Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Mười, 2014

►Thông báo báo chí của UB Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức về vụ án blogger Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 31/10/2014

Thông báo báo chí của UB Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức về vụ án blogger Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và tình hình nhân quyền tại Việt Nam.Ai cũng có quyền tự do tư tưởngNghị sĩ Sabine Bätzing-Lichtenthäler (UB Nhân quyền QH Đức) đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam

“Tự do tư tưởng là một quyền mà ai cũng phải được có”, bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler tuyên bố. Là thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức, bà không ngừng đấu tranh cho những nhà họat động nhân quyền ở Việt Nam. “Theo nhận thức của tôi, việc can thiệp vào quyền tự do biểu đạt tư tưởng một cách chủ ý qua điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam là không phù hợp với các quyền tự do dân chủ cơ bản của con người, là vi phạm nhân quyền một cách rõ ràng”, bà khẳng định.

Về trường hợp nhà họat động nhân quyền Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm) bị bắt giữ và giam cầm từ tháng Năm năm nay tại Việt Nam, mới đây bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler đã tiếp xúc với bà Lê Thị Minh Hà – vợ ông Vinh. Cuộc gặp gỡ được thực hiện bởi sáng kiến của Tổ chức Nhân quyền VETO! – The Human Rights Defenders Network (Hệ thống Mạng lưới bảo vệ nhân quyền), một tổ chức đấu tranh cho tự do chính trị và chống vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức này tự hào phối hợp hành động thành công với bà Bätzing-Lichtenthäler.

Ông Vinh bị bắt vào tháng Năm năm nay, vì lập trang blog từ năm 2007, nhằm cung cấp cho đồng bào ông những tin tức chính trị – xã hội – kinh tế – văn hóa – giáo dục – môi trường… tổng hợp và thông tin độc lập. Qua đó, muốn góp phần vào việc xây dựng quan điểm tự do ở Việt Nam, bổ khuyết cho hệ thống thông tin do Nhà nước điều khiển. Ngay từ 2010 đến 2013, trang mạng không ngừng bị tấn công đến tê liệt. Ông Vinh trở thành nạn nhân của chủ trương đàn áp.

Tháng Năm 2014, vụ việc trở nên xấu hơn, ông Vinh cùng một nữ cộng tác viên bị bắt giữ và giam cầm theo điều 258 – Bộ luật hình sự Việt Nam, bị cáo buộc đã lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… và các quyền tự do khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp nháp của tổ chức, công dân, có thể bị giam cầm tới bảy năm. Cuộc điều tra vụ này kết thúc ngày 30 tháng Mười.

Vợ ông, bà Lê Thị Minh Hà, hy vọng được CHLB Đức giúp đỡ. Bà muốn tác động để ông Vinh và nữ cộng tác viên được trả tự do ngay lập tức vô điều kiện và hướng tới việc hủy bỏ điều 258 – Bộ luật hình sự Việt Nam.

Vụ việc khiến bà Bätzing-Lichtenthäler xúc động. Vị đại biểu Quốc hội của vùng Altenkirchen và Neuwied đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam và Đại sứ Việt Nam tại Đức nỗ lực để giải quyết công minh, trả tự do cho ông Vinh và nữ cộng tác viên.

Nguyên bản tiếng Đức:

Einsatz für vietnamesischen Menschenrechtsaktivisten
Pressemitteilung

Meinungsfreiheit steht jedem zu

image001.jpgSabine Bätzing-Lichtenthäler engagiert sich für Inhaftierten

„Meinungsfreiheit ist ein Recht, welches jedem Menschen zusteht“, so Sabine Bätzing-Lichtenthäler. Sie ist Mitglied im Menschenrechtsausschuss des Deutschen Bundestages und hat sich wiederholt für Menschenrechtsaktivisten in Vietnam eingesetzt. „Nach meinem Verständnis sind Eingriffe in die freie Meinungsäußerung, wie sie durch Artikel 258 des vietnamesischen Strafgesetzbuches vorgenommen werden, nicht mit den grundlegenden demokratischen Freiheitsrechten eines jeden Menschen vereinbar. Sie stellen einen klaren Verstoß gegen die Menschenrechte dar“, machte die Abgeordnete ihre Position deutlich.

Im Fall des vietnamesischen Menschenrechtsaktivisten NGUYEN Huu Vinh kam es kürzlich zu einem Gespräch mit Frau LE Thi Minh Ha, der Ehefrau des seit Mai dieses Jahres in Vietnam inhaftierten Herrn Nguyen. Das Treffen kam auf Initiative der Menschenrechtsorganisation VETO! –The Human Rights Defenders Network zu Stande, welche sich für politische Freiheit und gegen Menschenrechtsverletzungen in Vietnam einsetzt. Sie kann bereits auf eine erfolgreiche gemeinsame Arbeit mit Frau Bätzing-Lichtenthäler zurückblicken.

Herr Nguyen wurde im Mai dieses Jahres verhaftet, da er seit 2007 einen Internetblog führt, der seine Landsleute mit unabhängigen politischen Nachrichten und Informationen versorgt. Damit wollte er die freie Meinungsbildung in Vietnam abseits der staatlich gesteuerten Informationssysteme ermöglichen. Bereits zwischen 2010 und 2013 wurde Nguyen Huu Vinhs Internetseite wiederholt angegriffen, lahmgelegt und er wurde Opfer von Repressionen.

Im Mai 2014 eskalierte die Situation und Herr Nguyen wurde gemeinsam mit seiner Mitarbeiterin nun auf Grundlage des Art. 258 des vietnamesischen Strafgesetzbuches inhaftiert. Dabei wird Ihm der Missbrauch von demokratischen Freiheiten vorgeworfen, um die Rechte und Interessen des Staates zu beeinträchtigen. Ihm droht eine Haftstraffe von bis zu sieben Jahren. Die abschließende Verhandlung dieses Falls findet am 31.Oktober statt.

Seine Frau LE Thi Minh Ha hofft nun in Deutschland auf Hilfe. Sie will die sofortige Entlassung ihres Mannes und dessen Mitarbeiterin erwirken und zielt auf eine Abschaffung des Art. 258 des vietnamesischen Strafgesetzbuches.

Frau Bätzing-Lichtenthäler ist von diesem Fall erschüttert: Die Abgeordnete für den Wahlkreis Altenkirchen und Neuwied hat sich dementsprechend direkt an die Regierung Vietnams und die vietnamesische Botschaft gewandt, um sich für einen fairen Prozess einzusetzen und will erreichen, dass Herr Nguyen und die Mitarbeiterin freigelassen wird.

Im November wird ein Termin mit Abgeordneten alle Fraktionen des Deutschen Bundestages stattfinden, um über den Fall weiter zu beraten.

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Ai bảo kê cho công an quyền đánh đập người dân ngoài đường và tra tấn họ trong đồn công an?

Posted by hoangtran204 trên 31/10/2014

Phóng viên bị đánh, luật sư cũng bị công an đánh…”nguyên nhân lớn nhất của mọi nguyên nhân, chính thể chế độc tài đã vô hiệu hóa sự giám sát và thực thi pháp luật trong mọi ngành mọi lĩnh vực trong xã hội. Từ đó, hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp VN tuy ba nhưng chỉ là một, vô hình trung những lỗ hổng của nó cũng bảo kê cho những kẻ tra tấn và dùng nhục hình với dân…

“Ai cũng biết, lực lượng tham gia tra tấn, bức cung…trong ngành công an thường được bảo kê, bao che trước hết bởi đồng nghiệp và cấp trên của họ. Khi một vụ việc xẩy ra, thường là cấp trên đổ tội cho nạn nhân và những nguyên nhân khác để thoát tội, thay vì điều tra làm rõ và khắc phục hậu quả…Đồng nghiệp biết cả, nhưng hoặc đồng lõa, ngại, sợ làm chứng hoặc nói lên sự thật thì bị trả thù. Chưa kể là việc dung túng của cơ quan điều tra… Họ còn có thể tra tấn và giết dân nếu thích, bởi đa phần cấp trên của họ hết sức bao che vì đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm. Như thế, lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ của một nhóm người đã hình thành”

Ai bảo kê cho tra tấn ?

Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội

RFA vietnam

Thứ Năm, 30-10-2014

Công ước cấm việc tra tấn, và yêu cầu các bên ký kết phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn ở bất kỳ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình. Việc cấm này là tuyệt đối và không được vi phạm. Không có bất cứ trường hợp đặc biệt nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn. (Quy định của của Liên hợp quốc về chống tra tấn)

Ngày càng nhiều “quan tài diễu phố”

“Đến nơi, mấy chú dắt cháu vào phòng, bắt cháu đứng trước bàn và liên tục nạt nộ. Sau đó hai chú công an vừa quát vừa đánh cháu. Một chú lấy cái gậy đen ngắn (dùi cui) đánh liên hồi vào mông và đùi cháu, còn chú kia dùng chân đạp và đá cháu. Cháu càng kêu đau các chú ấy càng đánh mạnh”, Phát – cháu bé 11 tuổi, bị mấy công an thành phố Huế đánh như tra tấn trong khoảng 30 phút – kể lại khi đang nằm cấp cứu ở một bệnh viện tại Huế.

“Sợ quá, cháu ngã quỵ xuống nền nhà nhưng hai chú công an vẫn bắt cháu đứng tựa vào bàn làm việc và tiếp tục đánh”, cậu bé kể rồi òa khóc.(theo VnExpress- 20/6/2011, bài “Cậu bé 11 tuổi nhập viện sau khi vào đồn công an”).

Ngày 30/8/2012, ông Nguyễn Mậu Thuận trú tại thôn Đoài xã Kim Nỗ Đông Anh Hà Nội đã bị 4 công an canh gác cho nhau tra tấn ông đến chết. Ông bị trói quặt vào lưng ghế, ghế này bị đánh gãy, công an liền thay ghế khác để đánh tiếp. Ông bị đánh nứt vỡ cả đùi, toàn thân bầm tím, gãy 3 xương sườn, tụ máu dưới da đầu, mười ngón tay bị kẹp bằng bút bi bóp nát… Ông chết chỉ vài giờ sau khi bị bắt vào đồn công an. Con trai ông đã ngất xỉu tại chỗ khi chứng kiến thi thể đầy thương tích của bố.

Xem ảnh về ông, không ai không công phẫn khi thấy ông bị tra tấn tàn bạo đến thế. Vụ án xử những kẻ giết ông đã hoãn đi hoãn lại, cho đến hai năm sau – tháng 9/2014 vẫn còn tiếp diễn và luật sư phát hiện có bỏ lọt tội phạm.

Ngày 21/10/2014, nạn nhân Lê Thanh Hải ở TPHCM tố cáo và đưa ra chứng cứ anh bị công an đánh mù mắt trong khi đang điều khiển phương tiện giao thông,

Những vụ công an hành hung dân ngày càng dồn dập. Liên tiếp trong hai ngày gần đây nhất đã xẩy ra hai vụ gây căm phẫn cho người dân.

Theo báo Pháp luật, đêm 27/10/2014, ông Nguyễn Văn Hạbị công an phường Tân An, thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận bắt đưa đi. Đến 7 h sáng ngày 28, người nhà đến tìm ông để lấy chìa khóa thì thấy ông đã chết trong đồn và hỏi thì mới được thông báo rằng ông “ bỗng nhiên treo cổ tự tử chết”!

Cái chết của ông Hạ đặc biệt đáng ngờ, nếu nói rằng ông chết do tựtreo cổ. Người nhà ông tố cáo, khi trong quá trình khám nghiệm tử thi thì thấy từ phía cổ lên mặt ông bầm tím, sườn trái bầm tím, khiến người ta ngờ rằng ông chết do bịđánh đập hoặc bóp cổ chứ không phải do treo cổ tự sát. Sợi dây treo cổ tại hiện trường chỉ là sợi dây rút nhỏ ở quần và ông đứng sát vào song cửa sắt, chân chỉ cách mặt sàn 10 cm!

Trưa ngày 29/10/2014, cũng tại Hà Nội, lại xuất hiệnvụ công an hành hung nhà báo. Công an ấy đã “lôi phóng viên Hoàng Văn Đức của báo Đại đoàn kết vào bốt, vừa vào tới nơi, anh Đức rút giấy giới thiệu ra thì đã bị cảnh sát lao và giật điện thoại, đồng thời có hai cảnh sát khác lao vào giữ tay, chẹn cổ, đánh đấm liên tiếp vào đầu, mặt và ngực ngay trước sự chứng kiến của phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật và nhiều người đi đường. Anh Đức kêu la và vùng chạy nhưng không thoát ra được. Đức bị hành hung dã man chỉ vì anh và đồng nghiệp đang ngồi uống nước ở chân cầu vượt Mai Dịch, Hà Nội thì thấy cảnh sát giao thông chặn một người đi đường, có sự giằng co và người điều khiển phương tiện bị ngã xuống đường nên anh muốn tìm hiểu tình hình. Nếu không có sự chứng kiến và can ngăn củaPV báo Kinh doanh và pháp luật cùng nhiều người dân đi đường, tính mạng của PV Đức liệu có được bảo toàn trước “đòn thù” chỉ vì anh là nhà báo. (Theo Một thế giới).

Trong một thống kê chưa đầy đủ, từ 3/1 đến 8/8/2014 đã có ít nhất 17 vụ người dân bị chết trong đồn công an hoặc liên quan đến công an, trong đó có tới khoảng 7 vụ được công an nói rằng họ “tự treo cổ chết”, mặc dù khám nghiệm tử thi thì thấy trên mình họ đầy thương tích của sự tra tấn hết sức tàn bạo, chưa kể những vụ “tự ngã”, “nhảy lầu”, “sốc ma túy” , “vì súng cướp cò”…

Căn cứ danh sách những cái chết bất thường trong trụ sở công an do cộng tác viên của Pro&contra cung cấp, từ 8/8/ 2010 đến 18/8/2014 đã có tới 67 người chết theo dạng nói trên, trong đó có tới 36/67 trường hợp “tự tử”, trong đó có 29 người “treo cổ” ngay tại trụ sở công quyền hoặc trong buồng tạm giam của công an.

Thực trạng cho thấy sự tra tấn, dùng nhục hình , bức cung với công dân tại VN ngày càng tăng nặng và mang tính côn đồ, thậm chí trong một số vụ còn mang tính chất tàn bạo, thích tra tấn như trong cơn say máu.

Ngay cả trong ác mộng, người VN cũng không thể hình dung đượctrong đội ngũ những người ăn lương mồ hôi nước mắt của dân, tồn tại chỉ với lý do bảo vệ an ninh trật tự cho dân, mà lại có những công an đang tâm tra tấn, dùng nhục hình dã man với dân đến như vậy. Nguy hiểm thêm bởi sự ngang nhiên, thách thức dư luận của họ bởi họ được một hệ thống bao che thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật.

Còn tra tấn vì còn được bảo kê

Vì sao ngày càng có thêm nhiều công an dùng tra tấn, bức cung, nhục hình với dân?

Những công an độc ác với dân ấy ban đầu họ vốn không phải người xấu. Họ bắt đầu thay đổi khi cuộc sống đã dạy họ rằng cứ mặc sức làm việc ác, miễn là có lợi và được cấp trên cũng như hệ thống hành pháp bao che. Vì họ nắm súng và dùi cui trong tay nên họ là kẻ mạnh muốn đánh giết ai thì người đó phải chết , họ rất ít khi bị trả giá. Mặtkhác, tình trạng bạo lực, tội phạm xã hội ngày càng nhiều, khiến họ phải nhận nhiều vụ việc bắt bớ ngăn chặn, trong khi họ không được đào tạo, kiểm soát đúng mức, thiếu hiểu biết về pháp luật nên họ bất chấp luật pháp.

Ai cũng biết, lực lượng tham gia tra tấn, bức cung…trong ngành công an thường được bảo kê, bao che trước hết bởi đồng nghiệp và cấp trên của họ. Khi một vụ việc xẩy ra, thường là cấp trên đổ tội cho nạn nhân và những nguyên nhân khác để thoát tội, thay vì điều tra làm rõ và khắc phục hậu quả. Đồng nghiệp biết cả, nhưng hoặc đồng lõa, ngại, sợ làm chứng hoặc nói lên sự thật thì bị trả thù. Chưa kể là việc dung túng của cơ quan điều tra – người cùng hội cùng thuyền với họ – khiến cho họ khi khoác chiếc áo đồng phục, cầm chiếc dùi cui trong tay là coi mạng dân như cỏ rác. Ngành kiểm sát và tòa án cũng nương tay xử nhẹ, chưa nói là thường xuyên bỏ lọt tội phạm.

Họ còn có thể tra tấn và giết dân nếu thích, bởi đa phần cấp trên của họ hết sức bao che vì đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm. Như thế, lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ của một nhóm người đã hình thành một thứ “quả bóng tuyết”, càng vận hành càng thêm tội trạng.

Và nguyên nhân lớn nhất của mọi nguyên nhân, chính thể chế độc tài đã vô hiệu hóa sự giám sát và thực thi pháp luật trong mọi ngành mọi lĩnh vực trong xã hội. Từ đó, hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp VN tuy ba nhưng chỉ là một, vô hình trung những lỗ hổng của nó cũng bảo kê cho những kẻ tra tấn và dùng nhục hình với dân.

Vì thế, không ngạc nhiên khi ngày càng nhiều vụ “quan tài diễu phố”. Thật đắng cay cho phận người dân. Nhà có người chết đã phải chịu nỗi đau tột cùng, Mang quan tài diễu phố là điều hết sức khốn khổ mà người dân thấp cổ bé họng buộc phải làm để đánh động dư luận, thức tỉnh các nhà chức trách vô cảm, mong trả lại chút công bằng cho người đã khuất mà thôi.

Bao giờ dân VN hết nạn bị tra tấn, bức cung nhục hình và quan tài người chết oan không còn phải mang diễu phố, như một hình thức “kêu trời nhưng xa”?

————————

 

Hà nội – 3 công an côn đồ hành hung phóng viên Đại đoàn kết.

Tạm đình chỉ công tác 3 CSGT Hà Nội đánh phóng viên

29-10-2014

Báo Một Thế Giới

Phóng viên Hoàng Văn Đức và những vết trầy ở vùng mặt do bị CSGT đánh.
Phóng viên Hoàng Văn Đức và những vết trầy ở vùng mặt do bị CSGT đánh.

Trưa ngày 29.10.2014, tại bốt giao thông gần chân cầu vượt Mai Dịch đã xảy ra một vụ CSGT đánh phóng viên báo Đại Đoàn Kết. 3 CSGT thuộc Đội CSGT số 6 – Phòng CSGT CA Hà Nội đã bị đình chỉ công tác để điều tra.

Theo trình bày của phóng viên Hoàng Văn Đức (báo Đại Đoàn Kết), vào khoảng thời gian trên, khi anh Đức đang cùng phóng viên Đoàn Mạnh Nghiệp (báo Kinh doanh và Pháp luật) ngồi uống nước gần bốt giao thông cạnh chân cầu vượt Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì thấy tổ công tác của CSGT dừng xe một người đi đường. Anh Đức thấy có sự giằng co khiến người điều khiển phương tiện bị ngã nên anh Đức đã ra tác nghiệp. 
Lập tức, anh Đức được chiến sỹ CSGT tên Tuấn Anh mời vào bốt làm việc. Vừa vào tới nơi, anh Đức lấy giấy giới thiệu ra thì bị CSGT tên Tuấn Anh giật điện thoại, đồng thời có hai CSGT khác lao vào giữ tay, liên tiếp đánh đấm liên tiếp vào mặt, đầu, bụng và ngực. Anh Đức kêu la vùng chạy nhưng không thoát được vì bị giữ lại. 
Khi mọi người xung quanh chạy đến thì anh Đức mới thoát ra ngoài được. Sau khi đánh và lấy chiếc điện thoại của anh Đức, các chiến sỹ CSGT này đã bỏ đi khỏi bốt.
Còn theo anh Nghiệp, “sau khi lôi phóng viên Hoàng Văn Đức vào bốt, một CSGT dùng tay ghì cổ để cho hai CSGT còn lại đấm vào mặt đồng nghiệp của tôi. Mặc cho tôi khuyên can, CSGT vẫn đấm, đá liên tiếp vào mặt anh Đức. Chỉ đến khi người dân kéo đến đông, những CSGT mời dừng tay”, anh Nghiệp kể lại.
Sau khi tiếp nhận thông tin về vụ CSGT đánh phóng viên, chỉ huy đội CSGT đã đến hiện trường mời anh Đức và đồng nghiệp về trụ sở làm việc. 
Trả lời báo chí, ông Đào Việt Long – Đội trưởng Đội CSGT số 6 cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, đội đã yêu 3 chiến sỹ làm tường trình báo cáo sự việc để đội báo cáo lên Phòng CSGT Hà Nội. Ông Long cũng cho biết, hiện 3 chiến sỹ này đã bị tạm đình chỉ công tác.
Anh Đức cho biết thêm, anh bị xước nhiều vết hai bên mặt do bị đánh, hiện anh cảm thấy đau đầu và đau vùng bụng, mặt, anh đang phải vào Bệnh việt Việt Đức để khám sức khỏe.
Nam Phong

————————

Lê Nguyễn Hương Trà

October 24 at 6:39am

Lúc 3:00 sáng 21.10, Lê Thanh Hải (1992) làm nghề sửa ôtô, ngụ tại Vĩnh Lộc – Quận Bình Tân chở bạn lưu thông trên đường Cách mạng Tháng 8. Khi đến ngã ba Cách mạng Tháng 8 – Trường Sơn (trước Điện máy Chợ Lớn) thì gặp tín hiệu đèn xanh đang chuyển sang vàng. Hải tiếp tục chạy xe băng qua ngã ba, một anh mặc quân phục Cảnh sát cơ động lao từ góc tối ra chắn đường, rồi bất ngờ vung dùi cui đập thẳng vào mặt Hải; mặc dù trước đó chưa hề có hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông.

Cú đập trúng thẳng vào mắt làm Hải không thể thấy đường, và ngã xuống. Bạn của Hải cho biết, mặc dù ngã xuống đường nhưng Hải vẫn bị những cảnh sát cơ động khác tiếp tục lao vào đánh. Vài người đi đường sớm đã dừng lại ngăn cản và đòi làm rõ nguyên nhân. Lúc này xuất hiện thêm khoảng 12 CSGT, hai người trong số đó đã đưa Hải lên xe vào bệnh viện 115 cấp cứu.

Mẹ Hải kể lại, nhận được thông báo con gặp chuyện, ngay lập tức bà đến bệnh viện 115 gặp Hải thì chứng kiến 3 CSGT đang nói chuyện riêng với bác sĩ, sau khoảng 15 phút thì các CSGT này bỏ đi. Phía bệnh viện lúc đầu đề nghị anh Hải xuất viện ngay lập tức với lý do chỉ bị trầy xước nhẹ ngoài da, không có gì nghiêm trọng. Nhưng trước sự đấu tranh của gia đình, bệnh viện phải để Hải nằm lại.

Sau 2 ngày, mặc dù bác sĩ thông báo với gia đình là Hải bị mù một mắt và đứt dây thần kinh thị giác, nhưng vẫn yêu cầu người nhà cho nạn nhân xuất viện. Gia đình kiên quyết không đồng ý, nên bác sĩ đành phải khuyên chuyển viện với lý do “bệnh viện không có đủ khả năng và máy móc để điều trị”. Và, cử một nhân viên y tá cầm hồ sơ của Hải chuyển sang Bệnh viện Mắt TP.HCM. Tuy nhiên, bệnh viện Mắt từ chối tiếp nhận. Sau đó, tiếp tục chuyển Hải sang Chợ Rẫy mà không cung cấp bất cứ giấy tờ hồ sơ bệnh án nào cho gia đình.

Hiện Hải đang nằm cấp cứu ở Chợ Rẫy trong tình trạng một bên mắt bị mù hoàn toàn, mắt trái còn lại cũng có nguy cơ mù nếu không kịp thời được tận tình chữa trị. Gia đình cho biết, Hải khủng hoảng tinh thần khi biết tình trạng của mình như vậy, với hoàn cảnh gia đình khó khăn không có khả năng lo viện phí.

Theo thông tin những người chứng kiến sự việc, đánh Hải là một cảnh sát nước da đen, dáng người lùn và nhóm cảnh sát thuộc Công an Quận 3.

– Lê Thanh Hải (0922304307) và mẹ Hải (0974581794) hiện đang ở Chợ Rẫy.

Lê Nguyễn Hương Trà's photo.
Lê Nguyễn Hương Trà's photo.
Lê Nguyễn Hương Trà's photo.
Lê Nguyễn Hương Trà's photo.

 

 

————————

Cất “lưỡi hái tra tấn” trên đầu người VN

.

31-10-2014

.

RFAvietnam.com

 

Võ Thị Hảo

 

Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng lõa hoặc tham gia việc tra tấn.

Mỗi quốc gia thành viên phải trừng trị những tội phạm này bằng những hình phạt thích đáng tương ứng với tính chất nghiêm trọng của chúng.(Điều 4. Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc).

 

* Cam kết cứ ký, “”luật rừng” cứ làm?

 

Ngày 7/11/2013, VN ký công ước quốc tế về chống tra tấn, đứng sau 154 quốc gia khác đã ký trước đây và ở năm thứ 29 sau khi công ước ra đời. Lại càng quá trễ khi gần một năm sau – ngày 23/10/2014 Chủ tịch nước mới trình QH phê duyệt tại kỳ họp này. Đến nay hệ thống luật pháp VN cũng chưa sửa đổi gì để phù hợp cam kết đã ký. Tình trạng vi phạm công ước tại VN ngày càng dồn dập với nhiều vụ việc nghiêm trọng, gây nhiều người chết khiến người dân càng thêm phẫn nộ.

Điều này chứng tỏ những người có trách nhiệm của VN đã thờ ơ trong việc bảo vệ tính mạng và phẩm giá của người dân.

Nguồn ảnh: Vietbao. 2/8/2011

     Trong khi đó, Điều 2 của Công ước cấm việc tra tấn, và yêu cầu các bên ký kết phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn ở bất kỳ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình. Việc cấm tra tấn này là tuyệt đối và không được vi phạm.

“Không có bất cứ trường hợp đặc biệt(ngoại lệ) nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn, bao gồm cả chiến tranh, mối đe dọa của chiến tranh, bất ổn chính trị nội bộ, tình trạng khẩn cấp chung, hành vi khủng bố, tội phạm bạo lực, hoặc bất cứ hình thức xung đột vũ trang nào. Tra tấn không thể được biện minh như một phương tiện để bảo vệ an toàn công cộng hoặc ngăn chặn các trường hợp khẩn cấp . Cũng không có thể được biện minh bằng các lệnh từ các sĩ quan cấp trên hoặc các quan chức.”.

Việc ký và phê chuẩn Công ước này là một việc hết sức cần thiết mà nhà cầm quyền VN không thể trì hoãn thêm được nữa trước áp lực quốc tế, nhất là khi phải “dọn mình” cho những tiêu chuẩn tối thiểu về nhân quyền nếu muốn đạt một số quyền lợi về kinh tế.

Nhưng khi trình QH phê chuẩn, VN lại gây thất vọng khi tuyên bố: Không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước của LHQ chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc thực hiện các quy định của Công ước này sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi, có lại…( .(theo VnExpress, bài “Chủ tịch nước trình công ước về chống tra tấn”).

                   Nếu thế thì không chỉ có nhiều điều trái Công ước, mà còn trái với Luật  ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của VN đã quy định tại khoản 1 điều 6 :”trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”.

          Qua những động thái này, người ta có thể đo được mức độ thành thật và thiện chí của nhà cầm quyền trong việc bảo vệ người dân VN.

Thẩm tra việc phê chuẩn Công ước, Chủ nhiệm UB Đối ngoại Trần Văn Hằng lại nhấn mạnh: việc phê chuẩn là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước ta.

Như vậy, người ta có thể đặt câu hỏi: phải chăng ông không thấy không nghe không biết về bao người dân chết bởi tay công an và những người bị bức cung nhục hình tra tấn ở khắp nơi, thông tin được đưa rất nhiều trên báo chí VN. Vì thế ông mới có thể nói rằng đó là vu cáo và xuyên tạc! Và lẽ nào người dân lại bị rẻ rúng tới mức nhà cầm quyền chỉ quan tâm việc ký cam kết chống tra tấn để dập tắt những “luận điệu xuyên tạc” chứ không vì tính mạng của người dân?!

Điều 13 Công ước quy định: mỗi thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ cá nhân nào cho rằng họ bị tra tấn trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình đều có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền của nước đó và được những cơ quan này xem xét một cách khẩn trương và khách quan. Quốc gia đó cũng phải thực hiện các biện pháp để bảo đảm rằng người khiếu nại và nhân chứng được bảo vệ tránh sự ngược đãi hay hăm dọa như là hậu quả của việc khiếu nại hoặc cung cấp bằng chứng.

Điều 14 ghi rõ, “mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo trong hệ thống pháp luật của mình rằng các nạn nhân của hành động tra tấn sẽ được cứu chữa và có quyền khả thi được bồi thường công bằng và thỏa đáng , kể cả được cung cấp những điều kiện để phục hồi một cách đầy đủ đến mức có thể. Trường hợp nạn nhân chết do bị tra tấn, những người phụ thuộc vào người đó có quyền hưởng bồi thường.

Không một quy định nào trong điều này ảnh hưởng tới bất kỳ quyền được bồi thường nào của nạn nhân hay của người khác có thể có theo pháp luật quốc gia”.(Công ước)

Bất kỳ một mạng dân nào bi bức cung, nhục hình, tra tấn hoặc chết oan ức dưới bàn tay của cơ quan hành pháp, cũng như bất kỳ một vụ điều tra nào để oan sai, một phiên tòa nào xử trái pháp luật… cũng đều thuộc trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, ngành, lĩnh vực đó. Người đó phải hết lòng sửa chữa, đền bù thiệt hại trong quyền hạn trách nhiệm của mình và thường phải từ chức. Gần đây nhất, hai vị Bộ trưởng của Nhật  đã từ chức ngay khi để xảy ra một chút xíu lạm dụng trong lĩnh vực mình quản lý.

nguồn ảnh: Vietbao. Bai “5 công an dùng nhục hình. Ám ảnh vết thương nạn nhân. 27/3/2014

Nhưng VN thì không. Người dân VN chỉ còn cách trông đợi vào lương tâm hiếm hoi của người  thi hành công vụ. Và vì thế ngày càng nhiều dân chết  oan ức.

  • Vẫn “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Để thực thi Công ước chống tra tấn, VN cần làm nhiều điều, trong đó có việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan .Nội dung này không thể tùy tiện, mà phải phù hợp các quy định của công ước.

Phải sửa đổi, bổ sung bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) ở các nội dung: bổ sung tội danh tra tấn để phù hợp với định nghĩa tra tấn trong đó có hành vi tra tấn về tinh thần; sửa đổi, bổ sung quy định về tội dùng nhục hình, tội bức cung và một số hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người có thể bị coi là tra tấn.

VN cũng chưa từng có Luật tạm giữ tạm giam. Vì thế VN cần xây dựng luật này, đồng thời  ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật Thi hành án hình sự.

Hiện VN chưa có quy định về tội danh tra tấn, từ chối dẫn độ đối với người có nguy cơ bị tra tấn, chưa quy định cụ thể việc bồi thường tổn thất cho nạn nhân bị tra tấn…Tất cả đều là những điều luật hết sức quan trọng, sống còn đối với người dân cũng như để ngăn ngừa sự lạm dụng của cơ quan công quyền nên rất cần sự khách quan, chất lượng cao.

Nhưng kỳ này, QH vẫn lặp lại sai lầm trong quy trình xây dựng luật. Một  sai lầm mà nhiều đại biểu QH đã cảnh tỉnh từ các kỳ họp trước. Đó là  hiện trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Về vấn đề này đã có một nhận định rất xác đáng qua tổng kết của Hội luật gia Hà Nội:

“Với quy định Trưởng ban soạn thảo “là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo”, trong hầu hết các trường hợp, đó là Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Như vậy việc “làm luật” từ chức năng, nhiệm vụ của QH đã tự động chuyển sang cho cơ quan hành pháp. Tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” đã được hợp thức hóa. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng nhiều văn bản quy phạm pháp luật chỉ có tác dụng nâng cao quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước, không xét đến hoặc xét đến với mức độ rất mờ nhạt, chung chung về quyền của đối tượng thi hành”. ( (theo luatsungaynay.vn, bài “ 5 hạn chế, bất cập cơ bản của Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật”).

Lần này cũng vậy, đơn vị được QH giao soạn thảo những luật liên quan đến Công ước chống tra tấn là Bộ Công an, trong khi trách nhiệm làm luật và sửa luật là của QH.

Như vậy, ngành duy nhất có thể lạm dụng tra tấn, bức cung nhục hình thì lại được giao ban hành dự thảo, sửa chữa luật để ngăn chặn quyền lạm dụng của chính họ! Làm sao tránh được sự thiếu khách quan khi xây dựng luật?! Nếu xẩy ra, điều này không những nguy hại cho toàn xã hội và cho chính ngành công an vì sẽ mất nhiều cán bộ, chiến sĩ vì có điều kiện dấn sâu vào phạm tội.

Như vậy, QH cần xem xét lại việc chuẩn bị thực thi Công ước chống tra tấn. Nếu cứ theo cách làm hiện nay, việc đó chỉ càng tăng thêm quyền lực của ngành công an, người dân thì cứ tiếp tục chết oan. Cũng cần đề phòng nguy cơ ngay cả khi có thuê chuyên gia giỏi để soạn ra một luật khách quan phù hợp công ước quốc tế thì trên thực tế đã cho thấy từ nhiều năm nay, hệ thống tư pháp và hành pháp rất nhiều khi vẫn không tuân theo công ước quốc tế mà lại hành xử theo luật VN.

Nguy cơ bị lạm dụng, tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn như một lưỡi hái thần chết treo lơ lửng trên đầu người VN.

VTH

——————-

Công an và cảnh sát không làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội.

Khoảng 19:00 ngày 18.10.2014, tôi đang chạy xe trên đường Trường Chinh – đoạn qua Siêu thị Co.opmart Thắng Lợi (quận Tân Phú), chợt có một người đàn ông chạy lên gần hỏi:

– Em chỉ giùm anh đường Thoại Ngọc Hầu!

Lúc này đèn đường tù mù, đường vắng hoe vì ngã tư dưới bắt đầu có đèn đỏ. Tôi sợ lắm vì đã đọc những thông tin cảnh giác liên quan đến việc này nên ra hiệu là tôi không biết. Ngay lập tức, người đàn ông gằn giọng:

– Anh hỏi em đàng hoàng sao em không nói? Em muốn gì đây? Tấp vào lề hỏi chuyện coi!

Linh tính có chuyện chẳng lành, tôi liền liếc qua kính chiếu hậu để xem tình hình. Sau lưng tôi có hai thanh niên mà tôi nghĩ chắc là cùng nhóm với người hỏi đường. Chạy lên lề thì sức tôi không lên nổi vì lề đường cao quá, rồ ga chạy nhanh thì có đến ba người đàn ông đuổi theo. Tôi nhắm tri hô cũng không được vì đường quá vắng vẻ, khu vực này chỉ là cửa hàng bán xe hơi mà họ đã đóng cửa. Tôi biết mình không còn cách nào đành phải tấp vào lề. Lúc này người đàn ông đó nói:

– Cho anh 100 anh chích xì ke coi!

Tôi sợ quá, loay hoay móc túi đưa 100.000 đồng thì ông ta tiếp tục:

– Nè em, cái dao lam này mà rạch lên mặt em thì sao ha? Đưa hết đây!

Cùng lúc đó, hắn giật hết tiền và buộc tôi đưa luôn điện thoại. Tôi cố tình đưa chậm vì biết rằng đèn xanh ở ngã tư Tây Thạnh bật lên thì mọi người sẽ chạy đến, nhưng người đàn ông đó huơ lưỡi dao lam trước mặt và hăm dọa nên tôi đành phải đưa điện thoại cho hắn. Sau khi lấy điện thoại, hắn nói:

– Đi đi, tha cho đó!.

Hồn xiêu phách tán, tôi không còn biết làm gì nữa mà cứ cố chạy nhanh về phía trước, không dám quan sát để biết được số xe của bọn chúng mà chỉ biết đó là chiếc Air Blade màu đỏ. Những giây phút đó thật kinh khủng mà đời tôi chưa bao giờ biết đến. Cũng may chúng không dàn cảnh đánh đập, đánh ghen và cướp xe, như bạn tôi từng gặp phải. Tôi bị mất khoảng 1,5 triệu đồng và điện thoại nhưng may là người không bị gì. Giờ hoàn hồn, tôi nghiệm ra rằng đi đường một chiều mà qua chỗ tối thì đi thật nhanh, đi ra giữa tim đường thì tốt hơn đi gần lề đường vì sẽ giảm được nguy cơ bị uy hiếp. Các chị em phải thật sự cảnh giác nhé!

– Trúc Phạm (PLO – TP.HCM)

Posted in Công An, Đảng CSVN - còn đảng, còn mình... | Leave a Comment »

►Bản Kết luận Điều tra về vụ án Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Posted by hoangtran204 trên 31/10/2014

Ngày 30/10/2014, Cơ quan điều tra đã ra Kết luận điều tra đề nghi truy tố Anh Ba Sàm Nguyễn Hũu Vinh  và chị Nguyễn Thị Minh  theo điều 258 – BLHS.

Tuy vậy, sau khi đọc bản kết luận điều tra, Trần Hoàng nhận xét rằng cơ quan điều tra đã không tìm ra bằng chứng cụ thể nào (có thể sờ mó được) để buộc tội anh Vinh và chị

Minh Thúy.  Và cũng chẳng có ai trong số các lãnh đạo của đảng và nhà nước  đã từng công khai lên tiếng họ bị thiệt hại hoặc mất mát gì trong thời gian 24 bài báo đó đăng trên mạng internet. 

Ngoài ra, so với các bản KLĐT trước đây, trong các vụ án xét xử các nhà bất đồng chính kiến khác, các chi tiết trong bản KLĐT này không thấy những chi tiết mập mờ như “cấu kết với 1 số phần tử nước ngoài”, “thế lực thù địch”…” mà báo chí trước đây đã loan tin.

Hai luật sư cùng bảo vệ ông Nguyễn Hữu Vinh là luật sư Nguyễn Minh Long (đoàn Luật sư Hà Nội) và luật sư Trịnh Minh Tân (đoàn luật sư TPHCM).[6]

Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Right Watch) yêu cầu thả ông Vinh, coi việc bắt giữ này là vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới Reporter Sans Frontiere (RSF) đã cực lực phản đối chính quyền VN đã bắt giữ anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thuý vào ngày 5-5-2014  fr.rsf.org/vietnam-deux-nouveaux-blogueurs-arretes-06-05-2014,46229.html

Trước đó, anh Nguyễn Hữu Vinh đã từng bị bắt khẩn cấp vào tháng 7/2012

 

Bản Kết luận Điều tra về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn

30-10-2014

Nguồn: anhbasam

Chúng tôi vừa nhận được bản “Kết luận điều tra” về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân“, do Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an lập ra.

Bản Kết luận Điều tra này không có chữ nào nhắc tới trang Ba Sàm, mà chỉ nói về DĐ Xã hội Dân Sự và trang Chép Sử Việt, hoàn toàn khác với các thông tin mà báo chí đã đăng tải trước đây. Hoặc là các nhà báo đã bịa đặt thông tin, vu khống, trong những bài báo liên quan đến vụ này, hoặc nếu báo chí dựa vào nguồn tin của an ninh để viết bài, điều đó có nghĩa là cơ quan an ninh bắt người trước, sau đó tìm chứng cứ để hợp thức hóa sau vụ bắt giữ?!

Kính mời độc giả:

IMG_2367

IMG_2368

IMG_2369

IMG_2370

H71

IMG_2372

IMG_2373

IMG_2374

IMG_2375

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Đêm đêm ở Hà Nội: 1.000 người xếp hàng thu lượm đồ phế thải từ 4.000 tấn rác

Posted by hoangtran204 trên 31/10/2014

Trong khi các cán bộ đảng viên cao cấp tại Tập Đoàn Than và Khoáng Sản (TKV)  lãnh mức lương hơn 60 triệu đồng mỗi tháng, thì đêm đêm, từ 12 giờ khuya đến 7 giờ sáng, có hàng ngàn người kiếm sống bằng đi lượm rác.

1.000 người xếp hàng thu lượm 4.000 tấn rác ở Hà Nội

– 28-10-2014

 

Đằng sau 4000 tấn rác mà chúng ta thải ra hàng ngày ở Hà Nội là sự mưu sinh khó nhọc của khoảng 1000 con người.

Bộ ảnh “Một đêm tại bãi rác Nam Sơn – Sóc Sơn- Hà Nội” của tác giả Cu Trí khiến người xem cảm thấy xót xa cho cuộc sống của những người làm công việc thu gom rác.

Bãi rác Nam Sơn đã có hệ thống đốt rác và xử lý rác do Nhật Bản xây dựng. Trong đó có lấy khí từ rác thải để hoán đổi công năng thành khí đốt phục vụ dân sinh.

Song thử hình dung mỗi ngày 4000 tấn rác thì lò nào đốt cho xuể, quan trọng hơn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do bãi rác này nằm giữa nhiều xã nông nghiệp, riêng cái chuyện chống thấm nước rác ra ngoài cũng là một việc cực khó khăn vất vả, xung quanh bãi rác đều phải đào hào, nước rác đặc như cháo. Dưới mỗi hố rác là được trải 1 loại nilon đặc biệt siêu dày. Bên cạnh đó, cũng để cho những người dân xung quanh có cơ hội được mưu sinh…
Bộ ảnh 1000 người xếp hàng thu lượm 4000 tấn rác ở Hà Nội được chia sẻ trên fanpage Beat và nhanh chóng lan tỏa khắp Facebook:

 

Posted in Đời Sống | 1 Comment »

►Joshua Wong: Dành lại tương lai của Hong Kong- chúng tôi sẽ dành lại nền dân chủ thuộc về mình

Posted by hoangtran204 trên 30/10/2014

Trong khi Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Vũ Đức Đam…sang Tàu, đi qua Mỹ, qua Đức trong mấy tháng qua tuyên bố chấp nhận làm nô lệ cho Tàu Cộng để đảng tiếp tục cầm quyền, cướp bóc đất đai của dân chúng, bòn rút dầu khí, than, và nắm độc quyền cai trị, và kinh doanh các ngành ngân hàng, cung cấp dịch vụ điện thoại, mua bán xăng dầu…thì một thanh niên 17 tuổi ở Hồng Kong kêu gọi hàng trăm ngàn sinh viên học sinh và dân chúng chống lại Tàu Cộng, đòi lại độc lập cho Hồng Kong. Thật là quá nhục nhã cho những ai còn chấp nhận đứng trong hàng ngũ đảng viên của đảng CSVN.

Wong Chí Phong viết: “Ngày nay, có rất nhiều học sinh trung học hoạt động trong phong trào dân chủ: có các học sinh trẻ đến lứa tuổi 13 đã tẩy chay lớp học, trong khi các thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi đã ngủ lại qua đêm tại những địa điểm biểu tình. Mặc dù bị tấn công bởi cảnh sát và những tên côn đồ được thuê mướn, tất cả đã phản đối một cách duyên dáng.

Một số người cho rằng các đòi hỏi của chúng tôi là không thể đạt được, vì lập trường cứng rắn chống lại cuộc phổ thông đầu phiếu trung thực của chính phủ. Nhưng tôi tin chủ nghĩa tích cực là làm cho điều không thể trở nên có thể. Giai cấp thống trị của Hồng Kông cuối cùng sẽ đánh mất trái tim, tâm trí và ngay cả khả năng cai trị từ người dân, bởi vì họ đã đánh mất một thế hệ tuổi trẻ.

Trong tương lai, tôi có thể bị bắt một lần nữa, thậm chí có thể bị đi tù vì vai trò của mình trong phong trào này. Nhưng tôi sẵn sàng trả giá nếu điều này làm cho Hồng Kông trở nên một nơi tốt hơn và công bằng hơn.

Các phong trào phản đối có thể không mang lại kết quả cuối cùng. Nhưng tối thiểu, nó đã mang lại niềm hy vọng.

Tôi muốn nhắc nhở mọi thành viên của giai cấp cầm quyền tại Hồng Kông rằng: Hôm nay quý vị đang cướp đi tương lai của chúng tôi, nhưng sẽ đến ngày chúng tôi quyết định tương lai của quý vị. Bất kể điều gì xảy đến cho phong trào tranh đấu, chúng tôi sẽ dành lại nền dân chủ thuộc về mình, bởi vì thời gian đang ủng hộ chúng tôi.

Joshua Wong: Dành lại tương lai Hong Kong 

29-10-2014

.

Tác giả: Joshua Wong Chi-Fung/ The New York Times
.
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
.
.

.

Đêm thứ ba đánh dấu tròn một tháng kể từ ngày cảnh sát Hồng Kông tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ ôn hòa bằng hơi cay và bình xịt tiêu, một hành động vô tình xui khiến hàng ngàn người khác tràn ra chiếm các đường phố để đòi quyền tự do bầu cử các lãnh đạo của Hồng Kông. 

Tôi bị cảnh sát bắt vào hôm đó, ngày 28 tháng 9, vì đã tham dự trong một hành động bất tuân dân sự do sinh viên dẫn đạo ở phía trước trụ sở chính của chính phủ. Tôi đã bị giam trong 46 giờ, cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Khi tôi được thả ra, tôi rất cảm động khi thấy hàng ngàn người tụ tập đòi hỏi dân chủ trên các đường phố. Từ lúc ấy, tôi biết rằng thành phố đã mãi mãi đổi thay.

Kể từ Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, chưa đầy một năm sau khi tôi sinh ra, người dân thành phố đã luẩn quẩn trong một hệ thống chính trị vốn để quyền lực trong tay của những người giàu có và những kẻ giỏi kết nối. Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là thế hệ của tôi, đã hy vọng rằng cuối cùng thì thay đổi dân chủ sẽ đến được sau nhiều năm trời hứa hẹn từ Bắc Kinh rằng chúng tôi sẽ có bầu cử tự do. Nhưng ngưọc lại, vào cuối tháng Tám, Bắc Kinh đã phán quyết rằng đội ngũ đầu sỏ của Hồng Kông sẽ vẫn chịu trách nhiệm. Phổ thông đầu phiếu đã trở thành một giấc mơ tan vỡ.

Nhưng không lâu sau đó. Hàng nghìn người biểu tình, hầu hết còn trẻ, tiếp tục chiếm đóng các khu vực chính của thành phố, đang ngày ngày cho thấy sự đổi thay chính trị cuối cùng sẽ đến như thế nào: bằng lòng kiên trì. Cuộc biểu tình dân chủ trong hòa bình của chúng tôi đã phá hủy huyền thoại cho rằng đây là một thành phố của những người chỉ quan tâm đến tiền bạc. Người Hồng Kông muốn cải cách chính trị. Người Hồng Kông đang muốn thay đổi.

Thế hệ của tôi, lứa tuổi sinh sau những năm 90, lớn lên sau khi lãnh thổ đã được trả về cho Trung Quốc, sẽ có nhiều thứ để mất nếu Hồng Kông sẽ chỉ trở nên một thành phố nào đó của Trung Quốc đại lục, nơi mà thông tin không được tự do chia sẻ và quy định của pháp luật bị bỏ qua. Chúng tôi rất tức giận và thất vọng rằng Bắc Kinh và chính quyền địa phương của Leung Chun-ying đang tìm cách đánh cắp tương lai của chúng tôi.

Thế hệ sinh trưởng sau những năm 90 lớn lên trong một thành phố hết sức thay đổi so với thời của cha mẹ và ông bà chúng tôi. Các thế hệ trước đó, đa phần đến đây từ Trung Quốc đại lục chỉ muốn một cuộc sống ổn định. Một công ăn việc làm an toàn luôn luôn quan trọng hơn chính trị. Họ làm việc siêng năng và không đòi hỏi gì nhiều hơn ngoài một số tiện nghi và ổn định.

Thế hệ chúng tôi muốn nhiều hơn thế nữa. Trong một thế giới mà những ý tưởng và lý tưởng được tuôn chảy tự do, chúng tôi muốn những gì mà mọi người khác trong các xã hội tiên tiến đang có: một tiếng nói về tương lai của mình.

Tình hình kinh tế ảm đạm của thành phố góp phần vào sự thất vọng của chúng tôi. Triển vọng công ăn việc làm thật chán nản, tiền thuê nhà và giá bất động sản vượt quá khả năng của hầu hết giới trẻ. Khoảng cách giàu nghèo của thành phố quá lớn. Thế hệ của tôi có thể là thế hệ đầu tiên ở Hồng Kông tồi tệ hơn so với thời của các cha mẹ mình.

Cha mẹ tôi không phải là những người hoạt động chính trị. Nhưng trong vài tháng qua, vì vai trò đáng chú ý của tôi trong phong trào phản đối, địa chỉ nhà của gia đình tôi bị tiết lộ trên mạng trực tuyến và cha mẹ tôi đã bị sách nhiễu. Bất chấp các phiền phức, cha mẹ tôi vẫn tôn trọng sự lựa chọn tham dự các cuộc biểu tình của tôi. Họ cho tôi sự tự do để làm những gì tôi tin là quan trọng.

Những bạn trẻ khác không được may mắn như thế. Nhiều thanh thiếu niên tham dự cuộc biểu tình của chúng tôi không hề được cha mẹ đồng ý. Họ phải nghe những lời chỉ trích về việc đi đấu tranh cho dân chủ khi trở về nhà, rốt cuộc nhiều bạn phải nói dối cha mẹ về các buổi tối vắng nhà. Tôi đã nghe những câu chuyện của các cha mẹ xóa địa chỉ liên lạc và các trao đổi trên phương tiện truyền thông xã hội từ điện thoại di động của các thiếu niên con em mình để ngăn cản họ không tham gia vào các nhóm hoạt động.

Thức tỉnh chính trị của thế hệ tôi đã được nung nấu trong nhiều năm. Gần năm năm trước đây, những cuộc biều tình do giới trẻ chủ xướng chống lại việc xây dựng lãng phí một tuyến đường sắt mới nối Hồng Kông với Trung Quốc đại lục. Trong năm 2011, nhiều người trẻ tuổi, trong đó có tôi, đã tổ chức chống lại một chương trình giáo dục quốc dân tuyên truyền của Trung Quốc mà Bắc Kinh muốn áp đặt lên chúng tôi. Khi ấy tôi 14 tuổi, và tất cả những gì tôi có thể nghĩ là các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không có quyền tẩy não chúng tôi với quan điểm biến dạng của họ về thế giới.

Nếu có điều gì tích cực về quyết định mới đây về phổ thông đầu phiếu của chính phủ trung ương, thì đó chính là hiện nay chúng tôi biết được vị trí của mình. Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho chúng ta được mỗi người một là phiếu, nhưng trong một kế hoạch chỉ gồm các ứng cử viên được chính phủ phê duyệt mới có thể tranh cử cho cuộc bầu cử không có giá trị như việc phổ thông đầu phiếu. Trong việc lựa chọn lộ trình này, Bắc Kinh cho thấy họ xem công thức “một quốc gia, hai chế độ” đã cai quản thành phố từ năm 1997 đến nay như thế nào. Đối với Bắc Kinh, “một quốc gia” là ưu tiên.

Tôi tin rằng quyết định trong tháng Tám và phản ứng mạnh mẽ đối với người biểu tình của cảnh sát Hồng Kông – bắn hơn 80 hộp hơi cay vào đám đông, sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui – là một bước ngoặt. Kết quả là cả một thế hệ từ những người quan sát bên lề đã trở thành người đấu tranh. Dân chúng buộc phải đứng lên chiến đấu.

Ngày nay, có rất nhiều học sinh trung học hoạt động trong phong trào dân chủ: có các học sinh trẻ đến lứa tuổi 13 đã tẩy chay lớp học, trong khi các thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi đã ngủ lại qua đêm tại những địa điểm biểu tình. Mặc dù bị tấn công bởi cảnh sát và những tên côn đồ được thuê mướn, tất cả đã phản đối một cách duyên dáng.

Một số người cho rằng các đòi hỏi của chúng tôi là không thể đạt được, vì lập trường cứng rắn chống lại cuộc phổ thông đầu phiếu trung thực của chính phủ. Nhưng tôi tin chủ nghĩa tích cực là làm cho điều không thể trở nên có thể. Giai cấp thống trị của Hồng Kông cuối cùng sẽ đánh mất trái tim, tâm trí và ngay cả khả năng cai trị từ người dân, bởi vì họ đã đánh mất một thế hệ tuổi trẻ.

Trong tương lai, tôi có thể bị bắt một lần nữa, thậm chí có thể bị đi tù vì vai trò của mình trong phong trào này. Nhưng tôi sẵn sàng trả giá nếu điều này làm cho Hồng Kông trở nên một nơi tốt hơn và công bằng hơn.

Các phong trào phản đối có thể không mang lại kết quả cuối cùng. Nhưng tối thiểu, nó đã mang lại niềm hy vọng.

Tôi muốn nhắc nhở mọi thành viên của giai cấp cầm quyền tại Hồng Kông rằng: Hôm nay quý vị đang cướp đi tương lai của chúng tôi, nhưng sẽ đến ngày chúng tôi quyết định tương lai của quý vị. Bất kể điều gì xảy đến cho phong trào tranh đấu, chúng tôi sẽ dành lại nền dân chủ thuộc về mình, bởi vì thời gian đang ủng hộ chúng tôi.

 

*Giành lại Tương Lai của HongKong- Taking Back Hong Kong’s Future – (29-10-2014)

http://www.nytimes.com/…/joshua-wong-taking-back-hong…

*Hổ trợ cho những người biểu tình, Châu Nhuận Phát  không màng tới các nguy hiểm sự nghiệp Backing Protests, Chow Yun-fat Shrugs Off Risk to Career.

sinosphere.blogs.nytimes.com/2014/10/29/

 

Ý Kiến của bạn đọc

*

Khách Le Văn Mọi 30/10/2014

Bài này viết hay quá, đó là bài học cho tuổi trẻ Việt Nam và cả những người già của Việt Nam. Đọc xong bài này, mấy anh em chúng tôi ngãm nghĩ và trao đổi với nhau mới thấy nước mình thật đáng xấu hổ.

Người Hồng Kông là người Trung quốc, vậy mà họ muốn tách ra khỏi sự cai trị nghiệt ngã của Bắc Kinh. Ngược lại, các quan nhớn nhà ta lại muốn đưa cổ vào cái tròng “16 chữ vàng” và “4 tốt”, “vì đại cục”.

Chính quyền CS Bắc Kinh không đánh lừa được những trẻ em Hồng Kông mà đánh lừa được những cái đầu bạc mang dòng máu Lạc Hồng. Xấu hổ thay! Xấu hổ thay!

Ủng hộ tuổi trẻ Hông Kông là ủng hộ lẽ phải, là ủng hộ những điều chính đáng. Chính quyền Bắc Kinh có gào lên là có yếu tố nước ngoài tác động vào phong trào đấu tranh của tuổi trẻ Hồng Kông thì hãy đọc bài này. Tuổi trẻ Hồng Kông có trách nhiệm với tương lai Hồng Kông của họ. Còn Bắc Kinh đã chọc sâu vào nhiều nước trên thế giới, trong đó gây đau khổ cho nhân dân việt Nam.

 

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Hãy Giải Phóng HONG KONG Khỏi Phát-Xít Tàu- Nền dân chủ chân chính không có chỗ đứng dưới chế độ Tàu-Hongkong

Posted by hoangtran204 trên 30/10/2014

Trong khi đảng CSVN đang đội Tàu Cộng lên đầu để thờ, thì ở một góc phố ở Hong Kong, người dân viết khẩu hiệu:

HÃY GIẢI PHÓNG HONG KONG KHỎI PHÁT-XÍT TÀU

Nền dân chủ chân chính không có chỗ đứng dưới chế độ Tàu-Hongkong

HONG KONG ĐỘC LẬP!

 

assets.rappler.com

 

►Tan hỏa mù: cả BCT đều thuộc về phái thân Tàu, coi Tàu là chỗ dựa toàn diện, chỗ dựa chiến lược lâu dài

►Bill Hayton: chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu Cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi- sách mới xuất bản “Biển Đông: Cuộc Đấu Tranh Quyền Lực ở Á Châu”

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Blogger Điếu Cày viếng thăm Đài SBTN và Trung tâm ASIA ngày 28-10-2014

Posted by hoangtran204 trên 29/10/2014

28-10-2014

Blogger Điếu Cày viếng thăm Đài SBTN và Trung tâm ASIA</p><br />
<p>Vào 1 giờ trưa hôm nay 28/10/2014, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải người tù nhân lương tâm vừa bị Việt Nam tống xuất và hiện ở Hoa Kỳ, đã đến thăm đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia.</p><br />
<p>Điếu Cày đã được nhạc sĩ Trúc Hồ, Tổng giám đốc SBTN và các nhân viên có mặt của đài đón tiếp rất thân tình. Tại đây, Điếu Cày đã đến thắp nhang trên bàn thờ của hai cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Việt Dzũng và tỏ ra rất xúc động.</p><br />
<p>Sau đó anh Điếu Cày đã được hướng dẫn qua thăm phòng thâu của Trung tâm Asia, nơi đã thâu những bài như Triệu Con Tim, Trả Lại Cho Dân… Blogger Điếu Cày vô cùng xúc động khi biết ông chính là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trúc Hồ để viết bài Triệu Con Tim.</p><br />
<p>Khi đến thăm các phòng quay và xem qua các dụng cụ của Đài Truyền hình SBTN, Điếu Cày có tâm sự rằng trước đây anh đã làm nghề quay phim cho một đài truyền hình ở tỉnh Đắk Lắk.</p><br />
<p>Điếu Cày cùng nhạc sĩ Trúc Hồ cũng đã có một bữa ăn trưa nhẹ và buổi trò chuyện rất lâu và thân tình. Blogger Điếu Cày kể cho nhạc sĩ Trúc Hồ nghe về những ngày chịu tù tội gian khổ, đã phải ở qua 11 trại tù khác nhau trong vòng hơn 6 năm tù.</p><br />
<p>Anh cũng kể về những câu chuyện ở tù chung với hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, và cho biết là lúc gặp được hai nhạc sĩ này sức khoẻ cũng như tinh thần của hai nhạc sĩ khá tốt.</p><br />
<p>Điếu Cày cho biết các anh em trong tù đều được biết ít nhiều về những nỗ lực của đồng bào hải ngoại nói chung, và các khán giả của SBTN và Asia nói riêng trong việc luôn luôn hỗ trợ và mến thương những anh em tù nhân chính trị trong nước qua các chiến dịch đấu tranh và vận động cho tù nhân lương tâm Việt Nam. Điếu Cày còn cho biết Việt Khang cũng như Trần Vũ Anh Bình trong tù rất rất vui vì Trung Tâm Asia đã thu hình và phổ biến các bản nhạc của hai anh như Bạn Thân, Việt Nam Tôi Đâu, Anh Là Ai. v.v…</p><br />
<p>Vào ngày Thứ Sáu 31/10 này Blogger Điếu Cày sẽ có một buổi họp báo và gặp gỡ đồng hương, được tổ chức tại đài truyền hình SBTN. Các thông tin chi tiết về buổi họp báo này sẽ được thông báo sau.</p><br />
<p>Ngọc Trinh/SBTN</p><br />
<p>http://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/blogger-dieu-cay-vieng-tham-dai-sbtn-va-trung-tam-asia.html

 

Vào 1 giờ trưa hôm nay 28/10/2014, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải người tù nhân lương tâm vừa bị Việt Nam tống xuất và hiện ở Hoa Kỳ, đã đến thăm đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia.

Điếu Cày đã được nhạc sĩ Trúc Hồ, Tổng giám đốc SBTN và các nhân viên có mặt của đài đón tiếp rất thân tình. Tại đây, Điếu Cày đã đến thắp nhang trên bàn thờ của hai cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Việt Dzũng và tỏ ra rất xúc động.

Sau đó anh Điếu Cày đã được hướng dẫn qua thăm phòng thâu của Trung tâm Asia, nơi đã thâu những bài như Triệu Con Tim, Trả Lại Cho Dân… Blogger Điếu Cày vô cùng xúc động khi biết ông chính là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trúc Hồ để viết bài Triệu Con Tim.

Khi đến thăm các phòng quay và xem qua các dụng cụ của Đài Truyền hình SBTN, Điếu Cày có tâm sự rằng trước đây anh đã làm nghề quay phim cho một đài truyền hình ở tỉnh Đắk Lắk.

Điếu Cày cùng nhạc sĩ Trúc Hồ cũng đã có một bữa ăn trưa nhẹ và buổi trò chuyện rất lâu và thân tình. Blogger Điếu Cày kể cho nhạc sĩ Trúc Hồ nghe về những ngày chịu tù tội gian khổ, đã phải ở qua 11 trại tù khác nhau trong vòng hơn 6 năm tù.

Anh cũng kể về những câu chuyện ở tù chung với hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, và cho biết là lúc gặp được hai nhạc sĩ này sức khoẻ cũng như tinh thần của hai nhạc sĩ khá tốt.

Điếu Cày cho biết các anh em trong tù đều được biết ít nhiều về những nỗ lực của đồng bào hải ngoại nói chung, và các khán giả của SBTN và Asia nói riêng trong việc luôn luôn hỗ trợ và mến thương những anh em tù nhân chính trị trong nước qua các chiến dịch đấu tranh và vận động cho tù nhân lương tâm Việt Nam. Điếu Cày còn cho biết Việt Khang cũng như Trần Vũ Anh Bình trong tù rất rất vui vì Trung Tâm Asia đã thu hình và phổ biến các bản nhạc của hai anh như Bạn Thân, Việt Nam Tôi Đâu, Anh Là Ai. v.v…

Vào ngày Thứ Sáu 31/10 này Blogger Điếu Cày sẽ có một buổi họp báo và gặp gỡ đồng hương, được tổ chức tại đài truyền hình SBTN. Các thông tin chi tiết về buổi họp báo này sẽ được thông báo sau.

Ngọc Trinh/SBTN

http://www.sbtn.tv/…/blogger-dieu-cay-vieng-tham-dai-sbtn-v…

Posted in Tù Chính Trị | 3 Comments »

►Năm 2013, Lương và tiền thưởng là 700 triệu/ 1 năm cho 16 Cán Bộ đảng viên lãnh đạo Tập Đoàn Than và Khoáng Sản

Posted by hoangtran204 trên 29/10/2014

Trong khi lương của công nhân trung bình 3- 6 triệu mỗi tháng và Tập đoàn Than Khoáng Sản và EVN là 2 con nợ lớn nhất VN tính tới cuối năm 2012.  Theo tổng kết mới nhất trong dịp cuối năm 2012, tập đoàn Than Khoáng Sản gọi tắt TKV đã công bố món nợ của tập đoàn này lên tới 25 ngàn tỷ tương đương với 1 tỷ 200 triệu đô la. Trong khi đó Tập đoàn điện lực Việt Nam gọi tắt EVN có số nợ còn lớn hơn, đó là 52.000 tỷ tương đương 2 tỷ rưỡi đô la. (Nguồn RFA Tiếng Việt, 12-1-2013)

Mức lương của thủ tướng VN được tính là 17 triệu đồng/ 1 tháng)

Chủ Tịch Tập Đoàn Than và Khoáng Sản lương thưởng gần 700 triệu / 1 năm 

29-10-2014

Ông Trần Xuân Hòa – Chủ tịch Tập đoàn Than- Khoáng mỗi tháng nhận 56,56 triệu đồng tiền lương và thưởng. Tính cả năm 2013, ông Hòa nhận được 678,72 triệu đồng.

Ngày 28/10, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin – TKV) đã có Báo cáo tiền lương, tiền thưởng bình quân năm 2013 của 7  Hội đồng thành viên, và 9 nguời trong ban giám đốc gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng.

Theo bảng lương được công bố này, người được nhận mức lương “khủng” nhất của tập đoàn là ông Trần Xuân Hòa, CTHĐTV của tập đoàn.

kinh-doanh, thị-trường, tài-chính, mức-lương, lãnh-đạo, Vinacomin
Bảng lương lãnh đạo TKV.

Theo đó, ông Hòa nhận mức lương 53,425 triệu đồng/tháng. Hàng tháng, số tiền thưởng ông nhận được là 3,125 triệu đồng. Như vậy, mỗi tháng ông Hòa nhận từ Vinacomin là 56,56 triệu đồng. Tính toàn năm 2013, ông nhận được 678,72 triệu đồng.

Vị trí thứ 2 là ông Lê Minh Chuẩn, Tổng Giám đốc. Ông Chuẩn có mức lương 52,2 triệu đồng/tháng và tiền thưởng bình quân 3 triệu đồng/tháng. Các vị trí khác trong HĐTV có mức lương dao động từ 47,810 triệu đồng – 48,534 triệu đồng/tháng.

Các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Tập đoàn nhận lương từ 43,020 triệu đồng/tháng – 47,810 triệu đồng/tháng. Mức thưởng đạt từ 2,525 triệu đồng/ tháng – 2,808 triệu đồng/tháng.

PV

 

—————–

Năm sau cao hơn năm trước, nợ công của VN vẫn chồng chất. Chủ tịch nước qua Ấn Độ mượn tiền.

Thứ hai, 15/9/2014  

Ấn Độ cho Việt Nam mượn 100 triệu đô la

Báo vnexpress.net

Ấn Độ ký kết bản ghi nhớ về hạn mức tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam và nhấn mạnh rằng hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ hai nước, nhân chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.

Posted in Nợ của các Tập Đoàn quốc doanh, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | Leave a Comment »

►Vì sao Saudi Arabia quyết tâm hạ giá dầu? Nga, Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm

Posted by hoangtran204 trên 29/10/2014

Vì sao Saudi Arabia quyết tâm hạ giá dầu?

29-10-2014

vneconomy.vn

DIỆP VŨ

Giá dầu thô Brent đã lao dốc xuống còn 82,6 USD/thùng vào ngày 16/10, mức thấp nhất trong 4 năm qua..

Theo dự báo, Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới vào năm 2015, và vì thế, ngày càng có nhiều người ở Washington và Phố Wall gọi Mỹ là “Saudi Arabia mới”. 

Tuy nhiên, Saudi Arabia vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ vai trò là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đối với giá dầu.Theo tờ Business Week, với dự trữ 266 tỷ thùng dầu, khả năng sản xuất 12,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, và quan trong hơn cả là khả năng sản xuất dầu với chi phí thấp, Saudi Arabia vẫn là một đối thủ đáng gờm đối với nước Mỹ trong ngành công nghiệp dầu lửa, trong bối cảnh loại dầu mà Mỹ khai thác là dầu đá phiến, đòi hỏi sự đầu tư tốn kém để bơm lên mặt đất.

“Saudi Arabia là quốc gia duy nhất ở vị thế muốn tăng sản lượng dầu là tăng được ngay, và muốn giảm sản lượng dầu cũng giảm được ngay”, chuyên gia cao cấp Edward Chow thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, đánh giá. Hiện nay, Saudi Arabia vẫn là thành viên quyền lực nhất của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), nhóm với 12 thành viên ngày càng có sự cạnh tranh cao với ngành dầu lửa của Nga, Mỹ và Canada.

Tháng 9 vừa qua, bất chấp sự dư thừa nguồn cung dầu lửa toàn cầu do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và sự gia tăng chóng mặt của sản lượng dầu của Mỹ, Saudi Arabia vẫn tăng sản lượng thêm 0,5%, lên mức 9,6 triệu thùng/ngày, nâng tổng sản lượng dầu của OPEC lên mức cao nhất trong 11 tháng là khoảng 31 triệu thùng/ngày.

Sau đó, đến ngày 1/10, Saudi Arabia khiến giá dầu giảm bằng cách tăng mức chiết khấu cho các khách hàng lớn ở khu vực châu Á. Theo cách hiểu thông thường, lẽ ra Saudi Arabia phải cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu. Nhưng thay vào đó, người Saudi Arabia đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng, họ quyết tâm bảo vệ thị phần của mình, đặc biệt tại các thị trường Ấn Độ và Trung Quốc trước nguồn cung dầu từ Nga, Mỹ Lantin, và các đối thủ châu Phi. Iraq và Iran cũng đi theo cách làm của Saudi Arabia.

Thông tin này đẩy giá dầu vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market). Giá dầu thô Brent lao dốc từ mức 115,71 USD/thùng vào ngày 19/6 xuống còn 82,6 USD/thùng vào ngày 16/10, mức thấp nhất trong 4 năm qua, khi các nhà đầu tư nhận ra rằng, các nước sản xuất dầu lớn sẽ không cắt giảm sản lượng.

“Có vẻ như OPEC đang lên dây cót cho một cuộc chiến giá dầu”, ông Eugen Weinberg, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản thuộc ngân hàng Commerzbank, nhận xét hôm 2/10.

Xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 85% nguồn thu của Chính phủ Saudi Arabia. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, nước này cần giá dầu hàng năm trung bình ở mức ít nhất 83,6 USD/thùng để cân bằng ngân sách quốc gia. Giá dầu thô Brent từ đầu năm đến nay trung bình ở mức 106 USD/thùng, vẫn cao hơn nhiều so với mức cân bằng mà Saudi Arabia cần.

Một nhà ngoại giao nước ngoài làm việc ở Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia, nhận định, nước này hài lòng nhất với giá dầu ở mức 100 USD/thùng. Tuy vậy, mức giá hiện nay không hề khiến Saudi Arabia quan ngại bởi họ có sức mạnh tài chính.

Theo nhà ngoại giao này, một lý do khiến Saudi Arabia đẩy giá dầu giảm là họ nhận thức được rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang mong manh và giá dầu rẻ có thể sẽ giúp nền kinh tế các nước khách hàng phục hồi nhanh hơn.

Theo ước tính của ngân hàng Goldman Sachs, giá dầu giảm 10% thì lượng dầu tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng thêm 0,15%, tương đương lượng cầu tăng thêm 500.000 thùng/ngày. Còn theo ngân hàng Citigroup, giá dầu rẻ đi 20% so với mức giá trung bình của 3 năm qua sẽ tương đương với một gói kích thích trị giá 1,1 nghìn tỷ USD đối với nền kinh tế toàn cầu.

Ông Bruce Jones, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Brookings ở Washington, nhấn mạnh, với dự trữ ngoại hối 735 tỷ USD, Saudi Arabia có khả năng chống chọi với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế kéo dài tốt hơn so với các quốc gia đối thủ khác. Một cuộc chiến giá dầu có thể dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng cho các quốc gia có vấn đề về ngân sách. Theo IMF, Iran – vẫn đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu – cần mức giá 153,4 USD/thùng để cân bằng ngân sách.

“Chắc chắn Saudi Arabia sẽ mừng thầm khi biết Iran gặp khó khăn”, ông Reva Bhalla, Phó chủ tịch phân tích thuộc công ty tư vấn Stratfor, đánh giá.

Về phần mình, Nga cần giá dầu 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Ông Maxim Oreshkin, trưởng bộ phận kế hoạch chiến lược thuộc Bộ Tài chính Nga, cho biết, cứ mỗi 1 USD/thùng giảm xuống trong giá dầu dưới 100 USD/thùng, ngân sách nước này lại thiệt hại thêm khoảng 2 tỷ USD.

Một câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu tình trạng giá dầu giảm kéo dài có ảnh hưởng xấu như thế nào tới cuộc khai thác dầu đá phiến (shale oil) đang bùng nổ ở Mỹ.

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), để lấy dầu ra khỏi những lớp đá phiến ở độ sâu hàng dặm bằng công nghệ thủy phân (hydraulic fracturing) và khoan ngang (sideways drilling), chi phí mà Mỹ phải bỏ ra là 50-100 USD/thùng. Trong khi đó, chi phí để khai thác dầu ở Trung Đông và Bắc Phi chỉ là 10-25 USD/thùng.

Giới phân tích hiện vẫn tranh cãi về điểm hòa vốn đối với dầu đá phiến của Mỹ. IEA cho rằng, chỉ 4% sản lượng dầu đã phiến của Mỹ cần mức giá 80 USD/thùng, trong khi công ty tư vấn Sanford C. Bernstein cho rằng, tỷ lệ này phải là 1/3. Dầu đá phiến chiếm 55% sản lượng dầu của Mỹ.

Giếng đá phiến sẽ cạn nhanh hơn giếng dầu thông thường, do đó công ty khai thác dầu ở Mỹ phải tìm đủ trữ lượng dầu mới để thay thế phần sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày mà các giếng dầu đá phiến đã cạn không còn cung cấp. Làm vậy cũng chỉ mới đủ để giữ sản lượng dầu hàng năm của nước Mỹ đi ngang.

Chính sách giá dầu của Saudi Araba đang khiến các thành viên yếu hơn của OPEC bị tổn thương. Venezuela đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn của nhóm này để tìm cách đẩy giá dầu lên. Tuy vậy, đề xuất của Venezuela đã bị Saudi Arabia và Kuwait phớt lờ. Hai nước này nói không có ý định thay đổi tình thế trước khi diễn ra cuộc họp tiếp theo của OPEC vào ngày 27/11.

—————————-
***Theo Tập Đoàn Dầu Khi PCN, Việt Nam sản suất 400.000 thùng mỗi ngày và bán 8 tỷ tấn ga mỗi năm. Tất cả số tiền bán dầu khí do đảng CSVN và nhà nước quản lý, bỏ túi và chia nhau hưởng. VN nhập khẩu 70% xăng dầu và bán lại cho dân chúng tiêu dùng.
—————————

Nga, Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm

Thứ Tư, 15/10/2014

vneconomy.vn

AN HUY 

Giá dầu thô vừa có phiên giảm mạnh nhất trong gần hơn 3 năm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm tốc. “Vàng đen” mất giá đang trở thành mối lo đặc biệt lớn của Nga và Venezuela, nhưng cũng không hẳn là tin tốt cho kinh tế Mỹ.

Trong phiên giao dịch ngày 14/10, giá dầu thô tại Sở Giao dịch hàng hóa New York sụt 4,5%, còn 81,84 USD/thùng, mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 6/2012. Từ đầu tháng 6 tới nay, giá dầu đã giảm 20%. Một số nhà phân tích dự báo, giá dầu sẽ giảm thêm khoảng 10 USD/thùng nữa.

Theo tờ Wall Street Journal, đợt giảm giá mạnh mẽ này của dầu thô chính là sự chững lại của nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu cả năm 2014 xuống mức thấp nhất trong 5 năm.

Trong khi đó, sản lượng dầu của thế giới vẫn ở mức cao.

Về phần mình, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), nhóm kiểm soát khoảng 1/3 nguồn cung dầu toàn cầu, lại không muốn kiềm chế sản lượng. Nước “anh cả” của nhóm là Saudi Arabia vẫn tập trung vào duy trì thị phần, còn Iran thì phát tín hiệu sẵn sàng chấp nhận mức giá dầu thấp hơn.Kết quả là, giá bán lẻ xăng ở Mỹ đã giảm gần 15% từ cuối tháng 6 tới nay, xuống mức trung bình 3,17 USD/gallon vào ngày 15/10. Nhiều nhà phân tích dự báo giá xăng tại Mỹ sẽ giảm xuống 3 USD/gallon ở nhiều khu vực nếu giá dầu thô còn tiếp tục giảm.

Theo ước tính, cứ mỗi 1 cent giảm xuống trong giá của 1 gallon xăng đồng nghĩa người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD tiền nhiên liệu mỗi năm. Giới phân tích cho rằng, mức tiết kiệm như vậy chưa phải là một cú huých lớn đối với kinh tế Mỹ, nhưng có ý nghĩa tích cực đối với các công ty Mỹ và các nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở nước này.

Tuy vậy, cũng có những chuyên gia cảnh báo rằng, ảnh hưởng nói chung của việc giá dầu giảm đối với kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ là tiêu cực, bởi nguyên nhân chính của sự giảm giá này là sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu.

“Nếu Mỹ không có thị trường để xuất khẩu hàng hóa, thì đó sẽ là một mối nguy của nền kinh tế, cho dù người tiêu dùng có tiết kiệm được tiền mua xăng”, giáo sư kinh tế James Hamilton thuộc Đại học California nhận định.

Cũng trong phiên giao dịch ngày 14/10, giá dầu thô Brent tại thị trường London giảm 4,3%, còn 85,04 USD/thùng, gần thấp nhất trong 4 năm. Đây là phiên giảm giá mạnh nhất trong 1 ngày của giá dầu Brent kể từ tháng 9/2011.

Đối với những quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, giá dầu giảm đồng nghĩa với tin xấu. 

Theo một số chuyên gia, khủng hoảng chính trị có thể nổ ra ở Venezuela, quốc gia chủ yếu dùng nguồn thu từ xuất khẩu dầu để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng trong nước. Theo một báo cáo của ngân hàng Deutsche Bank, Venezuela cần mức giá dầu trên 120 USD/thùng để cân bằng ngân sách.Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro hiện đang vật lộn với đồng nội tệ mất giá, dự trữ ngoại hối dần cạn, và tình trạng thiếu thốn mọi mặt hàng từ tã bỉm trẻ em, giấy toilet, thuốc chữa bệnh cho tới phụ tùng ôtô.

Theo nhận định của giới phân tích, tình hình của Venezuela sẽ càng trở nên bi đát nếu giá dầu thô lập thêm đáy mới. Ngay từ khi giá dầu giảm về sát mức 100 USD/thùng trong năm nay, người Venezuela đã đổ ra đường biểu tình để phản đối sự quản lý yếu kém của Chính phủ đối với nền kinh tế.

Nga cũng bị xem là một “nạn nhân” lớn của tình trạng giá dầu giảm mạnh. Ngày 14/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận ngân sách quốc gia đang “chịu sức ép” vì giá dầu giảm. Ngân hàng Trung ương Nga hiện đang lên kịch bản ứng phó cho “kịch bản sốc” trong trường hợp giá dầu giảm về mức 60 USD/thùng. Xuất khẩu dầu thô và khí đốt đóng góp khoảng một nửa ngân sách Nga.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giá dầu giảm có thể “giết chết” tốc độ tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đã ì ạch của Nga. Theo dự báo, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng không quá 0,5% trong năm nay. Chuyên gia kinh tế trưởng Evgeny Nadorshin của tập đoàn Nga AFK Sistema, nhận định, nền kinh tế Nga sẽ bắt đầu suy giảm từ cuối năm nay nếu giá dầu còn ở mức dưới 90 USD/thùng.

Các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp của Nga cho rằng, Saudi Arabia, quốc gia thân Mỹ và có ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC, đang cố tình đẩy giá dầu thô đi xuống để đánh vào nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng của Nga. Bị cho tiếp tay cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine, Nga đang hứng chịu những đòn trừng phạt kinh tế nặng nề từ Mỹ và châu Âu.

Phát biểu trên truyền hình nhà nước Nga hồi tuần trước, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin nói rằng, có thể đang tồn tại “một dạng thỏa thuận giữa Mỹ và các nước Trung Đông nhằm tăng sản lượng dầu để giữ giá ở mức thấp”.

Những tuyên bố này tương tự như những giả thiết của Nga từng đưa ra về sự sụt giảm của giá dầu vào thập niên 1980 – sự sụt giảm mà các nhà sử học tin là có vai trò trong sự tan rã của Liên bang Xô viết.

—————————–

Giới doanh nhân Nga chạy ra nước ngoài

Thứ Ba, 28/10/2014

vneconomy.vn

8 tháng đầu năm nay, hơn 203.000 người đã rời khỏi nước Nga, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền…

DIỆP VŨ

Gặp khó khăn trong việc huy động vốn tại thị trường trong nước, Artem Kulizhnikov, một doanh nhân trẻ người Nga trong lĩnh vực công nghệ, khăn gói chuẩn bị lên đường rời khỏi Moscow. Trò chuyện với Bloomberg, Kulizhinikov nói, anh dự định sẽ sang Dubai hoặc Singapore vào cuối năm nay để tìm vốn cho công ty thứ hai.Năm nay 22 tuổi, Kulizhnikov nằm trong làn sóng di cư của các doanh nhân và người tài của nước Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và phương Tây rơi xuống mức xấu nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh. Chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm nay, hơn 203.000 người đã rời khỏi nước Nga, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền.

Lệnh trừng phát của phương Tây khiến các công ty Nga ngày càng khó tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài. Chưa kể, việc Chính phủ Nga siết chặt quản lý cũng khiến nhiều doanh nhân và nhà đầu tư nước này cảm thấy “ngộp thở” và phải ra đi.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, Pavel Durov, nhà sáng lập Vkontakte – mạng xã hội được coi là Facebook của Nga –  cũng rời quê hương để tìm đường phát triển một mạng xã hội di động. Durov tiết lộ rằng, anh không muốn tuân thủ quy định của Moscow về giao nộp thông tin cá nhân của người dùng Ukraine.

Game Insight, công ty từng được Forbes xếp hạng là công ty Internet lớn thứ 7 tại Nga, đã chuyển trụ sở từ Moscow sang Lithuania. Pavel Muntyan, nhà sáng lập hãng hoạt hình Toonbox, đã chuyển toàn bộ 15 nhân viên trong công ty từ Moscow sang đảo Cyprus.

“Nga là một trong các thị trường chính của chúng tôi, nhưng có vẻ thị trường này sẽ từ chối chúng tôi trong khoảng một đến hai năm tới. Người Nga cho rằng hoạt hình của chúng tôi không đủ chất Nga. Nhưng chúng tôi đâu chỉ muốn làm phim cho người Nga, chúng tôi muốn mình là một công ty quốc tế cơ mà? Cớ sao chúng tôi lại tự nhốt mình cơ chứ?”, Muntyan nói.

Ông Herman Gref, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank cho biết, ngày càng có nhiều công ty Nga nộp đơn xin phép cho nhân viên định cư ở nước ngoài. “Hiện nay, đơn xin phổ biến nhất lại là rời đi, chứ không phải là thành lập công ty. Cho đến khi môi trường kinh doanh ở Nga được cải thiện, xu hướng này vẫn còn tiếp diễn”, Gref nói.

Để ngăn dòng chảy chất xám, nhà băng lớn nhì Nga là VTB đã chuyển trọng tâm đầu tư công nghệ từ Silicon Valley quay về Nga. “California có quá nhiều tiền rồi. Chúng tôi nhận thấy Nga ngày càng có nhiều doanh nhân và sẽ tập trung vào thị trường này”, Alexandra Johnson, Giám đốc quỹ đầu tư Aurora của VTB tại Mỹ cho biết.

Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhiều nhà khoa học đã rời khỏi Nga. Tổng thống Putin đã đặt ưu tiên thu hút những người này trở về quê hương bằng nhiều dự án như trung tâm công nghệ theo mô hình Silicon Valley có tên Skolkovo. Với diện tích 4km2, nằm ở ngoại ô Moscow, trung tâm này dự kiến hoàn thành năm ngoái, nhưng đến nay vẫn là một công trường dở dang.

“Skolkovo là ý tưởng tốt và được đầu tư mạnh. Nhưng sản phẩm đâu? Rõ ràng Chính phủ đã bỏ quên dự án này và nguồn vốn quốc tế cũng đang tháo chạy”, Pavel Cherkashin, Giám đốc quỹ đầu tư Vestor.In Partners, nhận xét.

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), các công ty quản lý quỹ Tiger Global và Bessemer Venture Partners là vài trong số các nhà đầu tư đã ngừng hoặc giảm hoạt động tại Nga. Bessemer tuyên bố đầu tư 20 triệu USD vào Nga, nhưng đến nay vẫn chưa rót vốn.

“Tình hình địa chính trị  là rào cản khiến môi trường đầu tư ở Nga kém hấp dẫn”, đại diện Bessemer nói.

Cherkashin, Giám đốc quỹ đầu tư Vestor.In Partners, đã rời Nga năm ngoái để tới San Francisco (Mỹ). Ông cho rằng môi trường tại quê nhà của ông ngày càng xấu đi trông thấy. “Khủng hoảng hay bất ổn đều khiến đầu tư giảm sút. Ở Nga, Ukraine và Belarus đều có nhân lực trình độ cao, nhưng họ có quá ít sự lựa chọn, và bởi thế họ muốn ra đi”, Cherkashin nhận xét.

————-

 

Posted in Kinh Te | Leave a Comment »

►Phỏng vấn blogger Điếu Cày tại Los Angeles, California: Không có thiết chế cho người tù tiếp cận công lý ở Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 29/10/2014

Phỏng vấn blogger Điếu Cày: Không có thiết chế cho người tù tiếp cận công lý ở Việt Nam

Vũ Quí Hạo Nhiên thực hiện
.
.
29-10-2014
.
nguồn: anhbasam

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông. Ông bị bắt lần đầu năm 2008 với tội danh “trốn thuế,” và ngay sau khi hoàn tất án tù đó bị tiếp tục giam giữ và kết tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa vì những hoạt động trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Đến ngày 21 tháng 10 năm 2014, ông bất ngờ được thả và được đưa ngay đến Hoa Kỳ.

Nhà báo Vũ Quí Hạo Nhiên phỏng vấn ông  nơi ông đang ở trong vùng Los Angeles, California.

VQHN: Khi anh đến Los Angeles, một trong những điều ngạc nhiên là người ta ra sân bay đón anh rất là đông. Cảm giác anh khi thấy vậy là thế nào?

Điếu Cày: Lần đầu tiên đến Los Angeles, bà con đón thì đông như vậy, tình cảm thì tôi thấy rất là xúc động khi bà con ra đón rất là nhiệt tình. Đây là cái điều rất hạnh phúc với tôi khi tôi được phát biểu trước bà con với những ý nguyện của mình.

VQHN: Một cái người ta cũng nói tới rất nhiều là anh tới Hoa Kỳ với đôi dép tổ ong. Hành trang của anh lúc qua tới Mỹ gồm những gì?

Điếu Cày: Tôi đi ra khỏi nhà tù thì những cái đồ mà còn sử dụng được tôi đã chia hết cho anh em trong tù. Còn những đồ tôi mang theo là những cái đồ kỷ niệm thì tôi mang theo, trong đó có cả những bộ giấy tờ đi suốt trong cái quá trình điều tra, xét xử của vụ án này nhưng khi ra đến sân bay thì họ lấy hết.

Cho nên hành trang mà mang được sang tới đây, đó là một cái mền, của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gởi cho tôi, cái áo gối, của cô Phạm Thanh Nghiên gửi, và cái áo con trai tôi gửi cho tôi. Ngoài ra còn có một số ủy nhiệm của bạn bè tôi đã phải viết vào trong áo và mặc vào người. Tôi cũng mang được một bức thư của nhà báo Trương Duy Nhất gửi cho tôi, và những lời dặn dò mà anh em ủy nhiệm thì rất nhiều.

belongings.jpg

Hành trang Điếu Cày mang qua có đôi dép tổ ong mang từ trong tù, tấm mền do nhà văn và cũng là bạn tù Nguyễn Xuân Nghĩa tặng, và áo gối do cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên tặng. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)VQHN: Anh có thể nói sơ về những điều ủy nhiệm hay nhắn nhủ của các bạn tù?

Điếu Cày: Thực ra tôi đã qua 11 trại tù trong 6 năm rưỡi. Những cái gì mà những người tù ở Việt Nam cần, đấy là những điều chỉ có những người đi trong các nhà tù trong ngần ấy năm mới biết được là thực sự họ cần cái gì.

Vì vậy, họ rất mong muốn là tôi ra được bên ngoài và cất lên tiếng nói thay cho họ: Đó là việc thực thi pháp lý trong các nhà tù Việt Nam, cái việc mà người tù trong các nhà tù Việt Nam bị tước đoạt đi các quyền lợi đã được ghi trong Hiến pháp, được thể chế hóa ra trong luật thi hành án hình sự nhưng đã bị tước đi ở trong nhà tù, mà người tù không có cơ hội để mà cất lên tiếng nói khiếu nại.

Bởi vì các nhà tù Việt Nam cũng không có một cái thiết chế nào để cho tù nhân tiếp cận công lý. Khi tù nhân bị tước đoạt những cái quyền lợi được ghi trong luật, họ cất lên tiếng nói, họ viết đơn khiếu nại, nhưng họ lại phải gửi những cái đơn đó cho chính những cái người đã tước đoạt quyền lợi của họ. Lấy gì để bảo đảm rằng những cái người đã tước đi cái quyền lợi của họ lại đem cái là đơn đó đi các cơ quan giám sát.

Trong khi các cái cơ quan giám sát quyền lực trong các trại giam này là Viện Kiểm sát, là các cái cơ quan dân cử, thì lại không hề có một cái thùng thư hay một cái cuộc tiếp xúc nào để tù nhân có thể cất lên tiếng nói.

VQHN: Một điều nữa cũng nhiều người thắc mắc là chuyện anh qua Mỹ hoặc ở lại Việt Nam. Trước đây cả mấy tháng đã có tin là Việt Nam nói nếu anh chịu qua Mỹ thì người ta thả và lúc đó tin được đưa là anh không chịu đi Mỹ.

Điếu Cày: Vấn đề này thì tin mà cách đây mấy tháng thì tôi không bình luận được vì thục tế là tôi vừa được lôi ra khỏi nhà tù có mấy ngày thôi, nên những cái dư luận bên ngoài thì tôi không thể biết.

Nhưng mà tôi xin nói một điều rằng, là đi hay ở là không thuộc vào cái lựa chọn của tôi. Nó thuộc về chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ. Bởi vì chúng ta thấy rằng, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời rõ ràng, họ nói rằng họ đình chỉ thi hành án tôi, chứ không phải thả tôi ra. Vì vậy việc đi, hay ở lại Việt Nam, tôi không có quyền lựa chọn.

VQHN: Ngày anh biết anh sẽ được ra tù, anh có thể nói lại chuyện đó xảy ra thế nào và quá trình nó ra sao.

Điếu Cày: Tôi có thể nói thêm về câu hỏi trước như thế này, là nếu họ nói là họ đình chỉ thi hành án thì họ cũng phải đưa ra một cái quyết định. Chứ việc họ đưa tôi đi hoàn toàn không có một cái quyết định, không có một cái giấy tờ nào hết.

Trong quá trình làm việc với tôi thì họ có đề nghị là viết đơn xin ra tù trước thời hạn thì tôi dứt khoát không viết. Họ yêu cầu là viết đơn đề nghị Chủ tịch nước và Thủ tướng xin tha tù trước thời hạn thì tôi cũng không viết. Vì vậy, khi mà đi ra khỏi nhà tù là họ chỉ có khám xét đồ đạc của tôi, và đưa tôi lên xe, rồi đưa thẳng ra sân bay, chứ không hề có bất kỳ một cái quyết định nào được đọc, được nói hoặc là yêu cầu tôi ký cả.

vì tôi đã nói trước rồi, tôi có một nguyên tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù, cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào tôi cũng không có ký vào bất kỳ giấy tờ nào khác. Vì vậy, tôi được đưa ra tù mà không hề có một quyết định nào được đọc, hay là yêu cầu tôi ký, cứ tự nhiên đi thôi.

VQHN: Vậy là từ lúc mà họ nói cho đến lúc anh được đi, thực sự ra khỏi nhà tù, là bao lâu?

Điếu Cày: Thực ra thì ngày 17 tháng 8, tham mưu của Bộ Công an xuống, có làm việc với tôi. Họ nói là, họ chỉ nói về cái việc là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có đang thảo luận với họ về việc trả tự do cho tôi nhưng không nói rằng tôi sẽ được đi hay ở lại, vì đó chưa phải là kết quả. Còn ngày 22 tháng 9, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào gặp tôi. Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu chính phủ Việt Nam thả ông ra vô điều kiện, dù ông có ở lại Việt Nam hay đi đến Hoa Kỳ, nhưng hiện hai bộ ngoại giao đã đạt được thỏa thuận rằng ông ra tù sẽ nhập cảnh vào Mỹ.

VQHN: Ngày 22 tháng 9 hay ngày 22 tháng 10?

Điếu Cày: Ngày 22 tháng 9.

VQHN: Tức là cỡ một tháng trước khi ra tù? Thành ra từ ngày đó là anh đã biết là sẽ đi?

Điếu Cày: Không. Vì đây chỉ là thỏa thuận hai bên, chưa biết có đạt được thỏa thuận hay không, có đi được hay không. Vì trong thân phận người tù, chung quanh là bốn bức tường, chúng tôi rất thiếu thông tin.

VQHN: Khi anh bị bắt thì ai cũng biết là anh bị bắt vì tổ chức Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Bây giờ, sau khi đã bị bắt bị tù xong rồi, thì bây giờ anh có dự tính gì cho CLBNBTD không?

Điếu Cày: Thực ra là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, mặc dù bị đàn áp rất dã man – các anh đã nhìn thấy là CLBNBTD nhiều anh em trong CLBNBTD bị bắt, gia đình họ bị tấn công, bị phá hoại về kinh tế, bị sách nhiễu, và đặc biệt thì người mẹ của blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu để phản đối về việc các con của mình đang bị giam giữ một cách hà khắc trong nhà tù cộng sản.

Mặc dù là bị đàn áp dữ dội như vậy, nhưng Câu lạc bộ Nhà báo Tự do vẫn cứ hoạt động. Những anh em còn ở ngoài vẫn cứ tiếp tục làm việc. Vì vậy khi tôi ra tù tôi sẽ tham gia cùng anh em để chúng tôi tiếp tục thực hiện quyền tự do báo chí tự do ngôn luận của mình, dù là ở trong hay ở ngoài. Bây giờ tôi không được sát cánh với anh em ở trong nước, nhưng ra ngoài, tôi vẫn sẽ cứ tiếp tục làm một cái cầu nối để làm việc mạnh mẽ hơn nữa, theo cái cách thức mới hơn nữa, để thực hiện cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở trong nước Việt Nam.

food_truck.jpg

Một buổi tối vài ngày sau khi tới Mỹ, blogger Điếu Cày đi ăn khuya với Nancy Nguyễn, vừa trở về từ Hong Kong, ở một xe food truck đậu bên đường phục vụ công nhân làm đêm. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)VQHN: Về cá nhân anh, gia đình anh còn ở Việt Nam, thì anh có dự định gì?

Điếu Cày: Hiện nay vợ tôi còn ở Việt Nam. Tôi còn hai cháu ở Việt Nam, cháu Dũng thì đã có vợ, đã có con rồi. Chúng tôi thì đã bị chia cắt gia đình đã hơn 6 năm nay rồi. Là con người ai cũng muốn là đoàn tụ gia đình, ai cũng luôn luôn muốn được đoàn tụ với gia đình.

Nhưng vì cái công việc, vì cái trách nhiệm mà tôi phải gánh vác trên vai, cho nên tôi quyết định là tôi chọn những lợi ích của dân tộc, lợi ích của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, của tất cả những người làm báo Việt Nam.

Cho nên, khi đi sang đây rồi, gia đình tôi lại bị chia cắt thêm một thời gian nữa, chưa biết bao giờ mới có thể được đoàn tụ trở lại, nhưng tôi hy vọng rằng có được sớm được đoàn tụ hay không cũng là do gia đình tôi cũng như tôi ở bên này tiếp tục cuộc đấu tranh để mau được đoàn tụ.

VQHN: Tình hình nhà cửa công việc cuộc sống hiện nay anh có dự định gì trong tương lai gần?

Điếu Cày: Trong tương lai gần thì bây giờ trước mắt là sang đây, từ hôm sang đây đến giờ tôi chưa nghỉ một giờ nào. Xuống máy bay là tôi đã làm những cái việc cần thiết cho cái việc sắp tới của tôi. Mặc dù chưa tiếp xúc với các bạn bè trên truyền thông nhưng mà tôi đã lo tiếp xúc, kết nối với các bạn bè trong và ngoài nước để chúng tôi chuẩn bị bước vào một cuộc chiến mới. Còn gia đình, rồi nhà cửa, công việc, tất cả những cái đó tôi đành phải để lại sau.

VQHN: Bây giờ anh có một cái lời nào đó để nói với cộng đồng người Việt hải ngoại về cái cách nào tốt nhất để hỗ trợ cho những người trong nước thì anh có lời nhắn gì không?

Điếu Cày: Lời nhắn của tôi là tôi muốn bà con cộng đồng ở hải ngoại và đồng bào ở trong nước đã nhìn thấy cái chính quyền cộng sản đàn áp quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận như thế nào, không chỉ với báo chí của những nhà báo tự do ở bên ngoài mà cả những phóng viên ở trong nhà nước, như anh Trương Duy Nhất, như anh Nguyễn Văn Hải, như anh Hoàng Khương, như anh Võ Thanh Tùng.

Vì những cái việc đàn áp khốc liệt như vậy, việc thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam hoàn toàn không dễ một chút nào. Nếu bà con hiểu được điều đó, thì tôi để nghị bà con, cộng đồng hải ngoại, trong và ngoài nước cùng tay góp sức để giúp đỡ những nhà báo tự do. Họ thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để giúp đỡ người dân Việt Nam cất lên được tiếng nói.

Thì cái hữu hiệu nhất là bà con hỗ trợ mạnh mẽ về dư luận hơn nữa và kết nối cộng đồng trong ngoài nước để chúng ta cùng thông hiểu nhau, cùng chung tay góp sức để tương lại của đất nước để tiến đến một cái đất nước mà ở đó mỗi người dân đều có quyền thực hiện tất cả mọi cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, những cái quyền con người cơ bản nhất để rồi bà con chúng ta có quyền trở về sống ngay trên đất nước của mình mà không sợ bị đàn áp khi mà cất lên tiếng nói trái với ý của nhà cầm quyền.

 

Tâm trạng của blogger Điếu Cày khi đến Mỹ? (22-10-2014)

https://www.youtube.com/watch?v=zR0w6QLfjjs

 

Vũ Quí Hạo Nhiên phỏng vấn Điếu Cày tại Los Angeles ngày 28-10-2014

https://www.youtube.com/watch?v=zR0w6QLfjjs

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền, Phỏng Vấn, Tù Chính Trị | Leave a Comment »