Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Mười Một, 2010

Trung Quốc Hiểu Biết Rất Ít về Bắc Triều Tiên Hơn Nhiều Người Đã Lầm Tưởng: Các Tiết Lộ Ngoại Giao Cho Biết Thế

Posted by hoangtran204 trên 30/11/2010

Vì sợ bị mất mặt (nói mà Bắc Triều Tiên sẽ không nghe, không giảm bớt căng thẳng với Nam Hàn) hèn gì mà TQ rất tích cực trong việc phản đối  Mỹ đem chiến hạm vào tập trận với Nam Hàn và tích cực trong việc yêu cầu Bắc Triều Tiên nên đàm phán…

 

Trung Quốc Hiểu Biết Rất Ít về Bắc Triều Tiên Hơn Là Ta Đã Lầm Tưởng: Các Tiết Lộ Ngoại Giao Cho Biết Thế

By CHRISTOPHER BODEEN, Associated Press

BẮC KINH – Theo các tập tin ngoại giao của chính phủ Mỹ bị tiết lộ ở trang web WikiLeaks, Trung Quốc hiểu biết rất ít về Bắc Triều Tiên, có ít ảnh hưởng với đồng minh thân cận Bắc Triều Tiên hơn là TQ thường được người ta tưởng, và TQ hầu như chấp nhận một bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự cầm quyền của Nam Hàn.
Các bản ghi nhớ – được gọi là những đường truyền bằng cáp, mặc dù các bản nầy là những e-mail đã được mật mã hóa- vẽ ra một bức tranh của ba nước đang đấu tranh để hiểu một chế độ cô lập, cứng rắn khi đối mặt với sự thiếu thông tin và chỉ ra sự phụ thuộc ngoại giao Mỹ và Hàn Quốc về Trung Quốc phân tích và giải thích.

Việc phát hành các tài liệu, trong đó bao gồm các cuộc thảo luận về kế hoạch dự phòng cho sự sụp đổ của chế độ và suy đoán về việc khi nào chuyện đó xẩy ra, tiếp theo sau những căng thẳng mới trong khu vực. Bắc Triều Tiên đã tung ra một trận pháo kích trên một hòn đảo của Hàn Quốc đã giết chết bốn người tuần trước và từ đó Bắc Triều Tiên đã cảnh báo rằng cuộc tập trận dưới biển giữa Mỹ và Nam Hàn vào tuần này đang đẩy bán đảo nầy tới “bờ của cuộc chiến tranh.”

Các pháo kích nói trên xảy ra sau một loạt các hành vi khiêu khích khác: Một cuộc thử nghiệm hạt nhân bất hợp pháp và nhiều thử nghiệm bắn tên lửa, việc phóng ngư lôi vào  một tàu chiến của Hàn Quốc và gần đây nhất, một thông báo rằng ngoài chương trình làm (giàu vật liệu hạt nhân) plutonium, Bắc Triều Tiên cũng có thể theo đuổi con đường chế tạo bom hạt nhân uranium.

Các bản ghi nhớ (bị tiết lộ) đang cung cấp tin tức cho ta thấy một khoảng thời gian trước khi có những căng thẳng mới nhất, nhưng các bản tiết lộ đang vẽ ra một bức tranh của ba nước đang đấu tranh để hiểu được một nước Bắc Triều Tiên bị cô lập và không thể đoán trước (các phản ứng của nước nầy sẽ ra sao trong các tình thế sắp tới).

Trong các bản thông báo mật về tin ngoại giao của Mỹ, Trung Quốc đôi khi có vẻ như không biết hoặc không chắc chắn về các vấn đề khác nhau: từ những chuyện như ai sẽ là người kế tục nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il, đến chuyện kế hoạch làm giàu quặng uranium,và việc thử nghiệm hạt nhân của họ, cho thấy Bắc Triều Tiên giấu kín các kế hoạch ngay cả đối với nước đồng minh quan trọng Trung Quốc.

Khi được hỏi về chương trình làm giàu quặng uranium cuối tháng sáu năm 2009, các quan chức Trung Quốc cho biết họ tin rằng đó là chương trình “chỉ mới ở trong một giai đoạn ban đầu” – một đặc trưng mà hiện nay người ta cho là TQ dường như là  đánh giá quá thấp (khả năng chế tạo bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên).

Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng – Bắc Kinh đã chiến đấu ở phía bắc của chiến tranh Triều Tiên (1953) và giúp đỡ thiết lập chế độ hiện hành ở đó – và hành động của Trung Quốc thường là để bảo vệ Bắc Triều Tiên từ áp lực nước ngoài. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối lệnh trừng phạt cấm vận kinh tế và đáp ứng các cuộc khủng hoảng mới nhất bằng cách lặp lại lời kêu gọi hãy quay trở lại cuộc đàm thoại các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân đang bị đình trệ giữa sáu quốc gia mà Bắc Triều Tiên đã và đang từ chối (việc họp nầy.)

Nhưng Trung Quốc dường như có ít khả năng để ngăn chặn một sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên và có ảnh hưởng rất ít tới các  quan chức tại Bình Nhưỡng hơn là nhiều người tin; phó bộ trưởng ngoại giao, Chun Yung-woo của Nam Triều Tiên, được trích dẫn (trong tài liệu của bản ghi nhớ như nói ở trên) đang nói chuyện với Đại sứ Mỹ Kathleen Stephens trong tháng hai (2010).

Trung Quốc thiếu cương quyết thúc đẩy Bình Nhưỡng thay đổi hành vi, theo phó bộ trưởng ngoại giao Chun, nhưng Bắc Kinh sẽ không nhất thiết phản đối việc Mỹ và Hàn Quốc trong trường hợp của một sự sụp đổ của Bắc Hàn.

Trung Quốc “sẽ được thoải mái với một Triều Tiên thống nhất được kiểm soát bởi Nam Triều Tiên (Seoul) và gắn chặt với Mỹ trong  một ‘liên minh’ một khi Hàn Quốc không phải là thù địch với Trung Quốc, “Chun nói.

Các cơ hội kinh tế trong một nước Triều Tiên thống nhất hơn nữa có thể gây sự chuẩn thuận (mà không cản trở) của Trung Quốc (trong chuyện thống nhất giữa 2 nước Triều Tiên), ông nói.

Tuy nhiên, các bản tin ngoại giao bí mật nầy cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ ở phía bắc khu phi quân sự hiện đang tạo thành biên giới Bắc-Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei cho biết Trung Quốc không bình luận cụ thể về các bản tin ngoại giao bí mật nầy.

“Trung Quốc luôn ủng hộ đối thoại giữa các bên Bắc và Nam của bán đảo Triều Tiên để cải thiện quan hệ của họ,” Hồng Lei cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ.

Trong bản tin bị rò rỉ, Chun dự đoán chính phủ ở Bình Nhưỡng sẽ không tồn tại quá ba năm sau cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong Il ốm yếu, những người đang tìm cách chuyển giao quyền lực cho con trai út của ông Kim Jong Un, một người non nớt về chính trị ở độ tuổi 20 mấy.

Chun cũng bác bỏ khả năng can thiệp quân sự của Trung Quốc nếu Bắc Triều Tiên rơi vào hỗn loạn.

Mặc dù vậy, Trung Quốc đang chuẩn bị để xử lý bất cứ sự bùng phát của tình trạng bất ổn dọc theo biên giới có thể diễn ra tiếp theo một sự sụp đổ của chế độ Bắc Triều Tiên. Các viên chức Trung Quốc nói rằng họ có thể đối phó với lên đến 300.000 người tị nạn, nhưng có thể phải đóng cửa biên giới để duy trì trật tự, các bản ghi nhớ tiết lộ, trích lời một đại diện giấu tên của một nhóm cứu trợ quốc tế.

Các viên chức Trung Quốc cũng được trích dẫn là đang sử dụng ngôn ngữ chế giễu khi đề cập đến Bắc Triều Tiên, chỉ tới những căng thẳng giữa hai nước láng giềng, tương phản với các báo cáo chính thức nhấn mạnh về các mối quan hệ lịch sử chặt chẻ giữa hai nước.

Sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Ông Yafei được trích dẫn khi nói với một quan chức Mỹ vào tháng Tư năm 2009 rằng Bình Nhưỡng đã hành động giống như một “đứa con hư hỏng”  bằng cách đạo diễn một dàn thử nghiệm tên lửa trong một nỗ lực để đạt được lời yêu cầu của họ về các cuộc đàm phán song phương với Washington.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton cho biết hôm thứ hai rằng: WikiLeaks hành động bất hợp pháp trong việc đưa lên mạng internet các tài liệu ngoại giao của Mỹ  bị rò rỉ. Nhiều viên chức trên thế giới đã cho biết sự tiết lộ nầy đang làm nguy hiểm cho an ninh quốc gia, các nhà ngoại giao, tài sản trí tuệ và các mối quan hệ giữa các chính phủ.

Năm tổ chức truyền thông quốc tế, bao gồm The New York Times và tờ báo Guardian của Anh, cũng nằm trong số những nơi nhận được các văn bản trước khi Wikileaks công bố các tin tức nầy lên mạng. WikiLeaks cũng từ từ đưa lên tất cả các tài liệu trên trang web riêng của mình.

 

Posted in Chinh Tri Hoa Ky, Chinh tri Trung Quoc | Leave a Comment »

Công An vi phạm pháp luật vẫn không bị Tù

Posted by hoangtran204 trên 30/11/2010

23/11/2010 – 10:50 AM

http://phapluattp.vn/20101123103810225p1063c1016/hiep-dam-tre-em-chi-bi-tu-treo.htm

Hiếp dâm trẻ em chỉ bị tù treo!

Theo bản án ngày 8-7-2010 của TAND thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Nguyễn Văn Côn đã giao cấu với em N.T.Y. lúc em mới 12 tuổi.
Lẽ ra phải lãnh án về tội “hiếp dâm trẻ em”, nhưng bị cáo chỉ bị phạt tội “dâm ô đối với trẻ em” với mức án rất nhẹ nhàng là 9 tháng tù treo.

H.P.H. – 18 tuổi, ngụ huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai – vừa bị tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên y án sơ thẩm 6 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”. Trong năm 2007-2008, Hoàng đã hai lần dụ dỗ cháu H.K.P. (7 tuổi, là cháu nuôi của Hoàng) chơi trò “người lớn”. Cuối năm 2008, cháu P. kể chuyện trên với người thân. Cha mẹ P. đã tố cáo Hoàng và đưa cháu P. đi giám định.- Ảnh: N.Đ. 

Hai tháng sau ngày tòa xử, một bạn đọc gọi điện báo tin cho PV “vụ án được làm nhẹ” nói trên. Phóng viên đã đến Hồng Ngự gặp gia đình nạn nhân. Nhắc đến bi kịch xảy ra hơn một năm trước, bà T. – bà ngoại của bé Y. – kể bằng giọng ngậm ngùi: “Mỗi khi tới vụ mùa ba mẹ Y. đi gặt lúa thuê ở xa cả tháng mới về. Mỗi lần như thế, hai chị em Y. sang ngủ chung với vợ chồng tui. Lần đó em gái Y. khóc không chịu ngủ nhà tui nên tui đành để hai đứa ngủ nhà chúng, vì hai nhà cách nhau chỉ 3m, tối tối tui thường chạy sang nhìn, tui đâu có dè…”.
Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 4 điều 112 Bộ luật hình sự): mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Tối 17-7-2009, nghe tin Y. không ngủ ở nhà, bà T. tức tốc chạy qua xem chỉ thấy mình em gái Y.. Mọi người hoảng sợ đổ xô đi tìm. Một lúc sau Y. về. Tức giận vì cháu đi chơi khuya nên ông ngoại đã đánh và Y. làm rơi tờ 10.000 đồng cầm trên tay. Bà T. thấy vậy can chồng và nắm tay Y. thì hoảng hốt thấy bàn tay cháu mình lạnh ngắt.

Đứa trẻ đáng thương

Bà T. nhớ lại: “Tui gạn hỏi, bấy giờ Y. mới kể ông Năm Côn kêu nó ngủ chung rồi cho tiền. Nghe nó nói tui muốn xỉu tưởng mình nghe nhầm, nên hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Nghe Y. kể việc ổng làm với nó, tụi tôi thất kinh hồn vía. Trời ơi, không dè ổng đáng tuổi cha tui, đáng ông của Y. mà lại làm việc xấu xa hại đời con nhỏ. Tức giận, chúng tui điện công an, công an phường có mặt liền. Ngay đêm đó công an phường kêu ông Năm Côn, vợ chồng tui và Y. đến phường hỏi chuyện…”.

Chị H., mẹ bé Y., nhớ lại: đang cắt lúa mướn nghe tin con mình như vậy, vợ chồng xây xẩm mặt mày, té xỉu tại chỗ. Từ đó đi làm mướn ở đâu xa, vợ chồng chị cũng mang con theo. Mẹ chị đã nhường quán bán cà phê, bán cháo để chị được bán tại nhà. Ở quê khách cũng lưa thưa, mỗi ngày chỉ kiếm khoảng vài chục ngàn tiền lời, tằn tiện cháo rau chứ không dám rời con.

Chị H. thở dài thườn thượt: “Lúc đó Y. mới 12 tuổi, nỡ nào ổng làm vậy”. Trong suốt khoảng thời gian năm tháng, sau ngày kinh hoàng đó, Y. trở nên nhút nhát, co rút lại, cứ ở lì trong nhà.Y. là một đứa bé rất rụt rè, khờ khạo. Em học lớp 1 đến bốn năm vẫn không lên nổi lớp 2 nên cha mẹ đành cho con nghỉ học. Y. kể ông Côn đã sáu lần “quan hệ” với em, mỗi lần “quan hệ” ông Côn cho Y. 10.000 đồng. Tiền đó Y. dùng mua bánh kẹo. Hỏi em có biết việc ông Côn làm với em là xấu không, tại sao không nói cho ông bà ngoại biết, Y. trả lời: “Ông Năm bảo nếu con không ngủ với ổng, ổng sẽ lên nhà đâm chết chị em con. Con nói cho ai biết, ổng giết con…”.

Bà ngoại của Y. thắc mắc: “Có người làm bậy xử ở tù mấy năm, còn ông Côn sao không bị giam giữ?…”. Hỏi người thân của Y. nếu không đồng ý với mức án trên sao gia đình không làm đơn kháng cáo, chị H. trả lời: “Nhà chỉ có mẹ biết dăm ba chữ, còn vợ chồng tui có biết đọc, biết viết gì đâu. Chúng tui có biết kháng cáo là gì. Nhà nước xử sao thì nghe vậy. Lúc đó tui còn nghĩ tù treo là ông Côn sẽ bị treo lên…”.

Hành vi hiếp dâm rất rõ ràng

Theo những gì mô tả trong cáo trạng số 19/KSĐT-TA ngày 8-6-2010 của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hồng Ngự thì Nguyễn Văn Côn phải bị truy tố về tội “hiếp dâm trẻ em”, nhưng VKS lại ra quyết định truy tố về tội “dâm ô đối với trẻ em”. Rõ ràng VKS đã truy tố sai tội danh.

Tại phiên tòa, bị cáo khai bé Y. tự xuống ghe bị cáo, rồi bị cáo kêu Y. đấm lưng, sau đó bị cáo có sờ soạng bé Y., nhưng do tuổi già bệnh hoạn nên bị cáo không có giao cấu với Y. và sự việc chỉ xảy ra có một lần. Trong khi lời khai của bé Y. ngược lại.

Lời khai của bị cáo Côn hoàn toàn mâu thuẫn với lời khai của chính bị cáo tại cơ quan điều tra, mâu thuẫn với nội dung cáo trạng của VKS và mâu thuẫn cả lời khai của bị hại. Đúng ra hội đồng xét xử phải làm rõ điều này. Đằng này lời khai bị cáo mâu thuẫn như vậy lại cho là hợp với cáo trạng, hợp với lời khai của nạn nhân. Điều này chứng tỏ việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ. Một điều khó hiểu nữa là ngay trong bản án của tòa đã mô tả chi tiết hành vi của ông Côn, viết rõ rằng ông Côn đã “thực hiện hành vi giao cấu khoảng 1 phút thì xuất tinh”.

Bên cạnh đó, kết luận giám định pháp y cũng ghi rõ: phân tích ADN từ mẫu tóc thu được của Nguyễn Văn Côn cho thấy tinh trùng trên quần đùi của ông Côn và trên quần của bé Y. là của Nguyễn Văn Côn. Thế nhưng tòa lại chỉ tuyên phạt bị cáo Côn tội “dâm ô đối với trẻ em”.

Tòa án và viện kiểm sát nói gì? 

* Thưa ông, vụ án trên có đầy đủ yếu tố cấu thành tội “hiếp dâm trẻ em” nhưng tại sao tòa lại tuyên tội “dâm ô đối với trẻ em”?

Ông Nguyễn Duy Thành (chánh án TAND thị xã Hồng Ngự): Không có cơ sở để nói đó là tội “hiếp dâm trẻ em”. Tòa xử dựa trên kết quả của cơ quan điều tra, VKS truy tố và chứng cứ thể hiện tại phiên tòa.

* Theo Bộ luật hình sự, tội hiếp dâm là có hành vi giao cấu, còn dâm ô là các hành vi như sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục… Rõ ràng theo kết quả điều tra thì ông Côn đã có hành vi giao cấu với bé Y., có đủ cơ sở để xử tội hiếp dâm?

–  Tôi cho rằng tòa đã xử đúng luật. Việc tuyên án không phải ý kiến của một cá nhân nào mà là cả hội đồng xét xử. VKS không kháng nghị, bên bị hại không kháng cáo. Án đã có hiệu lực pháp luật. Tòa xử như thế là phù hợp.

* Ông Lê Văn Lợi (viện trưởng Viện KSND thị xã Hồng Ngự): Đây là án từ tỉnh chuyển về, tỉnh truy tố theo tội danh nào thì chúng tôi truy tố theo tội danh đó. Nếu tòa bất đồng quan điểm, tòa cứ thay đổi tội danh, chuyển đổi khung nhẹ hoặc nặng hơn tội danh mà VKS truy tố. Còn nếu thiếu chứng cứ thì tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung…

Theo MINH TÂM (TTO)
ai-linh-an-treo-c51a339369.html

Posted in Công An | Thẻ: | Leave a Comment »

Xem Thủ tướng trả lời Quốc hội

Posted by hoangtran204 trên 28/11/2010

Xem Thủ tướng trả lời Quốc hội

Đăng bởi bvnpost on 28/11/2010

Hà Văn Thịnh

Xem, nghe, nhìn, đọc về việc Thủ tướng đăng đàn trả lời trước Quốc hội, cuối cùng tôi ngộ ra rằng từng ấy thứ vẫn chưa đủ cho cái sự nghĩ, vì quả thật, theo tôi, nếu tin vào cái đúng của lẽ đời, cái cần có của một người biết “thấu tình men lá rượu ngô trong” (thơ Trần Đăng Tuấn), cái dũng khí của lòng tự trọng, thì 4 trang báo Tuổi trẻ mà tôi có trên tay nên rút gọn thành hai từ thôi: từ chức!

1. Thủ tướng đã tự phủ định mình, khi cho rằng cái “lỗi” để cho ông Phạm Thanh Bình vừa là Chủ tịch HĐQT, vừa là Tổng giám đốc (sai luật, phủ định chính cái văn bản mà Thủ tướng đã ký – bắt buộc tất cả các doanh nghiệp cả nước phải tuân thủ, trừ Vinashin) là có nguồn gốc từ thời ông Phan Văn Khải (Vietnamnet, 24.11.2010)? Ông Khải sai là điều cần phải phê phán, nhưng cứ tiếp tục cái sai đó nhùng nhằng, dây dưa hết năm này sang năm khác thì là can cớ sao đây? Làm như thế có khác gì thừa nhận, dung túng cho một nhóm lợi ích có đặc quyền bất chấp luật pháp, bất chấp trật tự, kỷ cương, phép nước?

2. Thủ tướng “kiểm điểm” không thành khẩn, khi tự mâu thuẫn với chính mình bằng tuyên bố “là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém của chính phủ. Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên liên quan tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”. Về mặt thực tiễn lịch sử, nói như thế gần như bằng… không! Xin nhận trách nhiệm xong, rồi kéo theo cả một đoàn “thành viên liên quan” là bao nhiêu người không ai biết, thì đến bao giờ mới kiểm điểm xong?! Kiểm điểm như thế nào, kiểm điểm bao lâu không nói rõ mà chỉ cho Đại biểu biết là “chúng tôi sẽ công khai” (?). Người dân đã biết rõ cái chuyện kiểm điểm PMU 18: Vụ án bùng ra trước Đại hội X nay sắp Đại hội XI mà vẫn chưa xong! Ông cha ta đã từng nhắc nhở rằng một trong những “nguyên tắc phi thường” của người Việt là cứ đủng đỉnh, từ từ, làm cho sự việc rối tung lên rồi tự khắc câu trả lời có sẵn: Để lâu cứt trâu hóa bùn!

 

3. Thủ tướng đã bật đèn xanh cho sự xuê xoa, khi chính Đại biểu Vũ Hoàng Hà đã nói rằng “các Bộ trưởng có liên quan trả lời trước Quốc hội không ai nhận thiếu sót, khuyết điểm” (Tuổi trẻ, 25.11.2010, tr.2). Rõ ràng cho đến lúc này mà vẫn chưa có ai nhận khuyết điểm hoặc nhận theo kiểu đánh bùn sang ao thì ai cũng rõ là việc “kiểm điểm” sẽ bế tắc như thế nào! Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Hồng Phúc còn cho Quốc hội biết là Bộ Công thương không có quyền, vì Vinashin thuộc quyền quản lý trực tiếp của Chính phủ. Nếu Bộ trưởng Công thương đúng thì cần gì phải kiểm điểm X người nữa?

Thủ tướng nghĩ sao về trả lời của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu rằng, việc bệnh nhân phải nằm ghép hai ba bệnh nhân một giường trong 3 năm, 5 năm hay 10 năm nữa là tùy vào các… bệnh viện? Nếu đúng thế, sinh ra Bộ Y tế để làm gì?… Những câu trả lời tương tự của các Bộ trưởng cho người dân biết nhiều sự thật đau lòng, trong đó biết rõ hơn là 100.000 tỷ tiền dân, của nước hình như là giấy lộn? Chắc Thủ tướng và các Đại biểu Quốc hội biết chuyện 3 nông dân ở Lâm Đồng nhậu say, lỡ bắt hai con vịt trị giá 100.000 đồng đã phải lãnh án tù tổng cộng là 13 năm?

4. Thủ tướng đã sai khi đưa ra các con số về giá tiêu dùng (lại là một uyển ngữ nữa để chối từ thực trạng lạm phát kinh hoàng đang diễn ra) bởi, một mặt, ông thừa nhận giá tiêu dùng tháng 11/2010 tăng 9,58% so với tháng 12/2009 (vượt quá giới hạn mà Quốc hội cho phép) nhưng trong đó, giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng (những mặt hàng thiết yếu đối với chuyện sống còn hàng ngày) tăng gần 13%, nhóm hàng hóa dịch vụ giáo dục tăng 19%, giá vàng tăng 23,31%. Lương thực, thực phẩm, dịch vụ giáo dục là 3 cái phải chi tiêu hàng ngày và nó ngốn hết 60-70 % tổng thu nhập của hàng triệu người nghèo. Do vậy, quần áo, mỹ phẩm, xe hơi, xe máy… ít tăng là phải thôi. Tiền đâu mà mua và, nếu quần áo có rách thì vá lại mặc tạm. Đừng lấy giá ô tô, giá quần áo ra để “gánh” cho hàng loạt thứ giá cả khác. Còn giá vàng tăng gần gấp đôi so với thời điểm này năm ngoái, có nghĩa là sao đây? Cách làm đó là trò ảo thuật với các con số.

5. Thủ tướng không chỉ đạo trực tiếp tờ báo nào, nhưng cũng không phê phán những tờ báo đã công kích quyết liệt các Đại biểu đã dám nói thẳng, nói thật trước Quốc hội; và tệ hơn nữa, Thủ tướng đổ lỗi cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc trên website của Chính phủ đã đăng tải các lời lẽ công kích thiếu trách nhiệm đó. Một lần nữa người dân không hiểu là ngay trong Chính phủ, Chủ nhiệm văn phòng cũng không biết Thủ tướng muốn gì, cần phải làm gì là nghĩa làm sao? Nguyên tắc của đời giản dị lắm: Website của Chính phủ là cơ quan phát ngôn chính thức của Thủ tướng trước công luận. Nếu cái nguyên tắc này cũng bị cả vú lấp miệng em rồi nói cho có, nói cho lấy được thì người dân biết tin vào đâu được nữa? Và, ngay cả Đại biểu Quốc hội mới nói vài câu đã bị cấm khẩu ngay tức khắc như thế thì còn đâu dân chủ trong tranh luận, phản biện?

Chưa có một đời Thủ tướng nào mà mọi chuyện bê bối xảy ra trầm trọng như nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử nghĩ mà xem: Vừa nói rằng “suốt nhiệm kỳ tôi chưa kỷ luật ai” thì ngay lập tức tòi ra Nguyễn Trường Tô với hắc án không thể hình dung nổi, rồi vụ Vinashin với số tiền “chưa thất thoát hết” khủng khiếp, vụ ông quan đầu tỉnh có cả 1,2 triệu USD để mua cái trống đồng 2.000 năm tuổi – bán ra chợ đen lãi gấp 2-3 lần nhưng cũng chỉ về hưu mà thôi. Cứ cho là lương của ông 10 triệu thì bao nhiêu năm mới tích góp được 24 tỷ đồng để mua trống đồng?… Nếu liệt kê ra tất cả những điều sai thì nhiều không kể xiết. Là một công dân (không hề phản động dù chỉ một phần triệu của từ này), tôi nghĩ rằng cách kiểm điểm nghiêm túc nhất là Thủ tướng và Bộ trưởng các bộ liên quan như tài chính, công thương, kế hoạch đầu tư nên từ chức. Có như thế, niềm tin của người dân mới được vãn hồi. Nếu tất cả mọi sai lầm khủng khiếp cuối cùng chỉ kết thúc ở kiểm điểm thì tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Niềm tin của dân đối với Đảng, với Nhà nước chỉ đến khi mọi việc phải được xử lý nghiêm túc, rõ ràng theo nguyên tắc: Sai lầm nghiêm trọng nhất định phải có cá nhân làm sai nghiêm trọng. Không thể có chuyện sai lầm nghiêm trọng được giải quyết bằng kiểm điểm, khiển trách chung chung, vòng vo, vô thời hạn. Đất nước cần một Chính phủ có năng lực thực sự, không phạm sai lầm theo cách “sai đâu sửa đấy vì đụng đâu hư đấy”. Người dân đang có niềm tin rằng Đaị hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng sắp tới sẽ tìm ra được người đứng đầu Chính phủ xứng đáng với trách nhiệm, cương vị và xứng đáng với hy vọng nhất thiết phải được tôn trọng của lòng dân!

H.V.T

Huế, 26.11.2010

Tác giả gởi trực tiếp cho BVN

Posted in Chinh Tri Viet Nam, Chinh Tri Xa Hoi, Nhan Vat | Leave a Comment »

Cớ gì bây giờ “đồng chí” sợ “đồng chí”?

Posted by hoangtran204 trên 27/11/2010

Một số những người VN lớn tuổi ở trong nước có cái nhìn toàn diện về đất nước và tình hình chính trị nội bộ của đảng  CSVN hiên nay một cách rất chính xác. Họ ở tuổi làm cố vấn cho đất nước rất tốt vì họ không có tham vọng chính trị và chỉ một lòng nghĩ về đất nước.
z

Cớ gì bây giờ “đồng chí” sợ “đồng chí”?

V. Quốc Uy

(Suy ngẫm cùng Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Hà Sĩ Phu)

Trong bài viết Kiến nghị dừng khai thác bauxite…, Luật gia Lê Hiếu Đằng nêu lên tình trạng các cán bộ, đảng viên, báo chí, đại biểu Quốc hội cứ giữ im lặng, cứ “nhân nhượng, dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”, “không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng” như vụ khai thác bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Vinashin, v.v., và ông quy nguyên nhân về nỗi SỢ.

Nỗi sợ thì không lạ, trước mắt là trăm ngàn nỗi sợ khác nhau, nhưng là một đảng viên khá cao cấp, ông Lê Hiếu Đằng đề cập đến một nỗi SỢ rất đặc biệt, rất “nội bộ”: đảng viên trong cùng một đảng lại sợ nhau, và ông tự hỏi “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình”? Nỗi sợ này, theo ông Lê Hiếu Đằng là vô lý. Và để nhấn mạnh sự cực kỳ vô lý, ông khẳng định nỗi sợ này lại nằm trong những con người không hề nhút nhát, trái lại đã từng gan góc trước “kẻ thù” (lúc ấy), từng coi cái chết nhẹ như lông hồng! Vô lý nữa, tình “đồng chí” đã từng được coi là mặn nồng hơn cả tình ruột thịt, sao lại có thể sợ nhau?

Nghĩ rằng “nỗi sợ đồng chí” là vô lý, là không thể chấp nhận nên ông Lê Hiếu Đằng nhắn nhủ và động viên tất cả các đồng chí của mình, rằng hãy mạnh dạn lên tiếng trước các vấn nạn, như ông đã lên tiếng. Quả thực so với trước đây, bây giờ đã ngày càng nhiều đảng viên (và các cán bộ của Đảng) đã dám mạnh dạn lên tiếng. Ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng đang có tác dụng thúc giục thêm, vậy đây là một ý kiến đáng trân trọng.

*Song, nếu nhìn toàn cảnh thì sự im tiếng, sự sợ hãi vẫn chiếm số rất đông, số đảng viên mạnh dạn lên tiếng còn lâu mới được 1 phần trăm! Nghĩa là vượt qua “nỗi sợ đồng chí” không phải việc đơn giản, bởi nỗi sợ ấy không vô lý như ta tưởng, mà nó có lý của nó. Có lẽ vì thế mà TS Hà Sĩ Phu đã khẳng định rằng muốn giải thích được nỗi sợ ấy cần vận dụng đến 3 điều không đơn giản là “sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách”! Muốn “giải đáp cho ra ngọn nguồn” như lời TS Hà Sĩ Phu thật không đơn giản chút nào. Tôi xin mạo muội đề cập đôi điều góp phần lý giải vấn đề không đơn giản ấy.

Trong chiến tranh thì toàn Đảng và dân chúng (do Đảng lãnh đạo) ở cùng một phía, phía kia là thực dân Pháp hoặc Mỹ cùng với chính quyền miền Nam. Lúc ấy quyền và lợi cơ bản chưa có, chỉ có gian khổ hy sinh. Lúc ấy có thể nói “Đảng với dân là một”, huống chi cùng là “đồng chí” trong Đảng thì sự chia sẻ gian khổ với nhau còn hơn cả người thân. Chữ “đồng chí” lúc ấy thiêng liêng, đáng yêu đến mức Tố Hữu viết: “Thương nhau, anh gọi em: Đồng chí!”, gọi “đồng chí” là âu yếm hơn cả vợ chồng. Sau này khi mô tả lại, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng viết “Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ”, tình đồng chí là tình máu thịt. Nếu “đồng chí” với nghĩa như vậy thì làm gì có chuyện “sợ” nhau như bây giờ? Lúc ấy, nếu cấp dưới có phải nghe lệnh cấp trên thì cũng là tự nguyện.

Nhưng chiến thắng là bước ngoặt phân ly, chấm dứt quan hệ cũ, bắt đầu quan hệ mới. Đảng lên nắm chính quyền một cách cố định không luân chuyển, lãnh đạo cả đất nước, đầy quyền uy. Dù có thương yêu nhau đến mấy, trong cấu trúc xã hội tự nhiên cũng phân thành hai cực, Đảng ở cực lãnh đạo (hay cai trị), dân ở cực bị lãnh đạo (hay bị cai trị). Không có lý thuyết xã hội học nào lại coi hai cực cai trị và bị trị “là một” cả, từ đây nếu còn nói “Đảng với dân là một” là duy ý chí. Quan hệ giữa hai cực “đối tác” ấy sẽ hài hòa hay bất ổn là phụ thuộc vào đường lối của giới cai trị có thuận lòng dân hay không, lợi ích có mâu thuẫn với lợi ích dân tộc hay không.

Song xét thực chất, quyền lực không nằm ở toàn Đảng, quyền lực chỉ nằm trong tay thiểu số Đảng viên trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Đa số đảng viên là “đảng viên thường” thực chất chỉ là công cụ để thực hiện những chủ trương của Bộ Chính trị và BCH Trung ương. Hơn 2 triệu “đảng viên thường” này nằm ở giữa hai cực cai trị và bị cai trị. Về danh nghĩa họ là “công dân loại 1”, được hưởng một số quyền lợi của đảng viên, nhưng vì họ là công cụ giao lưu trực tiếp với dân nên phần nào họ cũng gần dân, và về một số mặt họ bị thiệt thòi hơn cả dân thường. “Đảng viên thường”, hay đảng viên cấp dưới, có nhiệm vụ phải làm gương, vừa để cho dân trông vào, vừa làm bình phong che cho những tật xấu, những điều bất chính ở các cấp cao. Thậm chí, khi phạm tội lỗi mà bị dân phát hiện họ dễ dàng bị kỷ luật để tượng trưng cho tính nghiêm minh. Nhiều đảng viên thổ lộ rằng sự mất dân chủ trong đảng còn nặng nề hơn bên ngoài, “19 điều cấm” khiến cho “đảng viên thường” còn thua một công dân bình thường về quyền công dân.

Trong Đảng, trật tự tôn ty phân biệt rất rõ, phẩm trật trên dưới phân định quyền sinh quyền sát nghiêm khắc hơn thời phong kiến, thử hỏi các “đảng viên thường” tức đảng viên không giữ quyền lực không “sợ các đồng chí” nắm quyền ở thượng cấp sao được? Không thể tự ý ra khỏi Đảng, không được nói tiếng nói của lòng mình, đa số họ cũng đầy tâm tư, bế tắc, luôn sống trong nỗi sợ.

Lại xét đến những biến động ngay trong giới nắm quyền lực. Quyền lực biến đổi con người, lúc gian khổ họ khiêm nhường, nhân ái. Quyền càng to càng mau tha hóa, trở nên ham muốn vô bờ và mưu mẹo, sẵn sàng phản bội tình “đồng chí”, sẵn sàng cướp công, vu vạ, hãm hại “đồng chí” như chơi.

Hãy so sánh hai bài thơ mô tả tình đồng chí ở hai thời kỳ chưa cầm quyền và cầm quyền thì rõ.

Năm 1948, mấy ai không thuộc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay…

Nhà thơ Bùi Minh Quốc chỉ vì đòi quyền tự do sáng tác (theo đúng tinh thần nghị quyết 05 của BCT) mà bị khai trừ, năm 1988, trong bài “Những ngày thường đã cháy lên” ông viết:

Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này?
Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!

Rồi năm 1997, trong bài “Hý trường” của tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” có đoạn:

Hậu trường có gì xôm không nhỉ?
Cuộc sát phạt vào màn hay ho
Đồng chí ăn thịt đồng chí
Nhạc hùng càng nổi to!

“Dao ém nhẹm du lòng tay”, “mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy”, “đồng chí ăn thịt đồng chí” thì các đồng chí phải “sợ các đồng chí của mình” là lẽ đương nhiên, có gì là vô lý? Sự cạnh tranh chức quyền và “lợi ích nhóm” khiến cho cấp dưới sợ cấp trên đã đành, mà các cấp trên với nhau cũng “sợ” nhau từng giờ từng phút, nhất là trước thềm những Đại hội.

Báo chí của Đảng đang nêu bật mối lo sợ “tự diễn biến”, nhưng đây là sự tự diễn biến theo cả hai phía, một phía cấp tiến, gần lại hơn với nhân dân và thời đại dân chủ tự do, một phía bị tha hóa bởi quyền lực, miệng nói lý tưởng nhưng việc làm lại hy sinh lý tưởng cho lợi quyền riêng. Sự phân ly về hai phía không tránh khỏi ấy sẽ khiến cho tính chất “đồng chí” suy giảm dần, đến một lúc khó coi nhau là “đồng chí”, sẵn sàng quy kết nhau, thì sợ nhau là phải!

*Lấy quá khứ làm điểm tựa, Luật gia Lê Hiếu Đằng cứ giả thiết mọi người còn đồng tâm thực thi lý tưởng Độc lập – Dân chủ nên coi hiện tượng “đồng chí sợ đồng chí” là VÔ LÝ, cần khắc phục ngay. Trái lại, TS HSP với cái nhìn khoa học lại gợi ý rằng tình trạng này rất khó khắc phục vì “đồng chí sợ đồng chí” là rất CÓ LÝ, cần vận dụng cả “sự hiểu biết, lòng trung thực và cả nhân cách” mới lý giải được, nếu thiếu một trong ba nhân tố ấy, câu trả lời sẽ “ấp úng” ngay! Theo HSP thì đa số đảng viên và cán bộ vẫn cứ “tự kiểm duyệt” để biến những mệnh lệnh không văn bản của thượng cấp thành sự đồng thuận tự nguyện, để mọi thứ vẫn êm trôi như không có gì xảy ra. Khi nỗi sợ đã ngấm vào máu, đã thành bản năng sinh tồn thì những lời động viên khích lệ chưa đủ, cần sự tháo gỡ từ gốc! Phải làm sao để đảng viên không phải sợ Đảng, “đồng chí” với nhau không phải sợ nhau nữa?

Như vậy thì cả ý kiến của hai ông đều đúng, mỗi ý kiến đáp ứng một phần của hiện thực và có tác dụng riêng, cả hai gộp lại mới thành bức tranh toàn cảnh về “nỗi sợ đồng chí”. Nỗi sợ ấy vẫn là một trở ngại vô cùng nặng nề, ngăn cản sự thực hiện lời Đảng rằng phải “dũng cảm nhìn thẳng sự thật, nói hết sự thật”, ngăn cản việc đặt lên bàn những vấn nạn công khai để mổ xẻ thật cụ thể và tìm cách khắc phục hữu hiệu.

Cùng với Luật gia Lê Hiếu Đằng, ngày càng nhiều ý kiến đồng ý rằng “Dân chủ là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước”, nhưng cần nói tiếp: “chưa có được dân chủ trong Đảng thì chưa thể nói gì đến dân chủ cho xã hội”!

Làm thế nào chuyển được những nhận thức này thành hiện thực, chắc chắn đây không phải bài toán dễ dàng, nhưng chừng nào chưa giải được bài toán gốc này thì những việc hệ trọng cho quốc kế dân sinh như vụ Bauxite, vụ Vinashin, vụ Tàu cao tốc, vụ cho thuê rừng đầu nguồn, dù có đưa ra Quốc hội (nơi đại đa số là đảng viên) cuối cùng cũng chỉ loanh quanh dẫm chân tại chỗ, cứ “vũ như cẫn” hoặc càng xấu hơn.

Tháng 11-2010

V. Quốc Uy

http://danluan.org/node/7163

—-

Cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng

Hà Sĩ Phu

Khi nhận được quà tặng, ta cảm ơn. Nhưng được nghe một lời nói thẳng chắt lọc, quý báu, còn hơn mọi thứ quà, càng đáng cảm ơn lắm.

Bài viết về Kiến nghị dừng khai thác bauxite của ông Lê Hiếu Đằng có gì mới?

– Trước hết, ông đề cập một thiếu sót trong nội dung bản kiến nghị: “Tôi muốn xin nhấn mạnh thêm về mặt an ninh quốc gia mà tôi nghĩ có thể vì sự “tế nhị” nào đó đã chưa được đề cập thỏa đáng trong Kiến nghị” ( hiện nay cứ tập trung vào tác hại đối với môi trường và hiệu quả kinh tế, ấy là một thiếu sót căn bản rất nguy hiểm).

– Lấy tư cách một người đã ký tên rất sớm vào hai lần Kiến nghị (lần thứ nhất do Gs Nguyễn Huệ Chi và toàn nhóm BVN khởi xướng, lần thứ 2 có 13 người khởi xướng vì ngoài nhóm BVN còn có 10 vị thuộc nhóm IDS cũ), ông đặt câu hỏi tại sao không có báo nào đăng nguyên văn Bản Kiến nghị ấy với danh sách 13 người khởi xướng? Ông viết: “Tôi xin thẳng thắn đặt câu hỏi: Có ai đã ngăn cản các phương tiện truyền thông công bố kiến nghị trên?”

“Nếu không phải như thế, thì tôi xin hỏi giới nhà báo nước ta: Tại sao các bạn phải sợ mà không dám đăng tải một kiến nghị có tầm quan yếu đến vận mệnh dân tộc, đã được lưu truyền khá lâu trên nhiều mạng, đã được chính thức gửi tới Quốc hội?”

Thêm nữa, ngay bài phỏng vấn Gs Chu Hảo và nhà giáo Phạm Toàn rất có ích trong vấn đề Bauxite đang nóng bỏng cũng không một tờ báo chính thức nào đăng tải?

– Ông nhắn nhủ những nhà lãnh đạo tối cao “Nhân đây tôi cũng xin qua mạng Bauxite Việt Nam để nhắn nhủ những đồng chí đã từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Sài Gòn – Gia Định, các chiến trường miền Đông Nam Bộ, ven Sài Gòn… Đó là các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải. Mong các đồng chí lên tiếng đấu tranh để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên”

– Ông thúc giục tính tích cực và phê phán tính tiêu cực trong mỗi chúng ta: “Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”

– Nhưng cuối cùng, điểm nhấn giá trị nhất của bài viết là chỉ ra cái điểm nút, giải thích hiện tượng vì sao CÁI TỐT CỨ CHỊU THUA CÁI XẤU. Tiêu điểm ấy là nỗi SỢ! Chúng ta không có gì phải sợ, vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp!”

Ông tự liên hệ bản thân: “tôi cũng có những lúc hơi e ngại khi cần lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Những lúc ấy tôi tự nhắc mình: khi bị Toà án Vùng 3 Chiến thuật Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt, mình vẫn coi khinh, vẫn mỉm cười và dấn thân chiến đấu, thì cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?

Trước kia không sợ kẻ thù, mỉm cười trước cái chết, nhưng “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?” Trước đây can đảm, bây giờ sợ sệt đã là điều lạ. Nhưng sợ ai, sợ chính “các đồng chí của mình” thì lạ quá, đau quá! Phải giải đáp cho ra ngọn nguồn là gỡ được cái nút của sự trì trệ.

Mình sợ hãi các đồng chí của mình, nhưng có đồng chí nào bắt mình phải sợ đâu? Trái lại đồng chí nào cũng giơ cả hai tay ca ngợi sự dũng cảm, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói hết sự thật, ghét nhất sự dối trá! Té ra đây là một nỗi sợ không văn bản! Không văn bản nhưng có hiệu lực bao trùm. Bí mật nằm ở đây.

Từ lâu trong mỗi người Việt Nam đã hình thành cái bản năng “Tự kiểm duyệt”: Cứ thính tai thính mũi, ngửi trong gió xem thực chất trong tim đen người cầm quyền muốn gì, yêu gì, ghét gì để chiều theo, chớ dại nghe lời nói công khai bởi đã quá hiểu “nói dzậy chứ không phải dzậy”, phần lớn trường hợp cứ làm ngược lại là trúng “đáp số”!

Ông Lê Hiếu Đằng kết thúc bài viết bằng một câu hỏi day dứt “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”. Cớ gì? Cớ gì? Cớ gì?

Câu trả lời không khó, nhưng lời đáp là dành cho mỗi cá nhân. Tùy theo câu trả lời sáng sủa hay ấp úng mà mỗi người chúng ta tự xác định mình bằng sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách!

11/11/2010
Hà Sĩ Phu

——

11/11/2010

Kiến nghị dừng khai thác bauxite do các nhà trí thức khởi xướng phải được công bố cho toàn dân và Quốc hội

Lê Hiếu Đằng

clip_image001

Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN

Theo dõi hoạt động của Quốc hội những ngày qua, tôi rất đồng tình với việc vụ Vinashin đã được đưa ra nghị trường, nhiều đại biểu đã quy rõ và quy đúng trách nhiệm: chính Thủ tướng Chính phủ, người trực tiếp quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải chịu trách nhiệm cuối cùng về con tàu sắp chìm này.

Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn vì có hai vấn đề chưa được Quốc hội đề cập thỏa đáng: việc cho thuê đất rừng đầu nguồn và đại dự án bauxite. Mà đây lại là hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nếu sụp đổ Vinashin chỉ là chuyện mất tiền, dù là tiền tỷ (đô la), thì hai vấn đề sau là chuyện môi trường sinh thái, tác hại lâu dài, và nghiêm trọng nhất, là chuyện an ninh quốc phòng, an nguy quốc gia.

Hôm nay tôi thấy cần phải lên tiếng thêm về vụ bauxite.

1/ Là một trong những người ký tên rất sớm vào Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở cả hai lần, lần đầu do ba nhà trí thức Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, lần hai do 13 nhà trí thức thuộc tổ chức IDS cũ và nhóm Bauxite Việt Nam khởi xướng, tôi thấy nội dung kiến nghị, đặc biệt là Kiến nghị lần hai gồm 5 điểm rất rõ ràng, thuyết phục. Kiến nghị này được đăng tải công khai, minh bạch, cho đến nay đã thu được gần 3000 chữ ký, trong đó có nhiều nhà khoa học, trí thức đầu đàn, nhiều bậc lão thành cách mạng, quan chức, tướng lĩnh, nguyên lãnh đạo cấp cao, có Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, có nhà toán học Ngô Bảo Châu – niềm vinh dự của trí tuệ Việt Nam, người vừa được Thủ tướng tiếp và đặc biệt cấp nhà (ông Ngô Bảo Châu không những đã ký tên cả hai lần, mà còn gửi một lá thư riêng cho các vị lãnh đạo đất nước đề nghị ngưng dự án).

Một Kiến nghị quan trọng như thế phải được công bố rộng rãi để mọi đại biểu Quốc hội và toàn dân biết. Như thế là cung cấp thông tin đa chiều để các vị đại biểu Quốc hội và nhân dân lựa chọn. Đại biểu và nhân dân phải có điều kiện đối chiếu những luận điểm bênh vực khai thác bauxite của Bộ Công Thương và tập đoàn TKV với những luận điểm phản biện của các trí thức trong Kiến nghị để suy nghĩ và rút ra kết luận.

Tôi xin thẳng thắn đặt câu hỏi: Có ai đã ngăn cản các phương tiện truyền thông công bố kiến nghị trên? Nếu có, thì đó là tước quyền được thông tin của nhân dân – quyền được hiến pháp và pháp luật bảo hộ, như thế người ngăn cản đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.

Nếu không phải như thế, thì tôi xin hỏi giới nhà báo nước ta: Tại sao các bạn phải sợ mà không dám đăng tải một kiến nghị có tầm quan yếu đến vận mệnh dân tộc, đã được lưu truyền khá lâu trên nhiều mạng, đã được chính thức gửi tới Quốc hội? Như thế có phải các bạn đã từ bỏ cái quyền quan trọng nhất của mình và cũng là yêu cầu cao nhất của nhân dân với các bạn: thông tin trung thực những gì liên quan đến lợi ích của người dân? Tôi tin rằng tờ báo nào mạnh dạn đăng tải Kiến nghị nói trên sẽ chẳng bị ai bắt tù, ngược lại sẽ được nhân dân quý trọng.

2/ Bản kiến nghị đã nêu rõ mối lo về hiệu quả kinh tế, tác hại môi trường của Dự án Bauxite. Tôi muốn xin nhấn mạnh thêm về mặt an ninh quốc gia mà tôi nghĩ có thể vì sự “tế nhị” nào đó đã chưa được đề cập thỏa đáng trong Kiến nghị. Nhất là khi liên kết chuyện khai thác bauxite với việc cho thuê đất rừng đầu nguồn.

Trong việc xây dựng các nhà máy bauxite, ta thấy nhân công Trung Quốc vào rất đông. Thậm chí có hiện tượng hình thành “làng Trung Quốc” ở Tân Rai. Chúng ta không thể không đặt những câu hỏi: Trong số nhân công đó, có bao nhiêu quân nhân mặc áo dân sự? Họ làm gì ở đấy chúng ta có kiểm soát được không? Các chuyên gia Trung Quốc xây dựng nhà máy liệu có đủ thiện chí đảm bảo an toàn lâu dài cho việc khai thác bauxite, hay biết đâu họ không “gài” một khuyết tật nào đó để khi “có chuyện” nó sẽ trở thành một áp lực chính trị cho nhà nước ta?

Đặt những câu hỏi như trên không phải là quá đa nghi, mà xuất phát từ tinh thần cảnh giác có cơ sở. Vâng, lịch sử quan hệ Việt – Trung buộc chúng ta phải cảnh giác. Bản chất, mưu toan bá quyền của người hàng xóm khổng lồ không hề thay đổi. Những tư liệu gần đây được công bố chỉ ngày càng cho ta thấy rõ hơn bản chất đó. Và ngay trước mắt là vấn đề Biển Đông. Chưa nói đến hiểm họa về sông Mê Kông không xa. Tất cả đều nằm trong âm mưu bá quyền.

Tôi tiếp xúc với nhiều tướng lĩnh, tâm tư các vị rất không yên, các vị rất lo lắng cho sự an nguy của đất nước trước âm mưu xâm thực tinh vi của nước ngoài qua con đường kinh tế. Và cả những người dân bình thường, hầu như ai cũng lo ngại, cũng cảnh giác. Trong khi đó, hình như tinh thần cảnh giác của các vị lãnh đạo lại khá hời hợt, cho nên mới để lọt những chủ trương nguy hiểm như khai thác bauxite, cho thuê rừng đầu nguồn.

Tại sao có thể như thế? Tôi không sao trả lời được câu hỏi này. Có phải các vị chỉ chạy theo lợi ích kinh tế mà quên mối lo an nguy lâu dài của đất nước? Có phải các vị bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế? Đây là lúc các vị phải trả lời rõ ràng để giải tỏa những băn khoăn chính đáng của người dân.

3/ Tôi mong mỏi các đại biểu Quốc hội tập trung làm rõ hai vấn đề nghiêm trọng nhất: bauxite và cho thuê rừng đầu nguồn, đừng để bị lạc hướng vì những chuyện khác.

Nhân đây tôi cũng xin qua mạng Bauxite Việt Nam để nhắn nhủ những đồng chí đã từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Sài Gòn – Gia Định, các chiến trường miền Đông Nam Bộ, ven Sài Gòn… Đó là các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải. Mong các đồng chí lên tiếng đấu tranh để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên.

Tôi cũng muốn nhắn với đoàn đại biểu Quốc hội của TPHCM là tôi rất buồn vì trong đoàn không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng như trên. Thử hình dung nếu bùn đỏ bauxite đổ xuống thì cả vùng Đông Nam Bộ, TPHCM sẽ nguy ngập thế nào? Tương lai con cháu chúng ta sẽ ra sao?

4/ Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc. Chúng ta không có gì phải sợ, vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp.

Bản thân tôi cũng có những lúc hơi e ngại khi cần lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Những lúc ấy tôi tự nhắc mình: khi bị Toà án Vùng 3 Chiến thuật Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt, mình vẫn coi khinh, vẫn mỉm cười và dấn thân chiến đấu, thì cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?

L. H. Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

http://boxitvn.blogspot.com/2010/11/kien-nghi-dung-khai-thac-bauxite-do-cac.html

—–

Cùng nguyện vọng, cùng mục tiêu và cùng làm…

Nguyễn Hoàng thực hiện  9-11-2010

Thời gian qua, có nhiều ý kiến đặt ra xung quanh mối quan hệ giữa nhóm Bauxite Việt Nam (gồm GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Nguyễn Thế Hùng, Nhà văn Phạm Toàn) và Nhóm IDS cũ do GS. Hoàng Tụy làm Chủ tịch. Nhất là gần đây, trong thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội kiến nghị về Dự án Bauxite Tây Nguyên của 16 nhân sĩ, trí thức, người ta lại không thấy có ai thuộc nhóm Bauxite Việt Nam, những người cùng tham gia khởi xướng sự kiện này. Rất may khi đi tìm câu trả lời, tình cờ chiều ngày 3/11, ngay tại trụ sở NXB Tri thức, chúng tôi đã may mắn được gặp Nhà văn Phạm Toàn (Bauxite Việt Nam) và GS. Chu Hảo (IDS cũ) khi các ông đang trả lời phỏng vấn cô Marie Blondiau của Đài RFI và ông Nicolas Bariquand của tờ Libération.

Càng gắn bó chúng tôi hơn

Trước hết, xin được hỏi hai ông, vì sao các nhà báo Pháp này lại gặp hai ông ở đây?

Nhà văn Phạm Toàn: Việc gặp gỡ giữa tôi và anh Chu Hảo thì khỏi nói vì chúng tôi là anh em, bè bạn từ lâu và vẫn gặp nhau thường xuyên. Còn về hai nhà báo nước ngoài, họ đã phỏng vấn riêng tôi hai lần về giáo dục và lần này, họ đến hỏi chúng tôi xung quanh chuyện bauxite, điều mà họ quan tâm. Có lẽ họ biết anh Huệ Chi, anh Chu Hảo, cũng như tôi … mấy anh em đều tâm huyết với đất nước, với dân tộc; họ tìm phỏng vấn chúng tôi là những người trong cuộc.

Thưa Nhà văn Phạm Toàn, ông nói đây là quan hệ cá nhân hai anh hay quan hệ giữa Bauxite Việt Nam và nhóm IDS cũ?

Đối với công việc cụ thể này, chúng tôi là những cá nhân chứ không đại diện cho ai cả. Tuy nhiên, như các bạn thấy, nhóm Bauxite Việt Nam và các thanh viên của IDS (cũ) có cùng một nguyện vọng. Nhân thảm họa bùn đỏ ở Hungary, chúng tôi cùng nhau liên kết nhiều nhà khoa học, chính khách và nhân sĩ trí thức tham gia vào Kiến nghị mới đây về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, công việc chung cũng tốt, đồng thời càng gắn bó chúng tôi với nhau hơn.

Còn GS. Chu Hảo, ông nói sao về sự việc này?

GS. Chu Hảo: Bản kiến nghị này ra đời bắt đầu từ Thư ngỏ của anh Nguyễn Trung (thành viên IDS cũ, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhiều anh em trong IDS cũ nhận thấy đây là một vấn đề hệ trọng và một cơ hội tốt để xem xét lại vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nên đã đề nghị anh Trung, cùng một số anh em khác, bổ sung và sửa chữa Thư ngỏ đó thành một bản Kiến nghị đầy đủ, chặt chẽ hơn về mặt khoa học và pháp lý. Tiếp theo, chúng tôi liên hệ với anh Huệ Chi để sửa chữa, bổ sung và hợp tác đưa Kiến nghị này lên trang mạng của Bauxite Việt Nam. Anh Huệ Chi đã nhiệt tình coi đây là công việc chung của cả hai nhóm và mau chóng giới thiệu trên mạng Bauxite Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác và tinh thần trách nhiêm đối với công việc chung của anh ấy.

Không ký “tươi”không có nghĩa là vắng bóng

Xin cho tôi được hỏi thẳng. Các ông (IDS) đều biết nhóm Bauxite Việt Nam là những người cùng tham gia khởi xướng chuyện này, nhưng trong Thư kiến nghị của các ông lại không có tên ai thuộc Bauxite Việt Nam. Đó phải chăng là điều thiếu tế nhị?

Nhà văn Phạm Toàn: Điều chúng tôi quan tâm lúc này không phải là tế nhị hay không tế nhị mà hiệu quả công việc. Nhóm Bauxite chúng tôi hay anh em bên IDS cũ làm thì cũng có gì khác nhau đâu vì đều là anh em, thân thiết với nhau cả. Quan điểm chung của chúng tôi là làm thế nào không quan trọng, miễn là kịp thời và hiệu quả là được.

GS. Chu Hảo: Chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc này nhưng do phải có chữ ký trực tiếp (“tươi”, mang tính đại diện tượng trưng để gửi đến đích danh các vị lãnh đạo) mà anh Huệ Chi thì đang ở Mỹ, anh Thế Hùng thì ở Đà Nẵng còn anh Phạm Toàn thì đang bận với nhóm Cánh buồm (làm SGK tham khảo mới từ lớp Một do Nhà giáo Phạm Toàn chủ biên). Trong tình thế “nước sôi, lửa bỏng” như vậy nên việc không có chữ ký “tươi” của các anh ấy cũng không có nghĩa là vắng bóng các anh ấy.

Mấu chốt cuối cùng là hiệu quả

Đành rằng với các ông thì không sao nhưng dù sao, để “quan trên trông xuống, người ta trông vào”… ?

Nhà văn Phạm Toàn: Với tôi, điều quan trọng nhất của trí thức là trí tuệ và sự trung thực. Tôi không theo học bất cứ giáo sư nào trong những nhân sĩ ký tên nhưng tôi thường coi mình là học trò của những người như GS. Hồ Ngọc Đại, GS. Hoàng Tụy hay Nhà văn Nguyên Ngọc. Riêng với Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, tôi kính trọng cả một bề dày nhân cách từ gia đình tới cá nhân của Bà.

GS. Chu Hảo: Tôi nghĩ rất đơn giản rằng, cách nào thì cũng phải đạt hiệu quả cao trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Anh em bên Bauxite hay chúng tôi cũng đều có cùng một tâm niệm là làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một trí thức đối với đất nước. Chúng tôi (Bauxite Việt Nam và nhóm IDS cũ) cũng như hàng ngàn văn nghệ sĩ, trí thức, các nhà khoa học, hoạt động xã hội và người dân bình thường… đã ký tên qua mạng, cùng hàng vạn người dân tham gia bỏ phiếu thăm dò trên các phương tiện thông tin đại chúng của Dân trí, Vietnamnet; thậm chí, cả những người không ký tên nhưng ủng hộ những ý kiến của chúng tôi… đều có chung một nguyện vọng, một mục tiêu. Là những người thực tế, như anh Toàn đã nói, chúng tôi ít quan tâm đến sự “tế nhị” mà mấu chốt là cùng làm để đạt nguyện vọng và mục tiêu chung ấy

Đúng là trước vấn đề nghiêm trọng và gấp rút như hiện nay mà còn bàn đến việc “tế nhị” hay không “tế nhị” có lẽ là điều không cần thiết. Xin hỏi hai ông, các ông có hi vọng những kiến nghị của mình được chấp thuận?

Nhà văn Phạm Toàn: Tôi nghĩ tác dụng lớn nhất của sự việc này là ở chỗ thức tỉnh trách nhiệm “sĩ phu” đối với Tổ quốc, với nhân dân, dân tộc. Còn sự việc được đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận thức, quyền lực, tâm lý… Điều tôi quan tâm nhất là nâng cao nhận thức của mọi người, từ người “cao” nhất đén người “thấp” nhất, để từng người biết trách nhiệm của mình mà tự xử thế.

GS. Chu Hảo: Tôi tán thành với anh Phạm Toàn nhưng cụ thể hơn một chút. Tôi nghĩ trước hết, Đảng, Nhà nước cần bình tĩnh xem xét lại để có những biện pháp đúng, phù hợp với những phân tích khoa học khách quan cùng với ý nguyện chính đáng của nhân dân; và gần đây nhất là ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp đang diễn ra này. Nếu ngay trong kỳ họp này Quốc hội khóa XII có quyết nghị về vấn đề này thì nhân đân sẽ rất hoan nghênh. Nếu không thì vấn đề này phải để lại cho nhiệm kỳ tới, và trước sau thì Quốc hội cũng tìm được giải pháp tối ưu, hợp với lòng dân.

Xin cám ơn hai ông!

N. H.

Những người được phỏng vấn gửi trực tiếp cho BVN

9-11-2010

http://boxitvn.blogspot.com/2010/11/cung-nguyen-vong-cung-muc-tieu-va-cung.html

http://danluan.org/node/6969

Posted in Chinh Tri Viet Nam, Chinh Tri Xa Hoi, Nhan Vat Chinh tri | Leave a Comment »

DÂN CHỦ: Vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn

Posted by hoangtran204 trên 27/11/2010

Một người Pháp xin nhập quốc tịch Việt  Nam, lấy tên là Hồ Cương  Quyết, cũng đang thao thức nhìn thấy VN có dân chủ tự do.

DÂN CHỦ: Vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn

 

Hồ Cương Quyết, André Menras, Công dân Việt Nam
Bất luận thế nào, sơ đồ “tập trung dân chủ” dựa trên trí tuệ vô cùng và quyền hành vô hạn của một nhóm nhỏ: nhân dân (như người ta vẫn thường nói, “rất tốt”) đầy tin tưởng hay chưa đủ trưởng thành (“dân trí ta còn thấp” mà), đặt số phận của mình trong bàn tay của Đảng, với hi vọng là đảng sẽ là người lãnh đạo anh minh, nếu không thì mình tiếp tục lãnh đủ xô nước, và lãnh đạo vẫn khô ráo, yên tâm tiếp tục lãnh đạo.
image[4].png

Công dân Việt Nam, ông Hồ Cương Quyết

Tôi rất tâm đắc với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đăng trên mạng BVN ngày 15 tháng 11. Phải nói là, ngoại trừ một vài điều tiểu dị, từ lâu tôi đã chia sẻ quan điểm của bài viết.

Vụ Cù Huy Hà Vũ, đáng buồn thay, chứng tỏ các cơ quan an ninh theo dõi rất kỹ các trang mạng Bauxite Việt Nam và sử dụng những trang mạng để quy chụp nhân danh điều thứ 88 Bộ luật hình sự. Vì thế, trước khi vào đề, tôi xin nói rõ vài điều. Tôi không có ý khiêu khích các thế lực đáng ngại của “lề phải” chính trị – xã hội, song tôi cũng không muốn các vị ấy không biết tôi nhận định ra sao về tình hình Việt Nam như tôi đang trải nghiệm. Nói lên những lo âu của mình, tôi nghĩ đó là một bổn phận. Tôi xin làm điều đó, một cách an nhiên, trong tư thế độc lập về chính trị, tinh thần và tài chính. Tôi không nằm trong một mạng lưới quan hệ nào, cũng không nuôi dưỡng tham vọng gì trong một việc làm chỉ có thể gây ra phiền nhiễu, làm sứt mẻ tình cảm của những nhà lãnh đạo mà riêng tôi rất quý mến, thậm chí có thể nguy hại cho tôi và bạn bè của tôi. Giữ im lặng, tôi có thể giữ được sự đánh giá tốt của giới quan phương, có lẽ cả những tiện nghi vật chất nữa. Nhưng nhìn lại quá khứ, tôi không thể không lên tiếng.

Một điều bức thiết

Tôi xin nói thẳng: ở thời điểm hiện nay, đất nước Việt Nam không thể phát triển mà vẫn đóng cửa đối với dân chủ, khóa chặt các quyền tự do tập thể và cá nhân. Làm sao có thể đổi mới một xã hội nếu ta bóp nghẹt mọi động thái, mọi sáng kiến chủ động không xuất phát từ nhóm lãnh đạo, nếu ta trấn áp mọi phê bình, làm như đó là âm mưu của kẻ địch (một kẻ địch hơi khó xác định)? Đi theo định hướng đó là tự dành cho riêng mình quyền quyết định mà không có sự kiểm soát của người khác trên những sự chọn lựa quan yếu nhất, ảnh hưởng tới nhân dân trong hiện tại và các thế hệ tương lai. Nói không ngoa, điều đó khác nào chiếm đoạt di sản của toàn dân, biến nhân dân thành một thứ con tin. Thậm chí có thể dẫn tới bán rẻ nền độc lập, hơn thế nữa hủy hoại cả bản sắc dân tộc. Chắc chắn như vậy sẽ đưa đất nước vào một tình thế khốn đốn, một thảm họa văn hóa và tinh thần ghê gớm hơn cả sự cùng khổ vật chất. Vâng, tình hình hiện nay thật khẩn cấp: sự vận hành của chính thể Việt Nam cần phải mở cửa cho dân chủ chính trị, xã hội và kinh tế.

Không ngại đi ra ngoài đề, vấn đề dân chủ cốt tử mà nhiều khía cạnh đã được nêu ra ngày càng thường xuyên và thẳng thắn ở Quốc hội, cũng như trong giới trí thức, tại các xí nghiệp cũng như trên đồng ruộng, ngoài đường phố cũng như trong nội bộ hàng ngũ ĐCSVN làm cho tôi nghĩ tới một trải nghiệm cá nhân, khiến cho tôi càng tâm đắc với câu nói của ông Lê Hiếu Đằng: “Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước”.

Cái xô nước

Tháng mười năm 1973, vừa mới thoát khỏi ngục tù của chế độ Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tôi được mời làm đại biểu tham gia Đại hội hòa bình thế giới ở Moskva. Nhiệm vụ của tôi là làm chứng tại Tiểu ban các quyền con người về số phận các đồng chí Việt Nam vẫn còn bị cầm tù, vi phạm Hiệp định Paris về Việt Nam. Đó là thời kỳ mà ở Moskva cũng như ở mọi nơi trên đất nước Liên Xô rộng lớn mênh mông, người ta hay phát tán những chuyện tiếu lâm, ngay các đảng viên cũng ưa kể:

“Một cậu bé trở về nhà sau tiết học chính trị ở trường. Cậu hỏi cha mình: “Ba ơi, Tập trung dân chủ là gì, Ba giải thích giùm con đi Ba.” Người cha bối rối không biết nói thế nào cho con hiểu, vì thế ông phải nhờ đến tiết mục giáo dục trực quan. Ông trả lời con trai: “Con à, tập trung dân chủ có nghĩa là Tập trung và Dân chủ. Trước hết, Ba sẽ giải thích cho con hiểu thế nào là Tập trung nhé ”. Ông bảo con đi múc một xô nước đầy. “Nào, con đứng ngay dưới chân cầu thang và nhìn Ba nhé”. Rồi ông xách xô nước bước lên cầu thang. Khi đến tầng một, ông gọi con: “Nhìn Ba cho kỹ nè, không được nhúc nhích nghe chưa!”. “Vâng, thưa Ba”. Rồi ông bố ụp cả xô nước xuống đầu thằng bé và nói: “Đó, tập trung là như vậy đó con!”. Thằng bé vừa ướt từ đầu đến chân vừa bị sốc. Vài giây sau hoàn hồn trở lại, nó hỏi cha: “Còn Dân chủ thì như thế nào hả Ba?”. Cha nó đáp: “Lấy cái xô xách cho Ba xô nước nữa, rồi đứng dưới chân cầu thang chờ Ba. Con sẵn sàng chưa? Đã hứng nước đầy xô chưa?”- “Rồi, thưa Ba”. “Nhìn Ba cho kỹ nè. Con có thấy Ba đứng trên cao không?” “Dạ có, thưa Ba”.- “Nào, bây giờ thì con xối nước lên người Ba đi!”. Thằng bé cố hắt nước lên cao bằng mọi cách, nhưng bao nhiêu nước hắt lên đều rơi ngược xuống người nó. Nó lại ướt như chuột lột, nhưng giờ thì nó đã hiểu rất thấu suốt bài học chính trị ở trường. Tập trung dân chủ là như vậy đó: người ở dưới bao giờ cũng lãnh đủ!”.

Câu chuyện tiếu lâm ấy, người phiên dịch hồi ấy đã kể lại cho tôi nghe, nửa cười nửa mếu, một hình thức mỉa mai đề kháng làm cho tôi nhớ tới thái độ tương tự của một số nhà báo Sài Gòn đối lập với chế độ độc tài tàn ác của Nguyễn Văn Thiệu: chế nhạo thân phận hẩm hiu của mình, lên án chế độ mà không phải gọi tên chỉ mặt ai cả.

Tập trung hóa dân chủ hay dân chủ hóa tập trung?

Tất nhiên, tình hình Việt Nam hiện nay khác lắm. Tôi không có ý so sánh, mặc dầu tôi bắt đầu nghe kể những chuyện tiếu lâm tương tự. Bởi vì nội dung dân chủ vẫn là vấn đề đặt ra, và nước “Việt Nam ở dưới” đã “lãnh đủ” quá nhiều rồi, hất hết xô nước này đến xô nước khác, mà vẫn “vũ như cẫn”, trong khi giếng nước đang cạn dần. Tình hình bức xúc đến mức mà ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo, đã giải thích như sau cho một nhà báo Sài Gòn giải phóng (ngày 03.11.2010) về khái niệm dân chủ tập trung: “Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ công tác tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của Đảng, là căn cứ phân biệt Đảng Cộng sản chân chính với các đảng khác.” Ông còn nói thêm: “Trong hoạt động tư tưởng – lý luận của Đảng, có lúc, có nơi thực hiện chưa đúng giữa tự do tư tưởng với nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm nguyên tắc này. Những biểu hiện đó trái với bản chất của Đảng.

Vai trò lãnh đạo của Đảng

Đôi khi phép biện chứng cũng là một nguyên lí nhờ đó những con mèo chính trị ở mọi nước khi rơi từ trên cao xuống, bao giờ cũng chạm chân vào mặt đất. Báo Quân đội Nhân dân (07.11.2010) giải thích bằng một câu xanh rờn: “… đảng tiến bộ và cách mạng lãnh đạo thì xã hội ổn định, đất nước phát triển, trong khó khăn vẫn tìm được lối thoát cho cả dân tộc; ngược lại, nếu đảng hỏng, đảng sai lầm thì đất nước lầm than, tao loạn.” (Có nên xét kỹ cái tình huống “ngược lại” này không khi ta nghiên cứu những dự án hoành tráng như bauxite, đường sắt cao tốc, và những cuộc phá sản hoành tráng không kém như vụ Vinashin, với những hệ luận không thể trốn tránh về trách nhiệm cá nhân ở cấp cao nhất?).

Bất luận thế nào, sơ đồ “tập trung dân chủ” dựa trên trí tuệ vô cùng và quyền hành vô hạn của một nhóm nhỏ: nhân dân (như người ta vẫn thường nói, “rất tốt”) đầy tin tưởng hay chưa đủ trưởng thành (“dân trí ta còn thấp” mà), đặt số phận của mình trong bàn tay của Đảng, với hi vọng là đảng sẽ là người lãnh đạo anh minh, nếu không thì mình tiếp tục lãnh đủ xô nước, và lãnh đạo vẫn khô ráo, yên tâm tiếp tục lãnh đạo. Song gần đây, một hiện tượng mới đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam: những cán bộ cộng sản có tinh thần trách nhiệm và sáng suốt đến “gõ” vào cánh cửa bụi bặm của chủ nghĩa tập trung với những phản biện dân chủ cơ bản và thực chất. Thí dụ như đại biểu Quốc hội Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đề nghị nên chăng áp dụng nguyên tắc “dân chủ tập trung” thay vì “tập trung dân chủ”, và nói thêm: “… chỉ dựa vào cái tập trung thì không sáng tạo, rất dễ dẫn đến áp đặt, và thực tế đã chứng minh nhiều sự áp đặt thất bại”. Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) và đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam) gián tiếp đụng tới điều 4 Hiến pháp về ưu quyền tuyệt đối của ĐCS trên đời sống của toàn bộ xã hội: “Đến bao giờ Đảng thôi làm thay nhà nước?”. Ông mô tả cơ chế ấy như sau: “… đã là ý tưởng do bí thư đưa ra thì cứ thế mà thực hiện, dẫn đến tình trạng lãnh đạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Vai trò lãnh đạo là cái gì phải tạo dựng, thử thách, xác định qua công việc, từng ngày. Trong suốt cuộc đấu tranh cam go chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, rõ ràng là ĐCS đã tỏ ra xứng đáng với vai trò lãnh đạo của mình. Thế thì tại sao, ba mươi lăm năm sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước, lại phải sắc dụ vai trò lãnh đạo ấy như một thứ ưu quyền thừa hưởng từ quá khứ, cho dù đó là quá khứ vinh quang tới đâu?

Bóng ma âm mưu kẻ địch bên ngoài

Trong cuộc vận động xã hội đang rõ nét, xu hướng bảo thủ co cụm thường mang bóng ma âm mưu kẻ địch bên ngoài lợi dụng dân chủ ra hù dọa. Lời hù dọa ấy ngày càng mất hiệu quả thuyết phục nếu muốn nói tới các nước tư bản vì một khi hội nhập vào kinh tế thị trường, Việt Nam ngày càng gắn kết với các nước ấy. Nhất là khi giới kinh doanh bản địa đôi khi còn “hăng hái” hơn cả những nước tư bản. Mặt khác, hàng tỉ đô la viện trợ quốc tế hàng năm được mời gọi và được đưa tới Việt Nam cho thấy con đường tiền bạc thường rất lãnh cảm đối với những quan tâm về dân chủ. Đứng trước lợi nhuận, tư bản không biết phức tâm, bứt rứt là gì. Lô gic của nó là tích lũy cho nhanh cho nhiều. Mục đích của nó không phải là lật đổ những chế độ chấp nhận lô gic ấy. Cũng như mafia, nó cần có sự ổn định, bất luận với giá nào: “Business, do not disturb” (Chúng tôi đang bận làm ăn, xin đừng quấy rầy).

Nếu có âm mưu từ bên ngoài, phải nói là nguy cơ thực sự là từ phương Bắc, với sức ép chạy đua trong cuộc đàn áp dân chủ. Những sự việc diễn ra gần đây cho thấy Bắc Kinh muốn dạy cho lãnh đạo Việt Nam những bài học về việc kiểm soát chặt chẽ cái mà một nhật báo Trung Quốc gọi là “đám phản biện”. Đi theo con đường Bắc Kinh thúc ép là tự cô lập và cách nhanh nhất để tạo ra mất ổn định. Con đường ấy sẽ gây ra sự phân hóa, chia rẽ, tạo thời cơ thuận lợi cho những cuộc xâm lược. Không! Những tiếng nói dân chủ hiện nay – phần nổi của tảng băng sơn xã hội – không xuất phát từ bên ngoài, mà chủ yếu từ bên trong. Đó là tiếng nói dân tộc và yêu nước. Có thể những người lên tiếng đã biết nắm bắt những mâu thuẫn và tranh đua nhân dịp chuẩn bị Đại hội XI của Đảng, lợi dụng những kẽ hở mà nhóm này hé mở để làm suy yếu nhóm kia, nhưng những kiến nghị và quan tâm của họ là trung thực. Xuất phát từ ngòi bút của giới trí thức, của những nhà cách mạng lão thành hay những nhân vật quen biết khác, tiếng nói ấy thực ra là đòi hỏi dân chủ của nhân dân đã trưởng thành, là khát vọng được thông cảm, thông tin và tham gia. Của cả một tuổi trẻ đang vươn lên, không gì ngăn cản được bước tiến.

Khẩu hiệu không che khuất được hiện thực nghiệm sinh

Đối với đại đa số dân chúng, những diễn từ xào đi nấu lại và những biểu ngữ phất phới trên đường phố xen kẽ với bảng quảng cáo om sòm của các ngân hàng và thương hiệu đã từ lâu trở thành vô nghĩa. Sáng ngày mồng một tháng 11 này, tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi còn trong thấy một băng-rôn quảng cáo xe hơi cao ngạo giăng ngang mặt tiền của Cung Thống Nhất! Đối với nhiều người, những từ ngữ cũ rích, biết rồi khổ lắm nói mãi, đôi khi đã trở thành trò cười vì nó tương phản với hiện thực nhãn tiền. Chế độ mang tên gọi là gì, điều đó không mấy quan trọng: người dân đánh giá chế độ trên thành quả của nó, trên cách hành xử hàng ngày của nó. Họ đánh giá cụ thể, căn cứ vào cuộc sống hiện thực của mình. Người nghèo thì ngày càng khó khăn, hố sâu ngăn cách người nghèo với những người giàu sang cứ giàu sang thêm mãi ngày càng sâu rộng. Nhu cầu thông thoáng về mặt trí tuệ, sáng kiến, sáng tạo ngày càng trở nên bức thiết trong một xã hội dễ thẩm thấu và biến đổi, được mở cửa ra thế giới kinh doanh, nhưng vẫn bị nhốt trong hộp kín đối với thời đại và tiến bộ con người.

Đàn áp không thể xóa bỏ nhu cầu về dân chủ

Chọn lá bài bạo lực và khiếp sợ để đẩy lùi thời hiệu dân chủ chỉ làm tăng cao áp lực, gây thêm đau khổ và củng cố khát vọng thay đổi bằng mọi giá. Kể cả cái giá có lợi cho những nhà độc tài ngụy trang thành đấng cứu tinh. Bắt bớ những người viết blog, dùng tin tặc để phá hoại trang mạng, ép buộc nhà báo làm văn nô cho Đảng, hà hiếp những luật sư đòi hỏi Nhà nước pháp quyền, ngăn cản không cho sinh viên đứng lên phản đối Trung Quốc cưỡng đoạt hải đảo Biển Đông, tất cả những việc ấy không làm ai quên những đất đai đã chiếm dụng phi pháp của nông dân và một số thị dân, những đất đai (đôi khi ở vị trí chiến lược) được cho thuê liền mấy chục năm cho những người hàng xóm cồng kềnh sang sinh sôi lập nghiệp trong khi người dân bản địa thì càng cùng quẫn; những sân golf xây cho người giàu xây trên ruộng đồng của người nghèo; những sinh viên nghèo phải bán thận để có tiền ăn học; hàng ngàn cô gái và phụ nữ nghèo bị mafia đưa ra nước ngoài hay phải bán dâm ở các thành phố dưới sự bảo kê của một số cán bộ tán tận lương tâm; những công dân bình thường bị công an hành hạ, làm tiền hay đánh đập đến chết trong đồn hay ngoài phố; những trẻ em sơ sinh được đem bán ở ngay ngoài cổng bệnh viện; công nghệ bằng giả nội-ngoại phục vụ cho việc bổ sung hồ sơ trong cuộc thi đua “đấu thầu” cán bộ; những người dân đáng thương đi “mót” cà phê, làm mồi ngon cho đàn chó giữ của những chủ trang trại được công an bảo vệ; sự phung phí những tài nguyên quốc gia được rao bán không một chút minh bạch; nạn ô nhiễm, nguồn gốc của những lợi nhuận kếch sù cho những doanh chủ côn đồ thường được nhà cầm quyền bênh vực, và cũng là nguồn cơn những khổ cực vô biên của dân chúng…

Có nhà lãnh đạo nào dám nói thật là mình không hề biết sự thực ấy? Đã ký tên vào hai bản kiến nghị yêu cầu ngừng dự án tai hại khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tôi có thể tiếp tục liệt kê dài dài mà tuyệt nhiên không nói một tí gì sai sự thật. Vâng, xã hội này, đất nước này đang cần ánh sáng, khí trời, đang cần có sự tham gia thực sự của người công dân.

Đàn áp không phải là dấu hiệu của sức mạnh

Cố nhiên xã hội nào cũng có mặt xấu của mình, và các xã hội gọi là dân chủ đúng là có nhiều tự do hình thức nhưng nói chung không có đủ tư cách dạy những bài học cho Việt Nam. Tại những nước ấy, tỉ lệ bần cùng hóa tiếp tục tăng cao theo các cuộc khủng hoảng trong khi những nhà tỉ phú trong giới đại nghiệp chủ và ngân hàng vẫn tiếp tục được vỗ béo. Những vụ tham nhũng được phát hiện ở cấp cao nhất trong bộ máy Nhà nước, trở thành chuyện bình thường. Chính quyền ngày càng vô cảm trước cảnh khốn cùng của những người nghèo khó. Mọi người đều cảm nhận rằng bạo lực tiếp tục dâng cao. Còn xã hội Trung Quốc thì khác nào là mô hình của một chế độ phản dân chủ, không cần bàn tới.

Phải nói rằng Việt Nam phải xây dựng trên những vết thương sâu sắc vẫn chưa lành, những vết thương mà trách nhiệm không phải của Việt Nam. Đó là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, đúng thế. Sống sát nách một nước khổng lồ tham lam vô độ là vị trí địa lý không dễ xử lý, đúng thế. Nhưng với những người đang muốn dấy lên một làn sóng của chủ nghĩa MacCarthy ở Việt Nam, tôi xin nói như thế này: xin quý vị đừng nã đạn vào cái xe cấp cứu! Quý vị hãy giữ một chút lương thiện, kính trọng và tinh thần trách nhiệm tối thiểu. Quý vị hãy chấm dứt việc chụp mũ, hăm dọa, bắt giam, bôi nhọ danh dự, chà đạp cuộc sống gia đình và đời sống tư của những người đối lập đang chống lại những tiêu cực, những người đã gây ra tiêu cực. Đó là những con người đã có gan bảo vệ đất nước! Các biện pháp đàn áp không phải là dấu hiệu của sức mạnh và quyền uy. Ngược lại, chúng biểu lộ sự sợ hãi. Đó không phải là cái sợ của người dân, nhưng quan sát những hành động thậm vô lý và tàn nhẫn mà nó gây ra, có thể nghĩ rằng cái sợ ấy lớn hơn ta tưởng. Nó đi ngược mọi giải pháp ích nước lợi dân. Như ông Bùi Đức Lại đã viết trên mạng VietnamNet ngày 04.05.2010: “… thế lực chống đối chỉ có thể “lợi dụng dân chủ” nếu thực sự có mất dân chủ. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những biểu hiện mất dân chủ là biện pháp có hiệu quả nhất chống lại việc “lợi dụng dân chủ””. Và tôi rất đồng ý với kết luận của bài viết: “Rõ ràng, không kiên trì thực hành dân chủ thì không tránh khỏi nhiều tai họa lâu dài.

Đấu tranh cũng có thể làm nên phép lạ

Để kết thúc bài viết này một cách nhẹ nhàng, và vẫn để hưởng ứng ông Lê Hiếu Đằng khi ông nói tới việc cần thiết phải đấu tranh, tôi xin đưa các bạn trở lại Đại hội hòa bình thế giới năm 1973 tại Moskva. Tại đây, tôi học thêm được một điều là đôi khi đấu tranh có thể làm nên phép lạ: nó có thể biến xe hơi thành ô tô buýt. Tôi xin kể câu chuyện mà tôi chưa hề kể lại cho ai cả.

Với tác phong của một giáo viên cần mẫn, tôi đã chuẩn bị khá kỹ bài tham luận của tôi về tù nhân chính trị của chế độ Sài Gòn. Đặc biệt tôi có trong tay nhiều lá thư, rất cảm động, của tù nhân mà Chính phủ cách mạng lâm thời đã chuyển tới Paris cho tôi. Tôi đã dịch những lá thư đó sang tiếng Pháp, tiếng Anh, và muốn nhờ in rô-nê-ô ra nhiều bản để phân phát cho đại biểu các nước ở Tiểu ban nhân quyền và cho các nhà báo có mặt ở Đại hội. Tôi nhờ trưởng đoàn tôi chuyển yêu cầu này tới ban tổ chức Liên Xô. Lúc đầu không có hồi âm, sau đó là từ chối với lí do: không có xe đi tới nơi có máy in rô-nê-ô. Cũng nên nhắc lại lúc đó các nhà lãnh đạo Liên Xô và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau. Tại Đại hội, cụm từ “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” cũng bị loại trừ khỏi ngôn ngữ chính thức. Chỉ có đại biểu các nước tư bản mới nói tới đế quốc Mĩ. Tôi có cảm tưởng là sau khi Hiệp định Paris được ký kết, người Liên Xô đã chuyển sang vấn đề khác, bỏ mặc những người bạn tù của tôi trong tình trạng nguy ngập dưới nanh vuốt của chế độ miền Nam Việt Nam đang bước vào giai đoạn tiêu vong. Tôi không muốn bài tham luận báo động về tình hình các bạn tù lại bị giảm tác dụng chỉ vì “lí do tổ chức” như vậy. Tôi bèn yêu cầu trưởng đoàn của tôi chuyển tới ban tổ chức lời nhắn như thế này: “Nếu tôi không in được và không phát được thư tù nhân, nếu sau khi tham luận, không có được một cái bàn và một cái ghế ở cuối phòng để tôi phát những bản in, thì trong thời gian 10 phút tham luận, tôi sẽ dành 5 phút để giải thích cho các đại biểu và cho các nhà báo có mặt ở hội trường là do ban tổ chức Liên Xô của Đại hội viện dẫn lí do không có máy in rô-nê-ô, các bạn không có được những tài liệu khẩn cấp, độc nhất vô nhị”.

Một giờ sau, một cái xe buýt hãm phanh ngoài cửa gian phòng chúng tôi đang dùng bữa trưa, và người phiên dịch vui mừng mời tôi lên xe để đi in “bao nhiêu bản cũng được”. Thế là mặc phong phanh cái áo sơ mi, tôi không cảm thấy cái lạnh của 17° âm. Và khi đến phiên tôi phát biểu, mặc dầu đồng chí Elie Mignot, ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Pháp, trưởng đoàn của chúng tôi đồng thời là người hướng dẫn thảo luận của Tiểu ban, không ngừng lừ mắt nhìn tôi, tôi đã “cướp” của đẳng cấp quan liêu Liên Xô thêm 10 phút, nghĩa là đã nói về tình trạng, về sinh mạng các bạn tù của tôi trong tổng cộng 20 phút, gấp đôi thời lượng quy định.

Đúng thế, tôi đồng ý với ông Lê Hiếu Đằng: dân chủ ít khi được ai ban phát, dân chủ chỉ có qua đấu tranh!

Để kết thúc đóng góp nhỏ bé này vào cuộc thảo luận hiện nay, tôi xin nói rằng, cho đến nay, các đảng cộng sản trên thế giới, ngày nào còn hoạt động trong tình trạng bị đàn áp vẫn luôn luôn thâm nhập quần chúng, bắt rễ trong nhân dân, sẵn sàng tham gia và hy sinh chịu đựng trong các cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhưng đến khi giành được chính quyền rồi, thì chưa có đảng nào đáp ứng lâu bền được kỳ vọng của nhân dân ước mong xây dựng một xã hội tự do và đã đưa đảng lên vị trí lãnh đạo. Ngược lại, kinh nghiệm cho thấy càng nắm độc quyền thì họ càng xa rời gốc rễ, họ tạo ra cho mình một hình ảnh rất tiêu cực, đôi khi kinh hoàng, làm hoen ố lý tưởng của mình. Với quá khứ rực rỡ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có sẽ trở thành một ngoại lệ, phủ nhận cái “quy luật” đáng buồn nói trên? Liệu Đảng có đủ dũng cảm, trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần nhân bản để đổi mới dân chủ? Để lại một hình ảnh thoái hóa suy đồi, hay để lại sự ngưỡng mộ, biết ơn và tự hào, đó là cả vấn đề.

H. C. Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

http://danluan.org/node/7106



Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Nhan Vat | Leave a Comment »

Bộ Trưởng Y tế VN: ‘Tôi chưa bao giờ hứa chấm dứt việc bệnh nhân chung giường’

Posted by hoangtran204 trên 25/11/2010

‘Tôi chưa bao giờ hứa chấm dứt việc bệnh nhân chung giường’

Chiều 22/11, bị truy trách nhiệm khi không thực hiện lời hứa giảm tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu thẳng thắn: “Qua truyền hình trực tiếp, tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ”.

Trước khi đi vào câu hỏi trực tiếp, Bộ trưởng Triệu đã tóm lược phần trả lời bằng văn bản đối với 16 câu hỏi chất vấn, trong đó nhấn mạnh một loạt biện pháp đã triển khai để giảm tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép từ 15.000 mỗi ngày vào thời điểm trước năm 2007 xuống còn 6.000. Ông liệt kê một số bệnh viện cơ bản 2 năm không còn nằm ghép, như: Việt Đức, Thanh Nhàn, khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi trung ương.

Về giải pháp lâu dài theo Bộ trưởng Triệu là xây dựng thêm bệnh viện (hiện đã được Chính phủ phê chuẩn nguồn đầu tư là trái phiếu để xây dựng, cải tạo bệnh viện cấp huyện, tỉnh); tăng số cán bộ y tế đào tạo ở trình độ đại học gấp 1,7 lần (17.000), sau đại học gấp 1,6 lần so với trước năm 2007.

Cho rằng một trong những nguyên nhân gây quá tải là thiếu bác sĩ chuyên môn cao ở nông thôn, miền núi vì họ có xu hướng chuyển ra ngoài làm tư, hoặc về thành phố, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết đặt câu hỏi: “Bộ có giải pháp gì để chia sẻ với tuyến trung ương?”.

Bộ trưởng Triệu cho biết đã “tham mưu với Chính phủ để ban hành một số chính sách đào tạo, giữ chân cán bộ” như, đào tạo cử tuyển con em vùng miền núi, đào tạo có cam kết làm việc 10-20 năm; chính sách phụ cấp đối với cán bộ y tế vùng miền. Luật khám chữa bệnh vừa qua cũng đã đề cập đến trách nhiệm xã hội của cán bộ y tế, cả đời không chỉ làm việc ở thành phố mà phải có thời gian đi miền núi.

Đại biểu Nguyễn Văn Bình phản ánh vì quá tải, vì trình độ, phương pháp chữa bệnh của cán bộ y tế VN chưa đáp ứng yêu cầu nên hiện còn có tình trạng bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh tăng lên. Ông Bình đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng và giải pháp.

Bộ trưởng Triệu khẳng định theo dõi của Bộ bệnh nhân ra nước ngoài giảm do VN đã có những tiến bộ trong y học, có lãnh đạo cấp cao tiêu chuẩn điều trị ở nước ngoài, nhưng đã tin tưởng điều trị trong nước. Hiện thường xuyên có trên 300 bác sĩ nước ngoài đến VN học tập trên một số lĩnh vực. “Ở đây tôi nhìn thấy có 3-4 đại biểu vừa họp Quốc hội, vừa làm stent động mạch vành ở bệnh viện trong nước”, câu trả lời của ông Triệu khiến cả hội trường rộ lên tiếng cười.

Bộ trưởng Triệu cũng trần tình kế hoạch giảm tải tại các bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh gặp khó khăn, do thiếu đất xây bệnh viện và quy định về tuổi nghỉ hưu. “Năm 1960 tuổi thọ bình quân của ta là 45,5 đến nay đã là 73, trong khi ta vẫn giữ tuổi nghỉ hưu với nữ là 55, với nam là 60. Rất nhiều lao động có hàm lượng chất xám cao, nhưng đến tuổi buộc phải nghỉ hưu. Chúng tôi tiếc ghê lắm, nhưng không làm thế nào hơn được”, ông Triệu nói.

Trình bày phản ánh của cử tri là phải chờ đợi rất lâu khi khám chữa bệnh, do thủ tục còn phiền hà, nhất là bệnh nhân có bảo hiểm y tế, đại biểu Hồ Thị Thu Hằng đề nghị Bộ trưởng cho biết biện pháp khắc phục. Bà Hằng cũng cho rằng đời sống của viên chức y tế khó khăn, chế độ tiền lương, trợ cấp bất cập, học ĐH tới 6 năm, nhưng khi về hưu hệ số lương thấp hơn các ngành khác.

“Đúng là có tình trạng chờ đợi. Tôi đã ngồi một buổi sáng ở bệnh viện lớn thuộc Bộ, bình quân một buổi sáng bác sĩ khám 80-90 bệnh nhân. Biện pháp giải quyết chủ yếu là tăng bác sĩ, ta đang rất tích cực đào tạo, nhưng cũng phải mất 6 năm, sau đó cần 3 năm thì mới làm tốt được”, Bộ trưởng giãi bày.

Về chính sách cho cán bộ y tế, ông Triệu nói: “Tôi là thành viên Chính phủ, tôi cũng phải nhìn tới các bộ ngành khác như khai thác mỏ, hầm lò… Tuy nhiên một số đặc thù y tế tôi đã đề xuất ví dụ tăng phụ cấp bác sĩ mổ 5-6 tiếng, trước chỉ 76.000 đồng, tôi đề nghị tăng 3 lần giống lương tối thiểu; hay đã trình phụ cấp vùng miền. Tôi cũng muốn nói qua truyền hình là đất nước ta còn nghèo, GDP đầu người mới 1.200 USD trong khi Malaysia đã là 6.000-7.000 thì cũng phải cải thiện từng bước, phải chia sẻ khó khăn”.

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: “‘Tôi chưa bao giờ hứa chấm dứt tình trạng bệnh nhân nằm ghép’. Ảnh: Hoàng Hà.

Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Trần Thị Kim Phương hỏi: “Bộ trưởng đã hứa giải quyết tình trạng quá tải, nhưng Bộ thừa nhận đến nay vẫn còn tình trạng nằm ghép ở các bệnh viện tim mạch, ung thư, nhi… Sắp kết thúc nhiệm kỳ của Bộ trưởng, lời hứa giảm tải không đạt, mà còn trầm trọng, vậy trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào?”.

“Tôi nói là chấm dứt nằm ghép? Đây là câu chuyện tầm phào thôi”, ông Triệu khẳng định. Đọc lại nguyên văn đoạn bóc băng trả lời đại biểu Nguyễn Tấn Tuân tại kỳ họp thứ 2 năm 2007, Bộ trưởng nói: “Bộ quyết tâm giảm tải được bao nhiêu dân đỡ khổ bấy nhiêu, nhưng còn phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, vào điều kiện kinh tế… Hôm nay có truyền hình trực tiếp, tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ”.

Ngoài vấn đề giảm tải, tình trạng tăng giá thuốc cũng làm nóng nghị trường. Đại biểu Lê Thị Nguyệt hỏi: “Giá thuốc do nhà nước quản lý, Bộ trưởng đã trả lời sẽ làm và sẽ giải quyết, tuy nhiên vấn đề này tồn tại bức xúc trong dân, chưa biết bao giờ giải quyết. Trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý nhà nước về giá thuốc như thế nào?”.

Thấu hiểu bức xúc của đại biểu cũng như cử tri, Bộ trưởng Triệu dành khá nhiều thời gian để trả lời câu hỏi này. Dẫn ra báo cáo của Tổng cục thống kê thì trong 11 tháng qua, giá các mặt hàng tăng trung bình 8,6%, nhưng giá thuốc chỉ tăng 3,2%, Bộ trưởng cho biết các đoàn liên ngành đi kiểm tra và đã lý giải tại sao có sự tăng giá một số loại thuốc.

Theo ông Triệu, đó là 95% loại thuốc tuân theo quy luật thị trường hoàn hảo (đủ nhiều công ty sản xuất, tự bàn tay vô hình của thị trường kéo về sát hợp lý). 5% thuốc còn lại tuân theo thị trường không hoàn hảo, sản xuất chưa đủ nhiều, vì là thuốc mới phát minh, có giá trị cao, được độc quyền 20 năm không ai được sản xuất.

Ông Triệu cho biết 5% tương đương khoảng 1.000 loại thuốc là điều nhức nhối của mọi quốc gia. Ấn Độ còn lập hẳn Ủy ban giám sát giá thuốc, hay Canada lập ban duyệt giá thuốc trực thuộc Chính phủ. Còn ở ta, giá thuốc nhà nước can thiệp, và quan trọng là làm sao mò ra được giá trần để các bên đều chấp nhận.

“Cha ông ta nói buôn 9 bán 10, đừng để buôn 9 bán 20. Chúng tôi đã có sự phân công rạch ròi từng bộ ngành để làm sao tìm được giá trần. Nhưng báo cáo đại biểu còn một số thuốc được xách tay. Giờ không thể cấm chợ, ngăn sông, trong khi đường biên giới dài, ta đã vào WTO. Một số lực lượng phối hợp với nhau nâng giá thuốc. Chúng tôi cũng day dứt lắm, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo nhiều lần, và đang phối hợp với các bộ để kiểm soát”, ông Triệu nói.

Bộ trưởng cũng chỉ ra một khe hở của pháp luật: “Luật dược ban hành năm 2005, khi đó tôi còn chưa về làm Bộ trưởng, luật thiên về thị trường hoàn hảo, chưa quan tâm đến 5% thị trường không hoàn hảo, ví dụ luật quy định tự định giá thuốc. Theo tôi 5% loại thuốc cơ chế có lẽ phải khác, phải có cơ chế quản lý. Chúng tôi cùng với Ủy ban Các vấn đề xã hội đã tổ chức nhiều hội thảo để cố gắng giảm bớt tình trạng như đại biểu nêu”.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Dũng tại sao dân số đứng thứ 13 thế giới mà chưa sản xuất được gram kháng sinh nào, Bộ trưởng Triệu báo cáo ngay đã sản xuất được kháng sinh và hầu hết văcxin phục vụ tiêm chủng mở rộng. Ông cũng dẫn ra thực tế không chỉ VN, một số cường quốc kinh tế cũng phải nhập nguyên liệu sản xuất dược, hiện chỉ có 20 nước sản xuất ra nguyên liệu hóa chất cạnh tranh và trụ được.

“Kể cả Nga cũng phải nhập thuốc 50%. Giống như rất nhiều nước sản xuất máy bay, nhưng không bán được, vì còn có sự phân công, hình thành lợi thế. Lợi thế của ta là nông nghiệp, sản xuất gạo, dễ gì mà các nước Ăngola, Mozambic rộng thế mà đã sản xuất được”, ông Triệu nói khiến cả hội trường một lần nữa lại xôn xao tiếng cười.

Phần trả lời của Bộ trưởng Y tế được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá là “suôn sẻ, vui vẻ, nhưng chắc là không tầm phào”. “Ngành y tế rất cố gắng, trình độ chữa bệnh, phương tiện của chúng ta ngày càng nâng cao, so sánh với các nước quan khu vực ta có thể lạc quan. Tuy nhiên người nghèo khó có điều kiện chăm sóc sức khỏe, trong ngành đây đó có hiện tượng người dân không hài lòng về y đức của cán bộ y tế. Quan trọng là bộ trưởng đã thấy và có hướng khắc phục”, ông Trọng nói.

Hồng Khánh

—-

Ý Kiến Bạn Đọc

Thất vọng

Sáng sớm đọc tin, cái tiêu đề chình ình trích lời của Bộ trưởng Y tế làm tôi thất vọng và bức xúc vô cùng. Ta đã từng xem cuộc tranh cử tổng thống Mỹ thì biết rồi đấy, muốn lấy lòng cử tri thì phải hứa sẽ làm và thực hiện được cho được cái này, cái kia để phục vụ dân, đất nước. Tất nhiên các lời hứa phải logic, có kế hoạch bài bản và sát thực tế dựa trên tình hình chung… Khi dân đã bầu một ai đó lên lãnh đạo, người đó phải có tài, dám nghĩ dám làm và trên hết phải có 1 lòng sục sôi mong muốn đất nước và người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, mạnh giàu…

Cải thiện, nâng cao chất lượng y tế chính là công việc chính của ngài, ngài phải điều hành, đề xuất thế nào chứ, nếu làm không được thì một là ngài có thể biện mình do kinh tế nói chung, hai là ngài có thể nhận trách nhiệm vì yếu kém.

( H.Anh )


Sao Bộ trưởng không hứa?

Thà bộ trưởng nói có hứa, có quyết tâm nhưng vì kinh tế khó khăn chưa thực hiện được thì hay biết mấy. Hứa làm cho dân bớt khổ là bản chất của chính trị gia, không dám hứa giúp dân đỡ khổ sao xứng đáng với lòng tin của dân.
Hôm qua mới vào Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, về nghe Bộ trưởng y tế trả lời . . . buồn cho dân hết sức.

( Luật sư Huỳnh Kim Ngân )


Bệnh viện quá tải

Bộ Trưởng Triệu hãy đến bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM hiện tại bệnh viện Rất quá tải như thế nào (?) . 4-5 em nhỏ (bệnh nhân) nằm chung một giường bệnh. Thật là đau lòng.

( Người dân )


Đất nước ta còn nghèo

Rõ ràng là Bộ Trưởng Bộ Y tế tuyên bố là đất nước ta còn nghèo đấy nhé, thế mà mấy ông Bộ trưởng khác cứ sùng sục đòi làm cho được đường sắt cao tốc, chắc là để đi bệnh viện cho nhanh chăng?

( Huỳnh Vũ Bình )


Không dám hứa với dân

Người khỏe mạnh mà 2 người nằm chung giường 1,2m thì đã không chịu nổi. Đằng này, 2 bệnh nhận đã bệnh mà nằm chung giường. Vì Ngài Bộ trưởng có chức vụ, nên khi Ngài bệnh được các Giám đốc bệnh viện quan tâm thì tôi chắc rằng chưa bao giờ Ngài đã trải qua cảm giác nằm 2 người trên 1 giường để biết được nỗi khổ của dân nghèo. Các Ngài hãy đến những bệnh viện Nhi đồng để tận mắt thấy hình ảnh những em nhỏ phải nằm chung giường, và nằm dưới đất. Kính mong tòa soạn đăng ý kiến của tôi. Cảm ơn.

( landoan )


Bảo đảm sức khỏe : Cần phòng hơn trị bệnh

Kính gửi : Tòa soạn

Qua phiên chất vấn của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu, tôi cũng có phần nào cảm thông cho ngành y tế nhưng tôi xin có ý kiến để chúng ta cần có hướng giải quyết tốt hơn đến vấn đề sức khỏe của người dân.

Muốn sức khỏe của người dân trong cộng đồng ngày càng tốt hơn, chúng ta cần quan tâm đến các biện pháp “phòng ngừa” bệnh hơn là “trị” bệnh, xây thêm bệnh viện, đào tạo thêm nhiều bác sỹ, … vì nếu không quan tâm đến việc ngừa thì dẫu có nhiều bệnh viện và đội ngũ bác sỹ đến đâu chăng nữa thì cũng không đáp ứng được nhu cầu trị bệnh của nhân dân.

Thời gian qua, các ngành chức năng buông lỏng và chưa quan tâm đúng mức đến tình hình vi phạm trong kinh doanh thực phẩm như : Việc buôn bán động vật sống nhiễm bệnh tràn lan (dịch bệnh H5N1, H1N1, cúm gà, heo tai xanh, … ) rồi tới việc kinh doanh thức ăn, uống pha chất gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng (như : nước tương M3PD, phở dùng chất phormal, rượu giả, rượu pha hương liệu, …), tình trạng mất vệ sinh trong buôn bán thức ăn, … đến việc kinh doanh hành phi rán từ dầu cặn thừa lấy từ cống của các xí nghiệp, … trong khi môi trường càng ngày càng ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng từ khói bụi của các phương tiện giao thông; khói, chất thải từ xí nghiệp ra sông ngòi, … rồi tình trạng xả rác bừa bãi trong cộng đồng dân cư, lấn chiếm kênh rạch. chặt đốn cây xanh, …

Hệ quả của tất cả những điều đó tích lũy trong nhiều năm qua dẫn tới việc gia tăng tình trạng mắc các bệnh tật nguy hiểm, ung thư, … về gan, phổi, hệ tiêu hóa, … của người dân ngày càng tăng. Do đó, việc quá tải ở các bệnh viện là đương nhiên, nên việc hứa hẹn chấm dứt “nằm ghép” ở các bệnh viện là không thể xảy ra (như lời phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu).

Do đó, tôi kiến nghị Nhà nước cần hết sức quan tâm đến việc “phòng ngừa” bệnh cho người dân, mà muốn thế thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, Ngành, Đoàn thể, … và cần có 01 thủ lĩnh chịu trách nhiệm chính và báo cáo Chính phủ, Quốc hội thường xuyên về vấn đề này. Nếu chúng ta còn chậm việc phòng ngừa thì trong vài năm tới môi trường sẽ càng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con cháu chúng ta.
Vài dòng ý kiến vì sức khỏe của cộng đồng và tương lai của con em chúng ta.

( Vũ Đình Thắng – Trung tâm Bảo trợ – Dạy nghề cho n )


Ông Bộ trưởng y tế vui tính

Ông Bộ trưởng này vui tính quá! Nhưng trả lời chất vấn cùa QH thì ko chỉ vui tính mà phải chính xác , tôi có người nhà vừa mổ tim tại bệnh viện Việt – Đức, khoa tim mạch và can thiệp lồng ngực do bác sĩ ƯỚC phụ trách khoa, được chứng kiến cảnh bệnh nhận nằm ghép 2-3 giường trông rất tội nghiệp, nếu ông Bộ trưởng không tin thì có thể gọi báo chí tới xác nhận tại BV ngay, vậy mà ông Triệu nói :
” Ông liệt kê một số bệnh viện cơ bản 2 năm không còn nằm ghép, như: Việt Đức, Thanh Nhàn, khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi trung ương.”

BV Việt – Đức này nằm ngay trung tâm phố Phủ doãn , Cửa Nam, Hoàn kiếm, Hà nội, Hy vọng là lần sau khi trả lời QH ông Triệu cũng như các ông bộ trưởng khác phải kiểm chứng và chịu trách nhiệm trước dân về tính chính xác của sự việc nhé để người dân chúng tôi còn có hy vọng vào những gì tốt hơn mà các ông thay mặt Đảng , Nhà nước thực hiện

( haitroctvtk )


Ôi, bộ trưởng!

Bộ trưởng đứng đầu 1 bộ mà chưa đủ quyền quyết định, chưa đủ năng lực dám hứa 1 điều bình thường thế. Thật là thất vọng.

( nguyễn đức hữu )


Sao lại không có kế hoạch?

Bộ trưởng Quốc Triệu nói “Tôi nói là chấm dứt nằm ghép? Đây là câu chuyện tầm phào thôi”,”Hôm nay có truyền hình trực tiếp, tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ”.

Thử nghĩ, là 1 công dân VN khi nghe câu nói này thì sẽ cảm thấy thất vọng như thế nào đối với những nguời đứng đầu bộ ngành. Nếu không có kế hoạch chỉ tiêu trong bao nhiêu năm chấm dứt, vậy thì 20 năm , hay 50 năm, hay 100 năm sẽ “quyết tâm” xong?

( CongdanVN )


Hỏi xoáy – đáp xoay

Việc trả lời chất vấn của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu quả là giống như “hỏi xoáy, đáp xoay”, ĐBQH nói có hứa, Bộ trưởng bảo không. Chất lượng y tế quá thấp, tính mạng của hàng triệu người dân mà Bộ trưởng nói nghe dễ dàng quá. Thật khó cho người dân.

( Người Dân )

Posted in Y te | Leave a Comment »

Hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam là mồi ngon cho tệ nạn tham nhũng

Posted by hoangtran204 trên 25/11/2010

DCVOnlineTin DPA

Hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam là mồi ngon cho tệ nạn tham nhũng

Hà Nội – Phương cách quản lý đất đai ở Việt Nam xưa nay đầy rẫy với tệ nạn tham nhũng, chỉ có lợi cho người giàu với cái giá người nghèo phải trả, theo một ủy ban bao gồm cả chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc cho hay hôm qua thứ Tư ngày 24 tháng Mười Một năm 2010.

Viên chức nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc là người bảo vệ cho hệ thống quản lý đất đai này, nhưng thực ra chính họ là vấn nạn cho chuyện tham nhũng này. Một nhóm gồm viên chức ba nước Thụy Điển, Đan Mạch và Việt Nam cho hay một hôm trước ngày hội thảo chống tham nhũng sẽ bắt đầu hôm nay thứ Năm.

Minh bạch hơn và có trách nhiệm rõ ràng hơn là cần thiết để giải quyết chuyện đút lót và tham nhũng, đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstrom nói.

Vấn đề quản trị đất đai “dứt khoát là chủ đề đúng cho buổi đối thoại chống tham nhũng này,” một trong những người điều hành buổi đối thoại ông James Anderson, một chuyên gia quản trị của Ngân hàng Thế giới nói.

“Tham nhũng trong lãnh vực đất đai trong mọi xã hội đều làm cho người giàu lại giàu thêm và làm người nghèo trở thành nghèo hơn, cùng lúc nhà nước không thu được thuế,” ông Herrstrom nói.

Điều này gia tăng món tiền nợ công và đưa đến nạn thiếu hụt trường học, bệnh xá bệnh viện và những chương trình mang phúc lợi công cộng chung cho toàn xã hội, những người điều hợp chương trình nói.

Những công trình nghiên cứu ở năm tỉnh phát hiện 85 phần trăm người dân cho rằng có tham nhũng trong quản lý đất đai. Ba mươi lăm phần trăm giới thương mãi nói rằng “quà cáp và những món tiền trả không chính thức” là những tiêu chuẩn làm ăn ở Việt Nam, theo công trình nghiên cứu này.

Một nhà báo Việt Nam đặt câu hỏi liệu cái khả năng của cuộc khởi xướng (đối thoại chống tham nhũng này) có giải quyết được nạn tham nhũng. “Tham nhũng ở Việt Nam quá lớn lao, nhưng vô hình vô tướng, không sờ mó được,” nhà báo Đại Phương của báo Tiền Phong nói. Trục lợi cho cá nhân, chứ không nhằm lợi ích chung, chính là động lực thúc đẩy nhiều viên chức nhà nước tham nhũng, Đài Phương nói.

Ông Herrstron nhấn mạnh là sự tham dự của nhà nước Việt Nam trong lần đối thoại này “là một bước nhắm hướng về sự minh bạch.” Những người trong ban điều hành cũng cho hay là có một số tỉnh đã lên một số chương trình đầy hứa hẹn.

Ông nói thêm là “một giới truyền thông năng nỗ, tích cực và cơ chế bảo vệ người phơi bày tham nhũng” là tối cần thiết để chống tham nhũng, đây là chuyện Việt Nam xưa nay thường ít để ý đến.

Đối thoại với chủ đề chống tham nhũng được tổ chức hai lần một năm bắt đầu từ năm 2006 bởi toà đại sứ Thụy Điển và Đan Mạch cùng với Văn phòng Việt Nam của Ủy ban Trung ương Chống Tham nhũng.

© DCVOnline


Nguồn:

(1) Vietnam’s land management system prone to corruption, experts say. Deutsche Presse-Agentur, 24 November 2010
—–

Vietnam’s land management system prone to corruption, experts say

Nov 24, 2010

Hanoi- Land management practices in Vietnam are rife with corruption that benefits the rich at the expense of the poor, a panel of Vietnamese and foreign experts said Wednesday.

Government officials supposedly safeguarding the system are in fact a large part of the problem, said the group gathered ahead of a wider anti-corruption dialogue due to start Thursday between Swedish, Danish and Vietnamese officials.

Greater transparency and accountability is needed to address bribery and corruption, Swedish Ambassador Staffan Herrstrom said.

Land management ‘is definitely the right topic for this anti-corruption dialogue,’ said panelist James Anderson, a World Bank governance specialist.

‘Corruption in land management in all societies makes the rich become richer and the poor become poorer at the same time as the governments lose tax revenue,’ Herrstrom said.

This adds to public debt and shortchanges schools, health care and other public programmes, panelists said.

Studies in five provinces found that 85 per cent of households perceived corruption in land management. Thirty-five per cent of businesses said that ‘gifts and informal payments’ were standard aspects of doing business in Vietnam, the study found.

One Vietnamese journalist questioned whether the ability of the initiative to address corruption. ‘Corruption in Vietnam is very big, but invisible,’ said Dai Phuong of the newspaper Tien Phong. Self-interest, not public interest, motivates many government officials, he said.

Herrstrom emphasized that the Vietnamese government’s participation ‘is a step towards transparency itself.’ Panelists also noted that some provinces had put in place promising programmes.

He added that ‘a vibrant media and protection of whistleblowers,’ were critical to the fight against corruption, which often goes unaddressed in Vietnam.

The anti-corruption dialogue had been held twice a year since it was started in 2006 by embassies of Sweden and Denmark together with the Vietnamese Office for the Central Steering Committee on Anti-Corruption.

 

Posted in Chinh Tri Viet Nam, Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

Đơn của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và đơn của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ gửi Cơ quan An ninh điều tra TP Hà Nội

Posted by hoangtran204 trên 25/11/2010

Nguồn: Bauxite Việt Nam

24.11.2010






 

nguồn: http://www.x-cafevn.org/node/1352

Posted in Chinh Tri Xa Hoi, Nhan Vat Chinh tri | Leave a Comment »

TRUNG QUỐC ĐANG MỞ CHIẾN DỊCH THỦ TIÊU NHỮNG CỘT MỐC BIÊN GIỚI CŨ VIỆT-TRUNG

Posted by hoangtran204 trên 25/11/2010

TRUNG QUỐC ĐANG MỞ CHIẾN DỊCH THỦ TIÊU NHỮNG CỘT MỐC BIÊN GIỚI CŨ VIỆT-TRUNG

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fa/Carte_du_Tong-king_1879.JPG/300px-Carte_du_Tong-king_1879.JPG
Theo: ThongtinBerlin
Trung Quốc đang mở chiến dịch tháo dỡ toàn bộ các cột mốc bên giới cũ theo Hiệp định Pháp – Thanh năm 1887, hiện nay đang nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, chiến dịch này đã được chính quyền Trung Quốc phát động vào ngày 20/07/2010.  

Hàng loạt những cột mốc lịch sử quốc giới Việt – Trung có từ hàng trăm năm nay đã bị chính quyền Trung Quốc tất bật tháo gỡ đưa vào các bảo tàng lịch sử địa phương mà họ gọi là chiến dịch “bài trừ các mốc biên giới cũ”.

Mốc số 17 (đoạn Vân Nam-Hà Khẩu)



Cột mốc “Đại Nam Quốc Giới” tại Phòng Thành, Quảng Tây


Trung Quốc cho đào, khuân vác dời cột mốc quốc giới Viêt – Trung đem về bảo tàng…
Nguồn: Blog Phạm Viết Đào.

Được đăng bởi 1nguoiviet

http://blog1nguoiviet.blogspot.com/2010/11/trung-quoc-ang-mo-chien-dich-thu-tieu.html

Posted in Chinh tri Trung Quoc, Chinh Tri Viet Nam | Leave a Comment »

Để Đối Phó với Trung Quốc ở Châu Á (?)

Posted by hoangtran204 trên 21/11/2010

Mỹ đang tiến gần và thân thiện với Nga hơn để rảnh tay đối phó với Trung Quốc đang có tham vọng chiếm các vùng biển ở Á Châu. Nga cũng muốn thân Mỹ để kềm chế Trung Quốc là nước đang xúi dục hàng triệu  dân chúng Trung Quốc xâm nhập vượt qua biên giới Nga và Trung quốc, và sống trong  các vùng đất đàng sau biên giới của Nga.

 

Bên Lề Cuộc Họp NATO, Các vị Tổng Thống  Mỹ và Nga đã Tổ Chức Buổi Họp Đột Xuất

AIR FORCE ONE vượt sóng (AFP) – Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga, ông Dmitry Medvedev, đã tổ chức một hội nghị không chuẩn bị trước ở Lisbon trong một nỗ lực để xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia, tòa Bạch Ốc đã chính thức công bố.

“Cả hai vị TT đã bước vào một căn phòng và nói chuyện trong 15 đến 20 phút,” phát ngôn viên tòa Bạch-ốc Ben Rhodes nói với các phóng trên chiếc Air Force One trước khi máy bay hạ cánh tại Washington vào khuya ngày thứ Bảy. “Cuộc họp đó không công bố trước, và không có trong kế hoạch.”

Chỉ có một người phiên dịch đi vào phòng họp cùng với hai nhà lãnh đạo tại cuộc họp riêng bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO, các giới chức Mỹ đã cho biết.

NATO và Nga đã đồng ý trước đó vào ngày thứ Bảy để tham gia xem xét một kế hoạch lá chắn tên lửa để bảo vệ châu Âu và tăng cường  nguồn cung cấp hậu cần cho cuộc chiến ở Afghanistan, (chuyện nầy như thể) đang chôn lấp một khoảng thời gian căng thẳng giữa những hai cựu thù cũ của cuộc Chiến tranh Lạnh (1945-1991).

Ngày thứ Sáu hôm trước, liên minh quân sự phương Tây đã đồng ý thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa chống đạn đạo để bảo vệ dân chúng của châu Âu chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa thô bạo và mời Nga hợp tác.

Hai bên đã đồng ý  nghiên cứu sao cho cách thức hợp tác nầy sẽ được thực thi, nhưng ông Medvedev đã cảnh báo Nga sẽ phải được đối xử như một đối tác bình đẳng, nếu nước Nga tham gia vào kế hoạch nầy.

Rhodes cho biết Obama và Medvedev đã phát triển cái mà ông gọi là “một mối quan hệ hiểu biết nhau rất mạnh mẻ.”

“Họ mến chuộng nhau. Họ muốn gặp nhau,” người phát ngôn nói. “Họ muốn cư xử nhau trong hòa thuận và tham khảo ý kiến lẫn nhau về nhiều điều khác nữa.”

Theo các quan chức chính quyền, đáp ứng được khởi xướng bởi Obama, sau đó Obama đã mô tả cuộc gặp gỡ như là “rất thân thiện.”

Obama cũng đã nói chuyện với Tổng thống Medvedev về cuộc họp trước đây của ông với Tổng thống Mikheil Saakashvili của Georgia.

Nước Georgia đã chiến đấu một cuộc chiến tranh năm ngày với Nga vào tháng Tám năm 2008 khi quân đội Nga đổ vào nước này sau khi chiến tranh đã bùng nổ giữa các lực lượng Georgia và quân ly khai ở  Nam Ossetia.

Một trong những viên chức đã trích dẫn lời của Obama nói rằng các cuộc gặp với TT  Medvedev là nhằm giảm “sự hiểu lầm có thể dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn.”

Hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về hiệp ước vũ khí hạt nhân START mới ký với Nga và các cơ hội cho hiệp ước nầy sớm được phê chuẩn của Thượng viện Mỹ. (1)
“Họ đã có một cuộc trò chuyện rất thân mật về hiệp ước đó,” một viên chức chính quyền nói thêm rằng Tổng thống Medvedev bày tỏ sự tin tưởng “vào tổng thống Mỹ đang hoàn tất việc thi hành.”

Hiệp ước – được ký bởi Tổng thống Medvedev và Obama tại một buổi lễ xâ

y dựng ở Prague vào tháng Tư – mỗi quốc gia để hạn chế tối đa 1.550 đầu đạn hạt nhân được triển khai, một sự cắt giảm khoảng 30 phần trăm từ một giới hạn đã đặt ra vào năm 2002.

Thỏa thuận này, một chính sách đối ngoại hàng đầu của Obama đã khởi xướng, đang thay thế một hiệp ước trước đó đã hết hiệu lực vào tháng Mười Hai năm 2009 và cũng yêu cầu có sự phê chuẩn của Hạ viện Nga, viện Duma.

Các Thượng Nghị Sĩ của đảng Cộng hòa cho biết họ cần phải chắc chắn rằng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ được hiện đại hóa và rằng hiệp ước sẽ không cản trở các nỗ lực phòng thủ tên lửa Mỹ – nhưng một số Nghị sĩ đã thừa nhận ở chốn riêng tư rằng họ không muốn giao vào tay ông Obama một chiến thắng ngoại giao trước khi có các cuộc bầu cử (hạ viện và thượng viện vừa mới hoàn tất 3 tuần trước đây).

Trước đó, TT Medvedev củaNga đã cảnh báo rằng nước ông sẽ chờ đợi để phê chuẩn Hiệp ước START sau khi mà hiệp ước ấy đã được thông qua ở Washington.

“Tôi hy vọng rằng các nhà lập pháp Mỹ sẽ bày tỏ theo một phương cách có trách nhiệm,” ông Medvedev phát biểu tại một cuộc họp báo tại Lisbon. “Sẽ là một sự hối tiếc” nếu hiệp ước nầy sẽ không được (thượng viện Mỹ) phê chuẩn, ông nói.

Mặc dầu có sự phản đối của đảng Cộng hòa, tòa Bạch Ốc đã bày tỏ sự tin tưởng hiệp ước này sẽ được phê chuẩn trước cuối năm nay, khi mà quốc hội vẫn còn đang bị kiểm soát bởi đảng Dân chủ tái nhóm họp (các phiên họp cuối).

“Vị trí của đảng chúng tôi tiếp tục nắm giữ khối đa số ở quốc hội nên điều nầy có thể được phê chuẩn trong các phiên họp sau cùng, trong thời gian chờ đợi quốc hội mới đứng ra đảm nhiệm vào tháng giêng năm tới,” Rhodes nói.

Medvedev tham gia cuộc hội nghị ở Lisbon đánh dấu cuộc họp đầu tiên giữa Tổng thống Nga và liên minh 28-quốc gia kể từ khi cuộc chiến 2008 của nước ông với Georgia, một nước nhỏ thân phương Tây và đã từng thân thiện ngã về phía Liên Xô trước đây, nay đang mong muốn gia nhập tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

 

@ người dịch Trần Hoàng

 

(1) Theo luật Mỹ, khi TT Mỹ đương nhiệm tuyên bố hay ký hiệp ước gì đó với các nước khác, thì hiệp ước và lời tuyên bố ấy chỉ có giá trị ở 1 chừng mực nào đó trong 1 thời gian ngắn vài tháng hoặc vài năm, và về sau các lời tuyên bố hoặc hiệp ước ấy không có tính ép buộc nước Mỹ phải thi hành theo đúng tinh thần hiệp ước. Theo luật Mỹ, một hiệp ước chỉ có giá trị bền vững lâu dài hàng chục hoặc hàng trăm năm… khi mà hiệp ước ấy đã được đưa ra bàn thảo, được thông qua và có sự phê chuẩn của Thượng Viện Mỹ — người dịch 

Vào 1960s, TT Ngô Đình Diệm rất thông hiểu chính trị của Mỹ, đã yêu cầu nếu  Mỹ ký 1 hiệp ước xem VN là đồng minh quân sự và phải có sự phê chuẩn của quốc hội Mỹ, nhưng hành pháp Mỹ đã quá vội vả, muốn đem quân đội Mỹ nhảy vào miền Nam ngay mà không chờ đợi quốc hội phê chuẩn…TT Nguyễn văn Thiệu khi ký hiệp định 1973, cũng đã không đòi hỏi có một hiệp định coi miền Nam là 1 đồng minh và phòng thủ chung, có  sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ…và  vai trò cuả Mỹ sẽ như thế nào nếu như phe CS miền Bắc xé bỏ hiệp định, xâm lăng miền Nam… Hoặc giả như TT Thiệu đã có đòi hỏi sự phê chuẩn của quốc hội  Mỹ bằng 1 hiệp ước nào đó nhưng không thành công (hiệp định nầy tương tự như hiệp định Mỹ đã từng ký trước đó về việc phòng thủ chung với  Nam Triều Tiên (1953), Đài Loan, và Nhật bản.

Posted in Chinh Tri Hoa Ky, Chinh Tri Nga | Leave a Comment »