Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Mười, 2012

►Không được đụng tới Trung Quốc…vì chính phủ Việt Nam rất thiết tha, thành thực vun đắp mối quan hệ này và mong được TQ chiếm đóng biển đảo, mong doanh nghiệp TQ dời qua VN, mong TQ mang lại cho VN tiền giả, hàng giả, thực phẩm độc hại…

Posted by hoangtran204 trên 31/10/2012

Trong 4 năm gần đây, mối quan tâm hàng đầu của đảng và nhà nước là: không được đụng tới Trung Quốc.

Bất cứ  ai phản đối Trung Quốc bằng khẩu hiệu, biểu ngữ, bài viết đăng lên mạng, viết nhạc đều bị  đảng và chính phủ bắt cóc mất tích, hoặc phạt tù rất nặng. Điếu Cày Ng Văn Hải 12 năm, Tạ Phong Tần 7, Phan Thanh Hải 7, Trần Huỳnh Duy Thức 16, Lê Công Định 5, Nguyễn Tiến Trung 7, Việt Khang 5 năm, Trần Vũ Anh Bình 7 năm; và nếu cọng thêm thời gian quản chế nữa, thì bản án dành cho  những người này tổng cộng hơn 100 năm!

 Hôm qua, nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đều bị án tù rất nặng. 

Trang http://www.chuacuuthe.com/?p=40650
 có bài tường thuật sau đây:

” VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – 13:15 – Kết quả chúng tôi vừa nhận được từ phiên tòa: nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình bị kết án 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc; nhạc sĩ Việt Khang bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản thúc.

Luận điệu của tòa án cho rằng những bài hát do 2 nhạc sĩ này sáng tác làm cho người dân nghe và chán ghét chế độ cộng sản VN nên 2 thanh niên này bị kết án một cách bất công như vậy.”

Con ơi đừng có chống Tàu!

Bà nội tôi chỉ có hai người con trai là bác và ba tôi. Thấy hai người đang học chữ Nho tự dưng nghe theo phong trào Duy Tân, chuyển sang học chữ Quốc Ngữ, rồi hớt tóc ngắn, mặc đồ tây bà lo sợ lắm. Bà suốt ngày canh chừng và căn dặn: Hai con đừng có làm phản chống Tây mà triều đình bắt xử chém.

Đúng thế, thời đó triều đình Nhà Nguyễn được mẫu quốc Tây cho một ít đất miền Trung để ngồi làm vì cai quản cho oai nên rất cúc cung tận tụy với mẫu quốc, ai tỏ ý chống Tây là bắt tù và xử trảm ngay. Bao nhiêu người ở quê Quảng Nam tôi, thời đó bị tù đày hoặc bị xử trảm vì tội chống Tây. Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…bị tù. Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành, Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp, Thái Phiên…bị chém đứt đầu, chưa nói hàng chục người khác đứng lên biểu tình chống xâu thuế cũng bị xử trảm. Người dân quê tôi nhìn vào đó mà không khỏi không rùng mình sợ hãi.

Nội tôi sợ đến mức lúc nhắm mắt còn trăn trối lại với hai ông con trai: “Con ơi đừng có chống Tây!” đâu biết rằng cả hai ông con trai đều theo Việt Minh chống Tây từ đời nào.
Cả nước thời đó đều như vậy. Ai sợ thì sợ, ai chống Tây thì cứ chống Tây. Hết lớp nầy đến lớp khác, hết cách nầy đến cách khác, bao nhiêu thế hệ bị tù đày, hy sinh không thể nào kể ra hết…

Lịch sử dường như được lặp lại. Không biết thời nầy đất nước mình có độc lập tự do thật sự hay chưa, nhà cầm quyền của mình có bị thằng Tàu bảo hộ hay không mà ai tỏ ý chống Tàu xâm lược đều cũng bị truy bức và bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng.

– Cù Huy Hà Vũ bị tù vì đã đòi kiện Thủ Tướng về việc cho Tàu vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên và nhiều chuyện khác.

– Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị tù vì biểu tình và viết bài chống Olympic Bắc Kinh để phản đối việc Tàu thành lập thành phố Tam Sa.

– Bùi Hằng bị đưa đi cải tạo vì liên tục tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược.

– Cô gái trẻ Phạm Thanh Nghiên bị tù vì treo biểu ngữ chống Tàu cộng xâm lược.

– Đảng viên trẻ Nguyễn Chí Đức bị bắt thô bạo và bị đạp vào mặt vì tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược.

– Các bạn sinh viên, các bạn trẻ yêu nước, các blogger trẻ như Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Trầm Tử, Paulo Thành Nguyễn, Gió Lang Thang, Hành Nhân, Người Yêu Nước, Thụy Nga, Uyên Vũ, Thi Đen, Tào Lao, Diên An Lê, Vy tong…bị công an bắt, bị hành hung, bị côn đồ luôn bám theo hành hung, bị gây khó dễ trong cuộc sống…cũng vì “tội” tham gia biểu tình chống Tàu xâm lược.

– Mới đây nhất, đang gây rúng động dư luận trong và ngoài nước là sự kiện em sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị mất tích sau đó được thông báo là do an ninh bắt vì tội làm thơ chống Tàu và chụp hình truyền đơn chống Tàu.

– Cũng đang gây ra sự căm phẫn trong dư luận là vụ xử hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Hai nhạc sĩ ấy đã bị tuyên tổng cộng 10 năm tù vì “tội” sáng tác ra các bài ca yêu nước và chống Tàu.
Nếu bà nội tôi còn sống lại ở thời nay chắc cũng sợ hãi mà la to: Các con ơi đừng có chống Tàu mà triều đình bắt nhốt tù.

Nhưng cũng như thời còn Tây bảo hộ, dân ta có sợ chi ai. Có thằng trời nào bảo hộ, dân ta cũng lớp lớp đứng lên chống đến cùng và chống luôn cả những thằng chấp nhận sự bảo hộ ô nhục đó.

Blog Huỳnh Ngọc Chênh

http://danluan.org/tin-tuc/20121031/huynh-ngoc-chenh-con-oi-dung-co-chong-tau (re-post)

———————-

Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc

Nguyễn Hàm Thuận Bắc

Tác giả gửi tới Dân Luận

Kính gửi BBT Dân Luận,Nguyễn Hàm Thuận Bắc xin trân trọng gửi đến Dân Luận một bài viết mới để kịp thời khích lệ mẹ Nguyễn Thị Nhung của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang bị giam gữ tại trại tạm giam TP Tân An, tỉnh Long An.Xin trân trọng
Nguyễn Hàm Thuận Bắc

Lời Dẫn: Ngày 23/10/2012, cơ quan an ninh điều tra tỉnh Long An đã thừa nhận là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang bị tạm giam nhưng cho biết là cô đã bị chuyển đi nơi khác và không tiết lộ đó là địa điểm nào.

Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, nói khi bà tìm được tới nơi con gái đang bị giữ ở trại tạm giam 159 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Tân An, tỉnh Long An, thì bà chỉ được phép gửi quà. Bà cho biết:

“Xin gặp không được, xin nhìn con từ xa cũng không được. Nhưng cho dù tôi năn nỉ thế nào, khóc lóc thế nào, họ vẫn hoàn toàn vô cảm và rất tàn nhẫn. Cuối cùng, tôi chỉ xin gửi cho con gái ba chữ ‘Mẹ yêu con’ trên tờ giấy gửi quà,

HÔM ĐẾN TRẠI TẠM GIAM TÂN AN MẸ KHÓC?

Con nghe nói
Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc?
Vì công an không cho mẹ gặp Phương Uyên
Mẹ đành viết lên trên giấy gói quà ba chữ
“Mẹ Yêu Con!” rồi họ đuổi về liền

Có mang nặng đẻ đau mới thấm nỗi lòng này của mẹ
Nơi Bình Thuận quê nghèo chưa được phút bình yên
Nhớ ngày nhỏ Phương Uyên hiền, líu lo như chim hót
Yêu mẹ cha, yêu cô thầy, yêu bè bạn hồn nhiên!

Chúng con đã mấy lần theo Phương Uyên về thăm mẹ
Mẹ luộc củ mì đãi chúng con vừa lượm mãi đồng xa
Lũ học trò vô tư thì nghịch như bầy quỷ
Mẹ mỉm cười nhìn chúng con bao âu yếm thiết tha!

Nay Phương Uyên bị tạm giam, chúng con đều xa mẹ
Đứa đi học, đứa đi làm, đứa cầm súng ở đảo xa
Nhưng mẹ Nhung ơi! Xin mẹ đừng khóc nữa
Bởi vì Phương Uyên chỉ yêu nước thương nhà!

Và thưa mẹ!
Phương Uyên bị tạm giam vẫn còn đỡ khổ hơn nhiều thiếu nữ
Phải cởi hết quần áo trần truồng trước mặt bọn Hàn, Đài
Nhằm kiếm một tấm chồng đặng thoát nghèo bớt khổ
Mà phải đến xứ người để chết chẳng toàn thây!

Phương Uyên ở trại giam còn đỡ nhục hơn nhiều cô gái
Bị lừa bán qua biên giới Việt Trung làm vợ lũ cuồng điên
Thậm chí bị nhốt trong nhà hầm để lũ đàn ông đồi bại
Hành hạ xác thân không kể suốt ngày đêm!

Thà ở trại giam còn hơn đi làm “Ô Sin” khắp thế giới
Ngày giúp việc gia đình, đêm làm vợ không công
Chồng gà trống nuôi con nhận đồng tiền hờn tủi
Hỏi cả thế gian còn nơi nào như ở nước này không?

Chính vì thế mà Phương Uyên quyết hi sinh tranh đấu
Chống bè lũ tham nhũng độc tài đang dày xéo nhân dân
Bán biển đảo, bán rừng, bán tài nguyên… cho Tàu cộng
Để kiếm đô la gửi nước ngoài mưu danh lợi vinh thân

Mẹ Nhung ơi! Viết đến đây, cặp mắt con nhòa lệ
Phương Uyên ở trại giam không biết sống ra sao?
Bị tra tấn, bị ép cung… em rất cần bên mẹ
Bên bè bạn, bên thầy cô, bên ruột thịt đồng bào!

Nhưng con tin tưởng một Phương Uyên mạnh mẽ
Khi đã xác định cho mình lý tưởng để dấn thân
Mẹ Nhung ơi! Phương Uyên là gương soi ngàn thế hệ
Trên đất nước của Vua Hùng lịch sử bốn nghìn năm!

“Vì danh dự Tổ Quốc chống giặc Tàu xâm lược!”
“Vì tương lai đất nước chống tham nhũng bạo quyền!”
Phương Uyên ơi! Ôi giá chi anh được
Ngày ngày đưa cơm cho em
Để em được bình yên!

Đảo Sơn Ca, 31/10/2012

—————-

Đến thăm Phạm Thanh Nghiên

Người Buôn Gió

Trong một ngày mưa bão to nhất đổ bất ngờ xuống Hải Phòng không như dự báo, ba anh em chúng tôi xuống Hải Phòng để thăm Phạm Thanh Nghiên. Lâu nay hình ảnh cô gái gầy gò, nhỏ bé bị bắt khi biểu tình toạ kháng tại nhà vì phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam. Ra toà bị kết án vì bài viết “Uất ức biển đảo ta ơi”. Một bài viết sau khi Nghiên đi thăm các gia đình ngư dân, nạn nhân của sự bá quyền Trung Quốc trên biển.

Nếu cho rằng mối quan hệ tốt đẹp 16 chữ vàng mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân ta, thì chúng ta nên cảm ơn Nghiên, vì  án tù của cô và các bạn là minh chứng để Trung Quốc thấy chính phủ Việt Nam rất thiết tha, thành thực vun đắp mối quan hệ này. Còn nếu mối quan hệ ấy chỉ mang lại tiền giả, hàng giả, thực phẩm độc hại, biển đảo bị chiếm đóng thì chúng ta lại càng phải cám ơn Nghiên vì đã cam đảm vạch ra bộ mặt thật của chính phủ Trung Quốc.

Đường Hải Phòng ngập mọi nơi, cây cối đổ gẫy mọi nơi, mái tôn rải rác trên đường và mất điện.

 

 

Tìm mãi mới đến được nhà Nghiên, chờ đầu ngõ đợi cô ra đón. Nghiên cùng chị đi xe máy ra đón chúng tôi vào. Anh em chưa gặp mà như đã quen biết từ thưở nào. Ngày Nghiên đi đến nay đã 4 năm, thông tin về bên ngoài cô không hề được biết. May là tôi từng ở sát buồng ông Nghĩa năm 2009 nên khi Nghiên qua nhà cô Nga vợ ông Nghĩa chơi thì cô Nga có nhắc đến tôi. Bởi thế dù gặp lần đầu chúng tôi đã thân thiết, không khách sáo và coi nhau như anh em là vậy. Bởi điện trước rồi, nên khi xuống Nghiên đã làm cơm để đợi.

 

Nghiên kể hồi bị bắt, cô bị giam dưới Hải Phòng. Mỗi lần đi cung chân bị xiềng đi mấy trăm mét từ buồng giam đến phòng hỏi cung. Nghe đến đó tôi chợt quát – sao em lại để thế, làm sao họ có quyền như thế được, em phải phản đối ngay chứ!

Nghiên cười hiền hoà. Kệ họ anh ạ, họ thích làm thế thì cứ họ.

Nghiên ở trại 5 Thanh Hoá, vì tù nhân phạm là nữ phạm tội như Nghiên không nhiều, nên cô ở với tù thường phạm, khoảng 50 đến 60 người. Tù nhân nữ cũng làm đủ việc thêu thùa, phụ nề, xây dựng…đừng nghĩ việc thêu thùa là nhẹ bởi mức khoán rất cao. Phạm nhân cặm cụi cả ngày làm mới đủ mức khoán.

(có lẽ tôi sẽ viết một bài riêng về lao động trong trại tù, cái gọi là cải tạo phạm nhân thực ra là cuộc bóc lột sức lao động, một người tù nhận mức khoán còn hơn công nhân bên ngoài nhưng họ chỉ được ba bát cơm, vài cọng rau, một tuần một lần được ăn thịt).

Chúng tôi thời gian ngắn, chuyện cũng không nhiều, vả lại còn phải sang thăm gia đình ông Nghĩa. Người bạn tù phòng bên với tôi năm nào. Khi trở về tôi đã đi bao nhiêu nơi, mọi miền ngóc ngách của đất nước, thậm chí còn mò sang tận Châu Âu xem bọn tư bản nó dẫy chết thế nào. Nhưng ông bạn tù già ốm yếu đó chưa một lần thấy tự do. Ông Nghĩa mang trong mình căn bệnh u tuyến tiền liệt gì đó, rất đau đớn hàng ngày. Thấy nói bệnh này chỉ cần đến bệnh viện phẫu thuật vài mươi phút là nhanh chóng khắc phục hẳn. Chúng tôi kéo sang nhà cô Nga, cô có ở nhà và cả thằng Thuỷ con trai cũng ở nhà, thằng Thuỷ vẫn nhớ vụ tôi nhắn gửi cho bố nó đôi giày và bộ comle đi xử. Nhớ đến bộ comle lại nhớ đến anh Cù Huy Hà Vũ và thằng Paul Lê Văn Sơn, hình ảnh anh Vũ oai phong trong bộ vét và ước mong của Lê Văn Sơn muốn gia đình gửi cho bộ vét để nó ra toà.

Chắc sau lần anh Vũ quá hiên ngang trong bộ vét, hình ảnh tuyệt vời ấy khiến cho nhân dân cảm thấy bọn địch không hèn yếu, nhu nhược như tuyên truyền, cho nên sau đó  “người ta” đã  tước đi cả cái quyền ăn mặc lịch sự của bị cáo và không cho mặc com-lê  nữa.

Thăm gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – 29-10-2012

Cô Nga kể chuyện ông Nghĩa ở tận trong trại Thanh Chương, Nghệ An. Hàng tháng cô vẫn đi thăm chồng một lần, ông Nghĩa thương vợ bảo thôi vài tháng đi một lần thôi, nhưng chồng thương vợ bao nhiêu thì người vợ cũng thương chồng bấy nhiêu, cô gắng đi vì biết chồng bệnh tật phải đi luôn để xem chồng đau ốm thế nào. Đợt rồi trại người ta ra nội quy không cho gửi đồ khô như ruốc, muối vừng…họ bảo những cái này phải mua ở trại. Gửi tiền lưu ký cho trại giữ, phạm nhân muốn mua gì thì mua. Gửi lưu ký thì trại chỉ cho mỗi tháng một triệu đồng, trong khi đó bát phở bình dân đã 35 nghìn, còn bát phở Kobe của đại gia, quan chức thì suýt một triệu! Chưa kể giá mặt hàng trại bán so với gia đình tự làm chênh nhau rất nhiều. Một triệu đồng chia cho 30 ngày thì mỗi ngày ông Nghĩa tiêu 35 nghìn, nếu mà mua thuốc chữa bệnh chưa chắc đã đủ, nói gì đến ăn hay cá đồ dùng thiết yếu khác. Cô Nga đấu tranh thì họ bảo nốt lần này không biết thì  họ nhân nhượng cho gửi, chỉ nốt lần này thôi.

 Ông Nguyễn Xuân Nghĩa còn hai năm, án của ông là 6 năm. Tôi chạnh nhớ đến bài thơ của ông và giật mình khi thấy lời thơ ấy và lời ca của ca sĩ Việt Khang rất giống nhau. Ngay mai là Việt Khang cũng bị đưa ra xét xử. Bài thơ ông Nghĩa như sau:

Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Một lần ước, mất đi một góc
Ước phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên
Tôi đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh
Người đến đầu tiên là cảnh sát
Họ nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ
Tôi ngã rồi họ dựng chúng tôi lên
Những nắm đấm thôi miên vào mặt.
Họ là người Việt Nam như tôi
Ở chung với tôi trên mảnh đất cỗi cằn sỏi đá
Ở chung với tôi mảnh đất ngàn năm vật vã
Lo sinh nhai, lo giữ chốn sinh tồn.
Tôi nằm lăn ra đất
Nước mắt nuốt vào lòng
Lịch sử 4 ngàn năm triều đại nào như thế?
Nguyễn Xuân NghĩaHải Phòng. Viết để nhớ ngày 29/4/2008.

Bài thơ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng và bài nhạc của nhạc sĩ Việt Khang ở đầu kia đất nước mà giống nhau đến lạ lùng, dù thời gian đã cách nhau đến 4 năm. Nhưng so với sự kiện thực tại thì lời thơ, lời nhạc vẫn phản ánh đúng thực tại đang diễn ra. Có lẽ người thấm thấu bài thơ, bài nhạc này nhất là Bùi Minh Hằng ở Vũng Tàu và Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội.

Tôi nhìn tấm ảnh ông Nghĩa, người tôi chưa gặp mặt. Lạ vậy đấy, tôi nói chuyện với ông nhiều nhưng chưa bao giờ biết mặt ông, nói chuyện từ bức tường này sang bức tường kia hàng ngày. Ngày nào tôi cũng bị dẫn đi lấy cung, tính ra 4 lần qua phòng ông vì phòng tôi ở cuối cùng dãy. Nhưng người ta dẫn tôi đi vòng qua lối đằng sau khiến chúng tôi không thể nhìn thấy mặt nhau.

4 năm trước ông Nghĩa làm thơ như thế phải chịu án tù, 4 năm sau Việt Khang sáng tác lời nhạc như vậy cũng đi tù. Rõ là nhà tù không phải là biện pháp để trấn áp được nhưng thi phẩm, nhạc phẩm chất chứa lòng yêu nước và sự phẫn nộ trước ngoại xâm. Cho dù quốc khánh Tàu, Đại hội Olymic Tàu, rồi tới đây là đại hội Đảng của Tàu… liên tiếp những cơ hội để an ninh Việt Nam lập chiến công bảo vệ quan hệ 16 chữ vàng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, và cũng là thời khắc để những người con Việt Nam yêu nước phải dâng mình làm vật tế. Nhưng từ Lê Chí Quang khởi đầu thập kỷ trước đến thập kỷ này, khi mà cô nữ sinh Phương Uyên phải vào tù. Sự phản kháng chính nghĩa ấy chưa bao giờ nguội lạnh bởi bất kỳ thủ đoạn hà khắc nào.

Từ “Uất ức biển ta ơi” đến “Tổ quốc tôi như miếng da lừa” đến “Việt Nam quê hương tôi đâu”…trên đất nước này sẽ còn nhiều nhưng tác phẩm như vậy để ghi nhớ một thời đau thương mất mát về chủ quyền bị xâm phạm. Những nhà lịch sử có thể làm ngơ, nhưng sẽ còn những nghệ sĩ, văn sĩ ghi lại vào trong tác phẩm của mình về một thời như thế của đất nước.

Lẽ ra khi những người viết tác phẩm như trên phải vào tù, những người viết sử như ông nghị Dương Trung Quốc không thể “an tâm” được, vì hơn ai hết ông biết về tích của những người viết sử trong vụ Triệu Thuẫn, Thôi Chữ giết vua. Đáng nhẽ phải đau lòng thì ông nghị sử này lại rêu rao về sự “an lòng” trong một bối cảnh mà những nghệ sĩ, nhạc sĩ đang chịu tù đày vì làm thay cho phần việc chuyên môn của ông. Không hiểu ông nghĩ gì về những người con gái như Phạm Thanh Nghiên, Phương Uyên đã và đang ở chốn lao tù vì vạch rõ những sự thật trong lịch sử Việt Nam ngày nay.

Có lẽ chính trường Việt Nam đã tôi luyện cho ông nghị Dương Trung Quốc không biết hổ thẹn để cần làm cái việc mà kẻ sĩ, người viết sử phải làm. Nhưng may thay dù chuộc lấy cay đắng, tội tù thì đất nước này vẫn còn những con người nhỏ bé, có lương tri như Phạm Thanh Nghiên, Phương Uyên, Nguyễn Xuân Ngĩa, Việt Khang….làm thay cho ông việc ấy.

Chia tay với Phạm Thanh Nghiên và gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, chúng tôi trở về Hà Nội. Thật lạ kỳ đi đến đâu trời quang mây tạnh đến đó, bầu trời sau cơn bão xanh trong thăm thẳm. Ngày mai là sinh nhật hội NoU tròn 1 tuổi. Đó là hội của những người phản đối đường lưỡi bò ngang ngang mà Trung Quốc vạch ra trên biển Việt Nam để bảo là của chúng.

Trên đường về tôi đọc thấy tin Việt Nam – Trung Quốc sẽ cam kết giáo dục cho nhân dân không nói xấu lãnh đạo nhau. Nghe thế chỉ cười nhẹ, dẫu biết rằng đó là dạo đầu cho một chiến dịch lập công tới đây nhân dịp đại hội Đảng Tàu, và ban lãnh đạo mới của Tàu. Và những vật hiến tế có thể là chúng tôi, những người phản đối đường lưỡi bò. Nhưng dù thế nào thì trái đất vẫn quay, và Thôi Chữ, Triệu Thuẫn vẫn là kẻ giết vua, dù giàn thiêu, lưỡi đao cũng không thay đổi sự thật ấy.

Người Buôn Gió

——————

Uất ức – biển ta ơi!

(Sau khi viết bài này và phổ biến vào 1 tháng 3,  năm 2008 trên mạng Đàn Chim Việt,  Phạm Thanh Nghiên đã bị nhà nước CHXHCN Việt Nam kết án tù 4 năm, 2008-2012)

Ghi chép của Phạm Thanh Nghiên

“…Lẽ ra, vụ việc này đã phải trở thành một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, cần phải làm sáng tỏ. Nhưng do chính quyền bưng bít thông tin, nên đã hơn ba năm trôi qua, hầu hết người dân vẫn không hay biết…”

Khởi hành lúc 8 giờ từ Hà Nội, đúng 12 giờ trưa, hai chúng tôi mới đến được Thanh Hoá. Cho đến hôm nay, tôi cũng khó lý giải tại sao một người vốn mắc bệnh “say xe” như tôi lại có thể ngồi lì trên ô-tô hơn 4 giờ đồng hồ như vậy. Phải rồi, đây không phải là một chuyến đi du lịch, một chuyến viếng thăm ai đó thông thường. Mà tôi đi tìm gặp người thân các nạn nhân bị sát hại trong chuyến ra khơi định mệnh ba năm về trước với ước muốn được chia sẻ…

Tháng 1 năm 2005, mười sáu con người cùng đi đánh cá trên một chiếc thuyền, tám người vĩnh viễn ra đi, tám người còn lại trở về với nỗi kinh hoàng tột độ. Thủ phạm gây ra tội ác, không ai khác là bọn Tàu tặc – kẻ mà chính quyền Việt Nam luôn luôn ca ngợi là người đồng chí tốt, người làng giềng tốt của nhân dân Việt Nam. Một chuyến đi đặc biệt và ý nghĩa như vậy có lẽ đã nâng đỡ tôi, xua đi nỗi mệt nhọc thường xuyên mà tôi hay bị khi thực hiện những chuyến đi xa.

Việc tìm kiếm không mấy dễ dàng. Chúng tôi chỉ được biết họ thuộc hai xã Hoằng Trường và Hoà Lộc. Sau khi ăn trưa tại một quán ven đường, con trai người chủ quán chở chúng tôi bằng xe tắc-xi đến xã Hoằng Trường với chặng đường ngót ba mươi cây số. Số tiền phải trả cho chuyến tắc-xi gấp gần ba lần số tiền đi từ Hà Nội về Thanh Hoá. Đến Hoằng Trường, hai người chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình bằng đôi chân trên con đường đất ghồ ghề gần 10km, tìm tới nhà của các ngư phủ bị nạn.

Càng đi sâu vào làng, cái nghèo của làng chài càng hiện rõ. Khác hẳn những hình dung trước kia của tôi về một phiên chợ tấp nập của miền quê biển. Ở đây, chợ chiều vắng ngắt, vài quán lá lụp xụp, hàng hoá nghèo nàn…

Khi chính quyền Trung Quốc liên tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, giết hại ngư dân lương thiện của chúng ta đang đánh cá trong vịnh Bắc Bộ, hàng trăm thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức trong nước đã biểu tình chống lại tội ác của chính quyền Trung Quốc, đồng thời ở bất cứ đâu trên thế giới này có người Việt Nam sinh sồng đều có những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, thì ở Việt Nam mọi thông tin đều bị Nhà Nước giữ kín. Vì thế chúng tôi thấy cần phải tìm ra những điều khuất lấp để cung cấp cho độc giả những sự thực mà báo chí trong nước cố tình bưng bít, bị cho là “nhạy cảm”. Cho tôi nói lời xin lỗi gia đình các nạn nhân, nếu sau khi gặp gỡ chúng tôi và kể ra sự thật mà bị chính quyền gây rắc rối. Tôi xin cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian chúng tôi tìm hiểu và muốn làm sáng tỏ sự kiện đau xót này. Thật ra, những việc làm này hết sức bình thường ở những đất nước có tự do thông tin, nhưng lại là điều cấm kỵ trong một thể chế thiếu tự do, dân chủ và đang nấp trong ống tay áo hung thủ.

*

 

Đầu tiên, chúng tôi dự định tìm gặp ông trưởng thôn, nhờ ông đưa đến nhà các nạn nhân. Nhưng nghĩ lại, trưởng thôn chẳng qua cũng là “cánh tay nối dài của đảng”, ít có xác suất được giúp đỡ, mà biết đâu lại bị gây khó dễ! Cuốc bộ chừng vài cây số, chúng tôi ghé vào quán của một bà lão bán quà vặt. Quán là mấy tấm liếp dựng tạm. Bàn là một tấm gỗ kê bằng gạch, bày bán đủ thứ lặt vặt: trái cây, bánh kẹo. Bà lão chủ quán tên là Thao, có mái tóc trắng như cước. Thấy chúng tôi loay hoay tìm ghế ngồi, bà lão ân cần: “Cô cậu kê tạm mấy viên gạch, lót giấy báo này mà ngồi!”. Biết chúng tôi ở xa đến, tìm gặp người nhà các nạn nhân bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, bị thương ba năm trước, mấy người phụ nữ ngồi gần đấy xúm đến. Họ kể về nỗi khổ của các nạn nhân, họ kể khổ cho chính cả họ. Bà Thao đứng lên, một lát sau bà trở lại với một cậu thanh niên còn rất trẻ: “Đây là cháu anh Lê Văn Xuyên, ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn chết. Cậu này sẽ đưa hai cháu đi.”. Như là trách nhiệm của mình, bà còn ghi vào cuốn sổ tay của tôi “danh sách” những người bị nạn trên biển. Tự nhiên tôi ước ao, giá như ở cái làng chài này có những cán bộ biết thương xót cho đồng loại như bà Thao, chắc hẳn nỗi đau của gia đình các nạn nhân được vơi đi chút ít.

Chúng tôi đến nhà anh Lê Văn Xuyên gần 5 giờ chiều. Ngôi nhà tuềnh toàng như bao gia đình nông thôn Việt nam khác. Trùm lên căn nhà là không khí lạnh lẽo. Tôi thường sờ sợ khi bước chân vào gia đình có người chết trẻ. Lần này thì khác. Tôi không thấy sợ mà thay vào đó là nỗi đau xót, như họ là người thân của mình vậy. Chị Thanh, vợ anh Xuyên đưa tôi sang nhà thân nhân Nguyễn Văn Tòng. Rồi lần lượt các chị tiếp chân đưa chúng tôi đến từng gia đình một. Họ có chung một cảnh nghèo; một nỗi đau, Và chung một nỗi uất ức.

Chuyện ba năm trước:

“Thuyền ra biển được hai ngày thì gặp tầu chiến Trung Quốc. Họ rượt đuổi chúng tôi. Chúng tôi không hiểu tại sao họ rượt đuổi. Đây là ngư trường chúng tôi vẫn hành nghề từ bao năm nay. Trước đó, họ không bắn pháo hiệu hay có bất cứ tín hiệu gì cảnh cáo trước, càng không có bất cứ biểu hiện gì để chúng tôi tin là họ sẽ tấn công chúng tôi cả.”. Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong tám người sống sót kể lại.

“Hôm đó là sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005…”. Trương Đình Thái, kể lại với một tâm trạng vẫn còn kinh hãi: Chúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, còn em và chủ tầu bị thương. Khi tôi gặng hỏi để biết chi tiết hơn, Tháí không thể nói gì thêm: Hồi em được chúng thả về, Thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết gì. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống bong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đình phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau. Thật không dễ quên đi quá khứ kinh hoàng, không phải ai cũng đủ can đảm để kể lại. Còn đang bối rối thì đột nhiên Thái bất ngờ nói với tôi: “Chị ơi, họ làm sống em chị ạ”. Phút chốc tôi rùng mình. Nhìn gương mặt của Thái, tôi linh cảm cụm từ “làm sống” là thế nào.

 

Anh Trương Đình Thái (bên phải) bị bắn trọng thương

 

Sau khi thực hiện tội ác, chúng trói những người còn sống lại và cho tám xác chết vào tám túi ni – lông. Anh Dũng kể thay cho Thái: “Lúc tàu Trung Quốc đuổi thì tôi cũng biết, nhưng đang ở dưới khoang thuyền. Khi tôi lên, cảnh tượng thật hãi hùng, người chết, người bị thương, người bị còng tay. Tôi là người cuối cùng bị còng”. Anh Dũng còn cho biết thêm: lên thuyền của các anh có bảy tên lính hải quân Trung Quốc cao lớn, tên nào tay cũng lăm lăm một khẩu súng. Buổi chiều, chúng đưa các anh về đảo Hải Nam, cho mỗi người một tô mì, sau đó nhốt mỗi người vào một buồng riêng biệt. Hai ngừơi bị thương thì chúng “làm sống”, tức là xử lý vết thương không dùng thuốc gây tê. Sau một vài phút để trấn tĩnh trở lại, Thái nói: “Chúng dùng dao khoét vào đùi em, lấy viên đạn ra; em bị bắn 2 phát, một phát vào đùi phải đau đớn vô cùng. Khi chúng khoét xong, cho em tô mì. Sáng hôm sau chúng lôi em đi lấy cung”.

 

Anh Nguyễn Văn Dũng sống sót trở về

 

Khoảng hai, ba hôm sau khi thuyền ngư dân Thanh Hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công thì người của Bộ ngoại giao Việt Nam sang. Họ có hai người, không có nhà báo đi theo để đưa tin. Họ xin chính quyền Trung Quốc gặp các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ và khuyên: “Các anh cố gắng ở lại cải tạo cho tốt, đừng cãi lời người ta. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa các anh về trước tết”. Những ngư dân này không hiểu họ phạm tội gì, tại sao lại “cố gắng cải tạo cho tốt”?

Chúng tôi gặng hỏi các nhân chứng xem phía Trung Quốc đã tra hỏi những gì, nhưng các anh nói không thể nhớ hết được. Sự việc đã trôi đi ba năm, đọng lại những gì bây giờ chỉ là nỗi sợ hãi. Họ chỉ nhớ những buổi đi cung bị bức bách, căng thẳng. Một, hai ngày đầu chúng đưa ngư phủ ta đi cung một đến hai lần, mỗi lần chừng một tiếng. Nhưng hai, ba ngày sau (khi có người của Bộ ngoại giao Việt Nam), chúng gọi họ đi cung nhiều hơn. Mỗi ngày hai đến ba lần, mỗi lần hai, ba tiếng. Có một người dịch sang tiếng Việt. Khi kết thúc buổi cung các ngư phủ chúng ta đều phải ký vào một biên bản bằng chữ Tàu mà không ai biết nội dung là gì..Anh Dũng nói: “Chúng tôi không thể không ký vì chúng đã ép cung, tôi chậm ký bị chúng đánh liền”.

Cho đến bây giờ không ai trong số còn sống được biết: tại sao thuyền đánh cá của họ bị tàu chiến Trung Quốc tấn công. “Chúng tôi đơn thuần chỉ đi đánh cá trên vùng biển quê hương mình! Từ khi đảng và nhà nước cho vay vốn để đóng thuyền lớn, khuyến khích đánh cá xa bờ, chúng tôi đã khai thác ngư trường này từ chục năm trước, bây giờ cũng vậy. Những tranh chấp vùng nào đó trên biển Đông giữa hai nhà nước chúng tôi đâu được thông báo!”

Sau ba mươi mốt ngày, những người còn sống được về Việt Nam, tám người khác phải trở về trong tám bình tro.

Nỗi đau của những người thân

Khi chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Hữu Biên, một thanh niên mới đi biển lần đầu đã bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, đau đớn và căm phẫn vẫn hằn rõ trên gương mặt bà nội và mẹ của Biên. Bà Lê Thị Tăm đem tấm hình của con trai ra cho chúng tôi xem. Biên còn trẻ quá, mới hai mươi tuổi. Cái hồn oan này đang lẩn quất ở đâu? Là oan hồn thứ bao nhiêu của dân tộc nối tiếp những oan hồn “lên rừng tìm ngà voi xuống biển mò ngọc trai”, mà sử sách Việt Nam đã ghi từ nghìn năm trước? Bà nội của Biên đã ngoài tám mươi, run rẩy lê từng bước tiễn chúng tôi ra cửa: “Trung Quốc có bao giờ thôi nghĩ đến chuyện xâm lược nước ta đâu, có bao giờ ngừng giết người Việt Nam ta đâu”. Ôi! Một cụ già nhà quê ngoài tám mươi tuổi còn nhận biết ra được cái sự thật này, các vị lãnh đạo đảng và Nhà Nước chẳng lẽ lại không biết ư? Phúc hay là họa cho dân tộc chúng ta đây?

 

Nguyễn Hữu Biên tử nạn lúc 20 tuổi

 

Giấy báo tử ngày 4.2.2005 báo về cho gia đình có xác nhận ngày chết cuả các nạn nhân là 8.1.2005 (tức là gần một tháng sau mới cớ giấy báo tử về nhà). Giấy báo tử được ký tên và đóng dấu bởi bà Lãnh sự Bùi Thị Tuyết Minh. Tuy nhiên, trong phần nguyên nhân chết thì để trống, trong khi sự thực các anh bị tàu Trung Quốc tấn công, bắn giết. Điều này đã được xác định, và chính quyền xã khi đến báo tin cho các gia đình cũng khẳng định.

 

Giấy chứng tử do Lãnh Sự Quán VN tại Trung Quốc cấp

 

Lẽ ra, vụ việc này đã phải trở thành một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, cần phải làm sáng tỏ. Nhưng do chính quyền bưng bít thông tin, nên đã hơn ba năm trôi qua, hầu hết người dân vẫn không hay biết.

Chúng tôi đến nhà anh Lê Xuân Trọng. Vợ anh đã qua đời trong một cơn bạo bệnh khi sinh bé Lê Thị Thuỳ Trang được tám tháng tuổi. Bé Trang được mười ba tháng tuổi thì anh Trọng bị cướp mất mạng sống. Nghe nhắc đến bố mẹ, bé Trang oà khóc. Tôi ôm nó vào lòng, nước mắt trào theo. Có thể, ngoài cảm nhận sự côi cút vô lý này, bé không thể hiểu điều gì vượt quá tầm của một đứa trẻ mới hơn bốn tuổi. Nỗi đau dồn hết vào lòng ông bà nội.

Sau khi anh Trọng bị bắn chết, ông bà nội cháu đề nghị chính quyền cho bé Trang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Bắt đầu từ năm 2006, bé được hưởng trợ cấp hai trăm ngàn đồng mỗi tháng, (năm 2005 không được gì vì còn phải làm thủ tục). Cuối năm vừa rồi, ông trưởng thôn nói với ông bà Kính rằng, cần đề nghị “lên trên” để tăng tiền trợ cấp cho bé. Chưa kịp mừng thì đã… chưng hửng, số tiền bé Trang nhận được tháng đầu tiên năm 2008 đã bị cắt giảm xuống còn một trăm hai mươi ngàn đồng. Bà Kính than vãn: “Không hiếu sao lại thế. Đấy, chúng tôi vừa nhận một trăm hai mươi ngàn đó cô.” Ông Kính chua chát: “Không đủ tiền ăn sáng cho cháu cô chú ạ”. Ông bà mời chúng tôi ở lại dùng bữa tối và nghỉ qua đêm. Chúng tôi cảm ơn và từ chối vì đã nhận lời bà Thao. Ông Kính hẹn sáng hôm sau sẽ đưa chúng tôi sang Hoà Lộc, gặp những người còn lại. Quả thật, nếu không có cháu Tùng con anh Tòng dẫn đường, chúng tôi không biết xoay sở ra sao. Đồi núi, trời tối, đường vắng và thưa người qua lại. Chúng tôi lãnh nhận sự nguy hiểm đang đe doạ hai thanh niên trẻ muốn biết sự thật và mong có cơ hội nói lên sự thật ở một môi trường thông tin vì sự thật.

Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại nhà ông Kính. Ông có chuyến đi biển gấp nên không thể thực hiện lời hẹn. Từ Hoằng Trường đến Hoà Lộc không có đường bộ, phải đi bằng đò. Ông đưa chúng tôi đến bến sông. Chủ đò nấn ná, chờ thêm khách cho đủ chuyến. Ông Kính thì thầm với chủ đò, chúng tôi được sang sông. Đây là bãi sông Hoằng Trường (còn có tên gọi khác là Lạch Trường).

Sang đến Hoà Lộc, hai chúng tôi lại tiếp tục cuốc bộ theo một hướng đạo già. Ông tên là Nguyễn Văn Nhiễm, ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Ông là cán bộ Chi hội Nông dân thôn Hoà Phú, cũng là một đảng viên. Dám đấu tranh chống tiêu cực nên cũng bị… ghét. Trên đường đi, Ông nói: “các cháu làm thế là rất đúng. Tặng quà, giúp đỡ cho ai thì cứ trao tận tay họ. Đừng có qua chính quyền xã hay thôn làm gì, nhiêu khê, rườm rà. Mà có khi người dân chẳng nhận được gì”.

 

Cháu bé Quỳnh Trang mồ côi bố mẹ may mắn có ông bà nội nuôi dưỡng

 

Trong số những gia đình chúng tôi đã gặp, hoàn cảnh của gia đình tử nạn Trần Nghiệp Hùng là quá éo le. Năm 2003, vợ anh chết đuối ngoài biển (phụ nữ cũng phải đi đánh cá). Năm 2005, anh Hùng bị hải quân Trung Quốc bắn chết. Một năm sau khi anh mất, hai đứa con anh là Trần Nghiệp Mạnh và Trần Thị Thúy đều phải vào trại trẻ mồ côi. Chị Quân (chị ruột nạn nhân Trần Nghiệp Hùng) buồn rầu tâm sự: “Chẳng ai muốn cháu mình phải vào trại trẻ mồ côi, nhưng vì khó khăn quá, ai cũng nghèo. Chồng tôi chết gần năm nay. Cô em gái tôi cũng phận goá bụa. Chú ấy cũng chết do tai nạn khi đi biển, bà cụ nhà tôi năm nay đã tám mươi hai tuổi, nay cụ ở với người con này, mai lại ở với người con khác. Bà cụ cũng tội, con trai, con dâu, con rể cứ bỏ cụ mà đi”.

 

Gia tài của ngư dân Lê Văn Xuyên để lại

 

Thỉnh thoảng, trên các phương tiện thông tin cũng phản ánh những tiêu cực trong việc cứu trợ người dân bị nạn: chuyện ăn chặn hàng cứu trợ, chuyện cứu đói bằng gạo mục…. Tôi còn nhớ trong một bản tin thời sự tối của Đài truyền hình Việt Nam có đưa một tin cười ra nước mắt: người ta cứu đói cho dân bằng… kem đánh răng và xà phòng thay vì một thứ gì ăn được. Các đoàn thể, cá nhân có hảo tâm đã không còn tin vào chính quyền. Họ không muốn lòng tốt của mình trở thành miếng mồi béo bở cho các ông quan to quan nhỏ. Vì thế, thay vì qua chính quyền, họ tự tay mang quà cho đồng bào. Như vòi bạch tuộc, rất dài, rất dai và rất giỏi, cánh tay ăn chặn vẫn vươn tới được. Câu chuyện ông Nhiểm, chị Quân kể sau đây là một bằng chứng.

Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hoà lặn lội ra tận Thanh Hoá cứu trợ cho người dân sau trận bão lũ năm 2006. (Tiếc rằng ông Nhiễm không nhớ Pháp danh của vị Thượng Tọa nào). Các nhà sư đã tận tay trao số tiền cho đồng bào, mỗi suất hai trăm ngàn đồng. Nhiều gia đình trong xã đã được chùa Giác Minh cứu trợ. Con dâu ông, trên đường về nhà đã bị người của chính quyền xã chặn lại, số tiền bị cướp trắng. Chị giải thích rằng đây là tiền của các nhà sư cho chị, không phải tiền “chính sách” hay của chính quyền. Nói thế nào cũng không được. Đau nhất là ông Nhiễm. Các nhà sư tin tưởng, nhờ ông chuyển giúp phần quà cho một số gia đình khác. Ngay tối hôm đó, chính quyền xã cử người đến cướp toàn bộ số tiền với lý do “gom vào một mối để phát cho dễ, cho công bằng”. Ông không thể không đưa vì họ nhân danh chính quyền. Nhiều người khác cũng bị tương tự. Không ai được trả lại xu nào dù đó là tiền cứu trợ nhân đạo. Chưa hết, hơn hai tháng sau, ông Nhiểm nhận được một lá thư, ngoài bì thư ghi tên người gửi là Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hoà. Trong đó có một tấm vé số trúng giải, trị giá giải thưởng là hai mươi nhăm triệu đồng (một số tiền rất lớn), và ghi rõ là tặng riêng cho ông. Ông Nhiễm sung sướng mang tấm vé số đi lĩnh giải. Người ta trả lời ông: “đã quá thời hạn lĩnh giải” và còn trách ông “sao bây giờ bác mới đến lĩnh”?. Ông Nhiễm khẳng định với chúng tôi: “Tôi tin ai đó đã bóc thư ra xem và cố tình giữ lại, không đưa ngay cho tôi”. Không biết cảm giác của ông lúc trở về nhà, trên tay cầm tấm vé số trúng giải vô giá trị như thế nào? Ai được hưởng toàn bộ số tiền cướp được của ông Nhiễm và những người dân khốn khổ cần phải được cứu sống? Đoàn từ thiện chùa Giác Minh có biết việc này?

Qua các nhân vật được tiếp xúc, chúng tôi biết người nung nấu đưa vụ việc ra ánh sáng công luận chính là ông Kính. Ông là người biết rõ chủ trương “hoà nhập, hoà đồng, vươn ra biển lớn” của chính phủ. Ông nói hoà nhập vào thế giới văn minh không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều vấn đề khác. Vụ việc thuyền đánh cá của ngư dân Thanh hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công, ngư phủ Thanh hoá bị giết hại là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông có dự định vận động các nạn nhân còn sống sót và thân nhân các nạn nhân đã chết làm đơn tập thể gửi đến đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu phải làm rõ và phải có trách nhiệm đối với các nạn nhân. Ông hy vọng báo chí vào cuộc. Ra Hà Nội, ông tìm gặp đại diện báo Tuổi Trẻ. Tiếp ông là một ký giả có cái tên rất gợi: Hoà Đồng. Phải rồi! Đúng như ông nghĩ: muốn giải quyết vụ việc hãy hoà đồng với nhân loại về phương diện truyền thông trước đã. Nhưng ông sững sờ khi ký giả Hoà Đồng khuyên ông dẹp bỏ vụ việc, đào sâu chôn chặt vụ việc, theo đuổi chỉ bất lợi cho cá nhân ông và không giải quyết được vấn đề gì! Thật buồn cho truyền thông Việt Nam!

Cho đến bây giờ, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Kính vẫn nung nấu dự định cũ. Khi chúng tôi đề cập đến đề tài này thì nhận thấy những nét lo sợ xuất hiện trên gương mặt của thân nhân các nạn nhân. Nhưng không phải chỉ nạn nhân và thân nhân của những nạn nhân lo sợ mà những người không liên đới cũng lo sợ. Họ đang nằm trong một hàng dô-mi-nô lo sợ. Người dân sợ chính quyền cơ sở, chính quyền cơ sở sợ chính quyền trung ương, chính quyền trung ương sợ chính quyền thiên triều bởi 8 chữ vàng: “Láng giềng, hữu nghị…”

*

 

Lẽ ra, chúng tôi còn tiếp tục tìm gặp các nhân chứng, các gia đình nạn nhân còn lại. Nhưng chuyến đi buộc phải kết thúc. Có tin báo công an đang lùng sục chúng tôi. Trưa hôm đó, hai người chúng tôi bí mật rời khỏi Thanh Hoá. Bao nhiêu nỗi uất ức, mệt mỏi dồn nén từ hôm trước được dịp bung ra. Suốt chặng đường về, không ai nói với ai lời nào. Tôi biết người bạn đồng hành cũng đang nghĩ về chuyến đi vừa qua như tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên 24 giờ vào một ngay đầu tháng 3 năm 2008 ở đây.

Có thể nào một ngày nào đó, trên vùng biển Việt Nam sẽ vắng bóng những con thuyền đánh cá Việt Nam. Không chỉ là nỗi lo cầm chắc thua lỗ vì giá xăng dầu phi mã, mà còn là nỗi lo cho chính mạng sống của ngư phủ khi ra biển. Cùng thời gian với chúng tôi đi Thanh Hoá, báo An ninh thế giới (một tờ báo chuyên xuyên tạc, bôi đen các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Việt Nam) đã phải thừa nhận sự thực là Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Bài báo cũng liệt kê các vụ hải quân Trung Quốc bắt cóc đòi tiền chuộc, giết ngư phủ Việt Nam, và khẳng định các ngư phủ Việt Nam không hề xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Nhưng để biện hộ cho bản chất nhu nhược của chính quyền cộng sản VN, bài báo trích lời của một nhân viên an ninh cấp tỉnh: “Chúng tôi đã cố làm hết sức mình để bảo vệ các ngư dân, nhưng vì biển cả mênh mông quá, không có cách nào can thiệp, giúp đỡ được!”

Xót xa thay! Biển cả mênh mông, hay trách nhiệm đối với sinh mệnh công dân bị coi nhẹ?

Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã gây nợ xương máu với người Việt Nam!

Cùng với việc để mất Hoàng Sa, mất nhiều đảo ở Trường Sa, mất hàng vạn cây số vuông ở biên giới phía Bắc, ở vịnh Bắc bộ, mất sinh mạng của con dân trên biển, chính quyền cộng sản Việt Nam nợ nhân dân Việt Nam lòng ái quốc!

Tháng 3 năm 2008

© Phạm Thanh Nghiên

Nguồn: Đàn Chim Việt

danluan.org (repost)

Posted in Đảng CSVN | 1 Comment »

►VN trả lương 7 triệu công chức, 4,7 triệu người hưu trí, và 8,8 triệu người có công với cách mạng…so với dân số 87 triệu dân!

Posted by hoangtran204 trên 30/10/2012

Theo Tiến sĩ Tô Văn Trường: “Mới đọc thông tin ông Bộ trưởng Tài Chánh Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn,  Chính phủ đề nghị hoãn việc tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu vực Nhà nước!” (Báo Mới )

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, đại biểu quốc hội, cho biết VN có 9 triệu công chức lãnh lương.

Vậy 13 triệu công chức còn lại là ai? Có phải là trả lương cho đảng viên và những nguời KHÔNG làm trong khu vực nhà nước?

Ngoài ra, theo Bộ  Lao Động và Thương Binh Xã hội, cả nước hiện có hơn 8,8 triệu người có công với cách mạng , chiếm gần 10% dân  số.

(Nếu tính vào thời điểm 1975, thì con số này tương đương với 17-20% dân số có thân nhân đã chết trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975.  Đây chính là cái giá mà đảng CSVN đã gây 3 cuộc chiến tranh kể từ khi ngọn cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm cướp chính quyền ở Việt Nam 1945 và nhờ Trung Cộng mà chiếm được Hà Nội 1954.).

Chiến tranh VN đã chấm dứt hơn 37 năm rồi, mà số người có công với cách mạng vẫn còn quá cao. Chứng tỏ,có it nhất là 22-25% dân số người miền Bắc đã bị thương vong.

Hiện nay, cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng người có công (chiếm 10% dân số cả nước – Trần Hoàng). Trong đó, có hơn 1.146.250 liệt sĩ; trên 50.000 bà mẹ anh hùng, trong đó có hơn 3.000 Bà mẹ VNAH còn sống; trên 780.000 thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh; 1.253 Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động trong kháng chiến; 101.138 người có công giúp đỡ cách mạng; khoảng 187.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 109.468 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày… Hiện còn trên 1,4 triệu  người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Cả nước có khoảng 7.000 công trình ghi công liệt sĩ, trong đó có khoảng 3.000 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số trên 780.000 ngôi mộ; trong đó khoảng 303.000 ngôi mộ còn thiếu thông tin, hơn 208.000 hài cốt chưa phát hiện, tìm kiếm, quy tập được.”  Baomoi.com và   thanhhoa.gov.vn

Chỉ riêng tỉnh Quảng Nam, đã có 65.000 liệt sĩ. 35.000 thương binh, và vẫn còn nhiều ngàn bộ đội du kích mất tích trong chiến tranh. Hiện có hơn 60.000 ngôi mộ nằm trong nghĩa trang liệt sĩ, và 20.000 ngôi mộ liệt sĩ được gia đình chôn cất trong đất riêng của gia đình. Có nhiều liệt sĩ ở các tỉnh khác chết ở Quảng Nam, và mộ của họ chôn tại đây.

Múa “vụng” nên lộ “hàng”

Tô Văn Trường

Theo Lề trái dot nét

Trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp lần thứ tư – khóa XIII, khai mạc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, thừa nhận có lỗi với Dân, Quốc hội, Đảng trong công tác quản lý điều hành là điều dễ hiểu. Ngoài các khuyết điểm của cá nhân người đứng đầu Chính phủ đã được thừa nhận, trong cơ chế còn nhiều khuyết tật của hệ thống chính trị, Thủ tướng cũng có thể làm tốt hơn nhưng rất tiếc ông đã không làm được. Trong đó, còn có nguyên nhân nhiều cộng sự của Thủ tướng thiếu hẳn khả năng kỹ trị, điển hình như các ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình vv…càng làm cho người dân mất lòng tin vào sự điều hành của Chính phủ.

Cách đây không lâu, tôi viết bài “Không chuẩn cần phải chỉnh” phê bình phát ngôn của ông Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ đăng trên trang nhất báo Thanh Niên. Báo đã được in phát hành rộng rãi nhưng đến buổi trưa, người ta thương lượng với nhau xin rút bài báo ấy trên online vì ngại ảnh hưởng lớn đến uy tín vị thượng thư “tay hòm, chìa khóa” của đất nước.

Mới đọc thông tin ông Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn, Chính phủ đề nghị hoãn việc tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu vực Nhà nước! Thế là mọi oán giận của người dân lại được dịp trút lên đầu ông Thủ tướng.

 


Thủ tướng nhận lỗi trước quốc hội

 

Người dân có quyền nghi ngờ các con số thống kê công khai ở xứ Đại Cồ Việt ta vì các con số nhảy múa, đá nhau, gây cảm giác khó tin cậy. Ngay cả trường hợp cho rằng con số 22 triệu người hưởng lương ngân sách là đúng cũng là quá nhiều!

Trước cách mạng tháng Tám, toàn Đông Dương chỉ có 5 ngàn viên chức ăn lương chính quyền thuộc địa, còn bây giờ…(22 triệu!)Thế thì ngân sách nào chịu nổi!? Hệ thống chính trị phình lớn, quá tải, bất cập như hiện nay tất cả đều đổ lên đầu tiền thuế của người dân có trách nhiệm lớn của Đảng (lãnh đạo tối cao và toàn diện)!

Mặt khác, nếu “chẻ hoe” con số theo báo cáo của ông Vương Đình Huệ, thấy ngay sự ngụy biện, cố tình lừa Quốc hội.

Nói có sách, mách có chứng, chúng ta cùng nhau xem lại bảng thống kê số người làm việc trong khu vực nhà nước in ở Niên giám thống kê 2011.

Từ bảng này, có thể thấy số người ăn lương ngân sách gồm quản lý nhà nước (kể cả bộ máy Đảng, các đoàn thể), an ninh, quốc phòng, giáo dục & đào tạo, khoa học & công nghệ, y tế, hành chính và dịch vụ hỗ trợ (1541,2+ 1731,8 + 220,2 + 480,8 + 32,3 nghìn người ), tổng cộng 4006,3 nghìn người. Xin lưu ý những người thuộc khu vực nhà nước, nhưng làm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì không ăn lương từ ngân sách nhà nước.

Ngay ở Niên giám thống kê nói trên, con số sơ bộ năm 2011 tổng cộng cũng chỉ là 5250,6 nghìn người. Chắc chắn, nếu có tính cả những người hưởng lương hưu và những người được trợ cấp (người có công, thân nhân liệt sĩ vv…) cũng không thể đào đâu cho đủ con số 22 triệu người như ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã “úm ba la” báo cáo trước Quốc hội?!

Ông Bộ trưởng đã quên rằng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả phần lớn, còn khoản trợ cấp cho người có công, thân nhân liệt sĩ thường là nhỏ, nếu có tăng theo tỷ lệ tăng lương cũng không bao nhiêu so với tiền lương. Vì vậy, việc nhập tất cả vào số người được tăng lương và trợ cấp, coi như nhau là một cách dùng con số không sòng phẳng, cốt gây ấn tượng và biện hộ cho chủ trương hoãn tăng lương.

 


Bảng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế (trích từ số liệu thống kê trên trang mạng của Tổng cục Thống kê)

Xem trực tiếp tại đây

Trước đây khoảng 5 năm, số người hưởng lương hưu trí là 4 triệu người.

Nếu kiểm tra lại số liệu thống kê cũ xuất bản những năm 2005-2007, số người làm cho hành chính, hoạt động đảng, v.v năm 2005 không phải là 1568.5 mà thấp hơn nhiều (so với số của Tổng cục thống kê xuất bản hiện nay).

Chắc chắn người ta đã “xào nấu” lại con số cho mục đích riêng của mình.

Theo tôi hiểu, con số những người nhận lương của Nhà nước là:

1. Hành chính, công an, quân đội: 1,5 triệu.

2. Giáo dục: có thể đến 90% số 1,3 triệu (1 phần là giáo dục tư nhân)

3. Một số công chức y tế, nghiên cứu, nghệ thuật 0,2

4. Hưu trí: 4 triệu

Tổng cộng 7 triệu.

GDP = 122 tỷ US, khoảng 40% là đầu tư, trong đó từ Nhà nước là 30%.

Vậy đầu tư nhà nước là 122 x 0,4 x 0,3= 14,64.

Nếu lấy đi 20% để trả lương thì là 2,9 tỷ USD. Số này chia cho 7 triệu thì mỗi người được 418 USD.

Nếu chỉ 1/2 hay 1/4 cũng đã tốt chán.


Đầu tư công phải ngừng vì… dàn trãi và…hụt vốn !

Có nhiều giải pháp để tăng lương như rà soát tiết kiệm tối đa các khoản chi không cần thiết như: đi nước ngoài, hội họp, lễ hội, đầu tư vào các công trình chưa cấp bách, hiệu quả kinh tế không rõ lại tác động lớn đến môi trường, mạnh dạn cắt giảm biên chế ở nơi quá cồng kềnh, chồng chéo vv…

Nhìn ra thế giới ở các nước, vấn đề ưu tiên số 1 chỉ trả lương ngân sách cho công chức là khu vực thực sự cung cấp dịch vụ công cho dân. Ở ta, phải trả cả cho Đảng và các khối đoàn thể – là các nơi chỉ lãnh đạo chung chung và hô khẩu hiệu ( “bình hoa tốn kém” như nhận xét của Ts Lê Đăng Doanh), nên bộ máy phình ra hơn gấp 3 lần.

Đây là nguyên nhân cốt lõi nhất (thuộc lỗi hệ thống) khiến cho Chính phủ lúng túng không thể cải cách tiền lương được. Ông Bộ Nội vụ cứ múa may thế thôi, không thuộc tầm của mình cho nên nếu múa vụng mà hở bụng thì có lẽ chỗ này là chỗ “hàng lộ nhất”!

Vấn đề thứ hai được đặt ra, tại sao cứ phải đầu tư nhiều công trình quá mức, toàn khủng và dàn trải, chưa cấp bách, chưa rõ hiệu quả, chậm thu hồi, ngốn hết ngân sách? (mà không chịu tăng lương)

Phải chăng các công trình này chủ yếu là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, lãng phí, mà không ưu tiên cho việc tăng lương theo thời hạn vừa đúng đạo lý, vừa hợp lòng dân?

Trong khi đó, rõ ràng là đời sống của người làm công ăn Lương ngân sách không được ưu tiên bằng các dự án (được hưởng %) nên người ta sẵn sàng trì hoãn lời hứa tăng Lương khi gặp khó khăn. Còn nói tăng lương thì phải in tiền là cách nói thiếu trách nhiệm chỉ làm tăng lạm phát, khổ người dân.

Trước đây, tôi đã viết một số bài liên quan đến kinh tế như “Đường sắt cao tốc kim tự tháp của Việt Nam”; “Đường sắt cao tốc và đằng sau các con số thống kê”; “Bài toán kinh tế dự án Bauxite Tây Nguyên”; “Nợ công đại vấn đề”; “Chỉ số GDP và ICOR” vv…để thấy sự khó tin của các con số biết “nhảy múa” ở xứ ta.

Nếu con số mà biết nói năng, không hiểu ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ sẽ đối đáp ra sao nhỉ? Nói chung, thống kê ở Việt Nam vẫn còn mang nặng tính phụ họa cho chính sách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ở đây, vấn đề không may là Bộ trưởng họ Vương múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!


Công nhân lãng công

Việt Nam ta như đang trong “cơn sóng cả”, sóng lớn xô đẩy nền kinh tế xã hội nghiêng ngả. Các chính sách ban hành ra thay đổi như có bàn tay ai cố tình cười trên nỗi khổ của người dân và doanh nghiệp, Ví dụ như chính sách về lãi suất ngân hàng cao nhất thế giới, chính sách thu – chi ngân sách, chính sách đất đai, chính sách độc quyền doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo), chính sách “độc quyền vàng miếng SJC” vv…. Ai cũng biết là “duy ý chí” nhưng chẳng nhẽ cứ im lặng và đành bất lực đứng nhìn …

Viết đến đây, tự nhiên thấy mắt hoa, đầu váng, quyết định đóng bàn phím vì nhớ lời nhắn của Anh Bẩy Nhị, một người bạn đồng tâm:

“Tôi thật thông cảm và e ngại cho sức khỏe của anh. Bởi từ tôi suy ra mà biết: động não nhiều quá, nhất là những vấn đề …thì tổn thọ ghê lắm anh Trường ạ! Cuộc sống đi tới chầm chậm, “lừng lững” như nhà văn Nguyên Ngọc nói, mà ta nóng lòng chạy trước, nai lưng kéo chiếc xe đang đổ thì ích lợi gì?”.

————————————————————-

*Trần Hoàng: Thái Lan có dân số 64 triệu dân, nhưng chỉ trả lương cho hơn 2 triệu công chức, quân đội, và cảnh sát (theo World Bank 2008)

Cộng hòa XHCN Việt Nam có 87 triệu dân, nhưng phải trả lương cho một khối nhân lực khổng lồ 20-22 triệu người, bao gồm:
_7 triệu công chức, bộ đội, công an

_Trả lương cho hàng triệu đảng viên đảng CSVN làm việc song song với bộ máy hành chánh của nhà nước (thành ủy, tỉnh ủy, quận ủy…ban Tuyên Giáo Trung ương, ban tuyên giáo cấp thành phố, tỉnh, huyện, phường, xã, ấp…)
_8,8 triệu người có công với cách mạng, chiếm 10% dân số cả nước
_4,7 triệu người hưu trí

Thế nhungư Bộ trưởng tài chánh Vương Đình Huệ nói chính phủ phải trả lương tới 22 triệu người!  Mời các bạn đọc các bài báo dưới đây để hiểu thêm:

“Báo cáo Thủ tướng  ‘một xã có 500 cán bộ’ . Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn vừa có văn bản gửi tỉnh Thanh Hóa đề nghị báo cáo về việc một xã ở tỉnh này được cho là có tới 500 cán bộ…

Theo thống kê của Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, hiện cả nước có khoảng 130.000 thôn. Số cán bộ thôn trên cả nước là hơn 570.000, nếu tính cả cán bộ xã khoảng 770.000 người.

Thông thường mỗi thôn có 3 cán bộ là trưởng thôn, bí thư chi bộ và công an viên. Tuy nhiên, trên thực tế, thôn còn có cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội, an ninh, trật tự… và tổng cộng cả nước hiện có hơn 900.000 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn.

…Xã Quảng Vinh có có 15 thôn, 9.500 dân nhưng số cán bộ xã, thôn ước chừng lên tới 500 người…Mỗi năm xã này thu ngân sách chỉ khoảng 400 triệu đồng, để chi trả cho bộ máy cán bộ khổng lồ hiện tại, vì ngân sách không có nên xã phải bắt người dân đóng góp bằng thóc.” (vnexpress.net)

2. “…mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.110.000 đồng, thay vì mức 876.000 đồng quy định tại Nghị định 52/2011/NĐ-CP.  

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47/2012/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.110.000 đồng, thay vì mức 876.000 đồng quy định tại Nghị định 52/2011/NĐ-CP.”   31-5-2012  congannghean.vn

 tracuuphapluat.info

———————————-

*Lái xe lên chức Phó Chánh Văn Phòng Huyện có nhiệm vụ là: quản lý 3 chiếc xe, bưng cơm nước mỗi khi có khách.

http://vtc.vn/xa-hoi/lai-xe-lam-pho-chanh-van-phong-bo-nhiem-can-bo-nang-chu-tinh-585580.html

*

Posted in Chien Tranh Viet Nam, Quản Lý | 24 Comments »

►Còn tin đảng đến bao giờ?

Posted by hoangtran204 trên 29/10/2012

Còn tin đảng đến bao giờ?

Tin đến bao giờ?

Những người dân nông thôn miền nam vốn mộc mạc, bình dị thường nghĩ sao nói vậy không trau chuốt văn vẻ, họ luôn dùng những ngôn từ mộc mạc, bình dân như bản tính thật thà, chất phát của họ! Mấy năm sau sự kiện ngày 30 tháng 04 năm 1975, với hàng loạt các đường lối ngu dân và bần cùng hóa xã hội, với những chủ trương di dân, đuổi dân thị thành ra các vùng nông thôn, vùng kinh tế mới, với những chính sách ngược đãi sĩ quan, binh lính chế độ cũ cùng gia đình vợ con của họ. Khi ấy dân chúng họ nói rằng: mấy ông nhà nước ngày nào cũng ra rả lên án bản chất của bọn tư bản bốc lột, còn mấy ổng hổng có bốc lột, mấy ổng chỉ bốc “lủm” không hà. Họ giải thích: ví như ăn chuối, ăn kẹo bọn tư bản nó lột vỏ rồi mới ăn, còn chế độ nhà nước ta họ không cần lột vỏ để vậy rồi lủm luôn cho nó nhanh gọn! Những con người bình dị ấy họ dự đoán trước bản chất nhà nước ấy đến mấy mươi năm sau mà không cần mày mò, bỏ công mấy mươi năm để nghiên cứu triết học Mac-Lênin.

Chế độ xã hội chủ nghĩa được sinh sản từ nước Nga xa xôi, đó là một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà mục tiêu chính của nó là cuộc đấu tranh giai cấp, đồng nghĩa với chia rẽ, gây hận thù chủ trương thủ tiêu, bắt bớ, tra tấn và giam cầm mà chính nước Nga nơi thai nghén, sinh nở ra nó nhưng đã xem nó như một quái thai đã đem vứt bỏ đi không thương tiếc!

Thế nhưng tập đoàn lãnh đạo nhà nước ta lại cung thỉnh, đón rước đem nó về và bắt cả dân tộc Việt Nam phải tôn thờ xem nó như một thứ chủ nghĩa ưu việt thần thánh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc, Việt Nam hay Triều Tiên lại tôn thờ không thể dứt bỏ nó bởi vì nó là một thứ chủ nghĩa “cộng hòa phong kiến” có ý nghĩa sâu xa nó là một thứ cộng hòa trá hình nhằm phục vụ cho một chủ nghĩa phong kiến tập quyền nhưng lại khôn khéo, thủ đoạn và tinh vi hơn các nhà nước Quân chủ chuyên chế xưa kia…

Bởi khi xét đến bản chất của nó: độc đoán, độc tài, độc quyền, độc đảng nên nó chỉ phục vụ cho một giai cấp duy nhất đó là giai cấp ăn trên ngồi trước chứ không phải là một thể chế chính trị mang sắc màu của chủ nghĩa cộng hòa nhân dân chân chính như họ đã từng tuyên truyền, vận động để giành lấy thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giành độc lập.

Như đã nói trên vì là một nhà nước cộng hòa phong kiến tập quyền cho nên tất cả quyền hành đều tập trung vào tay nhà vua là ông Tổng bí thư và các quan lại triều đình là những ủy viên Bộ chính trị và Ủy viên trung ương? Điều này được thể hiện rõ qua các triều đại Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Nông Đức Mạnh và gần đây là sự kiện truyền ngôi ở Triều Tiên.

Chuyện quá khứ, vị lai hiển nhiên bày ra trước bàn dân thiên hạ nhưng họ vẫn cứ dối trá, mị dân rằng CNXH là ưu việt, là dân chủ gấp vạn lần CNTB. Mỗi cán bộ lãnh đạo đảng thường tự đề cao rằng họ thuộc hàng trí tuệ tuyệt đỉnh nên làm việc gì cũng đúng, mỗi lời họ phán ra dù sai bét nhè nhưng đối với lũ dân đen và cán bộ cấp dưới đều là khuôn vàng thước ngọc đều phải học hỏi và noi theo cho nên mỗi khi sai phạm chưa bao giờ thấy họ có văn hóa từ chức hoặc xin lỗi dân….Khi sai phạm ở nơi nầy họ được điều chuyển đi nơi khác, làm việc nơi nầy không xong được bố trí chuyển sang làm việc nơi khác có khi lại được đề cử, phân công ở những cương vị cao hơn.

Căn bệnh trầm kha, mãn tính của chế độ là lối triết lý dông dài, nói suông, hứa cuội, nói giỏi hơn làm và mỗi khi có sai phạm, có xảy ra sự cố trước tiên là họ không công nhận bởi do yếu kém trong quản lý hay cố tình làm trái quy định bởi tham nhũng, móc ngoặc, họ luôn đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau và đỗ lỗi cho đủ loại hoàn cảnh khách quan.

Còn mỗi khi đề ra những chủ trương, chính sách họ tấu hài chọc lét thiên hạ cười nghiêng ngửa bởi những kiểu phát biểu đại loại như: Vietnam-Cuba là hai nước canh giữ hòa bình thế giới (Ô.Nguyễn Minh Triết-nguyên Chủ tịch nước), (Việt Nam không có nhu cầu đa đảng (Ô.Nguyễn Phú Trọng-Tổng bí thư), dân chủ của ta gấp vạn lần dân chủ tư bản (B.Nguyễn Thị Doan-phó Chủ tịch nước), không chống được tham nhũng tôi xin từ chức (Ô.Nguyễn Tấn Dũng-Thủ tướng chính phủ), Việt Nam có chỉ số IQ cao nên VN phải có đường cao tốc (Ô.Trần Tiến Cảnh-đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam), chưa cần có luật biểu tình vì dân trí thấp (Ô.Hoàng Hữu Phước-đại biểu Quốc hội Tp.HCM), có cắt điện hay không chỉ Ngọc hoàng mới trả lời được (Ô.Đào Văn Hưng-chủ tịch HĐQT-EVN), dân trí thấp và tập quán ở Vietnam chưa cao nên nhiều người dân đi gửi tiền không biết ngân hàng đó tốt hay xấu (Ô.Nguyễn văn Bình-Thống đốc ngân hàng nhà nước), đóng phí là yêu nước (Ô.Đinh La Thăng-bộ trưởng GTVT); người dân kém hiểu biết nên mới sợ vỡ đập (B.Ngô Thị Lư-tiến sĩ đoàn nghiên cứu viện vật lý địa cầu), dân nên chia xẻ và hy sinh cho thủy điện (Ô.Trần Văn Hải-Trưởng ban quản lý chủ đầu tư công trình sông Tranh 2), tự do cái con kẹt (Ô.Vũ Văn Hiển-Trung tá công an P.6, Q.3)….

Than ôi! Còn vô số những câu nói, những kiểu phát biểu tương tự không thể kể ra hết ở đây, những câu chữ được phát ngôn toàn ở những người có chức quyền, có học vị, học hàm cao là giáo sư, tiến sĩ, là những quan chức đứng đầu nhà nước, chính phủ hay một ngành trong bộ máy nhà nước. Chiến tranh đã đi qua gần bốn mươi năm, Việt nam hiện nay đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới?

Đất nước tụt hậu, dân tình khốn khổ! Những quả đấm thép thi nhau tan chảy thành nước, mấy trăm ngàn doanh nghiệp bị bức tử và còn hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp khác đang ngắc ngoải bởi hệ thống ngân hàng bóp cổ, bẻ họng vì những khoản nợ lãi xuất…trong khi đó các trùm phỉ bầu Kiên, trùm Bê, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Thanh Phượng thì xây lâu đài, dinh thự nguy nga lộng lẫy.

Ôi! Toàn là những chuyện thấu đến trời xanh nhưng người đứng đầu chính phủ vẫn cứ dẽo mồm rằng tái cấu trúc kinh tế, tái cơ cấu các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng…Sao không nói luôn cái chuyện nên tái giao cấu theo kiểu: “Nguyễn Tường Tô, Sầm Đức Xương” hiện đang là mốt ăn chơi thời thượng của giới quan chức và giới đại gia chuyên tìm khoái lạc và hưởng thụ. Thế nhưng cả một tập đoàn chế độ lại quá dễ mũi lòng chịu khó lắng nghe những màn tấu hài rẻ tiền cứ nhại đi, nhại lại và nhàm chán dưới mắt người dân kiểu như: nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, khắc phục hậu quả.

Nhận trách nhiệm như thế nào, khắc phục hậu quả ra sao? Khi người dân đã nhận thấy rõ có quá nhiều trách nhiệm xảy ra và quá nhiều hậu quả từ trước đến nay đều đùn đẩy cho người dân và tất cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính phải oằn lưng, gồng mình gánh chịu hậu quả thông qua đủ thứ loại phí, thuế vô lý bởi do lãng phí đầu tư công, đầu tư vào các công trình vô bổ, đầu tư những ngành nghề trái chức năng không hiệu quả, do nợ công, nợ xấu để lại…

Hội nghị lần nầy nó thực sự kín kẽ thuộc dạng thâm cung bí sử khiến cho dư luận phải đoán già, đón non. Tuy nhiên mọi luồng dư luận đều hướng đến, mong mỏi một kết quả tích cực giống như cuộc đời của các nhân vật trong tiểu thuyết, hay trong phim trường một kết cuộc có hậu, hoặc một câu chuyện cổ tích, thần thoại, nhằm nhắc nhở, giáo dục nhân cách truyền thống, đạo lý cho các thế hệ mai sau…Nhưng bao nhiêu niềm tin, lẫn sự kỳ vọng của xã hội trong mấy ngày vừa qua giống như một quả bóng xì hơi!

Nhiều người nói rằng, trong đời sống xã hội nếu ta quá đặt kỳ vọng vào một niềm tin nào đó ngoài niềm tin của tôn giáo thì khi không đạt được nó càng trở nên hụt hẫng, thất vọng đôi khi lại chán nản mất phương hướng. Giống như trường hợp cha mẹ đặt hết công sức, niềm tin vào con cái mong muốn chúng nó ăn học nên người và không có gì thất vọng hơn khi nó nghe theo bạn bè xấu rủ rê bỏ học trở nên ngỗ nghịch, khó dạy bảo.

Trong cái thời buổi kinh tế khó khăn, mỗi người dân phải tự thắt lưng buộc bụng, trong lúc bộ máy nhà nước đang tìm đủ cách móc túi người dân để bôi trơn cho cái guồng máy cổ lỗ sỹ thông qua đủ loại thuế, phí. Xã hội vốn bất bình với cách quản lý, điều hành đất nước của một bộ máy làm việc kém hiệu quả thì những dạng thâm cung, bí sử theo kiểu hội nghị TW6 như vừa qua càng gây thêm sự lãng phí về thời gian, tốn kém chi phí ăn ở, đi lại lẫn công sức của gần hai trăm đại biểu, hàng trăm nhân viên lái xe và phục vụ…

Nhân đọc bài viết: “175 con khỉ đỏ…hèn?” của tác giả Cu Đen đăng trên trang mạng Quan Làm Báo trước ngày diễn ra hội nghị, quả nhiên thật chí lý khi tác giả phân tích một trăm bảy mươi lăm Ủy viên trung ương và mười bốn vị Bộ chính trị chỉ là những con khỉ đít đỏ! Ngoài những tài vặt như: đùn đẩy trách nhiệm, nói suông, hứa cuội, diễn hài…các cán bộ lãnh đạo còn có thêm cái biệt tài là giỏi làm xiếc đó là những màn xiếc tung hứng, kẻ nhào lộn, người hứng đở… Đến một lúc nào đó gần hai trăm khỉ đít đỏ sẽ biến cả đất nước Việt Nam thành rạp xiếc và biến tám mươi bảy triệu dân cùng ba triệu đảng viên thành một đàn khỉ trong một gánh xiếc mà ông chủ đoàn xiếc không ai khác hơn là anh bạn láng giềng răng hở môi lạnh mà mọi người đều biết đó là Trung Quốc.

Sau toàn văn bế mạc hội nghị TW6 và kỳ họp quốc hội khóa 13, dự đoán sẽ có những cuộc đàn áp, bắt bớ thẳng tay nếu có tập trung biểu tình. Sẽ có những cuộc bố ráp, truy lùng gắt gao nhằm giáng đòn thù càng tàn độc và thủ đoạn hơn trước xuống các trang mạng cùng những bloger bất đồng chính kiến đã dám nói thẳng, nói thật; dám phê phán đả phá những cá nhân, tập thể đang từng ngày, từng giờ tàn hại đất nước, tàn phá nhân dân…

Các chủ trang báo mạng, các trang blog cùng tất cả các bloger hãy cảnh giác và thận trọng với đòn thù bởi những âm mưu bỉ ổi và những thủ đoạn hèn hạ của những kẻ tài hèn, đức kém sẽ giáng xuống đầu các bạn. Chế độ ưu việt sẽ dẫn lối, đưa đường đẩy đất nước, dân tộc tới bờ vực của sự ngu dân và bần cùng hóa xã hội, cộng với mối họa xâm lăng, bị đồng hóa ngày càng đến gần. Tập thể lãnh đạo đất nước hiện nay giống như những con nghiện đang mãi phê và tự phê cái chủ nghĩa cộng sản ưu việt hảo huyền và họ vẫn hoài vọng mê ngủ với những chủ trương, chính sách vỗ tay tập thể theo kiểu: “con hát mẹ vỗ tay khen hay”, những đường hướng chiến lược kiểu tận diệt tài nguyên, tận thu thuế, phí móc cạn túi người dân dẫn đang tiếp diễn.

Nhiều năm mỏi cổ chờ đợi đảng cải tổ, đổi mới toàn diện. Mặc dù chưa thể ngẩng cao đầu với thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng ít ra cũng phải là một nhà nước công bằng, dân chủ; một xã hội trật tự, ổn định đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho dân nhưng trái ngược với sự kỳ vọng và mong đợi đó.

Chế độ hiện nay chỉ là một chế độ tạp nham chỉ giỏi tài khoác lác, giỏi vơ vét, giỏi chịu khó theo dõi bắt bớ và giam cầm. Không thể trông chờ mãi vào sự ban phát lòng tin nữa! Tất cà hãy cùng đồng hành, cùng dấn thân vào con đường đầy chông gai, thử thách của những con người mở đường đi trước đó là: Linh mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, các nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, Phan Văn Hải, Tạ Phong Tần…và còn nhiều, rất nhiều người đang bị bắt bớ, giam cầm vì những mục tiêu, lý tưởng cao đẹp. Hãy vì tương lai, vận mệnh đất nước, vì độc lập tự chủ vẹn toàn lãnh thổ; vì dân chủ, công bằng, bác ái và ấm no, hạnh phúc cho toàn dân tộc Việt nam. Tất cả hãy cùng xiết chặt tay nhau đi tìm ánh sáng chân lý, con đường lý tưởng và cùng đứng dưới ngọn cờ chính nghĩa.

(Sài gòn, ngày 24/10/2012)

© Quốc Anh

© Đàn Chim Việt

—————————————

 

LờiTựa:  Dốt, nhưng thích lãnh đạo và chỉ đạo. Đó là bản chất của đảng CSVN.
Sau khi lão này chết đi 1986, chỉ vài năm sau, Việt Nam bắt đầu hết bị đói và xuất khẩu gạo trong thập niên 1990s.

Thật ra, cộng sản VN muốn dân đói để dễ nắm đầu cai trị, đây là bài học mà Mao Trạch Đông đã chỉ dạy từ thập niên 1950s và 1960s. Nhưng để người dân đói lâu 20,30 năm thì chắc chắn sẽ có biến. Khoảng 1986, VN ở bên lề nạn đói, dân chúng ở các miền quê bắt đầu nổi lên chống lại chính quyền địa phương; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh là vùng thường bị đói vào giữa hai vụ mùa, thường họ hết gạo ăn vào tháng 3-6, gọi là đói giáp hạt.

Cùng đường, sợ biến động, nên đảng đành phải bỏ chính sách đặt các trạm kiểm soát và thuế vụ trên các tỉnh lộ nối liền với các thành phố lớn. Bị mỉa mai bởi báo chí thế giới vào lúc ấy và quá mắc cở với các nước ngoài nên dùng đảng thay đổi đường lối và gọi là “đổi mới”. Bản chất của cộng sản thì không thay đổi.   

Ruộng lúa của miền Nam từ thời 1920s và 1930s đã đủ sức xuất cảng ra nước ngoài. Tài liệu tiếng Pháp và tiếng Anh có nói rõ vấn đề xuất khẩu gạo của VN. Chỉ cần vào google.com và searh là thấy rất nhiều sách và tài liệu nói về xuất khẩu gạo của VN dưới thời Pháp.

Ngành xuất khẩu gạo của VN hiện nay cũng do người nông dân miền Nam tự làm lấy chứ có bàn tay nào giúp sức, nhưng buồn cười là đảng nhảy vào tự  nhận công là: chỉ đạo!

Câu chuyện của hai vị cựu bộ trưởng

Phương Hà

Cố tổng bí thư Lê Duẩn

Có một lần tôi may mắn đ­ược ngồi dùng cơm với hai vị cựu bộ tr­ưởng một là tiến sỹ luật học, nguyên là bộ tr­ưởng bộ t­ư pháp Nguyễn Đình Lộc; hai là kĩ s­ư lâm nghiệp Phan Xuân Đợt, nguyên là bộ tr­ưởng bộ lâm nghiệp. Ông Lộc lúc ấy không còn đư­ơng chức bộ tr­ưởng nh­ưng còn là đại biểu quốc hội, Ủy viên ủy ban pháp luật Quốc hội khóa 11, còn ông Đợt thì đã nghỉ h­ưu khá lâu. Tuy tuổi tác hai ông cũng đã thất thập nhưng tửu lư­ợng và trí tuệ còn thật đáng nể. Họ kể chuyện cách đây đã vài chục năm mà tôi nghe như­ họ đang t­ường thuật câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Đã có nhiều dịp gặp gỡ ngoài đời nên câu chuyện giữa chúng tôi xoay vòng tự nhiên như­ tua rư­ợu.

Đang vui, cái máu nghề báo nó lại lên cơn. Vốn xuất thân là công tố viên nhiều năm làm công việc pháp luật mà trước đó xuất thân từ sinh viên khoa Lâm sinh trường đại học lâm nghiệp, nay lại đ­ược hầu chuyện với vị đứng đầu pháp luật của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Nhớ đến những thắc mắc mà lâu không có câu trả lời thỏa đáng, những điều mà không đ­ược ghi chép trong nghị quyết, sách vở, tôi hỏi ông Lộc: sao hồi đó nư­ớc ta có giai đoạn không có tr­ường dạy luật, không có trò học luật? Tôi nói với ông Lộc: Ngay đến giai đoạn đầu thập niên 70 khi chúng tôi đ­ược vào học trư­ờng cán bộ kiểm sát Trung ương thì ngành Tòa án cũng chỉ có trư­ờng cán bộ tư­ pháp hệ trung cấp. Ch­ương trình hết sức nghèo nàn. Thày giáo, giáo trình, chuyên môn pháp luật quá ít bên cạnh đó là ch­ương trình chính trị “hoành tráng”, chúng tôi còn thuộc lòng cả tác phẩm “Dư­ới lá cờ vẻ vang của Đảng” của Tổng bí thư­ Lê Duẩn coi đó như­ sách gối đầu giường là kim chỉ nam để hành động cho cả cuộc đời.Những khái niệm tù mù như quyền làm chủ tập thể đến giờ cũng còn nuốt chưa trôi. Ông nhà thơ Nguyễn Duy đã có lần phán trong thơ ông là “khái niệm bắn ra không biết lối thu về”.

Ông Lộc lặng ng­ười đi trong giây lát. Với giọng Nghệ trầm ấm nặng trĩu, ông nói: Anh đã được Tổng bí thư­ ngày đó huấn thị, không chỉ cho anh mà cho Trung ­ương lúc đó, là: “Nhà nư­ớc ta là nhà n­ước xã hội chủ nghĩa, nhà nư­ớc do dân và vì dân chứ không phải là nhà nư­ớc t­ư bản của giai cấp tư­ sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà n­ước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự­ phê bình là đủ”.

Đến đây ông tự dưng ngừng lại rồi nhìn sang Ông Đợt rồi nói: chú hỏi xem ông bộ trư­ởng bộ “phá rừng” xem lý do gì mà phá rừng nhanh thế. Ông Đợt nhìn chúng tôi rồi nói: “Tôi Phá rừng cũng như­ Ông Lộc phá luật. Năm 1979 n­ước ta không đủ gạo nuôi dân. Họp Trung ương ông Ba Duẩn chỉ thị bộ Lâm nghiệp phải có kể hoạch khai thác 6 triệu mét khối gỗ để xuất khẩu lấy tiền mua gạo cứu đói cho dân. Tôi nhớ hồi đó Họp chính phủ xong anh Võ nguyên Giáp gọi điện cho tôi. Anh nó: “Cậu mà làm theo chỉ đạo thì lịch sử và nhân dân sẽ không tha thứ cho cậu nh­ưng cậu mà trái ý tổng bí thư thì có thể mất chức bộ trưởng đấy”.

Đêm đó không ngủ đ­ược nghĩ mãi mới tìm đư­ợc kế hoãn binh, mình báo cáo Tổng bí thư sẽ cho anh em khoa học nghiên cứu triển khai chỉ đạo đánh giá lại trữ l­ượng gỗ rừng Việt Nam rồi lên kế hoach khai thác. Năm đó chúng ta thực hiện khai thác ch­ưa đầy 700 ngàn mét khối gỗ mà rừng đã cạn kiệt… Ông Đợt thở dài nhắc lại lời đồng chí Tổng bí thư kính mến huấn thị: “Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như­ trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…”.

Câu chuyện của hai ông làm tôi nhớ đến câu thơ tiên tri của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Anh hùng di hận kỉ thiên niên”. (Họa phúc không đến trong một ngày, anh hùng để hận đến nghìn năm)

Cây vốn có cội, nư­ớc vốn có nguồn đấy chính là qui luật nhân quả mà ai cũng thuộc lòng.

Tác giả gửi cho Quê choa

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Dự án Ecopark: Nhà nước cướp đất của Nông dân huyện Văn Giang : Đặng Hùng Võ ký 2 tờ trình

Posted by hoangtran204 trên 28/10/2012

 

Thư ngỏ của nông dân Văn Giang gửi GS Đặng Hùng Võ

Nông dân Văn Giang đề nghị gặp GS Đặng Hùng Võ trao đổi về 2 tờ trình liên quan dự án Ecopark. Nếu trong 1 tuần không có phản hồi, những người đứng đơn sẽ tố cáo  GS Đặng Hùng Võ  lên cơ quan pháp luật để truy cứu trách nhiệm liên quan việc ký 2 tờ trình.

 Nguồn: Anhbasam

———————-

Con gái thủ tướng trách blog ‘phản động’

Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lên án ‘một vài blog’ phản động đã bôi nhọ bà trong vụ Ecopark Văn Giang và cũng nói bà sớm được ‘giải oan’ trong cáo buộc khác liên quan tới Sacombank.

Bà Phượng nói dư luận khắt khe ‘đôi khi’ đã phủ nhận các nỗ lực cá nhân của bà

Trả lời phỏng vấn tờ Đầu tư Chứng khoán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, bà Phượng nói:

“Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình.
“Thời gian qua, đã có những lúc tôi mệt mỏi cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi từ những việc mà mình không hề liên quan gì cả!”

Trong số các vụ bà nói bị vu oan có dự án Ecopark Văn Giang và ngân hàng Sacombank.

Đây là lần đầu tiên bà Nguyễn Thanh Phượng xuất hiện trên báo chí từ khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6, nơi người cha, đương kim Thủ tướng, tiếp tục nhận được tín nhiệm của đa số trong Trung ương Đảng.

Liên quan tới vụ Văn Giang, bà Phượng nói Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên năm 2003 và tham gia vào Ecopark hoàn toàn khác với Công ty cổ phần bất động sản Việt Nam thành lập năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Phượng bình luận: “Tuy nhiên, câu chuyện được dàn dựng bịa đặt hoàn toàn bởi một vài blog phản động, tự gán ghép sự liên quan của tôi khi thấy tôi có đại diện cho Viet Capital cùng Công ty Bất động sản Refico tham gia thành lập CTCP Bất động sản Việt Hưng năm 2009 tại TP. HCM để tham gia một dự án cũng tại TP. HCM.

Sự lan truyền câu chuyện sai sự thật này nhanh đến mức khó tin, chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu đồn thổi và nói như thật về nó, mặc dù tôi đã khẳng định là cá nhân tôi và Bản Việt không liên quan, không quen biết, không tham gia đầu tư cũng như không tài trợ tín dụng gì liên quan đến dự án Ecopark này.”

Sẽ được “giải oan”

Liên quan tới tin đồn bà đứng sau vụ thâu tóm Sacombank, con gái Thủ tướng nói:

“Cá nhân tôi và Ngân hàng Bản Việt không tham gia vào thương vụ này, cũng không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu STB dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, ngay cả chuyện hỗ trợ về mặt quan hệ cũng không…

“Bản thân anh Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT của Eximbank, với tư cách là “người trong cuộc” của thương vụ này, đã không dưới một lần khẳng định rằng, tôi và Bản Việt hoàn toàn không liên quan trong toàn bộ câu chuyện này dưới bất cứ hình thức nào…

“Tôi nghĩ rồi một thời gian ngắn nữa thôi, mọi người cũng sẽ biết rõ nhiều sự việc liên quan đến Sacombank… Nhưng nói thật, cái quan niệm cứ thấy phi vụ nào “hoành tráng” là mọi người cho rằng, phải có tên tuổi “hoành tráng” tham gia hoặc “chống lưng” đằng sau thì mới thực hiện được đã vô tình tạo ra biết bao điều tiếng không có thực cho rất nhiều người.

“Điều này đang dần trở thành định kiến và trường hợp của tôi không là ngoại lệ. Nhưng tôi tin rằng, rồi thời gian sẽ “giải oan” cho tôi và sự thật sẽ nói lên tất cả…”

Bà Phượng cũng cho biết bà là “cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại Ngân hàng [Bản Việt, nơi bà là Chủ tịch hội đồng quản trị] với 4,9%.

Theo báo cáo tài chính năm 2011 của Bản Việt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng này là hơn 3.300 tỷ đồng.

Báo cáo này cũng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bản Việt trong năm 2011 đã tăng 379%, từ con số 75 tỷ của năm 2010 lên 360 tỷ.

‘Mệt mỏi cùng cực’

Bà Phượng cũng nói với Đầu tư Chứng khoán rằng bà chịu “áp lực” vì là con gái Thủ tướng từ khi đi học trong đó có những năm học ngành tài chính – ngân hàng ở Đại học Kinh tế Quốc dân:

“Từ lúc bắt đầu đi học, tôi đã quen với áp lực vì hoàn cảnh xuất thân của mình.
“Được điểm tốt thì có tiếng xì xào là vì “con ông lớn” nên được nâng đỡ.
“Cũng có lúc bị điểm xấu thì bị nói sau lưng là vì “con quan” nên mới ỷ lại, chẳng lo học hành.
“Tôi không phủ nhận mình có những lợi thế nhất định, nhưng chắc chắn những ai làm kinh doanh ở xứ sở này sẽ hiểu là có phải con nhà quan chức là dễ dàng hơn hay không.

“Tôi phải khẳng định là tôi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, thậm chí là có những bất lợi hơn và tôi cũng phải hết sức kiên nhẫn để có thể theo đuổi sự nghiệp này.

“Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình. Thời gian qua, đã có những lúc tôi mệt mỏi cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi từ những việc mà mình không hề liên quan gì cả!”

Bà Phượng cũng nói bà “chưa bao giờ nghĩ là mình đã thành đạt trong sự nghiệp” và nói sự dõi theo của dư luận “không chỉ tạo ra áp lực lớn mà đôi khi còn phủ nhận tất cả những nỗ lực phấn đấu của một cá nhân.”

Cha của bà Phượng, ông Nguyễn Tấn Dũng, gần đây chịu nhiều sức ép trong đó có việc bị cho là người đã bị Bộ chính trị đề nghị Ban chấp hành trung ương kỷ luật.

Nguồn: BBC

——————

Chủ tịch Viet Capital: ‘Cá nhân tôi và ngân hàng Bản Việt không sở hữu bất kỳ cổ phiếu STB nào!’

Thứ Sáu, 19/10/2012,

Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Viet Capital chia sẻ: “Tôi đã quen với áp lực vì hoàn cảnh xuất thân của mình”.

Hẹn bà để phỏng vấn vào những ngày này quả thật không dễ. Bên cạnh những bộn bề lo toan cho công việc kinh doanh, bà ngại đăng đàn phát biểu vì liên quan đến bà đang có quá nhiều tin đồn. Thuyết phục mãi, cuối cùng bà cũng đồng ý lên tiếng để giải tỏa các câu chuyện đồn thổi, đeo bám dai dẳng bấy lâu nay. 

– Bản thân có nhiều lợi thế, sao bà không chọn theo đường chính trị mà chấp nhận dấn thân vào nghiệp kinh doanh tài chính khô khan và nhiều thách thức, áp lực?

– Từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã bắt đầu quan tâm đến những câu chuyện kinh doanh, cũng như ngưỡng mộ nhiều tấm gương doanh nhân tự thân lập nghiệp. Ý niệm kinh doanh và các mục tiêu ngày càng định hình rõ nét hơn khi tôi thi đậu vào Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Sự lựa chọn này hoàn toàn theo sở thích cá nhân. Từ những kiến thức nền tảng lĩnh hội trong nước, sau này, tôi có điều kiện học tiếp chương trình MBA chuyên ngành Quản trị tài chính tại Thụy Sĩ.

Ra trường dù thời gian đầu đi làm thuê, hay sau này lập công ty riêng cùng với những anh em khác, tôi vẫn giữ quyết tâm xây dựng một thương hiệu dịch vụ tài chính mang bản sắc Việt Nam. Thương hiệu Bản Việt (Viet Capital) manh nha ý tưởng từ những ngày tháng tôi còn miệt mài ở Geneva. “Bản” là bản làng, bản sắc riêng của Việt Nam mà cũng mang ý nghĩa là vốn (tư bản), còn “Việt” đương nhiên là từ quê hương Việt Nam.

 

Chủ tịch Ngân hàng Bản Việt hiện đang nắm 4,9% cổ phần, là cổ đông cá nhân lớn nhất của nhà băng này.

– Bà thành đạt khá sớm nên dư luận cho rằng, bà lồng ghép những lợi thế riêng của mình vào công việc kinh doanh?

– Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình đã thành đạt trong sự nghiệp. Cảm nhận cá nhân tôi là khi xuất thân từ gia đình chính khách lớn thường không được nhìn nhận như một người bình thường, mặc dù thực tế chỉ là một khoảng thời gian cụ thể, gắn với những nhiệm kỳ chính trị nhất định, đâu phải là mãi mãi. Sự quan tâm của số đông luôn gắn với những quan điểm và dư luận có phần khắt khe, thậm chí là cầu toàn. Điều này không chỉ tạo ra áp lực lớn mà đôi khi còn phủ nhận tất cả những nỗ lực phấn đấu của một cá nhân.

Từ lúc bắt đầu đi học, tôi đã quen với áp lực vì hoàn cảnh xuất thân của mình. Được điểm tốt thì có tiếng xì xào là vì “con ông lớn” nên được nâng đỡ. Cũng có lúc bị điểm xấu thì bị nói sau lưng là vì “con quan” nên mới ỷ lại, chẳng lo học hành. Tôi không phủ nhận mình có những lợi thế nhất định, nhưng chắc chắn những ai làm kinh doanh ở xứ sở này sẽ hiểu là có phải con nhà quan chức là dễ dàng hơn hay không.

Tôi phải khẳng định là tôi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, thậm chí là có những bất lợi hơn và tôi cũng phải hết sức kiên nhẫn để có thể theo đuổi sự nghiệp này. Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình. Thời gian qua, đã có những lúc tôi mệt mỏi cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi từ những việc mà mình không hề liên quan gì cả.

– Bà nói gì trước nhiều tin đồn nói rằng, bà có liên quan đến Dự án Ecopark và thâu tóm Sacombank?

Dự án Ecopark ở Văn Giang (Hưng Yên) là do một chủ đầu tư phía Bắc thực hiện. Đó là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên từ năm 2003. Tuy nhiên, câu chuyện được dàn dựng bịa đặt hoàn toàn bởi một vài blog phản động, tự gán ghép sự liên quan của tôi khi thấy tôi có đại diện cho Viet Capital cùng Công ty Bất động sản Refico tham gia thành lập Công ty cổ phần Bất động sản Việt Hưng năm 2009 tại TP. HCM để tham gia một dự án cũng tại TP. HCM. Sự trùng hợp chỉ là cái đuôi công ty cùng có tên “Việt Hưng” thôi, nhưng hàng loạt diễn đàn không chính thống trên mạng đã cố tình biến tôi thành một tội đồ với những gì diễn ra tại dự án ở Văn Giang.

Sự lan truyền câu chuyện sai sự thật này nhanh đến mức khó tin, chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu đồn thổi và nói như thật về nó, mặc dù tôi đã khẳng định là cá nhân tôi và Bản Việt không liên quan, không quen biết, không tham gia đầu tư cũng như không tài trợ tín dụng gì liên quan đến dự án Ecopark này… Thực tế là chính Vihajico, chủ đầu tư của dự án, đã từng gửi thông cáo báo chí để khẳng định là hai công ty Việt Hưng này hoàn toàn khác nhau và cá nhân tôi hoàn toàn không liên quan gì với dự án ầm ĩ đó cả. Tuy nhiên, rất tiếc thông tin này rất ít được báo chí đăng tải.

– Vậy thông tin về việc bà đứng sau vụ thâu tóm Sacombank thì sao?

Như mọi người đều biết, bản thân Sacombank là một ngân hàng lớn, vốn lớn, cổ đông lớn, hệ thống lớn… Bởi vậy, khi nói đến việc chi phối hay thâu tóm Sacombank, người ta nghĩ rằng phải là nhóm có thế lực tài chính lớn và có sự ảnh hưởng lớn trong xã hội mới làm được. Từ quan điểm đó, cộng với việc họ biết tôi là người đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có nhiều mối quan hệ quen biết, họ dựng lên việc tôi đứng đằng sau điều khiến vụ thâu tóm này.

Nhưng tôi xin khẳng định rằng, cá nhân tôi và Ngân hàng Bản Việt không tham gia vào thương vụ này, cũng không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu Sacombank dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, ngay cả chuyện hỗ trợ về mặt quan hệ cũng không. Tôi cho rằng, việc này không khó để xác minh. Bản thân anh Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT của Eximbank, với tư cách là “người trong cuộc” của thương vụ này, đã không dưới một lần khẳng định rằng, tôi và Bản Việt hoàn toàn không liên quan trong toàn bộ câu chuyện này dưới bất cứ hình thức nào…

Tôi nghĩ rồi một thời gian ngắn nữa thôi, mọi người cũng sẽ biết rõ nhiều sự việc liên quan đến Sacombank… Nhưng nói thật, cái quan niệm cứ thấy phi vụ nào “hoành tráng” là mọi người cho rằng, phải có tên tuổi “hoành tráng” tham gia hoặc “chống lưng” đằng sau thì mới thực hiện được đã vô tình tạo ra biết bao điều tiếng không có thực cho rất nhiều người. Điều này đang dần trở thành định kiến và trường hợp của tôi không là ngoại lệ. Nhưng tôi tin rằng, rồi thời gian sẽ “giải oan” cho tôi và sự thật sẽ nói lên tất cả…

– Bà có thể công khai về sở hữu tại Ngân hàng Bản Việt?

Tôi hiện đang là cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại Ngân hàng với 4,9%. Thông tin về sở hữu và hoạt động đều được báo cáo định kỳ theo quy định với Ngân hàng Nhà nước. Tôi được ĐHCĐ bầu vào HĐQT, được phân công làm Chủ tịch và được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn từ cuối năm 2011. Hiện tại, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank – VCCB) là ngân hàng đại chúng đa sở hữu với gần 2.000 cổ đông.

– Trên cương vị Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt, bà hoạch định chiến lược phát triển và mục tiêu của ngân hàng vài năm tới như thế nào?

VCCB mới ở giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu toàn diện. Do Công ty Chứng khoán và Công ty Quản lý quỹ Bản Việt ra đời trước nên hiện nay, VCCB cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ hai đơn vị này, đặc biệt là khả năng tiếp cận một số khách hàng là định chế tài chính, doanh nghiệp mà hai đơn vị này đã thiết lập quan hệ từ trước. HĐQT VCCB xác định, trước mắt Ngân hàng tận dụng lợi thế này như một sự ưu tiên cho các nghiệp vụ bán buôn đối với những khách hàng quy mô vừa và nhỏ; và khi củng cố được nguồn lực đủ mạnh, chúng tôi sẽ dần mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ.

Do xuất phát điểm của ngân hàng khá thấp và đang củng cố từng bước mọi mặt, cùng với thực trạng vận hành và phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay, quan điểm đều hành của chúng tôi là an toàn rồi mới đến hiệu quả, chiến lược phát triển không đặt ra quá dài hơi, mà phải linh hoạt theo nguồn lực phù hợp của ngân hàng trong từng giai đoạn và chu kỳ biến động của kinh tế vĩ mô.

– Cảm giác của bà khi đón nhận những tin đồn và gia đình bà chia sẻ áp lực như thế nào?

– Tôi nghĩ dù tôi có theo đuổi nghiệp gì đi nữa, ngay cả không phải là kinh doanh, thì cũng phải chịu áp lực bởi sự khắt khe và giám sát của xã hội mà thôi. Thử hình dung xem, nếu tôi theo nghiệp chính trị chẳng hạn, có ai nghĩ tôi sẽ ít bị quan tâm hơn không? Vì vậy, chọn con đường kinh doanh lập nghiệp là tôi đã sẵn sàng chấp nhận những điều này rồi.

Trước áp lực tin đồn thất thiệt, một người bình thường đã có thể điêu đứng và mệt mỏi, các tin đồn gắn với gia đình chính khách thường áp lực tăng lên gấp nhiều lần. Tôi không làm gì sai trái với pháp luật hay với chính lương tâm của mình, có lẽ đấy là điều cơ bản giúp tôi luôn vững vàng trước mọi tin đồn không hay. Và cũng có lẽ, do tôi đã có một cuộc sống với nhiều loại áp lực khá lâu rồi nên cũng quen dần. Về phía gia đình, từ gia đình lớn đến gia đình nhỏ, từ trước đến giờ luôn tràn ngập sự tin tưởng và yêu thương.

– Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, bà có thể chia sẻ đôi điều về nghiệp kinh doanh và cuộc sống?

– Chặng đường hoạt động kinh doanh của tôi chưa dài và những gì tôi tạo dựng được cùng với những anh em trong gia đình Bản Việt còn quá khiêm tốn để có thể chia sẻ với cộng đồng. Tôi chỉ có thể nói ngắn gọn rằng, qua trải nghiệm từ bản thân thì làm một nữ doanh nhân luôn phải cố gắng gấp bội nhiều hơn nam giới. Bên cạnh sự nghiệp, phụ nữ còn có những thiên chức của mình, phải là người tổ chức cuộc sống cho gia đình, phụ nữ luôn là người con gần gũi với cha mẹ mình hơn… Trong công việc và cuộc sống, ý thức thượng tôn pháp luật phải luôn được duy trì. Tôi nghĩ sự minh bạch và kiên trì mới hy vọng gây dựng được sự nghiệp vững bền.

Theo Trí Kiệt/Đầu tư chứng khoán

http://www.vinacorp.vn/news/chu-tich-viet-capital-ca-nhan-toi-va-ngan-hang-ban-viet-khong-so-huu-bat-ky-co-phieu-stb-nao/ct-535077
 

————–

Báo Mỹ viết về tỉ phú Phạm Nhật Vượng, tài sản $1.3 tỉ

Friday, October 26, 2012

HÀ NỘI (NV) -Báo tài chính của Mỹ Bloomberg hôm Thứ Năm vừa qua có một bài ký sự khá dài về một trong những người giàu có nhất tại Việt Nam hiện nay mà tờ báo nói có trị giá tài sản ròng ước lượng $1.3 tỉ USD.

 
Ông Phạm Nhật Vượng, 44 tuổi, chủ tịch tập đoàn Vincom được mô tả là một trong những người giàu nhất Việt Nam có số tài sản ròng lên tới $1.3 tỉ USD. (Hình: Blomberg)

Ở một xứ sở nghèo khó, lợi tức đầu người trung bình chỉ có $1,300 USD/năm ông Phạm Nhật Vượng, 44 tuổi, từ đầu thập niên 2000 đến nay đổ tiền đầu tư vào các dự án xây dựng những khu nghỉ dưỡng, chung cư và thương xá trung và cao cấp. Giá bán một mét vuông ở những nơi đó rẻ thì từ $1,800 USD đến $2,500 và cao cấp ở trung tâm Sài Gòn (khu Eden cũ trên đường Tự Do gần trụ sở Quốc Hội cũ) bán với giá $8,000 USD.

Ông Vượng, theo các chi tiết ở trên báo chí trong nước cũng như trên Bloomberg khởi nghiệp từ sản xuất mì gói hiệu (Mivina), khoai bột và hơn một trăm sản phẩm thực phẩm khô khác tại Ukraina xuất cảng đi khắp nơi sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại Nga.

Năm 2010, ông bán lại công ty LLC Technocom cho tập đoàn Nestle SA với giá bao nhiêu không được tiết lộ. Nhưng Bloomberg ước lượng thương vụ của công ty này, khi bán lại, khoảng $100 triệu USD/năm nên phỏng định trị giá công ty ông ta bán khoảng $150 triệu USD.

Tuy mới bán công ty Technocom hai năm nay nhưng ông đã trở về sống tại quê nhà và đầu tư xây dựng từ năm 2001, lập công ty đầu tư xây dựng du lịch khách sạn lấy tên Vinpearl. Từ năm 2002, ông thành lập Vincom chuyên phát triển các dự án bất động sản trung và cao cấp.

Hiện ông Vượng đang thực hiện 8 dự án xây dựng các tòa nhà đa dụng (mix-use) với vốn đầu tư lên đến $4 tỉ USD ở những địa điểm được coi như “đất vàng” ở các thành phố lớn nhất nước như Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng và cả Hưng Yên, rất gần với Hà Nội.

“Người Việt hiện vẫn còn cất giấu rất nhiều vàng.” Ông Vượng nói trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg. “Người Việt rất giống người Hoa. Họ không thể giữ vàng ở gầm giường mãi mà sẽ lôi ra để đầu tư. (Nhờ vậy) thị trường địa ốc sẽ bùng phát.”

Thị trường địa ốc tại Việt Nam từ hai ba năm qua được mô tả là “đóng băng” vì bán không được. Nhiều chục ngàn đơn vị chung cư hoặc tòa biệt thự bị bỏ hoang dù đang xây dựng dở dang ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Nhiều đại công ty quốc doanh của nhà nước CSVN ở nhiều lãnh vực khác nhau đã nhảy vào đầu tư xây dựng thương xá, chung cư, biệt thự, hiện đang khốn đốn vì ế ẩm. Tiền đầu tư xây dựng mượn vốn ngân hàng với lãi suất rất cao, nay bán nhà không xong, không có tiền trả nợ. Ước tính tổng số nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam lên hơn 200 ngàn tỉ đồng.

Nhưng theo báo Bloomberg thuật lời một cố vấn đầu tư của công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Viet Capital Securties thì lợi thế của ông Vượng là ông ta tập trung được vốn lớn trong một thời gian ngắn để thực hiện dự án nên đã không bị kẹt như nhiều đại gia khác.

Một lời bình luận tiếp theo bài viết trên Bloomberg cho biết công ty Viet Capital Securities tức công ty chứng khoán Bản Việt là của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, có những mối quan hệ làm ăn mật thiết với chủ tập đoàn Vincom.

“Nếu anh đưa cho tôi $10 tỉ đô la bây giờ, tôi sẽ đổ hết vào xây dựng vì còn rất nhiều nhu cầu.” Ông Vượng nói. “Nhu cầu xây dựng ở Việt Nam còn vô cùng lớn”.

Hai công ty Vinpearl và Vincom sát nhập cuối năm ngoái và ông Vượng trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Vingroup. Ông và bà vợ Phạm Thu Hương nắm giữ số cổ phần ước lượng 50% của tập đoàn này.

Theo các tài liệu và ước tính của Bloomberg, tập đoàn Vingroup có tài sản khoảng $1.7 tỉ USD và đang nợ khoảng $1.3 tỉ USD tính đến cuối năm 2011. Năm 2009, công ty ông đã bán cổ phần lấy $100 triệu USD và tháng 8 vừa qua dự tính bán một số cổ phần trên thị trường chứng khoán Singapore lấy $300 triệu USD để phát triển. Nhưng năm ngoái, công ty của ông đã hủy bỏ kế hoạch niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán Singapore khi chỉ số chứng khoán nơi đó bị giảm mất 17%.

Theo các con số của Bloomberg đưa ra, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng đang làm chủ một số diện tích đất rất lớn lên đến 10,200 ha đều là những khu “đất vàng” ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Nha Trang. Giúp cho ông đầu tư và phát triển, ông đã thuê công ty tư vấn McKinsey & Co.

Làm ăn ở Việt Nam, như mọi người đều hiểu, nó đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ với những kẻ nắm quyền lực. Ðể có những lô đất vàng đó cũng như các giấy phép xây dựng mà không hề bị trở ngại, ông Vượng không thể trở thành tỉ phú đô la mà không lót tay rất bạo cho những kẻ có ảnh hưởng chính trị hay cái quyền ký trên các tờ giấy phép.

“Thật rõ ràng là tác giả bài ký sự viết về Phạm Nhật Vượng không biết gì về những cái nằm bên dưới (sự thành công của ông Vượng). Tỉ phú như ông Vượng là những ông vua hối lộ. Tham nhũng là yếu tố bí mật để họ thành công, giúp họ thu tóm được những mảnh đất ngon nhất nước Việt Nam.” Lời bình luận của một người có bí danh HuckFinn80 viết dưới bản tin Bloomberg hôm 25 tháng 10, 2012.

Ngày 8 tháng 8 năm 2012, báo Infonet (của Bộ Thông Tin-Truyền Thông CSVN) đưa tin vì giá trị chứng khoán tại Việt Nam liên tiếp sụt giảm, ông Phạm Nhật Vượng “mất hơn 1,000 tỉ đồng trong tháng 7 năm 2012”.

Theo một bản tin của VNExpress ngày 6 tháng 1 năm 2012, vợ chồng ông Vượng và 3 anh chị em khác trong gia đình làm chủ một số cố phiếu trị giá tới 20,141 tỉ đồng.

 
Tòa nhà đa dụng Vincom ở Hà Nội. (Hình: Bloomberg)

Các con số thống kê của Bloomberg nêu ra nói từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, tập đoàn Vingroup đã bán được từ 7,000 đến 8,000 đơn vị gia cư dù thời gian này ngành địa ốc ở Việt Nam cũng đang thời kỳ khốn đốn.

Bán những căn chung cư trung cao cấp cho ai?

Theo ước tính của công ty địa ốc thương mại CBRE (Mỹ) có mặt tại Việt Nam, để mua một căn chung cư cao cấp bán với giá $342,000 của tập đoàn Vingroup, người ta phải nhịn ăn nhịn tiêu suốt 242 năm. Nếu chỉ mua căn chung cư trung bình với giá chỉ có $72,000 USD người ta cũng phải nhịn đến 51 năm. Ðấy là với mức lợi tức trung bình của người dân ở Hà Nội và Sài Gòn cao gấp 6 lần so với mức lợi tức trung bình trên cả nước. (T.N.)

nguoi-viet.com

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=156930&zoneid=1

The Vincom Center Ba Trieu shopping mall stands in Hanoi.

Source: Vingroup Joint-Stock Co. via Bloomberg

—————————-

Hidden Vietnam Billionaire Parlays Noodles Into Property

By Netty Ismail on October 25, 2012

Pham Nhat Vuong became a billionaire selling a Ukrainian instant-noodle business and creating Vietnam’s biggest property developer.

The 44-year-old chairman of Vingroup Joint-Stock Co. (VIC), which is building eight mixed-use projects in prime locations in Vietnam at a total cost of more than $4 billion, plans to get even richer selling high- and mid-end apartments to Asians who want to reallocate their holdings from cash and gold.

“Vietnamese people still hold a lot of gold as their savings,” Vuong said in an interview at the company’s headquarters in Hanoi. “Vietnamese are very similar to the Chinese. They just can’t sit on gold bars underneath their beds. Eventually they will pull out their gold bars and invest. It will be a boom for the real-estate market.”

Vuong and his wife, Pham Thu Huong, own about 50 percent of Vingroup, Vietnam’s fifth-biggest company by market value. Excluding shares he has pledged as collateral to finance some of the company’s real estate projects, Vuong is worth $1.3 billion, according to the Bloomberg Billionaires Index. He has never appeared on an international wealth ranking.

Vingroup is seeking to raise about $300 million in a share sale in Singapore by August to fund its Vietnamese expansion. The company shelved plans for a Singapore listing last year when the city-state’s benchmark Straits Times Index (FSSTI) fell 17 percent.

“If you give me $10 billion now, I would spend it all on construction because there’s so much more to build,” Vuong said. “There is tremendous demand in Vietnam.”

Outside Vietnam

The billionaire said he also has plans to build properties in Singapore or Hong Kong, where some of Asia’s biggest developers are based.

Vuong studied geological economic engineering at Moscow Geology University in Russia. After school, he moved to Ukraine, where he created LLC Technocom, a producer of more than 100 dehydrated food products, including instant noodles and mashed potatoes.

He sold the company for an undisclosed price to Nestle SA in 2010. Technocom had revenue of more than $100 million at the time of the sale. Based on the average revenue multiple of mergers and acquisitions involving food companies worldwide in 2010, the company could have been valued at $150 million when the billionaire sold the operation to the Vevey, Switzerland- based food company that year, according to data compiled by Bloomberg. Vuong declined to comment on the sale price because of a confidentiality agreement.

Back Home

Vuong returned to live in Vietnam in 2001, when he started resort developer Vinpearl Joint-Stock Co. He set up Vincom Joint-Stock Co., which develops mid- to high-end commercial and residential properties, the following year. Vinpearl and Vincom, both of which were listed, merged to form Vingroup this year.

Vingroup has controlling interests in 18 mixed-use and resort projects it is building in Vietnam, including in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hung Yen and Da Nang. It opened shopping mall Vincom Center A Ho Chi Minh City, which houses luxury names including Hermes and Christian Dior, in the commercial capital earlier this month. Its effective interest in the projects it is building is about 93 square kilometers as of Sept. 30.

Vingroup’s projects in Hanoi, known for its French colonial architecture and tree-lined boulevards, are within 10 kilometers of the city center. The government, which created a market economy with Doi Moi, or economic renovation policies, in 1986, is seeking to develop the capital into a modern metropolis.

Fengshui Matters

At the mixed-use Royal City project, situated at an old factory site about 5 kilometers from Hanoi’s central business district, construction continues around the clock. Buyers of the high-end apartments, which are being sold at $1,800 to $2,500 a square meter, can adapt the design of their units to suit their “fengshui,” or Chinese geomancy, needs. The project will include the first indoor water park and ice-skating rink in Vietnam when completed next year.

At Times City, located in a bustling residential and commercial area in Hanoi, Vingroup opened Vietnam’s first hospital that offers single-patient rooms and presidential suites. The project, scheduled to be completed in 2014, also includes residential blocks, a mall and an international school.

Vuong, a father of three, said he wants to sell a new “living experience” for Vietnamese people.

“We want to bring better products to Vietnam,” he said. “My hope is through changes in lifestyle and the products we consume, it will affect the people and change the way they are thinking. The country will develop further from where it is today.”

Urban Renewal

Vingroup has acquired land from factories that are relocating from central districts to the outskirts of the city as the capital pushes through its urban renewal plan. The company owns about 10,200 hectares of land in prime locations in Hanoi, the southern commercial capital of Ho Chi Minh City, as well as the coastal cities of Nha Trang, Da Nang and Hai Phong.

Buying land in prime or unique locations has enabled Vingroup to sell its properties at a premium to market rates, even during a downturn, said Phuong Ton, an analyst at Viet Capital Securities in Ho Chi Minh City, who has a “hold” recommendation on the stock. Another key selling point is the developer’s ability to complete its projects within a short period of time, she said.

Vingroup “has a special advantage in terms of capital; that’s why they can target those projects which require a lot of leverage right at the beginning,” Ton said. “Most of the properties that they have introduced in Hanoi and Ho Chi Minh City have incorporated some new development concept in Vietnam.”

Convertible Financing

The company sold $300 million of convertible bonds to international investors this year. It raised $100 million in the first overseas convertible bond sale by a Vietnamese company in 2009. Vingroup had assets of about $1.7 billion and liabilities of $1.3 billion as of Dec. 31, according to data compiled by Bloomberg.

The billionaire said he will develop properties outside of Vietnam “when there’s a good opportunity.” He hired McKinsey & Co. this year to conduct a strategic review of Vingroup’s business and advise the company on its future.

“Given their vision, limiting themselves to Vietnam’s boundaries would limit their growth potential,” Viet Capital Securities’ Ton said.

Vuong travels to other cities for ideas. When the developer was building the Vincom Center in Ho Chi Minh City, he organized a trip to Singapore for the complex’s retail tenants, paying for their airfare and accommodation. They went to Ion Orchard, jointly owned by Singapore-based CapitaLand Ltd. and Hong Kong’s Sun Hung Kai Properties Ltd., to study its shop front and other features of the luxury shopping mall.

Dismantling Rooms

Before building Vinpearl Resort Nha Trang, his first hospitality project, nestled on a private beach by the South China Sea, Vuong visited the hotels in Phuket with a screwdriver stashed in his suitcase. He used the tool to dismantle hotel room fittings — before reassembling them — to understand how they were put together.

“He’s very modest and down-to-earth,” said Le Thi Thu Thuy, chief executive of Vingroup and a former Lehman Brothers Holdings Inc. investment banker. “He always tells management to continue learning every day, that you can’t be happy, content with what you already have.”

Limited Affordability

The size of Vuong’s target customers is unclear. Vietnam’s urban population is growing 3.4 percent annually, according to the World Bank, with growth fastest in and around the two biggest cities, Ho Chi Minh City and Hanoi. Only about 5 percent of the population in the two largest cities is able to afford homes currently being produced by large developers, according to the lender.

About 47 percent of households in Hanoi and Ho Chi Minh City earn an average annual income of $7,425, according to property broker CBRE Group Inc.’s local unit, which said it would take 51 years to save enough money to buy a mid-end condominium that would cost $72,000.

The majority of real estate purchases in Vietnam are still made without a mortgage. It would take the average household 242 years to save enough to buy a $342,000 luxury condominium, according to CBRE’s local unit.

Home prices in Ho Chi Minh City surged almost threefold from 2004 to the first quarter of 2008, according to CBRE data. Values then fell as the government raised interest rates and restricted lending for real estate and other non-productive sectors, in a bid to tackle inflation.

The State Bank of Vietnam has lowered its key refinance rate by 500 basis points since March to 10 percent, as annual inflation plunged back toward single digits from a high of 23 percent in August last year.

Sales Data

Vingroup sold 7,000 to 8,000 residential units at the end of 2010 and early 2011, Vuong said. The apartment units at the Vincom Center in Ho Chi Minh City, which also boasts a spa and fitness center, were sold in 2010 at an average selling price of about $8,000 per square meter, a record in Vietnam.

Vuong, who values discipline and rewards those who do well, upholds a slogan for employees: “Speed, creativity and efficiency in everything you do, in every action.”

The billionaire plays soccer and basketball every week with Vingroup employees at the company’s sports center, often trading his suit and tie for a company soccer team’s red jersey and shorts. He plays the position of striker, whose job is to score goals.

“Attacking is better than defending,” he said, adding that he applies that principle to everything he does.

http://www.businessweek.com/news/2012-10-24/hidden-vietnam-billionaire-parlays-noodles-into-hanoi-property#p1

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►…Từ quần đảo Trường Sa

Posted by hoangtran204 trên 28/10/2012

Thư gửi Nguyễn Phương Uyên từ quần đảo Trường Sa

Nguyễn Hàm Thuận Bắc

Tác giả gửi tới Dân Luận

Kính gửi Ban Biên Tập Dân Luận,Chúng tôi là những lính đảo Trường Sa thường xuyên theo dõi tờ báo mạng nổi tiếng Dân Luận của quí vị, vì tờ báo đã cập nhật cho chúng tôi một cách trung thực tình hình nước nhà. Mấy ngày gần đây, chúng tôi đang theo dõi tình hình của sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên trên Dân Luận thì không hiểu sao không mở được nữa, có lẽ báo Dân Luận vì có quá nhiều người xem nên đã bị chặn. Các bác, các anh ở Ban Biên Tập có cách nào giúp chúng tôi mở được Dân Luận dịp này không?

Tôi cũng có một bài viết để khích lệ Nguyễn Phương Uyên nhưng không làm sao đăng vào Dân Luận được, vậy xin phép được gửi qua email, kính mong các bác, các anh thông cảm.

Xin trân trọng kính chào
Nguyễn Hàm Thuận Bắc

 

Em nhớ chăng
Phút chia tay dưới đường hoa phượng đỏ
Anh đã ngỏ lời cùng em khi giã biệt mái trường
Em lặng lẽ chỉ nhìn anh không nói
Làm tim anh thêm thổn thức yêu thương

Em sẽ đi đâu? Em sẽ vào đại học
Dù biết mẹ cha chưa đủ sống để nuôi nhau
Nhưng sẽ làm được gì nếu em không học giỏi
Em là nữ nhi có cầm nổi súng đâu?

Bởi câu nói của em mà anh thành lính đảo
Để gìn giữ sự bình yên cho đất nước ngàn thương
Giữa Trường Sa quanh năm thừa sóng gió
Chỉ thiếu bạn hiền và lời thỏ thẻ yêu đương!

Qua thư bạn anh biết em học tốt
Và đang thầm yêu người lính đảo cùng trường
Ai vậy em? Sao chưa bao giờ em kể
Làm đêm đêm anh khắc khoải hoài thương!

Ngoài Trường Sa có lần ngàn tàu cá
Của giặc Tàu tràn xuống biển quê hương
Nuốt căm hận đứng nhìn quân cướp nước
Tận diệt cá tôm và phá hủy môi trường!

Làm được gì hỡi em khi anh là người lính?
Chỉ biết nén thương đau nuốt nước mắt vào trong!
Nay giặc Tàu đã lập thành phố Tam Sa trên biển
Nơi anh cầm súng đứng canh
Có còn của cha ông?

Ngày 1/10/2012 giặc kỷ niệm Quốc Khánh TQ
Trên quần đảo Hoàng Sa chúng chiếm
Từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974
Theo ý nguyện của ông Đồng
Chính phủ ta đã gửi điện chúc mừng
Tới các nhà lãnh đạo TQ “kính mến”
Làm lố bịch người lính đảo các anh
Cầm súng cũng như không!

Nay vừa hay tin, em đi rải truyền đơn chống giặc
Đòi Hoàng Sa, Trường Sa về đất mẹ phải không?
Sao em biết có thể sẽ bị tù đày mà vẫn nồng nàn yêu nước
Hay em là Thiên Thần từ trời cao bay xuống cứu Biển Đông?

Và giương ngọn cờ yêu nước của Bà Trưng, Bà Triệu
Để thức tỉnh những thanh niên quen sống kiếp hèn câm
Ôi Phương Uyên đến bây giờ anh mới hiểu
Sao không trả lời anh suốt từ bấy nhiêu năm!

Vì em muốn hiến dâng trái tim mình cho Tổ Quốc
Như ông cha ta xưa mỗi lần chống xâm lăng
Nên ghìm nén tình riêng khi non sông còn giặc
Ôi em yêu nước hồn nhiên và đẹp tựa trăng rằm!

Rồi đây
Chúng có thể sẽ xử em “tội phản quốc, chống đảng”
Thiên Thần ơi hãy bước ngửng cao đầu!
Làm Chiêu Thống cùng Ích Tắc hốt hoảng
Để giặc Tàu kinh hãi đến ngàn sau!

Và bọn anh sẽ từ đảo xa trở về phá xiềng gông tù ngục
Cứu những Thiên Thần như em về với mẹ với cha
Để những người con biết tận trung với nước
Được dâng hiến tuổi xuân cho biển đảo khơi xa!

Em đừng giận anh sao yêu em mà rút rát
Lính ở đảo vắng người như hoẵng giữa rừng sâu
Đã ám ảnh bọn anh những năm dài khát… khát…
Khát giọt nước, khát tình yêu…
Khát được sống cho nhau!

Đảo Sơn Ca, 26/10/2012
Nguyễn Hàm Thuận Bắc

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Posted by hoangtran204 trên 27/10/2012

Lời tựa: Việt Nam là một phiên bản của Trung Quốc. Tất cả những gì xảy ra ở Trung Quốc trong thập niên 1980s, 1990s,2000s…cũng đã, đang, và sẽ xảy ra ở Việt Nam. Các  vụ bê bối của các ngân hàng Việt Nam hiện nay cũng đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong thập niên 1980s và 1990s.

Các cơ sở ngân hàng nước ngoài đã nhảy vào mua các ngân hàng Trung Quốc trong các thập niên đó, rồi cũng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong tương lai gần (hiện các ngân hàng nước ngoài đã và đang nắm giữ 25-30% một số các ngân hàng ở VN).

 Các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào làm ăn mở các hãng xưởng ở Trung Quốc, muốn có sự đỡ đầu về chính trị, mướn được chỗ đất tốt có vị trí thuận lợi, thì thường là phải chia phần với các giới chức đảng CS và các viên chức nhà nước và gia đình họ để những người này dùng “chuyên chính vô sản” cướp đất, hoặc mua rẻ bất động sản rồi giao lại hoặc dùng đó như phần hùn mở công ty với các doanh nghiệp nước ngoài. Bộ chính trị Đảng CSVN và các ủy viên trung ương đảng qua Trung Quốc rất đều đặn để học tập các phương thức này và về áp dụng ở Việt Nam.

Lâu nay, thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng răn dạy cán bộ đảng đừng tham nhũng. Ai cũng tưởng là ông ta liêm khiết, nhưng không phải thế.  3 hôm nay, tờ báo The New York Times đã điều tra và tường thuật cho biết tài sản của gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo  có trên 2,7 tỷ đô la. Số tài sản này được phân tán trong đại gia đình anh chị em và bà con của ông thủ tướng.

Tờ New York Times còn nói kháy: ngay cả người mẹ 90 tuổi của Ôn Gia Bảo, là một cô giáo về hưu, già nua lẩm cẩm,  “bà đã để lại sau lưng sự nghèo khó, để trở thành một người giàu có cực độ, ít nhất là trên mặt giấy tờ”. Chắc  bà  chưa biết rằng bà  có 120 triệu đô la (năm 2007) trong công ty bảo hiểm Ping An, một công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc và thế giới.

Bên Việt Nam, có TT Nguyễn Tấn Dũng và con gái ông ta giàu có như thế nào thì chúng ta khỏi cần nhắc lại cũng đã biết rồi. À quên, chị Hai Tâm, chị ruột của Nguyễn Tấn Dũng tuy ở dưới quê (Kiên Giang), nhưng còn biết chê 10 triệu đô la là quá ít, không chịu bán 185 mẫu đất ở Bình Dương, đến đổi, công an Bình Dương phải áp dụng “chuyên chính vô sản”,  bắt chị, và ép buộc chị nhường đất với giá cao hơn 10 triệu đô la Mỹ.

Thôi, bây giờ quay trở lại chuyện Trung Quốc. Các ủy viên Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị nên đọc bài báo này để rút kinh nghiệm che dấu; các tay chân nên tâu lên cho chủ cách làm thế nào để khỏi bị bọn báo chí phản động đưa tin lên mạng.  Các  nhóm đặc quyền đặc lợi, tay chân thân cận của giới chức đảng cao cấp lâu nay làm ăn hơi lộ liễu, từ nay, nên coi chừng trông trước trông sau vì bọn phản động và các thế lực thù địch chuyên bới sâu tìm vết  sẽ phát hiện các bí mật làm ăn của đảng viên ta.

——–

BẮC KINH – mẹ của thủ tướng Trung Quốc đã từng là một  giáo viên ở miền bắc Trung Quốc. Cha của ông đã được lệnh làm con lợn  ở một trong những chiến dịch chính trị của Mao. Và trong suốt thời thơ ấu, “gia đình tôi rất nghèo “, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cho biết trong một bài phát biểu năm ngoái.

Nhưng bây giờ 90 tuổi, mẹ của thủ tướng, Yang Zhiyun, không chỉ  bỏ lại sự nghèo khó phía sau, bà đã trở nên hoàn toàn giàu có, ít nhất là trên giấy tờ, theo hồ sơ của công ty. Chỉ cần một cú đầu tư vào một công ty dịch vụ tài chính lớn của Trung Quốc, bà đã có được một số tiền trị giá $ 120 triệu USD, số tiền này là vào năm 2007.

Các chi tiết của bà Yang, một góa phụ, tích lũy sự giàu có như thế nào thì không ai được biết đến, hoặc thậm chí người ta cũng không biết liệu bà ấy có còn tỉnh táo  biết rằng bà ta có các cổ phần trong công ty ấy hay không. Nhưng chuyện ấy đã xảy ra sau khi con trai của bà đã được lên chức vụ thống trị Trung Quốc, lần đầu tiên vào năm 1998 làm Phó Thủ tướng và  năm năm sau đó ông ta trở thành  thủ tướng.

Nhiều thân nhân của Ôn Gia Bảo, bao gồm cả con trai, con gái của ông, em trai và em rể, đã trở nên cực kỳ giàu có suốt thời gian lãnh đạo của ông, báo The New York Times mở một cuộc điều tra cho biết như thế. Xem xét các hồ sơ của công ty cho thấy người thân của thủ tướng – một số người trong số họ, bao gồm cả vợ của ông, có  sở trường riêng trong việc thực hiện các thương lượng rất thành công – đang kiểm soát nhiều tài sản trị giá ít nhất là $ 2,7 tỷ.

Trong nhiều trường hợp, tên của các thân nhân đã được che dấu đằng sau nhiều tầng đối tác và các doanh nghiệp đầu tư liên quan đến bạn bè, đồng nghiệp và các đối tác kinh doanh. Rõ ràng cổ phần tài chính của họ cung cấp một cái nhìn chi tiết bất thường là bằng cách nào những người có quan hệ chính trị và gia đình của họ đã được hưởng lợi từ các mối giao dịch giữa nhà nước và doanh nghiệp khi  ảnh hưởng của nhà nước và sự giàu có của tư nhân hội tụ trong nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc.

Các văn bản cho thấy: Rõ ràng là không giống như hầu hết các doanh nghiệp mới ở Trung Quốc, doanh nghiệp của các gia đình các quan chức lớn  nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty nhà nước, bao gồm China Mobile, một trong những nhà khai thác điện thoại lớn nhất của TQ. Vào những lúc khác, những  doanh nghiệp này được sự ủng hộ từ một số những ông trùm giàu nhất châu Á. Báo The New York Times phát hiện ra rằng những người bà con thân thích của ông Ôn Gia Bảo đã tích lũy cổ phiếu của các ngân hàng, công ty kim hoàn đá quý, các khu du lịch nghĩ dưỡng, các công ty viễn thông như điện thoại truyền hình,  và các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, đôi khi bằng cách sử dụng tên của các công ty nước ngoài.

Các cổ phiếu bao gồm một dự án phát triển biệt thự ở Bắc Kinh, nhà máy sản xuất một lốp xe ở miền bắc Trung Quốc; một công ty xây dựng  đã giúp xây dựng một số sân vận động Olympic Bắc Kinh, bao gồm cả sân vận động “Nest Bird” nổi tiếng; và Ping An Insurance, một trong những công ty dịch vụ tài chánh lớn nhất thế giới.

Làm thủ tướng trong một nền kinh tế vẫn còn do nhà nước lèo lái, ông Ôn Gia Bảo, được biết đến qua phong cách làm việc đơn giản và gần gũi của ông ta, quan trọng hơn là ông có quyền hành rộng rãi trong các ngành công nghiệp lớn, nơi mà thân nhân của ông đã làm giàu. Ví dụ các công ty Trung Quốc không thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mà không có sự chấp thuận của các cơ quan giám sát của ông Ôn Gia Bảo. Ông cũng có khả năng ảnh hưởng đến đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng và viễn thông.

Bởi vì chính phủ Trung Quốc hiếm khi thảo luận công khai các quyết định của họ, dân chúng không biết được vai trò gì – nếu có – của  ông Ôn Gia Bảo, (70 tuổi), người đã quyết định hầu hết hầu hết các chính sách hoặc quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người thân của ông đã tìm cách thu lợi từ các cơ hội có thể thực hiện các quyết định đó.

Em trai của thủ tướng, ví dụ, có một công ty đã được tặng thưởng nhiều hơn $ 30 triệu trong hợp đồng và được trợ cấp của chính phủ để xử lý nước thải và xử lý chất thải y tế cho một số thành phố lớn nhất của Trung Quốc, theo  các hồ sơ của chính phủ. Các hợp đồng đã được công bố sau khi ông Ôn Gia Bảo đã ra lệnh quy định cứng rắn hơn về việc xử lý chất thải y tế vào năm 2003 sau khi dịch gia cầm SARS.

Năm 2004, sau khi Hội đồng Nhà nước, cơ quan chính phủ của ông Ôn Gia Bảo chủ trì, đặc miễn cho công ty bảo hiểm  Ping An Insurance và các công ty khác khỏi bị hạn chế phạm vi hoạt động của họ, Ping An liền huy động được 1,8 tỷ USD và lên sàn chứng khoán trở thành công ty cổ phần. Các người hùn vốn mở công ty bảo hiểm Bình An là những thân nhân bà con của ông Ôn Gia Bảo nắm quyền kiểm soát công ty – cùng với bạn bè và đồng nghiệp của họ – họ đã làm giàu bằng cách đầu tư mua cổ phiếu của công ty Ping An  trước khi tung cổ phiếu chào bán ra công chúng.

Trong năm 2007, năm cuối cùng nắm giữ cổ phiếu đã được tiết lộ trong các tài liệu công cộng, những đối tác này đã nắm giữ cổ phiếu trị giá $ 2,2 tỷ USD  của Ping An chứng khoán, theo một kế toán của các khoản đầu tư của báo The New York Times và đã được xác nhận của các kiểm toán viên bên ngoài công ty. Giá trị thị trường tổng thể của công ty bảo hiểm Ping An bây giờ là gần $ 60 tỷ.

Ping An cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đã “không biết nền của các thực thể đằng sau các cổ đông của chúng tôi.” Những tuyên bố nói: “Bình An không có phương tiện để biết ý định đằng sau cổ đông khi họ mua và bán cổ phần của chúng tôi.”

Trong khi các quy định của Đảng Cộng sản kêu gọi các quan chức hàng đầu phải tiết lộ sự giàu có của họ và của các thành viên gia đình trực tiếp của họ, không có quy định pháp luật cấm người thân của ngay cả những quan chức cấp cao nhất trở thành những người thương lượng hợp đồng, các nhà đầu tư lớn – một lỗ hổng rất có hiệu quả cho phép dùng tên họ của gia đình (có người làm lớn) để  giao dịch. Một số người Trung Quốc lập luận rằng: cho phép các gia đình của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản được hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế của đất nước là rất quan trọng để đảm bảo họ ưu tiên tiếp tục hỗ trợ cho các cải cách theo hướng kinh tế thị trường.

Mặc dù vậy, các giao dịch kinh doanh của những người thân của ông Ôn Gia Bảo đã  được che dấu trong nhiều cách, điều ấy cho thấy rằng những người thân này mong muốn tránh sự dòm ngó của công chúng, theo các hồ sơ đã nộp cho nhà chức trách Trung Quốc. Quyền sở hữu cổ phần của những người thân của TT Ôn Gia Bảo thường bị che dấu bởi một mạng lưới phức tạp của các cổ phần mà họ đang nắm giữ, khoảng 5 bước che dấu, rời xa ra khỏi các hoạt động của công ty, theo các tường thuật.

Trong trường hợp của người mẹ của ông Ôn Gia Bảo, The Times tính toán cổ phần của mình trong Ping An – trị giá $ 120 triệu trong năm 2007 bằng cách kiểm tra các hồ sơ công cộng và xuất trình giấy chứng minh thư, và theo đường mòn quyền sở hữu ba thực thể đầu tư Trung Quốc. Tên ghi trên cổ phiếu của mẹ đã được Taihong, một công ty tài chánh đăng ký tại Thiên Tân, quê hương của thủ tướng.

Những nỗ lực rõ ràng để che giấu sự giàu có phản ánh chính trị cao dộ xung quanh giới cầm quyền của đất nước, nhiều người trong số họ cũng vô cùng giàu có nhưng không muốn thu hút (người khác) chú ý đến sự giàu có của họ. Khi Bloomberg News đưa tin rằng trong tháng sáu đại gia đình của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình,( đang được chọn lựa để trở thành chủ tịch sắp nhiệm chức của Trung Quốc,) đã thu thập được hàng trăm triệu đô la tài sản, chính phủ Trung Quốc đã chặn dân chúng trong nước  truy cập trang web Bloomberg.

“Trong các lãnh đạo cấp cao, không có gia đình nào mà không có những vấn đề này”, một cựu đồng nghiệp làm việc trong chính phủ của TT Ôn Gia Bảo đã từng biết đến ông Ôn Gia Bảo trong hơn 20 năm qua và đã nói với điều kiện giấu tên cho biết. “Kẻ thù  của Tập Cận Bình đang cố tình tìm cách bôi nhọ ông ta bằng cách cho phép điều này bị rò rỉ ra ngoài.”

The Times đã trình bày những phát hiện của họ cho chính phủ Trung Quốc bình luận. Bộ Ngoại giao TQ đã  từ chối trả lời các câu hỏi về các khoản đầu tư, Thủ tướng Chính phủ hoặc những người bà con của ông ta. Các thành viên trong gia đình của ông Ôn Gia Bảo cũng từ chối bình luận hoặc đã không trả lời yêu cầu bình luận.

(To be continued)…

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Trung Quốc đã chặn mạng internet không cho dân chúng đọc báo The New York Times sau khi tờ báo này tung lên 3 bài nói về tài sản của gia đình Thủ Tướng Ôn Gia Bảo lên tới 2,7 tỷ đô la Mỹ.

Posted by hoangtran204 trên 27/10/2012

Trung Quốc đã chặn mạng internet không cho dân chúng đọc báo The New York Times sau khi tờ báo này tung lên 3 bài nói về tài sản của gia đình Thủ Tướng Ôn Gia Bảo lên tới 2,7 tỷ đô la Mỹ.

Tờ Business Insider, trích đăng lại qua bài báo với tựa đề: Gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo rất giàu có hơn bất cứ ai từng biết.  (Wen Jiabao’s Family Is Much Richer Than Anyone Realized, Business Insider, Adam Taylor, 25-10-2012)

 Gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo rất giàu có hơn bất cứ ai từng biết

Business Insider, Adam Taylor, 25-10-2012

Trần Hoàng (dịch thuật)

Trung Quốc đã chặn mạng internet không cho dân chúng đọc báo The New York Times sau khi tờ báo này tung lên 3 bài nói về tài sản của gia đình Thủ Tướng Ôn Gia Bảo lên tới 2,7 tỷ đô la Mỹ.

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo rời khỏi chức vụ vào cuối năm nay, thời gian ông làm việc đã và đang là một sự thành công cá nhân trong ít nhất ở khía cạnh: Các tài sản của gia đình anh chị em của ông đã lên tới ít nhất là 2,7 tỷ đô la.

Tất cả số tiền ấy dường như đã được làm ra suốt thời gian nhiệm chức của ông ta, ký giả David Baboza của tờ báo the New York Times đăng tin.

Đây là một số tài sản mà phóng viên David đã tìm thấy:

-Các tài sản bao gồm một dự án xây dựng biệt thự ở thủ đô Bắc Kinh; một công ty làm vỏ xe hơi ở phía bắc của Trung Quốc; một công ty đã từng góp phần xây dựng một số sân vận động Olympic ở Bắc Kinh, bao gồm sân vận động Bird’s Nest (Tổ Chim); và công ty Bảo Hiểm Ping An, một trong những công ty dịch vụ tài chánh lớn nhất thế giới. 

Sau vụ bê bối của Bô Xilai, Bí thư Đảng ủy tỉnh Trùng Khánh, và cuộc điều tra tiếp đó về các tài- khoản to lớn bất thường của gia đình ông ta, hiện đang có nhiều người để ý tới sự tham nhũng của các giới chức chính quyền ở Trung Quốc. Giới doanh nghiệp ngoại quốc có cơ sở làm ăn ở Trung Quốc  từ lâu nay đã phàn nàn rằng họ buộc phải thuê mướn các bà con của các “thái tử đảng” và các viên chức chính quyền với mức lương rất cao, và đấy là một phần trong các điều kiện mở doanh nghiệp ở Trung Quốc. 

Báo the New York Times có thể đang trông đợi chịu một số hậu quả của việc đưa tin này. Mới đây, khi hãng tin Blooomberg dòm vào các mua bán liên quan tài chánh của Tập Cận Bình, người sắp sửa nhận chức chủ tịch nước(và thấy rằng, giống như trường hợp của gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo, gia đình của Tập Cận Bình cũng là các tỷ phú), trang Bloomberg.com đã bị ngăn chặn ở Trung Quốc.

 

 

 

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Hãng xưởng giày dép áo quần của Trung Quốc dời sang Việt Nam mua đất đai với sự tiếp sức của cán bộ đảng, luật sư và doanh nghiệp VN (22-10-2012)

Posted by hoangtran204 trên 25/10/2012

Trong thập niên 1990s và 2000s, luật đất đai, luật doanh nghiệp (thành lập công ty cổ phần) ở VN…đã mở toang cửa cho doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đất đai ở VN.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | 2 Comments »

►Bồi thêm cú chót trước khi vụ Đồng chí X rơi vào quên lãng: 49 nhân sự cấp cao sẽ bị lấy phiếu tín nhiệm (VnExpress)

Posted by hoangtran204 trên 25/10/2012

Tuồng như thấy chưa đủ phê, vì xem ra dân chúng còn đang bị sốc, chưa tâm phục khẩu phục về việc BCH Trung Ương Đảng không kỷ luật đồng chí X và BCT, ngay cả khi đồng chí X làm mặt dày nói về lòng tự trọng…nên đảng phải nhảy vào, làm cò mồi, đạo diễn cho quốc hội  vờ vịt màn bầu bán cho có vẻ dân chủ…

Đây sẽ là cú chót  trước khi vụ Đồng Chí X rơi vào quên lãng. Sau cú này bảo đảm đồng chí X sẽ yên tâm, tiếp tục lãnh đạo, và 14 ủy viên Bộ Chính Trị lại sẽ tiếp tục chỉ đạo…dẫn dắt cả nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, vì thành tích tổng kết cuối năm 2012 của 91 tập đoàn và tổng công ty, 3000 công ty con…sẽ có tổng doanh thu năm 2012 cao hơn năm trước, tất cả các công ty quốc doanh đều hoàn thành chỉ tiêu và vượt kế hoạch 21-25% so với năm ngoái…
Dân chúng cứ yên tâm chờ, chờ cho đến khi các lầm lỗi của các công ty Y và đồng chí Z nào đó sẽ bị phát hiện vào năm 2013…và rồi sẽ có người đứng ra nhận lỗi, và chịu trách nhiệm các lỗi lầm…

49 nhân sự cấp cao sẽ bị lấy phiếu tín nhiệm

Thứ ba, 23/10/2012

VNexpress.net

“Khi cán bộ không còn được Quốc hội tín nhiệm sẽ có người mới. Trường hợp chưa chuẩn bị ứng viên thay thế có thể để khuyết, bộ máy Chính phủ cũng từng có lần khuyết một Phó thủ tướng”, Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo trả lời VnExpress.

– Trong dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm vừa trình Quốc hội, theo ông đâu là những điểm đột phá?

– Việc lấy phiếu được dự kiến bắt đầu từ kỳ họp đầu tiên trong năm thứ hai nhiệm kỳ Quốc hội. Nghị quyết của Quốc hội lần này phân biệt rõ 2 cấp độ lấy phiếu và bỏ phiếu. Lấy phiếu tín nhiệm là việc sẽ tiến hành thường xuyên, định kỳ hằng năm. Còn bỏ phiếu tín nhiệm tiến hành đối với những người không đạt tín nhiệm ở vòng lấy phiếu.

Ở Quốc hội, những người được lấy phiếu sẽ phân ra hai nhóm, nhóm lấy phiếu trước toàn thể Quốc hội là những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn, gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. Tổng số gồm 49 người.

Đối với nhóm hai, Hội đồng dân tộc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó chủ tịch, các ủy viên của Hội đồng dân tộc. Các Ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó chủ nhiệm, các ủy viên. Tổng số 380 người. Như vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm của nhóm một trước toàn thể Quốc hội thì có thể biết ngay kết quả; còn ở nhóm hai thì báo cáo sau. Ở HĐND, việc lấy phiếu tiến hành theo hình thức tương tự.


Đại biểu Đinh Xuân Thảo. Ảnh: Hoàng Hà.

 

– Với những cán bộ tín nhiệm thấp, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm như thế nào?

– Việc lấy phiếu tín nhiệm tiến hành với tất cả những người tôi nói ở trên song bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ đối với những người rơi vào một trong năm trường hợp. Trong đó có trường hợp người hai kỳ liên tục mà tín nhiệm không quá bán (50%) hoặc chỉ một kỳ nhưng trên 2/3 phiếu tín nhiệm thấp.

Nghị quyết cũng giữ nguyên quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 tức là bỏ phiếu tín nhiệm đối với một chức danh khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị hoặc do ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị; chức danh đó do Hội đồng Dân tộc hoặc các Ủy ban của Quốc hội đề nghị. Tức là, không nhất thiết phải lấy phiếu mà có thể phiếu tín nhiệm luôn.

Đối với lấy phiếu tín nhiệm thì có 4 lựa chọn: là tín nhiệm cao, trung bình, thấp và chưa có ý kiến. Nhưng với bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức độ là tín nhiệm hoặc không. Nếu người giữ chức vụ nào đó không còn được tín nhiệm thì có thể gửi đơn xin từ chức. Còn nếu không thì cơ quan nào đề cử, giới thiệu người đó phải đề nghị Quốc hội, HĐND làm thủ tục bãi nhiệm và giới thiệu người thay thế.

– Với những cán bộ có khuyết điểm trong quản lý, điều hành nhưng đã nhận lỗi, cam kết khắc phục. Họ sẽ có cơ hội giải trình thế nào trước khi Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm?

– Dù cán bộ qua lấy phiếu chỉ đạt tín nhiệm dưới 50%, thậm chí trên 2/3 không tín nhiệm nhưng vị đó vẫn có quyền giải trình trước Quốc hội về các quyết định, chỉ đạo; trình bày rõ hơn nguyên nhân, giải pháp. Nếu đại biểu Quốc hội thấy giải thích là hợp lý, thuyết phục, ví dụ tại thời điểm khẩn cấp đó phải quyết định như thế, thì đại biểu vẫn bỏ phiếu tín nhiệm.

– Trong số 49 vị lấy phiếu tín nhiệm hàng năm có nhiều ủy viên trung ương, ủy viên Bộ chính trị. Ông nghĩ gì về khả năng tìm ứng viên thay khi ai đó đạt tín nhiệm thấp?

– Tôi cho là không khó tìm ứng viên thay thế. Đảng đã có công tác quy hoạch cán bộ và tiến hành thường xuyên. Khi một người không còn được tín nhiệm, khắc sẽ có người mới. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được người thay thế thì có thể để khuyết. Trong bộ máy Chính phủ đã từng có lần bị khuyết một Phó thủ tướng.

Việt Anh – Nguyễn Hưng

Posted in Đảng CSVN | Leave a Comment »

►Sau khi người cộng sản nhận lỗi, chắc chắn lần tới họ cũng sẽ tái phạm, rồi họ lại xin lỗi…chuyện này cứ lập đi lâp lại mãi vì họ biết chẳng ai làm gì được họ vì sức mạnh ” ở trên đầu họng súng” và công an

Posted by hoangtran204 trên 24/10/2012

KHI CÁI CHỦ NGHĨA CHẾT TIỆT MANG TÊN MÁC-LÊ CÒN CHƯA BỊ CHÍNH BỌN HỌ VÙI SÂU CHÔN CHẶT ĐỂ TỒN TẠI (con đường tất yếu) THÌ MỌI LỜI NÓI, CHÍNH SÁCH, ĐƯỜNG LỐI, HỨA HẸN… ĐỀU CHỈ LÀ DỐI TRÁ, THỦ ĐOẠN VÀ… LỪA BỊP!”    Không có một cái hội nghị nào, một cái tổ chức, đoàn thể nào, chấp hành, chấp tỏi, quốc hội, quốc hè nào do chính bọn họ bày ra mà không đem lại và chỉ đem lại Quyền và Lợi cho chính họ, cho con, cháu, chắt, chút, chít, họ hàng xa gần, anh, em, đồng bọn, đồng lõa, đồng chí… hướng với họ mà thôi!  (Tô Hải)

Có thiệt là người ta cố tình ngây thơ cu… nặng?

Tô Hải’s blog

Cho tới hôm nay, đã một tuần vở tuồng hài “cười không nổi”, dài nhất, công phu và tốn kém nhất mang tên “Tờ ư sáu –ngờ quờ 4” đã đóng màn để lại bao điều tiếng đáng xấu hổ trên khắp các phương tiện truyền thông, báo chí, khắp thế giới về các trò diễn cũ mèm, nhũng mảng miếng rẻ tiền, coi thường người xem…

Vậy mà, không kể những “nhà” này, “nhà” nọ, chuyên mút thừa mấy mẩu xương còn dính thịt mới vứt đi của mấy ông “vua đỉnh cao chói lòa” nên cúc cung tận tụy ngợi ca sự “mạnh dạn”, sự “dũng cảm” sự “hy sinh cao cả”, sự “cầu thị”, sự “quyết tâm sửa chữa” để tiếp tục dẫn dắt toàn thể con cháu vua Hùng tới… nơi thiên đường mà hai ông Tây, một Đức một Nga đã vạch ra cho cả thế giới phải đi theo, nếu không thì sẽ giãy chết… suốt đời!

Cái bọn này thì… mình xếp vào loại “Đồ giòi bọ”! Đối thoại với chúng nó thì mình chỉ thêm bẩn miệng!

Tuy nhiên, mình quả là ngạc nhiên với những lớp người, cho đến hôm nay.

1- Vẫn thất vọng (?), vẫn tin rằng có phe “Đảng tốt” sẽ thanh toán đến nơi đến chốn phe “đảng xấu”! “Những đàn, những bầy sâu’, những tên “cõng rắn cắn gà” nhà phen này phe “Đảng tốt” sẽ nhờ phép lạ “ngờ-quờ 4” mà trị bọn này đến nơi đến chốn, bảo đảm cho sự tồn vong của Đảng và của Dân Tộc đến… muôn đời!

2- Khi thấy chẳng ai làm sao, chẳng ai làm gì ai và tất cả “sâu” chỉ là mấy con tép riu được mang ra làm vật “tế dân” thì cứ thắc mắc: Tại sao? Thế nào? Vì đâu? lung tung beng… thậm chí cho là chuyện ngược đời khi thấy Trung Ương (cấp dưới) lại quyết định không thi hành kỷ luật Bộ CT (cấp trên) thì… là cái thể thống gì đây?

Vừa hôm qua, lại có một vị đảng viên 44 năm tuổi Đảng, 14 năm nguyên Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội trả lời BBC rằng thì là: Để giữ vững kỷ luật, kỷ cương của đảng trong vụ thi hành kỷ luật mấy vị vua và đ/c “Ếch-xì” cần phải triệu tập Đại Hội Đãng bất thường vì Đại Hội Đảng mới là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng chứ Ban Chấp Hành Trung Ương chỉ là “chấp hành” những gì Đại Hội đã ra nghị quyết mà thôi!

Vừa đọc đến đây, mình bỗng… nổi da gà vì:

Nếu có thêm mấy ông nữa gợi ý như trên, có khi lại được tái diễn vở Tờ-Ư 6… nghĩa là lại thương lượng, mặc cả, đe dọa, để rồi lại… thán thành 100% cái mà Các Vua đã muốn!…

 

Mình lại nghĩ đến cái cảnh 500 ông đoảng viên lên máy bay, xe đưa, xe đón, có ông còn cho xe riêng chạy đêm chạy ngày ra kịp Hà nội cho các ổng di chuyển vì không quen đi xe lạ! Và còn biết bao nhiêu thứ đều tốn tiền tỉ để lấy được cái sự… “nhất trí chăm phần chăm” Tất cả sẽ là tiền của dân mà các ông đảng viên chi cho nhau không cần đếm để cho dân đen xơ xác đến muôn đời!

Mình lại nhớ cái thời kỳ do… “bọn Đế Quốc Mỹ xâm lược nó gây chiến làm cho dân ta đói khổ, thiếu thốn”,… mỗi lần các ông ấy họp Đảng hay họp Quốc Hội là nhân dân anh hùng thủ đô đều phấn khởi cực kỳ! Lý do: Chả biết các ông ý sẽ mang lại lợi lộc gì cho dân chứ riêng cái… khoản lòng lợn, lòng bò mà các Đại Biểu nhường cho dân ăn (hic) sẽ vượt xa chỉ tiêu 3 lạng thịt là cái chắc! Còn bây giờ?……Em… ch..a..hả… em xin!

Và đây, xin phép nói lại một lần nữa những điều mình khẳng định dứt khoát: những gì mà các “nhà” này “nhà” nọ thường… ú ớ khó nói nên lời vì… sợ bị coi là…”lực lượng thù địch”:

KHI CÁI CHỦ NGHĨA CHẾT TIỆT MANG TÊN MÁC-LÊ CÒN CHƯA BỊ CHÍNH BỌN HỌ VÙI SÂU CHÔN CHẶT ĐỂ TỒN TẠI (con đường tất yếu) THÌ MỌI LỜI NÓI, CHÍNH SÁCH, ĐƯỜNG LỐI, HỨA HẸN… ĐỀU CHỈ LÀ DỐI TRÁ, THỦ ĐOẠN VÀ… LỪA BỊP!

Không có một cái hội nghị nào, một cái tổ chức, đoàn thể nào, chấp hành, chấp tỏi, quốc hội, quốc hè nào do chính bọn họ bày ra mà không đem lại và chỉ đem lại Quyền và Lợi cho chính họ, cho con, cháu, chắt, chút, chít, họ hàng xa gần, anh, em, đồng bọn, đồng lõa, đồng chí… hướng với họ mà thôi!

– Hãy xem và suy nghĩ thử cái danh sách 175 tên này để thấy:

– Họ ở đâu mà ra?

– Ai đã xây dựng cho họ nên cơ đồ hôm nay?

– Liệu những “kẻ dưới quyền” vinh thân phì gia này có dám giơ tay khai trừ tổ sư, sư phụ hay đại ca… của mình?

Thế thì hãy bỏ cái ý nghĩ ngây thơ rất chi là… cu nặng đi cho!

Tô Hải’s blog

danluan.org (repost)

———————————————————————–

Thủ tướng Dũng đề cao lòng tự trọng  (Ui da! Đúng là mặt dày)

Tin liên quan:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công chức nhà nước phải có lòng tự trọng để khỏi rơi vào tình trạng tham nhũng.

Ông Dũng đã đưa ra bình luận này tại một buổi nói chuyện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật ngày 21/10 mà báo chí trong nước gọi là ‘tiếp xúc cử tri’.

Trước vấn đề chống tham nhũng do một thành viên cử tọa nêu lên, ông Dũng đã nhấn mạnh rằng ‘phòng chống tham nhũng không chỉ bằng pháp luật’ mà còn ‘ở vấn đề con người’, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

“Công tác giáo dục đạo đức, lối sống để mỗi cán bộ, công chức có lòng tự trọng, có trách nhiệm cao với đất nước cũng có vai trò rất quan trọng,” ông Dũng được dẫn lời nói.

Ông Dũng đưa ra lời bình luận này chỉ ít ngày sau khi Trung ương Đảng kết thúc hội nghị toàn thể lần thứ 6 mà không đi đến quyết định kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ mặc dù có những sai phạm nghiêm trọng.
Do đó, mặc dù bị đưa ra toàn thể các ủy viên trung ương phân tích, mổ xẻ và có thể đã hứng chịu nhiều búa rìu nhưng vị ‘ủy viên Bộ chính trị’ này vẫn bám giữ được ghế sau hội nghị.

Trước đó, phát biểu với công chúng cũng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói rõ rằng hầu hết các ủy viên Trung ương Đảng đều đồng ý rằng vị ‘ủy viên Bộ chính trị’ này, mà ông gọi là ‘đồng chí X’, đã có những sai phạm.

Ông Sang giải thích rằng việc Trung ương Đảng không xử lý kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ không có nghĩa là vị này ‘không có lỗi’ mà là do hoàn cảnh.

Nói chuyện với các giáo sư và sinh viên của một trường đại học hàng đầu đất nước, Thủ tướng Dũng đã kêu gọi nhân dân tăng cường ‘giám sát, đấu tranh’ để phòng chống tham nhũng.

Ông cũng khẳng định ‘quyết tâm cao’của nội các của ông trong việc ‘đấu tranh, ngăn chặn, đầy lùi vấn nạn tham nhũng’ trong khuôn khổ Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ông cho biết chính phủ đang đăṭ ra mục tiêu cải cách tiền lương cho cán bộ công chức và xem đây là một giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng.

Theo hãng thông tấn nhà nước thì mục địch của việc ông Dũng ‘tiếp xúc cử tri’ tại Đại học Quốc gia cũng như tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trong cùng ngày 21/10 là ‘thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế xã hội’.

‘Nhiều thành tích’

Thủ tướng cũng tranh thủ cơ hội này để nêu bật những thành tích trong công tác điều hành kinh tế-xã hội của chính phủ của ông.

Ông cho biết chính phủ đã ‘đạt và vượt’ 10 trên 15 chỉ tiêu mà Quốc hội đã đặt ra, trong đó các chỉ tiêu quan trọng như chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm… và tăng trưởng kinh tế mặc dù thấp hơn kế hoạch ‘nhưng quý sau cao hơn quý trước’.

Ông lưu ý rằng chính phủ đã đạt được những thành tích này trong bối cảnh tình hình trong nước cũng như thế giới ‘rất khó khăn’.

Theo thủ tướng thì Việt Nam đã chịu nhiều tác động tiêu cực do những biến động kinh tế trên thế giới trong lúc chính phủ còn phải lo ‘đối phó với thiên tai, dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị-xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia’.

Ông nói mục tiêu trong năm tới của chính phủ là tiếp tục giảm lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Thủ tướng Dũng tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có những hoạt động tương tự tại thành phố này trong đó ông cũng nêu cao quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và nêu vấn đề về ‘đồng chí X’.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đã bầu cho ông Sang vào Quốc hội trong khi ông Dũng lại đại diện cho thành phố phía bắc Hải Phòng.

Cũng trong sáng ngày 21/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự Lễ khai giảng và gióng hồi trống khai giảng của Đại học Quốc gia và Lễ khánh thành một phần dự án Ký túc xá cho sinh viên của trường Đại học này.

Tại các buổi lễ này, thủ tướng ̣đã đưa ra những lời huấn thị đối với lãnh đạo, đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường.

 

Khi người cộng sản nhận lỗi

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Theo blog J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Có lẽ chưa bao giờ, người dân Việt Nam thấy những người cộng sản đưa ra lời nhận lỗi và xin lỗi nhiều đến thế. Mới đây, ông Tổng Bí thư đảng đã “nghẹn ngào” “nhận lỗi trước toàn đảng, toàn dân” trong bài diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương, một Hội nghị được chú ý bởi những lời đồn đoán về những mâu thuẫn nội bộ của đảng đến hồi gay cấn. Sở dĩ như vậy, bởi nạn tham nhũng và bè phái, nhóm lợi ích đã đến mức báo động mà như lời ông TBT thì “đe dọa đến sự sống còn của đảng và chế độ”.


Nguyễn Phú Trọng “nghẹn ngào” nhận lỗi

 
Nguyễn Tấn Dũng nhận lỗi

Thế rồi, sau đó mấy ngày, lại ông Thủ tướng lên trước Quốc hội, rằng thì là “tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành” đã “gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”.

Sám hối?

Có vẻ như có một cuộc sám hối vĩ đại nào đó của người cộng sản trong giai đoạn hiện nay?

Báo chí Việt Nam im thin thít những ngày đảng họp nội bộ, không một tin tức, không một thông báo nào đến người dân để người dân hiểu cái tổ chức đầy tớ của dân do dân này đang bàn bạc hoặc có mưu toan gì với nhau để phục vụ nhân dân sau đó. Nhưng, chỉ chờ có những lời thông báo kia, thì lập tức đua nhau tung hứng, ca ngợi dư luận nhân dân đồng tình với Hội nghị… Một số người được quay phim đưa lên Tivi hể hả sung sướng, kể cả ông nghị được nhiều người coi là có hiểu biết và kinh nghiệm nhiều với nhà nước, chế độ này như ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng như vậy là “làm an lòng dân”.

Những lời nhận lỗi kia, được báo chí tung hê và nhiều tờ báo của đảng đã ra sức tung hứng bao nhiêu, thì các trang mạng, blog của người dân thể hiện thái độ rõ ràng của mình bấy nhiêu. Các trang mạng xã hội như facebook, trên các blog tràn ngập những hình ảnh, lời lẽ châm biếm và hài hước về hiện tượng này. Người dân khó tin một sự đổi mới, một sự chuyển mình của những người cộng sản qua những lời nhận lỗi kia. Trái lại, người dân chỉ thấy rõ hơn những rạn nứt, những mâu thuẫn vốn luôn tồn tại và không có khả năng vá lỗi ngay trong chính hệ thống chính trị hiện nay nếu không có những thay đổi cần thiết. Những tờ báo đảng, báo nhà nước có đưa lên những thông tin “trung thực, chính xác” như họ đã nói không? Hãy nhìn thì biết. Vẫn chỉ là những lời ru ngủ, tự sướng và vá víu che đậy sự thật.

Tôi đã nhận lỗi đấy, được chưa?

Thông thường, trong cuộc sống bất cứ con người và tổ chức nào sinh ra đều không tránh khỏi những sai lầm, điều đó không ai có thể phủ nhận. Song, một tổ chức nào được sinh ra, đều có những đường hướng và tiêu chí rõ ràng. Việc nhìn nhận, đánh giá sau từng chặng đường, từng quá trình là cần thiết để rút ra bài học cho cá nhân và tổ chức mình phát triển đúng đường hướng đã vạch ra.

Với đảng cộng sản, riêng đường hướng đã là một điều cần bàn bởi muôn vàn những thứ do chính nó đặt ra và buộc người dân chấp nhận. Ngay cả định hướng “Đi lên CNXH” vẫn là một ẩn số, mù mờ về nhận thức, bí bách về lý luận, hoang tưởng trong thực tế về một mô hình, một đich đến cho cả một dân tộc. Chưa có ai, kể cả TBT đảng Cộng sản biết được mặt ngang, mũi dọc cái CNXH nó ra sao, đầu dai hay đuôi ngắn… tất cả đang là cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đầy lãng mạn. Nhưng, đảng cộng sản vẫn tự hào và luôn nhét vào miệng nhân dân rằng đó là con đường do đảng , bác đã chọn và nhân dân nhất trí, đồng tình?

Với cách nhận thức như vậy, cộng với sự kiêu ngạo cộng sản, luôn khẳng định mình là đỉnh cao trí tuệ nhân loại, là lương tâm thời đại, là khoa học nhất trong mọi khoa học, họ đã thần thánh hóa một tổ chức của con người. Chính sự thần thánh hóa đó đã tự họ ngăn cản sự sám hối, nhận lỗi và sửa chữa những sai lầm. Cũng chính vì vậy, sự sám hối và thừa nhận yếu kém của mình là việc vô cùng hiếm hoi đối với người cộng sản.

Hàng trăm ngàn người là nạn nhân của Cải cách ruộng đất

Biết bao vụ án oan sai, bao những tội ác của chính quan chức nhà nước, những người cộng sản đã gây ra cho nhân dân chưa được sửa chữa và chưa nhận được một lời xin lỗi chính đáng. Thậm chí gần đây đã có hẳn một luật lệ, nghị quyết về việc xin lỗi, sửa chữa, đền bù khi người dân bị oan sai do chính các cán bộ, cơ quan nhà nước gây ra. Tất nhiên, các cán bộ của đảng có thể gây oan sai, nhưng đền bù tiền bạc cho họ thì vẫn là nhân dân chịu. Thế nhưng để thực hiện điều đó là việc vô cùng khó khăn đối với người cộng sản.

Vì vậy, mỗi lần người cộng sản đứng ra nhận sai lầm, là mỗi lần dân tộc đã phải trả giá hết sức đau đớn.


Hồ Chí Minh khóc sau cải cách ruộng đất với hàng trăm ngàn nạn nhân

Chiếc khăn mù soa châm chấm khóe mắt ông Hồ Chí Minh sau Cải cách ruộng đất không biết có bị ẩm đi không, không ai rõ, nhưng điều chắc chắn là hàng trăm ngàn người chịu hậu quả của chính sách đó thì đã làm tan hoang nông thôn Việt Nam, phá vỡ truyền thông văn hóa làng xã ngàn đời của dân tộc đã hun đúc và xây dựng, để rồi sau đó, lại báo chí và tuyên truyền cho rằng Đảng đã nhìn nhận sai lầm và sửa chữa thì “sức mạnh của đảng được nâng lên”.

 
“Đánh tư sản mại bản” sau 1975

Sức mạnh của đảng được nâng lên thì đã rõ, có điều sức mạnh dân tộc và đất nước có được nâng lên hay không lại là vấn đề khác. Bởi sau những sai lầm của Cải cách ruộng đất được xin lỗi và nhận lỗi, sức mạnh của đảng được nâng lên, thì sẽ có tiếp Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh, sẽ là đánh tư sản mại bản. Cũng như việc ông Thủ tướng sau việc nhận lỗi về vụ Vinashin, thì liên tiếp sẽ có các vụ Vinalines, sẽ là các tập đoàn nhà nuớc nợ chồng chất và kinh tế đất nước đứng bên bờ vực. Điều đó ai cũng thấy và điều ai cũng thấy nữa là con cái ông, từ gái đến trai đề bước vào những vị trí mà cả đời con cái của giai cấp bần nông, công nhân tiên phong có mơ cũng chẳng bao giờ bén mảng tới.

 

Nụ cười của ông Nguyễn Tấn Dũng trước màn xin nhận lỗi

Việc ông TBT, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng hay ông Thủ tướng nhận lỗi… vốn đã là chuyện hiếm, do vậy việc sửa lỗi sẽ càng hiếm hoi hơn là chuyện bình thường.

Xem qua cung cách nhận lỗi trước nhân dân lần này, thì cái “nghẹn ngào’ của ông TBT chưa thể so sánh được với chiếc khăn mùi soa chấm mắt của ông Hồ Chí Minh năm nào. Cũng căn cứ nụ cười rạng rỡ bí ẩn của ông Thủ tướng ngay trước khi ra nhận lỗi, người ta có cơ sở để nghi ngờ độ thành thực của lời nhận lỗi trên đây.

Trong giáo lý Công giáo, việc sám hối, nhìn nhận lỗi là điều thường xuyên phải làm. Nhưng, việc nhận lỗi hoàn toàn không phải là lời nhận lỗi suông kiểu trịch thượng “tôi nhận lỗi đấy được chưa”? Mà ở đó, việc sửa lỗi quan trọng hơn nhiều. Để có thể nhận lỗi của mình, ngoài việc xét mình thật kỹ căn cứ các điều luật đối với con người (kiểm điểm), mỗi cá nhân phải sám hối, ăn năn thật rõ ràng, có thái độ dứt khoát với tội lỗi. Sau đó, xưng thú tội mình ra để nghe lời xá giải, khuyên bảo và cuối cùng là việc đền tội. Hoàn toàn việc nhận lỗi không phải theo cung cách “Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai“. Tiếc rằng đây là những người cộng sản vô thần.

Khi những người cộng sản nhận lỗi, khi đó đất nước và dân tộc đã đi qua một thảm họa và đang ở trong trạng thái kiệt quệ về tinh thần lẫn thể chất.

Khi những người cộng sản nhận lỗi là khi cả đất nước phải chuẩn bị gồng mình, nghiến răng đau đớn để khắc phục những sai lầm của họ gây ra.

Khi những người cộng sản nhận lỗi, cũng là khi mà đất nước, dân tộc chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu mới và sẵn sàng để chấp nhận những sai lầm mới của họ.

Hà Nội, 24/10/2012

J.B Nguyễn Hữu Vinh

 
danluan.org (re-post)
 
 

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »