Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Ba, 2012

Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc

Posted by hoangtran204 trên 31/03/2012


Ông Uông Dương, bí thư Quảng Đông (trái)
và ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. REUTERS


Trung Quốc đang trong quá trình chuẩn bị thế hệ lãnh đạo thứ 5.
Vậy, việc ông Bạc Hy Lai bị cách chức ngày 15/03/2012 đánh dấu sự thắng thế của « mô hình Ô Khảm » đối với « mô hình Trùng Khánh » ? Phe Đoàn Thanh niên cộng sản lấn lướt được phe « Hoàng tử đỏ » ? RFI dịch và giới thiệu bài « Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc » của Arnaud de la Grange, thông tín viên báo Le Figaro tại Bắc Kinh.

Ông Vương Lập Quân từng lãnh đạo ngành công an Trùng Khánh

Tất cả đã bắt đầu từ buổi tối mùa đông giá lạnh, trong một bầu không khí có hương vị chiến tranh lạnh. Thế nhưng, nếu kịch bản câu chuyện giống như một bộ phim Hollywood, thì các diễn viên lại hoàn toàn có thật, và đó là các nhân vật chính yếu của một nước Trung Quốc, cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Ngày 06 tháng Hai vừa qua (2012), ông Vương Lập Quân đến, hay đúng hơn là đến tỵ nạn, tại lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Ông Vương là phó thị trưởng Trùng Khánh, siêu đô thị với 30 triệu dân, cách Thành Đô khoảng ba giờ đường bộ. Ông chịu trách nhiệm về an ninh và chính viên « siêu cảnh sát » này, với phương cách hành xử « cơ bắp », đã tiến hành cuộc chiến chống lại các « hắc đảng », những thế lực mafia ở địa phương. Với vị trí này, ông là thuộc hạ thân tín của lãnh đạo Đảng ở Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai, một gương mặt quan trọng trong bộ máy lãnh đạo chính trị Trung Quốc, một trong những nhân vật đang khao khát có chân trong Thường vụ Bộ Chính trị trong dịp thay đổi thành phần vào mùa thu tới. Nhưng bước đường hướng tới tầm cỡ lãnh đạo quốc gia của ông Bạc Hy Lai chắc chắn đã dừng lại hôm thứ Năm vừa qua (15/03) với việc ông bị cách chức.

Tại Thành Đô, vào tối tháng Hai đó, các sự kiện nhanh chóng mang dáng dấp thảm kịch. Trên Vi Bác, mạng xã hội Twitter Trung Quốc, các cư dân mạng nói là có hàng chục xe của lực lượng cảnh sát và bán vũ trang được triển khai xung quanh cơ quan đại diện Mỹ. Ông Vương Lập Quân đã ở trong lãnh sứ quán khoảng 24 giờ. Điều gì đã xẩy ra trong suốt những giờ phút dài đằng đẵng đó. Vẫn hoàn toàn bí ẩn. Ngưòi ta nói rằng quan chức cao cấp này dường như xin tỵ nạn chính trị tại Mỹ. Vô ích. Các nhà ngoại giao Mỹ đã khẳng định, đúng là ông Vương đã tới Thành Đô, nhưng ông đã « tự nguyện » rời khỏi lãnh sự quán và họ không tiết lộ gì thêm nữa.

Người ta tưởng tượng đến bầu không khí sôi sục giữa hai cường quốc lớn, những cú điện thoại của các quan chức Trung Quốc cảnh báo những mối nguy hiểm về một cuộc phiêu lưu như vậy… Trong một cuộc nói chuyện với đài truyền hình Phượng Hoàng Hồng Kông, vào tuần trước, thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm (Huang Qifan) đã nhả ra một vài thông tin. Ông thổ lộ là đã bỏ ra 2-3 tiếng đồng hồ để dỗ dành, thuyết phục ông Vương Lập Quân ra khỏi lãnh sự quán Mỹ. Do vậy, ông cho là đã tránh được một cuộc « khủng hoảng ngoại giao » nghiêm trọng.

Trên thực tế, tối 07/02, ông Vương ra khỏi nơi tỵ nạn tạm thời. Các nhân viên an ninh quốc gia đón ông. Ngay hôm sau, 08/02, ông Vương được đưa lên Bắc Kinh bằng máy bay, từ đó, ông bị thẩm vấn trong những điều kiện được giữ bí mật. Cũng trong ngày hôm đó, một thông cáo cho biết ông Vương nghỉ phép vì « làm việc quá sức »… Câu chuyện « Thanh tra Eliot Ness Trùng Khánh » có cảm hứng từ bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng (*). Ông Vương giờ đây đã khoác bộ trang phục mầu xám của « kẻ phản bội », bị nghi ngờ tham nhũng và có những phương cách làm việc phạm luật.

Khi chấp nhận rủi ro « được ăn cả, ngã về không » này, phải chăng tính mạng ông Vương bị đe dọa ? Ông đã mang theo những hồ sơ gì khi vào lãnh sự quán Mỹ ? Báo chí Hồng Kông nói rằng ông có một số thông tin bất lợi cho ông Bạc Hy Lai, rằng nhiều ngày trước khi xẩy ra sự cố, ông Vương đã viết một bức thư gửi cơ quan đáng gờm là Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương Đảng, cấp báo về một số việc bất hợp lệ của thủ trưởng ông ta. Cũng không quan trọng lắm. Điều cơ bản là vụ việc đã làm dấy lên một cơn bão chính trị dữ dội nhất mà Trung Quốc chưa hề thấy từ rất lâu nay và làm lộ rõ những biến động trong việc chuyển giao quyền lực chính trị năm 2012, một sự kiện mà mỗi thập niên chỉ xẩy ra một lần tại đây. Ở Trung Quốc cũng vậy, « chiến dịch vận động tranh cử » – theo kiểu chủ nghĩa xã hội thị trưòng – đã thực sự được khởi động. Và dao nhọn đã được rút ra trong cuộc đấu đá giữa các phe phái khác nhau, giữa các đường lối khác nhau.

Trong những trận chiến trong bóng tối này, chỉ thỉnh thoảng người ta mới trông thấy ánh phản quang của dao. Theo thông lệ, đấu đá chỉ diễn ra trong bóng tối. Giống như thời cổ xưa của Liên Xô và của kiểu nghiên cứu « Kremlin học », người ta chỉ có thể phỏng đoán, tìm kiếm những điểm khác biệt tinh tế trong những lời phát biểu lạnh lùng, bài bản theo kiểu «lưỡi gỗ », dò xem kỹ lưỡng những bức ảnh chính thức để đếm kẻ vắng mặt, người hiện diện, đánh giá về thứ hạng của các nhân vật trong bộ máy quyền lực tùy theo vị trí của họ…Đúng vậy, trong những ngày vừa qua, kỳ họp thường niên của Quốc hội là dịp để quan sát, phỏng đoán. Hôm thứ Năm, các nhà quan sát bình luận nhiều về sự vắng mặt của ông Bạc Hy Lai trong một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị. Ông đã cho biết là bị « cúm nhẹ ». Hôm sau, ông tham gia vào một cuộc gặp với báo chí của đoàn đại biểu Trùng Khánh. Vào dịp đó, ông thừa nhận « khuyết điểm không giám sát».

«Chín Hoàng đế»

Có hai dữ kiện xác định khuôn khổ các cuộc đối đầu đang diễn ra. Dữ kiện đầu tiên là tính lãnh đạo tập thể tại Trung Quốc mà trung tâm quyền lực là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, với chín thành viên, được gọi là « Chín Hoàng đế ». Chính từ đây mà những thoả hiệp được hình thành, những đồng thuận chung được đưa ra. Cần phải biết là tầng lớp cao cấp trong giới lãnh đạo cộng sản không hề là một khối thống nhất. Có những người có khuynh hướng bảo thủ hơn, có những người có khuynh hướng cải cách hơn, và nhất là tầng lớp này lại chia thành vài phe phái lớn với những liên minh đôi khi đan chéo nhau. Dữ kiện lớn thứ hai, đó là sự cần thiết đối với vị chủ tịch mãn nhiệm giữ được các phương tiện chi phối quyền lực, vì nên biết rằng thế hệ thứ 5 các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cầm cương điều khiển đất nước trong 10 năm trời, tới tận năm 2022. Như ông Giang Trạch Dân đã làm cách nay 10 năm, chủ tịch Hồ Cẩm Đào phải xếp đặt càng nhiều người của ông càng tốt vào trong bộ máy quyền lực cao nhất, để giữ được khả năng tác động, chi phối.

Do đó, vụ ông Bạc Hy Lai, có thể được diễn giải nhiều cách khác nhau. « Tất cả các diễn giải này vừa đúng vừa sai », như lời một nhà ngoại giao. Đó là cuộc chiến giữa hai phái, phái Đoàn Thanh niên Cộng sản và phái « con các hoàng tử », hoặc đó là cuộc chiến giữa « mô hình Trùng Khánh », bảo thủ hơn, và « mô hình Ô Khảm », cải cách hơn. Trong trường hợp thứ nhất, có lẽ trước hết là cuộc đấu đá giữa các nhân vật vì quyền lực. Trong trường hợp thứ hai, đó là một sự đối chọi giữa hai tầm nhìn về một nước Trung Hoa trong tương lai.

Cuộc chiến giữa hai phái gần như là một sự đối đầu của « giới quan chức chống lại các hoàng tử ». Thực vậy, một bên là Đoàn Thanh niên mà thủ lĩnh là chủ tịch Trung Quốc hiện nay, ông Hồ Cẩm Đào. Trong nhiều trường hợp, đó là những người xuất thân từ giới bình dân và nhờ công trạng mà lên cao trong bộ máy chính quyền. Như vậy, họ không có « máu xanh – có dòng dõi quý tộc ». Bên kia chiến hào là phe « con các hoàng tử » trong đó có ông Tập Cận Bình, mà ai cũng cho rằng ông sẽ là chủ tịch tương lai của Trung Quốc. Họ là thành viên của tầng lớp quý tộc đỏ, hậu duệ của những anh hùng lập ra nền Cộng hòa Nhân dân.

Đối với ông Lâm Hoà Lập (William Lam), người am hiểu những điều bí mật trong bộ máy quyền lực Trung Quốc, giờ đây, người ta đang chứng kiến việc xem xét lại một thỏa hiệp đã đạt được hồi năm ngoái, dựa trên việc chia ba số ghế trong cơ cấu quyền lực « Chín Hoàng đế » : Ba ghế cho phái Đoàn Thanh niên, ba ghế cho phe các hoàng tử, trong đó có ông Tập Cận Bình và ba ghế cho các phe phái khác. Trong một bài viết của Jamestown Foundation, ông Lâm Hòa Lập cho rằng ông Hồ Cẩm Đào và các thuộc hạ của ông đã chỉ đạo « sự bất trắc » Trùng Khánh, thúc đẩy nhanh sự sụp đổ của ông Bạc Hy Lai. Chỉ còn cần đồng thuận với nhau về người thay thế ông Bạc Hy Lai…

«Sự phá sản của mô hình Trùng Khánh»

Về thực chất, dường như cũng có sự đối đầu giữa hai mô hình. Mô hình Trùng Khánh mà ông Bạc Hy Lai muốn thấy toàn Trung Quốc áp dụng. Đó là một dạng thỏa hiệp kết hợp giữa việc quay trở lại tư tưởng bình đẳng kiểu Mao và một sự mở cửa về kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.

Mô hình kia, mà một số người, từ nay coi đó là « mô hình Ô Khảm », ý muốn nói tới khu làng nổi dậy ở miền nam Trung Quốc vừa mới thực hiện cuộc bỏ phiếu cấp địa phương tự do đầu tiên. Ngưòi đã giải quyết cuộc khủng hoảng này là vị đứng đầu tỉnh Quảng Đông, ông Uông Dương (Wang Yang). Đây là người được chủ tịch Hồ Cẩm Đào che chở, cũng có thể sẽ tham gia vào nhóm Chín Hoàng đế và là đối thủ chính của ông Bạc Hy Lai. (ông Uông Dương (Wang Yang) Được coi là người rất ủng hộ tự do kinh tế, ông chủ trương phải mạnh dạn hơn nữa trong cải cách, qua việc giảm vai trò của Đảng, nới lỏng hơn sự kiềm chế đối với xã hội dân sự. Một nhân vật chủ chốt trong phe tân tả theo tư tưởng Mao, ông Dương Phàm (Yang Fan), tác giả một cuốn sách ca ngợi ông Bạc Hy Lai, tựa đề « Mô hình Trùng Khánh », vừa thừa nhận là cần có thêm một cái nhìn khác về trường hợp Ô Khảm…

Đối với ông Trương Minh (Zhang Ming), giáo sư ở đại học Nhân dân, việc cách chức ông Bạc Hy Lai báo hiệu sự « phá sản của mô hình Trùng Khánh và bật tín hiệu cho đường lối cải cách hiện đại hơn, nhưng không quá thiên tả ». Nhà nghiên cứu Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), thuộc Viện Đông Nam Á, đại học Quốc gia Singapore, nhận định, « cho đến nay, có một sự đối địch, tranh đua liên tục giữa hai đưòng lối này. Giờ đây, đường lối Trùng Khánh bị gạt bỏ, các lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể tự do hơn nhằm tìm được đồng thuận chung và thúc đẩy cải cách. Điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào họ ».

Do đó, một số người tự hỏi phải chăng có một sự trùng hợp giữa vụ nổ chính trị và việc đăng trên các phương tiện truyền thông chính thống những bài viết có giọng điệu « cải cách » hơn là bình thường, kể cả về mặt xã hội và chính trị. Những người tấn công các « nhóm lợi ích » (từ này để chỉ những người đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước), vì các doanh nghiệp này dường như đã ngăn chặn sự cải cách (của Trung Quốc). Nếu có ai dựa vào các sự kiện này mà suy luận rằng thời của những đại cải cách đã đến, thì đó là điều viễn vông, vì vẫn còn một khoảng cách rộng bằng nước Trung Hoa. Thêm vào đó, việc trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến vẫn không hề giảm. Và các giai đoạn quá độ vẫn chỉ đưa đến nguyên trạng. Chuyên gia Lâm Hòa Lập cũng lưu ý là các nhà lãnh đạo cộng sản có « truyền thống lâu đời sử dụng những nhân vật cải cách triệt để và những ngưòi có tư tưởng tự do về kinh tế như những con tốt trong các thủ đoạn chính trị, để rồi sau đó gạt bỏ chúng đi khi trận chiến giành quyền lực kết thúc ».

Đức Tâm

nguồn:vietthuc.org

(*) : Eliot Ness (1903 – 1957) là thanh tra cảnh sát nổi tiếng chống băng đảng tội phạm trong thời kỳ nước Mỹ cấm buôn bán rượu 1920 – 1930 (Probibition). Đây là đề tài của bộ phim truyền hình nhiều tập « The Untouchables », chiếu trên đài ABC từ 1959 đến 1963 tại Mỹ.

***********************************************

Vương Lập Quân bị nghi tham gia tội ác ‘thu hoạch nội tạng’

Vương Lập Quân (Wang Lijun), cựu Giám đốc Sở Công an và Phó thị trưởng siêu đô thị Trùng Khánh có thể đã tham gia vào hoặc là chỉ đạo việc thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, theo một bản báo cáo mới của một tổ chức nhân quyền điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công WOIPFG trong một bản báo cáo ngày 15 tháng 2 đã cho thấy sự liên quan của Vương Lập Quân với việc thu hoạch nội tạng của các tù nhân – một việc mà The Epoch Times đã đưa tin trước đây – và cũng cho thấy sự liên quan của ông ta tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bản báo cáo cũng nói rằng hai hoạt động này của ông ta nhiều khả năng là hội tụ với nhau.

TS. Tsuwei Huang thuộc Hội Pháp Luân Đại Pháp ở Washington, D.C.
TS. Tsuwei Huang thuộc Hội Pháp Luân Đại Pháp ở Washington, D.C., hôm 13/2 đã đề nghị chính phủ Mỹ công bố thông tin về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng mà theo báo chí đưa tin là đã nhận được từ Vương Lập Quân. (The Epoch Times)

Nghiên cứu và Tử hình

Từ tháng 5/2003 đến tháng 6/2008, Vương Lập Quân là Giám đốc và Bí thư Đảng ủy Sở Công an thành phố Jinzhou và từ 2004 trở đi ông ta cũng là Phó thị trưởng. Tuy nhiên, rõ ràng là ông ta đã dùng một số thời gian tham gia vào các việc không phải là chính thức.

Ông Vương cũng là Giám đốc “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Hiện trường (OSPRC) thuộc Sở Công an Jinzhou, cùng nằm trong một tòa nhà.

Báo cáo đầu tiên có trên mạng Internet ở Trung Quốc về tổ chức này là từ năm 2005, khi Tin tức Buổi chiều Liaoshen đăng một bài phân tích sâu về các hoạt động của OSPRC. Trung tâm này đã được giao nhiệm vụ thực hiện việc thi hành án tử hình đối với hai tội phạm, có tác giả của bài báo và một nhóm chuyên gia chứng kiến. Khung cảnh như là một phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học, theo bài báo này.

“Trung tâm Nghiên cứu”, theo bài báo đó (lưu trữ), đã trở thành một nơi thi hành án tử hình nơi các nhà nghiên cứu và các chuyên gia có thể chứng kiến “toàn bộ quá trình tử hình một tử tù bằng cách tiêm thuốc độc.”

Số liệu thu thập được từ những án tử hình này sẽ “đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu các vấn đề như quá trình chết của một tội phạm, những biến đổi sinh lý trước và sau khi tiêm thuốc độc vào một người khỏe mạnh, chất độc còn lại trong các nội tạng khác nhau sau khi tiêm thuốc độc, các diễn biến tâm lý của một người đang đối mặt với cái chết, cấy ghép nội tạng sau khi tiêm thuốc độc,” v.v… theo bản dịch bài báo của tờ Tin tức Buổi chiều Liaoshen của WOIPFG.

Vào năm 2006, khi ông Vương được nhận một giải thưởng cho các nỗ lực thu hoạch nội tạng của mình, ông ta đã miêu tả “trung tâm nghiên cứu tại hiện trường” của mình như là “hiện trường cấy ghép, giải phẫu tại chỗ, ghép tạng tại chỗ vào người nhận tạng,” theo một bài báo đăng trên trang web của Quỹ Dragon Design Foundation. Giải thưởng mà ông Vương nhận được là của Quỹ Khoa học Công nghệ Guanghua, một tổ chức phi lợi nhuận đã từng có liên kết với Quỹ Dragon Design Foundation, theo nhân viên của quỹ Dragon Design nói. Khi được liên hệ qua điện thoại, nhân viên ở cả hai tổ chức này đều không thể giải thích nhiều hơn về giải thưởng đó, và chỉ nói rằng nó đã bị chấm dứt.

WOIPFG tuyên bố rằng theo cuộc điều tra của chính mình thì ông Vương cũng đã giám sát một dự án có tên “Ghép tạng từ những người đã bị tiêm thuốc”, với sự tham gia của một số trường đại học và một bệnh viện quân y. Một bức ảnh đã được cung cấp về một áp-phích hay tư liệu tiếp thị trong đó OSPRC có trong nhan đề và các chi tiết về ghép tạng từ những người đã bị tiêm thuốc.

‘Vẫn còn sống’

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây của The Epoch Times, ông David Matas, một luật sư nhân quyền Canada, cũng là một trong hai tác giả của bản báo cáo về thu hoạch nội tạng của các tù nhân Pháp Luân Công, nói rằng “Trước kia Trung Quốc xử bắn, rồi họ chuyển từ bắn sang tiêm thuốc độc. Trên thực tế, họ không giết chết bằng tiêm thuốc mà làm tê liệt bằng tiêm thuốc, và lấy đi các nội tạng trong khi cơ thể vẫn còn sống.”

Dựng lại cảnh chế độ cộng sản ở Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công 2006-9-18-japan
Dựng lại cảnh chế độ cộng sản ở Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công tại một cuộc mít-tinh ở Tokyo hôm 13/9/2006 (Clearwisdom.net)

Việc nghiên cứu của Vương Lập Quân có thể đã đóng một vai trò trong việc xúc tiến việc thay đổi này. Theo một sơ yếu lý lịch ở trên mạng Internet, ông ta là một người lãnh đạo của “Dự án Nghiên cứu Then chốt về Giải phẫu Không Sang chấn ở Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.” Dự án này bao gồm các nghiên cứu viên từ Viện Y học Pháp lý thuộc trường Đại học Bern, Thụy Sĩ, Đại học Y Graz, Áo, Đại học Y Trung Quốc, Đại học Y Jinzhou và Bệnh viện 205 của Quân Giải phóng Nhân dân, theo WOIPFG.

Ông Vương trở thành Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh sau khi người đỡ đầu chính trị của ông ta là Bạc Hy Lai bị chuyển đến đó năm 2008. Theo một bài báo trên Global Times, một tờ báo dưới sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, vào tháng 12/2008 Trùng Khánh đã bắt đầu dần dần bỏ việc xử bắn và thay vào đó là tử hình bằng tiêm thuốc độc.

“Toàn bộ mục đích của việc tiêm thuốc trong bối cảnh này là để giữ cho nội tạng vẫn còn sống trong khi nó được cắt đi, để tạng khỏe mạnh hơn. Nếu như họ không định làm như vậy thì có thể là họ vẫn xử bắn,” dẫn lời ông David Matas trong một cuộc phỏng vấn trước đây qua điện thoại.

“Điều bất lợi về mặt y học là thuốc làm hỏng tạng đến một chừng mực nào đó, nhưng tạng vẫn còn sống. Ở Trung Quốc có một phong trào tử hình bằng thuốc độc bởi vì họ sẽ lấy được nhiều tạng hơn theo cách đó, vì có nhiều thời gian hơn để thu hoạch tạng,” ông Matas nói. “Đó là điều mà họ nói về.”

Tính toán

WOIPFG tin rằng những tiến bộ kỹ thuật này trong thu hoạch tạng đồng thời đã được áp dụng với các học viên Pháp Luân Công ở trong các trại lao động và nhà tù ở Trung Quốc.

WOIPFG lưu ý rằng: một số lượng lớn các ca phẫu thuật ghép tạng so với một số lượng nhỏ hơn nhiều các án tử hình và rất ít trường hợp tự nguyện hiến tạng.

Ông David Kilgour, một cựu luật sư hoàng gia và Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas, trong một nghiên cứu bước đầu của mình năm 2006 và trong cuốn sách xuất bản năm 2009 có nhan đề “Thu hoạch Đẫm máu” đã trích dẫn các tuyên bố chính thức của Trung Quốc trong kết luận rằng có 60.000 ca ghép tạng được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến 2005. Họ lấy số ca ghép tạng được thực hiện trong khoảng thời gian 5 năm trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu – 18.500 – làm cơ sở và giả sử rằng nội tạng được dùng trong những ca phẫu thuật cấy ghép này đến từ các tội phạm bị tử hình.

Sự khác nhau giữa số ca cấy ghép được thực hiện trong 5 năm trước và sau cuộc đàn áp – tổng cộng khoảng 41.500 ca – nhiều khả năng nhất là đến từ các học viên Pháp Luân Công, theo hai ông Kilgour và Matas.

Ông Vương đã nhắc đến “hàng ngàn” ca cấy ghép tại hiện trường được thực hiện tại “trung tâm nghiên cứu” của ông ta ở thành phố Jinzhou khi ông ta được nhận giải thưởng Guanghua, trong khoảng thời gian được cho là đỉnh cao của các hoạt động thu hoạch nội tạng.

Bằng chứng gián tiếp khác mà WOIPFG đưa ra ám chỉ Vương Lập Quân trong việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bao gồm chuyển thể của các cuộc điện thoại được thực hiện vào năm 2006 tới các trại giam và tòa án ở Jinzhou.

Trong những cú điện thoại mà các nghiên cứu viên đóng giả là những người nhận tạng tiềm năng hoặc người môi giới hỏi các câu hỏi về tính sẵn có của nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Một người ở một Tòa án Nhân dân nói “Hiện nay chúng tôi đã phân chia công việc trong nội bộ rồi. Các trường hợp chết … Pháp Luân Công, tòa án chúng tôi cũng đã giao các trường hợp của họ cho Nhánh 1 của Luật hình sự.”

WOIPFG cũng cung cấp một chuyển thể của một cuộc phỏng vấn với một cảnh sát là nhân viên của Vương Lập Quân tại Jinzhou. Anh ta nói rằng công việc của anh ta là đứng gác ở các bệnh viện quân y và các tòa nhà khác nơi các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn hay bị mổ lấy nội tạng; trong cuộc nói chuyện anh ta đã kể lại việc chứng kiến việc thu hoạch nội tạng từ một học viên Pháp Luân Công.

Cuộc phỏng vấn có đoạn viết, “Câu hỏi: Các anh đã tra tấn họ một lần trong quá trình thẩm vấn để lấy thông tin, hay nhiều lần? Nhân chứng: Nhiều lần. Hồi đó, Vương Lập Quân, hiện nay là Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, đã ra lệnh rằng chúng ta ’phải tiêu diệt tất cả họ.’”

WOIPFG – Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một tổ chức độc lập tập hợp những người có lương tâm chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, và không có bất cứ liên hệ chính thức nào với môn tập này.

(theo Theepochtimes)

nguồn: bocau.net

Posted in Chinh tri Trung Quoc | 1 Comment »

Hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn sắp được đưa ra xét xử

Posted by hoangtran204 trên 31/03/2012

 

Theo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

VRNs (30.03.2012) – Theo tin từ gia đình cho biết, hiện nay 2 luật sư nhận bào chữa cho blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) và Anh Ba Sài Gòn (tức Phan Thanh Hải) đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Các luật sư này đã tiếp xúc với 2 thân chủ tại trại giam công an TP.HCM ở số 4 Phan Đăng Lưu.

Nhà cầm quyền Việt Nam dự định thượng tuần tháng 4/2012 sẽ đưa vụ án ra xét xử. Tội danh được gán cho 2 blogger này là Điều 88 Bộ luật hình sự (BLHS) liên quan đến việc tham gia Câu lạc bộ Nhà báo tự do (CLBNBTD). Chị Maria Tạ Phong Tần cũng bị ghép cùng tội danh với hai blogger này và sẽ đưa ra xét xử trong thời gian gần đây. Chị Tần cũng là thành viên CLBNBTD.

Chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày cho chúng tôi biết chị và 2 con nhận được giấy của Viện Kiểm sát cho phép vào trại giam thăm gặp anh Điếu Cày. Nhưng ngày 16/3/2012 vừa qua khi ba mẹ con chị đến trại tạm giam công an TP.HCM ở số 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh thì công an trại giam gặp riêng em Nguyễn Trí Dũng (con trai anh Điếu Cày) và bắt em ký vào những tài liệu đã in sẵn mà không cho đọc nội dung. Công an ở đây nói rằng chỉ cho Dũng gặp mặt anh Điếu Cày nếu chịu ký tên vào. Dũng yêu cầu ra ngoài hỏi ý kiến mẹ là chị Dương Thị Tân. Sau đó chị Tân cùng hai con ra về vì cho rằng công an đã lạm dụng chức vụ khi đưa ra điều kiện mới cho gặp anh Điếu Cày. Công an ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu đã vi phạm pháp luật khi không làm theo yêu cầu của VKS là cho gia đình thăm gặp anh Điếu Cày.

Về thông tin trước đây cho rằng blogger Điếu Cày được đưa vào bệnh viện cấp cứu, luật sư bào chữa cho blogger Điếu Cày xác nhận là có, vì anh Điếu Cày đã tuyệt thực trong trại giam nên sức khỏe suy kiệt phải đưa đi bệnh viện.

Blogger Điếu Cày bị xử tù giam 3 năm vì “tội trốn thuế”, đến ngày 19/10/2010 là mãn hạn tù. Nhưng anh vẫn không được trả tự do mà bị đưa đi đâu đến nay (hơn 17 tháng) và vì lý do gì vẫn không ai hay biết. Chị Dương Thị Tân đã tốn biết bao nhiêu công sức và thời gian đến công an hỏi tin tức của anh Điếu Cày nhưng không được giải thích thỏa đáng.

Theo luật sư của blogger Anh Ba Sài Gòn, anh có thể bị truy tố vi phạm khoản 2 điều 88 BLHS, với hình phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Gia đình chị Tạ Phong Tần hiện đang tìm kiếm luật sư bào chữa cho chị nhưng chưa biết ai sẽ nhận lời.
Điều 88 về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định như sau:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Trên thực tế, như nhận định của luật sư Lê Trần Luật: “Có rất nhiều lý do để xóa bỏ điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Dư luận cũng như các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rất nhiều điểm bất cập và sự vô lý của điều luật này. Đặc biệt ai ai cũng dễ dàng nhận ra đây là điều luật vi hiến.”

danluan.org

Posted in Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

Những đại gia BĐS nợ hàng ngàn tỷ và nguy cơ phá sản đang cận kề

Posted by hoangtran204 trên 29/03/2012

Những đại gia BĐS nợ hàng ngàn tỷ

(VEF.VN) – Nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp bất động sản là khá cao khi mà tiền mặt của nhiều đơn vị đã cạn kiệt trong khi nợ ngân hàng vẫn đang chất đống với lãi suất cao. Một khi doanh nghiệp phá sản không chỉ cổ đông thua thiệt mà cả những người mua nhà theo hợp đồng góp vốn cũng có thể mất trắng.

Gãy lưng vì nợ

Nhiều cảnh báo cho rằng chỉ tới hết quý II/2012, nếu tiếp tục không bán được hàng nhiều doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi tình trạng phải bán bỏ dự án hoặc chịu chấp nhận để tài sản rơi vào tay các ngân hàng.

Số liệu từ các hiệp hội bất động sản cho biết, tổng vay nợ của các doanh nghiệp bất động sản đang ở mức 200.000 tỷ đồng (nợ xấu khoảng hơn 8.000 tỷ đồng). Trong khi đó, báo cáo tài chính cho thấy lượng tiền mặt của đa số các doanh nghiệp đang ở tình trạng cạn kiệt.

Trên hai sàn chứng khoán, tính tới cuối năm 2011, trừ một vài trường hợp hiếm hoi có lượng tiền mặt lớn trên 1.000 tỷ đồng như HAG (2.900 tỷ đồng), VCG (1.756 tỷ đồng), VIC (1.231 tỷ đồng), HPG (1.064 tỷ đồng) và một số có tiền mặt thấp hơn nhưng tỷ lệ an toàn vay nợ cao như NTL (300 tỷ đồng), BCI (295 tỷ đồng), còn lại đều có rất ít tiền mặt, trong khi các khoản nợ ngắn hạn rất cao.

Trong những ngày vừa qua, TTCK tỏ ra đặc biệt lo ngại với trường hợp CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (Hanic – SHN). Giới đầu tư đang bằng mọi cách tháo chạy khỏi cổ phiếu này sau khi Chủ tịch HĐQT SHN công khai thừa nhận về khả năng phá sản. Nhưng số liệu cho thấy, tính thanh khoản của doanh nghiệp này rõ ràng đang ở mức báo động.

Cụ thể, tính tới cuối 2011, SHN chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy 1,15 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Trong khi đó, nợ ngắn hạn lên tới 401 tỷ đồng (VCSH chỉ có 276 tỷ đồng).

Trong thông báo gửi Sở GDCK Hà Nội ngày 20/3, SHN xác nhận thông tin “Chủ tịch SHN công bố doanh nghiệp đứng bên bờ vực thẳm, hơn 6.000 cổ đông có nguy cơ mất vốn”. Theo đó, SHN cho biết CTCP Beta BQP đang còn nợ Hanic hơn 349 tỷ đồng. Số tiền này Beta đã quá hạn thanh toán hơn 9 tháng. Năm 2011, SHN thua lỗ gần 64 tỷ đồng do trích lập dự phòng phải thu quá hạn thanh toán của Beta là hơn 100 tỷ đồng.

Có thể không đến mức như SHN, nhưng thực tế, trên sàn chứng khoán có không ít các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng khác cũng đang ở tình trạng thanh khoản yếu và nợ ngắn hạn, dài hạn đều ở mức rất cao, thậm chí có trường hợp gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu (VCSH).

Trường hợp MVC là một ví dụ. Cổ phiếu có liên quan tới bất động sản và xây dựng này gần đây đã bị tạm ngừng giao dịch do liên tục vi phạm về công bố thông tin. Cho tới thời điểm này, MCV chưa có kết quả kinh doanh quý IV/2011. Tính tới cuối quý III/2011, tình hình thanh khoản của doanh nghiệp này cũng nằm ở mức tệ hại với tiền mặt chỉ còn vỏn vẹn hơn 3 tỷ đồng; nợ ngắn hạn là 320 tỷ đồng (người mua trả tiền trước 47 tỷ đồng), cao hơn nhiều so với VCSH 198,5 tỷ đồng.

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) cũng không kém phần khó khăn khi mà tiền và các khoản tương đương tiền tới cuối quý IV/2011 chỉ còn hơn 11 tỷ đồng, trong khi nợ ngắn hạn khổng lồ 1.790 tỷ đồng (trong đó có 661 tỷ đồng người mua trả trước). VCSH của HQC cũng nhỏ so với tổng nợ (712 tỷ so với hơn 2.000 tỷ đồng).

Người hùng oanh liệt một thời SAM của Sacom. Cổ phiếu này trước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất cáp nhưng sau đó đã chuyển trọng tâm sang bất động sản và đầu tư tài chính. Với quy mô doanh nghiệp khá lớn (VCSH hơn 2.200 tỷ đồng), nhưng tình hình thanh khoản của doanh nghiệp này xem ra cũng không mấy tương xứng. Tính tới cuối năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền của SAM chỉ ở mức gần 33,8 tỷ đồng và thua lỗ năm 2011 là hơn 183 tỷ đồng.

Trong trường hợp PVA, lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp này khá lớn với hơn 49,5 tỷ đồng nhưng nợ ngắn hạn lại cao là 1.110 tỷ đồng (trong đó chỉ có 173 tỷ đồng người mua trả tiền trước), so với mức VCSH gần 263 tỷ đồng.

STL cũng có phần rủi ro hơn về tỷ trọng giữa VCSH/nợ. Tới cuối 2011, tiền và các khoản tương đương tiền cũng không dồi dào, ở mức 15,3 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn khá cao: 2.826 tỷ đồng (bao gồm 1.193 tỷ đồng người mua trả tiền trước) so với VCSH 235 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ dài hạn thì tổng nợ của STL lên tới 4.929 tỷ đồng.

Với VPH, các chỉ số không quá xấu nhưng động thái sẽ thanh lý hàng loạt dự án cũng cho thấy doanh nghiệp đang cần tái cơ cấu vốn. Trao đổi với cổ đông tại đại hội tổ chức ngày 20/3, đại diện HĐQT Công ty Vạn Phát Hưng giải trình các dự án tại quận 2, 7, 9 được mua với giá cao khi thị trường sốt đất, nay doanh nghiệp chấp nhận bán rẻ để cắt lỗ. Ước tính thanh lý các dự án này doanh nghiệp có thể thu hồi vốn khoảng 140 tỷ đồng.

Bên cạnh các doanh nghiệp nêu trên, trên TTCK còn rất nhiều doanh nghiệp bất động sản và xây dựng đang gặp khó khăn về bán hàng, kéo theo đó là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nợ dâng cao như S96 (tiền mặt 3,3 tỷ, nợ ngắn hạn 262 tỷ, VCSH 92 tỷ), NVT (tiền mặt 14 tỷ, nợ ngắn hạn 296 tỷ, VCSH 651 tỷ), MCG (tiền mặt 29,7 tỷ, nợ ngắn hạn 1.217 tỷ, VCSH 713 tỷ), TDC (tiền mặt 65 tỷ, nợ ngắn hạn 1.340 tỷ, VCSH 1.254 tỷ), SDH (tiền mặt 12,5 tỷ, nợ ngắn hạn 330 tỷ, VCSH 216 tỷ) …

Ngay cả trong các gương mặt rủng rỉnh tiền nêu trong đoạn đầu thì trên thực tế lượng tiền và tương đương tiền vẫn khá nhỏ bé so với số vay nợ ngắn hạn và dài hạn.

Như VCG nợ ngắn hạn phải trả tính tới cuối năm 2011 lên tới 17.400 tỷ đồng, trong đó chỉ có gần 3.700 tỷ đồng là người mua trả tiền trước. Nợ dài hạn cũng khá lớn (so với VCSH 3.590 tỷ đồng) là 8250 tỷ đồng.

HPG có nợ ngắn hạn lên tới 7.119 tỷ đồng (gần bằng VCSH 7.409 tỷ đồng), trong đó vay và vay nợ ngắn hạn là 4.545 tỷ đồng. Người mua trả tiền trước chưa tới 48 tỷ đồng. Nợ dài hạn là gần 2.370 tỷ đồng.

Cửa nào thoát án tử?

Trong một động thái mới nhất, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Bộ đang xem xét mua lại một số dự án có giá bán 15-17 triệu đồng/m2 để làm nhà công vụ.

Ông Nam cũng không quên khẳng định “việc Nhà nước không phải mua để cứu doanh nghiệp bất động sản cụ thể nào. Trong điều kiện kinh tế bình thường, doanh nghiệp không gặp khó khăn thì Nhà nước vẫn có thể mua, nhưng mua vào thời điểm này thì có lợi vì giá rẻ. Giá đưa ra mang tính thỏa thuận, Nhà nước mua theo nhu cầu, nếu doanh nghiệp không bán thì Nhà nước cũng không ép doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, thông tin này cũng đã nhen nhóm lên hy vọng cho khá nhiều doanh nghiệp bất động sản và các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu bất động sản, cũng như nhiều người mua nhà theo hình thức góp vốn.

Thực chất, kế hoạch mua lại một số dự án bất động sản là một trong những nội dung nằm trong Đề án 254 của Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Chính phủ giao Bộ Xây dựng xây dựng các tiêu chí bất động sản thuộc diện Nhà nước mua lại.

Theo ông Nam, theo đề án 254 các dự án nằm trong diện được mua có thể là công trình, bất động sản đang là tài sản thế chấp ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được. Điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho ngân hàng, vì khi đó doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn, trả được nợ và nợ xấu ngân hàng sẽ giảm đi.

Trước đó, trần lãi suất huy động đã được điều chỉnh từ 14% xuống 13%. Động thái này được kỳ vọng sẽ kéo lãi suất cho vay (hiện vẫn khoảng 20-22%) xuống. Mặc dù vậy, mức giảm 1% vẫn là quá ít và các doanh nghiệp bất động sản đang chờ đợi sự điều chỉnh giảm mạnh và nhanh hơn nữa trong bối cảnh lạm phát đang được kiềm chế khá tốt.

Trước đó nữa, trong những tháng cuối năm 2011, NHNN đã hai lần nới bớt nút thắt tín dụng đối với lĩnh vực này. Theo đó, đối tượng tín dụng phi sản xuất đã được xem xét lại.

Với những chuyển biến đang có chiều hướng tích cực trong thời gian qua, dường như các doanh nghiệp bất động sản đã hồi tỉnh phần nào. Sự phục hồi có đến thực sự hay không hay vẫn sẽ bị sốc vào cuối quý II tới khi mà nhiều khoản vay sẽ đồng loạt đáo hạn, chắc vẫn còn phải trông chờ vào lãi suất, vào sự hồi phục của thị trường bất động sản hoặc vào những chính sách hỗ trợ (như mua để làm nhà công vụ) của Chính phủ.

Trên TTCK, cùng với xu hướng đi lên chung, các nhà đầu tư đang phản ứng khá tích cực với các cổ phiếu bất động sản. Nhiều mã đã liên tục tăng trần. Tuy vậy, đâu đó vẫn có nhiều người thận trọng tỏ ra lo lắng về khả năng dễ mua nhầm cổ phiếu lớm mà chẳng may một ngày nào đó ông chủ doanh nghiệp bất ngờ tuyên bố nguy cơ phá sản như SHN.

Tất nhiên, khi một doanh nghiệp bất động sản phá sản thì có nhiều điều phải lo, nhiều người phải lo, từ ngân hàng cho tới cổ đông và cả người mua nhà.

Posted in Tài Chánh-Thuế | Thẻ: | Leave a Comment »

►Vì quá tráo trở nên không ai muốn kết bạn thân mà chỉ muốn lợi dụng

Posted by hoangtran204 trên 29/03/2012

Việt Nam và Hoa Kỳ: một cặp đôi kỳ cục

Nguồn: David Brown – Asia Sentinel

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

27.03.2012

Một liên minh cơ hội trở thành một quan hệ chiến lược

Đặc biệt trong năm bầu cử của Mỹ, những vấn đề nhân quyền sẽ thử thách sức chịu đựng của sự tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam – hai cựu thù giờ dường như đang là những người bạn thân.

Các quan chức từ Hà Nội và Washington dạo này thường xuyên gặp gỡ nhau. Ai nghe qua những tiếp xúc song phương này có thể cho rằng những khó chịu của hai thế hệ trước vốn được người Việt gọi là “cuộc chiến tranh chống Mỹ” chỉ là một chướng ngại nhỏ trên con đường tiến tới tình thân.

Thật thế, các quan chức hai bên có vô số chuyện để bàn. Họ đang nhắm vào một danh sách dài về những quyền lợi chung bao gồm thương mại song phương đang bùng nổ, sự hợp tác quân sự giữa hai bên, việc Hoa Kỳ hậu thuẫn những dự án về y tế công, giáo dục và bảo vệ môi trường cũng như một cam kết có thể dẫn đến việc chuyển nhượng kỹ thuật hạt nhân của Hoa Kỳ.

Khi sự chúc tụng bắt đầu sau một ngày thương lượng, đã có những liên hệ đầy hớn hở về “những thành tựu nổi bật” trong mối hợp tác giữa Hà Nội và Washington.

Có hai mục tiêu khiến Hà Nội tái cam kết với Hoa Kỳ:

  • Khả năng của chính quyền trong việc giữ nguyên sự tăng trưởng kinh tế lâu dài cho người dân Việt Nam dựa dẫm một cách quan trọng trên sự dễ dàng truy cập thị trường và vốn đầu tư của Hoa Kỳ, và
  • Hợp tác quân sự của Hoa Kỳ sẽ khiến Trung Quốc thận trọng khi theo đuổi việc mở rộng tham vọng của mình trên biển Đông.

Mối quan hệ kinh tế song phương đang được phát triển kể từ đầu thập niên 1990, khi sự sụp đổ của Liên Sô đã kéo sập bức màn kinh tế “xã hội chủ nghĩa” ngày càng yếu kém của Việt Nam. Quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ được thiết lập vaà năm 1996, và hiệp ước thương mại song phương được ký kết vào giữa năm 1999.

Tuy nhiên, hiệp ước thương mại này đã không được Bộ Chính trị thông qua cho đến hơn một năm sau. Trước hết, giới bảo thủ phải được thuyết phục để từ bỏ nghi ngờ đối với động cơ của Mỹ – đặc biệt là việc nghi ngờ Hoa Kỳ hậu thuẫn Việt Nam đi vào “cuộc cách mạng chính trị hoà bình” theo mô hình Đông Âu. Chướng ngại này đã vượt qua. Đến năm 2007, với sự dẫn dắt của người Mỹ và với thành phần đổi mới thống trị đảng và nhà nước, Hà Nội đã thương lượng để được vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tuy nhiên, WTO đã không là liều thuốc bổ mà những người cách tân mong muốn. Với sự kiên quyết của giới bảo thủ trong Đảng Cộng sản đầy quyền lực, Hà Nội tiếp tục nuông chiều một hệ thống doanh nghiệp nhà nước béo phì và thiếu hiệu quả. Hệ quả nghịch lý này đã vắt cạn lợi nhuận mà người Việt trông đợi từ quá trình toàn cầu hoá.

Chính sách bế tắc trong việc cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước có thể giúp giải thích quyết định đầy ngạc nhiên của chính phủ Việt Nam trong việc cùng Hoa Kỳ ngồi vào bàn thương thảo của “Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương” (TPP). Những đối tác khác trong TPP là Singapore, New Zealand, Brunei, Chile, Malaysia, Úc, Peru và sớm sẽ có thêm Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mễ và Đài Loan – nhưng rõ ràng là không có Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia kém phát triể nhất trong nhóm.

Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương được xem như là bàn đạp để bước đến Thoả thuận Thương mại Tự do Châu Á – Thái Bình Dương và một “khuôn mẫu của thế kỷ 21” trong đó đòi hỏi các thành viên phải đồng ý tự do trao đổi nông nghiệp và dịch vụ, tháo bỏ hạn ngạch và tăng cường việc bảo vệ tài sản trí tuệ.

Trong khi thoả thuận TPP đang được thiết lập, Hà Nội chắc chắn sẽ hưởng lợi qua việc hàng hoá xuất khẩu truy cập dễ dàng vào các thị trường của các nước phát triển. Tuy nhiên, để đổi lại, họ phải bắt buộc phải chấm dứt những nghịch lý trong chính sách đối với thị trường trong nước, chuyên nuông chiều các doanh nghiệp nhà nước và phải giải quyết những quan ngại về quyền lao động cũng như bảo vệ tài sản trí tuệ. Đây có thể chính là chủ đích của giới cải cách, tức là họ có thể hy vọng dùng hiệp ước mở cửa thị trường để thúc đẩy một thoả hiệp về chính sách đối với việc cải cách cơ cấu trong nước.

Sự hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một hiện tượng mới lạ hơn, nó là mấu chốt của chiến lược toàn cầu hoá quốc phòng của Việt Nam. Hà Nội cũng theo đuôi những quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với các nước láng giềng châu Á, Úc, Nhật, Ấn, Pháp và Nga. Hà Nội hy vọng rằng những mối quan hệ này sẽ củng cố thêm khả năng đứng vững trước sự lấn lướt của Trung Quốc tại những khu vực biển đang bị tranh chấp. Đương nhiên không phải là họ muốn tham chiến. Giới lãnh đạo Hà Nội tôn trọng sức mạnh của Trung Quốc – và trên nền tảng giữa hai đảng cộng sản – đánh giá cao tình hữu nghị với Trung Quốc miễn là nước này ngừng trò uy hiếp.

Quyết tâm không nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền hàng hải của Việt Nam rất phù hợp với quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn những hạn chế tự do đi lại trên những tuyến hàng hải ở vịnh Malacca/biển Đông. Lầu Năm Góc đã hăng hái tăng cường những cuộc tập trận quân sự với Việt Nam, nhắm vào việc tìm kiếm cứu hộ, an ninh biển và hỗ trợ thiên tai. Có những chuyến tàu viếng thăm được đăng tin rầm rộ cũng như những trao đổi tình báo quân sự thầm lặng. Tuy nhiên, trước sự thất vọng của Hà Nội, Washington đã từ chối đề nghị bán những loại vũ khí quân sự hiệu nghiệm.

Thái độ của chính quyền Việt Nam trước vấn đề nhân quyền sẽ vẫn là gánh nặng trong quan hệ Việt – Mỹ. Có một thế hệ người Mỹ gốc Việt thông tường chính trị vốn không những lưu tâm đến những vấn đề này mà còn đủ sức đóng góp vài lá phiếu. Đặc biệt là trong năm bầu cử ở Mỹ, việc Hà Nội đàn áp những người đối lập trong nước có thể thọc chiếc gậy vào trong việc thương lượng song phương về an ninh và thương mại.

Hà Nội không nên ngạc nhiên về việc này. Các quan chức Hoa Kỳ từ Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton trở xuống đều nhấn mạnh rằng việc Việt Nam đàn áp “những tiêu chuẩn toàn cầu về nhân quyền” đang cản trở việc thắt chặt hơn quan hệ hai bên. Các Thượng Nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman đã nói rõ khi họ đến thăm Hà Nội hôm tháng Hai. Việt Nam “muốn có một danh sách dài về vũ khí quốc phòng, [nhưng]… điều này sẽ không xảy ra ngoại trừ thành tích nhân quyền của họ khá hơn.”

Mối liên hệ giữa thành tích nhân quyền và lối vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam thì không trực tiếp mấy. Trong khi việc bán vũ khí cho Việt Nam cần phải có sự chấp thuận cụ thể của Quốc hội, chắc chắn là Quốc hội sẽ khó mà từ chối hợp tác một khi Hiệp ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương được ký kết. Tuy thế, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị yếu thế trước hàng loạt những điều khoản và nghị quyết mà Quốc hội có thể đính kèm trong những dự luật có thể có trong tương lai, trong đó bao gồm một hiệp ước đầu tư và một thoả thuận giám sát việc chuyển nhượng kỹ thuật điện hạt nhân.

Có rất nhiều cách để vấn đề nhân quyền trở thành điều kiện trong hướng đi của Hoa Kỳ. Ví dụ như ngày 20 tháng Ba, Việt Nam đã bị từ chối bởi một uỷ ban do Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập nhằm theo dõi việc các quốc gia đối xử ra sao với các vấn đề tự do tín ngưỡng. Uỷ ban này đã đề nghị Việt Nam được đưa vào danh sách “các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt,” cùng loại với những nước như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran và Sudan. Viện dẫn cụ thể, nó các buộc rằng Việt Nam “có những vi phạm mang tính hệ thống đối với tự do tôn giáo và tín ngưỡng” trong năm 2011.

Việt Nam đã ra khỏi danh sách đen về tự do tín ngưỡng của Hoa Kỳ từ năm 2006. Việc quay lại danh sách này không bắt buộc chính quyền Hoa Kỳ phải cấm vận Việt Nam – nhưng cũng là một lý do tiện lợi cho Quốc hội từ chối những điều mà Hà Nội muốn từ Hoa Kỳ.

Liệu cáo buộc của uỷ ban này sẽ khiến Việt Nam thay đổi thái độ? Chắc chắn sẽ không bằng con đường rõ ràng – Hà Nội thường ngoan cố khi bị áp lực. Rất hiếm hoặc không có khả năng chính quyền Cộng sản sẽ biểu lộ sự nhân nhượng hơn đối với những ai đòi hỏi dân chủ đa đảng hoặc những ai nhấn mạnh quyền được tự do tín ngưỡng, thành lập các nghiệp đoàn lao động mà không có sự đồng ý của chính quyền. Đây là nền tảng của vấn đề “ổn định xã hội” của chính quyền. Cho dù cải cách hay bảo thủ, các lãnh đạo Hà Nội vẫn cho rằng trong vấn đề sống còn của chính quyền, việc giữ vững quyền chuyên chế độc tài của Đảng thì quan trọng hơn so với bất kỳ mối quan hệ chiến lược hoặc hiệp ước thương mại nào.

Trung Quốc cũng có thể là một vấn đề. Một đe doạ khác đối với tình hữu nghị chín muồi giữa Washington và Hà Nội là việc Trung Quốc can thiệp nhiều thêm vào quá trình khai thác dầu mỏ và khí đốt dọc theo bờ biển dài của Việt Nam. Hai lần trong mùa xuân năm ngoái, các tàu tuần duyên của Trung Quốc đã quấy nhiễu các tàu thăm dò đang làm việc cho Petro Việt Nam và một công ty dầu Philippine. Những sự kiện này đã gây ra một làn sóng biểu tình yêu nước tại Việt Nam và thôi thúc Hà Nội tìm kiếm những quan hệ chiến lược với các nhân vật khác trong khu vực.

Các nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng những khiêu khích vào mùa xuân năm ngoái có thể là những khởi xướng không được cho phép do những phần tử tìm cách bảo vệ tuyên bố chủ quyền khó hiểu của Trung Quốc trên vùng biển Đông kéo dài cho đến Singapore. Thật hay không, rõ ràng là có một thành phần không nhỏ tại Bắc Kinh đang không muốn những quốc gia khác khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt (vẫn chưa tìm ra) mà họ cho là của riêng Trung Quốc.

Các công ty dầu hoả lớn đã được cảnh báo rằng nếu họ muốn kiếm phần từ Trung Quốc, họ nên biến khỏi Việt Nam. Công ty BP của Anh đã sang chuyển các cơ sở ở Việt Nam từ năm 2010, và đầu năm nay công ty dầu lớn thứ hai ở Hoa Kỳ là Conoco-Phillips đã cổ phần trị giá 1 tỉ Mỹ kim của mình tại Việt Nam cho một công ty Pháp. Tuy nhiên, Exson-Mobil lại nói rằng họ vẫn muốn khai thác một mỏ dầu vừa khám phá ngoài bờ biển miền trung Việt Nam.

Các hoạt động thăm dò đang tăng cường vào mùa xuân. Thêm những sự kiện tương tự năm ngoái sẽ gây áp lực khiến Washington phải can thiệp. Chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng đến nền chính trị trong nước của Hoa Kỳ.

Công việc của các nhà ngoại giao là không những phải hiểu được các đối tác nước ngoài nói gì mà còn là vì sao, để giữ vững được cái đầu lạnh đối với các khả năng, và trên hết, không đánh giá quá cao những đề xuất khi báo cáo lại với các ông chủ chính trị của mình. Nếu các nhà ngoại giao làm được điều này, cả Hà Nội và Washington cần xem lại giá trị trong việc khai thác sự nồng thắm trong quan hệ của mình trong một thời gian – ít nhất là cho đến cuối năm. Cả hai bên đều không nằm trong tư thế để tiến xa hơn nữa. Thử thách hiện thời là giữ nguyên những gì đã đạt được, đứng vững trước áp lực, và không bị lôi kéo bởi ảo tưởng và/hoặc buộc tội nhau.

nguồn x-cafevn.org

————

 

Posted in Chinh Tri Hoa Ky, Chinh Tri Viet Nam, Đảng CSVN | Leave a Comment »

Thành quả mà đảng đem lại cho con người và xã hội là rất lớn

Posted by hoangtran204 trên 27/03/2012

Vấn đề “thể chế”

BS Ngọc

Hai chữ “thể chế” đang trở thành một danh từ thời thượng. Những bất cập, những tiêu cực, suy thoái trong kinh tế, suy đồi đạo đức … đều là những vấn đề mang thể chế. Nhưng thể chế là ai? Dường như ai cũng biết nhưng không nói ra.

Bây giờ đi đâu cũng nghe người ta nói đến “thể chế”. Những buổi liên hoan cuối năm, những buổi họp, những trao đổi quanh bàn cà phê, thậm chí trên bàn nhậu, người ta bàn đến thể chế. Nói chính xác hơn là “vấn đề thể chế”. Nói ngược lại, thể chế có vấn đề. Vấn đề thể chế có thể giải thích được tại sao đất nước này đang trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng.

Trước hết, chúng ta hãy điểm qua những vấn đề mà dư luận xã hội và giới trí thức đánh giá là suy thoái.

Chúng ta đang chứng kiến một thời kỳ nhiễu nhương, tao loạn. Người dân cảm thấy bất an khi ra ngoài đường, thậm chí cảm thấy bất an ngay trong nhà mình. Trộm cướp nổi lên như rươi. Chúng càng ngày càng táo tợn và dã man. Những cảnh chận xe giữa đường để cướp giựt xảy ra hầu như hàng ngày ở các thành phố lớn. Báo chí cho biết nạn cướp cũng rất phổ biến ở các vùng nông thôn vốn từng là những nơi an bình. Có thể nói rằng không nơi nào trên đất nước này là an bình. Không an bình vì những người đáng lý ra bảo vệ an ninh lại chính là những kẻ cướp. Lực lượng an ninh mà cũng cướp bóc! Công an cướp tiền người dân ngay giữa ban ngày, hơn cả cướp cạn như một bài báo bức xúc viết “Ghê hơn cướp cạn”.

Không chỉ công an mà các quan chức cũng ăn cướp. Đi bất cứ cơ quan công quyền nào người dân cũng phải “bôi trơn”. Người dân nói hay hơn: ăn. Ăn ở đây là ăn cướp. Hành vi ăn cướp của họ được núp dưới những cái tên mang tính hành chánh. Ai cũng ăn. Ăn hối lộ. Cán bộ lớn ăn lớn, cán bộ nhỏ ăn nhỏ. Bởi thế mà người ta có câu vè:

Ai ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Vì ăn quá nên họ làm giàu nhanh. Làm giàu không dựa vào mồ hôi nước mắt của mình nên họ tiêu tiền như nước. Họ gởi con em ra nước ngoài học, nhưng họ bảo con em người dân nuôi họ nên học ở trong nước. Họ thừa tiền nên bày ra những cảnh xa xỉ lố lăng, không hề biết tự trọng là gì.

Không phải vô cớ mà mới đây người đứng đầu Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhận định rằng một số không nhỏ đảng viên cấp cao có vấn đề về đạo đức. Nói thẳng hơn là suy đồi đạo đức. Những hành vi tham nhũng, hối lộ, mua chức quyền, mua bằng cấp không còn là chuyện bí mật nữa. Ai cũng biết ngay từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, các cán bộ của chính quyền có được chức quyền là nhờ mua bán chứ không phải do tài năng. Ai cũng biết bằng cấp thật của họ thực chất là dỏm. Thật là trớ trêu cho một hệ thống giáo dục cấp bằng thật nhưng học giả. Điều khôi hài nhất là cũng chính những người này hàng ngày đang rao giảng về đạo đức!

Một xã hội không có người gương mẫu thì đừng trách sao cả xã hội đang suy đồi.

Những quan chức chính quyền và Đảng CSVN đang hành xử như là những ông quan thời thực dân mà chính họ hoặc cha ông họ đã đổ xương máu để giành quyền cai trị. Đi khắp đất nước, những khu đất đẹp, những tài sản kếch xù, những tập đoàn xuyên các quốc gia, những căn biệt thự hoành tráng … là của ai? Của các quan, đảng viên đảng CSVN. Cha ông họ ra sức đánh đổ chế độ thực dân kiểu cũ, chế độ thức kiểu mới, để dựng lên một chế độ thực dân kiểu cộng sản.

Những ông quan thực dân kiểu cộng sản đã cướp công lý và tạo nên nhiều tội ác. Cải cách ruộng đất và Huế tết Mậu Thân là chuyện cũ. Chuyện ngày nay là người dân bị cướp đoạt công lý. Một thiếu nữ tát vào cái nón của công an lãnh 6 tháng tù. Trong khi đó công an dùng nhục hình với người dân vô tội thì được hướng án treo. Công an giết người thì sự việc hoặc là bị “chìm xuồng” hoặc là xử nhẹ và … lên chức. Tướng công an có công trong việc chống tham nhũng thì bị đày đoạ và trù dập. Nói tóm lại, trong xã hội hiện nay ác lấn thiện. Trong xã hội nhiễu nhương như thế thì người lương thiện và chân chính là những người được xem là “bất bình thường”.

Và dối trá. Chưa bao giờ lịch sử Việt Nam có nạn dối trá như hiện nay. Trên khắp đất nước mà tìm cái thật từ câu nói của các quan thì bao giờ có được. Quan chức nói dối. Trí thức sống hai mặt. Khoa học chỉ thấy dối trá. Giáo dục dối trá. Thật là một xã hội quái đản.

Đất nước này không có tương lai. Thử hỏi chế độ hiện hành để lại gì cho thế hệ mai sau. Nói đến tài nguyên thì đã cạn. Có còn chăng chỉ là đống nợ nước ngoài và những con người như ông bộ trưởng Thăng.

Nhưng thể chế là gì mà có thể giải thích cho tình trạng trên? Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thể chế như sau: “Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo”. Ở đất nước này ai là người đặt ra những quy định, luật lệ? Đảng CSVN. Chính họ đặt ra luật lệ. Chính họ đẻ ra chính quyền. Chính họ lập ra toà án để xử những người “vi phạm luật pháp”. Chính họ bổ nhiệm quan toà. Tất cả đều là đảng CSVN. Vậy nên nói thể chế là nói đến đảng CSVN.

——————-

Trong bài nói trên, BS Ngọc nhắc đến nợ của VN. Nợ VN có 2 loại, nợ công hay nợ chính phủ đi vay mượn của nước ngoài, và nợ của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh (VN có 100 tập đoàn QD). 

Nợ công hay nợ của chính phủTheo Bộ Tài chính dự kiến, nợ công năm 2011 khoảng 58,7% GDP (nguồn)

Theo số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia:

Nợ công năm 200733,8% của GDP; GDP của VN vào năm này là 61 tỷ  (nguồn)

2008 nợ công là 36,2% của GDP;  GDP của VN vào năm này là 71 tỷ

2009 là 41,9%  của GDP; và GDP của VN vào năm này là 90 tỷ (nguồn)

2010  nợ công là 56,7% của GDP; GDP của VN vào năm này là 97 tỷ

tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở mức 1.122 nghìn tỷ đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010 (nguồn)

2011  Theo Bộ Tài chính dự kiến, nợ công năm 2011 khoảng 58,7%của GDP (nguồn); GDP của VN vào năm 2011 là 104 tỷ (nguồn)

2013:  Doanh nghiệp nhà nước nợ 60 tỷ đôla  (nguồn)

16-1-2013


Nợ của các tập đoàn quốc doanh. Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự An, trong bài “Cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước” (nguồn), Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.”
Một năm sau, “Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.”
Vậy là chỉ trong vòng 12 tháng, các tập đoàn quốc doanh này mượn  nợ thêm là 54,2 – 23,9 = 30,3% GDP; khoảng 30 tỷ (tạm cho là GDP của hai năm này bằng nhau và bằng 90 tỷ.)

___________________

“Xã hội quay cuồng theo tiền, ai

kiếm được là anh hùng!”

Phỏng vấn Vương Trí Nhàn – Huyền Biển (Thực hiện)

Đời sống) – Ở đây tôi thấy một vấn đề nữa là không phải chỉ lỗi của người đó mà lỗi của cả những người giúp cho họ giàu có được. Tôi không tin những người trong xã hội ta có thể giàu thế nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận công quyền… – Nhà Nghiên cứu văn hóa (NCVH) Vương Trí Nhàn chia sẻ với Phunutoday.

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn

Con người chỉ lo đi kiếm tiền mà không lo mình làm người như thế nào

PV: – Thưa ông, dường như càng ngày chúng ta càng chứng kiến nhiều hành vi khiến chúng ta đau lòng như: vì mảnh đất mà con gái, con rể đẩy mẹ già ra đường ăn bờ, ngủ bụi; muốn có tiền trả nợ vợ đang tâm giết người chồng đầu gối tay kề hòng chiếm đoạt tài sản; rồi vì không muốn mất danh dự mà có kẻ không dám nhận tình thân, máu mủ nghèo… Lối ứng xử như vậy có trái ngược với đạo lý làm người của dân tộc ta, một dân tộc tự hào với lịch sử ngàn năm văn hiến? Ông có thể lý giải nguyên nhân của hiện tượng này?

NNCVH Vương Trí Nhàn: – Theo tôi, con người Việt Nam trong xã hội ở thời điểm này đang bước vào giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử – giai đoạn mà ông cha ta chưa bao giờ gặp phải, chưa bao giờ có cách sống, cách nghĩ bị ảnh hưởng như thế.

Tôi nghĩ, giá kể một người già nào đấy quay trở lại nhìn chúng ta thì họ sẽ không hiểu là tại sao chúng ta lại sống như thế? Cái đó không chỉ trên phương diện từ chuyện làm ăn, sản xuất đến quan hệ với thiên nhiên mà quan hệ giữa người với người nó cũng nằm trong cái mạch đó.

Ví dụ, người ta làm ăn thấy một nhà bên cạnh bán cái giàn máy này đắt thì lập tức người bây giờ là cũng học theo, mua tranh bán cướp rồi có khi lấy rẻ hơn để bán cho mọi người. Điều đó ở ngày xưa không bao giờ con người được phép làm như thế cả. Không ai làm trò ăn cướp của nhau giữa đường sá như thế.

Tức là, chúng ta có một sự phát triển của thế kỷ 20 này, từ sau năm 45, sau chiến tranh, do đời sống kinh tế thị trường có những cái bài vào, nói chung là do hoàn cảnh chúng ta sống làm cho con người bây giờ mà tôi cảm tưởng như trâu bị nứt mũi.

Tức là họ muốn làm gì thì làm, không còn một ràng buộc gì nữa, không biết sợ thần, sợ thánh. Nói dối tràn lan không biết sợ gì cả.

Ngày xưa chúng tôi đi học cũng có copy, nhưng bần cùng mới phải copy, bí quá và xấu hổ lắm. Còn bây giờ chuẩn bị từ ở nhà để copy mà không phải riêng mình mà hàng loạt những người khác cũng làm một cách trâng tráo, không biết xấu hổ, ra khỏi phòng thi là vứt ngay giấy ra mà không cần sợ hãi gì cả.

Chúng ta có một xã hội con người phát triển hết sức hư hỏng, tùy tiện muốn làm gì thì làm, trâng tráo và liều lĩnh khinh thường không những pháp luật, quan hệ giữa người với người, mà khinh thường ngay cả thần thánh.

Tôi đặt vấn đề quan hệ giữa người với người nó nằm trong bối cảnh đó. Nó từ các gia đình vỡ ra do chiến tranh.

PV: – Cụ thể là như thế nào thưa ông?

NNCVH Vương Trí Nhàn: – Tôi có cảm giác rằng, ngày trước tôi còn nhỏ, tôi sống trong gia đình nhiều lắm, mọi người sống với nhau gắn bó lắm. Nó cũng có một cái lạ là mọi người sống rất yên lặng, không nói nhiều như bây giờ.

Còn nay, thử hỏi một người sống trong gia đình mình bao nhiêu phút? Thực ra là suốt ngày đi lang thang ngoài đường sá. Không ở trong nhà thì ra quán, hoặc đi học hay làm một cái gì đấy. Còn nếu không ở ngay trong nhà mình nhưng cũng không ở, tức là xem ti vi.

Rất ít đứa con nào hỏi bố mẹ ngày xưa sống ra làm sao? Ngày trước ông bà mình như thế nào? Tại sao nhà mình lại đến đây? Tại sao nhà mình làm nghề đó? Tức là con người bây giờ kỳ lạ lắm, không có sự gắn bó với nguồn gốc gia đình của mình.

Gia đình tôi sống ở Hà nội trước năm 1954 và chúng tôi cũng không phải là gia đình giàu có gì nhưng ít nhất chúng tôi có một cuộc sống là hằng ngày đi làm.

Trong bữa cơm chúng tôi được bố mẹ dạy bảo là ăn uống như thế này, ăn trông nồi, ngồi trông hướng thế nọ, bát canh rau không được để cho tí mỡ bám vào. Cái cuộc sống nó tinh khiết chứ không pha tạp như bây giờ.

Ngày trước, không bao giờ một cửa hàng vừa bán bún rồi lại bán phở, bán thì phở gà ra phở gà, phở bò ra phở bò, không ai dùng chung nước dùng cho hai loại đó cả. Nhưng bây giờ con người tạp nham lắm, và những mối quan hệ trong gia đình cũng thế.

Tôi nghĩ bây giờ ít người nhắc đến những câu mà hồi nhỏ chúng tôi hay nói là: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Tôi đoán rằng bảo đọc một câu mà em thuộc trong ca dao thì không bao giờ nhắc được câu ấy cả.

Tức là sự giáo dục trong gia đình như thế và người ta sống không nghĩ đến cội nguồn, chỉ nghĩ đến hưởng thụ. Trong cuộc sống hàng ngày lo đi kiếm tiền thôi mà không nghĩ rằng mình sống như thế nào đã, mình làm người thế nào đã, sau đó mình kiếm tiền mới là chuyện sau.

Và lúc nào cũng chỉ nghĩ sống cho bằng người, sống như bên Tây rồi phát cuồng theo họ; còn không nghĩ rằng mình sống với quá khứ, sống với ngày hôm nay của mình, trong phạm vi này được phép như thế nào?

Con người bị lôi ra khỏi gia đình, ra khỏi môi trường, và tất cả các chuẩn mực thấp, họ thả lỏng cho cái bản năng chi phối. Mà bản năng là gì, muốn cái gì được cái đó, không khuyến khích sự suy nghĩ, không có sự chín chắn, từ tốn, biết điều.

Thấy người nào làm bậy thì mình mặc kệ người ta, cái mà người ta gọi là sự vô cảm ấy bắt nguồn từ sự hạ thấp các chuẩn mực. Và không cảm thấy rằng người khác hư hỏng rồi sẽ ảnh hưởng đến nhà mình, rồi sẽ ảnh hưởng đến con cái mình.

Tôi cũng thấy làm lạ là chưa có bao giờ người ta chiều trẻ con như bây giờ. Ví dụ như chuyện mừng tuổi, người ta nói rằng dịp Tết mừng tuổi trẻ con là yêu quý trẻ con, thực chất đấy là một cách vô nguyên tắc để chứng tỏ quyền với con cái, như một cách hối lộ với người đối tác là bố mẹ nó để muốn làm ăn với nó, muốn thế nọ, thế kia.

Còn tối thiểu ra thì chứng tỏ bố mẹ giàu lắm đây mà không nghĩ rằng đó là trao con dao sắc cho trẻ con, biến nó thành một đứa dùng tiền mà không ai dạy nó dùng tiền cả.

Như vậy, trong xã hội cũ con người ta học làm người trong nếp gia đình, vấn đề đó hiện nay không được đặt ra.

Còn tại sao lại có chuyện giết người thì tôi thấy thế này, gần đây trong các chương trình văn, người ta chỉ chú ý đến văn ở cấp II, cấp III, chứ thực ra cấp I rất quan trọng. Và những bài văn ấy tôi thấy rất ít bài nói về tình nghĩa trong gia đình, tình thiên nhiên.

Chúng ta có rất nhiều bạo lực trong cách sống, không chỉ chồng vợ đánh nhau, mà giữa người với người cũng vậy. Đối với thiên nhiên chúng ta cũng bạo lực, đánh cá bằng điện, và không có nước nào giết nhiều cá con như nước mình cả. Tất cả những cách sống bạo lực ấy nó chi phối chúng ta, nó ẩn sâu, nằm trong máu lớp trẻ rồi. Và bây giờ nó dễ sinh ra những thứ đó.

Ở mình không có cái lối suy nghĩ trước khi làm, mà thích cái gì làm cái đó, giữa đám bạn bè với nhau thằng nào làm liều thằng ấy được. Với tất cả những thứ đó tôi cho rằng xã hội chúng ta là một xã hội không chú ý đến đạo đức, không chú ý đến giáo dục, không chú ý đến những mối quan hệ bình thường.

Những khuôn khổ đạo đức được lặp đi lặp lại thì nó có hai kiểu: một là đơn giản quá. Nói lấy được, nói đi nói lại trong đó không đi vào thực tế cụ thể.

Thêm vào đó, chúng ta không có một nền đạo đức, nó được lưu truyền lâu dài trong lịch sử và cái đó phần lớn đều ở điểm áng áng, nói trong văn học dân gian. Nên tôi không đồng ý với nhiều người nói rằng là chúng ta đánh mất đạo lý của dân tộc. Không phải đâu. Chính là một phần cũ của chúng ta mỏng. Đến thời điểm hiện nay có quá nhiều cái mới vào và cái mỏng đó mất rất nhanh.

Nếu tôi nói đó là sợi trâu nứt mũi thì sợi dây kia nó cũng rất là mỏng manh nên nó vỡ, tan ra rất nhanh. Chính cái đó, nó khiến cho con người bây giờ trở nên hung hãn, càn rỡ, vô thiên, vô pháp hơn bao giờ hết. Tôi thấy đó là những cái nó quy định cho tất cả những việc mà chúng ta thấy.

Chưa kể là trong thời đại hiện nay, chúng ta đi tiếp nhận những thứ nước ngoài vào. Và nước mình tôi thấy cái hay người ta không học, cái dở là học ngay. Toàn học những cái hình thức thôi.

Con người hiện nay đang được thả lỏng bản năng!

PV: – Không thể không nhận thấy đời sống kinh tế có khá giả lên trông thấy nhưng đồng thời cũng không thể phủ nhận con người vô tình, vô cảm với đồng loại hơn trước nhiều. Thậm chí có những giá trị bị đảo ngược hoặc thay đổi hoàn toàn như từ chỗ trọng tình trọng nghĩa, nhân ái khoan hòa sang phía trọng tiền tài địa vị, thậm chí chỉ biết mình mà không cần biết đến người bên cạnh, lấy đồng tiền làm thước đo cho một phạm trù khác biệt với nó là tinh thần. Thậm chí, trong dân còn lan truyền những câu như “Tiền là tiên là phật, là sức bật của thanh niên….”. Là một nhà nghiên cứu, ông kiến giải điều này như thế nào?

NNCVH Vương Trí Nhàn: – Đúng vậy. Hay người ta còn có câu con là nợ, vợ là thù, ngủ là thần tiên, tiền là trên hết. Vừa rồi chúng ta có truyện Sát thủ đầu mưng mủ, theo tôi nó chứng tỏ một lớp người bây giờ cơ sở đạo đức bị phá hoại, sống vô nguyên tắc, không có biết sợ thần thánh là gì cả.

Tất cả những thứ đó, tất cả những việc mà chúng ta thấy ngày hôm nay là kết quả của một quá trình lâu dài mấy chục năm nay chứ không chỉ riêng ngày hôm nay nữa. Và việc sửa chữa không thể nào đơn giản được. Tôi thấy vụ Lê Văn Luyện vừa rồi là rõ ràng và sau đó là nhiều vụ khác nữa.

PV: – Ông bà ta thường nói “giấy rách phải giữ lấy lề”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “lời chào cao hơn mâm cỗ”…nhưng với xã hội hôm nay thì đó là những thứ xa xỉ và xa lạ, thay vào đó có lẽ phải nói “đồng tiền cao hơn nhân cách”, vì đồng tiền mà người ta bất chấp mọi thứ, miễn là có được nó còn chuyện có bằng cách nào thì không cần biết như những ví dụ vừa nói đến ở trên.

Giả sử, vì mạng sống hoặc đẩy vào bước đường cùng nên trong hoàn cảnh hiểm nghèo ấy, bản năng sống chi phối, lấn át hoặc làm mờ lý trí, nhận thức thì có thể hiểu được phần nào nhưng đây lại là chuyện bình thường xảy ra hàng ngày, nghĩa là nó trở nên phổ biến cứ như một quy tắc sống hiện đại. Xin ông cho biết, tại sao con người lại có khả năng tự hạ thấp mình đến như thế?

NNCVH Vương Trí Nhàn: – Theo tôi, điều đơn giản rằng người ta không có giáo dục. Có đâu mà mất, có được giáo dục đạo đức gì đâu. Thử nghĩ lại xem từ lúc mình đi học có được giáo dục gì đâu, có được bố mẹ dạy gì đâu, có bao giờ ngồi nghe một cách tỉ mỉ mà toàn ngồi xem ti vi chứ có được nghe ông bà sống thế nào?

Tôi cho một trong những điều mà các bạn trẻ bây giờ nhiều khi hành động hư hỏng là họ không biết rằng con người ngày xưa đã tốt như thế nào? Tôi có một đám bạn chơi với nhau hay kể cho nhau nghe ngày xưa các cụ sống tử tế lắm.

Có một ông bạn kể với tôi thế này: ông của ông ấy có một lần đi ăn giỗ từ Đông Anh lên Hà Nội, ở nhà thấy cụ đi mà mãi cụ không về, thế là đi tìm. Đi xe đạp lên quãng Gia Lâm thì mới thấy cụ đứng lại ở đường. Hỏi sao cụ không về? Cụ bảo có người đánh rơi tiền.

Cái thứ nhất là cụ không nhặt. Người nhà mới bảo kệ người ta nhưng cụ nói: Thế thì không được, để đây nhỡ người khác lấy thì sao? Nghĩa là cụ không lấy tiền nhưng cũng không để cho ai lấy được đồng này mà phải đứng ở đấy, chờ ở đấy để người ta quay lại trả cho người ta. Bây giờ thì chẳng ai nghĩ như thế cả. Đốt đuốc đi tìm soi 7 ngày cũng không tìm ra. May lắm là ông mặc kệ thôi.

Trong cuốn sách Quốc văn giáo khoa thư hồi nhỏ tôi có được học một câu chuyện: Trời nhá nhem trạng vạng tối rồi có câu chuyện ông già ngồi vần cái tảng đá. Hỏi sao thì ông bảo tôi vừa đi đến đây bị vấp, tôi phải vần nó vào để người sau đi khỏi vấp.

Một người già người ta còn nghĩ như thế, còn bây giờ chính các cụ gì còn tham lam, hư hỏng hơn bao giờ hết, chưa bao giờ các cụ già tham sống như bây giờ. Chứ ngày trước người ta sống rất nhẹ nhàng. Tôi cũng thấy các cụ già chưa bao giờ tham lam như bây giờ.

Theo tôi trong một thời gian dài xã hội ta buông lỏng đạo đức, chúng ta là một xã hội sống không có nghiên cứu. Làm kinh tế bây giờ cũng chẳng nghiên cứu gì cả. Bây giờ cứ than thổ phỉ mà đào, đào vội đào vàng bán lấy tiền được là chia nhau, phát triển phải làm đường thế nào rồi mới làm khu dân cư nhưng cũng mặc kệ.

Con người là một thực thể vô cùng phức tạp và anh đã có một quan niệm quá đơn giản về con người, cứ dễ dãi và cứ luôn luôn nịnh nọt con người, không giúp con người làm chủ bản thân. Con người hiện nay đang được thả lỏng bản năng. Ngày trước người ta coi việc diệt dục là quan trọng, lấy sự kiềm chế là quan trọng. Ở chiếc xe thì cái phanh là quan trọng thì bây giờ động cơ bên trong là quan trọng.

Và bây giờ chúng ta không để lớp trẻ học làm người mà nó sống thực dụng sớm và với quan niệm lấy hiệu quả làm chính, kiếm đồng tiền nuôi được, thế là xong rồi. Một đứa trẻ được thả lỏng như thế thì cuối cùng sẽ làm ra rất nhiều chuyện hư hỏng mà không thể nào không có được.

Cả xã hội quay cuồng theo đồng tiền, ai kiếm được là anh hùng

PV: – Thưa ông, thời gian gần đây, chúng ta lại thấy những biểu hiện quái lạ không kém: những kẻ lắm tiền, nhiều của tặng nhà trăm tỷ làm quà cho con, chi triệu đô để tổ chức đám cưới siêu khủng, mượn máy bay để rước dâu hoành tráng vì họ thương miền quê nghèo khổ, nơi họ sinh ra và lớn lên, quanh năm không biết đến một sự hưởng thụ nào! Rất nhiều trí thức đã lên án, coi đây là biểu hiện trọc phú, hợm tiền…. Bản thân đồng tiền không có tội nhưng thông qua cách kiếm tiền, cách sử dụng đồng tiền thì sẽ bộc lộ nhân cách con người. Ông nghĩ gì về điểu này trong tình trạng xã hội hiện nay?

NNCVH Vương Trí Nhàn: – Thực ra những người này chỉ biểu hiện xu thế của xã hội ta, cả xã hội ta hiện nay là trọng đồng tiền. Tôi thấy có những người chả có nghề nghiệp gì cả chỉ thấy kiếm tiền không ít và người ta đánh giá nhau giờ đây cũng chỉ lấy đồng tiền là chính.

Những người kia chẳng qua là đỉnh cao của nền chung trong xã hội hiện nay. Cả xã hội quay cuồng theo đồng tiền và coi ai kiếm được đồng tiền thì người đó là anh hùng. Cho nên trông vào những người đấy, chúng ta thấy được sự suy đồi chung của xã hội, và chúng ta vẫn thấy được cái mầm vẫn có trong tôi, trong anh, trong rất nhiều người khác, nếu nó chưa nảy ra cũng là vì nó chưa có điều kiện thôi, chứ thật ra không phải riêng người đó có lỗi.

Điều đó chứng tỏ chúng ta sống trong một cái xã hội nó tùy tiện, ba lăng nhăng, chả ai biết ai là thế nào và nó như là bóng tối.

Đợt vừa qua chỉ có bà Tổng giám đốc Vinamilk là người được tôn vinh thôi. Rất nhiều người khác giàu hơn bà ấy nhiều nhưng vì người ta có rất nhiều cái mờ ám. Bà ấy vượt qua được những chuyện ấy thì bà mới được như thế.

Như vậy, chứng tỏ trong xã hội chúng ta cái bóng tối nó nhiều quá, nó đầy quá. Những dạng nảy lên, trồi lên như thế báo động tình hình chung của xã hội ta.

Còn một điểm nữa, những người giàu như thế bao giờ cũng chứng tỏ một điều: người giàu là tinh hoa của xã hội, người ta phải giỏi thì mới làm giàu được.

Tôi không phải người giàu nhưng tôi nghĩ rằng thực ra những người giàu đều là người giỏi cả. Nhưng tôi thấy những người giỏi của xã hội cũ người ta rất tử tế, hiểu biết, còn nhiều người giàu ở xã hội ta hiện nay là làm ăn uẩn khúc, và chọn những con đường nếu được minh bạch ra thì tôi nghĩ có lẽ là làm ăn phi pháp.

Ở đây tôi thấy một vấn đề nữa là không phải chỉ lỗi của người đó mà lỗi của cả những người giúp cho họ giàu có được. Tôi không tin những người trong xã hội ta có thể giàu thế nếu không có sự tiếp tay của một bộ phần công quyền.

Khi ông giúp những người kia thì ông lại được ăn lại bao nhiêu? Sự thực ra cả một xã hội chỉ mới biết lo kiếm tiền chứ chưa biết sống có văn hóa.

PV: – Cá nhân ông tiêu tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào?

NNCVH Vương Trí Nhàn: – Tôi quan niệm cái xã hội tôi kiếm được đồng tiền theo đúng những cái lao động của tôi. Tất nhiên xã hội hiện nay lao động rất lung tung, có nhiều việc vớ vẩn, lương lại rất cao và ngược lại.

Tôi có nói với con mình rằng không được chộp giật, không được làm một cú rồi chộp. Điều đó sẽ làm hỏng con người đi mà hãy làm thế nào nay một ít, mai một ít. Tôi có đọc tài liệu của Trung Quốc, người ta có triết lý rất ghê. Tức là người ta làm việc gì người ta mang sức lao động, mang trí tuệ của người ta vào nên người ta mới khá giả lên nhưng bằng những con đường rất chân chính.

Và tôi nghĩ rằng chỉ có đồng tiền kiếm bằng chính sức lao động của mình mới lâu dài được. Các cụ có nói: của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ.

Ba ông Phúc, Lộc, Thọ bao giờ người ta cũng thờ ông Phúc trước tiên trong đó người ta cầu phúc và tôi cũng mong cái cầu phúc. Tôi tin rằng trong một xã hội hiện nay nếu anh có trình độ tay nghề cao, anh chuyên nghiệp hóa về nghề nghiệp, anh thông minh thì không thể nào không sống được. Cuộc sống đừng có yêu cầu cao quá.

Có lần tôi đọc cuốn từ điển của Trung Quốc và Việt Nam giải nghĩa chữ buôn bán là gì? Việt Nam giải nghĩa chữ buôn là buôn vào, bán ra, có lợi như thế là buôn bán. Trung Quốc thì người ta hỏi thương nghiệp là gì, tức là phát hiện ra một nhu cầu thì mới thỏa mãn nhu cầu đó, tổ chức sản xuất, lưu thông để thỏa mãn nhu cầu đó.

Như vậy nghĩa là, việc họ làm là có lợi cho cả xã hội, anh phải mua của tôi và cám ơn tôi chứ không như ở Việt Nam buôn bán là bắt chẹt nhau, bán giá thật cao, rồi hối lộ mấy ông bên chính sách Nhà nước và thế là giá nào cũng bán. Tôi thấy những người làm ăn phi pháp như thế đang đánh vào cái xấu, cái kém của mọi người. Không bao giờ tôi khuyên con tôi làm những thứ ấy cả.

Đồng tiền nó chỉ chứng tỏ sự thông minh, cái suy nghĩ của mình, sức lao động của mình chứ không phải là tôi đi ăn cướp và tôi bắt chẹt người khác. Và với đồng tiền như thế, tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của phúc đức và sự tử tế mà cái đó sẽ duy trì cho dòng họ nhà mình, con cái nhà mình.

PV: – Cảm giác của ông thế nào khi những điều ông quan niệm, cách ông dạy con cháu đi ngược lại với những gì trong xã hội chúng ta diễn ra hiện nay?

NNCVH Vương Trí Nhàn: – Rất lạc lõng. Bây giờ nhìn lại tôi mới thấy của đáng tội chả ai người ta làm như tôi cả. Lúc tôi vẫn đang làm ở cơ quan thì mới đầu người ta bảo tôi làm Trưởng phòng, khi được hỏi tại sao tôi bảo tôi không làm được vì tôi không hơn những người nhân viên của tôi, tôi không làm.

Sau đó, họ bảo tôi làm Phó giám đốc, tôi cũng bảo tôi không làm được, bởi nếu tôi làm Phó giám đốc thì tôi phải làm được rất nhiều cho cơ quan và với đồng lương như thế nào, thảo nào tôi cũng phải ăn cắp thôi. Thứ hai là tôi đuổi hết. Các cán bộ mình có học hành gì đâu, đánh máy không biết đánh cho nên tôi thấy thế này tôi không làm được.

Cách sống cũng thế, tôi cũng có cảm thấy lạc lõng và tôi cũng công nhận được một điều là tôi may trong sự tính toán của tôi. Tôi nghĩ rằng có nhiều người ở trong hoàn cảnh cực khổ quá rồi cuối cùng làm bậy, làm bậy một lần rồi sau đó không giữ được nữa.

Tôi có cái may là không bị những thói quen, thói xấu chi phối. Và với những giá trị chân chính mà mình có được và mình lo thực của gia đình nhà cửa. Mình cố gắng chữ lương thiện, cái đó cảm tưởng rằng mình đang cố theo, mình không theo được hay không là chuyện khác nhưng mình có cái đó.

Và trong sự phấn đấu làm người của mình, tôi có được may mắn là tôi làm về văn học, nhất là văn học tiền chiến nói rất nhiều những đau khổ, sự cam chịu của con người và vượt lên những đau khổ ấy.

Ví dụ, Chí Phèo chẳng hạn, hắn còn tử tế chán. Chí Phèo còn hỏi ai cho tao lương thiện, bây giờ có ông nào dám nghĩ như thế không? Làm bao nhiêu chuyện làm bậy làm bạ rồi nói rằng đây là hoàn cảnh đẩy mình tới, mình phải thế thôi, chứ có nghĩ rằng bây giờ mình không làm chủ được mình nữa không?

Cái may mắn của tôi là ở chỗ đó. Tôi được biết đến một xã hội dân sự trước đó, nó có cuộc sống riêng đông đủ, phong phú và phức tạp. Con người ngày trước họ có niềm tin vào người ta. Còn bây giờ mọi người thấy mình giống đám đông chỗ nào mà mình cứ giống đám đông là yên tâm lắm rồi.

Và tôi nghĩ rằng có một cái nghề làm văn học là rất tốt đẹp nhưng nền văn học của mình rất vớ vẩn. Bây giờ các nhà văn thi nhau đi viết về sex. Tôi nghĩ rằng, đó cũng là cái bất hạnh của lớp trẻ hiện nay, nó yếu đuối, nó mỏng manh lắm. Các bạn trẻ bây giờ già hơn, hỏng hơn xưa quá.

Tôi nghĩ bản thân tôi năm nay 70 tuổi nhưng tôi vẫn nghĩ còn những việc tôi muốn làm, và tôi vẫn nghĩ là tôi có thể làm tốt hơn những gì tôi đã làm.

Và ở đây: danluan.org

**************

Con người và xã hội VN đạ được đảng sản sinh, nhào nặn như hai bài báo nói trên. Còn bản thân của đảng thì như thế nào?

Mời các bạn đọc qua thư của ông Hồ Cương Quyết. Ông này người Pháp, xin nhập quốc tịch Việt Nam lâu rồi, và hiện đang đấu tranh chống lại Trung Quốc chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông làm phim về ngư dân ở Hoàng Sa và Trường Sa, đem chiếu ở Sai Gòn thì bị công an ngăn chận, cúp điện,…ông gởi thư phản đối các cán bộ cộng sản cao cấp thì không ai trả lời. Ông đem phim qua Pháp và Âu Châu chiếu thì bị các thế lực ngoại giao của đảng kết hợp với Trung Quốc ngăn chận… như dưới đây. 

Sẽ làm cho tan tành bức tường lặng im xấu hổ!

André Menras Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch

Gửi các ngư dân bị cầm tù tại Phú Lâm, Hoàng Sa,

Tôi ra đi từ Bobigny, ngôi làng của tình đoàn kết, nơi đây chúng tôi bán được 400 đồng euro sản phẩm thủ công nghiệp Việt Nam để ủng hộ trẻ em nghèo được Hội ADEP (Hội Xúc tiến Hợp tác Sư phạm) Pháp-Việt hỗ trợ …

Tôi đã gặp những nhà hoạt động của Đảng Cộng sản, các cán bộ Liên hiệp Công đoàn Pháp, đều là những con người tiến bộ cả: nay thì họ đã đựoc biết là có cuốn phim và họ đã được biết là có vấn đề ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc xâm hại. Có người đã khóc, họ thấy bị sốc, họ thấy phẫn nộ.

Khi đi đó đi đây trên đất Pháp, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy đâu đâu người ta cũng lặng im trước vấn đề này. Thật kinh khủng khi thấy người ta đã có thể tảng lờ, thậm chí bóp nghẹt các thông tin tại một quốc gia tự cho mình là dân chủ!

Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, tôi đã gửi các bài viết, các bản dịch bài báo, những lá thư của các ngư dân và những tài liệu khác nữa tới những người có trách nhiệm của mấy tổ chức nói trên! Giờ thì họ chẳng thể nào nói được nữa là họ không biết chuyện gì đã xảy ra!

Vậy thì, họ đã ký kết với nhau những gì và như thế nào để khoá chặt các thông tin kia? Ai là người yêu cầu họ giữ lặng im? Đại sứ quán Việt Nam tại Paris, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tất cả mọi điều trong phạm vi quyền hạn của họ để lên án những tội ác xâm lược của Tàu hay là ngược lại họ đã phối hợp kết hợp nhau để ngăn chặn thông tin?

Ta buộc phải nhận thấy một điều rõ ràng là kết quả của sự đồng loã Pháp-Việt đó đã phục vụ cho ý đồ của Trung Hoa và khuyến khích nước này tiếp tục mọi chuyện!

Tôi những muốn rằng những người lãnh đạo các tổ chức tôi đã trao đổi và trò chuyện với họ sẽ nhận ra trách nhiệm phải phát động một chiến dịch truyền thông lớn để huy động công luận ủng hộ chính nghĩa của ngư dân Việt Nam!

Kể từ tháng mười hai năm ngoái (12/2011) và từ khi người ta ngăn cấm chiếu phim tại Sài Gòn, trong cuộc đấu tranh của mình, tôi đã nhận thấy cái hiện thực đau buồn này: công chiếu phim của tôi, phổ biến các chứng cứ chứa đựng trong phim đó, lên án bọn tội phạm Trung Hoa, làm những điều đó là một hành động phản kháng không chỉ chống lại bọn theo chủ nghĩa bành trướng và bạo lực Trung Hoa mà còn là chống lại những hành động của những nhà lãnh đạo chính trị của “đảng anh em”, chống lại những đối tác kinh doanh của Bắc Kinh, chống lại nỗi sợ của những nhà lãnh đạo những tổ chức nhân đạo nào đó đang hợp tác với những nhà cầm quyền Trung Hoa…

Cho tới nay, không một tổ chức nào trong số đó đã giúp tôi một tay. Vậy là, đứng trước chủ nghĩa bất động tội ác của họ, tôi đã cùng với những bạn bè càng ngày càng đông đảo cùng chống lại họ. Một cuộc chống đối mà khởi đầu chỉ là những phương tiện ít ỏi, được trụ đỡ bởi những sáng kiến cá nhân, bao dung, ái quốc, kết đoàn. Mỗi lần đem phim ra chiếu, mỗi lần tranh luận vấn đề, mọi người nêu ra câu hỏi: tại sao có chuyện đó mà từ mười năm rồi chẳng có ai nói với chúng tôi sất? Tại sao lại không hề có một phóng sự lớn nào về đề tài này trên (báo của Đảng Cộng sản Pháp) tờ l’Humanité, cũng chẳng có gì trên báo Le Monde Diplomatique cũng như trên báo Libération? Mọi người hết sức ngạc nhiên.

Nhưng chính vì họ ngạc nhiên như thế nên lại càng thúc đẩy họ phản ứng mạnh hơn để làm cho mọi người xung quanh cùng lên tiếng, để quyên góp quỹ hỗ trợ. Có những người đã đề nghị tôi tổ chức ký kháng nghị tới Đại sứ quán Trung Quốc. Đó là một ý kiến có khả năng thực hiện và có khả năng mở ra nhiều hành động khác. Tôi có đôi chút kinh nghiệm về những phong trào đấu tranh khi mới ra đời và hình thành dần dần trong không khí mọi người chưa nhất trí với nhau. Khi các phong trào đó mở màn rồi thì không có ai ngăn chặn chúng nữa. Tôi tin tưởng chắc chắn là với sự ủng hộ hoặc mặc dù có sự kìm hãm của nhà cầm quyền, chúng ta sẽ xây dựng nhẹ nhàng nhưng vững vàng cả một mặt trận đối kháng quốc tế ủng hộ ngư dân Việt Nam và bệnh vực chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Phong trào đó cũng sẽ phát triển khẩn trương nhanh chóng tương ứng với sự nhanh chóng từ phía nhà cầm quyền Trung Hoa khi họ cố tình chọn lựa triển khai sức mạnh nào và tần suất những cuộc xâm lấn đánh vào ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và đặc biệt trên cả vùng biển Đông Nam Ấ.

Chúng ta sẽ làm rạn nứt bức tường lặng im xấu hổ và cuối cùng chúng ta sẽ làm cho nó phải tan tành. Chiều nay, 23 tháng giêng, tôi bay tới Berlin với niềm tin này, và trong tim cũng như trong đầu là một ý nghĩ ngập tràn tình cảm đối với 21 ngư dân của chúng ta đang bị cầm tù ở Phú Lâm cùng với gia đình họ đang đau lòng chờ đợi tại Lý Sơn.

A. M. – H. C. Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Nợ công và Nợ doanh nghiệp, Xã Hội và các vấn nạn (Social Problems) | 2 Comments »

Miến Điện cởi trói báo chí

Posted by hoangtran204 trên 27/03/2012

VOA- 24-3-2012

Miến Điện loan báo các kế hoạch nới lỏng sự kiểm soát của chính quyền đối với các phương tiện truyền thông, vào thời điểm đất nước tiến đến dân chủ một cách thận trọng.

Bộ trưởng Thông tin Kyaw San loan báo tin này tại đại hội các nhà văn, nhà phát hành, và nhà báo hôm thứ Bảy:

“Đã đến lúc cải tổ các phương tiện truyền thông để bắt nhịp với cải tổ cơ chế. Mục đích của đại hội được triệu tập đột xuất này là để giúp tạo ra một nền truyền thông mới, hòa nhập với cơ chế mới.”

Ông nói tiếp, chính phủ đã phê duyệt việc chuyển hội nhà văn, nhà phát hành, nhà báo trước đây do nhà nước quản lý sang một tổ chức độc lập, không có sự can thiệp chính trị.

Những người tham gia đại hội hoan nghênh tin này và tỏ hy vọng rồi đây sẽ có một môi trường truyền thông sinh động hơn.

Đại hội củng thảo luận cho một bộ luật báo chí mới.


Posted in Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Hai Tổng Thống Mỹ và Nga trao đổi chuyện gì ở Hán Thành, Nam Triều Tiên

Posted by hoangtran204 trên 26/03/2012

TT Mỹ và TT Nga bàn bạc chuyện bí mật gì đây…Sau buổi họp kéo dài 90 phút, và trước khi tổ chức họp báo tại thủ đô Hán Thành, Nam Triều Tiên, TT Obama và TT Medvedev trao đổi to nhỏ với nhau (và không muốn cho ai nghe).

Tin Hán Thành, Nam Triều Tiên, 26-3-2012. Tại cuối cuộc họp 90 phút với TT Nga Dmitri Medvedev vào ngày thứ Hai 26-3-2012, TT Obama nói rằng ông ta sẽ có nhiều uyển chuyển và linh động hơn để đương đầu với các đề tài đang bàn cải như lá chắn hỏa tiển (ở âu châu), nhưng (ông muốn) Tổng thống Nga sắp sửa lên nhậm chức cần cho ông nhiều khoảng thời gian hơn nữa.

Nhưng cuộc trao đổi thì thầm (nửa công khai nửa bí mật) này đã bị rò rỉ  vì  microphone  đã ghi nhận âm thanh bàn bạc, trong khi đám ký giả bước vào phòng họp báo và nghe được các lời trao đổi này.

Đối thoại trao đổi giữa hai TT Mỹ và  TTNga:

President Obama:  Trong tất cả các đề tài, nhưng đặc biệt là kế hoạch lá chắn hỏa tiển này, chuyện này, chuyện này có khả năng được giải quyết, nhưng điều quan trọng là (Putin) hãy cho tôi thêm khoảng thời gian nữa (vào lúc khác).

_Vâng, tôi hiểu. Tôi hiểu ý của bạn là bàn bạc chuyện ấy vào thời gian khác.

_Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi. Sau bầu cử tôi  (sẽ) có nhiều uyển chuyển du di thoải mái hơn.

_Tôi hiểu. Tôi sẽ nhắn tin này với Vladimir (Putin).

——

SEOUL, South Korea — At the tail end of his 90 minute meeting with Russian President Dmitri Medvedev Monday, President Obama said that he would have “more flexibility” to deal with controversial issues such as missile defense, but incoming Russian President Vladimir Putin needs to give him “space.”

The exchange was picked up by microphones as reporters were let into the room for remarks by the two leaders.

The exchange:

President Obama: On all these issues, but particularly missile defense, this, this can be solved but it’s important for him to give me space.

President Medvedev: Yeah, I understand. I understand your message about space. Space for you…

President Obama: This is my last election. After my election I have more flexibility.

President Medvedev: I understand. I will transmit this information to Vladimir.

When asked to explain what President Obama meant, deputy national security adviser for strategic communications Ben Rhodes told ABC News that there is room for the U.S. and Russia to reach an accommodation, but “there is a lot of rhetoric around this issue — there always is — in both countries.

A senior administration official tells ABC News: “this is a political year in which the Russians just had an election, we’re about to have a presidential and congressional elections — this is not the kind of year in which we’re going to resolve incredibly complicated issue like this. So there’s an advantage to pulling back and letting the technical experts work on this as the president has been saying.”

-Jake Tapper
ABC 3/26/12

source: http://abcnews.go.com/blogs/politics/2012/03/president-obama-asks-medvedev-fo…

Posted in Chinh Tri Hoa Ky, Chinh Tri Nga | Leave a Comment »

Tiếng kêu cứu giữa đêm của phụ nữ, trẻ em và cướp giật khủng bố giữa ban ngày

Posted by hoangtran204 trên 26/03/2012

Tại sao chị Trần Thị Nga bị đối xử như vậy?

Một đoạn phim về cuộc đời Trần Thị Nga (1)

Nhiều người biết tới Trần Thị Nga (mà trong một bản tin, tôi viết nhầm là Trần Thị Thúy Nga, nay xin cải chính) là một biểu tình viên nhiệt tình trong sự kiện Mùa Hè 2011. Nhưng ít người biết đến cuộc đời kỳ lạ, đầy gian truân vất vả nhưng rất phong phú và ý nghĩa của cô.

Năm 2003, cô đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan, bị tai nạn giao thông rất nặng đã tưởng không còn hy vọng sống. Thế rồi cô được đồng bào ta bên ấy và cả người dân Đài Loan giúp đỡ,  đưa đi bệnh viện, quyên góp giúp cô tiền viện phí, được cha Nguyễn Văn Hùng cưu mang, che chở.

Cô tâm sự: “Cha Hùng cùng toàn thể nhân viên Văn Phòng đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi qua kiếp nạn. Từ tâm tình cảm phục tôi bắt đầu học ở cha và nhân viên cách sống, cách làm việc. Đồng thời tôi tìm hiểu luật pháp Đài Loan để mình có thể giúp được chính mình và giúp được những người khác trong cơn hoạn nạn. Đây là 1 trong những cách mà tôi dùng để trả ơn tất cả những ân nhân đã giúp đỡ khi tôi gặp nạn (trong đó có cả người Đài và người Việt)”.

Cảm kích trước những tấm lòng nhân ái ấy, về nước, cô đã tư vấn giúp đỡ nhiều người làm thủ tục sang Đài Loan sao cho nhanh gọn, giúp họ đòi quyền lợi của mình khỏi bị công ty môi giới ăn không. Vì vậy, việc làm của cô đã gây “thiệt hại” cho các công ty môi giới.

Cô còn giúp thân nhân những gia đình không may có người thân bên Đài Loan bị tai nạn, ốm đau, tử vong.

Cô giúp họ bằng tất cả lòng tận tình và vô tư, không hề lấy của ai một xu nào, kể cả chi phí đi lại.

“Chính vì những việc làm giúp người gặp nạn như thế mà công an Việt Nam quy tôi vào tội khủng bố, phá hoại an ninh quốc gia” – cô viết.

Có thể hiểu rằng, sự khủng bố, đe dọa mà cô phải chịu từ phía côn đồ và công an địa phương trong những năm vừa qua không chỉ vì “tội” đi biểu tình mà có nguyên nhân sâu xa hơn.

Tôi xin lần lượt giới thiệu một số bài viết của Trần Thị Nga để bạn đọc hiểu rõ hơn về cô, coi như một đoạn phim về cuộc đời cô.

Một người từng chịu ơn của người khác, làm ơn cho người khác, nay cô bị hoạn nạn, nếu có nhận sự giúp đỡ của người khác âu cũng là lẽ công bằng. Đây là mối quan hệ nhân quả chứ không phải là mối quan hệ qua lại vì có thể cô không trả được ơn người đã giúp cô mà phải là người khác, người được cô giúp đỡ chưa chắc đã giúp lại được cô mà lại là người khác nữa.

Mời các bạn  >>>Đọc Thêm

Nguồn: jbnguyenhuuvinh

Nửa đêm 23/3, nhận được các thông tin kêu cứu của chị Trần Thị Nga, một phụ nữ với đứa con nhỏ mà mình vẫn thường thấy trong một số cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược: “Các anh ơi, nhà em bị rào kín và họ đang dọa giết mẹ con em”. Cả đêm qua, theo dõi trên mạng thấy tình hình của mẹ con nhà này được cập nhật, những thông tin cho thấy những điều không thể nào tin nổi ở một xã hội luôn được xác định là có “nhà nước pháp quyền”. Ở xã hội đó bên cạnh chính quyền, đảng bộ, công an, còn có vô khối các đoàn thể ăn theo và lĩnh lương từ ngân sách nhà nước, tức là từ đồng tiền thuế của nhân dân để tạo nên những bộ máy công kềnh trên lưng người dân như Hội phu nữ, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em… và ở tất cả những cơ quan đó luôn luôn kêu gào rằng: “Vì nhân dân phục vụ”.

Sáng nay, lại một cuộc điện thoại cho biết: Chị Nga đã bị cướp máy ảnh, đánh ngay trước cửa nhà khi tiễn chân một người khách và chính người khách đó cũng bị cướp điện thoại. Việc này diễn ra trước mắt công an. Điện thoại cho một người quen, mấy anh em đều đồng thanh: Chúng ta phải xuống tận nơi để xem những gì đã diễn ra ở đó. Thế là mấy anh em lên đường.

 

 Cướp giật hội đồng giữa ban ngày và kẻ cướp gọi công an phường

Con đường từ Hà Nội đi Phủ lý chỉ mấy chục km nên xe đi cũng chỉ hơn tiếng đồng hồ. Khi chũng tôi đến nhà chị Nga vẫn đóng kín. Bên ngoài lố nhố nhiều bóng những người từ xung quanh các ngôi nhà khác nhìn sang. Phía bên kia đường, chếch lên phía trên là một người mặc sắc phục màu vàng của Cảnh sát giao thông, không đeo biển tên cùng với mấy người đứng ngắm nhìn sang căn nhà chị Nga mà bỏ qua tất cả các hiện tượng vi phạm luật giao thông như chở 3 người, không đội mũ bảo hiểm làm chúng tôi thấy không khí rất lạ. Các phía khác, lố nhố trong những căn nhà là những đám người mà sau này chị Nga cho biết đó là những nơi thường xuyên được dùng để rình núp và theo dõi, khủng bố mẹ con chị.

Một viên Công an đang đi từ đằng xa đi lại. Chúng tôi gọi, chị Nga nhận ra người quen mới mở cửa. Ngay lập tức một đám mặt mũi bặm trợn xông đến kín cửa nhà chị Nga, trong đó có hai viên cảnh sát và nhiều người đội mũ công an.

Chúng tôi vào nhà, căn nhà trống hươ trống hoác, cháu nhỏ con chị Nga thấy đông người, nép ngay vào bên góc cột nhà nhìn ra, ánh mắt ngơ ngác như muốn hỏi điều gì đang xảy ra với mẹ con mình đêm qua đến giờ.

Hai viên công an đến nhà đưa chị Nga giấy mời lên Công an Phường, anh công an lập Biên bản làm việc về việc đưa giấy mời vì theo anh nói là không mang theo liên gốc. Một công an khác cùng vào nhà, chị Nga cho biết đây là anh Cảnh sát khu vực cũ, người đã từng nói với chị Nga sau mỗi lần đưa đơn lên Công an phường sau mỗi đợt bị khủng bố rằng: Việc báo cáo là của chị, còn giải quyết hay không là việc của chúng tôi.

Chị Nga cho biết: Sáng nay, một người khách đến nhà, khi về chị đi ra khỏi nhà tiễn khách, thì một đám rất đông đến tấn công chị cướp cái máy chụp ảnh trên tay. Việc cướp đó diễn ra khá lâu, chừng hơn chục phút trước tất cả mọi người dân phố và đặc biệt là một người mang sắc phục cảnh sát. Đặc biệt chị nhớ rõ ở đó có một người tên Công, công tác ở Phòng An ninh chính trị Công an Hà Nam. Chị nói rằng chị nhớ rõ người này vì đã từng lên Hà Nội bắt cóc chị về thả giữa đường khi chị đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Chị cho biết thêm rằng khi đám người đó cướp máy ảnh của chị, giằng co mãi thì chúng nó kêu nhau “Gọi công an Phường”.

Thực ra, chúng tôi cũng đã nghe nhiều và thấy nhiều cảnh cướp giật kiểu này, nó không lạ ở Hà Nội hoặc một số nơi với một số người được công an chú ý. Ở những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và mới đây khi những giáo dân chúng tôi đi nộp đơn về đến Bờ Hồ, cả đám cảnh sát vây quanh cho một bọn không sắc phục, không một lệnh nào được xông vào cướp máy quay máy ảnh và bắt người. Ngay việc cả đám hơn chục người xông vào cướp máy ảnh của tôi rồi đánh tôi suýt chết ở Đồng Chiêm thì tôi cũng đã nếm trải. Nhưng điều lạ ở đây, là việc đó diễn ra với một phụ nữ, chân yếu, tay mềm.

Đi quanh hàng xóm tìm hiểu thêm, mấy phụ nữ đang đứng với nhau nói chuyện, một chị nói: “Nếu nó có tội tình gì, kể cả là phản động đi nữa, thì cứ bắt đàng hoàng chứ sao lại làm khổ nó như thế, đã mấy năm nay rồi chứ đâu phải hôm nay. Sáng nay khi nhìn thấy chúng nó cướp cái máy ảnh mới ghê làm sao, cả bầy nó xúm vào đánh và cướp của con bé. Sao cả hệ thống nhà nước mà phải để đối xử hèn thế?”. Một người đàn ông đến mua cái đĩa nhạc của nhà bên cạnh rồi ra đi lẩm bẩm “Đ.M nếu nó làm gì không đúng thì bắt bớ đàng hoàng chứ làm cái đ… gì mà như thế”.

Tôi không hiểu những người thi hành công vụ có nghe thấy những lời nói của người dân này khi các vị không có mặt hay không? Những người thi hành công vụ đó có hiểu đằng sau sự im lặng của người dân, người ta nghĩ gì về mình?

Khủng bố triền miên hai mẹ con bằng mọi hình thức

Nghe chuyện về mẹ con chị Nga này đã nhiều, nhưng nếu không đến tận mắt, ít khi tưởng tượng được người ta đã làm gì với hai mẹ con người đàn bà khốn khổ này. Chị nói: “Chiều qua em đi về, hàng xóm nói công an rào lối thoát hiểm nhà mày làm nát hết vườn rau nhà tao rồi”. Chị dẫn chúng tôi ra phía sau, nơi có cánh cửa thoát hiểm, cả hai đầu đã được ai đó dùng sắt giăng ngang và dây thép gai bịt kín. Thậm chí, sáng nay một số người đã leo lên mái nhà chị đột nhập và những người đó có mặt cùng với những người đã khủng bố mẹ con chị thời gian qua khi công an Phường có mặt. Chị còn chỉ rõ cho chúng tôi biết người thanh niên có cái sẹo ở mặt này là người đã từng khủng bố chị nhiều lần và sáng nay leo mái nhà đột nhập. Anh ta cứ nhơn nhơn đứng bên hàng loạt cảnh sát mà không ai ý kiến gì. Mãi đến sau này khi những người mà nhiều người cho là cán bộ an ninh đã đi theo chúng tôi dai dẳng từ khi đến đến khi đi ăn và ra về ngồi chung thầm thì chuyện trò với người này, thì chúng tôi hiểu vì sao anh ta lại tự tin đi khủng bố như vậy.

Đúng là ở đây, xã hội đen và xã hội đỏ lẫn lộn và nhiều khi còn chung tay hành động kiểu này thì người dân không sợ hãi mới là chuyện không bình thường. Hèn chi khi chị Nga bị cướp máy ảnh không ai dám ra can thiệp. Ngay cả khi chúng tôi đang đứng trong nhà chị Nga, một người từ bên kia đường cầm lăm lăm nửa hòn gạch trong tay sang gây sự: “Chúng mày muốn chụp ảnh công an thì sang tận nơi mà chụp, gí vào mặt nó mà chụp nhưng không được chụp nhà tao”. Thì ra, chị Nga cho biết đó là nơi mà những kẻ khủng bố mẹ con chị thường ẩn nấp.

Không chỉ có thế, hàng loạt truyền đơn, tờ rơi được rải xung quanh nhà, trên phố đầy những lời đe dọa sặc mùi xã hội đen. Nào là “Con Nga gái đĩ già mồm, mày lên đây tao sẽ xử bằng luật rừng” hoặc là “Lão Ngàn không dạy được con thì tao giết cả nhà”.

Chị Nga nói với chúng tôi rằng mỗi lần chị ra khỏi nhà, thì một đám người bặm trợn đi theo chị dọa dẫm, đe dọa giết, cướp không rời nửa bước.

Chị Nga cho biết, mỗi lần chị đi vắng về, khi thì cửa bị nhỏ keo 502 làm chết cứng ổ khóa phải nhờ người cắt mới vào nhà được. Có vài lần, người ta đã dùng cả mắm tôm và những thứ bẩn thỉu đổ vào nhà, lại có nhiều lần đang ở trong nhà bị buộc chặt cửa phía ngoài… nhiều lắm. Nhưng đến hôm qua, họ mới cho rào kín đường thoát hiểm nhà chị lại, chưa rõ ý đồ gì đây? Có thể là một vụ “tự thiêu” trong nhà riêng chăng nếu không được tự tử ở đồn công an?

Khi chứng kiến tận mắt những gì đã diễn ra ở đây, chúng tôi mới rùng mình và thán phục người phụ nữ can đảm này. Quả là một “xã hội tươi đẹp ổn định và phồn vinh như” xã hội chúng ta, thì chuyện này có được coi là chuyện lạ?  Tôi không lạ, nhưng không khỏi kinh hoàng.

Điều có lẽ lạ nhất, là người ta đã làm những điều đó, huy động một lực lượng ghê gớm như thế, chỉ để đối phó với một phụ nữ và một đứa trẻ con. Điều đó nói lên cái gì? Ai đang đứng trong ánh sáng và ai đang đứng trong bóng tối?

Công an nhân dân đã làm gì?

Khi người dân bị đe dọa, khủng bố và bất an trong cuộc sống, trách nhiệm của người công an được xác định là “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi”. Thế nhưng khi đám côn đồ hành hung, khủng bố hai mẹ con đàn bà con trẻ này, công an đứng đó cũng như không, trái lại trong đám đó còn phát hiện ra công an mặc thường phục, thì mọi chuyện có còn gì để nói nữa không?

Ngay khi chúng tôi đến nhà chị, một đám người luôn lởn vởn theo dõi chúng tôi liên tục. Chúng tôi rủ nhau đi ăn ở một quán cơm bình dân gần đó, ngay lập tức hai chiếc xe máy chở nhau đi rình. Một chiếc xe máy một người chở một cô gái khá xinh đi rình chúng tôi, chúng tôi đi, họ đi theo, chúng tôi vào nhà, họ vào những hàng xung quanh giả vờ mua hàng hoặc làm gì đó. Khi tôi đi ra ngoài đường, lập tức một hòn gạch bay vèo từ xa đến chỗ tôi rơi trên mặt đường. Người thanh niên chở cô gái này, sau đó về đồn công an Phường ngồi phía trong. Còn phía ngoài, hai chiếc xe máy khác lại tiếp tục theo chúng tôi đến khi về hết địa phận Hà Nam.

Công an nhiều như thế, an ninh lắm thế, nhưng người dân vẫn bất an, vẫn bị khủng bố.

Chiều, đúng hẹn chị Nga lên công an Phường Hai Bà Trưng để đưa đơn khiếu nại, tố cáo về việc bị khủng bố và cướp máy ảnh. Chúng tôi được chị nhờ đi cùng, lý do vì “Em thấy có nhiều người đến đồn công an rồi tự tử, em sợ lắm, vì con em đang còn nhỏ nên em không muốn vào đồn công an tự tử đâu”.

Đến đồn Công an, mấy chiếc xe máy vẫn bám theo sát gót, người mang bộ cảnh phục Cảnh sát giao thông lại không đứng ở vị trí trước nhà chị Nga nữa mà đi theo chúng tôi về phường, đứng đằng xa nhìn lại. Chắc anh sợ chúng tôi không biết đường đi đến công an phường chăng(?). Trong đồn, một đoàn công an đông đúc đổ ra phòng tiếp dân khi chị Nga và chúng tôi đến, phía trong, một số “quần chúng” không mặc cảnh phục cũng đã ngồi ở các phòng phía sau.

Một người mặc bộ đồ gió ra quát lớn: “Chúng tôi mời tất cả ra ngoài, đây là đồn Công an”. Một người hỏi: “Còn anh là ai? Anh cũng là Công an?”. Anh ta đáp: “Tôi là trưởng đồn Công an Phường Hai Bà Trưng, tôi đang chỉ đạo công việc ở dây”. Chúng tôi hỏi lại: “Anh là công an, là Trưởng đồn, vậy trong đồn thì cảnh phục của anh đâu?”. Anh ta bảo: “Tôi là trưởng Công an Phường nhưng không làm ca này”(!). Chúng tôi trả lời:“Nếu anh là công an, đề nghị anh ăn mặc đúng tác phong và điều lệnh công an. Tiền dân trang bị cho anh cảnh phục để đi làm không phải bộ này. Nếu ngoài giờ làm việc của anh, đề nghị anh không tham gia”. Anh ta đành vào trong nhà thay bộ cảnh phục đầy đủ biển tên và quân hàm.

Chị Nga đưa đơn, ông ta cho một đoàn đuổi chúng tôi ra ngoài, chị Nga không chịu, chị nói: “Tôi đã phải thức suốt đêm qua, giờ không đủ tỉnh táo làm việc, và tôi yêu cầu được có người bên cạnh khi làm việc với công an. Nếu không thì để hôm khác”. Thế nhưng yêu cầu đó không được đồng ý. Một viên công an yêu cầu chị không làm việc ở phòng tiếp dân nữa, mà lên tầng 2, chị không chịu. Mọi người đề nghị với công an tiếp nhận đơn của chị Nga và có biện pháp bảo vệ an ninh cho mẹ con chị không bị khủng bố.

Trong khi ông Thanh trưởng đồn ngồi giải quyết, một viên công an tên Hậu còn trẻ đứng chắp tay sau đít lên giọng dọa nạt chị Nga và một thanh niên đang ngồi trên ghế với giọng rất hách dịch. Chúng tôi hỏi: “Anh là công an khi làm việc với dân mà tác phong anh chắp tay sau đít vậy xem có được không?”. Hết sức ngạc nhiên khi anh ta trả lời: “Tôi tác phong như thế đấy, các anh làm gì được tôi”. Đến mức này thi bó tay với công an ở đây.

Cứ mấy phút, công an lại vào hội ý khi có những yêu cầu từ chị Nga và bà con có mặt. Cuối cùng, một người khá nhiều tuổi là Trung tá Nguyễn Đức Hiệp ra tiếp. Ông ta yêu cầu làm việc riêng với chị Nga, chị lại không đồng ý. Ông bảo rằng “chúng tôi phải làm việc để điều tra sự việc khi có đơn trình báo của người dân nên chị phải làm việc với chúng tôi”. Chúng tôi hỏi ông: “Vậy trước tình hình chị Nga bị khủng bố như thế, chị ấy đã có đơn nhiều lần, anh cho biết đã điều tra đến đâu và có biện pháp gì để bảo bảo an ninh cuộc sống công dân?”. Anh ta bảo: “Đơn khi nào? anh nghe một chiều chứ làm gì có đơn nào?”. Chị Nga đáp: “Tôi đã đưa đơn lên đây rất nhiều lần, thậm chí anh Tuấn Anh còn bảo việc chị viết đơn là việc của chị, còn có làm hay không là việc của chúng tôi”. Chúng tôi đáp: “Chị Nga có mặt ở đây, ba mặt một lời nhưng ông bảo vẫn không có, vậy để chấm dứt tình trạng đó, hôm nay anh đã nhận đơn, đề nghị anh xác nhận là đã nhận đơn trình báo của chị Nga”.

Nhưng, chỉ việc xác nhận đã nhận đơn của chị Nga, cuối cùng dùng dằng mãi thì công an Phường vẫn không dám xác nhận buộc chúng tôi phải lập biên bản tại chỗ về việc công an Phường đã nhận đơn nhưng không xác nhận cho chị Nga.

Thực ra, chúng tôi không hi vọng gì lắm vào cách làm việc của công an Phường ở đây, nếu họ thật sự “đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép” và “đối với công việc phải tận tụy” như cái bảng đằng sau ngay trên đầu họ, thì đâu còn cảnh nhà chị Nga như hôm nay.

Thất vọng, chúng tôi ra về, chị Nga theo xe chúng tôi lên Hà Nội lánh nạn.

Những chiếc xe máy lại tiếp tục trò chơi theo đuổi chúng tôi đến cuối Hà Nam.

Trở về Hà Nội, mấy anh em ngồi uống chén nước rồi chia tay nhau, câu nói cuối cùng của một người có tuổi trong đoàn là “Với cách hành động như thế này, thì người dân mà còn lòng tin mới là chuyện lạ”.

Hà Nội, ngày 24/3/2012

———–

Iraqi Woman Beaten to Death in California, Hate Crime Suspected

By Olivia Katrandjian | ABC News


A woman from Iraq who was found beaten, lying in a pool of blood in her in El Cajon, Calif., home next to a note saying “go back to your country,” has died and police are investigating her death as a possible a hate crime.

Shaima Alawadi’s  17-year-old daughter found her unconscious on the dining room floor of her home Wednesday. She was taken to the hospital and put on life support, but she was taken off life around 3 p.m. Saturday.

“Our understanding is that she was beaten and she was hit with some kind of a tool about 8 times in the head. She was knocked on the floor and was found in a pool of blood,” said Hanif Mohebi, the director of the San Diego chapter of the Council on American-Islamic Relations.

Alawadi was a 32-year-old mother of five children, ranging in age from eight to 17.

“A week ago they left a letter saying this is our country not yours you terrorist, and so my mom ignored that thinking it was just kids playing a prank,” Alawadi’s daughter, Fatima Al Himidi, told ABC News affiliate KGTV. “But the day they hit her, they left another note again, and it said the same thing.”

Al Himidi told KGTV the intruders did not steal anything from their home, and the only motive must have been hate.

“A hate crime is one of the possibilities, and we will be looking at that,” Lt. Mark Coit said, according to The Associated Press. “We don’t want to focus on only one issue and miss something else.”

Al Awadi immigrated to the United States from Iraq in the mid-1990s.

There is a large Iraqi population in El Cajon, Mohebi said, and its members often face “discriminatory hate incidents.”

“Our ultimate goal is that whoever did this is brought to justice,” Mohebi said.

source: abcnews

Posted in Công An | Leave a Comment »

Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang

Posted by hoangtran204 trên 25/03/2012

Tin Chủ Nhật 25-3-2012

Nguồn anhbasam

Khánh Hòa

Chiều 24-3, đại tá Hồ Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết:

Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng Biên phòng Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra hành chính, bước đầu xác định 2 tàu Trung Quốc bị phát hiện hoạt động trái phép ở vịnh Nha Trang vào tối 23-3 gồm Cha Le 01 và Cha Le 58, do các ông Zhang Jiang Ming (54 tuổi) và Zeng Wang Yuan (53 tuổi) làm thuyền trưởng.

danluan_00191.jpgTàu Trung Quốc neo trái phép ở Đầm BấyCác thành viên thuyền bộ đều có visa nhập cảnh ViệtNamtheo đường bộ, qua các của khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mộc Bài (Tây Ninh).

Theo các thuyền trưởng khai báo, 2 tàu này đang trên hành trình từ Phú Quốc (Kiên Giang) đi Đà Nẵng. Nhưng họ không có giấy tờ nào chứng minh hoạt động của tàu.

Vụ việc đã được cấp báo UBND và Sở Ngoại vụ tỉnh. Hiện Biên phòng Khánh Hòa đang tiếp tục xác minh để có cơ sở xử lý vi phạm của 2 tàu trên.

danluan_00188.jpg 

Kiểm tra hành chính tàu Trung QuốcTrước đó, tối 23-3, tuần tra khu vực biển Đầm Bấy (đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang), Biên phòng tỉnh Khánh Hòa phát hiện 2 tàu chuyên dụng nạo vét, hút bùn (lớn hơn tàu cá đánh bắt xa bờ cỡ lớn của ngư dân Việt Nam nhiều lần; thuyền bộ 9 người, quốc tịch Trung Quốc) ngang nhiên thả neo bất hợp pháp tại đây, nơi có xóm dân trên đảo Hòn Tre và rất nhiều lồng bè nuôi hải sản của ngư dân ta.

danluan_00188.jpg 

Biên phòng Khánh Hòa tiếp cận tàu Trung QuốcTheo đại tá Truyền, việc 2 tàu Trung Quốc xuất hiện tại vịnh Nha Trang mà không hề xin phép trước là vi phạm luật pháp Việt Nam. Ông cũng cho biết thêm, thuyền viên 2 tàu này khai báo rất “lung tung”. Lúc khai trên hải trình, gặp gió lớn, phải vào vịnh Nha Trang tránh gió. Khi khai bị hỏng máy bất ngờ. Lúc khai họ chỉ là “lính đánh thuê”, biết nghề đi biển, được mướn ra nước ngoài vận hành con tàu mua ở nước ngoài về Trung Quốc….

V.T.

Ghi chú: Báo Tuổi trẻ không (dám?) đăng tin này. Tuy nhiên, cũng có một tin trên báo giấy Tuổi trẻ sáng nay, nếu đọc thì sẽ đoán là cùng đề cập một vụ việc, vì trong tin chỉ nói “tàu nước ngoài” thôi.

A đây rồi! Đọc câu cuối, chợt nghĩ liệu có phải Tuổi trẻ rất thận trọng, chứ không phải … sợ?

danluan_00190.jpgBổ sung, hồi 15h25′ – Các báo đăng tin trên:

– Hai tàu lạ neo đậu trái phép tại Nha Trang (TP). – 2 tàu Trung Quốc đậu trái phép tại vịnh Nha Trang (ĐV). – Tạm giữ hai tàu nước ngoài neo đậu trái phép (TT). – Phát hiện hai tàu Trung Quốc tại vịnh Nha Trang (PLTP).

 Nguồn anhbasam

 

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Thư Giãn cuối tuần

Posted by hoangtran204 trên 25/03/2012

 Nguồn: Laothayboigia.multiply.com/journal

Viết ngắn 58

Mình đi thi Học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh, thấy ông bạn bên cạnh mang cả đống phao, mình hỏi:

– Cậu đéo thấy ngượng à?

– Ngượng thì tao đã đéo làm được tổng bí thư 2 nhiệm kỳ.

Mình ngước lên nhìn mặt bạn ấy, thì ra…

——————————

Nguồn:  laothayboigia  Viết Ngắn

Mừng thọ

Hôm 3 – 2 – 2012, Có ông cụ tổ chức lễ mừng thọ, cờ phướn tưng bừng, kèn trống inh ỏi. Con cháu châu mồm vào hô mừng cụ mừng xuân… rợp trời.

 

Trong số khách đến dự lễ có người hỏi thăm cụ:

 

– Trộm vía, năm nay cụ thọ bao nhiêu ạ?

 

– Cái gì? Nói to to lên, tai độ này nghễnh!

 

– À, năm nay cụ thọ bao nhiêu?

 

– Cả tuổi mụ là 83.

 

– Trí óc cụ vẫn minh mẫn chứ?

 

– Lẫn lắm!

 

– Thế à! Nhưng xem ra răng lợi cụ có vẻ còn chắc nhỉ?

 

– Lung lay rồi, nhưng lúc cần vẫn cắn được.

 

– Thế cụ ăn uống thế nào?

 

– Khỏe.

 

– Sực mà còn khỏe thì chắc phủ tạng vô bệnh?

 

– Đâu! – cụ thều thào – Ung thư tới tận xương rồi. Giang mai, tim la, lậu đủ cả. Còn những chứng như thấp khớp, u nhọt, viêm nhiễm… thì tính không xuể!

 

Khách nghe xong khẽ lẩm bẩm:

 

– Bệnh tật thế thì chết mẹ nó đi, vừa nhẹ thân, mà con cháu cũng đỡ khổ!

 

Cứ tưởng tai cụ nghễnh. Ai dè khách dứt mồm, cụ vùng phắt dậy, chửi:

 

– Thằng phản động nhá! Nói cho mày biết nhá, tao bệnh thì bệnh, lẫn thì lẫn, nhưng dưới sự lãnh đạo của tao, nhân dân vẫn đi hết từ thành công này tới thành công khác, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhá… nhá…!!!

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »