Trần Hoàng Blog

►Tập Cận Bình không dám đàn áp vì Hồng Kông cung cấp 2/3 số tiền đầu tư ngoại quốc (FDI) vào Trung Quốc

Posted by hoangtran204 trên 10/10/2014

Nếu Tập Cận Bình đàn áp sinh viên và học sinh Hương Cảng, Trung Quốc sẽ trả giá rất cao nếu làm hỏng mối quan hệ đặc biệt với Hồng Kong.

“-Since 2012, Chinese companies have raised $43 billion in initial public offerings in the Hong Kong market, versus just $25 billion on mainland exchanges

-Hong Kong is the key hub for investment in and out of China. It accounted for two-thirds of foreign direct investment into China last year, up from 30% in 2005.

– foreign companies also use the city as their staging post for investing in China as it offers them something that no mainland city does: a stable investment environment, protected by fair, transparent courts that enforce long-established rule of law.

– about half of Hong Kong’s exports end up in China; one-fifth of its bank assets are loans to Chinese customers” (The Economist)

Tập Cận Bình nhức đầu vì Hồng Kông

Tác giả:

4-10-2014

Danchimviet.info 

bieu tinh HK 4

Khi cuộc biểu tình của sinh viên lên cao nhất, Tập Cận Bình ngay lập tức đã nhắn bảo Lương Chấn Anh (Leung Chun-Ying): Không được bắn. Nhật báo Wall Street đã loan báo và nhắc lại tin này nhiều lần, chắc là chuyện có thật. Ðể tránh cảnh đổ máu bất ngờ, ông hành chánh trưởng quan Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát rút lui, chỉ để ít người giữ trật tự, không đeo vũ khí. 

Tại sao chủ tịch nhà nước Trung Cộng phải ban lệnh cho thuộc hạ nhanh như vậy? Vì cả thế giới đang nhìn về Hồng Kông. Từ hàng thế kỷ nay, Hồng Kông vẫn là một mảnh đất đầy gián điệp quốc tế. Chỉ cần một nước thù nghịch nào đó cho điệp viên thả mấy trái “lựu đạn không cay” làm chết mấy người thì, dù chuyện gì xẩy ra Bắc Kinh cũng phải gánh những hậu quả sẽ khó lường. 

Trước hết, Bắc Kinh có cải chính tới đâu, dư luận cũng tin rằng quyết định tàn sát từ Trung Nam Hải phát ra. Những người lãnh đạo Trung Cộng đã từng cho xe tăng giết chết sinh viên và công nhân tại Thiên An Môn, ngay trước mắt cả thế giới; họ đâu ngần ngại giết những thanh niên Hồng Kông mà guồng máy tuyên truyền của họ đang bôi nhọ và lăng mạ suốt hai tuần rồi? Từ năm 1989 tới nay, người dân trong nước Trung Hoa cũng như người ngoại quốc không còn ai tin lời nói của Bắc Kinh nữa. Nếu các sinh viên, học sinh ở Hồng Kông bị giết, thế giới loài người càng ghê tởm chế độ Ðảng Cộng Sản Trung Quốc hơn nữa. Guồng máy tuyên truyền và ngoại giao chạy hết xăng cũng còn lâu mới gột rửa được tiếng xấu đó. Cho nên, đội cảnh sát đặc biệt chuyên dẹp biểu tình của Trung Cộng, đang đồn trú ở tỉnh Quảng Ðông, gần biên giới, không được dùng tới

Mối lo đầu tiên của Trung Nam Hải, nơi các lãnh tụ cộng sản cao nhất cư ngụ, là phản ứng dây chuyền lan vào trong lục địa. Thanh niên Hoa lục đang theo dõi các diễn biến ở Hồng Kông và có thể noi gương các sinh viên, học sinh ở đó. Họ có thể nổi cơn phẫn nộ nếu thấy đảng Cộng Sản tàn sát người biểu tình, gợi lại cho họ nhớ các nạn nhân bị giết ở Thiên An Môn trước đây 25 năm. Biết như vậy nên trong hơn 10 ngày qua, Bắc Kinh đã ra lệnh tăng cường kiểm duyệt các mạng lưới xã hội trong lục địa, bất cứ thông điệp nào viết những chữ “cấm kỵ” như “sinh viên biểu tình” hoặc “cảnh sát Hồng Kông” đều bị đục bỏ. Nhiều bạn trẻ đã tìm ra cách né tránh lưỡi kéo kiểm duyệt. Có người chỉ đưa lên facebook hình ảnh đám sinh viên Hồng Kông đang ngủ đêm trong chỗ biểu tình, ghi một nhận xét: Mặt đất sạch đấy nhỉ!

Ai coi cũng thương cảm các bạn trẻ của họ tranh đấu gian nan và phải liên tưởng đến tình trạng ô nhiễm trong lục địa. Một mạng khác đưa lên bức hình ông Tập Cận Bình, với một chiếc dù che trên đầu. Cách Mạng Dù là tên gọi của phong trào phản kháng tại Hồng Kông. Guồng máy kiểm duyệt của đảng phải mất mấy ngày mới nghĩ ra, đem đục hai thông điệp đó.

Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc vẫn nêu Hồng Kông ra làm mẫu để dụ dỗ dân chúng Ðài Loan. Với quy tắc “nhất quốc lưỡng chế” (một quốc gia, hai thể chế chính trị) được hứa hẹn sẽ thi hành trong 50 năm, kể từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc, Ðảng Cộng Sản hy vọng dân Ðài Loan sẽ tin vào lời hứa đó, có ngày chấp nhận gia nhập nước Trung Hoa thay vì cứ đứng riêng độc lập. Từ 16 năm nay Bắc Kinh vẫn muốn dùng Hồng Kông như một bằng chứng cho thấy họ có thể cai trị một hệ thống kinh tế, tài chánh hoàn toàn tư bản, mà không cần can thiệp như lối cộng sản. Nếu Bắc Kinh nuốt lời hứa, dân Hồng Kông bị tàn sát, thì phong trào đòi độc lập ở Ðài Loan sẽ lên mạnh không thể dập tắt được. Ðó là một cơn ác mộng của Trung Nam Hải.

Nhưng các phản ứng chính trị không nguy hiểm bằng hậu quả kinh tế. Tập Cận Bình không muốn một biến cố vô tình sẽ giết “con gà đẻ rừng vàng” của chế độ. Trước khi lên ngôi, họ Tập chịu trách nhiệm với Bộ Chính Trị về hồ sơ Hồng Kông; cho nên chắc ông ta biết rõ vai trò kinh tế, tài chánh của cựu thuộc địa này.

Hồng Kông vẫn là cây cầu nối lục địa Trung Hoa với thế giới bên ngoài, từ hàng thế kỷ nay, và sau khi chính thức nhập vào Trung Quốc, vẫn giữ vai trò đó. Vào năm 1997, tổng sản lượng nội địa của Hồng Kông lớn bằng 16% GDP của Trung Quốc, năm nay chỉ còn là 3%, vì cuộc lục địa tăng trưởng nhanh. Nhưng vai trò trung gian tài chánh của Hồng Kông không xuống mà còn lên cao hơn.

Các công ty Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, gây vốn nhờ thị trường Hồng Kông. Từ năm 2012 đến nay, họ đã thu về 43 tỷ Mỹ kim tiền vốn nhờ bán cổ phiếu lần đầu (IPO) trên Thị trường Hằng Thịnh (Hang seng), Hương Cảng. Trong cùng thời gian đó, các thị trường trong lục địa chỉ giúp gây vốn được 25 tỷ. Bắc Kinh đang dự trù đưa ra một chương trình cho người ngoại quốc mua cổ phần các xí nghiệp trong nước qua thị trường Hồng Kông; và ngược lại người Trung Hoa trong lục địa được mua cổ phần các công ty ngoại quốc, cũng trên thị trường Hồng Kông. Ngoài tiền vốn, các công ty Trung Quốc cũng vay nợ qua một thị trường gọi là “trái phiếu tỉm sắm” (dim sum bond market) ở Hồng Kông, vay người nước ngoài các món nợ tính bằng tiền Trung Quốc.

Hồng Kông hiện là nơi cung cấp hai phần ba số đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc, mà vào năm 2005 chỉ mới chiếm 30%. Các công ty nước ngoài cũng thường đầu tư thử ở Hồng Kông trước khi đem vốn vào trong lục địa. Lợi điểm của Hồng Kông là một môi trường đầu tư có nền nếp sẵn lâu đời, luật lệ công bằng đối với giới đầu tư, và hệ thống tư pháp độc lập, công khai minh bạch từng bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật dưới ảnh hưởng của Anh quốc.

Vai trò của Hồng Kông còn cần thiết hơn thời trước, vì giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn cải tổ hệ thống tài chánh, kinh tế trong nước họ. Nếu không cải tổ kịp thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy sụp, các ngân hàng ngày càng yếu vì nợ xấu, các doanh nghiệp nhà nước không chịu cải tổ làm ăn theo lối thị trường, chênh lệch giàu nghèo thêm trầm trọng.

Trong ba chục năm qua, các cuộc thí nghiệm canh tân tài chánh của Bắc Kinh đều được đem thử tại Hồng Kông. Năm 2009, Bắc Kinh muốn thí nghiệm để đưa đồng Nguyên lên thành một thứ tiền tệ quốc tế, như các đồng đô la Mỹ, đồng Euro hay tiền Franc Thụy Sĩ. Họ bắt đầu bằng việc cho phép mở các trương mục ngân hàng dùng đồng Nguyên ở Hồng Kông; và cho phép đổi tiền tự do. Cơ quan quản lý (China Cinda Asset Management Co) được Bắc Kinh thiết lập vào cuối năm ngoái để mua các món nợ xấu đã gây hai tỷ rưỡi đô la tiền vốn tại Hồng Kông.

So với Hồng Kông, các thành phố trong lục địa đều thua kém. Thượng Hải đã cố gắng tự biến thành một trung tâm thương mại nhưng không thể cạnh tranh nổi. Lý do chính là Hồng Kông có sẵn một hạ tầng cơ sở tài chánh được xây dựng hàng thế kỷ, một hệ thống pháp luật được mọi người tin tưởng, và đội ngũ những chuyên viên tài chánh đầy kinh nghiệm. Thượng Hải thiếu tất cả những yếu tố quyết định đó. Năm ngoái Bắc Kinh đã thử lập ra một “khu chế xuất tự do” ở thành phố này, nhưng chưa được giới đầu tư quốc tế ủng hộ. Luật mới cho phép các công ty nước ngoài vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu lấy đồng Nguyên làm bản vị, nhưng không mấy ai làm. Nhiều dự án bán cổ phiếu lần đầu IPO đang bị ngâm tôm ở Thượng Hải. Nạn tham nhũng, lợi dụng tin tức mật khi mua bán cổ phần là điều Hồng Kông có thể tránh được, còn Thượng Hải thì còn lâu. Bắc Kinh cần sử dụng Hồng Kông như một phòng thí nghiệm tài chánh, vì nếu làm trong lục địa thì không biết rủi ro sẽ ra sao. Nếu một thí nghiệm ở Hồng Kông thấy không có lợi thì họ có thể sẽ ngưng, rồi bỏ qua; còn khi đã thí nghiệm ở trong nước thì họ sẽ phải gánh các hậu quả lớn gấp bội; khi dòng chảy tiền vốn mất quân bình hay xáo trộn.

Kinh tế Hồng Kông cũng tùy thuộc Trung Quốc, có thể nói còn chặt chẽ hơn. Một nửa số xuất cảng của lãnh thổ này là bán sang Trung Quốc. Một phần ba các món nợ của ngân hàng Hồng Kông là cho các xí nghiệp Trung Quốc vay. Cho nên, cảnh xáo trộn tại Hồng Kông trong những ngày qua khiến nhiều người dân địa phương lo lắng. Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 3 Tháng Mười, một số người đã gây sự với các sinh viên biểu tình ở khu Mong Kok (tên gốc là Vọng Giác 望角, nay viết là 旺角). Ðám người gây sự này được nhận diện là thuộc thành phần các băng đảng địa phương, nhưng sau đó các sinh viên đã quyết định rút khỏi khu dân cư lao động này.

Tập Cận Bình có thể đối phó với biến động ở Hồng Kông bằng cách chờ đợi, cho đến khi các sinh viên, học sinh và người dân mỏi mệt. Bắc Kinh có thể nhượng bộ bằng cách sẽ cho Lương Chấn Anh từ chức, sau một thời gian khá xa để khỏi mất mặt. Nhưng mối lo của Tập Cận Bình vẫn còn đó: Làm sao để thế giới không thấy Bắc Kinh đã can thiệp quá nhiều vào đời sống dân chúng, vì bất cứ hành động can thiệp nào cũng có thể gây phản ứng mạnh mẽ của người dân đã quen sống tự do trong ít nhất một thế hệ. Ðiều quan trọng nhất là không được can thiệp vào hệ thống tư pháp được tiếng tốt của Hồng Kông. Nếu không, các ngân hàng quốc tế, các nhà đầu tư ngoại quốc, và lòng tin của mọi người sẽ được chuyển đi nơi khác. Singapore là một thành phố đang sẵn sàng đóng vai trò thay thế Hồng Kông!

Muốn chấm dứt mối nhức đầu do Hồng Kông gây ra, Tập Cận Bình có thể nhân cơ hội này mà chấp nhận một thử thách, là đồng ý cho dân Hồng Kông được tự do lựa chọn người cai trị họ, thay vì nhất định theo lối “đảng cử, dân bầu.” Khi cuộc bầu cử năm 2017 ở Hồng Kông thành công, và chiếm lại được lòng tin của thế giới, ông ta còn nên đem thí nghiệm thể thức tranh cử, bầu cử đó tại các thành phố lớn trong lục địa trong những năm sau đó. Hồng Kông đã là một phòng thí nghiệm tài chánh, ngân hàng, nay có thể dùng làm một nơi thí nghiệm chế độ dân chủ tự do cho cả nước Trung Hoa!

© Ngô Nhân Dụng

Nguồn: Người Việt Online

danchimviet.info

——————-

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn khác nhau về cuộc biểu tình ở Hồng Kong, Trần Hoàng đăng hai bài. Bài của Ngô Nhân Dụng, dựa trên tạp chí The Economist, cho rằng vì vấn đề tài chánh, Trung Cộng sẽ không đàn áp Hồng Kong. Bài dưới đây của Nguyễn Hưng Quốc có cái nhìn khác. 

Không thành công thì cũng thành…

Liên quan đến cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên và học sinh tại Hong Kong từ hơn một tuần vừa qua, giới truyền thông quốc tế ghi nhận một yếu tố mới: sự mệt mỏi của dân chúng. Gánh nặng kinh tế đã bắt đầu đè nặng trên vai nhiều người. Việc những người biểu tình chiếm cứ các trung tâm thương mại và các con đường huyết mạch trong thành phố khiến việc đi lại trở thành khó khăn, công việc buôn bán bị đình trệ, số lượng du khách – đặc biệt từ đại lục – giảm hẳn. Từ sự ủng hộ hoặc hờ hững ban đầu, nay, nhiều người đã bắt đầu đổ lỗi cho những người biểu tình. Việc một số tên đầu gấu nhảy vào đánh đập và sỉ nhục những người biểu tình ít nhiều được sự đồng tình của một bộ phận dân chúng nào đó: Họ muốn cuộc biểu tình chấm dứt sớm.

Không những dân chúng mệt mỏi, những người biểu tình cũng bắt đầu mệt mỏi. Nhìn lên màn ảnh tivi, người ta dễ dàng nhận thấy các thanh niên, sinh viên và học sinh đang biểu tình tại Hong Kong đã bắt đầu uể oải. Sau gần một tuần chỉ sống bằng bánh mì, chuối và nước uống, nhiều người đã có vẻ đuối sức. Họ nằm ngủ vật vạ trên đường. Những tiếng hô khẩu hiệu đã yếu dần. Trả lời các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, một số người tuy vẫn đầy quyết tâm nhưng đã nhuốm mùi bi quan: Họ không tin là chính quyền Trung Quốc sẽ đáp ứng hai yêu sách chính của họ (yêu cầu Trung Quốc bỏ quyết định độc quyền chọn lựa các ứng cử viên cho cuộc bầu cử vào năm 2017 và yêu cầu đặc khu trưởng Hong Kong Leung Chun-Ying, kẻ, theo họ, chỉ biết ngoan ngoãn tuân theo lệnh của Bắc Kinh, phải từ chức).

Trước sự mỏi mệt từ những người biểu tình cũng như của dân chúng ấy, không ai tin cuộc biểu tình sẽ kéo dài lâu.

Nhưng như vậy thì sao? Cuộc biểu tình có thành công hay không?

Tôi nghĩ là không. Giới cầm quyền Trung Quốc, ai cũng biết, thường ít khi nhượng bộ quần chúng. Một phần, đó là tính cách của họ, những người trưởng thành từ cuộc Cách mạng văn hoá vốn nặng tính chất duy ý chí. Phần khác, họ sợ một sự nhượng bộ như vậy sẽ mở đầu cho các cuộc xuống đường biểu tình ở những thành phố lớn trong đại lục.

Không nhượng bộ nhưng có lẽ Trung Quốc sẽ không áp dụng chính sách mạnh tay như ở Thiên An Môn năm 1989. Có bốn lý do chính. Thứ nhất, Hong Kong hiện nay không phải là Bắc Kinh hơn hai mươi năm trước. Ở Hong Kong hiện nay, truyền thông vẫn còn khá tự do, số lượng phóng viên nước ngoài vô cùng đông đảo. Bất cứ sự trấn áp hung bạo nào cũng đều được truyền đi khắp thế giới và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Trung Quốc. Thứ hai, một sự trấn áp như thế sẽ ảnh hưởng đến một mục tiêu Trung Quốc vẫn muốn theo đuổi: thống nhất Đài Loan. Sẽ không có ai ở Đài Loan tin tưởng vào lời cam kết “một nước, hai chế độ” của Trung Quốc nữa. Thứ ba, ý nghĩa và hiệu ứng chính trị ở Hong Kong khác hẳn với Thiên An Môn: Ở Thiên An Môn năm 1989, nếu chính phủ nhượng bộ, chế độ cộng sản toàn trị sẽ sụp đổ; ở Hong Kong hiện nay, nếu chính phủ nhượng bộ, tất cả đều giữ nguyên trạng như cũ chứ không có gì thay đổi cả. Cuối cùng, thứ tư, thật ra, Trung Quốc cũng không cần phản ứng mạnh. Họ tin là họ sẽ thành công ở một chiến thuật khác, nhẹ nhàng và không chừng hiệu quả hơn: kéo dài thời gian, để đến một lúc nào đó, mọi người đều mỏi mệt và dần dần giải tán. Với họ, đó là chiến thuật bất chiến tự nhiên thành.

Không thành công, nhưng cũng không thể nói là cuộc biểu tình của giới trẻ Hong Kong thất bại. Không thất bại vì nhiều lẽ.

Thứ nhất, nó thu hút sự chú ý của toàn thế giới về sự bội tín của chính quyền Trung Quốc đối với chủ trương “một quốc gia hai chế độ” mà họ từng cam kết với chính phủ Anh trước năm 1997. Sự bội tín ấy không những gây bất lợi cho Trung Quốc trong việc thuyết phục dân chúng Đài Loan thống nhất với họ mà còn tác hại đến nỗ lực xây dựng một thứ quyền lực mềm của Trung Quốc.

Thứ hai, nó làm cho dân chúng Hong Kong nói chung quan tâm nhiều đến người khác cũng như đến tương lai và vận mệnh của chính họ, từ đó, bớt hờ hững trước các vấn đề chính trị. Suốt cuộc biểu tình, người ta để ý là mỗi lần các sinh viên và học sinh bị đàn áp, từ cảnh sát cũng như từ bọn quấy nhiễu, dân chúng lại đổ xô xuống đường tham gia vào cuộc biểu tình nhiều hơn. Một phần vì họ phẫn nộ; phần khác, vì họ tin tưởng đó là cách tốt nhất để “cứu” những thanh niên đang tranh đấu: số đông sẽ mang lại sự an toàn.

Thứ ba, nó tạo nên một hình ảnh rất đẹp về giới trẻ Hong Kong dưới mắt nhìn của thế giới. Thành công hay không thành công, cuộc biểu tình ở Hong Kong hiện nay cũng được giới quan sát quốc tế xem là một trong những cuộc biểu tình đẹp và lịch sự nhất trong lịch sử, ở đó, người ta không chỉ biết chống đối mà còn biết bảo vệ những giá trị chung của xã hội. Họ không dẫm lên các bãi cỏ. Họ tự dọn dẹp rác rến, kể cả tàn thuốc lá. Họ lịch sự xin lỗi mọi người về sự phiền toán do cuộc biểu tình gây nên. Họ biết tự kiềm chế khi bị các tên đầu gấu đến quấy rối và hành hung.

Cuối cùng, thứ tư, cuộc biểu tình hiện nay là một cuộc tập dượt tốt cho các cuộc đấu tranh cho dân chủ về sau. Hầu hết những người lãnh đạo cuộc biểu tình này đều rất trẻ. Chắc chắn họ học được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc biểu tình lần này. Hơn nữa, cũng qua cuộc biểu tình này, một số trong họ trở thành những tên tuổi lớn, được chú ý trên thế giới, nhờ đó, sau này, bất cứ tiếng nói phản kháng và phản biện nào của họ, cũng đều dễ dàng vang xa, và do đó, có hiệu quả lớn.

Bởi vậy, có thể nói, ngay cả khi không thành công, những người tham gia cuộc biểu tình lần này cũng thành… các nhà dân chủ. Đó là điều may mắn cho Hong Kong. Nếu dưới chế độ độc tài, người ta chỉ cần MỘT nhà độc tài, dưới các chế độ dân chủ, để cho vững mạnh, người ta lại cần vô số các nhà dân chủ.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

—————————-

Tại sao Hongkong vẫn giữ vai trò sống còn đối với nền kinh tế của Trung Quốc

 

Why Hong Kong remains vital to China’s economy

The Economist

30-9-2014

 

AS PROTESTS grip Hong Kong and worries mount about how China might respond, one of the most unsettling questions for the city’s residents is whether its fate matters much to the rest of the country. Hong Kong has long served as the bridge between China and the world, conveying trade and investment flows both ways. That role has diminished in recent years as China has opened its borders and plugged itself directly into the global economy. Hong Kong’s leaders warn that the current unrest will only result in Chinese businesses bypassing it even more. Judging by size, they have a point: Hong Kong is clearly less important than in the past. Its GDP has shrunk from 16% of China’s in 1997, the year it was returned to Chinese control, to 3% today. That has led many inside China and abroad to conclude that Hong Kong is fading towards economic irrelevance. Is it?

Not so fast. The focus on size alone is too simplistic. With China’s development over the past two decades, growth has spread around the country—no one city can dominate GDP when there are now nearly 200 cities with populations of more than 1m people and rapidly rising incomes. But in the financial sphere Hong Kong has remained indispensable to China. And in several dimensions its position has actually been consolidated, not eroded, in recent years. Hong Kong has proved to be more reliable than the mainland as a source of equity financing. Since 2012, Chinese companies have raised $43 billion in initial public offerings in the Hong Kong market, versus just $25 billion on mainland exchanges, according to Dealogic. More than anywhere else in the world, Hong Kong has also provided Chinese companies with access to global capital markets for bond and loan financing. What’s more, Hong Kong is the key hub for investment in and out of China. It accounted for two-thirds of foreign direct investment into China last year, up from 30% in 2005.

Although much of this money is simply passing through Hong Kong, foreign companies also use the city as their staging post for investing in China as it offers them something that no mainland city does: a stable investment environment, protected by fair, transparent courts that enforce long-established rule of law. And it is not just foreign companies and investors that turn to Hong Kong. Over the past five years, the Chinese government has made the city a testing ground for a range of financial reforms: the yuan’s path towards acceptance as a global currency began in Hong Kong in 2009 with an experiment in trade settlement; Hong Kong is also home to the biggest “dim sum” bond market—yuan-denominated debt that is issued overseas; and a soon-to-be-launched programme that will for the first time allow any foreign investor to buy China-listed shares will be conducted via the Hong Kong stock exchange. Hong Kong has been only too willing to host these experiments believing, rightly, that they are crucial to its survival as a thriving financial centre.

In short, China has benefited greatly from Hong Kong’s unique status. It is a city that is sealed off from the mainland but closely connected to it; a territory that is fully integrated into the global economy but ultimately controlled by the Communist Party in Beijing. Even with its unique status, however, there is no question where the balance of power lies in Hong Kong’s relationship with China: about half of Hong Kong’s exports end up in China; one-fifth of its bank assets are loans to Chinese customers; and tourism and retail spending, mostly from China, account for 10% of Hong Kong’s GDP. In the opposite direction, the Chinese economy’s direct exposure to Hong Kong is vanishingly small. But it would be a grave mistake to conclude that Hong Kong therefore does not matter to China. If China were to do anything that jeopardised their special relationship, Hong Kong would suffer most; but China would also pay a heavy price.

Dig deeper:

The risk of Hong Kong’s unrest spilling over into mainland China may continue to rise (September 2014)
Daily chart: China’s censorship of the Hong Kong protests on social media (September 2014)
Essay: China wants the respect it enjoyed in centuries past. But it does not know how to achieve it (August 2014) 

Một bình luận to “►Tập Cận Bình không dám đàn áp vì Hồng Kông cung cấp 2/3 số tiền đầu tư ngoại quốc (FDI) vào Trung Quốc”

  1. […] […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.