Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Sáu, 2011

Hà Sĩ Phu công bố về Cuộc toạ đàm với Sứ quán Hoa Kỳ

Posted by hoangtran204 trên 29/06/2011

“Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam thế nào là do phẩm chất của Việt Nam quyết định, Việt Nam ở tầm nào Hoa Kỳ sẽ “chơi” ở tầm đó: Nếu Việt Nam là một dân tộc văn minh, trung hậu Hoa Kỳ sẽ là người bạn lớn tuyệt vời, còn nếu Việt Nam không có phẩm chất ấy thì Hoa Kỳ sẽ đối xử tương xứng. Nếu dân chúng Việt Nam tự khẳng định mình chỉ là đàn vịt để Đảng chăn dắt thì bất cứ nước lớn nào cũng chỉ giao dịch với “ông chủ trại vịt” để cùng hưởng lợi trên lưng đàn vịt với giá rẻ nhất mà thôi.” (Hà Sĩ Phu)

Nhà khoa học Hà Sĩ Phu đúng là một người sáng suốt trong lãnh vực chính trị. Ông chỉ  dùng một thí dụ rất đơn giản để  vạch ra đường lối ngoại giao mà  VN cần phải đi theo trong ít nhất là 30 năm tới đây. Thời gian này đủ để chấn chính, xây dựng lại nền giáo dục, xây dựng lại con người, vạch ra kế hoạch kinh tế khác với đường lối hiện nay, và tăng cường về quốc phòng.

Câu nói ấy chứng tỏ ông nắm vững tình hình bang giao của  Mỹ với các nước trên thế giới trong suốt 60 năm qua và về sau. Cụ thể hơn, ông nắm bắt được tâm lý của các chính trị gia Mỹ dù họ thuộc đảng phải  Dân  Chủ hay Cộng  Hòa.

Ông đã vạch ra đường lối ngoại giao mà đảng CSVN đang cầm quyền cần phải đi theo. Nếu họ không nghe, chắc chắn các đảo còn lại ở Hoàng Sa và  Trường  Sa mà VN đang đóng quân sẽ mất, Trung Quốc sẽ kéo tàu vào khai thác dầu ở Biển Đông, và VN sẽ bị TQ chia bớt tài nguyên dầu hỏa và khí đốt mà VN từng khai thác trong 20 năm qua.

Tư tưởng của ông đúng là tư tưởng của một nhà chính trị kiệt xuất. Vì thế, Bộ chính trị và đảng  CSVN đã phải cô lập, bắt giam, quản chế ông mấy chục năm qua. Đảng cầm quyền quá đa nghi, gian trá, không xứng đáng và nhỏ mọn sẽ không bao giờ ngộ ra những điều chính đang mà Hà  Sĩ phu đã viết. Ông đứng ở một vị trí quá cao,  có một tầm nhìn quá xa, không cần tư lợi, trong khi đám kia vẫn còn đang ở trong vũng bùn chia chác nhau những chiến lợi phẩm, dùng bạo lực và quyền hạn để tước đoạt đất đai, bán tài nguyên, hoặc vạch kế hoạch cho nước ngoài thuê đất đai rồi chia nhau, hoặc tham nhũng.

Tự thuật của Hà Sĩ Phu về một cuộc toạ đàm cùng Sứ quán Hoa Kỳ

Từ trái sang phải: Đặng Thanh Biên, Phó đại sứ V. E. Palmer, Hà Sĩ Phu, Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân. (Ảnh chụp lúc 14 giờ ngày 10-3-2011)

Đã ba năm nay, mỗi năm Sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ đều có nhã ý đến thăm tôi một lần. Trừ năm 2010 cuộc thăm không thực hiện được vì phía Việt Nam không đồng ý, hai năm 2009 và 2011 tuy có đến thăm nhưng sau đó cũng có tín hiệu dị nghị không vui đến với tôi.

Đại loại như: không biết tại sao Phó đại sứ Mỹ lại đến thăm, hay là để cho tiền? (!) (cuối năm 2009 tổ dân phố mời tôi ra kiểm điểm cuối năm vì tôi đã làm cho gia đình không đạt tiêu chuẩn Văn hoá, ảnh hưởng đến thành tích khu phố). Lại có tin nói đến tai tôi rằng cuộc gặp tháng 3 năm 2011 đã được ghi âm lén và băng ghi âm được niêm phong chuyển ra Trung ương! Chà, to chuyện quá, toàn chuyện nực cười.

Sở dĩ tôi không đưa tin gì về những lần gặp gỡ ấy vì đây chỉ là sự thăm hỏi cá nhân tôi, một công dân bình thường, thông báo làm chi to chuyện cho vô duyên. Vả lại có những nhận định cá nhân liên quan đến những vấn đề “tế nhị, nhạy cảm” nên tôi cũng “giữ ý”, không muốn nói rộng ra, chỉ ghi lại chi tiết rồi gửi cho một số bạn bè gần gũi biết (như Phụ lục ở cuối bài).

Nhưng chỉ trong mấy tháng nay, tình hình Biển Đông diễn biến quá nhanh, các phía liên quan đều bộc lộ quan điểm một cách thẳng thừng, không úp mở, sự “giữ ý” trở thành lạc hậu. Nên tôi thấy tốt nhất cứ công khai những ý kiến trao đổi, cũng là cách tốt nhất để tránh mọi sự suy diễn.

Trong quan hệ với Hoa Kỳ hiện còn 2 dòng tâm lý rất trái ngược do lịch sử để lại. Nhiều người vẫn nhìn Hoa Kỳ với con mắt nghi kỵ như kẻ đầu sỏ của những “âm mưu diễn biến hoà bình”. Ngược lại không ít người được xếp vào xu hướng thân Mỹ thì luôn lấy Mỹ làm thần tượng, chờ đợi Mỹ như vị cứu tinh.

Tôi dứt khoát không thuộc về 2 xu hướng cực đoan ấy. Trong các bài viết cũng như trả lời phỏng vấn tôi luôn nhìn Hoa Kỳ trong hai mặt đối lập. Hoa Kỳ là một (trong những) đỉnh cao của Dân chủ và văn minh, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt nhân loại. Đối nội họ đã có một nền dân chủ pháp trị mẫu mực, nhưng đối ngoại thì diễn biến khôn lường, rất thực dụng vì quyền lợi của quốc gia họ.

Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam thế nào là do phẩm chất của Việt Nam quyết định, Việt Nam ở tầm nào Hoa Kỳ sẽ “chơi” ở tầm đó:

Nếu Việt Nam là một dân tộc văn minh, trung hậu Hoa Kỳ sẽ là người bạn lớn tuyệt vời, còn nếu Việt Nam không có phẩm chất ấy thì Hoa Kỳ sẽ đối xử tương xứng. Nếu dân chúng Việt Nam tự khẳng định mình chỉ là đàn vịt để Đảng chăn dắt thì bất cứ nước lớn nào cũng chỉ giao dịch với “ông chủ trại vịt” để cùng hưởng lợi trên lưng đàn vịt với giá rẻ nhất mà thôi. Vì thế trong một bài phỏng vấn tôi mong Hoa Kỳ có quan hệ với Việt Nam không chỉ bằng quan hệ nhà nước mà cần phát triển những quan hệ dân sự. Không biết có phải vì thế mà Sứ quán Hoa Kỳ muốn có những cuộc thăm hỏi dân tình, thăm hỏi dân sự như trường hợp của tôi hay không?

Một khi các vị khách quý nước ngoài đến thăm, vừa là ngoại giao, vừa muốn tìm hiểu tâm tư, thăm dò sự hiểu biết và ý chí của một trí thức Việt Nam, và có nhã ý muốn tham khảo ý kiến phục vụ cho sứ mạng ngoại giao của họ, thì tôi tự nhủ mình phải bộc lộ sao cho xứng đáng. Tôi không ngần ngại nói một cách sơ lược nhưng hệ thống những điều tôi đã viết ra từ hai chục năm nay. Tôi phân biệt những nhận thức thấu đáo tận gốc (mà người trí thức Việt Nam không thể khác những trí thức tiến bộ trên thế giới) nhưng trong hành động thì phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, với cả những nhược điểm xã hội cố hữu khiến cho sự đổi mới ở Việt Nam không thể giống các nơi khác.

Muốn người ta giúp nước mình chân thành, mình phải chân thành trước đã.

Trong quan hệ giữa các nước không có bạn vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có sự phồn vinh của mỗi quốc gia là vĩnh viễn. Trong tình thế của Việt Nam liên tục bị nước khổng lồ xâm lăng một cách hiểm độc, tàn bạo, bài bản, và Việt Nam cũng đã bị sa bẫy quá sâu, thì bên cạnh sự tự cường để thoát ra không thể không thuận theo những tương quan quốc tế, trong đó sự có mặt của các cường quốc khác, nhất là Hoa Kỳ tại Biển Đông là một điều kiện có tính chất quyết định. Tôi thành tâm bộc lộ suy nghĩ ấy và tôi thấy các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã có cảm thụ khích lệ. Tôi hy vọng Nhà nước cũng xúc tiến quốc sự theo hướng ấy, vì không thể khác. Tổ quốc là trên hết.

Đà Lạt ngày 28/6/2011

© H. S. P.

© Đàn Chim Việt

——————————————————————————————–

PHỤ LỤC

CUỘC THĂM HỎI CỦA CÁC VỊ KHÁCH HOA KỲ THÁNG 3-2011

Ngày 10-3-2011, bà Phó Đại sứ Hoa kỳ Virginia E. Palmer cùng ông Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân có tới thăm tôi tại nhà riêng ở Đà Lạt. Cuộc chuyện trò vui vẻ xoay quanh việc thăm hỏi sức khỏe và gia đình, cũng mạn đàm quanh những suy tư về Văn hóa – Xã hội hiện nay.

Nội dung cuộc trò chuyện ấy tôi đã tường thuật và gửi ngay hôm đó đển các bạn bè gần gũi (ở trong và ngoài nước), nhưng không công bố rộng rãi vì cũng “giữ ý”: quan hệ Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là chuyện quốc sự hệ trọng, tôi chỉ nói ý kiến riêng mà có thể các vị khách Hoa Kỳ muốn tham khảo, công bố ra lỡ ý của mình trái ngược với Nhà nước cũng phiền.

Song đến nay, chi sau 3 tháng tình hình đã có đột biến, mọi sự “tế nhị” trước đây đã được các bên hữu quan vứt bỏ, phía Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã có những phát biểu thẳng thừng, không úp mở.

Tôi thấy nên “bạch hóa” cuộc trò chuyện ấy, trước hết để tránh sự nghi ngờ, sau nữa để Nhà nước thấy việc đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ là có lợi cho việc phòng thủ đất nước và rất hợp lòng dân, lòng những người dân bình thường như tôi, từ đó mà đẩy nhanh thêm sự liên kết có ý nghĩa chiến lược với Hoa Kỳ thì có lợi cho đất nước biết chừng nào.

Phía Khách đã đặt một số câu hỏi và tôi đã nói ý kiến cá nhân của mình.

Phần I: Tóm tắt những ý kiến trao đổi của tôi (HSP)

1/ Về ba mối lo hiện nay của Việt Nam:

Ba mối lo lớn của xã hội VN hiện nay là:

– Chống ngoại xâm tức chống chính sách bành trướng của nhà cầm quyền TQ (không phải là chống văn hóa TQ hay chống nhân dân TQ)

– Chống nội xâm tức chống độc tài và tham nhũng, lực lượng tiêu cực này phối hợp với ngoại xâm, làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước. Đây là cuộc vận động Dân chủ hóa xã hội.

– Đối phó với suy thoái kinh tế tài chính, đồng tiền mất giá, giá sinh hoạt ngày một tăng cao.

Ba vấn nạn này tác động lẫn nhau. Nhà nước VN thường dùng sự phát triển kinh tế để làm dịu hai mâu thuẫn về Dân chủ và Chủ quyền quốc gia. Nhưng khi kinh tế cũng suy thoái thì ý muốn đó muốn thực hiện cũng rất khó khăn.

2/ So sánh Việt Nam với mấy nước Tunisia, Egypt, Libya… đang làm cách mạng ôn hòa

* Giống nhau

– Giống nhau ở chỗ các chính quyền này cũng như ở VN đều được tạo dựng từ ngọn cờ Độc lập dân tộc, nên lúc đầu được dân ủng hộ và vì thế có thể củng cố địa vị một cách hợp pháp, đồng thuận với dân.

– Cũng giống nhau ở chỗ vốn là những nước lạc hậu nên ít nhiều đều sa vào những chủ nghỉa Ảo tưởng với những nhãn hiệu “nhân dân”, “xô viết”, “xã hội chủ nghĩa” nhưng vai trò làm chủ của nhân dân không có thực chất, chỉ sự chuyên chính bất công là có thật.

– Chính do độc quyền nên những bộ máy ấy dần dần tham nhũng, thoái hóa và mâu thuẫn với dân. Giải quyết được nhu cầu Độc lập nhưng không thiết kế được nền Dân chủ thì trước sau cũng mâu thuẫn với dân chúng (đó là mâu thuẫn tự sinh tất yếu, chứ không phải do Hoa Kỳ xúi giục như giải thích ở một bài báo của ĐCSVN: (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30127&cn_id=448708).

* Khác nhau

– Khác nhau ở chỗ 3 nước kia sự độc tài có thể quy về cho một cá nhân. Còn sự độc tài của một nước CS chính thống như Việt Nam thì luôn là độc tài tập thể, rất khó quy kết cho cá nhân chừng nào “tập thể vua” ấy chưa bị phân hóa.

– Ngoài ra VN có điểm tựa rất hiệu quả là dựa vào một lý thuyết nổi tiếng, từng được ngộ nhận là khoa học, lại có một nhân vật từng có uy tín trong dân làm thần tượng, từng trải qua một thời kỳ “đánh giặc” kéo dài, trong đó ĐCS đồng cam cộng khổ với dân. Đó là những nhân tố để làm dịu bớt những mâu thuẫn nội bộ hiện nay, để mỵ Đảng và mỵ Dân.

– Nhưng điều khác biệt quan trọng hơn cả là “tâm lý dân tộc” hay “tính cách dân tộc”: người Việt (cả giới cai trị và giới bị trị) đều quá khôn ngoan trong những xử lý vặt, gọi tắt là khôn vặt, thích nghi rất giỏi với mọi tình huống để tồn tại, biến hóa giỏi quá nên thường không có ranh giới rành mạch, giữa đen và trắng, giữa ủng hộ hay chống đối, giữa khen hay chê, giữa thật hay giả…, nhiều khi nói vậy mà không phải vậy. Khi mọi mâu thuẫn đều biến hóa nhập nhằng thì khó lòng nổ ra những sự cố thật tốt hay thật xấu, tức là không hòng có cách mạng.

– Người Việt hôm nay còn một nhược điểm là tính cá nhân riêng lẻ, tự do tản mạn, thiếu tinh thần tự chế ngự mình để cùng nhau hợp tác, cộng đồng trách nhiệm. Không ai chịu thua ai, không ai chịu nghe ai, lòng người ly tán, tạo thành một hỗn hợp thiếu chất kết dính, mà chất kết dính trước đây do Đảng CS tạo ra được thì nay hầu như đã hết tác dụng.

Chính những đặc điểm ấy khiến cho việc giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội VN sẽ mang những sắc thái rất riêng, mặc dù những nhu cầu về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là chung cho toàn thể nhân loại.

Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công. Ở VN khó lòng xảy ra những cuộc Cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen… kiểu như vậy.

3/ Về bốn nhược điểm của Phong trào Dân chủ Việt Nam

Xin không bàn đến những người “dân chủ cuội”, dân chủ để mưu lợi cá nhân. Chính phong trào của những người dân chủ chân thành cũng chứa những nhược điểm, lúc đầu khá nặng, nay đã bớt dần nhưng chưa hết.

Có 4 nhân tố vốn là nhân tố rất tích cực, nhưng đi quá mức nên bị lệch lạc, chệch hướng, đó là:

– Sống nặng với thế giới ảo (thế giới Internet) mà nhẹ với thế giới thật.

– Thấy tôn giáo của mình có sức mạnh, nên tưởng tôn giáo của mình là bao trùm, lấy tôn giáo trùm lên thế tục, quên rằng ở VN (và các nước chịu ảnh hưởng nặng Khổng giáo) thì các tôn giáo không có vị trí chủ đạo như ở nhiều nước khác.

– Gắn với hải ngoại nhiều hơn trong nước.

– Lớp trẻ quá tự tin, không biết lắng nghe những người già từng trải.

Trải qua thực tế bốn điều mất cân bằng này đang dần được khắc phục.

4/ Nhược điểm của giới “CẢI LƯƠNG” (loyal dissidents) trong nước

Họ là những đảng viên hoặc trí thức của hệ chính thống, nhưng có tấm lòng, muốn Đảng mở rộng dân chủ từ quỹ đạo của ĐCS.

– Họ không thấy rõ nguồn gốc những vấn nạn lớn chính là do đã du nhập chủ nghĩa Mác Lê phi khoa học, đã dùng một “phương tiện” chống lại mục đích nên kết quả lộn ngược so với khát vọng. Số đông những người này vẫn cho chủ nghĩa Mác cơ bản là tốt, chỉ vì đời sau không theo được con đường Bác Hồ đi theo chủ nghĩa Mác nên nay cần phải trở về với Bác là giải quyết được cơ bản.

– Vì thế họ tìm cách cải tổ, chỉnh đốn để cho Đảng được dân chủ hơn. Coi những “đảng viên tốt” là nòng cốt, là chủ lực của dân chủ, hy vọng họ sẽ làm Đảng CS tự vỡ tạo nên một Đảng CS mới tốt đẹp. Cuộc cải cách chủ yếu từ trên xuống (tức cải cách cung đình).

– Do nhận thức không triệt để, rất dễ bằng lòng với những cải cách nửa vời nên dễ sa bẫy dân chủ hình thức (ví dụ tin vào một vài cá nhân lãnh đạo, muốn có “luật lãnh đạo” cho Đảng, muốn Quốc hội thể hiện là nơi quyền lực tối cao, muốn dân được “phúc quyết” Hiến pháp như kiểu trưng cầu dân ý, v.v. mà không chú ý đến những quyền TỰ DO làm tiền đề cho những ước muốn Dân chủ ấy. Đó là những chế độ Dân chủ phi Tự do như F.Zakaria đã khuyến cáo).

Nên phê phán sự cải lương trong nhận thức, trái lại phải biết trân trọng và ủng hộ những hoạt động tiến bộ tuy còn “cải lương” vì đó là những chặng đường phải qua để có những tiến bộ sau cùng.

5/ Mấy nhận thức cơ bản cần thiết cho xã hội Việt Nam

– Cần hiểu chủ nghĩa CS thực tiễn như một thể nghiệm không thành công của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử, chẳng may VN cũng thuộc một trong các nước rơi vào sự thể nghiệm không thành công ấy. Du nhập chủ nghĩa Mác Lê vào là rước cả nạn NỘI XÂM và NGOẠI XÂM (Tàu Cộng) cùng vào khiến đưa đến hậu quả mất sức mạnh căn cốt truyền thống của dân tộc (dân tộc yếu đi trông thấy trước họa xâm lăng), tiêu vong cả lịch sử (đến một phim về người sáng lập triều đại tự chủ là Lý Thái Tổ cũng phải đội lốt Tàu để thể hiện), và nguy cơ nền độc lập đã giành được lại có có thể mất vào tay nước CS khổng lồ “anh em” (họ lấy danh nghĩa Đảng đàn anh để ép buộc hướng đi mang “tính Đảng” của Đảng thống trị của nước mình).

– Tình hình đất nước bị cả Nội xâm và Ngoại xâm khống chế đến tận hang cùng ngõ hẻm là một thế cờ vô cùng hiểm nghèo, nếu chưa muốn công nhận là ngõ cụt. Phải có ý chí thật mạnh để thoát ra, nhưng đồng thời phải cực kỳ khôn khéo, biết đi đúng cách và kiên nhẫn (đây là điểm khác với Đông Âu, vì chủ nghĩa Mác Lê mọc trên đất phong kiến lạc hậu châu Á mới đúng là mảnh đất bám sâu của nó).

Chủ nghĩa Mác đã nhân danh Nhân dân nhưng dẫn đến kết quả là tước sạch vũ khí vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nhân dân bị trắng tay, mất sở hữu, mất tự do tư tưởng, mất sạch xã hội dân sự, không còn đất để đứng lên. Phải nhen nhóm Xã hội dân sự từ đầu, đó là lý do không thể làm ngay một “cách mạng Hoa” như Tunisia, Ai Cập… là những nước ít nhiều vẫn còn xã hội dân sự.

– Chúng tôi nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do gì mà muốn có Dân chủ sẽ được xơi Dân chủ giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định: Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu… mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải giành cho có thực chất. Chúng tôi phải dựa trên thế hợp pháp mà gỡ từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của dân. Có hai loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử để cải biến dần các cơ quan quyền lực, tiến tới một chính thể mới Dân chủ pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.

– Khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “Cách mạng” trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài toàn trị. Đây chính là con đường HOÀ BÌNH. Kiến tạo Dân trí và xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.

Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm (không phải ta muốn chậm) nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc và không thể có sự can thiệp của “thế lực thù địch” mà người cầm quyền lo sợ.

6/ Trên con đường ấy, Hoa Kỳ giúp được gì?

Đã nhiều người mong muốn Hoa Kỳ gây áp lực với Chính phủ VN về Dân chủ – Nhân quyền, thả các tù nhân Chính trị. Tôi muốn lưu ý một vài khía cạnh khác.

Trở lại ba vấn đề lớn của đất nước, chúng tôi: *Chống Nội xâm để xây dựng dân chủ pháp trị, *chống Ngoại xâm để giữ vẹn Độc lập cho Tổ quốc, và *vượt qua suy thoái, phát triển Kinh tế-Văn hoá.

Khó khăn là hai vấn đề trên, trong đó chống Nội xâm tuy là việc cơ bản và lâu dài, nhưng trước mắt nếu bị Ngoại xâm khống chế thì VN cũng khó mà Dân chủ hóa.

– Vì vậy chống xu hướng lệ thuộc Trung Quốc là vấn đề lớn trước mắt, phải đặt lên hàng đầu, mong sự hỗ trợ của Hoa Kỳ phù hợp với yêu cầu số 1 ấy.

Được biết phe Maoism trong lãnh đạo thỉnh thoảng lại làm những động tác bắt bớ chính trị căng thẳng, buộc Hoa Kỳ phải lên tiếng, lên tiếng mạnh thì làm cho quan hệ Mỹ – Việt xấu đi, để VN phải ngả thêm về Trung Quốc. Xử lý mâu thuẫn này cần sự khôn khéo.

Việc hỗ trợ Dân chủ – Nhân quyền thì chủ trương Bảo hộ Internet mà bà Ngoại trưởng H.Clinton tuyên bố là rất trúng, vì tự do Thông tin – Báo chí là điều kiện không thể thiếu của một xã hội dân sự lành mạnh.

– Trong việc mở rộng quan hệ giữa hai nước, bên cạnh quan hệ với Chính phủ, Hoa Kỳ nên mở rộng quan hệ công dân, quan hệ dân sự, giúp thúc đẩy hình thành và hoạt động, tăng cường giao lưu giữa các hội đoàn công dân, hội đoàn nghề nghiệp. Phát triển quan hệ trong Văn hóa và Giáo dục, nhất là đào tạo Đại học và Kỹ thuật bậc cao.

– Giúp và phối hợp với VN trong các dự án kinh tế lớn, nhất là các dự án liên hệ đến môi trường và an ninh, để chống sự lệ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là kinh tế và quân sự vùng Biển Đông, mà cảng CAM RANH là một điểm quan trọng. Chưa bàn đến mối liên kết về quân sự, chỉ riêng sự có mặt thường trực của Hoa Kỳ tại nơi đây với các lý do hợp tác nhiều mặt đã góp phần quan trọng cho sự ổn định của Biển Đông.

Phần II: Tóm tắt mấy ý kiến của các vị khách Hoa Kỳ

Các vị khách Hoa Kỳ chủ yếu hỏi để biết ý kiến của tôi.

Ngoài các nội dung như trên, Khách có hỏi: Chúng tôi biết trong công cuộc chống Nội xâm và Ngoại xâm các nhà Trí thức có dựa vào uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng Giáp đã trên trăm tuổi, nếu vị tướng ấy ra đi thì ai có thể thay vai trò ấy. Tôi trả lời: Gần nhất với vai trò ấy là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Khách hỏi nhóm Đà Lạt chúng tôi có được gặp nhau thường xuyên để trao đổi ý kiến không? Tôi bảo có thành nhóm gì đâu, bạn bè hợp nhau thì gần gũi, hỗ trợ nhau chặt chẽ. Chúng tôi gặp nhau bình thường, những điều tôi nói hôm nay chính là chúng tôi đã thường trao đổi với nhau.

Khách biểu lộ sự quan tâm và tương đắc nhất với những ý kiến cuối cùng: Hoa Kỳ giúp được gì, làm sao cân đối giữa nhu cầu thúc đẩy Dân chủ hóa xã hội mà không đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xa nhau khiến Việt Nam càng gắn bó với Trung Quốc, làm sao Hoa Kỳ hiện diện ở Biển Đông, nhất là quanh vùng Cam Ranh một cách hòa bình.

Chủ và khách nhất trí: Đây là cuộc thăm hỏi riêng, trước mắt không cần đưa tin chính thức.

10/3/2011

H. S. P.

THEO DÒNG SỰ KIỆN:

  1. Xuân về trên xứ sở mai anh đào
  2. Tổ quốc trên hết
  3. Nhà trên cây (treehouse)
  4. Trên đường đi đến “thiên đàng …” Tản mạn của một người theo Cộng sản (Kết)
  5. Trên đường đi đến “thiên đàng …” Tản mạn của một người theo Cộng sản [2]
  6. Trên đường đi đến “thiên đàng …” Tản mạn của một người theo Cộng sản [1]

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Chinh Tri Viet Nam | Leave a Comment »

Hội thảo An Ninh Biển Ðông

Posted by hoangtran204 trên 29/06/2011

TQ cô đơn khi VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974
Friday, June 24, 2011 7:00:55 PM

Hội thảo An Ninh Biển Ðông (kỳ chót)

nguồn Hà Giang/báo Người Việt

WASHINGTON (NV) – Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp – căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.

 Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư về đầu tư quốc tế và một số vấn đề liên hệ đến Việt Nam, trụ sở tại Washington DC; chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Vậy thì qua gần hai ngày liên tục với một thời khóa biểu khá vất vả, những người tham dự buổi hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã rút tỉa đúc kết được những gì, và mang theo họ những nhận xét quan trọng nào đáng được phổ biến?

Một điều ai cũng thấy là phần trình bày của Tiến Sĩ Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đến từ Bắc Kinh, đã lập tức khiến không khí trở nên căng thẳng, khi mọi diễn giả, cùng nhiều người tham dự cùng cực lực phản bác, khi ông khẳng định chủ quyền của nước mình trên vùng Biển Ðông, cáo buộc một số nước láng giềng (Việt Nam) là trước đây đã thừa nhận chủ quyền không chối cãi được của Trung Quốc, nhưng bây giờ không những đã đổi ý, mà còn tỏ ra hung hăng, làm leo thang sự căng thẳng trong vùng.

Bắt lỗi ứng xử Trung Quốc

Ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng Cục Chính Trị và An Ninh của Ban Thư Ký ASEAN khẳng định rằng thái độ của Trung Quốc là tất cả Biển Ðông thuộc về Trung Quốc khiến các nước trong vùng không thể yên tâm.

Còn Tiến Sĩ Stein Tonnesson thì đặt câu hỏi: “Dám hỏi Giáo Sư Su Hao là có một tí nào của Biển Ðông thuộc về các nước nào khác trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, hay Malaysia không?”

Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.” Ông nói ông “kinh ngạc trước ứng xử của Trung Quốc.”

Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Ðông là của một mình họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này thì phải đối phó với quốc gia này.”

Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư thuộc Học Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc, thì đặt vấn đề là “tự do hàng hải của thế giới không thể sống chung với đường lưỡi bò,” và hỏi rằng “không biết Trung Quốc nghĩ gì khi đưa ra một bản đồ như thế?”

Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Ðông Nam Á của Trường Ðại Học New South Wales và Học Viện Quốc Phòng tại Úc Ðại Lợi thì khẳng định rằng: “An ninh của vùng Biển Ðông ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của cả những nước không tranh chấp chủ quyền,” và trong lúc tranh luận giữa các bên và Giáo Sư Su Hao đang cẳng thẳng nhất, (GS Carl Thayer) đã thốt lên:

”Thử hỏi, cả thế giới này, có nước nào bênh vực cho các ông không?”

Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng viên tổng thống, cùng nhiều học giả và cố vấn chính trị Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải.

 

Hải chiến Hoàng Sa chứng minh Trung Quốc cướp đoạt

 

Ba diễn giả phía Việt Nam cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã khéo léo trình bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.

Ngoài ra trong phần tranh luận, Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư về đầu tư quốc tế và một số vấn đề liên hệ đến Việt Nam, trụ sở tại Washington DC, trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đã làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:

“Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đã giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hãi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”

Nhưng điều làm những ai chú ý nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến sĩ Trần Đình Hoành đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.

Ông nói:

“Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.

Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record).

Tiến sĩ Trần Đình Hoành nói rằng sự kiện lịch sử này trước giờ chưa được đề cập.

Mọi người rời khỏi cuộc hội thảo với nhận thức rất rõ ràng rằng tranh chấp Biển Ðông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hòa hoãn và ứng xử hợp tình hợp lý của mọi bên, và ý chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng.

Cụ thể, theo quan điểm của đa số, thì Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của mình.

Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, thì Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” để lên tiếng.

Còn về phía Việt Nam, sự kiện trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 lần đầu tiên được nhắc đến phải được đánh giá như thế nào?

Những Bài Liên Quan:

  • Trung Quốc khẳng định chủ quyền, bị chống (Monday, June 20, 2011 7:38:04 PM)
    Cuộc họp quy tụ nhiều nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và nhiều viên chức cao cấp diễn ra tại trụ sở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) với chủ đề “An ninh Hàng hải ở biển Ðông.’
  • ‘Hãy bỏ cái hình Ðường Lưỡi Bò’ (Tuesday, June 21, 2011 7:10:34 PM)
    Trong buổi hội thảo thứ nhì mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông”, không khí buổi họp chuyển từ căng thẳng đến nặng trĩu cảm xúc, nhất là trong phần trình bày của diễn giả các nước liên quan đến cuộc tranh chấp đang ngày càng gay gắt tại Biển Ðông.
  • ‘Trung Quốc rất ngạc nhiên trước phản ứng của Việt Nam’ (Wednesday, June 22, 2011 7:58:35 PM)
    Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt tại hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” Giáo sư Su Hao của Trung Quốc nói rằng ‘hết sức ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội của Việt Nam, hơn hẳn với truyền thống hành xử của họ.’
  • ‘TQ vi phạm lãnh hải của VN rõ ràng và trắng trợn nhất’ (Thursday, June 23, 2011 8:41:15 PM)
    Từ Hà Nội 3 diễn giả đến dự buổi hội thảo mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức.

—————

Những Bài Liên Quan:

Trung Quốc khẳng định chủ quyền, bị chống (Monday, June 20, 2011 7:38:04 PM)
Cuộc họp quy tụ nhiều nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và nhiều viên chức cao cấp diễn ra tại trụ sở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) với chủ đề “An ninh Hàng hải ở biển Ðông.’

‘Hãy bỏ cái hình Ðường Lưỡi Bò’ (Tuesday, June 21, 2011 7:10:34 PM)
Trong buổi hội thảo thứ nhì mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông”, không khí buổi họp chuyển từ căng thẳng đến nặng trĩu cảm xúc, nhất là trong phần trình bày của diễn giả các nước liên quan đến cuộc tranh chấp đang ngày càng gay gắt tại Biển Ðông.

‘Trung Quốc rất ngạc nhiên trước phản ứng của Việt Nam’ (Wednesday, June 22, 2011 7:58:35 PM)
Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt tại hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” Giáo sư Su Hao của Trung Quốc nói rằng ‘hết sức ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội của Việt Nam, hơn hẳn với truyền thống hành xử của họ.’

‘TQ vi phạm lãnh hải của VN rõ ràng và trắng trợn nhất’ (Thursday, June 23, 2011 8:41:15 PM)
Từ Hà Nội 3 diễn giả đến dự buổi hội thảo mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức.

————–

Phát biểu của ông John McCain tại hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC. ngày 20-06-2011.

John McCain
…..Bỏ qua những sự việc không liên quan đến hội thảo

Những năm vừa qua cho thấy sự leo thang nhanh chóng về tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực hàng hải đang tranh chấp và hay thay đổi này. Tôi không cần phải nói lại cho các cử tọa ở đây nghe tất cả các sự cố. Dĩ nhiên, điều quan trọng là tất cả các bên thực hiện sự kiềm chế. Và để chắc chắn rằng, các đối tác ASEAN của chúng ta sẽ cần phải thỏa hiệp, đặc biệt là các nước thoả hiệp với nhau, để đạt được một kết quả hòa bình và cùng có lợi, như nhiều nước trong số các nước này thừa nhận.

Điều đó có nghĩa là, tình hình này cần phải nói thẳng một chút: Một trong những lực lượng chính làm cho các căng thẳng trên biển Đông trầm trọng hơn, và làm cho giải pháp hòa bình của các tranh chấp này khó khăn hơn để đạt được, đó là hành vi hung hăng của Trung Quốc và việc đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ tìm cách theo đuổi.

Tôi chẳng vui vẻ gì để nói điều này.Tôi tin rằng một trong những lợi ích quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ là việc duy trì và tăng cường quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc. Tôi muốn Trung Quốc thành công và phát triển một cách hòa bình. Và tôi tin rằng không có lực lượng lịch sử nào lên án đất nước chúng ta về xung đột. Thật vậy, phạm vi hợp tác toàn cầu của chúng ta là rộng hơn bao giờ hết, kể cả các vấn đề an ninh hàng hải, rõ ràng để cho mọi người thấy các hoạt động chung của chúng ta ra tận ngoài khơi Sừng châu Phi (Horn Africa).

Điều gây khó khăn cho tôi, và tôi cũng nghĩ rằng nó cũng gây khó khăn cho nhiều quý vị ở đây, đó là các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc trên biển Đông. Các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả ở vùng biển trong vòng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines.

Bản đồ về cái gọi là chín vạch của Trung Quốc tuyên bố tất cả các đảo trên biển Đông là chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và tất cả các vùng lãnh hải của nó là vùng đặc quyền của Trung Quốc rõ là vô lý. Hơn nữa, những giải thích cụ thể về luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải, bóp méo khái niệm mở rộng cho mọi người đi vào, và sẽ hạn chế sự đi vào vùng biển này. Một số người ở Trung Quốc thậm chí còn đề cập đến học thuyết này như “chiến tranh pháp lý”.

Tại sao điều này quan trọng đối với Hoa Kỳ? Đây là câu hỏi mà nhiều người Mỹ sẽ hỏi, đặc biệt là khi chúng tôi liên quan đến ba cuộc xung đột đã xãy ra, và khi nợ quốc gia của chúng tôi thực sự trở nên không bền vững. Tại sao Mỹ nên quan tâm đến tranh chấp lãnh hải của các nước bên cách xa nửa vòng trái đất?

Chắc chắn có lý do kinh tế để tham gia. Khu vực biển Đông là nguồn quan trọng về công việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh.

Điều này tạo ra sự va chạm giữa các quốc gia, nơi các tranh chấp cũ vẫn chưa được giải quyết. Hoa Kỳ có một lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì một sự cân bằng chiến lược thuận lợi trong khu vực quan trọng này. Và trọng tâm đó là để bảo vệ sự tự do phổ quát trong việc đi lại và đi vào các vùng biển như một nguyên tắc căn bản của trật tự quốc tế.

Những nỗ lực phủ nhận tự do hàng hải trên biển Đông đặt ra một thách thức nghiêm trọng đến trật tự quốc tế mà, dựa trên luật lệ, Hoa Kỳ và đồng minh của chúng tôi đã duy trì trong nhiều thập kỷ. Nếu những nỗ lực này thành công – sẽ liên tục bắt nạt, cho phép một nước áp đặt tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình bằng vũ lực và biến biển Đông thành một khu vực không cho các tàu thương mại và quân sự của các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, đi vào. Hậu quả sẽ là thảm khốc.

Điều đó có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm để làm suy yếu luật pháp quốc tế, theo cách mà những người có ý định bệnh hoạn, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ áp dụng ở nơi khác. Điều đó có thể tạo ra sự khuyến khích gia tăng quyền lực gây phiền hà khắp mọi nơi để sử dụng vũ lực, điều mà các phương tiện pháp lý và hoà bình không thể bảo đảm cho họ. Vì thế, nó sẽ đưa chúng ta đến gần thảm hoạ hơn vào một ngày, khi hải quân Mỹ thấy rằng không thể đi vào và hoạt động một cách an toàn ở Tây Thái Bình Dương.

“Vậy thì Hoa Kỳ nên làm những gì? Để tôi cung cấp một vài đề nghị để kết thúc.

“Thứ nhất, về lập trường của Mỹ trên biển Đông, chúng ta nhận thấy rằng, một chính sách rõ ràng có thể ổn định hơn so với một chính sách không rõ ràng. Tôi hoan nghênh Ngoại trưởng Clinton khi tuyên bố rằng các bên tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương, và chúng ta sẽ tìm cách tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Đa số các nước châu Á hoan nghênh tuyên bố đó. Trên hết, đây là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, không phải giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, rất hữu ích cho chúng ta tiếp tục nói rõ quan điểm của Mỹ, để các nước khác có thể biết, Hoa Kỳ chấp nhận những yêu sách nào, và những yêu sách nào chúng ta không chấp nhận, và những hành động nào chúng ta chuẩn bị để hỗ trợ các đối tác của chúng ta, đặc biệt là Philippines, một nước đồng minh có ký hiệp ước.

“Thứ hai, Hoa Kỳ nên hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta trong việc giải quyết tranh chấp của họ trên biển Đông, như một phương tiện cổ vũ ASEAN đoàn kết hơn để đối mặt với Trung Quốc.

Trung Quốc tìm cách khai thác sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN – làm cho họ chống đối nhau, để phục vụ cho kế hoạch riêng của Trung Quốc. Giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các nước ASEAN, như Malaysia và Brunei gần đây đã thực hiện, sẽ cho phép các đối tác của chúng ta thiết lập một mặt trận thống nhất hơn.

“Thứ ba: Hoa Kỳ cần giúp đỡ các đối tác ASEAN của chúng ta tăng cường sự phòng thủ trên biển và khả năng phát hiện – để phát triển và triển khai các hệ thống cơ bản như radar cảnh báo sớm và các tàu an ninh ven biển. Bù đắp sự thiếu thốn này, và tăng cường tập trận chung với chúng ta, sẽ cung cấp một hình ảnh hoạt động phổ biến hơn ở biển Đông và khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa.

Thứ tư, Thượng viện Mỹ cần quan tâm hơn đến Công ước LHQ về Luật Biển. Tôi biết điều này không phổ biến ở một số người bảo thủ. Nhưng thực tế là, chính phủ các nhiệm kỳ kế tiếp của cả hai đảng đã tôn trọng những nhận xét cơ bản của Công ước, mặc dù không cần phải ký. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc đã ký công ước mà không thực hiện đúng, nhắm tới việc từ chối, không cho các nước đi vào vùng biển quốc tế.

Điều này làm cho Hoa Kỳ dựa vào ân huệ của các nước ngoài cũng như dựa vào sức mạnh lớn hơn của chính mình để bảo đảm quyền đi lại của Mỹ. Nhưng những điều này là đặc ân, không thể được xem như lúc nào cũng có sẵn, đó là lý do Hải quân Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ Công ước [LHQ về Luật Biển] và tính pháp lý của nó, để bảo đảm nó phục vụ cho các hoạt động hải quân của chúng ta. Do đó, vì lý do an ninh quốc gia, Thượng viện cần phải quyết định, đã đến lúc phê chuẩn Hiệp ước Luật Biển.

Thứ năm, chúng ta cần phải chuyển sức mạnh của lực lượng Mỹ, chú trọng nhiều hơn vào những khu vực cạnh tranh mới trỗi dậy, đặc biệt là Ấn Độ Dương và Biển Đông. Tôi đã tham gia với các đồng nghiệp của tôi ở Hội đồng Quân sự Thượng viện, Thượng nghị sĩ Carl Levin và Jim Webb, để kêu gọi cho thêm thời gian đánh giá lại kế hoạch về các căn cứ của chúng ta ở Nhật Bản và Guam. Và tôi đã làm như thế để Mỹ không phải rút khỏi châu Á, mà là tăng cường cam kết của chúng ta đối với an ninh trong khu vực này.

Không phải là Quốc hội có ý kiến về các thỏa thuận căn cứ trong khu vực, mà thực tế tình hình mới và chi phí vượt quá mức, đã tạo vấn đề về các kế hoạch hiện tại của chúng ta. Mục tiêu của chúng ta nên chuyển tới nơi có vị thế địa lý hơn, đưa quân đội rải rác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Bộ trưởng Quốc phòng Gates đã mô tả, và trung tâm của nỗ lực đó sẽ luôn luôn là những cam kết căn bản của chúng ta với các đồng minh lịch sử như Nhật Bản và Nam Hàn.

Cuối cùng, Hoa Kỳ phải tiếp tục các khoản đầu tư cần thiết vào khả năng phòng thủ của chúng ta, đặc biệt là lực lượng hải quân, để duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Chúng ta đang phải đối mặt với áp lực rất lớn trong nước để cắt giảm chi tiêu, gồm cả chi tiêu quốc phòng, và một số cắt giảm chắc chắn cần thiết. Những người có lý có thể không đồng ý về việc cắt giảm này, nên cắt thêm bao nhiêu.

Nhưng gần đây, khi Tổng thống cam kết cắt giảm 400 tỷ đô la về chi tiêu quốc phòng trong thời gian 12 năm – không có cơ sở chiến lược hợp lý về lý do tại sao con số này đã được lựa chọn hoặc những gì rủi ro gì nó sẽ gây ra, và Bộ trưởng Quốc phòng chỉ được nói về điều đó một ngày trước khi sự việc xảy ra – tôi nghĩ rằng những người có lý lẽ cũng có thể đồng ý rằng, điều này không có cách nào để lên kế hoạch quốc phòng của chúng ta. Chúng ta phải [lên kế hoạch] dựa vào chiến lược hướng dẫn, không thể [dựa vào] những con số tùy tiện.

Những sự kiện hiện đang xảy ra trên biển Đông sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc định hình sự phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Hoa Kỳ phải tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình đó. Về vấn đề này, tôi gặp rắc rối do các báo cáo gần đây của một số đồng nghiệp của tôi trong Quốc hội và một số ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa. Họ mong muốn Hoa Kỳ rút khỏi thế giới và giảm các cam kết của chúng tôi ở nước ngoài.

Hoa Kỳ đã mắc phải sai lầm đó trước đây, và chúng ta nên học bài học lịch sử này, không để nó lặp lại. Cuối cùng, lịch sử cho chúng ta thấy rằng, chính Mỹ được hưởng lợi lớn nhất nhờ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đó là duy trì bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ. Chúng ta từ bỏ vai trò đó là nguy hiểm cho thế giới và cho chính chúng ta.

Nếu các bạn đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ để mang một thông điệp về nhà với các bạn, thông điệp đó sẽ là: Luôn có xu hướng cô lập ở Mỹ, nhưng người Mỹ đã bác bỏ nó trước đây, và tôi tin rằng bây giờ người Mỹ sẽ bác bỏ nó một lần nữa. Sẽ luôn có một cơ sở vững chắc của Mỹ hỗ trợ cho một chính sách quốc tế mạnh mẽ ở nước ngoài. Chính sách đó sẽ không thay đổi, kể cả ở Mỹ.

Chúng tôi sẽ không rút khỏi hoặc bị đẩy ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ ở lại đó, [thực hiện] cam kết với bạn bè và đồng minh của chúng tôi, và chúng ta sẽ cùng nhau thành công.

Nguồn: http://www.ustream.tv/recorded/15514848

Nguồn

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »

Kinh tế thế giới sẽ còn ở tình trạng yếu kém như thế này trong ít nhất 2-3 năm nữa.

Posted by hoangtran204 trên 28/06/2011

Trong khi Trung Quốc đang gặp vấn nạn nợ không đòi được. Các ngân hàng Trung Quốc cho các công ty và người trong nước vay và họ không thể trả lại được vì làm ăn thất bại, xây đường sá và nhà hàng loạt và đến nay có 60 triệu nhà để trống, bán không ai mua, hạn hán thất mùa kéo dài hơn 8 tháng qua, công nhân thất nghiệp nổi dậy chống lại chính quyền khắp nơi…

Kinh tế Mỹ cũng đang nửa sống, nửa chết. Muốn biết kinh tế Mỹ hiện nay ra sao, ta chỉ cần nhìn chỉ số chứng khoán của các công ty đại diện cho nền kinh tế của  Mỹ, số nhà bán được từng tháng tăng giảm ra sao, và tỉ lệ phần trăm thất nghiệp của dân chúng hiện nay.

Chỉ số chứng khoáng Dow Jones của  Mỹ chỉ nằm quanh quẩn ở mức 12000 (giao động trong khoảng 11 500- 12 400 trong suốt 12 tháng qua). Trước khi khủng hoảng tài chánh, chỉ số chứng khoán là 14 500. Lúc bị khủng hoảng kinh tế, chỉ số chứng khoáng (vào tháng 2-2009) chỉ còn 7 500.

Thất nghiêp của  Mỹ cũng nằm quanh quân ở mức trên 9% trong thời gian suốt 3 năm qua.

Hai chỉ số nói trên cho thấy kinh tế của  Mỹ còn rất yếu kém. Và sẽ còn tiếp tục tình trạng nầy cho đến năm 2013 hoặc 2014.

Trong 2 năm qua, chính phủ Obama đã làm gì để kích thích kinh tế? Chính phủ cho các ngân hàng (cổ phần) vay tiền  ở mức lãi suất gần như  0% để các ngân hàng khỏi phá sản (vì suốt 10 năm trước đây, các ngân hàng đã cho nhiều công ty, nhiều  người vay mượn tiền (xây nhà, mua nhà) rồi sau đó khoảng năm 2008 cho dến nay, các ngân hàng không đòi tiền lại được, và ôm hết các nhà không ai ở).

Chính phủ cho ngân hàng mượn tiền và kỳ vọng các ngân hàng  sẽ cho người dân vay mượn để mua nhà, mua xe, làm ăn. Nhưng thực tế ngân hàng lúc nầy không muốn cho ai mượn một cách dễ dàng, họ cứu xét hồ sơ mượn tiền rất kỹ, kết quả là mua 1 căn nhà mất gần 2-4 tháng, thay vì là 1-2 tháng như hồi trước 2007. Số nhà bán được hàng tháng gần như rất thấp và ngân hàng đang ôm giữ hàng chục triệu căn nhà để trống không ai mua.

Các ngân hàng cũng không dễ dàng cho các doanh nghiệp nhỏ mượn tiền để làm ăn, vì thế số người thát nghiệp vẫn duy trì ở mức trên 9%.

Chính phủ  Mỹ đã làm từ cuối năm 2008 đến nay là:  Tung tiền ra 2 đợt (gọi lại quantitative easing QE 1 và QE 2) cho các ngân hàng mượn tiền, hoặc chính phủ mua lại một phần các công ty đang bị mang nợ để không cho các công ty nầy bị phá sản.

Chính phủ chi tiền vào các công tác sửa chữa nâng cấp cầu đường, cắt giảm các chi phí không cần thiết, giảm bớt công nhân viên biên chế, không tuyển người mới vào làm thế cho người về hưu, mà những người hiện đang làm việc phải cáng đáng việc ấy, giảm bớt cảnh sát, và các chương trình y tế quá rộng lượng, hao tốn…

Tuy kinh tế có lên trong 2 năm qua, nhưng không đủ mạnh. Các công ty không thuê mướn người vì không nhận được hợp đồng mua hàng. Thậm chí, nhiều năm qua, các công ty phải cho công nhân làm 1/2 ngày để lây lất chờ đợi hợp đồng mới. Và nếu tình trạng kinh tế suy yếu tiếp tục như thế nầy trong 16 tháng sắp tới, chắc chắn dân chúng  Mỹ sẽ bầu cho một ứng cử viên của đảng CỘng Hòa lên làm  tổng thống; hay nói cách khác, TT Obama sẽ bị thất cử vào ngày bầu cử TT 06-11- 2012.

@Một số dữ kiện cần biết:

*Mỗi ngày Mỹ tiêu thụ 20 triệu thùng dầu và Trung Quốc tiêu thụ 8 triệu thùng dầu. Nhật và Đức mỗi nước tiêu thu dầu bằng 2,5 đến 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày.

*Việt Nam bán dầu thô năm 2011 sẽ thu được 30 tỉ. (Theo báo cáo của Petro Vietnam cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Petro VN bán được gần 15 tỉ đô la dầu thô và 8 triệu mét khối ga). Tuy là nước sản suất dầu thô, nhưng dân chúng  VN phải mua xăng với giá cao còn hơn giá xăng ở Mỹ. Đây là một quốc gia duy nhất mà chính phủ không chia sẽ tài nguyên khoáng sản của đất nước cho nhân dân được hưởng. Trái lại, các quốc gia suất cảng dầu  luôn luôn bán xăng cho dân chúng của họ với giá rất rẻ: 50 cents- 1 đô la Mỹ cho 1 gallon xăng ( tương đương 4 lít). Chính phủ các nước ấy cho rằng tài nguyên khoáng sản của đất nước phải chia cho dân chúng hưởng, phần dư còn lại thì mới bán cho nước ngoài với giá cao hơn.

Kinh tế Mỹ còn chưa lên

Ngày hôm qua giá dầu thô trên thế giới đã giảm, nhưng đó không phải là một tin mừng. Giá dầu hạ thấp một phần vì có 60 triệu thùng dầu được lấy từ các kho dự trữ quốc tế được đưa ra thị trường.

Nhưng 60 triệu thùng dầu không đủ làm cho giá tụt xuống mất 4.4%. Nguyên nhân chính yếu và ảnh hưởng lâu dài là những nhà buôn dầu tiên đoán kinh tế thế giới sẽ giảm tốc độ tăng trưởng, do đó sẽ bớt sử dụng dầu; đặc biệt là hai nền kinh tế dùng nhiều năng lượng nhất là Mỹ và Trung Quốc.

Một ngày trước, Thứ Tư, 22 tháng 6, chủ tịch Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (tức Ngân Hàng Trung Ương Mỹ) báo tin chấm dứt chương trình Q2 kích thích kinh tế bằng tiền tệ; mặc dù ông cũng tiên đoán nỗi khó khăn kinh tế sẽ còn tiếp tục ít nhất qua năm 2012.

Trong ba tháng qua, rất nhiều tin đáng lo, cả số tiêu thụ và các nhà sản xuất công nghiệp đều không gia tăng hoạt động như mọi người trông đợi.

Hai triệu chứng xấu nhất là số nhà cửa mới xây bán được vẫn tiếp tục xuống và tỷ lệ người thất nghiệp vẫn nhấp nhỉnh ở mức 9%. Tại Trung Quốc, chính quyền cố kìm hãm khối lượng tiền tệ để giảm nhiệt độ lạm phát đã lên trên 5%; các ngân hàng bớt đổ tiền ra cho các xí nghiệp vay trong lúc việc xuất cảng cũng trì trệ; cả hai hiện tượng đó khiến cho trong tháng 6 số sản xuất công nghiệp không gia tăng được, một dấu hiệu rất đáng lo cho một nước còn đang phát triển với tình trạng lúc nào cũng có vài trăm triệu công nhân đi tìm việc.

Những tin tức kinh tế từ khu vực Âu Châu cũng không lạc quan, các nhà lãnh đạo đang báo trước sẽ giảm bớt chi tiêu và tăng lãi suất, đặc biệt là Hy Lạp phải tăng thuế để được cho vay thêm nợ. Trận động đất và sóng thần ở Nhật khiến cho sức sản xuất tê liệt cũng là một sức kéo kinh tế thế giới cùng xuống; tất cả cho thấy rất đáng lo ngại. Riêng tại Mỹ, đã có báo động về một hiện tượng kinh tế “Xuống Hai Lần,” theo hình chữ W có thể xẩy ra như những năm 1936, 37.

Kinh tế Mỹ thực sự suy thoái từ cuối năm 2007 khi tổng số sản xuất giảm chứ không tăng; nhưng đến tháng 6 năm 2009 đã chính thức chấm dứt; nghĩa là bắt đầu tăng lên. Nhưng đó chỉ các số thống kê; khi tổng số sản xuất trong nước tăng lên được 1% hay 2% thì coi như cơn suy thoái đã hết rồi. Nhưng trên thực tế, người dân không đọc các con số đó mà chỉ quan tâm đến công việc làm. Cho nên khi thấy trong tháng 5 cả nước Mỹ chỉ tăng thêm được 54,000 công việc làm mới (đáng lẽ phải tăng thêm 200 ngàn), con số này thấp hơn cả 2 tháng trước; đồng thời số người nộp đơn xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lần đầu đã tăng lên; thì ai cũng lo lắng. Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang đã hạ thấp dự đoán tỷ lệ tăng trưởng cho cả năm 2011, kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng với nhịp độ từ 2.7 đến 2.9% chứ không phải trên 3% như tiên đoán lạc quan trước đây; và tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm nay sẽ vẫn giữ mức 8.9%.

Trong một chu kỳ kinh tế bình thường, một năm sau khi chấm dứt suy thoái thì kinh tế Mỹ đã phải tăng lên với tốc độ 3% trở lên để lấy lại cái đà đã mất. Theo kinh nghiệm, lúc suy thoái xuống càng sâu thì khi lên đà gia tăng càng mạnh. Nhưng điều này đã không xẩy ra trong chu kỳ này. Mặc dù kinh tế Mỹ đã xuống rất nặng nề trong năm 2008, nhưng cho đến nay vẫn chưa có đà lên đủ mạnh. Lý do chính là cuộc suy thoái vừa qua do một cuộc khủng hoảng tín dụng gây nên; không như những cuộc suy thoái phần lớn do chênh lệch cung cầu gây nên.

Phần lớn các vụ suy thoái kinh tế khởi sự khi số cung tăng lên quá so với số cầu, vì các nhà sản xuất hoạt động mạnh hơn trong khi giới tiêu thụ không tăng nhu cầu cùng một tốc độ. Cơn suy thoái bắt đầu khi một số nhà sản xuất phải ngưng hoạt động, gây ra cảnh thất nghiệp khiến giới tiêu thụ càng giảm số cầu xuống nữa. Suy thoái là một hiện tượng tự nhiên để bắt buộc nền kinh tế phải tự điều chỉnh.

Nhưng khi một cơn suy thoái lại do thị trường tín dụng gây ra thì tốc độ điều chỉnh rất chậm chạp. Hệ thống ngân hàng gây nên cơn khủng hoảng vì cho vay bừa bãi không đúng tiêu chuẩn đưa tới cảnh nhiều người vỡ nợ vì sau đó không đủ sức trả tiền lãi và vốn. Các ngân hàng đã tung tiền vào thị trường, và trong một thời gian gánh chịu hậu quả. Hiện tượng này đã diễn ra trong năm 2007, 2008 ở nước Mỹ; chính phủ Gorges W. Bush đã phải dùng 700 tỷ tạm cứu các ngân hàng lớn trên đà phá sản. Nhưng sau đó, hoạt động của cả hệ thống các ngân hàng rơi vào cảnh trì trệ. Những luật lệ mới đặt ra với mục đích buộc các ngân hàng phải làm ăn cẩn trọng hơn để tránh những cuộc khủng hoảng tương lai; nhưng vì thế mà chính các ngân hàng càng trở nên càng dè dặt hơn, không dám cho vay như trước nữa. Cùng trong thời gian này, hệ thống ngân hàng ở nước láng giềng Canada vẫn không bị khủng hoảng, chỉ vì họ theo những quy tắc bảo thủ và dè dặt khi cho vay nợ; nhờ thế cơn suy thoái ở Mỹ lần này không ảnh hưởng tới Canada như thường xẩy ra trong quá khứ.

Khi số tiền đổ vào nền kinh tế Mỹ bị ngưng trệ, không lưu hoạt và năng động nữa, thì cả nền sản xuất và hoạt động tiêu thụ cũng trì trệ. Trong những chu kỳ kinh tế bình thường, guồng máy sản xuất tự điều chỉnh nhanh hơn. Còn tốc độ tự điều chỉnh của hệ thống ngân hàng chậm hơn. Chúng ta có thể hiểu là việc thanh toán những kho hàng hóa ế không bán được tương đối dễ dàng hơn việc thanh toán những món nợ không đòi được! Năm 2000, tổng số nợ của dân chúng Mỹ lớn bằng 100% tổng số lợi tức kiếm được của họ trong năm đó; đến năm 2005, tỷ số Nợ trên Lợi tức tăng lên thành 120% và qua năm 2007 vượt lên gần 140%! Cho tới nay, tổng số nợ của dân Mỹ đã giảm xuống nhưng mới xuống tới tỷ số 120% như năm 2005!

Khi tổng số nợ của dân chúng giảm bớt, chính quyền liên bang và Ngân Hàng Trung Ương đã phải đứng ra đóng vai con nợ để thay thế, miễn sao cho đồng tiền tiếp tục lưu thông. Chính phủ Obama đã đưa vào nền kinh tế Mỹ khoảng 1,200 tỷ đô la với các chương trình kích thích kinh tế; Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang đã in thêm tiền để bơm vào hệ thống tài chánh tổng cộng 2,300 tỷ đô la, hiện đang chấm dứt chương trình gọi là Q2, mua 600 tỷ công trái từ các ngân hàng trong nửa đầu năm 2011.

Nhưng các nỗ lực “kích thích” của chính quyền Obama và Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (độc lập với chính phủ) hiện vẫn chưa thúc đẩy được cho nền kinh tế chạy với một tốc độ nhanh hơn để thoát khỏi cảnh trì trệ. Nhiều người cho rằng đáng lẽ chính phủ Obama phải gia tăng chi tiêu để kích thích kinh tế ngay từ năm ngoái, thay vì giới hạn ở con số 700 tỷ. Tổng số người đang làm việc ở Mỹ đã giảm xuống rất nhanh trong những năm từ 2007 đến 2009; và cho tới nay vẫn chưa tăng lên được trên mức thấp nhất đó. Muốn giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp thì phải thêm một chương trình kích thích kinh tế nữa! Nhiều người cũng chỉ trích ông Ben Bernanke, chủ tịch Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang, không mạnh dạn tiếp tục với một chương trình Q3 để thúc đẩy tiền tệ lưu hoạt hơn.

Tuy nhiên, trong đời sống kinh tế người ta luôn luôn phải lựa chọn, và phải lựa chọn trong khi không biết chắc chắn hậu quả của các chính sách mà mình theo đuổi.

Trong lúc chính quyền Mỹ có thể gia tăng số chi để kích thích kinh tế thì thế nào cũng phải đồng thời tăng số khiếm hụt ngân sách, tăng số nợ của quốc gia, cả hai sẽ khiến cho mức độ tín nhiệm của thế giới vào nền kinh tế Mỹ giảm bớt. Khi Ngân Hàng Trung Ương Mỹ in thêm tiền đẩy qua cho ngân hàng thì họ cũng biết một hậu quả có thể làm cho giá cả gia tăng, lạm phát sẽ khó tránh được. Khi lạm phát tăng, thí dụ từ 2% lên 4%, tức là toàn thể dân chúng bị “tăng thuế” thêm 2% một cách gián tiếp! Những người quyết định về kinh tế luôn luôn phải lựa chọn, giữa các giải pháp với các hậu quả đối nghịch với nhau. Hiện nay ông Bernanke không đồng ý với một chương trình Q3 nhưng cũng chưa hoàn toàn gạt bỏ đề nghị này.

Ðiều đáng lo là chương trình 700 tỷ kích thích kinh tế của Tổng Thống Barack Obama sẽ chấm dứt vào cuối năm nay và cả hành pháp và các nhà lập pháp Mỹ hiện vẫn chưa thỏa hiệp được về những việc cần làm tiếp. Ðảng Cộng Hòa kêu gọi phải chú ý giảm bớt khiếm hụt ngân sách; đảng Dân Chủ quan tâm đến nạn thất nghiệp hơn. Phó Tổng Thống Joe Biden đang họp bàn với sáu nghị sĩ thuộc cả hai đảng để quyết định việc nâng cao mức trần của tổng số nợ quốc gia lên trên con số 14,300 tỷ đô la. Cuộc mặc cả này là một cơ hội để hai đảng thỏa hiệp. Các đại biểu Quốc Hội cũng như ông tổng thống đều biết rằng sang năm 2012 cử tri sẽ đánh giá họ qua tình hình kinh tế, một thước đo khách quan và giản dị nhất, khi quyết định có bỏ phiếu cho họ nữa hay không.

Trong khi chờ đợi, người ta có thể thấy vài niềm hy vọng. Kinh tế thế giới sẽ không xuống nữa mà có thể vươn lên, khi giá dầu lửa giảm xuống; đồng thời nền kinh tế Nhật Bản sẽ hồi phục lại sau những ảnh hưởng nhất thời của cuộc động đất và sóng thần. Khi giá xăng dầu xuống thì người dân Mỹ thấy có thêm tiền tiêu thụ vào những sản phẩm và dịch vụ khác, thay vì đem tiền nộp cho các quốc gia sản xuất dầu lửa! Khi người tiêu thụ chịu chi tiền ra, tự nhiên các nhà sản xuất sẽ chạy theo, họ sẽ tuyển dụng công nhân, và tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp xuống. Bao giờ sẽ thấy cảnh đó? Theo ông Ben Bernanke nhìn, thì ít nhất chúng ta phải đợi tới nửa cuối năm 2012!

Nguồn: nguoi-viet.com

Huge, Ongoing Wall Street Subsidy Allows Banks to Coin Money Every Day at Savers’ Expense

Posted May 13, 2010 08:27am EDT by Henry Blodget in Investing, Recession, Banking

Related: xlf, ^dji, ^gspc, gs, jpm, bac, c

The latest quarterly reports from the big Wall Street banks revealed a startling fact: None of the big four banks had a single day in the quarter in which they lost money trading.

For the 63 straight trading days in Q1, in other words, Goldman Sachs, JP Morgan, Bank of America, and Citigroup made money trading for their own accounts.

Trading, of course, is supposed to be a risky business: You win some, you lose some. That’s how traders justify their gargantuan bonuses–their jobs are so risky that they deserve to be paid millions for protecting their firms’ precious capital. (Of course, the only thing that happens if traders fail to protect capital is that taxpayers bail out the bank and the traders are paid huge “retention” bonuses to prevent them from leaving to trade somewhere else, but that’s a different story).

But these days, trading isn’t risky at all. In fact, it’s safer than walking down the street.

Why?

Because the US government is lending money to the big banks at near-zero interest rates. And the banks are then turning around and lending that money back to the US government at 3%-4% interest rates, making 3%+ on the spread. What’s more, the banks are leveraging this trade, borrowing at least $10 for every $1 of equity capital they have, to increase the size of their bets.  Which means the banks can turn relatively small amounts of equity into huge profits–by borrowing from the taxpayer and then lending back to the taxpayer.

Why is the US government still lending banks money at near-zero interest rates? Ostensibly, for the same reason that the government bailed out the banks in the first place: So the banks will lend money to small businesses, big businesses, and other participants in the “real economy.”

But the banks aren’t lending money to the real economy: Private sector lending has fallen off a cliff.

And one reason private sector lending has fallen off a cliff is that lending money to the private sector is risky. Lending money to the government, meanwhile, is nearly risk-free. So the banks are just lending money back to the government (by scarfing up US Treasuries), collecting a nearly risk-free 3% spread, and then leveraging up this bet 10-15 times.

THAT’s how the big banks made money 63 days in a row. Importantly, doing this required no special genius: If you had the good fortune of working at a big bank, you would be making money every day, too.  And then you’d get to take half of that money home as a bonus!

No wonder everyone wants to work on Wall Street.

The government’s zero-interest-rate policy, in other words, is the biggest Wall Street subsidy yet. So far, it has done little to increase the supply of credit in the real economy. But it has hosed responsible people who lived within their means and are now earning next-to-nothing on their savings. It has also allowed the big Wall Street banks to print money to offset all the dumb bets that brought the financial system to the brink of collapse two years ago. And it has fattened Wall Street bonus pools to record levels again.

——


As I’ve noted for years, the government has been guaranteeing that the big banks make money at taxpayer expense by loaning money at very low interest rates, and then letting the banks loan the money back to the government at much higher interest rates.

For example, as I pointed out in January:

Bloomberg notes:

“The trading profits of the Street is just another way of measuring the subsidy the Fed is giving to the banks,” said Christopher Whalen, managing director of Torrance, California-based Institutional Risk Analytics. “It’s a transfer from savers to banks.”

The trading results, which helped the banks report higher quarterly profit than analysts estimated even as unemployment stagnated at a 27-year high, came with a big assist from the Federal Reserve. The U.S. central bank helped lenders by holding short-term borrowing costs near zero, giving them a chance to profit by carrying even 10-year government notes that yielded an average of 3.70 percent last quarter.

The gap between short-term interest rates, such as what banks may pay to borrow in interbank markets or on savings accounts, and longer-term rates, known as the yield curve, has been at record levels. The difference between yields on 2- and 10-year Treasuries yesterday touched 2.71 percentage points, near the all-time high of 2.94 percentage points set Feb. 18.

Harry Blodget explains:

The latest quarterly reports from the big Wall Street banks revealed a startling fact: None of the big four banks had a single day in the quarter in which they lost money trading.

For the 63 straight trading days in Q1, in other words, Goldman Sachs (GS), JP Morgan (JPM), Bank of America (BAC), and Citigroup (C) made money trading for their own accounts.

Trading, of course, is supposed to be a risky business: You win some, you lose some. That’s how traders justify their gargantuan bonuses–their jobs are so risky that they deserve to be paid millions for protecting their firms’ precious capital. (Of course, the only thing that happens if traders fail to protect that capital is that taxpayers bail out the bank and the traders are paid huge “retention” bonuses to prevent them from leaving to trade somewhere else, but that’s a different story).

But these days, trading isn’t risky at all. In fact, it’s safer than walking down the street.

Why?

Because the US government is lending money to the big banks at near-zero interest rates. And the banks are then turning around and lending that money back to the US government at 3%-4% interest rates, making 3%+ on the spread. What’s more, the banks are leveraging this trade, borrowing at least $10 for every $1 of equity capital they have, to increase the size of their bets. Which means the banks can turn relatively small amounts of equity into huge profits–by borrowing from the taxpayer and then lending back to the taxpayer.

***

The government’s zero-interest-rate policy, in other words, is the biggest Wall Street subsidy yet. So far, it has done little to increase the supply of credit in the real economy. But it has hosed responsible people who lived within their means and are now earning next-to-nothing on their savings. It has also allowed the big Wall Street banks to print money to offset all the dumb bets that brought the financial system to the brink of collapse two years ago. And it has fattened Wall Street bonus pools to record levels again.

Paul Abrams chimes in:

To get a clear picture of what is going on here, ignore the intermediate steps (borrowing money from the fed, investing in Treasuries), as they are riskless, and it immediately becomes clear that this is merely a direct payment from the Fed to the banking executives…for nothing. No nifty new tech product has been created. No illness has been treated. No teacher has figured out how to get a third-grader to understand fractions. No singer’s voice has entertained a packed stadium. No batter has hit a walk-off double. No “risk”has even been “managed”, the current mantra for what big banks do that is so goddamned important that it is doing “god’s work”.

Nor has any credit been extended to allow the real value-producers to meet payroll, to reserve a stadium, to purchase capital equipment, to hire employees. Nothing.

Congress should put an immediate halt to this practice. Banks should have to show that the money they are borrowing from the Fed is to provide credit to businesses, or consumers, or homeowners. Not a penny should be allowed to be used to purchase Treasuries. Otherwise, the Fed window should be slammed shut on their manicured fingers.

And, stiff criminal penalties should be enacted for those banks that mislead the Fed about the destination of the money they are borrowing. Bernie Madoff needs company.

As Shahien Nasiripour reports, the Congressional Research Service has just confirmed what we’ve been saying:

A newly-released study from the Congressional Research Service bolsters claims that the nation’s largest banks profited off the Federal Reserve’s financial crisis-era programs by borrowing cash for next to nothing, then lending it back to the federal government at substantially higher rates.

The report reinforces long-held beliefs that the banking system in essence engaged in taxpayer-financed arbitrage: They got money for free, then lent it back to Uncle Sam while collecting juicy returns. Left out of the equation are the millions of everyday borrowers, like households and small businesses, who were unable to secure loans needed to tide them over until the crisis ended.

The Fed released records under pressure in December and March that showed the extent of its largesse. The CRS study shows for the first time how some of the most sophisticated financial firms could have taken the Fed’s money and flipped easy profits simply by lending it back to another arm of the government.

***

In all, more than $3 trillion was lent to financial institutions from the Fed, and terms were generous. Junk-rated securities were pledged as collateral for taxpayer-backed loans. The Fed did not provide conditions for how the money was to be used.

***

“Why wasn’t the Fed providing these same sweetheart deals to the American people?” asked Warren Gunnels, senior policy adviser to [Senator] Sanders. “The Fed was practicing socialism for the rich, powerful and the connected, while the federal government was promoting rugged individualism to everyone else.”

At the time, Fed officials said its bailout programs were necessary to restart the flow of credit. If money couldn’t flow to lenders, households and businesses would be next. Even more layoffs and foreclosures could have ensued, officials argued.

Lending, however, decreased, according to Fed and Federal Deposit Insurance Corporation data.

***

Sanders said the spread between firms’ borrowing rates and their lending rates to Uncle Sam amounted to “free money.” For Bank of America during the third quarter of 2009, the spread was nearly 3 percent.

No wonder Bill Gross, Nouriel Roubini, Laurence Kotlikoff, Steve Keen, Michel Chossudovsky, the Wall Street Journal and Bernie Madoff all say that the U.S. economy is a giant Ponzi scheme.

As I noted last year:

The governments of the world have spent trillions trying to paper over the fraud and prop up the big, insolvent banks, instead of forcing them to restructure and forcing bondholders and shareholders to take a haircut.

A study of 124 banking crises by the International Monetary Fund found that propping up banks which are only pretending to be solvent drives up the costs to the country:

Existing empirical research has shown that providing assistance to banks and their borrowers can be counterproductive, resulting in increased losses to banks, which often abuse forbearance to take unproductive risks at government expense. The typical result of forbearance is a deeper hole in the net worth of banks, crippling tax burdens to finance bank bailouts, and even more severe credit supply contraction and economic decline than would have occurred in the absence of forbearance.

Cross-country analysis to date also shows that accommodative policy measures (such as substantial liquidity support, explicit government guarantee on financial institutions’ liabilities and forbearance from prudential regulations) tend to be fiscally costly and that these particular policies do not necessarily accelerate the speed of economic recovery.

***

All too often, central banks privilege stability over cost in the heat of the containment phase: if so, they may too liberally extend loans to an illiquid bank which is almost certain to prove insolvent anyway. Also, closure of a nonviable bank is often delayed for too long, even when there are clear signs of insolvency (Lindgren, 2003). Since bank closures face many obstacles, there is a tendency to rely instead on blanket government guarantees which, if the government’s fiscal and political position makes them credible, can work albeit at the cost of placing the burden on the budget, typically squeezing future provision of needed public services.

The American banks and government have certainly pretended that all of the big banks are solvent. As ABC wrote in October 2009:

The Treasury Department and the Federal Reserve lied to the American public last fall when they said that the first nine banks to receive government bailout funds were healthy, [the special inspector general for the Troubled Asset Relief Program] states in a new report released today.

Similarly, the stress tests were a complete and utter sham.

The government has given the giant banks huge amounts in loans and guarantees based upon their false representations about their financial health. The Fed has larded up its balance sheet with toxic assets from the banks.

***

Throwing trillions at the giant banks – who are mainly using the money to gamble – is not stimulus. It helps the executives of the big banks and their shareholders and bondholders, but not the broader economy.

Indeed, attempting to prop up big, insolvent banks is preventing stimulus from getting out into the economy.

Indeed, the big banks are still insolvent. Moody’s – a mere 3 years too late – just put Bank of America, Citi and Wells Fargo on a downgrade watch. And see this.

The country has been plundered to throw money at the big banks to allow their CEOs to rake in bonuses by playing an extend-and-pretend game (pretending they are solvent). This has driven us from the “wealth of nations” to the “debt of nations”.

As I wrote in 2009:

If the power to create credit were taken away from the Federal Reserve system and its private banks and given back to the [people] (as the Constitution envisioned), then American taxpayers would save hundreds of billions or trillions of dollars in unnecessary interest charges in paying off the national debt, as the government would not have to pay interest to finance its debt (sovereign nations such as the U.S. and England have the power to create credit and money; see this, this, this, and this).

———————–

Is the Chinese Economy Sputtering for the Same Reasons as  the  American Economy

It was tempting to believe that China was different.

With its command and control economy with some of the trappings of free market capitalism, trillions in reserves, and abundant natural resources, many thought that China would “decouple” from the Western world’s problems and sail into a prosperous future.

However, despite its long history, exotic names and seemingly strong position, China cannot avoid the rules of economics which have applied to all countries throughout history.

Corruption and Phony Bookkeeping

Corruption and the failure to follow the rule of law is one of the main factors which has dragged down the American economy.

The fact that – according to the Chinese central bank – Chinese officials stole $120 billion and fled the country does not auger well for China.

Scandals among various Chinese companies are not helping, either.

And then there are the made up statistics. As Warren Hatch of Catalpa Capital Advisors notes:

As Li Keqiang, the vice premier and heir-apparent to Wen Jiabao, laconically remarked to the US ambassador a few years ago, most of the statistics in China are “for reference only.”

And Charles Hugh Smith argues:

Despite their many differences, the economies of China and the U.S. share a number of key traits: both are corrupt, rigged, crony-Capitalist, rely on phony statistics and propaganda and operate with two sets of rules: one for the Elites, and another for the masses.

Despite their many differences, the economies of China and the U.S. share a number of key traits: both are corrupt, rigged, crony-Capitalist, rely on phony statistics and propaganda and operate with two sets of rules: one for the Elites, and another for the masses.

Can We Trust You?

The credit crisis hit in 2008 largely because American banks lost trust in one another. Specifically, top economists say that each bank had so much bad debt on its books (in the form of mortgage backed securities and derivatives which worth the paper they were written on) which made them essentially insolvent that they assumed that all of the other banks must be in a similar situation … so they stopped lending to each other.

This drove the price which banks charged each other for loans (libor) skyrocket, and the whole credit market froze up.

The same thing is now happening in China. As ZeroHedge reports, Chinese interbank lending is freezing up and “shibor” – the prize which Chinese banks charge each other for loans – is skyrocketing.

Bloomberg notes:

China’s money-market rate climbed to the highest level in more than three years as a worsening cash crunch prompted the central bank to suspend a bill sale.

The seven-day repurchase rate, which measures interbank funding availability, has more than doubled since June 14, when the People’s Bank of China ordered lenders to set aside more money as reserves for a sixth time this year. The central bank suspended a sale of bills tomorrow, according to a statement on its website today.

“Banks have to hoard cash to meet the regulator’s capital or loan-to-deposit requirements by the end of every quarter,” said Liu Junyu, a bond analyst at China Merchants Bank Co., the nation’s sixth-largest lender. “So we won’t see the shortage easing.”

(Admittedly, there may have been temporary factors leading to the rise in shibor, which might be smoothed out in the future. But the point is that China is not immune from credit squeezes.)

Less Bang for the Buck

Each dollar of debt incurred by the American government creates less and less benefit. For example, Jim Welsh points out:

Since 1966, each dollar of additional debt has given the economy less of a boost. In 1966, $1 dollar of debt boosted GDP by $.93. But by 2007, $1 dollar of debt lifted GDP by less than $.20.

Karl Denninger notes:

What is this chart? Why, the history of our idiocy. It’s quite simple; this is the multiple that each dollar of debt (anywhere in the economy) has returned in GDP looked at on a quarter-on-quarter basis, net of the debt increase itself. That is, if the multiple is “1” then for each dollar of debt added to the economy there was one dollar of output in the form of GDP added as well during the same period of time. If it’s “0” then the debt itself produced no additional output, but did fund itself. If it’s negative, well, into the black hole you go. Since this is a quarterly number it’s quite noisy but there’s no mistaking what it tells you.

If you pay attention you’ll note that since 1980 this has never been positive – not even for one quarter – and it was only rarely positive before that time!

Similarly, Martin Wolf of notes:

Dwight Perkins of Harvard argued at the China Development Forum that the “incremental capital output ratio” – the amount of capital needed for an extra unit of GDP – rose from 3.7 to one in the 1990s to 4.25 to one in the 2000s. This also suggests that returns have been falling at the margin.

***

The thesis advanced by Prof Pettis is that a forced investment strategy will normally end with such a bump. The question is when. In China, it might be earlier in the growth process than in Japan because investment is so high. Much of the investment now undertaken would be unprofitable without the artificial support provided, he argues. One indicator, he suggests, is rapid growth of credit. George Magnus of UBS also noted in the FT of May 3 2011 that the credit-intensity of Chinese growth has increased sharply. This, too, is reminiscent of Japan as late as the 1980s, when the attempt to sustain growth in investment-led domestic demand led to a ruinous credit expansion.

As growth slows, the demand for investment is sure to shrink. At growth of 7 per cent, the needed rate of investment could fall by up to 15 per cent of GDP. But the attempt to shift income to households could force a yet bigger decline. From being an growth engine, investment could become a source of stagnation.

And if you think that bailouts as an attempt at stimulus are solely a Western game, think again.

China is bailing out local governments, giving cash for clunkers, and trying just about every possible type of bailout.

Consumer Spending Declines

Consumer frugality is obviously slowing the American economy. But the Chinese consumers are picking up the slack, right?

Actually, Bloomberg reports that consumer spending is down:

At the Haiyang Zhuangshi Co. hardware store in Beijing, sales of paint and aluminum window frames are slowing, one sign of a diminished role for consumer spending in China that’s foiling government objectives.

***

Hu’s loss underlines the dilemma for Premier Wen Jiabao: his campaign to control inflation is undermining attempts to make consumers a bigger driver of the world’s second-largest economy. Failure to lessen dependence on exports and investment spending leaves the nation more vulnerable to swings in external demand and subject to asset booms and busts.

Government data this week showed retail sales growth slowed to 16.9 percent in May, less than the average of the past five years and a figure that’s inflated by soaring prices for food. By contrast, spending on fixed assets such as factories and property climbed 26 percent, excluding rural households, in the first five months, the fastest pace in almost a year.

Analysts at Capital Economics, a London-based research group, estimate that private consumption may have fallen to 34 percent of gross domestic product last year, the lowest level since China began opening its economy to market mechanisms more than three decades ago. Just 10 years ago, the share was 46 percent, Capital Economics calculates.

“Just at a time when the government in China and a lot of people elsewhere are hoping to see Chinese consumers step up to the plate, actually they’ve been staying away from shops,” said Mark Williams, an economist in London with Capital Economics and a former adviser on China to the U.K. Treasury. “The trend over the past couple of years has been relentlessly downward.”

All Bubbles Eventually Burst

I noted in July 2009:

One of the top experts on China’s economy – Michael Pettis – has a[n] essay arguing that China is blowing a giant credit bubble to avoid the global downturn.

Pettis documents reports and statistics from modern China, of course. But he ends with a must-read comparison to ancient Rome:

Let me post here a portion of Chapter 15 from Will Durant’s History of Roman Civilization and of Christianity from their beginnings to AD 325

The famous “panic” of A.D. 33 illustrates the development and complex interdependence of banks and commerce in the Empire. Augustus had coined and spent money lavishly, on the theory that its increased circulation, low interest rates, and rising prices would stimulate business. They did; but as the process could not go on forever, a reaction set in as early as 10 B.C., when this flush minting ceased. Tiberius rebounded to the opposite theory that the most economical economy is the best. He severely limited the governmental expenditures, sharply restricted new issues of currency, and hoarded 2,700,000,000 sesterces in the Treasury.

The resulting dearth of circulating medium was made worse by the drain of money eastward in exchange for luxuries. Prices fell, interest rates rose, creditors foreclosed on debtors, debtors sued usurers, and money-lending almost ceased. The Senate tried to check the export of capital by requiring a high percentage of every senator’s fortune to be invested in Italian land; senators thereupon called in loans and foreclosed mortgages to raise cash, and the crisis rose. When the senator Publius Spinther notified the bank of Balbus and Ollius that he must withdraw 30,000,000 sesterces to comply with the new law, the firm announced its bankruptcy.

At the same time the failure of an Alexandrian firm, Seuthes and Son due to their loss of three ships laden with costly spices and the collapse of the great dyeing concern of Malchus at Tyre, led to rumors that the Roman banking house of Maximus and Vibo would be broken by their extensive loans to these firms. When its depositors began a “run” on this bank it shut its doors, and later on that day a larger bank, of the Brothers Pettius, also suspended payment. Almost simultaneously came news that great banking establishments had failed in Lyons, Carthage, Corinth, and Byzantium. One after another the banks of Rome closed. Money could be borrowed only at rates far above the legal limit. Tiberius finally met the crisis by suspending the land-investment act and distributing 100,000,000 sesterces to the banks, to be lent without interest for three years on the security of realty. Private lenders were thereby constrained to lower their interest rates, money came out of hiding, and confidence slowly re-turned.

Except for the exotic names … and the spice-bearing ships, this story has a remarkably contemporary ring to it, as do nearly all historical accounts of financial crisis, by the way. This story is not totally relevant to China today except to the extent that it indicates how difficult it is for banking systems flush with cash to avoid speculative lending, and how the very fact of their speculative lending then creates the conditions that can bring the whole thing crashing down. Hyman Minsky told us all about this kind of thing. There has never been a political or economic system in history that has been able to avoid the consequences of excessive liquidity within the banking system. Even the Romans learned this, and they learned it the hard way, as we always do.

America’s easy credit bubble started in 2001. Rome’s prior to 10 BC. We know the results of both.

Is China now blowing a huge credit bubble which will lead to a giant crash down the line?

Pettis thinks so, and every Austrian economist in the world would agree.

I noted in September of that year:

Lou Jiwei – the chairman of China’s sovereign wealth fund – recently told a forum organized by the Brookings Institution and the Chinese Economists 50 Forum, a Beijing think-tank:

Both China and America are addressing bubbles by creating more bubbles and we’re just taking advantage of that.

While Americans are focused on the bursting of the American housing bubble, the bubble in residential and commercial real estate was global, including China.

Where Did the Surplus Go?

I’ve previously noted :

China’s official daily newspaper – China Daily – writes that China will probably run a trade DEFICIT in March …

It shows that the entire environment everyone assumes we are operating in – China as the giant net exporter with huge trade surpluses – might not continue for much longer. In other words, “Chimerica” is starting to break up.

And those huge Chinese purchase of U.S. treasuries are no longer guaranteed.

Indeed, Warren Hatch of Catalpa Capital Advisors claims:

After hitting record highs in 2009, China’s global trade balance is well below where it used to be and ticked up only modestly in the latest data. However, the headline number can be misleading: the trade surplus with the US continues to hit new highs while China is running massive trade deficits with the rest of the world.

***

When all the math is done, without the US, China is running a trade deficit with the rest of the world (the red line).

***

The renewed strengthening of the yuan against the dollar, however, has lagged the global surge in commodity prices. Because China is paying more for its commodity imports, the deficit with its non-US trade partners continues to grow. China has been buying US Treasuries for many years to finance its trade surplus with the US. China may need to continue doing so for some time to come to offset its trade deficit with the world ex-US and keep its overall trade balance stable.

Debt … In China?

Westerners are also familiar with the debt problems of Western countries like Greece, Spain and the U.S.

But as CNN Money noted in 2009:

On the surface, China presents a fiscal study in contrast with the United States, keeping a remarkably low ceiling on debt even as it spends its way out of the financial crisis.

***The trouble is that excludes local government borrowing, the current surge in loans backstopped by Beijing and bad assets cleared from the banking system but still floating about.

When all are thrown into the pot, analysts estimate that China’s debt may be closer to 60% of GDP, putting it in virtually the same league as the United States, which was at 70% at the end of 2008 before it launched its massive economic stimulus program.

To be sure, Washington is now set on a path of exploding debt that Beijing will largely avoid. [And China is somewhat more shielded from derivatives than the U.S.] The United States budgeted for a federal deficit of 12.9% of GDP this year, whereas China is aiming for just 2.9%. [And to the extent that China practices more public banking than the U.S., it might be able to create more credit without having to pay high interest rates to its private banks in the process.]

But China’s finances are deteriorating more quickly than the government expected, fueling a rise in the stock of both explicit and disguised debt that will constrict its wriggle room.

“It is serious because, one, much of it is hidden and, two, local governments are currently doubling down on their bets,” said Stephen Green, economist at Standard Chartered Bank in Shanghai. “As with all fiscal deficits, it limits space for further stimulus.”…

Above and beyond that are 400 billion yuan in bad loans in banks’ hands and at least 1 trillion yuan in non-performing debt hived off their books and assigned to asset management companies. The buck stops with Beijing on all of these.

The record surge in bank lending this year means that its sum of liabilities is about to swell in size.

MarketWatch noted in May 2010:

China’s economy is teetering on the edge of a major slowdown … according to a noted China strategist.
David Roche, an economic and political analyst who manages the Hong Kong-based hedge fund Independent Strategy, says the world’s third-largest economy is now on the brink, faced with the inevitable reckoning that follows an extended bank-lending binge.

“We’ve got the beginnings of a credit-bubble collapse in China,” said Roche, predicting the economy will likely cool from its stellar double-digit growth rate to a 6% annual expansion as a result.

While that may not sound bad, Roche believes the collateral damage from the cooling will be anything but mild, as the banking sector comes under pressure from cumulative years of bad investment and mispriced capital.

***
As Northwestern University’s Victor Shih points out, the Chinese government will slowly reveal more and more of the true ratio of bad loans to good loans, and raise its figures for local government debt. Shih says that recapitalizing Chinese banks to cover losses for the bad loans will eat up more and more of China’s reserves.

The Telegraph notedlast June:

China’s chief auditor has warned that high levels of local government debt could derail the country’s economy, with some observers suggesting that a number of Chinese provinces are even more fiscally-troubled than Greece.

source

Posted in Kinh Te | Leave a Comment »

Housing in the US 2011

Posted by hoangtran204 trên 28/06/2011

Bank-owned Houses: Curb Appeal Goes Out the Window

By STEVE YODER, The Fiscal Times

June 24, 2011

There’s a new kind of neighbor in town, and they won’t be stopping by for a barbeque anytime soon.

In many communities nationwide, that new neighbor is a bank or other mortgage lender. Since the onset of the housing crisis five years ago, the nation’s lenders have been steadily amassing vast residential real estate empires, by taking back foreclosed homes that don’t sell at auction. The number of homes owned by financial institutions has doubled since 2007 to 872,000, according to real estate data firm RealtyTrac. With 3 million more foreclosures expected in 2011, lenders could end up repossessing several million more in coming years.

So what kind of neighbors do mortgage lenders make? That may depend on where you live: Some legislators and community activists say banks do a better job of maintaining properties in wealthier neighborhoods than they do in middle-income and marginal ones. And four cities — Baltimore, Cleveland, Los Angeles and Memphis — are taking lenders to court in an effort to force them to take better care of their properties. In separate lawsuits, the cities are seeking hundreds of millions in damages from lenders, to cover increased city maintenance costs and reduced property tax revenues.

In the working-class Memphis neighborhood of Burlington, Lynda Whalen is leading a battle against foreclosure blight. After the bank foreclosed on one house and the owners left, it wasn’t long before the front windows had been smashed, and the yard was strewn with debris. Whalen, president of the neighborhood association, and her neighbors boarded up the house; they paid a contractor to clean up the yard. Because the mortgage was federally guaranteed, in mid-May the bank turned the house over to the U.S. Department of Housing and Urban Development (HUD). Maintenance has since improved, according to Whalen. (The bank, which a HUD field service contractor identified as Wells Fargo, did not return a call for comment in time for publication.)

In California cities like Long Beach and Palm Springs where investor Jim Shute buys and sells distressed properties in the $100,000 to $200,000 range, banks’ performance is similar. Big banks tend to do the minimum necessary to avoid being cited for code violations, he says. They usually keep the grass cut and board up broken windows, but they don’t do repairs, plant flowers or make other investments that would improve the sales price. That’s good news for Shute. “It actually does hurt what they can get for it,” he says.

The situation is different in the more affluent enclaves where Las Vegas realtor Ken Lowman works. In high-end Las Vegas markets, such as Southern Highlands, it’s rare to find bank-owned properties that aren’t well taken care of, he says. Banks pay close attention to the condition of these properties because they’ll likely get back the money they put into maintenance and repair — on a $4 million sale, green lawns, clean windows and well-kept pools, have a big impact on the sales price.

In some ways, it makes economic sense for banks to manage the properties they own (often called REO properties, for “real-estate owned”) differently in wealthy versus modest neighborhoods. Because retail buyers tend to look for move-in ready properties, while investors tend to seek fixer-uppers, banks generally invest in maintenance and repairs in the former but not the latter. In Memphis, properties in wealthier neighborhoods are aggressively marketed to retail buyers, says Webb Brewer, one of the lawyers representing the city in its lawsuit. Webb had a researcher look at REO buyers in white, wealthier neighborhoods — 70 percent of them were retail and 30 percent were investors; in lower income, minority neighborhoods, the figures were reversed.

Other data supports the claims that neighborhood demographics influence how well bank-owned homes are maintained. An April report from the National Fair Housing Alliance (NFHA), a national nonprofit that addresses housing discrimination, concluded that maintenance practices were “consistently better” in white  neighborhoods  than in those that were predominantly African-American.  The report analyzed 624 bank-owned properties (also known as “REOs,” for “real estate owned”) in four states.

Mortgage lenders dispute those claims. “All of the homes that we have on our books are treated exactly the same way,” says Philippa Brown, spokesperson for American Home Mortgage Servicing Inc. “They’ve all got to be up to code. Do I think there’s been such a volume of homes that some have fallen through the cracks? Definitely. But in every neighborhood … if they’re brought to our attention we fix them fast because we want to get them sold.”

REOs in marginal and modestly priced communities may end up neglected because lenders often  contract with outside “property preservation” firms, who in turn hire local contractors. Because of the property preservation business is booming as the number of foreclosures grows, many new and inexperienced players are entering the business. Critics say that means the quality of the contractors and subcontractors varies widely. “The problems arose in this industry as the market changed,” says Michael Anz, CEO of property preservation company MGA Services, which has operated since 1999. “There have been so many new players in the industry who don’t understand the business.”

In other cases, banks hire local real-estate brokers to get properties ready to sell. But brokers have to pay for repairs and maintenance out of their own pockets, then get reimbursed, according to Mike Krein, president of the National REO Brokers Association. Some brokers decide to skip repairs, especially for lower-end houses. Krein says there’s often pressure on banks from Fannie Mae and Freddie Mac to spread out contracts to numerous brokers rather than picking the few that specialize in REOs.

But with a glut of foreclosures forcing prices down nationwide, banks simply may not be able to sink money into houses that are losing value, according to Albert J. Sumell, an economist at Youngstown State University who has studied the valuation of foreclosures. He says banks just can’t afford to put thousands of dollars into a property if don’t they expect to get it back.

Some local legislators and community groups are taking steps to change that economic equation.
In Ohio, legislation passed in April 2010 allows some counties to start nonprofit “land banks” that are funded through county-assessed penalties and interest collected on overdue property taxes. Land banks can acquire lenders’ unwanted REOs through donation or purchase; in exchange, the land bank clears the title of liens (fines, back taxes). The county then decides how best to use the property — either rehabilitating and selling it or demolishing it.

And in California, a state foreclosure reform law passed in 2008 allows cities and counties to require banks to register foreclosed properties and levies fines if properties aren’t maintained. An ordinance in Long Beach, for example, allows the city to fine a bank up to $1,000 a day if it doesn’t do basic maintenance like cutting grass and fixing broken windows. Illinois now is considering similar legislation.

In Long Beach, banks have registered 418 properties, and the city hasn’t had to issue a single fine in the two months since the law was enacted. That’s a success, even if the city doesn’t make a dime in fines, according to Rex Richardson, chief of staff to city councilman Steve Neal, who introduced the ordinance. “Good code enforcement should never be a revenue generator,” he says.

Related Links:
Foreclosures: Luxury Homes on the Auction Block (The Fiscal Times)
Investors are Flipping over Low Home Prices (The Fiscal Times)
Housing Double Dip: Why Prices Will Keep Dropping (The Fiscal Times)

————–

Another Blow to Housing: Home Prices at 2002 Levels

By JENNIFER DEPAUL, The Fiscal Times
May 31, 2011

In the latest sign of a weak economy, home prices in March fell to their lowest point since the housing collapse began. Prices are now back to mid-2002 levels as the housing market remains bogged down by an oversupply of inventory and an undersupply of buyers and may not have hit bottom.

Home prices fell 4.2 percent in the first quarter of 2011, the eighth consecutive quarterly drop, according to the Standard & Poor’s/Case-Shiller National Home Price Index, putting the index 5.1 percent below the first quarter of 2010. “This month’s report is marked by the confirmation of a double-dip in home prices across much of the nation,” David Blitzer, Chairman of the Index Committee at S&P indices said in a statement. “Home prices continue on their downward spiral with no relief in sight.”

Consumer confidence also declined, according to a separate report.

Home prices are now 33 percent below their 2006 peak and have fallen by more than the 31 percent decline that took place during the Great Depression. “The current housing crash will further eclipse the one seen during the Great Depression, if not in duration, certainly in size,” said Paul Dales, economist with Capital Economics. He warned that when home prices fell during the Great Depression, it took   19 years for the market to regain its value.

Even more troubling, the bottom has yet to be reached Dales said. Some experts say that home prices will fall another five to 10 percent this year and may bottom out in 2012 at the earliest. Earlier this month, the National Association of Realtors said the pending home sales index, which tracks contracts signed in April, fell by 11.6 percent from March.

“People don’t want to buy homes if house prices are going to fall further,” said Karen Dynan, economist with Brookings Institution. “There can be a negative self reinforcing cycle—house prices are falling because demand is soft, people expect house prices to fall further so they become more reluctant to buy homes and house prices fall further.” Dynan said she can’t predict when the housing market will hit bottom.

Prices plunged in 19 metro areas tracked by the S&P/Case Shiller Index of 20 metro areas compared with last year. Minneapolis posted a 10 percent decline from a year earlier. Washington, D.C. was the only city to show an annual gain.

Twelve cities hit their lowest levels in nearly four years:  Atlanta, Charlotte, Chicago, Cleveland, Detroit, Las Vegas, Miami, Minneapolis, New York, Phoenix, Portland, Ore., and Tampa. The 20-city composite posted an annual rate of decline of 3.6 percent, while prices fell 2.9 percent in the 10-city composite.

A record number of foreclosure sales are forcing home prices down. Sales of bank-owned homes and those in some stage of foreclosure accounted for 28 percent of all residential sales in the first quarter of 2011, according to RealtyTrac, the largest online market for foreclosed properties. High unemployment also has cut into home sales.

But not all housing experts are pessimistic. “The housing market is at a turning point as conditions are beginning to look up,” said Mike Zoller, economist with Moody’s Analytics. “Though job creation–one of housing demand’s key drivers–had been proceeding at glacial pace, the rate of growth is picking up. With hours worked rising and corporate profitability surging, hiring will step up further. This will boost confidence and incomes, fostering growth in the housing market.”

Meanwhile, in a separate report Tuesday, the Conference Board reported that consumer confidence fell steeply in May to a six month low and now stands at 60.8 (on a scale of 100), down from 66 in April.

“Consumers are considerably more apprehensive about future business and labor market conditions as well as their income prospects. Inflation concerns, which had eased last month, have picked up once again,” said Lynn Franco, director of the Conference Board Consumer Research Center in a statement.

The reports come days before the Labor Dept.’s May employment report on Friday. Experts predict the number of new jobs will well below April’s surprisingly strong 244,000 increase. The consensus is for May’s numbers to be around 175,000 new jobs created.

Click Here For Housing Market Coverage

Related Links:
Home Prices Still Falling (Wall Street Journal)
S&P/Case Shiller Signals Double Dip in Housing Economic Report (MarketWatch)
Five Questions on Tuesday’s S&P/Case Shiller (Wall Street Journal)

http://www.thefiscaltimes.com/Articles/2011/05/31/Another-Blow-to-Housing-Home-Prices-at-2002-Levels.aspx

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Trung Quốc dọa chút xíu là đã sợ…ướt quần

Posted by hoangtran204 trên 27/06/2011

Ngỡ rằng đồ thật hoá đồ chơi!….

Con tầu đồng nát Varyag trước khi thành  “tầu sân bay Thi Lang ” của Trung Quốc
Một tháng sau khi biểu diễn khả năng cô hồn cao độ với việc uy hiếp Đông hải, Bắc Kinh quay ra hăm he Hoa Kỳ.

Chẳng là cuối tuần qua, sau khi họp với Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái bình dương của Hoa Kỳ tại Hawaii, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên lớp côn đồ: “có những quốc gia đang đùa với lửa” – xin phiên dịch rằng đó là Phi Luật Tân và Việt Nam. Sau đấy, Thứ trưởng họ Trương liếc qua phía Mỹ: “và tôi mong rằng Hoa Kỳ không bị phỏng tay vì chuyện đó”. Ngon!

Đã đành là ngon rồi, vì tuần tới Bắc Kinh sẽ cho hạ thủy “tầu sân bay” đầu tiên của mình. Gọi là chơi nổi để góp mặt với đời trên biển Đông.

Nhưng chưa ai biết là hàng không mẫu hạm này có… nổi không và việc thử nghiệm là gì. Thử máy xem có chạy không, hay là còn thử cho máy bay cất cánh và hạ cánh?

Trong khi chờ đợi thì hãy nghĩ đến truyện… “hồn Trương Ba, da hàng thịt” với màu sắc Trung Hoa. Rất khôi hài ảm đạm!

***

Năm 1985, Liên Xô cho thiết kế một hàng không mẫu hạm, hạng Admiral Kuznetsov.

Năm 1988, chiến hạm đó được khởi công và sau này đặt tên là Varyag. Đến năm 1992 thì mọi việc bỗng ngưng – vì Liên Xô sụp đổ. Chiến hạm có xác mà không hồn: trông thì rõ là hàng không mẫu hạm mà bên trong chưa có hệ thống điện tử!

Khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Liên bang chia của cho các nước Cộng hoà tách khỏi liên bang, chiếc Varyag được gán cho Cộng hoà Ukraine – như một của nợ. Và được Ukraine kéo lên ụ làm thịt bên bờ Hắc hải! Ruột gan tanh bành, không có máy, chẳng có cánh quạt, chân vịt, hay hệ thống điều dụng vì bị tháo gỡ đem bán lẻ. Nó trở thành khối thép vô dụng, được cho bán đấu giá năm 1998.

Đấy là lúc các đấng con trời đỏ xuất hiện. Dưới dạng con buôn Hong Kong, của một hãng lữ hành.

Họ nhảy vào cò kè mặc cả và đấu giá rồi chi ra 20 triệu đô la để mua về cái vỏ tầu mà xứ Ukraine cho là đồ phế thải. Chẳng sao, năm đó Thiên triều đang chuẩn bị việc Macao “hồi quy cố quốc”. Cho nên lý do chính thức là kéo chiếc Varyag vô hồn này về làm sòng bạc nổi trên mặt nước!

Mà nội một chuyện kéo cái vỏ tầu này qua mấy đại dương và eo biển về Hoa lục cũng mất gần hai năm.

Họ phải thuê một hãng Hoà Lan với thủy thủ đoàn Phi Luật Tân chạy lòng vòng 16 tháng trong Hắc hải qua vịnh Bosphorus rồi xuyên kênh đào Suez không được – không ai cho một con tầu chết đi qua hải lộ hiểm yếu này – nên phải trở qua eo biển Gibraltar, xuống tận mũi Hảo Vọng của Phi Châu mới về đến Châu Á… Một cuộc hành trình lịch sử chỉ kết thúc vào cuối năm 2001, gây tốn kém hơn 30 triệu đô la và rất nhiều giấy mực của báo chí.

Về đến nơi thì chiếc Varyag không ghé Macao mà lên thẳng Liêu Ninh, nằm ụ trong quân cảng Đại Liên.

Nơi đây, chiến hạm Varyag – sản phẩm thuộc diện đồng nát của Liên Xô thời tàn lụi, thuộc diện phế thài của xứ Ukraine thời khủng hoảng – bắt đầu thoát xác. Nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc với tên mới là Thi Lang, tên của viên Đô đốc đã “giải phóng” Đài Loan vào thời Mãn Thanh. Mất 10 năm tròn cho việc đỏ da thắm thịt này!

Bây giờ, Trung Quốc có đồ chơi mới, nên hăm Mỹ là coi chừng phỏng tay!

***

Nói về việc thành hình một hàng không mẫu hạm, người ta nhớ trước tiên đến chữ “mẫu hạm”.

Một chiến hạm đầu đàn, chung quanh trên dưới còn rất nhiều võ khí quái dị khác để bảo vệ và khai trển sức mạnh. Khi ra khơi thì đó là một đội quân hoàn chỉnh ngoài đại dương. Sau đấy mới là một sân bay ngoài biển, để phóng ra và thu vào các chiến đấu cơ có cánh cố định – không phải cánh xoay như trực thăng.Một tập hợp như vậy đòi hỏi nhiều điều kiện phối hợp về tổ chức, kỹ thuật, liên lạc, kiểm soát rất phức tạp. Phải mất nhiều thế hệ thiết kế và huấn luyện mới xong.Cho tới nay, những hình ảnh đầu tiên được tiết lộ về chiếc Thi Lang uy dũng này vẫn cho thấy nhiều của nợ ngổn ngang trên sàn bay. Còn việc máy bay lên xuống ra sao thì chưa ai biết… Dù sao, nếu cứ có động cơ để chạy ra chạy vào được vài cây số thì cũng đã là một thắng lợi vĩ đại.

Ngẫu nhiên sao, năm nay Hoa Kỳ lại kỷ niệm 100 năm ngày hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình! Và các hàng không mẫu hạm thời nay của Mỹ đều sử dụng năng lượng siêu hạng: hai chục năm mới phải một lần… xạc bình điện!

Phần mình, sau 90 năm của đảng Cộng sản, từ thời “lập quốc” cách nay một vòng hoa giáp 60 năm, quân đội Trung Quốc chủ yếu là một lực lượng lục quân. Chiến pháp xứ này là lấy lượng làm phẩm, lấy quân số làm ưu thế – để trấn áp bên trong! Lục quân Trung Quốc ngày nay vẫn có chừng một triệu 600 ngàn lính, có trang bị áo quần súng ống đầy đủ. Đông lắm, nuôi không xuể, nhưng vẫn hát khúc quân hành cho vui vì là một đội quân cổ điển với võ khí lỗi thời. Mà vẫn vô dụng, vì khi hữu sự bên trong, xứ này vẫn cần tới công an võ trang, cảnh sát đặc biệt, v.v…

Hơn 700 ngàn nhân mạng chứ không ít.Năm qua, việc ngân sách “nội an” cũng cao bằng ngân sách quốc phòng cho thấy ưu tiên của lãnh đạo: dẹp loạn bên trong hơn là bành trướng ra ngoài!Không quân và Hải quân là những quân chủng mới chỉ được Bắc Kinh cho hiện đại hoá từ vài chục năm trở lại. Và hiện đại hóa với võ khí thụ đắc của Liên Xô trên đỉnh cao Xô viết, tức là khi xứ này bắt đầu tan rã hơn hai chục năm về trước! Binh đội của hai quân chủng này chưa tới 600 ngàn lính, còn thua lực lượng nội an. Siêu cường đại bá chưa có khả năng “giải phóng” – một định nghĩa khác của chữ “chiếm đóng” – bất cứ xứ nào nằm ngoài lãnh thổ cố hữu của họ. Muốn tái diễn một cuộc chiến tranh Triều Tiên với chiến thuật biển người thì chỉ can tội… sát sinh: Bắc Kinh rất hiểu điều ấy từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 khi Hoa Kỳ không tập và diệt gọn các sư đoàn ưu binh của Saddam Hussein.

Năm đó, Tư lệnh Quân đội Giải phóng là Đô đốc Lưu Hoa Thanh vào tâu với Đặng Tiểu Bình: “Thưa lão đồng chí, Trung Quốc từ nay không còn hệ thống phòng thủ nữa!” Chứng cớ ông trình lên là những hình ảnh về trận “Bão Sa Mạc” của Hoa Kỳ tại Iraq, do hệ thống truyền hình CNN phổ biến!…

Nhưng sức mạnh nào chỉ có quân số, vì còn phải nói đến võ khí và kỹ thuật chiến tranh nữa chứ?

Thưa vâng: ngày nay, hơn 70% võ khí Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào đồ nghề cổ lỗ của Nga sản xuất từ thời Xô viết, phần còn lại là học lóm, là ăn cắp và đôi khi còn bị cấy sinh tử phù khi đi ăn cắp mà không biết! Cho đến nay, giấc mơ đại cường hải dương của xứ này mới chỉ thành hình với hai chiến hạm duy nhất có khả năng viễn duyên và quả nhiên là năm ngoái đã… dám đi tuần tra ngoài khơi Somalia để cùng thế giới tham gia tiễu trừ hải tặc.Bây giờ ta lại có Thi Lang!Việt Nam chúng ta sẽ rất lầm khi dựa vào Hoa Kỳ để khiêu khích Trung Quốc, như Bắc Kinh ám chỉ. Nhưng Trung Quốc sẽ rất lầm nếu đòi dằn mặt nước Mỹ để thu gọn Đông Nam Á vào trong túi.

Hãy nói về tương quan hai xứ đó: Hoa Kỳ và Trung Quốc có lãnh thổ tương tự, gần 10 triệu cây số vuông. Nhưng, Trung Quốc hơn Mỹ nhờ dân số nên… phải nuôi nhiều hơn Mỹ khoảng một tỷ người trên cùng một diện tích. Chỉ nội khái niệm “phải nuôi” ấy cũng là điều đáng kể. Hoa Kỳ có dân số hơn 300 triệu mà không bao giờ có chữ “nuôi dân”: người dân tự nuôi lấy mình và còn sản xuất dư thừa nông sản lương thực để nuôi xứ khác. Trung Quốc có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích tương đương mà đất khả canh thì hẹp và chưa bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Vặt mũi bỏ mồm là động tác truyền thống.

Làm sao đòi dọa nạt một quốc gia có truyền thống hải dương từ thời lập quốc và nay vẫn là siêu cường quân sự toàn cầu?

Bây giờ, chuyện dẹp êm nội loạn chưa xong, Trung Quốc còn đòi chinh phục thiên hạ! Bắc Kinh chỉ có thể uy hiếp Hà Nội và mua chuộc đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Vì sao không kín đáo thi hành việc đó như họ đã từng làm từ hai chục năm nay? Vì sao lại hung hăng dọa nạt và còn muốn cho Hoa Kỳ phỏng tay? Vì ta sắp có tầu sân bay?

Đúng là dịp may hy hữu cho Việt Nam tỉnh ngộ.

Bài phát biểu cuả ông John McCain tại hội thảo về biển Đông ngày 20/6/2011

Posted in Chinh Tri Viet Nam | Leave a Comment »

Bài phát biểu cuả ông John McCain tại hội thảo về biển Đông ngày 20/6/2011

Posted by hoangtran204 trên 27/06/2011

 

 

 

Phát biểu của ông John McCain tại hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC. ngày 20-06-2011.

John McCain
…..Bỏ qua những sự việc không liên quan đến hội thảo

Những năm vừa qua cho thấy sự leo thang nhanh chóng về tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực hàng hải đang tranh chấp và hay thay đổi này. Tôi không cần phải nói lại cho các cử tọa ở đây nghe tất cả các sự cố. Dĩ nhiên, điều quan trọng là tất cả các bên thực hiện sự kiềm chế. Và để chắc chắn rằng, các đối tác ASEAN của chúng ta sẽ cần phải thỏa hiệp, đặc biệt là các nước thoả hiệp với nhau, để đạt được một kết quả hòa bình và cùng có lợi, như nhiều nước trong số các nước này thừa nhận.

Điều đó có nghĩa là, tình hình này cần phải nói thẳng một chút: Một trong những lực lượng chính làm cho các căng thẳng trên biển Đông trầm trọng hơn, và làm cho giải pháp hòa bình của các tranh chấp này khó khăn hơn để đạt được, đó là hành vi hung hăng của Trung Quốc và việc đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ tìm cách theo đuổi.

Tôi chẳng vui vẻ gì để nói điều này.Tôi tin rằng một trong những lợi ích quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ là việc duy trì và tăng cường quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc. Tôi muốn Trung Quốc thành công và phát triển một cách hòa bình. Và tôi tin rằng không có lực lượng lịch sử nào lên án đất nước chúng ta về xung đột. Thật vậy, phạm vi hợp tác toàn cầu của chúng ta là rộng hơn bao giờ hết, kể cả các vấn đề an ninh hàng hải, rõ ràng để cho mọi người thấy các hoạt động chung của chúng ta ra tận ngoài khơi Sừng châu Phi (Horn Africa).

Điều gây khó khăn cho tôi, và tôi cũng nghĩ rằng nó cũng gây khó khăn cho nhiều quý vị ở đây, đó là các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc trên biển Đông. Các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả ở vùng biển trong vòng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines.

Bản đồ về cái gọi là chín vạch của Trung Quốc tuyên bố tất cả các đảo trên biển Đông là chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và tất cả các vùng lãnh hải của nó là vùng đặc quyền của Trung Quốc rõ là vô lý. Hơn nữa, những giải thích cụ thể về luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải, bóp méo khái niệm mở rộng cho mọi người đi vào, và sẽ hạn chế sự đi vào vùng biển này. Một số người ở Trung Quốc thậm chí còn đề cập đến học thuyết này như “chiến tranh pháp lý”.

Tại sao điều này quan trọng đối với Hoa Kỳ? Đây là câu hỏi mà nhiều người Mỹ sẽ hỏi, đặc biệt là khi chúng tôi liên quan đến ba cuộc xung đột đã xãy ra, và khi nợ quốc gia của chúng tôi thực sự trở nên không bền vững. Tại sao Mỹ nên quan tâm đến tranh chấp lãnh hải của các nước bên cách xa nửa vòng trái đất?

Chắc chắn có lý do kinh tế để tham gia. Khu vực biển Đông là nguồn quan trọng về công việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh.

Điều này tạo ra sự va chạm giữa các quốc gia, nơi các tranh chấp cũ vẫn chưa được giải quyết. Hoa Kỳ có một lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì một sự cân bằng chiến lược thuận lợi trong khu vực quan trọng này. Và trọng tâm đó là để bảo vệ sự tự do phổ quát trong việc đi lại và đi vào các vùng biển như một nguyên tắc căn bản của trật tự quốc tế.

Những nỗ lực phủ nhận tự do hàng hải trên biển Đông đặt ra một thách thức nghiêm trọng đến trật tự quốc tế mà, dựa trên luật lệ, Hoa Kỳ và đồng minh của chúng tôi đã duy trì trong nhiều thập kỷ. Nếu những nỗ lực này thành công – sẽ liên tục bắt nạt, cho phép một nước áp đặt tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình bằng vũ lực và biến biển Đông thành một khu vực không cho các tàu thương mại và quân sự của các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, đi vào. Hậu quả sẽ là thảm khốc.

Điều đó có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm để làm suy yếu luật pháp quốc tế, theo cách mà những người có ý định bệnh hoạn, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ áp dụng ở nơi khác. Điều đó có thể tạo ra sự khuyến khích gia tăng quyền lực gây phiền hà khắp mọi nơi để sử dụng vũ lực, điều mà các phương tiện pháp lý và hoà bình không thể bảo đảm cho họ. Vì thế, nó sẽ đưa chúng ta đến gần thảm hoạ hơn vào một ngày, khi hải quân Mỹ thấy rằng không thể đi vào và hoạt động một cách an toàn ở Tây Thái Bình Dương.

“Vậy thì Hoa Kỳ nên làm những gì? Để tôi cung cấp một vài đề nghị để kết thúc.

“Thứ nhất, về lập trường của Mỹ trên biển Đông, chúng ta nhận thấy rằng, một chính sách rõ ràng có thể ổn định hơn so với một chính sách không rõ ràng. Tôi hoan nghênh Ngoại trưởng Clinton khi tuyên bố rằng các bên tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương, và chúng ta sẽ tìm cách tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Đa số các nước châu Á hoan nghênh tuyên bố đó. Trên hết, đây là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, không phải giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, rất hữu ích cho chúng ta tiếp tục nói rõ quan điểm của Mỹ, để các nước khác có thể biết, Hoa Kỳ chấp nhận những yêu sách nào, và những yêu sách nào chúng ta không chấp nhận, và những hành động nào chúng ta chuẩn bị để hỗ trợ các đối tác của chúng ta, đặc biệt là Philippines, một nước đồng minh có ký hiệp ước.

“Thứ hai, Hoa Kỳ nên hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta trong việc giải quyết tranh chấp của họ trên biển Đông, như một phương tiện cổ vũ ASEAN đoàn kết hơn để đối mặt với Trung Quốc.

Trung Quốc tìm cách khai thác sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN – làm cho họ chống đối nhau, để phục vụ cho kế hoạch riêng của Trung Quốc. Giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các nước ASEAN, như Malaysia và Brunei gần đây đã thực hiện, sẽ cho phép các đối tác của chúng ta thiết lập một mặt trận thống nhất hơn.

“Thứ ba: Hoa Kỳ cần giúp đỡ các đối tác ASEAN của chúng ta tăng cường sự phòng thủ trên biển và khả năng phát hiện – để phát triển và triển khai các hệ thống cơ bản như radar cảnh báo sớm và các tàu an ninh ven biển. Bù đắp sự thiếu thốn này, và tăng cường tập trận chung với chúng ta, sẽ cung cấp một hình ảnh hoạt động phổ biến hơn ở biển Đông và khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa.

Thứ tư, Thượng viện Mỹ cần quan tâm hơn đến Công ước LHQ về Luật Biển. Tôi biết điều này không phổ biến ở một số người bảo thủ. Nhưng thực tế là, chính phủ các nhiệm kỳ kế tiếp của cả hai đảng đã tôn trọng những nhận xét cơ bản của Công ước, mặc dù không cần phải ký. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc đã ký công ước mà không thực hiện đúng, nhắm tới việc từ chối, không cho các nước đi vào vùng biển quốc tế.

Điều này làm cho Hoa Kỳ dựa vào ân huệ của các nước ngoài cũng như dựa vào sức mạnh lớn hơn của chính mình để bảo đảm quyền đi lại của Mỹ. Nhưng những điều này là đặc ân, không thể được xem như lúc nào cũng có sẵn, đó là lý do Hải quân Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ Công ước [LHQ về Luật Biển] và tính pháp lý của nó, để bảo đảm nó phục vụ cho các hoạt động hải quân của chúng ta. Do đó, vì lý do an ninh quốc gia, Thượng viện cần phải quyết định, đã đến lúc phê chuẩn Hiệp ước Luật Biển.

Thứ năm, chúng ta cần phải chuyển sức mạnh của lực lượng Mỹ, chú trọng nhiều hơn vào những khu vực cạnh tranh mới trỗi dậy, đặc biệt là Ấn Độ Dương và Biển Đông. Tôi đã tham gia với các đồng nghiệp của tôi ở Hội đồng Quân sự Thượng viện, Thượng nghị sĩ Carl Levin và Jim Webb, để kêu gọi cho thêm thời gian đánh giá lại kế hoạch về các căn cứ của chúng ta ở Nhật Bản và Guam. Và tôi đã làm như thế để Mỹ không phải rút khỏi châu Á, mà là tăng cường cam kết của chúng ta đối với an ninh trong khu vực này.

Không phải là Quốc hội có ý kiến về các thỏa thuận căn cứ trong khu vực, mà thực tế tình hình mới và chi phí vượt quá mức, đã tạo vấn đề về các kế hoạch hiện tại của chúng ta. Mục tiêu của chúng ta nên chuyển tới nơi có vị thế địa lý hơn, đưa quân đội rải rác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Bộ trưởng Quốc phòng Gates đã mô tả, và trung tâm của nỗ lực đó sẽ luôn luôn là những cam kết căn bản của chúng ta với các đồng minh lịch sử như Nhật Bản và Nam Hàn.

Cuối cùng, Hoa Kỳ phải tiếp tục các khoản đầu tư cần thiết vào khả năng phòng thủ của chúng ta, đặc biệt là lực lượng hải quân, để duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Chúng ta đang phải đối mặt với áp lực rất lớn trong nước để cắt giảm chi tiêu, gồm cả chi tiêu quốc phòng, và một số cắt giảm chắc chắn cần thiết. Những người có lý có thể không đồng ý về việc cắt giảm này, nên cắt thêm bao nhiêu.

Nhưng gần đây, khi Tổng thống cam kết cắt giảm 400 tỷ đô la về chi tiêu quốc phòng trong thời gian 12 năm – không có cơ sở chiến lược hợp lý về lý do tại sao con số này đã được lựa chọn hoặc những gì rủi ro gì nó sẽ gây ra, và Bộ trưởng Quốc phòng chỉ được nói về điều đó một ngày trước khi sự việc xảy ra – tôi nghĩ rằng những người có lý lẽ cũng có thể đồng ý rằng, điều này không có cách nào để lên kế hoạch quốc phòng của chúng ta. Chúng ta phải [lên kế hoạch] dựa vào chiến lược hướng dẫn, không thể [dựa vào] những con số tùy tiện.

Những sự kiện hiện đang xảy ra trên biển Đông sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc định hình sự phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Hoa Kỳ phải tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình đó. Về vấn đề này, tôi gặp rắc rối do các báo cáo gần đây của một số đồng nghiệp của tôi trong Quốc hội và một số ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa. Họ mong muốn Hoa Kỳ rút khỏi thế giới và giảm các cam kết của chúng tôi ở nước ngoài.

Hoa Kỳ đã mắc phải sai lầm đó trước đây, và chúng ta nên học bài học lịch sử này, không để nó lặp lại. Cuối cùng, lịch sử cho chúng ta thấy rằng, chính Mỹ được hưởng lợi lớn nhất nhờ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đó là duy trì bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ. Chúng ta từ bỏ vai trò đó là nguy hiểm cho thế giới và cho chính chúng ta.

Nếu các bạn đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ để mang một thông điệp về nhà với các bạn, thông điệp đó sẽ là: Luôn có xu hướng cô lập ở Mỹ, nhưng người Mỹ đã bác bỏ nó trước đây, và tôi tin rằng bây giờ người Mỹ sẽ bác bỏ nó một lần nữa. Sẽ luôn có một cơ sở vững chắc của Mỹ hỗ trợ cho một chính sách quốc tế mạnh mẽ ở nước ngoài. Chính sách đó sẽ không thay đổi, kể cả ở Mỹ.

Chúng tôi sẽ không rút khỏi hoặc bị đẩy ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ ở lại đó, [thực hiện] cam kết với bạn bè và đồng minh của chúng tôi, và chúng ta sẽ cùng nhau thành công.

Nguồn: http://www.ustream.tv/recorded/15514848

Nguồn

 

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Chinh Tri Hoa Ky | Leave a Comment »

Khi các phụ nữ ở tầng lớp có quyền lực lên tiếng

Posted by hoangtran204 trên 25/06/2011

Trong suốt 36 năm qua, đảng chỉ tin dùng đảng viên và con cháu của các công thần trong đảng. Những người nầy hoặc ở lại trong nước tham gia vào chính quyền, nắm các công ty, tập đoàn, hoặc được cử qua Liên Xô, Đông Âu du học và trở về nắm các ban ngành thông tin văn hóa dùng để tuyên truyền phục vụ đường lối do đảng đề ra, hoặc để tuyên truyền, tung hô, che chở và bảo vệ đảng.

Một số lớn các du-sinh tốt nghiệp từ Liên  Xô, Đông Âu vào những năm 1980s và 1990s đã trở về, và đang làm cố vấn kinh tế, tài chánh, đầu tư, thuế, kế hoạch, công nghiệp, giáo dục…cho các bộ trưởng, chính phủ, và đảng. Tình hình Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và xã hội VN…hiện nay là kết quả của đảng chỉ đạo và sự phụ giúp đắc lực của các du sinh nầy.

Sau một thời gian phục vụ rất đắc lực, có phải họ phản tỉnh và không còn muốn ngũ yên nữa hay sao; hoặc họ đang được chỉ đạo để thi hành một nhiệm vụ mới được đảng giao cho?

 

Sexy tất cả, trừ lòng yêu nước

Thùy Linh
NTT: Nhà Văn Phạm Ngọc Tiến vừa gửi tới tôi bài viết của người đồng nghiệp cùng làm việc tại Hãng phim Truyền hình VN với lời giới thiệu ngắn gọn: “Đây là bài viết của nhà văn Thùy Linh, tác giả truyện ngắn “Mặt trời bé con của tôi” năm nào. Một bài viết hay, trách nhiệm và không hề né tránh”. Xin giơi thiệu cùng bạn.

Bây giờ bạn có thể biết đến tận giường ngủ của những người nổi tiếng, hơi nổi tiếng, nổi tiếng chút chút, tự mình làm nổi tiếng…với căn nhà cỡ triệu đô, hơn triệu đô và nhiều triệu đô. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng.

Bạn có thể tưởng tượng hình bóng người đẹp ngâm mình trong các bồn tắm sang trọng của một phần giá trị trong những căn nhà đắt tiền đó. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng.

Nhà văn Thùy Linh

Bạn có thể mất ngủ nhiều ngày về sự giàu sang phô trương của các sao và tự hỏi họ kiếm đâu ra ngần ấy tiền giữa lúc một người trí thức (chưa kể dân đen) kiếm được đồng tiền nuôi gia đình hết sức chật vật?

Bạn có thể khó chịu vì hàng ngày mở tờ báo và các trang mạng chỉ thấy chuyện tốc váy, yêu đương, ly hôn, cặp bồ… của những người nổi tiếng và được coi là nổi tiếng. Thậm chí đám cưới của sao nào đó cũng chiếm mất khá nhiều giao diện trên trang mạng với không có thông tin gì cả ngoài các chân dài tới dự lễ thành hôn. Giữa lúc xã hội nơi tôi đang sống có quá nhiều việc cần phải lên tiếng.

Bạn có thể cười nhạt vì một party sinh nhật phù phiếm và hết sức sành điệu của ai đó cũng là người nổi tiếng được tổ chức linh đình và lôi kéo sự chú ý của các phóng viên và nhiều độc giả. Giữa lúc nhiều người dân nước tôi đang thiếu dù chỉ một bữa cơm no bụng.

Bạn có thể kinh ngạc về tội ác diễn ra hàng ngày được “trình diễn” trên các báo và mạng internet như là phần không thể thiếu của cuộc sống trên mảnh đất này. Những vụ án đốt con, đốt chồng, những thây người bị giết cắt rời từng mảnh, những vụ bắn nhau chỉ vì va chạm trên đường, những vụ hiếp dâm trẻ nhỏ và chính con cái mình… Tội ác dường như là chuỵên bình thường khi mọi giá trị nhân văn mang tính người đã bị đẩy ra khỏi cuộc sống.

Bạn có thể bị kinh động bởi những vụ tham ô, thất thoát số tiền lên đến nhiều tỷ tỷ đồng mà người bình thường không biết đó là bao nhiêu chữ số, nhưng vẫn chỉ “rút kinh nghiệm”. Thử hình dung nếu có một Bao Tự thay vì thích xé lụa mà xé tiền thì mất bao nhiêu năm mới xé hết số tiền ấy với mệnh giá 500.000 VND? Nhưng đất nước tôi vẫn bao dung, nhẫn nhịn… cho qua. Trong khi vẫn rất nhiều đứa trẻ phải bỏ học vì không có tiền. Ngày ngày trẻ con vẫn đu dây vượt sông lũ đến trường. Vô vàn đứa trẻ vùng cao phải ở lán dựng tạm trống hoác nơi núi cao rét buốt để nhọc nhằn bám theo con chữ. Vẫn nhiều người phát bệnh tâm thần do nghèo đói, bệnh tật… Chuyện đó ai cũng biết vì tất cả phơi bày trên báo chí.

Bạn có thể thất vọng đau đớn khi thấy thiểu số lãnh đạo cả dân tộc bằng tư duy không thể nói là lạc hậu, mà phải nói là lẩm cẩm, điên khùng. Vậy mà dân tộc tôi vẫn cúi đầu cam chịu, nhẫn nhục cắn răng…Tất cả cũng hiển hiện trên các trang báo và mạng không hề dấu diếm, hàng ngày… Sự thô bỉ, vô liêm sỉ, vô minh, trắng trợn, giả dối, độc ác diễu hành từ mấy chục năm nay và vẫn đang tiếp tục. Sự nhẫn nhục, vụ lợi, bàng quan, lạnh nhạt của triệu triệu người dân cũng chẳng hề dấu diếm…

Có thể phơi bày tất cả, trừ sự thật.

Có thể phơi bày tất cả trừ sự liêm sỉ, tử tế.

Có thể phơi bày tất cả trừ công bằng.

Và đau đớn hơn, có thể phơi bày tất cả trừ lòng yêu nước.

Tôi đã thấy điều đó qua cuộc biểu tình vì Trường Sa – Hoàng Sa – Vịêt Nam vào ngày 12/ 6 / 2011 vừa qua. Nhưng chủng tử của lòng yêu nước trong thời đại mới sẽ gieo mầm vào lòng người từ bây giờ, giây phút này…

Và tôi tin, chỉ một dúm người bày tỏ lòng yêu nước so với gần 90 trịêu dân nước Việt thì cũng đã bắt đầu thổi làn gió dân chủ, tự do vào cuộc sống ngột ngạt hôm nay.

Tôi tin tuổi trẻ, dù là số không nhiều, sẽ truyền năng lượng, nhiệt huyết của họ đến tư duy ù lỳ của rất đông người khác đang bị mắc căn bệnh thời đại “pakinson thể xơ cứng”. Sự thay đổi của cái mới chưa bao giờ bắt đầu từ số đông, thậm chí từ vài con người… Chỉ cần họ tìm ra một điểm tựa là có thể bẩy cả trái đất này.

Nếu có cô gái đẹp nào đã dám khỏa thân vì môi trường (hay vì gì gì đó) thì xin hãy một lần sexy lòng yêu nước để người dân được một lần ngưỡng mộ?

Xin tất cả mọi người hãy sexy lòng yêu nước và sự tử tế, còn những gì thuộc về riêng tư xin hãy kín đáo, lựa lời…

Đừng để các bạn trẻ chỉ thấy sự phồn hoa, phù phiếm mà quên đi hơi thở nặng nhọc của người dân và đời sống nghèo nàn, cực khổ của bao kiếp người đang vật lộn mưu sinh, trong đó có thể là cha mẹ họ.

Đừng để họ bị lóa mắt về tiền bạc, vật chất, đánh mất tính người mà gây tội ác.

Đừng để họ nhiễm sự ích kỉ, vụ lợi, cơ hội để tiếp bước lối sống mặc định trong xã hội: tranh đua học hành; dành giật, mua bán chức quyền; kiếm tiền bằng mọi giá; giàu sang chẳng kém ai; đừng để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”…

Đừng để sự giả dối thoải mái và sexy lên ngôi, thống trị đất nước này.

nguồn

——

Sexy, Sexy và Sexy… thư gửi nhà văn Thùy Linh

Thùy Linh và Hồng Ngát
Nguyễn Thị Hồng Ngát

Mình đã định (và đã viết lời khai mở blog này) rằng chỉ viết cho mình thôi không đụng chạm đến chuyện xã hội bởi… rất mệt.

Nhưng hôm nay đọc được bài viết của nhà văn Thùy Linh (TL) “Sexy tất cả trừ lòng yêu nước” trên blog của Thùy Linh (do trannhuong.com đưa lại) mình thấy rất xúc động và thấy TL nói rất thẳng, rất đúng và rất dũng cảm.

Mình đọc và xem Thùy Linh viết nhiều, bạn hiện lại là Phó GĐ TTSX phim Truyền Hình thuộc VTV, có quyền hành đưa nhiều tập KB (kịch bản) vào SX (sản suất), nhưng từ trước đến giờ hầu như mình và TL rất rất ít chào hỏi trò chuyện dù cả hai đôi khi đều có mặt trong một cuộc họp nào đó.

Ngày trước biết nhau cùng học ở Nga, mình bên VGIK, bạn bên Goorki nhưng cũng chẳng có quan hệ gì… Nói vậy để thấy sự cảm phục bạn, đồng tình với những ý kiến của bạn trong bài viết là rất khách quan. Là xúc động và cảm phục từ đáy lòng mình.

Tất cả những điều bạn nói thực sự đang tràn ngập trên mạng. Cứ vào mục xã hội sẽ thấy thật kinh khủng. Nào vợ đốt chồng, cắt của quí của chồng rồi mẹ ném con xuống giếng, rồi CA đánh cháu 11t toét cả đít, cháu phát sốt lên phải nhập viện, nào cảnh phạm tội tuổi teen bị phạt tù 12 năm, 20 năm… Cảnh trót nhỡ sinh con rồi ném bỏ con ở cửa chùa, bỏ con vào thúng vẫn còn nguyên dây rốn đem đi rao… Nhỡn tiền cảnh bé Thiện Nhân đấy, chỉ vì sự nông nổi dẫn đến vô lương tâm của người mẹ trẻ vứt con sơ sinh ở ngoài vườn để xúc vật ăn mất 1 chân và mất cả bộ phận sinh dục của bé dẫn đến cảnh mấy năm nay mẹ nuôi của bé – chị Trần Kim Anh – một phụ nữ từ bi và dũng cảm đã cùng cả xã hội gồng mình xúm vào chạy chữa cho Thiện Nhân mà cũng chỉ khôi phục cho cháu được phần nào… Những cụ già không nơi nương tựa vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh…Mới đây thôi trên Cảnh sát toàn cầu có bài viết cũng rất xúc động và thương tâm về 3 bố con người dân tộc Mông sống nghèo khổ,cơ cực trên núi cao, cháu bé không quần áo, thằng anh 7 tuổi đã phải còng lưng cõng củi xuống núi bán lấy 10,000d mua được 2 gói mì tôm mang về nuôi cả nhà.

Người đọc đặt câu hỏi: Chính quyền nơi đây không có ư? Sao không một chút quan tâm nào đến gia đình khốn khổ đó?

Ủy ban bảo vệ thiếu niên và nhi đồng ở đâu? Họ biến đi đâu hết cả rồi? Hay thành lập ra các ủy ban này cốt để họ kiếm tí chức vinh thân phì gia để lấy cớ leo cao hơn vào những vị trí khác có bổng lộc hơn?

Cũng bao nhiêu cảnh các cô gái trẻ của chúng ta bỏ quê hương đi lấy chồng xứ người. Gặp người tốt thì ít mà đa phần toàn ông già, tâm thần , nghèo kiết ế vợ bên nước họ…Đã vậy còn bị đánh đập, giết chết…Chao ôi, các Hội phụ nữ từ xã, huyện, tỉnh đến T.Ư họ có biết? Họ đã làm được những gì để hạn chế những vấn nạn đó?

Những cảnh đời lầm than ấy nhìn và gặp nhiều lắm ở ngoài xã hội. Sao vậy? Khoảng cách giàu nghèo ngày một nhiều. Thật chua xót.

Nhưng chua xót hơn là sự VÔ CẢM của con người. Giết người – vô cảm (giết người đã kinh, còn có gan ngồi xẻ thịt, chặt từng khúc… thì sự vô cảm , nhẫn tâm còn phaỉ gọi bằng cụ!!). Lấy nhau – vô cảm (lấy là lấy, nhắm mắt nhắm mũi vào lấy, đui què mẻ sứt cũng được, chẳng quen biết gì cũng không sao!). Trước một hiện tượng tham nhũng, làm thất thoát vài chục tỷ đồng của Nhà nước- vô cảm.

Không ai được nói đến, đụng đến để giữ sự yên bình giả vờ cho các vị có chức sắc không bị ảnh hưởng đến uy tín và cái ghế. Vô cảm đến mức sợ cả những kẻ xấu, kẻ có tội vì sợ bị trả thù. Hèn đến mức đã không dám lên tiếng lên án kẻ ăn cắp, mà hèn hơn, còn dám quay lại trách người đã nhìn thấy kẻ ăn cắp và kêu toáng lên nó ăn cắp kìa!? Sao lại kêu? Kêu để làm gì? Người Việt với nhau cả, xấu chàng hổ ai? Nó ăn cắp của Nhà nước chứ có ăn cắp của anh đâu?

Những đảo lộn về đạo đức như thế có được loại vào dạng sexy 100% không hở Thùy Linh? Sexy này còn kinh sợ hơn các em trẻ đẹp lộ hàng một tí để câu móc độc giả ở trên mạng nhiều. Sexy một cách trần trụi về nhân cách, về sự thoái hóa xuống dốc cần báo động cấp số nhân!!!

Mấy ngày liền mình thấy mọi người đi biểu tình biểu thị lòng yêu nước chống TQ xâm phạm chủ quyền ở biển đông.Thấy các anh chị ấy thật dũng cảm. Các bloger đưa tin rất cập nhật. Mình nhìn thấy hình ảnh anh CA mặc thường phục cắp nách bạn trai trẻ vì đi biểu tình đưa về đồn. Trông vừa giận vừa buồn cười. Nói điều này với anh bạn bên ngành CA, anh ấy bảo các anh ấy buộc lòng phải diễn như thế vì còn ngoại giao với bạn!!! Chứ lòng vả có khác gì lòng sung!! Nói thì biết vậy! Ôi, mong sao CA không nên làm như thế với đồng bào mình thì vẫn tốt hơn.

Mình, như đã nói, nhiều lúc cũng muốn yên thân, co mình lại để chỉ làm thơ tình thôi, những bài thơ nặng về thất vọng, trách móc anh anh em em một tí cho đỡ buồn. Nhưng phải nói là bài viết của bạn đã làm mình bừng tỉnh đấy. Các bạn văn xuôi có khác, sắc bén hơn đám làm thơ nhiều. À quên, bác Nguyễn Trọng Tạo tuy làm thơ viết nhạc nhưng cũng hay có ý kiến sắc bén đấy chứ! Âu cũng là do tùy từng tạng người. Mong TL đưa những ý kiến đó vào các bộ phi TH (Truyền Hình) nhiều tập nhé. Mình cũng đang tập viết  KB (Kịch Bản) đây. He he…

24.6.2011

nguồn Nguyễn Thị Hồng Ngát-Blog.

http://danluan.org/node/9162

——-

Mình đã định (và đã viết lời khai mở blog này) rằng chỉ viết cho mình thôi không đụng chạm đến chuyện xã hội bởi… rất mệt. Nhưng hôm nay đọc được bài viết của nhà văn Thùy Linh (TL) Sexy tất cả trừ lòng yêu nước trên blog của Thùy Linh (do trannhuong.com đưa lại) mình thấy rất xúc động và thấy TL nói rất thẳng, rất đúng và rất dũng cảm. Mình đọc và xem Thùy Linh viết nhiều, bạn hiện lại là Phó GĐ TTSX phim TH thuộc VTV, có quyền hành đưa nhiều tập KB vào SX nhưng từ trước đến giờ hầu như mình và TL rất rất ít chào hỏi trò chuyện dù cả hai đôi khi đều có mặt trong một cuộc họp nào đó. Ngày trước biết nhau cùng học ở Nga, mình bên VGIK, bạn bên Goorki nhưng cũng chẳng có quan hệ gì… Nói vậy để thấy sự cảm phục bạn, đồng tình với những ý kiến của bạn trong bài viết là rất khách quan. Là xúc động và cảm phục từ đáy lòng mình.

Tất cả những điều bạn nói thực sự đang tràn ngập trên mạng. Cứ vào mục xã hội sẽ thấy thật kinh khủng. Nào vợ đốt chồng, cắt của quí của chồng rồi mẹ ném con xuống giếng, rồi CA đánh cháu 11t toét cả đít, cháu phát sốt lên phải nhập viện, nào cảnh phạm tội tuổi teen bị phạt tù 12 năm, 20 năm… Cảnh trót nhỡ sinh con rồi ném bỏ con ở cửa chùa, bỏ con vào thúng vẫn còn nguyên dây rốn đem đi rao… Nhỡn tiền cảnh bé Thiện Nhân đấy, chỉ vì sự nông nổi dẫn đến vô lương tâm của người mẹ trẻ vứt con sơ sinh ở ngoài vườn để xúc vật ăn mất 1 chân và mất cả bộ phận sinh dục của bé dẫn đến cảnh mấy năm nay mẹ nuôi của bé – chị Trần Kim Anh – một phụ nữ từ bi và dũng cảm đã cùng cả xã hội gồng mình xúm vào chạy chữa cho Thiện Nhân mà cũng chỉ khôi phục cho cháu được phần nào… Những cụ già không nơi nương tựa vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh…Mới đây thôi trên Cảnh sát toàn cầu có bài viết cũng rất xúc động và thương tâm về 3 bố con người dân tộc Mông sống nghèo khổ,cơ cực trên núi cao, cháu bé không quần áo, thằng anh 7 tuổi đã phải còng lưng cõng củi xuống núi bán lấy 10,000d mua được 2 gói mì tôm mang về nuôi cả nhà. Người đọc đặt câu hỏi: Chính quyền nơi đây không có ư? Sao không một chút quan tâm nào đến gia đình khốn khổ đó? Ủy ban bảo vệ thiếu niên và nhi đồng ở đâu? Họ biến đi đâu hết cả rồi? Hay thành lập ra các ủy ban này cốt để họ kiếm tí chức vinh thân phì gia để lấy cớ leo cao hơn vào những vị trí khác có bổng lộc hơn? Cũng bao nhiêu cảnh các cô gái trẻ của chúng ta bỏ quê hương đi lấy chồng xứ người. Gặp người tốt thì ít mà đa phần toàn ông già, tâm thần , nghèo kiết ế vợ bên nước họ…Đã vậy còn bị đánh đập, giết chết… Chao ôi, các Hội phụ nữ từ xã, huyện, tỉnh đến T.Ư họ có biết? Họ đã làm được những gì để hạn chế những vấn nạn đó? Những cảnh đời lầm than ấy nhìn và gặp nhiều lắm ở ngoài xã hội.Sao vậy?Khoảng cách giàu nghèo ngày một nhiều. Thật chua xót. Nhưng chua xót hơn là sự VÔ CẢM của con người. Giết người – vô cảm (giết người đã kinh, còn có gan ngồi xẻ thịt, chặt từng khúc… thì sự vô cảm , nhẫn tâm còn phaỉ gọi bằng cụ!!).Lấy nhau – vô cảm (lấy là lấy, nhắm mắt nhắm mũi vào lấy, đui què mẻ sứt cũng được, chẳng quen biết gì cũng không sao!). Trước một hiện tượng tham nhũng, làm thất thoát vài chục tỷ đồng của Nhà nước- vô cảm. Không ai được nói đến, đụng đến để giữ sự yên bình giả vờ cho các vị có chức sắc không bị ảnh hưởng đến uy tín và cái ghế.Vô cảm đến mức sợ cả những kẻ xấu, kẻ có tội vì sợ bị trả thù. Hèn đến mức đã không dám lên tiếng lên án kẻ ăn cắp, mà hèn hơn, còn dám quay lại trách người đã nhìn thấy kẻ ăn cắp và kêu toáng lên nó ăn cắp kìa!? Sao lại kêu? Kêu để làm gì? Người Việt với nhau cả, xấu chàng hổ ai? Nó ăn cắp của Nhà nước chứ có ăn cắp của anh đâu? Những đảo lộn về đạo đức như thế có được loại vào dạng sexy 100% không hở Thùy Linh? Sexy này còn kinh sợ hơn các em trẻ đẹp lộ hàng một tí để câu móc độc giả ở trên mạng nhiều. Sexy một cách trần trụi về nhân cách, về sự thoái hóa xuống dốc cần báo động cấp số nhân!!!

Mấy ngày liền mình thấy mọi người đi biểu tình biểu thị lòng yêu nước chống TQ xâm phạm chủ quyền ở biển đông.Thấy các anh chị ấy thật dũng cảm. Các bloger đưa tin rất cập nhật. Mình nhìn thấy hình ảnh anh CA mặc thường phục cắp nách bạn trai trẻ vì đi biểu tình đưa về đồn. Trông vừa giận vừa buồn cười. Nói điều này với anh bạn bên ngành CA, anh ấy bảo các anh ấy buộc lòng phải diễn như thế vì còn ngoại giao với bạn!!! Chứ lòng vả có khác gì lòng sung!! Nói thì biết vậy! Ôi, mong sao CA không nên làm như thế với đồng bào mình thì vẫn tốt hơn.

Mình, như đã nói, nhiều lúc cũng muốn yên thân, co mình lại để chỉ làm thơ tình thôi, những bài thơ nặng về thất vọng, trách móc anh anh em em một tí cho đỡ buồn. Nhưng phải nói là bài viết của bạn đã làm mình bừng tỉnh đấy. Các bạn văn xuôi có khác, sắc bén hơn đám làm thơ nhiều. À quên, bác Nguyễn Trọng Tạo tuy làm thơ viết nhạc nhưng cũng hay có ý kiến sắc bén đấy chứ! Âu cũng là do tùy từng tạng người. Mong TL đưa những ý kiến đó vào các bộ phim TH nhiều tập nhé. Mình cũng đang tập viết KB đây. He he…

24.6.2011

———-

Chúng ta có quyền hy vọng họ viết thế và sẽ làm đúng như thế trong một tương lai vài tháng, vài năm sắp tới đây, vì họ là những người rất được tin dùng của đảng và họ có nhiều quyền lực, có khả năng mang lại nguồn gió mới. Nhưng, nếu hai bài viết nói trên của họ chỉ là do một chút bốc đồng hay được chỉ đạo, rồi sau đó họ lại  tiếp tục đường lối cũ như đã làm bao nhiêu năm qua…thì đọc bài viết dưới đây  ta cũng không quá thất vọng…Dẫu sao chúng ta cũng nên có cái nhìn khác về các nhân vật nữ nói trên.

Mối tương quan mất dạy

Blogger Đinh Tấn Lực
23/10/2009

Adolf Hitler không thực sự để lại cho đời một gương sáng nhân bản nào, nhưng vẫn truyền thừa đó đây một vài câu nói bất hủ, lắm khi còn đúng cho cả nửa thế kỷ sau, ở một xứ sở xa lơ xa lắc: “Thật may phước cho nhà cầm quyền nào có đám nhân dân không biết suy nghĩ!”.

Chó Dại Có Mùa

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát phát biểu “Con cái không chê cha mẹ khó…”

Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch, nguyên là lãnh đạo quản lý ngành điện ảnh VN, Giám đốc HondaFilm, tác giả tứ thơ Trái Mùa “Cây đổ lâu rồi, gió vẫn reo”, tác giả kịch bản phim truyện Canh Bạc…, trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc đó Hồng Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN), đã nêu bật một quan niệm chính quy về tương quan dân-đảng là: “Con cái không chê cha mẹ khó…” (cho nên không được hỗn hào phản biện?!).

Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ, tác giả Lời Ru Chia Đôi và Biển Khát, Phó Giám đốc sở VH-TT Hà Nội, vẫn thường xuyên lặp lại trong các hội nghị về văn hóa câu châm ngôn hải đăng của Bộ VH-TT (tiền thân của TT-TT): “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!”.

Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại Liên hiệp Châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ba Đình, Ủy viên TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, rằng: ”Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”.

Nghiện Nhai Giẻ Rách

Bà Tôn Nữ Thị Ninh

Adolf Hitler không được mấy ai đánh giá là người tốt, nhưng riêng trong phạm trù độc tài toàn trị, thì phải nhìn nhận rằng đó là một tay “quen chăn nhẵn rận”. Không chỉ tay ngang, mà còn tay tổ nữa là khác. Cứ đọc lại 3 lời tuyên bố điển hình vừa kể, ắt thấy nhà cầm quyền CHXHCNVN quả là may phước cấp 3: Đám thiểu trí, thiểu năng, lẫn cả thiểu nhân cách, đã/đang/và sẽ còn loi nhoi lúc nhúc ngay ở các cấp lãnh đạo.

Immanuel Kant từng bảo: “Vị thành niên là tình trạng không có khả năng vận dụng trí tuệ của chính mình mà không cần sự chỉ đạo của người khác”. Điều này không thể ứng dụng ở đây. Bởi cả ba tác giả những tuyên bố kể trên hẳn đều là những kẻ từng trải, từng kinh qua, và ắt là phải từng nhập vai “con” đến mức xuất thần, trước khi trịnh trọng khoác chiếc áo lãnh đạo để truyền bá cái ý niệm/định hướng/kết luận/chính sách/mô hình về tương quan chính trị hai chiều giữa đảng và dân, cũng ở mức xuất thần, như vừa dẫn.

Chiều thứ nhất, Cha – Con, là chiều quan điểm/ứng xử khép nép từ phía nhân dân mà chính quyền mong đợi. Nguyên tắc cốt lõi là nhân dân lo sợ nhà nước trừng trị.

Chiều thứ hai, Chủ – Chó, là chiều quan điểm/ứng xử trịch thượng của lãnh đạo (sau khi một bộ phận nhân dân nào đó đã giành/nắm/cướp được chính quyền) đối với đại khối nhân dân còn lại. Cũng là tiền đề của một thể chế gia trưởng chắc bắp: nhà nước có toàn quyền trừng trị nhân dân.

“Trừng trị theo cách của chúng tôi”, ở đây và xưa giờ, bao gồm từ các cách xử lý cá thể lên đến tầm chiến dịch tập thể lớn nhỏ đủ mọi kích cỡ: Bỏ bao bố nhận nước. Mời “đi họp” vĩnh viễn không về. Cuốc chim. Mã tấu. AK47. Đội ám sát. Lưỡi cày Cải cách Ruộng đất. Lưỡi hái Nhân Văn-Giai Phẩm. Lưỡi lê Xét Lại. K54. Thanh trừng. Tuyệt diệt “tư sản mại bản”. Lao cải. Treo bút. Rút thẻ. Tù cải tạo. Đói. Rét. Sốt rét. Đày kinh tế mới. Chèn xe. Ép xuồng. Trộm bản thảo. Dọa tông lật xe giữa đèo. Khai trừ. Bịt miệng linh mục. Xịt hơi cay vào giáo dân. Khám nhà. Còng thép. Cùm mồm. Ném phân. Bắt nguội. Bắt khẩn cấp. Lệnh triệu tập. Quản chế. Tịch thu máy vi tính. Cắt điện thoại. Cắt đường truyền nhập mạng. Phá sập nhà nguyện. Cởi truồng bóp dế mục sư. Bao vây kinh tế gia đình. Án “tuyên truyền chống nhà nước”. Tội “lội dòng nước ngược”. Tội viết blog “xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo”. Án đập tường, “phá hoại tài sản”. Án thiếu thuế. Dọa đâm kim tiêm HIV. Án tuần hành cầu nguyện “gây rối trật tự”. Tội tụ tập trước đại sứ quán “lạ”. Cưỡng hành. Trục xuất. Tội “ném đá gây thương tích”. Tội đòi đất. Tội kêu oan. Cô lập. Khủng bố thân nhân/gia đình. Huy động xã hội đen hành hung. Đặt hàng bài viết mạ lị. Nghị định 31CP. Chỉ thị 37Ttg. Pháp lệnh Tôn giáo. Điều luật 88. Quyết định 97. Tội “phát biểu thiếu tinh thần xây dựng”. Tội yêu nước…

Còn “đóng cửa lại trừng trị chúng nó”, bao gồm các lập luận cà lăm cà lặp lắm lần là “chuyện nội bộ của VN”. Nhưng cụ thể và chính yếu là các biện pháp cấm cửa phóng viên nước ngoài; từ chối cấp visa; hủy bỏ ngay tại sân bay hiệu lực visa đã lỡ cấp; dựng ngựa sắt, bảng cấm chụp ảnh, và khóa trái bên ngoài cổng rào/cửa cái tư gia các nhân vật đấu tranh dân chủ hóa mà ký giả nước ngoài có thể tìm gặp; lệnh cho người phát ngôn ngoại giao chối tất mọi câu hỏi về việc vi phạm nhân quyền; thậm chí, đập máy ảnh vào gáy phóng viên nước ngoài lọ mọ đi săn ảnh nhà nước đàn áp giáo dân…

Hãy nghiệm thử: “những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh” mà Tôn Nữ Thị Ninh (và cả đảng đang tự coi là cha chú) bảo cần phải đóng cửa trừng trị theo cách riêng đó là những ai? Người hỏi là các nhà báo, các tổ chức quan trắc nhân quyền quốc tế hoặc hiệp hội ký giả không biên giới… Câu hỏi bộc lộ sự quan tâm sâu sắc đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN. Vậy thì, câu trả lời của phái đoàn công cử đi Mỹ “giải độc” ắt hẳn là phải nhắm tới những người đang bị trù dập trong nước (mà dư luận thế giới quan tâm), cả trong tù nhỏ lẫn tù lớn, tức là bao gồm gần hết cả nhân dân ngoài đảng, kể cả cha mẹ ông bà chú bác cô dì cậu mợ của đảng viên. Tất cả đều là con cháu của đảng, và từng được phân loại hỗn láo, bướng bỉnh… dựa trên độ mở miệng hay lý phản biện.

Giàu Chó – Khó Con

Phải chăng tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó chính là lý do mà các phần tử đảng tha hóa/cường hào/nhũng lạm đến mức không thể bao che nữa thì tất yếu bị khai trừ, hạ tầng từ cấp cha chú xuống hàng con cháu, hoặc con chó, và trả về cho nhân dân?

Phải chăng tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó cũng là nền tảng của nguyên tắc/quy luật Xin-Cho truyền thống, ngay trong cơ chế đảng và nhà nước CHXHCNVN, và đương nhiên được áp dụng tăng cấp lũy thừa mọi kiểu nhũng nhiễu/cửa quyền khi ra đến dân?

Phải chăng tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó cũng chính là động lực chủ yếu xây dựng nên thể chế gia trưởng, giữa thủ trưởng với thuộc cấp/gia nô trong mọi cơ quan, lan ra ngoài thành phong cách “phụ mẫu chi dân” giữa đảng viên/cán bộ/công chức với nhân dân?

Phạm Quang Nghị, Tiến sĩ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng VH-TT, tay đạo văn bài “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Định hướng bảo tồn và phát huy”, đã từng đứng trên ý niệm nền móng của tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó mà phán một kết luận về trận mưa/lụt lịch sử ở Hà Nội rằng: “Nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm”.

Nguyễn Thế Thảo, Thạc sĩ kinh tế, Kiến trúc sư, Chủ tịch UBND Hà Nội, Ủy viên TƯ đảng, đang bức xúc về tính vô hiệu của Pháp lệnh Thủ đô, và đang tự phấn đấu tại chức trước đề nghị nâng cấp quy hoạch quan chức Hà Nội lên mức 100% tiến sĩ, cũng từng dựa vào tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó mà hăng tiết đập bàn đòi thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi tòa Tổng Giám Mục Hà Nội hồi năm ngoái.

Cũng chính cái tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó mà giới lãnh đạo CHXHCNVN quen thói trịch thượng/xấc xược/vô phép/vô tắc/vô nghì/vô trách nhiệm trong mọi tiếp cận. Điển hình xưa là một Ủy viên Bộ chính trị từng vỗ ngực: “Luật là Tao”. Điển hình gần là Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, và Nguyễn Xuân Hiển, TGĐ Vietnam Airlines… Điển hình gần nữa là: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, nổi tiếng ba miền về một nhà thờ họ hoành tráng, tác giả một cụm từ giản đơn nhưng trị giá 150 triệu đô là “Chủ Trương Lớn”, tác giả bản kết luận về việc triển khai thực hiện Quyết định 97 và xử lý việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ngay cả một tay lướt/kiểm mạng, dù không hiển thị chức tước/hàm vị trên Net, chỉ ghi nick là nguyen huy tuong, cũng gắng sức chứng tỏ bản chất trung thành với giẻ rách trong một câu còm về bài viết của người khác: “Cha Ông ta có câu : Con không chê cha mẹ khó, Chó không chê chủ nghèo. Nếu ai đó hoàn cảnh nhà nghèo, có đứa con trai quý tử chạy sang nhà hàng xóm nói rằng : ‘Tôi rất nhục nhã khi là con trai ông bà ấy’ thì họ sẽ nghĩ sao? và hàng xóm sẽ nghĩ sao?. Và con chó đang tự nhiên quay lại sủa vào mặt chủ thì số phận con chó ấy sẽ như thế nào chắc mọi người đều có thể đoán ra…!”.

Chó Đá Vẫy Đuôi

Không ai rõ anh hàng xóm của gia đình cậu quý tử đó phản ứng ra sao. Người ta chỉ có thể, nhân chuyện “con chó đang tự nhiên quay lại sủa vào mặt chủ”, mà liên tưởng ngay đến một anh hàng xóm lựa khựa to xác từng tận tâm tận lực dạy cho VN một bài học Giáo Trừng, với biết bao “Chiến Hữu Trùng Phùng” trong lửa đạn, đã chớp nhoáng san bằng 6 tỉnh biên giới của ta chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 tháng để chuẩn bị di dời cột mốc. Bấy giờ, những tiếng gầm gừ của ta càng vang dội, đến nay vẫn còn âm vọng như những tiếng rên.

Mãi hơn chục năm sau, sau khi Quốc Tế III tan rã, giới lãnh đạo anh hùng và thần thánh không thua gì Lê Văn Tám của ta… bỗng dưng muốn khóc, vì chỉ trong nháy mắt mà mất hết kinh viện lẫn quân viện từ Mát-xcơ-va, cũng không còn một điểm chống lưng nào cho ra hồn, mới lật đật điều chỉnh các sách giáo khoa sử địa, rồi đàn đúm nhau qua Bắc Kinh khấu kiến, bái lãnh một hơi 16 chữ vàng, tăng cường phụ trội thêm cả 4 chữ tốt.

Hóa ra, cái mối tương quan Cha-Con/Chủ-Chó đó không chỉ giới hạn ở tầm đảng-dân trong nước, mà còn vượt cả biên cương, vươn ra biển rộng, như một ngọn hải đăng tư tưởng chỉ đạo đối ngoại có ảnh hưởng sâu sắc và sinh tử đến vận mệnh cả đảng.

Lại có người nghĩ ngược. Chính cái tâm thức Cha-Con/Chủ-Chó có sẵn trong lòng lãnh đạo (theo dòng sự kiện) từ đận nhập cảng chủ nghĩa, rập đúng quy luật mà dân Tây vẫn gọi là “đứa nào trả tiền, kẻ đó chỉ huy”, cộng thêm một mớ “Khổng trộn Lão” (chư hầu lệ thuộc vương triều/thần dân lệ thuộc vua quan/nhân viên lệ thuộc thủ trưởng…) nhặt nhạnh trên đường về, nó mới biến tướng/quay ngược/cô đọng/kết tủa lại một cách sáng tạo và đậm đà màu sắc dân tộc thành bản đề cương vắn tắt về mối tương quan Cha-Con/Chủ-Chó cực kỳ tiện dụng cho một nền chính trị “chăm lo – tuân phục” vô cùng cần thiết cho quy trình thống trị trong nước.

Không tin ư? Cứ đọc lướt một vài chương đầu của bộ lô-can toàn tập (do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2000), tất rõ cái tâm thức đội trên đạp dưới đó rời Bến Nhà Rồng khi nào và bằng cách nào.

Vẫn chưa tin ư? Xin chịu khó đọc thêm quyển tự truyện duy nhất và để đời của tác giả Trần Dân Tiên (xuất bản lần đầu năm 1948 tại TQ, lần gần nhất vào tháng 4 năm 2005 bởi nhà xuất bản Trẻ, kích thước: 14×20 cm, trọng lượng: 170 gram, số trang: 159 trang, giá bán 18.500 đồng/cuốn), nhớ đặc biệt chú ý các trang 56, viết về mẫu quốc, và trang 113-114, viết về bối cảnh của một bài diễn văn lịch sử. Hoặc đọc thêm đoạn giữa Phần Năm của một quyển sách mỏng phiếm bình quyển tự truyện vừa nói, khắc biết.

Hệ quả ra sao? Chí ít đã có 7 sách lược được đề ra (nhưng không nhất thiết là… thất sách):

Một là: Cụm từ “con dân”, lẽ ra phải tương ứng với “tổ quốc” hay “đất nước”, thì đã bị bóp méo đi cho đúng theo định hướng cần thiết là phải tương ứng với “lãnh tụ” (cá nhân), với “lãnh đạo” (nhóm cá nhân), hoặc là với “đảng và nhà nước” (tập thể).

Hai là: Nhân dân không được chọn chính quyền/nhà nước, theo đúng quy luật vĩnh hằng của tạo hóa là không một con cái nào được quyền chọn cha mẹ, cũng không một chú chó nào có quyền được chọn chủ nhà.

Ba là: Chính quyền không có chức năng phục vụ nhân dân, nên chẳng có trách nhiệm gì. Ngược lại, nhân dân có đầy đủ nghĩa vụ phải tuân thủ chính quyền vô điều kiện, nếu không muốn bị trừng trị. Bởi vì: Nòng súng đẻ ra quyền lực, còn chính quyền thì đẻ ra nhân dân. Không có chính quyền XHCN này thì không thể có nhân dân XHCN này!

Bốn là: Yêu nước là yêu CNXH, tất yếu là phải yêu luôn cả tập đoàn có công lao thần thánh nhập khẩu CNXH. Muốn yên thân, hãy yên chí và yên lặng mà yêu tất. Cấm cãi! Đồng chí sống sót của những liệt sĩ thời chiến, cho dù có trở thành các kẻ cướp thời bình, vẫn còn nguyên đó mọi hào quang xương máu của đám đông đồng đội liệt sĩ. Phải yêu họ. Kể cả bố mẹ liệt sĩ cũng phải yêu họ. Cấm cãi!

Năm là: Phải bảo vệ đảng và nhà nước XHCN như bảo vệ con ngươi của chính mình/cha mẹ mình (luận văn tốt nghiệp, đề tài học tập các cấp, trên mặt báo, trên truyện tranh, trên loa phường, trên truyền hình…).

Sáu là: Bất kỳ ai đòi có ý kiến, đòi quyền kiến nghị, đòi minh oan, đòi nhà, đòi đất, đòi trường sở, đòi chỗ tu hành, đòi nơi thờ phượng, thậm chí đòi làm người… đều đương nhiên và đích thị là thuộc thành phần con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh. John Stuart Mill từng bảo “sự tệ hại của việc dìm nhốt một ý kiến chính là sự đánh cắp đối với loài người và với nhiều thế hệ…”. Đảng ta từng tự hào đã cướp chính quyền, thì sá gì tiếng ăn cắp?

Bảy là: Như Voltaire từng nói: “Con người, càng hiểu biết thì càng tự do”, cho nên, đối sách với trí thức tất yếu có khác với thành phần công nông vốn dĩ ít chịu suy nghĩ sâu xa. Tuy nhiên, vẫn phải khẩn cấp xử lý thích hợp/thích đáng/thích nghi đối với mọi trí thức “lợi dụng chức năng phản biện” và có những phát biểu ngoài lề/ngoài luồng/thiếu tinh thần xây dựng/hỗn láo/bướng bỉnh, bất kể là ở Viện nào, bất kể là đã bị giải thể hay tự giải thể.

Đầu Dê – Móng Chó

“Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của kẻ chăn”. Cụ Phan Chu Trinh, từ thế kỷ trước, đã từng tiên liệu/mường tượng/hình dung ra một VN đổi mới như thế.

Nay, vẫn Tôn Nữ Thị Ninh, trong một dịp hỏi-đáp khác, đã trần tình: “Điều mà chúng tôi biết, chúng tôi đang tìm một nền kinh tế thị trường với bộ mặt nhân bản, chú tâm đến chuyện công bằng xã hội, văn hóa và phát triển về mặt nhân văn… Còn chuyện khi nào chúng tôi mới tìm đến đó được, tôi cũng không rõ”.

Chẳng phải chỉ mình người trần tình không rõ. Cả cái đang tìm mặt mũi ra sao còn chưa biết, giống như loại thuốc tiên trường sinh bất lão mà các đạo sĩ Tàu mãi miết đi tìm hàng nghìn năm qua chưa thấy, thì sao lại hỏi khó nhau là chừng nào tìm ra? Đã bao lần đại hội ngũ niên rồi mà các TBT lẫn ủy viên các thứ của đảng ta vẫn còn vò đầu bứt tai thì sá gì Thị Ninh với chả Thị Nở!

Cụ Tây Hồ lỡ mà sống lại, có thắc mắc “bao giờ cho đến tháng Mười”, thì cũng sẽ bị khẩn cấp xử lý thích hợp/thích đáng/thích nghi, và lắm khi là thích thú nữa, y hệt như tình hình các trí thức thuộc đẳng cấp cây đa cây đề cả nước trong cái think-tank IDS vừa Tự Giải Thể và sắp sửa chuyển sang chế độ chính thức và chính xác Bị Giải Thể, căn cứ theo kết luận triển khai QĐ97 vừa mới đưa vào sử dụng.

Lý do?

1. Nhân dân không có quyền đặt câu hỏi về đường đi, điểm đến hay bao giờ đến. Nhân dân Liên Xô và Đông Âu cũ có bao giờ đặt những nghi vấn hoàn toàn thiếu tinh thần xây dựng thế đâu?

2. Think-tank các loại, dù ở cấp chiến lược cũng vậy, cũng chỉ được nghiên cứu trong lề, theo đúng những quy hoạch ưu việt của trên, và thể hiện rõ tính minh họa, sao cho có tiềm năng đẻ ra/chiêu dụ/khuyến mãi/thu hút các đề án nhiều tỷ USD, chứ không phải là để thực thi/lạm dụng/vượt ngưỡng quyền phản biện để làm rõ hay nêu cảnh báo mọi điểm ưu/khuyết/đúng/sai/lợi/hại của đường đi/điểm đến/khi nào đến. Nguyên tắc cốt lõi của mọi nghiên cứu là phải đề cao ưu tiên ổn định chính trị lên trên các tiêu chí khác. Phản biện cần ký duyệt là bởi thế! Còn ngoài ra, đất nước có đi thụt lùi, hay mọi thiệt hại đường dài chỉ là những thách thức đen của các thế hệ sau này, không liên can gì đến các nghị quyết đậm tính thời cơ vàng hôm nay.

3. Mọi phản biện lớn/nhỏ/trắng/xám/đen/vàng/đỏ… đều phải được đảm bảo trọng thị sự an toàn của tiến trình “công bố công khai”, tức là, trước khi qua khâu xét duyệt, không một ai được dựa trên sự thật cùng kết quả nghiêm chỉnh mà tùy tiện tuyên bố ngang ngược/ngang ngửa/ngang dọc/ngang nhiên/ngang phè/ngang bướng/ngang tàng/ngang ngạnh… Quan trọng nhất là phải đảm bảo cho chúng nằm gọn trong khuôn khổ đạo đức cách mạng. Nguyên tắc cốt lõi của đạo đức XHCN là không được phạm húy/phạm thượng/phạm giới. Đặc biệt là không được làm hoen ố/nhòe nhoẹt/vấy bẩn/rạc rài 16 chữ vàng và 4 chữ tốt trời ban.

4. Không có bất kỳ một Viện nghiên cứu nào, hay bất kỳ một cá nhân ở trong hay ở ngoài bất kỳ Viện nghiên cứu nào, có quyền/có thể công khai/kê khai/phân tích/vạch trần/phê phán/phơi bày/thách đố mọi đặc tính vi hiến/vi luật/sỉ nhục quốc thể đối với mọi văn bản của bộ chính trị, TƯĐ, ban bí thư, ban tuyên giáo, các ban ngành khác của đảng, chính phủ, văn phòng chính phủ, các bộ hay các cấp dưới bộ, không loại trừ nội dung các trang mạng của đảng hay của các bộ, nhất là bộ Công Thương. Kể cả việc chỉ trích những lỗi nặng/nhẹ các cỡ của các “cậu đánh máy”, “cậu chỉnh hình”, hay các “cậu pốt bài”.

5. Không một cá nhân/tổ chức/đoàn thể/câu lạc bộ/hiệp hội/hội/nhóm/viện nào có quyền đặt lãnh đạo đảng/chính phủ/mặt trận/đoàn/ủy ban/hội đồng… vào tình trạng đuối lý/mất mặt/sỉ diện/nhục nhã… bằng những phản biện/ý kiến/tranh luận/phát biểu bất kể là đủ hay thiếu tinh thần xây dựng. Lại càng không thể tự ý/tự tiện cướp/đoạt/giành/chiếm/xóa mất cơ hội trừng trị của lãnh đạo đảng/chính phủ/mặt trận/đoàn/ủy ban/hội đồng… bằng cách tự giải thể.

6. Không một tổ chức/đoàn thể/câu lạc bộ/hiệp hội/hội/nhóm/viện nào, kể cả trong hay ngoài quốc doanh, kể cả nội vi hay ngoại vi, có quyền tự giải thể/giải tán/giải nhiệm. Bởi trong chính thể bao cấp/bao biện/bao che của CHXHCN, hành động tự giải thể/giải tán/giải nhiệm đó đích thực và dứt khoát là một sự sỉ nhục toàn diện/toàn thời/toàn phương vị cho toàn đảng từng được lịch sử giao phó sứ mệnh lãnh đạo toàn quân/toàn dân với niềm tự hào là quang vinh muôn năm.

7. Mọi cá nhân/tổ chức/đoàn thể/câu lạc bộ/hiệp hội/hội/nhóm/viện đều phải nhất thiết quán triệt, hãnh diện và nhiệt liệt hoan hô nền “dân chủ độc đảng” ưu việt của ta. Qua đó, đảng ưu việt quang vinh muôn năm của ta đã/đang/sẽ cáng đáng toàn bộ hoạt động chìm/nổi mọi ban ngành ưu việt về lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách có hệ thống, có liên hệ hữu cơ và thống nhất xuyên suốt. Có nghĩa là không một ai có quyền đặt vấn đề về những hệ thống độc lập, kể cả một hệ thống pháp luật độc lập hay những Viện Nghiên Cứu độc lập.

Xuống Chó – Lên Voi

Rõ ràng, các thứ Nghị định 31CP, Chỉ thị 37Ttg, Pháp lệnh Tôn giáo, Điều luật 88, Quyết định 97… đều tự thân là những bước thụt lùi tụt hậu của đất nước và con người VN, nhưng lại cực kỳ cần thiết cho sự ổn định của một chính thể độc tài toàn trị như chế độ CHXHCNVN.

Nó càng cần thiết hơn bao giờ hết trong thời đại liên mạng toàn cầu ngày nay. Bởi qua đó, lượng thông tin thời đại tràn như lũ, nhanh như chớp, đã giúp mọi người cùng rõ từ đâu nãy nòi cái mối tương quan mất dạy Cha-Con/Chủ-Chó đó.

Người ta hiểu do đâu nó được kéo dài, tất nhiên, sẽ nắm bắt ngay vì sao nó cần được chấm dứt. Nếu muốn đất nước VN cất cánh và con người VN thăng hoa.

Và người ta mừng là nó được xóa bỏ, chính thức và chính xác kể từ ngày Hội Đồng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược IDS tuyên bố giải thể.

Người ta mừng là nó còn xóa cả cái dấu chấm hết mà đảng và nước đã từng ưu ái cài tặng vào nhân cách của người VN, thông qua việc tiếp thu thụ động cái mối tương quan mất dạy Cha-Con/Chủ-Chó đó trong nhiều thập kỷ qua.

Người ta mừng là bởi biết rằng từ nay phải chủ động xóa sạch cái mối tương quan mất dạy Cha-Con/Chủ-Chó đó còn sót lại trong mọi sinh hoạt đời thường hàng ngày, kể cả trên truyện phiếm hay trong chuyện diễu.

John Gardner từng bảo: “Chính những người Công Dân phải đưa thể chế chính trị và bộ máy Chính Quyền lại gần với thực tại cuộc sống, buộc nó có trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm, đồng thời giữ cho nó trung thực. Không ai khác có thể làm được điều này”.

Những Công Dân của IDS cũ đã đi được bước đầu của những chuyển đổi, để khởi động cho cả nước cùng nhau làm được điều này.

Có thể không có nhiều người nhớ đến ngày hội tụ khai trương IDS. Nhưng 14/9/2009, với quyết định của IDS tự giải thể, để biểu thị thái độ dứt khoát của Hội Đồng Viện trước QĐ 97, quả xứng đáng được tuyên dương là Ngày lịch sử minh định mối tương quan Công Dân-Chính Quyền.

23/10/2009 – chuẩn bị 1 tuần tạc bia mừng sinh nhật kép 30-10 của cả Hồng Ngát lẫn Thị Ninh.

Blogger Đinh Tấn Lực

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

Việt Nam đang lo lắng vì: Cam Bốt và Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác quốc phòng

Posted by hoangtran204 trên 23/06/2011

Thứ tư 22 Tháng Sáu 2011

Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông đang có chiều hướng gia tăng. Ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt, Tea Banh đã có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài một tuần. Trong khi đó, đảng đối lập Samrainsy ra thông cáo tỏ rõ thái độ ủng hộ Trung Quốc trong các tranh chấp tại Biển Đông.

Tại Bắc Kinh, ông Tea Banh đã được nhân vật số 2 của chính quyền Trung Quốc tiếp và đề nghị đưa hợp tác quân sự lên tầm cao hơn so với hiện nay. Còn trước việc đảng Samrainsy ủng hộ Trung Quốc trene hồ sơ Biển Đông, dư luận báo chí và chính giới đã phản ứng mạnh mẽ với lập trường của đảng này. Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn kéo Cam Bốt xích lại gần hơn trong quan hệ quân sự. Thông tín viên Phạm Phan từ Phnom Penh tường trình.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Cam Bốt viếng thăm Bắc Kinh và bày tỏ ước muốn được hợp tắc chặt chẽ với Trung Quốc trong lúc đang nổi lên tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông, đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc…
Hôm qua, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Tea Banh đã rời Phnom Penh bay đi Bắc Kinh thực hiện chuyến viếng thăm không chính thức kéo dài một tuần.

Trong buổi tiếp xúc, Phó Chủ Tịch Nước kiêm Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Tập Cận Bình tán dương mối quan hệ thân hữu truyền thống giữa Trung Quốc –Cam Bốt, đồng thời họ Tập cũng nhấn mạnh đến sự hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia nên được nâng cao hơn nữa.

Chính quyền Trung Quốc đánh giá cao mối quan hệ hiện thời với Phnom Penh và tỏ ý sẳn sàng giúp Cam Bốt ổn định kinh tế và phát triển thịnh vượng. Trung Quốc nói họ là một láng giềng tốt và sẽ ủng hộ hết lòng để Cam Bốt duy trì sự đoàn kết trong nước.

Một chi tiết quan trọng trong buổi tiếp ông Tea Banh là ý kiến phát triển sự hợp tác quân sự do ông Tập Cận Bình đưa ra. Theo ông Tập Cận Bình, Trung Quốc và Cam Bốt nên đưa sự hợp tác quân sự lên một mức mới cao hơn so với hiện nay. Họ Tập cho rằng đây là một sự hợp tác quan trọng.

Đáp lại, Bộ Trưởng Tea Banh tán thưởng sự hỗ trợ kinh tế và quân sự từ lâu của Trung Quốc cho Cam Bốt và hứa hẹn rằng quân đội Cam Bốt sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc gặp mặt nhân vật cao cấp hàng thứ nhì của chế độ Bắc Kinh, ông Tea Banh còn tiếp xúc với ông Lương Quang Liệt, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc.

Trong một diễn văn cách đây không lâu, Thủ Tướng Hun Sen than thở là Trung Quốc và Việt Nam, hai người bạn thân của Phnom Penh đã không nhiệt tình giúp đỡ khi Cam Bốt có chuyện tranh chấp lãnh thổ với Thái Lan, bởi vì hai nước này đã có mối quan hệ hợp tác kinh tế với Thái. Chuyến đi của ông Tea Banh được tiến hành vào lúc mà Đảng Samrainsy vừa đưa ra thông báo ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Một thông báo gây lúng túng cho đảng cầm quyền ở Cam Bốt.

Đảng Samraisy ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông

Trong thông báo đưa lên website Đảng Samrainsy ngày 17/6/, đảng đối lập lớn nhất tại Cam Bốt có quan điểm từ lâu chống độc tài toàn trị, đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngay từ tiêu đề, Đảng Samrainsy viết: “Cam Bốt ủng hộ Trung Quốc bảo vệ chủ quyền trên vùng Biển Hoa Nam.”

Thông báo ghi rằng: “26 Dân Biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ của Đảng Samrainsy nhân danh dân tộc Khmer bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào lúc mà người bạn vĩ đại này và cũng là một đồng minh của Cam Bốt đang khẳng định một cách chính đáng chủ quyền của mình tại vùng Biển Hoa Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Đảng Samrainsy “tố cáo và lên án chính quyền Việt Nam đã ngang ngược và tuyên bố vô căn cứ về chủ quyền trên lãnh thổ của nước láng giềng”. Bản thông báo cũng đề cập đến quan hệ Việt Nam – Cam Bốt khi viết rằng: “Sự tiếp tục vi phạm chủ quyền trên lãnh thổ Cam Bốt của bọn bành trướng Việt Nam và lập trường hiếu chiến của chính quyền Hà Nội được thực thi tại Đông Nam Á và vùng Biển Hoa Nam đã tạo ra một mối đe dọa cho nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực này.”

Đảng Samrainsy “khẩn gọi chính quyền Việt Nam ngưng ngay hành động gây căng thẳng qua cuộc tập trận bắn đạn thật của hải quân Việt Nam ngày 13/6 mang tính chất khiêu khích và đòi hỏi Việt Nam không được sử dụng chiếc ghế Chủ Tịch ASEAN để quốc tế hóa bất cứ cuộc xung đột nào mà Hà Nội muốn làm trầm trọng thêm tại vùng Biển Nam Trung Hoa.”

Riêng ở chi tiết Việt Nam làm Chủ Tịch ASEAN thì Đảng Samrainsy quên vai trò này đã được chuyển giao cho Indonesia vào tháng 1 năm nay. Và từ ngữ “Biển Hoa Nam” thay vì Biển Đông đã mặc nhiên xác nhận đây là lãnh hải của Trung Quốc.

Bản thông báo của Đảng Samrainsy đưa ra khi Trung Quốc tỏ thái độ ngạo mạn, hiếu chiến trong lãnh hải Việt Nam. Phản ứng đầu tiên ghi nhận được tại Phnom Penh là báo mạng Phnom Penh Post ngày 21/6 đã dùng từ “chưởi rủa” để nói tới nội dung của thông báo khi đề cập đến Việt Nam.

Kế tiếp, nội dung thông báo cũng nói lên được sự bất mãn của cá nhân lãnh đạo Đảng Samrainsy là ông Sam Rainsy đang phải chịu sống cảnh lưu vong tại Pháp để trốn án tù 12 năm khi ông dám nhổ 6 cây cọc do phía Việt Nam cắm tại đường ranh giới tỉnh Svay Rieng và Long An hồi tháng 10 năm 2009.

Điều nữa khi đứng trên lập trường dân tộc, ông Sam Rainsy cũng rất oán hận chính quyền Việt Nam hiện nay vì ông cho rằng đã xâm chiếm lãnh thổ quốc gia ông. Vì thế khi Việt Nam bị Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải ở Biển Đông thì đây là dịp ông Sam Rainsy có cơ hội rửa hận. Mặc dù ông phải làm ngơ trước thực tế lịch sử là Trung Quốc chính là bọn bành trướng xâm chiếm lãnh hải nước láng giềng.

Quan điểm của chính quyền Cam Bốt về tình hình Biển Đông

Không đầy một tuần sau thông báo của Đảng Sam Rainsy cùng một lúc các cuộc biểu tình hiếm có của dân chúng tại Hà Nội và Sài Gòn tỏ rõ thái độ và lập trường chống hành động xâm lược của Trung Quốc được loan truyền trên thế giới thì chính quyền Phnom Penh chính thức lên tiếng bộc lộ quan điểm của họ về tình hình tại Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao ông Koy Kuong nói Cam Bốt mong muốn vấn đề tại Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình theo Bản Tuyên Bố Chung Về Ứng Xử Của Các Bên Tại Biển Đông do Trung Quốc và các thành viên ASEAN ký tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN năm 2002 ở Phnom Penh.

Dân Biểu Cheam Yeap thuộc Đảng Nhân Dân đương quyền vào ngày 21/6 phát biểu rằng: Trung Quốc là một người bạn “gần gũi” nhưng Việt Nam còn “thân cận hơn”. Ông lên tiếng tố cáo Đảng Sam Rainsy “thiếu sự trung thành” khi bày tỏ sự ủng hộ Trung Quốc. Theo ông Chem Yeap, hai người bạn của Cam Bốt nên dùng các bản đồ hợp pháp và tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc không thể giải quyết sự khác biệt và sử dụng võ lực tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến an ninh của toàn vùng.

Vào tháng 10 năm 2010, Thủ Tướng Hun Sen đã tuyên bố ngã theo Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Trong tình hình đang căng thẳng hiện nay, công luận chưa thấy ông tuyên bố gì. Chuyến đi của Bộ Trưởng Quốc Phòng Tea Banh đến Bắc Kinh trong bối cảnh hiện nay là một sự kiện khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam phải lưu ý.

Ngày 25 tháng 12 năm 1979 nhân ngày Lễ Giáng Sinh, Hà Nội tung 14 sư đoàn quân chủ lực tiến đánh Khmer Đỏ và lật đổ chế độ này khi thấy Khmer Đỏ ngã hẳn về Trung Quốc và đánh phá biên giới Tây Nam của Việt Nam. Cuối năm 1981, Thủ Tướng Pen Sovann kiêm Tổng Bí Thư đảng do Hà Nội dựng lên nhưng có quan điểm kinh tế, chính trị độc lập đã bị Hà Nội bắt giải giao về Miền Bắc và giam cầm suốt 10 năm trời. Ông Pen Sovann quê ở tỉnh Ta Keo, nói rành tiếng Việt, hiện nay sống tại Phnom Penh và hoạt động chính trị đối lập nhưng không có lực.

Điểm lại ít nhất hai sự kiện trên cho thấy, Cam Bốt là một vùng địa chính trị mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều muốn tranh giành ảnh hưởng. Trong 3 thập niên qua, các quá khứ lịch sử chứng minh cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam thành công trong việc sử dụng xứ Chùa Tháp làm “phên giậu” cho họ. Và vì thế trong thời điểm đang nóng lên dần dần hiện nay, nếu những người cầm đầu chính quyền Cam Bốt tuyên bố lập trường đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là một điều có thể gây nguy hiểm cho họ.

nguồn

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc xâm nhập Kamphuchea | 2 Comments »

Để đối phó với Trung Quốc, chỉ nên dùng các biện pháp như thế nầy mới có hiệu quả

Posted by hoangtran204 trên 20/06/2011

Đọc bài dưới đây của blogger Lê Diễn Đức mới thấy dân chúng và báo chí Ba Lan có những nhận định sáng suốt và thúc ép chính quyền loại bỏ các hãng xây dựng Trung Quốc một cách cương quyết. Được vậy là bởi vì đất nước Ba Lan theo chế độ dân chủ, có bầu cử và ứng cử tự do, dân chúng và báo chí có quyền tự do ngôn luận…thì mới loại bỏ được TQ.

Còn ở Việt Nam, đất nước do đảng cộng sản VN cai trị thì báo chí và người dân chẳng ai dám đụng đến bọn thầu Trung Quốc. Đảng CSVN coi dân Trung Quốc là thần thánh, ai dám đụng vào là có đảng và công an binh vực tới cùng. Cứ xem từ 2007 đến 2011,  mỗi lần dân chúng VN đi biểu tình phản đối  TQ, thì đảng sai công an ra chận bắt, đánh đập, bỏ tù dân chúng  VN một cách không thương tiếc.

Bởi vậy 95% công trình xây dựng ở VN trong nhiều năm qua đều do các công ty Trung Quốc trúng thầu. Cách làm việc của các hãng TQ thì chỉ cần đọc báo nầy là biết. Nhưng đảng CSVN và công an xưa nay đã coi tụi TQ như thánh thần, thì chuyện các hãng xây dựng Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam và gây nhiều thiệt hại là việc đương nhiên sẽ xẩy ra.

Hai đoạn đường và những công trình bất hạnh

tác giả: Lê Diễn Đức

Vào ngày 19/6, người Ba Lan đã quyết định chia tay hay đúng hơn, “tống cổ” nhà thầu Covec, làm vỡ tan giấc mộng xâm nhập thị trường Liên minh châu Âu (EU) của Trung Quốc.

Đây là câu chuyện thú vị. Thái độ của người Ba Lan và chính phủ Ba Lan trước những bê bối của công ty Trung Quốc, hy vọng ít nhiều giúp người Việt nên ứng xử thế nào với “người bạn 4 tốt” trên đất nước mình.

Thị trường lôi cuốn

Covec (China Overseas Engineering Group), công ty con của Crec (China Railway Engineering Corporation), là công ty xây dựng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc, đã và đang thực hiện nhiều dự án tại châu Phi và châu Á. Làm đường cao tốc A2 ở Ba Lan được xem là dự án lớn đầu tiên của Covec tại Liên Minh châu Âu (EU), được xem như cánh cửa mở ra cho các công ty Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ EU.

Bắt đầu trở thành thành viên của EU từ năm 2005, các nước cựu cộng sản đã được EU tài trợ rất lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi sinh, nhất là hệ thống giao thông tồi tệ và lạc hậu.

Số tiền dành cho Ba Lan 67 tỷ Euro, Tây Ban Nha 35 tỷ Euro, Cộng hòa Czech 25 tỷ Euro, v.v… trong tài khoá 2007-2013 của EU thực sự là con số vô cùng hấp dẫn với mọi nhà thầu. Đặc biệt cả đất nước Ba Lan vài năm nay trở thành một công trình xây dựng lớn chuẩn bị cho giải vô địch bóng đá châu Âu mà Ba Lan và Ukraine đồng đăng cai tổ chức vào mùa hè năm 2012.

Năm 2006, trong bài viết cho BBC “Dân chủ là lối làm kinh tế hiệu quả nhất” tôi nhấn mạnh những cái mà người Ba Lan “được”, không chỉ trong phạm trù nhân quyền và còn cả về tiền bạc. Ngay sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, các Câu lạc bộ Tài chính Paris và London đã xoá cho Ba Lan phân nửa số nợ trị giá hơn 20 tỷ đôla, còn EU đã và đang chi viện cho Ba Lan một số tiền khổng lồ để phát triển kinh tế. [1]

Đường cao tốc A2 dài 90 km từ thành phố Lodz đến thủ đô Warsaw được chia thành 5 đoạn.

_Covec thi công một đoạn 29,2 km với giá (bỏ thầu) 745 triệu Zloty (ZLtiền Ba Lan), tức là khoảng hơn 250 triệu đôla, mặc dù theo ước tính (chi phí xây dựng đoạn đường nầy tốn kém) ở mức 1,7 tỷ ZL (khoảng 566 triệu đôla), và

_một đoạn khác dài 20 km với 535 triệu ZL (khoảng 180 triệu đôla), ước tính (chi phí xây dựng đoạn đường nầy tốn kém) ở mức 1,1 tỷ ZL (khoảng 366 triệu đôla).

_Ba đoạn khác do các công ty Ba Lan đảm nhận.

Bê bối mọi nơi

Với giá bỏ thầu chỉ bằng phân nửa mức dự toán và những lời quảng cáo, cam kết có cánh, Covec đã thắng hai gói thầu trước nhiều đối thủ.

Đặt ra nhiều nghi vấn, báo chí truyền thông Ba Lan ầm ĩ cho rằng, để đạt được chỗ đứng trên thị trường EU, công ty Trung Quốc đã sẵn sàng phá giá để giành hợp đồng. Các chuyên gia Ba Lan tiên liệu những khả năng xấu có thể xảy ra.

Khi sự việc vỡ lỡ, nhật báo Pháp luật Ba Lan (Gazeta Prawna) viết rằng vấn đề xây dựng đường cao tốc tại Ba Lan của Covec chỉ là đỉnh của tảng băng ngầm. Khó khăn với các nhà thầu phụ, lỡ hẹn, không giữ đúng thời hạn bàn giao công trình dường như là “tiêu chuẩn” cho bất kỳ dự án nào được thực hiện bởi Covec. – “Công thức cho sự thành công của các nhà thầu Trung Quốc rất đơn giản: giá thấp cộng với hỗ trợ tài chính của chính phủ ở Bắc Kinh. Tuy nhiên sau đó giá thấp biến thành khả năng dự báo cũng rất thấp” – Sven Grimm từ Center for Chinese Studies (CCS) nói với nhật báo.

Theo ghi nhận của nhật báo, Covec thường xuyên bê bối ở châu Phi. Tại Angola, Covec đã xây dựng một bệnh viện, nhưng bị sụp đổ ngay sau khi đưa vào sử dụng. Ở Nam Phi Covec xây dựng hệ thống thủy lợi cho chính phủ với giá thành 61 triệu đôla, ít hơn 14 triệu đôla so với đối thủ cạnh tranh rẻ nhất. Chính điều này đã dẫn đến khó khăn tài chính của công ty. Trả công cho kỹ sư chỉ bằng một nửa số tiền cần thiết, Covec không tìm nổi người làm việc, cuối cùng phải kéo từ Trung Quốc qua, làm công trình bị đình trệ nhiều tháng trời. Tương tự tại Kenya, Covec bàn giao sân bay chậm một năm. Ở Zambia, Covec phá vỡ hợp đồng xây dựng một tổ hợp của chính phủ, vì người chào hàng là đảng UNIP không còn cầm quyền.

Ngoài châu Phi, năm 2005 Covec thi công đường cao tốc tại Fiji. Sau gần 5 năm xây dựng mới thực hiện được 35% dự án. Chính quyền Fiji đã huỷ hợp đồng, mất đứt 34 triệu đôla thiệt hại!

Theo tính toán của CCS, 70% đầu tư nước ngoài của Covec nằm ở châu Phi. Công ty này là công cụ mạnh mẽ của Trung Quốc cho mục tiêu củng cố ảnh hưởng kinh tế trong khu vực. Bản đồ đầu tư trùng với danh sách ưu tiên địa chính trị của Bắc Kinh. Covec đầu tư vào Angola, nơi Trung Quốc mua các nguồn tài nguyên năng lượng. Nam Phi, là đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc ở Lục Địa Đen, còn với Botswana Bắc Kinh là nhà nhập khẩu kim cương lớn thứ nhì.

Qua châu Âu, Covec quyết định khởi đầu hoạt động tại một quốc gia nghèo nhất châu lục – Moldova. Trong năm 2009, Trung Quốc cám dỗ chính phủ Moldova bằng số tiền cho vay trị giá 1 tỷ đôla, kèm theo điều kiện bảo đảm cho Covec vị trí đặc quyền trên thị trường địa phương. Thế nhưng, người Trung Quốc đã thất bại. Nhưng rồi trên chân trời hy vọng xuất hiện Ba Lan. Và như nhật báo viết, chính phủ Ba Lan cũng vì ham rẻ nên bị lùa vào rọ!

“Hai đoạn đường bất hạnh”…

Báo chí Ba Lan trong những ngày qua đã nói như thế về hai đoạn đường cao tốc A2 của Ba Lan do Covec thi công.

Ở đất nước Ba Lan với thể chế dân chủ pháp trị, cộng với báo chí tự do, khi xuất hiện các vần đề nan giải liên quan đến thực hiện hợp đồng, thói quen của người Trung Quốc là tìm cách mua chuộc viên chức chính quyền, gây sức ép với người lao động đã không dễ như ở châu Phi.

Chỉ sau một thời gian ngắn, Covec đã gặp khó khăn tài chính, đòi nâng cao mức kinh phí thi công. Trong khi đó, vì thanh toán không đúng hạn nhiều triệu đôla cho các công ty thầu phụ, người Ba Lan biểu tình phản đối Covec bằng cách đi bộ chặn các trục đường giao thông, gây áp lực lên chính phủ Ba Lan và dư luận. Công trình bị ngừng trệ. Để tiến độ kịp phục vụ giải chung kết bóng đá Euro 2012, phía Ba Lan không có cách nào hơn là chọn đơn vị khác thay thế.

Cũng có nguồn tin rằng, ghét cách vào cuộc không trong sáng của Covec, đồng thời bảo vệ thị trường nội địa trước thủ đoạn thiếu lương thiện của Trung Quốc, dân chúng Ba Lan đã phản kháng, chủ ý gây khó khăn trong việc cung cấp người làm việc, phương tiện chuyên chở, nguyên vật liệu…

Người Ba Lan trong các công ty thầu phụ biểu tình phản đối Covec không thanh toán tiền lương – Ảnh: TVN24

Trong khi đó, đảng “Luật pháp và Công lý”, đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội Ba Lan đã đề nghị Công tố viện mở điều tra xem tiến trình đấu thầu có vi phạm thủ tục hay không và đòi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cơ sở hạ tầng từ chức.

Tờ báo tiếng Anh China Daily ngày thứ Bảy 18/6 trích dẫn từ bài “Trung Quốc gặp sự chào đón khó chịu tại Ba Lan” của tờ Renmin Ribao, được xem là phát ngôn của Bắc Kinh, rằng “bất chấp những nỗ lực của phía Trung Quốc, phía Ba Lan cố tình can thiệp vào việc chuyên môn, thậm chí tận dụng cả phương tiện ngoại giao để chính trị hóa vấn đề”. Tờ báo còn cáo buộc báo chí Ba Lan đã quan trọng hoá và phóng đại các vấn đề.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng, để Covec tham gia đấu thầu là điều tốt, tăng thêm tính cạnh tranh, nhưng Covec đã đánh giá quá cao khả năng của mình vì nghĩ dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ. Ông nhấn mạnh Covec dường như không chịu được sự cạnh tranh thực sự trong một môi trường cụ thể và minh bạch, khác hẳn với Trung Quốc, nơi mà thủ tục không đóng vai trò lớn.

Kế hoạch xâm nhập và bành trướng của Bắc Kinh vào thị trường EU, bắt đầu từ Ba Lan, coi như bị phá sản. Người Ba Lan đã ý thức rõ ràng về một đối tác khó tin. Phía Ba Lan sẽ xúc tiến các biện pháp đòi Covec bồi thường thiệt hại 741 triệu ZL (khoảng 250 triệu đôla), trong đó đã có số tiền 10% hợp đồng của Trung Quốc đặt cọc khi trúng thầu.

… đến những công trình bất hạnh

Không chỉ ở châu Phi, vòi bạch tuộc của Bắc Kinh cũng thả sức vươn dài và rộng khắp tại Việt Nam.

Tràn ngập lãnh thổ đủ các chủng loại hàng hoá phẩm chất kém, rẻ tiền, lôi cuốn người tiêu thụ nghèo, làm bức tử nhiều ngành công nghiệp địa phương; tuồn hàng hoá độc hại huỷ diệt môi sinh và sức khoẻ; mua vét nguyên liệu làm tê liệt sản xuất; tung tiền giả làm rối loạn thị trường; phổ biến văn hoá phẩm làm mê muội tinh thần dân tộc Việt; v.v… là những thủ đoạn mà Trung Quốc áp dụng triệt để ở tầng dưới của xã hội Việt Nam từ hai thập niên nay.

Trên thượng tầng, từ thành quả hợp thức hoá sự bành trướng qua hiệp định biên giới Trung-Việt năm 2009, bằng phép mầu, Bắc Kinh đã đạt được bước chiến lược cho mục đích lũng đoạn, khống chế nền kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam: thuê rẻ mạt 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn trong 50 năm, hiện diện trên vùng cao chiến lược Tây Nguyên bằng các dự án khai thác bauxite, nắm trọn hơn 90% gói thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) bao gồm những dự án kinh tế quan trọng bậc nhất.

Một điều đáng chú ý là dường như toàn bộ các hợp đồng nêu trên được ký kết với sự chuẩn thuận của ông Nguyễn Tấn Dũng, giữ chức Thủ tướng Chính phủ từ năm 2006, mặc dù đã có không ít tranh cãi, thậm chí bị phản đối quyết liệt từ giới trí thức, từ nhiều đại biểu Quốc hội và các nhà cách mạng lão thành. Không hề thấy nhà nước công bố công khai tiến trình đấu thầu. Cũng không thấy nói tới số tiền bảo đảm bắt buộc nhà thầu phải đặt cọc cho các dự án.

Trong bài “Tất cả các dự án điện đều bị chậm tiến độ” ngày 25/04/2007, tờ Việt Báo cho hay nhà máy điện Uông Bí xây dựng không đúng tiến độ, nguyên do chậm từ khâu duyệt thiết kế, cung cấp bản vẽ, giải phóng mặt bằng, đến cung cấp thiết bị công nghệ… [2]

Báo Lao Động  ngày 24/9/2010  với bài “Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: Ăn ‘quả đắng’ nhà thầu Trung Quốc“, viết các chủ đầu tư đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, trong khi “chính chủ đầu tư thừa nhận chất lượng các thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc thấp” và “nhiều công trình, sau khi trúng thầu, nhà thầu Trung Quốc thi công chậm, dẫn tới bị đội vốn”.

Bài báo dẫn lời của giáo sư Bùi Huy Phùng thuộc Viện Khoa học Năng lượng, rằng, “Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc, có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra, vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng. Đây là điều đáng nghĩ”. [3]

Nêu cụ thể những công trình bàn giao chậm từ 10 tháng, đến 28 tháng, tờ Sài Gòn Đầu Tư ngày 06/06/2011 với bài “Nhiều gói thầu EPC lớn chậm tiến độ” viết: “Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, hầu hết các dự án nhiệt điện than, khai khoáng, hóa chất, luyện kim, xi măng triển khai từ năm 2005 đến nay do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC, với tỷ lệ trúng thầu rất lớn. Đơn cử, tỷ lệ trúng thầu của các nhà thầu Trung Quốc lên tới 90%. Chất lượng đấu thầu thấp đã dẫn đến một thực trạng đáng báo động là, phần lớn các dự án do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC bị kéo dài thời gian xây dựng và chậm tiến độ bàn giao so với hợp đồng”. [4]

Ngạc nhiên hơn là trước bi kịch như vậy, chưa thấy nhà thầu Trung Quốc nào bị xử phạt hoặc bị buộc đình chỉ thi công, bồi thường thiệt hại như người Ba Lan đã xử lý Covec. Tại sao?

Vài lời kết

Cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, dù muộn màng nhưng đã vạch ra nguyên nhân của mọi nguyên nhân: sai lầm từ hệ thống.

Hệ thống sai lầm tạo ra một guồng máy đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng từ dưới lên trên, mọi cấp, mọi ngành, ngày mỗi nghiêm trọng. Tất cả thông tư, nghị quyết, thành lập uỷ ban nọ, thanh tra kia, đều chỉ là những vở diễn nhằm che đậy một thực trạng không thể cứu vãn. Tham nhũng đã trở thành văn hoá phổ cập, “dường như người chống tham nhũng ngày càng ít đi. Tham nhũng ngày càng lớn hơn và tinh vi hơn nhiều”. [5]

Hệ thống chính trị sai lầm cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền bổ nhiệm những người tệ hại điều hành đất nước. Ông Thủ tướng xuất thân từ y tá miệt vườn, nhưng là người quyết định số phận của 20 tập đoàn lớn nhất, từ dầu khí, điện lực, thép, than, xi măng, viễn thông, hàng không, hàng hải… cho đến lương thực, cà phê – xương sống của cả nền kinh tế. Được vũ trang bằng chủ nghĩa thân hữu, cộng với công cụ an ninh và tình báo, Thủ tướng có quyền lực vô song, có thể qua mặt, khuynh loát cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Quốc hội. Chỉ trong vài năm chỉ đạo trực tiếp một tập đoàn Vinashin, ông Dũng đã có thể vứt xuống biển theo “những con tàu nát” 4,5 tỷ đôla. Thế nhưng, không những ông Dũng vẫn bình chân như vại mà còn làm thêm một nhiệm kỳ nữa!

Ngoài ra, cũng nên kể đến thái độ đáng buồn của người Việt, kém xa sự dấn thân và hy sinh của người Ba Lan trong cuộc tranh đấu xoá bỏ chế độ cộng sản, cũng như trong xây dựng dân chủ. Ý thức phản kháng trước bất công và trách nhiệm với tương lai của đất nước chỉ còn lại ở số ít người Việt. Số người xuống đường trong ngày xử án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm mồng 4 tháng 4, cũng như số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trong các ngày 5, 12, 19 tháng 6 vừa qua, tuy là bước vượt qua nỗi sợ khởi đầu rất khích lệ, nhưng thực tế chưa được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng. Lẽ ra con số phải nhiều hơn gấp bội.

Nhà nước như thế, người dân như thế, dân tộc Việt còn tiếp tục bất hạnh thì chúng ta chỉ có thể tự trách mình mà thôi!■

© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog

—————————————————————-

Chú thích:

[1]: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/02/060213_ledienducngtrung.shtml

[2]: http://vietbao.vn/Kinh-te/Tat-ca-cac-du-an-dien-deu-bi-cham-tien-do/65090227/87

[3]: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/An-qua-dang-nha-thau-Trung-Quoc/14182

[4]: http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20110606/Nhieu-goi-thau-EPC-lon-cham-tien-do.aspx

[5]: http://bee.net.vn/channel/1988/201106/Nguoi-chong-tham-nhung-ngay-cang-it-di-1802576

http://www.danchimviet.info/archives/37170

Posted in Hồng Tốt hơn Chuyên, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | 2 Comments »

Vẫn chưa tỉnh ngộ, hành động còn thua xa tổng thống Phillippines (mới 50 tuổi)

Posted by hoangtran204 trên 20/06/2011

Hầu như tất cả những người nào có blog và viết bài trên mạng đều nhìn thấy được các hoạt động của Trung Quốc nhằm lấn chiếm Biển Đông và lãnh thổ vùng biên giới  Phía  Bắc của VN…xảy ra rất có hệ thống, nhịp nhàng, rõ ràng, và nhất quán từ 1945 cho đến nay. Cứ như là TQ đã viết rõ kế hoạch chiếm đất, chiếm đảo, chiếm lãnh hải ra giấy, và các lảnh đạo đảng kế tục của CSTQ cứ tuân theo đó mà làm, tùy theo từng giai đoạn.

Các cán bộ cao cấp của đảng  CSVN biết rõ chuyện nầy trong gần 60 năm qua, nhưng họ cứ tiếp tục ngoan ngoãn đi theo TQ như những con nghiện thuốc phiện; biết thuốc phiện là độc hại, nhưng vẫn cứ hút, cứ chích. Như một con nghiện, họ đã bị thuần hóa, thu phục và không bao giờ từ bỏ Trung Quốc.

Bài xã luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng và bài đăng trên blog của nhạc sĩ Tô Hải rất xuất sắc gột tả được thủ đoạn của Trung Quốc và thái độ của các lãnh đạo đảng  CSVN trước các vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, và chủ quyền.

Ðược đằng đầu lân đằng chân

Vào giữa thế kỷ 19, quân Pháp bắt đầu việc đánh chiếm Việt Nam bằng cách tạo áp lực buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ từng bước một: Mở cửa Ðà Nẵng xong, đem quân chiếm ba tỉnh miền Ðông Nam Phần; rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây; mươi năm sau tấn công tới Bắc Hà; cuối cùng nuốt gọn cả nước bằng cách quyết định người nào sẽ lên làm vua phần nước Việt Nam còn lại! Chiến lược đó, tục ngữ Việt Nam gọi là “Ðược đằng chân lân đằng đầu!” Nắm được cái đầu là ông vua rồi, họ tiếp tục lấn từng bước một, đặt các đại diện của Pháp ở miền Bắc, miền Trung, từ từ xuống tới các tỉnh. Dần dần những người “đại diện ngoại giao” của Pháp lấn lướt các quan lại triều đình để cuối cùng cả guồng máy cai trị lọt vào tay người Pháp.

Quan sát hành vi của Trung Quốc lấn chiếm biên giới và hải phận Việt Nam, ta thấy Trung Quốc theo một chiến lược cao hơn người Pháp. Có thể gọi tên ngược lại, là “Ðược đằng đầu lấn đằng chân!” Nắm cái đầu tức là nắm những người cầm quyền ở nước Việt Nam. Nắm được cái đầu rồi thì sau đó mới lấn dưới chân, và lấn từng bước một, nhẹ nhàng sao cho nó không giẫy giụa! Mỗi lần lấn một bước dưới chân, đôi chân muốn cựa quậy nhưng cái đầu không cho cựa, đau đớn cũng không cho kêu, thì cuối cùng cả thân thể cũng đành chịu! Những cái chân không chạy được nữa, cái miệng của người dân không được nói nữa mà chính quyền muốn nói thì há miệng mắc quai; nắm được cái đầu trong tay, những vụ cướp đất, cướp biển chỉ là những chi tiết chiến thuật.

Nhiều nhà trí thức trong nước cũng nhìn thấy như vậy: Chiến thuật của Trung Quốc khi chiếm các vùng đất và vùng biển nước ta là lấn từng bước một, đặt mọi người trước những “sự đã rồi,” lâu ngày thành quen đi, cái gì cũng “thành bùn” được hết!

Trên đất liền, là những vụ “cắm cọc biên giới.” Nhà báo Huy Ðức mới lục đống báo cũ, nhắc lại rằng trong các báo Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, ngày 19 tháng 3, 1979, Bị Vong Lục của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã nói: “Phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100 mét để xóa vết tích đường biên giới lịch sử rồi đặt cột Km Zero sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100m.” Cũng Bị Vong Lục năm 1979 viết: “Năm 1955, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới tới Yên Viên, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray (đường sắt) vào vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam 300m so với đường biên giới lịch sử.” Bị Vong Lục 1979 cũng tố cáo, “toàn bộ thác Bản Giốc và cồn Pò Thoong là của Việt Nam, Trung Quốc chỉ mới đưa 2,000 người sang cưỡng chiếm từ ngày 29 tháng 2, 1976.”

Trên mặt biển, Trung Quốc đã toan đánh quần đảo Hoàng Sa năm 1958; nhưng khi Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đem tầu chiến ra chống cự thì họ rút lui. Cũng năm đó, chính phủ Bắc Kinh đưa ra một tuyên bố về vấn đề hải phận, thì lại được ông thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc là Phạm Văn Ðồng gửi thư ủng hộ. Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, bao chiến sĩ hải quân nước ta đã hy sinh trong lúc bảo vệ đất đai của tổ tiên. Chính quyền miền Bắc cũng không hề nói một lời nào để phản đối hành động xâm lăng đó! Lý do chỉ vì với lá thư của Phạm Văn Ðồng năm 1958 thì há miệng mắc quai. Năm 1988, Trung Quốc lại tấn công chiếm các đảo ở Trường Sa, nhưng người kế vị Lê Duẩn đành nuốt hận vì không được Nga Xô cứu giúp; mặc dù chính ông ta đã công nhận Nga là“tổ quốc thứ hai” của mình khi quay mặt chống Trung Quốc.

Gần đây, chiến thuật lấn từng bước lại diễn ra một cách hung tợn hơn. Ðánh đuổi các ngư dân Việt Nam không cho đánh cá; dân Việt không sợ thì tấn công, cướp tầu, cướp máy, đánh đập, bắt cóc, giam cầm, đòi tiền chuộc. Nhiều người Việt đã nhìn thấy chiến thuật lấn chân mới trong vụ Bình Minh 2 và Viking 2, là biến các vùng biển hoàn toàn thuộc Việt Nam thành một vùng xung đột. Sau khi đã biến một vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, gây nên tình trạng căng thẳng ngày càng cao hơn khiến thế giới lo ngại, thì lúc đó Trung Quốc sẽ yêu cầu thảo luận, và cuối cùng thì đề nghị “cắt đôi” phần biển của Việt Nam, chia mỗi bên một nửa!

Và tình trạng căng thẳng đang tăng lên thật. Trong tuần này, báo chí khắp thế giới loan tin Hải Quân Việt Nam tập trận bằng súng đạn thật, hỏa tiễn thật, và thông báo cho tầu thuyền các nước khác hãy tránh xa. Ðây là lần đầu tiên một cuộc tập trận trên biển được công bố, như để quảng cáo cho mọi người đều biết! Hà Nội lại nhắc nhở lại trên báo chí luật tổng động viên, làm cho không khí ngột ngạt hơn! Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc đã thản nhiên gửi tầu Hải Tuần 31, một trong những chiến hạm tuần tiễu lớn nhất tiến vào vùng biển Ðông, nói đó là một hoạt động bình thường! Thế là cả thế giới theo dõi! Không phải chỉ có những nhật báo quốc tế như Le Monde, New York Times, Independent, Japan Times, hay các báo ở vùng Ðông Nam Á cho tới Ðại Hàn đăng tin này, mà cả những tờ báo ở Pakistan, ở Dubai cũng loan tin, rồi thuật tiếp những phản ứng của chính phủ Mỹ! Và Mark Toner, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức than phiền rằng những biến cố gần đây gây thêm lo ngại đối với an ninh đường biển, và đã làm cho tình hình thêm căng thẳng!

Ðiều đáng ngạc nhiên là tại sao Ðảng Cộng Sản Việt Nam lại chọn cách bày tỏ thái độ như vậy?

Lâu nay, những người cầm quyền trong nước vẫn nói họ sẽ chỉ dùng các biện pháp ngoại giao cho các xung đột ở biển Ðông. Nhưng, sau khi các tầu Bình Minh và Viking liên tiếp bị tấn công một cách ngang ngược, đảng cộng sản lại không hề đưa ra một sáng kiến ngoại giao nào cả! Họ không hề xác định lại một cách chính thức với Bắc Kinh bằng cách phủ nhận lá thư của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1958 một cách minh bạch và công khai! Họ cũng không mời đại diện các nước Ðông Nam Á và Á Châu tới họp để tìm một chính sách chung đối với sự bành trướng của Trung Quốc!

Tình hình hiện nay đã chín mùi để tổ chức một hội nghị vùng bàn về vấn đề này. Tại hội nghị về an ninh vùng gần đây, một nhân viên an ninh Ấn Ðộ đã nhận xét: “Chúng tôi rất vui mừng trước các lời lẽ hòa hoãn của ông Lương Quang Liệt (Trung Quốc) nhưng cảm tưởng chung hiện nay là các cường quốc Á Châu là họ tiến đền gần nhau hơn chỉ vì thấy phải tìm cách đối phó với chính quyền Bắc Kinh. Một viên chức ngoại giao Nhật Bản cũng đồng ý. Nhật, Nam Hàn và Úc Châu đã đến gần nhau hơn, và đều liên kết với Mỹ. Một cố vấn của tổng thống Nam Hàn, ông Lee Chung-Min, đã nhận xét: “Trung Quốc đang đẩy chúng tôi tiến đến gần nhau hơn. Nước đó lớn quá khó ngăn họ được, nhưng hầu như chúng tôi đã thấy đến lúc phải hành động để ngăn bớt (sự bành trướng của) Trung Quốc.”

Việt Nam là nạn nhân trực tiếp do sự bành trướng của Trung Quốc gây ra. Ðáng lẽ Việt Nam phải đứng ra vận động việc liên minh giữa các quốc gia trong các miền Ðông và Nam Á Châu, về kinh tế, tài chánh và an ninh, để có tiếng nói và hành động chung trước sự bành trướng của Trung Quốc. Và đó là một hoạt cuộc tấn công ngoại giao, không thể coi là khiêu khích về quân sự hay xâm phạm chủ quyền của nước nào cả.

Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam đã không chọn những hành động ngoại giao kể trên, sau khi Trung Quốc leo thang với những vụ cắt dây cáp tầu dò đấy biển. Ngược lại, họ đã “biểu diễn” những màn quân sự, như công bố việc diễn tập hải quân bằng đạn thật, và khoe khoang thêm về luật tổng động viên.

Ai cũng biết rằng hai hành động trên không hề có ảnh hưởng nào trên tương quan lực lượng và không hề thay đổi ngôi vị tương đối giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Không một chiếc tầu nào của Trung Quốc bị sứt mẻ. Trong khi đó họ cũng không hề thấy phải nhận lỗi về những vụ leo thang trong ba tuần qua. Hầu như Bắc Kinh hoàn toàn làm ngơ trước những hành động mà người ngoài có thể coi là gây cho tình hình thêm căng thẳng.

Những người lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể đã đọc được những ý nghĩ trong đầu giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ đã nắm chắc cái đầu đó rồi. Họ đã biết, hoặc đã được báo trước về những hành động sắp diễn ra trong tuần này. Họ hiểu rằng chính quyền cộng sản cần một số màn biểu diễn; bề ngoài như thể đang làm dữ, nhưng trên thực tế không gây ra một hiệu quả nào hết. Những hành động đó hoàn toàn không thay đổi cục diện ở biển Ðông, nhưng có thể cho người dân Việt nhìn thấy là bọn cầm quyền có làm, đang làm một cái gì đó! Mục đích duy nhất là làm nguội bớt không khí đấu tranh của người dân Việt Nam

Ðây là một sách lược đảng Cộng Sản đã theo từ hơn nửa thế kỷ nay. Họ không muốn dân chúng lên tiếng, không được tham dự, không được quyết định. Mọi vấn đề ngoại giao là độc quyền của đảng. Dân Việt Nam chỉ việc ký ngân phiếu trắng, “ký khống” cho các lãnh tụ đảng quyết định mọi chuyện! Từ mấy tuần qua, sách lược này vẫn được sử dụng. Như một ông hiệu trưởng ngăn không cho sinh viên biểu tình, với lý luận rằng việc ngoại giao khó khăn lắm, phải để yên cho nhà nước từ từ giải quyết! Một ông giáo sư bài nêu lên toàn những “quyết tâm” của người Việt Nam, mà không đưa ra một hành động cụ thể nào cả; nhưng ông ta không quên nêu lên một quyết tâm, là “hoàn toàn đoàn kết với đảng và nhà nước!”

Nhưng nếu đảng và Nhà nước lại không đoàn kết với dân mà chỉ đoàn kết với người khác, với những đồng chí, anh em của họ thì sao? Như nhà báo Huy Ðức kể, trước cuộc ký kết về biên giới năm 1993, Hà Nội cử những phái đoàn tới quan sát vùng biên giới. Họ đi coi các nơi, rồi họp bàn với các đồng chí Trung Quốc. Nhưng đối với dân thì các phái đoàn này làm việc hoàn toàn trong vòng bí mật. Huy Ðức thuật: “Theo các chiến sĩ biên phòng, thay vì huy động sự góp sức của nhân dân, không hiểu vì lý do gì công việc này đã được tiến hành bí mật.” Một vị đồn trưởng Biên phòng ở Hà Giang nói: “Chúng tôi thuộc địa hình đến từng mili mét nhưng các đoàn khảo sát đã bí mật luôn cả với chúng tôi!” Ðây là một kinh nghiệm cay đắng khi cái đầu của một nước tự tách rời khỏi thân thể!

Khi một chính quyền hành động minh bạch, công khai trước mọi người dân, khi người dân được tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do bỏ phiếu chọn những người nắm quyền, thì không ngoại bang nào có thể nắm cái đầu dân nước đó được! Ngược lại, thì bất cứ cường quốc nào cũng chỉ cần nắm lấy cái đầu một nước, rồi từ từ sẽ lấn chân giành đất, giành biển, quốc gia sẽ rơi vào vòng nô lệ khi nào không biết!

Nguồn: Nguoi-viet.com

—–

Bình  Luận

Nguy cơ của việc TQ dùng vũ lực chiếm Biển Đông đã lộ hẳn ra từ 1958, nhưng đảng CSVN vẫn không nhận ra được các sự kiện diễn ra trong 20 qua, sau khi họ chiếm thêm quần đảo Trường Sa năm 1988. Chỉ đến năm nay, khi quân TQ đe dọa một  cách lộ liễu muốn chiếm các mỏ dầu của công ty quốc doanh Petro Vietnam đang khai thác, tức là đụng tới túi tiền 10 tỉ/ 1 năm của đảng, thì đảng chạy đôn chạy đáo kêu cứu khắp nơi, và quơ trúng …thằng xâm lược Mỹ.

Việc liên minh giữa VN và Mỹ (nếu có) sẽ mâu thuẩn với khẩu hiệu: “giải phóng miền Nam chống quân xâm lược Mỹ, đánh Mỹ cứu nước trong chiến tranh VN 1954-1975” làm chết hơn 3 triệu bộ đội Miền Bắc vào giải phóng miền Nam. Hóa ra, đảng đang cầu cứu Mỹ bảo vệ chủ quyền Biển Đông cho Việt Nam. (vậy mà cứ dạy mấy đứa học sinh VN bằng cách huênh hoang tuyên bố: ta đánh thắng Mỹ!)

Trong khi đó, tại Liên  Hiệp Quốc, sau 36 năm không dám hó hé, đây là lần đầu tiên VN tố cáo  Trung Quốc về Biển  Đông.

Blogger Tô Hải viết như sau:

1-//Tại Liên Hiệp Quốc ông Lê Lương minh ,đại sứ đã được phép lên án công khai và chính thức trứớc toàn thế giới những hành động vi phạm  chủ quyền biển của Việt Nam..
2-/Lần đầu tiên một vũ khí tối tân chưa từng được biết bao giờ :Tên lửa S-300PMU1 được công khai đua lên báo và giới thiệu “vô tư” mọi tĩnh năng ưu việt của nó,tiếc rằng không có một câu “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng !
Tớ không dám vỗ ngực mà nói rằng :Tớ đã “gợi ý” cho báo ta những gì báo ta chưa được phép nói  nhưng ít nhất ,tớ cũng có chút tự hào vì đã đi trước một ngày đề ra các vấn đề khó mà lờ tịt đi mãi được!

nguồn

—–

Mỹ-Việt ra thông cáo chung về Biển Đông

18-6-2011

Hoa Kỳ và Việt Nam vừa ra thông cáo chung kêu gọi tự do lưu thông hàng hải và phản đối việc dùng vũ lực tại Biển Đông.

Thông cáo chung này được đưa ra sau vòng Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt- Mỹ lần thứ tư diễn ra hôm thứ Sáu 17/06 tại Washington D.C., trong đó các diễn biến mới nhất tại Biển Đông đã được hai bên thảo luận.

Sau cuộc họp, hai bên thống nhất rằng “việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”.

Thông cáo chung cũng viết: “Tất cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực”.

Văn bản thông cáo đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay: “Hai bên ghi nhận rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế công nhận, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982″.

“Hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố chung về cách hành xử của các bên ở Biển Đông ký kết giữa Asean và Trung Quốc năm 2002 và khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử.”

Căng thẳng gia tăng

Thông cáo được đưa ra vài ngày sau khi Trung Quốc điều tàu Hải Tuần 31 qua Biển Đông, và Philippines cũng quyết định điều tàu chiến lớn nhất tới khu vực này.

Trung Quốc chuẩn bị tập trận ba ngày, trong khi Việt Nam đã bắn đạn thật hôm thứ Hai 13/06.

Bản thông cáo ra hôm 17/06 tại Washington D.C. có đoạn: “Mỹ nhấn mạnh rằng các vụ việc gây quan ngại trong những tháng gần đây không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Cuộc đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng Việt Mỹ lần thứ tư do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề Chính trị và Quân sự Andrew Shapiro chủ trì.

Trung Quốc đã nhiều lần tỏ tức giận về việc “một bên thứ ba” tham gia vào tranh chấp Biển Đông, nhất là sau khi giới chức Hoa Kỳ, kể cả Ngoại trưởng Hillary Clinton, tuyên bố rằng tự do lưu thông ở Biển Đông là “quyền lợi quốc gia” của Mỹ.

Thời gian gần đây, Việt Nam tỏ ra nỗ lực trong việc kêu gọi và tranh thủ dư luận nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ, trong vấn đề Biển Đông.

Thượng Nghị sỹ Jim Webb, trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai tuần rồi, nói: “Tình hình chủ quyền tại Biển Đông thực ra lại giúp quan hệ giữa hai bên (Việt Nam và Hoa Kỳ) bằng cách nó khiến cả hai hiểu rõ điểm chung trong quyền lợi của mình”.

Ông Webb, người từng tham chiến ở Việt Nam, cũng kêu gọi chính phủ Mỹ cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.

Một điểm đáng chú ý là trong thông cáo chung sau cuộc đối thoại, không có điểm nào đề cập tới vấn đề nhân quyền, vẫn được cho là chủ đề mà Việt Nam và Hoa Kỳ còn nhiều khác biệt.

Tin BBC
——-

Trong khi các hoạt động của các chính trị gia TQ và các cuộc gây hấn trên  Biển Đông bao năm qua của Hải quân TQ đều nhất quán, nhằm đạt được mục tiêu là chiếm đảo, chiếm lãnh hải, đe dọa ngư dân  VN. Thì từ năm 2005, TQ đã khóa tay khóa chân Quân đội NDVN bằng các hoạt động như thế nầy.

Lý lẽ của Trung Quốc là thế này: Lãnh hải và lãnh thổ của TQ thì không ai được nhòm ngó đến.

Còn lãnh hải và lãnh thổ của VN thì Trung Quốc nói: chúng ta thảo luận trong hoà bình. TQ cứ lấn tới, thấy đảng CSVN không phản ứng công khai trên quốc tế, thấy dân chúng VN không phản đối,  thì TQ lấn tới nữa…đó là chuyện xảy ra từ 1974-2011 và sẽ còn tiếp tục xẩy ra.

TQ chờ cơ hội cho đến khi VN có một lãnh đạo đảng  CSVN yếu kém và sơ hở, thì TQ kêu VN ngồi vào bàn hội nghị, thương thuyết cù chầy cù mài 10-20 năm như chuyện ký hiêp định biên giới tháng 12/2000, và 2008, cuối cùng VN lấy đất của mình chia cho TQ càng nhiều bao nhiêu hay bấy nhiêu.  Đấy là ổn định, là hợp tác chân thành với tình hữu nghị của 16 chữ vàng và 4 tốt!

Hai tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường đi tuần tra liên hợp và thăm Trung Quốc

QĐND Online – Chiều 18-6, hai tàu HQ375 và HQ376 thuộc Đoàn M62 (Vùng D hải quân) được Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ đại diện Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam rời bến đến địa điểm tập kết để cùng với tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hải quân hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp tháng 10-2005

Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân chỉ huy tuần tra phía Việt Nam và làm Trưởng đoàn Hải quân nhân dân Việt Nam đến thăm Trung Quốc. Tham gia đoàn tàu quân sự Việt Nam thăm Trung Quốc có cán bộ chỉ huy các cơ quan Quân chủng Hải quân và thủy thủ hai tàu HQ375 và HQ376.

Theo lịch trình, Hải quân hai nước thực hiện chuyến tuần tra liên hiệp bắt đầu từ 8 giờ ngày 19-6 và kết thúc lúc 10 giờ 15 phút ngày 20-6-2011 (theo giờ Hà Nội). Quãng đường tuần tra 306 hải lý, từ điểm 1 đến điểm 10 của tuyến tuần tra cơ bản. Sau khi kết thúc tuần tra liên hợp, tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến hành dẫn đường cho hai tàu của Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hành quân qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang thực hiện chuyến thăm, giao lưu hữu nghị với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Chuyến tuần tra này nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị truyền thống, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước. Khu vực tuần tra là vùng biển giáp ranh giữa hai nước trên vịnh Bắc Bộ đã được phân định. Chuyến tuần tra còn nhằm duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển; thúc đẩy thực thi Hiệp định nghề cá,duy trì trật tự ổn định các hoạt động sản xuất bình thường của nhân dân hai nước trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; trao đổi kinh nghiệm hoạt động của hải quân hai nước.

Tin, ảnh: Đình Xuân

——

Trong khi đó, quân đội và hải quân của  Philippines rất ít và rất yếu, nhưng chính phủ của họ rất mạnh. Tổng thống Phillippines bà Benigno Aquino hôm 14 tháng 6 đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ một đồng mình lâu năm của mình là Mỹ để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Trước đó, bà ra lệnh cho hải quân Phillippines nhổ bỏ các cọc do TQ dựng lên  trên các đảo của Phillipines. TQ dựng các cột để có cơ sở đòi hỏi chủ quyền khi có thương thuyết diễn ra. Một người đàn bà đứng đầu một quốc gia mà đã có hành động cương quyết, chuẩn mực như thế, còn bộ chính trị đảng  CSVN 14 người, hết đời nầy qua đời khác, nhu nhược như một con giun. Thái độ ấy đã được ột blogger khác nhận xét một cách chính xác  “Hung dữ ở nhà, hèn hạ ở chợ

Philippines nhổ cọc lạ ngoài Biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2011-06-16

Hôm 15 tháng 6, Philippines cho biết đã nhổ một số cọc lạ tại 3 bãi đá trong khu vực đang tranh chấp ở biển Đông.

AFP photoBản đồ khu vực trong vùng biển Đông, nơi Chính phủ Philippines cho rằng các tàu quân sự Trung Quốc đã đổ vật liệu xây dựng trái phép.

Thông báo này được đưa ra vào lúc các tranh chấp trong khu vực đang trở nên căng thẳng thời gian gần đây. Các cọc này được đóng ở đây nhằm mục đích gì? Liệu hành động nhổ cọc của Philippine có tạo thêm căng thẳng cho vấn đề biển Đông?

Không phải lần đầu

Trong khi những căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu dịu bớt thì vào hôm 15 tháng 6, Philippines cho biết vào tháng 5 vừa qua hải quân nước này đã nhổ một số cọc lạ tại các bãi đá ngầm trong khu vực tranh chấp.

Phát ngôn viên Hải quân nước này, thiếu tá Omar Tonsay, nói với báo giới là các cọc gỗ này được gọi là cọc lạ vì không có dấu hiệu hay chữ đề thuộc nước nào, và Philippine cũng không dựng các cọc này.

Giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại De La Salle, Philippine, ông Renato Cruz De Castro cho biết thực ra việc nhổ các cọc gỗ này không phải là mới. Ông nói:

“Những cọc này có thể đã được dựng ở đây khoảng 2 năm trước. Philippine cũng đã nhổ những cọc từ giữa những năm 1990 cho nên có thể là những cọc này đã có ở đó một thời gian. Hải quân Philippine nhổ các cọc này từ năm 1990 vì quan niệm rằng các cọc này có nghĩa là xác nhận chủ quyền. Mục đích nhổ cọc là để ngăn chặn bất cứ việc xây dựng có thể trong tương lai tại khu vực tranh chấp đó.”

Trước đó, tại diễn đàn đối thoại Shangri La ở Singapore vào đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Philippine Voltaire Gazmin cho biết Philippine đã phát hiện một tàu hải giám của Trung Quốc đổ vật liệu xây dựng và thả phao ở vùng gần Amy Douglas Bank phía tây nam bãi Cỏ Rong thuộc đặc quyền kinh tế của Philippines.

Giáo sư Castro cho biết việc đổ vật liệu xây dựng này có thể báo hiệu là sẽ có xây dựng trong tương lai:

Hải quân Philippine nhổ các cọc này từ năm 1990 vì quan niệm rằng các cọc này có nghĩa là xác nhận chủ quyền. Mục đích nhổ cọc là để ngăn chặn bất cứ việc xây dựng có thể trong tương lai tại khu vực tranh chấp đó.

Giáo sư Castro

“Những gì mà hải quân Philippine nhìn thấy là những cái tàu chở theo vật liệu đến nhưng không thấy xây dựng. Nhưng những gì mà chúng tôi quan sát cho thấy là việc xây dựng có thể sẽ được bắt đầu.”

Tiến sĩ Ian Storey thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á nhận xét nếu đúng là có việc xây dựng hay đổ cọc tại các khu vực đang tranh chấp thì đây là hành động vi phạm tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông nghiêm trọng nhất từ trước tới nay:

“Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông hồi năm 2002 chỉ rõ là cấm các bên chiếm đóng các đảo và bãi chưa chiếm đóng. Từ năm 2002, tất cả các bên đều tuân thủ điều này. Nhưng nếu đúng là Trung Quốc đã đổ vật liệu và có dự định xây dựng trên đó thì cho đến giờ đó là hành động vi phạm DOC nghiêm trọng nhất kể từ năm 2002.”

Gia tăng căng thẳng?

Việc nhổ các cọc lạ của hải quân Philippine được thông báo vào lúc này theo giáo sư Castro có thể sẽ làm những nước đã cắm các cọc này không hài lòng:

“Có thể những nước đã cắm các cọc ở đó sẽ không thoải mái khi biết các cọc đã bị nhổ đi. Tôi không biết là liệu việc này có làm tăng thêm căng thẳng hay không nhưng đây đã là chính sách của hải quân Philippine kể từ những năm 1990.”

000_Hkg3888213-250.jpg
Một chiếc tàu kéo dẫn chiếc USS Blue Ridge của Hải quân Mỹ vào cảng Nam Manila hôm 04/8/2010. AFP photo

Căng thẳng trong khu vực biển Đông đã gia tăng trong thời gian gần đây sau một loạt các sự kiện liên quan đến những đụng độ giữa tàu hải giám Trung Quốc và các tàu thăm dò của Philippines và Việt Nam.

Vào tháng 3 năm nay, tàu hải giám Trung Quốc đã xua đuổi một tàu thăm dò của Philippine tại gần khu vực quần đảo Trường Sa. Tiếp theo đó, vào ngày 26 tháng 5 và 9 tháng 6, tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp của hai tàu thăm dò khác của Việt Nam.

Cả Philippine và Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối các hành động này của Trung Quốc. Việt Nam còn yêu cầu Trung Quốc bồi thường. Phía Trung Quốc thì nói rằng tàu Trung Quốc chỉ làm việc bảo vệ chủ quyền của mình.

Tổng thống Philippine, Benigno Aquino hôm 14 tháng 6 đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ một đồng mình lâu năm của mình là Mỹ để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.

Tổng thống Aquino nói rằng lực lượng quốc phòng của Philippine còn quá yếu để có thể đối đầu với Trung Quốc. Sự có mặt của Mỹ sẽ đảm bảo quyền tự do đi lại trong khu vực cho các bên và theo đúng luật quốc tế.

Trong cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo các nước không liên quan đứng ngoài những tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông.
Thượng nghị sĩ Jim Webb trong buổi nói chuyện về an ninh khu vực Đông Á Thái Bình Dương hôm 13 tháng 6 tại Washington cho rằng phản ứng của Hoa Kỳ trước căng thẳng trên biển Đông là quá yếu và Mỹ cần phải có những tham gia tích cực hơn nữa. Ông nói:

Tôi không biết là liệu việc này có làm tăng thêm căng thẳng hay không nhưng đây đã là chính sách của hải quân Philippine kể từ những năm 1990.

 Giáo sư Castro

“Tôi nghĩ chính phủ đã có những phản ứng quá yếu trước vấn đề này khi chúng ta nói là chúng ta không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền. Không đứng về bên nào có nghĩa là chúng ta đã tỏ rõ lập trường rồi. Chúng ta nên làm việc trong một diễn đàn đa phương để giải quyết vấn đề. Đây không chỉ là vấn đề chủ quyền mà còn nhiều tương lai kinh tế ở đó. Vì vậy chúng ta cần phải tham gia như là môt lực lượng cân bằng để đưa vấn đề này ra thảo luận. Việc Mỹ đứng lên cho thấy khả năng lãnh đạo của mình để đưa vấn đề ra bàn thảo là hết sức quan trọng.”

Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải gửi ra những tín hiệu rõ ràng hơn với Trung Quốc bởi các hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Đông là không hợp lý.

Trong khi đó, cũng vào ngày 13 tháng 6 vừa qua, hải quân Việt Nam đã diễn tập bắn đạn thật ở bờ biển miền Trung Việt Nam. Còn Bắc Kinh thì trước đó đã tuyên bố là sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân tại biển Đông vào cuối tháng này. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều nói rằng đây là các cuộc tập trận theo lịch trình thường niên của hai nước này.

Posted in Biên Giới, Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »