Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Hồng Tốt hơn Chuyên’ Category

►Đô thị Việt Nam “gặp họa” vì ô nhiễm môi trường đất, nạn kẹt xe, đường ngập nước, thiếu công viên cây xanh

Posted by hoangtran204 trên 21/10/2017

Nguyên do 1980 không có quy hoạch, không làm thiết kế đô thị, không phát triển, không mở rộng đường sá, cầu cống, điện nước… ở các khu đất ngoài vành đai Sài Gòn và Hà Nội; cấp phép xây dựng nhà cửa trên các khu đất trống, trên cống và khu kênh rạch dự trù thoát nước… Do chủ trương chỉ dùng cán bộ công chức “hồng tốt hơn chuyên”, không sử dụng người tài giỏi. Sài Gòn đã có sẵn bản đồ thiết kế đô thị quy hoạch tới 2050 của VNCH, nhưng không dùng. 

 

Đọc tiếp »

Posted in Hồng Tốt hơn Chuyên, Moi Truong bi O nhiem, Phát Triển Đô Thị và Kế Hoạch, Quy hoạch | Leave a Comment »

►Sai lầm lớn của PetroVietnam trong công trình lọc hóa dầu Dung Quất

Posted by hoangtran204 trên 04/10/2011

Lời tựa: Mục đích ban đầu của việc xây dựng Nhà máy Dung Quất (Quảng Ngãi) là để lọc dầu ngọt (có chứa rất ít lưu huỳnh) của giếng dầu Bạch Hổ.  

Nhưng,  sau hơn 20 năm khai thác bán dầu thô cho Nhật, nay giếng Bạch Hổ đã cạn. Vì thiếu dầu ngọt để lọc, nên Nhà máy Dung Quất hiện nay đổi qua lọc dầu pha trộn giữa dầu ngọt (ít hưu huỳnh) và dầu chua (nhiều lưu huỳnh). Việc này sinh ra lắm thiệt hại về tài chánh.

Van của nhà máy lọc dầu ngọt khác với loại van dùng để lọc dầu chua. Nên khi lọc loại dầu nửa ngọt, nửa chua, cọng thêm với kết cấu máy móc của 2 loại nhà máy để lọc dầu ngọt và dầu chua cũng khác nhau. Hậu quả là các van và máy của hệ thống lọc ở Dung Quất không tương hợp, lượng lưu huỳnh cao trong dầu chua đã và đang làm van của nhà máy bị hư hại sau vài tháng lọc dầu chua pha dầu ngọt.

Vì vậy,  nên nhà máy chạy chừng 4 tháng, là phải dừng lại tu sửa, thay van 1 lần. Mỗi lần tu sửa mất 2 tháng. Lần tu sửa vừa qua trung hợp với 2 tháng hè nên các blogger nói là nhà máy Dung Quất mà cũng đi nghĩ Hè.

Nhà máy Dung Quất hoàn thành và khai trương ở vào lúc kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nặng nhất trong 80 năm qua. Thời gian tháng 3/2009 là lúc chứng khoán Mỹ (và thế giới) sụp xuống thấp nhất. Chỉ số Down Jones (là của các công ty kỹ nghệ hàng đầu) của Mỹ từ 14000  điểm sụp xuống còn 7800 điểm. Chứng khoán toàn cầu sụt giá theo và từ trước tới nay chưa bao giờ có hiện tượng nầy. Dầu từ 147 đô la/ 1 thùng vào mùa hè 2008 đã sụt giá xuống còn 32-40 đô la/1 thùng suốt năm 2009.

Nếu  gọi việc  xây dụng nhà máy Dung Quất để lấy công làm lời và tạo công ăn việc làm cho dân miền trung (vùng Quãng Ngãi, Quãng  Nam) thì cả hai mục đích nầy đều thất bại. Vì khi giá dầu thô trên 100 đô/1 thùng, công lọc 1 tấn dầu là 20-30 đô. Khi giá dầu thô thấp cở 30-80 đô/1 thùng, công lọc 1 thùng dầu là 5-10 đô la 1 thùng.

Công lọc 1 thùng dầu năm 2009  là 5 đô/ 1 tấn dầu. Nhà máy lọc đầu Dung Quất có công suất lọc 6,5 triệu tấn / 1 năm. Tức là doanh thu (tiền công) thu được trong 1 năm là: 6,5 triệu tấn x 5 đô/1 tấn = 32,5 triệu đô la/ 1 năm. Hiện nay, giá dầu thô đang ở mức 80 đô/ thùng.

Lương hàng tháng để trả cho 2000 công nhân viên làm việc tại Dung Quất là 400,000 đô (tạm cho lương trung bình là 200 đô la hay 4 triệu đồng /tháng).

Với lãi suất hàng năm là 5%, thì tiền lời hàng tháng phải trả cho việc vay 3 tỉ đô la xây dựng nhà máy là 12,5 triệu đô la.Tiền lời hàng năm phải trả cho việc vay 3 tỉ đô là 150 triệu đô la. Tính toán cho thấy, mỗi năm nhà máy Dung Quất lỗ 122 triệu đô la.

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2011, khi vừa hoàn thành chạy thử và chính thức khánh thành nhà máy lọc dầu Dung Quất vào 6/1, nhận biết được các lỗi lầm, và sự thiệt hại quá mức chịu đựng,    Petrovietnam rao bán 49% cổ phần nhà máy Dung Quất để  lấy tiền thuê Nhật sửa chữa một cách chắp vá, với hy vọng chuyển nhà máy lọc dầu ngọt trở thành  lọc dầu chua (là dầu thô chứa nhiều lưu huỳnh và acid hơn dầu ngọt).  Nhưng nói trớ qua là nâng công suất từ 6.5 triệu tấn dầu mỗi năm lên 10 triệu tấn dầu. Kế hoạch chắp vá chuyển đổi  có giá cao khủng khiếp khoảng 1,5 tỷ đô la. Số tiền này mắc hơn giá xây mới một nhà máy lọc dầu có cùng công suất 10 triệu tấn/ 1 năm, vì thời giá hiện nay chỉ có 1,2 tỷ đô la.

Nếu phá sập toàn bộ nhà máy lọc dầu Dung Quất bán sắt vụn được giữ hoàn toàn bí mất, rồi xây lại một nhà máy lọc dầu (chua) mới, chắc chắn Petrovietnam sẽ thuê xe ủi đến cào bằng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Lý do là việc này kinh tế hơn và tiết kiệm khoảng 500 triệu đô la, và không lo các hậu quả về sau của chuyện mẹ gà, con vịt. Nhưng Petrovietnam và Bộ Chính Trị  đã suy đi nghĩ lại và biết khó lòng giữ kín chuyện này, không khéo bị blogger và dân chúng biết được sẽ tung lên mạng chê cười, nên cuối cùng đành phải  sử dụng kế hoạch chắp vá, thuê Nhật sửa lại.

http://in.reuters.com/article/2012/03/13/vietnam-energy-refinery-idINL4E8ED0KW20120313

http://apps.americanbar.org/intlaw/committees/industries/energy_natural_resources/vietnam.pdf

 

“Vietnam has proven gas reserves of 6.8 trillion cubic feet (Tcf), but is expected to contain up to 10 Tcf…Gas is piped to three generating plants at the Phu My industrial complex, where electricity is provided primarily to areas surrounding Ho Chi Minh City…”

http://vngg-energy.blogspot.com/2005/06/vietnam-country-energy-analysis-brief.html

******************************************

Bài 1

Sai lầm lớn của PetroVietnam trong công

trình lọc hóa dầu Dung Quất

Phan Châu Thành

Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam do Tập đoàn “Anh Cả Đỏ” PetroVietnam thực hiện trị giá hơn 3,5 tỷ USD đã phá mọi kỷ lục thế giới về tỷ suất đầu tư cao (gấp 3-4 lần suất đầu tư trung bình cho nhà máy lọc dầu tương đương của thế giới), về thời gian thực hiện kéo dài lê thê gần 20 năm (nếu tính cả nhà máy lọc dầu ở Tuy Hạ, Long Thành thì là gần 30 năm), và về số đối tác chính thay nhau tham gia thiết kế, thi công dự án (từ Total của Pháp, đến Zarubezneft của Nga rồi tổ hợp Technip-JGC của Pháp và Nhật), về vị trí vô lý phi kinh tế xa các trung tâm kinh tế công nghiệp vốn được chọn chỉ bằng ý chí chính trị…

Nhưng cái bất hạnh của dân Việt Nam với dự án này còn chưa dừng ở đó, nó sẽ vẫn còn là nỗi đau phải chữa trị của nước ta, là cái giá đắt dân ta phải trả cho những sai lầm lớn của PetroVietnam khi thực hiện dự án.

Những sai lầm lớn đó vẫn đang được PetroVietnam cố tình che dấu để xóa dần đi trong vài thập niên tới bằng đồng tiền thuế của người dân Việt Nam…

Không cam lòng tiếp tục thụ động nhìn cảnh một nhóm bè lũ lợi ích lừa bip và ăn cắp của cải công sức của cả hơn 80 triệu dân Việt còn đang phải vất vả kiếm ăn hàng ngày, tôi quyết định gửi bài này lên Dân Luận và Bauxite Việt Nam để toàn dân cùng biết.

Sai lầm lớn đầu tiên của PetroVietnam nằm ngay trong luận chứng kinh tế kỹ thuật: NGUỒN DẦU THÔ?

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% là dầu ngọt Bạch Hổ (có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp), vốn không ăn mòn phá hủy thiết bị.

Nhưng nay dầu Bạch Hổ đã giảm sản lượng, không đủ cung cấp cho nhà máy và sẽ nhanh chóng dần hết hẳn trong vài năm tới, nên PetroVietnam ngay từ năm đầu tiên đã và đang phải đi nhập dầu thô khác cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Tuy nhiên, nhập dầu ngọt để chế biến rất khó, vì hiếm, không có nguồn nhập ổn định. Nếu nhập từ Trung đông về thì rất phi kinh tế. Bản thân dầu thô ngọt như dầu Bạch Hổ đã là hiếm và PetroVietnam chỉ bán cho các khách hàng (chủ yếu là Nhật) để dùng làm nhiên liệu (phát điện) với giá cao, vì không cần qua chế biến.

Cũng vì thế, nhập dầu ngọt về nhà máy Dung Quất để chế biến là rất đắt đỏ, nên không kinh tế. Nếu nhập dầu ngọt từ xa về chế biến thành các sản phẩm dầu của nhà máy Dung Quất sẽ bị lỗ hàng vài trăm nghìn đôla mỗi ngày. Với công suất hiện nay, khoảng 6,5 triệu tấn/năm hay gần 20,000tấn/ngày, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ khoảng nửa triệu USD/ngày, lỗ vài trăm triệu USD mỗi năm.

Hiện nay dầu ngọt từ Bạch Hổ về không đủ và PetroVietnam đã phải nhập dầu chua từ nơi khác về pha trộn với dầu ngọt rồi chế biến để đảm bảo công suất và sản lượng được giao (và ép Petrolimex phải tiêu thụ vì Petrolimex có thể nhập dầu tốt hơn với giá rẻ hơn dầu Dung Quất), bất chấp hiệu quả kinh tế và rất nhiều rủi ro kỹ thuật, thêm vào đó là chất lượng các sản phẩm cuối cùng cũng của nhà máy lọc dầu Dung Quất không bảo đảm nên càng khó tiêu thụ.

Có nghĩa là, anh cả đỏ PetroVietnam đã bỏ ra 3,5 tỷ USD của nhà nước để đầu tư một nhà máy mà nếu khai thác nó đúng theo thiết kế và công suất, nhà nước ta sẽ phải chịu lỗ thêm 300-500 triệu USD/năm nữa! Nếu không có 500 triệu USD nữa hàng năm thì… hãy vất bỏ 3,5 tỷ USD đã đầu tư đi!?

Đó là sai lầm kinh khủng thứ nhất của PetroVietnam trong việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án – cái luận chứng mà nhìn qua đã thấy nó bất chấp mọi cơ sở kinh tế và kỹ thuật sơ đẳng nhất.

Đáng tiếc và đáng mừng là đây là công trình thực hiện theo ý chí tập thể dân chủ đảng lãnh đạo, nên sẽ chẳng tìm ra ai chịu trách nhiệm việc này, chỉ toàn những người có công giấu diếm việc này giúp đảng cho nó khỏi bung ra trước nhân dân thôi.

Do nhà máy được thiết kế hoàn toàn chỉ cho dầu ngọt, lại phải dùng để chế biến dầu chua (vốn có hàm lượng lưu huỳnh cao) nên vấn đề vận hành, khai thác nhà máy “mới tinh” hiện nay đã trở nên rất nguy hiểm về kỹ thuật và an toàn, dù nhà máy mới đi vào khai thác hơn một năm.

Chỉ một thời gian ngắn, toàn bộ các hệ thống van, bơm, đường ống và các thiết bị khác đã và sẽ bị lưu huỳnh trong đầu chua phá hủy từ bên trong, khiến chi phí khai thác, bảo dưỡng nhà máy lên rất cao.

Thực chất, nhà máy Dung Quất cần phải được hoán cải nâng cấp để có thể chế biến dâu thô chua (thì mới kinh tế và an toàn), nhưng vì PetroVietnam đã đầu tư quá lớn, khoảng 3,5 tỷ USD cho nhà máy công suất chỉ 6,5 triệu Tấn dầu thô ngọt/năm (trong khi, theo Petromines, suất đầu tư trung bình hiện nay trên thế giới chỉ là khoảng 1,2 tỷ USD cho nhà máy 10 triệu tấn/năm), nên PetroVietnam không thể có lý do gì để xin tiền chính phủ cho việc hoán cải năng cấp rất cần thiết mà khó nói ra này, chỉ vì PetroVietnam đã đầu tư sai nhà máy trị giá 3,5 tỷ USD mà vẫn không thể khai thác hiệu quả!

Chả lẽ lại: “Báo cáo thủ tướng, chúng em lỡ đầu tư sai (xài hết) 3,5 tỷ USD cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất rồi mà chưa xong, chưa thể khai thác được. Thủ tường duyệt cho em thêm 1-2 tỷ USD để hoán cái nâng cấp nó thì em móí đảm bảo hàng năm có 6,5 triệu tấn sản phẩm xăng dầu nhãn hiệu VN cho nội địa”? Đó là cái sai lớn thứ hai của PetroVietnam: CÁI SAI GIẤU TỘI!

Thay vì đối diện sai lầm trên để xử lý vượt qua, dân ta chỉ thấy PetroVietnam báo công rầm rộ với đảng với dân rằng nhà máy lọc dầu Dung Quất mới 1 năm nay đã có doanh thu khủng là… (PetroVietnam tính luôn giá dầu thô đầu vào trong doanh thu của NM Dung Quất để báo cáo, trong khi doanh thu thuần của nhà máy lọc dầu chỉ là giá gia công dầu thô, chừng 20-30 USD/tấn cho sản lượng 6,5 triệu tấn/năm chỉ là khoảng 180 triệu USD/năm, chưa đủ cho PetroVietnam trang trải chi phí vận hành nhà máy).

Hay là các bác bên trên biết cả rồi, nhưng vì đã cùng chung chia phần trong cái 3,5 tỷ USD kia rồi nên họ đang cùng nhau tìm cách lấp liếm?

Để cứu vãn tình hình, Tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất VN ta – anh cả đỏ PetroVietnam đang cố gẳng “đẩy nhanh” nhà máy sang giai đoạn II mở rộng công suất nhà máy lên thành 10-12 triệu tấn/năm vốn dự kiến sau ít nhất 5-10 năm khai thác nhà máy giai đoạn I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay – hòng có tiền cho việc hoán cải nâng cấp cần thiết trên. Nếu dự án mở rộng được vẽ ra là cần 1-2 tỷ USD nữa thì còn phải cộng thêm 0,5-1,0 tỷ USD cho hoán cải nâng cấp thiết bị ngọt thành chua nữa. Nghe nó mới chua làm sao! Cứ như chúng ta đang nói đến tỷ đôla của Zambabê hay Mozămbic!

Như vậy, chi phí để nâng cấp nhà máy Dung Quất sao cho có thể chế biến dầu chua, dự kiến khoảng 0,5 -1,0 tỷ USD sẽ phải nằm “phục” trong vốn đầu tư mở rộng nhà máy sắp tới để chính phủ duyệt (mà chính phủ sẽ phải không biết?)!

Đó sẽ là sai lầm lớn thứ ba, sai lầm kép: LỪA DỐI CẤP TRÊN (ở đây có thể sẽ là chính phủ, sic), và nhập nhèm trong công việc dự toán công trình với các đối tác bên ngoài và các đơn vị nội bộ bên trong. Đúng là con voi, hay ở đây là cả đàn voi, cũng chui qua cái kim, đơn giản! Có việc gì mà Tập đoàn anh cả đỏ PetroVietnam không làm được hay không dám làm nhỉ?

Nhưng nếu không mở rộng nhà máy Dung Quất gấp thì sao? Thì nó sẽ sụp! (hoặc sẽ nổ tung!). Vì thiết bị nào cũng có những cái vòng bi, gioăng đệm cao su, sắt thép, hợp kim… chỉ chịu được dầu ngọt Bạch Hổ thôi. Khi làm việc với dầu chua chúng vận hành “xì xụp” thì khả năng sẽ gây ra cháy nổ và các loaị sự cố rất cao… Giống như nhà máy nước ngọt Thủ Đức vốn lấy nước ngọt sông Đồng Nai đem lọc và khử tạp chất rồi cung cấp cho Tp.HCM nay lại phải lọc nước ngọt từ nước biển Vũng Tàu vậy – mọi thứ sẽ bị han rỉ nhanh chóng vì nước biển, và chuyện sẽ xảy ra tương tự như đang xảy ra ở nhà máy lọc dầu Dung Quất của PetroVietnam, nhưng tất nhiên ở Dung Quất nguy hiểm hơn nhiều.

Nhưng rồi PetroVietnam cũng sẽ có số tiền X + Y cho cả hoán cải và mở rộng nhà máy Dung Quất thôi, thêm có vài ba tỷ USD nữa ấy mà!

Để có tầu cao tốc chả biết sẽ lợi lộc cho mấy bà mẹ đi chợ và bao nhiêu trẻ em đi học mà Chính phủ còn sẵn sàng chi hàng trăm tỷ USD của dân cơ mà!

PetroVietnam sẽ báo cáo chính phủ và quốc hội rằng vận hành nhà máy Dung Quất sau giai đoan I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay đã lãi lắm rồi – như chúng em đã báo cáo! (thực ra là chúng em đã nói láo!), nhưng chỉ cần thêm 2-3 tỷ USD nữa là có công suất gần gấp đôi và lãi thì gấp ba gấp bốn?! (chúng em lại xin nói láo tập thể tiếp!)… Chính phủ nào nghe mà chẳng ham, nhất là cái chính phủ ta – toàn các chuyên gia nói láo với dân! “Vì lợi dân, vì ích nước” thì chuyện gì chính phủ ta chẳng dám làm!

Và thế là nỗi đau nhức nhối mang nhức tên nhà máy lọc dầu Dung Quất – PetroVietnam của dân Việt vẫn cứ bị che đậy kín và cứ thể sẽ tiếp diễn dài dài, trong vài chục năm nữa. Thế là Quốc Hội và chính phủ ta sẽ vẫn tiếp tục để PetroVietnam phạm những sai lầm “tập thể” và lừa dối “tập thể” cả đất nước ta, chỉ vì vài vị trong chính phủ và quốc hội lỡ há miệng mắc đôla?

Tiền vay để có nhà máy lọc dầu Dung Quất 3,5 tỷ USD nước ta chưa kịp trả cent nào thì chính phủ sẽ lại vay cho PetroVietnam thêm 2-3 tỷ USD nữa.

Chỉ có dân Việt ta là cứ è cổ ra mà trả nợ, đến đời con, đời cháu chúng ta còn chưa trả xong đâu!

Và Đảng còn bắt dân ta phải biết ơn đảng và PetroVietnam vì thầy trò họ đã cống hiến cho đất nước cái nhà máy lọc dầu Dung Quất hoành tráng ấy!

Ôi, dân Việt đau thương! Chúng ta có quyền được biết những điều trên!

*************************************

Bài 2

Tháng 1-2009

Hiệu quả dự án Dung Quất sẽ ra sao khi giá dầu giảm?

Chỉ còn hai tháng nữa, vào ngày 25/2/2009, dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được vận hành thương mại.

Vấn đề được nhiều người quan tâm là hiệu quả kinh tế của dự án lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với tổng vốn đầu tư 2,5 tỉ Đô la Mỹ sẽ ra sao trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh.

Báo giới đã trao đổi với ông Đinh Văn Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị sẽ quản lý vận hành nhà máy, xung quanh vấn đề này.

Dường như một số công đoạn xây dựng nhà máy đang gặp khó khăn do điều kiện thời tiết?

Từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm tại Dung Quất thời tiết không thuận lợi cho việc thi công trên công trường và trên biển do sóng lớn, có lúc giật cấp 6, 7, biển động mạnh. Vì vậy chúng tôi và nhà thầu phải phối hợp chặt chẽ hơn, lập kế hoạch chi tiết hơn.

Đến giữa tháng 12/2008, tiến độ xây lắp của dự án đạt 97,98% và tiến độ công tác chạy thử đạt 45% và tôi tin đến ngày 25/2/2009, nhà máy sẽ sản xuất ra các sản phẩm xăng dầu thương mại đầu tiên của Việt Nam.

Nguồn nguyên liệu cho nhà máy đã nhập đủ chưa, thưa ông?

Sắp tới sẽ nhập 600 tấn LPG (khí hóa lỏng) đầu tiên và một phần sẽ dùng để đốt đuốc cho nhà máy. Ngọn đuốc này cao 115 mét và đối với các nhà máy lọc dầu thì khởi động đốt đuốc là thời điểm rất quan trọng sau mốc nhập dầu thô, khẳng định rằng nhà máy đã hoàn thiện về cơ khí và chuyển sang giai đoạn sẵn sàng nhập hydrocacbon, tiếp nhận nguyên liệu để chế biến.

Hiện chúng tôi đã chứa gần đầy hai bể chứa dầu thô (80.000 tấn) sau đợt nhập đầu tiên ngày 5/12 vừa qua. Lượng dầu đó phục vụ cho giai đoạn chạy thử nghiệm thu và nhà máy sẽ nhập lô dầu thô thứ hai, khoảng 600.000 thùng vào cuối tháng 1 hoặc tuần đầu của tháng 2/2009, như vậy tháng 2 và 3/2009 sẽ có đủ nguồn dầu thô cho nhà máy.

Trước mắt, nguồn nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu do mỏ Bạch Hổ cung cấp nhưng mỏ này đang cạn dần, vậy đâu là nguồn nguyên liệu lâu dài cho nhà máy?

Khả năng cung cấp dầu thô của mỏ Bạch Hổ cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đến đâu và kéo dài trong bao lâu đã được công ty lên kế hoạch.

Ngoài mỏ Bạch Hổ, Việt Nam còn nhiều nguồn dầu khác đang được đưa vào khai thác như các mỏ Cá Ngừ Vàng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng… và năm nay đã đưa vào khai thác bốn mỏ mới. Nhà máy có thể trộn các loại dầu ngọt khác của Việt Nam với dầu Bạch Hổ để đảm bảo cung cấp dầu thô trong trung hạn.

Về dài hạn, chúng tôi đang đàm phán với các nhà cung cấp dầu thô như BP, Shell… về hợp đồng mua dầu dài hạn từ nước ngoài để pha trộn với dầu Bạch Hổ và dầu ngọt Việt Nam và cung cấp lâu dài cho nhà máy.

Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn nghiên cứu sơ bộ và đề xuất phương án nâng cấp nhà máy, trong đó có việc chế biến dầu hỗn hợp.

Hầu hết các phân xưởng của nhà máy được thiết kế để chế biến dầu hỗn hợp, tức là pha trộn giữa dầu ngọt và dầu chua theo tỷ lệ nhất định. Sau này một lượng đáng kể dầu chua sẽ được nhập từ Dubai, Kuwait, Saudi Arabia… để đảm bảo nguồn cung lâu dài.

Vậy thì dự kiến năm 2009 nhà máy có thể đáp ứng nhu cầu xăng dầu nội địa đến đâu?

Nhà máy vận hành liên tục theo công suất và dự kiến trong năm 2009 sẽ đạt khoảng 60-65% công suất thiết kế, tức là sẽ đưa vào chế biến khoảng 4 triệu tấn dầu thô.

Thời điểm 25/2/2009 khi nhà máy vận hành thương mại thì công suất sẽ ở mức tối thiểu, khoảng 50% và từ tháng 8 đến cuối năm 2009 dự tính có khả năng nâng công suất nhà máy lên 100%.

Với công suất nguyên liệu chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, sẽ đưa ra thị trường 6,3 triệu tấn sản phẩm/năm, bao gồm chín loại sản phẩm.

Nhà máy được thiết kế theo nhiều chế độ vận hành linh hoạt, nếu thị trường cần nhiều dầu diesel và chế biến dầu diesel hiệu quả kinh tế cao hơn thì chúng tôi sẽ tối đa hóa sản xuất loại dầu này. Nếu nhu cầu về xăng cao hơn và chế độ sản xuất xăng cho hiệu quả kinh tế cao hơn thì chuyển chế độ vận hành từ tối đa dầu diesel sang tối đa xăng.

Tại sao phải đặt vấn đề nâng công suất nhà máy lúc này? Có phải vì thiết kế ban đầu không dự báo đúng nhu cầu thị trường trong dài hạn?

Bất cứ nhà máy lọc hóa dầu nào trong giai đoạn thiết kế đều phải tính đến việc mở rộng trong tương lai vì đó là đặc thù của nó. Đối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiêu chuẩn thiết kế là theo tiêu chuẩn thế giới và công ty đã dành sẵn một diện tích đất cho việc mở rộng sau này.

Thiết kế ban đầu của nhà máy từ những năm 1998-2000, đến năm 2003 chỉnh sửa lại và đã tính toán nhu cầu thị trường và sự phát triển của đất nước, tuy nhiên không thể hoàn toàn chính xác.

Ví dụ dự báo về tăng trưởng GDP là bao nhiêu phần trăm/năm, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng như thế nào, và không thể ngờ giá dầu thế giới hồi đầu năm lên tới 147 Đô la Mỹ/thùng thì nay xuống dưới 50 Đô la, thậm chí 40 Đô la/thùng.

Tầm nhìn của dự án là đến năm 2020-2025, với tình hình giá dầu thế giới nhiều biến động và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng, thì việc lên kế hoạch mở rộng ngay từ thời điểm này, theo tôi, không phải là sớm.

Vậy, nên chọn phương án nâng công suất nhà máy hay xây một nhà máy khác để tiết kiệm chi phí đầu tư?

Hiện mới chỉ là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và có nhiều phương án, nâng cấp ra sao đòi hỏi phải nghiên cứu chi tiết hơn. Nếu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nâng cấp thì với công suất hiện tại 6,5 triệu tấn/năm, có khả năng nâng lên 8-8,5 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, đó chỉ là một phương án, hướng thứ hai mà thế giới cũng làm nhiều là xây một dây chuyền thứ hai, (giống như nhà máy thứ hai) bên cạnh nhà máy thứ nhất để tận dụng các lợi thế có sẵn. Như thế, chỉ cần một tổng giám đốc (của nhà máy thứ nhất), nếu xây ở chỗ khác thì phải nhân đôi số lãnh đạo và cán bộ lên.

Lợi thế thứ hai là về cơ sở hạ tầng, rất nhiều hạng mục phụ trợ có thể sử dụng cho dây chuyền thứ hai, ví dụ như cảng biển nước sâu tại Dung Quất.

Thưa ông, bài toán giá xăng dầu trong nước sẽ như thế nào sau khi nhà máy hoạt động, liệu người tiêu dùng có thể hy vọng một mức giá “dễ thở” hơn không?

Đó là chuyện điều tiết vĩ mô của Chính phủ và còn phụ thuộc vào thuế nhập khẩu xăng dầu và tình hình kinh tế. Nhưng nhà máy sẽ giúp “giảm nhiệt” thị trường, giảm sức ép nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào nước ngoài vì nó đáp ứng khoảng 30% nhu cầu xăng dầu của đất nước.

Tác động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên thị trường phân phối xăng dầu và việc chế biến là rất lớn, nên ngay cả việc mua dầu thô từ mỏ Bạch Hổ – nguồn tài nguyên đất nước cũng là bài toán kinh tế cân đối của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Nhưng giá dầu thế giới đã tụt xuống dưới 40 Đô la Mỹ/thùng, như vậy giá bán xăng dầu của nhà máy vào năm tới sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với giá nhập khẩu và có thể lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng?

Cá nhân tôi không cho rằng giá dầu thế giới sẽ giảm nữa bởi vì OPEC (các nước xuất khẩu dầu mỏ) sẽ điều chỉnh lại sản lượng và hiện nay họ đã có kế hoạch cắt giảm sản lượng. Ngoài ra, số tiền 700 tỉ Đô la mà Chính phủ Mỹ tung ra cũng sẽ giúp kinh tế Mỹ hồi phục và giá dầu thế giới sẽ tăng trở lại chứ không thể giảm tiếp.

* Dầu ngọt là loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, không gây hại môi trường trong khi dầu chua có hàm lượng lưu huỳnh cao gây ăn mòn kim loại, tạo ra mưa axít và làm ô nhiễm môi trường.

Muốn chế biến dầu hỗn hợp người ta trộn nguyên liệu đầu vào là dầu ngọt với dầu chua theo một tỷ lệ nhất định tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong hai loại dầu này, chẳng hạn 85% dầu ngọt và 15% dầu chua, để đảm bảo sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt và ít lưu huỳnh.

Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia dầu mỏ thì dầu thô khai thác tại các mỏ của Việt Nam hầu hết là dầu ngọt có chất lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp. Về lâu dài, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ sử dụng nguồn dầu ngọt này pha trộn với dầu chua nhập khẩu để tạo ra sản phẩm dầu hỗn hợp.

Thành Trung (TBKTSG)
http://vneconomy.vn/20090105023944458P0C10/hieu-qua-du-an-dung-quat-se-ra-sao-khi-gia-dau-giam.htm

————-

(Ý kiến phản hồi của Lê Quốc Trinh)

Thân chào bạn Phan Châu Thành,

Cám ơn bài viết bổ ích của bạn. Bài này giúp tôi khẳng định thêm những gì tôi hiểu về Dung Quất từ ba năm qua.

Tôi là kỹ sư cơ khí từng làm việc trong ngành khai khoáng (khoáng sản, kim loại) và cả lọc hóa dầu (Petro), cho nên nhiều chi tiết kỹ thuật quan trọng tôi hiểu rõ. Vấn đề mỏ Bạch Hổ chứa dầu thô loại ngọt (ít lưu huỳnh, Soufre) tôi mới nghe, vì không nắm dữ liệu về phía VN. Nhưng tôi hiểu rõ tính chất nguy hại tàn phá của lưu huỳnh đối với các thiết bị tối tân nặng nề.

Ở Canada và Mỹ, các công ty thiết kế và chế tạo thiết bị nặng như bể chứa dầu (storage tanks), máy trao đổi nhiệt (heat exchanger), máy bơm, ngay cả đường ống (pipeline) rất cẩn thận khi đụng phải loại dầu chứa hàm lượng lưu huỳnh cao. Ở nhiệt độ cao (gần 300-400 độ C) và áp xuất cao (hơn 20-30 atmosphere) khí lưu huỳnh trong dầu sẽ tấn công làm han rỉ, rạn nứt những mối hàn rất nhanh. Kỹ nghệ hoá dầu bắt buộc phải xếp hạng hoá chất lưu hùynh thành loại “dầu chua” (sour service). Sau một thời gian hoạt động những mối hàn hoen rỉ (corrosion) bị vỡ sẽ gây tai nạn nổ thiết bị, nhiều lò chế tạo bằng sắt thép chất lượng cao, bề dày lớn 10cm trở lên, vẫn không chịu nổi.

Do đó khu công nghiệp Dung Quất đã phải hứng chịu nhiều thay đổi lớn cực kỳ mắc tiền và quan trọng như một cái van từng gây tê liệt nhà máy ngay từ lúc khởi đầu (ref. BauxitVietNam, 2009), sau đó là bộ phận điều tiết xử lý khí độc SO2 (bắt nguồn từ lưu huỳnh) bị quá tải xả ra ngoài khí quyển gây thiệt hại cho dân cư quanh vùng hai lần (tôi đã có một bài viết về loại khí tử thần này trong DanChimViet va BauxitVietNam hồi năm ngoái).

VN đang chập chững bước vào xây dựng công nghiệp nặng chỉ mới 10 năm gần đây, trong bối cảnh thiếu chuyên gia, kỹ thuật lành nghề để làm nền tảng nhân sự, lực lượng nòng cốt này là những Việt kiều đang hành nghề ở hải ngoại. Nếu lãnh đạo ĐCS VN biết đặt trọng tâm trên lòng yêu nước, yêu nhân dân, thì họ đã phải từ bỏ giấc mộng XHCN chuyên chính vô sản từ ngày 30/04/1975, bãi bỏ chính sách lý lịch “nguỵ quân, nguỵ quyền”, đóng cửa tất cả trại Học Tập Cải Tạo, thả hết mọi tù nhân chính trị và thực thi bầu cử phổ thông dân chủ để toàn dân hai miền lựa chọn một chính thể thực sự “do dân và vì dân”. Nhưng theo lời ông Trung Trương (xem Di sản của ông Võ Văn Kiệt) thì chính ông VV Kiệt đã làm ngược lại, ông chỉ chú tâm muốn cứu Đảng CS và mở rộng vòng tay rước người Hoa vào làm cuộc đổi mới kinh tế, thật ra đã tạo cơ hội ngàn vàng cho âm mưu “diễn tiến Hán hoá” của TQ, để đến ngày nay TQ đã thành công trong chiến dịch khống chế kinh tế, chính trị và văn hoá VN (đọc những bài viết gần đây trên báo chí lề phải VN thì rõ).

Còn bút mực nào tả hết được những sai lầm hệ trọng do di sản của ông Võ Văn Kiệt để lại cho hậu thế ngày nay.

Thân chào,

————-

Bài 3

Tại sao trong ngày khánh thành nhà máy lọc dầu Dung Quất thì Tổng Giám Đốc kêu bán 49% nhà máy? Nếu có lời, sao không ăn trọn, mà  chỉ ăn một nửa?

Ma mảnh và không dám nói lên sự thật là đã sai lầm trong việc thiết kế nhà máy lọc dầu. Nay nếm mùi thất bại, PetroVietnam tìm cách bán 49% nhà máy, mục đích là dùng tiền này thuê Nhật sửa đổi lại toàn bộ hệ thống van và máy móc, từ nhà máy lọc dầu ngọt trở thành nhà máy lọc dầu chua. Kế hoạch chuyển đổi này có giá cao khủng khiếp, 1,5 tỷ đô la. Số tiền này còn cao hơn giá xây một nhà máy lọc dầu có cùng công suất 10 triệu tấn/ 1 năm, thời giá chỉ có 1,2 tỷ đô la.

Bài báo dưới đây cho ta thấy sự ma mãnh ấy ra sao:

Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ bán 49% cổ phần

“Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ bán 49% cổ̀ phần cho các đối tác để tái đầu tư, nâng công suất lên 10 triệu tấn một năm”, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam cho biết sáng nay.

Phát biểu trong cuộc họp báo sáng nay để thông tin sự kiện chính thức khánh thành nhà máy lọc dầu Dung Quất vào ngày 6/1, ông Thăng nhấn mạnh, hiện PetroVietnam kêu gọi các đối tác trong nước và quốc tế mua khoảng 49% cổ phần để tận dụng vốn nâng công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất, tiết kiệm chi phí.

“Dự kiến việc nâng cấp, mở rộng công trình sẽ hoàn thành vào năm 2016 với số vốn đầu tư bổ sung khoảng hơn 1 tỷ USD”, ông Thăng nói.

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Trí Tín
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Trí Tín

Ngay từ đầu năm 2008, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đã lên kế hoạch thay thế dần việc sử dụng dầu thô Bạch Hổ (Vũng Tàu) bằng chế biến dầu thô nhập khẩu. Cuối tháng 10/2010, tập đoàn đã thuê tư vấn JGC (Nhật Bản) lập dự án, nghiên cứu khả thi chi tiết mở rộng, nâng công suất nhà máy từ 6,5 triệu tấn lên 10 triệu tấn sản phẩm một năm.

Với dự án mở rộng này, nguyên liệu chế biến ra xăng, dầu sẽ được bổ sung, pha trộn bằng dầu chua, có giá trị rẻ và nguồn cung dồi dào hơn so với nguồn dầu thô lấy từ mỏ Bạch Hổ.

Tính từ thời điểm bắt đầu chạy thử tháng 2/2009 đến hết tháng 12/2010, nhà máy đã tiếp nhận khoảng 8,3 triệu tấn dầu thô, chế biến và cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn sản phẩm các loại đạt chất lượng. Chỉ tính riêng từ thời điểm bàn giao nhà máy vào tháng 5/2010 đến hết tháng 12 cùng năm, nhà máy đã đạt doanh thu hơn 60.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH lọc – hóa dầu Bình Sơn cho biết thêm, hiện tại, công tác quyết tác dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cơ bản hoàn tất, thấp hơn tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 3 tỷ USD (tương đương 51.300 tỷ đồng) là 8.000 tỷ đồng. Vốn đầu tư được rút xuống còn khoảng 43.300 tỷ đồng.

Theo ông Giang, với con số quyết toán này, có thể nhà máy sẽ hoàn vốn trong vòng 10 năm hoặc có thể rút ngắn hơn khi được mở rộng, nâng công suất. Tổng giám đốc cho biết: “Tuy nhiên, khi bán 49% cổ phần, chúng tôi sẽ dựa vào thẩm định giá trị của nhà máy tại thời điểm bán cổ phần”.

Năm 2011, công ty dự kiến sẽ nhập khoảng 1 triệu tấn dầu thô từ nước ngoài về pha trộn với nguồn dầu thô trong nước để chế biến xăng, dầu tại nhà máy lọc dầu Dung Quất. Kế hoạch năm nay, nhà máy đạt doanh thu khoảng 77.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 15.000 tỷ đồng.

Hoạt động nhà máy sẽ tạm dừng 2 tháng vào giữa cuối năm để bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo hợp đồng đã ký với nhà thầu chính.

nguồn vnexpress

————————-

Nhà máy Dung Quất lọc Xăng dầu, nhưng các doanh nghiệp trong nước, kể cả các công ty hàng không cũng không chịu mua xăng của  Dung Quất,  “Đây lại là một nghịch lý nữa trong tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, bởi đến thời điểm này các hãng hàng không trong nước hiện vẫn phải nhập khẩu 100% nguồn nguyên liệu xăng máy bay về sử dụng.

Vì doanh nghiệp trong nước không mua xăng của Dung Quất, nên  “theo thông báo của Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn, vừa qua công ty đã xuất bán khoảng 11.000 m3  xăng máy bay Jet A1 cho một số công ty nước ngoài thuộc tập đoàn dầu khí BP. Dự kiến, ngày 21/10 tới, nhà máy sẽ tiếp tục xuất bán mẻ xăng máy bay thứ ba cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đưa đi tiêu thụ nước ngoài (chứ không phải cho Vinapco – đơn vị phân phối độc quyền nhiên liệu cho hãng hàng không Vietnam Airlines). ”

Tại sao các doanh nghiệp trong nước không chịu mua xăng/ dầu của Dung Quất? Vì chất lượng sản phẩm quá thấp? Xăng không đạt tiêu chuẩn như xăng nhập từ Singapore? Giá bán quá cao so với xăng nhập từ Singapore? Phải bán rẻ cho nước ngoài lấy ngoại tệ và tránh chuyện lổ lả bị đổ bể?

Xăng dầu Dung Quất : Tìm khách “ giải phóng ”

hàng tồn kho

2011

KTĐT – Việc tìm hướng giải quyết để tiêu thụ sản phẩm tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Xăng dầu tồn kho thực tế của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện nay là bao nhiêu, các kho chứa liệu đã đầy và giải pháp tiêu thụ như thế nào đang là một “mớ bòng bong” đối với các bên liên quan trong mấy ngày qua.

Điều này một lần nữa cho thấy cả nhà quản lý lẫn các doanh nghiệp trực tiếp làm xăng dầu vẫn còn đang lúng túng trong việc điều hành, xử lý một vấn đề mà theo nhiều người thì nó còn dễ hơn so với việc xây một nhà máy lọc dầu.

Tìm khách “giải phóng” hàng tồn kho

Trong cuộc giao ban mới đây của Bộ Công Thương, đại diện bộ này cho biết, hiện lượng xăng dầu tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 750 nghìn tấn.

Tuy nhiên, chỉ sau đó ít ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), ông Phùng Đình Thực, trong cuộc họp báo thường kỳ của tập đoàn này đã khẳng định, lượng xăng dầu tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đến hết tháng 9/2010 là… 70 nghìn tấn.

Khi đó, theo ông Thực cho hay, con số 750 nghìn tấn là con số Petro Vietnam dự kiến sẽ tồn kho của cả năm, bởi đến thời điểm này, các doanh nghiệp tiêu thụ mới chỉ đăng ký 1,4 triệu tấn trên tổng số hơn 2,1 triệu tấn sẽ sản xuất trong năm nay.

Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, trong báo cáo mới nhất gửi Petro Vietnam về tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm của Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn, đơn vị được Petro Vietnam giao trực tiếp quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cho biết số lượng các sản phẩm xăng dầu tồn kho của nhà máy tính đến hết tháng 9/2009 là hơn 201 nghìn m3.

Đáng chú ý, báo cáo của doanh nghiệp này cho thấy, trong quý 4, dự kiến nhà máy sẽ sản xuất thêm khoảng 1,9 triệu tấn xăng dầu các loại, công với lượng tồn kho hiện có thì toàn nhà máy sẽ có trên 2,1 triệu tấn xăng dầu các loại.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, lượng khách hàng đăng ký tiêu thụ mới chỉ là hơn 986 nghìn tấn, có nghĩa là trong quý 4, nhà máy cần phải tìm khách để “giải phóng” hơn 1,1 triệu tấn xăng dầu các loại của nhà máy.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn, cho biết để giải quyết tình trạng tồn kho trên, hiện doanh nghiệp này đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và công thức để ban hành cơ chế đấu giá sản phẩm xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Dự kiến đến cuối tháng 10 này, sau khi được Petro Vietnam phê duyệt, công ty sẽ áp dụng cơ chế đấu giá áp dụng rộng rãi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước.

Theo ông Giang, điều này cũng đồng nghĩa với việc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) không còn là đầu mối duy nhất phân phối xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất như đã thực hiện trong thời gian qua.

Cũng theo ông Giang, với mức tồn kho hơn 200 nghìn tấn, các bồn chứa sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đang sắp đầy, có nguy cơ không còn chỗ chứa nếu không được giải toả nhanh.

Cần minh bạch trong tiêu thụ

Ngay sau khi con số tồn kho sản phẩm của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Bộ Công Thương đã tổ chức một cuộc họp bất thường để tìm hướng giải quyết lượng xăng dầu tồn kho trên.

Trong văn bản kết luận cuộc họp được phát đi hôm nay (11/10), Thứ trưởng Thoa chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tiếp tục tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có hiệu quả, trong điều kiện nhà máy này đã hoạt động ổn định, vận hành tối đa công suất, giảm nhập khẩu, góp phần kiềm chế nhập siêu.

Thứ trưởng Thoa yêu cầu Petro Vietnam và Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn làm việc cụ thể với từng doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) về kế hoạch sản xuất, phương án tiêu thụ; tận dụng tối đa các kho xăng dầu đầu mối để chứa sản phẩm của nhà máy và báo cáo kết quả về Bộ, chậm nhất là ngày 15/10.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Petro Vietnam và Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết đối với sản phẩm nhiên liệu bay để đưa sản này tiêu thụ trên thị trường nội địa.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu Petro Vietnam cần sớm có phương án điều chỉnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất một cách hợp lý, minh bạch, hiệu quả và đảm bảo công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

Thế nhưng, theo thông báo của Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn, vừa qua công ty đã xuất bán khoảng 11.000 m3 xăng máy bay Jet A1 cho một số công ty nước ngoài thuộc tập đoàn dầu khí BP. Dự kiến, ngày 21/10 tới, nhà máy sẽ tiếp tục xuất bán mẻ xăng máy bay thứ ba cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đưa đi tiêu thụ nước ngoài (chứ không phải cho Vinapco – đơn vị phân phối độc quyền nhiên liệu cho hãng hàng không Vietnam Airlines).

Đây lại là một nghịch lý nữa trong tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, bởi đến thời điểm này các hãng hàng không trong nước hiện vẫn phải nhập khẩu 100% nguồn nguyên liệu xăng máy bay về sử dụng.

Theo VnEconomy

—————–

Tính toán là nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ  có công suất là 6,5 triệu tấn dầu mỗi năm, nhưng sau hơn 2 năm rưởi vận hành, thì báo cáo như  sau: “Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành từ đầu năm 2009. Tính đến thời điểm tạm dừng hồi giữa tháng 7, nhà máy đã chế biến, xuất bán hơn 3,3 triệu tấn xăng dầu các loại,”

Xăng dầu Dung Quất tái xuất trên thị trường

BẢO ANH

VnEconomy – 26/08/2011 17:51 (GMT+7)

Bắt đầu từ chiều 26/8, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoạt động trở lại sau hơn một tháng bảo dưỡng tổng thể.

Theo ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty Lọc – Hóa dầu Bình Sơn, đến thời điểm hiện tại, tổ hợp nhà thầu Technip cùng các nhà thầu phụ đã hoàn thành công tác bảo dưỡng lần đầu và bắt đầu vận hành nhà máy trở lại sớm hơn dự kiến nửa tháng.

Dự kiến trong vòng 10 ngày tới, nhà máy vận hành đạt 100% công suất, tiếp tục cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước.

Cũng theo ông Giang, cùng  với việc bảo dưỡng tổng thể, các chuyên gia của nhà thầu đã tập trung xử lý các điểm tồn tại kỹ thuật lớn tại những phân xưởng công nghệ. Toàn bộ 55 điểm tồn tại kỹ thuật nhỏ cũng đã được xử lý dứt điểm.

Trong đợt bảo dưỡng lần này, các nhà thầu cũng đã kết nối dự án hai bơm hai bể dầu chua bổ sung với nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhờ đó khả năng vận hành nhà máy sẽ linh hoạt hơn nhiều, dự trữ dầu thô tăng thêm 34%.

Đây là cơ sở cho việc mở rộng công suất nhà máy từ 6,5 triệu tấn lên 10 triệu tấn/năm trong thời gian tới.

Đại diện Công ty Lọc – Hóa dầu Bình Sơn cũng cho hay, hiện công ty đang nghiên cứu phương án bổ sung phân xưởng thu hồi lưu huỳnh để đa dạng hóa nguồn dầu thô, từng bước thay thế cho dầu Bạch Hổ và cải thiện hiệu quả chế biến của nhà máy.

Dự kiến lần bảo dưỡng thứ hai của nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành sau 4 năm nữa. Khi đó các chuyên gia, kỹ sư Việt Nam có thể đủ khả năng tự bảo dưỡng công trình trọng điểm dầu khí quốc gia này.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành từ đầu năm 2009. Tính đến thời điểm tạm dừng hồi giữa tháng 7, nhà máy đã chế biến, xuất bán hơn 3,3 triệu tấn xăng dầu các loại, trung bình mỗi ngày sản xuất gần 19.000 tấn sản phẩm xăng, dầu các loại, nộp ngân sách đạt gần 8.830 tỷ đồng, đạt gần 60% kế hoạch năm.

                                                                       ———————————————–

Số tiền 3 tỷ đô la đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn đang còn trả nợ hàng tháng, nhà máy chưa lời trả xong nợ, mà còn lỗ mỗi ngày là 500 000 đô la, hay mỗi năm từ 120 -150 triệu đô la. Bên cạnh đó, công suất lọc dầu Petrovietnam luôn luôn báo cáo là chạy hết công suất 100%, nhưng khi tổng kết từ đầu năm 2009, đến tháng 8-2011, tổng số xăng dầu lọc được trong hơn 2 năm rưỡi qua chỉ có 3,3 triệu tấn xăng dầu các loại.

Nay nhà máy cần thêm tiền!

Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Cần 1,5 – 2 tỷ USD để mở rộng, nâng cấp

http://www.sggp.org.vn/dautukt/2012/2/280955/

———————

Chủ Nhật, 29/01/2012 | 11:29

http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/213188-con-dao-phai-du-sac-de-cat-nhung-cuc-cung-loi-thoi.aspx

“Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời”

“Trong quá trình cải cách sẽ có người mất… Nhóm lợi ích đã trở nên rất hùng hậu, mà nay vượt qua không dễ”.

Trong các ý kiến thảo luận về tái cơ cấu, có nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất rằng, các doanh nghiệp nhà nước chỉ thật sự cần thiết được duy trì trong những lĩnh vực dịch vụ công ích. Nếu chúng lỗ hoặc vỡ nợ, thì chúng nên được phá sản như các doanh nghiệp khác. Nhà nước không nên có hình thức đảm bảo hoặc trả nợ nào cho chúng

Những “cục cưng” được kỳ vọng

Trên thực trạng nền kinh tế Việt Nam lâu nay, những con số thống kê ngày càng lộ diện vấn nạn “cục cưng”.

Nổi bật là những doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các DN này chiếm tới 70% tổng số vốn đầu tư từ xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% vốn ODA ở Việt Nam.

Họ được hưởng mọi loại ưu đãi về vốn, cơ chế, một số DN còn được ngồi trên các “mỏ vàng độc quyền”, như kinh doanh xăng dầu, điện… Ở dưới trông lên, kỳ vọng da diết của nhân dân là các “cục cưng” này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.

Mặc dù vậy, hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%. Chi phí làm ra cùng một mặt hàng, cùng một  chất lượng cao gấp hai lần so với doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không được đầu tư đồng nào từ vốn nhà nước và không có bất cứ ưu đãi gì từ cơ chế chính sách…

Còn theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN chưa bao giờ qua được 6% trong suốt hơn 10 năm qua. Hiện nay, các “cục cưng” này chiếm tới khoảng 70% “nợ khó đòi” – nghĩa là không đòi được – của các ngân hàng thương mại. Nhiều tập đoàn, công ty độc quyền đã thua lỗ trong nhiều năm.

Nếu là lãnh đạo DNTN, họ sẽ phải cầm cố tài sản, bán tháo nhà cửa, thậm chí phải tự tử để cứu vãn danh dự cho gia đình. Nhưng vì là những “cục cưng”, nên các ông chủ này vẫn ung dung, phớt lờ dư luận, đổ trách nhiệm cho người khác, vẫn tự chia cho mình những khoản thu nhập cao chót vót, và báo lỗ vô tội vạ.

Từ năm 2009 đến nay, nhiều DNNN gây thất thoát. Không chỉ DN không được độc quyền, mà cả những DN quá được ưu đãi về cơ chế kinh doanh, như Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Xăng dầu cũng luôn gánh trên mình những món nợ khổng lồ, nhưng lại đặt ra vô số nghi hoặc về nguồn gốc.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có tới 30 tập đoàn, tổng công ty nợ phải trả lớn hơn mức quy định (ba lần vốn điều lệ). Trong đó, có 7 đơn vị nợ trên 10 lần vốn, 9 tổng công ty nợ 5-10 lần vốn và 14 công ty nợ phải trả gấp 3-5 lần vốn. Sự hoang tàng của những đứa “con cưng” này đã khiến cho Chính phủ phải đau đầu để tính chuyện ứng phó.

Ứng phó, tái cơ cấu, hiệu quả đến đâu chưa biết, nhưng giải pháp đầu tiên mà Bộ Tài chính đưa ra là cho “uống thuốc bổ”. Đương nhiên, dù cách nào, cũng là bằng tiền thắt lưng buộc bụng của dân.

Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính đang xem xét phải dành hơn 50.000 tỷ đồng nhằm tái cấu trúc nợ, cấp thêm vốn điều lệ… cho các DNNN được tái cơ cấu. “Việc sắp xếp lại DN phải có tiền. Tôi báo cáo với Chính phủ phải có bồi bổ trước, rồi mới dùng kháng sinh, chứ con bệnh đang sốt cao mà chữa ngay là không chịu được”. Ông còn cho biết, Tập đoàn Sông Đà sẽ “đi tiên phong” trong tái cơ cấu DN, song chi phí cho họ lên tới 10 triệu USD. Số tiền này vay của Ngân hàng Phát triển châu Á.

Và những “đứa trẻ” không được “uống thuốc bổ”

Có ai nghĩ đến chuyện xoa dịu vết thương và cứu giúp những DN nhỏ và vừa – hầu hết là DNTN, chẳng bao giờ được “uống thuốc bổ” không? Đó là lực lượng làm nên nền kinh tế thị trường thực sự.

Chỉ cần bớt ít chút vô cảm, nghiêng mình xuống gần đất hơn, ta sẽ phải thương khóc cho cái chết của vô số DNTN nhỏ và vừa – những đứa con sinh ra bởi kinh tế thị trường, góp phần thực sự lớn vào tài sản xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều công dân. Nhưng họ chẳng bao giờ được uống “thuốc bổ”, mà còn phải chịu đựng nhiều áp lực.

Áp lực chi phí liên tục tăng do lạm phát, do bị cạnh tranh không lành mạnh, thị trường bị thu hẹp…, khiến hệ thống DN, đặc biệt là DNTN, bị ép cả từ nhiều phía và “phần đông hầu như chỉ còn thoi thóp thở”. Khác với những “cục cưng”, những DNTN hầu hết phải tự vật lộn và xoay xở bằng chính đồng vốn và năng lực của mình.

Theo Tổng cục Thuế, mặc dù 2010 là năm có số DN phá sản tới mức báo động, nhưng vẫn không thể so sánh với tốc độ phá sản của năm 2011. Thống kê chưa đầy đủ, năm 2011, có tới khoảng 49.000 DN giải thể hoặc ngừng kinh doanh, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Hà Nội đã có tới hơn 3.000 DN phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Họ phá sản có thể do năng lực yếu kém, do bị “chết lây” vì khủng hoảng kinh tế, vì lạm phát, vì thiếu may mắn hoặc có thể do những “giật cục” bất thường của chính sách… Khác với những DNNN, DNTN phải trả giá cho sự phá sản bằng chính sinh mạng mình và gia đình mình, mặc dù bản thân họ đã cố gắng hết sức để giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm tối đa mọi chi phí.

Mỗi một DN phá sản ảnh hưởng tới hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn thành viên của DN. Trong đó, mỗi thành viên này lại ảnh hưởng đến cuộc sống của cả một gia đình. Chưa kể các vụ vỡ nợ, giật hụi, lừa đảo… trị giá hàng chục, hàng trăm tỷ đồng xuất hiện ngày càng nhiều gần đây, khiến cho hàng triệu người phải khốn đốn, mất nhà cửa, tài sản, tha phương cầu thực.

Nếu họ có tài sản thế chấp và chịu chi phí “bôi trơn”, DN ngắc ngoải của họ có thể vay được vốn ngân hàng với tỷ lệ lãi suất thuộc hàng cao nhất thế giới: 18-27%/năm. Chỉ cần một khâu trục trặc của thị trường hoặc chính sách thay đổi, họ không có cách nào tránh khỏi cái chết được báo trước đối với lãi suất ấy.

Với tỷ lệ lạm phát được nhận xét là cao nhất châu Á và đứng thứ nhì thế giới. Với sự phá sản của hàng loạt DN, lại thêm gánh nặng nợ nần từ các DNNN chất lên vai, cùng với nguy cơ nợ xấu và sự đóng băng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán…,  làm lung lay dữ dội sự an nguy của các ngân hàng trong nước. Cộng thêm ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, nền kinh tế nước nhà đang lâm vào thời kỳ khó khăn nhất kể từ 20 năm qua.

Cần một con dao mổ sắc bén

Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã nhấn mạnh việc tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế.

Cả Hội nghị Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã khẳng định nhiệm vụ tái cơ cấu với ba trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng và DNNN.

Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra một trong những mục tiêu trọng điểm của các năm tới là “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều ngành, nhiều cấp đã có những hội thảo lớn. Nhưng nếu sửa bằng cách “cho uống thuốc bổ”, thì lại tốn thêm nhiều tỷ USD vào nền kinh tế đang vô cùng khó khăn, nợ nần quốc gia thêm chồng chất. Cho uống thuốc bổ mà không phẫu thuật “khối u phát bệnh”, thì chỉ làm bệnh càng nặng thêm.

Câu hỏi đặt ra là, đối tượng nào sẽ được lợi nhiều nhất sau những chương trình tái cấu trúc DN; và nợ của DN sẽ do ai gánh chịu?

Do đó, vấn đề cấp thiết là phải sửa từ nhận thức chiến lược, từ tư duy chỉ đạo. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mọi sự sửa từ nhiều năm nay cuối cùng cũng chỉ là tạo mọi điều kiện để DNNN được có mọi ưu tiên để “đóng vai trò chủ đạo”. Chúng cũng là nơi vô tình sinh sôi của các nhóm đặc quyền đặc lợi, tham nhũng và bòn rút tài nguyên quốc gia. Điều này đã làm tha hoá một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức và ảnh hưởng đến lòng tin của dân chúng.

Để thực hiện mục tiêu từ cắt giảm đầu tư công, tái cơ cấu, cải cách DNNN đến sắp xếp lại hệ thống ngân hàng…, tất cả đều vấp phải trở lực quyết liệt từ các nhóm lợi ích đầy thế lực tìm cách ngăn cản.

Lực cản đó nằm giữa lợi ích của các bộ, ngành chủ quản, của tầng nấc lãnh đạo DNNN, của các cá nhân có trách nhiệm về sai lầm, thất thoát của DN trong quá khứ. Để tái cấu trúc ngân hàng, liệu đã ai thấy có đủ sức mạnh để triệt tiêu lợi ích của các “quyền lực ẩn” đằng sau các ngân hàng này và các DN mà sự sống chết của họ gắn liền với sự hưng vong của các ngân hàng có chức năng và quyền lợi từ “bơm máu chùa”?

Nếu không khống chế và triệt tiêu được các lực ẩn này, thì quy định được ghi trong văn bản đại hội Đảng: “Các thành phần kinh tế đều bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh…” đã bị vô hiệu hóa. Và mục tiêu của Chính phủ đề ra sẽ không thực hiện được.

Ai cũng hiểu rằng, tái cơ cấu là sửa lại cơ cấu hiện có. Nhưng một khi còn chưa rõ ràng về quan điểm, nhất là về vai trò của DNNN trong nền kinh tế, thì đường hướng sẽ bị ách tắc.

Thủ tướng Chính phủ phân định: muốn đổi mới DNNN thành công, khung thể chế đóng vai trò quyết định.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục duy trì một cách duy ý chí các DNNN chỉ làm sai lệch chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới DNNN Phạm Viết Muôn nói rằng, khó khăn lớn nhất trong cải cách DNNN là thống nhất tư duy. Ông nói: “Chúng ta nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu. Tôi cho khó khăn lớn nhất là chính sách cần để đổi mới thì làm quá lâu, khi có thì không còn phù hợp với thực tế. Đi bắt con thỏ mà huy động nhân lực cả tháng, ra đến nơi thì nó chạy mất rồi”.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói: “Cải cách DNNN đến nay tư duy còn đầy tranh cãi”. “Trong quá trình cải cách sẽ có người mất… Nhóm lợi ích đã trở nên rất hùng hậu, mà nay vượt qua không dễ”.

Trong các ý kiến thảo luận về tái cơ cấu, có nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất rằng, các DNNN chỉ thật sự cần thiết được duy trì trong những lĩnh vực dịch vụ công ích.

“Nếu chúng lỗ hoặc vỡ nợ, thì chúng nên được phá sản như các DN khác. Nhà nước không nên có hình thức đảm bảo hoặc trả nợ nào cho chúng” (theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương).

Đó là những ý kiến hợp lý và đầy trách nhiệm. Chính phủ nên sử dụng “con dao mổ sắc bén” ấy cho một cuộc đại phẫu thuật cắt bỏ khối u và làm lành vết thương cho nền kinh tế.

Võ Thị Hảo

đầu tư chứng khoán

————

Coi thêm ở đây:

Bộ tài Chánh báo cáo: tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng hay 50 tỷ đô la Mỹ!

——————–

Ở Việt Nam, 100 tập đoàn và tổng công ty quốc doanh nắm 70% nền kinh tế cả nước (khoảng 90 tỷ). Theo báo cáo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011 của PVNCPetrovietnam có tổng doanh thu năm 2011 về bán dầu thô và khí là 675,3 nghìn tỷ đồng (hay 34 tỷ đô la), chiếm 40% GDP. Nhân sự điều hành 100 công ty quốc doanh và tập đoàn là con cháu, bà con thân thích của 14 ủy viên Bộ Chính Trị và 174 ủy viên trung ương Đảng.  100 tổng công ty và tập đoàn hiện đang mang nợ 50 tỷ.

Nợ của 100 tổng công ty và tập đoàn tính tới năm 2011

http://wp.me/po94e-1×5

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm, Cán bộ yếu kém chuyên môn- thiếu trách nhiệm-Thoái hóa, Hồng Tốt hơn Chuyên, Năng Lượng và Mỏ | 1 Comment »

Hồng tốt hơn chuyên để lại các hậu quả khắp nơi, nhưng ở ngành y tế thì hậu quả thường rất bi đát

Posted by hoangtran204 trên 10/07/2011

Rất nhiều bác sĩ làm tại các bệnh viện huyện và tỉnh là các bác sĩ không học trường đại học y khoa 6 năm. Họ có được danh hiệu là bác sĩ thông qua một lối đào tào mà chỉ có ở các nước XHCN.

Sau khi học xong lớp 12, họ vào học 3 năm để trở thành y sĩ. Sau khi ra trường, một số đi làm việc, còn đa số học thêm lớp đào tạo tại chức 3 năm nữa, và khi ra trường họ được cấp bằng bác sĩ. Các y tá muốn trở thành bác sĩ cũng đi theo con đường nầy. (Trong chiến tranh VN, các y tá đi làm việc lâu năm thì họ cũng trở thành bác sĩ).

Bởi vậy, khi nào các bạn đi khám ở các bệnh viện huyện, tỉnh, cần phải biết là có nhiều bác sĩ được đào tạo theo kiểu tại chức, chuyên tu (rồi thành bác sĩ). Biết vậy để mà phòng thân. Đặc biệt, các bác sĩ đào tạo theo lối chuyên tu và tại chức thường trở thành giám đốc  BV hoặc phó GĐ bệnh viện, hoặc là các trưởng khoa hoặc bí thư đảng ủy của bệnh viện.

 

Bi hài bác sĩ miệt vườn

Thứ Bảy, 09/07/2011 00:09

Vụ một thiếu nữ chết tức tưởi ở Năm Căn – Cà Mau mới đây thêm một lần nữa báo động về tay nghề, y đức của không ít bác sĩ vùng sâu, vùng xa vốn gây ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười

Trong một lần bị tai nạn giao thông nhẹ, anh Nguyễn Hải Triều (27 tuổi, ngụ tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi – Cà Mau) vào Bệnh viện (BV) Đa khoa Cà Mau bó bột. Song, anh không thể ngờ mình phải bị cưa mất một chân bởi một chấn thương không nghiêm trọng.

“Không sao” mà phải cụt chân

Sáng 30-4, anh Triều đang đi xe máy thì bị va quệt nhẹ trên đường. Bác sĩ BV Đa khoa Cà Mau chụp X-quang và chẩn đoán anh trật khớp gối, khả năng bị đứt dây chằng cao nên cho nhập viện. Sau đó, anh Triều được đưa lên Khoa Ngoại chấn thương chỉnh gối và bó bột từ bắp đùi xuống đến gần mắt cá chân.

Hôm sau, bàn chân trái bị tím đen, đau nhức toàn chân, không cử động được nên anh Triều báo với bác sĩ. “Bác sĩ cho chụp X-quang lại và nói không sao, có thể do bó bột chặt quá, máu không lưu thông được xuống chân nên chỉ định cắt bớt một đoạn bột bó trên đùi, đồng thời yêu cầu tôi nằm viện một tuần theo dõi. Hôm sau, tôi vẫn thấy không khả quan, gia đình liền xin chuyển lên tuyến trên nhưng BV không đồng ý. Nhân viên điều dưỡng còn nạt lại tôi, nói tôi không biết gì, phải 2 tuần mới đi lại được”- anh Triều bức xúc.

Anh Nguyễn Hải Triều bỗng dưng bị cụt chân (trái) và ông Trương Minh Tuấn (phải) chữa đau bao tử bị cưa cụt tay

Ngày tiếp theo, do chân anh Triều bầm tím và trở lạnh nên gia đình một lần nữa

Ngày tiếp theo, do chân anh Triều bầm tím và trở lạnh nên gia đình một lần nữa yêu cầu kiểm tra nhưng bác sĩ vẫn quả quyết “không sao” và từ chối chuyển tuyến trên. Bất bình, gia đình quyết định tự ý đưa anh Triều lên BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM khám, sau đó chuyển sang BV Chợ Rẫy. Bác sĩ ở BV này chẩn đoán anh tổn thương động mạch khoeo gây hoại tử nên phải cưa chân!

Đau bao tử, bị… cưa tay!

Ông Trương Minh Tuấn, 56 tuổi, hiện sống cùng vợ con tại chợ Xẻo Quau, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời – Cà Mau. Ở thị trấn này, ai cũng biết ông Tuấn cụt tay, chính vì câu chuyện hy hữu đã xảy ra với ông cách đây hơn 10 năm.

Hôm đó, sau bữa cơm, bụng đau dữ dội nên gia đình nhanh chóng đưa ông Tuấn đến Trung tâm Y tế huyện Thới Bình – Cà Mau và được các bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày nặng, phải nhập viện điều trị. Được 3 ngày, bệnh sắp khỏi thì ê kíp trực gồm bác sĩ Nguyễn Trọng Tính, y sĩ Chính và y tá Nguyễn Kiều Tiên khám bệnh cho toa thuốc rồi y tá Tiên chích cho ông Tuấn một mũi thuốc.

Khi chích thuốc vào cánh tay phải, một cảm giác như xé thịt nổi lên khiến ông Tuấn phải gạt tay y tá Tiên ra. Cô y tá giận dỗi bỏ đi, mặc cho bệnh nhân kêu la đau đớn. Bà Huỳnh Thị Thủy, vợ ông Tuấn, kể: “Xót ruột quá, tôi tìm cô Tiên thì cô ta đang ngồi đánh bài và trả lời: “Tại thuốc nó đau như vậy, ráng chịu một chút sẽ hết”. Trước thái độ của y tá Tiên, tôi tìm đến bác sĩ trực ca là ông Nguyễn Trọng Tính nhưng ông Tính bảo cô Tiên đến thăm bệnh, còn ông ta bỏ về nhà ăn cơm”.

Chiều hôm ấy, cánh tay phải của ông Tuấn từ đỏ bầm đã đen sẫm, lúc này trung tâm y tế mới huy động bác sĩ đến chẩn đoán nhưng cũng không tìm được lời giải đáp. Đến 16 giờ cùng ngày, trung tâm y tế làm thủ tục chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhưng phương tiện gia đình phải tự lo. Ông Tuấn được chuyển viện bằng chiếc xuồng máy hằng ngày vợ chồng ông vẫn mua bán gạo, từ huyện Thới Bình ra thị xã Cà Mau mất trên 3 giờ. “Trên đường đi, y sĩ Chính kêu thèm thuốc lá, phải ghé vào quán ven sông mua. Xong, đi được hơn 3 km thì anh ta kêu toáng lên rằng đã bỏ quên hồ sơ bệnh án tại nơi mua thuốc. Lúc này tôi đau quá, không thể quay xuồng lại được”- ông Tuấn nhớ lại. 

Sau nhiều giờ, ông Tuấn đã được đưa đến BV Minh Hải. BV này yêu cầu trình hồ sơ chuyển viện thì ông Chính nói bỏ mất trên đường vận chuyển bệnh nhân. Cuối cùng, trước tình trạng cánh tay ông Tuấn bị hoại thư nặng, BV Minh Hải đã tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ cánh tay phải để giữ mạng sống cho ông! Theo kết luận của Tổ chức Giám định pháp y tỉnh Cà Mau, ông Tuấn bị tai biến trong điều trị, tỉ lệ thương tật vĩnh viễn 65%.

Bỏ quên gạc, tăm…

Sau nhiều ngày điều trị tại BV Đa khoa Kon Tum do bị một vết thương thấu ngực vì tai nạn, năm 2010, ông Nguyễn Ngọc Oánh, ngụ thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy – Kon Tum, được xuất viện. Tuy nhiên, về đến nhà, vết thương vẫn còn chảy mủ và thỉnh thoảng ông Oánh thấy bụng đau dữ dội. Sau đó, gia đình quyết định đưa ông đến BV Quân y 211 – Gia Lai để khám và kiểm tra. Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ ở đây phát hiện có dị vật nằm trong bụng ông Oánh nên tiến hành phẫu thuật và lấy ra một miếng gạc y tế rộng khoảng 25 x 35 cm…

Bức xúc, gia đình ông Oánh đã làm đơn kiến nghị gửi tới BV Đa khoa Kon Tum yêu cầu xem xét giải quyết.

Một trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Đắk Nông. Sau khi đến một BV mổ lưng chữa áp-xe về, ông Hoàng Văn Giang (45 tuổi, ngụ xã Thuận Hà, huyện Đắk Song) cảm thấy ngày càng đau ở lưng như có vật nhọn đâm vào xương sống. Bác sĩ BV Đa khoa Đắk Nông nội soi và phát hiện một dị vật nằm cạnh xương sống phía sau lưng của ông Giang. Tiến hành mổ, các bác sĩ lấy ra một… chiếc tăm xỉa răng bằng tre nhọn 2 đầu, dài  khoảng 8 cm!

Ông Oánh và miếng gạc từng nằm trong bụng mình. Ảnh: BẢO CHÂU

Ngày tiếp theo, do chân anh Triều bầm tím và trở lạnh nên gia đình một lần nữa yêu cầu kiểm tra nhưng bác sĩ vẫn quả quyết “không sao” và từ chối chuyển tuyến trên. Bất bình, gia đình quyết định tự ý đưa anh Triều lên BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM khám, sau đó chuyển sang BV Chợ Rẫy. Bác sĩ ở BV này chẩn đoán anh tổn thương động mạch khoeo gây hoại tử nên phải cưa chân!

Đau bao tử, bị… cưa tay!

Ông Trương Minh Tuấn, 56 tuổi, hiện sống cùng vợ con tại chợ Xẻo Quau, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời – Cà Mau. Ở thị trấn này, ai cũng biết ông Tuấn cụt tay, chính vì câu chuyện hy hữu đã xảy ra với ông cách đây hơn 10 năm.

Hôm đó, sau bữa cơm, bụng đau dữ dội nên gia đình nhanh chóng đưa ông Tuấn đến Trung tâm Y tế huyện Thới Bình – Cà Mau và được các bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày nặng, phải nhập viện điều trị. Được 3 ngày, bệnh sắp khỏi thì ê kíp trực gồm bác sĩ Nguyễn Trọng Tính, y sĩ Chính và y tá Nguyễn Kiều Tiên khám bệnh cho toa thuốc rồi y tá Tiên chích cho ông Tuấn một mũi thuốc.

Khi chích thuốc vào cánh tay phải, một cảm giác như xé thịt nổi lên khiến ông Tuấn phải gạt tay y tá Tiên ra. Cô y tá giận dỗi bỏ đi, mặc cho bệnh nhân kêu la đau đớn. Bà Huỳnh Thị Thủy, vợ ông Tuấn, kể: “Xót ruột quá, tôi tìm cô Tiên thì cô ta đang ngồi đánh bài và trả lời: “Tại thuốc nó đau như vậy, ráng chịu một chút sẽ hết”. Trước thái độ của y tá Tiên, tôi tìm đến bác sĩ trực ca là ông Nguyễn Trọng Tính nhưng ông Tính bảo cô Tiên đến thăm bệnh, còn ông ta bỏ về nhà ăn cơm”.

Chiều hôm ấy, cánh tay phải của ông Tuấn từ đỏ bầm đã đen sẫm, lúc này trung tâm y tế mới huy động bác sĩ đến chẩn đoán nhưng cũng không tìm được lời giải đáp. Đến 16 giờ cùng ngày, trung tâm y tế làm thủ tục chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhưng phương tiện gia đình phải tự lo. Ông Tuấn được chuyển viện bằng chiếc xuồng máy hằng ngày vợ chồng ông vẫn mua bán gạo, từ huyện Thới Bình ra thị xã Cà Mau mất trên 3 giờ. “Trên đường đi, y sĩ Chính kêu thèm thuốc lá, phải ghé vào quán ven sông mua. Xong, đi được hơn 3 km thì anh ta kêu toáng lên rằng đã bỏ quên hồ sơ bệnh án tại nơi mua thuốc. Lúc này tôi đau quá, không thể quay xuồng lại được”- ông Tuấn nhớ lại. 

Sau nhiều giờ, ông Tuấn đã được đưa đến BV Minh Hải. BV này yêu cầu trình hồ sơ chuyển viện thì ông Chính nói bỏ mất trên đường vận chuyển bệnh nhân. Cuối cùng, trước tình trạng cánh tay ông Tuấn bị hoại thư nặng, BV Minh Hải đã tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ cánh tay phải để giữ mạng sống cho ông! Theo kết luận của Tổ chức Giám định pháp y tỉnh Cà Mau, ông Tuấn bị tai biến trong điều trị, tỉ lệ thương tật vĩnh viễn 65%.

Posted in Hồng Tốt hơn Chuyên, Y te | Leave a Comment »

Để đối phó với Trung Quốc, chỉ nên dùng các biện pháp như thế nầy mới có hiệu quả

Posted by hoangtran204 trên 20/06/2011

Đọc bài dưới đây của blogger Lê Diễn Đức mới thấy dân chúng và báo chí Ba Lan có những nhận định sáng suốt và thúc ép chính quyền loại bỏ các hãng xây dựng Trung Quốc một cách cương quyết. Được vậy là bởi vì đất nước Ba Lan theo chế độ dân chủ, có bầu cử và ứng cử tự do, dân chúng và báo chí có quyền tự do ngôn luận…thì mới loại bỏ được TQ.

Còn ở Việt Nam, đất nước do đảng cộng sản VN cai trị thì báo chí và người dân chẳng ai dám đụng đến bọn thầu Trung Quốc. Đảng CSVN coi dân Trung Quốc là thần thánh, ai dám đụng vào là có đảng và công an binh vực tới cùng. Cứ xem từ 2007 đến 2011,  mỗi lần dân chúng VN đi biểu tình phản đối  TQ, thì đảng sai công an ra chận bắt, đánh đập, bỏ tù dân chúng  VN một cách không thương tiếc.

Bởi vậy 95% công trình xây dựng ở VN trong nhiều năm qua đều do các công ty Trung Quốc trúng thầu. Cách làm việc của các hãng TQ thì chỉ cần đọc báo nầy là biết. Nhưng đảng CSVN và công an xưa nay đã coi tụi TQ như thánh thần, thì chuyện các hãng xây dựng Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam và gây nhiều thiệt hại là việc đương nhiên sẽ xẩy ra.

Hai đoạn đường và những công trình bất hạnh

tác giả: Lê Diễn Đức

Vào ngày 19/6, người Ba Lan đã quyết định chia tay hay đúng hơn, “tống cổ” nhà thầu Covec, làm vỡ tan giấc mộng xâm nhập thị trường Liên minh châu Âu (EU) của Trung Quốc.

Đây là câu chuyện thú vị. Thái độ của người Ba Lan và chính phủ Ba Lan trước những bê bối của công ty Trung Quốc, hy vọng ít nhiều giúp người Việt nên ứng xử thế nào với “người bạn 4 tốt” trên đất nước mình.

Thị trường lôi cuốn

Covec (China Overseas Engineering Group), công ty con của Crec (China Railway Engineering Corporation), là công ty xây dựng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc, đã và đang thực hiện nhiều dự án tại châu Phi và châu Á. Làm đường cao tốc A2 ở Ba Lan được xem là dự án lớn đầu tiên của Covec tại Liên Minh châu Âu (EU), được xem như cánh cửa mở ra cho các công ty Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ EU.

Bắt đầu trở thành thành viên của EU từ năm 2005, các nước cựu cộng sản đã được EU tài trợ rất lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi sinh, nhất là hệ thống giao thông tồi tệ và lạc hậu.

Số tiền dành cho Ba Lan 67 tỷ Euro, Tây Ban Nha 35 tỷ Euro, Cộng hòa Czech 25 tỷ Euro, v.v… trong tài khoá 2007-2013 của EU thực sự là con số vô cùng hấp dẫn với mọi nhà thầu. Đặc biệt cả đất nước Ba Lan vài năm nay trở thành một công trình xây dựng lớn chuẩn bị cho giải vô địch bóng đá châu Âu mà Ba Lan và Ukraine đồng đăng cai tổ chức vào mùa hè năm 2012.

Năm 2006, trong bài viết cho BBC “Dân chủ là lối làm kinh tế hiệu quả nhất” tôi nhấn mạnh những cái mà người Ba Lan “được”, không chỉ trong phạm trù nhân quyền và còn cả về tiền bạc. Ngay sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, các Câu lạc bộ Tài chính Paris và London đã xoá cho Ba Lan phân nửa số nợ trị giá hơn 20 tỷ đôla, còn EU đã và đang chi viện cho Ba Lan một số tiền khổng lồ để phát triển kinh tế. [1]

Đường cao tốc A2 dài 90 km từ thành phố Lodz đến thủ đô Warsaw được chia thành 5 đoạn.

_Covec thi công một đoạn 29,2 km với giá (bỏ thầu) 745 triệu Zloty (ZLtiền Ba Lan), tức là khoảng hơn 250 triệu đôla, mặc dù theo ước tính (chi phí xây dựng đoạn đường nầy tốn kém) ở mức 1,7 tỷ ZL (khoảng 566 triệu đôla), và

_một đoạn khác dài 20 km với 535 triệu ZL (khoảng 180 triệu đôla), ước tính (chi phí xây dựng đoạn đường nầy tốn kém) ở mức 1,1 tỷ ZL (khoảng 366 triệu đôla).

_Ba đoạn khác do các công ty Ba Lan đảm nhận.

Bê bối mọi nơi

Với giá bỏ thầu chỉ bằng phân nửa mức dự toán và những lời quảng cáo, cam kết có cánh, Covec đã thắng hai gói thầu trước nhiều đối thủ.

Đặt ra nhiều nghi vấn, báo chí truyền thông Ba Lan ầm ĩ cho rằng, để đạt được chỗ đứng trên thị trường EU, công ty Trung Quốc đã sẵn sàng phá giá để giành hợp đồng. Các chuyên gia Ba Lan tiên liệu những khả năng xấu có thể xảy ra.

Khi sự việc vỡ lỡ, nhật báo Pháp luật Ba Lan (Gazeta Prawna) viết rằng vấn đề xây dựng đường cao tốc tại Ba Lan của Covec chỉ là đỉnh của tảng băng ngầm. Khó khăn với các nhà thầu phụ, lỡ hẹn, không giữ đúng thời hạn bàn giao công trình dường như là “tiêu chuẩn” cho bất kỳ dự án nào được thực hiện bởi Covec. – “Công thức cho sự thành công của các nhà thầu Trung Quốc rất đơn giản: giá thấp cộng với hỗ trợ tài chính của chính phủ ở Bắc Kinh. Tuy nhiên sau đó giá thấp biến thành khả năng dự báo cũng rất thấp” – Sven Grimm từ Center for Chinese Studies (CCS) nói với nhật báo.

Theo ghi nhận của nhật báo, Covec thường xuyên bê bối ở châu Phi. Tại Angola, Covec đã xây dựng một bệnh viện, nhưng bị sụp đổ ngay sau khi đưa vào sử dụng. Ở Nam Phi Covec xây dựng hệ thống thủy lợi cho chính phủ với giá thành 61 triệu đôla, ít hơn 14 triệu đôla so với đối thủ cạnh tranh rẻ nhất. Chính điều này đã dẫn đến khó khăn tài chính của công ty. Trả công cho kỹ sư chỉ bằng một nửa số tiền cần thiết, Covec không tìm nổi người làm việc, cuối cùng phải kéo từ Trung Quốc qua, làm công trình bị đình trệ nhiều tháng trời. Tương tự tại Kenya, Covec bàn giao sân bay chậm một năm. Ở Zambia, Covec phá vỡ hợp đồng xây dựng một tổ hợp của chính phủ, vì người chào hàng là đảng UNIP không còn cầm quyền.

Ngoài châu Phi, năm 2005 Covec thi công đường cao tốc tại Fiji. Sau gần 5 năm xây dựng mới thực hiện được 35% dự án. Chính quyền Fiji đã huỷ hợp đồng, mất đứt 34 triệu đôla thiệt hại!

Theo tính toán của CCS, 70% đầu tư nước ngoài của Covec nằm ở châu Phi. Công ty này là công cụ mạnh mẽ của Trung Quốc cho mục tiêu củng cố ảnh hưởng kinh tế trong khu vực. Bản đồ đầu tư trùng với danh sách ưu tiên địa chính trị của Bắc Kinh. Covec đầu tư vào Angola, nơi Trung Quốc mua các nguồn tài nguyên năng lượng. Nam Phi, là đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc ở Lục Địa Đen, còn với Botswana Bắc Kinh là nhà nhập khẩu kim cương lớn thứ nhì.

Qua châu Âu, Covec quyết định khởi đầu hoạt động tại một quốc gia nghèo nhất châu lục – Moldova. Trong năm 2009, Trung Quốc cám dỗ chính phủ Moldova bằng số tiền cho vay trị giá 1 tỷ đôla, kèm theo điều kiện bảo đảm cho Covec vị trí đặc quyền trên thị trường địa phương. Thế nhưng, người Trung Quốc đã thất bại. Nhưng rồi trên chân trời hy vọng xuất hiện Ba Lan. Và như nhật báo viết, chính phủ Ba Lan cũng vì ham rẻ nên bị lùa vào rọ!

“Hai đoạn đường bất hạnh”…

Báo chí Ba Lan trong những ngày qua đã nói như thế về hai đoạn đường cao tốc A2 của Ba Lan do Covec thi công.

Ở đất nước Ba Lan với thể chế dân chủ pháp trị, cộng với báo chí tự do, khi xuất hiện các vần đề nan giải liên quan đến thực hiện hợp đồng, thói quen của người Trung Quốc là tìm cách mua chuộc viên chức chính quyền, gây sức ép với người lao động đã không dễ như ở châu Phi.

Chỉ sau một thời gian ngắn, Covec đã gặp khó khăn tài chính, đòi nâng cao mức kinh phí thi công. Trong khi đó, vì thanh toán không đúng hạn nhiều triệu đôla cho các công ty thầu phụ, người Ba Lan biểu tình phản đối Covec bằng cách đi bộ chặn các trục đường giao thông, gây áp lực lên chính phủ Ba Lan và dư luận. Công trình bị ngừng trệ. Để tiến độ kịp phục vụ giải chung kết bóng đá Euro 2012, phía Ba Lan không có cách nào hơn là chọn đơn vị khác thay thế.

Cũng có nguồn tin rằng, ghét cách vào cuộc không trong sáng của Covec, đồng thời bảo vệ thị trường nội địa trước thủ đoạn thiếu lương thiện của Trung Quốc, dân chúng Ba Lan đã phản kháng, chủ ý gây khó khăn trong việc cung cấp người làm việc, phương tiện chuyên chở, nguyên vật liệu…

Người Ba Lan trong các công ty thầu phụ biểu tình phản đối Covec không thanh toán tiền lương – Ảnh: TVN24

Trong khi đó, đảng “Luật pháp và Công lý”, đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội Ba Lan đã đề nghị Công tố viện mở điều tra xem tiến trình đấu thầu có vi phạm thủ tục hay không và đòi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cơ sở hạ tầng từ chức.

Tờ báo tiếng Anh China Daily ngày thứ Bảy 18/6 trích dẫn từ bài “Trung Quốc gặp sự chào đón khó chịu tại Ba Lan” của tờ Renmin Ribao, được xem là phát ngôn của Bắc Kinh, rằng “bất chấp những nỗ lực của phía Trung Quốc, phía Ba Lan cố tình can thiệp vào việc chuyên môn, thậm chí tận dụng cả phương tiện ngoại giao để chính trị hóa vấn đề”. Tờ báo còn cáo buộc báo chí Ba Lan đã quan trọng hoá và phóng đại các vấn đề.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng, để Covec tham gia đấu thầu là điều tốt, tăng thêm tính cạnh tranh, nhưng Covec đã đánh giá quá cao khả năng của mình vì nghĩ dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ. Ông nhấn mạnh Covec dường như không chịu được sự cạnh tranh thực sự trong một môi trường cụ thể và minh bạch, khác hẳn với Trung Quốc, nơi mà thủ tục không đóng vai trò lớn.

Kế hoạch xâm nhập và bành trướng của Bắc Kinh vào thị trường EU, bắt đầu từ Ba Lan, coi như bị phá sản. Người Ba Lan đã ý thức rõ ràng về một đối tác khó tin. Phía Ba Lan sẽ xúc tiến các biện pháp đòi Covec bồi thường thiệt hại 741 triệu ZL (khoảng 250 triệu đôla), trong đó đã có số tiền 10% hợp đồng của Trung Quốc đặt cọc khi trúng thầu.

… đến những công trình bất hạnh

Không chỉ ở châu Phi, vòi bạch tuộc của Bắc Kinh cũng thả sức vươn dài và rộng khắp tại Việt Nam.

Tràn ngập lãnh thổ đủ các chủng loại hàng hoá phẩm chất kém, rẻ tiền, lôi cuốn người tiêu thụ nghèo, làm bức tử nhiều ngành công nghiệp địa phương; tuồn hàng hoá độc hại huỷ diệt môi sinh và sức khoẻ; mua vét nguyên liệu làm tê liệt sản xuất; tung tiền giả làm rối loạn thị trường; phổ biến văn hoá phẩm làm mê muội tinh thần dân tộc Việt; v.v… là những thủ đoạn mà Trung Quốc áp dụng triệt để ở tầng dưới của xã hội Việt Nam từ hai thập niên nay.

Trên thượng tầng, từ thành quả hợp thức hoá sự bành trướng qua hiệp định biên giới Trung-Việt năm 2009, bằng phép mầu, Bắc Kinh đã đạt được bước chiến lược cho mục đích lũng đoạn, khống chế nền kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam: thuê rẻ mạt 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn trong 50 năm, hiện diện trên vùng cao chiến lược Tây Nguyên bằng các dự án khai thác bauxite, nắm trọn hơn 90% gói thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) bao gồm những dự án kinh tế quan trọng bậc nhất.

Một điều đáng chú ý là dường như toàn bộ các hợp đồng nêu trên được ký kết với sự chuẩn thuận của ông Nguyễn Tấn Dũng, giữ chức Thủ tướng Chính phủ từ năm 2006, mặc dù đã có không ít tranh cãi, thậm chí bị phản đối quyết liệt từ giới trí thức, từ nhiều đại biểu Quốc hội và các nhà cách mạng lão thành. Không hề thấy nhà nước công bố công khai tiến trình đấu thầu. Cũng không thấy nói tới số tiền bảo đảm bắt buộc nhà thầu phải đặt cọc cho các dự án.

Trong bài “Tất cả các dự án điện đều bị chậm tiến độ” ngày 25/04/2007, tờ Việt Báo cho hay nhà máy điện Uông Bí xây dựng không đúng tiến độ, nguyên do chậm từ khâu duyệt thiết kế, cung cấp bản vẽ, giải phóng mặt bằng, đến cung cấp thiết bị công nghệ… [2]

Báo Lao Động  ngày 24/9/2010  với bài “Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: Ăn ‘quả đắng’ nhà thầu Trung Quốc“, viết các chủ đầu tư đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, trong khi “chính chủ đầu tư thừa nhận chất lượng các thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc thấp” và “nhiều công trình, sau khi trúng thầu, nhà thầu Trung Quốc thi công chậm, dẫn tới bị đội vốn”.

Bài báo dẫn lời của giáo sư Bùi Huy Phùng thuộc Viện Khoa học Năng lượng, rằng, “Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc, có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra, vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng. Đây là điều đáng nghĩ”. [3]

Nêu cụ thể những công trình bàn giao chậm từ 10 tháng, đến 28 tháng, tờ Sài Gòn Đầu Tư ngày 06/06/2011 với bài “Nhiều gói thầu EPC lớn chậm tiến độ” viết: “Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, hầu hết các dự án nhiệt điện than, khai khoáng, hóa chất, luyện kim, xi măng triển khai từ năm 2005 đến nay do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC, với tỷ lệ trúng thầu rất lớn. Đơn cử, tỷ lệ trúng thầu của các nhà thầu Trung Quốc lên tới 90%. Chất lượng đấu thầu thấp đã dẫn đến một thực trạng đáng báo động là, phần lớn các dự án do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC bị kéo dài thời gian xây dựng và chậm tiến độ bàn giao so với hợp đồng”. [4]

Ngạc nhiên hơn là trước bi kịch như vậy, chưa thấy nhà thầu Trung Quốc nào bị xử phạt hoặc bị buộc đình chỉ thi công, bồi thường thiệt hại như người Ba Lan đã xử lý Covec. Tại sao?

Vài lời kết

Cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, dù muộn màng nhưng đã vạch ra nguyên nhân của mọi nguyên nhân: sai lầm từ hệ thống.

Hệ thống sai lầm tạo ra một guồng máy đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng từ dưới lên trên, mọi cấp, mọi ngành, ngày mỗi nghiêm trọng. Tất cả thông tư, nghị quyết, thành lập uỷ ban nọ, thanh tra kia, đều chỉ là những vở diễn nhằm che đậy một thực trạng không thể cứu vãn. Tham nhũng đã trở thành văn hoá phổ cập, “dường như người chống tham nhũng ngày càng ít đi. Tham nhũng ngày càng lớn hơn và tinh vi hơn nhiều”. [5]

Hệ thống chính trị sai lầm cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền bổ nhiệm những người tệ hại điều hành đất nước. Ông Thủ tướng xuất thân từ y tá miệt vườn, nhưng là người quyết định số phận của 20 tập đoàn lớn nhất, từ dầu khí, điện lực, thép, than, xi măng, viễn thông, hàng không, hàng hải… cho đến lương thực, cà phê – xương sống của cả nền kinh tế. Được vũ trang bằng chủ nghĩa thân hữu, cộng với công cụ an ninh và tình báo, Thủ tướng có quyền lực vô song, có thể qua mặt, khuynh loát cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Quốc hội. Chỉ trong vài năm chỉ đạo trực tiếp một tập đoàn Vinashin, ông Dũng đã có thể vứt xuống biển theo “những con tàu nát” 4,5 tỷ đôla. Thế nhưng, không những ông Dũng vẫn bình chân như vại mà còn làm thêm một nhiệm kỳ nữa!

Ngoài ra, cũng nên kể đến thái độ đáng buồn của người Việt, kém xa sự dấn thân và hy sinh của người Ba Lan trong cuộc tranh đấu xoá bỏ chế độ cộng sản, cũng như trong xây dựng dân chủ. Ý thức phản kháng trước bất công và trách nhiệm với tương lai của đất nước chỉ còn lại ở số ít người Việt. Số người xuống đường trong ngày xử án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm mồng 4 tháng 4, cũng như số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trong các ngày 5, 12, 19 tháng 6 vừa qua, tuy là bước vượt qua nỗi sợ khởi đầu rất khích lệ, nhưng thực tế chưa được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng. Lẽ ra con số phải nhiều hơn gấp bội.

Nhà nước như thế, người dân như thế, dân tộc Việt còn tiếp tục bất hạnh thì chúng ta chỉ có thể tự trách mình mà thôi!■

© 2010 Lê Diễn Đức – RFA Blog

—————————————————————-

Chú thích:

[1]: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/02/060213_ledienducngtrung.shtml

[2]: http://vietbao.vn/Kinh-te/Tat-ca-cac-du-an-dien-deu-bi-cham-tien-do/65090227/87

[3]: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/An-qua-dang-nha-thau-Trung-Quoc/14182

[4]: http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20110606/Nhieu-goi-thau-EPC-lon-cham-tien-do.aspx

[5]: http://bee.net.vn/channel/1988/201106/Nguoi-chong-tham-nhung-ngay-cang-it-di-1802576

http://www.danchimviet.info/archives/37170

Posted in Hồng Tốt hơn Chuyên, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | 2 Comments »

Luôn bị lừa gạt, nhưng 95% các công trình ở VN vẫn do các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu và xây dựng

Posted by hoangtran204 trên 17/06/2011

Thì ra kế hoạch cải tạo kinh Nhiêu Lộc ở quận 2, quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10,  là do Ngân Hàng Thế Giới cho mượn tiền khoảng 470 triệu đô la. Và nay, khi công việc bị dỡ dang, bị thầu  Trung Quốc lừa gạt lấy tiền thì không ai chịu trách nhiệm. Đúng là: cha chung nên không ai khóc.

Đọc qua bài báo dưới đây ai cũng thấy cốt lõi của vấn đề: chính quyền đã đề cử những người bất tài, thiếu trình độ chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm …đại điện cho chính quyền để gọi thầu, và quản lý giám sát công trình do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện và cuối cùng họ đã bị Trung Quốc lừa đảo như những đứa ngốc có chút tiền bị gạt. Kết quả là thất thoát tiền bạc rất nhiều, thời gian hoàn tất công trình bị trể hạn, và nợ đi vay ngân hàng  Thế giới cho mỗi công trình gia tăng tối thiểu 30-40% so với giá gốc hoàn thành công trình.

Khi Ngân  Hàng  Thế Giới (World Bank) phát hiện Tổng công ty xây dựng công trình Trung Quốc (CSCEC) liên quan đến hối lộ trong một dự án cũng do W.B. tài trợ ở Philippines, thì họđã yêu cầu phía  VN loại bỏ nhà thầu nầy ngay lập tức, không cho nhà thầu nầy tiếp tục thi công cải tạo Kinh Nhiêu Lộc. Kết quả là lòi ra những sự thiếu chuyên môn, thiêu trách nhiệm, bê bối và sơ hở của các viên chức chính quyền của Việt Nam trong dự án cải tạo  Kinh Nhiêu  Lộc.

Nếu có một công trình cần gọi nhà thầu làm, thì phía chủ nhà phải có trình độ chuyên môn về xây dựng. Nếu không, họ cần phải thuê riêng một đội 10-15 kỹ sư và cán sự kỹ thuật chuyên ngành về thiết kế, công trình và thi công để cố vấn cho chủ nhà. Nhiệm vụ của đội kỹ sư và cán sự kỹ thuật nầy là theo dõi tiến độ công việc hoàn thành, đánh giá vật liệu làm công trình có khớp với hạng mục đã viết trong văn bản khi bỏ thầu hay không, đánh giá việc thi công đúng tiêu chuẩn trong xây dựng hay không, đánh giá mức độ khó khăn của từng công việc đã được thực hiện và qui thành tiền để trả từng phần theo mức độ công việc được hoàn thành.

Bên cạnh đó, chủ nhà còn phải có một hãng luật có kinh nghiệm điều tra về uy tín, thanh danh của các công ty bỏ thầu, trúng thầu, để có tiếng nói cho công ty nầy trúng thầu hay loại bỏ ngay từ đầu. Tổ hợp luật sư  chuyên về xây dựng còn có khả năng góp ý, giám sát toàn bộ tiến độ thi công của công trình, giám sát việc trả tiền theo phương cách trả từng phần công việc được hoàn thành và nghiệm thu từng phần trước khi qua công đoạn mới.

Chủ nhà, hay người trả tiền cho chủ thầu thi công công trình, trả tiền từng phần theo mức độ công việc khó dễ đã được hoàn thành và đã được nghiệm thu đúng tiêu chuẩn xây dựng và tuân theo bản thiết kế. Việc trả tiền phải dựa vào các ý kiến chuyên môn của đội kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và nhóm luật sư cố vấn mà họ thuê mướn.

Việc trả tiền theo từng công đoạn khó dể của công việc thường giúp chủ nhà kiểm soát được chủ thầu. Cụ thể, nếu có một công đoạn khó khăn của một công trình đã hoàn thành, thì chủ nhà phải đánh giá xem công việc ấy được thi hành đng tiêu chuẩn xây dựng không, rồi các kỹ sư và cán sự kỹ thuật (của chủ nhà) nghiệm thu, rồi mới trả tiền. Chủ nhà phải có chuyên môn để nắm được các văn bản kế hoạch của chủ thầu, công việc nào khó thì trả tiền nhiều hơn các công việc dễ đã được thi công và hoàn tất. Nếu không có chuyên môn, thì chủ nhà phải thuê mướn một đội kỹ sư thiết kế, thi công công trình, và cán sự kỹ thuật đủ trình độ và kinh nghiệm để đánh giá bản thiết kế, đánh giá vật liệu có đủ tiêu chuẩn hạng mục để thi công,

Ai là người duyệt kế hoạch để cho đơn vị Trung Quốc nầy trúng thầu, thì người đó phải chịu trách nhiệm một phần nào về công trình nếu có chuyện sơ suất xẩy ra. Tối thiểu là họ phải bị các chức vì không đủ bản lãnh và tài năng nên để chủ thầu Trung Quốc gạt và làm thất thoát nhiều tiền bạc.

Đọc xong bài báo dưới đây ta thấy chính quyền đã trao trách nhiệm cho những người rất khờ khạo và ngu ngốc, những người hoàn toàn không có hiểu biết về chuyên môn, lại thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, giám sát nghiệm thu từng phần công trình của các công ty thi công của chủ thầu. Nói tóm lại là họ  là những người thiếu kinh nghiệm và trình độ tối thiểu để cáng đáng công việc được giao cho. Họ nên bị điều tra, nếu cần, họ sẽ bị đưa ra tòa để chịu trách nhiệm về sự tắc trách, và nên bị sa thải.

Một chế độ tung hô, tuyên truyền và tự phong là “các đỉnh cao của trí tuệ”, nhưng thi hành thì cứ như bài báo dưới đây tường thuật.

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110616/Bay-thau-gia-re.aspx

Bẫy thầu giá rẻ

Dù bẫy thầu giá rẻ đã được các chuyên gia cảnh báo, song nhiều chủ đầu tư thừa nhận rất khó đối phó các chiêu thức của nhà thầu Trung Quốc.

Giá thấp đến vô lý

Gói thầu cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vẫn chưa thể hoàn thành do đang giải quyết hậu quả do nhà thầu Trung Quốc để lại – Ảnh: D.Đ.M

Một trong những dự án chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chây ì, bê bối của nhà thầu Trung Quốc là dự án Vệ sinh môi trường (VSMT) TP.HCM. Trong đó, gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) do Tổng công ty xây dựng công trình Trung Quốc (CSCEC) thi công đáng lẽ phải hoàn thành từ năm 2009 nhưng ì ạch suốt một thời gian dài. Tháng 2.2010, CSCEC bị cắt hợp đồng do Ngân hàng Thế giới (WB – đơn vị tài trợ ODA cho dự án) phát hiện CSCEC liên quan đến hối lộ trong một dự án cũng do WB tài trợ ở Philippines .

Tuy vậy, vào thời điểm bị cắt, nhà thầu này đã kịp “gặm” gần hết phần việc dễ dàng mà có giá trị cao nhất của gói thầu, chỉ chừa lại các hạng mục khó khăn nhưng có giá trị thấp. Theo Ban Quản lý dự án VSMT, ngay sau khi cắt hợp đồng với CSCEC, ban đã phải tập trung lực lượng thống kê phần việc còn lại và tách ra làm 5 gói thầu để ráo riết đấu thầu lại. Đến nay, phải mất hơn 1 năm, tiến độ gói thầu số 10 mới khả quan trở lại, và thực tế cho thấy, cùng một công việc nhưng các nhà thầu VN và Mỹ trúng thầu sau này đã thi công hiệu quả hơn hẳn nhà thầu Trung Quốc.

Theo phân tích của một cán bộ ban quản lý dự án, ngay từ giai đoạn đấu thầu, CSCEC đã có sự toan tính để trúng thầu và hưởng lợi lớn nhất từ gói thầu. Cụ thể, (Tổng công ty xây dựng Trung Quốc) CSCEC trúng thầu gói số 10 (gồm 7 hạng mục) với tổng giá trị là 60 triệu USD.

Trong đó, hạng mục “ngon” nhất là xây tường cừ dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được CSCEC bỏ thầu tới gần 50 triệu USD (chiếm 82,5% giá trị toàn bộ gói thầu). Còn lại 6 hạng mục chỉ được bỏ giá hơn 10 triệu USD, trong đó, hạng mục “khó xơi” nhất là di dời đường ống cấp nước phi 2.000 mm ở chân cầu Điện Biên Phủ chỉ được bỏ giá 200.000 USD, thấp hơn giá chào thầu của các nhà thầu khác đến 80 – 90%. Việc CSCEC đưa ra cái giá thấp một cách vô lý cho hạng mục “xương xẩu” nhất của toàn gói thầu cho thấy ngay từ đầu nhà thầu đã không có ý định thực hiện phần việc này.

Nhận thấy sự bất hợp lý, tư vấn giám sát CDM (Mỹ) đã yêu cầu CSCEC chứng minh với mức giá đó nhà thầu có thể đảm bảo chất lượng và tiến độ hạng mục. Tuy nhiên, nhà thầu vẫn khẳng định có thể làm được và chủ đầu tư đã không thể loại CSCEC (bởi theo quy định của VN, một khi đã đạt điểm kỹ thuật thì nhà thầu nào bỏ giá thấp nhất sẽ trúng thầu). Thực tế đến nay, sau khi đấu thầu lại, giá trị hạng mục di dời đường ống cấp nước (được tách ra thành gói 10A) đã tăng gấp 10 lần, lên 2 triệu USD. Có thể thấy, CSCEC không chỉ tìm cách hạ giá gói thầu xuống thấp để trúng thầu, mà còn tính toán phân bổ giá trị trong từng hạng mục, sao cho hạng mục “dễ xơi” có giá trị cao nhất, nhưng tổng giá trị gói thầu vẫn là thấp nhất.

Bê bối ở nhiều dự án

Không chỉ dự án VSMT, mà CSCEC từng gây ra nhiều hậu quả tương tự ở các dự án hạ tầng khác trong khu vực ĐBSCL. Chẳng hạn, tại dự án xây mới 16 cây cầu trên QL1 đoạn Cần Thơ – Cà Mau, CSCEC đã nghiễm nhiên trúng thầu đến 9 cây cầu cũng với chiêu giá rẻ. Ngay từ khi ký hợp đồng vào tháng 1.2007, giá trúng thầu 586 tỉ đồng của CSCEC được đánh giá là thấp so với giá thị trường. Vậy nên dù khởi công rầm rộ từ đầu năm 2007, song sau hơn 3 năm thi công, CSCEC chỉ hoàn thành được 3 cầu, còn lại 6 cầu không nhúc nhích do càng thi công càng đuối vốn. Đến giữa 2010, chủ đầu tư là Tổng cục Đường bộ VN buộc phải làm một cuộc “giải cứu” chật vật bằng cách tách 6 cây cầu để đấu thầu lại.

Ở một dự án trọng điểm khác là cầu Cần Thơ, CSCEC cũng lọt vào gói thầu số 3 thi công đường dẫn phía bờ Cần Thơ (dài 7,69 km) và tiếp tục kiểu thi công chây ì, lựa phần việc nhẹ nhàng để làm. Đến tháng 8.2009, nhà thầu này chỉ hoàn thành hơn 70% (trong khi phần đường dẫn phía bờ Vĩnh Long do nhà thầu VN thi công hoàn thành đến 90%) nên chủ đầu tư buộc phải cắt hợp đồng.

Ông Phan Phùng Sanh – Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM – cho rằng việc một nhà thầu Trung Quốc bị loại khỏi dự án vì bê bối sau đó vẫn thoải mái tham gia đấu thầu và tiếp tục bê bối ở các dự án khác cho thấy sự thiếu chặt chẽ trong cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư các công trình xây dựng. Để kiểm soát, cần lập danh sách “đen” gồm những nhà thầu kém năng lực, khi đó chủ đầu tư có đủ cơ sở để từ chối cho những nhà thầu này tham gia đấu thầu. Mặt khác, cần sửa Luật Đấu thầu theo hướng khống chế giá sàn, bởi thực tế cho thấy giá bỏ thầu chấp nhận được là giá chỉ chênh lệch 5% so với dự toán gói thầu.

Còn theo ông Hoàng Đức Hậu (Hội Cầu đường VN), trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chọn “nhầm” nhà thầu là không nhỏ. “Bởi, có thể chấp nhận anh mắc bẫy 1 – 2 lần, chứ đến lần thứ n thì không thể đổ thừa là lọt bẫy được nữa. Ngoài ra, chủ đầu tư hiện nay có đầy đủ “gậy” để giám sát, đôn đốc nhà thầu và nếu cứ căn đúng hợp đồng mà xử phạt theo tiến độ và chất lượng thì có lẽ không nhà thầu nào dám bê bối – bởi phạt theo hợp đồng rất nặng” – ông Hậu nói.

*Việc CSCEC đưa ra cái giá thấp một cách vô lý cho hạng mục “xương xẩu” nhất của toàn gói thầu cho thấy ngay từ đầu nhà thầu đã không có ý định thực hiện phần việc này

* Vay 470 triệu USD cho dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2

Văn phòng UBND TP.HCM ngày 16.6 thông báo TP vừa đề nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa dự án Vệ sinh môi trường TP – giai đoạn 2 vào danh mục tài trợ ODA trong năm tài khóa 2011 từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.

Dự án này có tổng vốn đầu tư dự kiến 470 triệu USD, với mục tiêu lâu dài là cải thiện môi trường, điều kiện sống của người dân TP, khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn và hạ lưu sông, thúc đẩy phát triển bền vững cho TP.HCM và khu vực lân cận.

Mục tiêu trước mắt của dự án là xây dựng hoàn chỉnh toàn bộ dự án Vệ sinh môi trường TP, xử lý triệt để nguồn nước thải sinh hoạt trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Q.2 trước khi bơm ra sông Sài Gòn hoặc sông Đồng Nai. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2013-2017 (Nguyễn Đình  Mười).

*

Nhà thầu Trung Quốc tạo nhiều tiền lệ xấu

– Năm 2007, UBND TP.HCM đã chấp thuận tách một phần gói thầu số 7 dự án VSMT ra thành gói 7A để tổ chức đấu thầu lại nhằm giảm thiểu công việc cho nhà thầu Trung Quốc TMEC CHEC 3.

Nguyên nhân, TMEC CHEC 3 đã bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến 20 – 30% nên càng thi công càng thua lỗ dẫn đến chây ì.

Sau đó một hạng mục khác của gói 7 lại tiếp tục phải tách ra thành gói 7B. Bốn gói thầu thi công mở rộng hệ thống cống thoát nước cấp hai và ba thuộc các khu vực tây bắc, tây nam, đông bắc và đông nam TP.HCM cũng tách thành 8 gói thầu để đẩy nhanh tiến độ.

Và mới đây nhất, gói thầu số 10 phải tách thành 5 gói thầu. Tương tự, dự án xây mới 16 cầu trên QL1 cũng phải cắt tới 60% khối lượng gói thầu 2A của CSCEC để chuyển giao cho nhà thầu khác thi công được xem là việc chưa từng có tiền lệ trong ngành GTVT.

– Hai gói thầu thuộc dự án VSMT do 2 nhà thầu Trung Quốc thi công quá ì ạch buộc TP.HCM phải liên tục xin (Ngân  Hàng Thế Giới) WB gia hạn thời gian hoàn thành và vay thêm vốn. Cụ thể, dự án đáng lẽ xong cuối năm 2007, song WB phải gia hạn lần 1 đến cuối năm 2009, lần 2 đến tháng 6.2010 và lần 3 đến cuối 2011. Đồng thời, vốn vay cho dự án cũng đội từ 200 triệu USD lên khoảng 320 triệu USD.

– Năm  2008, do TMEC CHEC 3 thiếu vốn thi công, UBND TP.HCM đã quyết định tạm ứng ngân sách cho nhà thầu 1 triệu USD để khởi động lại gói thầu. Theo TS Tô Vân Trường – nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, thực tế chủ đầu tư đã tự quyết định mà không hỏi ý kiến tư vấn giám sát đối với vấn đề liên quan đến khoản tiền lớn như vậy. Sau đó, WB đã có phản ứng vì cho rằng không thể dùng vốn vay của WB để cho nhà thầu vay lại. Điều này sẽ tạo tiền lệ xấu là các nhà thầu cứ bỏ giá rẻ để trúng thầu, rồi sau đó xin vay lại của chủ đầu tư, chỉ riêng phần tiết kiệm tiền lãi ngân hàng cũng kiếm được đáng kể.

Việc CSCEC đưa ra cái giá thấp một cách vô lý cho hạng mục “xương xẩu” nhất của toàn gói thầu cho thấy ngay từ đầu nhà thầu đã không có ý định thực hiện phần việc này

Posted in Hồng Tốt hơn Chuyên, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | 4 Comments »