Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Năm, 2016

► 2 năm: hơn 4.000 tàu cá, hơn 2.300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển*

Posted by hoangtran204 trên 31/05/2016

2 năm: hơn 4.000 tàu cá, hơn 2.300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển*saw

HỒNG ÁNH – KỲ NAM – ANH TÚ – TỬ TRỰC 08/05/2016 – 05:00
Đó là thông tin do ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) – cho biết
Vợ chồng ông Trần Khắc Thạch ở tỉnh Khánh Hòa trắng tay sau vụ tàu lạ tông chìm tàu Ảnh: KỲ NAMVợ chồng ông Trần Khắc Thạch ở tỉnh Khánh Hòa trắng tay sau vụ tàu lạ tông chìm tàu Ảnh: KỲ NAM

Khánh kiệt vì “tàu lạ”

Bà Lê Thị Hằng (ngụ xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là chủ tàu cá KH-96640-TS bị tàu nước ngoài đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa vào ngày 7-3. Con tàu trị giá khoảng 1,4 tỉ đồng bao gồm cả ngư cụ, phương tiện, máy móc chỉ mới ra khơi thì bị đâm chìm. Gia đình xin được khoanh nợ ngân hàng gần 800 triệu đồng khi mua tàu nhưng không được chấp nhận. Hằng tháng, gia đình bà phải trả lãi hơn 10 triệu đồng. Ngay sau vụ chìm tàu, bà Hằng cũng phải vay nóng để trả ngân hàng hơn 37 triệu đồng.

“Gia đình đã làm đầy đủ giấy tờ, thủ tục bảo hiểm nhưng 2 tháng nay, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chưa chi trả. Người ta cứ hẹn lên hẹn xuống, bổ sung giấy này giấy kia. Chồng tôi dân biển mà 2 tháng nay không dám theo tàu bạn ra khơi vì sợ người ta gọi bổ sung giấy tờ. Vậy nên ổng bứt rứt nhớ nghề, lúc nào cũng cau có, khó chịu. Gia đình cũng mong cơ quan nhà nước sớm hỗ trợ để tiếp tục vươn khơi bám biển” – bà Hằng thở dài.

Tương tự, ông Trần Khắc Thạch (SN 1979; ngụ tổ 6 Hà Ra, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang; chủ tàu cá KH-95797-TS) từng bị tàu nước ngoài tông khi đang đánh bắt ở quần đảo Trường Sa ngày 9-9-2015. Thiệt hại ước tính gần 1,3 tỉ đồng. Từ làm chủ tàu, ông Thạch phải đi làm thuê cho các tàu bạn nhưng nhiều chuyến biển bị lỗ, gia đình lại phải mượn tiền lo cho 2 con nhỏ. Gần 5 tháng sau vụ tai nạn, bảo hiểm mới chịu thanh toán. Trong 5 tháng đó, gia đình gần như kiệt quệ. Nợ tổn phí gần 180 triệu đồng, nợ ngân hàng 200 triệu đồng… Gia đình làm đơn xin được khoanh nợ nhưng ngân hàng vẫn tính lãi hằng tháng gần 6 triệu đồng. Nhận tiền bảo hiểm gần 400 triệu đồng đem đi trả nợ xong xuôi cả nhà ông Thạch về tay trắng. “Ước muốn của gia đình là tiếp tục đóng tàu vươn khơi bám biển nhưng chưa biết tính sao. Nghĩ mà xa xôi quá!” – ông Thạch xót xa.

Không bám biển, biết sống làm sao!

Chúng tôi trở lại nhà ngư dân La Văn Quen (44 tuổi; ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Dù là chủ một tàu đánh bắt xa bờ trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng ông Quen vẫn ở trong căn nhà cấp 4 xập xệ như một năm trước khi tàu của ông bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công. Bà Trần Thị Mai, vợ ông Quen, kể: “Ngay sau khi sửa xong, anh Quen lại cho tàu ra khơi. Tôi lo lắng nên khuyên nghỉ ngơi thời gian rồi hãy đi nhưng ảnh nói “Biển của mình thì mình đánh bắt chứ sợ gì” rồi cương quyết đi. Từ đó đến giờ, hầu như ít khi ảnh ở nhà, chủ yếu ăn ở trên biển” – bà Mai tâm sự.

Ngư dân tàu QNa-95959TS được đưa vào bờ an toàn sau khi bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa

Cuối tháng 4-2016, vừa trở về sau chuyến biển ở Hoàng Sa, ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không khỏi ưu tư bởi công sức gần 1 tháng đánh bắt nhưng không thu được gì. Anh Thạnh kể để chuẩn bị cho mỗi chuyến biển kéo dài cả tháng, mỗi tàu cá phải vay mượn ít nhất 150 triệu đồng mua sắm nhu yếu phẩm, nhiên liệu đánh bắt. Thế nhưng, khi ra biển thì đụng tàu Trung Quốc liên tục quấy rối, xua đuổi. Sau hơn 20 ngày đánh bắt không hiệu quả, anh em đành quay về. Cả chuyến biển chỉ bán được gần 100 triệu đồng tiền hải sản đánh bắt được. Các thuyền viên coi như lỗ nặng.

Ngư dân Đặng Dũng (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) lâm vào cảnh kiệt quệ khi 20 lần liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá ngư lưới cụ ở Hoàng Sa.

Bao năm đi biển, dư dả đâu không thấy, bây giờ chỉ biết nhà ông nợ hơn 400 triệu đồng. “Có lúc tính bỏ nghề biển, chuyển qua nghề khác kiếm sống nhưng ở biển mà không đi biển thì biết làm gì sống” – ông Dũng tâm sự.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2015, tỉnh này có gần 100 trường hợp tàu cá và khoảng 900 ngư dân bị tàu lạ tấn công, xua đuổi khi đang đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; trong đó chủ yếu bị tàu Trung Quốc tấn công. Dù rơi vào cảnh nợ nần nhưng họ vẫn cố vay mượn, sắm sửa lại tàu tiếp tục ra khơi.

Lập đường dây nóng khu vực

Ông Võ Khắc Én, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong năm 2015, Khánh Hòa có 24 trường hợp bị tai nạn trên biển, trong đó có 3 tàu bị chìm hẳn. Chính sách hỗ trợ ngư dân bị nạn khi bị tàu lạ xua đuổi, tấn công, đâm chìm không cao; chủ yếu chi cục làm hồ sơ cho các trường hợp này để xin hỗ trợ từ các đoàn thể, Quỹ Tấm lòng vàng, quỹ Hội Nghề cá…

Tuy vậy, nếu ngư dân bị chìm tàu muốn đóng lại tàu thì tỉnh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ 50% số tiền còn thiếu. Về các thủ tục bảo hiểm, ngân hàng, chi cục đã nhận rất nhiều phản ánh của ngư dân. Ông Én thừa nhận làm thủ tục rất nhiêu khê. “Trong các cuộc họp, chi cục đã đề nghị những đơn vị này hỗ trợ ngư dân nhưng họ nói họ làm theo quy định, làm nhanh… Mỗi người nói mỗi kiểu, họ là đơn vị kinh doanh nên cũng khó nói” – ông Én thở dài.

Dù tàu Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông nhưng ngư dân Bình Định vẫn quyết ra khơi, đơn cử như đội tàu đánh bắt hải sản của ông Bùi Thanh Ninh, ngụ xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn. Hiện nay, đội tàu này có 16 chiếc cùng gần 200 lao động đang đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam. Để đối phó với Trung Quốc, các nhóm tàu của ông Ninh luôn sát cánh bên nhau trong quá trình hoạt động. Khi đủ cá, đội tàu cử một tàu chở vào đất liền tiêu thụ rồi quay ra. Hiện ngư dân các xã ven biển trong tỉnh đã thành lập 451 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.829 tàu cá tham gia.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết giữa trùng khơi, chỉ có ngư dân mới bảo vệ tốt cho ngư dân. Quan trọng là ngư dân ra khơi bám biển theo tổ đội tàu thuyền an toàn. Hiện Phú Yên có trên 100 tổ đội tàu thuyền an toàn với mỗi tổ đội từ 5-10 tàu thuyền khai thác xa khơi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng để bảo vệ tốt cho ngư dân, cần thiết phải thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực. Hiện tại đường dây nóng giữa Việt Nam và Philippines chính thức được khai thông và hoạt động có hiệu quả. Việt Nam tiếp tục đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia, Indonesia để trao đổi thông tin và giải quyết khó khăn cho ngư dân.

Cảnh báo cướp biển

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các cảng vụ hàng hải, yêu cầu khẩn trương phổ biến tới tất cả chủ tàu, công ty quản lý và khai thác tàu biển về tình hình cướp biển xảy ra đối với các tàu lai dắt trong vùng biển Đông Sabah và Nam Philippines. Ông Võ Duy Thắng – Trưởng Phòng An toàn An ninh Hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam – cho biết các tàu biển cần tăng cường trực ca khi tàu đang neo đậu; giữ chiếu sáng xung quanh tàu và bật các đèn pha cao áp; nâng cao cảnh giác, bấm còi báo động khi có tàu người lạ đến gần; chuyển hướng hoặc tránh vào khu vực này nếu có thể…

V.Duẩn

Truy tìm “tàu lạ” để bồi thường cho ngư dân

Ngày 7-5, ông Ngô Tấn, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam, khẳng định đã gửi báo cáo đến các cơ quan chức năng về việc tàu cá QNa-95959TS do ông Phạm Phú Thành (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa.

Sau khi nhận được văn bản trên, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao báo cáo sự việc. Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng cần truy tìm tàu nước ngoài đâm chìm tàu cá QNa-95959TS, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho ngư dân, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt Nam. Cơ quan chức năng cần kiên quyết, kịp thời phối hợp ngăn chặn và xử lý những hành động tương tự để ngư dân yên tâm bám biển.

Tr.Thường

Theo NLĐ

* Tiêu đề do VietTimes đặt lại

http://m.viettimes.vn/viet-nam/thoi-su-chinh-tri/2-nam-hon-4000-tau-ca-hon-2300-ngu-dan-viet-thuong-vong-mat-tich-tren-bien-54638.html#ref-https://m.facebook.com/

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Ngư dân | Leave a Comment »

►Tin nóng: Hà Nội– Lên tiếng vì môi trường, 5 người bị bắt đưa đi 29-5-2016

Posted by hoangtran204 trên 30/05/2016

FB Hoàng Dũng

29-5-2016

29-5-2016H1

Lã Việt Dũng đòi chính quyền minh bạch. Nguồn: Facebook

 

ook

Đúng như đã tuyên bố, sáng nay Lã Việt Dũng đến khu vực Bờ Hồ cất tiếng vì môi trường để yêu cầu chính quyền thực hiện các việc sau:

1. Đóng cửa Formosa và các nhà máy công nghiệp ven biển cho tới khi có kết luận rõ ràng về nguyên nhân cá chết biển Miền Trung.

2. Trình bày phương án kiểm soát Formosa để không thải độc ra biển, tránh hiểm hoạ môi trường về sau.

3. Công bố chi tiết các số liệu tìm kiếm nguyên nhân đã thu thập được; đưa ra thời hạn cùng tên chuyên gia, đơn vị chịu trách nhiệm trả lời.

4. Chấm dứt việc kiểm duyệt thông tin, đe doạ nhà báo và người dân đến lấy tin, đăng tin về thảm hoạ môi trường và cuộc sống người dân Miền Trung.

5. Chấm dứt việc bắt bớ, đánh đập người biểu tình ôn hoà về môi trường.

Để làm được việc đó, anh đã phải rời khỏi nhà từ chiều hôm trước (tránh bị chặn). Chỉ sau vài phút, anh đã bị bắt đi.

Ngay sau khi hình ảnh được công bố, đã có hàng ngàn lượt chia sẻ hình ảnh.

Theo một thống kê nghiệp vụ trước kia, mỗi bài viết của một acc fb nào đó đat 300 lượt chia sẻ trở lên, thì an ninh phải tìm cách xử lý nó. Nay những lượt chia sẻ có thể lên đến hàng chục ngàn, không sao cả.

Tôi tự hỏi: Bao nhiêu tháng nữa thì thay vì chia sẻ thế này, ngay sau khi Lã Dũng bị bắt thì ở nơi khác, có một Lã Dĩnh nào đó lại đứng ra cầm bảng với nội dung y hệt như thế, và sau khi Dĩnh bị đưa đi, Dẽo nào đó lại xuất hiện… Cứ thế…

Bao lâu nữa?

____

FB Thúy Hạnh Liberty

CÁ CẦN NƯỚC SẠCH, DÂN CẦN MINH BẠCH!

29-5-2016

Tôi đã về nhà sau khi bị đưa đến CA Phan Chu Trinh rồi chuyển về CA Khương Thượng. Cám ơn mọi người đã quan tâm chia sẻ.

Sáng nay chúng tôi đã có mặt ở Hồ Gươm, ôn hoà, với mong muốn một môi trường sạch cho cộng đồng.
Nhưng họ đã vô cớ bắt giữ trái phép chúng tôi.

Vì “Tình hữu nghị Việt Trung” họ đã dã tâm thoả hiệp để kẻ xâm lược đầu độc biển, đầu độc dân mình, và giờ đây họ quyết tâm đè đầu bịt miệng những ai muốn minh bạch thông tin. Vụ Formasa đang bị chìm xuồng.

Nhưng bịt miệng sao nổi 90 triệu người dân muốn một môi trường sạch vì mạng sống của chính họ và gia đình họ!

CHÚNG TA KHÔNG THỂ IM LẶNG!!!

____

Blog Tễu

NÓNG: HÀ NỘI – LÊN TIẾNG VÌ MÔI TRƯỜNG, 5 NGƯỜI BỊ BẮT ĐƯA ĐI

29-5-2016

Ra khỏi nhà từ chiều Thứ Bảy 28.05, Anh Lã Việt Dũng sáng nay đã tới Đài Phun nước, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục, nơi có nhiều người dân và khách du lịch qua lại để tọa kháng lên tiếng vì môi trường. Anh đã có mặt ở đây ít phút và giơ biểu ngữ “TÔI MUỐN BIẾT VÌ SAO CÁ CHẾT”, thì bị các lực lượng chức năng đưa lên xe taxi chở đi. Cùng bị đưa lên taxi còn có chị Thúy Nga (Hà Nam). Hình ảnh từ hiện trường do Chị Thảo Terasa ghi lại được:

SOS

Hiện tại đã có năm người ( Nga Thuy, Lã Việt Dũng, Dung Truong, Phượng Bích Đặng Liberty) bị công an, an ninh bắt đưa đi đâu chưa rõ khi đến khu vực bờ hồ Hoàng Kiếm – Hà Nội để tọa kháng ôn hòa lên tiếng vì môi trường biển đang bị đầu độc.

Mong mọi người quan tâm chia sẻ!

Cập nhật: Ba người bị bắt và đưa đi. Hiện biết bà Bích Phượng được đưa về Công an Phường Dịch Vọng là phường bà cư trú.

Bạch Hồng Quyền : Hình ảnh chị Thuy Nga bị bắt cóc bởi lực lượng an ninh Hoàn Kiếm tại bờ hồ sáng nay.

12h20: Nguyễn Văn Phương Tôi vừa ra khỏi công an Phường Khương Mai. Sáng nay, khi đang đi xe máy trong khu phố cổ thì bị CSGT chặn lại vì lỗi không có gương chiếu hậu. Tôi yêu cầu lập biên bản xử phạt tại chỗ nhưng họ không nghe và 10 phút sau họ đưa lực lượng công an phường, an ninh đến cưỡng chế thô bạo tôi lên xe thùng trước sự chứng kiến của nhiều người dân 2 bên đường để về đồn công an Phường Cửa Nam.

Tại CAP Cửa Nam, họ cho 6,7 công an sắc phục và thường phục đã dùng vũ lực thô bạo đè tôi xuống sàn nhà, dùng chân dẫm đạp lên ngực, cổ tôi để cướp chìa khoá xe máy trong túi quần tôi. Và sau đó, họ lại dùng vũ lực lôi tôi lên xe 7 chỗ về Phường Khương Mai để làm việc tiếp.
—-
Tôi phản đối hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp, dùng vũ lực xâm hại sức khỏe, thân thể để chiếm đoạt tài sản cá nhân tôi ngay tại trụ sở của nghành công an. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, chia sẻ cho tôi!!!
_______

Cập nhật: Cho đến khoảng 14h00 tất cả những người bị bắt giữ đều đã được trả tự do (trừ chị Thúy Nga hiện chưa có thông tin).

An ninh Hà Nội lo sợ các anh chị tọa kháng giữa trưa nắng nên đã nhanh chóng đưa người nào về phường ấy, giao cho Công an phường canh chừng, đến giờ cơm thì để họ ra về, chẳng có biên bản gì cả, vì bên công an cũng biết đó là trò mèo.

Riêng anh Lã Việt Dũng thì được đưa về Công an phường Kim Liên, và giữ ở đó đến 14h mới thả, khi ở ngoài anh em bè bạn đã tề tựu chuẩn bị đòi người và biểu tình bên ngoài.

 Anh Lã Việt Dũng khi vừa ra khỏi đồn công an Kim Liên còn lành lặn, nguyên vẹn.
 _________

Lã Việt Dũng

Thông báo tọa kháng
9h sáng ngày Chủ nhật 29/5/2016, tại khu vực Bờ Hồ – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Thưa các bạn!

Đã hơn 50 ngày trôi qua kể từ lúc thảm hoạ môi trường gây chết cá ở Miền Trung xảy ra nhưng chính quyền Việt Nam vẫn im bặt không công bố nguyên nhân, không thực hiện các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn thảm hoạ này và không có cách thức hữu hiệu nhằm khôi phục niềm tin trong nhân dân để cứu biển cứu dân Miền Trung. Trong lúc đó, cá tiếp tục chết, người dân ngày càng hoang mang. 

Vì vậy, tôi tuyên bố sẽ toạ kháng tại khu vực Bờ Hồ – Hoàn Kiếm – Hà Nội để yêu cầu chính quyền thực hiện những việc sau:

1. Đóng cửa Formosa và các nhà máy công nghiệp ven biển cho tới khi có kết luận rõ ràng về nguyên nhân cá chết biển Miền Trung.


2. Trình bày phương án kiểm soát Formosa để không thải độc ra biển, tránh hiểm hoạ môi trường về sau. 

3. Công bố chi tiết các số liệu tìm kiếm nguyên nhân đã thu thập được; đưa ra thời hạn cùng tên chuyên gia, đơn vị chịu trách nhiệm trả lời.

4. Chấm dứt việc kiểm duyệt thông tin, đe doạ nhà báo và người dân đến lấy tin, đăng tin về thảm hoạ môi trường và cuộc sống người dân Miền Trung.

5. Chấm dứt việc bắt bớ, đánh đập người biểu tình ôn hoà về môi trường.
Rất mong mọi người đến hỗ trợ quay phim chụp ảnh, cung cấp các băng rôn khẩu hiệu phù hợp và toạ kháng cùng tôi.Lã Việt Dũng kính báo

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Chinh Tri Xa Hoi, Moi Truong bi O nhiem | Leave a Comment »

►Đừng vội vàng kẻo hy vọng hão (Hà Sĩ Phu)

Posted by hoangtran204 trên 29/05/2016

Đừng vội vàng kẻo hy vọng hão

TT Obama nói chuyện ở HN. Ảnh bnews.vn

TT Obama nói chuyện ở HN. Ảnh bnews.vn

Bài nói chuyện của Tổng thống Obama ngày 24-5 trước nhân dân Việt Nam phải công nhận là hay và giỏi, rất văn hóa và chính trị cao tay, thậm chí gây nhiều hứng khởi. Nhưng chất lượng bài diễn văn là một chuyện, hiệu quả của chuyến thăm trong bối cảnh chính trị phức tạp của tương quan Việt-Mỹ-Trung thế nào lại là chuyện khác.

1/ Về tác động của Hoa Kỳ đến nền dân chủ-nhân quyền của Việt Nam

Giữ lịch sự, Obama không cần chỉ trích VN về tự do-dân chủ-nhân quyền (TD-DC-NQ), ngược lại còn khen Hiến pháp VN đã có những cái đó, nhưng lại giành thời gian để nói rõ, để giảng giải về ích lợi của TD-DC-NQ một cách ngắn gọn và sáng tỏ. Chính điều ấy đã vô hình trung ngầm bảo cho biết rằng VN còn rất kém về TD-DC-NQ ! Vâng, thử nghĩ xem, Obama có bao giờ cần giàng giải vể TD-DC-NQ ở diễn đàn một nước dân chủ như Pháp, Đức…không, và ngược lại một người cầm đầu ĐCSVN dân chủ giả hiệu có bao giờ lại giảng giải về sự ích lợi của TD-DC-NQ trước một nhân dân Mỹ tự do như Obama đã nói trước dân VN hay không?.

Obama nói như vậy vừa nêu cao được chế độ tôn trọng TD-DC-NQ của Hoa Kỳ, là cái mà VN chưa có, nhưng chỉ nói như vậy cho biết thôi chứ không thể can thiệp gì cụ thể, hoặc tạo áp lực trực tiếp hay gián tiếp chi cả, vậy thì tác động vào tình trạng thiếu dân chủ của VN hầu như không có gì! Phía VN chẳng phải “trả giá” gì cho cái phần thưởng có vẻ rất to là giải tỏa cấm vận vũ khí sát thương.

2/ Về quyết định hủy lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam

ĐCSVN khuyếch trương thắng lợi khi Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, nhưng việc ấy chỉ là thắng lợi chủ yếu để tuyên truyền, cho dân nghe mà khấp khởi hy vọng gì đó chăng, chứ thực chất chẳng phải điều lớn lao gì quyết định đến cục diện chính trị trong tương quan Việt-Mỹ-Trung, vì 2 lý do::

– Một nước nhỏ phải giữ nước trước hết bằng đường lối chính trị, vũ khí chỉ có ý nghĩa khi có ý chí chiến đấu, ở tư thế chiến đấu, nếu chính trị đã sa bẫy hoặc đầu hàng thì vũ khí cũng cũng chỉ là cục sắt. Việc này trước hết có lợi cho Mỹ là chủ yếu vì các Công ty vũ khí của Mỹ sẽ bán được hàng.

– Bỏ chủ trương cấm vận vũ khí sát thương không có nghĩa VN muốn mua vũ khí gì thì Mỹ phải bán cho ngay. Quyền bán hay không vẫn thuộc về người bán là chính phủ Mỹ, xét xem có nên bán vũ khí đó hay không, bán vũ khí cụ thể đó cho VN thì có lợi hay có hại cho Hoa Kỳ, có lợi thì bán, nếu không muốn bán thì Hoa Kỳ vẫn thiếu gì lý do? Trong quan hệ với Việt Nam và Trung quốc, giữa vai trò một đầu tàu của nhân loại văn minh với quyền lợi quốc gia của Hoa kỳ, trong sai khác giữa ngoại giao nhân dân và ngoại giao nhà nước, đứng giữa những giằng co ấy đừng quên chính cường quốc Hoa Kỳ cũng đang phải “đu dây” !.

Tóm lại việc hủy cấm vận này chí có lợi cho Hoa Kỳ, còn đối với VN thì việc bán vũ khí ấy có lợi cho nhân dân VN hay không, Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam thoát Trung hay không còn tùy thuộc vào sức mạnh dân sự có đủ khiến cho ĐCSVN phải chấp nhận dân chủ thật sự để cùng nhân dân ra khỏi quỹ đạo cũ sai lầm, để kiên quyết chống lại cái quy trình xâm lăng quái ác đã được định hình rất bài bản của Trung Cộng hay không?

Nếu VN cứ giữ bài bản “kiên quyết giữ vửng hòa bình và hữu nghị” triền miên như bấy lâu nay, từng bước rồi từng bước, cho đến ngày không còn gì để mất, thì rốt cuộc nhân dân chỉ mất tiền mua vũ khí để làm hại cho mình mà thôi!
Bài học lịch sử xương máu cho dân mình là đừng vội vàng hy vọng hão!

H.S.P. (27/5/2016)

© Đàn Chim Việt

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Sự cấu kết giữa chế độ CSVN và nước ngoài gây ra-Thảm họa Formosa: khi sự tồi tệ đã vượt mọi giới hạn

Posted by hoangtran204 trên 28/05/2016

* Những người lãnh đạo cao nhất của chế độ, tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội VN đều im lặng như không có gì quan trọng xảy ra. Họ trơ lì và xấc xược. Họ coi thường nhân dân Việt Nam vì cậy có bạo lực. Họ hành xử như một lực luợng chiếm đóng nước ngoài.

*Lý do của sự trơ lì này là vì một sự thật đang được phơi bày: đã có sự câu kết bất chính giữa chế độ cộng sản VN và các thế lực tài phiệt nước ngoài, ở đây là công ty Formosa. Những phát giác gần đây cho thấy Formosa tuy trên danh nghĩa là một công ty địa chỉ ở Đài Loan, nhưng Trung Quốc là chủ.

*Mục đích thực sự của nhà máy Formosa ở Hà Tỉnh là để sử dụng quặng thép ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc, nơi có trữ lượng quặng sắt rất lớn, 10 tỷ tấn, nhưng Formosa không thể xây thêm nhà máy thép ở đó được nữa vì đã gây ô nhiễm quá nặng. Đây là một âm mưu xuất khẩu ô nhiễm của Trung Quốc sang Việt Nam. (Hà Tỉnh xây dựng hải cảng để đón các tàu chở quặng sắt từ Hà Bắc, TQ, nhập vào VN. Formosa nấu quặng sắt, lọc bỏ tạp chất, thải chất độc qua nước rửa quặng thải trực tiếp ra bờ biển Hà Tỉnh qua đường cống ngầm dài 1,5 km, và thải qua không khí).

 

 

Thảm họa Formosa: khi sự tồi tệ đã vượt mọi giới hạn

Nguyễn Gia Kiểng

Hàng trăm ngàn tấn cá chết bất thường trôi dạt vào vùng biển Quảng Trị. Ảnh: Trần Tĩnh

Thảm họa Formosa Vũng Áng đang khiến mọi người Việt Nam vừa lo sợ vừa phẫn nộ trong gần hai tháng qua. Lo sợ vì mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại và tiềm năng thiệt hại lâu dài. Phẫn nộ vì điều không thể xảy ra đã xảy ra và vì thái độ của những người cầm quyền.

Như mọi người đều đã biết, từ ngày 6/4 hàng trăm, hàng ngàn tấn cá đã chết, chết dạt vào bờ hay chết chìm đáy biển, vì vùng biển duyên hải miền Trung bị nhiễm độc. Khu vực nhiễm độc mới đầu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên rồi dần dần lan rộng xuống phía Nam và tỏa rộng ra khơi. Ước lượng chung là vùng biển nhiễm độc hiện nay dài hơn 400 Km và rộng hơn 30 Km. Để làm nhiễm độc một vùng biển rộng lớn như vậy người ta đã phải xả xuống biển một khối lượng cực lớn những hóa chất cực độc. Thiệt hại đã rất kinh khủng.

Nghề cá Việt Nam, đánh bắt cũng như nuôi, đang là công ăn việc làm của hơn một triệu rưỡi gia đình, sản xuất 7 triệu tấn tôm cá trị giá 15 tỷ USD mỗi năm trong đó có gần 7 tỷ USD xuất khẩu. Nghề cá đang đứng trước nguy cơ phá sản. Sau đó là các hoạt động sản xuất nước mắm, sản xuất muối, công nghiệp thực phẩm v.v. đang nuôi sống hàng triệu gia đình. Ngành du lịch, với 8 triệu lượt người thăm viếng Việt Nam và số thu nhập 15 tỷ USD năm 2015, sẽ bị sút giảm nặng nếu không phá sản luôn kéo theo sự suy sụp của các ngành hàng không, chuyên chở, khách sạn, nhà hàng ăn uống v.v. Những ngành này có thể sụp đổ vĩnh viễn nếu nhà máy thép Formosa vẫn tiếp tục hoạt động.

Thiệt hại kinh tế và vật chất chưa thể ước lượng hết được nhưng chắc chắn không bằng những thiệt hại gây ra cho con người Việt Nam. Nhiều người đã ăn phải cá nhiễm độc, nhiều người sẽ còn ăn phải cá nhiễm độc với những hậu quả có thể chỉ xuất hiện sau này.

Biển là tất cả đối với chúng ta. Chúng ta gọi quốc gia là “nước”, và nước trước hết là biển. Biển không chỉ là một nguồn hải sản và các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi. Biển mở rộng lãnh thổ, đưa Việt Nam hội nhập vào thế giới và đem thế giới đến với Việt Nam. Biển là tính mạng của chúng ta. Biển bị hư hại là tất cả bị hư hại. Và biển đã nhiễm độc.

Trước một thảm kịch quốc gia như vậy thái độ của chính quyền cộng sản đã gây kinh ngạc và phẫn nộ.

Nguyên nhân của việc biển nhiễm độc, và nhiễm độc như thế nào, có thể khẳng định sau một vài giờ hay cùng lắm là một vài ngày, vả lại ai cũng biết rồi. Công ty Formosa cũng đã nhìn nhận trách nhiệm khi viên giám độc đối ngoại của họ “lỡ lời” tuyên bố Việt Nam phải chọn giữa tôm cá hay là thép. Nhưng chính quyền cộng sản đã cố tình câu giờ, trì hoãn, bao che cho công ty Formosa, không những thế còn đàn áp thô bạo những người chỉ biểu tình một cách ôn hòa để bày tỏ sư quan tâm chính đáng với môi trường. Không ngạc nhiên nếu trong vài ngày nữa họ đưa ra kết luận rằng Formosa không có hay không chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Những người lãnh đạo cao nhất của chế độ, tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội VN đều im lặng như không có gì quan trọng xảy ra. Họ trơ lì và xấc xược. Họ coi thường nhân dân Việt Nam vì cậy có bạo lực. Họ hành xử như một lực luợng chiếm đóng nước ngoài.

Đã có câu kết với nước ngoài

Lý do của sự trơ lì này là vì một sự thật đang được phơi bày: đã có sự câu kết bất chính giữa chế độ cộng sản và các thế lực tài phiệt nước ngoài, ở đây là công ty Formosa.

Trước hết cần ý thức rằng Việt Nam không có lý do gì để thiết lập một công ty thép với qui mô lớn như công ty Formosa tại Vũng Áng (với công xuất dự trù 22 triệu tấn thép mỗi năm, 7,5 triệu tấn trong giai đoạn đầu). Kỹ nghệ thép rất ô nhiễm và nước ta đất hẹp người đông – Việt Nam phải được coi như một thành phố lớn – không thể chấp nhận những kỹ nghệ ô nhiễm. Hơn nữa Formosa lại là công ty nổi tiếng nhất trên thế giới về gây ô nhiễm, đã từng được giải “hành tinh đen”.

Chúng ta lại cũng gần như không có mỏ sắt. Trữ lượng quặng sắt của chúng ta chỉ vào khoảng 500 triệu tấn và phân tán trên 200 mỏ nhỏ nên phần lớn không khai thác được trên quy mô kỹ nghệ. Hiện nay ngành gang thép Việt Nam đã phải nhập khẩu quặng sắt dù chỉ sản xuất chưa tới 500.000 tấn mỗi năm. Lập luận cho rằng thiết lập nhà máy thép Formosa Vũng Áng để khai thác mỏ sắt Thạch Khê chỉ là thuần túy bịp bợm. Mỏ Thạch Khê không thể khai thác được vì nằm sát bờ biển và sâu dưới mức nước biển; giá thành quặng sắt sẽ rất cao so với giá quặng nhập khẩu và sẽ phải bơm hàng ngày nhiều triệu mét khối nước bẩn ra biển, nghĩa là sẽ giết chết vùng biển Hà Tĩnh. Mục đích thực sự của nhà máy này chỉ có thể là để sử dụng quặng thép ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc, nơi có một trữ lượng quặng sắt rất lớn, 10 tỷ tấn theo một số ước lượng, nhưng không thể có thêm nhà máy thép được nữa vì đã quá ô nhiễm. Đây là một âm mưu xuất khẩu ô nhiễm của Trung Quốc sang Việt Nam. Những phát giác gần đây cho thấy Formosa tuy trên danh nghĩa là một công ty Đài Loan nhưng rất gắn bó với Trung Quốc.

Chúng ta càng không có lý do để xây dựng một nhà máy thép lớn vì kỹ nghệ thép cũng đang thua lỗ và suy sụp trên khắp thế giới. Một thí dụ là cổ phiếu của công ty ArcelorMittal, công ty thép lớn nhất thế giới, đã mất 90% trị giá trong gần mười năm qua. Điều này chắc chắn chính quyền CSVN phải biết vì hai khu gang thép Thái Nguyên và Lào Cai –thành lập do hợp tác với Trung Quốc- đều đang khốn đốn. Thái Nguyên kể như đã phá sản, còn Lào Cai tuy mới chỉ hoạt động từ tháng 12-2014 đã lỗ gần 50 triệu USD, trong đó 30 triệu USD riêng trong năm 2015, và đang trong tình trạng hiểm nghèo sau khi đã gây ô nhiễm nặng. Nhà máy thép Lào Cai này sử dụng 1000 công nhân, tính ra mỗi công nhân tốn 30.000 USD mỗi năm.

Như vậy phải nhấn mạnh rằng ngay cả nếu có ai đó đề nghị xây dựng biếu không chìa khóa trao tay cho chúng ta một nhà máy thép lớn và hiện đại thì chúng ta cũng vẫn phải từ chối. Dầu vậy chính quyền CSVN đã không chỉ cho Formosa thiết lập nhà máy thép mà còn cho hưởng những ưu đãi đặc biệt. Đảng Cộng Sản đã buộc Việt Nam phải mua một gánh nặng độc hại với giá đắt.

Và không phải chỉ có thế.

Mùa hè 2014 trong vụ giàn khoan HD 981, chính quyền cộng sản đã cho công an và côn đồ giả làm người biểu tình phản đối Trung Quốc đập phá nhiều khu công nghiệp trong đó có Vũng Áng, rồi sau đó mượn cớ an ninh để thỏa mãn những đòi hỏi không thể chấp nhận được của Formosa, như cho Formosa hưởng qui chế gần như tự trị, được hưởng một chế độ thuế rất ưu đãi, không bị thu hồi đất, có quyền bán quyền sử dụng đất cho công nhân viên, không bị kiểm soát hay thanh tra, kể cả về xử lý chất thải, bởi một bộ hay cơ quan nào của Việt Nam mà chỉ trực tiếp liên hệ với văn phòng thủ tướng v.v. Không biết ngoài Formosa chính quyền cộng sản Việt Nam có còn làm những nhượng bộ tương tự với công ty Trung Quốc nào khác không.

Chính sự kiện không bị kiểm soát về xử lý chất thải đã đưa đến tại họa môi trường mà chúng ta đang chứng kiến. Một vài tuyên bố của một số quan chức xác nhận điều này. Thí dụ như ông Phan Lam Sơn phó giám đốc Sở Tài Nguyên – Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh nói: “Khi thấy nghi vấn thì cơ quan chức năng mới kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi không lấy mẫu định kỳ hay đột xuất kiểm tra. Họ tự lấy mẫu và thông số gửi cho cơ quan chức năng kiểm định là việc làm hợp lý, không có gì là không khách quan”. Không lấy mẫu xử lý chất thải cũng không kiểm tra, chỉ hoàn toàn dựa vào báo cáo của Formosa mà cho là “hợp lý, không có gì là không khách quan”! Vụ phó Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Phạm Khánh Ly cho biết là đoàn công tác của bộ không có quyền vào kiểm tra tại Khu Công Nghệ Vũng Áng.

Thật là không thể tưởng tượng được. Ở mức độ này ngay cả sự ngu dốt tuyệt đối cũng không thể giải thích tất cả, còn phải có cả tham nhũng, cố ý câu kết với nước ngoài, cố ý phản bội quyền lợi của dân tộc để mưu lợi ích cá nhân.

Những ai phải chịu trách nhiệm?

Chính quyền cộng sản đã gây ra một thảm họa chưa từng có cho đất nước với những thiệt hại vô cùng lớn có thể kéo dài trong rất nhiều năm. Toàn ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản phải chịu trách nhiệm nhưng trước hết là Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang, thủ tướng và bộ trưởng công an cho tới gần đây. Họ là hai nhân vật có quyền lực lớn nhất trong chính phủ. Chính họ đã cho công an huy động cả chục ngàn côn đồ tới đập phá các khu công nghiệp trong đó có Vũng Áng. Phải nhấn mạnh là không làm gì có “những phần tử quá khích” nào cả, như luận điệu của chính quyền sau đó. Càng không phải là những người dân chủ đã xuống đường phản đối giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam một cách ôn hòa. Anh em dân chủ không có khả năng huy động nhiều người như thế ngay cả tại Sài Gòn và Hà Nội. Đây chỉ là những công an giả làm côn đồ và những côn đồ do công an điều động tới với chỉ thị là đập phá các xí nghiệp để sau đó chính quyền có cớ thỏa mãn những đòi hỏi vô lý của các công ty nước ngoài, trong đo có đòi hỏi đặt Formosa gần như ngoài vòng kiểm soát của nhà nước Việt Nam, kể cả kiểm soát về xử lý chất thải. Hai nhân vật này phải trực tiếp chịu trách nhiệm về thảm họa mội trường mà nước ta đang phải gánh chịu. Điều đáng ngạc nhiện là cho tới nay tội đặc biệt nghiêm trọng này chưa bị tố giác một cách mạnh mẽ như đáng lẽ phải có.

Ngay sau hai ông này là ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, ông này hiện diện bên cạnh ông Nguyễn Tấn Dũng hầu như trong mọi quyết định quan trọng liên quan đến những ưu đãi dành cho Formosa.

Một người cũng rất đáng trách là ông Võ Hồng Phúc. Ông này là bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư vào lúc dự án khu công nghiệp Vũng Áng được thành lập. Là một kỹ sư về mỏ ông Phúc phải thấy sự vô lý cùng cực của dự án nhà máy thép Formosa. Ông đã bất tài hay đã là đồng lõa?

Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư sau Võ Hồng Phúc, đã thấy sự vô lý của những đòi hỏi của Formosa nhưng đã chỉ phản đối có lệ. Ông Bùi Quang Vinh càng đáng bị qui trách vì ông từng là chủ tịch ủy ban nhân dân rồi bí thư tỉnh ủy Lào Cai và đã phải biết bi kịch tài chính cũng như môi trường của nhà máy thép Lào Cai.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường được thành lập từ 14 năm nay với bốn thứ trưởng, 4 tổng cục, 14 cục như Cục Thẩm Định và Đánh Giá Tác Động Môi Trường, Cục Kiểm Soát Ô Nhiễm v.v. nhưng hoàn toàn vô tích sự, không đưa ra được một đạo luật nào về xử lý chất thải cả. Việc xác định nguyên nhân khiến cá chết cũng phải nhờ những chuyên gia nước ngoài. Cho đến nay đại bộ phận chất thải của các nhà máy Việt Nam được xả thẳng ra thiên nhiên không có xử lý trước. Theo báo chí nước ngoài phải đợi đến tháng 7 này chính quyền Việt Nam mới thảo luận với một số công ty Mỹ chuyên môn về môi trường do Bộ Thương Mại Mỹ giới thiệu về xử lý chất thải. Sau khi biển bị ô nhiễm và cá chết hàng loạt thứ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Võ Tuấn Nhân khẳng định rằng đường ống xả thải ra biển của Formosa có giấy phép và không có gì sai trái cả, để rồi sau đó bộ trưởng Trần Hồng Hà tuyên bố Formosa làm như vậy là phạm pháp. Có lẽ Võ Tuấn Nhân đã nói thực, nhưng ai đã cho phép Formosa đặt ống xả thải (đường kính 1,4 m và dài 1400 m) ngay dưới đáy biển?

Bộ công an, với Cục Phòng Chống Tội Phạm Môi Trường, đã làm gì ngoài việc đàn áp những người biểu tình ôn hòa bày tỏ quan tâm khi biển bị nhiễm độc?

Thảm họa Formosa Vũng Áng vừa phơi bày dưới ánh sáng chói lọi và gay gắt bản chất bất tài, tham nhũng và hoàn toàn vô trách nhiệm của chế độ cộng sản Việt Nam. Nó cũng nhắc lại một lần nữa rằng chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là một chủ nghĩa để xây dựng quốc gia cho nên môi trường -cũng như văn học, nghệ thuật và đạo đức- hoàn toàn không phải là giá trị của nó. Nó chỉ là một kỹ thuật cướp và giữ chính quyền bằng bạo lực và khủng bố. Các đảng cộng sản về bản chất đều là những đảng khủng bố, khi nắm được chính quyền họ hành xử như một đảng cướp và một lực lượng chiếm đóng. Cần lưu ý là cho đến nay tất cả mọi chế độ cộng sản, không trừ một ngoại lệ nào, đều là những tai họa về môi trường.

Còn ai nữa phải chịu trách nhiêm?

Nhưng phải chăng chỉ có đảng và chính quyền cộng sản có trách nhiệm về thảm họa này? Câu trả lời đáng buồn là không. Bản chất của chủ nghĩa cộng sản không phải là để xây dựng một đất nước. Mục tiêu sau cùng của nó còn là xóa bỏ các quốc gia. Sự vô trách nhiệm của các chế độ cộng sản không phải là điều bất ngờ mà chỉ thể hiện bản chất không giấu giếm của nó. Sai lầm là ở chỗ một bộ phận dân tộc đã tiếp tay giúp nó cướp được chính quyền và một bộ phận khác đã không ngăn cản được nó. Nhưng đó đã là lịch sử, trách nhiệm của chúng ta ngày hôm nay sau khi nhận diện được nó là đã không phản ứng một cách quả quyết.

Ngày 1-5 đã có khoảng 10.000 người biểu tình ở khắp nơi nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn. Trước một thảm họa to lớn như thế và trước thái độ xấc xược như thế của Đảng Cộng Sản con số người biểu tình đáng lẽ phải là 10 triệu người mới đúng. Các cuộc biểu tình, đúng hơn là các dự định biểu tình, ngày 8/5 và ngày 15/5 sau đó đã bị dẹp ngay lúc mới khởi sự. Tại sao quần chúng Việt Nam không biểu lộ được sự phẫn nộ? Dĩ nhiên là vì bị kìm kẹp và đàn áp, nhưng có chế độ độc tài nào không đàn áp? Nhiều chế độ độc tài còn đàn áp hung bạo hơn. Đúng là quần chúng Việt Nam đã thụ động, nhưng sự thụ động này có lý do của nó. Đó quần chúng Việt Nam đã không có được những tổ chức đủ mạnh để động viên và lãnh đạo họ. Trong tình trạng này 10.000 người biểu tình đã là khá đông.

Nhân dân Việt Nam đã là nạn nhân hơn là có trách nhiệm. Trách nhiệm là ở trí thức Việt Nam. Dân tộc nào cũng cần được trí thức hướng dẫn và lãnh đạo nhưng trí thức Việt Nam đã không đảm nhiệm được vai trò của mình. Trong đại đa số họ vẫn còn mang nặng não trạng nho sĩ, di sản của văn hóa nô dịch Khổng Giáo, coi làm chính trị chỉ để là được làm quan, và làm quan chỉ là để làm dụng cụ cho một chế độ, ngay cả một chế độ hung bao tồi dở, chứ không phải là để phục vụ đất nước. Họ không biết và cũng không dám đấu tranh chính trị. Cho tới nay trong vụ Formosa đã chỉ có những tiếng nói phản kháng của một vài chuyên gia trên những lợi và hại về mặt kinh tế của dự án chứ không phải trên những điểm quan trọng hơn rất nhiều là môi trường và chủ quyền quốc gia. Tiếng nói của trí thức Việt Nam quá yếu và quá ít trên một sự kiện quá quan trọng. Thái độ của trí thức Việt Nam quá nhút nhát trước một thảm họa đe dọa chính sự sống còn của đất nước. Không động viên được quần chúng là đương nhiên dù quần chúng chỉ chờ đợi để được động viên.

Những gì vừa xảy ra chỉ nhắc lại một lần nữa điều mà đáng lẽ trí thức Việt Nam đã phải hiểu từ lâu. Đó là không thể hy vọng gì ở chế độ này, nó là một lực lượng chiếm đóng chứ không phải một chính quyền Việt Nam. Phải đấu tranh để giành lấy dân chủ và muốn như thế phải đấu tranh có tổ chức. Hy vọng rằng thảm kịch vừa xẩy ra, và vẫn còn đang tác hại, ít nhất cũng giúp nhiều người tỉnh ngộ.

Một tổ chức đấu tranh bảo vệ môi trường

Thảm kịch môi trường này sẽ còn kéo dài. Chúng ta cũng không có quyền để nó chìm xuống. Trong khi hai đe dọa lớn khác, dự án Boxit Tây Nguyên và dự án xây 14 lò điện nguyên tử, vẫn còn đó. Với cách quản lý cẩu thả và vô trách nhiệm vượt mọi tưởng tượng mà chính quyền cộng sản vừa phơi bày qua vụ Formosa thảm họa bùn đỏ tại Tây Nguyên trở thành gần như chắc chắn và một tai nạn nguyên tử cũng rất có thể xẩy ra. Sự sống còn của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ ba mươi năm qua, trong các dự án chính trị liên tục được cập nhật, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên luôn luôn coi môi trường là một trong những vấn đề quốc gia lớn nhất. Trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai vừa công bố cách đây một năm chúng tôi coi ba mối nguy lớn nhất của đất nước là tham nhũng, sự hủy hoại của môi trường và sự lệ thuộc Trung Quốc, trong đó tham nhũng được coi là mối nguy lớn nhất vì nó đưa tới sự hủy hoại của môi trường và khiến chúng ta ngày càng lệ thuộc Trung Quốc. Nhận định của chúng tôi đã dần dần được chia sẻ. Thảm kịch cá chết giờ đây đã khiến bảo vệ môi trường trở thành một đồng thuận quốc gia hàng đầu.

Như vậy cần và nên có một sự phối hợp các tổ chức xã hội dân sự trong một tổ chức bảo vệ môi trường. Tổ chức này sẽ thống nhất và điều hợp các cố gắng đấu tranh đòi bãi bỏ nhà máy thép Formosa, bãi bỏ dự án Bôxit Tây Nguyên và đình chỉ dự án xây dựng các lò điện nguyên tử. Nó sẽ chỉ có mục tiêu bảo vệ môi trường và sẽ mở cửa cho mọi người Việt Nam dù dân chủ hay cộng sản hay không có lập trường chính trị. Các tổ chức dân chủ sẽ đứng sau lưng yểm trợ tổ chức thuần túy xã hội dân sự này trong khi vẫn theo đuổi cuộc đấu tranh căn bản hơn và trọng đại hơn là chấm dứt chế độ toàn trị và xây dựng dân chủ.

Nguyễn Gia Kiểng
(5/2016)

Theo eThongLuan

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm, Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Biểu Tình và Lập Hội, Làm ăn chung với Trung Quốc, Moi Truong bi O nhiem, Tư bản đỏ, Lưu manh đỏ, Đảng CSVN - còn đảng, còn mình... | Leave a Comment »

► Việt Nam đã ngang nhiên nuốt lời hứa với Úc và đã kết án 4 người vượt biên sang Úc năm 2015

Posted by hoangtran204 trên 27/05/2016

Việt Nam nuốt lời hứa, kết án người vượt biên sang Úc

Tóm tắt: Ngày 26/5/2016, Tòa án nhân dân huyện La Gi, tỉnh Bình Thuận đã kết án 4 người chủ chốt trong nhóm 46 người vượt biên sang Úc năm 2015. Trong khi trước đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã cam kết với Úc là họ sẽ không bị bắt giam và khởi tố khi Úc trao trả họ về VN, và còn lập đi lập lại rằng chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho họ làm việc và con cái sẽ được đến trường.

Bị cáo Nguyễn Minh Quyết trước tòa sơ thẩm. Ảnh: Fb Võ An Đôn

Bốn người bị kết án là bà Trần Thị Lụa 30 tháng tù giam, bà Huỳnh Thị Kiều chịu 27 tháng tù, ông Nguyễn Minh Quyết và Nguyễn Đình Quý mỗi người 24 tháng tù theo điều 275 BLHS “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.

Trong khi đó, Việt Nam đã cam kết với Chính phủ Úc rằng những người này sẽ không bị bắt giam, khởi tố khi trở về. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho họ làm việc và con cái sẽ được đến trường. Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, một quan chức Việt Nam khẳng định lại với nhóm người này trước mặt nhân viên di trú Úc rằng họ sẽ không bị giam giữ hay khởi tố.

Bà Elaine Pearson, giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (HRW) tại Úc lên tiếng hôm 24/5 rằng “Việt Nam đã ngang nhiên phá vỡ lời hứa của mình với chính phủ Úc rằng sẽ không khởi tố những tuyền nhân này. Úc nên yêu cầu chính phủ Việt Nam ngừng ngay tất cả cáo buộc và thả tự do cho những người này.”

“Chính phủ Việt Nam truy tố bốn người rời khỏi Việt Nam trái phép là vi phạm quyền cơ bản được rời khỏi đất nước của mình theo luật quốc tế”.

“Việc bỏ tù những người tuyệt vọng, cố gắng rời khỏi đất nước của họ là độc ác và trái pháp luật. Chính phủ Việt Nam không mất gì khi để cho những người này được tự do và Úc nên thúc ép Việt Nam làm như vậy.” – Pearson nói.

Ngày 1/7/2015, Bốn bị cáo cùng với 42 người khác bao gồm phụ nữ, đàn ông và cả trẻ em khoảng 4 tuổi trên một chiếc tàu rời khỏi Việt Nam từ Phan Thiết, Bình Thuận.

Ngày 21/7, chiếc tàu bị các quan chức Úc chặn lại và trả về Việt Nam 4 ngày sau đó. Trên chuyến bay trở về Việt Nam, một nhân viên di trú Úc nói rằng họ sẽ không bị bắt giam, khởi tố khi về.

Thế nhưng, khi chuyển nhóm người này trở về lại Bình Thuận, công an đã bắt giữ bốn người là Trần Thị Lụa, Nguyễn Minh Quyết và Nguyễn Đình Quý và giam giữ họ trong 24 ngày mà không có lệnh bắt và cũng không được tiếp cận với luật sư. Bà Huỳnh Thị Kiều bị khởi tố sau đó nhưng không bị giam giữ.

Theo cáo trạng, bà Kiều và bà Lụa đã lôi kéo, dụ dỗ các thành viên trong gia đình, người thân và những người quen biết khác tham gia vượt biên. Ông Nguyễn Đình Quý bị cáo cuộc chuẩn bị tàu, còn ông Nguyễn Minh Quyết là người lái tàu.

Sau 2 tháng tạm giam, Bà Lụa được tại ngoại vì sức khỏe không tốt. Ông Quyết bị đột quỵ và tê liệt hai chân trong trại giam nên cũng được tại ngoại vào tháng 3. Riêng ông Quý vẫn bị giam từ tháng 8 năm ngoái đến nay.

 

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Chạy trốn chủ nghĩa Cộng sản, Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Sẽ chế tài những kẻ vi phạm nhân quyền ở VN (TNS John Cornyn)

Posted by hoangtran204 trên 25/05/2016

“Chúng ta cần nhớ rằng mặc dù TT Obama đang thăm viếng Việt Nam, Việt Nam là một chế độ cộng sản thô bạo đang tiếp tục không quan tâm gì đến những nhân quyền căn bản,” TNS Cornyn nhấn mạnh trong lời phát biểu.

Sẽ đưa ra luật chế tài những kẻ vi phạm nhân quyền ở VN

FB Võ Văn Tạo

24-5-2016

H1TNS John Cornyn. Nguồn: internet

VN là một chế độ cộng sản thô bạo”

Ngay sau khi TT Barack Obama tuyên bố Hành pháp sẽ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, “Chúng ta cần nhớ rằng mặc dù TT Obama đang thăm viếng Việt Nam, Việt Nam là một chế độ cộng sản thô bạo đang tiếp tục xem thường những nhân quyền căn bản,” TNS Cornyn nhấn mạnh trong lời phát biểu.

Thượng nghị sĩ quyền thế thứ hai trong Thượng viện đáp lại bằng tuyên bố sẽ đưa điều kiện nhân quyền đối với Việt Nam vào luật chuẩn chi ngân sách quốc phòng cho năm 2017.

“Tôi dự định sẽ đưa luật chế tài các kẻ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như là một tu chính vào luật chuẩn chi ngân sách quốc phòng mà sẽ được Thượng Viện cứu xét nội trong tuần này,” TNS John Cornyn (Cộng Hoà, Texas) chính thức tuyên bố tại Thượng Viện ngày hôm nay. (23-5-2016).

“Chúng ta cần nhớ rằng mặc dù TT Obama đang thăm viếng Việt Nam, Việt Nam là một chế độ cộng sản thô bạo đang tiếp tục xem thường những nhân quyền căn bản,” TNS Cornyn nhấn mạnh trong lời phát biểu.

Về lý do đưa điều kiện chế tài nhắm vào các giới chức Việt Nam vào luật chuẩn chi ngân sách quốc phòng, TNS Cornyn giải thích là hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ có thể đến gần nhau hơn, như người dân của hai quốc gia vẫn mong đợi, khi mà chính quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù chính trị, chứng tỏ sự tôn trọng nhân quyền, và chấp nhận cho người dân có quyền tự quyết.

“Tôi tin rằng cho đến khi ấy, Hoa Kỳ không có chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục giữ khoảng cách với Việt Nam,” TNS Cornyn tuyên bố. “Và như vậy có nghĩa là chúng ta phải làm tất cả để tạo áp lực lên chế độ nhằm củng cố các quyền tự do cho người dân Việt Nam.”

Các điều khoản chế tài mà TNS Cornyn sẽ đưa vào luật chuẩn chi ngân sách quốc phòng trong tuần này chính là các điều khoản trong dự luật Chế Tài Các Kẻ Vi Phạm Nhân Quyền ở Việt Nam mà cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh đưa ra khi Ông còn là thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ.”

* Nguồn bài báo và video họp báo đăng trong website của Thượng nghị sĩ John Cornyn

 Cornyn to Offer Vietnam Human Rights Legislation as Amendment to Defense Bill (5-23-2016)

‘Our two countries will never achieve the kind of close relationship that I know many in Vietnam and many in the United States aspire to until Vietnam releases all political prisoners, demonstrates basic respect for human rights, and embraces self-government ideals that we, again, take for granted here in America.’

WASHINGTON –U.S. Senator John Cornyn (R-TX) spoke on the Senate floor about the Vietnam Human Rights Sanctions Act, legislation he’s introduced to impose sanctions and travel restrictions on Vietnamese nationals who are complicit in human rights abuses and which he plans to offer a version of as an amendment when the Senate considers the FY2017 National Defense Authorization Act.  Excerpts of Sen. Cornyn’s remarks are below, and video of his speech can be found here.

“Many people don’t realize how big a Vietnamese-American community that Texas has, and many are surprised when I tell them that Vietnamese is the third most commonly spoken language in Texas.” 

“I have been particularly impressed by the passion and drive that those from Vietnam who have now made America their home, how passionate they are about things that we perhaps take for granted.”

“It’s important to remember even as President Obama is traveling to Vietnam, that Vietnam is a brutal communist regime that continues to disregard basic human rights.” 

“Our two countries will never achieve the kind of close relationship that I know many in Vietnam and many in the United States aspire to until Vietnam releases all political prisoners, demonstrates basic respect for human rights, and embraces self-government ideals that we, again, take for granted here in America. I believe that until that happens, the United States has no choice but to continue to hold Vietnam at arm’s length. And that means we must do all we can to put pressure on the regime to strengthen freedoms for the Vietnamese people.” 

“Earlier this year, I reintroduced a piece of legislation called the Vietnamese Human Rights Sanctions Act, legislation that would impose travel restrictions and other sanctions on Vietnamese nationals who were complicit in human rights abuses against their fellow people. And I intend to offer this legislation, the Vietnamese Human Rights Sanctions Act, as an amendment to the National Defense Authorization bill that we will be debating this week.” 

“The United States simply must do more to support the rights of the Vietnamese people and freedom-loving people everywhere. And we simply can’t give a pass to the Vietnamese regime and a pass to their oppressive government because, frankly, it’s a little inconvenient to bring up during the time we’re talking about trade and better economic relationships. This bill is a step forward in the fight for their civil, religious and political liberties.” 

https://www.cornyn.senate.gov/content/cornyn-offer-vietnam-human-rights-legislation-amendment-defense-bill

*Cornyn Introduces Bill to Combat Human Rights Violations in Vietnam (1-16-2016)

Posted in Bầu cử Ứng Cử Tự Do- Kêu Gọi Thể Chế Dân Chủ -, Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Chinh Tri | Leave a Comment »

►Hà Nội ngăn cản và bắt giữ những người VN được Tòa Đại Sứ Mỹ mời đến gặp TT Obama sáng 23-5-2016

Posted by hoangtran204 trên 24/05/2016

Dũng Mai

23-5-2016

Nhà báo Trang Doan Pham, Luật sư Ha Huy Son, Tiến sỹ A Nguyen Quang là những người được phía Mỹ mời gặp Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm Hà nội. Tuy nhiên, khách mời Đoan Trang bị bắt mất tích. Ls Hà Huy Sơn và Ts Nguyễn Quang A bị giam lỏng tại gia.

22-5-2016

Ha Huy Son

15 hrs ·

LỜI NHẮN KHẨN GỬI:

– Chủ tịch Nước, Trần Đại Quang,
– Tổng thống Barack Obama.

Tôi là Luật sư Hà Huy Sơn đang hành nghề tại Hà Nội, xin gửi tới các ông lời chào trân trọng và lời cảm phiền như sau:
Trước đây 01 ngày, tôi nhận được lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tham dự buổi gặp vào sáng ngày 24/05/2016 tại Hà Nội. Tôi tin tưởng là Chính phủ 02 nước đã bình thường quan hệ và chiểu theo hiến pháp Việt Nam, tôi hoàn toàn có quyền đến buổi gặp mặt này.
Vào lúc 18g 30 ngày hôm nay, chính tôi được xem Chương trình chuyển động 24h của Đài truyền hình Việt Nam đưa tin: Ông Chủ tịch Nước trịnh trọng tuyên bố quan hệ 02 nước đã được bình thường hóa hoàn toàn.
Nhưng ngay sau đó 05 phút Cảnh sát khu vực đến nhà tôi nói rằng: họ biết tôi có buổi hẹn và hỏi sáng mai tôi có đi đến đó không. Tôi đã trả lời sáng mai tôi sẽ đến đó.
Tôi gửi lời nhắn lời tới các ông, vì ngày mai mấy câu hỏi của tôi sẽ được trả lời:
1- Mối quan hệ 02 nước Việt Nam và Hoa Kỳ có thực sự bình thường hóa như ông Chủ tịch Nước tuyên bố không?

2- Danh dự của tôi, công dân Việt Nam và quyền con người theo hiến pháp có được tôn trọng không?

3- Nhà nước VN có tôn trọng Hoa Kỳ hay không mà ngăn chặn khách mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ là tôi khi đến tham dự buổi gặp này?

Là một công dân Việt Nam, một công dân của Thế giới tôi hy vọng tôi có quyền phổ quát của con người.
Trân trọng,

Hà Nội, 19g 12 ngày 23/05/2016.
Luật sư Hà Huy Sơn

8g05 ngày 24/5/2016.
Rất tiếc là sáng nay tôi không đến được buổi gặp có Tổng thống Obama tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Vì từ tối hôm qua cho đến sáng nay công an lập chốt canh không cho tôi đến theo lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Sáng nay tôi đã thông báo cho ĐSQ biết, họ nói sẽ đưa xe đến đón; tôi cám ơn và không muốn làm phiền.

Các câu hỏi của tôi, ngày hôm qua đã có bằng chứng trả lời. Tôi đã đạt được mục đích và muốn cho mọi người biết sự thật.

Xin cám ơn tất cả mọi người đã quan tâm đến tôi!

Đặng Bích Phượng

Đã là cướp, thì cần gì phép tắc?

Giờ nhà em mới thấy thấm thía câu nói đó. Sáng nay, 6 giờ kém 2 phút, nhà em có mặt tại nhà bác Quang A. Lúc rẽ vào ngõ, thấy 5-6 thanh niên đứng trong ngõ.

Vào nhà bác Quang A ngồi chừng dăm phút thì vợ con bác ấy hộ tống bác ấy đi bộ ra ngoài ngõ. Vợ chồng bác ấy đi trước , nhà em và cả đám thanh niên kia đi sau. Giá có ai đi sau cùng chụp được cảnh này thì hay. Nhưng bác QA bảo chụp trong ngõ thì được, chứ ra ngoài kia là có biển cấm chụpảnh đấy (MK! Cấm chụp ảnh trong khu dân cư?)

Ra đến ngoài ngõ, thấy chừng chục thanh niên đứng đó. Họ chắn đường bác ấy, hỏi lấy lệ:

– Bác đi đâu? (lNếu bác ấy bảo tao đi tìm đường cứu nước thì sao nhỉ?)

Vợ bác ấy quắp chặt tay chồng, chu chéo: bác đi đâu chúng mày hỏi làm gì?

Cuộc vật lộn chỉ xảy ra trong vài phút, cách nhà em 1 mét. Chúng lôi được vợ bác ấy ra, và khênh bác ấy lên một chiếc xe 7 chỗ gần đó. Nhà em chỉ còn biết kêu ối ối, rút điện thoại ra chụp lại làm bằng chứng thì chúng nó xô đến, giơ tay định giật đt. Nhà em bảo: tao đã chụp đâu? ĐỊnh cướp à?

Chúng nó đứng che trước mặt nhà em, nhưng nhà em vẫn nhìn thấy cảnh chúng nhét bác ấy vào xe, rồi đóng cửa lại. Nhà em chỉ còn biết lắp đi lắp lại câu nói: Sao chúng mày phải khổ thế hả? Hả ?

Nhà em bảo một thằng tỏ vẻ rất hung hăng: úi giời, mặt mũi hằm hằm như mới đi đánh giặc về thế kia.

Thấy thằng con bác QA vọt xe máy chạy theo chiếc ô tô bắt cóc bác QA, nhà em cũng vọt theo. Một thằng ko đội mũ bảo hiểm, cứ tạt đầu xe nó, thế là nhà em vọt lên, bám theo chiếc xe. Ối giời, xe không biển số các bác ạ. Trắng phớ luôn. Hu hu, nhà em không thể chụp lại được cái biển trắng phớ đó mới đau. Trong tích tắc ở đèn xanh đèn đỏ, nhà em đỗ cạnh chiếc xe, nhìn vào trong, thấy bác QA ngồi ghế sau, giữa 2 thằng. Qua bùng binh cầu chui, xe dông thẳng về phía cầu Đuống, xe đạp điện nhà em ko đua được, đành quay về.

Dù sao đây cũng là một phép thử. Nếu OBM ko phản ứng gì, thì cũng ko lạ, Với một thằng cướp có nghề, thì cần gì phép tắc?

Đặng Bích Phượng's photo.
Ngoc Nhi Nguyen Nghe bảo là Lãnh sự quán Hoa Kỳ có mời bác Quang A đi gặp Obama mà sao không có ai đến đón bác ấy ạ ? 
Đặng Bích Phượng Sứ quán, ko phải lãnh sự. Nhưng họ hẹn gặp bên Hà Nội. Có lẽ có lý do của họ. Thế này nhé. Nhà bác Quang A bên Gia Lâm, cách Hà Nội 1 cây cầu và 1 con sông (Hồng). Còn họ hẹn đón bác ấy tại một địa điểm bên Hà Nội, cách chừng 10 km. Bác ấy bị bắt ngay tại ngõ nhà bác ấy. Chưa kịp ra đến đường lớn.
Ngoc Nhi Nguyen Vâng cám ơn cô, để em viết báo cáo ngay ạ.

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Công An, Đảng CSVN - còn đảng | Leave a Comment »

►Phóng viên BBC bị rút giấy tác nghiệp ở Việt Nam vì đã phỏng vấn Ts Nguyễn Quang A

Posted by hoangtran204 trên 24/05/2016

Phóng viên BBC bị rút giấy tác nghiệp ở Việt Nam?

VOA

23-5-2016

Nhà báo theo dõi khu vực Đông Nam Á của BBC Jonathan Head. (Ảnh trên trang Twitter của phóng viên Jonathan Head). Ảnh: Twitter

Nhà báo theo dõi khu vực Đông Nam Á của BBC Jonathan Head. (Ảnh trên trang Twitter của phóng viên Jonathan Head). Ảnh: Twitter

Một phóng viên BBC cho biết đã bị tước giấy tác nghiệp đưa tin chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trong bài viết đăng trên trang web của hãng phát thanh, truyền hình của Anh Quốc hôm 23/5, phóng viên Jonathan Head viết: “Chúng tôi được thông báo rằng giấy phép tác nghiệp báo chí của chúng tôi không còn giá trị, và mọi hoạt động tường thuật buộc phải dừng lại”.

Nhà báo theo dõi khu vực Đông Nam Á của BBC viết tiếp: “Không một lý do nào được đưa ra, nhưng trong một các cuộc trao đổi căng thẳng với các quan chức ở bộ ngoại giao, họ nói tôi đã gặp ông Nguyễn Quang A mà không được phép ngay sau khi tôi đến Việt Nam hôm thứ Sáu”.

Phóng viên từng tới Việt Nam đưa tin về Đại hội đảng lần thứ 12 đầu năm nay nói thêm rằng “đây là điều không đúng”. “Cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó”, ông nói.

Phía Việt Nam chưa có phản ứng nào về lời cáo buộc của ông Head.

Theo lời kể của phóng viên này, “tất cả mọi phóng viên nước ngoài đều phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của nhà chức trách Việt Nam, và mọi cuộc phỏng vấn hay quay phim đều phải xin phép trước”.

Phóng viên BBC nói thêm: “Trong chuyến đi này, nhóm phóng viên của chúng tôi không được phép tường thuật gì khác ngoài nghị trình của ông Obama, và chỉ được phỏng vấn một học giả đã được nhà nước cho phép nói là ông Trần Việt Thái”.

Trong khi đó, một nguồn tin từ Ban Việt Ngữ của BBC cho biết cơ quan này đã không được phép cử người về Việt Nam đưa tin về chuyến thăm của ông Obama.

Nhiều hãng thông tấn lớn cũng như các cơ quan báo chí có uy tín của Mỹ như Washington Post và The New York Times cũng có mặt ở Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm của ông Obama.

Theo BBC, Reuters, VTC, VOA

Posted in Phỏng Vấn, Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Tổng thống Obama thưởng thức bún chả Hà Nội vào buổi tối 23-5-2016

Posted by hoangtran204 trên 24/05/2016

Tuổi Trẻ

Xuân Long

23-5-2016

H1Tổng thống Mỹ Obama bắt tay người dân – Ảnh Nguyễn Khánh

TTO – Đúng 20g tối 23-5, Tổng thống Obama và các thành viên trong đoàn đã đến dùng bữa tối tại quán bún chả Hương Liên trên đường Lê Văn Hưu, Hà Nội.

CTV của Tuổi Trẻ có mặt bên trong nhà hàng cho biết ông Obama được chủ nhà hàng chào đón từ cửa ra vào.

Bước vào quán ăn, ông Obama vui vẻ bắt tay, hỏi thăm chủ nhà hàng cùng các thực khách đang có mặt tại tầng 1.

Một số thực khách có mặt trong quán cũng nhanh chóng nhận ra ông Obama, tranh trủ chạy đến chụp hình.

Sau khi chào hỏi mọi người có mặt, ông Obama và các thành viên trong đoàn lên khu vực được bố trí riêng trên tầng 2 để dùng bữa tối.

Đúng 21g, Tổng thống Mỹ Obama rời khỏi quán bún chả, ông thân thiện bắt tay với người dân Hà Nội. Người dân trên các phố Ngô Thì Nhậm, Phố Huế, Lê Văn Hưu vỗ tay chào ông.

Bà Liên chủ quán bú chả cho biết cách đây khoảng 1 tuần đã có người đến “dò la” quán. Họ nói là đặt khoảng 50 suất cho đoàn làm phim của Mỹ ăn.

Tuy nhiên, đến chiều ngày hôm nay thì gia đình ông bà mới biết đón đoàn ông Obama.

Phía bên ngoài, rất đông người dân đứng trên đường Ngô Thì Nhậm. Mọi ánh mắt đều hướng về phố Lê Văn Hưu, nơi ông Obama đang dùng bữa tối. Một số người nói họ đã đợi ở trên phố này từ 18g tối khi biết tin ông Obama đến ăn tối.

Nhiều người dân nói quán bún chả nơi ông Obama đến ăn tối là quán ăn nổi tiếng, có truyền thống được nhiều người biết ở phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng.

H1Tổng thống Obama bắt tay chào các nhân viên của quán Hương Liên ngay khi vào quán – Ảnh: Linh Giang

H1Ông Obama bắt tay chào hỏi thực khách – Ảnh: Linh Giang

H1Ông Obama bắt tay chào hỏi thực khách – Ảnh: Linh Giang

H1Ông Obama và các thành viên trong đoàn lên tầng trên của nhà hàng để dùng bữa tối  – Ảnh: M.N

Trước đó, đúng 20g Tổng thống Obama và các thành viên trong đoàn đã có mặt tại quán bún chả Hương Liên.

Rất đông người dân biết trước thông tin cũng đã tập trung gần khu vực quán Hương Liên. 19g59, đoàn xe của Tổng thống Mỹ Obama đã đến nơi. Nhiều người dân đã chạy đến chào đón, chụp ảnh ông.

Ông Obama bước xuống, tươi cười vẫy chào những người có mặt.

H1Tổng thống Obama tươi cười vẫy tay chào mọi người khi vừa bước xuống xe – Ảnh: Việt Dũng

H1Trong khi ông Obama dùng bữa tối, phía bên ngoài, rất đông người dân đứng đợi trên đường Ngô Thì Nhậm – Ảnh: Xuân Long

H1Một số người nói họ đã đợi ở trên phố này từ 18g tối khi biết tin ông Obama đến ăn tối – Ảnh: Xuân Long

Khoảng 19g45, đoàn xe của Tổng thống Mỹ rời khách sạn, đi chuyển qua đường Trần Duy Hưng, đi hướng Nguyễn Chí Thanh. Trong đoàn có cả hai xe chở Tổng thống Mỹ Obama.

Hai bên đường dù đang giờ tan tầm nhưng vẫn có nhiều người dân đứng vẫy chào đoàn đi qua. Rất nhiều người dân đã dùng điện thoại ghi lại hình ảnh đoàn xe qua tuyến phố này.

Quán bún chả Hương Liên ra đời năm 1993, ban đầu là một cửa hàng ăn trên đường Lê Văn Hưu, Hà Nội.

Với những người sống quanh khu phố Thi Sách – Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm, hầu như ai cũng lớn lên cùng hương vị bún chả Hương Liên.

Quán hầu như chỉ bán từ cuối buổi sáng và khá đông khách vào giờ ăn trưa. Chủ quán bún chả Hương Liên là các thế hệ tiếp theo trong gia đình.

____

Clip TT Obama ăn bún chả ở phố cổ Hà Nội:

Posted in Nhan Vat Chinh tri, Thời Sự, Thực Phẩm và sức khỏe | Leave a Comment »

►TT Obama đã tuyên bố tại Hà Nội: Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam (23-5-2016)

Posted by hoangtran204 trên 23/05/2016

Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

23.05.2016  VOAtiengViet
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang ngày 23/5 rằng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ông Obama nói quyết định dỡ bỏ lệnh cấm thể hiện sự thay đổi, phát triển trong quan hệ song phương giữa hai nước và không liên quan đến Trung Quốc hay một nước thứ ba nào khác.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama lưu ý việc bán từng mặt hàng vũ khí sẽ được xem xét căn cứ vào tình hình nhân quyền của Việt Nam cũng như mục đích sử dụng vũ khí.

Chủ tịch Việt Nam hoan nghênh việc dỡ bỏ lệnh cấm. Ông Quang nói điều đó thể hiện quan hệ Việt-Mỹ đã hoàn toàn bình thường hóa.

 

Tổng thống Obama bước ra từ Chuyên cơ Air Force One tại Sân bay Nội Bài ở Hà Nội, ngày 22/5/2016.

Tổng thống Obama bước ra từ Chuyên cơ Air Force One tại Sân bay Nội Bài ở Hà Nội, ngày 22/5/2016.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đáp máy bay đến sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội vào khoảng 9 giờ 30 phút, giờ địa phương, tối Chủ nhật 22 tháng 5, bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến nước cựu thù thời Chiến tranh Việt Nam.

Chuyên cơ Air Force Once chở nhà lãnh đạo Mỹ rời Washington trưa hôm qua và đã đáp xuống Hà Nội sớm hơn dự kiến vài giờ đồng hồ.

Truyền thông chính thức của nhà nước Việt Nam cho hay sau nghi lễ đón tiếp chính thức vào sáng thứ Hai, Tổng thống Obama sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sau đó hai ông sẽ chủ trì một cuộc họp báo chung.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng sẽ gặp gỡ với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội lúc 9:30 phút tối Chủ nhật (Ảnh: VOA/Thuc Pham).

Chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Obama đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội lúc 9:30 phút tối Chủ nhật (Ảnh: VOA/Thuc Pham).

Trưa thứ Ba (24 tháng 5), Tổng thống Obama sẽ đáp máy bay đến Sài Gòn. Theo dự liệu, ông sẽ đi thăm chùa Ngọc Hoàng ở Quận 1, và sang ngày hôm sau ông sẽ gặp gỡ với các lãnh đạo doanh nghiệp trẻ ASEAN.

Sau đó, Tổng thống Mỹ sẽ rời Việt Nam để sang Nhật Bản dự Hội nghị Thượng đỉnh G7.

Ngoại trưởng John Kerry và một phái đoàn doanh nhân Mỹ tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam.

Nguồn: Reuters, VietnamNet, Jerusalem 

Đó là nhận định của một tờ báo có tư tưởng dân tộc cực đoan của Trung Quốc về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Barack Obama.

Trong bài bình luận đăng hôm 19/5, tờ Hoàn cầu Thời báo viết rằng việc “Việt Nam tiến lại gần hơn Mỹ là một tiến trình tự nhiên đối với việc phát triển nền kinh tế dựa vào xuất khẩu ở Đông Nam Á, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Hà Nội có ý định xa lánh Trung Quốc, vì điều đó sẽ làm tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với một đối tác thương mại quan trọng”.

Ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc viết tiếp: “Phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam thúc đẩy hơn nữa các lợi ích quốc gia, và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nội địa trong một loạt các lĩnh vực như dệt may, giầy dép và điện tử”.

“Tuy nhiên, không có bất kỳ lý do gì khiến Trung Quốc ghen tị hoặc hoảng sợ về mối quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,” tờ báo nhà nước Trung Quốc viết.

Tờ báo cũng dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tuần trước rằng Bắc Kinh “vui mừng chứng kiến Việt Nam phát triển quan hệ bình thường với Hoa Kỳ”.

Hoàn cầu Thời báo viết rằng sự tự tin của Trung Quốc xuất phát từ “mối quan hệ kinh tế gần gũi” với Hà Nội, cũng như Việt Nam “không thể quay lưng với một thị trường tiêu dùng nhanh chóng của Trung Quốc”.

“Nếu Hoa Kỳ tính dùng Việt Nam để khống chế Trung Quốc thì đó là điều vô vọng,” tờ báo viết.

Bài xã luận được đăng tải vài ngày trước chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.

Đây không phải là lần đầu tiên tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tiếng bình luận về quan hệ Việt – Mỹ.

Tổng thống Obama bắt tay với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau cuộc gặp tại Phòng Bầu dục ở Washington hôm 7/7/2015.

Tổng thống Obama bắt tay với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau cuộc gặp tại Phòng Bầu dục ở Washington hôm 7/7/2015

“Sức ép chính trị”

Hồi tháng bảy năm ngoái, khi bình luận về chuyến công du mang tính lịch sử của Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, Hoàn cầu Thời báo viết rằng Hà Nội “đang chịu sức ép chính trị ngày càng tăng từ Mỹ mà về lâu dài sẽ là một thách thức đối với sự ổn định của Việt Nam”.

Tờ báo nói thêm: “Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc, và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất”.

Việt Nam chưa lên tiếng về các bình luận do báo chí Trung Quốc về quan hệ Hà Nội – Washington.

Trong chuyến công du tới Việt Nam, Tổng thống Obama sẽ gặp các quan chức hàng đầu của Việt Nam như Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo Global Times, VOA

—————————————-
 
 

 

Mỹ và Việt Nam bàn chuyện đặt thiết bị quân sự ở Đà Nẵng

21.05.2016

Washington và Hà Nội đang thương thảo việc đặt các thiết bị quân sự ở Đà Nẵng để đối phó với các thiên tai trong khu vực. (Thật ra là xây dựng hệ thống radar để theo dõi các di chuyển tàu thuyền quân sự qua lại ở Biển Đông, lập căn cứ quân sự Mỹ ở Đà Nãng nhằm mục đích đối phó với TQ- Trần Hoàng).

Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết như vậy hôm qua.

Báo này viết rằng việc đôi bên tính tới chuyện đặt các thiết bị ở thành phố nằm ở vị trí chiến cách không xa biển Đông phần nhiều mang tính biểu tượng, và đó cũng là một ví dụ cho thấy sự biến chuyển trong mối quan hệ giữa hai nước cựu thù, giữa lúc Bắc Kinh không che giấu tham vọng “nuốt trọn” biển Đông.

Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin trên. Trong khi đó các quan chức Mỹ không tiết lộ danh tính cho Financial Times biết rằng đôi bên nhấn mạnh vào việc dùng thiết bị quân sự sẽ được đặt ở Đà Nẵng để đối phó với thiên tai vì không muốn làm Trung Quốc tức giận.

Tin tức về việc Mỹ tính chuyện đặt thiết bị quân sự ở Việt Nam được loan đi trong bối cảnh Tổng thống Barack Obama sẽ tới Việt Nam sớm Chủ Nhật này, và trong khi chính quyền Hà Nội nhiều lần công khai kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận sát thương đã áp đặt nhiều chục năm qua.

Trong các cuộc tiếp xúc với báo chí trước chuyến thăm, quan chức Mỹ đều cho biết chưa đi tới quyết định cuối cùng về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Yếu tố nhân quyền

Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tuần này, ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói rằng nhân quyền luôn là một yếu tố trong việc đi tới quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận hay không.

Ông nói thêm: “Nhân quyền vẫn luôn là một thành tố quan trọng, nếu không nói là trung tâm, trong việc đưa mối quan hệ song phương tiến về phía trước. Việc xét tới yếu tố nhân quyền sẽ vẫn là một điều quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào”.

Trong cuộc họp báo, ông Kritenbrink cũng nói thêm rằng ông hy vọng đôi bên sẽ ký một số thỏa thuận thương mại trong chuyến thăm của ông Obama.

Tuy nhiên, kể cả khi lệnh cấm vận vũ khí được bở dỏ hoàn toàn, các quan chức Mỹ cho rằng Việt Nam nhiều khả năng sẽ không mua các loại vũ khí, như tên lửa chống tàu, vì điều đó có thể khiến Trung Quốc phật lòng.

Thay vào đó, Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ bán cho Việt Nam radar và các thiết bị để trinh sát tốt hơn vùng biển Đông.

Chưa rõ là đôi bên có bàn tới chuyện mua vũ khí khi ông Obama tới Việt Nam hay không.

Theo Financial Times, VOA

 —————————–

Nhà Trắng ‘theo dõi kỹ’ vụ cá chết ở Việt Nam

18.05.2016
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.

Một phụ tá thân cận của Tổng thống Barack Obama đã nói như vậy với một nhóm các tổ chức của người Mỹ gốc Việt, ít ngày trước chuyến công du của nguyên thủ Hoa Kỳ.

Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, cùng quan chức ngoại giao Mỹ chiều 17/5 đã lắng nghe ý kiến của các nhà hoạt động cùng những tổ chức của người Việt ở hải ngoại tại văn phòng sát Nhà Trắng.

Sau cuộc gặp, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Đảng Việt Tân, cho VOA Việt Ngữ biết rằng các đại diện tổ chức người Việt đã “đi sâu vào một số vấn đề nhân quyền như vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, công an tra tấn hay vụ tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức”.

Ông Duy nói thêm rằng một chủ đề nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay cũng đã được đề cập.

Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ.

Ông nói thêm: “Vấn đề cá chết đã được nêu. Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ. Họ đã nhận kiến nghị có hơn 100 nghìn chữ ký của đồng bào Việt Nam ở khắp mọi nơi. Họ nói họ đang chuẩn bị trả lời chính thức về cái này”.

Ông nói thêm: “Họ nói rằng, về lâu dài, đây là vấn đề cần sự trao đổi của hai quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự hai bên để làm sao tìm hiểu thêm các biện pháp khoa học để giải quyết vấn đề này, và đồng thời, đây cũng là vấn đề nền tảng về nhân quyền, khả năng bày tỏ chính kiến của người Việt Nam”.

Tận mắt chứng kiến

Theo ông Duy, những người Việt Nam tham dự cho biết, có thể xảy ra các cuộc biểu tình vì môi trường đúng ngày ông Obama đặt chân tới Hà Nội, và Tổng thống Mỹ “có thể chứng kiến những vấn đề mà mọi người đã nêu lên”.

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Obama rời thủ đô Washington DC đi Việt Nam vào ngày 21/5 và sẽ bay đi Tokyo từ TP HCM vào ngày 25/5.

Phát ngôn viên của Đảng Việt Tân cho biết ông tin rằng Tổng thống Obama sẽ nói về vụ cá chết cũng như các cuộc biểu tình khi ông có mặt ở Việt Nam.

Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.

Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.

Lý giải về niềm tin này, ông Duy cho biết rằng “những người phụ tá của ông ấy cho biết đây là mối quan tâm của phía Hoa Kỳ, và có sức ép của cử tri qua kiến nghị hơn 100 nghìn người” trên trang web “We the People”.

Ông Duy cũng lên tiếng “phản bác” cáo buộc mà ông cho là “sai sự thật” của quan chức Việt Nam, cho rằng tổ chức Việt Tân kích động các cuộc biểu tình.

“Người ta biểu tình vì tương lai của con em họ. Không cần tổ chức nào kích động cả. Mỗi người đều nhận thấy cái thảm họa đó,” ông nói.

“Thử thách lớn lao”

Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ, nhận định rằng nhiều vấn đề sẽ được ông Obama mang ra thảo luận tại Việt Nam như mối quan hệ chiến lược, TPP hay biển Đông.

Nhà nghiên cứu này cũng nói thêm rằng các cuộc biểu tình của người dân về vụ cá chết “có tác động” tới chuyến thăm của ông Obama, và nó giống như một cuộc trắc nghiệm xử lý tình thế của tân chính phủ Việt Nam.

Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện.

Ông Hùng nói thêm: “Phép thử thì đúng. Nó rất khó khăn vì xảy ra trong thời điểm không thuận lợi. Năm 2006, trước khi ông Bush sang Việt Nam, những tiến triển về nhân quyền đã có đến nỗi Bộ Ngoại giao đề nghị bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần phải quan tâm về tự do tôn giáo. Đó là thời điểm thuận lợi”.

Ông nói tiếp: “Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện”.

Một cuộc thăm dò ý kiến do VOA Việt Ngữ thực hiện về những vấn đề bạn đọc mong chờ Tổng thống Obama sẽ mang ra bàn thảo ở Việt Nam cho thấy nhân quyền đứng đầu, sau đó tới biển Đông và thứ ba là vụ cá chết.

Các cuộc biểu tình bùng phát suốt từ đầu tháng Năm cho tới nay, và theo giới quan sát, sau khi “thả lỏng” ở đợt đầu, chính quyền đã siết chặt kiểm soát các cuộc xuống đường hôm 15/5.

Trên mạng xã hội hiện vẫn xuất hiện những lời kêu gọi xuống đường vì môi trường mà quan chức trong nước lo ngại sẽ biến thành “cuộc cách mạng cá” vào ngày 22/5 tới.

 ————————–

Posted in Chính Sách Đối Ngoại, chính trị Hoa Kỳ ở Châu Á, Chiến Lược doi pho Trung Quoc | Leave a Comment »