Trần Hoàng Blog

►Những tấm hình lịch sử 1921-1967

Posted by hoangtran204 trên 24/08/2013

Blogger Le Minh Khai lục lọi trong US National Archives qua ngã Online Public Access, và anh ta tìm thấy 2 tấm hình sau:

http://www.archives.gov/

8 years

Here we have Vyacheslav Molotov, Zhou Enlai and Phạm Văn Đồng.

At the top in red it says that “The Việt Minh have declared that they are in a war of resistance to unify and gain independence for Việt Nam.” (Hàng chữ đỏ trên hình: Việt Minh rêu rao rằng họ kháng chiến là để dành độc lập và thống nhất cho nước Việt Nam)

go south

(Nhấp chuột http://leminhkhai.files.wordpress.com/2013/08/go-south.jpg

để phóng lớn. Hình vẽ rất sắc nét tuyệt vời khi phóng lớn để xem.)

Then it says at the bottom, “This is the result of the 8-year ‘war of resistance’!”   (Hàng chữ dưới cùng viết, “Đây là kết quả của 8 năm kháng chiến!”

This one says at the top “Go to the SOUTH to avoid COMMUNISM,” and then at the bottom it has “The NAM VIỆT compatriots are waiting to welcome their Bắc Việt compatriots with open arms.”

Nguồn: http://leminhkhai.wordpress.com/

1921 Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian dự Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Marseille. (Năm 31 tuổi) – Photographie de presse – Agence Meurisse. Date d’édition : 1921

THẾ GIỚI QUA ẢNH

25 năm sau, ở tuổi 57 tuổi. 

Cuốn HCM Sinh Bình Khảo của tác giả Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan nói rằng HCM thật sự đã chết vào năm 1932 vì bệnh lao ở Liên Xô, và những du học sinh sinh viên VN ở đấy đã làm lễ truy điệu vào thời điểm ấy.

Bản tiếng Việt HCM Sinh Bình Khảo ở đây:

http://to-quoc01.blogspot.com/2013/01/ho-tuan-hung-1.html

HCM in Moscow

Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người? Trần Bình Nam điểm sách HCM Sinh Bình Khảo

http://www.danchimviet.info/archives/73478/mot-nghi-an-lich-su-nguyen-ai-quoc-va-ho-chi-minh-mot-hay-hai-nguoi/2013/02/comment-page-4

*Sophia Quinn Judge  viết cuốn The Missing Years,

Bản tiếng Việt ở đây   http://phusaonline.free.fr/ChinhLuan/HCM_missing_years.pdf nói về Những Năm Chưa Được Biết Đến của HCM từ 1919-1941.

——-

Căn cứ theo các bài viết về ông HP Ngọc Tường, tấm hình này chắc chắn phải được chụp trước năm 1968, có lẻ là năm 1966 hay 1967. Vì vậy, tựa đề dưới đây là sai lầm.

Tấm hình này nói lên rất nhiều điều về sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận của chính phủ VNCH, về sự tôn trọng nhân quyền và tôn trọng  luật pháp của cảnh sát quốc gia. Họ đối xử rất có tình và có lý với hầu hết mọi người chứ không chỉ có riêng với ông HPNT. Ngay cả ông Lê Hiếu Đằng cũng viết rõ trong bài  viết cách đây 2 tuần: Ông tham gia MTGPMN, biểu tình, bị bắt, gần tới ngày thi tú tài, Ba của ông làm đơn xin, ông được cảnh sát quốc gia Huế tha, ông về nhà học ôn, và đi thi đậu, rồi vào đại học. Bạn của ông cũng bị bắt cùng một lượt với ông, cũng được cảnh sát tha cho về, người này đi thi, đậu, và vào học y khoa…

Bức ảnh quý về khí phách sinh viên Huế 1975

bieu tinh VC 

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong một lần soạn lại sách vở tư liệu gia đình, đã phát hiện ra trong thùng đựng ảnh cũ của gia đình bức ảnh thầy giáo siêu hình học Trường Quốc Học Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường đang diễn thuyết trong một cuộc đấu tranh, với câu khẩu hiệu rất “ác chiến” sau lưng “CHÚNG TÔI THÁCH ĐỐ MỌI SỰ ĐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ”.Thấy bức ảnh giá trị, Mỹ Dạ bèn ra phố scan lại rồi phóng to treo đầu giường anh Tường nằm. Trong ảnh có rất nhiều sinh viên và “cán bộ phong trào” đứng cạnh anh Tường. Trong ảnh còn có một người mặc xê-vin trắng, thắt cà vạt đứng phía tay trái anh Tường, mắt nhìn xuống. Tôi hỏi anh Tường: “Người này là ai ?”Tường bảo: “Đó là một vị đại diện bên Ty cảnh sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít –tinh”. Mới hay, chính quyền Thừa Thiên Huế những ngày đó cũng rất ngại lực lượng sinh viên xuống đường, nên họ đã không ra tay đàn áp cuộc “xuống đường”, mà chỉ “theo dõi” !Theo nhà thơ Trần Hữu Lục, thời kỳ đó có nhiều “tổ chức” sinh viên Huế độc lập với nhau xuống đường đấu tranh lắm. Ngô Kha cùng Trần Quang Long lập ra nhóm đấu tranh, gọi là “Nhóm thanh niên chống xa hoa phóng đãng” và “Quán bạn”, tham gia xuất bản tờ tin “lực lượng” kêu gọi tuổi trẻ đấu tranh, đòi hòa bình dân chủ.Họ luôn bám trụ ở Trụ sở Tổng hội Sinh viên (22 Trương Định, Huế) để phát động đấu tranh. Họ xuất bản tập san “Tự quyết”, thành lập Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung do Ngô Kha làm chủ tịch, tổ chức triễn lãm tội ác của Mỹ tại Huế.Có một nhóm sinh viên yêu nước khác gọi là NHÓM VIỆT, hoạt động công khai Những năm 1967, 1968, đang là sinh viên đại học, Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngăn, Trịnh Công Sơn… đã ra tờ báo Thân Hữu ( ĐHSP Huế, 1967), Sinh viên Huế (1968) do Trần Hữu Lục làm chủ biên.Nhóm Việt sau Mậu Thân 1968 vẫn hoạt động công khai bằng cách phối hợp làm trang văn nghệ cho tạp chí Đối Diện , luôn chủ trương tìm về nguồn cội dân tộc, chống lại khuynh hướng lai căng, vong bản. Đến năm 1975, Nhóm Việt mới giải tán.

Hoàng Phủ Ngọc Tường hăng hái làm chủ bút, phóng viên, biên tập viên của nhiều tờ báo như Dân (Tiếng nói đấu tranh của Trí thức Huế), Tiếng nói sinh viên, Việt Nam, Cứu lấy quê hương (Liên minh Huế).

Tất cả các nhóm sinh viên xuống đường đều do cách mạng chỉ đạo. Họ đấu tranh bằng thơ và bằng cả những đêm không ngủ: Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe/ Lời giun dế khóc trong đêm lửa cháy…(Thái Ngọc San); Bị bắt vô tù, họ vẫn sục sôi: Thừa Phủ ơi! Lòng ta hồng biển lửa ( Võ Quê)… Bị địch đàn áp, bắt bớ, bị lộ, nhiều trí thức sinh viên Huế đã “lên xanh” và trở thành những cây bút xuất sắc của cách mạng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Vàng Sao…

Nhìn tấm ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng dõng dạc kêu gọi đấu tranh đòi hoà bình, chống Thiệu – Kỳ ngay giữa đường phố Huế ban ngày ta hình dung được phần nào sự “quyết tử”, sự “dấn thân” của một thế hệ trí thức sinh viên Huế xuống đường đấu tranh vì hoà bình và độc lập của dân tộc.

re-blog:  danluan.org

*Bà Lâm Thị Mỹ Dạ là vợ của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường

*Môn triết học dạy cho học sinh trung học miền nam gồm có 3 môn là  siêu hình học, luận lý học, và đạo đức học.

3 bình luận to “►Những tấm hình lịch sử 1921-1967”

  1. […] – Những tấm hình lịch sử 1921-1967 (Trần Hoàng). […]

  2. […] tình trạng khoác áo nhà nước ngang nhiên vi phạm pháp luật (Cầu Nhật Tân). – Những tấm hình lịch sử 1921-1967 (Trần Hoàng). – Câu chuyện Chủ nhật: Năm miếng rẻ rách cơ bản trong tiếng […]

  3. […] – Những tấm hình lịch sử 1921-1967 (Trần Hoàng). […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.