Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Sáu, 2010

Diễn văn của thủ tướng Merkel trước lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 3.11.09

Posted by hoangtran204 trên 23/06/2010

Âu Dương Thệ: Nữ Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, TS Angela Merkel, vừa đọc một diễn văn quan trọng trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa kì ngày 3.11.2009. Đây cũng là dịp kỉ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ và từ đó đi tới tái thống nhất Đức trong tự do và hòa bình. Quốc hội Mỹ đã dành đặc ân này cho TS Merkel không chỉ vì bà là Thủ tướng nước Đức, một cường quốc kinh tế của EU, mà còn tỏ lòng ngưỡng mộ một phụ nữ xuất thân từ một nước Cộng sản, tức DDR cũ, nhưng đã rất đảm lược vượt qua nhiều thử thách chỉ trong một thời gian tương đối ngắn trở thành một phụ nữ lãnh đạo một nước dân chủ, tự do và phú cường ở Âu châu và một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.
Tôi cám ơn tất cả Quí vị đã dành vinh dự lớn cho tôi được nói chuyện với Quí vị ngày hôm nay, chỉ ít ngày trước dịp kỉ niệm 20 năm sụp đổ của bức tường Berlin.Tôi là Thủ tướng Đức thứ hai được chia sẻ vinh dự này. Konrad Adenauer [Thủ tướng đầu tiên của Tây Đức, ghi chú của người dịch]*  là người đầu tiên, vào năm 1957 ông đã nói lần lượt ở hai Viện Quốc hội.

Cuộc đời giữa hai người chúng tôi có lẽ không thể khác biệt nhau hơn nữa. Năm 1957 tôi mới chỉ là một đứa trẻ 3 tuổi. Tôi đã sống với cha mẹ ở Brandenburg, một vùng thuộc DDR [tức Cộng hòa Dân chứ Đức theo chế độ Cộng sản, nay là Đông Đức], một phần đất mất tự do ở Đức. Cha tôi hành nghề mục sư. Mẹ tôi đã học Anh ngữ và tiếng Latein để trở thành giáo viên. Nhưng bà đã không được hành nghề ở DDR trước đây.

Konrad Adenauer đã 81 tuổi vào năm 1957. Ông ấy đã trải qua thời Hoàng đế ở Đức, Thế chiến Thứ nhất, Cộng hòa Weimarer [chế độ dân chủ đầu tiên ở Đức từ 1918-1933] và Thế chiến Thứ hai. Ông đã bị mất chức thị trưởng thành phố Köln bởi chế độ Quốc xã. Khi chiến tranh chấm dứt ông đã trở thành một trong số những nam nữ, những người đã khai sáng nước tự do, dân chủ Cộng hòa Liên bang Đức.

Đối với Cộng hòa Liên bang Đức thì không có gì quí bằng bản Hiến pháp của nó, đạo luật căn bản. Nó đã ra đời đúng 60 năm trước đây. Điều 1 của Hiến pháp này ghi rõ: “Nhân phẩm của con người không được xâm phạm”. Một câu thật ngắn và đơn giản – “Nhân phẩm của con người không được xâm phạm” – đã là câu trả lời về những thảm họa của Thế chiến Thứ 2. Nó đã giết hại 6 triệu người Do thái trong các lò thiêu, gây ra hận thù, đổ vỡ và tiêu hủy mà Đức quốc đã gây ra cho Âu châu và thế giới.

Chỉ còn vài ngày nữa chúng tôi kỉ niệm ngày 9.11. Vào ngày 9.11. 1989 bức tường Berlin đã sụp đổ, nhưng ngày 9.11. 1938, cũng ghi sâu trong lịch sử Đức và Âu châu. Chính vào ngày này Đức quốc xã  đã phá hủy và đốt cháy các nhà thờ [Do thái] và giết hại rất nhiều người. Đây là khởi đầu mở đường cho thảm họa gẫy đổ văn minh về sau này. Hôm nay tôi không thể đứng trước Quí vị ở đây, nếu không tưởng nhớ tới các nạn nhân trong ngày này và những thảm họa.

Có một vị khách đang cùng với chúng ta ở đây. Chính ông đã phải trải qua những kinh hãi ở nước Đức dưới thời Quốc xã và mới đây tôi đã hân hạnh được quen biết ông: Giáo sư Fritz Stern.  Ông sinh năm 1926 tại một phần đất thời đó thuộc Đức, nay là Breslau của Ba Lan và năm 1938 ông đã kịp thời cùng với gia đình chạy sang Mỹ trốn thoát bọn Quốc xã. Trong cuốn hồi kí của ông xuất bản năm 2006 dưới tựa đề “5 nước Đức tôi đã biết” Fritz Stern đã tường thuật khi đặt chân tới hải cảng New York vào năm 1938, đây cũng chính là hải cảng của tự do và an toàn.

Thưa Quí vị, thật là một kì diệu, lịch sử muốn rằng, chúng tôi – một thiếu niên khi ấy mới 12 tuổi bị xua đuổi khỏi Đức và tôi, nữ Thủ tướng nước Đức vừa tái thống nhất và đã từng lớn lên ở DDR – hôm nay cùng hiện diện trước nơi tôn nghiêm này. Điều này làm tôi rất vui sướng và cám ơn nhiều.

Trước đây 20 năm trước khi bức tường [Berlin] sụp đổ tôi không thể nào mơ tưởng được. Vì ngày đó thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi có được một lần sang thăm Hoa kỳ, còn dám nói chi là một ngày nào đó được đứng ở đây.

Một nước với muôn vàn cơ hội – nhưng đối với tôi trong nhiều năm của cuộc đời tôi nó đã trở thành vô vọng. Bức tường, hàng rào kẽm gai, lệnh bắn – những điều này đã ngăn cản bước chân của tôi tới thế giới tự do. Vì thế tôi chỉ còn biết hình ảnh nước Mỹ qua các phim, sách một phần do những người thân đã mang lậu từ phương Tây.

Tôi đã nhìn thấy và đọc gì? Tôi đã hứng thú về những điều gì?

Tôi đã hứng khởi về một giấc mơ Hoa kỳ – cơ hội cho mọi người đạt tới thành công qua những nỗ lực của chính mình.

Tôi cũng như nhiều thiếu nữ khác ao ước những chiếc quần Jeans có tên tốt, nó không có ở DDR, nhưng đã được bà cô của tôi từ phía Tây gởi cho đều đặn.

Tôi đã hứng thú về một nước Mỹ rộng lớn, nó hít thở tinh thần tự do và độc lập. Ngay năm 1990 nhà tôi và tôi lần đầu tiên trong đời đã bay sang Mỹ tại California. Chúng tôi không bao giờ quên lần đầu tiên nhìn thấy Thái bình dương. Nó thật là hùng vĩ.

Đối với tôi cho tới 1989, ước mơ tới Mỹ hầu như không bao giờ đạt tới được. Nhưng ngày 9.11.1989 bức tường Berlin đã sụp đổ. Biên giới từng chia cắt một dân tộc thành hai thế giới từ nhiều thập niên đã không còn nữa.

Chính vì thế ngày hôm nay trước hết phải là lúc để cám ơn.

Tôi cám ơn các phi công Mỹ và đồng minh, những người vào năm 1948 đã đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của thị trưởng Berlin ông Ernst Reuter; khi ông kêu gọi: “Các dân tộc trên thế giới,…hãy nhìn vào thành phố này…”. Ròng rã nhiều tháng các phi công này đã lập cầu không vận chuyên chở lương thực, nên đã cứu Berlin thoát khỏi nạn đói. Nhiều binh lính này đã gặp nguy hiểm và hàng chục người đã bị thiệt mạng.  Chúng tôi vẫn tưởng nhớ chân thành tới họ.

Tôi cám ơn 16 triệu lính Mỹ đã đồn trú tại Đức trong nhiều thập niên. Nếu không có sự đóng góp của họ, trong vai trò binh sĩ, nhà ngoại giao hay là người giúp đỡ thì không thể nào vượt qua sự chia cắt ở Âu châu. Hôm nay cũng như trong tương lai chúng tôi vẫn vui mừng về các binh sĩ Mỹ ở Đức. Họ là những đại sứ cho đất nước của Quí vị tại đất nước chúng tôi, điều này cũng như nhiều người Mỹ gốc Đức cũng là những đại sứ của chúng tôi trên quê hương Quí vị.

Tôi nhớ tới [Tổng thống] John F. Kennedy, trái tim nhiều người đã giành cho ông trong cuộc viếng thăm của ông vào năm 1961 sau khi xây bức tường Berlin. Khi ấy ông đã hô lớn với những người dân Berlin đang tuyệt vọng: “Tôi là một người dân Berlin”.

[Tổng thống] Ronald Reagan đã viễn kiến trước nhiều người về những dấu hiệu của thời đại. Khi đứng trước cổng Brandenburg năm 1987 ông đã kêu gọi: “Ông Gorbachew [Chủ tịch nước Liên xô cũ và nguyên Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên xô] hãy mở cái cổng này… Ông Gorbachew hãy dẹp bức tường này!”.  Những lời kêu gọi này sẽ không bao giờ quên!

Tôi cám ơn [Tổng thống] George Bush [cha của Tổng thống George W. Bush], khi ấy ông đã tin tưởng nước Đức và Thủ tướng Helmut Kohl. Ngay từ tháng 5.1989 ông đã đưa ra đề nghị vô giá với nhân dân Đức là “cùng đồng hành trong lãnh đạo.” Thật là một đề nghị cao quí, 40 năm sau khi chấm dứt Thế chiến Thứ 2. Mới ngày Thứ bẩy vừa qua chúng tôi đã gặp nhau ở Berlin cùng với Michail Gorbachew. Ông cũng nhận được sự cám ơn của chúng tôi.

Thưa Quí vị, cho phép tôi được nói tóm tắt việc này trong một câu: Tôi biết, người Đức chúng tôi biết, chúng tôi cám ơn vô hạn Quí vị, những người bạn Mỹ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ và cả cá nhân tôi sẽ không bao giờ quên Quí vị!

Khắp nơi ở Âu châu lòng mong đợi chung về tự do đã biến thành lực lượng không thể tưởng tượng được: Trong Nghiệp đoàn Solidarnosc ở Ba lan, những người đòi cải tổ qui tụ quanh Vaclav Havel [Thổng thống đầu tiên sau khi Tiệp khắc thoát khỏi chế độ Cộng sản] ở Tiệp khắc, việc mở cửa bức màn sắt lần đầu tiên ở Hung và những cuộc biểu tình vào ngày Thứ hai mỗi tuần ở DDR cũ.

Vì nơi nào trước đây có những bức tường đen tối thì nơi đó cửa được mở bất thình lình. Chúng tôi xuống đường, vào các thánh đường, vượt qua các biên giới. Mỗi người có được cơ hội bắt đầu xây dựng một cái gì mới, cùng nhau kiến tạo và dám mạnh dạn lên đường.

Chính tôi cũng đã lên đường. Tôi đã bỏ lại công việc là nhà vật lí tại Viện Khoa học ở Đông Berlin và tham gia hoạt động chính trị. Vì tôi đã có thể tổ chức. Vì tôi đã có cảm tưởng: Bây giờ sự việc có thể thay đổi được, bây giờ là lúc mình có thể làm một cái gì!

Thưa Quí vị, 20 năm từ khi phần thưởng vĩ đại của tự do đã đi qua. Tuy nhiên, cho tới bây giờ chưa có gì làm tôi sung sướng, chưa có gì làm tôi khích lệ, chưa có gì làm tôi hài lòng hơn là sức mạnh của tự do.

Ai đã từng trong đời bất ngờ trải qua một việc tốt thì người đó tin rằng có thể còn làm được nhiều việc khác nữa. Hay có thể dùng câu của [Tổng thống] Bill Clinton nói năm 1994 ở Berlin về việc này: “Không có gì cản trở được chúng ta. Mọi chuyện đều có thể xẩy ra.”

Vâng, mọi chuyện đều có thể xẩy ra – một phụ nữ như tôi hôm nay có thể đứng cạnh Quí vị ở đây, một người đàn ông như Arnold Vaatz trước đây dưới thời DDR từng là người tranh đấu dân quyền ở Dresden [một thành phố lớn ở DDR] và vì vậy đã có một thời kì phải ngồi tù, nay đang là một dân biểu của Quốc hội Liên bang Đức trong phái đoàn của tôi cũng đang ở đây.

Mọi chuyện đều có thể xẩy ra, cả trong thế kỉ của chúng ta, trong Thế kỉ 21, trong kỉ nguyên toàn cầu hóa. Chúng ta biết rằng, ở Đức chúng tôi cũng như ở Hoa kì của quí vị, toàn cầu hóa đang làm nhiều người lo ngại. Chúng ta không đơn giản bỏ qua điều này. Chúng ta nhìn nhận những khó khăn. Nhưng bổn phận của chúng ta là thuyết phục mọi người hiểu rằng, toàn cầu hóa là một cơ hội lớn của thế giới, cho từng lục địa, vì toàn cầu hóa thúc đẩy mọi nơi phải hành động chung với nhau.

Như thế phải chăng giải pháp thay thế cho toàn cầu hóa là đóng cửa. Nhưng đấy không phải là giải pháp đúng. Nó sẽ dẫn tới đói nghèo, vì nó đưa tới cô lập. Tư duy trong liên kết, tư duy trong hợp tác – nó dẫn tới một tương lai tốt.

Thưa Quí vị, Hoa kỳ và Âu châu không phải lúc nào cũng có tư tưởng đồng nhất. Có khi bên này nghĩ là bên kia quá lưỡng lự, quá lo sợ và ngược lại, bên kia lại nghĩ là bên này bướng bỉnh và quá thôi thúc. Mặc dầu vậy, nhưng tôi vẫn tin tưởng sâu sắc rằng: Một bạn đồng hành tốt hơn Mỹ không thể có cho Âu châu, đối với Hoa Kỳ cũng không thể có một bạn đồng hành tốt hơn là Âu châu.

Vì rằng, những gì dẫn dắt và ràng buộc giữa người Âu châu và Hoa Kỳ với nhau không chỉ là có chung một lịch sử. Những gì dẫn đắt và ràng buộc giữa người Âu châu và Hoa Kỳ với nhau không chỉ là vì cùng quyền lợi và cùng những thách đố, như thường có ở nhiều khu vực trên thế giới. Nếu chỉ những việc đó riêng thôi thì không đủ để xây dựng và gánh vác lâu dài cho mối đồng hành đặc biệt giữa Âu châu và Hoa Kỳ. Phải có gì sâu xa hơn.

Những gì dẫn dắt và ràng buộc giữa người Âu châu và Hoa Kỳ chính là có cùng căn bản giá trị giống nhau. Đó là biểu tượng chung về con người và nhân phẩm vô giá. Đó là sự hiểu biết giống nhau về tự do trong trách nhiệm. Chúng ta đã bênh vực những giá trị này trong tinh thần thân hữu liên Đại tây dương rất đặc biệt và trong giá trị chung của NATO [Liên phòng Bắc Đại tây dương]. Từ đó đã làm cho “cùng đồng hành trong lãnh đạo” được thực hiện, thưa Quí vị. Chính căn bản giá trị này đã chấm dứt được cuộc chiến tranh lạnh. Chính căn bản giá trị này có thể giúp chúng ta vượt qua những thử thách của thời đại hiện nay và chúng ta phải thành công!

Nước Đức đã thống nhất, Âu châu đã thống nhất. Những việc này chúng ta đã hoàn thành. Ngày nay thế hệ chính trị của chúng ta phải chứng tỏ rằng, chúng ta phải thành công đối với những thách đố của Thế kỉ 21 và có thể phá vỡ những bức tường ngày hôm nay hiểu theo một nghĩa bóng.

Đó là những điều gì? Một là kiến tạo hòa bình và an ninh. Hai là đạt tới hạnh phúc và công bằng và ba là bảo vệ trái đất của chúng ta. Trong các vấn đề này cả Mỹ lẫn Âu châu lại bị thôi thúc đặc biệt.

Cả sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng vẫn còn vấn đề là phá vỡ những bức tường liên quan tới những quan điểm về cuộc sống, như những bức tường trong đầu mỗi người. Những bức tường này đang ngăn cản chúng ta, hoặc gây khó khăn để chúng ta hiểu nhau trên thế giới. Muốn vậy thì tinh thần khoan dung rất quan trọng. Đối với chúng ta thì phương cách sống của chúng ta là điều quan trọng nhất. Nhưng nó không phải là phương cách sống cho tất cả mọi người. Có nhiều giải pháp khác nhau để làm cho một cuộc sống chung tốt đẹp. Khoan dung là sự biểu lộ lòng kính trọng lịch sử, truyền thống, tôn giáo và nguồn gốc của những người khác.

Nhưng đừng có ai nhầm lẫn: Khoan dung không có nghĩa là thế nào cũng được. Không khoan dung với những ai không tôn trọng và chà đạp các quyền vô giá của con người. Không khoan dung với những ai, nếu võ khí giết người hàng loạt thí dụ như rơi vào tay Iran có thể đe dọa an ninh chúng ta. Iran phải biết điều này. Iran biết các đề nghị của chúng ta. Nhưng Iran cũng biết gianh giới: Một trái bom nguyên tử không được phép có trong tay của Tổng thống Iran, người từng phủ nhận Holocaut, đe dạo Do thái và không nhìn nhận quyền tồn tại [của Do thái].

Đối với tôi, nền an ninh của Do thái không bao giờ có thể thương lượng được. Chẳng những thế, không chỉ riêng Do thái bị đe dọa, mà là toàn thể thế giới tự do. Ai đe dọa Do thái cũng là đe dọa chúng ta. Vì vậy, thế giới tự do chống lại sự đe dọa này, nếu cần thì trừng phạt kinh tế nghiêm khắc. Thưa Quí vị, chính vì thế nước Đức chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ tiến trình hòa bình ở Trung – Đông để thực hiện giải pháp hai quốc gia: một nước Do thái và một nước Palestin.

Chúng tôi cũng chống lại những đe dọa của khủng bố quốc tế. Chúng ta biết rằng, không có một nước nào – dù mạnh tới đâu – có thể đương đầu một mình. Chúng ta cần các đối tác. Chỉ trong sự hợp tác với các đối tác thì chúng ta mới mạnh.

Vì sau những cuộc khủng bố ngày 11.9 [2001] chúng tôi đã chia sẻ với quan điểm của Tổng thống George W. Bush khi ấy là, từ nay trở đi an ninh của thế giới không được phép bị đe dọa từ A phú hãn, cho nên từ năm 2002 Đức đã có một đoàn quân lớn thứ ba đóng tại đó. Chúng tôi muốn thực hiện thành công giải pháp được gọi là an ninh liên kết. Nghĩa là: Sự tham gia cả dân sự lẫn quân sự liên đới mật thiết với nhau.

Rất là rõ ràng: Sự dấn thân của nhiều nước ở A phú hãn là rất khó nhọc. Nó đòi hỏi chúng ta rất nhiều. Nó phải tiến tới một giai đoạn mới khi chính phủ mới ở A phú hãn nhậm chức. Mục tiêu phải là phát triển một chiến lược chuyển giao trách nhiệm. Chúng ta muốn triển khai việc này vào đầu năm tới tại Hội nghị của Liên hiệp quốc. Chúng ta sẽ thành công, nếu chúng ta cùng nhau đi từng bước tiếp tục trong liên minh như hiện nay. Đức tự ý thức trách nhiệm này.

Không có gì nghi ngờ: NATO đã và tiếp tục là cột trụ cho an ninh chung của chúng ta. Kế hoạch an ninh của nó được tiếp tục phát triển và thích ứng với những thử thách mới. Nền tảng và hướng đi của nó phục vụ hòa bình và tự do hoàn toàn không thay đổi.

Những người Âu châu chúng tôi – tôi tin tưởng như thế – có thể đóng góp cho việc này nhiều hơn nữa trong tương lai.  Vì người Âu châu chúng tôi trong tuần này sẽ hoàn thành cho Liên minh Âu châu một hiệp ước căn bản mới. Chữ kí cuối cùng cho việc này đã được kí. Nhờ thế Liên minh Âu châu sẽ mạnh hơn và hành động hiệu quả hơn và như vậy Hoa Kỳ sẽ có một người đồng hành mạnh hơn và tin cậy hơn.

Trên căn bản này chúng ta sẽ thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác khác, trước hết với Nga, Trung Quốc và Ấn. Thưa Quí vị, vì ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới tự do hơn và ràng buộc với nhau hơn trước đây. Sự sụp đổ của bức tường Berlin, cuộc cách mạng kĩ thuật trong thông tin và truyền thông, sự vươn lên của Trung Quốc, Ấn và nhiều nước khác trở thành các nền kinh tế năng động – tất cả những việc này đang biến đổi thế giới trong Thế kỉ 21 thành một thế giới khác so với Thế kỉ 20. Đây là một điều tốt. Vì tự do là qui luật của cuộc sống trong kinh tế và xã hội chúng ta. Chỉ có trong tự do con người mới có sáng tạo.

Nhưng một điều cũng rõ rệt: Tự do này không đứng riêng rẽ.  Đây là một tự do trong và hướng tới trách nhiệm. Cho nên cần phải có trật tự. Việc gần như gẫy đổ của thị trường tài chánh quốc tế đã cho thấy, điều gì sẽ xẩy ra nếu không có một trật tự này.

Nếu thế giới đã học một bài học từ cuộc khủng hoảng tài chánh của năm ngoái thì không thể bỏ qua được nhận thức là, một nền kinh tế toàn cầu hóa cần một khuôn khổ trật tự toàn cầu. Không có một ràng buộc trên bình diện thế giới dựa trên minh bạch và kiểm soát thì không thể bồi đắp được tự do, khi ấy sẽ dẫn tới lợi dụng tự do và từ đó đưa tới bất ổn định. Đó như một bức tường thứ hai, nó phải sụp đổ – một bức tường đang cản trở một trật tự kinh tế toàn cầu thực sự, một bức tường của các tư duy thiển cận khu vực và dân tộc hẹp hòi.

Chìa khóa trong sự hợp tác giữa các nước công nghiệp và các nước đang vươn lên nằm ở trong nhóm G 20 [20 nước công nghiệp và đang vươn lên tiêu biểu trên thế giới và gần đây đã có các Hội nghị cấp cao để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu]. Cũng tại đây sự hợp tác giữa Mỹ và Âu châu là một trụ cột quyết định. Đây là một sự hợp tác trong đó không loại trừ ai, nhưng nó kết hợp cả những nước khác.

Nhóm G 20 đã cho thấy, nó có khả năng hành động. Chúng ta phải chống lại các áp lực đã đưa nhiều nước trên thế giới sát bên bờ vực thẳm. Điều này không có gì khác, đấy chính là phải được thúc đẩy tiếp tục đường lối kinh tế quốc tế mạnh hơn nữa. Vì cuộc khủng hoảng đã cho thấy những suy nghĩ rất thiển cận. Hàng triệu người trên thế giới qua đó sẽ thất nghiệp và nghèo đói sẽ đe dọa. Để đạt tới hạnh phúc và công bằng, chúng ta phải làm tất cả để tránh một cuộc khủng hoảng tương tự không thể diễn ra, thưa Quí vị.

Điều này còn có nghĩa là, chống các chủ trương bảo hộ. Vì thế các cuộc đàm phán – Doha trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Quốc tế [WTO] rất quan trọng. Một sự thành công của vòng đàm phán -Doha giữa lúc đang có cuộc khủng hoảng sẽ là một tín hiệu rất tốt cho việc thông thoáng kinh tế thế giới.

Tương tự vậy, Hội đồng kinh tế liên Đại tây dương cũng có một vai trò quan trọng. Chúng ta có thể ngăn cản các cuộc chạy đua bảo hộ và có thể đưa ra những biện pháp nhằm giảm các cản trở mậu dịch giữa Âu châu và Mỹ. Tôi yêu cầu Quí vị: Quí vị hãy để chúng ta cùng đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới, việc này nằm trong lợi ích của Âu châu và Hoa Kỳ!

Thưa Quí vị, những thách đố toàn cầu chỉ có thể vượt qua được trong sự hợp tác quốc tế toàn diện, nó đang xuất hiện như một thử thách thứ ba của Thế kỉ 21. Trong đó có thể hình dung như một bức tường giữa hiện tại và tương lai. Bức tường này đang ngăn cản tầm nhìn về những nhu cầu của các thế hệ tiếp theo. Nó cản trở những sự bảo vệ rất cần thiết cho nền tảng đời sống tự nhiên và khí hậu của chúng ta.

Những sự tiêu phí này sẽ dẫn tương lai chúng ta về đâu, điều này chúng ta có thể thấy được ngay lúc này: Ở khu Arktis [Bắc cực] các băng đá đang tan, ở Phi châu con người đang phải chạy trốn vì môi trường của họ bị tàn phá, mực nước biển đang dâng cao ở khắp nơi trên thế giới. Tôi rất vui mừng là Tổng thống Obama và Quí vị đã đề cao việc bảo vệ khí hậu trong các hoạt động của Quí vị. Tất cả chúng ta đều biết: Chúng ta không còn nhiều thời gian. Chúng ta cần đạt tới thống nhất trong Hội nghị Khí hậu vào tháng 12 ở Kopenhagen [thủ đô Đa mạch]. Chúng ta cần thống nhất trong mục tiêu: Sự hâm nóng toàn cầu không được phép vượt quá 2° C.

Trong đó chúng ta cần sự sẵn sàng của các nước thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận quốc tế. Trong việc bảo vệ khí hậu, chúng ta không thể làm khác các mục tiêu khoa học đã cho biết. Khi ấy không chỉ vô trách nhiệm về môi trường. Nó còn là thiển cận trong  kĩ thuật. Vì những phát triển của kĩ thuật mới trong lãnh vực nhiên liệu tạo ra những cơ hội lớn cho tăng trưởng và những chỗ làm tương lai.

Không có gì phải nghi ngờ: Trong tháng 12 thế giới đang chăm chú vào chúng ta, vào Âu châu và Hoa Kỳ. Đây là một sự thật: Nếu không có sự tham gia của Trung quốc và Ấn thì công việc sẽ không chạy. Nhưng tôi tin rằng: Nếu chúng ta ở Âu châu và Hoa kì sẵn sàng đảm nhận nghiêm túc các thỏa thuận, thì chúng ta sẽ thuyết phục được Trung quốc và Ấn. Khi đó ở Kopenhagen chúng ta có thể vượt qua bức tường đang tồn tại giữa hiện tại và tương lai – trong lợi ích con cháu của chúng ta và trong lợi ích của một cuộc phát triển vững vàng trên toàn cầu.

Thưa Quí vị, tôi tin rằng: Như chúng ta trong thế kỉ 20 đã từng có sức mạnh làm đổ bức tường từ hàng rào kẽm gai và bê-tông, thì ngày nay chúng ta cũng có sức mạnh vượt qua được những bức tường của Thế kỉ 21 – Các bức tường trong các đầu của chúng ta, các bức tường trong tính toán quyền lợi riêng thiển cận, các bức tường giữa hiện tại và tương lai!

Thưa Quí vị, niềm tin của tôi bắt nguồn từ một âm thanh đặc biệt – âm thanh của cái Chuông Tự do trong tòa thị chính ở Schöneberg của Berlin. Ở đó từ năm 1950 treo một cái chuông phỏng theo Chuông Tự do của Mĩ. Nó do công dân Hoa kì tặng và nó là dấu hiệu của lời hứa tự do, nó đã trở thành sự thực. Ngày 3.10.1990 Chuông Tự do đã vang lên khi nước Đức tái thống nhất. Ngày 13.9.2001 nó lại vang lên một lần nữa, chỉ hai ngày sau 11.9 – chính là lúc nỗi đau buồn lớn nhất của dân tộc Hoa kì!

Chuông Tự do ở Berlin cũng giống Chuông Tự do ở Philadelphia, một biểu tượng nhắc nhở chúng ta là, tự do không tới tự nó. Nó phải được đấu tranh và phải được bảo vệ hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta.  Trong cố gắng này, Đức và Âu châu trong tương lai vẫn là những bạn đồng hành mạnh và đáng tin cậy của Hoa Kỳ. Tôi bảo đảm với Quí vị như vậy!

Chân thành cám ơn Quí vị.

 
——————————————————————————————-
 

Công nhân Trung Quốc mỗi năm được tăng lương 10-20%, nhưng vẫn đòi hỏi nhiều hơn nữa

 
Điều đặc biệt của các cuộc đình công của công nhân Trung Quốc là chính quyền TQ không nhúng tay vào để ngăn chận, đàn áp, đánh đập công nhân, bắt giữ và cô lập các lãnh đạo công nhân biểu tình đòi tăng lương. Trong khi nếu chuyện nầy xẩy ra ở VN, thì chính quyền VN sẽ về phe với các chủ tư bản để bắt giam các lãnh đạo công nhân VN như họ vẫn làm trong suốt 10 năm qua. Đây chính là sự khác biệt lớn, cũng như lương công nhân TQ trung bình 1 tháng là 400-600 đô, thì luông công nhân VN làm cùng công việc lại chỉ có chừng 60-90 đô/ 1 tháng. Và trong khi công nhân TQ có thể dùng đông tiên lương của họ để dành để mua nhà, thì công nhân  VN lãnh tiền lương chỉ đủ tiền ăn cần kiệm qua ngày. Cũng là  đảng công sản, nhưng cách cai trị dân và sự hà khắc thì khác nhau.

Strikes in China halt Toyota, Honda factories

By JAY ALABASTER, Associated Press Writer Jun 22, 2010

TOKYO – Toyota Motor Corp. and Honda Motor Corp. said Wednesday they stopped production at some of their car assembly plants in southern China after parts suppliers were hit by more labor unrest.

The fresh walkouts at the Japanese car makers are slowing output and adding to costs at a time when both companies have been ramping up production to meet strong demand.

Chinese migrant workers, the backbone of the country’s industrial sector, are becoming increasingly vocal in demands for higher wages. Several auto-related labor disputes have erupted recently in the Guangzhou region, where both Toyota and Honda have manufacturing bases with local partner Guangzhou Auto Group.

Honda, Japan’s No. 2 automaker, said production at one of two auto assembly plants at its joint venture Guangqi Honda Automobile Co. was suspended. Honda said it was unclear when the plant can resume production.

The shutdown was due to a shortage of parts supplies caused by the strike. But Honda declined to give further details, including the name of the affected parts supplier.

Toyota’s plant in Nanshan near southern Guangzhou, which represents about half of its total capacity in China, remained shut after the strike forced the world’s biggest automaker to suspend production a day earlier.

“Production remains suspended. We don’t know when we can resume operations,” said Toyota spokesman Hideaki Homma in Tokyo.

The factory was closed down after a strike began at a supplier run by Japanese parts-maker Denso Corp.

Denso workers demanding higher wages have refused to work since Monday, said Denso spokesman Yu Matsuda from the company’s headquarters in Aichi, central Japan.

Denso held wage negotiations with workers, Matsuda said, but declined to give details. Denso’s plant, which employs 1,100 workers, makes fuel injectors for engines.

“We have been actively discussing a wage solution with our workers in Nanshan. So far, we cannot give any details or schedule, but we do hope workers can return to work as soon as possible,” said Shen Meihua, a spokeswoman for Denso in Beijing.

Last week, a strike at a Toyota plastic parts supplier in the northeastern Chinese city of Tainjin forced a Toyota plant there to shut down for a day. That followed a similar one-day walkout at another supplier earlier in the week.

The latest shutdown occurred at GAC Toyota Motor Company Ltd., which can produce 360,000 cars, such as the Camry, per year at full operation. Toyota has a total Chinese capacity of about 800,000 vehicles at five plants.

Earlier strikes at several Chinese suppliers of Honda forced it to suspend car assembly intermittently in the past month because of a lack of parts.

The Honda plant now stalled by strikes makes the popular Accord sedan and Fit hatchback and has an annual production capacity of 240,000 vehicles.

The increasing agitation among workers poses a problem for Japanese companies that shifted production to China in the hopes of taking advantage of lower labor costs and cashing in on its growing consumer market.

___

Associated Press writer Shino Yuasa in Tokyo and researcher Ji Chen in Shanghai contributed to this report.

http://news.yahoo.com/s/ap/20100623/ap_on_bi_ge/as_china_labor

————–

Big wheels get ready for the fast lane
despite labor bumps

08:15, June 23, 2010

China will retain its competitive edge and remain a favorite manufacturing destination for global automakers, but the recent labor unrests may increase costs for companies, industry sources and analysts said on Tuesday.

Kevin Wale, president and chief executive of General Motors China told China Daily that the recent labor disputes will not impact the company’s investment appetite in China.

“It’s common. Labor issues occur everywhere, but China’s huge market potential is more important,” said Wale.

Foreign carmakers’ success in China have been the vital cogs for their strong global performance, and hence no company can avoid its presence here, said Xu Changming, research director of the China State Information Center.

He emphasized that the recent strikes at the Honda and Toyota parts subsidiaries will not influence the investment decisions of other automakers.

“Although there are reports that some companies are pumping heavy investments into countries such as India and Vietnam, it does not necessarily mean that they are withdrawing or scaling down operations in China,” said Zhong Shi, a Beijing-based auto analyst.

The labor problems of the past few weeks have forced companies to increase labor costs and put pressure on many manufacturing units which are grappling with a shortage of trained personnel.

“China has the strength to attract foreign investment on its own rather than use the ‘biggest factory’ tag,” said Su Hainan, vice-president of the China Association for Labor Studies.

“China’s competitiveness is no longer in its cheap labor,” said Zhong

“The nation’s integrated infrastructure and transportation provides automakers with relatively high levels of logistics efficiency for their supply chain and vehicle deliveries. That alone, has more impact on the total cost than labor”, he said.

“Most of the global automakers have been operating in China for several years now and also built up a comprehensive parts supply system. This is something that cannot be easily replicated elsewhere,” said Zhong.

Honda and Toyota had indicated that they intend to improve the localization content of their cars to more than 90 percent by this year, while Nissan is targeting an import substitution rate of 90 percent by 2012.

According to Beijing-based consulting firm Sinotrust, more than 70 percent of the parts used by the local joint ventures of foreign automakers are made in China.

Moreover, “the quality of the local work force has improved over the years and is of much better standard than other Asian countries. This clearly indicates the production efficiency in China”, said Zhong.

“I do not think there is anything wrong in workers seeking higher wages,” said Su.

Even if employers increase wages by 10 to 20 percent every year, labor costs in China will still be lower than most Western countries.

Both Su and Zhong agree that companies need to consider a reasonable and acceptable salary increase that is in line with their capabilities, to avoid possible potential labor unrests.

“China has been the world’s biggest auto market with the most promising future. Who will want to leave such a huge market?” said Zhong.

“Nearly all the foreign automakers enjoy high profit margins in China,” said Xu.

China’s auto sales surged by 46 percent to 13.6 million units last year and helped the nation surpass United States as the biggest auto market in the world.

Automobile sales in China are expected to maintain a year-on-year growth rate of 20 percent for the next five years, said a recent survey conducted by consulting firm AlixPartners.

The brisk sales and booming demand has also forced automakers to consider capacity expansion and more investments. Nissan recently said it wants to boost productivity as costs increase.

“We need to boost productivity in China,” said Chief Operating Officer Toshiyuki Shiga in a recent Bloomberg interview. “Just because labor costs are higher in China doesn’t mean we are leaving,” he said.

Source: China Daily

http://english.people.com.cn/90001/90778/90860/7035895.html


Posted in Chính Sách Đối Ngoại, Chinh Tri, Chinh Tri Hoa Ky | Leave a Comment »

Đảng Cộng sản VN tiếp tay cho vụ Đường Sắt Cao Tốc ra sao-Trung Quốc – Việt Nam đang hè nhau đánh trận giả?!

Posted by hoangtran204 trên 23/06/2010

10/06/2010

Trung Quốc – Việt Nam đang hè nhau đánh trận giả?!

Hai Xe Ôm

clip_image002Một bài viết thật đáng giá. Ngòi bút “đâm mấy thằng gian” của Hai Xe Ôm sắc bén một nhát trúng tim địch thủ. BVN cũng đã ngửi thấy điều này trong các Lời bình sát sườn đây đó nhưng suy nghĩ rành rẽ đến thế này thì xin chịu. Bái phục, bái phục.

Tuy nhiên, lợi ích mà anh “4 tốt” thu được trong cuộc đánh trận giả ta đang bàn thì có lẽ không chỉ gói vào ngót nghét 30 tỷ đô-la đâu. Còn hơn thế kia. Biết đâu khi ván bài ngả ra ù Biển Đông của chúng ta đã mất sạch. Hà cớ gì mà ông Bộ trưởng Quốc phòng lại tuyên bố ở Hội nghị Shangri-La: “Tình hình Biển Đông chưa có gì căng thẳng”? Ngư dân không được léo hánh đến vùng biển của mình hàng mấy năm trời nay, hễ đến là bị giết, bị cướp, bị bắt, mặc cho tàu Ngư chính của họ ngang nhiên rẽ sóng, thế mà không đủ căng thẳng sao? Các anh nói căng thẳng hay chưa căng thẳng ở đây là vì dân hay vì các anh? Hay đây lại là một “quả lừa” để anh “4 tốt” mượn tay đàn em đánh tạt sườn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, khi biết Mỹ tỏ ý quan tâm thật sự đến biển Đông, làm cho lời tuyên bố của Mỹ ít nhất cũng phần nào bị hẫng?

Ván cờ thật rắc rối. Nhưng không khéo, trước mắt các cường quốc chúng ta sẽ trở thành con rối, giơ tay múa chân rốt cuộc do anh giật phía này anh giật phía kia. Mới biết một khi đã đánh mất lòng tin trong mắt dân chúng thì dù có thay đổi thái độ, trưng ra một tư cách “chững” như thế nào đi nữa, người dân vẫn cứ chán nản lắc đầu. Thật hay giả của các anh, đố ai mà biết được.

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Giới quan sát chính trường vỉa hè đang chăm chú theo dõi mối quan hệ qua lại giữa Chính phủ hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày gần đây, thấy đang xuất hiện nhiều động thái, nhiều dấu hiệu rất đáng lưu ý… Sau đây là một vài quan sát mang tính chất vỉa hè:

1/ Phía Trung Quốc dạo này có vẻ bớt hung đồ hơn, không bắt người cướp của ngang nhiên trên biển như thời kỳ trước đây; các ông to bà lớn Trung Quốc thì có vẻ nhã nhặn hơn, năng lui tới Việt Nam và mời quan chức Việt Nam sang thăm Trung Quốc nhiều hơn và cũng không thấy có tuyên bố nào có ý răn đe, hăm dọa bóng gió như trước đây…

Trong các cuộc tiếp xúc, tiếp kiến này, Trung Quốc luôn tỏ ra nhã nhặn, lịch sự tôn trọng, giữ thể diện cho Việt Nam, không xách mé, làm mất mặt các “chú” Việt Nam như thỉnh thoảng trước đây vẫn thường hay giở trò…

2/ Phía Việt Nam từ chỗ lúng búng, “ăn không nên đọi, nói không nên lời“ khi bị dư luận ép phải lên tiếng về các chuyện liên quan với Trung Quốc; giống như là mở miệng mắc quai hay sao ấy; gần đây thấy có vẻ mạnh bạo hơn, tuyên bố có vẻ rõ ràng rành rẽ, mạch lạc hơn, hung hơn…

Thái độ của phía Việt Nam có vẻ bắt đầu giương vây, cương lên; còn Trung Quốc có vẻ thu mình lại, nhũn nhặn ra? Phải chăng đúng điều mà cha ông từng đúc kết: mềm nắn rắn buông?

Về phía Việt Nam, thấy quân đội, hải quân đã có các động thái cho thấy trong tư thế sẵn sàng đáp trả, ăn miếng trả miếng chứ không chịu chậm lụt như những lần khác. Đô đốc Hải quân đã động viên bà con cứ yên tâm ra khơi đánh cá đi, có gì có Hải quân hỗ trợ. Hình như đã tóm bắt một số tàu Trung Quốc dám vào xâm lấn lãnh hải nước mình như tin báo chí Trung Quốc đưa.

Trung Quốc có vẻ đã chùng xuống, còn Việt Nam thì có vẻ cương cứng lên hơn chăng? Nguyên nhân từ đâu vậy?

Theo Hai Xe Ôm tôi thì mọi động thái diễn ra trên Biển Đông trong giai đoạn gần đây, đó chỉ là những nước cờ nhất thời mang màu sắc giống như động tác giả trong bóng đá…

Vậy việc hai bên đang sử dụng các động tác giả, đang ỡm ờ với nhau trên bàn cờ “Biển Đông” này là để câu giờ cho việc gì? Liệu đây có là màn khởi động ỡm ờ để liếc mắt sang một bàn cờ thật khác, đó là kết cục của Dự án đường cao tốc Bắc Nam? “Ông Tướng” mà cả hai bên đang nín thở để mai phục rình để tóm, bắt cho bằng được: Đó là dự án này được Quốc hội thông qua về chủ trương cho phép được triển khai?

Vậy Trung Quốc thì có liên quan gì tới cái Dự án này khi mà các nguồn tin chính thống đã cho hay: Chính phủ mời tư vấn lập dự án là Nhật, và sẽ sử dụng công nghệ Nhật Bản – Tây Âu, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để xây dựng đường tắt cao tốc này, nếu được Quốc hội bấm nút thông qua?

Đây cũng là động tác giả nốt. Vì biết rõ những động thái vừa qua đều là động tác giả, một trận đánh giả nên Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB và Tây Âu đã lên tiếng “bóc mẽ” với công luận. Họ đã thông báo là họ hoàn toàn không có liên quan và không muốn liên quan tới phiên chợ “treo đầu dê bán thịt chó này”…

Như mọi người đều biết: đây là một dự án như các nguồn tin chính thống đã đưa, sẽ sử dụng nguồn vốn vay quốc tế; khi mới đưa ra thì nói là sẽ vay của Nhật, nhưng hiện Nhật và Tây Âu đã tuyên bố họ chưa sẵn sàng dây vào. Vậy thì Chính phủ Việt Nam sẽ nhằm vào đâu? Không nói mọi người cũng sẽ hiểu: chỉ còn hai ông khách sộp tiềm năng đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc?

Nếu dùng phép loại trừ thì Hoa Kỳ sẽ bị loại đầu tiên và chỉ còn ông bạn láng giềng độc đinh đó là Trung Quốc, là quốc gia có đầy tiềm năng, khả năng để tham gia canh bạc này.

Đối với Trung Quốc, cho Việt Nam vay số tiền 56 tỷ USD để đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này là “chuyện nhỏ như con thỏ”? Tại sao Trung Quốc lại tử tế sẵn sàng mở hầu bao ra mà chia sẻ rủi ro với Việt Nam đối với dự án mà Trung Quốc biết thừa là phiêu lưu là chứa đựng yếu tố chính trị hơn là kinh tế?

clip_image004

Trong khi trên Biển Đông trước đây Trung Quốc đã nhiều lần chơi trò hải tặc trấn cướp của bà con ngư dân Quảng Ngãi từ hàng trăm triệu đồng mà vẫn sấp mặt làm? Thế mà lại dốc hầu bao cho tuyến đường này? Theo Hai Xe Ôm tôi, mở hầu bao để đầu tư cho dự án này của Việt Nam, Trung Quốc đoạt các lợi ích chiến lược sau đây:

– Tạo công ăn việc làm cho ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc; bởi Trung Quốc vừa tự lực xây dựng tuyến đường sắt Thượng Hải – Bắc Kinh: từ thiết kế, thi công đến đóng các đầu máy toa xe đều do Trung Quốc tự làm tất. Mà đầu tư xây dựng cả một dây chuyền công nghệ như vậy đâu chỉ để làm mỗi tuyến Thượng Hải – Bắc Kinh!

Hiện Trung Quốc đã lập xong dự án, vận động 17 nước tham gia xây dựng một tuyến cao tốc Bắc Kinh nối Luân Đôn; Bắc Kinh nối Ấn Độ; Bắc Kinh nối Pakistan; Bắc Kinh nối Hà Nội… Hiện nay Câu lạc bộ đường sắt cao tốc này do Trung Quốc khởi xướng chưa thấy quốc gia nào lên tiếng hưởng ứng. Tin này tờ The Telegraph của Anh đã đưa và Blog Phamvietdaonv  đã dịch lại. Như vậy, mọi động thái của Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, vô tình hay cố ý đều đã trùng khớp với ý đồ chiến lược phát triển mạng đường sắt cao tốc toàn cầu của các chiến lược gia Trung Quốc nhằm tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc?

– Việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, nếu Trung Quốc đầu tư cho vay, và cũng chỉ còn Trung Quốc là nước có thể cho vay, khoản tiền 56 tỷ này thì điều mà Trung Quốc tính toán không phải vì lợi ích kinh tế; đây là dự án đầu tư nhằm phục vụ cho lợi ích chính trị, đúng hơn là một canh bạc chính trị, cho những đám đánh bạc chính trị?

Như chúng ta biết, để tạo thị trường, vỏ bọc, các tay trùm xã hội đen thường hay tung tiền ra cho đám con nhà lành, đám con cha cháu ông ăn chơi; khi đám này đã nghiện rồi thì chúng sẽ trở thành cộng tác viên, thậm chí là tay sai hoặc tham gia băng đảng của chúng để quay sang khống chế, rút ruột tài sản, danh tiếng của bố mẹ chúng là chuyện đương nhiên…

Vậy ý nghĩa chính trị của dự án đầu tư đường sắt cao tốc này là gì nếu Trung Quốc tham gia?

Thứ nhất, đối với Trung Quốc 56 tỷ USD là khoản tiền nhỏ nhưng đối với Việt Nam lại là khoản tiền lớn; Mỹ còn nợ Trung Quôc gần ngàn tỷ USD cơ mà. Con số 56 tỷ USD là con số do phía tư vấn Nhật đưa ra, theo biểu giá tính toán của công nghệ Nhật, chi phí theo bảng lương của người Nhật. Còn nếu dự án này rơi vào tay Trung Quốc thì chắc chắn số tiền đầu tư này thấp hơn nhiều.

Chúng ta có thể so sánh với tuyền đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải dài 1.318 km, hành trình 5 giờ, tốc độ 300-350 km/giờ, Trung Quốc đầu tư hết 22,6 tỷ USD; như vậy, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam nếu Trung Quốc đầu tư thi công giá thành chắc chắn chỉ xoay quanh con số 30 tỷ USD.
Trong khi đó căn cứ vào dự toán do tư vấn Nhật lập là 56 tỷ USD, nếu Trung Quốc bỏ vốn đầu tư toàn bộ, họ sẽ có lãi khoảng 25 tỷ USD, một khoản lãi vô cùng hấp dẫn. Bởi  khi mà bỏ ra khoản chi phí trên 30 tỷ USD để làm con đường thì những người tham gia đã “được ăn, được nói, được gói” mang về rồi… Đấy cái tổ con chuồn chuồn là ở chỗ này đây.

Trong vụ này các nhà công nghiệp tàu cao tốc Tây Âu, tư vấn Nhật đã bị mượn danh; còn Quốc hội Việt Nam nếu bấm nút thông qua tức đã trở thành kẻ “đập bụi cho người Trung Quốc ăn chồn”; ”làm giá cho Trung Quốc xơi“…!

Trong giải trình mới nhất, Chính phủ đã hé ra rằng Chính phủ chỉ bỏ ra 31 tỷ USD còn phần còn lại sẽ được các đối tác khác hỗ trợ, chắc là họ đầu tư để làm từ thiện chắc? Đúng là giấu đầu hở đuôi?!

Thế thì tại sao những người tham gia lập dự án lại không ngửa bài ra như vụ bauxite Tây Nguyên, rằng TKV sẽ vay tiền của một ngân hàng Hồng Kông, khoảng 650 triệu USD để triển khai dự án này?

Giương con bài công nghệ Nhật – Tây Âu chỉ là mẹo giương Đông kích Tây của các nhà lập dự án của Việt Nam. Nếu ngửa bài ra ngay là sẽ liên doanh với Trung Quốc, vay tiền Trung Quốc thì sẽ bị dị ứng giống như việc vụ bauxite và vụ cho thuê đất trồng rừng.

Đảm bảo nếu được Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương, lúc đó cái đuôi Trung Quốc mới thòi ra. Vì biết tỏng điều này, biết mình bị lỡm, nên Nhật Bản ngửa bài ngay: Không có chuyện Nhật bản đầu tư cho vay, Nhật đời nào dại để cho Trung Quốc lỡm mình: cốc mò cò xơi. WB, EU cũng biết tỏng đây là trò “giương đông kích tây”, “ve sầu thoát xác” mà binh pháp Tôn Tử – Trung Quốc đã từng đúc kết.

Sở dĩ các nhà đầu tư Trung Quốc nhắm vào ông bạn Việt Nam là bởi Trung Quốc vừa đầu tư xây dựng xong một nhà máy đóng tàu cao tốc để lắp đặt cho tuyến Thượng Hải – Bắc Kinh trên 1000 km. Không nhẽ làm ra một nhà máy chỉ để sản xuất cho một đoạn đường, hiện Trung Quốc đang bí đầu ra và công ăn việc làm cho công nhân nhà máy này. Thôi thì không cách nào hay hơn là sang dụ dỗ Việt Nam làm tàu cao tốc đi, sẽ cho vay tiền, thậm chí cho công nhân sang thi công hộ… Việt nam chỉ việc ngồi trong phòng máy lạnh, chỉ sau một năm sẽ có tàu cao tốc đi. Tuyến Thượng Hải – Bắc Kinh Trung Quốc chỉ làm trong một năm là xong. Tuyến tàu cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Minh nếu Trung Quốc thi công bằng tiền và công nhân Trung Quốc thì chỉ vài ba năm là xong. Xong rồi nha, các chú ký sổ nợ rồi nha, lúc đó Trung Quốc mới tính sổ với các chú. Lơ mơ chuyện gì trên Biển Đông là bác bóp dái các chú; chú cấm được kêu bởi các chú đang nợ bác 56 tỷ kia mà?

Như vậy, để phục vụ cho ván cờ thật này, để có thể cho được ông Tướng thật này vào oi của mình, Trung Quốc đã và sẽ bật đèn xanh để cho Hải quân VN bắt tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa tin là 30 chiếc bị hải quân nước ngoài bắt. Trung Quốc kỳ này cũng học Việt Nam trong cách xưng hô nói là bị nước lạ bắt mất tàu, 30 chiếc mà không kêu ca gì. Sao Trung Quốc lại nhũn như chi chi chi làm vậy…

clip_image006

Về phía Việt Nam sắp tới thì chị Nguyễn Phương Nga sẽ lên tuyên bố bù lu bù loa lên án Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam mạnh mẽ hơn và sẽ thông tin cụ thể số tàu cá Trung Quốc, chứ không là tàu lạ đã bị hải quân Việt Nam trừng trị, bắt sống…

Tuyên bố như vậy để tỏ ra với bàn dân thiên hạ là Việt Nam đang chơi rắn với Trung Quốc đây. Còn phía Trung Quốc sẽ cho một số blogger lên mạng Hoàn Cầu dọa sẽ chọc tiết bọn Việt Nam tiểu bá; mặt khác bác Tôn Quốc Tường thì nhũn nhặn xoa tay đấu dịu và mang mấy chục triệu đồng đến nộp phạt để đưa tàu Trung Quốc về.

clip_image008

Những động tác chơi rắn giả, đánh trận giả sắp tới của phía Việt Nam và nhũn nhặn xuống nước giả của các bác Trung Quốc nhằm tung hỏa mù dư luận: Rằng Việt Nam đang rắn với Trung Quốc, sẵn sàng dằn mặt, ăn miếng trả miếng với Trung Quốc chứ không hèn, nhũn như chi chi chi nữa đâu. Phía nhũn như chi chi hèn bây giờ lại là phía Chính phủ Trung Quốc.

Tóm lại tất cả những động thái mang màu sắc đánh trận giả trên đều nhằm đạt mục đích đề ra từ phía Trung Quốc: Nếu các chú Việt Nam chịu nôn ra đây 56 tỷ USD thì các chú có gọi các bác là chó, là lợn, là sài lang… hay là gì gì cũng đều không quan trọng.

Còn khi các chú đã theo ý ta, nếu các các chú muốn có tiền uống rượu hợp pháp, các bác sẽ xui mấy tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam để cho các chú bắt, các bác sẽ đưa tiền nộp phạt để cho các chú có tiền uống rượu. Lấy tiền xử phạt tàu Trung Quốc đem uống rượu thì oai vô cùng, thơm vô cùng?!

Xe ôm là đám bám vào vỉa hè để kiếm sống, muốn sống được thì phải biết luồn lách, chụp giật, ỡm ờ… Do vậy nếu như Hai Xe Ôm tôi có “suy bụng ta ra bụng bò” điều gì đó chưa phải thì cũng mong bà con đại xá…

H.X.Ô

Theo blog Phạm Viết Đào

Nước không thể dẫn lên các Chung cư cao ốc ở Việt Nam

Những khu tập thể ở Hà Nội xây dựng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước được thiết kế không có đường nước dẫn lên các tầng, hoặc nếu có thì nước cũng không bao giờ lên đến nơi.

Nguồn nước sinh hoạt của cả 1 vài tòa nhà là cái vòi nước hoặc bể nước nằm ở giữa khoảnh sân chung. Bắt đầu từ việc thức đêm chầu trực bên vòi lấy nước để xách lên các tầng cao (vòi chỉ có nước vào những giờ quy định trong ngày). Sau đó việc lấy nước được “hiện đại hóa” bằng cách dẫn ống cao su được nối bởi máy bơm (do Liên Xô sản xuất) từ trên các tầng cao xuống thẳng bể nước chung. Và bây giờ mặc dù nguồn nước không thay đổi nhưng ống cao su đã được thay thế bằng các ống nhựa cứng. Dưới đây là 1 số hình ảnh tại các chung cư B4 (Thành Công), khu tập thể trên phố Lê Phụng Hiểu, phố Vọng Hà… cho thấy những khó khăn và sáng kiến của người dân sống ở đây.

Nguồn: Dân Trí

================

Posted in Đảng CSVN | Leave a Comment »