Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Sáu, 2012

►Tham gia Phong trào Con Đường Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 30/06/2012

Thông báo tham gia sáng lập phong trào Con Đường Việt Nam

Trần Văn Huỳnh

danluan.org

Kính gửi: Dân LuậnĐề nghị Dân Luận giúp tôi phổ biến việc tôi tham gia sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam như thông báo dưới đây.Xin cảm ơn sự hỗ trợ của Dân Luận.Trân trọng kính chào.
Trần Văn Huỳnh

* * *

THÔNG BÁO THAM GIA SÁNG LẬP PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

Tôi tên : Trần Văn Huỳnh, 75 tuổi, địa chỉ: 439F8 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh; điện thoại: +84903350117; emai: 2tranvanhuynh@gmail.com. Tôi là một người được mời tham gia sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam do các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định khởi xướng và phát động rộng rãi hôm 11/06/2012.

Sau khi nghiên cứu kỹ Mục tiêu, Cương lĩnh, Tôn chỉ, Quan điểm và Phương thức hành động của Phong trào này, cùng với những cơ sở pháp lý của việc hình thành nên phong trào dựa trên Hiến pháp và Pháp luật của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế. Tôi đồng ý tham gia sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam để thúc đẩy mục tiêu tối thượng của nó là: “Quyền con người phải được bảo vệ trên hết và tối thượng tại Việt Nam”.

Tôi tin rằng quá trình hoàn thành mục tiêu này sẽ song hành với tiến trình phát triển bền vững của đất nước, nhanh chóng đạt đến dân chủ và thịnh vượng, mang đến cuộc sống dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hơn nữa, tôi cũng tin rằng việc thực hiện mục tiêu của Phong trào sẽ giúp củng cố nội lực của đất nước và tạo ra hòa hợp dân tộc để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay để nhân dân mau chóng thoát khỏi khó khăn.

Tôi ủng hộ Phong trào Con đường Việt Nam không chỉ vì niềm tin như trên mà còn vì lần đầu tiên tôi thấy có một hoạt động chính trị của quần chúng rất ôn hòa nhưng cương quyết để đạt được mục tiêu vì quyền công dân tại Việt Nam mà không cần chống phá hay lật đổ chính quyền.

Tôi sẽ tích cực vận động cho Phong trào đến các Chính phủ, quan chức các nước, Liên Hợp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền Quốc tế mà tôi đã có quan hệ tốt trong quá trình vận động trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức – con trai tôi và cũng là người khởi xướng của Phong trào này. Tôi cho rằng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế sẽ tác động tích cực đến việc tham gia của người dân trong nước vào các hoạt động của Phong trào, đồng thời sẽ tạo ra sự hậu thuẫn pháp lý và ngoại giao cần thiết cho Phong trào.

Tôi cũng sẽ tích cực vận động bạn bè tôi – những vị lão thành cách mạng, những người từng là bạn chiến đấu của tôi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, những người đã từng là đồng nghiệp của tôi, và cả những học trò của tôi ủng hộ và tham gia Phong trào.

Nhân đây tôi cũng xin kêu gọi mọi người, nhất là những người đã tin tưởng và ủng hộ tôi, biết rõ nhân cách của tôi, hãy tích cực hưởng ứng Phong trào Con đường Việt Nam, ủng hộ, tham gia và sáng lập Phong trào này để chúng ta cùng nhau làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua phương châm: “Hiểu biết để tự tin, để làm giàu cuộc sống”.

Xin trân trọng kính chào các bạn.

Ngày 29 tháng 6 năm 2012
Trần Văn Huỳnh

Posted in Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Trung Quốc vào khai thác dầu khí ở Biển Đông…

Posted by hoangtran204 trên 29/06/2012

 

 

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | 1 Comment »

Luật y tế của Mỹ sẽ có hiệu lực năm 2014 sau khi Tối cao Pháp viện Mỹ cho rằng luật này không vi hiến

Posted by hoangtran204 trên 29/06/2012

Ngày 28-6-2012

Phán quyết sau cùng của tòa án tối cao Mỹ là luật y tế của TT Obama không vi hiến. Vì thế luật này sẽ có hiệu lực bắt đầu năm 2014. Hôm nay, Chánh án Tối Cao Pháp Viện Mỹ, John Robert, đã bỏ lá phiếu quyết định: luật y tế của TT Obama là hợp hiến. Trước đó, 4 chánh án do các TT của đảng Cộng Hòa bổ nhiệm đã bỏ phiếu chống luật y tế, và 4 chánh án do các tổng thống đảng Dân Chủ bổ nhiệm đã bỏ phiếu thuận.

Điều đáng ghi nhận là Chánh án John Roberts thuộc đảng Cộng Hòa, ông được TT Bush đề cử vào chức vụ này vào năm 2005, và được quốc hội chuẩn thuận đồng ý năm 2005. Và, lúc còn làm nghị sĩ, cả hai ông Biden và Obama đều bỏ phiếu chống, không chấp thuận John Roberts là chánh án tối cao pháp viện.

Lá phiếu còn lại của chánh án John Roberts là lá phiếu quyết định sự vi hiến hay không vi hiến của luật y tế do TT Obama đề cử, được quốc hội chuẩn thuận, và được TT phê chuẩn năm 2009, nhưng sau đó đã bị nhiều thống đốc của nhiều tiểu bang chống đối và kiện ra tòa án tối cao. Các thủ tục tòa án kéo dài gần 2 năm qua, ngày 28-6-2012 là ngày phán quyết sau cùng về luật có vi hiến hay không. Và Chánh án John Roberts đã cho rằng luật y tế của  TT Obama là không vi hiến.

Trước đó, giới truyền thông đã viết nhiều bài báo tin chắc là lá phiếu của chánh án TCPV Anthony Kennedy sẽ là lá phiếu quyết định vận mạng của chương trình bảo hiểm y tế của TT Obama.

Vậy là mọi công dân Mỹ sẽ có bảo hiểm y tế, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. 30 triệu người không có bảo hiểm trước nay hay dùng phòng cấp cứu như là nơi khám bệnh cho họ, chuyện này sẽ chấm dứt năm 2014. (Theo luật pháp của Mỹ, bất cứ ai bị bệnh, hay bị tai nạn, mà không có bảo hiểm y tế, hoặc không có tiền, đều có thể gọi xe cấp cứu, hoặc ghé vào phòng cấp cứu của bất cứ bệnh viện nào để được chăm sóc. Các bệnh viện và bác sĩ có nhiệm vụ cứu chữa cho những bệnh nhân này và đối xử với họ như những người có bảo hiểm.)

Người nào không mua bảo hiểm y tế, sẽ bị phạt $95 cho năm 2014, nếu năm thứ nhì cũng không mua bảo hiểm, thì sẽ bị phạt 325 đô cho năm 2015, và 695 đô cho năm 2016.

TRÍCH

Goldstein said the Obama administration “got the one vote they really needed in Chief Justice John Roberts.”

When he served in the Senate in 2005, Obama voted against confirming Roberts as chief justice, arguing that he lacked empathy for underdogs and “he has far more often used his formidable skills on behalf of the strong in opposition to the weak.”

(Twenty-one other Democratic senators, including Joe Biden, also voted against confirming Roberts. Twenty-two Democratic senators voted to confirm him.)

The four justices joining Roberts in upholding the law were Justices Ruth Bader Ginsburg, Stephen Breyer, Sonia Sotomayor and Elena Kagan.

The dissenting justices were Justices Antonin Scalia, Anthony Kennedy, Clarence Thomas and Samuel Alito.

For individuals who choose to not comply with the individual insurance mandate, Congress deliberately chose to make the penalty fairly weak: only $95 for 2014; $325 for 2015; and $695 in 2016.

—————

Ngày 28-6-2008, giá 1 đô la = 17.200 đồng Việt Nam; (trước đó, vào ngày 12-6, giá 1 đô la = 16.200 đồng VN.).

Ngày 28-6-2012, giá 1 đô la = 21.900 đồng VN

Vậy là chỉ sau 4 năm, tiền đồng Việt Nam bị mất giá so với tiền đô của Mỹ là 27,3%

 

Posted in Y te | Leave a Comment »

►Một số bài thơ của Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo (Đỗ Trường, 26-6-2012)

Posted by hoangtran204 trên 27/06/2012

Đỗ Trường có lời tự giới thiệu rất khiêm tốn và giản dị như sau.  Mời các bạn đọc thêm các bài viết của Đỗ Trường ở link này: danchimviet.info

 

Đọc tiếp »

Posted in Van Hoc | 1 Comment »

►Quyền Làm người ở Việt Nam ra sao…

Posted by hoangtran204 trên 26/06/2012

Bài ghị nhận về các chuyện đã qua của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng rất đáng đọc để ôn lại các biến cố đáng chú ý ở VN trong 100 năm qua. Trong bài, tác giả ghi nhận quyền làm người qua các thời đại từ phong kiến, thực dân, quyền làm người ở Miền Bắc 1945-1975, và sau đó là quyền làm người ở trên toàn cõi VN. (Một điểm đáng chú ý là tác giả không nhắc đến quyền làm người ở trong miền Nam ra sao từ 1945-1975, vì tác giả muốn tập trung vào ý chính).

Các bạn qua blog ấy để trao đổi với chính tác giả.

KHAI TRÍ, CHẤN KHÍ ĐỂ ĐÒI LẠI QUYỀN LÀM NGƯỜI.

25-6-2012

Cách đây hơn 100 năm, quyền làm người của nhân dân Việt Nam bị chế độ độc tài phong kiến và thực dân Pháp tước đoạt, người Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, không hơn súc vật bao nhiêu.  Phan Châu Trinh và các đồng chí của cụ là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã khởi xướng ra phong trào Duy Tân để kêu gọi toàn dân đứng lên đòi lại quyền làm người.

Các cụ đã mở nhiều trường học để nâng cao dân trí và khai sáng cho người dân thấy rằng quyền làm người của mình đã bị bọn cường quyền tước đoạt như thế nào, làm thế nào để đòi lại và đòi lại được thì làm thế nào để bảo vệ.

Theo các cụ, muốn đòi lại thì phải chấn khí từ niềm tự tin vào trí tuệ được khai sáng của mình, tạo ra sự dũng cảm, tập hợp lực lượng, xây dựng tinh thần dân chủ, đấu tranh lại với cường quyền đòi lại dân quyền đồng thời với chủ quyền quốc gia.

Khi đã đòi lại được trọn vẹn quyền làm người thì để bảo vệ nó, phải xây dựng một nhà nước pháp quyền theo định chế dân chủ với ba quyền phân lập rõ ràng. Chỉ có một nhà nước pháp quyền thực sự như vậy do người dân dựng lên mới đảm bảo bền vững quyền làm người trọn vẹn của người dân.

Quyền làm người của toàn dân là cái gì đó còn quý báu hơn vàng nên luôn là món mồi béo bở kích thích sự thèm muốn của những kẻ cầm quyền. Bọn cầm quyền phong kiến trong hàng ngàn năm trên toàn thế giới chưa bao giờ nghĩ đến việc trả lại cho người dân những quyền cơ bản để làm người. Khi chế độ phong kiến sụp đổ, một chế độ khác thay thế nếu không theo định chế dân chủ, không tam quyền phân lập hoặc dân chủ trá hình sẽ tạo cơ hội cho cá nhân hay một nhóm cá nhân cầm quyền nổi lên lòng thèm khát, tái tước đoạt quyền làm người của toàn dân.

Quyền làm người của nhân dân để trước mắt nhà cầm quyền mà không có định chế dân chủ trùm lên bảo vệ cũng giống như mỡ để trước miệng mèo mà không có lồng che.  Hầu hết những nhà nước phi dân chủ tiếp theo sau chế độ phong kiến đều đã xử sự như vậy, hiếm hoi và may mắn lắm mới xuất hiện đâu đó một ông độc tài nhưng mà tốt, biết kiềm chế cơn thèm khát quyền lực của mình.

Nhà cầm quyền cộng sản do ông Hồ Chí Minh lập ra, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh thì đối mặt ngay với cuộc chiến 30 năm đã tạo lý do cho họ đưa toàn bộ quyền làm người của từng người dân vào chế độ quân quản thời chiến. Vì lí do nầy hay lí do khác hoặc vì thấy cần thiết phải hy sinh cho chiến thắng nên người dân có thể chấp nhận điều nầy.

Nhưng vào giai đoạn hòa bình, nhà nước đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng Sản, lại đưa cả nước tiến lên CNXH theo đường lối kinh tế hoạch định. Toàn bộ tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất, phương tiện sản xuất đều được quốc hữu hóa để đặt dưới quyền quản lý của nhà nước. Quyền làm người của từng người dân, tuy không phải là vật chất, nhưng cũng được nhà cầm quyền duy vật đưa vào tập thể, được quốc hữu hóa và cũng được quản lý nghiêm ngặt như các loại tài sản vật chất khác. Từ đó, sinh ra khái niệm “quyền làm chủ tập thể của nhân dân” mà người khai sinh ra nó là ông Lê Duẩn rất đắc ý.

Trong đêm dài bao cấp của “quyền làm chủ tập thể”, hầu như người dân mất toàn bộ quyền tự do để làm người. Tư do riêng tư, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do mưu sinh, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp, tự do lập hội… Tất cả những cái quyền ấy đều được nhà cầm quyền cất giữ, ai muốn tạm xin lại phải làm đơn để cơ quan chức năng xét duyệt và không phải quyền nào cũng xét trả tạm lại được. Nhớ lại thời ấy, người dân muốn làm cái gì cũng phải xin phép nhà cầm quyền. Đi từ địa phương nầy sang địa phương khác, phải xin phép. Tạm trú qua đêm tại nhà khác cũng phải xin phép.

Rồi có những việc xin phép cũng không được làm như : Ngôn luận, lập hội, biểu tình…và chuyện mưu sinh cũng bị cấm đoán. Vì thế mới có chuyện vua lốp tự ý sản xuất ra lốp xe nên bị bắt bỏ tù và những tư nhân làm ăn khấm khá bị đưa đi cải tạo.

Thậm chí cái quyền cốt lõi của con người là quyền được sống cũng  bị xâm phạm nghiêm trọng. Hàng vạn người chết vì cải cách ruộng đất và gần cả triệu người bỏ xác trên biển vì đi tìm đất sống đã nói lên điều đó.

Cho đến khi đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn cùng cực, hết đường xoay sở, nhà cầm quyền mới “đổi mới” chấp nhận làm ăn theo cơ chế thị trường đồng thời trả lại cho người dân một số quyền tự do như quyền tư hữu, quyền tự do mưu sinh, tự do đi lại, tự do cư trú…để phục vụ cho sự vận hành của cơ chế thị trường. Vì nếu không tư hữu, không tự do đi lại, không tự do cư trú, không tự do mưu sinh thì không thể nào làm cho thị trường lưu thông được. 

So với thời “quyền làm chủ tập thể”, ngày nay, đời sống người dân trở nên thoải mái hơn, một bộ phận dân chúng đã tăng cao thu nhập, bộ mặt xã hội nhờ vậy đã được cải thiện đáng kể.

Tuy vậy, người dân Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều quyền tự do để trở thành con người bình đẳng với người dân của rất nhiều nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực.

Những người dân đã khai trí, hiểu mình bị mất những quyền gì và luôn luôn tìm cách đòi hỏi.
Không được ra báo tư nhân để thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người dân đã thay thế bằng cách ra blog, ra web, vào mạng xã hội… để viết lên chính kiến của mình. Những trang nầy càng ngày trở nên lớn mạnh và uy tín đến mức trở thành một luồng truyền thông khác bên cạnh luồng truyền thông của nhà cầm quyền.

Nhà cầm quyền đang tìm mọi cách dẹp luồng truyền thông nầy, nhưng e rằng không thành công vì người dân đã biết quyền của mình đến đâu. Nhà xuất bản tư nhân cũng được nhiều người tự thành lập mà không cần xin phép nhà nước. 

Không được cho phép biểu tình, người dân vẫn đi biểu tình vì họ biết rằng đây là quyền tự do phổ quát của họ, tự nhiên có, đã được hiến pháp công nhận, không cần phải xin xỏ ai. Biểu tình đòi lại đất, biểu tình chống bất công, biểu tình chống ngoại xâm… tuy bị nhà cầm quyền ngăn cấm, trấn áp nhưng vẫn cứ diễn ra khắp nơi.

Quyền hội họp, quyền lập hội cũng đang được nhiều người dân đòi  lại quyết liệt dù họ phải bị trả giá bằng tù đày. Câu lạc bộ nhà báo Tự Do của anh Điếu Cày, nhóm 8604, nhóm Thức- Long- Định- Trung…là những ví dụ.

Tóm lại người dân Việt Nam trong thời đại thông tin bùng nổ đã biết tự khai trí, tự chấn khí để biết mình còn bị mất những gì và tự tin đòi lại những gì thiêng liêng thuộc về mình.
Cái gì của con người phải trả lại cho con người, hy vọng nhà cầm quyền đang được khai trí cũng hiểu ra điều đó.

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►’Tư tưởng Hồ Chí Minh’ và Dân chủ Việt Nam chỉ là sự tuyên truyền

Posted by hoangtran204 trên 26/06/2012

Đây là một bài nhận định rất sâu sắc và có dẫn chứng về các sự kiện lịch sử phản bác lại các lời tuyên truyền lâu nay như  “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và “Dân chủ Việt Nam” mà chúng ta thỉnh thoảng đọc trên báo chí nhà nước.

Bằng những câu văn trong sáng, dứt khoát, Bs Phạm Hồng Sơn nhận định là không có tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng không có chuyện dân chủ dưới triều đại HCM, mà nó chỉ là một chế độ độc tài khi ông ta lên nắm quyền 1954 cho đến khi ông chết 1969.  Cũng theo Bs Sơn:  “cụ Hồ không phải là một chính trị gia có lý tưởng dân chủ.”

Các bằng chứng và sự kiện lịch sử được Bs Sơn trích dẫn quá chính xác, không ai có thể chối cải và biện bác được.

Đọc tiếp »

Posted in Nhan Vat Chinh tri, Phỏng Vấn | Leave a Comment »

►Biếu không nước ngoài mỏ than ở Uông Bí hay ăn chia ngầm?

Posted by hoangtran204 trên 25/06/2012

Đảng và nhà nước làm chủ tất cả đất đai, ngân hàng, và có đến 899 doanh nghiệp quốc doanh độc quyền xí phần dành hết tất cả các ngành nghề nào có ăn nhất của cả nước.

Riêng tài nguyên khoáng sản là mảnh béo bở nhất, là ngành không bao giờ sợ thua lỗ, vì chỉ có bán-của để lấy tiền, nên nhà nước quản lý (làm chủ) và dĩ nhiên đảng chỉ đạo. Điều  kỳ lạ là hợp đồng khai thác than đã ký kết vào 1995  như  sau:

“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất qua hợp đồng ăn chia 1/9


bài 1 >> “Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất

bài 2 >> Mỏ than “ngoại” khai thác vượt hạn mức

——————————

Mỏ than “ngoại” ở Uông Bí: Nếu vi phạm có thể rút giấy phép

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (ảnh) đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên xung quanh dự án khai thác than 100% vốn đầu tư nước ngoài VMD tại Uông Bí, Quảng Ninh.

Ông Thuấn nói:

– Chúng ta cần phải có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về việc Công ty TNHH, một thành viên than Uông Bí, hợp tác với Công ty VMD (Indonesia) trong việc khai thác than tại mỏ Uông Thượng Đầm Vông. Khu vực mỏ than Uông Thượng Đầm Vông năm 1995 đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí thuê đất để hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty VMD (Indonesia) khai thác, chế biến và xuất khẩu than. Theo đó, toàn bộ số than khai thác để xuất khẩu; sản lượng than sạch thu được trong quá trình thực hiện hợp đồng được phân chia theo tỷ lệ: Việt Nam 10% và phía VMD là 90% với thời hạn hợp đồng là 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. Tại thời điểm này, phải nói khoáng sản đang có giá trị thấp, việc khai thác chưa phát triển, nên việc hợp tác với các công ty nước ngoài để tận dụng công nghệ tiên tiến và vốn của họ cũng là cần thiết.

Thưa ông, theo nguồn tin của Thanh Niên, cơ quan hữu trách đã cấp phép cho VMD tăng công suất khai thác?

– Bộ TN-MT không cấp phép khai thác cho Công ty VMD mà căn cứ theo luật Khoáng sản năm 1996, Bộ đã cấp phép khai thác mỏ Uông Thượng Đầm Vông cho Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí, thời hạn khai thác là 12 năm 6 tháng kể từ tháng 12.2009, công suất khai thác 500 ngàn tấn/năm.

Tới thời điểm này Bộ chưa nhận được bất cứ văn bản nào của Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí xin tăng công suất khai thác.

Tuy nhiên, trong trường hợp nhận được văn bản đề nghị tăng công suất khai thác, phải xem xét đến nhiều khía cạnh. Trữ lượng mỏ có giới hạn, nên nếu tăng công suất thì phải giảm thời gian khai thác và trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố như: đánh giá tác động môi trường, cơ sở hạ tầng, quy hoạch và ý kiến của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Nhưng nhiều ý kiến phản ánh, VMD đã khai thác vượt mức đã thể hiện trong hợp đồng trước đây và ngay cả trong giấy phép khai thác cấp sau này, là 500.000 tấn/năm. Chúng ta có quyền kiểm tra và xử lý các vi phạm của VMD không thưa ông?

– Tháng 8.2011, đoàn kiểm tra do Tổng cục Địa chất khoáng sản chủ trì phối hợp với Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác than tại mỏ Uông Thượng Đầm Vông và phát hiện các sai phạm: khai thác vượt công suất, chưa lập thiết kế mỏ theo quy định, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ chưa phù hợp theo quy định, chưa hoàn thành dự án cải tạo môi trường, chưa ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, chưa điều chỉnh giấy phép theo trữ lượng đã chuyển đổi. Công ty đã bị xử phạt hành chính và yêu cầu trong 90 ngày phải khắc phục, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định. Công ty đã báo cáo khắc phục xong các sai phạm trên. Sắp tới, Tổng cục Địa chất và khoáng sản sẽ tiến hành phúc tra lại.

Trong hợp đồng ký kết trước đây có rất nhiều kẽ hở dẫn đến việc VMD có vi phạm nghiêm trọng, chúng ta cũng sẽ không thể rút giấy phép của họ?

– Chúng tôi cấp phép khai thác cho Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí. Theo quy định, nếu phát hiện có vi phạm nghiêm trọng tại mỏ Uông Thượng Đầm Vông, chúng tôi hoàn toàn có thể rút giấy phép. Còn trách nhiệm giữa công ty này với VMD thì hai bên tự thỏa thuận giải quyết.

*Lời bàn: Đúng là phát biểu theo kiểu vô pháp, vô thiên và “tự  sướng”. Muốn có ý kiến về việc này, ít nhất ông Nguyễn Văn Thuấn phải thuê một nhóm luật sư chuyên về ký kết hợp đồng coi lại nội dung bản hợp đồng đã ký kết năm 1995 giữa hai công ty ấy là như thế nào. 

Điều đáng chú ý là khi chuyện này đổ vở ra vào tháng trước, thì không thấy đảng và nhà nước đứng ra nhận lãnh trách nhiệm và có biện pháp gì để sửa sai!

—————

Làm cúc áo, ốc vít cũng ‘cứu’ cả nền kinh tế

Thứ Sáu, 16/09/2011

Trong nhiều năm, Việt Nam say sưa với lắp ráp và coi đó là công nghiệp đích thực mà quên mất rằng sản xuất ra linh kiện, vật liệu mới là cái gốc giúp giải quyết các vấn đề của nền kinh tế. Đồng thời nó còn khiến ta mất dần nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho ngành công nghiệp này. – Các khách mời trao đổi tại trực tuyến về công nghiệp hỗ trợ chiều 15/9.

Cơ hội từng bỏ lỡ

Là chìa khóa để thúc  đẩy ngành công nghiệp phát triển, tuy nhiên công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫn bị chê là  thiếu và yếu khi so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan hay Malaysia. Năm 2010 ngành điện tử Việt Nam xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, nhưng nhập khẩu trên 4,6 tỷ USD. Trong số đó, nhập linh kiện về lắp ráp các sản phẩm chiếm  trên 3 tỷ USD. Tất cả các sản phẩm điện tử lắp ráp tại Việt Nam (dùng để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước) phải nhập khẩu gần 100% linh kiện; các linh kiện sản xuất trong nước chỉ là vỏ carton, xốp chèn, vỏ nhựa, sách hướng dẫn…

Đối với ngành dệt may vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đạt 6,16 tỉ USD, nhưng đã phải nhập tới 5,76 tỉ USD nguyên phụ liệu, giá trị gia tăng tạo ra chưa đầy 500 triệu USD, ngành da giày cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Trong buổi giao lưu trực tuyến với Diễn đàn Kinh tế Việt Nam chiều 15/9, ông Trần Quang Hùng, nguyên Tổng thư ký hội Doanh nghiệp Việt Nam nhận định: “Chúng ta đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội do sự yếu kém trong công nghiệp hỗ trợ”.

Nếu như cách đây 15 năm, Việt Nam chưa có sự chênh lệch lớn khi so với Thái Lan hay Malaysia, thì hiện tại, khoảng cách đã là rất lớn. “Việc nhiều doanh nghiệp cũng như nhà quản lý xem thường vai trò của ngành công nghiệp này đã khiến chúng ta bỏ lỡ một cơ hội quý giá”, ông Hùng nói.

Bàn về nguyên nhân khiến Việt Nam không đánh giá đúng được vai trò của công nghiệp hỗ trợ, ông Phan Đăng Tuất, Viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cho rằng, việc chúng ta chậm trễ trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, ngoài yếu tố khách quan của một nước đi sau, còn do chúng ta đã thiếu đi khả năng nắm bắt tình hình để có thể đón đầu một cách táo bạo và cơ bản hơn.

“Tư tưởng về hợp tác sản xuất hay công nghiệp hỗ trợ đã có từ khi Việt Nam còn trong khối SEV. Nhưng khi khối này tan vỡ, lạm phát cao trong các năm 1985, 1986 buộc chúng ta quay sang phát triển công nghiệp chế biến đề có ngay hàng hóa để xuất khẩu. Và thế là công nghiệp lắp ráp được đưa lên hàng đầu.”

Những thay đổi lớn về diện mạo của đất nước, các khu công nghiệp, nhà máy lớn mọc lên đã khiến chúng ta nhầm lẫn, cho rằng công nghiệp lắp ráp chính là công nghiệp đích thực. Say sưa xây dựng các nhà máy lắp ráp  ti vi, tủ lạnh, Việt Nam dần trở thành thị trường tiêu thụ hàng thứ cấp của thế giới, thay vì vươn lên trở thành một nước công nghiệp đích thực.

Để không bỏ lỡ thêm lần nữa: Cần sự hỗ trợ của Chính phủ“Nhìn vào thực tiễn, việc Việt Nam chỉ chú trọng đến ngành công nghiệp lắp ráp mà quên rằng công nghiệp hỗ trợ mới là cái gốc giúp giải quyết các vấn đề vĩ mô của nền kinh tế như nhập siêu. đồng thời nó còn khiến ta mất dần nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho ngành công nghiệp này. Sinh viên thời nay thích học các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, ngân hàng hơn là khoa học chế tạo máy”, ông Tuất nhận định.

Theo ông Tuất, muốn thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, chúng ta cần phải tạo ra những chính sách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Theo ông quyết định số 12 cuat Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ mới được công bố ngày 22/2/2011 là một bước tiến quan trọng, cho thấy sự ủng hộ của Chính phủ đối với ngành công nghiệp hỗ trợ của nước ta. Nghị định 143 về danh mục chi tiết linh kiện trong Công nghiệp hỗ trợ cho 5 ngành, tuy chỉ mới có 49 linh kiện nhưng cũng rất có ý nghĩa .

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quyết  định này là chưa đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi những vấn đề sâu hơn, cụ thể hơn là họ được ưu đã gì, hỗ trợ gì, thay vì chỉ là sự hoành tráng trong lời lẽ, chúng ta cần có những chính sách cụ thể.

“Muốn đuổi được các quốc gia đi trước, chúng ta không những phải đưa ra những biện pháp hỗ trợ và ưu đãi cho các doanh nghiệp, mà những chính sách này cần tốt hơn, mạnh mẽ hơn so với các nước đi trước”, ông nhấn mạnh.

Ông Tuất cũng đề xuất một kế hoạch hành động với 8 nội dung, bao gồm việc thành lập một hội đồng thẩm định, tạo thêm các danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, xây dựng trang web công bố thông tin doanh nghiệp, ban hành một đạo luật có tính hỗ trợ mạnh mẽ hơn, cũng như việc thành lập một cơ quan quản lý của Nhà nước về công nghiệp hỗ trợ.

“Hiện Việt Nam chỉ có duy nhất một trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ. Trong khi Thái Lan đã có hẳn 1 cục quản lý về vấn đề này, tại nhiều quốc gia việc ban hành các đạo luật hỗ trợ diễn ra vô cùng nhanh chóng, có những đạo luật hoàn thành chỉ mất vài ngày. Còn ở Việt Nam, riêng việc đề xuất một đạo luật cũng mất 2 năm, còn thời gian hoàn thành thì chưa biết bao lâu”, ông nói.

Còn theo ông Hùng, để Việt Nam phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ  được các quốc gia khác trên thế giới thừa nhận, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cởi mở hơn và từ bỏ ngay cung cách làm ăn chụp giât, cơ hội.

“Việc tạo thiện cảm cho các doanh nghiệp nước ngoài là rất quan trọng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam muốn được kết nạp vào chuỗi sản xuất của thế giới là còn cần bảo đảm về chất lượng, thời gian, và giữ vững uy tín.”, ông nhận định.

Quốc Dũng

Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

nguồn Vietstock.vn

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm | 2 Comments »

►Tùy Bút…

Posted by hoangtran204 trên 24/06/2012

Từ “Tiếng hát sông Hương” đến công nghệ… mãi dâm

DCVOnline: Theo tác giả, “Nhân đọc bài Hoan nghênh Quốc hội trả lại nhân quyền cho phụ nữ bán hoa của Luật gia Trần Đình Thu, đăng trên trannhuong.com” mà tác giả Đặng Văn Sinh viết bài dưới đây.

DCVOnline xin mời bạn đọc theo dõi bài viết “Từ “Tiếng hát sông Hương” đến công nghệ… mãi dâm này, và để trả lời giúp giùm tác giả: “Rồi đây liệu em có thoát khỏi kiếp đoạn trường” hay không?, trong xã hội XHCN Việt Nam ngày nay. Bài này đã được đăng trên chính blog của tác giả Đặng Văn Sinh hôm 21 tháng Sáu 2012 này.

Cách đây gần năm mươi năm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3 phổ thông, có một lần, trong buổi ngoại khóa, chúng tôi được thầy Hoàng Bỉnh Nhu bình bài Tiếng hát sông Hương của nhà thơ lớn Tố Hữu. Thầy bị cụt một tay, người chỉ được một mẩu, đuôi mắt trái lại có mụn ruồi to đùng nhưng giảng văn thì cực hay. Dường như những khi đứng trên bục giảng, thầy đã hóa thân vào tác phẩm, để rồi, trong phút xuất thần, chuyển tải cái nhân sinh quan cộng sản của một ông râu xồm mãi bên trời Tây vào con tim ngu ngơ của đám học trò nông thôn, quần âm lịch, chân đất, vốn chưa có một chút khái niệm nào về loại nghề buôn phấn bán son.Theo sự phân tích rất logic từ mỹ học Marx – Lenin, thầy Nhu khẳng định, cô gái sông Hương là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến, bị dày vò cả thể xác lẫn tâm hồn. Tuy nhiên, nỗi ô nhục ấy sẽ mất đi, người con gái vướng vào kiếp nạn ê chề sẽ được hoàn lương một khi Cách mạng vô sản thành công. Chân trời mới sắp mở ra. Những thân phận bọt bèo, lạc loài sẽ được sống trong một xã hội công bằng, hạnh phúc, đầy hoa thơm quả ngọt. Cả lớp lặng đi. Một vài bạn gái len lén lấy ống tay áo quệt nước mắt. Ôi ! Sức mạnh của nghệ thuật. Chúng tôi cảm phục thầy Nhu một thì cảm phục Tố Hữu mười, bởi ông đã đem đến cho lớp trai trẻ dốt nát một cảm quan mới, một chân lý sáng ngời trong chế độ XHCN tốt đẹp có Bác, Đảng dẫn đường. Quả thật, bằng vào cái huyễn tượng về một tương lai xán lạn ấy, sau năm năm tư, (1954) Nhà nước ta đã tiến hành những cuộc tảo thanh trên quy mô lớn để bài trừ tận gốc những gì còn rơi rớt lại của nền văn hóa thực dân phong kiến trên nửa phần đất nước mà điểm nhấn của nó là nạn mại dâm. Các đối tượng hành nghề bị lực lượng công an thu gom đưa vào các nhà tù trá hình được gán cho danh xưng mỹ miều là “Trại phục hồi nhân phẩm”. Tại đây, những chị em “cải tạo” tốt còn được “ưu tiên” chuyển sang lực lượng thanh niên xung phong hoặc nông trường quốc doanh trồng chè hay cao su ở vùng sơn cước. Và thế là, chỉ sau một kế hoạch ba năm, ngành Lao động – Thương binh – xã hội miền Bắc XHCN đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch triệt phá tệ nạn mại dâm. “Từ ấy”… mảnh đất ngàn năm văn hiến được xem như tuyệt giống “gái bán hoa”!?. Thật là một kỳ tích mà chỉ có những người thật sự yêu chủ nghĩa cộng sản mới làm được.

Cũng vào thời gian này, trên các phương tiện tuyên truyền chính thống, trong đó có cả những tờ báo lớn công bố số phụ nữ làm nghề mại dâm ở thành phố Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam cộng hòa là ba mươi vạn!? Tất nhiên chúng tôi tin sái cổ. Lại dám không tin báo chí của Đảng à? Có họa là tên phản động hoặc kẻ mắc chứng tâm thần phân liệt mới có đủ bản lĩnh đặt dấu hỏi nghi ngờ. Sau này, khi non sông đã về một mối, các nguồn thông tin không còn bị ách tắc như trước, tôi có đọc một bài trên mạng Đối thoại mới hiểu con số ấy được người ta thổi phồng ít nhất là năm mươi lần. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Phách, tính vào thời điểm những năm sáu mươi, trừ cánh mày râu, cộng với các bà già trên sáu mươi cùng các cháu gái dưới mười sáu tuổi, thì tất cả phụ nữ Sài Gòn đều làm… điếm nếu ta tin vào con số kỷ lục nặng về màu sắc chính trị kia.

Tác giả Đặng Văn Sinh, Cử nhân Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội; nguyên giáo viên Ngữ văn Trung học phổ thông; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nguồn: Blog dangvansinh.blogspot.com


Sau ba mươi bảy năm giải phóng miền Nam, tức là một phần ba thế kỷ, một nửa đời người, có vẻ như những kỳ tích chống tệ nạn xã hội đã đi vào dĩ vãng, đặt dấu chấm hết cho một thời vàng son. Chưa bao giờ và chưa lúc nào nạn mại dâm hoành hành dữ dội và đều khắp như lúc này. Không ít khách sạn tên tuổi với nhãn hiệu ba sao, thậm chí năm sao có hẳn một đường dây gọi gái. Các nhà nghỉ thường kèm thêm dịch vụ “tươi mát”. Mỗi nhà hàng karaoke đèn mờ là một động lắc thâu đêm suốt sáng. Mỗi tiệm hớt tóc, gội đầu là một nhà thổ trá hình. Ngày trước “ra ngõ gặp anh hùng” thì ngày nay, mỗi khi bước chân ra đường toàn gặp lũ tham nhũng và ca ve. Các Tú Ông, Tú Bà nhan nhản khắp hang cùng ngõ hẻm, nhân danh thời mở cửa lại được các anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm… ngồi ngất ngưởng trên cao bảo kê, tha hồ bóc lột đám chị em chân yếu tay mềm. Đến lúc này, thi hào Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền thơ cổ động Việt Nam, nếu còn sống, chắc ông sẽ phải viết lại “Tiếng hát sông Hương”. Ta hãy nghe lại tác giả thương hoa tiếc ngọc bằng một bài thơ kết hợp giữa lục bát truyền thống với thể loại dân ca Huế và gieo bằng vần “eo”, tạo ra một không gian nhẹ tênh, mang nét thanh thoát yêu kiều của sông Hương, đối lập hẳn với thân phận nhục nhã của cô gái làng chơi:

Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang

Rồi tấm lòng cộng sản vô bờ bến của ông thương cảm người con gái đã hơn một lần lầm lỡ :

Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!

Nhưng điều đáng chú ý nhất là ông phó chủ tịch HĐBT (Hội đồng Bộ trưởng) tương lai đã thổi vào tâm hồn cô gái một ảo tưởng ngọt ngào, tạo cho cô niềm phấn khích vô bờ bến, nếu không bỏ nghề, dấn thân vào sự nghiệp cách mạng thì cũng nhẫn nại đợi thời cơ đến ngày được chiêu tuyết :

Ngày mai bao kiếp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
Trên dòng Hương Giang…

Hương Giang thơ mộng trong một chiều tím biếc, con đò rách nát bồng bềnh trôi mang nỗi u uất cuả một thân phận còn rách nát hơn cả nó, phút chốc như đốn ngộ bởi thứ ánh sáng lung linh của chân lý. Nhà thơ thật khéo chuyển được cảm xúc, đem cái huyễn tưởng ngoài nghìn dặm đặt vào tâm thức cô đào xứ Thần Kinh trong gang tấc.

Ngược lại với Tố Hữu lúc ấy, tám mươi năm trước (nếu tính từ thời điểm những năm ba mươi của thế kỷ XX), Nguyễn Công Trứ, cũng sau những lần xuôi đò trên sông Hương , đã không giấu giếm sự đắc ý của mình cho dù ông là một nhà nho từng được đào luyện kỹ càng trong trường học Khổng Mạnh:

Lênh đênh một chiếc đò ngang
Một cô đào Huế, một quan đại thần
Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn lần mần như ma
Ban ngày quan lớn như cha
Ban đêm quan lớn ngầy ngà như con…

Chúng ta kính phục Nguyễn Công Trứ dám nói thẳng nói thật tuy có chút mỉa mai, tự trào cái sự hành lạc với một cô gái làng chơi dù có lúc ông là quan đầu triều. Hành vi của cụ Thượng hoàn toàn tương phản với phần lớn các bậc “dân chi phụ mẫu” ngày nay, đi nhà thổ như điên, bồ bịch tùm lum, ăn cắp công quỹ thành thần nhưng lại lên mặt đạo đức giả, lúc nào cũng muốn nêu tấm gương “cần kiệm liêm chính”.

Sau những năm ép xác, nhịn thèm nhịn nhạt phục vụ chủ thuyết “Thế giới đại đồng”, nay, xã hội Việt Nam đang ở vào thời kỳ “ăn trả bữa”. Cái “thằng” quy luật tâm lý ấy lại lừng lững xuất hiện, chẳng khác gì ma dẫn lối, quỷ đưa đường, dẫn dụ các nạn nhân của nó vào “kiếp đoạn trường” trong một mê lộ quanh co đầy cạm bẫy. Chưa có bao giờ trên đất Việt thân yêu của chúng ta lại nở rộ tệ nạn mại dâm như bây giờ. Nó hiện diện theo quy luật của dòng nước lũ, từ lâu bị chặn lại, đương nhiên là tích tụ năng lượng, đến một lúc nào đó tìm ra lối thoát, thế là “tức nước vỡ bờ” thành một cơn hồng thủy. Hiện tượng này đã được nhà thơ Trần Nhuận Minh khái quát bằng mấy câu trong bài “Thoáng” như sau :

Sách cấm xưa lòe loẹt cổng Đền Thờ
Ngõ tối bật tiếng coóc xê tanh tách
Gã trốn tù tội đánh người và khoét ngạch
Vào quán ghểnh chân làm choác bia hơi.

Còn thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo ở bài “Quán Lý Thông” thì lại tiếp cận các cô gái “bán hoa” ở khía cạnh văn hóa:

Tôi hỏi ca ve, ca ve cười ngất
Chợt nhận ra mình giữa quán Lý Thông

Hiển nhiên, mại dâm không chỉ dừng lại ở thành phố, thị xã, thị trấn mà từ lâu nó đã lan đến cả những vùng quê hẻo lánh. Các đức ông chồng mất nết, từ những lão già sáu bảy mươi đến lũ ranh con miệng còn hơi sữa, rủ nhau thập thò trước quán cà phê hay hớt tóc trá hình vào lúc trời còn nhập nhoạng. Không có tiền thì xúc trộm thóc của vợ bán dấm giúi, thậm chí có anh chàng còn “ký sổ nợ” hẹn đến mùa thanh toán…

Cũng như nạn tham nhũng, mại dâm bây giờ đã trở thành một thứ “văn hóa”. Loại “văn hóa” này hình như đang được phát triển và nâng cao đến mức “đậm đà bản sắc ” tùy thuộc vào đẳng cấp xã hội của các đấng mày râu. Các quan chức là những kẻ vừa có quyền vừa có tiền luôn là “thượng đế” của những nhà chứa cao cấp. Có những ông lớn nuôi hẳn ba, bốn bồ nhí ở mấy nơi khác nhau (tất nhiên là bằng tiền chùa), để thứ bảy, chủ nhật đánh xe về thư giãn. Không hiếm các ông “đầy tớ của dân”, ban ngày thì lên diễn đàn rao giảng đủ thứ đạo đức nhưng ban đêm lại mò vào các động mãi dâm lăn lóc với “mấy ả mày ngài”, sáng ra mệt phờ râu trê, đến nỗi quên cả cuộc họp quan trọng mà chính mình phải chủ trì.

Từ môi trường xã hội cởi mở để con người thả lỏng bản tính của mình như vậy, tự nhiên hình thành một loại gái điếm cao cấp mà cách hành xử của type người này có những lúc khá ngược đời như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ “Việt Nam, nhìn từ xa tổ quốc” :

Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
Nên hạ giá linh hồn

Loại “ca ve” này, tất nhiên không chỉ bán phấn buôn son mà thực chất là bán buôn “cái gì đó” lớn hơn bằng “vốn tự có” của mình. Chị em biết lợi dụng thời cơ, nắm chắc tâm lý các sếp sòng, triệt để vận dụng lời dạy “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề” của tổ sư Tú Bà, để len vào bộ máy công quyền. Từ chiêu “mỹ nhân kế”, đã có không ít trường hợp thành công, thậm chí còn được bổ nhiệm vào những chức vụ không nhỏ chút nào, cho dù loại hình hoạt động duy nhất của chị em chỉ là… trên giường.

Người mẫu kiêm diễn viên kiêm nghề buôn vốn tự có mặc quần lót màu gì, lông … nách dài hay ngắn, các anh công an nhân dân đều biết hết, giỏi ghê dzậy đó! Chứ tình báo Trung Quốc giả người nuôi tôm sống hà rầm ở Vịnh Cam Ranh và tình Phú Yên trong mấy năm qua thì các anh … hổng dám biết đâu! Nguồn: Onthenet


Nhà nước CHXHCN Việt Nam chẳng bao giờ công bố con số phụ nữ làm nghề mãi dâm, nhưng đến giờ này, theo những nguồn tin của một vài tổ chức phi chính phủ thì có thể đã đến hàng chục vạn (?). Phần lớn trong số này là những cô gái còn rất trẻ đều có gốc gác nông thôn, thất học, không nghề nghiệp, bỏ nhà lên thành phố làm gái bán hoa, sau một vài năm kiếm được chút vốn thì hoàn lương, về quê lấy chồng. Đây là đối tượng dễ bị các Tú Ông, Tú Bà hành hạ, bóc lột nhất. Các cô thường xuyện bị chủ ăn quỵt sau mỗi lần đi khách, nếu có biểu hiện phản ứng lập tức bị bọn ma cô, đầu gấu “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”, đành nhắm mắt buông xuôi mặc dòng đời đưa đẩy cho đến lúc thân tàn ma dại. Cũng phải kể đến đội ngũ “ô sin” trong chương trình xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Một lượng không nhỏ người hầu gái này chấp nhận hành nghề mãi dâm nhằm mục đích thu ngoại tệ qua các công ty môi giới. Có trường hợp, một “Ô sin” buộc phải đáp ứng nhu cầu tình dục cho cả gia đình, thậm chí, để giảm bớt chi phí, gã chủ nhà còn rủ thêm một vài anh hàng xóm “đánh ké”. Tất nhiên họ không được ăn cả mà thường là phải chia năm sẻ bảy dưới danh nghĩa “lệ phí” hoặc thuế cho các công ty lừa đảo núp dưới những cái tên rất ấn tượng, mặc dù các khoản thu ấy chẳng bao giờ được chuyển vào ngân sách nhà nước.

Loại mạt hạng nhất là dịch vụ lấy chồng Tàu đại lục qua các tổ chức buôn bán phụ nữ đang hoành hành gần như công khai từ hai chục năm qua. Không hiếm những nàng quá lứa nhỡ thì được bọn cò mồi tân trang, qua biên giới bỗng nhiên thành đắt giá. Có điều rất ít trường hợp kiếm được tấm chồng tử tế. Đa số các cô bị đưa đến những nơi xa xôi hẻo lánh vùng dân tộc thiểu số, gá nghĩa với những “chàng rể” bất thành nhân dạng, trong một môi trường sống vô cùng mông muội. Ngôn ngữ bất đồng, thân gái dặm trường, thậm chí còn bị bán chuyền tay qua vài ba ông chủ để rồi cuối cùng lọt vào một nhà chứa nào đó nơi đất khách, liệu còn có dám nghĩ đến ngày về cố hương?

Như trên đã nói, cũng như tệ tham nhũng, mại dâm ở Việt Nam đã trở thành một thứ “văn hóa”, nếu nói theo các nhà xã hội học, hay một thứ “công nghệ”, nếu nói theo thuật ngữ của các nhà kinh tế học. Cái đáng bàn ở đây là Đảng và Nhà nước dứt khoát không thừa nhận. Kể cũng đúng thôi. Nhà nước ta là nhà nước XHCN, lấy chủ nghĩa Marx – Lenin làm kim chỉ nam. Thừa nhận loại hoạt động “đồi trụy” này thì còn gì là thể diện? Vì lẽ đó, tuy là một thực thể tồn tại khách quan, là thị trường hoạt động rất sôi nổi và đầy màu sắc, nhưng mại dâm bị vứt ra ngoài lề đường, sống vất vưởng như những cô hồn phiêu bạt, không bị chi phối bởi bất cứ chế tài nào.

Lịch sử cho biết, mại dâm, với tư cách là một loại hình hoạt động tham gia vào cơ cấu xã hội đã có từ rất lâu, chí ít ra là từ nền văn minh Hy – La, Ai Cập, Xuân thu chiến quốc… Như vậy, mại dâm là hiện tượng xã hội, chính quyền khôn ngoan là chính quyền biết cách kiểm soát nó thông qua chế tài chứ không thể triệt tiêu nó. Còn vì hệ ý thức mà sĩ diện, bỏ rơi nó là thiếu sáng suốt, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Trước năm 1954, chắc chắn số lượng đĩ điếm trên lãnh thổ Việt Nam không đáng là bao nhưng người Pháp đã có đạo luật rõ ràng cho những đối tượng hành nghề này. Các chính quyền địa phương quản lý chị em bằng môn bài đồng thời buộc các chủ chứa đóng thuế. Mặt khác, nhằm bảo vệ sức khỏe cho gái mại dâm, tránh tình trạng gieo rắc bệnh hoa liễu, nhà nước bảo hộ còn xây nhà thương chuyên chữa bệnh phụ khoa. Ai không tin điều này xin đọc phóng sự Lục xì của văn hào Vũ Trọng Phụng. Về một mặt nào đó, có thể nói, người Pháp, tuy là thực dân nhưng cũng có một số chính sách nhân đạo. Trong bộ tiểu thuyết Ông cố vấn của nhà văn Hữu Mai có đoạn Ngô Đình Diệm vi hành ra đường phố Sài Gòn. Ngồi trong xe hơi quan sát cuộc sống dân tình, tổng thống bị các cô gái bán hoa xúm vào chèo kéo, sau khi về dinh Gia Long, được cận vệ nói rõ sự thật, ông cho gọi Tổng Giám đốc Nha cảnh sát phải triệt hết các ổ mại dâm, làm trong sạch đường phố. Em ruột ông, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu không đồng tình với biện pháp trên. Ông ta nói đại ý rằng, một nhà nước dân chủ, văn minh phải chấp nhận hoạt động mại dâm, điều quan trọng là phải biết cách kiểm soát nó.

Thực trạng mại dâm ở Việt Nam đã trở thành quốc nạn phát triển theo kiểu phản ứng dây chuyền vì nó chưa bao giờ được nhìn nhận như một nguy cơ làm tổn thương danh dự dân tộc, băng hoại đạo đức, phá vỡ những giá trị văn hóa tốt đẹp bằng nguy cơ “diễn biến hòa bình” thường trực trong não trạng của các nhà lãnh đạo quốc gia. Mại dâm bị thả nổi thực chất là môi trường béo bở để các quan chức tham nhũng đua nhau hành lạc bằng tiền chùa và lũ đệ tử của thần Bạch My kiếm những món lợi kếch xù trên thân xác người phụ nữ. Đó là thứ quan hệ hai chiều trong một liên minh ma quỷ luôn hành xử như những băng đảng của thế giới tội phạm ngầm. Đại dịch HIV/AIDS đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam với hơn 90 triệu triệu con Lạc cháu Hồng, mà nạn mãi dâm gần như bị thả nổi triền miên, thử hỏi, đến thời điểm này chúng ta đã có bao nhiêu người nhiễm căn bệnh thế kỷ?

Bảy mươi tư năm đã qua kể từ khi Tiếng hát sông Hương ra đời, giờ, mỗi khi đọc lại tôi vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời bình đầy cảm xúc của thầy Hoàng Bỉnh Nhu, cho dù ông đã thành người thiên cổ. Ông chết tức tưởi sau những năm liệt giường vì xuất huyết mạch máu não. Cô Hoàng Lệ Chi, con gái út của thầy bỏ học giữa chừng bởi nhà nghèo, có bao nhiêu tiền dồn vào thuốc thang cho bố, đành phải từ biệt bà mẹ già mắc chứng quáng gà, ra Hà Nội làm nghề rửa bát thuê. Và rồi đây liệu em có thoát khỏi kiếp đoạn trường?

DCVOnline

 


Nguồn:

(1) Từ “Tiếng hát sông Hương” đến công nghệ… mãi dâm. Blog Đặng Văn Sinh, 21 tháng Sáu năm 2012

Posted in Xã Hội và các vấn nạn (Social Problems) | Leave a Comment »

►Thư giải trình của Lê Thăng Long về bản thân và phong trào Con Đường Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 23/06/2012

Thư giải trình của Lê Thăng Long về bản thân và phong trào Con Đường Việt Nam

Lê Thăng Long

Thưa quý vị và các bạn!

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn những người đã ủng hộ Phong trào Con đường Việt Nam rất nhiều. Các bạn đã giúp cho những hạt giống đầu tiên của Phong trào nảy mầm. Nhưng tôi cũng thật lòng cảm ơn những người đã chỉ trích những thiếu sót của cá nhân tôi và việc điều hành hoạt động của Phong trào trong 10 ngày vừa qua. Quý vị đã giúp điều chỉnh các yếu kém để những mầm sống đầu tiên của Phong trào có được một môi trường phát triển tốt đẹp.

Mấy ngày qua có nhiều người gửi mail đến động viên an ủi tôi, nói tôi đừng buồn trước những mặt trái của dân chủ. Nhưng tôi nói thật là tôi cảm thấy vui vì lần đầu tiên tôi được tham gia các hoạt động chính trị – xã hội một cách dân chủ như vậy. Tôi cũng không xem những chỉ trích gay gắt đối với cá nhân mình trước công luận là mặt trái của dân chủ. Tôi thấy rằng sự khen chê, ủng hộ hay phản đối là một sự tồn tại cần thiết trong một xã hội dân chủ để giúp con người tự điều chỉnh mình đến một trạng thái cân bằng tốt hơn. Cho dù là có nhiều những ý kiến cả khen lẫn chê đều chưa chính xác, nhưng trách nhiệm này đối với tình trạng này thuộc về những đối tượng mà công chúng hướng đến. Nếu những đối tượng này cung cấp đủ thông tin cho công chúng thì sẽ giảm thiểu những ý kiến thiếu chính xác. Do vậy tôi nhận trách nhiệm về các vấn đề gây ra bởi việc thiếu thông tin liên quan đến việc phát động Phong trào Con đường Việt Nam. Nên tôi viết thư này giải trình trước công luận.

Thứ nhất, về tư cách đại diện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức và anh Lê Công Định đứng tên phát động Phong trào. Tôi xin khẳng định lại trước công chúng rằng cả ba anh em chúng tôi Thức – Long – Định đã thống nhất hình thành nên một Phong trào mang tên “Con đường Việt Nam” từ cuối năm 2008 đến trước khi bị bắt vào tháng 05,06 năm 2009, chúng tôi đã chuẩn bị được rất nhiều tài liệu cho Phong trào. Ngày 11/05/2010, tại phiên tòa phúc thẩm, đến trước phần bào chữa của luật sư tôi vẫn khẳng định mình vô tội. Trong lúc đó, đánh giá tình hình thì chúng tôi thấy rằng việc kháng án giảm bớt số năm tù của anh Định không có khả năng gì đạt được. Trong lúc các luật sư đang bào chữa thì anh Định nói với tôi và anh Thức rằng nên “xin khoan hồng” để rút ngắn thời gian tù nhằm sớm đưa Phong trào Con đường Việt Nam vào hoạt động. Anh Thức cũng đồng ý và khuyên tôi hãy cố gắng chịu đựng. Khi đến phiên tự bào chữa của tôi, thẩm phán hỏi tôi có nhận thấy tội của mình và xin khoan hồng không. Tôi đã trả lời là “tôi nhận lỗi thiếu sót và xin khoan hồng”. Trong giờ giải lao chờ nghị án, anh Thức và anh Định động viên tôi hãy nhẫn nhịn trong thời gian ở tù để tiếp tục được giảm án để có thể đưa Phong trào ra hoạt động sớm nhất. Đây thật sự là một sự chịu đựng không dễ dàng.

Sau phiên xử, chờ gần 02 tháng, vào ngày 07/07/2010 cả ba chúng tôi bị đưa đi thụ án tại phân trại số 01, Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Chúng tôi ở chung một buồng trong một khu riêng biệt. Chúng tôi đã có hơn một tháng trước khi anh Định chuyển về Trại giam Chí Hòa (vào ngày 10/08/2010) để trao đổi về việc tôi sẽ phát động Phong trào thay mặt cho hai người còn lại. Tôi và anh Định phải cố gắng để ra tù sớm nhất dù phải ở trong nước hay nước ngoài. Có ý kiến cho rằng sao tôi không có giấy viết tay ủy quyền của anh Thức và anh Định. Xin thưa rằng giấy tờ ra vào trại giam đều bị kiểm soát gắt gao, mà nếu những giấy ủy quyền ấy bị phát hiện thì làm sao Phong trào có thể ra đời được nữa. Sự thật sẽ luôn là sự thật và tôi tin sự thành thật của tôi sẽ được chứng thực. Rất may là mới đây bác Trần Văn Huỳnh đã chính thức khẳng định đúng điều này.

Cũng có ý kiến hỏi tôi rằng việc tôi phát động Phong trào như thế có làm ảnh hưởng đến việc ra tù sớm của anh Định và anh Thức không. Xin khẳng định là việc ra đời được Phong trào là ưu tiên số một của cả ba anh em chúng tôi nên không ai tính toán đến việc ảnh hưởng đến thời hạn tù. Nhưng tôi tin rằng việc làm cho Phong trào lớn mạnh sẽ góp phần đưa hai người bạn chí cốt của tôi sớm trở về trong vinh quang. Chúng tôi không chỉ cùng phấn đấu chung cho một mục đích mà còn chia sẻ nhau từng chén cơm manh áo trong tù. Do vậy tôi cũng sẽ cố gắng bằng mọi cách để các anh về sớm.

Thứ hai là việc tôi công khai danh sách những người được mời tham gia sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam. Trước hết tôi xin nói rõ nguyên tắc đầu tiên trong tôn chỉ của Phong trào là CÔNG KHAI. Công khai không chỉ là một yêu cầu bắt buộc của các hoạt động dân chủ mà còn là cách để bảo vệ sự an toàn cho những người tham gia sáng lập Phong trào. Công khai không chỉ là cách để công chúng giám sát các hoạt động chính trị, xã hội mà còn là môi trường để những người tham gia các hoạt động đó tự điều chỉnh mình một cách tốt nhất.

Đã một lần trải qua bị điều tra trong một vụ án an ninh quốc gia, tôi thấu rõ những nguy hại của việc sử dụng quyền bảo vệ sự riêng tư của công dân được Hiến pháp bảo vệ. Việc này đã bị biến thành những chứng cứ và lý luận quy là chúng tôi có hoạt động bí mật với mưu đồ đen tối. Đã có rất nhiều người chẳng liên quan gì đến hoạt động của chúng tôi đã bị mời thẩm vấn liên tục chỉ vì chúng tôi có nhắc đến họ khi trao đổi với nhau. Trong đó đã có những lời khai không đúng sự thật mà tôi nghĩ là do sức ép hoặc do sợ. Khi bị thẩm vấn người ta sẽ bị nghe nói rằng người này đã nói thế này, người kia đã nói thế khác mà không hề biết được có đúng là có người đã nói như vậy hay không. Nhiều lúc cũng vì muốn yên thân mà họ đã phải chấp nhận những lời khai không đúng. Do vậy, nếu lần này tôi gửi thư riêng rẽ đến từng người mời họ tham gia sáng lập Phong trào thì họ có thể sẽ bị rơi vào trường hợp như trên. Việc tôi gửi đồng loạt đến nhiều người và công khai nội dung và danh sách người được mời sẽ ngăn cản sự bóp méo nội dung của nó. Trong các phản ứng gay gắt về việc này, có người đã viết rằng: Xin hãy xem cho rõ, đây là danh sách mời tham gia chứ không phải là danh sách những người sẽ tham gia hoặc sẽ nhận lời. Nếu tôi mời và trao đổi riêng với những người này thì chắc sự việc sẽ không dừng lại ở đây.

Tuy nhiên, tôi đã không lường hết được những vấn đề do việc công khai trên gây ra, dẫn đến việc phản ứng gay gắt của một số người về cách làm này. Nhân đây tôi xin được xin lỗi các việc này về sự phiền toái đã gây ra cho quý vị. Nhưng tôi cũng xin nói rõ rằng danh sách mà tôi mời dựa trên đánh giá của tôi và các đồng sự tin rằng những người được mời sẵn sàng chia sẻ mục đích và việc làm của Phong trào Con đường Việt Nam thông qua nhận thức của chúng tôi từ những gì mà họ thể hiện trước công chúng. Nhưng rõ ràng là chúng tôi đã thiếu sót mà tôi nghĩ chúng tôi sẽ không thể nhận ra những thiếu sót này nếu không công khai hóa việc làm của mình.

Việc đưa các hoạt động của Phong trào ra công khai còn xuất phát từ một quan điểm là: Phong trào là một hoạt động chính trị – xã hội của quần chúng nên người dân phải được tham dự ngay từ trong quá trình thành lập nó. Chúng tôi phản đối cách làm theo kiểu thỏa thuận trong hậu trường rồi đem nội dung thỏa thuận ra công bố trước dân chúng. Nếu quý vị và các bạn đọc kỹ các tài liệu của Phong trào Con đường Việt Nam thì sẽ nhận ra rằng Phong trào tranh đấu cho việc người dân phải can dự vào các hoạt động và quyết định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước ngay từ lúc chúng bắt đầu cho đến khi kết thúc. Chúng tôi luôn tin vào trí khôn quy ước của đại chúng (conventional wisdom), nếu người dân được công khai để có đủ những thông tin cần thiết thì kết quả cuối cùng sẽ xác lập ở một trạng thái tốt nhất cho dù có rất nhiều xu hướng khác nhau, trái chiều nhau. Sự thỏa hiệp, tức là những thỏa thuận trong hậu trường mà không có sự giám sát của dân chúng thì không phải lúc nào cũng tốt, mà đa phần tạo ra những kết quả đi ngược lại nguyện vọng của người dân.

Việc công khai tất cả các hoạt động của Phong trào rõ ràng là đã tạo ra nhiều xu hướng dư luận khác nhau, trái ngược nhau. Điều này là rất cần thiết để chúng tôi điều chỉnh cách thức hoạt động của mình để cuối cùng sẽ nhận được sự ủng hộ của công chúng nhiều nhất. Chúng tôi cho rằng không ai, dù có tài giỏi đến đâu, lại có thể tiên liệu được hết những tâm tư nguyện vọng của người dân mà xây dựng nên những sách lược phù hợp. Chỉ có cách công khai thì mọi thứ mới có thể bộc lộ ra hết được, kể cả những yếu kém của những người quản trị điều hành như tôi.

Chúng tôi đang nghiên cứu mọi ý kiến của công luận sau 09 ngày phát động Phong trào để điều chỉnh cách thức của mình tốt hơn, kể cả cách thức sáng lập, tham gia và ủng hộ, và cả về mục tiêu, tôn chỉ, phương thức hoạt động của Phong trào. Do vậy tôi mong tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý, chỉ trích cho những vấn đề trên để chúng tôi có thể hoàn thiện được Phong trào một cách tốt nhất, phù hợp với đa số công chúng.

Có những nghi ngại cho rằng Phong trào Con đường Việt Nam là cái bẫy, là cách để đảng Cộng sản Việt Nam hạ cánh an toàn thì tôi nghĩ rằng những phân tích của công luận đã làm sáng tỏ là không phải như thế. Đây là sự thật và tôi cũng sẽ có giải trình rõ ràng trước công luận vào lần khác. Vì thời gian và nguồn lực có hạn nên chúng tôi không thể đáp ứng ngay mọi yêu cầu giải trình cùng một lúc. Xin mọi người thông cảm.

Cuối cùng tôi xin một lần nữa cảm ơn các bạn đã ủng hộ Phong trào và mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn để việc thành lập, quản trị điều hành các hoạt động của Phong trào sẽ được hình thành theo cách mà đa số các bạn muốn, chứ không phải theo ý chủ quan của những người khởi xướng hay sáng lập. Tôi cam kết nguyên tắc này trước công luận.

Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn. Kính chào trân trọng.

Người sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam

Lê Thăng Long

 

 

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Bức thư dang dở gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết của Trần Huỳnh Duy Thức

Posted by hoangtran204 trên 22/06/2012

Lời Tựa: Đảng CSVN và nhà nước đã quá thấp kém và quá phí phạm khi bỏ tù một doanh nhân thành công, một công dân có các suy nghĩ và đóng góp ý kiến tích cực cho đất nước.  Nhiều nguồn tin vào lúc ấy nói rằng vì các đại công ty viễn thông không thể cạnh tranh lại với One Connection của THDT, nên bọn doanh nghiệp Con Ông Cháu Cha đang làm ăn trong lãnh vực cung cấp dịch vụ internet đã cố hại anh THDT bằng cách sái cục Thuế Vụ kiểm tra thuế vụ công ty do anh sáng lập. Nhưng vì  không phát hiện ra sự trốn thuế của công ty do anh Thức làm chủ, chúng cương quyết hạ gục công ty One Connection phải đóng cửa, và nhường khách hàng cho chúng bằng cách bỏ tù anh Thức.

nguồn hình vietnamnews.net

 

 

Mời các bạn đọc thư của anh THDT.

Thư Gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Trần Huỳnh Duy Thức

Gia đình chuyển tới Dân Luận

Trong thời gian gần đây, sự kiện Con Đường Việt Nam đã được nhiều độc giả Dân Luận quan tâm. Chúng tôi xin đăng tải lại một bức thư đang viết dở của anh Trần Huỳnh Duy Thức tới Chủ tịch nước, lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết, giới thiệu cuốn Con Đường Việt Nam, để độc giả có thêm thông tin về phong trào này.

Kính gửi: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Thưa Chủ tịch nước,

Có thể lúc ông đọc được bức thư này thì tôi đã không còn là người tự do nữa mặc dù tôi ý thức rất rõ tôi hoàn toàn không vi phạm luật pháp. Nhưng tôi cũng rất hiểu rằng thực tế thực thi pháp luật lâu nay ở đất nước ta sẽ đặt tôi vào một rủi ro rất lớn khiến tôi có thể bị tước đi quyền công dân thiêng liêng của mình.

Tôi viết bức thư này vào lúc Công ty cổ phần Internet Một Kết Nối (OCI) mà tôi điều hành đang bị Sở Thông tin & Truyền thông Tp.HCM chèn ép, xử phạt hành chính bằng những quyết định vô lý, không đúng pháp luật với một thái độ có tính cường quyền đối với một công việc kinh doanh hoàn toàn hợp pháp của OCI mà đúng ra phải được khuyến khích. Tôi cũng mới vừa gửi đơn kêu cứu đến Chủ tịch nước về vấn đề này.

Đây là thời gian tôi và những người bạn đang tập trung hoàn tất quyển sách Con đường Việt Nam trong vòng 5 tháng tới để có thể gửi đến Chủ tịch nước – người đứng đầu Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời là một lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyền sách này là một kế hoạch kiến nghị các giải pháp giúp đất nước vượt qua được một cuộc khủng hoảng trầm trọng, chắc chắn không thể tránh khỏi từ năm 2010 đến 2011, để sau đó đất nước ta sẽ phát triển bền vững nhanh chóng đạt đến Dân chủ – Thịnh vượng.

Cuộc khủng hoảng nói trên là giai đoạn cuối trầm trọng nhất của một thời kỳ khủng hoảng bắt đầu từ sự khủng hoảng kinh tế đã diễn ra từ đầu năm 2008 – Cuộc khủng hoảng mà tôi đã dự báo trước từ đầu năm 2006 trong bài phân tích “Khủng hoảng kinh tế – Nguy cơ và cơ hội”. Bài viết này được kèm theo bức thư tôi gửi cho Chủ tịch nước vào đầu tháng 3/2006 trước thềm Đại hội X. Trong bài phân tích này tôi đã nói rằng nếu không thay đổi ngay quan điểm phát triển kinh tế hiện nay (tức thời điểm tháng 1/2006 lúc tôi phân tích) thì không quá 2 năm nữa sự khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra và bắt đầu một cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về xã hội lẫn chính trị, đặt đất nước trước nguy cơ trở thành nô lệ kiểu mới trong thời đại toàn cầu hóa. Và trên thực tế khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam đã xảy ra đúng vào tháng 1/2008 và vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách trầm trọng hơn, gia tăng sự nghiêm trọng của những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng cho dù bề mặt của nó có vẻ như “đã bị kiềm chế”. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009 theo nghị quyết của Quốc hội đã đánh mất 1 cơ hội quý giá để chúng ta có thể tránh được 1 giai đoạn khủng hoảng toàn diện và trầm trọng nói trên – Một cơ hội để nhìn nhận khủng hoảng kinh tế theo đúng bản chất, nguyên nhân và qui luật của nó, để đối diện với những sự thật rất phủ phàng nhưng lại giúp chúng ta nhìn thấy được những cơ hội tuyệt vời từ nó để giải quyết căn cơ những nguyên nhân thâm căn của những yếu kém của đất nước. Và nhờ vậy chúng ta mới có được sự phát triển bền vững, tốt đẹp.

Đó chính là tinh thần của cách thức giải quyết khủng hoảng tôi đã kiến nghị lên Chủ tịch nước trong bức thư đầu tháng 3/2006. Và đó cũng là tinh thần của những gì sẽ được viết trong Con đường Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp cho đất nước bị sụp đổ do tác hại của sự khủng hoảng trầm trọng sắp tới, nhờ vậy sẽ vượt qua được nguy cơ bị biến thành nô lệ kiểu mới. Từ đó Việt Nam sẽ phát triển một cách hợp qui luật khách quan và do vậy sẽ nhanh chóng trở thành một nước dân chủ và thịnh vượng.

Việt Nam sẽ là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trở thành nước dân chủ và thịnh vượng trên thế giới chính là mục đích mà Con đường Việt Nam hướng đến, cũng là khát khao của tôi và của những người tham gia viết quyền sách này. Và tôi tin rằng đó cũng là khát vọng của đa số người dân Việt Nam.

Tôi không phải là người theo chủ nghĩa Mác và cũng không có ý định trở thành người cộng sản dù tôi thấy lý tưởng “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” là cao đẹp. Nhưng tôi muốn đóng góp một góc nhìn mới trong việc vận dụng các học thuyết của Mác song song với những học thuyết không phải của Mác, trên nguyên tắc phải tuân thủ các qui luật khách quan nhằm đề ra một cách thức để nhanh chóng tiến gần đến lý tưởng trên một cách thực tế.

Tôi nhìn thấy cơ hội để đất nước thực hiện cách thức này từ chính trong những khó khăn thách thức nghiêm trọng mà cuộc khủng hoảng trần trọng sẽ tạo ra. Điều này sẽ đòi hỏi một sự nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực trên cơ sở thừa nhận những sự thật khách quan một cách dũng cảm. Thường điều này không được thực hiện vì cho rằng sự công nhận sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. Nhưng chính việc không thừa nhận sự thật khách quan sẽ dẫn tới những ý chí chủ quan kéo theo những giải pháp mang tính hành chính, mà hậu quả của chúng sẽ dẫn tới một sự mất mát, có thể là sụp đổ niềm tin nặng nề nhất mà Con đường Việt Nam muốn cảnh báo.

Thưa Chủ tịch nước, trong bức thư tôi gửi đến Ông vào tháng 3/2006 trước thềm Đại hội X, ngoài việc cảnh báo những nguy cơ về khủng hoảng kinh tế và những kẻ cơ hội tôi còn đề cập đến một ý niệm về một cách thức của Việt Nam để xây dựng được một nền dân chủ thực sự. Đã 3 năm, tôi đã dành rất nhiều sức lực trong thời gian qua để nghiên cứu ý niệm này một cách khoa học và trách nhiệm. Tôi đã quan sát và phân tích về bản chất của dân chủ, và sự hình thành và phát triển của rất nhiều nền dân chủ từ thời cổ đại đến nay trên thế giới để rút ra được những qui luật tất yếu tác động đến dân chủ. Kết quả này sẽ được trình bày trong Con đường Việt Nam nhằm đưa ra một con đường để đất nước nhanh chóng đạt được một nền dân chủ thực sự trên thực tế. Một thiết chế đa đảng không tất yếu đảm bảo cho điều này. Nó chỉ có được khi nào người dân ý thức được quyền làm chủ của mình và tự tin sử dụng tối đa các quyền đó một cách có ý thức.

Do vậy tôi luôn sống và làm việc bằng ý thức đó, tinh thần đó – tinh thần được hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ. Nhưng thật đáng tiếc là tôi luôn gặp trở ngại và rủi ro lớn vì niềm tin đó của mình. Sự kiện Sở Thông tin & Truyền thông Tp.HCM xử phạt công ty OCI hiện nay, hay trước đây Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Thương mại buộc OCI phải dừng một chương trình khuyến mại hợp pháp cuối năm 2003 (mà tôi đã có dịp trình bày với Ông trong bức thư ngày 7/1/2004) là những minh chứng cho điều này. Và có lẽ vấn đề sẽ càng tồi tệ hơn khi sắp tới tôi sẽ lên tiếng mạnh mẽ phê phán các chính sách vĩ mô về kinh tế, xã hội lẫn chính trị nhằm cảnh báo các nguy cơ trầm trọng của đất nước và đề nghị những thay đổi mà tôi thấy rõ sẽ tốt hơn và tránh được những sự sụp đổ biến đất nước thành nô lệ kiểu mới.

Sự khủng hoảng trầm trọng và toàn diện được khơi mào từ vấn đề kinh tế sẽ nổ ra từ 2010 đến 2011 là tất yếu đối với nước ta theo qui luật khách quan, hoàn toàn độc lập với ý muốn chủ quan của chúng ta. Tôi sẽ chứng minh những dự báo này bằng những qui luật và số liệu một cách khoa học trong Con đường Việt Nam. Nhưng cũng không cần quá phức tạp và hàn lâm mới nhìn thấy được vấn đề này. Chỉ cần nhìn vào những số liệu tăng trưởng GDP nhanh chóng và liên tục trong nhiều năm qua nhưng lại đi kèm với sự sụt giảm năng suất lao động cũng dễ dàng thấy trước một sự khủng hoảng. Tăng trưởng chỉ thực và bền vững khi có được sự gia tăng năng suất. Mọi sự tăng trưởng mà không phải do tăng năng suất đều chỉ là sự vay mượn của quá khứ (như khai thác tài nguyên) hoặc tương lai (như vay vốn đầu tư hay phá hủy môi trường). Nhưng tất cả sự vay mượn như vậy đều có giới hạn, và khi đã đên tới hạn của chúng thì sự khủng hoảng là đương nhiên. Cũng không quá khó để tính toán các điểm tới hạn đó của Việt Nam sẽ rơi vào 2010 – 2011.

Tôi đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về nguy cơ này từ năm 2004 đến nay, thông qua Internet lẫn gửi thư trực tiếp đến các vị lãnh đạo đất nước. Nhưng tôi thực sự không thấy sự quan tâm của công tác quản lý nhà nước đối với nguy cơ này. Trong khi đó nó lại càng biểu hiện rõ hơn bao giờ hết. Mà nó là nguy cơ của đất nước chứ không chỉ là vấn đề của nhà nước, nên người dân cần được nhà nước chuẩn bị để hiểu rõ vấn đề và cùng nhau, cùng với nhà nước giải quyết vấn đề – tương tự như Nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng để chuẩn bị cho toàn dân đối phó với nguy cơ xâm lược của Nguyên Môn cuối thế kỷ 13. Tuy nhiên, tôi lại thấy quan điểm của sự quản lý nhà nước hiện nay dường như lo ngại người dân lo lắng trước những nguy cơ như vậy nên cố gắng để mọi người thấy sự bình ổn và những viễn cảnh tốt đẹp. Điều này cũng giống như Nhà Hồ đã làm vào đầu thế kỷ 15, dù có rất nhiều cải cách sâu rộng nhưng Hồ Quý Ly vẫn không tập hợp được sức mạnh của toàn dân để chiến thắng cuộc xâm lược của Minh Ngô dẫn đến sự nô lệ của dân tộc sau đó.

Theo tôi nguy cơ trên là đáng lo ngại nhất trong tất cả những nguy cơ đang rình rập đất nước. Nguy cơ từ bên trong bao giờ cũng hiểm họa hơn từ bên ngoài. Sự thiếu hiểu biết của người dân, thậm chí là biết mà vẫn bàng quan, thờ ơ trước những vấn đề và nguy cơ của đất nước đã là rất nguy hại, nhưng tôi lại còn thấy sự tai hại hơn thế nữa. Tham nhũng không chỉ là vấn nạn xã hội làm mất niềm tin của dân chúng mà giờ đây nó trở thành niềm tin của rất rất nhiều, nếu không muốn nói là đa số, người dân. Còn hơn thế nữa, rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân bây giờ dựa vào tham nhũng, tin tưởng tham nhũng, mang ơn tham nhũng nên phải bao che cho tham nhũng, nuôi dưỡng tham nhũng. Xã hội hiện nay hoàn toàn thiếu vắng, gần như không có hoặc không thể tồn tại những động lực lành mạnh của người dân tin tưởng vào công lý và những quyền mà Hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ, để sử dụng các quyền đó một cách chủ động và tự tin nhằm mưu cầu các lợi ích chính đáng của mình một cách hợp pháp. Tôi đã nghiên cứu nhiều năm và rút ra kết luận rằng thiếu loại động lực này thì không có đất nước nào xây dựng một xã hội dân chủ và thịnh vượng được.

Những vấn đề và nguy cơ trên bị tạo ra bởi sự cách biệt lớn giữa thực tế trong việc thực thi pháp luật với những giá trị danh nghĩa tốt đẹp dành cho người dân mà hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa nước ta hướng đến bảo vệ. Danh nghĩa và Thực tế sẽ là một đề tài được đề cập rất nhiều trong Con đường Việt Nam để phân tích và đưa ra các giải pháp cho những vấn đề của đất nước. Trong quá trình quan sát và phân tích hiện tượng để rút ra bản chất của rất nhiều sự kiện và quá trình trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới, tôi đã phát hiện được một qui luật thực chứng (được chứng minh bằng những số liệu trong thế giới thực). Từ đó tôi phát triển tiếp trên những nguyên lý của qui luật này thành một lý thuyết khoa học mà tôi đặt tên là Qui luật Danh nghĩa và Thực tế. Nó sẽ được áp dụng trong con đường Việt Nam để phân tích lý giải nhiều vấn đề, hiện tượng về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước nhằm đưa ra được những giải pháp thuận với qui luật khách quan. Nguyên lý căn bản của qui luật Danh nghĩa và Thực tế là: “Sự cách biệt giữa thực tế và danh nghĩa trong các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội càng lớn sẽ càng tạo ra bất ổn và dẫn tới khủng hoảng, càng nhỏ sẽ càng tạo ra sự ổn định và dẫn đến phát triển bền vững”. Khi tôi dùng qui luật này để phân tích các vấn đề của đất nước tôi đã thấy rất nhiều nguy cơ và kết cục xấu, trong đó có dự báo về sự khủng hoảng kinh tế dẫn tới một cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện mà tôi đã đề cập đầu thư. Tới hôm nay, sau một thời gian dài nghiên cứu nghiêm túc, tôi đã chuyển dự báo này thành một sự khẳng định có cơ sở khoa học.

Tôi cũng đã nghiên cứu sâu các qui luật khách quan khác chi phối sự vận hành trong một thế giới toàn cầu hóa. Nước ta đã đặt chân vào thế giới này nhưng lại chưa có sự hiểu biết về những qui luật này, nhất là trên phương diện quản lý vĩ mô. Qui luật khách quan là sản phẩm của vũ trụ (còn gọi là vũ trụ quan) nên hoàn toàn độc lập và vuợt trên mọi nhân sinh quan. Con người không thể thay đổi hay thoát khỏi sự chi phối của vũ trụ quan. Thời gian qua tôi thấy có một vấn đề cần chú ý: Có nhiều ý muốn chủ quan áp đặt quan điểm của học thuyết Mác để giải thích thành những nguyên lý vận hành của toàn cầu hóa. Đây là những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thuyết phục nên làm mất đi tính hấp dẫn của học thuyết Mác đối với nhiều người. Theo tôi nên nhìn vấn đề một cách khách quan, tránh giáo điều thì sẽ có được lời giải tối ưu. Mác là người đầu tiên từ giữa thế kỷ 19 đã dự báo đúng khá chính xác hình thái và bản chất của thế giới toàn cầu hóa như ngày nay. Do đó tôi nhìn thấy rất nhiều các giá trị nhân sinh quan to lớn của Mác tạo ra được lợi ích to lớn cho nhân loại nếu được vận dụng đúng theo sự vận hành của các qui luật khách quan trong thế giới toàn cầu hóa. Và đây là đề tài mà tôi sẽ đề cập nhiều trong Con đường Việt Nam để áp dụng học thuyết của Mác nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho đất nước trong bối cảnh của thế giới ngày nay (chứ không phải thế giới vào sinh thời của Mác).

Tinh thần cốt lõi của Con đường Việt Nam là nhìn nhận một cách khách quan và khoa học những yếu kém cốt tử cũng như những thế mạnh tiềm năng của đất nước để phân tích và đưa ra những giải pháp dựa trên những qui luật khách quan nhằm đạt được những mục tiêu theo nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa. Các giải pháp này sẽ đưa ra những chiến lược cho đất nước nhằm không những để tránh đượ sự sụp đổ nặng nề do cuộc khủng hoảng trầm trọng mà còn nhanh chóng vượt lên thành một nước XHCN dân chủ, thịnh vượng. Đồng thời nó cũng sẽ kiến nghị những thay đổi trong phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mô hình quản lý của nhà nước CHXHCN Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội để hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược trên. Những thay đổi này hoàn toàn trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, theo tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa, và thuận theo qui luật khách quan nên sẽ hợp lòng dân.

Có một số ý kiến về thay đổi điều 4 Hiến pháp. Chủ tịch nước thì nói rằng thay đổi nó là tự sát. Còn tôi thì không hề thấy được những giải pháp từ việc thay đổi này có thể giải quyết được các vấn đề của đất nước để phát triển thành dân chủ, thịnh vượng. Nhưng nếu giữ nguyên hiện trạng, cách nhìn và cách thực thi điều 4 Hiến pháp như thực tế hiện nay thì không những không thể đưa đất nước phát triển tốt đẹp như lý tưởng mà Đảng Cộng sản Việt Nam hướng tới mà còn chắc chắn sẽ mau chóng đưa đến sụp đổ không thể tránh khỏi. Liên xô đã bị sụp đổ vì đã chủ quan, không tuân theo qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Việt Nam đã tránh được sự sụp đổ tương tự vì đã thuận theo qui luật này. Nhưng giờ chúng ta đã bước vào sân chơi toàn cầu hóa vốn có những qui luật riêng của nó. Tương tự như nếu người ta chỉ ở mặt đất thì thôi, nhưng đã muốn bay lên thì phải tuân thủ các qui luật sức hút vạn vật hấp dẫn, định luật Bernuli, các định luật về khí động học khác,… không ai thay đổi hay tránh được các qui luật này khi muốn bay. Nhưng người ta hoàn toàn có thể sản xuất những chiếc máy bay theo quan điểm riêng của mình: phải là phương tiện bay thật rẻ, thật tốt để hầu hết mọi người đều được bay (được hưởng thành quả) hay chỉ là phương tiện để phục vụ cho một ít người giàu, thượng lưu.

Các mục tiêu nhân sinh quan chỉ có thể đạt được, và hoàn toàn có thể đạt được khi hiểu và vận dụng các qui luật khách quan để xây dựng được những chiến lược thuận qui luật. Các mục tiêu này sẽ không bao giờ trở thành hiệu lực chỉ vì chúng chúng được cho là chân lý, tất yếu sẽ đến. Việc chủ quan duy ý chí áp đặt nhân sinh quan thành qui luật khách quan thì chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại và sụp đổ. Đây chính là “cái bẫy” của “diễn biến hòa bình” mà tôi cũng sẽ dành một phần đáng kể trình bày trong Con đường Việt Nam với hy vọng cung cấp một góc nhìn khác khách quan hơn về khái niệm rất mới này.

Thưa Chủ tịch nước, không biết Ông có biết rằng đa số người dân Việt Nam hiện nay rất sợ nói đến chính trị mà chỉ bảo ban nhau lo làm ăn kiến tiền, đừng quan tâm đến chính trị làm gì để rước phiền phức vào thân. Tuy nhiên, tôi dám khẳng định rằng đa số đều rất bức xúc trước những vấn đề không chỉ xã hội, kinh tế mà cả chính trị nhưng lại không dám nói ra vì sợ bị quy chụp. Đây là một thực tế. Nó ngày càng phổ biến và cần được nhìn nhận thẳng thắn như một hiểm họa tiềm tàng, không chỉ vì người dân thờ ơ trước những nguy cơ của đất nước như tôi nói ở trên, mà còn vì nó là ấu hiệu của một môi trường xã hội thuận tiện cho cường quyền phát triển. Một xã hội dân chủ sẽ tạo ra động lực lành mạnh để phát triển, còn một xã hội cường quyền sẽ tạo ra sự sợ hãi để kiểm soát.

Tôi luôn tin vào lý tưởng tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa nước ta đang hướng đến chống lại sự cường quyền. Nhưng cường quyền sẽ hình thành bất chấp lý tưởng tại bất kỳ nơi nào có môi trường thuận lợi cho nó, bất chấp không gian, thời gian. Nó như những loại vi trùng lúc nào cũng tồn tại trong không khí (dù sạch đến đâu), chực chờ để tấn công bất kỳ cơ thể nào mất khả năng đề kháng đối với chúng. Điều nguy hiểm là chúng ngày càng tinh vi, biến thể của chúng tự thay đổi nhanh chóng để có thể đánh bại được các thuốc đề kháng chữa trị ngày càng một mạnh hơn. Một xã hội không bao giờ mất đi các mầm mống của cường quyền cho dù xã hội đó phát triển tốt đến đâu đi nữa. Các mầm mống này lại càng không thể mất đi ở nơi nào chỉ vì sự tốt đẹp được khẳng định trong tuyên ngôn của xã hội ở nơi đó. Do vậy cần luôn duy trì một cơ thể hữu hiệu để ngăn ngừa, không cho các mầm mống cường quyền có cơ hội, môi trường để phát triển. Và đây chính là một đề tài quan trọng của Con đường Việt Nam: nghiên cứu bản chất để rút ra qui luật của các loại bản chất chi phối xã hội, cả tốt lẫn xấu, để xây dựng những cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả (nhờ thuận qui luật) để ngăn ngừa cái xấu, thúc đẩy cái tốt trong quá trình phát triển của xã hội. Có một thực tế là những cơ chế càng phức tạp thì càng cồng kềnh, càng đòi hỏi sự can thiệp của con người thì chúng càng kém hiệu quả, càng là môi trường tốt cho cái xấu phát triển.

Tóm tắt, Con đường Việt Nam là: kiến nghị một cách thức quản trị đất nước (bao gồm phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mô hình quản lý nhà nước của nhà nước CHXHCN Việt Nam) để xây dựng một nền tảng chính trị cho đất nước trên những nguyên lý vận hành thuận theo các qui luật khách quan. Do đó nền tảng chính trị này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược được khuyến nghị nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế, xã hội mà Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hướng tới một cách nhanh chóng và ít tốn kém nguồn lực. Những sự thay đổi như vậy là rất lớn nhưng hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp.

Tôi thấy rằng chỉ cần làm đúng những gì Hiến pháp quy định và tránh những áp đặt chủ quan trong việc giải thích Hiến pháp thì đã có thể tạo ra những lợi ích to lớn cho toàn dân so với hiện nay rồi. Một khi thực tế cuộc sống phát triển tốt đẹp và tiệm cận đến những giá trị danh nghĩa của Hiến pháp, pháp luật thì sẽ tạo ra nhu cầu và động lực mạnh mẽ để thay đổi các giá trị danh nghĩa này tốt hơn nữa, rồi kéo thực tế cuộc sống tiếp tục đi lên. Cứ như vậy đất nước sẽ phát triển bền vững, tốt đẹp. Nếu chỉ chú trọng thay đổi các giá trị danh nghĩa cho tốt hơn nhưng không có giải pháp hiệu quả để thay đổi thực tế cuộc sống đi lên thì sẽ càng tạo ra cách biệt càng lớn giữa danh nghĩa và thực tế. Và do vậy, theo qui luật Danh nghĩa và Thực tế mà tôi đề cập ở trên, sẽ càng tạp ra sự bất ổn. Có thể dễ dàng thấy tình trạng này ở nhiều nước lâu nay.

Tuân theo những nguyên lý và nguyên tắc như trên, Con đường Việt Nam cũng sẽ đưa ra khuyến nghị về sách lược cho 5 lĩnh vực cụ thể: kinh tế, giáo dục, cải cách hành chính và tư pháp (gọi tắt là pháp luật), biển Đông, Tây Nguyên. Đây cũng là 5 vấn đề lớn mà Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt căng thẳng một khi khủng hoảng nổ ra trầm trọng trong 2010 – 2011. Chúng vừa mang tính cấp bách vừa manh tính lâu dài nên được lựa chọn tập trung. Giải quyết tốt các vấn đề này sẽ không những giúp đất nước tránh được sụp đổ mà còn tạo lợi thế để phát triển bền vững nhanh chóng sau đó. Ngoài kinh tế do tôi viết, 4 lĩnh vực/vấn đề còn lại sẽ do 4 người khác phụ trách. Năm người chúng tôi dự định sẽ cùng ký vào một bức thư giới thiệu và trình lên Chủ tịch nước quyển sách Con đường Việt Nam này. Chúng tôi đang cố gắng để hoàn thành nó đầu quý 4 năm nay để kiến nghị đến Chủ tịch nước càng sớm càng tốt, trước khi Quốc hội xem xét kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2010 và sự khủng hoảng sẽ nổ ra trầm trọng.

Tuy nhiên, tôi đang có những linh cảm không lành, không chỉ vì những lời đe dọa sẽ hình sự hóa sự việc mà Sở Thông tin & Truyền thông Tp.HCM đã vô lý xử phạt hành chính công ty OCI, mà còn vì những sự phê phán, chỉ trích gần đây của tôi trên Internet đối với các chính sách vĩ mô trong công tác quản lý nhà nước hiện nay mà tôi thấy là không chú trọng giải quyết tận gốc các nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng, mà chỉ “di dời” chúng đến tương lai nên sẽ làm chúng càng trầm trọng hơn nữa. Do linh cảm như vậy, nên tôi quyết định viết bức thư này cho Chủ tịch nước và gửi kèm phần giới thiệu của Con đường Việt Nam đến Ông trước. Tôi luôn có niềm tin rằng với tư cách là người đứng đầu Nhà nước và là một lãnh đạo cấp cao hàng đầu của Đảng, và với tư cách của một vị lãnh đạo đất nước luôn luôn biết lắng nghe quần chúng để ra những quyết định hợp lòng dân, Chủ tịch nước sẽ thấu hiểu được những nguyện vọng, khát khao chính đáng của chúng tôi – những người cùng viết Con đường Việt Nam – vì sự phát triển của đất nước.

Quyển sách này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và cả những chỉ trích, phản đối (vốn là những điều rất bình thường trong một môi trường dân chủ). Nhưng tôi khẳng định rằng nó được viết ra bằng những nhiệt huyết hết sức có trách nhiệm; với tinh thần khoa học nghiêm túc, xem xét vấn đề một cách khách quan đối với những thành tựu lẫn yếu kém của đất nước kể từ lúc ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, và với những mong muốn cháy bỏng vì sự phát triển tốt đẹp của đất nước.

Dù tình hình hiện nay đang rất khó khăn và sắp tới sẽ còn khó nhiều hơn nữa, nhưng tôi vẫn có niềm tin rằng…

conduongvietnam.png

Hình minh họa trong phần I – Phần giới thiệu của cuốn Con Đường Việt Nam (Xem tập tin đính kèm).

Tập tin đính kèm Kích thước
con_duong_viet_nam.pdf 189.69 KB

“…Tôi nghĩ, điều mình cần viết là chia sẻ với mọi người những gì mình biết về một người tù hiện vẫn còn đang bị giam giữ, đó là anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Tôi không có nhiều thông tin về người bị cầm tù cho đến khi có dịp tiếp xúc với người thân của anh, và quả thật, những điều được nghe khiến tôi thấy mình hiểu hơn về một người tù không chấp nhận bản án viết sẵn dành cho mình.

Người ta chỉ biết về một Trần Huỳnh Duy Thức khẳng khái không nhận tội trước phiên tòa, để rồi  nhận lãnh mức án khiến khá nhiều người ngỡ ngàng và xót xa – 16 năm tù giam. Nhưng không mấy ai biết được rằng, ngay cả khi ở trong tù, vào dịp lễ 2/9, cũng vẫn câu trả lời: “Tôi nghĩ rằng mình không có tội gì hết” – anh Thức đã từ chối mọi sự thỏa hiệp, để bảo vệ chính kiến của mình.

Người ta chỉ biết về một Trần Huỳnh Duy Thức – một doanh nhân tài giỏi, chứ không có nhiều người biết rằng, việc đầu tiên người tù ấy dặn dò và nhắn nhủ gia đình và người thân mình, là hãy cố gắng chăm lo, tìm việc và giúp đỡ cho những nhân viên, cộng sự cho đến người tài xế sau khi công ty bị tan tác…

Người ta có thể chỉ biết về Trần Huỳnh Duy Thức can đảm trước một phiên tòa, chứ không thể biết rằng người tù ấy vẫn giữ vững niềm tin và tinh thần vào những gì mình đã chọn và đã đi…

Và tôi nghĩ, không phải ai cũng biết được rằng, đằng sau người tù ấy, là một người cha đang ngày đêm nỗ lực tìm kiếm công bằng và tự do cho con trai mình, bởi vì sau khi con bị bắt thì bác mới tìm đọc và hiểu hơn sự lựa chọn của con mình.

Nỗ lực giành công lý từ kiến thức, từ sự dũng cảm đối mặt,  từ tình thương yêu bảo bọc và từ niềm tin vào sự tốt đẹp vào lẽ phải… Đó chính là con đường của Việt Nam, của tất cả những người khao khát đổi mới và tự do thực sự…

Mẹ Nấm

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »