Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Chín, 2015

►Phát động chiến dịch ủng hộ Linh mục Nguyễn Văn Lý

Posted by hoangtran204 trên 25/09/2015

VOA

Trà Mi

24-9-2015

Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù.

Cộng đồng người Việt tại Mỹ trong tháng này phát độngchiến dịch thỉnh nguyện thưkêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vinh danh một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu bị cầm tù lâu nay tại Việt Nam.

Cuộc vận động do Ủy ban Tự do Tôn giáo khởi xướng thu thập chữ ký trên mạng nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với công cuộc tranh đấu của linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý vì dân chủ-nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Thỉnh nguyện thư viết ‘Xin ủng hộ cho linh mục Nguyễn Văn Lý đang đại diện cho hàng triệu người dân Việt Nam bị áp bức bằng cách kêu gọi các tổ chức Quốc tế công nhận cuộc đấu tranh vì quyền con người và tự do tôn giáo qua bốn giải thưởng quốc tế năm 2015: Nobel, Shakarov, Rafto, và Unesco.’

Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam.

Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước.’

Dù đang bị bại liệt sau cơn tai biến từ năm 2009, linh mục Lý vẫn tiếp tục bị biệt giam tại trại Tân Lương ở huyện Hà Nam. Cháu ruột của linh mục Lý, ông Nguyễn Công Hoàng ở Đồng Nai, cho biết thêm về tình hình của ông hiện nay:

“Tinh thần ngài vẫn tốt. Ngài vẫn bình an vui vẻ, nhưng sức khỏe thì giảm sút, lưng gù hơn, dáng đi yếu hơn, không hồi phục được bình thường, đi cà nhắc và tay thì cũng yếu vậy vì không có điều kiện chữa trị.”

Gia đình linh mục Lý nói điều kiện giam cầm đối với tù nhân lương tâm ‘đặc biệt’ này, không đến nỗi hà khắc ngoại trừ một điều cấm kỵ tuyệt đối là ông không được tiếp xúc với bạn tù.

Tuy nhiên, thân nhân nhà tranh đấu này cho biết ông chấp nhận bản án với tinh thần tự tại và khoan dung, không ưu tư hay than phiền điều gì cho bản thân mà chỉ có những trăn trở cho một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng hơn.

Vẫn theo nguồn tin từ gia đình, thỉnh thoảng linh mục Lý vẫn được các phái đoàn ngoại giao quốc tế vào trại giam thăm hỏi, động viên và cũng có đề nghị đưa ông ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng ông từ chối.

Đầu tháng này, chính phủ Việt Nam mở đợt ân xá lớn nhất từ trước tới nay đánh dấu 70 năm ngày Quốc khánh 2/9, phóng thích hơn 18.000 tù nhân nhưng không có trường hợp nào là tù  nhân lương tâm.

Một trong những điều kiện để được nhà nước đặc xá là phải làm cam kết ‘nhận tội, xin khoan hồng’.

Ông Hoàng nói từ đầu chí cuối, linh mục Lý nhất mực khẳng định mình vô tội và không ký kết bất kỳ biên bản nào chính quyền yêu cầu, cho nên phía trại giam không nỗ lực thuyết phục ông ký đơn nhận tội nữa. Theo lời ông Hoàng, bất luận tình trạng sức khỏe thế nào, linh mục Lý cũng không được ân xá vì nằm trong danh sách ‘tái phạm,’ ‘không hối cãi.’

Linh mục Lý từng nhiều lần được các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới và các nước phương Tây trong đó có Hoa Kỳ kêu gọi phóng thích nhưng không được chính phủ Việt Nam hồi đáp.

Tuy nhiên, dưới áp lực quốc tế, giữa tháng 3 năm 2010, Hà Nội đã tạm hoãn thi hành án cho linh mục Lý về địa phương chữa bệnh trong 1 năm. Gia đình ông cho biết hiện ông đang ‘trả nợ’ cho khoản thời gian đó và có thể sẽ mãn án tù vào cuối tháng 3 năm sau.

Ông Nguyễn Công Hoàng chia sẻ nguyện vọng của gia đình:

“Được sống trong cộng đồng và gia đình là ao ước của gia đình và của bản thân ngài, nhưng hoàn cảnh vậy thì chịu vậy thôi. Gia đình đi thăm cũng xa xôi quá, đi quá xa mà ra thăm được chút xíu phải quay về lại. Gia đình cũng cảm ơn tất cả bà con và các chính khách quốc tế đã lên tiếng an ủi và bênh vực cho ngài rất nhiều trong thời gian qua. Điều đó gia đình rất cảm kích. Ngài được về sớm chừng nào là niềm vui và hạnh phúc của gia đình.”

Các bản án Hà Nội dành cho sáng lập viên Khối đấu tranh cho dân chủ 8406 bị cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên án là vi phạm nhân quyền.

Trường hợp của linh mục Lý đặc biệt gây chú ý công luận với bức ảnh ông bị một công an bịt miệng ngay trước tòa năm 2007.

Hà Nội nói các hoạt động của nhà bất đồng chính kiến này vi phạm pháp luật Việt Nam.

Linh mục Lý từng được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và Giải Nhân quyền Sakharov năm 2010 vì tinh thần kiên định cổ súy nhân quyền cho người dân Việt Nam bất chấp sự đàn áp thường xuyên từ nhà cầm quyền.

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Dân Chủ và Nhân Quyền, Nhan Vat | Leave a Comment »

►Blogger Tạ Phong Tần: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế

Posted by hoangtran204 trên 24/09/2015

VOA

22-9-2015

ộng đồng người Việt trong đó có blogger Điếu Cày ra đón blogger Tạ Phong Tần tại sân bay Los Angeles.

Nhà bất đồng chính kiến mới được tự do cho biết rằng bà cùng blogger Điếu Cày sẽ đưa Việt Nam ra tòa quốc tế vì đã tống giam bà và ông Điếu Cày trái pháp luật.

Tuyên bố được đưa ra hôm 21/9, hai ngày sau khi bà Tần được Việt Nam phóng thích và lặng lẽ cho đi Mỹ. Nữ blogger này nói với VOA Việt Ngữ:

“Tôi làm còn hoành tráng hơn anh Điếu Cày ấy chứ vì anh Điếu Cày khi sang Mỹ là bị cướp hết các giấy tờ như bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các thứ khác. Anh Điếu Cày còn thiếu hồ sơ để khởi kiện nhưng mà tôi mang đi được đầy đủ hết. Vụ kiện của tôi còn hoành tráng hơn vì tất cả các bài viết của tôi đã đăng công khai với tên Tạ Phong Tần trên mạng Internet. Khi bọn họ đưa những thứ đó ra trước tòa để buộc tội tôi, nhưng họ không dám tranh luận với tôi là cụ thể tôi sai ở chỗ nào. Khi tôi yêu cầu được đối chất với các điều tra viên giám định tài liệu đó thì cũng không được đáp ứng. Đó là việc vi phạm luật pháp Việt Nam một cách hết sức trầm trọng, chưa nói tới việc vi phạm luật pháp quốc tế. Ngay cả căn cứ theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tôi không phạm tội.”

Tôi bị bắt buộc phải ra đi. Một là tôi phải ngồi đủ 10 năm trong tù và 5 năm quản chế. Hai là tôi phải sang Mỹ. Trong những cái tệ thì chúng ta phải chọn cái nào đỡ tệ hơn chứ? Chúng tôi đi ra nước ngoài thì việc đấu tranh sẽ còn khó khăn hơn nhưng vẫn còn hơn là chúng tôi phải ngồi ở trong tù, không thể làm gì được…

Bà Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Bà cũng là một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do cùng với blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) năm 2007.

Những năm qua, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các nước phương Tây đã kêu gọi Hà Nội trả tự do cho blogger từng làm trong ngành công an của Việt Nam.

Bà Tần kể với VOA Việt Ngữ về quyết định đi Mỹ:

“Tôi bị bắt buộc phải ra đi. Một là tôi phải ngồi đủ 10 năm trong tù và 5 năm quản chế. Hai là tôi phải sang Mỹ. Trong những cái tệ thì chúng ta phải chọn cái nào đỡ tệ hơn chứ? Chúng tôi đi ra nước ngoài thì việc đấu tranh sẽ còn khó khăn hơn nhưng vẫn còn hơn là chúng tôi phải ngồi ở trong tù, không thể làm gì được. Tôi đã bỏ phí mất hơn 4 năm ngồi trong tù, và tôi cảm thấy thời gian rất là phí phạm. Khi tình hình xã hội Việt Nam có sự thay đổi, thì tôi cũng sẽ quay lại Việt Nam để giúp đỡ những người dân trong nước.”

Cuối năm ngoái, ít lâu sau khi đặt chân tới Mỹ, blogger Điếu Cày cũng tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do, và bày tỏ tự tin rằng ông sẽ “thắng kiện”.

Nhà bất đồng chính kiến này từng nói:

“Họ không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng tôi. Vụ án đã bị vỡ, bị sụp đổ rồi nhưng họ cố tình giam nhốt chúng tôi. Vì vậy mà chúng tôi phải đi ra ngoài này để bắt đầu vụ án đó từ một tòa án khác, tòa án của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi từng bước một sẽ tiến hành việc đó. Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.”

Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội bóp nghẹt tiếng nói của người dân cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.

Tuy nhiên, mới đây, hôm 14/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng Việt Nam “không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung, muốn bắt ai thì bắt”.

Người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam cũng đề nghị phải làm rõ tội danh chống phá nhà nước nhằm “đảm bảo công bằng, đảm bảo quyền con người và quyền của công dân”.

Posted in Báo chí- Quyền tự do ngôn luận, Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Luật Pháp | Leave a Comment »

►Hà Nội: Nhiều bạn trẻ bị công an bắt cóc?

Posted by hoangtran204 trên 24/09/2015

FB TMCNN

23-9-2015

GNsP (23.09.2015) – 7 bạn trẻ sống tại Hà Nội tham gia tích cực các hoạt động xã hội dân sự, biểu tình chống Trung Cộng bị công an bắt vào sáng ngày 23.09.2015 và đưa đi đâu không rõ.

H1

Những người bị bắt tên là: Lê Thu Hà, Trần Đức Thịnh, Lê Thị Yến, Phạm Khắc Đạt, Nguyễn Mạnh Cường, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình và một người nữa chưa xác định được danh tánh.

Bạn trẻ Lê Thị Yến

Thông tin trên được anh Lý Quang Sơn, là bạn của một trong số những người bị bắt, cho GNsP biết:

Anh Quang Sơn nói: “Suốt buổi sáng, tôi cố gắng liên lạc những người này qua điện thoại nhưng vẫn không được. Đến trưa, chị Hà và anh Thịnh báo cho tôi biết đang bị công an giữ. Những người khác hiện giờ tôi vẫn chưa liên lạc được với họ, điện thoại của họ tắt máy.”

H1Bạn trẻ Lê Thu Hà

Cách đây hai ngày, tại Thái Bình, công an bắt cóc ông Trần Anh Kim tại tư gia. Ông là một Cựu Trung tá Quân đội Nhân dân, và là Cựu TNLT đã từng thọ án 5 năm 6 tháng tù giam theo 79 ‘lật đổ chính quyền nhân dân’.

H1Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Cũng tại tỉnh Thái Bình, dân oan Lê Văn Đài bị mất tích 21 ngày mà gia đình vẫn chưa có thông tin gì về ông, mặc dù đã trình báo lên các cơ quan chức năng. Ông Đài từng huy động hơn 100 dân oan khác ở tỉnh Thái Bình biểu tình đòi quyền lợi và tố cáo cán bộ tham nhũng.

Pv.GNsP

____

FB TMCNN

Công an Hai Bà Trưng, Hà Nội đánh đập những người bất đồng chính kiến

23-9-2015

GNsP (23.09.2015) – Nhà báo Đoan Trang, bạn trẻ Thảo Gạo, Văn Minh và nhiều người khác bị công an Hai Bà Trưng, Hà Nội đánh đập khi họ đến trước cổng công an phản đối việc bắt người trái pháp luật và yêu cầu trả tự do cho 7 bạn trẻ đang bị câu lưu tại đây một cách trái phép từ sáng ngày 23.09.2015.

H1

“Công an, như thường lệ, chối bai bải rằng họ “không bắt, không giữ ai cả”, Nhà báo Đoan Trang cho hay.

Chiều tối cùng ngày, hơn 40 người bạn của 7 bạn trẻ này đã đã đến trước cổng công an giơ biểu ngữ “phản đối công an quận Hai Bà Trưng bắt giữ người trái pháp luật, yêu cầu thả người vô điều kiện”, nhưng họ đã bị lực lượng công an xua đuổi và đánh đập.

Bạn trẻ Lý Quang Sơn, một trong những người bị công an đánh, cho GNsP biết vào lúc 21 giờ 15 như sau: “Khoảng 40 người có anh Đài, Trung Nghĩa… đứng trước cổng Công an Hai Bà Trưng, Hà Nội để đòi người. Khi mọi người đến trước cổng, cầm băng rôn lên thì công an chạy ra giựt băng rôn, họ lao vào đánh mọi người, những tên công an cầm cái đèn phin đánh vào mặt vào đầu mọi người, họ xô đẩy làm một số người nằm lăn xuống đất, tôi cũng bị họ đánh. Nhiều bà con dân oan cầm băng rôn thì bị giựt,  một số người lạ mặt xông tới chửi bới.”

H1

“Hiện nay, chị Đoan Trang, Thảo Gạo và anh Văn Minh đang đứng trước cổng công an, còn mọi người đứng cách đó khoảng 3m. Ba người này đang bị cô lập, công an bao vây rất đông. Tôi lo ngại ba người này sẽ bị công an bắt giam trong đêm nay.” Anh Sơn nói tiếp.

Như GNsP đã loan tin, 7 bạn trẻ có tiếng nói khác nhà cầm quyền, trong đó có 2 Biên tập viên của kênh ‘Lương Tâm TV’, bị công an bắt cóc và bị câu lưu tại công an Hai Bà Trưng, Hà Nội từ sáng cho đến bây giờ mà vẫn chưa có thông tin gì về họ.

Những người bị bắt tên là: Lê Thu Hà, Trần Đức Thịnh, Lê Thị Yến, Phạm Khắc Đạt, Nguyễn Mạnh Cường, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình và một người nữa chưa xác định được danh tánh.

GNsP sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhập vụ việc này đến quý vị.

Pv.GNsP

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh?

Posted by hoangtran204 trên 23/09/2015

VOA

Lê Anh Hùng

22-9-2015

Thủ tướng Việt Nam dự lễ cắt băng khánh thành một tổ máy đốt than của nhà máy nhiệt điện Formosa ngày 17/9

Formosa Hà Tĩnh, do tập đoàn Formosa đầu tư tại Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo nằm ở phía bắc miền Trung, là một dự án đầy tai tiếng và mờ ám, khiến dư luận hết sức bức xúc và bất an suốt mấy năm qua:

Một doanh nghiệp Trung Quốc[i] được giao một phần lãnh thổ lên tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao), bao gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương, ở dưới chân Đèo Ngang, một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh – quốc phòng; [ii]

Hai văn bản quyết định đưa đến sự ra đời của dự án này đều do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký: Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa – Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”;

Formosa Plastic Group, chủ đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh, là một tập đoàn Đài Loan – Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm gì về sản xuất gang thép.

Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư nước ngoài được cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương dành cho sự ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”:  thời hạn thuê đất là 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai năm 2003; miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm với giá rẻ mạt (80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm); miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định; được Thủ tướng Chính phủcho phép hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi cao nhất: chỉ 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (thuế suất thuế TNDN năm 2008 là 28%), miễn bốn năm đầu và giảm 50% trong chín năm tiếp theo; được nâng giới hạn cấp tín dụnglên 4 lần vốn tự có (coi như là được kinh doanh bằng vốn của Việt Nam); (…);

Formosa Hà Tĩnh đã cho xây dựng những công trình đáng ngờ như hầm ngầm hay cả toà nhà đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không có lấy một viên gạch nào;

PTT Hoàng Trung Hải đã cho phépFormosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua; còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đồng ý cấp cho Hà Tĩnh gần 300 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ dự án xây nhà ở cho công nhân, đặc biệt là hàng nghìn công nhân Trung Quốc, của BQL Khu kinh tế Vũng Áng.

Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo về sự biệt đãi mà chính phủ Việt Nam dành cho Formosa Hà Tĩnh, một dự án như bao nhà máy khác của ngành công nghiệp thép vốn đang dư thừa công suất ở Việt Nam, tức là chỉ cán thép chứ không phải là luyện kim, khâu khó nhất trong ngành thép mà VN đang thiếu. Một khi Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động thì hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước đứng trước nguy cơ bị khai tử vì phải cạnh tranh trên một sân chơi không bình đẳng.

Bất chấp phản ứng gay gắt của dư luận trên cả báo chí “lề đảng” lẫn “lề dân”, cả PTT Hoàng Trung Hải lẫn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều tiếp tục thể hiện sự ủng hộ trước sau như một của họ đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.

Mặc dù Thanh tra Chính phủ đã kết luận rằng việc chính quyền Hà Tĩnh cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất trong thời hạn 70 năm là trái quy định của pháp luật, song Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đồng ý bảo lưu, không xét lại việc chính quyền địa phương nâng thời hạn giấy phép từ 50 năm lên 70 năm một cách trái pháp luật.

Theo VTV, trong chuyến thăm Formosa Hà Tĩnh ngày 17/9 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ đối với việc Tập đoàn này xây dựng một nhà máy lọc hóa dầu có công suất tới 16 triệu tấn, với vốn đầu tư trên 12 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng, cũng nhưtiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa thành công”.

Chưa hết, cho dù bận trăm công ngàn việc “quốc gia đại sự” trên cương vị đứng đầu bộ máy hành pháp của một quốc gia 90 triệu dân, song dường như để thể hiện sự ủng hộ quyết liệt của mình, ngài Thủ tướng Việt Nam vẫn dành thời gian thân chinh tới dự lễ… khánh thành một tổ máy đốt than của Nhà máy Nhiệt điện Formosa, một “biểu tượng” cho tinh thần “độc lập – tự chủ” của “đặc khu Trung Quốc” mang tên Formosa Hà Tĩnh.

Với những gì nêu trên và đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ tham vọng bành trướng vốn đã kìm nén bấy lâu (như việc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không ngừng bồi đắp các đảo đá mà họ xâm chiếm của VN ở Trường Sa, biến chúng thành những căn cứ quân sự liên hoàn, v.v.), dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn “quyết liệt” ủng hộ một dự án đầy tai tiếng và mờ ám như Formosa Hà Tĩnh?

______

Ghi chú:

[i] Chính phủ Việt Nam vẫn coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc. Ngoài ra, theo chuyên trang Steel First ngày 4/10/2013 thì cả 4 công ty con của Formsa Plastic Group tham gia góp vốn vào dự án Formosa Hà Tĩnh – Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp và Formosa Petrochemical Corp – đều đã quyết định giảm cổ phần tại Formsa Hà Tĩnh từ 21.25% mỗi công ty xuống còn 14.75%. Trang mạng này còn đưa tin là một quan chức của Formosa Hà Tĩnh đã cho họ biết: “Mọi cán bộ công nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đều bị cấm đưa ra bất kỳ bình luận nào với công chúng về việc chuyển nhượng cổ phần”. Họ đã và sẽ tiếp tục chuyển nhượng cho ai thì có Trời mới biết.

[ii] Vũng Áng nằm ngay dưới chân Đèo Ngang, nơi có địa hình vừa hiểm trở vừa gần như hẹp nhất Việt Nam, chỉ cần một lực lượng quân sự nhỏ là đủ sức chia cắt đất nước thành hai phần. Đặc biệt, cảng nước sâu Sơn Dương được coi là một trong4 yếu huyệt của Việt Nam trên Biển Đông, cùng với Cam Ranh, Nam Du và Côn Đảo. Một khi có biến, với căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc ở Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam cách đấy không xa, Việt Nam dễ dàng bị chia cắt cả về đường bộ lẫn đường biển tại vị trí yết hầu này.

*Bài liên quan:

  1. Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng? (VOA)
  2. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước (VOA)

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Posted in Bán Tài Nguyên Khoa'ng Sản- Cho Nước Ngoài Thuê Đất 50 năm, Nhan Vat Chinh tri, Đảng CSVN - còn đảng, còn mình... | Leave a Comment »

►Cựu tù nhân chính trị Trần Anh Kim bất ngờ bị bắt

Posted by hoangtran204 trên 23/09/2015

RFA

22-9-2015

Ông Trần Anh Kim tại phiên xử kín ở tòa án Thái Bình ngày 28-12-2009

Cựu tù nhân chính trị Trần Anh Kim, ngụ tại thành phố Thái Bình, bị bắt đi từ sáng ngày 21 tháng 9 cho đến hôm nay 22 tháng 9 vẫn chưa có tin tức gì.

Bà Nguyễn thị Thơm, vợ ông Trần Anh Kim vào lúc 3:30 chiều ngày 22 tháng 9, cho biết như sau:

“Hôm qua họ vào đông lắm bắt anh ấy; khi bắt xong họ mới đưa tôi về. Hôm qua khoảng 9:30 đến 10 giờ họ ra cơ quan tôi nói có giấy triệu tập và đưa tôi về Công an Thành phố. Họ cứ bắt ngồi đó và coi cho đến tận khoảng 4:30 họ mới đưa tôi về nhà khi đã bắt anh Kim và thu tất cả mọi thứ rồi. Họ nói trong máy vi tính của anh Kim có bài về tuyên ngôn gì đó. Đó là bằng chứng không thể chối cãi và có lệnh khám nhà nên họ cho người khám nhà.

Họ thu điện thoại của tôi từ ngoài ( công an thành phố); không có liên quan gì đến anh Kim mà họ cũng thu. Họ thu hết và bắt anh Kim. Giờ tôi đang trên đường ra công an thành phố để hỏi họ giam anh Kim ở chỗ nào.”

Ông Trần Anh Kim là một cựu trung tá quân đội nhân dân Việt Nam. Ông bị bắt và bị đưa ra xét xử vào ngày 28 tháng 12 năm 2009 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền. Tòa tuyên ông 5 năm rưỡi tù giam và 3 năm quản chế.

Ông mãn án vào ngày 7 tháng giêng năm nay.

____

Dân Luận tổng hợp

Cựu tù nhân lương tâm Trần Anh Kim bị bắt đi đâu không rõ

22-9-2015

H1Theo tin từ Facebook Ngô Duy Quyền, ông Trần Anh Kim sáng nay đã bị cơ quan công an bắt giữ và đưa đi đâu không rõ. Ông Kim là cựu trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng vừa ra tù vào đầu năm 2015 sau khi bị giam giữ 5 năm 6 tháng với tội danh “Lật đổ chính quyền nhân dân”.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Thơm từ Thái Bình gọi ra cho biết, vào khoảng 10h sáng hôm nay khi bà đang làm việc ở cơ quan thì bị lực lượng công an tới cưỡng bức bà về đồn công an thành phố Thái Bình và giam giữ bà ở đó tới 5 giờ chiều mới thả về nhà.

Khi bà về đến nhà, công an đã có sẵn chìa khóa để mở cửa cho bà vào. Đồ đạc trong nhà hoàn toàn bị xáo trộn, chắc là sau một cuộc lục soát vào ban ngày, trong đó máy tính và một số đồ đạc khác đã bị lấy mất.

Bà Thơm cố gắng gọi điện thoại cho ông Trần Anh Kim nhưng công an đã giật và thu điện thoại của bà, bất chấp sự phản đối.

Theo bà Thơm nhận định, công an đã khám và bắt giữ ông Trần Anh Kim từ buổi sáng, và trong thời gian đó họ đã tìm cách giữ chân bà trong đồn công an Thái Bình để không thể đưa tin hoặc kêu cứu.

Số điện thoại mới của bà Thơm: 0169.562.2739, độc giả quan tâm có thể gọi điện thăm hỏi và chia sẻ tinh thần với vợ chồng ông Kim trong tình trạng bị khủng bố này.

Tháng 12 năm 2009 ông Trần Anh Kim bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Cáo trạng cho biết ông đã tham gia Đảng Dân Chủ Việt Nam và khối 8406, một phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Ông cũng viết nhiều bài viết cổ vũ cho tự do dân chủ và đăng tải công khai trên mạng internet.

Trước tòa ông Kim không chấp nhận tội danh: “Tôi tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam và Khối 8406 để đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền thông qua đối thoại hòa bình và hình thức bất bạo động.” Ông cũng nói rằng mình muốn chống tham nhũng ở Việt Nam.

Theo linh mục Phạm Văn Lợi, vụ bắt bớ “có thể vì hôm nay (21-09) có lễ công bố LỰC LƯỢNG QUỐC DÂN DỰNG CỜ DÂN CHỦ mà trong thành phần ban chấp hành thì: Chủ Tịch Ông Trần Anh Kim Trung Tá QĐDN Việt Nam. Phó Chủ Tịch Nội Vụ Ông Trịnh Khả Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân. Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Ông Trần Quốc Huy Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Phát Nhân Ông Lê Ái Quốc Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân.”

Dân Luận sẽ tiếp tục theo dõi sự việc để đưa tin tới độc giả.

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Biểu Tình và Lập Hội, Tù Chính Trị, Thời Sự | Leave a Comment »

► Quyền lập hội, sao phải e dè?

Posted by hoangtran204 trên 23/09/2015

VietNamNet

22-9-2015

“Ngày hôm nay, chúng ta đang e ngại khi bàn về luật hội và tự do lập hội y như cách đây 25 năm các cụ e dè khi bàn về doanh nghiệp tư nhân. Nhưng rồi DN tư nhân vẫn phát triển, thậm chí trở thành nền tảng của nền sản xuất. Kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi sự phát triển tương thích của một không gian xã hội cởi mở hơn” – TS Nguyễn Đức Thành nhận định.

LTS: Mới đây, bản dự thảo luật về hội đã được công khai để lấy ý kiến đóng góp của công chúng. Theo kế hoạch, dự thảo luật này sẽ được thảo luận và thông qua tại Quốc hội khóa tới, cùng với một loạt các luật khác nhằm cụ thể hóa các quyền con người được ghi trong chương đầu của Hiến pháp 2013 như quyền tiếp cận thông tin, quyền biểu tình,…Các dự luật này cũng nằm trong lộ trình thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như Công ước về quyền tự do lập hội của người lao động ở cơ sở…

Nhằm cung cấp thêm thông tin và các góc nhìn để các nhà làm chính sách tham khảo trong quá trình hoàn thiện dự luật, VietNamNet tổ chức bàn tròn thảo luận về dự luật hội với TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Luật sư Lã Khánh Tùng – thành viên của Đoàn luật sư Hà Nội.

Trì hoãn chục năm

Nhà báo Việt Lâm: Dự thảo luật về hội này đã được đưa ra lấy ý kiến lần đầu tiên cách đây gần chục năm vào năm 2006. Tại sao đến giờ chúng ta lại phải đặt ra vấn đề này?

LS Lã Khánh Tùng: Thực ra từ Hiến pháp 1946 VN cũng đã có quy định quyền lập hội của công dân rồi. Còn luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực hội là luật về Hội ban hành năm 1957. Hiếm có lĩnh vực nào mà chúng ta vẫn áp dụng luật cũ như vậy. Nhà nước quản lí các hội này dựa vào nghị định 45 năm 2010.

Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn các bộ ngành đều nhận thấy có nhiều vấn đề, vướng mắc phát sinh liên quan đến các hội, hiệp hội, hội đoàn. Chẳng hạn, gần đây nhất có các tổ chức, hội đoàn thành lập mới khiến các cơ quan nhà nước rất lúng túng, không có câu trả lời dứt khoát là các hội đoàn này có bất hợp pháp hay không.

Cùng với tinh thần Hiến pháp mới 2013 rất quan tâm đến quyền con người thì VN đã có kế hoạch ban hành rất nhiều đạo luật mới liên quan đến quyền con người trong đó có quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin, luật tạm giữ tạm giam,…

TS Nguyễn Đức Thành: Nhìn từ góc độ của một nhà kinh tế, tôi thấy sự thành lập và tồn tại của các hội như các tổ chức tự nguyện vì cùng chung mục đích, cùng một lợi ích hay thậm chí như một câu lạc bộ theo đuổi một thú vui nào đó là rất cần cho xã hội. Bởi vì trong một xã hội hiện đại vận hành theo cơ chế thị trường như hiện nay, những tổ chức như vậy vừa xây dựng, vừa bảo vệ được các lợi ích rất đa dạng cho công dân.

Chúng ta cố gắng quản lý nhưng hội thì rất đa dạng, từ những hội rất nhỏ đến những hội mang tính chất chính trị hay những nghiệp đoàn lớn. Nếu chúng ta không có một luật đầy đủ để có thể bao quát được sẽ dẫn đến những trường hợp như anh Tùng vừa đề cập, có những đơn vị chúng ta không biết nên điều chỉnh như thế nào.

Về khía cạnh kinh tế, ở đây tôi nhìn thấy có vấn đề về tài chính công. Một số hội, hiệp hội quan trọng nhận được tài trợ từ ngân sách. Thậm chí, nhân sự gần như nằm trong hệ thống chính trị, trong khi những hội khác không có. Vậy đâu là tiêu chí để nhà nước can dự, hay tài trợ cho hội, và tài chính công được sử dụng cho hội như thế nào? Đó là vấn đề lớn mà tôi cho rằng luật phải đưa ra một cách rõ ràng. Không thể chỉ dựa trên cơ sở là nhà nước thấy hội nào cần thì tham dự vào chuyện nhân sự, hay tài chính, còn hội khác thì không cần.

Việt Lâm: Nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho biết là ông đã tham gia xây dựng và chỉnh sửa dự thảo luật về hội đến 10 lần. Còn dự thảo luật về hội được đưa ra lấy ý kiến công chúng lần này là lần thứ 14. Tại sao dự luật này lại mất đến cả chục năm, qua nhiều lần sửa đổi đến vậy?

LS Lã Khánh Tùng: Rõ ràng là lĩnh vực hội đoàn có phạm vi ảnh hưởng rất lớn về mặt chính trị – xã hội. Các hội rất đa dạng, không chỉ là các câu lạc bộ, hội nhóm mà nó còn là các liên đoàn, thậm chí các công đoàn. Ở nhiều quốc gia, người ta còn coi vấn đề đảng phái cũng thuộc lĩnh vực hội đoàn.

Do tính chất đa dạng của các hội nên người ta rất khó tạo một khuôn khổ chung, một sân chơi chung.

Ngoài ra, phải nhìn nhận thực tế là ngay trong các cơ quan nhà nước cũng chưa có được một sự thống nhất về quan điểm, chứ chưa nói đến sự khác biệt với các tổ chức xã hội dân sự. Cách đây 10 năm, Liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật VN đã đưa ra một dự thảo độc lập có cách tiếp cận rất khác với dự thảo của Bộ Nội vụ là cơ quan soạn thảo lúc đó đưa ra. Trong khi dự thảo của Bộ Nội vụ vẫn quy định rất nhiều thủ tục xin phép, những 4- 5 lần xin phép thì dự thảo của VUSTA đưa ra rất thoáng, chỉ cần đăng ký và thông báo thôi. Cùng với sự e dè của các cơ quan nhà nước, dự thảo luật về hội do vậy bị trì hoãn đến giờ.

Đã đến lúc phải thừa nhận không gian dân sự

Việt Lâm: Đành rằng, bối cảnh kinh tế – xã hội thời bấy giờ khiến cho những dự luật như vậy chưa thể được thông qua. Nhưng liệu sự trì hoãn đó có gây ra hệ luỵ gì về mặt phát triển kinh tế hay không, theo ông Thành?

TS Nguyễn Đức Thành: Lâu nay, chúng ta thường tư duy theo hướng mọi thành phần, mọi nhóm trong xã hội đều cần có sự kiểm soát. Câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là: Chúng ta có cần kiểm soát như vậy hay không? Thậm chí chúng ta có khả năng kiểm soát như vậy hay không, đặc biệt trong một xã hội hiện đại và kinh tế thị trường như hiện nay?

Trong một nền kinh tế thị trường, tính tự do của doanh nghiệp tạo ra cơ sở cho nền kinh tế đó và các hoạt động của nền kinh tế đó buộc phải tự do mới có sáng tạo, mới thúc đẩy phát triển. Đi liền với nó là không gian về mặt xã hội. Bên này là không gian kinh doanh, bên kia là không gian xã hội đều phải có sự tương thích. Chữ tương thích này không phải chỉ là sự tự do cho có tính chất tự do mà nó phải có sự tự do theo nghĩa là để nó phản ánh được toàn bộ nhu cầu xã hội của các nhóm người khác nhau trong một xã hội ngày càng đa dạng.

Những tổ chức đó được tổ chức dưới dạng hội. Họ không phải các tổ chức kinh doanh, cũng không phải các tổ chức nhà nước mà họ chỉ là những tổ chức dân sự. Đơn thuần là họ liên kết với nhau, hoặc có mối quan hệ nào đó để bộc lộ được nhu cầu mang tính xã hội thật sự của họ.

Nếu chúng ta không có được tư duy để họ tự nảy nở, từ đó họ sẽ phản ánh được những nhu cầu rất đa dạng của đời sống thì hội sẽ mọc lên một cách không tự nhiên. Khi nó ra đời không tự nhiên như vậy, nó sẽ phản ánh lệch lạc nhu cầu thực sự của công dân trong xã hội. Thông tin lệch lạc sẽ đi đến khu vực kinh doanh một cách lệch lạc và như thế thì xã hội cũng sẽ bắt đầu chệch choạch. Nền sản xuất sẽ không tương thích được với nhu cầu thực sự của người dân.

Lấy một ví dụ đơn giản về các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Bên sản xuất có thể xâm phạm vào quyền lợi người tiêu dùng vì mục tiêu lợi nhuận mà thị trường theo đuổi điều đó. Như vậy, phải hình thành những nhóm lợi ích, ví dụ người tiêu dùng sữa, sầu riêng, …có thể thành lập những nhóm hội để bảo vệ quyền lợi khi phát hiện ra bên sản xuất làm không đúng, buộc bên sản xuất phải điều chỉnh hành vi. Chúng ta không thể dự báo trước hội nào sẽ được thành lập, bởi nó tự phát theo hiện tượng xã hội. Do vậy, chúng ta phải để cho nó có một không gian tự do hình thành.

Cơ quan nhà nước không thể nào theo kịp được thị trường, không thể theo kịp được nhu cầu của người dân mà phải tự người dân bộc phát ra. Cho nên vai trò hội rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là tính chất tự nguyện: tự nguyện thành lập một thời gian sau đó giải tán hoặc phát triển lên, theo quy luật tự nhiên.

Tôi cho rằng, chúng ta đã thiết lập cơ chế thị trường trong vòng 20 năm qua thì đã đến lúc phải thừa nhận một không gian khác tương thích. Khi đó, đời sống của người dân, cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế mới cân đối, đầy đặn và bền vững được.

Độc lập hay là cánh tay nối dài của nhà nước?

Việt Lâm: Thực ra cũng đang có hàng nghìn hội tồn tại và phát triển ở VN hiện nay đấy thôi. Liệu họ đã làm tròn vai mà ông Thành vừa nói hay chưa?

TS Nguyễn Đức Thành: Về nguyên lý thì để hoạt động của những hội đó có ý nghĩa thì phải dựa trên tính tự nguyện cao: tự nguyện thành lập hoặc tự nguyện giải tán. Nó cũng giống như thị trường thì có nguyên tắc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, bên nhà nước phải có pháp luật quản lý và bình đẳng.

Trong những xã hội mà nhà nước muốn kiểm soát hội thì tính tự nguyện sẽ suy giảm và theo thời gian nó trở nên hình thức.

LS Lã Khánh Tùng:Phải thừa nhận thực tế là tính độc lập của các hội đoàn ở ta chưa mạnh. Chẳng hạn như gần đây người ta tranh cãi khá nhiều về vai trò của những hội rất lớn như Hội nông dân VN với 10 triệu thành viên, hay Hiệp hội lương thực VN trong việc bảo vệ quyền lợi nông dân trong xuất khẩu gạo.

tự do lập hội, luật hội, Hiến pháp
Luật sư Lã Khánh Tùng, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

TS Nguyễn Đức Thành: Nhân nói về Hiệp hội Lương thực, vấn đề đặt ra ở đây là những hiệp hội đó được hình thành trên cơ sở nào: tự nguyện hay có sự dàn xếp, áp đặt từ các cơ quan chủ quản? Nhân sự hay thành viên có phản ánh đúng tính chất của hội không? Hay quá trình ra quyết định có đúng là nghị quyết chung của những thành viên thực sự? Chỉ khi đó, hội mới có tính đại diện thực chất.

Nếu hai bước đó đã không đạt được ngay từ đầu thì thông tin mà hiệp hội đó mang lại không phản ánh đúng cái được giả định là hội đang đại diện. Thông tin đã không chính xác rồi thì giá trị của nó không còn nhiều nữa.

Như vậy, ngay từ một hội nhỏ như hội chơi xe máy chẳng hạn, thì chính hội ấy phải quyết định hội ấy làm cái gì. Nôm na như năm nay đi du lịch ở đâu, sưu tập loại xe máy gì, đó là việc của người ta.

Còn nếu việc quyết định năm nay sưu tập xe gì hay đưa hình ảnh xe nào lên lại do một người bên ngoài quyết định thì hội đó không còn ý nghĩa nữa. Đầu tiên là các thành viên sẽ rời bỏ. Chỉ còn lại những thành viên chấp nhận trò chơi đó nhưng nó không còn ý nghĩa đúng là người đại diện.

Phải nói rằng các hiệp hội khác của chúng ta đều chưa phản ánh được hoàn toàn tính đại diện trong việc hình thành thành viên, đồng thời quá trình ra quyết định của các thành viên chưa phản ánh hết nguyện vọng của họ.

LS Lã Khánh Tùng:Độc lập có nhiều khía cạnh, trong đó độc lập về mặt tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Ở VN do nền kinh tế còn ở mức thấp nên việc huy động tài chính cho các tổ chức phi chính phủ, các hội đoàn độc lập gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến một thực trạng là rất nhiều hội đoàn muốn nhà nước dành thêm ngân sách, thêm ưu tiên cho mình.

Tôi quan sát thấy trong nhiều diễn đàn thảo luận về luật hội, không ít tổ chức đứng lên đòi hỏi điều này, thậm chí có một hội còn đặt vấn đề tại sao các hội khác lập cơ quan đảng, đoàn trong hội được mà chỗ chúng tôi lập cơ quan đảng trong hội khó khăn đến thế.

TS Nguyễn Đức Thành:Thực ra đây là vấn đề thay đổi tư duy. Chúng ta vẫn còn coi hội như một bóng mờ, một cánh tay nối dài của cơ quan quản lý nhà nước.

Để hội độc lập thực sự thì nó phải độc lập về tài chính, tức là tài chính được đóng góp từ các thành viên hoặc các thành viên tự đi tìm các nguồn tài trợ trên cơ sở thuyết phục người khác tài trợ cho mình, chứ không phải từ ngân sách nhà nước.

Ngân sách là nguồn đến từ thuế của người dân và theo một nghĩa nào đó tất cả mọi người đều phải đóng cho hoạt động của hội đó dù cho không lớn. Vì sao tất cả người dân phải đóng tiền cho hội này mà không phải cho hội khác? Ai quyết định hội này được nhận nhiều hơn, hội kia ít hơn? Nếu tất cả cùng nhận thì hội có khác gì cơ quan nhà nước?

Khi các thành viên không đóng tiền hay hội không huy động được tài trợ, tức là nó không có giá trị nữa. Như thế thì nó nên giải tán, tương tự như một DN thua lỗ thì nên phá sản. Đấy là cách thức phát triển rất tự nhiên. Không thể nào để những hội tồn tại hàng chục năm không hiệu qủa mà nhà nước vẫn cung cấp tiền cho họ. Khi nhà nước đã cấp tiền thì chúng ta không thể biết họ có đáng tồn tại hay không bởi không còn sự tự nguyện nữa.

Các hội hoạt động cũng tương tự như vậy thôi chứ không thể nào để những hội hoạt động hàng chục năm tồn tại như vậy, nhà nước vẫn cung cấp tiền cho họ. Khi nhà nước vẫn bao cấp cho hội thì chúng ta không biết là liệu họ có đáng tồn tại hay không, có còn giá trị với xã hội hay không.

tự do lập hội, luật hội, Hiến pháp

Sự tiến hoá của tư duy

Việt Lâm:Nhận thức luôn là một quá trình. Nói gì thì nói, nếu chúng ta quan sát đều có thể thấy rằng từ chỗ còn e ngại thì gần đây ngày càng có nhiều người, trong đó có các nhà quản lý, hoạch định chính sách đề cập đến sự cần thiết phải thực thi quyền tự do lập hội như đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013. Liệu đây có phải là bước chuyển thực sự về tư duy?

LS Lã Khánh Tùng:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những chuyển biến tích cực này. Dường như rõ nét nhất là do tiến trình hội nhập quốc tế của VN. Gần đây, VN đã gia nhập thêm nhiều công ước quốc tế về quyền con người, tham gia nhiều diễn đàn của LHQ, trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền của LHQ…

Nói chung, các vấn đề về các quyền cụ thể được quan tâm nhiều hơn. Những khái niệm về tự do, những chuẩn mực quốc tế, những giá trị phổ quát được thảo luận nhiều hơn. Tuy nhiên, để tinh thần đó thực sự đi được vào những dự thảo cụ thể thì vẫn phải đợi thêm thời gian. Bởi lẽ, nhà nước bao gồm nhiều cơ quan quản lí khác nhau và chưa hẳn đã thực sự thống nhất với nhau về quan điểm. Có những bộ có vẻ khá cởi mở, như Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp. Dường như họ tiếp xúc nhiều với chuẩn mực quốc tế nên trong tiến trình soạn thảo các dự thảo luật cụ thể thì họ thường cởi mở hơn và thậm chí tiếp xúc, lắng nghe công chúng nhiều hơn.

TS Nguyễn Đức Thành: Tôi cũng thừa nhận như vậy, rõ ràng là có những tiếng nói cởi mở hơn so với trước đây. Trước đây nói về hội, tự do hội gần như là sự cấm kỵ. Giờ đây có nhiều người đã nói lên. Dù chưa nhiều, nhưng rõ ràng đó là một sự chuyển biến.

Chúng ta cũng phải hiểu rằng đây là một quá trình mang tính lịch sử. Sự thay đổi tư duy của con người cũng mang tính lịch sử, tức là đòi hỏi phải có thời gian. Tất cả những tiến triển trong thảo luận về hội của chúng ta hiện nay cũng giống hệt bối cảnh cách đây 20 -25 năm khi chúng ta thảo luận về luật doanh nghiệp.

Cách đây 30 năm chúng ta không có không gian cho doanh nghiệp tư nhân, cho kinh tế thị trường. Nói về doanh nghiệp tư nhân là điều gì cấm kỵ, khủng khiếp, lại càng không thể tưởng tượng nổi doanh nghiệp tư nhân có thể đem ra so sánh hay cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước cũng không buồn bàn những chuyện lặt vặt như vậy.

Nhưng rõ ràng là quá trình tiến bộ của xã hội đòi hỏi phải có một khu vực tư nhân năng động, linh hoạt và hiệu quả. Mục đích của nó là tạo ra của cải sản xuất tốt hơn doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại cho đến thời điểm đó. Lúc đó, chúng ta thấy luật về doanh nghiệp tư nhân rất e dè xuất hiện và tách riêng ra với luật doanh nghiệp nhà nước, tức là họ không muốn chung, coi như đây là một phần bên lề. Nhưng về sau kết hợp lại thành luật doanh nghiệp nói chung của cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, trong đó khu vực tư nhân là chính, khu vực nhà nước chỉ là phần phụ trong nội dung luật.

Tôi tin rằng tư duy về hội cũng sẽ tiến hóa như vậy. Bây giờ chúng ta còn đang e dè, e ngại nhưng đó chỉ là thời kì lịch sử. Bởi vai trò của các hội, hiệp hội bây giờ cũng khác gì so với vai trò của các doanh nghiệp trong việc sản xuất ra của cải vật chất. Ở bên này, các hội là những đơn vị phản ánh tinh thần thời đại, nhu cầu của người dân, xây dựng nên văn hóa dân chủ mà khu vực doanh nghiệp không thể giải quyết được, khu vực nhà nước không giải quyết được hoặc giải quyết không hiệu quả, với chi phí tốn kém. Nhưng một khi xã hội có nhu cầu thực sự thì nó sẽ lớn lên.

tự do lập hội, luật hội, Hiến pháp

Ngày hôm nay, chúng ta cũng đang e dè khi bàn về luật hội y như các cụ ngày xưa e ngại khi bàn về doanh nghiệp tư nhân: không có nó thì sao, nó có thay đổi toàn bộ xã hội này không, có chệch hướng hay không? Nhưng rõ ràng doanh nghiệp tư nhân đã tồn tại và thậm chí trở thành nền tảng của nền sản xuất VN hiện nay.

Điều này chúng ta có thể chứng kiến theo thời gian. Dần dần những hội chính thức sẽ phải thay đổi về mặt chính sách, nhân sự. Họ không muốn các tổ chức phi chính phủ ngang hàng với họ, họ muốn một luật riêng, các điều khoản riêng. Nhưng cũng như luật doanh nghiệp khi xưa, sớm muộn sẽ hội tụ lại với nhau. Và trong tương lai các nội dung để điều chỉnh hiệp hội tự do mang tính dân sự sẽ chiếm chi phối. Tất nhiên những hiệp hội mang tính tự do, độc lập cao đó ở trong xã hội hiện đại như vậy thì phải tuân thủ luật pháp một cách chặt chẽ.

Posted in Biểu Tình và Lập Hội, Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Viễn Tượng Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới

Posted by hoangtran204 trên 22/09/2015

Viễn Tượng Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm.

E-mailPrint

                              

Phải chăng thế giới ,1 lần nữa lại đứng trước viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, mà hậu quả của nó vẫn còn và vẫn chưa phai mờ trong ký ức người dân, thì một số những biến cố kinh tế quan trọng đến từ Trung Cộng, rồi ảnh hưởng tới thế giới, làm cho 1 số người bi quan nghĩ rằng thế giới lại đứng trước viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện.

Một số người khác lạc quan, cho rằng những hậu quả của kinh tế Trung Cộng không đủ sức mạnh để lay chuyển kinh tế thế giới .

Chúng ta hãy bình tâm suy xét vấn đề để đưa ra những kết luận hợp tình hợp lý hơ

I)   Quan điểm của những người bi quan:

Những người này cho rằng , dù muốn hay không Trung Cộng vẫn là cường quốc kinh tế đứng nhì trên thế giới  với tổng sản lượng là 11.212 tỉ đôla, chỉ sau Hoa Kỳ là 18.125 tỉ đôla ( theo bản tường trình của FMI tháng 8/2015) nền kinh tế thứ nhì này trước kia tăng trưởng ở mức độ 2 con số (12 hay13%), nay chỉ còn tăng trưởng ở mức độ 1 con số ( 6.8%).

Sự suy trầm của kinh tế TC tất nhiên có những hậu quả đến kinh tế thế giới nhất là đối với những nước nhỏ .

Từ ngày Trung Cộng nổ bong bóng địa ốc vào năm 2014 , làm cho ngành địa ốc TC gần như phá sản . Ngành địa ốc và ngành xuất cảng là 2 yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế Trng Cộng phát triển. Cho tới nay nước này đứng hàng đầu thế giới về nhập cảng những vật liệu xây cất, như đồng ,chì, thép, sắt, quặng v.v chiếm từ 20 tới 40% số lượng trên thế giới, phần lớn đến từ những nước Úc, Phi Châu hay Nam Mỹ .

Riêng về ngành xuất cảng thì 3 tháng vừa qua 5,6,7 năm 2015 so với cùng 3 tháng năm 2014, xuất cảng TC đã giảm 8,3%, nặng nề nhất là nước Nhật Bản 13% , thứ nhì là đối với Âu Châu 12%, sau mới tới HK 1.8% .

Thị trường chứng khoán , sau khi bị nổ bong bóng về địa ốc, để che mắt dân và che mắt quốc tế , một phần chính phủ bơm tiền vào những hãng bề ngoài là tư doanh , nhưng thực sự là quốc doanh , 1 phần khác, qua bộ máy tuyên truyền, khuyến khích dân mua cổ phiếu ,và lập ra những cơ quan tài chính giúp đỡ dân vay tiền và thế chấp 1 cách dễ dàng, để mua cổ phiếu. Chính vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán TC ở 2 thị trường chính là ở Thẩm Quyến và Thượng Hải, từ năm 2014 tới giữa tháng 6 năm 2015, đã tăng 150%.Tuy nhiên vì có tính cách giả tạo, do bàn tay nhà nước đứng đằng sau, thị trường này đã không đứng vững và đã tụt xuống 30%, vào cuối tháng 6, có lúc mất tới 3,500 tỉ đôla, tương đương với tổng sản lượng của nước Đức , một nước kinh tế đứng thứ 4 trên thế giới.

Gần đây nữa, TC lại phá giá đồng nhân dân tệ liên tiếp trong 3 ngày 11/12/13 tháng 8 ,với tỉ số 4,6%.

Từ những sự kiện kinh tế trên những người bi quan cho rằng đó là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lại.

Nguyên do thứ 2 là sự xụt giá dầu hỏa. Trong khuôn khổ bài này ,chúng ta không thể đi vào chi tiết,nhưng đại thể, thì giá dầu hỏa đã đi từ 120 tới 130  /1 thùng, xuống còn 60/50/40 đôla 1 thùng. Ở đây chúng ta không nói đến những nguyên nhân chính trị quân sự, mà chúng ta chỉ nói đến nguyên do kinh tế, đó là số cung nhiều hơn số cầu .Theo dự đoán của cơ quan năng lượng quốc tế AIE, thì vào năm 2015 số cung là 98,6 triệu thùng 1 ngày, trong khi đó số cầu chỉ là 93.3 triệu thùng 1 ngày ,thặng dư là 5.3 triệu thùng ,vào năm 2016 số cung là 99.7, số cầu là 94.5thặng dư là 5.2 triệu thùng 1 ngày và cứ như thế cho mãi tới năm 2020 số cũng sẽ là 103.2 triệu thùng 1 ngày số cầu là 99.1 triệu thùng, thặng dư là 4.1 triệu thùng 1 ngày .

Với giá dầu hỏa bị xuống giá hơn hay gần ½ như vậy, thì tổng sản lượng của những quốc gia sống vì xuất cảng dầu hỏa như Nga Sô và những nước Trung Đông cùng 1 số những nước Nam Mỹ như Soudan ,Nigeria ,Algeria, Venezuala …, tất nhiên tổng sản lượng của những nước này cũng sẽ giảm rất mạnh, và từ đó liên quan đến khả năng mua bán trên thị trường quốc tế .

Đó là lý do thứ 2 khiến những người bi quan cho rằng viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang lên cao.

Nguyên do thứ 3 đến ngay từ những nước Tây Phương trong đó có khối Âu Châu và ngay cả Hoa Kỳ .

Theo bản tiên đoán của Qũy tiền tệ Thế giới vào tháng tư năm 2015 ( IMF World Economic Outlook (WEO), April 2015) được báo cáo trong tháng 8/2015, thì khối Âu Châu, mà 2 nước chính là Đức và Pháp, Đức với tổng sản lượng là 3413,5 tỉ $ so với 2 năm trước thì tổng sản lượng của Đức đã sút giảm, vào năm 2013 tổng sản lượng của Đức là 3731,4 tỉ $ , năm 2014 là 3859,5 tỉ $ . Nước Pháp cũng vậy , năm 2013 là 2807,3 $ ,năm 2014 là 2846,9 tỉ $,nhưng vào năm 2015 chỉ còn là 2469,5 tỉ $.

Kinh tế Đức đã vững mạnh trở lại, tỉ số thất nghiệp chỉ còn là 6%, gần như bao nhiêu chục năm nay cán cân ngoại thương của Đức luôn luôn thặng dư, trung bình mỗi năm khoảng 200 tỉ $, trong khi đó thì kinh tế nước Pháp bị suy trầm từ lâu ,cán cân ngoại thương thường bị thất thâu, nạn thấp nghiệp lên tới 10% riêng đối với giới trẻ dưới 25 tuổi thì tỉ số thất nghiệp lên tới 20%.

Đó là 1 nguyên do nữa khiến cho người ta bi quan về tương lai kinh tế thế giới .

Riêng đối với Hoa Kỳ, người ta phải công nhận rằng sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế nước này đã phục hồi, với tỉ số thất nghiệp là 5,5%, ngành địa ốc và ngành xe hơi đã hoạt động trở lại .Thêm vào đó, HK với phương pháp khai thác dầu khí đá phiến (Fracking) đã trở thành quốc gia sản xuất dầu hỏa đứng đầu thế giới, với khoảng 12 triệu thùng 1 ngày. Tuy nhiên kinh tế Hoa Kỳ chưa hoàn toàn vững mạnh, chỉ có thể nói là kinh tế HK, sau khi bị khủng hoảng thì hiện nay đang trong tình trạng phục hồi chứ chưa khỏe hẳn, và nếu không khéo thì rất có thể suy thoái trở lại.

Thật vậy, với con số chỉ dấu thất nghiệp tốt là 5,5%, nhưng thị trường lao động của HK chỉ nghiêng về những ngành nghề tạm bợ và bán thời (part time), sức sản xuất kém, trong khi đó kinh tế HK là nước có nền  kinh tế ở mức độ kỹ thuật cao , thì số thất nghiệp của  ngành  này vẫn không thuyên giảm.

Thêm vào đó cán cân ngoại thương của HK gần như bị thất thâu mỗi năm gần tới 1.000 tỉ $, riêng đối với Á Châu năm 2015 vừa qua HK xuất cảng sang Á Châu là 500 tỉ $, nhưng nhập cảng 1,000 tỉ $, thất thâu là 500 tỉ $; đối với Âu Châu, HK xuất cảng là hơn 300 tỉ $, nhưng nhập cảng hơn 400 tỉ $ , thất thâu là 100 tỉ $ ;cũng vậy đối với 2 nước gần nhất của HK là Canada và Mexico, HK xuất cảng sang 2 nước này là hơn 500 tỉ $,nhưng nhập cảng là hơn 600 tỉ $, ngay đối với những nước Phi Châu nhỏ bé, HK nhập cảng là 67 tỉ, trong khi đó xuất cảng sang Phi Châu là 33 tỉ $, thất thâu vào là 34 tỉ $.

Đó cũng là 1 nguyên nhân nữa làm cho những người bi quan cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai sẽ xẩy ra .

  II)  Quan điểm của những người lạc quan:

Những người lạc quan cho rằng kinh tế các nước Tây Phương là kinh tế tự do , tư nhân, theo luật cung và cầu ,có thể tự sửa sai, vì vậy để dẫn đến 1 cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng năm 2008 và cuộc khủng hoảng 1929 /1930, thì không phải dễ .

Các nước Tây Phương đã ý thức rằng sở dĩ có cuộc khủng hoảng 2008, tất nhiên có nhiều nguyên do, tuy nhiên 1 trong những nguyên do chính, đó là các chính phủ và các dân tộc tiêu xài quá sức của mình .Ngày hôm nay, bắt đầu bằng HK, chính phủ nước này đã tìm cách giảm ngân sách quốc gia, bắt đầu bằng ngân sách quốc phòng, đi từ 777 tỉ $ trước kia, nay chỉ còn 577 tỉ $. Đồng thời chính phủ cũng ra những luật lệ để hạn chế những sự vay mượn của người dân, để không bị lâm vào cảnh vay rồi không có tiền trả .

Một cách tổng quát đó là những phương pháp chính để sửa chữa cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 .Tuy nhiên người ta cũng khôg quên chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương, nhằm vực dậy kinh tế. Theo như trong phần trên thì Kinh tế HK có thể nói là đang trong tình trạng phục hồi chứ chưa khỏe hẳn, và nếu không khéo thì rất có thể suy thoái trở lại. Theo thông báo của bộ thương mại Hoa kỳ thì tổng sản lượng HK vào tháng 4-6/2015 đã tăng 3,7% thay vì dự đoán là 2,3%. Đồng thời đầu tư cũng tăng 3,2%, xuất cảng tăng 5,2%, nhập cảng tăng 2,8% so với cùng thời gian năm 2014 ( ARD 27.08.15 ).

Riêng đối với Âu Châu, bắt chước HK , Âu Châu cũng tìm cách giảm ngân sách nhà nước , chính phủ không được quyền chi tiêu quá 3% ngân sách đã quyết định, luật lệ này đã từ từ được các nước Âu châu áp dụng, và đã thành công .Riêng nước Đức trong tương lai vấn đề 3% không còn nữa vì ngân sách nước Đức đã thặng dư 0,3 % vào năm 2014 và trong 6 tháng đầu năm 2015 ngân sách nước Đức cũng đã thặng dư được 21,1 tỉ Euro. Về nước Pháp chỉ tiêu 3% sẽ đạt được vào năm 2016 hay 2017.

Nói 1 cách tổng quát, qua dự đoán cuả Bản công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế như trên đã nói, thì kinh tế Âu Châu sẽ  khựng lại vào năm 2015, nhưng trên thực tế kinh tế Đức, Pháp, Anh và  các quốc gia khác vẫn phát triển. Theo thống kê mới nhất của Statista, cổng thông tin trực tuyến của Đức, tổng hợp trên nhiều nguồn thì kinh tế Đức sẽ tăng 1,1% vào năm 2015, Pháp tăng 0,7%, Anh tăng 2,7%; và nhất là các nước Đông Âu tỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt được con số trên 2%, đưa toàn Âu châu tăng trưởng với tỉ số 1,5% ( Das Statistik-PortalStatistiken und Studien aus über 18.000 Quellen/

http://de.statista.com/statistik/daten/studie/159507/umfrage/prognose-zur-entwicklung-des-bip-in-den-laendern-der-eurozone/ ).

Với những con số trên, thì người ta có thể nói kinh tế Ấu Châu đã từ từ phục hồi.

Bởi lẽ đó, quan niệm của những người bi quan, chỉ dựa vào sự suy trầm của kinh tế TC, mà suy đoán ra rằng sẽ có 1 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai , điều này là hơi quá đáng .

Tuy nhiên 1 câu hỏi được đặt ra, đó là với sự suy trầm này, liệu kinh tế TC có xụp đổ hay không ?

Nhìn vào quá khứ để rút tỉa kinh nghiệm.

Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm thí dụ:

Trong thời kỳ cuối thập niên 80 và giữa thập niên 90 , kinh tế Nhật bản cũng phát triển rất mạnh với 2 con số, làm cho nhiều người tiên đoán rằng Nhật Bản sẽ giành ngôi vị kinh tế hàng đầu trên thế giới với HK .Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan năm 1997, rồi lây sang Mã Lai , Nhật Bản làm cho kinh tế Nhật suy trầm cho tới hôm nay: bằng cớ đó là vào năm 2013 kinh tế Nhật tăng trưởng với con số 1.6% , nhưng vào năm 2014 lại tụt xuống với con số là -0.1% , nhưng với năm 2015 thì lại lên với con số 1.0% .Từ năm 1997 đến nay người ta không nói đến việc Nhật Bản tranh giành ngôi bá chủ kinh tế với HK .  (Thật ra kinh tế Nhật bị suy thoái kể từ 1990 cho đến 2013 do sự gia tăng giá của bất động sản ở Nhật trong thập niên 1980s và tình trạng đóng băng của bất động sản kéo dài 2 thập niên…- Trần Hoàng)

Trở về với TC thì kinh tế TC cũng đang suy trầm từ mức độ tăng trưởng với 2 con số, xuống còn 1 con số như tăng trưởng vào năm 2015 theo bản tường trình của Quỹ tiền tệ quốc tế vừa qua là 6,8% và trong tương lai theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế thì chỉ còn là 5 hay 4 hoặc 3% mà thôi.

Từ đó người ta cũng có thể đưa đến kết luận rằng để tranh giành ngôi bá chủ kinh tế với HK, cũng là 1 việc làm rất khó khăn, đối với Trung cộng, chứ không dễ dàng như 1 số người lầm tưởng.

Trở về viễn tượng một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và toàn cầu sau cuộc khủng hoảng 2008, chỉ dựa vào sự suy trầm của kinh tế Trung cộng, hay vào sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào những ngày 20, 21 hay 24 vừa qua, ngay cả thị trường New York cũng tụt giá, những dữ kiện này chỉ mới là những nguyên do tất yếu, chưa có nguyên do đủ để cho rằng nó nhất định xẩy ra như thế nào? . Nhưng đây lại là thời điểm mà Trung cộng muốn tự cứu, phải định lại vị thế của chính mình, từ bỏ mộng bành trướng và những giấc mơ viễn vông.

 

                                                                Paris ngày 28/08/2015

                                                          Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam

Posted in Kinh Te | Leave a Comment »

►Đất nước của những đường cong (Đỗ Trường)

Posted by hoangtran204 trên 22/09/2015

     

Đỗ Trường

Tác giả gửi tới Dân Luận

18-9-2015

Vừa trải qua cuộc hành trình ba ngàn cây số, và hai đêm gần như thức trắng lái xe chở mấy ông bạn từ Việt Nam cỡi ngựa xem hoa, dọc mấy nước Tây Âu. Sáng nay, vẫn còn tơ lơ mơ gà gật, chợt có tiếng luận đàm từ trên kênh VTV4 làm tôi tỉnh hẳn. Một ông nhà đài dẫn kịch và ba ông tai to mặt lớn trong ngành nông nghiệp đang diễn, tụng ca công cuộc đổi mới. Từ hợp tác xã đói nghèo, Đảng, chính phủ đã sáng tạo ra khoán mười, và tư nhân hóa đồng ruộng đi đến cường thịnh, là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ ba trên thế giới…

Giời đất ạ! Có lẽ Đảng, chính phủ và mấy ông tuyên truyền coi chín mươi triệu người dân đất Việt trong và ngoài nước là con nít chăng?

Phải nói thẳng, từ đứa trẻ thò lò lỗ mũi đến các cụ sắp trở về với đất, ai cũng thừa biết, mở cửa, đổi mới sáng tạo của Đảng là trở về cái cội nguồn, cái chính sách kinh tế, qui luật đúng đắn từ ngàn năm qua của cha ông ta. Tức là Đảng đang đổi về cái quan hệ sản xuất cũ. Cái mà Đảng đã tự tay bóp chết bằng cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất, sau khi cướp được chính quyền.

Thật vậy! Đây là sự che đậy cái dốt nát, lưu manh một cách trắng trợn và bỉ ổi nhất, kể từ ngày lập quốc đến nay. Và sự lưu manh hóa truyền hình (sống bằng tiền của dân), để đánh bóng, phục vụ cho một cá nhân, hay tập đoàn là cái tận cùng của bẩn thỉu, trơ trẽn.

Không những thế, dây thần kinh mắc cỡ, xấu hổ của lãnh đạo và giới truyền thông cũng đã hoàn toàn bị đứt bỏ. Và tuy không phải ngày nói phét tháng tư, mà là ngày đàn ông tháng năm ở Đức, trong lúc nhậu nhoẹt, ông bạn giáo viên trường Đảng cao cấp đã bị tuột xích, rất chăm chỉ đọc báo trong nước còn thông báo rất hùng hồn: Sau Thái Lan, là một số nước Tây, Bắc Âu trong đó có Đức sang Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm về trật tự an toàn giao thông và phòng chống tham nhũng đấy. Các ông đã thất kinh chưa? Làm mấy ông ngồi cạnh nhao lên, hỏi tới tấp: Ông lấy thông tin ở đâu? Hay lại từ trang Webseite của công ty rác rưởi, vệ sinh (Reinigungsfima) bình bầu cho đồng chí Ba Ếch, Tư Nhái dạo năm ngoái?

– Đây là tin thứ thiệt từ trong nước, đã qua kiểm chứng, kiểm duyệt của anh Huynh (Đinh Thế Huynh), tổng biên tập của 700 tờ báo. Chắc như bắp.

Có lẽ, trong cái xã hội à uôm, lộn nhộn này, không chỉ có giới lãnh đạo, truyền thông mà dường như cả giới trí thức văn nghệ sĩ cũng mắc chứng tụng ca hão huyền này. Tuy rất yêu mến tài năng của nhà thơ quân đội Nguyễn Hữu Qúy, nhưng hôm rồi đọc lời tụng ca nhà thơ Trần Đăng Khoa của ông, làm tôi nhột hết cả người:

“TRẦN ĐĂNG KHOA GIỎI THẬT!

Năm 1969, thần đồng thi ca Việt, Trần Đăng Khoa viết bài thơ ”Kể cho bé nghe” có mấy câu sau cùng thế này:

Người em yêu thương

Là chú bộ đội

Chăm ngoan học giỏi

Là bạn thiếu nhi

Ngu xuẩn nhất nhì

Là tổng thống Mỹ…

Thời ấy, tôi còn bé, nhưng rất thuộc bài thơ này, đến bây giờ còn nhớ mồn một như thế.

Bây giờ, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã bỏ mấy câu trên và thay nó bằng những câu như sau:

Đêm ngồi đếm sao

Là ông cóc tía

Ríu ran cành khế

Là cậu chích choè

Hay múa xập xoè

Là cô chim trĩ…

GIỎI THẬT! TRẦN ĐĂNG KHOA GIỎI THẬT! THỜI NÀO CŨNG GIỎI!“

(Trần Đăng Khoa giỏi thật- Nguyễn Hữu Qúy)

Không ai có thể phủ nhận, nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay từ thuở thiếu thời cho đến nay có khá nhiều bài thơ và những câu thơ hay. Và tôi cũng là một trong những người đọc yêu mến ông. Nhưng với những câu vần vè thì, là, mà của cả hai đoạn thơ trên của Trần Đăng Khoa, quả thật chưa phải là thơ, và không có giá trị nghệ thuật gì ở đây. Những câu dạng vần vè, nặng tính nhồi sọ, tuyên truyền ngay từ tuổi ấu thơ như thế này, ta có thể nghe (bắt gặp) rât nhiều, từ những đứa trẻ trên lưng trâu thuở ấy, hay từ những ông phó cối trong giờ giải lao vui đùa.

Đã lâu rồi, tôi có đọc nhà thơ Trần Đăng Khoa viết bốc thơm nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, nói tiếng Anh nghe như người Mỹ, trong một lần cùng dắt tay nhau đến xứ sở này. Không biết đây là câu khen đểu, hay khen thật của bác Khoa. Đã du học ở Tây, chắc bác Khoa cũng thừa biết, tiếng Việt ta đơn âm, tiếng Tây âm kép do vậy, chỉ có các cháu sinh đẻ, hoặc từ nhỏ học ở Tây mới phát âm được như Tây. Còn dạng sang Cu Ba học tiếng Tây như bác Thiều, hoặc nửa nạc nửa mỡ như chúng tôi dù có sống mấy chục năm ở Tây, cũng chỉ là giọng Tây giả cày, rau muống mà thôi.

Có thể, mấy bài (vần) vè chúc mừng năm mới: “Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to…“ vì của lãnh tụ (Hồ Chủ Tịch), nên các bác bốc lên là thơ, còn là thơ tuyệt tác nữa. Rồi xúm vào tụng ca thật lực, bắt học sinh học và phân tích qua rất nhiều thế hệ…Điều này, dân chúng và người đọc còn có thể hiểu được. Chứ không rõ, các bác nhà thơ, nhà văn ở trong nước cứ lòng vòng bốc thơm nhau, nhằm mục đích quái quỷ gì?

Nhìn vào cơ cấu tổ chức chính trị, văn nghệ tuyên truyền phình ra như hiện nay, ta có thể thấy, quân đội Việt Nam quá cồng kềnh, không có sức mạnh chiến đấu, và chẳng giống ai. Bởi, chẳng có nước tân tiến nào quân đội lại đẻ ra cả một trường đại học sân khấu nghệ thuật và các đoàn ca kịch, hội nhà văn, tuyên truyền từ trên xuống từng đơn vị, cơ sở. Vì phải nuôi quá nhiều các văn nhân, nghệ sỹ, báo chí tuyên truyền ương ương dở dở, tào lao chi khươn. Và bác nào bác nấy cứ đến hẹn lại lên, nhiều sao lắm gạch, tiền dân chịu sao cho thấu. Gánh nặng này, là một trong những nguyên nhân làm cho quân đội ì ạch, yếu đuối cũng là phải.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam chưa có giới trí thức thật sự. Bởi trí thức, nghệ sỹ văn nhân ngoài kiến thức, tài năng còn phải có nhân cách, chí khí, luôn luôn đối đầu, phản biện với chính quyền, xã hội đương thời. Dù xã hội có dân chủ, tự do, đời sống xã hội cao như các nước Âu- Mỹ cũng vẫn phải cần những tri thức, chí khí ấy, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển tốt đẹp hơn nữa.

Nhưng cũng có những biện hộ, Trí thức Việt Nam đói quá buộc phải thúc thủ theo chính quyền là lẽ đương nhiên. Tôi nghĩ, không hẳn như vậy. Chúng ta có thể thấy, “đại trí thức“ như Ngô Bảo Châu không hề bị đói khát, bởi lương Giáo sư ở Mỹ của ông rất cao. Thế mà ông vẫn bị (hay được) chặn họng bằng căn nhà giá trị nhiều triệu Dollars. Do vậy, ông bị nghẹn, nên lúc nào cũng ú a ú ớ như mắc rọ, trước đời sống, xã hội khổ đau của người dân quê ông.

Tuy nhiên, ngoái nhìn lại lịch sử ta thấy, không riêng gì Ngô Bảo Châu, phục vụ (tụng ca) chế độ (nếu coi là) chính thống, để ôm chặt quyền lợi, dường như đó là đặc điểm chung của sĩ phu, trí thức Việt (?). Và chính lòng tham, cũng như nhân cách ấy đã giết dần tri thức của họ.

Sau tết vừa rồi, tôi ngồi lai rai bia rượu với nhà văn Nguyễn Hoàng Đức trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Dù yêu cầu nhà hàng đóng hết các cửa sổ, nhưng vẫn nghe tiếng cưa cây ầm ầm ngoài đường. Tôi hỏi, sao lại chặt cây đồng loạt như vậy, Nguyễn Hoàng Đức cười buồn, hết nạc vạc đến xương thôi, chúng đã đến lúc ăn quẩn rồi. Vậy là Hà Nội đã trở thành thành phố trọc đầu, dưới bàn tay của những kẻ trí thức giả, tiến sỹ đểu đang nắm quyền.

Trong cái trầm ngâm u buồn đó, chợt hiện ra trước mặt, đường tàu điện trên cao cong keo đang dở dang xây dựng, như mũi tên gẫy găm vào lòng người. Và không biết bao nhiêu những đồng tiền dơ bẩn cùng với bàn tay nham hiểm, đê tiện của ngoại bang đang luẩn quất đâu đó.

Và phía sau nơi tôi ngồi, đường Trường Chinh (Tàu Bay) đã bị bẻ cong, trở thành đường “cong mềm mại“ một mỹ từ che đậy của lũ đội lốt trí thức, sâu mọt quan tham, để nghiền nát nhiều nghìn tỉ đồng của nhân dân, đất nước. Thật vậy, nếu một đất nước, giới trí thức đã bán linh hồn cho quỷ, hay đang tự ru mình, ru người bởi những danh vọng, hoặc vật chất tầm thường, thì chế độ, xã hội đó đã đến ngày mạt vận.

Đây không phải là bài văn nghị luận, mà chỉ là những câu chuyện không đầu, không cuối lộn xộn, được ghi lại trong cuộc hành trình du ngoạn Tây Âu cùng hai ông bạn thuở hoa niên. Hai thằng này, đều là Đảng viên cấp cao, nhưng nói như đại tá Bùi Văn Bồng: “Tuy là Đảng viên, nhưng hai thằng này vẫn còn chơi được“.

Và những câu chuyện vặt này, đã được khép lại, bởi câu hỏi của tôi trước khi hai ông bạn lên máy bay trở về Việt Nam: Hai thằng mày đều là cán bộ cấp cao, sang chơi với thằng bạn đã từng bị an ninh Việt Nam trục xuất về Đức vì can tội viết văn, không sợ bị liên lụy, hay bị đấng ngồi trên cho đi tàu suốt sao?

Cả hai thằng cười khầng khậc: Yên tâm đi, đất nước đang lộn tùng phèo, không biết thằng bé sợ thằng to, hay thằng ngồi trên sợ thằng ngồi dưới. Thằng nào cũng có cái Thóp để bóp cả. Đường cong nhìn thấy, chưa hẳn là cái đáng sợ. Đường cong trong lòng người mới là cái kinh tởm hơn.

Vâng! Và đất nước tôi cứ nằm trong vòng cong kinh tởm như vậy.

Leipzig ngày 17-9-2015

Đỗ Trường

 

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Blogger Tạ Phong Tần: ‘Mỹ ép buộc CSVN phải trả tự do cho tôi’

Posted by hoangtran204 trên 22/09/2015

Người Việt

Hà Giang – Dân Huỳnh

19-9-2015

H1

WESMINSTER, Calif. (NV) – Blogger Tạ Phong Tần, chủ trang blog Công Lý và Sự Thật, đồng sáng lập viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, đến phi trường Los Angeles (LAX) tối 19 tháng Chín, 2015,  sau 4 năm bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù.

Bà Tạ Phong Tần đến Hoa Kỳ lúc 8 giờ 30 tối trên chuyến bay của hãng hàng không China Airline.

Giây phút đầu tiên đặt chân đến nước Mỹ.

Khi đến phi trường, bà Tần phát biểu rằng sẽ không ngưng con đường mà bà đeo đuổi. ‘Sau cái tang của mẹ thì tôi càng cương quyết trang đấu và bây giờ thì càng không bao giờ bỏ cuộc.’

Blogger Tạ Phong Tần bày tỏ cảm xúc: “Trước khi đến Mỹ, tôi rất hồi hộp không biết bao nhiêu năm anh em mới gặp nhau anh em đối với mình ra sao. Nhưng khi thấy nét mặt xúc động và sự quan tâm đón chào của nhiều người thì cảm thấy an tâm và biết mình đã quyết định đúng.”

“Tôi cảm thấy như là gia đình của mình. Và tôi rất là xúc động khi gặp lại những người bạn của tôi. Đôi khi vui quá mình cũng xúc động chứ. Chưa bao giờ tôi khóc, ngay cả trước mặt bọn Cộng Sản.”

Kể lại hành trình đến Mỹ.

Kể lại giây phút bị áp giải ra phi trường, bà Tần cho biết: Tôi không biết họ đưa anh Điếu Cày đi như thế nào, nhưng riêng tôi có khoảng 50 công an áp giải. Ở trong nhà tù ra đi ba xe ô tô bảy chỗ ngồi. Khi đến sân bay lại thấy lố nhố khoảng 20 công an mặc thường phục nữa. Có người nhìn như có vẻ bàng quan, không có nhiệm vụ gì, nhưng cứ lẩn quẩn ở đó. Có khoảng một chục người cầm máy quay phim quay tứ tung. Họ đưa tôi vào khu vực phía sau sân bay, chỉ có tôi và công an. Đến khi máy bay sắp cất cánh họ mới đưa tôi ra phía ngoài. Và khi lên máy bay tôi mới gặp nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ đón tôi.”

Bà Tần khẳng định mình không phải bị trục xuất: “Tôi nghĩ thân nhân tôi biết tôi đi, nhưng không phải là trục xuất, bởi vì phía Mỹ ép buộc họ phải trả tự do cho tôi. Và họ đã ra một quyết định tạm đình chỉ thi hành án tù, chứ không phải trục xuất.’

TNS Janet Nguyễn, blogger Điếu Cày, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, cùng nhiều đồng hương Việt Nam chờ đón bà Tạ Phong Tần. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

H1

* Kết quả của sự nỗ lực vận động

Blogger Điếu Cày, người từng bị cầm tù và cũng được đưa thẳng từ nhà tù đến Hoa Kỳ tháng 10 năm ngoái nói rằng: “Tin Tần được trả tự do là món quà lớn nhất cho CLBNBTD trong đúng ngày kỷ niệm sinh nhật 8 năm thành lập của Câu Lạc Bộ. Chúng tôi hết sức vui mừng! Đây cũng là kết quả của bao nỗ lực vận động của nhiều tổ chức đấu tranh khắp nơi. Đặc biệt Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã hết sức tích cực trong việc thúc đẩy đưa Tần ra khỏi nhà tù cộng sản.”

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn có mặt tại LAX đón blogger Tạ Phong Tần phát biểu: ‘ Đi đón chị Tần tôi có cảm xúc giống như lần đi đón anh Điếu Cày. Có nghĩa là vui mừng giống nhau.’

Trả lời cầu hỏi nhà cầm quyền CSVN cứ thả các tù chính trị ra ngoại quốc như Mỹ chẳng hạn thì ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam thế nào. Bà Janet Nguyễn nói: ‘Chúng ta, một mặt vui mừng vì những người trong nước ra, qua đó giúp biết rõ phương cách đấu tranh tốt hơn. Tuy nhiên chúng ta đừng quyền họ có thể bắt người này và thả người khác. Nếu có tiến triển thực sự thì phải thả hết tù chính trị và không bắt thêm một người nào nữa.’

Blogger Điếu Cày và các đồng hương mừng đón bà Tạ Phong Tần.

* Trong vòng tay bạn bè

Ngay từ buổi chiều 19 tháng Chín, đông đảo bạn bè là thành viên của CLBNBTD đã tụ họp để cùng nhau đến phi trường LAX đón Blogger Tạ Phong Tần.

Nói về tâm trạng mình, Blogger Điếu Cày bày tỏ: ‘Hơn ai hết tôi hiểu  rõ tâm trạng của Tạ Phong Tần khi ấy đến phi trường, và tôi thấy có bổn phận phải giúp đỡ và hướng dẫn cô ấy trong những bước đầu bỡ ngỡ.’

Anh Võ Thiêm, một thành viên mới của CLBNBTD, lái xe đến từ San Diego chỉ để ra phi trường đón Tạ Phong Tần cho hay: “Tôi là thành viên mới của CLBNBTD nhưng rất cảm phục sự quả cảm của những blogger như chị Tạ Phong Tần, và hôm nay rất vui sẽ gặp được chị.””

‘Hôm nay là một ngày rất vui.’ Anh Hàng Tấn Phát đến từ San Jose so sánh ‘cũng hồi họp như hôm đến đón anh Điếu Cày.’

Anh Phát nói thêm: “ Khi nhà nước CSVN phải thả những tù nhân này, thì chúng ta sẽ gần có ngày về Việt Nam.’

Blogger Uyên Vũ, thành viên CLBNBTD: 'Không có gì vui bằng chúng tôi lại được gặp nhau tại Hoa Kỳ sau 8 năm thành lập CLB Nhà Báo Tự Do. Gặp chị ấy tôi tất nhiên sẽ ôm lấy chị và nói lên lời ngưỡng mộ lẫn nỗi nhớ xa cách.'

Một đồng hương khác, anh Sĩ Lâm, đến từ San Diego, hôm nay đến chung vui trong ngày sinh nhật thứ 8 của CLBNBTD, và rất vui cũng được dịp đi đón Blogger Tạ Phong Tần đang trên đường đến đất tự do.

Còn anh Thiện Thành ‘nôn nao đón một người cùng chí hướng ra hải ngoại để tiếp tay các anh em trong việc đấu tranh cho dân chủ cho Việt Nam.’

Trên các trang mạng xã hội như facebook đã có hàng ngàn chia sẽ, bình luận về sự kiện blogger Tạ Phong Tần được trả tự do sang Mỹ.

Từ Hà Nội, facebooker Nguyễn Lân Thắng viết trên trang của mình:  ‘Mong cộng đồng người Việt hải ngoại đón nhận chị với sự trân trọng và đừng ép chị như anh Điếu Cày…!’

Blogger nhà báo Song Chi, một trong những người sát cánh cùng blogger Tạ Phong Tần hiện đang tị nạn tại Na Uy viết: ‘Thế là thêm một thành viên của CLBNBTD rời nước và gặp lại nhau trên đất Mỹ. Chúc mừng Tạ Phong Tần. Kiểu này thì “tập hai” của CLBNBTD chuyển từ Sài Gòn sang California rồi.’

Tám năm trước khi mới thành lập và sau đó một thời gian ngồi ở công viên Chi Lăng và những nơi khác của Sài Gòn bàn nhau chuyện biểu tình chống Trung Quốc chắc mọi người cũng không ngờ… 8 năm sau lại đi xa nửa vòng trái đất thế này. Hy vọng 8 năm nữa thì lại gặp lại ở Sài Gòn, một Sài Gòn khác trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn thay đổi.’

***

Blogger Tạ Phong Tần bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giam năm 2011, và bị kết án 10 năm tù vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo  điều 88 của bộ luật hình sự, được cho là mơ hồ của Việt Nam. Thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã vì uất ức thương con mà tự thiêu và qua đời cuối tháng Bảy, năm 2012.

o Tạ Phong Tần ‘đã đi Mỹ’

20.09.2015

 Blogger Tạ Phong Tần đã được nhân viên ngoại giao Mỹ đưa sang Hoa Kỳ hôm nay, 19/9, các nguồn tin trong nước cho hay, trong khi gia đình bà nói “cũng vừa mới nghe tin” và đang chờ điện thoại của bà.

Bà Tạ Minh Tú, em gái của nhà bất đồng chính kiến, cho VOA Việt Ngữ biết rằng “một nguồn tin nói là đã nhìn thấy chị Tần ở sân bay với hai nhân viên ngoại giao Mỹ”. Khi được hỏi về nguồn tin này thì bà nói là “chắc cũng đáng tin cậy”.

Bà nói thêm: “Gia đình không nhận được thông báo của Hoa Kỳ cũng như không có thông báo của nhà cầm quyền Việt Nam. Gia đình chỉ có đang chờ chị Tần điện về thì mình mới biết chính xác”.

Tuy nhiên, bà cho hay rằng gia đình đã biết ý định của bà Tần khi vào trại giam thăm bà hôm 13/9.

Bà Tú nói với VOA Việt Ngữ: “Tháng rồi tôi có đi thăm. Chị Tần có thông báo rằng sứ quán Hoa Kỳ tới trại giam gặp, yêu cầu chị Tần nên định cư ở Mỹ. Chị Tần có nói là sẽ trong vòng tuần này hoặc cuối năm nay chị sẽ đi Mỹ. Tôi đã biết trước rồi, nhưng chưa biết giờ nào, ngày nào”.

Khi được hỏi lý do nào khiến bà Tần phải ra đi, em gái của bà nói: “Chị có nhiều bệnh quá đi nên chị cần phải đi ra ngoài để chữa bệnh. Dù chị rất muốn ở lại Việt Nam, nhưng chị không thể có lựa chọn nào hơn là định cư ở Mỹ. Chị có muốn ở Việt Nam cũng không có được vì nhà cầm quyền không cho chị ở vì họ chống đối họ”.

Lặng lẽ ra đi

Cả phía Việt Nam cũng như Mỹ hiện chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào về sự ra đi của bà Tần.

Bà Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Bà cũng là một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cùng với blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) năm 2007.

Nếu thông tin về việc đi Mỹ của bà Tần được xác nhận, thì tình huống ra đi lặng lẽ của bà cũng giống như ông Hải.

Hồi tháng 10 năm 2014, nhà bất đồng chính kiến nay định cư ở tiểu bang California, Mỹ, đã được đưa thẳng từ trại giam tới phi trường để bay đi Hoa Kỳ cùng với nhân viên ngoại giao của nước này.

Khi ấy, blogger Điếu Cày chỉ mặc một chiếc áo cộc tay và đi đôi dép tổ ong.

Hồi đầu năm nay, blogger này cho biết đã khôi phục lại Câu lạc bộ Nhà báo tự do ở Mỹ với mục đích thúc đẩy quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, cũng như hỗ trợ các blogger khác ở Việt Nam.

Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội bóp nghẹt ý kiến của người dân cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.

____

Video clip đón blogger Tạ Phong Tần tại sân bay Los Angeles:

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Dân Chủ và Nhân Quyền, Tự Do ngôn Luận | Leave a Comment »

►Blogger Tạ Phong Tần đến Mỹ

Posted by hoangtran204 trên 21/09/2015

RFA

Ngọc Lan, thông tín viên RFA, California

20-9-2015

Vào khoảng 9 giờ địa phương ngày 19 tháng 9, 2015 nữ tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần đã đến phi trường Los Angeles. (từ trái Blogger Điếu cầy, bà Tạ Phong Tần và nữ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn)

Phóng viên Ngọc Lan đang có mặt tại phi trường Los Angeles cùng với đông đảo các thành viên trong Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, các cơ quan truyền thông báo chí, cũng như các vị dân cử, có cả Thượng Nghị Sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn để chờ đón blogger Tạ Phong Tần, chủ nhân trang blog Sự Thật&Công Lý được đưa thẳng từ nhà tù Việt Nam sang định cư tại Mỹ.

Ngọc Lan: Cách đây một năm, anh Điều Cày cũng là người được đưa thẳng từ nhà tù Việt Nam sang đây. Bây giờ, một năm sau, trở lại đây để chuẩn bị đón Tạ Phong Tần, thì cảm nghĩ của anh là gì?

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải: Cảm nghĩ của tôi là có hai cảm xúc cùng một lúc. Thứ nhất là cảm xúc tôi là người đi đón Tạ Phong Tần, nôn nóng được gặp lại Tạ Phong Tần. Cảm xúc thứ hai là người cũng từng xuống sân bay, cũng từng được đón tiếp ở đây, tôi cảm thông được những điều mà Tần sẽ trải qua vào thời điểm ban đầu bước chân xuống sân bay. Vì vậy, tôi muốn khi tôi gặp Tần, chúng tôi có thể chia sẻ với nhau một số vấn đề trước khi quý vị có thể gặp Tần ở sân bay này. Những gì tôi chia sẻ cũng là cách làm sao tốt nhất cho Tần gặp gỡ được đồng hương ở hải ngoại một cách hoàn hảo nhất như chúng tôi mong muốn.

Ngọc Lan: Năm ngoái, cũng ở khoảng thời gian này, cô Janet trong cương vị là một Giám Sát Viên đã có mặt tại đây để đón blogger Điếu Cày. Năm nay, trong cương vị là một thượng nghị sĩ California, cũng đến đây để đón một tù nhân lương tâm được trả tự do từ Việt Nam đưa sang đây, vậy suy nghĩ của TNS Janet là gì?

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn: thưa quý vị và quý đồng hương, hôm nay tôi rất vui mừng, giống như hồi năm ngoái, vì mỗi người được CSVN đưa sang Mỹ, đất nước tự do, đã nói lên sự đoàn kết, nói lên tiếng nói của chúng ta đoàn kết chung nhau, kêu CSVN phải có tự do dân chủ ở Việt Nam rất là mạnh. Thưa quý vị, hôm nay đừng nghĩ là mình đã thắng lớn, nhưng với mỗi chiến thắng nhỏ này thì mong rằng một ngày nào đó mình sẽ tới Việt Nam là một nước tự do và dân chủ. Chúng tôi cũng xin cám ơn quý đồng hương, quý dân cử và quý vị đã lên tiếng nói để giúp cho những người ở Việt Nam được qua đây như Điếu Cày và bà Tạ Phong Tần tới đây hôm nay. Mình muốn tiếp tục sự đoàn kết đó để bắt buộc CSVN phải trả lại tự do, dân chủ cho nước Việt Nam của chúng ta.

Ngọc Lan: Cũng là người có hoàn cảnh được đưa từ Việt Nam sang đây, thì hôm nay có mặt tại đây để đón Tạ Phong Tần thì suy nghĩ của anh Uyên Vũ là gì?

Blogger Uyên Vũ: Hôm nay quả thực là một niềm vui bất ngờ vì hôm nay cũng là kỷ niệm 8 năm ngày thành lập CLB Nhà Báo Tự Do của chúng tôi và một người chị em của chúng tôi đang thụ án hết sức khổ nhọc ở trong một nhà lao nổi tiếng khắc nghiệt ở Thanh Hóa. Khi nghe tin cô Tạ Phong Tần được trả tự do và đang trên đường đến Hoa Kỳ, tôi cảm thấy hết sức xúc động vì bao nhiêu kỷ niệm của ngày tháng chúng tôi cùng hoạt động với nhau trong CLB trở về, đó là những ngày tháng hết sức khắc nghiệt, hết sức gian lao. Nhưng đó cũng là thời gian đáng tự hào của riêng chúng tôi.

Ngọc Lan: Đây là Ngọc Lan của đài RFA, ngay lúc này xin chị Tạ Phong Tần cho biết cảm xúc của chị là gì?

Blogger Tạ Phong Tần: Tôi rất là vui khi tôi đã đến được xứ sở của tự do báo chí, tự do ngôn luận ở một nơi mà chúng tôi không bị cấm đoán việc tự do phát biểu chính kiến của mình. Tôi nghĩ là sau khi ổn định thì tôi sẽ bắt tay vào làm việc ngay.

Tôi không biết chính xác là tôi sẽ được đi Hoa Kỳ vào thời điểm nào, nhưng tôi biết chắc chắn là mọi người sẽ không để tôi ở trong tù lâu.

Tôi có lời nhắn gửi đến những người đấu tranh trong nước là phải kiên trì, bền chí và không bao giờ khuất phục đối với cường quyền bạo lực, phải tin tưởng vào tương lai, tin tưởng vào ngày mai và tin tưởng vào anh em của mình ở bên ngoài.

Việc tôi đi ngày giờ nào được phía công an giữ bí mật hết sức và tôi không được biết trước.

Ngọc Lan: Đến giờ phút này chị đã liên lạc được với gia đình chưa?

Blogger Tạ Phong Tần: Vẫn chưa, tôi vừa mới xuống đến đây thôi.

Ngọc Lan: Thưa chị Tần, khi được gặp lại anh Điếu Cày là một người đồng chí, một người bạn, người anh của chị ngay tại Mỹ, chị cảm thấy như thế nào? Chị có nghĩ đến ngày hôm nay hay không?

Blogger Tạ Phong Tần: Tôi rất vui mừng. Tôi đã nghĩ đến ngày hôm nay khi tôi vừa tham dự xong phiên tòa xét xử, tôi biết tin Đại Sứ Quán Hoa Kỳ, Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, Đại Sứ Quán của Liên Minh Châu Âu cùng tất cả các tổ chức phi chính phủ, cũng như Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo và Phóng Viên Không Biên Giới đều ra thông cáo phản đối bản án vô lý đó để ủng hộ chúng tôi thì tôi biết trong thời gian tới sẽ có ngày này.

Ngọc Lan: Xin cám ơn chị.

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »