Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Đầu Tư’ Category

►KONTUM: Một sự thật ở Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y– Vùng tam biên Việt, Lào, Campuchia

Posted by hoangtran204 trên 23/03/2018

Siêu thị nơi hoang dã. 

 

Đọc tiếp »

Posted in Đầu Tư | Leave a Comment »

►Chỉ số DOW sụt giảm 1600 điểm hôm thứ Hai đã kéo theo chứng khoán toàn cầu đột ngột sụt giảm 4-5% (Thứ Hai, 5-2-2018)

Posted by hoangtran204 trên 06/02/2018

 

Đọc tiếp »

Posted in Tài Chánh-Thuế, Đầu Tư | Leave a Comment »

Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Hết tham lam đến than khóc

Posted by hoangtran204 trên 31/12/2011

 

Cứ cho là từ đây đến Tết âm lịch, sẽ có một con sóng “từ thiện”. Nhưng từ thiện cho ai thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Vẫn không nhà đầu tư nhỏ lẻ nào biết được những con sóng từ thiện sẽ kéo dài bao lâu và bao nhiêu phần trăm, hay chính họ lại đang chuẩn bị lao vào một chiến dịch than khóc mới.

Tiền, tiền, tiền và tiền!

Hài kịch và bi kịch cứ nối tiếp chuyển hóa lẫn nhau trong một TTCK nhộn nhạo trò ú tim. Chỉ mới vài ngày trước, tiếng kêu khóc còn nổi lên ồn ã trên các diễn đàn chứng khoán, thì như một phép màu về “cải lão hoàn đồng”, ngay sau đó nhà đầu tư nhỏ lẻ lại lập tức lao theo thứ mà họ gọi là “ánh sáng cuối đường hầm”.

Hình ảnh bi hài đó xảy ra vào phiên giao dịch ngày 28/12 – thời điểm cận kề Tết dương lịch.

Một lần nữa, trong không biết bao nhiêu lần từ đầu năm đến nay, vẫn không ít người chẳng thể kềm chế được cơn tham lam của mình.

Một lần nữa từ đầu năm đến nay, thị trường lại trở mặt với sự quay quắt đến sống sượng, đưa các nhà đầu tư nhỏ lẻ vào cơn mê ngủ với ác mộng xen lẫn ảo vọng.

Hãy nhìn vào đồ thị của chỉ số chứng khoán hai sàn từ tháng Giêng năm 2011 và đà trôi trượt của chúng từ đó đến giờ, bạn sẽ chẳng khó khăn gì để nhận ra đã có biết bao cái bẫy được giăng ra trên suốt nhiều cung đường than khóc.

Tiếng khóc lại đã được não nuột hóa bởi những bài viết mang tính “chia sẻ”. Không nghe lời vợ, một nhà đầu tư đã mất gần hết vốn liếng và gia đình anh ta có nguy cơ tan vỡ thật sự. “Đến nước này mẹ con em chỉ còn chết mà thôi!” – cảm nhận của bạn ra sao khi nghe lời ca thán ấy?

Bi kịch là thế, bi quan đến tận cùng là thế, không phải bây giờ mới lộ ra mà vào giữa năm 2011 người ta đã tưởng như tính bi kịch đã lên đến cao điểm…, nhưng vào bất cứ lúc nào, bất cứ hoàn cảnh có tín hiệu nào “lạc quan”, vẫn có những nhà đầu tư nhỏ lẻ lao vào đuổi mua giá trần.

Cơn say sóng của họ có lẽ còn hơn cả hình ảnh mê muội của thiêu thân. Thà chứng khoán bỏ tôi chứ tôi không thể bỏ chứng khoán!

Thế còn những người đã phải nhập viện tâm thần thì sao? Không biết bao nhiêu hoàn cảnh tan nát đã hiển hiện trước mắt nhà đầu tư, rõ mồn một, trong một môi trường mà về sau này nhiều người đã chẳng ngần ngại gọi thẳng tên của nó: “sòng bạc” – một “sòng bạc” cao cấp.

Cũng là nghiên cứu vĩ mô và vi mô, phân tích kỹ thuật đủ cả… Nhưng không một ai qua mặt được kẻ chi phối thị trường. Ngược lại, tuyệt đại đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ đều bị nhốt chung vào một rọ, giống như hình ảnh mà người ta ví như một bầy cua lổm ngổm chỉ chờ bị bắt ra từng con một.

Tâm lý nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam thật là khó hiểu, khó hiểu đến khủng khiếp! Từ năm 2007, trong con sóng dữ dội mà đã làm giàu cho không biết bao nhiêu người, chính phóng viên của tờ Financial Times đã phải thốt lên “Không thể tưởng tượng được sự điên loạn của nhà đầu tư Việt!”.

Tiền, tiền, tiền, tiền và tiền! Tất cả cứ hệt như vở kịch của nhà soạn kịch Mỹ Arthur Miller, trong đó các công dân gương mẫu chà đạp lên nhau mà sống!

Ngay cả khi Tết đã đến gần và người ta đã quá thấm thía bài học xương máu cần phải vớt vát từng đồng xu cắc bạc trong thời suy thoái đầy khốn khó, ai đó vẫn sẵn sàng tung ra những đồng tiền cuối cùng để rước họa vào thân.

Những nhà đầu tư đã trút giận trên các diễn đàn chứng khoán cũng sẵn lòng “đi về cõi vĩnh hằng” nếu tài khoản của họ bị công ty chứng khoán giải chấp 100% vào ngày 31/12 năm nay. Than thở về nỗi buồn mất mát.

Từ thiện cho ai?

Nhưng kể ra cũng nên khách quan hơn, khi từ cung đoạn thê thảm giữa năm 20011, một số nhà đầu tư đã dần rút vốn. Một số khác đã quay lưng lại với thị trường. Những người này lại góp thêm một tiếng nói phản biện đối với “trò cờ bạc”, vạch rõ chân tướng của nạn cờ bạc chứng khoán, về một thị trường hoàn toàn thiếu minh bạch, hoàn toàn mất công bằng, chỉ là trò ăn thịt của những con cá mập lớn đối với bầy cá mập nhỏ và tất cả những loài không phải là cá mập.

Trong những nhịp sóng “phục hồi kỹ thuật” mấy tháng gần đây, dường như một số nhà đầu tư đã “tỉnh hồn” hơn. Họ không còn say sưa lao vào bắt đáy hay mua đuổi giá trần. Tình hình đó cũng làm cho nhóm tạo lập thị trường bị khó khăn hơn trong hành vi chi phối nhân loại.

Nhưng nếu cả người nước ngoài cũng phải nhìn nhận về “sự điên loạn” và tâm lý bầy đàn hiện rõ trong tâm tưởng của nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam, thì bản thân chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cờ bạc đã trở thành một thói quen có lẽ vô cùng khó dứt bỏ trong tâm lý người Việt.

Thực tế đã chứng minh quá rõ, bất cứ thị trường nào, từ vàng đến ngoại tệ, từ bất động sản đến chứng khoán, nơi nào có mùi tiền và mùi đầu cơ là lại có người nhảy vào, không kẻ này thì kẻ khác.

Đó cũng là một loại tâm lý đặc trưng để các nhóm đầu cơ thượng thặng không phải quá lo lắng, để hầu hết những đợt đánh lên đánh xuống của những kẻ này đều mang lại hiệu quả, thậm chí là hiệu quả lớn hơn cả mong đợi.

Bởi vậy, than khóc vẫn là than khóc, nhưng vào bất cứ lúc nào thị trường chứng khoán được đánh lên, không khí chộn rộn lại lập tức thay thế cho những giọt nước mắt. Người ta tạm quên đi những khoảnh khắc đắng lòng, tạm quên bức màn đen của những ám ảnh tự vẫn…, để lại lao vào một giai đoạn “ái ố” mới.

Lần này cũng vậy, khi Tết âm lịch đang đến gần. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ lao vào mua đuổi giá trần vẫn có thể viện dẫn lý do thị trường đã về vùng quá thấp và đang có những thông tin tích cực về sự chuyển biến của thị trường trong năm 2012.

Nhưng trong khi tin tức tích cực vẫn còn quá ít, thì thông tin tiêu cực lại quá nhiều.

Hàng loạt công ty chứng khoán đang chìm vào cơn ác mộng về thanh khoản, giá điện và có thể cả giá xăng dầu đang có nguy cơ bị các nhóm lợi ích đẩy cao mà có thể tạo đà cho kích động lạm phát, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể xảy ra thêm những vụ đổ vỡ tín dụng chứng khoán…

Chưa có gì quá tích cực, nếu xét trên bình diện kinh tế vĩ mô.

Chưa kể đến trường hợp chứng khoán có thể rơi vào tình thế bị bỏ quên, hay nói trắng ra là bị bỏ rơi.

Cứ cho là từ đây đến Tết âm lịch, sẽ có một con sóng “từ thiện”. Nhưng từ thiện cho ai thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Vẫn không nhà đầu tư nhỏ lẻ nào biết được những con sóng từ thiện sẽ kéo dài bao lâu và bao nhiêu phần trăm, hay chính họ lại đang chuẩn bị lao vào một chiến dịch than khóc mới.

Việt Thắng

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Posted in Tài Chánh-Thuế, Đầu Tư | Leave a Comment »

Vàng, Đô la ở Việt Nam giá cả ra sao vào ngày 12-8-2011, so với cuối năm 2009 và 2010

Posted by hoangtran204 trên 12/08/2011

Sau khi đọc lại bài nầy

Vàng, Đô la ở Việt Nam 2009, 2010, và đầu năm 2011 ra sao

rồi so sánh với giá cả hiện nay của Vàng và đô la mới thấy sự khủng hoảng kinh tế và tài chánh và biến cố chính trị  ảnh hưởng tới lòng tin của con người vào vàng và đô la như thế nào.

Đừng nhìn vào vào tỉ giá tiền đô và tiền đồng  VN mà cho là ổn định. Đây là sự giả tạo và nói lên chính phủ VN cố ép giá tiền đô và tiền đồng sao cho không thay đổi. Tiền đô lên giá còn tiền đồng được chính phủ in ra hàng tháng rồi tung vào thị trường để mua đô la và vàng và dùng vào các việc trả nợ ngoại quốc hàng tháng.

Biểu đồ sau đây cho thấy đồng tiền Việt Nam bị mất giá so với đồng đô la Mỹ. Trong khi gần như tất cả các nước giá trị tiền tệ của họ rất ổn định, và tăng giá so với đồng đô la.

https://hoangtran204.files.wordpress.com/2011/08/figure22.png?w=300

1 lượng vàng 24 (37,5 gram)

1 ounce vàng    (30,48 gram)

Giá 1 đô la là

Cuối năm 2009

26,6 triệu đồng

19200 đồng VN

Cuối năm 2010

36,1 triệu đồng

1419 đô la

21200 đồng VN

10 tháng 8-2011

46,1 triệu đồng

1784 đô la

    20800 đồng VN

*Cần ghi nhận rằng:

Các con số ghi giá trên đây là các sự kiện. Sự qui đổi từ tỉ giá đô la ra vàng, hay sự liên hệ của lượng vàng 24 và 1 lượng vàng tính theo Oz.  trong bảng trên không nhất thiết liên hệ nhau. Sự qui đổi để tìm mối liên hệ giữa các đại lượng nói trên có thể dẫn đến sai lầm rất lớn. Tốt nhất, ta nên ghi nhận các con số nói về giá cả của vàng, đô la, tiền đồng  như các sự kiện.

*Tỷ giá đôla Mỹ phiên cuối cùng của năm 2009 ở mức 19.100 – 19.200 đồng Việt Nam/USD. (con số đầu là giá mua vào- và số sau là giá bán ra)

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2009, giá vàng SJC giao dịch tại mức 26,51 – 26,61 triệu đồng/lượng (con số đầu là giá mua vào- và số sau là giá bán ra)

Dầu hỏa xuống còn 91 đô / 1 thùng (barrel), vào cuối năm 2010.

Giá dầu hỏa còn 80 đô/ 1 thùng  vào thời điểm hiện nay, 12-8-2011.

Posted in Đầu Tư | Leave a Comment »

Thua mưu trí khi ký hợp đồng: Mua dầu theo giá thị trường để chạy máy phát điện, nhưng giá bán điện thì…do chính phủ VN qui định…Công ty đành biếu luôn nhà máy điện cho EVN

Posted by hoangtran204 trên 22/04/2011

Lão quỷ vuơng Lê Nin có nói một câu cứ đúng hoài : “Bọn tư bản sẵn sàng bán cả dây thừng cho chúng ta treo cổ bọn chúng.” …

Vì nghe lời dụ dỗ đường mật, 1998 doanh nghiệp Đài Loan đầu tư bỏ vốn 100% xây dựng nhà máy phát điện có tên là Công ty Điện Hiệp  Phước, sản suất 2 tỉ KWh một năm. Theo hợp đồng ký thời hạn 50 năm, công ty mua dầu theo giá thị trường lên xuống để sản suất điện, nhưng giá bán điện thì…do chính phủ VN qui định. Và rằng: công ty không được quyền cúp điện vì bất cứ lý do nào. Và rằng: Công ty Hiệp phước phải bán giá điện “bằng” giá với các công ty cung ứng điện khác. Đây lá mấu chốt của bi kịch về sau.

Khi giá đầu thấp, 30-50 đô 1 thùng, thì công ty có lời. Nhưng khi giá dầu tăng cao 100 – 118 đô/ 1 thùng như hiện nay, công ty làm ra điện với giá thành quá cao, nhưng phải bán điện giá quá rẻ. Kết quả bị lỗ nặng.

“Theo Công ty TNHH Điện Hiệp Phước (HPPC), vì giá dầu thế giới tăng nên đơn vị này đang phải bán điện với giá lỗ. Hiện giá thành sản xuất điện của HPPC là 15 cen/kWh, trong khi đó giá bán ra thị trường theo quy định của Chính phủ chỉ khoảng 5 cent/kWh nên mỗi tháng HPPC lỗ 5 triệu USD.

HPPC đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp khí gas để thay dầu nhằm giảm giá thành nhưng không được đáp ứng vì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng thiếu khí gas cung ứng ra thị trường. Vì vậy, HPPC đã đề xuất tăng giá điện lên gấp 3 lần so với giá hiện nay, nhưng đề nghị này đã bị các DN phản ứng. Các DN cũng lập luận rằng điện cho sản xuất phải cùng một giá, bất kể đó là nguồn điện từ đâu.
Giá điện do Chính phủ quyết định và thống nhất trên toàn quốc.

Tuy nhiên, HPPC là nhà máy do DN xây dựng (ký hợp đồng cung cấp điện độc quyền 50 năm) để cung cấp điện cho khu vực này khi lưới điện quốc gia chưa phủ đến. Do HPPC không được bù lỗ như các nhà máy điện của EVN, vì vậy, đơn vị này cho biết nếu không được tăng giá thì từ ngày 1-4 tới sẽ ngừng cung cấp điện ra thị trường vì không thể chịu lỗ hơn nữa.”

Nhưng chưa hết, đòn EVN mua điện của Hiệp Phước nhưng không trả tiền từ tháng 2 và tháng 3 mới  là cú đòn trí mạng, và thật sự làm công ty Điện Hiệp Phước biếu không nhà máy phát điện cho EVN:

“…Còn HPPC cho rằng do EVN chưa thanh toán khoảng 41 triệu USD tổng số tiền điện tháng 2 và 3-2011, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc HPPC chính thức ban hành thông báo ngưng cấp điện cho KCN Hiệp Phước kể từ ngày 1-5…”
http://nld.com.vn/20110422112352831p…ong-nghiep.htm

Hiệp Phước cần có thu 41 triệu đô la tiền điện của EVN để trả tiền dầu, vì:

“…Theo Petrolimex, hiện HPPC đang còn nợ doanh nghiệp này 21,4 triệu USD tiền mua dầu, đó là lý do dẫn đến việc mới đây Petrolimex quyết định cắt nguồn dầu bán cho Nhà máy Nhiệt điện Hiệp Phước kể từ tháng 4-2011.”

Hóa ra là vậy: EVN mua điện mà không trả tiền hơn 2 tháng rồi, do đó Hiệp Phước cụt vốn và không có tiền mua dầu chạy máy; Petrovietnam nhảy vào nói: không trả tiền dầu trước, thì không bán dầu…cách đây 2 tuần, Petrovietnam cho các ngân hàng mượn 2,7 tỉ đô la.

HPPC đã học được bài học tốt để lần sau ký hợp đồng khôn hơn tí. Đất nước VN càng ngày sẽ càng giàu mạnh vì được các nhà lãnh đạo tính toán giỏi, các công ty VN phối hợp ăn ý nhau , và buộc được một doanh nghiệp nước ngoài tự nguyện biếu luôn cả nhà máy phát điện mà không cần bỏ vốn xây dựng. Làm ăn như thế mới gọi là khôn chứ.

nguồn : HPPC Điện Hiệp Phước

Thua mưu lược của chính phủ VN, công ty điện Hiệp Phước HPPC đành biếu không nhà máy 100 triệu đô la cho EVN

HPPC

Điện lực Hiệp Phước “biếu không” tài sản cho EVN

Thứ Năm, 21/04/2011 23:54

(NLĐ) – Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước (HPPC) ngày 21-4 đã chuyển đến UBND TPHCM công văn yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai ngay việc tiếp nhận bán điện cho khu vực phụ tải của HPPC (KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước và khu đô thị Phú Mỹ Hưng) từ ngày 1-5

HPPC cam kết sẽ chuyển giao miễn phí cho EVN toàn bộ lưới điện 110, 22, 15 KV cùng các trạm biến áp đang phục vụ cấp điện cho KCX Tân Thuận và KCN Hiệp Phước. Do khu đô thị Phú Mỹ Hưng tự đầu tư mạng lưới điện nội bộ và được phép mua điện trực tiếp từ EVN nên HPPC đề nghị hai bên thỏa thuận. Theo ông Yhang Yin Fu, Tổng Giám đốc HPPC, hiện tình hình tài chính của công ty rất khó khăn. Nếu việc bàn giao lưới điện cho EVN không được thông qua trước ngày 1-5, HPPC không còn khả năng phát điện.
Điện lực Hiệp Phước cam kết chuyển giao miễn phí cho EVN một số lưới điện và trạm biến áp. Ảnh: Tấn THẠNH
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, phương án trên đã được UBND TPHCM và Bộ Công Thương đề xuất nhưng vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. EVN cho biết sẽ chấp nhận khi có chỉ thị từ Thủ tướng nhưng sớm nhất phải đến ngày 1-7, tập đoàn này mới có khả năng cấp điện cho 3 khu vực trên.
Q.Lâm
—————-

“Cứu” khẩn cấp 2 khu công nghiệp

Thứ Sáu, 22/04/2011 23:23

Nếu khu chế xuất Tân Thuận và khu công nghiệp Hiệp Phước bị cắt điện sẽ ảnh hưởng đến kinh tế TPHCM và 90.000 công nhân đang làm việc tại đây

Ngày 22-4, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã gửi công văn khẩn đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị chỉ đạo giải quyết khó khăn trong vụ Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước (HPPC) liên tục đòi ngưng cấp điện cho KCX Tân Thuận và KCN Hiệp Phước do không bảo đảm về tài chính (Báo Người Lao Động đã thông tin).

Theo UBND TPHCM, việc cung cấp điện ổn định cho KCX Tân Thuận và KCN Hiệp Phước nhằm bảo đảm sản xuất là rất cần thiết, bởi nơi đây đang tập trung 160 doanh nghiệp, phần lớn có vốn đầu tư nước ngoài với 90.000 công nhân đang làm việc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,5 tỉ USD/năm.
Xác định tầm quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng khu vực này, UBND TP đã chỉ đạo Sở Công Thương yêu cầu HPPC tuân thủ việc cung cấp điện theo các điều khoản đã thỏa thuận trong giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng mua bán điện giữa các bên. Ngoài ra, đề án giá điện mới do HPPC đưa ra với mức 4.000 đồng/KWh cũng không ổn vì không thể tồn tại hai mức giá điện trên cùng một địa bàn.
Trước đó, mặc dù chưa được Bộ Công Thương thông qua, HPPC đã tính đến áp dụng mức giá mới (tính phí phụ thu nhiên liệu) và đưa ra “tối hậu thư” nếu không chấp nhận, doanh nghiệp sẽ bị cắt điện.
Do đó UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách: Chỉ đạo Cục Điều tiết Điện lực tiến hành thẩm định các thông số đầu vào, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong đề án giá bán điện của HPPC; chỉ đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lập tổ công tác làm việc với HPPC về kế hoạch tiếp nhận lưới điện, giao cho Tổng Công ty Điện lực TPHCM triển khai bán điện trực tiếp cho KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước và khu đô thị Phú Mỹ Hưng; xem xét hỗ trợ về khoản chênh lệch giữa giá bán điện do Bộ Công Thương phê duyệt và giá bán điện do Chính phủ quy định tại Quyết định số 269 ngày 23-2-2011.
Ngoài những nội dung trên, UBND TPHCM cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo EVN ưu tiên thanh toán khoản tiền mua điện còn nợ cho HPPC để công ty này có thể trả tiền dầu cho Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Theo Petrolimex, hiện HPPC đang còn nợ doanh nghiệp này 21,4 triệu USD tiền mua dầu, đó là lý do dẫn đến việc mới đây Petrolimex quyết định cắt nguồn dầu bán cho Nhà máy Nhiệt điện Hiệp Phước kể từ tháng 4-2011.
Còn HPPC cho rằng do EVN chưa thanh toán khoảng 41 triệu USD tổng số tiền điện tháng 2 và 3-2011, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc HPPC chính thức ban hành thông báo ngưng cấp điện cho KCN Hiệp Phước kể từ ngày 1-5.

QUÝ LÂM
—————–

Hiep Phuoc Power Ltd. will continue to supply power with a extra fee in three months starting on April 1st, the Ho Chi Minh City-based sole electricity provider said in a meeting with customers last week.

An electrician is working on power cables on a HCMC street. Power provider Hiep Phuoc will continue to provide customer with stable electricity flow (Photo:Minh Tri)

Hiep Phuoc Power Ltd. Company said in a report that the firm has suffered a heavy loss of US$45.5 million since 2005 due to the surging global crude oil and the government’s cap on the retail power prices.

The Ho Chi Minh City-based sole electricity provider said it asked the HCMC People’s Committee to allow it to raise the retail price, but the request was denied.

Earlier, the government has approved an investment project of gas pipeline worth hundreds of millions of dollars, helping Hiep Phuoc Power Plant to reduce input cost.

The 39-kilometer pipeline, operated by PetroVietnam Gas, a unit of Vietnam Oil and Gas Group, supplies gas to the Hiep Phuoc Power Plant in Nha Be District, according to TuoiTre Newspaper.

The plant transforms 2.7 million cubic meters of the relatively clean alternative fuel into energy for the city each day.

PetroVietnam Gas, however, supplied gas to the plant in seven months only before suspended in last May, asking the electricity provider to wait until 2013.

The Central Trading and Development Group, the parent company of the electricity firm, has had to use their profits from other businesses to keep the Hiep Phuoc Power Plant alive while waiting for PetroVietnam Gas to resupply gas.

Nevertheless, the Taiwan-based group has not been able to subsidize the power firm’s losses since its construction subsidiary Phu My Hung Venture could not sell any products in the last 18 months.

To survive, Hiep Phuoc Power Ltd. submitted three solutions to the government – asking the PetroVietnam Gas to resupply gas, asking the state utility Electricity of Vietnam to sell electricity to the firm or allowing the firm to transfer their electricity business to the state utility.

If the proposed solutions are disapproved, Hiep Phuoc will temporarily charge the fuel fee in three months starting on April 1st.

Unpleasant customers
Hiep Phuoc Power Ltd. is providing power at the price of US 5 cents for one kilowatt per hour (kWh), which includes an extra fee of 12 cents per kWh.

Customers, which are businesses in the Hiep Phuoc Industrial Zone in Nha Be District, said the electricity from the power was very stable, but the extra fee would push up their input costs.

“We have been operational in the industrial zone for two years. Hiep Phuoc Power Ltd. said they lost $45 million in the last five years, and so did we; but we have not asked them to reduce their price. Therefore, we cannot accept the extra fee,” said William Khoury, general director of Saigon Premier Container Terminal.

Pham Van Dung, general director of paper maker Xuan Mai, said “our electricity bill reaches VND350 million ($17,500) monthly. It will surge to VND1 billion in accordance with Hiep Phuoc Power’s new price.”

Responding to customers’ complainant, Zhang Yin Fu, general director of the power firm, said the firm will continue to provide stable electricity flow and wait for the government’s decision on its proposals.

Source: SGGP

———–

Để ý: Tổng giám đốc của Hiệp Phước cũng chính là Tổng giám đôc của tập đoàn phát triển bất động sản Phú Mỹ Hưng

Key Staff of Hiep Phuoc



http://www.taipeitimes.com/News/bizf…/15/2003344924
http://en.www.info.vn/economy/busine…xtra-fee-.html
“…Hiep Phuoc Power Ltd. Company said in a report that the firm has suffered a heavy loss of US$45.5 million since 2005 due to the surging global crude oil and the government’s cap on the retail power prices…”

Posted in Năng Lượng và Mỏ, Đầu Tư | Thẻ: | Leave a Comment »