Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Một, 2012

Vụ việc ở Tiên Lãng ỏ Hải Phòng: Báo Đối ngoại Vietnam Economic News (VEN) của Bộ Công Thương đã “vào cuộc” từ năm 2008

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2012

Đôi lời: Một bất ngờ khi độc giả phát hiện và cho biết đã có loạt phóng sự về Cống Rộc, huyện Tiên Lãng do báo Vietnam Economic News (Tin Kinh Tế Việt Nam) của Bộ Công Thương thực hiện từ năm 2008.
Không cầm được nước mắt khi thấy tấm hình Đoàn Văn Vươn, áo quần xốc xếch, đứng bên khu đầm nuôi tôm từ dạo đó.

Nhiều dấu hỏi muốn gửi tới những người cầm quyền từng hoàn toàn dựa vào nông dân để cướp được chính quyền.

Nhưng bữa nay chỉ xin hỏi 3 cơ quan quản lý báo chí (Ban Tuyên giáo, Bộ 4T, Bộ Công an). Các vị thường soi xét những bài viết, tờ báo đưa tin “không lợi” cho đảng, nhà nước, cả cá nhân người lãnh đạo, rồi đưa ra hình thức kỷ luật, phạt, bỏ tù. Thế nhưng có (dám/muốn) phạt những tờ báo to quyền, có lắm tiền, nhưng chỉ lớn giọng lúc đầu khi người dân phạm luật, còn tới lúc vỡ chuyện hé lộ tội trạng của người trong chính quyền thì im re, thậm chí còn lờ đi cả văn bản chỉ đạo của Thủ tướng? Đó là các báo Nhân dân, Công An Nhân Dân, Công An TP Hồ Chí Minh, v.v..? Và đặc biệt là các vị có khen thưởng những nhà báo, tờ báo đã dũng cảm, công phu cảnh báo sớm và vạch trần tội trạng người trong chính quyền từ nhiều năm trước, trong một vụ việc “nhạy cảm” hiếm có (ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng) kiểu này không?

Giá như từ ngày đó, các vị được đọc loạt bài phóng sự đăng trên báo VEN, hoặc đọc mà không bỏ qua, thì (biết đâu) sẽ có thể không xảy ra tấn thảm kịch cho đại gia đình Đoàn Văn Vươn và cả 6 chiến sĩ bộ đội, công an, và sẽ không có cái hậu quả rất có thể mang tới nguy cơ khó tưởng tượng cho chế độ như ngày hôm nay.

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng):
Báo Đối ngoại VEN (Vietnam Economic News) đã “vào cuộc” từ năm 2008

Cập nhật lúc: 10:10 17/01/2012

(VEN) – Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc diễn ra ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5/1/2012. Vụ việc chống lại người thi hành công vụ lực lượng cưỡng chế thuộc khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng diễn ra làm 6 cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội bị thương.

Đã có nhiều luồng thông tin khác nhau về sự việc nhưng chủ yếu là những thông tin diễn ra sau ngày 5/1 hoặc một số vấn đề ngay trước đó mà chưa có dịp tiếp cận với những gì đã có từ nhiều năm trước – khi Cống Rộc còn là “nỗi kinh hoàng” của người dân Tiên Lãng.

Dẫu vậy, bằng nhiều nguồn khác nhau, bản chất của sự việc dần được nêu ra tường tận.

Báo đối ngoại Vietnam Economic News (VEN) của Bộ Công Thương, ngay từ năm 2008, báo đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển”. Trên cơ sở đơn thư khiếu nại khẩn thiết của người dân, Tòa soạn đã cử phóng viên về “ba chung” tại Cống Rộc và nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, thực hiện chặt chẽ các quy trình trước khi cho đăng trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam, sau đó đăng lại trên trang điện tử http://www.ven.vn – thuộc Báo Đối ngoại Vietnam Economic News.

Tổng Biên tập Báo Đối ngoại VEN – cho biết: “Dù đã gần 4 năm, nhưng vẫn nhớ rất rõ vì đã phải xem xét kỹ càng hồ sơ vụ việc tới từng chi tiết trước khi duyệt đăng những bài này”.

Đúng ra, loạt phóng sự này ban đầu gồm 6 kỳ. Tuy nhiên, do là tuần báo và theo đề nghị của Ban biên tập nên sau đó tác giả loạt phóng sự này đã rút thành 3 kỳ.

Để có tài liệu và hình ảnh cho loạt phóng sự, phóng viên đã phải nhiều lần tới Vinh Quang cùng sống, ăn, ngủ những người dân giữa đầm nuôi tôm (khu vực mới bị cưỡng chế). Trong lần nghỉ lại giữa đầm tôm này, phóng viên đã có lúc phải cùng người dân thức trắng đêm do muỗi và mưa to bất ngờ ập đến. Cũng trong các chuyến công tác, phóng viên không ít lần phải giấu đi những giọt nước mắt khi nghe câu chuyện về quá trình lấn biển của ông Vươn cũng như chứng kiến tận mắt nỗi vất vả, khó khăn của những người dân nơi đây.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc và nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan đến “sự kiện 5/1/2012” ở Hải Phòng, Tòa soạn xin đăng tải lại 3 kỳ “Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển” đã xuất bản trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam số 30 (ra ngày 22/7/2008), số 31 (ra ngày 29/7/2008), số 32 (ra ngày 5/8/2008) trên trang tin điện tử http://www.ven.vn./.

Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương. Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Chí Trung

*********************

Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển (Kỳ I)

Cập nhật lúc: 09:40 22/07/2008

(VEN) – Ôm theo gần 2kg đơn thư, tài liệu cầu cứu của những người dân ven biển huyện Tiên Lãng, chúng tôi đến Hải Phòng đúng ngày trời đổ mưa lớn đầu mùa. Vượt qua những quãng đường đất đá dưới cơn mưa tầm tã, cuối cùng chúng tôi cũng đã đến và biết được câu chuyện cảm động của những người “mở đất” và việc một số cá nhân ở huyện Tiên Lãng đang bất chấp quy định của pháp luật và đạo lý, muốn biến hàng trăm ha đất cùng hàng chục tỷ đồng của những người dân nơi đây thành việc của… “biển”.

Kỳ I: Người mang tên Vươn và hàng trăm ha đất ở Tiên Lãng đã “vươn” ra biển như thế nào?

Theo tài liệu của UBND huyện Tiên Lãng, thì hơn 100ha đất bồi thuộc khu vực bãi triều ven biển (ngoài đê) thuộc khu vực cống Rộc (xã Vinh Quang, Tiên Lãng) trước đây là nơi “đầu sóng ngọn gió”, mênh mông nước biển, thường xuyên đe dọa đến sự an nguy của những người dân địa phương. Mặc dù ở đây có một con đê chắn sóng quốc gia, nhưng do phía ngoài đê trống trải nên mỗi lần gió Nam mạnh cũng làm đê sạt lở, chưa nói khi mùa bão lũ đến. Người dân nơi này không ít lần chứng kiến cảnh vỡ đê và thường đi sơ tán mỗi khi nghe tin bão về.

Ông Mai Công Chính – 82 tuổi, nguyên cán bộ Sở Thuỷ sản Hải Phòng – kể: “Đã bao nhiêu năm gia đình tôi ở đây nên biết rất rõ nỗi cơ cực do sóng biển đe dọa. Trước đây phía Nam cống Rộc này rất đáng sợ. Chỗ nhà tôi từng bị nước biển tràn vào và chịu cảnh ngập lụt không biết bao nhiêu lần”. Còn ông Phạm Văn Danh – 79 tuổi, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Vinh Quang, nguyên Thường vụ huyện uỷ Tiên Lãng – thì cho biết: “Cống Rộc khi trước kinh hãi lắm, nước biển mênh mông. Không ai dám nghĩ có ngày ở đó được yên ổn chứ nói gì đến việc bỏ công sức ra đầu tư để sản xuất đâu”. Ông Danh còn kể: Khi nghe tin anh Vươn tuyên bố nhận làm ở khu cống Rộc, ông Đinh Quang Hiên – người nhiều năm đầu tư khai thác vùng ven biển ở Tiền Hải (Thái Bình) và phía Bắc xã Vinh Quang – thách đố: “Nếu thằng Vươn làm thành công tôi sẽ mất với nó một chiếc xe máy đẹp”. Đó là câu chuyện diễn ra cách nay đã hơn 15 năm.

Còn ngày nay, đứng trên đê quốc gia nhìn ra biển, bất cứ ai cũng có thể nhận ra những đầm nuôi trồng thuỷ sản đã được hình thành vững chắc, ổn định với diện tích rộng hàng trăm ha. Ông Chính bảo: “Nhờ có việc đầu tư công sức và hàng chục tỷ đồng của anh Vươn và những hộ dân nên tuyến đê biển này đã thực sự an toàn, người dân trong vùng được yên tâm sinh sống”. Còn để chỉnh trị vùng ven biển này, ông Chính khẳng định: “Quá trình anh Vươn làm ở đây, những con đê bảo vệ cũng vỡ nhiều lần. Có khi đắp sáng, chiều vỡ, đắp tối thì sáng hôm sau vỡ. Việc làm bấy giờ của anh ấy ví như con dã tràng xe cát. Bây giờ không thể nào nói hết công lao của anh ấy”. Ông Danh tiếp lời: “Nhiều người gàn lắm. Tôi cũng ngăn cản. Không ai ngờ là anh ấy làm được đâu. Anh Vươn như đi cải tạo 6-7 năm trời. Cả gia đình anh ấy cũng lao đao, khổ theo. Ngay đứa con gái đầu lòng của anh ấy cũng chết ở ngoài đó”… Những người dân ở Tiên Lãng vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện này mỗi khi nhớ về quá trình lấn biển ở vùng cống Rộc. Còn với “người trong cuộc” Đoàn Văn Vươn thì sao?

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng (Tiên Lãng), định mệnh đã gắn cuộc đời của ông với biển khơi, như chính cái tên “Vươn” cùng bao khát vọng chinh phục biển – điều mà cha ông – một cán bộ đảng lâu năm – mong muốn. Sau khi rời quân ngũ năm 1986, chàng thanh niên Đoàn Văn Vươn trở về địa phương với quyết tâm tìm cách chế ngự thiên nhiên, biến nỗi kinh hoàng của biển khơi thành tiềm năng phục vụ con người.

Ông Đoàn Văn Vươn bên đầm nuôi trồng thuỷ sản ở Vinh Quang (Tiên Lãng)Đã không ít người hồ nghi và coi việc làm của Vươn khi ấy chỉ là sự ngông cuồng của tuổi trẻ. Ông Vươn kể: “Sau khi nghiên cứu địa hình, tôi cho rằng nếu làm được, thì khu vực ấy (cống Rộc) không những sẽ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội lớn. Do đó, tôi đã lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và huy động mọi nguồn lực để tiến hành cắt dòng chảy, từng bước khoanh vùng đắp đập ngăn nước”.

Hơn nửa năm trời, người ta chứng kiến hơn 750 nhân công cùng 13 tàu, xe cơ giới ngày đêm vật lộn với sóng biển ở cống Rộc. Ước tính đã có trên 23.000m3 đất đá được chuyển từ Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và trong vùng đổ xuống biển. Từ năm 1994-1998 hàng ngàn cây giống đã được ông bỏ công sức chuyển từ đất liền ra trồng, nhưng tất cả đều bị sóng biển cuốn trôi. Không nản chí, ông tiếp tục nghiên cứu và từng bước kiên trì để tạo nên hàng rào chắn sóng bằng hàng chục tấn đất đá, cùng khoảng 140 tấn xi măng để xây kè và hàng nghìn cây bần, vẹt. Để rồi, máu cùng nước mắt có ngày được đền công: dòng chảy phía ngoài cống Rộc chuyển hướng, chân đê từ chỗ sâu 1,65m (cốt âm) được nâng lên cốt dương và hàng chục ha đất bồi cùng 60ha rừng vẹt ngăn sóng hình thành. Thành công từ việc trồng rừng chắn sóng của ông Vươn còn được các chuyên gia Nhật Bản đến tìm hiểu, nghiên cứu.

Nam cống Rộc được chế ngự đã giúp cho hàng trăm ha đất ven biển ở Tiên Lãng được bồi đắp mạnh hơn, tuyến đê biển được đẩy lùi vào hàng chục nghìn mét và trở nên vững chãi. Cảm khái trước tâm huyết và công sức của con người dũng cảm dám đối đầu với thiên nhiên, tết năm 1994, người con cao tuổi nhất bấy giờ của làng Chùa (Vinh Quang) đã đem pháo ra cống Rộc đốt và nói: “Việc làm của anh Vươn đã làm thay đổi cuộc sống của người dân Vinh Quang. Con cháu chúng tôi sẽ phải ghi nhớ công ơn này. Và nếu được, tôi đề nghị phải đắp tượng anh Vươn”.

Tuy nhiên, để biến ước mơ thành hiện thực, ông Vươn đã phải chấp nhận chuyển cả gia đình đến sống chung với bão lũ; và để có vốn, ông đã phải bán những tài sản có giá trị của gia đình, vay lãi ngân hàng, huy động người thân vào công việc lấn biển và việc ông mất đi cô con gái đầu lòng cho biển cống Rộc.

Sự nỗ lực góp phần chỉnh trị dòng chảy, giữ an toàn cho tuyến đê biển và tạo nên những đầm nuôi trồng thuỷ sản như hiện nay của ông Vươn là cả một quãng thời gian dài với bao công sức, tiền của. Những ngày đầu năm 2008, ông vẫn tiếp tục đầu tư hơn 100 triệu đồng để kè đá cho đầm tôm. Cùng với ông Vươn, ở Tiên Lãng hiện còn nhiều hộ gia đình đang sử dụng đất bồi ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có không ít những người như ông Vươn. Điều muốn nói ở đây là họ đã và đang đối mặt với những thách thức mới, không những từ biển mà còn từ những việc làm không tuân thủ pháp luật, thiếu tình người của một số người có trách nhiệm ở Tiên Lãng./.

Đón đọc kỳ II: Những việc làm ngẫu hứng khiến lòng người nổi sóng

Chí Trung

——————

Cống Rộc đang “độc” vì ai?   (Kỳ II)

Cập nhật lúc: 09:46 29/07/2008

(VEN) – Là người có công trong việc mở mang diện tích đất bồi ven biển và có luận chứng kinh tế, hồ sơ về thuỷ lợi, nên ngày 4/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng đã có Quyết định số 447/QĐ-UB giao 21ha bãi bồi ven biển thuộc xã Vinh Quang (cống Rộc) cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng vào mục đích nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

Kỳ II: Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển

Ngày 1/12/2007, ông Vươn nhận được Thông báo số 225/TB-UBND của UBND huyện Tiên Lãng về việc dừng đầu tư vùng nuôi trồng thuỷ sản với lý do thời hạn giao đất ghi 14 năm đã hết. Tiếp đó, ngày 23/4/2008 UBND huyện Tiên Lãng lại có Quyết định số 460/QĐ-UB về việc thu hồi và yêu cầu phải bàn giao lại toàn bộ 21ha đất đang sử dụng cùng các công trình có trên đất cho xã Vinh Quang quản lý trong thời gian… 15 ngày.

Điều đáng nói là, theo đề án và luận chứng kinh tế kỹ thuật mà ông Vươn cung cấp thì thời gian ông đăng ký nhận đầu tư 21ha đất bồi là 30 năm. Đặc biệt, theo quy định của pháp luật thì, đối với loại đất bãi triều ven biển và đất mặt nước ven biển (ngoài đê) là đối tượng được khuyến khích đầu tư sử dụng và được Nhà nước hỗ trợ. Nội dung này được thể hiện khá rõ trong Luật Đất đai, Quyết định số 327-CT, ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tại Quyết định số 567/QĐ-UB, ngày 22/4/1992 của UBND TP. Hải Phòng. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 ghi “Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15/10/1993”. Tại điểm 3, mục I, Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT, ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng đã hướng dẫn cụ thể về điều này.

Chưa cần dẫn chiếu các văn bản khác cũng có thể thấy Quyết định 460/QĐ-UB, ngày 23/4/2008 của UBND huyện Tiên Lãng là trái với tinh thần của pháp luật hiện hành về thời hạn giao đất. Chưa hết, tại Điều II quyết định này, UBND huyện Tiên Lãng còn giao Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND xã Vinh Quang làm thủ tục thu hồi đất cùng toàn bộ công trình có trên đất, mà không bồi thường gì (!). Điều này là không đúng với quy định. Bởi, tại Điều 9 Quyết định số 327-CT ghi “Đối với các dự án sử dụng bãi bồi, đất trống ven biển, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có quy mô khoảng 700ha, ngang mức dân một xã, mỗi hộ gia đình được giao một số đất để nuôi tôm, cua, rau câu và 700m2 đất để làm vườn. Nhà nước đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc hoàn vốn bằng khấu hao. Việc xây dựng công trình nội đồng, nuôi trồng thuỷ sản do hộ gia đình đầu tư bằng vốn tự có hoặc vay vốn ngân hàng. Các bãi bồi, mặt nước nhỏ dưới 700ha do địa phương đầu tư hoặc giao cho các hộ tự làm”. Căn cứ vào nội dung của quyết định này thì gia đình ông Vươn thuộc diện được ưu tiên, tạo điều kiện để quản lý, sử dụng và còn được Nhà nước hỗ trợ trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đối với diện tích đất trên.

Đơn thư, tài liệu do người dân cung cấpTrong khi “Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty và các hộ tư nhân, kể cả liên doanh giữa công ty hoặc tư nhân với nước ngoài đầu tư vào việc trồng trọt, chăn nuôi ở vùng đất mới” (Điều 11, Mục B Quyết định 327-CT) và tại khoản 3, Điều 67 Luật Đất đai quy định “Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng…”, nhưng UBND huyện Tiên Lãng lại không xem xét tới những điều này của Luật Đất đai và Quyết định 327-CT. Qua tìm hiểu, được biết, kể từ khi được giao đất vào năm 1993 đến nay, gia đình ông Vươn luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý và sử dụng đất. Thậm chí, ông còn bỏ khá nhiều công sức, tiền của để củng cố đê kè, góp phần tích cực cải tạo vùng đất bồi hiệu quả và giữ yên cho cả vùng. Mặt khác, ông Vươn còn được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng từ năm 1993 đến nay và ông đã có nhiều đơn xin được tiếp tục giao 21ha trên để sản xuất, nhưng không được giải quyết. Vậy nguyên nhân và động cơ nào khiến UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định 460/QĐ-UB?

Trước quyết định “ngẫu hứng” này, ông Vươn tiếp tục khiếu nại, nhưng tất cả vẫn bị rơi vào quên lãng. Ông Vươn phẫn uất: “Tôi đã bỏ bao tâm huyết, tiền bạc vào đây, chấp nhận để cả gia đình cơ cực để lo làm ăn, góp phần giữ đất, giữ quê. Thậm chí, con gái tôi cũng chết vì khu cống Rộc này, vậy mà… Nhưng ở đây còn nhiều người khác cũng đang khổ sở, như ông Luân, ông Trong, ông Tin, ông Đọc, ông Tiêu….”. Còn những người dân ở Vinh Quang thì lại bất bình và bức xúc cho ông. Đối với nguyên Uỷ viên thường vụ Huyện uỷ Tiên Lãng Phạm Văn Danh thì: “Khi anh Vươn trình dự án lên UBND huyện năm 1993, huyện cho rằng hão huyền. Vậy mà làm được, góp phần làm bồi nhanh cho cả khu vực”. Ông Danh bức xúc tuyên bố: “Nếu theo quyết định của Chủ tịch huyện (Quyết định 460/QĐ-UB) là cướp trắng của người ta”.

Sự phẫn nộ về những quyết định và việc làm kỳ quặc được phát ra từ UBND huyện Tiên Lãng sẽ còn được đề cập trong bài viết tiếp sau. Ở đây chỉ nói lên một thực tế là niềm tin của người dân nơi đây đối với chính quyền địa phương đang bị phai nhạt dần vì một số vụ việc va chạm giữa dân và các cơ quan chính quyền địa phương đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong thời gian có mặt ở Hải Phòng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nỗi bức xúc và tiếp nhận một khối lượng lớn đơn thư, tài liệu do người dân cung cấp xung quanh những quyết định liên quan đến vấn đề đất đai do UBND huyện Tiên Lãng ban hành./.

Kỳ cuối: Hàng trăm hécta đất cùng nhiều tỷ đồng của dân có phải là việc của… biển?

Liêu Chí Trung

_________________________________________________

Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển (Kỳ III)

Cập nhật lúc: 10:00 05/08/2008

(VEN) – Như đã đề cập, cùng với gia đình ông Vươn, chúng tôi còn nhận được đơn thư và phán ánh của hơn 20 hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiên Lãng.

Kỳ cuối: Hàng trăm hécta đất cùng nhiều tỷ đồng của dân có phải là việc của… biển?

Lá đơn tập thể của hơn 20 hộ gia đình ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.Trong lá đơn dài 11 trang của ông Vũ Văn Luân (xóm 9, xã Hùng Thắng, Tiên Lãng) gửi các cơ quan chức năng, có đoạn viết: “Căn cứ vào Quyết định số 471 ngày 2/8/1999 và căn cứ vào Quyết định giao đất số 415 ngày 10/3/2000, chúng tôi khẳng định UBND huyện Tiên Lãng giao đất trái pháp luật”. Cùng với việc phân tích về những việc làm “chẳng giống ai” của chính quyền địa phương, ông Luân cho biết, gia đình ông đã làm nhiều đơn thư và được các cơ quan có trách nhiệm ở trung ương yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng giải quyết dứt điểm vụ việc theo đúng pháp luật, nhưng đã hơn 2 năm vẫn không có hồi âm. Chung cảnh ngộ với hộ ông Vươn, ông Luân, còn có gia đình các ông Lương Văn Trong, Hoàng Văn Tin, Nguyễn Văn Tiêu, Nguyễn Thế Đọc… cũng đang chịu nỗi cơ cực vì “bão tố” không đến từ biển. Xin lưu ý, từ tháng 1/1992 đến trước ngày 15/10/1993 – trước khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực – UBND huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục giao đất nuôi trồng thủy sản cho 18 hộ với tổng diện tích trên 370ha.

Ngày 2/6/2008, chúng tôi tìm đến UBND huyện Tiên Lãng để tìm câu trả lời của những người có trách nhiệm. Trước những bức xúc của các hộ gia đình đang nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang, ông Ngô Văn Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng – khẳng định “Những đầm đến bây giờ hết hạn, chúng tôi sẽ thu hồi để giao cho địa phương, cho xã quản lý, để đỡ gây nên phức tạp. Hơn nữa, quản lý của huyện thực tế cũng không thường xuyên, trực tiếp”. Giải thích về việc tại sao huyện lại không giao cho hộ ông Vươn và những hộ khác thời gian 20 năm như quy định của pháp luật mà chỉ là 12 đến 15 năm, ông Khánh trả lời bằng cách… chuyển đề tài, rồi lấy lý do bận việc và giới thiệu chúng tôi đến gặp lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, vì “đó là nơi trực tiếp quản lý tài liệu, giấy tờ”.

Vẫn với những thắc mắc trên, chúng tôi nhận được giải thích từ Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng – Phạm Văn Trống: “Trong quyết định có ghi thời hạn giao đất, nên khi hết thời hạn thì Nhà nước thu hồi theo Điều 38, Điều 45 của Luật Đất đai”. Nhưng khi đối chiếu với Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác, chúng tôi không tìm thấy quy định nào phù hợp hoặc liên quan đối với trường hợp này. Khi được hỏi: “Vì sao các hộ gia đình ông Vươn, ông Trong, ông Tin…, dù chấp hành tốt các quy định, được giao đất trước ngày 15/10/1993 và đã có đơn xin tiếp tục được giao đất nhiều lần lại không được chấp nhận. Trong khi, tại Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 25/12/2006 (sau khi có Kế hoạch 58/KH-UB) lại có 18 hộ ở Vinh Quang được huyện giao mới 67,45ha đất với thời hạn… 20 năm?”. Ông Trống “giải thích” rằng: “Đối với 18 hộ ở Vinh Quang, anh em tôi có ra quyết định giao, cho thuê đất. Đến thời điểm này quyết định vẫn chưa thực hiện và anh em tôi cũng đang báo cáo để xem xét lại việc giao đất năm 2005”.

Xin nói thêm, một trong những “căn cứ” để thu hồi đất của các hộ nói trên là Kế hoạch số 58/KH-UB, được UBND huyện này ban hành vào ngày 1/12/2004. Chưa nhắc tới nội dung, ngay từ khi ra đời văn bản này đã có vấn đề. Theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đất đai năm 2003 thì “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp”. Tuy nhiên, Kế hoạch 58/KH-UB của UBND huyện Tiên Lãng lại không được gửi cho UBND TP. Hải Phòng, nhưng vẫn được dùng làm cơ sở để ban hành hàng loạt các quyết định quy hoạch, giao và thu hồi đất (!). Chưa hết, trong phần thu hồi đất, Kế hoạch 58 ghi “Không được đền bù tiền đất và công trình xây dựng đã đầu tư trên diện tích thu hồi”. Điều này có nghĩa, những hộ gia đình được giao đất trước ngày 15/10/1993 ở Vinh Quang sẽ bị thu hồi mà không được bồi thường. Như vậy là trái với quy định của Điều 41, Điều 42 Luật Đất đai.

Về quyết định thu hồi đối với diện tích đất giao cho các hộ (từ 12 đến 15 năm) trước ngày 15/10/1993, trái với quy định tại Điều 67, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật, ông Trống cho rằng “tùy từng địa phương, người ta giao cho bao nhiêu, quyết định thời hạn là bao nhiêu, mà không cứ phải 20 năm”.

Chưa kể, theo “quan điểm” mà “Kế hoạch 58” đưa ra thì huyện Tiên Lãng chủ trương sẽ xé nhỏ hàng trăm ha đất mà các hộ gia đình đang được giao sử dụng ổn định để cho đấu thầu theo các lô, có diện tích từ 1-5ha/lô. Nghe qua, tưởng hay, nhưng điều này là vô cùng nguy hiểm. Bởi, diện tích đất trên không giống như nền trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, mà là đất bồi ven biển – mới được hình thành hơn 10 năm gần đây, nền đất còn nhiều biến động. Càng phi thực tế hơn khi những nền đất này để hình thành nên những đầm nuôi trồng thủy sản ven biển – vốn cần quy hoạch chắc chắn, có thời gian đầu tư lâu dài ổn định. Điều này còn mâu thuẫn với mong muốn “hình thành một vùng nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả theo hướng công nghiệp” như các văn bản mà chính quyền huyện Tiên Lãng dùng để báo cáo với cấp trên và làm cơ sở để quy hoạch phát triển.

Cũng cần nói thêm, thời gian qua UBND huyện Tiên Lãng đã giao hàng trăm ha đất cho Công ty Việt Mỹ và hàng chục ha cho Tổng đội thanh niên xung phong với thời hạn từ 27 đến 40 năm, cùng với mục đích nuôi trồng thủy sản, nhưng vẫn chưa sử dụng có hiệu quả. Trong khi đó, các hộ gia đình như ông Vươn, ông Luân, ông Tin, ông Đọc… không những đã có công trong việc đầu tư, khai khẩn, đang làm ăn ổn định và mong muốn được tiếp tục nhận giao đất để sản xuất theo đúng quy định của pháp luật thì lại bị từ chối theo cái “lý” của UBND huyện Tiên Lãng (?!)

Xin chuyển những vấn đề này tới các cơ quan có thẩm quyền với mong muốn những băn khoăn của người dân sẽ sớm được làm rõ./.

Chí Trung

Nguồn: Vietnam Economic News (VEN)

Nguồn: anhbasam

Posted in Cướp Đất Đai, Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân, Đảng CSVN | Leave a Comment »

Bộ tài Chánh báo cáo: tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng hay 50 tỷ đô la Mỹ!

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2012

Lời tựa:

*”Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có tới 30 tập đoàn, tổng công ty nợ phải trả lớn hơn mức quy định (ba lần vốn điều lệ). Trong đó, có 7 đơn vị nợ trên 10 lần vốn, 9 tổng công ty nợ 5-10 lần vốn và 14 công ty nợ phải trả gấp 3-5 lần vốn. Sự hoang tàng của những đứa “con cưng” này đã khiến cho Chính phủ phải đau đầu để tính chuyện ứng phó.

Chúa ơi! Các tập đoàn và tổng công ty Nợ 1 triệu tỷ đồng = 50 tỷ đô la.

Nợ công là tiền nhà nước đi vay của nước ngoài, tính đến cuối 2010 là 57 tỷ đô la.

=> Vậy, tổng cộng nợ công và nợ của các tập đoàn và tổng công ty = 107 tỷ đô la.

GDP của VN khoảng 90 tỷ.  Mà nợ lên đến 107 tỷ, tức là gần 120% của tổng sản lượng sản suất và dịch vụ của cả nước.

Hai  năm trước, các nguồn tin tài chánh cũng đã nói phong phanh rằng VN mắc nợ khoảng 120 tỷ đô la. Nay thì Bộ Tài Chánh đã tuyên bố công khai.

*******************************

Con dao phải đủ sắc để cắt những cục

cưng lỗi thời

29-1-2012

“Trong quá trình cải cách sẽ có người mất… Nhóm lợi ích đã trở nên rất hùng hậu, mà nay vượt qua không dễ”.

Trong các ý kiến thảo luận về tái cơ cấu, có nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất rằng, các doanh nghiệp nhà nước chỉ thật sự cần thiết được duy trì trong những lĩnh vực dịch vụ công ích. Nếu chúng lỗ hoặc vỡ nợ, thì chúng nên được phá sản như các doanh nghiệp khác. Nhà nước không nên có hình thức đảm bảo hoặc trả nợ nào cho chúng

Những “cục cưng” được kỳ vọng

Trên thực trạng nền kinh tế Việt Nam lâu nay, những con số thống kê ngày càng lộ diện vấn nạn “cục cưng”.

Nổi bật là những doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các DN này chiếm tới 70% tổng số vốn đầu tư từ xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% vốn ODA ở Việt Nam.

Họ được hưởng mọi loại ưu đãi về vốn, cơ chế, một số DN còn được ngồi trên các “mỏ vàng độc quyền”, như kinh doanh xăng dầu, điện… Ở dưới trông lên, kỳ vọng da diết của nhân dân là các “cục cưng” này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.

Mặc dù vậy, hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%. Chi phí làm ra cùng một mặt hàng, cùng một  chất lượng cao gấp hai lần so với doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không được đầu tư đồng nào từ vốn nhà nước và không có bất cứ ưu đãi gì từ cơ chế chính sách…

Còn theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN chưa bao giờ qua được 6% trong suốt hơn 10 năm qua. Hiện nay, các “cục cưng” này chiếm tới khoảng 70% “nợ khó đòi” – nghĩa là không đòi được – của các ngân hàng thương mại. Nhiều tập đoàn, công ty độc quyền đã thua lỗ trong nhiều năm.

Nếu là lãnh đạo DNTN, họ sẽ phải cầm cố tài sản, bán tháo nhà cửa, thậm chí phải tự tử để cứu vãn danh dự cho gia đình. Nhưng vì là những “cục cưng”, nên các ông chủ này vẫn ung dung, phớt lờ dư luận, đổ trách nhiệm cho người khác, vẫn tự chia cho mình những khoản thu nhập cao chót vót, và báo lỗ vô tội vạ.

Từ năm 2009 đến nay, nhiều DNNN gây thất thoát. Không chỉ DN không được độc quyền, mà cả những DN quá được ưu đãi về cơ chế kinh doanh, như Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Xăng dầu cũng luôn gánh trên mình những món nợ khổng lồ, nhưng lại đặt ra vô số nghi hoặc về nguồn gốc.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có tới 30 tập đoàn, tổng công ty nợ phải trả lớn hơn mức quy định (ba lần vốn điều lệ). Trong đó, có 7 đơn vị nợ trên 10 lần vốn, 9 tổng công ty nợ 5-10 lần vốn và 14 công ty nợ phải trả gấp 3-5 lần vốn. Sự hoang tàng của những đứa “con cưng” này đã khiến cho Chính phủ phải đau đầu để tính chuyện ứng phó.

Ứng phó, tái cơ cấu, hiệu quả đến đâu chưa biết, nhưng giải pháp đầu tiên mà Bộ Tài chính đưa ra là cho “uống thuốc bổ”. Đương nhiên, dù cách nào, cũng là bằng tiền thắt lưng buộc bụng của dân.

Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính đang xem xét phải dành hơn 50.000 tỷ đồng nhằm tái cấu trúc nợ, cấp thêm vốn điều lệ… cho các DNNN được tái cơ cấu. “Việc sắp xếp lại DN phải có tiền. Tôi báo cáo với Chính phủ phải có bồi bổ trước, rồi mới dùng kháng sinh, chứ con bệnh đang sốt cao mà chữa ngay là không chịu được”. Ông còn cho biết, Tập đoàn Sông Đà sẽ “đi tiên phong” trong tái cơ cấu DN, song chi phí cho họ lên tới 10 triệu USD. Số tiền này vay của Ngân hàng Phát triển châu Á.

Và những “đứa trẻ” không được “uống thuốc bổ”

Có ai nghĩ đến chuyện xoa dịu vết thương và cứu giúp những DN nhỏ và vừa – hầu hết là DNTN, chẳng bao giờ được “uống thuốc bổ” không? Đó là lực lượng làm nên nền kinh tế thị trường thực sự.

Chỉ cần bớt ít chút vô cảm, nghiêng mình xuống gần đất hơn, ta sẽ phải thương khóc cho cái chết của vô số DNTN nhỏ và vừa – những đứa con sinh ra bởi kinh tế thị trường, góp phần thực sự lớn vào tài sản xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều công dân. Nhưng họ chẳng bao giờ được uống “thuốc bổ”, mà còn phải chịu đựng nhiều áp lực.

Áp lực chi phí liên tục tăng do lạm phát, do bị cạnh tranh không lành mạnh, thị trường bị thu hẹp…, khiến hệ thống DN, đặc biệt là DNTN, bị ép cả từ nhiều phía và “phần đông hầu như chỉ còn thoi thóp thở”. Khác với những “cục cưng”, những Doanh Nghiệp Tư Nhân hầu hết phải tự vật lộn và xoay xở bằng chính đồng vốn và năng lực của mình.

Theo Tổng cục Thuế, mặc dù 2010 là năm có số DN phá sản tới mức báo động, nhưng vẫn không thể so sánh với tốc độ phá sản của năm 2011. Thống kê chưa đầy đủ, năm 2011, có tới khoảng 49.000 DN giải thể hoặc ngừng kinh doanh, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Hà Nội đã có tới hơn 3.000 DN phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Họ phá sản có thể do năng lực yếu kém, do bị “chết lây” vì khủng hoảng kinh tế, vì lạm phát, vì thiếu may mắn hoặc có thể do những “giật cục” bất thường của chính sách… Khác với những DNNN, DNTN phải trả giá cho sự phá sản bằng chính sinh mạng mình và gia đình mình, mặc dù bản thân họ đã cố gắng hết sức để giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm tối đa mọi chi phí.

Mỗi một DN phá sản ảnh hưởng tới hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn thành viên của DN. Trong đó, mỗi thành viên này lại ảnh hưởng đến cuộc sống của cả một gia đình. Chưa kể các vụ vỡ nợ, giật hụi, lừa đảo… trị giá hàng chục, hàng trăm tỷ đồng xuất hiện ngày càng nhiều gần đây, khiến cho hàng triệu người phải khốn đốn, mất nhà cửa, tài sản, tha phương cầu thực.

Nếu họ có tài sản thế chấp và chịu chi phí “bôi trơn”, DN ngắc ngoải của họ có thể vay được vốn ngân hàng với tỷ lệ lãi suất thuộc hàng cao nhất thế giới: 18-27%/năm. Chỉ cần một khâu trục trặc của thị trường hoặc chính sách thay đổi, họ không có cách nào tránh khỏi cái chết được báo trước đối với lãi suất ấy.

Với tỷ lệ lạm phát được nhận xét là cao nhất châu Á và đứng thứ nhì thế giới. Với sự phá sản của hàng loạt DN, lại thêm gánh nặng nợ nần từ các DNNN chất lên vai, cùng với nguy cơ nợ xấu và sự đóng băng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán…,  làm lung lay dữ dội sự an nguy của các ngân hàng trong nước. Cộng thêm ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, nền kinh tế nước nhà đang lâm vào thời kỳ khó khăn nhất kể từ 20 năm qua.

Cần một con dao mổ sắc bén

Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã nhấn mạnh việc tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế.

Cả Hội nghị Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã khẳng định nhiệm vụ tái cơ cấu với ba trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng và DNNN.

Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra một trong những mục tiêu trọng điểm của các năm tới là “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều ngành, nhiều cấp đã có những hội thảo lớn. Nhưng nếu sửa bằng cách “cho uống thuốc bổ”, thì lại tốn thêm nhiều tỷ USD vào nền kinh tế đang vô cùng khó khăn, nợ nần quốc gia thêm chồng chất. Cho uống thuốc bổ mà không phẫu thuật “khối u phát bệnh”, thì chỉ làm bệnh càng nặng thêm.

Câu hỏi đặt ra là, đối tượng nào sẽ được lợi nhiều nhất sau những chương trình tái cấu trúc DN; và nợ của DN sẽ do ai gánh chịu?

Do đó, vấn đề cấp thiết là phải sửa từ nhận thức chiến lược, từ tư duy chỉ đạo. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mọi sự sửa từ nhiều năm nay cuối cùng cũng chỉ là tạo mọi điều kiện để DNNN được có mọi ưu tiên để “đóng vai trò chủ đạo”. Chúng cũng là nơi vô tình sinh sôi của các nhóm đặc quyền đặc lợi, tham nhũng và bòn rút tài nguyên quốc gia. Điều này đã làm tha hoá một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức và ảnh hưởng đến lòng tin của dân chúng.

Để thực hiện mục tiêu từ cắt giảm đầu tư công, tái cơ cấu, cải cách DNNN đến sắp xếp lại hệ thống ngân hàng…, tất cả đều vấp phải trở lực quyết liệt từ các nhóm lợi ích đầy thế lực tìm cách ngăn cản.

Lực cản đó nằm giữa lợi ích của các bộ, ngành chủ quản, của tầng nấc lãnh đạo DNNN, của các cá nhân có trách nhiệm về sai lầm, thất thoát của DN trong quá khứ. Để tái cấu trúc ngân hàng, liệu đã ai thấy có đủ sức mạnh để triệt tiêu lợi ích của các “quyền lực ẩn” đằng sau các ngân hàng này và các DN mà sự sống chết của họ gắn liền với sự hưng vong của các ngân hàng có chức năng và quyền lợi từ “bơm máu chùa”?

Nếu không khống chế và triệt tiêu được các lực ẩn này, thì quy định được ghi trong văn bản đại hội Đảng: “Các thành phần kinh tế đều bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh…” đã bị vô hiệu hóa. Và mục tiêu của Chính phủ đề ra sẽ không thực hiện được.

Ai cũng hiểu rằng, tái cơ cấu là sửa lại cơ cấu hiện có. Nhưng một khi còn chưa rõ ràng về quan điểm, nhất là về vai trò của DNNN trong nền kinh tế, thì đường hướng sẽ bị ách tắc.

Thủ tướng Chính phủ phân định: muốn đổi mới DNNN thành công, khung thể chế đóng vai trò quyết định.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục duy trì một cách duy ý chí các DNNN chỉ làm sai lệch chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới DNNN Phạm Viết Muôn nói rằng, khó khăn lớn nhất trong cải cách DNNN là thống nhất tư duy. Ông nói: “Chúng ta nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu. Tôi cho khó khăn lớn nhất là chính sách cần để đổi mới thì làm quá lâu, khi có thì không còn phù hợp với thực tế. Đi bắt con thỏ mà huy động nhân lực cả tháng, ra đến nơi thì nó chạy mất rồi”.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói: “Cải cách DNNN đến nay tư duy còn đầy tranh cãi”. “Trong quá trình cải cách sẽ có người mất… Nhóm lợi ích đã trở nên rất hùng hậu, mà nay vượt qua không dễ”.

Trong các ý kiến thảo luận về tái cơ cấu, có nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất rằng, các DNNN chỉ thật sự cần thiết được duy trì trong những lĩnh vực dịch vụ công ích.

“Nếu chúng lỗ hoặc vỡ nợ, thì chúng nên được phá sản như các DN khác. Nhà nước không nên có hình thức đảm bảo hoặc trả nợ nào cho chúng” (theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương).

Đó là những ý kiến hợp lý và đầy trách nhiệm. Chính phủ nên sử dụng “con dao mổ sắc bén” ấy cho một cuộc đại phẫu thuật cắt bỏ khối u và làm lành vết thương cho nền kinh tế.

Võ Thị Hảo

đầu tư chứng khoán

Vietstock.vn

——————————————

Điếu văn đầu năm của thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán: Vùng đáy và sự đổ vỡ cuối cùng

Tác giả: Việt Thắng
Bài đã được xuất bản.: 30/01/2012 06:00 GMT+7

(VEF.VN) – Một năm quyết định sinh tử đang hiện ra trước số phận của TTCK. Có thể hiểu tâm trạng “được ăn cả ngã về không” của thị trường, khi đó đây đã âm thầm những lời cầu nguyện cho một năm mới tốt lành, hoặc dù gì cũng không thể tồi tệ như năm cũ.

Về phần mình, chúng tôi muốn mở đầu năm âm lịch Con Rồng bằng một nhận định lạc quan. Thái độ lạc quan này khác hẳn với tâm thế bi quan trong dự cảm về “linh cảm xấu” của chúng tôi vào đầu năm dương lịch 2012.

Hiển nhiên, đã có những thay đổi nào đó để dẫn dắt từ cách nhìn bi quan sang lạc quan.

Cần nhắc lại, trong suốt năm 2011, hầu hết nhận định và dự báo của chúng tôi đều chuyên chú cho xu hướng thị trường giá xuống. Chỉ có xuống và xuống chứ chẳng là gì khác. Có thể xem đó là cách mô tả một chiều mà đã trở thành phiến diện hoặc cực đoan, thậm chí tiêu biểu cho “thế lực đánh xuống” trong mắt rất nhiều nhà đầu tư, cũng như đã làm cho tuyệt đại đa số người ôm cổ phiếu tuyệt đối không thể hài lòng.

Nhưng biết làm sao được, thị trường vốn là vậy, và dù sự thật chỉ lấp ló một nửa thân mình của nó từ bóng tối, thì đó vẫn là một sự thật nguyên vẹn. Kết thúc năm 2011, chỉ số HNX đã lập đáy thấp nhất trong lịch sử của nó.

Trong bối cảnh trầm luân đến “mạt vận” của TTCK, vào trung tuần tháng 11/2011, chúng tôi đã lần đầu tiên đưa ra một dự báo trung hạn cho thị trường này: chỉ số chứng khoán sẽ trượt theo kiểu Hy Lạp, sớm nhất cũng phải đến giữa năm 2012 mới lập đáy.

Từ thời điểm đó đến nay, có lẽ quan điểm của chúng tôi đã không thể “cực đoan” hơn trong mắt của nhà đầu tư, nếu chịu khó so sánh đồ thị trượt giảm của chỉ số HNX với đường biểu diễn trôi trượt của chỉ số FTSE của TTCK Hy Lạp.

Lẽ ra, mọi việc sẽ có thể diễn biến xấu hơn. Lẽ ra, viễn cảnh OTC hóa của thị trường niêm yết sẽ không quá xa xôi, vì chỉ cần 6 tháng nữa mà không giải quyết được bài toán tự thân tồn tại thì đại đa số các công ty chứng khoán sẽ bị từ chối cơ hội cuối cùng đứng chân trong thị trường này.

Nếu như không phát lộ một vài tín hiệu nhỏ nhoi từ cuối tháng 11, đầu tháng 12/2011…

Lẽ dĩ nhiên, vào thời gian đó đã chẳng có một thông tin nào được công bố. Mà chỉ đã diễn ra một sự đổi thay mang tính “nội bộ” trong những bộ ngành có liên quan gián tiếp, và sau đó là trực tiếp, với TTCK.

Sự phát triển của một giả thuyết thường được xác nhận bằng những định đề. Nối tiếp cho phác thảo ban đầu “Nhà nước không bỏ rơi thị trường nào cả” là sự xuất hiện của một nhân vật tối quan trọng: Ngân hàng nhà nước.

Tất nhiên, sẽ không có chuyện Ủy ban chứng khoán nhà nước được chuyển giao trực thuộc NHNN như một số lời đồn đoán. Cũng sẽ không có chuyện NHNN bơm tiền trực tiếp để cứu chứng khoán như nhiều người vẫn hy vọng.

Thay vào đó, TTCK phải được tái tạo chức năng “huy động vốn”, trước khi hoàn thành sứ mạng “kênh dẫn vốn” của nó.

Không phải vô cớ mà cả thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa đều cùng chung cách nhìn về xu thế của TTCK trong năm 2012.

Cùng với bước ngoặt êm nhẹ từ chính sách, còn những dấu hiệu khác nữa, thuộc về nội tại thị trường, tuy rất kín đáo nhưng vẫn tiếp nối nhau lộ dần ra…

Những tín hiệu và dấu hiệu như thế càng phát lộ rõ hơn từ đầu năm dương lịch, để đến thời gian giáp Tết Nguyên đán, chúng tôi đã có tạm đủ cơ sở để đi đến một kết luận rất quan trọng: TTCK có thể phục hồi trong không bao lâu nữa.

Đó chính là một kết luận đậm đà tính khiên cưỡng, bởi ở Việt Nam chẳng có gì xảy ra một cách tự nhiên.

Cũng bởi, chứng khoán sẽ chẳng có ý nghĩa gì với tư cách tự thân của nó, mà sự tồn tại của nó phải gắn liền với bài toán giải quyết những vấn đề khó khăn và mang tính tổng thể hơn.

Nhưng trước khi được phục hồi, chứng khoán lại thường phải chịu đau lần cuối. Nhát cắt cuối cùng đó cũng có thể làm nhà đầu tư nhỏ lẻ bị tổn thương không kém thua những lần bị “đâm dao sau lưng” trước đây.

Những tán thán mừng vui quá sớm của nhà đầu tư vào trước Tết sẽ có cơ hội chuyển thành lời ta thán than khóc sau Tết – thêm một lần nữa trong vô số lần từ đầu năm 2011 đến nay. Nếu không có gì thay đổi, mục tiêu của những người cầm trịch thị trường là ép HNX xuống dưới mốc 50 điểm. Trong trường hợp “thành công” nhất, HNX sẽ rơi xuống vùng 42-46 điểm.

Nhiều khả năng 42-50 điểm cũng là vùng đáy của thị trường, sẽ được xác lập trong không bao lâu nữa.

Nếu khả năng trên biến thành hiện thực, HNX sẽ mất từ 14 đến 28% so với giá trị hiện nay.

Nhưng hy vọng đó sẽ là mất mát cuối cùng của chu kỳ tuột dốc trong hơn hai năm qua, và là đổ vỡ duy nhất trong sóng xuống của năm 2012.

Nếu hy vọng trên thành hình thành khối thì không chừng chúng tôi sẽ lại trở thành “thế lực đánh lên” trong mắt của không ít nhà đầu tư.

Chỉ có điều, những ai đã vượt qua đợt đại phẫu và lần đổ vỡ cuối cùng của thị trường sẽ chắc chắn được trời đất ban cho cơ hội nhận ra một nửa còn lại của sự thật.

——–

 

Coi thêm về nợ ở đây:

http://khoahocnet.com/2012/02/14/lam-van-be-oda-fdi-n%E1%BB%A3-cong-va-tham-nhung-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam-ph%E1%BA%A7n-i/

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Tin mới nhất về Vụ Cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2012

Tin rất nóng: Tiên Lãng đã phát nổ một quả bom sự thật

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh

Sau nhiều ngày, với nhiều lý lẽ rất loăng quăng, tiền hậu bất nhất, dối trá, cố đấm ăn xôi của các cấp lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn; sau nhiều ngày chỉ nghe tiếng nói phản đối một phía từ báo chí, các quan chức, nhân sĩ trí thức, dư luận, các cơ quan nhà nước Trung ương về những sai phạm của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng trong việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất; sau nhiều ngày cảm tưởng như hệ thống cơ quan ban ngành ở Tiên Lãng một lòng một dạ, cố sống cố chết bảo vệ sai trái của lãnh đạo huyện…Hôm nay, chúng tôi có trong tay văn bản báo cáo chính thức của Hội nuôi trồng thủy hải sản huyện Tiên Lãng (một đơn vị trực thuộc sự lãnh đạo của huyện Tiên Lãng) đã phát một văn bản báo cáo, vạch trần toàn bộ sự thật về những sai trái, thậm chí phạm pháp của lãnh đạo của mình, nó có sức mạnh như một quả bom tấn, nó là tiếng nói của một tổ chức có tư cách pháp nhân, đóng dấu đỏ…Những sự thật trong văn bản sẽ làm ngả ngửa giới chức lãnh đạo Tiên Lãng vì nó phanh phui những bí mật động trời…Văn bản ngay lập tức trong chiều nay đã được gửi cho rất nhiều các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ…

Người trong cuộc đã lên tiếng vì sự thật.

Một thông tin rất nóng và cần thiết vào lúc này. Một tài liệu quan trọng cho các đoàn kiểm tra Trung ương. Văn bản như một quả bom sự thật của chính người trong cuộc đã châm ngòi.

Chúng tôi có niềm vui được công bố lần đầu văn bản này

Tặng những cựu chiến binh của Cu Vinh và các bác bài hát VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH, nghe bài này trong lúc đọc mới sướng.

b1_0.jpg
b2_0.jpg
b3_0.jpg
b4_0.jpg
b5_0.jpg
b6_0.jpg
b7_0.jpg
b8.jpg
b9.jpg
b10.jpg
b11.jpg

______________________

Các bác yêu dấu.

Lúc này, một lá đơn của người dân Tiên Lãng, một báo cáo của một tổ chức xã hội nghề nghiệp (như báo cáo này), một tiếng nói của một cán bộ, đảng viên ở địa phương…tất cả là đường dẫn cho các cơ quan kiểm tra tìm đến các ngóc ngách, bằng chứng của sự thật. Với công tác điều tra, những thông tin này quý giá như vàng. Ví dụ, sở Tư pháp Hải Phòng đã phát công văn yêu cầu huyện Tiên Lãng thu hồi văn bản trái pháp luật mà huyện không thu hồi, ví dụ một số văn bản của huyện về một số chủ trương không báo cáo Thành phố mà thực hiện lén lút…v..v..Tất cả những điều đó sẽ biến thành sự thật chính thống của các đoàn kiểm tra. Có đường dẫn này, các đoàn kiểm tra sẽ giảm đi rất nhiều thời gian tìm kiếm sự thật. Với Cu Vinh, văn bản này đọc xong, chỉ có cách uống cốc trà, phả khói thuốc và he he he.

Với công việc điều tra sai phạm, đôi khi chỉ là mấy dòng chữ viết rất vội trên võ bao thuốc lá mà phanh phui ra cả một tội tày đình các bác ạ.
Cái giá trị văn bản báo cáo này nằm ở chỗ đó.

Nguồn: danluan.org

*Ban Chấp Hành Liên Chi Hội Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Lợ = BCH LCH NTTS NL

Posted in Cướp Đất Đai, Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân, Đảng CSVN | Leave a Comment »

Phim về Hoàng Sa đến châu Âu

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2012

Điều nghịch lý là phim này đảng CSVN không cho chiếu ở Việt Nam! Khi phim nầy chuẩn bị trình chiếu ở Sài Gòn, thì thành ủy và chủ tịch UBND sai công an tới ra lệnh cúp điện và ngăn không cho ông Hồ Cương Quyết chiếu phim cho bạn bè và một nhóm người VN xem. Ông Hồ Cương Quyết giận quá, và ông ta đã viết 1 lá thư hỏi chủ tịch UBND Tp HCM về chuyện tại sao ngăn không cho chiếu phim này ở Sài Gòn. Mời các bạn xem thư này được post1 ở cuối bài này.

Lý do của chuyện này rất dễ hiểu: đảng CSVN và ông Hồ chí Minh đã đồng ý nhường đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng vào năm 1958, đổi lại, Trung Cộng sẽ viện trợ vũ khí cho Miền Bắc đánh Việt Nam Cộng hòa. Nay, nếu VN đòi chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thì coi như đảng và nhà nước thất hứa, và Trung Cộng sẽ bạch hóa các tài liệu chi tiết về cuộc đổi chác này. Bức công hàm post ở cuối bài này cũng do chính tay Trung Cộng tung ra mấy năm gần đây để cảnh cáo đảng CSVN và nhà nước CHXHCN VN không được lộn xộn về chuyện chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nữa, nếu không, Trung Cộng sẽ trưng ra thêm nhiều bằng cớ khác, rất bất lợi cho đảng và nhà nước.

Phim về Hoàng Sa đến châu Âu

Ngày 28.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông André Menras – Hồ Cương Quyết, người có hai quốc tịch Pháp – Việt và là tác giả kịch bản, đạo diễn phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát, cho biết sẽ thực hiện một chuyến đi các nước châu Âu để giới thiệu bộ phim.

Qua email, ông André nhấn mạnh “sẽ vận động người yêu chuộng hòa bình và công lý đăng ký để trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa, nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa yêu quý”.

Ông André Menras – Hồ Cương Quyết (thứ hai từ trái sang) trong một buổi giới thiệu

văn hóa Việt Nam do Hiệp hội Trao đổi sư phạm Pháp – Việt tổ chức tại Pháp –

Ảnh: do ông André Menras-Hồ Cương Quyết cung cấp

Theo ông André Menras – Hồ Cương Quyết, chuyến đi chiếu phim tại châu Âu này do cộng đồng người Việt tại Pháp, Đức và Cộng hòa Czech hỗ trợ. Tại Pháp, đợt khởi chiếu phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát, giao lưu với sinh viên và khán giả của ông André Menras – Hồ Cương Quyết sẽ bắt đầu vào ngày 5.2 tại thành phố Lyon, tiếp đến là chiếu phim và giao lưu với ngư dân miền Nam nước Pháp, tiếp tục chiếu phim tại thành phố Toulouse… Ông cho biết sau đó sẽ đưa phim đến chiếu ở Đức, Cộng hòa Czech và một số nước khác ở châu Âu.

Ông André Menras – Hồ Cương Quyết cũng cho biết vừa qua tại cuộc họp mặt đầu xuân tại Pháp do Hiệp hội Trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP) tổ chức, với sự tham dự của 150 thành viên, nhiều người đã tích cực hưởng ứng chương trình chiếu phim xuyên châu Âu của ông và lên tiếng tích cực ủng hộ sự đấu tranh giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Được biết, ngày 28.6.2011, bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát đã được chiếu tại Paris cho cộng đồng những người bạn Pháp ủng hộ Việt Nam và kiều bào xem trong buổi tọa đàm Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông. Bộ phim đã nhận được sự đồng cảm sâu sắc của khán giả đối với cuộc sống gian khổ, nỗi đau cùng cực của ngư dân khi đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa. Sau đó, ngày 19.1 vừa qua, bộ phim lại một lần nữa được chiếu tại Paris, do Hội Hữu nghị Pháp – Việt (AAFV) phối hợp Trung tâm thông tin về Việt Nam tổ chức cho cộng đồng người Việt ở Pháp xem. Sau khi xem phim, AAFV và Tổ chức Secours Populaire Francais (tổ chức ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh và hòa bình) đã bày tỏ ý định giúp đỡ các ngư dân Việt Nam.

T.T.Bình

——————

Thư của ông Hồ Cương Quyết André Menras gửi Chủ tịch TPHCM

2-12-2011

Ông André Menras phỏng vấn vợ một ngư dân mất tích, trước ngôi mộ gió ở Bình Châu (Quảng Ngãi) – Ảnh: Lê Hưng-TN

Kính gửi: Chủ Tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Ông Lê Hoàng Quân và các ủy viên Ủy ban nhân Dân TP HCM

Thưa ông Lê Hoàng Quân và các bạn,

Chắc quý vị đã biết về sự cố nghiêm trọng mới xảy ra vào chiều và tối ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại khu du lịch Văn Thánh của TP HCM.

Cụ thể là: lực lượng An ninh của Thành Phố, quận và phường, khoảng gần hai mươi người mặc thường phục đã ra lệnh cấm, ngăn chặn một cách bất ngờ và thô bạo buổi chiếu phim tài liệu « Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát » của tôi tại Khu Du lịch Văn Thánh.

Hành vi mang tính uy hiếp tinh thần những người bạn của tôi đến xem phim bằng việc quay phim, chụp ảnh và ghi âm. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn bị sốc và rất phẫn nộ về hành động này !

Với tư cách là công dân Việt Nam, tôi khẳng định rằng những hành động đó là vi phạm các điều 69 và 77 của Hiến Pháp nước Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa.

Đặc biệt những điều về tự do ngôn luận, báo chí, quyền được thông tin của mỗi công dân.

Hành động ấy hoàn toàn đi ngược lại tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trước quốc hội khi Ông khẳng định: « Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà Nước ta và Chính Phủ là luôn luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với các hoạt động, đối với tất cả những việc làm của tất cả mọi người dân của chúng ta thật sự vì mục tiêu yêu nước, thật sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. »

Như các bạn đã biết, phim tài liệu của tôi chủ yếu là tiếng nói của các đồng bào ngư dân Bình Châu và Lý Sơn đã và đang gặp khó khăn ngày càng lớn, thậm chí nguy hiểm cả tính mạng khi họ ra khơi đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam.

Tôi cho rằng, chính họ nằm ở tiền tuyến để khẳng định chủ quyền.

Vậy, tại sao những người làm công tác bảo vệ sự an toàn cho dân lại dám bịt miệng họ bằng cách cấm chiếu bộ phim của tôi?

Làm sao chúng ta « quốc tế hóa » vấn đế về Biển Đông để được thế giới ủng hộ bằng hành động phi nghĩa như vậy?

Làm sao các công dân Việt Nam yêu nước vẫn còn bị coi thường như thế?

Nhiều người cho rằng tôi quá ngây thơ và quá tin vào tính bất nhất của chính sách. Chủ trương Chính phủ đúng nhưng các cấp bên dưới lại thực thi theo ý của mình.

Tôi không tin nhưng hôm nay, sau khi có những tuyên bố dứt khoát và bản lĩnh của Thủ tướng tại kỳ họp Quốc hội, TP.HCM lại để xảy ra tình trạng này, thì tôi tin.

Và đây là sự xúc phạm không chỉ đối với một công dân bình thường như tôi mà là xúc phạm và coi thường vị đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Phim của tôi, cả về nội dung và bình luận chưa thể hiện cụ thể điều mà Thủ tướng mới tuyên bố là sẽ « đòi lại Hoàng Sa từ Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình».

Phim chỉ giới thiệu về hoàn cảnh địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế của cộng đồng ngư dân tại vùng đó để dư luận hiểu biết, thông cảm thậm chí chia sẻ với họ.

Bộ phim hoàn toàn nhân văn, hoàn toàn khách quan, tuyệt đối loại trừ bất cứ những lời phát biểu chính trị nào.

Chính vì đó, Bộ ngọai Giao đã cho phép quay và mang ra nước ngoài. Chính vì đó, Ông Nguyễn Minh Triết, lúc đó còn là Chủ Tịch nước, đã tạo điều kiện cho tôi được quay phim ấy. Chính vì đó, ông giám đốc hãng phim TFS của TP HCM đã giúp đỡ tôi thực hiện phim tài liệu rất quý ấy như chưa từng được thực hiện tại Việt Nam.

Như các bạn đều biết, tôi đã giới thiệu phim này tại Paris rồi. Ông Đại sứ Việt Nam tại Pháp đã hứa với tôi là ông sẽ giúp tôi giới thiệu phim tại nhà văn Hóa Việt Nam tại Paris vào tháng Giêng năm 2012 sắp tới.

Tôi có một chương trình để chiếu phim này tại các thành phố lớn như Lyon, Bordeaux, Marseille, Toulouse, Montpellier…

Điều đó, các lãnh đạo Việt Nam đều công khai hoan nghênh.

Tại sao các công dân Pháp có quyền biết các vấn đề ấy trong khi các công dân Việt Nam, những người trong cuộc, lại không? Tôi thấy điều đó hoàn toàn vô lý.

Hơn nữa, các bạn đều biết rằng, ngoài mục đích giúp đỡ dư luận ý thức về vấn đề chủ quyền tại Biển Đông trong khi tuyên truyền của Trung Quốc mạnh lên và tràn lan trên các phương tiện thông tin quốc tế, bộ phim này còn nhằm lập một quỹ hỗ trợ các ngư dân đã mất tài sản do thiên tai và nhân tai tại vùng biển đảo Hoàng Sa, mà họ đang đối diện với nhiều món nợ khổng lồ. Quỹ ấy chủ yếu để giúp đỡ các vợ góa, các cháu mồ côi cha tại Bình Châu và Lý Sơn.

Như vậy việc lực lượng An ninh TP. HCM (tôi không biết chính xác là ai vì không ai đứng ra tự chịu trách nhiệm và giới thiệu rõ ràng để làm việc với tôi khi tôi yêu cầu) ngăn cấm chiếu phim này hoàn toàn ngược lại hướng cư xử của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.

Công an hay cơ quan an ninh TP.HCM đã vi phạm Hiến pháp Việt Nam một cách nghiêm trọng, không cho chiếu phim, đồng nghĩa không cho đồng bào ngư dân Miền Trung nói, ngăn chận sự hỗ trợ đa phương mà họ đang rất cần.

Hành động là phương hại cho Việt Nam, không tôn trọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm hại đồng bào ngư dân và có nguy cơ ảnh hưởng xấu uy tín của Đảng và Chính Phủ đối với nhân dân trong nước và ở nước ngoài.

Xin cho tôi hỏi thẳng các bạn: các lực lượng an ninh đã ngăn cản chúng tôi chiếu phim đang phục vụ cho ai? Ai đã ra lệnh cho họ hành động tồi tệ như vậy?

Họ đã đối xử với tôi và các bạn bè của tôi như là kẻ thù. Trong khi chúng tôi đang cố gắng bỏ tiền từ túi của mình, dành thời gian để tổ chức buổi chiếu phim tốt đẹp cho những người bạn tốt trong một không khí rất hợp pháp, hòa bình, văn hóa, hết sức xây dựng và đầy trách nhiệm. Ai đã cho phép họ phá không khí này, phá hoại những gì tôi và các bạn tôi đang làm chỉ vì mục đích chính là yêu nước và bảo vệ tổ quốc.

Chính họ đã tạo một không khí rất căng thẳng, mất đoàn kết. Họ đe dọa phó giám đốc Khu du lịch Văn Thánh là sẽ đóng cửa khu du lịch và cách chức ông ta nếu ông ta không đuổi chúng tôi (!?). Trong khi họ rất biết việc ấy nằm ngoài khả năng của ông ta. Họ không chịu gặp tôi để trao đổi bình tĩnh về bộ phim, nội dụng của nó, các giấy phép chính thức… Họ không thèm trả lời khi tôi yêu cầu văn bản chính thức từ cấp trên để biện minh sự can thiệp của họ…

Thưa ông Lê Hoàng Quân, Chủ Tịch UBND TP HCM, thưa các bạn, chúng ta biết nhau từ lâu rồi. Có ai dám nói với tôi rằng tôi là một kẻ phản động? Có ai dám nói với tôi rằng tôi không yêu nước Việt Nam?

Các bạn biết rõ tôi là ai, biết sự gắn bó thiêng liêng của tôi với dân tộc và đất nước này. Tôi đã không bao giờ phản bội một chút các giá trị mình đã phải hy sinh để nước Việt Nam được giải phóng, thống nhất và phát triển hiện nay trong hòa bình và độc lập.

Hôm nay, tôi nói rất rõ với các bạn: không có một thế lực nào có thể cấm được tôi hỗ trợ giúp đỡ đồng bào ngư dân Miền Trung, không có một thế lực nào có thể bịt miệng tôi về tình trạng bi thương, bất công, đau khổ họ phải chịu hàng ngày. Đó là một điều mà tôi có thể bảo đảm với các bạn.

Tôi vẫn còn hy vọng Ông Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh và các bạn sẽ xử lý sự cố vừa qua một cách khách quan và tỉnh táo, cân nhắc đúng những hậu quả của sự mất đoàn kết giữa chúng ta, giữa các bạn bè ủng hộ Việt Nam trên trường ngoại giao nhân dân quốc tế, không nên đặt chúng tôi phải đối mặt với những thách thức mới.

Trong tinh thần ấy, tôi xin các bạn vui lòng xét lại vụ việc vừa qua và nên tạo điều kiện tốt để bộ phim được chiếu tại TP HCM một cách công khai, lành mạnh, trong một không khí văn hóa, nhân văn và hòa bình. Tôi cũng yêu cầu các bạn cho phép chính thức để tôi có thể giới thiệu phim này tại IDECAF trước cộng đồng người Pháp tại TP HCM. Để họ có thể đánh giá đến mức nào về mặt nhân đạo mình phải hỗ trợ các ngư dân Miền Trung.

Trân trọng cảm ơn Ông Chủ Tịch thành phố và các bạn.

Hồ Cương Quyết, André Menras, (Đạo diễn phim « Hoàng Sa Việt Nam : nỗi đau mất mát » và Chủ tịch Hội ADEP Pháp-Việt).

TP HCM Ngày 2 Tháng 12 năm 2011

Theo ABS

Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa, Đảng CSVN | Leave a Comment »

Sau khi Phi Luật Tân mời gọi và chấp thuận cho nhiều quân đội Mỹ đóng quân trên đất Phi, Trung Quốc sợ hải, dịu giọng và kêu gọi các nổ lực cho Hòa Bình và ổn định trong miền nầy

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2012

Hóa ra:  Trung Quốc chỉ làm con ngáo ộp và dọa được đảng csvn! Mới đây, Trung Quốc hùng hổ hăm dọa Phi Luật Tân, nhưng chính phủ Phi Luật Tân không phải là loại ươn hèn. Đó là một chính phủ do dân bầu lên. Bài báo dưới đây cho thấy chính phủ Phi Luật Tân đá một cú vào mặt chính quyền Trung Quốc rất đau. Chính phủ Miến Điện cũng không thuộc loại hèn nhát, họ ra lệnh ngừng thi công xây dựng đập thủy điện vào cuối năm 2011. Đập này do Trung Quốc thầu và thiết kế từ 2009. Trung Quốc từ lâu cũng đã không dám hó hé với Bắc Triều Tiên. Chắc các bạn đọc biết rõ: Trung Quốc có chung đường biên giới vài ngàn km với Miến Điện và Bắc Triều Tiên.

 

Trung Quốc kêu gọi (các nước) hãy bình tỉnh sau khi Phi Luật Tân mời Mỹ đến đóng quân trên đất Phi

Tin AFP

Manila hôm thứ Sáu ngày 27 tháng Một nói là họ có kế hoạch thao diễn quân sự hỗn hợp với Hoa Kỳ nhiều hơn nữa và cho phép quân đội Hoa Kỳ đóng luân chuyển ở Phi Luật Tân – một đề nghị được Hoa Kỳ hoan nghênh trong lúc Hoa Thạnh Đốn đang tìm cách gia tăng sức mạnh quân sự của mình ở châu Á.

“Chúng tôi hy vọng những bên liên quan sẽ có thêm nỗ lực hướng về hoà bình và ổn định trong vùng,” bộ Ngoại giao Trung Quốc nói qua một bản thông cáo ngắn đã được gởi cho hãng thông tấn AFP.

Phản ứng của nhà nước Trung Quốc khác hoàn toàn với một bài xã luận sắc bén đi trên tờ Thời báo Hoàn cầu – được xem như là tiếng nói cho quan điểm quốc gia của Trung Quốc – qua đó, bài xã luận cho rằng Bắc Kinh nên áp dụng sự cấm vận đối với Phi Luật Tân qua chuyện trên.

Trung Quốc nên sử dụng “cái đòn bẩy của mình để ngưng những hoạt động kinh tế giữa Phi Luật Tân và các nước Đông Nam Á châu khác và nên cân nhắc việc giảm lại những quan hệ kinh tế với nước láng giềng nhỏ của mình,” theo bài xã luận đi trên tờ Thời báo Toàn cầu bằng cả hai ngôn ngữ Anh văn và Hoa văn.

“Trung Quốc nên bày tỏ cho các nước lân bang thấy là cân bằng với Trung Quốc bằng cách theo Hoa Kỳ không là một sự chọn lựa tốt đẹp,” theo bài xã luận.

“Cấm vận có tính toán dành cho Phi Luật Tân sẽ làm cho Phi Luật Tân cân nhắc sự chọn lựa giữa việc mất đi một người bạn như Trung Quốc và là một đối tác hão huyền, phù phiếm với Hoa Kỳ.”

Trung Quốc và Phi Luật Tân, cùng với Việt Nam có tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Nam Hải, là nơi có những tuyến đường giao thương trên biển quan trọng nhất trên thế giới và người ta tin là có chứa nhiều dầu khí trong lòng biển ở khu vực này.

Đài Loan, Brunei và Mã Lai Á cũng cho mình có chủ quyền trong vùng biển Nam Hải.

Manila và Hà Nội đã liên tục than phiền trong năm rồi, theo những gì họ nói là hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, chẳng hạn như việc tàu hải quân của Trung Quốc bắn cảnh cáo ngư phủ Phi Luật Tân, làm tăng sự sợ hãi cho các nước trong vùng đối với Trung Quốc khi sức mạnh quân sự và chính trị của Trung Quốc đang gia tăng.

Hoa Kỳ đã và đang tìm kiếm cách để gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng Á châu Thái Bình Dương qua một sự thay đổi chiến lược làm Bắc Kinh giận dữ.

Tổng thống Hoa Kỳ ông Barack Obama nói hôm tháng Mười Một năm rồi là Hoa Kỳ sẽ điều 2.500 lính Thủy quân Lục chiến qua đóng ở vùng bắc Úc Đại Lợi (Australia). Tháng sau đó, một đô đốc Hoa Kỳ viết trong một bài viết của ông là Hoa Kỳ hy vọng sẽ cho nhiều chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ nằm ở Singapore.

© DCVOnline


Nguồn:

(1) China calls for calm after Philippine offer to US. AFP, 29 January 2012

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Các cô gái người Ukraine cởi trần, biểu tình ở Diễn Đàn Kinh tế Thế giới đang họp ở Thụy Sĩ

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2012

người dịch: Trần Hoàng

Trong khi diễn đàn Kinh tế Thế Giới đang họp ở Davos, Thụy Sĩ, vào ngày 28-1-2012, thì các cô gái người Ukraine đã leo qua hàng rào, cởi áo ra, và biểu tình phản đối các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của các nước đang họp bên trong.

Họ biểu tình kêu gọi các nhân vật quan trọng này hãy chú ý đến các nhu cầu của người nghèo trên khắp thế giới.

Các cô gái trẻ hoạt động xã hội thuộc nhóm Femen, nhóm này đang trở thành được yêu chuộng ở Ukraine; họ  thường họp thành những nhóm nhỏ, cởi trần, biểu tình phản đối chống lại các chính quyền đàn áp các nhà đối lập chính trị. Họ cũng tổ chức các cuộc biểu tình trong các quốc gia khác.

Các biểu ngữ cầm tay của họ:

_Các cuộc khủng hoảng được thực hiện ở Davos

_Nghèo vì Chúng mày (dân chúng nghèo đi vì hành động của chúng mày)

_Các băng đảng trộm cướp đang họp mặt ở Davos

(Femen là nhóm phụ nữ thuộc các trường đại học ở Ukraine, thành lập năm 2008. Hiện nay nhóm này có 300 người và hàng ngàn thành viên hổ trợ.]

Activists from the Ukrainian female rights organisation “Femen”
Image by: GLEB GARANICH

Activists from the Ukrainian female rights organisation “Femen”.
Image by:GLEB GARANICH

Activists from the Ukrainian female rights organization “Femen”.
Image by: GLEB GARANICH
                                    ———————————-

Chú ý: Các bạn có thể xem phim qua màn ảnh rộng (lớn hơn) bằng cách nhấp chuột (click) vào 4 mũi tên, nằm bên trái của chữ  Vimeo. Sau khi coi xong phim, bạn gõ vào nút ESC, nằm trên cao, bên trái bàn phím (keyboard.) để quay trở lại blog này.

****************************************

Nhớ lại cuối năm 2008, khi TT Obama vừa mới đắc cử vào tháng ngày 4-11-2008, giáo sư đại học Aaron Friedberg viết bài “Châu Á Đứng Dậy” *** đăng trên Tạp Chí Đối Ngoại số tháng 1 và 2 năm 2009 (tạp chí tới tay bạn đọc vào đầu tháng 12-2008). Trong bài này, tác giả khuyến cáo TT Obama nên làm những gì ở Châu Á để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và các nước đồng minh trước thảm họa của Trung Quốc…năm 2011, TT Obama và bà Ngoại Trưởng Clinton đã thực hiện đúng hầu như 100% những điểm mà giáo sư Aaron Friedberg đã viết trong bài này.

Trái lại, ở VN, khi các học giả trong nước và ngoài nước đề nghị đảng CSVN nên thi hành chính sách gì có lợi cho Việt Nam, thì đảng và nhà nước cho các ý kiến ấy vào thùng rác. Lúc đầu, mọi người không hiểu nên cứ tưởng là đảng muốn tiếp tục lãnh đạo vì muốn kể công. Nhưng về sau, các bloggers và nhà báo khui ra những vụ làm ăn của đảng viên cao cấp thì mọi người đã hiểu.

Thì ra, nguồn lợi của 30 tỷ đô la tiền khai thác mỏ dầu và khí đốt mà PetroVietnam bán ra hàng năm,** cọng thêm với hàng trăm triệu tấn than xuất cảng qua Trung Quốc, và việc khai thác hàng chục triệu mét khối gỗ quý trong các khu rừng ở cao nguyên trung phần ở Việt Nam (đã được quân đội nhân dân VN bảo kê) để bán cho Thái Lan và Âu Châu, và quyền lợi khai thác  các sòng bài dọc theo biên giới Kampuchea được VN bảo kê, hàng chục ngàn bất động sản từ thành thị đến các khu vực du lịch ven biển, các đảng viên cao cấp nhất còn nắm độc quyền viễn thông, cung ứng điện thoại di động, điện thoại quốc tế, các đường dây chuyển tiền 9 tỷ đô la hàng năm do các Việt kiều gởi về VN…đã được các cán bộ cao cấp nhất trong Ủy ban Trung Ương Đảng và Bộ chính Trị cùng quân đội làm chủ và chia nhau hưởng trong suốt hơn 20 năm nay. Vì thế mà sẽ không bao giờ có chuyện đảng nghe lời các học giả trong nước và ngoài nước để thay đổi chính sách, cải thiện dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí,  tự do bầu cử,…quyền lợi mà đảng viên cao cấp đang thụ hưởng quá nhiều và quá lớn nên không thể nào có chuyện từ bỏ được. Quyền lợi ấy nay đang được sang tay lại cho thế hệ con cái như:

Nguyễn Thanh Nghị (“được bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng ngày 11 tháng 11 năm 2011, người được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI. [6])

-Nguyễn Xuân Anh (“Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, ông Nguyễn văn Chi thôi không tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Tuy vậy, Đại hội đã bầu con trai lớn của ông là Nguyễn Xuân Anh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.”)

Nguyễn Chí Vịnh  

-Và các “đầy tớ” của dân, cấp nhỏ hơn:   Tài sản và Sự Ăn chơi Sa đọa của các đầy tớ dân Việt

** “Thay mặt lãnh đạo PVN, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu đọc bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012. Năm qua, PVN đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2010. Tổng doanh thu đạt 675,3 nghìn tỉ đồng, tăng 41,2% so với năm 2010. Nộp NSNN đạt 160,8 nghìn tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2010.”

***Châu Á Đứng Dậy

và post ở đây: anhbasam

và ở đây: danluan

Posted in Biểu Tình và Lập Hội | 2 Comments »

Nixon và Hòa bình trong Danh dự

Posted by hoangtran204 trên 28/01/2012

Các bài liên quan tới bài nầy:

Chăn Gối với Kẻ Thù -Bộ trưởng Hải Quân James Webbs

Tác giả: Trọng Đạt

TT Richard Nixon

Nhậm chức đầu năm 1969, Nixon bắt đầu cho rút quân tháng 7- 1969 và thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt để tìm hòa bình danh dự cho Hoa Kỳ như đã hứa khi tranh cử. Hòa đàm Paris bắt đầu từ ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự bắt đầu đàm phán dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nixon.

Sơ Lược về Hòa Đàm Paris

Từ 1968 cho tới giũa 1972 nói chung cuộc đàm phán không có dấu hiệu tiến bộ, phía CSBV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ, họ dai dẳng lì lợm, ngoan cố. Phái đoàn BV đòi hai điều kiên tiên quyết Hoa Kỳ phải rút quân khỏi miền Nam VN vô điều kiện và lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thay bằng chính phủ ba thành phần. Nixon đã thực hiện rút quân tháng 7-1969 theo đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird vì người dân không còn ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam và thay thế bằng Việt Nam hóa chiền tranh.

Suốt 4 năm đàm phán, BV vẫn khăng khăng đòi phải loại bỏ chính phủ Thiệu, nhưng Nixon và Kissinger nhất quyết bác bỏ yếu sách của BV mặc dù hành pháp Mỹ đang yếu thế.

Theo Nixon (trong No more Vietnams trang 127) CSBV đã thừa cơ nước đục thả câu lợi dụng phong trào phản chiến và áp lực của Quốc hội để lì ra không chịu ký kết khiến hòa đàm kéo dài như vô tận.

Tháng 10-1972 một khúc quành lớn trong cuộc đàm phán diễn ra khi BV thay đổi lập trường, nhượng bộ một số điều khoản chính như không đòi TT Thiệu phải từ chức, không đề cập tới chính phủ ba thành phần. Sở dĩ họ nhượng bộ vì biết Nixon sẽ thắng cử tháng 11-1972, theo thăm dò, ông vượt xa McGovern vì sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đã giảm, BV sợ: nếu Nixon đắc cử ông sẽ không nhượng bộ, cuộc đàm phán sẽ bất lợi cho họ. Ngày 9 tháng 10 buổi họp định mệnh, BV đã nhượng bộ một số điều khoản như trên.

Kissinger mừng rỡ nói đây là ngày hồi hộp nhât trong cuộc đời chính trị ngoại giao của ông, cái ngày mà ông trông đợi sau bốn năm hòa đàm mệt mỏi dậm chân tại chỗ nay đã tới.

Phiên họp ngày 11-8 dài nhất, 16 giờ, nội dung gồm những điểm chính mà hai bên ký kết sau này vào cuối tháng 1-1973. Ngày 12-8 Kissinger rời Paris về Mỹ báo cho Nixon biết, ông nói “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, (You’ve got 3 for 3) ý nói vấn đề Trung Cộng, Nga Sô, Việt Nam nay đã được giải quyết xong (Larry Berman, No Peace No Honor trang 159).

Mới đầu Nixon chưa tin là thật, Kissinger tức mình bèn mở cặp lấy hồ sơ mật ra và nói đã đòi được nhiều điều hơn mong đợi: Thiệu vẫn làm Tổng thống, ngưng bắn tại chỗ ngày 30 hay 31-8, Mỹ sẽ rút quân trong 60 ngày, trà tù binh…Nixon vô cùng phấn khởi bèn sai mở chai rượu Lafite-Rothschild 1957 cùng các phụ tá nhậu ăn mừng kết quả hòa đàm.

Ngày 18-10-1972, Kissinger bay đến Sài gòn để thuyết trình với TT Thiệu về Sơ thảo Hiệp Định, hôm sau họp với Thiệu, nhưng bị chống đối dữ dội, ông Thiệu cho là Mỹ phản bội đồng minh.

Buổi họp dự trù hôm sau bị hủy bỏ, Kisiinger tức giận bảo: Tôi là đặc phái viên Tổng thống Mỹ các ông không thể coi tôi như trẻ con được !

TT Thiệu nghe lời khuyên của bí thư Hoàng đức Nhã không tiếp Kissinger, nhưng ông ta năn nỉ xin họp tiếp, ông ta bảo TT Thiệu cứ ký đi không sao đâu, TT Nixon sẽ trừng trị BV nếu họ vi phạm ngưng bắn, nhưng ông Thiệu vẫn từ chối.

Kissinger tức giận nói: Chúng tôi đã chiến đấu 4 năm, dồn hết nỗ lực ngoại giao để bảo vệ cho một quốc gia. Sau mấy ngày ở Sài Gòn, Kissinger về Mỹ thất vọng hoàn toàn. Nixon gửi thư trấn an Thiệu, hứa bảo vệ đồng minh đến cùng.

Ngày 7-11-1972 Richard Nixon thắng cử McGovern trên 49 của 50 tiểu bang Mỹ, sở dĩ ông thắng lợi vẻ vang vì đã kiểm soát được những vấn đề cực kỳ xấu tệ kể cả Việt nam; tuy hòa bình chưa hẳn trong tay, nhưng ông đã đưa được gần hết quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam về nước. (bên cạnh đó) Nixon đã đạt được hai thành tích vô cùng lớn lao : bang giao với Trung Cộng tháng 2-1972 và hòa hoãn với Nga Sô tháng 5-1972.

Ông Thiệu đưa ra 69 điểm cần sửa đổi và đã được Kissinger đưa ra phiên họp với Lê Đức Thọ, hòa đàm tan vỡ, Thọ phản đối Kissinger cho là đã đánh lừa họ. Tháng 11 hòa đàm trở ngại vì VNCH đòi sửa nhiều khoản, Mỹ chỉ trích miền Nam VN gây trở ngại hòa đàm. TT Nixon khuyên TT Thiệu nên chấp thuận sơ thảo vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt hết viện trợ cho miền Nam , hạ tuần tháng 11 Nixon muốn tỏ ra cứng rắn với cả hai miền.

Trong thời gian này, TT Nixon đã được các trưởng khối Tại Thượng và Hạ viện cảnh cáo cho biết nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm thì Quốc hội sẽ ra luật rút quân để đổi lấy tù binh, cắt hoàn toàn viện trợ , đưa ra hạ viện với tỷ lệ 2-1, nếu không có viện trợ Sài Gòn sẽ chết ngay.

Đó là lời nhắn của Quốc hội Mỹ dành cho TT Thiệu, họ muốn nói gần như công khai sẵn sàng đánh đổi Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ còn bị BV giam giữ, đối với họ chỉ có sinh mạng của tù binh Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của cả Đông Dương không nghĩa lý gì.

Về điểm này, trong No More Vietnams trang 142, Nixon cũng nói như vậy, nhưng ông Thiệu vẫn không tin cho là họ chỉ hù dọa chứ không dám bỏ Đông dương, cho tới tháng 3-1975 ông vẫn không tin Mỹ bỏ miền nam VN và đã tháu cáy giả vờ thua chạy, cho rút khỏi Pleiku giữa tháng 3-1975 để dụ cho Mỹ trở lại, hậu quả đưa tới sụp đổ VNCH thật nhanh chóng.

TT Nixon luôn khuyên TT Thiệu nên thức thời chấp nhận hòa đàm, không ai hết lòng với đồng minh VNCH bằng ông, Kissinger có lần nói với người phụ tá “Ông nói cho ông Thiệu biết nay chỉ có tôi và Tổng Thống là bạn ông ấy” (sách đã dẫn, trang 146), thật vậy số người ủng hộ Hành pháp cũng như TT Thiệu tại Quốc hội nay đã từ bỏ hết, diều hâu đã đổi lông cánh biến thành bồ câu, người ta quá chán chiến tranh Đông Dương.

Ngày 13-12-72 hòa đàm tan vỡ, BV bỏ hội nghị không họp hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp trong đầu tháng 1-73 ra luật chấm dứt chiến tranh. Nixon và Kissinger dùng biện pháp mạnh, cuộc oanh tạc bằng B-52 trong mười ngày từ 18-12 tới cuối tháng 12 đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị. Ngày 2 -1-1973, đảng Dân chủ hạ viện bầu cử nội bộ bỏ phiếu cắt hết viện trợ Đông Dương để đổi tù binh và rút hết quân về nước, ngày 4-1 Ủy ban bầu cử thượng viện đảng Dân chủ bầu nội bộ thông qua đạo luật hạ viện với tỷ lệ 30-12, trên thực tế Quốc hội đang tiến hành luật chấm dứt chiến tranh (sách đã dẫn trang 221).

Mặc dù đã được TT Nixon hứa hẹn nhiều lần sẽ trừng trị BV bằng B-52 nếu họ vi phạm Hiệp định, nhưng ông Thiệu vẫn cứng rắn không chịu ký kết đòi BV phải rút hết về Bắc, theo Nixon vấn đề BV còn đóng quân ở miến Nam 120 ngàn người không quan trọng, người Mỹ coi Hiệp định chỉ là một mảnh giấy, mực trên Hiệp định không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của máy bay chiến lược B-52 ( No Peace No Honor, p. 197). Sự cứng rắn của ông Thiệu nay đã lỗi thời, số người không ủng hộ chiến tranh VN chiếm hầu hết Quốc hội và số ủng hộ đếm trên đấu ngón tay, lập trường của ông Thiệu nay không có kết quả gì hơn là làm mất cảm tình của Quốc hội, trong khi sinh mạng của cả Đông Dương đang nằm trong tay họ. Từ ngày phong trào phản chiến lớn mạnh những năm 1969, 70 cho tới 1972, nó đã làm lệch cán quân quyền lực tại Mỹ, theo như nguyên tắc phân quyền Lập Pháp, Hành pháp, Tư pháp ngang hàng nhau, nay quyền lực vào tay Quốc hội, hành pháp mất gần hết chủ quyền.

Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, TT Nixon tuyên bố ông đã thực hiện được thỏa hiệp danh dự (an honorable agreement)., không phản bội đồng minh, không bỏ rơi tù binh. Hiệp định Paris trên thực tế vẫn không đem lại hòa bình cho Đông Dương, hơn hai năm sau ngày ký kết, BV đem đại binh tấn công miền Nam VN đưa tới sụp đổ ngày 30-4-1975, VNCH biến mất trên bản dồ thế giới. Nay người ta giải thích về thất bại của Hiệp định và sụp đổ miền Nam VN.

– Nixon và Kissinger nói họ thắng cuộc chiến nhưng Quốc Hội làm mất hòa bình, hai nhà lãnh đạo đổ lỗi cho Quốc hội đã không cho Hành pháp khả năng giám sát Hiệp định và cắt hết viện trợ bỏ rơi đồng minh.

– Hiệp định thể hiện một khoảng cách vừa đủ, decent interval để quân Mỹ rút đi, lấy tù binh còn lại người Việt tự giải quyết số phận đất nước, Hoa Kỳ không muốn CS thắng quá nhanh. Theo Frank Snepp, nhà phân tích chiến lược CIA tại VN trong cuốn Decent interval nói Hiệp định Paris chỉ là cách trốn tránh nhiệm vụ của Mỹ, chỉ là để Mỹ rút ra khỏi VN.

Hòa bình giả của Nixon

Nhưng nay Larry Berman đã ghi lại (trong No Peace No Honor) những hồ sơ mật ong giải mã đã cho thấy những viễn tượng tệ hơn những cảnh đã sẩy ra. Sực thực trái ngược với giả thuyết decent interval và khác xa những điều Nixon và Kissinger tuyên bố. Hồ sơ có ghi là chính phủ Hoa Kỳ muốn rằng Hiệp định đã ký sẽ bị vi phạm ngay và sẽ đưa tới sự giáng trả dữ dội bằng vũ lực. Chiến tranh thường trực bằng B-52 sẽ được Nixon và Kissinger khởi động từ cái gọi là Hiệp định Paris. Nixon tin nó là con đường duy nhất được dân Mỹ chấp thuận khả năng trừng trị và giám sát thi hành Hiệp định, ông cho rằng tìm hòa bình hay chiến thắng đều không làm được và đã lên kế hoạch giải quyết sự bế tắc triền miên bằng B-52.

Nixon muốn lịch sử ghi nhớ mình như một vị Tổng thống có một chính sách ngoại giao vĩ đại, đã thực hiện được ba thành quả lớn lao.

Bang giao với Trung Cộng.
Hòa hoãn với Nga Xô.
Bảo vệ được miền Nam VN.

Nixon cần có một miến nam VN không CS để giữ lại một di vật đã gồm cả sự hòa hoãn với Nga, bang giao với Trung Cộng, nam VN mất không thể là điều ông mong ước. Quyết tâm bảo vệ miền Nam VN của Nixon trước hết để bảo tồn một di sản cho sự nghiệp chính trị của ông hơn là để bảo vệ tự do cho VNCH hay nói khác đi bảo vệ miền Nam thể hiện một quyền lợi của chính ông, một cách để lưu danh thiên cổ. Ngày 12-8 Kissinger ở Paris về nói với Nixon “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, You’ve got 3 for 3”, có nghĩa là đã giải quyết được ba vấn đề lớn lao như đã nói.

Nay nhiều sự thật được tiết lộ, sáng 30-11-1972, trước ngày ký Hiệp định Paris hai tháng Tổng thống Nixon họp Ban tham mưu liên quân, Kissinger thuyết trình về bản dự thảo Hiệp định ngưng bắn. Ông nói tổng thống muốn tập trung vào tình trạng khẩn trương nhất gồm hai sự kiện: Nếu hòa đàm tan vỡ, giải pháp quân sự nào? Thứ hai nếu hòa đàm thành công nhưng nếu Hiệp định bị vi phạm ta sẽ phải làm gì? Khi ấy Nixon thêm vào: “Ta cần biết Sài Gòn đang được Mỹ yểm trợ và Hoa Thịnh Đốn sẽ giám sát Hiệp định Paris”. Hà Nội nói họ không có quân ở miền Nam, nếu họ đưa quân vào ta sẽ trừng trị thích đáng. Kissinger kết luận Hiệp định Paris thuận lợi hơn Hiệp Định Geneve 1954 vì nay ta là một bên của Hiệp Định.

TT Nixon nói tới đoạn cuối nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng nề. Đô đốc Moorer đã thảo kế hoạch khẩn trương 3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi để tấn công BV. Ban tham mưu phải thực hiện chặt chẽ kế hoạch, gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả hết cỡ, chúng ta phải giữ một lực lượng tại địa điểm để thi hành. Sự giáng trả BV phải ồ ạt hữu hiệu, trước hết B-52 phải nhắm vào Hà Nội.

Đô đốc Elmo zumWalt Tư lệnh hải quân đã ghi lại cảm tưởng về buổi họp, ông nhận ra sự lường gạt của Nixon “Tổng thống nói về tình trạng ngưng bắn khiến tôi có cảm tưởng đang ở trên một hành tinh khác .. Lúc ấy chúng tôi thấy rõ: hứa viện trợ ồ ạt cho miền nam VN và sự giáng trả vi phạm trầm trọng của Hà Nội để bảo đảm ngưng bắn và thực thi hoàn toàn những lời hứa đó là yếu tố khẩn cấp để giữ hòa bình. Thế mà chính phủ không bao giờ cho người dân và Quốc hội biết chuyện bí mật này.

Nay nhờ những hồ sơ ‘mật ong’ được giải mã người Mỹ chỉ trích Nixon đã đánh lừa nhân dân, đánh lừa Quốc hội, hòa bình mà Nixon, Kissinger tìm kiếm chỉ là hòa bình giả, (a sham peace). Hai tháng trước khi ký Hiệp định Paris, họ đã chuẩn bị chiến tranh để trừng phạt BV bằng B-52 vì tin chắc địch sẽ vi phạm Hiệp định. Nixon tin tưởng sẽ thuyết phục được dân chúng ủng hộ ông sau khi ký Hiệp định để trừng phạt BV suốt nhiệm kỳ thứ hai của ông cho tới 1976. Nixon nói sắt thép, bom đạn mạnh hơn văn kiện, chỉ có pháo đài bay mới bảo đảm được sự thi hành Hiệp định.

Hồ sơ mật giải mã (No Peace No Honor p.260) về cuộc nói chuyện gặp gỡ cho thấy kế hoạch quanh co của hòa bình giả. Cuộc họp với Lý Quang Diệu Thủ tướng Singapore ngày 4-8-1973, Kisinger nói ông tin rằng oanh tạc là cách duy nhất, hữu hiệu nhất để bảo vệ VNCH không bị sụp đổ, cuộc đối thoại cho ta thấy rất nhiều. Kissinger đã nhìn nhận ký hiệp định xong tháng 1, tôi cảm thấy chúng ta phải tái oanh tạc BV vào tháng 4 hay tháng 5, ông ta nói: “ Nếu BV vi phạm Hiệp định chúng ta sẽ tái oanh tạc” ông đã xác nhận điều mà Tướng Haig đã nói với Thủ tướng Lào Phouma cũng như cái mà TT Nixon đã nói với TT Thiệu và cái mà Đô đốc Zumwalt đã kết luận cuối tháng 11-1972 tại buổi họp Tham mưu trưởng liên quân (Joint chief of staff). Đó là hòa bình giả trong kế hoạch đánh lửa dân Mỹ với những từ ngữ văn vẻ hào nhoáng “danh dự cho Mỹ”. Ông biết BV sẽ lừa gạt Hoa Kỳ và sửa soạn kế hoạch tái oanh tạc, mạt cưa mướp đắng gặp nhau.

Khi Kissinger nâng ly chúc Lê Đức Thọ và nói chữ hòa bình tháng 1- 1973 và TT Nixon đọc diễn văn trên toàn quốc tuyên bố hòa bình trong danh dự tại Việt Nam. Cả hai người đều biết rằng vừa khi người tù binh Mỹ cuối cùng trở về nhà, cuộc oanh tạc bằng pháo đài bay để trừng phạt Hà Nội vi phạm sẽ bắt đầu, với Nixon cuộc oanh tạc kéo dài cho tới 1976 và với Kissinger sẽ kéo dài cho tới khi ông lãnh giải Nobel hòa bình…

Hôm 27-4-1975, William Buckley viết trên Wall Street Journal cho rằng Watergate đã làm cho kế hoạch nghiền nát Bắc Việt của Nixon bị trật đường rầy. Nixon với sự khuyến khích của Kissinger đã làm gì nếu sự chống đối trong nước mạnh mẽ khi mà vài tuần sau Hiệp định Paris, Bắc Việt không đếm xỉa gì tới nó.

Nixon tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông trong kế hoạch trừng trị sự vi phạm ngưng bắn, nhưng Kissinger khách quan hơn, sau này ông nghĩ rằng người dân sẽ không ủng hộ. Tác giả Larry Berman cho rằng không ai có thể trả lời như vậy. (No Peace, No Honor p.180)

Nixon chuẩn bị chiến tranh bằng pháo đài bay B-52 sau khi ký kết Hiệp định ngưng bắn, nhưng vấn dề là người dân có ủng hộ ông hay không?

Theo cuộc thăm dò của Gallup poll, dựa vào cuộc phỏng vấn trong ngày ký Hiệp định Paris cho thấy sự chủ quan của TT Nixon.

– Khi Mỹ rút khỏi VN, bạn có nghĩ một chính quyền mạnh ở nam VN có thể chống lại được áp lực CS hay không? 54% tin rằng chính quyền miền nam không thể tồn tại, 27% tin chính phủ nam VN sẽ tồn tại, 19% không có ý kiến.

– Sau khi Mỹ rút đi bạn có nghĩ Bắc Việt trong những năm sau như lại muốn chiếm VNCH có đúng không? 70% nghĩ rằng BV sẽ gắng sức chiếm miền nam, 16% nghĩ rằng không, 14% không ý kiến.

– Giả sử sau khi Mỹ rút, Bắc Việt lại đem quân chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Hoa Kỳ sẽ gửi viện trợ quân sự cho VN hay không? 50% tin là Mỹ sẽ không gửi, 38% tin là có, 12% không ý kiến.

– Nếu Bắc Việt lại đem quân đánh chiếm nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ oanh tạc Bác Việt hay không? 71% nói sẽ không có ném bom, 17% nói có, 12% không ý kiến.

– Nếu Bác Việt lại đánh chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ đem quân giúp VN hay không? 79% chống đối việc gửi quân, 13% ủng hộ, 8% không ý kiến.

Nhận định của tác giả Walter Isaacson dưới đây có lẽ là khách quan hơn hết.

Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn tham chiến trở lại, dù có hay không vụ Watergate”

(Kissinger A Biography p. 487)

Hoặc

Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam” (p.487)

Người dân Mỹ đã quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Hà Nội.

Gió đã đổi chiều, hoài bão của Tổng thống Nixon để giữ một miền nam Việt Nam không Công Sản cuối cùng chỉ là ảo tưởng vĩ đại”

Mồng 4 tết Nhâm thìn, nhân dịp 39 năm ngày ký Hiệp định Paris

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

—————————————

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

THEO DÒNG SỰ KIỆN:

  1. 1971: Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Lê Duẩn, L.Đ.Thọ và Ieng Sary
  2. Nixon và Việt Nam [2]
  3. Nixon và Việt Nam[1]
  4. Hiệp Định Paris, một bản án tử hình?
  5. Âm mưu gài tình báo vào Hà Nội bị thất bại của Nixon và Kissinger
  6. Bàn về một số chương trong cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu

Nguồn danchimviet.info

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Leave a Comment »

Hiệp định Hòa Bình Paris đã được ký kết vào ngày này, 27-1-1973, chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 28/01/2012

Các bài liên quan tới bài này:

Chăn Gối với Kẻ Thù -Bộ trưởng Hải Quân James Webbs

Vào Ngày này:Hiệp định Hòa Bình Paris được ký kết, chấm dứt sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam

By Finding Dulcinea Staff

Ngày 27 tháng Một năm 1973, đại biểu của Hoa Kỳ, Nam Việt Nam, Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời của Việt Cộng đã ký một Thỏa hiệp Chấm dứt Chiến tranh và Phục hồi Hoà bình cho Việt Nam, đã đưa đến việc ngừng bắn và kêu gọi quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam.

Hiệp định Hoà bình Paris

Những cuộc thảo luận cho hòa bình đầu tiên giữa Hoa Kỳ, đồng minh của mình là Nam Việt Nam và kẻ thù của họ là Bắc Việt bắt đầu năm 1968 dưới thời tổng thống Lyndon Johnson. Cuộc thảo luận này không đi đến đâu và bị khựng lại ở cuộc tranh cải vô bổ về hình dáng của bàn thương thảo (DCVOnline: bàn dài, bàn tròn hay bầu dục..).

Thương thảo tiếp tục sau năm 1969 lúc Richard Nixon đang vận động tranh cử, có hứa đến “một nền hoà bình trong danh dự,” thay thế ông Johnson. Mặc dù những cuộc thảo luận chính bao gồm phái đoàn Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời, là một chính phủ do Cộng sản miền Bắc dựng lên ở miền Nam, tuy nhiên cuộc thương thảo để đưa đến hiệp ước hoà bình đã xảy ra một cách bí mật giữa Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Henry Kissinger và nhà lãnh đạo miền Bắc Việt Nam Lê Đức Thọ.

Cuộc thương thảo hoà bình này không gặt hái nhiều kết qủa cho đến năm 1972. Nixon, đối diện với bầu cử, nên cho việc rút quân ra khỏi Việt Nam là một ưu tiên hàng đầu. Bắc Việt cũng rất muốn ngưng bắn khi thấy hai đồng minh cộng sản lớn của mình, Trung Quốc và Liên bang Xô-Viết, đang cải thiện mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ.

Hai ông Kissinger và Thọ đã đạt được một sự đồng thuận có ý nghĩa vào tháng Mười năm 1972. Cả hai đều có một sự nhượng bộ có ý nghĩa: Kissinger đồng ý cho phép quân đội Bắc Việt nằm lại ở miền Nam Việt Nam, trong lúc Thọ đồng ý để cho Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu vẫn nắm chính quyền ở miền Nam.

Hiệp định Hòa bình Ba-Lê ký ngày 27 tháng Một năm 21973. Nguồn: Robert Leroy Knudsen/National Archives Nixon White House Photographs.


Thiệu biết là cho phép khoảng 150.000 bộ đội miền Bắc nằm ở miền Nam trong lúc một nữa triệu lính Hoa Kỳ rời miền Nam có nghĩa là một sự sụp đổ hầu như chắc chắn cho miền Nam, ông đã phản đối quyết liệt, làm cho cuộc hội đàm ngưng lại. Nixon hứa với Thiệu là sẽ gia tăng viện trợ quân sự nhiều hơn và nói với Thiệu là Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu cộng sản Bắc Việt lại tấn công miền Nam. Nixon cũng hăm dọa là sẽ rút hết tất cả yểm trợ nếu Thiệu từ chối lời đề nghị của ông, điều này đã bắt buộc Thiệu dịu lại.

Cuộc thương thảo hòa bình được tiếp tục lại vào ngày 8 tháng Một năm 1973, không lâu sau ngày Hoa Kỳ thả bom miền Bắc liên tục trong 12 ngày đêm trong mùa Giáng Sinh năm đó với mục đích muốn cho Bắc Việt thấy sự trung kiên của Hoa Kỳ đối với miền Nam và cũng để ép miền Bắc Việt tiếp tục cho tới cùng việc thỏa hiệp hòa bình. Ngày 23 tháng Một, Kissinger và Thọ đồng ý với nhau một cuộc mặc cả được chính thức ký bốn ngày sau đó.

Cuộc mặc cả, được gọi là Thỏa thuận Chấm dứt Chiến tranh và Phục hồi Hòa bình cho Việt Nam, kêu gọi một cuộc ngừng bắn nhằm cho phép Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày. Tất cả tù nhân chiến tranh Hoa Kỳ sẽ được Bắc Việt thả. Sự thỏa thuận này cũng kêu gọi những cuộc thảo luận tiếp nối trong tương lai giữa chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam để đưa đến một cuộc tổng tuyển cử dân chủ và tự do ở miền Nam.

Vào cuối năm 1973, Kissinger và Lê Đức Thọ được trao giảo Nobel Hòa bình; Thọ từ chối vì ông tin là hòa bình chưa đạt được.

Sự tái diễn và Chấm dứt Chiến tranh

Hiệp định Hoà bình Ba-Lê (Paris) chấm dứt việc liên quan trực tiếp của Hoa Kỳ vào Cuộc chiến Việt Nam, nhưng hiệp định này đã không đóng góp gì để chấm dứt sự xung đột giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, vốn tiếp tục đánh nhau ngay sau đó trong cùng năm. Tổng thống Thiệu tuyên bố hiệp định này không còn có giá trị vào tháng Một năm 1974.

Quân đội miền Bắc dồn vào và tấn công miền Nam và vào mùa xuân năm 1975 đã tiến vào gần tới thủ đô Sài Gòn của miền Nam. Thiệu yêu cầu người kế vị Nixon thêm viện trợ, nhưng bị từ chối. Ngày 21 tháng Tư năm 1975, ông từ chức và trong bài diễn văn cuối cùng ông lên án Hoa Kỳ phản bội miền Nam Việt Nam và lên án ông Kissinger đã buộc ông ký hiệp định Paris và chính đó là điều đưa đến sự thất bại của ông. Quân đội miền Bắc chiếm Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, bắt miền Nam đầu hàng và chấm dứt cuộc chiến tranh từ đó.

© DCVOnline


Nguồn:

(1) On This Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War. By Finding Dulcinea Staff, 27 January 2012

Ông Hồ chí Minh và Trường Chinh chơi chiến thuật đu dây; muốn lợi dụng cả Liên Xô và Trung Quốc để nhận viện trợ từ cả hai phía Trung Cộng và Liên Xô. Nhưng 2 nước này vốn thiếu thốn, không sản suất đủ lương thực cho dân chúng no đủ.
Đảng CS thành lập từ 1930, nhưng cứ thoát xác đổi tên xoành xoạch như con cắc kè. Chỉ trong 20 năm mà đảng đổi tên 5 lần 7 lượt vì đảng trưởng và đảng viên đều là những người học lực quá kém, chính sách chuyên chính vô sản thì quá tàn bạo, ai không theo thì giết (ban đêm tới nhà ám sát, chặt đầu, cột người trong bao bố và thả xuống nước, cắt đứt gót chân, đốt nhà, thu thuế, thu lúa gạo) . Người Việt Nam mà nghe nói đến cộng sản hay Việt Minh là đều run sợ.  Đảng biết thanh danh của họ chẳng ra gì, nên bấm bụng đổi tên 5-7 lần để dụ dỗ người Việt Nam nhẹ dạ tham gia. Lớp trí thức ngây thơ, chỉ biết có chuyên môn nhưng thiếu kiến thức xã hội và chính trị nên đã ăn bả mà đi theo kháng chiến chống Pháp;  giới trẻ 13, 14 tuổi cũng đi theo vì bị dụ dỗ và ham vui; riêng người nghèo và học lực kém cỏi theo rất đông vì ở nhà cũng không có gạo ăn, đi theo Việt Minh còn cướp được chút gì để ăn cho đỡ đói.

Posted in Chien Tranh Viet Nam | Leave a Comment »

►Mẹ của nhạc sĩ Việt Khang: Hy vọng gia đình sớm đoàn tụ

Posted by hoangtran204 trên 28/01/2012

Mẹ Việt Khang: Hy vọng gia đình sớm đoàn tụ

Trước dịp lễ Giáng sinh, anh Võ Minh Trí, người được biết đến với tên gọi Việt Khang, đã bị bắt giam.

Anh Việt Khang là tác giả hai bài hát “Việt Nam tôi đâu” và “Anh Là Ai?” nói về lòng yêu nước và phản đối thái độ trấn áp người biểu tình của công an Việt Nam. Một tháng sau khi anh bị tạm giam điều tra, bà Chung Thị Thu Vân, mẹ anh Việt Khang cho biết gia đình rất mong sớm được đoàn tụ.

Mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện của bà Chung Thị Thu Vân với Quỳnh Chi sau đây:

Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi chỉ biết Trí bị giữ trên Sài Gòn, thỉnh thoảng chúng tôi có đi thăm.

Quỳnh Chi: Anh Trí bị tạm giam bao lâu rồi thưa bà?

Bà Chung Thị Thu Vân: Từ tháng 12.

Quỳnh Chi: Đã hơn một tháng, gia đình bà đi thăm anh Trí được bao nhiêu lần?

Bà Chung Thị Thu Vân: Ba lần.

Quỳnh Chi:
 Chính xác là anh Trí bị giam ở  đâu?

Bà Chung Thị Thu Vân: Trí bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh (Cơ quan an ninh điều tra TPHCM – PV).

Quỳnh Chi: Vậy trong những lần thăm như thế bà thấy sức khỏe và tinh thần anh Trí như thế nào?

Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi không được thấy mặt mà chỉ thông qua người của trại giam. Chúng tôi cũng được nghe nói sức khỏe Trí bình thường.

Quỳnh Chi: Thưa, do đâu gia đình biết anh Trí bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu?

Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi có nhận được giấy báo của chính quyền.

Quỳnh Chi: Vâng, giấy báo đó có nói lý do vì sao anh bị bắt?

Bà Chung Thị Thu Vân: Tôi không nhớ rõ nhưng đại khái là tội “tuyên truyền chống phá (nhà nước – PV)”.

Quỳnh Chi: Trước khi sự việc xảy ra, gia đình có biết anh Trí có một tên khác là Việt Khang?

Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi không biết.

Quỳnh Chi: Xin bà nói sơ qua tính cách cũng như công việc của anh Trí?

Bà Chung Thị Thu Vân: Đối với mọi người thì Trí rất cởi mở. Đối với chị em thì Trí rất hoà thuận. Còn đối với cha mẹ thì Trí rất hiếu thảo. Công việc thì Trí chơi trống cho đám tiệc hội hè để sinh sống.

Quỳnh Chi: Anh Trí sinh sống ở đâu ạ?

Bà Chung Thị Thu Vân:
 Ơ ̉ thành phố  Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cùng với chúng tôi. Nhà của vợ chồng Trí ở cách nhà tôi hai căn.

Quỳnh Chi: Thưa, công việc cũng như quan hệ bạn bè của anh Trí như thế nào?

Bà Chung Thị Thu Vân:
 Bạn của Trí đa số là giới nghệ sĩ. Thường gặp gỡ uống cà phê mà thôi. Trí không biết uống rượu. Trí chỉ hút thuốc mà cứ bị gia đình “rầy” hoài.

Quỳnh Chi: Còn gia đình riêng của anh Trí thì như thế nào?

Bà Chung Thị Thu Vân:
 Trí có một đứa con trai sắp tròn 4 tuổi.

Quỳnh Chi: Khi biết tin anh Trí bị tạm giam, gia đình có bất ngờ không?

Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi rất bất ngờ vì nói đúng ra chuyện công việc của Trí chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng buồn lắm.

Quỳnh Chi: Sau khi anh bị bắt thì bao lâu sau thì gia đình nhận được giấy thông báo tạm giam?

Bà Chung Thị Thu Vân: Tôi không nhớ rõ nhưng chắc là dưới một tháng.

Quỳnh Chi: Hôm nay là ngày Tết, vợ con anh Trí có ở đây ăn Tết?

Bà Chung Thị Thu Vân: Hai mẹ con về bên ngoại. Con dâu tôi nói ở đây thì nó buồn vì nhớ chồng. Thỉnh thoảng thì cháu về thăm tôi. Con dâu tôi nói là bây giờ ra đường nhìn đâu cũng thấy bóng dáng chồng và rất buồn.

Quỳnh Chi: Xin chia buồn cùng gia đình. Vậy trong thời gian này, chính quyền có tiếp xúc gia đình không?

Bà Chung Thị Thu Vân:
 Không có, chỉ có bà con lối xóm hỏi thăm thôi.

Quỳnh Chi: Vâng, năm mới, gia đình có hy vọng gì không thưa bà?

Bà Chung Thị Thu Vân:
 Chúng tôi chỉ có hy vọng duy  nhất là gia  đình được đoàn tụ. Trí được ra ngoài để chăm sóc gia đình, con cái. Những ngày Tết này gia đình người khác sum vầy làm gia đình Trí cũng tủi thân lắm.

Con của Trí cũng vậy. Nếu không dẫn về nhà thì thôi chứ về nhà là cháu thấy hình ba nó rồi cứ hỏi. Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn nói dối cháu là ba nó đi làm xa, không về nhà được, cũng không gọi điện thoại được. Cháu cũng đòi về nhà ở nhưng mẹ nó cũng tìm cách nói dối nó. Bởi mỗi lần về nhà là cháu hỏi ba cho nên mẹ nó cũng đau lòng lắm. Tôi cũng hy vọng là Trí sớm được đoàn tụ với gia đình.

Quỳnh Chi: Xin chia sẻ cùng gia đình và hy vọng gia đình sẽ sớm được gặp anh Trí. Cám ơn bà.

Việt Khang, sinh năm 1978, tên thật là Võ Minh Trí. Anh được biết đến qua hai bài hát “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?” sáng tác vào tháng 8 năm ngoái, khi phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam đang sôi nổi. 

Nguồn: RFA

Posted in Tù Chính Trị | Leave a Comment »

Chính quyền lại cướp đất của dân ở Bắc Giang, dân chống cự và bị công an đánh chết

Posted by hoangtran204 trên 27/01/2012

Công an Bắc Giang lại đánh chết người

Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok

2012-01-26

Một người dân ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã thiệt mạng sau khi bị cảnh sát đánh trong một vụ cưỡng chế đất cách đây gần một tháng. Quỳnh Chi tường trình:

Source TTXVA.orgNhững người dân bị mất đất kéo lên tỉnh biểu tình nhằm phản đối lại việc cưỡng chế.

Lộng hành trong các vụ cưỡng chế đất

Người chết tên Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, ngụ tại xóm 2 thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ông Hùng vừa tắt thở lúc 4 giờ sáng ngày 26 tháng 1, tức mùng 4 Tết âm lịch sau khoảng hơn 3 tuần cầm cự. Vợ ông Hùng, bà Thân Thị Bình cho biết tình trạng của ông trước khi chết:

“Ông bị đánh từ hôm chính quyền đến cưỡng chế đất. Từ đó ông không ăn được. Ngủ thì ít mà không ăn được, thỉnh thoảng lại ho ra máu, đi tiểu ra máu. Ông đi lại được nhưng không đi xa được”.

Theo lời người dân ở đây thuật lại, cách đây khoảng 3 tuần, rất nhiều cảnh sát, dân phòng và cán bộ xã, huyện được trang bị dùi cui và chó săn đến thực hiện cưỡng chế đất. Một người dân nơi đây cho biết diễn biến của đợt cưỡng chế:

“Tôi cũng là một trong những người bị cưỡng chế. Lúc khoảng 6 giờ 30 sáng hôm 23 tháng 12 năm ngoái thì lực lượng cưỡng chế đến và lấy đất. Chúng tôi đem cờ và ảnh Bác Hồ ra để có tính biểu tượng và hy vọng là họ sẽ sợ. Nhưng họ không sợ. Họ dồn hết dân vào, ai chống cự thì bị đánh. Họ xé ảnh, xé cờ. Họ thả chó săn đuổi dân. Vừa công an, vừa dân quân tự vệ…”

Năm 2010- Biểu tình ở Bắc Giang vì công an đánh chết người chiều chủ nhật 25 tháng 7 năm 2010. Trong hình, công an đang lôi kéo một người (mặc áo đỏ). RFA file

Đợt cưỡng chế đầu tiên vào ngày 23 tháng 12 năm 2011. Ngày 10 tháng 1 vừa qua là đợt cưỡng chế đất lần hai ở đây.

Theo bà con nơi đây, chính quyền không thực hiện họp dân, cũng không đọc lệnh cưỡng chế trong hai lần cưỡng chế trên. Hầu hết bà con nơi đây sống bằng nghề nông hoặc làm thuê nên không đồng ý với việc cưỡng chế. Theo bà Bình, từ 10 ngày nay, tất cả mấy trăm hộ bị mất đất trong thôn ngày nào cũng thay nhau kéo lên tỉnh biểu tình nhằm phản đối lại việc cưỡng chế.

Ông Nguyễn Văn Hùng và bà Thân Thị Bình có ba người con, trong đó có một người đang nhập ngũ, nhưng chỉ có khoảng 4 sào đất để canh tác. Cho đến đợt cưỡng chế lần hai vừa qua, gia đình đã bị lấy 1 sào đất.

Trong lần cưỡng chế đầu tiên, xót của, ông Hùng xông ra ngăn cản chính quyền và bị đánh. Người dân nơi đây cho biết:

“Anh Hùng đã nhào ra giữ ruộng thì bị nhiều người vào đánh đập đến hộc máu mồm. Tất cả chúng tôi đều trông thấy”.

Theo nguồn tin RFA nhận được, ngoài ông Hùng, còn có 3 người khác nữa bị đánh, trong số họ có hai người trên 60 tuổi, cũng là dân bị mất đất trong đợt cưỡng chế.

Sau khi bị đánh, vì gia đình nghèo túng nên ông Hùng không được đưa đi bệnh viện và chết tại nhà vào sáng sớm nay. Bà Thân Thị Bình cho biết:

Những người dân ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bị mất đất kéo lên tỉnh biểu tình nhằm phản đối lại việc cưỡng chế. Source TTXVA.org

“Gia đình nghèo túng, lại không có bảo hiểm. Nhà có vài tạ thóc, nếu bán thì không có gì ăn cho nên không đưa ông đi bệnh viện mà mua thuốc dán cho ông”.

Anh Hùng đã nhào ra giữ ruộng thì bị nhiều người vào đánh đập đến hộc máu mồm. Tất cả chúng tôi đều trông thấy

» Một người dân

Được biết, phía chính quyền đã có trưởng thôn và bí thư xã Tiền Phong đến chia buồn cùng gia đình:

“Họ có đến và chỉ động viên tinh thần thôi chứ cũng không thấy nói giúp đỡ”.

Khi được hỏi chia sẻ của gia đình về việc cưỡng chế cũng như cái chết của ông Hùng, bà Bình cho biết:

“Gia đình rất bức xúc nhưng không kêu được vì thấp cổ bé họng. Chỉ biết nhờ các nhà báo và pháp luật mà thôi”.

Dự kiến, ông Hùng sẽ được chôn cất vào ngày mai.

Cũng cần nói thêm, theo báo Dân Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã có hàng trăm ha đất giải phóng mặt bằng 10 năm nay nhưng đều để hoang và không xây dựng công trình mới. Tuy nhiên, “vừa qua UBND tỉnh vẫn quyết định thu hồi thêm hàng chục ha đất hai vụ lúa để xây dựng nhà máy sản xuất gạch”, theo tờ báo này.

Dự án này của công ty Thạch Bàn, đã được cấp giấy phép chứng nhận đần tư. Và UBND huyện Yên Dũng đã 2 lần tổ chức cưỡng chế thu hồi đất cho dự án này.

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, ông Nguyễn Thế Cường – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn cho biết vì đất đã giải phóng tuy bị bỏ hoang nhưng giá cao nên phải lấy đất trồng lúa của bà con nơi đây để “giá thành rẻ hơn”. Ông này cũng cho biết, Tỉnh cũng đã đồng ý đề xuất này của công ty Thạch Bàn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

*Con Đường trở thành Ông chủ đất.

Trước khi chiếm được miền Bắc vào ngày 20-7-1954, thì trước đó chừng 2-3 năm, đảng đã phát động Cải Cách Ruộng Đất. Khắp miền Bắc, đảng viên xúi dục nông dân nghèo và tá điền làm mướn nổi dậy, đấu tố những ai có đất, và đảng làm quan tòa trong các vụ đấu tố. Sau khi giết được 174000 chủ đất, và cướp được đất đai ruộng vườn của họ, đảng ra lệnh cho nông dân vào nông xã và hợp tác xã sản suất nông nghiệp.

Nông xã hay hợp tác xã nộng nghiệp có duy nhất một mục đích: Nông dân trồng lúa được bao nhiêu thì nông xã và hợp tác xã cho giữ lại một ít để gia đình ăn, số lúa còn lại phải giao nộp cho nhà nước. Tóm lại, đảng ngồi không mà hưởng hết sản phẩm lúa gạo của nông dân làm ra. Ai làm chủ đất đai sau cuộc cải cách ruộng đất?

Quyền sở hữu đất đai được đảng định nghĩa rất mập mờ, đánh lận hết tất cả giới có học thời ấy bằng câu: Đất đai là sở hữu của toàn dân…hàng chữ mập mờ này có nghĩa là: đất đai do quốc doanh làm chủ, hay nói rõ hơn là do nhà nước làm chủ. Đảng lãnh đạo nhà nước, nên có nghĩa là đảng làm chủ. Do đó, việc nhà nước (đảng) tịch thu đất đai để làm việc gì, có kế hoạch gì, xây dựng gì…là để cho các cán bộ cao cấp và gia đình của họ hưởng lợi, chứ dân chúng và nông dân chắc chắn là không được hưởng.

Vụ anh Đoàn Văn Vươn đi thuê đất của nhà nước là điển hình cho mọi người biết ai là chủ đất. Muốn biết chi tiết về Đoàn Văn Vươn, chỉ cần vào google.com, bing.com, hay yahoo.com, và viết chữ Đoàn Văn Vươn bị cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng…

Một vụ cướp ruộng đất của nông dân ở Hà Đông 2010

Ngày 9/3/2010, nhiều người dân Dương Nội bất ngờ khi thấy một đoàn xe ủi, dưới sự điều hành của lãnh đạo phường Dương Nội, do ông Lê Khánh Đồng, Chủ tịch phường trực tiếp chỉ huy, đang cày ủi cánh đồng thuộc thôn La Dương.


Cưỡng chế mặt bằng thôn La Dương, Hà Đông. Ảnh từ video.
Trên cánh đồng này có nghĩa trang Tha ma Giải Phướn – như người dân mô tả – chôn vài trăm ngôi mộ từ những năm 1945 trở lại đây, trong đó có những mộ chôn tập thể nhiều người, có mộ mới hung táng, có cả mộ các trẻ em xấu số. Sau đây là các tài liệu, biên bản, ảnh và băng ghi hình tại buổi giải phóng mặt bằng nghĩa trang La Dương (còn gọi là Tha ma Giải Phướn), thuộc địa bàn thôn La Dương, phường Dương Nội, quận Hà Đông. Xe ủi va đập làm một phụ nữ bị thương.

Posted in Cướp Đất Đai, Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân, Đảng CSVN | Leave a Comment »