Trần Hoàng Blog

►Dương Chí Dũng và những triệu đô la

Posted by hoangtran204 trên 28/04/2014

Trần Hoàng:

Trích: “Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

Phóng viên đài BBC Nguyễn Hùng ghi lại lời khai từ băng ghi hình (phiên tòa Dương Chí Dũng là nhân chứng). Ai cũng nghe rõ là tên anh TIỆP được nhắc lại nhiều lần, nhưng Trung tướng Hoàng Kông Tư và Bộ công an cứ thích gọi là anh TIỆC.

Rõ ràng anh Tiệp rất thân cận với anh Trần Đại Quang, bộ trưởng công an.  Lẻ ra, Tòa án cần phải kêu anh Tiệp và anh Quang ra đối chất làm sáng tỏ chuyện 1,5 triệu đô la. Nhưng tòa án đã làm ngơ về các nhân chứng này. Viện kiểm sát cũng không buồn xét tới lời khai nạy. 

Mấy tháng qua, không ai ngó ngàng thắc mắc và hỏi han gì tới anh Tiệp. Bỗng dưng  phóng viên BBC Nguyễn Hùng, rất sắc bén, đã viết  rằng: có 2 khoảng tiền, 1,6 triệu đô la và 1,5 triệu đô la, nhưng tại sao tòa án loanh quanh tìm hiểu và kết tội các nghi can về vụ tham nhũng 1,6 triệu đô la, thế còn 1,5 triệu đô la thì tại sao tòa án, bộ công an LƠ LÀ không nhắc nhở gì tới? Phóng viên Nguyễn Hùng tin rằng “đồng tiền bình đẳng”, cần điều tra vụ 1,5 triệu đô la. 

TT Hoàng Kông Tư của Bộ Công an sôi máu lên và cho rằng phóng viên BBC cố ý vu khống, viết tên TIỆC thành TIỆP, để ngầm nhắc tới  Thiếu tướng Trần Quang Tiệp.  Ông ta đã truy tố anh Hùng ra tòa. Công an điều tra và biết PV Nguyễn Hùng đang ở Anh. Công an  đòi nước Anh dẫn độ anh Nguyễn Hùng về VN để hầu tòa. (Vậy là anh Nguyễn Hùng sẽ có án, sẽ không được về VN…)

Đài BBC bình chân như vại không tỏ ra nao núng, hôm sau 25-4-2014, BBC đã cập nhật  và đăng thêm link của bài báo  phỏng vấn ông TT Huỳnh Kông Tư về chuyện Tiệc và Tiệp.  và đòi truy tố phóng viên BBC ra tòa về tội vu khống. 

Nhưng sau khi đọc bài báo ấy, độc giả vui sướng nhận ra rằng: Trung tướng CA Hoàng Kông Tư  đã công khai và gián tiếp xác nhận giúp hàng triệu người VN biết thêm: anh  Tiệp là Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trợ lý của Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang chính là người mà ông Dương Chí Dũng nhắc tên trong phiên tòa.  Mặc dù chức vụ anh rất quan trọng, nhưng tên của anh  Tiệp không có trên website của Bộ Công An, trong khi hơn 169 tướng lãnh công an  có tên trong website đó.  

Đếm xem có bao nhiêu tướng công an mà phát hoảng. Ngoài việc có hơn 169 tướng làm ở bộ công an, đứng đầu mỗi tỉnh có 1 tướng công an; và đứng đâù mỗi thành phố lớn có từ 3-4 tướng công an. Hóa ra cả nước VN có gần 300 tướng công an đang tại chức. (Nhà nươc trả lương cho hơn 22 triệu công chức năm 2013); nước có 87 triệu dân mà có đến 22 triệu công chức

(Thảo nào mà trong website Bộ CA có tới 15 trường đại học, cao đẳng, học viện, trường trung cấp CS, và 3 trường bổ túc văn hóa, đào tạo công an từ lúc 14, 15 tuổi. Có trường trung cấp công an có 2000 người học mỗi khóa!)

Nhờ sự phân tích băng ghi hình của phóng viên Nguyễn Hùng, và sự giúp đỡ nhiệt tình quãng bá của Trung tướng Hoàng Kông Tư, mà bây giờ người ta biết là có đến 3 tướng công an liên quan tới việc nhận của hối lộ 1,5 triệu đô la.  và hâm nóng lại vụ  30.000 đô la  mà ông Dương Chí Dũng phải buộc tay cho 2 đại tá công an cục 48.

Việc Bộ Công An lôi  ông Tiệc nào đó ở Tân Bình, Sài Gòn, vào chuyện này thì chỉ là tung hỏa mù. Dĩ nhiên ông TIỆC chẳng có quên biết và liên quan gì đến  BT công an Trần Đại Quang làm sao mà dám gọi bằng “anh Quang” thân mật thế. Chỉ có ông Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trọ lý cho bộ trưởng mới kêu vậy mà thôi. Bộ Công An kêu ông TIỆC ra phủ nhận liên quan với Dương Chí Dũng là nhằm kéo dư luận qua hướng khác, để che dấu cho sự tham nhũng và nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng một cách quá lộ liễu của 3 tướng công an: đại tướng TĐQ, thượng tướng Phạm Quý Ngọ, và thiếu tướng Trần Quang Tiệc.

Dương Chí Dũng và những triệu đôla

Cập nhật: 15:04 GMT – thứ năm, 24 tháng 4, 2014

Ông Dương Chí Dũng khai đưa hối lộ 1,5 triệu đô la

Ông Dũng khai đã đưa hối lộ cho ba người  tổng cộng hơn 1,5 triệu đô la. 

Trong những ngày xét xử phúc thẩm ông Dương Chí Dũng và ‘đồng phạm’, người ta không thấy tin tức gì về vụ xử khi vào trang nhà của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Đây cũng không phải là điều gì khó hiểu khi Vinalines đang muốn quên đi những vụ việc do các lãnh đạo cũ gây ra trong quá trình “vươn ra biển lớn”.

Nhưng di chứng vẫn có thể thấy đâu đó ngay cả trong sự hiện diện ảo của công ty trên Internet.

Một ô quảng cáo phía bên tay phải sẽ dẫn người ta tới ‘Bấmđường dây nóngtiếp nhận phản ánh về tham nhũng’ vốn có vẻ chỉ hoạt động trong giờ hành chính.

Gọi tới số 84 949 791 688 sau giờ làm việc người ta sẽ chỉ nghe thấy trọn quảng cáo của một công ty điện thoại với khẩu hiệu “cùng nhau cuộc sống thêm ý nghĩa”.

Đường dây được lập ra từ mùa hè năm ngoái này gợi ý cho người ta đôi điều về cố gắng chống tham nhũng của Vinalines nói riêng và Việt Nam nói chung nhân vụ việc liên quan tới ông Dương Chí Dũng.

Thứ nhất, người ta thậm chí không chọn một số điện thoại dễ nhớ giống như số 84 973 306 306 của Bộ Y tế, một bộ vốn cũng không được đánh giá cao.

Thứ hai, dường như đường dây không được trực 24/24 và cũng không có thông tin qua hộp thoại nào để người ta liên hệ khi không ai trực máy.

Thứ ba, Bấmtrang web không nói gì về chuyện thông tin sẽ được bảo mật ra sao, sẽ được chuyển tới đâu và việc bảo vệ danh tính của những người cung cấp thông tin như thế nào.

Nó có mọi chỉ dấu của một việc làm cho qua và thiếu quyết tâm của những người khó có thể nói là thiết tha với việc chống tham nhũng dù đây từng được coi là “giặc nội xâm”.

Đồng đô la và sự bình đẳng

Và những gì người ta thấy qua quá trình xét xử ông Dương Chí Dũng cùng những người khác về tội tham ô và bỏ trốn cũng đưa ra những chỉ dấu tương tự.

Thứ nhất, mượn ý của George Orwell, nhà văn và nhà báo người Anh, mọi đồng đôla đều bình đẳng nhưng có những đồng đôla bình đẳng hơn những đồng đôla khác trong những vụ xét xử liên quan tới ông Dũng và người em, Dương Tự Trọng.

Ông Dũng bị buộc tội tham ô 10 tỷ đồng, một phần của khoản 1,6 triệu đôla nhưng trong phiên xử ông Trọng, vị cựu lãnh đạo Vinalines cũng lại đề cập tới 30 tỷ khác có trị giá chừng 1,5 triệu đôla.

Đó là khoản nửa triệu đôla mà ông khai tại tòa là đã đưa cho cố Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để nhờ ông Ngọ giúp đỡ nhằm thoát khỏi các bê bối liên quan tới Vinalines.

Và khoản 20 tỷ ông Dũng nói ông đưa hộ cho một người khác và để chạy cho một vụ việc khác nhưng người nhận cũng là ông Ngọ.

Cho tới nay khoản 30 tỷ này cũng như những khoản hàng chục ngàn đôla mà ông Dũng khai đưa cho một vài quan chức công an khác đều không được công khai điều tra.

Thứ hai, vẫn mượn ý của Orwell, mọi lời khai đều bình đẳng nhưng có những lời khai bình đẳng hơn những lời khai khác.

 

Ông Dũng bị kết án tử hình tại phiên sơ thẩm chủ yếu dựa vào lời khai của một cựu thuộc cấp nhưng một số lời khai của ông về những nhân vật ở Bộ Công an đã gần như bị bỏ qua, ít nhất cho tới thời điểm này.

Ông Dũng khai đã nhận của bà Lan (chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TP.HCM) 20 tỷ đồng để chuyển cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.

Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệp.

Trong phiên xử ông Trọng hồi đầu năm nay, ông Dũng khai:

Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: “Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì. Đấy, chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Thì là có hai người biết việc, chứ không phải một mình tôi.

Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

“Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế…”

“Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả.”

Ngoài ra ông Dũng cũng khai đã đưa tổng cộng 30.000 đôla cho hai sỹ quan công an của Cục C48.

Chưa có bất kỳ tuyên bố nào về chuyện lời khai của ông Dũng có được điều tra không và kết quả điều tra ra sao.

Cuộc chiến hay trận đánh?

Một số nhân vật bị khai tên đã bác bỏ chuyện họ nhận hối lộ.

Nhưng không thể có kết luận rõ ràng nào nếu không có cuộc điều tra và xét xử hoàn toàn độc lập.

Người ta đều nhớ khi Tổng thống Bill Clinton của Hoa Kỳ bị dính vào bê bối tình dục với cô thực tập sinh Monica Lewinsky khi ông còn tại nhiệm, người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ nói rằng ông “không có quan hệ tình dục nào” với cô cả.

Nhưng kết quả điều tra của công tố viên đặc biệt lại chứng minh điều ngược lại và ông đã bị Quốc hội luận tội.

Thật khó tưởng tượng một nhân vật tầm cỡ như Bill Clinton ở Việt Nam có thể trở thành mục tiêu của bất kỳ cuộc điều tra độc lập nào và bị Quốc hội luận tội sau đó.

Và khi những đồng đôla đen khác nhau còn được đối xử khác nhau ở Việt Nam thì cuộc chiến chống tham nhũng sẽ chỉ còn là những trận đánh rời rạc và có giới hạn.

Bài đã được chỉnh sửa lúc 17h30 GMT ngày 25/4/2014, sau khi có thông tin mới về vụ việc đăng tải trên Bấmbáo ở Việt Nam.

 

Ghi chú của Trần Hoàng:

Qua lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa, rõ ràng anh Tiệp rất thân cận với anh Trần Đại Quang. Mấy tháng qua, không ai ngó ngàng thắc mắc và hỏi han gì tới anh Tiệp. Bỗng dưng  phóng viên BBC Nguyễn Hùng, rất sắc bén, đã viết  rằng: có 2 khoảng tiền 1,6 triệu đô la và 1,5 triệu đô la. Nhưng tại sao tòa án loanh quanh tìm hiểu và kết tội các nghi can về vụ tham nhũng 1,6 triệu đô la, thế còn 1,5 triệu đô la thì tại sao tòa án, bộ công an LƠ LÀ không nhắc nhở gì tới? Phóng viên Nguyễn Hùng cho rằng cho rằng tiền nào cũng là tiền: “đồng tiền bình đẳng”

Và Trung tướng CA Hoàng Kông Tư (trong bài báo khác) đã công khai và gián tiếp xác nhận giúp hàng triệu người VN bừng tỉnh: anh  Tiệp là Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trợ lý của Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang.  Tên anh  Tiệp không có trên website của Bộ Công An, trong khi có hơn 169 tướng công an có họ tên đầy đủ.

Nhờ sự phân tích của phóng viên Nguyễn Hùng, và sự giúp đỡ nhiệt tình quãng bá của Trung tướng Hoàng Kông Tư, mà bây giờ người ta biết là có đến 3 tướng công an liên quan tới việc nhận của hối lộ 1,5 triệu đô la.  và hâm nóng lại vụ  30.000 đô la  mà ông Dương Chí Dũng phải buộc tay cho 2 đại tá công an cục 48.

* Nước VN đúng là xứ sở của công an trị. Trên website của bộ công an có trên 169 tướng công an đang tại chức. Thêm vào đó, có hơn 63 tỉnh thành phố, đứng đầu mỗi tỉnh có 1-2 tướng công an. Đứng đầu mỗi thành phố lớn có 3-5 tướng công an. Tổng cộng có gần 300 tướng lãn công an đang tại chức. 

*Số lượng công an được đào tạo hàng năm đông như kiến. Có 15 học viên, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo công an tốt nghiệp ra trường hàng năm. Chỉ một trường trung cấp công an đã đào tạo 2000 công an/ 1 năm (http://www.vietgiaitri.com/tag/truong-trung-cap-canh-sat-t45/). Số lượng công an được đào tạo trong 15 trường phải là con số khủng. 

 

 

Một bình luận to “►Dương Chí Dũng và những triệu đô la”

  1. […] 24/4/2014, phóng viên Nguyễn Hùng viết một bài có tựa đề: Dương Chí Dũng và những triệu đô la . Trong đó, ông thuật lại những lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.