Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Một, 2014

►Sài gòn đang hấp hối – Soái Nga Phạm Nhật Vượng và Vạn Thịnh Phát đã và đang xẻ thịt trung tâm Quận 1

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2014

Sài Gòn

28-1-2014
Đặng Ngữ

vespa

Có thành phố nào trên thế giới mà kiến trúc đô thị “hài hòa”, chơm chởm, và dị hợm như này không? 

►Văn hóa lớp hai – Ðiều hành cuộc sống -Tránh làm sao -Khỏi nát ngọc nhân quyền

Cái cũ đang bị triệt phá, cái mới thì không biết bao giờ mới đến. Thành phố đang hấp hối. Sài gòn chưa bao giờ rơi vào cảnh ngộ như vậy.

Về toà nhà phía bên kia bức tường kính 

Vào những buổi chiều muộn, khi đồng nghiệp trong công ty đã ra về gần hết, chỉ còn lại vài người nán lại làm thêm giờ, hơi gió thoát ra từ họng gió cấp thường chỉ đủ mát cho số đông người thì nay làm cho không khí lành lanh, tôi thường kéo rèm che bức tường kính văn phòng; và nhìn sang phía bên kia đường, nơi bóng nắng đang rút lui dần về xa xa hướng tây thành phố để lại những vệt bóng thẫm dài nơi toà nhà hoang phía bên kia đường. Nói cho đúng, đó không phải toà nhà hoang nhưng hiện nay đã không còn ai cư trú ở đấy nữa. Khu trung tâm thành phố đang được làm mới, xây mới nhằm mang lại một dáng vóc mới. Những tia nắng muộn nhảy nhót trên nóc những toà nhà cao tầng phía xa xa.

Từ nơi làm việc, tầng 10 toà nhà Vincom A nhìn về hướng Thuận Kiều, ánh nắng vàng vọt như những đứa trẻ ham chơi hắt ánh sáng sẫm màu lên mái nhà thờ Chợ Đũi; có khi chúng rủ nhau vẽ nghịch, pha màu lên những mảng tường hồng nhạt, loang lổ bóng.

Bên kia đường, toà nhà vốn một phần của cư xá Eden nổi tiếng; bóng đêm đã bắt đầu tuần phòng qua những căn phòng đổ nát cùng với những con mèo hoang vô chủ đang bước những bước đi nhẹ êm từ mái ngói này qua mái ngói khác; mắt mèo ánh lên những ánh xanh ma quái, đặc biệt khi chúng băng qua những ống khói cũ vươn lên trên những mái ngói như những con sên vươn mình sau những cơn mưa chiều (những con mèo đã từng có chủ nhưng chủ của chúng dọn đi mà không mang lũ mèo đi theo).

Có một con mèo đen với cái đốm trắng kỳ dị trên đỉnh đầu thường đứng trên mép ống khói và nhìn về phía tôi. Đôi mắt xanh tương phản với màu lông đen tuyền làm cho vẻ nhìn rình rập thường thấy trở nên đầy dò xét, nghi kỵ. Nó đang quan sát tôi, một kẻ kì quái, hay tôi đang quan sát nó? Phải chăng nó cố đoán xem thằng người kia đang nghĩ gì? Con mèo suy tư? Cũng có thể nó là một triết gia mèo? Không hiểu sao, nhưng mỗi khi đối diện với ánh nhìn lạnh lẽo đó, đìế̀u gì đó như từ một chốn xa xôi đang nhìn vào tận bên trong sâu thẳm lòng tôi đầy đe doạ, rờn rợnsống lưng; nhưng cảm giác thích thú với việc theo dõi nó từ phía bên này toà nhà luôn chiến thắng.

Một con mèo, dù con mèo đấy có từ chốn âm ty đi nửa thì làm được gì tôi chứ. Chán với việc nhìn chăm chăm về phía con người bên kia toà nhà, con mèo đen của tôi lại nhập chung bầy với những con khác để bắt đầu cuộc tuần du đêm thường lệ. Chúng đu đưa, vờn nhau từ phòng này sang phòng khác, quần thảo, lăn lộn, cáu ó nhau và thỉnh thoảng kêu lên những tiếng dài ma dại. Đôi khi, do ngứa móng vuốt như một bản năng, lũ mèo lại vô cớ cào móng vuốt vào những cây thiết mộc lan héo vàng còn xót lại nơi ban công. Đã từng có rất nhiều người ở đây, thường vào giờ này, những ông bố đi làm về, bật ti-vi lên, dán mắt vào màn hình; những bà mẹ đang ở trong bếp với nồi niêu xoong chảo, thỉnh thoàng – mà không luôn luôn mới phải -tiếng càu nhàu về các đức ông và những đứa con, những cuộc cãi vã…

Cuộc sống đã từng hiện diện nơi toà nhà phía bên kia bức tường kính. Một phần hơi ấm vẫn còn sót lại nơi cây phơi đồ hướng ra phía ngoài ban công, một vài món đồ lót của các quý bà vẫn bay phấp phới trong gió, sót lại mấy cái chảo ăn-ten…Nếu là một trong những con mèo, tôi tự hỏi “Bây giờ, tất cả đang ở đâu? meo meo meo…”. Không có câu trả lời cụ thể. Một ngày, lũ mèo bỗng trở thành lũ mèo hoang hay nói theo ngôn ngữ của mèo: “Tự do”.

Ở thành phố này, những khu cư xá cũ nào đấy bỗng nhiên nhận được lênh phải ra đi tất cả để nhường chỗ cho một cuộc chỉnh trang đô thị nào đó, nhân danh một mục đích xã hội nào đó vốn lẽ thường. Kêu gào, xót thương, phản đối, kiện tùng…tất thảy đều vô hiệu. Ở cái góc này của trung tâm thành phố, nơi mà những mét vuông được tính bằng cây vàng thì chỉ có cuộc khủng hoảng thật nặng nề mới có thể buộc người ta dừng lại việc đập phá. Dưới chân, Công ty phát triển và kinh doanh nhà Thành phố cho rào quanh toà nhà bằng những tấm tôn màu tím hoa cà. Họ vẽ lên đấy những hình ảnh tiêu biểu của Sài gòn khiến cho toà nhà vốn đã thảm thương nay lại càng thảm thương hơn nữa; toà nhà mang dáng vẻ của một gã du côn bị dao chém nhiều nhát rồi được băng bó nhưng tay bác sĩ vốn có chút yêu thích tranh hý hoạ quyết định vẽ lên trên những chỗ băng bó bằng màu xanh, đỏ, tím…

Phía bên kia, khu cư xá Eden đã được tập đoàn Vingroup đập đi và xây dựng lên khu trung tâm thương mại. Lúc còn sở hữu bởi Vingroup, toà nhà được mang tên Vincom B. Nay Công ty Van thinh phát mua lai thì cho đổi tên thành Union Square. Có khi nào họ lấy lại tên Eden không? Và cho phục hồi lại quán cà phê Givral. Kiến trúc, nếu có thể gọi như thế về nó (theo mấy anh hành nghề kiến trúc định nghĩa) Tân_cổ_điển với những hàng cột đá to vật vã, những hành lang dài bóng lộn, những mái ngói đỏ ngả màu sậm sô cô la, những bộ bàn ghế cầu kỳ với tay nắm kiểu Louis XIV…Tất cả như nhắc cho người ta sống lại một thời kỳ thuộc địa vàng son.

Từ phía bên này bức tường kính nhìn qua, tôi dường như chứng kiến thời gian nằm xếp lớp lên không gian nơi khu trung tâm thành phố. Toà nhà hành chính thành phố được người Pháp xây dựng vẫn còn đó uy quyền cố hữu, một vài chỗ mái ngói đỏ được thay bằng mái tôn thời kỳ quân quản. Khu cư xá kề bên với những bức tường xi măng xám có lẽ được xây vào thời kỳ người Mỹ can dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Toà nhà BFT (68 tầng, cao nhất thành phố) của Bitexco được xây lên cách đây mấy năm tiêu biểu cho thời kỳ gia nhập WTO với ảo tường thuyền nhỏ vươn ra biển lớn. Khu thương mại Union Square chứng kiến sự trổi dậy của kiểu kiến trúc tân thuộc địa, một sở thích của tầng lớp tư bản đỏ.

Một vài toà nhà “thương phế binh” đang được băng bó chờ nguồn vốn có thể xem như tiêu biểu cho thời kỳ khủng hoảng chìm sâu chờ vốn. Từ trên cao, thành phố như đang bị trấn áp bởi những binh đoàn nhà phố tiến vào “giải phóng” từ tứ phương tám hướng. Kiến trúc thành phố, tưởng như vô tri vô giác – không mang  trong mình một chủ thuyết nào, một ý thức hệ nào – cũng chịu chung số phận bị phá huỷ không thương tiếc.

Thọat tiên, những binh đoàn tiến vào “giải phóng” khu quận 3, quận Phú Nhuận…những biệt thự cũ với mái ngói đỏ, những khu vườn, những hàng cây…vốn giữ trong mình nó những ký ưc về thành phố, tạo nên tâm hồn người thành phố bị phá huỷ. Bây giờ, đến lượt trái tim thành phố đang rên rỉ dưới lưỡi dao của tên giết người mang tên thời đại. Những công trình kiến trúc, tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nào đó cũng bị thù hằn và tất yếu phải bị xoá sổ để nhường chỗ cho một kiểu tư duy không linh hồn xa lạ khác.

Đối với tôi, thành phố này mang trong mình nó một linh hồn. Linh hồn đó gồm những cư xá, những công viên, những hàng me, những mái ngói đỏ, những quảng trường, những bùng binh, những kênh rạch, những giọng nói, những vỉa hè…nó có nhịp tim của riêng mình. Nhưng nhịp thở của thành phố đang ngày càng yếu ớt, thoi thóp, cô đơn và sầu thảm. Cái cũ đang bị triệt phá, cái mới thì không biết bao giờ mới đến. Thành phố đang hấp hối. Sài gòn chưa bao giờ rơi vào cảnh ngộ như vậy.

Một đồng nghiệp người Nhật khi thấy tôi đứng hàng giờ bên bức tường kính, nhìn sang bên kia đường, anh tò mò hỏi “Mày nhìn gì vậy?” Không quay mặt lại, tôi trả lời “Tao chẳng nhìn gì cả. À, mà có…con mèo đen bên kia đường đang nhìn tao…ánh mắt nó lạ lắm…như từ quá khứ nhìn về.”

Sài Gòn ngày xưa, nhìn từ nóc khách sạn Caravel. Nguồn: OntheNet

Đà Nẵng 28/01/2014  nguồndcvonline.net

**Đứng đàng sau và chống lưng cho Soái Nga Phạm Nhật Vượng là Ủy Viên Bộ Chính Trị có quyền hành bao trùm tất cả. Sau hơn một thập niên được đảng đỡ đầu để phá nát Hà Nội, Soái Nga đã Nam tiến hơn 7 năm qua. Kế đó,  Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải lên kế hoạch làm thịt cảng Sài Gòn 2009 (nhưng gọi là: “dự án di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng cảng Sài Gòn”), mục đích là để mở đường cho Phạm Nhật Vượng lấy đất Cảng Sài Gòn xây dựng “trung tâm thương mại và căn hộ thương mại.” (Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hồi tháng 9/2013 nói Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trở thành đối tác của Công ty Cảng Sài Gòn trong dự án.)

Sau khi hoàn tất việc lấy Cảng Sài Gòn làm dự án xây dựng “trung tâm thương mại và căn hộ thương mại”vào năm ngoái, và nay PNV đã tiếp tục lên kế hoạch để phá nát cảnh quan hài hòa của khu trung tâm Quận 1, Sài Gòn.  

Năm 2010, Soái Nga Phạm Nhật Vượng đã chiếm khu Eden nơi có nhà hàng Givral, và nay nhường lại cho Vạn Thịnh Phát là phe thân tàu Hồng Kông (Hồng Kông thuộc nhóm “top 3” trong số các quốc gia đã đầu tư nhiều tiền nhất vào Trung Quốc).  

Không gì phá nát các cảnh quan hài hòa và kiến trúc  lịch sử của một thành phố cổ xưa bằng việc xây dựng các cao ốc 10, 15, 20, 30, 50 tầng lầu. Đó chính là công việc mà phe đảng của Soái Nga đang làm và  đứa chống lưng cho con Soái Nga này chính là các đảng viên cao cấp của đảng CSVN.  

Đỗ Trường trong bài viết sau đây cung cấp một phiên bản bé hơn của Phạm Nhật Vượng. 

————————————————————-

Câu chuyện đêm giao thừa

29-1-2014

Tác giả: 

Đêm giao thừa (Qúi Tỵ 2013) năm ngoái, tôi có viết về Mẹ. Tuy mẹ là mẹ của riêng mình, nhưng tôi nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ bạn bè, cũng như người thân. Và năm nay, vào cái giờ phút linh thiêng, vần vũ của đất trời, tôi đã đặt bút định viết về cha. Nhưng hình ảnh cha thoắt ẩn, thoắt hiện trong trí nhớ non nớt của tôi. Bởi khi cha mất còn rất trẻ và tôi lại còn quá nhỏ. Có lẽ, hằn sâu trong ký ức tôi nhất, hình ảnh ngày tết, ngày xuân, đội cờ đỏ ập vào nhà thu đồ nghề và bắt cha đi, vì can tội khám, chữa bệnh lậu cho những người dân cù bất cù bơ, không có tiêu chuẩn vào trạm xá, hoặc bệnh viện… 

Đang mông lung như vậy, chợt tiếng chuông điện thoại, cắt ngang dòng suy nghĩ ấy. Thì ra, ông bạn quen đã gần ba mươi năm, từ thời cùng sống trong cư xá Grünau, thành phố Leipzig. Hắn bảo, ngày tết trốn ồn ào, lễ lạt, nhậu nhẹt chúc tụng, dắt vợ sang Singapore nghỉ ngơi, vừa giảm cân đỡ bệnh tật, lại tránh được phiền toái… Hàn huyên một hồi, trước khi tắt máy, hắn còn đùa, gần chục năm không về, uổng phí quá. Việt Nam bây giờ đang nhiều chân dài, còn sức nên về chiến đấu, chứ để mấy năm nữa Batterie leer (hết pin) thì hỏng hết bánh kẹo đấy.

Coi nhau là bạn, nhưng thật ra hắn thuộc thế hệ trên tôi. Trước khi sang Đức, hắn đã là người lính vượt Trường Sơn vào Nam oánh cho “Mỹ phải cút, Ngụy phải nhào”. Lại là đảng viên, mỳ chính cánh, nên sau chiến tranh, hắn được cộng mấy điểm, khi thi vào đại học. Ra trường, hắn được ẵm về một cơ quan trung ương, làm trong phòng hành chánh. Nghe có vẻ oai phong, sang trọng, nhưng ngày đó những năm đầu 1980, mấy thằng tư bản đang giãy chết, chưa được phép mang ngoại tệ vào Việt Nam, làm hỏng đường lối kinh tế của cụ Mác. Và phong trào nuốt, ngậm, bán chác, thu hồi đất cát, cũng như tình trạng xin, vay tiền nước ngoài, không như bây giờ, nên hắn chẳng có gì để chấm mút, móc máy. Do vậy, lúc nào hắn cũng trong tình trạng khát, vật vờ. Cái đói thường trực, dài cả cổ họng ấy, buộc hắn phải tìm kiếm.

Bán sức lao động ở nước ngoài, là con đường duy nhất, kéo vợ con ra khỏi cơn khủng hoảng, suy dinh dưỡng toàn phần, hắn có thể thực hiện được. Nào là có quen cả với những Tuấn, Vui, Xuân ở cục hợp tác lao động, nhưng không có đạn bắn, dù đã qua ải thi tiếng Đức, hắn vẫn trượt chân làm đội trưởng như thường. Không thể sống trong sự may rủi, chờ đợi, hắn xung thẳng vào đội quân đánh thuê ở nhà máy dệt may Leipzig.

Được mấy năm, bức tường Berlin sụp đổ, đã có lưng vốn kha khá, cộng với tiền đền bù, hắn chuồn về với vợ con. Trong lúc tranh tối, tranh sáng, đạn dược dư thừa, hắn bắn rụng giá treo, ngồi vào ghế trưởng chi nhánh Hà Nội cho một tổng công ty của nhà nước có trụ sở chính ở Sài Gòn.

Nhưng cái sự đời, của chung không ai khóc, công ty của hắn húp hít nhiều hơn làm ra của cải vật chất, nên hàng năm phải xin ngân sách nhà nước, (thật ra hút tiền thuế của dân) để bù lỗ. Văn phòng chi nhánh của hắn to vật vưỡng, chỉ là nơi xe pháo ra vào nghỉ chân, đàn đúm nhậu nhoẹt của các đấng ngồi trên. Hắn có công đóng góp không nhỏ vào sự tàn phá và bòn rút này. Công ty, nhà máy càng sập xệ, thâm thủng bao nhiêu, thì hắn càng hồng hào béo tốt bấy nhiêu.

Rồi đánh đùng một phát, hắn được hưởng lộc của giời. Công ty của hắn cổ phần hóa. Thế là, đám cánh hẩu, định giá đất cát, tài sản công ty của hắn từ trong Nam ra đến ngoài Bắc, rẻ như bèo. Và cũng chẳng có ông bà công nông dân thấp cổ bé họng nào vào đây mà tranh giành đóng góp, mua bán với bọn hắn được. Cổ phần của hắn nhiều chỉ đứng sau tay chủ tịch hội đồng quản trị, đương nhiên hắn được nhảy tót lên nắm giữ chức tổng giám đốc. Từ đây, tài lộc của hắn, cứ tịnh tiến. Lấy chỗ nọ đập chỗ kia, tay không bắt giặc, hắn nắm giữ cổ phần tài sản của nhiều công ty, nằm rải rác trong nước. Đất đai, nhà cửa của những địa chủ “cường hào đại gian đại ác“ bị xử bắn trong cải cách khi xưa, chỉ đáng xếp vào hạng đàn em hắt hơi, xì mũi của hắn mà thôi.

Thật là, có khác gì cướp ngày. Cho nên có lần tức khí, tôi hỏi hắn, ông làm thế không sợ có lúc bị mắc nghẹn, chết tươi như thằng Dũng Cảng (Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải – là cựu công nhân lao động ở Đức) hay sao? Hắn cười sằng sặc, văng tục: Mua bán đàng hoàng, dây rợ từ trên xuống dưới, chết thế đéo nào được. Dũng Cảng còn nhiều điều uẩn khúc, nhưng nó chết là phải. Còn những thằng cựu công nhân từ Đức về, như tao, Tuấn Thổ (Nông Đức Tuấn)… tằng tằng, còn lâu mới chết nhé.

Đích nhắm tiếp theo của hắn, là rỉa rói một số tài sản, nằm trong 500 doanh nghiệp, nhà máy, nhà nước chuẩn bị cổ phần hóa đến năm 2015 đấy. Quả thật, nghe nhà nước sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, không riêng tôi mà rất nhiều người có tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì từ nay người dân đỡ bị rút máu nuôi cái đám vật vờ, ký sinh. Buồn vì đất đai tài sản của đất nước lại rơi vào tay bọn đại cường hào mới. Với cái cụm từ cổ phần hóa này, chẳng qua nó là một mĩ từ, che đậy sự biến của công thành của riêng một cách hợp pháp mà thôi. Việc cổ phần, tư nhân hóa là trở lại cái cũ, ông cha ta đã sống với nó, từ mấy ngàn năm qua rồi.

Nhân nhắc đến những cựu công nhân lao động ở Đức, dựa vào vây cánh, gia đình, đường quan (lộ) thẳng tiến, giàu sang ngất ngưởng, làm tôi nghĩ đến ba ông em sang Đức cùng thời, nhưng lại phải về thế giới bên kia quá sớm. Ba ông em này, đều là công nhân hợp tác lao động ở cùng thành phố Leipzig với tôi. Một tên có bố là ủy viên bộ chính trị ĐCSVN và một có bố ủy viên trung ương đảng. Còn cái thằng thân với tôi nhất, nguyên là sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Can tội đánh nhau trên sân bóng, hai thằng đều bị thương. Nhưng thằng đánh nhau với hắn có bố làm ở trung ương to hơn chức phó chủ tịch tỉnh của bố hắn, nên hắn bị đuổi học. Buồn chán hắn sang Đức lao động. Sau đó, hắn có bố vợ nguyên là sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã viết một truyện ngắn về hắn với tựa đề, Bức Hình Cũ.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, dù bố còn đương chức, kêu gọi về với công việc và tương lai rộng mở. Nhưng cả ba ông em, dứt khoát từ chối, ở lại nước Đức và chọn công việc gian khổ nhất bán hàng ngoài chợ, rồi đều trở thành những thợ lắc chảo.

Phải nói ba ông em này, rất khí khái, ngoan và lễ phép, có một chút ngang tàng đáng yêu. Nhưng cả ba đều đoản thọ, mất vào cái tuổi trên ba mươi. Chỉ ông em có bố là ủy viên bộ chính trị, bị ung thư gan, biết trước, nên đã kịp đưa về, mất trên đất mẹ. Hai ông em còn lại, đang khỏe như trâu, xóc chảo như điên, đột nhiên bị Schlaganfall (nhồi máu cơ tim), mất ngay trong đêm. Làm cho bạn bè như chúng tôi kinh hãi, đau đớn. Không phải là người mê tín hay tướng số, nhưng trước ba cái chết, có sự trùng hợp kỳ lạ này, đến nay tôi vẫn chưa tìm ra lời giải đáp?

Gần đây, báo chí trong nước, không hiểu hay cố tình không hiểu ý nghĩa câu thành ngữ “danh gia vọng tộc”, viết về gia đình cũng như bản thân Dương Chí Dũng, cựu Kollege (bạn đồng nghiệp) có thời cùng cảnh làm thuê, cuốc mướn ở Đức với chúng tôi.

“Danh gia vọng tộc” chỉ những gia đình danh tiếng, chức cao quyền lớn, được mọi người yêu mến và thật sự kính trọng. Tôi không rõ xuất thân của ông Dương Khắc Thụ, cha của Dương Chí Dũng. Nhưng việc ông đưa con cái, dòng họ, trong đó có Dương Tự Trọng, tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa vào ngành cảnh sát, dưới quyền quản lý trực tiếp của mình, tạo nên vây cánh thì quả thật, với ông chỉ còn là sự kính sợ, chứ không phải là kính trọng, trong con mắt người đời.

Có câu đồng dao lưu hành trong giới học đường “Dốt chuyên tu, ngu tại chức”. Tất nhiên, không phải ông bà chuyên tu, tại chức nào cũng ngu và dốt. Nhiều người tự học vẫn giỏi như thường. Nhưng với đồng chí cựu công nhân xuất khẩu Dương Chí Dũng, chỉ cần tráng mỡ ba năm tại chức, đồng chí phọt thẳng lên Tiến sỹ ở trường Đại học thương mại. Khi tôi điện và hỏi thằng bạn phó giáo sư, Tiến sỹ thật (không phải TS đểu vì nó học và làm tiến sỹ ở Canada) đang giảng dạy ở trong nước, về luận văn TS của Dương Chí Dũng. Nó không trả lời, chỉ nghe trong máy có tiếng cười đểu đểu đập thẳng vào tai. Như vậy, cái bằng Tiến Sỹ của Dương Chí Dũng sinh ra để hình thức hóa sự tiến chức, thăng quyền mà thôi. Chứ con người đạo đức, giỏi giang thật sự ai đi làm cái chuyện tàn phá đất nước một cách dã man đến thế.

Như vậy, cái danh, cái vọng gì cho gia đình Dương Chí Dũng ở đây? Vâng! Có lẽ cái danh đó, chỉ là danh giả và sự trọng vọng ấy cũng chỉ còn là sự coi thường, khinh bỉ? Khi báo chí đang cố vớt vát, che đậy lại cho cái bộ mặt thật đó.

Nhưng có một điều khó hiểu, trong vụ án Vinalines, không thấy cơ quan nào, nhắc đến trách nhiệm các bác cấp trên của Dương Chí Dũng. Chả lẽ, các bác vẫn giữ thói quen, được khoe, thua không biết hoặc im lặng… Thành ra vẫn phải nói: Không có cái nghề gì dễ bằng làm quan thời nay. 

Năm mới cầu mong, ông bạn (cùng thời lao động ở Đức) hãy tránh xa (quả bom) 500 công ty sắp được cổ phần hóa. Đêm giao thừa năm tới, vẫn còn gọi điện được cho tôi. Bằng không, phải ngồi viết văn tế sống như cho cựu Kollege Dũng Cảng thì buồn lắm.

Leipzig – ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014

dcvonline.net

——————————————————

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã an bài trong tay TQ

14-10-2013

Phan Châu Thành (Hà Nội)

Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:

“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”

Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”

“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”

“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”

Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?”

“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”

Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.

Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà:

“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…”

“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?”

“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!”

Thế họ có ăn chung với các cháu không?”

“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”
“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?”

“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…”

“Sao lại 28 ngàn thôi?!”

Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta…

Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên.

Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ. Xin kể câu chuyện thứ ba. Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch- thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).

Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!

Câu chuyện thứ tư. Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiêu năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khui họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sắn sàng…

Câu chuyên thứ năm. Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà… Gặp nó tôi bảo:

– “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”

– Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…

Tôi phán tiếp:

“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!”

Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuê nó làm đường để lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…).

Dự án cho các nước ngoài thuê đất từ 50-210 năm của Bộ Chính Trị 

  BCT chuẩn thuận

Quảng Nam cho 1 công ty Trung Quốc thuê đất trong thời gian 50  năm, giá thuê 1 mét vuông là 2 đồng 75 xu/ 1 năm

Và câu chuyện cuối cùng. Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường Hồ Chí Minh mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và không chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”

Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”

Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt Nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!

Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?

Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?

© Phan Châu Thành

Nguồn: DLB

————————————————–

>> Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
>> 
Bài 1: Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 2: Chưa có giấy phép, công ty nước ngoài hối hả trồng rừng
>> Bài 3: ’Giật mình’ khi nghe thông tin cho nước ngoài thuê đất 
>> Bài 4: Thuê đất rừng: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?
>> Bài 5: Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 6: Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm thu ngân sách?

Bài 1,2,3,4,5,6… đều đã bị xóa bỏ không còn truy cập được để che dấu tội cho nước ngoài thuê đất của đảng CSVN và các đảng viên cao cấp trong BCT và Ủy ban Trung ương đảng khỏi mang tiếng bán nước cầu vinh.
Tuy vậy, các bài này đã được lưu lại ở đây: hoangtran204.wordpress.com
Riêng bài 7 đã thu nhỏ bớt số hecta mà công ty Innov Green (của TQ, có văn phòng đóng ở Hồng kông) đang thuê. Innov Green đang thuê 282.000 hecta đất ở VN (khoảng 2810 km vuông với thời hạn 50-70 năm, giá thuê cực rẻ, dưới 200.000 đồng/1 hecta/1 năm. 
Bài 7:

Đường ‘vào rừng’ Nghệ An của công ty Innov Green

Cập nhật lúc 07:10, Thứ Tư, 24/03/2010  (Vẫn còn truy cập được 1-2-2014)
*”2 cựu Tướng Quân đội Nhân dân là Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh. Họ đã gửi thư tới Bộ Chính trị ĐCSVN và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc có đến 18 tỉnh trong nước đã cho doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) thuê rừng để khai thác dài hạn trong vòng 50-120 năm.… Từ cái nhìn chiến lược của những nhà QS, 2 Tướng này đã cảnh báo “một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” trong vụ lãnh đạo 18 tỉnh Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng dài hạn :
* Thứ nhất là nguy cơ rừng đầu nguồn (nơi xuất phát các dòng sông) bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp.
* Thứ hai là mối nguy di dân, nhập cư lén lút vào nước ta, khi các công ty TQ đem người ào ạt sang làm việc và an cư lập nghiệp hằng nửa thế kỷ (!) trong những vùng rừng núi mà họ được thuê dài hạn, ngoài vòng kiểm soát của chính phủ VN. Việc di dân lén lút này đang được chứng kiến tại các công trường bô-xít trên Tây Nguyên hiện nay hay công trường xây cất nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng vừa qua.
* Thứ ba là nguy cơ gây xung đột xã hội, phá hoại đời sống vật chất và tinh thần nhân dân miền núi. Tướng Nguyên rút kinh nghiệm hồi làm dự án 327 người dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, vậy mà nay một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê. Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân tộc thiểu số coi như bị cướp mất đất sống. Họ có thể phải di dân qua phá rừng những khu vực khác để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng chỗ khác rất cao. Báo mạng tuanvietnam.net đã kể lại tình cảnh khó khăn của nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn): Khi nghe Công ti InnovGreen (HồngKông-TrungHoa) hứa hẹn đền bù đất, mở đường sá, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm, nên người dân đã đồng ý giao đất rừng cho họ. Thế nhưng sau đó người dân vừa bị mất đất, vừa phải trở thành người làm thuê vất vả ngay trên đất của mình, mà tiền công còn bị nợ, nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng, những lợi ích khác thì không thấy.
* Thứ tư – nghiêm trọng nhất – là đe doạ an ninh quốc phòng. Nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa lý chính trị trọng yếu. Trong tổng số diện tích rừng cho thuê có đến 87% là những khu rừng sát biên giới, nơi mà vấn đề chủ quyền và an ninh giữa 2 nước vẫn còn nóng bỏng trong bối cảnh những tranh chấp liên tục trên Biển Đông. Riêng trong tỉnh Lạng Sơn, sẽ cho thuê hơn 70 ngàn mẫu tây (héc-ta) rừng, bằng 1/4 tổng số rừng cho thuê khắp nước. Lạng Sơn là nơi lính TC đã phá thị xã thành bình địa trong cuộc chiến Việt-Trung 1979.
Bên cạnh LạngSơn có 2 tỉnh cho thuê rừng nữa là Quảng Ninh và Cao Bằng cũng tiếp giáp biên giới TQ. Bảy tỉnh còn lại cho thuê rừng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Đặc biệt Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, và Quảng Nam thì có đường lên Tây Nguyên, sang Campuchia!Từ 2005 đến 2008, InnovGreen đã được cấp giấy phép trồng rừng và khai thác gỗ dài hạn 50 năm trên 6 tỉnh biên giới : Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Kontum và Quảng Nam. Tổng số diện tích khai thác lên đến 3500 km2, với tổng số vốn đầu tư dự trù ban đầu 284,2 triệu USD Như đánh giá của phân tích gia Nguyễn Văn Huy, thì “thật đáng buồn cho đất nước” với một số tiền khiêm nhường bỏ ra, người nước ngoài đã có thể mua được cả một khu vực quốc phòng rộng lớn mà trước đó cha ông của chúng ta đã đổ nhiều xương máu bảo vệ“. (3)”(nguồn ngoclinhvugia.wordpress.com)

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm, Thời Sự | 5 Comments »

►Ăn Tết Gíap Ngọ 2014 ở Geneve- Thụy Sĩ (Bùi Tín)

Posted by hoangtran204 trên 31/01/2014

ĂN TẾT GIÁP NGỌ 2014 Ở GENEVA (Bùi Tín)

Bùi Tín

30.01.2014

http://www.voatiengviet.com/content/an-tet-giap-ngo-o-geneva/1841103.html 

Những ngày giáp Tết Giáp này, mọi tấm lòng Việt Nam yêu nước, thương dân, yêu dân chủ, chuộng dân quyền đều hướng tới Genève, Thụy Sĩ, một trung tâm chính trị-ngoại giao- tài chính-du lịch quốc tế nổi tiếng.

Vì sao vậy? Vì ngày 30/1/2014, cũng là ngày Ba mươi Tết cổ truyền, tại Lâu đài các Quốc gia (Palais des Nations) giữa Genève sẽ có cuộc họp trù bị của một số tổ chức Việt Nam và quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân quyền để chuẩn bị cho cuộc họp Kiểm điểm Định kỳ Tổng quát về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (Universal Periodic Review – UPR) sẽ diễn ra tại đây vào ngày 5/1 tới. 

Cuộc họp UPR diễn ra 4 năm 1 lần. Năm nay đến lượt Việt Nam được “lên mâm“ (sur le plateau) để tự kiểm điểm và trả lời những phê bình nhận xét, góp ý, chất vấn của các nước về vấn đề Nhân quyền là một giá trị cơ bản của tổ chức quốc tế cao nhất này. Điều đặc biệt năm nay là VN là thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ, có trách nhiệm làm gương mẫu về mặt này.Năm nay có 14 nước được lần lượt “ lên mâm” trong gần 2 tuần lễ, từ 27 tháng 1 đến 7 tháng 2; ngày 5 tháng 1 dành riêng cho VN.

Được biết năm nay theo thủ tục rút thăm, 3 nước sẽ làm trọng tài điều khiển cuộc UPR về VN là Kenya thuộc châu Phi, Kazakhstan ở Châu Âu, và Costa Rica ở châu Mỹ.

Ngày 4/1, trước ngày họp chính thức của UPR một ngày, nhằm ngày mồng 5 Tết âm lịch – Ngày kỷ niệm Đại thắng Đống Đa – sẽ có cuộc hội thảo quan trọng của phiá các tổ chức dân chủ và nhân quyền VN và các tỗ chức quốc tế cùng nhau góp ý cho cuộc họp UPR. Cuộc họp mặt sơ bộ ngày 30 Tết là bước chuẩn bị thật tốt cho cuộc họp này. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đăng ký tham gia và góp tham luận trong cuộc hội thảo ngày 4/1, như: Human Rights Watch, Freedom House, Frontline Defenders, the International Commission of Jurists, the Committee to Protect Journalists, Southeast-Asia Press Alliance, Reporters Without Borders…

Điều nổi bật năm nay là đoàn đại biểu cho phía dân chủ và nhân quyền VN cùng bạn bè là các tổ chức quốc tế dân chủ và nhân quyền khá là đông đảo. Trước hết và quan trọng hơn hết là đoàn dân chủ và nhân quyền VN đến từ trong nước, đại diện cho một xã hội dân sự đang phát triển trong đàn áp khốc liệt như: Hiệp hội Dân Oan VN, Mạng lưới Bloggers VN, Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo, Con đường VN, mạng Dân Làm Báo, Trung tâm Chúa Cứu Thế, tổ chức No-U, chưa kể một số chừng một chục người bị chặn không cho xuất cảnh.

Sự xuất hiện của ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh anh Trần Huỳnh Duy Thức, của các bà mẹ các anh Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha, mẹ của cô Đỗ Thi Minh Hạnh cũng như sự có mặt của cô Đoan Trang, anh Nguyễn Anh Tuấn … tại Capitol – trụ sở Quốc hội Hoa kỳ, trực tiếp phát biểu như là những nhân chứng sống, là một sự kiện tuyệt vời. Họ đã phải lên đường theo chiến thuật du kích, “vượt biên “ chính thức lẻ tẻ rồi hội tụ với nhau, làm nên việc lớn. Năm vị Dân biểu Hoa Kỳ đã nhận đỡ đầu cho năm chiến sỹ dân chủ đang bị giam cầm ở VN cũng là một sự kiện nổi bật.

Hầu hết các đại biểu từ trong nước đều ghé qua New York thăm trụ sở LHQ, rồi bay qua châu Âu, làm việc tại thủ đô Bỉ, Brussels, nơi đóng các cơ quan của khối Liên Âu, hiện đã tới Genève, ráo riết mở chiến dịch vận động cho dân chủ và nhân quyền ở VN.

Sự phối hợp trong và ngoài nước giữa các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền thật đáng khâm phục.

Theo tin của nhiều trang mạng, luật sư Trịnh Hội thuộc VOICE, một tổ chức đã có nhiều nỗ lực giúp bà con tỵ nạn cũng như nạn nhân cơn bão Hải Yến ở Philippin, cùng nhà truyền thông Đỗ Phủ đã và đang góp phần quan trọng cho một chiến dịch tấn công trên mặt trận ngoại giao nhân dân non trẻ rất năng động này. Họ bắt tay làm việc từ những việc nhỏ nhất, với kế hoạch sát thực tế, có khi âm thầm kín đáo, với một loạt nam nữ cộng tác viên tình nguyện trong và ngoài nước rất trẻ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu thế giới hiện đại, nhằm vào hiệu quả công việc trong một thời gian ngắn.

Họ đọ sức với ai ? Với một chính quyền độc đảng, biên chế quan liêu nặng nề, với một nền ngoại giao phụ thuộc, trong cơn suy thoái thê thảm.

Để đối phó với cuộc Kiểm điểm UPR ngày 5/2/2014 tới, Bộ Ngoại giao Hà Nội đã cử đi một đoàn 30 cán bộ. Họ sẽ dùng những thủ đoạn cũ, mớm lời cho một vài luật sư, nhà kinh doanh, các chức sắc thuộc đủ tôn giáo, sắc tộc, trí thức ở nước ngoài, lấy hiện tượng nhằm xoá nhòa bản chất, dùng ngụy biện để nói lấy được kiểu lý sự cùn. Cũng không loại trừ khả năng họ dùng tiền bạc, quà cáp, biếu xén để mua chuộc đại biểu một số nước, nhất là ba nước trọng tài để nhờ bênh che, hoặc là chiếm thời gian phát biểu, để lấp liếm tội lỗi của họ.

Nền ngoại giao giáo điều đang độ suy thoái cầm đầu bởi một bộ trưởng trẻ còn non tay, không có một quyền uy nào vì mới là ủy viên Trung ương dự khuyết mới lên chính thức, không có mặt trong Bộ Chính trị, chỉ là một viên chức bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư sai bảo, nay phải đối phó gần như trực diện với một nền ngoại giao nhân dân non trẻ, mang chính nghĩa dân tộc, mang giá trị dân chủ và nhân quyền của thời đại, được phối hợp trong và ngoài nước khá nhịp nhàng.

Đúng vào lúc nền ngoại giao hụt hơi, viên Lãnh sự Đặng Xương Hùng ở Genève rời bỏ nhiệm sở, tuyên bố công khai với các đài quốc tế và mạng Dân Làm Báo (ngày 22/1/2014) rằng ông chính thức rời bỏ đảng CS, ông còn kêu gọi cán bộ của Hà Nội tham dự UPR hãy trung thực đứng về phía nhân dân, nói lên sự thật về nhân quyền bị chà đạp ra sao. Ông sẵn sàng giúp ý kiến cho đoàn đại biểu nhân dân đang ở Genève.

Năm Giáp Ngọ sắp mở đầu. Cứ như đoàn ngoại giao nhân dân không đáp máy bay, mà cưỡi ngựa chiến, những dũng mã thời Quang Trung để sang tận châu Âu mở Chiến dịch Dân chủ và Nhân quyền, dồn thế lực toàn trị phản dân chủ chà đạp nhân quyền ra trước một kiểu vành móng ngựa xét xử theo luật lệ quốc tế. Để xem họ chống chế, cãi tội của họ ra sao.

Nhất định chính nghĩa sẽ thắng lợi. Chỉ là thắng với mức độ nào. Xin chúc các bạn ở tiền tuyến Genève vui, mạnh, ăn Tết Giáp Ngọ thật ngon lành, đầy hứng khởi, mang nhiều quà tinh thần về nước, mở màn cho năm Giáp Ngọ đầy triển vọng.

Tôi tin rằng đông đảo bà con Việt Nam ta ở trong và ngoài nước đang ăn Tết hướng sang Genève với các bạn thân yêu, theo dõi tường tận từng đường đi nước bước của các bạn.

Sáu mươi năm là một Giáp hoàn chỉnh. Lịch sử rất kỳ lạ đến mức tuyệt vời. Có những ngẫu nhiên tình cờ mang tính tất yếu. Năm Giáp Ngọ trước là năm 1954, năm nay là Giáp Ngọ 2014, cách nhau 60 năm tròn.

Năm 1954 sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc họp quốc tế ở Genève là một thất bại nặng nề, lâu dài. Đất nước bị chia cắt làm hai, cho đến nay tuy có hòa bình, có thống nhất về hình thức nhưng lòng người còn ly tán, vết chia cắt chưa liền da.

Phải chăng Xuân Giáp Ngọ Genève 2014 là sự kiện lịch sử bắt đầu xóa bỏ nỗi uất hận chia cắt đất nước sau đúng 60 năm, nỗi uất hận của năm Giáp Ngọ 1954, để toàn dân ta khôi phục trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đi đến hòa hợp dân tộc mãi mãi bền vững.

Thêm một lý do để năm nay Tết Giáp Ngọ toàn dân ta vui Tết ở Genève.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Ông Nguyễn Hữu Cầu, người tù 38 năm, vẫn chưa được trả tự do trước Tết như công an đã hứa

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2014

Ngẫm nghỉ lại, lời nói của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu vẫn luôn luôn đúng. Thế mới tài!

Lá thư của cháu Trần Phan Yến Nhi về việc ông nội không được chính quyền trả tự do trước Tết như đã hứa

30-1-2014 

 Theo blog Huỳnh Công Thuận

LÁ THƯ VỪA MỚI VIẾT XONG CỦA CHÁU TRẦN PHAN YẾN NHI

– Kính gửi Quý Ông/ Bà ở Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới;
– Các quý Ông/ Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài.

Hôm 14/01/2014 cháu đang học ở trường lúc đó 11h40, cha cháu đến rước cháu về và bảo là con về có hai người công an gặp con. Sau đó hai Bác công an gặp cháu và hỏi rằng: ai đã viết thư gửi đến tổ chức nhân quyền thế giới cùng với Ông/Bà ở trong nước và ở nước ngoài? Cháu trả lời làcháu viết. Có ai xúi giục không? Cháu trả lời là không. Viết thư với mục đích gì? Cháu trả lời là không mục đích nào khác ngoài việc viết thư kêu gọi các Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế giới cùng các Quý Ông/ Bà ở trong và ngoài nước lên tiếng cứu giúp cho Ông Nội cháu được thả vì Ông ở tù lâu quá rồi hơn nữa Ông mang rất nhiều bệnh tật. Sau đó hai Bác công an bảo là: Cháu cứ an tâm, ông cháu sẽ về trong tuần sau ăn tết với gia đình cháu vì đang chờ cấp trên xem xét ký lệnh tha cho Ông Nội cháu. Ông cháu sẽ về trước tết… Cháu nghe hai Bác công an nói cháu mừng không thể nào tả nổi.

Trần Phan Yến Nhi, cháu nội tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu

Cháu chờ đúng 1 tuần vẫn chưa thấy Ông của cháu về tức là ngày 21/01.

Rồi cháu lại chờ thêm 1 tuần sau tức ngày 28/01 nhưng cháu chẳng thấy Ông đâu, tiếp theo đến ngày 29 lại qua ngày 30 tết, ngày giao thừa thế là hết… 16 ngày chờ đợi cháu thấy nó dài thê thảm quá vậy mà 38 năm ở tù của Ông không biết nó dài ra sao?

Mỗi lần cháu nghe chuông điện thoại của Cha cháu reo là cháu hồi hộp vì chắc có lẽ đó là có người báo cho Cha và cháu để đi đón Ông về, nhưng lần nào cũng tuyệt vọng. Từ lúc cháu gặp và nghe hai Bác công an nói vậy không đêm nào cháu ngủ được yên giấc vì trông Ông về và thương cho Ông cháu quá. Cháu và Mẹ đã chuẩn bị bánh tét, chuối khô và đặc biệt là cốm dẹp Ông cháu rất thích ăn, nhưng bánh tét và chuối khô Ông cháu ăn được còn cốm dẹp thì chắc Ông ăn không được vì Ông chỉ còn 1 chiếc răng làm sao Ông ăn được.

Tội cho Ông quá Ông ơi, mỗi lần cháu nhìn những thứ này cháu không cầm được nước mắt, cháu nhất định sẽ chờ Ông về cùng ăn với cháu. Cháu nhớ như in những lời hai Bác công an nói là Ông sẽ về trước tết nhưng lúc đó có lẽ cháu mừng quá cho nên cháu quên hỏi hai Bác công an là: “Trước tết năm nào Ông cháu mới về…?” Cháu đi học thầy, Cô bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.

Vậy nay cháu viết thư này gửi đến các Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới; cùng Các quý Ông/ Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài được biết là Ông của cháu chưa được thả “trước tết”. Cháu cầu mong Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới; cùng Các quý Ông/Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài tiếp tục lên tiếng để giúp cho Ông của cháu được về với cháu, chứ trông Ông về trước tết là cháu không biết “Trước tết năm nào nữa rồi” cháu rất tuyệt vọng.

Nhân dịp năm mới cháu kính chúc Quý Ông/Bà ở Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới; cùng Các quý Ông/ Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài một năm mới An Khang Thịnh Vượng! Dồi dào sức khỏe.

“Trước tết”, ngày 30/01/2014
Cháu chào Quý Ông/Bà
Cháu Trần Phan Yến Nhi

——-

Bài liên quan:

 

 

Viện trợ nước ngoài cho các bên trong Chiến tranh Việt Nam

►Kiều Hối – Nguồn Ngoại tệ cứu nền Kinh tế và nuôi đảng: Với 11 tỷ đô la kiều hối năm 2013, Việt kiều đã gởi về Việt nam tổng cộng 84 tỷ đô la trong khoảng thời gian 20 năm qua, 1993-2013

Thư Viện các bài được đọc nhiều nhất

►Các bài được độc giả chú ý nhiều nhất trong tuần qua

Posted in Tù Chính Trị | Leave a Comment »

►Văn hóa lớp hai – Ðiều hành cuộc sống -Tránh làm sao -Khỏi nát ngọc nhân quyền

Posted by hoangtran204 trên 30/01/2014

Trong tập thơ Xem Đêm, xuất bản 1995, của Phùng Cung có bài “Vay Nóng” như sau: 

Ðất nước tôi
Triền miên bất hạnh
Tụi mặt dày – tay bẩn
Tim rắn – lời cừu
Văn hóa lớp hai
Ðiều hành cuộc sống
Tránh làm sao
Khỏi nát ngọc nhân quyền
Nhân danh một nạn nhân
Ðứng giữa mênh mông
Cùm lim – rào kẽm
Khản cổ – chìa tay
Khấn xin những quốc gia
Văn minh – từ thiện
Cho dân Việt Nam tôi
Vay nóng chút dân quyền 
  ( Phùng Cung, nguời tù bị biệt giam mười một năm.)

Kể từ ngày CS cai trị Miền Bắc 1954, hơn 60 năm sau, người VN cho mãi đến hôm nay vẫn còn phải đi qua trời Tây, nhờ vả họ nói hộ với những “Văn hóa lớp hai Điều hành cuộc sống”: để xin vay nóng hai chữ NHÂN QUYỀN

►Phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và chính giới Âu châu

Thứ Tư, ngày 29 tháng 1 năm 2014 – by MLBVN

 

Ngay trước khi rời New York đi Brussels vào chiều ngày 27 tháng 1 năm 2014, các bạn đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã có tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) tại trụ sở chính của tổ chức này tại New York.  

Tiếp đón phái đoàn là là ông Phelim KinePhó Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch.  Các bạn Trịnh Hội, Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang đã giới thiệu các báo cáo mới nhất về các sinh hoạt xã hội dân sự, các nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền của các blogger và những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là cuộc vận động 0258.

Ông Phelim Kine cũng cho biết chiến dịch này cũng đã được đề cập trong bản Báo Cáo Nhân Quyền Thế Giới 2014 của HRW và ông xem đó là một trong những bước tiến triển mới của phong trào quyền dân sự ở Việt Nam. 

 
Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và Ls Trịnh Hội tại văn phòng HRW
 

Trong dịp này, ông Kine đã gợi ý sắp xếp cuộc gặp giữa phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam và đại diện của Theo dõi Nhân quyền tại Geneva trong những ngày phái đoàn làm việc tại đó. Để gia tăng phối hợp các bạn blogger đã đề nghị một số phương hướng hợp tác sâu sắc hơn trong tương lai, cụ thể là Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, VOICE cùng với HRW thiết lập một cơ chế thông tin về nhân quyền hiệu quả hơn.

Những đề nghị này đã được người đại diện của HRW tán dương và đồng ý.   Các bạn Việt Nam đã cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của HRW cho phái đoàn nói riêng và phong trào dân sự ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là nỗ lực thông tin, lên tiếng và tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.   

*   Vào lúc 3 giờ chiều, ngày 28 tháng 1 năm 2014, chỉ vài giờ sau đến Brussels, nơi được xem là thủ đô của Cộng đồng chung Âu châu (EU), các đại diện của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đã tiếp xúc và làm việc với bà Annemie Neyts-Uyttebroeck, Nghị viên châu Âu và bà Therese Murdock thuộc Liên minh Dân chủ và Tự do châu Âu (Alliance of Liberals and Democrats for Europe).   Cuộc gặp gỡ được diễn ra tại Nghị viện châu Âu, Brussels, Bỉ.

 

Với bà Annemie Neyts, Nghị viên châu Âu,  thành viên Liên minh Dân chủ Tự do Châu Âu,  Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ quan Ngoại thương

Bà Annemie Neyts cho biết EU và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (Partnership and Cooperation Agreement) vào năm 2012 và nay đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).

Bà Annemie Neyts, trong vị trí là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ quan Ngoại thương, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán này. Bà Annemie Neyts hỏi thăm về mục đích và các hoạt động của phái đoàn, hứa sẽ sắp xếp một cuộc gặp giữa phái đoàn và đại diện Nghị viện tại Geneva nhân dịp UPR.

Đoàn đại diện của Việt Nam đã trình bày các hoạt động trước, trong và sau UPR và tham vấn bà Annemie Neyts về những cách thức hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức xã hội về các cơ chế nhân quyền quốc tế, trong đó có cả các cơ chế của Liên minh châu Âu. Sau khi kết thúc buổi làm việc với bà Annemie Neyts, phái đoàn đã làm việc với bà Therese Murdock, đại diện Liên minh Dân chủ Tự do châu Âu.

 

Với bà Therese Murdock, đại diện Liên minh Dân chủ Tự do châu Âu và ông Philipp Woschitz, Advocacy Officer –  Front Line Defenders – EU Office

Bên cạnh việc trao đổi về các hoạt động của phái đoàn trong suốt thời gian vừa qua, đôi bên đã thảo luận về các khả năng hợp tác, trong đó nhấn mạnh tới việc tổ chức những khóa đào tạo về quyền con người và xã hội dân sự – vốn là những lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam – cho các bạn trẻ, đặc biệt là các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và những người hoạt động về Nhân quyền.

Bà Murdock cùng với các đại diện Việt Nam đã đồng ý về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức xã hội về nhân quyền và vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển của Việt Nam. Cuộc tiếp xúc, vận động kế tiếp tại Brussels là với tổ chức nhân quyền quốc tế Front Line Defenders, The Human Rights Working Group (COHOM), Human Rights and Democracy Network và European Instrument for Democracy and Human Rights (EIDHR) thuộc  European Commission. 

Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật những hoạt động của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam trong chuyến công tác UPR Việt Nam này.

Nguồn: mangluoiblogger.blogspot.ca

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | 3 Comments »

►Lê Duẩn Toàn Tập Tái Bản

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2014

Không có chuyện đánh Mỹ cứu nước hay giải phóng gì ráo, mà chỉ có “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”

“Một trong những trọng tội của Lê Duẩn và các đồng chí BCT thời mới chiếm miền Nam là Tội Đốt Sách.”

Lê Duẩn Toàn Tập Tái Bản

24-1-2014

Đinh Tấn Lực

Tác giả gửi đến Dân Luận

Cận Tết là mùa gió chướng. Tuyên giáo Trung ương len lén và thui thủi mình ên làm một cú rao vặt“chống TQ” miễn phí. Báo chí trong luồng không chỉ đặc biệt chú tâm vào chủ đề rất đỗi thời sự là cứu đói giáp hạt 15 tỉnh… hay các chủ đề chính yếu thường trực cướp/giết/hiếp/mông/vú/kỹ thuật leo đỉnh vu sơn/đặc trị loạn cường dương… mà còn thoang thoảng mùi nhang khói giữa hồ:

“(Chinhphu.vn) – Ngày 18/1(/2014), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ khánh thành đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo người dân đến dự”.

Giang hồ điểm báo bật ra hàng loạt câu hỏi mắc mứu (rất dễ mắc nghẹn): Tại sao giờ này? Tại sao Hà Tĩnh? Tại sao Lê Duẩn?…

 

* 

Tại sao giờ này?

Tại sao không trùng khớp vào ngày sanh hay ngày chết của đương sự?

Còn lại là gì, bốn mươi năm Hoàng Sa chăng? Có thể lắm! Một kiểu thông điệp “chống Tàu” rất đằm thắm trong định hướng chủ động: Âm thầm thay thế mọi cuộc tưởng niệm công khai và long trọng trọng khác (được côn an tập trung dồn sức giải phóng bởi bụi máy cưa cắt đá), bằng cuộc tưởng niệm rón rén nhắc tên một tay tổng bí có thời nức tiếng “Nga hơn Tàu”.

Thế thì người ta có thể đúc rút ngay đây một kết luận nhỏ: Thông điệp này vừa điên vừa hèn.

Bởi Lê Duẩn, dù chỉ mới học xong lớp sáu nhưng đã từng vang danh trong toàn thể Đệ Tam Quốc Tế bằng câu danh ngôn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, như một hồi âm cho câu danh ngôn của Mao là “Quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Tức là, Lê Duẩn hết lấy xương máu người Việt để đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc, rồi sau đó, bật ngược, lại lấy sinh mạng người Việt đánh Trung Quốc cho Liên Xô, trong cả hai trận chiến Tây Nam và Chính Bắc. Có gì là quá, khi gọi đó là một kẻ hung hăng/háo chiến/hám quyền/ngu muội… chỉ biết hãnh diện được phục vụ quan thầy và lạnh lùng trên xương máu đồng bào cùng tương lai đất nước? 

[Dân số miền Bắc trước 1975 là 20 triệu người “Hiện nay, cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng người có công (chiếm gần 10% dân số). Trong đó, có hơn 1.146.250 liệt sĩ; trên 3.000 Bà mẹ VNAH còn sống; trên 780.000 thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh; 1.253 Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động trong kháng chiến; 101.138 người có công giúp đỡ cách mạng; khoảng 187.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 109.468 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày… Hiện còn trên 1,4 triệu  người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Cả nước có khoảng 7.000 công trình ghi công liệt sĩ, trong đó có khoảng 3.000 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số trên 780.000 ngôi mộ; trong đó khoảng 303.000 ngôi mộ còn thiếu thông tin, hơn 208.000 hài cốt chưa phát hiện, tìm kiếm, quy tập được.” nguồn  Baomoi.com]

Nối tiếp truyền thống đó, lũ hậu duệ ngày nay có gì khá hơn, một khi vẫn khư khư ôm gối trùm chăn, không dám công khai phản đối kẻ xâm lược, mà chỉ thỏ thẻ bảo dân “đảng từng có người chống Trung Quốc ngày xưa đấy chứ!”, rồi lại tiếp tục hùng hổ dàn quân đàn áp, đánh dập, bắt bớ, giam cầm, xách nhiễu trả thù những người nhiệt tâm báo động về nguy cơ Bắc thuộc lần cuối cùng?

Liệu rằng điều đó sẽ mang ý nghĩa gì, khi một đảng và nhà nước vô thần rắp tâm lập đền thờ cho một kẻ sử dụng núi xương sông máu của đồng bào mình để lập công với mớ quan thầy từng được xếp hạng xuất chúng về tội ác tiêu diệt đồng chủng?

 

* 

Tại sao Hà Tĩnh?

Tại sao Hà Tĩnh giỗ người Quảng Trị?

Mấy năm trước, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lê Duẩn, báo TTO đi tin:

“Cũng trong sáng qua (7/4/2007) tại Đông Hà đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài cố TBT Lê Duẩn và công viên mang tên Lê Duẩn”… “Từ mảnh làng nghèo chợ Sãi, Triệu Phong, chàng trai Lê Văn Nhuận (tức đồng chí Lê Duẩn) đã được sinh ra, nuôi dưỡng bằng hạt phù sa của dòng Thạch Hãn và đã ra đi theo lý tưởng của cách mạng để Quảng Trị có được một người cộng sản vĩ đại, một di sản tinh thần vô giá cho các thế hệ học tập noi theo”.

Vậy thì Hà Tĩnh chen lấn điều gì ở đây, một khi Quảng Trị đã chính thức và công khai hãnh diện có thằng con Lê Duẩn là “một người cộng sản vĩ đại”?

Giành con chăng?

“Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn vốn là người con của quê hương Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), trong thời kỳ Hà Tĩnh triển khai xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, với cương vị của mình đã có nhiều quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình. Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn và nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, ngày 15-10-2011 vừa qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định phối hợp với gia quyến cố Tổng Bí thư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại đảo cụ Duẩn”.

Chẳng ai rõ chuyện con ruột/con nuôi/con này/con nọ… ra sao, chỉ biết mọi nỗ lực tranh giành này đều theo đúng quy trình.

Ở đó, hồ Kẻ Gỗ, từng có thời triển khai dự án xây nhà trên bè nổi đón cụ Tổng Bí, đặt chết tên là Bè Lê Duẩn. Kế đó là dự án nâng cấp cái cù lao giữa hồ thành Đảo …Cụ Duẩn. Nay, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã long trọng triển khai dự án lập đền thờ cụ Duẩn.

Tất nhiên, mọi dự án đều đẻ ra đô xanh lẫn vàng ròng. Lại ngay vào lúc mà các nguồn dư luận về mọi đảo khác đều cần phải lắng xuống bên dưới đảo cụ Duẩn, thì không thể bảo thiếu lô-gích cái việc triển khai dự án tầm cỡ tâm linh cả đảng này!

 

* 

Tại sao Lê Duẩn?…

À, đây mới chính là cốt lõi của mọi cốt lõi:

“Hôm nay 7/4, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng bí thư Lê Duẩn(7.4.1907– 7.4.2007) – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình tượng đài và công viên mang tên đồng chí Lê Duẩn tại thị xã Đông Hà”.

Lê Duẩn từng đeo những huy chương nào của dàn đồng ca báo chí trong luồng?

  • Người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị (mỗi ngày ăn vài củ khoai để nhớ mẹ nghèo);
  • Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh (số người “được hy sinh” cao hơn thầy);
  • Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam (nắm kỹ thuật đu dây quân viện và kinh viện).

Trước đó, Lê Duẩn đã có những kỳ tích điền kinh nhảy cóc, nhảy rào và nhảy cao nào?

  • Tân Việt Cách mạng Đảng (1928);
  • Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1929);
  • Đảng Cộng sản Đông Dương (1930).

Kỷ lục Guinness của Lê Duẩn là gì?

  • Ngồi ghế Tổng bí thư đảng suốt ¼ thế kỷ: 1960-1986 (chuyển sang từ trần).

Tác phẩm (để đời) của Lê Duẩn gồm những gì?

  • Bản “Đề cương Cách mạng miền Nam” (1956). Từ đây đẻ ra Cục “R” và cái mặt nạ có tên là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, chỉ rớt xuống ngay sau khi miền Nam bị nhuộm đỏ;
  • Chiến dịch “Đường 9 Khe Sanh” (1968). Trận biển người nướng quân các sư đoàn 304/308/320/ 324B/325, với tổng cộng 40.000 bộ đội dưới biển bom xăng đặc và cơn mưa pháo M107… còn có tên khác là “Điện Biên Phủ thứ nhì”, nhằm mục tiêu nghi binh cho định hướng mùa Xuân 68.
  • Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968). “Hoan hô Xuân 68 anh hùng! Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng. Tất cả pháo! Và xông lên, dũng sĩ!” (thơ Tố Hữu). Các dũng sĩ đã theo lệnh xé bỏ hiệp ước đình chiến đón Xuân. Với hệ quả là hàng vạn đồng bào ở Huế bị bể sọ hay bị chôn sống tập thể dọc những con đường trắng;
  • Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị (1972). Dài khoảng 9 cây số người, cả dân lẫn lính miền Nam, gồng gánh di tản và bỏ xác dưới trận mưa pháo kích cùng những loạt pháo trực xạ của “quân đội giải phóng”, từ Quảng Trị, qua Hải Lăng, về tới Mỹ Chánh. Đây là cuộc thảm sát quy mô nhất trong suốt trận chiến nhuộm đỏ miền Nam, ngay trên vùng đất lề quê thói của Lê Duẩn. Cổ thành Quảng Trị, sau đó, được cắm cờ miền Nam, nhưng “không còn một viên gạch nào không dính vết đạn”;
  • Hủy bỏ Hiệp định Hòa bình Paris (1973). Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam và chấm dứt hầu hết các nguồn viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt được tăng cường khẩn cấp vào chiến trường B, sử dụng nguồn quân viện gia cố của LX & TQ để mở rộng các khu vực da beo làm bàn đạp tấn công miền Nam;
  • Đẩy mạnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nối tiếp các Chiến dịch Mùa Xuân 1975 & Chiến dịch Giải phóng Huế-Đà Nẵng. Dẫn đến việc chấm dứt cuộc chiến tự vệ ngăn chận làn sóng đỏ (và bảo vệ chính thể tự do dân chủ còn non trẻ) của miền Nam;
  • Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp miền Nam Việt Nam (1975). Mật danh là Chiến dịch X2. Tiến hành bất ngờ đợt một vào nửa đêm 9/9/1975, đợt hai từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12, 1975. Rất nhiều doanh nhân miền Nam tự tử. Số đông mua bãi vượt biên. Chiến dịch nối tiếp là Kinh Tế Mới, di dân thành phố không còn vốn liếng làm ăn về miền rừng núi. Chiến dịch tận diệt tư thương miền Nam kéo dài đến cuộc đổi tiền cũng bất ngờ và ảnh hưởng toàn bộ nhân dân miền Nam vào ngày 5/5/1978.
  • Nâng tầm “Tư tưởng” làm chủ tập thể (1977). Một danh ngôn khác của Lê Duẩn, phát biểu tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc ngày 13/3/1977: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”;
  • Tuyên chiến & xâm lăng Campuchia (1978). Nhằm thỏa lệnh Liên Xô chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Bao gồm các Sư đoàn 2/4/5/7/9/10/31/302/303/304/307/309/320/325/330/339/341/Sư đoàn không quân 372/các Lữ đoàn thiết giáp 12 -22-26/các Lữ đoàn pháo binh 24-262/Lữ đoàn 25 công binh/Lữ đoàn đặc công 198/Trung đoàn đặc công 117/các Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101-126… Lực lượng này tiến chiếm Nam Vang và giữ quân trên đất Chùa Tháp cho đến 1989 mới rút quân ra khỏi Campuchia. Sự thiệt hại nhân mạng lên đến nhiều vạn người. Số bộ đội bị cụt chân vì mìn cóc TQ, trên thơ Nguyễn Duy, “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng”. Hệ quả kinh tế là Việt Nam bị cấm vận và cô lập đối với thế giới tự do suốt 10 năm.
  • Chống đỡ cuộc chiến “giáo trừng” phía Bắc (1979). Theo Wiki, đây là một “cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và CHXHCNVN”. Bắc Kinh gọi nó là “cuộc chiến giáo trừng”, dạy cho Việt Nam một bài học trả đũa vụ xâm lăng Campuchia. Còn ký giả Nayan Chanda của tạp chí Viễn Đông Kinh Tế (Far Eastern Economic Review) thì gọi nó là cuộc chiến “Huynh Đệ Tương Tàn” (nguyên tác Anh ngữ Brother Enemy: The War After the War). Sáu tỉnh cực Bắc của Việt Nam, giáp ranh với TQ, bị san bằng, nhiều cột mốc biên giới bị dời vào phía trong lãnh thổ Việt Nam. Vẫn theo thơ Nguyễn Duy, “Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện”.
  • Chiến dịch Z30, tịch thu gia sản “bất chính” của nhân dân từ Nghệ An ra Hà Nội (1978). Đây là trận càn quét tài sản của nhân dân có nguồn gốc từ các nước tư bản.
  • Chiến dịch Cải cách Giá-Lương-Tiền (1985). Đổi tiền lần thứ nhì. Bản vị hàng hóa là vàng. Chỉ số giá bán lẻ thị trường tăng vọt 587,2%. Chỉ số lạm phát lên 4 chữ số. Giá vàng tăng nhanh hơn giá hàng hóa. Theo GS Đặng Phong, chính sách Giá-Lương-Tiền vỡ trận. Hệ quả trực tiếp là nhân dân trở thành những “người chết hai lần”. Báo cáo chính trị trong Đại hội VI (Lê Duẩn vừa chuyển sang từ trần) trở thành bản báo cáo lịch sử của đảng CSVN.

Lê Duẫn và Phạm Văn Đồng

Lê Duẩn, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, có một ước mơ tột bực, được phát biểu thành một danh ngôn năm 1976 là: “Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh”. Đến năm 1986, Lê Duẩn qua đời, với một đất nước Việt Nam khánh tận, một dân tộc Việt Nam phân cấp thiếu đói, đói và đói gay gắt, một quốc gia Việt Nam bị khinh miệt và sợ hãi đối với cả thế giới loài người.

Lê Duẩn, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, và là con nuôi của Hà Tĩnh, trong suốt 25 năm ngồi ghế Tổng bí thư, và thông qua 3 cuộc chiến 75/78/79, đã điềm nhiên bình thản hóa thân nhiều triệu bộ đội, dân công, thanh niên xung phong thành những tờ “giấy báo tử bay đầy mái rạ”(theo thơ Nguyễn Chí Thiện)… nguồn  Baomoi.com

Lê Duẩn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, đã khẳng định và cả đời theo đuổi điều khẳng định sắt máu như sau:

“Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính”.

Một Lê Duẩn, với ngần ấy “trí tuệ” lẫn “công đức”, và được lũ “hậu duệ” của đảng, sau các thứ“đúc tim cho tượng ngựa”, hay dâng “cỗ đầu trâu” nhập vong cho tượng, hiện đang dồn sức tâng công bằng những tượng đài cho đến đền thờ… đã nói lên điều gì?

Đứa nào giật giải “Trăm công với giặc – Nghìn tội với dân”?

Phép thử xem dân trí thời lướt mạng có khác thế kỷ 20?

Vô thần hậu duệ dâng hương lên Tổng vô thần tiền bối?

Nhân rộng chủ nghĩa “Tản thiêng về làng” ra khắp chốn?

Đánh nhòe dư luận về những quần đảo giữa biển bằng một cù lao giữa hồ?

Ta từng có lãnh đạo kỵ Tàu đó chứ chẳng chơi?

Giết dân không thôi chưa đủ khốn nạn, phải thờ đứa giết dân không nhợn mới đủ đô/đạt chuẩn?

Sau cùng: Ai bảo “Hèn với giặc – Ác với dân” chỉ là xu thế thời đại mới đây nào?

23-01-2014 – Nhân ngày giỗ thứ 25 nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả tiểu luận “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa”.

Blogger Đinh Tấn Lực

——————————————————-

Đinh Tấn Lực viết:

Lê Duẩn, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, và là con nuôi của Hà Tĩnh, trong suốt 25 năm ngồi ghế Tổng bí thư, và thông qua 3 cuộc chiến 75/78/79, đã điềm nhiên bình thản hóa thân nhiều triệu bộ đội, dân công, thanh niên xung phong thành những tờ “giấy báo tử bay đầy mái rạ” (theo thơ Nguyễn Chí Thiện)…

*Đọc đoạn trích dẫn ở trên, nếu người đọc vẫn còn trẻ tuổi – không có kinh nghiệm bản thân về một giai đoạn chiến tranh tàn khốc có thể không ý thức được sự khủng khiếp của con số “nhiều triệu” mà t/g đưa ra, ví như chỉ thấy rừng mà không thấy cây.

Xin được minh hoạ chi tiết hơn với câu chuyện của liệt sỹ trở về Phan Hữu Được của huyện Tiên Lãng mà cách đây chưa lâu chúng ta vừa bàng hoàng theo dõi trên báo điện tử Dân Trí, nhân sự trở về hy hữu này cán bộ của Phòng Thương binh Xã hội huyện Tiên Lãng mới cho biết là :

“Ông Được là liệt sỹ trở về duy nhất trong số 4300 (bốn nghìn ba trăm) liệt sỹ (chống Mỹ)của huyện Tiên Lãng”. Mà Tiên Lãng chỉ là một huyện nông nghiệp nhỏ trung bình của Miền Bắc…Mỗi một huyện của hậu phương lớn Miền Bắc khi đó trong chiến tranh chống Mỹ có khoảng từ 3000 đến 5000 liệt sỹ, nên hình ảnh giấy báo tử bay đầy mái rạ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng không phải là quá xa sự thật. Ngoài thanh niên nông dân đã gánh những hy sinh khủng khiếp (vì tác chiến với quân đội hiện đại của Mỹ và VNCH có ưu thế hoả lực tuyệt đối nên tỷ lệ tử vong của bộ đội trung bình là khoảng 15/1 đối phương trong mỗi trận đánh) còn có công nhân, sinh viên và cán bộ công chức nữa. Trong ba ngày đầu của chiến dịch Mậu Thân đã có khoảng 60 000 (sáu mươi ngàn) bộ đội và biệt động hay du kích hy sinh. (độc giả danluan.org)

http://vtc.vn/xa-hoi/vi-thuyen-truong-liet-sy-40-nam-luu-lac-xu-nguoi-29143.html

» Trở về sau 42 năm: Vì sao ‘liệt sỹ’ mất tích?
» ‘Liệt sỹ’ trở về: Nhà ngoại cảm tìm mộ ‘người sống’
» Ly kỳ cuộc trở về sau 42 năm là ‘liệt sỹ’

http://dantri.com.vn/xa-hoi/liet-si-tro-ve-va-hanh-trinh-luu-lac-ly-ky-suot-40-nam-744684.htm

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Nhà báo tự do Đặng Chí Hùng sẽ tị nạn chính trị tại Canada

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2014

27-1-2014

thoibao.com

Tổng trưởng Di trú và Công dân vụ Canada, Chris Alexander (thoibao.com)

TNS Ngô Thanh Hải

Hôm 18/01, trong bài phát biểu trước 6000 người tham dự Hội Chợ Tết ở Toronto, ông Tổng trưởng Di trú và Công dân vụ Canada, Chris Alexander, đã đề cập đến trường hợp blogger Đặng Chí Hùng đồng thời cho biết chính phủ Canada sẽ nỗ lực thực hiện các biện pháp khả thi để ông Hùng được định cư tại Canada.

Cũng trong ngày lễ hội truyền thống này, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải xác nhận nếu ông Hùng xin tị nạn chính trị tại Canada, TNS Ngô Thanh Hải và Bộ Di trú Canada sẽ cứu xét đặc biệt trường hợp này để ông Hùng được đến bến bờ Tự do.

Theo tin tức của văn phòng TNS Ngô Thanh Hải, blogger Đặng Chí Hùng đã nộp đơn xin tị nạn với Tòa Đại sứ Canada tại Thái Lan. Hy vọng một ngày gần đây, ông Hùng sẽ được định cư tại Canada.

Cộng đồng dân Canada gốc Việt hân hạnh mong đón mừng bạn, Phạm Mạnh Hùng.

http://thoibao.com/2014/01/27/nha-bao-tu-do-dang-chi-hung-se-ti-nan-chinh-tri-tai-canada/

—————

TQVN –  24-12-2013

Tin tức thêm về Đặng Chí Hùng

Theo tin trong link dưới đây, Đặng Chí Hùng có làm kinh tế ở VNCS và vì chống Đảng nên cơ sở kinh tế đã bị đóng cửa. Như thế thì ĐCSVN yêu cầu an ninh Thái Lan giao Đặng Chí Hùng cho CSVN để “ra toà” của CSVN chắc là tội “trốn thuế”!

http://radiodlsn.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3452:thong-cao-bao-chi-vv-nha-bao-ng-chi-hung-b-bt-gi&catid=39:thong-cao&Itemid=58

——————

17-12-2013

Tin từ nhà tù IDC-Bangkok Thailand cho hay Đặng Chí Hùng đã được đưa về đây. Các cơ quan truyền thông của Thái Lan cũng như các cơ quan an ninh của Thái Lan cũng đã biết về trường hợp đặc biệt của Đặng Chí Hùng. Điều đáng ghi nhận là cơ quan an ninh của Thái Lan không đáp ứng yếu cầu quá đáng của cơ quan an ninh Việt Nam là bàn giao Đặng Chí Hùng cho họ. Khi có sự sốt sắng của tòa đại sứ Việt Nam cũng như các nhân viên tình báo của Việt Nam thì Thái Lan nghi ngờ và e dè trong trường hợp này.

Nguồn tin của chúng tôi cho biết là Đặng Chí Hùng được “đặc cách” về chung phòng với người ngoại quốc da trắng chứ không bị đưa về chung với phòng có người Việt. Ban đầu ai cũng nghĩ là Đặng Chí Hùng sẽ về phòng 5 là nơi giam chung 8 người tỵ nạn chính trị ở IDC. Một nguồn tin cũng từ Bangkok cho hay là sáng nay 16.12.2013 thì người nhà của Luật sư Trần Quốc Hiền đã tiếp xúc được với Hùng trong buổi thăm nuôi sáng nay.

Khi biết chắc không bị trả về Việt Nam thì tinh thần của anh Đặng Chí Hùng cũng thoải mái hơn một chút. Nguồn tin của chúng tôi cho biết là đã thấy anh Hùng ra sân vận động nhỏ trong nhà tù IDC để tập thể dục. Phải nói rằng đây là trường hợp tù IDC đặc biệt được quan tâm ngay khi người tù này chưa được đưa về đây.

Bên cạnh đó cũng có tin từ UNHCR-Bangkok cho hay là buổi chiều ngày 16.12.2013 đại diện của Cao ủy tỵ nạn LHQ cũng đã đến nhà tù IDC để gặp gỡ Đặng Chí Hùng.

Như vậy cho đến hiện nay thì kế hoạch bắt sống hay ám sát Đặng Chí Hùng của tình báo Việt Nam đã thất bại. Yếu cầu dẫn độ Đặng Chí Hùng về Việt Nam của tòa Đại sứ Việt Nam tại Bangkok cũng bị Thái Lan bác bỏ Khi tòa đại sứ Việt Nam xuất hiện đòi yêu cầu dẫn độ Đặng Chí Hùng thì phía nhà tù IDC nói họ biết là hiện nay IDC đang giam giữ gần 100 công dân Việt Nam và trước đây họ đã nhiều lần gởi công hàm yêu cầu Tòa đại sứ Việt Nam tại Bangkok đến phối hợp để đưa những công dân Việt Nam về nước nhưng luôn bị phớt lờ. Bây giờ cần giải quyết những trường hợp này trước.

Cám ơn cảnh sát và chính quyền Thái Lan, cám ơn Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ tại Thái Lan và đặc biệt cám ơn “các thế lực thù địch”, trong đó chắc không loại trừ tình báo Mỹ, đã can thiệp và bảo vệ Đặng Chí Hùng, một người chỉ sử dụng ngòi bút để vạch trần thâm cung bí sử của ông Hồ Chí Minh và ĐCSVN theo sự hiểu biết của mình. (TQVN)

Nguồn: danluan.org

——————————————–

Nhà báo tự do Đặng Chí Hùng được Cao Ủy Tị Nạn LHQ công nhận  11-1-2014

Về 3 Người Việt Vừa Bị Bắt Ở Thái Lan – do an ninh VN qua Thái vu  22-12-2013

Vụ Đặng Chí Hùng bị bắt và tình hình thực tế trong tù  – Danlambao 14-12-2013

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Công ty sản xuất băng, đĩa nhạc Làng Văn kiện Zing và IDG, công ty của con rể Nguyễn Tấn Dũng

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2014

Làng Văn kiện Zing, liên quan con rể Nguyễn Tấn Dũng 

Monday, January 27, 2014 5:32:10 PM 

WESTMINSTER, CA (NV) – Công ty sản xuất băng, đĩa nhạc Làng Văn chính thức nộp đơn kiện các công ty International Data Group (IDG – công ty đầu tư có văn phòng tại Massachusetts), IDG Ventures, IDG Ventures Vietnam và VNG Corporation (VNG – văn phòng đặt tại Việt Nam) với cáo buộc vi phạm bản quyền.

Giao diện ‘Zing.vn’ (Hình: NV)

Thông cáo báo chí ngày 27 Tháng Giêng của Làng Văn cho biết, công ty này chính thức nộp đơn kiện hồi tuần rồi, và kiện Zing.vn (http://news.zing.vn/), website do VNG làm chủ, hoạt động tại Việt Nam, vì công ty này “đã phổ biến bất hợp pháp hơn 3 ngàn bản thâu âm cùng 600 albums trên mạng để khắp nơi trên thế giới tải xuống computer cá nhân”.

Vụ kiện liên quan trực tiếp đến ông Nguyễn Bảo Hoàng, con rể ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam.

Thông cáo báo chí viết: “IDG Ventures, một công ty tại Mỹ, đóng góp vào sự lớn mạnh của website Zing.vn cũng như sự ra đời của website Zing Music. IDG Ventures mang sở trường, sự hướng dẫn và hỗ trợ tài chánh để giúp VNG phát triển. Sự đầu tư này giúp IDG kiểm soát toàn bộ VNG cùng các hoạt động liên quan, đồng thời dẫn đến việc bổ nhiệm ông Nguyễn Bảo Hoàng, đối tác quản trị của IDG Ventures Vietnam, vào vị trí thành viên Hội Ðồng Quản Trị VNG.”

———————————————————–

TT Nguyễn Tấn Dũng dùng IDG và con rễ là Nguyễn Bảo Hoàng để cất giấu một số tiền bạc của cải. Y hệt như các đảng viên cao cấp của đảng CSTQ đang làm bên Trung Quốc 

►4 tờ báo nổi tiếng thế giới cho biết: các doanh nhân Trung Quốc và thành viên gia đình các quan chức cao cấp nhất TQ cất giấu tiền bạc ở thiên đường trốn thuế: quần đảo Virgin Islands – Anh Quốc.

22-1-2014

Theo tờ Guardian của Anh Quốc: “Hơn mười mấy thành viên gia đình của các nhà lãnh đạo chính trị và quân đội Trung Quốc đang xử dụng các công ty đăng ký ở Quần đảo British Virgin (thuộc Anh), các tài liệu về nguồn tài chánh  tiết lộ tin tức cho biết.  Người anh rễ Deng Jiagui của Tập Cận Bình, người con trai  (Wen Yunsong) và con rễ (Liu Chunhang) của cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo là những người có các mối quan hệ chính trị đang làm chủ các công ty mượn địa chỉ tại các Quần đảo British Virgin (nhằm che dấu tài sản).

Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng, Đặng Tiểu Bình,..đều mượn người đứng tên làm chủ các công ty mượn địa chỉ ở quần đảo này. 

“More than a dozen family members of China’s top political and military leaders are making use of offshore companies based in the British Virgin Islands, leaked financial documents reveal.

The brother-in-law of China’s current president, Xi Jinping, as well as the son and son-in-law of former premier Wen Jiabao are among the political relations making use of the offshore havens, financial records show.”

Những phi vụ chuyển tiền nơi thiên đường trốn thuế: Trung Quốc ngăn chặn báo cáo từ Offshore-Leaks

22-1-2014

Hồ Gươm  (lược dịch)

Theo tạp chí Tấm Gương

Câu chuyện được nói tới ở đây là những khoản tiền lớn và những thiên đường trốn thuế:

Nhiều cơ quan truyền thông tường trình về những phi vụ chuyển tiền của giới thượng lưu Trung Quốc, đối với tầng lớp cai trị đỏ thì đây là thời điểm không thích hợp, lúc này có những nhà hoạt động chống tham nhũng đang phải hầu tòa, nhà chức trách đã phản ứng lại bằng sự kiểm duyệt gắt gao.

Ngay trước thời điểm năm mới, cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đã viết một bức thư khác thường so với tính cách của ông đăng trong một chuyên mục báo ở Hồng Kông: “Tôi muốn đoạn hành trình cuối trên cõi đời này của tôi có một kết thúc có hậu, tôi sinh ra đời với bàn tay trắng và muốn từ giã nó với bàn tay sạch” – ông viết. “Tôi chưa bao giờ dính dáng vào một thương vụ nào mà trong đó tôi đã lạm dụng quyền lực của mình để thủ lợi, và cũng không bao giờ làm điều đó. Bởi không có bất kỳ lợi ích nào có thể lay chuyển được niềm tin của tôi.

Tại sao Ôn Giao Bảo, người rời khỏi chức vụ thủ tướng kể từ tháng 3 năm ngoái sau 10 năm nắm quyền, đã viết bức thư này? Tại sao ông ta lại viết nó ra ngay trong thời điểm này?

Kể từ chiều ngày thứ ba, ít ra cũng có một động cơ thúc đẩy khá gần với sự thừa nhận của Ôn Gia Bảo: Trong các tài liệu tường trình chi tiết của báo “Guardian”, báo “Süddeutsche Zeitung”và các phương tiện truyền thông khác về hàng tỉ đô la của các doanh nhân Trung Quốc và thành viên gia đình các quan chức ở thiên đường trốn thuế tại quần đảo Virgin Islands – Anh Quốc.

Một lần nữa, tên con trai, con gái và con rể của Ôn Gia Bảo lại xuất hiện trong những báo cáo từ các tài liệu rò rỉ được gọi là Offshore-Leaks. Những thương vụ nhạy cảm này đã được báo“New York Times” tường thuật. Theo những tính toán của tất cả những tờ báo thì Ôn Giao Bảo đã phải biết những gì sẽ đến với mình và gia đình.

Và các cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc cũng vậy. Từ mấy ngày nay người ngoại quốc tại Bắc Kinh rất ngạc nhiên vì trang báo “Guardian” tạm thời không truy cập được, rốt cuộc kể từ sáng thứ Tư thì trang báo “Guardian” cũng đã bị chặn. Tương tự như vậy đối với trang ICIJ, nơi mà hai năm trước đã rò rỉ tài liệu từ nguồn Offshore-Leaks. Tờ báo “Süddeutsche Zeitung” cũng không truy cập được – chưa rõ là lý do kỹ thuật hay bị kiểm duyệt.

Các nhà hoạt động chống tham nhũng ra tòa

Những tiết lộ, mà tên tuổi của những người dính dáng vào, vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình Ôn Gia Bảo, trong số đó có cả họ hàng thân thích của chủ tịch Giang Trạch Dân, cựu thủ tướng Lý Bằng, nhà cải cách Đặng Tiểu Bình và một số lượng lớn các doanh nhân nổi tiếng, quả là một ngày đáng ghi nhớ của Trung Quốc.

Và trong ngày thứ tư này ở Bắc Kinh bắt đầu một loạt các phiên tòa xét xử đối với những thành viên của “Phong Trào Công Dân Mới”, một nhóm những nhà hoạt động đấu tranh đòi công khai tài sản các quan chức Trung Quốc.

Phiên tòa được bắt đầu bằng các thủ tục tố tụng đối với nhà lãnh đạo của nhóm, luật sư Hứa Chí Vĩnh, người đã bị bắt từ hồi tháng 8 vì tội kích động “tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng”. Tới hôm thứ năm này, Triệu Trường Thanh (Zhao Changqing), một nhà hoạt động Nhân Quyền, đã từng tham gia cuộc nổi dậy tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và đã phải nhiều năm ngồi tù, cũng bị ra trước tòa vì bị cáo buộc tội danh tương tự.

Phiên tòa xét xử tiếp theo vào ngày thứ sáu đối với các nhà hoạt động Nhân Quyền Ding Jiaxi, Li Wei và nhà báo Hou Xin. Tất cả đã tham gia vào một cuộc biểu tình vào hồi tháng 3 năm 2013 tại khu phố thương mại Xidan thuộc Bắc Kinh, tại đó họ đã dùng loa phóng thanh và biểu ngữ kêu gọi những đảng viên Cộng Sản phải công khai tài sản.

Từ hàng năm trước đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã từng ra nghị quyết, những nhà lãnh đạo đảng có trách nhiệm phải công khai minh bạch tài sản. Cho đến ngày hôm nay, nghị quyết này cũng không được thực hiện. Thay vào đó, Tập Cận Bình, tổng bí thư mới của Trung Quốc phát động riêng một phong trào chống tham những khác. Mặc dù sẽ rất khó khăn, nhưng nó đặc biệt nhắm tới giới quan chức trong bộ máy doanh nghiệp nhà nước, là tầng lớp đang muốn làm giảm thiểu quyền lực của tổng bí thư.

Những tiết lộ chưa bị tràn qua bức tường lửa

Giới lãnh đạo vẫn che dấu cho tới nay, những tố cáo của những người đang bị tống vào tù, cũng chính những điều mà Đảng cũng đang phàn nàn và cũng là những ý kiến của đại đa số người dân về một vấn nạn nghiêm trọng của Trung Quốc đó là: Sự làm giàu vô liêm sỉ của giới tinh hoa, tham nhũng lan tới thượng tầng lãnh đạo. Sau những tiết lộ vào hôm thứ ba, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ lại càng khó khăn hơn trong việc giải thích những mâu thuẫn trên. Con số được nêu ra trong nguồn tài liệu với tên gọi Offshore-Leaks đơn giản là quá khủng khiếp, để có thể bị cho chìm xuống: 1000 tỉ đến 4000 tỉ đô la đã được chảy từ Trung Quốc vào những thiên đường trốn thuế trong 13 năm qua.

Tuy nhiên những con số này chỉ tạo được áp lực chính trị khi nó được biết đến rộng rãi và được công khai tranh luận. Và nhà cầm quyền sử dụng mọi biện pháp để ngăn cản điều đó. Cho đến này cơn bão của sự phẫn nộ chỉ xảy ra ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và những mạng xã hội như Twitter, là nơi mà đại đa số người dân Trung Quốc không thể truy cập được. Làn sóng về những tiết lộ này vẫn chưa tràn qua được bức tường lửa, và đài BBC, là kênh tin tức cũng được phát sóng ở Trung Quốc, trong buổi phát sóng tin tức vào buổi sáng, thì màn hình đã bị bôi đen và mất tiếng.

Các nhà chức trách biết rằng họ phải làm gì, bởi những tiết lộ về sự giàu có của giới quyền lực vẫn được che dấu nếu dư luận được biết, được bàn tán, truyền tải, sẽ làm cho giới lãnh đạo rất lo ngại. Luật sư Trương Học Trung (Zhang Xuezhong), luật sư bào chữa của một nhà hoạt động Nhân Quyền đang bị mang ra xét xử, đã tóm gọn một câu: “Những nhà cai trị tàn bạo nhất của nhân loại là những kẻ không tuân thủ luật pháp mà chính họ đã viết ra!”

*Các blogger ngoại quốc viết comment dưới các bài báo này cho biết: “Điều gì xảy ra ở TQ, thì cũng xảy ra ở VN. Chắc chắn thành viên gia đình của các Ủy Viên Bộ Chính Trị và Ủy viên Trung Ương Đảng CSVN cũng đang cất giấu tiền bạc và tài sản (đâu đó) trong các công ty và ngân hàng nước ngoài…“.

Posted in Thời Sự | Leave a Comment »

►Bị nợ lương, hơn 10 ngàn công nhân không có Tết

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2014

Tuesday, January 28, 2014 4:32:29 PM 

Nguoi-viet

HÀ NỘI (NV) – Một viên vụ phó của Vụ Lao Ðộng-Tiền Lương, thuộc Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam xác nhận, hiện có 79 doanh nghiệp đang nợ 10,168 công nhân khoản tiền lương lên tới 75.6 tỉ đồng.

Dựa trên báo cáo của các tỉnh, thành phố, viên vụ phó này cho biết, hoàn cảnh chung của các doanh nghiệp chưa trả lương cho công nhân rất khó khăn. Ða số đã tạm dừng sản xuất hoặc phá sản.

Cùng với thông tin vừa kể, hôm qua, nhiều tờ báo trong nước tường thuật, 200 công nhân của công ty Bửu Anh, có trụ sở tại Ðà Nẵng đã biểu tình, giương cao tấm bảng có nội dung “Trả tiền cho công nhân về quê ăn Tết.” Những công nhân này cho biết, từ đầu năm đến nay, công ty Bửu Anh không trả đủ lương và đang nợ mỗi người từ 5 đến 10 triệu đồng. Giám đốc công ty Bửu Anh xác nhận đang nợ tiền lương của gần 200 công nhân vì nhà thầu chính không thanh toán tiền cho công ty nên công ty không có tiền trả lương cho công nhân.

Kém cỏi trong quản trị, điều hành quốc gia được xem là lý do chính khiến kinh tế Việt Nam tiếp tục suy thoái. Tết đã cận kề nhưng không khí cuối năm tại Việt Nam rất ảm đạm, u ám.

Hồi trung tuần tháng này, chính quyền Việt Nam đã xuất 20,000 tấn gạo để cứu đói cho dân chúng của 11 tỉnh là: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kon Tum.

Không chỉ nông dân khốn cùng, cần cứu đói mà doanh giới cũng rơi vào tình trạng “sức tàn, lực kiệt.” Theo báo chí Việt Nam, do doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp tràn lan, rất nhiều công nhân bỏ xứ tìm đến các thành phố lớn làm thuê không có tiền về quê đón Tết cùng gia đình. Bởi hàng ngàn doanh nghiệp đang lao đao vì suy thoái kinh tế, nhiều công nhân không được trả lương, nhiều công nhân khác tuy có lương nhưng không được nhận tiền thưởng Tết.

Lương càng ngày càng giảm trong khi các loại chi phí càng ngày càng tăng nên công nhân không đủ sống. Cũng vì vậy, tiền thưởng nhân dịp Tết được trông chờ như cơ hội độc nhất, vừa giúp công nhân về thăm quê, vừa tạo cơ hội cho họ mua sắm ít quà để cùng thân nhân đón Xuân. Nay, lương không có, thưởng lại càng không, tình cảnh của hàng trăm ngàn công nhân và gia đình của họ hết sức bi thảm ngay trước thềm năm mới.

Bà Lê Thị Biển được tờ Tuổi Trẻ nêu như một trường hợp tiêu biểu cho hàng trăm ngàn công nhân và gia đình công nhân đang trong tình cảnh bi thảm như vậy. Bà Biển cùng chồng và bốn đứa em khác trong gia đình (tính luôn dâu, rể) rời Kiên Giang, đến Sài Gòn làm công nhân cho công ty Kyung Sung Vina, của một người chủ Nam Hàn ở Hốc Môn. Cả sáu cùng tình nguyện làm thêm giờ với hy vọng có thể cùng nhau về quê đón Tết. Tuy nhiên chủ công ty Kyung Sung Vina không trả lương và sau khi thiếu mỗi công nhân ba tháng tiền lương, ông ta bỏ trốn. Sáu người cùng một bầy trẻ ba đứa không những không có tiền về quê đón Tết cùng cha mẹ già mà còn không đủ cơm để ăn. Nay họ đang nợ ngập đầu vì gạo, mắm, muối, tiền thuê nhà đều phải đi vay.

Trong nhiều phóng sự gần đây, báo chí Việt Nam mô tả, bởi nỗ lực hết mức nhưng chỉ lo đủ tiền để trả lương, năm nay, nhiều doanh nghiệp thưởng Tết cho công nhân bằng sản phẩm tồn kho. Thành ra khoản thưởng Tết mà công nhân mong đợi nay không phải là tiền mà là giấy vệ sinh, quần đùi, vớ, thậm chí là… gạch.

Liên Ðoàn Lao Ðộng Sài Gòn vừa loan báo, nhân dịp Tết sẽ hỗ trợ mỗi công nhân bị chủ nợ lương hoặc không có tiền thưởng Tết, đang mang thai hay nuôi con nhỏ số tiền là 300 ngàn. Khoản tiền đó chỉ như muối bỏ biển. (G.Ð)

 

Công nhân công ty Bửu Anh dựng bảng đòi công ty trả lương để có tiền về quê ăn Tết. (Hình: Tuổi Trẻ)

Posted in Cong Nhan Viet Nam | Leave a Comment »

►Mức lương của công nhân Việt Nam quá thấp so với đời sống đắt đỏ

Posted by hoangtran204 trên 29/01/2014

Cả vú lấp miệng em 

27-1-2014

Báo Người Việt

Lê Diễn Ðức

Trong ngày 16 tháng 1, 2014 tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ đã diễn ra cuộc điều trần về tù nhân lương tâm thế giới. Sự kiện được Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tổ chức, trong đó ở phần trình bày có các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain và Việt Nam.

Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Ðỗ Thị Minh Hạnh, người đang chịu án tù 7 năm về tội “chống phá nhà nước”, đã làm xúc động mọi người bằng bản tường trình của mình.

Bà Trần Thị Ngọc Minh kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có con gái bà. Bà cũng tố cáo điều kiện làm việc khốn khổ của công nhân và quyền lao động ở của họ bị bóp nghẹt tại Việt Nam.

Ngày 18 tháng 1, 2014 tờ Quân Ðội Nhân Dân (QÐND), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng bài “Xuyên tạc, vu cáo, không thay đổi được sự thật”, tấn công lại bà Minh.

Trong bài có đoạn viết:

Những điều mà Trần Thị Ngọc Minh nói đã quá quen thuộc với nhiều người. Ðại để là: Ðời sống của công nhân “hết sức cơ cực, họ làm việc 12 đến 15 giờ, lương bình quân 70 USD mỗi tháng’. Chẳng khác nào giọng văn của một quan chức cấp cao chống cộng ở hải ngoại, Trần Thị Ngọc Minh vu cáo: 

“Bao năm nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hợp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam là do đảng Cộng Sản thành lập, mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân…”

Phải chăng, nhà nước bắt công nhân hoặc cho phép các chủ doanh nghiệp bóc lột công nhân dã man như Trần Thị Ngọc Minh vu cáo?

Theo Ðiều 104, Bộ Luật Lao Ðộng năm 2012 của Việt Nam quy định thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động như sau:

– Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, không quá 48 giờ trong 1 tuần.

– Tiền làm việc thêm giờ cho người lao động, quy định tại Ðiều 97 Bộ Luật Lao Ðộng như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương tháng; 
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Bộ Luật Lao Ðộng của Việt Nam đã quy định rõ mức lương tối thiểu đối với công nhân theo vùng. Chưa thấy ở đâu có mức lương tối thiểu là 70 USD, như Trần Thị Ngọc Minh nói: “Theo Nghị định 182/2013/NÐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1 tháng 1, 2014 sẽ là 2.7 triệu đồng/tháng tại vùng I; 2.4 triệu đồng/tháng tại vùng II; tại vùng III là 2.1 triệu đồng/tháng và vùng IV là 1.9 triệu đồng/tháng. Ðó là chưa kể thu nhập thực tế của đại đa số công nhân đều cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Vấn đề này phải được mổ xẻ ra sao?

Tờ Công An Nhân Dân ngày 9 tháng 9, 2013 viết rằng, theo đại diện Viện Công Nhân-Công Ðoàn, nhìn chung, tiền lương bình quân của người lao động còn thấp. Người lao động có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm 62%, trong đó có 5.2% lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng.

Thực tế mức lương 70 USD/tháng mà bà Minh nêu lên là đúng trong những năm trước đây, nhưng ngay cả với mức lương được nhà nước CS Việt Nam quy định từ tháng 1/2014, khoảng 100 USD, với giá điện, giá thuê nhà tăng, vật giá leo thang, thì cũng là đồng lương chết đói.

Theo tờ Lao Ðộng ngày 9 tháng 7, 2013, khảo sát hơn 1,000 công nhân lao động tại Sài Gòn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho hay, công nhân lao động chỉ dám tiêu 27.3% thu nhập (khoảng 700 ngàn đồng/tháng) cho việc ăn uống. Có đến gần 20% số công nhân lao động bỏ bữa ít nhất một lần trong ngày, trong đó bỏ bữa sáng chiếm tỉ lệ cao nhất. Còn nghiên cứu về khẩu phần ăn dành cho công nhân thì bữa ăn kém về chất lượng: 12% protein, 16% chất béo, còn lại 72% là các chất bột từ ngũ cốc như gạo, khoai.

Tình trạng người lao động kiệt sức vì bị tận dụng tối đa ở các nhà máy trở nên phổ biến. Trong cùng ngày 18 tháng 1, 2014, tờ Người Lao Ðộng có bài “Kiệt sức vì tăng ca”. Bài báo viết:

“Theo phản ánh của công nhân, một số nữ công nhân đang mang thai cũng phải tăng ca đến 22 giờ đêm, người nào đuối sức xin về công ty cũng không cho, nếu về thì hôm sau sẽ bị công ty kêu lên chửi. Trước phản ánh của công nhân, bà Ðinh Thị Hồng Trúc, giám đốc công ty, phân bua: “Không có công ty nào sản xuất mà không có tăng ca, ở công ty Jakovi cũng vậy. Trước đây công ty có làm văn bản thỏa thuận việc tăng ca với công nhân nhưng gần đây công nhân ít nên không làm văn bản, chỉ thông báo miệng. Khi tăng ca, công nhân vẫn được trả lương theo luật định. Thế nhưng, theo công nhân, tiền tăng ca được công ty chia mốc: từ 22-24 giờ được cộng thêm 18%; từ 24 giờ trở đi được cộng thêm 20% so với tiền lương của ngày làm việc bình thường trong khi luật quy định phải trả thêm 50% nếu tăng ca vào ngày thường; 100% nếu vào ngày chủ nhật; nếu tăng ca ban đêm còn phải cộng thêm ít nhất 30% nữa.”

Với bài “Cơm công nhân: Ðã ít, ‘nghèo’ còn bị… xà xẻo tận cùng” (tờ Tin Mới 26 tháng 8, 2012) cho hay, bữa cơm của công nhân được đặt mua 8 ngàn -15 ngàn đồng/suất, nhưng qua các khâu ăn chia hoa hồng, hao hụt nấu nướng, vận chuyển… giá trị thật của bữa ăn đến tay công nhân chỉ còn 5 ngàn -10 ngàn đồng/suất.

Hiện trạng đồng lương ít, nghèo đói, thiếu ăn đã dẫn đến những bi kịch. Công việc làm nặng nhọc, căng thẳng, lại bị suy dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng công nhân ngất xỉu hàng loạt trở nên phổ biến.

Ngày 22 tháng 10, 2012, trong khi đang làm ca đêm tại Sài Gòn Stec (sản xuất linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 2 tại Bình Dương) kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau, 17 công nhân bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.

“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Ðó là biểu hiện của hiện tượng tụt canxi trong máu”, Bác Sĩ Dương Tấn Tài, phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết.

Hàng nghìn công nhân của công ty Hansoll Vina chuyên sản xuất may mặc tại khu công nghiệp Sóng Thần II bị ngộ độc thực phẩm đã được chuyển vào bệnh viện 4, thuộc Quân đoàn 4, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và một số bệnh viện trong khu vực cấp cứu. Số công nhân nhập viện đa phần trong tình trạng đau bụng, nôn ói dữ dội (Tờ Nhân Dân ngày 27 tháng 9, 2012).

Ngày 6 tháng 3, 2013, khoa cấp cứu bệnh viện quận 12 (Sài Gòn) đã tiếp nhận 146 công nhân của công ty Terratex Việt Nam, nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tập thể.

Ngày 28 tháng 3, 2013, 69 công nhân của công ty Global MFG Việt Nam, có địa chỉ tại khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình bị ngộ độc phải đưa vào bệnh viện đa khoa Tây Tiền Hải để điều trị.

Ngày 10 tháng 7, 2013, Trung Tâm Y Tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tiếp nhận và điều trị cho 91 công nhân công ty may Foremart, bị ngộ độc thực phẩm.

Ngày 23 tháng 1, 2014, gần 5 nghìn công nhân của công ty BuJeon Việt Nam Electronic tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh, đã trải chiếu thâu đêm tại trụ sở công ty để đình công phản đối về việc công ty này thường xuyên phạt tiền người lao động, không chịu tăng lương và không có thưởng tết cho công nhân (VietNamNet, 25 tháng 1, 2014).

Hội nghị tổng kết tình hình công nhân lao động do Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội tổ chức đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4,142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… chiếm 75.4% với 3,122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ…

Những cuộc đình công này bị nhà cầm quyền cho là bất hợp pháp (!?).Liên đoàn lao động, tức công đoàn quốc doanh, lẽ ra phải đứng về phía lợi ích của người lao động, thì đa phần đứng về phía chủ xưởng. Những người can đảm đứng ra tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì bị đàn áp và nhận những bản án nặng nề như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Ðoàn Huy Chương và Ðỗ Thị Minh Hạnh mỗi người 7 năm tù giam. Quyền lợi sát sườn và thiết thực của công nhân không được bảo đảm là điều mà Trần Thị Ngọc Minh điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Ðời sống vô cùng khốn khó công nhân Việt Nam là thực trạng không thể chối cãi. Vậy mà tờ QÐND ra sức bao biện, trái ngược ngay với cả báo chí chính thống phản ảnh, lại còn cho bà Trần Thị Ngọc Minh vu cáo. Các quy định của nhà nước CS Việt Nam chỉ là trò mị dân, dối trá, chẳng có tác động nào tới thực tế. Tờ QÐND đã làm cái trò gọi là “cả vú lấp miệng em”! Vừa trớ tráo vừa bỉ ổi!

Posted in Cong Nhan Viet Nam | Leave a Comment »

►Cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh: Chính sách sắp tới của nhà nước Việt Nam sẽ vì ai?

Posted by hoangtran204 trên 28/01/2014

Đây là học đòi theo Trung Quốc đã làm.

Theo David M. Lampton đã viết trong tiểu luận How China Is Ruled, tạp chí Foreign Affairs, Jan-Feb 2014, như sau:

“Số doanh nghiệp do nhà nước TQ làm chủ đã giảm từ 78% trong năm 1978 xuống còn 11% trong năm 2009. Hiện nay, nhà nước vẫn còn nắm giữ các doanh nghiệp trong lãnh vực chiến lược liên hệ tới quốc phòng, năng lượng, tài chánh, và doanh nghiệp xây dựng các cấu trúc hạ tầng có qui mô lớn, và người TQ vẫn chưa được hưởng cái gọi là tự do kinh tế. Những thay đổi này đã đem lại lợi lộc cho các viên chức chính quyền địa phương, các cấp chỉ huy trong quân đội, các tổ chức tội phạm, và các doanh nghiệp chuyên lừa đảo, tất cả nhóm này cùng nhau chống lại quyền lợi của công dân.”

Cổ phần hóa: Chính sách sắp tới của nhà nước Việt Nam sẽ vì ai?

25-1-2014

Vũ Quang Việt

Theo Diễn Đàn

Quyết liệt cổ phần hóa 500 DNNN trong 2 năm (Vietnamnet)

Cho phép tư nhân nước ngoài làm chủ tới 60% cổ phiếu công ty, và 30% cổ phiếu ngân hàng(Asian Banking and Finance).

Chính sách này nếu không làm đúng đắn, tức là nếu không được luật hóa chi tiết và cụ thể và hệ thống giám sát đòi hỏi/kiểm tra sự minh bạch, bạch hóa toàn bộ thông tin tài chính doanh nghiệp lên mạng, và minh bạch mọi điều kiện mua bán và chủ sở hữu thì chính sách cổ phần hóa sẽ đặt toàn bộ kinh tế Việt Nam vào tay người có quyền thế ở trong nước và người nước ngoài.

Lý do:

1. Ở Nga trước đây, khi cổ phần hóa, một số trở thành tài phiệt không cần vốn, mà chỉ cần quan hệ, mượn tiền ngân hàng để mua công ty.

If ‘Reform’ Is A Dirty Word, ‘Privatization’ Is Downright Filthy (Business Week)

và Privatization in Russia (Wikipedia)

2. Hiện nay Trung Quốc đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ chuyển máy móc phế thải vào Việt Nam sản xuất để đón đầu TPP xuất hàng sang Mỹ để trả thuế thấp. Ngoài ra họ còn mua lại giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản của các doanh nghiệp chủ Việt rồi đưa thợ Trung Quốc sang khai thác:

Đầu tư từ Trung Quốc: Con dao hai lưỡi (Nhịp cầu Đầu tư)

3. Cái gọi là “minh bạch” từ miệng quan chức rất đáng nghi ngờ. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đều giữ kín thông tin. Cứ vào website để kiếm thông tin về EVN hay Vinashin thì biết. KTSG cho thấy là ngay công ty Vinashin đã nằm trong tầm ngắm, nhưng hoàn toàn không có thông tin gì trên thị trường:

Minh bạch thông tin ở đâu ? (TBKTSG)

Vũ Quang Việt

——

David M. Lampton At John Hopkins Shool of Advanced International Studies, tiểu luận đang đăng trong Foreign Affairs, số tháng 1-2, 2014.

Bài tiểu luận này trích trong  cuốn sách Các Lãnh Tụ Đã Cai Trị Trung Quốc, Từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình   “Following the Leaders: Ruling China, From Deng Xiaoping to Xi Jinping“, 2014, the University of California Press.

Posted in Chinh Tri Viet Nam | Leave a Comment »