Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Lào’ Category

►Trung Quốc hưởng hết, Lào chỉ thu được ít lợi nhuận từ tăng trưởng xuất khẩu nông sản (9-2-2024)

Posted by hoangtran204 trên 12/02/2024

Sự gia tăng này được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư người Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Lào sẽ chỉ nhận được một ít thuế và phí.

Trung Quốc đã thuần hóa Chính phủ Lào và đảng cộng sản Lào.

Đọc tiếp »

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào, Thời Sự, Trung Quốc xâm nhập Kamphuchea | Leave a Comment »

► Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xây tặng Lào toà nhà Quốc Hội trị giá 111 triệu đô la (21-3-2021)

Posted by hoangtran204 trên 25/03/2021

Theo báo Dân Trí “khoe” rằng, việc tài trợ xây dựng công trình trăm triệu đô la “là quà tặng của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam.”

Trong khi đó, ở biên giới Việt Nam và TQ, hàng ngày, có hàng chục ngàn CỬU VẠN người VN vác hàng thuê vượt qua biên giới kiếm ăn. Sự kiện này đã và đang diễn ra.

Đọc tiếp »

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào, Thời Sự | Leave a Comment »

►Đằng sau kế hoạch 1 nghìn tỷ đô la của Trung Hoa để thay đổi trật tự kinh tế

Posted by hoangtran204 trên 26/12/2019

Đọc tiếp »

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào | Leave a Comment »

■ Sự thật kinh hoàng về các đặc khu kinh tế Trung Quốc ở Lào: một thiên đường cờ bạc, mại dâm, ma túy, rửa tiền, nơi chứa chấp các băng đảng tội phạm… (6-6-2018)

Posted by hoangtran204 trên 15/07/2018

.

mại dâm ở các đặc khu kinh tế Trung Quốc ở Lào
Đặc khu kinh tế Trung Quốc ở phía bắc Lào xây 2007, được xem là nơi chứa chấp các băng đảng tội phạm nổi tiếng, các hoạt động rửa tiền, cờ bạc và mại dâm.

 

Đọc tiếp »

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào, Sòng bài, Đặc Khu Nhượng Địa 99 năm | Leave a Comment »

■ Sau khi mở đặc khu sòng bài, xây biệt thự, bán địa ốc, và cho thuê 99 năm kể từ 2007, giờ đây, “Lào đang trên đường trở thành một chư hầu thuộc địa mới của Trung Quốc“ (23/06/2018)

Posted by hoangtran204 trên 15/07/2018

Lào mở đặc khu 2007, và cho thuê 99 năm, Trung Quốc đầu tư vào các đặc khu mở các doanh nghiệp. Sau 11 năm mở đặc khu, sòng bài, đa số người Lào có trở thành giàu không? 

Hiện nay, dân Lào đã trở thành những người làm thuê cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Các thế hệ già đang nắm quyền tại Lào thân Việt Nam. Nhưng các thế hệ Lào trẻ hơn, tuổi dưới 50, đều thân với Trung Quốc. 

 

Đọc tiếp »

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào | Leave a Comment »

►Một Vành đai, Một con Đường: Kế hoạch nghìn tỷ USD của TQ để lập trật tự kinh tế thế giới mới

Posted by hoangtran204 trên 10/08/2017

One Belt, One Road = OBOR = một vành đai,  một con đường.

 

Đọc tiếp »

Posted in Chính Sách Kinh Tế-Tài Chánh, Chiến Lược doi pho Trung Quoc, Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Phi Châu, Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào, Trung Quốc xâm nhập Kamphuchea | Leave a Comment »

►Thuê đất vùng biên giới Lào 99 năm, Bắc Kinh bành trướng xuống ASEAN với Con Đường Tơ Lụa qua Lào (báo Le Figaro 2-8-2017)

Posted by hoangtran204 trên 03/08/2017

Boten là thị trấn vùng biên, nằm giữa Côn Minh (Trung Quốc) và Vientiane (Lào), và trở thành « vùng đặc quyền kinh tế » được Lào cho Trung Quốc thuê trong vòng 99 năm. Ở đây, 90% dân cư là người Hoa,…

 

Đọc tiếp »

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào, Thời Sự | Leave a Comment »

►VN tứ bề thọ địch, nếu không liên minh với Mỹ sẽ mất nước trong nay mai

Posted by hoangtran204 trên 26/06/2016

Tác giả:

25-6-2016

Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.

Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămphuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp ( ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…

Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.

Việt Nam cũng đã hi sinh nhiều vạn “bộ đội tình nguyện” và hàng tỉ đô la từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay cho nước Lào đỏ. Nay Lào miệng thì vẫn hô Việt Nam là ruột thịt số một, nhưng đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gián tiếp thọc lưỡi dao vào sườn Tây tổ quốc.

Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh cướp đảo và đất liền Việt Nam, chắc chắn hai “ông em ruột” Miên – Lào sẽ cho Trung Quốc mượn đất và hợp tác với giặc Tầu bao vây toàn diện nước ta, hòng cho Việt Nam vào rọ thép không đường thoát.

Như vậy , chiến lược ngoại giao của nhà nước Việt Nam: “làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống lại nước khác” đã hoàn toàn thất bại.

Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như bây giờ, hoàn toàn không có “bạn vàng” hoặc ông lớn nào giúp đỡ bảo vệ khi Trung Quốc tiến đánh.

Cũng chưa bao giờ vận mệnh dân tộc, tổ quốc nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc như hôm nay. Buộc người dân yêu nước phải lo lắng và lên tiếng.

Rằng đúng như lời ông Lê Duẩn (kẻ chống Trung Quốc triệt để nhất) đã nói đại ý : Trung Quốc không chỉ là kẻ thù truyền kiếp của cha ông ta trong quá khứ mà còn là kẻ thù nguy hiểm nhất mãi mãi về sau vì nó không bao giờ bỏ mộng chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á…

Nhìn vào những diễn biến gần đây trên Biển Đông và trong nước, không cần nhậy cảm cũng có thể biết Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam trong nay mai, hòng chiếm tất cả các đảo Trường Sa của Việt Nam, cấm Việt Nam và thế giới bay vào vùng trời lưỡi bò của chúng vẽ ra, trong thời cơ thuận lợi Mỹ đang bận bầu cử tổng thống.

Ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã mang hàng chục vạn quân bất ngờ đánh vào dọc tuyến biên giới phía Bắc nước ta nhưng bạn vàng Liên Xô ( ngầm ký kết liên minh quân sự với Việt Nam) vẫn bình chân như vại, không hề làm động tác giả động binh trên biên giới Xô – Trung.

Trong thời gian cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ấy, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài báo chống Trung Quốc, vạch ra cơ man tội ác của bọn xâm lược phương Bắc với nước ta được in trên các báo : Nhân Dân, Quân Đội nhân dân, Công an nhân dân, Tiền Phong, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng…

Rằng chính Trung Quốc đã phá hỏng cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp gần như phải hàng thì Trung Quốc ép ta ký hiệp định đình chiến Geneve, đến nỗi ngoại trưởng Phạm Văn Đồng phải vừa khóc vừa ký…Như vậy Việt Nam đâu phải quốc gia độc lập ? Độc lập sao được khi ta đã thắng giặc Pháp sau Điện Biên Phủ, Pháp sắp đầu hàng, lại phải khóc nghe lệnh Trung Quốc ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước?

Rằng trước ngày 30-4-1975, khi Sài Gòn bị Cộng quân bao vây tứ phía, Trung Quốc vẫn nhờ sứ quán Pháp móc nối với ông Dương Văn Minh, hứa nếu ông Minh lên tiếng yêu cầu, Trung Quốc sẽ cho triệu quân đổ bộ vào Sài Gòn cứu Việt Nam cộng hòa, đánh tan năm cánh quân Việt cộng đang bao vây đô thành…

Trung Quốc rất sợ Việt Nam thống nhất, chúng muốn bắt Bắc Việt làm lính đánh thuê cho chúng mãi mãi như lời Mao Trạch Đông : “ chúng ta sẽ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Ông Lê Duẩn cũng từng nói toẹt ra: “Chúng ta đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc”.

Chiến lược ngoại giao của đảng CS VN từ những năm 50 của thế kỷ trước dựa hẳn vào Liên Xô Trung Quốc, tự mình chui vào cái rọ của chúng, được chúng nuôi bằng quá nhiều tiền, dùng tiền để sai khiến, đưa máu Việt Nam ra làm phương tiện cho mục đích bá quyền của hai đế quốc Xô-Trung đã hoàn toàn thất bại.

Trung Quốc ngay từ thời “Trung Hoa Dân quốc” trước năm 1949 của Tưởng Giới Thạch đã vẽ bản đồ lưỡi bò, toan tính chiếm hết Biển Đông của mấy nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaisia…

Năm 1949, Mao Trạch Đông chiến thắng Tưởng Giới Thạch, tiếp nhận bản đồ lưỡi bò của Tưởng, nhất quyết chiếm Biển Đông. Bọn Hán tặc mới này biết rằng nếu vẫn để Mỹ đứng chân ở miền Nam Việt Nam thì mãi mãi chúng không dám xía vào vùng biển mà chúng gọi là lưỡi bò này.

Phải tìm cách đuổi Mỹ đi nên Mao đã chọn Việt Nam làm con bài, chọn xương máu Việt Nam để thực thi ý đồ chiến lược của chúng là chiếm Việt Nam và chiếm toàn bộ Đông Nam Á, bằng cách bày ra trò “giải phóng miền Nam” để Việt Nam làm tiên phong trên bàn cờ bá quyền của chúng. Chúng viện trợ hết cỡ cho Việt Nam, bốc các ông lãnh đạo CS VN là anh hùng thời đại, dám đánh Mỹ cứu mình và cứu thế giới. Do đó Tố Hữu mới làm thơ như sau : “ Ta vì ta ba chục triệu người / Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”, “Vui sướng bao nhiêu trên tuyến đầu diệt Mỹ”…

Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lúc này Mỹ đã chơi con bài Trung Quốc để bao vây Liên Xô; vì Mỹ đã thua con bài Trung Quốc là Việt Nam : đánh mãi không thắng !

Không thực hiện được việc chia đôi đất nước Việt Nam vĩnh viễn, Trung Quốc vô cùng căm thù ban lãnh đạo Việt Nam dám thống nhất đất nước, bèn dùng bọn tay sai Pôn Pốt, Iêng xa ri , sai bọn ác ôn Cămpuchia này mở cuộc chiến tranh đánh vào sườn Tây Nam đất nước gây bao tang thương chết chóc cho nhân dân Việt Nam.

Trung Quốc dìm Việt Nam trong biển máu chiến tranh với Khơ me đỏ, để năm 1979 chúng tổng tấn công, đánh toàn diện biên giới phía Bắc gây ra núi xương sông máu cho nhân dân Việt Nam. May mà cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Việt Nam chống cự mãnh liệt, khiến Trung Quốc của Đặng Tiểu bình bị thiệt hại quá mức nên chúng phải rút.
Năm 1990, thấy tình hình cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bí mật “hàng” Trung Quốc bằng hiệp ước Thành Đô mờ ám…Trung Quốc chỉ dùng vũ khí có tên là chủ nghĩa cộng sản mà không cần dùng xương máu đã thâu tóm được Việt Nam trong cái thòng lọng có tên là “bốn tốt và mười sáu chữ vàng”…

Năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của Việt nam (là một đảo lớn trên quần đảo Trường Sa của VN)…Đoạn, Trung Quốc liên tục chiếm các đảo đá ngầm bồi đắp đất làm các đảo nhân tạo trên vùng biển của Việt Nam, đưa máy bay và vũ khí ra các đảo mới chiếm tuyên bố sẽ mở vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên biển Đông, khóa hẳn đường ra biển của Việt Nam. Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Cộng và Trung cộng hiện nay chỉ bằng lỗ miệng, còn thực chất vẫn là chiến tranh ngầm, chiến tranh không tuyên bố…

Giờ đây, việc Trung Quốc sắp mở vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông sẽ là lời tuyên chiến với Việt Nam.
Việt Nam không liên kết với Mỹ, sẽ mất nước trong nay mai. Nếu không có Mỹ liên tục đưa tàu đến Biển Đông để tuần tiễu, Việt Nam đã bị bạn vàng Thành Đô là bọn xâm lược Trung Quốc chiếm lâu rồi…

Sài Gòn ngày 25-6-2016

© T.M.H.

© Đàn Chim Việt

—————————————

Chú thích ảnh:

1- Con tem của Việt Nam 1954, chiến lược gắn kết VN với hai siêu cường cộng sản của đảng CS VN đã hoàn toàn thất bại, gây hiệu ứng ngược.

viettrung

2- hình Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng với bạo chúa Giang Trạch Dân, Lý Bằng ký kết hiệp định Thành Đô 1990.

 

3- Lời Mao Trạch Lươn quyết chiếm trọn biển đông và chiếm hết các nước Đông Nam Á.

mao

____

 

Posted in Chiến Lược doi pho Trung Quoc, Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Hội nghị Thành Đô 3-9-1990, Lào, Trung Quốc xâm nhập Kamphuchea | Leave a Comment »

►Lào cung cấp bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng khu vực ngày một lớn của Trung Quốc? Tỉnh Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc định cư

Posted by hoangtran204 trên 07/12/2013

Trần Hoàng: Lào cung cấp bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng khu vực ngày một lớn của Trung Quốc. Dự án đường rầy xe lửa từ Côn Minh đến Vạn Tượng (qua Thái lan, Miến Điện và thông ra Ấn Độ Dương) được tài trợ bởi ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc (Export-Import Bank of China -Eximbank), Lào đứng ra vay mượn và trả bằng nguyên liệu như mỏ vàng, và phần lớn việc xây dựng sẽ do công nhân TQ đảm trách. Trung Quốc xem con đường này là cực kỳ quan trọng cho vai trò chiến lược của việc lôi kéo Châu Á vào gần quỷ đạo của TQ cung cấp cho TQ một con đường vận chuyển dầu hỏa từ các nước Trung Đông về China (trong trường hợp bị  Hoa Kỳ và đồng minh bao vây và tàu chở dầu của họ bị chận ở eo biến Malacca của Singapore).  

Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh  giáp ranh với Lào. Nếu một đoàn quân TQ chặn ngang ở vùng này, nước VN sẽ bị cắt làm đôi, và miền Bắc sẽ không liên lạc được với Miền Nam. Thêm vào đó, nếu tàu chiến của TQ ở Biển Đông tiến sát vào bờ biển Hà Tỉnh để yểm trợ cho bộ binh TQ từ Lào tiến qua thực hiện cuộc chia cắt VN làm hai mãnh, thì có trời biết mọi chuyện lúc ấy sẽ tiếp diễn như thế nào. 

Hiện nay, Trung Quốc đã mua được nhiều bất động sản ở bờ biển Hà Tỉnh, và tháng trước báo VN có đăng tin như thế, nhưng đảng CSVN, nhà cầm quyền tỉnh Hà Tỉnh, và công an ở khu vực này làm ngơ như không hay biết.  (Coi bài cuối trang này: Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc)

——————

Bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng của Trung Quốc?

Tác giả: Trâm Anh (theo NYTimes)

Theo blog Kim Dung 

 Lời dẫn của Kim Dung: Mình nhận được bài báo này với lời bình của Ts Phạm Gia Minh về tham vọng của anh láng giềng 04 tốt. Xin đăng nguyên văn, và xin đăng toàn văn bài báo lên Blog để bạn đọc theo dõi, chia xẻ: “Lịch sử đang lặp lại cái thời các nước tư bản Châu Âu kết hợp với chính quyền phong kiến nhiều nước nhược tiểu Châu Á làm đường xá cầu cống, khai thác khoáng sản, thâm nhập thị trường để vơ vét của cải tài nguyên của những nước bản xứ. Ở đây ta thấy:

Quyền lợi trước mắt của chính quyền địa phương và quyền lợi lâu dài của các chính phủ thực dân gặp nhau. Thật trớ trêu: Người đã từng bị “làm nhục”, nay cố gắng “Lấy lại danh dự” bằng cách lặp lại gần như nguyên văn cái cách dãman tàn bạo mà trước đây hơn một thế kỷ họ đã từng hứng chịu !” Cảm ơn Ts Phạm Gia Minh.

Vương Quân, ông chủ mới người Trung Quốc của một khách sạn ở thị trấn quê nằm sâu trong khu vực miền núi phía bắc Lào, đang hy vọng toán 20.000 lao động Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để khởi công xây dựng một tuyến đường sắt mới.

Tuyến đường do Trung Quốc tài trợ này như một con rắn bò qua hàng chục đường hầm và cây cầu, nối liền phía nam Trung Quốc với Bangkok, thủ đô Thái Lan, và sau đó đi tiếp tới vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể hoạt động thương mại vốn đã rất nhộn nhịp của Trung Quốc với Đông Nam Á.

Nhưng ông Vương có thể phải chờ đợi lâu hơn một chút để mong kiếm lợi từ số người Trung Quốc khổng lồ dự kiến sẽ đổ về góc khuất cách biên giới gần nhất với Trung Quốc 50 dặm này. Ngay cả khi dự án vấp phải một số sự phản đối nghiêm trọng của các tổ chức phát triển quốc tế, đa số các chuyên gia vẫn cho rằng dự án cuối cùng sẽ vẫn được thực hiện. Đó là bởi vì Trung Quốc coi đây là bộ phận quan trọng trong chiến lược lôi kéo Đông Nam Á tiến gần hơn vào quỹ đạo của mình và mở ra cho Bắc Kinh một tuyến đường mới vận chuyển dầu lửa từ Trung Đông.

Sợi dây kết nối quan trọng này sẽ chạy qua Oudom Xai, nằm giữa Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam ở phía nam Trung Quốc, với thủ đô Vientiane của Lào.

George Yeo, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, phát biểu trong bài diễn văn gần đây tại Hội doanh nghiệp Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á tại Bangkok: “Trung Quốc muốn đường sắt cao tốc từ Côn Minh đến Vientiante”.

Ông Yeo, đang giữ chức chủ tịch Kerry Logistics Network, một công ty vận tải và phân phối lớn của châu Á, được xem là một trong những chuyên gia thông thạo nhất về quá trình mở rộng các tuyến thương mại mới ở châu Á. “Mục tiêu lớn là Bangkok. Đây là thị trường khổng lồ, với nhiều cơ hội. Từ đó, Bangkok tới Dawei của Myanmar – nó sẽ cho phép Trung Quốc tránh phải đi qua Eo biển Malacca”, một chốt chặn nguy hiểm ở giữa Ấn Độ Dương và bờ biển phía đông Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc không thực sự quan tâm chia sẻ phần lớn khối lượng của cải mà tuyến đường sắt này sẽ mang lại. Phần lớn những lợi ích, theo các nhà phê bình, sẽ chảy về Trung Quốc trong khi các phí tổn sẽ chủ yếu do các quốc gia có tuyến đường đi qua phải gánh chịu. Chi phí dự án đường sắt 260 dặm là 7 tỷ USD, Lào sẽ phải vay mượn từ Trung Quốc, gần bằng con số 8 tỷ USD tổng sản phẩm kinh tế hằng năm tại Lào, quốc gia vẫn đang thiếu ngay cả một tuyến đường sắt thô sơ, còn hệ thống đường bộ cũ nát của nước này chủ yếu là phần còn sót lại từ thời Pháp thuộc.

Giữa tháng 11/2012, khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới thăm Vientiane dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Á – Âu, ông dự định sẽ tới dự lễ động thổ tuyến đường này. Nhưng buổi lễ đó đã không diễn ra.

Bản đánh gia dự án đường sắt trên của một nhà tư vấn thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nói rằng các điều khoản tài trợ mà Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đưa ra phức tạp đến mức có thể “đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô của Lào”. Trong khi đó, công trình xây dựng đi qua phía bắc Lào sẽ biến vùng nông thôn này trở thành “bãi rác”, báo cáo của nhà tư vấn này nêu. “Một sai lầm phải trả giá đắt”, nếu được ký với các điều khoản trên. Tài sản thế chấp cho khoản vay trên sẽ là những khoáng sản, bao gồm Kali và Đồng, cung cấp cho phía Trung Quốc.

Các nhà tài trợ khác cũng đồng ý với nhận định trên. Một nhà ngoại giao của châu Á thể hiện quan điểm lo ngại chung với chính phủ Lào: “Các đối tác, bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB), đều bày tỏ quan ngại, còn Quỹ Tiền tệ quốc tế tại đây nói rằng “‘Các bạn nên hết sức cẩn trọng’”.

Tuy nhiên, Quốc hội Lào đã phê duyệt dự án thuộc một phần trong thỏa thuận đường sắt xuyên châu Á lớn hơn nhiều đã được ký giữa gần 20 quốc gia châu Á vào năm 2006. Các nhà ngoại giao cho rằng dự án chủ yếu được ủng hộ mạnh mẽ nhất bởi Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, một người được cho là khá cởi mở với Trung Quốc.

Kim ngạch thương mại nở rộ của Trung Quốc với Đông Nam Á đạt gần 370 tỷ USD trong năm 2011, gấp đôi con số trên của Mỹ với khu vực. Đến năm 2015, khi các quốc gia Đông Nam Á hướng tới hoàn thiện một cộng đồng kinh tế, Trung Quốc dự tính kim ngạch thương mại với khu vực sẽ đạt khoảng 500 tỷ USD.

Dù xuất khẩu phần lớn hàng hóa sang khu vực, Trung Quốc lại phải dựa vào nhập khẩu từ các nước láng giềng Đông Nam Á – gồm tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa trung gian – để phục vụ cho cỗ máy xuất khẩu của mình, Yolanda Fernandez Lommen, kinh tế gia trưởng của ADB tại Bắc Kinh, nhận xét.

Cộng đồng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vẫn là các đối tác thương mại chính của Trung Quốc, bà nói, nhưng “Đông Nam Á có tầm quan trọng địa chiến lược và kinh tế với Trung Quốc, một đối tác ngày càng quan trọng trên cả hai khía cạnh thương mại và đầu tư”.

Lào cung cấp bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng khu vực ngày một lớn của Trung Quốc. Trung Quốc vừa đổ những khoản đầu tư mới vào thủ đô nước này, bao gồm hàng chục biệt thự xa xỉ xây dựng bên bờ sông Mekong để làm nơi nghỉ ngơi của các nhà lãnh đạo châu Âu và châu Á trong dịp tham dự hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 11/2012.

Một tòa hội nghị mới lạ mắt, thuộc tổ hợp mới có tên Thế giới mới Vientiane, tạo cho thủ đô cũ kỹ này một cái vẻ ngoài của thế kỷ 21. Ở Luang Prabang, một địa điểm du lịch nổi tiếng mà tuyến đường sắt sẽ đi qua, Trung Quốc xây dựng nhiều bệnh viện và nâng cấp hệ thống sân bay.

Một số người Lào, không vui vẻ với sự hiện diện không thể nhầm lẫn của Trung Quốc, phàn nàn rằng đất nước họ đang trở thành còn hơn cả một tỉnh của Trung Quốc, hay nói một cách kín đáo hơn là, một chư hầu.

Các cựu chiến binh phong trào du kích Pathet Lào nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ muốn giữ khoảng cách với Washington. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã đến thăm Lào vào tháng 7/2012, chuyến thăm đầu tiên của nhà ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ kể từ những năm 1950. Động thái này là một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ kinh tế và quân sự trong khu vực như một đối trọng với Trung Quốc.

Bất chấp sự phản đối bất ngờ với đường sắt Trung Quốc, một giám đốc của một công ty nhà nước Trung Quốc tại Vientiane (từ chối tiết lộ danh tính), nói, ông có mọi kỳ vọng rằng dự án sẽ vẫn diễn ra. Ông nói, Chủ tịch  mãn nhiệm của Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, “nhất quyết xây dựng tuyến đường từ hai hay ba năm trước”.

Một nhà ngoại giao nước ngoài cũng đồng quan điểm, cho rằng Vientiane và Bắc Kinh sẽ tìm cách che đậy bất đồng về tài trợ giữa họ. Ông nói, “Trung Quốc sẽ có cách của họ”.

Tại vùng Oudom Xai này, nơi một trường dạy tiếng Trung Quốc do một doanh nhân Trung Quốc thành lập có 400 học viên và 28 giáo viên, được chính phủ Trung Quốc trả lương một phần. Ông Vương, chủ khách sạn, bày tỏ tin tưởng dự án sẽ khởi công trong vòng vài tuần tới. Kể từ khi đến Lào cách đây ba năm, ông Vương cũng đã kịp xây cho mình một nhà máy chế biến gỗ.

Dân nhập cư Trung Quốc đã thuê khoảng một nửa đất nông nghiệp xung quanh thị trấn này, ông nói.

“Bạn có thể thuê đất bao lâu tùy vào số tiền bạn có. Người dân ở đây chỉ cần nhận tiền, họ không quan tâm đến người mới đến là ai”.

Bài 2  

http://justinmott.blogspot.com/2013/01/laos-could-bear-cost-of-chinese-railroad.html

http://yaleglobal.yale.edu/content/laos-could-bear-cost-chinese-railroad

———————————————————————

Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc

Đài RFA

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-10-23

Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.

Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập

Đầy rẫy người Trung Quốc

Một người lái taxi tại thành phố Hà Tĩnh, quê gốc Kỳ Anh, cho chúng tôi biết: “Đó, quá nguy hiểm, sợ nó (người Trung Quốc) cài kiết cái gì vào(các công trình của Trung Quốc tại Kỳ Anh – Hà Tĩnh). Hôm nọ tôi chở ba bốn chục người đi hát karaoke. Thấy người Việt Nam mình nói nó khắt khe lắm, hở động một tý là nó đuổi việc ngay, họ bảo thằng này khó tính lắm, động một tý….

Tất cả cũng do hám tiền, đói tiền, cái đất Hà Tĩnh này, toàn thanh niên hư hỏng hết, cha mẹ chiều, bán đất cho con cái ăn chơi, đua đòi. Vay tiền ngân hàng mua xe này xe nọ cho con cái.Thanh niên ở đây có làm gì đâu, có buôn bán gì đâu, toàn thanh niên nơi khác tới làm. Tụi nó đập đá loạn xạ, nó tự chế bài hát của nó, nó bảo trai Hà Tĩnh không biết đập đá, không biết ăn chơi  không phải là trai Hà Tĩnh.”

Theo chân người lái taxi này, chúng tôi thăm huyện Kỳ Anh và hết sức bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng đập vào mắt mình là hàng trăm nhà hàng có bảng hiệu viết bằng chữ Trung Quốc, thậm chí có nhiều nhà hàng không tiếp khách Việt Nam.Chủ của nhà hàng là những người Trung Quốc sang mua đất, mở doanh nghiệp, mở nhà hàng và mở nhiều dịch vụ khác phục vụ cho khách vip người Việt và ưu tiên phục vụ cho người Trung Quốc ở Hà Tĩnh.

Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói với chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn.

Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng hình như họ chẳng xem ra gì bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh.

Ông này nói thêm rằng hiện tại, huyện Kỳ Anh trong mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc, ở đó, mọi thứ quyền lợi và quyền lực dồn về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế và xu phụ, xun xoe người Trung Quốc. Với đà này, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh mặc dù chẳng ai muốn thế nhưng đành phải thế vì họ đã có mọi thứ cần có của một ông chủ trên đất Việt Nam.

Thanh niên hư hỏng

Một bà mẹ yêu cầu giấu tên, cho chúng tôi biết thêm là ở Kỳ Anh, có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện ngập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm. Vì phần lớn những gia đình bán đất cho người Trung Quốc, chơi thân với người Trung Quốc đều có con làm việc cho người Trung Quốc và đều là đầu mối của sự hư hỏng ở các thanh niên đồng trang lứa.

Nghĩa là những thanh niên chơi thân với người Trung Quốc thường dắt người Trung Quốc về xóm chơi, lân la và rủ thanh niên các xóm đi chơi, ban đầu thì đi chơi bình thường, nhưng sau vài tháng, những thanh niên này lâm vào nghiện xì ke, ma túy, không cách nào gở ra được nữa. Lúc đó, sẵn tiền bán đất của gia đình, họ bắt đầu ăn chơi sa đọa. Cách đây không lâu, có một thanh niên Kỳ Anh đã lên thành phố Hà Tĩnh đâm đầu vào xe tải tự tử. Trước khi chết, anh ta để lá thư lại cho người mẹ với nội dung rằng anh đã hết đường, anh đã nợ người Trung Quốc một số tiền quá lớn và họ luôn đe dọa anh. anh không thể để mình tiếp tục sai lầm nên chọn con đường chết.

Người mẹ vừa kể chuyện nói thêm rằng dù rất buồn khi nghe tin người thanh niên 

nghiện ngập đáng tuổi con của bà bị chết một cách vô lý, oan uổng. Nhưng dẫu sao bà cũng hy vọng cái chết của anh thanh niên này giúp cho nhiều thanh niên khác tỉnh ngộ ra, thoát khỏi con đường nghiện ngập.

Một người tên Hùng, là cha của hai thanh niên đang nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng và tuyệt vọng trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh hiền hòa, nghèo khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu vào đâu. Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc.

Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo thanh niên Kỳ Anh chơi bời, nghiện ngập, thậm chí thanh niên Kỳ Anh bây giờ còn có một bài hát riêng với nội dung đã là thanh niên Kỳ Anh mà không biết đập đá, hút hít, chích choác thì không phải là con người, không phải là thằng đàn ông, không phải là dân Hà Tĩnh. Và cứ trên đà như thế, càng ngày, thanh niên Kỳ Anh càng hư hỏng.

Thế hệ tương lai hỏng tận gốc. Thế hệ già ngã xuống, mọi thứ ở Kỳ Anh sẽ nhuộm màu Trung Quốc. Và rồi đây, Kỳ Anh sẽ thành một tiểu khu của người Tàu.

Câu nói của ông Hùng làm chúng tôi bàng hoàng sực nhớ ra ở trên biển Đông, người Trung Quốc đã lấn lướt, bắt bớ, đánh đập, hành hạ ngư dân Việt, dọc các bờ biển đã có mặt người Trung Quốc và ở tít tận cao nguyên, các vùng trọng điểm cũng đã có mặt người Trung Quốc.

Một dự cảm chẳng yên lành khi chúng tôi tạm biệt Kỳ Anh.

——————————————————————-

10232013-ha-tinh-pro-swar-chi.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ha-tinh-pro-swar-chi-10232013065235.html/ht-cong-ty-tq-Những biệt thự của đại gia Trung Quốc ở Hà Tĩnh

Những biệt thự của đại gia Trung Quốc ở Hà Tĩnh

RFA
 

 Nghe bài này

 

Một cơ sở sản xuất nhỏ của Trung Quốc ở Hà Tĩnh. RFA
Một cơ sở sản xuất nhỏ của Trung Quốc ở Hà Tĩnh. RFA

 

Một công ty Trung Quốc ở Kỳ Anh.  RFA

Tin, bài liên quan

Posted in Chiến lược xâm nhập của Trung Quốc vào Viet Nam, Lào | 2 Comments »

►Trung Quốc mạnh mẻ vào Lào trong lúc Việt Nam đang suy yếu

Posted by hoangtran204 trên 04/01/2013

Trung Quốc mạnh mẻ tiến vào Đông Dương giữa lúc Việt Nam đang suy yếu về kinh tế. Trung Quốc đã đầu tư xây dựng và có hơn 3000 doanh nghiệp Trung Quốc ở Kampuchea kể từ 2009, Lào cũng là nơi Trung Quốc đầu tư mua đất đai, di dân TQ vào đất Lào trong chiến lược tiến về hướng Nam.  

 

Trung Quốc ăn cỗ, Lào dọn bàn

JANE PERLEZ & BREE FENG. Lê Văn lược thuật

nguon dcvonline.net

Trung Quốc sắp sửa đưa 20,000 nhân công sang Lào, khởi công xây đường xe lửa cao tốc nối liền Côn Minh, thủ phủ Vân Nam với Vạn Tượng, thủ đô của quốc gia bé nhỏ này. Đường xe lửa này sẽ là đoạn đầu của dự án của Trung Quốc nhằm nối liền nước Tầu với vịnh Bengale, đi qua Lào, Thái Lan và Miến Điện. Một khi hoàn tất, đường xe lửa này sẽ cho phép Trung Quốc chuyên chở nguyên liệu, nhất là dầu hỏa, từ Trung Đông và Phi Châu về Tầu một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn, vì không phải đi qua eo biển Malacca.

Phí tổn cho đường xe lửa dài 260 dặm (khoảng 430 cây số) dự trù lên đến bẩy tỉ mỹ-kim, xấp xỉ tổng sản lượng quốc gia Lào trong một năm. Nhà nước cộng sản Lào sẽ phải ứng chịu mọi phí tổn cho công trình, do Trung Quốc xây và toàn quyền sử dụng. Vì không có tiền, Lào sẽ phải mượn Trung Quốc món tiền này và trả nợ dần bằng tài nguyên của nước mình, như đồng, kẽm, vàng và gỗ v.v.

Nhiều tổ chức quốc tế về đến kinh tế và mậu dịch, như Ngân Hàng Phát Triển Á Châu và Ngân Hàng Thế Giới, cũng đã phát biểu những lo ngại tương tự. Mặc dù vậy, Quốc Hội Lào đã biểu quyết chấp thuận! Chính phủ Lào, qua phó thủ tướng thân TQ, Somsavat Lengsavat, cũng đã nhiệt liệt bầy tỏ sự ủng hộ dự án!Sau khi nghiên cứu bản hợp đồng giữa TQ và Lào, một chuyên viên của Chương Trình Phát Triển của Liên Hiệp Quốc cho rằng điều kiện trả nợ, do Ngân Hành Xuất Nhập Cảng của Trung Quốc đưa ra, là quá nặng và có khả năng làm chao đảo nền kinh tế quốc gia Lào.

Ngoài sự lợi hại về phương diện giao thông, dự án đường xe lửa này sẽ giúp TQ gia tăng mậu dịch trong vùng Đông Nam Á, vốn đã trị giá 370 tỉ mỹ-kim – gấp đôi trị giá mậu dịch của TQ với Hoa Kỳ – trong năm 2011, và được dự trù tăng lên tới khoảng 500 tỉ mỹ-kim vào năm 2015. 

Đã có một số người Lào tỏ ý lo ngại rằng đất nước họ đang sắp sửa trở thành một tỉnh của Trung Quốc, hay ít nhất cũng là một lân quốc được TQ bảo hộ. Nhưng những tiếng nói phản kháng này đang bị nhà nước cộng sản Lào đàn áp.

Ông Sombath Somphone, Giám đốc của một tổ chức dân sự Lào, Participatory Development Training Centre (PADETC), đã mất tích sau khi tham gia cuộc hội thảo công cộng. Chính quyền sộng sản Vạn Tượng tuyên bố không biết gì về sự mất tích này. [1]

Chính phủ Lào cũng không nhẹ tay đối với những tổ chức Tây phương tại Lào, nếu họ lên tiếng bênh vực những người dân Lào đang bị nhà nước và tư bản đỏ Tầu chiếm đất của họ qua hình thức mua hay mướn với giá rẻ mạt. Mới đây, bà Anne-Sophie Gindroz, giám đốc của tổ chức Thụy Sĩ, chuyên lo về vấn đề phát triển xã hội Lào bị chính quyền cộng sản Lào buộc phải rời nước Lào trong vòng 48 tiếng đồng hồ, với tội danh “có thái độ không thân thiện với chính phủ Lào”.

Trong khi đó, TQ vẫn đẩy mạnh tiến trình của dự án. Cựu chủ tịch nhà nước TQ, Hồ Cẩm Đào, tuyên bố: “Dự án đã được quyết định ba năm trước đây rồi!” Một nhà ngoại giao Tây phương nhận xét: “Người Tầu luôn có cách để san bằng mọi bất đồng ý kiến, sau cùng vẫn đạt được điều mình muốn.”

© DCVOnline

 

Trucks passing a village on Route 13 in Oudom Xai Province                                                                                                   Nhiều xe vận tải đang chạy qua một ngôi làng trên Đường 13 trong Tỉnh Oudom Xai

Một xe vận tải Trung Quốc đang chạy ngang ngôi làng nhỏ của người H’Mông nằm trên Đường 13, tỉnh Oudom Xai, Lào

 

Một siêu thị mới và khách sạn của Người Trung Quốc ở thị trấn Muang Xai, Lào

 

Buddhist monks walked through Muang Xai, a town filled with Chinese businesses and investment.                  Những vị sư đang đi bộ ngang qua Muang Xai, một thị trấn đầy nhóc các cửa hàng Trung Quốc vá các doanh nghiệp đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Laos Could Bear Cost of Chinese Railroad. By JANE PERLEZ and BREE FENG. The New York Times, January 1, 2013.

Posted in Lào | 1 Comment »