Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Ba, 2011

Bài viết từ 1940, nhưng đúng đến 100% những gì xẩy ra ở VN hiện nay, 2011

Posted by hoangtran204 trên 31/03/2011

Bàn về chế độ toàn trị

Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm ngày sinh nhà triết học lớn của nước Nga: Ivan Alexandrovich Ilyin (28/03/1883-28/03/2011)

Ivan Alexandrovich Ilyin. Ảnh: Wikipedia

Cách đây 30 năm, không ai có thể nghĩ đến việc đưa vào khoa luật học khái niệm “nhà nước toàn trị”: không phải vì rằng ý kiến về một nhà nước như thế chưa từng xuất hiện (nói thế là sai!), mà một chế độ như thế có vẻ như không thể nào khả thi được và không ai dám làm như thế.

Nếu có một kẻ nào đó “bịa” ra nó (thí dụ như nhân vật Sigalev trong tác phẩm “Lũ người Quỉ Ám” của Dostoievsky!) thì mọi người sẽ nói ngay: trên trái đất không làm gì có những kẻ bất lương và ngu xuẩn như thế, không thể có những cơ quan nhà nước khủng khiếp đến như thế, cũng không đào đâu ra phương tiện kĩ thuật để có thể xây dựng nên một cơ chế chính trị bao trùm lên tất cả, thâm nhập vào tất cả và cưỡng bức được tất cả mọi người như thế. Nhưng nay thì chế độ toàn trị đã hiện hữu như là một sự kiện lịch sử và chính trị và chúng ta buộc phải tính đến: người đã có, các cơ quan đang được xây dựng và kĩ thuật cũng đã sẵn sàng.

Chế độ toàn trị là gì? Đấy là chế độ chính trị can thiệp một cách vô giới hạn vào đời sống của các công dân, một chế độ tìm cách quản lí và điều tiết một cách thô bạo toàn bộ hoạt động của tất cả các thần dân của mình.

Từ “totus” trong tiếng Latinh có nghĩa là “toàn bộ”. Nhà nước toàn trị nghĩa là nhà nước bao trùm lên tất cả. Nó xuất phát từ quan niệm rằng sáng kiến cá nhân không những là không cần thiết mà còn có hại, tự do là khái niệm nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Có một chính quyền trung ương: chính quyền này phải biết hết, dự đoán hết, lập kế hoạch hết và chỉ đạo hết.

Sự nhận thức pháp luật (của con người) thông thường xuất phát từ quan điểm: cái gì không cấm thì đều được phép làm, trong khi chế độ toàn trị nhồi sọ vào đầu óc người ta điều ngược lại: tất cả những gì chưa có qui định thì đều bị cấm.

Trong khi nhà nước bình thường bảo: mỗi người đều có lĩnh vực quan tâm riêng, và trong lĩnh vực đó con người ta được tự do (làm gì thì làm), còn nhà nước toàn trị thì lại tuyên bố: chỉ tồn tại quyền lợi của nhà nước, và mỗi người phải có trách nhiệm gắn bó với quyền lợi ấy.

Trong khi nhà nước bình thường cho phép: tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do xây dựng cuộc sống theo ý mình, thì nhà nước toàn trị yêu cầu: suy nghĩ theo qui định, không được theo tôn giáo, phải xây dựng đời sống nội tâm theo chỉ đạo của cấp trên. Nói cách khác: ở đây nhà nước toàn trị quản lí tất cả, và con người thì bị nô dịch về mọi phương diện, sự tự do trở thành tội lỗi và sẽ bị trừng phạt.

Như vậy bản chất của chế độ toàn trị không phải nằm ở hình thức nhà nước (dân chủ, cộng hoà hay độc tài) mà ở khối lượng công việc quản lí: quản lí toàn diện các mặt của đời sống. Nhưng sự quản lí toàn diện như thế chỉ có thể thực hiện được dưới một chính thể chuyên chế nhất quán, dựa trên cơ sở thống nhất về quyền lực, một chính đảng duy nhất, sự độc quyền về sử dụng lao động, tất cả mọi người phải theo dõi và tố cáo lẫn nhau và một chế độ khủng bố tàn bạo. Cách tổ chức quản lí như thế có thể khoác cho bộ máy nhà nước bất kì hình thức nào, đấy có thể là chế độ Xô-viết hay liên bang, cộng hoà hay bất kì hình thức nào khác cũng được. Điều quan trọng không phải là hình thức nhà nước mà là tổ chức quản lí bao trùm lên tất cả, từ một căn phòng trong thị xã cho đến một túp lều ở nông thôn, từ tâm hồn của một cá nhân cho đến một phòng thí nghiệm khoa học, từ ý tưởng bay bổng của một nhạc sĩ cho đến phòng điều trị trong một bệnh viện, một thư viện, một tờ báo, một con thuyền đánh cá cho đến phòng xưng tội trong một nhà thờ.

Như thế có nghĩa là chế độ toàn trị không dựa trên các đạo luật căn bản mà tồn tại trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của đảng. Vì không có luật cho nên chỉ thị của đảng chính là luật. Vì về hình thức các cơ quan nhà nước vẫn còn nên các cơ quan này chỉ là bình phong cho chế độ chuyên chế của đảng mà thôi. Các “công dân” cũng vẫn còn nhưng đấy thực chất chỉ là chủ thể của những nghĩa vụ (không phải là quyền!) và đối tượng của các chỉ thị và nghị quyết của đảng; nói cách khác: cá nhân con người chỉ là những cỗ máy, chỉ là những kẻ truyền bá nỗi sợ hãi và giả vờ trung thành với chế độ. Đây là một chế độ mà trong đó không có chủ thể của pháp luật, không có luật pháp, không có nhà nước pháp quyền. Ở đây nhận thức pháp lí được thay thế bằng các cơ chế tâm lí: đói khát, sợ hãi, đau khổ và nhục mạ, còn lao động sáng tạo được thay bằng lao động cưỡng bách của thời kì chiếm hữu nô lệ.

Vì vậy chế độ toàn trị không phải là chế độ nhà nước mà cũng chẳng phải là chế độ pháp trị. Nó đươc những người duy vật lập ra và tồn tại dựa trên cơ chế phi nhân và nô dịch “thể xác – tâm hồn”; nó dựa trên những mệnh lệnh có tính đe doạ giữa cai ngục và nô lệ, dựa trên những mệnh lệnh tuỳ tiện của cấp trên. Đấy không phải là một nhà nước có công dân, có pháp luật và chính phủ; đấy là một xã hội đã bị thôi miên; đấy là một hiện tượng kinh khủng và chưa từng có trong lịch sử, là một xã hội được cố kết bởi nỗi sợ hãi, bản năng và sự tàn bạo chứ không phải bởi luật pháp, tự do, lương tri, quyền công dân và nhà nước.

Nếu vẫn phải nói về hình thức của tổ chức này thì đấy không phải là pháp trị, cũng chẳng phải là vô pháp mà là chế độ chuyên chế chiếm nô lệ rộng lớn chưa từng có và cũng bao trùm chưa từng có.

Nhà nước pháp quyền đặt cơ sở trên sự công nhận con người cá nhân, một cá nhân có tâm hồn, được tự do và tự chủ về lương tâm và công việc của mình, nghĩa là nhà nước đặt cơ sở trên sự nhận thức pháp lí đúng đắn. Chế độ toàn trị, ngược lại, dựa vào sự đe doạ. Dân chúng bị đe doạ đủ thứ: thất nghiệp, thiếu thốn, chia lìa với người thân, chết chóc, bắt bớ, tù đày, thẩm vấn, lăng mạ, đánh đập, tra tấn, lưu đầy, chết trong trại cải tạo vì đói, rét và lao động khổ sai. Dưới áp lực của những nỗi sợ hãi như thế họ còn bị thôi miên: phục tùng tuyệt đối, thế giới quan duy vật, vô thần, thường xuyên tố giác, sẵn sàng chấp nhận mọi điều dối trá và phi đạo đức, chấp nhận sống trong cảnh đói rét và làm lụng đến kiệt sức.

Hơn thế nữa, họ còn bị thôi miên về nhiệt tình cách mạng và cảm giác về tính ưu việt so với tất cả các dân tộc khác; nói một cách khác: thói tự mãn về sự điên rồ và ảo tưởng về thành công của chính mình. Dưới ảnh hưởng của sự thôi miên mang tính khủng bố như thế họ trở thành những người tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa cộng sản phi tự nhiên, tự cao tự đại và coi thường tất cả những gì không phải là Nga (Xô-viết! Cộng sản!)

Quá trình thôi miên diễn ra đã lâu, hàng chục năm, bao nhiêu thế hế; nó đã làm băng hoại tâm hồn con người; họ không còn biết nguồn gốc của nó, họ không còn hiểu từ đâu ra cái thói kiêu ngạo ấy; một số người trong bọn họ khi ra nước ngoài vẫn còn phiêu lãng trong trạng thái tâm lí toàn trị bệnh hoạn, không tin ai và khinh thường những người di cư trước đây và thỉnh thoảng lại rơi vào những cơn co giật của thói tự mãn. Đấy là hậu quả của ba mươi năm thôi miên, chỉ có thể xoá bỏ một cách từ từ. Đấy là những nét đặc trưng của cái chế độ quái gở và bệnh hoạn đó.

[1]Ivan Alexandrovich Ilyin sinh ngày 28 tháng 3 năm 1883 ở Moskva và mất tại Thuỵ Sĩ vào ngày 21 tháng 12 năm 1954. Ông là một nhà tư tưởng, nhà luật học và chính trị học lớn của nước Nga, là tác giả của hơn 40 đầu sách và 300 bài báo viết bằng tiếng Nga và tiếng Đức. Do những hoạt động chống chính quyền cộng sản, năm 1922 Ilin bị trục xuất khỏi Liên Xô. Trong những năm 1922-1934 ông là giáo sư Viện nghiên cứu Nga ở Berlin, đồng thời là tổng biên tập tạp chí Tiếng chuông Nga (1927-1930). Năm 1938, vì tránh sự đàn áp của Gestapo (cơ quan mật vụ Quốc xã), ông chuyển sang Thuỵ Sĩ và sống ở đó đến năm 1954. Bài báo này được viết vào cuối những năm 40 của thế kỉ trước.

Nguồn: http://www.hronos.km.ru/statii/ilin_total.html

© Phạm Nguyên Trường (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

Posted in Chinh Tri, Đảng CSVN | Leave a Comment »

Cuộc Cách Mạng ở Lybia được quyết định bởi các nước Phương Tây

Posted by hoangtran204 trên 30/03/2011

Bất cứ cuộc cách mạng nào muốn thành công, thì cũng cần có yếu tố nước ngoài. Cuộc cách mạng Nga 1917, cần có Lenin và tiền của Đức; cuộc cách mạng ở Trung Quốc 1949, cần có tiền bạc và súng ống của Nga * và tư tưởng của  Mác-Lê. Miền  Bắc VN thắng miền Nam năm 1975 là nhờ cơ hội Mỹ rút khỏi miền Nam để giao hảo với TQ, và nhờ có tiền, súng ống đạn dược của Trung Quốc và Nga giúp đỡ.  Và ngày nay cuộc cách mạng ở Lybia muốn thành công thì cần có sự quyết định của các nước phương Tây.

Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại Giao Anh William Hague lãnh đạo cuộc họp ở Anh và 40 quốc gia và các học viện đang tìm kiếm cách để chấm dứt cuộc chiến ở Lybia, ngoài mặt là nói để tránh cuộc đổ máu của dân lành vô tội, nhưng thực tế là hơn 12 nước châu âu đang  mong muốn đại tá Gaddhafi phải ra đi, để tái lập lại hòa bình, việc khai thác và xuất cảng dầu hỏa trở lại như cũ, giúp các nước Châu âu có nguồn dầu hỏa nhập cảng từ Lybia được ổn định trở lại, hạ giảm giá dầu, và kinh tế Mỹ được hồi phục nhanh chóng trước khi cuộc vận động bầu cử TT Mỹ bắt đầu vào mùa Hè năm nay.

*Time magazine 24-3-2011

Top diplomats agree that Libya’s Gadhafi must go

Getty Images/Oli Scarff

US Secretary of State Hillary Clinton arrives at Number 10 Downing Street with Foreign Secretary William Hague to meet with British Prime Minister David Cameron.

By DAVID STRINGER, Associated Press David Stringer, Associated Press Tue Mar 29

LONDON – A sweeping array of world powers called forcefully Tuesday for Moammar Gadhafi to step down as Libya’s ruler. Some even hinted at secret talks on Gadhafi’s exit.

U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton and British Foreign Secretary William Hague led the crisis talks in London between 40 countries and institutions, all seeking an endgame aimed at halting the Libyan leader’s bloody onslaught against Libya’s people.

Although the NATO-led airstrikes on Gadhafi’s forces aren’t aimed at toppling him, dozens of nations agreed in the talks that Libya’s future does not include the dictator at the helm.

“Gadhafi has lost the legitimacy to lead, so we believe he must go. We’re working with the international community to try to achieve that outcome,” Clinton told reporters.

As she spoke, U.S. officials announced that American ships and submarines in the Mediterranean had unleashed a barrage of cruise missiles at Libyan missile storage facilities in the Tripoli area late Monday and early Tuesday — the heaviest attack in days.

German Foreign Minister Guido Westerwelle echoed Clinton’s words.

“One thing is quite clear and has to be made very clear to Gadhafi: His time is over. He must go,” Westerwelle said. “We must destroy his illusion that there is a way back to business as usual if he manages to cling to power.”

Both Clinton and the representatives of Libya’s opposition — who held a raft of talks on the margins of the London summit — acknowledged there were few signs that Gadhafi is heeding those demands. There was no immediate comment from Russia, which abstained in the U.N. vote authorizing the airstrikes that began March 19.

“He will have to make a decision,” Clinton said. “And that decision, so far as we’re aware, has not yet been made.”

Diplomats rejected suggestions that Gadhafi could be granted immunity but said work was under way to find a possible sanctuary for him.

Italian Foreign Minister Franco Frattini said negotiations on securing Gadhafi’s exit were being conducted with “absolute discretion” and that there were options on the table that hadn’t yet been formalized.

“What is indispensable is that there be countries that are willing to welcome Gadhafi and his family, obviously to end this situation which otherwise could go on for some time,” he said.

But the Italian diplomat insisted there was no option of immunity for Gadhafi. “We cannot promise him a ‘safe-conduct’ pass,” he stressed.

Libyan Foreign Minister Moussa Kusa visited Tunisia briefly, but there was no word if this was linked to the secret talks.

French Foreign Minister Alain Juppe insisted it was up to the Libyan people to decide the dictator’s fate. “They have to organize the future of their country and to decide what Gadhafi will become,” he said.

Hague said Tuesday’s meeting brought clarity between allies and offered a key opportunity to discuss Libya’s post-Gadhafi future with Libya’s opposition Interim National Council, whose envoy, Mahmoud Jibril, held meetings with Hague, Clinton, British Prime Minister David Cameron and several European foreign ministers.

Guma El-Gamaty, a Libyan opposition official, told reporters in London that Gadhafi must be held accountable for his brutalizing of civilians.

“These crimes must not go unpunished. They should be punished at a fair trial held in a fair court,” El-Gamaty said.

U.N. special envoy Abdelilah al-Khatib, a former Jordanian foreign minister, will be returning to Libya to hold talks with both Gadhafi’s regime and opposition figures. And the U.S. and France are both sending diplomats to the rebel-held Libyan city of Benghazi to bolster ties with opposition leaders.

Those at the summit agreed to form an international contact group of at least a dozen nations and institutions aimed at coordinating political action and liaising with Libya’s opposition. Sweden, while not a member of NATO, said it would send eight fighter jets to help enforce the U.N.-authorized no-fly zone over Libya. Turkey said it also will likely join the group.

Still, the summit left a number of important questions open: Nations didn’t discuss whether or not they should — or legally can — supply weapons to Libya’s rebel fighters. There was also no open discussion of how to lure Gadhafi into exile and Qatar gave few details on its offer to help rebels sell crude oil on the international market.

British diplomats also acknowledged there was no decision about the makeup of the contact group, though its first meeting is expected in Qatar in two weeks.

In Washington, Adm. James Stavridis, the NATO Supreme Allied Commander in Europe, told Congress that officials have seen “flickers” of possible al-Qaida and Hezbollah involvement among the rebel forces.

Some officials attending the London meeting acknowledged they had little knowledge of the opposition figures, including some on the 33-member interim council.

However, Spanish Foreign Minister Trinidad Jimenez discounted the concerns, saying there was little evidence of al-Qaida involvement in the Libyan opposition.

“When the first demonstrations and revolutions started in Tunisia and Egypt there was also speculation about who would join the street demonstrations,” Jimenez said. “The reality was that the vast majority were demanding more democracy, more freedom and more rights. That is the impression we also have in Libya.”

Despite those worries, Clinton and Juppe both hinted that the international community may need to consider offering weapons to the rebels.

“It is our interpretation that (UN Security Council resolution) 1973 amended or overrode the absolute prohibition on arms to anyone in Libya, so that there could be a legitimate transfer of arms if a country should choose to do that,” Clinton said.

Jimenez disagreed, saying the arms embargo applies to all those involved in fighting and suggested that any decision to arm the rebels would require a new U.N. resolution.

Mahmoud Shammam, a spokesman for the Libyan opposition, told reporters in London that, properly equipped, rebels “would finish Gadhafi in a few days.”

“We do not have arms. We ask for the political support more than we are asking for the arms, but if we get both that would be great,” Shammam said.

Qatari Prime Minister Sheikh Hamad Bin Jabr al-Thani said the issue could be addressed later if the aerial campaign falls short of its goal of protecting Libyan civilians.

“We have to evaluate the airstrike after a while to see if it’s effective,” he said. “We are not inviting any military ground (troops) … But we have to evaluate the situation because we cannot let the people suffer for so long. We have to find a way to stop this bloodshed.”

Opening the talks, Cameron told diplomats that Gadhafi was pounding Misrata, the main rebel holdout in the west, with attacks from land and sea, and unleashing snipers to shoot people in the streets. The Libyan leader “has cut off food, water and electricity to starve them into submission,” he said.

“The reason for being here is because the Libyan people cannot reach their future on their own,” Cameron said. “We are all here in one united purpose, that is to help the Libyan people in their hour of need.”

___

Cassandra Vinograd and Bradley Klapper in London, Nicole Winfield in Rome, Louise Nordstrom, in Stockholm, Al Clendenning in Madrid and Colleen Barry, in Milan, contributed to this report

Posted in Chiến Tranh | Leave a Comment »

Những chiếc lồng khác cỡ

Posted by hoangtran204 trên 27/03/2011

tác giả: Tưởng Năng Tiến

Nguồn: Bauxite Việt Nam

đây:

Trong một bài viết trước đây, tôi đã từng kể chuyện người lính già Vũ Cao Quận, sau rất nhiều năm xông pha chiến đấu vị độc lập và tự do cho đất nước, đã phải ngậm ngùi ví von tình cảnh dân tộc như được chuyển từ một cái lồng sắt đen sì sang một cái lồng sơn son thếp vàng nhưng cũng chẳng lấy gì làm sung sướng. Rồi cụ băn khoăn: “Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?” (“Một nền dân chủ nhọc nhằn”. Gửi lại trước khi về cõi. Tiếng quê hương, Hoa Kỳ, 2006, 125).

Chính là từ cái “lồng sơn son thếp vàng” này, ngày 12 tháng 2 năm 2006, bạn Nguyễn An Nguyên, Nghiên cứu sinh ngành kinh tế học Rice University, thành viên nhóm Vietnam Economic Society, có bài viết “Công đoàn – Đình công – Lương tối thiểu: Từ góc nhìn vĩ mô” tường thuật rằng: ”Người công nhân có khi không thấy ánh mặt trời vì vào công xưởng từ 6g30 sáng tới 8-9 giờ khuya. Điều kiện sinh hoạt quá khó khăn bên lề trung tâm kinh tế lớn nhất nước cũng làm cho công nhân dễ coi mình là kẻ bị gạt ra lề” (www.viet-studies.info/kinhte/NANguyen_DinhCong.pdf).

Bị gạt ra đứng bên lề, trong một đất nước mà mình làm chủ và thuộc giai cấp lãnh đạo chắc thấy cũng tủi thân (nên) giới công nhân VN đã gửi đến Đảng và Chính phủ “Nỗi niềm khóc hận thương tâm” của họ:

Thưa quý vị,Đất nước ta là đất nước cộng sản theo chủ thuyết Lênin chuyên chính vô sản, giải phóng cho hai tầng lớp nông dân và công nhân. Nhưng nay ta có đảng lãnh đạo suốt 30 năm mà người dân chúng tôi phải è cổ, cho bọn thương gia bóc lột là sao? […] Bản thân chúng tôi bị vắt cạn kiệt sức lao động, mà […] lấy sạch đất đai của dân, thì buộc chúng tôi phải làm nô lệ. Nhưng chúng tôi không phải làm nô lệ cho một ông chủ, một bản thân, mà phải chia ra làm tôi mọi bị bóc lột từ nhiều phía, nhiều cơ quan”. 

Như tôi, Nguyễn Thị Tuyết, người con gái nhỏ bé 21 tuổi cũng như anh chị em khác, bị những khâu chia chác mồ hôi, sức lao động như sau:

“Tôi ở Kiên Giang đi cùng chúng tôi là bốn chị em khác lên tại Sài Gòn xin vào công ty. Trước khi đi, địa phương đã thu của tôi bốn mươi lăm nghìn đồng (VN$45,000) tiền lao động công ích, tiền an ninh là hai mươi lăm nghìn (VN$25,000). Mức thuế thân này chúng tôi phải đóng trước khi rời khỏi địa phương, như mỗi năm tôi phải đóng hai lần, cộng cả thảy là một trăm năm mươi nghìn đồng, chưa tính tiền xe đi lại hầu hạ mấy ông cán bộ cấp Xã. Vào xin được việc làm, phải mướn phòng trọ mỗi tháng hai trăm năm mươi ngàn đồng (VN$250,000); tiền điện, tiền nước là sáu mươi nghìn đồng (VN$60,000). Như vậy, tính ra tôi phải bắt buộc chi tiêu tối thiểu là bốn trăm sáu mươi nghìn đồng (150,000+250,000+60,000= VN$460,000”.

“Trong khi lương của tôi chỉ được một triệu, là mức lương đã làm được ba (3) tháng, tay nghề tương đối đã rành. Còn mới vào sáu (6) tháng đầu, chỉ có bảy, tám trăm ngàn, tính ra ăn uống và phương tiện đi lại thì không mua nổi áo quần để mặc. Những lúc bệnh nhẹ cũng không có tiền mua vài liều thuốc. Mấy chị em cùng đi với tôi có người thì bỏ về cào tôm, lượm sò. Số còn lại họ không làm nổi vì công việc quá cực. Thức đêm tăng ca không tăng tiền, họ đành vào những quán café ôm, rồi sau đó họ sa vào lưới của xã hội tạo ra, bán rẻ trinh tiết cho những tay có tiền. Ở Việt Nam hiện nay ai là những kẻ có lắm tiền, chỉ có những kẻ quan chức cán bộ mới có nhiều tiền mà thôi. Chính họ dồn ép tuổi thanh xuân chúng tôi vào đường cùng để cướp của người này, đem mua những thứ khác, có phải vậy không Ngài Tổng bí thư?”

“Chúng tôi phân tích không sai, mong ông hãy nghĩ tới người Việt Nam máu đỏ da vàng, không phân biệt Kinh hay Thượng. Cha ông đã nói nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một. Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không?”

“Hiện nay chúng tôi vẫn bám víu vào công việc tại nhà máy bao bì cho ông chủ Đài Loan. Ở đây thật đau lòng, chúng tôi như người bị tù, vì công đoàn là bộ phận an ninh của Đảng và an ninh nội bộ luôn bám sát chúng tôi. Bộ phận công đoàn sẵn sàng lợi dụng những người nhẹ dạ không biết thương nhau trong đám công nhân, để phát triển thành đoàn viên, là cánh tay hậu bị của đảng làm công cụ cho công đoàn, sẵn sàng đàn áp chúng tôi bằng những tờ báo cáo mật hay chỉ trích một khi chúng tôi có sự đòi hỏi chính đáng” (webcache.googleusercontent.com).

Để trả lời cho câu hỏi “Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không?” Nhà nước đã bắt ông Đoàn Huy Chương, a.k.a Nguyễn Tấn Hoành (đại diện công nhân của khu công nghiệp Điện Bàn, Quảng Nam, một trong những người đã ký tên trong bức thư “khóc hận thương tâm” thượng dẫn) và xử phạt đương sự 18 tháng tù giam.

ImageView_4.jpg
Khu nhà trọ nam công nhân gần cổng Khu công nghiệp Tân Tạo. Ảnh: N.B. Nguồn: Tuổi trẻ OnlineNguyễn Tấn Hoành được trả tự do ngày 13 tháng 5 năm 2008. Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Việt Hùng – RFA – ông cho biết:

“Bị cùm cũng có, bị biệt giam cũng có, chế độ dinh dưỡng trong tù thì không có. Đặc biệt hơn họ tôi bị cùm và biệt giam mà họ gọi là cách ly… Tình trạng sức khỏe của tôi hiện giờ rất yếu, trong thời gian tôi ở tù tôi bị những chứng bệnh như bị liệt, đau đầu và bây giờ khó thở. Sức khỏe của tôi rất yếu, đi lại rất khó khăn, không thể làm được việc gì…Họ bắt tôi ký vào Lệnh trả tự do, khi về địa phương làm thủ tục nhập lại hộ khẩu thì họ bắt tôi phải viết một bản cam kết là từ nay về sau không đấu tranh nữa. Nhưng mà tôi nói thẳng với họ là tôi không làm, bởi vì chừng nào mà chính quyền còn đàn áp công nhân chúng tôi thì chúng tôi vẫn đấu tranh”.

Hai năm sau, báo Lao động – số ra ngày 1 tháng 6 năm 2010 – có đăng lại “Lá thư đầy uất nghẹn của một công nhân”:

Kính gửi: Ông Chủ tịch Tổng LĐLĐVNTôi tên: Nguyễn Thị Thắm – Công nhân (CN) kiểm hàng (QC) của Cty TNHH Hansoll Đồng Nai – Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo – Trảng Bom – Đồng Nai. 

CN chúng tôi ở đây có rất nhiều bức xúc mà không biết đi đâu để tìm ra lẽ công bằng. Tôi cũng đã tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội nhưng chưa thấy hồi âm. Sau thời gian tìm địa chỉ, tôi cũng đã suy xét kỹ càng và quyết định viết lá thư này gửi đến ông. Không! Tôi không “kiện” Cty, tôi viết ra tiếng nói của tôi – NLĐ, mong ông bớt chút thời gian để lắng nghe và thấu hiểu tiếng “than ôi” trong lòng chúng tôi. Mong ông đặt mình vào vị trí của tôi – NLĐ để cảm thông cho số phận CN, cương vị Chủ tịch Tổng LĐLĐVN nhận xét xem công dân của nước Việt đang làm việc trong cảnh thế nào.

Trước khi viết ra những bức xúc, tôi có lời xin lỗi trước. Nói một cách chua chát thì Cty lấy “tiền” dán “miệng thiên hạ” để che đậy cho cái gọi là “áp bức, bóc lột sức lao động”. Sự thiếu tri thức và hiểu biết Luật Lao động đã xiềng xích quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Chúng tôi đã phải vất vả lao động, trái lại đồng lương thì ít ỏi mà “luật” thì quá nhiều. Cty yêu cầu CN đi sớm để họp “trước giờ”, nhưng về trễ thì chẳng có thêm đồng nào, làm hành chính nghỉ trưa 1h mà cũng bị “chém đầu, chém đuôi” 20 phút.

Vào giờ là làm đến có chuông mới được rời vị trí đi ăn cơm, trong giờ đi tiểu hoặc uống nước còn bị dòm ngó, chửi bới. Chính tôi đây kiểm hàng một mình một làn, vội đi vệ sinh để trống bàn, chuyên gia người Hàn Quốc (tôi cũng chưa biết tên) la lối ầm lên, chưa được 5 phút tôi đã quay ra và được giội xối xả những câu chửi tiếng Hàn, bực quá tôi cũng nạt lại “đi vệ sinh mà cũng cấm sao” mặc bà ấy muốn nói thêm gì thì nói…

Khi đồng nghiệp, đồng bào vẫn tiếp tục bị chèn ép “chửi bới xối xả” như thế thì Nguyễn Tấn Hoành (tất nhiên) “vẫn tiếp tục đấu tranh” – như chính ông đã hứa. Cái giá của lời hứa trang trọng này, xem ra, hơi mắc!

Ông bị bắt lại lần thứ hai vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, cùng với hai người bạn cùng chí hướng: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (30 tuổi) và Đỗ Thị Minh Hạnh (26 tuổi). Hơn một năm sau, vào ngày 19 tháng 3 năm 2011, RFA đi tin:

Ba người hoạt động cho quyền của người lao động tại Việt Nam bị toà án Việt Nam kết tội phá rối an ninh, y án sơ thẩm. Phiên toà diễn ra từ 8 giờ sáng, thân nhân không được tham dự. Ba bị cáo đều khẳng định vô tội trước toà.Luật sư Đặng Thế Luân thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho ba bị can, cho biết kết quả phiên xử là Quốc Hùng 9 năm tù, Minh Hạnh và Huy Chương [Nguyễn Tấn Hoành] cùng bị án 7 năm tù”. 


Nguồn: Uỷ ban bảo bệ người lao động Việt NamSau khi tiếp xúc với gia đình, và Luật sư của 3 bị cáo, thông tín viên Tường An có bài tường trình, với kết luận như sau:

Một phiên tòa diễn ra nhanh chóng, không có gia đình, không có nhân chứng tham dự. Và tại hãng giầy Mỹ Phong ở Trà Vinh, nơi xảy ra cuộc biểu tình lớn năm 2010, nơi mà ba bị cáo đã bị kết án là cầm đầu cuộc biểu tình này. Không một công nhân nào được tham dự. Theo Luật sư và gia đình, quá trình điều tra của công an cũng như việc xử án có rất nhiều điểm còn khuất tất…

Bản án khắc nghiệt, cũng như “việc xử án có rất nhiều điểm còn khuất tất…” mà Chính quyền cách mạng vừa dành cho ba công dân trẻ tuổi Việt Nam khiến tôi (lại) nhớ đến lời tâm sự của ông Vũ Cao Quận – hồi năm 2006: “Không có tự do dân chủ thì thân phận dân tộc ta chẳng khác lũ chim cảnh được chuyển từ cái lồng sắt đen sì của chế độ thuộc địa sang cái lồng sơn son thiếp vàng lòe loẹt của chủ nghĩa xã hội. Ngạn ngữ có câu ‘cái lồng đẹp không nuôi sống được con chim!’ Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?

Thốt nhiên, tôi muốn gọi điện thoại nói chuyện chơi với ông Vũ Cao Quận vài câu quá nhưng (nghĩ lại) sợ làm bận lòng người lính già – lúc đang đau ốm – nên thôi. Thôi, tôi đành nói thầm cho chính mình nghe vậy:

Nếu cả cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác, cùng cỡ, thì… đỡ (khổ) biết chừng nào. Cái lồng sắt của chế độ thuộc địa tuy (ngó) đen sì nhưng ít nhất thì nó cũng đủ rộng để qúi vị tiền bối cách mạng có thể tha hồ hô hào đình công mà chả ai phải lãnh chịu mấy chục năm tù – như bản án mà Đảng và Nhà Nước vừa dành cho ba công nhân: Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Nguyễn Tấn Hoành”.

TNT

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Võ Thị Hảo – Văn tế Dân Oan

(Cho tôi gửi tặng những người dân Việt Nam đã oan, còn oan hoặc đã chết dưới cường quyền, bạo lực và bất công và vì những lý do ngụy biện).

Võ Thị Hảo

Thương thay

Một ngày

Người ra ngõ

Người xuống đường

Bước dân lành lụm cụm con sâu cái kiến.

Một ngày

Trong vô tội

Người bị đánh đập bỏ mạng nơi công đường

Cổ gãy

Tứ chi liệt rũ

Đớn đau quặn mình tiếng nấc tắt thở

Một ngày chẳng như mọi ngày

Mẹ gần đất xa trời không kịp nhìn con lần cuối

Nhận xác con nơi công đường

Mẹ già đứt ruột.

Mẹ ơi!

Thôi đừng khóc

Nước mắt mẹ đã cạn

Con đâu phải người chết oan đầu tiên trên xứ sở này!

Kìa vợ, kìa con!

Tiếc thương cha

Thì cứ để xác cha nằm trong đá lạnh.

Xác thân ta lời chứng

Những vết chém từ trái tim lựu đạn.

Này mẹ này vợ này con

Hãy khum bàn tay cần lao

Che gió

Nến hắt hiu nhỏ giọt nước mắt trắng

Cha về!

Kìa mẹ!

Lưng còng mẹ úp mặt trên xác con

Mai này mẹ xuống suối vàng được không?

Hồn con quẩn quanh đời đời phố lạnh

Con gái ơi!

Cúng cơm cha ư?

Thôi này con,

Hãy nấu cháo lá đa

Con hãy vung tay ngang trời những trận mưa gạo và muối

Rắc khắp bốn phương trời nước Việt

Còn chưa đủ đâu !

Vì cha không thể ăn một mình

Cha đi nhập dòng hồn oan đông đàn dài lũ

Thiên hạ ơi! Hãy gửi cho những oan hồn chúng tôi mỗi người một hạt muối!

Đồng bào ơi!

Tôi ra đi nguyên lành với tiếng cười

Trở về chỉ còn linh hồn dật dờ đầu ngõ.

Tôi con ma mới

Nhập vào dòng ma oan cũ

Dài như sông.

Đồng loại ơi!

Chúng tôi đã tan nát xác thân

Chúng tôi chết oan bởi người ta, bởi ngàn vạn cớ

Như con sâu cái kiến bị dí nát dưới gót giày

Không một lời kêu van nào không một giọt nước mắt nào không một công lý nào làm mềm nổi những trái tim lựu đạn.

Hồn chúng tôi dật dờ luẩn quẩn cổng công đường.

Đòi mạng.

Kìa, người Việt!

Chúng tôi chết tức tưởi bởi những kẻ bạo ngược

Những kẻ ăn lộc dân để hành hạ giết dân!

Kìa ngẩng lên xem

Nơi nào đục khoét tiệc tùng bán tước mua quan lễ hội tưng bừng trộm cướp

Cuộc hành lễ ma quái của những trái tim lựu đạn

Những tua lưỡi bạch tuộc.

Gục mặt xuống coi

Có thấy chúng ta đông đàn dài lũ

Từ miền xuôi miền ngược đến ngõ hẻm hang cùng

Dân oan đi thành rừng không còn nước mắt để khóc

Tiếng kêu tắc nghẹn cổ họng

Mỗi tiếng nói khạc ra từng ngụm máu

Trăm vạn lời vốc máu ai người đáp lại?!

Kẻ có lương tâm hãi sợ

Báo chí lặng câm với lưỡi hái trên đầu.

Ôi những mặt héo tim héo linh hồn rực rỡ

Những hồn oan những hồn oan hồn oan

Rạch trời tiếng kêu xé ruột!

Biết không? Biết không có biết không?

Hỡi dòng người vô cảm

Rùng rùng đi mê loạn

Đàn kiến khốn khổ quằn quại kiếm ăn

Câm lặng nhìn đồng bào mình chết

Dưới bàn tay bạo tàn

Hỡi ôi!

Này lễ cầu hồn

Ai kia

Người người

Xin đừng vờ ngủ

Đừng giả điếc

Rồi đến lượt mình

Một ngày tức tưởi nhập dòng oan.

Hãy gửi cho chúng tôi đông đàn dài lũ mỗi người một hạt muối

Đốt cháy triệu ngọn lửa

Trên lễ cầu hồn

Lúc rạng đông ./.

V.T.H (Tác giả gửi trực tiếp cho BVN)

Posted in Cong Nhan Viet Nam | Leave a Comment »

Đến Bao Giờ thì Chính Trị ở VN Giống Như ở Nga Hiện Nay

Posted by hoangtran204 trên 25/03/2011

Mời các bạn nghe một bản nhạc với âm điệu mượt mà và thiết tha

 

Nga, một nước hậu cộng sản mà giới công chức, quân đội và công an được chia làm 2 thành phần: 1 thành phần già nua, tham nhũng, học vấn thấp, bảo thủ, thích cai trị đất nước bằng công an; và 1 thành phần trẻ trung hơn, học vấn cao, muốn đất nước Nga điều hành bằng luật pháp, có bầu cử tự do và dân chủ. Tổng thống Medvedev là một luật sư và Thủ Tướng Putin là một cựu điệp viên KGB, cả hai người đại diện cho 2 thành phần nói trên và hiện đang xuất hiện vào các dịp khác nhau để nói lên quan điểm chính trị của họ. Dân chúng  Nga đang quan tâm đến 2 quan điểm đối nghịch của họ và sẽ dồn phiếu cho người nào mà họ thấy là thích hợp vào cuộc chạy đua bầu cử vào chức vụ Tổng Thống. Medvedev và Putin đều biết rõ ràng rằng  lá phiếu bầu cử của người dân Nga vào năm 2012 sẽ quyết định ai sẽ là TT nước  Nga.

” Đây là một bài báo rất có giá trị. Người Ba Lan ở cạnh Nga nên họ theo sát tình hình Nga hơn là báo chí Tây phương. Những nhận xét về sự khác nhau giữa Putin và Medvedev rất chính xác. Khi Putin lên làm tổng thống thì Stalin được đề cao. Nhưng mới đây thì ông Medvedev lại lên án Stalin.

Sự tranh chấp giữ Medvedev và Putin là tranh chấp giừa 2 cách cai trị, Putin thì cai trị theo lối độc tài đảng trị như thời Liên Xô, dựa vào cơ quan an ninh, mật vụ, nói láo và phô trương sức mạnh quân sự. Còn Medvedev thì chủ trương thiết lập chế độ dân chủ, pháp trị, cai trị bằng luật pháp chứ không bằng công an, mật vụ. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là ông Medvedev lại có thể tồn tại trong chính trường lâu như vậy mà lại còn đang lấn sân. Việc ông Medvedev tìm chỗ dựa vào các sĩ quan trẻ trong quân đội và công an là nước cờ rất khôn ngoan. Đây cũng là sự tranh chấp giừa thế hệ mới tại Nga, thế hệ muốn có xã hội cai trị theo luật pháp, và thế hệ cũ thời Liên Xô, cai trị bằng công an và phe đảng ” (Minh Đức)

Medvedev ‘dẫn điểm’ trước Putin

Tác giả Wacław Radziwinowicz viết từ Moscow. Bài viết đăng trên Wyborcza với tựa đề Miedwiediew przed Putinem

Ngày càng nhiều khả năng là Dmitry Medvedev sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga vào năm tới, và khả năng trở lại vị trí này của thủ tướng Vladimir Putin ngày càng ít hơn.

Hôm thứ Hai vừa rồi ở Nga đã xảy ra một chuyện chưa từng có – đó là tranh chấp công khai giữa 2 người đứng đầu nhà nước. Và Medvedev lại là người thắng cuộc.

Tranh chấp xảy ra khi Putin mạnh mẽ lên án quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho phép can thiệp quân sự vào Libya. Ông đã gọi đó là một quyết định sai lầm giống như việc kêu gọi “một cuộc thánh chiến”.

Bằng cách này, thủ tướng Putin đã gián tiếp phê phán đường lối ngoại giao của Tổng thống Nga, người đã đồng tình với chiến dịch can thiệp của LHQ qua việc không dùng quyền phủ quyết – vốn thường được nước Nga sử dụng để chống lại việc dùng sức mạnh quân sự với các thể chế độc tài.

Medvedev đã phản ứng nhanh nhẹn một cách khác thường. Ngay trong cùng ngày thứ Hai, ông đã lên tiếng, việc dùng từ “thánh chiến” là không thể chấp nhận được, nó dễ dẫn tới sự “xung đột giữa các nền văn minh”. Và rằng, Nga không phủ quyết quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ vì cho rằng nó phù hợp với quyền lợi của đất nước.

Bất ngờ với cuộc khẩu chiến này, những phóng viên nước ngoài đưa ra nhận định “đã bắt đầu cuộc chiến giành vị trí quyền lực nhất“. Thêm vào đó, hôm thứ Ba, phát ngôn viên của Putin nói rằng, những lời nhận xét của Thủ tướng về nghị quyết của Liên Hiệp Quốc chỉ là “ý kiến riêng” của ông, rằng quyết định việc này là người đứng đầu nhà nước. Vài giờ sau, chính Putin nói với các phóng viên rằng, chính sách đối ngoại  là do Tổng thống quyết định và ông ấy sẽ tìm ra đường hướng phù hợp nhất cho sự phát triển của đất nước.

Đây  là sự vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lãnh đạo từ 3 năm nay: Đó là luôn thể hiện trước công chúng sự thống nhất tuyệt đối. Dưới góc độ của châu Âu, điều này có vẻ kỳ lạ, nhưng với nước Nga, đó là điều cần thiết. Ở Nga, người ta rất sợ những cuộc tranh cãi công khai giữa các lãnh tụ tối cao bởi dân chúng thường nhầm lẫn giữa con người và bộ máy quyền lực, họ thường bị chia rẽ và dẫn tới những ‘rắc rối’ hoặc sai lầm. Cấp dưới trong trường hợp đó cũng không còn biết phải nghe theo ai.

Do đó, Medvedev và Putin thường công khai khẳng định rằng, họ không hề bị chia rẽ, họ luôn gần gũi nhau, rằng họ thậm chí “giống nhau từ trong máu“. Các cộng sự của họ cũng nói, 2 người là một khối thống nhất, không có bất kỳ sự khác biệt nào. Và họ sẽ tiếp tục như vậy ít nhất là tới cuối năm 2011, khi còn vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống thì người ta sẽ thông báo ai sẽ là người lãnh đạo đất nước.

Nhưng sự khác biệt, không chỉ trong phong cách mà còn trong ý thức hệ, giữa Medvedev và Putin đã lộ ra rõ  rệt. Và cuộc tranh chấp hôm thứ Hai vừa rồi giữa Thủ tướng và Tổng thống là một minh chứng rõ nhất, đó không phải là trường hợp ngẫu nhiên.

Vào tháng Bảy năm 2010, ngay tại Moscow, Medvedev đã nói với các đại diện Ngoại giao Nga trên toàn thế giới rằng, cần “hỗ trợ để thúc đẩy nhân quyền ở mọi nơi trên thế giới“. Vì lợi ích của nền dân chủ Nga phù hợp với các giá trị dân chủ của các quốc gia khác. Điều này đã giải thích lý do tại sao Tổng thống Medvedev lại không phủ quyết nghị quyết về Libya.

Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của Putin từ năm 2000 tới năm 2008, Moscow đã cứng rắn và nhất quán trong việc thực hiện chính sách không can thiệp chống lại các thể chế độc tài. Lý lẽ họ đưa ra để thuyết phục dân Nga là, bất cứ việc sử dụng vũ lực nào nhân danh việc bảo vệ các nguyên tắc dân chủ đều làm tổn hại tới quốc gia đó và mở đầu cho việc chiếm đóng của Mỹ với các quốc gia này để kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.

Do vậy, hôm thứ Hai vừa rồi, nhân sự kiện ở Libya, Putin muốn gửi tới một thông điệp đơn giản rằng, để tránh cho các nạn nhân một số phận bi thảm của cuộc “thánh chiến”, Nga cần phải tăng gấp đôi sản lượng tên lửa chiến lược của mình.

Điều đó cũng cho thấy rõ sự khác biệt trong chương trình tranh cử sắp tới của 2 nhân vật đứng đầu này. Một tuyên ngôn chính trị tương tự dành cho Medvedev, mang tên “Hãy nắm bắt tương lai” đã được đưa ra một tuần trước đây. Dường như thông điệp đó đưa ra mà không có sự đồng ý và và phê duyệt của người đứng đầu nhà nước, nhưng thật khó  tin, bởi vì đó là sản phẩm của Viện nghiên cứu Phát triển đương đại (INSOR) mà Tổng thống là người chủ trì Hội đồng Giám hộ.

Đó là những quy định do các chuyên gia của tổng thống, qua những như cầu thực tế, trong thời kỳ cầm quyền của của ông Putin đã đưa vào. Họ đề nghị khôi phục lại các cuộc bầu cử thống đốc và các thành viên của Hội đồng Liên bang và hội đồng tối cao quốc hội. Họ cho rằng cần thiết phải phân cấp quản lý đất nước, tự do hóa pháp luật, đem lại sự độc lập thực sự cho nền tư pháp. Chỉ có bằng cách này, mới có thể thực hiện hiện đại hóa đất nước một cách đúng đắn và chống tham nhũng – mối đe doạ lớn nhất đối với Nga.

Bản tuyên ngôn chính trị của Putin đã được viết vào mùa thu năm 2010 bởi đạo diễn phim Nikita Mikhalkov. Theo quan điểm của ông, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của chính quyền là bảo vệ nền văn hóa của đất nước chống lại những ảnh hưởng nguy hại của phương Tây. Sẽ là mạo hiểm một cách không cần thiết khi thực hiện những cải cách chính trị; nhất thiết nên duy trì một chính quyền trung ương mạnh.

Medvedev đã dần dần đạt được các mục tiêu quan trọng trước khi cuộc chạy đua bầu cử bắt đầu.

Vũ khí chính trị hiệu quả nhất hiện nay là hệ thống truyền hình Nga, đặc biệt là 2 kênh truyền hình Quốc gia. Đây là những kênh có lượng khán giả lớn cả trong và ngoài nước, thu hút tới 90% người Nga.

Cho tới gần đây, thời lượng phát hình trên các kênh truyền hình này, liên quan tới Putin và Medvede, gần như ngang bằng nhau, thậm chí tính bằng giây. Nhưng gần đây, tổng thống đã đạt được lợi thế nhất định. Hôm chủ nhật, người Nga đã xem Tổng thống phát biểu trong chương trình tin tức trên kênh truyền hình hàng đầu này với thời lượng gần 10 phút mà không thấy mặt mũi Putin đâu. Còn hôm thứ Ba, vẫn trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Medvedev xuất hiện hơn 30 phút, trong khi Thủ tướng Chính phủ chỉ có hơn 4 phút.

Tổng thống cũng tìm cách xuất hiện thường xuyên trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong lực lượng vũ trang – lực lượng giữ ảnh hưởng rất lớn ở Nga. Các sỹ quan trẻ trong bộ máy cảnh sát và quân đội không bao lâu nữa, sẽ nhận được mức lương lớn gấp 3 lần hiện nay và những người lính trong các doanh trại được nhận những khẩu phần ăn tốt hơn nhiều so với năm ngoái.

Medvedev – trái ngược với Putin- cư xử cứng rắn với các tướng lĩnh. Mới đây, ông đã cho về vườn 50 quan chức trong ngành công an. Động thái này đã nhận được sự đồng cảm của lực lượng cán bộ trẻ và những sỹ quan cấp dưới vốn đánh giá thượng cấp của mình như những kẻ yếu kém và tham nhũng.

Một trong những cách mà Medvedev nâng cao vị thế của nước Nga là xóa bỏ hình tượng của Stalin, qua đó giúp cho Nga chính thức đoạn tuyệt với quá khứ cộng sản. Đó là việc thay đổi toàn bộ sách giáo khoa phổ thông, tên của đường phố, các quảng trường, phá bỏ các tượng đài của các sỹ quan Bolshevik, mở tung các kho lưu trữ và xây dựng đài tưởng niệm dành cho các nạn nhân của các cuộc thanh trừng cộng sản.

Vì vậy, ngày nay, nếu bạn hỏi ý kiến của các chuyên gia Nga, ai sẽ là ứng viên ngồi vào chiếc ghế quyền lực Tổng thống vào năm sau, sẽ rất ít người cho rằng, người đó không phải là Medvedev.

Người phụ trách Viện Nghiên cứu Chiến lược Phát triển của Nga (viết tắt là INSOR), Igor Jurgens, tin rằng kịch bản của Medvedev có ít nhất 70% cơ hội thành công. Còn Gleb Pavlovsky, cố vấn của điện Kremlin trong nhiều năm (bao gồm cả trong nhiệm kỳ tổng thống Putin), cho rằng tháng ba năm 2012, người chiếm ưu thế cho chiếc ghế quyền lực ở Nga sẽ chính là người đứng đầu nhà nước hiện nay.

© Mạc Việt Hồng (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

http://www.danchimviet.info/archives/30537

Theo dòng sự kiện:

  1. Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga?
  2. Xử Khodorovsky, Putin cảnh cáo những người muốn cải cách chính trị
  3. Putin “rủa” những kẻ phản bội
  4. Obama, Medvedev và Hamburger
  5. Con gái cựu tổng thống Nga Yeltsil – đối thủ nguy hiểm của Putin
  6. Chân dung Tổng thống mới của nước Nga- ông Dmitri Medvedev

Posted in Chinh Tri Nga | Leave a Comment »

Quan Điểm của các Cường Quốc về Cuộc Chiến ở Lybia

Posted by hoangtran204 trên 20/03/2011

Pháp và Anh đã giữ vai trò chính trong cuộc tấn công vào Lybia để ngăn chặn quân đội của đại tá Gadhafi đang bao vây thành phố Bengzali, nơi mà dân quân nổi dậy đã chiếm đóng từ hơn hai tuần qua. Mỹ chỉ giữ vai trò hổ trợ cuộc chiến. Canada cũng tham gia vào chiến dịch nầy.

TT Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu: Những quốc gia tham dự trận chiến chỉ là để tăng cường và hổ trợ quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm để chấm dứt cuộc tấn công của quân đội của đại tá Gadhafi vào những người dân sự. Pháp muốn lãnh đạo cuộc chiến vào Lybia nhằm lấy lại thanh danh của nước Pháp trong các nước Hồi Giáo, và năm tới sẽ có cuộc bầu cử TT Pháp.

Thủ tướng  Anh thì nói: Cuộc tấn công vào đại tá Gadhafi là hợp pháp và chính đáng bởi vì chúng tôi không thể đứng ngoài trong khi nhà độc tài nầy đang giết những người dân của chính đất nước họ”

TT Mỹ  Barack Obama đang viếng thăm Brazil nói rằng: “Hành động quân sự nầy không phải là sự lựa chọn đầu tiên” của ông ta và lập lại rằng “Mỹ sẽ không gởi lực lượng bộ binh qua Lybia tham chiến. Cuộc tấn công nầy không phải là giải pháp mà Mỹ hay bất cứ quân đội đồng minh nào tìm kiếm. Chúng tôi không thể nào ngồi yên khi mà 1 bạo chúa (đại tá Gadhafi) nói với dân chúng của ông ta rằng: sẽ không tha thứ cho họ (vì họ đã nổi dậy chống lại ông ta).

Nga và Trung Quốc có chân trong Hội Đồng  Bỏa An Liên  Hiệp  Quốc đã từ chối bỏ phiếu (vào thứ Năm tuần trước) dùng giải pháp quân sự can thiệp vào Lybia.

Trung Quốc diễn tả sự hối tiếc về giải pháp quân sự. Và Bộ trưởng  ngoại giao TQ “hy vọng giải pháp quân sự sẽ không dẫn đến sự mất mạng của nhiều thường dân.

—-

*Lyabia có chừng 2% trử lượng dầu và khí đốt của thế giới. Lybia là nước cung cấp dầu hỏa chính yếu cho nhiều nước Âu Châu. Pháp đã từng là khách hàng lớn của Lybia. Các nước Âu châu khác như Anh, Ý, Đan Mạch cũng đều có mua dầu của Lybia.

Cuộc nổi dậy của dân quân cách đâ 3 tuần nhằm chống lại chế độ độc tài đảng trị của đại tá Gadhafi (kéo dài hơn 41 năm qua) đã làm cho giảm bớt việc sản xuất và xuất khẩu dầu lửa sang các nước Âu Châu. Buộc lòng  22 quốc gia trong đó có Anh, Pháp, Canada, Đan Mạch, Ý đều phải can thiệp nhằm chấm dứt cuộc nội chiến với mục đích chính yếu là làm thế nào cho dầu hỏa tiếp tục cung cấp cho âu châu không bị gián đoạn.

Giá dầu thế giới lên cao  trong mấy tuần qua và có lúc vượt quá 100 đô/ 1 thùng dầu thô, vì ai cũng sợ cuộc chiến bùng nổ lớn, sẽ làm giảm bớt nguồn cung cấp dầu.

Trung Quốc muốn thế giới luôn tiếp tục rối ren để họ rãnh tay không bị canh chừng các tham vọng về xâm chiếm Biển Đông và xâm chiếm tài nguyên của các nước Phi Châu; còn  Nga hưởng lợi vì giá dầu tăng cao nếu có chiến tranh bùng nổ. Cả hai nước nầy đã không bỏ phiếu dùng giải pháp quân sự trong cuộc họp Hội Đồng  Bảo An LHQ vào thứ Năm tuần trước.

Thêm vào đó, Trung Quốc đang có dã tâm chiếm trọn vùng  Biển Đông của VN, nên không muốn nhìn thấy nhiều cuộc hành quân chung giữa các lực lượng đồng  minh. TQ luôn miệng nói là: “không nên can thiệp vào nội bộ của Lybia…” là cũng nằm trong kế sách của họ. (Trung Quốc muốn độc quyền chiếm  Biển Đông và giải quyết chuyện Biển  Đông với VN và các quốc gia vùng Đông  Nam Á mà không muốn có sự can thiệp của Mỹ và các nước khác. Nhưng khi ngoại trưởng Clinton thẳng thừng tuyên bố vào năm 2009 và 2010 là chuyện giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phải là 1 vấn đề quốc tế, rồi Mỹ liên tục gởi các tàu chiến thuộc Hạm  Đội 7 vào thăm viếng VN, Nhật và các quốc gia vùng Đông Nam Á,  đã làm cho Trung Quốc rất tức giận).

Mỹ không tham gia vào cuộc chiến Lybia cũng là vì các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ muốn có sẵn một lực lượng trừ bị đề phòng có một cuộc chiến sẽ xẩy ra ở Châu Á, mà Trung Quốc chính  là nước mà quân đội Mỹ luôn canh chừng. Nhật đang đối phó thảm họa với động đất và nhà máy điện nguyên tử, và có thể đây là cơ hội tốt cho TQ tung ra các ý đồ của họ ở vùng  Biển Đông của VN.

Giới chức quân đội Mỹ chỉ hổ trợ bằng không lực và Hải quân mà không muốn đem bộ binh vào Lybia.

(Sự hiện diện của Mỹ ở Afghanistan và Iraq chỉ bởi vì Mỹ muốn mua dầu và nắm được nguồn cung cấp dầu lửa liên tục. Mỹ cần mỗi ngày 20 triệu thùng dầu, và 40% nhập từ các nước ngoài; TQ cần dủng khoảng hơn 7 triệu thùng dầu mỗi ngày; Nhật cần khoảng gần 4 triệu thùng dầu).

Xem thêm ở đây

 

Posted in Chiến Tranh | Leave a Comment »

Chiến Tranh: Các Chiến Đấu Cơ của Pháp Bay trên Thành phố của Lybia

Posted by hoangtran204 trên 19/03/2011

Các Chiến Đấu Cơ của Pháp Bay trên Thành  phố của Lybia Trong Khi Quân Đội của Gadhafi đang Bao Vây Thành Phố nầy

Benghazi, Libya – máy bay chiến đấu Pháp gầm rú trên bầu trời một thành phố đang bị chiếm đóng bởi dân chúng và quân đội nổi dậy, thành phố nầy đang bị bao vây bởi quân của đại tá Moammar Gadhafi vào ngày thứ bảy, sứ mạng đầu tiên của không quân Pháp mở đầu cho một lực lượng quân sự quốc tế nhằm để hỗ trợ cho cuộc nổi dậy cách đây 5 tuần chống lại sự cầm quyền của nhà lãnh đạo của Libya, đại tá Gadhafi.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết sau một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris rằng máy bay Pháp đã nhắm mục tiêu vào lực lượng của ông Gadhafi. 22 nước đã tham gia hội nghị thượng đỉnh hôm thứ bảy “đã đồng ý đưa ra tất cả các phương tiện cần thiết, đặc biệt là quân sự” để làm cho Gadhafi tôn trọng sự giải quyết vào hôm thứ Năm của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đòi hỏi một ngừng bắn, Sarkozy nói.

Gadhafi đã cố gắng tận dụng lợi thế của các khoảng thời gian trì hoãn giữa cuộc họp đưa ra cách giải quyết  của Liên Hợp Quốc (vào hôm thứ 5) và  cuộc họp của các quốc gia về một cuộc hành quân của quốc tế, và rồi ông Gadhafi đã quyết định tấn công vào Benghazi, thành phố lớn thứ hai của Libya và thành lũy lớn đầu tiên của cuộc nổi dậy. Đạn bắn ra làm lung lay các tòa nhà, và các âm thanh của trận chiến đã tiến gần trung tâm thành phố làm nhiều cư dân đang tuyệt vọng. Một bác sĩ cho biết 27 thi thể được đưa đến bệnh viện vào buổi trưa. Đến cuối trong ngày, người ta có thể nghe được tiếng máy bay chiến đấu bay ở nghe trên đầu.

“Máy bay của chúng tôi đang ngăn chặn các cuộc tấn công (của quân đội Gadhafi) vào thành phố” của Benghazi, ông nói, mà không đưa ra chi tiết. Các máy bay Pháp đã sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc tấn công trong những ngày sắp tới đây.

Trong một bức thư ngỏ, Gadafhi cảnh báo: “Các bạn sẽ hối tiếc nếu các bạn dám can thiệp vào nước chúng tôi.”

Đài truyền hình nhà nước cho biết Libya, kể cả phụ nữ và trẻ em, đã có một biểu tình ngồi tại sân bay quốc tế Tripoli, rõ ràng là để ngăn chặn máy bay ném bom. Hình ảnh cho thấy cảnh hàng trăm người đàn ông chủ yếu là thanh niên trên đường băng mang cờ màu xanh lá cây và các biểu ngữ  hỗ trợ Gadhafi.

Ngày Thứ bảy tuần trước, một máy bay bị bắn rơi ở vùng ngoại ô của Benghazi, tỏa ra một đám khói lớn màu đen. Một phóng viên AP đã nhìn thấy chiếc máy bay nầy bốc cháy và rớt xuống và nghe tiếng đạn đại pháo và tiếng súng bắn nhau.

Trước khi máy bay rớt, các nhà báo đã nghe dường như có một cuộc không kích. Những dân-quân nổi dậy đã cổ vũ và reo mừng tại nơi chiếc phi cơ rớt xuống, mặc dù chính phủ bác bỏ một chiếc máy bay đã bị bắn hạ- hoặc đã bác bỏ về bất cứ thị trấn nào đã bị dân quân nổi dậy chiếm vào ngày thứ bảy tuần trước.

Cuộc giao tranh đã kích động người dân Benghazi, các thanh niên trẻ thu các ve chai để làm bom xăng. Một số người dân kéo khung giường và phế liệu kim loại vào các đường phố để làm rào chắn.

Abdel-Hafez, một 49 tuổi, trú Benghazi, cho biết dân quân và binh sĩ chính phủ đã chiến đấu trên một khuôn viên trường đại học ở phía Nam của thành phố, với các xe tăng di chuyển vào trong, tiếp theo là lực lượng bộ binh. Trong trung tâm thành phố,  hỏa lực của xe tăng nghe rất gần và dân quân nổi dậy la hét vang lên.

Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tripoli, phát ngôn viên chính phủ đọc thư của Gadhafi cho Tổng thống Barack Obama và những quốc gia khác đang tham gia vào nỗ lực mang tính quốc tế nầy.

“Libya không phải là đất nước của các bạn. Lybia là đất nước thuộc về người Libya. Giải pháp của Hội đồng Bảo an là không hợp lý,” ông nói trong bức thư gửi cho Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron, và Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon.

Thư gởi cho TT Obama, lãnh đạo Libya có chút hơi hướm hòa giải: “Nếu ông TT nhìn thấy các dân quân phiến loạn (người Mỹ) chiếm các thành phố của Mỹ bằng các lực lượng vũ trang, ông hãy cho tôi biết ông sẽ làm gì.”

Phát ngôn viên Chính phủ Ibrahim Moussa nói rằng phiến quân – chứ không phải là lực lượng của Gadhafi — đã vi phạm lệnh ngưng bắn đã được kêu gọi bởi chính phủ.

“Lực lượng vũ trang của chúng tôi tiếp tục rút lui và ẩn, nhưng các phiến quân tiếp tục pháo kích vào chúng tôi và gây hấn với chúng tôi,” Musa nói với Associated Press.

Trong một tuyên bố chung gởi tới  Gadhafi vào khuya Thứ sáu 18-3-2011, Hoa Kỳ, Anh và Pháp – được hậu thuẫn bởi một số quốc gia Ả Rập – đã kêu gọi ông Gadhafi chấm dứt cuộc tấn công của quân đội vào thành phố Benghazi và rút lui quân đội ra khỏi các thành phố Misrata, Ajdabiya và Zawiya. Liên minh Anh, Pháp, Hoa Kỳ cũng kêu gọi khôi phục điện, nước, dịch vụ khí trong mọi lĩnh vực. Liên minh nầy nói rằng Libya  có thể nhận được viện trợ nhân đạo, HAY “cộng đồng quốc tế sẽ làm cho Gadhafi gánh chịu các hậu quả” bằng hành động quân sự.

Trong thành phố Benghazi, các đám đông tụ tập tại tòa án đó là trụ sở của phiến quân trên thực tế. Khoảng 200 người đã hiện diện trong khu vực nầy, họ đang uống trà và trò chuyện. Một số người đã mang lại một chiếc xe tăng và một khẩu súng chống máy bay được gắn trên xe tăng và họ nói rằng họ đã tịch thu được các thứ nầy vào hôm nay.

Bác sĩ Gebreil Hewadi của Bệnh viện Jalaa và là thành viên của ủy ban y tế của dân quân nổi dậy đã cho biết dân quân nổi dậy đã chết 27 người và đã được đưa đến bệnh viện từ tối thứ Sáu.

Misrata, thành phố lớn thứ ba của Libya và là thành phố cuối cùng nắm giữ bởi quân nổi dậy ở phía tây, đã bị quân đội Gadhafi tấn công sau khi công bố ngừng bắn, theo phiến quân và một bác sĩ ở đó cho biết. Bác sĩ nầy, với điều kiện giấu tên vì sợ trả thù, cho biết các tay súng bắn tỉa của Gadhafi núp trên mái nhà và các lực lượng của Gadhafi đang vào từng nhà để lùng bắt các dân quân nổi dậy.

Bộ trưởng Ngoại giao Koussa Moussa nói rằng các quan chức Libya đã thông báo với Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an rằng chính phủ đã kêu gọi cuộc ngừng bắn và kêu gọi một nhóm các nhà quan sát nước ngoài để xác minh.

“Quốc gia Lybia tôn trọng tất cả các cam kết mà cộng đồng quốc tế đề ra,” ông nói, rồi rời khỏi bục giảng trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi về thành phố Benghazi.

Trước khi có cuộc nổi loạn, Libya đã đi từ một nền kinh tế đầy hứa hẹn với các trữ lượng dầu lửa lớn nhất ở châu Phi để trở thành một quốc gia bất ổn. Các công nhân nước ngoài củng cố ngành công nghiệp dầu hỏa đã bỏ chạy; sản xuất và xuất khẩu chỉ còn một nửa, và tiền tệ của Lybia đang giảm xuống 30 phần trăm chỉ trong vòng hai tuần.

Bộ trưởng dầu, Shukri Ghanem, đã tổ chức một cuộc họp báo kêu gọi các công ty dầu mỏ nước ngoài hãy yêu cầu công nhân trở lại làm việc. Ông nói rằng chính phủ sẽ tôn trọng tất cả các hợp đồng.

“Đây không phải là ý định của chúng tôi để vi phạm các thoả thuận và chúng tôi hy vọng rằng từ một phần của họ, họ sẽ tôn trọng thỏa thuận này và họ sẽ gửi lại lực lượng lao động của họ,” ông nói.

Nước Ý, quốc gia vốn đã từng là nước mua dầu chủ yếu của Libya, đã cung cấp việc sử dụng bảy căn cứ không quân và hải quân đã cho quân đội Hoa Kỳ, NATO và các lực lượng Ý để thi hành các vùng cấm bay trên không phận Libya.

Bộ trưởng Quốc phòng Italia, Ignazio La Russa, cho biết hôm thứ Bảy rằng Ý không chỉ là “cho thuê” các căn cứ của mình cho người khác sử dụng mà còn chuẩn bị để cung cấp “vừa phải, nhưng xác định” các hỗ trợ quân sự.

___

Al-Shalchi phóng viên từ Tripoli, Libya. Các biên tập viên của hãng thông tấn Associated Press Ben Hubbard tại Cairo, Nicole Winfield ở Rome và Jamey Keaten ở Paris đóng góp cho báo cáo này.

 

French jets sweep Libyan city besieged by Gadhafi

BENGHAZI, Libya – French fighter jets soared over a rebel-held city besieged by Moammar Gadhafi’s troops on Saturday, the first mission for an international military force launched in support of the 5-week-old uprising against the Libyan leader’s rule.

French President Nicolas Sarkozy said after an emergency summit in Paris that French jets were already targeting Gadhafi’s forces. The 22 participants in Saturday’s summit “agreed to put in place all the means necessary, in particular military” to make Gadhafi respect a U.N. Security Council resolution Thursday demanding a cease-fire, Sarkozy said.

Gadhafi had tried to take advantage of the time lag betwen the U.N. resolution and the launch of the international operation, making a decisive strike on the Benghazi, Libya’s second-largest city and the first major stronghold of the rebellion. Crashing shells shook buildings, and the sounds of battle drew closer to the city center as its residents despaired. A doctor said 27 bodies were brought to the hospital by midday. By late in the day, warplanes could be heard overhead.

“Our planes are blocking the air attacks on the city” of Benghazi, he said, without elaborating. French planes have been readying for an attack in recent days.

In an open letter, Gadafhi warned: “You will regret it if you dare to intervene in our country.”

Libyan state TV said Libyans, including women and children, were having a sit-in at the Tripoli international airport, apparently to deter bombers. It showed footage of hundreds of mostly young men on the runway carrying green flags and signs in support of Gadhafi.

Earlier Saturday, a plane was shot down over the outskirts of Benghazi, sending up a massive black cloud of smoke. An Associated Press reporter saw the plane go down in flames and heard the sound of artillery and crackling gunfire.

Before the plane went down, journalists heard what appeared to be airstrikes from it. Rebels cheered and celebrated at the crash, though the government denied a plane had gone down — or that any towns were shelled on Saturday.

The fighting galvanized the people of Benghazi, with young men collecting bottles to make gasoline bombs. Some residents dragged bed frames and metal scraps into the streets to make roadblocks.

Abdel-Hafez, a 49-year-old Benghazi resident, said rebels and government soldiers were fighting on a university campus on the south side of the city, with government tanks moving in, followed by ground troops. In the city center, tank fire drew closer and rebel shouts rang out.

At a news conference in the capital, Tripoli, the government spokesman read letters from Gadhafi to President Barack Obama and others involved in the international effort.

“Libya is not yours. Libya is for the Libyans. The Security Council resolution is invalid,” he said in the letter to Sarkozy, British Prime Minister David Cameron, and U.N. Secretary-General Ban Ki-Moon.

To Obama, the Libyan leader was slightly more conciliatory: “If you had found them taking over American cities with armed force, tell me what you would do.”

Government spokesman Moussa Ibrahim said the rebels — and not Gadhafi’s forces — broke a cease-fire called by the government.

“Our armed forces continue to retreat and hide, but the rebels keep shelling us and provoking us,” Musa told The Associated Press.

In a joint statement to Gadhafi late Friday, the United States, Britain and France — backed by unspecified Arab countries — called on Gadhafi to end his troops’ advance toward Benghazi and pull them out of the cities of Misrata, Ajdabiya and Zawiya. It also called for the restoration of water, electricity and gas services in all areas. It said Libyans must be able to receive humanitarian aid or the “international community will make him suffer the consequences” with military action.

In Benghazi, crowds gathered at the courthouse that is the de facto rebel headquarters. About 200 people were in the area, drinking tea and talking. Some brought a tank and a mounted anti-aircraft gun they said they had captured today.

Dr. Gebreil Hewadi of the Jalaa Hospital and a member of the rebel health committee said that 27 dead had been taken to the hospital since Friday night.

Misrata, Libya’s third-largest city and the last held by rebels in the west, came under sustained assault well after the cease-fire announcement, according to rebels and a doctor there. The doctor, who spoke on condition of anonymity because he feared reprisals, said Gadhafi’s snipers were on rooftops and his forces were searching homes for rebels.

Foreign Minister Moussa Koussa said that Libyan officials had informed the U.N. and the Security Council that the government was holding to the cease-fire and called for a team of foreign observers to verify that.

“The nation is respecting all the commitments put on it by the international community,” he said, leaving the podium before answering any questions about Benghazi.

In the course of the rebellion, Libya has gone from a once-promising economy with the largest proven oil reserves in Africa to a country in turmoil. The foreign workers that underpinned the oil industry have fled; production and exports have all but ground to a halt; and its currency is down 30 percent in just two weeks.

The oil minister, Shukri Ghanem, held a news conference calling on foreign oil companies to send back their workers. He said the government would honor all its contracts.

“It is not our intention to violate any of these agreements and we hope that from their part they will honor this agreement and they will send back their workforces,” he said.

Italy, which had been the main buyer for Libyan oil, offered the use of seven air and navy bases already housing U.S., NATO and Italian forces to enforce the no-fly zone over Libya.

Italy’s defense minister, Ignazio La Russa, said Saturday that Italy wasn’t just “renting out” its bases for others to use but was prepared to offer “moderate but determined” military support.

___

Al-Shalchi reporter from Tripoli, Libya. Associated Press writers Ben Hubbard in Cairo; Nicole Winfield in Rome and Jamey Keaten in Paris contributed to this report.

Posted in Chiến Tranh | Leave a Comment »

Đại Vệ Chí Dị: Đạo làm quan ở ta chỉ cần chữ CẤM và BÁN

Posted by hoangtran204 trên 19/03/2011

Người Buôn Gió

Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 66, mùa xuân năm Tân Mão.

Thiên hạ thái bình, dân tình no ấm, hoan ca khắp nơi.

Nhờ ơn đức triều đình thấm nhuần bốn cõi, khắp nơi đều phẳng lặng.

Ngân khố đầy ắp, trù phú thật là một nước cường thịnh đang đi lên, vị thế bang giao lớn mạnh. Thật là mấy mươi mươi năm chưa lúc nào nước Vệ oai hùng thực sự đến vậy.

Bấy giờ nhân lúc thiên hạ thái bình, các quan trong triều nhàn tản mới mở tiệc trong cung luận đàm cách trong coi việc nước. Nước Vệ thường hay có lệ luận đàm, trước là đúc kết kinh nghiệm, sau là vạch ra đường lối, thể thức để cứ thế mà làm.

Bạo là tể tướng, quyền to như Chúa ngày xưa, làm chủ cuộc luận đàm. Bạo tự đắc lắm, dù sao bao nhiêu năm qua nước Vệ có được ngày nay phồn thịnh, ấm no đều một tay Bạo quyết cả. Các quan tán tụng mãi về tài năng của Bạo.

Các quan bàn nhau đạo làm quan, cai trị, sách lược nào là nhân, trí, dũng, tín tràng giang đại hải một hồi. Bạo nghe tủm tỉm cươi, đợi khị các quan bàn chán chê Bạo mới nói:

Nực cười, đạo làm quan nước Vệ chỉ có đúng một từ mà thôi, lấy đâu ra nhiều thế.

Các quan xúm lại quanh Bạo, mong mỏi nghe lời hay. Bạo nói:

Nước Vệ này sở dĩ có được thái bình, ấm no, phẳng lặng tất đều nhờ vào chữ Cấm mà thôi.

Các quan nghe Bạo nói xong, nhìn nhau giây lát rồi ai nấy đều gật gù khen phải. Quan tuyên huấn nói rằng:

Tể tướng tuy học hành không nhiều, nhưng ý chí đúc kết cả tinh hoa ngàn cuốn sách, đạo trị nước quả là trong đúng một chữ Cấm mà thôi. Ví như bộ ta quản lý, cấm không cho nói chuyện đói rét, thất nghiệp, giặc giã. Không được nói thì sẽ là không có chuyện đó, mà không có chuyện đó thì tất nhiên sẽ chỉ còn có chuyện no ấm, thái bình, thịnh trị…

Quan thương mại khoái trá cười:

Thật là tuyệt diệu, như chỗ chúng tôi, cái gì khan hiếm, đắt đỏ khỏi cần phải nghĩ cách tăng cường, bổ sung mà chỉ cấm là xong hết. Thiên hạ có vàng, triều đình thiếu thốn, giá vàng cao ngất, tiền triều đình mất giá. Chỉ cấm tư thương buôn bán vàng là xong, bắt được tịch thu, giá vàng giảm đột ngột, nay đây sắp tới bộ tôi sắp dâng sớ xin triều đình cấm thêm một số thứ nữa. Có gì xin các ngài đồng lòng duyệt giúp.

Quan bộ hình nói:

Nước nhà yên ổn cũng là do các quan hành pháp biết khéo dùng chữ cấm, ví dụ bọn dân khiếu kiếu đông thì chúng cấm chúng tụ tập. Cấm đứng đơn nhiều người, bẻ chúng nó ra riêng rẽ từng thằng thì làm sao mà đất nước không yên lành, phẳng lặng.

Các quan lao xao, quan giao thông cấm đường, quan dân số cấm đẻ, quan nào cũng ráo riết khoe mình cấm nhiều, cấm triệt để. Bạo ngồi trên ghế Chúa nói:

Các quan một lòng như vậy, nước Vệ này dẫu có sụp đất, đổ trời, thiên tai, mất mùa, đói kém đến đâu đi nữa thì vẫn là thái bình, ấm no, hạnh phúc. Khắp nơi nơi hoan ca, vui vẻ.

Bạo rời triều, các quan lục tục kéo về, sân điện thưa thớt người. Hai tên lính hầu nói chuyện, một tên bên hữu nói:

Ban nãy tể tướng nói có một chữ Cấm, theo tôi còn thiếu chữ nữa. Chắc ngài không muốn nói ra.

Tên lính bên tả hỏi:

Có phải đó là chữ Bán phải không?

Tên kia gật đầu, tên bên tả bảo:

Thì vua quan nước Vệ này cả đời quan nghiệp chỉ làm hai điều là Cấm và Bán mà thôi. Cấm người ta mọi thứ, còn mình thì bán đủ thứ để vơ vét.

Tên bên hữu nói:

Cấm thì bàn cho nhau được, những bán phải giữ riêng cho mình, kẻo thi nhau bán thì mình bán không kịp.

Cả hai tên cười ngặt nghẽo, lát sau tên bên tả thì thầm:

Giờ mà ghép cả hai lại thành Cấm Bán nhỉ?

Tên bên hữu nói:

Ông dở mồm, cấm bán thì triều đình ta sao mà tồn tại được.

 

————

Đảng CSVN hay lừa phỉnh người dân. Từ 1954-1975, miến Bắc luôn tuyên truyền rằng dân chúng miền Nam bị “Mỹ, Ngụy” kềm kẹp, cần phải giải phóng. Trong suốt 20 năm đánh nhau với miền  Nam, rất nhiều người bị bắt buộc cầm súng và cũng rất nhiều người tin theo sự tuyên truyền đi vào giải phóng miền Nam. Đa số thanh niên mang súng đi vào chiến trường miền  Nam đều chết trong rừng sâu núi thẳm ở Trường Sơn, chết trong các vùng đồng ruộng ở miền Trung, miền Nam, chết đói và chết bệnh. Vì sự thiệt hại nhân mạng của miền  Bắc quá cao, nên đảng không bao giờ công khai tuyên bố tài liệu nói về sự tổn thất nhân mạng trong chiến tranh Việt  Nam. Khi chiến tranh VN kết thúc, các sử gia nước ngoài đến hỏi để tổng kết cuộc chiến, Bộ quốc  Phòng ở Hà Nội không đưa ra chi tiết mà chỉ cho biết tóm tắt là: miền Bắc tử vong hơn 3 triệu bộ đội!

Đa số bộ đội miền Bắc chết vì bom, chết dọc theo dường mòn Hồ Chí Minh chạy theo núi Trường  Sơn. 99% các lãnh tụ của đáng đều sống trong yên lành ở hậu phương Hà Nội, còn các cấp chỉ huy quân đội từ cấp bậc trung tá, thương tá trở lên đều rất hiếm khi chết vì đánh nhau, vì họ luôn ở cách xa chiến trường 30-40 km.  Họ luôn ở phía sau và điều bộ đội đi vào chiến trường để đánh theo chiến thuật biển người; cứ xông lên, chết lớp nầy thì lớp khác cứ xông lên tấn công. Bất chấp thiệt hại về nhân mạng.

Lừa được dân miền  Bắc chết thay cho đảng, và đảng lên ngôi cai trị. Nhưng vì bất tài, suốt hơn 35 năm không đủ khả năng điều hành và vạch ra một chính sách kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh, đảng chỉ biết bán tài nguyên khoáng sản dầu hỏa, than đá, và cho thuê đất đai.

Gậy ông đập lưng ông. Nay đảng cũng bị tụi tư bản đánh lừa một cách ngọt ngào bằng những lời hứa hẹn đầu tư. Bất cứ một Việt kiều hoặc một người ngoại quốc nào có đầu óc tỉnh táo, có hiểu biết chút đỉnh về xây dựng, kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng, hiểu biết về kinh tế tài chánh hẳn phải bật cười cho sự cả tin của đảng CSVN và giới cầm quyền hiện nay về những dự án hoang tưởng, sản phẩm của trí tưởng tượng của những tay không có tiền, chuyên đi làm quãng cáo, môi giới cho một tập đoàn đầu tư nào đó. Tin theo những đứa này thì chẳng khác gì ăn bánh vẽ, hay nằm chờ sung rụng.

Bất cứ công ty tư bản nào dám bỏ vốn ra 250 tỉ, thì việc xây dựng phải tốn ít nhất 10-15 năm sau mới hoàn tất. Và trong thời gian nầy, nó lấy gì để sống?

Cứ coi như việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tính toán từ năm 1995, bắt tay làm 1998, mà đến 6/2010 mới xong. Mất 13-15 năm, mà hiện nay vẫn còn trục trặc hoài. (Tháng 3/2011 sẽ nghĩ 2 tuần, và tháng 6 năm nay, nhà máy lọc dầu  sẽ “nghĩ hè 2 tháng” để bảo dưỡng tốn 25 triệu đô)

Thậm chí, chỉ tính 5 năm qua, với số vốn đi mượn là 3 tỉ đô la, tiền lời 6% thì nhà máy nầy phải đóng tiền lời 15 triệu đô la/ tháng (180 triệu đô la/ năm). Chưa tính phải trả lương hàng tháng cho 3000 người đang làm việc hàng ngày.

Người bỏ vốn ra đầu tư  thường tính bao nhiệu năm thì thu hồi vốn và bắt đầu có lời.

Cũng như nhà đầu tư chứng khoán, người mua công khố phiếu, (người đi mượn tiền)…thường dùng một trong 2 cách  sau đây để tính toán bao nhiêu năm tiền đầu tư của họ tăng gấp đôi:

rule 72   và future value

Rule 72 đại khái là nếu mua 10 đồng cổ phiếu đầu tư, nếu tiền lời hàng năm là 8%, (lấy 72/8) sẽ mất 9 năm để cho 10 đồng trở thành 20 đồng.

 

Phú Yên: Đề nghị Chính phủ cho dừng siêu dự

án 250 tỉ USD

SGTT.VN – Ngày 24.2, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đình Cự cho biết: Tỉnh ủy Phú Yên đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị cho dừng dự án của tập đoàn Sama Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – UAE).

 

Phối cảnh dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa, vốn đầu tư hơn 11 tỉ USD, đến nay chủ đầu tư chưa đóng tiền ký quỹ! Ảnh: TL internet

Theo ông Cự, tập đoàn Sama Dubai chịu thiệt hại do suy thoái kinh tế nên nhiều năm không triển khai dự án.

Dự án mà Sama Dubai đăng ký đầu tư tại tại Phú Yên là một siêu dự án, gọi là đặc khu kinh tế (ĐKKT) với tổng vốn đầu tư 250 tỉ USD và có khả năng lên tới 500 tỉ USD. Quy mô của dự án lên đến 300.000 ha (3.000 km2), tương đương 60% diện tích toàn tỉnh Phú Yên, bao gồm hầu hết vùng đất khu vực phía Tây và phía Bắc tỉnh Phú Yên thuộc địa bàn các huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu, huyện Đồng Xuân và khu vực cao nguyên Vân Hòa, thuộc huyện miền núi Sơn Hoà, giáp với tỉnh Bình Định. Trong khu vực này có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

Nếu được thực hiện, ĐKKT này sẽ là một “siêu đô thị” với thời gian thuê lên đến… 210 năm.

Trong nội dung dự thảo bản ghi nhớ giữa 2 bên soạn thảo sơ bộ ngày 25.6.2008, có nhiều nội dung đáng chú ý như: ĐKKT có các quyền tự quản lý ở mức độ cao đối với môi trường kinh doanh, thiết lập một hệ thống quản lý, pháp lý, tư pháp theo tiêu chuẩn quốc tế. Vùng đất thuộc ĐKKT được dựng hàng rào để ngăn cách với phần còn lại của Việt Nam cho các mục đích kiểm soát biên giới (có thể bắt đầu ngay sau khi thoả thuận hợp tác có hiệu lực).

Ngoài ra, thỏa thuận còn có nhiều điều khoản quan trong khác; trong đó có việc người Việt Nam không được đăng ký cư trú trong khu vực dự án.

Bước đầu của dự án, UBND tỉnh Phú Yên đã trao giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án con trong tổng thể dự án là khu du lịch gành Đá Dĩa, nâng cấp sân bay Tuy Hoà lên cấp 4C và xây tuyến đường cao tốc từ sân bay Tuy Hoà tới khu du lịch gành Đá Dĩa.

Đến nay, tập đoàn Sama Dubai chưa triển khai đầu tư gì đối với dự án này.

* Ngoài ra, về siêu dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa có vốn đăng ký đầu tư hơn 11 tỉ USD, ông Phạm Đình Cự cho biết: chủ đầu tư tiếp tục đề nghị được gia hạn thời gian đầu tư; UBND tỉnh Phú Yên đang xem xét các yếu tố, trong thời gian tới nếu chủ đầu tư vẫn không ký quỹ đầu tư, UBND tỉnh sẽ rút giấy phép đầu tư.

Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa là dự án do tập đoàn Galileo Invesment Group, Inc. (Mỹ) đăng ký đầu tư từ năm 2007 với diện tích 7.656 ha và tổng vốn đầu tư là 11,4 tỉ USD. Nếu ký quỹ đầu tư, Galileo sẽ phải nộp 1,68 tỉ USD. Tuy nhiên, sau 3 lần gia hạn, tập đoàn này vẫn không ký quỹ đầu tư theo quy định.

Theo nhiều chuyên gia, Phú Yên là tỉnh chuyên chạy theo những dự án “siêu tưởng”.

Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Giải Trí | Leave a Comment »

Nợ Việt Nam đã thật sự lên đến hơn 54% Tổng sản lượng quốc gia năm 2009

Posted by hoangtran204 trên 13/03/2011

Cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước

Vũ Thành Tự Anh

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.

Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1/11/2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỷ đồng, tương đương với 49% GDP.  (813.435 tỉ đồng VN = 41 tỉ đô la Mỹ)

Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.

(86.000 tỷ đồng VN = 4,3 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, đến năm 2009,  nợ của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là 45,3 tỷ đô la Mỹ)

Rõ ràng là nợ của cả DNNN và Chính phủ đều tăng rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, trong đó mức tăng nợ của khu vực DNNN thật sự đáng lo ngại.

Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế. Đây là bằng chứng cho thấy các DNNN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình hỗ trợ lãi suất và kích cầu của Chính phủ năm 2009.

Việc nợ của DNNN và nợ của Chính phủ đang ở mức khá cao, đồng thời tăng rất nhanh đòi hỏi phải sớm có những biện pháp quản lý nợ công hiệu quả.

85530_91.jpg
Nội dung quan trọng nhất trong quản lý nợ công là quản lý rủi ro. Đầu tiên là rủi ro thị trường – chủ yếu liên quan đến sự thăng giáng thất thường của thị trường. Với viễn cảnh phục hồi đầy bất trắc, cộng thêm sự lan tỏa khủng hoảng nợ trên thế giới, thị trường có thể không mặn mà với trái phiếu chính phủ, đặc biệt là đối với những quốc gia có mức tín nhiệm tín dụng thấp và triển vọng tiêu cực. Phương pháp chủ yếu để hạn chế rủi ro thị trường là đảm bảo sự linh hoạt về thời điểm, cấu trúc, và các điều khoản của việc phát hành nợ.Thứ hai là rủi ro lãi suất. Rủi ro này chủ yếu xảy ra đối với các khoản nợ có lãi suất thả nổi hoặc không được phòng vệ. Vì tỷ lệ nợ chính phủ với lãi suất thả nổi của Việt Nam còn thấp nên rủi ro lãi suất không phải là điều lo ngại trước mắt. Tuy nhiên, vì Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình nên tỷ trọng các khoản vay thương mại sẽ tăng. Vì lãi suất thương mại thường cao và biến động mạnh hơn lãi suất ưu đãi nên trước khi phát hành nợ, Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ ngày càng phải cân nhắc nhiều hơn tới rủi ro lãi suất.

Thứ ba là rủi ro về dòng tiền. Cho đến nay, nợ ngắn hạn chiếm chưa tới 15% trong tổng nợ chính phủ của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ đang tăng lên sẽ đòi hỏi Bộ Tài chính phải hết sức thận trọng trong hoạt động quản lý nợ của mình.

Thứ tư là rủi ro về tỷ giá. Hiện nay khoảng một phần ba nợ chính phủ của Việt Nam là bằng đồng yen, vì vậy nếu đồng yen vẫn tiếp tục xu thế lên giá như hiện nay thì gánh nặng nợ nần cũng gia tăng theo. Tương tự như vậy, với sức ép của Mỹ và EU, xu thế đồng nhân dân tệ tăng giá là khó tránh khỏi.

Trong khi đó, tín dụng thương mại bằng nhân dân tệ, đặc biệt là trong các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng. Chính phủ cũng như doanh nghiệp vì vậy cần rất thận trọng khi đi vay bằng nhân dân tệ.

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất có lẽ nằm ở hoạt động… quản lý rủi ro nợ công! Cho đến nay, từ Bộ Tài chính cho đến các DNNN đều chưa coi trọng đúng mức việc phân tích, đánh giá, và có biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro khi phát hành nợ.

Cần lưu ý rằng vì nợ của DNNN và nợ của Chính phủ có tính chất và cấu trúc khác nhau nên cần có những biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Tuy nhiên, dù nợ ở cấp độ nào thì cũng phải tuân thủ một số nguyên lý cơ bản: không nên chấp nhận rủi ro khi không có biện pháp hữu hiệu để thấu hiểu và quản lý nó; không nên chấp nhận một mức độ rủi ro vượt quá một ngưỡng an toàn; và không nên chấp nhận rủi ro nếu không có một sự đền bù thỏa đáng.

Khi bỏ qua những nguyên lý hết sức giản dị nhưng cơ bản này, một doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí mất khả năng trả nợ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác cũng như toàn bộ nền kinh tế. Trường hợp Vinashin mới đây là một ví dụ điển hình. Tương tự như vậy, một nền kinh tế cần có chiến lược quản lý rủi ro nợ tốt để tránh đưa đất nước rơi vào gánh nặng nợ nần.

___________________________________

(*) Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright

http://danluan.org/node/8129

—–

Việt Nam xếp thứ 9 trong danh sách 18 quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới

Bất ổn chính trị ở Trung Đông đang làm thay đổi khẩu vị của các nhà đầu tư, buộc họ tăng cường nghiên cứu và mua bảo hiểm tại các quốc gia có mức độ rủi ro lớn.

Khảo sát mới nhất của Business Insider dựa trên dữ liệu lấy từ hãng CMA Datavision và Bloomberg, cho thấy các nước châu Âu vẫn còn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ bày tỏ rất ít sự tin tưởng vào việc lãnh đạo các nước Eurozone sẽ tìm ra được giải pháp ổn định tình hình cho khu vực.

Trong khi châu Âu và Trung Đông đang là tâm điểm chú ý tại thời điểm này, thì một vài nguy cơ vẫn còn hiện hữu ở các quốc gia khác, bao gồm cả các đại gia vùng Nam Mỹ.

Các quốc gia trong danh sách này được sắp xếp theo phí đảm bảo cho các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap – CDS). CDS là một dạng chứng khoán phái sinh, tương tự với một hợp đồng bảo hiểm. Khi tham gia vào CDS, người mua CDS trả cho người bán một khoản phí để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Thị trường giao dịch CDS dựa trên những gói quy chuẩn là 10 triệu USD cho một hợp đồng.

18. Tây Ban Nha

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 245,91 (điểm)

Sự việc gần đây nhất: Tây Ban Nha tiếp tục là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và hiện đang trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

17. Bungary

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 248,28

Sự việc gần đây nhất: Bungary vừa phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong một cuộc chiến nhằm chống lại thâm hụt tài chính.

16. Iceland

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 254,46

Sự việc gần đây nhất: Iceland vẫn còn đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng.

15. Lithuania

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 260,00

Sự việc gần đây nhất: Sau sự suy thoái tồi tệ trong cuộc khủng hoảng tài chính, Lithuania đã bắt đầu tăng trưởng trở lại với tốc độ 4,8% trong quý 4/2010.

14. Rumani

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 285,00

Sự việc gần đây nhất: Suy thoái kinh tế tại Rumani vẫn còn tiếp tục trong năm 2010 với GDP giảm 1,3%.

13. Croatia

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 286,32

Sự việc gần đây nhất: Croatia đang phải hứng chịu làn sóng biểu tình chống chính phủ trong khi vẫn còn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính.

12. Hungary

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 304,19

Sự việc gần đây nhất: Hungary đã bị hạ mức tín nhiệm vào tháng 12/2010 và vẫn đang phải đấu tranh với các vấn đề tài chính. Chính phủ Hungary cũng vừa tuyên bố những kế hoạch mới vào tuần trước.

11. Bahrain

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 313,65

Sự việc gần đây nhất: Bahrain cũng đang phải hứng chịu các cuộc biểu tình phản đối như các nước Trung Đông và phải giải quyết với số đông cộng đồng người Shiite lãnh đạo phong trào biểu tình này.

10. Li-băng

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 360,00

Sự việc gần đây nhất: Li-băng hiện cũng đang chứng kiến nhiều vụ biểu tình chống đối và chính biến.

9. Việt Nam

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 365.00 (điểm)

Biến động gần đây nhất: Việt Nam đã buộc phải phá giá tiền đồng của mình trong một nỗ lực giải quyết các vấn đề nợ của mình.

8. Ai Cập

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 370,00

Sự việc gần đây nhất: Người dân Ai Cập vừa lật đổ tổng thống và hiện nước này đang được lãnh đạo bởi lực lượng quân đội.

7. Dubai

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 455,00

Sự việc gần đây nhất: Nguồn cung bất động sản thừa thãi tại Dubai hiện đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của toàn quốc gia này.

6. Ukraine

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 460,75

Sự việc gần đây nhất: Ukraine tăng trưởng chậm chạp trong quý 4/2010 nhưng dự kiến mức này sẽ đạt 4 – 5% trong năm 2011.

5. Bồ Đào Nha

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 460,88

Sự việc gần đây nhất: Bồ Đào Nha có lẽ sẽ thiếu đến 20 tỉ euro để trả cho các chi phí năm 2011.

4. Ireland

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 569,88

Sự việc gần đây nhất: Ireland tiếp tục phải vật lộn với cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng với hệ quả là gánh nặng về những khoản vay không phát huy được hiệu quả và gói cứu trợ của EU-IMF đang đè nặng lên chính phủ.

3. Argentina

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 646,47

Sự việc gần đây nhất: Nhiều năm sau khủng hoảng, Argentina vẫn còn đang phải chịu mức lạm phát cao (gần 11% cho tháng 12/2010).

2. Hy Lạp

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 956,27

Sự việc gần đây nhất: Hy Lạp gần đây lại chịu thêm một làn sóng phản đối nữa do các chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ.

1. Venezuela

Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 1.170,92

Sự việc gần đây nhất: Sản xuất dầu mỏ tại Venezuela đang bị suy giảm và đe dọa đến khả năng trả nợ của chính phủ nước này. 

(Ghi chú: Bài viết trên đây có nguồn từ báo VnExpress trong nước, dịch lại từ Business Insider, nhưng VnExpress đã bỏ tên nước Việt Nam ra khỏi danh sách 18 nước. Dân Luận đã dịch bổ sung đoạn về Việt Nam.)

—-

Xem bài viết http://www.businessinsider.com/count…ch-2011-3?op=1

Link trên là bài gốc, tựa: The 18 Countries Most Likely To Default, trong bài đó, nước CHXHCNVN chình ình ở vị trí thứ 9, với minh họa là rừng cờ đỏ và hình bác kính yêu.

Còn đây là bài dịch của vnexpress:

coi ở đây :

Những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/q…nhat-the-gioi/ (link nầy đã bị xóa)

Sau khi xào nấu, 18 nước thì chỉ còn 17, nước Việt Nam không nằm trong danh sách đó…

trích   http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=358&page=1081

*Việc bỏ bớt tên nước VN ra khỏi danh sách có thể  là cách luồn lách của một số báo chí VN nhằm đưa các tin quan trọng đến bạn đọc mà không bị kiểm duyệt. Xin nhớ rằng báo chí trong nước đang nằm dưới sự kiểm duyệt và chỉ đạo của bộ Thông Tin và Tuyên Truyền. Một số nhà báo VN rất có lòng, nhưng họ cần có tiền để nuôi gia đình. Làm công việc lọc bỏ như vậy là không lương thiện, họ cũng biết đó là việc làm đáng xấu hổ lắm, nhưng dịch đúng sự thật thì bài báo sẽ không được đăng. Tổng Biên Tập sẽ loại ngay bài ấy.

Có người nói rằng: Muốn nhận ra sự thật trên báo chí, chỉ cần tin ngược lại với những gì báo chí đang viết…và cố gắng tìm bài báo gốc (ở báo nước ngoài).

——–

Bổ Sung:

Việt Nam nợ nước ngoài bao nhiêu? In Email
Thứ hai, 14 Tháng 3 2011 09:16

Phải nói ngay rằng bài này không có mục đích bàn về kinh tế, nhưng chỉ mượn bài viết của bác Vũ Thành Tự Anh để bàn về cách trình bày con số thống kê kinh tế và ý nghĩa của những con số đó.  Đọc bài của Tự Anh mấy lần, nhưng tôi không cách gì hiểu được bởi vì những con số trong đó cứ nhảy nhót tứ tung cả.

Giới kinh tế gia là bậc thầy của thống kê. Họ nói cái gì cũng có con số kèm theo.  Họ rất thích con số phần trăm.  Phần trăm tăng trưởng.  Phần trăm GDP.  Nhưng thú thật, nhiều khi đọc qua những con số quá lớn, tôi không có cảm giác gì cả.  Chẳng hạn như có con số nói rằng các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đang nợ 300,000 tỉ đồng (chỉ là ví dụ), thì làm sao tôi có thể hình dung ra qui mô đó lớn như thế nào.  Thành ra, phải qui ra con số phần trăm của GDP thì dễ hiểu hơn.  Hóa ra, con số tỉ trọng nợ trên GDP là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nguy cơ một quốc gia sẽ vỡ nợ.  Do đó, con số của nhà kinh tế rất quan trọng, cần phải xem xét cho thật kĩ để hiểu vấn đề.

Theo báo chí thì Việt Nam là nước có nguy cơ cao bị vỡ nợ vì các doanh nghiệp thuộc Nhà nước quản lí thiếu nợ nhiều quá.  Một cách để biết qui mô thiếu nợ là thể hiện số tiền thiếu nợ nước ngoài như là một tỉ lệ của GDP. Tuy nhiên, đọc bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn thì tôi vẫn chẳng biết Việt Nam thiếu nợ bao nhiêu, vì cách trình bày con số quá rối rắm, và có khi không hợp lí.  Dưới đây là vài lí giải tại sao có những con số không hợp lí:

1.  Chúng ta thử đọc xem năm 2008, các doanh nghiệp Nhà nước nợ bao nhiêu.  Vào đầu, Tự Anh viết “[…] tính đến 31-12-2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỉ đồng. Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.”  Câu này thì tôi hiểu như sau: đến cuối năm 2008, số tiền mà các DNNN nợ chiếm xấp xỉ 24% GDP của Việt Nam.  Nhưng 24% là bao nhiêu USD?  Theo nguồn này thì GDP của Việt Nam năm 2008 là 84.98 tỉ USD.  Như vậy, tính đến cuối năm 2008 các DNNN nợ 20.31 tỉ USD.

2.  Bây giờ chúng ta xem qua con số của năm 2009.  Bài báo cho biết: “Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỉ đồng, tương đương với 49% GDP. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.”

Tôi hiểu câu này như sau: đến cuối năm 2009, số tiền mà các tập đoàn DNNN nợ là 813,435 + 86,000 = 899,435 tỉ đồng, chiếm 54.2% GDP của Việt Nam.  Suy ra, GDP của Việt Nam trong năm 2009 là 1,659,474 tỉ đồng (hay khoảng 83 tỉ USD, tính theo 1 USD = 20,000 đồng), thấp hơn 2008 (84.98 tỉ USD)!

Con số GDP [83 tỉ USD] này xem ra không hợp lí, bởi vì chúng ta biết rằng kinh tế Việt Nam tăng trưởng hàng năm từ 6 đến 8%. Thật vậy, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mĩ GDP của VN năm 2009 là 92.6 tỉ USD. Con số có vẻ hợp lí hơn là 83 tỉ USD, vì nó thể hiện tăng 9% so với 2008. Nhưng chúng ta vẫn phải dè dặt vì con số này không xuất phát từ nguồn chính thức của Việt Nam.

Vấn đề do đó đặt ra là con số nợ là đúng hay con số GDP sai? Giả dụ như con số về nợ là đúng thì tính đến năm 2009, các doanh nghiệp Nhà nước nợ 44.97 tỉ USD.  Thử đặt vào một bảng số liệu để dễ hiểu:

2008 2009 Tỉ lệ tăng trưởng
GDP (tỉ USD) 84.98 92.60 9 %
Nợ của DNNN (tỉ USD) 20.31 44.97 122 %

Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm mà số tiền nợ của DNNN tăng hơn 2 lần. Có lẽ chính vì thế mà giới tài chính quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong 18 nước có nguy cơ vỡ nợ cao.

3.  Bài báo có kèm theo một biểu đồ để minh họa, nhưng cách trình bày dữ liệu thì rất rối rắm.  Trục tung của biểu đồ là phần trăm (tỉ trọng GDP).  Trục hoành là năm.  Mỗi bar có 2 phần: phần dưới thể hiện nợ của DNNN, và phần trên là “Nợ của chính phủ”. Con số nợ của DNNN trong năm 2008 và 2009 (23.9% và 54.2%) được đề cập trong bài viết. Nhưng con số nợ của Chính phủ (36.2% bà 44.7%) thì hoàn toàn không được đề cập trong bài viết! Trình bày con số trong biểu đồ mà không có diễn giải là một “đại kị” trong khoa học.

Tôi không hiểu được biểu đồ này nói lên điểm gì.  Con số 36.2% và 44.7% đề cập cụ thể đến cái gì?  Nếu cộng 2 con số nợ của DNNN và nợ của chính phủ lại thì năm 2009, tổng số nợ chiếm 98.9% GDP sao? Nợ đến mức đó thì vỡ nợ rồi!  Khó hiểu quá.

Ngoài ra, đường nối giữa hai con số có nghĩa là gì?  Cần nói thêm rằng một qui ước chung trong khoa học là không ai dùng biểu đồ để thể hiện những con số đã đề cập trong văn bản cả, vì làm như thế là thừa.

Bài viết còn có một thông tin mà tôi không cách gì hiểu nổi.  Đó là đoạn “Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế”.  Phần tô đậm là phần tôi không hiểu nổi.  “Tổng tín dụng nợ nội địa” là gì?  Chắc chắn phải có một cách viết để thường dân có thể hiểu, chứ đâu cần đến cái cụm từ dài như thế.  Ngoài ra, mới nói ở phía trên rằng trong năm 2009 nợ của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 54.2% tổng GDP, vậy mà đoạn này nói rằng “không dưới 60% tổng tín dụng nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế”.  Mẫu số của 60% là cái gì?

Nói tóm lại, một bài báo ngắn có nhiều ảnh hưởng, nhưng thông tin thì quá mù mờ.  Mù mờ là do cách trình bày và cách dùng những thuật ngữ kinh tế làm cho thông tin càng thêm khó hiểu.  Tuy nhiên, nói gì thì nói, Việt Nam nợ quá nhiều.  Chỉ riêng doanh nghiệp của Nhà nước mà đã nợ gần 45 tỉ USD, chưa biết doanh nghiệp tư nhân nợ bao nhiêu.  Điều đáng chú ý hay quan tâm hơn là chỉ trong vòng 12 tháng mà số nợ của DNNN tăng hơn 2 lần.  Có thể xem đó là khủng hoảng?

*****************************************************

10-2011

Nợ công thành đại họa, nếu…

Báo Tiền Phong  phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế

TP – “Nếu nợ công tăng cao mà không có khả năng trả nợ thì có thể dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp bây giờ. Quản lý yếu kém không những khiến nợ công thất thoát, không phát huy hiệu quả mà còn đẩy quốc gia đến nguy cơ mất chủ quyền vì phụ thuộc bên ngoài”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.

Nợ tăng, khó trả

Nợ công tăng cao và tăng nhanh gần đây. Điều đó nói lên vấn đề gì, thưa ông?

Điều đó nói lên Việt Nam muốn đầu tư phát triển kinh tế và những dự án đầu tư vượt ngân sách của Nhà nước. Mỗi năm Việt Nam đầu tư 42-43% GDP, trong khi tiết kiệm nội địa chỉ khoảng chừng 30% GDP, có nghĩa là mình đầu tư trên khả năng tiết kiệm 13-14%. Muốn có phương tiện để đầu tư cao hơn tiết kiệm nội địa thì một là vay nước ngoài, hai là vay trong nước.

Nhà nước đi vay để đầu tư vào những vấn đề mà người dân không thể đầu tư như phát triển hạ tầng mềm như giáo dục, y tế… hay hạ tầng cứng như đường sá, cầu cống, bến cảng… Mỗi ngày kinh tế của mình phát triển mạnh, đòi hỏi nhu cầu về vốn tăng cao để đầu tư vào những lĩnh vực mà người dân không thể đầu tư được nên nợ công tăng nhanh cũng là dễ hiểu.

Nợ công đang ở mức độ nào và đã đến mức cảnh báo chưa?

Nợ công hiện nay của Việt Nam ở mức hơn 52% GDP, nhưng điều đó không nói lên vấn đề gì. Vay về để làm gì và có đủ khả năng trả nợ hay không mới là vấn đề đáng nói. Nếu mình vay 52% GDP mà GDP của mình mỗi năm tăng 5-7% và tạo ra các nguồn thu ngân sách, và trả được nợ công thì không thành vấn đề.

Chúng ta phải xem xét nợ công đang được đầu tư vào lĩnh vực gì và hiệu quả tới đâu thì mới biết 52% là nhiều hay ít. Nếu đầu tư vào những Cty phát triển tốt và chỉ số ICOR thấp thì hiệu quả kinh tế cao sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu đầu tư vào những doanh nghiệp Nhà nước bị lỗ ICOR là 8, 9 thậm chí 14, tức là không có hiệu quả kinh tế và như vậy thì rất nguy hiểm.

Theo ông, khả năng trả nợ công của nền kinh tế hiện nay như thế nào?

Chúng ta đang rất khó khăn. Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, 30% doanh nghiệp đứng trước tình trạng phá sản và 50% doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn. Nếu tình hình kinh tế cứ đình đốn thế này thì lấy đâu nguồn thu để trả nợ công.

Tham nhũng, rút ruột kéo dài

Ngoài việc sử dụng vào mục đích đầu tư, nợ công còn được đem cho vay lại?

Thì đấy, Nhà nước phát hành trái phiếu vay hàng trăm triệu USD về cho các doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Mỗi năm, Nhà nước đều cấp tiền cho các doanh nghiệp Nhà nước, một là dưới hình thức cấp vốn, hai là dưới hình thức cho vay lại. Nhiều trường hợp cho vay xong rồi lỗ thì khoanh nợ, khoanh xong rồi xóa nợ…

Theo ông, việc sử dụng nợ công hiệu quả tới đâu?

Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công. Ví dụ mình vay tiền về xây dựng xa lộ với mục đích là bền vững, hiện đại, nhưng vì rút ruột công trình nên nền móng của con đường không có chất lượng, mới mấy năm đã trồi lên trụt xuống.

Một lần làm không xong, không đủ chất lượng phải phá ra làm lại, nhưng làm lại vẫn bị rút ruột. Một công trình bị rút ruột ba, bốn lần. Nếu cứ tiếp tục như thế thì nợ công chồng chất.Theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30%. Theo tôi được biết từ báo cáo của Chính phủ, tình trạng rút ruột công trình rất nhiều mà không giải quyết được. Một mặt, mình đầu tư vào những dự án không có hiệu quả kinh tế; mặt khác do quản lý kém nên để xảy ra tiêu cực, tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công.

Mình sử dụng nợ công vào việc có ích, nhưng hiệu quả rất thấp. Chẳng hạn, mình làm con đường thì là có ích chứ, bởi nó giúp cho việc thông thương hàng hóa, đời sống kinh tế, xã hội hai bên con đường đó phát triển. Nhưng lẽ ra hiệu quả phải gấp 2-3 lần. Tức là hiệu quả không xứng với đồng tiền bỏ ra và chỉ hiệu quả tức thời. Ví như con đường người ta làm chạy được 20-30 năm thì mình làm chỉ chạy được 3-4 năm đã phải đào lên sửa chữa.*

“Những người đại diện Nhà nước sử dụng tiền Nhà nước vay nước ngoài về để làm những việc ích nước lợi dân mà không làm, mà làm thất thoát nghiêm trọng nợ công thì tội rất lớn.Những người có trách nhiệm mà rút ruột công trình thì không phải chỉ mắc tội ăn cắp mà còn là tội làm mất chủ quyền quốc gia vì khiến quốc gia bị lệ thuộc nước ngoài. Tội đó là cực kỳ nghiêm trọng.Không phải chỉ 5, 10 hoặc 20 năm nữa các thế hệ sau phải trả những khoản nợ đó mà khiến quốc gia rơi vào nguy cơ mất chủ quyền như bài học của Hy Lạp thì cái đấy mới là nguy hiểm”- Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Theo ông, làm thế nào để giảm nợ công?

Trước nhất, Nhà nước phải xem lại tất cả các công trình đầu tư, cái nào cần và cái gì chưa cần. Vừa qua phân cấp, phân quyền cho các địa phương nhưng địa phương làm vì quyền lợi của địa phương chứ không phải vì quyền lợi của toàn quốc gia. Dẫn đến mỗi địa phương lại có một cái cảng, địa phương đua nhau làm sân bay…

Anh nào cũng muốn làm nhà máy xi măng, nhà máy đường kể cả làm nhà máy đường ở nơi không có mía, làm xong để đó cho hư hỏng hoặc xin ngân sách để chuyển đi nơi khác có mía… Mình phải rà soát lại và muốn nợ công được sử dụng tốt thì phải xem lại nợ công dùng để làm gì. Nếu thật sự cần thiết thì phải làm hết sức tốt, nếu không cần thiết thì dứt khoát cắt giảm.

Có thể vỡ nợ như Hy Lạp

Nợ công liên tục tăng cao sẽ dẫn đến hệ lụy gì?

Nếu nợ công tăng cao mà không có khả năng trả nợ thì có thể dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp bây giờ. Hệ lụy của nợ công, nếu không trả được sẽ dẫn đến lệ thuộc nước ngoài, lệ thuộc các quốc gia hay những tổ chức tài chính nào đó, bởi mình không có quyền kiểm soát mà phải nghe theo họ. Thậm chí phải chấp nhận những việc mà bình thường một quốc gia không thể chấp nhận được.

Hiện Việt Nam không có lý do gì phải đi vay nợ công 100%, thậm chí 200% GDP như một số nước, nhưng nếu cần thiết để phát triển kinh tế thì nợ công ở mức 50, 60 hay 70% GDP mà mình có khả năng để hoàn trả thì không có vấn đề gì.

Theo ông vấn đề quan trọng là phải giảm nợ công hay quản lý nợ công có hiệu quả?

Theo tôi, vấn đề quan trọng nhất vẫn là quản lý có hiệu quả, và quản lý cái gì thì phải xem lại đầu tư vào những cái gì, chứ không phải đầu tư vào những công trình mà mình chưa cần dùng. Mình có chừng đó tiền thì phải làm những cái gì cho nó tốt nhất chứ không phải là cắt giảm.

Mục đích không phải là giảm nợ công mà là sử dụng hiệu quả để đất nước phát triển. Mà muốn sử dụng cho tốt thì phải rà soát lại tất cả dự án đầu tư công và phải có những nhân sự cần thiết để quản lý cho hiệu quả.

Ông Thành nói: Theo báo cáo của Bộ Tài chính vừa công bố, nợ nước ngoài của Việt Nam tính đến tháng 12-2010 là 32,5 tỷ USD, tăng từ 27,9 tỷ USD cuối năm 2009, trong đó nợ trực tiếp của Chính phủ là 27,9 tỷ USD, còn lại là nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh. Năm 2009, nợ trực tiếp của Chính phủ là 23,9 tỷ USD, bảo lãnh là 3,98 tỷ USD.Theo Bộ Tài chính dự kiến, nợ công năm 2011 khoảng 58,7% GDP.
Theo số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nợ công năm 2007 là 33,8% GDP, 2008 là 36,2%, 2009 là 41,9% và 2010 là 56,7% GDP. Những con số này cho thấy tỷ lệ nợ công tăng cao và tốc độ tăng nợ công mỗi năm khoảng 5%.

Đại Dương

nguồn

Chú thích:

*Ở Mỹ, Pháp và Miền Nam Việt Nam, đường sá xây dựng thì 50 năm sau cũng chưa hư. Xa lộ Sài Gòn- Biên Hòa xây dựng vào thời TT Ngô Đình Diệm 1963 là một điển hình.

Xa lộ Biên Hòa dài 30 cây số, nối liền ba đường giao thông chính, từ Sài Gòn lên cao nguyên (Đà Lạt), ra miền Trung (Nha Trang, Huế), và ra miền Đông (Vũng Tàu). Xa lộ nầy được xây dựng với mục đích phát triển kinh tế. Hai bên Xa lộ Sài Gòn Biên Hòa là Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa với khu liên hợp của rất nhiều ngành kỹ nghệ của miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khu kỹ nghệ Biên Hòa có Nhà máy Xi Măng Hà Tiên, Hãng xe hơi Citroen đầu tiên của Việt Nam, Hãng lắp ráp Radio Sonny, lắp ráp Truyền Hình hiệu National, Xí nghiệp Thịt  Nissan, xí nghiệp dệt, nhà máy Bột Ngọt, Nhà máy Thép Biên  Hòa, Nhà máy sản suất sợi dây điện và đồ điện, khu sản suất thức ăn gia súc, các hãng sản suất dược phẩm…Sau khi chiếm được miền Nam, Lê Duẫn và bộ chính trị  thăm Khu Kỹ Nghệ Biên  Hòa, họ đã tận mắt nhìn thấy quá hiện đại hơn miền Bắc và các nước XHCN rất xa, họ đi thang máy, nhìn thấy các nhà máy tự động hóa các công đoạn sản suất, bởi thế, ông ta tự tin và tuyên bố là 10 năm sau sẽ đuổi kịp Mỹ.

Lúc mới xây Xa lộ Sài gòn  Biên Hòa rất rộng rãi, không cho nhà dân xây dọc theo xa lộ, vì được kế hoạch sẽ mở rộng xa lộ sang hai bên trong 10-20 năm tới. Đường thẳng, rộng rãi, mặt đường phẳng phiu, nền móng đường là 40-50 cm (gần nửa thước). Xe chạy với tốc độ cao, làm cắt ngắn thời gian mỗi chuyến khoảng 15-30 phút, và tiết kiệm được 4-5 lít xăng. Chỉ cần nhân số chuyến xe mỗi ngày đi về ba miền đó, mỗi xe tiết kiệm 5 lít xăng, thì có thể thấy, số tiền tiết kiệm hàng năm khỏi nhập xăng dầu là bao nhiêu, và nếu thu phí, thì có thể chỉ vài năm là lấy lại được tiền vốn bỏ ra rồi. Xa lộ Sài gòn  Biên Hòa được nâng cấp bởi hảng RMK sau khi Mỹ đổ quân vào VN vì một phần xa lộ nầy dẫn vào căn cứ Long Bình.

“Xa Lộ Biên Hoà nhằm phục vụ cho sự di chuyển kinh tế của dân từ SG và Miền Tây lên Miền Đông. Nó được thực hiện song song với KHU CHẾ XUẤT BIÊN HOÀ, để lưu thông thương mại từ SG với khu kỹ nghệ Biên Hoà được dễ dàng hơn. Hoàn toàn là mục đích kinh tế chứ không có mục đích gì chính trị hay quân sự như sách vở VC mô tả.Thời TT Diệm làm gì có nhu cầu quân sự ở Biên Hoà với SG.”

Xa lộ Đại Hàn xây dựng năm 1966 đến nay là gần 45 năm vẫn chưa hư. Xa lộ Đại Hàn là đường nối liền xa lộ miền Đông và Miền Tây. Xa Lộ Đại Hàn hay đường vành đai mới thực sự có mục đích chiến lược, để dễ phòng thủ Thủ Đô Sài Gòn. Xa Lộ Đại Hàn được mở đường trước tết Mậu Thân khoảng vài năm, là đường chiến lược chạy từ Đông qua Tây, đi vòng đai phía Bắc và phía Tây của SG, nối  Quốc Lộ 4 (đi Cần Thơ) vô Xa Lộ Biên Hoà, chạy qua Thủ Đức, căn cứ Sóng Thần, An Phú Đông…

—————————

Posted in Nợ của các Tập Đoàn quốc doanh, Nợ của Việt Nam | Leave a Comment »

Thiên tai & Độc tài

Posted by hoangtran204 trên 13/03/2011

Nguyễn Đình Đăng & Đinh Trọng Hiếu  (đối thoại)

Nguồn: Tiền Vệ

Paris, 11/3/2011

Kính thưa ông,

Động đất thế là thật lớn, vì thang Richter chỉ có 9 độ. Nhưng tôi thấy ông vẫn nói chuyện về ông Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa ngày 24/3 này, nên đoán rằng ông và gia đình yên ổn. Vả lại, người Nhật có sự luyện tập, hạn chế tổn thương.

Nay kính

Đinh Trọng Hiếu

*

Tokyo, 11/3/2011

Kính thưa ông,

Lúc 14:46 tôi đang làm việc tại office thì mọi thứ bắt đầu từ từ rung lắc mạnh dần, rồi tất cả rung bần bật. Tôi chui xuống nấp dưới gầm bàn. Hai người Nhật cùng phòng cũng làm như thế. Một lúc sau chúng tôi lại bò ra, chạy ra phòng trà xem tin tức qua TV. Cảnh tượng xem trên TV thật kinh khủng. Một toà nhà lớn cạnh đài truyền hình Fuji bên bờ vịnh Tokyo bốc cháy, khói đen ngút trời. Tại Iwate, nơi gần trung tâm động đất nhất, sóng thần dâng lên như đại hồng thủy, cao tới 10m. Xe hơi, tàu thủy, cần cẩu hạng nặng, tất cả nổi lềnh bềnh, bị cuốn đi như cỏ rác vậy. Tại trung tâm động đất ở ngoài biển cách đất liền 126 km, sức mạnh của động đất là 8.9 độ. Tại vùng ven bờ còn 6 – 7 độ.Toàn bộ bờ biển phía quay ra Thái Bình Dương bị sóng thần quật.

Chưa bao giờ tôi trải nghiệm một trận rung kinh người, mạnh và lâu như vậy. Đất rung từ 3 giờ chiều tới 8 giờ tối. Sau đợt rung thứ nhất tôi đi về nhà ngay (nhà tôi cách viện 15 phút đi bộ). Ở nhà vợ tôi cũng nấp dưới gấp bàn khi động đất bắt đầu. Điện thoại bị cắt, mobile bị cắt không liên lạc được, nhưng vẫn còn điện và internet. Mấy bức tranh lớn dựng cạnh tường trong phòng vẽ của tôi đổ nghiêng, nhưng vì đã được bọc trong hộp carton nên không hề hấn gì.

Bây giờ là 21:38 và metro đã hoạt động trở lại cách đây ít phút.

Kính thư,

Đăng

*

Paris, 11/3/2011

Kính thưa ông,

Nghe ông tả thấy ghê. Xưa kia còn bé, mỗi lần đi học gặp phải ngày thi, tôi chỉ mong có động đất để hoãn thi, cho đến nay vẫn chưa biết thế nào là động đất, nhưng vẫn lười và ghét thi. Thế ghét thi hay ghét độc tài hơn? Thưa, ghét cả hai, tuy thi thì có lợi cho mình, còn độc tài thì chẳng có lợi cho ai, kể cả cho độc tài. Thế còn động đất? Thưa, sợ động đất hơn sợ thi, nhưng còn sợ độc tài hơn sợ động đất.

Xưa có bà góa phụ khóc chồng vừa bị cọp ăn thịt, có vị quan thấy thế, hỏi: “Đất này cọp dữ, sao không lánh sang đất khác?” Bà kia thưa: “Đất này cọp dữ, nhưng quan hiền. Đất khác không có cọp, song quan lại tàn ác còn hại hơn cọp.”

Nay kính

Đinh Trọng Hiếu

*

Tokyo, 11/3/2011

Kính thưa ông,

Thưa, đúng. Theo thiển ý, đó là một trong những lý do tại sao nhiều trí thức Việt Nam ở hải ngoại không muốn về nước làm việc cho dù giả sử có được trả lương bằng lương của họ đang nhận ở ngoại quốc đi chăng nữa.

Động đất quả thật là đáng sợ, nhưng đó là thiên tai, không ai muốn. Nhưng động đất không phân biệt hoàng đế, ông thủ tướng hay dân thường. Khi tai hoạ giáng xuống thì tất cả đều phải chịu. Khi động đất đã mạnh 8 – 9 độ Richter thì ít lầu son gác tía nào chịu nổi. Nhưng khi một người dân bị công an đánh gãy cổ chết mà những kẻ có quyền, phạm tội vẫn nhơn nhơn thản nhiên, hoặc chỉ hưởng cái án vài năm tù mặc dù đã cố tình gây án mạng thì đó là điều đáng sợ và đáng ghê tởm hơn cả động đất.

Một trận động đất như hôm qua tại Nhật khoảng 100 năm mới xảy ra một lần. Còn việc nhà cầm quyền hà hiếp nhân dân, công an đánh chết người, tự do ngôn luận bị bịt miệng đang xảy ra hàng ngày tại một số nơi, mà ai cũng hiểu đó là những nước nào. Câu chuyện quan lại hà khắc hại hơn hổ dữ từ “Cổ học tinh hoa“, mà tôi cũng đã được đọc từ khi còn bé, rất thâm thúy cũng bởi lý do đó.

Kính thư,

Đăng

http://www.x-cafevn.org/node/1959

Posted in Giải Trí | Leave a Comment »

Toàn là hào nhoáng: Cái nhìn của một người Mỹ về Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 10/03/2011

Nguồn: Dorothy Zinberg, The Huffington Post

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

07.03.2011

Không cách gì đã có thể chuẩn bị đầy đủ cho chuyến thăm đến Việt Nam của tôi gần đây. Tôi đã biết về nền kinh tế đang phát triển, ngành công nghiệp du lịch đang bùng nổ (500.000 du khách trong tháng Giêng), tính cần cù của người dân và thậm chí còn biết nhiều hơn về nạn tham nhũng và sự đàn áp của chính phủ. Nhưng khi chiếc xe buýt rẽ vào quảng trường chính của thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là Sài Gòn, tôi vô cùng kinh ngạc như một đứa trẻ lần đầu tiên được nhìn thấy vẻ đẹp huyền diệu của The Nutcracker sau bức màn kéo lên. Lúc ấy là thời gian cuối tết Nguyên đán.

Đường phố bừng sáng với hàng ngàn ánh đèn tinh tế, tất cả những hàng cây được trang hoàng như những gói quà Giáng sinh tỉ mỉ và nhìn hút tầm mắt là những bóng điện thanh tú đan kết thành lưới sáng nhảy nhót ngang trên phố. Bên dưới, hàng ngàn xe gắn máy chở quá tải một cách nguy hiểm, một số được chuyên chở bởi một bậc phụ huynh nhìn thản nhiên với ông bà ngoại phía sau và một đứa trẻ đứng vững vàng trên khung xe đàng trước. Các xe gắn máy chạy ra vào đan lưới giữa làn giao thông bất chấp cái chết, thường ở những góc quẹo sát qua đường chạy của nhau giữa số lượng ngày càng tăng của các loại xe ô tô, chủ yếu là xe SUV. Đèn giao thông chỉ có tính cách hướng dẫn. Ấn tượng nhất là những thanh niên điều khiển xe máy điển trai, quần áo lên khung ngất trời trong các loại thời trang mới nhất nhưng vẫn cẩn thận mang mũ bảo hiểm vì yêu cầu của luật pháp.

Nơi này thật không giống như một nơi có thể trả lời cho câu hỏi mà tôi từng bị ám ảnh kể từ khi bước chân vào đất nước này: “Làm sao họ đã có thể tha thứ cho chúng ta”.

Tuần lễ trước đó tôi đã đi gần 300 dặm đường thuỷ, dừng lại tại hơn một chục ngôi làng, các trại nuôi cá, ruộng lúa, vườn rau, nhà máy nhỏ, chợ búa, đền miếu, dinh thự và các viện bảo tàng dọc suốt đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí còn cỡi đến xe bò kéo, gãy cả sống lưng. (Đây không phải là loại chuyến đi cho những người chết nhát).

Là một sinh viên tốt nghiệp trong những năm 1960, tôi là một gã phản chiến có bảo chứng – nỗi kinh hoàng trước sự dã man của người Mỹ tại Việt Nam đã mãi mãi thay đổi hình ảnh thời Đệ Nhị thế chiến của Hoa Kỳ và chính bản thân người Mỹ. Ngay cả hiện tại vẫn còn quá đau đớn khi nghĩ về vụ thảm sát Mỹ Lai hay hình ảnh không thể xóa nhòa của đưá trẻ bị phỏng vì bom lửa chạy trần truồng xuống một con phố trong nỗ lực trốn khỏi những chiếc máy bay ném bom của Mỹ. Điều gì đã có thể khiến những nguời dân làng nhiệt tình chào đón chúng tôi, dạy cho con họ những nụ cười hấp dẫn để khi cả một làn sóng người Mỹ mang máy ảnh ùa vào các khu phố của họ? Nghe những tiếng “Hello, hello, hello” reo vang bằng ngôn ngữ sáu âm của tiếng Việt khiến từng âm thanh của con trẻ nghe như một dàn đồng ca thiếu nhi. Chỉ đến khi về tới khu làng gần Thành phố Hồ Chí Minh nhất thì cái vẫy tay mới trở thành một lòng bàn tay trống không. Những thơ ngây trong trắng đã mất đi rồi..

Công việc của tôi tại TP HCM là đến thăm ban giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại trường Đại học Kinh tế nơi tôi tưởng có thể kiểm tra các câu trả lời tích lũy cho câu hỏi của mình với một nhóm học giả Việt Nam chuyên nghiệp. Trường được thành lập vào năm 1994 thông qua một nỗ lực chung của hai cựu chiến binh nổi tiếng tại Việt Nam – Thượng nghị sĩ John Kerry và John McCain – Ngôi trường, tự trị và được đánh giá cao, tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và liên kết với Trường Harvard Kennedy, có thể cấp bằng Thạc sĩ tại về Chính sách Công cộng.

Những câu trả lời cho câu hỏi của tôi có nhiều phần, một số phần có sức nặng hơn những phần khác, nhưng hầu như tất cả mọi người – từ các hướng dẫn viên địa phương đến các giáo sư, nhân viên cao cấp Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội – đều đã lập tức trả lời: hơn 60% dân số Việt Nam sinh ra sau khi kết thúc chiến tranh. Ký ức tập thể đang phai nhạt nhanh chóng và mọi người đều hướng về tương lai.

Những người khác nói rằng vì đa số dân trong nước theo đạo Phật, vốn có lòng tha thứ là một nguyên tắc quan trọng, do đó tôn giáo đã tạo ra một môi trường để quên đi quá khứ.

Còn những người khác tin rằng Việt Nam cần Hoa Kỳ để ngăn chặn các mối đe dọa nhận thức được từ Trung Quốc. Việc gia tăng quân sự tăng nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo ra cảm giác lo lắng về sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong quá trình tồn tại, Việt Nam đã trải qua 2700 năm bị xâm chiếm hoặc trở thành thuộc địa của Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Pháp và tất nhiên cả Mỹ nữa. Như một giáo sư người Việt trẻ thích thú giải thích cho tôi:

“Chúng tôi đã bị xâm chiếm bởi rất nhiều nước, thành ra nếu không tha thứ cho họ, chúng tôi sẽ chẳng không có một người bạn đồng minh nào nữa”.

Nhưng nổi bên trên tất cả các câu trả lời một phần cho câu hỏi nặng nề tội lỗi của tôi là một từ: Thương mại. Đó là những gì đã giúp làm người Việt tha thứ cho các cuộc chiến tranh: tham vọng thúc đẩy để tạo nên một nền kinh tế sôi động giống như của Trung Quốc. Để thực hiện được như vậy Việt Nam cần Mỹ (trong số những nước khác) như một đối tác thương mại. Năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt tổng cộng 18.3 tỉ. Hải sản, quần áo, giày dép, và đồ nội thất là những sản phẩm có số lượng tăng cao.

Cho dù cuộc trò chuyện là về các mục tiêu của đất nước trong cải thiện nền kinh tế hoặc trên một quy mô nhỏ – thương lượng trong nhiều thị trường – tất cả nội dung chuyện trò dường như đều là về “thực hiện hợp đồng”. Các món ăn tuyệt vời tại các bữa ăn tự chọn trong khách sạn sang trọng phản ánh sự đa dạng của những người đã “làm nên các hợp đồng” tại Việt Nam: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Pháp và tất nhiên, các món ăn Việt Nam đôi khi còn được phục vụ trong một số nơi để một số người kinh doanh có thể gặp nhau trong các nhóm nhỏ hoặc đôi khi lớn hơn với những “nhà làm ăn” Việt Nam. Tất nhiên, chính phủ Cộng sản, người làm ăn lớn cũng kín đáo kinh doanh.

Nhưng giống như loại Kem Brulee thanh lịch do người Pháp mang đến Việt Nam, có một vết chảy trên lớp đưòng caramel mỏng manh và lớp bề mặt bóng bẩy đã rạn nứt. Trong mỗi cuộc trò chuyện (dĩ nhiên trừ các quan chức ra) một phần bên dưới không hấp dẫn đã hé lộ. Ngay dưới lớp hào nhóang lấp lánh là những thực tế tồi tàn của một hệ thống đàn áp chính trị, được thì thầm hoặc tảng lờ đi trong các cuộc trò chuyện với người nước ngoài.

Nạn tham nhũng là đặc hữu. Quan chức chính phủ tịch thu các vùng dân cư, sau đó bán lại cho các nhà phát triển. Những người dân địa phương đang bị trục xuất đến các xã tồi tàn bên ngoài thành phố. Giáo dục hỗn độn. Chính phủ kiểm soát chương trình giảng dạy đại học, các chủ đề các bài giảng, tài liệu tham khảo và các kỳ thi. Do đó, chính các tài năng rất cần thiết để phát triển khoa học và kỹ thuật hoặc một hệ thống hàn lâm tốt đẹp buộc phải rời bỏ đi nơi nào khác.

Mặc dù, như người Trung Quốc, Việt Nam đã tìm cách chế ngự nghèo khổ nhưng đói kém và thất nghiệp vẫn đáng kể. Đồng lương vẫn cực kỳ thấp. Nạn kiểm duyệt tràn lan và Facebook bị ngăn cấm. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Hoa Kỳ) trước Đại hội năm 2011 của Đảng Cộng sản, các quán cà phê Internet và blog đã bị theo dõi chặt chẽ, hàng chục nhà hoạt động và các blogger đã bị bắt vì “tuyên truyền chống chính phủ”. Chính phủ đã dỡ bỏ các trang web và một số nhà báo phải ở trong tù.

Vì vậy, tương lai sẽ ra sao ? Chính quyền Cộng sản, như Trung Quốc, có thể nới lỏng một số kiểm soát đủ để cho phép chủ nghĩa tư bản đạt được một chỗ đứng ngày càng tăng và cho phép tầng lớp trung lưu phát triển đáng kể ? Áp chế đến đâu thì tầng lớp trung lưu đang phát triển có thể chịu đựng được?

Trong tháng Hai, những hình ảnh đầu tiên của cuộc cách mạng Trung Đông bắt đầu xuất hiện trên kênh CNN trong các khách sạn. Hình ảnh đáng nhớ của cuộc cách mạng ở Ai Cập với điện thoại di động trong một tay và gạch đá trên bàn tay khác chưa hề tạo được cộng hưởng ở Việt Nam. Ở đây, khi làn sóng xe gắn máy và xe SUV tiếp tục lao đến những cơ hội kinh doanh mới tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong một tương lai trông thấy, hình ảnh nhiều khả năng ảnh hưởng hơn ở đây chính là “điện thoại di động trên tay này và một chiếc túi mua hàng hiệu Gucci ở tay kia”.

nguồn: http://www.x-cafevn.org/node/1949

Mời các bạn nghe 1 bản nhạc vui

và xem 1 pha bóng đá rất tuyệt vời

chỉ để tạm quên bớt nổi buồn …

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »