Trần Hoàng Blog

►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI 185 hecta ĐẤT VƯỜN CAO SU

Posted by hoangtran204 trên 27/04/2012

Người dân huyện Văn Giang, Hưng Yên hiện nay đang chống lệnh cưỡng bức lấy đất  bởi  vì  chính quyền  ép họ bán rẻ đất cho một công ty tư nhân. Công ty này là của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái  của TT Ng Tấn Dũng, dựa hơi cha, mua đất của nông dân với giá rẻ. Ai không bán thì có công an bộ đội đánh đuổi, và công ty  dùng xe ủi đất cào bằng hoa màu của nông dân đang trồng trọt  để làm Ecopark. Ecopark là một dự án xây khách sạn, công viên, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp giá 150- 500 ngàn đô / 1 căn.

Chủ đầu tư là công ty của con gái TT Dũng. Công ty chỉ bồi thường cho nông dân với giá cực rẻ 133.333 đồng/ 1 mét vuông đất, trong khi thời giá trao tay mua đất ở vùng này là 60 triêu đồng /1 mét vuông, gấp 40 lần. 

Ngày 25-5-2012, hai phóng viên của đài Truyền Hình VOV của nhà nước đi làm tường thuật vụ này đã bị 40-50 công an đánh, đá, dùng dùi cui đánh vào đầu rất dã man. Hai phóng viên bị đánh ở Phút 3:50 và 4:20. Sau đó, còn bị lôi vào nhà đánh tiếp phút 0:05   http://www.youtube.com/watch?v=2I9_lBGKXPo

Ở Bình Dương, năm 2009, chính quyền bồi thường đất cho chị ruột của Thủ tướng NTD với giá khủng  1 tỷ đồng/1 hecta ( 50000 đô la) đất rừng cao su ở Bình Dương, (cách Sài Gòn 30 km), mà chị Hai Tâm còn chê  ít. Và chồng chị đã “chống lại cưỡng bức” rồi “bị bắt”.  Điều đáng chú ý là chị Hai Tâm của TT Nguyễn Tấn Dũng nhà ở Kiên Giang, nhưng làm cách nào mà có được 185 hecta đất rừng cao su ở Bình Dương?

Chúng ta thử đọc lại bài viết   Ngay Thẳng của nhà báo Huy Đức viết và đăng trên báo Sai Gòn Tiếp Thị và trên blog của anh năm 2009. Và sau đó, tờ báo phải chịu hậu quả ra sao từ 2009-2014. Có tin tờ báo SGTT đã bị bức tử, ngày 1-3-2014 sẽ là ngày cuối cùng của tờ báo này.  Đụng tới đồng chí X là chịu hậu quả dai dẵng thế đó! Ai da!

Hình chụp bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị Online hôm 24 Tháng Tư, 2009

(Ctrl  va` +)   (Ctrl va` -)

Dù bài báo của Huy Đức có ý khen chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã hành xử “ngay thẳng” trong việc “cưỡng chế” cả người thân của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đây là một trong số rất ít tờ báo đã dám đưa ra ánh sáng một phần tài sản của những người thân trong giới lãnh đạo chóp bu ở Việt Nam, cũng như cách làm giàu bất chính của họ. (TH.)

———

Bài báo của Huy Đức 

NGAY THẲNG – 

Nguồn SGTT   24-4-2009

Huy Đức

Sáng 17.4.2009, một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp (KCN). Anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su (185ha) cho bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.

Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.

Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ”cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án xây dựng KCN An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm KCN, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha.

Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su ấy. [ 185 ha của chị Hai Tâm được đền bù 185 tỷ, tương đương 10 triệu đô la! Trần Hoàng]

Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị nhà nước cũng nên giữ chữ tín, nhà nước sai thì nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã chi hay thu hồi sổ đỏ. Nhưng, vấn đề là trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.

Một quan chức địa phương xin giấu tên nói rằng họ biết trong số những người phản đối sáng 17-4 có vợ chồng người chị ruột của Thủ tướng nhưng chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật và điều đáng nói là lực lượng cưỡng chế đã không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào.

Chuyện mua bán, đền bù rừng cao su đúng sai rồi sẽ còn phải làm rõ, nhưng sự ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát là một thái độ hành xử đáng ghi nhận.

Huy Đức – tác giả cuốn sách Bên Thắng Cuộc 2013

Nguồn: http://sgtt.vn/Goc-nhin/62088/Ngay-thang.html

Nguồn: trandongchan.blogspot.com (Trần Huỳnh Duy Thức)

Trả thù

*Sau khi đăng bài báo này trên tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị 24/4/2009, Tổng biên tập Đặng Tâm Chánh đã bị cách chức, bị điều động làm việc khác, (thay bằng quyền TBT Nguyễn Xuân Minh);  và vào tháng 8/2009, nhà báo Huy Đức  bị ngừng hợp đồng vì “bất đồng quan điểm với tòa soạn” sau một bài viết của ông. Huy Đức bị thất nghiệp, quay sang viết blog osin, và hoàn thiện xuát bản cuốn Bên Thắng Cuộc vào tháng 1-2013, là cuốn sách HĐ đã sưu tập tài liệu hơn 20 năm qua.   

Ngày 23-12-2013, tờ báo SGTT bị bức tử bằng cách thay đổi cơ quan chủ quản, bị sáp nhập vào một tờ báo khác theo lệnh của Thành Ủy và UBND Tp HCM. Theo lệnh đó, 107 người đang làm việc cho SGTT phải nộp đơn xin việc làm với một tờ báo khác cũng đang trên đà thua lổ (Saigon Times), và họ có nguy cơ mất việc.

Báo được lệnh Ban Tuyên Giáo của Đảng đình bản ngày 1-3-2014. (Trần Hoàng)

107 nhân sự báo Sài Gòn Tiếp Thị hoang mang trước khả năng mất việc

———————————————

*Trong khi chị Hai của Thủ Tướng chê 10 triệu đô la là ít, đòi bồi thường nhiều hơn, thì đây là cuộc sống của người dân Hà Nội:

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xom-ngheo-soc-boi-5-cai-chet-vu-chay-bar-2913038.html

———————————————

 

————————————————————————————————

CHỊ RUỘT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI ĐẤT VƯỜN CAO SU 

Apr. 27th, 2009 at 7:40 AM

  SÀI GÒN (NV) – Báo Sài Gòn Tiếp Thị, hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Tư, ở mục “Góc Nhìn”, có bài bình luận của nhà báo Huy Đức về vụ chính quyền tỉnh huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương “cưỡng chế” thu hồi đất trồng cây cao su để làm khu công nghiệp An Tây, mà qua đó, người ta có thể thấy được một phần nào tài sản của bà Hai Tâm, người chị gái của đương kim Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.

Bài báo cho biết, vào sáng ngày 17 tháng Tư, chồng bà Hai Tâm (tức anh rể của Nguyễn Tấn Dũng) đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280 héc ta cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp”.

Tác giả bài báo dẫn lời anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su rộng 185 héc ta cho bà Hai Tâm, kể: “Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.”

Việc “cưỡng chế” có cả công an (nhiều khi cả quân đội) tham gia, vốn là việc trong nhiều năm trở lại đây chính quyền địa phương hoặc trung ương tiến hành khi người dân bị thu hồi đất đai chống lại vì số tiền đền bù quá thấp (hoặc không thỏa đáng) so với giá trị thực của nó trên thị trường.

Nếu bỏ qua những chi tiết về vụ “cưỡng chế” mà tác giả Huy Đức cho rằng đó là sự “ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát”, người ta nhận thấy, trong số 280 héc ta đất trồng cao su bị thu hồi thì bà Hai Tâm có đến 185 héc ta.

Vậy nguồn gốc 185 hec ta đất cao su này có từ đâu và trị giá của nó là bao nhiêu?

Huy Đức kể tiếp: “Vườn cao su kể trên thuộc 642 ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu đồng/ha.

Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.

Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ” cho 40 hộ này là trái luật.

Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty Xuất Nhập Khẩu Bình Dương thực hiện dự án xây dựng Khu công Nghiệp An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm Khu Công Nghiệp, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha.

Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su ấy.”

Tóm tắt những thông tin trên cho thấy, năm 2001, do có “ai” đó mách bảo, bà Hai Tâm cùng với 40 người khác đã “mua” mỗi héc ta đất với giá 50 triệu đồng Việt Nam . Năm 2006, mỗi hec ta đất này được “đền bù” 1 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 60,000 đô la). Bà Hai Tâm hiện có 185 héc ta do đó sẽ được bồi thường 185 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 10 triệu đô la), tuy nhiên gia đình bà vẫn chưa đồng ý với giá đền bù đó, nên bị “cưỡng chế”.

Lợi dụng chức quyền biết trước qui hoạch vùng đất nào sẽ được nhà nước xây dựng cái gì, hay thông đồng với chính quyền để mua đất  của nông dân hoặc đất công của nhà nước với giá rẻ mạt sau đó chờ “dự án” mở ra để được “đền bù” với số tiền gấp 10 -1000 lần giá mua, là thủ đoạn làm giàu bất chính rất phổ biến ở Việt Nam, như tác giả Huy Đức cho biết:

 “Trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.”

————————————————–

Trồng cao su ở Bình Dương

Vũ Hoàng Linh,
27-4-2009

Bài viết của Huy Đức trên SGTT là một sự việc khá lạ lùng.

Lạ lùng là ở chỗ bài này lại lên báo được. Mặc dù bài viết có vẻ “khen” chính quyền địa phương huyện Bến Cát đã mạnh tay, dám cưỡng chế cả đất của anh Hai, chị Hai đương kim Thủ tướng nhưng có lẽ nội dung bài này không dừng ở chỗ đấy.

Đọc bài viết này, người ta có thể suy ra nhiều điều (đúng hay sai). Tại sao người nhà Thủ tướng lại dính vào một vụ làm ăn nhập nhằng như thế? Làm thế nào mà hơn 600 ha đất trồng cao su đã tăng từ giá 50 triệu/ha lên 1 tỷ/ha (giá đền bù)? Tức là số tiền chênh lệch mà các hộ gia đình này trong đó có nhà chị Hai Thủ tướng được nhận đã lên tới gần 600 tỷ đồng. Bàn tay ai phù phép cho việc số đất này đầu tiên được bán với danh nghĩa vườn cây rồi cuối cùng trở thành bán quyền sử dụng đất và được cấp sổ đỏ?

Một câu hỏi nữa là tại sao thanh tra Bình Dương đã kết luận việc cấp sổ đỏ là trái luật pháp mà người ta không có những biện pháp xử lý những người làm trái đó. Cũng không làm rõ xem ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm pháp luật này, có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ hay cố ý làm trái hay không?

Riêng điều 141 Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 đã có quy định đối với việc vi phạm pháp luật về đất đai của người quản lý.

Điều 141. Xử lý đối với người quản lý vi phạm pháp luật về đất đai. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. “

Thay vào đó chính quyền chấp nhận sự đã rồi. Và các hộ gia đình kia được nhận 1 tỷ trên mỗi ha, gấp 20 lần giá mua của họ. Trồng cao su mà lãi thế, trách gì toàn thấy người nhà quan chức đi trồng.

Trong bài báo của Huy Đức cũng nêu ý sau: “Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị Nhà nước cũng nên giữ chữ tín, Nhà nước sai thì Nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã chi hay thu hồi sổ đỏ.”

Tôi thấy lập luận trong một số bài báo “gần đây” mà anh Huy Đức dẫn lại là vô lý. Trước hết không có khái niệm Nhà nước chung chung mà phải cụ thể, ví dụ như chính quyền tỉnh Bình Dương. Sự nhập nhằng về khái niệm như thế cũng sẽ dẫn tới nhập nhằng về trách nhiếm. Việc xử lý theo kiểu vì chính quyền tỉnh đã sai nên chính quyền tỉnh không thu hồi sổ đỏ cũng là không hợp lý. Nếu sổ đỏ này được cấp một cách trái pháp luật thì chính quyền cần vô hiệu hóa nó. Những thiệt hại của các hộ gia đình do chính quyền tỉnh Bình Dương gây ra (vì cấp sổ đỏ sai trái) sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa chính quyền tỉnh với các hộ (và những thỏa thuận này, cũng như số tiền chính quyền đền bù, cần nêu công khai để chịu sự giám sát của dư luận và báo chí) hoặc qua con đường tòa án (các hộ này có thể kiện chính quyền tỉnh Bình Dương vì làm sai, gây thiệt hại cho họ). Đó là cách giải quyết rõ ràng, minh bạch và cũng sẽ tạo nên một tiền lệ tốt cho việc làm của chính quyền các cấp, bởi chính quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật với những gì họ làm. Chứ cứ giải quyết kiểu bùng nhùng như hiện nay thì tình trạng chính quyền “bán” đất cho một số đại gia hay người nhà các quan chức một cách bất hợp pháp sẽ còn kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng, bởi lẽ sẽ chẳng có ai phải chịu trách nhiệm trước những việc làm sai trái và tham nhũng đó cả.

Một khía cạnh khác từ bài này: phải chăng với việc bài viết này được đăng báo, thế của ông Dũng đang yếu dần? Trước kia, thỉnh thoảng chúng ta vẫn được nghe về các phi vụ làm ăn của vợ ông K, con ông K, con ông M…nhưng đó đều là các thông tin ngoài luồng, không nằm trong hệ thống báo chí XHCN. Còn trong trường hợp này là những thông tin được đăng tải trên báo chí chính thức về vụ mua bán và chuyển quyền sử dụng đất đai trái pháp luật liên quan tới gia đình chị ruột Thủ tướng!

Ở Anh, Bộ trưởng Nội Vụ Anh từng phải xin lỗi vì liệt kê nhầm mấy bộ phim người lớn do chồng bà xem vào số tiền Internet chính phủ phải thanh toán, với số tiền là 10 bảng Anh (270.000 đồng VN). Còn ở Việt Nam, người đọc thở phào (và ngạc nhiên) khi nghe tin cho dù vợ chồng chị ruột Thủ tướng phản đối, “chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật và lực lượng cưỡng chế đã không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào.”

Chị ruột Nguyễn Tấn Dũng “chê” tiền bồi thường hơn 10 triệu đô la khi bị thu hồi đất vườn cao su (Trần Hoàng)

—————–

*Giá cả một sào đất được đền bù cho nông dân Văn Giang là 48 triệu đồng/360m2, [tức là nhà nước đền bù 133 333 đồng/ 1 mét vuông], trong khi giá mặt bằng được rao bán ở đây là 60 triệu đồng /m2.

————————————————

Chuyên chính vô sản: 

Công ty của cô Nguyễn Thanh Phượng (kêu chị Hai Tâm là cô) chỉ bồi thường cho dân huyện Văn Giang 133.333 đồng/1 mét vuông, (huyện Văn Giang cách Hà Nội 20 km). Nông dân không đồng ý và chống lại việc chiếm đất. Hơn 500 người dân ra cánh đồng chống lại. Nhưng 3000 công an và bộ đội xục vào làng đánh đập và súng nổ vang. Kết quả, 20 người dân bị công an bắt giữ.

Nhờ chuyện này mà Dân miền Bắc  hiểu rõ chuyên chính vô sản là gì. Nó có nghĩa là con cái và gia đình cán bộ đảng viên cao cấp của đảng CSVN liên kết với nhóm lợi ích, với các công ty nước ngoài, và xin chính quyền mở dự án đầu tư xây dựng. Rồi đi thu mua đất đai của dân với giá cực rẻ, và thực hiện dự án. Khi có nhiều dự án quá làm không xuể, thì chúng sang tay cho các nhà đầu tư khác và hưởng lợi gấp 500-1000 lần giá mua.

Nếu người dân không bán đất với giá cả do họ đưa ra, thì công an và bộ đội sẽ đến cưỡng bức tịch thu đất. Ai chống lại, sẽ bị công an bắt và bỏ tù. Chuyên chính vô sản  là sai công an và bộ đội  đánh đập dân chúng và bắt bớ tù đày những ai không nghe theo lệnh của nhà nước, và của đảng.

————————————————-

BIÊN HÒA

Việc đổi tên thành Nghĩa Trang Bình An có ý nghĩa thực dụng sâu xa. Nghĩa trang này vốn có tên là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi chôn 16.000 chiến sĩ VNCH từ 1961-1975

Dự  tính cướp đất Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để che dấu lịch sử và xẻ thịt chia nhau như sau:

“Vào tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QD-TTg “đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa…sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” và “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.” nguồn [2] 

Nghĩa trang Bình An chính là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi chôn cất của 16.000 chiến sĩ của Quân đội VNCH  từ 1961-1975. Nghĩa trang này đã bị 1 trung đoàn bộ đội (QĐ ND VN) đóng cạnh bên, và xây hàng rào cao 3 mét, có cổng do bộ đội canh gác từ 1975-nay. Ai vào thăm nghĩa trang, phải ghi tên. (đọc bài Những Nấm Mộ Đi Tù,  23-12- 2013)

Bị phản đối về sự kiện vô nhân đạo này, trung đoàn bộ đội rút cách xa ra khỏi khu đất cạnh nghĩa trang, nhưng đặt một trạm canh ngay cổng vào khu đất nghĩa trang.

May mà thị trường bất động sản sụp đổ, và có sự phản đối của Việt kiều, của các cơ quan truyền thông các nước như đài VOA của Hoa Kỳ, đài BBC của Anh, đài RFA của Pháp, đài RFI và các tòa đại sứ tại Hà Nội và của quốc tế, nên đồng chí X và bọn khốn khiếp đã tạm ngưng vụ ăn chia này. Thậm chí  Việt kiều hỏi: trị giá miếng đất nghĩa trang này bao nhiêu tiền thì hãy cho biết, người Việt sẽ cùng nhau góp tiền mua lại để chung cho…bọn cướp. 

————————————————–

Hãy gọi đúng tên vụ việc: Cướp đất

Trước ngày 24-04, đọc những tin tức sẽ cưỡng chế đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cho dự án Ecopark, tôi cứ nửa tin nửa ngờ.

Chẳng lẽ chính quyền lại có thể nhẫn tâm, bất chấp những đòi hỏi chính đáng của bà con nông dân về giá đất?

Chẳng lẽ vụ “Pháo hiệu hoa cải Đoàn Văn Vươn” không làm những quan chức chính quyền huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên suy nghĩ và chùn tay?

“Nó lú còn chú nó khôn”, chẳng lẽ các cấp trên của Hưng Yên lại muốn phơi bầy bộ mặt một chính quyền đàn áp nông dân ngay ở một nơi cách trung tâm thủ đô 13 km? (20 km)

Ngay khi nghe tin quyết định cưỡng chế vào ngày 24-04, tôi vẫn còn một chút hy vọng, rằng có thể sẽ có một quyết định từ trên xuống, hủy bỏ cưỡng chế và đối thoại tiếp với nông dân, tôi vẫn còn một chút hy vọng, rằng trong đám quan chức cấp cao hơn, vẫn còn những người có đầu óc sáng suốt, biết cân nhắc thiệt hơn khi đối đầu hay tiếp tục đối thoại với người dân.

Nhưng sự việc đã xẩy ra đã làm nhiều người sửng sốt.

Trước hết, 166 hộ nông dân đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ chưa ký bất cứ một thỏa thuận nào với nhà đầu tư, chưa nhận tiền đền bù mà bên đầu tư đề nghị. Đất vẫn thuộc quyền sử dụng của họ. Dùng bạo lực buộc họ rời khỏi đất đai của họ và chiếm giữ nó, đó là hành động chỉ có thể được gọi là cướp đất.

Các nhà làm luật, các quan chức của chế độ „dân chủ gấp vạn lần” gọi sự kiện tại Văn Giang là „cưỡng chế” để hợp pháp hóa việc làm bất chấp luật pháp của họ, để hành động của họ bớt đi tính hung bạo. Trong một xã hội dân chủ, luật pháp được tôn trọng, chỉ tòa án mới có thẩm quyền cưỡng chế một cá nhân, một tổ chức…,buộc họ thực hiện một việc nào đó theo luật định. Thí dụ như cưỡng chế thi hành bản án của tòa đối với ngừơi không thi hành bản án mà tòa đã tuyên án.

Nhờ internet, chúng ta được theo dõi kịp thời những diễn biến của cuộc đấu tranh giữ đất của hàng nghìn bà con nông dân và cách hành xử của lực lượng võ trang của chính quyền.

Đoàn quân hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, công an , dân phòng… Những cảnh sát chống bạo động với lá chằn, dùi cui lựu đạn cay… sẵn sàng tiến vào áp đảo những nông dân chỉ có gậy gộc quyết giữ ruộng vườn của mình. Chúng ta đau lòng ,khi trên những thước phim ,nhìn cảnh những công an lùng sục trong làng xóm, hàng chục cảnh sát đánh hội đồng một nông dân tay không. Những người dân đã phải thốt nên:”Chưa bao giờ chính quyền làm ác thế”.

Trong cuộc đối đầu không cân sức, những người nông dân đã thua.

Đất đai như máu thịt của người nông dân, họ sống là nhờ vào đất. Đất đai do ông cha họ để lại từ đời này sang đời khác , nó còn mang ý nghĩa thiêng liêng về dòng tộc, cội nguồn. Bởi vậy, dù bất kể lý do gì họ bị mất đất, đó là sự mất mát, thiệt thòi không gì bù đắp được. Hưng Yên nói chung và Văn Giang nói riêng, còn là vùng đất chật người đông,” tấc đất tấc vàng”.

Lẽ ra, những người nông dân ở Xuân Quan Văn Giang (bên bán) phải được đặt ngang hàng với công ty tư nhân, chủ dự án đầu tư Việt Hưng (bên mua) trong quá trình thương thuyết, công ty Việt Hưng phải đối thoại trực tiếp với họ về giá cả, về thời hạn v..v. Chính quyền chỉ đứng để giám sát hai bên thực hiện theo đúng luật pháp, thực thi những điều hai bên thỏa thuận.

Ông Bùi Huy Thanh, tránh văn phong UBND tỉnh Hưng Yên nói :”Gía đền bù 43.000 đồng cho một mét vuông đất, là giá đền bù cao nhất so với các nơi khác”. Chắc ông thừa biết rằng, chủ đầu tư chỉ cần làm đường, san nền, phân lô rồi giao bán , mỗi mét đất sẽ lên giá hàng chục triệu đồng, vì Xuân Quan cách Hà Nội có 13 km, đất sẽ rất có giá.

Còn người nông dân thì sao? Với giá đền bù trên đây, mỗi hộ sẽ có trong tay vài ba chục triệu đồng. Với thời giá và thực tế xã hội hiện nay, họ sẽ làm gì với vài chục triệu đồng? Đi xin việc làm mới? Không có nghề. Đi học nghề mới? Tuổi đã lớn không học được. Xin vào làm tạp dịch trong Ecopark của công ty Việt Hưng? Phải chờ nơi đây mọc lên những phố Trúc, phố Cọ, phố Tái Hiện Hà Nội Cổ ….mà dự án dự định thực hiện trong 18 năm.

Sự kiện Xuân Quan Văn Giang ngày 24-07-2012 là biểu hiện của một chính quyền coi thường quyền lợi của người dân, lấy bạo lực thay cho đối thoại. Nó gây xúc động cho mỗi người Viêt Nam quan tâm tới tình hình đất nước. Chúng ta đau lòng khi chứng kiến những những nông dân bị đánh đập, cây cối do họ trồng trọt, chăm sóc trên ruộng đồng của họ bị tàn phá.

Những quan chức Văn Giang, Hưng Yên, họ là ai? Của ai ? Vì ai?

 Warszawa 26-04-2012

© Đàn Chim Việt

————————————————-

31 bình luận to “►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI 185 hecta ĐẤT VƯỜN CAO SU”

  1. […] CHỊ RUỘT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRI… […]

  2. Nguyen Sang said

    Báo Đại Đoàn Kết
    Vĩnh Phúc: Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên
    3-5-2012

    Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lại Hữu Lân (nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lại Hữu Lân (nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Trước đó, ngày 25-11-2011, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Lại Hữu Lân và ông Nguyễn Xuân Liễn (nguyên chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo) để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Theo tài liệu điều tra, ông Lân khi còn là Chủ tịch UBND TP. Vĩnh Yên đã chỉ đạo ông Nguyễn Xuân Trường, nguyên Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm chủ trì dự án trang trại phường Đồng Tâm để lấy đất sai quy định pháp luật và sử dụng vào mục đích cá nhân. Đồng thời, ông Lân đã chỉ đạo bà Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng phòng Tài nguyên&Môi trường TP .Vĩnh Yên làm dự thảo trình ký quyết định cấp 25,51 ha đất nông nghiệp cho 3 hộ Đặng Thị Lan (hơn 86.000m2), Đặng Thị Huệ (hơn 77.000m2) và Cao Văn Thành (hơn 84.000m2), là những người không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nhưng đã được Nguyễn Anh Quân (trú tại đường Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, chủ đích thực của dự án trang trại Đồng Tâm) thuê đứng tên ngay sau khi có Quyết định 3101/QĐ-UBND trong vòng 29 ngày.

    Ông Nguyễn Xuân Liễn, khi đang còn là chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã soạn thảo Quyết định 3101/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 23-11-2006 thu hồi 25,51 ha tại khu vực Đồng Khóm, Cửa Chùa và Đồng Sài trên địa bàn phường Đồng Tâm giao UBND phường Đồng Tâm lập dự án trang trại. Quyết định này do ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lân và kết luận vụ án. Tuy nhiên, sau khi thụ lý và xem xét hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan Công an điều tra bổ sung.

    Qua điều tra bổ sung vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thu giữ được chiếc ôtô biển kiểm soát 30T-7703 của bị can Nguyễn Anh Quân tặng cho bị can Lại Hữu Lân khi ông Lân đang còn là Chủ tịch UBND TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Qua điều tra bổ sung vụ án, cùng với những chứng cứ mới thu thập được, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lại Hữu Lân về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Liên quan đến việc TAND tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ có người liên quan phạm một tội khác, qua điều tra bổ sung, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Hòa (trú tại khu 8, phường Đống Đa, TP .Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) về hành vi “thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ”. Được biết, khi đang còn đương chức, ông Hòa đã ký các quyết định phê duyệt dự án trang trại Đồng Tâm, tạo điều kiện cho bị can Nguyễn Anh Quân chuyển đổi hơn 25ha đất nông nghiệp thành đất đô thị.

    H.Vũ

  3. […] Ecopark: Đàn áp, đánh đập, bắt bớ và súng nổ dòn ở huyện Văn Giang CHỊ RUỘT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRI… […]

  4. […] rồi để đó chừng 5-10 năm sau bán lại với giá cao gấp 1000 lần. (nguồn: bà Hai Tâm chị ruột  TT Ng Tấn Dũng, chỉ riêng ở tỉnh Bình Dương đã có 185 he… […]

  5. […] Hai Tâm, chị ruột thủ tướng làm chủ 185 hecta đất vườn cao su từ hồi 2001 (Nguồn). Các nhà báo và blogger trên mạng nói rằng bất động sản 185 hecta của bà này […]

  6. […] Ecopark: Đàn áp, đánh đập, bắt bớ và súng nổ dòn ở huyện Văn Giang ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  7. […] Ecopark: Đàn áp, đánh đập, bắt bớ và súng nổ dòn ở huyện Văn Giang ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  8. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  9. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 …  Like this:LikeBe the first to like this. […]

  10. Nguyễn Sơn Hải said

    Những sự việc tày đình thế này một nhà báo tâm huyết bình thường còn biết, một tờ báo còn biết và dám viết lên sự thaatjm mà cả bao nhiêu ban kiểm tra các cấp, bao nhiêu cuộc họp phê bình và tự phê, tốn bao nhiêu tiền của của nhân dân, mang danh những người cộng sản mà tìm không ra, xin nói thật với ông Nguyễ Phú Trọng là ông nên từ chức đi.

  11. Dân said

    Hồi năm 2009, chính quyền bồi thường đất cho chị của thủ tướng với giá khủng 1 tỷ đồng/1 hecta ( 50000 đô la) đất rừng cao su ở Bình Dương, (cách Sài Gòn 30 km), mà chị Hai Tâm còn chê ít. Và chồng chị đã “chống lại cưỡng bức” rồi “bị bắt”. Chị của TT Nguyễn Tấn Dũng nhà ở Kiên Giang, nhưng có tới 185 hecta đất rừng cao su ở Bình Dương!

    Nay, Công ty của cô Nguyễn Thanh Phượng (kêu chị Hai Tâm là cô) chỉ bồi thường cho dân huyện Văn Giang 133.333 đồng/1 mét vuông, (huyện Văn Giang cách Hà Nội 20 km), 20 người dân bị công an đánh đập và bắt giữ.

    Giá khủng 1 tỷ đồng/1 hecta ( 50000 đô la) tức là 100 ngàn / mét vuông, thấp hơn ở Văn Giang 133 333 / mét vuông.
    Viết thế D. nghe được.

  12. hoangtran204 said

    Ý chính của vấn đề không phải như bạn so sánh hai con số 133.333 đồng/ 1 mét vuông và 100.000 đồng/ 1 mét vuông. Mà là:

    Khi thời giá trao tay mua đất dai ở vùng huyện Văn Giang là 60 triêu đồng /1 mét vuông, thì giá bồi thường 133,333 đồng/ 1 mét vuông là giá quá thấp mà công ty Ecopark trả cho dân; đây là giá không ai có thể chấp nhận được hoặc không thỏa đáng so với giá trị thực của nó trên thị trường. Nếu công ty Ecopark bồi thường 60 triệu đống/1 mét vuông, thì ai mà đi biểu tình làm gì?

    Vấn đề nữa là nhà bà chị Hai của NTD ở Kiên Giang, bà phải dựa thế hoặc “nhờ ai” trong cuộc biết rõ vùng đất cao su này sắp sửa được quy hoạch, nên bà đã mua 185 mẫu đất ở Bình Dương để yên đó vài ba năm và chờ giá lên.

  13. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … ► Ecopark: Đàn áp, đánh đập, bắt bớ và súng nổ dòn ở huyện […]

  14. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  15. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  16. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  17. […] *►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  18. […] *►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  19. […] *►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  20. […] *►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  21. […] *►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  22. hoangtran204 said

    Báo SGTT ra đời từ năm 1995, và trong khoảng một thập niên nay nổi lên như một tờ báo không chỉ chuyên về kinh tế mà còn đề cập tới nhiều vấn đề chính trị-xã hội nóng bỏng.

    Người được cho như có công gây dựng phát triển tờ báo này từ đầu là bà Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ TP. HCM, người bị cho thôi chức vì ‘phạm khuyết điểm’ năm 1991.

    Dưới sự lãnh đạo của bà Kim Hạnh, SGTT cũng quy tập một số nhà báo có kinh nghiệm từ các tờ báo khác, đặc biệt là Tuổi Trẻ.

    Chính SGTT đã khởi xướng ra Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.

    SGTT đã có lúc nằm trong danh sách các báo thành công nhất ở Việt Nam khi dám đề cập về các chủ đề bị cho là nhạy cảm.

    Một trong số các cây bút được cho đã góp phần mang lại tên tuổi cho SGTT là nhà báo Huy Đức, người vào tháng 8/2009 bị ngừng hợp đồng vì ‘bất đồng quan điểm với tòa soạn’ sau một bài viết của ông.

    Có ý kiến cho rằng các rắc rối xung quanh SGTT nảy sinh gay gắt sau khi tờ báo này trong mục Góc nhìn hôm 24/4/2009 đăng bài của ông Huy Đức tựa đề Ngay Thẳng, về vụ chính quyền tỉnh huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cưỡng chế thu hồi đất trồng cây cao su để làm khu công nghiệp An Tây, trong đó có diện tích đất khá lớn thuộc về gia đình bà Hai Tâm, chị gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Sau đó, tháng 3/2011, Tổng biên tập SGTT lúc đó là ông Đặng Tâm Chánh cũng bị điều động làm công việc khác, thay bằng quyền Tổng biên tập Nguyễn Xuân Minh.

    https://www.facebook.com/notes/duc-den-thui/s%C3%A0i-g%C3%B2n-ti%E1%BA%BFp-th%E1%BB%8B/10152076593579303

    http://sgtt.vn/Goc-nhin/62088/Ngay-thang.html

  23. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  24. […] ►Ecopark: công an đàn áp, đánh đập, bắt bớ và súng nổ dòn ở huyện Văn Giang ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  25. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … » […]

  26. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … ►Việt Hưng (Vihajico), chủ đầu tư Ecopark, là đối tác chiến lược của VietCapital Bank, do Nguyễn Thanh Phượng-con gái của Thủ tướng Ng T. Dũng- làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị […]

  27. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  28. […] ►CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 … […]

  29. […] tiền bồi thường hơn 10 triệu đô la khi bị thu hồi 185 hecta đất vườn cao su https://hoangtran204.wordpress.com/2012/04/27/ch%E1%BB%8B-ru%E1%BB%99t-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-t%C6%… (12) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Tòa Tổng Giám mục Hà Nội […]

  30. […] https://hoangtran204.wordpress.com/2012/04/27/ch%E1%BB%8B-ru%E1%BB%99t-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-t%C6%… […]

  31. […] https://hoangtran204.wordpress.com/2012/04/27/ch%E1%BB%8B-ru%E1%BB%99t-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-t%C6%… […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.