Trong cuốn Đèn Cù, tập II, Quyền Bính, của tác giả Trần Đỉnh, có đoạn ông HCM cho biết tại thời điểm tháng 8-1945, chỉ có 500 đảng viên đảng CSVN. (lúc ấy lấy tên là đảng CS Đông Dương).Bạn có thể tìm thấy chi tiết này trong cuốn Đèn Cù tập II, Quyền Bính
Gs Nguyễn Văn Tuấn (20-1-2015) giới thiệu với bạn đọc trong nước
“Xin hân hạnh giới thiệu cùng các bạn cuốn sách Đèn Cù Tập II của Trần Đĩnh đã được chuyển sang dạng pdf để có thể chia sẻ với nhiều bạn. Nhân đây, cũng xin một lần nữa tạ lỗi cùng các bạn về bản trước có khá nhiều sai sót và chưa đầy đủ. Đây là bản của anh bạn tôi muốn chia sẻ, và anh ấy cho biết là bản đầy đủ nhất, ít lỗi chính tả. Chỉ dám nói “ít” chứ không dám nói “không” vì khó kiểm tra tất cả. Địa chỉ là:
https://drive.google.com/file/d/0Bz8CAKvRzYwlU1ZYajVfcnJOYjQ/view?usp=sharing
Tập I cũng có thể download ở đây:
https://drive.google.com/file/d/0Bz8CAKvRzYwlZjB3MHk0NWhlZlk/view?usp=sharing
Quả lừa lịch sử:
HCM / CSVN-CSTQ cướp chính quyền VN
Thiên Nam
“Giải mã Nhân Vật HCM chính là Giải mã Lịch sử (bất hạnh) của Dân Tộc VN”
“Chúng mình già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn” (Vua Bảo Đại) (1)

17.8.45: Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: “Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! (8)
HCM là người VN yêu nước với tư tưởng Độc Lập Dân Tộc phải gắn liền với Cách Mạng và Xây Dựng XHCN? HCM là người VN làm Tình Báo cho CSTQ hay là Tình báo TQ gỉa danh người VN với Sứ Mệnh “Cướp Chính Quyền VN về cho CSTQ” – Một vụ Buôn Vua Lã Bất Vi thời hiện đại?
Cái gọi là Cách mạng mùa thu thực chất chỉ là 1 cuộc cướp chánh quyền của CP Trần Trọng Kim sau khi vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11.3.1945 và giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các vào ngày 17.4.1945:
Ngày 17.8.45 từ một buồi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: “Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây.
VN đã được 2 lần trao trả độc lập từ Nhật-Pháp qua vua Bảo Đại (Người có đầy đủ thẩm quyền nhất để đại diện cho dân tộc VN và cũng là Chủ nhân thật sự của Đất-Nước VN. Tại sao Nhật cũng như Pháp đã không thể bàn giao đất nước VN lại cho một Người CS vô sản như HCM là điều có thể hiểu được). Cả hai lần Độc Lập VN điều bị HCM phá hoại và đã đưa đẩy đất nước VN vào 2 cuộc chiến đuổi Pháp đánh Mỹ đẫm máu hoàn toàn không cần thiết và có thể tránh được sau đệ nhị thế chiến (Ở châu á có cả thẩy 14 nước đều được lần lược trao trả độc lập mà không cần phải đánh nhau với Đế Quốc Thực Dân Đô Hộ)
Sau đệ nhị thế chiến Chủ Nghĩa Phát Xít và Thuộc Địa đã thật sự cáo chung cùng với sự ra đời LHQ với chủ trương “Quyền dân tộc tự quyết”. Thay thế chổ của nó là những Nhà Nước CS mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cho là: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời” (2). LX lấn chiếm một nữa Châu Âu, và ở Châu Á TQ đánh chiếm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu, Nam Hàn (Trong vòng 5 tháng Hồng Vệ Binh của Mao đã đánh chiếm 95% Lảnh Thổ Nam Hàn vào tháng 9.1950, nhưng sau đó lính Mỹ / LHQ đổ bộ vào Nam Hàn đánh bật HVB trở lui lại vĩ tuyến 38 vào tháng 7.1953)… cho nên những cuộc chiến chống Chế độ CS sau đệ nhị thế chiến thật sự là chống lại sự bành trướng của Khối XHCN / CSQT.
Cái bất hạnh của Dân Tộc VN là đã bị HCM đưa đẩy vào vòng tranh chấp giữa hai thế lực CS và Thế Giới Tư Do với cái vỏ bọc Tiến Hành chiến tranh dành độc lập VN và giải phóng miền Nam ra khỏi sự chiếm đóng của “Đế Quốc Tư Bản Mỹ” (Để bạn đọc có dịp so sánh: Nước Đức sau đệ nhị thế chiến cũng bị chia cắt như VN vì thua trận và thật sự mới là một nước bị chiếm đóng bởi Mỹ/Đồng Mình và LX, thế nhưng bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã đến tận nước Mỹ để “cám ơn vô hạn”: Thưa Quí vị, cho phép tôi được nói tóm tắt việc này trong một câu: Tôi biết, người Đức chúng tôi biết, chúng tôi cám ơn vô hạn Quí vị, những người bạn Mỹ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ và cả cá nhân tôi sẽ không bao giờ quên Quí vị! (5). Trong khi đó, nhà nước CSVN hiện tại vẫn coi Mỹ như là thế lực thù địch của VN)
Tô Hải , tác giả sách “Hồi ký của một thằng hèn” HKCMTH), kể về cái ngày khởi đầu sa hố đó:
“Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng… Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!
Sau này, loại thanh niên “yêu nước hồn nhiên” bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng “Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật dành tự do, độc lập cho đất nước!”
Và các nhà viết sử Nhà Nước Cộng Sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim — không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối.
Thực tế lúc ấy là…. chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố GIẢI TÁN ĐẢNG của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh…. và cả “cố vấn” Bảo Đại nữa.
“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây!
Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân… mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít…. mà chém giết nhau thì nhiều?”… Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền! Bi kịch lớn của triệu tấn bi kịch nhỏ chính là đây! (HKCMTH – tr. 424 – 425)
Bi kịch đã phủ trùm đất nước do lệnh truyền chém giết viện dẫn lý do “đế quốc Mỹ đang xâm chiếm miền Nam, đồng bào bị bóc lột, đày đọa”, dù nhiều người sắm vai trong tấn kịch luôn tái tê tự vấn: “Từ nay đến ngày “ngụy nhào… miền Bắc còn bao nhiêu xương rơi, máu đổ? Phía bên kia thì thằng Phát, thằng Đạt, những đứa em tôi; thằng Định, thằng Thọ, những bạn học của tôi… bao giờ sẽ trở thành món “thịt băm” trước cái quyết tâm “còn cái lai quần cũng đánh” của “ta”? (HKCMTH – tr.291 – 292)
Vì họ đã thấy không đế quốc nào xâm lược, không có ai bị đọa đày mà cuộc chiến đã khởi từ mưu đồ độc bá của chỉ một nhóm, thậm chí của chỉ một người:
“Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.” (HKCMTH tr. 388).
Mục tiêu thực sự của cuộc chiến đã được nêu hàng ngày bằng mọi lời lẽ có thể tóm gọn trong mấy câu thơ:
Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ!
Cho đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!
(Tố Hữu)
http://www.quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26787
Nhạc sỹ Phạm Duy đã thuật lại trong cuộc phỏng vấn của đài RFA:
“Cuộc mít-tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của nhà hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao.
Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh…”
(Các sử nô của CS gọi biến cố nói trên là Cách mạng mùa Thu!)
64 năm đã trôi qua, kể từ ngày HCM đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945, lý lịch HCM cùng với Vận Mệnh Ngả Nghiêng của dân tộc VN vẩn là điều mù mờ bí ẩn trong thời đại bùng nổ thông tin Internet khi chúng ta phát hiện:
– Hình ảnh và nhân chứng về ngày lịch sử “trọng đại” rất ít và mù mờ, phim ảnh chiếu cảnh HCM đọc TNĐL kéo dài chỉ đúng 1 giây (7) và dưới đây là tấm hình rõ nhất mà chúng ta tìm ra được ở trên Internet:

HCM đọc TNĐL ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945
– Bản thảo viết tay của “Tuyên Ngôn Độc Lập” cũng chưa hề được công bố, vì thế chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Nhân vật đọc tuyên ngôn ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945 thật sự là ai? Người VN hay người Tàu giả làm người VN?
– Qua 3 bản thảo viết tay của HCM mà chúng ta tìm thấy được trên Internet, thì một học sinh cấp trung học cũng có thể đánh giá “Khả năng viết và diễn tả tiếng Việt của Bác chưa qua khỏi trình độ tiểu học trường làng” hay “Đó là một người ngoại quốc viết tiếng Việt chưa rành” (Các bạn đọc thử tìm trên mạng Internet một tác phẩm viết tay tiếng Việt của HCM mà qua đó mọi người đều công nhận HCM viết rành tiếng Việt!).

Thơ kêu gọi Toàn Cuốc kháng chiến 19/12/1946

Thơ kêu gọi toàn quốc thi đua yêu nước tăng gia sản xuất 1/5/1948
“Di chúc HCM” (6) chỉ có vỏn vẹn vài trang mà HCM phải cần đến 1460 ngày mới hoàn tất. Đảng CSVN đã cho công bố 4 “dị bản” khác nhau vào năm 65, 68, 69, 89 và mỗi lần thêm bớt, cắt cúp, sửa chữa để thích hợp với nhu cầu tuyên truyền cho từng gian đoạn đến nổi Nhạc sĩ Tô Hải phải vô cùng” hoang mang” đặt câu hỏi:
Một tác giả từng nổi tiếng với hàng ngàn bài báo viết rất đơn giản, dễ hiểu, khúc chiết, rõ ràng, rất đại chúng, từng nêu gương học tập cách viết cho hàng loạt cây bút vô sản lẽ nào viết có hai trang “dặn dò trước khi chết” lại phải kéo dài tới 1,460 ngày!? cái gì đã làm cho ông Hồ khó khăn khi cầm bút thế nhỉ? Có sức ép nào không? Mà lại phải coi là tài liệu “tuyệt đối bí mật” cho đến ngày tuyên bố nữa chứ?
…Lí do gì mà mãi đến năm 1989, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của bác, bản di chúc mới được công bố đầy đủ? Cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy bản năm 65, 68, 69, bản nào là bản chuẩn? Ðặc biệt là bản cuối cùng lại có chứng nhận, chứng kiến của Tổng Bí Thư Lê Duẩn kí ở trang cuối lại càng gây thêm thắc mắc: vì sao một bản di chúc đọc kĩ thì chẳng có điều gì bí mật? Chẳng có kế hoạch chiến đấu, xây dựng đi theo đường lối ai, đoàn kết với ai, cảnh giác với ai mà đến nỗi phải có tổng bí thư đứng ra làm công chứng. Chẳng lẽ những điều dặn lại con cháu đồng chí là phải giữ gìn, đoàn kết trong đảng như con ngươi của mình, chẳng lẽ những điều mong muốn cho nhân dân có cơm no, áo ấm, được học hành. Chẳng nhẽ những nguyện vọng được an táng như một người dân bình thường lại trở thành những điều tuyệt mật hay sao?
Nguồn: Nhạc sĩ Tô Hải nói chuyện di chúc
– http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=4162&Itemid=404

Ngục Trung Nhật Ký và Chúc thư của HCM 1969
Trong bản di chúc viết tay đầu tiên, chúng ta không tìm đâu ra được cụm từ “dân chủ”, nhưng để chứng tỏ HCM cũng yêu thích dân chủ, đảng CSVN đã tự ý thêm 2 câu vào bản di chúc “đánh máy” như sau:
“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
– Đáng ngạc nhiên hơn nữa khi chúng ta được biết là NAQ lúc còn trẻ có nét chữ rất đẹp được phát hiện bởi TS Vũ Ngự Chiêu vào năm 1983:
Ðầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v… tổng cộng khoảng 97 người (CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng thế hệ Tây học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở các tu viện như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.. v…) để dùng cho chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ. Thật vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác được chủ Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v…). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau.
Nguồn: Phỏng Vấn Sử Gia Vũ Ngự Chiêu Về Những Nghiên Cứu Lịch Sử Liên Quan Đến Hồ Chí Minh – Nguyễn Vĩnh Châu

Thơ Xin Nhập Học trường thuộc địa của Nguyển Tất Thành / NAQ vào ngày 15.9.1911
DỊCH:
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty ChargeursRéunis để mưu sinh (trên tàu Amiral Latouche-Tréville).
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam.
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán.

Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho người vợ Tàu Tăng Tuyết Minh (1905-1991) bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928 và Daniel Hémery phát hiện vào năm 1990
DỊCH:
Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng: Thuỵ (Bản dịch của N.H. Thành)
– Chúng ta còn ngạc nhiên và hoang mang hơn nửa là trình độ Nga Ngữ của HCM khá hơn Việt Ngữ khi phát hiện ra được bức thư viết tay của HCM gởi cho Stalin xin chỉ thị và giúp đỡ cho CCRD: Không có một chỗ gạch sửa như trong 3 lá thơ viết bằng tiếng Việt gởi cho Nhân Dân VN với nét chử hoàn khác hẳn với những thơ nói trên. Theo các Nhà Bút tích học thì những người với nét chử xoắn tròn có đời sống nội tâm bí mật và thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
– Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừoi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất
% Ho Shi Min %
30-10-1952
đã kí


Thơ viết tay của HCM gởi cho Stalin (Thủ Tướng LX và cũng là TTK ĐCSLX) xin chỉ thị và giúp đở về CCRĐ vào ngày 30.10.1952
http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/23.shtml
Cuối thơ HCM viết tên mình theo âm Tàu và ký tên bằng chữ Tàu. Đây có phải là tác phong của một nhà lãnh đạo VN viết thơ cho một lãnh đạo LX? Vậy HCM là ai? Người Tàu gỉa danh Việt? CCRD đẩm máu nhất trong LSVN đã trôi qua nửa thế kỷ nay, nỗi sợ hãi và kinh hoàng của dân tộc VN vẫn còn đó nhưng tại sao các nhà sử gia và học gỉa VN chưa bao giờ đặt nghi vấn cho những phát hiện vô cùng khó hiểu về nhân vật HCM này?
Tất cả đã cho thấy vụ Cải tạo Nông nghiệp do CS chủ trương và thực hiện này đã gây nhiều tội ác kinh hoàng và nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trước hết, đó là tàn sát thường dân vô tội. Nông dân VN hiền hoà, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến, bỗng dưng bị ĐCS giáng cho họ một đòn chí tử. Đảng tuyên bố CCRĐ là nhằm thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng”, nhưng thực tế thì tầng lớp năng nổ, giỏi giang nhất ở nông thôn bị quy là phú nông, địa chủ, cường hào ác bá, hết đường sinh sống; tầng lớp cán bộ nông thôn từng chịu đựng gian khổ lãnh đạo sản xuất thì bị quy là phản động, gián điệp… bị bắn giết hay bị trừng trị.
Tiếp đến là phá hoại truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc, truyền thống hiếu hoà, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn VN. Chỉ trong vài năm, Đảng đã đánh tan tinh thần «tương thân tương ái» thường đậm đà trong mối quan hệ người với người, đặc biệt nơi thôn dã, qua chính sách “phân định thành phần giai cấp” hết sức bất công, vô lý, tùy tiện, bằng kiểu “tố khổ” đầy thành kiến, gian trá và hận thù.
Thứ ba là phá hoại luân thường của xã hội. Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, các đội cải cách đã ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố” chồng, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” người làm ơn… Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị mất mạng và gia đình họ cũng chịu vạ lây.
Cuối cùng là phá hủy truyền thống tâm linh và văn hoá của đất nước. Qua cuộc CCRĐ, ĐCS cố tình triệt hạ các tôn giáo và tín ngưỡng bằng cách tước đoạt đất hương hỏa, ruộng nhà chung, ruộng nhà chùa vốn vẫn dành lo việc cúng tế thờ phượng, từ thiện bác ái, nuôi sống chức sắc, tu bổ các nơi phụng tự. Với đòn độc địa này, tất cả mọi tổ chức, mọi cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng -vốn che chở hồn dân tộc- đều trở nên điêu đứng và dần dần tàn tạ.
Những khuôn mặt tội đồ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt đã trở thành vết nhơ muôn đời cho dân tộc. Việc làm của họ, được đồng đảng của họ hôm nay tiếp nối, cho toàn dân thấy được tính chất phi nhân bản, phản dân tộc của chủ nghĩa và chế độ Cộng sản. Nó không thể tồn tại trên đất nước Việt Nam!
Nguồn: CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC 1949-1956
– http://www.doi-thoai.com/baimoi1109_194.html

Cải cách ruộng đất: Địa chủ bị đấu tố
Qua những phát hiện “khó hiểu” về những Bút Tích của HCM / NAQ thì đến đây chúng ta có quyền nghi ngờ rằng HCM và NAQ là 2 nhân vật hoàn toàn khác nhau và chúng ta thử tiếp tục tìm hiểu thêm về Qúa Trình Hoạt Động cho CSTQ / CSLX và khảo sát những hình ảnh của HCM / NAQ có thề tim thấy được ở trên mạng Internet.
Chúng ta phải lý giải như thế nào về những khác biệt bút tích giữa tiếng Nga và tiếng Việt? Phải chăng Thư Ký Vũ Kỳ (1921-2005) mới thật sự là tác gỉa của những lá thư viết tay tiếng Việt nói trên? Vũ Kỳ đã “tự kể” những bổ túc thêm vào trong di chúc HCM:
Năm 1967, Bác không sửa gì nhiều bản di chúc nhưng đến năm 1968 thì Người sửa rất nhiều. Phần mở đầu Bác viết năm 1965 là “Năm nay tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh” nhưng nay Bác sửa: “Năm nay tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây”. Có lẽ không muốn mọi người lo, Bác viết tiếp: “Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là một điều bình thường”.
Sau đó Bác viết thêm đoạn “về việc riêng” có ý mới là sau khi hỏa táng sẽ lấy tro xương của Bác để vào ba hộp sành cho mỗi miền Bắc, Trung, Nam. Bác viết thêm về những công việc cần làm sau khi giải phóng miền Nam. Đó là chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm, xây dựng lại thành phố và làng mạc… Những đoạn về chỉnh đốn Đảng, chăm sóc thương binh Bác viết rồi lại gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng đất nước… Bác gạch dọc bên lề. Rất nhiều đoạn vòng xuống vòng lên, mực xanh lẫn mực đỏ. Có lẽ lúc đó Bác còn nhiều trăn trở, Người chưa yên tâm lắm khi giã biệt cuộc đời này? Nói đến đây ông Kỳ dừng lại. Có lẽ ông đang hồi tưởng lại tâm tư của chính mình.
Nguồn: Chuyện kể về “Tài liệu tuyệt đối bí mật” – 2004
– http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chuyen-ke-ve-Tai-lieu-tuyet-doi-bi-mat/40046784/157/
Như vậy Vũ Kỳ cũng là ngưòi Tàu và làm phụ tá tình báo cho HCM!? Cho nên không phải là ngẩu nhiên mà HCM đã giới thiệu VNG cho Vũ Kỳ vào năm 1941:
Năm 1941, đồng chí Vũ Kỳ được Đảng cử sang Trung Quốc học tập quân sự để chuẩn bị điều kiện cho đấu tranh vũ trang. Khi rời Cao Bằng để qua biên giới, Bác Hồ dặn ông: “Chú sang đó sẽ gặp chú Giáp, nguyên là giáo sư dạy ở Trường Thăng Long. Chú nhớ chuyển lời hỏi thăm của Bác”.
Đêm đầu tiên gặp nhau trên đất nước bạn, hai người đã nằm gác chân lên nhau tâm sự đến gần sáng. Dương Hoài Nam (bí danh của đại tướng Võ Nguyên Giáp) hỏi rất nhiều về tình hình Hà Nội. Còn U Xao Ty (bí danh mới được tổ chức đặt cho đồng chí Vũ Kỳ) thì lắng nghe như nhập tâm những điều dặn dò của vị giáo sư Trường Thăng Long mà mình đã từng nghe danh tiếng…
Cách mạng thành công, Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp về Hà Nội. Đồng chí Trần Đăng Ninh đưa ông Vũ Kỳ đến gặp Bác giữa lúc thường vụ đang họp ở 48 Hàng Ngang. Thấy ông xuất hiện đột ngột, đồng chí Võ Nguyên Giáp reo lên: “Ô Kỳ, U Xao Ty!”. Trần Đăng Ninh ngạc nhiên hỏi: “Biết nhau à?”.
Nguồn: Tiễn đưa đồng chí Vũ Kỳ
– http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=75783&ChannelID=3

Vũ Kỳ và HCM 1960
Theo tài liệu chính thống, từ 1930 đến 1941 HCM đã có những hoạt động như sau:
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là “Đảng Cộng sản Đông Dương”, rồi đổi thành “Đảng Lao Động Việt Nam” và nay là “Đảng Cộng sản Việt Nam”).
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
Những năm 1931 – 1933
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch’o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L’Humanité số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương[21]. Nhưng sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby[22], Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Thời kì ở Liên Xô lần thứ hai
Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov[23]. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do[24]. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương “liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ”, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản[25][26].
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
Trở về Việt Nam
Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941[27], ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[28], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày… Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi “Việt Nam độc lập năm 1945″[29]. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phị lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc…
Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh). Ông là chủ tọa.
Nguồn: Hồ Chí Minh – http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Chí_Minh
Theo GS Hồ Tuấn Hùng, tác gỉa sách “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo”, thì NAQ đã chết vì bệnh lao phồi nặng (trước đệ nhị thế chiến chưa có thuốc để trị bệnh lao phổi) và đã được làm lễ truy điệu và an táng ờ LX vào năm 1932. Sau đó HCM / Hồ Tập Chương là 1 người Tàu đã âm thầm “chuyển hoa ghép cây” biến thành nhân vật NAQ với sự đồng tình của CSLX/CSTQ để tiếp tục sứ mạng “Phát triển sự liên hợp trận tuyến giữa 2 đảng CSTQ và CSVN”:
Mật lệnh công tác của HCM (Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo)
Sau khi rời Mạc tư khoa đầu năm 1938, chính phủ quốc dân đảng TQ và Liên Xô lập thành liên minh để chống Nhật. Từ 1939-1944 HCM hoạt động ở Trung quốc, chấp hành nhiệm vụ CS Quốc tế giao phó. Trong lúc ấy cả VN, TQ, LX đều để chống lại đế quốc phát xít Nhật. LX giúp TQ về quân cơ (military plan).
Mật lệnh công tác của HCM là gì thì không rõ, nhưng sau khi thi hành thì có viết báo cáo gửi cho Trung ương ủy viên hội của Việt Nam và trả lời ĐCSQT, những mệnh lệnh đó liên can đến chủ nghĩa Trotsky, phát triển sự liên hợp trận tuyến giữa Trung Việt CSĐ.
Nguyễn Ái Quốc đã chết thật hay chết giả?
Nguyễn Ái Quốc có bệnh phổi lâu năm, vào tháng 6 năm 1931 bị cảnh sát HongKong bắt và chuyển đến bệnh viện của nhà tù để điều trị. Đầu năm 1932 có tin đồn bị mất tích tung ra từ Hồng Kông, khoảng tháng 7 tháng 8 giới truyền thông báo chí đưa tin bị chết vì bệnh ho lao. Những tin này rất phổ biến mà mọi người vào năm đó đều biết. Báo chí thời bấy giờ của Hồng Kông, Anh Quốc, Pháp và Nga Sô đều tung tin sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hồng Kông không rõ nguyên nhân vì đâu mất tích rồi sau bệnh chết. Sinh viên Việt Nam ở Đại học Đông Phương Mạc Tư Khoa (Moscow) còn đặc biệt làm lễ truy điệu và tang lễ cho ông và đảng CS quốc tế phái cả người đến chia buồn. Trong tài liệu hồ sơ của NAQ năm 1933 của Cảnh sát an ninh Pháp cũng ghi rõ ràng NAQ bệnh chết đến nỗi 10 năm sau tình báo viên của Pháp báo cáo với chính phủ thực dân rằng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở biên giới Trung-Việt. Chính phủ trả lời: “Vô lí, cái thằng điên đưa tin bậy bạ, đầu thập niên 30 (1930) NAQ đã chết ở Hồng Kông rồi!”
Những tài liệu nguyên thuỷ về sự việc trên vẫn còn rành rành trước mắt và đều được báo chí thời đó ghi chép, là tư liệu lịch sử đầu tiên nắm giữ sự thật mà mọi người lúc ấy đều không nghi ngờ gì nữa. Trong vòng mười năm đó (1932-1941) Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn mất tích, không có một dấu vết gì trên “sân khấu lịch sử”. Trong mười năm đó tất cả ghi chép về bất kỳ hoạt động nào của Nguyễn AQ đều là của một HCM tự xưng là Nguyễn ái Quốc. mà là những tư liệu được quay lại bổ túc thêm sau này.
HCMinh sau hơn 10 năm (xuất hiện trở lại) phủ nhận mình chết vì ho lao, biện minh rằng năm ấy vì phương tiện muốn đào vong nên cố ý ngụy tạo tin đã bệnh chết. Những cấp cao của đảng CS quốc tế, Trung Cộng và Việt Cộng một mặt toàn lực che đậy những hoạt động của HCM (Hồ tập chương) từ năm 1929 đến 1933, một mặt không ngừng truyền tin giả rằng HCM tức là Nguyến Ái Quốc để làm NAQ sống lại trên sân khấu lịch sử. Ví dụ vào năm 1933 vì để tạo ấn tượng giả rằng NAQ vẫn còn sống mà tung tin NAQ cùng với người bạn Pháp Paul Vaillant Couturier gặp gỡ nhau tại Thượng Hải với ý đồ muốn người đời tin là NAQ vào năm 1933 vẫn hoạt động ở Thượng Hải diễn thành màn “chuyển hoa ghép cây”. Muời năm sau khi NAQ bệnh chết, ngày 6 tháng 6 năm 1941 Hồ Chí Minh lần đầu tiên xuất hiện công khai với tên NAQ phát biểu thư hiệu triệu toàn quốc đồng bào, kêu gọi nhân dân VN đứng lên cách mạng làm tròn nhiệm vụ xây dựng độc lập cho đất nước. Từ đó, NAQ vốn im lặng trong mười năm trường, đã bị thế nhân quên rồi trong ý thức chợt hồi sinh và xuất hiện trở lại trên sân khấu lịch sử. Và rồi HCM đem chuyện đời của mình những ngày tháng “chuyển hoa ghép cây” sau khi NAQ đã chết ngụy biện rằng: “Mùa xuân năm 1932 sau khi mất tích ở HongKong, trốn đến Hạ Môn dưỡng bịnh nửa năm. Đầu năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải, cùng năm ấy mùa xuân từ Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa.” Từ ấy, ve sầu thoát xác tạo nên một HCM – tức là nhân sinh mới của NAQ.
Như cả đến sự thật NAQ bệnh chết, đã bị lịch sử giải thích là vì muốn tránh sự truy lùng của (cảnh sát) đặc vụ Pháp nên cố ý đưa tin giả. (Để rồi) cuối cùng dưới sự tuyên bố của cấp cao đảng CS quốc tế làm củng cố thêm hình ảnh”HCM tức là NAQ”, đảng CS Trung Quốc và đảng CS Việt Nam đã tạo dựng thành công màn “NAQ chết đi sống lại” do đảng CS quốc tế đạo diễn. NAQ có thật sự chết vì bệnh lao không? Đảng CS Quốc tế có đạo diễn màn “chết đi sống lại” không? Xin mời mọi người cùng nhìn lại lịch sử năm xưa, nghe chứng cớ lịch sử phân trần để trả chân tướng lại cho lịch sử.
NAQ bị bệnh lao nặng trên đường tới Mạc Tư Khoa và sau đó đã chết và được chôn ở Mạc Tư Khoa
NAQ có phải vào mùa thu năm 1932 bệnh chết vì lao phổi không cứ phân tích tình huống chính ngay lúc ấy thì hầu như có thể xác định được vậy. Y cứ hồi kí của đảng viên Việt Cộng Lí Đức Phương: “Năm 1925-1927 NAQ ở Quảng Châu 900 ngày lao lực hơn bình thường, làm việc cả ngày lẫn đêm, đem chất lên ắt nhiều như núi, từ sáng 5 giờ làm đến 2 giờ khuya. Sức khoẻ không tốt, ho rất nhiều, có khi ho ra cả máu.” Năm 1930 từ tháng 7 đến tháng 9 NAQ gửi 6 lá thư cho Viễn Đông Cục kể rõ việc mình bị hành bởi cơn bệnh lao phổi. Ông đem bệnh tình diễn tả như sau: “Phổi rất khó chịu, lại ho ra máu, thân thể rất là hư nhược mệt mỏi.” Cuối tháng 11 năm 1931 NAQ viết thư gửi đồng chí Lam Đức Thư trong Liên minh thanh niên cách mạng rằng: “Thân thể tôi sức khoẻ đã đến hồi đáng ngại, thường xuyên ho ra máu. Cứ thế tiếp tục tôi e phải chết trong tù mất thôi.” Năm 1932 tình báo của Anh Quốc Long Paul lúc dùng thủy phi cơ giúp đỡ NAQ trốn khỏi HongKong thấy: ” NAQ rất yếu, chẳng ngừng ho hen, chừng như không còn đủ sức để nói chuyện.” (1) [đoạn này tác giả có ghi chú thêm là tài liệu trong cuốn nhật ký của Paul Draken có để trong sách để người đọc tham khảo]
Những gì ghi trên đây đều là kể trước lúc NAQ từ Hongkong trốn đi Thượng Hải, với bệnh tình nghiêm trọng như thế kia khi phải trải qua bao gian khổ lúc đi thuyền, lúc đi thuỷ phi cơ liệu có thể chịu đựng được không? Huống hồ gì sau khi lên bờ, đảng Quốc dân ở Thượng Hải cùng với cảnh sát ở tô giới của Anh và Pháp như cọp chăm chăm canh chừng tất cả hoạt động của đảng CS, NAQ cũng sẽ tự nhiên không dám lộ mặt đi tìm nơi cứu chữa bệnh tình, chỉ có thể cố gắng chịu đựng đến Mạc Tư Khoa. Chuyện bệnh chết ở Mạc Tư Khoa là khá có thể vậy. Vì thế, báo chí của đảng CS các nước sau khi tờ báo Chân Lí của Liên bang Sô Viết đưa tin trước tiên thì đến tờ NHân Đạo của đảng CS Pháp, tờ Công nhân của đảng CS Anh thay phiên nhau liên tiếp trong tháng 7 tháng 8 năm 1932 báo tin NAQ chết vì bệnh lao phổi và du học sinh Vn tại Nga cử hành tang lễ cho NAQ. Theo đây suy luận “NAQ bệnh chết trên đường đến Mạc Tư Khoa và được mai táng ở Mạc Tư Khoa” thì có thể xác nhận là sự thật, tuyệt chẳng phải là cái chết giả như HCM biện minh đó chỉ là cái cớ để dễ bề đào vong thì có thể dễ dàng chôn vùi chân tướng của sự thật.
Sự sai lầm trong cách biện minh của HCM về cái chết vì bệnh của mình
Cách giải thích về cái chết của HCM có trái ngược nhau không? Có lúc nói “tin chết giả được tung ra là tin đồn của đương cục thực dân Pháp phát tán. Có khi lại bảo: “Luật sư Frank Loseby cố ý đưa tin NAQ chết là muốn tung hỏa mù để NAQ dễ dàng trốn thoát.” Và rồi phiên bản tiếng Việt của HCM truyện hay HCM Biên Niên Tùng Thư biện minh về cái chết của NAQ trước sau khác nhau rất khó khiến người chấp nhận đó đồng với cách giải thích của HCM. (Sách nói) rằng: “Loan truyền tin đã chết là cớ để trốn khỏi HongKong.” Và (sách ghi) đặc biệt HCM nói là: “Tin chết giả được phát tán là lời đồn của thực dân Pháp ý đồ muốn làm xuống tinh thần tranh đấu của dân chúng.” Đây hầu như có điểm chẳng thông. Tin NAQ chết là được bắt đầu loan truyền vào mùa thu năm 1932 mà HCM nói lúc rời HongKong đến Hạ Môn là tháng 1 năm 1933. Thời gian cách nhau gần nửa năm, thật không đúng với kinh nghiệm và lý lẽ thường tình. Theo tình huống thật mà nói, bảo chết tạo hỏa mù để dễ trốn thoát thì thời gian tung tin giả và thời gian thật sự trốn thoát phải tiến hành cùng lúc thì mới phù hợp sự thật. Đằng này thời gian cách nhau gần nửa năm trời. Và càng vô lý hơn nữa là đến những 10 năm sau mới nói mình vẫn còn sống để nói rõ (nguyên nhân) tin tức đã tung ra từ 10 năm trước. Chưa chết mà cứ nói đã chết còn làm nhọc công mọi người lo lắng làm đám tang và mở lễ truy điệu cùng lúc với tổng thư ký Trần Phú khi ấy cũng vừa mất. Cách giải thích hoang đường và tức cười như thế không hợp với lý lẽ thông thường. Những lời biện minh ấy thật như là tự lấy đá ném chân mình. Mà nguyên nhân thật sự là HCM đang sử dụng mánh khoé lừa dối “mượn xác hoàn hồn”, “chuyển hoa ghép cây”.
Mượn xác hoàn hồn và chuyển hoa ghép cây
Năm 1933 Hồ đến Mạc tư khoa, tình hình sức khoẻ lộ rõ rất tệ, bệnh phổi vẫn đeo mang, người rất ốm, sắc mặt trắng xám, đầu cạo trọc lóc, đôi khi ho sù sụ, trong đàm có máu. Do vì lúc ấy không có thuốc trị bệnh lao đặc biệt hiệu nghiệm nào, Hồ trị bằng phương pháp phải rất quy cũ trong sinh hoạt, nghiêm túc tuân thủ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi đúng mực. Mỗi ngày sáng sớm thức dậy đều tập thể dục. Trong phòng của ông có quả tạ và dụng cụ thể thao tập ngực. (HCM tại TQ – Tưởng Vĩnh Kính, trang 82)
Tổng kết lại những tư liệu tường thuật bệnh tình ở trên: theo những ghi chép trước năm 1933, bệnh sử của NAQ đều có liên hệ chặt chẽ đến bệnh lao phổi, rất phù hợp với sự thật NAQ bệnh mất vì ho lao vào mùa hạ năm 1932. Và sau 1933 hầu như không hề thấy một ghi chép nào nói HCM có bệnh lao phổi. Cuối cùng tháng 9 năm 1969 HCM lại chết vì bệnh tim suy kiệt mà không phải bệnh ho lao. Tuy nhiên ở điểm 19 ghi lúc HCM đến Mạc tư khoa sức khoẻ yếu kém, vẫn mang bệnh phổi, thỉng thoảng ho và trong đàm có máu. Song nguồn phần tư liệu này (của sách HCM tại TQ) lại là từ hồi kí của phó bộ trưởng bộ giáo dục của Bắc Việt Nguyễn Khánh Tuyền, mục đích là để HCM thuận lợi tiếp tục sự nghiệp cách mạng khiến VN độc lập của NAQ, cố ý đem chứng bệnh lao phổi vừa lấy mất sinh mạng của NAQ gán cho HCM. Cái ý đồ ghép bệnh sử ho lao để nối kết hai người là sai lầm (vì bệnh đã nặng vậy mà từ 1933 trở đi không có một ghi chép nào về bệnh ho lao gì nữa).
Nguồn: Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo / Trích Dịch Blacky và Nhi
http://prisonbreak1612.multiply.com/journal/item/27

Hình Nguyễn Ái Quốc (bên phải) đã được cạo ghép sửa lại, đặc biệt là tai bên trái sự sai lệch rất rõ ràng. Vì ý đồ muốn tạo sự liên kết giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh

Hình Chụp HCM với những năm tháng khác nhau. Hình HCM / Lin (bên trái, hàng dưới) là lúc vừa đến Moskau năm 1933 và hình NAQ / Lý Thụy / Tống Văn Sơ (bên phải, hàng dưới) lúc bị bắt ở HongKong vào năm 1931, đây cũng là tấm hình cuối cùng của NAQ
Nếu nhìn kỹ vành tai, mũi và miệng cùa NAQ / Lý Thụy / Tống Văn Sơ (bên phải) và HCM / Lin (đầu trọc, bên trái) thì chúng ta có những nhận xét sau:
1) Vành tai không giống nhau
2) Mũi của NAQ thì kín và mũi của HCM thì hĩnh (phồng)
3) Miệng của NAQ thì bình thường và của HCM thì rộng
Chúng ta giải thích như thế nào về sự khác biệt khó hiểu kể từ lúc vào tù (1931) và ra tù (1933) và tại sao những hình ảnh về HCM / NAQ đều bị cạo sửa, nhất là vùng gẩn lỗ tai, mũi, miệng thường là mờ đi hay qúa sáng hoạt qúa tối để không thể còn nhìn cho rõ và tô vẽ lại truớc khi cho lưu hành?
Trước Hồ Tuấn Hùng thì cũng đã có 2 tác giả VN nói về bệnh lao phổi của NAQ ở HongKong:
1) Nhân dân Việt Nam bắt đầu nghe tên Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 1945. Ngày 28 tháng 8 năm đó (nghĩa là ngay sau ngày Việt Minh cướp chính quyền) báo chí Hà Nội công bố thành phần Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Trước đấy, chưa ai nghe đến tên Hồ Chí Minh bao giờ, và mọi người đều thắc mắc về cái tên hơi kỳ lạ đó. Nhiều người cho rằng cái tên đó văn hoa quá không phải là tên thật mà chỉ là tên hiệu.
Dư luận bàn tán về lý lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng lòng muốn biết rõ ông Hồ là ai và tên thật là gì. Nhưng rồi cũng chẳng phải chờ lâu, vì chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đã từng “khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Khi nghe tin đồn này, sở Mật thám Pháp đã lập tức lục lại hồ sơ để tìm ảnh Nguyễn Ái Quốc. Theo hồ sơ chính thức thì Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng Kông năm 1933. Khi đem so sánh bức ảnh đã phai nhạt của Nguyễn Ái Quốc với những tấm ảnh của ông Hồ bán đầy đường Hà Nội, sở Mật thám Pháp mới biết họ Nguyễn vẫn còn sống, và sau 10 năm ẩn náu trong bóng tối đã trở lại chính trường dưới cái tên Hồ Chí Minh. Các chuyên viên sở Mật thám Pháp quyết đoán Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc mặc dầu sau 20 năm gian khổ, vóc dáng và nét mặt họ Nguyễn có thay đổi rất nhiều. Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn. Nhưng ông Hồ cứ chối như Cuội, nói rằng mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối cãi.
Riêng đối với người Việt thì ông Hồ không chối thẳng nhưng cứ trả lời loanh quanh. Thí dụ như trong năm 1946, ông đáp tầu Dumont D’Urville trở về Hải Phòng sau hội nghị Fontainebleau. Cùng đi trên chuyến tàu này có bốn chuyên gia Việt Nam mà ông Hồ đón từ Paris về nước. Một trong bốn ông là ông Võ Quý Huân, có hỏi ông Hồ: “Thưa chủ tịch, chủ tịch có biết ông Nguyễn Ái Quốc hiện nay ở đâu không ạ?” Ông Hồ chỉ mỉm cười và đáp: “Chú tìm ông ấy mà hỏi, tôi đâu biết”.
Không những ông Hồ chỉ giữ kín lý lịch của ông mà đến quê quán gốc tích của ông, ông cũng hết sức bí mật. Trong một bản danh sách ứng cử quốc hội năm 1946, ông khai sinh quán ở Hà Tĩnh; nhưng hiện nay ai cũng biết rõ ông sinh quán ở Nghệ An. Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí Tranh ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Việt Nam Thông tấn xã (Bắc Việt) ấn hành, trong số tháng 8 năm 1960, có đăng bức ảnh Nguyễn Ái Quốc với dòng chữ chú thích “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 30 tuổi, đang bôn ba hoạt động ở hải ngoại”.
Mặc dầu lý lịch của ông Hồ đã được xác định rõ rệt, thế giới tự do vẫn không biết mấy về con người kỳ lạ ấy, và phần lớn những hoạt động của ông Hồ vẫn chỉ có Đệ Tam Quốc tế biết rõ mà thôi. Tất cả những điều ghi chép về ông Hồ chỉ là dựa vào tập hồ sơ mong manh của mật thám Pháp, Anh và những lời thuật lại của một vài người đã có dịp gặp ông.
Nguồn: Từ thực dân đến cộng sản – Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam / From Colonialism to Communism – Hoàng Văn Chí 1962
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9714&rb=08
Như vậy qua lời thuật lại của Hoàng Văn Chí thì HCM vẫn chưa chính thức công nhận mình là NAQ trên tầu Dumont D’Urville (về đến cảng Hải Phòng vào ngày 21/10/1946) thì những câu chuyện về Bà Chị Thanh hay Ông Anh Cả Khiêm ra Hà Nội thăm HCM 5, 10 ngày sau đó có khả năng là hoàn toàn bịa đặt và có lẽ câu chuyện về thăm quê nhà của HCM vào năm 1957/1961 cũng không có thật luôn:
Vào lúc 11gờ 30 phút ngày 27.10.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên sau bao nhiêu năm bôn ba đã được gặp lại chị gái mình – bà Nguyễn Thị Thanh. Hôm đó nhằm vào ngày Chủ nhật.
Trong câu chuyện đầy cảm động của tình chị em, bà Thanh hỏi Bác: “Cậu đi lâu thế có nhớ quê hương không? Cậu còn nhớ chị ngồi ru võng cho cậu ngủ không…”. Nước mắt của Bác Hồ bùi ngùi cảm động. Người đã nói với chị gái: “Chị ơi, quê hương, nghĩa nặng, ơn sâu, mấy mươi năm ấy biết bao nhiêu tình… Chị ơi, khi ở nước ngoài, có lúc đêm khuya thanh vắng, bỗng được nghe một lời ru con của người nhà mình thì lòng dạ lại càng thêm cồn cào nỗi nhớ quê hương, đất nước”.
Bà Thanh hỏi tiếp: “Khi nào cậu về thăm quê được?”. Bác đáp: “Em cũng muốn về thăm quê, nhưng chắc chắn còn lâu, vì việc nước còn nặng nề lắm”.
Đúng một tuần sau đó, ngày 3.11.1946, ông Nguyễn Sinh Khiêm ra Hà Nội gặp Bác. Cậu Khiêm hỏi: “Chú định đến khi nào về thăm quê nhà?”. Bác thưa: “Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình và công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu”. Hôm đó cũng là ngày Chủ nhật.
Mãi đến 11 năm sau khi gặp lại chị gái và anh trai, Bác Hồ mới có dịp về thăm quê (1957).
Nguồn: “Người về thăm quê mang theo bao kỷ niệm”
http://tintucvina.com/?news=89683
NAQ từ bỏ làng quê ra đi vào năm 1911 và làm CT Nước vào năm 1945 mà chưa bao giờ về thăm lại làng quê của mình thì đúng là một nghi vấn lịch sử!
2) Cuối năm 1933, Tuấn đọc mấy tờ báo Pháp và An nam xuất bản ở Saigon và Hà Nội, thấy ở trang 4, trong một cột chữ nhỏ, một tin vắn tắt đại khái như sau đây:
Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hồng Kông vì bịnh lao
“Tin người Anh cho biết vừa rồi Nguyễn Ái Quốc, kẻ phiến loạn cách mạng An nam (agitateur révolutionnaire annamite) bị chết vì bịnh lao phổi trong ngục thất ở Hồng Kông.”
Cái tin ngắn chỉ có mấy dòng chữ nhỏ như thế, đăng ở cuối trang tư như một tin vặt không mấy quan trọng, nhưng đã gieo vào đầu óc của tất cả những người An nam làm cách mạng hồi đó, Quốc gia cũng như Cộng sản, sự tin chắc rằng cái tin kia là thật.
Ðối với thanh niên sinh viên như Tuấn trong trí óc nẩy ra ý nghĩ thực thà rằng Nguyễn Ái Quốc đã thuộc về thế hệ tiền bối như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu thì sự chết về tuổi già là lẽ thường. Huống chi cụ Nguyễn Ái Quốc lại bị bịnh lao phổi, cụ chết vì bịnh đó cũng là lẽ tất nhiên.
Nói đúng ra, thời bấy giờ ở An nam ít có ai biết rằng Nguyễn Ái Quốc là cộng sản. Cái tên “Ái Quốc ” của cụ để cho các lớp người thanh niên yêu nước tưởng rằng cụ là một nhà cách mạng quốc gia lão thành, ở hải ngoại lâu năm như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vậy thôi.
Cái tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông đã làm xôn xao các giới cách mạng một thời gian rồi cũng chìm trong quên lãng. Dần dần không ai nói đến Nguyễn Ái Quốc nữa.
Mãi đến tháng 8 năm 1945, nghĩa là 12 năm sau, cũng như tất cả những người Việt Nam trong nước và hải ngoại, Tuấn nghe thấy lần đầu tiên cái tên Hồ Chí Minh và dư luận trong giới cách mạng quả quyết rằng “Hồ Chí Minh” chính là Nguyễn Ái Quốc. Tuấn hoàn toàn ngạc nhiên!
Vài năm sau đó, Tuấn được đọc ba bốn quyển sách ngoại quốc:
· Le VietMinh của Bernard Fall (Paris)
· Cinq hommes et la France của Jean Lacouture (Paris)
· From colonialism to communism (New York) của Hoàng Văn Chí.
· Le Mystérieux Hồ Chí Minh (Paris) của Hồ Văn Tạo.
mới biết rõ sự thật.
Sau khi Tưởng Giới Thạch tuyệt giao với Nga, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc, nhân viên sứ quán Nga, theo lãnh sự Nga là Borodine phải từ giã Trung quốc trở về Moscou, để Hồ Tùng Mậu (tức là cố Mậu, T.S 40 “xến xáng”, bị giam ở trại an trí Trà Khê (Phú Yên) từ năm 1940 đến năm 1945) ở lại thay thế làm Tổng Bí Thư Ðông Dương Cộng Sản Đảng.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc được lịnh trở lại (từ Nga) Hồng Kông tiếp tục hoạt động, nhưng bị người Anh bắt bỏ tù ngày 6 tháng 6 năm 1931. Bắt rồi được tha, Nguyễn Ái Quốc lẻn đi Singapore, nơi đây ông lại bị người Anh bắt lần thứ hai, đưa về Hồng kông, vào bịnh viện vì bịnh lao phổi.
Cuối năm 1933, Nguyễn Ái Quốc bổng dưng biến mất. Nhà cầm quyền Anh ở Hồng Kông không hề cho biết Nguyễn Ái Quốc mất tích trong trường hợp nào. Có lẽ ông thoát ngục trốn đi chăng?
Dù sao họ cũng đã loan tin rằng Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao ở ngục thất Hồng Kông. Tờ báo Daily Worker, của đảng Cộng Sản Anh ở Luân Ðôn, cũng đăng tin xác nhận rằng Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ Cộng sản An nam, bị bịnh lao phổi đã từ trần trong ngục thất Anh ở Hồng Kông.
Ðồng thời bộ Thuộc địa Pháp ở Paris và Phủ Toàn Quyền Ðông Dương ở Hà Nội cũng nhận được tin ấy. Trong hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc tại sở Mật Thám Pháp cũng có ghi rằng Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông năm 1933.
Sự thật, chỉ có một đôi người quan trọng của Komintern(cơ quan đầu não của cộng sản Ðệ Tam – Nga, là biết Nguyễn Ái Quốc ở đâu và làm gì trong thời gian từ 1933 thoát ngục Hồng Kông, đến năm 1941, năm mà ông lại xuất hiện đột ngột ở Moscou.
Ngoài ra, chính những đảng cộng sản ở Moscou và ở khắp thế giới, và toàn thể đảng viên cộng sản An nam đều tin rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh lao ở ngục thất ở Hồng Kông, như nhà cầm quyền Anh đã tuyên bố, và báo Daily Worker của đảng cộng sản Anh ở Luân Đôn đã đăng tin xác nhận.
Theo các tài liệu chính xác mới được tiết lộ sau nầy, thì Staline rất bất bình Nguyễn Ái Quốc vì ông chủ trương cuộc nổi loạn quá sớm của cộng sản Nghệ An năm 1931, và Quảng Ngãi năm 1932, gây thất bại lớn lao cho đảng Cộng sản Ðông Dương trong thời kỳ phôi thai.
Do đó, năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đang ở Hồng Kông được lịnh của Staline triệu về Moscou và bí mật bị đày đến miền Ðông Sibérie. Mãi đến mùa xuân năm 1941, Nguyễn Ái Quốc mới được Staline gọi về Moscou và được lịnh cùng đi với Nguyễn Khánh Toàn sang gấp Yenan, nơi đây Mao Trạch Ðông giúp Nguyễn Ái Quốc những phương tiện trở về biên giới Hoa – Việt, lập mặt trận Việt-Minh với các phần tử cách mạng ở Trung Quốc.
Lần đầu tiên, năm 1941, xuất hiện nơi đây tên ” Hồ Chí Minh “, vì Nguyễn Ái Quốc vẫn còn dấu bí mật lai lịch và tên tuổi thật của ông. Mãi đến năm 1958, vài tờ báo của chính phủ Hà Nôị mới được phép chính thức đăng rõ ràng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.
Tạp chí tranh ảnh “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” do Thông tấn xã Việt cộng phát hành, số tháng 8 năm 1960, đăng ảnh Nguyễn Ái Quốc với câu đề phía dưới “Ðồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lúc 30 tuổi đang hoạt động ở ngoại quốc.”
Nhưng năm 1933, Tuấn đọc báo Hà Nội và Saigon, cứ yên trí rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông. Chính một số đông lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội lúc bấy giờ là Võ Nguyên Giáp, Ðặng Xuân Khu (Trường Chinh), Trần Huy Liệu, cũng đều tin chắc như vậy.
Trích: Tuấn, chàng trai đất Việt / tác giả Nguyễn Vỹ – 1969
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n0n1n1n31n343tq83a3q3m3237n2nmn
Và theo như Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn thì HCM nói tiếng Tàu như tiếng mẹ đẻ:
Vâng, tôi xin nói đơn giản, hôm nay (ngày 7/11/2008) đồng chí Chủ tịch LHHNVN Vũ Xuân Hồng tặng tôi Kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc”. Lần đầu tiên tôi sang Việt Nam là vào tháng 11/1965, sang học tiếng Việt. Hồi đó Việt Nam đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Mỹ đang ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ba tháng sau khi sang Việt Nam (tháng 2/1966), đích thân Bác Hồ đã mời lưu học sinh Trung Quốc chúng tôi đến Phủ Chủ tịch ăn cơm với Bác, Bác ân cần hỏi từng người một. Nếu ai quê ở Quảng Đông thì Bác nói tiếng Quảng Đông, nếu quê ở Bắc Kinh thì Bác nói tiếng phổ thông, quê ở Thượng Hải thì bác nói tiếng Thượng Hải. Bác có thể nói được rất nhiều tiếng địa phương của Trung Quốc và chúng tôi cảm thấy rất thân mật. Sau đó chúng tôi cử một đại biểu đại diện phát biểu với Bác và tôi là người được vinh dự đứng lên phát biểu. Kỷ niệm đó đối với tôi không bao giờ quên. Sau này, chúng tôi còn được gặp Bác hai lần nữa, một lần Bác vào thăm Đại sứ quán Trung Quốc và một lần Bác đi thăm lưu học sinh chúng tôi, sau đó thì Bác sức khỏe yếu nên chúng tôi không được gặp Bác nữa.
Nguồn: Trò chuyện với Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn – 21/11/2008
NAQ rất thích chưng diện áo vét thắt cà vạt còn HCM chỉ xuất hiện trước công chúng trong bộ quần áo đại cán và theo như lời của GS Hồ Tuần Hùng thì người ta chưa bao giờ thấy HCM mặt áo vét thắt cà vạt như NAQ thời trai trẻ:

NAQ tại hội nghị Quốc Tế Cộng Sản tại Nga vaò năm 1924

HCM đi thăm Tổng Thống Đông Đức Wilhelm Pieck ở Berlin 25.7.1957

HCM (với áo đại cán) / Phạm Văn Đồng và phái đoàn tham dự “Hội nghị Fontainebleau 22.6.1946

NAQ tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours 25.12.1920

Hồ Chí Minh đến Moscow tháng 7/1955

HCM với bạn gái Đặng Dĩnh Siêu (bên phải) và Thái Sướng (bên trái) trong chuyến viếng thăm Lô Sơn bí mật của HCM và chưa 1 lần ghé thăm Tăng Tuyết Minh (vợ Tàu của NAQ) – Chụp lại từ “HCM sinh bình khảo” trang 251

HCM và Mao – Quân hàm cuối cùng của Tình Báo HCM: Đại Tướng hay Thượng Tướng ?
Kết Luận:
Qua những dẫn chứng trên thì nhận định HCM là 1 người TQ làm tình báo cho CSTQ với bí danh Thiếu Tá Hồ Quang của Bát Lộ Quân / Quế Lâm là hoàn toàn khả tín. Như vậy nghi vấn HCM gỉa danh NAQ được biệt phái về VN đề hoàn thành Sứ Mạng “Cướp Nước VN” cho CSTQ là có thể chấp nhận được và hy vọng qua đó chúng ta có thể giải thích được những hành động khó hiểu và bí ẩn của HCM ở VN cũng như lịch sử (bất hạnh) VN thời đại HCM. Chúng ta thử đánh giá công / tội HCM cho 2 nước TQ / VN kể từ khi Tình Báo HCM chuẩn bị vượt biên giới Việt Trung về Pắc Bó:
– Tiêu Diệt Ban Lãnh Đạo đảng CSVN cánh miền nam (qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940 – Cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện lần đầu ở VN và cũng là Cờ của tỉnh Phúc Kiến TQ 1933/34) và những người có quan hệ với NAQ như Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Châu Văn Liêm, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Tiến….
Trước đây trên một số diễn đàn có thảo luận về việc cờ đỏ sao vàng đã được dùng tại tỉnh Phúc Kiến. Một người ký tên T.L.T. đã đề cập việc “Trên VTV3 Việt Nam, lúc 20h các ngày thứ 2 đến thứ 6, từ 26/2/2002 đến 08/4/2002 đã chiếu bộ phim Trường chinh 24 tập của Trung Quốc, do Kim Thao và Đường Quốc Cường đạo diễn, Quốc Cường cũng thủ vai Mao. Phim nói về cuộc kháng chiến chống Tưởng của Mao. Ai để ý sẽ thấy nhiều cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh. Nói thêm về Mao, theo lịch sử: khi bất đồng ý kiến với các lãnh tụ cộng sản đầu tiên của Trung Quốc, Mao quay qua nghiên cứu nông dân, tổ chức chính trị tập hợp nông dân ở khu vực Phúc Kiến, Hồ Nam, Giang Tây. Năm 1931 Mao thành lập Chính phủ cộng hòa Xô-viết đầu tiên tại Thụy Kim, Giang Tây. Vậy thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc Phúc Kiến nằm trong vùng ảnh hưởng của Mao.” Vừa rồi, ở Úc đài SBS có chiếu bộ phim này, người viết có xem và thấy cờ đỏ sao vàng (múi sao phình ra như lá cờ Việt Minh) xuất hiện nhiều lần, nhất là cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh đúng như T.L.T. đã góp ý.
Nguồn: Cội nguồn và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng – Nguyễn Quang Duy
– http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=59346
– Cướp quyền lãnh đạo đảng CSVN 1940-1969 (đưa vây cánh ủng hộ HCM miền bắc lên làm lãnh đạo…Trường Chinh, HCM)
– Cướp quyền lãnh đạo nhà nước VN 1945-1969
– Rước Pháp trở lại VN với Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/1946: Mượn tay Pháp tiêu diệt các Tổ chức kháng chiến Người Quốc Gia không theo CS và cả những người CS có khuynh hướng Quốc Gia…để rồi sau đó kêu gọi toàn dân kháng chiến đuổi Pháp ra vào ngày 19/12/1946.
– Cải cách ruộng đất (1953 – 1956), NVGP (1958), XLCĐ (1967): Phá tan cấu trúc che chở đùm bọc lẩn nhau ở làng quê VN, triệt tiêu tình thần sáng tác của giới Văn-Nghệ-Sĩ VN, trấn áp / loại bỏ những đảng viên CSVN có khuynh hướng thân LX với chủ trương chung sống hòa bình với TGTD.
– Trận Đánh ĐBP 1954: Đuổi Pháp ra, lần đầu tiên TQ được ngồi “chung chiếu” với Tứ Cường lúc bấy giờ (Anh – Mỹ – Pháp – LX) ở Hội nghị Geneva năm 1954, chia cắt VN để dụ Mỹ vào VN và cho nhân dân VN ăn bánh vẽ “Huyền Thoại Thiên Tài Cầm Quân VNG”. Cả miền bắc phấn khởi tự hào anh hùng, khí thế hồ hởi để chuẩn bị “Vượt Đường Mòn HCM-Trường Sơn” phục vụ mưu đồ Nam Tiến của TQ.
– Chỉ thị cho TT Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận vùng lưỡi bò Biển Đông là của TQ vào ngày 14.9.1958.
– Tặng Tổng Thống Diệm VNCH cành đào đỏ thắm vào dịp Tết Qúy Mão (1963): Phải chăng cái chết của TT Diệm vào ngày 2.11.1963 đã được HCM báo trước?
– Trận Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 (30/1 – 25/2): Sửa soạn cho Mỹ đến Paris tham dự Hội Đàm Paris (5/1968) và chuẩn bị cho Nixon đến Bắc Kinh (2/1972). Làm suy yếu chủ lực của MTGPMN (“tự” giải tán vào ngày 2.7.1976).
– Xài máu dân như xài nước lã và giấy bạc giả: địch chết một ta chết mười.
– Thiết Lập một mạng lưới tình báo cho CSTQ ở VN: Hồ Binh Bát Vạn Nhập Tràng An là đây. Mỹ / VNCH không thua ở chiến trường nhưng đã thua CSTQ / CSVN ở mặt trận tình báo / tuyên vận và cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến Mỹ bỏ rơi VNCH: Người Mỹ không còn khã năng phân biệt bạn-thù ở VN – cùng một người VN ban ngày có thể là bạn nhưng ban đêm có thể là thù. Hiện tại cũng là Mạng lưới quyền lực thật sự đang cai trị và kiểm soát BCT/CSVN/VN.
Hai Trận Đánh lớn ĐBP 1954 và Tổng Tấn Công MT 1968 nói trên đều được CSTQ dàn dựng và chỉ đạo (3)/(4) và cũng là 2 công trạng lớn lao nhất của HCM ở VN: Đuổi Pháp Dụ Mỹ vào VN đễ rồi sau đó đánh Mỹ với Xương Máu VN cho tới lúc Mỹ chịu đến Paris để đàm phán HĐ-Paris, nhưng thực chất là để chuẩn bị cho TT Mỹ đến Bắc Kinh “xin đầu hàng có điệu kiện”: Trao ghế HĐBA-LHQ, bỏ cấm vận kinh tế đổi lại Lính Mỹ rút an toàn ra khỏi VN, Nam tiến của TQ đến VN là ngưng lại (Ván Cờ Domino được đóng lại sau Trận Tổng Tấn Công MT 1968 và Khe Sanh từ 21.1- 8.4.1968).

Hành quân Pegasus / Lam Sơn 207A (từ 1/4 đến 12/4/1968) giải tỏa Căn cứ Khe Sanh sau 77 ngày bị vây hảm – Chiến thuật biễn người / công đồn đả viện của CSTQ/CSVN đã thất bại ở Khe Sanh.
Trận Khe Sanh – t/g Đại Úy Võ Trung Tín –
http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1968LamSon207AgiaiVayKheSanh.pdf
“Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg; Normandy và Khe Sanh” (TT Obama 2009)
Mao: “Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Phát biểu của Mao Trạch Đông trong cuộc họp của BCT ban chấp hành trung ương Đảng CSTQ, tháng 8 năm 1965)
Nguồn: SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA
– http://bauxitevietnam.info/tulieu/791004_suthatvequanhevntq.htm
Kennedy: “Tôi tin như thế. Tôi tin là cuộc chiến rất gần, Trung Quốc quá lớn và đang đứng phủ đầu trong vùng biên giới; Nếu miền Nam Việt Nam sụp đổ không những Trung Quốc được vị trí địa dư thuận lợi để đánh du kích vào Mã Lai Á mà còn đưa đến ấn tượng về một Đông Nam Á dưới ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc, cộng sản. Vì thế tôi tin vào thuyết Domino.” (Phỏng vấn của Huntley và Brinkley với John F. Kennedy ngày 9/9/1963)
Nguồn: John F. Kennedy và cuộc đảo chánh 1/11/1963
– http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6871
Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của miền Nam Việt Nam, mặc dù cả hai bên đã có thỏa hiệp ngưng bắn. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.
Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể bình định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn “Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
Nguồn: Sự kiện Tết Mậu Thân – http://vi.wikipedia.org/wiki/Sự_kiện_Tết_Mậu_Thân

TT Mỹ Nixon đến Bắc Kinh gặp Mao “xin đầu hàng có điệu kiện” vào tháng 2/1972
Lời chót:
Với “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (viết bằng tiếng TQ năm 1947/1948 và được dịch ra Pháp / Anh vào 1949/1950) CSTQ đã âm thầm chuẩn bị với dự luận Quốc Tế “HCM là NAQ người VN”. Sách này chỉ được dịch ra tiếng Việt từ những bản nói trên vào cuối thập niên 50 hay đầu thập niên 60 thế ký 20 và cho phổ biến ở VN để qua đó nhà nước CSVN chính thức công nhận HCM là NAQ.
Thư ký của HCM chưa bao giờ chứng nhận là đã thấy HCM viết “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, bản thảo viết tay bằng tiếng Tàu cũng chưa hề được công bố. HCM viết sách vào thời điểm nào? Năm 1945 HCM còn phải lo đại sự là cướp chánh quyền của TT Trần Trọng Kim, năm 1946 HCM đi tầu sang Pháp để thương lượng với người Pháp, năm 1947 HCM kêu gọi toàn dân nổi dây đánh Pháp, năm 1948 Bác lại kêu gọi toàn quốc thi đua tăng gia sản xuất…thế thì làm sao mà Bác rãnh rổi đề ngồi viết sách tự kể đời mình!. Như vậy có khả năng là một nhóm tuyên vận tình báo Bắc Kinh nào đó với Bút danh chung Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm này nhằm phục vụ cho công tác tuyên vận giới thiệu với Quốc Tế về Nhân vật HCM là NAQ VN và cũng có thể đang nằm trong Cục Lưu trữ của Cơ Quan Tình Báo TQ ở Bắc Kinh cùng với bản TNĐL 2.9 (cũng được viết bằng tiếng TQ!?)…chờ ngày trình làng để chứng minh HCM là người TQ.
Với “HCM Sanh Bình Khảo” (cũng bằng tiếng Tàu năm 2008, thế kỹ 21) CSTQ lại âm thầm chuẩn bị dư luận với Quốc Tế về “HCM là người Tàu” nằm trong mưu đồ tóm thâu VN. Đều này cũng đồng nghĩa là trong vòng 10 năm tới VN sẽ đươc CSTQ phù phép đễ sáp nhập vào TQ (có thể theo hình thức Liên Bang hay chiếm đóng như Tây Tạng bất chầp dư luận thế giới, còn tùy theo dư luận VN / thế giới và sức mạnh quân sự TQ). Vận mệnh VN hiện nay như “Ngàn cân treo sợi tóc”, có thế sáng tới mở mắt ra là chúng ta đã thấy Quân Lính Tàu đứng đầy ở Ba Đình rồi nếu người VN không nhanh tay dành lại chánh quyền VN trong vài tháng / năm tới. Mất nước lần này là vĩnh viễn!
Tên HCM-City (Nam), Lăng HCM (Bắc, cũng được dùng để trấn yểm Thăng Long VN!?), Tư tưởng HCM, Tiêm thuốc kích tử cho HCM chết đúng vào ngày / giờ trùng (2.9.1969 / 9 giờ 47 phút) (9) và Tiền HCM… là ý đồ vô cùng thâm độc của CSTQ cũng như nhằm chuẩn bị dự luận quốc tế trước khi tóm thâu VN theo chiến thuật Tằm Ăn Dâu.
Một Dân tộc không có Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc và nhận Giặc làm Cha Già Dân Tộc là câu chuyện có thật ở VN vào thế kỷ 20/21.
Tài liệu tham khảo:
(1) Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại – Thủ tướng Ngô Ðình Diệm / Tác gỉa Nguyễn Quang Duy – http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14621&rb=0302
(2) Bản chất những chế độ Cộng Sản – Tác gỉa Chu chi Nam
– http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3135&Itemid=318
(3) Vai trò của CS Trung Quốc trong chiến tranh 1946-1954 ở VietNam / Tác gỉa Trần Gia Phụng
– http://ongvove.wordpress.com/2009/07/30/vai-tro-của-cs-trung-quốc-trong-chiến-tranh-1946-1954-ở-vietnam/
(4) Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 / Tác giả: Nguyễn Quang Duy
– http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25046
(5) Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel – Diễn văn trước lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 3.11.09.
– http://danluan.org/node/3233
(6) Di Chúc Hồ Chí Minh – http://xoathantuong.tripod.com/hcm_dc.htm
(7) Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – http://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ&feature=related
(8) Hình nguyên thuỷ là nhân dân Hà Nội tụ tập trước Nhà Hát lớn để phản đối việc chia cắt đất nước giửa Pháp và CSVN (do phóng viên Howard Sochurek của Tạp Chí TIME-LIFE ghi vào ống kính máy ảnh ngày 1.7.1954)
– http://www.life.com/image/82499964
(9) Nhân gian VN đã vô tình tiết lộ qua câu vè: Bác Hồ chết phải giờ trùng, khiến toàn dân tộc chẳng khùng cũng điên… – Một Nghiên Cứu Khoa Học về Hồ Chí Minh
– http://www.doi-thoai.com/baimoi0909_062.html
11.11.2009 – 31.12.2009
TN
Bài viết này được phép phổ biến và sử dụng lại ở mọi hình thức và không cần xin phép với điều kiện là phải ghi rõ nguồn: Thiên Nam – http://thiennam2012.blogspot.com/
Thằng Người Có Đuôi
THẾ GIANG
– Tên chị là gì?
– Thưa em tên Mơ.
– Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ?
– Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu…
– Quê quán ở đâu vậy?
– Em ở Thạch Thất, Hà Tây.
– Chị công tác ở cơ quan nào?
– Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình.
– Chắc chưa vào Đảng…?
– Vâng, em mới phấn đấu ở cương vị đoàn…
– Chị lập gia đình chưa?
– Em chưa lập, nhưng đối tượng thì có rồi!
– Các cụ nhà ta còn cả chứ?
– Vâng, thầy u em vẫn còn.
– Gia đình được mấy anh chị em nhỉ?
– Thưa, được tám cả thảy…
– …
Một bản sơ yếu lý lịch? Một cuộc hỏi cung ngắn?
Tôi thò đầu ra khỏi gầm ghế, hé mắt nhìn về cuối toa xe lửa. Cửa vẫn còn mở có nghĩa là đội công an, thuế vụ trên tàu chưa làm việc, nếu không họ đã đóng chặt hai đầu toa cho hành khách không có đường đi lại hoặc tẩu tán hàng hóa.
– Chị đi đâu mà hành lý cồng kềnh thế này?
– …
Bỏ mẹ rồi, đội kiểm tra cơ động đặc biệt! Tôi rụt đầu vào gầm ghế, cay đắng lo cho số phận hai bịch thuốc lá sợi của mình. Hôm nay thứ sáu, nhưng 15 tây, 8 âm lịch: ngày lành. Tử vi tôi tháng này không xung với tuổi, trong năm không có sao Địa Không, Địa Kiếp ghé thăm để mà lãnh tai họa, trộm cắp.
Chuyến tàu khởi hành chậm hai tiếng đồng hô như lệ thường. Nếu chả may nó chạy đúng giờ thì người ta còn coi như báo trước một điềm gở… Khổ quá, tôi đã tham lam đóng hết hàng, chỉ chừa lại số tiền vừa đủ ăn đường và nộp hụi chết cho cánh công an thuế vụ thường trực trên tàu, đám đột xuất này mà sờ đến thì chỉ còn nước bỏ của chạy lấy người.
Tàu lắc lư chạy trong đêm. Hành khách ba miền của bao nhiêu âm ngữ đã đồng tiếng ngáy. Ngay sát mặt tôi, dưới gầm ghế là hai bàn chân giao chỉ với ngón cái xòe ra, dính đầy bùn đất của anh nông dân vừa lên tắt hai bao sắn qua cửa sổ. Trên ghế đối diện, thuộc về giai cấp khác, mấy ông cán bộ đi công tác với cặp táp, điếu cày đang ép nhau ngồi. Thỉnh thoảng, những khi tàu lắc mạnh, các vị lại xón cho giai cấp dưới cùng tí nước điếu. Hai con bé con tóc khét nằng, áo bà ba đen, quần đùi, đang ôm lấy bao than củi ngủ, chả hay biết nước thánh cam lồ chảy tong tỏng trên lưng mình. Trên đâu tất cả là mấy ông con trời bộ đội đang nhịp nhàng kẽo kẹt thượng tọa trong võng. Chú lính treo gần tôi nhất đầu ngoẹo ra khỏi võng ngủ, môi trề ra, nước dãi nhểu nhảo chảy xuống bụng chị có con mọn đang tốc áo cho con bú ngáy khò khò trên ghế.
Trời ơi, muốn ra được cũng thật khó, tôi gồng sức đẩy hai bàn chân chắn ngang mặt mình mà không được. Sau mỗi cố gắng, anh nông dân lại cho tôi một cái đạp hoa cả mắt. Đau vì bị đạp thì ít, mà ức vì bị đèn nén thì nhiều, tôi nghiệm thấy, quy luật đấu tranh của xã hội cũng đúng cả dưới gầm ghế này. Nhưng thôi, tất cả đều đã mệt, cần được ngủ để có sức chiến đấu cho lúc xuống tàu.
Tỏng tỏng… róc rách… Tàu chạy vào khúc xuôi gió thì vẳng lên tiếng nước chảy, rồi âm ấm ở đầu. Nghiến răng chịu cho cái chân ghế cứa vào cổ, tôi ngỏng đầu lên để nhìn. Trời đất, suối nguồn thiên thai được bắt từ cái cần câu cong vút của thằng bé đang nằm nghiêng trên ghế ngậm ti mẹ. Xung quanh không ai để ý. Tôi rút tay, vuốt vuốt tóc rồi đưa lên mũi ngửi. Cũng may, trẻ nhỏ nó chưa ăn mặn nên tè ra không khai lắm, chứ như cái mùi thường trực bốc lên từ cầu tiêu đầu toa thì bỏ mẹ. Hành khách đi xe lửa Thống Nhất chả bao giờ bị cảm mạo, trúng gió cũng là nhờ cái mùi này chủng ngừa trước.
– Chị có tranh thủ mang ít hàng để cải thiện không ?
– …
Cái giọng lấy cung kia lại quái ác nổi lên, tôi đã tỉnh ngủ, nghe rất gần, ngay khoang bên cạnh. Khổ nổi không làm sao chui người ra đuợc để còn biết đường mà chuồn. Thôi thì trăm sự đành cậy nhờ cây đèn bão tù mù này. Giá có ngọn gió nào thổi tắt nó đi thì đỡ biết mấy.
Lúc vừa nhảy lên tàu tôi đã chọn ngay cái toa toàn các khuôn mặt hao hao đói của cán bộ, ngô nghê chất phác của nông dân này để trao thân. Tôi định mập mờ đánh lận con đen giữa đám người lương thiện hòng trốn tránh các toán kiểm tra bất ngờ. Tôi đã mừng rơn khi những «thành phần cơ bản», chủ nhân của toa tàu giương cặp mắt tò mò, đố kỵ, sợ bóng sợ gió nhìn mấy bà «ngụy» đi thăm nuôi chồng con cải tạo ở miền Bắc về rồi từ chối không cho họ ngồi ké.
Tuy đã đuợc thực tế phũ phàng của những trại tù, cuộc sống đầy tương lai của miền Bắc XHCN nhuộm xanh lè cả mặt, nhưng mớ áo quần bằng vải tốt, đống guốc dép, đầu tóc khác lạ, nhất là thói quen nhìn lại chỗ ngồi, phủi phủi vài cái rồi mới e dè đặt mông xuống của mấy bà khiến cho hai miền không thể lại gần nhau được. Tôi tiếc rẻ vận cổ nhìn tiễn theo mấy cái gót chân thon nhỏ, dính chút bùn đi tìm bến đậu khác. Nhưng đời là một cuộc chiến đấu lớn, phải biết tiêu diệt những tình cảm phù phiếm trong mình để đi tới đích. Than ôi, những hy sinh lẻ tẻ đó cũng không cứu được hai bao hàng, đám con chiên hiền lành kia cũng không giúp tôi được chút gì, cái mánh mung của tôi đã hại tôi, chuyến này thì tiền mất tật mang rồi. Không còn cách nào hơn, tôi đành dọn mình, chuẩn bị đón tai họa sắp tới. Trong bóng tối, dưới gầm ghế, bên cạnh hai bàn chân chỉ chực đạp vào mặt với mùi khai của nước tiểu, tôi chợt nhớ đến bài hát của Trịnh Công Sơn «Nơi đây tôi chờ… nơi kia anh chờ… » để được ngồi trên «…chuyến xe qua ba miền…». Phải rồi, bên đây tôi nằm, bên kia em nằm, cũng chuyến xe qua ba miền. Cái bậc nghệ sĩ họ thật giàu tưởng tượng và lãng mạn.
– Rụt chân lại !
Tôi hét to, cấu mạnh vào chân anh nông dân. Một cái đạp tương xứng với cái cấu tung vào mặt tôi nhanh nhạy như phản xạ co giật của con ếch khi bị truyền điện. Anh ta cằn nhằn trong miệng rồi tiếp tục ngáy.
– Xê ra cho người ta đi… tiểu !
Không dám cấu nữa, tôi chỉ biết, cũng cốt ý cho đám công an bên cạnh nghe thấy để hợp pháp hóa việc bỏ đi của mình. May làm sao anh chàng nông dân trở mình đổi thế nằm, hai hòn đá chắn cửa hang rụt lại, tôi vội nhoài người ra, đứng dậy leo trèo qua đống thịt ngổn ngang nằm kín lối đi để ra ngoài. Đứng trong cầu tiêu một lúc cho vừa đủ thời gian tiểu tiện, tôi hé cửa nhìn ra. Toa tàu hoàn toàn yên tĩnh, chỉ có gió lùa ở hai bên cửa sổ, tiếng bánh sắt nghiến xuống đường rầy. Quái lạ, công an biến đâu hết rồi ? Đánh bạo, tôi mò lại gần. Hai bên thành toa võng giăng kín thành hàng, đưa đẩy. Hành khách trên ghế gật gù ngủ. Chả có bóng áo vàng nào hết! Tôi nằm mơ chăng ? Rất có thể vì dân chạy hàng bọn tôi suốt ngày đêm bị rình rập, phải đề phòng, trốn chạy nên riết rồi méo mó nghề nghiệp, nó theo cả vào giấc ngủ. Cứ sống với cái nghề này có ngày vỡ tim mà chết. Tôi đứng tựa lưng vào thành ghế, định thần lại. Chị có con mọn đã ngã choãi lên người tay thiếu úy trẻ để ngủ, vú vê bày thõng thượt. Đứa con lọt vào kẽ nách mẹ, ngỏng cổ mân mê cái đầu tí. Chả biết họ có chồng vợ gì không, nom chị ta vẫn còn trẻ, già độ hai ba năm về trước có ai động đến tí của «trời cho» đó sẽ bị nhảy lên đùng đùng tru tréo chửi. Người thứ tư trên ghế, một ông cụ già râu tóc lưa thưa, nghiêng người cho đủ chỗ ngồi, tay bám với lên thành ghế, đầu cúi gục xuống gần ngực chị có con mọn gật gù ngủ. Bao nhiêu mật ngọt lòng thòng rỉ từ miệng chú lính trên võng, cái đầu ông hứng hết. Ba ông cán bộ tóc điểm muối tiêu, áo sơ mi trắng cọc tay, khư khư ôm cặp táp trong lòng đang nhịp nhàng lắc lư trên ghế đối diện. Ngay trong giấc ngủ họ cũng có cái vẻ «nhất trí» như khi làm việc. Tàu sắp đến ga Nha Trang, vùng đất bão lửa đối với dân buôn chuyến. Chỉ còn một ngày đường nữa những sứ giả nguyên thủy của CNXH sẽ đổ bộ vào Sài Gòn, thành phố đang trên đường cải tạo để trở về với miền Bắc, với CNXH. Tôi cúi xuống nhìn vào gầm ghế. Hai bao hàng vẫn ngủ yên trong đó. Cái bào thai đã đi được chín tháng chín ngày. Cầu trời cho nó được mẹ tròn con vuông. Khoang bên cạnh cũng toàn các khuôn mặt trong biên chế, những lá bùa dán đè lên bản mặt «bất chính» của tôi. Đừng rẻ xuống ga lẻ dọc đường, bỏ tôi côi cút một mình nhé, hỡi các bạn yêu dấu. Tôi sẽ chi viện cho miền Nam ruột thịt ít sợi thuốc lá vàng, do chính tay vợ con các bạn trồng. Những ông ba tàu chợ lớn với kỹ nghệ làm giả tuyệt hảo, hơn hẳn nền đại công nghiệp XHCN sẽ vấn thành những điếu thuốc CAPSTAN thẳng thớm, đẹp đẽ trong hộp carton giấy bóng kính để các bạn trầm tư, đắn đo, quyết định tốn kém, mang ngược về miền Bắc làm quà cho anh em bè bạn.
Một cặp trai gái vẫn còn thức, họ ngồi nép vào nhau, thỉnh thoảng trao đổi những cái nhìn. Gã trai với cây đàn ghi ta treo trên đầu, tóc dợn sóng, có dáng dấp của một vĩ nhân tỉnh lẻ, ông chủ hiệu may, hiệu chụp ảnh, một bậc văn hóa lớn ở phố huyện ( ?) không ; gã có vẻ là anh đội trưởng đội chiếu bóng huyện hơn là những vị kinh doanh thẩm mỹ vì cái kính râm nội hóa cài khéo ở ngực, áo sơ mi trắng loại vải không pha ny lông, quần kaki xanh mua phân phối, ở cổ tay thiếu cái đồng hồ. Cô gái ngồi bên cạnh tuổi chừng đôi mươi, tóc dài, hoe màu nắng cháy. Khi cô ngước mặt lên nhìn tôi thì trời đất ơi, một trang tuyệt sắc giai nhân. Đôi mắt có đuôi, mở lớn hiêng hiếng xếch đang cười lăn tăn. Mũi cô thon nhỏ, thường tìm thấy nơi tượng Đức Mẹ hoặc trong hình thiếu nữ e lệ in trên băng, đĩa vọng cổ. Cặp môi cũng chúm chím cười như mắt, phơn phớt hồng, nổi trên miền da trắng. Những đường nét, màu sắc đó được ướp trong vẻ hồn nhiên tươi tắn của cô gái mới mập mờ linh cảm về nhan sắc của mình. Toa tàu như tỏa mát hương sen, tôi ngó vội xuống quần áo của mình, lúng túng dấu mấy ngón tay dắt kín đất đen ở kẽ móng. Trong phút chốc tôi quên bẵng hai bịch thuốc lá, mũi tôi điếc với mùi khai, mắt tôi mù với thân thể nếu được phơi bày ra hết sẽ diệt dục trai tráng của thiếu phụ có con mọn bên cạnh, tôi ngây người như đười ươi giữ ống chiêm ngưỡng cô gái. Gã trai cảm thấy bị hao mòn mất mát bởi đống tình si chảy nhão nhoẹt trước mắt mình bèn đưa tay kéo cái vạt áo hở của cô gái, ra điều hoa đã có chủ. Gạt nhẹ tay gã ra, cô sửa lại thế ngồi rồi thẹn thò liếc tôi. Gã trai húng hắng ho. Như để chạy đua vũ trang với tôi, khẳng định với cô gái, gã xoay hẳn người lại, cặp mắt nhừa nhựa la liếm lần trên gò má hồng, bò quanh miệng, rồi chui xuống cổ cô. Cảm thấy gã sắp trườn vào lòng người đẹp đến nơi, tôi «e hèm» đánh tiếng, quay mặt đi chỗ khác. Sự buồn giận vô cớ chợt xâm chiếm lòng tôi. Hương hoa thế kia dãi gió dầm mưa làm chi trên chuyến tàu này. Vẻ đẹp mong manh bên cạnh sự lố bịch. Vâng, người là hoa của đất, là bà chúa của thiên nhiên, bao nhiêu cuộc đời mới dâng hiến một khuôn mặt đẹp, cũng chỉ đẹp trong tích tắc, một lần phát hương rồi trơ mình ra cho cuộc sống chìa hàm răng vẫu thô lậu nghiền nát. Chỉ sau lời tuyên bố ngắn ngủi của đồng chí chủ tịch xã kiêm chủ hôn, sau ba năm sống không có ca nhạc, ti vi chiếu bóng đêm, người đẹp ngồi kia sẽ biến thành cái máy đẻ, con đường đi đến thiếu phụ sau lưng tôi sao mà gần. Quần xanh, áo trắng mới tinh khôi, tôi nổi giận với cả sự ăn diện của cô gái. Ở xã hội này mỗi khi muốn chứng tỏ «Tôi đi chơi », «Tôi làm đẹp », người ta không có chọn lựa nào khác ngoài màu trắng để tách mình ra khỏi màu nâu lam lũ với đất, màu tím than đánh lẫn với dầu máy, màu áo lính nhuộm xanh cả đất nước. Từ đồng chí Tổng Bí Thư trên diễn đàn đại hội đảng, chú cai ngục hỏa lò Hà nội hai tay đút túi quần bước vào quán phở, cho đến cặp trai gái đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, ai ai cũng chỉ một màu áo trắng. Cái màu trắng đẹp đẽ thanh khiết bị lạm dụng, bị cưỡng hiếp trở nên nhàm chán, làm nhòe nhoẹt các khuôn mắt đời vốn đa dạng, biến nó thành một thứ đồng phục ngớ ngẩn.
– Mặt mũi không đến nỗi nào mà ăn mặc bẩn thỉu như mọi rợ…
Gã trai thì thầm với cô gái. Cô ngước mắt nhìn tôi. Họ cùng cười với nhau.
– Chị đã mệt chưa ? Cứ ngả lên người tôi mà nghỉ… ?
Gã đề nghị, ngồi lấn vào cụ già đang ôm cái tay nải bên cạnh để nhường chỗ. Tôi ngờ ngợ, dỏng tai chờ đợi
– Không. Cảm ơn anh em còn ngồi được.
Cái giọng «lấy cung» khi nãy ? Tôi nhìn chăm chăm vào mặt họ. Cô gái ngượng ngùng quay mặt đi chỗ khác. Gã trai nghĩ tôi là chướng ngại cản trở dịp may chờ đợi đã lâu nên lừ mắt hằn hộc xua đuổi. Thấy địch thủ vẫn không nhụt chí, chả cần bóng gió xa xôi, gã ném thẳng vào mặt tôi câu chửi :
– Chỉ có đồ vô văn hóa mới thò mõm vào việc người khác! Thôi đúng rồi, chả có Công An nào hết, tôi cũng không nằm mơ, cũng không có ma quỉ gì quấy phá, anh bạn trẻ ngồi trước mặt chính là tác giả bản «hỏi cung» khi nãy. Tôi sờ lên túi áo ngực. Trong cuốn chứng minh thư (cũ) của Công An cấp, ngoài tên tuổi, địa chỉ, quê quán, đã can án lần nào chưa, còn những mục về cha mẹ, vợ con, còn sống hay đã chết… Tôi nhớ đến những lúc mới làm quen, người ta cũng hỏi và trả lời đầy đủ những điều cần thiết trong một bản sơ yếu lý lịch. Hỏi như một thói quen, nhiều khi chả để làm gì và sau đó ai đi đường nấy. Thói quen méo mó đó ngấm sang cả địa hạt yêu đương.
«Nơi em về trời xanh không em… » Bên này vĩ tuyến 17 không có một câu hỏi thơ mộng, lãng mạn như vậy, còn các Vũ Hoàng Chương, Khái Hưng, Hàn Mặc Tử… đã bị đánh bật rễ khỏi người đọc, gom lại trong cái nghĩa địa văn hóa cổ, le lói trong ký ức người già. Các tay «yêu» lừng lẫy một thời vẫn còn đấy, nhưng đã biến thành Xuân Diệu Xuân Xang Xuân… Tóc đỏ. Người ta đã tiêu thổ kháng chiến đến cả yêu đương. Nói đến «yêu» cũng phạm húy, phải gọi là «tìm hiểu», người yêu là «đối tượng tình cảm» (đối tượng đoàn, đối tượng đảng, đối tượng của pháp luật ). Hôn nhân được xây hào đắp lũy thành «lập gia đình». Chữ «chàng» và «nàng» được cách mạng hóa thành những chữ «anh», những chữ «chị», những «gã», những «hắn» trong văn học hiện hành. Người ta lập pháp hóa cả tình yêu, vớ vẩn có thể bị qui là «quan hệ bất chính», «tác phong thiếu lành mạnh». Đa sầu đa cảm, yêu lăn yêu lóc cả trong nhạc lẫn ngoài đời như ông Phạm Duy dám đi cải tạo không có ngay về.
Tình yêu không được thi ca ấp ủ, dẫn dắt, hướng thượng, thè lè đi ngoài đường trong những dịp quốc khánh, hội hè đông người để sờ mó, gỡ gạc lẫn nhau, «hủ hóa» với nhau trong nhà kho công sở, hoặc nếu đúng đắn nghiêm chỉnh hơn thì đặt ra tiêu chuẩn «3B» (Bôn sê vích, buồng ở, bia cung cấp) để «tìm hiểu». Vì vậy những lời yêu đương được mở đầu bằng «Đồng chí công tác ở cơ quan nào ?…»
Tôi cười rú lên giữa toa tàu. Gã trai giật mình rụt vội bàn tay có mắt về. Một vài hành khách luống tuổi tỉnh giấc, khó chịu nhìn thằng điên đang sắp ngửa leo qua đống người nằm giữa lối đi để ra ngoài. Ông bạn trẻ cay cú tiễn với theo…
– Thật đúng là đồ quái dị!
***
Chuyến tàu đó đã dừng lại ở Việt Nam. Hai năm sau, trên chuyến tàu ở xứ tị nạn, tôi lủi thủi đi lại một mình giữa toa tàu trống vắng. Lác đác vài cặp mắt xanh sợ gió máy đóng kín cửa sổ, khụt khịt mũi nhìn con người dị hợm cuồng cẳng. Không được chen chúc, hằm hè chửi bới nhau, không sợ cảnh sát bằng mấy con chó cảnh chạy lăng xăng bên cạnh mấy bà già, buồn, tôi lẩn thẩn ước lượng số ghế trống rồi nao lòng nhớ về những anh em bè bạn ở quê nhà. Xót xa với máu mủ mình chưa hết, tôi còn thương lấy cả cái ngành hỏa xa của xứ người. Làm ăn như thế này thì lỗ chết. Tôi quên béng đi mất, rằng tiền vé chém rất nặng, cuốc đường ngắn như thế này nếu gửi quà về Việt Nam thì «chúng nó» lai rai quán cóc cả tháng trời. Tôi nhớ về bên nhà như một kẻ thiếu nợ. Con thú hoang dã đã được thuần giống bằng trợ cấp thất nghiệp (cho mày đủ ăn để tự giam mình trong chuồng, đừng có nhìn sang túi khác). Tôi đã «quên» chưa trả lời gần chục cái thư, thư nào cũng giống nhau một điểm là ngắn (đỡ tiền tem). Chữ nghĩa tiết kiệm rồi, lại còn bóng gió xa xôi, nhưng cái bóng gió xa xôi tài tình đến độ lồ lộ hiện ra khuôn mặt dài ngoẳng vì đói vì chờ của ông bạn. Trước khi đi, tôi đã dại dột bốc đồng «Tụi mày yên tâm đi, tao mà…» Cái «tao mà…» ấy cho đến giờ này cũng chỉ tiến thêm được một bước thành «tao sẽ…» nhưng tôi cũng không ân hận là đã cho họ ăn bánh thánh. Có vị bác sĩ nào đủ can đảm nói với người bệnh đang hấp hối của mình «Xin thưa, tôi bất lực, tôi không có thuốc…?» Những con tin của lương tâm ở bên nhà hiện đang sống bằng hy vọng. Tôi lừa họ chưa đủ, họ còn phải tự lừa mình nữa thì mới sống nỗi. Méo mặt trả xong tiền tem, cầm bằng mua xấp vé số, họ xoa tay yên tâm chờ đợi. Nhưng mấy chục cái đơn xin việc của tôi mất hút không về, sổ vẫn chưa mở, lại tiếp tục «quên».
Xuống tàu phải mua ngay mấy tấm vé số! Tôi hạ quyết tâm cho lòng yên ổn (lại tự lừa mình?) để còn nghĩ sang chuyện khác. Đúng lúc đó thì có tiếng «hèm» sau lưng. Lại một cụ ông, cụ bà bản xứ với những câu hỏi đầy bác ái như cho kẹo trẻ con về cảnh ngộ, sự hội nhập, phong cảnh quê hương? Tôi gắn vội nụ cười ba phải lên môi, chuẩn bị sẳn mấy câu thuộc lòng để trả lời.
– Xin lỗi, anh là người Việt Nam?
Trời ơi tiếng Việt! Tôi quay phắt lại ngó sững người bắt chuyện.
– …
– Xin lỗi ông tôi lầm lẫn…
Người đàn ông tuổi trạc bốn mươi, mắt sáng, ăn mặc buông thả lúng túng xin lỗi bằng tiếng bản xứ, vẻ mặt đầy thắc mắc. Tôi hiểu ngay sự thắc mắc đó. Người Việt gặp gỡ tình cờ ở ngoài đường ít khi nhìn nhận nhau vì họ không nói được tiếng Việt.
– Không, tôi là người Việt!
Tôi vội vã xác quyết.
– Anh đi từ miền Bắc?
Người đàn ông vồ vập. Tôi cũng nhận ra ngay cái giọng Bắc toang toác của ông ta.
– Dân tỉnh nào đấy?
– Hà Nội đây!
– Đây cũng Hà Nội!
Khỏi cần nói về nỗi mừng. Chúng tôi xoắn xuýt ôm lấy nhau mà hỏi chuyện. Chuyện bên nhà, chuyện đi đứng, chuyện ổn định đời sống bên này… Khi đã cạn những vấn đề thời sự (miếng trầu của đầu câu chuyện) trong tiếng xe xé gió, chúng tôi ôn lại những ngày tháng xa xưa của Hà Nội. Như hai anh lính trẻ đi giữa Sài Gòn, cái phố huyện hẻo lánh giáp vùng thượng du Bắc Bộ của họ là nhất thì Hà Nội đối với chúng tôi là vô địch. Bát phở Quyền ở ngã tư Phú Nhuận (té ra anh cũng đã nếm) thịt thà hùng hậu, nước độc đáo thật, nhưng độc đáo trên cái nền nhòe nhoẹt đánh lẫn với nước hủ tiếu ở Sài Gòn, không «ác ôn» bằng phở Thìn đối diện đền Ngọc Sơn ngoài Hà Nội.
– Cậu thử tưởng tượng xem, về khuya đi ngược gió đông, cách cả trăm thước mà cái thằng phù thủy ấy nó dở nắp thùng phở lên có sởn gai ốc không hả…? Trong túi không có tiền thì bỏ mẹ!
Tôi cảm thấy hơi phở nóng phả ra từ mặt anh nên gật gù.
– Thế mới là phở chứ những chỗ cậu kể đi sắp ngã vào nồi cũng không hay, bát phở bưng đến trước mặt, mở mắt ra mới biêát thì còn gì là phở?
Sau khi đi một vòng các hàng quà Hà Nội, anh dắt tôi đến quán cà phê. Cà phê Hà Nội cũng lại nhất. Anh kể ra tên mấy cái quán ít ỏi của đất Thăng Long với từng «gu» của nó. Quán «Moka» phố Bùi Thị Xuân có cô con gái đẹp như Kiều, nhưng không át được mùi thơm của cà phê ông bố. Quán «Nhỉ» phố Hàng Cá đậm đà chút nước mắm nhỉ (nên mới gọi là ông Nhỉ). Quán «Nhân» đầu Hàng Gai có hương vị huyền ảo khó tả, người không biết, tưởng ông đánh thuốc phiện khách… Anh thừa nhận không gì sánh nổi hạt cà phê Ban Mê Thuột, nhưng Sài Gòn có vẻ chưa để ý đến nghệ thuật pha trộn. Cà phê nó có nhiều loại. Vối cho vị chát, mít cho vị chua, và chè cho vị đắng. Nếu nhiều chè một chút, tí vối, tí mít thì thành gu « Moka», hoặc đổi lại thì thành Nhân thành Nhỉ… Rốt cục tròn trịa, óng ả, no đủ như hạt cà phê Ban Mê Thuột chỉ cho được mùi thơm choáng ngợp khi mở nắp phin. Hết!
– Nhưng hình như các ông Nhân, Nhỉ, Moka bây giờ pha hơi nhiều muồng muồng trong đó thì phải…?
Tôi rụt rè phát biểu. Anh xìu người, gãi đầu rồi cười. Dù sao cũng phải công nhận anh là bậc thượng tọa trong cái đạo ăn uống này.
Hết chuyện ẩm thực, chúng tôi xoay sang chuyện người đẹp. Trong địa hạt này anh không dám cục bộ địa phương nữa vì biết tôi cũng đã chui qua cái xã hội lấy chiêu bài «bình đẳng, giải phóng» để đẩy người phụ nữ xuống bùn, chui rúc trong hầm mỏ, lẫn lộn ngoài chiến trường như nam giới. Bên cạnh đó là hệ thống tuyên truyền đồ sộ, ăn ý như dàn nhạc giao hưởng luôn gõ trống thúc dục cho bắp thịt nở nang của phái yếu trong bức tranh «ai nhanh tay cuốc bằng tay em…» trong nhịp nhạc «niềm vui cô gái mở đường Trường Sơn» trong văn học. Gái Bắc Hà đạ bị déformée biến dạng thành cái vai nở, thân hình trùng trục vì lao động nặng.
– Cứ nhìn thấy gái Sài Gòn là tớ nghĩ đến chuyện ly dị…
Anh đốt điếu thuốc, phả khói lên trần toa lim dim mắt cười. Tôi nói đến gái Cần Thơ, Vĩnh Long, đất gạo trắng nước trong da thịt mơn mởn như xoài. Anh kể về mấy chị Huế nhu mì e ấp dưới mái tóc thề, ẩn dật kín đáo với làn da trắng xanh, nhưng con mắt thì đi nhiều hơn chân, làm nhiều hơn tay, nói nhiều hơn miệng, quả tim như núi lửa chỉ chực bất tử phun nham thạch.
– Ờ lạ thật… Sài Gòn là đất tứ xứ, nhưng bất cứ người ở đâu hễ nhập vào nó ba bốn năm là thay da đổi thịt, biến thành dân Sài Gòn. Đâu như Hà Nội mình, anh từ Hải Phòng lên, sống cả hai chục năm, đẻ con ra vẫn lơ lớ giọng nước lợ, tính tình tềnh toàng của dân thành phố cảng. Chị ở chiến khu về, sống đến mấy đời hộ khẩu vẫn không tẩy được cái cách nhấm nước bọt đếm tiền. Sức cảm hóa, khả năng hội nhập ở Sài Gòn nó khác…
Tôi lấy Huế để giải thích hiện tượng đó cho anh. Nếu chính anh có dời cư về đó ở, không phải hai chục năm mà bốn-sáu chục năm, cho đến chết, chất Huế cũng không thắm vào anh được. Vùng đất nào đã được chọn làm kinh đô trên một thế kỷ tự nó sẽ tạo nên bản sắc riêng biệt cho mình, hội nhập sẽ rất khó…
Chúng tôi cãi nhau như mổ bò (dấu hiệu đã thân thiện) về những vấn đề cả hai đều không nắm vững, hoặc chả có gì đối nghịch nhau. Để đừng đập vào đầu nhau trong lần gặp gỡ đầu, tôi lái câu chuyện trở về người đẹp Hà Nội. Thế là lại một màn truy tìm các bóng dáng xưa. Để chứng tỏ mình cũng là tay cung kiếm một thời, những con nhà nọ, em gái thằng kia… Câu chuyện trở nên gần gũi, tôi râm ran bồi hồi với tên tuổi một vài người đẹp đã làm mình điêu đứng. Lần mò một lúc, anh dẫm trúng phải cô em vợ tôi ở phố Hàng Ngang. Người đồng hành, đồng hương càng trở nên thân thiết. Tôi như thấy cả Hà Nội đang thở nóng bên tai mình.
Đêm đó tôi không ngủ được. Khi chia tay chúng tôi cho nhau địa chỉ, hẹn nhất định phải gặp lại. Tôi sắp xếp thời gian rãnh rỗi trong đầu rồi sốt ruột mong sớm được ăn tục nói phét với ông bạn còn quí hơn vàng ở cái xứ buồn hiu này. Cũng nhờ anh mà ký ức vốn trí tuệ vì mưu sinh của tôi được khai thông. Tôi trằn trọc nhớ Hà Nội, tưởng tượng rõ ràng từng quán cà phê, góc phố, cô láng giềng với từng tiết xuân, hạ, thu, đông. Thơ thẩn đi hết một vòng thành phố, bắt đầu mỏi mệt với ký ức, tôi trở về với con người anh. Lứa tuổi ấy, nghề nghiệp ấy, số nhà ấy, la cà ở quán cà phê ấy với những người quen ấy… Tôi cười tủm trong bóng tối vì sự trùng lặp những ham hố, thói hư tật xấu của mình với anh bạn. Ờ, tại sao không biết anh từ trước nhỉ? Tôi lần mò những mối quan hệ trong đầu, vẫn không lòi ra con người ấy. Khuôn mặt này cũng chưa nhác thấy ngoài phố một lần. Tôi lay vai vợ để hỏi xem có biết anh nào tên Q. hồi trước có đến tán em gái không. Nàng đang ngủ, sẳng giọng trả lời là không cho xong chuyện.
Tôi lại trằn trọc hâm nóng trí nhớ sét rỉ để tìm kiếm. Cái phố nhỏ ấy, với số nhà, không nhớ chính xác, nhưng tôi có thể mường tượng được anh ở đâu gần quán phở mậu dịch, nơi thôi thường đến tán tỉnh mấy cô bán hàng để được mua bia hơi không kèm đồ ăn. Mắt mày cũng là bợm nhậu, sau chưa tặng nhau mũ cối vào đầu trong những lần chén nhỉ? Hay ít nhất cũng hối lộ vài điếu thuốc để được nhường khéo đứng trước mình với lý do gửi chỗ? Lạ thật, Hà Nội nó nhỏ như cái túi vải dắt trong cạp quấn của bà bán rau, đồng xu cắc bạc cọ xát nhau luôn xoành xoạch mà sao không bật ra khuôn mặt này. Tôi điểm lại trường hợp ra đi của anh. Theo như lời kể thì lẫn trong làn sóng người Hoa năm 79, vợ chồng anh không đủ tiền, phải sang lại căn buồng cho người khác để lấy tiền hoa hồng. Đồ đạc trong nhà bán sạch từ quạt bàn, giường tủ, xoong nồi, chổi cùn, rế rách.v.v… Anh là người Việt, để che mắt mọi người về chuyện bất thường này, hai vợ chồng phải đóng kịch, cứ tối tối đóng cửa chửi nhau toáng lên ở trong nhà, ra cái điều cơm không lành, canh không ngọt. Đước hôn một tuần, ngó chừng màn kịch đã ngấm sang hàng xóm, họ mới mở cửa đi rêu rao với mọi người rằng không thể sống với nhau được nữa, phải bán nhà, bán đồ chia đều tiền rồi ai đi đường nấy. Cũng có thể đúng vì ngoài Bắc rất nghèo, ở những chốn nghèo nhất cử nhất động đều bị để ý. Tuy mỗi xuất đi thời đó chỉ ba ngàn đồng (một lạng vàng) nhưng không sang lại nhà thì tiền đâu mà đóng. Tất cả mọi chuyến táu ra đi từ Hải Phòng đều cặp bến Hồng Kông, tôi cũng ở đó cả năm trời mà sao không thấy mặt anh? Có điều gì bất ổn rồi! Tôi khựng người như húc phải bức tường, ngồi bật dậy đi tìm thuốc hút. Mường tượng lại khuôn mặt anh, thái độ vồ vập của anh khi bắt chuyện, tôi đưa lên kính hiển vi rọi chiếu, phân tích từng câu nói rồi ráp những dữ kiện rời rạc lại với nhau để tìm sự mâu thuẫn của chúng. Không lòi ra một kẻ hở vô lý nào. Anh không hề vờn dứ, dò dẫm tôi về thái độ chính trị. Những chuyện anh đã nói với tôi được toát ra từ lỗ chân lông của con người, không có sự nhào nặn, gửi gắm của mưu tính, thậm chí còn có phần luông tuồng phàm tục thái quá của con người bị ức chế, đè nén lâu ngày mới được giải phóng.
Tôi mừng như chính mình được minh oan đốt thêm điếu thuốc tự thưởng. Có thế chứ, chưa gì đã để cho thói đa nghi hàm hồ của mình giết chết một người bạn, một con người! Ra đi từng vùng đất nghi kỵ, tỵ hiềm, vô tình tôi đã mang theo thói quen của ông bác sĩ sống trong thế giới bệnh tật, nhìn đâu cũng thấy vi trùng.
Nhưng niềm lạc quan đó không kéo dài, điếu thuốc chưa kịp tàn thì từ bên trong cất lên tiếng nói ma quái «mày vẫn còn phổi bò, nhẹ dạ như đàn bà. Kết luận một cách dễ dãi về con người là khởi đầu một tai họa!»
Tôi dụi vội điếu thuốc, vò nát mớ tóc, bực bội với thằng người ma quỷ trong mình. «Tao nói không sai đâu, đời mày vẫn bao lần vấp ngã, hộc máu mồm củng chỉ vì tính cả tin đó. » Tôi thù ghét thằng người này. Nó luôn canh chừng nhắc nhở tôi, nó đông lạnh con mắt nhìn đời của tôi, đục đẽo khuôn mặt tôi, xoá nhoà bóng mát trên mặt người khác. Nhưng tôi nể sợ nó, vì chính nó đã cứu tôi bao lần thoát khỏi tai họa, đưa tôi đến được bến bờ tự do. Sao lại không nhỉ, với những thằng nằm vùng thì lần sơ kiến nào cũng bao bọc mình cẩn thận, nó chuẩn bị lương khô cho cả quãng đường dài mười, hai mươi năm, nó chống Cộng hơn ai hết, nó kháng chiến hơn ai hết để sau khi «hoàn toàn nhiệm vụ cách mạng» nó được tha bổng bên cạnh những án tử hình khác với lý do «thành khẩn» rồi thay áo ngồi viết bản báo cáo thành tích. Đã vậy thì việc đội lốt, hoá thân vào một mẫu người có thật ngoài đời chỉ là trò vặt. Tôi rùng mình vì những điều vừa phát hiện. Chế độ chỉ dạy cho tôi vài thủ thuật điều tra sơ đẳng của thói quen, một thứ Công An theo bản năng, đụng đến vấn đề phức tạp có tính phản gián này thì ôm đầu chịu thua.
Đốt hết nửa gói thuốc, đầu óc tôi càng thêm rối. Vợ tôi bị ngợp khói, tỉnh ngủ. Nhìn bóng chồng in nghiêng trên tường, sau ánh đèn mờ, im lặng hút thuốc, nàng bực mình cằn nhằn rồi với tay tắt cái đèn ngủ.
– Khuya rồi không đi ngủ còn ngồi sừng sững như ma hiện hình!
– Tôi không trả lời, đầu thuốc lá vẫn lập loè cháy sáng. Nàng ngạc nhiên bật lại đèn, tung chăn vùng dậy.
– Có chuyện gì thế anh?
– Không… Anh nghĩ chuyện kiếm việc làm…
Tôi trấn an, ấn nhẹ nàng xuống giường, phủ chăn lên người.
– Anh nói đi, em thấy có chuyện gì không thường thì phải…?
Nàng nhỏm dậy, lo âu hỏi. Tôi thấy khó trả lời, nấn ná hút thuốc câu giờ. Từ lo âu chuyển sang hoảng sợ, nàng bấu mạnh lấy tay chồng tìm sự che chở. Phụ nữ thường có linh cảm bén nhạy trước tai họa. Khi còn ở Việt Nam, mỡi lần bị mối nguy hiểm đe doạ, biết nói với vợ mình cũng không ích gì, tôi lặng lẽ hút thuốc trong đêm một mình để nghĩ cách thoát hiểm. Nàng đánh hơi được, không dám hỏi, chỉ rón rén đến bên cạnh sửa lại cổ áo cho chồng, tìm hộ bao diêm, tay cũng bấu chặt lấy vai chồng như để truyền thêm sức. Từ ngày sang đây cuộc sống của chúng tôi đã an toàn, những khó khăn về mưu sinh được bạch nhật hoá giữa hai vợ chồng, tôi không còn trầm ngâm trong bóng tối một mình để tìm kẻ hở lách qua tù đày nữa, và nàng cũng mất đi thói quen đánh hơi tai hoạ trên mặt chồng, hồn nhiên sống với tiền trợ cấp thất nghiệp. Thật không ngờ đằng sau vẻ mơn mởn hồi sinh đó sự lo sợ vẫn tìm ẩn trong nàng, nó như cuốn phim lắp sẵn trong máy, chỉ đợi chồng bật đèn là hiện hình ra mặt mũi, cử chỉ hành động. Tôi chợt hiểu nàng đã lo hơn tôi lo, đã sợ hơn tôi sợ trong những ngày còn ở Việt Nam.
– Không có gì đâu em ạ.
Tôi ôm chặt bờ vai nhỏ của vợ, kéo vào lòng mình. Biết không dấu được nàng, mà bịa ra chuyện khác chỉ làm nàng nghi ngờ lo sợ thêm, tôi kể lại đầu đuôi chuyến gặp gỡ trên tàu của mình. Vẻ mặt nàng biến đổi dần theo câu chuyện. Cặp mắt lạc thần bình tĩnh trở lại, nàng đứng dậy mở cửa sổ cho loãng bớt khói thuốc trong nhà, vừa làm vừa nói:
– Con Quyên nhà mình không có ai là bạn tên Q. cả, nhưng có thể anh ta lẫn trong đám bạn trai từng tới nhà, hoặc đứng từ xa phải lòng thì sao?
– Không, nghe cách kể qua tay này thì có vẻ thân thiết lắm, những chi tiết về gia đình em anh ta còn biết cơ mà?
Nàng cười, vẻ mặt rạng rỡ như thơm lấy với nhan sắc của cô em gái mình được người khác để ý.
– Thì cũng như anh đấy. Khi em chưa biết mỗi tối trời mưa có thằng trộm koát áo đứng ngóng trước cửa sổ nhà mình thì anh đã kể vanh vách với cô em gái về em rồi cơ mà?
Tôi cười ngượng ngịu, nhưng cố vớt vát:
– Anh vẫn thấy có gì bâùt ổn em à…
Nàng gạt phắt đi:
– Anh chỉ vớ vẩn, sang đến đây rồi còn sợ. Cứ mời tay đó đến đây chơi, thật giả trắng đen gì rồi mình kết luận vẫn còn chưa muộn!
Tôi không đồng ý cách giải quyết của nàng, nó có vẻ thụ động theo cảm tính đồng bóng của phụ nữ. Tôi cũng không muốn mời khách vào nhà để rồi đóng cửa vĩnh viễn những lần gõ sau. Còn dung dưỡng một quái thai trong bụng mình thì chả khoái chút nào.
Tôi bỏ dự định đến thăm anh ta. Q. gọi điện thoại tới hai lần, mời đến nhà anh chơi. Nại cớ con ốm, tôi từ chối khéo. Đến lần thứ ba thì anh ngỏ ý muốn lên tôi chơi thay vì tôi xuống. Thật khó trả lời, tôi ậm ừ cho xong chuyện rồi cầu mong anh lạc đường kiếm không ra nhà.
Q. mò đến được, vẫn cái áo khoát lần trước, trên tay ôm đồm mấy gói quà cho vợ con chủ nhà. Tôi đứng trước cửa ra vào, lúng túng không biết nên chọn thái độ đón tiếp nào cho thích hợp. Còn anh thì tự nhiên như người trong nhà, thấy chủ nhân ngần ngại đứng sau cửa, tưởng bị nhắc khéo đôi giày dính tuyết nên vội quẹt quêt vào miếng thảm nhỏ rồi cảnh cáo nhẹ:
– Ở Hà Nội người ta không bắt khách cởi giày khi vào nhà đâu…
Tôi cười gượng gạo, đỡ giúp mấy gói quà cho anh cởi áo khoác. Đống đồ của nợ này khiến tôi thêm khó chịu, nó có vẻ “gài” cho mối quan hệ mới mở đầu. Q. tinh ý nhận ra ngay thái độ đó, cười hềnh hệch:
– Thủ tục bắt buộc khi đi hỏi vợ, tớ cũng giả vờ làm cho xong chuyện. Nhưng xuống nhà tớ cậu đừng dở lại trò này nhé, một lần là đủ.
Tôi phì cười vì lối giải thích ba bứa, đi treo giúp anh chiếc áo khoát nặng chình chịch.
– Ấy, nhẹ tay thôi… – Q. nhắc nhở rồi chạy theo – Có cái nhày cho tụi mình…
Anh moi từ cái túi to tổ bố khâu bằng tay ở mặt trong chiếc áo ra nào thuốc sợi, tẩu, khăn giấy hỉ mũi dở, rồi một chai rượu mạnh.
– Dân “quốc lủi” tụi mình thì phải “chơi” cái này. Uống khắp mặt rượu ở đây tớ chỉ thấy mỗi nó là gần gủi với rượu lậu Hà Nội.
Anh nháy mắt cười với tôi. Tôi thì e ngại với đống đồ nghề anh mang tới, nó chứng tỏ anh không dừng lại ở mức xã giao. Vợ tôi biết khách sẽ đến từ hôm trước nên chuẩn bị sẵn sàng để tiếp. Khi thấy chúng tôi đã yên vị trên ghế, nàng kín đáo nhìn qua khe cửa bếp, quan sát khách. Q. không hay biết gì, đảo mắt nhìn quanh nhà rồi hỏi thăm vợ con tôi. Lúc đó nàng mới bưng cà phê ra để chào khách. Anh nói chuyện ồn ào, về đủ các vấn đề mà phụ nữ quan tâm tới ở xứ này. Vợ tôi khép nép nghe ầu luôn luôn gật, thỉnh thoảng mới thêm vài ý kiến nhỏ. Thật oái ăm, khách thì ăn nói hoạt bát tự nhiên như chủ nhà, còn chúng tôi thì rụt rè giữ ý như làm khách vậy. Q. không nhận thấy điều đó, chiều đến, vợ tôi nhấp nhổm đắn đo hai ba lần rồi mới mời khách ở lại ăn cơm, giọng thăm dò. Anh sốt sắng nhận lời rồi buộc miệng kêu đói. Tuy chỉ định bụng mời rơi, nhưng nàng chuẩn bị khá kỹ càng. Thịt, rau được thái ướp từ sáng sớm, đống đồ biển này mới lấy khỏi ngăn đá từ lúc khách nhấn chuông cho nó tươi. Chuyện vãn giữa hai gã đàn ông trở nên uể oải, anh xắn tay áo đòi vào bếp giúp bà chủ nhà làm cơm. Tôi cản cho có lêï rồi nằm dài ra ghế, vớ bừa một cuốn sách để đọc. Nếu ở Việt Nam thì tôi không ngạc nhiên với thái độ tự nhiên thoải mái của anh, nhưng ở đây, nhất là sau những thắc mắc tôi thấy nó có vẻ đi đúng bài bản “hoà mình xâm nhập quần chúng” nên những nghi ngờ càng có điểm tựa.
Ngoài tài ăn tục nói phét, ông khách còn chứng tỏ khả năng nấu bếp có hạng. Ngồi trên phòng khách nghe tiếgn dầu sôi lửa cháy phừng phừng một cách hết sức đàn ông, tôi biết vợ tôi đã bị gạt ra ngoài. Tài năng của nàng chỉ riu riu ở món kho, sình sịch ở món hầm. Cái rón rén của phụ nữ khi dùnglửa khác với sự phóng khoáng của đàn ông nên món ăn không bao giờ lên tới cỡ, chỉ lưng chừng ở ngang dốc rồi nhoè nhoẹt giống nhau ở trong tất cả các món xào nát nhũn.
Mặt đỏ bừng, chiếc khăn bàn làm bếp trên vai, hai tay bưng đĩa cá đút lò bốc khói. Q. nghiêng mặt như mấy ông bồi bàn có ngạch bước lên phòng khách. Tôi luống cuống nhỏm dậy thu dọn đĩa tách cà phê cho anh có chỗ bày. Tưới một chút rượu mạnh trong chai mình mang tới lên đĩa cá. Q. bật diêm cho lửa bùng cháy rồi hãnh diện nhìn chủ nhà. Tôi trố mắt như trẻ xem trò ảo thuật. Vợ tôi đứng sau lưng Q. cười ngượng ngùng như muốn đổ lỗi sự vụng về cho thái độ sốt săáng của khách. Anh rút chiếc khăn trên vai thấm mồ hôi gáy rồi chả hiểu sao lại lau bừa lên mặt, bất kể mùi đồ ăn ngấm lưu cửu trong đó.
Phong cách giang hồ của mấy món ăn quyến rũ tôi ăn, uống nhiều. Có chút hơi men Q. nói càng hoạt bát, mà ăn cũng không kém. Anh kháo chuyện Hà Nội, tự diễu méinh về những bỡ ngỡ khi mới đặt chân lên xứ văn minh. Những câu chuyện bình thường được anh diễn tả bằng thứ ngôn ngữ giang hồ như món ăn trở nên có duyên đến tức cười. Lũ trẻ ngồi quanh bàn cứ há hốc mồm nghe ông khách lạ, quên cả ăn. Tôi bị cuốn vào câu chuyện hồi nào không hay, vừa nhồm nhoàm nhai vừa kình cãi với khách. Vợ tôi ăn ít, nàng chống hai khuỷu tay lên bàn, xoa xoa hai bàn tay vào nhau nghe chúng tôi nói chuyện và tiếp thức ăn cho mọi người. Q. gắp cho nàng một khúc cá, khi đưa đến gần chén của nàng thì nó trượt khỏi đôi đũa rơi tòm xuống chén nước sốt.
– Đấy, chết rồi mà vật lộn với nó còn khó. Tôi luôn luôn chỉ bắt được vẩy cá trong những lần tát ao.
Anh chữa thẹn rồi thản nhiên lấy tay chùi nước sốt văng trên áo mình, đưa lên miệng liếm .
Tối đó anh ngủ lại nhà tôi. Cơm nước xong thì đã chín giờ rưỡi, chuyến xe lửa cuối cùng hai giờ sáng mới chạy, tôi buộc lòng phải giữ anh lại. Q. thấy đó là điều đương nhiên, không một câu từ chối khuôn sáo, anh hăng hái giúp chủ nhà dọn dẹp để lấy chỗ ngủ. Nhà chật nên chúng tôi dùng chiếc ghế sa lông lớn kéo ra làm giường cho khách. Ngồi trên đống chăn gối mới mang ra, anh nạp một mẩu thuốc, nhìn vợ tôi và mấy cháu nhỏ như dò hỏi rồi tự cho phép mình mồi lửa hút.
Nằm trong phòng ngủ tôi sốt ruột đợi vợ vào để nghe nàng đưa ra những nhận xét về ông khách mới. Nàng còn lịch kịch rửa chén dưới bếp, chuẩn bị nồi cháo gà cho bữa điểm tâm sáng mai. Tôi ngủ quên lúc nào không hay.
Nửa đêm tôi tỉnh giấc vì khát nước. Uống xong ly nước lạnh thì tỉnh ngủ hẳn, tôi lần ra phòng khách kiêùm thuốc lá hút. Cả nhà đã ngủ say, tiếng Q. ngáy rền cả phòng khách. Anh đã uống khá nhiều rượu, hơi thở nặng nề, nồng nặc mùi men. Tôi định vào phòng ngủ hút, nhưng sợ nàng thức gậy lại phát hoảng lên như lần trước nên lộn trở ra ban công. Tuyết rơi nhiều, lún phún rắc trong ánh đèn đường, bay cả vào nhà. Đứng một lúc người đã thấm lạnh, tôi lập cập mở cửa bước vào phòng khách. Q. vẫn ngáy như sấm, thỉnh thoảng nói lảm nhảm điều gì khôgn rõ rồi cười khì khì trong mơ. Tôi nảy ra ý định quan sát anh khi đang ngủ. Phải rồi, con người không thể dấu mình được trong trạng thái này. Những nét nhuần nhuyễn của kịch cợm lúc tỉnh sẽ bị lột sạch, cái ưu cái khuyết, những hang hốc mối mọt của cái tủ cũ sẽ bị cạo mất lớp son lẫn ghét phủ ngoài, trơ ra chất gỗ thật của mình dưới vòi nước xịt mạnh. Không cưỡng lại được ý định ngắm anh, tôi dò dẫm lần đến cây đèn mờ đứng ở phòng, bật nhẹ. Ánh sáng vừa đủ rọi tới mặt Q., anh hơi nhíu mày, rồi mặt dãn nở lại, ngáy tiếp. Mớ tóc cứng, bồng bềnh những nếp quăn tự nhiên lúc này bết mồ hôi bám quanh sọ. Chân mũi vuông, vun đọng thịt ở chóp của con người thiên về hành động, ăn nhậu. Những chân rễ chằn chịt như dây võng bắt nguồn từ đuôi mắt toả rộng ra hai bên thái dương hằn rõ mồn một. Lúc tỉnh, cặp mắt sáng tia điện nghịch ngợm đã toả lấp phần nào cái nhàu nát ở vùng mắt anh. Trán anh cao, gồ, sần sùi những nếp nhăn xếp sóng. Quai hàm vuông, ngay trong giấc ngủ cũng bạnh ra như đang ngấm ngầm chịu đựng cơn đau bụng. Khuôn mặt đó là dương bản của bộ não sau khi trải qua thuở thiếu thời cơ cực, tuổi thanh niên lận đận với mắm muối củi lửa bám rêu trong đầu.
Không thấy quen, cũng chả phát hiện ra điều gì bất thường khi đưa khuôn mặt này rọi chiếu trước quang tuyến, tôi tắt đèn ngồi hút thuốc. Con người thật thảm hại, đáng thương trong giấc ngủ, nếu đẹp có chăng chỉ là nàng công chúa được tạo hóa sàng lọc những đường nét thanh tú từ đời ông bà cha mẹ, ướp mình trong nhung lụa rồi nằm mơ bị con sâu bò đến gần đe dọa. Không biết vợ tôi có thường ngắm chồng trong giấc ngủ? Hôm nay rõ ràng Q. đã kiếm được nhiều điểm của mẹ con nàng. Cứ nhìn con mắt, nụ cười trong trẽo của nàng thì rõ, những điều cảnh giác trước của tôi tan biến ngay khi con người xù xì này lướt vào nhà. Thật đúng là đàn bà với con nít. Giá họ có ác cảm với anh ta thì ngược lại, tôi sẽ chú tâm tìm kiếm những điểm dễ thương để biện hộ trước vợ con, xác tín với mình. Tôi ngồi trong bóng tối hàng giờ, nghi ngờ phủ nhận, đốt sạch gói thuốc Q. vẫn say sưa ngủ, không hay biết chủ nhà đang trăn trở thắc mắc về mình, thỉnh thoảng lại đưa tay quệt nước dãi ở miệng.
Sau đó đều đều mỗi tháng anh vẫn đến nhà tôi chơi, còn dắt theo cả vợ con (để làm tin?) Tôi bị xô đẩy vào mối quan hệ như ép duyên, rồi cũng quen dần với nó. Hai người đã làm tốn khá nhiều thời giờ và rượu bia của nhau. Mặc dù vậy, sau mỗi lần trò chuyện, chi bộ nhỏ trong tơi vẫn họp lại để kiểm thảo, đào bới xem anh có mặc áo giấy đi đêm không. Một nửa con người tôi phải lòng anh, chấp nhận anh, đi với anh trên bề nổi cuộc sống, nhưng phần chìm, khuất trong bóng tối vẫn nhắc nhở, cảnh tỉnh khiến tôi khổ sở như ăn hộp cá ngon mà không biết date, xuất xứ của nó.
Hai bà vợ thân thiết với nhau hơn cả chị em ruột. Họ đã tìm lại Hà Nội thuở ấu thời, hàng quà hàng bánh, chợ Đồng Xuân, chợ Cửa Nam trong nhau. Lũ trẻ mất dần đi những câu “con bác Q.”, “tụi nó…” mà thành “anh R…”, “chị H…”. Chúng xóa nhoà ranh giới giữa hai nhà, ôm tất cả vào lòng rồi chia đều theo thứ tự tuổi tác.
Không được phép đầu độc cuộc sống của vợ con bằngnhững nghi ngờ, tôi thu mình lại bên cạnh những mối quan hệ cởi mở đó. Những lời tâm sự giữa hai vợ chồng tắt dần, thỉnh thoảng buột miệng đưa ra một nhận xét lạc lõng về Q. làm cả nhà ngạc nhiên, khó hiểu, tôi vội xoá nó bằng nụ cười gượng gạo rồi giải thích sang hướng khác. Mỗi lần bị qủy ám, nửa đêm tôi không dám ngồi trong phòng ngủ, ngoài phòng khách mà chui vào toilette khoá cửa lại đốt thuốc trong đó. Tôi cố gắng chặt lìa con ma nghi ngờ ra khỏi người mà không được, sau mỗi nhát dao chém nó càng bấu chặt lấy ruột gan tôi hơn, xác nhận tính cấu thành vững chắc trong tôi. Tôi kinh hoàng nhận ra mình là kẻ tàn tật đi trên cõi đời này. Tôi không phải đoàn viên, chả phải đảng viên, chưa một ngày đứng trong cơ chế Cộng Sản, trong tôi không có những cuộc đấu tố rùng rợn, không có bội phản, giả trá, nhưng thói đa nghi, đề phòng cảnh giác luôn bắt tôi phải soi mói, phân tích và phê bình con người. Tôi không hài lòng với thời trang, tôi bực bội với đầu tóc của kẻ khác, tôi tuyên chiến với những cặp nhân tình ôm hôn nhau ở ngoài đường, tôi nhéin vạn vật với con mắt cần cải tạo. Tôi trở thành kẻ thù của con người lúc nào không hay. Những cố gắng đẽo gọt, cạo rửa bản thân mình trở nên vô ích, tôi là viên gạch vô tình nằm trong lò sát sinh và đã bị ám khói lửa thiêu người.
Jean Paul Sartre sau khi phản tỉnh đã thổ lộ “Tôi ly khai chủ nghĩa Cộng Sản, có nghĩa đã ghê tởm, phỉ nhổ nó, đoạn tuyệt hẳn với nó, nhưng mỗi sáng ngủ dậy đứng trước bồn tắm rửa mặt tôi vẫn thấy một thằng cán bộ đang rình mò, xoi mói nhìn mình trong gương…” Không biết ông đã đặp vỡ bao nhiêu miếng gương, còn tôi, tôi luôn sống với cảm giác sau lưng mình có mọc một cái đuôi.
THẾ GIANG (6/ 1986)
http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=0&tabId=453&ArticleID=408
Quả lừa lịch sử: HCM / CSVN-CSTQ cướp chính quyền VN
Thiên Nam
“Giải mã Nhân Vật HCM chính là Giải mã Lịch sử (bất hạnh) của Dân Tộc VN”
“Chúng mình già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn” (Vua Bảo Đại) (1)

17.8.45: Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: “Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! (8)
HCM là người VN yêu nước với tư tưởng Độc Lập Dân Tộc phải gắn liền với Cách Mạng và Xây Dựng XHCN? HCM là người VN làm Tình Báo cho CSTQ hay là Tình báo TQ gỉa danh người VN với Sứ Mệnh “Cướp Chính Quyền VN về cho CSTQ” – Một vụ Buôn Vua Lã Bất Vi thời hiện đại?
Cái gọi là Cách mạng mùa thu thực chất chỉ là 1 cuộc cướp nhanh chóng chánh quyền của CP Trần Trọng Kim sau khi vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11.3.1945 và giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các vào ngày 17.4.1945:
Ngày 17.8.45 từ một buồi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: “Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây.
VN đã được 2 lần trao trả độc lập từ Nhật-Pháp qua vua Bảo Đại (Người có đầy đủ thẩm quyền nhất để đại diện cho dân tộc VN và cũng là Chủ nhân thật sự của Đất-Nước VN. Tại sao Nhật cũng như Pháp đã không thể bàn giao đất nước VN lại cho một Người CS vô sản như HCM là điều có thể hiểu được). Cả hai lần Độc Lập VN điều bị HCM phá hoại và đã đưa đẩy đất nước VN vào 2 cuộc chiến đuổi Pháp đánh Mỹ đẫm máu hoàn toàn không cần thiết và có thể tránh được sau đệ nhị thế chiến (Ở châu á có cả thẩy 14 nước đều được lần lược trao trả độc lập mà không cần phải đánh nhau với Đế Quốc Thực Dân Đô Hộ)
Sau đệ nhị thế chiến Chủ Nghĩa Phát Xít và Thuộc Địa đã thật sự cáo chung cùng với sự ra đời LHQ với chủ trương “Quyền dân tộc tự quyết”. Thay thế chổ của nó là những Nhà Nước CS mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cho là: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời” (2). LX lấn chiếm một nữa Châu Âu, và ở Châu Á TQ đánh chiếm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu, Nam Hàn (Trong vòng 5 tháng Hồng Vệ Binh của Mao đã đánh chiếm 95% Lảnh Thổ Nam Hàn vào tháng 9.1950, nhưng sau đó lính Mỹ / LHQ đổ bộ vào Nam Hàn đánh bật HVB trở lui lại vĩ tuyến 38 vào tháng 7.1953)… cho nên những cuộc chiến chống Chế độ CS sau đệ nhị thế chiến thật sự là chống lại sự bành trướng của Khối XHCN / CSQT. Cái bất hạnh của Dân Tộc VN là đã bị HCM đưa đẩy vào vòng tranh chấp giữa hai thế lực CS và Thế Giới Tư Do với cái vỏ bọc Tiến Hành chiến tranh dành độc lập VN và giải phóng miền Nam ra khỏi sự chiếm đóng của “Đế Quốc Tư Bản Mỹ” (Để bạn đọc có dịp so sánh: Nước Đức sau đệ nhị thế chiến cũng bị chia cắt như VN vì thua trận và thật sự mới là một nước bị chiếm đóng bởi Mỹ/Đồng Mình và LX, thế nhưng bà TT Đức đã đến tận nước Mỹ để “cám ơn vô hạn”: Thưa Quí vị, cho phép tôi được nói tóm tắt việc này trong một câu: Tôi biết, người Đức chúng tôi biết, chúng tôi cám ơn vô hạn Quí vị, những người bạn Mỹ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ và cả cá nhân tôi sẽ không bao giờ quên Quí vị! (5) và nhà nước CSVN hiện tại vẫn coi Mỹ như là thế lực thù địch của VN)
Tô Hải kể về cái ngày khởi đầu sa hố đó (Tác gỉa sách “Hồi ký của một thằng hèn”):
“Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng… Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!
Sau này, loại thanh niên “yêu nước hồn nhiên” bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng “Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật dành tự do, độc lập cho đất nước!”
Và các nhà viết sử Nhà Nước Cộng Sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim — không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối.
Thực tế lúc ấy là…. chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố GIẢI TÁN ĐẢNG của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh…. và cả “cố vấn” Bảo Đại nữa.
“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây!
Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân… mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít…. mà chém giết nhau thì nhiều?”… Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền! Bi kịch lớn của triệu tấn bi kịch nhỏ chính là đây! (HKCMTH – tr. 424 – 425)
Bi kịch đã phủ trùm đất nước do lệnh truyền chém giết viện dẫn lý do “đế quốc Mỹ đang xâm chiếm miền Nam, đồng bào bị bóc lột, đày đọa”, dù nhiều người sắm vai trong tấn kịch luôn tái tê tự vấn: “Từ nay đến ngày “ngụy nhào… miền Bắc còn bao nhiêu xương rơi, máu đổ? Phía bên kia thì thằng Phát, thằng Đạt, những đứa em tôi; thằng Định, thằng Thọ, những bạn học của tôi… bao giờ sẽ trở thành món “thịt băm” trước cái quyết tâm “còn cái lai quần cũng đánh” của “ta”? (HKCMTH – tr.291 – 292)
Vì họ đã thấy không đế quốc nào xâm lược, không có ai bị đọa đày mà cuộc chiến đã khởi từ mưu đồ độc bá của chỉ một nhóm, thậm chí của chỉ một người:
“Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.” (HKCMTH tr. 388).
Mục tiêu thực sự của cuộc chiến đã được nêu hàng ngày bằng mọi lời lẽ có thể tóm gọn trong mấy câu thơ:
Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ!
Cho đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!
(Tố Hữu)
http://www.quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26787
Nhạc sỹ Phạm Duy đã thuật lại trong cuộc phỏng vấn của đài RFA:
“Cuộc mít-tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của nhà hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao.
Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh…”
64 năm đã trôi qua, kể từ ngày HCM đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945, lý lịch HCM cùng với Vận Mệnh Ngả Nghiêng của dân tộc VN vẩn là điều mù mờ bí ẩn trong thời đại bùng nổ thông tin Internet khi chúng ta phát hiện:
– Hình ảnh và nhân chứng về ngày lịch sử “trọng đại” rất ít và mù mờ, phim ảnh chiếu cảnh HCM đọc TNĐL kéo dài chỉ đúng 1 giây (7) và dưới đây là tấm hình rõ nhất mà chúng ta tìm ra được ở trên Internet:

HCM đọc TNĐL ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945
– Bản thảo viết tay của TNĐL cũng chưa hề được công bố, vì thế chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Nhân vật đọc tuyên ngôn ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945 thật sự là ai? Người VN hay người Tàu gỉa làm người VN?
– Qua 3 bản thảo viết tay của HCM mà chúng ta tìm thấy được trên Internet, thì một học sinh cấp trung học cũng có thể đánh giá “Khả năng viết và diễn tả tiếng Việt của Bác chưa qua khỏi trình độ tiểu học trường làng” hay “Đó là một người ngoại quốc viết tiếng Việt chưa rành” (Các bạn đọc thử tìm trên mạng Internet một tác phẩm viết tay tiếng Việt của HCM mà qua đó mọi người đều công nhận HCM viết rành tiếng Việt!).

Thơ kêu gọi Toàn Cuốc kháng chiến 19/12/1946

Thơ kêu gọi toàn quốc thi đua yêu nước tăng gia sản xuất 1/5/1948
“Di chúc HCM” (6) chỉ có vỏn vẹn vài trang mà HCM phải cần đến 1460 ngày mới hoàn tất. Đảng CSVN đã cho công bố 4 “dị bản” khác nhau vào năm 65, 68, 69, 89 và mỗi lần thêm bớt, cắt cúp, sửa chữa để thích hợp với nhu cầu tuyên truyền cho từng gian đoạn đến nổi Nhạc sĩ Tô Hải phải vô cùng” hoang mang” đặt câu hỏi:
Một tác giả từng nổi tiếng với hàng ngàn bài báo viết rất đơn giản, dễ hiểu, khúc chiết, rõ ràng, rất đại chúng, từng nêu gương học tập cách viết cho hàng loạt cây bút vô sản lẽ nào viết có hai trang “dặn dò trước khi chết” lại phải kéo dài tới 1,460 ngày!? cái gì đã làm cho ông Hồ khó khăn khi cầm bút thế nhỉ? Có sức ép nào không? Mà lại phải coi là tài liệu “tuyệt đối bí mật” cho đến ngày tuyên bố nữa chứ?
…Lí do gì mà mãi đến năm 1989, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của bác, bản di chúc mới được công bố đầy đủ? Cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy bản năm 65, 68, 69, bản nào là bản chuẩn? Ðặc biệt là bản cuối cùng lại có chứng nhận, chứng kiến của Tổng Bí Thư Lê Duẩn kí ở trang cuối lại càng gây thêm thắc mắc: vì sao một bản di chúc đọc kĩ thì chẳng có điều gì bí mật? Chẳng có kế hoạch chiến đấu, xây dựng đi theo đường lối ai, đoàn kết với ai, cảnh giác với ai mà đến nỗi phải có tổng bí thư đứng ra làm công chứng. Chẳng lẽ những điều dặn lại con cháu đồng chí là phải giữ gìn, đoàn kết trong đảng như con ngươi của mình, chẳng lẽ những điều mong muốn cho nhân dân có cơm no, áo ấm, được học hành. Chẳng nhẽ những nguyện vọng được an táng như một người dân bình thường lại trở thành những điều tuyệt mật hay sao?
Nguồn: Nhạc sĩ Tô Hải nói chuyện di chúc
– http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=4162&Itemid=404

Ngục Trung Nhật Ký và Chúc thư của HCM 1969
Trong bản di chúc viết tay đầu tiên, chúng ta không tìm đâu ra được cụm từ “dân chủ”, nhưng để chứng tỏ HCM cũng yêu thích dân chủ, đảng CSVN đã tự ý thêm 2 câu vào bản di chúc “đánh máy” như sau:
“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
– Đáng ngạc nhiên hơn nữa khi chúng ta được biết là NAQ lúc còn trẻ có nét chữ rất đẹp được phát hiện bởi TS Vũ Ngự Chiêu vào năm 1983:
Ðầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v… tổng cộng khoảng 97 người (CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng thế hệ Tây học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở các tu viện như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.. v…) để dùng cho chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ. Thật vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác được chủ Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v…). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau.
Nguồn: Phỏng Vấn Sử Gia Vũ Ngự Chiêu Về Những Nghiên Cứu Lịch Sử Liên Quan Đến Hồ Chí Minh – Nguyễn Vĩnh Châu

Thơ Xin Nhập Học trường thuộc địa của Nguyển Tất Thành / NAQ vào ngày 15.9.1911
DỊCH:
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty ChargeursRéunis để mưu sinh (trên tàu Amiral Latouche-Tréville).
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam.
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán.

Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho người vợ Tàu Tăng Tuyết Minh (1905-1991) bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928 và Daniel Hémery phát hiện vào năm 1990
DỊCH:
Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng: Thuỵ (Bản dịch của N.H. Thành)
– Chúng ta còn ngạc nhiên và hoang mang hơn nửa là trình độ Nga Ngữ của HCM khá hơn Việt Ngữ khi phát hiện ra được bức thư viết tay của HCM gởi cho Stalin xin chỉ thị và giúp đỡ cho CCRD: Không có một chỗ gạch sửa như trong 3 lá thơ viết bằng tiếng Việt gởi cho Nhân Dân VN với nét chử hoàn khác hẳn với những thơ nói trên. Theo các Nhà Bút tích học thì những người với nét chử xoắn tròn có đời sống nội tâm bí mật và thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
– Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừoi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất
% Ho Shi Min %
30-10-1952
đã kí


Thơ viết tay của HCM gởi cho Stalin (Thủ Tướng LX và cũng là TTK ĐCSLX) xin chỉ thị và giúp đở về CCRĐ vào ngày 30.10.1952
http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/23.shtml
Cuối thơ HCM viết tên mình theo âm Tàu và ký tên bằng chữ Tàu. Đây có phải là tác phong của một nhà lãnh đạo VN viết thơ cho một lãnh đạo LX? Vậy HCM là ai? Người Tàu gỉa danh Việt? CCRD đẩm máu nhất trong LSVN đã trôi qua nửa thế kỷ nay, nỗi sợ hãi và kinh hoàng của dân tộc VN vẫn còn đó nhưng tại sao các nhà sử gia và học gỉa VN chưa bao giờ đặt nghi vấn cho những phát hiện vô cùng khó hiểu về nhân vật HCM này?
Tất cả đã cho thấy vụ Cải tạo Nông nghiệp do CS chủ trương và thực hiện này đã gây nhiều tội ác kinh hoàng và nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trước hết, đó là tàn sát thường dân vô tội. Nông dân VN hiền hoà, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến, bỗng dưng bị ĐCS giáng cho họ một đòn chí tử. Đảng tuyên bố CCRĐ là nhằm thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng”, nhưng thực tế thì tầng lớp năng nổ, giỏi giang nhất ở nông thôn bị quy là phú nông, địa chủ, cường hào ác bá, hết đường sinh sống; tầng lớp cán bộ nông thôn từng chịu đựng gian khổ lãnh đạo sản xuất thì bị quy là phản động, gián điệp… bị bắn giết hay bị trừng trị.
Tiếp đến là phá hoại truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc, truyền thống hiếu hoà, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn VN. Chỉ trong vài năm, Đảng đã đánh tan tinh thần «tương thân tương ái» thường đậm đà trong mối quan hệ người với người, đặc biệt nơi thôn dã, qua chính sách “phân định thành phần giai cấp” hết sức bất công, vô lý, tùy tiện, bằng kiểu “tố khổ” đầy thành kiến, gian trá và hận thù.
Thứ ba là phá hoại luân thường của xã hội. Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, các đội cải cách đã ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố” chồng, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” người làm ơn… Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị mất mạng và gia đình họ cũng chịu vạ lây.
Cuối cùng là phá hủy truyền thống tâm linh và văn hoá của đất nước. Qua cuộc CCRĐ, ĐCS cố tình triệt hạ các tôn giáo và tín ngưỡng bằng cách tước đoạt đất hương hỏa, ruộng nhà chung, ruộng nhà chùa vốn vẫn dành lo việc cúng tế thờ phượng, từ thiện bác ái, nuôi sống chức sắc, tu bổ các nơi phụng tự. Với đòn độc địa này, tất cả mọi tổ chức, mọi cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng -vốn che chở hồn dân tộc- đều trở nên điêu đứng và dần dần tàn tạ.
Những khuôn mặt tội đồ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt đã trở thành vết nhơ muôn đời cho dân tộc. Việc làm của họ, được đồng đảng của họ hôm nay tiếp nối, cho toàn dân thấy được tính chất phi nhân bản, phản dân tộc của chủ nghĩa và chế độ Cộng sản. Nó không thể tồn tại trên đất nước Việt Nam!
Nguồn: CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC 1949-1956
– http://www.doi-thoai.com/baimoi1109_194.html

Cải cách ruộng đất: Địa chủ bị đấu tố
Qua những phát hiện “khó hiểu” về những Bút Tích của HCM / NAQ thì đến đây chúng ta có quyền nghi ngờ rằng HCM và NAQ là 2 nhân vật hoàn toàn khác nhau và chúng ta thử tiếp tục tìm hiểu thêm về Qúa Trình Hoạt Động cho CSTQ / CSLX và khảo sát những hình ảnh của HCM / NAQ có thề tim thấy được ở trên mạng Internet.
Chúng ta phải lý giải như thế nào về những khác biệt bút tích giữa tiếng Nga và tiếng Việt? Phải chăng Thư Ký Vũ Kỳ (1921-2005) mới thật sự là tác gỉa của những lá thư viết tay tiếng Việt nói trên? Vũ Kỳ đã “tự kể” những bổ túc thêm vào trong di chúc HCM:
Năm 1967, Bác không sửa gì nhiều bản di chúc nhưng đến năm 1968 thì Người sửa rất nhiều. Phần mở đầu Bác viết năm 1965 là “Năm nay tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh” nhưng nay Bác sửa: “Năm nay tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây”. Có lẽ không muốn mọi người lo, Bác viết tiếp: “Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là một điều bình thường”.
Sau đó Bác viết thêm đoạn “về việc riêng” có ý mới là sau khi hỏa táng sẽ lấy tro xương của Bác để vào ba hộp sành cho mỗi miền Bắc, Trung, Nam. Bác viết thêm về những công việc cần làm sau khi giải phóng miền Nam. Đó là chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm, xây dựng lại thành phố và làng mạc… Những đoạn về chỉnh đốn Đảng, chăm sóc thương binh Bác viết rồi lại gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng đất nước… Bác gạch dọc bên lề. Rất nhiều đoạn vòng xuống vòng lên, mực xanh lẫn mực đỏ. Có lẽ lúc đó Bác còn nhiều trăn trở, Người chưa yên tâm lắm khi giã biệt cuộc đời này? Nói đến đây ông Kỳ dừng lại. Có lẽ ông đang hồi tưởng lại tâm tư của chính mình.
Nguồn: Chuyện kể về “Tài liệu tuyệt đối bí mật” – 2004
– http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chuyen-ke-ve-Tai-lieu-tuyet-doi-bi-mat/40046784/157/
Như vậy Vũ Kỳ cũng là ngưòi Tàu và làm phụ tá tình báo cho HCM!? Cho nên không phải là ngẩu nhiên mà HCM đã giới thiệu VNG cho Vũ Kỳ vào năm 1941:
Năm 1941, đồng chí Vũ Kỳ được Đảng cử sang Trung Quốc học tập quân sự để chuẩn bị điều kiện cho đấu tranh vũ trang. Khi rời Cao Bằng để qua biên giới, Bác Hồ dặn ông: “Chú sang đó sẽ gặp chú Giáp, nguyên là giáo sư dạy ở Trường Thăng Long. Chú nhớ chuyển lời hỏi thăm của Bác”.
Đêm đầu tiên gặp nhau trên đất nước bạn, hai người đã nằm gác chân lên nhau tâm sự đến gần sáng. Dương Hoài Nam (bí danh của đại tướng Võ Nguyên Giáp) hỏi rất nhiều về tình hình Hà Nội. Còn U Xao Ty (bí danh mới được tổ chức đặt cho đồng chí Vũ Kỳ) thì lắng nghe như nhập tâm những điều dặn dò của vị giáo sư Trường Thăng Long mà mình đã từng nghe danh tiếng…
Cách mạng thành công, Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp về Hà Nội. Đồng chí Trần Đăng Ninh đưa ông Vũ Kỳ đến gặp Bác giữa lúc thường vụ đang họp ở 48 Hàng Ngang. Thấy ông xuất hiện đột ngột, đồng chí Võ Nguyên Giáp reo lên: “Ô Kỳ, U Xao Ty!”. Trần Đăng Ninh ngạc nhiên hỏi: “Biết nhau à?”.
Nguồn: Tiễn đưa đồng chí Vũ Kỳ
– http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=75783&ChannelID=3

Vũ Kỳ và HCM 1960
Theo tài liệu chính thống, từ 1930 đến 1941 HCM đã có những hoạt động như sau:
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là “Đảng Cộng sản Đông Dương”, rồi đổi thành “Đảng Lao Động Việt Nam” và nay là “Đảng Cộng sản Việt Nam”).
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
Những năm 1931 – 1933
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch’o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L’Humanité số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương[21]. Nhưng sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby[22], Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Thời kì ở Liên Xô lần thứ hai
Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov[23]. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do[24]. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương “liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ”, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản[25][26].
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
Trở về Việt Nam
Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941[27], ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[28], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày… Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi “Việt Nam độc lập năm 1945″[29]. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phị lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc…
Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh). Ông là chủ tọa.
Nguồn: Hồ Chí Minh – http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Chí_Minh
Theo GS Hồ Tuấn Hùng, tác gỉa sách “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo”, thì NAQ đã chết vì bệnh lao phồi nặng (trước đệ nhị thế chiến chưa có thuốc để trị bệnh lao phổi) và đã được làm lễ truy điệu và an táng ờ LX vào năm 1932. Sau đó HCM / Hồ Tập Chương là 1 người Tàu đã âm thầm “chuyển hoa ghép cây” biến thành nhân vật NAQ với sự đồng tình của CSLX/CSTQ để tiếp tục sứ mạng “Phát triển sự liên hợp trận tuyến giữa 2 đảng CSTQ và CSVN”:
Mật lệnh công tác của HCM (Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo)
Sau khi rời Mạc tư khoa đầu năm 1938, chính phủ quốc dân đảng TQ và Liên Xô lập thành liên minh để chống Nhật. Từ 1939-1944 HCM hoạt động ở Trung quốc, chấp hành nhiệm vụ CS Quốc tế giao phó. Trong lúc ấy cả VN, TQ, LX đều để chống lại đế quốc phát xít Nhật. LX giúp TQ về quân cơ (military plan).
Mật lệnh công tác của HCM là gì thì không rõ, nhưng sau khi thi hành thì có viết báo cáo gửi cho Trung ương ủy viên hội của Việt Nam và trả lời ĐCSQT, những mệnh lệnh đó liên can đến chủ nghĩa Trotsky, phát triển sự liên hợp trận tuyến giữa Trung Việt CSĐ.
Nguyễn Ái Quốc đã chết thật hay chết giả?
Nguyễn Ái Quốc có bệnh phổi lâu năm, vào tháng 6 năm 1931 bị cảnh sát HongKong bắt và chuyển đến bệnh viện của nhà tù để điều trị. Đầu năm 1932 có tin đồn bị mất tích tung ra từ Hồng Kông, khoảng tháng 7 tháng 8 giới truyền thông báo chí đưa tin bị chết vì bệnh ho lao. Những tin này rất phổ biến mà mọi người vào năm đó đều biết. Báo chí thời bấy giờ của Hồng Kông, Anh Quốc, Pháp và Nga Sô đều tung tin sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hồng Kông không rõ nguyên nhân vì đâu mất tích rồi sau bệnh chết. Sinh viên Việt Nam ở Đại học Đông Phương Mạc Tư Khoa (Moscow) còn đặc biệt làm lễ truy điệu và tang lễ cho ông và đảng CS quốc tế phái cả người đến chia buồn. Trong tài liệu hồ sơ của NAQ năm 1933 của Cảnh sát an ninh Pháp cũng ghi rõ ràng NAQ bệnh chết đến nỗi 10 năm sau tình báo viên của Pháp báo cáo với chính phủ thực dân rằng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở biên giới Trung-Việt. Chính phủ trả lời: “Vô lí, cái thằng điên đưa tin bậy bạ, đầu thập niên 30 (1930) NAQ đã chết ở Hồng Kông rồi!”
Những tài liệu nguyên thuỷ về sự việc trên vẫn còn rành rành trước mắt và đều được báo chí thời đó ghi chép, là tư liệu lịch sử đầu tiên nắm giữ sự thật mà mọi người lúc ấy đều không nghi ngờ gì nữa. Trong vòng mười năm đó (1932-1941) Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn mất tích, không có một dấu vết gì trên “sân khấu lịch sử”. Trong mười năm đó tất cả ghi chép về bất kỳ hoạt động nào của Nguyễn AQ đều là của một HCM tự xưng là Nguyễn ái Quốc. mà là những tư liệu được quay lại bổ túc thêm sau này.
HCMinh sau hơn 10 năm (xuất hiện trở lại) phủ nhận mình chết vì ho lao, biện minh rằng năm ấy vì phương tiện muốn đào vong nên cố ý ngụy tạo tin đã bệnh chết. Những cấp cao của đảng CS quốc tế, Trung Cộng và Việt Cộng một mặt toàn lực che đậy những hoạt động của HCM (Hồ tập chương) từ năm 1929 đến 1933, một mặt không ngừng truyền tin giả rằng HCM tức là Nguyến Ái Quốc để làm NAQ sống lại trên sân khấu lịch sử. Ví dụ vào năm 1933 vì để tạo ấn tượng giả rằng NAQ vẫn còn sống mà tung tin NAQ cùng với người bạn Pháp Paul Vaillant Couturier gặp gỡ nhau tại Thượng Hải với ý đồ muốn người đời tin là NAQ vào năm 1933 vẫn hoạt động ở Thượng Hải diễn thành màn “chuyển hoa ghép cây”. Muời năm sau khi NAQ bệnh chết, ngày 6 tháng 6 năm 1941 Hồ Chí Minh lần đầu tiên xuất hiện công khai với tên NAQ phát biểu thư hiệu triệu toàn quốc đồng bào, kêu gọi nhân dân VN đứng lên cách mạng làm tròn nhiệm vụ xây dựng độc lập cho đất nước. Từ đó, NAQ vốn im lặng trong mười năm trường, đã bị thế nhân quên rồi trong ý thức chợt hồi sinh và xuất hiện trở lại trên sân khấu lịch sử. Và rồi HCM đem chuyện đời của mình những ngày tháng “chuyển hoa ghép cây” sau khi NAQ đã chết ngụy biện rằng: “Mùa xuân năm 1932 sau khi mất tích ở HongKong, trốn đến Hạ Môn dưỡng bịnh nửa năm. Đầu năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải, cùng năm ấy mùa xuân từ Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa.” Từ ấy, ve sầu thoát xác tạo nên một HCM – tức là nhân sinh mới của NAQ.
Như cả đến sự thật NAQ bệnh chết, đã bị lịch sử giải thích là vì muốn tránh sự truy lùng của (cảnh sát) đặc vụ Pháp nên cố ý đưa tin giả. (Để rồi) cuối cùng dưới sự tuyên bố của cấp cao đảng CS quốc tế làm củng cố thêm hình ảnh”HCM tức là NAQ”, đảng CS Trung Quốc và đảng CS Việt Nam đã tạo dựng thành công màn “NAQ chết đi sống lại” do đảng CS quốc tế đạo diễn. NAQ có thật sự chết vì bệnh lao không? Đảng CS Quốc tế có đạo diễn màn “chết đi sống lại” không? Xin mời mọi người cùng nhìn lại lịch sử năm xưa, nghe chứng cớ lịch sử phân trần để trả chân tướng lại cho lịch sử.
NAQ bị bệnh lao nặng trên đường tới Mạc Tư Khoa và sau đó đã chết và được chôn ở Mạc Tư Khoa
NAQ có phải vào mùa thu năm 1932 bệnh chết vì lao phổi không cứ phân tích tình huống chính ngay lúc ấy thì hầu như có thể xác định được vậy. Y cứ hồi kí của đảng viên Việt Cộng Lí Đức Phương: “Năm 1925-1927 NAQ ở Quảng Châu 900 ngày lao lực hơn bình thường, làm việc cả ngày lẫn đêm, đem chất lên ắt nhiều như núi, từ sáng 5 giờ làm đến 2 giờ khuya. Sức khoẻ không tốt, ho rất nhiều, có khi ho ra cả máu.” Năm 1930 từ tháng 7 đến tháng 9 NAQ gửi 6 lá thư cho Viễn Đông Cục kể rõ việc mình bị hành bởi cơn bệnh lao phổi. Ông đem bệnh tình diễn tả như sau: “Phổi rất khó chịu, lại ho ra máu, thân thể rất là hư nhược mệt mỏi.” Cuối tháng 11 năm 1931 NAQ viết thư gửi đồng chí Lam Đức Thư trong Liên minh thanh niên cách mạng rằng: “Thân thể tôi sức khoẻ đã đến hồi đáng ngại, thường xuyên ho ra máu. Cứ thế tiếp tục tôi e phải chết trong tù mất thôi.” Năm 1932 tình báo của Anh Quốc Long Paul lúc dùng thủy phi cơ giúp đỡ NAQ trốn khỏi HongKong thấy: ” NAQ rất yếu, chẳng ngừng ho hen, chừng như không còn đủ sức để nói chuyện.” (1) [đoạn này tác giả có ghi chú thêm là tài liệu trong cuốn nhật ký của Paul Draken có để trong sách để người đọc tham khảo]
Những gì ghi trên đây đều là kể trước lúc NAQ từ Hongkong trốn đi Thượng Hải, với bệnh tình nghiêm trọng như thế kia khi phải trải qua bao gian khổ lúc đi thuyền, lúc đi thuỷ phi cơ liệu có thể chịu đựng được không? Huống hồ gì sau khi lên bờ, đảng Quốc dân ở Thượng Hải cùng với cảnh sát ở tô giới của Anh và Pháp như cọp chăm chăm canh chừng tất cả hoạt động của đảng CS, NAQ cũng sẽ tự nhiên không dám lộ mặt đi tìm nơi cứu chữa bệnh tình, chỉ có thể cố gắng chịu đựng đến Mạc Tư Khoa. Chuyện bệnh chết ở Mạc Tư Khoa là khá có thể vậy. Vì thế, báo chí của đảng CS các nước sau khi tờ báo Chân Lí của Liên bang Sô Viết đưa tin trước tiên thì đến tờ NHân Đạo của đảng CS Pháp, tờ Công nhân của đảng CS Anh thay phiên nhau liên tiếp trong tháng 7 tháng 8 năm 1932 báo tin NAQ chết vì bệnh lao phổi và du học sinh Vn tại Nga cử hành tang lễ cho NAQ. Theo đây suy luận “NAQ bệnh chết trên đường đến Mạc Tư Khoa và được mai táng ở Mạc Tư Khoa” thì có thể xác nhận là sự thật, tuyệt chẳng phải là cái chết giả như HCM biện minh đó chỉ là cái cớ để dễ bề đào vong thì có thể dễ dàng chôn vùi chân tướng của sự thật.
Sự sai lầm trong cách biện minh của HCM về cái chết vì bệnh của mình
Cách giải thích về cái chết của HCM có trái ngược nhau không? Có lúc nói “tin chết giả được tung ra là tin đồn của đương cục thực dân Pháp phát tán. Có khi lại bảo: “Luật sư Frank Loseby cố ý đưa tin NAQ chết là muốn tung hỏa mù để NAQ dễ dàng trốn thoát.” Và rồi phiên bản tiếng Việt của HCM truyện hay HCM Biên Niên Tùng Thư biện minh về cái chết của NAQ trước sau khác nhau rất khó khiến người chấp nhận đó đồng với cách giải thích của HCM. (Sách nói) rằng: “Loan truyền tin đã chết là cớ để trốn khỏi HongKong.” Và (sách ghi) đặc biệt HCM nói là: “Tin chết giả được phát tán là lời đồn của thực dân Pháp ý đồ muốn làm xuống tinh thần tranh đấu của dân chúng.” Đây hầu như có điểm chẳng thông. Tin NAQ chết là được bắt đầu loan truyền vào mùa thu năm 1932 mà HCM nói lúc rời HongKong đến Hạ Môn là tháng 1 năm 1933. Thời gian cách nhau gần nửa năm, thật không đúng với kinh nghiệm và lý lẽ thường tình. Theo tình huống thật mà nói, bảo chết tạo hỏa mù để dễ trốn thoát thì thời gian tung tin giả và thời gian thật sự trốn thoát phải tiến hành cùng lúc thì mới phù hợp sự thật. Đằng này thời gian cách nhau gần nửa năm trời. Và càng vô lý hơn nữa là đến những 10 năm sau mới nói mình vẫn còn sống để nói rõ (nguyên nhân) tin tức đã tung ra từ 10 năm trước. Chưa chết mà cứ nói đã chết còn làm nhọc công mọi người lo lắng làm đám tang và mở lễ truy điệu cùng lúc với tổng thư ký Trần Phú khi ấy cũng vừa mất. Cách giải thích hoang đường và tức cười như thế không hợp với lý lẽ thông thường. Những lời biện minh ấy thật như là tự lấy đá ném chân mình. Mà nguyên nhân thật sự là HCM đang sử dụng mánh khoé lừa dối “mượn xác hoàn hồn”, “chuyển hoa ghép cây”.
Mượn xác hoàn hồn và chuyển hoa ghép cây
Năm 1933 Hồ đến Mạc tư khoa, tình hình sức khoẻ lộ rõ rất tệ, bệnh phổi vẫn đeo mang, người rất ốm, sắc mặt trắng xám, đầu cạo trọc lóc, đôi khi ho sù sụ, trong đàm có máu. Do vì lúc ấy không có thuốc trị bệnh lao đặc biệt hiệu nghiệm nào, Hồ trị bằng phương pháp phải rất quy cũ trong sinh hoạt, nghiêm túc tuân thủ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi đúng mực. Mỗi ngày sáng sớm thức dậy đều tập thể dục. Trong phòng của ông có quả tạ và dụng cụ thể thao tập ngực. (HCM tại TQ – Tưởng Vĩnh Kính, trang 82)
Tổng kết lại những tư liệu tường thuật bệnh tình ở trên: theo những ghi chép trước năm 1933, bệnh sử của NAQ đều có liên hệ chặt chẽ đến bệnh lao phổi, rất phù hợp với sự thật NAQ bệnh mất vì ho lao vào mùa hạ năm 1932. Và sau 1933 hầu như không hề thấy một ghi chép nào nói HCM có bệnh lao phổi. Cuối cùng tháng 9 năm 1969 HCM lại chết vì bệnh tim suy kiệt mà không phải bệnh ho lao. Tuy nhiên ở điểm 19 ghi lúc HCM đến Mạc tư khoa sức khoẻ yếu kém, vẫn mang bệnh phổi, thỉng thoảng ho và trong đàm có máu. Song nguồn phần tư liệu này (của sách HCM tại TQ) lại là từ hồi kí của phó bộ trưởng bộ giáo dục của Bắc Việt Nguyễn Khánh Tuyền, mục đích là để HCM thuận lợi tiếp tục sự nghiệp cách mạng khiến VN độc lập của NAQ, cố ý đem chứng bệnh lao phổi vừa lấy mất sinh mạng của NAQ gán cho HCM. Cái ý đồ ghép bệnh sử ho lao để nối kết hai người là sai lầm (vì bệnh đã nặng vậy mà từ 1933 trở đi không có một ghi chép nào về bệnh ho lao gì nữa).
Nguồn: Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo / Trích Dịch Blacky và Nhi
http://prisonbreak1612.multiply.com/journal/item/27

Hình Nguyễn Ái Quốc (bên phải) đã được cạo ghép sửa lại, đặc biệt là tai bên trái sự sai lệch rất rõ ràng. Vì ý đồ muốn tạo sự liên kết giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh

Hình Chụp HCM với những năm tháng khác nhau. Hình HCM / Lin (bên trái, hàng dưới) là lúc vừa đến Moskau năm 1933 và hình NAQ / Lý Thụy / Tống Văn Sơ (bên phải, hàng dưới) lúc bị bắt ở HongKong vào năm 1931, đây cũng là tấm hình cuối cùng của NAQ
Nếu nhìn kỹ vành tai, mũi và miệng cùa NAQ / Lý Thụy / Tống Văn Sơ (bên phải) và HCM / Lin (đầu trọc, bên trái) thì chúng ta có những nhận xét sau:
1) Vành tai không giống nhau
2) Mũi của NAQ thì kín và mũi của HCM thì hĩnh (phồng)
3) Miệng của NAQ thì bình thường và của HCM thì rộng
Chúng ta giải thích như thế nào về sự khác biệt khó hiểu kể từ lúc vào tù (1931) và ra tù (1933) và tại sao những hình ảnh về HCM / NAQ đều bị cạo sửa, nhất là vùng gẩn lỗ tai, mũi, miệng thường là mờ đi hay qúa sáng hoạt qúa tối để không thể còn nhìn cho rõ và tô vẽ lại truớc khi cho lưu hành?
Trước Hồ Tuấn Hùng thì cũng đã có 2 tác giả VN nói về bệnh lao phổi của NAQ ở HongKong:
1) Nhân dân Việt Nam bắt đầu nghe tên Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 1945. Ngày 28 tháng 8 năm đó (nghĩa là ngay sau ngày Việt Minh cướp chính quyền) báo chí Hà Nội công bố thành phần Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Trước đấy, chưa ai nghe đến tên Hồ Chí Minh bao giờ, và mọi người đều thắc mắc về cái tên hơi kỳ lạ đó. Nhiều người cho rằng cái tên đó văn hoa quá không phải là tên thật mà chỉ là tên hiệu.
Dư luận bàn tán về lý lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng lòng muốn biết rõ ông Hồ là ai và tên thật là gì. Nhưng rồi cũng chẳng phải chờ lâu, vì chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đã từng “khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Khi nghe tin đồn này, sở Mật thám Pháp đã lập tức lục lại hồ sơ để tìm ảnh Nguyễn Ái Quốc. Theo hồ sơ chính thức thì Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng Kông năm 1933. Khi đem so sánh bức ảnh đã phai nhạt của Nguyễn Ái Quốc với những tấm ảnh của ông Hồ bán đầy đường Hà Nội, sở Mật thám Pháp mới biết họ Nguyễn vẫn còn sống, và sau 10 năm ẩn náu trong bóng tối đã trở lại chính trường dưới cái tên Hồ Chí Minh. Các chuyên viên sở Mật thám Pháp quyết đoán Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc mặc dầu sau 20 năm gian khổ, vóc dáng và nét mặt họ Nguyễn có thay đổi rất nhiều. Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn. Nhưng ông Hồ cứ chối như Cuội, nói rằng mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối cãi.
Riêng đối với người Việt thì ông Hồ không chối thẳng nhưng cứ trả lời loanh quanh. Thí dụ như trong năm 1946, ông đáp tầu Dumont D’Urville trở về Hải Phòng sau hội nghị Fontainebleau. Cùng đi trên chuyến tàu này có bốn chuyên gia Việt Nam mà ông Hồ đón từ Paris về nước. Một trong bốn ông là ông Võ Quý Huân, có hỏi ông Hồ: “Thưa chủ tịch, chủ tịch có biết ông Nguyễn Ái Quốc hiện nay ở đâu không ạ?” Ông Hồ chỉ mỉm cười và đáp: “Chú tìm ông ấy mà hỏi, tôi đâu biết”.
Không những ông Hồ chỉ giữ kín lý lịch của ông mà đến quê quán gốc tích của ông, ông cũng hết sức bí mật. Trong một bản danh sách ứng cử quốc hội năm 1946, ông khai sinh quán ở Hà Tĩnh; nhưng hiện nay ai cũng biết rõ ông sinh quán ở Nghệ An. Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí Tranh ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Việt Nam Thông tấn xã (Bắc Việt) ấn hành, trong số tháng 8 năm 1960, có đăng bức ảnh Nguyễn Ái Quốc với dòng chữ chú thích “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 30 tuổi, đang bôn ba hoạt động ở hải ngoại”.
Mặc dầu lý lịch của ông Hồ đã được xác định rõ rệt, thế giới tự do vẫn không biết mấy về con người kỳ lạ ấy, và phần lớn những hoạt động của ông Hồ vẫn chỉ có Đệ Tam Quốc tế biết rõ mà thôi. Tất cả những điều ghi chép về ông Hồ chỉ là dựa vào tập hồ sơ mong manh của mật thám Pháp, Anh và những lời thuật lại của một vài người đã có dịp gặp ông.
Nguồn: Từ thực dân đến cộng sản – Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam / From Colonialism to Communism – Hoàng Văn Chí 1962
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9714&rb=08
Như vậy qua lời thuật lại của Hoàng Văn Chí thì HCM vẫn chưa chính thức công nhận mình là NAQ trên tầu Dumont D’Urville (về đến cảng Hải Phòng vào ngày 21/10/1946) thì những câu chuyện về Bà Chị Thanh hay Ông Anh Cả Khiêm ra Hà Nội thăm HCM 5, 10 ngày sau đó có khả năng là hoàn toàn bịa đặt và có lẽ câu chuyện về thăm quê nhà của HCM vào năm 1957/1961 cũng không có thật luôn:
Vào lúc 11gờ 30 phút ngày 27.10.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên sau bao nhiêu năm bôn ba đã được gặp lại chị gái mình – bà Nguyễn Thị Thanh. Hôm đó nhằm vào ngày Chủ nhật.
Trong câu chuyện đầy cảm động của tình chị em, bà Thanh hỏi Bác: “Cậu đi lâu thế có nhớ quê hương không? Cậu còn nhớ chị ngồi ru võng cho cậu ngủ không…”. Nước mắt của Bác Hồ bùi ngùi cảm động. Người đã nói với chị gái: “Chị ơi, quê hương, nghĩa nặng, ơn sâu, mấy mươi năm ấy biết bao nhiêu tình… Chị ơi, khi ở nước ngoài, có lúc đêm khuya thanh vắng, bỗng được nghe một lời ru con của người nhà mình thì lòng dạ lại càng thêm cồn cào nỗi nhớ quê hương, đất nước”.
Bà Thanh hỏi tiếp: “Khi nào cậu về thăm quê được?”. Bác đáp: “Em cũng muốn về thăm quê, nhưng chắc chắn còn lâu, vì việc nước còn nặng nề lắm”.
Đúng một tuần sau đó, ngày 3.11.1946, ông Nguyễn Sinh Khiêm ra Hà Nội gặp Bác. Cậu Khiêm hỏi: “Chú định đến khi nào về thăm quê nhà?”. Bác thưa: “Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình và công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu”. Hôm đó cũng là ngày Chủ nhật.
Mãi đến 11 năm sau khi gặp lại chị gái và anh trai, Bác Hồ mới có dịp về thăm quê (1957).
Nguồn: “Người về thăm quê mang theo bao kỷ niệm”
http://tintucvina.com/?news=89683
NAQ từ bỏ làng quê ra đi vào năm 1911 và làm CT Nước vào năm 1945 mà chưa bao giờ về thăm lại làng quê của mình thì đúng là một nghi vấn lịch sử!
2) Cuối năm 1933, Tuấn đọc mấy tờ báo Pháp và An nam xuất bản ở Saigon và Hà Nội, thấy ở trang 4, trong một cột chữ nhỏ, một tin vắn tắt đại khái như sau đây:
Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hồng Kông vì bịnh lao
“Tin người Anh cho biết vừa rồi Nguyễn Ái Quốc, kẻ phiến loạn cách mạng An nam (agitateur révolutionnaire annamite) bị chết vì bịnh lao phổi trong ngục thất ở Hồng Kông.”
Cái tin ngắn chỉ có mấy dòng chữ nhỏ như thế, đăng ở cuối trang tư như một tin vặt không mấy quan trọng, nhưng đã gieo vào đầu óc của tất cả những người An nam làm cách mạng hồi đó, Quốc gia cũng như Cộng sản, sự tin chắc rằng cái tin kia là thật.
Ðối với thanh niên sinh viên như Tuấn trong trí óc nẩy ra ý nghĩ thực thà rằng Nguyễn Ái Quốc đã thuộc về thế hệ tiền bối như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu thì sự chết về tuổi già là lẽ thường. Huống chi cụ Nguyễn Ái Quốc lại bị bịnh lao phổi, cụ chết vì bịnh đó cũng là lẽ tất nhiên.
Nói đúng ra, thời bấy giờ ở An nam ít có ai biết rằng Nguyễn Ái Quốc là cộng sản. Cái tên “Ái Quốc ” của cụ để cho các lớp người thanh niên yêu nước tưởng rằng cụ là một nhà cách mạng quốc gia lão thành, ở hải ngoại lâu năm như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vậy thôi.
Cái tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông đã làm xôn xao các giới cách mạng một thời gian rồi cũng chìm trong quên lãng. Dần dần không ai nói đến Nguyễn Ái Quốc nữa.
Mãi đến tháng 8 năm 1945, nghĩa là 12 năm sau, cũng như tất cả những người Việt Nam trong nước và hải ngoại, Tuấn nghe thấy lần đầu tiên cái tên Hồ Chí Minh và dư luận trong giới cách mạng quả quyết rằng “Hồ Chí Minh” chính là Nguyễn Ái Quốc. Tuấn hoàn toàn ngạc nhiên!
Vài năm sau đó, Tuấn được đọc ba bốn quyển sách ngoại quốc:
· Le VietMinh của Bernard Fall (Paris)
· Cinq hommes et la France của Jean Lacouture (Paris)
· From colonialism to communism (New York) của Hoàng Văn Chí.
· Le Mystérieux Hồ Chí Minh (Paris) của Hồ Văn Tạo.
mới biết rõ sự thật.
Sau khi Tưởng Giới Thạch tuyệt giao với Nga, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc, nhân viên sứ quán Nga, theo lãnh sự Nga là Borodine phải từ giã Trung quốc trở về Moscou, để Hồ Tùng Mậu (tức là cố Mậu, T.S 40 “xến xáng”, bị giam ở trại an trí Trà Khê (Phú Yên) từ năm 1940 đến năm 1945) ở lại thay thế làm Tổng Bí Thư Ðông Dương Cộng Sản Đảng.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc được lịnh trở lại (từ Nga) Hồng Kông tiếp tục hoạt động, nhưng bị người Anh bắt bỏ tù ngày 6 tháng 6 năm 1931. Bắt rồi được tha, Nguyễn Ái Quốc lẻn đi Singapore, nơi đây ông lại bị người Anh bắt lần thứ hai, đưa về Hồng kông, vào bịnh viện vì bịnh lao phổi.
Cuối năm 1933, Nguyễn Ái Quốc bổng dưng biến mất. Nhà cầm quyền Anh ở Hồng Kông không hề cho biết Nguyễn Ái Quốc mất tích trong trường hợp nào. Có lẽ ông thoát ngục trốn đi chăng?
Dù sao họ cũng đã loan tin rằng Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao ở ngục thất Hồng Kông. Tờ báo Daily Worker, của đảng Cộng Sản Anh ở Luân Ðôn, cũng đăng tin xác nhận rằng Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ Cộng sản An nam, bị bịnh lao phổi đã từ trần trong ngục thất Anh ở Hồng Kông.
Ðồng thời bộ Thuộc địa Pháp ở Paris và Phủ Toàn Quyền Ðông Dương ở Hà Nội cũng nhận được tin ấy. Trong hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc tại sở Mật Thám Pháp cũng có ghi rằng Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông năm 1933.
Sự thật, chỉ có một đôi người quan trọng của Komintern(cơ quan đầu não của cộng sản Ðệ Tam – Nga, là biết Nguyễn Ái Quốc ở đâu và làm gì trong thời gian từ 1933 thoát ngục Hồng Kông, đến năm 1941, năm mà ông lại xuất hiện đột ngột ở Moscou.
Ngoài ra, chính những đảng cộng sản ở Moscou và ở khắp thế giới, và toàn thể đảng viên cộng sản An nam đều tin rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh lao ở ngục thất ở Hồng Kông, như nhà cầm quyền Anh đã tuyên bố, và báo Daily Worker của đảng cộng sản Anh ở Luân Đôn đã đăng tin xác nhận.
Theo các tài liệu chính xác mới được tiết lộ sau nầy, thì Staline rất bất bình Nguyễn Ái Quốc vì ông chủ trương cuộc nổi loạn quá sớm của cộng sản Nghệ An năm 1931, và Quảng Ngãi năm 1932, gây thất bại lớn lao cho đảng Cộng sản Ðông Dương trong thời kỳ phôi thai.
Do đó, năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đang ở Hồng Kông được lịnh của Staline triệu về Moscou và bí mật bị đày đến miền Ðông Sibérie. Mãi đến mùa xuân năm 1941, Nguyễn Ái Quốc mới được Staline gọi về Moscou và được lịnh cùng đi với Nguyễn Khánh Toàn sang gấp Yenan, nơi đây Mao Trạch Ðông giúp Nguyễn Ái Quốc những phương tiện trở về biên giới Hoa – Việt, lập mặt trận Việt-Minh với các phần tử cách mạng ở Trung Quốc.
Lần đầu tiên, năm 1941, xuất hiện nơi đây tên ” Hồ Chí Minh “, vì Nguyễn Ái Quốc vẫn còn dấu bí mật lai lịch và tên tuổi thật của ông. Mãi đến năm 1958, vài tờ báo của chính phủ Hà Nôị mới được phép chính thức đăng rõ ràng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.
Tạp chí tranh ảnh “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” do Thông tấn xã Việt cộng phát hành, số tháng 8 năm 1960, đăng ảnh Nguyễn Ái Quốc với câu đề phía dưới “Ðồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lúc 30 tuổi đang hoạt động ở ngoại quốc.”
Nhưng năm 1933, Tuấn đọc báo Hà Nội và Saigon, cứ yên trí rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bịnh lao phổi ở Hồng Kông. Chính một số đông lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội lúc bấy giờ là Võ Nguyên Giáp, Ðặng Xuân Khu (Trường Chinh), Trần Huy Liệu, cũng đều tin chắc như vậy.
Trích: Tuấn, chàng trai đất Việt / tác giả Nguyễn Vỹ – 1969
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n0n1n1n31n343tq83a3q3m3237n2nmn
Và theo như Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn thì HCM nói tiếng Tàu như tiếng mẹ đẻ:
Vâng, tôi xin nói đơn giản, hôm nay (ngày 7/11/2008) đồng chí Chủ tịch LHHNVN Vũ Xuân Hồng tặng tôi Kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc”. Lần đầu tiên tôi sang Việt Nam là vào tháng 11/1965, sang học tiếng Việt. Hồi đó Việt Nam đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Mỹ đang ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ba tháng sau khi sang Việt Nam (tháng 2/1966), đích thân Bác Hồ đã mời lưu học sinh Trung Quốc chúng tôi đến Phủ Chủ tịch ăn cơm với Bác, Bác ân cần hỏi từng người một. Nếu ai quê ở Quảng Đông thì Bác nói tiếng Quảng Đông, nếu quê ở Bắc Kinh thì Bác nói tiếng phổ thông, quê ở Thượng Hải thì bác nói tiếng Thượng Hải. Bác có thể nói được rất nhiều tiếng địa phương của Trung Quốc và chúng tôi cảm thấy rất thân mật. Sau đó chúng tôi cử một đại biểu đại diện phát biểu với Bác và tôi là người được vinh dự đứng lên phát biểu. Kỷ niệm đó đối với tôi không bao giờ quên. Sau này, chúng tôi còn được gặp Bác hai lần nữa, một lần Bác vào thăm Đại sứ quán Trung Quốc và một lần Bác đi thăm lưu học sinh chúng tôi, sau đó thì Bác sức khỏe yếu nên chúng tôi không được gặp Bác nữa.
Nguồn: Trò chuyện với Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn – 21/11/2008
NAQ rất thích chưng diện áo vét thắt cà vạt còn HCM chỉ xuất hiện trước công chúng trong bộ quần áo đại cán và theo như lời của GS Hồ Tuần Hùng thì người ta chưa bao giờ thấy HCM mặt áo vét thắt cà vạt như NAQ thời trai trẻ:

NAQ tại hội nghị Quốc Tế Cộng Sản tại Nga vaò năm 1924

HCM đi thăm Tổng Thống Đông Đức Wilhelm Pieck ở Berlin 25.7.1957

HCM (với áo đại cán) / Phạm Văn Đồng và phái đoàn tham dự “Hội nghị Fontainebleau 22.6.1946

NAQ tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours 25.12.1920

Hồ Chí Minh đến Moscow tháng 7/1955

HCM với bạn gái Đặng Dĩnh Siêu (bên phải) và Thái Sướng (bên trái) trong chuyến viếng thăm Lô Sơn bí mật của HCM và chưa 1 lần ghé thăm Tăng Tuyết Minh (vợ Tàu của NAQ) – Chụp lại từ “HCM sinh bình khảo” trang 251

HCM và Mao – Quân hàm cuối cùng của Tình Báo HCM: Đại Tướng hay Thượng Tướng ?
Kết Luận:
Qua những dẫn chứng trên thì nhận định HCM là 1 người TQ làm tình báo cho CSTQ với bí danh Thiếu Tá Hồ Quang của Bát Lộ Quân / Quế Lâm là hoàn toàn khả tín. Như vậy nghi vấn HCM gỉa danh NAQ được biệt phái về VN đề hoàn thành Sứ Mạng “Cướp Nước VN” cho CSTQ là có thể chấp nhận được và hy vọng qua đó chúng ta có thể giải thích được những hành động khó hiểu và bí ẩn của HCM ở VN cũng như lịch sử (bất hạnh) VN thời đại HCM. Chúng ta thử đánh giá công / tội HCM cho 2 nước TQ / VN kể từ khi Tình Báo HCM chuẩn bị vượt biên giới Việt Trung về Pắc Bó:
– Tiêu Diệt Ban Lãnh Đạo đảng CSVN cánh miền nam (qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940 – Cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện lần đầu ở VN và cũng là Cờ của tỉnh Phúc Kiến TQ 1933/34) và những người có quan hệ với NAQ như Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Châu Văn Liêm, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Tiến….
Trước đây trên một số diễn đàn có thảo luận về việc cờ đỏ sao vàng đã được dùng tại tỉnh Phúc Kiến. Một người ký tên T.L.T. đã đề cập việc “Trên VTV3 Việt Nam, lúc 20h các ngày thứ 2 đến thứ 6, từ 26/2/2002 đến 08/4/2002 đã chiếu bộ phim Trường chinh 24 tập của Trung Quốc, do Kim Thao và Đường Quốc Cường đạo diễn, Quốc Cường cũng thủ vai Mao. Phim nói về cuộc kháng chiến chống Tưởng của Mao. Ai để ý sẽ thấy nhiều cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh. Nói thêm về Mao, theo lịch sử: khi bất đồng ý kiến với các lãnh tụ cộng sản đầu tiên của Trung Quốc, Mao quay qua nghiên cứu nông dân, tổ chức chính trị tập hợp nông dân ở khu vực Phúc Kiến, Hồ Nam, Giang Tây. Năm 1931 Mao thành lập Chính phủ cộng hòa Xô-viết đầu tiên tại Thụy Kim, Giang Tây. Vậy thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc Phúc Kiến nằm trong vùng ảnh hưởng của Mao.” Vừa rồi, ở Úc đài SBS có chiếu bộ phim này, người viết có xem và thấy cờ đỏ sao vàng (múi sao phình ra như lá cờ Việt Minh) xuất hiện nhiều lần, nhất là cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh đúng như T.L.T. đã góp ý.
Nguồn: Cội nguồn và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng – Nguyễn Quang Duy
– http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=59346
– Cướp quyền lãnh đạo đảng CSVN 1940-1969 (đưa vây cánh ủng hộ HCM miền bắc lên làm lãnh đạo…Trường Chinh, HCM)
– Cướp quyền lãnh đạo nhà nước VN 1945-1969
– Rước Pháp trở lại VN với Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/1946: Mượn tay Pháp tiêu diệt các Tổ chức kháng chiến Người Quốc Gia không theo CS và cả những người CS có khuynh hướng Quốc Gia…để rồi sau đó kêu gọi toàn dân kháng chiến đuổi Pháp ra vào ngày 19/12/1946.
– Cải cách ruộng đất (1953 – 1956), NVGP (1958), XLCĐ (1967): Phá tan cấu trúc che chở đùm bọc lẩn nhau ở làng quê VN, triệt tiêu tình thần sáng tác của giới Văn-Nghệ-Sĩ VN, trấn áp / loại bỏ những đảng viên CSVN có khuynh hướng thân LX với chủ trương chung sống hòa bình với TGTD.
– Trận Đánh ĐBP 1954: Đuổi Pháp ra, lần đầu tiên TQ được ngồi “chung chiếu” với Tứ Cường lúc bấy giờ (Anh – Mỹ – Pháp – LX) ở Hội nghị Geneva năm 1954, chia cắt VN để dụ Mỹ vào VN và cho nhân dân VN ăn bánh vẽ “Huyền Thoại Thiên Tài Cầm Quân VNG”. Cả miền bắc phấn khởi tự hào anh hùng, khí thế hồ hởi để chuẩn bị “Vượt Đường Mòn HCM-Trường Sơn” phục vụ mưu đồ Nam Tiến của TQ.
– Chỉ thị cho TT Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận vùng lưỡi bò Biển Đông là của TQ vào ngày 14.9.1958.
– Tặng Tổng Thống Diệm VNCH cành đào đỏ thắm vào dịp Tết Qúy Mão (1963): Phải chăng cái chết của TT Diệm vào ngày 2.11.1963 đã được HCM báo trước?
– Trận Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 (30/1 – 25/2): Sửa soạn cho Mỹ đến Paris tham dự Hội Đàm Paris (5/1968) và chuẩn bị cho Nixon đến Bắc Kinh (2/1972). Làm suy yếu chủ lực của MTGPMN (“tự” giải tán vào ngày 2.7.1976).
– Xài máu dân như xài nước lã và giấy bạc giả: địch chết một ta chết mười.
– Thiết Lập một mạng lưới tình báo cho CSTQ ở VN: Hồ Binh Bát Vạn Nhập Tràng An là đây. Mỹ / VNCH không thua ở chiến trường nhưng đã thua CSTQ / CSVN ở mặt trận tình báo / tuyên vận và cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến Mỹ bỏ rơi VNCH: Người Mỹ không còn khã năng phân biệt bạn-thù ở VN – cùng một người VN ban ngày có thể là bạn nhưng ban đêm có thể là thù. Hiện tại cũng là Mạng lưới quyền lực thật sự đang cai trị và kiểm soát BCT/CSVN/VN.
Hai Trận Đánh lớn ĐBP 1954 và Tổng Tấn Công MT 1968 nói trên đều được CSTQ dàn dựng và chỉ đạo (3)/(4) và cũng là 2 công trạng lớn lao nhất của HCM ở VN: Đuổi Pháp Dụ Mỹ vào VN đễ rồi sau đó đánh Mỹ với Xương Máu VN cho tới lúc Mỹ chịu đến Paris để đàm phán HĐ-Paris, nhưng thực chất là để chuẩn bị cho TT Mỹ đến Bắc Kinh “xin đầu hàng có điệu kiện”: Trao ghế HĐBA-LHQ, bỏ cấm vận kinh tế đổi lại Lính Mỹ rút an toàn ra khỏi VN, Nam tiến của TQ đến VN là ngưng lại (Ván Cờ Domino được đóng lại sau Trận Tổng Tấn Công MT 1968 và Khe Sanh từ 21.1- 8.4.1968).

Hành quân Pegasus / Lam Sơn 207A (từ 1/4 đến 12/4/1968) giải tỏa Căn cứ Khe Sanh sau 77 ngày bị vây hảm – Chiến thuật biễn người / công đồn đả viện của CSTQ/CSVN đã thất bại ở Khe Sanh.
Trận Khe Sanh – t/g Đại Úy Võ Trung Tín –
http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1968LamSon207AgiaiVayKheSanh.pdf
“Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg; Normandy và Khe Sanh” (TT Obama 2009)
Mao: “Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Phát biểu của Mao Trạch Đông trong cuộc họp của BCT ban chấp hành trung ương Đảng CSTQ, tháng 8 năm 1965)
Nguồn: SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA
– http://bauxitevietnam.info/tulieu/791004_suthatvequanhevntq.htm
Kennedy: “Tôi tin như thế. Tôi tin là cuộc chiến rất gần, Trung Quốc quá lớn và đang đứng phủ đầu trong vùng biên giới; Nếu miền Nam Việt Nam sụp đổ không những Trung Quốc được vị trí địa dư thuận lợi để đánh du kích vào Mã Lai Á mà còn đưa đến ấn tượng về một Đông Nam Á dưới ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc, cộng sản. Vì thế tôi tin vào thuyết Domino.” (Phỏng vấn của Huntley và Brinkley với John F. Kennedy ngày 9/9/1963)
Nguồn: John F. Kennedy và cuộc đảo chánh 1/11/1963
– http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6871
Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của miền Nam Việt Nam, mặc dù cả hai bên đã có thỏa hiệp ngưng bắn. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.
Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể bình định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn “Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
Nguồn: Sự kiện Tết Mậu Thân – http://vi.wikipedia.org/wiki/Sự_kiện_Tết_Mậu_Thân

TT Mỹ Nixon đến Bắc Kinh gặp Mao “xin đầu hàng có điệu kiện” vào tháng 2/1972
Lời chót:
Với “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (viết bằng tiếng TQ năm 1947/1948 và được dịch ra Pháp / Anh vào 1949/1950) CSTQ đã âm thầm chuẩn bị với dự luận Quốc Tế “HCM là NAQ người VN”. Sách này chỉ được dịch ra tiếng Việt từ những bản nói trên vào cuối thập niên 50 hay đầu thập niên 60 thế ký 20 và cho phổ biến ở VN để qua đó nhà nước CSVN chính thức công nhận HCM là NAQ.
Thư ký của HCM chưa bao giờ chứng nhận là đã thấy HCM viết “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, bản thảo viết tay bằng tiếng Tàu cũng chưa hề được công bố. HCM viết sách vào thời điểm nào? Năm 1945 HCM còn phải lo đại sự là cướp chánh quyền của TT Trần Trọng Kim, năm 1946 HCM đi tầu sang Pháp để thương lượng với người Pháp, năm 1947 HCM kêu gọi toàn dân nổi dây đánh Pháp, năm 1948 Bác lại kêu gọi toàn quốc thi đua tăng gia sản xuất…thế thì làm sao mà Bác rãnh rổi đề ngồi viết sách tự kể đời mình!. Như vậy có khả năng là một nhóm tuyên vận tình báo Bắc Kinh nào đó với Bút danh chung Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm này nhằm phục vụ cho công tác tuyên vận giới thiệu với Quốc Tế về Nhân vật HCM là NAQ VN và cũng có thể đang nằm trong Cục Lưu trữ của Cơ Quan Tình Báo TQ ở Bắc Kinh cùng với bản TNĐL 2.9 (cũng được viết bằng tiếng TQ!?)…chờ ngày trình làng để chứng minh HCM là người TQ.
Với “HCM Sanh Bình Khảo” (cũng bằng tiếng Tàu năm 2008, thế kỹ 21) CSTQ lại âm thầm chuẩn bị dư luận với Quốc Tế về “HCM là người Tàu” nằm trong mưu đồ tóm thâu VN. Đều này cũng đồng nghĩa là trong vòng 10 năm tới VN sẽ đươc CSTQ phù phép đễ sáp nhập vào TQ (có thể theo hình thức Liên Bang hay chiếm đóng như Tây Tạng bất chầp dư luận thế giới, còn tùy theo dư luận VN / thế giới và sức mạnh quân sự TQ). Vận mệnh VN hiện nay như “Ngàn cân treo sợi tóc”, có thế sáng tới mở mắt ra là chúng ta đã thấy Quân Lính Tàu đứng đầy ở Ba Đình rồi nếu người VN không nhanh tay dành lại chánh quyền VN trong vài tháng / năm tới. Mất nước lần này là vĩnh viễn!
Tên HCM-City (Nam), Lăng HCM (Bắc, cũng được dùng để trấn yểm Thăng Long VN!?), Tư tưởng HCM, Tiêm thuốc kích tử cho HCM chết đúng vào ngày / giờ trùng (2.9.1969 / 9 giờ 47 phút) (9) và Tiền HCM… là ý đồ vô cùng thâm độc của CSTQ cũng như nhằm chuẩn bị dự luận quốc tế trước khi tóm thâu VN theo chiến thuật Tằm Ăn Dâu.
Một Dân tộc không có Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc và nhận Giặc làm Cha Già Dân Tộc là câu chuyện có thật ở VN vào thế kỷ 20/21.
Tài liệu tham khảo:
(1) Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại – Thủ tướng Ngô Ðình Diệm / Tác gỉa Nguyễn Quang Duy – http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14621&rb=0302
(2) Bản chất những chế độ Cộng Sản – Tác gỉa Chu chi Nam
– http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3135&Itemid=318
(3) Vai trò của CS Trung Quốc trong chiến tranh 1946-1954 ở VietNam / Tác gỉa Trần Gia Phụng
– http://ongvove.wordpress.com/2009/07/30/vai-tro-của-cs-trung-quốc-trong-chiến-tranh-1946-1954-ở-vietnam/
(4) Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 / Tác giả: Nguyễn Quang Duy
– http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25046
(5) Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel – Diễn văn trước lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 3.11.09.
– http://danluan.org/node/3233
(6) Di Chúc Hồ Chí Minh – http://xoathantuong.tripod.com/hcm_dc.htm
(7) Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – http://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ&feature=related
(8) Hình nguyên thuỷ là nhân dân Hà Nội tụ tập trước Nhà Hát lớn để phản đối việc chia cắt đất nước giửa Pháp và CSVN (do phóng viên Howard Sochurek của Tạp Chí TIME-LIFE ghi vào ống kính máy ảnh ngày 1.7.1954)
– http://www.life.com/image/82499964
(9) Nhân gian VN đã vô tình tiết lộ qua câu vè: Bác Hồ chết phải giờ trùng, khiến toàn dân tộc chẳng khùng cũng điên… – Một Nghiên Cứu Khoa Học về Hồ Chí Minh
– http://www.doi-thoai.com/baimoi0909_062.html
11.11.2009 – 31.12.2009
TN
Bài viết này được phép phổ biến và sử dụng lại ở mọi hình thức và không cần xin phép với điều kiện là phải ghi rõ nguồn: Thiên Nam – http://thiennam2012.blogspot.com/