Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Cướp Đất Đai’ Category

►Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về thượng tướng công an đã chết?(28-3-2024)

Posted by hoangtran204 trên 30/03/2024

Đọc tiếp »

Posted in Cướp Đất Đai, Dối trá -Gạt gẫm-Tuyên truyền, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp, Thời Sự, Tư bản đỏ, Lưu manh đỏ | Leave a Comment »

►Hai cựu TBT báo Thanh Niên là Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông vừa bị bắt tạm giam vì đã bán khu đất 151- 155 bến Vân Đồn (17-1-2024)

Posted by hoangtran204 trên 18/01/2024

Nguyễn Công Khế

Đọc tiếp »

Posted in Cướp Đất Đai, Nhóm Lợi Ích- Tư bản đỏ, Thời Sự | Thẻ: , , | Leave a Comment »

►Cộng sản lấp Vịnh Hạ Long xây biệt thự, nhà ở, khách sạn (8-11-2023)

Posted by hoangtran204 trên 08/11/2023

Đọc tiếp »

Posted in Cướp Đất Đai, Thời Sự | Leave a Comment »

►Phạm Thanh Nghiên dựng lại nhà trên vùng đất mới (Sài Gòn nhỏ, 15-4-2023)

Posted by hoangtran204 trên 23/04/2023

Phạm Thanh Nghiên tại phi trường Tân Sơn Nhất, chuẩn bị rời “nhà tù lớn”, bắt đầu những ngày dựng lại nhà trên vùng đất mới. (Ảnh: Tác giả gửi)

Gia đình nhỏ của cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên đặt chân đến Houston, Texas vào ngày 14 tháng Tư năm 2023, bắt đầu một hành trình mới dựng lại ngôi nhà cho mình, ở một vùng đất mới, sau nhiều năm tháng phải chịu đựng sự đàn áp im lặng. Việc chính quyền CSVN để cho Phạm Thanh Nghiên cùng gia đình lên đường tỵ nạn có thể được coi như là một “món quà” của Hà Nội gửi tặng cho Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 14 đến 16 tháng Tư năm 2023.

Từ khi ra tù, cuộc sống của vợ chồng Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên chưa bao giờ yên ổn. Năm 2019, sau khi ngôi nhà nhỏ ở Vườn rau Lộc Hưng bị cào nát, vợ chồng TNLT Tú–Nghiên cùng đứa con nhỏ chỉ mới 13 tháng tuổi của họ lại lang thang tìm chỗ an trú lần… thứ năm. Mỗi nơi họ đến đều phải chịu đựng sự theo dõi, sách nhiễu vô cớ của giới an ninh. Vào lúc đó, một nhân viên của Toà Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã tìm gặp, và hỏi, “Bà có muốn đi tỵ nạn chính trị tại Mỹ không?”.

Nếu đồng ý vào lúc đó, Phạm Thanh Nghiên cùng con gái đã đến Mỹ từ rất lâu. Nhưng Nghiên từ chối. Bà nói rằng nếu được, xin hãy đợi đến lúc ông Tú có được đủ giấy tờ thì cả gia đình cùng đi.

Vợ chồng TNLT Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên những ngày cuối ở Việt Nam (Ảnh: tác giả gửi)

Huỳnh Anh Tú tham gia phong trào phục quốc sau năm 1975, bị kêu án 14 năm tù. Ông được trả tự do năm 2013 nhưng lại không được cấp bất cứ giấy tờ tùy thân nào, dù với cái gọi là “chứng minh nhân dân”. Con đường đi “xin” từ giấy tờ tùy thân cho đến hộ chiếu để xuất cảnh kéo dài suốt thời gian đó với không biết bao nhiêu là điều khó khăn kỳ lạ. Có lúc, Phạm Thanh Nghiên nói với viên công an làm giấy tờ hộ chiếu rằng: “Tôi muốn hỏi rõ là các anh có làm không? Nếu không thì cứ nói thẳng để tôi dừng, vì khát vọng đi nước ngoài của chúng tôi cũng không nhiều”.

‘Vì ai gia đình chúng tôi phải ra đi?’

Đầu năm nay, cùng với các biến chuyển theo chiều tích cực của ngoại giao Mỹ–Việt, chuyện đi tỵ nạn của gia đình Phạm Thanh Nghiên có vẻ được xúc tiến tốt hơn. Tháng Hai 2023, một nhóm công an từ Bộ gọi bà Nghiên lên làm việc. Đó là cuộc trao đổi thăm dò để xem có nên để Phạm Thanh Nghiên ra đi hay không.

Trích từ băng ghi âm của Phạm Thanh Nghiên, nghe như phía công an có vẻ cố tạo sự hoà hoãn:

– Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ quyết định ra đi của chị.

– Nếu tôi là các anh thì tôi sẽ không nói như vậy. Phạm Thanh Nghiên đáp.

Viên công an có vẻ sững sờ khi nghe câu trả lời trên. Phạm Thanh Nghiên nói tiếp:

– Các anh, với tư cách đại diện cho nhà nước để nói chuyện với tôi là một công dân. Một nhà nước mà khen quyết định phải bỏ tổ quốc để ra đi, đến một đất nước khác tỵ nạn là quyết định đúng đắn và đáng được hoan nghênh, thì phải đặt câu hỏi đây là nhà nước gì, chế độ này là chế độ gì.

Nhóm công an tái mặt. Viên công an kia nói tiếp như để làm dịu lại bầu không khí đang trở nên căng thẳng:

– Thế thôi cứ coi như là chị đi vì con nhỏ của mình vậy…

– Thật ra tất cả những người làm cha làm mẹ đều nghĩ đến con cái của mình. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng vì con, Nguyễn Xuân Phúc cũng vì con. Anh cũng vì con anh. Tôi cũng vì con tôi. Các anh vẫn thường ra rả luận điệu rằng những người lên tiếng ủng hộ nhân quyền đều nhằm mục đích “kiếm vé đi Mỹ”. Nhưng nếu tôi muốn, tôi đã có cơ hội từ nhiều năm trước, nhất là thời gian tôi ở tù.

Khi tôi vay mượn, gom góp để xây căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng là tôi đã quyết chí ở lại. Các anh nhớ cho, khi nhà tôi bị đập, con gái tôi được 13 tháng tuổi. Nghĩa là tôi đã xác định khi sống, da thịt tôi gắn bó với mảnh đất này. Khi chết, nắm xương tàn của tôi cũng được chôn nơi mảnh đất này. Vậy thì vì ai, vì thế lực nào mà gia đình tôi phải ra nông nỗi này?

Cả đám công an im lặng.

Suốt một thời gian trước khi lên đường, phía viên chức ngoại giao Hoa Kỳ luôn nhắc khéo gia đình Phạm Thanh Nghiên là tuyệt đối kiên nhẫn và im lặng cho chuyến đi vì mọi thứ đều có thể ập tới những điều khó lường. Sự kiện luật sư Võ An Đôn bị chặn ở phi trường Tân Sơn Nhất ngay vào lúc xuất cảnh là một bài học đau đớn cho tất cả những người đi tỵ nạn, bởi phía chính quyền CSVN có thể đổi ý vào bất kỳ lúc nào.

Trong những ngày tháng cuối cùng Phạm Thanh Nghiên còn ở trong nước, Việt Nam liên tục xảy ra nhiều vụ xét xử, bắt bớ vô lý của công an CSVN. Nhưng số người lên tiếng phản đối không nhiều vì việc đàn áp diễn ra ở khắp nơi.

“Nhiều lúc tôi muốn vứt hết chuyện đi đứng để cùng lên tiếng với xã hội nhưng vì nghĩ đến chồng, con mà đành nín nhịn. Có lúc giận phát điên,” Phạm Thanh Nghiên kể.

Nếu theo dõi Facebook và blog cá nhân của Phạm Thanh Nghiên, có thể thấy chị luôn là một trong những người thường có phản ứng tức thì trước các vụ bắt bớ, đàn áp. Nhưng vài tháng trước khi đi, có lúc chị phải đóng trang lại vì không muốn mình bộc phát lên tiếng.

Biết bao giờ thấy lại quê hương?

Ngày 12 Tháng Tư, Phạm Thanh Nghiên cùng gia đình im lặng đi ra sân bay. Làm thủ tục có nhân viên IOM (International Organization for Migration) đi kèm. Bên ngoài thì có hai nhân viên của Toà Tổng Lãnh sự Mỹ giám sát. Dù đến sân bay trước giờ khởi hành 3 tiếng rưỡi đồng hồ, nhân viên làm thủ tục check in của hãng hàng không Qatar đã nhận được lệnh phải treo trường hợp của gia đình Phạm Thanh Nghiên suốt hơn hai tiếng. Mục đích là để chờ ý kiến cuối cùng của Bộ công an là có xác nhận cho đi tỵ nạn hay không. Lúc đó, nếu vì bất kỳ lý do gì mà Ngoại truởng Mỹ thay đổi hành trình đến Việt Nam, cũng có nghĩa là gia đình Phạm Thanh Nghiên phải quay về.

Khi chỉ còn vài chục phút nữa là chuyến bay cất cánh, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất mới nhận được lệnh cho phép ra đi. Khi bắt đầu vào, qua cửa kiểm tra an ninh ra phòng chờ lên sân bay, tay công an cầm giấy tờ và cười cười hỏi, như không biết gì “đi Mỹ vì lý do gì đấy?”

Phạm Thanh Nghiên không trả lời. Tay công an lại nhếch mép hỏi:

– Ai bảo lãnh đi Mỹ thế?

– Chính phủ Mỹ – Nghiên đáp, quay mặt đi.

– Chắc phải có công gì thì chính phủ Mỹ mới bảo lãnh chứ, tay công an cười khẩy.

Phạm Thanh Nghiên nhịn, không trả lời, cố để cho xong phần của mình, đi vào phòng chờ. Ngay sau đó ông Huỳnh Anh Tú qua phần kiểm tra, bị tay công an đó giữ lại, cầm hộ chiếu lật qua lật lại, rồi nói “chuyến đi này chúng tôi hỗ trợ các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút gì đó uống cafe chứ”.

Chuyến đi này chúng tôi “hỗ trợ” các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút gì đó uống cafe chứ?’ – Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói với ông Huỳnh Anh Tú.

Ông Tú lưỡng lự, rồi bất đắc dĩ thả tờ 500 ngàn xuống trước mặt tên công an theo sự ra hiệu của hắn. Câu chuyện đó, nhắc nhớ có lần nhà văn Tưởng Năng Tiến từ San Jose, Hoa Kỳ, gửi chút tiền mừng Tết cho bé Tôm, con của hai vợ chồng Nghiên – Tú. Khi ra đến nơi gửi tiền, nhân viên chuyển tiền sau khi đánh số điện thoại của Phạm Thanh Nghiên để nhận tiền, bần thần nói với nhà văn Tưởng Năng Tiến rằng công an Việt Nam có gửi kèm danh sách cấm không được nhận tiền chuyển về trong nước, đặc biệt với “nhân vật phản động này.”

Con của TNLT Tú–Nghiên chơi với cùng những đứa trẻ đi tị nạn từ Afghanistan chung chuyến đến Mỹ. (Ảnh: Tác giả gửi)

Chuyến bay quá cảnh bình yên ở Doha, Qatar. Bé con nhà Phạm Thanh Nghiên thức dậy và làm quen với vài đứa bé Afghanistan cũng đang trên đường tỵ nạn. Những đứa trẻ hồn nhiên đi vào thế giới mới, tìm sự tự do không thể thấy được nơi quê hương mình. Có lẽ nhiều năm nữa, chúng mới hiểu hơn cha mẹ mình đã hy sinh như thế nào cho một cuộc đời mới, mái ấm mới.

“Buồn quá, không biết khi nào mới nhìn thấy lại quê hương”, tin nhắn cuối cùng của Phạm Thanh Nghiên cho một người bạn trong nước.

14 giờ 30 phút ngày 13 Tháng Tư, năm 2023, gia đình Phạm Thanh Nghiên đặt chân xuống Houston, sau ba giờ làm thủ tục vào Mỹ, cho một hành trình dựng lại nhà trên vùng đất mới.

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Công An, Chạy trốn chủ nghĩa Cộng sản, Cướp Đất Đai, Tù Chính Trị, Việt kiều-Lịch Sử hình thành-Cuộc Sống | Leave a Comment »

►Lừa đảo (12-5-2022)

Posted by hoangtran204 trên 12/05/2022

Đọc tiếp »

Posted in Cướp Đất Đai, Thời Sự, Độc đảng lãnh đạo -Thể chế | 1 Comment »

►Ông Trịnh Vĩnh Bình: ‘Tôi khởi động tái kiện Chính phủ Việt Nam’-Tổng mức bồi thường dự kiến lên tới nhiều tỷ USD? (BBC, 21-10-2021)

Posted by hoangtran204 trên 21/10/2021

Ông Trịnh Vĩnh Bình

NGUỒN HÌNH ẢNH, TRỊNH VĨNH BÌNH| Chụp lại hình ảnh, 

Ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám 2017 tại Paris| ông đưa hai cánh tay hình chữ V diễn tả chiến thắng trong phiên toà này.


Đọc tiếp »

Posted in cướp hãng xưởng, cướp tài sản, Cướp Đất Đai, Dân Chủ và Nhân Quyền, Luật Pháp, Thời Sự | Thẻ: , | Leave a Comment »

►‘Người tình’ Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Tài kháng cáo ‘kêu oan’ (26-9-2020)

Posted by hoangtran204 trên 26/09/2020

Lợi dụng chức vụ phó chủ tịch UBND thành Hồ, Nguyễn Thành Tài cho người tình trúng thầu khu đất vàng, gây cho ngân sách thành phố bị thiệt hại 2000 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Posted in Cướp Đất Đai | Leave a Comment »

►Cựu Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Tài khai về mối quan hệ với ‘bóng hồng’ trong vụ án (16-9-2020)

Posted by hoangtran204 trên 16/09/2020

Dưới đây là quy trình làm giàu của các đảng viên cao cấp nhất: Từ Bắc chí Nam, đất công, từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của doanh nghiệp tư nhân (và chúng ăn chia với nhau):

Nguyễn Thành Tài chỉ đạo Nguyễn Thị Thu Thủy (Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TP.HCM, bỏ trốn, đang bị truy nã), Đào Anh Kiệt, Nguyễn Hoài Nam và Trương Văn Út cùng thực hiện các hành vi phạm tội như: chấp thuận thay đổi chủ trương đầu tư cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia góp vốn thực hiện dự án; quyết định giao đất và cho thuê đất theo hình thức chỉ định không qua đấu giá quyền sử dụng đất; quyết định áp dụng 2 hình thức giao đất, cho thuê đất đối với cùng dự án và cho thanh lý nhà số 8 – 12 Lê Duẩn không bán đấu giá tài sản tạo điều kiện cho Lê Thị Thanh Thúy được tham gia thực hiện dự án, dẫn đến thay đổi quyền sở hữu khu đất số 8 – 12 Lê Duẩn từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của doanh nghiệp tư nhân (và chúng ăn chia với nhau) trái pháp luật, gây thất thoát, lãng phí cho nhà nước hơn 1.927 tỉ đồng.


Đọc tiếp »

Posted in Cướp Đất Đai, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | Thẻ: | Leave a Comment »

►Ông Trọng làm gì được Nguyễn Thanh Phượng, chủ của miếng đất 1 mét vuông/1 tỷ đồng (16-7-2020)

Posted by hoangtran204 trên 17/07/2020

Muốn “… chuyển tài sản công vào tay tư nhân, AMAX đã đè giá xuống thật thấp; còn khi chuyển tài sản tư nhân về tay nhà nước thì AMAX nâng khống giá trị tài sản này lên nhiều lần. Cả 2 trường hợp định giá này đều nhằm mục đích bòn rút tài sản nhà nước để trục lợi.”

Ai là chủ công ty AMAX ?

Đọc tiếp »

Posted in Cướp Đất Đai, Thời Sự | 1 Comment »

►Chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Đức Chung gian trá, nuốt lời hứa (2-1-2019)

Posted by hoangtran204 trên 03/01/2020


Nguyễn Đức Chung. (Ảnh 24h)

Tháng 12-2015, Nguyễn Đức Chung từ giám đốc Sở Công an Hà Nội được Đảng đặt lên ghế chủ tịch thành phố. Dẫu biết là Đảng đang muốn “công an hóa” đội ngũ lãnh đạo để bảo vệ và kéo dài năm tháng cầm quyền, nhưng ít ai nghĩ rằng Đảng lại thực hiện việc này đầu tiên ngay tại thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa, khoa học, ngoại giao của đất nước, một vùng đất nổi danh với tổng đốc Hoàng Diệu, chủ tịch, bác sỹ Trần Duy Hưng, những trí thức tài năng, trong sáng, quyết sống chết với Hà Nội, hết lòng vì người dân Hà Nội. 

Ít ai hy vọng, rằng với “tài năng” trong ngành điều tra xét hỏi, Nguyễn Đức Chung sẽ trừ bỏ được các căn bệnh kinh niên của Hà Nội: Trật tự giao thông rối loạn, quy hoạch thủ đô bị băm nát, nạn ô nhiễm không khí, sông hồ ngày một trầm trọng, cứ mỗi trận mưa to là Hà Nội biến thành “Hà lội” v…v.

Đến nay sau 4 năm lèo lái của ông chủ tịch gốc công an, con tầu Hà Nội càng chao đảo, mất phương hướng. Những người Hà Nội nào còn hy vọng vào ông thiếu tướng công an thì nay thất vọng hoàn toàn. Hà Nội hiện đang là một trong những thành phố không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Dòng sông với cái tên rất thanh lịch “Tô Lịch” cùng các ao, hồ vẫn đang ngày ngày bốc mùi hôi thối, làm cho những người dân của thủ đô ngàn năm văn hiến hổ thẹn .

Chưa hết, quy hoạch thủ đô vẫn trong tình trạng lộn xộn như trước đây, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông như một bằng chứng sống nhắc nhở người dân về sự bất lực của chính quyền, một chính quyền hoạt động không có hiệu năng, bị các nhóm lợi ích trong và ngoài nước chi phối.

Nguyễn Đức Chung không đủ khả năng lãnh đạo một trong những thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, với hơn 8 triệu dân. Đó có lẽ không còn là vấn đề bàn cãi. Nhưng còn về tư cách và đạo đức của một người đứng đầu của chính quyền Hà Nội, Nguyễn Đức Chung thiếu hẳn chuẩn mực về đạo đức của một người làm chính trị , thiếu trung thực, nói năng tùy tiện, sẵn sàng nuốt lời hứa với dân.

Hãy coi lại sự kiện Đồng Tâm năm 2017. 

Tháng 04-2017, người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức Hà Nội đã bắt giữ 38 công an. Đây là những lính đặc nhiệm đến trấn áp người dân, để cướp phần đất của dân nằm ngoài khu đất quốc phòng.

Ngày 22-04-2017 Nguyễn Đức Chung với cương vị chủ tịch thành phố, đã về Đồng Tâm đối thoại với dân.Trước sự chứng kiến của những người dân Đồng Tâm và các đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc … Nguyễn Đức Chung đã ký bản cam kết với dân. Bản cam kết 3 điểm, trong đó điểm thứ 2 ông cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự với toàn thể nhân dân Đồng Tâm. Nguyễn Đức Chung đã tự viết bản cam kết, ký và còn điểm chỉ. 38 chiến sỹ công an đã được trao trả và người dân Đồng Tâm tin vào những cam kết của ông Chung, tin tưởng, rằng công lý sẽ trở về với họ và họ chờ đợi.

Nhưng những gì ông Chung hứa hẹn với dân Đồng Tâm đều không được thực hiện, đặc biệt ngày 23-06-2017, công an Hà Nội ra quyết định truy tố người dân Đồng Tâm trong vụ bắt giữ 38 công an. Từ đó đến nay, ông Chung không một lời giải thích vời người dân Đồng Tâm. Đây là sự bội ước, nuốt lời hứa, tự xóa bỏ những cam kết với dân.

Nguyễn Đức Chung còn phát ngôn rất tùy tiện ngay cả trong các cuộc gặp gỡ với nhân dân, có chứng kiến của truyền thông.

Trong buổi gặp gỡ cử tri Hà Nội ngày 06-12-2019, khi trả lời câu hỏi của các cử tri về thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và một góc của Hồ Tây, bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Tổ chức xúc tiến thương mại-môi trừơng Nhật Bản (JETO), ông nói :”Thành phố này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm chò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội”.

Đây là ngôn từ của các chùm băng đảng ganster, đe dọa ai đó dám tự do vào hoạt động trong vùng đất do mình đang cai quản. Nguyễn Đức Chung không hiểu rằng , ông đại diện cho 8 triệu người dân Hà Nội nói về những nhà khoa học của Nhật Bản , một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. 

“Sự cố” Nguyễn Đức Chung không phải là trường hợp cá biệt của chính quyền cộng sản Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng cũng là một cán bộ gốc công an được điều động giữ chức thủ tướng. Trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông đã phá nát nền kinh tế Việt Nam bằng những “quả đấm thép” của các đại công ty nhà nước. Những đại án tham nhũng của các quan chức Đảng xuất hiện ở khắp nơi làm nghèo đất nước. 

Thật thiếu sót nếu không nhắc đến hai ông tướng công an, trung tướng Trương Hòa Bình và thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình, hai ông đã thay nhau ngồi ghế tránh án tòa án tối cao và viện trưởng viện kiểm sóat nhân dân tối cao, hai cơ quan quan trọng nhất của tư pháp Việt Nam. Hai vị tướng đã để lại “công trình thế kỷ” – vụ án tử tù Hồ Duy Hải năm 2008. Các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, giới luật sư trong và ngoài nước, các quốc gia dân chủ … kinh ngạc trước những sai sót của vụ án. Từ điều tra xét hỏi, đến chứng cớ tội phạm, quá trình xử án và kết tội… Nhưng hai ông tướng vẫn không một chút “dao động”, vẫn khẳng định “vụ án được tiến hành đúng quy trình, đúng người đúng tội, cần gấp rút thi hành án ”. Đối với những công an của chế độ độc tài cộng sản, sinh mạng con người không phải là thứ quý giá nhất. Đối với họ, lý tưởng mà họ hết lòng phụng sự là “còn Đảng còn mình”, họ vô cảm trước những oan khuất, đau khổ của người dân.

Các chế độ độc tài thường công an hóa bộ máy cai trị, cầm quyền bằng bàn tay sắt, nhưng kết cục đều đi đến suy sụp. Hitler, Stalin, Ceausescu… đều đã đưa đất nước mình đến các thảm kịch, Đảng Quốc Xã Đức, Đảng CS Liên Xô, Đảng CS Rumani … đều đã bị nhân dân vứt vào sọt rác của lịch sử. 

Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không từ bỏ chế độ độc tài công an trị, chuyển sang thể chế tự do dân chủ, chắc chắn số phận đang chờ đợi họ sẽ giống như những đảng Cộng Sản Rumani và các đảng cộng sản của các nước đông Âu khác.

Warsaw 31-12-2019

Đinh Minh Đạo

Posted in Cướp Đất Đai | Leave a Comment »