Thứ Bảy này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự một cuộc hội đàm với người đồng cấp Đài Loan, đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo của hai quốc gia đối địch kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Cuộc gặp này diễn ra trùng với sự gia tăng làn sóng chống Trung Quốc tại Đài Loan.

Peste 100.000 de taiwanezi protestează în faţa presedinţiei din Taipei împotriva unui pact comercial cu Beijingul, 30 martie 2014. Liderii chinez şi taiwanez se vor întâlni în 7 noiembrie 2015 în Singapore pentru o serie de discuţii.

Hơn 100.000 người Đài Loan phản đối tại Đài Bắc về một hiệp ước thương mại với Bắc Kinh, ảnh chụp ngày 30 tháng 3 năm 2014. Lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan sẽ gặp nhau vào ngày 7 tháng 11 2015 tại Singapore trong một loạt các cuộc đàm phán. (Ảnh chụp màn hình)

Chính phủ của hai nước cho biết các nhà lãnh đạo của họ sẽ thảo luận tại Singapore vào ngày thứ Bảy về các mối quan hệ giữa hai nước. Cuộc gặp này diễn ra vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Đài Loan vào tháng 1 năm 2016, khi mà đảng quốc gia thân Trung Quốc, hay Quốc Dân Đảng (KMT), sẽ có thể bị mất vị thế.

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, mà nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào năm tới, đã thực thi một chính sách quan trọng để cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2008. Ông đã ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và du lịch, nhưng cùng thời gian đó, lại không thực hiện được bất cứ tiến bộ nào trong việc giải quyết những bất đồng chính trị giữa hai nước.

Chế độ Cộng sản Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai cần phải được đưa trở về, thậm chí bằng can thiệp quân sự nếu cần thiết, đặc biệt là nếu Đài Loan làm bất kỳ động thái nào để có được độc lập chính thức.

Bà Thái Anh Văn, ứng cử viên tổng thống của đảng đối lập chính của Đài Loan – Đảng Dân chủ Tiến bộ (PDP), mà theo truyền thống ủng hộ sự độc lập, đã tuyên bố rằng cách thức đưa ra thông báo về cuộc gặp gỡ này là một đòn giáng mạnh vào nền dân chủ.

“Tôi nghĩ mọi người trên khắp đất nước, cũng như tôi, đã rất ngạc nhiên”, bà nói với các phóng viên, theo Reuters.

“Một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của hai bên eo biển Đài Loan là một sự kiện quan trọng, liên quan đến phẩm giá và lợi ích quốc gia của Đài Loan. Nhưng thông báo cho nhân dân một cách quá vội vã và lộn xộn, điều này sẽ ảnh hưởng đến nền dân chủ của Đài Loan”.

Phát ngôn viên của PDP, Cheng Yun-peng, đã tuyên bố rằng thời điểm diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất đáng ngờ. “Làm thế nào mà mọi người không nghĩ rằng đó là một hoạt động chính trị nhằm tìm cách ảnh hưởng đến cuộc bầu cử?”, ông nói.

Các chuyên gia chính trị cho rằng, Bắc Kinh sẽ nỗ lực để gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử ở Đài Loan, cố gắng để cho thấy mối quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện nếu lãnh đạo Đài Loan sẽ vẫn là các nhà chủ nghĩa dân tộc.

Văn phòng của ông Mã cho biết trong một tuyên bố rằng mục đích của cuộc gặp tại Singapore là để duy trì hiện trạng ở eo biển, và ông Mã sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận nào, và cũng sẽ không đưa ra tuyên bố chung cùng với Trung Quốc.

Cả hai phía đều đồng ý rằng chỉ có một Trung Quốc, nhưng không đồng ý về cách diễn giải cho ý tưởng này. Đài Loan đã có một đường lối lãnh đạo riêng biệt so với Trung Quốc đại lục kể từ khi những người theo chủ nghĩa dân tộc (Quốc Dân Đảng) của Tưởng Giới Thạch chạy trốn đến hòn đảo này sau khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc, một cuộc chiến mà họ đã bị những người cộng sản của Mao Trạch Đông đánh bại.

Việt Đại Kỹ Nguyên