Trần Hoàng Blog

►Hãng xưởng giày dép áo quần của Trung Quốc dời sang Việt Nam mua đất đai với sự tiếp sức của cán bộ đảng, luật sư và doanh nghiệp VN (22-10-2012)

Posted by hoangtran204 trên 25/10/2012

Trong thập niên 1990s và 2000s, luật đất đai, luật doanh nghiệp (thành lập công ty cổ phần) ở VN…đã mở toang cửa cho doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đất đai ở VN.

Hội nghị hợp tác giữa Công An Trung Quốc và Việt Nam xảy ra 2 năm một lần đang họp tại Hà Nội ngày 23-10-2012, ( Hai cuộc họp trước diễn ra vào các năm 2008 và 2010 ).

Kể từ sau cuộc hợp tác lần thứ nhất 2008  giữa hai lực lượng công an VN va` TQ, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, luật sư Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Tạ Phong Tần, luật sư Phan Thanh Hải và 16 thanh niên công giáo biểu tình phản đối trung Quốc  lấn chiếm Biển Đông và chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa đã bị bắt và thọ án tổng cộng trên 100 năm. 

Hội nghị hợp tác giữa công an hai nước được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh. Điều đặc biệt chưa từng thấy trong nghi thức ngoại giao là thủ tướng của một nước, đứng đầu chính phủ, và Tổng bí thư đảng cộng sản VN  đều phải cúi mình tiếp kiến một bộ trưởng công an Trung Quốc!

Nhờ cấp trên đồng thuận hợp tác, rồi được sự tiếp sức của công an nhân dân VN đi bắt hết “tụi phản động” biểu tình chống Trung Quốc, nên 1/3 các công ty Trung Quốc đang dời hãng xưởng sang Việt Nam, mua đất đai (ở Bình Thuận là một điển hình), và mang theo cả công nhân Trung Quốc để cạnh tranh với ngành  xuất khẩu giày dép, dệt may của Việt Nam trị giá 22 tỷ đô la (năm 2011). 

Mời các bạn xem phim nói về việc này và đọc bản tin nói về cuộc hợp tác công an ở cuối trang này.

Các công ty Trung Quốc dời sang Việt Nam

22.10.2012

Gía nhân công tăng, nhưng nhu cầu xuất khẩu giảm tại Trung Quốc khiến các nhà sản xuất hoặc đã di dời hoặc đang tính tới chuyện di dời sang các nước Đông Nam Á lân cận trong đó có Việt Nam.

Tin Asia News Network ngày 22/10 dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết gần 1/3 các công ty sản xuất dệt may, giày dép, và nón ở Trung Quốc đang hoạt động dưới áp lực leo thang và đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước.

Những đích đến được ưa chuộng hiện nay thường là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, và Malaysia.

Nhật báo China Daily nói xu hướng di dời sản xuất này sẽ tiếp tục trong tương lai.

Người đứng đầu văn phòng hành chính thuộc Phòng Thương mại Trung Quốc chuyên phụ trách về xuất nhập khẩu dệt may xác nhận rằng nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc đã chuyển dời một phần hoặc toàn bộ ra nước ngoài.

Theo khảo sát do công ty tư vấn tài chính Capital Business Credit có trụ sở tại Mỹ, cứ 10 doanh nghiệp lớn được hỏi thì có 4 công ty cho biết có dự định dời xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, và Philippines.

Tuy làm mất công ăn việc làm cho dân Trung Quốc, nhưng giới chức Trung Quốc nói hiện tượng này cũng mang tính tích cực về mặt cơ bản, phù hợp với cam kết của chính phủ nâng cấp sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc và thay đổi mô hình phát triển kinh tế.

Kế hoạch 5 năm (2011-2015) của Bắc Kinh kêu gọi các công ty xuất khẩu Trung Quốc sản xuất thêm nhiều sản phẩm cao cấp.

Gần đây, gía nhân công tại Trung Quốc tăng từ 15% tới 20% mỗi năm, khiến một số doanh nghiệp phá sản.

Thống kê năm ngoái cho thấy lương hằng tháng của các công nhân trong ngành sản xuất tại Việt Nam trung bình khoảng hơn 95 đô la, tương đương với mức lương 10 năm trước của công nhân tại Đông Quản, một thành phố công nghiệp ở Đồng bằng Châu thổ Châu Giang Trung Quốc.

Việt Nam nằm trong số các nước mở rộng chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai và các dịch vụ công cho giới đầu tư nước ngoài trong đó có Trung Quốc.

Nguồn: China Daily, ANN, China.org.cn, Bernama

http://www.voatiengviet.com/content/cac-cong-ty-trung-quoc-doi-sang-vietnam/1531049.html

—————————————————————————-

Người TQ mua cả trăm hecta đất Bình Thuận

http://www.danchimviet.info/archives/61357

Mặt bằng đã chuyển từ đất lúa sang đất kinh doanh của Công ty Nguyên Long Sơn – Ảnh: Trần Lệ Hoa

UBND tỉnh Bình Thuận vừa kiểm tra và phát hiện việc đầu tư cả trăm hecta đất trồng thanh long không đúng quy định pháp luật của một nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo hồ sơ, cuối năm 2011, ông Zhong Heng Shan (quốc tịch Trung Quốc, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Thâm Quyến, Trung Quốc) ký hợp đồng  sang nhượng (mua) 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 10.000m2 cạnh quốc lộ 1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh. Trong khi việc sang nhượng đất chưa hoàn tất và đang có tranh chấp thì ông Zhong có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin phép nhập máy móc, thiết bị sản xuất trên diện tích đất này.

Từ tranh chấp hợp đồng với người Việt Nam

Theo văn bản gửi UBND tỉnh nhờ “can thiệp”, ông Zhong cho biết cuối năm 2011 khi ký hợp đồng với ông Phạm Phú Thạnh, nguyên giám đốc và hiện là thành viên góp vốn trong Công ty Nguyên Long Sơn, ông Zhong đã chuyển 13,5 tỉ đồng cho ông Thạnh. Tuy nhiên đến nay ông Thạnh chưa giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng như đã ký kết.

Vì vậy, Công ty Nguyên Long Sơn đề nghị tỉnh Bình Thuận can thiệp và cho phép họ trồng thanh long trên diện tích 100ha ở Hàm Chính và được xây văn phòng, nhà xưởng trên diện tích đất đã mua tại Hàm Đức. Đồng thời cho phép được nhập máy móc, thiết bị về để sản xuất, chế biến thanh long.

Tuy nhiên theo ông Thạnh, tính đến tháng 7-2012 ông chỉ mới nhận từ ông Zhong 10,5 tỉ đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ đất đai mà ông đã ký kết đứng ra mua giúp cho ông Zhong. Chưa hết, để “nắm đằng cán”, ngày 27-2 ông Zhong và luật sư của mình đã yêu cầu ông Thạnh ký một hợp đồng vay vốn khống 4,5 tỉ đồng (lãi suất 0%) trong số tiền 10,5 tỉ đồng đã chuyển, tương đương với 5% vốn góp trong công ty. Đổi lại, ông Thạnh phải thế chấp 11 sổ đỏ có diện tích hơn 75.000m2 và giấy tờ nhà đất văn phòng công ty tại Hàm Thuận Bắc.

Lòi ra chuyện đầu tư “chui”

Việc lập hợp đồng vay vốn khống này nhằm buộc ông Thạnh sau khi lo được giấy chứng nhận đầu tư phải chuyển cổ phần mới lấy lại được giấy tờ đã thế chấp mà ông đứng tên góp vốn trong công ty trên danh nghĩa, nhằm che mắt việc giúp ông Zhong đầu tư “chui” vào Việt Nam.

Theo hồ sơ, ngày 30-12-2011, ông Phạm Phú Thạnh thành lập Công ty TNHH Nguyên Long Sơn với vốn điều lệ 90 tỉ đồng. Trong đó, ông Thạnh làm giám đốc với số vốn góp 20% (18 tỉ đồng) và ông Vũ Duy Tám (quê Bắc Giang) góp 72 tỉ đồng còn lại.

Hai tháng sau (ngày 28-2), công ty này đã đăng ký thay đổi lần đầu vẫn giữ nguyên tên công ty, vốn điều lệ nhưng thêm hai thành viên là ông Huang Bi Qiu (ngụ Quảng Tây, Trung Quốc) góp 30% vốn (27 tỉ đồng) và ông Zhong Heng Shan góp 60% vốn (54 tỉ đồng).

Lúc này công ty chuyển sang cho ông Zhong làm giám đốc. Riêng ông Thạnh và ông Tám mỗi người chỉ còn 5% vốn (4,5 tỉ đồng).

Sau khi đưa hai người nước ngoài vào công ty để nắm giữ toàn bộ số vốn, cá nhân ông Thạnh và ông Tám chỉ còn lại một số vốn “tượng trưng” ít ỏi. Lúc này, Công ty TNHH Nguyên Long Sơn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của ông Zhong. Từ đây, ông Thạnh lại ký hợp đồng chuyển nhượng số đất nông nghiệp trên 100ha mà mình đã gom trước đó cho ông Zhong để ông này đầu tư trồng thanh long, xây dựng nhà xưởng chế biến.

Tuy nhiên theo hồ sơ, với diện tích hơn 10.000m2 nằm sát quốc lộ 1A ngay ngã ba Tà Zôn (xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) là đất lúa hai vụ, không được chuyển đổi mục đích khác (theo nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và pháp luật đất đai hiện hành). Vì vậy theo hợp đồng, ông Thạnh phải có trách nhiệm “chạy” chuyển đổi sang đất kinh doanh để ông Zhong làm nhà xưởng chế biến thanh long.

Ngày 26-12-2011, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã cho chuyển đổi số diện tích ruộng lúa này sang đất kinh doanh, công ty đã ào ạt san lấp mặt bằng ngay sau đó.

Sau khi dùng thủ thuật đưa tên hai người Trung Quốc vào để chuyển nhượng công ty, ông Thạnh đã giao hồ sơ và con dấu cho ông Zhong. Chính sự thay đổi và đưa thêm hai người nước ngoài vào công ty nên UBND tỉnh không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư bởi công ty lúc này có yếu tố người nước ngoài.

Chưa hết, theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, việc nhà đầu tư muốn xây dựng nhà xưởng thì sau khi được cấp giấy phép đầu tư phải tập trung vào các khu công nghiệp để sản xuất, chế biến. Từ việc đầu tư “chui” đến việc bán đất nông nghiệp cho người nước ngoài bị phát hiện nên phi vụ này đang có nguy cơ bị đổ vỡ. Cơ quan an ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc điều tra làm rõ.

Ông Zhong mời 9 cán bộ Bình Thuận đi Trung Quốc

Khó hiểu hơn là trong thời gian phi vụ này đang lùm xùm thì có đến chín cán bộ, trong đó có phó giám đốc Sở NN&PTNT cùng phó chánh văn phòng, giám đốc trung tâm trực thuộc sở này cùng bí thư, phó chủ tịch, trưởng phòng nội vụ, giám đốc Ban quản lý dự án huyện Hàm Thuận Bắc nhận lời mời của Tập đoàn Nguyên Hinh sang Thâm Quyến, Trung Quốc để “học tập kinh nghiệm”.

Theo báo cáo của Công ty Long Nguyên Sơn do ông Zhong ký thì sau chuyến “học tập kinh nghiệm” này, các thành viên trong đoàn công tác đã hướng dẫn ông làm đơn đề đạt những nguyện vọng được đầu tư ở Bình Thuận vì công ty đã lỡ “cầm đèn chạy trước ôtô”.

Nguồn :  Tuổi Trẻ.

—————————————————————————————————-

Việt-Trung tăng cường hợp tác công an

Trà Mi-VOA

Cập nhật: 25.10.2012 07:33

Hội nghị hợp tác chống tội phạm lần thứ ba giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc vừa khai diễn tại Hà Nội với sự tham dự của Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, và Bộ trưởng Công An Việt Nam Trần Đại Quang.

Tân Hoa xã ngày 24/10 trích phát biểu của Bộ trưởng Công An Trung Quốc nhân cuộc gặp với người tương nhiệm phía Việt Nam, cho biết từ khi khởi sự vào năm 2008 tới nay, cơ chế hợp tác song phương trong công tác chống tội phạm đã giúp củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa Bộ Công an hai nước, đề ra các kế hoạch hợp tác khả thi thúc đẩy đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung.

Vẫn theo ông Mạnh, hội nghị hợp tác đôi bên đã đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề bao gồm lĩnh vực chống khủng bố, nhập cư bất hợp pháp, buôn phụ nữ và trẻ em, buôn lậu ma túy, cờ bạc, gian lận viễn thông, và tiền giả.

Người đứng đầu ngành Công An Trung Quốc đề nghị Bộ Công an Việt Nam cùng thực thi những đồng thuận, khai thác tiềm năng hợp tác cũng như nâng cao hơn nữa hợp tác song phương trong việc chống tội phạm, duy trì trật tự xã hội hầu góp phần cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Bộ trưởng Công an Việt Nam nói Việt Nam đánh giá cao hội nghị hợp tác của ngành công an hai nước và xem đó là cơ hội để đôi bên tăng cường hợp tác thực thi luật và siết chặt bang giao.

Thượng tướng Trần Đại Quang nói thêm rằng những thay đổi về tình hình an ninh khu vực đòi hỏi hai nước Việt-Trung phải tăng cường trao đổi và củng cố sự tin cậy lẫn nhau hơn nữa.

Đôi bên nhất trí rằng trong thời gian qua, công an Việt-Trung đã hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trong việc chống tội phạm đe dọa an ninh, trật tự hai nước.  (Bằng cớ và hình ảnh đâu?)

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Công an Trung Quốc ngày 24/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị của Đảng và nhà nước giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn duy trì và phát triển, bất chấp những khó khăn.

Đáp lại, Bộ trưởng công an Trung Quốc nói vấn đề Biển Đông không phản ánh toàn cục bang giao Việt-Trung, nhưng sẽ ảnh hưởng các mối quan hệ đôi bên nếu không xử lý thỏa đáng.

Ông Mạnh Kiến Trụ lặp lại quan điểm của Bắc Kinh rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết qua các cuộc thương lượng song phương và tham vấn hữu nghị trên tiêu chí ‘gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác’.

Quan hệ Việt-Trung được chú ý nhiều, nhất là trong thời gian gần đây, khi hai bên bùng phát tranh cãi ngoại giao liên quan tới chủ quyền ở Biển Đông.

Tranh chấp giữa đôi bên liên quan tới vùng biển giàu tài nguyên này đã dẫn tới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và những trường hợp bị bắt, bị khởi tố, và bị tuyên án vì có các hoạt động chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Gần đây, dư luận đang xôn xao trước vụ cô Nguyễn Phương Uyên, một người có thái độ rất rõ ràng, cương quyết chống hành động xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông và quyết tâm tẩy chay hàng Trung Quốc, bị bắt giam về hành vi ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Cô sinh viên 20 tuổi của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm bị cáo buộc đã tham gia phát tán truyền đơn kêu gọi chống Trung Quốc. 

Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Uyên, nói với VOA Việt ngữ:

“Nói về chống Trung Quốc và bài trừ hàng Trung Quốc thì không những cháu Uyên mà hầu như người dân Việt Nam nào cũng có ý nghĩ đó. Vì qua thông tin thấy rõ là tất cả hàng Trung Quốc đều có hại và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thì hầu như không ai chấp nhận được. Bản thân tôi là một người ở thôn quê mà tôi còn cảm thấy ghét Trung Quốc. Nếu thật sự con tôi vì yêu nước Việt Nam tổ quốc mình, chống Trung Quốc mà bị bắt thì tôi thấy rất khó dùng từ để tả được.”

Cuối tháng 9 vừa qua, một trong những người tiên phong trong các hoạt động chống Trung Quốc, blogger Điếu Cày, bị tuyên án 12 năm tù cũng với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Nguồn: Xinhua, China Daily, VOA Interview

http://www.voatiengviet.com/content/viet-trung-tang-cuong-hop-tac-cong-an/1532343.html

———–

China-Vietnam public security ministerial meeting opens in Hanoi
English.news.cn   2012-10-23 22:48:01
China-Vietnam public security ministerial meeting opens in Hanoi
English.news.cn   2012-10-23 22:48:01
China-Vietnam public security ministerial meeting opens in Hanoi
2012-10-23
Chinese Minister of Public Security Meng Jianzhu (2nd L, front) and his Vietnamese counterpart Tran Dai Quang (1st R, front) sign the Minutes of the third China-Vietnam Public Security Ministerial Meeting on Cooperation Against Crime during a public security ministerial meeting in Hanoi, Vietnam, Oct. 23, 2012. The third China-Vietnam public security ministerial meeting on cooperation against crime opened here Tuesday. (Xinhua/Zhang Jianhua)

HANOI, Oct. 23 (Xinhua) — The third China-Vietnam public security ministerial meeting on cooperation against crime opened here Tuesday with the attendance of Chinese Minister of Public Security Meng Jianzhu and his Vietnamese counterpart Tran Dai Quang.

During the meeting, Meng said since its inception in 2008, the mechanism of the two countries’cooperation in the fight against crime has served as a platform for the two ministries to enhance mutual trust and make feasible plans for cooperation, which has strongly pushed forward the comprehensive strategic cooperative partnership between China and Vietnam.

Meng said with joint efforts of both sides, participants to the meeting achieved consensus on a wide range of issues, including the fight against terrorism, illegal immigration, trafficking of women and children, drug production and trade, gambling, telecommunications fraud and counterfeit money.

Meng stressed that the two countries’ public security ministries should take this opportunity to implement the consensus of the meeting, tap the cooperation potentials, raise the level of bilateral cooperation in combating crime and maintaining social order, in order to contribute to the long-term healthy and stable development of China-Vietnam relations.

Vietnamese Minister of Public Security Tran Dai Quang, for his part, said Vietnam attaches great importance to the meeting, considering it an opportunity for the two countries to enhance law enforcement cooperation and deepen bilateral relations.

The profound change of regional security situation requires the two sides to strengthen exchanges, enhance mutual trust, expand consensus and promote law enforcement and security cooperation, he added.

After the meeting, the two ministers signed Minutes of the third China-Vietnam Public Security Ministerial Meeting on Cooperation Against Crime.

http://news.xinhuanet.com/english/china/2012-10/23/123860748_31n.jpg

Chinese State Councilor Meng Jianzhu (L) shakes hands with Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung in Hanoi, Vietnam, Oct. 23, 2012. (Xinhua/VNA)

http://news.xinhuanet.com/english/china/2012-10/23/123860748_21n.jpg

Chinese State Councilor Meng Jianzhu (L) meets with Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung (R) in Hanoi, Vietnam, Oct. 23, 2012. (Xinhua/VNA)

source: http://news.xinhuanet.com/english/china/2012-10/23/c_123860748.htm

 

2 bình luận to “►Hãng xưởng giày dép áo quần của Trung Quốc dời sang Việt Nam mua đất đai với sự tiếp sức của cán bộ đảng, luật sư và doanh nghiệp VN (22-10-2012)”

  1. […] Hoangtran […]

  2. […] Hoangtran […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.