác: cho nông dân Brazil mượn tiền và yêu cầu họ tăng gấp ba lần việc trồng đậu nành ở đây để thương lái TQ mua đậu nành và chở về bên TQ để nuôi gà và heo.

“Họ cần đậu nành nhiều hơn bất cứ nước nào hết”, ông Edimilson Santana, một nông dân ở thị trấn nhỏ của Uruaçu. “Đây có thể là một khởi đầu mới cho người nông dân ở nơi đây.”

Các thỏa thuận $ 7 tỉ đô la ký vào tháng trước – để sản xuất 6 triệu tấn đậu nành một năm – là một trong số nhiều cú đòn trong những tuần gần đây khi Trung Quốc đang vội vã hỗ trợ an ninh lương thực của họ và sửa đổi lại (nhằm tránh) sự phụ thuộc ngày càng tăng trên các cây trồng từ Hoa Kỳ bằng cách theo đuổi những khu rộng lớn của vùng đất trung tâm nông nghiệp của Châu Mỹ La tinh.

Ngay cả như Brazil, Argentina và các nước khác đang thay đổi để áp đặt những giới hạn về mua đất nông nghiệp cảu người nước ngoài, người Trung Quốc đang tìm cách để tự họ kiểm soát trực tiếp việc sản xuất hơn bao giờ hết, lấy nhiệt tình của họ dành cho tự túc nông nghiệp ở nước ngoài.

“Người Trung Quốc đang di chuyển vào đây sống”, ông Carlo Lovatelli, chủ tịch của Hiệp hội người Brazil của ngành Công nghiệp Dầu Thực Vật. “Họ đang tìm kiếm đất đai, tìm kiếm đối tác đáng tin cậy. Nhưng điều mà họ muốn nhất là thích tự mình điều hành công việc. ”

Trong lúc nhiều người nông dân Brazil chào đón các những món tiền đầu tư của người Trung Quốc, và trong khi nổ lực mạnh mẽ nầy đang xẩy ra thì các quan chức Brazil đã bắt đầu đặt câu hỏi về “quan hệ đối tác chiến lược” với Trung Quốc đã từng được khuyến khích của cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva.

 

Người Trung Quốc đã và đang trở nên quan trọng đối với nền kinh tế của Brazil đến nổi rằng Brazi không thể làm gì mà không có Trung Quốc – và đó là chính xác những gì đang làm cho Brazil ngày càng khó chịu.

“Một điều mà thế giới có thể tin chắc là: không thể nào quay trở lại được,” Cựu Tổng thống da Silva đã cho biết trong chuyến thăm Bắc Kinh vào năm 2009.

Trung Quốc đã và đang trở thành một đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, Trung Quốc mua ngày càng tăng khối lượng đậu nành và quặng sắt, trong khi đầu tư hàng tỷ vào ngành năng lượng của Brazil. Nhu cầu buôn bán nầy đã và đang giúp một sự bùng nổ kinh tế ở đây đã nâng cuộc sống của hơn 20 triệu người Brazil ra khỏi nghèo khổ cùng cực và mang lại sự ổn định kinh tế cho một quốc gia đã quen với các cuộc khủng hoảng định kỳ. (1)

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng quan hệ đối tác đã phân cấp thành một mối quan hệ tân-thực-dân, trong đó Trung Quốc có lợi thế hơn.

 

Gần 84 phần trăm hàng xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc năm ngoái là nguyên liệu thô (quặng sắt, và đậu nành), tăng từ 68 phần trăm trong năm 2000.

 

Trái lại, khoảng 98 phần trăm hàng xuất khẩu của Trung Quốc tới Brazil là những sản phẩm đã chế tạo – bao gồm gần đây nhất là xe hơi giá thấp cho tầng lớp trung lưu mới nổi của Brazil – chuyện nầy đang đánh gục lãnh vực công nghiệp của Brazil.

“Mối quan hệ giữa 2 nước rất không cân bằng”, ông Rubens Ricupero, một cựu bộ trưởng tài chính và nhà ngoại giao người Brazil. “Có một sự thiếu thốn rõ ràng về chiến lược bên phía Brazil.”

Trong khi đến thăm Trung Quốc tháng trước, tổng thống mới của Brazil, bà Dilma Rousseff, nhấn mạnh sự cần thiết phải bán những sản phẩm có giá trị cao hơn cho Trung Quốc, và bà có giọng điệu gần gũi hơn với Hoa Kỳ. “Không phải là tình cờ mà hiện đang có một loạt nỗ lực để tái đánh giá lại mối quan hệ với Hoa Kỳ,” ông Paulo Sotero, giám đốc Viện Brazil tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson dành cho các Học giả.  “Trung Quốc đang phô bày ra những bất lực của Brazil hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.”

Người Trung Quốc chuyển sang mua đất đã làm cho những giới chức trong chính quyền Brazil lo lắng.

 

Cuối tháng Tám, Luís Inácio Adams, Bộ trưởng Tư Pháp của Brazil, tái giải thích lại  một đạo luật vào năm 1971, làm cho nó đặc biệt khó khăn hơn cho người nước ngoài mua đất đai tại Brazil.

 

Tổng thống Argentina, Cristina Fernández de Kirchner, đã đi theo bước chân của đạo luật nầy vào tháng trước, ông gởi một đạo luật tới cho Quốc hội để hạn chế kích thước đất và số lượng đất mà người nước ngoài có thể sở hữu ở nông thôn.

Bộ trưởng Tư Pháp của Brazil ôngAdams nói rằng quyết định của ông không phải là một kết quả trực tiếp của việc mua đất của Trung Quốc, nhưng ông lưu ý rằng “việc nắm lấy quyền sở hữu đất” lớn ở Châu Mỹ Latinh và châu Phi cận Sahara, bao gồm cả nỗ lực của Trung Quốc để cho thuê khoảng ba triệu mẫu Anh tại Philippines, đã cảnh báo các giới chức chính phủ Brazil.

“Không có gì ngăn chặn cho việc đầu tư khỏi xảy ra, nhưng việc đầu tư sẽ được quy định”, ông Adams nói.

Ngân hàng Thế giới WB nghiên cứu năm ngoái cho rằng, giá thực phẩm biến động đã mang lại một “làn sóng đang dâng lên” của việc mua đất nông nghiệp quy mô lớn ở các nước đang phát triển, và rằng Trung Quốc là một trong số vài ba nước mua đất nhiều nhất.

Theo ước tính người nước ngoài sở hữu 11% phần trăm đất sản xuất tại Argentina, theo Liên đoàn Nông nghiệp Argentina. Tại Brazil, một nghiên cứu ước của chính quyền đã ước tính rằng những người nước ngoài đang làm chủ khoảng 20 phần trăm đất đai của tiểu bang São Paulo  (tiểu bang nầy rộng 248 200 Km vuông)

Các nhà đầu tư quốc tế đã chỉ trích các hạn chế nầy. Ít nhất là $ 15 tỉ đô la trong các dự án nông nghiệp và lâm nghiệp tại Brazil đã bị đình chỉ kể từ khi có các giới hạn việc mua bán của chính phủ, theo Agroconsult, một hãng tư vấn nông nghiệp của người Brazil.

Ông Charles Tang, chủ tịch Phòng Thương mại Brazil-Trung Quốc, nói rằng “Việc thắt chặt các hợp đồng mua đất của người nước ngoài thực sự là một bước thụt lùi vào bên trong trạng thái tâm lý của thời đại Jurassic” (thời đại của khủng long, chim, chuột, cách đây 140 triệu năm), ông nói rằng các nông dân Mỹ đã mua nhiều lô đất khá lớn ở Brazil trong những năm gần đây, mà ít có phản ứng nào gây ồn ào hết.

Đáp ứng với những lời chỉ trích này, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil cho biết trong tháng này rằng Brazil có thể bắt đầu cho thuê đất nông nghiệp cho người nước ngoài, thiết lập các hàng rào ngăn cản đối với quyền sở hữu.

Ngay chính nước Trung Quốc cũng không cho phép quyền sở hữu tư nhân đất đai nông nghiệp, và Trung Quốc cảnh báo chính quyền địa phương các cấp của họ chống lại việc cho thuê đất trên quy mô lớn, và dài hạn cho các công ty trong một chỉ thị (của đảng Cộng Sản TQ) vào năm 2001.

Trung Quốc cũng cấm các công ty nước ngoài không được mua mỏ dầu và các mỏ khác.

Tuy nhiên, khi mà nhiều người dân Trung Quốc ngày càng ăn thịt nhiều hơn, Trung Quốc đang dự kiến ​​sẽ tăng nhập khẩu đậu nành (chủ yếu là dành để nuôi súc vật) vào khoảng hơn 50 phần trăm vào năm 2020, theo Hoa Kỳ Sở Nông nghiệp.

Tháng trước, Ngũ cốc Trùng Khánh đã ký một thỏa thuận $ 2,5 tỉ đô la để sản xuất đậu nành ở tiểu bang Bahia của Brazil.

Tháng Mười năm ngoái, một nhóm người Trung Quốc nhất trí phát triển khoảng 500.000 mẫu anh đất nông nghiệp ở tỉnh Río Negro thuộc nước Argentina.

Trong cả hai trường hợp, các quan chức Trung Quốc đề nghị mua những vùng rộng  đất đai rộng lớn trước khi các quan chức địa phương chỉ đạo cho họ (không có chuyện mua bán đất đai mà chỉ có) hướng tới việc ký các thỏa thuận sản xuất mà thôi.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ bán đất”, ông Juan Manuel Accatino, Bộ trưởng Sản xuất của tỉnh Río Negro.

Brian Willott, một nông dân người Mỹ đến Brazil vào năm 2003, cho biết người Trung Quốc quan tâm đến việc mua các trang trại đã không giảm bớt. “Ở khắp mọi nơi bạn đi xem một trang trại người Brazil nói, ‘Chúng tôi đang xem xét bán cho người Trung Quốc,'” ông nói.

Trong tiểu bang Goiás, vào năm ngoái có gần 70 phần trăm đậu nành được trồng đã vào trong tay của người Trung Quốc, và người Trung Quốc đang tìm kiếm để sử dụng khoảng 20 triệu hecta đồng cỏ đã không được canh tác trong nhiều thập kỷ.

“Đối với họ, càng nhanh càng tốt”, Antônio de Lima, bộ trưởng nông nghiệp tỉnh Goiás đã phát biểu.

Nông dân ở đây nói rằng họ chia sẻ mục tiêu của các viên chức Trung Quốc về việc phá vỡ vòng vây của các công ty kinh doanh quốc tế như Cargill và Archer Daniels Midland (2 đại công ty của Mỹ đã được thành lập cách nay hơn 100 năm).

Nhưng Tân Lin, một nhà quản lý của một công ty Trung Quốc ở tỉnh Goiás, nói rằng ông nghi ngờ công ty Trung Quốc đã sẵn sàng để thay thế các đại công ty của Mỹ.

“Tôi không thấy rằng các công ty Trung Quốc làm việc ở đây có chuyên môn trong lãnh vực đó”, ông Tân nói. Nhưng “nếu bạn có thể làm điều đó, việc ấy là tốt, tất nhiên.”

Bài báo nầy đã có sự đóng góp của Myrna Domit từ São Paulo, Brazil, Charles Newbery từ Buenos Aires, David Barboza từ Thượng Hải và Keith Bradsher từ Hong Kong.

Bản dịch @2011  cuả Trần Hoàng

*Trong khi Brazil ở cách xa Trung Quốc hơn 14 ngàn km, mà chính phủ của họ biết sợ khi người  TQ đến  Brazil mua đất đai làm nông nghiệp.   Còn Bộ quốc phòng Việt  Nam không sợ hải gì Trung Quốc, trái lại đại công ty Becamax hay Tổng công  ty Thái Sơn trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam lại  đang xây dựng  China Town ở Bình  Dương cho người Trung Quốc.

(1) (1) Brazil là một thuộc địa của Bồ Đào Nha từ năm 1500. Người Bồ đã đem nhiều người châu phi đến đây sinh sống và cày trên các ruộng đồng mênh mông và phì nhiêu ở Brazil. Sau một thời gian làm việc, những người da đen coi như đã trả hết tiền vé tàu thủy từ Phi Châu tới đây lập nghiệp và họ được trả tự do. Ngày nay, có đến hơn 80 triệu người gốc Phi Châu (tây đen) hiện đang ở nơi Brazil. Người Bồ Đào Nha đã từng chiêu mộ hơn 8 triệu người da trắng châu âu đến đây lập nghiệp, và số người nầy sống với người da đen và tạo ra một nhóm người có da sáng hơn.

China’s Interest in Farmland Makes Brazil Uneasy

Daniel Kfouri for The New York Times

A farmer working in his soybean field in Uruaçu, Brazil. Demand for soybeans in China has brought Chinese investors here.

By
Published: May 26, 2011

URUAÇU, Brazil — When the Chinese came looking for more soybeans here last year, they inquired about buying land — lots of it.

Officials in this farming area would not sell the hundreds of thousands of acres needed. Undeterred, the Chinese pursued a different strategy: providing credit to farmers and potentially tripling the soybeans grown here to feed chickens and hogs back in China.

“They need the soy more than anyone,” said Edimilson Santana, a farmer in the small town of Uruaçu. “This could be a new beginning for farmers here.”

The $7 billion agreement signed last month — to produce six million tons of soybeans a year — is one of several struck in recent weeks as China hurries to shore up its food security and offset its growing reliance on crops from the United States by pursuing vast tracts of Latin America’s agricultural heartland.

Even as Brazil, Argentina and other nations move to impose limits on farmland purchases by foreigners, the Chinese are seeking to more directly control production themselves, taking their nation’s fervor for agricultural self-sufficiency overseas.

“They are moving in,” said Carlo Lovatelli, president of the Brazilian Association of Vegetable Oil Industries. “They are looking for land, looking for reliable partners. But what they would like to do is run the show alone.”

While many welcome the investments, the aggressive push comes as Brazilian officials have begun questioning the “strategic partnership” with China encouraged by former President Luiz Inácio Lula da Silva. The Chinese have become so important to Brazil’s economy that it cannot do without them — and that is precisely what is making Brazil increasingly uneasy.

“One thing the world can be sure of: there is no going back,” Mr. da Silva said while visiting Beijing in 2009.

China has become Brazil’s biggest trading partner, buying ever increasing volumes of soybeans and iron ore, while investing billions in Brazil’s energy sector. The demand has helped fuel an economic boom here that has lifted more than 20 million Brazilians from extreme poverty and brought economic stability to a country accustomed to periodic crises.

Yet some experts say the partnership has devolved into a classic neo-colonial relationship in which China has the upper hand. Nearly 84 percent of Brazil’s exports to China last year were raw materials, up from 68 percent in 2000. But about 98 percent of China’s exports to Brazil are manufactured products — including the latest, low-priced cars for Brazil’s emerging middle class — that are beating down Brazil’s industrial sector.

“The relationship has been very unbalanced,” said Rubens Ricupero, a former Brazilian diplomat and finance minister. “There has been a clear lack of strategy on the Brazilian side.”

While visiting China last month, Brazil’s new president, Dilma Rousseff, emphasized the need to sell higher-value products to China, and she has edged closer to the United States. “It is not by accident that there is a sort of effort to revalue the relationship with the United States,” said Paulo Sotero, director of the Brazil Institute at the Woodrow Wilson International Center for Scholars. “China exposes Brazil’s vulnerabilities more than any other country in the world.”

China’s moves to buy land have made officials nervous. Last August, Luís Inácio Adams, Brazil’s attorney general, reinterpreted a 1971 law, making it significantly harder for foreigners to buy land in Brazil. Argentina’s president, Cristina Fernández de Kirchner, followed suit last month, sending a law to Congress limiting the size and concentration of rural land foreigners could own.

Mr. Adams said his decision was not a direct result of land-buying by China, but he noted that huge “land grabs” in Latin America and sub-Saharan Africa, including China’s attempt to lease about three million acres in the Philippines, had alarmed Brazilian officials.

“Nothing is preventing investment from happening, but it will be regulated,” Mr. Adams said.

A World Bank study last year said that volatile food prices had brought a “rising tide” of large-scale farmland purchases in developing nations, and that China was among a small group of countries making most of the purchases.

Foreigners own an estimated 11 percent of productive land in Argentina, according to the Argentine Agriculture Federation. In Brazil, one government study estimated that foreigners owned land equivalent to about 20 percent of São Paulo State.

International investors have criticized the restrictions. At least $15 billion in farming and forestry projects in Brazil have been suspended since the government’s limits, according to Agroconsult, a Brazilian agricultural consultancy.

“The tightening of land purchases by foreigners is really a step backwards into a Jurassic mentality of counterproductive nationalism,” said Charles Tang, president of the Brazil-China Chamber of Commerce, saying that American farmers had bought sizable plots in Brazil in recent years, with little uproar.

Responding to the criticism, Brazil’s agriculture minister said this month that Brazil might start leasing farmland to foreigners, given the barriers to ownership.

China itself does not allow private ownership of farmland, and it cautioned local governments against granting large-scale or long-term leases to companies in a 2001 directive. China also bans foreign companies from buying mines and oil fields.

But as more of its people eat meat, China is expected to increase its soybean imports, mostly for animal feed, by more than 50 percent by 2020, according to the United States Department of Agriculture. Last month, Chongqing Grains signed a $2.5 billion agreement to produce soybeans in the Brazilian state of Bahia. Last October, a Chinese group agreed to develop about 500,000 acres of farmland in Río Negro Province in Argentina.

In both cases, Chinese officials proposed buying large tracts of land before local officials steered them toward production agreements.

“We are never going to sell the land,” said Juan Manuel Accatino, the minister of production in Río Negro.

Brian Willott, an American farmer who came to Brazil in 2003, said Chinese interest in buying farms had not abated. “Everywhere you go to look at a farm they say, ‘We are considering selling to the Chinese,’ ” he said.

In Goiás State, nearly 70 percent of the soy grown went to the Chinese last year, and the Chinese are seeking to use about 20 million acres of pastureland that has not been cultivated for decades.

“For them, the faster the better,” said Antônio de Lima, Goiás’ agriculture minister.

Farmers here say they share Chinese officials’ goal of breaking the stranglehold of international trading companies like Cargill and Archer Daniels Midland.

But Tan Lin, a manager at the Chinese company involved in Goiás, said he doubted Chinese companies were ready to replace them.

“I don’t see that the Chinese companies working here have that expertise yet,” Mr. Tan said. But “if you can do that, it is good, of course.”

Reporting was contributed by Myrna Domit from São Paulo, Brazil, Charles Newbery from Buenos Aires, David Barboza from Shanghai and Keith Bradsher from Hong Kong.

nguồn

URUAÇU, Brazil – Khi người Trung Quốc đến Brazil để tìm kiếm mua đậu nành ở đây vào năm ngoái, họ đã hỏi han về việc mua đất – rất nhiều người TQ hỏi về chuyện mua đất.

Các giới chức chính quyền trong khu vực nông nghiệp sẽ không bán hàng trăm ngàn mẫu đất mà người TQ đang cần mua.

 

Không nao núng, người Trung Quốc theo đuổi một chiến lược khác: cho nông dân Brazil mượn tiền và yêu cầu họ tăng gấp ba lần trồng đậu nành ở đây để thương lái TQ mua đậu nành và chở về bên TQ để nuôi gà và heo.

“Họ cần đậu nành nhiều hơn bất cứ nước nào hết”, ông Edimilson Santana, một nông dân ở thị trấn nhỏ của Uruaçu. “Đây có thể là một khởi đầu mới cho người nông dân ở nơi đây.”

Các thỏa thuận $ 7 tỉ đô la ký vào tháng trước – để sản xuất 6 triệu tấn đậu nành một năm – là một trong số nhiều cú đòn trong những tuần gần đây khi Trung Quốc đang vội vã hỗ trợ giữ an ninh lương thực của họ và sửa đổi lại (nhằm tránh) sự phụ thuộc ngày càng tăng trên các cây trồng từ Hoa Kỳ bằng cách theo đuổi những vùng rộng lớn của vùng đất trung tâm nông nghiệp của Châu Mỹ La tinh.

Ngay cả như Brazil, Argentina và các nước khác đang thay đổi để áp đặt những giới hạn về mua đất nông nghiệp do người nước ngoài, người Trung Quốc đang tìm cách để tự họ kiểm soát trực tiếp việc sản xuất hơn bao giờ hết, lấy tính nhiệt tình của họ dành cho tự túc nông nghiệp ở nước ngoài.

“Người Trung Quốc đang di chuyển vào đây sống”, ông Carlo Lovatelli, chủ tịch của Hiệp hội người Brazil của ngành Công nghiệp Dầu Thực Vật. “Họ đang tìm kiếm đất đai, tìm kiếm đối tác đáng tin cậy. Nhưng điều mà họ muốn nhất là thích tự mình điều hành công việc. ”

Trong lúc nhiều người nông dân Brazil chào đón các những món tiền đầu tư của người Trung Quốc, và trong khi nổ lực mạnh mẽ nầy đang xẩy ra thì các quan chức Brazil đã bắt đầu đặt câu hỏi về “quan hệ đối tác chiến lược” với Trung Quốc đã từng được khuyến khích của cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva.

 

Người Trung Quốc đã và đang trở nên quan trọng đối với nền kinh tế của Brazil đến nổi rằng Brazi không thể làm gì mà không có Trung Quốc – và đó là chính xác những gì đang làm cho Brazil ngày càng khó chịu.

“Một điều mà thế giới có thể tin chắc là: không thể nào quay trở lại được,” Cựu Tổng thống da Silva đã cho biết trong chuyến thăm Bắc Kinh vào năm 2009.

Trung Quốc đã và đang trở thành một đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, Trung Quốc mua ngày càng tăng khối lượng đậu nành và quặng sắt, trong khi đầu tư hàng tỷ vào ngành năng lượng của Brazil. Nhu cầu buôn bán nầy đã và đang giúp một sự bùng nổ kinh tế ở đây đã nâng cuộc sống của hơn 20 triệu người Brazil ra khỏi nghèo khổ cùng cực và mang lại sự ổn định kinh tế cho một quốc gia đã quen với các cuộc khủng hoảng định kỳ. (1)

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng quan hệ đối tác đã phân cấp thành một mối quan hệ tân-thực-dân, trong đó Trung Quốc có lợi thế hơn.

 

Gần 84 phần trăm hàng xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc năm ngoái là nguyên liệu thô (quặng sắt, và đậu nành), tăng từ 68 phần trăm trong năm 2000.

 

Trái lại, khoảng 98 phần trăm hàng xuất khẩu của Trung Quốc tới Brazil là những sản phẩm đã chế tạo – bao gồm gần đây nhất là xe hơi giá thấp cho tầng lớp trung lưu mới nổi của Brazil – chuyện nầy đang đánh gục lãnh vực công nghiệp của Brazil.

“Mối quan hệ giữa 2 nước rất không cân bằng”, ông Rubens Ricupero, một cựu bộ trưởng tài chính và nhà ngoại giao người Brazil. “Có một sự thiếu thốn rõ ràng về chiến lược bên phía Brazil.”

Trong khi đến thăm Trung Quốc tháng trước, tổng thống mới của Brazil, bà Dilma Rousseff, nhấn mạnh sự cần thiết phải bán những sản phẩm có giá trị cao hơn cho Trung Quốc, và bà có giọng điệu gần gũi hơn với Hoa Kỳ. “Không phải là tình cờ mà hiện đang có một loạt nỗ lực để tái đánh giá lại mối quan hệ với Hoa Kỳ,” ông Paulo Sotero, giám đốc Viện Brazil tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson dành cho các Học giả.  “Trung Quốc đang phô bày ra những bất lực của Brazil hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.”

Người Trung Quốc chuyển sang mua đất đã làm cho những giới chức trong chính quyền Brazil lo lắng.

 

Cuối tháng Tám, Luís Inácio Adams, Bộ trưởng Tư Pháp của Brazil, tái giải thích lại  một đạo luật vào năm 1971, làm cho nó đặc biệt khó khăn hơn cho người nước ngoài mua đất đai tại Brazil.

 

Tổng thống Argentina, Cristina Fernández de Kirchner, đã đi theo bước chân của đạo luật nầy vào tháng trước, ông gởi một đạo luật tới cho Quốc hội để hạn chế kích thước đất và số lượng đất mà người nước ngoài có thể sở hữu ở nông thôn.

Bộ trưởng Tư Pháp của Brazil ôngAdams nói rằng quyết định của ông không phải là một kết quả trực tiếp của việc mua đất của Trung Quốc, nhưng ông lưu ý rằng “việc nắm lấy quyền sở hữu đất” lớn ở Châu Mỹ Latinh và châu Phi cận Sahara, bao gồm cả nỗ lực của Trung Quốc để cho thuê khoảng ba triệu mẫu Anh tại Philippines, đã cảnh báo các giới chức chính phủ Brazil.

“Không có gì ngăn chặn cho việc đầu tư khỏi xảy ra, nhưng việc đầu tư sẽ được quy định”, ông Adams nói.

Ngân hàng Thế giới WB nghiên cứu năm ngoái cho rằng, giá thực phẩm biến động đã mang lại một “làn sóng đang dâng lên” của việc mua đất nông nghiệp quy mô lớn ở các nước đang phát triển, và rằng Trung Quốc là một trong số vài ba nước mua đất nhiều nhất.

Theo ước tính người nước ngoài sở hữu 11% phần trăm đất sản xuất tại Argentina, theo Liên đoàn Nông nghiệp Argentina. Tại Brazil, một nghiên cứu ước của chính quyền đã ước tính rằng những người nước ngoài đang làm chủ khoảng 20 phần trăm đất đai của tiểu bang São Paulo  (tiểu bang nầy rộng 248 200 Km vuông)

Các nhà đầu tư quốc tế đã chỉ trích các hạn chế nầy. Ít nhất là $ 15 tỉ đô la trong các dự án nông nghiệp và lâm nghiệp tại Brazil đã bị đình chỉ kể từ khi có các giới hạn việc mua bán của chính phủ, theo Agroconsult, một hãng tư vấn nông nghiệp của người Brazil.

Ông Charles Tang, chủ tịch Phòng Thương mại Brazil-Trung Quốc, nói rằng “Việc thắt chặt các hợp đồng mua đất của người nước ngoài thực sự là một bước thụt lùi vào bên trong trạng thái tâm lý của thời đại Jurassic” (thời đại của khủng long, chim, chuột, cách đây 140 triệu năm), ông nói rằng các nông dân Mỹ đã mua nhiều lô đất khá lớn ở Brazil trong những năm gần đây, mà ít có phản ứng nào gây ồn ào hết.

Đáp ứng với những lời chỉ trích này, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil cho biết trong tháng này rằng Brazil có thể bắt đầu cho thuê đất nông nghiệp cho người nước ngoài, thiết lập các hàng rào ngăn cản đối với quyền sở hữu.

Ngay chính nước Trung Quốc cũng không cho phép quyền sở hữu tư nhân đất đai nông nghiệp, và Trung Quốc cảnh báo chính quyền địa phương các cấp của họ chống lại việc cho thuê đất trên quy mô lớn, và dài hạn cho các công ty trong một chỉ thị (của đảng Cộng Sản TQ) vào năm 2001.

 

Trung Quốc cũng cấm các công ty nước ngoài không được mua mỏ dầu và các mỏ khác.

Tuy nhiên, khi mà nhiều người dân Trung Quốc ngày càng ăn thịt nhiều hơn, Trung Quốc đang dự kiến ​​sẽ tăng nhập khẩu đậu nành (chủ yếu là dành để nuôi súc vật) vào khoảng hơn 50 phần trăm vào năm 2020, theo Hoa Kỳ Sở Nông nghiệp.

 

Tháng trước, Ngũ cốc Trùng Khánh đã ký một thỏa thuận $ 2,5 tỉ đô la để sản xuất đậu nành ở tiểu bang Bahia của Brazil.

 

Tháng Mười năm ngoái, một nhóm người Trung Quốc nhất trí phát triển khoảng 500.000 mẫu anh đất nông nghiệp ở tỉnh Río Negro thuộc nước Argentina.

Trong cả hai trường hợp, các quan chức Trung Quốc đề nghị mua những vùng rộng  đất đai rộng lớn trước khi các quan chức địa phương chỉ đạo cho họ (không có chuyện mua bán đất đai mà chỉ có) hướng tới việc ký các thỏa thuận sản xuất mà thôi.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ bán đất”, ông Juan Manuel Accatino, Bộ trưởng Sản xuất của tỉnh Río Negro.

Brian Willott, một nông dân người Mỹ đến Brazil vào năm 2003, cho biết người Trung Quốc quan tâm đến việc mua các trang trại đã không giảm bớt. “Ở khắp mọi nơi bạn đi xem một trang trại người Brazil nói, ‘Chúng tôi đang xem xét bán cho người Trung Quốc,'” ông nói.

Trong tiểu bang Goiás, vào năm ngoái có gần 70 phần trăm đậu nành được trồng đã vào trong tay của người Trung Quốc, và người Trung Quốc đang tìm kiếm để sử dụng khoảng 20 triệu hecta đồng cỏ đã không được canh tác trong nhiều thập kỷ.

“Đối với họ, càng nhanh càng tốt”, Antônio de Lima, bộ trưởng nông nghiệp tỉnh Goiás đã phát biểu.

Nông dân ở đây nói rằng họ chia sẻ mục tiêu của các viên chức Trung Quốc về việc phá vỡ vòng vây của các công ty kinh doanh quốc tế như Cargill và Archer Daniels Midland (2 đại công ty của Mỹ đã được thành lập cách nay hơn 100 năm).

Nhưng Tân Lin, một nhà quản lý của một công ty Trung Quốc ở tỉnh Goiás, nói rằng ông nghi ngờ công ty Trung Quốc đã sẵn sàng để thay thế các đại công ty của Mỹ.

“Tôi không thấy rằng các công ty Trung Quốc làm việc ở đây có chuyên môn trong lãnh vực đó”, ông Tân nói. Nhưng “nếu bạn có thể làm điều đó, việc ấy là tốt, tất nhiên.”

Bài báo nầy đã có sự đóng góp của Myrna Domit từ São Paulo, Brazil, Charles Newbery từ Buenos Aires, David Barboza từ Thượng Hải và Keith Bradsher từ Hong Kong.

Posted in Ở Châu Mỹ | Leave a Comment »

►Bình Dương: ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ “CHINA TOWN” do Công Ty của Bộ Quốc Phòng Việt Nam xây dựng tại Thành Phố Mới BÌNH DƯƠNG

Posted by hoangtran204 trên 25/05/2011

Lời tựa của Trần Hoàng:

Ngày 6-4-2008, ký giả DENIS D. GRAY, thông tấn xã AP, đã viết bài  “Lào Lo Sợ Bước Chân của Trung Quốc” Ông tường thuật chi tiết về nổi lo sợ của người Lào đối với dự án xây dựng Thành Phố Mới hay khu phố Tàu hay China Town ở ngay thủ đô Vạn Tượng. Dân chúng Lào chống đối và kết quả chính phủ Lào đã hủy bỏ dự án nầy. Bài báo nầy được copy và post ở cuối bài nầy.

Tháng 4-2011, Thành Phố Mới Đông Đô Đại Phố hay China Town ở tỉnh Bình  Dương đã lên dự án và được xây dựng bởi Tổng  công ty Thái  Sơn, thuộc Bộ Quốc Phòng của Việt Nam.

BECAMEX IJC hay TỔNG CÔNG TY THÁI SƠN – BỘ QUỐC PHÒNG.

Hãy nhìn kỹ kiến trúc trang hoàng trên bản vẽ dưới đây sẽ thấy ngay kiến trúc TQ: các chữ Tàu, lồng đèn, và đoàn múa lân; thêm vào đó Chùa Bà Thiên Hậu là một chùa Tàu.

Mới ngày nào đó 2 bộ quốc phòng TQ và VN đưa quân đội đánh nhau trối chết, quân lính hai bên tổn thất hơn 200 ngàn người chết, hàng trăm ngàn người bị thương trong cuộc chiến 1979, 1988, 1991. Nay thì thằng em (Bộ Quốc Phòng của VN) đi xây China Town cho Trung Quốc; mối tình hữu nghị như thế cũng hữu hảo.

Tỉnh Bình Dương là nơi có người nói tiếng Hoa rất đông đảo. Họ là dân Trung Quốc hay Đài  Loan thì người Việt Nam cũng không phân biệt được. Nhưng khi có vụ chìm tàu ở Bình Dương ngày 20-5-2011,  “tổng cộng 16 người đã chết, trong đó có 4 người nước ngoài, toàn bộ đều mang quốc tịch Trung Quốc“. Tổng lãnh sự Trung Quốc có mặt ngay tại hiện trường và “Ngay sau khi tai nạn xảy ra, toàn bộ lãnh đạo của tỉnh Bình Dương có mặt kịp thời để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.

Ngành chức năng Bình Dương đã phong tỏa toàn bộ hiện trường và huy động toàn lực lượng hàng trăm người để khẩn trương cứu nạn.”  Hai sự kiện được trích dẫn trên báo cho ta thấy: thân thế của các nhân vật Trung Quốc bị tai nạn nầy chắc không phải là nhỏ.

Sự xuất hiện của Khu Phố Đông Đô ở Bình Dương là một điều đáng chú ý. Từ Kampuchea qua Chơn Thành, An Lộc và theo quốc lộ 13 về Sài Gòn chỉ có 8 giờ đồng hồ. Kampuchea thì đã lọt vào tay Trung Quốc rồi, hơn 3000 doanh nghiệp Trung Quốc đã có mặt ở đó từ năm 2008, và có trên 700 000 người Trung Quốc đã di cư vào ở đấy kể từ 1992. Không ai biết họ là thường dân hay quân đội Trung Quốc trá hình đang nằm chờ đợi thời cơ thích hợp.

Bị bao vây dí vào sườn như thế nầy là chí nguy. Quân đội miền Bắc VN đánh vào Sài  Gòn cũng dùng mũi tấn công theo hướng nầy và đã dẫn đến ngày 30-4-1975.

Trước đó, bộ đội miền Bắc VN cũng đã tấn công vào  An Lộc và Chơn ThànhChiến trường An Lộc 1972 , nhưng họ đã thất bại hoàn toàn. Bộ đội học cái gương của người  pháp vì người Pháp cũng nắm giữ Bình  Dương từ hồi 1920-1930 và trồng cao su ở đó. Bình Dương là một vị trí chiến lược rất quan trọng. Đạo quân nào nắm được Bình Dương thì nắm được Sài Gòn.

 

Bình Dương sắp có ‘China town’

Monday, May 23, 2011

BÌNH DƯƠNG (NLÐ) – Không nói chừng nào sẽ hoàn thành nhưng công trình xây dựng một ‘China town’ đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công sáng 22 tháng 5 tại tỉnh Bình Dương.

Báo Người Lao Ðộng cho biết công trình này là một trung tâm thương mại có tên Ðông Ðô được xây dựng tại thành phố Bình Dương trên một diện tích hơn 8,000 m2, cao 3 tầng, “mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa”.

Cũng theo báo Người Lao Ðộng, Trung Tâm Thương Mại Ðông Ðô là trung tâm điểm của dự án “Ðông Ðô Ðại Phố” – khu thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Bình Dương, rộng 26 ha với tổng vốn đầu tư lên hơn 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô la Mỹ.

Mặc dù chưa xác định chừng nào thì công trình xây dựng hoàn thành nhưng nguồn tin này nói trước rằng Ðông Ðô Ðại Phố sẽ là “khu thương mại phồn thịnh và sung túc nhất của thành phố Bình Dương và là cầu nối thương mại giữa tỉnh Bình Dương và thế giới”.

Lâu nay, Chợ Lớn được coi là vùng đất qui tụ đông đảo người Việt gốc Hoa đến sinh sống, làm ăn từ trước năm 1975. Sau cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi năm 1979 tạo ra một thảm cảnh “nạn kiều – bài Hoa” và các chiến dịch “bài trừ tư sản mại bản” của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã đẩy hàng vạn người Hoa cùng với người Việt ào ạt xuống tàu vượt biên.

Gần đây, người Hoa từ Trung Quốc tràn xuống Việt Nam làm ăn sinh sống ngày một đông dần. Người ta ước tính tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 120,000 “người Hoa mới” đến làm ăn sinh sống, đông nhất là vùng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên… (P.L.)

nguồn

—— 

Nguồn

Thành phố mới Bình Dương – Thành phố mới Bình Dương – Thành Phố mới Bình Dương – Thành phố mới Bình Dương

—————————————————————–

DỰ ÁN MỚI SẮP CÔNG BỐ

KHU THƯƠNG MẠI ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ

 “CHINA TOWN”

PHỐ NGƯỜI HOA TẠI TRUNG TÂM TP MỚI BÌNH DƯƠNG

TÂM ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG

Chủ đầu tư : BECAMEX IJC

DỰ ÁN HOT ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ – KHU CHỢ LỚN MỚI ĐỐI DIỆN CHÙA BÀ TẠI TP MỚI BÌNH DƯƠNG – GIÁ GỐC BECAMEX TRẢ GÓP 5 NĂM KHÔNG LÃI SUẤT

THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG NĂM 2015 ( NHẤN VÀO XEM CLIP)

THÔNG TIN DỰ ÁN (NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM)

Đông Đô Đại Phố

image008.jpg

image010.jpg

TIỆN ÍCH XÃ HỘI : 

 CHÙA BÀ THIÊN HẬU:

 


Chùa Bà được xây dựng gần trung tâm văn hoá thuộc Thành Phố Mới Bình Dương, có diện tích gấp 3 lần chùa Bà ở tại Thị Xã Thủ Dầu Một. Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ đáp ứng được nhu cầu văn hóa tín ngưỡng ngày càng cao của nhân dân, xứng đáng với tầm vóc hiện đại của Thành Phố Mới Bình Dương.


Sau lễ động thổ xây dựng trung tâm Hành Chính – Chính Trị cuối năm ngoái, lễ động thổ xây dựng chùa Bà vào dịp đầu xuân năm 2011 làm cho đất dự án nóng lên. Sự kiện này tạo ra sức mua mới, nhà đầu tư tin tưởng vào một thành phố hiện đại bậc nhất sớm được hoàn thiện. Là một bước đột phá về cải cách hành chánh của nước ta.

Từ Dự Án Đông Đô Đại Phố đến các tiện ích trên chưa đến 5 phút

 

VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ BIẾT THÔNG TIN CHI TIẾT :

BECAMEX IJC

TỔNG CÔNG TY THÁI SƠN – BỘ QUỐC PHÒNG

CTY BĐS AN CƯ LẠC NGHIỆP

HOT LINE : 0933.2111.68

                   0906.611.369

Nguồn

http://www.vatgia.com/raovat/2590/3063777/du-an-dong-do-dai-pho-khu-pho-thuong-mai-chinh-thuc-nhan-dat-cho-|-mua-ban-nha.html

http://vneconomy.vn/2010042208386179p0c17/binh-duong-se-co-thanh-pho-moi.htm

——————-

Xây khu đô thị dành riêng cho người Hoa

Xây trung tâm thương mại dành cho người Hoa

Sáng 22-5, Công ty Becamex IJC đã khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô tại TP mới Bình Dương (tỉnh Bình Dương) trên diện tích 8.146 m2.
Trung tâm có 3 mặt tiền giáp với đường lớn rộng 35 m, cao 3 tầng được thiết kế hài hòa giữa phong cách hiện đại và mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa.

Trung tâm Thương mại Đông Đô là tâm điểm nổi bật của dự án Đông Đô Đại Phố – khu đô thị thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại TP mới Bình Dương được xây dựng trên tổng diện tích 26 ha với tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, Đông Đô Đại Phố sẽ là khu thương mại phồn thịnh và sung túc nhất TP mới Bình Dương, là cầu nối thương mại giữa Bình Dương và quốc tế.

http://landtoday.net/vn/tintuc/29002…inh-duong.aspx

Đông Đô Đại Phố Vị trí: TP mới Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Đông Đô Đại Phố, khu trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất dành cho Hoa kiều giữa lòng thành phố mới Bình Dương, một thiên đường mua sắm, giải trí và ẩm thực đặc sắc, góp phần tạo dựng và gìn giữ vẻ đẹp văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam cho thế hệ mai sau.

—————-

Bài dưới đây do tác giả By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer đưa lên báo ngày 6 tháng 4, 2008

Trần Hoàng dịch và post vào 6-4-2008 trên blog 360 Yahoo.

Lào Lo Sợ Vết Chân của Trung Quốc

By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer

Chủ Nhật 6 tháng 4, 2008

Vạn Tượng, Lào – Một thành phố Trung quốc hiện đại đang nổi lên kế bên thủ đô uể oải của nước Lào đang bùng lên những nổi lo sợ rằng nước láng giềng vỉ đại phía bắc của Lào đang nuốt dần dần quốc gia nhỏ bé nầy.

Những người Lào hoảng hốt quá đến nổi chính quyền của đảng cộng sản Lào (một chính quyền hiếm khi nào cắt nghĩa việc làm của họ với dân chúng) buộc lòng phải lên tiếng giải thích hành động của họ với công luận; Chiến dịch cắt nghĩa cho quần chúng về hành động của chính phủ là một chuyện chưa từng xẩy ra từ trước.

“Thị trấn của người Trung quốc” (ở giữa thủ đô nước Lào) là một đề tài nóng hổi trong các câu chuyện kèm theo những lời đồn đại, phần lớn những câu chuyện nầy đã xen lẫn với những lo ngại và giận dữ mà chế độ cộng sản Lào đã bưng bít, che dấu, giữ bí mật không cho dân chúng biết một thỏa thuận thuộc vào hàng quan trọng nhất.

Nhiều viên chức của chính phủ Lào và những tổ chức của các quốc gia đang hoạt dộng ở Lào đang bàn tán ầm ỉ về chuyện nầy thì được chính phủ Lào nhắc nhở cho họ biết đây là một ” Dự án Phát triển Thành phố Mới” chứ không phải là “thị trấn của người Trung quốc”

Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nhấn mạnh cuộc hợp tác với Trung quốc không để lại những đe dọa. ” Điều này là bình thường. Hầu hết nước nào trên thế giới cũng có một thi trấn của người Trung quốc, thế thì tại sao Lào lại không nên có một thị trấn như thế?” Ông ta nói với những phóng viên người Lào.

Theo hình ảnh được ghi nhận từ một nghệ sĩ làm việc trong báo của chính phủ, dự án thành phố mới nầy sẽ có cao ốc cao chọc trời giống như khu Manhattan ở New York. Vẫn chưa có văn kiện nào nói rằng có bao nhiêu người Trung quốc sẽ sống ở trong thành phố nầy. Con số 50 ngàn gia đình người Trung Quốc sẽ đến sinh sống trong thành phố mới được mọi người suy đoán rộng rãi, nhưng phó thủ tướng Lào Somsavat phủ nhận không có chuyện đồng ý trước là sẽ có bao nhiêu người Hoa kiều sẽ đến đây sinh sống.

Ý tưởng về 50 ngàn người Trung quốc đến sống trong một thành phố có 460 ngàn người Lào là một yếu tố làm người Lào không an tâm và thoải mái. Thêm vào đấy là yếu tố vị trí: thành phố mới sẽ được xây dựng trên đầm lầy That Luang, đầm lầy nầy nằm kế bên một vùng di tích lịch sử (Parliament monument có từ thế kỷ 15) tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia và vùng đầm lầy nầy cũng là một vùng sinh thái quan trọng (cho động vật và thực vật trong tự nhiên.)

Hiện nay là lúc mà Trung quốc đang nhanh chóng trở thành quốc gia có quyền lực về chính trị và kinh tế hàng đầu ở Lào. Khi những di dân người Hoa, với túi tiền đầy ắp, và phong tục tập quán của họ vượt tràn qua miền biên giới (giữa Lào và Trung quốc), thì những miền đất phía Bắc của Lào hiện nay đang bắt đầu trở thành giống như một tỉnh lỵ của Trung quốc.

Theo phó Thủ tướng Lào Somsavat (một người Lào gốc Trung quốc), một công ty Trung quốc đã có được hợp đồng mướn đất dài hạn 50 năm (có thể tái ký kết) để biến 4000 mẫu tây “ruộng lúa thành một thành phố hiện đại”, mục đích là kích thích bầu không khí đầu tư và doanh nghiệp của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
(4000 acres = 16 triệu 200 ngàn mét vuông = 16 km vuông =1 miếng đất chiều dài 8 cây số và chiều rộng 2 km- lời người dịch TH)

Somsavat, một người Lào gốc Trung quốc với nhiều liên hệ gần gủi với nhà cầm quyền Bắc kinh đã cắt nghĩa chuyện làm ăn nầy như sau, khi Lào thiếu những món tiền để xây dựng một sân vận động cho Đông Nam Á vận hội mà quốc gia này sẽ đăng cai tổ chức vào năm 2009, Lào đã liên lạc với Ngân hàng Phát triển Trung quốc. Ngân hàng này đề nghị cho một công ty Trung quốc, tên là Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co, mượn tiền để xây dựng sân vận động, và đổi lại, chính quyền Lào phải cho ngân hàng phát triển Trung quốc thuê mướn miếng đất nói trên.

Hợp đồng nầy đã được ký kết vào tháng 9 – 2007, theo như nguồn tin hành chánh, mà dân chúng Lào không hề hay biết trước gì hết. Khi báo chí liên lạc với công ty này ở Suzhou, công ty này từ chối không trả lời các câu hỏi.

Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng thủ đô Vạn tượng Sinlavong Khoutpahythoune nói rằng có 3 công ty người Trung quốc làm việc trong dự án nầy.

Ngay cả những cán bộ cách mạng lão thành của Lào cũng lên tiếng chỉ trích, họ nói rằng họ đã chiến đấu để không cho Mỹ và các quốc gia khác vào đóng quân ở Lào suốt chiến tranh Việt nam (1954-1975) và bây giờ họ đang nhìn thấy chính quyền Lào mở rộng cửa cho những quốc gia ngoại quốc đến đây (ám chỉ Trung quốc và Việt nam).

“Người Lào không có cá tính mạnh mẻ , vì thế họ sợ rằng những người Trung quốc sẽ đến ở và rồi sẽ và gia tăng dân số và biến quốc gia của chúng tôi thành nước Trung quốc,” ông Sithong Khamvong nói thế, ông là một người dân thuộc giới trung lưu của thủ đô Vạn tượng và cũng là cựu đảng viên đảng cộng sản Lào.Chưa có văn bản hành chánh nào nói rõ là những người Trung Quốc phải hội đủ điều kiện nào mới được cho phép để định cư trong vùng ngoại ô của phố Tàu. Theo một đánh giá không chính thức, hơn 300,000 người Trung quốc đang sống ở Lào, nhưng con số thật sự thì không thể nào biết được vì nhiều người Tàu đã làm giấy tờ giả giống như họ đang dùng các loại giấy giả nầy để sống trong các nước láng giềng vùng Đông nam Á châu, Miến điện. Vùng đất phía bắc của quốc qia Miến điện nay đầy rẫy những biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, và ngôn ngữ của Trung quốc (và thực tế đã trở thành một vùng đất của người Trung quốc.)Cũng làm chướng tai gai mắt nhiều người Lào là vùng đất mà thành phố nầy được lên kế hoạch nằm gần một dinh thự họp hành của nhà Vua Lào và các quan lại trong quá khứ và một tháp vàng, vương triều That Luang của thế kỷ 16, một biểu tượng quan trọng nhất của chủ quyền quốc gia và cũng là nơi thánh địa của phật tử.Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Quỹ Tài Nguyên Thiên nhiên của thế giới đặt căn cứ ở Tân Tây Lan cho biết vùng đầm lầy này là nơi nước lụt trong thành phố rút ra đây, “một cái cống lớn ” cho một thành phố không có hệ thống đào thoát nước thải, và một nguồn cung cấp cá và cây cối cho người dân nghèo.“Điều quan tâm chính của tôi là dự án thành phố mới này sẽ phá vỡ cả ba yếu tố ấy,” Pauline Gerrard, tác giả của cuộc nghiên cứu vùng đất nầy, nóiThị trưởng Vạn Tượng (bệnh vực cho dự án ấy) đã phản đối rằng thì là: cánh đầm lầy nầy đã bị ô nhiễm và sự phát triển đúng đắn sẽ cải thiện môi trường. Một số báo cáo tường thuật rằng khu vực nầy đang được thiết kế để khuyến dụ những người giàu có và sẽ được làm kiểu mẫu dựa trên thành phố Suzhou, nổi tiếng về hệ thống kênh rạch và cây xanh.Nhưng những người ngoại quốc sống lâu năm ở Vạn tượng không thể nhớ được là có lần nào trong quá khứ mà giai cấp trung lưu Lào lại tỏ ra giận dữ như hiện nay.“Nhiều ký giả Lào đã rất thích viết về những phẩn uất này, nhưng họ không thể nào làm được. Không có những cuộc biểu tình ngoài đường phố ngoại trừ là những phản đối trong những quán cafe– trong những cuộc bàn bạc của chúng tôi,” ông Sithong nói.Martin Stuart – Fox, một tác giả của nhiều cuốn sách về người lào, nói rằng thế hệ của người Lào lớn tuổi đã biết cách làm thế nào để quân bình ảnh hưởng của người Trung quốc và Việt nam, và tránh bị đè bẹp giữa những nước láng giềng hùng mạnh nầy. Nhưng thế hệ lớn tuổi này đang chết dần dần, và hiện nay ” dường như sự thăng bằng ấy đang bị mất đi.” Stuart đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn từ Úc.*******************************************************

Asia Finest Discussion Forum _

Lao Chat _ Laos fears China’s footprint

Posted by: hygrozyme Apr 7 2008, 11:25 AM

Sun Apr 6, 2008

By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer
VIENTIANE, Laos – A high-rise Chinatown that is to go up by Laos’ laid-back capital has ignited fears that this nation’s giant northern neighbor is moving to engulf this nation.

So alarmed are Laotians that the communist government, which rarely explains its actions to the population, is being forced to do just that, with what passes for an unprecedented public relations campaign.

Lào Lo Sợ Vết Chân của Trung Quốc

———-

Chính Sách Đối Ngoại Trung Quốc Tại Lào

China Town lớn nhất thế giới đang được xây ở Lào 2008

Khi nào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn có dự án mở rộng, có dự án thành phố mới….hãy nghĩ đến bài viết nầy

1. Trung Quốc đang xâm lấn đất đai và di cư những người Hán vào biên giới phía bắc của Miến điện trong hơn 20 năm qua. TQ hậu thuẩn chính phủ độc tài Miến điện từ 1962. Vì vậy, chính phủ Miến Điện để yên cho dân TQ di dân vào Miến Điện, lập ra các khu buôn bán của người Hoa, nói tiếng  Hoa và mở trường học dành cho người Hoa.

2. Trung Quốc di dân Trung quốc vào Kamphuchea và hổ trợ tiền bạc đầu tư vào tất cả dự án kinh tế, xây dựng đường sá, cầu cống, điện lực, văn hóa, hải cảng, doanh nghiệp thương mại và xuất khẩu …của Kamphuchea từ 1992 đến nay. Vào năm 2008, đã có hơn 3000 doanh nghiệp của người  Hoa đóng tại thủ đô Nam Vang và các tỉnh. Đặc biệt TQ đã đầu tư 500 triệu đô la vào cảng Shihanoukville ở không xa tỉnh Kiên Giang của  Việt Nam

3./ Trung quốc chiếm ải Nam Quan, chiếm Thác  Bản  Giốc như một món hàng trao đổi viện trợ súng đạn cho miền Bắc với sự thỏa thuận của chính phủ Hà Nội; TQ đã chiếm một phần của quần đảo Trường Sa 1988, chiếm núi Lão Qua ở phía Bắc Việt Nam năm 1991.

Và chiếm dần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam từ 1974, 1988, 1992, 2007, và 2008.

Từ 2008 cho đến nay, TQ chiếm vùng biển Đông của Việt Nam và cấm ngư phủ VN không còn được quyền đánh bắt cá ở vùng nầy và vịnh Bắc bộ nữa.

4./ và bây giờ 2008 đang xâm nhập Lào bằng cách xây dựng thành phố China Town giữa thủ đô Lào. Nhưng được gọi tên là Dự án Phát triển Thành phố Mới. Dự án nầy cho 50,000 ngàn người Trung quốc di dân đến làm việc trong thị trấn China Town nầy. Nguồn tin cho biết là 50 ngàn nhân viên người Trung quốc sẽ đem theo vợ chồng con cái..nên tổng số dân Trung quốc trong thành phổ mới nầy là 130,000 người

Chừng nao chính phủ VN và đảng CSVN  MỞ MẮT ?

—————-

Bài nầy đã được phổ biến bởi các blogger sau đây vào năm 2008 và 2009

http://doanchithuy.multiply.com/journal/item/25

http://bauvinal.info.free.fr/songngu/Laolosovetchantq.htm

http://kichbu.multiply.com/journal/item/98

—————

Bài viết đáng chú ý

Tưởng nhớ Đặng Phong, một trí tuệ và một tấm lòng

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam | Thẻ: , | 7 Comments »

Bầu cử quốc hội khóa 13 “Mọi cái đã được sắp xếp trước. Chả có gì thay đổi bất luận ai được bầu.”

Posted by hoangtran204 trên 24/05/2011

Bầu cử quốc hội khóa 13 ngày 22-5-2011 đã qua đi và chỉ là một trò chơi của đảng đặt ra. Mục đích của đảng cho việc bầu cử là bầu một đám người ra để “làm vì” và cho có quốc hội với người ta. Và đám người của quốc hội chỉ biết đưa tay trước tất cả các quyết định đã có sẵn của đảng chỉ đạo.

Người dân tham gia vào cuộc bầu cử vì họ bị bắt buộc. Nhiều sinh viên cho biết họ phải đi bầu và đem phiếu có đóng dấu “Đã Bầu  Cử” về nộp lại cho trường, nếu ai không nộp thì sau nầy sẽ không cho tốt nghiệp ra trường. Ai không đi bầu cử thì địa phương tới tận nhà nhắc nhở. Một người đại diện đi bầu cho 3-4 người trong gia đình cũng được.

“Một cách thành thật, tôi chẳng thiết tha lắm chuyện bầu cử này vì tôi không tin cuộc bầu cử này sẽ tạo nên một sự khác biệt,” giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội ở Hà Nội ông Lê Bạch Dương nói. “Mọi cái đã được sắp xếp trước. Chả có gì thay đổi bất luận ai được bầu.” Hôm nay là ngày bầu cử Quốc hội và Ủy ban Nhân dân cho bốn năm tới. Quốc hội trên danh nghĩa làm luật và kiểm soát ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế Quốc hội nhà nước Việt Nam là con bù nhìn của đảng Cộng sản Việt Nam.”

Hầu hết tất cả ứng cử viên Quốc hội được viên chức nhà nước đề cử, và đều được xét duyệt bởi đảng Cộng sản trước khi sự ứng cử của họ được phê chuẩn. Trên lý thuyết, quốc hội có thể bác bỏ ứng cử viên, nhưng thực tế hiếm khi xảy ra. Cũng theo lý thuyết, những người ứng cử viên độc lập được phép ra tranh cử, và đã có 83 người đã cố ra tranh cử trong năm này. Nhưng chỉ có 15 người lọt qua được sự xét duyệt của người đại diện cho đơn vị địa phương của họ.”

Ngày bầu cử quốc hội 22-5-2011 đã qua rồi. Tốn kém 700 tỉ đồng  VN (khoảng 35 triệu đô la) cho bầu cử quốc hội năm nay. Tiền tốn kém chủ yếu là tiền dùng để mua cờ quạt, biểu ngữ.

“Cử tri sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội, hơn 3.200 đại biểu cấp tỉnh, thành phố, hơn 21.000 đại biểu cấp huyện và hơn 280.000 đại biểu cấp xã.”

“Trong đợt bầu cử ngày 22/5, cả nước có 599 Ủy ban bầu cử đại biểu Hội Đồng Nhân Dân cấp huyện, và 10.630 Ủy ban bầu cử HĐND cấp xã. Theo dự kiến của 63 tỉnh, thành phố, cả nước sẽ có hơn 91.000 khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.”

“Ông Nguyễn Quốc Thước là đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An ba khóa 8, 9 và 10 (từ năm 1987 đến năm 2002), …ng Thước bảo: “Khóa 8 thì đã bắt đầu Đổi Mới rồi nhưng mọi sự vẫn chưa vào guồng, bàn trên nghị quyết thế thôi chứ thực tế chưa có gì. Nhất là hoạt động của cơ quan lập pháp thì lúc bấy giờ chỉ là để hợp thức hóa nghị quyết của Đảng. Không bàn cãi gì cả. Đảng quyết rồi thì cứ thế mà giơ tay. Đại biểu nhiều lúc băn khoăn lắm nhưng không giơ tay không được”.

“Ông Thước cũng cho rằng, số đại biểu không dám phát biểu vì không hiểu biết về một vấn đề nào đó thật ra không nhiều; số biết nhiều mà im lặng không nói mới thật sự đông đảo.”

“Một số người hoạt động cổ xúy dân chủ đã tự ra ứng cử, dù họ biết rằng chắc chắn sẽ bị loại, với một thái độ phản đối có cân nhắc thận trọng. Trong số những người này là luật sư Lê Quốc Quân, một cựu nghiên cứu sinh của National Endowment for Democracy có trụ sở ở Hoa Kỳ. Một luật sư khác, ông Cù Huy Hà Vũ, người bị kết án bảy năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước,” trong cuộc bầu cử trước đây ông Vũ cũng đã từng đứng ra ứng cử nhưng không được phép tranh cử.

Những người tự ứng cử nhưng bị loại khác trong qúa khứ bao gồm luật sư Lê Công Định, một người chỉ trích công khai việc khai thác mỏ bô-xít ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam, hiện đang bị tù vì tội hăm dọa “nền an ninh quốc gia,” và thầy giáo trung học Đỗ Việt Khoa, người đứng ra vận động bầu cử nhắm vào việc chống tham nhũng trong hệ thống giáo dục.

Cuộc bầu cử Quốc hội năm nay xảy ra cùng lúc với cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân trên toàn cả nước. 4.000 người của hội đồng nhân dân này được người dân trực tiếp bầu, và sau đó hội đồng này sẽ bổ nhiệm Ủy ban Nhân dân, là cơ quan nắm quyền lực hành chánh cho những vấn đề của địa phương.

Nhà nước đã bỏ ra 35 triệu để chi cho cuộc bầu cử này, bao gồm 91.000 cơ sở bỏ phiếu và chiến dịch tuyên truyền ồn ào, sặc sỡ. Nhưng không rõ chuyện tuyên truyền bầu phiếu này có tác động nhiều đến cử tri hay không.

“Tôi nhận thẻ đi bầu hôm Chủ Nhật tuần rồi, nhưng tôi không biết bất cứ cái tên ứng cử viên nào trong khu vực của mình,” một nhân viên của một công ty in ấn ở Hà Nội cô Nguyễn Thu Nga nói. “Bầu cử Quốc hội rất là hình thức, nặng phần trình diễn.”

“Tôi chưa quyết định là tôi có nên đi bỏ phiếu vào hôm Chủ Nhật hay không,” cô ta nói.

“Tuy nhiên, tôi vui vì công ty tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng in tờ rơi quảng cáo và bích chương,” cô nói.

Một quan sát gia ngoại quốc đồng ý. “Khi tôi thấy những bích chương vận động quảng cáo lần đầu, tôi nghĩ cuộc bầu cử rất là dân chủ,” một nhà ngoại giao Á châu đã sống ở Hà Nội ba năm qua nói. “Nhưng sau khi nói chuyện với người địa phương, tôi thấy là cảm nghĩ thoạt đầu của mình sai,” ông ta nói. “Người Việt Nam chú ý đến sự lạm phát hơn là chọn người đại diện cho họ.”
Hình ảnh các  đại biểu quốc hội VN đang thiêm thiếp giấc nồng:

nguồn

Posted in Đảng CSVN | Leave a Comment »

Vì lo ngại, Đức quyết định sẽ loại bỏ hết các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2022-Việt Nam mua nhà máy điện hạt nhân của Nga

Posted by hoangtran204 trên 23/05/2011

Đức sẽ loại bỏ tất cả các nhà máy điện hạt nhân hiện đang xử dụng trước năm 2022 và dự tính sẽ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nữa, thay vì đó họ sẽ mua điện hạt nhân của Pháp và Cộng  Hòa Sec trong tương lại gần và xây dựng các nhà máy điện chạy bằng năng lượng mặt trời và sức gió.

Thật là một quyết định khôn ngoan của chính phủ Đức đã làm theo ý muốn của dân Đức. Người dân Đức rất bảo vệ môi trường và không chấp nhận đất nước của họ có nguy cơ bị các thảm họa rò rĩ tia phóng xạ như ở Nhật và Liên Xô.. Các khoa học gia về nguyên tử của Đức không thua kém gì các đồng nghiệp của họ ở Mỹ và Pháp. Nhưng họ dành chấp nhận không dám xây các nhà má điện hạt nhân thế hệ mới, vì họ hiểu rằng dùng các nguồn năng lượng tái tạo khác như Gió và ánh sáng mặt trời để phát sinh điện sẽ an toàn hơn cho đất nước và người dân của họ.

Trái lại, PGS.TS. Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEC) cho biết: “Nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam: Sẽ an toàn hơn. ” dù hiện nay chưa xây.

Vậy xem ra trình độ khoa học hạt nhân của nước  VN ta hiện nay cao hơn các khoa học gia nguyên tử của Đức.

Đọc xong bài báo chí phỏng vấn ông tiến sĩ Tấn nầy ở đây mới tá hỏa ra là đảng và bộ chính trị chỉ đạo làm nhà máy điện hạt nhân. Đảng bảo thì ông tiến sĩ phải  làm dưới sự chỉ đạo ấy.

Nhưng trong một blog của các nhà khoa học VN trong nước thì nói rằng ông tiến sĩ Vương Hữu Tấn  nầy hầu như chưa viết được bài báo nào đăng trên các tạp chí nghiên cứu ở nước ngoài.

13 nhà máy điện hạt nhân của Đức đang bị ngắt khỏi lưới

điện toàn quốc để được kiểm tra lại

BERLIN – Công ty điện đã cho biết rằng hơn 75% các nhà máy điện hạt nhân của Đức đã cắt điện vào thứ bảy 22-5-2011, vì công việc bảo trì hoặc tắt máy phát điện theo lệnh của chính phủ Đức sau vụ thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima của Nhật.
Chỉ có 4 trong tổng số 17 nhà máy điện hạt nhân đang nối vào mạng điện toàn quốc sau khi Công Ty Điện RWE AG đã ngắt dòng điện của nhà máy điện Emsland ra khỏi lưới điện vào hôm thứ Bảy.

Các nhà môi trường cáo buộc rằng các công ty điện đã dàn dựng việc tắt máy điện cùng một lúc để vừa bảo trì vừa đe dọa cắt điện để gây áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, chính phủ nầy hiện đang quyết định loại bỏ hẳn các nhà máy điên hạt nhân trong vòng một thập niên sắp tới vì thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Dai-ichi Fukushima của Nhật.

“Chúng tôi sợ rằng các công ty điện lực có khả năng đạo diễn vụ mất điện để gây ảnh hưởng đến người dân trong một cuộc tranh luận về chuyện loại bỏ hẳn các nhà máy điện hạt nhân”, ông Jochen cho biết, ông nầy ở nhóm của Ausgestrahlt chống các nhà máy điện hạt nhân.

Một phát ngôn viên của công ty điện RWE đã bác bỏ các cáo buộc nầy, tuy nhiên, họ nói với hãng tin Đức DAPD rằng việc bảo trì nhà máy điện hạt nhân ở Emsland đã được lên kế hoạch ngay cả trước khi có thảm họa các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản.

Các chuyên gia nói rằng tình hình nầy rất đáng lo ngại, vì điện thấp ở đầu vào có thể làm thay đổi điện áp chung của lưới điện và trong trường hợp xấu nhất dẫn đến mất điện.

“Tình hình có thể sẽ được quản lý,” Matthias Kurth, người đứng đầu cơ quan lưới điện DeNA của Đức, đã trả lời trên nhật báo Sueddeutsche Zeitung vào hôm thứ Bảy. “Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu chúng ta không có nhiều ánh sáng mặt trời tại thời điểm nầy” – ông ta hàm chỉ đến số lượng điện ngày càng tăng được tạo ra bởi các tấm pin mặt trời trên khắp cả nước.

Để bù đắp sự thiếu hụt điện, Đức có thể sẽ phải nhập khẩu điện nhiều hơn từ các nước láng giềng, chủ yếu là từ Pháp và Cộng hòa Séc, cả hai nước nầy phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy điện chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là quốc gia duy nhất trong số các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới, có quyết tâm xóa bỏ hẳn các nhà máy điện chạy bằng năng lượng hạt nhân và thay thế vào đó bằng các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, sóng biển).

Trong khi chính phủ Đức đang dự kiến sẽ ​đưa ra quyết định chính thức, vào tháng sáu nầy, là sẽ xóa bỏ công nghệ hạt nhân, thì liên minh bảo thủ của bà Merkel từ tiểu bang Bavaria đã đi trước vào khuya thứ Sáu vừa qua và bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm các nhà máy điện chạy bằng năng lượng hạt nhân kể từ năm 2022 trở đi.

Vào ngày Thứ Bảy hôm sau, Thủ Tướng Merkel đã chấp thuận ý kiến của liên minh Bảo Thủ, bà nói rằng mục tiêu năm 2022 là “rất tham vọng”, nhưng là khoảng thời gian rất đúng, thông tấn xã Đức DAPD đã tường thuật.

Điện hạt nhân thường tạo ra khoảng 23 phần trăm điện của Đức – vào mức độ tương tự như ở Mỹ – nhưng bây giờ với sự tắt hơn 75% các nhà máy điện hạt nhân, thì luồng điện nầy hiện nay góp phần ít năng lượng hơn nguồn năng lượng điện tái tạo (từ ánh sáng mặt trời và gió), hai nguồn điện nầy đang cung cấp 17 phần trăm năng lượng của Đức.

Sau khi trận động đất và sóng thần ngày 11 tháng ba 2011 làm tê liệt các nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản, chính phủ của bà Merkel đã quyết định đóng cửa 7 lò phản ứng hạt nhân đã được xây dựng trước năm 1980 và các lò phản ứng nầy đang chờ đợi các cuộc kiểm tra an toàn. Các nhà máy điện hạt nhân khác đã được cắt khỏi lưới điện toàn quốc trong tuần qua để bảo trì theo lịch trình.

Hai lò phản ứng được lên kế hoạch để nối vào lưới điện vào cuối tuần tới, việc nầy sẽ làm nhẹ bớt sự thiếu hụt về cung cấp điện trong nước.

Năng lượng hạt nhân đã không còn được ưa chuộng ở Đức kể từ khi có phóng xạ từ thảm họa Chernobyl ở Nga vào năm 1986 đã tràn lan qua khắp nước Đức.

Bản dịch 2011@TranHoang

Most German nuclear power plants off the grid

Published May 21, 2011

| Associated Press

BERLIN – More than three-quarters of Germany’s nuclear power plants were offline Saturday due to maintenance work or shutdowns ordered by the government after Japan’s Fukushima nuclear power plant disaster, utility companies said.

Only four of the country’s 17 nuclear power plants were online after the energy utility RWE AG took its Emsland plant off the grid Saturday.

Environmentalists accused the utilities of staging simultaneous maintenance shutdowns while threatening blackouts to put pressure on Chancellor Angela Merkel’s government, which appears determined in the wake of the Fukushima Dai-ichi catastrophe to phase out nuclear power within a good decade.

“We are afraid that the utilities could intentionally stage a blackout to influence people in the debate on phasing out nuclear power,” said Jochen Stay of anti-nuclear group Ausgestrahlt.

A spokesman for RWE rejected the allegation, however, telling German news agency DAPD the maintenance at Emsland had been scheduled even before the disaster in Japan.

Experts said the situation was potentially worrisome, since a significantly lower electricity input could change the grid’s overall voltage and in the worst case lead to blackouts.

“The situation will probably be manageable,” the head of Germany’s DENA electricity grid agency, Matthias Kurth, was quoted as saying in Saturday’s Sueddeutsche Zeitung newspaper. “The situation would be worse if we didn’t have that much sun at the moment” — a reference to the growing amount of electricity generated by solar panels across the country.

To compensate, Germany is likely to import more electricity from its neighbors, chiefly from France and the Czech Republic, which both rely heavily on nuclear power.

Germany, Europe’s biggest economy, stands alone among the world’s leading industrialized nations in its determination to ditch nuclear power and replace it with renewable energies.

While the government is expected to officially decide how quickly it wants to abolish the technology in June, Merkel’s conservative allies from Bavaria state went ahead late Friday and voted in favor of a ban on nuclear power from 2022 onward.

Merkel on Saturday embraced their decision, saying the 2022 target is “very ambitious” but is in the right timeframe, DAPD news agency reported.

Nuclear power usually generates about 23 percent of Germany’s electricity — about the same level as in the U.S. — but with the shutdowns it is now contributing less power than renewable energies, which normally provide 17 percent of Germany’s power.

After the March 11 earthquake and tsunami crippled Japan’s Fukushima plant, Merkel’s government decided to shut down seven reactors built before 1980 pending thorough safety checks. Other plants have been taken off the grid in past weeks for scheduled maintenance.

Two reactors are scheduled to go back online by the end of next week, which should ease the tight domestic electricity supply.

Nuclear power has been very unpopular in Germany ever since radioactivity from the 1986 Chernobyl disaster drifted across the country.

Posted in Năng Lượng và Mỏ | Leave a Comment »

Quản thúc Tại Gia cựu Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế quá mắc mỏ và xa xỉ

Posted by hoangtran204 trên 22/05/2011

NEW YORK – Căn hộ nơi ông Dominique ở được các nhân viên có vũ trang của 1 hãng tư nhân canh gác 24 giờ mỗi ngày. Nhiều máy quay phim thâu hình ghi lại mọi chuyển động, và những giám thị sẽ báo cho chính quyền sở tại biết nếu người tù nhân nầy cố gắng trốn thoát.

Đây là nhà tù mới của Dominique Strauss-Kahn cách xa nhà tù cũ, sau khi cựu lãnh đạo IMF bị buộc tội tấn công tình dục một người giúp việc rời khỏi một nhà tù thuộc thành phố New York để về ở một căn hộ sang trọng và đắt tiền và bị giám sát.

Các kế hoạch này bị trở ngại vào ngày thứ Sáu khi ban quản lý của khu nhà cao tầng gồm nhiều căn hộ thuộc khu phía Thượng-Đông (phố Manhattan) đã không chấp nhận cựu ứng cử viên tổng thống Pháp cư ngụ ở nơi đây bởi vì không muốn sự chú ý của giới truyền thông. Thay vào đó, ông Strauss-Kahn đã được cư ngụ ở khu vực có nhiều cao ốc ở khu Hạ-Manhattan vào sáng thứ Bảy trong vòng khu vực của sở Cảnh Sát New York, nơi có một mạng lưới các máy thu hình của tư nhân và cảnh sát.

Ông Dominique được bảo vệ bởi Stroz Friedberg, một công ty an ninh đã từng canh giữ nhà tài chính phạm tội Bernard Madoff bị giám sát ở căn hộ rất sang trọng của ông ta.

Hiện thời vẫn chưa biết rõ ràng đến lúc nào và nơi nào ông Dominique sẽ được di chuyển đến ở trong một căn nhà nào đó để bị quản thúc tại gia trong một thời gian lâu hơn; vào hôm thứ Bảy (giới báo chí đã thực hiện) các cuộc gọi phone tới hỏi văn phòng luật sư của ông Dominique và công ty an ninh Stroz Friedberg nhưng đã không có ai trả lời.
Ngay cả với những hạn chế nghiêm trọng, sự giàu có của gia đình Strauss-Kahn đã chu cấp cho ông ta những thỏa thuận bảo lãnh thoải mái nhất. Nhưng các điều kiện tại ngoại sẽ không rẻ. Chi phí để bảo đảm cho cựu giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế ước tính khoảng 200.000 đô la một tháng – và ông Dominique phải trả các chi phí nầy.

Trong khi đó, chi phí thành phố New York trả khoảng 6.500 đô la một tháng cho mỗi một tù nhân bị giam giữ tại một cơ sở như nhà tù Rikers Island, nơi ông đã bị giam giữ gần một tuần. (nhà tù nầy có chừng 14 000 đến 17 000 tù nhân).

Các chi phí để trả gồm có trả tiền cho các nhân viên giám sát có vũ trang, tiền lắp đặt các máy quay phim và một vòng đeo ở cổ chân đặc biệt, vòng nầy sẽ phát ra một tín hiệu báo động nếu ông Dominique đi quá xa.
Hiện giờ, ông không được phép ra khỏi nhà , nhưng sau khi ông Dominique được chuyển đến một nơi ở lâu dài hơn, ông ta có thể rời khỏi nhà để đi tới tòa án, hoặc đi khám bác sĩ và đi lễ nhà thờ hàng tuần. Các công tố viên phải được thông báo ít nhất sáu giờ trước khi ông đi bất cứ nơi nào. Ông không thể ra khỏi nhà giữa 10:00 tối và 6 giờ sáng.
Và ông sẽ không cô đơn: Dominique Strauss-Kahn có thể tiếp nhiều khách đến thăm – nhiều nhất là bốn người khách một lúc, không tính người trong gia đình.

Ông Dominique, năm nay 62 tuổi, đã bị truy tố bởi một bồi thẩm đoàn tuần này về tội lạm dụng tình dục và toan tính hiếp dâm  trong một cáo buộc tấn công tình dục vào cuối tuần qua tại khách sạn Sofitel thuộc  phố Manhattan gần quãng trường Times Square.

Lúc đầu, ông đã bị giam giữ tại nhà tù (của thành phố) bởi vì một quan tòa đứng về phe công tố viên; công tố viên tin rằng ông Dominique có khả năng trốn thoát rất cao, vì sự giàu có của ông ta và địa vị quốc tế, và công tố viên lo ngại rằng nếu phóng thích ông Dominique một cách đơn giản (không có điều kiện), thì ông ta sẽ đào tẩu sang Pháp, quốc gia nầy có luật dẫn độ thường có lợi cho người Pháp.

Các luật sư của ông Dominique ban đầu  yêu cầu tòa án cho ông Dominique được tại ngoại với tiền thế chân là 1.000.000 đô la, (thường là đưa tiền mặt 10% của số tiền nầy mà thôi), nhưng sau đó các luật sư đã xem xét và sửa đổi kế hoạch trong tuần này để thêm vào đó các giới hạn quản thúc tại gia có tính chất chặt chẽ hơn.

Chánh án Tòa án Tối cao của tiểu bang New York, Michael J. Obus, đã ký và ra lệnh phóng thích Strauss-Kahn khỏi nhà tù Rikers Island vào thứ sáu 19-5-2011.
Một phát ngôn viên của Stroz Friedberg không có bình luận về khách hàng mới nhất của họ.

Nhưng sự tự do được ra khỏi nhà tù có nghĩa là phải đối phó với báo chí – và các luật sư của ông Dominique Strauss-Kahn cho biết, sự phấn khích điên cuồng của giới truyền thông quốc tế về chuyện ông Dominique đã làm thay đổi kế hoạch quản thúc tại gia.

Dominique Strauss-Kahn đã quyết định không di chuyển về phía khu sang trọng thuộc khu Thượng-Đông của khu phố Manhattan  vì “tôn trọng người dân của vùng nầy” những người nầy phản đối các giới truyền thông quốc tế hội tụ về khu vực nầy, luật sư William Taylor của ông Dominique cho biết như thế.

Hôm thứ Sáu, Donna Mancino nói bà không thể dùng một thang máy để lên căn hộ của bà trong khi ông Dominique Strauss-Kahn đang di chuyển vào tòa nhà nầy. Nhưng bà và các cư dân khác nói rằng khía cạnh làm náo loạn duy nhất về sự hiện diện của ông Dominique là giới báo chí cứ đeo bám ông ta.

“Ông ta nên sống ở một nơi nào đó – và hiện có rất nhiều tội phạm ở phố Wall,” cô nói.

Dominique Strauss-Kahn bị buộc tội tấn công (tình dục) một nữ nhân viên, 32 tuổi, lau chùi phòng khách sạn  ở trong 1 căn phòng giá 3.000 đô một đêm. Người nữ nhân viên gốc Tây Phi  nói rằng ông Dominique đã rượt đuổi cô ta dọc theo một hành lang trong căn buồng có nhiều phòng này, buộc cô phải thực hiện khẩu dâm và cố cởi vớ chân của cô. Ông Dominique đang được sắp xếp ra tòa cho sự cáo buộc  nầy vào ngày 6 tháng 6, 2011.

Associated Press Writer David B. Caruso đóng góp cho bài báo này.

Bản dịch@tranhoang

nguồn báo

Posted in Nhan Vat Chinh tri | Leave a Comment »

Dominique S. Kahn – Bản copy đơn xin tại ngoại hầu tra- và Chánh Án tòa án Tối Cao N.Y. trả lời…

Posted by hoangtran204 trên 21/05/2011

Đúng là luật sư và chánh án Mỹ có học hành đàng hoàng, họ vận dụng luật pháp dựa trên các nguyện tắc và các án lệ đã có sẵn trong quá khứ để giải quyết các trường hợp tương tự nhau, mục đích là để bảo vệ nhân quyền.

Sau khi tòa án hình sự của  New York từ chối cho Dominique tại ngoại hầu tra vào ngày 16-5-2011, luật sư của Dominique liền nộp đơn lên tòa án  Tối cao New York xin cho Dominique được hưởng quyền tại ngoại  hầu tra dựa trên nguyên tắc sau:

Một người chưa bị xét xử thì được xem là vô tội. Theo luật pháp của  Mỹ, nếu người ấy đang bị bắt giữ về một khinh tội, tội hình sự loại nhẹ, thì tòa án phải cho người ấy được quyền tại ngoại hầu tra.

Trong đơn nộp cho tòa tối cao ngày 18-5-2011, luật sư viện dẫn nguyên tắc như đã nói ở trên và trích dẫn các án lệ tương tự của các nghi can khác cũng ở New York, có cùng cảnh ngộ giống như của Dominique, và tòa án New York đã từng cho phép họ được tại ngoại hầu tra như thế nào…để rồi vin vào đó xin cho Dominique S. Kahn được tại ngoại. Bên cạnh đó luật sư còn nói qua tiểu sử của Domonique, quá khứ học hành, các nơi làm việc của Dominique, mục đích để cho chánh án (và bàn dân thiên hạ) thấy Dominique là 1 con người tràn đầy tinh thần trách nhiệm phục vụ không chỉ riêng nước Pháp mà cho cả thế giới, quá khứ của Dominique là đảm nhiệm các chức vụ quan trọng, là người rất đáng tin cậy, là một công dân ngoan hiền, có gia đình hẳn hoi…và đáng được hưởng quyền tại ngoại hầu tra.

Bên cạnh đơn luật sư còn có đơn của Domnique cam kết và tôn trọng tuân theo điều kiện nếu được hưởng quyền tại ngoại, cả 2 đơn nầy đã được gởi lên tòa án Tối Cao New York ngày 18-5-2011, và chỉ trong vòng 2 ngày sau, đến ngày 19-5-2011, Tòa An Tối cao NY đã có quyết định trả lời và cho phép Dominique được hưởng quyền tại ngoại với các điều kiện liệt kê rất rõ ràng.

Strauss-Kahn tastes freedom under house arrest
Dominique S. Kahn được ra khỏi nhà tù, được trở về nhà sống với gia đình kèm theo
các điều kiện qui định của tòa án vào ngày 19-5-2011

Vụ nầy chấn động toàn địa cầu, khởi đầu là Dominique bị bắt giữ ngày 14-5, kế đó luật sư xin tòa hình sự cho nghi can được tại ngoài và đóng tiền thế chân ngày 16-5, nhưng rồi bị tòa hình sự từ chối, luật sư bèn kháng cáo lên tòa án tối cao ngày 18-5, và được tòa nầy chấp thuận cho tại ngoại hầu tra ngày 19-5 …tất cả tiến trình nầy diễn ra đúng 5 ngày. Thật là nhanh chóng.  So với tòa án  VN, với các trường hợp tương tự, người dân hầu như không có được nhân quyền, không được luật pháp che chở, từ đó ta có thể hiểu chuyên môn và nghiệp vụ của các chánh án, viện kiểm sát ở VN thiệt là rất bết bát và kém cỏi.  Họ hoàn toàn lệ thuộc các quyết định giựt dây vào đảng ủy, dựa vào các thứ vớ vẫn rác rưởi khác để xử án, bất chấp luật pháp do chính họ làm ra, tuyên truyền và vận động mọi người sống theo luật pháp! Đúng là nói một đường, làm một nẻo.

———————

 SUPREME COURT OF THE STATE OF NEW YORK, COUNTY OF NEW YORK,
 CRIMINALTERM, PART 1
THE PEOPLE OF THE STATE OFNEW YORK,
-against-
DOMINIQUE STRAUSS-KAHN, Defendant
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – ~
)
Docket No.: 2011NY035T73
AFFIRMATION OF SHAWN P. NAUNTON  IN SUPPORT OF MOTION FOR ORDER FIXING BAIL FOR THE
RELEASE OF DOMINIOUE  STRAUSS-KAHN
SHAWN  P. NAUNTON, affirms the following to be true under penalty of perjury:
1. I am an attorney for Dominique Strauss-Kahn herein and am familiar with the facts and circumstances surrounding this action.
2. This affidavit is being made, pursuant to N.Y. Crim. Proc. Law § 530.30, for an Order of bail pending disposition of the felony charges herein, now pending in the Criminal Court of the City of New York, County of New York.
3. On May 16, 2011, Mr. Strauss-Kahn was arraigned on a felony complaint,charging Mr. Strauss-Kahn with two counts of criminal sexual acts in the first degree, underPL130.50(1), a class B felony; one count of attempted rape in the first degree, underPL1301130.35(1), a class C felony; one count of sexual abuse in the first degree, underPL130.65(1), a class D felony; one count of unlawful imprisonment in the second degree, underPL135.05, a class A misdemeanor; one count of sexual abuse in the third degree, underPL130.55, a class B misdemeanor; and one count of forcible touching, under PL130.52, a class A misdemeanor.
Since May 14,2011, Mr. Strauss-Kahn has been confined at various locations in the custody of the New York City Police Department. Currently, upon information and belief,since his arraignment on May 16, 2011, he is in the custody of the New York City Department of Corrections confined at the West Facility of the Rikers Island jail.
5. On May 16,2011, the Criminal Court of the City of New York, County of NewYork (the “Criminal Court”), made and entered
an order denying Mr. Strauss-Kahn’s application for bail and directing that Mr. Strauss-Kahn be remanded in custody.
6. This application sets forth additional bail conditions that were not before the Criminal Court, including agreement that
Mr. Strauss-Kahn will be confined to home detention at an address in Manhattan 24 hours per day, with electronic monitoring. We respectfully submit that these additional bail conditions eliminate any concern that Mr. Strauss-Kahn would or could leave this Court’s jurisdiction. No previous application has been made to this Court for the relief requested herein.
7. “The policy of our law favors bail because of the presumption that the prisoner is innocent.
“People ex rei. Lobell v. McDonnell, 71 N.E.2d 423, 296 N.Y. 109, 111 (1947);
see People v. Keeper o/City Prison, 49 N.E.2d 498,501,290 N.Y. 393,298 (1943)
(“Denial of bail is no light matter, and needs to be buttressed by a real showing of reasons therefore.”);
People v. Mohammed, 653 N.Y.S.2d 492, 496 (Sup. Ct. Kings Co. 1996)
(“[P]ublic policy favors release pending a determination of guilt or innocence.”);
People v. Bach, 306 N.Y.S.2d 365, 368 (Co.Ct. Dutchess Co. 1970) (“The right to bail is one of our most cherished rights, and the policy of our law from time memorial has always favored it.”);
cf People ex re
I. Klein v. Krueger, 255 N.E.2d 552, 554-55, 25 N.Y.2d 497, 499-501 (1969)
(recognizing that denial of bail presentsissues of constitutional dimension)
page .2
8.
Consideration of the factors set forth in N.Y. Crim. Proc. Law § 510.30
(2) strongly supports an Order of release on bail pending disposition of the felony complaint herein.
See People ex reI. Ryan
v.
Infante, 108 A.D.2d 987, 988, 485 N.Y.S.2d 852, 853 (3rd Dept.1985)
(bail determination “must be upon a rational basis delineated by the criteria listed underCPL 510.30.”);
People
v.
Mohammed, 653 N.Y.S.2d 492,497 (Sup. Ct. Kings Co. 1996)
(“The general principle is that the only matter of legitimate concern is whether any bail or the amount fixed is necessary to ensure a principal’s future appearances in court.”) (citing Matter of Sardino
v.
State Comm In on Judicial Conduct, 448 N.E.2d 83, 58 N.Y.2d 286, 289 (1983)); id
(“NewYork has consistently rejected preventative detention as a bail policy consideration.”);
People exrei. Bauer
v.
McGreevy,
555 N.Y.S.2d 581,
583
(Sup. Ct. Rensselaer Co. 1990)
(“A court cannot deny bail solely for the reason that it wishes to protect the community from any possible future criminal conduct of the defendant.”); People ex rei. Bryce
v.
Infante, 144 A.D.2d 898, 899, 535 N.Y.S.2d 215,216 (3rd Dept. 1988)
(holding that “probability of conviction and the severity of sentence” did not justify denial of bail when weighed against “petitioner’s reputation,employment and financial resources, lack of prior criminal record and previous record of responding to court appearances”);
\
People ex
rei.
Benton
v.
Warden, 118 A.D.2d 443, 445, 499N.Y.S.2d 738 (1st Dept. 1986)
(holding improper for trial court to increase bail “exclusively on its conviction that petitioner would be found guilty of serious crimes entailing a lengthy term of imprisonment”).
Mr. Strauss-Kahn’s History and Background
9. Mr. Strauss-Kahn’s history and background weigh strongly in favor of an Order of release on bail. N.Y. Crim. Proc. Law
§ 51O.30(2)(a)(i).
Mr. Strauss-Kahn is a loving husband and father, and a highly regarded international diplomat, lawyer, politician, economist,
                                                                                  page 3
and professor, with no prior criminal record. He has been married for over ten years to Ms. Anne Sinclair, and has four children from a prior marriage, including a daughter who resides inNewYork City.
10. Since November 2007, Mr. Strauss-Kahn has been the Managing Director of theInternational Monetary Fund (the”IMF”). The IMF, which is headquartered in Washington,D.C., is  a specialized agency of the United Nations that works to foster international monetary cooperation. The IMF has 187 member countries.
11. Prior to taking his position at the IMF, Mr. Strauss-Kahn was a member of theFrench National Assembly and a Professor
of Economics at the Institut d’Etudes Politiques deParis. From 2001to 2007, he was reelected three times to the National Assembly.
Mr. Strauss Kahn has taught economics at the Institut d’Etudes Politiques de Paris and has been named a visiting professor at Stanford University.
12. From 1991 to 1999, Mr. Strauss-Kahn held various high-level Minister positions in the French government, including Minister of Economy, Finance and Industry, and Minister of Industry and International Trade. Mr. Strauss-Kahn was entrusted with substantial responsibility and authority in these positions, and achieved important political milestones, including managingthe launch of the Euro and participating in the Uruguay Round of trade negotiations.
13. Between 1993 and 1997, Mr. Strauss-Kahn practiced law in the private sector as a corporate lawyer.
Mr. Strauss-Kahn began his career as assistant professor, then professor of economics at the University
of Paris where he was tenured in 1978.He was then appointedDeputy Commissioner of the Economic Planning Agency (1981-1986). Mr. Strauss-Kahn was  elected Deputy (Member of Parliament) to the National Assembly in
1986, where he chaired theFinance Commission from 1988 to 1991.
                                                                                                     page 4
Sau khi đọc đơn của luật sư và của Dominique, Chánh án tòa New York đã đồng ý cho bail và viết lệnh bail như sau:

Posted in Nhan Vat Chinh tri | Leave a Comment »