Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Sách-Hồi Ký-Bài Báo…’ Category

►Nhà văn Vũ Thư Hiên: Vụ Xét lại chống Đảng và vai trò Lê Đức Thọ (BBC, 15-10-2021)

Posted by hoangtran204 trên 16/10/2021

Trong vụ án này, đối tượng của họ chưa biết là xét lại hay là không, nhưng đều không đồng tình với quan điểm dùng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam Việt Nam.” “Bây giờ người ta cứ ca ngợi một chiều rằng Lê Duẩn là chống Trung Quốc, nhưng lúc đó thực sự ra Lê Duẩn là người theo Trung Quốc từ đầu tới cuối, ông ta là người có tư duy ‘võ biền’, trong mọi điều mà ông ta tỏ ra xuất sắc thì chỉ là ‘đánh nhau, chiến tranh’.”

“Khi nào có chiến tranh, thì vai trò của ông ta trở nên nổi, và ông ta và bộ sậu thân cận của ông ta rất tin và đi theo giáo điều ‘Cách mạng ở đầu ngọn súng’ của Mao Trạch Đông,” Vũ Thư Hiên

Đọc tiếp »

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Chinh Tri Viet Nam, Sách-Hồi Ký-Bài Báo..., Độc đảng lãnh đạo -Thể chế | Thẻ: | Leave a Comment »

►Khi Bảo Đại đưa ông Diệm về làm Thủ Tướng, một trận đấu đá đã xảy ra (Lữ Giang, 30-10-2018)

Posted by hoangtran204 trên 16/11/2018

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Miền Nam trước ngày 30-4-1975, Nhan Vat Chinh tri, Sách-Hồi Ký-Bài Báo... | Leave a Comment »

►Tài Liệu đăng ngày 9/8/1932 về cái chết của Nguyễn Ái Quốc trong nhà tù Hongkong

Posted by hoangtran204 trên 16/09/2018

Le vaillant fondateur Du Parti communiste indochinois est Mort emprisonne
Người sáng lập dũng cảm của Đảng cộng sản đông dương đã chết khi bị cầm tù

 

Đọc tiếp »

Posted in Nhan Vat Chinh tri, Sách-Hồi Ký-Bài Báo..., Tài Liệu | Leave a Comment »

►Hỡi ôi Bà Mẹ Miền Nam! (Đặng Huy Văn, 20-7-2018)

Posted by hoangtran204 trên 21/07/2018

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Chien Tranh Viet Nam, Miền Nam sau 30-4-1975, Sách-Hồi Ký-Bài Báo... | Leave a Comment »

■ Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình (Tuổi trẻ, 19/06/2018)

Posted by hoangtran204 trên 19/07/2018

Bài này đã bị xoá. Báo Tuổi Trẻ đã bị phạt 220 triệu đồng, và đình bản 3 tháng vì đã đăng bài này một bài khác. 

 

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí- Quyền tự do ngôn luận, Sách-Hồi Ký-Bài Báo..., Thời Sự | Leave a Comment »

►Người Cộng Sản Nam Kỳ Qua “Lời Ai Điếu” Của Lê Phú Khải

Posted by hoangtran204 trên 05/02/2018

Trần Hoàng:

Muốn hiểu TBT Nguyễn Phú Trọng và các hành động của nhóm CS miền Bắc trong thời gian 2011-2017, cần phải xem lại lịch sử hoạt động của đảng CS trong 5 thập niên 1940-1980. Dưới đây là một phần của giai đoạn nói trên. 

Triệt tiêu Nam kỳ để phe cộng sản trung kỳ và Bắc kỳ lãnh đạo vốn là chủ trương của Hồ Chí Minh…

Khoảng tháng 5/1945, chính phủ Trần Trọng Kim ra lệnh cho Pháp và Nhật thả các tù nhân ở các nhà tù trên toàn cõi VN, Lê Duẩn, cùng với các đảng viên cao cấp khác được thả.

HCM phái Lê Duẩn vô Nam để nắm Xứ ủy Nam Kỳ và thanh toán tất cả những đồng chí nào đi ngược lại với chủ trương dùng bạo lực cướp chính quyền.

Vào nam, Lê Duẩn đã ra lệnh cho các đảng viên giết hết tất cả những ai đi theo các đảng phái phe quốc gia.

Phái thêm Lê Đức Thọ vào trợ lực cho Lê Duẩn.

HCM lập mưu kế dụ tướng Nguyễn Bình ra Bắc họp đảng, và sai người giết Bình trên đường đi.

Dụ Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai ra Bắc họp 1953, để bịt miệng về các vụ giết người trong Nam. Sau đó, Hồ và Lê Duẩn giam lỏng họ 25 năm cho đến 1978 họ mới xin về Sài Gòn là quê quán. Cả hai vẫn còn sợ và nằm im cho đến khi Lê Duẩn chết 7/1986 và Lê Đức Thọ chết 1990.

Riêng ủy viên thường vụ Quốc hội Dương Bạch Mai vì muốn đảng vào khối kinh tế Comecon (theo 10 nước khối Liên Xô), nên đã bị phe muốn chạy theo Trung Cộng (để có vũ khí đánh miền Nam) đầu độc bằng rượu tại hội trường Quốc Hội 1964. Dương Bạch Mai đã chết sau đó khoảng 45 phút. Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Kiến Giang đã chứng kiến vụ đầu độc này, và Trần Đỉnh đã kể lại trong cuốn “Đèn Cù”, xuất bản 2014 tại California.

Nhà thơ Tuân Nguyễn viết một bài thơ khóc Dương Bạch Mai và hậu quả đã bị tù từ 1964 cho đến 1973.

 

Đọc tiếp »

Posted in Nhan Vat Chinh tri, Sách-Hồi Ký-Bài Báo... | Leave a Comment »

►Bắc Kinh liệt vị, tác giả Mã Kiến (Đào Trung Đạo điểm sách)

Posted by hoangtran204 trên 22/07/2017

 

Đọc tiếp »

Posted in Chinh tri Trung Quoc, Chinh Tri Xa Hoi, Sách-Hồi Ký-Bài Báo... | Leave a Comment »

►Hồi ký Nguyễn Hiến Lê: Giới thiệu 40 trang bị cắt bỏ trong Chương XXXII (bị cắt 16.000 từ)

Posted by hoangtran204 trên 30/04/2017

 

.

Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa.

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Miền Nam sau 30-4-1975, Sách-Hồi Ký-Bài Báo..., Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Sài Gòn của tôi, 50 năm trước

Posted by hoangtran204 trên 10/02/2017

Sài Gòn của tôi, 50 năm trước

Nguyễn Ðạt – Giai Phẩm Người Việt Xuân Đinh Dậu

Ðặt chân tới Sài Gòn năm 1954, lúc ấy tôi là đứa bé 9 tuổi, theo gia đình từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do. Ký ức của đứa bé 9 tuổi hẳn nhiên không thể ghi nhận được gì nhiều; nhưng đứa bé lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn từ thuở ấy tới bây giờ, đã giúp tôi dễ dàng gợi dậy trong ký ức, ít nhất là những hình ảnh đậm nét của Sài Gòn, 50 năm về trước.

Ấn tượng về Sài Gòn trong tôi từ lúc ấy tới bây giờ cũng không phai nhạt bao nhiêu, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ấn tượng sâu đậm, bởi Sài Gòn những ngày tháng ấy quá mới lạ trong tâm trí tôi, đứa trẻ đã trải qua một đoạn đời ấu thơ tại Hà Nội. 

Ðiều đầu tiên tôi nhận biết lúc ấy, tôi nói với cha tôi, là Sài Gòn có vẻ rất Tây so với Hà Nội. Cha tôi bảo, bởi vì một trăm năm Pháp thuộc, Sài Gòn và miền Nam là thuộc địa; trong khi Hà Nội của miền Bắc là bảo hộ.

Cha tôi làm thông ngôn trong quân đội Liên Hiệp Pháp, dạy tiếng Pháp cho các con từ nhỏ; nên tôi nhớ được rành rõ những tên Pháp ngữ đặt cho nhiều đường phố lớn của Sài Gòn lúc ấy. Căn nhà đầu tiên của gia đình chúng tôi khi vào Sài Gòn ở đường Bà Hạt, quận 10. Ðường Bà Hạt là đường phố nhỏ, một đoạn chạy ngang đường phố lớn mang tên Tây, là Lacaze – tức đường Nguyễn Tri Phương.

  

Vài năm sau, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho thay thế tên Tây; vẫn giữ lại tên những danh nhân thế giới, dù danh nhân ấy là người Pháp, như Calmette, Pasteur, Alexandre de Rhodes… Những đường phố mang tên Tây, đa số là quan chức Pháp, được thay thế, như: Bonard – Lê Lợi; Charner – Nguyễn Huệ; Galliéni – Trần Hưng Ðạo; De la Grandrière – Gia Long; Catinat – Tự Do; Lacaze – Nguyễn Tri Phương… Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, dân Sài Gòn vẫn nói: Ði bát phố Bô-na, Catinat; đi mua hàng ở thương xá Charner…, luôn là gọi tên Tây, cho 3 đường phố đẹp bậc nhất của Sài Gòn.

Phố phường Sài Gòn lúc ấy đa số là những con đường lớn rộng, dài dằng dặc. Và rất nhiều cổ thụ. Ðặc biệt loại cây có tên rất bình dân là cây dái ngựa – tên khoa học là Meliaceae – thân to nổi mấu gồ ghề, tỏa rộng cành lá, bóng mát ngợp đường Lê Ðại Hành, trước mặt Trường Ðua Phú Thọ, quận 11. Hàng cây me xanh mát mắt suốt con đường Gia Long, con đường có bệnh viện Grall do người Pháp lập nên, giữa vườn cây rộng rinh. Rừng cao su bát ngát, chạy dài theo con đường Nguyễn Văn Thoại, từ Trường Ðua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền…

Sài Gòn của tôi, 50 năm trướcNăm tôi còn nhỏ tuổi, cha vẫn dẫn đi chơi mỗi Chủ Nhật. Vào Vườn Ông Thượng, còn có tên Tây là Bờ-rô, sau đó mới gọi tên là Vườn Tao Ðàn; dẫn đi chơi ở Sở Thú-Thị Nghè… Cây trồng ở Sài Gòn phong phú là nhờ công sức của vị giám đốc Sở Thú đầu tiên, người Pháp; ông từng là chuyên viên nghiên cứu về cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới; nhất là vùng nhiệt đới ở Phi Châu, có nhiều loại cây thích hợp với thổ nhưỡng Sài Gòn. Những năm sau này, lớn thêm vài tuổi, lại được anh cùng cho đi “bát phố Bô-na,” để thấy rõ Sài Gòn quả là rất Tây; tôi tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp “Paris” của nó.

Tản bộ trên đường Catinat, từ nhà thờ Ðức Bà tới bến Bạch Ðằng, nhìn ngắm các cửa hiệu sang trọng thời thượng dọc con phố. Và Passage Eden, rất nên gọi là “Hành Lang Ði Bộ,” chính diện nhìn ra đường Catinat. Passage Eden gồm trong đó: bát phố; xem chiếu phim – trong rạp Eden giữa lòng hành lang; mua sắm; ăn kem uống cà phê ăn tối ở quán Givral liền bên… và để ngắm nhìn trai thanh gái lịch, quý ông quý bà Sài Gòn, cũng ở trong đó.

Trai thanh – quý ông thì áo sơ mi quần tây trắng lốp; mũ flechet; giày deux couleurs; đồng hồ quả quít đeo ở dây lưng. Gái lịch – quý bà thì áo dài Lemur-Cát Tường không thua phụ nữ Hà Nội, hoặc vận jupe như “bà đầm”; tay xách porte feuille, chân đi guốc cao gót; tóc búi cao hoặc uốn dợn sóng, cổ đeo kiềng vàng…

Sài Gòn của tôi, 50 năm trước

 

Ra vào Passage Eden nhiều lối, ưa thích ra vào lối nào cũng được. Anh tôi dẫn tôi vào lối cửa ở đường Charner, rồi đi vòng qua Bonard, rồi ra cửa Catinat… Rồi chúng tôi ghé hiệu sách Albert Portail – sau có tên là Xuân Thu – sát cạnh đó, toàn là sách từ bên Tây đưa sang, tha hồ mà đọc mà ngắm.

Rồi với bạn học cùng lớp cùng trường Chu Văn An, Trường-Trung-Học-Di-Chuyển-Bắc-Việt (có ghi ở bảng hiệu của trường như vậy, vì trường cũng di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn) đi chơi và chụp ảnh lưu niệm Sài Gòn.

Bất cứ buổi sáng Chủ Nhật nào, góc thân thuộc nhất, tập trung nhiều nhất các “bác phó nhòm,” chính là quảng trường trước mặt quán Givral. Mái hiên cong kiều diễm của quán Givral, và con đường Catinat thẳng tắp, với hai hàng cây hai bên chạy dài ngút mắt, đã đi vào không biết bao nhiêu tấm ảnh lưu niệm Sài Gòn. Hoặc những tấm ảnh của cả gia đình, lưu niệm ngày đi mua sắm ở thương xá Charner; buổi dùng bữa cơm Tây ở một nhà hàng Pháp trên phố Bonard…

 

Sài Gòn của tôi, 50 năm trước

 

Những ngôi đền Ấn Ðộ giữa lòng Sài Gòn lúc ấy, cũng đi vào ký ức của đứa bé miền Bắc di cư khá đậm nét. Sao mà Sài Gòn nhiều đền đài của Ấn Giáo, với kiến trúc tinh tế kỳ công đến thế. Những ngôi đền uy nghi tọa lạc ở các con đường Tôn Thất Thiệp-Trương Ðịnh-Công Lý của quận 1, trung tâm Sài Gòn. Người Ấn Ðộ sinh sống tại Sài Gòn khá đông, chỉ không nhiều bằng người Hoa, ở cả một vùng Chợ Lớn. Tôi nghe dân Sài Gòn gọi họ là Chà Và. Sau này tôi mới hiểu, Chà Và là đọc trại từ Java, gọi chung cho người Ấn Ðộ và người Mã Lai; họ thường làm nghề mại bản, quản lý nhà đất, cho vay tiền, làm trung gian giữa người Việt và người Pháp…

Ðường Tôn Thất Thiệp, vào năm 1954 vẫn được xem là một tiểu Ấn Ðộ, với những ông Chà Và cho vay tiền, chủ quán cà ri nị, mở tiệm kim hoàn. Những người Ấn Ðộ gốc ở Bombay thường kinh doanh ngành vải; họ có nhiều cửa hiệu ở đường Catinat, Bonard, Hàm Nghi, Galliéni, và chợ Bến Thành. Từ lâu trước đó, cộng đồng người Ấn Ðộ ở quận 1 còn đông đảo hơn nhiều; đã có một đợt người Ấn Ðộ rời Sài Gòn sang định cư tại Pháp, vào năm 1945.

 

Sài Gòn của tôi, 50 năm trước

 

Có lẽ cái mới lạ, và thấy thân thương nhất, đối với người miền Bắc di cư vào Sài Gòn như tôi, là những quán tiệm bình dân, tiệm Hoa kiều. Hai thứ quán tiệm này khá giống nhau. Buổi sáng tới quán, những ông già Sài Gòn đọc-nhựt-trình (nhật báo), nói chuyện ưa chêm tiếng Pháp, xưng tôi là mỏa (moi); những bà già hút thuốc điếu; những anh tài xe xích lô máy chở cả vợ con trong lòng xe rộng bè, tới quán ăn hủ tíu uống cà phê, xong chở về nhà rồi mới đi chở khách.

Một thời gian trong năm 1954-55, khi có xài tiền 5 cắc bằng kim loại; thì tại Sài Gòn, cứ việc lấy giấy bạc một đồng – có hình Nam Phương Hoàng Hậu – mà xé làm hai, xài một nửa tương đương 5 cắc! Thật là thuận tiện, đơn giản.

Người Sài Gòn-Nam Bộ không cần thiết phải biết tên người mới quen; chỉ hỏi người này là con thứ mấy trong gia đình, để kêu anh Hai, anh Ba… Thân thương biết mấy!

Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở; không bắt người cùng trò chuyện với mình phải chịu đựng sự vòng-vo-tam-quốc, sự rào trước đón sau, như rất nhiều người miền Bắc và miền Trung, trong đó có dân di cư năm 1954 thường như vậy.

 

Tình thầy trò, đồng nghiệp nồng ấm đất Sài Gòn

Lê Ðại Anh Kiệt – Giai Phẩm Xuân Người Việt Đinh Dậu

Thầy Hệ thời trẻ (giữa) cùng các học sinh Marie Curie. (Hình tài liệu)

Người ta thường nói cuộc sống đô thị tình người lạt lẽo, con người khép kín. Thế nhưng, Sài Gòn, vùng đất bao dung cưu mang những người tứ xứ và nuôi dưỡng trong lòng đô thị những câu chuyện nghĩa tình.

Câu chuyện dưới đây như bài học mẫu mực cho đạo nghĩa thầy trò và tình đồng nghiệp. Bởi vì học trò và đồng nghiệp của ba ngôi trường cũ chung tay nuôi dưỡng, chăm sóc và tranh đấu đòi công lý cho một thầy giáo già đơn côi, mắc bệnh tâm thần, bị lừa lấy mất nhà. Những học trò nay đã là giáo viên hưu trí vẫn tương kính bạn của thầy như chính thầy mình.

Thầy Nguyễn Hữu Hệ từ miền Bắc một mình di cư vào Nam là giáo viên toán trải qua ba trường Trung Học Kiến Tường (Long An,1964-1968), Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Ðức (1969-1975), sau 1975, trường Kiểu Mẫu giải thể thầy chuyển về trường Trung Học Marie Curie cho đến lúc về hưu.

Xưa nay, thầy sống một mình trong ngôi nhà thừa kế từ mẹ nuôi ở số 19 Duy Tân, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Từ cuối năm 2015, thầy Hệ thuê cô Thu Huyền giúp việc và cho cô cùng hai con ở chung nhà. Cô Huyền tự giới thiệu mình là cháu của thầy, ai nghe cũng ngỡ thật.

Tháng Tư vừa rồi, nghe thầy bị va quẹt xe, bị đau chân, anh Quang Tuấn và chị Thủy Anh đại diện nhóm cựu học sinh Kiểu Mẫu Thủ Ðức mang đến tặng thầy $1,900. Bình thường, thầy luôn ăn mặc tươm tất khi tiếp khách nhưng lần này thầy mặc quần đùi, áo không cài nút. Chị Thủy Anh phải cài nút áo cho thầy và vẫn nghĩ là chuyện lơ đễnh bình thường.

Tình thầy trò, đồng nghiệp nồng ấm đất Sài Gòn
Từ trái: thầy Út, thầy Hệ, chị Thủy Anh. (Hình: Lê Ðại Anh Kiệt)

Ðầu Tháng Sáu, anh Bình Phương, cựu học sinh Marie Curie (định cư ở Canada) đến thăm thấy thầy có dấu hiệu hoang tưởng nên khuyên cô Huyền đưa thầy nhập viện Tâm Thần Chợ Quán. Cô Huyền cũng gọi điện báo tin cho nhóm cựu học sinh Marie Curie, nhóm này đã quyên góp giúp thầy 22 triệu đồng để điều trị.

Chị Thủy Anh cũng được tin và đến bệnh viện thăm thì biết thầy Hệ không còn nhận thức được nên báo tin cho các cựu học sinh và thầy cô trường Kiểu Mẫu. Từ Mỹ, thầy Nguyễn Ðình Loạt là đồng nghiệp với thầy Hệ ở cả hai trường Kiến Tường và Kiểu Mẫu đã email cho anh Trần Ngọc Bách, cựu học sinh Kiến Tường báo tin thầy Hệ bệnh.

Từ đây, ba nhóm cựu học sinh ba trường đã gặp nhau cùng hợp sức chăm sóc cho thầy. Anh Bách thuê người chăm sóc thầy 24/24. Chị Tuyết Nhung, cựu học sinh Marie Curie, hằng ngày lo cơm nước.

Ðiều kỳ lạ là bác sĩ điều trị khuyên nên đưa thầy về nhà điều trị ngoại trú sẽ tốt hơn nhưng cô Huyền cứ kiếm cớ nhà đang sửa, rồi đưa thầy Hệ hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Từ Tâm Thần Chợ Quán, sang Chợ Rẫy, Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng quận 8 đến bệnh viện Bình Dân.

Không chỉ học trò cũ mà các đồng nghiệp cũ như thầy Bùi Quang Hân (Kiểu Mẫu Thủ Ðức, hiện là chuyên gia đào tạo học sinh giỏi, tác giả nhiều bộ sách giáo khoa Vật Lý), thầy Nguyễn Ngọc Long và thầy Nguyễn Văn Út (Marie Curie) cùng nhau lo lắng cho thầy Hệ.

Tình thầy trò, đồng nghiệp nồng ấm đất Sài Gòn
Chị Thủy Anh gài nút áo cho thầy Hệ trong lần đến nhà thăm và trao $1,900. (Hình: Lê Ðại Anh Kiệt)

Thầy Út đã vận động các cựu giáo viên Marie Curie năm triệu đồng và bỏ tiền túi hai triệu đồng giúp thầy Hệ.

Khi hình ảnh thăm viếng thầy Hệ đưa lên trang web trường Kiểu Mẫu, một cựu học sinh nhận ra và báo động là cô Thu Huyền giúp việc có nhiều tai tiếng bất hảo về tiền bạc.

Các cựu học sinh tìm hiểu thì hóa ra bằng cách nào đó cô Huyền đã làm giấy mua nhà thầy Hệ và đã bán, giao nhà cho người khác. Căn nhà trị giá 6 tỉ đồng đã “bán” cho cô Huyền 700 triệu đồng, sau đó cô Huyền bán lại 3.9 tỉ đồng ngay trong tháng. Tất cả tiền bạc giúp đỡ và cả giấy tờ tùy thân, sổ lương hưu của thầy Hệ cô ấy đều giữ.

Vì vậy, cựu học sinh và các thầy bàn nhau phải tìm chỗ ở an toàn cho thầy Hệ sau khi xuất viện. Việc bàn tính đưa thầy đến Trung Tâm Nuôi Dưỡng Người Già được đặt ra nhưng bất thành vì thầy không có người thân bảo lãnh.

Lúc đầu, mọi người dự định đưa thầy về nhà một cựu học sinh ở Hóc Môn nhưng người quản lý nhà lại không ở lại ban đêm nên không ổn. Ðêm đầu tiên sau khi xuất viện, thầy Hệ về nhà thầy Út. Do thầy Hệ không tự tiêu tiểu được, thầy Út (80 tuổi) đã tự tay chăm sóc tắm rửa lau dọn chất thải cho thầy Hệ. Tự tay thầy Út bón cơm cho bạn như người ruột thịt.

Tình thầy trò, đồng nghiệp nồng ấm đất Sài Gòn
Thầy Út bón cơm cho thầy Hệ ngày đầu tiên rời bệnh viện về nhà mình. (Hình: Lê Ðại Anh Kiệt)

Sau đó, chị Tuyết Nhung (Marie Curie) rước thầy Hệ về nhà mình chăm sóc hai tuần. Hằng ngày thầy Út chạy xe gắn máy hơn 20 phút từ nhà mình sang nhà Tuyết Nhung để tập thể dục dưỡng sinh cho bạn. Trong suốt thời gian ấy Tuyết Nhung và Bảo Nhân đã chăm sóc thầy như cha ruột.

Vào đầu Tháng Chín, có tin nhà thầy Hệ đang mở cửa, nhóm cựu học sinh quyết định đưa thầy về lại nhà. Nhưng chỉ ở đây được ba ngày, người mua nhà đã thuê côn đồ ném thầy Hệ ra đường. May mắn là khi xảy ra tranh chấp với người mới mua nhà, chòm xóm đã cung cấp cho họ số điện thoại của anh Nguyễn Hoài Ðức, cháu ruột thầy Hệ. Hóa ra, Thu Huyền còn giấu nhẹm việc thầy Hệ có cháu và giấu thông tin thầy Hệ bị bệnh với người cháu.

Các thầy và học trò cũ tiếp tục sát cánh với gia đình anh Ðức điều trị bệnh cho thầy và làm đơn tố cáo cô Huyền, đòi trả lại nhà và các giấy tờ tùy thân cho thầy.

Ba nhóm cựu học sinh của ba ngôi trường khác nhau đã quần tụ thành một nhóm. Những thầy đồng nghiệp của thầy Hệ trở thành thầy của cả ba nhóm cựu học sinh. Họ tự giác chia sẻ công việc dưới sự bảo ban của các thầy, những việc quan trọng đều xin ý kiến các thầy.

Anh Trần Ngọc Bách và Nguyễn Thanh Phong (Kiến Tường) chuyên trách đưa đón thầy Bùi Quang Hân và Nguyễn Văn Út, Nguyễn Ngọc Long trong mỗi lần hội họp. Chị Tuyết Nhung (Marie Curie) dù là giám đốc doanh nghiệp tư nhân, hào phóng đảm nhận hầu hết các chi phí cho thầy Hệ nhưng nhất nhất mọi việc đều trao đổi với các anh Bách, Phong hoặc anh chị Quang Tuấn, Thủy Anh (Kiểu Mẫu) như một người em út trong nhà.

Tình thầy trò, đồng nghiệp nồng ấm đất Sài Gòn
Từ trái: thầy Út, thầy Long, thầy Hân và anh Bách – những thầy trò từ ba trường khác nhau trở thành thân thiết. (Hình: Lê Ðại Anh Kiệt)

Ngay với các cựu học sinh đang định cư ở nước ngoài như Bình Phương, Phú (Marie Curie) cũng thường xuyên liên thông với Bách, Phong. Chỉ cần một người có thông tin là cả nhóm đều biết tin. Do uy tín và tình cảm của thầy Hệ sâu đậm với nhiều thế hệ cựu học sinh nên điều đáng ngại nhất là việc lợi dụng danh nghĩa và hoàn cảnh thầy Hệ để trục lợi.

Thực tế đã xảy ra. Một thanh niên tự xưng là công an viết giấy cam kết sẽ trả lại nhà trong vòng một tháng. Nhưng trước sự nhạy cảm của các cựu học sinh, họ đã giăng bẫy và báo tin cho công an quận 10 để bắt khi người này kèn cựa ra giá số tiền 15 triệu đồng.

Chuyện ông thầy bị lừa chiếm nhà rõ mười mươi nhưng với nền tư pháp Việt Nam sự vụ cứ đong đưa từ công an quận này sang quận khác mà không ai xử lý. Các cựu học sinh lại họp nhau tìm cách.

Trực tiếp tham dự hai cuộc họp của nhóm cựu học sinh, tôi bàng hoàng xúc động thấy mình như lạc trở về không gian của lớp học thời trung học 40 năm về trước. Từng anh chị, trong đó nhiều người đã là thầy giáo về hưu như Quang Tuấn, Thủy Anh (Kiểu Mẫu), Hòa, Bách, Phong (Kiến Tường) lần lượt trình bày với các thầy phần việc của mình và các đề xuất. Phần các thầy cũng hiền hòa khoan ái nhưng không thiếu trang nghiêm mực thước răn dạy dù đó là học trò của bạn mình.

Tôi như ngấm mãi lời dạy của thầy Bùi Quang Hân nói với cả ba nhóm trong cuộc họp ngày 18 Tháng Chín, 2016: “Ở đây có các em là cựu học sinh thế hệ 1963-1964 đến nay đã hơn 50 năm vẫn giữ tình cảm với thầy Hệ như thế thật đáng quý. Trên đời này hiếm có người hạnh phúc như thầy Hệ. Thay mặt bạn mình, thầy cám ơn các em. Với thầy Hệ chúng ta có ba việc cần lo là điều trị phục hồi sức khỏe, có chỗ trú ngụ an toàn, và đòi lại tài sản. Hai việc trước đã ổn, việc pháp lý thầy không rành tùy các em trù liệu. Nhưng thầy nhắc nhở việc thông tin chia sẻ chuyện thầy Hệ, phải chọn đúng người, đúng chỗ, thái độ cho đúng. Trên mạng, có một vài em bàn chuyện này như đàm tiếu chuyện tò mò là không nên, có em lại ‘like.’ Có gì vui mà ‘like’ chứ!”

Lời nói ngắn nhưng là tầm nhìn, tấm lòng của nhà mô phạm. Thầy Hân không chỉ chăm sóc bảo vệ sức khỏe, tài sản mà còn giữ gìn cho bạn cả giá trị tinh thần, danh dự, uy tín của người thầy.

Nguoi-viet.com

Posted in Miền Nam sau 30-4-1975, Miền Nam trước ngày 30-4-1975, Sách-Hồi Ký-Bài Báo... | Leave a Comment »

►Tạ Chí Đại Trường, một sử gia khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều

Posted by hoangtran204 trên 07/10/2016


Một sử gia khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều

Nam Phú
4-10-2016
 
Tọa đàm Sử của Tạ Chí Đại Trường (tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’espace, Hà Nội, ngày 15/9/2016) chỉ phần nào nhìn lại, điểm mặt một vài chủ đề chính, một số độc đáo riêng có trong nhiều công trình nghiên cứu của ông.
 
Dĩ nhiên, với sử gia này, còn lâu nữa mới có thể ấn định những đánh giá, bàn luận xác quyết cuối cùng. Ông thuộc về số ít người viết sử khiến độc giả phải suy nghĩ rất nhiều.

Sự trở lại của Tạ Chí Đại Trường
Nói “trở lại” vì Tạ Chí Đại Trường (1938-2016) đã từng xuất hiện, gây tiếng vang trong một bối cảnh khác. Đấy là bối cảnh sử học, và rộng hơn, nghiên cứu-học thuật, của miền Nam trước 1975. TS Nguyễn Mạnh Tiến (Viện Văn học) nhận định đó là môi trường không chỉ đa dạng, phong phú các tiếng nói, phương pháp và quan điểm mà còn có sự tương thông với quốc tế.

 
Riêng trong lĩnh vực sử học, dân tộc học, có thể kể đến hai khuynh hướng nổi bật trong số nhiều tiếng nói:
 
Thứ nhất, được thiết lập bởi triết gia Kim Định (1915-1997), người thiên về tìm kiếm và khẳng định những giá trị, đặc trưng cốt lõi, nhấn mạnh tính chất cội gốc của dân tộc Việt, thậm chí thuần Việt. Hàng chục công trình của ông, đặc biệt l�Việt Lí Tố Nguyên (1970), Triết lí cái Đình (1971), Cơ cấu Việt Nho (1972), Nguồn gốc văn hóa Việt Nam (1973)… đều chủ yếu tập trung khẳng định tộc Việt là chủ nhân của văn hóa, tư tưởng, triết Việt chứ không phải là kết quả của sự Hán hóa. Quan điểm của Kim Định, cho đến nay, vẫn gây ảnh hưởng và tạo cảm hứng bàn luận mạnh mẽ, được coi như học thuyết1.
 
Khuynh hướng thứ hai, điển hình là sử gia Nguyễn Phương (1921-1993) trong công trình Việt Nam thời khai sinh (1965), ngược lại, coi hậu duệ của “thực dân Trung Hoa” đã hòa và tạo nên người Việt, vượt qua cái gọi là thuần chủng tộc người. Sự đối chọi quan điểm như lửa với nước, thực tế, là điều phổ biến và được duy trì khá lâu trong học thuật miền Nam khiến mỗi thế hệ đến sau càng có thêm cơ hội bộc lộ chính kiến.
 
Tạ Chí Đại Trường không ngả về Kim Định cũng chẳng theo Nguyễn Phương. Ông “chống lại” cả hai – TS Nguyễn Mạnh Tiến nhìn nhận, thông qua những diễn giải và cách tiếp cận vấn đề rất độc lập. 

“Sự hiểu biết quá khứ phải căn cứ trên những dấu vết để lại. Đó là khởi đầu bắt buộc. Và dù phải bồi đắp bằng suy luận, sự bám víu tài liệu – không lụy vì nó, không sử dụng tùy tiện nó, cũng là điều bắt buộc trong tiến trình làm việc. (Tạ Chí Đại Trường – Những bài dã sử Việt).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dấu ấn của thời kì trường ốc qui củ hàn lâm thể hiện khá rõ trong cách chọn vấn đề, triển khai và cả lối viết của Tạ Chí Đại Trường ngay ở công trình đầu tay: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771-1802. Được khởi thảo từ 1964, lúc vừa chớm 26 tuổi, công trình này là một thành tựu lớn, trong sử liệu lẫn quan điểm sử, về Việt Nam hậu bán thế kỉ XVIII, về cuộc xung đột, tranh chấp dẫn đến thất bại, vinh quang của ba lực lượng Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Điểm nhấn trong công trình này, và sẽ là nguyên cớ khiến cuốn sách, như tác giả kể lại, “sau 1975 nó bị lao đao suốt mười năm vì những nhận định lịch sử về thời gian đó của tác giả khác với quan điểm chính thống đương thời”2, là những tri nhận mới về Tây Sơn.
 

Theo TS. Nguyễn Mạnh Tiến, trong khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được sử học miền Bắc chuẩn định là khởi nghĩa nông dân, thì Tạ Chí Đại Trường cho rằng anh em nhà Nguyễn Huệ là những nhà buôn giàu có và cuộc khởi nghĩa có sự tham gia của nhiều tộc người (vùng miền Thượng, Lào) chứ không chỉ có nông dân (Việt). Mặt khác, đây cũng là công trình thay vì hạ thấp vai trò Nguyễn Ánh, lại cho người đọc cảm nhận khá rõ hình ảnh nhân vật này trong những nỗ lực lâu dài để có một kết quả “nhất thống” đất nước như là tất yếu.

Phong cách sử tư gia

Về chữ “dã sử” trong Những bài dã sử Việt, Tạ Chí Đại Trường đã giải thích: “Tôi dùng chữ dã sử theo nguyên gốc của nó, loại non-official history, đối kháng với chính sử là của triều đình làm ra”4.

Không theo lối mòn của sử quan phương, Tạ Chí Đại Trường trước sau là một sử tư gia, tự mình tìm kiếm, kiến giải các sự thật và cũng chính mình đứng ra bảo lãnh, chịu trách nhiệm về sai sót, khuyết thiếu. Đây là chủ đích, tư thế và phẩm cách khó lẫn của ông.

Sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu và cách thức diễn đạt những kết quả thu lượm, như điều ông xác thực, đã làm tính cách các cuốn sách của ông trở nên nổi bật. Trước hết, là cái nhìn khác về một số vấn đề lịch sử, tránh tái lặp những mặc định có sẵn. Việc ông kiên quyết đi đến tận cùng chính kiến, với mục tiêu dựng lại hồ sơ quá khứ như nó là, chứ không phải như muốn là, đã tạo nên những kết luận hoặc giả thiết khác hết sức hấp dẫn.

Ông có một loạt những giải thích, kết luận khác về đình làng (Một trú sở Việt của thần linh: cái đình làng), về loạn thập nhị sứ quân (Dòng sử kí tăng đạo), về chế độ nội hôn thời Trần (Phổ hệ và chế độ nội hôn của họ Trần), lễ tịch điền (Những Hoàng đế – Điền chủ Đại Việt thế kỉ X-XIV)… Những kết luận ấy, trước khi có thể bàn đúng-sai, thì luôn khiến người đọc bị “nhập tâm” bởi lập luận sắc sảo, chứng cớ đa nguồn và đặc biệt, bởi tinh thần khảo cổ học tri thức nghiêm túc, tỉ mỉ vốn là yêu cầu cốt tử của người viết sử.

Trong buổi tọa đàm nêu trên, các diễn giả có điểm qua một số chủ đề độc đáo, phi quan phương trong sử học của Tạ Chí Đại Trường. TS. Trần Trọng Dương (Viện nghiên cứu Hán – Nôm) đánh giá cao tiểu luận Sex và triều đại. Theo anh, sử gia này đã diễn giải vấn đề sex (tình dục) trong các triều đại với con mắt của nhà khoa học, vượt qua những cấm kỵ, để giải mã những diễn ngôn lịch sử, những lẩn khuất đằng sau câu chữ được ghi lại.

TS Nguyễn Mạnh Tiến lại hứng thú với mối quan tâm của Tạ Chí Đại Trường về tộc người, vai trò miền núi, vùng biên, Tây tiến, và các trung tâm quyền lực. Rõ ràng, các diễn giải này đều có thể được nối tiếp khi có điều kiện thực địa, điền dã kĩ càng hơn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội) thì bày tỏ lòng khâm phục đối với Thần, Người và đất Việt. Ông đọc nó như xem “quái mộc dị thạch” vì những chủ kiến táo bạo trong đó. “Mọi người thường nói ông là sử gia – TS Dương bổ sung, nhưng qua cuốn này, ông còn là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Đây là cuốn sách về lịch sử tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hay nhất đến thời điểm hiện tại.”

Vị thế sử tư gia giúp Tạ Chí Đại Trường tránh được những ràng buộc, thúc ước nào khác ngoài nhu cầu xác thực sự thật lịch sử. Ông không phải không có chỗ nhầm lẫn hoặc đôi khi sa vào tư biện. Ông cũng chẳng có điều kiện để đi điền dã, khảo cổ, “xuống đồng” để kiểm chứng thực tế như các sử gia cán bộ. Nhưng điều quan trọng, theo ông, “không phải chỉ là tài liệu, phương tiện, mà còn là cách sử dụng những gì có dưới tay”5. Chính cách sử dụng mới toát lên bản lĩnh, trí thông minh của một sử gia. Tất nhiên, vẫn theo ông, không thể bù đắp sự khuyết thiếu hay sơ lược của chính sử bằng các suy diễn của hiện tại, nhất là khi các suy diễn ấy bị điều chỉnh hoặc thao túng bởi các thế lực, động cơ khác nhau. Chuyện bàn sử để “luận cổ suy kim” đương nhiên cần loại bỏ.

Có lẽ cũng phải nói thêm một điều mà mọi người đều nhất trí: Tạ Chí Đại Trường có văn phong lôi cuốn, giọng điệu cá nhân sắc nét. Ông hầu như xa lạ hẳn với lối viết sử theo trục công thức vít chặt (nguyên nhân-diễn biến-kết quả-bài học kinh nghiệm) của giáo khoa thư. Ông cũng chưa bao giờ thôi làm cho một sự kiện, một nhân vật trở nên sinh động, phức hợp, tính cách/tính chất hiện hữu trước mắt bằng những liên tưởng, so sánh, bình phẩm đích đáng. Lối viết đó khiến cuộc đọc trở nên hiện tại/đại hơn chứ không bị quá vãng đi, cổ xưa thêm. Khi cuộc viết sử lâu nay không làm giới học đường yêu thích thì sự xuất hiện của Tạ Chí Đại Trường có thể là một tham khảo hữu ích để đổi mới lối viết sử. Không có cái gọi là khô khan, đơn điệu trong sử học nếu người viết sử có một năng lực văn chương thực thụ, một vốn liếng ngôn từ đủ sâu dày, cá tính.
——-
1 Một hoạt động đáng kể gần đây nhằm đánh giá, nhìn nhận “hiện tượng Kim Định” là Tọa đàm Tưởng niệm cố triết gia Lương Kim Định do Trung tâm Nghiên cứu văn hóa minh triết và Trung tâm Lí học Đông phương tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội, 14/7/2012).
2 Tạ Chí Đại Trường trả lời phỏng vấn của Nhã Nam. Nguồn: http://www.talawas.org/?p=26278
3 Trong việc xuất bản trở lại sách của Tạ Chí Đại Trường, ngoài nỗ lực lúc đầu của Nhà sách Kiến Thức, NXB Công an Nhân dân, chủ yếu có công sức của Nhã Nam khi xuất/tái bản Những bài dã sử Việt (2011), Người lính thuộc địa Nam Kỳ (2011), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (2012), Chuyện phiếm sử học (2016).
4 Tạ Chí Đại Trường trả lời phỏng vấn, Tlđd.
5 Tạ Chí Đại Trường trả lời phỏng vấn, Tlđd.

Tia Sáng

Ghi chú: Nếu các bạn muốn đọc thêm về vị sử gia nầy, các bạn vào google.com, gõ (hoặc copy) dòng chữ (Tọa đàm Sử của Tạ Chí Đại Trường) vào hộp search, và click enter trên bàn phím.

Posted in Lịch Sử Việt Nam, Miền Nam trước ngày 30-4-1975, Nhan Vat, Sách-Hồi Ký-Bài Báo... | Leave a Comment »