Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Một 12th, 2014

►Kinh nghiệm Miến Điện: Sự cần thiết phải có của một tổ chức đối lập

Posted by hoangtran204 trên 12/01/2014

Kinh nghiệm Miến Điện: Sự cần thiết của một tổ chức đối lập

12-1-2014

Minh Việt

Nguồn danluan.org

Khi quan sát quá trình dân chủ hóa ôn hòa xảy ra ở Miến Điện trong vài năm gần đây, nhiều người Việt Nam thầm ước mong rằng chính quyền Việt Nam cũng sẽ sáng suốt tự cải cách thành một chính quyền dân chủ. Họ hi vọng vậy một phần vì nghĩ rằng đảng Cộng Sản là một lực lượng bất khả chiến bại vì có số lượng thành viên áp đảo, nắm quân đội và công an, và mọi phương tiện, vật chất khác, trong khi các phong trào dân chủ quá nhỏ lẻ. Với một niềm tin như thế, họ ngại ngần tham gia vào các tổ chức dân chủ đối lập dù ôn hòa nhất, và nhiều lắm là đứng lên góp một tiếng nói hay vài kiến nghị với hi vọng thức tỉnh được những lãnh đạo đảng Cộng Sản. Mỗi khi các lãnh đạo đảng Cộng Sản có một vài phát biểu hàm ý dân chủ, họ lại tiếp tục nuôi hi vọng.

Những nghiên cứu chính trị nghiêm túc cho thấy rằng đảng cầm quyền không bao giờ tự nguyện chia sẻ quyền lực nếu họ không gặp các thách thức to lớn về chính trị mà nguy cơ là họ sẽ bị mất quyền. Chỉ khi đối mặt với một nguy cơ mất quyền họ mới thỏa hiệp. Cũng như chơi cờ, một đấu thủ sẽ không bao giờ chịu hòa nếu anh ta đang nắm phần thẳng; anh ta chỉ đồng ý hòa khi anh ta cảm thấy bắt đầu núng thế. Miến Điện cũng không phải là một ngoại lệ.

Năm 1948, Miến Điện chính thức độc lập khỏi Anh và trở thành một nước cộng hòa nghị viện. Chính quyền đầu tiên của Miến Điện dưới sự dẫn dắt của thủ tướng U Nu định hướng biến Miến Điện thành một nhà nước phúc lợi và tiến hành một nền kinh tế tập trung. Chính sách kinh tế này đẩy Miến Điện từ một nền kinh tế thịnh vượng ở khu vực Đông Nam Á trong thời thuộc địa Anh vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế khủng hoảng, thu thuế không đủ chi cho nhân viên chính phủ, chính quyền xử lý bằng cách in thêm tiền, và lạm phát tăng vọt.

Năm 1962, tướng Ne Win đảo chính và tiến hành thành lập một nền kinh tế kiểu xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa tất cả các ngành công nghiệp, trừ nông nghiệp. Đất nước tiếp tục rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện.

Tình trạng kinh tế quá đói khổ dẫn đến các cuộc biểu tình diễn ra và lập tức bị đàn áp. Năm 1962, sinh viên trường đại học Rangoon biểu tình, bị dập tắt, chết 15 sinh viên. Năm 1974, các cuộc biểu tình chống chính phủ nhân đám tang của U Thant, cựu Tổng Thư Kí Liên Hiệp Quốc người Miến Điện, bị dập tắt. Các cuộc biểu tình của sinh viên sau đó diễn ra trong các năm 1975, 1976, và 1977 đều lần lượt bị đàn áp.

Ngày 8 tháng 8 năm 1988, Cuộc Nổi Dậy 8888 bắt đầu với các cuộc biểu tình chống chính phủ ban đầu bởi các sinh viên ở Rangoon sau đó nhanh chóng lan ra toàn quốc. Phong trào phản kháng lúc này bao gồm đủ mọi thành phần xã hội. Một tháng sau, phong trào phản kháng bị dập tắt khi đảo chính quân sự xảy ra và chính quyền quân nhân Miến Điện được thiết lập. Sau Cuộc Nổi Dậy 8888, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi được thành lập.

Lúc này, dưới áp lực cô lập của thế giới dẫn đầu bởi các nước Phương Tây, chính quyền quân nhân bắt đầu tìm kiếm một giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng bị áp lực. Họ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử nhằm chọn ra một ủy ban để soạn thảo hiến pháp mới cho Miến Điện. Trong cuộc tổng tuyển cử này, NLD của Aung San Suu Kyi dành được 392 trên tổng số 492 ghế. Chính quyền quân nhân từ chối kết quả.

Các chính phủ phương Tây sau đó tiếp tục lên án, cô lập và cấm vận kinh tế Miến Điện. Nền kinh tế lâm vào bi đát hơn. Cung không đủ cầu khiến mức lạm phát cao đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng lạm phát triền miên. Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, thu ngân sách không đủ trả lương cho nhân viên nhà nước, chính quyền in tiền và đẩy nền kinh tế tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng. Trong suốt thập niên 1990 cho đến năm 2007, lạm phát trung bình khoảng 25%/ năm. Tháng 4 năm 2006, chính quyền tăng mức lương cho nhân viên nhà nước vì lạm phát quá cao và lương không đủ tiêu, giá cả lập tức tăng vọt từ 30% đến 60% ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Nền kinh tế chao đảo liên tục, trong suốt thập niên 2000, lạm phát cao nhất là năm 2002-2003 với 58% và thiểu phát vào năm 2001-2002 với -1.7%/năm. Tỉ giá hối đoái của chính thức của chính phủ cao hơn mức giá chợ đen đến hai trăm lần.

Mặc dù chìm trong các cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên, chính quyền quân nhân Miến Điện vẫn không hề nao núng và tiếp tục cầm quyền với bàn tay sắt. Năm 2007, lúc lạm phát vọt lên 30%/năm, cuộc nổi dậy của các nhà sư diễn ra và họ tiếp tục đàn áp.

Tuy vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 vào năm sau đó đã đánh gục họ. Mặc dù bị cô lập với thế giới phương Tây, chính quyền quân nhân Miến Điện vẫn nhận được sự đầu tư và giao dich từ vài nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Gỗ và đá quý của Miến Điện là nguồn thu ngoại tệ chính của Miến Điện bên cạnh du lịch và nguồn kiều hối từ các Miến Kiều. Cuộc khủng hoảng kinh tế một cách gián tiếp đã khiến khoản thu nhập nầy giảm sút đáng kể, và hậu quả là nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.

Lúc này, chính quyền quân nhân Miến Điện đứng trước hai lựa chọn hoặc là tiếp tục đàn áp duy trì quyền lực, đối diện với các cuộc nổi dậy sắp diễn ra vì kinh tế khủng hoảng nặng hơn và người dân quá đói khổ, hoặc là bắt tay với NLD như một chiếc phao để dân chủ hóa và nhận được viện trợ từ phương Tây nhằm tiếp tục giữ được phần nào đó quyền lợi và quyền lực cho mình. Chính quyền quân nhân Miến Điện đã lựa chọn chọn lựa thứ 2.

Bắt tay với NLD để cải cách dân chủ là một giải pháp thỏa hiệp của chính quyền quân nhân nhằm cứu vãn quyền lực và duy trì quyền lợi cho chính mình. Ở đây chúng ta phải có một nhận xét rằng cuộc cải cách dân chủ của Miến Điện sẽ không hề dễ dàng nếu tổng thống Thein Sein của Miến Điện không có được sự ủng hộ rộng rãi của các tướng lĩnh trong quân đội, những người đang thấy quyền lợi kinh tế của mình giảm sút và quyền lực chính trị đang bị đe dọa.

Trong suốt một thời gian dài, nền kinh tế của Miến Điện nằm trong tay các tướng lĩnh. Các cơ sở kinh doanh trong nền kinh tế Miến Điện đều do cách thành viên gia đình hay thân thích của các tướng lĩnh kiểm soát. Sau cuộc nổi dậy 1988, đứng trước sự cô lập và cấm vận của phương Tây nguy hại đến mối lợi kinh tế của các tướng lĩnh, họ nghĩ đến giải pháp cởi mở chính trị với hi vọng nhận được sự nới lỏng trừng phạt từ các nước phương Tây. Họ đã cẩn thận bắt giam các lãnh tụ nổi tiếng, kể cả đã giam lỏng Aung San Suu Kyi tại nhà, và hi vọng rằng việc thiếu các lãnh tụ dân chủ có tiếng và sự sợ hãi sẽ giúp phe quân nhân dành thắng lợi trong cuộc bầu cử chọn ra các thành viên soạn thảo hiến pháp năm 1990. Họ đã mắc một sai lầm là đánh giá quá thấp người dân. Đa số ghế dành cho NLD là một tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của người dân đối với phe quân nhân. Đứng trước sự sợ hãi mất quyền lực và quyền lợi, phe quân nhân quay lại đàn áp.

Mặc dù sống trong sự cấm vận của các nước phương Tây, giới quân nhân vẫn còn làm ăn được nhờ hợp tác với một vài nước châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc. Cuộc khủng hoảng năm 2008 một lần nước đe dọa mối lợi kinh tế của các tướng lĩnh bên cạnh nguy cơ người dân nổi dậy một lần nữa khiến phe tướng lĩnh lần thứ hai chọn giải pháp thỏa hiệp chính trị. Lần này phe quân nhân cẩn thận hơn thảo ra sẵn một hiến pháp với đặc quyền dành cho giới quân đội và chuẩn bị sẵn một đảng của quân đội trước khi đưa ra trưng cầu dân ý.

Quan sát quá trình dân chủ hóa Miến Điện chúng ta thấy rằng phe cầm quyền Miến Điện chỉ thực sự thỏa hiện khi quyền lợi và quyền lực của họ bị đe dọa, năm 1990 cũng như năm 2010. Sự đe dọa chỉ thực sự diễn ra khi phe cầm quyền đứng trước một đối thủ tiềm năng có khả năng quy tụ được nhân dân, ở đây là NLD với Aung San Suu Kyi. Mặc dù các lãnh tụ của NLD đa số bị bắt hoặc giam lỏng, NLD vẫn sống và hiện diện trong suy nghĩ của người dân Miến Điện.

Nếu không có một lực lượng đối lập mạnh và cương quyết, mạnh theo nghĩa lực lượng đối lập chiếm được cảm tình của người dân và là lựa chọn của người dân cho tương lai của đất nước, những xáo trộn cho dù rất lớn cũng sẽ không bao giờ là đe dọa đối với phe cầm quyền. Trong một ván cờ, đấu thủ sẽ không bao giờ cảm thấy bị đe dọa hay nao núng, nếu biết rằng đối phương không có quyết tâm và hậu thuẫn. Chính vì vậy, khi muốn tiến trình dân chủ diễn ra, trí thức không thể chỉ ngồi hi vọng giới cầm quyền của đảng Cộng Sản tự cải cách. Nhiệm vụ của trí thức phải là góp phần xây dựng đội ngũ lãnh đạo nòng cốt lực lượng dân chủ và gây dựng và động viên niềm tin nơi nhân dân. Dân chủ và tiến bộ có cái giá của nó và cũng chính vì cái giá mà một dân tộc dám trả đó mới làm nên giá trị của dân chủ và tiến bộ.

Minh Việt

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Ban Nội Chính ‘nắm Ngân hàng Nhà nước’…Nhưng liệu ngân hàng có còn tiền không mà nắm?

Posted by hoangtran204 trên 12/01/2014

Nắm mạch máu có hơi muộn, nhưng cứ làm thử coi. 

Năm 2011, 2012, rồi 2013 báo đều đăng tin ông Thống đốc Ngân Hàng nhà nước hiến kế “huy động vàng trong dân chúng”. Điều này chứng tỏ nhà nước không có tiền.

Lại có chuyện phải tăng lương cho công nhân viên nhà nước vì mấy năm nay lương của họ không tăng, trong khi đồng tiền mất giá, vật giá leo thang…nhưng, nhiều đại biểu quốc hội nói: làm sao có đủ tiền mà tăng lương cho 9 triệu cán bộ, công nhân viên nhà nước?  VN trả lương 7 triệu công chức, 4,7 triệu người hưu trí, và 8,8 triệu …người có công với cách mạng. ” có hơn 1.146.250 liệt sĩ; trên 3.000 Bà mẹ VNAH còn sống; trên 780.000 thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh”

Năm 2013, ngân sách thâm thủng là 63 ngàn tỷ đồng.

Nhà nước hết tiền vì chi tiêu quá tay, đẻ ra quá nhiều dự án: 

….ngân sách đang phải chi tiêu theo kiểu “giật gấu vá vai”….

Có người hiến kế, bán bớt các công ty quốc doanh của nhà nước:

Bán Vinamilk lấy 60.000 tỷ đồng chi tiêu – VietNamNet

lý do thì nhiều: vừa trả lương cho đảng viên vừa trả lương cho nhà nước, và “Nếu cứ thế này, sau 2015 thì 1/3 nguồn thu ngân sách là để trả nợ…tổng trái phiếu Chính phủ phát hành năm 2014 lên đến 400 ngàn tỷ…”

….ngân sách đang phải chi tiêu theo kiểu “giật gấu vá vai”….

nhưng cứ đổ thừa cho:

Khắp nơi trốn thuế, xé nát túi tiền quốc gia – Fica

Nhà nước mượn nợ quá tay, đến nổi hiện nay,

Cứ mỗi 3 tháng, Việt Nam trả nợ 1 tỉ USD – Nợ công của VN lên tới ..

Ban Nội Chính ‘nắm Ngân hàng Nhà nước’

Thứ sáu, 10 tháng 1, 2014  BBC –  bbctiengviet.

Ban chỉ đạo chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo sẽ giám sát Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn ngừa tiêu cực tại một số ngân hàng trong năm 2014.

Đây là một trong các nội dung đáng chú ý trong Thông báo của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, được ông Nguyễn Bá Thanh ký ban hành hôm 8/1 trong cương vị Phó trưởng ban.

Thông báo này tóm tắt các kết luận mang tính chỉ đạo của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng đứng đầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng. Tình hình ngân hàng là một trong 8 nhiệm vụ “trọng tâm” của cơ quan này trong năm 2014.

Theo thông báo, ông Nguyễn Phú Trọng “đồng ý về nguyên tắc giao Ban Nội chính trung ương…chủ trì, phối hợp với ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước rà soát, nắm tình hình hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh tiêu cực, tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần”.

Trong khoảng tháng 7, tháng 8, cũng sẽ diễn ra các cuộc kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng tại một số ngành, địa phương.Vị Tổng Bí thư cũng yêu cầu “đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh” các vụ án tham nhũng “nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo”.

Nhìn lại năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đề cao hai công việc mà cơ quan của ông đã làm “Đó là việc thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng và đặc biệt việc lựa chọn 02 vụ việc, 08 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp,” thông báo viết.

Đến nay, đã có ba vụ trong số này được đưa ra xử: Vụ án xảy ra tại Cty cho thuê tài chính II; vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh khi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng trong tư cách đại biểu Quốc hội vào hôm 2/12/2013 nói sẽ đưa ra xét xử vụ án ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là Bầu Kiên, trước Tết.

Nhưng ngày 09/01/2014, truyền thông tại Việt Nam đưa tin Tòa tại Hà Nội trả hồ sơ vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB và yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ, tài liệu, tình tiết chưa được sáng tỏ.

Lời khai ‘chấn động’

Báo chí và dư luận trong và ngoài nước chú ý nhiều tới lời cáo buộc hôm 7/1 của ông Dương Chí Dũng trước tòa rằng một Thứ trưởng công an, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, báo cho ông đi trốn và còn nhận khoản tiền lớn đã gây chấn động cho dư luận.

Khi kết thúc phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, tòa cũng khởi tố vụ án mới với Tướng Ngọ về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Giới luật sư bình luận rằng đây là lần rất hiếm tại Việt Nam khi tòa án dùng đến quyền khởi tố của mình. Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Trương Việt Toàn, nói: “Quyết định khởi tố vụ án sẽ được gửi tới VKSND TP Hà Nội.”

Ngoài ra Hội đồng xét xử còn đề nghị VKSND TP Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của Tướng Ngọ.

Ông Ngọ bị ông Dương Chí Dũng cáo buộc nhận 20 tỉ đồng liên quan dự án chuyển đổi công năng của Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (TPHCM).

Về phần mình, trưa thứ Ba 7/1, ông Phạm Quý Ngọ đã phủ nhận sự liên quan của ông đến việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn với báo điện tử VnExpress. Báo này dẫn lời ông Ngọ nói: “Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này”.

Ông Ngọ cũng được ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập báo Petrotimes, dần lời trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại với ông Phong bác bỏ cáo buộc nhận hối lộ.

Trong bài báo đăng ngày 09/01/2014, ông Phong mô tả ông “gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. “Ông bình thản nói rằng: “Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ””, nhà báo Phong mô tả.

—————————————————————-

Posted in Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | Leave a Comment »

►Ngày 19-1-2014 đánh dấu 40 năm ngày Trung Cộng chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa

Posted by hoangtran204 trên 12/01/2014

Thương nhớ Hoàng Sa (DLB).  – Hải chiến Hoàng Sa nhìn từ góc độ nhân đạo (Châu Văn Thi). =>

 Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp gửi thư cho Liên hiệp quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa (DĐXHDS). Một độc giả của Diễn đàn XHDS bình luận: ““Vì sao bản tiếng Việt ghi là Việt Nam Cộng hòa, nhưng bản tiếng Anh thì ghi là Republic of South Vietnam (6 lần), nghĩa là Cộng hòa miền Nam Việt Nam? 

Trong quỹ nghiên cứu Biển Đông có nhiều người sống ở nước ngoài, và đã từng viết về công hàm Phạm Văn Đồng, thật khó có thể tin rằng đây là một sự nhầm lẫn.

Trước đây, họ cũng đã từng gây ngộ nhận trong dư luận khi công bố bản đồ biên giới Việt Trung so sánh với bản đồ CIA mà không có lời giải thích thỏa đáng. Người dân bình thường và những người chỉ đọc lướt, nhìn vào sẽ dễ tưởng rằng Việt Nam được thêm đất (so với bản đồ CIA) chứ không mất đất. Sau khi ông Trương Nhân Tuấn phát hiện ra và phản đối, họ mới giải thích.

Lần này, phải chăng họ sẽ nói là có sự nhầm lẫn?”

Mời bà con vào đây để Ký tên vào Thư gởi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

– TS Nguyễn Nhã : Không thể trông chờ ngoại quốc giúp lấy lại Hoàng Sa (RFI).

– Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực? (VOA/DĐXHDS).

– Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa (TN).

– Hội thảo về chủ quyền Hoàng Sa tại ĐH Harvard.

Nguồn basam.info

————————————————————-

Posted in Biển Đông: Hoàng Sa và Trường Sa | Leave a Comment »