Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Tư, 2009

Trung Quốc, Bạn hay Thù

Posted by hoangtran204 trên 29/04/2009

The Wall Street Journal

Trung Quốc, Bạn hay Thù

ANDREW BROWNE và GORDON FAIRCLOUGH

Ngày 18-4-2009

Một khối hang động phức tạp mở toang ra miền bờ biển toàn núi đá của tỉnh đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc là nơi trú ngụ của một trong những thứ vũ khí giết người mới nhất và tiềm tàng nhất trong kho vũ khí của Bắc Kinh: một chiếc tàu ngầm sản xuất trong nước được thiết kế để phóng các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân *.

Vì thế, khi chiếc USNS Impeccable, một tàu khảo sát của Hoa Kỳ, đang điều tra vùng biển này vào tháng trước, Trung Quốc liền đặt một cái bẫy. Năm chiếc tàu của Trung Quốc đã vây bọc quanh chiếc tàu Hoa Kỳ. Các thành viên trong thủy thủ đoàn [Trung Quốc] đã ném những mảnh gỗ vào lối đi của tàu Impeccable và sử dụng những câu liêm dài để kéo các thiết bị âm thanh của tàu. Khi các thủy thủ Hoa Kỳ dùng vòi cứu hỏa xịt nước vào những kẻ tấn công họ, đám thủy thủ có khuôn mặt vô cảm người Trung Quốc ở trên boong của một trong những con tàu đó đã cởi hết quần áo, chỉ mặt đồ lót rồi tiến tới gần trong phạm vi 8 mét, Ngũ Giác Đài cho biết.

Cuộc chạm trán tại vùng Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi, có khuynh hướng gửi đi một thông điệp rõ ràng. Phía Trung Quốc cho rằng chiếc Impeccable đang vị phạm luật pháp quốc tế qua việc điều khiển các hoạt động giám sát trong vùng đặc quyền kinh tế của TQ. (Trái lại) Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác coi hành động đó là hợp pháp.

Khi những chiếc tàu khảo sát của Hoa Kỳ thăm viếng khu vực này trong tương lai, thì ông Su Hao, giám đốc Trung Quốc Quản lý Chiến lược và Xung đột thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế của Trung Quốc, nói “Họ sẽ phải thận trọng hơn.”

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xem Trung Quốc như là một quốc gia, mà tại thời điểm nào đó, chắc chắn sẽ đạt được khả năng để thách thức quân đội Hoa Kỳ trên quy mô toàn cầu.

Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã thay đổi để gia tăng các lực lượng quân sự của mình tại Thái Bình Dương và đã khuyến khích người đồng minh Nhật Bản làm hành động tương tự.

Washington và Tokyo đang làm việc cùng nhau để đẩy mạnh hệ thống phòng thủ chống tên lửa, nhằm chống lại những mối đe doạ từ cả Bắc Triều Tiên lẫn Trung Quốc. Và một số nhân vật trong Bộ Quốc phòng đã đề cao “mối đe doạ Trung Quốc” để thanh minh cho mức chi tiêu lớn hơn cho những hệ thống vũ khí mới.

Vào tuần này, Đô đốc Wu Shengli, viên sĩ quan cao cấp nhất của hải quân Trung Quốc — được biết chính thức như là Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân — đã cho biết rằng binh chủng nầy sẽ hành động nhanh hơn để hiện đại hóa kho chứa vũ khí của mình và xây dựng những chiến hạm lớn hơn và có nhiều khả năng hơn “để gia tăng khả năng chiến đấu cho các cuộc thủy chiến trong khu vực” bằng cách sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc vào trước lễ kỷ niệm ngày thành lập hải quân vào tuần tới, ông cũng nói rằng hải quân sẽ cải thiện khả năng hành quân của mình trên các đại dương.

Các quan chức khác trong những tháng gần đây đã nói về công việc xây dựng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, tăng thêm các mối quan ngại của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc muốn tạo một hình ảnh gây ấn tượng cho sức mạnh của họ.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát, thuộc cả hai phía Trung Quốc và Hoa Kỳ, đã nói rằng nối lo sợ về Trung Quốc bị phóng đại. Các lực lượng vũ trang của Trung Quốc hiện vẫn không phải là đối thủ đối với hỏa lực của Hoa Kỳ trên biển, trên đất liền hay trên không trung. Nhiều nhà phân tích – bao gồm các cựu sĩ quan cao cấp trung quân đội – đã không tin rằng Trung Quốc có ý định làm cho Hoa Kỳ hoảng hốt, như là Liên Xô cũ đã từng làm. Vì hiện nay, quân đội Trung Quốc vẫn còn lệ thuộc vào một sự hòa trộn giữa các loại vũ khí công nghệ cao, ví như những chiếc tàu ngầm mang hoả tiễn hạt nhân thế hệ Jin, với những món đồ đánh cắp có công nghệ thấp và các món đồ thủ công nhằm dọa dẫm kẻ khác.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng sự thăng tiến của nền kinh tế nước họ mang tính chất hòa bình. Tuy nhiên, có nhiều lần nó được đi kèm theo bởi một thứ chủ nghĩa dân tộc rất ồn ào – một ước muốn khao khát phục hồi những gì mà nhiều người ở nước nầy coi như là vị thế đúng đắn của TQ trên toàn cầu, vị thế nầy đã bị chiếm đoạt bởi những đế quốc phương Tây trong thế kỷ 19 và quân phiệt Nhật trong thế kỷ 20.

Sự gây hấn của Trung Quốc hướng tới Đài Loan và bí mật quân sự của họ làm cho các thế lực diều hâu (hiếu chiến) từ Washington cho tới New Delhi dễ dàng vẽ nên một bức tranh về một Trung Quốc đầy hận thù đang mưu tính cho con đường quay trở lại của họ.

Cú phóng bị thất bại của một phi đạn giống như tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên vào ngày 5 tháng Tư đã làm phức tạp thêm tình hình nầy. Việc nầy chắc chắn thúc đẩy Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự của mình và đầu tư nhiều hơn vào những nỗ lực phòng thủ tên lửa, mà giờ đây Nhật đang được hợp tác với Hoa Kỳ. Điều đó có thể làm tăng thêm mối căng thẳng với Trung Quốc, nước nầy vốn đã coi liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản như là một mối quan hệ đối tác được thiết lập để chế ngự sức mạnh của Trung Quốc.

Trung Quốc khao khát cho sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên, lo ngại rằng nếu như Bắc Tiều Tiên sụp đổ, thì một làn sóng tị nạn sẽ tràn qua các vùng biên giới của mình, và sẽ kết thúc bằng tình trạng mặt đối mặt với quân đội Hoa Kỳ đang được trú đóng tại miền Nam.

Theo chính phủ Trung Quốc, ngân sách quốc phòng của nước này cho năm 2008 là 60 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 18% so với một năm trước. Ngũ Giác Đài tin là các số liệu chính thức của Trung Quốc thực chất không đúng với chi tiêu quốc phòng trên thực tế. Họ ước đoán rằng năm ngoái Trung Quốc đã chi từ 105 đến 150 tỉ đô la cho những phí tổn liên quan tới quân sự, vì quân đội của TQ tự chuyển đổi từ một đội quân đông đảo có công nghệ thấp kém được dành để đánh nhau trong một cuộc chiến làm tiêu hao sinh lực chống lại những kẻ xâm lăng sang một lực lượng tinh vi, nhanh nhạy hơn có khả năng phóng hỏa lực vượt quá biên giới Trung Quốc.

Việc tập trung chính yếu của Trung Quốc vào hiện đại hóa quân đội của mình trong vài thập kỷ qua đã và đang ngăn chặn Đài Loan khỏi việc thiết lập một nền độc lập chính thức và chặn đứng mọi nỗ lực của Hoa Kỳ đến trợ giúp hòn đảo này trong một cuộc khủng hoảng.

Hiện nay, một số sĩ quan hải quân Trung Quốc đang nói về cái ngày tuần tiểu ra xa tới Ấn Độ Dương, để nhớ lại những hình ảnh từ đế chế Trung Hoa cách đây 600 năm trước, khi một hạm đội gồm những con tàu chất cao ngất châu báu được chỉ huy bởi Đô đốc hoạn quan Hồi giáo Zheng He, hay còn gọi là Trịnh Hòa, của Trung Quốc dong buồm qua những vùng biển này trên đường tới đông Phi.

Bất chấp những phản đối rằng lực lượng hải quân có năng lực hơn của mình sẽ không gây nên hồi chuông cảnh báo trong số các quốc gia láng giềng hay với Washington, các tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc đã và đang tiến ra xa khơi hơn nữa. Trong ít nhất là vài trường hợp họ đã kiểm tra khả năng phòng thủ của các quốc gia khác và gửi tín hiệu về những ý định của hải quân Trung Quốc sẽ là một tay chơi trên các đại dương.

Một số nhà phân tích quân sự Hoa Kỳ giờ đây nhìn thấy mối đe doạ rộng lớn hơn đối với ưu thế của Mỹ trên biển, đã liên kết sự mở rộng ảnh hưởng thương mại và kinh tế của Trung Quốc trên khắp toàn cầu. Nếu như Trung Quốc có thể thách thức một con tàu giám sát của Hoa Kỳ ngoài xa bờ biển của họ, thì họ đang hỏi rằng, liệu siêu cường kinh tế Á châu đang lớn dậy này trong tương lai có xông pha tuần tiễu trên những tuyến hải hành thương mại của mình tại Eo biển Malacca (qua những nơi mà hầu hết nguồn cung cấp dầu lửa thiết yếu của Trung Quốc phải đi qua), hay thậm chí cả Vịnh Ba Tư hay không? Quan niệm bi quan nầy đề cập nhiều về những mối lo lắng của siêu cường duy nhất trên thế giới (ý nói Mỹ) cũng ngang bằng như khi họ nói về những khả năng của Trung Quốc.

Về phương diện lịch sử, phương Tây đã thể hiện cả những niềm hy vọng to lớn lẫn nhưng mối lo ngại u ám về Trung Quốc. Sự thay đổi tình cảm giữa hai thái cực này từ lâu đã gây bối rối cho các mối quan hệ của phương Tây với gã khổng lồ châu Á này. Một động lực có tính mâu thuẫn giờ đây đang tác động lên các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đây là một mối quan hệ quan trọng nhất của thế kỷ 21. Trong khi những động lực kinh tế đang kéo hai nước lại gần nhau hơn (Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ), thì các mối quan hệ quân sự lại ngưng trệ.

Các tướng lĩnh và đô đốc tại Ngũ Giác Đài đã phản đối sự thách thức của Trung Quốc trên các vùng biển quốc tế, nơi mà Hải quân của họ đã hoạt động hơn nửa thế kỷ qua – thậm chí cả khi những vùng biển này nằm ngay trước ngưỡng cửa của Trung Quốc. Trong bản thuyết minh của ông ta trước uỷ ban quân lực của Thượng viện, Đô đốc Timothy Keating, vị sĩ quan đảm trách lực lượng vũ trang Mỹ tại Á châu, đã cho biết rằng hành động ngăn chận tàu Impeccable ngoài biển Đảo Hải Nam cho thấy rằng người Trung Quốc “không sẵn sàng chấp thuận những tiêu chuẩn ứng xử có thể chấp nhận được.”

Ông Su thuộc trường đại học China Foreign Affairs University cho rằng thế giới đã hiểu sai về cơ bản những ý định của Trung Quốc. Trung Quốc là một cường quốc lục địa, ông nói, quan tâm về việc giữ gìn những vùng biên giới của mình và dùng ước muốn của mình dành cho an ninh quốc nội và đoàn kết trong nước. Đối với những ai coi mối đe doạ trong việc bành trướng ra biển của Trung Quốc, ông đưa ra lời khuyên này: “Hãy nghĩ ngơi.”

Bản báo cáo thường niên mới đây nhất của Ngũ Giác Đài về quân đội Trung Quốc, được công bố vào cuối tháng trước, đã bị chỉ trích rộng rãi ở Trung Quốc như là biểu hiện thành kiến và gieo hoang mang. Bản báo cáo nói rằng “khả năng của Trung Quốc duy trì sức mạnh quân sự ở các nơi cách xa TQ thì vẫn còn hạn chế,” song bản báo cáo nầy ghi nhận rằng: lực lượng vũ trang của TQ tiếp tục “phát triển và đưa ra những công nghệ quân sự mang tính đột phá” đang làm “thay đổi thế cân bằng quân sự trong miền này và có những ý định vượt quá vùng châu Á-Thái Bình Dương.” Báo cáo này cũng đánh giá: “Nhiều điều không rõ ràng bao quanh diễn tiến tương lai của Trung Quốc.”

Ông Yuan Peng, giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ thuộc Viện các Quan hệ Quốc tế Đương đại của Trung Quốc ở Bắc Kinh Bản nói rằng: bản báo cáo của Hoa Kỳ “phóng đại sức mạnh quân sự của Trung Quốc” bằng cách đánh giá quá cao khả năng của đất nước này đối với việc hướng sức mạnh đi xa khỏi vùng lãnh thổ của nó. “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn ở cấp độ của một quốc gia đang phát triển. Nó thua xa so với Hoa Kỳ, Nga và thậm chí Nhật Bản và Ấn Độ trong một số ý nghĩa nào đó.”

Theo quan điểm của ông Yuan, mối lo của Mỹ – sau các cú đòn đánh vào tâm lý quốc gia nầy từ những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín 2001 và tình trạng suy sụp tài chính hiện đang diễn ra – đã vượt quá xa về sự tiến bộ quân sự của Trung Quốc. “Những gì làm cho dân chúng phải lo sợ là không phải với thực chất về lực lượng quân sự của chúng tôi, song sự trổi dậy về kinh tế của Trung Quốc và kiểu mẫu chính trị của người Trung Quốc,” Ông nói. “Trung Quốc đang lớn dậy rất nhanh chóng, dân số quá đông và hệ thống xã hội quá khác biệt” điều đó làm cho nó kích động tâm lý không yên.

Tuy nhiên, tầm cỡ quá lớn của Trung Quốc – kích cỡ lục địa của nó và dân số quá đông – đã phủ bóng lên châu Á, và việc hiện đại hóa quân đội của nước này đe doạ một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Nhật Bản, nước phụ thuộc nặng nề vào dầu thô và nguyên liệu từ Trung Đông và Úc, đang lo ngại rằng một ngày nào đó họ có thể sẽ đụng phải một lực lượng hải quân Trung Quốc trên cùng những tuyến đường biển, tuyến đường nầy nuôi dưỡng mức tăng trưởng nhanh chóng cho Trung Quốc.

Mối vài chiến lược gia Ấn Độ lo rằng Trung Quốc đang giành được một khả năng phá vỡ hoạt động thương mại trên biển của nước này (Ấn Độ Dương), và đang bao vây Ấn Độ qua những mối liên kết ngoại giao và quân sự với các quốc gia láng giềng từ Myanmar cho tới Pakistan.

Trong số những mối lo lớn nhất đối với Hoa Kỳ là đội tàu ngầm được cải thiện của Trung Quốc, đội tàu nầy có thể gây trì hoãn hoặc cản trở những nhóm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ trong việc đáp ứng tới một cuộc khủng hoảng bên trong và quanh Đài Loan, quốc đảo mà Bắc Kinh đã thề là sẽ bắt phục tùng sự cai quản của mình, bằng vũ lực nếu thấy cần thiết.

Trung Quốc đang chĩa hơn 1.000 tên lửa về phía Đài Loan nhằm làm nhụt chí bất cứ nỗ lực nào từ các nhà lãnh đạo đảo này muốn thiết lật quyền độc lập chính thức. Trung Quốc cũng đã kiếm được tám chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ dầu cặn (diesel) của Nga, là thứ rất khó bị phát hiện khi lặn xuống đáy biển, và TQ đang đóng những chiếc tàu ngầm tấn công của riêng họ.

Một số trong những tàu chiến và tàu ngầm mới hơn trong đội tàu của Trung Quốc được trang bị những tên lửa đối-hạm tầm thấp do Nga sản xuất có thể bay với vận tốc siêu âm. Những tên lửa Sizzler này, và một tên lửa đạn đạo đối-hạm đang được phát triển, có vẻ như để nhắm vào việc giúp cho Trung Quốc có khả năng tấn công các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, theo các sĩ quan hải quân Mỹ đánh giá. Các hàng không mẫu hạm đã và đang là trụ cột chính của sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ.

Trong lúc Trung Quốc chưa có riêng chiếc hàng không mẫu hạm nào, các quan chức nước này đã bắt đầu nhắc đi nhắc lại công khai về việc họ sẽ bổ sung thêm một chiếc vào đội tàu của riêng mình. Các xưởng đóng tàu của Trung Quốc có vẻ ít có khó khăn trong việc xây dựng một loại tàu sân bay cỡ trung bình mà hầu hết các chuyên gia nghĩ rằng Trung Quốc sẽ cho hạ thủy. Song việc nắm vững các hoạt động của một đơn vị đặc biệt bảo vệ tàu sân bay và những chiếc phi cơ của tàu nầy sẽ cần đến rất nhiều năm, các chuyên gia đánh giá.

Các sĩ quan hải quân Trung Quốc tin rằng lực lượng của họ phải có khả năng mở rộng ra ngoài giới hạn của một chuỗi các hòn đảo quan trọng nhất – chạy từ Nhật Bản ở phía nam và vòng quanh sang phía đông của Đài Loan – Các chuổi đảo nầy nằm giữa Trung Quốc và một dải rộng của Thái Bình Dương. Để có thể di chuyển những chiến hạm và tàu ngầm vào trong Thái Bình Dương sẽ là mang ý nghĩa quan trọng đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự tiếp cận của các tàu chiến Hoa Kỳ tới Đài Loan hay đại lục.

Các đội tàu của Trung Quốc đã và đang mở rộng hoạt động ra xa hơn bờ biển của mình. Vào tháng 10 năm ngoái, một đội tàu nhỏ thuộc bốn chiến hạm hải quân Trung Quốc, bao gồm một chiếc khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển và hai khu trục hạm loại nhỏ tân tiến nhất của nước này, đã băng ngang qua Eo biển Tsugaru chật hẹp giữa những quần đảo chính của Nhật Bản là Honshu và Hokkaido và tiến vào vùng biển Thái Bình Dương. Người Nhật coi vụ này như là một cuộc biểu dương sức mạnh đang lớn dần của Trung Quốc.

Các tàu ngầm của Trung Quốc cũng đã bị phát hiện một số lần đang sục sạo quanh các vùng biển của Nhật Bản. Năm 2004, một tàu ngầm Trung Quốc lặn ngang qua một eo biển hẹp khác trong một vụ mà người Nhật coi là một sự vi phạm vào luật biển quốc tế. Các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ và Nhật Bản diễn dịch hành động này như là một nỗ lực có lẻ nhằm vẽ bản đồ và thu thập tình báo về những tuyến giao thông từ Biển Đông Trung Quốc cho tới Thái Bình Dương.

Căn cứ hải quân mới ở [đảo] Hải Nam, nơi xem ra đủ lớn để cung cấp nơi trú đóng cho các chiến hạm cũng như các tàu ngầm tấn công và mang tên lửa đạn đạo, đem đến cho hải quân Trung Quốc cửa ngõ xâm nhập trực tiếp vào các tuyến đường biển quốc tế có ý nghĩa sống còn. Nó có thể cho phép các tàu ngầm lén lút triển khai vào những vùng biển nước sâu của Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa], Ngũ Giác Đài đánh giá.

Các nhà phân tích từ Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ, những người đã nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh chụp căn cứ Hải Nam cho biết căn cứ này dường như cũng có một tòa nhà theo kiểu đã được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng để khử từ tính của các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân trước khi chúng được triển khai, nhằm làm cho chúng khó bị phát hiện hơn. Nếu như điều đó là đúng, thì cho thấy mục đích của Trung Quốc sử dụng những tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của mình như là một phần trong hệ thống vũ khí nguyên tử của mình. Cơ quan liên bang cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân từng tiến hành một cuộc tuần tra đơn phương mang tính ngăn chặn.

Bộ Quốc phòng đã từ chối bình luận. Cuốn sách trắng về phòng thủ gần đây nhất nói rằng một trong những nhiệm vụ của hải quân là “khả năng phản công bằng vũ khí hạt nhân.”

Bất chấp cuộc chạy đua hiện đại hóa của Trung Quốc, nhiều điểm yếu kém vẫn còn tồn tại trong kho vũ khí của nước này. Những đánh giá riêng của các sĩ quan quân đội Trung Quốc về các khả năng của họ, chứa đựng trong các nhật ký và trên phương tiện truyền thông quân đội, cho thấy rằng họ đã không đạt được các mục tiêu của mình trong việc có thể chiến đấu và chiến thắng một cuộc chiến tranh cục bộ bằng công nghệ cao.

Những hạn chế này đã được thể hiện một cách đau đớn trong suốt thời gian diễn ra trận động đất vào tháng Năm năm ngoái – một hoạt động diễn ra trong thời bình trên lãnh thổ riêng của Trung Quốc. Trung Quốc đã huy động hơn 114.000 binh lính để tham gia vào những nỗ lực trợ giúp sau thảm họa.

Thế nhưng căn cứ vào tình trạng thiếu khả năng lập cầu không vận của quân đội, chỉ có một lực lượng nhỏ là có thể tới được khu vực bị động đất tàn phá bằng phi cơ trong ngày đầu tiên hoặc thậm chí sau khi động đất đã nổ ra. Một đơn vị thủy quân lục chiến đã trải qua nhiều ngày lái xe từ căn cứ của họ ở tỉnh Quãng Đông thuộc miền nam. Công việc cứu tế cũng cho thấy sự thiếu phi cơ trực thăng rất nghiêm trọng.

Dai Xu, một đại tá trong lực lượng không quân Trung Quốc, đã nói rằng các cuộc hành quân của quân đội trong trận động đất cho thấy rằng lòng yêu nước và tinh thần can đảm không thể “che đậy được những yếu kém trong khả năng trang bị và công nghệ của quân đội.” Đại tá Dai, viết trong một tập san về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, cho rằng “một quân đội mà không có khả năng cơ giới hóa đường không thì không thể đủ tiêu chuẩn đề nói về tin học hóa,” một cách ám chỉ tới cuộc chiến tranh công nghệ cao.

Theo những ước tính của riêng Ngũ Giác Đài, khả năng hạn chế của Trung Quốc trong việc di chuyển và duy trì các binh lính ra xa ngoài lãnh thổ của mình đã không được cải thiện đáng kể từ năm 2000. Ngũ Giác Đài cũng ước tính rằng bất chấp việc mua sắm thoải mái các trang thiết bị mới, chỉ có 20% hệ thống vũ khí mà không lực Trung Quốc sử dụng là “hiện đại”, cùng với 40% tàu ngầm của hải quân và chừng 30% các loại tàu nổi khác.

Vấn đề nghiêm trọng là Trung Quốc không có kinh nghiệm trong việc giao tranh trong một cuộc chiến hiện đại. Cuộc xung đột quan trọng gần đây của nước này là một cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam. Mặt khác, quân đội Hoa Kỳ, đã gần như phải dính líu triền miên vào những cuộc xung đột kể từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư năm 1990.

Để bù trừ cho những khiếm khuyết của mình, quân đội Trung Quốc đã đi theo một chiến lược dành làm đáng ngạc nhiên và bí mật để làm cho các lực lượng Mỹ không đề phòng. Họ gọi chiến lược này là “chiếc gậy của thích khách,” một ám chỉ tới cây kiếm hoặc chiếc dùi cui được che giấu. Trong phương cách này, giới quân sự tin là, lực lượng quân sự có năng lực thấp về kỹ thuận có thể giành được lợi thế trước một đối phương có trình độ công nghệ cao.

Những hành động lén lút của Trung Quốc càng làm tăng thêm những mối nghi ngờ của Hoa Kỳ. Vụ ngăn chặn chiếc tàu Impeccable đã gợi lại một màn tương tự trong khu vực vào năm 2001 khi một chiếc chiến đấu cơ của Trung Quốc va chạm với một phi cơ do thám EP-3 của Hoa Kỳ. Viên phi công Hoa Kỳ đã cố bảo toàn cho chiếc phi cơ bị hư hỏng của mình để thực hiện một cú hạ cánh xuống [đảo] Hải Nam, nơi phi hành đoàn 24 người của anh ta đã bị giam giữ trong 11 ngày. Chiếc phi cơ của Trung Quốc đã đâm xuống đất làm viên phi công tử nạn. Năm 2007, Trung Quốc đã gây sốc cho toàn thế giới qua việc cho nổ tung một trong những vệ tinh theo dõi thời tiết quá cũ của họ bằng một tên lửa đạn đạo, trút các mảnh vỡ vào trong không gian.

Không lực và Hải quân Hoa Kỳ gần đây đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về một nước Trung Quốc tham chiến qua những đề nghị có thêm những chiếc chiến đấu cơ F-22 và các phi cơ ném bom tầm xa, cũng như việc kín đáo sản xuất một thế hệ khu trục hạm mới mang tên lửa có điều khiển, được biết tới với cái tên Zumwalt. Tuy nhiên, vào tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates cho biết ông đã lên kế hoạch dừng các cuộc mua sắm thêm phi cơ F-22 này và chấm dứt chương trình Zumwalt như là một phần của một sự xem xét lại toàn bộ những ưu tiên về vũ khí để định hướng lại quân đội Hoa Kỳ hướng tới việc chiến thắng những cuộc xung đột không theo qui ước như cuộc chiến ở Afghanistan tốt hơn là giao tranh với Trung Quốc, Nga hoặc các cường quốc lớn khác.

Tại Trung Quốc, một lực lượng có tiếng nói trọng lượng trong công chúng đang gây sức ép đòi có một lực lượng quân sự quả quyết hơn. Bai Jieming, người điều hành một cửa hàng ở thành phố cảng miền nam Shenzhen chuyên bán các kiểu mẫu tàu chiến Trung Quốc, nói rằng những bản sao của một trong những khu trục hạm đã được gửi đi từ tháng 12 để tuần tra chống cướp biển trên Vịnh Aden, loại “168″, đã được bán hết. Ông ta nói rằng người dân Trung Quốc ước ao có một khu trục hạm. “Tôi thậm chí còn muốn quyên cúng tiền để giúp đóng chiến hạm,” ông Bai nói.

Vụ tàu Impeccable đã làm bùng lên những nỗi lo sợ về những rủi ro từ việc tính toán sai lầm. Năm 2007, một chiếc tàu ngầm Trung Quốc đã nổi lên khỏi mặt nước trong phạm vi tầm bắn của chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Kitty Hawk trong thời gian cuộc diễn tập đang diễn ra gần Philippines. Viên chỉ huy vào thời điểm đó trên Thái Bình Dương, Đô đốc WƯilliam Fallon, cho biết biến cố nầy có thể “leo thang trở thành một điều gì đó không thể tiên đoán trước.”

Thêm vào những mối nguy hiểm, theo như lời một quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, là những đường dây liên lạc không rõ ràng giữa quân đội Trung Quốc và các bộ phận khác của chính phủ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra “ngạc nhiên, sốc và bối rối” trước những phản đối kịch liệt từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác, như Nga, sau khi quân đội của TQ bắn hạ chiếc vệ tinh thời tiết, ông nói. Điều này có thể tránh được nếu như họ nhận được lời khuyên tốt hơn từ các nguồn phi quân sự.”Có một quá trình học hỏi để trở thành một cường quốc,” ông nói.

Trung Quốc đã gửi đi những tín hiệu mâu thuẫn về tham vọng của mình đối với quyền lực và ảnh hưởng trên thế giới. TQ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, và thúc bách để có tiếng nói có trọng lượng hơn tại các cơ quan tài chính quốc tế để phù hợp với tình trạng của mình, song họ lại liên tục làm cho người ta nhớ lại rằng về mặt thu nhập bình quân đầu người, TQ vẫn là một quốc gia đang phát triển và tương đối nghèo.

Phần lớn trong chi tiêu quân sự của Trung Quốc, bao gồm những chi phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đã không xuất hiện trong các số liệu chính thức của chi tiêu quốc phòng.

Những định giá vừa qua đã không coi Trung Quốc như là một siêu cường điện tử. Trung Quốc có thể đem khả năng thành thạo về điện tử của mình phát triển những chiếc máy tính chạy nhanh chưa từng thấy và những trang thiết bị liên lạc tốc độ cao cho những người tiêu dùng Mỹ thành những loại vũ khí trên không gian ảo. Thậm chí vì vậy, sẽ vẫn còn một thời gian dài trước khi Trung Quốc trở thành một lực lượng quân sự ghê gớm có thể có ý nghĩa nào đó mà một số người ở Hoa Kỳ có thể chứng kiến.


Hiệu đính: Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

* Mời đọc thêm các bài: Những bí mật của Hải quân Trung Quốc (tr.248/basam.tk); Bên trong Màu xanh thẳm Bao la (tr.294/basam.tk)

Posted in Quan Hệ Mỹ và Trung Quốc- ở Châu Á | 1 Comment »

Entry for April 28, 2009

Posted by hoangtran204 trên 28/04/2009

International Herald Tribune

Trung Quốc Tuyên bố Nước này Chống lại Hành động Chính trị hóa Olympic

Bài của Howard W. French

Ngày 27-6-2008

THƯỢNG HẢI: Trung Quốc đã phản bác những lời chỉ trích từ Uỷ ban Olympic Quốc tế IOC vào hôm thứ Năm rằng nước này đã chính trị hóa Thế vận hội Mùa hè qua những lời bình luận lên án nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Dalai Lama.

Hành động chỉ trích hiếm có, được gửi qua một bức thư tới những nhà tổ chức Olympic Bắc Kinh vào hôm thứ Tư, đã trích dẫn một bài diễn văn gần đây của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Tây Tạng, Zhang Qingli, trong đó ông nói: “Ngọn cờ đỏ với năm ngôi sao của Trung Quốc sẽ mãi mãi tung bay trên bầu trời của mảnh đất này.”

Zhang tiếp tục lên án Đức Dalai Lama khi nói: “Chúng ta dĩ nhiên có thể hoàn toàn đập tan” điều mà ông ta gọi là “mưu đồ chia rẽ của bè lũ Dalai Lama”.

Những lời chỉ trích được đưa ra trong một buổi lễ đánh dấu hành trình của ngọn đuốc Olympic qua thủ phủ Lhasa của Tây Tạng vào hôm thứ Bảy.

“IOC lấy làm tiếc rằng những lời phát biểu có màu sắc chính trị đã được thực hiện trong buổi lễ kết thúc cuộc rước đuốc ở Tây Tạng,” Uỷ ban Olympic Quốc tế đã nhận xét như vậy trong một bản tuyên bố. Nó đã cho thấy rõ thêm rằng nó được viết ra cho các thành viên của ban tổ chức Olympic Bắc Kinh “nhằm nhắc nhở họ sự cần thiết phải tách bạch hoạt động thể thao với các vấn đề chính trị và đòi hỏi sự ủng hộ của họ trong việc đảm bảo rằng những tình huống như vậy sẽ không tái diễn.”

Lưu Kiến Siêu, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung quốc cho hay ông [đã không biết] bức thư của uỷ ban Olympic, song ông đã bênh vực những lời chỉ trích của nhà lãnh đạo đảng địa phương khi nói rằng chúng không mâu thuẫn với lời cam kết của Trung Quốc tránh chính trị hóa Thế vận hội.

“Lập trường kiên định của Trung Quốc là phản đối việc chính trị hóa Thế vận hội Olympic, và nhất là việc sử dụng các hoạt động đó để [can thiệp vào] các vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” ông Lưu tuyên bố.

“Đối với một số quan chức khi bày tỏ quan điểm của họ trong một số vấn đề đều không có việc chính trị hóa Olympic, mà chỉ là cố gắng nhằm ổn định hơn nữa lãnh thổ Tây Tạng và tạo lập [một môi trường ổn định và hài hòa] cho Thế vận hội Olympic,” ông Lưu bổ sung thêm.

Tây Tạng đã trở thành tiêu điểm trong mối quan tâm mạnh mẽ của quốc tế kể từ khi các cuộc phản kháng nổ ra vào tháng Ba trên lãnh thổ này, nơi được biết đến như là một “khu tự trị”. Đáp lại các cuộc phản kháng, và các náo loạn tại Lhasa, Trung Quốc đã cho đóng cửa Tây Tạng đối với bên ngoài, trong khi tăng cường đàn áp thẳng tay tại đây với những cuộc bố ráp tràn lan, siết chặt kiểm soát các tu viện Phật giáo Tây Tạng và một chiến dịch giáo dục lại đã được nhắm vào các nhà sư là những người vẫn âm thầm nuôi dưỡng lòng trung thành của mình đối với Đức Dalai Lama.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho biết rằng không thể biết được có bao nhiêu người đã chết trong các cuộc đàn áp không nương tay vì các nhà quan sát độc lập đã bị cấm không được tới Tây Tạng.

Đáp lại sức ép quốc tế trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã sắp xếp những cuộc thảo luận với các đại diện của Đức Dalai Lama, song các nhà quan sát cho rằng sự tiến triển qua các cuộc trao đổi, được nhắm tới giải quyết cơn khủng hoảng chính trị trong vùng, là có tính chất hạn chế. Đức Dalai Lama đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ khi lánh nạn khỏi Trung Quốc năm 1959, sau một cuộc nổi dậy chống lại ách cai trị Trung Hoa bị thất bại.

Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra những lời lẽ lăng mạ thô bạo đối với Đức Dalai Lama rằng ông đang tìm cách chia rẽ đất nước.

Bức thư quở trách Trung Quốc của Ủy ban Olympic Quốc tế thể hiện sự thay đổi trong đường lối của tổ chức này. Nó đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ các nhóm nhân quyền và các tổ chức khác về sự im lặng của mình quanh những vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, trong đó có cuộc khủng hoảng Tây Tạng trong thời gian tiến tới Thế vận hội.

Ủy ban Olympic Quốc tế đã minh định rằng vai trò là nước chủ nhà của Trung Quốc đối với Thế vận hội sẽ phải đem tới những bước tiến bộ trong xã hội.

Các nhóm nhân quyền quốc tế và những nhà bất đồng chính kiến bên trong Trung Quốc đã phản ứng về việc Trung Quốc hiển nhiên đã lợi dụng Thế vận hội để đưa ra những tuyên bố chính trị về tình hình đất nước được nhắm vào cả những đối tượng trong lẫn ngoài nước. Ở trong nước, Thế vận hội rõ ràng đã bị lợi dụng như là một công cụ cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

—————————-

China says it opposes politicizing Olympics

By Howard W. French

Published: June 27, 2008

SHANGHAI: China rejected criticism from the International Olympic Committee on Thursday that it had politicized the Summer Olympics through comments denouncing Tibet’s exiled spiritual leader, the Dalai Lama.

The rare criticism, which was sent by letter to Beijing’s Olympic organizers on Wednesday, cited a recent speech by Tibet’s Communist Party leader, Zhang Qingli, in which he said, “China’s red flag with five stars will forever flutter high above this land.”

Zhang went on to denounce the Dalai Lama, saying, “We will certainly be able to totally smash” what he called “the splittist schemes of the Dalai Lama clique.”

The comments were made during a ceremony marking the passage of the Olympic torch through the Tibetan capital, Lhasa, on Saturday.

“The IOC regrets that political statements were made during the closing ceremony of the torch relay in Tibet,” the International Olympic Committee said in a statement. It added that it had written to members of the Beijing Olympic organizing committee “to remind them of the need to separate sport and politics and to ask for their support in making sure that such situations do not arise again.”

A Chinese Foreign Ministry spokesman, Liu Jianchao, said he was not aware of the Olympic committee’s letter, but he defended the comments of the provincial party leader, saying they did not contradict China’s commitment to avoid politicizing the Games.

“China’s firm stance is to oppose politicizing the Olympic Games, and especially using them to interfere in China’s domestic affairs,” Liu said.

“For some officials to express their attitudes on some issues is not to politicize the Olympics, but it is striving to further stabilize the Tibet region and create a harmonious and stable environment for the Olympic Games,” Liu added.

Tibet has been the focus on intense international attention since protests broke out in the area, which is officially known as an “autonomous region,” in early March. In response to the protests, and to riots in Lhasa, China closed Tibet to outsiders, while it mounted a crackdown in the region that involved widespread arrests, tightened control on Tibet’s Buddhist monasteries and a re-education campaign aimed at monks who are believe to harbor allegiance to the Dalai Lama.

International human rights organizations say that is impossible to know how many people died in the crack down because independent observers have been barred from Tibet.

In response to international pressure in recent weeks, China has engaged in discussions with representatives of the Dalai Lama, but observers say that progress in the talks, which are aimed at resolving the region’s political crisis, has been limited. The Dalai Lama has lived in exile in India since fleeing China in 1959, after a failed uprising against Chinese rule.

China has continued to issue harsh denunciations of the Dalai Lama, who it accuses of seeking to split the country.

The International Olympic Committee’s letter reproaching China represents a change of direction for the group. It has faced criticism from human rights groups and others for its silence on human rights issues in China, including the Tibet crisis, leading up to the Games.

The Olympic Committee has maintained that China’s hosting of the Games would lead to improvements in the society.

International human rights groups and dissidents within China have countered that China has blatantly used the Games to make political statements about the country aimed at both domestic and international audiences. At home, the Games have clearly been used as a tool to foster nationalism.

——————————————————–

Monday June 30, 2008 – 06:32am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào _ VN kiềm chế tăng trưởng
(Trang 317: Ai phải Lo sợ Trước một nền Kinh tế Đang lên Cơn sốt?) BusinessWeeK

Ai phải Lo sợ Trước một nền Kinh tế Đang lên Cơn sốt?

Đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào trong khi chính phủ Việt Nam phải chuyển hướng để kiềm chế tăng trưởng

Bài của Frederik Balfour

Ngày 26-6-2008

Thành phố Hồ Chí Minh – Michael J. Pease có một vấn đề khúc mắc mà các thành viên hội đồng quản trị của Ford Motor tại Hoa kỳ chỉ có thể thấy được nó trong giấc mơ. Nhu cầu tại Việt Nam, nơi mà Pease điều hành các hoạt động của Ford, là quá lớn tới mức ông không thể sản xuất xe đủ nhanh để cung cấp. “Chúng tôi đang phải ép công suất,” Pease cho hay, bởi ông nhận thấy lượng bán ra tăng gấp đôi trong vòng năm tháng đầu năm nay. [Đặt đủ các loại xe Focus 4 cửa], Everest SUV, và Transit vận tải vào các phòng trưng bày, ông đang có kế hoạch cắt băng khánh thành một nhà máy mới được mở rộng thêm gần Hà Nội vào tháng Bảy này. “Đây là năm làm ăn tốt chưa từng thấy của chúng tôi,” ông tâm sự.

Bạn hãy chờ cho một phút. Thế có phải nền kinh tế của Việt Nam đang có một trong những năm tồi tệ nhất không? Đúng, thị trường chứng khoán suy sụp hơn 60% kể từ tháng một, và giá nhà đất giảm một phần ba. Lạm phát đang lên cơn sốt tới 25%, thâm hụt thương mại thì đang phình lên như trái bóng, và giá trị đồng nội tệ như đang lao xuống dốc trong khi dân chúng lo mua đô la và vàng. “Việt Nam đang đối diện với thời điểm khó khăn nhất của mình kể từ khi bắt đầu của những đổi mới nền kinh tế” vào cuối những năm 1980, theo Lê Đăng Doanh, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phát triển, một nhóm chuyên gia tư vấn tư tại Hà Nội.

Lúc này Ford không phải là công ty duy nhất đang vượt lên. Hãng công nghiệp nặng khổng lồ Formosa vừa mới nhận được sự phê chuẩn từ Hà Nội để đầu tư 7,8 tỉ Mỹ kim vào một nhà máy thép, nhà máy điện và bến cảng. Và vào tháng Ba, Samsung đã hé lộ những kế hoạch về một nhà máy lắp ráp điện thoại di động trị giá 670 triệu đô la. “Bất chấp hiện trạng kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn hết sức hấp dẫn,” theo nhận xét của Chi Yong Cho, giám đốc về chiến lược kinh doanh của hãng điện thoại cầm tay Samsung. Cho tới năm nay chính phủ đã phê chuẩn 21 tỉ Mỹ kim đầu tư trực tiếp nước ngoài, vượt hẳn mức được cấp phép trong cả năm 2007.

Làm sao để hòa hợp tinh thần lạc quan trong các công ty ngoại quốc với những dự báo về tình hình kinh tế khủng khiếp này? Người ngoại quốc đang nhìn vào những nguyên tắc cơ bản lâu dài, [những điều dường như rất hấp dẫn mà ít ai dám không thừa nhận ]. Trong khi chính phủ đã phải xét duyệt lại việc cắt giảm các chỉ tiêu kế hoạch của mình, và dự báo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội là 7% cho năm nay, so với 8,5% năm 2007. “Chúng tôi vẫn thấy nhiều nhà đầu tư nói về những kế hoạch xây dựng nhà máy,” đó là nhận xét của Lê Trọng Hiếu, giám đốc Saigon Hi-Tech Park, nơi hãng Intel trông đợi sẽ mở một nhà máy trị giá 1 tỉ Mỹ kim vào năm sau. “Họ đều tin rằng tình trạng rối loạn kinh tế mà Việt Nam đang phải trải qua chỉ là ngắn hạn.”

MỘT CƠN THỦY TRIỀU VỐN TƯ BẢN

Người tiêu dùng Việt Nam cho thấy chút ít dấu hiệu giảm bớt nhu cầu mua sắm. Lượng xe hơi bán ra tăng 162% vào năm nay. Lượng máy tính cá nhân được tiêu thụ tăng 21% trong quý đầu năm, với 360.000 bộ, theo những báo cáo nghiên cứu thị trường của IDC. [VinaGame,] một công ty sản xuất phần mềm trò chơi trực tuyến hàng đầu của Việt Nam, cho hay nó có được số lượng người sử dụng nhiều hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. “Chúng tôi không có bằng chứng gì về việc người dân không tới các quán cà phê Internet, chuyện gẫu trực tuyến, hoặc chơi game ,” theo lời của người đồng sáng lập VinaGame Bryan Pelz.

[Tuy nhiên, không có người nào tỏ ra là đang xem nhẹ những khó khăn thuộc về kinh tế vĩ mô, mà hầu hết những khó khăn đó phát sinh từ sự quá phổ biến của VN trong số các nhà đầu tư. Nhiều tỉ] Mỹ kim được đổ vào nước này trong năm ngoái từ những [công ty đa quốc gia, các quỹ quản lý cổ phiếu chứng khoán và trái phiếu của những người rất giàu, và các nhóm môi giới chuyên -đầu- tư –vào các công ty hoặc mua lại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chánh. Thay vì bán ra những trái phiếu để thu thập nhiều tỉ Mỹ kim ấy] như Trung Quốc đã làm, chính phủ [Việt Nam đã in tiền ra] để mua tiền Mỹ kim ấy, tạo nên một làn sóng tiền mặt lưu hành, chuyện ấy dẫn tới một mức gia tăng 54% lượng tiền cho vay từ ngân hàng. Điều đó đã khích lệ thêm cho tình trạng tiêu xài hoang phí từ các doanh nghiệp nhà nước, trong khi các nhà đầu tư thì đổ xô vào thị trường chứng khoán và vồ lấy những căn hộ chung cư và nhà trong các cao ốc đắt tiền. [“Đây là một việc làm chậm lại nghiêm trọng,”] theo nhận xét của Peter R. Ryder, đồng chủ tịch của Indochina Capital, công ty vừa [kêu gọi đóng góp vốn] 500 triệu Mỹ kim trên Thị trường Chứng khoán London vào tháng 3-2007 cho một quỹ đầu tư kể từ khi quỹ này mất đi hơn 50% giá trị của mình.

“KHÔNG CÒN ĐƯỜNG THOÁT”

Võ Minh Hoàng Phát đã đụng mạnh vào vật cản tốc độ (làm giàu của mình). Vào một buổi sáng gần đây, nhà tư vấn xây dựng này đã ủ rũ ngồi dán mắt vào cả một biển những dòng chữ số màu đỏ trên bảng điện tử của MHB, một công ty môi giới chứng khoán nằm trên khu phố buôn bán của Thành phố Hồ Chí Minh. Phát cho hay rằng danh mục vốn đầu tư 70.000 đô la của anh đã bị mất 70% giá trị kể từ khi anh bắt đầu mua chứng khoán từ các nhà kinh doanh bất động sản và xây dựng vào tháng 3-2007, gần với giai đoạn thị trường này phát triển tới đỉnh điểm. “Tôi đang bị mắc kẹt, và tôi muốn bán hết trơn cổ phiếu của tôi, thế nhưng hổng có đường nào mà chạy nữa,” đó là lời than vãn của nhà đầu tư 32 tuổi này.

Mức độ nhanh chậm trước việc Việt Nam có thể chế ngự được mức lạm phát và [khôi phục niềm tin ] trên thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự thành công của các nỗ lực của chính phủ trong việc kiềm chế không khí hồ hởi [mà không làm chậm lại sự tăng trưởng]. Trong những tuần gần đây, ngân hàng trung ương đã đột ngột tăng mức lãi suất từ 12% lên 14%, [chấp thuận] cho tiền đồng bị mất giá nhanh chóng, và tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay từ các ngân hàng nhà nước. Chính phủ đã loan báo việc cắt giảm chi tiêu và đang bắt đầu [vén bức màn bí mật mà chính phụ lâu nay cố tình che dấu về cách điều hành nền kinh tế của họ]. Vào tháng Sáu, Việt Nam đã công bố lần đầu tiên các thông số hàng quý về tình hình cán cân thanh toán quốc gia, và Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã chủ trì một hội nghị qua cầu truyền hình, ở hội nghị ấy ông ta đã mời các nhà đầu tư nước ngoài đặt những câu hỏi thắc mắc.

Nếu như chính phủ thực hiện tốt những lời cam kết của mình cung cấp những liều thuốc đắng mà nền kinh tế đang cần, mức độ tiêu dùng có khả năng sẽ suy giảm – điều mà ông Pease của hãng Ford vẫn cố chống lại. [Mặc dầu lạc quan, ông hiểu rằng] tình hình kinh doanh sẽ chậm lại một phần vào nửa sau của năm và [ông phải siết chặt lại các nguồn vật tư cung ứng để tránh bị kẹt] nếu như lượng hàng bán ra bất ngờ bị khựng lại. Mặc dù [vậy], ông vẫn tuyên bố “Chính phủ đang đi đúng đường … và chúng tôi vẫn là những người tin tưởng hoàn toàn đối với nền kinh tế này.”

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

source:
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe

BUSINESSWEEK

Who’s Afraid of a Feverish Economy?

Foreign investment keeps coming as the Vietnamese government moves to restrain exuberance

by Frederik Balfour

June 26, 2008, 5:00PM EST

Ho Chi Minh City – Michael J. Pease has a problem Ford Motor (F) executives in the U.S. can only dream of. Demand in Vietnam, where Pease runs Ford’s operations, is so strong he can’t make cars fast enough. “We are capacity-constrained,” says Pease, who saw sales double in the first five months of the year. To put enough Focus sedans, Everest SUVs, and Transit vans in showrooms, he plans to cut the ribbon on a newly expanded factory near Hanoi in July. “This is our best year ever,” he says.

Wait a minute. Isn’t Vietnam’s economy having one of its worst years ever? Well, the stock market is down more than 60% since January, and housing prices are off by a third. Inflation is raging at 25%, the trade deficit is ballooning, and the currency, the dong, is headed south as people buy dollars and gold. “Vietnam is facing its most difficult time since the beginning of economic reforms” in the late 1980s, says Le Dang Doanh, a senior fellow at the Institute of Development Studies, a private think tank in Hanoi.

Yet Ford isn’t the only company doubling down. Taiwanese heavy industry giant Formosa Plastics just got approval from Hanoi to invest $7.8 billion in a steel mill, power plant, and port. And in March, Samsung unveiled plans for a $670 million mobile-phone assembly plant outside Hanoi. “Regardless of the economic situation, Vietnam is still very attractive,” says Chi Yong Cho, Samsung’s handset strategy chief. So far this year the government has approved $21 billion in foreign direct investment, just over the amount given the green light in all of 2007.

How to reconcile the optimism among foreign companies with the dire economic forecasts? Foreigners are looking at long-term fundamentals, which few would deny seem attractive. While the government has revised its projections downward, it’s predicting gross domestic product growth of 7% this year, compared with 8.5% in 2007. “We still see a lot of investors talking about plans to set up manufacturing,” says Le Trong Hieu, manager of Saigon Hi-Tech Park, where Intel (INTC) expects to open a $1 billion plant next year. “They all believe the economic turmoil Vietnam is going through is short-term.”

A TIDE OF CAPITAL

Vietnamese consumers show few signs of slowing down, either. Auto sales are up by 162% this year. PC sales increased 21% in the first quarter, to 360,000 units, researcher IDC reports. VinaGame, the country’s leader in online gaming, says it has 50% more users than a year ago. “We have no evidence that people have stopped going to Internet cafés, chatting online, or playing games,” says VinaGame co-founder Bryan Pelz.

No one, however, is downplaying the macroeconomic problems, most of which stem from Vietnam’s popularity among investors. Billions of dollars from multinationals, hedge funds, and private equity groups poured into the country last year. Rather than sell bonds to soak up those billions, as China has done, the government printed money to buy dollars, creating a wave of cash that led to a 54% increase in bank lending. That fueled a spending spree by state enterprises, while investors piled into stocks and snapped up apartments and condos. “This is a pretty serious speed bump,” says Peter R. Ryder, co-chairman of Indochina Capital, which raised $500 million on the London Stock Exchange in March, 2007 for an investment fund that has since lost more than 50% of its value.

“NOWHERE TO RUN”

Vo Minh Hoang Phat hit that speed bump hard. On a recent morning the construction consultant sat staring glumly at a sea of red on the trading screen in MHB Securities, a brokerage in downtown Ho Chi Minh City. Phat says his $70,000 portfolio has lost 70% of its value since he started buying stock in developers and builders in March, 2007, near the peak of the market. “I’m stuck, and want to sell all my shares, but there is nowhere to run,” says the 32-year-old.

How fast Vietnam can tame inflation and restore confidence in the stock market depends on the success of government efforts to rein in the exuberance without slowing growth. In recent weeks the central bank has hiked interest rates to 14%, from 12%, allowed the dong to fall more rapidly, and clamped down on lending at state-owned banks. The government has announced spending cuts and is starting to lift the veil of secrecy that long has shrouded its thinking on the economy. In June, Vietnam published its first-ever quarterly figures on the balance of payments, and Finance Minister Vu Van Ninh chaired a videoconference where he invited foreign investors to ask questions.

If the government makes good on its promise to administer the tough medicine the economy needs, consumer spending will likely suffer —something Ford’s Pease is bracing for. Despite his optimism, he expects things to slow a bit in the second half and is keeping a tight lid on supplies to avoid being caught out if sales suddenly slump. Still, he says, “The government is doing the right things…and we remain confident in the overall economy.”

Tags: businessweekđầutưnướcngoàivàoviệtnam Sunday June 29, 2008 – 04:38am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Tóm Tắt Tình Hình Kinh Tế và Tài Chánh của VN Tính Đến 28/6/ 2008
Tóm Tắt Tình Hình Kinh Tế và Tài Chánh của VN Tính ngày 28/ 6/ 2008

Tình hình kinh tế và tài chính VN năm 2008 sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến đường lối chính trị và xã hội. Chúng ta sẽ chứng kiến trong năm nay, VN sẽ tiếp tục thay đổi từng chút như mấy năm qua, hay chính phủ quay trở về con đường phát triển đất nước của phe bảo thủ thân Trung Quốc.

Để giúp các bạn không có nhiều thì giờ theo dõi về tình hình kinh tế và tài chánh VN năm 2008, bài viết này sẽ tóm tắt các ý chính trong loạt 12 bài phân tích kinh tế tài chánh của VN từ tháng 1 đến cuối tháng 6 năm 2008. Tất cả các bài báo nầy được các báo chí kinh tế và tài chánh nước ngoài nghiên cứu và theo dõi tình hình VN trong nhiều năm qua.

Và loạt bài nầy đã được dịch và đăng trong blog của bác Ba Sàm, http://360.yahoo.com/profile-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe

Những nét nổi bật trong loạt bài ấy được tóm tắt như sau:

Tính đến cuối tháng 6/ 2008:

_Việt Nam bị lạm phát lên 27%

_Thị trường chứng khoáng sụt giảm 62%

_Đồng bạc Việt nam bị mất giá, 1 đô la Mỹ = 19000 Việt nam

_Bộ Tài Chính Việt Nam thông báo cho biết đến ngày 31/12/2007, số lượng nợ của 70 tập đoàn và tổng công ty nhà nước vào tháng 12/2007 là 28,6 tỷ đô-la Mỹ (bằng 40%-43% GDP) (nguồn của bộ Tài Chính VN 2008, báo VN có đăng)

*GDP = gross domestic product = tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà cả nước sản xuất và làm được trong 1 năm.

_Mỗi năm, VN phải trả tiền lời 3 tỉ dollars cho một số nợ mà chính quyền VN giữ rất kín, không cho ai biết đích xác là bao nhiêu. Theo Morgan Stanley, vào năm 2006, nợ bên ngoài của VN (external debts) là = 25.2% của GDP 2006. Như vậy vào năm 2006, món nợ ấy vào khoảng 15 đến 17,2 tỉ đô la.

_Hiện nay, ngân hàng trung ương đang thiếu tiền dollars trầm trong nên đã cấm nhập khẩu vàng (chính phủ thông báo 3 ngày trước). Đồng thời, phá giá đồng bạc VN thêm 1 lần nữa, nay 1 dollar = 19, 000 đồng VN. (nguồn tin trên báo VN tuần vừa qua)

_2 hãng lớn của VN là Vinashin và Tổng Công ty Than Vinacomin hình như không có đủ tiền dollars để góp 51% vốn với nước ngoài, nên đã rút khỏi liên doanh với 2 hãng nước ngoài là Posco và Alcoa (nguồn tin này trên blog, nhưng chưa thấy báo VN nhắc đến, cần kiểm chứng [1])

_Dầu thô ở bên ngoài tăng lên 142 đô la/ 1 thùng, và dự báo cho biết vào mùa Hè này, giá sẽ lên 150 đến 172 đô 1 thùng. Xăng ở Mỹ và VN luôn luôn bằng nhau. Hiện nay, xăng ở Mỹ là hơn 1 dollar 1 lít. Tất nhiên, giá xăng ở VN cũng sẽ lên 19,000 hoặc trên 20,000 đồng/1 lít trong các tháng sắp tới. (vào google.com viết chữ Gasoline price in the U.S.)

_Dầu lên, xăng lên, có nghĩa là tất cả vật giá se leo thang. Vậy làm sao phe ta kiểm soát giá cả và không làm cho giá tăng? Làm sao mà chi phí sản xuất các mặt hàng tiêu dùng không tăng? Như vậy việc kiểm soát nạn lạm phát sẽ thành công hay thất bại?

_Vàng ở VN tăng giá lên – Vàng đã lên trên 19T một lượng

_Công nhân đình công khắp nước

_ VN chỉ có thể xuất 3 tỉ đô hàng hóa qua TQ nhưng nhập khẩu khoảng 10 tỉ hàng

_ Reuters trích tin của báo Lao Động, cho hay mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đả tăng gấp 3, lên tới 17 tỷ đô la, so với 5 tỷ 200 triệu của cùng thời gian này năm ngoái.

_Tin Reuters cũng cho biết trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu hơn 36 tấn vàng, tăng 71% so với cùng thời gian này năm ngoái, trong đó 31 tấn rưỡi là vàng nén, loại vàng dùng để đầu tư, tăng 110% so với 1 năm trước đây

_ Mức thặng dư mậu dịch của Việt Nam trong cả năm 2007 là 12 tỷ 400 triệu đô la

_ Việt Nam đã nhập khẩu một số lượng kỷ lục về vàng khối vượt qua mặt Ấn Độ và Trung Quốc và để trở thành nước nhập khẩu vàng khối nhiều nhất thế giới. Điều nầy, khiến mức thâm hụt mậu dịch càng lớn thêm nữa.

_ Ngày giao dịch: 27/06/2008, lúc 5 giờ chiều,
Khối lượng giao dịch (lượng): 430,650 lượng vàng
Giá trị giao dịch (ngàn đồng): 8,155,089,250 = 8,155 tỉ đồng VN = 400 triệu dollars/ 1 ngày
(397,920,600 triệu đô la; giá vàng được tính là 924 đô/ 1 lượng)

—————————————-
Note:
[1]/ Vịnh Vân phong http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/03/773312/
POSCO và VINASHIN

Thay vì để dành tài nguyện nầy cho con cháu thế hệ tương lai vì hiện nay chính phủ vẫn chưa đủ khả năng khai thác hoặc đề xuất kế hoạch phát triển. Khi còn sống, cựu TT VV Kiệt luôn luôn chống đối bất cứ kế hoạch nào do phe bảo thủ đưa ra để làm sân gôn hay cho nước ngoài thuê mở hảng xưởng. Nhưng, 2 ngày sau khi nghe tin TT VVK chết, công ty Đại Hàn POSCO đến gặp phe bảo thủ trong đảng ta, và chính phủ đã ký ngay hợp đồng chấp thuận cho hãng Đại Hàn nay thuê 900 hecta để khai thác nhà máy thép, và nhà máy điện ở vịnh nước sâu Vân Phong vào ngày 14/6/2008..

*Vinacomin của VN và Alcoa của Úc.
http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/tin_tuc_thi_truong/tin_tuc/tin_trong_nuoc/folder.2008-01-02.0848756645/folder.2008-04-01.5867502590/news_item.2008-05-07.7267187721?b_start:int=20

(sẽ cập nhật thêm khi có tin mới)

Tags: tómtắttìnhhìnhkinhtế việtnamjune2008 Saturday June 28, 2008 – 01:30pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Những Cải Cách của VN Đang Đứng Trước Thử Thách

ASIA TIMES

Những Cải cách của Việt Nam

Đang trong Tình trạng Mập mờ

Bài của Shawn W Crispin

Ngày 28-6-2008

Khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trở về từ chuyến đi trong tư thế quỵ luỵ của mình tới Hoa Kỳ, thì tại quê nhà, ông phải đối mặt với một nền kinh tế đang tồi tệ thêm nhanh chóng, tình trạng rối loạn xã hội gia tăng và bây giờ là [sự chống đối từ sau hậu trường] trước tác phong lãnh đạo của ông và những chính sách kinh tế, sự chống đối xuất phát từ bên trong nội bộ Đảng Cộng sản đương quyền của chính ông.

Cú tan rã kinh tế bất ngờ và kỳ lạ của Việt Nam – được minh chứng trong một tỉ lệ lạm phát 26,8% vào tháng Sáu, một vòng xoáy sút giảm thanh khoản tín dụng, thị trường chứng khoán tồi tệ nhất thế giới cho tới năm nay, và những đồn đại gần đây nhất rằng chính phủ [đã và đang xin giải pháp cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF] – hiện đang nẩy sinh trong tình trạng không thể đoán định, song, theo các nhà phân tích chính trị theo dõi sát sao các cá nhân và những biến động trong đảng thì có thể thấy được những gợn sóng bên trong nội bộ đảng cầm quyền đầy bí hiểm này.

Sự bất lực của ông Dũng trong kiềm chế lạm phát và làm dịu đi tình trạng hốt hoảng trên thị trường đã cung cấp một lỗ hổng lớn cho các nhân tố bảo thủ trong đảng tạo nên một sự cố chống lại vị thủ tướng đổi mới, người được biết đến là đã từng gây khó chịu cho các bậc đàn anh trong đảng và những lãnh đạo cấp tỉnh thông qua tác phong lãnh đạo có tính cá nhân và không dựa trên sự nhất trí tập thể của ông. Các nhà phân tích giờ đây [đang tự hỏi rằng liệu những phân hóa này có thể lan rộng lớn hơn hay không ] đủ để đảo ngược một số sáng kiến tự do hóa kinh tế và tài chính đầy tham vọng của ông Dũng, trong đó có việc cởi mở hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đúng là toàn thể thành viên ban chấp hành trung ương đảng và những nhân vật quyền thế được cho là đã có những món lợi khổng lồ từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng gần đây của đất nước, {mức tăng trưởng hiện] vẫn được cho là sẽ đạt 7% vào năm nay. Cho nên không chắc sẽ có bất cứ nhân vật bảo thủ nào trong nhiệm kỳ này sẽ đưa ra một thách thức trực tiếp đối với vị thế của ông Dũng, thứ mà ông có được sau cả một quá trình tập dượt dài lâu dưới thời nhân vật tiền nhiệm có tư tưởng cải cách, cựu thủ tướng Phan Văn Khải.

Thế nhưng những căng thẳng này, giờ đây đang làm biến dạng [sự đoàn kết] trong đảng, sự căng thẳng được người ta tin là mạnh mẻ nhất trong cả thập kỷ nay và có khả năng sẽ bị phơi bày phía sau những cánh cửa vẫn bị đóng kín tại phiên họp toàn thể ban chấp hành trung ương [đảng] vào tháng Bảy tới đây. Cũng đang có những lời đồn đoán rằng một đại hội đảng giữa kỳ khẩn cấp có thể sẽ được triệu tập lần đầu tiên kể từ năm 1994, [là năm có những sự chia rẻ tràn lan khắp bên trong nội bộ của đảng về đường lối đổi mới kinh tế của đất nước]. Một cuộc họp giữa nhiệm kỳ sẽ tạo ra một diễn đàn để phán xử về cách quản lý cơn khủng hoảng cho các nhân vật cấp cao tranh luận về sự điều hành của ông Dũng và đóng vai trò nền tảng tiềm tàng cho giới bảo thủ xác lập lại uy thế đối với các chính sách kinh tế và những cải cách.

59 tuổi, là một vị thủ tướng trẻ nhất dưới chính thể của Đảng Cộng sản, ông Dũng đã củng cố được những thành tích cải cách nhanh chóng mạnh mẽ kể từ khi nhậm chức vào năm 2006, được minh chứng trong hàng loạt các chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư mà ông hằng đeo đuổi, đáng chú ý nhất là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1-2007 của nước này. Như là một phần trong những cải cách được thông qua năm 1992 đã nhắm vào việc [trao nhiều trách nhiệm hơn từ bộ chính trị tới cho từng cá nhân của những bộ, văn phòng thủ tướng đã phát triển về kích thước lẫn sự quan trọng trong những năm gần đây.

Trong quan niệm về tuổi tác khá trẻ của ông Dũng và xuất thân từ miền nam gần gũi với chủ nghĩa tư bản hơn, nhiều người đã trông đợi ông sẽ được bổ nhiệm phục vụ được hai nhiệm kỳ 5 năm. Sự lên chân của ông đã được giải thích lúc ấy như là có sự xác nhận đồng ý của Đảng Cộng sản về những cải cách tài chính và kinh tế đạt tới mức rộng rãi hơn và nhanh hơn, và rõ ràng đã được thực hiện một cách tích cực.

Giờ đây, với những lo ngại mới nảy sinh bất ngờ về một sự sụp đổ tài chính và những nguy cơ đi cùng từ tình trạng rối loạn xã hội lan rộng, sự [tái bổ nhiệm] chức vị thủ tướng của ông Dũng tại đại hội đảng toàn quốc lần tới vào năm 2011 đột nhiên có vẻ như đáng hồ nghi. Hơn nữa, vị thế của những người cấp tiến trong đảng đã phải chịu một cú đòn giáng nặng nề trước cái chết của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, một con người kiên định lập trường tự do hóa từng duy trì uy lực qua một nhóm các giới chức trong đảng, bao gồm tới một mức độ nào đó như ông Dũng, là người đã đẩy mạnh những ý tưởng cải cách] của ông ngay cả sau khi ông Kiệt về hưu. Với sự ra đi của ông, phe cấp tiến đã mất đi một người bảo trợ sau hậu trường đầy uy lực.

(ông Dũng) Bị lánh xa bởi những người bảo thủ

Cùng lúc, ông Dũng đã tạo nên vài đối thủ mạnh trong đảng trong suốt thời gian tại vị hai năm của ông, nhiều người trong số đó được biết là đã tỏ ra khó chịu trước động thái của ông rời xa nguyên tắc hoạch định chính sách theo lối đồng thuận tập thể trong đảng, và khuynh hướng dễ nhận thấy của ông về sự tự đề cao cá nhân trước một thứ văn hóa chính trị mang tính truyền thống với tập thể vô danh được nhấn mạnh. Ông cũng phải đối mặt với những chỉ trích về động thái làm lu mờ ảnh hưởng của tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh, nhân vật cao cấp nhất trong bộ chính trị gồm 14 thành viên của đảng.

Thủ lĩnh trong số những kẻ kình địch bảo thủ của ông Dũng là bộ ba cận vệ già nua, các phó thủ tướng, Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm và Nguyễn Sinh Hùng, tất cả trong số họ có vị trí chính trị nổi lên từ đại hội đảng toàn quốc năm 1996. [Ông Dũng đã cố gắng nhưng đã thất bại trong một cuộc cải tổ nhân sự trong nội các năm 2007 nhằm thay đổi vị trí của ông Hùng ra khỏi nội các và tước bỏ Khiêm ra khỏi chức vụ hiện nay như là một ngoại trưởng.]

Bị chối bỏ bởi các phe nhóm chính trị của các bộ trưởng lớn tuổi, ông Dũng đã chuyển qua giảm bớt ảnh hưởng của họ bằng cách tăng thêm số lượng các phó thủ tướng từ ba tới năm người và bổ nhiệm các nhà kỹ trị trẻ tuổi vào các vị trí [then chốt mới], gồm người từng tốt nghiệp đại học Harvard Nguyễn Thiện Nhân và cựu giám đốc lâu năm của Điện lực Việt Nam Hoàng Trung Hải.

Theo giáo sư Đại học Quốc gia Úc và là chuyên gia về Việt Nam Carlyle Thayer thì tác phong có tính chất cá nhân của ông Dũng cũng đã làm yếu đi ảnh hưởng tương đối tới một vài nhân vật bảo thủ chủ chốt trong ban chấp hành trung ương, trong đó có Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp và Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.

Nhiều nhà phân tích khác [đang tự hỏi nhau] liệu nhân vật miền nam nhiều tham vọng Lê Hồng Anh, người đứng hàng thứ hai trong bộ chính trị, có thể chộp lấy lợi thế từ những khó khăn của ông Dũng] và rồi sẽ tham gia vào cuộc chạy đua tới chiếc ghế thủ tướng tại kỳ đại hội đảng toàn quốc năm 2011. Hiện không rõ rằng liệu ông Anh đã có được những trợ thủ cần thiết để đưa ra một thách thức có tính bảo thủ đối với vị thế của ông Dũng hay chưa, song nếu như tình trạng lạm phát của đất nước diễn biến nhanh, trong đó giá cả lương thực thực phẩm đã vọt tới 74,3% vào tháng Sáu, thẩm thấu vào bên trong một cơn khủng hoảng tài chính dấy lên mạnh mẽ, [giới chính trị bảo thủ kỳ cựu] nằm trong số những kẻ có triển vọng thành công sẽ nắm được quyền lực.

Ban chấp hành trung ương vẫn là trung tâm của quyền lực chính trị tại Việt Nam và hiện đang bị chia rẽ thành ba nhóm thế hệ, trong đó giới trẻ nhất và phe cấp tiến nhất nắm 45% số thành viên; kể từ cuộc bầu cử năm 2006, họ đã đi đầu trên con đường thực hiện đầy đủ những chương trình cải cách của ông Dũng. Ngoại trừ bản chất chính trị qua tuổi tác và tính tình, cũng còn có những lý do về quyền lợi kinh tế gây ra những bất đồng bên trong nội bộ của đảng. ]

Tại phiên họp toàn thể được tổ chức dưới sự chủ trì của ông Dũng vào năm ngoái, đảng, quân đội, công an và các tổ chức quần chúng đã được lệnh phải từ bỏ các công ty kinh doanh quan trọng và mang lại lợi nhuận của mình. Theo ông Thayer thì thực tế vào đầu năm 2007, quân đội của Việt Nam vẫn nắm 140 công ty khác nhau và kiếm được 2 tỉ Mỹ kim lợi nhuận, tức 3% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2006.

Sát hạch cuộc cải cách

Lời cam kết cho [những việc đã nói ở trên] và những sáng kiến tự do hoá sẽ được đặt vào trong một cuộc thử nghiệm quan trọng trong những tháng tới và sẽ được định đoạt bởi các cuộc tranh cãi tại những hội nghị của đảng, trong đó có đại hội toàn quốc giữa kỳ có thể được triệu tập. Theo các nhà phân tích, ông Dũng được biết là đã có sự ủng hộ từ [viên chức cao cấp] về kinh tế và tài chính của đất nước, song khi mà tình trạng suy thoái kinh tế đang thu tập từng bước một , ông sẽ dễ bị tổn thương trước những sức ép của giới bảo thủ về những mặt chính sách khác nhau .

Đặc biệt, nhiều người đã nêu ra sự ủng hộ của chính phủ của ông đối với các doanh nghiệp nhà nước (SOE) từng chi tiêu bừa bãi và dại dột, [hầu hết các doanh nghiệp] đã phải vật lộn để chuyển đổi thành các tập đoàn hoạt động theo hướng thị trường để phục vụ cho việc cạnh tranh với các thị trường trên toàn cầu, như là một nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng lạm phát cao độ của Việt Nam.

[Những thói quen cho mượn tiền nhanh và dễ dãi], được khuyến khích dưới sự canh phòng của ông Dũng, giờ đây đang nằm dưới sự nghiên cứu kỹ lưỡng của quốc tế. Một nhà phân tích có thẩm quyền với một hãng đánh giá mức độ tín nhiệm quốc tế lớn đã cho Asia Times Online biết rằng một doanh nghiệp quốc doanh lớn (SOE) mà ông từng thăm viếng vào năm ngoái đã tỏ ra lơ là ngay cả trong việc quản thủ những sổ sách kế toán về các khoản lời và lỗ hàng năm của mình.

Sự bất lực của chính phủ ông Dũng trong việc kiểm soát những [hậu quả] của lạm phát từ dòng vốn nước ngoài đổ vào ào ạt cũng là một mũi nhọn trong những lời chỉ trích. Quyết định gần đây của chính phủ tạm thời hạn chế nhập khẩu vàng, thứ mà [các tay chơi đánh cược] ở trong nước đang lo đầu cơ tích trữ như là một động thái thu vén nhằm chống chọi với nạn lạm phát, đã châm ngòi cho những mối quan ngại của giới đầu tư rằng ngân hàng trung ương có thể sớm đi tới áp đặt một phần nào đó những kiểm soát đối với dòng vốn tư bản [để giữ nguồn ngoại tệ ở lại trong nước, và giảm bớt sức ép đi xuống lên đồng bạc Việt nam.]

Ngân hàng trung ương đã cân nhắc giải pháp chọn lựa có tính chất hạn chế đó vào năm 2007, để rồi hạ nhiệt một thị trường chứng khoán đang quá nóng, song đã phải thoái lui do lo ngại những hành động kiểm soát sẽ đem tới tín hiệu xấu cho các nhà đầu tư dài hạn nước ngoài, là những người mà chính phủ đang phải cầu cạnh họ bỏ tiền vào xây dựng những nhà máy. Ông Dũng có quyền lực mạnh mẻ lên ngân hàng trung ương, song những tiếng la ó từ giới bảo thủ đòi chấm dứt bằng mọi giá tình trạng suy thoái kinh tế có thể đã sớm thúc đẩy ông đi vào những chính sách bị nhiều giới hạn để giành ưu tiên cho trong nước hơn là cho đầu tư nước ngoài. Một nhà phân tích đã gợi ra rằng có một tình trạng nguy hiểm khác thường khi mà 100% các chi nhánh sở hữu nước ngoài ngay từ đầu năm nay đã chấp nhận chọn các ngân hàng nước ngoài, trong đó có Standard Chartered.

Các nhà chuyên môn lưu ý về những gì đã xảy ra vào những năm đầu 1990, khi mà đảng lần đầu tiên mở cửa cho đầu tư nước ngoài và rồi lại đột ngột đóng lại do những mối quan ngại mang tính bài ngoại trong số các nhà lãnh đạo đảng. Trong thời gian dẫn tới hội nghị ban chấp hành trung ương vào tháng tới, không nghi ngờ gì nữa là ông Dũng sẽ phải cố gắng lợi dụng những thỏa thuận thương mại và đầu tư mới đây mà ông đã kiếm được từ Washington vào tuần này sau những cuộc họp cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ George Bush và cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan.

Cho đến nay khi những nan đề về kinh tế và tài chính của Việt Nam đang tăng lên, sẽ không có gì rõ ràng rằng những khả năng ủng hộ một đường lối toàn cầu hoá của ông Dũng sẽ có được sự hậu thuẫn tương tự tại hội nghị của đảng sắp tới như những gì mà họ đã làm vào năm ngoái, khi đất nước đang hoan hỉ bước vào WTO.

Theo đánh giá của viện sĩ Thayer, ngay cả với những căng thẳng trong nội bộ đảng, vẫn có nhiều khả năng ban chấp hành trung ương sẽ phải chấp nhận một sự thỏa hiệp có tính chất giữ thể diện cho cả hai phái, cấp tiến, gồm có ông Dũng, và bảo thủ.

Điều rõ ràng hơn hiện đang bị đe doạ là phong cách lãnh đạo có tính cá nhân và một tiểu sử mang nhiều ưu thế của ông Dũng đã tạo nên đòn bẩy xô lấn qua những cải cách kinh tế và đầu tư đầy cam go, cái mà giờ đây đang gặp rủi ro trước việc bị kiềm chế bởi khuynh hướng bảo thủ bên trong đảng bằng việc tái lập sự kiểm soát tập thể đối với những cải cách kinh tế và lãnh đạo quốc gia. Tương lai kinh tế Việt Nam giờ đây đang treo trên sự cân bằng chính trị.

Shawn W Crispin là biên tập viên Đông Nam Á của trang Asia Times Online.


Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


————————

ASIA TIMES

————————————————————————————————————

Vietnam’s reforms on the line

By Shawn W Crispin
Jun 28, 2008

As Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung returns from his hat-in-hand trip to the United States, at home he faces a fast deteriorating economy, rising social unrest and now behind-the-scenes opposition over his leadership style and economic policies from inside his own ruling Communist Party.

Vietnam’s sudden and spectacular economic meltdown – witnessed in a 26.8% inflation rate in June, a spiraling current account deficit, the world’s worst-performing stock market so far this year, and most recently rumors the government has requested an International Monetary Fund bailout package – is generating unseen but discernible ripples inside the secretive ruling party, according to political analysts who closely monitor party personalities and maneuvers.

Dung’s inability to rein in inflation and calm market jitters has provided a wide opening for conservative party elements to make a case against the reformist premier, who is known to have irked party elders and provincial leaders through his individualistic and non-consensual leadership style. Analysts now wonder whether those divisions could widen enough to reverse some of Dung’s more ambitious economic and financial liberalization initiatives, including more openness to foreign investors.

To be sure, all of the party’s central committee members and elites are believed to have benefited immensely from the country’s recent rapid economic growth, which is still expected to hit 7% this year. It is therefore unlikely any conservative figure will in the near term present a direct challenge to Dung’s position, which he earned after a long period of apprenticeship under his reformist predecessor, Phan Van Khai.

But the tensions now straining party unity are believed to be the most intense in over a decade and will likely be aired behind closed doors at the next central committee plenary session in July. There is also growing speculation that an emergency mid-term party conference might be called for the first time since 1994, a year when intra -party divisions also ran rife over the country’s economic reform direction. A mid-term meeting would provide a crisis management venue for senior cadres to debate Dung’s performance and represent a potential platform for conservatives to reassert influence over economic policies and reforms.

Vietnam’s youngest prime minister under Communist Party rule, Dung, 59, has established strong progressive credentials since taking office in 2006, witnessed in the various trade and investment liberalization policies he has pursued, most notably the country’s January 2007 accession to the World Trade Organization (WTO). As part of reforms passed in 1992 aimed at devolving more responsibility from the politburo to individual ministers, the prime minister’s office has grown in both size and importance in recent years.

In light of Dung’s relative youth and roots in the country’s more capitalistic southern region, many expected him to serve two five-year terms on his appointment. His elevation was widely interpreted then as the Communist Party’s endorsement of faster and wider-reaching economic and financial reforms, which true to form have aggressively implemented.

Now, with sudden new fears of a financial collapse and the concomitant risks of widespread social unrest, Dung’s reappointment as premier at the next national party congress in 2011 seems suddenly in doubt. Moreover, the position of party progressives took a hit with the recent death of former prime minister Vo Van Kiet, a liberalization stalwart who maintained sway over a group of party officials, including to some degree Dung, who promoted his reform ideals even after his retirement. With his passing, the progressive camp has lost a powerful behind-the-scenes patron.

Spurned conservatives

At the same time, Dung has made some powerful party rivals during his two-year-old tenure, many of whom are known to be irked by his move away from the party’s past consensus-driven policymaking and his perceived penchant for showmanship in a political culture that has traditionally emphasized nameless collectivity. He also faces criticism for moving to eclipse the influence of party secretary general Nong Duc Manh, the highest-ranking official on the party’s 14-member politburo.

Chief among Dung’s conservative rivals are three old-guard deputy prime ministers, Truong Vinh Trong, Pham Gia Khiem and Nguyen Sinh Hung, all of whom rose to political prominence at the party’s national congress in 1996. Dung attempted and failed during a 2007 cabinet reshuffle to transfer Hung laterally and have Khiem stripped of his concurrent post as foreign minister.

Spurned by the elder ministers’ respective political camps, Dung moved to dilute their influence by expanding the number of deputy premiers from three to five and appointed young technocrats, Harvard University-educated Nguyen Thien Nhan and former Electricity of Vietnam senior manager Hoang Trung Hai, to the newly created posts.

Dung’s individualistic style has also weakened the relative influence of several key central committee conservatives, including Minister of Public Security Le Hong Anh, Minister of National Defense Phung Quang Thanh, Minister of Information and Communications Le Doan Hop and head of the State Inspectorate Tran Van Truyen, according to Australian National University professor and Vietnam expert Carlyle Thayer.

Other analysts wonder whether the ambitious southerner Anh, currently the second-ranking official on the politburo, might move to capitalize on Dung’s troubles and make a run for the premiership at the next national party congress in 2011. It is not clear now whether Anh has the numbers needed to mount a conservative challenge to Dung’s position, but if the country’s galloping inflation, including a 74.3% jump in food prices in June, morphs into a full-blown financial crisis, the veteran politician would be among the front runners to take over.

The central committee is still the heart of political power in Vietnam and is currently split among three generational groups, of which the youngest and mostly progressive camp accounts for 45% of its membership; since their election in 2006 they have led the way in implementing Dung’s reform programs. Beyond the politics of age and personality, there are also commercial reasons for intra-party dissent.

At a plenum meeting held under Dung’s watch last year, the party, army, police and mass organizations were ordered to begin divesting their substantial and lucrative commercial enterprises. As of early 2007, Vietnam’s army ran 140 different enterprises and earned US$2 billion in revenues, or 3% of gross domestic product, in 2006, according to Thayer.

Reform test

Commitment to those and other liberalization initiatives will be put to a crucial test in the coming months and will be determined by deliberations at party meetings, including the possible mid-term national congress. Dung is known to have the support of the country’s economic and financial elites, but as the meltdown gathers pace, he now vulnerable to conservative pressures on various policy fronts, analysts say.

Many have pointed in particular to his government’s support for rampant and ill-advised lending to state-owned enterprises (SOEs), most of which have struggled to reform into market-oriented conglomerates geared to compete for global markets, as one major cause for Vietnam’s runaway inflation.

Those fast and loose lending practices, encouraged under Dung’s watch, are now coming under heavy international scrutiny. One sovereign analyst with a major international credit rating agency told Asia Times Online that a major SOE he visited last year failed even to keep accounting records of its annual profits and losses.

Dung’s government’s inability to manage the inflationary effects of rapid foreign capital inflows is also a point of criticism. The government’s recent decision to temporarily limit gold imports, which local punters were hoarding as a hedge against inflation, has sparked investor concerns that the central bank may soon move to impose some sort of capital controls to keep foreign money locked in and curb downward pressure on the local currency, the dong.

The central bank considered that restrictive option in 2007, then to cool off an overheating stock market, but backed away on fears the controls would send the wrong signal to the long-term foreign investors the government was courting to build factories. Dung has strong command over the central bank, but conservative calls to stop the economic rot at all costs could soon drive him into more restrictive policies that prioritize local over foreign interests. At particular risk, one analyst suggests, are the 100% foreign-owned branches grant ed to select foreign banks, including Standard Chartered, earlier this year.

Experts note that is what happened in the early 1990s, when the party first opened the doors to foreign investment and then abruptly closed them due to xenophobic concerns among party elders. In the run-up to the central committee’s meeting next month, Dung will no doubt try to play up the recent trade and investment agreements he earned in Washington this week after high-profile meetings with US President George W Bush and former Federal Reserve chairman Alan Greenspan.

Yet as Vietnam’s economic and financial problems mount, it is not clear that Dung’s pro-globalization credentials will have the same cache at the upcoming party meeting as they did last year, when the country triumphantly entered the WTO.

According to academic Thayer, even with the intra-party tensions, it is still more likely that the central committee will adopt a face-saving compromise that accommodates both progressives, including Dung, and conservatives.

What is more clearly at stake is the individualistic and high-profile leadership style Dung has leveraged to push through tough economic and investment reforms, which are now at risk of being reined in by party conservatives bent on re-exerting collective control over economic reforms and the national leadership. Vietnam’s economic future now hangs in the political balance.

Shawn W Crispin is Asia Times Online’s Southeast Asia Editor. He may be reached at

(Copyright 2008 Asia Times Online (Holdings) Ltd. All rights reserved. Please contact us about sales, syndication and republishing.) swcrispin@atimes.com.

Saturday June 28, 2008

—————————————————

Thế vận hội Olympic_Điều gì có thể không ổn tại Bắc Kinh? Mọi thứ.

Gánh xiếc Năm-Vòng-Tròn: Những màn Trình diễn ở Olympic.

Bản chỉ dẫn về Tai ách

tại Thế vận hội Olympic

Điều gì có thể không ổn tại Bắc Kinh? Mọi thứ.

Bài của Lucy Morrow Caldwell, Kara Hadge, Nayeli Rodriguez, và Derek Thompson

Ngày 2-7-2008

Không khí độc hại, tảo biển mọc tràn lan, những cuộc nổi dậy của người Tây Tạng – đều được nghênh đón đến với Olympic Mùa hè 2008! Trong khi lễ khai mạc vào ngày 8 tháng Tám đang nhích gần thêm từng bước, bản danh sách những tai ách tiềm ẩn lại dài thêm ra từng ngày. Dưới đây, chúng tôi đã tập hợp tất cả những khủng hoảng và các sự cố có thể phá hỏng thế vận hội Bắc Kinh. Trong bản xếp hạng của chúng tôi, chỉ dấu một ngọn đuốc là không có gì ghê gớm lắm; 10 ngọn đuốc là một thảm họa tiềm ẩn. Hãy in ra bản chỉ dẫn cầm tay này, và chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất.

Ô nhiễm

Lực sĩ chạy việt dã (marathon) hàng đầu thế giới sẽ không thể ganh đua tại cuộc thi marathon Olympic do những quan ngại về không khí độc hại tại Bắc Kinh. Những mối lo về ô nhiễm môi trường cũng đã làm cho hơn 20 quốc gia phải chuyển hoạt động tập luyện trước Olympic sang Nhật Bản. Thế nhưng không ai biết được mấy về những gì sẽ diễn ra vào tháng Tám này. Ở tình huống xấu nhất, các lực sĩ có thể sẽ phải thực hiện một cuộc tản cư trong mười một tiếng đồng hồ bởi lý do là họ không thể thở được. Trong tình huống rất ít ảnh hưởng xấu, không khí dày đặc có thể làm cho vận động viên trong một khoảng cách 200 mét cũng cảm thấy [như cuộc chạy đua 3000 mét phải vượt rào và nhảy qua vũng nước]. Tuy nhiên cho tới lúc này, những báo cáo được công bố về Trung Quốc đã chỉ rõ chất lượng không khí đang được cải thiện rất nhiều. Các [biện pháp] quyết liệt nhằm hạn chế ô nhiễm của Bắc Kinh – như đóng cửa tất cả các nhà máy hóa chất, đình hoãn các dự án xây dựng, [ra lệnh] cho một nửa số xe hơi không được lưu thông trên đường – đã cho thấy [điều gì cũng có thể thực hiện được một khi bạn có sự kiểm soát chặt chẻ] từ cấp nhà nước.

Khả năng có thể xảy ra: 90%

Lời trích dẫn gây sợ hãi : “Cường độ của tình trạng ô nhiễm tại Bắc Kinh không phải là cái gì đó mà chúng ta biết được cách thức để đối phó với nó. Nó là một môi trường ở nước ngoài. Nó tựa như việc đầu độc một lực sĩ,” theo lời một chuyên gia về hô hấp hiện đang làm trợ lý cho các vận động viên marathon [của Mỹ].

Tảo

Viễn cảnh: Vùng biển[Hoàng Hải], nơi sẽ diễn ra các cuộc đua thuyền buồm Olympic, có đầy các con thuyền vào tuần này. Nhưng đáng tiếc thay, chúng [không phải là những thuyền đua], [chúng là những con tàu lớn để tẩy sạch dầu mở, được điều động đến đây để dọn sạch một cuộc bộc phát gia tăng các loài rong, tảo khổng lồ] đang tràn nghẹt 5.000 dặm vuông mặt nước. Chính phủ Trung Quốc hy vọng loại bỏ thứ vật liệu màu xanh lục này vào giữa tháng Bảy. Song đến lúc này, các đội đua thuyền buồm quốc tế đang luyện tập trong một chỗ trông giống như là một bãi cỏ xanh tựa như trên sân gôn (xin bấm vào xem).

Khả năng có thể xảy ra: 50%

Lời trích dẫn gây sợ hãi: “Chẳng có cách gì để bạn có thể lái thuyền buồn qua đó được,” theo lời tay đua ván buồn người Anh Bryony Shaw. [“Nếu cái thứ đó ]vẫn còn đấy cho tới tháng Tám, nó có thể sẽ là một nan đề thực sự.”

Tây Tạng

Viễn cảnh: Mối quan ngại của quốc tế về sự đàn áp của Trung Quốc tại Tây Tạng đã làm bùng phát những cuộc phản kháng tại San Francisco, London, và Paris, nơi ngọn đuốc Olympic đã bị dập tắt trong chốc lát. Chính phủ Trung Quốc đã đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình trong những tháng gần đây, và đông đảo các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đáp lại bằng hành động tẩy chay lễ khai mạc. Kịch bản xấu nhất, như đã được thấy vào đầu năm nay là: chính phủ Trung Quốc rất hăng hái cố gắng đè bẹp các cuộc biểu tình và giết hại hơn 100 nhà hoạt động ủng hộ Tây Tạng.

Khả năng có thể xảy ra: 60%

Lời trích dẫn gây sợ hãi: “Có những người dân ủng hộ Tây Tạng ở khắp nơi trên thế giới và những cuộc phản đối đầu năm nay chỉ là phần đầu tiên trong một cơn thác những hành động được đổ ụp xuống,” đó là lời của Shannon Service, người đã bị trục xuất khỏi Trung Quốc sau khi tổ chức một cuộc phản kháng chống Olympic trên Đỉnh Everest.

Mưa

Viễn cảnh: Khả năng có mưa ở Bắc Kinh vào đầu tháng Tám là 50%, thế nhưng Trung Quốc đang không bỏ qua bất cứ tình huống bất thường có thể xảy ra. Chính phủ đã lên kế hoạch ngăn mưa bằng cách bắn lên trời các tên lửa mang muối axit bạc hy vọng làm kiệt nước trong các đám mây trước khi chúng có thể dội xuống buổi lễ khai mạc. Với quá nhiều khoản được đầu tư – mức độ quảng bá và tốn kém tài chính – trong công nghệ kiểm soát thời tiết, một buổi lễ khai mạc ướt sũng sẽ gây nên chuyện cắc cớ lớn, chưa nói đến mưa là một kinh nghiệm chủ yếu chẳng vui vẻ gì hết đối với các khán giả thích thể thao.

Khả năng có thể xảy ra: 30%

Lời trích dẫn gây sợ hãi : “Tôi không nghĩ là họ có được chút nào khả năng ngăn chặn được mưa,” theo nhận xét của Roelof Bruintjes thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khí quyền Hoa Kỳ. “Chúng ta không thể xua đuổi được một đám mây, cũng như không ai có thể làm ra được một đám mây.”

Tình trạng mập mờ

Viễn cảnh : [Sẽ ra sao nếu mọi việc đều trôi chảy không có gì vướng mắc ở Bắc Kinh, nhưng không có ai xem tivi hết?] Các hãng truyền hình được quyền phát sóng ở đây đã phàn nàn rằng tầng lớp thư lại của Trung Quốc đang làm cho họ không thể thực hiện được việc lập [kế hoạch] đưa tin tức hình ảnh, [với nhiều báo cáo về chuyện các thiết bị phát hình bị giữ lại vì những lý do an ninh. Thậm chí nếu các máy quay phim được đưa tới, rất ít khả năng Trung Quốc sẽ cho phép họ [phát hình trực tiếp] từ Quảng Trường Thiên An Môn hay Tử Cấm Thành. Lại nói lúc trước đây, hãng NBC đã chi 1,5 tỉ đô la cho bản quyền phát sóng Olympic năm 2006 và 2008 – đó là [một số tiền trả rất lớn để đảm bảo rằng nhiều triệu người sẽ vặn đài truyền hình xem hình ảnh tranh tài Olympic chứ không phải là xem màn ảnh đang bị nhiễu.]

Khả năng có thể xảy ra: 1%

Lời trích dẫn gây sợ hãi : Chúng tôi còn hai tuần nữa trước khi gửi trang thiết bị đi], vậy mà chúng tôi vẫn chưa có giấy phép hoạt động, hay giấy phép nhập cảnh, hoặc sự chỉ định dành riêng cho chúng tôi một tần số phát sóng,
theo lời của Sandy MacIntyre, giám đốc tin tức của hãng AP Television News.

Những vấn đề về Thị thực nhập cảnh

Viễn cảnh: [Những chính sách cấp phát giấy nhâp cảnh quá khó khăn vừa mới hoàn tất mấy tháng qua] đã gây thiệt hại cho ngành du lịch ở Bắc Kinh. Các quy định mới đòi hỏi một số khách du lịch nào đó phải xuất trình các thư mời, vé máy bay, và bằng chứng là đã được xếp chỗ khách sạn trước khi được phép nhập cảnh Trung Quốc. Một ngưòi phát ngôn bộ ngoại giao đã nói rõ rằng các chính sách này phản ánh mối quan ngại của Trung Quốc đối với tình hình an ninh trong kỳ Olympic. Tuy nhiên, nếu những khách thăm, nhà báo hay các lực sĩ thuộc diện ưu tiên mà không thể vào được nước này, thì sự quảng bá tồi đã làm lu mờ đi bất cứ [lợi ích gì về mặt an ninh.]

Khả năng có thể xảy ra: 90%

Lời trích dẫn gây sợ hãi : “Tình hình kinh doanh đang quá là ảm đạm … Kể từ tháng Năm, rất ít người nước ngoài vào khách sạn. Tỉ lệ sử dụng buồng phòng của chúng tôi đã rớt xuống 40%,” một nhân viên điều hành khách sạn đã nói với tờ The New York Times như vậy.

Thức ăn

Viễn cảnh: Đội Olympic của Hoa Kỳ, nằm trong số các đoàn, đã gia tăng mối quan ngại về độ an toàn thực phẩm tại Làng Olympic. Trong động thái đáp lại một bản báo cáo đăng trên tờ New York Times rằng đội Hoa Kỳ đã phải tự đem theo các loại thịt bò, gà, và lợn tới Bắc Kinh, một quan chức Trung Quốc đã nói rằng những loại thực phẩm đem tới từ bên ngoài sẽ [không được chấp thuận đem vào] nơi ăn nghỉ của các lực sĩ. Trung Quốc có thể sẽ phải hối tiếc về quyết định đó nếu có một vận động viên chạy nước rút bị nôn oẹ ngay trên vạch xuất phát.

Khả năng có thể xảy ra: 50%

Lời trích dẫn gây sợ hãi : “Chúng tôi nhận được các loại thực phẩm đã được kiểm định và chúng có quá là nhiều các chất steroid* mà chúng tôi chưa bao giờ cho các lực sĩ sử dụng. Tất cả họ đều được kiểm tra và bị phản ứng dương tính,” một nhà cung cấp thức ăn của Mỹ cho hay khi giải thích về vấn nạn tiềm ẩn khi cung cấp cho đội Hoa Kỳ những miếng ức gà của Trung Quốc.

* chất steroid(chất hóa học làm kích thích sự tăng trọng của gia cầm; đồng thời chất nầy cũng bị cấm đoán trong các cuộc tranh tài thể thao vì các lực sĩ vẫn hay chích (uống) steroid để nâng cao thành tích, làm bắp thịt phát triển, gia tăng sức chịu đựng, giảm đau, kháng viêm. Chú thích của Trần Hoàng)

Nước

Viễn cảnh: Có được nước cho một thành phố [nằm sâu trong đất] liền như Bắc Kinh là một công việc lớn lao. Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành dẫn 39,6 tỉ gallon nước vào một hồ cạn gần thủ đô – một dự án về công trình công cộng phải di chuyển một lượng dân cư ước tới 300.000 người. Miền Bắc Trung Quốc đã phải chiến đấu với nạn hạn hán trong nhiều năm, vì thế những nhu cầu thêm ở Bắc Kinh đã làm cho nhiều người Trung Quốc lo sợ rằng sẽ không có đủ nước cho nhu cầu tối thiểu. Cũng đã có ít nhiều khả năng xảy ra hành động phản kháng trước tình trạng hạn hán trong năm Thế vận hội này.

Khả năng có thể xảy ra: 30%

Lời trích dẫn gây sợ hãi: “Đôi khi chúng tôi phân vân không biết liệu có phải tất họ cần tất cả lượng nước nhiều hơn cả chúng tôi đang sống ở đây chăng,” đó là lời phàn nàn của Shi Yinzhu, một người chăn cừu.

Nạn châu chấu

Viễn cảnh: Nếu bạn nghĩ châu chấu là một vấn nạn chỉ xảy ra nhiều lần trong Kinh Cựu ước thì hãy nghĩ lại. Vào năm 2002, loài bọ gây hại này đã ngấu nghiến hết 3,7 triệu mẫu Anh ruộng vườn ở vùng miền bắc và miền trung Trung Quốc. Các loại côn trùng hiện đang ăn uống [dọc theo con đường di chuyển của chúng] khắp vùng Nội [Mông cổ ngay đúng lúc bắt đầu cho các trận tranh tài thế vận hội]. Lần cuối cùng khi châu chấu tiến vào thủ đô, người dân địa phương đã bẫy bắt lũ côn trùng giàu chất đạm này để dùng làm thức ăn nhanh giữa mùa hè. Các lực sĩ quốc tế không quen với cách ăn của Trung Quốc có thể sẽ không quá hài long để nhận ra thứ côn trùng này ở trong miệng của họ giữa các cuộc ganh đua.

Khả năng có thể xảy ra: 50%

Lời trích dẫn gây sợ hãi : “Loại châu chấu thế hệ thứ nhất của năm nay ở trong vùng vừa mới nở,” Gao Wenyuan, một quan chức Trung Quốc cho hay. “Sự thiệt hại mà chúng gây ra là rất rõ ràng.”

Khủng bố

Viễn cảnh: Trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh cho biết “Hoạt động khủng bố, đặc biệt, tạo nên mối đe doạ lớn nhất” cho thế vận hội năm nay. Hơn 500 kế hoạch bảo vệ an ninh chi tiết theo giả định đã được lên phương án đối phó, và một quan chức Đảng Cộng sản đã loan báo rằng các nhà chức trách Trung Quốc mới rồi đã tiến hành khám xét bất ngờ một “băng nhóm khủng bố” với những kế hoạch làm đình trệ việc tổ chức Olympic. Vào lúc al-Qaida là một mối nghi ngờ đương nhiên về khả năng phá hoại, phải theo dõi những nhóm cực đoan người Uighur, Hồi giáo ở miền Tây Trung Quốc đang có những hoạt động mạnh mẻ ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây.

Khả năng có thể xảy ra: 10%

Lời trích dẫn gây sợ hãi: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cảnh báo những người Mỹ rằng có một “nguy cơ cao là những nhóm cực đoan sẽ chỉ đạo những hành động khủng bố trong lãnh thổ Trung Quốc trong tương lai gần.”

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

————————————————————————————————–

Slate

five-ring circus: Scenes from the Olympics.

Summer Olympics Disaster Guide

What could go wrong in Beijing? Everything.

By Lucy Morrow Caldwell, Kara Hadge, Nayeli Rodriguez, and Derek Thompson

Posted Wednesday, July 2, 2008, at 1:15 PM ET

Toxic air, algae blooms, Tibetan uprisings — welcome to the 2008 Summer Olympics! As the Aug. 8 opening ceremony inches closer, the list of potential disasters gets longer every day. Below, we’ve collected all of the crises and glitches that might spoil the Beijing games. On our ranking scale, one torch is no big deal; 10 torches is a potential catastrophe. Print out this handy guide, and be prepared for the worst.

Pollution

The world’s top marathon runner won’t compete in the Olympic marathon because of concerns about Beijing’s toxic air. Pollution worries have also led more than 20 countries to move their pre-Olympic training to Japan. But nobody knows quite what to expect in August. At worst, droves of athletes could make an eleventh-hour exodus on account of not being able to breathe. At the very least, the thick air could make the 200 meters feel like the steeplechase. So far, though, reports out of China point to vastly improving air quality. Beijing’s radical anti-pollution measures—shutting down all chemical plants, freezing construction projects, ordering half of the cars off the road— point out what’s possible when you have tight state control.
Chance it could happen: 90 percent
Scary quote: “The magnitude of the pollution in Beijing is not something we know how to deal with. It’s a foreign environment. It’s like feeding an athlete poison,” said a respiratory expert assisting American marathoners.

Algae

Scenario: The Yellow Sea, the Olympic sailing venue, is full of ships this week. Unfortunately, they’re not racing vessels; they’re gunk removers, dispatched to clean up an enormous algae outbreak that’s choking 5,000 square miles of open water. The Chinese government hopes to remove the green stuff by mid-July. But for now, international sailing teams are practicing in what looks like a putting green.
Chance it could happen: 50 percent
Scary quote: “There’s no way you can sail through it,” said British windsurfer Bryony Shaw. “If it’s still here in August, it could be a real problem.”

Tibet

Scenario: International concern for Chinese repression in Tibet has already sparked protests in San Francisco, London, and Paris, where the Olympic torch was briefly extinguished. The Chinese government has cracked down violently on demonstrations in recent months, and numerous world leaders have responded by boycotting the opening ceremony. The worst-case scenario, as seen earlier this year: The Chinese government goes overboard trying to squelch demonstrations and kills more than 100 pro-Tibetan activists.
Chance it could happen: 60 percent
Scary quote: “There are people all over the world who are Tibet supporters and this is just the first of a cascading waterfall of actions,” said American Shannon Service, who was expelled from China after staging an anti-Olympic protest on Mount Everest.

Rain

Scenario: The chance of precipitation in Beijing in early August is 50 percent, but China isn’t leaving anything to chance. The government plans to stop the rain by firing silver iodideweather-controlling technology, a wet opening ceremony would be a major embarrassment, not to mention a major bummer for the fans.
Chance it could happen: 30 percent
Scary quote: “I don’t think their chances of preventing rain are very high at all,” said Roelof Bruintjes of the U.S. National Center for Atmospheric Research. “We can’t chase away a cloud, and nobody can make a cloud, either.”
rockets into the sky in the hope of wringing water from the clouds before they soak the opening ceremony. With so much invested — financially and publicity- wise —in

Darkness

Scenario: What if everything goes off without a hitch in Beijing but no one is watching? Television rights-holders have complained that the Chinese bureaucracy is making it impossible to plan their coverage, with reports of broadcasting equipment being tied up for security reasons. Even if the cameras do arrive, it’s highly unlikely that China will allow live coverage from Tiananmen Square or the Forbidden City. Then again, NBC paid $1.5 billion for broadcast rights to the 2006 and 2008 Olympics—that’s a big incentive to make sure that millions don’t tune in to see nothing but static.
Chance it could happen: 1 percent
Scary quote: “We are two weeks away from putting equipment on a shipment and we have no clearance to operate, or to enter the country or a frequency allocation,” said Sandy MacIntyre, director of news for AP Television News.

Visa Issues

Scenario: More stringent visa policies put in place in the last few months have already hurt tourism in Beijing. The new rules require certain travelers to show invitation letters, airline tickets, and proof of hotel arrangements before applying for entrance into China. A foreign ministry spokesman has stated that these policies reflect China’s concern for security during the Olympics. If high-profile visitors, journalists, or athletes can’t get into the country, though, the bad PR might drown out any potential security gains.
Chance it could happen: 90 percent
Scary quote: “Business is so bleak. … Since May, very few foreigners have checked in. Our occupancy rate has dropped by 40 percent,” one hotel operator told the New York Times.

Food

Scenario: The U.S. Olympic team, among other delegations, has raise d concerns about the safety of the food in the Olympic Village. In response to a New York Times report that the U.S.Beijing, a Chinese official said that outside food would not be allowed in athletes’ lodgings. China might come to regret that decision if a sprinter is seen heaving on the starting line.
Chance it could happen: 50 percent
Scary quote: “We had it tested and it was so full of steroids that we never could have given it to athletes. They all would have tested positive,” said an American caterer, explaining the potential problem with serving the U.S. team Chinese chicken breasts.
team was bringing its own beef, chicken, and pork to

Water

Scenario: Getting water to Beijing, a landlocked city, is a major undertaking. The Chinese government has begun diverting more than 39.6 billion gallons to a dried-up lake near the capital city—a public-works project that has displaced an estimated 300,000 citizens. Northern China has been fighting drought for years, so Beijing’s added demands have many Chinese fearing that there won’t be enough water to go around. There’s also the (slim) possibility of protests by the parched at this year’s Games.
Chance it could happen: 30 percent
Scary quote: “Sometimes you wonder if they need all the water more than us here,” said Shi Yinzhu, a Chinese sheep herder.

Locusts

Scenario: If you thought locusts were a problem only in Old Testament times, think again. In 2002, the pests devoured 3.7 million acres of farmland in northern and central China. The insects are now eating their way through Inner Mongolia just in time for the start of the games. The last time locusts reached the capital, locals snagged the protein-filled insects for midsummer snacks. International athletes unaccustomed to the Chinese diet might not be so pleased to find one in their mouth during competition.
Chance it could happen: 50 percent
Scary quote: “The first generation locusts this year in the areas have already hatched,” said Gao Wenyuan, a Chinese official. “The harm they do is obvious.”

Terrorism

Scenario: The official Web site of the Beijing Olympics says, “Terrorism, in particular, poses the biggest threat” to this year’s games. More than 500 detailed security plans have supposedly been mapped out, and one Communist Party official announced that Chinese authorities have already raided a “terrorist gang” with plans for an Olympics takedown. While al-Qaida is a natural suspect for sabotage, keep an eye on Uighur extremists, Muslims in Western China who have become increasingly active in recent months.
Chance it could happen: 10 percent
Scary quote: The U.S. State Department has warned Americans that there is a “heightened risk that extremist groups will conduct terrorist acts within China in the near future.”

Tags: 325:bảnchỉdẫnvềtaiách

Friday July 4, 2008 – 08:57am (PDT) Permanent Link | 1 Comment
Các Nhà Đầu tư Nước ngoài Gia Tăng Lo Ngại về Những

International Herald Tribune

Các Nhà Đầu tư Nước ngoài

Gia Tăng Lo Ngại về Những

Tai Họa của Nền Kinh tế Việt Nam

Bài của Lee Chyen Yee và Yoo Choonsik – Hãng Thông tấn Anh Reuters Ngày 2-7-2008

Hàng triệu đô la đầu tư nước ngoài đã bị xếp xó tại Việt Nam do những rủi ro gây ra bởi một nền kinh tế đang phải đối phó với thử thách lớn nhất trong nhiều năm qua.

Chỉ số giá cả hàng hóa ở mức cao [kỷ lục]đang gặm nhấm một số [thanh quả] kinh tế mà Việt Nam đã làm được từ nguồn thu thuế và những [sáng kiến khác trên 20 năm qua] từng lôi cuốn hơn 90 tỉ Mỹ kim đầu tư nước ngoài, đa số tiền bạc ấy đến từ Nam Triều Tiên, Singapore và Đài Loan.

Trong nửa đầu năm 2008, thâm hụt thương mại (hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu) tại quốc gia này đã lớn gần gấp ba lần so với một năm trước, và mức lạm phát đã tăng gần 27%.

Mức lãi suất cơ bản dùng để chỉ đạo các ngân hàng cho vay và tỉ lệ ký quỹ đã vọt từ 8,25% lên 14% từ đầu năm nay. Ở nước ngoài (hàng hóa VN) gởi tới các thị trường đang được định giá lại, theo đó tiền Việt Nam giảm 25% . Tất cả những biến cố này đang gia tăng thêm nhiều nguy cơ lớn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài là những người đã từng bị quyến rũ rất nhiều để tới Việt Nam do các chi phí thấp.

Hãng Taisera, một nhà sản xuất gạch men, đã có những kế hoạch chi tới 10 triệu đô la để mở rộng các hoạt động ở Việt Nam. Thế nhưng tổng giám đốc Raymond Chen đã cho hay là hãng này giờ đây không vội thực hiện các kế hoạch này giữa lúc đang có những rối loạn kinh tế và mức lãi suất trong nước đang cao.

“Hiện nay chúng tôi không phải thực hiện kế hoạch này vì nó không phải là thời điểm thuận lợi nhất bởi vì các chi phí đầu tư thì quá cao,” từ Hà Nội Chen cho biết như vậy.

United Engineers, nhà xây dựng lớn nhất ở Singapore, với một giá bán trên thị trường là hơn 700 triệu đô la Singapore, tức 514 triệu đô la Mỹ, hiện đang có một cách tiếp cận Việt Nam theo lối tựa như chờ đợi và quan sát.

Những nhà đầu tư nước ngoài này không lên kế hoạch rút khỏi Việt Nam, song lại đang đặt những kế hoạch hoạt động cầm chừng cho lúc này trong khi Việt Nam đang phải xử lý những khó khăn về kinh tế của mình. Về phần mình, chính phủ cũng đã lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước cắt giảm chi tiêu.

Điều đó dẫn tới một mức cắt giảm đầu tư lớn từ tập đoàn nhà nước chuyên đóng tàu biển Vinashin, với việc bãi bỏ dự án đầu tư 1 tỉ Mỹ kim trong liên doanh nhà máy luyện thép trị giá 5 tỉ với hãng Posco của Nam Triều Tiên.

Việt Nam cần nguồn đầu tư nước ngoài để giúp cân bằng hay bù đắp vào những chi phí nhập khẩu và mức lạm phát đang tăng lên đột ngột. Vào tuần trước, nước này cho hay rằng những cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nửa đầu năm đã tăng lên gần gấp bốn lần so với một năm trước với 31,6 tỉ Mỹ kim.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng [tiền đầu tư chi ra] đang tụt lại phía sau mức gia tăng đột biến trong sự thiếu hụt tiền gửi ngân hàng. (thiếu thanh khoản)

Một số trong những công ty hàng đầu của châu Á, trong đó có Posco và Hon Hai, công ty [điện tử] lớn nhất của Đài Loan, đã cam kết đầu tư hàng tỉ đô la vào Việt Nam, bị cám dỗ bởi một mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm 7,5% kể từ năm 2000, giá nhân công rẻ, và những khích lệ hào phóng của chính quyền.

Việt Nam đã được hưởng lợi từ tình trạng thừa mứa đầu tư từ Trung Quốc. Nhiều công ty được lôi cuốn vào đại lục này cũng đã chuyển đầu tư vào Việt Nam, coi đó có vẻ giống một chiến lược rào dậu thường được mô tả như là “Trung Quốc cộng một.”

Dữ liệu từ văn phòng đại diện Đài Bắc tại Việt Nam cho thấy, trong 20 năm qua, Nam Triều Tiên đã đổ 14,7 tỉ Mỹ kim vào Việt Nam, Singapore là 11,9 tỉ và Đài Loan là 10,9 tỉ.

Thế nhưng tám tháng liên tiếp với mức lạm phát hai con số và một mức nhập cảng nhiều hơn xuất cảng phình to như bong bóng đã rung lên những hồi chuông báo động. Hàng trăm nghìn công nhân đã tham gia đình công để đòi mức lương cao hơn, và thị trường chứng khoán năm nay đã rớt nhanh tới gần 60%.

Trong một biểu hiện rành rành về những áp lực tiền tệ, các nhà chức trách trên thực tế đã hạ giá trị tiền đồng xuống 2% vào tháng này.

“Mối khó khăn lớn nhất cho các nhà đầu tư ở đây là mức lãi suất đang gia tăng nhanh chóng, bởi vì nhiều công ty cần vốn liếng hoặc từ nước họ, hoặc ngay tại Việt Nam,” đó là nhận xét của Sohn Seung Ho, giám đốc bộ phận Á châu của Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hàn Quốc, một định chế thuộc sở hữu nhà nước.

Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài nói rằng họ không có các kế hoạch rút khỏi quốc gia này mặc cho những mối quan ngại hiện tại về kinh tế.

[Chỉ vì một điều], là sự ổn định chính trị có được bởi chính quyền Cộng sản độc đảng lại đem tới cho đất nước này một lợi thế [trước một số nước] khác cũng có mức đầu tư thấp. Ví dụ như Thái Lan, [đã trải qua] một vụ đảo chính của quân đội trong năm 2006 và tình trạng bất ổn định về chính trị đang (ở đấy) đang dâng lên những mối quan ngại (cho những nhà đầu tư) ở Malaysia.

“Việt Nam sẽ vẫn còn là một trong những nhà máy của thế giới bất chấp tất cả những vấn đề về lạm phát mà nó đang có,” theo đánh giá của Chen Yo-kuei, chủ tịch Hội đồng các Phòng Thương mại Đài Loan tại Việt Nam.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

———————————————————————

International Herald Tribune

Foreign investors grow wary over Vietnam’s economic woes

By Lee Chyen Yee and Yoo Choonsik Reuters

Published: July 2, 2008

Millions of dollars in foreign investment have been shelved in Vietnam because of the risks posed by an economy facing its biggest test in years.

Record-high commodities prices are eating away at some of the economic gains Vietnam has made since a raft of tax and other incentives over the past 20 years pulled in more than $90 billion in foreign investment, much of it coming from South Korea, Singapore and Taiwan.

In the first half of 2008, the trade deficit in the country nearly tripled from a year earlier and inflation rose to almost 27 percent.

The base rate, which guides bank lending and deposit rates, has jumped to 14 percent from 8.25 percent at the start of the year. Offshore forwards markets are pricing in a 25 percent fall in the dong, the Vietnamese currency, within a year. All of these events add up to much greater risks for foreign investors who have been largely lured to Vietnam by low costs.

Taicera Enterprises, a Taiwanese tile maker, had plans to spend as much as $10 million to expand its operations in Vietnam. But its general manager, Raymond Chen, said the company is in no hurry to do so amid the current economic turmoil and high local interest rates.

“We don’t have to do it now as it’s not the best time because investment costs are just too high,” Chen said from Hanoi.

United Engineers, the biggest builder in Singapore, with a market value of more than 700 million Singapore dollars, or $514 million, is taking a similar wait-and-see approach in Vietnam.

These foreign investors do not plan to withdraw from the country, but are putting plans on hold for now while Vietnam deals with its economic difficulties. For its part, the government has ordered domestic state-run firms to cut spending as well.

That led to a high profile cut in investment from the state-run shipbuilder Vinashin, which canceled a $1 billion investment in a $5 billion joint venture steel mill with Posco of South Korea.

Vietnam needs foreign investment to help offset sharply rising import costs and inflation. The nation said last week that foreign direct investment pledges in the first half of the year rose nearly fourfold to $31.6 billion from a year earlier.

However, analysts have said that investment disbursement is lagging behind the sharp increase in the current-account deficit.

Some of the top companies in Asia, including Posco and Hon Hai, the biggest electronics company in Taiwan, have promised to invest billions of dollars in Vietnam, lured by an economy growing at an average of 7.5 percent a year since 2000, cheap labor and generous incentives.

Vietnam has benefited from investment spilling over from China. Many companies attracted to the mainland have also put investment into Vietnam as a hedging strategy often described as “China plus one.”

Over the past 20 years, South Korea has poured $14.7 billion into Vietnam, Singapore $11.9 billion and Taiwan $10.9 billion, data from the Taipei representative office in Vietnam show.

But eight consecutive months of double-digit inflation and a ballooning trade deficit have raised alarm bells. Hundreds of thousands of workers have gone on strike to demand higher wages, and the stock market this year has slumped by nearly 60 percent.

In a nod to the currency pressures, authorities effectively devalued the dong by 2 percent this month.

“The biggest trouble for investors there is the sharply increased interest rates, because many companies need financing either in their home country or in Vietnam,” said Sohn Seung Ho, director of the Asia team at the Export-Import Bank of Korea, a state-run institution.

But foreign investors said they had no plans to withdraw from the country despite the current economic concerns.

For one thing, the political stability offered by the one-party Communist government gives the country an edge over some other low-cost investment destinations. Thailand, for example, saw a military coup in 2006 and political uncertainty is raising concerns in Malaysia.

“Vietnam will still remain one of the world’s factories despite all the inflation problems they have now,” said Chen Yo-kuei, chairman of the Council of Taiwanese Chambers of Commerce in Vietnam.

Tags: 324:cácnhàđầutưnướcngoài…

Thursday July 3, 2008 – 05:46am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Không có chuyện gì thay đổi hết, Đừng Vội Mừng
Hanoi’s Comming Out Party – Hà Nội Đang từ từ Rời Bỏ Đảng

Bài báo của J. Peter Phạm ghi nhận các sự kiện trong 3 năm gần đây, kể từ 2005, cho ta thấy Mỹ và Việt nam đang thắt chặt mối quan hệ với nhau.

Khởi đầu, ông dẫn chứng 2 Thượng Nghị Sĩ Mc Cain và Liebeman viết trên tờ báo The Wall Street Journal nói về vai trò quan trọng của Châu á, nơi sẽ trở thành mối tranh chấp về kinh tế và chính trị của thế giới (trong thời gian sắp đến.)

J. Peter Phạm tóm lược cho ta thấy sự tiến bộ của VN trong 20 năm qua. Từ một nước VN gần chết đói kể từ 1976-1986, vì đi theo nền kinh tế tập trung của “xa xôi chủ nghĩa”, do 2 nhà tư tưởng đại tài sáng lập nên: “Lơ Mơ chủ nghĩa”. [1]

J. Peter Phạm cho biết vì sống dưới chế độ “xa xôi chủ nghĩa” quá hà khắc, quá khổ nên 3 triệu người VN bỏ nước ra đi. Một nữa số người ấy chìm thuyền xuống biển đông, một nửa tới bến bờ tự do.

(Lúc ấy, 1975-1990, phe ta gọi những người VN khốn khổ nầy là phản động, bán nước cầu vinh, bắt được ai vượt biên là bỏ tù, bắn giết. Nhiều năm sau đó, khi Việt kiều mỗi năm gởi về quê nhà hơn 10 tỉ đô la tiền tươi, phe ta đổi ngay cách nói, gọi họ là khúc ruột ngàn dặm, là Việt kiều yêu nước, và nhắn nhủ : con người ta sống trên đời nầy là để yêu thương nhau; là, hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai ( chao ôi! Kiểu thơ quãng cáo 4 chữ này sao hơi hướng giống 16 chữ vàng trong quan hệ môi hở răng lạnh của ta và TQ quá :).

Peter Phạm thuyết phục giới lập pháp nên tạm thời quên về vấn đề nhân quyền mà hãy ủng hộ VN đang xích lại gần với Mỹ hơn, nhằm bao vây, chống lại vai trò của TQ ngày càng gia tăng ở Đông Nam Á. (Nếu VN không xích lại gần Mỹ, thì VN phải xích lại gần TQ để được Thống Nhất và Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc)

J. Peter Pham chỉ nhắc đến các mặt tích cực và tiến bộ của VN trong 20 năm qua. Ông cố ý không đề cập đến nền kinh tế và tài chánh của VN đang ở dưới cái hố, ông không hề nhắc nhở vấn đề có 2 phe ở VN, cấp tiến bảo thủ, mặc dù ông ta là một nhà nghiên cứu chính trị và quốc phòng.

(Riêng người VN chúng ta nhận định rõ ràng có 2 phái bảo thủ và cấp tiến đi theo các đường lối khác hẳn nhau. Các tác giả của các bài báo kinh tế tài chánh mà bác Ba Sàm đăng trong suốt thời gian qua cũng luôn luôn nói ở VN có 2 phe, phe cấp tiến miền Nam, và phe bảo thủ miền Bắc).

Về chính trị, phái cấp tiến thích Mỹ (3 đời là thủ tướng miền Nam, ông Kiệt, ông Khải, ông Dũng), do đó đi ngược lại với đường lối của phe bảo thủ miền Bắc của ông Nông (ông L.Đ. Anh, ông Đ. Mười vốn thân TQ)

Ông Phạm bơm VN quá trời khi viết 2 sự kiện cho thấy VN đã thay đổi đường lối đối ngoại. Trong năm 2008, (phe cấp tiến) VN đã có 2 hành động đi ngược lại với chính sách của thằng anh hai TQ:

1./ Tháng 3/ 2008, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã kêu gọi sự ủng hộ về hậu cần và gia tăng tài chính cho các lực lượng của LHQ gìn giữ hòa bình tại khu vực Darfur, nước Sudan. (Ngược lại, TQ cấp súng và tiền bạc cho chính quyền ở Darfur để tàn sát và bỏ đói dân chúng làm chết hơn 200,000 người từ 2003 đến nay. TQ hối lộ tiền bạc cho chính quyền Darfur để độc quyền khai thác tài nguyên, dầu hỏa, và chở nguyên liệu về TQ cung ứng cho quê nhà)

http://www.pww.org/article/articleview/11347/1/380/

http://www.savedarfur.org/pages/what_others_are_saying_about_china

http://www.savedarfur.org/pages/china_and_sudan ).

2./ Tháng 4/2008, tại diễn đàn LHQ, ông Minh biểu quyết cho một hành động trừng phạt mới chống lại Iran. (Ngược lại, TQ cung cấp và bán vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho Iran. China và Iran lập liên minh đề lập 1 trật tự mới đối đầu với Châu Âu và Mỹ. Với Mục đích là cầm chân cho Mỹ bận rộn sa lầy ở Trung Đông, để TQ thâu tóm châu Phi. Nhưng, trong mấy năm qua, Mỹ đã chuyển mặt trận Châu Phi và gia tăng viện trợ cho các quốc gia Châu Phi. Cung cấp y tế, thuốc men, thực phẩm, tiền bạc và cho nhiều học bổng cho để sinh viên đến Mỹ du học)

http://www.iran-press-service.com/articles_2000/june_2000/khatami_china_22600…

Cả 2 hành động trên của VN đã đụng chạm mạnh mẻ đến quyền lợi kinh tế của TQ. Để trả thù, khi ông Nông nhà mình qua TQ mượn tiền mấy tháng trước để cứu vãn nền kinh tế của quê nhà, TQ nói chặn họng bác Nông: “Trời ơi! Chú Nông bảnh quá, bây giờ có chuyên cơ Boeing 777 đi rồi nhé”. Chú Nông nhà mình giận tím mặt, nhưng khi chụp hình, chú cười toe toét và về tay không. Phe bảo thủ thất bại.

Cuối tháng 6, phe cấp tiến của ta thuộc khối miền Nam, ông Dũng chạy qua Mỹ cầu cứu. (Trước khi ông Dũng đi Mỹ khoảng một tuần, VN giả vờ thả bà luật sư Bùi Kim Thành về phép thăm nhà, hôm 1.7.08, 20 công an đến nhà cưỡng ép bà thành vào lại nhà thương điên Biên Hòa.)

Tóm lại, các nhà tranh đấu đừng có đọc tựa đề của bài báo của J.Peter Phạm mà mừng. Không có gì thay đổi đâu. Ai ở tù trại giam nào, thì cứ tiếp tục ở đó. Tuy vậy, cũng còn có chút hy vọng là VN sẽ thả một ít tù nhân chính trị vào dịp 2.9.08 nầy như một hành động làm dịu cơn giận của các nhà lập pháp Mỹ ( sẽ trở lại làm việc vào cuối tháng 7 sau kỳ nghĩ hè), các tổ chức nhân quyền quốc tế, và tồ chức Ký giả Không Biên Giới.

***Bộ đội VN chuẩn bị ra nước ngoài để làm nhiệm vụ quốc tế của LHQ, giữ gìn hòa bình ở Sudan, Darfur, Somalia. Vậy là máu của người VN sắp đổ ở nước ngoài (ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết điều này trong bài viết của J. Peter Phạm, Hà Nội Đang Từ Từ Bỏ Đảng đăng bên dưới bài nầy)

[1] hai cụm từ nầy của bác……. Không dám post tên blog của bác ấy, sợ người ta làm phiền 🙂

Trần Hoàng

Wednesday July 2, 2008 – 05:20pm (PDT) Permanent Link

==========================================

Hà Nội Đang Từ Từ Rời Bỏ Đảng
Hanoi’s Coming-Out Party

National Interest Online

Những dấu hiệu Rời xa Đảng ở Hà Nội Bài của J. Peter Pham

Ngày 1-7-2008

Hôm nay Hoa Kỳ chuyển giao chiếc ghế chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cho Việt Nam. Đúng một tuần trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã dành một chuyến viếng thăm chính thức tới Tòa Bạch Ốc. Điều này trở nên phần nào mang tính nghi thức thường niên từ năm 2005, khi ông Phan Văn Khải trở thành người đứng đầu nhà nước Việt Nam đầu tiên được tiếp đón ở đó kể từ Cuộc chiến tranh Việt Nam. [Mặc dù thời gian của hai sự kiện nầy] là trùng khớp, song chúng cho thấy rằng Washington và Hà Nội đang xích lại gần nhau hơn – và rằng Việt Nam đang đóng mội vai trò lớn trên phạm vi toàn cầu. Giờ đây, có vẻ như là một thời điểm tốt để tiến tới thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với cựu thù của chúng ta.

Viết trên tờ Wall Street Joural Asia vào cuối tháng Năm, Thượng nghị sĩ John McCain (thuộc Đảng Cộng hòa, tiểu bang Arizona) và Joseph Lieberman (không đảng phái, tiểu bang Connecticut) đã nói tới hoàn cảnh cần tranh thủ lôi kéo Việt Nam:

Vị tổng thống kế tiếp của nước Mỹ sẽ thừa hưởng [một khối các đồng minh và bạn bè ở Á châu hiện đang ở trong tình trạng tốt đẹp] … Những [đồng minh] chủ chốt của chúng ta với Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Australia chưa khi nào bền vững như lúc này; các mối quan hệ với bạn bè cũ ở Đông Nam Á như Singapore là tuyệt vời; và [các đối tác nhiều hứa hẹn] đã được tôi luyện trong những năm gần đây với các quốc gia bè bạn như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Vị tổng thống trong nhiệm kỳ tới phải [mở rộng] hơn những thành tích này với một chương trình nghị sự có nhiều tham vọng được tập trung vào việc củng cố hơn nữa và [làm sâu đậm thêm những mối quan hệ] . Đặt ưu tiên hàng đầu cho các đồng minh của chúng ta, và đưa các bạn bè của chúng ta vào mối quan hệ đối tác lớn hơn trong việc xử lý các vấn đề khu vực và toàn cầu, là vấn đề then chốt để đương đầu với những thách thức chung mà chúng ta phải đối mặt trong một châu Á đang thay đổi và trong một thế giới đang thay đổi.

{Bài viết trên là [lời khuyên thực tế, đúng đắn] cho Washington, nơi mà một số nhà lập pháp xem xét Việt Nam chỉ thông qua những lăng kính từ hồ sơ nhân quyền của nước này. Nó cũng là tin tức tốt lành cho Hà Nội, chế độ đã phải trải qua một chặng đường dài kể từ sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975. Trong phần lớn thời gian suốt hai thập kỷ sau khi Hoa Kỳ rút quân, Việt Nam là một nền kinh tế què cụt. Thứ hàng xuất khẩu được biết đến nhiều nhất của nó là [những công dân trông rất đáng thương], nhiều triệu người trong số họ đã phải liều mạng sống của mình để trốn thoát khỏi sự đàn áp chính trị và tình trạng đình đốn kinh tế, trên boong những con tàu rách nát mà nhiều chiếc trong số đó đã phải kết thúc chuyến hải hành ở dưới đáy Biển Nam Trung Hoa. Thế nhưng kể từ khi chính phủ từ bỏ con đường tập thế hóa để phát triển những cơ cấu kinh tế thị trường vào năm 1986, sự chuyển đổi thật là ấn tượng. Tình hình đã được cải thiện đáng kể tới mức nhiều người trong số “thuyền nhân,” và thậm chí thêm cả con cháu họ đã trở về.

Bên bờ vực của nạn đói khi Liên Xô chấm dứt các khoản trợ cấp của họ (vào năm 1988), Việt Nam ngày nay là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới và là nhà xuất khẩu cà phê hạt robusta lớn nhất thế giới. Trong một thập kỷ qua, mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt 7,5%, được lôi cuốn bởi các nhà sản xuất với nhiều thứ hạng từ những hãng dệt may nhỏ bé cho tới nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới mở trị giá 1 tỉ Mỹ kim của hãng Intel. Và không giống như những người Trung Quốc láng giềng, người Việt Nam đã thực hiện một công việc tương đối được tin cậy về xoá đói giảm nghèo và duy trì mối gắn kết xã hội. Ví dụ, trong hệ số Gini của Việt Nam, một mức độ bất bình đẳng giàu nghèo, vẫn giữ vững trong khoảng chỉ số 37, trong khi điểm số hiện thời của Trung Quốc đã vượt lên, cao hơn 10 điểm . Giải thích cho điều này dường như là do sự phát triển liên tục của tầng lớp trung lưu của Việt Nam, kết hợp với một mức giảm thiểu tỉ lệ người nghèo từ hơn 75% vào năm 1990 tới 14% vào năm nay – một thành tích mà Ngân hàng Thế giới gọi là “một trong những [phong trào vận động] chống lại đói nghèo thành công nhất từ xưa tới nay.” Khoảng 90% số hộ gia đình hiện nay đã có điện; hầu hết trẻ em được đi học ít nhất là tới [cấp ba], với khoảng hai phần ba là hoàn tất; một chương trình bảo hiểm thất nghiệp quốc gia được dự tính đưa ra vào năm tới.

Trên một cấp độ vĩ mô, dự trữ ngoại hối của nước này thực sự đã tăng lên gấp đôi qua mỗi năm. Có chút ít nghi ngại rằng chính phủ sẽ đạt được mục tiêu của đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình vào năm 2010 và có thể thành công chuyển đổi đất nước này trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào một thập kỷ sau đó, 2020. Và không giống với hầu hết các quốc gia công nghiệp khác, Việt Nam không ở trong tình cảnh thiếu hụt năng lượng: nước này chỉ tiêu thụ 1% nhu cầu dầu lửa trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong khi sản xuất ra 4,5% lượng dầu cung cấp trong chín mỏ dầu ngoài khơi (một mỏ thứ mười sẽ bắt đầu hoạt động trong vài tháng tới). Theo cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, trong 600 triệu barrel dự trữ được xác thực mà Việt Nam luôn tin vào, có vẻ như được tăng đáng kể trong những năm tới, kể từ khi những vùng biển nước này chưa được thăm dò mấy. Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroViet) đã bắt đầu sử dụng những khoản tiền kiếm được để đa dạng hóa vị thế của mình bằng cách mua ít nhiều cổ phần tại các nhà cung cấp đang nổi lên.

Gần đây hơn, Việt Nam đã bắt đầu theo đuổi một lối ứng xử ngoại giao tương xứng với sức nặng kinh tế đang nẩy nở phát triển của mình. Trong bản điều trần trước Thượng viện đầu năm nay, Trợ lý Ngoại trưởng về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Christopher Hill đã diễn tả Việt Nam như là “ảnh hưởng ngày càng tăng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).” Năm 2006, Hà Nội đăng cai hội nghị thượng đỉnh APEC. Đầu năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam còn trở nên tích cực hơn trong việc tham dự vào một phạm vi rộng lớn các vấn đề của Liên hiệp quốc, một số lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với những mối quan tâm truyền thống của nó. Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Lương Minh còn chủ trì việc phê chuẩn của Hội đồng Bảo an thành lập ủy ban giám sát ở Sierra Leone.

Vào tháng Ba, Hà Nội đã phá vỡ [khuynh hướng nhấn mạnh chính sách đối ngoại truyền thống của nó dựa trên sự từ chối can thiệp vào chủ quyền của quốc gia thứ ba, bằng việc biểu quyết cho một hành động trừng phạt mới chống lại Iran. Một tháng sau đó, trong một chuyến khởi hành khác rời xa hẳn khỏi chính sách không can thiệp từ trước của VN, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã kêu gọi sự ủng hộ về hậu cần và gia tăng tài chính cho các lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực Darfur và Somali trước đây. Thủ tướng Dũng đã khẳng định rằng Việt Nam đã được chuẩn bị để đảm đương vị trí của mình trong lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Và Việt Nam đã không chỉ tham gia vào hội nghị trợ giúp quốc tế cho Iraq được tổ chức tại Stockholm cuối tháng Năm, các đại diện của nó tại Liên hiệp quốc còn ủng hộ bản tuyên bố của Hội đồng Bảo an do Hoa Kỳ soạn thảo về tình hình tại đó trong suốt thời gian tranh luận vào tháng trước.

Một năm trước, tôi đã biện luận rằng vai trò mới nổi lên của Việt Nam đặt ra với Hoa Kỳ “một cơ hội duy nhất không phải chỉ để xúc tiến những ý tưởng của chúng ta về việc giải phóng các dân tộc và các thị trường trong một xã hội đang cởi mở hơn, mà còn thúc đẩy các lợi ích quốc gia của chúng ta trong khu vực then chốt có ý nghĩa địa lý chiến lược.” Khu vực tư nhân đã và đang đi đầu: vào năm 2006, thương mại song phương Hoa Kỳ-Việt Nam đạt 9,6 tỉ Mỹ kim và hơn bảy mươi lăm ngàn người Mỹ đã tới thăm viếng quốc gia Đông Nam Á này. Có những tín hiệu đáng khích lệ rằng một số nhân vật trong chính phủ, đặc biệt tại Lầu Năm Góc, đang bắt đầu nắm lấy thế chủ động có tính chiến lược.

Vào tháng Sáu năm 2005, Việt Nam đã ký kết một bản thỏa thuận cho phép nó lần đầu tiên tham gia vào các chương trình Giáo dục và Huấn luyện Quân sự Quốc tế của Mỹ, rồi tiếp đó là tiếp nhận các tài trợ cho các khóa học Anh ngữ cho các sĩ quan quân đội Việt Nam. Vào tháng Sáu năm 2007, các quan sát viên Việt Nam lần đầu tiên đã tham dự một phần vào các cuộc tập trận hải quân được tổ chức bởi Hải quân Hoa Kỳ cùng với sáu quốc gia Đông Nam Á (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan). Năm ngoái, Việt Nam đã tiếp đón năm chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ, trong đó có hai tàu chiến từ Hạm đội Bảy, là lần đầu tiên các chiến hạm vũ trang của Mỹ cập cảng nước này trong suốt thời gian hòa bình. Thật thú vị, là khi nhận lệnh trở về nhà vào tháng Mười một, hai trong số các chiến hạm Mỹ đã tìm nơi tiếp nhiên liệu và trú ẩn trước cơn bão đang tới tại bến Cảng Victoria của Hong Kong, song chúng đã bị các nhà chức trách Trung Quốc từ chối.

Sau cuộc hội kiến với Tổng thống Bush vào tuần trước, Thủ tướng Dũng nói rằng chính phủ của ông “đã ghi nhận với niềm phấn khởi lớn lao về sự phát triển nhanh chóng trong mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo hướng một quan hệ đối tác thân thiện và mang tính xây dựng, trong sự hợp tác đa phương dựa trên cơ sở của sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau và trong lợi ích tương hỗ.” Không quan trọng là ai sẽ thắng trong cuộc tranh cử tổng thống vào tháng Mười một tới, chính phủ kế tiếp sẽ cần phải xây dựng trên nền tảng này, làm mạnh thêm những mối nối chặt chẻ với một quốc gia từng là một kẻ thù lì lợm trong cuộc chiến, song trong hòa bình Việt nam lại đã chứng tỏ là một diễn viên ngày càng đóng vai trò địa lý chính trị quan trọng.

J.Peter Phạm là Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Sự vụ Công Nelson thuộc trường Đại học James Madison và là một thành viên lâu năm của Quỹ Hỗ trợ cho các Chế độ Dân chủ.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

* Gini: chỉ số mang tên người phát kiến ra nó – Corrado Gini (1884-1965), một nhà thống kê học, nhân khẩu học, xã hội học người Ý, đã phát triển hệ số Gini để so sánh mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong một xã hội. Ông đồng thời cũng là một nhà tư tưởng-lý thuyết gia hàng đầu về chủ nghĩa Phát xít, tác giả của cuốn The Scientific Basis of Fascism xuất bản năm 1927. (Ba Sàm chú thích theo answers.com)

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

———————————————————-

National Interest Online

Hanoi’s Coming-Out Party

by J. Peter Pham

07.01.2008

Today the United States hands over the presidency of the UN Security Council to Vietnam. Exactly one week earlier, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung paid an official visit to the White House. This has become somewhat of an annual ritual since 2005, when Phan Van Khai became the first Vietnamese head of government to be welcomed there since the Vietnam War. Although the timing of the two events was coincidental, they show that Washington and Hanoi are growing closer —and that Vietnam is becoming a major global player. Now, it seems, would be a good time to forge stronger ties with our former adversary.

Writing in the Wall Street Journal Asia in late May, Senators John McCain (R-AZ) and Joseph Lieberman (I-CT) made the case for engaging Vietnam:

The next American president will inherit a set of alliances and friendships in Asia that are already in good shape . . . Our core alliances with Japan, South Korea and Australia have never been stronger; relations with old friends in Southeast Asia like Singapore are excellent; and promising partnerships have been forged in recent years with friends like India, Vietnam and Indonesia. The next president must expand on these achievements with an ambitious, focused agenda to further strengthen and deepen these relationships. Putting our alliances first, and bringing our friends into greater partnership in the management of both regional and global affairs, is key to meeting the collective challenges we face in a changing Asia and in a changing world.

That’s sound, realist advice for Washington, where some lawmakers see Vietnam exclusively through the lens of its human-rights record. It’s also good news for Hanoi, which has come a long way since the fall of Saigon in 1975. For the better part of the two decades after the U.S.Vietnam was an economic basket case. Its best-known export was its woebegone citizens, millions of which risked their lives fleeing political repression and economic stagnation aboard rickety vessels —many of which ended up at the bottom of the South China Sea. But since the government abandoned collectivization for market forces in 1986, the transformation has been dramatic. Things have improved so much that many of the “boat people,” and even more of their offspring, have returned. withdrawal,

On the brink of famine when the Soviet Union ceased its subsidies, Vietnam is today the world’s second-largest rice exporter, second-largest coffee producer and largest exporter of robusta beans. Over the past decade, annual economic growth has averaged 7.5 percent, driven by manufacturers ranging from small textile firms to Intel’s new $1 billion semiconductor facility. And unlike their Chinese neighbors, the Vietnamese have done a fairly credible job of poverty reduction and maintaining social cohesion. For example, Vietnam’s Gini coefficient, a measure of wealth inequality, has remained steady around thirty-seven, whereas China’s, currently ten points higher, has edged upward. The explanation seems to be the sustained expansion of Vietnam’s middle class, coupled with a drop in the poverty rate to under 14 percent last year from more than 75 percent in 1990—an achievement the World Bank called “one of the most successful anti-poverty campaigns ever.” Some 90 percent of homes now have power; almost all children at least begin secondary education, with some two-thirds completing it; a national unemployment-insurance plan is due to be introduced next year.

On a macro level, the country’s currency reserves have been literally doubling by the year. There is little doubt that the government will meet its goal of turning Vietnam into a medium-income country by 2010 and probably succeed at transforming it into a modern industrial nation by a decade after that. And unlike most other industrial nations, Vietnam is not in an energy-deficit situation: the country accounts for only 1 percent of the oil demand in the Asia-Pacific region, while producing 4.5 percent of its supply in nine offshore fields (a tenth will begin production in the coming months). According to the U.S. Energy Information Administration, the 600 million barrels of proven reserves which Vietnam is usually credited with is likely to increase significantly in coming years, since the country’s waters are relatively unexplored. The Vietnam Oil and Gas Corporation (PetroViet) has begun using its earnings to diversify its position by buying modest stakes in other emerging producers.

More recently, Vietnam has begun to seek a diplomatic profile commensurate with its burgeoning economic heft. In Senate testimony earlier this year, Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs Christopher Hill described Vietnam as “increasingly influential in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC).” In 2006, Hanoi hosted the APEC summit. At the beginning of 2007, Vietnam acceded to the World Trade Organization. Vietnam has also become actively involved in a wide range of issues at the UN, some quite far afield from its traditional spheres of interest. Vietnam’s UN ambassador, Le Luong Minh, even chairs the Security Council sanctions committee overseeing Sierra Leone.

In March, Hanoi broke with its traditional foreign-policy emphasis on abstaining from encroachments on the sovereignty of third-party states by voting for a new round of sanctions against Iran. A month later, in another departure from Vietnam’s past policy of noninterference, Deputy Foreign Minister Pham Binh Minh called for increased financial and logistical support for peacekeeping forces in Sudan’s Darfur region and the former Somalia. Prime Minister Dung has affirmed that Vietnam is prepared to assume its place in international peacekeeping. And not only did Vietnam participate in the international donor conference for Iraq held in Stockholm in late May, its UN representatives backed the U.S.-drafted Security Council statement on the situation there during debates last month.

A year ago, I argued here that Vietnam’s new prominence presents the United States with “a unique opportunity not only to promote our ideals about free peoples and markets in a society that is opening up, but also to advance our national interests in a geostrategically pivotal region.” The private sector is already leading the way: in 2006, bilateral U.S.-Vietnam trade totaled $9.6 billion and more than seventy-five thousand Americans visited the Southeast Asian country. There are encouraging signs that some in government, especially in the Pentagon, are starting to seize the strategic initiative.

In June 2005, Vietnam signed an agreement allowing it to participate in America’s International Military Education and Training programs for the first time, subsequently receiving funds for English courses for Vietnamese military officers. In June 2007, Vietnamese observers took part for the first time in annual naval exercises organized by the U.S. Navy with six other Southeast Asian states (Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore and Thailand). Last year, Vietnam hosted five U.S. Navy vessels, including two ships from the Seventh Fleet, the first time armed American vessels had entered the country during peacetime. Interestingly, returning home from a port call in November, two of those American ships sought refueling and refuge from an approaching storm in Hong Kong’s Victoria Harbor. They were denied entry by Chinese authorities.

After meeting with President Bush last week, Prime Minister Dung said his government “took note with great pleasure of rapid development in the Vietnam-U.S. relationship toward a friendly and constructive partnership, multifaceted cooperation on the basis of equality and mutual respect and mutual benefit.” No matter who wins in November, the next administration will need to build on this foundation, reinforcing ties with a country which was a dogged adversary in war but which, in peace, has proven an increasingly significant geopolitical actor.

*J. Peter Pham is Director of the Nelson Institute for International and Public Affairs at James Madison University and a senior fellow at the Foundation for the Defense of Democracies.

————————-

Speaking Up for Vietnam – Hãy Nói Lên Quyền Tự Do Cho Việt Nam

The NewYork Sun

Hãy nói Thẳng ra Quan điểm

Của mình về Việt Nam

Bài của SARA COLM

Ngày 25-6-2008

Một nhà sư Phật giáo bị mất tích từ khi các nhà chức trách đuổi ông ra khỏi ngôi chùa của mình. Một tín đồ Cơ đốc giáo [của người dân tộc] bị đánh đến chết tại nơi giam giữ của công an. Một luật sư [bị cưỡng bức nhốt vào] nhà thương điên sau khi bà bênh vực cho quyền lợi của những người nông dân bị tống ra khỏi ruộng vườn của họ. Những nhà báo bị tù đày vì phơi bày tệ nạn tham nhũng. Một chàng trai trẻ bị kết án tù giam sau khi chuyện gẫu trên mạng trực tuyến về dân chủ và nhân quyền. Hơn 400 người đang mỏi mòn trong những tình trạng lao tù khắc nghiệt vì những quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo của mình.

Vào tuần này, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa chuyến trình diễn lưu động của Việt Nam tới Phố Wall và gặp gỡ Tổng thống Bush và các nhà lãnh đạo có thể bao gồm các đối thủ ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, John McCain và Barack Obama.

Khi các nhà lãnh đạo chính trị và tài chính Mỹ ngồi với Thủ tướng Dũng, họ không nên quên đi những con người dũng cảm này và cần trực tiếp định danh ra những mẫu mực vi phạm nhân quyền đã trở thành thâm căn cố đế tại Việt Nam mà họ hình dung được: sự thiếu vắng lòng khoan dung của chính phủ Việt Nam đối với những nhà bất đồng chính kiến và sự phủ nhận những quyền cơ bản [về tự do ngôn luận, tự do thành lập nghiệp đoàn, tự do biểu tình, và tự do thể hiện niềm tin tôn giáo.]

Tại Việt Nam ngày nay, chính quyền vẫn kiểm soát toàn bộ phương tiện truyền thông, với thực tế được minh chứng bởi vụ bắt giữ vào tháng Ba năm 2008 hai phóng viên điều tra đã phanh phui một vụ tai tiếng tham nhũng lớn năm 2005. Các nhà báo, Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ phải đối mặt với những lời buộc tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ.”

Công an xách nhiễu tấn công triền miên và bắt giữ những blogger và các cư dân mạng do họ đưa lên mạng Internet những lời chỉ trích chính phủ. Vào tháng Giêng năm 2008, một toà án đã kết án cư dân mạng Trương Quốc Huy sáu năm tù giam vì đã phân phát các tờ rơi phê phán Đảng Cộng sản và tham gia vào những diễn đàn ủng hộ dân chủ trên Internet. Anh bị buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ về lập nghiệp đoàn, phát biểu ý kiến, hội họp biểu tình để xâm phạm tới các lợi ích quốc gia.”

Luật an ninh quốc gia được sử dụng để bỏ tù những thành viên các đảng phái chính trị đối lập, các nghiệp đoàn độc lập, và các phương tiện truyền thông [không được chính quyền cho phép] hay các tổ chức tôn giáo. Những luật như Nghị định 44 cho phép giam giữ mà không cần xét xử những người bất đồng quan điểm bằng việc đưa họ vào “các trung tâm bảo trợ xã hội” và các bệnh viện tâm thần nếu họ được cho là đã xâm phạm tới những luật về ninh quốc gia.

Vào tháng Ba năm 2008, công an đã bắt giữ bà Bùi Kim Thành, một nhà hoạt động đã bảo vệ những nạn nhân của các vụ sung công đất đai và đã cưỡng bức nhốt bà vào nhà thương điên.

Ông Bush cần phải hiểu rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gây phiền nhiễu và bắt giữ những người đứng đầu giáo hội tham gia vào cuộc vận động cho [những quyền cơ bản của con người, hay lựa chọn] không gia nhập các ủy ban giám sát tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Trong 30 năm qua, Hòa thượng Tăng Thống Thích Huyền Quang của Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam đã bị cầm tù hoặc quản thúc tại gia do công khai phản đối các chính sách của nhà nước.

Những nhà chức trách đã đánh đập và bắt giữ các thành viên của các dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh, ví như người Thượng, vì họ đã từ chối tham gia vào các tổ chức nhà thờ do nhà nước thừa nhận, phản kháng việc sung công đất đai, [liên lạc] với bà con thân thuộc hay các nhóm người Thượng ở nước ngoài, hay cố gắng xin tị nạn chính trị tại Cambodia.

Vào tháng Tư năm nay, công an đã bắt giữ Y Ben Hdok tại Đắc Lắc sau khi những người Thượng khác trong vùng ông ở đã cố gắng trốn sang Cambodia. Công an đã không cho phép gia đình ông hay một luật sư tới thăm trong ba ngày giam giữ. Vào ngày 1 tháng Năm, công an đã yêu cầu vợ ông Y Ben tới nhận lại cái xác đã bị bầm dập của ông. [Xương sườn và tay chân đã bị gãy nát và nhiều chiếc răng của ông đã bị đánh rụng]. Công an đã gán cho cái chết này là một vụ tự tử.

Trong suốt chuyến công du của Thủ tướng Dũng với Mỹ, [ông Dũng nên lắng nghe dân chúng và chính phủ Mỹ quan tâm tới việc chính quyền Việt Nam] đã đối xử ra sao với người dân Việt nam. [Đây là] một cơ hội hiếm có nhất để ủng hộ những nhà hoạt động, các nhà báo, những người bảo vệ ] nhân quyền dũng cảm ở Việt Nam, những người [đã liều mất cuộc sống tự do của mình] đề làm cho đất nước [của họ cởi mở], khoan dung và tự do hơn.

Cô Colm là một nhà nghiên cứu lâu năm thuộc tổ chức Human Rights Watch, trú tại Phnom Penh, Cambodia.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


——————

The NewYork Sun

————————————————————————————————————

Speaking Up for Vietnam

By SARA COLM

June 25, 2008

A Buddhist monk missing since authorities evicted him from his pagoda. A Montagnard Christian beaten to death in police custody. A lawyer involuntarily committed to a mental hospital after she championed the rights of farmers kicked off their land. Journalists jailed for exposing corruption. A young man sentenced to prison after chatting online about democracy and human rights. More than 400 people wasting away in harsh prison conditions for their political views or religious beliefs.

This week, the prime minister of Vietnam, Nguyen Tan Dung, brings Vietnam’s road show to Wall Street and meets President Bush and leaders likely including the U.S. presidential contenders, John McCain and Barack Obama.

When America’s political and financial leaders sit down with Prime Minister Dung, they should not forget these courageous individuals and should address directly the systemic pattern of rights violations in Vietnam that they represent: the Vietnamese government’s lack of tolerance for dissent and denial of fundamental rights to freedom of expression, assembly, association, and religious belief.

In Vietnam today, the government still controls all media, as evidenced by the arrest in March 2008 of two investigative reporters who exposed a major corruption scandal in 2005. The reporters, Nguyen Viet Chien of Thanh Nien (Young People) newspaper and Nguyen Van Hai of Tuoi Tre (Youth) newspaper face charges of “abusing their positions and powers while performing official duties.”

Police harass and arrest bloggers and cyber-dissidents for Internet postings critical of the government. In January 2008, a court sentenced cyber-dissident Truong Quoc Huy to six years of imprisonment for distributing leaflets criticizing the Communist Party and participating in pro-democracy forums on the Internet. He was charged with “abusing democratic freedoms of association, expression, assembly to infringe on the interests of the state.”

National security laws are used to imprison members of opposition political parties, independent trade unions, and unsanctioned press outlets or religious organizations. Laws such as Ordinance 44 authorize the detention without trial of dissidents at “social protection centers” and psychiatric facilities if they are deemed to have violated national security laws.

In March 2008, police arrested Bui Kim Thanh, an activist who defended victims of land confiscation and involuntarily committed her to a mental hospital.

Mr. Bush should know that Vietnam’s leaders harass and arrest church leaders campaigning for rights or choosing not to affiliate with state-controlled religious oversight committees. For the last 30 years the Unified Buddhist Church of Vietnam’s Supreme Patriarch, Thich Huyen Quang, has either been in prison or under house arrest for publicly protesting government policies.

Authorities have beaten and arrested members of ethnic minorities in remote areas such as Montagnard for refusing to join state-sanctioned church organizations, protesting land confiscation, making contact with relatives or Montagnard groups abroad, or trying to seek political asylum in Cambodia.

In April of this year, police arrested Y Ben Hdok in Dak Lak after other Montagnards in his district tried to flee to Cambodia. Police refused to allow his family or a lawyer to visit him during three days in detention. On May 1, police told Mr. Y Ben’s wife to pick up his battered body. His rib and limbs were broken and his teeth had been knocked out. Police labeled the death a suicide.

During Prime Minister Dung’s visit to America, he should hear that the American people and government care about how Vietnam treats its people. This is an all too rare chance to back Vietnam’s courageous activists, writers, and human rights defenders, who have risked their liberty to make their country more open, tolerant, and free.

Ms. Colm, a senior researcher at Human Rights Watch, is based in Phnom Penh, Cambodia.

Tags: 322:hãynóithẳngraquanđiểmcủamình

Tuesday July 1, 2008 –

—————————————————————–

Chủ Nghĩa Cộng Sản TQ sẽ Ngự Trị Thêm Bao Nhiêu Năm Nữa


Trang 330: Far Eastern Economic Review

Cuộc Cách mạng Kế tiếp ở Trung Quốc

Bài của Guy Sorman

Ngày 3-7-2008

Các nhà lãnh đạo Cộng sản ở Trung Quốc muốn phần còn lại của thế giới tin rằng Trung Quốc là một trường hợp độc nhất vô nhị về lịch sử và kinh tế. Chúng ta có hiểu Trung Quốc dựa trên một vài nguyên tắc phổ biến của quá trình tiến hóa của loài người hay không? Hay, chúng ta có nên chia sẻ cách hiểu Trung Hoa là quốc gia trung tâm của thế giới cho mọi điều xảy ra trong nền văn minh khác biệt được trông đợi ? Đối với tôi, dĩ nhiên, Trung Quốc thì khác biệt, cũng như bất cứ quốc gia nào cũng có sự khác biệt, song nó phải đi theo một chu trình được nhiều người biết đến đã xảy ra ở phương Tây. Bởi vậy, Alexis de Tocqueville [1] có thể có liên quan nhiều tới ngày nay để hiểu Trung Quốc đang ở đâu hơn là Khổng Tử [2]


Trong “Chế độ cũ và cuộc Cách mạng” (1856), cuốn sách tiếp theo cuốn “Nền Dân chủ ở Mỹ,”[3] Tocqueville đã giải thích về việc người Pháp đã trở nên thù ghét hơn đối với nền quân chủ của họ như thế nào khi mà cuộc sống thịnh vượng và tự do của họ được gia tăng. Ông mô tả một cách có lý về nghịch lý này tựa như một chu kỳ của những niềm mong ước lớn dần. Khi nước Pháp còn nghèo, bị áp bức và tuyệt vọng, [dân chúng] Pháp muốn giữ sự yên bình, ngoại trừ một vài cuộc nổi loạn có tính chất địa phương ở nơi này nơi kia, và [dân chúng] đã ủng hộ nhà vua.

Tới cuối thế kỷ 18, [sự thịnh vượng trong nước gia tăng] và một chế độ khoan dung hơn đã làm cho nước Pháp trở nên hiếu động; khi dân chúng Pháp bắt đầu nếm mùi vị tự do, họ không [chịu đựng ] nổi bất cứ sự hạn chế nào.

Điều này có thể rất đúng với trường hợp của Trung Quốc ngày nay.

Như chúng ra đã biết, Đảng Cộng sản biện luận rằng sự độc quyền chính trị và chế độ chuyên quyền được khai sáng của nó là lý do giải thích cho sự giàu có tương đối mới đây ở Trung Quốc. Cũng đúng là người Trung Quốc ngày nay được tự do hơn trước đây dưới chế độ cai trị của Mao Trạch Đông: hàng nghìn nhà bất đồng chính kiến bị tù đày, song điều này không thể so sánh được với chế độ Lao Cải [4] trong quá khứ. Giờ đây việc bày tỏ quan điểm riêng ở Trung Quốc cũng được chấp nhận, thậm chí phê phán Đảng miễn là bạn không thành lập một tổ chức chống lại Đảng.

Các nhà quan sát không phải là người Trung Quốc hiểu rõ về nước này thường kết luận rằng người Trung Quốc [đã] chưa bao giờ có được cuộc sống khấm khá hơn; bởi vậy, sự ổn định và tình trạng độc quyền Cộng sản chắc chắn phải thắng thế. Nếu Trung quốc rơi vào trường hợp nấy, chúng ta sẽ giải thích thế nào về những cuộc nổi loạn tập thể xảy ra ở Tây Tạng, tại Tứ Xuyên sau trận động đất, tại Guizou sau vụ sát hại một cô gái trẻ? [5]

Tocqueville đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa những biến cố riêng rẽ này: người Trung Quốc, vì họ đã chưa bao giờ có được cuộc sống tốt đẹp hơn, giờ đây trở nên ngày càng [thất vọng]. Họ sẽ không cám ơn Đảng; họ thấy dễ chịu hơn khi được tống khứ Đảng đi. Nhưng, (điều trở ngại là) không ai biết được cách nào để thay thế cái Đảng thổ tả này?

Hiện tượng này cũng tương tự y hết với tình cảnh của Pháp vào đêm trước của cuộc cách mạng. Vào lúc ban đầu, các triết gia và [những thủ lĩnh chính trị kiểu mới] của Pháp đã tin rằng nền quân chủ có thể được cải thiện: một bản Hiến pháp mới đã được thông qua, sự cai trị bằng luật pháp đã được công bố. Song nền quân chủ đã sụp đổ [bởi vì] chế độ chuyên quyền không thể dễ dàng được cải thiện như họ vẫn tưởng.

Giống vậy đối với Đảng Cộng sản ở Trung Quốc: rất có thể, nó không thể tiến triển đủ nhanh để thỏa mãn những niềm mong đợi đang dâng lên của người Trung quốc. Các chế độ độc tài không đối xử mềm mỏng: [chúng kháng cự lại hoặc chúng sụp đổ]. Cuộc cách mạng Pháp mà theo sau là sự sụp đổ tất yếu của Chế độ Cũ đã không được Tocqueville nhận biết như là một [sự cần thiết] của lịch sử, song nó như là một tai biến (đẫm máu) đáng tiếc. Số phận thực sự của các quốc gia, theo Tocqueville, là chế độ dân chủ, chế độ dân chủ trong khả năng nhận thức của ông, không chỉ là một chế độ chính trị mà còn là một nền văn minh bình đẳng nữa.

Lý thuyết này ngày nay nghe có vẻ thiên về định mệnh, giống với quan điểm của Fukuyama [6]; song Tocqueville [đã chứng minh đúng]. Nền dân chủ là thứ không có được ở đâu ngoại trừ Hoa Kỳ dưới thời của Tocqueville sống, và ngày nay dưới những mức độ khác nhau nó có ở khắp mọi nơi, ngoại trừ các quốc gia khốn khổ như Bắc Triều Tiên; Trung Quốc tất nhiên là một ngoại lệ lớn.

Quả thực, đã có một số cuộc bầu cử địa phương tại những làng xóm nơi các nhà quan sát nước ngoài – trong một bầu không khí giả tạo như kiểu Potemkin- đã được mời tới tham dự. Thế nhưng những cuộc bầu cử địa phương này chỉ xảy ra tại những làng quê xa xôi hẻo lánh như thể bằng không thì nó sẽ làm ô uế các thành phố và thị trấn. Hơn nữa, chỉ có Đảng Cộng sản là [có thể bảo trợ] cho các ứng cử viên; [chuyện vận động tranh cử ] bị cấm ngặt. Chính quyền trung ương biện luận rằng người Trung Quốc cần phải “học” cách thức đi bầu, và tiến trình giáo dục bầu cử sẽ cần phải mất một thời gian dài. (Nhiều viên chức cao cấp của Bộ Chính Trị TQ với nét mặt nghiêm nghị cho biết thời gian nấy vào khoảng 100 năm)

Đồng thời, ở hàng ngũ chóp bu, các cuộc bầu cử xảy ra êm đẹp bên trong Đảng, song chỉ giữa những người Cộng sản với nhau. Cái nhà hát múa rối này còn thua xa cả thời kỳ phát triển đầu tiên của nền dân chủ, thua cả cái công cụ tuyên truyền trong các ngôi làng giả kiểu Potomkin nói trên và là một cách thức để làm mới lại lực lượng nòng cốt chóp bu, hoặc để tống khứ những kẻ thù chính trị của phe kia đi mà không phải đổ máu. [Đây là một sự tiến bộ so với thời kỳ trước đó (của Mao, của Đặng Tiểu Bình 1989), nhưng vẫn còn rất xa mới tiến đến] một chế độ dân chủ thực sự.

Liệu Trung Quốc có tránh được cái quy luật của niềm mong đợi đang tăng lên và số mệnh của nền dân chủ? Sự khác biệt sâu xa giữa Trung Quốc và các thể chế khác, từ nước Pháp dưới Chế độ Cũ cho tới Nam Triều Tiên thời nay, thì không bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Hoa, song trong hệ thống Cộng sản: không có giai cấp tư sản ở Trung Quốc. Giai cấp tư sản đích thực phải độc lập về mặt kinh tế xa khỏi quyền lực chính trị; ở Trung Quốc, hầu hết giới trung lưu [đều là đảng viên] hoặc lệ thuộc vào Đảng Cộng sản. Tài sản cá nhân hầu như không tồn tại và hầu hết các công ty tư nhân đều lệ thuộc vào những mối giao thiệp và phe cánh hẩu (guanxi) của Đảng. Tầng lớp trung lưu giả tạo này có một đặc quyền (về mặt quyền lợi chính trị và kinh tế) trong sự độc quyền của Đảng và không ước ao gì cho việc ủng hộ một nền dân chủ. Đây là một loại [hình thái mới của xã hội mà Tocqueville đã ] không thể hình dung nổi.

Thế rồi liệu Marx có bị đánh thức dậy? Tocqueville đã tin vào tính ưu việc của những ý tưởng. Marx đã tin vào [quyền lực tất yếu] của của cải vật chất và kinh tế. Marx, khá hơn Tocqueville là có thể miêu tả một phương thức mới của cuộc đấu tranh giai cấp giữa những người ủng hộ Đảng, hầu hết ở thành thị, tầng lớp trung lưu Trung Hoa tương đối giàu có, và giới nghèo khổ ở nông thôn. Trong cả hai trường hợp, những niềm mong đợi lớn dần, hay cuộc đấu tranh giai cấp, hậu quả đối với Trung Quốc là không thể đoán định được; song sự ổn định, hay sự tiến hóa hài hòa, đều không có vẻ thích hợp.

Ông Sorman, một biên tập viên chuyên bổ túc cho bài vở của tờ City Journal, là tác giả của 20 cuốn sách viết về các hoạt động chính trị ở Pháp và những vấn đề quốc tế, cũng là tác giả cuốn “Empire of Lies: The Truth About China in the Twenty-First Century” (Nhà xuất bản Encounter Books, 2008).

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


[1] Alexis de Tocqueville (1805-1859), chính khách, nhà văn Pháp, tác giả của “Democracy in America “, là cuốn sách đầu tiên của một người ngoại quốc bình luận về chính quyền Mỹ (answers.com). Ông từng được coi như một hiện tượng lạ, một huyền thoại, người hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ (Bùi Văn Nam Sơn, “Nền Dân trị Mỹ”, NXB Tri Thức, 2007)

[2] Confucius: Khổng Tử, sinh năm 551, mất năm 479 trước Công nguyên, tại Trung Quốc, còn có tên là Khổng Khâu, Khổng Phu Tử. Ông là một nhà giáo, học giả, một quan chức cấp nhỏ trong bộ máy chính trị … Ông từng có những bình luận về các tác phẩm văn học cổ điển rồi phát triển lên thành thứ triết lý ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày (answers.com). Được tôn như là ông tổ của Nho giáo-Học thuyết Khổng Tử, quanh ông cũng có nhiều huyền thoại, từ chuyện bà mẹ nằm mơ thấy con kỳ lân nhả ngọc, cho tới sự kiện gặp Lão Tử (được coi như ông tổ của Lão giáo) là nhân vật dường như không có thật (Trần Trọng Kim, Nho Giáo. NXB Văn học, 2003).

[3] Democracy in America : như trên, cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt dưới cái tên “Nền Dân trị Mỹ”.

[4] Laogaï: lao cải – từ ghép bởi hai từ “lao động” và “cải tạo”, hàm ý cải tạo thông qua lao động. Đây là cum từ nằm trong hệ thống luật chống tội phạm của Trung Quốc. Những người phạm tội bị hình phạt này cũng được coi như loại tù nhân lao động. Vào những năm 1960, rất nhiều ngưòi chỉ trích chính quyền đã bị áp dụng hình phạt này, cho tới những năm 1970 dưới chế độ Đăng Tiểu Bình, họ mới được tha …(answers.com). Tại Việt Nam, từ “lao cải” cũng như hình thức áp dụng hình phạt này cũng tương tự Trung Quốc.

[5] Xem bài “Các blogger Trung Quốc…”, trang 327.

[6] Yoshihiro Francis Fukuyama: sinh 1952 tại Chicago, cha là người Mỹ gốc Nhật thế hệ thứ hai. Ông là một triết gia, kinh tế gia chính trị học, tác giả nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “The End of History and the Last Man” là nổi tiếng nhất (wikipedia). Trên trang BBC Việt ngữ cũng có một số bài về ông: “Francis Fukuyama – người gây tranh cãi“, “Francis Fukuyama nhận định về tương lai“,…

[7] Potemkin:xuất phát từ chuyện Grigory Aleksandrovich Potemkin 1739–1791 , một nhà chính trị Nga, ra lệnh xây dựng những ngôi làng giả, trù phù và đấy ấn tượng, tại những nơi nào sắp có Nữ Hoàng Nga Catherine The Great đệ Nhị du hành qua. Mục đích để đánh lừa Nữ Hoàng Nga.

————–

Far Eastern Economic Review

————————————————————————————————————

July 2008

China’s Next Revolution

by Guy Sorman

Posted July 3, 2008

The Chinese Communist leaders would like the rest of the world to believe that China is a unique historical and economic case. Are we to understand China based on some universal rules of human evolution? Or should we share a Sinocentric interpretation of everything that happens in this supposedly different civilization? It seems to me that China is, of course, different, as any nation is, but she does follow a well-known cycle which already took place in the West. Thus, Alexis de Tocqueville could be more relevant today to understand where China stands than Confucius.

In “The Ancien Régime and the Revolution” (1856), the book that followed “Democracy in America,” Tocqueville explained how the French became more hostile to their monarchy as their prosperity and freedom increased. He rightly described this paradox as a cycle of rising expectations. When the French were poor, oppressed and hopeless, they would remain quiet, except for some local rebellions here and there, and they would support the king.

Toward the late 18th century, increased prosperity and a more tolerant regime made the French restless; when the people start tasting freedom, they do not tolerate any more restrictions.

This could very well be the case in China today.

As we know, the Communist Party argues that its political monopoly and enlightened despotism is the reason for China’s relative new wealth. It is also true that the Chinese are more free today than they were during the Mao Zedong regime: thousands of dissidents are in jail, but this cannot be compared with the past Laogaï. It is now tolerated to express individual opinions in China, even to criticize the Party, as long you do not create an anti-Party organization.

Non-Chinese observers familiar with China often conclude that the Chinese never had it better; therefore, stability and Communist monopoly should prevail. If this is the case, how do we explain the collective rebellions which took place in Tibet, in Sichuan after the earthquake, in Guizou after the murder of a young girl?

Tocqueville helps us to better understand the link between these separated events: the Chinese, because they never had it better, are more and more frustrated. They will not be grateful to the Party; they better get rid of the Party. But nobody knows how to replace the Party?

This as well resembles the French situation on the eve of the revolution. Initially, the French philosophers and new political leaders believed that the monarchy could be improved: a Constitution was adopted, the rule of law was proclaimed. But the monarchy crumbled because despotism cannot that easily be improved.

The same goes with the Communist Party in China: very probably, it cannot evolve rapidly enough to satisfy rising expectations. Authoritarian regimes do not soften: they resist or they collapse. The French Revolution which followed the inevitable collapse of the Ancient Regime was not perceived by Tocqueville as an historical necessity, but as a regrettable (and bloody) accident. The true destiny of nations, according to Tocqueville, was democracy; democracy in his mind, was not only a political regime but an egalitarian civilization as well.

This theory today will sound too deterministic, Fukuyama-like; however Tocqueville proved to be right. Democracy which existed nowhere but in the United States in the time of Tocqueville is— to various degrees —everywhere but in pariah states like North Korea; China, of course, is the major exception.

True, there are some local elections in villages where foreign observers—in a Potemkin-like atmosphere —are invited to attend. But these local elections take place only in remote rural villages as if not to contaminate towns and cities. Moreover, only the Communist Party can sponsor candidates; campaigning is forbidden. The central government argues that the Chinese must “learn” how to vote, an education process which will take a very long time.

Also, at the top, elections do occur within the Party all right, but between Communists only. This puppet theater is less the morning of democracy than a propaganda tool in the villages and a method to renew the cadres at the top or to get rid of your political enemies, bloodlessly. This is progress compared to the former period but far from a real democracy.

Will China escape the law of rising expectations and the democratic destiny? The seminal difference between China and others, from Ancien Régime France to contemporary South Korea, is not rooted in the Chinese culture, but in the Communist system: there is no bourgeoisie in China. A real bourgeoisie is economically independent from the political power; in China, most of the middle class belongs to the Party or depends on it. Private property is nearly nonexistent and most of the private entrepreneurs depend on Party connections and guanxi. This pseudo middle class has a vested interest in the Party monopoly and no longing for democracy. This is a new kind of society that Tocqueville could not envision.

Should then Marx be called upon? Tocqueville believed in the primacy of ideas. Marx believed in the determining power of property and economy. Marx, better than Tocqueville, could describe a new kind of class struggle between the Party supporters, the mostly urban, relatively well-to-do Chinese middle class, and the rural poor. In both cases, rising expectation or class warfare, the outcome for China is unpredictable; but stability, or harmonious evolution, do not look likely.

Mr. Sorman, a contributing editor at City Journal, is the author of 20 books on French politics and international affairs as well as “Empire of Lies: The Truth About China in the Twenty-First Century” (Encounter Books, 2008).

source: Ba Sam blog http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=1226&n=28500

Monday July 7, 2008 – 12:25pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Cái giá Của sự Nổi trội

Cái giá Của sự Nổi trội

Tình trạng lạm phát gây nhức nhối gợi lên những nghi ngờ về phong cách lãnh đạo của thủ tướng, Greg Torode nhận xét

Thứ Bảy, ngày 5-7-2008

Khi lên nhậm chức vào hai năm trước với tư cách của vị thủ tướng trẻ nhất từ trước tới nay của Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng được nhìn nhận như là người rất đủ điều kiện một cách khách thường – ít nhất là trong những điều kiện cơ bản được trông cậy ở ông.

Ông đã trưng ra những mối liên hệ với các thành viên có tư tưởng trái ngược với mình trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, lấy làm kiêu hãnh về những thành tích như là một nhà cải cách kinh tế, là người tham gia cách mạng từ thời chiến tranh khi còn tuổi thiếu niên và có kinh nghiệm trong bộ máy công an, một con người không bao giờ rời xa những ý kiến của các cựu binh của đảng.

Vẫn mới ở tuổi 58, ông Dũng cũng đã thể hiện sức lực và sự thu hút của lứa tuổi còn tương đối trẻ. Ông có thể đã được tấn phong dưới những bức hình vĩ đại của Karl Marx và Vladimir Lenin trong Hội trường Ba Đình, song những trang phục trong vị trí quyền lực và sở thích chơi golf của ông đã cho thấy một hình tượng của mẫu người hiện đại.

Hai năm tiếp theo, và ông Dũng đang phải nhờ đến những mối liên hệ của mình, và sự trợ giúp từ bên trong, trong khi ông vật lộn với một số thách thức cam go nhất khi đối mặt với nền kinh tế đang nổi lên nhanh chóng của Việt Nam trong những năm gấn đây.

Việt Nam đang chịu khốn khổ bởi mức lạm phát cao nhất ở Đông Á – đã chạm mức 26,8% vào tháng trước – giữa lúc các thị trường chứng khoán và bất động sản đang đổ nhào. Sức ép lên tiền đồng nội tệ, và những rối loạn trong giới lao động tăng lên đang thử thách hình ảnh của nước Việt Nam như là một sự “mến chuộng” của viện trợ và đầu tư nước ngoài.

Đảng Cộng sản VN từ lâu đã ưa thích sự ổn định và an ninh trên tất cả các thứ khác, và giới kỳ cựu trong đảng quá hiểu mọi điều về những mối nguy hiểm xã hội và chính trị trước tình trạng lạm phát. Mức lạm phát cao độ vào giữa những năm 1980 đã đưa nước này tới mức tỏ ra quỵ lụy và buộc phải có một sự cân nhắc đầy kịch tính [đã châm ngòi ] cho những cải cách về thị trường và xã hội, được biết tới dưới cái tên Đổi Mới.

Song trong hơn một thập kỷ, sự ổn định vẫn được khao khát từ lâu đó đã được đảm bảo bởi tình trạng xóa đói giảm nghèo ngoạn mục trong khi những cải cách [và sự giàu có trải rộng ra]. Nhiều người trong số dân 85 triệu của Việt Nam đã lớn lên, đã từng quen với cuộc sống được cải thiện từ năm nầy qua năm khác, thế nhưng [một cách đột ngột sự cải thiện ấy không còn được đảm bảo nữa đối với những người công nhân bình thường khi nạn lạm phát] đã ngoạm vào những đồng lương của họ.

Với tư cách là người đứng đầu chính phủ, ông Dũng như chiếc cột thu lôi cho [những lời chỉ trích] từ bên trong, trong lúc các sức ép tiếp tục dâng lên. Rốt cuộc, nhiệm kỳ của ông đã giúp có được những dòng vốn đầu tư đổ vào và tình trạng nở rộ chi xài tự do của các tập đoàn nhà nước như đổ thêm dầu vào tình trạng phát triển quá nóng. Giờ đây ông đang cho cắt giảm chi tiêu công và kiểm soát các tập đoàn nhà nước hòng kéo giá cả giảm xuống.

[Một cách bất ngờ, cái hình ảnh năng động đã đẩy ông ấy lên] đang được xem như là vừa may mắn lẫn tai ương. Một loạt những nguồn tin từ Hà Nội đã cho biết [sự khủng hoảng kinh tế ] đã đặt ông Dũng trước những lời chỉ trích về kiểu cách lãnh đạo của ông ấy. Một người miền nam, ông Dũng được nhìn nhận như là người thiên về làm nhiều hơn nói.

“Ông ấy đang phải trả giá cho sự nổi trội của mình,” theo nhận xét của một đại diện ngoại giao kỳ cựu của một quốc gia châu Á từng đóng tại Hà Nội. “Có những vấn đề ông ta phải chỉnh sửa, và có đủ các loại người đang lợi dụng tình trạng này để chộp lấy những điểm yếu của ông.”

Theo các nhà phân tích lâu năm trong đảng thì phải luôn nhớ rằng [nước Việt nam được lãnh đạo tập thể rất vững chắc], với quyền lực được phân chia một cách tế nhị xung quanh tổng bí thư của đảng, chủ tịch và thủ tướng. Tiếp theo là phần còn lại trong 14 ủy viên Bộ chính trị hội họp giữa vòng bí mật.

Theo Carl Thayer, một nhà quan sát về Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Phòng thủ Australia, thì trong khi những áp lực kinh tế dâng lên, ông Dũng phải đối mặt với những sức ép từ những người bảo thủ và thậm chí cả từ một số người trong phe cải cách. Một tầng lớp trung lưu thành thị đang lớn dần đòi hỏi phải có hành động trước tình trạng tồi tệ thêm về giao thông, ô nhiễm và nạn tham nhũng cũng đã bồi thêm vào đó những thách thức.

“Ở đó dường như có một cách nhìn nhận ngày càng nhiều rằng ông Dũng đơn giản không phải là một nhà kiến tạo nên sự đồng thuận,” Giáo sư Thayer nhận xét.[ “Hãy nhìn vào các phương tiện truyền thông, bạn thấy ‘ông Dũng làm việc này, ông Dũng làm việc kia, ông Dũng ban hành nghị định khác’, và chỉ có chút ít cảm giác là ông có tham vấn. Bạn nhìn thấy rất ít quyền lực] của các nhà lãnh đạo khác.

“Vấn đề lớn hơn hình như là từ tác phong lãnh đạo của ông, đặc biệt trong một đảng trung thành với ý niệm ra quyết định theo lối tập thể. Chúng ta có thể trông thấy phong cách năng động của ông [bị chặn lại].”

Một câu hỏi rộng hơn là ảnh hưởng của tình hình này có thể gây lên tốc độ của sự cải cách ra sao. Trong lúc có những thông tin gợi lên một sự trở lại những trận chiến giữa phe cải cách và bảo thủ từng chặn đứng tiến trình phát triển trong những năm giữa thập kỷ 1990, một số thông tin khác lại xoa dịu những người trong cuộc ở Hà Nội để thuyết phục họ có sự cẩn trọng hơn trong việc vẽ nên [một bức tranh] quá ảm đạm.

Giờ đây đảng đã quyết tâm cải cách và cam kết quốc tế mang tính chiến lược – bao gồm cả trên mặt trận kinh tế. Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, tổ chức này đòi hỏi một mức độ cơ bản [của tính cởi mở và giới hạn những cơ hội] của sự đảo ngược đáng kể trong tiến trình cải cách.

Ví dụ, các giới chức đã nhấn mạnh nhiều lần về tầm quan trọng của một khu vực tư nhân đang nổi lên trong nỗ lực của Việt Nam để được xem như là một quốc gia phát triển ở mức trung bình vào năm 2020 – một mục tiêu đầy tham vọng đã được định sẵn khi nó còn được xem như là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trong chưa đầy một thập kỷ trước.

“Việt Nam rồi cũng sẽ mày mò ra lối,” Giáo sư Thayer nhận định. “Một trong những vấn đề mấu chốt sẽ là tốc độ của việc thực hiện đầy đủ những thay đổi và cải cách thêm nữa, hơn là nhu cầu thực sự đối với mức tăng trưởng liên tục.”

Cuộc chiến đấu được nhiều lời tán dương của ông Dũng chống lại vấn nạn tham nhũng có thể cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới đóng tại Hà Nội Noritaka Akamatsu cho rằng chính phủ cần thận trọng trong việc xử lý những khó khăn hiện thời với việc cắt giảm chi tiêu và tăng lãi xuất. “Trong bối cảnh [trung hạn tới dài hạn], tôi nghĩ rằng mọi người tin vào tương lai của Việt Nam,” ông đã nói với hãng Bloomberg.

Dĩ nhiên ông Dũng đã tỏ ra lạc quan trong sứ mệnh đầu tiên của mình tới Washington vào cuối tuần trước. Hội kiến với Tổng thống George W. Bush tại Tòa Bạch Ốc, ông đã hứa một cách trịnh trọng về sự hợp tác chặt chẽ hơn về đầu tư, thương mại và giáo dục.

Ông cũng [đã gặp những cố vấn của các ứng viên tổng thống John McCain và Barrack Obama.]

Chuyến đi được xem như có ý nghĩa quan trọng to lớn tại Hà Nội và quanh khu vực. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong những năm gần đây để làm sâu đậm thêm những gắn kết với cựu thù của mình là Trung Quốc, song kiên quyết cân bằng các mối quan hệ với những ràng buộc đã được cải thiện tại những quốc gia khác, đặc biệt với cựu chiến binh nữa là Hoa Kỳ.

Các quan chức đã gặp ông Dũng tại Washington nói rằng ông đặc biệt hãnh diện về chuyến thăm viếng của mình tới Ngũ Giác Đài trong chuyến đi này với sự hướng dẫn của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates – cuộc viếng thăm đầu tiển của một phái đoàn bởi một nhà lãnh đạo Việt Nam tới đây kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1975.

[“Cuộc viếng thăm của ông Dũng tới Ngũ Giác Đài đã không giành được sự chú ý bằng cuộc thăm viếng tới Tòa Bạch Ốc, song dường như là thật sự quan trọng đối với ông,”] một quan chức Hoa Kỳ nhận xét. “Ông chuyện trò niềm nở, dùng những từ ngữ có tính chất riêng tư chỉ để nói về mức độ quan trọng ra sao đối với ông mà bối cảnh chuyến đi như là nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chào đón tới Ngũ Giác Đài đã cho thấy những cam kết của chúng ta trở nên sâu sắc đến thế nào.”

Quan chức này cũng cho hay rằng ông Dũng [đã gây ấn tượng lên những người tiếp đón ông] như là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy và am hiểu. Bất kỳ cảm giác nào về sự thu hút của ông hay danh tiếng về sự năng động của ông đều đã biến mất trước lối tiếp xúc mang tính nghi thức của ông.

“Ông tỏ ra thận trọng giữ đúng đường lối của đảng và nói hầu hết bằng tiếng Việt song không cứng nhắc như một số người tiền nhiệm,[ ông ta niềm nở một cách tự nhiên và dường như thoải mái về bản thân và tình trạng của mối quan hệ ngoại giao.”]

Ông Dũng đã chứng tỏ uy quyền qua mối quan hệ đó trong một cuộc giao lưu trực tuyến với những người Việt Nam bình thường vào năm ngoái – một động thái hiếm có trước một tập thể lãnh đạo thường giữ kẽ và cách biệt.

Ông đã nói về [những chán ghét chiến tranh xưa kia] và [việc mất đi một người cha và một người chú bởi những kẻ thù hung ác]. Ông gia nhập Đảng Cộng sản khi mới có 18 tuổi và đã hăng hái tham gia vào những trận đánh trong thời gian chiến tranh những năm đầu 1960 tại quê hương mình, tỉnh Cà Mau cực nam của Việt Nam.

“Tôi chiến đấu với bọn xâm lược Mỹ trong 23 năm tại chiến trường miền nam Việt Nam,” ông kể trước một cơn thác lũ 20.000 câu hỏi qua mạng trực tuyến. “Chúng tôi, cũng như mọi người dân Việt Nam, đều căm thù chế độ hiếu chiến cũ và quân đội xâm lược Mỹ, thế nhưng chúng ta không căm ghét toàn thể nước Mỹ.”

“Chúng ta biết ơn những người Mỹ đó, những người đã đổ ra đường biểu tình chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Chúng ta cũng cảm thông với những bà mẹ Mỹ đã mất đi những người con và người chồng của mình.”

Giờ đây, ông nói, là lúc “khép lại quá khứ và hướng tới tương lai.”

Ông Dũng tham gia quân đội cho tới năm 1981, sau đó có được một tấm bằng luật trước khi tiến xa hơn về học vấn tại một trong những trường bồi dưỡng ý thức hệ cao cấp của Hà Nội. Ông quản lý tỉnh Kiên Giang ở miền nam trước khi ra Hà Nội, phục vụ tại Bội Nội vụ và lên chức, vào Bộ chính trị ở tuổi 40. Những ảnh hưởng mạnh mẽ trong vai trò phó thủ tướng và thống đốc Ngân hàng Trung ương đã giúp lấp đầy bản lý lịch thành tích trước khi ông nhận vị trí lãnh đạo hàng đầu.

Trong suốt thời gian diễn ra cuộc giao lưu trực tuyến, ông đã nhấn mạnh rằng mình không có cảm giác cô đơn trong vai trò thủ tướng. ]”Tôi không biết những người khác nghĩ gì , nhưng tôi cảm giác là cuộc đời này luôn luôn tươi đẹp,”] ông nhận xét.

Thế nhưng, [trong khi ông đang khám phá, cuộc đời thì không phải luôn tươi đẹp mà không có những thử thách].

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Cám ơn GS Trần Hữu Dũng đã phát hiện và đưa bản gốc tiếng Anh của bài này trên trang Viet-Studies

* South China Morning Post là tờ báo của Hong Kong, không phải của Trung Hoa đại lục.

————————————————————–

South China Morning Post
July 5, 2008 Saturday The price of prominence

Stinging inflation prompts questions over Vietnamese prime minister’s leadership style, writes Greg Torode

When he took power two years ago as modern Vietnam’s youngest-ever prime minister, Nguyen Tan Dung was seen as unusually well qualified – at least in terms of his support base.

He offered links to contrasting elements of Vietnam’s Communist Party leadership, boasting credentials as an economic reformer and teenage wartime revolutionary and experience in the internal security apparatus, a body never far from the minds of the party’s old guard.

Still just 58, Mr Dung (pronounced Zung) also offered the energy and charisma of relative youth. He may have been anointed beneath huge busts of Karl Marx and Vladimir Lenin in Hanoi’s Ba Dinh Hall, but his power suits and penchant for golf offered a modern image.

Two years on, and Mr Dung is having to draw on all of his links, and internal appeal, as he grapples with some of the toughest challenges to face Vietnam’s fast-emerging economy in recent years.

Vietnam is suffering the highest inflation in East Asia – it hit 26.8 per cent last month – amid tumbling stock and property markets. Pressure on the currency, the dong, and rising labour unrest are challenging Vietnam’s image as a foreign-aid and investment “darling”.

The Communist Party has long favoured stability and security above all else, and elders know all too well the social and political dangers of inflation. Hyper-inflation in the mid-1980s brought the country to its knees and forced a dramatic rethink that sparked market and social reforms, known as Doi Moi, or “renovation”.

But for more than a decade, that long-cherished stability has been secured by dramatic reductions in poverty as reforms – and wealth – spread. Many of Vietnam’s 85 million people have grown used to their lives improving year after year, but suddenly that assumption is far from guaranteed for many ordinary workers as inflation bites at their wages.

As head of the government, Mr Dung is the lightning rod for internal criticism as the pressures mount. His tenure, after all, has helped secure the foreign-investment inflows and free-spending expansion by state-owned enterprises that have helped fuel the overheating. He is now cutting back on government spending and reining in the state-owned enterprises to bring prices down.

Suddenly, the dynamic image that propelled his rise is seen as both blessing and curse. A range of Hanoi sources say the crisis has exposed Mr Dung to criticism over his leadership style. A southerner, Mr Dung is seen as favouring action over talk.

“He’s paying for his prominence,” said one veteran Asian envoy based in Hanoi. “There are problems that he’s got to fix, and all kinds of people are using the situation to snap at his heels.”

It must always be remembered that Vietnam’s is a staunchly collective leadership, with power delicately spread among the general secretary of the party, the president and the prime minister, veteran party analysts say. Then there is the rest of the 14-member Politburo meeting in secret.

Carl Thayer, a Vietnam watcher at the Australian Defence Force Academy, said that as the economic pressures mounted, Mr Dung faced pressures from conservatives and even some in the reform camp. A rising urban middle class demanding action on worsening traffic, pollution and corruption also added to the challenges.

“There does seem to be a growing view that Mr Dung is simply not a consensus-builder,” Professor Thayer said. “Look at the media and it is ‘Dung does this, Dung does that, Dung issues another decree’, and there is little sense of consultation. You see very little of the other leaders.

“The larger issue does seem to be one of his leadership style, especially in a party wedded to the idea of a collective decision-making. We could see his dynamic style reined in.”

The wider question is the impact the situation could have on the pace of reforms. While some reports have suggested a return to the conservative-reformer battles that hamstrung progress in the mid-1990s, other seasoned Hanoi insiders urge caution in painting too bleak a picture.

The party is now committed to reforms and strategic international engagement – including on the economic front. Vietnam is a member of the World Trade Organisation, which demands a basic level of openness and limits the chances of a significant reversal in reforms.

Officials, for example, have repeatedly stressed the importance of an emerging private sector in Vietnam’s drive to be considered a mid-ranked developed nation by 2020 – an ambitious target given that it was considered one of the world’s poorest countries less than a decade ago.

“Vietnam will muddle through,” Professor Thayer said. “One of the key issues will be the speed of implementation of further changes and reforms, rather than the actual need for continued progress.”

Mr Dung’s much-vaunted fight against endemic corruption could also suffer.

Hanoi-based World Bank economist Noritaka Akamatsu said the government needed to be careful in handling the current difficulties with spending cuts and interest-rate increases. “In the medium to long term, I think everyone believes in Vietnam’s future,” he told Bloomberg.

Certainly Mr Dung appeared upbeat during his first mission to Washington last week. Meeting President George W. Bush in the White House, he pledged closer co-operation in investment, trade and education.

He also met advisers to presidential candidates John McCain and Barack Obama.

The trip was seen as highly significant in Hanoi and around the region. Vietnam has worked hard in recent years to deepen ties with its former enemy, China, but is determined to balance relations with improved ties elsewhere, particularly with another former combatant, the US.

Officials who met Mr Dung in Washington said he was particularly proud of his visit to the Pentagon during the trip hosted by Defence Secretary Robert Gates – the first such mission by a Vietnamese leader since the end of the Vietnam war in 1975.

“It didn’t get the attention of his trip to the White House, but it seemed to be really important to him,” one US official said. “He spoke in warm, personal terms about just how important to him that element of the trip was to be the first Vietnamese leader welcomed into the Pentagon showed just how deep our engagement has become.”

The official said Mr Dung impressed his hosts as a confident and competent leader. Any sense of his charisma or dynamic reputation was muted by his formal approach.

“He was careful to keep on-message and spoke mostly in Vietnamese but he wasn’t as stiff as some of his predecessors, he was naturally warm and appeared comfortable in himself and the state of the relationship.”

Mr Dung spoke powerfully of those ties in an online chat with ordinary Vietnamese last year – an unusual move by a habitually secretive and aloof leadership.

He spoke of old hatreds and of losing a father and an uncle to bitter enemies. He joined the Communist Party aged just 18 and was active in wartime struggles in the early 1960s in his home province of Ca Mau, Vietnam’s southernmost tip.

“I spent 23 years fighting the US aggressors in Vietnam’s southern battlefield,” he said, flooded by 20,000 online questions. “We, like all Vietnamese, hated the former aggressive regime and the US invasion troops, but we did not hate the entire US nation.

“We were thankful to those Americans who poured on to the streets to demonstrate against the war in Vietnam. We also felt for the American mothers who lost their sons and husbands.”

Now, he said, it was time to “close the past and head towards the future”.

Mr Dung stayed in the army until 1981, later earning a law degree before taking on more advanced study at one of Hanoi’s top ideological schools. He ran the southern province of Kien Giang before heading to Hanoi, serving in the Interior Ministry and rising, in his 40s, to the Politburo. Spells as deputy prime minister and State Bank governor rounded out his résumé before he took the top job.

During his online chat, he insisted he did not feel lonely as prime minister. “I don’t know what other people think, but I feel life is always beautiful,” he said.

But, as he is finding, it is not without its challenges.

source:http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=1224#comments



Monday July 7, 2008 – 05:50am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Blogger Trung Quốc Tranh Tài Với Báo Chí Nhà Nước và Đang Giành Được một Thắng Lợi

THE WALL STREET JOURNAL

Các Blogger Trung Quốc Đạt được một Thắng lợi trước Chính quyền

Những ánh lửa Báo hiệu Nội lực đang Lớn dần;

Những Hành động Dũng cảm của ‘Zola’

Bài của GEOFFREY A. FOWLER và JULIET YE

Ngày 5-7-2008; trang A7 (từ bản báo in)

HONG KONG – Các blogger rất năng động người Trung Quốc nghĩ ra được một cách khéo léo để thách thức sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Tuần này, họ có thể tự cho là đạt được một chiến thắng.

Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, hôm thứ Sáu các nhà chức trách Trung Quốc đã loan báo rằng bốn quan chức Đảng Cộng sản, chính quyền địa phương và cơ quan an ninh tại huyện Weng’an thuộc tỉnh Guizhou đã bị sa thải vì “hành động phi pháp tồi tệ” qua việc bị cho là đã che đậy một vụ giết người.

Ban đầu, việc cảnh sát cho biết học sinh trung học Li Shufen đã bị chết đuối, nhiều người rất tức giận tin rằng cô Li Shufen đã bị cưỡng hiếp và giết chết, có thể thủ phạm là con cái của các quan chức địa phương. Thậm chí vào hôm thứ Tư, bí tỉnh uỷ Shi Zongyuan đã nói phớt qua những hành động phản kháng về biến cố ấy –, những phản kháng mà theo Tân Hoa Xã cho biết là đã lôi cuốn khoảng 30.000 người — trong khi viên bí thư tỉnh ủy lại coi đó là hành động “bị lợi dụng và kích động của rất ít người với những động cơ được che giấu.”

Nhưng với lời loan báo vào hôm thứ Sáu về những trường hợp bị sa thải, ông đã đánh giá “những cách giải quyết vội vã và thô bạo” của các quan chức địa phương trong việc xử trí đối với các vấn đề tại đó đã gây nên tình trạng náo loạn, theo tin Tân Hoa Xã cho hay.

Sự thay đổi thái độ đó xem ra là một kết quả trực tiếp của sức ép được tạo nên bởi các nhà báo và các blogger Trung Quốc, ví như Zhou Shuguang, một “trạm tin tức cá nhân” tự xưng, người đã không cho phép vụ việc bị bỏ qua bằng cách tung lên mạng Internet các tin tức không chính thức cùng với các bức ảnh và những lời khẩn cầu từ gia đình nạn nhân trẻ tuổi. Khi các trang chủ của Trung Quốc bắt đầu xoá những nội dung được tung lên [mạng internet, một số blogger đã quay ra dùng những biện pháp đánh lừa kỹ thuật, bao gồm viết tin tức của họ theo cách ngược và tái đăng thông tin đã bị dỡ xuống trước đó.]

[Các tin tức phơi bày trên mạng đã phát triển và sinh sôi nảy nở gấp bội] trước khi chúng bị kiểm duyệt, công chúng đã đi tới thái độ đòi hỏi hơn về sự minh bạch và [tinh thần trách nhiệm] từ phía chính quyền. Theo các số liệu thống kê chính thức, Trung Quốc là xứ sở của 223 triệu người dùng Internet, nhiều gần bằng với Hoa Kỳ.

[Sự đảo ngược thái độ vào hôm thứ Sáu (của chính quyền)] là tín hiệu mới nhất cho thấy các nhà chức trách đã nhận ra rằng những lối tiếp cận xưa cũ để kiểm soát thông tin đang không mang lại hiệu quả. Thậm chí trước đó, các nhà chức trách đã cố gắng thoát ra khỏi tình trạng trơ trẽn qua vụ việc này: Tại Weng’an, chưa tới hai ngày sau cuộc nổi loạn, các quan chức địa phương đã tổ chức một cuộc họp báo để đưa ra lời giải thích các biến cố theo cách của họ. Và Tân Hoa Xã cũng đã đưa tin về cuộc náo loạn hầu như tức thì, [trái ngược hẳn với những thói quen cũ của họ là chờ đợi nhiều ngày trước khi đưa tin những biến cố tương tự như thế]

Trang Web của tờ Nhân dân Nhật báo hôm thứ Năm đã cho đăng một bài xã luận trong đó nói rằng vụ xô xát ở Weng’an chứng tỏ việc cần thiết phải có sự minh bạch hơn nữa. Bài xã luận có đoạn: “Toàn bộ quá trình vụ việc, từ nguyên nhân gây ra biến cố cho tới nhiều lời đồn đại sau đó và rồi về những câu hỏi được đặt ra trong cuộc họp báo, đều để lộ ra rằng đã không có được những luồng thông tin tự do.”

Đối với blogger Zhou, việc cung cấp thông tin ngay tại hiện trường về các biến cố ví như một vụ bạo loạn là một biện pháp đem tiếng nói tới cho công chúng [mà những câu chuyện của họ thường không được ghi nhận ] trong một nền văn hóa truyền thông xử dụng tin tức để tuyên truyền.

Vào ban ngày, chàng trai 28 tuổi gầy gò đem rau của nhà lên huyện Ningxiang thuộc tỉnh Hồ Nam để bán. Về đêm, anh Zhou trở thành “Zola,” du ngoạn tới nhiều nơi với những câu chuyện nóng hổi [để làm] công việc điều tra của mình. Phương châm trên blog của anh (http://www.zuola.com/weblog/reads) là

[“Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có khả năng làm được điều gì cho mãi tới khi bạn thử nhúng tay vào việc”]

Anh đã nổi tiếng vào tháng Ba năm 2007 qua việc bênh vực cho vụ kiện tụng của các công dân không chấp nhận để nhà đất của họ bị đưa vào diện quy hoạch. Vào tháng Năm, anh đã tới vùng bị động đất ở Tứ Xuyên, và giành thời gian thu thập các bằng chứng về những lý do làm cho nhiều ngôi trường đã bị sụp đổ trong trận động đất.

Anh bay tới Guizhou để điều tra về vụ náo loạn vào hôm 30 tháng Sáu, theo lời xúi giục của một số bạn hữu của anh trên mạng, cũng là những người đã trả tiền chi phí cho chuyến bay của anh (hết khoảng 190 đô la). Anh bỏ ra cả ngày hôm sau để chụp ảnh về hậu quả của cuộc náo loạn, và thu lượm thông tin từ gia đình nữ sinh nạn nhân. Qua điện thoại di động của mình, anh thường xuyên gửi những mẩu tin tới Twitter, một đường truyền tin công cộng tức thì, thường chuyển thông tin nhanh hơn hệ thống kiểm duyệt, trước khi những người ở đây có thể khóa nó lại.

Anh Zhou đã có những đụng chạm với các nhà chức trách. Tháng 12 năm ngoái, [anh đã bị công an bắt khi viết lên blog của mình một kế hoạch tuần hành, vụ bắt bớ nầy lại phát động cuộc phản đối lớn khác]. Anh cũng đã và đang bị chỉ trích về việc [xin tiền quyên góp cho công việc của mình,] bao gồm luôn từ cả những người anh viết về họ. Thế nhưng anh vẫn say sưa cả với danh tiếng mà blog của mình mang lại lẫn ý nghĩa về những thành tích đạt được. “Nếu bạn nổi tiếng, bạn có thể làm được nhiều điều,” anh nói.

– Sky Canaves tại Hong Kong và Kersten Zhang tại Bắc Kinh đã đóng góp thêm cho bài báo này.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

——————————————-

THE WALL STREET JOURNAL

Chinese Bloggers Score a Victory Against the Government

Firings Indicate Growing Power; Exploits of ‘Zola’

By GEOFFREY A. FOWLER and JULIET YE

July 5, 2008; Page A7

HONG KONG — Aggressive Chinese bloggers make an art of challenging Chinese government propaganda. This week, they can claim a victory.

On Friday, Chinese authorities announced that four Communist Party, local government and security officials in Guizhou province’s Weng’an county were sacked for “severe malfeasance” over the alleged cover up of a murder, according to the state-run Xinhua news agency.

Initially, police said high-school student Li Shufen drowned, angering people who believe she was raped and murdered, perhaps by children of local officials. Even on Wednesday, the provincial party chief, Shi Zongyuan, had brushed off protests over the incident — protests that Xinhua said involved some 30,000 people — as being “used and incited by very few people with ulterior motives.”

But with the announcement of the firings on Friday, he said the local officials’ “rude and rough-handed solutions” in dealing with local issues had caused the riot, according to Xinhua.

That change in stance appears to be a direct result of pressure brought by journalists and Chinese bloggers such as Zhou Shuguang, a self-styled “personal news station,” who didn’t allow the issue to drop, posting to the Internet unofficial reports along with photos and pleas from the family of the dead youth. When mainstream Chinese Web sites began deleting posts on the issue, some bloggers turned to technical workarounds, including writing their posts backwards and reposting material that had been taken down elsewhere.

Exposed to online postings that sprout up and multiply before they can be censored, the public has come to expect more transparency and responsiveness from the government. China is home to 223 million Internet users, according to official statistics, nearly as many as the U.S.

Friday’s apparent change of heart is the latest sign authorities are aware that old approaches to controlling information aren’t working. Even earlier, authorities tried to get out in front of the story: In Weng’an, local officials held a news conference less than two days after the riot to give their version of events. And Xinhua also covered the riot almost immediately, in contrast to past practices of waiting days before reporting such events.

The Web site of the People’s Daily on Thursday published an editorial saying the Weng’an incident demonstrated the need for more transparency. “The whole process, from the cause of the incident to various rumors after and then to questions asked in the press conference, revealed that there was no free flow of information,” read the editorial.

For blogger Mr. Zhou, providing on-the-scene information about events like a riot is a means to give voice to people whose stories get “overlooked” in a media culture that treats news as propaganda.

By day, the skinny 28-year-old sells vegetables from his house in Ningxiang county, in China’s Hunan province. By night, Mr. Zhou becomes “Zola,” traveling to places with hot stories to do his own investigations. The motto on his blog http://www.zuola.com/weblog/ reads: “You never know what you can do till you try.”

He gained fame in March of 2007 by championing the cause of citizens who refused to allow their property to be redeveloped. In May, he went to the earthquake zone in Sichuan, and spent time collecting evidence about what caused many schools to collapse during the quake.

He flew to Guizhou to investigate the riot on June 30, at the instigation of some of his online friends, who also paid the cost of his flight (about $190). He spent the next day taking photos of the riot’s aftermath, and gathering information from the family of the dead student. Through his cellphone, he frequently posted snippets to Twitter, a public instant-messaging feed that delivers information more quickly than censors can block it.

Mr. Zhou has had run-ins with authorities. He was detained by police in December for writing on his blog about a pyramid scheme that generated another large protest. He also has been criticized for asking for donations for his work, including from the people he writes about. But he revels both in the fame his blog brings and the sense of accomplishment. “If you are famous, you can do a lot of things,” he says.

–Sky Canaves in Hong Kong and Kersten Zhang in Beijing contributed to this article.

Write to Geoffrey A. Fowler at geoffrey.fowler@wsj.com and Juliet Ye at juliet.ye@wsj.com

Tags: 327:cácbloggertrungquốc

Sunday July 6, 2008 – 10:27am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Bay Vào Trời Xanh, Kế hoạch Vượt 320 km Bằng 150 cái Bong Bóng Bay
Biến một giấc giấc mơ thời thơ ấu trở thành hiện thực
Bay vào trời xanh theo cái cách của mình.
Tha hồ ngắm nhìn cảnh trí thiên nhiên,
Tìm cách đối phó với những khó khăn khi đang bay.

http://news.yahoo.com/nphotos/Man-takes-flight-chair-lifted-balloons/ss/events/us/070508balloons/im:/080705/480/6dd9fed16de244f696ce44c992474e07/#photoViewer=/080706/480/81386a10095c4730835c6bfc3ace5345

—————————-
Cập nhật tin tức hôm qua cho biết, Couch đã vượt qua 377 km và đáp xuống an toàn trên một cánh đồng trồng đậu ở tiểu bang Idaho. Mọi người trong làng nhỏ có 300 người nầy đến chụp hình và chúc mừng Couch, đem nước, thức ăn, và bắt tay Couch. Couch tặng những bong bóng lớn cho trẻ em trong làng.

Coi hình ỏ đây:
http://news.aol.com/story/_a/lawn-chair-balloonist-makes-it-to-idaho/20080705…

Saturday July 5, 2008 – 07:45pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Dùng Hành Động có tính Nghệ Thuật Để Diễn Tả Thực Trạng của Đời Sống

Ngôn từ Không thể Diễn đạt được

Tại Việt Nam, nghệ thuật trình diễn đang giành được sự ủng hộ như là một cách để xô đổ những giới hạn trong khi phải tránh né hệ thống kiểm duyệt.

Bài của Sonia Kolesnikov-Jessop

Ngày 14-7-2008, từ bản Báo in Quốc tế

Với cái nhìn thoáng qua đầu tiên, chiếc khăn quàng đỏ nhỏ bé mà nghệ sĩ trình diễn người Việt Trần Lương đang phất lên trong không khí dường như có tính chất vô tội. Thế nhưng đối với một số thành viên trong số cử tọa người Việt Nam và Trung Quốc của ông, [điều ấy] mang lại những ký ức về ngôi trường tiểu học, khi họ còn đeo khăn quàng giống như vậy để chứng tỏ về sự ủng hộ của họ đối với chủ nghĩa công sản. Trần Lương, 47 tuổi, vẫn ghi nhớ với những cảm giác lẫn lộn khi ông là đứa bé cuối cùng trong lớp nhận được một chiếc khăn – đã có cái gì đó nằm trong một nỗi lo âu cho cha mẹ ông. Khi buổi biểu diễn tiếp tục, người nghệ sĩ hiện sống ở Hà Nội này đã mời cử toạ cùng tham gia vào bằng cách cầm lấy chiếc khăn và quất vào thân hình trần trụi của ông. Hành động được [lặp đi lặp lại ấy sau cùng đã] để lại những vết lằn đỏ trên làn da của ông. “Lúc đầu họ có thể còn ái ngại, song thực tế khi họ nhìn thấy màu đỏ trên cơ thể tôi, họ liền quất mạnh bạo hơn, giống như một con người hoang dã khi tỉnh giấc,” ông nói, rồi diễn tả về phản ứng “Quất,” mà ông đã trình diễn tại Bắc Kinh và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm nay. “Tôi nghĩ là màu đỏ làm cho người ta phải suy nghĩ.”

Và cuộc trình diễn này không phải là cái gì đó dễ dàng được khuyến khích bởi những người kiểm duyệt nghệ thuật tại Việt Nam. Nghệ thuật trình diễn phần lớn vẫn được coi như là một thứ suy đồi, thứ nghệ thuật của ngoại quốc, quá xa lạ với những giá trị cổ điển của phong cách hội hoạ duy mỹ kinh viện được hưởng ân huệ bởi công an văn hóa của Việt Nam. Thế nhưng trong những năm gần đây, [thể loại này đã dành được một cách dễ dàng chỗ đứng của nó]. Bởi vì bản chất [linh hoạt và năng động cố hữu của nó] – người nghệ sĩ cần chút ít nguyên vật liệu và có thể trình diễn tác phẩm theo lối ứng khẩu ở bất cứ đâu – những nghệ sĩ Việt Nam đã và đang sử dụng nghệ thuật trình diễn để lặng lẽ xô đổ [những giới hạn của những lời bình luận chính trị và xã hội có thể chấp nhận được], trong khi tránh được con mắt cảnh giác của người kiểm duyệt. “Như một hình thức của [diễn tả, bản chất ngắn gọn của buổi trình diễn phô bày mọi thứ rõ ràng tới một đám khán giả đông đảo,] song lại vô hình đối với các nhà chức trách,” đó là nhận xét của Nora Taylor, tác giả của một số cuốn sách về nghệ thuật của Việt Nam và là một giáo sư Trường cao đẳng thuộc Viện Nghệ thuật Chicago.

Thực vậy, hệ thống kiểm duyệt nghệ thuật vẫn phổ biến tại Việt Nam. Những dự án nghệ thuật lớn và các cuộc triển lãm, trình diễn cần có những giấy phép chính thức từ công an văn hóa, và chương trình có thể bị [bãi bỏ] mà không có sự báo trước nào. Vào năm ngoái một cuộc trình diễn sắp đặt của Trương Tân, gồm có [một cái tã của trẻ em khổng lồ được may bằng những túi áo (có màu sắc và hình dạng) tương tự như những túi áo đang được mặc bởi cảnh sát giao thông] – một kiểu ám chỉ tới những cái túi có khả năng hấp thụ (tiền) của các giới chức tham nhũng – [đã đột ngột bị dỡ khỏi] một cuộc triển lãm tại Viện Goethe Hà Nội [1] . Song nghệ thuật trình diễn, thứ chủ yếu vẫn còn [“hoạt động ngầm” tại Việt Nam, thì rất khó lòng để kiểm soát ]. Các buổi trình diễn thường xảy ra mà không có bất cứ sự quảng cáo trước nào. Thay vào đó, các nghệ sĩ nhờ vào cách nhắn tin qua điện thoại di động và thư điện tử, là một mạng lưới gắn bó các bạn bè và những người hâm mộ lại với nhau để tập hợp thành một nhóm trong những không gian riêng tư, đáng chú ý nhất là căn nhà có nhiều cột kèo của Nguyễn Mạnh Đức, ở Hà Nội, một người từ lâu luôn cổ vũ cho nghệ thuật.

Nghệ thuật trình diễn lần đầu tiên xuất lộ tại Việt Nam vào những năm giữa thập kỷ 90. Trần Lương đã bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình như là một họa sĩ theo trường phái trừu tượng, một thành viên của Gang of Five tiếng tăm, một nhóm các nghệ sĩ trẻ nổi lên sau khi chính quyền Cộng sản cuối cùng đã mở cửa đất nước ra với thế giới vào năm 1986. Nhưng ông đã bất đồng với các bạn trong nhóm, những công việc mang tính chất thương mại ngày càng tăng của đám bạn nầy đã làm ông vỡ mộng, rồi ông chuyển qua [nghệ thuật trình diễn có tính chất khái niệm] vào giữa những năm 1990. Thường thủ vai như là một cố vấn dày kinh nghiệm cho các nghệ sĩ trẻ tuổi hơn, giờ đây ông được coi như là một trong những bậc cha chú về nghệ thuật trình diễn ở Hà Nội cùng với Trương Tân và Đào Anh Khánh.

Trong dăm ba năm qua, các nghệ sĩ trình diễn đã cố gắng thoát ra khỏi bóng tối và thể hiện những tác phẩm của mình ra với công chúng rộng rãi hơn. Năm 2006, Trần Lương đã tổ chức lần đầu tiên “Lễ hội Trình diễn Đom Đóm” tại Hà Nội, nhờ vào sự tài trợ từ Quỹ Trao đổi Phát triển Văn hóa Đan Mạch-Việt Nam. Hai mươi hai nghệ sĩ Việt Nam đã tham gia vào buổi khai mạc lễ hội này. Năm ngoái, một số nghệ sĩ đã dàn dựng chương trình “Tuần lễ Vụng trộm”, với một loạt cuộc trình diễn theo lối ứng tác trên đường phố của Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Một số tác phẩm đã tỏ ra khá là khiêu khích; Vũ Đức Toàn đã chi trả cho bất cứ thứ gì mà ông cần mua [vào ngày đó] bằng việc sử dụng tiền trong một chiếc phong bì được gắn kín – một lời bình luận về tình trạng tham nhũng đang diễn ra trên đất nước – và chụp những bức ảnh về những phản ứng khác nhau của công chúng khi ông đi ngang qua.

Mặc dù chúng không đòi hỏi phải có một tấm giấy phép, nhưng các cuộc trình diễn trên đường phố có thể nhanh chóng thu hút sự chú ý của công an. “Bạn phải học cách chạy sao cho nhanh,” đó là tâm sự của một nghệ sĩ tham gia trình diễn chương trình “Tuần lễ Vụng trộm”. Đào Anh Khánh [2] , người trên thực tế từng công tác trong lực lượng công an văn hóa, đã phải thôi không đếm số lần ông đã cãi lộn với họ. Trong nhiều năm qua, ông bị bắt vài lần, một số trong các chương trình trình diễn của ông đã phải huỷ bỏ và một số tác phẩm của ông đã bị phá hủy. Khi các nghệ sĩ trẻ xin giấy phép tổ chức một “Lễ hội Trình diễn Đom Đóm” mới tại Thành phố Hồ Chí minh vào tháng Năm, các nhà chức trách về văn hóa liền đòi xem trước các hình ảnh video về các tác phẩm trình diễn – một lối kéo dài thời gian đối với một loại hình nghệ thuật thể nghiệm [có ý nghĩa được trình diễn ngay]. Giờ đây họ đang cố gắng tổ chức lễ hội này vào tháng Tám, song một số nghệ sĩ từng làm việc tận lực từ ban đầu đã [phải rút lui], có thể do lo ngại về những người kiểm duyệt. Ít nhất họ sẽ có được sự kích động mới cho nghệ thuật của mình [3] .


[1] Xem bài viết trên talawas về cuộc triển lãm này.

[2] Đã có rất nhiều bài viết về nghệ sĩ Đào Anh Khánh (VnExpress, VNN …)

[3] Cũng chủ đề quản lý, kiểm duyệt nghệ thuật, mời bà con tham khảo quan điểm của Ba Sàm qua bài “Văn hóa quản lý trong quản lý văn hóa” – trang 75 blog này. (Đã đăng trên tạp chí Tia Sáng).

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Cám ơn GS Trần Hữu Dũng đã phát hiện bài này và đưa bản gốc tiếng Anh lên trangViet-Studies.

——————————————————————————-
Words Cannot Express
In Vietnam, performance art is gaining favor as a way to push boundaries while evading censorship.

Sonia Kolesnikov-Jessop

July 14, 2008
International Edition

At first glance, the little red scarf that Vietnamese performance artist Tran Luong is snapping through the air appears innocent enough. But for some members of his Vietnamese and Chinese audiences, it brings back memories from primary school, when they wore scarves just like it in recognition of their support for communism. Tran Luong, 47, still remembers with mixed feelings being the last boy of his class to get one–something of a worry for his parents. As the performance progresses, the Hanoi-based artist invites the audience to participate by taking the scarf and whipping his bare torso. The repeated action eventually leaves deep red imprints on his skin. “They might be timid at first, but actually when they see the red on my body, they do more, like a wild person waking up,” he says, describing the reaction to “Welt,” which he has performed in Beijing and Ho Chi Minh City this year. “I think the red makes people think.”

And that is not something readily encouraged by the artistic censors in Vietnam. Performance art is still largely viewed as a decadent, foreign art form, far removed from the classical values of the academic beaux-arts painting style favored by Vietnam’s cultural police. But in recent years, the genre has been steadily gaining ground. Because of its inherent mobility and fleeting nature–the artist needs few materials and can perform the impromptu work anywhere–Vietnamese artists have been using performance art to quietly push the boundaries of acceptable social and political commentaries while avoiding the censor’s watchful eye. “As a form of expression, performance’s ephemeral nature offers visibility to a wide audience but invisibility to the authorities,” says Nora Taylor, the author of several books on Vietnamese art and a professor at the School of the Art Institute of Chicago.

Indeed, censorship of the arts remains rife in Vietnam. Major art projects and exhibitions need official permits from the cultural police, and shows can be shut down with no warning. Last year an installation by Truong Tan, involving a giant diaper lined with pockets resembling those worn by traffic police officers–a reference to the absorbent pockets of corrupt officers–was abruptly removed from an exhibition at the Goethe-Institut in Hanoi. But performance art, which remains primarily “underground” in Vietnam, is much harder to control. Performances often happen without any prior advertising. Instead, artists rely on text-messaging and e-mailing a close-knit network of friends and fans who congregate at a handful of private spaces, most notably the stilt house of Nguyen Manh Duc, a longtime supporter of the art in Hanoi.

Performance art first took off in Vietnam in the mid-’90s. Tran Luong began his artistic career as an abstract painter, a member of the renowned Gang of Five, a group of young artists who rose to pre-eminence after the Communist government finally opened up in 1986. But he fell out with his peers, whose increasingly commercial works disillusioned him, and switched to conceptual performance art in the mid-1990s. Often acting as a mentor to younger artists, he is now considered one of the fathers of performance art in Hanoi, along with Truong Tan and Dao Anh Khanh.

In the last couple of years, performance artists have tried to move out of the shadows and present their works to a wider public. In 2006, Tran Luong organized the first “Dom Dom Performance Festival” in Hanoi, thanks to funding from the Denmark-Vietnam Cultural Development Exchange Fund. Twenty-two Vietnamese artists participated in that inaugural festival. Last year several artists engineered “Sneaky Week,” a series of impromptu performances on the streets of Hanoi, Hua and Ho Chi Minh City. Some of the works were quite provocative; Vu Duc Toan paid for anything he needed that day using money in a sealed envelope–a commentary on the country’s ongoing corruption–and captured in photos the various reactions of the people he crossed paths with.

Though they don’t require a permit, street performances can quickly attract the attention of the police. “You learn how to run fast,” says one artist who performed in “Sneaky Week.” Dao Anh Khanh, who once actually worked for the cultural police, has stopped counting the number of run-ins he has had with them. Over the years, he has been arrested several times, some of his shows have been canceled and some of his works destroyed. When young artists sought permission to organize a new “Dom Dom Performance Festival” in Ho Chi Minh City in May, the cultural authorities asked to see advance videos of the performance work–a stretch for an experimental art form that is meant to be performed spontaneously. They are now trying to organize the festival for August, but some of the artists who had originally committed have backed out, maybe fearing the censors. At least they’ll have new fuel for their art.

Saturday July 5, 2008 – 07:01am (PDT

———————————————–

Để Cả 2 Chúng Ta Cùng Bóp Cổ Công Nhân Việt Nam Nhé

The Washington Post

————————————————————————————————————

Tại sao Chúng ta

Có mặt ở Việt Nam?

Bài của Harold Meyerson

Thứ Tư, ngày 9-7-2008; trang A15 (từ bản báo in)

http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe

“Không phải là do công nhân Trung Quốc đang mua thêm căn nhà thứ hai cho mình hay bất cứ điều gì như là: họ vẫn thiếu một chút trong mức lương trung bình một đô la một giờ……..và mức lương của những nhân công trong dây chuyền lắp ráp đang tăng lên 10% mỗi năm.”“Lý do của việc di chuyển xuống phía nam (Hà Nội, VN) là dễ hiểu: các công nhân nhà máy của Việt Nam thu nhập bằng một phần tư công nhân Trung Quốc.”

Trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ 1987, phe ta đã làm nhiều cuộc công du đi mời các doanh nghiệp nước ngoài đến mở hãng xưởng. Ngày nay, phe ta đi ra nước ngoài bằng 4 “chuyên cơ” Boeing 777 đến Nhật, Âu châu, Á Châu, và Mỹ để khuyến dụ các công ty nước ngoài vào mở nhà máy ở VN.

Trong những chuyến đi ấy, phe ta đã thỏa thuận trước với các chủ hãng 2 điều sau đây (nhằm chiêu dụ họ đến mở hãng xưởng):

1./ Trước hết, phe ta ký những hợp đồng với các công ty nước ngoài để thỏa thuận trước mức trả lương cho công nhân VN ở mức 25 cents/ 1 giờ. Bằng lối chèn ép lương bổng người công nhận khốn khổ Việt Nam đến mức thấp nhất thế giới để giúp tiết kiệm tiền bạc cho các chủ hãng xưởng nước ngoài (và để cạnh tranh với Trung Quốc đang hưởng lương thấp nhất 1 đô la/ 1 giờ).

2./ Kế đó, phe ta còn ra lệnh cho quốc hội nhẫn tâm làm thêm các đạo luật, và chính phủ ra thêm các nghị định, để làm khó khăn và không cho phép công nhân VN biểu tình đòi tăng lương để gia tăng thêm điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp nước ngoài như Đài loan, Singapore, Nam Hàn, và Mỹ.

3./ Tiếp theo ấy, phe ta cấm sự thành lập và hoạt động của Công đoàn Độc lập do luật sư Lê thị Công Nhân 28 tuổi thành lập năm 2006 ở Hà nội.

Công đoàn này nhằm giúp công nhân VN ký các hợp đồng làm việc với mức lương khởi điểm là 1 đô la / 1 giờ, ngang bằng với Trung Quốc, và đòi hỏi chủ phải có hợp đồng tăng lương hàng năm cho công nhân VN; đòi hỏi chủ hãng phải thành lập quỹ hưu bổng cho công nhân VN, đòi hỏi chủ hãng phải cung cấp bảo hiểm y tế cho người công nhân và con cái của họ, bảo hiểm răng; và đòi hỏi chủ hãng phải cung cấp chế độ ăn uống có dinh dưỡng tốt cho người công nhân ở hãng; đòi hỏi chủ hảng phải cho nghĩ giải lao 15 phút (sau 2 giờ hoặc 3 giờ làm việc). Cụ thể là vào buổi sáng nghĩ 15 phút lúc 10 giờ, 30 phút ăn trưa, và thêm 15 phút nghĩ vào lúc 2:30 chiều.

Thời gian nghĩ là cần thiết để giúp người công nhân giảm nhẹ sự căng thẳng khi làm việc, để đi làm vệ sinh, hoặc uống nước giải lao.

(Nhưng chuyện thành lập Công Đoàn Độc Lập quá động chạm tới quyền lợi của phe ta và tư bản nước ngoài đang hoạt động tại VN, nên phe ta đã bỏ tù luật sư LT Công Nhân vào năm 2007 với bản án 4 năm tù giam.)

Kết quả, năm 2008, công nhân của ta mức lương thu nhập mỗi tháng rất thấp, khoảng 63 – 80 đô mỗi tháng ( 1 triệu – 1 triệu 3 đồng) so với công nhân Trung Quốc là 466 đô mỗi tháng, cả hai người làm 1 công việc giống nhau, và mức sản xuất ra hàng hóa sản phẩm bằng nhau.

Trong khi ấy, chính quyền Trung Quốc khôn hơn chính quyền phe ta. Họ dần dần biết rằng, muốn cho nước mạnh, thì dân chúng phải giàu có. Chính quyền TQ bí mật xúi dục công nhân TQ biểu tình, đình công, (Có gần 314,000 cuộc đình công trong 2005, và 447,000 cuộc đình công vào năm 2006 [1].

Công nhân buộc các chủ hãng phải chấp nhận các đòi hỏi hợp lý về tăng lương, và chính quyền TQ khuyến nghị các chủ hãng nên chấp nhận các đòi hỏi ấy. Và buộc chủ các hãng xưỡng phải làm các hợp đồng thỏa thuận với công nhân mới tuyển vào nhận được mức lương khởi điểm là 1 đô.

Thêm vào đó, trong các hợp đồng, các công nhân Trung quốc được hưởng thêm 10% gia tăng mức lương mỗi năm, đúng vào đầu tháng 7. Chế độ làm việc cũng rõ ràng. Người công nhân TQ làm 8 giờ mỗi ngày theo luật lao động. Trên số giờ ấy, sẽ được tính giờ phụ trội = 1,5 mức lương bình thường.

Ta hãy coi xem mức lương của công nhân Trung quốc của ngành dệt áo quần lót của hãng Hanes ra sao.

Lương khởi điểm của công nhân TQ là 1 đô la/ 1 giờ. Mỗi năm, lương được gia tăng 10 cents/1 giờ. Sau 11 năm làm việc, các công nhân TQ nầy hiện nay có mức lương giờ được tính như sau (nhớ lương tăng 10%/ 1 năm)

1 đô + 10 cents + 11 cents + 12 cents + 13 cents + 14 cents + 15 cents + 16 + 17 + 18+ 19+ 20 = 2 đô 65 cents

Công nhân Trung quốc làm áo quần lót cho hãng Hanes năm 2008 có mức lương 2,65 đô/ 1 giờ, hay 21 đô mỗi ngày, HAY 466 đô la MỖI THÁNG.

Với mức lương nầy, và nếu mỗi gia đình TQ có 2 người đi làm viêc, thì thu nhập bình quân mỗi tháng là 933 đô la. Nhờ vậy, các công nhân TQ đã mua xong căn nhà thứ nhất từ lâu rồi, và nay họ đã mua xong căn nhà thứ hai (như bài báo nầy đã viết).

So với 1 cặp vợ chồng công nhân Việt nam, cùng làm 1 việc, nhưng được lãnh lương mỗi giờ là 25 cents, mỗi ngày lương là 2 đô, sau 11 năm làm việc, lương, lương của 2 vợ chồng người công nhân VN là: 60 đô + 80 đô = 140 đô la/ 1 tháng.

Với số lương 140 đô mỗi tháng, 2 vợ chồng công nhân VN có thể mua được nhà không? Không. Nên họ phải thuê nhà và ở chung với 10-15 người khác trong 1 nhà, hoặc phải ở chung nhà với cha mẹ. Cuộc sống của họ 11 năm qua hay 20 năm qua cũng như vậy thôi.

Lương công nhân VN rẽ chính là lý do các nhà doanh nghiệp nước ngoài đang vào VN ào ạt lập hãng xưởng. Lương rẻ vì có phe ta bảo kê và bảo nên trả lương như thế(không thua gì Mafia ở Mỹ hoành hoành ở New York và Chicago trong thập niên 1920’s; nhưng tụi Mafia nầy không dữ dội bằng phe ta vì chúng ở trong công đoàn để xúi biểu tình đòi tăng lương, còn phe ta thì ngăn cấm biểu tình)

Đấy chính là lý do tại thời điểm nầy, 2008, người công nhân VN vẫn rất nghèo, nước ta vẫn rất nghèo, gặp rất nhiều khó khăn vì sự quá thông minh điều hành nền kinh tế của phe ta.

Hay nói đúng hơn là vì quyền lợi của phe ta và gia đình họ, nên phe ta phải kết hợp với chủ doanh nghiệp nước ngoài để trả lương cho người công nhân VN là 25 cents/ 1 giờ (hay, kềm mức lương ở 63- 80 đô mỗi tháng). Thêm vào đó, phe ta làm luật cấm không cho công nhân biểu tình, không cho thành lập công đoàn độc lập, với mục đích bóp cổ công nhân VN trong các thỏa thuận thương mại.

Đổi lại, các chủ hãng sẽ nộp các khoảng tiền mặt vào tài khoảng ngân hàng của phe ta ở nước ngoài mà không để lại dấu vết.

Cũng đúng thôi, có 4 chiếc chuyên cơ Boeing đời mới 2006 để hàng năm đưa cả gia đình vợ con đi du lịch các nước Âu Châu thăm Nhật, Mỹ, Nam Hàn và tìm thêm đối tác,…tất cả con cái, cháu chắt nội ngoại của phe ta đã được gởi qua Anh, Mỹ, Úc, Pháp để học trung học và đại học; ở trong nước phe ta đi xe hơi 4 cửa, đi làm việc hàng ngày, đeo cà vạt, ngồi phòng có máy lạnh, nhà được cấp phát và nơi ở có công an gác bảo vệ….Chủ hãng thì được hưởng lợi từ chi phí trả cho công nhân quá thấp.

Bởi vậy với câu hỏi: Tại Sao Chúng Ta có mặt ở Việt Nam? câu trả lời đúng đắn nhất là: Để Cả 2 Chúng Ta Cùng Bóp Cổ Công Nhân Việt Nam.

Bài đọc thêm:

Còn nhớ mấy bài báo trước, chúng ta đã nhìn thấy GDP của TQ hơn VN 46 lần (nếu dân số của TQ là 87 triệu người như VN) , và thu nhập tính theo GDP của mỗi người VN là 801 đô, trong khi của người TQ là 2451 đô (gấp 3 lần 1 người của ta là vì vậy) .

GDP của Trung quốc năm 2007 là 3251 tỉ dollars, của VN là 70 tỉ.

Dân số TQ là 1,3 tỉ = 15,5 dân số VN. Dân số VN là 86 triệu

Nhưng GDP của TQ = 46.5 lần của VN (3251/70 = 46).

Nghĩa là 3 lần cao hơn VN (nếu tính trên tương đồng về dân số).

Như vậy, một người dân ở TQ làm ra số hàng hóa và dịch vụ trong một năm tính ra hơn 1 người dân VN là khoảng 3 lần; hoặc có thể:

dùng GDP của 1 người TQ làm ra trong 1 năm là 2451 chia cho GDP của trung bình của 1 người VN là 801: 2451/801 = 3


http://www.worldpress.org/Asia/2925.cfm
http://www.china-labour.org.hk/en/node/100206
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(PPP)
source blog Trần Hoàng

———————————————————–

Tại sao Chúng ta Có mặt ở Việt Nam?

Bài của Harold Meyerson

Thứ Tư, ngày 9-7-2008; trang A15 (từ bản báo in)

Việc kinh doanh ở Trung Quốc đang bắt đầu tốn kém thực sự. Không phải là do công nhân Trung Quốc đang mua thêm căn nhà thứ hai cho mình hay bất cứ điều gì như là: họ vẫn thiếu một chút trong mức lương trung bình một đô la một giờ. Song quá nhiều người Trung Quốc giờ đây đã rời bỏ làng quê của mình lên các nhà máy mà đã có một thời như cái bể không đáy cho những công nhân trẻ mới vào nghề, song giờ cái bể ấy đang bị cạn dần, và mức lương của những nhân công trong dây chuyền lắp ráp đang tăng lên 10% mỗi năm.

Sẽ còn tệ hơn, khi mà những luật lao động mới đang làm khó thêm cho những chủ lao động gian lận trong việc trả lương và các chế độ đãi ngộ cho công nhân của mình. Nhiều doanh nhân Mỹ có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc đã [cảnh báo chống lại các đạo luật đó] và Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải đã phản đối thẳng thừng những đạo luật ấy. Song đã qua rồi cái thời kỳ tốt đẹp xa xưa với kỷ luật lao động kiểu Mao-ít, khi chính phủ có thể tống [hàng chục triệu] công nhân lành nghề về vùng quê đi làm ruộng để rèn luyện và hành hạ theo định kỳ. Những người kế thừa Mao, tuy [không động tới cái trò tra tấn như đã nói ở trên ở chỗ nầy hay ở chỗ kia mà chỉ giữ cho hệ thống chính trị điều hành xã hội cho hoàn hảo chạy theo với nền kinh tế, chính quyền TQ đã quan ngại với sự hài hòa của xã hội, ngay cả khi họ phải thuyết phục các ông chủ công ty phải ký các hợp đồng với công nhân của họ mặc cho ông chủ xí nghiệp chẳng muốn ký một chút nào.

[Doanh nghiệp Mỹ đang có nhiều lợi nhuận phải làm gì để cắt giảm chi phí? Nhiều doanh nghiệp đã tẩu thoát xuống phía nam của biên giới – không phải là biên giới ở phía nam nước Mỹ của chúng ta đâu nhé (chi phí kinh doanh ở Mexico quá cao), nhưng là biên giới của Trung Quốc].

[Doanh nghiệp Mỹ đang di chuyển tới Việt Nam.]

Theo một bài báo của Keith Bradsher đăng trên tờ New York Times vào tháng trước, các công ty đa quốc gia này, ví như Canon (nhà sản xuất máy in và máy photocopy) và Hanesbrands (‘đế chế’ chuyên sản xuất đồ lót đóng tại phía Bắc bang Carolina) đang mở rộng, hoặc xây mới các nhà máy tại Hà Nội, nơi mà họ sản xuất ra ào ạt các sản phẩm nặng về số lượng hơn là chất lượng để cung cấp cho Wal-Mart và các [cửa hàng] bán lẻ ở Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã tăng 136% trong khoảng từ 2006 đến 2007, trong khi ở Trung Quốc [mức đầu tư] chỉ tăng có 14%.

Lý do của việc di chuyển xuống phía nam là dễ hiểu: các công nhân nhà máy của Việt Nam thu nhập bằng một phần tư công nhân Trung Quốc.

Nhưng sao họ lại chọn Việt Nam chứ không phải là Thái Lan, nơi cũng có chi phí lao động rẻ tương tự?

[Dường nhu, lợi điểm của Việt Nam là thể chế chính trị. “Chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là sự ổn định hơn”] Laurence Shu, giám đốc tài vụ của Texhon, một trong những nhà sản xuất hàng dệt bông đứng đầu thế giới tại Thượng Hải đã nhận xét như vậy với Bradsher. Quan điểm nầy, Bredsher báo cáo, thì phổ biến trong số các nhà quản trị Á châu và cả một số nhà quản trị Mỹ nữa, mặc dù họ đều khéo léo không bao giờ nêu ra điều đó trong hồ sơ ghi chép. Rốt cuộc, Việt Nam, cũng như Trung Quốc, đã đặt ra ngoài vòng pháp luật các công đoàn độc lập. Thiếu vắng tự do ngôn luận và các cuộc bầu cử tự do, không có những thay đổi căn bản trong các chính sách của chính phủ là có vẻ phù hợp với động cơ của các doanh nhân Mỹ quá hiểu điều này.

Giờ đây, điều này là quá xa lạ đối với tôi để mà tiếc nuối cái cuộc sống tốt đẹp của người Việt Nam trước khi tư bản toàn cầu nhận thấy quá tốn kém ở đây và lại chuyển sang Bangladesh và Somalia.

Thế nhưng chẳng phải chúng ta chiến đấu cho một cuộc chiến để giữ cho Việt Nam khỏi đi theo cộng sản ư? Một chuyện gì ấy như là cái chết của 58.000 người Mỹ, phải không? Và giờ đây thương gia Mỹ trên thực tế thích đầu tư vào nước Việt Nam cộng sản so với nước Philippines có ít nhiều dân chủ hơn ? [Rất có thể, họ thích đầu tư vào Việt Nam cộng sản hơn là đầu tư vào một nước khác hỗn loạn hơn, ít được khép vào kỷ luật dân chủ hơn như ở Việt Nam, nếu như có cái kỷ luật dân chủ đó đang có thật.]

Hãy tưởng tượng, tựa như là một bài tập, rằng chúng ta đang cố gắng giải thích điều này cho [58.000 người Mỹ đã chết trong chiến tranh VN ấy, cùng với gia đình và những người thân thích của họ]. Chúng ta có thể biện luận rằng bằng cách đầu tư vào các nước cộng sản, chúng ta đang thúc đẩy họ hướng tới nền dân chủ. Thế nhưng mọi điều chúng ta biết về Trung Quốc gợi lên rằng, trên thực tế, những vốn đầu tư như vậy chỉ làm cho những chế độ độc tài mạnh thêm. Chúng ta có thể biện luận rằng những gì chúng ta đang thực sự làm [là đang đem] các quốc gia cộng sản vào hệ thống tư bản chủ nghĩa của thế giới. Lại thêm vào ấy nữa, tác động của việc đưa vào cái bể lao động toàn cầu hàng trăm triệu công nhân hưởng mức lương thấp kém – những người [mà đồng lương của họ ]được giữ trong vòng kiểm soát của cả hai, bản chất linh hoạt tư bản, và sự đàn áp của người cộng sản – là để tiếp tục [kềm giữ mức lương thấp] trong các nước dân chủ với những nền kinh tế tiên tiến và không có chiến lược quốc gia để giữ gìn và phát triển công ăn việc làm tốt tại quốc gia của mình (như tại Hoa Kỳ).

Hoặc chúng ta có thể biện luận rằng việc chống lại chủ nghĩa cộng sản của chúng ta trước đây là cao cả và tất cả đều đúng trừ phi cất được cái gánh nặng bởi những ảo tưởng của quá khứ, doanh nghiệp Mỹ được chính phủ Mỹ hỗ trợ, đã nhận ra rằng vấn đề với chủ nghĩa cộng sản không phải do nó [không có dân chủ] mà là do nó chống lại chủ nghĩa tư bản. Và rằng một khi chủ nghĩa cộng sản được hòa nhập vào một hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, ác cảm của nó hướng về chế độ dân chủ không chỉ không là một điều xấu mà thực sự là một điều tốt đẹp. Đó rõ ràng là một thứ logic chính trị chống đỡ cho sự dính líu của chúng ta với Trung Quốc. Sẽ có chút mạo hiểm để nói thế này về sự dính líu ngày càng nhiều vào Việt Nam của chúng ta: [kể từ khi] tất cả những người Mỹ có tên trên Bức Tường Kỷ Niệm tại National Mall (Công viên Quốc gia) đã có lẻ không nhận ra được mức độ tương hợp với các công ty của Mỹ trên toàn cầu mà chủ nghĩa cộng sản Việt Nam muốn trở thành, hoặc là sự nghiệp dân chủ đã trở nên không quan trọng thực sự chút nào hết.

Tôi phỏng đoán về [một lời ghi nhận ] từ giới quyền lực Mỹ gửi cho các nam nữ chiến binh của chúng ta có tên trên Bức Tường có thể như một mệnh lệnh. Tựa như: Này, các chiến hữu – xin được thứ lỗi về điều đó!

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

source: http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=1239#comments ————————————————————-

The Washington Post————————————————————————————————————

Why Were We in Vietnam?

By Harold Meyerson

Wednesday, July 9, 2008; Page A15

Doing business in China is beginning to cost real money. Not that Chinese workers are buying second homes or anything like that: Their average wage is still a little short of a dollar an hour. But so many Chinese have now left their villages for the factories that the once bottomless pool of new young workers is beginning to run dry, and the wages of assembly-line employees are rising 10 percent a year.

Worse yet, new labor laws are making it harder for employers to cheat their workers out of their wages and benefits. Many American businesses that do their manufacturing in China had warned against those laws; the American Chamber of Commerce in Shanghai had flatly opposed them. But the good old days of Maoist labor discipline, when the government could send tens of millions of skilled workers down to the farms to be toughened up and periodically tortured, are gone. Mao’s heirs, though not above a touch of torture here and there just to keep the system humming along, are concerned, as he was not, with achieving social harmony, even if that means compelling employers to sign, and honor, contracts with their employees.

Confronted with such appalling squishiness, what’s a good, cost-cutting American business to do? Many are fleeing south of the border — not our border (Mexico costs way too much) but China’s.

They’re bound for Vietnam.

According to a report by Keith Bradsher in the New York Times last month, such multinational companies as Canon (the printer and copier maker) and Hanesbrands (the North Carolina-based underwear empire) are expanding or building factories in Hanoi, where they churn out products for Wal-Mart and other American retailers. Foreign direct investment in Vietnam increased 136 percent between 2006 and 2007, while it increased just 14 percent in China.

The reason for the move south is straightforward: Vietnamese factory workers make about a quarter of what their Chinese counterparts earn.

But why Vietnam and not, say, Thailand, where labor is similarly cheap?

Vietnam’s edge, it seems, is political. “Communism means more stability,” Laurence Shu, the chief financial officer of Shanghai-based Texhong, one of the world’s leading manufacturers of cotton fabrics, told Bradsher. This view, Bradsher reports, is common among Asian executives and some American executives, too, though they have the presence of mind never to say so on the record. After all, Vietnam, like China, outlaws independent unions. Absent free speech and free elections, no radical shifts in the government’s economic policies are likely to be sprung upon unsuspecting American businesses.

Now, far be it from me to begrudge the Vietnamese their moment in the sun before global capital finds them too costly and moves on to Bangladesh and Somalia. But didn’t we fight a war to keep Vietnam from going communist? Something like 58,000 American deaths, right? And now American business actually prefers investing in communist Vietnam over, say, the more or less democratic Philippines? In all likelihood, it would prefer investing in communist Vietnam to investing in a more chaotic, less disciplined democratic Vietnam, if such existed.

Let’s imagine, just as an exercise, that we’re trying to explain this to those 58,000 Americans and their loved ones. We could argue that by investing in communist countries, we’re pushing them toward democracy. But everything we know about China suggests that, in reality, such investments merely make authoritarian regimes stronger. We could argue that what we’re really doing is bringing communist nations into the world capitalist system. Then again, the effect of bringing into the global labor pool hundreds of millions of low-wage workers — people whose wages are held in check by both capital mobility and communist repression — is to hold down wages in democratic nations with advanced economies and with no national strategy to preserve and expand good jobs at home (i.e., in the United States).

Or we could argue that our onetime opposition to communism was noble and all that but that, unburdened by the illusions of the past, American business, backed by the American government, has realized that the problem with communism wasn’t that it was undemocratic but that it was anti-capitalist. And that once communism was integrated into a world capitalist system, its antipathy toward democracy not only wouldn’t be a bad thing but would actually be good. That is clearly the political logic that underpins our involvement with China. It’s a little dicier to say this about our growing involvement with Vietnam, since all those Americans whose names are on that wall on the Mall probably didn’t realize how compatible with global American enterprise Vietnamese communism would turn out to be or how the cause of democracy would turn out to have been of no real importance at all.

I guess a note from the American establishment to those men and women with their names on the Wall would be in order. Something like: Say, guys — sorry ’bout that!

meyersonh@washpost.com

Tags: 333:tạisaochúngtacómặtởviệtnam?

Thursday July 10, 2008 – 05:32am (PDT) Permanent Link | 1 Comment
Hội chứng Thầy tăng Nổi giận ở Châu Á
Hội chứng Thầy tăng Nổi giận ở Châu ÁBài của Megawati Wijaya

Ngày 9-7-2008

SINGAPORE – Từ Sri Lanka tới Nam Triều Tiên, từ Tây Tạng tới Myanma, giới tăng lữ Phật giáo Á châu với số lượng chưa từng thấy đang áp dụng quyền uy tinh thần của mình lên trên các vấn đề chính trị, từ bỏ tình trạng xa rời với các sự kiện diễn ra trên thế gian và [gây ra điều mà ít nhất một học giả ám chỉ tới như hội chứng tăng lữ nổi giận lan rộng khắp nhiều miền]

Những nhà tu khổ hạnh bị khích động đã làm nên những hàng tít lớn trên tin tức báo chí toàn cầu vào năm ngoái trong cuộc “Cách mạng màu Vàng nghệ” của Myanma, nơi với hàng nghìn người [tăng lữ đã xuống đường phản kháng những chính sách của chính quyền quân sự và sự ngược đãi có chủ tâm của chính quyến đến các thành viên trong giới tăng lữ của họ]. Vào lúc cao trào của cuộc náo loạn, các nhà sư đã vứt bỏ “chiếc bao tay biểu tượng” của mình bằng việc lật úp những chiếc bát nhận của bố thí và từ chối nhận những đồ cúng tặng từ các giới chức chính quyền và thành viên gia đình họ.

Vào năm nay, hơn 300 nhà sư Tây Tạng đã tuần hành phản kháng tại Lhasa trong lễ kỷ niệm 49 năm một cuộc nổi dậy [của ngưởi Tây tạng chống lại ách cai trị của Trung Quốc và để nói lên những bất mãn và nuối tiếc hiện nay], bao gồm những lời kêu gọi đòi trả tự do cho những nhà sư đã bị giam giữ vào năm ngoái sau khi Đức Dalai Lama được Quốc hội Hoa Kỳ trao tặng một huân chương danh dự, yêu cầu rút toàn bộ quân đội và nhân viên an ninh Tung Quốc ra khỏi các tu viện, và đưa trở lại các nhà sư đã bị trục xuất khỏi tu viện vì họ không chịu thực hiện những cuộc sát hạch “giáo dục lòng yêu nước” vì những chương trình này đòi hỏi phải lăng mạ Đức Dalai Lama.

Và vào cuối tuần qua, hàng nghìn sư sãi Phật giáo đã gia nhập cùng các công dân Nam Triều Tiên trong những cuộc mít tinh lớn dưới ánh sáng đèn nến trước tòa thị chính thành phố Seoul để phản đối quyết định có thể gây tranh cãi của chính phủ vào tháng Tư cho phục hồi việc nhập khẩu thịt bò từ Hoa Kỳ, [loại thịt ] mà những người phản đối tin rằng [đã có thể bị nhiễm] với bệnh bò điên. Sự can dự của các nhà sư vẫn thường thờ ơ với chính trị trong các cuộc mít tinh đã gây thêm áp lực đòi chính phủ xem xét lại quyết định không hợp lòng dân này.

[Trong khi mỗi cuộc phản đối của các nhà sư là không giống nhau vì những đòi hỏi và đặc tính của nó, giới tăng lữ Phật giáo] đang làm cho những tiếng nói chính trị của họ được lắng nghe theo những cách chưa từng thấy và ngày càng gia tăng lên về số lượng trong khắp khu vực. [Trong tiến trình nay], họ đang đưa [cộng đồng tăng lữ thoát khỏi tình trạng cô lập và trực tiếp đem nó tới với những cuộc tranh đấu] chính trị hàng ngày. Những hình ảnh ngày càng lớn dần của các nhà sư Phật giáo đang đi đầu trong các cuộc phản đối chính trị đã tạo nên một tương phản rõ rệt với [nét điềm tỉnh quen thuộc và dáng khổ hạnh trong tấm áo choàng thanh thản đang ngồi thiền định để đạt được giác ngộ trong kiếp tới]

John Whalen-Bridge, đồng biên tập của một loạt sách viết về Phật giáo, đã coi hiện tượng khác thường đang gia tăng đó như là “hội chứng nhà sư nổi giận”, một lối bỡn cợt ám chỉ tới sự chuyển hướng của giới tăng lữ từ việc mưu cầu sự thanh thản với việc can dự bằng tranh đấu đòi hỏi thay đổi về chính trị và sự công bằng kinh tế. Các nhà sư hoạt động chính trị không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới. Các nhà quan sát phương Tây [sẽ hầu như nhớ lại] những hình ảnh của hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu để phản đối tình trạng tham nhũng và đàn áp của chính quyền Nam Việt Nam vào tháng Sáu năm 1963.

[Điều ít được biết tới hơn] là vai trò của bạo lực mà những người khổ hạnh từng chịu thiệt thòi đã thể hiện trong cuộc chiến Trung-Nhật (1937-1945), khi những nhà sư Trung Hoa từ bỏ cam kết bất bạo động của mình cho những lý lẽ của lòng yêu nước. Một số nhà sư vào thời điểm đó đã bình thản viện dẫn kinh Phật để bào chữa cho hành động tiêu diệt những kẻ thù Nhật Bản của mình. Ở bên kia chiến tuyến, các thầy tu của Thiền Đạo Nhật Bản [Zen] cũng đã thể hiện tương tự với tư cách là những người bảo vệ tích cực và hiển nhiên cho đế quốc Nhật Bản và các chính sách dân tộc chủ nghĩa của nó.

Các nhà sư cũng là những người đi đầu phản kháng dưới thời thực dân ở Burma trước khi nước này được biết đến dưới cái tên Myanma như ngày nay khi giành được độc lập từ nước Anh năm 1948. Sau khi độc lập, các nhà sư đã dính líu tích cực vào các cuộc nổi dậy trên khắp đất nước vào năm 1988 chống lại chính quyền được lãnh đạo bởi hội đồng tư vấn quân sự, song các cuộc nổi dậy này cuối cùng đã bị quân đội dẹp tan. Có nhiều bản miêu tả về các nhà sư đã vót nhọn những [chiếc tăm] xe đạp rồi phóng chúng vào đám binh lính trong các cuộc hỗn chiến dữ dội.

Đợt sóng trào các cuộc náo loạn chính trị gần đây do các sư sãi lãnh đạo, luôn hướng tới mục tiêu đưa tiếng nói đến với số đông dân chúng vẫn thường nín lặng, dường như báo hiệu một sự thức tỉnh chính trị trong giới tăng lữ Phật giáo Á châu. Được tổ chức tốt và hầu hết các trường hợp diễn ra một cách hòa bình, những người phản kháng đã đưa ra một lời tái khẳng định mạnh mẽ đến những vấn đề liên quan của xã hội thuộc [cộng đồng phật giáo ]trong thời điểm hiện tại. Nó cũng là một [chiều hướng chính trị] thâm thúy tiềm tàng, mà trong đó các nhà sư {có khuynh hướng lên tiếng} nhân danh những kẻ bị áp bức chính trị và đè nén về kinh tế.

[Trong những quốc gia bị cai trị bởi chế độ độc tài, đa số dân chúng chủ yếu theo đạo Phật]. Ví dụ như tại Myanma và Việt Nam, các nhà sư đã đi đầu về trách nhiệm đạo đức chống lại chính quyền lừa dối và hà khắc của họ. Tại các nước tiến bộ hơn về kinh tế như Thái Lan và Nam Triều Tiên, các nhà sư hoạt động chính trị đang làm nổi lên tình trạng bất bình đẳng lớn và nạn tham nhũng tràn lan [đang đi kèm theo] với đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Những phản kháng nửa vời

Những cuộc phản kháng thưa thớt này nói lên điều gì về niềm tin hiện thời trong cộng đồng? Pattana Kitiarsa, một giáo sư thuộc ban Nghiên cứu về Đông Nam Á trường Đại học Quốc gia Singapore, đã tin rằng vai trò của [cộng đồng tăng lữ hay giáo hội] thường bị hiểu sai trong bối cảnh lịch sử và cận đại.

“Đạo phật và các nhà sư thường bị rập khuôn trong cái vẻ yêu chuộng hòa bình, lánh xa cõi trần tục, điềm tĩnh, thanh thản và tự chủ” ông nhận xét. “Tuy nhiên, khi các nhà sư trở nên hoặc lựa chọn để trở thành [các diễn viên]phải giao tranh nơi trần thế, họ đã đặt bản thân mình vào một vị thế quen thuộc với việc bày tỏ ý kiến, giao thiệp, hành động, hay cư xử với thế giới trần tục.”

Quả vậy, cá nhân các nhà sư đã nổi lên về thái độ chính trị và xã hội của riêng mình. Nhà sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh đã xúc tiến trong một thời gian dài cái gọi là “Đạo Phật gắn kết với xã hội”, [nhóm nầy ủng hộ sự áp dụng] các nguyên lý nhà Phật hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và chính trị. Tổ chức cứu tế cơ sở của ông đã giúp tái thiết nhiều làng mạc bị bom đạn tàn phá, dựng lại trường học và bệnh xá, tái định cư cho các dân quê không nhà không cửa, và tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp trong suốt thời gian cuộc Chiến tranh Việt Nam, song sau đó ông đã phải sống lưu vong vì những hoạt động chống chiến tranh bằng bất bạo động của mình.

Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo của chính phủ lưu vong Tây Tạng và là người được trao giải Nobel Hòa bình cho phương pháp đấu tranh chính trị bất bạo động của ông, là một nhà sư cá biệt giống như vậy trong khuôn mẫu “gắn kết với xã hội” của mình. Tựa như ni cô Phật giáo Cheng Yen ở Đài Loan, cũng là nhà giáo, nhà từ tâm, với Quỹ Tzu-Chi là một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất ở quốc đảo này với văn phòng đặt tại 30 quốc gia trên khắp thế giới, tham gia vào các hoạt động trên một phạm vi rộng lớn từ cứu trợ thảm hoạ, bảo vệ môi trường cho tới hiến tặng tuỷ xương.

Khi các nhà lãnh đạo Phật giáo có uy tín trên phạm vi toàn cầu đã trợ giúp để đẻ ra một cuộc vận động trên toàn thế giới cho [một đạo Phật nhập thế], những phát triển gần đây cho thấy rằng cuộc vận động đang vượt quá phạm vị chỉ là một cá nhân và đang gánh vác những trách nhiệm của đại chúng. [Những nhà sư có kiến thức chuyên môn sâu rộng và đã được quốc tế hóa đang liên kết lực lượng với nhau thành những một khối có số lượng to lớn hơn chưa từng thấy] nhằm phát động những cuộc phản kháng lớn hơn chống lại các chính phủ nước họ[ và giúp nhận thức những nhóm người/nước đang gây ra các bất công kinh tế.]

Thế nhưng liệu có phải sự gia tăng các phong trào quần chúng sâu rộng này, thường có tính cách chính trị, là trái với lời tuyên giảng của Phật Thích ca tránh can dự vào các vấn đề trần thế và phải chịu đựng trong tinh thần thanh thản?

Geshe Jangchup Choeden, một nhà sư-nhà giáo Tây Tạng thuộc tu viện Garden Shartse tại Ấn Độ, cho rằng điều đó tuỳ theo các kinh kệ cổ với nhà sư “lý tưởng” là có kỷ luật và biết tiết chế trong mọi hành động, những hành động nầy có thể đưa nhà sư vào trong cuộc xung đột với những người mộ đạo. Song, ông đặt dấu hỏi, “Liệu có thể có một nhà sư lý tưởng trong thế giới hiện đại hay không? [nhà sư lý tưởng thì cơ bản phải làm ra sao, đúng với những thời-điểm nào, khi nào và nơi nào họ cần phải nắm lấy những hành động chống lại bất công hay cho hạnh phúc của dân chúng ?”]

Liệu việc các nhà sư phản kháng ở Myanma, những người đã được huy động ồ ạt vào năm ngoái chống lại một bộ máy cai trị quân sự khét tiếng vì những hành động vị phạm nhân quyền và dung dưỡng nạn tham nhũng, đã sống với lý tưởng này là điều dứt khoát có thể thảo luận được. Chính quyền đã cáo buộc nhiều nhà sư lãnh đạo các cuộc biểu tình khoát áo choàng như là những nhà sư “giả danh” và tấn công, bắt giam nhiều người trong số họ và các môn đệ của họ. Các nhà sư khác đã bị lực lượng an ninh [quản chế] trong các tu viện của mình.

Tại Sri Lanka, các nhà sư Phật giáo [đang chia làm nhiều phe phái một cách rõ ràng giữa lúc quốc gia nầy đang bị phân cực sâu sắc và ngày càng gia tăng các cuộc bạo động về sắc tộc và tôn giáo dựa trên những sự kiện chính trị]. Ở đó, các nhà sư có các đảng phái chính trị của riêng mình, ngồi trong nghị viện, và là lực lượng ủng hộ mạnh mẽ nhất cho chiến dịch của chính phủ Phật giáo Sinhalese dùng lực lượng quân sự xoá sạch hầu như hoàn toàn nhóm ly khai Những con Hổ Giải phóng Tamil Eelam của người Hindu (LTTE).

Giáo sư Kitiarsa chỉ rõ về [những huấn luyện ban đầu khác nhau, nền tảng giáo dục khác nhau, và việc thực hành lễ lạc tại các tu viện cũng khác nhau] tạo nên những phản ứng khác nhau từ các nhà sư. [“Trong thực tế, chưa từng có một nhà sư nào đơn thuần theo ý nghĩa ấy.] Chỉ có bản thân Phật Thích Ca được coi là một nhà sư kiểu mẫu,” ông nói. “Các nhà sư trong thế kỷ 21 có thể là binh lính, nhà hoạt động xã hội, pháp sư, các ẩn sĩ. Tất cả các nhà sư này đều mong ước tiếng nói của mình được lắng nghe theo những cách của riêng họ.”

Điều đó rõ ràng là trường hợp khi các nhà sư Tây Tạng than khóc và thét lên “Tây Tạng không có tự do! Tây Tạng không có tự do!” khi các thành viên trong đoàn nhà báo phương Tây tới thăm ngôi Đền Jokhang, một trong những nơi thờ phượng linh thiêng nhất tại Tây Tạng, trong một chuyến đi của giới báo chí do nhà nước kiểm soát vào tháng Ba. Những khung cảnh khác thường này giúp lưu giữ sự kiện đàn áp thẳng tay của lực lượng an ninh nhà nước gần đây và hành động tiếp tục chiếm đóng Tây Tạng vẫn được có trên các dòng tít lớn của báo chí quốc tế [trước thời gian có việc] đăng cai Thế vận hội Olympic Mùa hè của Bắc Kinh vào tháng Tám.

Có những nguy cơ trần thế trùng hợp khi hành động can dự mang tính chất xã hội nằm trong những trường hợp nhất định bị lôi kéo vào những mục đích chính trị hẹp hòi. Ví dụ tại Nam Triều Tiên, nơi mà các nhà sư nằm trong lực lượng tiên phong của các cuộc phản kháng trên đường phố chống lại quyết định nhập khẩu thịt bò Mỹ, rồi các cuộc biểu tình ngày càng lớn dần theo sự lối kéo từ [các đối thủ cánh tả của chính phủ tân bảo thủ mới] do Tổng thống Lee Myung-bak đứng đầu.

Thế nhưng tại các quốc gia như Myanma hay những địa điểm như Tây Tạng, nơi mà cuộc tranh luận về đạo đức nhằm chống lại mệnh lệnh chính trị của chính quyền tỏ ra hiển nhiên hơn, các nhà sư với số lượng ngày càng nhiều thêm đang [hoang mang ra khỏi con đường mòn giữa quá khứ của tình thương yêu, hướng] đến những gì mà một số người coi như là một con đường gắn kết với xã hội hơn. [“Không có gì là sai lầm hay thiếu phẩm chất trước cuộc phản kháng của giáo hội quá đồng cảm sâu sắc cho tình nhân loại “] Choeden nhận xét. “Song một khi những đích nhắm của họ đã đạt được, càng sớm càng tốt các nhà sư cần quay trở lại ngay với mục tiêu ban đầu của mình và tránh không để bị lôi cuốn vào những lề thói của thế giới trần tục.”

Megawati Wijaya là một ký giả tự do tại Singapore.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


*The jet-setting Dalai :

Trong bài nầy, có một từ đáng chú ý.Jet setting là một tính từ (adjective), jet set = danh từ.

The jet-setting Dalai = Đức Đạt Lai Lạt Ma, thuộc nhóm những người giàu có, nhóm nầy làm công việc xã hội mang tính chất quốc tế, những người thuộc nhóm này thường du lịch từ nơi nầy đến nơi khác, nước nầy đến nước khác theo một kiểu cách riêng.

Nhóm jet setting nầy thường tổ chức các buổi học tập về phật pháp, về thiền, về các phương cách làm giảm stress, tăng tiến về đời sống tâm linh cho mình, cho gia đình, giúp ích cho xã hội, hoặc họ tổ chức các cuộc nói chuyện gây quỹ, kêu gọi mọi người góp tiền bạc, sức lực, thời gian, khả năng để giúp đỡ nạn nhân của một thiên tai nào ấy vừa mới xẩy ra ở một nước nào ấy.

Lợi tức của một số người trong nhóm nầy là giáo dục, kinh doanh,…. Riêng trường hợp của bài nầy là các buổi học thăng tiến về đạo đức và tâm linh. Các buổi dạy ngắn ngày (1 ngày, 3 ngày, 1 tuần, 15 ngày, 1 tháng, 3 tháng) có học phí khá cao (1 ngày là 70-80 đô ; thức ăn là vài trái táo, vài món trái cây, nước lạnh; muốn ăn thêm thì trả thêm tiền). Chi phí cho 1 tuần học tập là vài trăm đô đến hơn một ngàn đô (ăn, uống, ngũ, thảo luận, học tập). Nếu ở lâu, học phí lên tới vài ngàn đô). Địa điểm giảng thường là các resort ( sở hữu chủ là của nhóm jet setting nầy) ; các resort nầy thường nằm sát bờ biển it người qua lại, hay các khu vực xa chốn bụi trần.

Một người VN thuốc nhóm jet setting nầy là thiền sư T. Nhất Hạnh. Nơi dạy chính của của ông là Làng Mai ở Pháp. Một cơ sở khác của ông ở Mỹ, tiểu bang New York.

Khách hàng (người theo học) thường là các tầng lớp trí thức giàu có, các giáo sư đại học, các nhà chính trị, lãnh đạo báo chí, lãnh đạo quân đội, lãnh đạo cảnh sát, các chủ doanh nghiêp, các vị kiếm tiền nhiều, gặp nhiều khó khăn trong đời sống vì đầu óc có nhiều nổi buồn lo (bị buồn phiền, bị căng thẳng nên không ăn được, không ngũ được, thiếu hạnh phúc gia đình, gia đạo không vui, bị vợ bỏ 🙂

Cở sở giảng dạy:
1./ Tu Viện Làng Mai: Làng Mai là một trung tâm thiền tập tọa lạc tại miền Tây Nam nước Pháp được hình thành vào đầu năm 1982. Trước có tên là làng Hồng, sau đó, trồng 1250 cây mai thuộc loại pruniers dAgen, rất ngọt và đậm đà, đã được trồng bằng tiền túi của thiếu nhi gốc Việt Nam về tu học, cho nên Làng Hồng đã đổi tên thành Làng Mai. Đây là cơ sở chính rất lớn.

2./Tu viện Lộc Uyển: Deer Park là tên một thung lũng ẩn mình giữa những sườn đồi phía Tây Bắc thành phố Escondido, thuộc quận San Diego, tiểu bang California, với diện tích 434 mẫu Anh, có cảnh núi đồi hùng vĩ và những rừng cây cho nhiều bóng mát.

3./ Tu Viện Bích Nham: Blue Cliff Monastery, rộng 80 mẫu tây (1 mẫu tây = 4250 mét vuông. 80 mẫu tây= 32 mẫu ta = 320,000 mét vuông) thành lập 2007, ở trong một thung lũng thuộc vùng rừng núi New York.

4./ Ngoài ra, the jet seeting Ven. Thích Nhất Hạnh còn đi giảng đạo ở Anh, Ý, Ấn độ, Úc châu….được tổ chức nhiều lân mỗi năm
——————————————————————-

ASIA TIMES

————————————————————————————————————

Asia’s angry monk syndrome
By Megawati Wijaya
Jul 9, 2008

SINGAPORE – From Sri Lanka to South Korea, from Tibet to Myanmar, Asia’s Buddhist clergy are in unprecedented numbers exerting their moral authority onto politics, abandoning their detachment from worldly events and giving rise to what at least one academic has referred to as a region-wide “angry monk syndrome”.

Agitated ascetics made global headlines last year during Myanmar’s “Saffron Revolution”, where in their thousands they took to the streets to protest against the military government’s policies and perceived mistreatment of clergy members. At the height of the unrest, monks dropped the symbolic gauntlet by overturning their alms bowls and refused to accept donations from government officials and their family members.

This year, over 300 Tibetan monks marched in protest in Lhasa in commemoration of the 49th anniversary of an uprising against Chinese rule and to air more modern complaints and grievances, including calls for the release of monks detained last year after the Dalai Lama was awarded a congressional medal of honor by the United States, for the withdrawal of all troops and security personnel from their monasteries and the re-instatement of monks expelled from monasteries for their failure of “patriotic education” exams that required them to denounce the Dalai Lama.

And over the weekend, thousands of Buddhist monks joined South Korean citizens in candlelight rallies in front of Seoul’s city hall to protest the government’s controversial decision in April to resume imports of beef from the United States, which protestors believe could be tainted with mad cow disease. The usually apolitical monks’ involvement in the rallies exerted additional pressure on the government to review the unpopular decision.

While each monk protest is unique in its demands and character, Buddhist clergymen are making their political voices heard in unprecedented ways and increasing numbers across the region. In the process they are often bringing the Sangha out of detached isolation and directly into the cut-and-thrust of everyday politics. The growing images of Buddhist monks leading political protests cuts a sharp contrast to the cliched calm and serene robe-wearing ascetic meditating in the pursuit of otherworldly enlightenment.

John Whalen-Bridge, co-editor of a series of books on Buddhism, refers to the growing phenomenon as “angry monk syndrome”, a flip way of referring to the clergy’s departure from the pursuit of equanimity and raised-fist involvement in the call for political change and economic justice. Politically active monks are not an entirely new phenomenon. Western observers will likely recall the images of Vietnamese monk Thich Quang Duc, who, in protest against the corruption and repression of the South Vietnamese government, self-immolated himself in June 1963.

Lesser known is the violent role aggrieved ascetics played during the Sino-Japanese war (1937-1945), when Chinese monks abandoned their commitment to non-violence for reasons of patriotism. Certain monks at the time even cited Buddhist scriptures to justify killing their Japanese enemies. On the other side of the battlefield, Zen priests were similarly conspicuous as aggressive and visible defenders of imperial Japan and its nationalistic policies.

Monks were also in the forefront of protests in colonial Burma before the country now known as Myanmar won independence from Britain in 1948. After independence, monks were actively involved in the nationwide uprisings against the military junta-led government in 1988, which were eventually crushed by soldiers. There are accounts of monks sharpening bicycle tire spokes and launching them at soldiers during that violent melee.

The recent surge in monk-led political ferment, usually towards the aim of giving voice to the often silent majority, seems to signal a political reawakening of Asia’s Buddhist clergy. Well-organized and in most instances peacefully executed, the protests have provided a resounding reaffirmation to the Sangha’s social relevance in modern times. It is also a potentially profound political trend, in that monks tend to speak out on behalf of the politically oppressed and economically downtrodden.

That’s the majority of the population in many authoritarian-run countries with substantial Buddhist populations. In Myanmar and Vietnam, for instance, monks have led the moral charge against their respective abusive and repressive governments. In more economically advanced Thailand and South Korea, politicized monks are highlighting the gross inequalities and rampant corruption that has accompanied rapid economic growth.

Middle-way protests

What do these scattered protests say about the Sangha’s contemporary mindset? Pattana Kitiarsa, an associate professor in the department of Southeast Asian Studies at the National University of Singapore, believes the Sangha’s role has frequently been misunderstood in historical and modern context.

“Buddhism and Buddhist monks are often stereotyped as peace-loving, world-rejecting, calm, serene and poised,” he said. “However, when monks become or choose to become worldly-engaged actors, they have put themselves in a familiar position of expressing, communicating, acting, or dealing with the mundane world.”

To be sure, individual monks have stood out for their political and social postures. Vietnamese monk Thich Nhat Hanh has long promoted so-called “socially engaged Buddhism”, which advocates the application of Buddhist principles towards resolving social, environmental and political problems. His grassroots relief organization helped to rebuild bombed villages, re-establish schools and medical centers, resettle homeless villagers, and organize agricultural co-operatives during the Vietnam War, but he was later exiled due to his non-violent anti-war activities.

The jet-setting Dalai Lama, head of Tibet’s government-in-exile and winner of the Nobel Peace prize for his non-violent approach to political struggle, is an individual monk of that same socially-engaged mold. As is Taiwan’s Buddhist nun, teacher and philanthropist, Cheng Yen, whose Tzu-Chi Foundation is one of the island-state’s largest charity organizations with offices in over 30 countries around the world, undertaking activities as wide-ranging as disaster relief, environmental protection and bone marrow donations

While globally recognized Buddhist leaders have helped to spawn a world wide movement of engaged Buddhism, recent developments show that the movement is transcending mere individuals and taking on mass proportions. Internationalized and well-informed monks are joining forces in ever larger numbers to launch mass protests against their respective governments and perceived unjust economic actors.

But does this growing, often political, mass movement contradict the Buddha’s teaching to eschew worldly matters and abide in equanimity?

Geshe Jangchup Choeden, a Tibetan Buddhist monk-teacher from the Gaden Shartse monastery in India, says that according to ancient scriptures the “ideal” monk is disciplined and refrains from all actions which might bring him into conflict with the clergy’s devotees. But, he asks, “Is it possible to have an ideal monk in the modern world? How essential is the ideal monk in times or at places when and where they are needed to take actions against injustice or for the well-being of the people?”

Whether Myanmar’s protesting monks, who mobilized en masse last year against a military regime notorious for its human rights abuses and entrenched corruption, lived up to this ideal is definitely debatable. The government accused many of the robed demonstration leaders as “fake” monks and assaulted and jailed many of them and their followers. Other monks were confined by security forces to their monasteries.

In Sri Lanka, Buddhist monks are clearly taking sides amid the country’s deeply polarized and increasingly violent ethnic- and religion-based politics. There they have their own political parties, sit in parliament, and are the strongest supporter of the Sinhalese Buddhist government’s campaign to militarily obliterate the mostly Hindu Liberation Tigers of Tamil Eelam (LTTE) separatist group.

Academic Kitiarsa points to the diverse upbringings, educational backgrounds and monastic practices for varied monk responses. “In reality, there has never been one singular monk. Only Buddha himself is considered a model monk,” he said. “Monks in the 21st century could be militants, activists, magicians, forest-dwelling world renouncers. All these monks wish to have their voices heard in their own ways.”

That was clearly the case when Tibetan monks wept and cried out “Tibet is not free! Tibet is not free!” when Western media members visited Jokhang Temple, one of Tibet’s holiest shrines, during a government-managed press tour in March. These extraordinary scenes helped to keep the government’s recent security crackdown and continued occupation of Tibet in international headlines ahead of Beijing’s hosting of the Summer Olympic Games in August.

There are concurrent worldly risks that the socially engaged movement is in certain instances being manipulated for narrow political purposes. In South Korea, for instance, where monks have been on the vanguard of the street protests against US beef imports, the demonstrations are now increasingly being driven by liberal opponents of President Lee Myung-bak’s new conservative government.

But in countries like Myanmar or places like Tibet, where the moral argument against the prevailing political order is more obvious, monks are in increasing numbers straying from the past middle path of loving kindness towards what some see as a more socially-engaged path towards enlightenment. “There is nothing wrong or undesirable with the Sangha protesting out of their compassion for humanity,” said Choeden. “But once their aims are achieved, they should get back as soon as possible to their purpose and avoid drifting into the ways of the world.”

Megawati Wijaya is a Singapore-based freelance journalist. She may be contacted at

(Copyright 2008 Asia Times Online (Holdings) Ltd. All rights reserved. Please contact us about sales, syndication and republishing.) megawati.wijaya@gmail.com.

source: bác Ba Sàm http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=1234&n=28500

Wednesday July 9, 2008 – 04:39pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Óc Tưởng Tượng Giúp Ta Khỏi Bệnh Tâm Thần: Sự Sợ Hải Đám Đông
*Mến tặng PT, mặc dù không hề quen biết, nhưng đã làm giống hệt như 2 phụ nữ trong bài nói chuyện nầy.

J. H. Rowling, tác giả của Harry Potter, diễn giả tại buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên trường đại học Harvard, ngày 5 tháng 6, 2008
Những Phúc Lợi Thêm of Thất bại và Sự Quan Trọng của Óc Tưởng Tượng

Sự Quan Trọng của Óc Tưởng Tượng

….Ngày nào tôi còn sống thì ngày ấy tôi sẽ còn nhớ lại có lần đi dọc theo hàng hiên vắng tanh và đột nhiên nghe, từ sau một cánh cửa đóng kín, một tiếng hét lớn lên vì đau đớn và kinh hoàng mà dường như tôi chưa từng bao giờ nghe trước đó. Rồi cánh cửa mở, và nhà nghiên cứu thò đầu ra và nói tôi chạy đi làm cho bà một ly cafe nóng mang đến cho người thanh niên trẻ đang ngồi với bà. Trước đây 5 giây, bà ta vừa mới cho người thanh niên ấy biết tin rằng, để trả thù cho việc gióng lên tiếng nói thẳng thắng đối lập của anh ta với chế độ cầm quyền của quốc gia, mẹ của anh ta đã bị nhà nước bắt và bị xử tử.

Mỗi ngày trong tuần làm việc của tôi trong những năm tôi vừa ngoài hai mươi tuổi, tôi được nhắc nhở rằng tôi thật may mắn không thể nào tin được, để sống trong một quốc gia với một chính quyền được bầu lên một cách dân chủ, nơi mà hoạt động hợp pháp, chính quyền đại diện hợp pháp và tòa án công khai đã là những quyền cơ bản của mọi người.

Mỗi ngày, tôi đã nhìn thấy càng nhiều bằng chứng về những tội ác mà con người sẽ gây ra cho những người đồng loại với mình, để tranh giành thêm quyền lực, hay để duy trì quyền lực. Tôi đã bắt đầu có những cơn ác mộng, những cơn ác mộng thật sự, về một số những gì tôi đã nhìn thấy, đã nghe, và đã đọc.

Nhưng tôi cũng học được nhiều hơn về lòng tốt của con người tại tổ chức Ân Xá Quốc tế hơn những gì tôi đã từng biết đến trước đó.

Tổ chức Ân xá Quốc Tế đã đã huy động hàng ngàn người, những người chưa bao giờ bị tra tấn hành hạ hay bị bỏ tù vì những niềm tin của mình để hành động trên tư cách của những người đang bị tù. Năng lực của sự cảm thông của con người, dẫn đến hành động tập thể, bảo vệ tính mạng của nhiều người, và trả lại tự do cho những tù nhân lương tâm. Những người bình thường, hạnh phúc và an ninh cá nhân của họ được bảo đảm, tham gia cùng nhau với số lượng lớn để cứu những người mà họ chưa từng biết đến, và sẽ không bao giờ gặp mặt. Sự tham dự nhỏ bé của tôi trong tiến trình ấy đã là một trong những kinh nghiệm đầy cảm hứng và trân quí nhất của đời tôi.

Không như những sinh vật khác trên trái đất, con người ta có thể học hỏi và hiểu biết, mà không cần trải qua kinh nghiệm. Họ, những người làm việc trong Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, có thể tự suy nghĩ thay cho đầu óc của người khác, tự tưởng tượng đặt mình vào vị trí của người khác.

Dĩ nhiên, đây là một năng lực, giống như loạt truyện chứa đầy ảo thuật có tính tưởng tượng của tôi, năng lực ấy trung hòa về mặt đạo đức. Người ta có thể xử dụng một khả năng như thế ấy để nhào nặng, hay kiểm soát, tựa như để hiểu biết hay đồng cảm.

Và nhiều người không thích sử dụng trí tưởng tượng của họ một chút nào hết. Họ lựa chọn để sống một cách thoải mái trong những ranh giới của kinh nghiệm cuộc sống của riêng họ, và không bao giờ nhọc lòng để tự hỏi cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu mình được sinh ra ở một nơi khác hơn cuộc sống hiện nay của mình. Họ có thể từ chối không nghe tiếng la hét hoặc nhìn vào trong những xà lim, nhà tù; họ có thể đóng kín tim óc mình lại trước những khổ đau nào miễn là không đụng chạm đến bản thân họ; họ có thể từ chối không muốn biết những chuyện ấy.

Có thể tôi cũng đã từng bị khuyến dụ để ganh tị với những người sống theo cách ấy, ngoại trừ chuyện tôi không nghĩ rằng họ ít bị ác mộng hơn tôi. Chọn lựa để sống trong những không gian hẹp hòi, xa lánh đồng loại, có thể đưa mình đến một trạng thái tâm thần, sợ hãi đám đông, và trạng thái tâm thần ấy tự nó cũng mang đến những nổi kinh hoàng. Tôi nghĩ rằng những kẻ cố tình không có óc tưởng tượng như thế sẽ gặp nhiều ác quỷ hơn. Họ thường sợ sệt, hèn nhát hơn.

Còn gì hơn, những người chọn sự vô cảm thường giúp sản sinh thêm nhiều ác quỉ trên đời này. Vì cho dù chính chúng ta không phạm tội ác độc, chúng ta đã đồng lõa với tội ác, thông qua sự thờ ơ lãnh đạm của chúng ta.”

………………………………………………………………………

* Ba paragraph sau cùng, Trần Hoàng có hiệu đính lại từ bản dịch của NKTA (danchimviet.com)

———————————————————————————————————

The Fringe Benefits of Failure, and the Importance of Imagination

June 5, 2008

J.K. Rowling, author of the best-selling Harry Potter book series, delivers her Commencement Address, “The Fringe Benefits of Failure, and the Importance of Imagination,” at the Annual Meeting of the Harvard Alumni Association

…….And as long as I live I shall remember walking along an empty corridor and suddenly hearing, from behind a closed door, a scream of pain and horror such as I have never heard since. The door opened, and the researcher poked out her head and told me to run and make a hot drink for the young man sitting with her. She had just given him the news that in retaliation for his own outspokenness against his country’s regime, his mother had been seized and executed.

Every day of my working week in my early 20s I was reminded how incredibly fortunate I was, to live in a country with a democratically elected government, where legal representation and a public trial were the rights of everyone.

Every day, I saw more evidence about the evils humankind will inflict on their fellow humans, to gain or maintain power. I began to have nightmares, literal nightmares, about some of the things I saw, heard and read.

And yet I also learned more about human goodness at Amnesty International than I had ever known before.

Amnesty mobilises thousands of people who have never been tortured or imprisoned for their beliefs to act on behalf of those who have. The power of human empathy, leading to collective action, saves lives, and frees prisoners. Ordinary people, whose personal well-being and security are assured, join together in huge numbers to save people they do not know, and will never meet. My small participation in that process was one of the most humbling and inspiring experiences of my life.

Unlike any other creature on this planet, humans can learn and understand, without having experienced. They can think themselves into other people’s minds, imagine themselves into other people’s places.

Of course, this is a power, like my brand of fictional magic, that is morally neutral. One might use such an ability to manipulate, or control, just as much as to understand or sympathise.

And many prefer not to exercise their imaginations at all. They choose to remain comfortably within the bounds of their own experience, never troubling to wonder how it would feel to have been born other than they are. They can refuse to hear screams or to peer inside cages; they can close their minds and hearts to any suffering that does not touch them personally; they can refuse to know.

I might be tempted to envy people who can live that way, except that I do not think they have any fewer nightmares than I do. Choosing to live in narrow spaces can lead to a form of mental agoraphobia, and that brings its own terrors. I think the wilfully unimaginative see more monsters. They are often more afraid.

What is more, those who choose not to empathise may enable real monsters. For without ever committing an act of outright evil ourselves, we collude with it, through our own apathy……….

http://harvardmagazine.com/go/jkrowling.html

Tags: óctưởngtượngbệnhtâmthần Tuesday July 8, 2008 – 01:28pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Trung Quốc phải Bò ra lo Vấn đề Xây dựng, Ô nhiễm Để kịp Thời hạn Olymic

THE WALL STREET JOURNAL

Trung Quốc phải Bò ra lo Vấn đề Xây dựng, Ô nhiễm Để kịp Thời hạn Olymic

Bài của SHAI OSTER và LORETTA CHAO

Ngày 8-7-2008

BẮC KINH – Đúng một tháng nữa trước lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh ngày 8 tháng Tám diễn ra tại Sân vận động Quốc gia mới của thành phố, nhiều chướng ngại vật vẫn còn lại đối với các nhà tổ chức. Trong đó những mối lo lớn nhất là: khói bụi ô nhiễm dai dẳng che khuất tầm nhìn, thúc đẩy việc đóng cửa nhiều nhà máy.

Trong lúc các sân thi đấu thể thao Olympic quan trọng nhất đã được hoàn thiện, thì phần còn lại của thành phố là một khung cảnh xây dựng cuồng loạn. Nhà ga trong khu thương mại cho tuyến đường sắt mới nối từ phi trường về chưa hoàn tất. Các tuyến xe điện ngầm mới vừa được cho vận hành thử để khai trương vào giữa tháng Bảy. Công trình tái thiết chính cho một khu vực có giá trị lịch sử gần Quảng trường Thiên An Môn bị [phủ kín bởi những bảng quảng cáo ]và bụi bặm từ các công trình xây dựng.

Theo như các quan chức ở đây đã hứa thì những công việc chuẩn bị cho Olympic thường đòi hỏi một cuộc chạy nước rút vào phút cuối cùng, và Bắc Kinh có thể hoàn thành tốt việc chuẩn bị đúng thời hạn. Mặc dù vậy, số lượng công việc còn lại phải thực hiện là rất lớn – có thể là đáng kể nhất khi nó liên quan tới vấn đề ô nhiễm, một mối quan ngại thực sự treo lơ lửng trên đầu Bắc Kinh.

Vài tuần vừa qua đã có một sự kết hợp đặc biệt độc hại giữa [thời tiết nóng khác thường], mưa và khói (xe hơi, khí độc thải ra từ các hãng kỹ nghệ, khói phát ra do nhà máy điện chạy bằng than) đến ngộp thở. Trong vòng 20 ngày [trước đây] cho tới hôm thứ Hai, chất lượng không khí đạt mức trung bình là 87,75, theo bảng chỉ số ô nhiễm không khí của chính phủ cho hay, trên một thang độ 500 điểm. [Con số ấy nằm đúng trong những gì mà Trung Quốc xem là an toàn] – mặc dù các mức độ tiêu biểu [gấp hai lần con số trên] cũng đã được nhìn thấy tại các thành phố phát triển ở phương Tây. [Có sáu ngày (mức độ ô nhiễm) đã gần với, hoặc ở trên những mức độ mà Trung Quốc xem xét] là đã bị ô nhiễm nhẹ, khi các hoạt động ngoài trời giành cho giới trẻ và người lớn tuổi hay người đau ốm cần phải được giảm bớt.

Dẫu vậy, theo một số nhà phân tích về môi trường khẳng định, thì những số liệu này có thể là đáng nghi ngờ. Steven Q. Andrews là một nhà tư vấn độc lập về môi trường đóng tại Washington D.C., người đã từng nghiên cứu về việc kiểm định môi trường của Trung Quốc, ông cho rằng các giới chức ở đây đã nhào nặn số liệu để che đậy một tình trạng ô nhiễm đang gia tăng mặc dù đã có những dự án đầu tư nhiều tỉ đô là cho việc kiểm soát ô nhiễm. Ông Andrews nói rằng Bắc Kinh đã di chuyển những trạm kiểm định từ khu vực trung tâm thành phố bị ô nhiễm đến những vùng ngoại ô có không khí trong lành hơn và đã nới lỏng các tiêu chuẩn chất lượng không khí là một thành phần chủ yếu gây nên tình trạng khói mù có thể ảnh hưởng tới thành tích của các lực sĩ.

Chính phủ đang phủ nhận những lý lẽ này của ông và nói rằng chất lượng không khí đã được cải thiện một cách thích hợp trong thập niên qua.

Uỷ ban Olympic Quốc tế đang tổ chức những cuộc họp từ thứ Hai đến thứ Tư để xem xét lại một loạt các vấn đề, trong đó có các chiến dịch Vì một Olympic Xanh, việc cung cấp thực phẩm, bảo hộ thương hiệu và phát thanh truyền hình. Theo người phát ngôn của IOC Giselle Davies, [ủy ban] này sẽ có những lời khuyên cho các nhà tổ chức để họ có thể giải quyết bất kỳ sự cố cuối cùng nào trước thời điểm các lực sĩ, quan chức thể thao và khán giả tràn vào trong những tuần tới,

[“Hiện giờ những hành động mới có giá trị, chứ không phải những lời nói,”] ông Davies tuyên bố. “Các nhà tổ chức cần thực hiện những dịch vụ đáp ứng sự trông đợi của những người đã đặt cược lòng tin của họ vào đây.”

Ban tổ chức Olympic Bắc Kinh đã không sẵn sàng trả lời trước những bình luận, [viện dẫn lý do họ đang] di chuyển tới văn phòng làm việc mới.

Nhiều công việc chuẩn bị cho Thế vận hội đang được thực hiện mau lẹ: Chính phủ cho hay họ sẽ phân phát 40.000 cuốn Kinh thánh bằng tiếng Anh và tiếng Trung. [Một tờ giấy bac 10 nhân dân tệ in biểu tượng Thế vận hội Olympic] đã được phát hành. Cảnh sát đã thiết lập một đường dây [điện thoại] nóng song ngữ giúp thông báo mất, lạc, tìm được người, tài sản. Nhiều nhân viên thanh tra đang hướng dẫn các bệnh viện cách phát hiện việc dùng chất kích thích trong thể thao,
và dân chúng đang được hô hào trau dồi “đạo đức nghề nghiệp và lựa chọn lối ứng xử tốt nhằm tạo nên một môi trường xã hội lành mạnh.”

Thế nhưng môi trường [tự nhiên] nằm trong số những thách thức lớn nhất. Phần lớn tình trạng ô nhiễm gây ra bởi số lượng xe hơi ngày càng tăng lên tại Bắc Kinh, hiện ước tính có hơn ba triệu chiếc. Trong một dấu hiệu về mức độ nghiêm trọng do tình trạng ô nhiễm vẫn không thay đổi, chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện nghiêm khắc những hoạt động kiểm soát giao thông từ ngày 20 tháng Bảy cho tới giữa tháng Chín. Việc lưu thông xe cộ sẽ được giảm một nửa bằng việc định ra giới hạn xe đi lại luân phiên theo số trên giấy đăng ký xe. Một số nhà kho và khu đất đang xây dựng công trình [đang dự trữ thêm hàng hóa và vật liệu cung cấp] bởi vì các xe tải hạng nặng se bị cấm đi lại ở Bắc Kinh.

Các nhà máy đang gây ô nhiễm khắp một khu vực rộng lớn gồm bốn tỉnh sẽ bị ngưng trệ, [giảm số lượng sản xuất thép vào khoảng] năm triệu tấn thép, tương đương 12% sản lượng hàng tháng của cả nước. Quy định này cũng được mở rộng tới thành phổ cảng Thiên Tân láng giềng, nơi có 40 nhà máy và 26 tòa nhà đang xây dở cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.

Tại Bắc Kinh, chính quyền đã cho tạm ngưng các hoạt động hai nhà máy thuộc Tập đoàn Hóa dầu miền Đông Bắc Kinh do chúng đóng gần các trung tâm thi đấu Olympic. Các mỏ khai thác đá và các nhà máy xi măng ở Bắc Kinh cũng sẽ phải tạm ngưng hoạt động.

Tại các [khu liên hợp xí nghiệp] rộng năm dặm vuông của tập đoàn thép Capital Iron%Steel Co., còn gọi là Shougang, ở vùng ngoại ô Bắc Kinh, sẽ có khoảng 30.000 công nhân phải nghỉ việc để nhận một nửa mức lương hàng tháng do nhà máy tạm ngừng hoạt động. Nhà máy này là một trong những nguồn gốc gây ô nhiễm lớn nhất của thành phố, và nó sẽ phải di chuyển toàn bộ tới vùng bờ biển vào năm 2010.

Những công nhân di trú phải nghỉ việc đang rời khỏi Bắc Kinh. Qiao Guilin, 25 tuổi, quê ở Chongquing, là công nhân thuộc một nhà máy gần Bắc Kinh; vào một ngày cách đây không lâu, trong lúc ngồi chờ chuyến xe lửa tại Nhà ga phía Tây để rời thành phố, anh đã kể rằng do có Olympic nên nhà máy của mình đang phải giảm cường độ hoạt động và yêu cầu ít nhất 40% công nhân nghỉ việc cho tới tháng Chín. “Để ủng hộ đảng và chính phủ thì chuyện này là không đáng kể,” anh nói.

Tại vùng ven biển Quingdao, nơi tổ chức các sự kiện thi đấu thuyền buồn Olympic, quân đội và các toán tình nguyện đang phải chiến đấu với một cuộc bùng nổ của loài tảo trên khu vực rộng mênh mông, một hiện tượng có liên hệ với tình trạng khí hậu nóng lên và ô nhiễm nguồn nước. Cơn bùng phát của giống tảo này đã phá vỡ kế hoạch tập luyện của một số đội đua thuyền, song các giới chức Trung Quốc đã hứa rằng tảo sẽ không gây cản trở cho các cuộc thi đấu Olympic.

– Gao Sen và Sue Feng đã đóng góp cho bài báo này.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

———————————————

THE WALL STREET JOURNAL ASIA

————————————————————————————————————

ENVIRONMENT

China Scrambles on Construction, Pollution to Meet Olympic Deadlines

By SHAI OSTER and LORETTA CHAO
July 8, 2008

BEIJING — Just one month before the Aug. 8 opening ceremony of the Beijing Olympics at the city’s new National Stadium, numerous hurdles remain for organizers. Among the biggest: Worries about persistent pollution cloud the horizon, prompting the closing of scores of factories.

While the primary Olympics sports venues are completed, the rest of the city is a frantic construction site. The downtown station of a new airport railway is unfinished. New subway lines have just started trial runs for opening before mid-July. A major redevelopment of a historic district near Tiananmen Square is shrouded in billboards and construction dust.

Preparations for the Olympics often involve a last-minute sprint, and Beijing may well finish preparations on time, as officials have promised. Still, the amount of work left to be done is impressive — perhaps most significantly when it comes to pollution, a concern that literally hangs over Beijing.

The past few weeks have had an especially noxious combination of unusual heat, rain and stifling smog. In the 20 days up to Monday, air quality averaged 87.75, according to the government’s air-pollution index, a 500-point scale. That is just within what China considers safe — though double typical levels seen in developed cities in the West. Six days were close to or above levels that China considers mildly polluted, when outdoor activity for the young and old or sick should be reduced.

Even those figures could be suspect, some environmental analysts allege. Steven Q. Andrews, an independent environmental consultant based in Washington, D.C., who has studied China’s environmental monitoring, says officials have manipulated the data to mask an increase in pollution despite multibillion-dollar investments in pollution control. Mr. Andrews says Beijing has moved monitoring stations away from polluted downtown to cleaner suburbs and has loosened air-quality standards of a key component of smog that can affect athletes’ performance.

The government denies his allegations and says air quality has consistently improved over the past decade.

The International Olympic Committee is holding meetings Monday to Wednesday to review a range of issues including Olympic Green operations, catering, brand protection and broadcasting. The IOC will advise organizers so they can iron out any final glitches ahead of the influx of athletes, sports officials and spectators in the coming weeks, said IOC spokeswoman Giselle Davies.

“It is actions now, not words, that count,” said Ms. Davies. “The organizers need to deliver the services expected by the various stakeholders.”

Beijing’s Olympic organizing committee was not available for comment, citing a move to its new office.

Many preparations for the Games are running apace: The government says it will distribute free 40,000 English-and-Chinese-language Bibles. A new 10-yuan note to mark the Olympics has been issued. Police have set up a bilingual lost-and-found hot line. Inspectors are conducting an antidoping sweep in hospitals. And the masses are being exhorted to improve the “professional ethics and adopt good manners to create a sound social environment.”

But the physical environment is among the greatest challenges. Much of the pollution is caused by Beijing’s growing number of cars, now estimated at more than three million. In a sign of how serious the pollution problem remains, China’s government will implement strict new traffic controls from July 20 through mid-September. Traffic is to be halved by limiting cars to driving on alternate days, depending on their license-plate numbers. Some stores and building sites are stockpiling supplies because heavy trucks will be barred from Beijing.

Polluting factories across a huge area covering four provinces will be idled, reducing steel output by as much as five million tons, about 12% of the country’s monthly output. They extend to the neighboring port city Tianjin, where 40 factories and 26 building sites will be shut down.

In Beijing, the government has suspended operations at two major facilities owned by Beijing Eastern Petrochemical Co. because it is near the Olympic venues. Rock quarries and cement factories in Beijing will also suspend work.

At the five-square-mile factory campus of Capital Iron & Steel Co., also known as Shougang, on the outskirts of Beijing, the expected shutdown will idle some 30,000 workers at home on half their typical salaries. The plant has been one of the city’s biggest sources of pollution, and will be completely relocated to the coast by 2010.

Idled migrant workers are already leaving Beijing. Qiao Guilin, a worker at a steel factory near Beijing, was at the West Station one recent day waiting for a train to leave the city. The 25-year-old from Chongqing said that because of the Olympics, his factory was scaling down its operations and asked at least 40% of its workers to leave until September. “In support of the party and government, this is not a big deal,” he said.

In coastal Qingdao, set to host Olympic sailing events, soldiers and volunteers are battling a vast algae outbreak, which can be linked to warmer weather and water pollution. The outbreak has disrupted training for some teams, but Chinese officials have promised that the algae won’t impede Olympic competitions.

— Gao Sen and Sue Feng contributed to this article.

Write to Shai Oster at shai.oster@wsj.com and Loretta Chao at loretta.chao@wsj.com

Tags: 331:trungquốcphảibòralo

Tuesday July 8, 2008 – 06:19am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Mua Sách Vừa Mới Xuất Bản về 2 Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa

7.7.2008
Bùi Minh Quốc
Tôi đi bán sách về Hoàng Sa – Trường Sa

Cuối cùng thì, vượt qua mọi trở lực, cuốn Hoàng Sa, Trường Sa – Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế của nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng cũng ra được.

Sách do Nhà xuất bản Tri Thức chịu trách nhiệm pháp lý và ấn hành theo phương thức liên kết giữa NXB với tác giả, một phương thức khá phổ biến từ nhiều năm nay: tác giả tự bỏ tiền đóng cho NXB một khoản gọi là “quản lý phí” để NXB đọc duyệt và cấp giấy phép, rồi cầm giấy phép ấy đi thuê in và tự bán, bán được thì thu hồi đủ vốn, không bán được thì…, chuyện này dịp khác xin sẽ kể dài dài.

Ấy thế nên mới có chuyện tôi đi bán sách về Hoàng Sa, Trường Sa.

Sách in đẹp, công phu, 400 trang, khổ 16×24, giá 86 ngàn đồng. Nội dung sách gồm những cứ liệu lịch sử lâu đời (văn bản và họa đồ) của Việt Nam và nước ngoài kể cả Trung Quốc, được hệ thống hóa, đã minh chứng rành mạch chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sách cũng hệ thống hóa diễn biến tranh chấp cùng các văn bản pháp lý của các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, đối chiếu với tiêu chuẩn công pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên hai quần đảo ấy.

Nghe tin sách ra, tôi liền gọi điện chúc mừng nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng và giục ông gửi gấp vài ba chục cuốn để tôi bán tại Đà Lạt. Tôi cũng điện đề nghị bạn hữu, đồng nghiệp của tôi ở các nơi giúp bán sách.

Cuộc bán sách khá lý thú, đáng được kể lại.

Những khách mua đầu tiên ở Đà Lạt đương nhiên là các bạn tôi, các cụ lão thành, các cựu chiến binh, các nhà giáo…, ai cũng lấy ngay một cuốn, không phải với giá bìa 86 ngàn mà đưa luôn 100 ngàn. Tiếp đó là những khách mà khi mời mua, thâm tâm tôi cũng có hơi ngại bị hờ hững (vì ấn tượng đáng lo về thái độ đối ngoại không tương xứng ở hàng lãnh đạo quốc gia trước đòi hỏi của tình hình), không ngờ lại được hồ hởi đón nhận: đó là ủy viên thường vụ trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, là chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh, rồi cựu phó chủ tịch Hội Văn nghệ, cựu giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình… Cũng mua với giá 100 ngàn cả. Tổng biên tập báo Đảng của tỉnh còn yêu cầu được mua hẳn 10 cuốn để cung cấp cho phóng viên, biên tập viên. Chi hội Văn nghệ thị xã Bảo Lộc nhận bán 10 cuốn. Tôi hỏi thăm trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy: “Trong tỉnh ủy, mối quan tâm đối với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và ý thức cảnh giác trước âm mưu và hành động của chủ nghĩa bành trướng thế nào?” Được trả lời: “Rất quan tâm, rất cảnh giác anh ạ.” Mở đọc lướt mục lục cuốn sách, anh gật gù nói tiếp: “Tốt quá, tốt quá, thế là có thêm tư liệu để báo cáo thời sự.” Cũng là một tín hiệu đáng khích lệ. Hy vọng rằng các thành ủy, các tỉnh ủy trong cả nước đều được như thế.

Một giáo sư, giảng viên trường Đại học Đà Nẵng, nói với tôi (qua điện thoại): “Đọc bản tuyên bố ngày 6/9/1951 của Thủ tướng Trần Văn Hữu tại hội nghị quốc tế San Francisco thấy rất tự hào về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam mình, đọc những phân tích của tiến sĩ luật Từ Đặng Minh Thu ở Đại học Sorbonne – Paris in trong phần phụ lục mới thấy bấy lâu Trung Quốc cứ cố dựa vào bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai để biện minh cho hành động xâm lấn của họ là họ cố tình quay lưng với công pháp quốc tế, cho nên bây giờ nhất định ta phải đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an mà đấu tranh.

Vị giáo sư trẻ này là người giúp bán nhiều sách nhất, chỉ trong thời gian ngắn anh báo tin đã bán hết 30 cuốn, lại phải photo thêm 20 cuốn để tặng bạn bè. Anh cho biết các cán bộ lãnh đạo của trường anh đều là khách mua sách đầu tiên, anh còn đem sách tặng cho bí thư, chủ tịch thành phố Đà Nẵng và trao đổi ý kiến với các cán bộ ấy về quốc sự.

Rồi anh em ở Quảng Ngãi, Nha Trang, Huế đều báo tin đã bán hết sách. Tận Hải Phòng xa xôi, nhà văn già 74 tuổi Bùi Ngọc Tấn cũng nhận bán 10 cuốn, và độ mươi hôm sau bán xong đã gửi tiền vào.

Bán sách thì được nhận một khoản phát hành phí. Nhà nghiên cứu Nguyễn Q Thắng cho biết, đem ký gửi ở các công ty sách thì khoản đó họ lấy 30 – 40% giá bìa. Tôi nói với anh em bạn hữu đồng nghiệp của tôi, mọi người thống nhất 20%, nhưng khi bán xong, nhiều anh em chẳng lấy đồng nào hoặc chỉ lấy chút xíu tượng trưng, còn gửi hết cả cho tôi. Tôi đã gom số tiền ấy cùng tiền phát hành phí của mình và cả tiền khách mua giá cao lại thành một khoản dành riêng đây và báo tin với NXB Tri Thức, đề nghị NXB lập một quĩ để tất cả những ai đi bán sách về Hoàng Sa, Trường Sa mà muốn góp tiền công phát hành cho việc ích nước lợi dân thì gửi vào quỹ.

Quỹ dùng chi những việc gì ?

Theo tôi thì quỹ này trước hết là dùng để đi thăm hỏi gia đình các liệt sĩ đã hi sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Tôi cũng đề nghị NXB Tri Thức cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng tổ chức biên soạn một cuốn ngắn gọn về Hoàng Sa, Trường Sa, in số lượng lớn với giá rẻ, để sao cho:

  • mỗi học sinh, sinh viên Việt Nam
  • mỗi công dân Việt Nam

đều có thể có một cuốn.

Đồng thời phát động tổ chức việc bán sách rộng rãi đến tận thôn cùng xóm vắng.

  • người người đi bán sách về Hoàng Sa Trường Sa
  • người người mua sách về Hoàng Sa, Trường Sa.

Đồng thời tổ chức cuộc thi viết bài về lịch sử, địa lý Hoàng Sa, Trường Sa dùng cho sách giáo khoa.

Để người người Việt Nam từ già đến trẻ luôn biết và nhớ rằng còn một phần lãnh thổ lãnh hải máu thịt của Tổ quốc thân yêu đang nằm trong tay thế lực bành trướng Trung Quốc.

Để toàn Đảng toàn dân yêu cầu cơ quan lãnh đạo tối cao phải xem xét lại một cách căn bản mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, có phải trên thực tế bấy lâu nay mối quan hệ ấy là lợi bất cập hại?

Để mỗi đại biểu đại hội Đảng và các đoàn thể từ cơ sở tới trung ương, mỗi đại biểu dân cử từ hội đồng nhân xã tới quốc hội phải tỏ rõ lập trường dứt khoát và chương trình hành động cụ thể về nhiệm vụ chống bành trướng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Tổ quốc trình bày trước nhân dân, xem đây là tiêu chuẩn hàng đầu trong phẩm chất chính trị của người đại biểu, rồi đảng viên cùng nhân dân sẽ căn cứ vào đó mà quyết định lá phiếu khi bầu chọn.

Đồng thời rất cần tổ chức dịch sách về Hoàng Sa Trường Sa của ta sang tiếng Trung Quốc để sao cho mọi người dân Trung Quốc có được thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề này. Tôi tin rằng khi biết rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì người dân Trung Quốc nhất định sẽ không tán thành việc nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa.

Đà Lạt 06.7.2008

Địa chỉ dành cho các bạn cần mua hoặc giúp bán sách:

NXB TRI THỨC 53 Nguyễn Du – Hà Nội. ĐT: 9454661. E-mail: lienhe@nxbtrithuc.com.vn

source : http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13644&rb=0401

Monday July 7, 2008 – 09:14pm (PDT)

—————————————————————-

Posted in Uncategorized | 1 Comment »

Loạt Bài Dưới Đây được Copy từ Yahoo 360 và đem về đây (Entry for April 28, 2009)

Posted by hoangtran204 trên 28/04/2009

Chiến lược của  Trung Quốc:

Trần Hoàng 

 

A./ ở Lào:

_xâm nhập và lấn chiếm biên giới Lào ở phía Bắc (đã thành công)

_di dân Trung Quốc vào thủ đô Vạn  Tượng và các tỉnh dọc biên giới Lào Việt (đã thành công)

_dùng tiền bạc viện trợ làm đường sá cầu cống để mua chuộc tình cảm

_Phát học bổng  cho sinh viên  Lào và sĩ quan trẻ trong quân đội  Lào đi du học ở Trung Quốc. Các sĩ quan trẻ hiện nay đã theo TQ.

B./ Ở Kampuchea:

_làm y như ở Lào.  Năm 2008, đã có hơn 3000 doanh nghiệp của người  TQ đang hoạt động ở Kampuchea (AP, AFP)

_đầu tư 500 triệu U.S. đô la năm 2005, và nắm quyền kiểm soát ở hải cảng Shihanookville (cách  Hà Tiên 4 giờ xe buýt).

Hiện nay, người Trung Quốc đã xâm nhập Lào, Kampuchea và xuống tận cảng Shihanookville, nếu có chiến tranh xảy ra, sườn phía  Tây của  VN là các mũi tấn công của TQ.

China Town lớn nhất thế giới đang được xây ở Lào 2008

Khi nào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn có dự án mở rộng, có dự án thành phố mới….hãy nghĩ đến bài viết nầy

1. Trung Quốc đang xâm lấn đất đai và di cư những người Hán vào biên giới phía bắc của Miến điện trong hơn 20 năm qua. TQ hậu thuẩn chính phủ độc tài Miến điện từ 1962. Vì vậy, chính phủ Miến Điện để yên cho dân TQ di dân vào Miến Điện, lập ra các khu buôn bán của người Hoa, nói tiếng  Hoa và mở trường học dành cho người Hoa.

2. Trung Quốc di dân Trung quốc vào Kamphuchea và hổ trợ tiền bạc đầu tư vào tất cả dự án kinh tế, xây dựng đường sá, cầu cống, điện lực, văn hóa, hải cảng, doanh nghiệp thương mại và xuất khẩu …của Kamphuchea từ 1992 đến nay. Vào năm 2008, đã có hơn 3000 doanh nghiệp của người  Hoa đóng tại thủ đô Nam Vang và các tỉnh. Đặc biệt TQ đã đầu tư 500 triệu đô la vào cảng Shihanoukville, ở cách thị xã Hà Tiên 4 giờ xe buýt (tỉnh Kiên Giang).

3./ Trung quốc chiếm ải Nam Quan, chiếm Thác  Bản  Giốc như một món hàng trao đổi viện trợ súng đạn cho miền Bắc với sự thỏa thuận của chính phủ Hà Nội; TQ đã chiếm một phần của quần đảo Trường Sa 1988, chiếm núi Lão Qua ở phía Bắc Việt Nam năm 1991.

Và chiếm dần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam từ 1974, 1988, 1992, 2007, và 2008.

Từ 2008 cho đến nay, TQ chiếm vùng biển Đông của Việt Nam và cấm ngư phủ VN không còn được quyền đánh bắt cá ở vùng nầy và vịnh Bắc bộ nữa.

4./ và bây giờ 2008 đang xâm nhập Lào bằng cách xây dựng thành phố China Town giữa thủ đô Lào. Nhưng được gọi tên là Dự án Phát triển Thành phố Mới. Dự án nầy cho 50,000 ngàn người Trung quốc di dân đến làm việc trong thị trấn China Town nầy. Nguồn tin cho biết là 50 ngàn nhân viên người Trung quốc sẽ đem theo vợ chồng con cái..nên tổng số dân Trung quốc trong thành phổ mới nầy là 130,000 người

Chừng nao chính phủ VN và đảng ta MỞ MẮT ?

Lào Lo Sợ Vết Chân của Trung Quốc

 

Chủ Nhật 6 tháng 4, 2008

Vạn Tượng, Lào – Một thành phố Trung quốc hiện đại đang nổi lên kế bên thủ đô uể oải của nước Lào đang bùng lên những nổi lo sợ rằng nước láng giềng vỉ đại phía bắc của Lào đang nuốt dần dần quốc gia nhỏ bé nầy.

Những người Lào hoảng hốt quá đến nổi chính quyền của đảng cộng sản Lào (một chính quyền hiếm khi nào cắt nghĩa việc làm của họ với dân chúng) buộc lòng phải lên tiếng giải thích hành động của họ với công luận; Chiến dịch cắt nghĩa cho quần chúng về hành động của chính phủ là một chuyện chưa từng xẩy ra từ trước.

“Thị trấn của người Trung quốc” (ở giữa thủ đô nước Lào) là một đề tài nóng hổi trong các câu chuyện kèm theo những lời đồn đại, phần lớn những câu chuyện nầy đã xen lẫn với những lo ngại và giận dữ mà chế độ cộng sản Lào đã bưng bít, che dấu, giữ bí mật không cho dân chúng biết một thỏa thuận thuộc vào hàng quan trọng nhất.

Nhiều viên chức của chính phủ Lào và những tổ chức của các quốc gia đang hoạt dộng ở Lào đang bàn tán ầm ỉ về chuyện nầy thì được chính phủ Lào nhắc nhở cho họ biết đây là một ” Dự án Phát triển Thành phố Mới” chứ không phải là “thị trấn của người Trung quốc”

Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nhấn mạnh cuộc hợp tác với Trung quốc không để lại những đe dọa. ” Điều này là bình thường. Hầu hết nước nào trên thế giới cũng có một thi trấn của người Trung quốc, thế thì tại sao Lào lại không nên có một thị trấn như thế?” Ông ta nói với những phóng viên người Lào.

Theo hình ảnh được ghi nhận từ một nghệ sĩ làm việc trong báo của chính phủ, dự án thành phố mới nầy sẽ có cao ốc cao chọc trời giống như khu Manhattan ở New York. Vẫn chưa có văn kiện nào nói rằng có bao nhiêu người Trung quốc sẽ sống ở trong thành phố nầy. Con số 50 ngàn gia đình người Trung Quốc sẽ đến sinh sống trong thành phố mới được mọi người suy đoán rộng rãi, nhưng phó thủ tướng Lào Somsavat phủ nhận không có chuyện đồng ý trước là sẽ có bao nhiêu người Hoa kiều sẽ đến đây sinh sống.

Ý tưởng về 50 ngàn người Trung quốc đến sống trong một thành phố có 460 ngàn người Lào là một yếu tố làm người Lào không an tâm và thoải mái. Thêm vào đấy là yếu tố vị trí: thành phố mới sẽ được xây dựng trên đầm lầy That Luang, đầm lầy nầy nằm kế bên một vùng di tích lịch sử (Parliament monument có từ thế kỷ 15) tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia và vùng đầm lầy nầy cũng là một vùng sinh thái quan trọng (cho động vật và thực vật trong tự nhiên.)

Hiện nay là lúc mà Trung quốc đang nhanh chóng trở thành quốc gia có quyền lực về chính trị và kinh tế hàng đầu ở Lào. Khi những di dân người Hoa, với túi tiền đầy ắp, và phong tục tập quán của họ vượt tràn qua miền biên giới (giữa Lào và Trung quốc), thì những miền đất phía Bắc của Lào hiện nay đang bắt đầu trở thành giống như một tỉnh lỵ của Trung quốc.

Theo phó Thủ tướng Lào Somsavat (một người Lào gốc Trung quốc), một công ty Trung quốc đã có được hợp đồng mướn đất dài hạn 50 năm (có thể tái ký kết) để biến 4000 mẫu tây “ruộng lúa thành một thành phố hiện đại”, mục đích là kích thích bầu không khí đầu tư và doanh nghiệp của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
(4000 acres = 16 triệu 200 ngàn mét vuông = 16 km vuông =1 miếng đất chiều dài 8 cây số và chiều rộng 2 km- lời người dịch TH)

Somsavat, một người Lào gốc Trung quốc với nhiều liên hệ gần gủi với nhà cầm quyền Bắc kinh đã cắt nghĩa chuyện làm ăn nầy như sau, khi Lào thiếu những món tiền để xây dựng một sân vận động cho Đông Nam Á vận hội mà quốc gia này sẽ đăng cai tổ chức vào năm 2009, Lào đã liên lạc với Ngân hàng Phát triển Trung quốc. Ngân hàng này đề nghị cho một công ty Trung quốc, tên là Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co, mượn tiền để xây dựng sân vận động, và đổi lại, chính quyền Lào phải cho ngân hàng phát triển Trung quốc thuê mướn miếng đất nói trên.

Hợp đồng nầy đã được ký kết vào tháng 9 – 2007, theo như nguồn tin hành chánh, mà dân chúng Lào không hề hay biết trước gì hết. Khi báo chí liên lạc với công ty này ở Suzhou, công ty này từ chối không trả lời các câu hỏi.

Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng thủ đô Vạn tượng Sinlavong Khoutpahythoune nói rằng có 3 công ty người Trung quốc làm việc trong dự án nầy.

Ngay cả những cán bộ cách mạng lão thành của Lào cũng lên tiếng chỉ trích, họ nói rằng họ đã chiến đấu để không cho Mỹ và các quốc gia khác vào đóng quân ở Lào suốt chiến tranh Việt nam (1954-1975) và bây giờ họ đang nhìn thấy chính quyền Lào mở rộng cửa cho những quốc gia ngoại quốc đến đây (ám chỉ Trung quốc và Việt nam).


“Người Lào không có cá tính mạnh mẻ , vì thế họ sợ rằng những người Trung quốc sẽ đến ở và rồi sẽ và gia tăng dân số và biến quốc gia của chúng tôi thành nước Trung quốc,” ông Sithong Khamvong nói thế, ông là một người dân thuộc giới trung lưu của thủ đô Vạn tượng và cũng là cựu đảng viên đảng cộng sản Lào.

Chưa có văn bản hành chánh nào nói rõ là những người Trung Quốc phải hội đủ điều kiện nào mới được cho phép để định cư trong vùng ngoại ô của phố Tàu. Theo một đánh giá không chính thức, hơn 300,000 người Trung quốc đang sống ở Lào, nhưng con số thật sự thì không thể nào biết được vì nhiều người Tàu đã làm giấy tờ giả giống như họ đang dùng các loại giấy giả nầy để sống trong các nước láng giềng vùng Đông nam Á châu, Miến điện. Vùng đất phía bắc của quốc qia Miến điện nay đầy rẫy những biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, và ngôn ngữ của Trung quốc (và thực tế đã trở thành một vùng đất của người Trung quốc.)

Cũng làm chướng tai gai mắt nhiều người Lào là vùng đất mà thành phố nầy được lên kế hoạch nằm gần một dinh thự họp hành của nhà Vua Lào và các quan lại trong quá khứ và một tháp vàng, vương triều That Luang của thế kỷ 16, một biểu tượng quan trọng nhất của chủ quyền quốc gia và cũng là nơi thánh địa của phật tử.

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Quỹ Tài Nguyên Thiên nhiên của thế giới đặt căn cứ ở Tân Tây Lan cho biết vùng đầm lầy này là nơi nước lụt trong thành phố rút ra đây, “một cái cống lớn ” cho một thành phố không có hệ thống đào thoát nước thải, và một nguồn cung cấp cá và cây cối cho người dân nghèo.

“Điều quan tâm chính của tôi là dự án thành phố mới này sẽ phá vỡ cả ba yếu tố ấy,” Pauline Gerrard, tác giả của cuộc nghiên cứu vùng đất nầy, nói

Thị trưởng Vạn Tượng (bệnh vực cho dự án ấy) đã phản đối rằng thì là: cánh đầm lầy nầy đã bị ô nhiễm và sự phát triển đúng đắn sẽ cải thiện môi trường. Một số báo cáo tường thuật rằng khu vực nầy đang được thiết kế để khuyến dụ những người giàu có và sẽ được làm kiểu mẫu dựa trên thành phố Suzhou, nổi tiếng về hệ thống kênh rạch và cây xanh.

Nhưng những người ngoại quốc sống lâu năm ở Vạn tượng không thể nhớ được là có lần nào trong quá khứ mà giai cấp trung lưu Lào lại tỏ ra giận dữ như hiện nay.

“Nhiều ký giả Lào đã rất thích viết về những phẩn uất này, nhưng họ không thể nào làm được. Không có những cuộc biểu tình ngoài đường phố ngoại trừ là những phản đối trong những quán cafe– trong những cuộc bàn bạc của chúng tôi,” ông Sithong nói.

Martin Stuart – Fox, một tác giả của nhiều cuốn sách về người lào, nói rằng thế hệ của người Lào lớn tuổi đã biết cách làm thế nào để quân bình ảnh hưởng của người Trung quốc và Việt nam, và tránh bị đè bẹp giữa những nước láng giềng hùng mạnh nầy. Nhưng thế hệ lớn tuổi này đang chết dần dần, và hiện nay ” dường như sự thăng bằng ấy đang bị mất đi.” Stuart đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn từ Úc.

*******************************************************

Asia Finest Discussion Forum _

Lao Chat _ Laos fears China’s footprint

Posted by: hygrozyme Apr 7 2008, 11:25 AM

Sun Apr 6, 2008

By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer
VIENTIANE, Laos – A high-rise Chinatown that is to go up by Laos’ laid-back capital has ignited fears that this nation’s giant northern neighbor is moving to engulf this nation.

So alarmed are Laotians that the communist government, which rarely explains its actions to the population, is being forced to do just that, with what passes for an unprecedented public relations campaign.

The “Chinese City” is a hot topic of talk and wild rumor, much of it laced with anxiety as well as anger that the regime sealed such a momentous deal in virtual secrecy.

The rumblings are being heard even among some government officials, and foreign organizations operating in Laos are being told to refer to the venture as a “New City Development Project” rather than a “Chinese city.”

Deputy Prime Minister Somsavat Lengsavad insists the deal poses no threat.”This is not unusual. Almost every country in the world has a Chinatown, so why shouldn’t Laos have one?” he told Laotian reporters.

According to an artist’s impression in state-run media, it will have a Manhattan-like skyline. There is no word on how many Chinese will live there. The figure of 50,000 families is widely speculated but Somsavat denied any such number had been agreed upon.

The idea of 50,000 newcomers to a city of 460,000 is one factor causing unease. Another is location: The complex is to go up on the That Luang marsh, an area pregnant with nationalist symbolism and also ecologically important.

It comes at a time when China is rapidly becoming the No. 1 foreign economic and political power in Laos. As migrants, money and influence roll across the frontier, northern areas of the country are beginning to look like a Chinese province.

According to Somsavat, a Chinese company last fall was granted a renewable, 50-year lease to transform 4,000 acres of “rice fields into a modern city,” thus stimulating the business and investment climate of one of the world’s poorest nations.

Somsavat, an ethnic Chinese-Laotian with close ties to Beijing, explained that when Laos fell short of funds to build a stadium for the Southeast Asian Games it will host next year, it turned to the China Development Bank. The bank offered a Chinese company, Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co., a loan to build the stadium in exchange for the lease.


The deal was signed last September, according to official media, with no known prior notice to the public. The company, contacted in Suzhou, declined to answer questions.

At a news conference, Vientiane Mayor Sinlavong Khoutphaythoune said three Chinese companies were involved in the project.

Even some aging revolutionaries are critical, saying they fought to keep out the United States and others during the Vietnam War and now are seeing their own government opening the floodgates to foreigners.

“The Lao people are not strong, so they are afraid the Chinese will come in and expand their numbers and turn our country into China. We will lose our own culture,” said Sithong Khamvong, a middle-class Vientiane resident and former Communist Party member.

There has been no official word on the conditions under which the Chinese might be allowed to settle in the new suburb.

By unofficial estimate, some 300,000 Chinese live in Laos but true figures are impossible to obtain since many have acquired false documentation much as they have done in another of China’s Southeast Asian neighbors, Myanmar. The north of that country is taking on a Chinese character.

Also irking many is the site of the planned city — near both the Parliament and the golden-spired, 16th century That Luang monastery, the most important symbol of national sovereignty and a sacred Buddhist site.

The area is now a mix of marshes, rice fields and creeping urbanization despite substantial international aid to preserve it as a wetland.

A 2003 study by the Switzerland-based World Wide Fund for Nature said the marsh is the main runoff for flash floods, a “sewage tank” for a city with no central waste water system, and a source of edible fish and plants for the poor.

“My major concern is that the new city will have an impact on these three factors,” says the study’s author, Pauline Gerrard.

The mayor counters that the marsh is already polluted and that proper development will improve the environment. Some reports say the area is designed to attract upmarket buyers and will be modeled on the Chinese city of Suzhou, famed for its canals and greenery.

But longtime foreigners in Vientiane can’t recall the middle class ever being so angry.

“Lao journalists would like to write about this but they cannot. There is no protest except in coffee shops — in our ‘coffee parliaments,'” Sithong said.

Martin Stuart-Fox, an Australian author of books on Laos, says the old generation knew how to balance China’s influence and Vietnam’s and avoid being crushed between its powerful neighbors. But this generation has passed, he said in an interview from Australia, and now “it seems to me that the balance is being lost.”

source:
http://www.asiafinest.com/forum/index.php?act=Print&client=printer&f=46&t=154527

—————————————-

Người Trung Quốc: Những ông chủ của đám người nô lệ mới

Chống đối xã hội dâng cao tại TQ

Phùng Nguyễn

tóm lược

Người lao động chờ việc ở Trung Quốc
Hình ảnh những người Trung Quốc ở Bắc Kinh 2009.
Họ nằm chơi ở ngoài đường cho mát? Họ quá nghèo không có có nhà ở? Họ đang khiếu kiện đất đai bị chính phủ TQ lấy?

Trong một cuộc phỏng vấn những doanh gia TQ đang làm ăn ở Phi Châu, những người nầy cho biết: Chính phủ TQ khuyến khích những doanh gia TQ mượn tiền, mua đất đai và mỏ ở Phi Châu để khai thác. Đổi lại, họ phải bán sản phẩm ròng, nguyên vật liệu (cobalt, đồng, than…) bán lại cho các doanh nghiệp quốc doanh TQ hoặc chở về TQ bán cho các doanh nghiệp TQ. Một số khác mươn tiền mua đất đai trồng trọt và thuê người Phi Châu làm việc trong các trang trại của họ. Một doanh gia TQ cho biết, ông mượn được 1 triệu đô để mua 1000 mẫu đất ở Phi Châu và đang khai thác. (nguồn ở báo Daily Mail, sẽ được dịch và post ở blog nầy)

Daily Mail

Làm Thế Nào mà Trung Quốc đã và đang Tạo Ra một

Đế Chế Nô Lệ Mới ở Châu Phi

By PETER HITCHENS

Last updated at 12:00 PM on 28th September 2008

Tôi nghĩ rằng chắc có lẻ tôi sẽ chết trong ít phút nữa thôi. Một đám đông vào khoảng 50 người đàn ông bị lừa dối và bị khích động mạnh đang vây quanh chiếc xe của tôi, một số người đang cố lật ngược chiếc xe, những người khác đang đập vào xe bằng những viên đá lớn, tất cả đang la hét gào lên những lời lăng mạ và nguyền rủa chúng tôi.

Họ đã bắt đầu đánh bể những cửa xe. Tôi đang nghĩ bước kế đó là họ sẽ kéo chúng tôi ra và, nhưng thôi…, chúng ta hãy đừng nghĩ về chuyện ấy nữa…

Tôi cố gắng không nhìn vào mắt của họ, nhưng họ đang trợn trừng mắt vào tôi và các bạn đồng hành của tôi với sự cuồng nộ và ghét bỏ mà trước đó tôi chưa từng nhìn thấy ở bất cứ gương mặt của người nào như thế. Những người bạn đồng hành của tôi, cô Barbara Jones và anh chàng Richard van Ryneveld đang ngồi ở các băng ghế phía sau xe thì cũng giống như tôi chẳng giúp được gì hết.

Nếu chúng tôi bước ra, chắc chắn chúng tôi sẽ bị đánh tới chết. Nếu chúng tôi ngồi yên trong xe, chắc chắn chúng tôi cũng bị đánh tới chết.

Hai người bạn đồng hành người Phi Châu của chúng tôi – một cách rất điên khùng theo quan điểm của chúng tôi – đã bước ra khỏi xe để cố giải thích với đám đông. Đối với chúng tôi, rõ ràng rằng hai anh bạn người Phi Châu đang giảng đạo về sự không dùng sự bạo động trước (mặt một đám người đang lên cơn tức giận như) một cơn gió lốc hung bạo đang tàn phá mọi vật trên đường mà nó di chuyển.[1]

Cuối cùng, sau khi những chuyện đập phá xe kéo dài vào khoảng chừng 40 giây, nhưng tôi có cảm tưởng như là 30 phút, một trong hai anh bạn Phi Châu của tôi nghĩ ra một chuyện hợp lý, anh ta chuồi ngược vào trong xe và liều mạng lùi xe lại rất nhanh xuống con đường đá đầy bụi – để lại người bạn của anh ta đàng sau với đám đông.

Nhờ ơn chúa, chúng tôi đã không bị trượt vào một con kênh dẫn nước, mà cũng không bị lật xe, hay không nổ lốp xe. Xuyên qua đám bụi mà chúng tôi đã làm ra vì quá vội vã khi chúng tôi tẩu thoát, chúng tôi đã có thể nhìn thấy những kẻ muốn sát hại chúng tôi đang chạy đuổi theo với tốc độ nhanh kinh hoàng để theo kịp chiếc xe. Nhưng chúng tôi đã vừa vặn có đủ thời gian để làm một cú quẹo rất nhanh trở về hướng xuất phát, cú quẹo nầy cho phép chúng tôi đi về phía trước và vượt đám đông một khoảng rất xa.

Thế là chúng tôi đã gần như bỏ lại một người hướng dẫn đường cho chúng tôi mà không biết vận mạng của anh ta ra sao (Điều đó là dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên để tự bào chữa cho tôi vào lúc ấy) khi ấy, đột nhiên chúng tôi nhìn thấy anh bạn người Phi Châu kia tách rời khỏi đám đông và đang chạy với sự nhanh nhẹn như ở Olympic, chạy trước những người đuổi theo bị che khuất bởi đám bụi mù.

Chúng tôi vội vã đẩy cho cánh cửa sau xe mở ra để cho anh chàng nầy có thể nhảy vào cho nhanh, động cơ nghiến ken két, và chúng tôi đã đột ngột chuyển hướng, xe nhồi lên rồi thụt xuống đau ê ẩm người trên con đường mòn đầy đá.

Chúng tôi đã lo sợ rằng sẽ có một nút chặn đường khác để ngăn chặn cuộc trốn thoát của chúng tôi, và tất cả mọi chuyện sẽ bắt đầu lại lần nữa. Nhưng đã không có (ai chận đường nữa), và sau cùng chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi đã thoát, ngay cả anh chàng người Phi Châu mà sự ngu ngốc của anh ta gần như làm cho chúng tôi bị giết (cũng đã thoát).

Anh chàng nầy nói với chúng tôi rằng cái đám đông người Phi Châu chận đường ấy muốn giêt chúng tôi chứ không muốn giết anh ta, vì nếu không thì anh ta sẽ chẳng bao giờ trốn thoát được. Chúng tôi cần phải bị giết chết. Chúng tôi không chết. Đó là một cảm giác thú vị, không phải là không vui sướng một cách hoàn toàn.

Tại sao những người Phi Châu ấy đã muốn giết chúng tôi? Lý do gì đã làm nên sự tức giận của họ? Họ đã nghĩ rằng nếu tôi tường thuật cách sống và làm việc của họ, họ có thể mất công ăn việc làm để sinh sống.

Vậy mà gọi là sinh sống ư? Đang chết dần chết mòn thì đúng hơn.

Những người nghèo, người mất hết niềm hy vọng, những người giận dữ (với chúng tôi như đã viết ở trên) sống bằng cách đào những mãnh quặng cobalt và quặng đồng trong đất bẩn bị ô nhiễm và bụi của các mỏ đồng bị bỏ hoang ở Congo.

Họ rữa những thứ mà họ tìm thấy trong các giòng nước nhiễm bệnh dịch tả chứa đầy cứt người, sau đó đẩy lên đồi những túi đồ to lớn nặng chừng 100 kg trên những chiếc xe đạp cũ kỷ để tới một thị trấn Lakasi gần đó, nơi mà những người trung gian mua lại các món ấy để bán cho những nhà doanh nghiệp mà chủ yếu là bán cho những doanh nghiệp người Trung Quốc đang cần những thứ kim loại quan trọng nầy.

Thấy họ đi chậm chạp một cách đáng thương làm tôi nhớ lại các hình ảnh của các người thợ mỏ thất nghiệp ở Anh trong những năm 1930s, đang đi chệnh choạng về nhà dưới trời mưa lất phất với những túi xách chứa những mảnh than vụn gom lại từ những đống chiến lợi phẩm đánh cắp.

Ngoại trừ rằng ở đây cái nóng quá mức làm cho việc lao động 5 lần khó khăn hơn, và điều kiện làm việc và cuộc sống ở đây thì cực kỳ gian khổ hơn bất cứ thời gian nào từng được biết ở Anh kể từ thế kỷ thứ 18 (1601-1799).

Nhiều người chết vì những mỏ có từ lâu đời sụp đổ xuống trên bọn họ, hay bị thương một cách đáng sợ mà không có hy vọng được điều trị thuốc men. Nhiều người nhỏ bé còn hơn những trẻ em. Vào một ngày gặp hên, họ có thể kiếm được 3 đô, chỉ đủ hổ trợ cho sự hiện hữu mong manh trong những khu vực nghèo nàn sốt rét và bệnh tật.

Chúng tôi đã từng có mặt trước đây ở vùng mỏ bị đào xuống sâu trông rất xấu xí nầy, vùng nầy giống như là nơi ở của một đám tội nhân bị bắt từ một nước khác đem về đây và sống trong một đế chế nô lệ thời cổ.

Những con người bị bại trận, gục đầu xuống làm việc không bao giờ dứt trong mấy chục hố đất đào sâu xuống bằng tay. Gương mặt của họ, khi nhìn thấy, thì trống không và chẳng còn niềm hy vọng.

Trước đó chúng tôi đã từng bị đuổi đi khỏi đây bởi một cảnh sát viên mập mạp ăn hối lộ, ông ta giả vờ nói rằng giấy tờ của chúng tôi là không hợp pháp, nhưng ông ta thật sự nhận những lời chỉ thị từ một tên anh chị có cặp mắt của người chết và hắn chỉ còn có một tai, tên này ngồi sát bên viên cảnh sát.

Khi chúng tôi quay trở lại với nhiều giấy phép của chính quyền, tay anh chị nầy đã chuẩn bị xong cuộc phục kich (bằng cách cho nhiều người Phi Châu chận đường chúng tôi như đã viết ở trên).

Những người đào mỏ khoáng sản đã lo sợ – và những ông chủ xấu xa gây tội ác của họ nắm ngay được nổi sợ ấy – rằng nếu những người giống như tôi (nhà báo) nói ra công khai cuộc sống bị ô nhiễm của họ thì rồi sau đó cái mỏ khoáng sản nầy có thể bị đóng cửa và công việc với đồng lương một ngày 3 đô la có thể bị tước mất hết. (giống VN quá, ta hãy nhìn xem những người ngoài miền Bắc họ có thái độ bảo vệ y hệt vậy…)

Tôi không thể nào đưa ra cho bạn một lời cắt nghĩa nào rõ ràng hơn về mức độ thu nhỏ lại của những gì độc ác, đồi bại và tội lỗi nhất mà tôi tin là hiện đang xẩy ra ở Phi Châu.

Quá tuyệt vọng, vì thế hầu hết các nước ở Châu Phi đang tự bán mình vào trong một kỷ nguyên mới của tham nhũng và tình cảnh nô lệ thực sự khi Trung Quốc tìm kiếm để mua hết tất cả các kim loại, các mỏ khoáng sản và mỏ dầu mà Trung Quốc có thể chạm tay vào: mua đồng dành để chế dây điện và dây điện thoại, kim loại cobalt dành cho việc chế tạo điện thoại di động và các động cơ phản lực – đấy là những vật liệu ròng của đời sống thời hiện đại.

(còn tiếp)

Người dịch: Trần Hoàng

Tại một mỏ do người TQ làm chủ, người thợ mỏ ở Zambia, với cặp mắt lạc thần và trống rỗng…

https://i0.wp.com/www.rfi.fr/actuen/images/110/160209congomining432.jpg

Những người Zambia đang nhặt những mãnh quặng đồng và cobalt

https://i0.wp.com/content.edgar-online.com/edgar_conv_img/2008/03/14/0001204459-08-000516_DSTECH12.JPG

Hình các mỏ đồng và cobalt trong hang sâu thẳm, nơi đây những người dân Phi Châu làm việc kiếm 3 đô mỗi ngày.

———————————————————-

Kinh tế Rối loạn ở Việt Nam

Bài của MARTHA ANN OVERLAND tại HÀ NỘI

Thứ Hai, ngày 9-6-2008

Trong một năm trước, Việt Nam còn đang đầm mình trong không khí ngợi ca như là một phép mầu tiếp theo của châu Á, một câu chuyện thành công đáng được ví với sự trỗi dậy của những con hổ Á châu thập kỷ 1990 và gần đây hơn là sự tăng trưởng đầy ngoạn mục của Trung Quốc và Ấn Độ.

[Xin cám ơn thật nhiều về những cải cách kinh tế], đất nước cộng sản này đang thu hút những số lượng kỷ [lục] vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế phát triển 8,5% vào năm ngoái – nằm trong những nước có nhịp độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực – và [Giá nhà cửa đã tăng lên gấp đôi và gấp ba], bị lôi kéo phần nào bởi những [người mua tranh nhau đứng sắp hàng để vồ chụp lấy những căn nhà xây dính liền nhau (condos = condominium) ngay cả trước khi chúng được xây dựng lên]. Thị trường chứng khoán mới nhú mầm của nước này đúc ra những nhà triệu phú. [Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, những chiếc xe hơi mới cực kỳ bóng loáng của họ đã làm kẹt cứng những con đường chỉ thích hợp với những chiếc xe hai bánh]

Thế nhưng một chuyện nực cười đã xảy ra trên con đường đi tới sự phồn vinh. Qua nửa năm 2008, chính phủ độc tài của Việt Nam đã [tự khám phá ra là mình phải ] đánh vật với cơn bùng phát giá cả, sụp đổ thị trường chứng khoán và một lực lượng lao động ngày càng cứng đầu cứng cổ hơn. Lạm phát giờ đây đang lao lên tới một tỉ lệ 25% hàng năm, và nó đang ngốn ngấu đáng kể những lợi ích mà dân chúng đã làm ra trong mấy năm qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam, suy sụp 58,5% vào tháng Một, hiện đang giữ danh hiệu là nơi hoạt động tồi tệ nhất thế giới trong suốt 30 ngày qua. *Dẫn ra những khó khăn của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, hãng chuyên đánh giá mức độ khả tín Moody’s vào tuần trước đã hạ thấp cái nhìn triển vọng của mình đối với Việt Nam từ bền vững xuống tiêu cực. Những đánh giá về mức nghèo khổ báo hiệu rằng các ngân hàng có thể gặp phải rắc rối đối mặt với những nghĩa vụ tài chính của họ, làm xói mòn sự tin cậy của các nhà đầu tư tại nước này. Trong một bản đánh giá tóm tắt, kinh tế gia trưởng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam Jonathan Pincus đã cho thấy nền kinh tế đã phát triển quá nóng và chính phủ đã phản ứng quá chậm chạp. “Đó là lý do khiến chúng ta lâm vào tình cảnh này,” ông nói.

Đương nhiên lạm phát đang gây nên tình trạng bất an trên toàn cầu, song nó lại đặc biệt nguy kịch ở Việt Nam, nơi mà giá cả hầu như mọi thứ, từ lương thực thực phẩm, xăng dầu cho đến thuê nhà cửa [đều đang lên tới đỉnh cao] phá hỏng mọi chuyện.

Phần lớn mức tăng trưởng gần đây của Việt Nam đã được lôi cuốn bởi khu vực sản xuất phát triển mạnh của nước này, song giờ đây mức lương công nhân sản xuất trong dây chuyền lắp ráp đang không theo kịp phí tổn sinh hoạt cơ bản. Kết quả là một sự xuất hiện đột ngột những cuộc đình công lan rộng – chuyện vốn hiếm hoi tại nước Việt Nam cộng sản – và nó đang làm tổn thương hình ảnh của một quốc gia như là một thiên đường của các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm sự lựa chọn khác cho phát triển sản xuất thay thế Trung Quốc.

Suốt sáu tháng qua, đã có hơn 300 cuộc đình công trên khắp đất nước. Đa số chỉ kéo dài vài ngày bằng sự chấp nhận của giới chủ tăng lương thêm chút ít. Vào tháng Tư, một công ty chuyên sản xuất giày quần vợt cho hãng Nike đã đồng ý tăng lương cho công nhân thêm 10%, tức khoảng 6,3 đô la một tháng. Thế nhưng mức độ đó là không đủ để thay đổi cuộc sống người công nhân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội nước này vào hôm 31 tháng Năm rằng số các hộ gia đình lâm vào tình trạng đói kém đã tăng gấp đôi trong một năm qua. “Chính phủ hiểu và chia sẻ với nhân dân,” ông Dũng nói. “Và hiểu được trách nhiệm của mọi người cố gắng tham gia kiềm chế một cách tốt nhất tình trạng lạm phát.”

Cho tới lúc này, Hà Nội đã có những động thái hạ nhiệt đà tăng trưởng kinh tế bằng cách yêu cầu các ngân hàng tăng mức dự trữ bắt buộc của họ; ngân hàng trung ương cũng đã tăng tỉ lệ lãi suất lên 12%.

Thế nhưng mức lạm phát đang xấu thêm do đồng nội tệ của Việt Nam đang bị mất giá. Việt Nam đồng đã giảm giá dữ dội tới 1.5% so với đồng đô la trong vòng sáu tháng qua. Song những tin tức kinh tế buồn thảm gần đây vẫn đang đe doạ làm yếu đồng tiền này thêm nữa.

Trong tuần qua, tiền đồng đã nhảy vọt từ 16.120 đồng lên 18.500 đồng ăn một đô la tại chợ đen khi những người giao dịch lao vào chuyển đổi đồng tiền này sang cầm giữ đô la và vàng. Đồng nội tệ bất thần lịm đi đã làm cho nhập khẩu, từ lương thực thực phẩm cho tới hàng hoá tiêu dùng, càng đắt đỏ thêm.

Jocelyn Trần, một người có công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng với các nhà máy địa phương cung cấp sản phẩm may mặc cho các siêu thị ở Mỹ cho hay giá sợi của Trung Quốc đã vọt lên 15% trong năm nay. “Các nhà máy của chúng tôi đang [lãnh đủ chuyện ấy ]phải lưu tâm tới chuyện này bằng cách cắt giảm mức lợi nhuận,” bàTrần nói. Mặc dù một số nhà máy đã tăng lương, nhưng bà phàn nàn rằng công nhân vẫn sẽ tiếp tục bãi công.

Việc chính phủ ở Hà Nội đã chậm chạp xử lý một số vấn đề một phần là bởi những chiến tuyến nay không còn được vạch ra rõ ràng như trước giữa những người vẫn kiên định lập trường của Đảng Cộng sản và những người trong đảng muốn cải cách kinh tế theo chiều hướng tự do hơn.

Việc đưa ra quyết định đã bị phân khúc dẫn đến tình trạng tê liệt, Pincus nhận xét. Ví dụ như việc kiểm soát chính sách tiền tệ đã không có sự tập trung về một mối. [Trong một hệ thống mà sự vận hành dựa trên sự đồng ý của tập thể] – không chỉ nằm trong đảng mà cả trong các ủy ban, bộ và các tỉnh – thì sẽ rất khó khăn cho những người lãnh đạo đưa ra được những quyết định cứng rắn. [“Để chia sớt niềm đau thì luôn luôn là khó khăn hơn,”] theo Pincus. “Nhưng phân phát kẹo bánh thì dễ hơn nhiều.”

[Để chận đứng nạn lạm phát], chính phủ hiểu rằng họ cần tăng mức lãi suất lên và kiểm soát chi tiêu ngân sách, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước từng sử dụng các định chế tài chính của quốc gia như là những con heo đất của bản thân họ. Thế nhưng bất cứ động thái bất ngờ nào cũng có thể đe doạ bóp nghẹt các nhà kinh doanh và xua đuổi các nhà đầu tư mới, những người mà Việt Nam phải tránh gây ảnh hưởng xấu nếu như VN còn muốn đạt cho được mức tăng trưởng vừa mới ấn định lại là 7%.

Tuy nhiên, trong khi [những chỉ số về kinh tế trông rất xấu] và nhiều tín hiệu xấu đang hiện hữu, triển vọng kinh tế trong dài hạn của Việt Nam là tốt đẹp, theo Tom Nguyễn, giám đốc thị trường toàn cầu của ngân hàng Đức Deutsch Bank tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số người cho rằng cái khả năng của chính phủ để đối phó những sự bất đồng xã hội một cách nhanh chóng và thô bạo đang làm giảm đi mối đe dọa là những cuộc đình công ( sắp đến ) sẽ biến thành cuộc phản đối có tính chất bạo lực hoặc sẽ khuyến khích những đòi hỏi sự thay đổi thể chế chính trị.

Việt Nam vẫn là một quốc gia ổn định có 85 triệu dân với một lực lượng lao động trẻ và có học. “Thật vô lý để các nhà đầu tư chúng ta lại mong chờ rằng tiến trình phát triển này không có những thách thức,” Nguyễn nói. “Thế nhưng một số nỗi khổ sẽ đến với những người không tìm thấy niềm hy vọng.” Tiếc thay, hầu hết những nỗi khổ sẽ lại rơi vào những con người Việt Nam nghèo khó khi họ phải vật vã kiếm từng miếng ăn.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

——————-

Vietnam’s Troubled Economy

By MARTHA ANN OVERLAND/HANOI

Monday, Jun. 09, 2008

A year ago, Vietnam was being hailed as the next Asian miracle, a success story to match the rise of the Asian tigers of the 1990s and more recently the stunning growth of China and India.

Thanks to economic reforms, the communist country was attracting record amounts of foreign investment. The economy expanded by 8.5% last year—among the fastest rates in the region—and housing prices doubled and tripled, driven up in part by frantic buyers who stood in line to snap up condos before they had even been built. The country’s nascent stock market was minting millionaires. In Hanoi and Ho Chi Minh City, their flashy new cars clogged roads better suited for bicycles.

But a funny thing happened on the way to prosperity. Halfway through 2008, Vietnam’s authoritarian government finds itself grappling with soaring prices, collapsing markets and an increasingly restive work force. Inflation, now running at an annual rate of 25%, is eating up much of the gains made by citizens over the last several years. Vietnam’s stock market, which has fallen 58.5% since January, currently holds the unhappy title of being the worst performing in the world in the last 30 days. Citing the government’s difficulty in reining in inflation, Moody’s, which grades credit-worthiness, lowered Vietnam’s ratings outlook last week to negative from positive. Poor ratings signal that banks may have trouble meeting their financial obligations, undermining investors’ confidence in the country. In a nutshell, the economy overheated and the government was too slow to respond, says Jonathan Pincus, chief economist for the United Nations Development Program in Vietnam. “It’s how we got into this problem,” he says.

Inflation is causing trouble worldwide, of course, but it’s particularly acute in Vietnam, where prices for virtually everything, from food to fuel to housing, have been spiking. Much of Vietnam’s recent growth has been driven by its expanding manufacturing sector, but now assembly line workers’ salaries are being outpaced by basic living costs. The result has been a rash of strikes— unusual in communist Vietnam—that are hurting the country’s image as a haven for multinational companies looking for alternatives to China for manufacturing sites. Over the last six months, there have been more than 300 strikes throughout the country. Most last only a few days, with management usually agreeing to small pay increases. In April, a company that manufacturers sneakers for Nike agreed to give workers a 10% increase, or about an additional $6.30 a month. But that amount is not enough to make much of a difference when workers go to the grocery store.

Prime Minister Nguyen Tan Dung told the country’s National Assembly on May 31 that the number of households going hungry has doubled in one year. “The government understands and shares with the people,” Dung said. “And sees it is their responsibility to try to best curb inflation.” So far, Hanoi has moved to cool the economy by requiring banks to increase their reserves; the central bank has also raised interest rates to 12%. But inflation is being made worse by Vietnam’s weakening national currency. The Vietnamese dong has fallen roughly 1.5% against the dollar in the past six months. But the recent dismal economic news is threatening to weaken it further. This past week the dong jumped from 16,120 to the dollar to 18,500 on the black market as traders rushed to put their dong into dollars and gold. The currency swoon makes imports, from food to commodities, more expensive. Jocelyn Tran, whose Ho Chi Minh City company contracts with local factories to supply apparel to U.S. stores, says the price of Chinese-made yarn has jumped 15% this year. “Our factories are absorbing it by cutting out the profit margin,” says Tran. Even though some factories have raised wages, she complains that workers are still going on strike.

The government in Hanoi has been slow to tackle some of the problems in part because battle lines are no longer neatly drawn between Communist Party hard liners and the party’s more liberal economic reformers. Decision-making has been fragmented to the point of paralysis, says Pincus. For example, no single entity is in control of monetary policy. In a system that works on consensus — not just among the party but committees, ministries and provinces—it has been difficult to get leaders to make tough decisions. “It’s always harder to distribute the pain,” says Pincus. “It’s much easier to distribute the goodies.”

To tackle inflation, the government knows it needs to raise interest rates and rein in spending, particularly by state-owned enterprises that have used state financial institutions as their own piggy banks. But any sudden moves can also threaten to strangle businesses and scare away new investors, which Vietnam must avoid if it is to meet its revised 7% growth rate. Still, while the numbers look bad now, Vietnam’s long-term economic outlook is good, says Tom Nguyen, head of global markets at Deutsche Bank in Ho Chi Minh City.

Some think the government’s ability to deal with public dissent swiftly and harshly lessens the threat that strikes will turn into violent protest or will encourage calls for political change. Vietnam remains a stable country of 85 million people with a young and educated workforce. “It is unreasonable for any of us investors to expect this development process not to have challenges,” says Nguyen. “But some of the heartache has to fall in the lap of the people who had unrealistic expectations.” Unfortunately, most of the heartache will be felt by Vietnam’s poor as they struggle to put food on the table.

———————————

THE WALL STREET JOURNAL

————————————————————————————————————

Việt Nam Đánh giá thấp

Những mối Lo ngại về Tiền tệ

Bài của JAMES HOOKWAY

Ngày 8-6-2008

Vào tuần trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng ông tin chắc nước ông sẽ không phải phá giá đồng nội tệ của mình.

Những người Việt Nam bình thường không tin chắc như vậy khi họ đẩy tỉ giá đồng đô la ngoài chợ đen lên những mức cao hơn hẳn trước mối lo đang loang rộng đối với nền kinh tế đổ nát vì lạm phát, đặc biệt vào lúc giá dầu đang tăng lên.

Quốc gia này đang bị tổn thương bởi một làn sóng đình công trong khi nó phải vật lộn với ảnh hưởng của mức lạm phát hai con số liền trong 7 tháng, đạt tới một tỉ lệ lạm phát thường niên là 25,2% vào tháng Năm. Thị trường chứng khoán đã sụp đổ trong khi các nhà đầu tư quay ra mua vàng. Vào hôm thứ Sáu, tỉ giá ngoại tệ là 18,500 đồng Việt Nam ăn một đô la trên thị trường không chính thức, so với mức chính thức là 16,124 được ngân hàng trung ương đưa ra cùng ngày. Thị trường tiền tệ trong tương lai đang được xác định một mức phá giá hơn nữa, là 40% trong 12 tháng tới.

Tuy nhiên, ông Dũng đang nhanh chóng đưa ra chính sách của chính phủ mình nhằm đảm bảo cho một đồng tiền ổn định.

Tuần trước, trong cuộc gặp mặt với các kinh tế gia từ hãng JP Morgan và các quan chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, ông nói rằng nền tài chính của nước ông vẫn còn vững mạnh. Trong một bản thông báo được đưa ra hôm thứ Sáu, BIDV đã trích dẫn lời của ông Dũng khi nói rằng “Việt Nam đã nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của vấn đề phá giá trong tình hình hiện tại, và đi tới kết luận rằng việc làm đó là vô ích.”

Các đại diện của JP Morgan là những người rất chú tâm vào cuộc họp này nhưng đã không có được lời bình luận nào. (không thể liên lạc được để nghe lời bình luận của họ )

Kết cục là bất chấp những lời lẽ để làm yên lòng từ ông Dũng, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ rơi vào một tuần thử thách khác, với giá dầu đang đạt tới những mức cao mới vào hôm thứ Sáu – trong khi nó lại là một cỗ máy cái của nền kinh tế Việt Nam, nơi phải nhập khẩu toàn bộ thành phẩm dầu cần thiết. $139/ barrel

Các tổ chức chuyên đánh giá độ khả tín như Fitch Rating và Moody’s Investors Service đều đã hạ thấp cái nhìn triển vọng của họ đối với tỉ suất nợ quốc gia của Việt Nam xuống mức tiêu cực khi mà ông Dũng và chính sách kinh tế của ông phải gắng sức để kìm hãm đà tăng giá hiện tại.

“Lạm phát lên cao đang chứng tỏ rằng việc kiểm soát nó là rất khó khăn, và những sức ép đã gia tăng nhanh chóng trong việc cân bằng cán cân thanh toán,” theo lời Thomas Byrne, phó giám đốc cao cấp của Moody’s vào tuần trước. “Đối với các giới chức, tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay là bằng cách nào để làm dịu đà tăng trưởng mà không xô đẩy nền kinh tế vào cơn khủng hoảng hoặc huỷ hoại môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.”

Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á với mức trung bình hàng năm là 7,5 năm kể từ năm 2000, Việt Nam đã phải vùng vẫy để kiểm soát tình trạng lạm phát sau khi giá dầu và lương thực lên cao bắt đầu lôi kéo giá cả tiêu dùng lên theo vào năm ngoái.

Các kinh tế gia thân cận với chính quyền Cộng sản Việt Nam cho biết là các nhà lãnh đạo nước này đã tỏ ra miễn cưỡng khi phải đẩy mức lãi suất lên cao để đảm bảo ổn định nguồn tín dụng từng có lãi suất thấp nên đã tiếp sức cho việc bành trướng các doanh nghiệp nhà nước và cũng trợ giúp cho thị trường chứng khoán đang sụt giảm mất 57% giá trị kể từ đầu năm.

Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu giám sát việc thi hành những quy định từ lâu bị lờ đi là cấm các tổ chức thu đổi ngoại tệ bán đô la cho người Việt Nam nào lao vào cuộc tìm kiếm giải pháp cứu những đồng tiền giành dụm được của họ khỏi tình trạng mất giá.

Trong khi đó, Benedic Bingham, trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tại nước này đã phát biểu tại một cuộc họp các nhà tài trợ với chính phủ vào hôm thứ Sáu là Việt Nam cần làm tốt khá hơn việc tăng mức lãi suất lên một mức độ có thể khôi phục sự tin cậy về hệ thống tài chính và ngân hàng – ngay cả nếu như điều đó sẽ gây ra tình trạng suy giảm các hoạt động chu cấp cho các hoanh nghiệp nhà nước.

Theo ông Bingham, được Hãng thông tấn AFP trích dẫn, thì “Việc nâng lãi suất cần phải được bổ sung bằng tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng để kiềm chế những thông lệ cho vay một cách khinh suất và giải quyết ngay bất cứ những nhược điểm nào hiện ra trong hệ thống ngân hàng

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng 204

————–

Vietnam Minimizes Currency Fears

(Vietnamese Skeptical of Currency Assurances)

By JAMES HOOKWAY

June 8, 2008 8:44 a.m.

Vietnam’s Prime Minister Nguyen Tan Dung said last week he is confident the country won’t have to devalue its currency.

Ordinary Vietnamese aren’t so sure, pushing black-market rates for the U.S. dollar to fresh highs as concerns spread about Vietnam’s inflation-wracked economy, especially as oil prices rise.

The country has been hit by a wave of strikes as it grapples with the impact of seven months of double-digit inflation, which hit an annualized rate of 25.2% in May. The stock market has collapsed as investors switch to gold. On Friday, it cost 18,500 Vietnamese dong to buy $1 on Vietnam’s informal market, compared with the official rate of 16,124 dong set by Vietnam’s central bank the same day. Forward currency markets are pricing a further devaluation of 40% for the dong in the next 12 months.

Still, Mr. Dung is hold ing fast to his government’s policy of maintaining a firm currency.

Last week, he told economists from JP Morgan and officials from state-owned Bank for Investment and Development of Vietnam, or BIDV, that the country remains financially strong. In a statement released Friday, BIDV quoted Mr. Dung as saying “Vietnam has analyzed and studied the impact of devaluation in the current situation, and come to the conclusion that this is useless.”

Representatives from JP Morgan who attended the meeting in Hanoi couldn’t be reached for comment.

The upshot is that despite Mr. Dung’s reassurances, Vietnam’s economy could be in for another testing week, with oil prices reaching new record highs on Friday – a key economic driver in Vietnam, which imports all of its refined oil needs.

Ratings agencies Fitch Ratings and Moody’s Investors Service have both downgraded their outlook for Vietnam’s sovereign ratings to negative as Mr. Dung and his economic policy struggle to get a grip on rising prices.

“Rising inflation is proving very difficult to control, and pressures have rapidly built up on the balance of payments,” said Thomas Byrne, Moody’s senior vice president, last week. “For the authorities, the dilemma now is how to dampen growth without throwing the economy into recession or damaging the environment for foreign direct investment.”

One of Asia’s fastest growing economies – it has grown by an average of 7.5% a year since 2000 – Vietnam has struggled to get inflation under control after high oil and food costs began to drive up consumer prices last year.

Economists familiar with Vietnam’s Communist government say its leaders have been reluctant to push up interest rates in order to ensure a steady supply of cheap money to fuel the expansion of state-owned companies and also to support Vietnam’s sagging stock market, which has lost 57% of its value since the beginning of the year.

On Friday, the central bank, the State Bank of Vietnam began enforcing long-ignored rules prohibiting foreign exchange agents selling dollars to Vietnamese who are scrambling to find a way to protect their savings.

Meanwhile, Benedict Bingham, International Monetary Fund country chief, said at a donor meeting with the government on Friday that Vietnam would be better off raising interest rates to a level which might restore confidence in the currency and banking system – even if that slows down the movement of funds to state-run companies.

“The increase in interest rates should be complemented by strengthened oversight of the banking system to curb imprudent lending practices and address any emerging vulnerabilities in the banking system,” Mr. Bingham said, according to AFP.

Write to James Hookway at james.hookway@awsj.com

Tags: 299:việtnamđánhgiáthấpnhữngmốilo

Monday June 9, 2008 – 12:42pm (ICT)

————-

Entry for June 08, 2008

Việt Nam Cố kiết Đến cùng cho Kế hoạch Mở rộng Thủ đô lên Ngoại cỡ

Những người chỉ trích đã phê phán gay gắt, cho rằng động thái này là không đúng lúc, được đưa ra trong khi đang có những chuyện tai ương cho nền kinh tế đất nước

Bài của Roger Mitton, Thông tín viên tại Việt Nam

Thứ Bảy, ngày 7-6-2008
HÀ NỘI – Việt Nam đang dấn bước vào một kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng gần như gấp bốn lần thủ đô của mình bất chấp những nghi ngại, thậm chí trong cả những thành viên trong Đảng Cộng sản cầm quyền về động thái này.
Kế hoạch để mở rộng diện tích của Hà nội đang bị chỉ trích là không cần thiết, sai lầm, và làm xao lãng ra khỏi tình cảnh khẩn cấp hiện nay là chận đứng sự đi xuống quá nghiêm trọng về kinh tế của đất nước này.
VN đang quằn quại trong nổi đau của sự suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong mấy chục năm qua với thị trường chứng khoáng của nước nầy đang rớt xuống nhanh, cuộc khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng, nạn lạm phát lên cao tới 25%, và những cuộc biểu tình của công nhân gia tăng khắp nước.

Theo luật sư Nguyễn Trần Bạt, chủ tịch Investconsult, một trong những tổ hợp lớn chuyên tư vấn cho doanh nghiệp của Việt Nam, thì:

“Dự án mở rộng hà nội được xem là không hợp lý, thiếu sót, và sai lầm. Đó là một quyết định tệ hại vào một thời điểm quá xấu.”

‘Dự án mở rộng Hà Nội là không logic, được trù liệu sơ sài và sai lầm. Đó đúng là một quyết định nguy hiểm vào một thời điểm không thích hợp.’

Có thêm cả ý kiến của ông Nguyễn Thanh Hà, một nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng ở Hà Nội: ‘Tôi không thể hiểu vì sao chính phủ lại tốn cả thời gian và công sức để tranh cãi về quy mô của Hà Nội khi mà nó cần phải giải quyết những vấn đề kinh tế của chúng ta.’

Theo kế hoạch này, địa giới của thủ đô sẽ tăng lên 3,6 lần và dân số của nó sẽ nhiều gấp đôi tới 6,2 triệu, làm cho nó lớn hơn cả Singapore và Kuala Lumpur.

Thế nhưng nó đã thu hút sự chống đối mạnh mẻ đến nổi không ít hơn 6 vị bộ trưởng được phái đến quốc hội để cố gắng tranh luận về sự cần thiết của dự án mở rộng – với ít khả năng thành công

‘Anh nói vậy có nghĩa là Hà Nội đã sử dụng hết cả 920 cây số vuông rồi sao?’ Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Tuyển hỏi một cách mỉa mai.

Đại biểu Ngô Văn Hưng nghi ngờ liệu Hà Nội có thể quá dễ để biến thành một trung tâm văn hóa và quốc tế, khi ông nói: ‘Tôi e rằng chúng ta sẽ không có được một Hà Nội như những điều trông đợi này từ giờ cho tới thế kỷ sau.’

Khi cuộc phỉnh phờ ở cấp bộ trưởng thất bại, một lịch trình bỏ phiếu vào ngày 23 tháng Năm cho giải pháp đã phải hủy bỏ. Như là một sự thỏa hiệp, hệ thống cai trị đã đồng ý trì hoãn thi hành kế hoạch từ ngày 1 tháng Bảy sang ngày 1 tháng Tám và tập trung chú ý hơn vào cuộc chiến đấu với nạn lạm phát.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đứng trước cơ quan lập pháp để trả lời về những than phiền rằng chính phủ của ông đã không giải thích một cách thích đáng cơ sở hợp lý của kế hoạch, chi phí tài chính, cũng như tác động xã hội và văn hóa của nó.

Ông thừa nhận rằng một bản tường trình trước đó đã không được hoàn chỉnh, song ông lại lập luận rằng mở rộng Hà Nội sẽ làm cho nó trở thành một ‘trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế’ ngang tầm với các thành phố lớn khác trong khu vực – và thậm chí ông còn vận dụng đến cả thuật phong thủy.

Ông Dũng nói: “Hà Nội sẽ tựa vào Núi Ba Vì và hướng ra Sông Hồng. Nó sẽ ổn định trong vị thế của rồng-uốn-hổ-chầu.’

Mặc dầu sự chỉ trích vẫn tiếp tục, tuy nhiên, chẳng ai nghi ngờ gì kế hoạch của nhà cầm quyền đã được chấp thuận trước rồi. Khi cuộc tranh luận kết thúc, một đa số đại biểu – tất cả đều hoặc là đảng viên hoặc có liên hệ với đảng – cố nuốt nổi lo ngại của họ và đã bỏ phiếu chấp thuận cho lời đề nghị.

Thế nhưng những mối quan ngại về cái mưu đồ và cách chọn thời điểm của nó vẫn còn đó.

TS Trương Gia Sơn, một giám đốc của Công Ty Bất động sản Hoàng Quân tại Thành phố Hồ Chí Minh nói: ‘Phải, Quốc hội cuối cùng đã phê chuẩn kế hoạch này, song tôi vẫn lo ngại về cái cách mà chính phủ có thể kiểm soát những món tiền bạc để thực hiện nó.’

Sự phản đối kéo dài và cách bày tỏ sự phản đối thì mạnh mẻ cũng đã (làm cho ta) gia tăng sự nhận thức rằng phe của ông Dũng đã bị yếu đi vì cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra.

Tình hình đã trở nên quá khốc liệt tới mức những định chế tài chính tiếng tăm được tôn trọng như Goldman Sachs, Morgan Stanlay và Deutsche Bank đã lên tiếng quan ngại rằng một gói các giải pháp ứng cứu theo kiểu của IMF (cho mượn tiền) có thể phải được tính đến.
———————-

Bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn

Đài RFA (Radio Free Asia) Washington 31/10/2007

RFA: Theo kế hoạch của cơ quan chức năng Việt Nam thì đến 2020 nhà máy Điện Hạt Nhân (ĐHN) đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Ninh Thuận có thể đưa vào vận hành.

Lâu nay có một chuyên gia trong lĩnh vực Điện Hạt Nhân, gốc Việt Nam, có ý kiến không đồng thuận với kế hoạch Việt Nam. Vị chuyên gia này cho rằng chưa nên triển khai một nhà máy ĐHN như thế. Đó là TS Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Cố vấn nha kinh tế, dự báo chiến lược EDF Paris, Giáo sư viện kinh tế chính sách năng lượng và trường Đại học Bách khoa Grenoble ở Pháp.

Trong chương mục khoa học và môi trường kỳ này TS Nguyễn Khắc Nhẫn nêu ra những ý kiến của ông về vấn đề liên quan.

Có thể nói bản thân ông Nguyễn Khắc Nhẫn là người lên tiếng mạnh mẽ nhất trong thời gian qua, cho rằng chưa nên triển khai ĐHN ở Việt Nam. Ông đã có nhiều bài viết phổ biến lập luận cho ý kiến đó.

Sau đây Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn lặp lại một số nguyên nhân chính vì sao chưa thể xây dựng nhà máy ĐHN tại Việt Nam.

NKN: Từ mấy năm nay, tôi đã lên tiếng khá nhiều không ủng hộ việc xây cất nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Có rất nhiều lý do chính đáng, xin phép tóm tắt như sau:

1- Điện hạt nhân không kinh tế như người ta hiểu lầm vì trong giá thành kWh phải tính các chi phí về xử lý nhiên liệu, lưu giữ chất thải phóng xạ, tháo gỡ nhà máy sau này, an toàn, bảo hiểm…

2- ĐHN không tăng trưởng tiềm lực khoa học công nghiệp và hiện đại hoá đất nước như có người mơ tưởng. Trái lại nó hạn chế tiến bộ vì nguồn tài chính khổng lồ bị ĐHN thu hút, không cho phép ta đầu tư vào những lĩnh vực then chốt, có nhiều triển vọng hơn.

3- Với lò PWR thế hệ II, nước ta sẽ bị ràng buộc với một công nghệ lỗi thời – lò thế hệ III thế giới còn thiếu kinh nghiệm.

4- Chúng ta sẽ mất độc lập, tiếp tục lệ thuộc lâu dài với ngoại quốc về thiết bị, nhiên liệu nhất là Uranium làm giàu 3,5% .

5- Viện cớ lý do thay đổi khí hậu, nhiều nước muốn xây cất trở lại các nhà máy Điện Hạt Nhân nên giá Uranium đã tăng lên gấp 2, gấp 3 lần trong hai năm nay. Trữ lượng Uranium trên thế giới hiện nay chỉ đủ để cung cấp cho 440 lò đang vận hành trong vòng vài chục năm mà thôi. Nếu nhiều nước muốn làm Điện Hạt Nhân thì giá Uranium sẽ tăng vọt rất nhanh và cơn khủng hoảng Uranium sẽ trầm trọng hơn các cơn khủng hoảng dầu mỏ. Như thế có nghĩa là Điện Hạt Nhân không kinh tế.

6- Điểm quan trọng khác là nước ta chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên viên có kinh nghiệm nhiều về ĐHN và cơ cấu công nghiệp, hệ thống pháp lý của ta có thể nói là còn thô sơ.

7- Phát triển năng lượng bền vững sẽ gặp bế tắc vì ĐHN không phải là một năng lượng sạch, không thể giải quyết vấn đề môi trường. Đổi chất thải phóng xạ với CO2 chẳng khác gì như đổi Sida với dịch tả hay dịch hạch.

8- Xây 1 lò ĐHN sẽ làm đất nước kẹt 1 thế kỷ. Sau 50 năm vận hành phải đợi 25-50 năm trước khi tháo gỡ nhà máy.

9- Một lý do khác mà tôi không đồng ý là vì bên nhà đã thổi phồng nhu cầu điện lực năm 2020 (294 tỷ kWh) tức là 3 lần lớn hơn con số đã đưa ra vào năm 2010 không thiết thực chút nào cả. Không có nước nào có một tốc độ quá mạnh như thế. Tăng trưởng luỹ thừa 17% mỗi năm có nghĩa là cứ 3-4 năm ta phải nhân gấp đôi tất cả các nhà máy và hệ thống điện. Ta có đủ khả năng tài chính không? Sức người cũng có hạn. Chính sách năng lượng của ta còn nhiều nhược điểm, thiếu khách quan, khó thuyết phục, không có độ tin cậy về khả năng huy động vốn đầu tư trong khung cảnh toàn bộ nền kinh tế quốc gia.

10- Lấy lý do cân bằng năng lượng một cách thô sơ để làm ĐHN là phi lý vì tài nguyên thiên nhiên của ta còn dồi dào. Tại sao ta không đợi các lò thế hệ IV sẽ xuất hiện vào 2030/2035 mà phải hấp tấp.

RFA: Hẳn nhiên khi đưa ra ý kiến chưa thể triển khai dự án ĐHN, TS Nguyễn Khắc Nhẫn cũng chỉ ra những cách thức nhằm giải quyết bài toán năng lượng cho Việt Nam.

NKN: Trong lĩnh vực năng lượng, tôi có cảm tưởng như chiến lược dài hạn của nước ta không hợp lý và thiếu khách quan trước những thách đố toàn cầu. Tôi xin phép liệt kê sau đây vài biện pháp cần thiết cho việc phát triển năng lượng bền vững của đất nước.

1 – Quyết tâm khai thác cấp tốc và tuyệt đối (tôi xin nhấn mạnh tuyệt đối) tất cả các nguồn năng lượng tái tạo như thuỷ điện, sinh khối, gió, mặt trời, địa nhiệt, sóng biển…bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng tái tạo. Muốn thành công, nhà nước cần ban hành luật năng lượng tái tạo như ở Mỹ, Trung Quốc, Pháp…Ví dụ: ở Pháp cũng như ở một số nước khác, người dân vừa có quyền sử dụng điện gió mình làm ra vừa có thể bán điện lại cho lưới điện quốc gia với giá rất cao. Nhà nước cũng có bổn phận khuyến khích việc chế tạo thiết bị cho nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Ví dụ: nước Đức và Đan Mạch đã chiếm phần quan trọng nhất nhì trên thị trường thế giới về tua-bin gió.

Những nguồn năng lượng tái tạo (gọi là nguồn thông lượng – énergie de flux) tràn ngập trên vũ trụ, được tạo hoá gieo rải khắp mọi nơi cho nhân loại sử dụng, khỏi phải tốn tiền nhiên liệu.

Thế mà trong hai thế kỷ qua, nhân loại đã đi ngược dòng, đầu tư và tiêu thụ một cách phung phí năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí) mà tạo hoá đã cặm cụi gầy dựng qua hàng trăm triệu năm, tập trung và dự trữ ở một số mỏ (énergie de stock) trên thế giới. Dầu, khí và Uranium trong vài chục năm và than đá trong một hai thế kỷ nữa lần lượt cũng sẽ kiệt cạn.

Chỉ có năng lượng tái tạo vô tận, mới đủ điều kiện giúp nhân loại phát triển bền vững, đồng thời chống lại hiệu ứng nhà kính.

Năng lượng tái tạo cho phép ta sản xuất và tiêu thụ ngay tại chỗ, ở mỗi thành phố, mỗi làng xã, mỗi căn nhà! Với chính sách năng lượng phân cấp (énergie décentralisée) ngày nay, không nhất thiết lúc nào cũng phải xây dựng những nhà máy đồ sộ rồi mới sản xuất, truyền tải, phân phối, qua nhiều trạm biến thế, gây nhiều tổn thất trên hệ thống dây.

2 – Biện pháp thứ hai, theo tôi, là tiết kiệm năng lượng mà nước ta cũng ít quan tâm đến. Đó là điều rất đáng tiếc. Năng lượng quý báu nhất là năng lượng mà chúng ta không sử dụng. Tiết kiệm năng lượng phải được nhà nước xem như là một nguồn năng lượng dồi dào, hết sức quan trọng. Nếu chúng ta có một chính sách tiết kiệm dài hạn, sử dụng tối ưu năng lượng, nâng cao hiệu suất sản xuất và tiêu thụ trên toàn lãnh thổ thì mức tổn thất theo tôi có thể nhẹ bớt khoảng 20% – 35% là ít.

Lấy ví dụ: năm 2006, một khách sạn lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, sau khi áp dụng chương trình tiết kiệm điện, đã nhìn nhận có sự thất thoát lên đến 30%. Muốn đạt kết quả tốt, nhà nước phải quyết tâm khuyến khích dân chúng ở các thành phố lớn thay đổi thái độ trong việc tiêu thụ hàng hoá, nước và nhất là năng lượng. Tất cả những cơ sở quốc gia và xí nghiệp công hay tư phải xung phong làm gương cho toàn dân. Đó là một thử thách rất lớn, cần ý thức giáo dục và tinh thần kỷ luật. Tôi được biết bộ Công nghiệp cuối năm 2006 đã ban hành thông tư hướng dẫn thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với một số sản phẩm. Điều này đáng mừng cũng như việc thành lập những cơ quan địa phương để quản ly chương trình tiết kiệm năng lượng.

Như thế mới có thể hạ thấp hệ số đàn hồi của Việt Nam quá cao. Hệ số này hiện nay là 2 vì tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện lực của ta mỗi năm lên đến 16% – 17% và tốc độ GDP là 8%-8,5%. Ở đây, cho phép tôi nhấn mạnh một điều. Với tốc độ tăng trưởng luỹ thừa như trên, nếu chúng ta quá chú trọng về số lượng hơn là chất lượng thì rất tai hại cho môi trường và nền kinh tế quốc gia. Ví dụ: trường hợp Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại lớn cũng vì tốc độ tăng trưởng luỹ thừa quá nhanh.

Trước những thách đố của sự thay đổi khí hậu, những nước giàu mạnh phải thay đổi lối sống. Cần có sự giản dị và tiết độ (sobriété).

Những nước đang phát triển như ta không thể nhắm mắt chạy theo những con đường bế tắc của các cường quốc.

Trong lúc nước ta mở rộng đường và xây cất xa lộ cho xe hơi thì các nước giàu mạnh như Pháp thu hẹp đường sá cho xe đạp và người đi bộ. Sự kiện này và sự bất lực của ta để giảm ùn tắc kẹt xe ở trung tâm Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh là một cơ hội để ta phân tích kỹ và đặt câu hỏi: đâu là tiến bộ đâu là bước lùi. Rác thải trong nhà chồng chất ra ngoài đường chúng ta chưa có đủ điều kiện, chưa có đủ tài chính để giải quyết vấn đề ô nhiễm, tại sao phải ôm thêm chất thải phóng xạ hạt nhân nguy hiểm cho đất nước.

3 – Biện pháp thứ ba mà tôi muốn nêu lên đã được các đồng nghiệp bên nhà nghiên cứu từ mấy năm nay. Đó là kế hoạch nhập khẩu điện qua lưới điện liên kết các nước trong vùng, nhất là đối với Lào có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

Ngoài ba biện pháp trên, nếu muốn tránh làm ĐHN, chúng ta có thể tiếp tục xây cất những nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ, những nhà máy điện chạy than và khí. Chúng ta đừng quên rằng tỷ lệ điện than ở Mỹ và Trung quốc vẫn rất cao!

Chúng ta không thể viện lý do thay đổi khí hậu, làm ĐHN thay vì làm điện với nhiên liệu than, trong lúc đó cứ mười ngày Trung quốc xây dựng thêm một nhà máy vài trăm MW chạy than.

Theo cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan, trong năm 2006, Trung quốc đã trở thành quốc gia phát thải CO2 nhiều nhất thế giới, hơn cả Mỹ, châu Âu, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản.

Ô nhiễm môi trường vì CO2 trên thế giới cũng như ở nước ta do lĩnh vực vận tải (transport) trầm trọng hơn cả chứ không phải chỉ do các nhà máy chạy than, khí hay dầu.

RFA: Đánh giá về các nguồn năng lượng tái tạo đang có ở Việt Nam.

NKN: Việt Nam là một trong những nước được tạo hoá ưu đãi về những nguồn năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí) cũng như năng lượng tái tạo (thuỷ điện, mặt trời, gió, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển…)

Tài nguyên thiên nhiên của chúng ta thừa đủ để cung cấp nhu cầu trong vài chục năm nữa. Chúng ta có đủ thì giờ chờ đợi xem xét mức an toàn và việc xử lý chất thải phóng xạ của những lò thế hệ IV sẽ xuất hiện vào năm 2030-2035.

Về thuỷ điện, chúng ta chỉ mới khai thác được hơn 20% tiềm năng kinh tế khá lớn 85 tỷ kWh.

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển điện gió cao nhờ địa lý dọc theo bờ biển dài cũng như tốc độ gió cao đáng kể.

Vài con số sau đây để ta thấy tầm quan trọng:

Hải đảo xa bờ: 2700 – 4500 kWh/m2. năm

Hải đảo gần bờ: 1700 – 4200 kWh/m2. năm

Trong đất liền: 400 – 3000 kWh/m2. năm

Con số 200 – 500 MW do công ty Điện lực Việt Nam đưa ra quá thấp so với tiềm năng điện gió thật sự của ta.

Trong lĩnh vực điện gió chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm quý báu của các nước như Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan Mạch.

Nếu tôi không lầm thì dự án nhà máy điện gió lớn nhất của ta được xây dựng ở gần thành phố Quy Nhơn – Bình Định. Tôi rất mừng vì đó là nơi tôi sinh trưởng.

Về năng lượng mặt trời (cũng như năng lượng gió và địa nhiệt) chúng ta chưa nghiên cứu kỹ tiềm năng.

Các con số bình quân sau đây do cơ quan trách nhiệm của ta đưa ra có vẻ phủ nhận triển vọng lớn của năng lượng mặt trời trên lãnh thổ: 150 kcal/cm2. năm với 2000 – 2500 g/năm

Bài học của Nhật và Úc trong lĩnh vực này sẽ giúp ích ta rất nhiều.

Con số đưa ra về tiềm năng địa nhiệt của ta tương đối còn thấp, chỉ vài trăm MW, tuy nước ta có trên 300 suối nước nóng từ 30° đến 105°C.

Cũng như phần lớn các nước đang phát triển năng lượng sinh khối (biomasse) được khai thác lâu năm ở Việt Nam, đáng tiếc là nhiều nơi khai thác quá mức độ. Vẫn còn nạn cây củi rừng bị phá huỷ hỗn độn tai hại cho môi trường. Nước ta có nhiều kinh nghiệm về sản xuất năng lượng từ chất thải chăn nuôi. Theo tờ Et news của Enerteam thành phố Hồ Chí Minh, muốn có 1m3 gaz/ ngày phải cần 20 kg phân heo / ngày, ứng với thời gian ủ là 40 ngày.

Như các bạn thính giả biết, biogaz có thể phát điện hoặc cung cấp năng lượng nhiệt. Ví dụ: mỗi m3 biogaz cho phép nấu 3 buổi cơm cho 1 gia đình 4 người. Mỗi m3 biogaz cũng có thể sản xuất 1,7 – 2 kWh điện với một động cơ có hiệu suất 30%.

Về việc chế tạo nhiên liệu sinh khí (biocarburant) cho xe hơi chúng ta phải cân nhắc kỹ. Một giải thưởng Nobel về hoá học vừa cho biết nhiên liệu sinh khí không đóng góp trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.

RFA: Trong trường hợp Việt Nam vẫn triển khai xây dựng nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận thì cách gì để giảm thiểu các hạn chế mà giáo sư nêu ra?

NKN: Câu hỏi này của anh khó trả lời. Nếu vì vấn đề chính trị và uy tín mà nước ta phải có ĐHN thì tôi vô cùng thất vọng và rất lo sợ cho quê hương, cho những thế hệ con cháu sau này vì ĐHN không kinh tế và vô cùng nguy hiểm.

Trong 4 năm nay tôi đã bỏ nhiều thì giờ, tham dự các hội nghị năng lượng, nghiên cứu kỹ hồ sơ ĐHN, viết hàng loạt bài để trình bày quan điểm của tôi, dựa trên hiểu biết của mấy chục năm hành nghề ở EDF và Đại học Grenoble.

Lẽ cố nhiên vì nhiệt tình đối với đất nước, tôi sẽ không từ chối tiếp tục lưu ý các đồng nghiệp bên nhà về khâu an toàn và khâu đào tạo. Theo tôi, tập đoàn Areva và tập đoàn EDF giàu kinh nghiệm nhất thế giới có đủ khả năng để hợp tác chặt chẽ với ta trong hai lĩnh vực then chốt nêu trên.

Chúng ta phải thẩn trọng trong việc thương lượng mua lò và máy móc, ký kết hợp đồng với các công ty quốc tế, đừng để họ lợi dụng thế yếu của chúng ta (thiếu chuyên gia) ru ngủ và tấn công vô lễ.

Trở lại vấn đề an toàn, trong nước giáo sư Phạm Duy Hiển cũng đã nhiều lần tỏ ý lo ngại về sự thiếu kỷ luật, pháp lý, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức quản lý của ta. Giáo sư đã nói một công trình như cầu nếu có lãng phí tham nhũng bị sập đổ, có thể xây mới lại. Nhưng đối với nhà máy ĐHN thì vô cùng nguy hiểm!

RFA: Đóng góp của Giáo sư lâu nay cho đất nước và mức độ lắng nghe từ phía các cơ quan chức năng.

NKN: Đóng góp của tôi về tâm trí, nhiệt tình thì nhiều nhưng đó chỉ là một hạt cát trên bể rộng mênh mông của đất nước.

Tôi đã có dịp trao tặng tận tay cái CD gồm 17 bài tôi viết và được phỏng vấn về ĐHN từ 2003, cho các vị lãnh đạo cao cấp nhất sang thăm viếng châu Âu hoặc Pháp. Nhưng các vị ấy có thì giờ để đọc, nghe hay suy ngẫm về những thắc mắc khách quan của tôi hay không thì chỉ có Trời Phật biết. Tôi xin cám ơn anh đã dùng chữ mức độ lắng nghe, quá nhã nhặn và lễ phép đối với tôi. Xin anh hỏi thẳng các cơ quan chức năng bên nhà thì biết có ai chịu khó đọc các bài của tôi không?

Điều quan trọng là tôi làm tròn bổn phận đối với xứ sở. Tôi vẫn tin tưởng rằng với thời gian bên nhà sẽ cho tôi có lý.

Từ nay đến hết 2020, bao nhiêu biến chuyển có thể làm lung lay độ tin cậy của chính phủ Việt Nam đối với công nghiệp hạt nhân, một công nghiệp càng đồ sộ, càng hết sức mỏng manh.

Đối với tôi làm ĐHN, nước ta đi lùi 50 năm chứ không phải đi tới như có người hiểu lầm.

Tại sao chúng ta không suy ngẫm về bài học của nước Đức. Với một nền khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới, lý do gì mà nước Đức đột ngột hy sinh hàng trăm tỷ đôla mạnh dạn chuyển hướng, sẽ chấm dứt sản xuất ĐHN năm 2020?

Chiến lược khai thác triệt để năng lượng tái tạo của Đức đã thành công mỹ mãn. Chỉ trong vòng 10 năm, Đức đã có 20 000 MW điện gió (tương đương với công suất 20 lò ĐHN, tuy không chạy liên tục được) và rồi đây Đức cũng sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Tôi rất tiếc là sau cuộc thăm viếng ở nước ta của TS Hermann Scheer, nghị sĩ quốc hội Đức và Chủ tịch uỷ ban quốc tế về năng lượng tái tạo, và sau buổi giao lưu trực tuyến ngày 15/06/2006 của TS với GS Phạm Duy Hiển, chủ tịch Hội đồng Khoa học cục kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân, các cơ quan chức năng của ta vẫn không thay đổi lập trường đối với khả năng và sự ích lợi của năng lượng tái tạo mà tiếp tục đề cao vai trò của ĐHN.

Một giải Nobel mở rộng về năng lượng, có nhiều uy tín như TS Hermann Scheer, mà không thuyết phục được chính phủ Việt Nam thì tôi cũng không biết làm gì hơn?

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn trả lời những câu hỏi của thính giả

Grenoble, 7-11-2007

1 – Giải thưởng Nobel về Hoá học năm 1995 là giáo sư Paul Crutzen thuộc viện Hoá học Max-Planck của Đức. Trong tạp chí Atmospheric Chemistry and Physics Discussions, GS Crutzen và các cộng tác viên vừa cho biết là việc sản xuất từ nông nghiệp 1 lít nhiên liệu có thể phát thải 2 lần nhiều hơn khí hiệu ứng nhà kính so với sự đốt cháy 1 lít nhiên liệu hoá thạch. N2O do nông nghiệp cấp tốc có tác động 296 lần lớn hơn CO2 về khí nhà kính. Riêng cây mía thì có ích cho việc de phòng chống thay đổi khí hậu. GS cho rằng vấn đề thiếu lương thực có thể làm cản trở các chương trình phát triển sinh khí.

2 – Tôi được biết Công ty Petro Setco có lập dự án xây cất một nhà máy sản xuất Ethanol quy mô lớn tại Bình Định. Petro Setco hy vọng rằng với lợi thế vị trí, nơi đây sẽ là trung tâm nhiên liệu xanh Việt Namutzen thuoc v. Trong gian đoạn đầu, hình như tập đoàn nước Anh Bronzeoak có ý định đầu tư 100 triệu đôla để xây dựng một nhà máy có thể sản xuất mỗi năm 100 triệu lít Ethanol.

3 – TS Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc dự án khí sinh học vừa qua đã nhận giải Oscar về môi trường cho Việt Nam. Với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Hà Lan, dự án bắt đầu triển khai tại 12 tỉnh từ 2003 do Cục chăn nuôi thực hiện. Chương trình cung cấp năng lượng cho 27000 hộ nông dân đã làm giảm lượng phân hoá học và ô nhiễm môi trường. Đó là một thành tích cần được khuyến khích.

4 – Sau đây là cơ cấu tiêu thụ điện năng ở nước ta trong năm 2005:

Công nghiệp và xây dựng: 45,8%

Hộ tiêu dùng: 44,2%

Thương mại: 4,4%

Nông lâm ngư nghiệp: 1,4%

Trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ trong năm 2005: 550 kWh.

Trong tương lai, tỷ lệ công nghiệp sẽ vút cao (tăng trưởng kinh tế) và tỷ lệ hộ tiêu dùng sẽ hạ thấp (hiện tượng bão hoà). Cần có chương trình tiết kiệm năng lượng dài hạn cho 2 lĩnh vực này.

5 – Số tấn (tonne) CO2 gây ra hằng năm qua sự tiêu thụ năng lượng:

Pháp: 6,3

Âu châu: 8,5

Đức: 10

Mỹ: 19,7

6 – Tỷ lệ trách nhiệm về khí nhà kính ở Pháp:

Nông nghiệp – rừng: 28%

Vận tải: 21%

Nhà cửa: 20%

Công nghiệp: 19%

Năng lượng: 10%

Các ngành khác: 2%

7 – Tỷ lệ nhiên liệu đốt sưởi (chauffage) ở Pháp:

Khí: 38%

Điện: 28%

Dầu: 20%

Phần còn lại là than và các nhiên liệu khác.

8 – Nhà máy Điện hạt nhân lớn nhất của Nhật và cả thế giới (7 lò với công suất tổng cộng là 8212 MW) Kashiwazaki-Kariwa của tập đoàn Tepco bị chính phủ cấm vận hành trong vòng 1 năm trời sau cuộc động đất lớn (6,8 thang độ Richter) ngày 16 tháng 7 vừa qua. Hình như tâm động đất (epicentre) ở khá gần nhà máy! Nhà máy này ở cách Tokyo 250 km về phía nam, cũng đã bị đóng cửa trong 40 ngày năm 2003 để được kiểm tra về kỹ thuật. Có 438 thùng có chất nguy hiểm bị đổ trục và 1200 lít nước có phóng xạ bị thải ra. Theo chuyên gia Katsuhiko Ishibashi của đại học Kobe, một nhà máy ĐHN phải có khả năng chống lại một cuộc động đất (7,3 thang độ Richter) với mức tăng tốc độ (acceleration) là 1000 gal (1gal = 1cm2/s2). Mức tăng tốc độ trong biến cố vừa qua lên đến 993 gal. Sau khi các lò tự động ngưng vận hành, lẽ cố nhiên nhà máy vẫn còn cần hệ thống nước làm lạnh (circuit de refroidissement) vì công suất sót lại (puissance résiduelle). Ví dụ nhà máy ĐHN Civaux của Pháp với công suất nhiệt 4250 MW nếu bị ngưng vận hành cấp tốc (arrêt d’urgence) vẫn còn công suất sót lại là 116 MW trong vòng 5 phút và 24 MW qua ngày sau!

9 – Nhà máy mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thăm viếng ở Pháp cuối tháng 9 vừa qua là nhà máy Nogent sur Seine cách Paris 80 km về phía Nam. Trong thời gian phục vụ ở EDF tôi có dịp làm bài toán kinh tế tính giá thành kWh của nhà máy này gồm 2 lò 1300 MW. Giá đầu tư mỗi kW lúc bấy giờ tương đối còn rẻ: 8225 MF (F 1989) trong đó chỉ 1% dành cho chi phí tháo gỡ, con số quá lạc quan!

10 – Vâng, trong một bài viết tôi nhìn nhận có nói là rồi đây Việt Nam sẽ thừa điện lúc nào mà không biết! Điều ấy có thể xảy ra vì chúng ta hấp tấp xây cất nhà máy điện để các xí nghiệp ngoại quốc đầu tư, lợi dụng nhân công giỏi và rẻ tiền của đất nước. Nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế hay xí nghiệp bị phá sản họ bỏ ra đi thì nhà máy điện sẽ nằm nghỉ dưỡng lão! Tại sao chúng ta phải làm ĐHN cho họ? Việt Nam đâu có phải là một thùng rác (poubelle) thải phóng xạ quốc tế?

Nếu cứ chạy theo nhu cầu điện lực để thoả mãn xí nghiệp ngoại quốc với tốc độ tăng trưởng luỹ thừa 17% hay 20% mỗi năm thì chỉ trong vòng 20 năm nữa (2027) tổng sản lượng điện của nước ta sẽ vượt qua con số của Pháp hiện nay (500 tỷ kWh) .

Về những câu hỏi khác, tôi xin mời các bạn thính giả chịu khó xem trên mạng: http://tailieu.tapchithoidai. org hay http://www.caodangdienhoc. org

———————————–

Entry for June 19, 2008

Những Thủ pháp

của Đảng ở Hà Nội

Bài của CARLYLE A. THAYER *

Từ tờ TODAY’S WALL STREET JOURNAL ASIA

Ngày 19-6-2008

Việt Nam đã giành được danh tiếng như là một xã hội đang đi tới theo xu hướng cấp tiến, một quốc gia có khuynh hướng cải cách đang rũ bỏ nhanh chóng những gốc gác Cộng sản của mình. Đầu tư nước ngoài đang đổ vào như thác lũ, và mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bỏ xa các láng giềng của nó. Phần lớn trong những bước tiến triển này có thể được cho là thuộc về vị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năng nổ của nó, người đã thực hiện cuộc cải cách và những nỗ lực chống tham nhũng là một vấn đề được ưu tiên kể từ khi ông nhậm chức năm 2007. Song bất chấp hình ảnh mang màu sắc cấp tiến của mình, ông Dũng đang phải chiến đấu trên một trận chiến gian nguy – và thường gặp phải nhiều thất bại.

Nắm lấy trước tiên mặt trận chính giữa những nhân vật bảo thủ và những người cấp tiến: đó là báo chí. Phái cấp tiến không ngả theo bất cứ biện pháp ủng hộ nào cho một nền báo chí hoàn toàn độc lập. Thế nhưng họ coi một hệ thống truyền thông phần nào đó được tự do như là một công cụ [có tiềm lực] hữu ích cho việc khống chế vấn nạn tham nhũng và như vậy sẽ tối giản được những nguồn gốc bất mãn tiềm tàng trong dân chúng đối lập với quyền lực của đảng. Phái bảo thủ thậm chí còn coi báo chí tựa như một mối thách thức không thể chấp nhận đối với đảng, và giờ đây những người bảo thủ có vẻ đang chiến thắng.

Tháng trước, hai nhà báo – Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên, và Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ – đã bị bắt và cáo buộc đã lạm dụng chức vụ quyền hạn. Cả hai nhà báo này đã điều tra về một vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Giao thông liên quan tới việc tham ô 7 triệu Mỹ kim được đem đi cá độ những trận bóng đá Âu châu. Chiếu theo luật pháp Việt Nam thì các nhà báo này có thể bị giam giữ trong bốn tháng trước khi các cáo trạng được tống đạt và nếu bị kết án thì họ sẽ phải chịu một mức án tối thiểu là một năm tù giam.

Những vụ bắt giữ này báo hiệu nhiều điều hơn là chỉ như một cuộc đàn áp báo chí. Chúng nhấn mạnh tới tình trạng thiếu kiểm soát của Thủ tướng Dũng đối với các cơ quan quyền lực thực sự quan trọng nằm bên trong bộ máy [thư lại] của Đảng. Ví dụ như phe bảo thủ kiểm soát bộ Thông tin và Truyền thông, nơi cũng giám sát cả hệ thống kiểm duyệt báo chí. Năm 2007, họ đã hạn chế những toan tính của ông Dũng đưa những nhân vật thân tín trẻ tuổi hơn vào Nội các. Họ còn ngăn chặn việc bổ nhiệm viên thư ký của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vào vị trí bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mới được thành lập. Thay vào đó, Lê Doãn Hợp, một nhân vật kỳ cựu trong giới bảo thủ của đảng xuất thân từ tỉnh Nghệ An quê hương của Hồ Chí Minh đã được chọn lựa.

Được lãnh đạo bởi Tổng Bí thư Đảng Nông Đức Mạnh, những người bảo thủ ở Việt Nam có một căn cứ địa chính trị chắc chắn. Họ tạo nên một khối có ảnh hưởng lớn trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, nơi mà lực lượng công an có những đại diện có thế lực. Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh đã nhận được số phiếu bầu cao thứ hai sau ông Mạnh từ Ban chấp hành Trung ương mới được bầu tại Đại hội đảng toàn quốc gần đây nhất vào năm 2006. Trong tám thứ trưởng mới được bầu vào Ban chấp hành Trung ương thì có tới ba người là thuộc Bộ Công an. Họ đánh giá cao vấn đề ổn định chính trị và sự tiếp tục cương vị của mình lên trên tất cả yêu cầu khác, và lo lắng tới tình trạng bất lực của Thủ tướng Dũng trong việc xử lý có hiệu quả đối với tình trạng lạm phát gia tăng và những rủi ro khác trong xã hội.

Ông Dũng cũng đang nhanh chóng mất đi sự ủng hộ [rộng rải ]trong dân chúng. Nhiều người Việt Nam sống tại các đô thị đã trở nên [thất vọng không hài lòng ] trước nỗi bất lực của ông Dũng khi ứng phó với vấn nạn ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông hay tham nhũng. Mới đây nhất, nạn lạm phát đã giáng cú đòn nặng nề vào túi tiền của họ. Đương nhiên, tình trạng này không hoàn toàn do lỗi của ông Dũng. Kể từ khi nhậm chức vào năm ngoái, ông đã [bổ nhiệm] một ban chỉ đạo cấp cao để [chặn đứng] tình trạng tham nhũng và công khai nhấn mạnh rằng Bộ Công an phải tăng cường hoạt động điều tra của mình trong [những vụ tham nhũng có liên quan tới các giới chức chính quyền cao cấp]. Song những nỗ lực này đã sớm [bị chận đứng lại bởi sự chống đối từ những người bảo thủ (theo đường lối cứng rắn).]

Có nhiều mối đe dọa trong cuộc chiến tranh giành quyền lực này. Những người bảo thủ trong đảng đã [giới hạn] Việt Nam mở cửa với bên ngoài bằng việc quả quyết rằng những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo là một phần trong âm mưu diễn biến hòa bình. Nói cách khác, họ đã cố gắng gây kinh hãi với phạm vi rộng lớn hơn cho ban lãnh đạo đảng bằng ý niệm rằng nền kinh tế cởi mở, đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ, chắc hẳn sẽ dẫn tới việc cởi mở về chính trị. Theo luận điểm này, các thế lực thù địch ở bên ngoài đã móc nối với những nhà bất đồng chính kiến trong nước nhằm lật đổ hệ thống chính trị độc đảng của Việt Nam. Chung cuộc nó đã trở thành một tiến trình cải cách theo kiểu khởi động, rồi lại dừng.

Cánh bảo thủ trong đảng còn nắm được một [vai trò vững chắc trong việc thành lập] các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vào cuối năm ngoái những cuộc biểu tình chưa từng thấy của các sinh viên chống Trung Quốc đã nổ ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh qua những vấn đề trên Biển Nam Trung Hoa. Khi ông Mạnh viếng thăm Bắc Kinh để có những cuộc hội kiến ở cấp cao, giới bảo thủ trong đảng đã lợi dụng cơ hội để nâng cao các mối quan hệ giữa hai đảng trong đó có các quan hệ trên lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng.

Trong mấy tháng nay có những tin đồn rằng những rạn nứt bên trong nội bộ của đảng đã trở nên quá ư khốc liệt đến nổi một đại hội đảng giữa nhiệm kỳ có thể sẽ được tổ chức để hóa giải chúng. Trong lịch sử đảng này, chỉ duy nhất một đại hội thuộc loại đó đã được triệu tập vào năm 1994. Nếu như cuộc họp này được tổ chức thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [sẽ nhận ra rằng vai trò lãnh đạo và những chính sách của ông] sẽ phải chịu nhiều chỉ trích. Điều đó cũng là biểu trưng cho một thất bại đối với những [nổ lực lâu dài] của Việt Nam nhằm nới lỏng sự kiểm soát của đảng trên cả nước và phát triển một hệ thống tự chịu trách nhiệm ở cấp bộ.

Đối với Việt Nam, để có thể [thành công] trên con đường hiện tại, vấn đề sống còn phải thuộc về tay của các đại biểu Quốc hội, chứ không phải từ [ những người theo đường lối bảo thủ của đảng đứng ở hậu trường,] quốc hội phải khẳng định quyền lực của họ trong việc [xem xét các chính sách của chính phủ và nhiệm vụ ] của thủ tướng. Nếu [các đại biểu quốc hội ] không làm được điều đó thì những thành công gần đây của Việt Nam có thể sớm bị chấm dứt.

Ông Thayer là giáo sư chính trị học của trường đại học University of New South Wale và Học viện Quốc phòng của Úc tại Canbera.

* Giáo sư Carlale Thayer là một chuyên gia về chính trị Việt Nam, từ tháng 1-2008, ông còn đảm nhiệm thêm vị trí giáo sư thỉnh giảng của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, trường Đại học Ohio, Hoa Kỳ. Ông có rất nhiều bài viết phân tích sâu về tình hình Việt Nam trong nhiều năm qua, thường đăng trên trang BBC Việt ngữ (hiện vào trang BBC nầy search chữ “carlyle thayer” sẽ được 44 bài). Bài gần đây nhất là “Việt Nam và chiến lược ngoại giao quốc phòng” ra ngày 18-6-2008.

 

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

—————————————————————–

Hanoi Party Tricks

By CARLYLE A. THAYER
FROM TODAY’S WALL STREET JOURNAL ASIA

June 19, 2008

Vietnam has earned a reputation as a progressive, reform-minded nation that is fast shedding its Communist roots. Foreign investment is pouring in, and Vietnam’s economic growth outstrips that of its neighbors. Much of this progress can be attributed to its dynamic prime minister, Nguyen Tan Dung, who has made reform and anticorruption efforts a priority since taking office in 2007. But despite Mr. Dung’s progressive image, he is fighting an uphill battle — and often losing.

Take, first, the key battleground between conservatives and progressives: the media. Progressives don’t by any means favor a fully independent media. But they do view a somewhat free media as a potentially useful tool for policing corruption and thus minimizing potential sources of popular discontent with party rule. Conservatives view even that as an unacceptable challenge to the party, and for now conservatives seem to be winning.

Last month, two journalists — Nguyen Viet Chien of Thanh Nien (Young People), and Nguyen Van Hai of Tuoi Tre (Youth) newspapers — were arrested and charged with abuse of power. Both had been investigating a corruption scandal in the Ministry of Transport which involved misappropriating $7 million that was bet on European football games. Under Vietnamese law the journalist may be held for four months before charges are brought and if convicted face a minimum of one year imprisonment.

These arrests signal much more than just a media crackdown. They underline Prime Minister Dung’s loose control over the institutions of power that really matter within the Party bureaucracy. Conservative factions, for instance, control the Ministry of Information and Communication, which also oversees press censorship. In 2007, they blocked Mr. Dung’s attempts to promote younger protégés to the Cabinet. They also blocked the appointment of former prime minister Vo Van Kiet’s secretary as minister of the newly created Ministry of Information and Communications. A conservative party veteran from Ho Chi Minh’s home province of Nghe An, Le Doan Hop, was appointed instead.

Led by Party Secretary-General Nong Duc Manh, Vietnam’s conservatives have a solid political base. They form a dominant bloc on the Politburo and party Central Committee, where the public security sector has strong representation. Public Security Minister Le Hong Anh received the second highest number of votes after Mr. Manh from the newly elected Central Committee at the last national party Congress in 2006. Of eight new deputy ministers elected to the Central Committee three were from the Ministry of Public Security. They value political stability and their continuation in office above all else, and are worried about the inability of Prime Minister Dung to deal effectively with rising inflation and other social ills.

Mr. Dung is also rapidly losing popular support. Many urban Vietnamese have become disenchanted with Mr. Dung’s inability to deal with pollution, traffic gridlock or corruption. Most recently, inflation has hit their pocketbooks hard. This, of course, isn’t entirely Mr. Dung’s fault. Since taking office last year, he has appointed a high-level steering committee to tackle corruption and publicly insisted that the Ministry of Public Security step up its investigation into so-called high-profile cases. But these efforts soon stalled, due to opposition from hard liners.

There is a lot at stake in this power struggle. Party conservatives have constrained Vietnam’s opening up by asserting that human rights and religious freedom issues are part of the plot of peaceful evolution. In other words, they have tried to scare the broader party leadership with the idea that economic opening, especially toward the U.S., will inevitably lead to political opening. According to this proposition, hostile overseas forces have linked up with domestic dissidents to overthrow Vietnam’s one-party system. The net effect has been a start-stop reform process.

Party conservatives also have taken a strong role in shaping Vietnam’s relations with China. Late last year unprecedented anti-China student demonstrations took place in Hanoi and Ho Chi Minh city over South China Sea issues. When Mr. Manh visited Beijing for high-level discussions, party conservatives used the opportunity to intensify party-to-party relations including ideological relations.

For several months now there have been rumors that internal party rifts have become so intense that a mid-term party conference might be convened to resolve them. Only one such conference has been held in the party’s history, in 1994. If this meeting were held Prime Minister Dung would find his leadership and policies under attack. It would also represent a setback to Vietnam’s long-standing attempts to loosen party control over the state and develop a system of ministerial responsibility.

For Vietnam to succeed in its present course, it is vital for National Assembly deputies, not back room party conservatives, to assert their authority to review government policy and the stewardship of the prime minister. If they don’t, Vietnam’s recent successes could soon be curtailed.

Mr. Thayer is professor of politics at the University of New South Wales’s Australian Defence Force Academy in Canberra.

————–

Save All Your Kisses for Me

——-

Một Không khí Tạm bợ

Bài của Sarah Murray

Ngày 14-6-2008

Ban nhạc trong phòng tiếp tân đang chơi bản nhạc vui vẻ “”Hãy Để Dành Hết Những Nụ Hôn của Bạn cho Tôi “ trong khi tôi đang làm thủ tục nhận phòng khách sạn. Điều này quả không quá kỳ dị trừ khi tôi đang ở Sài Gòn – hay, như cái tên hành chánh được biết đến của nó, Thành phố Hồ Chí Minh – và “ban nhạc” này gồm có hai tay vĩ cầm đang uốn éo và một người chơi dương cầm. Cái màn chào đón không ai dám mơ ước nầy là cuộc chạm trán đầu tiên của tôi với thủ đô thương mại của Việt Nam sau 15 năm xa cách. Nó làm cho tôi phải mỉm cười. Những kiểu cách khác thường ấy là những gì mà tôi yêu mến nhất về thành phố nầy.

Tôi cũng thấy tức cười khi, ở nơi cửa khẩu nhập cảnh của quốc gia tại phi trường Tân Sơn Nhất, tôi được thông báo phải đưa các túi xách của mình qua một chiếc máy soi X-quang. Mặc dù là tới một nhà ga quốc tế mới không chê vào đâu được – đầy đủ hệ thống Internet không dây và một nhà hàng Nhật Bản – nhưng nó đã gợi cho tôi nhớ lại rằng những thiết bị tương tự đã được sử dụng vào những năm 1990, khi tôi đang làm việc tại Hà Nội, và đã có một thói quen về chuyện đĩa cứng máy tính bị xoá sạch dữ liệu và phim ảnh bị huỷ hoại.

Ngoại trừ mấy cái máy X-quang, nhiều thứ đã có sự biến chuyển. Những khách sạn cao ngất vươn lên phủ bóng khắp nền trời, và con Sông Sài Gòn, có thể ngó thấy từ căn phòng của tôi trên tầng 17 đã được vẽ nên bằng hàng dẫy khổng lồ bóng đèn neon của những VIB Bank, Mercedes-Benz, Siemens và Kymdan (loại “Nệm 100% Cao su” như [bảng hiệu] do Kymdan công bố). Thật vui mừng khi những chuyến phà già khọm vẫn còn chạy được. Các hành khách cùng những chiếc xe gắn máy trên sàn phà tràn xuống bến tàu với một rừng đèn pha trông như bầy đom đóm lập loè giữa mịt mờ ánh chiều tà.

Ở Sài Gòn, cái cũ và cái mới cặp kè vẫn cứ làm cho ta phải giật mình. Những cửa hàng thời trang gắn máy lạnh của Louis Vuitton và Gucci thì chỉ cách những quán bún phở một khu phố nơi đây lũ ruồi nhặng đậu đầy vách tường, nước súp sôi liên tu bất tận trong nồi súp lớn màu đen kịt với đám thực khách ăn đêm ngồi chồm hỗm trên những chiếc ghế đẩu nhựa nhỏ xíu.

Khi tôi còn làm việc ở Hà Nội, Sài Gòn là ngày cuối tuần đầy nắng gió cho chúng tôi, một nơi nghĩ ngơi để rời xa cái không khí ẩm ướt phủ kín thành phố thủ đô phía bắc của Việt Nam. Sài gòn thuộc miền nam là một dịp để tha hồ ăn những món ăn cay, để bơi lội trong hồ bơi trên sân thượng của khách sạn REX và thưởng thức một ly nước cocktail và một giọng cười khúc khích phát ra từ những bụi cây được xén tỉa theo hình dạng của những con nai

Buồn thay, Rex đã để mất đi nhiều cái vẻ ghê gớm của quá khứ, mà theo tôi, lại chiếm tới nửa phần cho vẻ duyên dáng của nó. Trong khi bức tường nhà kỳ dị chất đầy vữa trát stucco ngớ ngẩn đắp nên thứ trông như hai con voi thạch cao khổng lồ đang chồm lên trên trần cái quầy rượu, thì hầu hết tường nhà giờ đây được phủ bằng những cây tre được sơn dầu một màu vàng èo uột. Trên thực tế tre ở khắp mọi nơi – đan kết để ốp vào tường, viền quanh những chiếc gương, uốn cong trong các chao đèn và tạo dáng tựa những chiếc vỏ hộp đựng khăn giấy. Rex là một trong những khách sạn lắm mánh bài trí nội thất mà tôi cầu trời cho có một ai đó, vào một ngày nào ấy, sẽ khôi phục lại cái danh tiếng lẫy lừng ngày xưa của nó. May thay, quán Paradise Coffee Lounge của nó vẫn giữ được phong cách của một nơi gặp gỡ, với những cánh cửa bằng kính khi ra vào phải đẩy theo kiểu năm 1970 của nó, và quầy thu tiền vẫn còn nguyên. Tuy vậy tốt hơn ngày xưa một tí, cái biểu tượng của Rex hình vương miện có ở khắp mọi nơi.

Dạo quanh trung tâm thành phố, tôi đang bắt đầu bới tìm những hồi ức có được qua chuyến viếng thăm đầu tiên của mình. Vào năm 1989, tại công ty của một phụ nữ Việt Nam có tiếng về tổ chức du lịch, tôi không nghe thấy gì ngoài những câu chuyện của những người dân đã phải rời bỏ đất nước ra đi. Trên chiếc xe gắn máy của bà, chúng tôi chạy lòng vòng viếng thăm nhà những người bạn, nhưng rồi chỉ thấy căn chung cư ấy đã trống trơn, và người hàng xóm giải thích trong lo lắng rằng cả gia đình đó gần đây đã lên thuyền trốn qua Hong Kong rồi.

Tất cả những điều này đã thay đổi. Sài Gòn đang râm ran niềm lạc quan. Khắp Chợ Bến Thành, lượng hàng hóa bày bán thật ngoạn mục. Được bố trí trong một tòa nhà rộng lớn có kiến trúc kiểu Pháp thời thuộc địa, chợ Bến Thành bày bán tất cả mọi thứ từ giày nhựa và yếm nylon cho tới tôm sấy khô và những trái sầu riêng nặng mùi có những vỏ có gai tua tủa màu xanh nhạt. Khu chợ là một trong những nơi mà bạn hằng ao ước để mua hết cả mọi thứ nhưng hiểu rằng mình sẽ không bao giờ chất hết tất cả (hàng hóa ấy ) vào trong va ly.

Sài Gòn vẫn là một thành phố tuyệt diệu cho những người thích ra ngoài ăn uống. Tôi chỉ tản bộ vòng quanh trong có vài phút mà đã ngang qua tới vài cái nhà hàng trông thật quyến rũ – với biệt lệ là quán Pizza Hut thuộc loại tầm cỡ. Trong chốc lát, tôi đã ngồi ngay trước một chiếc bàn chất đầy tôm và đậu hũ chiên giòn, cũng như hàng tá những dĩa bé tí xíu đựng các món gia vị như tiêu hòa với chanh và món nước mắm cay đến xé lưỡi.

Mặc dù có nhiều quán với kiểu cách mới mẻ vừa mới khai trương, tôi sung sướng nhận ra rằng cái quán ăn ưa chuộng kiểu Pháp ngày xưa La Camargue vẫn còn tấp nập. Ngồi bên hàng hiên tuyệt đẹp bên dưới những cánh quạt trần và mấy ngọn đèn lồng kiểu Trung Hoa với một miếng thăn cá hồi được chế biến điêu luyện và một ly rượu trắng là một trong những điều vui thú vô bờ của Sài Gòn.

[Nhưng lại một lần nữa tôi tự nhắc nhở mình rằng] thành phố này không có được đức tính nhẫn nại trường cửu. Người quản lý ở đây đã nói với tôi vào năm ngoái, rằng La Camargue sẽ sớm phải chuyển đi, trong khi ngôi nhà kiểu Pháp khiến ta mê đắm này, cũng như nhiều ngôi nhà tương tự khác, đã trở thành nạn nhân cho trò nhăng nhít của kẻ phá hoại. Những chiếc máy trộn bê tông đã được đưa tới từ mấy tháng trước và lúc này một tòa nhà cao tầng khác sẽ gia nhập vào hàng ngũ các tòa tháp đang mọc lên nhanh chóng trên nền trời Sài Gòn.

Sarah Murray là tác giả cuốn ‘Những Buổi Yến Tiệc Thay Đổi Theo Thời Gian: Từ Thời La Mã cổ đại tới Thế Kỷ thứ 21, Những Chuyến Viễn Du Lạ Lùng Luận về Thực Phẩm Chúng ta Ăn,

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

An Air of Impermanence

By Sarah Murray

Published: June 14 2008 01:18

The band in the lobby is playing a cheerful rendition of “Save All Your Kisses for Me” as I check in to my hotel. This would not be quite so odd except that I’m in Saigon – or, as it is officially known, Ho Chi Minh City – and “the band” consists of two wobbling violins and a pianist. This unlikely welcome is my first encounter with Vietnam’s commercial capital after 15 years. It makes me smile. These little eccentricities are what I love most about this place.

I also smiled when, on entering the country at Tan Son Nhat airport, I was told to put my bags through an X-ray machine. In spite of the advent of a spanking new international terminal – complete with wireless internet and a chic Japanese restaurant – I recalled that the same equipment was used in the 1990s, when I was working in Hanoi, and had a habit of erasing computer hard-discs and destroying camera film.

X-ray machines aside, things have moved on. Towering hotels have risen across the skyline and the Saigon River, visible from my room on the 17th floor, is lined with huge neon signs for VIB Bank, Mercedes-Benz, Siemens and Kymdan (“100 per cent Latex Mattresses”, Kymdan’s sign declares). Happily the old ferries are still running. Passengers on mopeds pour out from their decks on to the quay, a mass of headlights like a swarm of fireflies in the early evening obscurity.

In Saigon, the pairing of old and new continues to startle. Frostily air-conditioned Louis Vuitton and Gucci boutiques are only a block away from noodle stores where flies stick to the walls, broth boils endlessly in blackened vats and diners squat on small plastic stools.

When I worked in Hanoi, Saigon was our weekend of sunshine, a break from the humidity that smothered Vietnam’s capital city in the north. Here in the south was a chance to gorge on spicy foods, to swim in the Rex Hotel’s rooftop pool and enjoy a cocktail and a giggle at the hotel’s collection of topiary bushes in the shape of deer.

Sadly, the Rex has lost much of the retro hideousness that, for me, was half its charm. While the odd wall laden with preposterously heavy stucco survives, as do the two vast, plaster rearing elephants on the roof bar, most of the walls are now covered with sickly yellow varnished bamboo. In fact bamboo is everywhere – woven into wall coverings, curved round mirrors, bent into lamp shades and shaped as tissue box covers. The Rex is one of those hotels whose quirky decor I pray someone will one day restore to its former glory. Fortunately, the hotel’s Paradise Coffee Lounge remains an atmospheric venue, with its 1970s-style sliding glass doors and cashier’s booth still in place. Even better, the crown motif that is the Rex’s signature is everywhere.

Strolling round the centre of town, I’m starting to unearth recollections of the first trip I made to Saigon. In 1989, in the company of a well-travelled Vietnamese woman, I heard nothing but tales of people leaving the country. We would zip round on her moped to visit friends only to find an empty apartment and a neighbour nervously explaining that the family had recently left for Hong Kong by boat.

All this has changed. Saigon is buzzing with optimism. Over at Ben Thanh Market, the sheer quantity of stuff on sale is breathtaking. Housed beneath a vast French colonial building, the market offers everything from plastic shoes and nylon bras to dried shrimp and smelly jackfruits with bright green spiked skins. The market is one of those places where you long to buy everything but know you’ll never get it in the suitcase.

Saigon remains a great city for eating out. I’ve only been walking around for a few minutes and already I’ve passed several restaurants that – with the exception of the large Pizza Hut – look highly appealing. Soon, I’m sitting in front of a table laden with shrimps and crispy tofu, as well as dozens of tiny dishes containing delights such as pepper mixed with lime juice and pungent fish sauce.

Despite many stylish new venues opening up, I’m happy to see that an old French favourite, La Camargue, is still going strong. Sitting on a lovely terrace beneath ceiling fans and Chinese lanterns with a delicately cooked salmon filet and a glass of white wine is one of Saigon’s great pleasures.

But again I am reminded that this city has no patience for permanence. La Camargue, the manager told me last year, would soon have to move, as this charming French townhouse, like so many others, fell victim to the wrecker’s ball. The cement mixers moved in some months ago and yet another high-rise is to join the ranks of tower blocks on Saigon’s swiftly rising skyline.

Sarah Murray is the author of ‘Moveable Feasts: From Ancient Rome to the 21st Century, the Incredible Journeys of the Food We Eat’

Copyright The Financial Times Limited 2008

—————————

GDP 2007 của Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Nam hàn
Hãy Nhìn Thấy Sự Nghèo Nàn của VN để Chúng Ta Không Bao Giờ Bị Ru Ngũ và Ảo Tưởng

*Nhìn biểu đồ dưới đây để nhìn thấy sự thật nghèo nàn và kém cỏi của Việt Nam mà cố gắng thay đổi đường lối kinh tế và chính trị, để chúng ta không bao giờ bị ru ngũ và ảo tưởng bởi các lời khen mà ta cần phải xét lại. Thí dụ như: Việt Nam là con hổ của châu á. Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có chỉ số phát triển 7% hay 8% trong suốt muời 8 năm liền, và chỉ thua có Trung quốc…

*Việt Nam không nên bắt chước con đường phát triển của Trung quốc, mà phải đi theo con đường do chính mình vạch ra,. Nên tránh những khuyết điểm mà Trung Quốc đang mắc phải. Việt Nam phải có kế hoạch làm sao cho:

*Phát triển đất nước nhưng không làm ô nhiễm môi trường, không làm thay đổi nền văn hóa của dân tộc, không làm cho dân chúng trở nên mất đạo đức.
Phải cố gắng giữ nguyên các kiến trúc đặc thù của miền quê, vùng cao nguyên và thành thị của Việt Nam.

*Phát triển đất nước phải tiến hành cùng 1 lúc với cải thiện giáo dục, nâng cao dân trí, dân chúng được có quyền tự do báo chí, tự do ứng cử và bầu cử mà không phải thông qua sự giới thiệu của 1 tổ chức, đoàn thể hay đảng phái ,và chính phủ phải tôn trọng nhân quyền của người dân.

Theo tài liệu năm 2007 của IMF (quỹ tiền tệ quốc tế), GDP của Việt Nam so sánh với TQ và Mỹ vẫn còn quá thấp.

*GDP = tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà dân chúng trong nước ấy làm ra trong 1 năm.
*GDP của Việt Nam là 70 tỉ dollars, dân số VN=86 million

* GDP của Mỹ là 13, 844 tỉ dollars, dân số 301=3,5 dân số VN. Nhưng GDP của Mỹ = 198 lần của VN (13,844/70 = 198). Như vậy số hàng hóa và dịch vụ mà một người dân ở Mỹ làm ra hơn 1 người dân VN là khoảng 57 lần (198/3,5)


*GDP của Trung quốc 3251 tỉ dollars , dân số 1,3 tỉ =15,5 dân số VN. Nhưng GDP của TQ = 46.5 lần của VN (3251/70 = 46).
Như vậy,
một người dân ở TQ làm ra số hàng hóa và dịch vụ trong một năm tính ra hơn 1 người dân VN là khoảng 3 lần (46.5/15.5 = 3 lần): hoặc có thể dùng GDP của 1 người TQ làm ra trong 1 năm là 2451 chia cho GDP của trung bình của 1 người VN là 801: 2451/801 = 3

Thứ hạng tính theo GDP

Tên quốc gia

GDP

Tính theo đơn vị là (TỈ dollars)

Dân số (triệu)

GDP/dân số

Mỗi 1 người làm ra sản phẩm hay dịch vụ (đô la)

Thứ hạng tính theo mỗi đầu người làm ra sản phẩm

1

Mỹ

13,844

304,214,000

$45507

2

2

Nhật

4,384

127,690,000

$34331

8

3

Đức

3,322

82,244,000

$40394

5

4

China

3,251

1,326,145,000

$2451

16

5

Anh

2,773

60,587,300

$45762

1

6

Pháp

2,560

64,473,140

$39710

6

9

Canada

1,432

33,279,700

$43033

3

11

Nga

1,290

141,927,900

$9086

12

12

Ấn độ

1,099

1,133,585,000

$969

13

Nam Hàn

957

48,224,000

$19846

10

14

Úc

909

21,305,000

$42658

4

15

Mễ tây cơ

893

106,535,000

$8386

13

20

Indonesia

433

231,627,000

$1869

24

Đài loan

383

22,990,000

$16673

11

33

Thái lan

246

63,038,247

$3897

15

Hồng Kong

207

6,963,100

$29686

9

38

Mã lai Á

186

27,452,091

$6793

14

45

Singapore

161

4,588,600

$35163

7

46

Philippines

144

88,574,614

$1627

57

Ma rốc

73

31,224,000

$2352

17

58

Bangladesh

72

158,665,000

$456

59

VIET NAM

70

87,375,000

$ 801

118

Kampuchea

8,604

14,444,000

$596

138

Laos

8

5,859,000

$687

156

Bắc Hàn

20

23,790,000

$93

Algeria

316
33,858,000
3886

(Sẽ bổ sung thêm)

© tranhoang204

—————————————————-

Trung Quốc:

*Dưới chế độ ưu việt của chủ nghĩa xã hội do Mao Trạch Đông hướng dẫn từ 1949-1976, Trung quốc rất nghèo. Các con số dưới đây do chính TQ đưa ra cho ta thấy rất rõ ràng điều ấy.

*Trung Quốc bắt đầu gia tăng GDP sau khi được Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh đầu tư tiền bạc vào từ 1979 để xây dựng nhà máy sản xuất bộ phận của xe hơi, ti vi, điện tử, máy tinh, đồ chơi, áo quần, giày dép, …..

*từ 1952-1979 là 27 năm, dưới nền kinh tế Xã Hội chủ nghĩa, GDP của TQ chỉ gia tăng 407 tỉ Mỹ kim (507 tỉ -100 tỉ )


*Từ 1979-2007 là 28 năm,
dưới nền kinh tế thị trường, GDP của TQ gia tăng 2774 tỉ Mỹ kim (3251 tỉ – 507 tỉ ).

Mức tăng trưởng GDP của TQ tăng gấp 7 lần trong 28 năm thực thi nền kinh tế thị trường so sánh với mức tăng trưởng GDP trong 27 năm chạy theo nền kinh tế XHCN.

*Năm 1979, 3 năm sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình đồng ý mời Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp vào đầu tư 500 tỉ Mỹ kim trong 12 năm tiếp sau đó để phát triển đất nước, và nền kinh tế XHCH của TQ chuyển hướng chạy theo nền Kinh tế của Tư Bản chủ nghĩa từ năm 1980. Đảng Cộng Sản TQ dùng mọi cách để duy trì quyền lực và độc tài.

China GDP from 1952 – 2007

Năm GDP tổng sản lượng làm được trong một năm (tỉ US dollars)
1952 100 tỉ
1958-1962 187 tỉ -140 tỉ : thời đại nhảy vọt (lùi)
1966-1976 237 tỉ – 472 tỉ : cách mạng văn hóa
1979- 507 bắt đầu làm kinh tế thị trường
1989 1280 tỉ
1999 3169 tỉ
2007** 3251 tỉ

+ từ 1952-1999 source: http://www.chinability.com/GDP.htm

**Số liệu 2007 của quỉ tiền tệ quốc tế IMF)

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_%28nominal%29

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_population

 

———————————-

Dữ liệu Của khách

Tham dự Olympic bị Đe doạ

Bài của Peter Eisler, USA TODAY

Ngày 11-6-2008

WASHINGTON – Các cơ quan an ninh quốc gia đang cảnh báo các thương gia và quan chức liên bang rằng những máy tính xách tay và thiết bị gửi-nhận thư điện tử được đem tới Olympic Bắc Kinh có khả năng bị xâm nhập bởi các nhân viên mật vụ Trung Hoa để ăn cắp các bí mật hoặc cấy rệp vào nhằm thâm nhập các hệ thống mạng máy tính của Hoa Kỳ.

Chính phủ cùng với công nghệ của Trung Quốc đã sử dụng hoạt động gián điệp điện tử để “thâm nhập một cách dễ dàng máy tính của viên chức và cá nhân,” theo một bản báo cáo mới đây của Hội đồng Tư vấn An ninh Hải ngoại, một tổ chức có thẩm quyền cấp liên bang bao gồm những chuyên gia về an ninh từ các hãng và các bộ Ngoại giao, Thương mại và Tài chính.

Các thiết bị khi rời tầm kiểm soát của chủ nhân chỉ trong vài phút tại một khách sạn hoặc thậm chí trong khi một nhân viên an ninh đang đưa vào máy soi tại phi trường là cũng có thể bị đột nhập, khai thác thông tin và cấy rệp, đó là thông tin thêm của Larry Wortzel, chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, một tổ chức liên bang giúp Quốc hội giám sát các vấn đề về an ninh có liên quan tới Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng kiểm soát những nhà cung cấp dịch vụ Internet và các mạng không dây, ông cho hay, cho nên máy tính và PDA có thể cũng bị giám sát và cấy rệp từ xa.

“Có một khả năng gần như là 100% trong trường hợp một cá nhân thuộc các cơ quan an ninh, chính trị hay thương mại có dính dáng tới dịch vụ an ninh của Trung Quốc hay các ngành công nghiệp công nghệ cao, thì những thiết bị điện tử của họ có thể và sẽ bị can thiệp lục lọi bằng cách thâm nhập vào hoặc soi từ ngoài,” Wortzel cho hay.

Tòa đại sứ Trung Quốc đã không có phản ứng gì trước các bình luận này song thông thường họ phủ nhận những lời cáo buộc hoạt động gián điệp.

“Những cáo buộc về cái gọi là hoạt động gián điệp quân sự của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ là [không có căn cứ và là sự thêu dệt với những động cơ lệch lạc] sự tạo dựng và không có căn cứ với những động cơ được che đậy,” Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã tuyên bố trong một cuộc họp báo vào tháng trước.

Tuy nhiên, hoạt động theo đuổi những bí mật từ chính phủ và doanh nghiệp Mỹ của Trung Quốc đã được ghi nhận nhiều lần trong các đánh giá về an ninh của liên bang.

Năm ngoái, văn phòng Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia đã báo cáo rằng các hoạt động gián điệp của Trung Quốc là “thuộc loại năng nổ nhất trong việc thu lượm tin tức tình báo chống lại các mục tiêu nhạy cảm và được bảo vệ của Hoa Kỳ.”

Hàng nghìn người Mỹ được dự đoán là sẽ tham dự Olympic, bao gồm cả Tổng thống Bush và một lượng lớn tùy tùng là các viên chức liên bang. Tuy nhiên, chính phủ đang không thực hiện đầy đủ việc đưa ra công khai những nguy cơ tiềm tàng từ những hoạt động gián điệp này, đó là lời nhận xét của Nghị sĩ đảng Cộng hòa tiểu bang Michigan Mike Rogers, một cựu mật vụ FBI từng tham gia trong Uỷ ban Tình báo Thượng viện đã được tóm lược về các mối đe doạ gián điệp của Trung Quốc.

Thái độ dè dặt phần nầy một phần là [xuất phát ] từ những ái ngại của chính quyền Mỹ không muốn chọc giận Trung Quốc, đối tác thương mại then chốt của Hoa Kỳ, Rogers nói. “Tôi cảm thông với vị thế của họ,” ông bổ sung, song với [báo cáo hạ thấp] mối đe dọa, các viên chức an ninh quốc gia đã để cho những người có khả năng trở thành mục tiêu ” bị ru ngủ với ý niệm là họ sẽ không phải lo lắng gì về vấn đề này.”

Người Trung Quốc [sẽ lợi dụng bất cứ cơ hội nào không chỉ là nhìn trộm vào những tài liệu chứa đựng bêntrong những thiết bị điện tử, mà còn gắn những con bọ vào các dụng cụ nầy để chúng có thể giúp cho sự xâm nhậpvào nhữngmạng lưới máy tính của Hoa kỳ, Rogers cho hay.

Rogers và một số người khác đã tóm tắt về mối đe doạ để từ đó đề nghị các khách tham dự Olympic cần loại bỏ những thông tin nhạy cảm trong máy tính cá nhân và thiết bị gửi, nhận thư điện tử của mình, hoặc để các thiết bị đó của họ ở nhà và chỉ đem theo thiết bị thay thế đã được “làm sạch.”

[Những du khách trở về sau khi tham dự thế vận hội cũng cần được (cơ quan nơi họ làm việc) kiểm tra lại thiết bị của mình xem có rệp hay các virus hay không] trước khi tái kết nối chúng vào các mạng máy tính của Hoa Kỳ, đó là khuyến cáo của Ray Mey, người từng điều hành công tác an ninh của FBI tại Olympic trước khi tham gia vào hãng GardaWorld như là một cố vấn hợp tác an ninh.

Người phát ngôn của FBI Richard Kolko đã từ chối trao đổi về những chỉ dẫn được đưa ra cho các quan chức và doanh gia liên bang. Bất cứ lúc nào các thành viên của cơ quan nhà nước tới một quốc gia có khả năng về “khai thác thông tin điện tử,” ông nói, [thì FBI sẽ cố gắng “thông báo với họ về những hiểm hoạ này và … những sự phòng ngừa thích đáng.”]

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

————

Olympic visitors’ data is at risk

Updated document.write(niceDate(‘6/11/2008 10:39 PM’)); 21m ago

By Peter Eisler, USA TODAY

WASHINGTON — National security agencies are warning businesses and federal officials that laptops and e-mail devices taken to the Beijing Olympics are likely to be penetrated by Chinese agents aiming to steal secrets or plant bugs to infiltrate U.S. computer networks.

Chinese government and industry use electronic espionage to “easily access official and personal computers,” says one recent report by the Overseas Security Advisory Council, a federally chartered panel comprising security experts from corporations and the State, Commerce and Treasury departments.

Equipment left unsupervised for just minutes in a hotel or even during a security screening can be hacked, mined and bugged, adds Larry Wortzel, who chairs the U.S.-China Economic and Security Review Commission, a federal panel that monitors China-related security issues for Congress. China’s government also controls Internet service providers and wireless networks, he says, so computers and PDAs can be monitored and planted with bugs remotely, too.

“There is a high likelihood — virtually 100% — that if an individual is of security, political, or business interest to Chinese … security services or high technology industries, their electronics can and will be tampered with or penetrated,” Wortzel says.

China’s embassy did not respond to requests for comment but usually dismisses espionage charges.

“The so-called accusation of the Chinese military espionage against the U.S. is groundless and fabrication with ulterior motives,” Foreign Ministry spokesman Qin Gang said at a press conference last month.

Yet China’s pursuit of American government and business secrets has been noted repeatedly in federal threat assessments.

Last year, the office of the Director of National Intelligence reported that China’s espionage services are “among the most aggressive in collecting against sensitive and protected U.S. targets.”

Thousands of Americans are expected to attend the Olympics, including President Bush and a large entourage of federal officials. Even so, the government isn’t doing enough to publicize the potential espionage risks, says Rep. Mike Rogers, R-Mich., a former FBI agent who sits on the House Intelligence Committee, which has been briefed on Chinese espionage threats.

The reticence stems partly from the administration’s reluctance to anger China, a key U.S. trading partner, Rogers says. “I appreciate their position,” he adds, but by “underreporting” the threat, national security officials let potential targets get “lulled into this notion that they don’t have to worry about it.”

Lull = to cause to sleep, sooth

to report to be less than is actually the case, underreport his income:

The Chinese “will take full advantage of any opportunity to not only take a peek at what’s on electronic devices but also to implant them” with bugs that could provide access to U.S. computer networks, Rogers says.

Access =permission, liberty, or ability to enter, approach, or pass t

Rogers and others briefed on the threat suggest that Olympic visitors purge sensitive information on laptops and e-mail devices, or leave their regular equipment at home and carry “clean” surrogates.

Travelers returning from the games also should have their equipment checked for bugs or viruses before reconnecting to U.S. computer networks, says Ray Mey, who ran Olympics security at the FBI before joining GardaWorld as a corporate security consultant.

FBI spokesman Richard Kolko declined to discuss briefings given to federal officials and businesses. Any time executives are in a country capable of “exploiting electronic media,” he says, the FBI strives “to notify them of these risks and … appropriate precautions.”

————————

Nhìn thấy sự nghèo nàn để chúng ta không bao giờ bị ru ngũ

*Nhìn biểu đồ dưới đây để nhìn thấy sự thật nghèo nàn và kém cỏi của Việt Nam mà cố gắng thay đổi đường lối kinh tế và chính trị, để chúng ta không bao giờ bị ru ngũ và ảo tưởng bởi các lời khen mà ta cần phải xét lại. Thí dụ như: Việt Nam là con hổ của châu á. Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có chỉ số phát triển 7% hay 8% trong suốt muời 8 năm liền, và chỉ thua có Trung quốc…

*Việt Nam không nên bắt chước con đường phát triển của Trung quốc, mà phải đi theo con đường do chính mình vạch ra,. Nên tránh những khuyết điểm mà Trung Quốc đang mắc phải. Việt Nam phải có kế hoạch làm sao cho:

*Phát triển đất nước nhưng không làm ô nhiễm môi trường, không làm thay đổi nền văn hóa của dân tộc, không làm cho dân chúng trở nên mất đạo đức.
Phải cố gắng giữ nguyên các kiến trúc đặc thù của miền quê, vùng cao nguyên và thành thị của Việt Nam.

*Phát triển đất nước phải tiến hành cùng 1 lúc với cải thiện giáo dục, nâng cao dân trí, dân chúng được có quyền tự do báo chí, tự do ứng cử và bầu cử mà không phải thông qua sự giới thiệu của 1 tổ chức, đoàn thể hay đảng phái ,và chính phủ phải tôn trọng nhân quyền của người dân.

Theo tài liệu năm 2007 của IMF (quỹ tiền tệ quốc tế), GDP của Việt Nam so sánh với TQ và Mỹ vẫn còn quá thấp.

*GDP = tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà dân chúng trong nước ây làm ra trong 1 năm.

* GDP của Mỹ là 13, 844 tỉ dollarsdân số 301=3,5 dân số VN

*GDP của Trung quốc 3251 tỉ dollars dân số 1 tỉ 3 =15,5 dân số VN

*GDP của Việt Nam là 70 tỉ dollarsdân số VN=86 million

Thứ hạng tính theo GDP

Tên quốc gia

GDP

Tính theo đơn vị là (TỈ dollars)

Dân số (triệu)

GDP/dân số

Mỗi 1 người làm ra sản phẩm hay dịch vụ (đô la)

Thứ hạng tính theo mỗi đầu người làm ra sản phẩm

1

Mỹ

13,844

304,214,000

$45507

2

2

Nhật

4,384

127,690,000

$34331

8

3

Đức

3,322

82,244,000

$40394

5

4

China

3,251

1,326,145,000

$2451

16

5

Anh

2,773

60,587,300

$45762

1

6

Pháp

2,560

64,473,140

$39710

6

9

Canada

1,432

33,279,700

$43033

3

11

Nga

1,290

141,927,900

$9086

12

12

Ấn độ

1,099

1,133,585,000

$969

13

Nam Hàn

957

48,224,000

$19846

10

14

Úc

909

21,305,000

$42658

4

15

Mễ tây cơ

893

106,535,000

$8386

13

20

Indonesia

433

231,627,000

$1869

24

Đài loan

383

22,990,000

$16673

11

33

Thái lan

246

63,038,247

$3897

15

Hồng Kong

207

6,963,100

$29686

9

38

Mã lai Á

186

27,452,091

$6793

14

45

Singapore

161

4,588,600

$35163

7

46

Philippines

144

88,574,614

$1627

57

Ma rốc

73

31,224,000

$2352

17

58

Bangladesh

72

158,665,000

$456

59

VIET NAM

70

87,375,000

$ 801

118

Kampuchea

8,604

14,444,000

$596

138

Laos

4,028

5,859,000

$687

156

Bắc Hàn

2,220

23,790,000

$93

Cu Ba

11,268,000

(Sẽ bổ sung thêm)

© tranhoang204

—————————————————-

Trung Quốc:

*Dưới chế độ ưu việt của chủ nghĩa xã hội do Mao Trạch Đông hướng dẫn từ 1949-1976, Trung quốc rất nghèo. Các con số dưới đây do chính TQ đưa ra cho ta thấy rất rõ ràng điều ấy.

*Trung Quốc bắt đầu gia tăng GDP sau khi được Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh đầu tư tiền bạc vào từ 1979 để xây dựng nhà máy sản xuất bộ phận của xe hơi, ti vi, điện tử, máy tinh, đồ chơi, áo quần, giày dép, …..

*từ 1952-1979 là 27 năm, GDP của TQ chỉ gia tăng507-100 = 407 tỉ Mỹ kim

*Từ 1979-2007 là 28 năm, GDP của TQ gia tăng 1280-507 =2774 tỉ Mỹ kim

*Năm 1979, sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình để Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp vào đầu tư tiền bạc để phát triển đất nước.

China GDP from 1952 – 2007

Năm GDP tổng sản lượng làm được trong một năm (tỉ US dollars)
1952 100 tỉ
1958-1962 187 tỉ -140 tỉ : thời đại nhảy vọt (lùi)
1966-1976 237 tỉ – 472 tỉ : cách mạng văn hóa
1979- 507 bắt đầu làm kinh tế thị trường
1989 1280 tỉ
1999 3169 tỉ
2007** 3251 tỉ

+ từ 1952-1999 source: http://www.chinability.com/GDP.htm

**Số liệu 2007 của quỉ tiền tệ quốc tế IMF)

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_%28nominal%29

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_population

===========================

Nông Dân Việt Nam 2008 Sống Ra Sao ?
Ruộng Mảnh Chắn Tầm Xa

Cơn mưa chiều ập xuống đột ngột, cánh đồng xa bỗng chốc mịt mờ. Những người nông dân xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang kéo chúng tôi vào bàn. Rượu và đờn: “Nhà của cô sau trước vắng tanh/gió lạnh chiều hôm bỗng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm/như gieo vào lòng tôi nỗi buồn thê thảm”. Ở miền Tây này, những tiếng nỉ non trong các cuộc đờn ca như thế đã lặp đi lặp lại ngàn đời, như cuộc sống của người nông dân, quẩn quanh trong từng vuông ruộng nhỏ.

Nghèo

Một chủ đất có 120 công (12 hecta) ở xã Vọng Đông, ông Ba Hoe nói đùa: “Chỉ có mấy ông nghèo là sướng, lai rai tối ngày”. Trưởng ấp Xuân Lập, Phạm Văn Rảnh giải thích: “Làm ruộng đâu mất mấy thời gian. Nhà tôi 2 lao động, có 6 công ruộng. Xuống giống mất 8 công, làm 4 ngày là xong. Tới mùa, thuê thêm 2 lao động, cắt một ngày, 4 công nữa là hết việc”.

Nhưng, cũng xấp xỉ chừng ấy ruộng, ông Nguyễn Văn Lợi ở xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang, làm 3 vụ/năm nhưng không nuôi nổi 2 con và một vợ. Ông Lợi nói: “Năm công ruộng, một năm giỏi lắm chỉ thu hoạch được 450 giạ lúa (9 tấn), trừ mọi chi phí giống má, phân bón, thuốc trừ sâu, công cán thu hoạch, nợ vay ngân hàng… còn lại khoảng 14 triệu đồng. 14 triệu đồng chia cho 4 miệng ăn ( 3,5 triệu đồng/người/năm, một người chỉ có 291.000 đồng/tháng)”. Nhưng, nào chỉ có nuôi con ăn học, ông Lợi nói: “Còn bao nhiêu giỗ quảy và hàng trăm thứ chi phí không tên”. Căn nhà của ông Lợi rách nát, nền đất lồi lõm mà không đủ tiền sửa sang. Ông than: “Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn nghèo hoài”. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có hàng triệu nông dân hoàn cảnh giống như gia đình ông Lợi.

Trưởng ấp Phạm Văn Rảnh nói rằng, những người chỉ có vài hecta mà coi nông nghiệp là nghề chính thì đói dài dài. Trong ấp Xuân Lập của ông Rảnh có 520 hộ, chỉ có 4 hộ “tích tụ” được trên 10 hecta; 30% số hộ không có ruộng. Ấp có 1961 nhân khẩu, 6 hộ có con gái lấy chồng Đài Loan, gần 600 lao động phải ly hương. “Đa số họ làm việc ở khu công nghiệp Bình Dương. Nhưng, cũng không có gì ngạc nhiên nếu trong số họ, có những cô gái làm massage hay bia ôm”, ông Rảnh nói.

Những Nhà Nông Trở Lại

Một trong 4 hộ có hơn 10 hecta ruộng ở ấp Xuân Lập là ông Trần Văn Hoe. Ba cha con ông Hoe canh tác 120 công ruộng. Tuy nhiên số ruộng bây giờ của ông vẫn ít hơn ruộng của cha ông ngày trước. Gia đình ông vốn có 160 công, những năm 1977, 1978, phải “nhường cơm sẻ áo” cho các hộ khác, chỉ còn được giữ lại 21 công. Theo chính sách thời đó, ai cũng phải có ruộng đất, “Kể cả anh cắt tóc”, ông Hoe nói.

Làm nông, tưởng dễ nhưng cũng có thể mất vốn như chơi. Không phải ai được chia ruộng cũng có thể sống được nhờ làm ruộng. Lần hồi, nhiều người phải bán hoặc hoán đổi ruộng cho ông, ông Hoe “tích tụ” được 120 công, phần lớn vốn là ruộng của cha ông ông tạo lập. Ông Hoe cho rằng, ông bắt đầu có thể làm giàu được nhờ 120 công ruộng của mình, tuy nhiên, nếu có chừng 200 công thì gia đình 3 cha con ông sẽ làm ăn “khỏe” hơn.

Chị Thủy, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, nói rằng: “Những gia đình có 3 hecta ruộng thì có thể sống tạm, còn chỉ có 2 hecta thì chỉ có thể sống khắc khoải mà thôi”. Thế nhưng ở Thoại Sơn, các hộ dân chủ yếu có dưới 2 hecta. Toàn tỉnh An Giang chỉ có 0,13% số hộ có trên 5 hecta; 1, 49% số hộ có từ 3 hecta trở lên; trong khi, có 93,99% số hộ có dưới 2 hecta ruộng, trong đó có 5,98% hộ chỉ có diện tích ruộng dưới 1000 m2.

Trường Hợp Ông Sáu Đức

Một trong những người nắm giữ khá nhiều ruộng đất ở An Giang hiện nay là ông Nguyễn Lợi Đức, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Ông Đức, thường gọi là Sáu Đức vốn chỉ là một người nuôi cá bè. Năm 1997, ông bán bè, về Tri Tôn, lần hồi mua được 70 hecta ruộng từ những người dân Kinh Tế Mới. Sáu Đức kể: “Khi mới về, tôi không phân biệt nổi giữa cỏ và lúa ở đây. Nhưng chỉ làm ruộng tới năm thứ ba, tôi được chọn là nông dân giỏi cấp tỉnh”.

Do canh tác trên một diện tích rộng, lại có điều kiện đầu tư cơ giới hóa, ông Đức cho biết: “Chi phí sản xuất một hecta hiện nay vào khoảng 20 triệu trong khi tôi làm chỉ mất có 15 triệu”. Sáu Đức cũng là nông dân đầu tiên ở miền Tây áp dụng máy san ruộng điều khiển bằng tia la-ze (lazer) nhập từ Mỹ. Ông dẫn chúng tôi ra thửa ruộng rộng 30 hecta của ông và giảng giải: “Hồi trước, cũng cánh đồng này, tôi phải sử dụng tới 3 máy bơm vì san ruộng theo kiểu cũ không có cách gì bằng phẳng được. Nay, mặt bằng ruộng ở đầu này với đầu kia là như nhau, tôi chỉ cần đặt một máy bơm ở đây là cung cấp nước đủ cho cả 30 hecta”. Ruộng được san bằng máy điều khiển bằng la-ze còn khiến cho mặt ruộng không có “chỗ gò, chỗ lung”, chỉ riêng phân bón thôi cũng tiết kiệm được hơn 30%.

Trong kho nhà Sáu Đức hiện vẫn còn trữ hơn 100 tấn lúa. Làm ăn lớn, vừa có khả năng đầu tư kho tàng, vừa nắm vững diễn biến thị trường, “trung gian” không dễ gì ép giá. Từ trường hợp Sáu Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp Tri Tôn, Trần Văn Mì nói oang oang rằng: “Tích tụ ruộng đất là xu thế tất yếu”. Trong số báo sau, chúng tôi sẽ phân tích tiếp những yếu tố có thể khiến cho những trường hợp như Sáu Đức có thể trở thành hạt nhân “cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”. Chỉ muốn nói thêm rằng, những người như Sáu Đức hiện vẫn chưa thể làm ăn lớn hơn vì bị chính sách hạn điền ràng buộc. Sáu Đức đang phải nhờ hàng chục người đứng tên trong các “sổ đỏ” của ông. Ở An Giang, nhiều người sở hữu diện tích ruộng đất lớn hơn Sáu Đức nhưng họ không dám đầu tư như ông vì sợ rủi ro do đất đai của họ đang phải đứng tên người khác.

Huy Đức- Hùng Anh- Trọng Tín

——————————————————————————————————————

Tích Tụ Ruộng Đất

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị, cho rằng, giới hạn tích tụ ruộng đất ở mức không quá 6 hecta là một chính sách: “Sợ dân nghèo bằng cách giữ cho mọi người đều nghèo”. “Hạn điền” đang là một là một trong những yếu tố quan trọng quy định tình trạng “sản xuất nhỏ” của nền nông nghiệp. Và, Sài Gòn Tiếp Thị xin tiếp tục câu chuyện này qua cuộc tọa đàm với sự tham gia của ông Nguyễn Minh Nhị, ông Lê Minh Tùng và ông Đoàn Ngọc Phả, ba nhân vật đã gắn bó sự nghiệp đời mình với Tứ Giác Long Xuyên, vựa lúa số một của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

“Hai Lúa” Lại Sinh Ra “Hai Lúa”

Thoạt nhìn, những nông dân ít ruộng tối ngày “lai rai” trong khi “địa chủ, phú nông” thì vất vả, tưởng rằng họ… sướng. Nhưng, ông Nguyễn Minh Nhị phân tích: “Nếu như lối thoát duy nhất của người dân miền Trung là học thì ở miền Tây, dù không học cũng không chết đói bao giờ”. Trời đất miền Tây hết sức bao dung, chỉ cần 5 công ruộng là một gia đình đủ sống. Cha mẹ cũng bao dung, con cái không học, không làm gì được thì “về đây, tao nuôi”. Nhưng, cũng chính vì “ôm” 5 công đất ấy mà, theo ông Nhị, “Hai Lúa lại chỉ sanh ra Hai Lúa”.

Sự đời cũng đầy éo le như những câu vọng cổ. Chỉ cần ốm đau, chạy lo tiền viện là hết cảnh “lai rai”, chỉ cần vợ phải chuyển viện lên tuyến trên sanh mổ là nảy sinh một khoản chi buộc lòng phải bán ruộng. Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lê Minh Tùng nói: “Đừng tưởng cứ giao đất cho những người nghèo là hết nghèo. Nhiều người nhận đất mà không biết quản lý, chỉ cày cấy một hai mùa là ngập đầu nợ nần”.

Trong khi, những chủ trang trại như Sáu Đức có thể tích trữ lúa cho tới khi được giá nhất mới bán thì những nông dân có dăm ba côngchỉ có một giải pháp duy nhất là bán lúa cho tư thương ngay tại ruộng. Họ không có kho để cất giữ lúa và không có lực để chờ. Họ cần phải bán lúa ngay khi thu hoạch để trang trải nợ vật tư nông nghiệp cho các đại lý phân bón, trả nợ vay ngân hàng, xoay xở cuộc sống và tái đầu tư cho mùa vụ mới. Lẽ dĩ nhiên, khi nhà nông cần tiền thì thương lái là người có toàn quyền định đoạt giá cả. Vừa qua, khi giá lúa lên đến 6.000 đồng- 7.000 đồng/kg mà nông dân vẫn không vui. Đó là giá các thương lái bán lại cho các doanh nghiệp cung ứng gạo xuất khẩu, còn nhà nông thì từ lâu đã hết lúa.

Những Bài Học Quá Khứ

Kỹ sư Đoàn Ngọc Phả hiện giờ là Phó Giám đốc sở Nông Nghiệp An Giang. Hơn hai mươi năm trước, khi các “pháo đài cấp huyện” bị “rã đám”, ông Phả, đang là một chuyên viên “xây dựng pháo đài” được đưa về làm Bí thư xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành. Ông nhớ lại, ruộng đất được cấp phát cho cả những người lêu lổng, thậm chí có cả những kẻ lưu manh, họ sẵn sàng nhận tiền, nhận phân bón rồi… đem bán, còn ruộng đất thì bỏ hoang. Nhiều cán bộ xã cắt xén ruộng đất, “phát canh” trở lại cho các chủ cũ. Sản xuất bị đình trệ trong khi mâu thuẫn giữa các chủ đất cũ và những người “kinh tế mới” hết sức căng thẳng, nguy cơ đâm chém nhau luôn đe dọa nổ ra. Ngay cả tập đoàn cũng phải có lực lượng dân quân tự vệ.

Phương sách mà ông Phả áp dụng ở xã Vĩnh Nhuận vào thời điểm ấy là dùng cơ chế kinh tế để chỉ giao đất cho những người thực sự có khả năng làm ruộng. Thực chất của tiến trình ấy là đưa ruộng, từng bước trở về tay chủ cũ. Ông Nguyễn Minh Nhị khi đó đang làm Phó giám đốc sở Nông nghiệp, đi “thực tế” xã Vĩnh Nhuận và khi trở về, ông thấy “được giải tỏa”. Kinh nghiệm của Vĩnh Nhuận là một trong những cơ sở để An Giang, ngay từ những năm 1987, 1988 có được quyết định 303, đưa máy móc và đất đai về lại cho các chủ cũ.

Ông Đoàn Ngọc Phả nhớ lại: Lúc đầu, quyết định 303 chỉ nhằm giải quyết tranh chấp, sau, không ngờ nó lại khuyến khích được nhiều chủ đất bỏ công sức và vốn liếng ra canh tác. Cùng với sự trở lại của các chủ đất là sự tan rã của các tập đoàn. Và, chính điều đó đã mở đầu cho An Giang một thời kỳ khai hoang phục hóa mới. Trong vòng 5 năm đã có 90 nghìn hecta ruộng được khai phá. Có lẽ, nếu không có tầng lớp trung nông đựơc khôi phục và mới xuất hiện thì Tứ Giác Long Xuyên đã không thể trở thành một vựa lúa lên tới 450.000 hecta như ngày nay.

“Địa Chủ” Bây Giờ Rất Khác

Phó Chủ tịch Lê Minh Tùng nói, từ lâu, An Giang đã xác định vai trò quan trọng của tầng lớp trung nông trong phát triển nông nghiệp. Trước đây, Tứ Giác Long Xuyên là một xứ nghèo và tỉnh nhận ra, chỉ có trung nông mới có năng lực để khai thác đất đai có hiệu quả. Ông Tùng cho rằng, tích tụ ruộng đất là một xu thế tất yếu. Cho dù Luật ghi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thì nhà nước cũng không bao giờ có thể lấy lại ruộng đất mà những người dân đang nắm giữ. Trong một chừng mực nào đó, những quy định hiện hành chỉ cản trở những người tôn trọng tuyệt đối các chuẩn mực pháp lý, khi họ muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Mặt khác, theo ông Đoàn Ngọc Phả, thời Tây, địa chủ chỉ cần thế lực, thôn tính đất đai trên bản đồ rồi giao cho tá điền khai khẩn. Ngày nay, đất ruộng giá đã rất cao, không ai có thể kinh doanh bằng cách mua ruộng rồi “phát canh thu tô” được nữa. Những chủ đất lớn nhất ở An Giang như ông Châu Thành Phú, Đặng Văn Hiện, Nguyễn Lợi Đức… đều là những người “trực canh”. Họ không những, phải là nông dân giỏi mà còn phải là những nhà doanh nghiệp giỏi.

Ông Nguyễn Minh Nhị cho rằng, sở dĩ chất lượng và giá gạo của ta kém hơn các nước trong khu vực là có nguyên nhân sâu xa từ chính sách hạn điền. Ruộng đất manh mún chỉ có thể sản sinh ra các tá điền chứ không thể nào sản sinh ra được những doanh nhân trong nông nghiệp. Không có những doanh nhân lớn, biết tổ chức sản xuất, có đầu óc quản lý, am hiểu thị trường, nền nông nghiệp của nước ta sẽ muôn đời lệ thuộc. Ông Nguyễn Lợi Đức kể, đã có không ít doanh nhân nước ngoài muốn làm ăn với mình nhưng không thành vì ta chỉ có những nhà nông làm ăn nhỏ, gieo cấy những giống quen chứ không thể canh tác trên diện rộng những giống lúa mà thị trừơng bên ngoài ưa chuộng. Tuy là nước xuất khẩu đứng hàng thứ 2, vì thế, hạt gạo Việt Nam vẫn “vô danh” trên thị trường Thế giới.

Quá trình tích tụ ruộng đất ở nông thôn chắc chắn sẽ làm xuất hiện những nông dân không còn ruộng. Tuy nhiên, sẽ không có xung đột vì chính những nông dân có dăm ba công ruộng ấy tự nguyện bán lại ruộng đất. Một khi, ruộng đất được tích tụ hàng chục, hàng trăm hecta thì những dịch vụ như kho tàng, cắt sấy, chế biến… sẽ có nhu cầu xuất hiện. Công nghiệp hóa sẽ từ đấy mà hình thành trên nền tảng nông nghiệp, nông thôn chứ không chỉ hình thành nhờ hàng ngàn hecta đất trồng lúa được giao cho các nhà kinh doanh khu công nghiệp.

Tất nhiên, quá trình “ly hương” của một bộ phận nông dân cũng là không thể tránh khỏi. Tiến sỹ Lê Minh Tùng cho rằng, cơ cấu lao động chắc chắn sẽ thay đổi khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Ở những quốc gia phát triển, lượng dân số lao động trong khu vực nông nghiệp sẽ giảm dần xuống còn từ 2-4%. Ông Tùng nói tiếp: “Nếu không cho tích tụ, thì nền nông nghiệp của chúng ta sẽ chỉ đủ ăn chứ không bao giờ có thể làm giàu”. Mặt khác, cũng sẽ có những nông dân tương tự phải “ly nông” khi ruộng đất được chuyển qua các mục đích sử dụng khác. Vậy thì tại sao có thể giao hàng ngàn hecta đất ruộng cho các nhà đầu tư làm sân gôn mà không thể để cho các nhà nông tự làm thay đổi bộ mặt nông thôn từ tích tụ ruộng đất.

Huy Đức- Trọng Tín- Hùng Anh

Nguồn: báo SGTT và blog của Osin http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4?l=6&u=10&mx=115&lmt=5

Tuesday June 24, 2008 – 07:57pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Bush Nói Gì Đây với Dũng Trong chuyến viếng thăm 23/6/08

Bush Đang Đối Diện với Việc Phải Khéo léo Cân bằng trong Hành động với Chuyến Thăm của Thủ tướng Việt Nam

Bài của Henry J. Pulizzi từ White House.

Ngày 24-6-2008

Khi ông ngồi bên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong ngày hôm nay, Tổng thống Bush đứng trước một hành động làm sao cho cân xứng: củng cố một mối giao thương đang đâm chồi nẩy lộc trong khi lại khích động nhẹ nhàng Hà Nội để định danh ra những mối quan ngại về nhân quyền.

Cuộc gặp gỡ, một phần trong chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của ông Dũng trong vai trò thủ tướng, được diễn ra trong lúc Việt Nam phải vật lộn với cơn lạm phát nhảy vọt, một thị trường chứng khoán chìm nghỉm, một mức thâm hụt thương mại phình lên [như bong bóng]và những xáo trộn trong thị trường lao động đang gia tăng. Trong khi đó, vụ bắt giữ hai nhà báo đã châm ngòi cho những mối lo ngại về một chính sách ngăn chặn khẩn cấp bao quát hơn đối với những người bất đồng chính kiến.

Ông Bush sẽ nêu bật vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận, tôn giáo và hội họp trong cuộc gặp của ông với ông Dũng, theo tin Tòa Bạch Ốc cho hay. Song hơn cả việc lên lớp cho đối tác Việt Nam, các nhà phân tích trông đợi ông Bush đề cao mối quan ngại của mình bằng cách liên kết những tiến bộ kinh tế với một xã hội dân sự cởi mở.

Micheal Auslin, một học giả thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ đã cho rằng Hoa Kỳ đang chuyên chú vào việc [duy trì] mối quan hệ của mình với Việt Nam vào thời điểm khi mà Trung Quốc đang tăng cường mối quan hệ sâu đậm của riêng nó với Đông Nam Á. Trong khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, giao thương hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng từ 1,5 tỉ Mỹ kim lên 9,7 tỉ kể từ khi hai nước ký kết một hiệp định thương mại song phương vào năm 2001.

“Nhìn chung, mối quan hệ hiện tốt đẹp và đang được đẩy mạnh [hơn],” Austin nhận xét. [“Mối quan tâm trước mắt cho cả hai bên là nền kinh tế đang yếu đi ở Việt Nam và điều gì mà việc nầy sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại và tiến trình mở rộng hơn nữa cho sự tự do hóa ở VN.”]

Lạm phát [đã ]tăng lên 25% năm tại Việt Nam vào tháng trước, thúc đẩy [lãi suất ngân hàng] tăng lên đột ngột và sự mất giá của [đồng bạc Việt Nam]. Giá cả tăng cao cũng đã châm ngòi cho những rối loạn trong hàng ngũ công nhân đòi tăng lương, và có thể sẽ nhen nhóm những căng thẳng chính trị. Vào tháng trước, hai nhà báo từng phơi bày hành động tham nhũng trong chính quyền đã bị bắt giam do đưa những [“thông] tin sai lạc” trong bài báo của mình.

Những người chỉ trích Hà Nội tại Quốc hội Hoa Kỳ đang kêu gọi ông Bush hãy đặt vấn đề nhân quyền thành một tiêu điểm trong cuộc hội kiến với ông Dũng. Một dự luật đã được thông qua tại Hạ viện vào năm ngoái đã ngăn cấm những trợ giúp không thuộc phạm vi nhân đạo đối với Việt Nam cho tới khi nước này thể hiện được những thay đổi trên các vấn đề nhân quyền.(Nhưng Dự luật đã bị chặn lại tại Thượng viện do có ít nhất một nghị sĩ phản đối. Ba Sàm).

“Chính quyền Bush phải nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền, chứ không phải [chỉ là thương mại mà thôi]. Họ phải đưa ra vấn đề nhân quyền,” đó là khuyến nghị của [dân biểu quốc hội] tiểu bang California Loretta Sanchez vào tuần trước.

Ông Dũng sẽ nhắm tới việc gia tăng thêm các nguồn đầu tư trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ trong bốn ngày của mình. Vị thủ tướng sẽ tham dự một diễn đàn đầu tư tại New York, và đang trông đợi sẽ gặp ứng cử viên tổng thống John McCain và Barack Obama.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
——————

THE WALL STREET JOURNAL

Bush Faces Tricky Balancing Act With Vietnamese PM Visit

Henry J. Pulizzi reports on the White House.

June 24, 2008, 8:44 am

When he sits down today with Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung, President Bush faces a balancing act: strengthening a burgeoning trade relationship while gently prodding Hanoi to address human rights concerns.

The meeting, part of Dung’s first U.S. trip as prime minister, comes as Vietnam grapples with soaring inflation, a sinking stock market, a ballooning trade deficit and growing labor unrest. The recent arrest of two journalists, meanwhile, has triggered worries of a broader clampdown on dissent.

Bush will highlight human rights and freedom of speech, religion and assembly in his meeting with Dung, according to the White House. But rather than lecturing his Vietnamese counterpart, analysts expect Bush to raise his concern in a way that ties economic advances to an open civil society.

Michael Auslin, a scholar at the American Enterprise Institute, said the U.S. is looking to maintain its relationship with Vietnam at a time when China is deepening its own relations in Southeast Asia. While China is still Vietnam’s top trading partner, two-way trade between the U.S. and Vietnam has grown to $9.7 billion from $1.5 billion since the two countries signed a bilateral trade agreement in 2001.

“ Overall, the relationship is good and has been getting stronger,” Auslin said. “The short-term concern for both sides is the economic weakening in Vietnam and what that will do to trade and the broader process of liberalization.”

Inflation rose at a 25% annual rate in Vietnam last month, prompting big interest-rate hikes and a devaluation of the country’s currency, the dong. High prices also have triggered unrest among workers looking for raises, and could spark further political tension. Last month, two reporters who exposed government corruption were arrested for publishing “false information.”

Hanoi’s critics in the U.S. Congress are calling for Bush to make human rights a focal point of his meeting with Dung. A bill passed by the House of Representatives last year would prohibit non-humanitarian assistance to Vietnam until the country addresses a slew of human rights issues.

“The Bush administration must stress the importance of human rights, not just trade. They must address human rights,” California Rep. Loretta Sanchez said last week.

Dung will be looking to pump up investment during his four-day U.S. visit. The prime minister will attend an investment forum in New York, and is expected to meet presidential candidates John McCain and Barack Obama

Tuesday June 24, 2008 – 05:42pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Entry for June 24, 2008

Thủ tướng Việt Nam Cải tổ

Các doanh nghiệp Nhà nước

Những chuyện mượn tiền của các công ty bị cho là phần nào gây ra những tai họa cho nền kinh tế

Bài của JAMES HOOKWAY

Ngày 23-6-2008

HÀ NỘI – Thủ tướng Việt Nam cho hay ông đã đặt kế hoạch cho việc cải tổ các doanh nghiệp [có nhiều thế lực của nhà nước, những doanh nghiệp nầy là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự đảo lộn nhanh chóng cho sự thành công của nước ông, một nền kinh tế từng phát triển nhanh nhất của Đông Nam Á giờ đây lại phải vật lộn để đẩy lui cơn khủng hoảng bị lôi cuốn bởi nạn lạm phát.]

Khi ông đến Hoa Kỳ vào thứ Hai này cho một chuyến viếng thăm theo lịch trình tới Washington, Nguyễn Tấn Dũng đã phải chịu sức ép cho việc ngăn ngừa những rối loạn của Việt Nam lây lan sang các quốc gia khác, đang trong môi trường kinh tế ổn định suốt mấy năm qua, và chuyển động nhanh chóng từ ngoại biên vào tới cơ cấu chính yếu của chủ nghĩa tư bản và đang thu hút những lượng đầu tư nước ngoài to lớn.

Nhiều trong các quốc gia đó – được biết đến như là các quốc gia ‘tiền tiêu’ theo lối nói của các nhà đầu tư – đang cố gắng đương đầu với tình trạng suy trầm kinh tế toàn cầu.

Một phần trong nan đề của Việt Nam là ở các doanh nghiệp nhà nước đồ sộ của nó và làn sóng vay mượn mà họ đã [tự mình nhận lãnh]cam kết mở rộng ở khắp mọi nơi và khoảng tối trong hoạt động doanh nghiệp ở đất nước này.

Những dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ đã đổ vào nhiều tiền hơn cho nền kinh tế, [mà theo một số nhà kinh tế bàn luận cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã không có sự linh hoạt uyển chuyển để hấp thu số tiền ấy đủ nhanh ] “Trong mấy tháng qua, Việt Nam đã phải đối mặt với một số khó khăn từ lạm phát do nền kinh tế của chúng tôi còn non kém và cũng có một số vấn đề về nhập khẩu nước ngoài,” ông Dũng đã cho biết trong một cuộc trả lời những câu hỏi được viết ra giấy. “Sắp xếp lại và cải cách các doanh nghiệp nhà nước … là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc củng cố nền kinh tế Việt Nam,” ông nói.

Vào tháng Năm, lạm phát thường niên đã giữ vững ở mức hơn 25%. Thị trường chứng khoán Việt Nam – sau giai đoạn tăng cao gấp ba lần giữa khoảng đầu năm 2006 và cuối năm 2007 – đã rớt xuống 62% vào năm nay.

Chính phủ đã cắt giảm mức tăng trưởng GDP ước lượng cho năm nay từ mức trước đó là 8,5 đến 9% xuống khoảng 7%. Tiền đồng, nội tệ của Việt Nam, đã yếu đi nhanh chóng làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát, và được ước đoán vẫn sẽ giảm nhanh hơn nữa so với đồng đô la.

Trong thời gian chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của mình, ông Dũng sẽ gặp gỡ cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan để thảo luận về những cách thức cứu vãn tình trạng bong bóng bất động sản do nạn lạm phát gây ra, cũng như sẽ thương nghị với Tổng thống George W. Bush và các nhà đầu tư.

Những nan đề của Việt Nam đã và đang làm các nhà đầu tư phải lo ngại cho các quốc gia [có nền kinh tế đang phát triển nhanh khac].

Một số quốc gia có trao đổi thương mại dồi dào đã phát triển mau chóng, đặc biệt ở Trung Đông, nơi mà Lebanon, Oman và Qata đều đã chứng kiến chỉ số chứng khoán của mình tăng lên tới hơn 20%.

Thế nhưng tại các nền kinh tế dựa trên sản xuất hàng hóa [đang chứng kiến thị trường của họ ]đã sụt giảm trong khi các nhà đầu tư rút vốn của họ ra, phần vì nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ và Âu châu suy giảm, và phần vì những nỗi lo ngại về tình trạng lạm phát đang gia tăng mà bối cảnh của Việt Nam hiện đang như lửa đổ thêm dầu. Chỉ số chứng khoán chính của Bulgaria cũng đã rớt 24% kể từ đầu năm, Romania giảm 16% và Ukraine sụt tới 25%.

“Có một chút ác cảm nào đó đối với toàn bộ khối này, phần vì những gì đang xảy ra tại Việt Nam,” đó là nhận xét của Spencer White, một cựu chuyên gia phân tích của Merrill Lynch đã rời hãng này để trở thành một người môi giới chứng khoán Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cho tới lúc này, đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đã không bị ảnh hưởng nhiều.

Sau khi lôi cuốn được những đề nghị đầu tư trực tiếp nước ngoài trị giá 20 tỉ Mỹ kim vào năm ngoái, ông Dũng cho hay Việt Nam sẽ nhận được ít nhất là 22 tỉ từ những đề nghị thuộc loại đó vào sáu tháng đầu năm 2008 và vẫn còn là một triển vọng hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

“Tôi tin rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ mau chóng hồi phục và trở lại một mức tăng trưởng mau lẹ và vững vàng,” ông nói.

Thế nhưng các cuộc đình công của giới lao động đang lan rộng khi mà hàng chục ngàn người từ vùng thôn quê lên làm việc tại các nhà máy điện tử và may mặc của Việt Nam phải chịu đựng lần đầu tiên tình trạng suy sụp của nền kinh tế.

[Thật là chính xác để nói rằng tất cả chúng ta họp nhau ở đây đều biết rõ ràng về những vật giá đang gia tăng dần dần và những hiệu quả tiêu cực mà nạn lạm phát đang gây ra trên môi trường kinh doanh tại Việt Nam,” ] đó là nhận định của Micheal Pease, chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ và là tổng giám đốc Ford Motor Co. tại Việt Nam trong một hội nghị các nhà kinh doanh họp tại Hà Nội vào đầu tháng này.

Ông Dũng, 58 tuổi, là vị thủ tướng trẻ nhất của Việt Nam khi nhậm chức vào năm 2006, một năm sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới *. Việt Nam như là một thành viên tương đối muộn màng bước vào tiến trình mở cửa kinh tế khi đã có sẵn những hình mẫu tiêu biểu tại Á châu, rõ ràng tựa như một mô hình với lao động giá rẻ, tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ rất thích hợp cho các quốc gia láng giềng.

Các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam [đã hổ trợ mạnh mẻ] các doanh nghiệp nhà nước bằng những khoản đầu tư vay mượn ưu đãi đến mức họ có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài là những đối tượng mà chính phủ cũng đang cố gắng ve vãn, thậm chí dường như có những nhà lãnh đạo đã o bế cả những doanh nghiệp tư nhân.

Ông Dũng nói rằng một trong những chính sách phát triển cốt yếu của việt Nam là xây dựng những tập đoàn doanh nghiệp nhà nước mạnh “để chúng có thể trở thành trụ cột cho nền kinh tế.”

Những người từng đưa ra những lời khuyên cho ông Dũng thì cho rằng chính sách này chịu ảnh hưởng của Nam Triều Tiên khi họ phát triển các công ty được biết đến như là các chaebol và bành trướng khắp nơi trong nền kinh tế nước này. Các kinh tế gia cho rằng chính sách này đã triệt tiêu các công ty tư nhân nhỏ có hoạt động hiệu quả hơn, ít tốn kém cho nhà nước hơn và với ít có những mối liên hệ trực tiếp với chính phủ hơn.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Vietnam Oil&Gas Corp., hay còn gọi là PetroVietnam đã tiến vào lĩnh vực ngân hàng và giờ đây đang xây dựng một khách sạn năm sao tại khu thương mại mới ven đô của Hà Nội, mặc dù Việt Nam đã và đang phải chờ đợi cả thập kỷ để công ty này hoàn thiện nhà máy lọc dầu đầu tiên của mình. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào viễn thông và mới đây đã giao phó 250 triệu mỹ kim vào việc phát triển một khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, chọc giận những người Việt Nam bình thường đang phải chịu sống triền miên trong cảnh tranh tối tranh sáng.

Tại Vinashin, còn gọi là Vietnam Shipping Industry Group, Tổng giám đốc Phạm Thanh Bình đã vay 3 tỉ Mỹ kim để cấp vốn cho việc mở rộng công ty sang lĩnh vực vận tải đường biển và những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phụ trợ cho các hoạt động đóng tàu sơ cấp của mình. Vinashin cũng đã bành trướng sang lĩnh vực tài chính, [buôn bán cổ phiếu]và thậm chí cả chưng cất bia.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Wall Street Journal
——————————————————————————————————————————————————————

Vietnam‘s Premier to Shake Up State Companies

Firms’ Borrowings Partially Blamed For Economic Woes
By JAMES HOOKWAY
June 23, 2008; Page A11

HANOI — Vietnam’s prime minister said he plans to shake up the powerful state companies that have been a leading cause of his nation’s sharp reversal of fortune as the once-hot Southeast Asian economy now struggles to avert an inflation-driven crisis.

As he arrives in the U.S. Monday for a scheduled visit to Washington, Nguyen Tan Dung is under pressure to prevent Vietnam’s troubles from casting a cloud over other countries that, in the benign economic environment of the past few years, were moving swiftly from the fringes into capitalism ‘s mainstream and attracting vast amounts of foreign investment.

Many of those nations — known as “frontier” countries in investor parlance — are already trying to cope with the global economic slowdown.

Part of Vietnam’s problem is its massive, state-owned companies and the wave of borrowing they undertook to expand into every nook and cranny of the country’s business life.

Strong foreign-investment inflows put yet more money into the economy, which some economists argue didn’t have the flexibility to absorb it quickly enough. “Over the last few months, Vietnam has been facing some difficulties with inflation because of our immature economy and also problems imported from overseas,” Mr. Dung said in answer to written questions. “Restructuring and reforming the state-owned enterprises…is one of the key tasks in strengthening Vietnam’s economy,” he said.

In May, annual inflation stood at more than 25%. Vietnam’s stock market — after more than tripling between the beginning of 2006 and the end of 2007 — has dropped 62% so far this year.

The government has cut its GDP-growth estimate for this year to around 7% from a previous 8.5% to 9%. The Vietnamese currency, the dong, has weakened sharply, exacerbating inflation, and is expected to fall still further against the dollar.

During his U.S. visit, Mr. Dung will meet with former Federal Reserve Board Chairman Alan Greenspan to discuss ways to recover from an inflationary asset bubble, as well as talk with President George W. Bush and investors.

Vietnam‘s problems already are making investors wary about other frontier nations.

Some commodity-rich nations have thrived, particularly in the Middle East, where Lebanon, Oman and Qatar have all seen their stock indexes rise by more than 20%.

But other manufacturing-based economies have seen their markets slump as investors pull out their cash, partly because of slowing demand in the U.S. and Europe, and partly because of fears about rising inflation that Vietnam’s situation is stoking. Bulgaria has seen its main share index fall 24% since the beginning of the year, Romania has fallen 16% and Ukraine has dropped 25%.

“There is a bit of a thematic aversion to this whole segment, partly because of what’s been happening in Vietnam,” said Spencer White, a former Merrill Lynch analyst who left the company to join a Vietnamese brokerage in Ho Chi Minh City.

So far, foreign direct investment in Vietnam hasn’t been much affected.

After attracting $20 billion in foreign-direct-investment applications last year, Mr. Dung said Vietnam will receive at least $22 billion in such applications in the first six months of 2008 and remains an attractive prospect for investors.

“I believe Vietnam’s economy will quickly recover and return to a rapid and sustainable growth rate,” he said.

But labor strikes are spreading as tens of thousands of people who moved from the countryside to work in Vietnam’s electronics and textiles factories experience their first serious economic downturn.

“It is safe to say that all of us gathered here are only too aware of spiraling costs and the negative effect that inflation is having on the business environment in Vietnam,” Michael Pease, chairman of the American Chamber of Commerce and general director of Ford Motor Co. in Vietnam, told a business conference in Hanoi earlier this month.

Mr. Dung, 58 years old, was Vietnam’s youngest prime minister when he took office in 2006, a year after the country joined the World Trade Organization. Vietnam, as a relative latecomer to economic opening, had strong role models in Asia and explicitly mimicked the cheap-labor, strong exports growth model that worked so well for its neighbors.

Vietnam‘s Communist leaders bolstered state-owned companies with cheap money so they could compete with the foreigners the government was also trying to woo, even as leaders fostered private enterprise.

Mr. Dung said one of Vietnam’s core development policies was to build strong, state-owned conglomerates “so they can become pillars of the economy.”

People who advise Mr. Dung said the policy was influenced by the way South Korean companies, known as chaebols, expanded across that country’s economy. Economists said the policy came at the cost of crowding out smaller, more efficient private-sector businesses with less direct links to the government.

Vietnam Oil & Gas Corp., or PetroVietnam, moved into banking and is now building a five-star hotel in Hanoi’s new business district on the edge of town, even though Vietnam has been waiting for a decade for the company to complete its first oil refinery. Power generator Vietnam Electricity Corp. has invested heavily in telecommunications and recently committed $250 million to a beach-resort development, angering many ordinary Vietnamese who are dealing with intermittent black-outs.

At Vinashin, or Vietnam Shipping Industry Group, Chief Executive Pham Thanh Binh borrowed $3 billion to finance the company’s expansion into shipping lines and manufacturing businesses to support its primary shipbuilding operations. Vinashin also expanded into finance, stock-trading and even brewing beer.

 

————————————————-

Với việc Ngọn đuốc Olympic (ghé vội) qua Tây Tạng, Trung Quốc Dồn dập Tấn công Đức Dalai Lama

Bài của Jim Yardley ngày 22-6-2008

BẮC KINH: Chuyến thăm viếng của ngọn đuốc Olympic tới thủ phủ Lhasa của Tây Tạng đã diễn ra trong hai tiếng đồng hồ vào hôm thứ Bảy. Những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đương quyền [có lẻ đã thở phào nhẹ nhõm] khi ngọn đuốc Olympic đã được đẩy lên một chuyến phi cơ mà không có biến cố gì xảy ra] và bay khỏi một thành phố mà chỉ mới cách đó ba tháng [đã bùng nổ ra những cuộc phản kháng rất bạo động chống đối người Trung quốc.]

Song nếu như những nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng để tránh những hành động phản kháng, họ đã không tránh sử dụng cuộc rước đuốc như là một vũ đài để một lần nữa lại bất ngờ tấn công Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của những người Tây Tạng lưu vong.

Zhang Qingli, bí thư Đảng Cộng sản của Tây Tạng, đã đứng dưới tòa Lâu đài Potala, trung tâm lịch sử của Đức Dalai Lama, và xướng lên lời chào tạm biệt ngọn lửa với một bài diễn văn [có nhiều đoạn rất dữ dằn hung tợn]. “Bầu trời Tây Tạng sẽ không bao giờ thay đổi, và ngọn cờ đỏ với năm ngôi sao sẽ mãi mãi phấp phới bay cao trên đó,” Zhang nói, theo tin Reuters đưa. “Chúng ta tất nhiên sẽ có thể đập tan hoàn toàn những mưu đồ chia rẽ của bè lũ Dalai Lama.”

[Một cuộc công kích bằng lời lẽ mạnh mẻ chống lại Đức Dalai Lama đã gián đoạn nhiều lần cuộc rước đuốc ngắn gọn tại Lhasa đã được phát đi từng phần] trên hệ thống truyền hình quốc gia và đã nhanh chóng nhận được những lời chỉ trích từ các nhóm ủng hộ Tây Tạng bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Trong nhiều tháng qua, họ đã đòi hỏi Trung Quốc không đưa ngọn đuốc qua Lhasa mà không mang lại kết quả.

“Cuộc rước đuốc tại Lhasa là màn diễn cuối cùng ở Trung Quốc trong hàng loạt hành động phản bội trước mọi điều mà Olympic là biểu trưng,” Kate Woznow, giám đốc chiến dịch tranh đấu của Sinh viên Cho một Tây Tạng Tự do đã nói trong một bản tuyên bố.

“Phô diễn ngọn đuốc qua Lhasa trong khi những người Tây Tạng vẫn đang sống thực sự dưới chế độ quân luật là một hành động lợi dụng quá đáng nhất của Trung Quốc đối với Thế vận hội cho đến lúc này.”

Khu Tự trị Tây tạng và các khu vực có người dân Tây tạng sinh sống khác sống ở miền tây Trung Quốc đã bị đặt dưới sự trấn áp an ninh kể từ tháng Ba, khi các cuộc phản kháng bạo lực nổ ra ở Lhasa và loang rộng ra. Trung Quốc đã cáo buộc Đức Dalai Lama lên kế hoạch cho cuộc náo loạn, nhưng ông đã phủ nhận. [Tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi người dân Tây Tạng đừng biểu tình khi ngọn đuốc Olympic được rước ngang qua Lhasa.]

Chỉ cách đây vài tháng, cuộc tranh cãi về Tây Tạng [đã dường như che phủ và làm lu mờ Thế vận hội Mùa Hè ở Bắc Kinh]. Trung Quốc đã thiết kế rất lâu trước đó cho cuộc rước đuốc toàn cầu lớn nhất và trên chặng đường dài nhất từ xưa tới nay. Song nó đã trở thành một dịp cho những cuộc phản kháng quy mô ở London, Paris, San Francisco và những nơi khác, khi những người bênh vực cho việc ủng hộ Tây Tạng đụng độ với những người ủng hộ Trung Quốc.

Thảo luận về việc tẩy chay lễ khai mạc Thế vận hội đã loang rộng qua các thủ đô Âu châu.

Thế nhưng thời tiết chính trị đã biến chuyển sau cuộc động đất ở tỉnh Tứ Xuyên hôm 12 tháng Năm mang theo một sự đồng cảm quốc tế dạt dào và cũng xoa dịu bớt nỗi tức giận của những người theo tinh thần dân tộc đã dấy lên ở Trung Quốc qua sự kiện Tây Tạng. Như một vấn đề chính trị, chuyện Tây Tạng hầu như không được nhắc tới.

Các đại diện của Đức Dalai Lama và các quan chức Trung Quốc gặp nhau, với chút ít dấu hiệu tiến bộ. Tranh cãi quanh chuyện rước đuốc đã lắng xuống khi ngọn lửa vào tới lãnh thổ Trung Quốc, nơi nó được chào đón bởi những đám đông nhiệt tình và nơi mà các nhà chức trách có thể ngăn cấm bất cứ cuộc phản kháng nào.

Các nhà tổ chức cũng đã quyết định giảm bớt hoạt động rước đuốc sau vụ động đất và thu gọn chặng rước đuốc qua Tây Tạng từ ba ngày xuống một ngày.

Các nhà chức trách rõ ràng lo ngại về an ninh và ổn định trước các cuộc biểu tình. Trước khi ngọn lửa được đưa tới Lhasa, các nhà tổ chức đã đặt lộ trình cho nó qua Tân Giang, khu vực bất ổn có người Hồi giáo chiếm số lượng áp đảo tại miền cực tây bắc nước này. Cảnh sát đã thông báo cho các cư dân ở Tân Giang hãy ở nhà và theo dõi cuộc rước đuốc qua truyền hình.

Các nhà chức trách cũng đã siết chặt điều kiện tiếp xúc của các phương tiện truyền thông nước ngoài để đưa tin về cuộc rước đuốc. Các nhà tổ chức ở Bắc Kinh chỉ cho phép vài nhóm nhà báo có chọn lọc được có mặt tại các cuộc rước ở Tân Giang và Tây Tạng, mặc dù có những lời hứa trước đó là cho phép đưa tin mà không bị giới hạn gì hết. Tờ The New York Times đã đề nghị được đưa tin về chặng rước ở Tây Tạng song đã không nhận được lời mời.

Chris Buckley, một thông tín viên [tại hiện trường] của hãng tin Anh Reuters, đã cho hay là các nhà báo được đưa tới Tây Tạng đã được phép theo dõi từ đầu chương trình rước đuốc lúc 9 giờ sáng, thế rồi họ được đưa tới Lâu đài Potala để chờ đợi chặng kết thúc. Theo ông kể có 150 người rước đuốc được sắp xếp mang ngọn lửa chạy trên một chặng đường vào khoảng tám cây số, tức năm dặm.

Các nhân viên bán vũ trang cùng Công an Nhân dân Vũ trang cũng như cảnh sát địa phương đã được cắm chốt từng 3 mét một trên chặng đường rước đuốc, Buckley kể. [Những đám đông khán giả dường như cũng đã được lựa chọn trước]; nhiều người từ các cơ quan nhà nước, trường trung học hay trường đại học. Các cửa hàng dọc theo tuyến đường rước đuốc bị đóng cửa cho một cuộc diễu hành được chờ đợi sẽ diễn ra trong vòng 3 giờ đồng hồ.

“Thậm chí không tới ba giờ,” Buckley thuật lại qua điện đàm. “Chỉ hơn hai giờ chút xíu.”

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

 

*To cast a pall = ném một bức màng che phủ lên= che phủ và làm lu mờ

—————

With Olympic torch (briefly) in Tibet, China assails Dalai Lama

By Jim Yardley

Published: June 22, 2008

BEIJING: The visit of the Olympic torch to the Tibetan capital of Lhasa came and went in about two hours on Saturday. Leaders of the ruling Communist Party probably exhaled once the flame was trundled onto an airplane without incident and flown out of a city that only three months ago had erupted in violent anti-Chinese protests.

But if Chinese leaders were anxious to avoid protests, they did not avoid using the torch relay as a stage to again lash out at the Dalai Lama, the exiled Tibetan spiritual leader.

Zhang Qingli, the Communist Party secretary of Tibet, stood beneath the Potala Palace, the historic seat of the Dalai Lama, and bade farewell to the flame with a speech that at times was itself fiery. “Tibet’s sky will never change, and the red flag with five stars will forever flutter high above it,” Zhang said, according to Reuters. “We will certainly be able to totally smash the splittist schemes of the Dalai Lama clique.”

The broadside against the Dalai Lama punctuated an abbreviated torch relay in Lhasa that was partially broadcast on state television and that quickly brought criticism from pro-Tibetan groups outside China. For months, they have demanded in vain that China not take the torch through Lhasa.

“The torch relay in Lhasa is China’s latest episode in a series of betrayals of everything the Olympics represent,” Kate Woznow, campaign director of Students for a Free Tibet, said in a statement.

“Parading the torch through Lhasa while Tibetans live under virtual martial law is China’s most egregious exploitation of the Games yet.”

The Tibet Autonomous Region and other Tibetan areas of western China have been under a security crack down since March, when violent protests broke out in Lhasa and spread. China has accused the Dalai Lama of masterminding the uprising, a charge he denies. Last week, he called on Tibetans not to protest when the torch passed through Lhasa.

Only a few months ago, the controversy in Tibet appeared likely to cast a pall over the Summer Olympics in Beijing. China had designed the global torch relay as the longest and grandest ever. But it had become the occasion for large protests in London, Paris, San Francisco and elsewhere, as pro-Tibet advocates clashed with China supporters.

Talk of boycotting the opening ceremony of the Games spread through European capitals.

But the political climate shifted after the earthquake in Sichuan Province on May 12 brought an outpouring of international sympathy and also softened the nationalist anger that had swelled in China over Tibet. As a political issue, Tibet largely disappeared.

Representatives of the Dalai Lama and Chinese officials met, with little sign of progress. The controversy over the torch relay quieted when the flame entered the Chinese mainland, where it was greeted by enthusiastic crowds and where the authorities could prevent any protests.

Organizers also decided to scale down the relay after the earthquake and trimmed its route through Tibet from three days to one.

The authorities were clearly worried about security and the possibility of demonstrations. Before the flame was brought to Lhasa, organizers had routed it through Xinjiang, the restive Muslim-dominated region in the country’s far northwest. The police told residents in Xinjiang to stay indoors and watch the torch relay on television.

The authorities also tightened access by the foreign news media to the relay. Beijing organizers allowed only groups of selected journalists to attend the relays in Xinjiang and Tibet, despite earlier promises to permit uninhibited coverage. The New York Times applied to cover the Tibet portion of the relay but was not invited.

Chris Buckley, a correspondent at the scene for Reuters, said the journalists taken to Tibet were allowed to watch the start of the relay at 9 a.m., then were taken to the Potala Palace to await its end. He said more than 150 torchbearers were set to carry the flame on a route of about eight kilometers, or five miles.

Paramilitary officers with the People’s Armed Police as well as the local police were stationed every 10 feet on the relay route, Buckley said. Crowds also appeared to be screened; many people were from government agencies, universities or schools. Shops on the route were closed for a procession expected to last three hours.

“It didn’t even muster three hours,” Buckley said by phone. “It was a little over two.”

Tags: 310:vớiviệcngọnđuốcolympic

—————————————————————————–

Những Thủ Pháp của Đảng Ta ở Hà Nội

Những Thủ pháp của Đảng ở Hà NộiBài của CARLYLE A. THAYER *Từ tờ TODAY’S WALL STREET JOURNAL ASIANgày 19-6-2008Việt Nam đã giành được danh tiếng như là một xã hội đang đi tới theo xu hướng cấp tiến, một quốc gia có khuynh hướng cải cách đang rũ bỏ nhanh chóng những gốc gác Cộng sản của mình. Đầu tư nước ngoài đang đổ vào như thác lũ, và mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bỏ xa các láng giềng của nó. Phần lớn trong những bước tiến triển này có thể được cho là thuộc về vị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năng nổ của nó, người đã thực hiện cuộc cải cách và những nỗ lực chống tham nhũng là một vấn đề được ưu tiên kể từ khi ông nhậm chức năm 2007. Song bất chấp hình ảnh mang màu sắc cấp tiến của mình, ông Dũng đang phải chiến đấu trên một trận chiến gian nguy – và thường gặp phải nhiều thất bại.[Trước hết, ta hãy nhìn vào trận chiến chính mà giữa hai phe, những nhà lãnh đạo theo đường lối bảo thủ và những người theo đường lối cấp tiến, đang tranh chấp: đó là mặt trận báo chí]. Phái cấp tiến không ngả theo bất cứ biện pháp ủng hộ nào cho một nền báo chí hoàn toàn độc lập. Thế nhưng họ coi một hệ thống truyền thông phần nào đó được tự do như là một công cụ [có tiềm lực] hữu ích cho việc khống chế vấn nạn tham nhũng và như vậy sẽ tối giản được những nguồn gốc bất mãn tiềm tàng trong dân chúng đối lập với quyền lực của đảng. Phái bảo thủ thậm chí còn coi báo chí tựa như một mối thách thức không thể chấp nhận đối với đảng, và giờ đây những người bảo thủ có vẻ đang chiến thắng. Tháng trước, hai nhà báo – Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên, và Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ – đã bị bắt và cáo buộc đã lạm dụng chức vụ quyền hạn. Cả hai nhà báo này đã điều tra về một vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Giao thông liên quan tới việc tham ô 7 triệu Mỹ kim được đem đi cá độ những trận bóng đá Âu châu. Chiếu theo luật pháp Việt Nam thì các nhà báo này có thể bị giam giữ trong bốn tháng trước khi các cáo trạng được tống đạt và nếu bị kết án thì họ sẽ phải chịu một mức án tối thiểu là một năm tù giam.

Những vụ bắt giữ này báo hiệu nhiều điều hơn là chỉ như một cuộc đàn áp báo chí. Chúng nhấn mạnh tới tình trạng thiếu kiểm soát của Thủ tướng Dũng đối với các cơ quan quyền lực thực sự quan trọng nằm bên trong bộ máy [thư lại] của Đảng. Ví dụ như phe bảo thủ kiểm soát bộ Thông tin và Truyền thông, nơi cũng giám sát cả hệ thống kiểm duyệt báo chí. Năm 2007, họ đã hạn chế những toan tính của ông Dũng đưa những nhân vật thân tín trẻ tuổi hơn vào Nội các. Họ còn ngăn chặn việc bổ nhiệm viên thư ký của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vào vị trí bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mới được thành lập. Thay vào đó, Lê Doãn Hợp, một nhân vật kỳ cựu trong giới bảo thủ của đảng xuất thân từ tỉnh Nghệ An quê hương của Hồ Chí Minh đã được chọn lựa.

Được lãnh đạo bởi Tổng Bí thư Đảng Nông Đức Mạnh, những người bảo thủ ở Việt Nam có một căn cứ địa chính trị chắc chắn. Họ tạo nên một khối có ảnh hưởng lớn trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, nơi mà lực lượng công an có những đại diện có thế lực. Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh đã nhận được số phiếu bầu cao thứ hai sau ông Mạnh từ Ban chấp hành Trung ương mới được bầu tại Đại hội đảng toàn quốc gần đây nhất vào năm 2006. Trong tám thứ trưởng mới được bầu vào Ban chấp hành Trung ương thì có tới ba người là thuộc Bộ Công an. Họ đánh giá cao vấn đề ổn định chính trị và sự tiếp tục cương vị của mình lên trên tất cả yêu cầu khác, và lo lắng tới tình trạng bất lực của Thủ tướng Dũng trong việc xử lý có hiệu quả đối với tình trạng lạm phát gia tăng và những rủi ro khác trong xã hội.

Ông Dũng cũng đang nhanh chóng mất đi sự ủng hộ [rộng rải ]trong dân chúng. Nhiều người Việt Nam sống tại các đô thị đã trở nên [thất vọng không hài lòng ] trước nỗi bất lực của ông Dũng khi ứng phó với vấn nạn ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông hay tham nhũng. Mới đây nhất, nạn lạm phát đã giáng cú đòn nặng nề vào túi tiền của họ. Đương nhiên, tình trạng này không hoàn toàn do lỗi của ông Dũng. Kể từ khi nhậm chức vào năm ngoái, ông đã [bổ nhiệm] một ban chỉ đạo cấp cao để [chặn đứng] tình trạng tham nhũng và công khai nhấn mạnh rằng Bộ Công an phải tăng cường hoạt động điều tra của mình trong [những vụ tham nhũng có liên quan tới các giới chức chính quyền cao cấp]. Song những nỗ lực này đã sớm [bị chận đứng lại bởi sự chống đối từ những người bảo thủ (theo đường lối cứng rắn).]

Có nhiều mối đe dọa trong cuộc chiến tranh giành quyền lực này. Những người bảo thủ trong đảng đã [giới hạn] Việt Nam mở cửa với bên ngoài bằng việc quả quyết rằng những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo là một phần trong âm mưu diễn biến hòa bình. Nói cách khác, họ đã cố gắng gây kinh hãi với phạm vi rộng lớn hơn cho ban lãnh đạo đảng bằng ý niệm rằng nền kinh tế cởi mở, đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ, chắc hẳn sẽ dẫn tới việc cởi mở về chính trị. Theo luận điểm này, các thế lực thù địch ở bên ngoài đã móc nối với những nhà bất đồng chính kiến trong nước nhằm lật đổ hệ thống chính trị độc đảng của Việt Nam. Chung cuộc nó đã trở thành một tiến trình cải cách theo kiểu khởi động, rồi lại dừng.

Cánh bảo thủ trong đảng còn nắm được một [vai trò vững chắc trong việc thành lập] các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vào cuối năm ngoái những cuộc biểu tình chưa từng thấy của các sinh viên chống Trung Quốc đã nổ ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh qua những vấn đề trên Biển Nam Trung Hoa. Khi ông Mạnh viếng thăm Bắc Kinh để có những cuộc hội kiến ở cấp cao, giới bảo thủ trong đảng đã lợi dụng cơ hội để nâng cao các mối quan hệ giữa hai đảng trong đó có các quan hệ trên lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng.

Trong mấy tháng nay có những tin đồn rằng những rạn nứt bên trong nội bộ của đảng đã trở nên quá ư khốc liệt đến nổi một đại hội đảng giữa nhiệm kỳ có thể sẽ được tổ chức để hóa giải chúng. Trong lịch sử đảng này, chỉ duy nhất một đại hội thuộc loại đó đã được triệu tập vào năm 1994. Nếu như cuộc họp này được tổ chức thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [sẽ nhận ra rằng vai trò lãnh đạo và những chính sách của ông] sẽ phải chịu nhiều chỉ trích. Điều đó cũng là biểu trưng cho một thất bại đối với những [nổ lực lâu dài] của Việt Nam nhằm nới lỏng sự kiểm soát của đảng trên cả nước và phát triển một hệ thống tự chịu trách nhiệm ở cấp bộ.

Đối với Việt Nam, để có thể [thành công] trên con đường hiện tại, vấn đề sống còn phải thuộc về tay của các đại biểu Quốc hội, chứ không phải từ [ những người theo đường lối bảo thủ của đảng đứng ở hậu trường,] quốc hội phải khẳng định quyền lực của họ trong việc [xem xét các chính sách của chính phủ và nhiệm vụ ] của thủ tướng. Nếu [các đại biểu quốc hội ] không làm được điều đó thì những thành công gần đây của Việt Nam có thể sớm bị chấm dứt. (hạ màn)

Ông Thayer là giáo sư chính trị học của trường đại học University of New South Wale và Học viện Quốc phòng của Úc tại Canbera.

* Giáo sư Carlale Thayer là một chuyên gia về chính trị Việt Nam, từ tháng 1-2008, ông còn đảm nhiệm thêm vị trí giáo sư thỉnh giảng của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, trường Đại học Ohio, Hoa Kỳ. Ông có rất nhiều bài viết phân tích sâu về tình hình Việt Nam trong nhiều năm qua, thường đăng trên trang BBC Việt ngữ (hiện vào trang BBC nầy search chữ “carlyle thayer” sẽ được 44 bài). Bài gần đây nhất là “Việt Nam và chiến lược ngoại giao quốc phòng” ra ngày 18-6-2008.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

———

THE WALL STREET JOURNAL

Thursday June 19, 2008 –

———————————-

Việt Nam Đưa ra những Giải pháp Làm yếu Đồng nội tệ, Kiểm Soát Nạn Lạm phát

THE WALL STREET JOURNAL

Việt Nam Đưa ra những Giải pháp Làm yếu Đồng nội tệ, Kiểm Soát Nạn Lạm phát

Bài của JAMES HOOKWAYNgày 26-6-2008

Việt Nam đã đưa ra những giải pháp mới [cho thấy] đồng tiền Việt Nam [đã được làm yếu đi] so với đồng đô la trong khi chính phủ đẩy nhanh những [nổ] lực của mình nhằm ngăn chặn một cơn khủng hoảng bộc phát bởi tình trạng lạm phát gia tăng, sẽ chạm mức 27% vào tháng Sáu.

Khó khăn hiện thời của quốc gia này – gây ra bởi một cơn lũ đầu tư nước ngoài và những khoản vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước – là thách thức kinh tế hóc búa nhất cho chính quyền Cộng sản kể từ khi nó mở cửa đất nước cho đầu tư tư nhân và nước ngoài vào cuối những năm 1980. Sau nhiều tháng khi họ bị chỉ trích về việc đã không có những hành động dứt khoát đủ để giảm đà tăng của giá cả, đã có những dấu hiệu cho thấy các giới chức chính phủ đang bắt đầu hiểu được tính chất nghiêm trọng của tình hình, theo như đánh giá của các chuyên gia phân tích.

Vào đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã [tìm lời khuyên của] Alan Greenspan, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, trong một chuyến công du Hoa Kỳ. Theo lời của một người có liên hệ gần gũi với cuộc thảo luận của họ thì ông Greenspan đã cho ông Dũng hay rằng sai lầm lớn nhất của Việt Nam chính là sự thất bại của nó trong việc đã [xóa sạch sự gia tăng trong các món nợ nần]. Ông còn khuyên ông Dũng cần đi xa hơn nữa trong việc hạn chế chi tiêu từ các doanh nghiệp nhà nước.

Chính phủ đã tạm ngưng nhập vàng trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu mức gia tăng thâm hụt thương mại. Và hôm thứ Năm, ngân hàng trung ương đã nới rộng biên độ cho phép đồng tiền Việt Nam trao đổi với đồng đô la, bắt đầu vào thứ Sáu. Giờ đây đồng tiền Việt Nam được phép thay đổi tỉ giá lên xuống 2% so với đồng đô la mỗi ngày, so với mức trước đó là 1%. Vào đầu tháng này, chính phủ cũng đã đưa ra một mức phá giá đồng nội tệ so với trước đây là khoảng 2%.

Các nhà phân tích cho rằng biên độ trao đổi rộng hơn sẽ dành cho một mức trượt giá theo từng bước trong tỉ giá chính thức gần với tỉ giá trên thị trường tự do vẫn được thông báo tại các tiệm vàng và các quầy thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở đó, một đô la mua được 19.000 đồng – cao hơn tỉ giá chính thức 16.451 đồng là 15%.

“Chúng tôi giữ tỉ giá hối đoái của mình cố định với đồng đô la để trợ giúp cho xuất khẩu, thế nhưng điều này đúng là đã để cho lạm phát ngự trị,” đó là nhận định trong một cuộc phỏng vấn của Lê Xuân Nghĩa, vụ trưởng phụ trách giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là một cố vấn cho thủ tướng.

Vào hôm thứ Năm, chính phủ đánh giá lạm phát đã lên tới mức 27% năm trong tháng Sáu, tăng so với mức 25% vào tháng Năm.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy các tập đoàn nhà nước với bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả đang nhận được những thông điệp rằng họ cần phải siết chặt chi tiêu. Vào hôm thứ Hai, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam cho biết nó đang rút 1 tỉ Mỹ kim cổ phần trong dự án thép trị giá 5 tỉ được hãng Posco của Nam Triều Tiên triển khai. Posco hiện đang tiếp tục một mình thực hiện dự án này. Vinashin là một tập đoàn đóng tàu biển của Việt Nam, giờ đang cho tạm dừng 40 dự án khác với trị giá tổng cộng 395 triệu Mỹ kim.

Những diễn tiến này đã tiếp thêm chút sức sống cho thị trường chứng khoán đang hấp hối, khi mà nó đã mất đi khoảng 60% giá trị kể từ đầu năm nay. Chỉ số chuẩn của Việt Nam đã tăng lên liên tiếp trong bốn phiên giao dịch vào tuần này, với mức 0,7% đạt 386,48 điểm vào lúc đóng cửa hôm thứ Năm.

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn phủ nhận và giờ là ở giai đoạn chấp nhận,” theo nhận xét của Spencer White, một chiến lược gia của Công ty chứng khoán Thân Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các giới chức Việt Nam vẫn phải chiến đấu với một cơn lạm phát trong đầu tư từ các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt bởi hiện tượng đào thoát khỏi thị trường Trung Quốc do giá cả đang tăng lên. Các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Canon Inc. và Intel Corp. là các nhà đầu tư lớn ngay từ đầu ở Việt Nam, cùng với các nhà sản xuất thép Đài Loan và đóng tàu Nam Triều Tiên. Các giới chức chính phủ cho biết Việt Nam sẽ có được 33 tỉ Mỹ kim từ các đề nghị đầu tư nước ngoài trong sáu tháng đầu năm – tăng hơn 50% so với mức 20 tỉ của cả năm 2007.

Giới chức Việt Nam còn cho biết họ đang phải để mắt tới mức độ cho vay ở những đối tượng không được chắc chắn trong khu vực ngân hàng như những dự án phát triển kinh doanh bất động sản đang phải oằn lưng chống chọi với tình trạng giá cả nguyên vật liệu tăng cao.

Công ty đầu tư Roth Capital Partners LLC có trụ sở tại Los Angeles cho hay rằng phải mất từ ba tới sáu tháng trước khi thấy rõ một bức tranh sáng sủa về việc liệu Việt Nam có thể [chặn đứng] được vấn đề lạm phát của mình hay không. Song, công ty này đã cho biết trong một lời chú giải cho khách hàng vào hôm thứ Tư rằng: “Khi nền kinh tế Việt Nam được điều chỉnh lại từ những nan đề về tiền tệ của nó, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư toàn cầu sẽ lại được khích lệ về những viễn cảnh chắc chắn, dài lâu ở đây.”

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

* Cám ơn GS Trần Hữu Dũng đã đưa bài này lên trang Viet-Studies

Friday June 27, 2008 – 04:48am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Sắp Xếp Việc Làm Cho Những Người Đang Rời Bỏ Thị Trường Chứng Khoán

Các công ty của Việt Nam Chào đón Những kẻ Lánh nạn Tài chính

Bài của Amy Kazmin

Ngày 26-6-2008

Trong mấy tháng trước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được nếm trải một cơn tan chảy nghiêm trọng.

Nó đã rớt xuống gần 60% cho tới năm nay, và đã chạm đến những vị trí cuối cùng được nhận thấy vào đầu năm 2006.

Sự tuột dốc kinh hoàng đã gây bại hoại cho nhiều nhà đầu tư, và làm dấy lên những mối quan ngại rằng liệu cái thị trường cổ phiếu của đất nước này sẽ có khả năng khôi phục lại sự tin cậy hay không.

Nhưng đối với những ngành công nghiệp dịch vụ đòi hỏi tính chuyên môn cao của Việt Nam, thị trường cổ phiếu sụp đổ và những lo ngại về cơn bùng phát sắp xảy ra từ trái bóng bất động sản đã có một diện mạo bất ngờ – chúng đảo ngược dòng làm cho các chuyên gia có năng lực phải đào thoát khỏi hai lĩnh vực kinh doanh này.

Các cựu luật sư và các nhân viên kế toán giờ đây đang trở lại với vị trí ban đầu của mình, sau thời kỳ sôi sục lên vì những cuộc đột phá thảm hại vào trò đầu cơ bất động sản và buôn bán cổ phiếu.

“Nhiều người từ khu vực dịch vụ mang tính chuyên môn cao – ví như ngân hàng và luật sư kế toán – đã bỏ việc để lao vào hoạt động kinh doanh đầu cơ tích trữ và mua bán chứng khoán do những món lợi quá lớn ở đó,” theo Fred Burke, một thành viên của Baker & McKenzie, một hãng chuyên cấp vốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

“Giờ thì tình hình đó đã giảm dần và nhiều người đang trở lại với công việc thường lệ của mình,” ông nói.

Nhiều trong số quay trở lại với các ngành dịch vụ chuyên nghiệp này cũng có được một “nhận thức thực tế” về những khoản tiền lương tiềm tàng của mình hơn là trở thành những ứng viên hay những tay làm công lão luyện nơi đỉnh cao của cơn bùng nổ trên thị trường.

“Những khoản lương bổng giờ đây không thể đem so sánh với một thị trường đầu cơ bất động sản nổi lên như bong bóng, nơi mà bạn có thể [kiếm được gấp nhiều ngàn lần số tiền lương hiện nay chỉ cần trải qua một đêm], bằng cách đặt một khoản tiền cọc vào một căn hộ rồi bán nó đi ngay ngày hôm sau,” ông Burke nhận xét.

Trên đỉnh cao của cơn sốt chứng khoán điên cuồng tại Việt Nam – đặc biệt vào nửa cuối 2006 và đầu 2007 – và trong cơn bùng nổ kinh doanh bất động sản gần đây hơn, nhiều nhà chuyên môn có kinh nghiệm đã bỏ việc ở các công ty của mình để gia nhập các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ, hoặc để điều khiển các danh mục cổ phiếu và bất động sản của riêng mình. Họ hy vọng chỉ qua một đêm là giàu lên.

Làn sóng ra đi – gồm hàng trăm người từ bốn hãng kế toán lớn – đã làm [gia tăng] trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nhân công vẫn hiện hữu trong các ngành này, gia tăng áp lực thêm cho những người vẫn ở lại.

Nhưng theo Warrick Cleine, giám đốc đối tác của KPMG Việt Nam, sự suy sụp của một thị trường chứng khoán hoang dã đã đem tới cho những người đang tìm kiếm việc làm “một tấm vé cho chuyến bay thượng hạng” để họ nhận ra sự cần thiết biết cân bằng hơn giữa những mối lợi trước mắt với lợi ích dài lâu.

“Nhiều người đang [tích trử được kinh nghiệm về những gì họ đã làm, về những công ty họ đã từng làm qua, và những công ty nơi mà họ đang làm,”] ông nói. “Họ đang hiểu rằng một nghề nghiệp [với phẩm chất cao có ý nghĩa thế nào]. Nó có thể không mang ý nghĩa từ một mức lương cao hơn, song lại có thể bao hàm những cơ hội được đào luyện và một công việc kinh doanh có thể giúp mình qua được một cơn bấn loạn kinh tế trước mắt.

[“Đó] là sự khởi đầu cho một bước trưởng thành mới. Thị trường lao động hiểu được cái chu trình kinh doanh hơn – và sự khác nhau giữa những viễn cảnh sự nghiệp trước mắt và lâu dài … Những nghề đòi hỏi sự cẩn trọng hơn đang bắt đầu có sức hấp dẫn lớn hơn.”

Luật lao động của Việt Nam gây khó cho người sử dụng lao động khi muốn buộc người lao động thôi việc – một vấn đề hắc búa có tính tiềm tàng đối với các công ty chứng khoán từng mở rộng hoạt động quá nhanh và giờ đây lại đang trong cuộc vật vã với khó khăn.

Tuy nhiên kể từ khi [những món tiền và các khoản phúc lợi trong hợp đồng] của các công ty chứng khoán được xây dựng căn cứ vào những khoản tiền thưởng lớn đặt cơ sở từ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, nhiều người lao động đã đơn giản chọn cách rời bỏ [việc làm] của họ để tìm kiếm những nơi có mức lương béo bở hơn.

May thay cho những kẻ được gọi là “lánh nạn ngành kinh doanh tài chính”, hầu hết các hãng dịch vụ đòi hỏi tính chuyên môn cao – bao gồm các hãng luật, công ty [tài chính kế toán], và khối ngân hàng – hiện vẫn tuyển dụng nhân sự cho việc phát triển hoạt động trong tương lai, [việc tuyển dụng nầy làm dễ dàng cho họ để kiếm được một việc làm].

Bất chấp tình trạng lạm phát tăng vọt như hỏa tiễn đạt tới mức 25% vào tháng Năm, đất nước do những người Cộng sản cầm quyền, với dân số trẻ trung và nhiều tham vọng, vẫn được xem như là một xứ sở[ rất hấp dẫn cho việc xây dựng các hãng sản xuất.]

*Đầu tư trực tiếp nước ngoài – khâu then chốt giúp có được mức tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây – vẫn sôi động. Trong năm tháng đầu năm nay, mức cam kết đầu tư nước ngoài đạt 15 tỉ Mỹ kim, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Để đáp ứng với những mức độ tăng trưởng này, văn phòng của Baker & McKenzie đang [gia tăng] số lượng nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh lên khoảng 40%, trong khi KPMG cũng vừa thuê thêm 300 nhân viên có bằng cấp, cũng như một số thành phần ‘lánh nạn nghề tài chính’ vào đội ngũ của mình. Các hãng khác cũng đều có hình thức mở rộng đội ngũ.

Căn cứ vào tình trạng khan hiếm những chuyên gia có kinh nghiệm, nhiều hãng đã vui vẻ tạo cơ hội nhận lại những nhân viên cũ có năng lực của mình. Song theo ông Cleine thì những giám đốc khôn ngoan sẽ không chỉ ngồi một chỗ để chờ đợi những cú điện thoại gọi tới hay một tiếng gõ cửa xin việc.

Những quan niệm trong văn hóa Việt Nam truyền thống về sự “mất mặt” làm cho nó bớt đi cái khả năng cho một người lao động từng bỏ việc để theo đuổi những triển vọng khác có vẻ sáng sủa hơn mấy khi lại chịu thừa nhận rằng họ muốn quay về làm việc, thậm chí nếu như họ đang tìm đường trở lại nghề nghiệp cũ.

Như một hệ quả, các giám đốc buộc phải có thêm những nỗ lực tuyển dụng những nhân viên cũ và đảm bảo rằng họ sẽ có một vị trí ở trong công ty.

“Các bạn phải làm cho bằng được chuyện ấy,” ông Cleine nói. ” Các bạn phải có một vài câu chuyện thành công mà bạn có thể chỉ cho (người đi xin việc) biết đâu là chỗ những người quay trở lại làm việc một cách thành công sau khi được phục chức. ”

 

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


source: http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe

Thursday June 26, 2008 – 06:43am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Báo chí Nước Ngoài Bị Hạn Chế Đưa Tin Olympic ở Tây Tạng

Truyền thông Nước ngoài bị Hạn chế khi Ngọn lửa Olympic Đi qua Tân Giang và Tây TạngNgày 24-6-2008Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF hôm nay đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm lời hứa của họ với Ủy ban Olympic Quốc tế IOC khi ngăn cản các ký giả ngoại quốc được đưa tin một cách tự do về hành trình của ngọn đuốc Olympic đi qua Tân Giang và Tây Tạng. Chỉ có rất ít ký giả được phép tới Kashgar, Urumqi và Lhasa, và họ đã bị ngăn cấm không cho chuyện trò với người dân địa phương. Giới hữu trách còn lợi dụng cuộc rước đuốc qua những vùng có yếu tố nhạy cảm để khơi dậy một chiến dịch tuyên truyền mới bất chấp việc chính phủ đã tuyên bố, cũng như IOC, rằng Thế vận hội không thể bị chính trị hóa. “Cuộc rước ngọn lửa Olympic chưa bao giờ bị biến thành một trò lừa bịp đến như vậy khi mà người dân địa phương đã được lệnh phải ở trong nhà do họ bị coi như một mối đe doạ,” đó là đánh giá của tổ chức tự do báo chí toàn cầu.” Và chưa từng có chuyện các ký giả ngoại quốc đã bị hạn chế đến như thế trong việc đưa tin về một sự kiện đã bị chính phủ Trung Quốc chính trị hóa một cách kỳ quặc.“Tuy nhiên IOC vẫn giữ im lặng trong tình trạng phải đối mặt với hành động xâm phạm mới này của các quan chức Trung Quốc đối với Hiến chương Olympic khi họ sử dụng ngọn lửa Olympic để bào chữa cho các hành động đàn áp chính trị,” RSF đánh giá. Chỉ có khoảng 50 ký giả nước ngoài được phép đưa tin về chặng rước đuốc qua Lhasa vào hôm 21 tháng Sáu và gần một nửa trong số họ là từ các văn phòng báo chí đặt tại Hong Kong, Macao và Đài Loan là những người đã được chính phủ Trung Quốc lựa chọn cẩn thận. Các hãng thông tấn quốc tế và một vài đài truyền hình có quyền được truyền hình ảnh và âm thanh của Thế vận hội Bắc Kinh được phép tới Lhasa hai ngày. Những khu vực khác của Tây Tạng đã bị đóng cửa với người nước ngoài trong hơn ba tháng. Không có tờ báo nào của Hoa Kỳ hay của Anh quốc được phép tới đây.

Khi tới Lhasa, các ký giả ngoại quốc đã bị ngăn cản không cho tới ngôi đền Jokhang trong khu phố cổ của thành phố và thay vào đó họ được hướng dẫn tới Potala và tu viện Sera. “Một lực lượng đông đảo cảnh sát sắc phục và thường phục đã quay phim mọi động thái của chúng tôi và chỉ có rất ít các nhà sư để chúng tôi có thể trò chuyện và hỏi han được,” một ký giả đã thuật lại với RSF.

Các ký giả đã bị giữ trong một công viên đối diện với ngôi dinh thự mùa hè cổ kính của Đức Dala Lama, cũng là nơi mà ngọn đuốc bắt đầu với lễ rước. Họ không được phép đi theo ngọn đuốc trên chặng rước, vào trong thành cổ hay trò chuyện với dân chúng địa phương. Các hướng dẫn viên của nhà nước còn cố tình đánh lừa các ký giả về tình hình ở Lhasa. Một ký giả Canada đã hỏi là tại sao các cửa hàng đều đóng cửa khi ngọn đuốc được rước qua thành phố, thì được trả lời rằng các cửa hàng ở Tây Tạng thường đóng cửa vào một ngày Thứ bảy (tức ngày 21 tháng Sáu). Rõ là sai sự thật.

“Lộ trình ngọn lửa đi qua là cả một vấn đề đáng buồn,” một ký giả khác nhận xét. [“Những người đi xem rước đuốc đó] đã được chọn lựa bởi các nhà chức trách, cảnh sát đứng thành hàng trên toàn tuyến và có những điểm kiểm soát quân sự khắp nơi trong thành phố.”

Đường truy cập vào các website từ Trung Quốc tới một số bài báo do các ký giả ngoại quốc viết, ví dụ như ký giả của tờ Globe&Mail của Canada, sau đó đã bị các nhà chức trách khóa lại.

Các giới chức ở Tân Giang đã giám sát tuyệt đối các hoạt động của các ký giả ngoại quốc được phép đưa tin về chặng rước đuốc qua Kashgar và Urumqi. Bất chấp những lời hứa đã được đưa ra với các phương tiện truyền thông ngoại quốc, các ký giả đã bị cấm chuyện trò với dân chúng địa phương ở Uighur hai bên đường.

“Đừng lo, chúng tôi vẫn cho phép các bạn tự do đưa tin,” một viên chức đã nói với một ký giả hãng thông tấn Reuters tại Kashgar hôm 18 tháng Sáu như vậy. Một vài ký giả tại đó đã bị vây bọc bởi cảnh sát khi họ bị yêu cầu rời khỏi khu vực an ninh. Những nhà chức trách Tân Giang thậm chí còn in ra một bản hướng dẫn cho các ký giả ngoại quốc với nội dung rằng nếu có một sự kiện bất ngờ xảy ra, hàm ý là những cuộc biểu tình, thì họ sẽ được yêu cầu rời đi ngay tức khắc.

Lúc ở Lhasa, số được phép cho quan sát ngọn đuốc đi qua là những người Hán và người Uighur được các giới chức chọn lựa, và [nhà chức trách] yêu cầu hầu hết mọi người tránh xa khỏi đường phố và xem cuộc rước đuốc qua màn ảnh TV.

Hệ thống truyền thông do chính phủ kiểm soát đã đưa tin tức với những lời bình luận nghe chối tai, ví dụ như đòn tấn công của bí thư Đảng Cộng sản ở Tây Tạng vào “bè lũ Dalai Lama” mà ông cho là phải bị tiêu diệt. “Ngọn cờ đỏ với năm ngôi sao luôn tung bay trên bầu trời Tây Tạng,” ông ta nói.

Một quan chức Tây Tạng cho hay hầu hết trong số 1.300 người bị bắt giữ sau các cuộc phản kháng tháng Ba đã được trả tự do, song không có cách gì xác minh điều này. Các nhà chức trách nhận xét rằng một bản báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế về hình phạt tù đối với hơn 1.000 người Tây Tạng là không có “một xu giá trị tin cậy gì.”

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng tuyến đường rước đuốc qua Lhasa là một thành công về mặt an ninh và cơ quan thông tấn [Xinhua] loan tin là dân chúng vui mừng và bình yên. Sohu, hãng phần mềm về công cụ tìm kiếm trên mạng của nhà nước đánh giá cuộc rước đuốc là một thắng lợi lớn tại Lhasa sau khi trở về từ Đỉnh Everest. Truyền hình nhà nước đã truyền đi những chương trình đặc biệt khoe khoang về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc ở Tây Tạng song lại không đưa hình ảnh có sự hiện diện của công an vũ trang trong khi ngọn đuốc đi qua Lhasa và Kashgar.

Một số ký giả ngoại quốc tại Bắc Kinh đã nói với Tổ Chức RSF rằng lời khẳng định gần đây trên tờ báo nhà nước China Daily của tác giả Liu Qi, người đứng đầu trang website chính thức của Olympic 2008 BOCOG, rằng không có yêu cầu phỏng vấn nào bị từ chối, [là không đúng sự thật]. Liu nói chính phủ sẽ thành lập cơ quan tuyên truyền của mình trước Thế vận hội để “tạo sự thuận tiện cho công luận.” Một ký giả Pháp nhận xét rằng đã có nhiều các cuộc họp báo song các cuộc phỏng vấn dưới dạng mặt đối mặt với các quan chức thì đã trở nên khó thực hiện trong những tháng gần đây.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

source: http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=1114#comments
—————————————————————————————————–
Reporters Without Borders

————————————————————————————————————

Foreign media curbed as Olympic flame passes through Xinjiang and Tibet

24 June 2008

Reporters Without Borders today accused China of breaking its promises to the International Olympic Committee (IOC) by preventing foreign journalists from freely covering the journey of the Olympic flame through Xinjiang and Tibet.

Only a few were allowed to go to Kashgar, Urumqi and Lhasa, and they were forbidden to talk to local people. The authorities also used the passage of the flame through these sensitive regions to mount a new propaganda campaign despite the government saying, like the IOC, that the Games must not be politicised.

”The Olympic flame relay journey has never been such a trumped-up operation where local people have been told to stay indoors because they are seen as a threat,” the worldwide press freedom organisation said. “And never have foreign journalists been so restricted in reporting on an event that has been outrageously politicised by the Chinese government.

“Yet the IOC remains silent in the face of this new violation of the Olympic Charter by Chinese officials using the Olympic flame to justify political repression,” it said.

Only about 50 foreign journalists were allowed to report on the passage of the flame through Lhasa on 21 June and nearly half of them were from media outlets in Hong Kong, Macao and Taiwan who were handpicked by the Chinese government. International news agencies and some TV stations with rights to broadcast the Beijing Games were allowed two days in Lhasa. Other parts of Tibet have been closed to foreigners for more than three months. No US or British daily paper was allowed in.

When they got to Lhasa, foreign reporters were barred from going to the Jokhang temple in the old part of the city and instead guided to Potala and the Sera monastery. “A large number of uniformed and plainclothes police filmed our every move and there were very few monks we could talk to and question,” one journalist told Reporters Without Borders.

Journalists were kept in a park opposite the old summer residence of the Dalai Lama where the flame set out from. They were not allowed to follow the flame, go into the old city or talk to local people. Official guides also tried to deceive journalists about the situation in Lhasa. One Canadian reporter who asked why all shops were shut as the flame passed through the city was told that shops in Tibet were always closed on a Saturday (21 June). What is not true.

“The passage of the flame was a sad affair,” said another journalist. “Those watching were chosen by the authorities, police lined the whole route and there were military checkpoints throughout the city.”

Website access in China to some of the reports filed by foreign journalists, such as the reporter of Canada’s Globe and Mail, was later blocked by the authorities.

Officials in Xinjiang strictly supervised the activities of foreign journalists allowed to report on the passage of the flame through Kashgar and Urumqi. Despite promises made to foreign media, reporters were banned from speaking to the local Uighur population at the roadside.

“Don’t worry, we’re still giving you freedom to report,” one official told a Reuters news agency journalist in Kashgar on 18 June. The few reporters present were surrounded by police who stopped them leaving the security area. The Xinjiang authorities even printed a guide for foreign journalists saying that if there was a sudden event, meaning demonstrations, they would be asked to leave at once.

As in Lhasa, those allowed to see the flame pass were Han and Uighur people chosen by the authorities, who had asked most people to keep off the streets and to watch the passage of the flame on TV.

Government-controlled media coverage included harsh comments, such as the Tibetan Communist Party chief’s attack on “the Dalai Lama clique” that he said had to be destroyed. “The red flag with its five stars will always fly above Tibet,” he said.

One Tibetan official said most of the 1,300 people arrested after the demonstrations in March had been released, but there was no way to verify this. The authorities said an Amnesty International report on the imprisonment of more than 1,000 Tibetans did not have“an ounce of credibility.

The Chinese official media said the passage of the flame through Lhasa was a success from the security point of view and the Xinhua news agency said people were joyous and peaceful. The official search-engine Sohu said the flame’s journey had been a big success in Lhasa after arriving from Mount Everest. Government TV broadcast special programmes boasting about China’s economic development of Tibet but showed no film of military police present as the flame passed through Lhasa and Kashgar.

Several foreign journalists in Beijing told Reporters Without Borders that the recent claim in the official paper China Daily by Liu Qi, head of the official 2008 Olympics website BOCOG, that no request for interviews would be refused was false. Liu said the government would step up its propaganda before the Games so as to “create favourable public opinion.” One French journalist said there were more press conferences but face-to-face interviews with officials had become hard to obtain in recent months.

 

Wednesday June 25, 2008 – 08:06pm (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc 2008

Mối quan hệ tay 3 giữa Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc(đang tìm thí dụ mối quan hệ tay ba này mà chưa nghĩ ra! ) Bóng Trung Quốc trong quan hệ Việt – Mỹ

Trong mối quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ, điều thường được nhắc tới là bên thứ ba tức Trung Quốc.

Kể từ khi Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ hơn một thập niên trước, có luồng ý kiến cho rằng tăng cường bang giao Việt – Mỹ có thể là một cách tạo đối trọng với Bắc Kinh.

Thượng nghị sĩ John McCain, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà năm nay, đã cổ vũ cho luận điểm này khi ông vận động để bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tuy nhiên tiến sĩ Thịnh Lập Quân, học giả gốc Trung Quốc ở Singapore, cho rằng trong mắt Trung Quốc, Việt Nam lưu tâm làm sao bảo đảm sự ổn định trong quan hệ ngoại giao.

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 24/06/2008, trong ngày Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc hội kiến với Tổng thống Bush tại Tòa Bạch Ốc, tiến sĩ Thịnh Lập Quân nói:

TS Thịnh Lập Quân: Trung Quốc biết rõ Việt Nam, tức là Việt Nam thấy quyền lợi của họ là làm sao giữ được thế cân bằng. Trung Quốc sẽ không lo lắng về bất kỳ chuyến thăm nào của Thủ tướng hay Chủ tịch nước Việt Nam tới Hoa Kỳ. Chúng tôi hiểu giới truyền thông nhấn mạnh vào một chuyến thăm như thế này, nhưng tôi bảo đảm là Trung Quốc không lo ngại.

BBC: Nhưng trong mắt Trung Quốc, Việt Nam quan trọng tới mức nào?

TS Thịnh Lập Quân: Quan trọng thì có, nhưng cũng không quá quan trọng. Nếu có ai đó nghĩ rằng chuyến thăm Mỹ có thế giúp Việt Nam ở vào vị thế cạnh tranh nào đó với Trung Quốc, thì theo tôi, họ đã sai lầm. Trung Quốc tin rằng Việt Nam cảm thấy giữ thế cân bằng là có lợi cho chính họ.

“Họ phải dựa vào Trung Quốc và không hề ngây thơ khi tiếp cận Hoa Kỳ”

Tiến sĩ Thịnh Lập Quân

Tại Việt Nam, nếu anh nói chuyện với các viên chức cấp thấp hay cấp trung, nhiều người trong số họ lo lắng, thậm chí nghi ngờ Trung Quốc. Nhưng nếu anh nói chuyện với lãnh đạo cấp cao thì hoàn toàn khác. Vì quyền lợi căn bản của họ, thậm chí quyền lợi cá nhân, để giữ quyền lực, giữ cho chính thể được sống còn nên điều họ lo hơn là “Cách mạng màu” của Hoa Kỳ.

Họ phải dựa vào Trung Quốc. Họ không hề ngây thơ khi tiếp cận Hoa Kỳ và biết đây chỉ là chuyện làm ăn. Điều họ lo ngại là người Mỹ sẽ không bao giờ để chế độ cộng sản tồn tại. Trái lại về phía mình Trung Quốc có thể cung cấp những thứ mà Mỹ không thể cung cấp, trong đó có kinh nghiệm đối phó với các vấn đề kinh tế, chính trị, bởi hệ thống của Mỹ lại khác với Việt Nam.

BBC: Ông có nhận thấy trong chính trị Việt Nam, có hai phái bảo thủ và đổi mới. Và những người được cho là đổi mới sẽ xem Hoa Kỳ như một đồng minh tiềm năng?

TS Thịnh Lập Quân: Trong chính trị, tôi rất miễn cưỡng khi phải phân chia con người thành hai loại như vậy. Không thể rạch ròi tách họ ra thành phe đổi mới và phe bảo thủ. Hồi thập niên 1980, chúng tôi cũng dùng cách gọi này để phân loại chính trị Trung Hoa. Nhưng rồi người ta thấy cách tiếp cận đó sai lầm. Đôi khi người bảo thủ lại rất cải cách. Chính trị có sự trộn lẫn, không có hai màu đen trắng dễ dàng.

Tiến sĩ Thịnh Lập Quân là một chuyên gia về quan hệ Đông Nam Á, chính trị Trung Quốc và Đài Loan ở Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore.

nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080624_uschinavietnam.shtml

Wednesday June 25, 2008 – 10:19am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Từ 1986 cho đến 2008, VN vẫn Không có khả năng vạch ra kế hoạch kinh tế

Định hướng XHCN chính là = các doanh nghiệp Nhà nước.

Phe ta tính ra từ 1986 đến nay là 22 năm, vẫn không tự mình vạch ra 1 kế hoạch kinh tế, hay 1 con đường nào cho riêng mình để phát triển kinh tế. Có thể nhìn thấy rõ ràng là trong 22 năm qua, phe ta chạy theo 2 mô hình:

_ Từ 1990-2002 phe ta chạy theo mô hình kinh tế của Singapore

_ Từ 2003 đến nay, phe ta chạy theo mô hình Kinh tế của Nam Hàn.

Trong những năm 1990-2001, phe cấp tiến thuộc miền Nam (VVK) cầm quyền kinh tế, lấy Singapore, (và Mã Lai Á) làm kiểu mẫu. Nhưng rồi vài năm sau họ nhận ra thực lực, bản chất, nhân lực nền Singapore khác xa với VN, nên phe ta không thể theo kịp, và thôi không nói tới Singapore nữa kể từ 5 năm nay.

Từ 2003- cho đến nay, khuynh hướng của phe cấp tiến (NV Khải và NT Dũng) là chạy theo Nam Hàn. Phe cấp tiến nhận ra là cần bám víu 1 mô hình kinh tế nào đó để chống lại với phe bảo thủ. (Sở dĩ, từ 1991 đến nay, phe cấp tiến miền Nam luôn luôn là thủ tướng vì nền kinh tế của Saigon hàng năm chỉ giữ lại ngân sách thặng dư 17% để phát triển, 83% số tiền còn lại nộp để nuôi miền Bắc. Chuyện nầy thì các bác đã rõ, tui nhắc lại mà thôi)

Nhưng phe cấp tiếnquên một điểm mấu chốt quyết định cho sự thành công của Nam Hàn là quốc gia nầy có nền dân chủ khá tốt, chính quyền được tổ chức thành 3 nhánh độc lập và có quyền hạn trong lãnh vực của mỗi ngành rất rõ ràng: Lập Pháp, Hành Pháp, và Tư Pháp. Luật pháp của Nam Hàn nghiêm minh hơn VN 1000 lần; tất cả các cấp chính quyền tỉnh, quận, huyện, phường xã đều phải thông qua bầu cử và mọi người dân đều có quyền ứng cử mà không cần thông qua sự giới thiệu của các tổ chức, đảng phái chính trị. Nam hàn không phải là quốc gia độc đảng cai trị. Họ có nhiều đảng phái chính trị hoạt động độc lập với đường lối khác nhau.

Về yếu tố nhân lực, các viên chức Nam Hàn có ăn hối lộ, nhưng ít hơn các viên chức Việt Nam. Điểm nổi bật là các viên chức hành chánh đầu ngành của Nam Hàn (kinh tế, Giáo dục, Y học, tài chánh, quân sự ..) và các thuộc cấp trực tiếp của họ đều tốt nghiệp đại học ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức hoặc trong nước. Họ là các matriculated students, là các học sinh học xong lớp 12, rồi lên đại học học tiếp tục. Họ không phải là các non- matriculated student, là các người lớn học xong lớp 12 ra làm việc 5-20 năm, rồi trở lại học đại học tại chức. Bởi vậy, Đại đa số các nhân viên hành chánh cao cấp đều có lòng tự tin và có lòng tự trọng cao, họ sẵn sàng từ chức khi có lời chỉ trích đúng, hoặc tự biết mình không đủ năng lực để điều hành và làm công việc bị thất bại. Họ có tài năng chuyên môn trong lãnh vực làm việc, họ dám nhận lãnh trách nhiệm, và có khả năng ra kiếm 1 việc ngoài khu vực của nhà nước để sống.

Tất cả các điều nói trên khác hẳn với các giới chức của phe ta trongtất cả các cấp bậc hành chánh, ngành nghề, và chuyên môn. Nhưng phe ta vẫn cứ tiếp tục chạy theo và kết quả là đời sống dân chúng quá khổ.

Nền kinh tế Nam Hàn cũng từng bị khủng hoảng vào năm 1997 vì ngân hàng của họ cho mượn tiền bừa bãi cho các chaebol và dân chúng để đầu tư mua bất động sản và chứng khoáng.

Như vậy, xem ra giới chức cầm quyền VN đã không học được khuyết điểm nầy của Nam Hàn đã mắc phải vào 1990-1997, thành ra bây giờ (2008 ) lại đi đúng vào bước đường suy thoái kinh tế của Nam Hàn.

Tóm lại, nếu ngày nào VN còn có các xí nghiệp quốc doanh, chính phủ càng đổ tiền nhiều vào để cứu, thì kinh tế VN càng gặp nhiều khó khăn.

Chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới thành công vì họ quản lý tốt điều hành hiệu quả các xí nghiệp của họ. Và chỉ có luật pháp nghiêm minh mới ngăn chặn và xử phạt được tất cả các tiêu cực trong vấn đề kinh tế, tài chánh, giáo dục, …của xã hội. Nhưng muốn có luật pháp nghiêm minh thì phải có tự do báo chí và có tự do dân chủ. Nhưng đây là những điều mà phe ta hiểu nhưng không chịu thực hiên vì quyền lợi của đảng của bè nhóm, của cá nhân.

Mối mâu thuân ấy giữa cải cách và mất quyền lợi (nói trên) càng ngày càng rõ ràng hơn. Người ta đã từng hy vọng ở mộtngười trong cải cách đổi mới để chỉ rồi thất vọng vì cái tính không triệt và cầu toàn.

Ngày nào phe ta không thừa nhận những điều nầy, thì ngày ấy đất nước càng kém phát triển, dân chúng càng khổ, các trẻ em bỏ học càng nhiều, tham nhũng càng nhiều, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, dân chúng không được chăm sóc tốt về mặt y tế và giáo dục, và ngày ấy dân chúng VN càng nghèo khổ, và Trung Quốc rồi ra sẽ lấn ép VN nhiều hơn trong 3 năm hay 10 năm sắp đến.

Phụ lục:

1./ Dân quê hiện nay đang ăn cháo vì không có tiền mua gạo vì nuôi tôm lỗ quá trời. Đất nuôi tôm là đất ruộng, muốn nuôi tôm, nông dân thuê xáng (xe đào lỗ) vào đào đất ruộng thành hồ. Nay nuôi tôm thất bại, nông dân không có tiền mua đất và thuê xe lấp hồ nuôi tôm, nên lấy đâu ra đất để quay trở về trồng lúa. Đa số nông dân còn lại đi làm thuê cho các địa chủ có nhiều ruộng đất. Nếu muốn sống tự lực, mỗi gia đình nông dân 6 người phải làm chủ tối thiểu 3 mẫu ruộng.

2./ Chuyện lúa trúng, gạo xuất khẩu bao nhiêu năm qua và thựct tế ra sao thì qua blog của tui xem. (Mới post lên bài Nông Dân Việt Nam 2008 Giờ nầy Sống Ra Sao, tiếp vận từ đài của Osin:) Nói trước là 2 bài của Osin đã có đang trên tờ SGTT hợp pháp và đi theo lề phải 🙂

Tuesday June 24, 2008 – 08:44pm

==============================================

Báo Trung quốc viết về tình hình kinh tế Việt Nam
TTXVN (Bắc Kinh 14/6)
Báo Trung quốc viết về tình hình kinh tế Việt Nam
Trong mấy ngày qua, một số tờ báo về kinh tế-thương mại và có tính tham khảo của Trung Quốc đã ra nhiều bài, tiếp tục thông tin về tình hình khó khăn của kinh tế Việt Nam, đề cập đến diễn biến, nguyên nhân, xu hướng và ảnh hưởng của tình hình này.Tờ “Thương báo Quốc tế” ngày 11/6 có bài của phóng viên bản báo Lương Ý Nhàn (Liang Yixian) với nhan đề “Mây mù bao phủ bầu trời Việt Nam” và “Các doanh nghiệp Trung Quốc bị liên lụy”, viết: “Những ngày gần đây, một nước Việt Nam nhỏ bé ở châu Á với GDP chỉ 70 tỷ USD đã trở thành tiêu điểm chú ý của toàn thế giới. Thị trường hối đoái, thị trường cổ phiếu đều treo đèn đỏ, thậm chí có nhà kinh tế học đã dùng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 để so sánh. Trong thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu ngày nay, là láng giềng có giao lưu kinh tế tương đối mật thiết với Việt Nam, Trung Quốc đã sớm nhận thấy “sự đập cánh” của biến động kinh tế ở quốc gia bên bờ Vịnh Hạ Long”.Bài báo viết về phản ứng của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với tình hình kinh tế Việt Nam như sau: Hiện nay, tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp vốn Trung Quốc đều ở trong trạng thái chờ xem tình hình đại thể, sách lược họ áp dụng là bằng mọi cách khống chế giá thành, kể cả giảm bớt nhân viên và doanh số. Một công ty Trung Quốc ở Hà Nội đã sa thải 70% nhân viên, 30% là người Trung Quốc, họ đã cơ bản về nước; 40% còn lại là người Việt Nam. Nhung các nhân viên Việt Nam cũng không có phản ứng gay gắt có tính tập thể đối với việc sa thải này, bởi vì họ cũng hiểu đây là do tình thế bắt buộc, doanh nghiệp không thể cưỡng lại được. Sa thải nhân viên cũng là việc bất đắc dĩ của doanh nghiệp.Giám đốc công ty nói: “Công ty hiện nay chỉ có thể duy trì những hạng mục kinh doanh nhỏ nhất, ví dụ cung cấp một số dịch vụ cho các khách hàng quen. Nhu cầu thị trường hiện nay chỉ bằng 30% của cùng kỳ năm ngoái, mà thị trường còn đang thu hẹp thêm. Ngoài thực phẩm và nhu yếu phẩm đời sống, người ta đều rất ít mua những thứ khác, người có tiền thì càng có xu hướng đổi lấy USD hoặc Nhân dân tệ. Trái ngược với thị trường co hẹp là giá nguyên vật liệu phi mã, doanh nghiệp nếu tiến hành kinh doanh thì rất khó kiểm soát được giá thành”.Mà cho dù có cơ hội kinh doanh thì cũng rất nhiều doanh nghiệp không muốn làm. Bởi lẽ bán hàng ra thì thu về lại là tiền đồng Việt Nam, đổi không được, doanh nghiệp cứ như nắm trong tay một mớ giấy lộn. Bởi vậy, một số doanh nghiệp vốn Trung Quốc hiện nay đang ở trong tình trạng “chẳng làm ăn gì.”Về sách lược tương lai, vị giám đốc này dự đoán cuộc “chao đảo” tài chính tiền tệ ở Việt Nam này e rằng sẽ kéo dài từ 2 đến 3 năm mới có thể dịu đi. Nếu tình hình này cứ tiếp diễn, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thu hẹp hơn nữa, nhân viên cũng sẽ giảm bớt thêm. Nếu thị trường tiêu điều lâu dài, thì chỉ có thể giữ lại rất ít nhân viên ngồi “trông coi” ở Việt Nam mà thôi.Tuy nhiên, hiện nay khả năng các doanh nghiệp vốn Trung Quốc hoàn toàn rút vốn (khỏi Việt Nam) là tương đối nhỏ. Bởi vì trong giai đoạn Việt Nam tăng trưởng nhanh 2 năm trước, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đua nhau đến Việt Nam và đã mua nhà xưởng và thiết bị ở đây, chỉ riêng ngành dệt đã có khoảng 200 doanh nghiệp. Nhưng hiện nay giá nhà đất ở Thành phố Hồ Chí Minh đã sụt 50%, Hà Nội thì đỡ hơn, mà cũng sụt 20% doanh nghiệp rất khó rút đi toàn bộ trong tình thế này. Điều mà những doanh nghiệp vốn Trung Quốc lựa chọn lối đầu tư lâu dài cần làm trong lúc này là suy tính biện pháp ứng phó với khó khăn trước mắt.- Tờ “Bắc Kinh Nhật Báo” ngày 14/6 có bài của phóng viên Thẩm Diễn Kỳ (Shen Yanqi) nêu ra hiện tượng ngày 13/6 thị trường chứng khoán Việt Nam đã lên điểm trở lại lần đầu tiên sau 25 ngày liên tiếp sụt điểm. Bài báo viết: Công ty Kim Sơn (một công ty vốn Trung Quốc) phân tích rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Việt Nam này, ảnh hưởng chủ yếu đối với các công ty vốn Trung Quốc là ở chỗ khó vay vốn, giá nguyên vật liệu lên cao và giá thành nhân công tăng. Chủ tịch Công ty Phần mềm Kim Sơn Cầu Bá Quân (Qui Bojun) nói: “Nghiệp vụ phần mềm của chúng tôi ở Việt Nam vừa mới bắt đầu, mọi cái đều bắt đầu từ con số không, bởi vậy mà khủng hoảng tiền tệ không gây ra ảnh hưởng thật lớn đối với chúng tôi”. Cách nghĩ của công ty Kim Sơn thường ít thấy trong các công ty Trong Quốc đầu tư ở Việt Nam. Một số chuyên gia mậu dịch cũng cho rằng đối với những công ty vốn Trung Quốc đã phát triển ở Việt Nam và có được thực lực tương đối lớn thì không cần thiết phải vội vàng “rút lui”. “Chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến các công ty đã tới Việt Nam đầu tư và lấy thị trường trong nước Việt Nam làm mục tiêu tiêu thụ sản phẩm, ủng hộ họ vượt qua cơn sóng gió này. Bởi vì sau khi cơn sóng gió qua đi, địa vị của những công ty còn trụ lại được ở đây sẽ được nâng lên rất mạnh, những doanh nghiệp nước ngoài lúc gian nan không vội rút đi sẽ nâng cao được rất lớn hình ảnh trong xã hội Việt Nam”. Chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế Mậu dịch Đối ngoại Bộ Thương mại Trung Quốc Mai Tân Dục (Mei Xinyu) khẳng định như vậy.

– Tờ “Báo Tham khảo Kinh tế” của Tân Hoa xã ngày 13/6 đăng bài của phóng viên bản báo Lưu Chấn Đông (Liu Zhendong) với nhan đề “Lấy láng giềng làm gương, cảnh giác tiền nóng lại tràn vào Trung Quốc”. Bài báo viết: Phần đông các nhà kinh tế học chú chốt cho rằng khả năng tình trạng “chao đảo tài chính tiền tệ” ở Việt Nam lan sang các nước xung quanh là không lớn, nhưng điều không thể phủ nhận là các nền kinh tế đang phát triển xung quanh cũng đang gặp phải tình hình tương tự ở Việt Nam, như là sức ép lạm phát lớn và có xu thế tăng lên, tiền nóng đổ vào quá nhiều, sức ép về tài sản cố định tăng lên, kiểm soát vĩ mô gặp khó khăn. Nếu những mâu thuẫn này không được xử lý có hiệu quả, thì cũng không loại trừ khả năng lớn rộng tình trạng “chao đảo tài chính tiền tệ” Việt Nam.

Về nguyên nhân tình trạng khó khăn tài chính tiền tệ ở Việt Nam, bài báo dẫn lời nhà phân tích thị trường chứng khoán Tiêu Ngạn Minh (Xiao Yanming) nói: Tình trạng này ở chừng mực rất lớn là hậu quả của chính sách kinh tế quá khích. Trước hết, trong điều kiện hệ thống ngân hàng tiền tệ không kiện toàn, dự trữ ngoại tệ ít, Việt Nam đã lại thu hút quá nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tổng lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hơi thấp, không bằng một nửa tổng mức nợ nước ngoài. Những chính sách gấp gáp thu hút đầu tư nước ngoài khiến cho vốn nước ngoài ào ạt đổ vào Việt Nam đã gây tác động thúc đẩy lạm phát. Mà một khi vốn nước ngoài ồ ạt rút ra thì tình trạng chao đảo về tiền tệ là không thể tránh khỏi. Thứ hai là mở cửa thị trường vốn quá sớm. Sau khi gia nhập WTO năm 2006, Việt Nam đã mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường vốn, tư bản nước ngoài được nắm tới 49% cổ phiếu của công ty tham gia thị trường chứng khoán. Vốn nước ngoài đã vào với khối lượng lớn đã trực tiếp đẩy cao giá tài sản của Việt Nam, và hình thành bong bóng thị trường. Sự sụt mạnh thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất hiện nay chính là sự nổ vỡ của những bong bóng đó. Vậy nhưng, sự lan tràn của vốn trôi nổi cũng là nguyên nhân chủ yếu của sự “chao đảo tài chính tiền tệ” Việt Nam. Đầu tư của Chính phủ Việt Nam quá nhiều, các khoản vay thời kỳ trước nhiều quá mức khiến cho vốn trôi nổi tràn lan trong nước, lại cộng thêm với giá lương thực quốc tế lên cao; giá xăng dầu lên mạnh và nhập khẩu quá mức, đã tạo thành lạm phát có tính nhập khẩu, hai hiệu ứng này dồn làm một đã tạo nên tình trạng hiện nay.

Nhà kinh tế học hàng đầu của Công ty Trung Kim Trung Quốc Cáp Kế Minh (Ha Jiming) cho rằng tuy không ít người trên thế giới tỏ ra lo lắng về sự phát triển của “khủng hoảng Việt Nam”, nhưng tình hình cơ bản kinh tế châu Á vẫn ổn định, khả năng phát sinh khủng hoảng quy mô lớn tương đối thấp. Đa số nước châu Á có sổ dư tồn khoản thường xuyên lớn và dự trữ ngoại tệ lớn, có thể giảm bót ảnh hưởng của sự chạy vốn ra bên ngoài. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp qua kinh nghiệm cuộc khủng hoảng năm 1997 đã giảm mạnh mức nợ, hệ thống ngân hàng cũng lành mạnh hơn, nguy cơ khủng hoảng thứ cấp cũng không gây ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế mới nổi lên châu Á.. Bởi vậy, nếu có cá biệt nền kinh tế nào gặp sóng gió về tài chính tiền tệ thì năng lực chống trả của các nền kinh tế khác cũng mạnh hơn hồi năm 1997.

Cáp Kế Minh cho rằng kinh tế Trung Quốc và kinh tế Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn. Từ năm 2004 bắt đầu điều chỉnh đến nay, kinh tế Trung Quốc đã phát triển chậm hơn. Ngoài ra, do độ mở cửa nhận vốn nước ngoài không lớn, tỷ lệ vốn nước ngoài tại thị trường chứng khoán Trung Quốc không lớn, mà đã được điều chỉnh. Thị trường nhà đất cũng đang từng bước được điều chỉnh. So với năm 1997, lĩnh vực tài chính ngân hàng tiền tệ Trung Quốc đã được mở cửa hơn nhiều, điều này sẽ giảm thấp nguy cơ đối với Trung Quốc. Ví dụ, ngân hàng đã đổi cơ chế và gia nhập thị trường chứng khoán, khiến cho năng lực kiểm soát nguy cơ của ngân hàng tăng mạnh; sự cải cách về chính sách ngoại hối khiến cho tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nhà phân tích thị trường chứng khoán Trung Quốc Tào Tuyết Phong (Cao Xuefeng) cho rằng gần đây thị trường lo ngại một số nước như Thái Lan, Ấn Độ xuất hiện tình hình như Việt Nam, dự kiến sẽ hoặc đã có khối lượng lớn tiền nóng chạy từ những nước này ra, và có thể chảy vào Trung Quốc; việc dự trữ ngoại tệ Trung Quốc tăng mạnh gần đây có thể liên quan đến việc này, hướng chảy nữa là vào các nước phát triển Âu-Mỹ, vào các thị trường hàng hóa chủ yếu.

Giáo sư Đại học Tài chính-kinh tế Trung ương Trung Quốc Quách Điền Dũng (Guo Tianyong) cho rằng tuy về thực lực kinh tế và kiểm soát vĩ mô, Việt Nam không thể bì được với Trung Quốc, nên nguy cơ khủng hoảng đối với Trung Quốc nhỏ hơn nhiều, nhưng Trung Quốc cũng phải rút ra bài học từ tình hình kinh tế tài chính ở Việt Nam, phải cảnh giác về việc đồng Nhân dân tệ lên giá quá nhanh sẽ thu hút nhiều tiền nóng đổ vào Trung Quốc, công phá an ninh của hệ thống tài chính tiền tệ Trung Quốc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao đang gia tăng sức ép lạm phát đối với Trung Quốc, trong tình hình này cần đề phòng nguy cơ do sự lên giá quá nhanh của đồng Nhân dân tệ gây ra.

Tờ “Thương báo Quốc tế” Trung Quốc ngày 13/6 đăng bài của phóng viên Trần Tiểu Tam (Chen Xiaosan) nhan đề: “Vì sao Kinh tế Việt Nam bệnh nặng như vậy” dẫn ý kiến của Phó Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Lý luận và Chính sách tiền tệ Viện Tài chính Tiền tệ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Dương Đào (Yang Tao) cho rằng có 4 căn nguyên dẫn đến bệnh trạng của kinh tế Việt Nam:

Nguyên nhân thứ nhất là mức độ dựa vào bên ngoài về kinh tế quá cao. Nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam tiếp thu quá mức “nhận thức chung Oasinhtơn”, dẫn đến tính dựa dẫm vào bên ngoài của kinh tế Việt Nam quá nặng. Một quan điểm cốt lõi của “nhận thức chung Oasinhtơn” là cổ vũ các nền kinh tế mới nổi lên xây dựng chiến lược phát triển loại hình hướng ra xuất khẩu, mà không cần xây dựng hệ thống kinh tế toàn diện. Lâu nay, cán cân thanh toán quốc tế mất cân bằng đã làm khó cho Việt Nam, đổi mới mở cửa năm 1986 đã một dạo làm giảm thấp thâm hụt mậu dịch của Việt Nam, nhưng từ sau năm 1993 lại tiếp tục xấu đi. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, “nhận thức chung Oasinhtơn” bị đa số các nước mới nổi lên cự tuyệt; song lại được Việt Nam tiếp nhận ở mức độ nhất định, đã xác lập thêm một bước chiến lược kiểu hướng ra xuất khẩu. Tuy điều này khiến cho kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh, nhưng trong hoàn cảnh quốc tế mới hiện nay, đã lại một lần nữa diễn biến thành nhân tố bất lợi.

Do việc công nghiệp hóa trong nước Việt Nam không đủ sức cạnh tranh của doanh nghiệp tương đối yếu, những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao rất ít, chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu thô, gạo, hàng thủy sản, cà phê, than. Đồng thời, việc xây dựng trong nước đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, phần lớn chỉ dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Trong quá trình này, giá trị xuất khẩu thấp hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu, trên chừng mực nhất định đã chứng tỏ thất bại của chiến lược hướng ra xuất khẩu. Năm 2007, thâm hụt mậu dịch Việt Nam là 12,4 tỷ USD, chiếm 17% GDP, 5 tháng đầu nắm 2008 thâm hụt mậu dịch của Việt Nam đã lên tới 14,4 tỷ USD.

Nguyên nhân thứ hai là chính sách tài chính khó bền vững. Một mặt, những năm gần đây mục tiêu cải cách “chính phủ tinh gọn” của Việt Nam rõ ràng hơn, không những coi trọng sự tinh giản cơ cấu Đảng và Chính phủ, mà còn tăng tốc cải tạo chế độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giống như Trung Quốc hồi thập kỷ 1980, sự “trao quyền nhường lợi” này đã khiến cho tỷ trọng thu nhập tài chính trong GDP giảm xuống. Mặt khác, tài chính trung ương dùng để xóa đói giảm nghèo không ngừng tăng lên, và thông qua chiến lược phát triển hàng thay thế nhập khẩu để bù đắp sự bất cập của sự hướng ra xuất khẩu, Chính phủ còn cần phải đầu tư lớn về xây dựng công cộng để tăng thêm sức hấp dẫn đối với vốn nước ngoài. Như vậy, lâu dần, tài chính Chính phủ sẽ khó kham nổi, chỉ có thể dựa vào vay nợ để đảm bảo. Năm 2007, thâm hụt tài chính Việt Nam đạt 5 tỷ USD, tổng quy mô nợ chính phủ chiếm 36,5% GDP.

Nguyên nhân thứ ba là thị trường tài chính tiền tệ hời hợt. Bước đi mở cửa tài chính tiền tệ tăng nhanh trở thành con dao hai lưỡi cho sự phát triển của Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO đầu năm 2007, mức độ phát triển tài chính tiền tệ Việt Nam không ngừng nâng cao, ngành ngân hàng và thị trường vốn đều gấp gáp “chào mời” bên ngoài. Trên thực tế, để bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, Việt Nam luôn dựa vào tăng nhanh tự do hóa hạng mục vốn và mở cửa về tài chính ngân hàng để thu hút vốn nước ngoài. Như vậy, trong tình hình cơ sở kinh tế còn mỏng yếu, năng lực giám sát quản lý tài chính ngân hàng tiền tệ còn chưa đủ, đã làm tăng thêm những nhân tố không ổn định trong nền kinh tế.

Có một điều là như các nền kinh tế mới nổi lên khác, Việt Nam cũng một thời chìm đắm trong “ảo giác về giá cả tài sản”, thị trường cổ phiếu và thị trường nhà đất tăng vọt, dường như có nghĩa là sự ra đời của một cường quốc mới về tiền tệ và tài sản, song rút cục thì lại chỉ là một giấc mộng ảo. Điều nữa là “tiền nóng” càng dễ gây nên sóng gió, ngoài những vốn đầu cơ từ Âu-Mỹ, e rằng phần nhiều hơn là luồng vốn ngắn hạn đến từ các nước châu Á, từ đó trợ giúp cho sự xuất hiện hiện tượng hời hợt “xe qua núi” của thị trường tiền tệ Việt Nam.

Nguyên nhân thứ tư là thiếu sự hợp tác tài chính tiền tệ với bên ngoài. Việt Nam tuy luôn mưu cầu nhanh chóng hội nhập hệ thống kinh tế thế giới, nhưng lại có phần trì trệ về mặt tham gia sự hợp nhất tài chính tiền tệ khu vực, điều này có lẽ là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 còn chưa đem lại nỗi đau thấm thía cho Việt Nam. Việt Nam tuy đã tham gia “Sáng kiến Chiengmai” năm 2000 nhưng lại chưa ký kết bất kỳ hiệp định trao đổi tiền tệ song phương nào nhằm đề phòng khủng hoảng tiền tệ, chỉ năm nay mới đạt được ý đồ hợp tác với Nhật Bản. Từ đó xem ra, điều khác biệt với các nước châu Á khác là thiếu sự hợp tác tài chính tiền tệ với bên ngoài, khiến cho Việt Nam mất đi “mạng lưới an toàn” để duy trì niềm tin thị trường, năng lực ứng phó với sự công phá của tiền tệ ngắn hạn bị thấp kém.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc gần đây đưa ra báo cáo nghiên cứu trong đó kiến nghị rằng do Việt Nam đến nay chưa hề ký kết bất cứ hiệp định trao đổi tiền tệ song phương với nước nào, nên cần thiết phải có biện pháp đặc biệt giúp đỡ, kiến nghị 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN hiệp thương riêng rẽ sắp xếp các khoản cho vay ngắn hạn đối với Việt Nam.

Báo cáo này chỉ ra rằng cái mà Việt Nam đang gặp phải hiện nay chỉ là “khủng hoảng tiền trôi nổi” có tính tạm thời, chứ không phải “khủng hoảng vốn không trả nổi nợ” có tính lâu dài. Cộng thêm với việc đại bộ phận các nền kinh tế châu Á vẫn giữ được thặng dư mậu dịch và có dự trữ ngoại tệ dồi dào (đến tháng 4/2008 có 4.310 tỷ USD), nên cuộc khủng hoảng Việt Nam lần này chính là cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác tiền tệ châu Á. Theo số liệu thị trường Việt Nam cần có sự hỗ trợ cho vay từ 30 đến 50 tỷ USD, cho Việt Nam vay khoản tiền này đối với các nước Đông Nam Á khác nào “góp một thùng nước để loại trừ một cuộc hỏa hoạn tiềm tàng, vừa có lợi cho sự phồn vinh ổn định của châu Á, vừa có thê làm tăng tình đoàn kết của châu Á”.

Tờ “Thương báo Quốc tế” ngày 14/6 đăng bài của của Bình luận viên Thanh Vân (Quing Yun) với đầu đề “Khủng hoảng Việt Nam không thể xem thường”, viết: Việt Nam trong những năm gần đây quy mô chi tài chính tương đối lớn, bởi vậy, Việt Nam đã đi vào con đường của chính sách tiền tệ mở rộng. Mà căn nguyên của sự dễ đổ vỡ về tài chính của Chính phủ là ở chỗ quy mô đầu tư quá lớn, cũng là ở chỗ bù trợ không xác đáng, trong đó có sự bù trợ về giá năng lượng, nhất là bù trợ về giá dầu thành phẩm đặc biệt nổi bật, sự bù trợ này không chỉ khiến cho tài chính phải trả giá lớn, mà còn vi phạm nguyên tắc về hiệu quả kinh tế và công bằng, làm tăng nguy cơ tiềm tàng về khủng hoảng tiền tệ. Không chỉ Việt Nam, mà cả Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia cũng đều tồn tại vấn đề này, thậm chí còn nghiệm trọng hơn Việt Nam. Ấn Độ, Inđônêxia sở dĩ bị không ít người, trong đó có tác giả, đưa vào trong danh sách khủng hoảng tiềm tàng, một phần nguyên nhân chính là ở đó.

Tờ “Nhân Dân Nhật Báo – Hải ngoại” Trung Quốc ngày 14/6 có bài của phóng viên bản báo Dương Tử Nham (Yang Ziyan) nhan đề “Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam chao đảo”, viết: “Mùa hè năm 1997, vốn trôi nổi quốc tế tiến công ồ ạt vào đồng Bạt Thái Lan, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lan rộng nhanh chóng ở châu Á. Giờ đây 11 năm sau đó, cảnh tượng tương tự ở Việt Nam hiện nay lại khiến người ta sửng sốt”.

Về nguyên nhân tình cảnh ở Việt Nam, với tiêu đề “Sai lầm về chính sách và đầu cơ quốc tế”, bài báo viết: “Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lần này, Chính phủ Việt Nam khó thoát khỏi liên lụy. Để kích thích kinh tế phát triển, Chính phủ Việt Nam ra sức thu hút lớn đầu tư nước ngoài, nhưng lại không muốn tài sản bị mất mát lớn, cho nên ra sức nâng đỡ các doanh nghiệp nhà nước làm lớn làm mạnh, đảm bảo cho họ có được các khoản vay lãi thấp, kết quả là dẫn đến chính sách cho vay tiền tệ lỏng lẻo quá mức, đầu tư quá lớn, kinh tế quá nóng khó bề kiềm chế”.

Thực ra ngay từ đầu tháng 3/2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo với Việt Nam về về nguy cơ của thị trường chứng khoán, nhưng Việt Nam đã không áp dụng biện pháp gì cả. Cuối năm ngoái, giá năng lượng và lương thực đều tăng cao, lúc đó Chính phủ Việt Nam đã muốn khống chế quy mô đầu tư, kiềm chế kinh tế quá nóng, tránh lạm phát và khủng hoảng tài chính tiền tệ, kinh tế, nhưng để giữ được “thành quả cải cách” của mình, họ đã thiếu quyết đoán về vấn đề này, bỏ lỡ cơ hội tốt, dẫn đến không kiểm soát nổi lạm phát.

Ngoài ra, những hành vi đầu cơ quốc tế cũng làm tăng cuộc khủng hoảng này. Những năm gần đây Chính phủ Việt Nam mở cửa quá nhanh tài khoản vốn nước này, trần vốn bên ngoài cho công ty tham gia thị trường chứng khoán được nâng lên tới 49%, do tích lũy vốn quốc dân Việt Nam có hạn, nên nhân tố chủ yếu thúc đẩy giá tài sản tăng lên là vốn trôi nổi đến từ bên ngoài. Dưới sức ép lạm phát ngày càng nghiêm trọng, vốn trôi nổi bên ngoài lợi dụng cục diện lạm phát đã thực hiện “chiến thuật máy rút tiền” ở thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán: Nếu Chính phủ Việt Nam bỏ mặc đồng tiền Việt Nam mất giá, thì tiền nóng quốc tế có thể có được lợi nhuận trên thị trường ngoại hối. Nếu Chính phủ Việt Nam giữ vững chính sách tỷ giá hối đoái và lãi suất, thì lạm phát sẽ tiêu hao lớn doanh lợi doanh nghiệp, thì rút cổ phiếu cũng có thể kiếm lời.

Có một số người cho rằng Việt Nam sẽ sa vào vết xe đổ của cuộc khủng hoảng đồng Bạt Thái Lan năm 1997. Nhưng cũng có người có quan điểm ngược lại, cho rằng do mức độ mở cửa của Việt Nam còn tương đối thấp, cho nên sự mất giá của đồng tiền Việt Nam không phải do sự rút vốn khối lượng lớn dẫn đến, mà là do lạm phát, mọi người đều đem đồng tiền Việt Nam đi đổi lấy USD hoặc những đồng tiền khác để giữ lấy giá trị, tất nhiên sẽ gây ra sự mất giá lớn của đồng tiền nước này. Cho nên vấn đề chủ yếu của Việt Nam là lạm phát, chứ không phải khủng hoảng tài chính tiền tệ.

Người sáng lập Quỹ Lượng tử (Quantum Funds), nhà thương nghiệp lớn Soros cho rằng hầu như có rất ít người Việt Nam đầu tư ở bên ngoài, cho nên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng đến bên ngoài rất ít. Ngoài ra, cũng có nhà phân tích cho rằng các nước châu Á sau khi trải qua cuộc khủng hoảng năm 1997 đã tăng cường năng lực phòng ngừa khủng hoảng. Mà đa số nước và khu vực đều có số dư tài khoản thông thường lớn và dự trữ ngoại tệ phong phú, hệ thống ngân hàng cũng từng bước được hoàn thiện, có thể giảm thấp ảnh hưởng của sự chảy máu tư bản. Cho dù Việt Nam thúc sự xuất hiện khủng hoảng, các nước châu Á khác cũng có thể ứng phó được với ảnh hưởng của nó.

– Tờ “Tin điện Tân Hoa hàng ngày” của Tân Hoa xã, và tờ “Tin tức Tham khảo” cũng của Tân Hoa xã ngày 14/6 đã đăng bài của phóng viên Tân Hoa xã tại Hà Nội Hoàng Hải Mẫn (Huang Haimin) trong đó nhận xét dân chúng Việt Nam vẫn tương đối bình tĩnh trước tình hình khó khăn hiện nay, “thị trường hiện vẫn phồn vinh, hàng hóa cung ứng đầy đủ, vẫn chưa thấy làn sóng tranh mua hàng hóa nào; người dân địa phương phổ biến cho rằng lạm phát gây cho họ nhiều khó khăn bất lợi, song khó khăn này chỉ là tạm thời. Bài báo đã nêu ra 12 biện pháp của Chính phủ Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm dân sinh và tăng trưởng bền vững; dẫn lơi Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận định rằng khả năng xảy ra khùng hoảng tiền tệ ở Việt Nam hết sức nhỏ bé, và phê phán dư luận bên ngoài chỉ nhìn vào hiện tượng bề mặt để đưa ra những nhận định sai về kinh tế Việt Nam./.


Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn Xã Việt Nam ngày 19/6/2008.

 

source: http://www.viet-studies.info/kinhte/TinBao_TrungQuoc.htm

Tags: baóchinaviếtvềkinhtế việtnam Monday June 30, 2008 – 07:39pm (PDT) Permanent Link | 2 Comments
Microsoft: Thành công và thất bại Trung Quốc Và Olympic
30 Tháng 6 2008 – Cập nhật 08h15 GMTMark Ward
Phóng viên công nghệ, BBC News

Microsoft: Thành công và thất bại

Cuối cùng Bill Gates cũng rời bỏ cương vị người điều hành Microsoft để theo đuổi các hoạt động từ thiện, xin điểm lại những điểm được và chưa được của công ty mà tỷ phú này sáng lập.

THẤT BẠI

Không còn thư rác

Đầu năm 2004, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, ông Gates dự đoán rằng vấn đề spam, hay thư rác, sẽ được giải quyết trong vòng hai năm.

Một loạt các sáng kiến kỹ thuật, biện pháp tài chính và bộ lọc sẽ khiến làm nhụt chí bất kỳ ai có ý định gửi thư rác.

Bốn năm sau, rõ ràng tình hình không như những gì ông Gates phán đoán. Thậm chí tình trạng gửi thư rác dường như còn tệ hơn trước.

Hiện giờ thư rác, tính cả spam và các loại thư báo lỗi, chiếm tới hơn 80% lưu lượng email trên toàn cầu.

Trong khi các cải tiến kỹ thuật giúp giảm thiểu các loại thư rác lọt vào inbox, hàng tỷ email không được người dùng mong chờ này vẫn được gửi đi hàng ngày, và các spammer vẫn sống khỏe.

Internet

Sự tăng trưởng và thành công của mạng internet đã khiến nhiều người, ngay cả Bill Gates, ngạc nhiên.

Năm 1995, ông Gates đồng chấp bút một cuốn sách có tự đề ‘Con đường phía trước’, trong đó không đề cập nhiều tới quan tâm ngày càng lớn đối với mạng internet cũng như tầm ảnh hưởng của nó.

Tới các lần tái bản sau của cuốn sách, những phần bị bỏ sót đã được viết thêm, nhưng rõ ràng Microsoft là kẻ đến sau trong cuộc bùng nổ các công ty dotcom.

Cuối năm 1995, tiếp sau biên bản ghi nhớ nổi tiếng có tựa đề “Làn sóng thần ở bên trong”, ông Gates đã tái cơ cấu Microsoft để lấy mạng internet làm trung tâm điểm trong mọi hoạt động của công ty này.

Cho dù có bước chuyển mạnh mẽ, khi nói đến các dịch vụ trực tuyến, Microsoft vẫn luôn bị coi là kẻ đến sau.

Google, công ty mà các sáng lập viên gặp nhau khi còn ngồi ghế đại học năm 1995, đã khiến Microsoft chật vật theo đuổi.

An ninh của hệ điều hành

Hồi tháng 1/2002, Bill Gates công bố một trong những bản ghi nhớ thường kỳ của mình, trong đó nhấn mạnh tới các ưu tiên của Microsoft trong tương lai.

Bản ghi nhớ có tựa đề “Dịch vụ máy tính đáng tin cậy” tuyên bố sẽ đặt vấn đề an ninh và sự toàn vẹn dữ liệu của khách hàng lên hàng đầu trong mọi hoạt động của Microsoft.

Về chính sách nội bộ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhân viên lập trình phải tham gia các khóa đào tạo tăng cường và các sản phẩm Windows được cập nhật thương xuyên nhằm thực hiện cam kết này.

Windows Vista được coi là là thành tựu mới nhất của sự thay đổi chiến lược đó, với nhiều cải tiến kỹ thuật nhằm ngăn chặn tối đa tội phạm công nghệ cao.

Bất chấp nỗ lực của Microsoft, tội phạm công nghệ cao vẫn nở rộ, và hoạt động của họ hướng vào các máy tính cá nhân sử dụng hệ điều hành Windows.

Các công ty chuyên về phòng chống virus thông báo có hơn một triệu phần mềm độc hại đang tồn tại, và máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Windows luôn nằm trong tầm ngắm của tội phạm công nghệ.

Hoạt động sáng tạo

Người ta vẫn thường huyễn hoặc về chuyện Microsoft là trung tâm sáng tạo, thường xuyên công bố các sản phẩm ảnh hưởng trên thế giới.

Thực tế Microsoft là nơi đại chúng hóa các ý tưởng, nhưng rất ít trong số đó xuất phát từ đại bản doanh của Microsoft hay tại các cơ sở nghiên cứu mà công ty này lập trên khắp thế giới.

Mọi sáng kiến mà nhờ đó Microsoft thành công, như giao diện đồ họa người dùng, chuột máy tính, bảng tính spreadsheet, mạng web và công cụ trình duyệt web, đều xuất phát từ những nơi khác.

Hiện giờ công ty này vẫn thường xuyên phải trả các khoản tiền lớn để tận dụng sáng tạo của các công ty khác như Hotmail, vốn có các chuyên gia ở những lĩnh vực mà Microsoft còn thiếu.

Dẫu có ngân khoản nghiên cứu lên tới hàng tỷ đôla mỗi năm, Microsoft cũng hiếm khi tung ra các sản phẩm mới khiến cả thế giới phải choáng ngợp.

Không chịu chia sẻ thông tin

Rõ ràng có một sự khác biệt quan điểm sâu sắc giữa Microsoft, tức Bill Gates, và cộng đồng chia sẻ thông tin trên mạng internet.

Quan điểm kinh doanh của Microsoft được khẳng định năm 1976 khi ông Gates gửi một bức thư tới câu lạc bộ máy tính huyền thoại có tên Homebrew ở San Francisco, trong đó ông phản bác việc sử dụng bừa bãi phần mềm ‘Basic for the Altair’ của Microsoft.

Nhiều người tham gia Homebrew hồi đó tiếp tục trở thành những người sáng lập và phát triển mạng internet với tinh thần chia sẻ thông tin và năng lực vì mục tiêu tốt đẹp hơn.

Ngược lại, Microsoft lại bảo vệ gắt gao các sản phẩm của mình.

Việc ngần ngại chia sẻ đó thoạt tiên đã mang lại lợi ích cho Microsoft, nhưng cũng chính nó sau này đã ngăn cản sự phát triển của công ty vì nay thế giới hi-tech chính là ở trên mạng internet.

Tệ hơn, việc tập trung chính sách làm việc xưa cũ đã gây trở ngại cho Microsoft có những bước phát triển dài hơi, đặc biệt là cách thức tiếp thị và xây dựng phần mềm cho phù hợp với thời đại internet.

THÀNH CÔNG

Rời Harvard

Bill Gates nhập học tại Harvard năm 1973 lúc 18 tuổi, nhưng chưa hoàn thành bậc đại học.

Những khám phá sớm về điện toán và sự xuất hiện của vi mạch điện tử báo hiệu sự bùng nổ máy tính cá nhân đã khiến Gates quyết định bỏ học và thành lập công ty phần mềm.

Có thể nói rằng quyết định đó đã mang lại thành công cho Gates.

Microsoft được thành lập từ năm 1975, và sự thành công của công ty để lại nhiều dấu ấn trong thế giới công nghệ cao suốt thời kỳ tỷ phú Gates điều hành.

Xét về mặt tài chính, Bill Gates cũng đã thành công, khi liên tục được vinh danh là người đàn ông giàu nhất thế giới hàng chục năm liền.

Năm 2007, ông được trao học vị danh dự của đại học Havard. Khi nhận bằng, ông nói vui: “Năm sau tôi sẽ đổi việc. Thật vui vì cuối cùng tôi cũng có chút học vị trong sơ yếu lý lịch của mình”.

Thỏa thuận với IBM

Phần lớn thời kỳ đầu làm ăn phát đạt của Microsoft gắn liền với sự thành công của máy tính cá nhân IBM.

Năm 1981, Microsoft ký một thỏa thuận độc quyền với IBM, nhằm lắp đặt hệ điều hành DOS trên mỗi máy tính mới.

Khi các nhà sản xuất máy tính cá nhân lũ lượt ra đời, Microsoft đã nhanh chóng bán hệ điều hành của mìnnh cho họ, và khẳng định thế thượng phong trên thị trường.

Chính bởi vì phần lớn các nhà sản xuất PC đều phải cài hệ điều hành vào sản phẩm của mình, cho nên mỗi khi một chiếc máy tính cá nhân được tiêu thụ, cũng là lúc Microsoft kiếm tiền.

Hệ điều hành Microsoft giờ không còn làm bá vương như ngày xưa, vì nhiều nhà sản xuất máy tính cá nhân nay gài các hệ điều hành giản lược khác, nhưng thỏa thuận đầu tiên của Microsoft đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho công ty trong một thời gian dài.

XBOX và XBOX LIVE

Khi Xbox của Microsoft ra đời, có nhiều người hoài nghi sản phẩm này, cho rằng nó sẽ không có chỗ đứng trên thị trường game.

Khi sản phẩm game này ra mắt, PlayStation của Sony chiếm ưu thế và dường như khó mà đánh bại.

Nhưng có một phẩm chất dẫn tới thành công của Microsoft đó là sự bền bỉ.

Cùng với nó là một trữ lượng tiền khổng lồ nhằm theo đuổi cuộc đua tranh giành thị phần game.

Và kết quả là sự ra đời của Xbox 360 – trò chơi đầu tiên của thế hệ mới và cũng là máy chơi game trên mạng hàng đầu.

Một trong các bước tiến tiếp theo trong chiến lược của mình, là sự ra mắt của Halo 3, mà theo Microsoft đã lập kỷ lục đối với một sản phẩm giải trí.

Với Xbox 360 được phát triển thành một trung tâm dịch vụ đa phương tiện với hàng triệu người thường xuyên chơi trên mạng, Microsoft đã chủ động trong cuộc đua mà các công ty khác, đặc biệt là Sony, phải chạy theo.

Máy tính cho mỗi hộ gia đình

Cụm từ này đã trở thành tuyên ngôn của Microsoft kể từ khi công ty được thành lập giữa những năm 70.

Trong khi hãng IBM tụ hợp các công ty phần cứng để đưa ra máy tính cá nhân, người sử dụng máy dường như lại chỉ nhớ tới Microsoft vì hệ điều hành của công ty này đã trở thành phần dễ nhận biết nhất của các máy tính.

Không thể phủ nhận rằng Microsoft có công trong việc thúc đẩy việc sử dụng máy tính.

Ngày nay, khoảng 90% số máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Windows – một chỉ dấu rõ ràng cho thành công của Microsoft.

————————

Note: Microsoft hôm qua cho biết đã ngưng sản xuất Window XP.

========================================

Posted in Yahoo 360 | 4 Comments »

Entry for April 28, 2009

Posted by hoangtran204 trên 28/04/2009

Hom nay Trung Quốc qua Hà Nội và cảnh cáo đàn em trước ngày rước đuốc
blog của Người Buôn Gió http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS290hb67U6oYE5faRfPd8?p=1560#comments
Entry for April 23, 2008
“ban nãy ngồi ăn cơm, nghe thời sự trên VTV1. Bỗng loáng thoáng tin bộ ngoại giao Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Toàn những vấn đề nói mãi rồi, nhưng đến câu cuối thì mới toanh. Bộ ngoại giao Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam hợp tác trong việc giữ gìn an ninh cho ngọn đuốc Olimpic khi đi qua thành phố Hồ Chí Minh.

Giật mình ứ nghẹn miếng cơm. Sao họ hách dịch thế, bao nhiêu quyền lợi của ta họ chả nhắc nhở gì. Mở miệng đã đòi hỏi phải thế này, thế kia. Họ muốn giữ hình ảnh đẹp của họ, sao họ không nghĩ đến hình ảnh của dân tộc Việt Nam thế nào khi họ ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa- Trường Sa là của họ.

Nói thế là nói trong lòng thôi. Chứ tầm này Người Buôn Gió chắc không dám to tiếng. Bây giờ Việt Nam đang cần hành động để Bộ Ngoại Giao Trung Quốc được yên tâm, chẳng hạn như bắt vài kẻ trốn thuế , chưa khai báo tạm trú hay đi đường quên mang chứng minh thư nhân dân chẳng hạn. Mà bắt bớ càng nhiều thì nước bạn càng khen ngợi có thiện chí. Một khi đã chứng tỏ tấm lòng trung trinh như thế thì cái lợi có rất nhiều. Hai cấp lãnh đạo gia tăng xiết chặt quan hệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giữ gìn trật tự xã hội, được viện trợ từ kinh nghiệm đến thiết bị để củng cố thành quả cách mạng nữa.

Cho nên đôi khi cũng nghĩ thoáng nhiều chiều, ví dụ Việt Nam là anh em của Cộng Hoà Trung Hoa cũng có cái hay. Thành một tỉnh nữa càng hay, chúng ta những con cháu của vua Hùng nay lại có thêm ông tổ Tam Hoàng, Ngũ Đế càng phong phú chứ sao. Chúng ta hàng ngày xem phim Trung Quốc, đọc sách Trung Quốc , ăn uống, tiêu dùng, chữa trị…. cũng Trung Quốc. Thể chế cũng y chang Trung Quốc, vậy còn cái gì lăn tăn về đất đai của ai nữa.?

Nói thế thôi, chứ Người Buôn Gió nếu như được vinh dự rước đuốc. Chắc lập tức ném mẹ nó xuống vệ đường ,nhổ lên bãi nước bọt, rồi muốn ra sao thì ra.

Chắc có bạn đọc đến đây sẽ nghĩ, ông Buôn Gió này không được rước đuốc mới mạnh miệng vậy. Nhưng giá như được cầm đuốc thì dù chung quanh là lễ đài trang nghiêm với khách quan trọng. Sá gì mà không ném đi cơ chứ.

Wednesday April 23, 2008 – 08:43pm (ICT)”

————————————————————–

Nhân Cách Con Người và Cuộc Rước Đuốc Olympic
21.4.2008
Hà Sĩ Phu
Tổ quốc trước cơn liệt-khùng nhân cách
1. Nguồn gốc bệnh liệt kháng nhân cách

Sống trên đời, con người vừa phải nương tựa nhau vừa cạnh tranh với nhau, đấu tranh với nhau không ngừng. Nhân cách, tức tư cách làm người, cần cả hai mặt ấy. Mọi xã hội lành mạnh, bình thường, cân bằng đều cần cả hai mặt song song đối lập ấy.

Nhưng sau những năm dài đấu tranh với nhau quá ác liệt, xã hội ta lại chuyển sang một thái cực khác, liệt đấu tranh, thờ ơ với đấu tranh, thù địch với đấu tranh, chỉ còn đấu tranh thoi thóp.

Có thể giải thích bằng tâm lý mệt mỏi sau chiến tranh, điều này đúng một phần thôi, chiến tranh đã qua mấy chục năm rồi, sao còn quy kết cho chiến tranh mãi được, và phần đông dân số hiện nay có bị ảnh hưởng chiến tranh đâu? Cũng chừng ấy năm chiến tranh nhưng nếu dẫn đến kết cục khác thì chắc tâm trạng dân chúng không thể mệt mỏi thờ ơ như thế.

Xin nói dài dòng một chút để hiểu tại sao sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, nhân cách con người Việt Nam lại biến dạng như vậy.

Máu chảy trong cơ thể con người vốn là máu tham sân si, sự tranh giành để được phần hơn vốn là tiếng gọi ma quái từ nơi hoang dã. (Đạo đức và lý tưởng không diệt được nó, chỉ làm nó thích nghi. Chỉ có luật pháp, mà phải là luật pháp dân chủ và văn minh, mới thuần hoá được).

Để chiếm được phần hơn về mặt này mặt nọ, con người thường tìm cách lấn át người khác, ở mức độ thô thiển thì dùng “biện pháp quân sự” trực tiếp, ở mức độ cao hơn thì sử dụng những ưu thế về quan hệ của Quyền và Tiền. Nhưng đằng sau những sức mạnh vật chất ấy, và làm điểm tựa cho những sức mạnh vật chất ấy, bao giờ cũng còn nguồn sức mạnh tinh thần gắn chặt với chính con người, đó là sức mạnh của Tư duy và Nhân cách. Chiếm đoạt được vũ lực, chiếm đoạt được Quyền và Tiền cũng không bằng chiếm đoạt chính con người, muốn chiếm đoạt con người phải làm sao chiếm lĩnh được Tư duy (theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả nhận thức và lòng tin) và Nhân cách của họ. Đảng Cộng sản đã làm được tất cả những việc khó khăn ghê gớm này và đã thành công trong bấy nhiêu năm.

Lý thuyết cộng sản muốn nhào nặn lại thế giới, nhưng rồi chẳng làm gì nổi thế giới, cuối cùng về cố thủ thành một “cẩm nang vàng” để trị dân trong nước, trong đó dân chúng, là kẻ bị trị, bị mất dần sức mạnh tinh thần và phụ thuộc hoàn toàn vào Đảng cầm quyền: những ngụy biện thì phá huỷ dần sức mạnh của Tư duy, còn sự quản lý chặt chẽ và bạo lực chuyên chính thì phá huỷ dần sức mạnh của Nhân cách (ngay những đảng viên cũng chẳng còn nhân cách riêng). Con người đã mất hai sức mạnh tinh thần ấy thì như kẻ mất hồn, chỉ còn cách ngoan ngoãn nghe Đảng vỗ về và phục tùng vô điều kiện. Dân chỉ được “quyền” yêu Đảng, yêu bao nhiêu cũng được, nhưng không được quyền phản kháng.

Con tàu cộng sản được khởi hành bằng năng lượng khổng lồ của “chủ nghĩa yêu nước” nhưng được lái dần sang quỹ đạo của “chủ nghĩa yêu Đảng” một cách ngọt ngào như ru (tuy cũng có vài trận chiếm đoạt long trời lở đất). Đây mới thực là “vạn thế sư biểu” của nghề diễn biến hoà bình (chứ Hoa Kỳ thì chỉ là anh diễn biến hoà bình vụng dại). Tình hình Bắc Triều Tiên đang còn là một ví dụ rất điển hình, ở đó chẳng còn là chủ nghĩa yêu Đảng nữa mà đã rút gọn thành chủ nghĩa yêu cha con Kim Nhật Thành!

2. Vừa liệt lại vừa khùng

Cũng theo dòng mô tả sự liệt kháng này, nhà văn Nguyên Ngọc, đạo diễn Song Chi, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Dương Thu Hương, nhà văn Trà Đóa và rất nhiều nhà văn nhà báo khác đã viết về tình trạng một xã hội mỏi mệt, thờ ơ, vô cảm, liệt kháng. Những bài ấy rất chí lý, nhưng xin bổ sung thêm:

Bức tranh vô cảm ấy chỉ đúng trước những số phận nghèo đói, bất công, oan ức, trước những tệ nạn ngày càng phát triển, trước những nguy cơ lớn của xã hội chưa tìm được lối ra, trước tình trạng người Việt bị hành hạ và khinh rẻ ở khắp nơi trên thế giới, trước việc lãnh thổ tổ quốc bị hao mòn… Nhưng chuyện ấy coi như “chuyện nhỏ”, hãy mở tivi (và đừng vội tắt đi) để xem các chương trình vui chơi có thưởng đủ kiểu (mà thưởng tới năm chục triệu đồng chứ không ít đâu) ồn ã suốt ngày đêm, những cuộc thi khiêu vũ bốc lửa kiểu Nam Mỹ, những thị trường chứng khoán, những buổi quảng cáo cho người đẹp này, chàng trai hấp dẫn nọ, những buổi dạy cách làm đẹp rất tân kỳ, những cuộc thi nhau làm tỷ phú, những cụ già hưu trí cũng vui chơi có thưởng như trẻ con (có cả nhà tu hành nữa)… rồi đến những tiệm karaoke sex trá hình, những vũ trường thuốc lắc… thì thấy dân mình không hề “mệt mỏi, thờ ơ, vô cảm”, mà đang háo hức, sôi động đến mức điên loạn, dơ dáng đến buồn nôn.

Vậy đây chỉ là xã hội bị liệt từng phần, liệt có chọn lọc, liệt có “định hướng” (xã hội chủ nghĩa?) hẳn hoi. Con người bị ru ngủ, nhưng chỉ ngủ từng phần, nhiều phần khác lại được đánh thức dậy, lồng lên.

Sự liệt thường được hiểu là dịu đi, xỉu đi… nhưng sự liệt này lại kèm theo một hội chứng hung hăng đầy rẫy bạo lực: chưa bao giờ người Việt lại xài vũ lực với nhau hăng như bây giờ. Hành hạ, tra tấn, chém giết nhau như cơm bữa. Những cuộc “đấu tranh không khoan nhượng, một mất một còn” này, những cuộc “phê bình bằng vũ khí” này lại không phải đấu tranh giai cấp như Mác-Lê mô tả, mà toàn là trận chiến trong gia đình, trong nhà mẫu giáo, giữa bạn bè, thày trò, giữa công an với dân…, trong hàng ngũ cách mạng với nhau cả. Cô giữ trẻ cấm trẻ khóc bằng cách bịt miệng cho đến… chết, công an bịt miệng bị cáo giữa toà án nghiêm trang, trò nện thày ngay trên bục giảng, cô giáo bắt học trò liếm ghế của mình, bà là mẹ liệt sĩ mà bị cháu đánh gãy xương nên cũng thành “liệt”… sĩ luôn, nhà trường giao học sinh cho công an dùng vũ lực dạy giúp, công an tống súng lục vào miệng học sinh để hỏi cung, công an tạt tai khách đi đường hoặc đánh cho lên bờ xuống ruộng chỉ vì quên không đội mũ hoặc đi ngược chiều…

Xã hội như con bệnh vừa liệt lại vừa khùng. Liệt chỗ này nhưng khùng chỗ khác. Báo chí lại cho nguyên nhân là vì ta coi nhẹ việc giáo dục đạo đức và lối sống? Nhầm! Cả một chiến dịch học và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh kéo dài nhiều năm, rộng khắp các trường học, công sở, thường xuyên tổ chức thi để tuyên truyền và sơ kết-tổng kết… mà bảo là coi nhẹ sao được?

Khốn nỗi một trăm bài học trong trường, trên giấy không bằng một bài học, một kết luận mà con người tự rút ra từ thực tiễn xã hội. Thực tiễn xã hội đang dạy người ta cả bài học chán chường và bài học bạo lực. Chán chường và khùng là hai mặt tương sinh của cùng một tình trạng bế tắc, bế tắc trong xã hội và trong tâm lý.

Nhiều năm trước đây, ta giỏi tuyên truyền nên ít phải dùng bạo lực. Nhưng nguỵ biện chỉ làm nhiễu Tư duy được một thời gian. Thuật nguỵ biện vẫn còn cần đến sự mê hoặc, khiến đối phương tưởng là đúng mà phải nghe theo, hoặc cũng biết là sai nhưng còn có thể núp dưới cái cớ “tưởng là đúng” chứ chưa phải đối diện trực tiếp với Nhân cách. Nhưng rồi thông tin phát triển, dân khôn ra, hiểu ra, nguỵ biện mất tác dụng, trận địa Tư duy phải chuyển sang trận địa Nhân cách: “Ừ thì điều này ai cũng biết là xấu, là sai rồi, nhưng không tranh luận nữa, nhân danh quyền lực tôi bắt anh phải theo, anh có theo không thì bảo”. Nếu anh ngoan ngoãn làm theo tức là đã chấp nhận từ bỏ sức mạnh Nhân cách. Anh mất Nhân cách rồi tôi sẽ có biện pháp tiếp theo. Cách leo thang của sự độc quyền ở mọi nơi đều như thế. Chiến dịch “diệt chim sẻ” của Mao Trạch Đông là một ví dụ điển hình.

3. Liệt-khùng thì dễ làm mồi cho xâm lược

Vừa rồi, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc ngang nhiên cho Quốc hội tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng là một ví dụ ngang ngược tương tự như quyết định “diệt chim sẻ” nhưng ở tầm quốc tế. Nếu phía Việt Nam không có phản kháng tương xứng thì cú thử này sẽ cho thấy nước Việt Nam đã bị khuất phục, đã mất sức mạnh Nhân cách trước nước Trung Quốc, và đấy là tiền đề cho những giải pháp áp đặt tiếp theo. Vì thế nếu còn muốn là “Người” Việt Nam thì phải có sự phản kháng tương xứng để khẳng định Nhân cách, tức khẳng định tư cách làm Người của mình, mà phải phải khẳng định điều đó trước mặt Trung Quốc và trước bàn dân thiên hạ thì mới có nghĩa!

Những cuộc biểu tình ôn hoà của thanh niên, sinh viên, trí thức, nghệ sĩ ngày 916-12-2007 tại Hà Nội và Sài Gòn phản đối hành vi xâm phạm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc là những phản kháng cần thiết tối thiểu để khẳng định Nhân cách Việt Nam. Cũng với ý nghĩa phản kháng tích cực như thế, hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới người ta bộc lộ thái độ tẩy chay Thế vận Bắc Kinh 2008 để phản đối sự đàn áp dã man của Trung Quốc tại Tây Tạng. Tiếc rằng sự đấu tranh để bảo vệ lãnh hải-lãnh thổ của Việt Nam không được sự ủng hộ của thế giới như thế, bởi chính người Việt Nam nhu nhược nên chưa gây được tiếng vang cần thiết.

Để bác bỏ sự phản kháng rất cần thiết ấy, những người nhu nhược lại dùng đến những nguỵ biện, ví dụ: tình hình không cần đến những phản kháng như thế, ta có cách lẳng lặng xử lý có hiệu quả hơn, đằng nào cũng không chống lại được thì biểu tình làm gì, phản kháng như thế e ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thế vận Hội là hoạt động văn hoá-thể thao tốt đẹp cần phải ủng hộ, vân vân… Vạch rõ tính nguỵ biện của những “luận điểm” này chẳng khó khăn gì, nhưng đã có những bài báo trên mạng viết rồi, nên chẳng cần viết ra đây. Đối với kẻ xâm phạm lãnh thổ của Tố quốc mà dân chúng chỉ được quyền “bảo vệ tình hữu nghị” chứ không được quyền phản kháng để bảo vệ lãnh thổ thì thế giới người ta khinh cho là phải!

Trong những người Việt được phân công rước đuốc Thế vận Bắc Kinh chỉ có luật sư Lê Minh Phiếuca sĩ Mỹ Tâm là dám bộc lộ thái độ phản ứng trước tình hình Tổ quốc bị xâm phạm bờ cõi. Tuy phản ứng ấy còn phải rụt rè, phải tự vệ, và còn bị phía hướng Tàu, phía Lê Chiêu Thống, khống chế đến cùng, nhưng trong một biển người chỉ biết phục tùng và chỉ rình tìm cơ hội để tiến thân thì một biểu hiện phản kháng nào đó cũng đáng quý rồi. Nếu giữ vững nghĩa cử yêu nước ấy, ca sĩ Mỹ Tâm có thể bị ảnh hưởng ít nhiều về sự sủng ái của các bề trên, nhưng đổi lại tiếng hát của chị sẽ được công chúng yêu mến hơn vì trong đó đã có hồn của thế hệ trẻ dám sống thẳng thắn vì đất nước. Hình ảnh ca sĩ của Mỹ Tâm trong lòng công chúng sẽ đẹp hơn nhiều, mong sao.

“Người bạn lớn” ngạo mạn đã từng “dạy Việt Nam một bài học”, nhưng khắp thế giới cũng đang dạy lại họ. (Nước lớn cũng phải được dạy, vì sự bình yên của thế giới! Quyền lực nào nếu không được chế ngự cũng sinh hư, cũng thành tai vạ.) Ta không dám tuyên bố dạy ai, nhưng ta quyết tự học, học lịch sử chống Bắc thuộc của cha ông mình! Học, và phải cố gắng làm theo, và làm tốt hơn nữa!

Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng, một thanh niên biểu tình bị một công an dùng vũ lực ngăn cản, anh thanh niên bèn hỏi: Anh không biết xấu hổ à? Câu hỏi thật chính xác, có lẽ viên công an nghĩ rằng ngăn cản người yêu nước cũng không phải điều đáng xấu hổ vì anh ta chỉ làm theo lệnh trên, nhưng câu hỏi này bắt viên công an phải trực tiếp đối diện với Nhân cách, là thứ mà mỗi người phải tự chu toàn, không cấp trên nào lo giúp Nhân cách cho anh ta được. Đã không dám phản kháng kẻ xâm lấn là tội “liệt”, đến lúc có người khác đứng lên phản kháng thì mình lại dùng bạo lực đánh đập, thế là tội “khùng”, vừa liệt vừa khùng thì chỉ làm mồi cho xâm lược, nhân cách thế mà không xấu hổ sao?

Nhân cách là tư cách làm Người nên nó rất linh hoạt để chống lại tất cả những gì phi Nhân tính. Tuỳ tình huống mà Nhân cách có ứng xử khác nhau. Với kẻ yếu, kẻ dưới, kẻ bị trị thì dám phản kháng điều sai của của kẻ lộng quyền là Nhân cách. Vợ biết kháng lại việc sai của chồng để khẳng định Nhân cách thì chồng không dám khinh (nếu hắn còn là người), con biết kháng lại ý sai của cha để tỏ rõ Nhân cách thì cha không dám coi thường, nước nhỏ dám phản kháng trước đe doạ để khẳng định Nhân cách của dân tộc thì nước lớnkhông dám khinh nhờn…

Con người sợ nhau ở cái Nhân cách. Trong quan hệ gia đình, bạn bè cho đến quan hệ quốc tế nhiều trường hợp hoà khí được giữ gìn chính bởi Nhân cách dám phản kháng chứ không phải sự chiều lòng, ưng thuận, khiếp nhược. Chính sự khiếp nhược là thủ phạm làm cho quan hệ xấu đi!

Nhân cách là bức tường lửa mà đối thủ không dễ gì đã dám vượt qua!

Người anh hùng lại càng biết dừng trước Nhân cách của người khác, bởi chỉ kẻ khùng, kẻ võ biền mất nhân tính mới dám xéo liều qua Nhân cách người khác. Nhân cách là tư cách làm người, xéo qua nó anh còn là người nữa không?

Đà Lạt ngày 20-4-2008

© 2008 talawas

—————————————

Nhân ngày tưởng niệm 30 Tháng Tư….

Hoàng Mai Ðạt
Nhân ngày tưởng niệm 30 Tháng Tư, mời quí độc giả đọc một bài dịch lồng trong một bài viết về câu chuyện một ký giả Mỹ từng gặp một trong những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vào đầu thập niên 1960. Bài này đã được đăng trong tuyển tập “Biên Tà Tà” của Hoàng Mai Ðạt.

Ông Charles Kuralt là một ký giả truyền hình nổi tiếng trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Người Mỹ kính trọng ông Charles Kuralt không vì ông có thể bám sát chuyện thời sự trên thế giới hoặc thông thạo các ngõ ngách quyền lực tại Hoa Thịnh Ðốn. Người Mỹ quí ông vì ông cho họ thấy đất nước này còn có những con người chất phác, giàu lòng bác ái và đầy tình người.

Những “con người” của ông Charles Kuralt (kể lại) thường có một đời sống hoặc thói quen kỳ quặc một cách đáng yêu, đáng mến. Họ không xuất hiện trong những bản tin mà người thành phố vẫn đọc trên báo vào mỗi buổi sáng hoặc xem trên đài truyền hình vào mỗi buổi chiều.

Họ có thể là một ông lão sống giữa rừng trong vùng biên giới Minnesota, từng chui vào bụng hươu, thoát hiểm qua một đêm băng giá; một giáo sĩ râu bạc trắng sống xa lánh trần gian trên một đỉnh núi tuyết tại Washington; những người sống bằng nghề rung lò so se tải để bắt trùng đất tại Florida; một nông dân da đen vừa làm ruộng, vừa đọc sách mỗi ngày, có một thư viện đa dạng hiếm hoi giữa một miền quê nghèo khó tại Arkansas; một bà cụ trên tám mươi tuổi đã bay trên ba mươi ngàn giờ, có thể là phụ nữ bay nhiều nhất thế giới; một người cắm ngược nhiều chiếc Cadillac giữa một cánh đồng “văn hóa xe” tại miền Tây Texas; hoặc một ông lão có thú vui thả diều cho trẻ em ở Indiana giữa đất nước Hoa Kỳ rộng lớn.
Trong hơn ba mươi năm phiêu bạt đó đây trên khắp thế giới, ông Charles Kuralt tìm ra hàng trăm nhân vật ly kỳ, đáng xem và đáng mến, mang họ đến với khán giả truyền hình. Từ một chàng thanh niên có biệt tài văn chương, làm việc cho một tờ báo địa phương, ông Charles Kuralt được mời đến đài CBS tại New York đúng lúc ngành thông tin truyền hình đang bắt đầu trưởng thành vào cuối thập niên 1950.
Trong mấy năm đầu ông săn tin, viết tin, đọc tin trên đài truyền hình. Biến cố thời sự nào ông cũng am tường hoặc có tham dự. Tuy thế, viết tin và đọc tin mỗi ngày không là nỗi ao ước lớn nhất đời ông. Ðến một ngày kia ông mới có cơ hội thực hiện điều mà ông đã thèm khát từ lâu. Ðó là lái một chiếc xe và tự “thất lạc” trên một đất nước bao la, vô tận như niềm vui giang hồ của ông. Trong hai thập niên “thất lạc” ông đã lăn bánh hơn một triệu dặm khắp nước Mỹ, và khi nghe ông kể lại trên đài truyền hình vào mỗi sáng sớm Chủ Nhật, người ta hiểu rằng ông đã yêu thương từng dặm đường lang thang ấy biết bao.

Theo lời tâm sự trong loạt chương trình “On The Road” và được in thành sách sau này, ông nếm mùi giang hồ ngay từ ngày 9 Tháng Chín năm 1934, ngày chào đời của cậu bé Charles Kuralt. Hôm ấy một người đàn ông thường giúp đỡ kẻ nghèo khốn đã lái một chiếc xe Chevrolet đưa một cô giáo sắp sanh đến bệnh viện. Chiếc xe phóng qua mấy thị trấn tại miền quê North Carolina trong hơn một giờ đồng hồ. Ông Charles Kuralt tự hào rằng ngay từ lúc lọt lòng mẹ ông đã du lịch trên năm mươi dặm trong chiếc Chevrolet của cha. Từ đó ông “nghiện” du lịch, không ngừng phiêu lưu cho đến ngày ông qua đời vào năm 1997.

Ngoài thời gian tìm tòi trên đất Mỹ, ông du lịch khắp thế giới, từ Bắc Cực đến Congo, từ Cuba đến Liên Bang Xô Viết.
Thế rồi hơn bốn mươi năm trước đây, ông ghé Việt Nam và gặp Trung Úy Sơn, một người lính Việt Nam Cộng Hòa mà ông đã kể lại trong một chương sách mang tựa đề “Lieutenant Son”.

Chương này nằm trong cuốn A Life On The Road được soạn viết trong thập niên 1980. Nhân dịp ngày 30 Tháng Tư mấy năm trước, tôi quyết định chuyển ngữ “Trung Úy Sơn” để chia sẻ với bạn về những gì mà ông Charles Kuralt viết về một người lính Việt Nam Cộng Hòa. Từ ngày đọc “Trung Úy Sơn” lần đầu, mỗi 30 Tháng Tư tôi vẫn thường tìm lại bài này. Sau khi đọc “Trung Úy Sơn” bạn sẽ hiểu tại sao.
* * *
“Trung Úy Sơn”

Vào Mùa Xuân năm đó ông Les Midgley nói một câu làm cho tôi suýt bị thiệt mạng trong vòng một gang tay. Ông ấy nói, “Việt Nam.”
Lúc đó là Tháng Tư năm 1961. Sổ tay cho chuyến đi Việt Nam của tôi chỉ ghi nhận vỏn vẹn có một câu: “Khoảng 500 cố vấn quân sự đang có mặt tại đây.” Khi ấy chưa có một cơ quan truyền thông Hoa Kỳ nào cho rằng cuộc chiến Việt Nam có đủ tầm mức quan trọng để cho họ mở văn phòng thường trực tại quốc gia này. Sự viếng thăm của một nhóm truyền hình Mỹ quả là bất thường, đến nỗi khi anh thâu hình Fred Dieterich từ Los Angeles và tôi đặt chân đến phi trường Sài Gòn thì chính quyền Việt Nam Cộng Hòa gửi ngay một anh tài xế lái xe Citroen đến đón và đưa chúng tôi vào thành phố, giúp cho hai người khách lạ được thoải mái. Chính quyền cũng dàn xếp cho tôi được phỏng vấn Tổng Thống Ngô Ðình Diệm vào buổi sáng hôm sau.
Ông Diệm được bầu lên chức tổng thống và rồi trở thành một nhà lãnh đạo chuyên quyền. Dưới chiêu bài phải chiến thắng cộng sản miền Bắc, ông ra lệnh bắt giữ đông đảo người đối lập, kiểm duyệt quyền tự do báo chí. Quân đội của ông đương đầu với một cuộc chiến tàn bạo trong rừng sâu và trên những cánh đồng. Họ dần dần mỏi mệt. Trong cuộc phỏng vấn, ông Diệm nói về hoàn cảnh đất nước của ông bằng những lời rất thẳng thắn. Ông không dùng những chữ nghĩa tối mù ngoại giao mà tôi đã chờ đợi. Ông trình bày rất rõ ràng về vấn đề Việt Nam cần viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.
Ông nói với tôi rằng khi đất nước Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954, khoảng 900,000 người miền Bắc đã di cư vào miền Nam. Ông cho biết hầu hết những người di cư là những người chống cộng sản. Tuy thế, trong số này cũng có chừng 10,000 người Việt Cộng được huấn luyện và trà trộn trong khối dân miền Nam. Những người này chờ và thi hành mệnh lệnh khủng bố người miền Nam.
Ông Diệm nói như sau, “Những người cộng sản nằm vùng đã giết chết xã trưởng, giết luôn các phụ tá và rồi nắm quyền kiểm soát toàn xã. Ðó là chiến thuật của người cộng sản. Giờ đây Việt Cộng hoạt động tại miền Nam còn nhận được sự trợ lực trực tiếp từ các cán bộ tại Hà Nội. Ðây là một cuộc xâm lăng rất kín đáo, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Sô. Ðể chống lại sự xâm lăng này, chính quyền của chúng tôi rất cần viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ.”
Tôi gợi ý rằng Việt Nam là cựu thuộc địa của người Pháp, và như thế may ra miền Nam Việt Nam có thể nhận được một phần nào sự trợ giúp của Pháp.
Ông Diệm trả lời thẳng thừng, “Người Pháp không có ý chí. Chỉ có quốc gia của quí vị mới có ý chí bảo vệ tự do trên thế giới. Nếu Hoa Kỳ cũng đánh mất ý chí này thì Việt Nam sẽ không có tự do.”
Ngày hôm ấy ông Ngô Ðình Diệm đã cho tôi một bài học lịch sử rất hay. Bài học đó cũng là lời tiên tri hay không kém. [ám chỉ đến thái độ của Mỹ, kể từ tháng 1 năm 1973, đã bắt đầu bỏ rơi không viện trợ cho miền nam Việt nam. Kết quả, quân đội VNCH đã không còn vũ khí và đạn dược, và đã bị quân đội miền Bắc (trong khi ấy vẫn tiếp tục nhận viện trợ tiền bạc và vũ khí từ Trung Quốc, Liên xô, Tiệp khắc..) xâm chiếm năm 1975 , lời của người post bài nầy].

Dưới mắt tôi Sài Gòn là thành phố hấp dẫn nhất trong các thành phố. Cuộc chiến ở miền thôn quê chưa ảnh hưởng đến thủ đô. Tất cả những người mà tôi được gặp, kể cả giáo viên, ký giả, tiếp viên nhà hàng cho đến tài xế taxi, đều thân thiện và rất ý tứ. Tôi cho rằng phụ nữ ở đây xinh đẹp trong những tà áo dài lướt trôi giữa những dòng xe ngoài phố. Sài Gòn có thời tiết mùa xuân rất đáng yêu với những quán cà phê bên đường thật thú vị. Tôi đi bộ dưới bóng cây râm mát trên các đại lộ vào ban ngày, nằm trên giường bên dưới một quạt trần lười biếng trong khách sạn Majestic cũ, lắng nghe tiếng tàu thuyền di chuyển trên sông vào ban đêm. Tương tự như đám ký giả ngoại quốc kéo đến đây trong những năm sau này, tôi đã yêu mến Sài Gòn. Thành phố rất xứng đáng được bảo vệ. Tôi nghĩ nếu một mai thành phố đầy ánh nắng và quyến rũ ấy bị cộng sản xâm chiếm, để rồi trở thành một nơi xám ngoét, đầy kỷ luật nghiêm ngặt, thì thật không còn một chút hy vọng nào cho nền văn minh của nhân loại.
Mỗi ngày tôi vẫn ghé đến văn phòng thông tin của chính phủ, để quấy rầy một viên chức và xin phép được tháp tùng theo một cuộc hành quân ra miền thôn quê. Ban đầu viên chức nói, “Nguy hiểm lắm;” sau ông nói, “Có thể;” đến khi biết tôi sẽ không đi cho khuất mắt ông, một ngày kia ông ta mới nói, “Ngày mai. Trung Úy Sơn sẽ đến đón ông tại khách sạn. Hãy chuẩn bị để đi xa nhiều ngày.”
Ngày hôm sau anh Fred đặt hết dụng cụ vào đằng sau một chiếc Jeep của quân đội, leo vào ghế sau trong khi tôi ngồi ở ghế trước với Trung Úy Sơn. Ông Sơn là một sĩ quan Biệt Ðộng Quân trẻ tuổi, gọn ghẽ, từng được huấn luyện mấy tháng tại Hoa Kỳ. Tiếng Pháp rất kém của tôi và tiếng Anh cũng rất kém của ông Sơn cũng đủ cho chúng tôi nói chuyện trong lúc xe chạy ra ngoại ô về phía Bắc Sài Gòn.
Tuy còn trẻ tuổi, Trung Úy Sơn lại là người có rất nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh. Ông kể cho tôi nghe rằng ông xuất thân từ một gia đình ái quốc. Ông và hai người anh đã gia nhập lực lượng Việt Minh trong cuộc chiến chống Pháp. Ông là một trong những thiếu niên vác đạn trong những ngày cuối cùng của trận đánh Ðiện Biên Phủ năm 1954. “Thế nhưng chúng tôi muốn có một đất nước tự do,” Trung Úy Sơn nói thêm. “Gia đình tôi không đánh Pháp để rồi bị cai trị bởi Hồ Chí Minh.” Ông nhún vai và cười, “Thành thử bây giờ chúng tôi vẫn tiếp tục tranh đấu. Ông sẽ thấy có rất nhiều người như chúng tôi trong lực lượng Biệt Ðộng Quân.”
Chúng tôi ngủ đêm trong một kho hàng bỏ phế tại thị trấn Bến Cát, cùng với Trung Úy Sơn và nhóm của ông, Ðại Ðội 150 Biệt Ðộng Quân. Ông Sơn giới thiệu hai đứa tôi với những người lính trong trung đội của ông. Chúng tôi trịnh trọng bắt tay từng quân nhân, nghe ông Sơn đọc một bài diễn văn ngắn với những người lính. Sau đó ông cười toe với chúng tôi, “Tôi nói với họ hãy chăm sóc quí vị vào ngày mai.”
Khi bóng đêm phủ xuống, ông Sơn mang thức ăn, cơm và thịt trong một thứ nước sệt nặng mùi (thịt kho, lời người dịch). Tôi hỏi, “Món gì đây?” Ông Sơn trả lời, “Tôi không biết phải nói sao với ông. Thôi ông cứ ăn và đừng hỏi nữa.” Ông ta cười lớn. Ông mang cho tôi và anh Fred hai chiếc giường, trong khi chính ông cùng những người lính đã trải chiếu nằm dưới đất. Tôi nói, “Tôi không thích được ưu đãi như thế này. Chúng tôi đã chuẩn bị để sống y hệt như các bạn.” Ông Sơn đưa một tay lên và nói, “Các bạn là quí khách của chúng tôi.”
Các sĩ quan tụ tập trong một góc phòng, nghiên cứu bản đồ bên dưới một bóng đèn điện treo lòng thòng từ trên trần nhà. Vào sáng hôm sau ba trung đội Biệt Ðộng Quân được lệnh di chuyển xuống phía Nam, tiến vào một dải đất nằm giữa sông Sài Gòn và một con kinh. Cuộc hành quân là nhằm bao vây một lực lượng Việt Cộng mà những người lính Biệt Ðộng Quân cho rằng rất nhỏ. Nhóm Việt Cộng hoạt động trong một khu vực được gọi là An Ðiền. Trung đội của ông Sơn là hàng lính tiến vào giữa trọng tâm của khu vực. Trung Úy Sơn tỏ vẻ ái ngại khi nói với chúng tôi, “Chúng ta không đi bằng đường đất. Tôi xin lỗi. Hai bạn sẽ bị dính bùn vào giày.”
Chúng tôi leo lên những chiếc xe vận tải của nhà binh trước khi mặt trời mọc. Sau một đoạn đường rất ngắn, đoàn xe dừng lại bên cạnh một bìa rừng. Trong bóng tối, những người lính đã yên lặng đội nón sắt, cầm thẳng súng, đeo những băng đạn vào thắt lưng. Ở đâu đó từ đằng sau lưng, tiếng đạn đại bác 155 li bắn qua đầu chúng tôi, nhắm vào khu rừng trước mặt. Chúng tôi đi bộ vào trong rừng, tiến tới từng bước một – tiến tới gì? Tôi không biết. Tiến tới cái gì đó nằm ở trong rừng.
Khi trời ửng sáng, thỉnh thoảng tôi có thể thấy chúng tôi đi ngang qua những khóm nhà hoang phế ở trong rừng. “Không có ai ở nhà,” ông Sơn nói. “(Dân) Sợ chúng tôi, sợ đối phương. (Họ) Luôn luôn chạy trốn.”
Tiếng đạn đại bác ngưng một thời gian. Buổi sáng trở nên yên lặng, ngoại trừ tiếng động của khoảng ba mươi đôi giày lính di chuyển trên mặt đất. Chúng tôi ra khỏi khu rừng, trèo qua một hàng rào kẽm gai và lội một dặm qua những đồng lúa. Anh Freddy và tôi đi vài bước trước mặt người dẫn đầu hàng lính. Chúng tôi thâu hình đội lính tiến về phía trước. Buổi trưa đang trở nên nóng hơn. Tôi nghĩ rằng chắc không có gì xảy ra. Thôi thì ít nhất chúng tôi cũng thâu được hình ảnh những người lính hành quân qua những cánh đồng.
Ðúng lúc chúng tôi đến một con đê cao hơn mặt ruộng, một tràng tiếng đạn bỗng nổ vang từ hàng cây nằm bên kia con suối, cách chúng tôi khoảng nửa dặm. Tiếng súng nổ mỗi lúc một lớn hơn, gia tăng âm độ và cường độ cho đến khi tất cả tiếng đạn trở thành một tiếng nổ lớn liên tục. Chúng tôi có thể thấy bóng người chạy thấp thoáng ở hàng cây và nghe tiếng kêu la của họ.
Trung Úy Sơn hét lệnh cho những người lính của ông. “Phục kích!”, ông nói cho tôi biết. “Trung đội bên kia đã rơi bẫy. Họ đang cần chúng tôi ngay bây giờ.” Nói xong ông rút một khẩu súng lục 45, đưa súng lên cao và vẫy qua đầu, chỉ huy trung đội của ông tiến vào trận đánh. Các quân nhân chạy theo ông. Họ lội qua suối phóng về phía hàng cây đang có giao tranh. Anh Fred và tôi cầm máy chạy theo họ. Chúng tôi làm tất cả những gì có thể làm được, để vừa thâu hình các quân nhân chạy tới trước, vừa thâu âm thanh của cuộc đụng độ mà không bị họ bỏ rơi quá xa.
Ðến khi chúng tôi chạy tới hàng cây thì tiếng súng giảm xuống. Thỉnh thoảng có tiếng nổ hàng loạt lẻ loi từ trong rừng sâu. Tôi thấy những tử thi nằm rải rác khắp nơi ven bìa rừng. Hầu hết tử thi là những người lính Biệt Ðộng Quân, ngoại trừ hai xác Việt Cộng trong bộ áo bà ba đen rộng. Một trong hai du kích Việt Cộng nằm bên cạnh một khẩu súng trường Browning nặng nề. Người còn lại chỉ có một thanh mã tấu.
Trung Úy Sơn ra lệnh cho trung đội của ông dừng lại bên hàng cây. Theo lệnh của ông mỗi người lính lấy ra một chiếc khăn trắng và buộc vào cánh tay trái. Ông cũng trao khăn trắng cho chúng tôi. “Ðể chúng ta không bắn lầm nhau,” ông giải thích. “Chúng ta sẽ tiến rất chậm. Hai bạn hãy đi sát bên tôi.”
Các quân nhân dàn rộng dọc theo hàng cây. Nghe lệnh của Trung Úy Sơn, mọi người cùng tiến vào rừng. Chúng tôi đi dò từng bước được năm mươi thước, rồi một trăm thước, mỗi người lính cẩn thận nghe ngóng động tĩnh ở phía trước. Chúng tôi gặp thêm những xác chết. Chúng tôi đi ngang qua một Biệt Ðộng Quân đã bị thương và đang tìm cách ngăn chặn máu chảy từ vết thương trên ngực của một đồng đội. Trung Úy Sơn ngừng lại vài giây để nói chuyện với quân nhân bị thương. Sau đó ông tiếp tục chỉ huy chúng tôi tiến tới rất chậm trong sự im lặng. Anh Fred nói thì thầm với tôi, “Kinh rợn như địa ngục.”
Cuối cùng chúng tôi đến một con đường đất dẫn ra một bãi đất trống nằm giữa rừng. Trong bãi đất này có một ngôi chùa bỏ hoang và một căn nhà không còn mái che. Trung Úy Sơn ra hiệu cho bốn quân nhân lục soát bên trong ngôi chùa và căn nhà. Họ dùng báng súng đập tung cửa chùa và tiến vào bên trong. Trống trơn. Họ cẩn thận bao vây căn nhà trước khi xông vào. Trống trơn. Nhóm truy lùng trở lại với chúng tôi ở giữa bãi đất trống. Chúng tôi đứng thành một vòng tròn, mỗi người dóng mắt về hướng rừng cây im lặng bao quanh. Và rồi địa ngục bung mở tán loạn.
Khu rừng chung quanh chúng tôi bỗng nổ tung. Tiếng đạn kêu lạch cạch liên hồi, bao vây chúng tôi trong âm thanh rền vang điếc ngộp đất trời. Sau một hoặc hai giây tôi mới nhận ra tất cả những tiếng nổ chỉ cách chúng tôi có mấy thước, và những họng súng đều nhắm vào chúng tôi. Tôi nhìn quanh tìm chỗ ẩn. Không có một nơi nào ngoại trừ một khoảng đất trũng không sâu nằm giữa bãi trống. Fred và tôi cùng nhảy vào khoảng trũng này.
Chúng tôi có thể thấy những bóng người đằng sau thân cây đang nhắm mũi súng bắn về phía chúng tôi. Thật khó có thể tin được trong lúc nguy hiểm như thế này mà Fred vẫn làm phận sự của một chuyên viên thâu hình. Anh đổi ống kính, dùng ống dài hơn. Sau đó anh chống cùi chỏ trên mặt đất, chĩa máy bắn ngược về phía đối phương.” Ðừng quay nữa!” tôi la lớn. “Cúi đầu thấp xuống!”
Anh Fred Dieterich vẫn nói rất bình tĩnh, “Charlie à, tôi nghĩ đây là đúng lúc rồi. Thâu hình cho họ biết chuyện gì đã xảy ra cho chúng ta.”
“Kệ mẹ chuyện thâu hình!” tôi vẫn hét lên. “Ðây không phải lúc! Cúi đầu xuống đi!”
Chúng tôi tìm cách giải cứu trung đội đầu tiên thoát ra khỏi một vòng vây phục kích, và rồi giờ đây chính chúng tôi cũng bước vào một bẫy phục kích. Tuy đang cúi sát đầu xuống mặt đất, tôi vẫn có thể nhìn quanh, nhận thấy chúng tôi đang gặp khó khăn kinh hoàng. Nhiều người lính Biệt Ðộng Quân bị trúng đạn trong đợt nổ súng đầu tiên. Họ nằm chung quanh chúng tôi trong bãi đất trống, chết hoặc bị thương. Tuy thế, những người lính còn đứng vững đã phản công với sự can đảm tột cùng. Một quân nhân cầm một khẩu súng nổ không ngừng ở trong tay, chạy thẳng vào đối phương ẩn núp ở trong rừng. Anh chạy cho đến khi bị kẻ địch bắn gục bên ngoài bìa rừng. Anh té xuống đất mà ngón tay vẫn còn bóp chặt vào cò súng. Từ nòng súng của anh hàng loạt phát đạn bắn lên không trung.
Những quân nhân khác đã giữ vòng phòng phủ, chống trả mãnh liệt với những phát súng bắn vào rừng. Trung Úy Sơn bị trúng đạn ở một cánh tay, thế nhưng ông vẫn chiến đấu như thường. Ông quì bên cạnh một quân nhân giữ máy truyền tin. Ông quay tay cầm của máy truyền tin chạy bằng máy phát điện từ trường, với hy vọng liên lạc với bộ chỉ huy sư đoàn và xin tiếp viện. Anh Fred và tôi bò lại gần vài thước, để thâu hình ảnh ông Sơn liên lạc với bộ chỉ huy. Những viên đạn bắn tung mặt đất chung quanh chúng tôi. Ông Sơn không quan tâm đến những phát đạn, vẫn tiếp tục quay máy nhiều vòng. Sự cố gắng của ông cũng vô ích. Không có ai trả lời. Chúng tôi ở bên ngoài vòng phát tuyến.
Ðến lúc đó người lính truyền tin bỗng có một hành động rất can đảm mà tôi phải sửng sốt, chưa từng thấy trong đời. Người lính này trẻ tuổi, có lẽ không tới mười bảy hoặc mười tám. Không nói một lời nào, anh thò tay vào trong túi đeo, lấy ra một cuộn dây kim loại. Anh quấn một đầu dây vào ăng-ten của máy truyền tin. Sau đó người lính trẻ tuổi nhanh chân chạy đến một cây cao, vừa chạy anh vừa thả cuộn dây. Ðến gốc cây anh ngậm đầu dây còn lại ở trong miệng và leo thăn thoắt lên thân cây, bất kể những viên đạn đang bay vụt ở chung quanh. Anh buộc đầu dây vào một nhánh cây cao, tuột xuống mau chóng, chạy trở về máy truyền tin mà không hề bị sây sướt một chút nào. Anh vội vàng quay máy nhiều vòng. Trung Úy Sơn nằm bên cạnh máy truyền tin, nói vào đầu vi âm và liên lạc được với bộ chỉ huy. Ông đọc tọa độ của đơn vị trên một bản đồ, trao đầu máy cho người lính truyền tin. Quay sang anh Fred và tôi, ông Sơn nói, “Nằm sát xuống. Không sao. Họ sẽ gửi lính nhảy dù.”
Tiếng súng giảm dần. Tôi không còn thấy Việt Cộng trong rừng cây mặc dù thỉnh thoảng tôi vẫn nghe có tiếng súng bắn qua lại ở đâu đó. Hai quân nhân đến băng bó cánh tay của ông Sơn, rồi cả ba người ôm túi thuốc, bò đến những người lính bị thương nằm ở chung quanh. Họ lôi được nhiều thương binh vào bên trong bức tường của ngôi chùa, nơi mà hầu hết những người lính rơi vào một cơn chấn động thần kinh tột độ, tắt thở trong lúc chờ đợi đội nhảy dù tiếp viện như lời hứa hẹn.
Lúc bấy giờ ông Sơn đứng dậy, đi lại trong khu đất trống. Ông nói những lời khích lệ dành cho các quân nhân còn sống. Ông đến quì bên cạnh Fred và tôi. “Chúng tôi gần hết đạn,” ông nói. “Tôi muốn ông biết điều này. Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ bị tấn công thêm nữa đâu. Tuy thế, trong trường hợp chúng ta bị…”.
Ngay lúc ấy, một phát đạn vừa bay ra từ trong rừng. Viên đạn bắn trúng đằng sau nón sắt của ông Sơn, bay xuyên qua vành phía trước. Ông lao tới phía tôi và té xuống đất.
Ban đầu vết thương trông có vẻ rất nhỏ. Tôi ôm đầu ông vào ngực tôi. Tôi lượm một mớ lá cây nằm dưới đất và tìm cách nhét vào vết thương, với hy vọng máu sẽ ngưng chảy. Tôi còn nhớ viên đạn bắn chết ông Sơn cũng là viên đạn cuối cùng trong trận đánh ngày hôm ấy.
Lính nhảy dù có đến trong những chiếc xe nhà binh. Ðám du kích Việt Cộng biến mất trong rừng, mang theo những đồng đội tử trận hoặc bị thương. Chúng tôi đi bộ vài dặm xuống một con đường và tập họp tại một ngôi trường làng. Trên sàn nhà tôi lượm được một tờ bích chương mà sau đó tôi có nhờ người khác chuyển ngữ. Tờ bích chương viết: “Không cho cộng sản gạo. Không cho cộng sản tin. Không cho cộng sản vào nhà.” Tờ bích chương nằm trên sàn nhà vì những người cộng sản đã phá hoại ngôi trường một đêm trước đó.
Một viên đại tá chỉ huy trưởng Biệt Ðộng Quân đến trường học trong một chiếc xe jeep. Ông cho Ðại Ðội 150 xếp hàng và nói với họ, “Các anh là những người lính chiến đấu rất anh dũng. Các anh ngăn chặn một lực lượng quân thù đông gấp năm lần. Ðừng nghĩ đến những người đã chết. Các anh chiến đấu cho một mục tiêu cao cả và các anh sẽ chiến thắng.”
Thế nhưng mười chín quân nhân trong đại đội đã không có mặt để nghe đại tá nói. Họ tử trận trong ngày hôm ấy. Trong số những quân nhân này có hai sĩ quan, Trung Úy Sơn và vị đại đội trưởng. Tôi thấy có ít nhất mười một người bị thương; có thể còn có những thương binh khác mà tôi không biết.
Viên đại tá chỉ định một chiếc xe lính đưa Fred và tôi về Sài Gòn. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau chúng tôi trở về trong sự an toàn của một thành phố dịu dàng. Chúng tôi đi rộn ràng giữa những đại lộ thênh thang. Ðó đây có những người đạp xe qua lại. Những quán cà phê bên vỉa hè vẫn đông người. Chúng tôi đến trước cửa khách sạn Majestic trước khi trời tối và băng qua phòng tiếp khách để đến cửa thang máy, mang theo những dụng cụ lỉnh kỉnh ở trên tay. Người ta đã quay đầu nhìn vì chúng tôi quá dơ bẩn, không có vẻ phù hợp với khung cảnh của một khách sạn sang trọng. Áo của tôi đã thấm đầy máu của Trung Úy Sơn.
Kể từ ngày đó tôi không bao giờ quên được Trung Úy Sơn. Trong suốt những năm tháng của cuộc chiến Việt Nam, tôi vẫn nhớ đến ông ấy. Tôi trở lại Việt Nam nhiều lần, tham dự những cuộc hành quân khác ở miền quê – đến những lần sau này với quân đội Hoa Kỳ – và còn chứng kiến những con người tốt lành bị bắn chết trong những bãi đất trống bên cạnh rừng già. Trong lúc cuộc chiến vẫn kéo dài như không có một kết cục và số thương vong Mỹ mỗi lúc một cao hơn, tại Hoa Kỳ người ta có một phong trào cho rằng những thanh niên Mỹ bị thiệt mạng một cách vô nghĩa. Tất cả những bạn đồng nghiệp của tôi đồng ý với nhau rằng đó là một cuộc chiến vô đạo đức, trong đó đế quốc Mỹ chống lại ước nguyện của “nhân dân Việt Nam.”
Tôi không bao giờ nghĩ như vậy. Những người Việt Nam mà tôi được gặp đều không muốn có chiến tranh. Họ muốn được sống yên trong hòa bình. Thế nhưng người ta không cho họ được yên thân. Họ bị xâm lăng bởi một đạo quân từ miền Bắc xuống miền Nam theo lệnh của một chính quyền mà họ thù hận. Tôi nhớ đến ông Sơn, một người ao ước được thấy một Việt Nam tự do đến nỗi ông sẵn sàng chiến đấu cho lý tưởng này, mặc dù tuổi tranh đấu của ông đã qua lâu rồi. Tôi nghĩ đến những người lính trong Ðại Ðội 150, người cầm súng xông thẳng vào rừng, người leo lên cây với dây ăng-ten truyền tin ngậm chặt trong răng. Tôi đã nghĩ, và tôi vẫn nghĩ rằng công lý và đức hạnh luôn sống với những người can đảm ấy. Tôi thù ghét mỗi khi trở lại Việt Nam sau này và nghe những người lính như thế bị gọi là “gooks” bởi chính các quân nhân cùng xứ của tôi.
Những người lính đã sống qua cuộc chiến – trong đó không có là bao quân nhân Biệt Ðộng Quân – giờ đây (sau ngày 30 4-1975 ) phải vào những trại “học tập cải tạo.” (trại tù). Sài Gòn xinh đẹp, thư thả năm xưa nay trở thành thành phố Hồ Chí Minh.
Vết thương của cuộc chiến Việt Nam đang lành lặn tại Hoa Kỳ. Ở Mỹ, hầu hết mọi người không còn nhớ rõ lắm về cuộc chiến hoặc không còn ghi nhận những mơ ước của “nhân dân Việt Nam.”
Trong những dịp về Hoa Thịnh Ðốn, thỉnh thoảng tôi vẫn đến Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến Việt Nam. Trên bức tường đen có khắc tên của một số quân nhân mà tôi từng quen biết. Tôi nghĩ đến họ. Lẽ đương nhiên bức tường đen không có tên của ông Sơn, tuy thế tôi cũng nghĩ đến ông. Tôi chỉ biết ông có một ngày.Tôi đã quên không hỏi để biết đầy đủ tên họ của ông.
Tôi được đọc “Trung Úy Sơn” trong một ngày bị bệnh. Cơn sốt nóng từ ban đêm khiến cho tôi khó ngủ vào ban ngày. Giữa những cơn chóng mặt lúc đứng dậy và nằm uể oải không thể chìm vào giấc ngủ, tôi lật cuốn sách đã mua từ lâu mà chưa có dịp được xem. Ðến khi nhẩm đọc hết hàng chữ cuối cùng của “Trung Úy Sơn” tôi ứa nước mắt. Tôi xúc động vì đã được nhìn thấy một phần nào quá khứ tối tăm của tôi. Phần quá khứ ấy có liên hệ đến cha tôi.
Ông tử trận vài năm sau Trung Úy Sơn tại một nơi nào đó ở Tuy Hòa, miền Trung Việt Nam. Tôi còn nhớ ngồi bên cạnh mẹ trong một chiếc xe nhà binh. Bà quàng khăn tăng, ôm em tôi trong lòng, gục khóc bên quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi không nhớ mình có khóc cha trên chuyến xe từ Tuy Hòa về Nha Trang.
Cha tôi biến mất trong cuộc đời từ khi tôi được năm tuổi. Không chỉ biến mất theo nghĩa thể xác, ông cũng không còn trong trí nhớ. Trong nhiều năm tôi cho rằng ông cố tình rời xa mẹ tôi, cố ý bỏ rơi hai anh em tôi trong một xóm nghèo. Ðời sống thiếu thốn đã khiến cho tôi có lúc căm giận, tìm những lý do để gạt hẳn ông ra ngoài hơi thở mỗi ngày. Ngoài bức hình để trên một bàn thờ rất ít khi được thắp nhang, chúng tôi chỉ nghĩ đến cha vào mỗi dịp viếng mộ đầu năm. Tôi không nhớ cha đã đành, mẹ tôi cũng hiếm khi nhắc đến ông. Tôi nghĩ quãng đời thiếu vắng một tấm chồng ở tuổi thanh xuân đã để lại trong mẹ tôi một quá khứ đớn đau mà bà sẵn sàng từ bỏ một khi rời khỏi Việt Nam. Rủi ro cũng tẩy đi gần hết những dấu vết của cha. Rơi rớt dọc theo con đường lánh nạn là mấy bức hình đen trắng, vài lá thư mỏng lòe mực của cha tôi. Ngay cả tờ giấy khai tử cũng biến mất, xóa luôn ngày tháng tử trận của một người lính gần như vô danh.
Cũng may tôi còn ôm được một tấm hình của cha. Tuy sóng biển trên hành trình từ Sài Gòn qua đảo Guam đến đất Mỹ trong biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 đã ăn hết phân nửa bức hình, cha tôi cũng cố gắng để lại một đôi mắt buồn, đôi mắt nhìn xuống của một thanh niên mới trên tuổi đôi mươi. Có lẽ vì đôi mắt tủi buồn đó mà sau hơn hai mươi năm đẩy ông ra khỏi cuộc sống, một ngày kia tôi bỗng quay lại tìm cha trong quãng quá khứ bị phai mờ. Tìm lại ông quá khó. Ông không có bạn bè, không người thân, không đồng đội còn sống và cũng không quá khứ ngoài vài mẩu chuyện mà mẹ tôi thường kể. Mỗi lần mẹ kể câu chuyện lại khác đi, như những đám mây tan bay trong một buổi chiều sắp tắt nắng. Ngày cha tôi mất cũng vậy, bà chỉ nhớ mang máng là một ngày rằm, có lẽ rằm Phật Ðản của năm 1965. Tôi không biết ông chết như thế nào? Ở đâu, giữa một cánh đồng, trên núi hay trong rừng? Ông có đau đớn không? Ông bị bắn hay đạp trúng mìn? Ai bắn ông? Xác ông có còn nguyên vẹn? Ông có thoáng nghĩ đến anh em tôi trước khi nhắm mắt? Có ai ôm lấy ông trong lúc ông trút hơi thở cuối cùng? Có phải ông đã chết một mình?
Có lẽ suốt đời tôi lúc nào cũng có một khoảng trống trong quá khứ ấy, những câu hỏi không bao giờ có câu trả lời. Ðó là lý do khiến tôi ứa nước mắt sau khi đọc xong “Trung Úy Sơn.” Trong cái chết của Trung Úy Sơn tôi chợt nghe tiếng đạn bắn trúng cha tôi, bắn trúng những người lính một buổi sáng thầm lặng bước vào rừng và một buổi chiều trở về bên dưới tấm khăn phủ tối om. Những người lính không còn ai nhớ đến, không có đài liệt sĩ cũng không một bức tường đen, và cũng không chắc còn được một tấm bia trên phần mộ ở quê nhà.

Tưởng niệm 30 Tháng Tư
Hoàng Mai Ðạt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=77530&z=17

————————–

Trung Quốc vào đến Sài Gòn rồi, Hà nội biểu tình
Ha ha thật là chua chát. Quan Thái thú Việt Nam và đảng ta ra lệnh cho công an nhân dân Việt Nam đàn áp dân chúng VN để làm vui lòng các con dân của Đại Hán đang viếng thăm Sài Gòn.
Trong khi các con dân Đại Hán nghênh ngang vui vẻ đi trên đường phố Sài gòn phất cờ Trung Quốc, hoặc được ngồi trên khán đài và được công an nhân dân VN bảo vệ, thì người VN bị đuổi ra khỏi khu vực rước đuốc ở quận 1; chỉ có một số rất ít có mặt gần khu vực rước đuốc. “Người VN đến xem rước đuốc, có cell phone trong tay mà cũng không dám gọi, vì đưa cell phone lên là bị công an nhân dân Việt nam (mặt sắc phục và mặc đồ dân sự đứng lẫn trong đám đông) nhìn bằng ánh mắt nghi ngờ là đang tường thuật thông báo tin tức…cho tụi “Việt Nam phản động”
Ôi thôi! Quan Thái Thú VN và đảng ta phục vụ con dân Đại Hán như thế thì thảo nào mà (Trung Quốc không chiếm) Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc bộ, thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, thềm Lục địa và lãnh hải phía Đông của VN chạy dọc theo bờ biển VN từ Bắc xuống Nam.
Phần tin dưới đây của bác Ba Sàm, mới copy về.
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe
phần trong ngoặc đơn, chữ màu đen, được mình thêm vô cho dễ hiểu.

Tin chiều (29-4):

19h45: VTV1 êm re không có tin gì chớ nói chi tới “truyền hình trực tiếp”. Tội cho thầy-trò Đại Hán quá ! Các sử gia nhớ ghi dzụ nầy vô lịch sử Dân tộc nha.
Tin nóng (18h20) trước giờ phút sẽ đi vào lịch sử “chống ngoại xâm” của Dân tộc:
_Trong khi bộ đội VN lo chống Tàu [ở vùng biên giới phía bắc; hoặc đang đóng quân trên các hòn đảo nhỏ bé, phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa; còn các đảo lớn của Hoàng Sa và Trường Sa thì đã bị Trung quốc chiếm lâu rồi], các chú công an nhân dân Việt Nam thì … tội lắm, làm ngược lại với bộ đội VN!!! Đây nè:
_Công an nhân dân VN được lệnh quan thái thú VN và đảng CSVN để bảo vệ 300 dân Trung quốc mang cờ quạt đến Sài Gòn rước đuốc thị uy. Trong khi ấy, một lực lượng công an khác thì không quên đàn áp, đuổi dân chúng VN, không cho dân chúng VN được nhìn vào dân chúng Trung Quốc, không được dừng xe lại, và không cho đi vào khu vực rước đuốc),
(bấm dzô coi hình luôn)

bấm dzô đây nữa

– Bộ tụi Tàu muốn chọc tức dân ta hay sao mà đưa rầm rộ người qua phất cờ loạn Sài Gòn lên chiều nay ? (bấm dzô coi blog VN)

Tàu bắt đầu giở nhiều trò dụ khị thiên ạ để hạ nhiệt trước tình hình nguy cấp. Nào là
1./mời đối thoại với đại diện của Đức Dala Lama
(rồi sẽ cù nhầy thôi),
2./ nay cho Đô đốc hạm Kitty Hawk cập cảng Hongkong,
(mấy tháng
trước, vào năm 2007, tàu này xin vào nghĩ lễ Giáng Sinh thì bị Trung quốc đuổi ra) (VOA Việt ngữ);
3./ bửa nay còn nghe cư dân mạng đồn là nó gỡ cả hình Hoàng Sa khỏi bản đồ rước đuốc
Olympic (chuyện này nếu đúng thì còn do ý đồ khác nữa) xem blog của Lê Minh Phiếu thì biết.
Đây rồi … ôi thôi ! “Bắt người trước lễ rước đuốc” (BBC Việt ngữ). Đuốc tới nơi rồi (BBC) với “một nhúm người” đón, mà sao VTV/báo chí im re quá. Mai các báo cũng nên im luôn theo đúng chiến thuật “im lặng là phản đối” nha ! Các sếp không huy động sinh viên đi rước đuốc là “khôn” nhưng mà không dũng cảm. Các sếp cũng nên lưu ý: đề phòng “các thế lực thù địch” biểu tình tận Mù Cang Chải nữa. Chớ có chủ quan ! BBC biểu không khí ở TPHCM “im lặng một cách khó đoán trước” – coi chừng, im như trước cơn bão.
_
Bác Ba Sàm ơi! Trong mục Tin Chiều 29/4/08, Đài BBC đưa tin hơi bị thiếu, vì hình như đài nầy đi lấy tin vào “buổi chiều”. tôi nghĩ là bác Ba Sàm có thể bổ túc thêm về cuộc biểu tình vào “buổi sáng”, lúc 8- 9 giờ sáng ngày 29/4 ở Hà Nội tại Hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân; tin nầy được tường thuật trong blog của Tịnh Quân, phần âm thanh cuộc phỏng vấn rất hoàn hảo.

http://blog.360.yahoo.com/blog-K5juwM01br8fU3qHJbXz

_Ở 2 blog dưới đây, có rất nhiều hình ảnh ở Saigon vào buổi chiều ngày 29/4/08. Đặc biệt có một biểu ngữ viết bằng tiếng Tàu: Nó ghi ” Kiên quyết ủng hộ thống nhất tổ quốc”.
_Ý của biểu ngữ nầy muốn nói là thống nhất Việt Nam và Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Quốc? Vậy là nước Việt Nam mình sắp thống nhất với nhà Đại Hán rồi phải không anh Ba Sàm? Nghe vậy thì tui mừng quá. Mừng, vì sắp trở thành con dân Đại Hán, nghĩa là tui sắp có quốc tịch Chinese. Sướng quá. Quá đã! Quá đã.

http://blog.360.yahoo.com/blog-KMd8BGwhaa8mtAF4pgc8Gaj7LfT3vm0Y

và đây nữa nè.
http://blog.360.yahoo.com/blog-B6dpT0o5dK4vLLmbVHuHTIogWDRT21w-?cq=1

Tuesday April 29, 2008 – 08:37am (PDT) Permanent Link | 0 Comments
Entry for April 29, 2008
Mời các bạn nghe âm thanh tường thuật cuộc biểu tình chống tụi Trung Quốc ở Hà Nội ở Hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân vào ngày 29/4/2008

http://boomp3.com/listen/atjtuf7/bt-hanoi-phan-1

http://boomp3.com/listen/exraqxv/anh-thong-part

————————————————————

Về Việt nam phản đối ngọn đuốc Trung Quốc
(Mình chưa có khả năng viết một bài, chỉ biết copy từ những website khác, và đem về post trên blog của mình.) bài sau đây đăng trên website danchimviet.com
Chuyến về không thành của Vương Hoàng Minh

DCVOnlinePhỏng vấn

Ông Vương Hoàng Minh, một kỹ sư hóa 41 tuổi, vừa bị trục xuất khỏi Việt Nam hôm 25/04 lúc 01:00 sáng vì có ý định gây rối trong ngày 29/4 tại TpHCM khi ngọn đuốc Olympic 2008 đi qua đây.

Là đảng viên của đảng Dân chủ Nhân dân, ông Minh đã được phân công để thực hiện công tác này của đảng. Tuy nhiên, ông Minh đã bị bắt ngay khi vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 23:40 ngày 23/04.

Ông Vương Hoàng Minh kể lại với DCVOnline diễn biến sự việc như sau:

Vương Hoàng Minh: Khoảng 11:40 (khuya) máy bay xuống, sau khi check in visa và passport, tôi đi qua cổng lấy hành lý. Khi đấy, có ba người Việt kiều bị giữ lại gồm có một chị, một anh đi trước tôi và tôi. Anh đi trước tôi, tôi có quen trên máy bay và chỉ nói chuyện xã giao thôi. Nhưng anh ấy có đem theo hai cái laptop và anh ấy có nhờ tôi là khi nào anh ấy bị công an hải quan hỏi thì tôi cứ nói là tôi với ảnh đi chung với nhau để nhận một cái laptop là của tôi.

Khi giữ lại thì họ giữ cả ba người luôn. Tôi không biết là có phải vì hai cái laptop đó mà họ giữ tôi lại hay là vì họ giữ tôi mà liên quan tới anh ấy, tôi cũng chưa xác định được.

Tôi với anh ta đều bị đưa vào trong phòng riêng để xét hành lý, còn chị kia thì không thấy bị như thế, chỉ thấy đứng ở bên ngoài và tôi cũng không biết về sau ra sao.

Họ xét rất là kỹ đến từng chi tiết trong hành lý. Họ bắt anh đó phải mở laptop ra để họ xem từng hồ sơ trong đấy. Còn tôi thì tất cả những giấy tờ gì có ghi chữ đều bị lấy hết để chụp hình. Từ đó họ mới xét và lôi ra cái áo thun và có vài dụng cụ để tôi làm biểu ngữ.

Đến hơn 2 giờ sáng họ chuyển tôi sang Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc bộ Công an. Mấy người đó họ niêm phong đồ đạc tịch thu được của tụi tôi và họ yêu cầu tụi tôi xách hành lý đi theo họ ra xe để về trụ sở gần ngay phi trường. Họ đưa tụi tôi vào phòng giam để thẩm vấn, họ tách riêng hai người ra ở hai phòng khác nhau. Đêm đó họ thẩm vấn tôi suốt gần 2 tiếng đồng hồ.

Đến lúc đấy tôi vẫn không khai gì cả vì tôi vẫn nghĩ là có thể họ chỉ tịch thu cái áo thun và hy vọng là họ sẽ cho tôi nhập cảnh. Nhưng sáng hôm sau làm việc tiếp thì tôi thấy có lẽ họ không cho tôi nhập cảnh rồi. Lúc đó tôi biết là họ không giam giữ thì cũng trục xuất nên cũng không cần phải dấu kế hoạch mình làm gì nữa, và tôi cũng nói cho họ biết về ý định thực hiện kế hoạch của tôi.

DCVOnline: Vậy kế hoạch của anh cụ thể lần này về Việt Nam định làm gì?
Vương Hoàng Minh: Tôi có ba phương án.

Thứ nhất tôi mặc áo thun đó bên trong một áo thun khác để đi theo đoàn rước đuốc. Đến lúc thuận tiện tôi sẽ cởi áo thun ngoài ra và chạy ra giữa đường chận đoàn rước đuốc và hô lớn khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Đả đảo bọn tham nhũng độc tài”, và nếu còn thời gian tôi sẽ hô thêm vài câu nữa.

Nếu kế hoạch thứ nhất không thành công vì kế hoạch rước đuốc có thay đổi, ngày hôm sau tôi sẽ đến trước tòa Lãnh sự Trung Quốc để biểu tình, mặc áo thun đó và cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Nếu cả hai kế hoạch trên không thực hiện được, tôi còn kế hoạch thứ ba là sẽ rải khoảng 400 tờ truyền đơn từ trên cao của khách sạn Rex. Nội dung truyền đơn là kêu gọi dân chủ hóa đất nước gồm bốn điểm: thả hết tù chính trị, trao quyền lại cho quốc hội, tổng tuyển cử tự do có quốc tế giám sát, công nhận quyền hoạt động hợp pháp của các tổ chức đảng phái của người Việt trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

DCVOnline: Ngoài anh ra còn có những ai nữa đi với anh để thực hiện những kế hoạch này?
Vương Hoàng Minh: Tôi chỉ đi có một mình, nhưng khi về nước thì anh Đỗ Thành Công sẽ có chỉ đạo cho một số anh em đảng viên trong nước yểm trợ ngầm cho tôi. Tuy nhiên những người này không liên lạc với tôi mà chỉ liên lạc qua anh Công để tránh trường hợp tôi bị bắt thì những người này sẽ không bị lộ diện.

DCVOnline: Quan hệ giữa anh với 2 người nam và nữ trên máy bay mà anh vừa kể ở trên là như thế nào?

Vương Hoàng Minh: Thật sự ba chúng tôi hoàn toàn không quen biết gì nhau, cũng không có liên hệ gì, không biết tại sao mà tình cờ họ lại giữ cả ba người cùng một lúc ngay chỗ khám xét (hải quan). Cô kia không bị đưa vô phòng làm việc như tụi tôi. Còn tôi và anh bạn mà tôi mới quen đó lại bị đưa vô phòng và khám. Ảnh vô tình nói là tôi với ảnh là bạn, nhưng thực sự chỉ mới quen trên chuyến bay thôi.

Tôi không biết tại vì họ bắt ảnh, họ thấy ảnh có hai cái laptop họ giữ lại và giữ tôi luôn hay tại họ nhắm vào tôi và tại anh đấy nói ảnh là bạn tôi nên bị bắt luôn. Và ảnh cũng bị thẩm vấn suốt một buổi tối đó và nguyên ngày hôm sau, và chiều hôm sau ảnh được thả trước tôi.

DCVOnline: Anh không biết gì về người đấy hết, thế tại sao anh lại nhận mang laptop cho người đấy trong khi anh lại có mang nhiệm vụ khác trong người?
Vương Hoàng Minh: Tôi nghĩ đó là sơ hở của tôi, và công nhận là mình cũng hơi chủ quan vấn đề đó. Tôi nghĩ thực sự là cái laptop đó cũng chẳng có gì. Tánh tôi thì hễ ai nhờ thì tôi làm, hay thích giúp người khác. Tới giờ tôi cũng ân hận là tôi đã làm chuyện đó. Nhưng tôi cũng chưa xác định được có phải vì điều này mà tôi bị bắt hay là họ biết tôi trước tôi sẽ về như vậy mà họ bắt tôi.

DCVOnline: Tất cả những kế hoạch anh vừa kể là của cá nhân anh hay của đảng Dân chủ Nhân dân mà anh là người chịu trách nhiệm thực hiện?

Vương Hoàng Minh: Đây là kế hoạch chung của đảng nhưng chỉ có tôi và anh Công biết thôi.

DCVOnline: Hình ảnh trên áo thun của anh cũng là hình ảnh trên panneau do một du học sinh tại Đài Loan là Lê Trung Thành đã đem sang Bangkok để biểu tình khi ngọn đuốc Olympic2008 đến đây. Anh giải thích ra sao về điều này?
Vương Hoàng Minh: Cái này tôi xin được không nói.

DCVOnline: Vậy, giữa anh Lê Trung Thành và đảng Dân chủ Nhân dân, thì ai copy của ai?
Vương Hoàng Minh: À, nếu nói đúng ra thì tôi copy của anh Lê Trung Thành thì đúng hơn.

DCVOnline: Anh có ý định giật đuốc, gây rối đường chạy của đuốc và tấn công vào đoàn rước đuốc như các báo trong nước nói không ạ?
Vương Hoàng Minh: Ban đầu tôi cũng có ý định đó, nhưng sau khi nghiên cứu các cuộc rước đuốc khác thì tôi thấy hành động giựt đuốc không khả thi vì công an dày đặc và không chắc gì mình đã đụng được tới người rước đuốc thì đã bị bắt rồi.

Hơn nữa anh Công cũng khuyên không nên làm như vậy vì lỡ mà gây thương tích cho người khác thì nó cũng gây tác dụng ngược và sẽ bị phản tuyên truyền.

Cho nên tôi đổi lại là chỉ chặn đoàn rước đuốc và hô khẩu hiệu.

DCVOnline: Thế anh có chủ trương kích động biểu tình không?

Vương Hoàng Minh: Cái này cũng tùy theo tình hình thôi. Nhưng dùng chữ “kích động” thì không đúng, mà phải nói là tham gia vô biểu tình thì đúng hơn. Tôi sẽ tùy theo khí thế của anh em mà tham gia. Tôi chỉ tập trung vô việc chận đoàn rước đuốc thôi, và tôi nghĩ lúc đó chắc là tôi cũng đã bị bắt rồi nên tôi cũng không có cơ hội để mà đi theo kích động biểu tình hay gì hết.

DCVOnline: Anh có thấy thất vọng khi anh không được vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện những dự tính này không?

Vương Hoàng Minh: Dĩ nhiên khi mình có ý định làm một việc gì đó mà không thành thì mình cũng cảm thấy buồn, thất vọng. Nhưng mình cũng có cái an ủi là mình cũng đã có cố gắng rồi mà nó không thành thì cũng là “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” thôi. Lần sau mình sẽ hành động kỹ lưỡng và kín đáo hơn. Vậy thôi.

DCVOnline: Trong suốt thời gian kể từ khi anh bắt giữ cho đến khi anh bị trục xuất, lực lượng an ninh Việt Nam và những người có trách nhiệm khác đã đối xử với anh như thế nào?
Vương Hoàng Minh: Nói chung thì họ đối xử tương đối đàng hoàng, không có gì gọi là quá đáng. Chỉ có vấn đề làm việc, công an họ xoay mình, làm cho mình phải mệt trí để khai ra, cái đó thì tôi phải chấp nhận thôi.

DCVOnline: Cụ thể là họ “xoay” anh ra sao?

Vương Hoàng Minh: Họ hỏi những câu hỏi mà mình không trả lời thì họ cứ hỏi đi hỏi lại và họ cứ quay đi quay lại những vấn đề mà mình thấy mệt mỏi luôn. Họ cứ hỏi vòng vòng cho tới khi mình cảm thấy giống như phát điên luôn. Đó là phương pháp họ khủng bố tinh thần để làm cho người khác sơ hở và phải chịu thua trận đó.

DCVOnline: Vậy thì anh có chịu thua không ạ?

Vương Hoàng Minh: Ngay từ đầu tôi đã tính toán là mình sẽ bị bắt cho nên tôi đã chuẩn bị tinh thần trước. Khi bị bắt tôi cũng thấy không có gì sợ hãi mấy, cho nên những gì họ hỏi tôi tôi cũng lập lại y chang những câu cũ mà tôi đã trả lời.

DCVOnline: Thời gian từ khi anh bị bắt giữ cho đến khi bị trục xuất là bao nhiêu lâu?

Vương Hoàng Minh: Khoảng 24 tiếng.

DCVOnline: Anh có ký kết những thoả thuận hay cam kết gì với họ không?

Vương Hoàng Minh: Họ có bắt tôi làm bản tường trình nói là tôi về Việt Nam với mục đích gì và có dự định làm những chuyện gì và tôi có ghi ra hết những dự tính của tôi.

Họ đề nghị tôi ghi vào bản tường trình tự nhận là mình đã sai trái nhưng tôi đã không đồng ý ghi như vậy vì tôi có lập trường của tôi. Rút cục tôi viết ra là tôi đã làm sai với mục đích xin Visa vào Việt Nam để du lịch nhưng quan điểm về Hoàng Sa và Trường Sa của tôi là vẫn đúng. Cuối cùng họ cũng chấp nhận thôi.

DCVOnline: Rất cám ơn anh đã chia sẻ thông tin với bạn đọc DCVOnline trên toàn cầu.

© DCVOnline

———————————————

Ý Kiến về bài viết của bác Hà Sĩ Phu đăng trên talawas.com
(Tiếp theo bài trước)
Mời các bạn đọc ý kiến của các bậc cha chú của chúng ta.

23.4.2008

Trần Văn Tích

Bài viết của ông Hà Sĩ Phu “Tổ quốc trước cơn liệt-khùng nhân cách“ là một bệnh án xuất sắc. Theo bác sĩ Hà Sĩ Phu, nguyên nhân bệnh lý là sự xéo qua nhân cách. Cơ chế bệnh lý là những năm dài đấu tranh với nhau quá ác liệt. Hậu quả bệnh lý là dễ làm mồi cho xâm lược. Chẩn đoán bệnh lý là hai bệnh, bệnh liệt và bệnh khùng. Thiết tưởng chẳng thể nào biện chứng và định bệnh chính xác, khoa học hơn.

Rất tiếc bệnh án thiếu phần minh định tác nhân gây bệnh (vi trùng nào, độc chất nào đã xéo qua nhân cách) và phần biện pháp trị liệu (trụ sinh nào, hoá dược nào diệt được tác nhân gây bệnh). Hoặc giả chỉ có liệu pháp hoà hợp hoà giải, giao lưu hội nhập? Chữa bệnh phải chữa tận gốc. Cứ bôi dầu cù là làm sao trị được ung thư với di căn đa dạng, đa diện? Hoặc giả chỉ còn chờ biến chứng hết thuốc chữa: khùng hoá thành…điên và liệt chuyển thành…bại?

Westpreußenstr., 22.04.08 (Germany)

25.4.2008

Hà Sĩ Phu

Cảm ơn ông Trần Văn Tích đã đồng cảm sâu sắc với bài “Tổ quốc trước cơn liệt-khùng nhân cách” của tôi. Xin tâm sự thêm về hai điều mà ông Trần Văn Tích còn lấy làm tiếc:

Về tác nhân gây bệnh “liệt”, tôi đã phân tích rằng đây là tình trạng nhân cách Việt Nam đã bị Đảng Cộng sản với lý thuyết Mác-Lê làm cho biến dạng, sức mạnh tinh thần của con người (Tư duy và Nhân cách) đã bị phá huỷ và chiếm lĩnh, nên con người như kẻ không hồn, chỉ còn ngoan ngoãn nghe Đảng vỗ về và điều khiển. Vậy là tôi đã gọi tên con virus và cơ chế gây bệnh liệt của nó.

Còn bệnh khùng: “Thực tiễn xã hội đang dạy người ta cả bài học chán chường và bài học bạo lực. Chán chường và khùng là hai mặt tương sinh của cùng một tình trạng bế tắc, bế tắc trong xã hội và trong tâm lý”. Vậy virus (hay độc tố) gây bệnh khùng và bệnh liệt cũng chỉ là một.

Ngay từ bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ” năm 1998, tôi đã viết về sự bế tắc tất yếu này của con đường Mác-Lênin chống thực tiễn và phi khoa học.

Về liệu pháp (bôi dầu cù là hay hết thuốc chữa?): Trong tất cả các bài viết của mình, tôi đều xác định đây là một bệnh kiểu ung thư và phản đối việc dùng dầu cù là và thuốc cảm giảm đau. Tôi cũng luôn chê cười quan điểm Nhân trị, tìm liệu pháp ở sự kêu gọi niềm tin, kêu gọi tấm lòng, kêu gọi đạo đức, kêu gọi hoà hợp hoà giải. Nguyên nhân gốc rễ là đã chọn sai giải pháp chính trị (là chọn con đường cộng sản mác-xít) thì lại phải chữa bằng một giải pháp chính trị, chứ không thể xoa dịu nhất thời bằng đạo đức hay giải pháp kinh tế (và không quên rằng cơ sở lâu dài của chính trị là văn hoá).

Giải pháp chính trị cần thiết ở đây là gì?

Đã định dạng được con virus và độc tố gây bệnh, đương nhiên phải hướng liệu pháp vào nguyên nhân gốc rễ ấy. Nhưng DNA và độc tố của virus đã thâm nhập vào hầu hết lục phủ ngũ tạng và các tế bào của cơ thể thì liệu có thể dùng giải phẫu để cắt phăng đi được chăng? Rất nan y, nhưng không chịu chết, thì phải dùng liệu pháp trường kỳ một chút: vừa chung sống với bệnh tật vừa điều trị nó. “Cơ địa” Việt Nam khác “cơ địa” một nước châu Âu. Vì thế cũng không thể dùng liệu pháp “mì ăn liền”.

Ai chẳng muốn chữa bệnh cho mau, trừ phi anh “cùng họ với con virus”! Nhưng y học đã cho thấy nhiều bệnh nhân phải chữa nhiều năm mới khỏi. Dùng phác đồ 10 năm, nhưng đến năm thứ tám đã khỏi, thì bác sĩ chẳng sung sướng lắm hay sao?

Một số ý tưởng cơ bản của “liệu pháp” (tất nhiên đã có hội chẩn với một số đồng nghiệp) tôi đã trình bày trong bài “Tư tưởng và dân trí là nền móng xã hội”.

Song, bài “Tổ quốc trước cơn liệt-khùng nhân cách” này chỉ bàn về một phạm vi hẹp và trước mắt là Nhân cách của cá nhân và của dân tộc ta trước nguy cơ bị xâm lấn bờ cõi, nên cũng không thể nói gì hơn.

Rất cảm ơn ông đã chia sẻ những suy nghĩ tâm huyết.

Hà Sĩ Phu ( Đà lạt- Việt Nam)

25.4.2008
Nhỏ Thanh

Bác Trần Văn Tích,

Những nhận xét của bác về “bệnh án” của bác sĩ Hà Sĩ Phu, em thấy cực kỳ chính xác. Tuy nhiên, với một con bệnh cực kỳ nguy hiểm như thế này, thì bệnh viện cần phải tổ chức nhiều cuộc hội chẩn với một tập thể bác sĩ, giáo sư hùng mạnh, thì mới có thể đưa ra được những biện pháp điều trị chính xác và do đó mới có hiệu quả được bác ạ. Mà cũng phải chữa chạy một cách hết sức tích cực, còn nước còn tát, thì may ra…

Còn nếu gặp con bệnh hoặc là nhờn thuốc, hoặc là dị ứng với thuốc thì có cố gắng đến mấy cũng đành chịu… Và cứ như bác nói thì khi ấy chỉ còn có cách là chờ đợi đến ngày cuối cùng của nó mà thôi…

@talawas

————–
Còn đây là ý kiến của Tổng Thống Nga, Boris Yeltsin đã nói vào năm 1994 khi ông còn tại chức :
_ chủ nghĩa cộng sản chỉ có xóa bỏ đi, chứ không thể nào áp dụng, hay sửa sai gì được. Vì nó xây dựng trên sự nói láo, tham nhũng, và tàn bạo.

—————————————————

China Town lớn nhất thế giới đang được xây ở Lào 2007

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở LÀO 2007-2009

Khi nào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn có dự án mở rộng, có dự án thành phố mới….hãy nghĩ đến bài viết nầy

1. Trung Quốc đang xâm lấn đất đai và di cư những người Hán vào biên giới phía bắc của Miến điện trong hơn 20 năm qua. Và hậu thuẩn chính phủ độc tài Miến điện.

2. Trung Quốc di dân Trung quốc vào Kamphuchea và hổ trợ tiền bạc đầu tư vào tất cả dự án kinh tế, xây dựng đường sá, cầu cống, điện lực, văn hóa, hải cảng, doanh nghiệp thương mại và xuất khẩu …của Kamphuchea từ 1992 đến nay.

3./ Trung quốc chiếm ải Nam Quan 1988, núi Lão Qua 1991 ở phía Bắc Việt Nam

Và chiếm dần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam từ 1974, 1988, 1992, 2007, và 2008.

Chiếm vùng biển Đông của Việt Nam. Ngư phủ VN không còn được quyền đánh bắt cá ở vùng nầy và vịnh Bắc bộ nữa.

4./ và bây giờ 2008 đang xâm nhập Lào bằng cách xây dựng thành phố China Town giữa thủ đô Lào. Nhưng được gọi tên là Dự án Phát triển Thành phố mới cho 50,000 ngàn người Trung quốc di dân đến làm việc trong thị trấn China Town nầy. Nguồn tin cho biết là 50 ngàn nhân viên người Trung quốc sẽ đem theo vợ chồng con cái..nên tổng số dân Trung quốc trong thành phổ mời nầy là 130,000 người

Chừng nào người VN chúng ta chịu MỞ MẮT ?

Lào Lo Sợ Vết Chân của Trung Quốc

By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer

Chủ Nhật 6 tháng 4, 2008

Vạn Tượng, Lào – Một thành phố Trung quốc hiện đại đang nổi lên kế bên thủ đô uể oải của nước Lào đang bùng lên những nổi lo sợ rằng nước láng giềng vỉ đại phía bắc của Lào đang nuốt dần dần quốc gia nhỏ bé nầy.

Những người Lào hoảng hốt quá đến nổi chính quyền của đảng cộng sản Lào (một chính quyền hiếm khi nào cắt nghĩa việc làm của họ với dân chúng) buộc lòng phải lên tiếng giải thích hành động của họ với công luận; Chiến dịch cắt nghĩa cho quần chúng về hành động của chính phủ là một chuyện chưa từng xẩy ra từ trước.

“Thị trấn của người Trung quốc” (ở giữa thủ đô nước Lào) là một đề tài nóng hổi trong các câu chuyện kèm theo những lời đồn đại, phần lớn những câu chuyện nầy đã xen lẫn với những lo ngại và giận dữ mà chế độ cộng sản Lào đã bưng bít, che dấu, giữ bí mật không cho dân chúng biết một thỏa thuận thuộc vào hàng quan trọng nhất.

Nhiều viên chức của chính phủ Lào và những tổ chức của các quốc gia đang hoạt dộng ở Lào đang bàn tán ầm ỉ về chuyện nầy thì được chính phủ Lào nhắc nhở cho họ biết đây là một ” Dự án Phát triển Thành phố Mới” chứ không phải là “thị trấn của người Trung quốc”

Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nhấn mạnh cuộc hợp tác với Trung quốc không để lại những đe dọa. ” Điều này là bình thường. Hầu hết nước nào trên thế giới cũng có một thi trấn của người Trung quốc, thế thì tại sao Lào lại không nên có một thị trấn như thế?” Ông ta nói với những phóng viên người Lào.

Theo hình ảnh được ghi nhận từ một nghệ sĩ làm việc trong báo của chính phủ, dự án thành phố mới nầy sẽ có cao ốc cao chọc trời giống như khu Manhattan ở New York. Vẫn chưa có văn kiện nào nói rằng có bao nhiêu người Trung quốc sẽ sống ở trong thành phố nầy. Con số 50 ngàn gia đình người Trung Quốc sẽ đến sinh sống trong thành phố mới được mọi người suy đoán rộng rãi, nhưng phó thủ tướng Lào Somsavat phủ nhận không có chuyện đồng ý trước là sẽ có bao nhiêu người Hoa kiều sẽ đến đây sinh sống.

Ý tưởng về 50 ngàn người Trung quốc đến sống trong một thành phố có 460 ngàn người Lào là một yếu tố làm người Lào không an tâm và thoải mái. Thêm vào đấy là yếu tố vị trí: thành phố mới sẽ được xây dựng trên đầm lầy That Luang, đầm lầy nầy nằm kế bên một vùng di tích lịch sử (Parliament monument có từ thế kỷ 15) tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia và vùng đầm lầy nầy cũng là một vùng sinh thái quan trọng (cho động vật và thực vật trong tự nhiên.)

Hiện nay là lúc mà Trung quốc đang nhanh chóng trở thành quốc gia có quyền lực về chính trị và kinh tế hàng đầu ở Lào. Khi những di dân người Hoa, với túi tiền đầy ắp, và phong tục tập quán của họ vượt tràn qua miền biên giới (giữa Lào và Trung quốc), thì những miền đất phía Bắc của Lào hiện nay đang bắt đầu trở thành giống như một tỉnh lỵ của Trung quốc.

Theo phó Thủ tướng Lào Somsavat (một người Lào gốc Trung quốc), một công ty Trung quốc đã có được hợp đồng mướn đất dài hạn 50 năm (có thể tái ký kết) để biến 4000 mẫu tây “ruộng lúa thành một thành phố hiện đại”, mục đích là kích thích bầu không khí đầu tư và doanh nghiệp của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới

(4000 acres = 16 triệu 200 ngàn mét vuông = 1 miếng đất chiều dài 8 cây số và chiều rộng 2 km –lời người dịch TH)

Somsavat, một người Lào gốc Trung quốc với nhiều liên hệ gần gủi với nhà cầm quyền Bắc kinh đã cắt nghĩa chuyện làm ăn nầy như sau, khi Lào thiếu những món tiền để xây dựng một sân vận động cho Đông Nam Á vận hội mà quốc gia này sẽ đăng cai tổ chức vào năm 2009, Lào đã liên lạc với Ngân hàng Phát triển Trung quốc. Ngân hàng này đề nghị cho một công ty Trung quốc, tên là Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co, mượn tiền để xây dựng sân vận động, và đổi lại, chính quyền Lào phải cho ngân hàng phát triển Trung quốc thuê mướn miếng đất nói trên.

Hợp đồng nầy đã được ký kết vào tháng 9 – 2007, theo như nguồn tin hành chánh, mà dân chúng Lào không hề hay biết trước gì hết. Khi báo chí liên lạc với công ty này ở Suzhou, công ty này từ chối không trả lời các câu hỏi.

Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng thủ đô Vạn tượng Sinlavong Khoutpahythoune nói rằng có 3 công ty người Trung quốc làm việc trong dự án nầy.

Ngay cả những cán bộ cách mạng lão thành của Lào cũng lên tiếng chỉ trích, họ nói rằng họ đã chiến đấu để không cho Mỹ và các quốc gia khác vào đóng quân ở Lào suốt chiến tranh Việt nam (1954-1975) và bây giờ họ đang nhìn thấy chính quyền Lào mở rộng cửa cho những quốc gia ngoại quốc đến đây (ám chỉ Trung quốc và Việt nam).

“Người Lào không có cá tính mạnh mẻ , vì thế họ sợ rằng những người Trung quốc sẽ đến ở và rồi sẽ và gia tăng dân số và biến quốc gia của chúng tôi thành nước Trung quốc,” ông Sithong Khamvong nói thế, ông là một người dân thuộc giới trung lưu của thủ đô Vạn tượng và cũng là cựu đảng viên đảng cộng sản Lào.

Chưa có văn bản hành chánh nào nói rõ là những người Trung Quốc phải hội đủ điều kiện nào mới được cho phép để định cư trong vùng ngoại ô của phố Tàu. Theo một đánh giá không chính thức, hơn 300,000 người Trung quốc đang sống ở Lào, nhưng con số thật sự thì không thể nào biết được vì nhiều người Tàu đã làm giấy tờ giả giống như họ đang dùng các loại giấy giả nầy để sống trong các nước láng giềng vùng Đông nam Á châu, Miến điện. Vùng đất phía bắc của quốc qia Miến điện nay đầy rẫy những biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, và ngôn ngữ của Trung quốc (và thực tế đã trở thành một vùng đất của người Trung quốc.)

Cũng làm chướng tai gai mắt nhiều người Lào là vùng đất mà thành phố nầy được lên kế hoạch nằm gần một dinh thự họp hành của nhà Vua Lào và các quan lại trong quá khứ và một tháp vàng, vương triều That Luang của thế kỷ 16, một biểu tượng quan trọng nhất của chủ quyền quốc gia và cũng là nơi thánh địa của phật tử.

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Quỹ Tài Nguyên Thiên nhiên của thế giới đặt căn cứ ở Tân Tây Lan cho biết vùng đầm lầy này là nơi nước lụt trong thành phố rút ra đây, “một cái cống lớn ” cho một thành phố không có hệ thống đào thoát nước thải, và một nguồn cung cấp cá và cây cối cho người dân nghèo.

“Điều quan tâm chính của tôi là dự án thành phố mới này sẽ phá vỡ cả ba yếu tố ấy,” Pauline Gerrard, tác giả của cuộc nghiên cứu vùng đất nầy, nói

Thị trưởng Vạn Tượng (bệnh vực cho dự án ấy) đã phản đối rằng thì là: cánh đầm lầy nầy đã bị ô nhiễm và sự phát triển đúng đắn sẽ cải thiện môi trường. Một số báo cáo tường thuật rằng khu vực nầy đang được thiết kế để khuyến dụ những người giàu có và sẽ được làm kiểu mẫu dựa trên thành phố Suzhou, nổi tiếng về hệ thống kênh rạch và cây xanh.

Nhưng những người ngoại quốc sống lâu năm ở Vạn tượng không thể nhớ được là có lần nào trong quá khứ mà giai cấp trung lưu Lào lại tỏ ra giận dữ như hiện nay.

“Nhiều ký giả Lào đã rất thích viết về những phẩn uất này, nhưng họ không thể nào làm được. Không có những cuộc biểu tình ngoài đường phố ngoại trừ là những phản đối trong những quán cafe– trong những cuộc bàn bạc của chúng tôi,” ông Sithong nói.

Martin Stuart – Fox, một tác giả của nhiều cuốn sách về người lào, nói rằng thế hệ của người Lào lớn tuổi đã biết cách làm thế nào để quân bình ảnh hưởng của người Trung quốc và Việt nam, và tránh bị đè bẹp giữa những nước láng giềng hùng mạnh nầy. Nhưng thế hệ lớn tuổi này đang chết dần dần, và hiện nay ” dường như sự thăng bằng ấy đang bị mất đi.” Stuart đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn từ Úc.

Asia Finest Discussion Forum _ Lao Chat _

Laos fears China’s footprint

Posted by: hygrozyme Apr 7 2008

Sun Apr 6, 12:39 PM

By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer
VIENTIANE, Laos – A high-rise Chinatown that is to go up by Laos’ laid-back capital has ignited fears that this nation’s giant northern neighbor is moving to engulf this nation.

So alarmed are Laotians that the communist government, which rarely explains its actions to the population, is being forced to do just that, with what passes for an unprecedented public relations campaign.

The “Chinese City” is a hot topic of talk and wild rumor, much of it laced with anxiety as well as anger that the regime sealed such a momentous deal in virtual secrecy.

The rumblings are being heard even among some government officials, and foreign organizations operating in Laos are being told to refer to the venture as a “New City Development Project” rather than a “Chinese city.”

Deputy Prime Minister Somsavat Lengsavad insists the deal poses no threat.”This is not unusual. Almost every country in the world has a Chinatown, so why shouldn’t Laos have one?” he told Laotian reporters.

According to an artist’s impression in state-run media, it will have a Manhattan-like skyline. There is no word on how many Chinese will live there. The figure of 50,000 families is widely speculated but Somsavat denied any such number had been agreed upon.

The idea of 50,000 newcomers to a city of 460,000 is one factor causing unease. Another is location: The complex is to go up on the That Luang marsh, an area pregnant with nationalist symbolism and also ecologically important.

It comes at a time when China is rapidly becoming the No. 1 foreign economic and political power in Laos. As migrants, money and influence roll across the frontier, northern areas of the country are beginning to look like a Chinese province.

According to Somsavat, a Chinese company last fall was granted a renewable, 50-year lease to transform 4,000 acres of “rice fields into a modern city,” thus stimulating the business and investment climate of one of the world’s poorest nations.

Somsavat, an ethnic Chinese-Laotian with close ties to Beijing, explained that when Laos fell short of funds to build a stadium for the Southeast Asian Games it will host next year, it turned to the China Development Bank. The bank offered a Chinese company, Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co., a loan to build the stadium in exchange for the lease.


The deal was signed last September, according to official media, with no known prior notice to the public. The company, contacted in Suzhou, declined to answer questions.

At a news conference, Vientiane Mayor Sinlavong Khoutphaythoune said three Chinese companies were involved in the project.

Even some aging revolutionaries are critical, saying they fought to keep out the United States and others during the Vietnam War and now are seeing their own government opening the floodgates to foreigners.

“The Lao people are not strong, so they are afraid the Chinese will come in and expand their numbers and turn our country into China. We will lose our own culture,” said Sithong Khamvong, a middle-class Vientiane resident and former Communist Party member.

There has been no official word on the conditions under which the Chinese might be allowed to settle in the new suburb.

By unofficial estimate, some 300,000 Chinese live in Laos but true figures are impossible to obtain since many have acquired false documentation much as they have done in another of China’s Southeast Asian neighbors, Myanmar. The north of that country is taking on a Chinese character.

Also irking many is the site of the planned city — near both the Parliament and the golden-spired, 16th century That Luang monastery, the most important symbol of national sovereignty and a sacred Buddhist site.

The area is now a mix of marshes, rice fields and creeping urbanization despite substantial international aid to preserve it as a wetland.

A 2003 study by the Switzerland-based World Wide Fund for Nature said the marsh is the main runoff for flash floods, a “sewage tank” for a city with no central waste water system, and a source of edible fish and plants for the poor.

“My major concern is that the new city will have an impact on these three factors,” says the study’s author, Pauline Gerrard.

The mayor counters that the marsh is already polluted and that proper development will improve the environment. Some reports say the area is designed to attract upmarket buyers and will be modeled on the Chinese city of Suzhou, famed for its canals and greenery.

But longtime foreigners in Vientiane can’t recall the middle class ever being so angry.

“Lao journalists would like to write about this but they cannot. There is no protest except in coffee shops — in our ‘coffee parliaments,'” Sithong said.

Martin Stuart-Fox, an Australian author of books on Laos, says the old generation knew how to balance China’s influence and Vietnam’s and avoid being crushed between its powerful neighbors. But this generation has passed, he said in an interview from Australia, and now “it seems to me that the balance is being lost.”

source:
http://www.asiafinest.com/forum/index.php?act=Print&client=printer&f=46&t=154527

————————————————————-

Entry for May 18, 2008

Trần Bình Nam

Trung tuần tháng 5/2008, dư luận Hà nội xôn xao về việc công an bắt giam hai nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên. Tuổi Trẻ và Thanh Niên đều là báo của đảng. Tội được nêu ra là hai nhà báo này đã “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” khi thông tin sai lạc về vụ án PMU18 từng làm sôi nổi dư luận trong năm 2006.

Vụ án PMU 18 chính yếu là một vụ án chống tham nhũng, truy tố ông Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc Ban Quản lý Dự án 18 thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã dùng tiền đầu tư của nước ngoài trên một triệu mỹ kim để cá độ bóng đá. Sau đó cuộc điều tra phanh phui ra thêm ông Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến đều là đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam) có dính líu đến vụ PMU 18. Cả hai ông Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến đều bị tạm giam và tước đảng tịch. Đó là chuyện năm 2006.

Bỗng nhiên trong tháng 3/2008 Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyên bố vụ án PMU 18 không có cơ sở, ông thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được trả tự do và hai tháng sau được trả lại thẻ Đảng.

Và rồi giữa tháng 5/2008 hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt giam. Hai nhà báo này là người đã xông xáo xáo nhất trong vụ làm tin về tham nhũng PMU 18 đăng trên hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ là hai tờ báo có nhiều độc giả nhất trong nước. Một ngày sau khi bắt giam hai nhà báo, công an truy tố tại ngoại Thiếu Tướng công an hồi hưu Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng cục C14 là Cục điều tra về trật tự xã hội, người đã lãnh đạo cuộc điều tra PMU 18 với cùng một tội danh như tội danh gán cho hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến.

Vụ việc này đã tạo nên một cơn sóng dữ dội trong giới báo chí Việt Nam cũng như báo chí quốc tế . Thái độ chung trong nước là xem vụ việc xẩy ra như một câu chuyện lạ lùng không thể nào hiểu nổi. Còn dư luận ngoài nước, theo truyền thống thì cho đây là một hành động vi phạm quyền tự do báo chí của chính quyền Việt Nam không phù hợp với một nước hội viên WTO, một thành viên của Liên hiệp quốc nhất là đang là thành viên luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Mọi việc khó hiểu vì mọi người đang ôm chân, ôm vòi, ôm tai một con voi để tìm hiểu nó là cái gì. Thì nó chỉ có thể là một cái cột nhà, là một cái gối ôm độn cao su, hay là một chiếc quạt khổng lồ.

Hãy đứng ra xa nhìn vào toàn cảnh, chúng ta sẽ thấy hiện nguyên hình con voi. Con voi đó là tại Việt Nam báo chí và ký giả không có quyền gì cả ngoài quyền nói theo đảng, và không có cái gọi là chống tham nhũng.

Sáu trăm tờ báo giấy (trong đó có hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên) và hàng chục báo điện tử đều là công cụ tuyên truyền và thông tin cho đảng và chỉ được viết và đăng những gì “đảng” cho phép. Không một ký giả nào có quyền viết lách tự do, trong đó có cả hai ký giả Nguyễn Việt Tiến và Nguyễn Văn Hải. Không có gì phản ánh tình trạng này cho bằng vụ Trung quốc sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tháng 12 năm trước. Theo lệnh của Đảng, không có một tờ báo nào dám lên tiếng phản ảnh dư luận phẫn uất của nhân dân trong nước và đồng bào ngoài nước. Và trong vụ bắt Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến, báo chí được phát biểu ý kiến bất đồng trong 3 ngày sau đó chính quyền ra lệnh không được bàn tán về vụ việc đó nữa thì báo chí trong nước im thin thít một cách ngoan ngoãn .

Còn chống tham nhũng? Để chống tham nhũng cần có hai vũ khí, thứ nhất là tự do báo chí, thứ nhì là một nền tư pháp độc lập. Cơ chế chính trị tại Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của đảng cộng sản không có hai cơ chế này nên không thể chống tham nhũng (cho dù trong bộ máy cầm quyền có người bỗng nẩy ra cái ý ngộ nghĩnh chống tham nhũng). Chống tham nhũng cũng chỉ như chém đầu Phạm Nhan, chặt đầu này nó mọc ra đầu khác, có khi chặt một cái đầu nó mọc ra nhiều đầu cũng nên (*). Đảng cộng sản Việt Nam biết rõ họ không thể chống tham nhũng, và nói như một người dân ở trong nước, chống tham nhũng là chống Đảng, vì Đảng đồng nghĩa với tham nhũng.

Nắm được sự thật trần truồng đó dư luận thế giới có thể hiểu được cái gì ở sau lưng vụ truy tố hai ông (giám đốc) Bùi Tiến Dũng và ông (thứ trưởng) Nguyễn Việt Tiến năm 2006 và nay là vụ bắt giam hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, và truy tố cựu Thiếu Tướng Phạm Xuân Quắc.

Cái sau lưng chuyện chống tham nhũng năm 2006 và bây giờ -năm 2008- truy tố hai nhà báo chỉ là hai mặt của một vấn đề: tranh chấp nội bộ .

Qua Đại Hội đảng năm 2006 ông Nguyễn Tấn Dũng đã củng cố vị thế của mình, và như một thông lệ trong các chế độ cộng sản ông nhắm chặt bớt tay chân của phe phái có thể tranh chấp với ông hay với phe ông. Ông bố trí nắm bộ Công an và bộ Thông tin để làm chỗ dựa ra đòn đánh tham nhũng. Chiêu bài này được ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên truyền như một quốc sách, được dân chúng đồng tình, và các quốc gia viện trợ và đầu tư áp lực. Đánh tham nhũng không thiếu đối tượng vì trong chế độ cộng sản tại Việt Nam hiện nay không một viên chức cao cấp nào trong đảng có thể gọi là trong sạch. Thế là C14 thuộc Bộ Công an của tướng Phạm Xuân Quắc được lệnh ra tay và báo chí được lệnh yểm trợ. Ông Bùi Tiến Dũng và ông Nguyễn Việt Tiến bị chấm đầu tiên vì ông Dũng và ông Tiến là hai nhân vật của một thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng đang muốn trấn áp . Rễ và con gái của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đều là người làm việc trong dự án PMU 18. Nếu không có lệnh trên thì ông tướng công an Phạm Xuân Quắc đã không hăng hái như vậy, và hai cây bút xông xáo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh niên đã không đầu tư hết tài năng và thiện chí của mình vào cuộc .

Qua động thái của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến vụ Hoàng Sa và Trường Sa người ta có thễ diễn dịch rằng ông thủ tướng đã được sự bảo trợ của Trung quốc trong việc tranh giành quyền lực. Ông thủ tướng Dũng không hề hé răng bình luận việc Trung quốc sát nhập trên giấy tờ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng đã chịu khó bay vào tận Sàigòn ra lệnh cho chính quyền địa phương bảo đảm an toàn 100% cho cuộc rước đuốc của Thế Vận Bắc Kinh. Trước đó mấy tháng trong chuyến công du Âu châu, ông đã không chút ngượng mồm xu nịnh Trung quốc khi trả lời một cuộc phỏng vấn (của đài BBC) rằng Trung quốc lớn mạnh bảo đảm an toàn và ổn định cho toàn vùng Á châu. Ông không hề quan tâm đến một nguyên tắc sơ đẳng của địa lý chính trị là một nước nhỏ như Việt Nam bên cạnh một nước đang bành tướng là một đe dọa cho chủ quyền của Việt Nam .

Và điều này không khỏi tạo nên căng thẳng trong nội bộ. Vẫn còn một thành phần quan trọng trong Bộ chính Trị chưa chịu khuất phục Trung quốc. Thành phần này phải đấu tranh để sinh tồn trước khi Nguyễn Tấn Dũng nắm hết mọi thế lực và ra tay triệt hạ.

Không phải do bộ máy tư pháp của chính quyền cộng sản làm việc đàng hoàng mà ông thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến sau 18 tháng tạm giam được xã án và phục hồi đảng tịch. Đó là kết quả của một cuộc đấu tranh nội bộ, một đòn “hồi mã thương” và các bộ phận (công an và báo chí) từng đóng góp trong vụ truy tố các ông Bùi tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến đều phải trả giá.

Trên nguyên tắc ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không ngồi yên nhìn đàn em của ông bị đánh, nhưng ông ta đang gặp khó khăn và vụ đánh báo chí nhất thời có thể có lợi cho ông.

Đầu tháng 5/2008 ông thủ tướng Dũng ký văn kiện ban hành kế hoạch mở rộng thành phố Hà Nội ra gấp 13 lần lớn hơn (do Nam Hàn bao thầu) bao gồm các tỉnh phụ cận khi chưa thông qua các thủ tục cần thiết như tham khảo ý kiến nhân dân của các tỉnh chung quanh, nhất là chưa tham khảo ý kiến quốc hội . Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt lên tiếng thắc mắc đầu tiên, sau đó báo chí và quốc hội (đang họp) đặt vấn đề . Cùng một lúc thủ tướng Dũng bị “hai mặt giáp công” và ông thấy việc các nhà báo bị truy tố, báo chí bị bịt mồm trong lúc này có lợi cho ông. Nếu vụ mở rộng thành phố Hà Nội được phanh phui thêm nữa ông sẽ khó ăn khó nói. Những câu hỏi đơn giản như: ký một dự án hàng trăm tỉ mỹ kim như vậy, phần hoa hồng của ông sẽ là bao nhiêu? Tại sao ông Dũng phải ký vội vàng như vậy? là những câu hỏi khó trả lời.

Nhiều người nghĩ rằng vụ truy tố Thiếu tướng công an Phạm Xuân Quắc và hai nhà báo Nguyễn Viết Chiến và Nguyễn Văn Hải sẽ được pháp luật Việt Nam làm sáng tỏ khi ra tòa. Nhưng làm gì có chuyện đó, vì tại Việt Nam tòa án chỉ xử theo lệnh đảng, trong trường hợp này sẽ xử theo phe phái nào nắm thượng phong trong đảng .

Sự thật của vụ truy tố Phạm Xuân Quắc, Nguyễn Viết Chiến và Nguyễn Văn Hải chỉ là như vậy. “Sinh vì nghề tử vì nghiệp” là một nguyên tắc phổ biến trong các chế độ độc tài toàn trị.

Trần Bình Nam

May 17, 2008

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(*) truyền thuyết dân gian đời Trần

—————————————————————————

Thả tù nhân để lấy điểm cho cuộc họp Nhân Quyền sắp đến
Đây là lời tiên đoán của báo The Wall Street Journal cho rằng Đảng CSVN và chính phủ sẽ thả một đảng viên của đảng Việt Tân Nguyễn Quốc Quân, một công dân Hoa Kỳ. Báo này không nói rõ ràng về trường hợp của 2 người kia, ông Somsak Khunmi, 1 công dân Thái Lan, và 1 công dân VN, anh Nguyễn Thế Vũ.

*Riêng bạn Nguyễn Thế Vũ, một công dân Việt Nam, chắc chắn sẽ không được thả và sẽ bị tù

đày (theo tôi đoán). Đó là cách chính phủ VN và đảng ta đối xử với người VN. Họ luôn luôn trọng vọng người có quốc tịch nước ngoài, nhưng đối với người dân có quốc tịch VN thì họ đối xử tàn bạo hơn. (Tôi chỉ cầu mong tôi đoán nhầm!)
vì :

“Hình như Hà Nội muốn giải quyết cho xong việc này trước khi cuộc họp về nhân quyền sắp tới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể diễn ra vào cuối tháng này.”
Wall Street Journal Asia

Ngày 13 tháng 5 năm 2008

Tại Việt Nam, khi đặt vấn đề là người dân có quyền có một chọn lựa khác hơn là đảng Cộng Sản thì đã đủ bị kết tội là khủng bố. Ba người, trong đó có một công dân Hoa Kỳ, đã phải ra tòa ngày hôm nay vì “tội danh” đó tại Tp.HCM.

Vụ việc này bắt đầu từ ngày 17 tháng 11 (năm 2007), khi công an phá vỡ một cuộc tụ họp nhỏ ôn hòa của các nhà hoạt động dân chủ. Trong số những người bị bắt có các ông Nguyễn Quốc Quân, một công dân Hoa Kỳ; Somsak Khunmi, một cư dân ở Thái Lan và Nguyễn Thế Vũ, một công dân Việt Nam. Guồng máy thông tin nhà nước đưa tin là những người này dự định phân phối 7000 truyền đơn vận động dân chủ. Họ cũng đem lén bản dịch qua Việt ngữ của cuốn “Từ Độc Tài đến Dân Chủ”, một cuốn sách về đấu tranh bất bạo đông. Được biết là trong số người bị bắt, có người đã vào Việt Nam với giấy tờ giả, nhưng đây chỉ là một vi phạm về di trú chứ không phải là tội danh khủng bố.

Những người này gần như chắc chắn sẽ bị kết tội. Ông Nguyễn Quốc Quân có thẻ bị kêu án tương đương với khoảng thời gian đã bị giam giữ và sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Trong vụ này Hà Nội đã từng giải quyết êm thấm trường hợp của 3 người khác cùng bị bắt với các đương sự bằng cách âm thầm thả họ ra không xét xử gì cả, và trục xuất hai người ngoại quốc gồm một công dân Hoa Kỳ là ông Leon Trương và một công dân Pháp là bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Nhưng đừng ai vội nghĩ là Hà Nội đã trở nên mềm dịu. Hãy nhớ là vẫn còn hơn 400 người còn trong tù chỉ vì họ đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do tôn giáo hay sinh hoạt chính trị.

Các quan sát viên nhận thấy sự vội vã bất bình thường của vụ án này. Cuộc điều tra chỉ mới chấm dứt vào tháng 3 và thông thường việc đem ra toà xử đòi hỏi một thời gian lâu hơn. Hình như Hà Nội muốn giải quyết cho xong việc này trước khi cuộc họp về nhân quyền sắp tới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể diễn ra vào cuối tháng này. Đây là một chỉ dấu cho thấy tuy rằng đảng Cộng Sản vẫn bám lấy quyền lực trong nước nhưng họ vẫn bị tác động bởi áp lực quốc tế. Vì thế lại càng có lý do để tiếp tục giữ những áp lực này cho dầu sau khi vụ án nêu trên được giải quyết.

http://online.wsj.com/article/SB121062848973586297.html

Source: blog của Trần Nam http://blog.360.yahoo.com/blog-uzPql48_equi3dNxkHbKrTpNlqin

—————————————————————————————

Đừng tưởng ra khỏi nước là thoát khỏi nạn hối lộ và bắt chẹt
Tham nhũng và hối lộ không phải chỉ xảy ra ở trong nước mà còn hiện diện ngay trong các lãnh sự quán và tòa đại sứ của nước Cộng hòa XHCN Việt nam

Đại sứ quán Việt Nam hay chợ trời?

Xuân Cang

Chợ Trời Praha (Phòng Lãnh Sự Quán)

Người Việt Nam (VN) sinh sống ở nước ngoài mang hộ chiếu VN có lẽ ai cũng biết tới sự phiền hà sách nhiễu của Lãnh sự quán (LSQ) VN, nhất là lãnh sự tại các nước Đông Âu. Do một duyên nợ không đáng có mà tôi phải có mặt 8 lần để chứng kiến cách làm việc của LSQVN tại Cộng hòa Séc (Czech).

Thực tế đập vào mắt tôi không thể nói gì khác bằng một câu tôi đã được nghe ở đâu đó “Hành là chính”.

Khả năng “hành” của nhân viên LSQ đã đạt tới thượng thừa, phong cách Bá kiến thời XHCN, “hãy đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vất trả lại năm hào vì thương anh túng quá!”.

“Dấu nhập cảnh của anh đâu”, “Chứng minh thư nhân dân của chị đâu”, “Chị phải đưa các cháu lên trinh diện”, v.v… Các câu hỏi có tính bắt bí thường được đưa ra có tính phủ đầu làm những người làm giấy tờ (NLGT) lo ngại việc này khó xong.

Như vậy là mũi tên đã trúng đích. Nhân viên lãnh sự (NVLS) hết sức nhã nhặn “lấy ngay buổi chiều nhé, nộp 3500 Kč (Kuron – đơn vĩ tiền Séc, gần 205$)”. Phần đông NLGT dễ dàng chấp nhận cái giá đó như môt sự thoát nạn. Những người không muốn chi 3500Kč sẵn sàng đợi cả tuần thường chuẩn bị tinh thần sẵn từ nhà, trước khả năng vòi tiền lão luyện của NVLS đôi khi vẫn chấp nhân giá 3500Kč coi đó như sự mất tiền khôn ngoan. Người ta lo sợ bị gây khó dễ bắt bí lại tốn thêm vài lần đi lại.

Tôi được chứng kiến một thanh niên trẻ bối rối trả lời: “chị cho em chờ 1 tuần” với giọng của người có lỗi. Tôi không thể hiểu được bạn trẻ đó và bao người khác có lỗi gì để phải bị hành như vậy, phải chăng lỗi là đã làm công dân một nước XHCN dân chủ gấp triệu lần nước Tư bản. Những câu hỏi bắt bí trên không được đặt ra với các anh chị làm dịch vụ (NLDV), những người này thường mang tới cả tập giây tờ và giải quyết công việc tương đối nhanh chóng. Sự trao đổi của họ nghe cũng rất đễ thương hơn, thân ái hơn vì cùng hội cùng thuyền, cả hai đều là người ăn tiền. Tiền thì “có Liên Xô chịu”, mọi sự đã có khổ chủ lo. NLDV là bước đệm an toàn giải tỏa được nhiều nỗi xung khắc cho NVLS, nó cũng giúp đỡ được nhiều người không có thời gian, hoặc không muốn gặp những cái mặt không chơi được của mấy kẻ… đầy tớ cho dân kia.

Những người làm dịch vụ cũng giúp cho một số người thiếu tự tin trước sự bắt bí của NVLS nhưng cũng chính cái cơ chế này đã báo hại nhiều người. Một bạn trẻ đã phải trả 25000Kč để làm lại cuốn hộ chiếu đó là những người thay mặt cho những người sẵn sàng trả tiền cho việc không phải gặp NVLS. Một anh dich vụ chuyên nghiệp thổ lộ, giấy tờ của em, em cũng nhờ người khác làm.

Phòng tiếp dân LSQ có không khí hết sức đặc biệt, mặc dù là cơ quan ngoại giao nhưng không khác gì cái chợ trời: có mặc cả, có chặt chém, có tiếp thị, có luồn lách… “Sao anh khỏe mất hộ chiếu vậy“? “Anh mất lần này lần thứ hai phải không?” “Đáng nhẽ phải thu anh 5.000!” – Chị Hằng NVLS nói với một người tới nhận hộ chiếu với giọng tiếc rẻ vì không sớm phát hiện ra khiếm khuyết kia trước khi thu tiền, 3.500 Kč vẫn chưa thỏa mãn lòng tham.

Một người cần làm hộ chiếu riêng cho con được NVLS mời chào “anh đổi hộ chiếu đi, được luôn 10 năm” mặc dù hộ chiếu của anh mới được cấp năm 2007. Hộ chiếu đã trở thành món hàng béo bở cho NVLS, mỗi quyển hộ chiếu với điều kiện chờ một tuần họ thu 1500Kč (85 đô la Mỹ) lời ít nhất 45 đô la, so với giá được ấn định của bộ ngoại giao và thông thường họ thu 150 đô la. Phương thức thanh toán ở đây theo kiểu tiền trao cháo múc không có chi phiếu rườm rà hay quệt Visa card (thẻ tín dụng) gì cả, cứ tiền tươi thóc thật, chẳng bao giờ thấy họ viết hóa đơn. Khi tôi đề nghị NVLS viết phiếu thu tiền họ đã né tránh khất lần, nhưng đến khi thấy rằng không viết cho tôi không đựợc, họ đã phải viết tới 4 lần xé đi viết lại. Đây là kết quả của việc: 1/ họ không quen viết phiếu; 2/ họ không nhớ là thu của tôi bao nhiêu tiền. 3/ là họ lo lắng vì đây là chứng từ ăn tiền trắng trợn. Vì mối lợi họ đã phí phạm tài sản, hủy bỏ biết bao nhiêu cuốn hộ chiếu hoàn toàn còn giá trị sử dụng.

Một câu chuyện khá ngộ nghĩnh giữa mấy người bạn “Tây bánh mỳ” (Người Séc) và “Tây rau muống” (người VN mang quốc tịch Séc) trong một quán bia. Những người Séc biết tiếng Việt (có thể nói họ là bạn của VN) hỏi người VN “Cậu làm vizum (visa, giấy nhập cảnh vào Việt nam) hết bao nhiêu?”. Câu hỏi chứa đựng sự hiểu biết lọc lõi văn hóa chợ trời, họ cùng cười xòa vì cùng 1 vizum mà mỗi người mỗi giá, anh ta nói thêm người xếp hàng trước anh ta trả tiền “Vizum” với giá khác nữa…

Về chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên tôi có thể nhận xét một cách thành thực là tệ không thể hiểu được. Một người Sloven (Slovakia) sau khi xem “vizum”

(giấy nhập cảnh) vào Việt nam không biết vì lý do gì “vizum” của anh ta có giá trị từ ngày 13 của tháng sau mà anh đã có vé vào ngay hôm sau. Anh đề nghị sửa lại, chị cấp vizum (không hiểu tiếng Tiệp) bối rối bâng quơ hỏi “nó bảo cái gì vậy?”. Chị không biết hỏi ai vì chắc chị biết khả năng tiếng Séc của đồng nghiệp ngồi bên. Một người nhận hộ chiếu thắc mắc “chị ơi sao nơi sinh trong hộ chiếu của em lại ghi sai” , “không sao đâu sai một chút không có vấn đề gì đâu” – anh ta được trả lời một cách ráo hoảnh. Một người nói đùa chêm vào 1 câu, “sao không ghi nhầm luôn là sinh ở Pháp may ra còn được nhờ”. Tôi hiểu nỗi lo lắng chính đáng của thân chủ quyển hộ chiếu, sai sót này dễ dàng trở thành nguyên nhân để bị hành vào dịp khác và anh chính là người phải trả giá cho sự sai sót này trong lần làm giấy tờ sau. Một cuộc trao đổi giữa chị Hằng nhân viên LS và 1 người làm dịch vụ giấy tờ “cái hộ chiếu này phải nộp 5000Kč” (gần 290$). Anh dịch vụ trả lời vui vẻ “vâng chị cứ thu, cái này là lỗi của người ta họ phải trả thôi”. Không biết khổ chủ cuốn hộ chiếu phạm cái lỗi gì, có phải sai nơi sinh không? Cái này tôi không biết, và rất khó biết.

Tôi chứng kiến nhiều điều rất đặc biệt, có rất nhiều người VN mang hộ chiếu tên người khác đặc biệt hơn là có một người Trung Quốc mang hộ chiếu VN. Chỉ cần chi tiền “đậm” hơn bạn sẽ thay tên đổi họ như bạn muốn.

Có rất nhiều mực thước căn bản được NVLS kê làm ghế ngồi: Không niêm yết minh bạch giá lệ phí theo đúng quy định, không viết phiếu thu tiền, không đeo bảng hiệu ghi rõ danh tính chức vụ, trả lời tùy tiện không dựa trên văn bản của luật pháp, đồng thời việc cấp hộ chiếu 1 cách bừa bãi cho thấy những người có chức quyền sẵn sàng ngồi xổm trên luật pháp. Có hai thứ được họ đặt lên đầu đó là quyền và tiền.

Trong cuộc trao đổi với những người bạn, một người nói rất buông xuôi: “biết làm sao được chính họ cũng phải bỏ ra cả đống tiền mới được ngồi vào chỗ đó. Giờ phải thu vốn thu lãi chứ”. Câu trả lời của anh bạn tôi biểu hiện 1 não trạng con buôn theo đúng nghĩa của nhà cầm quyền vẽ ra đó là buôn gian bán lận, buôn quan bán chức. Rặt một phường con buôn.

Tôi mơ ước có một ngày phường con buôn không còn thao túng nước Việt, người Việt Nam khước từ văn hóa chợ trời trong những nơi không đáng có, chúng ta có những Thương gia theo đúng nghĩa của nó .

Praha, 28/03/2008

© DCVOnline

—————————————————————————————————-

Viet Nam 2008

Nguồn:

Bài dưới đây là phần 3 trong 1 loạt 3 bài viết của Đại tá Bùi Tín, cựu Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân của “đảng ta”. Bác Bùi Tín đã tị nạn chính trị tại nước ngoài. Các vị thuộc lớp tuổi chú và bác của chúng ta rất cảm kích và biết ơn về những gì mà bác Bùi Tín đã can đảm viết loạt bài này, để thế hệ trẻ chúng ta biết rõ ràng hơn về hiện tình của VN 2008 và trong quá khứ.
Bài 3
IV- Những đặc điểm của Phủ Chúa thời hiện đại

1 – Có mà không, không mà có

Phủ Chúa ở chỗ nào? hình thù ra sao? địa chỉ ở đâu? Không ai biết, không thể biết. Thế nhưng nó có thật, nó có quyền uy, nó có phát huy tác dụng. Không ai có thể khẳng định là nó chỉ là chính quyền ảo, hoàn toàn bịa đặt, tưởng tượng, không có thật.

2 – Thật ở chỗ nào?

Phủ Chúa có thật trước hết ở hai nhân vật đã mô tả ở các phần trên. Ở cương vị nguyên Ủy viên Trung ương đảng (từ năm 1960), nguyên Bộ trưởng (từ năm 1961), nguyên Thủ tướng, nguyên Tổng bí thư, nguyên Cố vấn ban chấp hành trung ương đảng, Đỗ Mười – sinh năm 1917 – năm nay (2008) 91 tuổi, về nghỉ hưu từ sau Đại hội IX (tháng 4/2001), nhưng vẫn còn tham chính theo cách riêng của mình.

Nó cũng có thật ở chỗ, nguyên Tư lệnh Quân khu IX, nguyên Tư lệnh “Quân tình nguyện Việt Nam” ở Cambốt, nguyên Tổng tham mưu trưởng, nguyên Bộ trưởng quốc phòng, nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh – sinh năm 1920 – năm nay (2008) 88 tuổi, về nghỉ hưu từ sau Đại hội IX (tháng 04/2001), nhưng vẫn còn tham chính cùng ông Đỗ Mười theo cách riêng của hai vị.

Nó có thật còn ở chỗ, hai vị tuy đã nghỉ hưu, vẫn còn có văn phòng riêng đặt tại tư dinh của mình (tư dinh ông Mười ở đường Phạm Đình Hổ quận Hai bà Trưng, tư dinh ông Anh ở trên đường Phan Đình Phùng, quận Ba Đình). Mỗi vị có một chánh văn phòng, hai viên thư ký, một bác sỹ, một lái xe, hai bảo vệ, một cần vụ, một người nấu ăn, cùng với điện thoại liên lạc theo ba hệ thống, với nội bộ trung ương đảng, trong nước và viễn liên.

3 – Một quan niệm từ xưa: “tôi tác thành cho anh, anh là người của tôi”

Theo cách hành xử từ thời phong kiến xa xưa, một viên chức gia nhập ngành hành chính, quan lại sẽ luôn ghi ơn suốt đời mình: ông bà, cha mẹ sinh ra mình, những thầy giáo từng dạy mình khôn lớn và những nhân vật cấp trên đã chỉ bảo, nâng đỡ, dìu dắt và trọng dụng mình, chọn lựa và đặt mình vào các chức vụ hệ trọng nhất. Gói gọn trong một danh từ ghép, việc làm như thế gọi là “tác thành”. Công ơn tác thành là điều mà các hiền sĩ, người quân tử luôn ghi nhớ để khi có dịp thì báo ân, trả ơn theo nếp sống đậm đà tình nghĩa.

Mặt khác, các quan chức cao cấp thường tận dụng nếp nghĩ có nghĩa tình như thế để coi những kẻ hậu sinh mà mình từng có dịp tác thành là những đồ đệ tin cậy của mình, với những niềm vui và hãnh diện đã biết phát hiện, chọn lựa hiền tài (!) cho đất nước. Cũng có người quen thói cá nhân vụ lợi tận dụng những mối quan hệ tình nghĩa ấy để kiếm lợi riêng cho tham vọng cá nhân. Họ ép buộc những kẻ từng hàm ơn họ phải trung thành và phục vụ họ cả trong những mưu đồ riêng tư.

Điều này giải thích vì sao các ông Trần Đức Lương, Trần Đình Hoan, Phạm Văn Trà, Nguyễn Khoa Điềm… lại gắn bó với ông Mười đến thế, chỉ vì ông Mười khi là Phó thủ tướng, Thủ tướng, rồi Tổng bí thư, đã đưa ông Lương ở Tổng cục địa chất, ông Hoan ở Bộ lao động, ông Trà ở Quân khu VII, ông Điềm ở Sở thông tin văn hóa Thừa Thiên vào các cương vị cao nhất là ủy viên Bộ chính trị.

Tại sao ông Anh lại được các ông tướng Lê văn Dũng, Phạm Trung Kiên, Nguyễn Huy Hiệu… của quân đội, rồi các ông tướng Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Thế Tiệm… ở ngành công an biết ơn đến vậy? Chỉ vì ông Anh đã ký lệnh thăng vượt cấp các vị nói trên cùng 178 viên tướng khác theo tiêu chuẩn trung thành với cá nhân mình, trong thời gian ông làm Chủ tịch nước chỉ từ tháng 6/1992 đến tháng 12/1997, nghĩa là trong 5 năm rưỡi, nhiều hơn cả ông Hồ Chí Minh trong 25 năm làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng.

Mối quan hệ cá nhân kiểu thầy-trò như trên là hệ quá tai hại của nếp lựa chọn nhân tài không qua thi cử, không qua thăm dò dư luận, không mảy may công khai, minh bạch, không qua ý kiến tập thể cân nhắc cẩn thận, lại theo cách thức hết sức cá nhân, tùy tiện, ngẫu nhiên, vô nguyên tắc. Cho nên mới có người kém cỏi, tài ít, đức mỏng, tham tàn lại cố kết với nhau thành phe nhóm nắm quyền đè nén dân, tàn phá xã hội.

4 – Công cụ chính của Phủ Chúa: bộ máy tình báo

Công cụ lợi hại nhất của cặp nhân vật ngự trị trong Phủ chúa là bộ máy tình báo Tổng cục 2 đã nói đến ở phần trên.

Qua kế hoạch nâng cao Tổng cục 2 ngang với Bộ Tổng tham mưu, phình to để gồm có 12 Cục, với chức năng rộng lớn bao gồm an ninh nội bộ đảng, nội bộ quân đội, nội bộ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, an ninh quốc tế, do thám và phản gián, tham vọng của ông Lê Đức Anh là đặt nó ngang với CIA của Mỹ và Gestapo của Đức ngày trước. Tổng cục 2 ngoài cài sâu vào mọi tổ chức cảnh sát, an ninh, bảo vệ, còn cài sâu vào mọi tổ chức chính trị, tôn giáo, kinh tế, ngoại thương, văn hóa, du lịch, thể thao… Nó có vô vàn chân rết, tai mắt, nhân viên, cộng tác viên ở mọi cấp, trở thành “quân đội trong quân đội”, “nhà nước trong nhà nước”, “đảng ở trong đảng”.

Ngân sách cho nó thì vô kể, không ai có thể biết cụ thể là bao nhiêu. Kinh doanh của nó cũng không hạn chế. Ngoại tệ mạnh của nó cũng dồi dào. Người tin cẩn về mặt này của ông Mười là ông Nguyễn Sinh Hùng, cùng ở xã Kim Liên (Nghệ An) với ông Hồ Chí Minh, được ông Mười “tác thành”, từ Thứ trưởng tài chính sau Đại hội VII, lên Bộ trưởng tài chính sau Đại hội VIII, rồi lên Phó thủ tướng sau Đại hội IX, nay là Phó thủ tướng thường trực sau Đại hội X, nghĩa là Phó thủ tướng thứ nhất, đặc trách về tài chính tiền tệ. Cắt xén ngân sách quốc gia cho bộ máy cồng kềnh của đảng, cắt xén hậu hĩ tiền của nhà nước, tức là của dân, cho hai quan hệ trọng nhất của đảng là Ban tài chính quản trị trung ương đảng và Tổng cục 2 là “nghĩa vụ” hàng đầu của ông Nguyễn Sinh Hùng.

5 – Hai Bố già và công ty bảo kê quốc tế

Phủ Chúa thời hiện đại hoạt động theo kiểu Mafia quốc tế. Nó đứng ngoài Luật pháp và Hiến pháp; nó dùng uy lực tinh thần và sức đe dọa trừng phạt kiểu Mafia, nghĩa là kiểu lưu manh hung bạo.

Khi tổng bí thư Lê Khà Phiêu dẫn đầu đoàn cấp cao thăm Pháp cuối năm 2000, nhân viên Tổng cục 2 đi theo đã theo lệnh tướng Anh chụp trộm một số ảnh Phiêu đang ăn nằm với Thị Hà và Thị Dung đi phục vụ trong đoàn, để sau đó chỉ ba tháng Lê Đức Anh chìa ra cho đoàn chủ tịch Đại hội đảng toàn quân xem, tô đậm tội “hủ hóa”, một trong mười tội lớn của Phiêu, khi Phiêu dám đưa ra ý kiến phế bỏ chức “cố vấn trung ương” của Mười, Anh và Kiệt.

Mới đây, tháng 3/2008 một quan chức thuộc Tổng cục 2 xuống tận Hải Phòng đe dọa nhà văn đối kháng Nguyễn Xuân Nghĩa khi ông này định về Hà Nội dự lễ tang ông Hoàng Minh Chính là: “Có còn nhớ cái chết của vợ chồng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh trên đừơng số 5 hồi nào không?”, gián tiếp thừa nhận bàn tay mafia chính trị trong vụ án tai nạn giao thông giết hai vợ chồng nghệ sỹ cùng đứa con trai, chỉ vì Lưu Quang Vũ bằng các tác phẩm xuất sắc của mình lên án quyết liệt những mặt trái của chế độ.

Bố Già trong các nhóm mafia Ý hoặc Nam Mỹ là những tay anh chị lão luyện trong nghề, từng vào tù ra tội, già dặn trong thử thách, tiếng tăm trong công luận. Ông Mười 91 tuổi và ông Anh 88 tuổi có thể coi là Bố Già của mafia chính trị hiện đại Việt Nam.

Mỗi nhóm mafia thường được đỡ đầu, che chở kín đáo bởi một công ty, một nhóm cảnh sát, công an, quan chức có quyền lực, thần thế, theo kiểu có đi có lại, qua thương lượng, thông đồng, bằng tiền bạc, hiện vật quý hiếm. Nhóm mafia thượng thặng trong cung đình cộng sản Hà Nội được chính quyền cộng sản Bắc Kinh đỡ đầu, bảo kê, nuôi dưỡng và chỉ đạo. Chỗ mạnh ghê gớm của nó nằm ở đó. Nhưng chỗ yếu chí mạng của nó cũng nằm ở đó.

Được Thiên triều bảo kê, Phủ Chúa Hà Nội có thế rất cao. Hệ thống điện thoại đặc biệt nối thẳng tới sứ quán Trung quốc trên đường Hoàng Diệu, đến phòng làm việc của đại sứ Hồ Càn Văn. Hồ Càn Văn là ai? Năm 1990 ông ta còn là Bí thư thứ nhất của Sứ quán, trực tiếp thu xếp cuộc gặp riêng của đặc phái viên Bắc Kinh là Từ Đôn Tín với Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh. Các cuộc gặp không cần phiên dịch, vì cả đại sứ hồi ấy là Trương Đức Duy cũng như Từ Đôn Tín và Hồ Càn Văn đều nói tiếng Việt cực kỳ thông thạo như người Việt vậy.

Có những lương y giỏi nhất từ Bắc Kinh thường xuống khám bệnh, bốc thuốc cho ông Mười và ông Anh. Nhờ đó ông Mười 91 tuổi vốn bị bệnh thần kinh mất ngủ đã khỏi bệnh, lưng vẫn còn thẳng. Giới trí thức thủ đô kể rằng năm 1997, khi vào tuổi 80, ông có vẻ hồi xuân, tỏ tình, muốn cưới bà tiến sỹ toán H.X.S., đã đưa “lễ chạm ngõ” nhưng không được đồng ý. Ông Anh yếu hơn vì cơn nhồi máu cơ tim năm 1989, nay nhờ các thầy lang Tàu cũng hồi phục tuy nói còn khó khăn, mồm hơi méo.

Bảo kê của Bắc Kinh còn được thực hiện qua cơ quan Tình báo Trung Quốc ở Hoa Nam, đóng tại thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng đông), có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ với Tổng cục 2. Các quan chức và cả gia đình của Tổng cục 2 thường được mời sang nghỉ tại những nhà nghỉ đặc biệt của Tình báo Hoa Nam trên bờ biển đảo Hải Nam.

V- Những mưu đồ chiến lược của Phủ Chúa

1- Kềm giữ Việt nam trong vòng tay của Trung Quốc. Đây là mục tiêu chính trị hàng đầu của Bắc Kinh. Làm sao Việt Nam luôn và mãi mãi là “bạn tốt”, nghĩa là chư hầu, “phiên thuộc”, một vệ tinh, một thuộc địa kiểu mới của Bắc Kinh. Ngăn ngừa xu thế đảng CSVN độc lâp tự chủ với đảng CS Trung Quốc. Cảnh giác với khả năng Việt Nam cân bằng quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với Hoa Kỳ.

Đây là thái độ rất ích kỷ, vì chính Trung Quốc tìm mọi cách để ưu tiên cải thiện quan hệ mọi mặt với Hoa Kỳ và phương Tây nhằm ưu tiên hiện đại hóa kinh tế và quốc phòng với tốc độ cao, lại ngăn chặn Việt Nam thực hiện chính điều ấy.

Chính họ đã dùng Phủ Chúa ở Hà Nội để thực hiện sự kìm hãm ích kỷ này.

2 – Kềm giữ khiến Việt Nam luôn bám gót Trung Quốc, lẽo đẽo theo sau với một khoảng cách nhất định, không cho phép bứt lên, ngang bằng hoặc vượt lên trước, đặc biệt là trong quan hệ với các nước phương Tây và Hoa Kỳ.

Đổi mới ở Trung Quốc khởi đầu từ năm 1978, ở Việt Nam năm 1986, sau Trung Quốc đến 8 năm. Bình thường hóa quan hệ với Mỹ, vào Liên Hợp Quốc, vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Trung Quốc luôn dùng Phủ Chúa để trì hoãn Việt Nam, không cho qua mặt Trung Quốc. Năm 1999, lẽ ra Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết tại New Zealand (Tân Tây Lan) nhưng Chủ tịch Lê Đức Anh đã lệnh cho Thủ tướng Phan Văn Khải hoãn việc ký mà không giải thích lý do, để tháng 7/2000 mới ký được.

Riêng trong quan hệ với Hoa Kỳ, Bắc Kinh luôn giành thế thượng phong so với Việt Nam. Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc ký Tuyên bố Thượng Hải từ tháng 2 năm 1972. Tổng thống Clinton đi thăm chính thức Bắc Kinh tháng 6/1998. Tổng thống W. George Bush thăm tháng 2/2002. Trung Quốc vào WTO từ tháng 12/2001, trước Việt Nam đến 5 năm. Bắc Kinh vào Liên Hiệp Quốc thay Đài Loan từ năm 1971. Việt Nam vào sau đó, tháng 9/1977.
Mọi người không thể quên câu nói của Đặng Tiểu Bình ngày 19/051978: “Trung Quốc là NATO phương Đông (ngụ ý để cùng NATO bao vây Liên Xô – BT), Việt Nam là Cuba phương Đông (ngụ ý là chư hầu Liên xô – BT)”.

3 – Kềm giữ Việt Nam trong chế độ XHCN mác-xít mao-ít, với đặc điểm là theo học thuyết đấu tranh giai cấp và thiết lập nên chuyên chính của một đảng duy nhất – đảng cộng sản.

Từ Đại hội VII (năm 1991), đến Đại hội VIII (1996), rồi đến Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006), mặc cho có hàng vạn ý kiến của trí thức, tuổi trẻ, văn nghệ sỹ cùng một số nhà kinh doanh, cả nhà cách mạng lão thành bác bỏ nền “dân chủ một đảng” giả dối, nguỵ biện, để thực hiện nền dân chủ đa nguyên đa đảng lành mạnh, tiến bộ, nhóm lãnh đạo vẫn một mực duy trì chế độ độc quyền đảng trị cổ lỗ, lạc hậu.

Từ sau Đại hội VI (1986) trong đảng CS có một số ý kiến đòi đổi tên đảng (trở lại tên đảng Lao động, hay đổi thành đảng Dân chủ Xã hội, đảng dân chủ mới) và đòi đổi tên nước (trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), bỏ Điều 4 cuả Hiến pháp (rập khuôn theo hiến pháp của đảng CS Liên Xô), đến nay theo tác động của Phủ Chúa, những ý kiến theo hướng dân chủ như thế đều bị coi là những đề tài quốc cấm (tabou), không được đưa trên báo chí và mọi phương tiện truyền thông khác.

4 – Thực hiện đàn áp thẳng tay, tức thời mọi biểu hiện chống đối độc quyền đảng trị, đòi tự do dân chủ: đây là một hướng hành động rõ ràng, dứt khoát không được chập chờn nhân nhượng của chính quyền độc đảng, vì nó tự hiểu rằng chính nó đã gây nên bao bất công, bao nhiêu đau khổ chết chóc, mất mát và tàn phá, và tích lũy biết bao uất hận trong lòng nhân dân qua nhiều thế hệ. Nó càng hiểu rằng nếu nó chịu nhượng bộ lẽ phải và chân lý, lùi một bước thì sẽ phải lùi thêm một bước, rồi một bước nữa, để rồi không tránh khỏi bị ngã ngựa, xuống đài và lăn kềnh.

Trước công luận, trước thế giới hiện đại, có khi nó phải dịu giọng, trưng ra bộ mặt ra vẻ thức thời, phải đạo, lên giọng hứa hẹn giả đạo đức, nhưng ngay trong lúc đó ở trong nước nó vẫn hành động ngang ngược theo bản chất hung hãn chà đạp nhân phẩm và nhân quyền cố hữu.

Do đó những người cầm quyền cao nhất từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, người phát ngôn của họ vẫn cứ leo lẻo nói không chút ngượng ngịu rằng ở Việt Nam không hề có tù nhân chính trị, trong khi có cả một quyết định và thông báo về chính sach đối phó với “tù chính trị” của Bộ chính trị được tiết lộ công khai. Giữa thời kỳ mà minh bạch công khai trở thành tiêu chuẩn của đổi mới và hội nhập, họ vẫn bám chặt lấy kiểu nói lấy được, nói theo kiểu lưỡi gỗ của thời cường hào cực thịnh xa xưa.
[Đảng CS Trung Quốc ra lệnh nhóm Lãnh đạo VN từ Tổng bí thư Nông, chủ Tịch nước Triết, Thủ tướng Dũng (và những người nầy ra lệnh cho Công an Việt Nam, Tổng cục 2, quân đội) phải đàn áp dân chúng VN theo đúng cách mà Trung quốc đàn áp dân chúng của họ. Đọc nhận xét của bác Bùi Tín viết sau đây thì thấy những sự kiện ấy đúng 100%. Lời người post bài 3]
Nếu Bắc Kinh kiểm soát chặt chẻ internet, thanh tra thường xuyên mọi quán càfê internet, thì Việt Nam cũng làm theo đúng vậy. Bắc Kinh cấm báo chí tư nhân, Việt Nam cũng xiết chặt kiểm soát thông tin, cấm báo chí tư nhân hoạt động và gần đây nhất, quyết định mang số 77/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 28/5/2007, có hiệu lực 15 ngày sau đó, quy định rõ chỉ các nhân vật thuộc diện “người phát ngôn” (của đảng) mới được quyền nói. Khi Bắc Kinh lập tường lửa chặn các mạng internet có thông tin về dân chủ, nhân quyền thì Việt Nam cũng tương tự, ngăn chặn mọi trang web “nhạy cảm”, phá sóng Đài Á châu Tự do RFA, v.v…

5 – Làm tay trong để thỏa mãn tham vọng bành trướng xuống phương Nam của Trung Quốc:

Đây là một mưu đồ hệ trọng bậc nhất. Như đã nói ở phần trên, việc đàm phán và ký kết hai Hiệp ước Việt – Trung về phân định biên giới trên bộ và trên biển trong Vịnh Bắc Bộ đã được thức hiện chóng vánh, trôi chảy ra sao. Phía Việt Nam đã nhượng bộ như thế nào qua hàng loạt câu hỏi chưa được giải đáp có sức thuyết phục. Việc ký Nghị định thư về đánh cá chung ký cùng ngày với Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ cũng gây thiệt hại vô hạn, vì rõ ràng Trung Quốc có đội đánh cá ở vùng biển phía Nam mạnh gấp 20 lần của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Giống như việc chia chiếc bánh “bình đẳng” giữa một lực sĩ tham ăn với một chú bé lên mười ốm yếu vậy. Bao nhiêu tài nguyên hải sản trong Vịnh Bắc Bộ đã và còn bị ông bạn khổng lồ phương Bắc vơ vét hết. Các nhân vật cao nhất tham dự vào các Hiệp ước và Nghị định thư tệ hại trên là: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Dy Niên, Lê Công Phụng…

Cuối năm nay (2008), nghị định thư đã ký sau khi hoàn thành việc cắm mốc dọc biên giới Việt – Trung sẽ được công bố công khai cùng toàn bộ bản đồ tỷ mỷ vẽ theo thực địa, lúc ấy mọi người có thể biết là phía Việt Nam đã bị mất bao nhiêu đất. Cái tội ấy sẽ được toàn dân biết rõ và quy đúng trách nhiệm. Vì lúc ấy phía Trung Quốc thu lợi lớn sẽ không ngần ngại công bố công khai tập bản đồ có lợi cho họ trên báo chí và mạng thông tin điện tử.
Danchimviet.com nguồn http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4994

Tuesday May 6, 2008

———————————————————————

Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam Có Ý Định Che Dấu Sự Bất Đồng Ý kiến

Bài của JAMES HOOKWAY *

Ngày 3-6-2008

[Trong khi Việt Nam đang cố gắng hết sức để kiềm chế đà lạm phát gia tăng và các cuộc bãi công của công nhân đang lan rộng khắp khu vực sản xuất của cả nước, các nhà lãnh đạo Cộng sản xem ra đang có những hoạt động nhằm che đậy một số dấu hiệu của sự bất đồng ý kiến đang ngấm ngầm nổi lên dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.]

Các nhà phân tích chính trị từng theo dõi sát các vấn đề về Việt Nam đã nhận ra những biểu hiện mà giới bảo thủ [theo đường lối cứng rắn] nằm trong bộ chính trị đương quyền – dễ hoảng hốt trước những nỗ lực mở cửa xã hội Việt Nam của ông Dũng – đang sử dụng cơn khủng hoảng lạm phát trong nước để giới hạn những chỉ trích đối với chính phủ. Trong số những sự việc khác, các nhà phân tích đã chỉ rõ về vụ bắt giữ vào tháng trước hai nhà báo Việt Nam từng điều tra tham nhũng với cớ vin vào là họ đã chống lại các quan chức chính phủ.

[Một đường lối cứng rắn tương tự nhằm chống lại những người bất đồng quan điểm về chính trị đã từng xảy ra cách đây mười năm trong thời gian có cuộc khủng hoảng tài chánh 1997-1998 ở Á châu, vào dạo ấy những nhà lãnh đạo Việt nam đã lo ngại rằng sự sụp đổ của chính quyền ở Thái Lan và Indonesia có thể gây ảnh hưởng lên đất nước nầy].

[“Sau một thời gian cởi mở, giờ đây các lãnh tụ Việt nam đang chứng tỏ cho ta thấy họ bảo thủ làm sao,”] theo Carlyle Thayer, một giáo sư và là chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra, người đã dự đoán vào đầu năm nay rằng tình trạng lạm phát dâng cao có thể sẽ tăng cường thêm những mối căng thẳng chính trị trong quốc gia vẫn bị kiểm soát chặt chẽ này. Vào tháng Năm, tỉ lệ lạm phát đã đạt 25,2% năm, một mức cao trong 13 năm qua.

Thế nhưng trong lúc các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể thắt chặt kiểm soát giới báo chí thì họ lại có ít duyên cớ để mà cắt giảm một loạt những cải cách kinh tế là thứ đã cho phép nền kinh tế nước này tăng trưởng với tỉ lệ trung bình 7,5% năm từ năm 2000 tới 2007 – mặc dù ông Dũng cũng đã hạ mục tiêu tăng trưởng cho năm nay từ 8,5% xuống 7% để tập trung tốt hơn cho việc khống chế lạm phát.

“Tôi nghĩ thực tế Việt Nam giờ đây là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, và điều đó đã cam kết cho việc mở cửa nền kinh tế của nó hơn nữa, có nghĩa quốc gia này sẽ phải tiếp tục đi tới theo phương hướng chung giống như vậy,” đó là nhận xét của một kinh tế gia tại Việt Nam đề nghị không nêu danh tính.

Giống như với trường hợp mở cửa kinh tế từ sớm của Trung Quốc, các nhà phân tích chính trị nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có thể cố gắng siết chặt sự kiểm soát chính trị của mình ngay cả một khi kinh tế được mở rộng tự do.

Dấu hiệu rõ ràng nhất từ một số trong các đồng sự bảo thủ hơn của ông Dũng – vài người trong đó đang tự mình đứng ken vai cùng tổng bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh – là họ đang tái sử dụng uy thế của mình vào tháng trước khi công an thực hiện việc bắt giữ hai phóng viên báo chí là những người vạch trần một trong những vụ việc tham nhũng nổi tiếng nhất vào năm 2005.

Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên, những người bị bắt vào ngày 13 tháng Năm, đã đóng một vai trò nổi bật trong việc đưa tin bài chi tiết về vụ tai tiếng hối lộ nhiều triệu đô la ở Bộ Giao thông mà theo đó nhiều quan chức chính phủ được cho là đã bòn rút ngân khoản do Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản cung cấp để cá độ các trận cầu của giải châu Âu và chi phí cho những trò bán rẻ danh dự.

Chính phủ của ông Dũng đã chộp lấy [to seize on] vụ tai tiếng để chứng tỏ với giới đầu tư ngoại quốc rằng Việt Nam đang quyết tâm trừ tận gốc nạn tham nhũng đang làm ô uế tiếng tăm của mình như là một trong những trung tâm đầu tư lớn tiếp theo của châu Á. Vào tháng Hai, tổng bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh đã khen ngợi báo chí Việt Nam trong việc bóc trần những vụ đút lót hối lộ. Chín người đã bị kết án vì vai trò của họ trong vụ tai tiếng, song vào tháng Ba thì tiến trình của vụ án xem ra đã chậm lại khi cơ quan công an dỡ bỏ những cáo buộc chống lại quan chức cao nhất dính líu trong vụ bê bối là thứ trưởng giao thông Nguyễn Việt Tiến.

Thế rồi vào ngày 12 tháng Năm, công an đã bắt giữ ông Chiến và ông Hải được cho là đã đưa “thông tin không đúng” và “lạm dụng quyền hạn của mình”, tạo nên một cơn giông bão phản ứng cấp kỳ ở trong nước. Tờ Thanh Niên đã đăng tải lời nói của ông Chiến ngay trước khi bị bắt là “cái tội duy nhất của tôi là đã tích cực đấu tranh chống tham nhũng”. Tờ nhật báo này còn chạy một hàng tít trên bài xã luận nhan đề “Hãy trả tự do cho các nhà báo trung thực.” Kể từ đó, những tin tức về vụ việc đã biến mất trên các phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam luôn bị kiểm soát chặt chẽ.

Hoa Kỳ đã biểu lộ mối quan ngại của mình về số phận của hai nhà báo. “Các nhà báo cần được tường thuật, viết bài và đưa tin tức mà không phải lo ngại cho sự an toàn của mình và không phải lo ngại sẽ bị bắt giữ bất cứ khi nào họ đưa tin về một vụ việc nhạy cảm,” David Kramer, trợ lý ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động đã lưu ý như vậy vào hôm 30 tháng Năm.

Các nhà quan sát như ông Thayer cho rằng vụ bắt giữ đã chỉ rõ về một phản ứng dữ dội chống lại việc mở cửa về chính trị vốn vẫn còn ở mức độ phải chăng được đưa ra bởi ông Dũng, một vị thủ tướng 58 tuổi. Kể từ khi trở thành thủ tướng vào năm 2006, ông Dũng đã làm lu mờ hình ảnh của các nhà lãnh đạo chóp bu khác ở Việt Nam, như người đứng đầu đảng Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

[Ông Dũng đã thường xuyên xuất hiện trên hệ thống truyền thông ở Việt Nam, ông đi khánh thành những cây cầu và trường học và thường xuất hiện trên phim ảnh với đại diện của nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lủ lượt kéo đến tới Việt Nam trong ít năm qua để tránh tình trạng giá cả gia tăng tại Trung Quốc và các nước khác. Thậm chí ông Dũng còn ngồi cả ngày để trả lời những câu hỏi được gửi qua điện thư từ những người Việt Nam bình thường và, đã gây ấn tượng mạnh bằng việc sử dụng phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Việt Nam để diệt trừ tận gốc những vụ tham nhũng.

Nhưng trong khi mà tình trạng lạm phát đang tăng cao, và nhiều người lũ lượt kéo vào các thành phố và các khu công nghiệp [để giúp cho đà phát triển kinh tế nhanh chóng, giờ đây họ phải cố gắng lắm mới nuôi sống được bản thân], thì những thành viên bảo thủ hơn trong bộ chính trị có vẻ như đang tái khẳng định quyền uy của mình.

Cụ thể, bộ chính trị đã tỏ ra quan ngại trước một làn sóng các cuộc bãi công hiện đang gây náo động khu công nghiệp của cả nước trong khi giới công nhân đòi hỏi mức lương cao hơn để theo kịp với mức tăng của giá cả. Trong quý đầu năm nay, đã có khoảng 300 cuộc bãi công – nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2007 – làm cho vị thế của ông Dũng không còn được bình tâm như trước, mặc dù chưa thấy tín hiệu các cuộc bãi công có một biểu hiện nào là chống đối chính phủ.

Một số kinh tế gia Việt Nam [đang làm tư vấn cho chính phủ đã đổ lỗi cho ông Dũng ] trong việc không nhanh nhạy xử lý tình trạng lạm phát khi mà nó mới cho thấy những dấu hiệu sẽ gia tăng vào năm ngoái. Các quan chức hàng đầu khác, trong đó có cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã dẫn dắt Việt Nam qua nhiều cuộc cải cách kinh tế trong những năm 1990, đã than phiền rằng ông Dũng tỏ ra quá quan tâm tới việc xây dựng những doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam trở thành hình mẫu như là những tập đoàn từng được lập ra để thống trị Nam Triều Tiên trước khi những món nợ khổng lồ của chúng dìm đất nước này ngập sâu vào cơn khủng hoảng của thập niên 1990.

[“Điều hành nền kinh tế được người ta tin là thế mạnh của ông Dũng,” Ông Thayer nói. “Giờ đây ông ta đang chứng tỏ cho người ta thấy là ông ta không phải là không mắc sai lầm”]

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

——————————

Vietnam‘s Leaders Aim to Keep Lid on Dissent

By JAMES HOOKWAY

June 3, 2008 5:51 a.m.

With Vietnam struggling to contain rising inflation and labor strikes spreading across the country’s manufacturing sector, its Communist leaders appear to be moving to smother the few signs of dissent which sprouted under Prime Minister Nguyen Tan Dung.

Political analysts who follow Vietnamese affairs closely see indications that hard-line conservatives within the ruling politburo — nervous about Mr. Dung’s efforts to open up Vietnamese society — are using the country’s inflation crisis to limit criticism of the government. Among other things, these analysts point to last month’s arrest of two Vietnamese journalists who investigated corruption allegations against government officials.

A similar hard-line approach against political dissent came ten years ago during Asia’s 1997-98 financial crisis, when Vietnam’s leaders worried that the fall of governments in Thailand and Indonesia might affect the country.

“After a period of opening up, Vietnam’s leaders are now showing how conservative they can be,” says Carlyle Thayer, a professor and Vietnam expert at the Australian Defence Force Academy in Canberra, who earlier this year predicted that rising inflation could heighten political tensions in the tightly controlled country. In May, inflation reached a 13- year high of 25.2% year-to-year.

But while Vietnam’s leaders may be tightening control of the media, there is less room for them to roll back a series of economic reforms which enabled to Vietnam’s economy to grow by an average of 7.5% a year from 2000 to 2007 – although Mr. Dung has lowered his growth target for this year to 7% from 8.5% to better focus on taming inflation.

“I think the fact that Vietnam is now a member of the World Trade Organization, and as such has committed to open its economy further, means the country will keep moving in the same general direction,” said a Vietnam-based economist who asked not to be identified.

As was the case in China’s early economic opening, political analysts suspect that Vietnam’s Communist Party could try to tighten its political control even as the economy liberalizes.

The clearest indication that some of Mr. Dung’s more conservative colleagues – some of whom align themselves with Communist Party secretary-general Nong Duc Manh – are re-exerting their authority came last month when police arrested two newspaper reporters who exposed one of Vietnam’s most celebrated corruption cases in 2005.

Nguyen Van Hai of Tuoi Tre (Youth) newspaper and Nguyen Viet Chien of Thanh Nien (Young People), who were arrested on May 13, played a prominent role in reporting the details of multi-billion dollar graft scandal at the Ministry of Transport in which government officials allegedly siphoned off funds provided by the World Bank and Japan to gamble on European soccer matches and pay for prostitutes.

Mr. Dung’s government seized on the scandal to demonstrate to foreign investors that Vietnam was willing to root at the corruption that was tarnishing its reputation as one of Asia’s next big investment hubs. In February, Communist Party chief Nong Duc Manh praised Vietnam’s press for uncovering graft. Nine people have been convicted for their roles in the scandal, but in March progress appeared to slow when police dropped charges against the highest-ranking official implicated in the scandal, deputy transport minister Nguyen Viet Tien.

Then, on May 12, police arrested Mr. Chien and Mr. Hai for allegedly publishing “false information” and “abusing their power”, creating a brief storm of protest in the country. Thanh Nien reported Mr. Chien as saying “My only crime was to actively fight against corruption” shortly before his arrest. The newspaper also ran an editorial saying “Free the honest journalists.” Since then, coverage of the case has vanished from Vietnam’s tightly controlled state media.

The U.S. has expressed its concern about the fate of the two reporters. “Journalists need to be able to report, write and broadcast without concern for their safety and without concern for their being arrested every time they report on a sensitive matter,” David Kramer, assistant secretary of state for democracy, human rights and labor, said on May 30.

Observers such as Mr. Thayer say the arrests point to a backlash against the modest political opening introduced by Mr. Dung, 58 years old. Since he became prime minister in 2006, Mr. Dung has overshadowed Vietnam’s other top leaders, party chief Mr. Manh and President Nguyen Minh Triet.

Mr. Dung has maintained a high profile in the local media in Vietnam, opening bridges and schools and frequently being filmed with representatives of the many multinational companies which have flocked to Vietnam in the last few years to escape rising costs in

China and other countries. Mr. Dung even sat for a day answering emailed questions from ordinary Vietnamese and, tellingly, used Vietnam’s state-controlled media to root out corruption cases.

But with inflation rising and many of the people who have flocked to its cities and industrial parks to fuel its rapid economic growth now struggling to make ends meet, more conservative members of the politburo seem to be reasserting their authority.

In particular, the politburo appears concerned about a wave of strikes now plaguing the country’s industrial sector as workers seek higher wages to keep pace with rising prices. In the first quarter of the year, there were around 300 strikes – three times as many as in the same period in 2007 – making Mr. Dung’s position less comfortable than it was, although there is no sign of the strikes taking an overtly antigovernment flavor.

Some Vietnamese economists who advise the government privately blame Mr. Dung for failing to quickly tackle inflation when it showed signs of racing ahead last year. Other top officials, including former Prime Minister Vo Van Kiet, who steered Vietnam through many economic reforms in the 1990s, complain that Mr. Dung appears more interested in building Vietnam’s state-owned enterprises into the kind of conglomerates which used to dominate South Korea before their unwieldy debts plunged that country into crisis in the 1990s.

“Run ning the economy was supposed to be Mr. Dung’s forte,” Mr. Thayer says. “Now he has shown he is not infallible.”

Write to James Hookway at james.hookway@awsj.com

=====$======================

Cuộc Khủng hoảng Lạm phát của Việt Nam Là đáng Sợ

Những Hành Động của Chính phủ Nhằm Kềm chế Giá cả Dường như Vẫn Chưa Thỏa Đáng

Bài của James Hookway Ngày 30-5-2008; Trang A6 [từ bản báo in]

Mức độ lạm phát gia tăng nhanh chóng của Việt nam đang hăm dọa để biến thành một cuộc khủng hoảng lớn rộng (toàn bộ nền kinh tế), và nó phát ra một lời báo động đến các quốc gia Á châu khác đang cố gắng kềm chế giá cả gia tăng.

Tuần này chính phủ vừa cho hay mức lạm phát tháng Năm là 25,2% tính theo năm, tăng so với 21,4% vào tháng Tư và 14,1% vào tháng Một. Phản ứng chậm chạp của chính phủ là điều đáng trách nhất. Khi giá xăng dầu và lương thực bắt đầu tăng cao vào cuối năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Việt Nam, với hy vọng giữ vững được mức tăng trưởng, đã chậm trễ trong việc kềm giữ áp lực lạm phát bằng việc nâng mức lãi suất hoặc kiểm soát chặt chẻ hơn về việc cho vay thiếu trách nhiệm của các ngân hàng địa phương. Những nỗ lực kiểm soát lạm phát đã tỏ ra không có hiệu quả – thí dụ như nới lỏng sự thắt chặc việc lưu hành tiền đô la, nhưng việc nầy đã gây hiệu quả ngược lại trên qui rộng lớn hơn bởi vì lối cho mượn tiền vô trách nhiệm của các ngân hàng địa phương.

Cho tới lúc này, nhiều nhà kinh tế cho rằng những rối loạn ở Việt nam chỉ ở phạm vi giới hạn và sẽ không lây truyền sang nền kinh tế của các quốc gia Á châu khác. Nhưng VN hiện nay đang phô bày tình cảnh xấu nhất của những gì có thể xẩy ra, nếu như các ngân hàng trung ương của các quốc gia trong khu vực không hành động ngay lập tức để hạn chế sự gia tăng vật giá vào lúc mà các nền kinh tế của họ – không giống như nền kinh tế của Mỹ và các nước Tây Âu – vẫn còn đang cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẻ.

Sau một cuộc bộc phát về lãnh lực xây dựng giữa tình hình có mức lãi xuất thấp, và một sự bùng phát về xuất cảng hàng hóa vì tiền đồng VN yếu đã ghìm chặt tiền đô la Mỹ, nền kinh tế VN giờ đây đang rơi vào tiến trình đảo ngược. Chỉ số cơ bản của thị trường chứng khoáng sụt giảm 55% trong năm nay, và giá cả của tất cả hàng hóa đang gia tăng nhanh chóng.

Morgan Stanley, trong một báo cáo vào hôm thứ Tư, đã cảnh báo rằng việc nới lỏng cho vay tín dụng đã tạo nên một cơn khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Nó dự báo rằng tình hình tiền tệ, tiền đồng, của Việt Nam có thể sẽ yếu đi một cách thảm hại so với đồng đô la trong năm sắp tới.

Vào hôm thứ Năm, công ty lượng giá Fitch Rating đã hạ thấp đánh giá triển vọng của nó đối với tình hình nợ quốc gia của Việt Nam từ “ổn định” xuống “tiêu cực.” Chính sách của VN đáp ứng với lạm phát gia tăng là “vừa chậm và vừa quá nhỏ nhặt,” công ty lượng giá này cho biết.

Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng trung ương của các nước Á châu đã coi việc kiểm soát nạn lạm phát như là mục tiêu cơ bản trong chính sách của họ. Thế nhưng chỉ có một vài ngân hàng là thật sự kiểm soát được, làm cho chúng trở thành đối tượng cho những áp lực chính trị để duy trì sự phát triển kinh tế.

Một số ngân hàng trung ương, như ở Ấn Độ và Trung Quốc, đã chọn cách trả sạch hết những món nợ trong các hệ thống tài chánh của họ, bằng cách đặt ra những yêu cầu mới về mức dự trử tiền mặt áp đặt lên những ngân hàng khác trong nước họ, thay vì là gia tăng mức lãi suất tới những mức độ cao hơn nữa để chặn đứng sự lạm phát. Những nước khác thì đang chờ đợi để xem liệu những vụ mùa thu hoạch bội thu sắp đến sẽ làm dịu đi tình hình giá cả lương thực không, giá lương thực vẫn chiếm tới 40% hoặc cao hơn trong chỉ số giá tiêu dùng ở những nước như Indonesia và Philippines.
Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy sự nguy hiểm của việc chờ quá lâu trước khi đưa ra hành động quyết định để chặn đứng đà lạm phát. “Những gì đang xảy ra lúc này ở Việt Nam cũng đã từng xẩy ra ở châu Á từ 10, 20 năm trước đây,” theo nhận định của Spencer White, một chiến lược gia và là thành viên ban lãnh đạo công ty chứng khoán Thiên Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Tuy vào thời điểm này chưa có nhiều sự hòa nhập tài chính với các thị trường Á châu khác, song nó có thể làm tổn hại tới sự hăng hái tham gia rộng lớn hơn từ các thị trường ngoại biên.”

Cách đây một năm, Việt Nam là nơi được ưa chuộng của các nhà đầu tư toàn cầu. Các ngân hàng quốc tế như HSBC Holdings PLC đã mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Các nhà kinh doanh bất động sản từ Nam Triều Tiên và Đài Loan bắt đầu thực hiện các dự án phát triển khổng lồ để xây cao ốc văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các nhà sản xuất toàn cầu cũng đổ xô vào quốc gia này, một phần để tránh tình trạng tiền công lao động và giá cả đất đai lên cao ở Trung Quốc, song cũng là để bòn rút lực lượng lao động trẻ và khéo léo, những người công nhân này đã thoáng nhìn thấy dấu hiệu của sự thịnh vượng sau nhiều năm sống trong chiến tranh và sự đình trệ.

Các công ty nước ngoài đã được chuẩn thuận để đầu tư 20 tỉ Mỹ kim vào Viêt nam vào năm ngoái – nhiều hơn một phần ba so với số tiền được đầu tư vào nước láng giềng Thái lan – đang làm gia tăng thêm áp lực lạm phát bằng cách kéo giá đất gia tăng, kéo lương thợ hành nghề gia tăng và kéo theo giá thuê mướn văn phòng gia tăng.

Các xí nghiệp quốc doanh của nhà nước đang bắt đầu đa dạng hóa, hy vọng trở thành những tập đoàn mạnh để cạnh tranh với những hãng ngoại quốc đã bắt đầu đến VN sau khi quốc gia này gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (cuối năm 2006.)

Một số nhà lãnh đạo cao niên của Việt Nam đã nghi ngờ về quyết tâm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc tập hợp những doanh nghiệp mới này, thường là chỉ với số vốn ít ỏi vay mượn từ ngân hàng. Một cựu thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt, vào năm ngoái đã viết một bức thư ngỏ gửi ông Dũng nói rằng hiện tượng này hoàn toàn là những sai lầm mà Nam Triều Tiên, Malaysia và những nước khác đã vấp phải trong thời gian dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính Á châu hồi thập niên 1990.

Trong lúc sức ép lạm phát bắt đầu tăng lên vào năm ngoái, một số kinh tế gia của chính phủ cho hay, thì ngân hàng trung ương lại không muốn cắt giảm bớt những khoản vay với lãi suất thấp. “Nhiều chính sách của ngân hàng trung ương đã bị lôi cuốn bởi chương trình nghị sự của chính phủ nhắm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế càng cao càng tốt trong khi cùng lúc họ hiểu rằng các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng một vai trò nhỏ cho nền kinh tế trong những năm tới,” một kinh tế gia Việt Nam cho biết.

Giới am hiểu tình hình cho hay vào đầu năm nay, khi mức giá cả cao hơn đã làm bùng nổ các cuộc phản kháng và đình công, ông Dũng đã chỉ thị cho Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nguyễn Văn Giàu phải hành động năng nổ hơn để kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng trung ương đã nới rộng biên độ trao đổi giữa tiền đồng Việt Nam với đô la. Ý đồ là nhằm thả lỏng đồng nội tệ trước một đồng đô la đang trượt giá và cho phép Việt Nam hòa nhập tốt hơn trong lúc giá cả dầu lửa tăng cao hơn. Nhưng thay vào đó, động thái này đã gây bùng nổ tâm lý hoảng hốt trong dân chúng mà trong nhiều năm qua vẫn sử dụng đồng đô la như là một giải pháp tiện lợi trước đồng tiền Việt cồng kềnh khó di chuyển, với tờ tín phiếu ngân hàng lớn nhất hiếm khi được nhìn thấy là 500.000 đồng – tương đương khoảng 30 đô la.

Một số ngân hàng trong nước đã từ chối đổi tiền đô la, và giá cổ phiếu trong nước đã suy sụp trong khi các ngân hàng cầm giữ tiền đồng của mình và khước từ cho mượn tiến để mua cổ phiếu. Vào tháng Ba, ông Dũng đã cho hạ mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam cho năm 2008, từ mức 8,5% xuống 7%, nhằm giúp tập trung nỗ lực chống lạm phát.

Kể từ sau chuyện ấy, một sự gia tăng đột ngột giá những thực phẩm và mùa lúa thu hoạch bị thất bại đã làm mọi thứ xấu thêm. Ngân hàng trung ương cho rằng mức thâm thủng mậu dịch hiện nay – nghĩa là sự khác biệt giữa nhập khẩu và xuất khẩu về mặt hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia – sẽ ở mức 7,5 % của tổng sản phẩm quốc nội, tăng so với mức 5% trong năm 2007. Sự thâm thủng mậu dịch ở Thái lan bằng 6,5% của tổng sản lượng quốc nội khi mà Thái lan buộc lòng hạ giá tiền Baht vào năm 1997, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chánh ở Á châu.

Người dân VN, trong lúc nầy, đã và đang rút hết tiền để dành trong ngân hàng ra, và đang mua vàng. Một số những người khác thì đang bắt đầu cất giữ tiền Mỹ kim như là một biện pháp bảo vệ chống lại nạn lạm phát.

Giá cho thuê căn hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại của cả nước, cho tới thời điểm này đã sút giảm một nửa, theo như tin tức báo chí trong nước. Hãng Morgan Stanley đánh giá rằng mức tăng trưởng cho vay của ngân hàng từ trước tới nay là trên 35% một năm, con số này nói lên một điều là thị trường bất động sản chiếm khoảng 10% của tổng số cho vay ấy.

————————–

The Wall Street Journal

Vietnam Inflation Crisis Is Feared

Government’s Moves

To Curb High Rate

Deemed Inadequate

By JAMES HOOKWAY

May 30, 2008; Page A6

Vietnam’s accelerating inflation is threatening to morph into a full-blown crisis, and it provides a warning to other Asian countries trying to tamp soaring prices.

The government said this week the inflation rate in May was 25.2% on an annual basis, up from 21.4% in April and 14.1% in January. A slow government response was in large part to blame. When oil and food prices began to rise late last year, the State Bank of Vietnam, hoping to sustain growth, was slow to rein in inflationary pressure by raising rates or clamping down effectively on irresponsible lending. Efforts to control inflation proved ineffective — such as a loosening of the currency’s dollar peg, which backfired largely because of lending practices.

So far, economists say there is limited scope for Vietnam’s troubles to infect other Asian economies. But Vietnam presents a worst-case scenario of what could happen if the region’s central banks don’t act swiftly to curb rising prices at a time when their economies — unlike those of the U.S. and Western Europe — are still showing robust growth.

After a building boom amid low interest rates and an export boom because of a weak local currency pegged to the dollar, Vietnam’s economy has reversed course. The stock market’s main index is down 55% this year, and the prices of goods are rising sharply.

Morgan Stanley, in a report Wednesday, warned that loose lending had created a banking crisis. It forecast that Vietnam’s currency, the dong, could weaken dramatically against the dollar in the coming year.

On Thursday, Fitch Ratings lowered its outlook for Vietnam’s sovereign debt to “negative” from “stable.” The country’s policy response to rising inflation “has been both too slow and too small,” the agency said.

Many Asian central banks have made controlling inflation their primary policy objective in recent years. But relatively few are genuinely independent, making them subject to political pressure to maintain economic growth.

Some, such as India and China, have opted to mop up excess liquidity in their financial systems by imposing new reserve requirements on their banks rather than raising interest rates to levels that might do more to stanch inflation. Others are waiting to see whether larger harvests will ease food bills, which are 40% or more of the consumer-price index in countries such as Indonesia and the Philippines.

Vietnam’s experience shows the danger of waiting too long before taking decisive action to head off inflation. “What’s happening here in Vietnam is the Asia of 10, 20 years ago,” said Spencer White, a strategist and member of the board at Thien Viet Securities in Ho Chi Minh City. “There’s not much financial integration with the other Asian markets at this

point, but it could damage the broader appetite for frontier markets.”

A year ago, Vietnam was the darling of global investors. International banks such as HSBC Holdings PLC bought into local banks. Property developers from South Korea and Taiwan began work on huge developments to build office space in Hanoi and Ho Chi Minh City.

Global manufacturers also streamed into the country, partly to escape rising wage and land costs in China but also to tap a young and industrious work force who saw a glimpse of prosperity after years of war and stagnation. Foreign companies sought approval to invest $20 billion in the country last year — a third more than in nearby Thailand — adding to the inflationary pressure by driving up land costs, skilled-worker wages and office rents.

The country’s biggest state-run enterprises began diversifying, hoping to become powerful conglomerates to compete with the foreign firms that began arriving in Vietnam following its accession to the World Trade Organization.

Some of Vietnam’s senior leaders questioned Prime Minister Nguyen Tan Dung’s determination to build up these new businesses, often with cheap loans from state-run banks. A former prime minister, Vo Van Kiet, wrote a public letter to Mr. Dung last year saying these were precisely the mistakes South Korea, Malaysia and others made in the run-up to the Asian financial crisis of the 1990s.

As inflationary pressures began to rise last year, some government economists say, the central bank didn’t want to cut off

the low-cost loans. “Much of the central-bank policy was driven by the government’s agenda of promoting as much economic growth as possible while at the same time making sure that state-run enterprises would play a bit part in the economy in the years to come,” a Vietnamese economist said.

People familiar with the situation say that, earlier this year, as higher prices sparked protests and strikes, Mr. Dung instructed central-bank governor Nguyen Van Giau to act more aggressively to contain inflation.

The central bank widened the range in which the dong could trade against the dollar. The idea was to free the local currency from a sliding U.S. currency and to enable Vietnam to better absorb higher oil costs. Instead, the move triggered panic among a population that for years used the dollar as a convenient alternative to the unwieldy Vietnamese currency, whose largest bank note is the rarely seen 500,000-dong bill — worth about $30.

Some local banks refused to exchange dollars, and local stock prices collapsed as banks held on to their dong and refused to lend money to buy shares. Mr. Dung in March lowered Vietnam’s growth target for 2008 to 7% from 8.5% to help focus the drive against inflation.

Since then, a global spike in food prices and a poor rice harvest have made things worse. The central bank expects Vietnam’s current-account deficit — the difference between a country’s import and export of goods and services — to hit 7.5% of gross domestic product this year, up from 5% in 2007. The current-account deficit in Thailand was 6.5% of GDP when it was forced to devalue the baht in 1997, triggering the Asian financial crisis.

The Vietnamese, meanwhile, have been draining bank accounts and buying gold instead. Some have also started hoarding dollars as a hedge against inflation.

Apartment prices in Ho Chi Minh City, the country’s commercial hub, have fallen by half so far this year, local media reports say. Morgan Stanley estimates loan growth has been expanding at over 35% a year and exposure to the property market is about 10% of total loans.


Saturday May 31, 2008

——————


Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Entry for April 26, 2009

Posted by hoangtran204 trên 26/04/2009

Trong thời đại kinh tế suy sụp,

Việt Nam có kế hoạch đối phó khác với

Nhật Bản và Tiệp Khắc

Trần Hoàng


Kể từ tháng 1 năm 2009 đến nay, trong khi Nhật và Tiệp Khắc đang tìm cách khuyến dụ hàng trăm ngàn công nhân ngoại quốc hồi hương để dành công ăn việc làm cho công nhân của họ, giảm bớt các chi phí nuôi những người thất nghiệp và tránh sự xáo trộn trong xã hội vì kinh tế đang suy thoái, thì Việt Nam lại có chính sách ngược lại. Việt Nam đang nhận 10.000 công nhân Trung Quốc vào làm việc ở Tây Nguyên, Cà Mau và Tiền Giang và sẽ tiếp tục nhận thêm công nhân Trung Quốc trong các tháng sắp tới. .

Theo tờ The New York Times ra ngày 23-4-2009, Nhật đang tìm cách khuyến dụ hàng trăm ngàn công nhân người ngoại quốc hồi hương. Những công nhân Nam Mỹ gốc Nhật đang được chính phủ Nhật cung cấp tiền bạc cho họ trở về quê vì kinh tế Nhật đang bị suy thoái, và các công ty Nhật đã phải đóng cửa hay chỉ sản suất hàng hóa tồn kho. Trước tình hình đó, chính phủ Nhật đã đồng ý trả tiền vé máy bay cho toàn bộ gia đình của những công nhân Nam Mỹ gốc Nhật nầy và tặng thêm mỗi gia đình một món tiền khá lớn.

Nguyên nhân nhập cư của nhóm công nhân Nam Mỹ ở Nhật như sau.Vào những năm 1990, Nhật đã phát giấy nhập cảnh đặc biệt dành cho những người Ba Tây và Pê Ru gốc Nhật trở về Nhật làm việc. (Những người gốc Nhật nầy có tổ tiên là người Nhật và đã di cư đến sống ở các nước Nam Mỹ trong mấy trăm năm qua). Vì thế hiện nay có khoảng 366.000 người công nhân và gia đình vợ chồng con cái của những người nầy đang cư ngụ ở Nhật. Trong gần 20 năm qua, những người nầy việc trong các ngành lao động nặng, bụi bặm bẩn thỉu, và nguy hiểm.

Nhưng kể từ giữa năm 2008 đến nay, kinh tế của Nhật bị sa sút vì cuộc khủng hoảng tài chánh ở Mỹ và Âu Châu. Theo báo cáo quí 1 -2009, ngành xuất khẩu của Nhật giảm 46%, mức thất nghiệp toàn cả nước lên tới 4,4%, và mức sản suất kỹ nghệ thấp nhất trong 25 năm qua.

Đối diện với tình trạng khó khăn nầy, chính phủ Nhật đã có chương trình gởi trả những người công nhân Nam Mỹ nầy về lại nguyên quán. Nhật đã đồng ý cấp 3000 U.S. đô la tiền vé máy bay, và 2000 đô la cho mỗi một người trong gia đình (vợ, con) của người công nhân ấy để họ hồi hương và họ phải hứa không được trở lại Nhật trong một tương lai gần để xin việc làm*.

Chính quyền nước Tiệp Khắc cũng có chương trình y như Nhật vì kinh tế của Tiệp cũng đang tụt dốc. Tiệp đã quyết định gởi trả lại những công nhân ngoại quốc về nước. Ở Tiệp có khoảng 440.000 công nhân ngoại quốc; gồm có người Việt Nam, Mông Cổ, và các nước nhỏ của Liên Sô cũ. Chính phủ Tiệp đề nghị tặng 650 đô la để thưởng cho mỗi công nhân hồi hương và tặng vé may báy không trả tiền cho các công nhân ngoại quốc đang ở Tiệp trở về nhà.**

Trong năm 2008, lợi tức của mỗi người Nhật là 39.000 US đô la một năm.

Lợi tức của mỗi người Tiệp là 12.700 US đô la một năm.

Nhưng vào lúc nầy, cả hai nước khá giàu có nầy đều không muốn thấy công nhân ngoại quốc hiện diện trện đất của họ.

Trái lại, ở Việt Nam, mặc dầu mức lương làm việc của mỗi công nhân VN không tới 700 US đô la một năm, 46% công nhân Việt Nam đang lo lắng bị thất nghiệp, nhưng chính phủ Việt Nam đang có chương trình ngược lại với Tiệp Khắc và Nhật: Họ nhận công nhân Trung Quốc vào làm việc ở Việt Nam.

Thực tế, từ 2008 đến nay, theo từng giai đoạn, chính phủ VN đã nhận 2000-10.000 công nhân Trung Quốc vào làm việc cho dự án Bô Xít ở Đắc Nông và Nhân Cơ. Sau bản tin ngắn của TTX Ba Sàm báo động về sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc đang làm việc trong các hãng xưởng vừa mới xây dựng xong ở hai tỉnh ở Cà Mau và Tiền Giang vào đầu tháng 4-2009, vài ngày sau, báo Tuổi Trẻ online đã xuống hai tỉnh nầy để tìm hiểu và đã đăng bài phóng sự cùng hình ảnh, nhưng bài đã bị gỡ xuống trong ngày hơm đó.

Sau Tây Nguyên, đến lượt các tỉnh miền Tây cũng đang tiếp nhận hàng ngàn người Trung Quốc đến làm các công việc lao động chân tay trong các hãng xưởng của họ. Trong khi đó hàng chục ngàn công nhân Việt Nam đã bị thất nghiệp trong suốt 6 tháng qua đã trở về quê sống với gia đình của họ.

Trong thời suy thoái về kinh tế và tài chánh hiện nay, trong khi các chính phủ Nhật và Tiệp Khắc có chương trình gởi các công nhân ngoại quốc đang sống trên đất nước của họ hồi hương, thì chính phủ Việt Nam lại tiếp nhận hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc vào làm việc ở Tây Nguyên, Lâm Đồng, Cà Mau và Tiền Giang.


Những người Brazil và Peru gốc Nhật đang chờ nộp đơn rời khỏi Nhật để đơn hồi hương

Sergio Yamaoka, trái, và vợ Rita, đến từ Hamamatsu ở Brazil với 3 đứa con của họ cách đây 3 năm, vào lúc cao độ của việc xuất khẩu hàng hóa. Nhưng trong những tháng gần đây, cả hai vợ chồng Yamaokas đã bị mất việc ở hãng xe hơi. Họ đang có mặt trong một buổi tìm hiểu thủ tục hồi hương. Photo: Franck Robichon for The New York Times

Rita Yamaoka khóc vì đang tìm hiểu thủ tục hồi hương rời khỏi Nhật.

Hàng trăm người Peru và Brazil gốc Nhật đang xếp hàng nhận đơn làm thủ tục rời khỏi Nhật để hồi hương.

nguồn

1./ A cash offer to Leave Japan

2./ Crisis Puts Migrant Workers in a bind

http://www.globalpost.com/dispatch/czech-republic/090418/crisis-puts-migrant-workers-bind?page=0,1

————————————————————————–

Một cô bé đang liếm cây kem sô cô la ở một trong những chợ trời lớn nhất ở thủ đô Prague, nơi có nhiều sạp hàng do những người di dân Việt Nam điều hành, ngày 21-4-2009 (Bruce I. Konviser/GlobalPost)

Cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy những người

lao động nước ngoài vào tình thế khó khăn

Một số người Việt Nam đã trả tiền quá nhiều để đến Tiệp, đối với họ không thể nào quay trở về lại quê nhà được.

By Bruce I. Konviser – GlobalPost

Ngày 22-4-2009

người dịch: Trần Hoàng

Prague, Tiệp Khắc – Khi nhu cầu dành cho các hàng hóa tiêu thụ hạ giảm, việc sản suất và những công việc làm-theo-lối-dây-chuyền ở đây đã biến mất. Đối với một số người di dân từ các nước đang phát triển, các hậu quả nầy đã là một thảm họa..

Với các việc làm ngày càng trở nên hiếm hoi, chính phủ Tiệp Khắc đã quyết định thử gởi một số lao động nước ngoài hồi hương. Nhưng đối với một số người, cái cách mà họ đến Tiệp là quá tốn kém tiền bạc làm họ không thể nào tận dụng nắm lấy lời đề nghị hồi hương nầy.

Ở một trong những chợ trời lớn nhất của thành phố nầy, nhiều công nhân Việt Nam đang bán áo quần, giường tủ, thức phẩm và thức ăn, các hàng máy móc điện tử.

Tất cả bọn họ đều nói được một số tiếng Tiệp, nhưng khi hỏi những người bán hàng người Việt rằng họ có biết chương trình của chính quyền giao trả các công nhân ngoại quốc trở về nguyên quán và phần lớn những người nầy đột nhiên quên bẵng tiếng Tiệp. Họ nói rằng có một người bán hàng tên là Milos là người mà tôi có thể hỏi về cộng đồng của họ. Milos chỉ trả lời với vẻ giận dữ: Tôi không quan tâm (đến chương trinh hồi hương của chính phủ Tiệp).

Hơn 1000 người công nhân đã ký tên gia nhập vào chương trình do chính phủ đề nghị – 650 đô la tiền chi tiêu và thêm vé may báy không trả tiền. 800 người Mông Cổ, 200 người Uzbekistan, và 100 người Việt Nam đã ghi tên vào chương trình nầy.

Nước Tiệp đã chứng kiến số công nhân ngoại quốc của họ đang gia tăng trong những năm gần đây, tăng hơn gấp đôi kể từ 2001. Năm ngoái, đã có gần 440.000 ngoại quốc ở trong một quốc gia có dân số 10,4 triệu người, theo Văn Phòng Thống Kê Tiệp Khắc, một cơ quan của chính phủ.

Chương trình hồi hương của chính phủ Tiệp đã được dự định để hoạt động trong 8 tháng với hy vọng gởi được 2000 lao động nước ngoài bị thất nghiệp về quê của họ. (Nhưng chỉ được hai tháng, thì đã có 1100 người tham gia).

Với hơn một nữa số chỗ đã hết, bộ nội vụ Tiệp muôn đề nghị 3000 vé máy bay khác nữa, và bộ đang tìm kiếm thêm ngân sách 90 triệu tiền koruna của Tiệp (khoảng 4,5 triệu Mỹ kim), ngoài ngân sách 60 triệu koruna đã được đặt riêng ra để bắt đầu chương trình hồi hương nầy.

Veja, giám đốc của Chương Trình Hồi Hương Tự Nguyện của bộ Nội Vụ Tiệp cho biết: “tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể gọi nó là một chương trình rất thành công,” Hejna cho biết. “Chúng tôi đã không tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng 2 tháng mà chúng tôi chỉ còn chưa tới 800 chỗ còn lại.”

Nhưng ta hãy quay trở tại khu chợ trời, rõ ràng rằng phần lớn nhiều người ngoại quốc không sử dụng chương trình của chính phủ.

Giữa những giọng nói khó hiểu như những tiếng chim hót và những âm thanh như của ngày lễ hội, một người bán hàng cho biết tên của anh ta là To
m cắt nghĩa rằng: Nhận lời đề nghị của chính phủ Tiệp để trở về nhà là mất cơ hội để trả các món nợ của họ và mất cơ hội để cải thiện tính hình kinh tế của họ.

Tom nói: Ở Việt Nam làm ít tiền lắm. Rất nhiều người muốn đến đây. Một số người có mặt ở đây đã phải trả từ 10.000 tới 15.000 đô la để được đến đây. Nếu họ quay trở lại Việt Nam, họ sẽ bị phá sản.”

Mặc dầu lợi tức mỗi đầu người ở Tiệp trong năm 2008 là 12.700 đô —chỉ nhĩnh hơn ¼ mức lợi tức trung bình của một người Mỹ — mức lương ít ỏi (12.700 đô) nầy là gần 20 lần lớn hơn mức lương trung bình của một người ở Việt Nam, theo các thống kê của Ngân Hàng Thế Giới (WB). Một người lao động VN kiếm được một mức lương trung bình – chưa tới 700 đô mỗi năm – sẽ phải để dành hết tiền lương của anh ta trong hơn 20 năm để trả xong món nợ 15.000 đô la nầy.

Nhưng một số những người di dân (mới tới Tiệp) lúc gần đây đã không tìm được việc làm vào lúc họ đến và chưa từng làm việc một ngày ở nước Cộng Hòa Tiệp, theo Tereza Rejskova thuộc Trung Tâm Đa Văn Hóa ở thủ đô Prague, một trung tâm không trực thuộc chính quyền (N.G.O.).

Những nhóm người giúp đỡ các nông dân VN có được giấy nhập cảnh, giấy phép đi làm việc, và tìm kiếm công việc làm ở Tiệp được ám chỉ tới như là các nhóm dịch vụ. Nhưng vì món nợ quá lớn mà những người di dân nầy đang gánh vác, các tổ chức (dịch vụ) nầy thực sự trở thành chủ nợ của các người di dân.

“Các tổ chức dịch vụ nầy thường có liên quan tới một số hoạt động tội phạm,” Rejskova cho biết.

Hejna làm việc tại bộ nội vụ Tiệp đồng ý (với nhận định nói trên của Rejskova). Những người lao động ngoại quốc (di dân) đã trả rất nhiều tiền cho các tổ chức dịch vụ nầy, việc ấy thật ra là không cần thiết, bà nói tiếp: “Quí vị phải trả một số lệ phí (rất ít mà chính phủ Tiệp đặt ra theo qui định), nhưng số tiền mà các nhân viên của dịch vụ nầy đòi tiền công là quá nhiều, nhiều hơn gấp nhiều lần số tiền mà thủ tục giấy tờ đòi hỏi.” [1]

Sự lệ thuộc gần như hoàn toàn vào các tổ chức dịch vụ tạo ra kết quả là “một loại lao động cưỡng bức,” bà Hejna thuộc bộ nội vụ cho biết “Vấn nạn là các lời hứa hẹn được thực hiện ở trong quốc gia gốc (VN) và không được thỏa mãn và hoàn tất ở Tiệp .”

Rejskova nói rằng, hệ thống luật pháp của nước Tiệp cho phép các tổ chức dịch vụ nầy hoạt động phải chịu trách nhiệm một phần nào đó (trong việc gây ra lỗi lầm nầy.)

“Cơ bản là các tổ chức dịch vụ thuê mướn những lao động nước ngoài cho những công ty người Tiệp đang cần công nhân,” Cô Rejskova nói. “Và đó là một vấn nạn lớn bởi vì cách dễ dàng nhất để gạt bỏ nhân công của các hãng là gạt bỏ những công nhân của các tổ chức dịch vụ, bởi vì không có sự bảo đảm về mặt an sinh xã hội cho những người đi lao động nước ngoài.”

Các luật lao động ở Tiệp đề ra các sự bảo vệ rất rộng rãi cho các công nhân biên chế, nhưng các luật lệ nầy không có áp dụng lên các lao động nước ngoài, là những người được thuê mướn bởi các tổ chức dịch vụ.

“Các tổ chức dịch vụ (đưa người đi lao động) nầy cũng không chịu trách nhiệm cho những người đi lao động nước ngoài nữa,” Rejskova nói “Vì thế những người công nhân nầy đang ở trong tình trạng không may bởi vì họ không có tiền và không có an sinh xã hội và hiện giờ họ đang lệ thuộc vào các cơ quan từ thiện.”


Dịch: Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

[1] Các thủ tục làm giấy tờ để đi lao động nước ngoài, di trú, bảo lãnh gia đình … thật sự rất rẻ tiền. Lệ phí giấy tờ do chính phủ các nước đặt ra trong khoảng o-500 đô la. Nơi có lệ phí cao nhất là Mỹ cũng chỉ dưới mức 329 đô la.

Nếu các cợ quan dịch vụ chỉ đòi hỏi 30-100 đô la tiền công, thì để cho họ làm cho khỏe. Nếu họ đòi hỏi 600-vài ngàn đô la tiền công điền giấy tờ thì đừng làm ở các chỗ ấy, kiếm chỗ khác.

Cách làm đơn giản và hay nhất là đến trường đại học ngoại ngữ, hỏi một sinh viên VN giao hẹn công việc với họ, rồi trả tiền cho họ là xong. Sinh viên học năm thứ 3 hoặc thứ 4, biết nói tiếng ngoại quốc kha khá và mạnh dạn đặt câu hỏi là đủ sức làm các chuyện nầy. Lúc đầu có thể họ không quen, nhưng dần dần sẽ quen. Sinh viên khoa ngoại ngữ có thể kiếm tiền bằng cách làm thông dịch, điền đơn, và đi đến tòa đại sứ hoặc tổng lãnh sự hỏi thủ tục giấy tờ, tiền lệ phí nộp đơn…

http://www.uscis.gov/portal/site/uscis/menuitem.eb1d4c2a3e5b9ac89243c6a7543f6d1a/?vgnextoid=db029c7755cb9010VgnVCM10000045f3d6a1RCRD&vgnextchannel=db029c7755cb9010VgnVCM10000045f3d6a1RCRD

——————————————

Crisis puts migrant workers in a bind

Some Vietnamese paid so much to get to Prague, it’s

impossible for the
m to return home.

By Bruce I. Konviser – GlobalPost

Published: April 22, 2009 12:20

PRAGUE — When the global demand for consumer goods tumbled, production and assembly line jobs here evaporated. The consequences for some migrants from the developing world have been catastrophic.

With jobs scarce, the Czech government decided to try to send some of the migrants home. But for some, the way they came here makes it financially impossible to take advantage of the offer.

In one of this city’s largest outdoor markets, merchants, many of them from Vietnam, hawk clothes, furniture, food and an assortment of gadgets.

They all speak some Czech, but ask the vendors about the government program to return unemployed foreigners to their homelands and most of them suddenly forget the local language. They said a vendor named Milot was the person to talk to in their community. But without looking up from the case of rings or the collection of handbags he was adjusting, Milot only huffed, “I’m not interested.”

More than 1,000 foreigners have signed up to take the government’s offer — 500 euros (about $650) and a free plane ticket home, according to Bela Hejna, who manages the Interior Ministry’s Project of Voluntary Returns. The vast majority — more than 800 — are Mongolians. About 200 Uzbeks and 100 Vietnamese also have signed up.

The Czech Republic has seen its foreign worker population explode in recent years, more than doubling since 2001. Last year there were nearly 440,000 foreigners in this country of 10.4 million, according to the Czech Statistical Office, a state agency.

The repatriation project was set to run for eight months in the hopes of sending 2,000 unemployed foreigners home. With more than half of the slots already gone, the ministry wants to offer another 3,000 airplane seats, and is seeking another 90 million Czech koruna ($4.5 million) in funding, on top of the 60 million koruna allocated to start of the program.

“I think we can call it a successful project,” Hejna said. “We didn’t suppose that within two months we would have fewer than 800 spaces left.”

But back at the outdoor market, it’s clear that many more foreigners have no use for the government program. Speaking amid a cacophony of synthesized bird songs and other carnival-like sounds, one vendor, who gave his name as Tom, explains that taking the government’s offer to return home now would mean losing any chance of repaying their debts and bettering their economic situation.

“In Vietnam there is little money,” he said. “A lot of people want to come here. Some people here pay $10,000 to $15,000. If they go back to Vietnam they’ll be bankrupt.”

Despite a per capita income in 2008 of $12,700 — little more than a quarter of the average U.S. income — this seemingly modest wage was nearly 20 times greater than the average annual income in Vietnam, according to World Bank statistics. A laborer earning Vietnam’s median income — less than $700 a year — would have to devote every penny of his salary for more than 20 years to pay down a $15,000 debt.

But some of the more recent migrant arrivals found their jobs gone by the time they arrived and have never worked a day in the Czech Republic, according to Tereza Rejskova of the Multicultural Center in Prague, a non-governmental organization.

The organizations that help Vietnamese villagers acquire visas, work permits and jobs in the Czech Republic are charitably referred to as agencies. But due to the exorbitant debt these migrants undertake, the agencies effectively own them.

“The agencies are often involved in some kind of criminal activity,” Rejskova said.

Hejna, at the ministry, agreed. Migrants pay a lot of money to the agent, which is not really necessary, she said. “You have to pay some fees but [what the agents charge] is much, much higher than the money that’s required.”

The near total dependence on the agencies results in “a kind of forced labor,” she said. “The problem is the promises that are given in the country of origin are not fulfilled in the Czech Republic.”

The Czech system that allows these agents to operate is partly to blame, Rejskova said.

“Agencies basically hire out these foreigners to Czech employers who need them,” she said. “And that’s a big problem because the easiest way of getting rid of your staff is to get rid of the agency employees, because there are no social security guarantees for them.”

The labor code offers wide-ranging protections for regular employees, but the rules don’t apply to the migrant workers, who are employed by the agency.

“The agencies don’t take responsibility for them either,” Rejskova said. “So these people are virtually in a catastrophic state because they have absolutely no money and no security and they are depending on charities now.”


Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Posted by hoangtran204 trên 25/04/2009

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Thủ tướng Úc có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc

Posted by hoangtran204 trên 21/04/2009

Toàn bộ Nội các hãy đọc đây … Không phải con sói, mà là con quỷ, đang đặt một chân vào nhà rồi.

Các Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc

_”2008, Phó Thủ tướng Lào Samsavat, gốc Trung Quốc, đồng ý cho xây dựng thị trấn dành cho 130.000 người chuẩn bị di dân từ Trung Quốc tới làm việc ở Vạn Tượng .” nguồn chính sách đối ngoại giữa Trung quốc và Lào 2007-2009

_”2009, Thủ tướng Úc Kevin Rudd, (từng sống ở Bắc Kinh trong nhiều năm 1985-1988) là hiện thân của một “đại sứ lưu động cho Bắc Kinh”, theo các chính trị gia đối lập của Úc cáo buộc.”

*****************************

THE WALL STREET JOURNAL

Người thực hiện vụ mua bán hàng đầu cho chính quyền Trung Quốc được thăng chức vào nội các chính phủ đã kích động một phản ứng dữ dội ở nước ngoài


SHAI OSTER và RICK CAREW

Ngày 16-4-2009


BẮC KINH – Người thực hiện mua lại các tập đoàn kinh doanh lớn nhất (ở nước ngoài) của Trung Quốc hiện là một ngôi sao đang lên trong chính quyềnđấy chính là một sự kiện có thể gây thất bại cho một trong những cuộc đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc.

Chỉ ít ngày sau khi người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước Aluminum Corp. của Trung Quốc ký một thỏa thuận trị giá 19,5 tỉ đô la cho một phần của hãng khai thác mỏ Anh-Úc Rio Tinto, ông ta đã rời khỏi chức vụ của mình để tham gia vào nội các Trung Quốc.

Việc di chuyển của ông vua ngành nhôm Xiao Yaqing vào lĩnh vực chính trị trong tháng Hai 2009 đã làm dấy lên một dấu hỏi mang tính chỉ trích về những doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Quốc khi chúng bước chân vào hoạt động trên vũ đài toàn cầu: Các công ty nầy chạy theo lợi nhuận, hay chúng đang theo đuổi một chương trình nghị sự có tính chất dân tộc chủ nghĩa cho chính quyền Trung Quốc?

Một cái nhìn gần hơn vào việc mua lại một phần công ty Rio Tinto của Úc gợi lên rằng câu trả lời là cả hai điều trên, khi thương mại và chính trị xoắn xuýt kết hôn với nhau, chúng tạo ra một nòi giống mới gồm những nhà lãnh đạo trong chính quyền Trung Quốc am hiểu toàn cầu.

Vào hôm thứ Tư, bản thỏa thuận với công ty nhôm của Trung Quốc, cũng còn được biết với cái tên công ty Chinalco *, đã trở thành tâm điểm của sự xem xét kỹ lưỡng của những người Úc đang nắm giữ cổ phiếu tại cuộc họp thường niên của hãng Rio Tinto.

Tổng giám đốc Tom Albanese đã bênh vực cho bản thoả thuận ấy. “Chúng tôi vẫn đang làm công việc giao dịch với Chinalco, và trọng tâm của chúng tôi là hướng dẫn một cách thành công theo tiến trình được qui định trước khi đưa tiến trình ấy ra một cuộc bỏ phiếu của các cổ đông,” ông nói.

Thế nhưng việc ký kết để chấp thuận sau cùng theo như qui định có thể là rất phức tạp bởi cuộc tranh đấu về chính trị giờ đây đang gần như sôi sục trên khắp nước Úc về những quan hệ chặt chẽ của [chính quyền] nước này với Trung Quốc.

Trong bước ngoặc chuyển hướng gần đây nhất, c
ác chính trị gia đối lập đã cáo buộc Thủ tướng Kevin Rudd, một cựu viên chức ngoại giao nói được tiếng Quan Thoại [tiếng phổ thông Trung Quốc] từng ở Trung Quốc, là hiện thân của một “đại sứ lưu động cho Bắc Kinh.”

Các nhà chính trị đảng đối lập cũng đã công kích bộ trưởng quốc phòng Úc về việc đã không vạch trần việc một nhà kinh doanh bất động sản người Úc gốc Hoa nào đó đã trả tiền hai chuyến đi cho ông Kevin Rudd tới Trung Quốc khi ông còn là một nhà lập pháp trong phe đối lập (hơn 10 năm trước). Cả hai người đàn ông này đã phản đối về chuyện có những mối quan hệ chặt chẽ nào đó của họ đối với chính quyền Trung Quốc.

“Hãng Trung Quốc” (China Inc.) đang lôi cuốn sự chú ý ngày càng tăng khi các công ty của Trung Quốc nắm lấy quyền sỡ hữu các nguồn tài sản khai mỏ và năng lượng trên khắp thế giới. Trung Quốc đã loan báo về việc mua lại các quyền sở hữu tài sản (dầu, mỏ) của nước ngoài tổng cộng tới 52 tỉ đô la vào năm ngoái, chiếm hai phần ba trong đó là từ các nguồn tài nguyên tự nhiên, theo công ty Dealogic cho biết. Năm nay, đã có 65 thỏa thuận với tổng trị giá 23,2 tỉ đô la, gần như toàn bộ trong đó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, theo Dealogic.

Các chuyên gia ngân hàng, luật sư và các nhà ngoại giao lý luận rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát đi lời nhắn nhủ rằng Trung Quốc cần phải bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. “Có một chính sách rõ ràng (của TQ) về việc giành được những nguồn tài nguyên,” theo như lời của một nhà ngoại giao phương Tây.

Người ta hy vọng là những người điều hành chính sách quốc gia của Úc sẽ quyết định về bản thỏa thuận vào giữa tháng Sáu. Họ đang soi xét sát sao về mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Chinalco *. Bản thỏa thuận phức tạp này có thể đem đến cho Chinalco một khoản góp vốn tới 18% trong tập đoàn Rio Tinto, nhà khai mỏ lớn thứ ba thế giới, công ty nầy sở hữu những mỏ sắt và mỏ đồng rất có giá trị tại Úc và trên khắp thế giới.

Cách đây 4 năm (2005), nhờ những mối quan ngại của các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ về các mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Trung Quốc với giới kinh doanh [Mỹ] đã giúp chặn đứng một cuộc đấu thầu cho tập đoàn dầu lửa Trung Quốc Cnooc Ltd ** mua lại hãng Unocal Corp.

Nước Úc đã hưởng lợi khi các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc và Nhật Bản đổ tiền vào phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này để xuất khẩu. Thế nhưng một cuộc tống tháo tiền của người Trung Quốc vào nước Úc gần đây đã khuấy động một phản ứng chống Trung Quốc dữ dội, phản ứng nầy có thể gây nên khó khăn hơn cho chính quyền để việc mua bán của Chinalco được thông qua, theo nhận xét của những người trong giới công nghiệp.

Vào cuối tháng 3- 2009, Úc đã ngăn chặn một đề nghị từ hãng China Minmetals Corp. muốn mua toàn bộ hãng OZ Minerals Ltd với cái giá 2,6 tỉ đô la Úc (1,9 tỉ đô là Mỹ), bằng viện dẫn lý do là một trong những khu mỏ của công ty gần với một khu vực quân sự nhạy cảm. Hãng Minmetals đã xuất trình một cuộc gọi thầu khác để bán một phần quan trọng trong các tài sản của công ty OZ Minerals, chứ không phải bán toàn bộ công ty. Gói thầu này loại trừ (không bán) khu mỏ có vấn đề gây tranh cãi nêu trên.

Những mối liên hệ với nhà nước Trung Quốc của công ty Chinalco hiện là một khẩu hiệu chế nhạo mà những người chỉ trích người Úc nói về cuộc gọi thầu của hãng Rio Tinto, cuộc thầu nầy đem lại cho Chinalco quyền-nắm-giữ-cổ-phiếu- thiểu-số trong một số khu mỏ của hãng Rio Tinto.

Chính phủ Úc chưa từng bao giờ được (chính quyền TQ) chấp thuận cho mua một khu mỏ ở Trung Quốc,”

Thượng nghị sĩ Barnaby Joyce tuyên bố trong một quảng cáo trên đài truyền hình công kích những khoản đầu tư của Trung Quốc giờ đây đang nằm trên bàn thương thảo. “Vậy tại sao chúng ta lại cho phép chính quyền Trung Quốc mua và kiểm soát một thứ tài sản chiến lược then chốt trên đất nước chúng ta?”

Hãng Rio Tinto đã nói rằng việc mua bán với Chinalco của Trung Quốc sẽ không làm nguy hại cho những quyền lợi quốc gia của nước Úc.

Đối với công ty bị nợ chồng chất nầy, việc mua bán với Trung Quốc đem lại một thuận lợi lớn vào một thời điểm khi mà tiền tệ đã cạn kiệt. Rio Tinto sẽ giành được quyền tiếp cận một mức tín dụng nhiều tỉ đô la từ các ngân hàng Tr
ung Quốc.

Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc [NDRC] có quyền lực trong một phạm vi rộng lớn đối với các khoản đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc. Nếu như có hơn một doanh nghiệp nhà nước cùng quan tâm đến một khoản đầu tư vào tài sản ở hải ngoại, thì trước hết họ phải tranh đua nhau theo một kiểu cách như cuộc thi hoa hậu và được phán xét bởi Ủy Ban Phát Triển và Cải Cách. Thông thường, chỉ một kẻ thắng cuộc mới được đại diện cho Trung Quốc.

Ông Xiao của hãng Chinalco, 49 tuổi, là người có tham vọng đặc biệt trong bối cảnh đó, và ông đã hòa điệu với mục tiêu của chính quyền [Trung Quốc] trong việc chuyển đổi Chinalco vào trong một nhóm các công ty khai mỏ kim loại trên toàn cầu.

Ông sinh trưởng ở Bắc Kinh và lớn lên giữa những thời hỗn loạn chính trị của Trung Quốc Cộng sản từ những thập kỷ trước. Khi các trường đại học được mở lại sau cuộc Cách mạng Văn hóa, ông có tiêu chuẩn nhập học, rồi tốt nghiệp với một tấm bằng kỹ sư vào năm 1982, đúng lúc Trung Quốc đang bắt đầu cuộc thử nghiệm với chủ nghĩa tư bản.

Hội đồng Nhà nước của Trung Quốc, tức chính phủ nước này, đã bác bỏ một số lời yêu cầu về một cuộc phỏng vấn với ông Xiao.

Qua thập kỷ tiếp theo, ông Xiao leo từ một vị tríc giảng dạy do chính phủ chỉ định tại một nhà máy sản xuất nhôm gần biên giới với Nga lên làm giám đốc công ty. Năm 1998, chính phủ đã phái ông đi giải cứu một nhà máy của nhà nước đang thua lỗ ở phía tây nam Trung Quốc. Những khách thăm viếng thuộc hàng cao cấp đã ca ngợi thành công của ông, trong đó có Thủ tướng và Chủ tịch lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ và Giang Trạch Dân.

Năm 2002, nhà máy nầy đã được sát nhập vào tập đoàn Chinalco. Trong vòng hai năm, ông đã được chỉ định làm chủ tịch và bí thư Đảng Cộng sản của công ty Chinalco.

Ông Xiao đã thúc đẩy đa dạng hóa hoạt động, theo các thành viên hội đồng quản trị Chinalco và các chủ ngân hàng cho hay.

Năm 2004, công ty trả giá cao hơn 10 công ty khác trong vụ mua một khu mỏ bauxite của Úc, thứ nguyên liệu thô dùng để sản xuất ra nhôm. Khoản đầu tư 3 tỉ đô la Úc là lớn nhất của Trung Quốc tại Úc lúc bấy giờ. Rio Tinto, tập đoàn sở hữu một khu mỏ bauxite kế cận khu vực đó, đã tiến hành những cuộc thương thảo với Chinalco về việc chia nhau sử dụng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường xe lửa,…).

Vào tháng Năm, năm 2007, Chinalco đã thỏa thuận đầu tư vào một liên doanh luyện kim ở Saudi [A-rập Sê Út], và vào tháng Sáu năm đó, công ty đã bỏ ra 860 triệu đô la Mỹ để mua hãng Peru Copper Inc. của Canada.

Không giống như hầu hết các nhà kỹ trị khác đang lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc, ông Xiao đã tạo được một sự chú ý cao độ của công luận. Vận may chính trị của ông đã nổi lên. Sau vụ mua được công ty mỏ Peru Copper, ông được chỉ định làm một ủy viên dự khuyết của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản.

Tháng 11-2007, hãng BHP Billiton Ltd., nhà khai mỏ lớn nhất thế giới, đã bỏ thầu cạnh tranh để mua hãng Rio Tinto. Việc mua bán thỏa thuận đã nối kết hai nhà sản xuất lớn thứ hai và thứ ba thế giới về quặng sắt, hợp phần then chốt để sản xuất ra thép là thứ mà Trung Quốc cần cho các nhà máy, cho sản xuất xe hơi và xây dựng những tòa nhà chọc trời.

Lo ngại về quyền đưa ra giá cả của một công ty nắm độc quyền, chính phủ Trung Quốc đã vội vã kêu gọi các cuộc họp với vài doanh nghiệp lớn của nhà nước, những người biết rõ những vụ việc này cho biết thế. Các viên chức nhà nước của NDRC đã chủ trì các cuộc họp này, và họ muốn có những kế hoạch chặn đứng việc bỏ thầu của BHP.

Trong số những công ty tham dự vào cuộc họp, (những người đưa ra nguồn tin này cho biết), có công ty Chinalco; Baosteel Group Corp. Ltd, một doanh nghiệp thép; Shenhua Group Corp., doanh nghiệp khai thác than lớn nhất Trung Quốc; và China Development Bank.

Hãng Rio Tinto đang tìm kiếm một vị cứu tinh da trắng, theo một chuyên gia ngân hàng từng làm việc trong vấn đề này. Ông Xiao đã tổ chức những cuộc thương thảo trước đó với Rio Tinto về khu mỏ bauxite của Úc. Ông đã quyết định cố gom được một lượng lớn cổ phần trong hãng Rio Tinto, theo những người am hiểu vụ việc này cho biết. Một khoản đầu tư như vậy có khả năng làm thỏa mãn được mục đích của chính quyền Bắc Kinh nhằm chặn đứng việc mua bán thỏa thuận của công ty BHP, và giúp cho những nỗ lực của Chinalco đa dạng hóa việc đầu tư ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc nhiều hơn nữa và ra ngoài cả lĩnh vực kim loại nhôm.

Ông Xiao đã hướng đến các ngân hàng của Trung Quốc để có được sự trợ giúp, trong đó có China Development Bank, ngân hàng được lãnh đạo bởi con trai của một nhân vật từng là phó của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, và hãng China International Capital Corp., được lãnh đạo bởi con trai của cựu Thủ tướng Chu [Dung Cơ]. Ông Xiao cũng đã thuê hãng Lehman Brothers Holdings Inc., và cùng với nhau họ đã ấp ủ một kế hoạch để có một cổ phần sở hữu nào đó vào hãng Rio Tinto.

Baosteel và các doanh nghiệp khác cũng đã nhắm tới một thỏa thuận mua bán nầy, các ngân hàng cho biết. Chinalco đã tung ý đồ của mình vào một cuộc họp nơi các quan chức NDRC lắng nghe các kế hoạch cạnh tranh. Theo Chinalco, những người nắm quyền điều khiển trong chính phủ chỉ có hai câu hỏi giành cho mỗi công ty: Công ty có thể có đủ khả năng thực hiện thỏa thuận hay không? Và công ty có thể hạn chế những rủi ro hay không?

Ủy Ban Phát Triển và Cải Cách (NDRC) đã chọn kế hoạch của Chinalco, và công ty này đã hợp sức với nhà sản xuất nhôm của Hoa Kỳ Alcoa Inc ***. Kế hoạch của họ là mua cho đủ số cổ phần để có được ảnh hưởng đối với thỏa thuận mua bán của BHP, với việc Alcoa chiếm lấy một phần nhỏ trong khoản góp vốn, theo một nhà kinh doanh ngân hàng hiểu biết vụ việc cho hay. (Nhưng để phủ nhận chuyện nầy), Chinalco đã nói là mục đích của hai công ty này không phải là để chặn đứng BHP.

Sau khi thị trường đóng cửa vào ngày 31-1-2008, các thương gia của hãng Lehman tại London đã làm việc suốt đêm để mua cho được các cổ phần của hãng Rio Tinto. Ông Xiao đã ngồi ngay tại bàn giao dịch, quá lo lắng và không thể ăn được, ông đã kể với các nhà báo Trung Quốc như vậy. Tất cả mọi người được nghe rằng, là họ đã chi ra 14 tỉ đô la Mỹ để mua 9% trong toàn bộ các cổ phần hãng Rio Tinto, để trở thành cổ đông lớn nhất của Rio. Đó là khoản đầu tư bằng mua cổ phần lớn nhất tại hải ngoại của một doanh nghiệp Trung Quốc cho đến lúc này.

Cổ phần của Chinalco này là quá nhỏ để mà ngăn chặn hãng BHP. Tuy nhiên, với tư cách là một cổ đông lớn của hãng Rio Tinto, Chinalco không muốn bị coi như là một mối đe doạ tại nước Úc. Họ đã thuê hãng chuyên vận động hậu trường Hawker Britton để liên lạc với Thủ tướng Rudd.

Sau đó, vào tháng 11 năm 2008, BHP đã từ bỏ vụ đấu thầu của họ ở hãng Rio Tinto. Đó là một cú giải vây cho Trung Quốc. Thế nhưng việc giá cổ phiếu của Rio Tinto hạ nhanh ngay sau đó đã để ông Xiao ngồi lại trên đống sổ sách lỗ lã mà tại một thời điểm việc lỗ lã ấy đã lên tới mức gần 10 tỉ đô la.

Các ngân hàng, bao gồm J.P.Morgan Chase & Co., đã bàn cãi rằng Chinalco cần phải “giảm gấp đôi” (sự thua lỗ) so với mức đầu tư ban đầu của nó, theo các chủ ngân hàng có nhiều thông tin về vụ việc cho biết. Bằng cách đầu tư mua nhiều cổ phần hơn nữa vào hãng Rio Tinto, theo họ, với cách đó Chinalco có thể giảm mức trung bình của giá vốn cho toàn bộ khoản đầu tư của mình [1]

Vào tháng 12- 2008, tổng giám đốc về chiến lược của hãng Rio Tinto, Douglas Ritchie, đã có những cuộc thương thảo với ông Wang Wenfu, trưởng chi nhánh tại Úc của Chinalco. Cả hai người đều trú ngụ gần nhau tại Brisbane. Rio Tinto đang gia tăng mối lo ngại về khoản nợ 38 tỉ đô la Mỹ mà họ phải tiếp nhận khi mua hãng Alcan, công ty nhôm lớn nhất của Canada, vào tháng 7-2007. Tháng 10-2009, khoản nợ 8,9 tỉ đô la sẽ đến hạn phải trả.

Ông Wang đã nói với ông Ritchie rằng Chinalco rất quan tâm về việc hợp tác lâu dài. Ông Ritchie trả lời là công ty Rio Tinto muốn tiếp cận những khoản tín dụng từ các nhà băng Trung Quốc (để mượn tiền trả nơ), theo một nhân vật có nhiều am hiểu về những cuộc thương thảo này cho hay.

Các công ty của họ đã đưa ra một bản thỏa thuận tạm thời (có thể thay đổi về sau cho thích hợp): Chinalco sẽ mua 7,2 tỉ đô la công-trái, số công trái này sẽ chuyển đổi được thành cổ phiếu của hãng Rio Tinto, và sẽ mua một khoản tiền bổ sung thêm là 12,3 tỉ đô la trong các tài sản của Rio Tinto, bao gồm các cổ phần trong các mỏ sắt và mỏ đồng khổng lồ.

Ban lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra lo ngại. “Ủy Ban Phát Triển và Cải Cách NDRC đã phát hoảng về vụ đầu tư thứ hai,” Lu Youqing, phó chủ tịch hãng Chinalco, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi cần chứng tỏ với họ rằng việc
đầu tư đó có thể sinh lợi.”

Với khoản nợ sẽ đáo hạn vào tháng 10 năm 2009, hãng Rio Tinto đã tranh luận về việc liệu có bán ra những cổ phần mới hay đi tới với thỏa thuận với Chinalco. Hội đồng quản trị Rio Tinto đã tán thành chọn lựa của Chinalco.

Vào tháng 2, 2009, Chinalco và Rio Tinto đã loan báo khoản đầu tư 19,5 tỉ đô la, cuộc đầu tư này đã nâng tổng số vốn của Chinalco trong Rio lên 18%.

Các nhà ngoại giao cho rằng các quan chức chính phủ Trung Quốc đã sai lầm vì chưa bao giờ hỏi ý kiến chính phủ Úc trước về việc chính phủ đã đặt kế hoạch mua hãng Rio Tinto. Nếu hỏi ý kiến trước như vậy thì có thể đã giúp giảm bớt những cơn giông tố chính trị.

Nếu việc mua nầy được đồng ý, liệu sự tham dự của Chinalco có thể gia tăng thêm? các viên chức hãng Rio Tinto hiện nay không bàn thảo ý kiến ấy. Khi được hỏi là liệu Chinalco đang có kế hoạch một ngày nào đó sẽ mua toàn bộ Rio Tinto? Ông Lu đã phá lên cười.

“Chúng tôi có thể không bao giờ làm điều đó,” ông nói, và bổ sung thêm: “Ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra trong 10 năm nữa?”.


Hiệu đính: Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


+ Nếu các bạn ở VN đọc được báo tiếng Anh thì rất có lợi. Chỉ có những người ở VN và những người ở các nước đang phát triển là được vào đọc báo miễn phí trên mạng, đặc biệt là đọc được các bài báo ăn khách, hay và đáng chú ý đăng trên các tờ báo nổi tiếng. (Server hay máy chủ của các báo ấy phân biệt được IP address computer của người trong nước nơi báo ấy xuất bản và IP address của các nước khác.)

Trái lại, những người bản xứ không được đọc toàn bộ những bài báo hay, hấp dẫn như bài báo trên đây đang đăng trên mạng của tờ WSJ. Họ chỉ được trang mạng cho đọc thử 20 hàng. Ai thấy hay, muốn đọc tiếp, phải mua báo ấy. Hoặc trả 4 đô được vào đọc một bài mà mà họ muốn đọc.

Nhưng người dân bản xứ dù có nghèo cũng không được đọc miễn phí trên mạng, muốn đọc thì phải tới thư viện địa phương để đọc, hoặc đăng ký trả tiền, tạo password, và mới được đọc. Tin tức liên quan trong nước thì được xem miễn phí.

Không phải chỉ có tờ Wall Street Journal, mà nhiều tờ báo và tạp chí chuyên ngành có giá trị khác của nước ngoài cũng làm y như tờ WSJ vậy, nghĩa là họ miễn phí cho người dân của các nước đang phát triển (nước nghèo) được đọc các bài báo hay đăng trên trang mạng của họ để mở mang kiến thức.

Ba Sàm chú thích:

* Chinalco: Tập đoàn sản xuất nhôm của Trung Quốc đang hợp tác với Tập đoàn Than&Khoáng sản VN khai thác bauxite tại Tây Nguyên (mời xem các bài về vấn đề này trên chuyên mục Bauxite Tây Nguyên).

** Cnooc Ltd: chính là tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc vừa mới đổ 29 tỉ đô la vào dự án khổng lồ thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông sau khi đã “đuổi” được BP(Anh) và Exxon Mobil(Mỹ) ra khỏi các hợp đồng với Việt Nam. Xem “TQ công bố dự án dầu khí khổng lồ” (BBC); và “Việt Nam lại bày tỏ quan ngại”

*** Alcoa Inc.: chính là công ty của Mỹ cùng Chinalco tham gia vào dự án bauxite ở Việt Nam làm cho vài người ảo tưởng có sự tham gia của Mỹ, Nhật thì không phải lo sợ sự thao túng của Trung Quốc.


————————————————————

Tiểu sử thủ tướng Úc Kevin Rudd

(http://en.wikipedia.org/wiki/Kevin_Rudd)

Phó thủ tướng Lào, một người gốc Trung Quốc. Thủ tướng Úc cũng ở Trung Quốc trong thời gian rất nhiều năm.

Tất cả những Thủ tướng và Phó thủ tướng của các nước ấy đều có một điểm chung là: ký kết các hợp đồng cho các hãng Trung Quốc và cho công nhân TQ di dân vào làm việc. Họ coi trọng quyền lợi của TQ và bất chấp sự thiệt hại của quốc gia nơi họ được sinh ra. Tại sao?

Kevin Rudd sinh ra ở Queensland và lớn lên trong một gia đình có nông trại nuôi bò lấy sữa. Ông thích cởi ngựa và bắn súng vào các mục tiêu làm bằng đất sét. Ở tuổi 15, ông tham gia
vào đảng Lao Động vào năm 1972. Ông học nội trú khi còn ở bậc trung học.

Ông học đại học ở Úc, thành phố Canberra, và ra trường hạng danh dự, chuyên ngành Hoa ngữ và Lịch sử Trung Quốc. Ông thông thạo tiếng quan thoại, là ngôn ngữ chính ở TQ.

Năm 1980, ông tiếp tục học về tiếng Hoa ngữ ở một đại học Đài Loan.

Năm 1981, ông cưới vợ và hiện có 3 con.

Từ 1981-1988, ông vào làm việc ở Bộ Ngoại Giao Úc. Suốt thời gian nầy, ông hoàn toàn ở nước ngoài và đã làm việc 9 năm ở Thụy điển, Thụy sĩ và sau cùng ở Bắc Kinh.

Trở lại Úc năm 1988, ông được bổ nhiệm vào các chức vụ tham mưu cao cấp cho các thủ lãnh Lao động, và từng là chánh văn phòng của Thủ tướng thuộc đảng Lao Động vào năm 1989-1992. Ông bị bệnh tim vì một biến chứng của bệnh thấp khớp và nhận được một cuộc giải phẩu thay-ghép van tim 1992.

Sau đó ông được bổ nhiệm thành tổng giám đốc các văn phòng của Nội Các Úc.

Năm 1995, khi vị thủ tướng của đảng Lao Động bị thất cử, Kevin Rudd trở thành cố vấn cao cấp của 1 hảng kế toán tư nhân.

Ông trở thành Dân biểu Úc năm 1998 (sau khi thất cử lần đầu tiên vào ngành lập pháp 1996).

Sau khi Sassam Hussein bị lật đổ, Kevin Rudd chỉ trích thủ tướng Howard về việc thủ tướng nầy đã hổ trợ cho Mỹ đánh Iraq, nhưng trong lúc ấy ông duy trì vị trí chính trị của đảng Lao Động Úc là hổ trợ cho đồng minh Mỹ-Úc.

Vào 19-8-2007, người ta tiết lộ rằng Kevin Rudd với viên chủ bút tờ New York Post và một người nữa thuộc đảng Lao Động Úc đã ghé vào một câu lạc bộ thoát y vũ của các nữ vũ công ở New York vào tháng 9-2003.

Rất nhiều báo đã tường thuật sự việc này, nhưng vụ nầy đã không tác động bất lợi cho Rudd.

Ông được đề cử của đảng Lao Động ra tranh chức thủ tướng. Kevin đưa ra nhiều 6-7 điểm sau đây: Tương lai của nền sản suất hàng hóa của Úc, công lý của xã hội, và 4 lãnh vực chính liên hệ về công nghệ với các nước, ô nhiễm môi trường, việc cải đổi vai trò của chính quyền liên bang Úc, vị trí của Úc trong cuộc chiến tranh ở Iraq.

Đặc biệt, với chiến dịch giảm bớt chi tiêu của bộ máy chính quyền liên bang, Kevin Rudd đưa ra mức chi tiêu cho tài khóa hàng năm ở mức 2,3 tỉ đô la, so với đảng Tự Do của đương kim thủ tướng Howard đã đưa ra ngân sách chi tiêu ở mức 9,3 tỉ đô. Kevin Rudd đã thắng vì giành được phiếu, vào cuối tháng 11 năm 2007, của những cử tri ở các bang có lập trường hay thay đổi (khoảng 5-7%).

Kevin Rud đã tuyên thệ trở thành Thủ tướng Úc vào đầu tháng 12-2007.

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Người VN chỉ trích kế hoạch khai thác Bô Xit

Posted by hoangtran204 trên 21/04/2009

ASIAONENEWS

Các kế hoạch khai mỏ

của Trung Quốc ở Việt Nam

châm ngòi cho những chỉ trích hiếm thấy

Hãng thông tấn Pháp AFP

Ngày 20-4-2009


HÀ NỘI, ngày 19-4-2009 (AFP) – Kế hoạch cho phép một công ty của Trung Quốc xây dựng một khu mỏ bauxite (alumin) ở Việt Nam đã kích động một làn sóng phản đối hiếm có của công chúng xuất phát từ những người chỉ trích cho rằng sự thiệt hại về môi trường và xã hội sẽ nặng nề hơn nhiều so với bất cứ lợi ích kinh tế nào.

Một số người thậm chí lo sợ bản kế hoạch nầy, (vốn đã được đồng ý trước bởi các nhà lãnh đạo của hai quốc gia cộng sản mà không có sự đối thoại rộng rãi hơn), rốt cục có thể mang hàm ý về sự chiếm đoạt trên thực tế của Bắc Kinh tại một khu vực có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đánh giá trữ lượng bauxite của nước này là 5,5 tỉ tấn – một sự lôi cuốn to lớn đối với các hãng khổng lồ trong ngành khai mỏ của thế giới.

Năm 2007 hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã phê chuẩn một kế hoạch cho hai hoạt động khai mỏ lớn được vận hành bởi Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tại vùng Cao nguyên Trung phần.

Một công ty con của hãng sản xuất nhôm Trung Quốc Chinalco đã được chấp thuận thực hiện một hợp đồng xây dựng một khu mỏ, trong khi công ty nhôm của Hoa Kỳ Alcoa hợp tác với Vinacomin khảo sát tiền khả thi một khu mỏ thứ hai.

Nhưng trong một quốc gia đang nhớ lại một cách cay đắng 1000 năm chiếm đóng của người Trung Quốc – và gần đây hơn là một cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng năm 1979 – thì bất cứ sự hiện diện nào của người láng giềng khổng lồ của Việt Nam trên vùng đất của họ đều cũng được hiểu như là một sự nguy hiểm.

Nhà văn Nguyên Ngọc, mà tác phẩm văn học của ông tập trung vào vùng Cao nguyên Trung Phần và người dân ở đây, nói rằng đã có một nguy cơ lâu dài hơn của việc nhìn thấy miền đất nầy bị “Hán hóa.

Ông Ngọc nói: “Tây Nguyên tạo thành một vị trí chiến lược đối với toàn bộ phía nam Đông Dương,” ông cũng tuyên bố rằng các công ty Trung Quốc đã lợi dụng khai thác bô-xít ở vùng biên giới với Lào.

Trung Quốc nói rằng ai làm chủ được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ được nam Đông Dương.”

Trong khi dự án bauxite lộ ra những vần đề về “tài chính, kinh tế và xã hội,” ông cho rằng câu hỏi quan trọng nhất là về an ninh và độc lập.

Trong một quốc gia độc đảng nơi mà sự phản kháng của công chúng là hiếm có, thì các nhà khoa học, giới trí thức và các cựu chiến binh đã tham gia cùng với nhau đưa ra những lời chỉ trích dữ dội về chế độ Hà Nội để phản đối những kế hoạch của chính phủ.

Trung Quốc đã khét tiếng xấu trong thế giới hiện đại như là một quốc gia gây nên tình trạng ô nhiễm lớn nhất cũng như những vấn nạn khác,” 135 nhà trí thức Việt Nam đã tuyên bố trong một bản kiến nghị chỉ trích kế hoạch khai mỏ và đã giao kiến nghị nầy vào hôm thứ Sáu tuần trước tới Quốc hội.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói rằng công nghiệp khai mỏ bauxite sẽ giúp khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội trên vùng Cao nguyên Trung phần, theo tin từ Thông tấn Xã Việt Nam cho hay.

Chính phủ ước tính các dự án khai thác mỏ bô xít (alumin) sẽ đòi hỏi mức đầu tư tổng cộng hơn 10 tỉ đô la và sẽ, từ đây đến trước năm 2025, sản xuất ra hàng năm từ 13 đến 18 triệu tấn quặng nhôm, một sản phẩm được xử lý phần đầu của bauxite.

Thế nhưng những người chỉ trích cho rằng các khu mỏ sẽ chỉ đem tới nguồn lợi tiền bạc rất hạn chế cho Việt Nam, khi nước này có kế hoạch xuất khẩu hầu như toàn bộ alumina.

Người phản đối nổi bật nhất của mưu đồ này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 97 tuổi, người đã dẫn dắt chiến thắng của Việt Nam trước quân đội thực dân Pháp.

Trong những bức thư ngỏ gửi tới chính phủ, ông đã cảnh báo về sự nguy hiểm đối với môi trường, nguy hiểm đối với cuộc sống của các dân tộc thiểu số, và nguy hiểm đối với “an ninh và quốc phòng” của Việt Nam.

Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí minh đã bày tỏ những quan điểm tương tự, và giáo sư kinh tế Nguyễn Quang Thái đã tuyên bố trong một bản báo cáo mới đây gửi tới chính phủ VN rằng lời cảnh báo của tướng Giáp cần phải được tôn trọng.

Chúng ta không nên cho phép những công nhân nước ngoài đi vào khu vực này,”
ông Thái viết, nhưng không nói tới Trung Quốc.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên – đáng chú ý đối với sản xuất cà phê – đã gây nên những va chạm có tính chất bạo lực ở Tây Nguyên, xứ sở của dân tộc thiểu số theo Cơ đốc giáo Montagnards, khi họ tranh đấu chống lại việc tịch thu đất đai và ngược đãi tôn giáo.

Hòa thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam bị cấm đoán, đã kêu gọi dân chúng tố cáo “những hậu quả tàn phá” về việc khai mỏ nầy lên người dân bản địa.

Một sự hiện diện vĩnh viễn của người Trung Quốc tại Tây Nguyên sẽ đặt ra “một mối đe doạ báo động” đối với an ninh quốc gia, ông nói.

Nếu như các dự án bauxite được thực hiện, thì các nhà khoa học lo sợ về sự huỷ diệt to lớn của vùng đất đai màu mỡ, nơi mà rừng, cà phê và trà đang phát triển.

Họ cũng lo ngại về việc ô nhiễm nguồn nước và nói rằng dân cư địa phương, mà một số trong đó đã nhận được hoặc sẽ nhận được đền bù, phải chịu mạo hiểm mất mát đất đai và không có đủ tiêu chuẩn làm việc trong các nhà máy nầy.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết có thể sẽ “có những cuộc phản đối mới” của các dân tộc thiểu số trong vùng.

Các chuyên gia ước tính có mấy chục ngàn người Trung Quốc sẽ tới Tây Nguyên để thực hiện các dự án bauxite và cho là hiện có vài trăm công nhân Trung Quốc đang có mặt ở tỉnh Lâm Đồng, nơi mà đất đã được dọn sạch.

“Đối với những quốc gia như Việt Nam … khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển là cần thiết,” theo nhà địa chất Đặng Trung Thuận. “Khai thác là hiển nhiên, thế nhưng với quy mô như thế nào?”


Hiệu đính: Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


*Mời đọc thêm 10 bài liên quan trong phần Bô-xít Tây Nguyên trên mục CHỦ ĐỀ

————–

Vietnam’s China mining plans spark rare criticism

Mon, Apr 20, 2009
AFP

HANOI, April 19, 2009 (AFP) – A plan to let a Chinese company build a bauxite mine in Vietnam has triggered rare public outcry from critics who say the environmental and social damage will far outweigh any economic benefit.

Some even fear the plan, agreed to by leaders of the two communist countries without broader dialogue, could ultimately mean the de facto seizure by Beijing of a strategic region of Vietnam.

Vietnam’s government estimates the country’s bauxite reserves at 5.5 billion tonnes – a major draw for the world’s mining giants.

In 2007 it approved a plan for two major mining operations to be run by state-owned Vietnam National Coal and Mineral Industries Group (Vinacomin) in the Central Highlands.

A subsidiary of Chinese aluminium firm Chinalco has been granted a contract to build one mine, while the US aluminium company Alcoa has partnered with Vinacomin to explore the feasibility of a second.

But in a country that bitterly recalls 1,000 years of Chinese occupation – and more recently a brief 1979 border war – any presence of Vietnam’s big neighbour on its territory is perceived as a menace.

Writer Nguyen Ngoc, whose work focuses on the Central Highlands and its people, said there was a longer-term risk of seeing the region ” Sinocised.”

“The Central Highlands constitute a strategic position for all of the south of Indochina,” said Ngoc, who alleges Chinese companies are already exploiting bauxite over the border in Laos.

“They say that who is master of the Central Highlands is master of southern Indochina.”

While the bauxite project presents “financial, ecological and social problems,” he said the most important question was that of security and independence.

In a one-party state where public protest is rare, scientists, intellectuals and former soldiers have combined with fierce critics of the regime to denounce the government’s plans.

“China has been notorious in the modern world as a country causing the biggest pollution as well as other problems,” 135 Vietnamese intellectuals said in a petition criticising the mining plan and delivered Friday to the National Assembly, or parliament.

Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai has said the bauxite mining industry would help spur socio-economic development in the Central Highlands, the state Vietnam News Agency reported.

The government estimates the projects will require total investment of more than 10 billion dollars and will, by 2025, annually produce between 13 and 18 million tonnes of alumina, a partially-processed product of bauxite.

But critics say the mines would bring only limited financial benefit to Vietnam, which plans to export most of the alumina.

The scheme’s most prominent opponent is General Vo Nguyen Giap, 97, who led Vietnam’s defeat of French colonial forces.

In open letters to the government, he warned of the danger to the environment, to the lives of ethnic minorities, and to Vietnam’s “security and defence.”

The Ho Chi Minh City War Veterans’ Association has expressed similar views, and economics professor Nguyen Quang Thai said in a recent report to the government that Giap’s warning should be respected.

“We SHOULD NOT allow foreign labourers into the area,” Thai wrote, without naming China.

Exploitation of natural resources – notably for coffee production – has already provoked violent clashes in the Central Highlands, home to the ethnic minority Christian Montagnards who have battled land confiscation and religious persecution.

Dissident monk Thich Quang Do, head of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam, has called on people to denounce the “destructive effects” of the planned mine on indigenous people.

A permanent Chinese presence in the Central Highlands would pose “an alarming threat” to national security, he said.

If the bauxite projects are carried out, scientists fear massive destruction of the fertile soil where forests, coffee and tea grow.

They also worry about water pollution and say the local population, some of whom received or will receive compensation, risk loss of land and are not qualified to work in the factories.

Writer Ngoc said there could be “new revolts” by the region’s ethnic minorities.

Experts estimate thousands of Chinese will arrive for the bauxite projects and say several hundred are already in Lam Dong province, where the ground is being cleared.

“For countries like Vietnam… exploiting natural resources for development is necessary,” said geologist Dang Trung Thuan. “Exploitation is obvious, but to what extent ?”

Posted in Uncategorized | 1 Comment »

Người VN chỉ trích kế hoạch khai thác Bô Xit

Posted by hoangtran204 trên 21/04/2009

ASIAONENEWS

Các kế hoạch khai mỏ

của Trung Quốc ở Việt Nam

châm ngòi cho những chỉ trích hiếm thấy

Hãng thông tấn Pháp AFP

Ngày 20-4-2009


HÀ NỘI, ngày 19-4-2009 (AFP) – Kế hoạch cho phép một công ty của Trung Quốc xây dựng một khu mỏ bauxite (alumin) ở Việt Nam đã kích động một làn sóng phản đối hiếm có của công chúng xuất phát từ những người chỉ trích cho rằng sự thiệt hại về môi trường và xã hội sẽ nặng nề hơn nhiều so với bất cứ lợi ích kinh tế nào.

Một số người thậm chí lo sợ bản kế hoạch nầy, (vốn đã được đồng ý trước bởi các nhà lãnh đạo của hai quốc gia cộng sản mà không có sự đối thoại rộng rãi hơn), rốt cục có thể mang hàm ý về sự chiếm đoạt trên thực tế của Bắc Kinh tại một khu vực có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đánh giá trữ lượng bauxite của nước này là 5,5 tỉ tấn – một sự lôi cuốn to lớn đối với các hãng khổng lồ trong ngành khai mỏ của thế giới.

Năm 2007 hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã phê chuẩn một kế hoạch cho hai hoạt động khai mỏ lớn được vận hành bởi Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tại vùng Cao nguyên Trung phần.

Một công ty con của hãng sản xuất nhôm Trung Quốc Chinalco đã được chấp thuận thực hiện một hợp đồng xây dựng một khu mỏ, trong khi công ty nhôm của Hoa Kỳ Alcoa hợp tác với Vinacomin khảo sát tiền khả thi một khu mỏ thứ hai.

Nhưng trong một quốc gia đang nhớ lại một cách cay đắng 1000 năm chiếm đóng của người Trung Quốc – và gần đây hơn là một cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng năm 1979 – thì bất cứ sự hiện diện nào của người láng giềng khổng lồ của Việt Nam trên vùng đất của họ đều cũng được hiểu như là một sự nguy hiểm.

Nhà văn Nguyên Ngọc, mà tác phẩm văn học của ông tập trung vào vùng Cao nguyên Trung Phần và người dân ở đây, nói rằng đã có một nguy cơ lâu dài hơn của việc nhìn thấy miền đất nầy bị “Hán hóa.

Ông Ngọc nói: “Tây Nguyên tạo thành một vị trí chiến lược đối với toàn bộ phía nam Đông Dương,” ông cũng tuyên bố rằng các công ty Trung Quốc đã lợi dụng khai thác bô-xít ở vùng biên giới với Lào.

Trung Quốc nói rằng ai làm chủ được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ được nam Đông Dương.”

Trong khi dự án bauxite lộ ra những vần đề về “tài chính, kinh tế và xã hội,” ông cho rằng câu hỏi quan trọng nhất là về an ninh và độc lập.

Trong một quốc gia độc đảng nơi mà sự phản kháng của công chúng là hiếm có, thì các nhà khoa học, giới trí thức và các cựu chiến binh đã tham gia cùng với nhau đưa ra những lời chỉ trích dữ dội về chế độ Hà Nội để phản đối những kế hoạch của chính phủ.

Trung Quốc đã khét tiếng xấu trong thế giới hiện đại như là một quốc gia gây nên tình trạng ô nhiễm lớn nhất cũng như những vấn nạn khác,” 135 nhà trí thức Việt Nam đã tuyên bố trong một bản kiến nghị chỉ trích kế hoạch khai mỏ và đã giao kiến nghị nầy vào hôm thứ Sáu tuần trước tới Quốc hội.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói rằng công nghiệp khai mỏ bauxite sẽ giúp khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội trên vùng Cao nguyên Trung phần, theo tin từ Thông tấn Xã Việt Nam cho hay.

Chính phủ ước tính các dự án khai thác mỏ bô xít (alumin) sẽ đòi hỏi mức đầu tư tổng cộng hơn 10 tỉ đô la và sẽ, từ đây đến trước năm 2025, sản xuất ra hàng năm từ 13 đến 18 triệu tấn quặng nhôm, một sản phẩm được xử lý phần đầu của bauxite.

Thế nhưng những người chỉ trích cho rằng các khu mỏ sẽ chỉ đem tới nguồn lợi tiền bạc rất hạn chế cho Việt Nam, khi nước này có kế hoạch xuất khẩu hầu như toàn bộ alumina.

Người phản đối nổi bật nhất của mưu đồ này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 97 tuổi, người đã dẫn dắt chiến thắng của Việt Nam trước quân đội thực dân Pháp.

Trong những bức thư ngỏ gửi tới chính phủ, ông đã cảnh báo về sự nguy hiểm đối với môi trường, nguy hiểm đối với cuộc sống của các dân tộc thiểu số, và nguy hiểm đối với “an ninh và quốc phòng” của Việt Nam.

Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí minh đã bày tỏ những quan điểm tương tự, và giáo sư kinh tế Nguyễn Quang Thái đã tuyên bố trong một bản báo cáo mới đây gửi tới chính phủ VN rằng lời cảnh báo của tướng Giáp cần phải được tôn trọng.

Chúng ta không nên cho phép những công nhân nước ngoài đi vào khu vực này,”
ông Thái viết, nhưng không nói tới Trung Quốc.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên – đáng chú ý đối với sản xuất cà phê – đã gây nên những va chạm có tính chất bạo lực ở Tây Nguyên, xứ sở của dân tộc thiểu số theo Cơ đốc giáo Montagnards, khi họ tranh đấu chống lại việc tịch thu đất đai và ngược đãi tôn giáo.

Hòa thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam bị cấm đoán, đã kêu gọi dân chúng tố cáo “những hậu quả tàn phá” về việc khai mỏ nầy lên người dân bản địa.

Một sự hiện diện vĩnh viễn của người Trung Quốc tại Tây Nguyên sẽ đặt ra “một mối đe doạ báo động” đối với an ninh quốc gia, ông nói.

Nếu như các dự án bauxite được thực hiện, thì các nhà khoa học lo sợ về sự huỷ diệt to lớn của vùng đất đai màu mỡ, nơi mà rừng, cà phê và trà đang phát triển.

Họ cũng lo ngại về việc ô nhiễm nguồn nước và nói rằng dân cư địa phương, mà một số trong đó đã nhận được hoặc sẽ nhận được đền bù, phải chịu mạo hiểm mất mát đất đai và không có đủ tiêu chuẩn làm việc trong các nhà máy nầy.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết có thể sẽ “có những cuộc phản đối mới” của các dân tộc thiểu số trong vùng.

Các chuyên gia ước tính có mấy chục ngàn người Trung Quốc sẽ tới Tây Nguyên để thực hiện các dự án bauxite và cho là hiện có vài trăm công nhân Trung Quốc đang có mặt ở tỉnh Lâm Đồng, nơi mà đất đã được dọn sạch.

“Đối với những quốc gia như Việt Nam … khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển là cần thiết,” theo nhà địa chất Đặng Trung Thuận. “Khai thác là hiển nhiên, thế nhưng với quy mô như thế nào?”


Hiệu đính: Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


*Mời đọc thêm 10 bài liên quan trong phần Bô-xít Tây Nguyên trên mục CHỦ ĐỀ

————–

Vietnam’s China mining plans spark rare criticism

Mon, Apr 20, 2009
AFP

HANOI, April 19, 2009 (AFP) – A plan to let a Chinese company build a bauxite mine in Vietnam has triggered rare public outcry from critics who say the environmental and social damage will far outweigh any economic benefit.

Some even fear the plan, agreed to by leaders of the two communist countries without broader dialogue, could ultimately mean the de facto seizure by Beijing of a strategic region of Vietnam.

Vietnam’s government estimates the country’s bauxite reserves at 5.5 billion tonnes – a major draw for the world’s mining giants.

In 2007 it approved a plan for two major mining operations to be run by state-owned Vietnam National Coal and Mineral Industries Group (Vinacomin) in the Central Highlands.

A subsidiary of Chinese aluminium firm Chinalco has been granted a contract to build one mine, while the US aluminium company Alcoa has partnered with Vinacomin to explore the feasibility of a second.

But in a country that bitterly recalls 1,000 years of Chinese occupation – and more recently a brief 1979 border war – any presence of Vietnam’s big neighbour on its territory is perceived as a menace.

Writer Nguyen Ngoc, whose work focuses on the Central Highlands and its people, said there was a longer-term risk of seeing the region ” Sinocised.”

“The Central Highlands constitute a strategic position for all of the south of Indochina,” said Ngoc, who alleges Chinese companies are already exploiting bauxite over the border in Laos.

“They say that who is master of the Central Highlands is master of southern Indochina.”

While the bauxite project presents “financial, ecological and social problems,” he said the most important question was that of security and independence.

In a one-party state where public protest is rare, scientists, intellectuals and former soldiers have combined with fierce critics of the regime to denounce the government’s plans.

“China has been notorious in the modern world as a country causing the biggest pollution as well as other problems,” 135 Vietnamese intellectuals said in a petition criticising the mining plan and delivered Friday to the National Assembly, or parliament.

Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai has said the bauxite mining industry would help spur socio-economic development in the Central Highlands, the state Vietnam News Agency reported.

The government estimates the projects will require total investment of more than 10 billion dollars and will, by 2025, annually produce between 13 and 18 million tonnes of alumina, a partially-processed product of bauxite.

But critics say the mines would bring only limited financial benefit to Vietnam, which plans to export most of the alumina.

The scheme’s most prominent opponent is General Vo Nguyen Giap, 97, who led Vietnam’s defeat of French colonial forces.

In open letters to the government, he warned of the danger to the environment, to the lives of ethnic minorities, and to Vietnam’s “security and defence.”

The Ho Chi Minh City War Veterans’ Association has expressed similar views, and economics professor Nguyen Quang Thai said in a recent report to the government that Giap’s warning should be respected.

“We SHOULD NOT allow foreign labourers into the area,” Thai wrote, without naming China.

Exploitation of natural resources – notably for coffee production – has already provoked violent clashes in the Central Highlands, home to the ethnic minority Christian Montagnards who have battled land confiscation and religious persecution.

Dissident monk Thich Quang Do, head of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam, has called on people to denounce the “destructive effects” of the planned mine on indigenous people.

A permanent Chinese presence in the Central Highlands would pose “an alarming threat” to national security, he said.

If the bauxite projects are carried out, scientists fear massive destruction of the fertile soil where forests, coffee and tea grow.

They also worry about water pollution and say the local population, some of whom received or will receive compensation, risk loss of land and are not qualified to work in the factories.

Writer Ngoc said there could be “new revolts” by the region’s ethnic minorities.

Experts estimate thousands of Chinese will arrive for the bauxite projects and say several hundred are already in Lam Dong province, where the ground is being cleared.

“For countries like Vietnam… exploiting natural resources for development is necessary,” said geologist Dang Trung Thuan. “Exploitation is obvious, but to what extent ?”

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Báo Du Lịch bị Đình Bản vì bài Bô-xít Tây Nguyên

Posted by hoangtran204 trên 18/04/2009

Người trong cuộc nói gì về vụ báo Du Lịch bị

đình bản?

Nam Nguyên, RFA

16.04.2009

Tờ báo Du Lịch ấn hành toàn quốc mỗi tuần 2 số vừa bị Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam ra quyết định đình bản ba tháng, kể từ hôm 15/4/2009.

Bộ Thông Tin Truyền Thông nêu rõ là trong số báo xuân Kỷ Sửu lãnh đạo báo đã cho đăng những bài không chấp hành sự chỉ đạo đối với thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Chấp hành nhưng không đồng ý

Được biết, số báo Xuân Du lịch vừa nói, có bài với tựa đề “Tản mạn đảo xa”, phóng viên Trung Bảo đã đề cao tinh thần yêu nước của những ngừơi có quan điểm chống lại việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.

left

Tôi không đồng ý nội dung quyết định đình bảo báo Du Lịch, và tôi sẵn sàng tranh luận công khai vấn đề này trên các phương tiện truyền thông.

Nam Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Thái Trợ Lý Phó Tổng Biên Tập phụ trách tờ Du Lịch. Từ TP.HCM ông Thái phát biểu:

Ông Nguyễn Quốc Thái: Chúng tôi chấp hành quyết định của Bộ Thông Tin Truyền Thông (TTTT) nhưng tôi không đồng ý với nội dung của quyết định đó.

Nam Nguyên: Thưa như vậy ông không đồng ý ở những điểm nào?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Bởi vì trong quyết định đó, Bộ TTTT nói để kiện toàn tổ chức, phần này chúng tôi không nói đến. Nói về những bài trong số báo Xuân, trong đó nêu ra bài ‘Tản mạn đảo xa’ của phóng viên Trung Bảo.

Chúng tôi thấy rằng bài báo đó là một bài viết thể hiện những bức xúc lo lắng và buồn phiền của một công dân một quốc gia bị nứơc khác xâm lấn phần đất quê cha đất tổ của mình. Một biểu lộ về lòng yêu nứơc như vậy, tôi nghĩ không nên bị kết án.

Nam Nguyên: Trong quyết định đình bản có nói là Báo đã không xử lý đúng những thông tin nhạy cảm. Thưa điều này nên được hiểu như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Tôi không hiểu cách suy luận của những ngừơi có quyết định đó như thế nào. Nhưng tôi đã đọc lại bài của phóng viên Trung Bảo, cũng như các bài khác có được nhắc đến, tôi thấy rằng không có gì sai trái trong tất cả những bài viết đó hết.

Tôi vẫn tự hỏi, phải chăng biểu lộ một tình cảm về đất nứơc của mình, ở trong hoàn cảnh nào đó không phù hợp với quan điểm của một ngừơi nào đó là một cái tội. Tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ xét xử việc này. Sẵn sàng tranh luận công khai

Nam Nguyên: Thưa ông, với quyết định này tương lai Báo Du Lịch sẽ như thế nào theo sự nhận định của ông?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Theo như quyết định của Bộ Thông Tin Truyền Thông để kiện toàn tổ chức về nhân sự, thì chúng tôi không biết chiều hứơng sẽ như thế nào.

Bởi vì như thế sẽ có bổ nhiệm mới và chủ trương của người mới sẽ ra sao thì chúng tôi chưa biết rõ được.

Anh Nguyễn Trung Dân là Phó Tổng Biên Tập Phụ Trách, theo cách nói khác là Quyền Tổng Biên Tập, anh đã xác nhận anh chịu hình thức kỷ luật, nếu biện pháp kỷ luật là cần thiết thì anh sẽ sẵn lòng.

Những nhân viên thuộc quyền thì nếu có một người khác về phụ trách tờ báo thì đó là quyền quyết định của họ, hiện nay ban biên tập vẫn hoạt động bình thường, trong thời gian ấn bản báo Du Lịch tạm đình bản, các phụ trang và Du Lịch Online vẫn hoạt động bình thường.

Nam Nguyên: Thưa ông đây có phải là biểu hiện báo chí phải đi theo lề bên phải như báo chí trong nước từng nói tới?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Trong cuộc họp trực tuyến ngày hôm qua với ông Tổng Cục Trưởng Du Lịch kiêm Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch.

Tôi có thông tin cho ông biết rằng, trong ngày hội du lịch ở Đầm Sen, chúng tôi đã bán được mấy ngàn tờ báo chỉ trong một buổi sáng. Như vậy chứng tỏ Báo Du Lịch chúng tôi đi đúng hứơng đúng nguyện vọng của người đọc.

Việc thay đổi nhân sự và tổ chức là quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng quyết định còn lại để đình bảo báo Du Lịch ba tháng, thì như tôi đã trình bày là tôi không đồng ý nội dung quyết định đó và tôi sẵn sàng tranh luận công khai vấn đề này trên các phương tiện truyền thông.

Nam Nguyên: Liệu yêu cầu của ông có hiện thực trong bối cảnh xã hội và báo chí Việt Nam hiện nay thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Có một cuộc tranh luận công khai như vậy thì sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng có thể có hay không thì không thuộc thẩm quyền của chúng tôi.

Nam Nguyên: Ngoài những vấn đề vừa nói, chúng tôi có thông tin là báo Du Lịch hôm thứ Hai có đăng một bài về vụ Bauxite, vấn đề vốn đang gây sôi nổi, rồi qua ngày thứ Ba báo bị đình bản. Ông Nhận định gì về sự kiện này?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Xin các ông tự nhận định và đánh giá, tôi xin phép được không bình luận vấn đề này.

Nam Nguyên: Xin cảm ơn ông!

Nguồn: RFA

—————————————————————————————

Trên đời nầy có một chế độ nào mà người dân nói lên sự thật

thì bị chính quyền của chế độ ấy bắt giam?

Chuyến đi thăm Trần Đức Thạch

không thành

Hà Giang, thông tín viên RFA
2009-04-16

Vào trung tuần tháng 9 năm ngoái, để ngăn chặn cuộc biểu tình vào dịp 50 năm ngày cựu thủ tướng CHXHCNVN Phạm Văn Đồng ký tên vào công hàm thừa nhận vùng lãnh hải của Trung Cộng bao trùm cả quần đảo Hoàn
g sa và Trường Sa thuộc lãnh hải của Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt giam hàng loạt những nhà đấu tranh dân chủ trong nước.

Photo courtesy tratudo.net

Nhà thơ Trần Đức Thạch và cô Phạm Thanh Nghiên tại tư gia nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Nhà thơ Trần Đức Thạch bị bắt đi biệt tích

Trong số những người bị giam cầm, hoàn cảnh của nhà văn Trần Văn Thạch là bi đát nhất, vì kể từ ngày bị bắt đến nay, ông đã bị mang đi biệt tích gần 7 tháng và hoàn toàn chưa hề nhận được tiếp tế thuốc men hay thực phẩm của gia đình.

Trong số những người bị giam cầm, hoàn cảnh của nhà văn Trần Văn Thạch là bi đát nhất, vì kể từ ngày bị bắt đến nay, ông đã bị mang đi biệt tích gần 7 tháng và hoàn toàn chưa hề nhận được tiếp tế thuốc men hay thực phẩm của gia đình.

Tuần trước, sau khi dò la được ra nơi ông bị giam giữ, một số nhà đấu tranh dân chủ đã rủ nhau đi thăm và tiếp tế cho ông, nhưng chuyến đi tiếp tế này đã không thành. Hà Giang tìm hiểu sự việc và tường trình:

Nhà thơ Trần Đức Thạch, 57 tuổi, hội viên hội nhà văn tỉnh Nghệ An, và là một nhà thơ bất đồng chính kiến, đã được người ta biết đến qua những hồi ký, nhiều áng thơ và các bài viết tố cáo sự vi phạm nhân quyền của nhà nước Hà Nội, cũng như đòi hỏi tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ, và dân chủ nhân quyền cho người dân.

Một trong những tác phẩm của ông được nhiều người chú ý là hồi ký có tên ”Hố Chôn Người Ám Ảnh”, kể lại trận đánh ở ấp Tân Lập, vào cuối tháng 4 năm 75, mà ông đã tham dự như một phân đội trưởng trinh sát của quân đội nhân dân.

Ông viết: “Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ, tiếng kêu khóc như ri, hàng trăm người bị giết và bị thương, chồng đống lên nhau, máu chảy thành suối.

Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội.”

Nhà thơ Trần Đức Thạch

Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội.”
Nhà thơ Trần Đức Thạch bị an ninh áp tải đi vào sáng ngày 12/9/2008 với tội vi phạm điều 88 bộ luật hình sự, cụ thể là: Làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung chống lại nhà nước.

Trại giam số 3 Hà Nội

Kể từ khi ông bị bắt đi biệt tích, gia đình và người thân không ai biết ông bị giam ở đâu, mãi cho đến ngày 2 tháng 4 vừa qua, gần 7 tháng sau, người ta mới tìm ra manh mối.
Ông Đăng, một người bạn của nhà thơ cho biết:

“Họ dấu họ không cho biết là anh bị giam ở trại giam nào, đến vừa rồi đấy thì chúng tôi mới được biết, trước đây là họ hãy còn dấu cả cái địa điểm, không biết là giam ở đâu cơ. Bây giờ anh Thạch rất là nguy, không có người nhà, bạn thân bạn bè anh em cũng không được vào thăm.”

Được tin sức khỏe của ông rất yếu sau một lần tuyệt thực, bạn bè tìm cách đi thăm ông, vì thân nhân ông ở rất xa, cũng chưa biết giam ở đâu chưa đến tiếp tế cho ông.
Nhưng muốn đi thăm một tù nhân lại không phải là một điều dễ dàng.

Họ dấu họ không cho biết là anh bị giam ở trại giam nào, đến vừa rồi đấy thì chúng tôi mới được biết, trước đây là họ hãy còn dấu cả cái địa điểm, không biết là giam ở đâu cơ. Bây giờ anh Thạch rất là nguy, không có người nhà, bạn thân bạn bè anh em cũng không được vào thăm

Ông Đăng, nhà thơ

Ông Duy, một người bạn đấu tranh cho dân chủ cho biết:

“Mãi đến khi anh em ở trại giam số 3 của Hà Tây cũ gọi là Hà Nội bây giờ được thả ra thì mới cho biết là Thạch bị giam ở trại giam số 3 Hà Nội bây giờ. Anh Vi Đức Hồi, anh Nhàn, Phan Hùng, đã chực vào thăm, nhưng giám trưởng không cho gặp và tránh mặt đi.

Cuối cùng không còn cách nào anh em mới bàn nhau nhờ anh Nhàn, nhà ở gần trại giam số 3 đi liên hệ với một số anh em ở trong trại giam và an ninh bảo vệ.”

Không cho gặp mặt

Tại sao mọi người đã đi lên đi xuống mấy lần mà chưa được gặp nhà thơ Trần Đức Thạch?
Ông Đăng cho biết một trong những lý do được nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra là vì nhà thơ đang bị tạm giam cho nên chưa được gặp. Nhưng theo đúng luật VN thì thời gian tạm giam chỉ được kéo dài 4 tháng.

“Đúng ra là chỉ có 4 tháng, thế nhưng bây giờ họ kéo dài đến hơn 7 tháng rồi, họ không xử, mà thậm chí họ không cho thăm gặp. Chúng tôi có đi thăm nhưng mà ở trong trại thì họ không cho chúng tôi vào thăm gặp được.

Chúng tôi tìm thăm gặp ba bốn lần rồi, bốn lần rồi, thì chúng tôi thấy là ở cái chế độ CSVN sao nó lại như vậy, chứ ở các nước dân chủ trên thế giới người ta không bao giờ người ta làm như thế, dù là như thế nào thì cũng phải cho anh em thăm gặp.”
Tại sao luật đã không cho phép được thăm trong thời gian tạm giam mà các anh em dân chủ lại hy vọng là ông Nhàn có thể giúp dàn xếp cho cuộc thăm viếng này? Ông Nhàn có câu trả lời:

Họ phải cho phép chúng tôi và người thân của nhà anh Thạch được gặp anh ấy và được biết sức khỏe anh
y như thế nào. Phải xử người ta, nếu như anh Thạch vô tội thì phải trả tự do cho anh Thạch. Họ không xử, và thứ hai nữa họ cũng không cho gặp, thế cho nên là chúng tôi thấy rất bất bình

Anh Đăng

“Chưa gặp được, nhưng mà gặp được người trực tiếp nói chuyện với mình. Mình chỉ hỏi 3 câu thôi. Mình giới thiệu mình như thế như thế, tôi có một người bạn tôi cần phải đến thăm, thế thì các anh có cho thăm không? Thế họ bảo có cho thăm mà vào thăm thứ Ba.

Thứ hai là các anh có cho gửi quà cáp để thăm nuôi? Bảo đồng ý, nhưng mà phải thứ Ba tuần sau. Và câu cuối cùng mình hỏi là thế thì chúng tôi cần phải cám ơn anh như thế nào? Anh ta cũng nói là tùy thôi, một cách vui vẻ không có gì làm cho hai bên phải khó chịu cả. Thì nói chung là mình chắp mối như thế là được.”

Những người bạn của nhà thơ Trần Đức Thạch muốn được đi thăm ông trong tù, họ muốn thời gian tạm giam của ông phải chấm dứt, họ muốn ông được xét xử. Anh Đăng phát biểu:

“Họ phải cho phép chúng tôi và người thân của nhà anh Thạch được gặp anh ấy và được biết sức khỏe anh ấy như thế nào. Phải xử người ta, nếu như anh Thạch vô tội thì phải trả tự do cho anh Thạch. Họ không xử, và thứ hai nữa họ cũng không cho gặp, thế cho nên là chúng tôi thấy rất bất bình.”

Bao giờ thì người thân và bạn bè của nhà thơ Trần Đức Thạch sẽ được đi thăm ông trong tù?
Bao giờ thì ông mới thực sự được thoát ra khỏi cái khoảng tối âm u của thời gian tạm giam đã hết hạn cách đây ba tháng?

Và nhất là bao giờ thì ông sẽ được xét xử theo luật định?

Dư luận cho rằng chỉ bao giờ nhà cầm quyền Hà Nội quyết định thực sự tôn trọng những quyền làm người căn bản của người dân, thì những nguyện vọng chính đáng này của thân hữu và gia đình ông mới có trở thành hiện thực mà không còn là những ước mơ nữa.

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »