Trần Hoàng Blog

►Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra

Posted by hoangtran204 trên 25/05/2012

Đầu năm 2010, báo chí đăng tin 81/91 tập đoàn và tổng công ty đang bị thua lỗ, 10 tập đoàn còn lại chưa báo cáo vì chưa kết toán xong.

Đảng và nhà nước thành lập 91 tập đoàn và tổng công ty, thu gom tất cả những ngành nghề béo bở và ngon lành nhất của cả nước vào trong tay ( các tập đoàn và tổng công ty chiếm 70% nền kinh tế và tài chánh của cả nước). Tập đoàn làm ăn cuối năm có lời thì chia lại cho đảng và nhà nước, và họ lấy số tiền này làm gì, cụ thể ra sao, không một người dân nào được biết.Tập đoàn nào làm ăn thua lỗ, thì chính phủ cấp vốn thêm. (Đọc bài : 100.000 Tỉ Đồng có Cứu Vinalines Khỏi “mắc cạn” ? ở dưới comment hoặc ở đây  nguồn)

Lâu lâu, báo đăng bản tin thế này để ta thấy rõ tài nguyên khoáng sản lọt vào tay của đảng và nhà nước ra sao: “Thay mặt lãnh đạo Petrovietnam, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu đọc bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012. Năm qua, PVN đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2010. Tổng doanh thu đạt 675,3 nghìn tỉ đồng, tăng 41,2% so với năm 2010. Nộp Ngân Sách Nhà Nước đạt 160,8 nghìn tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2010.” (nguồn)

[Nền kinh tế VN có GDP là 100 tỷ, mà chỉ riêng việc bán dầu thô và khí đốt đã lên tới 34 tỷ đô la (mời các bạn đọc bài Tăng Trưởng bằng tài nguyên khoáng sản là sai lầm). Các số liệu sau đây là trích từ bài vừa dẫn. Ngành gia công dệt, may áo quần,  giày, dép xuất khẩu hàng năm là  22 tỷ đô la (2011); các ông chủ cộng sản trở thành thương lái, họ về nông thôn mua ép giá lúa của nông dân và ngồi không hưởng lợi từ độc quyền xuất khẩu giá gạo với giá cao, tiền xuất khẩu gạo mang về 4 tỷ đô la (2011); Thủy sản thu được 7 tỷ và xuất khẩu cafe  thu được 3 tỷ; Việt kiều gởi về 9 tỷ… tổng cộng 79 tỷ đô la. 21 tỷ đô la còn lại là các hoạt động kinh tế của tư nhân trong nước. Hoặc kinh doanh bất động sản bằng cách tham gia vào việc cướp đất đai của dân như thế này đây. Chúng ta thấy ngay là kế hoạch kinh tế của cả nước do đảng vạch ra là con số 0 để đóng góp cho phát triển. ]

Mỗi tập đoàn có 150-400 công ty con. Tổng cộng có 12.000 công ty quốc doanh là các công ty con của 91 tập đoàn. Ban giám đốc của tập đoàn, hội đồng quản trị, giám đốc của các công ty con là tay chân, gia đình, đảng viên, con cái của các cán bộ cao cấp. Các nhân vật giám đốc này “hút tiền” của tập đoàn của công ty và đem về nộp cho đảng, cho các ông lớn trong bộ chính trị và ủy viên trung ương đảng đã bổ nhiệm họ vào chức vụ. Bởi vậy, tây phương gọi nền kinh tế VN được bổ nhiệm và điều hành theo kiểu  cronyism, (để  biết về cronyism, mời các bạn đọc bài báo phỏng vấn này)

Mấy năm trước có tin Vinashin “thất thoát” 4,6 tỷ đô la theo kết toán vào mùa hè năm 2010.

Năm nay, Vinalines “lỗ lả” hơn 1,1 tỷ đô la theo kết toán hồi tháng 4/2012.

80-90% của số tiền thất thoát và lỗ lả của hai tập đoàn này diễn ra bên trong Việt Nam. Số tiền thất thoát và lỗ lả này chắc chắc sẽ chui vào túi của AI đó, chứ người dân thường như chúng ta chắc chắn không ai thu lợi được từ sự lỗ lả của hai tập đoàn này. Nói vậy, chắc các bạn đã biết “ai” thu lợi được từ sự lỗ lả và thất thoát này, phải không? Mà không phải chỉ có hai tập đoàn này thua lỗ mà tất cả 12.000 công ty quốc doanh (con) của 91 tập đoàn này đã và đang thua lỗ hàng năm, kể từ ngày thành lập!

Trong các tháng và năm sắp tới, 2013 hoặc 2014, các bạn sẽ còn chứng kiến các thất thoát và lỗ lả khác của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh. 

Cập nhật ngày 6 tháng 7-2012

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) báo cáo thua lỗ 10.000 tỷ đồng VN,  Kỷ luật dàn lãnh đạo EVN: Bộ Nội vụ vào cuộc

Mời các bạn đọc thêm ở đây:

http://www.boxitvietnam.net/2012/06/22/lam-sao-r%E1%BB%ADa-t%E1%BB%99i-cho-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng/

_______

Cập nhật 11/9/ 2018.

12 thg 7, 2017 – … tổng tài sản của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là trên 692.216 tỷ đồng, tăng trên 51.000 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, số nợ  phải trả lên tới trên 486.981 đồng. 
21 thg 6, 2017 – TTO – Giữ vị trí quán quân vay nợvới 9,7 tỉ USD Tập đoàn Điện lực Việt Nam … của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN ) tăng thêm 7.230 tỷ đồng so với kế hoạch.

 

_______

Vinashin, Vinalines chứng tỏ tham nhũng nghiêm trọng hơn thời PMU18

24-5-2012

(Dân trí) – “Nhùng nhằng giữa quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh dẫn đến thất thoát, sai phạm tại các tập đoàn. Vì vậy mới có chuyện mua tàu, mua ụ nổi cả nghìn tỷ đồng mà không thể quy trách nhiệm cho ai” – Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích.

Nội dung thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại tổ hôm nay (24/5) ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội phân tích, mổ xẻ thẳng thắn về chuyện quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.

Không “mổ xẻ” trách nhiệm, sẽ còn nhiều Vinalines

Đại biểu Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) đi thẳng vào câu chuyện thời sự – những sai phạm vỡ lở ở TCty Hàng hải Việt Nam Vinalines vừa qua, dẫn tới việc nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, cơ quan quản lý dính vòng lao lý.

“Vinashin đổ bể, Chính phủ đi đến giải pháp tái cơ cấu tập đoàn bằng cách “chuyển đỡ” nhiều khó khăn sang Vinalines với kỳ vọng Vinalines sẽ làm thay da đổi thịt cho tập đoàn này nhưng hậu quả như đến giờ chúng ta thấy, còn nghiêm trọng hơn” – ông Trường đặt câu hỏi về khoản tiền hàng chục nghìn tỷ đồng tiêu tán ở mỗi doanh nghiệp này.

Đại biểu cũng lo ngại, hiện tượng những Vinashin, Vinalines là dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí với mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ PMU18 trước đây.

 

Chủ nhiệm UB Pháp luật: “Sai phạm vỡ lỡ, chỉ “tóm” được người đi mua tàu”.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích, mấu chốt vấn đề cảu Vinashin, Vinalines đã đặt ra từ nhiều năm trước. Từ năm 2006 đến 2010 Quốc hội đã không dưới 1 lần đưa ra bàn về vấn đề mô hình tập đoàn kinh tế. Ban đầu, chủ trương chỉ là thí điểm nhưng chưa tổng kết, đánh giá thì đồng loạt các tập đoàn kinh tế đã thành lập từ các TCty 90, 91. Hệ quả của việc hoạt động tràn lan, không quản lý được là những sự việc sai phạm liên tục bị phát hiện, lặp đi lặp lại ở nhiều đơn vị như hiện nay.

“Vì không thực hiện triệt để nguyên tắc tách bạch quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nhùng nhằng còn kéo dài, thất thoát, sai phạm còn nhiều. Vì vậy mới có chuyện mua tàu, mua ụ nổi giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, đến lúc truy trách nhiệm thì ai cũng chối không phải do mình quyết định. May ra chỉ “tóm” được mấy ông trực tiếp đi mua” – ông Lý cảnh báo, nếu không mổ xẻ rõ nguyên nhân, trách nhiệm, sẽ không thể khắc phục được tình trạng này và sẽ còn có thêm nhiều Vinashin, Vinalines nữa đi theo vết xe đổ.

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) yêu cầu làm rõ việc phân bố ngân sách cho các tập đoàn, TCTy nhà nước. Ông Lịch cũng bức xúc về việc đầu tư ngoài ngành không hiệu quả của các DNNN này đã đề cập nhiều vẫn không được giải trình.

Đại biểu công kích: “Các DNNN với nguồn vốn chủ sở hữu đến 30-40 tỷ USD của nhà nước, không bị lấy thuế, nhưng vẫn kém hiệu quả. Tôi cho rằng, trong những lần đề nghị Quốc hội phân bổ ngân sách tới đây phải giải trình về nguồn tiền này”.

Đại biểu Võ Thị Dung yêu cầu Chính phủ phải giải trình về việc sử dụng nguồn vốn ở các tập đoàn này, làm rõ những lãng phí, thất thoát ở đây do việc đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả. Làm sao để việc sử dụng ngân sách, tiền thuế của người dân phải hiệu quả hơn.

Đại biểu Trương Thị Ánh cho rằng, việc giám sát tài chính khối DNNN này thuộc trách nhiệm Bộ Tài chính.

Nền kinh tế đang “khát vốn nhưng thiếu máu”

Phân tích các nội dung khác về tình hình kinh tế xã hội hiện nay, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần đánh giá việc lạm phát liên tục được kéo xuống là tín hiệu tốt hay không. Ông Lịch nhận định, dấu hiệu này đáng lo hơn đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Đại biểu đặt câu hỏi, phải chăng giải pháp thắt chặt đầu tư công và thắt chặt tiền tệ khiến nền kinh tế “thiếu máu”, dẫn tới sức mua giảm quá mạnh, DN gặp nhiều khó khăn. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm. Như vậy, theo ông Lịch, việc giảm nhập siêu là do ngừng nhập chứ không phải là do các giải pháp điều hành. Chắc chắn khi kinh tế phục hồi tìh nhập siêu lại tăng. Điều đó cho thấy các giải pháp áp dụng hiện nay chưa căn cơ.

Đại biểu Trần Du Lịch: “Đã đến lúc nới lỏng chính sách tiền tệ” (ảnh: VNN).

“Năm 2012, dấu hiệu suy giảm kinh tế đã rất rõ, rất đáng lo ngại. Với tình hình sức mua giảm hiện nay, CPI cả năm chắc chắn dưới 10%. Lúc này đã hoàn toàn đủ điều kiện để Chính phủ có thể nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giải bài toán tăng trưởng. Từ nay đến cuối năm, chắc chắn khó đạt mục tiêu tăng GDP 6-6,5%%, nhưng vẫn có thể đạt mức 5,5-6% nếu nỗ lực thật nhiều” – vị chuyên gia kinh tế có tiếng nhấn mạnh.

Nhận định nền kinh tế hiện nay đang “khát vốn nhưng thiếu máu”, ông Lịch cho rằng Chính phủ cần tăng tín dụng, chấp nhận nợ xấu, “vì nếu ngân hàng thủ thế quá kỹ sẽ càng đẩy DN vào tình trạng khó khăn, đến lúc đó nợ xấu vẫn không giải quyết được mà DN phá sản càng nhiều”.

Đồng quan điểm này, đại biểu Lê Thanh Vân (UB Tài chính ngân sách) lật lại vấn đề, năm 2009, khi kinh tế khó khăn, suy thoái, Chính phủ đề xuất 2 gói kích cầu, tung ra thị trường tổng cộng gần 1 triệu tỷ đồng. Nhưng do năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, dẫn đến hệ quả lạm phát tăng cao, kéo dài sang năm 2011, 2012.

Chính phủ hiện lại thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa theo Nghị quyết 11 để kìm lạm phát khiến dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất tắc nghẽn, khó khăn cho DN. Việc xây dựng nhiệm vụ chi của các cơ quan TƯ chậm chễ càng làm tiền không kịp thời rót vào lưu thông. Bức tranh kinh tế 4 tháng đầu năm vì vậy nhuốm màu ảm đạm.

Con số tăng trưởng 4% 4 tháng đầu năm theo ông Vân cũng “đáng ngờ” vì mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm (đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau).

“Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng cần phân tích một cách nghiêm cẩn. Nếu tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, e rằng khó khăn của DN và cả nền kinh tế sẽ tiếp tục “tắc” hướng giải quyết”.

P.Thảo

nguồn báo Dân Trí

Dân luận

*Chính phủ nhận định “tham nhũng ngày càng tinh vi”, nhưng tôi cho rằng tham nhũng không còn tinh vi nữa mà là công khai, trắng trợn. Như vụ Vinalines mua ụ nổi No.83M. Cái ụ đó người ta vứt đi hàng chục năm nhưng Vinalines mua về với giá hàng chục triệu USD rồi bỏ xó không hoạt động. Nó lù lù như thế thì làm sao nói là tinh vi được.

Ông Lê Nam Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa, phát biểu sáng 24-5 tại buổi thảo luận tổ

“Tài sản có được từ mồ hôi, nước mắt”

Đó là khẳng định của ông Bùi Thanh Tùng (con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Quyến) với VNN khi trả lời những câu hỏi liên quan đến khu nhà vườn trăm tỉ tại Ninh Giảng, Hải Dương được cho là của ông. Ông Tùng nói số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000 m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào. Được biết ông Tùng sinh năm 1980, đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.

Ngày 24-5, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp QH về vụ việc này, ĐBQH Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nói: “Thông tin đăng trên báo, các phóng viên xem, tôi cũng xem. Nhưng vấn đề có khách quan hay không, tôi nghĩ chính là các báo phải xem xét việc đó. Tôi nói ra chưa chắc đã khách quan. Vấn đề này phải xem xét một cách cụ thể và sau này tất cả những điều này sẽ được làm sáng tỏ”.

Về ý kiến cho rằng con trai ông là một công chức nhà nước nhưng lại sở hữu một khối tài sản kếch xù như thế liệu có gây dư luận xấu trong xã hội, ông Quyến nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của phóng viên, báo chí tự tìm hiểu”.

THÀNH VĂN

nguồn

Chính phủ nhận định “tham nhũng ngày càng tinh vi” nhưng tôi cho rằng tham nhũng không còn tinh vi nữa mà là công khai, trắng trợn. Như vụ Vinalines mua ụ nổi No.83M. Cái ụ đó người ta vứt đi hàng chục năm nhưng Vinalines mua về với giá hàng chục triệu USD rồi bỏ xó không hoạt động. Nó lù lù như thế thì làm sao nói là tinh vi được.

Ông Lê Nam Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa, phát biểu sáng 24-5 tại buổi thảo luận tổ

“Tài sản có được từ mồ hôi, nước mắt”

Đó là khẳng định của ông Bùi Thanh Tùng (con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Quyến) với VNN khi trả lời những câu hỏi liên quan đến khu nhà vườn trăm tỉ tại Ninh Giảng, Hải Dương được cho là của ông. Ông Tùng nói số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000 m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào. Được biết ông Tùng sinh năm 1980, đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.

Ngày 24-5, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp QH về vụ việc này, ĐBQH Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nói: “Thông tin đăng trên báo, các phóng viên xem, tôi cũng xem. Nhưng vấn đề có khách quan hay không, tôi nghĩ chính là các báo phải xem xét việc đó. Tôi nói ra chưa chắc đã khách quan. Vấn đề này phải xem xét một cách cụ thể và sau này tất cả những điều này sẽ được làm sáng tỏ”.

Về ý kiến cho rằng con trai ông là một công chức nhà nước nhưng lại sở hữu một khối tài sản kếch xù như thế liệu có gây dư luận xấu trong xã hội, ông Quyến nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của phóng viên, báo chí tự tìm hiểu”.

THÀNH VĂN

8 bình luận to “►Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra”

  1. TH said

    Báo Hà Nội Mới, tiếng nói của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đăng lại tin của tờ VNeconomy

    100.000 Tỉ Đồng có Cứu Vinalines Khỏi “mắc cạn”?
    ĐINH TỊNH

    10/05/2012

    Dự kiến rót vốn “khủng” của Bộ Giao thông Vận tải cho Vinalines đã vấp phải sự hoài nghi của nhiều chuyên gia ngành.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Kinh tế thế giới khủng hoảng, các đơn hàng suy giảm, tuổi thọ tàu cao thiếu sức cạnh tranh, nhưng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vẫn mua tàu cũ về “đắp chiếu”.

    Và để “giải cứu” Vinalines, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến rót 100.000 tỷ đồng từ nay đến năm 2020 để thực hiện những mục tiêu được xem là xa vời.

    Có thể nhận thấy, từ 2007 đến nay, ngành vận tải biển và Vinalines nói chung luôn đặt trong tình trạng “báo động đỏ” khi các đơn hàng sụt giảm mạnh, giá cước vận tải thấp. Cùng với đó là đội tàu già, cũ lại luôn nằm trong “danh sách đen” của Tokyo – MOU nên việc “có lợi nhuận” từ kinh doanh vận tải biển được dự báo là hết sức khó khăn.

    Sau nhiều năm được rót vốn đầu tư, tính đến hết năm 2011, Vinalines có 154 chiếc, với 3,4 triệu tấn trọng tải, chiếm 45% tổng tải trọng của đội tàu biển quốc gia. Trong nhóm này, tàu hàng khô vẫn chiếm tỉ trọng lớn, tàu container và đội tàu chở dầu rất ít.

    Đội tàu Vinalines từ nhiệm vụ vận chuyển nhưng do thiếu sức cạnh tranh nên phần lớn chuyển sang cho thuê lại khá nhiều. Điều đó dẫn đến việc thiếu ổn định và hàng loạt công ty vận tải biển báo lỗ.

    Đơn cử như: Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) lỗ ròng trong quý I/2012 là 60 tỉ đồng, trước đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 bị lỗ hơn 245 tỉ đồng. Để bù lỗ, Cty đã phải bán tàu Đại Việt trọng tải 37.432 DWT đóng năm 2005 tại Hàn Quốc cho một đối tác tại Singapore, thanh lý tàu Sông Tiền hoặc như Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển (Vitranschart), năm 2011 để “giải quyết những khó khăn cấp bách về tài chính” cũng đã phải bán tàu Phương Đông 1 và Phương Đông 3, tàu VTC Star.

    Trong năm 2012, công ty này đang tiếp tục đề xuất bán tiếp tàu VTC Light và tàu Viễn Đông 3 để giảm bớt khó khăn…

    Còn Công ty Cổ phần Vận tải biển (Vinaship) trong quý 1/2012 tiếp tục bị âm 17,6 tỉ đồng. Vinaship sở hữu đội tàu 14 chiếc thì có 4 tàu trên 25 tuổi, trọng tải bình quân 14.800 DWT. Do đội tàu già, tình trạng kỹ thuật kém, tốc độ không đảm bảo dẫn tới chi phí nhiên liệu tăng cao. Năm 2011, Vinaship đã bán thanh lý 3 chiếc…

    Chính do năng lực khai thác kém, tàu già cỗi nên một số tàu của Vinalines còn liên tục bị giữ, bị phạt làm phát sinh chi phí rất lớn từ các khoản kiện tụng, hủy hợp đồng… Bên cạnh đó, Vinalines còn bộc lộ những yếu kém trong quản lý nên giai đoạn năm 2007 – 2010, Vinalines đầu tư 14 dự án cảng biển và cảng sông, 3 cơ sở sửa chữa tàu biển và xây dựng kho bãi, đều kết quả không đạt kế hoạch đề ra.

    Và để giải cứu Vinalines khỏi “mớ bòng bong” đó, tại đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Bộ Giao thông Vận tải đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho đội tàu của Vinalines.

    Trong đó từ 2012-2015: đầu tư 30.000 tỉ đồng để Vinalines mua, đóng mới thêm 67 tàu; từ 2016-2020: mua, đóng thêm 95 tàu, tổng vốn đầu tư giai đoạn này là 70.000 tỉ đồng.

    Qua đề án trên, Bộ Giao thông Vận tải đặt tham vọng đưa tổng tải trọng đội tàu của Vinalines lên ít nhất 15 triệu tấn với các tàu vận tải quốc tế đủ chủng loại.

    Thế nhưng, dự kiến rót vốn “khủng” trên đã vấp phải sự hoài nghi của nhiều chuyên gia ngành, khi từ đề xuất đến thực tiễn là một khoảng cách xa vời.

    Một cán bộ trong ngành cho biết: trong quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt lại định hướng phát triển đội tàu biển quốc gia theo hướng hiện đại, đến năm 2015 tổng tải trọng đạt 8,5-9,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu tấn. Vậy làm thế nào chỉ sau vài năm chúng ta có thể hướng tới con số 15 triệu tấn. Phải chăng cứ rót thật nhiều tiền để đi mua tàu mới, mà nếu có số tiều đó sẽ lấy từ đâu?

    Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải cho rằng: “Sau nhiều năm rót vốn, đến hết năm 2011 tổng đội tàu biển của Việt Nam mới đạt trọng tải chưa đến 7 triệu tấn. Trong khi hầu hết hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam do các hãng tàu biển nước ngoài đảm nhận, hãng tàu Việt Nam không cạnh tranh được. Vậy làm thế nào chỉ trong vòng vài năm đạt được đến năng lực 15 triệu tấn?”.

    Ông Thụ cũng cảnh báo về việc rót 100.000 tỉ đồng cho Vinalines sẽ tiếp tục lặp lại sai lầm phát triển nhanh, ồ ạt, kém hiệu quả. Bởi việc phát triển vận tải biển trong nước không đơn thuần là sắm thêm tàu, vấn đề cốt lõi là tổ chức khai thác đội tàu biển, gắn chặt với việc phát triển dịch vụ logistics vốn đang rất yếu tại Việt Nam.

    Còn theo ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu các hãng tàu trong nước vận chuyển được 30% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, thì Bộ Giao thông Vận tải và các bộ ngành khác phải đưa ra được các giải pháp cho mục tiêu này, chứ không đơn thuần là việc đưa ra bao nhiêu tiền đầu tư mua tàu mới (!?).

    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vneconomy.vn/100000-ti-dong-co-cuu-Vinalines-khoi-mac-can/8436034.epi

  2. TH said

    Báo Pháp Luật phỏng vấn Đại biểu quốc hội Lê Nam

    Dân muốn học “kinh nghiệm làm giàu” của quan chức

    25-5-2012

    . Phóng viên: Ông nói tham nhũng không còn tinh vi nữa mà là trắng trợn, ai cũng thấy. Nhưng tại sao chúng ta nói mãi vẫn không giải quyết được tình trạng đó?

    + ĐBQH Lê Nam: Đấy là vấn đề chúng ta đang bàn. Ý kiến của tôi cũng chưa phải là phản ánh đúng hết được những đánh giá về tình hình tham nhũng. Nhưng rồi đây các cơ quan có trách nhiệm phải có tổng kết đánh giá để trả lời câu hỏi vì sao. Phải trả lời rõ vì sao thì mới rõ các giải pháp cụ thể.

    .PV hỏi: Theo ông là vì sao?

    +ĐBQH Lê Nam: Có rất nhiều nguyên nhân, về cơ chế, chính sách, về thiết chế. Chẳng hạn như việc quản lý DNNN, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà chúng ta đang nói đến rất nhiều, đấy là do cơ chế, chính sách hay là nguyên nhân về các cơ chế kiểm tra giám sát, luật pháp? Thứ hai là bộ máy cơ quan thực hiện chức năng chống tham nhũng. Vừa qua Trung ương 5 đã đổi rồi và chúng ta cũng đang hy vọng. Nhưng tôi cho rằng nếu không có những giải pháp cụ thể thì dù báo cáo, diễn văn, nghị quyết tràn ra đấy cũng sẽ không giải quyết được gì cả.

    Tôi ví dụ như tham nhũng trong giao thông thì phải làm thế nào? Có những con đường vừa mới làm xong đã hỏng, ngay cả đại lộ Đông Tây ở TP.HCM cũng hỏng rồi, bằng mắt thường người dân cũng cảm nhận được. Hoặc như bây giờ có ông bí thư tỉnh ủy có con trai làm cái nhà đến hàng trăm tỉ đồng ngay trước mắt nhân dân. Tôi cho đó là vấn đề quan trọng trong chống tham nhũng. Phải chọn vấn đề cụ thể để làm mạnh mẽ, làm cho ra.

    .PV hỏi: Bây giờ có hiện tượng người dân thấy rất rõ là quan chức của chúng ta rất giàu, con cái họ cũng rất giàu trong khi nếu chiếu theo tiền lương thu nhập của họ thì không thể lý giải được?

    + ĐBQH Lê Nam: Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri cũng đã có cử tri nói đến câu chuyện này. Có cử tri đặt vấn đề thẳng với một số người tại cuộc tiếp xúc: “Xin ông truyền đạt giúp cho dân kinh nghiệm làm giàu. Vì sao chúng tôi cũng học hành đến nơi đến chốn, cũng một nắng hai sương, lao tâm khổ tứ, tận tụy chí thú làm ăn mà mãi như thế. Còn ông cũng học cùng chúng tôi như thế, lương ông tôi biết như vậy mà sao ông giàu nhanh thế, có thể truyền kinh nghiệm làm giàu cho dân hay không”. Tôi cho đấy là vấn đề. Thậm chí bây giờ rất nhiều người cũng không sợ nữa, ví như báo chí nói vụ con trai ông bí thư Hải Dương xây nhà trăm tỉ. Họ chẳng sợ gì, họ vẫn cứ làm thôi, mà như vậy là họ rất coi thường dân.

    .PV hỏi: Đảng đang phát động chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Trung ương 4. Vậy theo ông, Đảng có nên lấy những chuyện đập vào mắt dân như vậy để chỉnh đốn trước tiên hay không?

    + ĐBQH Lê Nam: Đảng đã thấy rồi. Nghị quyết của Đảng chẳng thiếu gì cả. Vấn đề là các cấp ủy đảng có triển khai, có làm thật hay không. Tôi thấy vừa rồi cũng đã tiến hành một số việc đáng hoan nghênh, như tổ chức cho các vị lãnh đạo về hưu góp ý kiểm điểm cho các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư đương chức. Nhưng đến nay cũng chưa thể kết luận gì cả. Chúng ta vẫn phải chờ và hy vọng thôi.

    . Xin cảm ơn ông.

    Chính phủ nhận định “tham nhũng ngày càng tinh vi” nhưng tôi cho rằng tham nhũng không còn tinh vi nữa mà là công khai, trắng trợn. Như vụ Vinalines mua ụ nổi No.83M. Cái ụ đó người ta vứt đi hàng chục năm nhưng Vinalines mua về với giá hàng chục triệu USD rồi bỏ xó không hoạt động. Nó lù lù như thế thì làm sao nói là tinh vi được.

    Ông Lê Nam – Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa, phát biểu sáng 24-5 tại buổi thảo luận tổ

    ——————————————————-

    “Tài sản có được từ mồ hôi, nước mắt”

    Đó là khẳng định của ông Bùi Thanh Tùng (con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Quyến) với VNN khi trả lời những câu hỏi liên quan đến khu nhà vườn trăm tỉ tại Ninh Giảng, Hải Dương được cho là của ông.

    Ông Tùng nói số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000 m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào. Được biết ông Tùng sinh năm 1980, đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.

    Ngày 24-5, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp QH về vụ việc này, ĐBQH Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nói: “Thông tin đăng trên báo, các phóng viên xem, tôi cũng xem. Nhưng vấn đề có khách quan hay không, tôi nghĩ chính là các báo phải xem xét việc đó. Tôi nói ra chưa chắc đã khách quan. Vấn đề này phải xem xét một cách cụ thể và sau này tất cả những điều này sẽ được làm sáng tỏ”.

    Về ý kiến cho rằng con trai ông là một công chức nhà nước nhưng lại sở hữu một khối tài sản kếch xù như thế liệu có gây dư luận xấu trong xã hội, ông Quyến nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của phóng viên, báo chí tự tìm hiểu”.

    THÀNH VĂN

    THANH HOA thực hiện

    Báo Pháp Luật

    http://phapluattp.vn/20120524114739205p0c1013/dan-muon-hoc-kinh-nghiem-lam-giau-cua-quan-chuc.htm

  3. […] 1. Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra (https://hoangtran204.wordpress.com/2… […]

  4. […] 1. Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra (https://hoangtran204.wordpress.com/2012/05/25/su-that-thoat-va-lo-la-cua-cac-tong-cong-ty-va-tap-doan…) […]

  5. […] 1. Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra (https://hoangtran204.wordpress.com/2012/05/25/su-that-thoat-va-lo-la-cua-cac-tong-cong-ty-va-tap-doan…) […]

  6. […] 1. Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra (https://hoangtran204.wordpress.com/2012/05/25/su-that-thoat-va-lo-la-cua-cac-tong-cong-ty-va-tap-doan…) […]

  7. […] […]

  8. […] 1. Sự thất thoát và lỗ lả của các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh tiếp tục diễn ra (https://hoangtran204.wordpress.com/2… […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.