Trần Hoàng Blog

Quan Điểm của các Cường Quốc về Cuộc Chiến ở Lybia

Posted by hoangtran204 trên 20/03/2011

Pháp và Anh đã giữ vai trò chính trong cuộc tấn công vào Lybia để ngăn chặn quân đội của đại tá Gadhafi đang bao vây thành phố Bengzali, nơi mà dân quân nổi dậy đã chiếm đóng từ hơn hai tuần qua. Mỹ chỉ giữ vai trò hổ trợ cuộc chiến. Canada cũng tham gia vào chiến dịch nầy.

TT Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu: Những quốc gia tham dự trận chiến chỉ là để tăng cường và hổ trợ quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm để chấm dứt cuộc tấn công của quân đội của đại tá Gadhafi vào những người dân sự. Pháp muốn lãnh đạo cuộc chiến vào Lybia nhằm lấy lại thanh danh của nước Pháp trong các nước Hồi Giáo, và năm tới sẽ có cuộc bầu cử TT Pháp.

Thủ tướng  Anh thì nói: Cuộc tấn công vào đại tá Gadhafi là hợp pháp và chính đáng bởi vì chúng tôi không thể đứng ngoài trong khi nhà độc tài nầy đang giết những người dân của chính đất nước họ”

TT Mỹ  Barack Obama đang viếng thăm Brazil nói rằng: “Hành động quân sự nầy không phải là sự lựa chọn đầu tiên” của ông ta và lập lại rằng “Mỹ sẽ không gởi lực lượng bộ binh qua Lybia tham chiến. Cuộc tấn công nầy không phải là giải pháp mà Mỹ hay bất cứ quân đội đồng minh nào tìm kiếm. Chúng tôi không thể nào ngồi yên khi mà 1 bạo chúa (đại tá Gadhafi) nói với dân chúng của ông ta rằng: sẽ không tha thứ cho họ (vì họ đã nổi dậy chống lại ông ta).

Nga và Trung Quốc có chân trong Hội Đồng  Bỏa An Liên  Hiệp  Quốc đã từ chối bỏ phiếu (vào thứ Năm tuần trước) dùng giải pháp quân sự can thiệp vào Lybia.

Trung Quốc diễn tả sự hối tiếc về giải pháp quân sự. Và Bộ trưởng  ngoại giao TQ “hy vọng giải pháp quân sự sẽ không dẫn đến sự mất mạng của nhiều thường dân.

—-

*Lyabia có chừng 2% trử lượng dầu và khí đốt của thế giới. Lybia là nước cung cấp dầu hỏa chính yếu cho nhiều nước Âu Châu. Pháp đã từng là khách hàng lớn của Lybia. Các nước Âu châu khác như Anh, Ý, Đan Mạch cũng đều có mua dầu của Lybia.

Cuộc nổi dậy của dân quân cách đâ 3 tuần nhằm chống lại chế độ độc tài đảng trị của đại tá Gadhafi (kéo dài hơn 41 năm qua) đã làm cho giảm bớt việc sản xuất và xuất khẩu dầu lửa sang các nước Âu Châu. Buộc lòng  22 quốc gia trong đó có Anh, Pháp, Canada, Đan Mạch, Ý đều phải can thiệp nhằm chấm dứt cuộc nội chiến với mục đích chính yếu là làm thế nào cho dầu hỏa tiếp tục cung cấp cho âu châu không bị gián đoạn.

Giá dầu thế giới lên cao  trong mấy tuần qua và có lúc vượt quá 100 đô/ 1 thùng dầu thô, vì ai cũng sợ cuộc chiến bùng nổ lớn, sẽ làm giảm bớt nguồn cung cấp dầu.

Trung Quốc muốn thế giới luôn tiếp tục rối ren để họ rãnh tay không bị canh chừng các tham vọng về xâm chiếm Biển Đông và xâm chiếm tài nguyên của các nước Phi Châu; còn  Nga hưởng lợi vì giá dầu tăng cao nếu có chiến tranh bùng nổ. Cả hai nước nầy đã không bỏ phiếu dùng giải pháp quân sự trong cuộc họp Hội Đồng  Bảo An LHQ vào thứ Năm tuần trước.

Thêm vào đó, Trung Quốc đang có dã tâm chiếm trọn vùng  Biển Đông của VN, nên không muốn nhìn thấy nhiều cuộc hành quân chung giữa các lực lượng đồng  minh. TQ luôn miệng nói là: “không nên can thiệp vào nội bộ của Lybia…” là cũng nằm trong kế sách của họ. (Trung Quốc muốn độc quyền chiếm  Biển Đông và giải quyết chuyện Biển  Đông với VN và các quốc gia vùng Đông  Nam Á mà không muốn có sự can thiệp của Mỹ và các nước khác. Nhưng khi ngoại trưởng Clinton thẳng thừng tuyên bố vào năm 2009 và 2010 là chuyện giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phải là 1 vấn đề quốc tế, rồi Mỹ liên tục gởi các tàu chiến thuộc Hạm  Đội 7 vào thăm viếng VN, Nhật và các quốc gia vùng Đông Nam Á,  đã làm cho Trung Quốc rất tức giận).

Mỹ không tham gia vào cuộc chiến Lybia cũng là vì các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ muốn có sẵn một lực lượng trừ bị đề phòng có một cuộc chiến sẽ xẩy ra ở Châu Á, mà Trung Quốc chính  là nước mà quân đội Mỹ luôn canh chừng. Nhật đang đối phó thảm họa với động đất và nhà máy điện nguyên tử, và có thể đây là cơ hội tốt cho TQ tung ra các ý đồ của họ ở vùng  Biển Đông của VN.

Giới chức quân đội Mỹ chỉ hổ trợ bằng không lực và Hải quân mà không muốn đem bộ binh vào Lybia.

(Sự hiện diện của Mỹ ở Afghanistan và Iraq chỉ bởi vì Mỹ muốn mua dầu và nắm được nguồn cung cấp dầu lửa liên tục. Mỹ cần mỗi ngày 20 triệu thùng dầu, và 40% nhập từ các nước ngoài; TQ cần dủng khoảng hơn 7 triệu thùng dầu mỗi ngày; Nhật cần khoảng gần 4 triệu thùng dầu).

Xem thêm ở đây

 

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.