Trần Hoàng Blog

Archive for 2013

►Việt Dzũng và tôi –

Posted by hoangtran204 trên 28/12/2013

Việt Dzũng và tôi

Tác giả: 

27-12-2013

vietdzung

Đúng hẹn, tôi có mặt tại Radio Bolsa. Lúc đó anh Khúc Mình cũng vừa từ phòng thu âm bước ra, đi đàng sau là chị Minh Phượng. “Dzũng hôm nay bịnh không đi làm”, chị Minh Phượng bảo, “cũng không thấy nó gọi nên em không biết sức khỏe thế nào rồi. Hôm nay anh Khanh phải làm việc một mình”. Chị vừa nói xong, anh Khúc Minh bảo thêm “tôi thấy Dzũng nó bị bịnh nhiều lắm ông Khanh à” đi kèm với câu “sức khỏe không tốt, nó cứ phải nghỉ hoài à”.

Chuyện Việt Dzũng thỉnh thoảng phải nghỉ bệnh không thể đi làm là điều tôi được nghe chính anh nói hồi tháng trước, khi hai anh em đứng hút điếu thuốc lá trước khi chia tay nhau. “Sức khỏe của em lúc này yếu lắm anh”, Dzũng vừa nói vừa nhìn tôi. “Việc làm thì quá nhiều, việc muốn làm thì chưa đi được bao xa”. Anh hít vội một hơi thuốc, đưa tay búng tàn ra bãi đậu xe, bảo tiếp “anh em mình còn quá nhiều việc phải làm, em không biết mình có làm được hết hay không”.

Tôi gặp Việt Dzũng lần đầu tiên hồi năm 1981 ở Washington D.C., lúc anh lên tham gia cuộc biểu tình kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và thế giới mở rộng vòng tay đón thuyền nhân Việt Nam. Lúc đó anh đã là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản nhạc mà người Việt trong và ngoài nước ai nấy đều thuộc lòng, còn tôi chỉ là một anh sinh viên sửa soạn ra trường với ước mở trở lại nghề dậy học. Phải thú thật cả 2 anh em không ai chú ý đến ai, chỉ bắt tay chào hỏi cho có lệ, và chính sau này cả Dzũng lẫn tôi đều nhiều lần bảo với nhau “không ngờ anh em mình lại làm việc chung với nhau được 30 năm”.

Điều giúp anh em chúng tôi gắn bó với nhau ngay từ lúc đầu là chuyện Dzũng học Đại Học Nebraska, “trường nay tôi cũng nộp đơn xin học nhưng họ không cho học bổng, bắt đóng tiền nặng quá nên tôi đầu hàng”. Tôi còn nhớ Dzũng hỏi “tại sao anh lại chọn Nebraska”, tôi trả lời lúc vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ, “nghe nói trường nổi tiếng là trường phải có hội football lớn, và Nebraska nằm trong tiêu chuẩn quan trọng đó”. Dzũng hỏi lại “thế anh có biết football không?”. “Biết chứ nhưng không nhiều, chỉ biết sơ sơ thôi”. Nói xong cả hai anh em cùng phá lên cười.

Tối hôm đó ở nhà anh Nguyễn Lương Sơn, tôi may mắn được nghe Dzũng và chị Nguyệt Ánh cùng cất tiếng hát những bản nhạc viết về thuyền nhân cho đến những bài ca tranh đấu mang nội dung nhắc nhở những người may mắn đến được bến bờ tự do đừng quên những người không may còn ở lại, nhắn nhủ những người đã đi định cư đừng quên số phận của những người đang trên đường vượt biển hay đã đến được trại tỵ nạn. Không ai nói với nhau một lời, cả nhóm đều hiểu mỗi bài hát anh và chị Nguyệt Ánh cất lên là mỗi bài hát đánh thức lương tâm của con người, anh em chừng chục người chỉ biết lặng im ngồi nghe, hết người này đến người khác đưa tay vội vàng chùi nước mắt trong căn phòng ngập khói thuốc lá. Cũng tối hôm đó, may mắn được ngồi cạnh chị Nguyệt Ánh và anh nên tôi nghe được hai người bàn chuyện cùng nhau đi một vòng nước Mỹ và các châu lục khác. Kể từ hôm đó, người Việt tỵ nạn bắt đầu nhìn thấy chị Nguyệt Ánh và Việt Dzũng trên sân khấu.

Phải hơn một chục năm sau ngày gặp nhau, anh em chúng tôi mới có dịp thật sự làm việc chung với nhau. Khởi đầu là ở Little Saigon Radio, khi anh Nguyễn Hữu Công gọi điện thoại nhờ tôi làm thông tín viên tại thủ đô, “người làm việc chung với cậu là Việt Dzũng”, anh Công cho tôi biết. Thật tình lúc đó tôi ngần ngại vì dù đã biết nhau nhưng ở quá xa, làm sao có thể ăn khớp với nhau được, và lại tôi ngại làm việc với những người nổi tiếng lắm. Tôi nêu chuyện này với anh Công, anh trả lời “cậu cứ yên trí đi, Dzũng nó khéo lắm, biết đủ chuyện để có thể tán với cậu trên đài”.

Lời nói với giọng đầy tự tin của anh Công giúp tôi thêm can đảm để nhận lời, bắt nhịp cầu truyền thanh nối liền miền Đông và miền Tây của nước Mỹ. Cũng phải nói luôn chính cái “khéo” của Dũng giúp tôi trình bày vấn đề lưu loát hơn, và cũng nhờ Dzũng đưa ý kiến “anh em mình làm thêm chương trình thể thao hàng tuần chuyên bàn cá độ cà na” giúp tôi thật sự trở thành người miền Đông được thính giả miền Tây biết đến. Có lần tôi bảo với Dzũng “anh em mình làm việc với nhau mỗi ngày nhưng chương trình football là chương trình được thính giả biết đến nhiều nhất”. Dzũng cười, bảo “không phải như vậy đâu anh. Chương trình nào thính giả cũng thích cả, chính trị hay thể thao thính giả đều thích như nhau, miễn là mình làm việc tận tâm, giúp họ nghe một bản tin quan trọng như đừng quá căng thẳng”.

Làm việc với nhau ở Little Saigon Radio được vài năm thì Dzũng cùng với một số bạn bé quyết định lập đài riêng mang tên Radio Bolsa, tôi được rủ sang làm việc chung. Ngày phát thanh đầu tiên của Đài không có tôi, gần một tuần lễ sau tôi mới góp tiếng. Tôi còn nhớ sau bản tin ghi từ D.C. về California, Dzũng gọi cho tôi để nói lời cám ơn, kèm theo đó là lời nhắn nhủ “anh đừng bỏ tụi em nghe”. Câu nói chân tình đó của Dzũng là một trong những động lực thúc đẩy tôi liên tục làm việc mỗi ngày với anh và với những anh em khác của Đài.

4- Giữa tháng 11 tôi có việc phải sang California. Lần nào cũng như lần nào, đã sang tới nơi thì bắt buộc phải ghé đài làm bản tin tại chỗ với Việt Dzũng. Cũng như thường lệ, chương trình tin tức vừa xong anh em chúng tôi cùng nhau ra bãi đậu xe hút thuốc lá. Hôm đó Dzũng bảo “năm nay là năm kỷ niệm 30 năm ngày anh em mình chính thức làm việc với nhau, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm ngày anh em mình làm radio chung với nhau”. Tôi chưa kịp trả lời thì Dzũng bảo luôn “lần tới anh sang đây, em sẽ đưa anh đi nhậu. Anh thích nhà hàng nào cứ cho em biết, gọi tất cả anh em, bạn bè đi nhậu chung cho vui”. Thời điểm hai anh em đồng ý với nhau: khoảng một tuần trước Lễ Giáng Sinh cho tới Tết Tây 2014, đồng ý hôm đó “sẽ làm bản tin tổng kết cuối năm 2013” và sau đó “đi nhậu”.

Đúng hẹn với Dzũng, tôi xuống Orange County vào ngày thứ Năm, sáng hôm sau (thứ Sáu 20 tháng Mười Hai), tôi ghé Đài không thấy Dzũng. Ngồi làm bản tin lúc 9 giờ 40 với chị Minh Phượng vừa xong thì thấy Cô Nhung -mẹ Dzũng- bước vào, tay xách theo 2 túi quà “bác mua tặng cho mấy đứa”. Tôi nghe rõ Cô Nhung hỏi mọi người “thế thằng Dzũng đâu” vì chính Cô cũng không biết Dzũng ốm nằm ở nhà. Đưa quà xong, đứng lại nói chuyện chừng vài phút thì Cô ra về, bảo với tôi “Cô về ghé nhà thăm em nó”, bảo thêm “lúc này nó hay mệt lắm anh ạ, hệ thống miễn nhiễm yếu lắm. Thế nào Cô cũng bảo với em nó là có gặp anh Khanh”.

Rời Radio Bolsa, tôi ghé qua thăm một số bạn bè quen cũ nói dăm ba câu chuyện rồi lại lên xe định ghé một tiệm nào đó kiếm khúc bánh mì gặm cho đỡ đói. Đi chưa tới nơi thì điện thoại reo, chị Minh Phương khóc òa báo tin “Dzũng chết rồi anh Khanh ơi, anh chạy ngay vào nhà thương đi”.

Tôi sững sờ khi nghe tin mình không bao giờ muốn nghe. Không tin chuyện đó lại xảy ra vì chỉ 2 ngày trước đó anh em chúng tôi còn làm bản tin ngày thứ Tư, cũng không thể ngờ chỉ trong chớp nhoáng mà mình mất đi một người bạn, một người em, một đồng nghiệp đã gắn bó với nhau trong suốt mấy chục năm trời. Tôi bỗng dưng nhớ lại có lần bảo với Dzũng “ai cũng nói gặp nhau 1 lần đã là may, làm việc với nhau một ngày đã là quý, ít người có cơ hội làm việc với nhau mấy chục năm như anh em mình”. Nghe vậy Dzũng cười trả lời “tại anh em mình có duyên với nhau”, kể thêm “rất nhiều người hỏi em là anh em mình có soạn bài trước hay không mà tung hứng ăn khớp quá. Em trả lời không thì họ không tin, nên cuối cùng em bảo là có duyên nên anh với em mới tung bắt nhịp nhàng được như thế”.

Vừa lái xe vào nhà thương, tôi vừa nghĩ đến những câu chuyện Dzũng và tôi trao đổi với nhau trong suốt 30 năm qua, nhớ lại ngày đầu tiên khi gặp nhau ở Virginia và lần cuối cùng đứng nói chuyện với nhau ở California. Nhớ như in ngày đầu thấy Dzũng chống cặp nạng hút thuốc lá Kool, bây giờ cặp nạng vẫn còn, dáng người mập hơn, thuốc lá thì đã đổi sang thành Salem Light hoặc những loại thuốc lá bạc hà khác, nhớ có lần vừa hút thuốc vừa ho, Dzũng than “em hút thuốc nhiều quá nên cứ ho hoài”. Thương người bạn mình, tôi nói đùa “tôi có biết mấy cô cả đời không bao giờ hút thuốc nhưng chỉ vì lỡ dại hôn đứa hút thuốc nên cũng thúng thắng ho đấy”. Nghe tôi nói xong, Dzũng cười vang ầm cả phòng, bảo “ông anh này thiệt tình…”, và tiếp tục… hút thuốc.

Tôi cũng nghĩ đến những gì Dzũng đã tận tụy làm cho mọi người -trong đó có tôi-, và những bản nhạc anh viết chạy thật nhanh trong đầu tôi, trong đó có những bản tôi may mắn được ngồi nghe anh vừa đàn vừa hát. Đó là những bài hát Dzũng đã viết cho chúng ta và tất cả chúng ta đều đã từng hát với nhau hay hát cho nhau nghe những bản nhạc đó. Tôi cũng nhớ đến bản nhạc rất quen thuộc của anh mà tôi cùng mọi người đều nhớ và yêu thích nhất là bản “Một Chút Quà Cho Quê Hương”. Mãi đến khi anh mất rồi, tôi mới chợt hiều chính anh là “món quà” quý báu nhất của quê hương.

Tôi cũng tin rằng tất cả chúng ta đều đã có “duyên” được nghe anh hát, được hát nhạc của anh, được nhìn thấy anh đứng trên sân khấu làm MC, được nghe anh nói chuyện. Từ “duyên” sang “nợ”, tôi tin tất cả chúng ta đều nợ Dzũng một lời cám ơn, cám ơn anh đã dành hết những gì anh có cho chúng tôi. Đáng lẽ lời cám ơn đó chúng ta phải gửi đến anh từ lâu, nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.

Với cá nhân tôi, có còn điều gì để nói về Dzũng hay không? Còn nhiều lắm. Tôi không bao giờ quên cứ mỗi lần không hài lòng về tôi, Dzũng chỉ bảo “anh chơi như vậy thì anh chơi với ai?”. Dzũng à, Dzũng bảo anh Khanh “đừng bỏ tụi em”, bây giờ Dzũng bỏ anh em mà không nói cả lời chia tay. Đã thế, Dzũng còn hẹn anh Khanh xuống đây làm một chầu nhậu đánh dấu 30 năm làm việc chung, chầu nhậu đó sẽ không bao giờ có chỉ vì không còn Dzũng.

“Dzũng chơi như vậy thì Dzũng chơi với ai?”.

© Đàn Chim Việt

 

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►VN Đã đến mức phải vay để chi tiêu, và vay để trả nợ

Posted by hoangtran204 trên 28/12/2013

25/10/2013

vietstock.vn

Buổi thảo luận tổ sáng nay (25-10) tại Quốc hội đã “nóng” lên với tình hình dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, cách tính GDP có chính xác không, trần nợ công có an toàn không…

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách Phùng Quốc Hiển: Vì hụt thu nghiêm trọng như vậy nên chúng ta phải giải quyết bằng cách nâng mức bội chi. Trước đây chúng ta bội chi để đầu tư phát triển, nhưng lần này chúng ta phải bội chi để bù hụt thu

Phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng vào năm 2014

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm 2013, điểm nổi lên đáng chú ý nhất là hụt thu ngân sách. Nếu nói từ thời kỳ đổi mới đến nay thì đây là năm đầu tiên chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà hụt thu rất lớn, tới 63.000 tỉ đồng.

Câu hỏi được đặt ra là không hiểu tại sao GDP tăng 5,4%, chỉ dưới mức chỉ tiêu một chút (5,5%) mà lại hụt thu lớn như thế, vậy chúng ta tính GDP có sát không?

“Tôi thấy rằng vừa qua, với chính sách khoan sức dân, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, chúng ta thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, vì vậy việc huy động GDP cho ngân sách giảm. Trước đây, tỉ lệ thuế, phí huy động vào khoảng 27-28% GDP, năm 2011 còn 21-22%, đến nay chỉ còn 17-18%. Tỉ lệ huy động như vậy là thấp, rất khó đáp ứng nhu cầu chi.

Vì hụt thu nghiêm trọng như vậy nên chúng ta phải giải quyết bằng cách nâng mức bội chi. Trước đây chúng ta bội chi để đầu tư phát triển, nhưng lần này chúng ta phải bội chi để bù hụt thu. Khó khăn cũng khiến chúng ta phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014. Trong năm 2014 đặt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, tôi cho rằng là hợp lý, bởi chúng ta vẫn đang phải lấy mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các đại biểu đã phân tích rằng nếu tăng trưởng dưới 6% thì rất khó cân đối vĩ mô, đặc biệt là cân đối thu ngân sách” – ông Hiển nói.

Đại biểu Trần Du Lịch lo lắng: “Bây giờ đến mức ta phải vay để chi tiêu, vay để trả nợ rồi. Ta không tập trung dòng tiền, mỗi nơi mỗi tự sử dụng. Rồi hễ ngân sách thiếu thì lại đi vay. Ngân hàng thương mại huy động trong dân xong thì đem đi mua trái phiếu chính phủ cho an toàn, còn đâu cho doanh nghiệp vay nữa! Tình hình không phải là bi đát, nhưng do cách chúng ta làm thì không khéo lại rơi vào bi đát”.

Ông Vũ Viết Ngoạn (chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) băn khoăn: Năm nay hụt thu 63.000 tỉ đồng, vì tăng trưởng thấp, doanh nghiệp hết sức khó khăn. Một vấn đề lớn đặt ra là cơ cấu chi đang diễn biến ngày càng không hợp lý, từ năm 2000 đến nay chi đầu tư phát triển tăng 3 lần, trong khi chi thường xuyên tăng 8 lần, điều đó cho thấy bộ máy quá lớn. Ta nhiều lần đặt vấn đề tinh giản biên chế, bây giờ ở vị thế không có lối thoát khác, với tình hình cân đối ngân sách thì không thể nhẹ tay.

“Khu vực nội địa thất thu lớn, chứng tỏ nền kinh tế đang gặp khó khăn lớn, các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu có tăng lên chút đỉnh nhưng không đáng kể, nếu giá dầu giảm thì còn ảnh hưởng mạnh đến thu ngân sách nữa. Có ý kiến nói 30% cán bộ sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, ta phải làm rõ chỗ này để có biện pháp” – ông Đặng Thuần Phong (Bến Tre) bức xúc.

Nợ công nhiều hơn con số được công bố

“Hơn lúc nào hết, Chính phủ phải có thông điệp tiết kiệm chi tiêu. Chúng ta phải dựa vào cơ cấu thu để quyết định cơ cấu chi, vì nếu cứ chi như vậy thì tất nhiên là nợ công sẽ tăng lên thôi. Quốc hội cũng phải có trách nhiệm lớn hơn, khi quyết định một chính sách mới thì phải tính được nó sẽ tốn bao nhiêu tiền. Chi phải căn cứ vào mục tiêu và hiệu quả. Ví dụ các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay nói là trùng lắp, dàn trải (tới 16 chương trình) thì phải xem xét lại, tập trung cho những việc trọng điểm thôi” – ông Phùng Quốc Hiển yêu cầu.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nói: “Chính phủ cần giải trình thêm về nợ công. Tôi nghĩ ta tính nợ công như vậy là chưa đủ. Các khoản nợ mà chúng ta đang trả nhiều hơn con số được công bố! Ta nói trần nợ công đang ở mức an toàn. Nhưng còn nhiều khoản khác chưa được tính vào. Vậy thì nói rằng an toàn liệu có đúng không. Chuyện nợ công phải hết sức minh bạch để có giải pháp tháo gỡ. Báo cáo tình hình không sát thực tiễn thì giải pháp đưa ra không thể sát được. Và như thế chúng ta sẽ trả giá vì điều đó!”.

Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng: “Về nợ công, để đảm bảo giới hạn an toàn gồm nhiều yếu tố, vay ngắn hạn hay dài hạn, lãi suất bao nhiêu, nợ công nếu nói dưới 65% GDP là an toàn thì quá đơn giản, nếu cứ tiếp tục đà này thì đến năm 2015 và xa hơn nợ công sẽ là bao nhiêu. Chính phủ phải có kế hoạch ngân sách trung hạn, các nước bên cạnh kế hoạch ngân sách chi tiết từng năm thì đều có cân đối chung trung hạn để làm căn cứ thực hiện”.

Theo ông Phùng Quốc Hiển, vấn đề đặt ra hiện nay là phải dự toán thu cho chính xác, thu cho đúng, cho đủ. Ví dụ, thu từ thuế VAT đừng thu quá nhiều lên, rồi lại phải hoàn thuế. Chúng tôi cũng có kiến nghị là phải thu cổ tức của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bởi DNNN làm kinh tế thì Nhà nước phải được cái gì chứ, lâu nay chúng ta để lại hết cho doanh nghiệp, còn thu bao nhiêu thì Chính phủ sẽ nghiên cứu và trình Quốc hội.

Bên cạnh đó phải cơ cấu lại chi. Riêng chi đầu tư phát triển, theo nguyên tắc thì bố trí đầu tư xây dựng cơ bản phải bằng bội chi, tức là phải bố trí khoảng 224.000 tỉ, nhưng năm 2014 chúng ta chỉ cân đối được 163.000 tỉ. Như vậy, chúng ta khẳng định là thu không đủ để chi thường xuyên, mà còn phải dành một phần bội chi để trả nợ. Đây là điều cực chẳng đã, bởi chi trả nợ thì không tạo ra giá trị gia tăng gì cả.

Ông Lê Đình Khanh (Hải Dương) hiến kế: “Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nếu nghĩ chung cho đất nước thì nên co lại, giảm đầu mối các cơ quan Đảng, đoàn thể, Chính phủ. Nếu phát hành thêm trái phiếu Chính phủ thì cần báo cáo Quốc hội từng dự án chi tiết, cụ thể hơn, đại biểu Quốc hội cũng cần giám sát chéo các công trình, nếu chỉ ngồi bàn giấy quyết thì thiếu chính xác”.

Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) bày tỏ: Chương trình mục tiêu quốc gia: nhiều chương trình không đến được với dân, có đến thì cũng không được bao nhiêu. Chi phí cho hành chính, hội thảo, tập huấn quá nhiều. Nhiều chương trình triển khai mà không màng đến hiệu quả. Có trường hợp lên miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người mà lại đi mở chương trình dạy nghề uốn tóc!

V.V.Thành – Lê Kiên – Mai Hương

TUỔI TRẺ

Xem thảo luận 

*Lãnh đạo, điều hành chính sách kinh tế của đất nước giỏi quá nên giờ phải nâng trần nợ công, vay để chi tiêu, vay để trả nợ…? rồi ai là người sẽ trả những món nợ này ngoài đôi vai gầy guộc của người dân ?

Những khoản tiền vay trong nước, vay của nước ngoài nhưng sử dụng sai mục đích để tham nhũng tha hồ đục khoét xâu xé, mang đi biếu nước ngoài, biếu người tình, phá phách lãng phí.

Mua về những đống sắt vụn những con tầu ma những tập đoàn ung nhọt Vianashin, Lines… và hàng loạt những cỗ máy say tiền, đốt tiền vô tội vạ triền miên trong nhiều thập kỷ qua nên chúng ta hụt thu thâm thủng ngân sách và mãi vẫn là người đến sau ( nghèo ) mà chưa thoát ra được.

Ông Nguyễn Bá Thanh công khai nói rằng 5 nhiệm kỳ qua với 25 năm đủ cho Hàn Quốc chuyển mình từ nông nghiệp lạc hậu sang một đất nước công nghiệp hiện đại ! còn chúng ta nói mãi nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu về vấn đề Tham nhũng, cứ loay hoay luẩn quẩn và cứ mãi như thế. Tham nhũng là Nguyên nhân của nghèo đói, của sự chậm phát triển của sự lạc hậu, của sự khủng hoảng lòng tin, bởi vậy nên mấy năm nay dân không còn nhiều lòng tin vào đảng và chế độ vì chúng ta không loại trừ được tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội. Lãnh đạo, quản lý , điều hành…quá yếu kém nên tiêu cực cứ mỗi ngày mỗi phát sinh, kinh tế ngày một đi xuống….làm không được thì xin nghỉ hay từ chức để người khác có đủ tài đủ đức lên giúp dân chứ sao lại cứ Cố vị ? tai sao không học hỏi Hàn quốc, Nhật hay Thái….họ có nhiều điểm tương đồng so với chúng ta tuy nhiên sao họ phát triển nhanh thế, đất nước của họ giầu có thế, dân họ sung sướng thế và sao người lãnh đạo của họ Tài thế đáng khâm phục thế, còn chúng ta sao ngược lại ?

————————————————-

Trần Hoàng: Trích “từ năm 2000 đến nay chi đầu tư phát triển tăng 3 lần, trong khi chi thường xuyên tăng 8 lần, điều đó cho thấy bộ máy quá lớn…cần tinh giản biên chế…”

-Theo đại biểu Nguyễn Lân Dũng trả lời phỏng vấn tháng 9-2013, hiện nay nhà nước phải trả lương cho 9 triệu công nhân viên chức. 

=Theo Bộ  Lao Động và Thương Binh Xã hội, cả nước hiện có hơn 8,8 triệu người có công với cách mạng , chiếm gần 10% dân  số.

-Cũng theo Bộ LĐ và TBXH, chính phủ trả lương cho 4,7 triệu người hưu trí

Bộ trưởng Tài Chánh Vương Đình Huệ nói: Chính phủ trả lương cho 22 triệu người!

Tiến sĩ Tô Văn Trường nói chỉ trả lương cho  7 triệu

Posted in Quản Lý, Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | Leave a Comment »

►Năm 2012 và 2013, có 7000 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài, có đoàn lên đến 60 người bằng ngân sách Nhà nước!

Posted by hoangtran204 trên 27/12/2013

Thật là bó tay với nhà Sản! Bọn này tệ thiệt. Dân nghèo không có ăn, lại chi tiền cho cán bộ đi chơi nước ngoài. Hồi tháng 9, báo chí loan tin một số đại biểu QH thấy sự hoang phí vô độ và không còn nhịn nổi nữa, phải la lên trước quốc hội: “Trụ sở để phục vụ dân chứ không phải làm cung điện”  (coi hình cuối bài) Thế rồi hôm qua, báo lại đưa tin:

 Báo cáo trước Chính phủ và các địa phương chiều ngày 24/12, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết:

năm 2012 có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài và
năm 2013, dù có giảm, nhưng vẫn có tới hơn 3.200 đoàn xuất ngoại.
…Mỗi ngày, trung bình có đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ! Có đoàn đông tới 60 người.”

Thôi chết! Lớp ăn, lớp phá thế này thì mẹ Việt Nam còn gì nữa. 

Có bạn Huỳnh Chánh Luận  bỏ công tính giúp như sau:

1 đoàn 60 đứa, tiêu chuẩn cấp cho 1 đứa/ngày nếu đi Mỹ, Úc, châu Âu là 100 USD => (đây là tiền ăn, tiền khách sạn mỗi ngày, chưa tính vé máy bay). 60 đứa x $100 = 6000 USD/ 1 ngày.

Năm 2013 có 3200 đoàn => (6000 đô/ 1 ngày/ 1 đoàn) x 3200 đoàn = 19,200,000 (tiền ăn + tiền khách sạn)/1 ngày

Mỗi chuyến đi  trung bình đi từ 7-10 ngày ( tính ra 134-192 triệu đô la tiền ăn và K.s.)

Vé máy bay trung bình 1500 USD/đứa => 1500 x 60 x 3200 = 288,000,000 Tổng cộng mất bén 1 năm tối thiểu: 288,000,000 + 19,200,000 = 307,200,000    (nếu đi du lịch 10 ngày, số tiền sẽ là 500 triêu 

Kết luận: nhà nước chi ngân sách 6140 tỷ đồng/ 1 năm để cán bộ ao cấp và trung cấp của đảng CSVN và Nhà nước đi tham quan.

Thậm chí, sau khi tham quan giao lưu  với TQ xong quay trở về lại VN, có Bí thư huyện Đoàn Tân Trụ, trước đây là chủ tịch UBND Xã Đức Tân, sau lần tham dự hoạt động giao lưu Đoàn với nước bạn Trung Quốc, ông đem các lá cờ của nước bạn tặng đem về nhà, và nhân dịp lễ thành lập QĐNDVN ngày 22-12-2013, ông đem cờ Trung Quốc ra rồi nhờ người khác treo trước nhà.

Cập Nhật 2014

http://bongbvt.blogspot.com/2014/03/khi-cac-tong-bien-co-tienco-khac.html

Ngân hàng Vietinbank  mua chuộc tổng biên tập của các báo  bằng cách bao CÁC TỔNG BIÊN TẬP ĐI NƯỚC NGOÀI du lịch 

để các báo đưa tin Vietinbank được tuyên “vô can” trong vụ án Huyền Như ” việc quy trách nhiệm của Vietinbank trong quản lý cũng như trách nhiệm phải bồ thường cho các khách hàng bị hại có giao dịch hợp pháp cần được làm rõ. Phải chăng Vietinbank dùng tiền hối lộ tổng biên tập các báo để mai mốt xử phúc thẩm, các báo cứ theo hướng vụ án lừa đảo, chỉ Huyền Như chịu trách nhiệm, Vietinbank vô can mà viết ?

 

– Nếu không thể hiện dưới hình thức đi du lịch, số tiền Vietinbank chiêu đãi các tổng biên tập được thể hiện dưới dạng tiền mặt, mà về bản chất là giống nhau, thì có thẻ coi các TBT hành vi nhận tiền không đúng hoặc thậm chí là nhận hối lộ? Và rồi tính chiến đấu, tính  trung thực, khách quan của các tác phẩm báo chí  về “cái dzụ” này sẽ gạn lọc được bao nhiêu?

 

Thủ tướng: Đừng để xấu hổ khi đi công tác nước ngoài

Thứ ba, 24/12/2013

Trước phản hồi của nước bạn rằng, có vấn đề vừa trả lời đoàn Việt Nam này, thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự, Thủ tướng yêu cầu phải chấn chỉnh ngay để tránh lãng phí ngân sách và xấu hổ cho quốc gia.

Báo cáo trước Chính phủ và các địa phương chiều ngày 24/12, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết:
năm 2012 có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài năm 2013 dù có giảm nhưng vẫn tới hơn 3.200 đoàn xuất ngoại. Như vậy, ước tính mỗi ngày có hơn  9 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.  Theo ông Minh, vấn đề ở chỗ có một số đoàn đi không hiệu quả và bị trùng lặp nội dung tham quan. “Số đoàn này chủ yếu đi với tư cách nghiên cứu. Nhiều nước bạn phản hồi, có vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự. Điều này gây nên sự lãng phí tiền của đất nước”, ông Minh nói.
Trả lời VnExpress.net cách đây không lâu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng kể lại: “Một sứ quán ở nước ngoài nói với tôi, bình quân mỗi năm đón tiếp 200-220 đoàn công tác từ Việt Nam sang, có đoàn tới 60 người. Những chuyến đi như vậy có cần đoàn đông đến thế không, chi phí tốn kém nhưng đã hiệu quả chưa”.
Nghe báo cáo từ Bộ trưởng Minh, Thủ tướng nói: “Tôi thấy đi nước ngoài nhiều quá, nghe báo cáo thấy có đoàn Việt Nam đến người ta sợ. Rồi tham quan, giao lưu, tiếp khách,… chi phí vẫn quá lớn. Tôi đề nghị các bộ, ngành địa phương hết sức chú ý”. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu chấn chỉnh ngay để đất nước không phải xấu hổ vì có quá nhiều đoàn đi công tác nước ngoài như vậy. “Đề nghị Bộ Ngoại giao rà soát lại và có đề xuất kiểm soát số lượng người đi nước ngoài”, Thủ tướng chỉ đạo.  Không chỉ lãng phí từ việc cử cán bộ đi công tác như trên, nhiều địa phương cũng nhắc tới chuyện “vi hành” trong nước của một số bộ, ngành nhân buổi đối thoại với Chính phủ.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh chia sẻ, có ngày tỉnh tiếp tới 70 đoàn công tác. Có đoàn vào tới 3 tuần hoặc hơn một tháng. “Chi phí ăn ở đi lại quá tốn kém, gây lãng phí”, ông nói. Do đó, vị lãnh đạo tỉnh An Giang đề nghị cần thống nhất việc tổ chức đoàn công tác tránh trùng lặp.  Theo dự thảo điều hành kinh tế xã hội năm 2014, Chính phủ cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục rà soát và cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công, trong đó có chi phí công tác nước ngoài của cán bộ…
 
UBND quận 2 TP.HCM
Trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre hình chữ U, nhìn từ mặt tiền vào. Để vào tới “tòa lâu đài” này, người dân phải đi bộ qua một khoảng sân rất rộng như sân bóng đá.

 

Muốn nhìn thấy hình ảnh các lâu đài dưới đây,

Bạn dán hàng chữ này “Trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre hình chữ U”

vào Hộp Search của google.com

Và nhấp chuột vào chữ ENTER trên bàn phím, sẽ có rất nhiều hình ảnh Trụ sở hành chính là “các lâu đài”

Theo bà Trịnh Thị Thanh Bình – chánh án TAND tỉnh Bến Tre, trụ sở tòa án tỉnh được xây dựng xong và đưa vào sử dụng năm 2011 với vốn đầu tư hơn 40 tỉ đồng. “Ban đầu xây xong thì thấy rộng, nhưng giờ bố trí xong thấy cũng đủ, đảm bảo làm việc ổn định thêm nhiều năm nữa” – bà Bình nói “khiêm tốn” về trụ sở “khủng” này.

Trụ sở Tòa án Đồng Tháp có mô hình giống y trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre. Theo ông Nguyễn Thành Thơ, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp, xây dựng theo kiến trúc châu Âu như vậy mới đảm bảo sự uy nghiêm cần thiết của một cơ quan đặc thù là tòa án. Diện tích đất TAND Đồng Tháp lên đến 15.000m2, mặc dù chưa làm thủ tục quyết toán, nhưng kinh phí đầu tư xây dựng đã hơn 50 tỉ đồng.

Trụ sở Tòa án tỉnh Vĩnh Long cũng vừa xây xong, đưa vào sử dụng hồi đầu năm nay. Ông Nguyễn Văn Hòa, chánh án TAND tỉnh Vĩnh Long, cho biết vốn đầu tư dự toán ban đầu khoảng 44 tỉ đồng, nhưng sau khi quyết toán tăng lên hơn 60 tỉ đồng.

Không chỉ có trụ sở tòa án “khủng”, ở các tỉnh còn có trụ sở UBND như cung điện. Trung tâm hành chính – chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rộng khoảng 2ha, hoạt động từ tháng 4/2012, có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, lấy từ ngân sách tỉnh.

Trụ sở UBND Tỉnh Sóc Trăng– tỉnh đứng đầu danh sách về hộ nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 62.000 hộ. Gần 22.000 hộ cần được hỗ trợ xây nhà trong năm 2013.

Khu hành chính tập trung và quảng trường lộng lẫy của tỉnh miền núi Lai Châu.

Không chỉ xây dựng trụ sở nguy nga như cung điện, một số tỉnh miền Trung còn mạnh tay xây dựng nhà vệ sinh ‘dát vàng’. Tại Quảng Bình, UBND xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa chi 300 triệu đồng để xây dựng một khu nhà vệ sinh cho Trạm Y tế xã.

Trường THCS Long Hiệp ở huyện miền núi Minh Long của tỉnh Quảng Ngãi xây nhà vệ sinh 29m2 với giá 600 triệu đồng.

 

Quảng Ngãi, có 24 công trình nhà vệ sinh thuộc Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai với kinh phí xây dựng cao nhất là 749 triệu đồng, thấp nhất là 300 triệu đồng.

 

Trong lúc đó, nhiều học sinh miền núi điều kiện học tập, sinh hoạt thiếu thốn. Lớp học tạm bợ, dột nát, hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Lãng phí vào việc xây các trụ sở hoành tráng như thế, thiết nghĩ sao không dùng ngân sách vào việc giáo dục, vượt khó, vượt nghèo ở nhiều địa phương.

21-11-2013 Thùy Vân (Tổng hợp) nguồn Báo Đất Việt ————————————————–

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/dia-phuong-nao-xay-trung-tam-hanh-chinh-nhu-cung-dien-2355490/

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/dia-phuong-nao-xay-trung-tam-hanh-chinh-nhu-cung-dien-2355490/

Địa phương nào xây trung tâm hành chính như cung điện?

(23-9-2013)

baodatviet.vnLộ liễu như vậy e quá sớm. Đi qua TQ giao lưu về, thích quá, cựu chủ tịch xã treo cờ Trung Quốc. Thật ra, ông này là Bí Thư Huyện Đoàn Tân Trụ, Bình Dương, đang ngồi chờ chức phó bí thư huyện ủy, hoặc phó chủ tịch UBND huyện. Vì tin này làm mất uy tín của đảng, nên báo chí phải dùng chức vụ kiêm nhiệm trưởng ấp.

Nhà trưởng ấp treo cờ Trung Quốc

Báo Lao Động Thứ Ba, 24/12/2013 21:24

(NLĐO)- Tối 24-12, ông Nguyễn Thanh Chánh, tỉnh ủy viên, bí thư huyện ủy Tân Trụ (Long An) xác nhận hai lá cờ Trung Quốc treo trước cổng nhà trưởng ấp của xã Đức Tân. 

Liên tục trong hai ngày 22 và 23-12, nhà chất phế liệu phía trước của ông trưởng ấp Bình Lợi, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ Nguyễn Văn Chương xuất hiện lá cờ Trung Quốc treo song hành với cờ tổ quốc Việt Nam.

Nhà trưởng ấp treo cờ Trung Quốc
Theo ông Chánh, bí thư huyện ủy, sự việc có tính nghiêm trọng, huyện ủy và công an tỉnh đang làm rõ việc giữ cờ và đem cờ Trung Quốc về nhà rồi cho người khác treo của ông Trí.

Đếnn tối 23-12, một người dân làm ruộng về đi ngang nhìn thấy hai lá cờ lạ. Về nhà người này nói lại với con cháu trong gia đình, mọi người chạy đến xem mới vỡ lẽ đó là cờ của nước Trung Quốc.

Nhận tin, UBND xã Đức Tân khẩn trương tới xác minh thì được biết lá cờ trên là do cháu Bùi Đức Thái, 11 tuổi, ngụ ấp Bình Lợi, con cháu gia đình trưởng ấp treo lên. Gia đình cháu Thái cho biết cháu bị bệnh thiểu năng từ nhỏ và đang học lớp 2. Cháu Thái cho biết lúc đầu treo lá cờ lên vài giờ rồi lấy xuống, sau đó tiếp tục treo lên nhưng không thấy ai ngăn cấm hay thu hồi lại lá cờ.

Bước đầu xác định, nguồn gốc lá cờ Trung Quốc là từ ông Trương Minh Trí, Bí thư huyện Đoàn Tân Trụ, trước đây là chủ tịch UBND Xã Đức Tân, sau lần tham dự hoạt động giao lưu Đoàn với nước bạn Trung Quốc, ông Trí giữ lại mấy lá cờ Trung Quốc đem về nhà

Dịp lễ 22-12, ông đem tặng cho cháu Thái. Cháu Thái lại mang treo cờ cùng với cờ tổ quốc Việt Nam. Theo ông Chánh, bí thư huyện ủy, sự việc có tính nghiêm trọng, huyện ủy và công an tỉnh và công an tỉnh đang làm rõ việc giữ cờ và đem cờ Trung Quốc về nhà rồi cho người khác treo của ông Trí.

Posted in Tham Nhung-Hoang Phí- Ăn Cắp | Leave a Comment »

►Nỗi oan của “bánh bèo” trước sự ruồng rẩy của Đảng

Posted by hoangtran204 trên 26/12/2013

Nỗi oan của “bánh bèo”

Govapha

Tác giả gửi tới Dân Luận

Bánh bèo đang tác nghiệp –  83 năm dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng 

Không khí đêm Giáng Sinh tấp nập rộn rịp, loài bướm đêm cũng rộn rịp tấp nập, vỗ cánh phành phạch trong gió. Chỉ trên một đoạn đường ngắn mà đến mấy bướm đuổi theo, hóa trang như gái nhà lành, gạ gẫm không sướng không tính tiền. Lắc đầu, dọt cho nhanh. Có chầu nhậu đang chờ, còn kịp nghe tiếng ghệ rủa phía sau. Không chừng lát mấy ghệ chui vô lùm đốt phong long xua đi đen đủi, vỗ bướm bồm bộp, đứng lên thở phào. Ngày Lễ cũng như ngày thường, loài bướm đêm vẫn cần câu cơm. Chưa tính tới thành phần không cần phải hít khí trời, hoạt động bên trong dưới những chiêu bài dịch vụ giải trí.

Dễ đập vào mắt nhất là dạng bướm đêm công cộng, lượn lờ đủ kiểu chào mời khách. Có loại đi tay ga, xe đạp, đứng lề đường, ẩn gốc cây. Phần nhiều hàng quá đát, son phấn cỡ nào cũng không che lấp hết được những vết roi của thời gian. Âu yếm bằng tên gọi “bánh bèo” cho ướt át.

Nhờ ơn đảng ơn chính phủ ơn nhà nước, giờ có thêm nhiều đĩ đực. Cũng phân loại làm trong làm ngoài, hoạt động ì xèo. Mạnh mẽ bằng tên gọi “bánh mì” cho cứng nóng dòn.

Từ thời chống Pháp qua tới chống Mỹ, chế độ cộng sản luôn ra rả điệp khúc lấy con người làm trọng, nhất là những người cùng khổ. Loe hoe mấy “bánh bèo” nổi trên sông Hương mà chú Lành (Tố Hữu) đã đau đớn khóc ồ ồ, phải cách mạng thôi. Mỹ biến thành phố Sài Gòn trở thành một ổ ăn chơi sa đọa đĩ điếm, một xã hội phồn vinh giả tạo. Vào năm 72, dân số Sài Gòn chỉ có 2 triệu người mà đã có đến 800 ngàn trẻ em lang thang, 500 ngàn đĩ điếm cộng gái bán bar (đảng lừa gạt đến thế, nhưng từ đó đến nay có khối con lừa tin theo và trích dẫn). Tội ác của Mỹ cao ngất trời xanh, phải giải phóng thôi.

Đất nước hòa bình đã mấy mươi năm, nhưng đĩ ngày càng sinh sôi nảy nở đến không ngờ, người dân phải thảng thốt kêu lên “Sao giờ đĩ nhiều thế?” Đĩ từ quê ra phố, từ phố ra tới nước ngoài. Pháp chạy, Mỹ cút. Ông không đổ vạ tại chế độ thối tha của chúng mầy mới nảy sinh hiện tượng đó, thì tại ông Trời chắc?

Sao chúng mầy không khóc than nữa, không hứa hẹn đổi đời nữa, khi xã hội không còn cảnh người bóc lột người nữa nữa nữa. Lúc cách mạng cần, chúng mầy úp mặt vào “bánh bèo” khóc nức nở, tại Pháp tại Mỹ. Lúc rũ bỏ như rác thì mồm chúng mầy xoen xoét đĩ là hiện tượng có từ lâu đời.

Ông còn nhớ mồm thím tiến sĩ Hoa Mai hay gì gì mai đó, từng chửi không tiếc lời, báo nào cũng đăng như bom tấn nổ. Thím chửi đĩ hết xấu xa mạt hạng, tới đáng khinh qua đến lên án. Thím còn chém gió tại đĩ là rào cản khiến nền kinh tế chậm phát triển (tiền bạc vô túi của đĩ ráo), tội này nặng lắm chứ giỡn à! Thím phán chắc cú “không biết xấu hổ khi cần tiền“. ĐM, cứ nghĩ tới mấy thím, từ thím lớn tới thím nhỏ. Mỗi lần các thím phát ngôn được điều gì cứ như người đứng ngoài cuộc, chỉ muốn tống cho mấy đạp thật mạnh vào ghế của mấy thím đang ngồi, xé cho rách mấy cái bằng cấp thối tha. Ông không đánh phụ nữ nhá!

Chính trị như con đĩ“, nếu để hình dung với nền chính trị độc tài cộng sản hiện nay thì sai bét. Ông thường chửi chúng mầy là loại đánh đĩ mười phương, chỉ cần có tiền là chúng mầy lập tức tô hô banh háng. Suy đi nghĩ lại, lời chửi đó xem ra quá ưu ái dành cho chúng mầy. Vô tình ông đổ tiếng oan cho “bánh bèo” khi nói tới chúng mầy.

Qua thực tế và hoạt động, gọi cho đúng việc đúng người, là một nền chính trị như con QUỶ. Thêm màu mè lóng lánh thì là con QUỶ ĐỎ. Hình dáng quỷ đỏ như thế nào, tùy mỗi người vẽ lấy. Kệ mẹ cha nội Phạm Quỳnh chém gió “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn“. Hoặc những nhận định đối lập “Chỉ là một con Kiều đĩ“. Nhưng rõ ràng nàng Kiều đĩ phương xa, còn được người dân Việt yêu mến gần gũi, hình ảnh nàng chễm chệ trên mặt trận “nhân quyền văn hóa“. Một từ “ĐĨ” bao hàm đầy đủ hỉ nộ ái ố của cuộc đời. Ôi sao mà đời thế. Thế mới là đời. Mặc kệ cho người đời thường mỉa mai “Đừng nghe đĩ kể chuyện“. Nhưng ông thà nghe đĩ kể chuyện, lý sự vẫn hơn phí thời gian nghe chuyện kể từ những cái mồm thối của chúng mầy, thêm nổ đom đóm mắt, tức ngực.

Đĩ xưa hay đĩ nay, ông đều cho là nạn nhân. Dù là đĩ rạc hay đĩ như bà hoàng, thích ăn trơn mặc đẹp bằng vốn tự có. Nạn nhân của thời loạn, của nghèo đói, của nếp sống xem nặng vật chất, của xã hội suy đồi, của tệ nạn buôn bán người như mặt hàng kinh doanh, của nạn trấn lột từ những con kền kền tú bà ma cô, của hệ thống lãnh đạo rao hàng, chuyên cung cấp hàng, nước VN có nhiều gái đẹp.

Cuộc đời của đĩ, có sự sòng phẳng thẳng thắn minh bạch trước khi lột truồng, là sự thật. Có thể dùng lòng khoan dung để thấu hiểu, thông cảm, và thương yêu. Còn chúng mầy giấu như mèo giấu cứt,  giỏi giấu cách mấy cũng không thể che đậy được mùi thối bay ra, bay xa rất xa. Nhưng vẫn mặt trơ trán bóng diễn mãi trò hề “Vì nhân dân, chúng tôi thảy đều còn trinh“. Chúng mầy tích lũy quá nhiều sự kiện xấu, nhiều việc ác với dân. Bản chất của quỷ qua hiện thân của những thằng mang trọng trách lãnh đạo đất nước dân tộc.

Trước chú Quốc thì có cụ Trần Hưng Đạo, chú Triết thì có anh hùng Thánh Gióng, chú Trọng lú thì có bác Đường Tăng. Ông có tánh lo xa, lo mai này tới chú Ếch quơ mẹ Thúy Kiều làm bia đỡ đạn, ca bài ca con cá tháng Tư để khoe khoang về nhân quyền. Đấy, Kiều đĩ còn có nhân quyền nữa là… nhân dân không đĩ.

Ông bác bỏ mọi sự liên quan, cần được tách bạch giữa những con đĩ với chúng mầy. Nhân quyền không ăn được như tham nhũng, nên nhân dân không cần “phải xem xét, bình tĩnh, sáng suốt” như lời chú Trọng lú khuyên làm gì. Chỉ có chơi tay đôi, không chơi thì thôi. Dĩ nhiên nhân dân với tay không tấc sắt thì làm sao chơi lại với cả một hệ thống quyền thế ác lực đông mạnh của chúng mầy. Vì thế đệ tử của chúng mầy mới ngang nhiên đưa cặc hiếp dâm vào Tự Do giữa thanh thiên bạch nhật, tha hồ hùng hổ đánh dân, trói ké dân thì thản nhiên gọi là khiêng heo. Ai cũng đều khao khát Tự Do, cho dù là những con đĩ. Chúng mầy ngược lại, đem hai chữ Tự Do nghiền nát dưới gót giầy. Trên tay lăm lăm cặp còng số 8, mồm thách thức dân “chạy đâu cho thoát“. Chúng mầy là mầm mống nguy hiểm cho sự phát triển của con người.

Làm chính trị phải có thủ đoạn, nhưng chính trị cũng có lý tưởng của chính trị. Thủ đoạn để đem lợi về cho đất nước thêm giàu, cho dân thêm mạnh thì mới gọi là giỏi. Còn chúng mầy chỉ giỏi dùng thủ đoạn, xảo quyệt, mị dân, bịp bợm để đối phó với chính nhân dân, là chủ nhân ông của chúng mầy. Chủ nghĩa thực dụng cơ hội không phải là vỏ bọc cho chúng mầy tự do tham nhũng, ăn mòn tận gốc tận xương tủy.

Chúng mầy tham lam quá sức tưởng, đớp không từ một cái gì không từ một thứ gì. Chúng mầy chấm mút đến bán cho sạch láng, vơ vét cạn ráo. Cơ đồ rách nát tả tơi, biến một xã hội đầy ung nhọt đủ thứ dịch bệnh. Căn bịnh khó chữa nhất, tình người thui chột. Người với người cướp bóc của nhau, giết hại lẫn nhau, xảy ra như cơm bữa. Ôi, non nước Việt Nam. Còn đâu núi non hùng vĩ, rừng xanh bạt ngàn mạnh mẽ, biển xanh trong sáng lấp lánh, tài nguyên dồi dào. Người với người sống để yêu thương nhau. Chúng mầy hèn với giặc ác với dân.

Chủ nhân ông thật sự của chúng mầy chính là những thằng Tầu ngoài biển Đông, thêm những làn sóng người Tầu đổ xô vào chiếm đất liền, chúng sinh sống hiện diện ngày càng đông trên khắp mọi miền đất nước. Chúng trong vai ông chủ hà hiếp dân, giết dân bằng đủ thứ hàng hóa độc hại tràn ngập thị trường. Chúng mầy đưa mông cho thằng Tầu hiếp đến rách mẹ lỗ đít phọt cả cứt, mà mặt luôn biểu lộ khoái cảm, mồm rên sung sướng hảo hảo, mười sáu chữ vàng bốn tốt.

Cái hèn của chúng mầy có tên gọi mỹ miều, tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc như cá với nước. Khi người dân chống lại sự bành trướng hỗn xược từ Trung Quốc, một sự đấu tranh chính nghĩa. Khi người dân muốn quyền con người được tôn trọng, một sự mong muốn chính đáng theo thời đại văn minh. Đều bị chúng mầy hành hung khó dễ trăm đường, hết bỏ tù qua đánh đập, sách nhiễu đời sống an lành của họ. Chúng mầy lạm dụng quyền lực cũng bằng tên gọi mỹ miều, là đang bảo vệ xã hội.

Đĩ chấp nhận lời ra tiếng vào của người đời, được thương thì mừng bị chửi thì chịu. Vì họ còn tin tưởng vào những “giá trị” do người đời, xã hội đặt ra. Hình ảnh những “bánh bèo” khi bị tó, cố hết sức để hầu che đi khuôn mặt, những mái đầu gục xuống thật thấy thương. Còn chúng mầy đứt mẹ hết những sợi giây thần kinh làm người, đầu ngẩng cao mặt thách thức, phơi sự lõa lồ trong vỏ bọc trong trắng lương thiện. Chính trị đúng bản chất con quỷ đỏ, thật tởm.

Đĩ nam hay đĩ nữ đều cần ăn cơm, đem vốn tự có rao bán. Những thằng đàn ông, những người đàn bà nào muốn ăn bánh mì, muốn ăn bánh bèo thì a lê hấp bỏ tiền mua mà ăn. Tiền trao cháo múc, sòng phẳng. Nhân dân nuôi sống lẫn nhau đấy! Chúng mầy phủi tay cái rẹt khi một thời đổ vạ tại đĩ là rào cản khiến nền kinh tế chậm phát triển, gọn ơ luôn.

Bây giờ có đổ vạ tiếp cũng chưa lỡ thời đâu, cứ nhìn các quan ăn chơi phè phỡn, vung tiền cho mấy ghệ, ghệ đếm đến mỏi tay luôn. Lục lại hai câu cũ này ra xài đi, “Chiều chiều ra bến Ninh Kiều. Dưới chân tượng Bác, đĩ nhiều hơn dân“. Tiến sĩ nhiều hơn muỗi cứ chịu khó xào tới xào lui lại cho mới là ra thủ phạm liền. Chúng mầy sẽ đứng ngoài cuộc khỏe re, những thằng bất tài không vốn, nhưng vẫn thu lợi như thường.

Của sẵn kề miệng chỉ việc ăn, ngu gì không ăn. Ăn từ lồn của đĩ ăn lên, ăn đến mặt bư trán bóng, miệng mỡ cằm nọng bụng to. Tiền xài không hết, chúng mầy chất ních tủ từ trong nước đến trữ ra nước ngoài. Được hưởng sướng lại không cần gánh trách nhiệm, chúng mầy chịu nhả ra mới lạ. Chúng mầy làm chính trị mà không biết thu phục nhân tâm là vì chúng mầy làm đíu gì có tâm. Chúng mầy có bao giờ cởi mở, minh bạch, trung thực trước mọi tầng lớp nhân dân chưa? Có coi ý dân quan trọng hơn ghế ngồi của quan chức chưa? Chúng mầy chỉ chăm chăm lo củng cố quyền thế quyền lực, thẳng tay đàn áp người dân bằng mọi giá. Chăm chăm giữ chặt quyền lợi đớp hít, còn bán được thì mau bán, còn đớp được là đớp lẹ. Còn đớp được là còn trụ ghế.

Ông không than thân đổ vạ tại Chúa, Phật đã bỏ loài người như lời lão Trịnh ư ử, chỉ tổ làm chúng mầy rung đùi cười phẻ. Ông chỉ đích danh chúng mầy, loài quỷ đỏ, cái gốc rễ thối nát. Đất nước dân tộc là con số không đối với chúng mầy. Đã là quỷ thì đíu thế nào sống chung với con người được. Loài người văn minh nói chung và nhân dân VN nói riêng, sẽ loại bỏ chúng mầy. Hệ thống chính trị chết tiệt của chúng mầy đừng bám trụ trong quần của những con đĩ nữa nghe. Đụng tới chuyện nồi cơm, thì những con đĩ đều có thể trở thành là những chiến binh đối lập với nền chính trị quỷ của chúng mầy đấy!

Bánh bèo ơi là bánh bèo, anh thương các em quá trời luôn.

Posted in Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Singapore mỗi năm mua 20 đến 30 triệu mét khối cát sông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm nhiều nhà cửa làng mạc ven sông “biến mất qua đêm”

Posted by hoangtran204 trên 26/12/2013

“…họ đang mua cát từ các quan tham Việt Nam (có “đèn xanh” từ cấp chính phủ)

Hiện nay, cát tặc đang là nguyên nhân hay tác giả của những tai họa sụt lún ven sông khắp các khu vực miền Tây mà chính quyền đều làm ngơ và bảo kê cho chúng hại dân hại nước (đúng 100% nghĩa đen của từ đó), chỉ vì tiền bán cát cho chính quyền Singapore đang chạy thẳng vào hệ thống túi vô đáy của các quan tham, và đến tận thủ tướng (tay chân và người nhà Thủ Tướng đang cai quản đường dây này…).

Những tỳ vết của viên ngọc Singapore (2)

Phan Châu Thành

Tác giả gửi tới Dân Luận

Trong bài trước, cùng tên, tôi đã nói về một hiện tượng theo tôi là một dạng tỳ vết của cái gọi là viên ngọc Singapore – tỳ vết do họ quá và chỉ chăm chăm khai thác tỳ vết thâm căn cố đế về đạo đức và năng lực của các “danh nhân” cộng sản (như VN, TQ) – những kẻ tham ác nhưng lại tự cướp cho mình toàn quyền quản lý không có kiểm soát tài sản “toàn dân” nước họ – để kiếm lợi cho họ.

Cái tỳ vết đó, đúng như có người đã comment, phải “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tức do các quan cộng sản “đảng ta” luôn cố tình để người ta khai thác mình thì họ mới “nương theo” mà kiếm chác từ của cải “toàn dân” chứ… Vì, các “doanh nhân” Singapore có tung tác được như thế (luôn tích cực có mặt và đứng sau những vụ tham nhũng của các cán bộ cộng sản…) thì là chỉ ở những nước cộng sản như VN hay TQ thôi, mà không phải ở Nhật, hay Âu hay Mỹ.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cũng ở VN hay TQ đó thôi, có rất nhiều các doanh nhân khác từ châu Á, châu Âu, châu Úc hay châu Mỹ, kể cả Canada và Nam Mỹ, tại sao chỉ có “doanh nhân” Singapore xuất sắc hơn hẳn trong việc tham gia hỗ trợ và rửa tiền cho các quan tham cộng sản? Là vì, họ có lợi lớn quá dễ dàng và vẫn luôn an toàn cho họ… An toàn, đó mới là vấn đề. Công dân một đất nước mà cảm thấy rằng mình có thể tham nhũng mà vẫn an toàn chính vì là công dân nước đó, thì hệ thống pháp lý (và cả đạo đức kinh doanh) của nước đó nhất định phải có vấn đề, dù việc tham nhũng xảy ra ở đâu, trong hay ngoài lãnh thổ của họ. Bởi vì, nếu không thì việc cha mẹ dậy con cái đừng ăn cắp hay gian lận chỉ nên giới hạn trong nhà, trong xóm ngõ mình thôi sao? Đi xa, bọn trẻ có thể tự do kết bè và trộm cắp, miễn là về nhà chúng vẫn ngoan?

Người Sing có vẻ không bận tâm về vấn đề này, họ không thấy xấu hổ khi các “doanh nhân” của họ thường xuyên dính líu đến tham nhũng ở các nước hàng xòm, nhất là các nước cộng sản, và họ càng không giúp đưa ra các tội phạm kinh tế như thế. Đất nước họ trở thành thiên đường cho các quan tham cộng sản Việt Nam múa may và hưởng thụ, miễn là đừng để lại dấu vết quá lộ liễu, nhé Mr.Goh…

Vì thế, dù có ngưỡng mộ đất nước Singapore bao nhiêu tôi cũng không thể chấp nhận được cách họ làm ngơ với việc các “doanh nhân” của họ giúp “doanh nhân” hàng xóm tham nhũng, miễn đó không phải tiền của họ.

Hôm nay, tôi muốn nói đến một khía cạnh nhỏ khác, một tỳ vết khác chăng, của viên ngọc Singapore, đó là cách họ khai thác không chỉ “những con người ưa tham nhũng” của nước khác mà qua đó khai thác rẻ mạt tài nguyên thiên nhiên của các nước xung quanh, sẵn sang gậy hại cho các nước đó, bằng và theo chính sách “hiệu quả kinh tế” của chính phủ Singapore hẳn hoi. Đây không còn là vấn đề cá nhân của các công dân “doanh nhân” Sing nữa…

Chúng ta biết, Singapore là một đảo quốc nhỏ tách ra từ bán đảo Malay, có nền kinh tế gắn kết khăng khít với kinh tế Malaysia, nhất là bang Johor Baru. Thành phố Singapore cần có nguồn cung cấp nước sạch, thực phẩm nông nghiệp, vật liệu xây dựng thô… từ hàng xóm vốn là cố quốc của họ – Malaysia. Lẽ ra, đó sẽ là lợi thế win-win cho cả hai nước. Cả hai bên đều có thể có lợi từ sự phát triển của Singapore và cả Malaysia.

Nhưng, vì thường quen và chỉ muốn “hơn người”, chỉ muốn có những kiểu quan hệ mà chỉ mình là có lợi, còn bên kia chỉ có vài cá nhân (mà họ mua chuộc được) có lợi “cỏn con”, nên các mối quan hệ vốn phải khăng khít của họ với các quốc gia hàng xóm, thì lại không bễn vững và không phát triển được.

Ví dụ, thay vì mua nước sạch từ Malay, rẻ cho họ và lợi cho Malaysia, Singapore phải tự chế nước sạch từ nước thải để được “độc lập” (Vì Malaysia quyết không “bán nước” cho họ nữa)… Họ cũng nắn dòng sông (Singapore Strait) chia cắt hai nước Malay-Sing để cố thay đổi dòng chảy tự nhiện sao cho có lợi cho họ hơn (như TQ đã và đang làm với các dòng sông biên giới…), khiến hai bên phải kéo nhau ra Trọng tài Quốc tế nhiều năm nay…

Họ cũng đang mua cát san lấp để lấn biển phía Đông và Tây đảo quốc (phía Bắc là Malaysia và phía Nam là eo biển quốc tế Malaca rồi). Đầu tiên là họ mua cát từ Malaysia, sau Malaysia là từ Indonesia. Nay, cả hai nước này đều cấm xuất khẩu cát san lấp và xây dựng cho Sing (Tại sao “ngon” vậy lại cấm thế?), và họ đang mua cát từ các quan tham Việt Nam (có “đèn xanh” từ cấp chính phủ)

Hàng năm, Việt Nam đang xuất khẩu từ 20 đến 30 triệu mét khối cát sông cho Singapore, chủ yếu theo “tiểu ngạch” do họ mua cát (sau khi mua quan tham) thẳng từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Việc hút cát làm hủy hoại nghiêm trọng đời sống và môi trường hạ lưu Sông MêKong, khiến cả khu vực này của nước ta vốn đang chìm dần vì thay đổi khí hậu toàn cầu, lại càng bị lún nhanh hơn… Và với tốc độ khai thác cát sông Cửu Long thế này, nhiều làng mạc ven sông đồng bằng sông Cửu Long sẽ “biến mất qua đêm” mà chính quyền cộng sản này vẫn sẽ vô tư không quan tâm…như hiện nay.

Cái giá để diện tích Singapore rộng ra và bề mặt cao hơn sẽ là cát rẻ của đồng bằng sông Cửu Long, là đời sống của dân nghèo đang mưu sinh nơi đây, là chính đồng bằng sông Cửu Long! Và vựa lúa này của nước ta trong vài chục năm tới sẽ bị biển nhấn chìm trên 30% diện tích nhanh hơn tốc độ thay đổi khí hậu, chính là nhờ các quan tham cộng sản hút và bán được nhiều cát hơn cho chính phủ Singapore!

Hiện nay, cát tặc đang là nguyên nhân hay tác giả của những tai họa sụt lún ven sông khắp các khu vực miền Tây mà chính quyền đều làm ngơ và bảo kê cho chúng hại dân hại nước (đúng 100% nghĩa đen của từ đó), chỉ vì đồng đô la Sing bán cát cho chính quyền Sing đang chạy thẳng vào hệ thống túi vô đáy của các quan tham, đến tận thủ tướng (tay chân và người nhà Thủ Tướng đang cai quản đường dây này…).

Dường như chính quyền Singapore cố tình nhắm mắt làm ngơ không quan tâm (và tất nhiên sẽ không chịu trách nhiệm) hậu quả việc mua cát lấn biển bằng mọi giá rẻ nhất của họ hiện nay. Nếu hàng năm có thêm hàng trăm hàng nghìn mái nhà, mảnh vườn ven sông của người nghèo Việt Nam (cụ thể ở đồng bằng Miền Tây) bị biến mất, bị nhấn chìm…do các quan cộng sản đã miệt mài hút cát dưới đó bán rẻ cho họ – (Singaporeans đang làm sân bay mới lấn ra biển…) thì đó là chuyện riêng của người Việt.

Vâng đúng là việc của người Việt gây ra cho người Việt, nhưng họ – chính phủ Singapore biết rõ tại sao- vì lợi ích gì những kẻ “người Việt” đó làm thế, và biết rõ chính họ – Sinaporeans đã làm tất cả để những “kẻ đó” làm thế – chính tay giết đồng bào mình, tự phá đất nước mình… vì quyền lợi của Singapore, thì họ có hoàn toàn vô can?

Cũng giống như ví dụ “mua cát” trên, các dự án kinh doanh, đầu tư mà chính phủ Singapore hậu thuẫn ở nước ngoài, họ chỉ quan tâm “hiệu quả kinh tế” trước mắt, bất chấp các nguyên tắc đạo đức kinh doanh để hai bên phát triển bền vững. Có lẽ nếu cộng sản Việt nam  giết hết nông dân để lấy đất giao cho họ làm các khu công nghiệp VSIPs, họ cũng không quan tâm đến (cái chết của các nông dân)?

Chả thế mà, khi thủ tướng Lý Quang Diệu của Sing sang tư vấn kinh tế cho các quan chức cộng sản Việt Nam, họ đã không dạy được điều gì,  và các quan cộng sản VN cũng không học được điều gì. Bởi vì, người Sing không thực sự quan tâm lợi ích của người khác? Người Sing không hướng đến những hợp tác để cả hai bên cùng có lợi bền vững?

Và bởi vì, không chỉ cái “hiệu quả và lợi ích kinh tế” trước hết và trước mắt mà Singaporean tôn sung – đối với hai bên quá khác nhau, mà trước hết là vì bản thân người dạy thường không làm đúng những điều họ dạy, là trong bản chất của kinh doanh, đó là các hoạt động hai bên đều phải có lợi minh bạch để cùng phát triển bền vững.

Thế nhưng, người Việt (cụ thể là chính quyền cộng sản Việt Nam) lại rất say mê và có lẽ đã học được từ người Sing, từ chính phủ Sing “nhiều điều” trong một lĩnh vực khác hẳn mà chính những người thầy Singapore cũng không ngờ.

Đó là cách nội trị và xử lý các đảng phái khác chính kiến (ở ta gọi là “các thế lực thù địch” đó) của họ – chính phủ Singapore hay đảng PAP, từ ngày họ dựng nước đến nay, để đạt được cái gọi là “ổn định chính trị”. Tôi không coi đó là điều đáng học từ Singaporeans, mà tôi coi đó cũng là một dạng tỳ vết khác của Viên ngọc Singapore. Nhưng có lẽ đó sẽ là đề tài cho entry sau của tôi trong loạt entry này, khi có điều kiện.

Tuy nhiên, tôi vẫn xin nhắc lại quan điểm của mình: ngọc nào mà không có tỳ vết, và chính vì có những tỳ vết đó chúng mới là ngọc thật. Bởi vì, khi con người ta đang tạo ra những gì sau này bị gọi là “tỳ vết” của mình, lúc đó chúng ta đang cố gắng làm điều chúng ta tin rằng sẽ tốt đẹp nhất, không phải là sẽ để lại những tỳ vết…

PCT

——————————————————–

Những tỳ vết của viên ngọc Singapore (1)

►Tất cả những vụ tham nhũng lớn tiền có liên hệ tới các quan chức chính phủ ở Việt Nam đều có bóng dáng các công ty và doanh nhân Singapore…

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

►Bị dân Campuchia biểu tình phản đối: làm thủ tướng không có hiệu quả và quá lâu, Hun Sen sang Việt Nam ‘tìm sự hỗ trợ’

Posted by hoangtran204 trên 26/12/2013

Giống như Nguyễn Tấn Dũng đã cơ cấu cho con trai trở thành Ủy viên Trung ương đảng và làm Thứ trưởng Bộ Xây Dựng ngày 11-11-2011 (nguồn),  ông Hun Sen cũng “muốn thiết lập chế độ gia đình trị ở Campuchia” và đã “chuẩn bị cho con trai con gái của ông ta vào những chức vụ lãnh đạo Campuchia trong tương lai“.

Trong khi 4 tay đầu não của VN mỗi người có một chuyên cơ Boeing 777 để đi tham quan và công tác nước ngoài, nhà ở của Thủ tướng Hun Sen được xây trên một ngọn đồi, và trên sân thượng có bãi đáp cho trực thăng (để phòng ngừa…). 

(Báo nước ngoài điều tra viết rằng máy bay Boeing 777 chuyên cơ VN  đi công cán đậu lại ở phi trường quốc tế, thì bị phi trường thu phí gần 1 triệu đô la / mỗi chuyến).

Hun Sen là con đẻ của Hà Nội trong thập niên 1980s, và từng qua du học ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, Hun Sen được điều về Kampuchia làm thủ tướng. Nay, người dân muốn thay đổi tình hình chính trị thông qua biểu tình đòi Hun Sen ra đi. 

Dân chúng đang kháo nhau, các thể chế độc tài đang sắp cáo chung, khi giải quyết xong Campuchia, sẽ tới phiên Việt Nam! 

Hà Nội hiện đang lo lắng về tình hình hiện nay ở Campuchia. Tháng trước, theo chỉ thị của Thủ tướng Lý Khắc Cường (TQ) đến Hà Nội (hôm 13-10-2013), Hà Nội đã cho công an luyện tập chống bạo động và biểu tình hôm 15-11-2013, nguồn Báo An Ninh Thủ Đô  

Hun Sen sang Việt Nam ‘tìm sự hỗ trợ’?
Cập nhật: 12:52 GMT – thứ hai, 23 tháng 12, 2013 

(BBC)

 

Người biểu tình không đòi ông Hun Sen ‘đi Việt Nam’ mà Hãy Ra Đi 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cùng phu nhân sẽ đi thăm Việt Nam 26-28/12 theo lời mời của người tương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng trong lúc các cuộc biểu tình ở Phnom Penh không giảm đi.

Chuyến đi diễn ra giữa lúc ông Hun Sen hiện đang gặp nhiều thách thức chính trị ở trong nước sau cuộc bầu cử kết thúc vài tháng trước cho ông tiếp tục làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ.

Biểu tình lớn nhất
Ông Hun Sen, người từng muốn cầm quyền cho tới năm 90 tuổi, sẽ đi Việt Nam vào lúc phe đối lập đã tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất ở kể từ khi bầu cử mấy tháng trước ở Phnom Penh.

Hôm Chủ nhật ngày 22/12 con số người tham gia biểu tình được cho là lên tới hàng chục ngàn.

Trước đó, hôm 20/12 cũng đã có một cuộc biểu tình khác.
Đây là một trong hàng loạt cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà Đảng Cứu quốc (CNRP) đối lập của ông Sam Rainsy cho là gian lận.

Trước đó, sau khi có kết quả bầu cử, Việt Nam đã nhanh chóng công nhận chiến thắng và chúc mừng ông Hun Sen và Đảng CPP của ông.
Trong cuộc tuyển cử khép lại tháng 9 vừa qua, đảng CNRP của ông Sam Rainsy, nhân vật có thái độ chống Việt Nam mạnh mẽ, đã tăng vọt từ 29 ghế lên 55 ghế trong khi CPP giảm từ 90 xuống chỉ còn 68 ghế. Điều này làm cho Hà Nội lo ngại.

Từ Phnom Penh, nhà báo tự do Lý Định Phát nhận định với BBC rằng đây là một “chuyến thăm đặc biệt”  trong bối cảnh Campuchia hiện nay.

Ông cho biết có thể một trong những mục tiêu chính của chuyến đi này của ông Hun Sen là “tìm cách giữ vững tình hình chính trị hiện nay trước thách thức của phe đối lập“.


Hà Nội hiện đang lo lắng về tình hình hiện nay ở Campuchia

“Những việc có liên hệ đến sự tồn vong của chính quyền Hun Sen thì sẽ có sự góp ý, tư vấn của Hà Nội,” ông nói và cho biết sự bất mãn của người dân Campuchia đang dâng cao đối với việc Hun Sen và gia đình ‘ngồi trên quyền lực quá lâu’.
“Người dân muốn thay đổi tình hình chính trị thông qua biểu tình,” ông nói, “Đây là thách thức rất lớn đối với Hun Sen.”
Theo nhà quan sát Lý Định Phát thì ông Hun Sen ‘muốn thiết lập chế độ gia đình trị ở Campuchia’ và đã ‘chuẩn bị cho con trai con gái của ông ta vào những chức vụ lãnh đạo Campuchia trong tương lai’.
“Hun Sen không muốn rời chức vụ thủ tướng cũng như không muốn thay đổi tình hình chính trị tại đây,” ông nói.
Ông Hun Sen, theo trang BBC News, đã nói hồi tháng 6/2013 ông không muốn “các cuộc bỏ phiếu làm vỡ quốc gia, xã hội, thôn xóm và gia đình” ở Campuchia.

‘Bất lợi’

Đối với tác động của chuyến đi này đối với uy tín trong nước của Thủ tướng Hun Sen, ông Lý Định Phát cho là ‘bất lợi’.
“Dư luận cho rằng Hun Sen đi Việt Nam là để tìm kiếm sự giúp đỡ.”
“Nhiều người phê phán trên Đài phát thanh độc lập Tổ ong rằng: ‘Ông Hun Sen mang trong mình không phải dòng máu Khmer mà là Việt Nam’,” ông cho biết.
Hôm Chủ nhật ngày 22/12, ông Sam Rainsy viết trên trang Facebook của mình rằng ‘khoảng 500.000 người biểu tình kéo dài 5km trên Đại lộ Monivong ở thủ đô Phnom Penh’.

Hai ông Sam Rainsy và Hun Sen từng đàm phán hai lần không thành công

Nhưng trang Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói con số người biểu tình chỉ khoảng  20 ngàn.

Theo Đài Á châu Tự do thì những người biểu tình đã hô to khẩu hiệu đòi ông Hun Sen từ chức.

Đảng CNRP của ông Rainsy thề sẽ tiếp tục biểu tình trong ba tháng cho đến khi nào bầu cử lại mới thôi.

Tuy nhiên, Hun Sen đã bác bỏ yêu cầu ông từ chức và bầu cử lại với lý do không có điều khoản nào trong Hiến pháp cho phép bầu cử lại.

Cũng theo đài RFA thì người biểu tình nói rằng họ đã chán nãn với những vấn đề của đất nước như tham nhũng, thất nghiệp, bất công xã hội và cưỡng chế  đất đai.

Vương Quốc Campuchia

  • Dân số: 14.5 triệu (LHQ, 2012)
  • Diện tích: 181,035 km2
  • Ngôn ngữ chính: Khmer
  • Quốc giáo: Đạo Phật
  • Tuổi thọ : 62 năm (đàn ông), 65 năm (phụ nữ)
  • Tiền tệ: 1 riel = 100 sen
  • Xuất khẩu chính: Hàng dệt may, gỗ, đồng
  • GNI bình quân: $820 (Ngân hàng Thế giới, 2011)

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Cướp đất đai tại Chợ Túc Duyên, Thái Nguyên của nhóm lợi ích (và các đảng viên cao cấp của Đảng CSVN, các viên chức chính quyền tỉnh thành phố)

Posted by hoangtran204 trên 25/12/2013

*Công ty CP Triệu Đại Dương (TĐD) và nhóm lợi ích ( bao gồm các đảng viên cao cấp của Đảng CSVN, các viên chức đang làm việc trong chính quyền tỉnh thành phố, và  bạn bè làm ăn chung với họ)  muốn cướp mãnh đất 12000 mét vuông của chợ Túc Duyên để chia nhau. 

THÔNG BÁO SỐ 1 CỦA 357 HỘ KINH DOANH TẠI CHỢ TÚC DUYÊN, THÁI NGUYÊN

Về việc phá dỡ chợ Túc Duyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến 357 hộ kinh doanh) 

Thái Nguyên, ngày 23/12/2013

Chúng tôi, 357 hộ dân kinh doanh tại chợ Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã đấu tranh gần hai năm nay liên quan đến chợ này.  Chợ Túc Duyên trước đây do Công ty TNHH Xây dựng Hà Thái (ông Bùi Duy Minh là giám đốc) đầu tư xây dựng năm 2006, bà Trần Thị Trúc đã dùng thủ đoạn đẩy ông Minh vào tù, lập ra Công ty Cổ phần Triệu Đại Dương  (“Triệu Đại Dương”) để chính quyền tỉnh Thái Nguyên giao lại chợ Túc Duyên cho Triệu Đại Dương.

Trong khi chưa hoàn thành xong việc bàn giao giữa hai công ty trên, Triệu Đại Dương đã tự ý quản lý chợ như là người chủ sở hữu chợ,  mặc dù ông Bùi Duy Minh và gia đình đang tố cáo bà Trúc nhân danh Công ty Triệu Đại Dương chiếm đoạt tài sản của ông Minh.

Sau khi chiếm đoạt của ông Minh, bà Trúc tiếp tục có ý đồ chiếm đoạt các gian hàng của chúng tôi trong chợ, bằng cách xin chủ trương phá dỡ chợ với mục đích không bồi thường đủ tiền vốn và tiền gây thiệt hại cho chúng tôi không có chợ để kinh doanh làm ăn, còn bà Trúc và nhóm lợi ích đứng đằng sau bà sẽ chiếm không 12.000 m2 đất giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên với số tiền bỏ ra không đáng kể.

Bà con chúng tôi đã trực tiếp đến trình bày và gửi nhiều đơn khiếu nại, tố cáo tới UBND thành phố, tỉnh và các cơ quan Trung ương để xem xét, giải quyết.

Tháng 5/2013, UBND thành phố vẫn ra quyết định phá dỡ chợ theo đề nghị của Công ty Triệu Đại Dương.  Bà con tiếp tục tố cáo lên UBND tỉnh nhưng UBND tỉnh cũng né tránh trách nhiệm. Trong khi các hộ dân tiếp tục làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi lên Trung ương ngày 26/11/2013,  Công ty Triệu Đại Dương vẫn thông báo phá dỡ chợ vào ngày 01/12/2013.

Trước sự trốn tránh trách nhiệm, không giải quyết đơn thư khiếu nại cho các hộ dân của UBND thành phố và UBND tỉnh, ngày 29/11/2013, các hộ dân đã đến trụ sở Tỉnh ủy để làm việc, nhưng công an tỉnh, công an thành phố đã vô cớ bắt 04 người đưa về trụ sở công an thành phố tạm giữ, đến ngày 30/11/2013 đã thả 3 người, còn ông Đoàn Văn Chiến đến nay vẫn bị tạm giam.

Hiện công an thành phố Thái Nguyên đang đe dọa bắt bà Nguyễn Kim Nhung (hiện đang ốm nặng), là một trong những người  tích cực nhất đấu tranh bảo vệ hiện trạng chợ và tố cáo những vụ việc chiếm đoạt tiền thu thuế và tiền góp vốn của các hộ dân từ ban lãnh đạo  Công ty Triệu Đại Dương.

Ngày 05/12/2013, chúng tôi tiếp tục có Đơn tố cáo gửi Các cơ quan Trung ương xem xét, giải quyết (xin gửi kèm theo dưới đây), nhưng chưa thấy cơ quan nào giải quyết.

Hiện nay tình hình đang diễn biến phức tạp, chúng tôi xin thông báo cho các cơ quan chức năng, báo chí, truyền thông được biết về vụ việc này và rất mong dư luận quan tâm, tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc khác, yêu cầu và lên tiếng buộc Triệu Đại Dương ngừng việc phá dỡ chợ và yêu cầu chính quyền tỉnh Thái Nguyên phải đối thoại với các hộ kinh doanh để giải quyết công việc kinh doanh của 357 hộ chúng tôi.

——————————————-

THÔNG BÁO SỐ 2 – của 357 hộ kinh doanh chợ Túc Duyên – Thái Nguyên

25-12-2013

1 – Sáng ngày 23/12/2013, đại diện Công ty CP Triệu Đại Dương (TĐD) đã đưa thông báo trục xuất ra khỏi chợ đối với bà Nguyễn Kim Nhung, mặc dù bà Nhung đang ốm nặng, nằm viện. Các hộ dân và người nhà bà Nhung đã phản đối lệnh trục xuất này, vì trái pháp luật và vô lý, kiên quyết giữ gian hàng của bà Nhung. 

– Chiều ngày 24/12/2013, theo đề nghị của 357 hộ dân kinh doanh, Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải (VPLS TVH)đã cử Luật sư đến làm việc với Công an thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên. Luật sư Trần Vũ Hải đã đến cơ quan điều tra Công an thành phố Thái Nguyên, yêu cầu lập biên bản về việc VPLS TVH đã gửi yêu cầu cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho ông Đoàn Văn Chiến từ ngày 12/12/2013, nhưng đến nay chưa được cơ quan này cấp giấy chứng nhận theo quy định của Pháp luật. Điều tra viên BVD đang thụ lý vụ này và phó Trưởng công an thành phố Thái Nguyên Đặng Văn Thuận đã từ chối lập biên bản.

Luật sư Trần Vũ Hải đang trợ giúp pháp lý cho bà Nguyễn Kim Nhung, đến phòng tiếp dân của Công an Thành phố Thái Nguyên để gặp Trưởng công an thành phố Thái Nguyên, để tìm hiểu tin đồn về việc Công an thành phố Thái Nguyên định bắt bà Nhung, (theo sỹ quan trung tá trực bảo vệ cho biết, ông Trưởng công an thành phố Thái Nguyên Lê Đăng Sơn trực chỉ huy vào ngày này). Nhưng ông Lê Đăng Sơn không có mặt tại Công an thành phố Thái Nguyên và không có sỹ quan nào có mặt tại phòng tiếp dân. (Xem ảnh kèm theo). Luật sư Hải đề nghị một số sỹ quan có mặt liên hệ với ông Sơn nhưng không ai chịu liên lạc.

Luật sư Trần Vũ Hải cùng một số hộ kinh doanh đã đến Công an tỉnh Thái Nguyên, gặp sỹ quan trực ban để  tìm hiểu các đơn thư tố cáo của 357 hộ kinh doanh chợ Túc Duyên đã được Công an tỉnh giải quyết thế nào, đặc biệt các hộ kinh doanh đã tố cáo lãnh đạo TĐD có dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự vì chiếm đoạt tiền Thuế và tiến góp vốn của các hộ kinh doanh. Sỹ quan này đã đề nghị trưởng Thanh tra công an tỉnh tiếp, nhưng vị này đã không ra tiếp. Các hộ kinh doanh tỏ ý phấn khởi khi vị sỹ quan trực ban cũng biết về vụ việc chợ Túc Duyên và cho rằng Công ty Triệu Đại Dương (TĐD) đã làm sai, ảnh hưởng đến bà con. Luật sư Trần Vũ Hải cho biết sẽ trở lại gặp lãnh đạo Công an thành phố và tỉnh Thái Nguyên sau. 

3 – Sáng ngày 25/12/2013, TĐD lại tiếp tục giao thông báo trục xuất ra khỏi chợ đối với bà Nguyễn Kim Liên, các hộ kinh doanh lại tiếp tục phản đối và kiên quyết giữ gian hàng của bà Liên. 

4 – Chiều ngày 25/12/2013, UBND phường Túc Duyên mời các hộ kinh doanh đến để làm việc với Công ty Triệu Đại Dương (TĐD). Khi các hộ kinh doanh đến, UBND phường tự ý trục xuất 8 hộ kinh doanh ra khỏi buổi làm việc, các hộ còn lại phản đối và rời khỏi cuộc họp. Hiện tình hình rất căng thẳng, có một số kẻ lạ lượn lờ trong chợ, chúng tôi đang tìm hiểu và sẽ post hình nếu có dấu hiệu là những kẻ được TĐD thuê để đối phó với các hộ kinh doanh. 

5 – Sự kiện ngày 29/11/2013, các hộ kinh doanh tập trung lên tỉnh ủy Thái Nguyên và bị Công an thành phố Thái Nguyên trấn áp đã được chúng tôi ghi hình, mặc dù nhiều đoạn ghi hình quan trọng của một số người đã bị công an thành phố Thái Nguyên xóa khỏi các thiết bị ghi hình khi tạm thu giữ của họ. 

6 – Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin trong các thông báo tiếp theo, mong truyền thông, dư luận và các cơ quan chức năng quan tâm theo dõi.

Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com  ngày 24-12-2013

——————————————-

 

Cướp đất cướp chợ

Posted in Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | Leave a Comment »

►Họ sợ những gì? Để lại gì cho con?

Posted by hoangtran204 trên 25/12/2013

Tác giả: 

Nguồn: voatiengviet.com

23-12-2013

hungdungsangtrong

 

Nhóm lãnh đạo cộng sản hiện nay sợ những gì? Chúng ta cần trao đổi làm cho rõ, để hướng đấu tranh được chính xác, có hiệu quả, khi nỗi sợ chuyển dần từ phía ta sang phía người ta.

Thật là lý thú khi ta thấy nỗi sợ gần đây đã “đổi ngôi”. Trước kia có thể nói người công dân nào cũng sợ cường quyền. Thời phong kiến, thời thuộc Pháp, thời đảng CS cai trị, người dân ai cũng sợ nền cai trị của họ, với phu lít, cảnh sát, quân đội, tòa án, nhà tù…hạch sách, áp bức, đầy ải dân lành không sao kể xiết.

Ngày nay tình hình đã đổi khác. Thời thế đã đổi khác. So sánh lực lượng đang đổi khác. Dân trí thời mở cửa và hội nhập đã cao hơn hẳn trước. Thông tin hiện đại nhanh hơn chớp, rút ngắn thời gian, không gian, làm cho  mọi người có thể nắm bắt sự thật tức thời, kẻ cai trị khó lòng tùy tiện xuyên tạc bóp méo.

Nhân dân ta từng bị 3 hệ thống cai trị phi nhân bản, ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, của vua quan phong kiến, của quan chức thực dân rồi của quan liêu cộng sản, nay dân ta đang bàn giao dần nỗi sợ cho cả hệ thống cầm quyền . Nhân dân ta càng bớt sợ họ bao nhiêu thì nỗi sợ của họ bị mất quyền, bị hỏi tội và rồi có ngày có thể phải đền tội, càng lớn dần lên. Một sự “bàn giao“ tự nhiên, không có văn bản, nhưng rõ ràng, nhãn tiền, diễn ra thường xuyên, liên tục cho đến khi nền dân chủ chân chính lên ngôi.

họ sợ là phải. Họ giật mình khi bức tường Berlin đổ sập trong một đêm, rồi khi các đảng CS Đông Âu tan biến, một loạt các nước đồng chí xã hội chủ nghĩa vào nằm trong nghĩa địa lịch sử. Họ càng sợ khi đảng CS Liên Xô bậc thầy của họ tan nát, Liên bang Xô viết “vĩ đại” tan hoang. Họ thêm sợ khi các nhà độc tài từ Iraq đến Tunisia, Ai Cập rồi Libya lăn kềnh khi quần chúng xuống đường nổi dậy hỏi tội độc đoán và tham nhũng.

Thấy người lại nghĩ đến ta. Bao nhiêu tấm gương tày liếp sờ sờ ra đó. Họ không thể ăn ngon, ngủ yên được.

Họ sợ trí thức thừa kế túi khôn đặc sắc của dân tộc, họ sợ công nhân đòi công bằng xã hội, họ sợ dân oan bị cướp ruộng đất là nguồn sống duy nhất ở nông thôn, họ sợ người theo các tôn giáo đòi tự do tín ngưỡng, họ sợ cả bốn lớp người này cùng phối hợp thành cuộc xuống đường chung như nước lũ. Cơ đồ riêng chung của họ có nguy cơ bị bão lũ quần chúng cuốn băng trong chốc lát.

Nhưng họ sợ gì hơn cả? Thật khó trả lời. Vì càng ngày họ càng sợ nhiều thứ, kể ra không sao hết. Họ sợ quần chúng đông đảo xuống đường đòi tự do, ruộng đất, nhân phẩm. Họ sợ sự thật. Nhà toán học Hoàng Xuân Phú, hiện là Chủ tịch hội Toán học Việt Nam, chỉ ra hai tử huyệt của họ hiện nay là “Điều 4” trong Hiến pháp về độc quyền lãnh đạo của đảng CS và “chế độ sở hữu toàn dân về đất đai”, một thủ đoạn xảo quyệt để cướp đất của nông dân. Họ rất sợ ý kiến người dân nhằm vào “hai gót chân Asin” này của họ.

Họ cũng rất sợ sự thật. Vì họ sống nhờ bộ máy tuyên truyền chuyên nghề dối trá, đổi trắng thay đen, che dấu sự thật. Do đó họ sợ nền thông tin trung thực, thâm thù báo chí, mạng lưới thông tin, các blogger tự do lề trái, bỏ tù các nhà báo tự do toàn là những “sứ giả của sự thật”, bỏ tù các nhà luật học, luật sư bênh vực luật pháp và sự thật, bênh vực dân oan.

Trong vô vàn sự thật họ đặc biệt sợ tệ nạn sùng bái ông Hồ Chí Minh ngày càng bị lật tẩy, vì đây là nơi trú ẩn cuối cùng của họ về mặt chính trị và tình cảm để mê hoặc nhân dân. Họ không còn dám khoe rằng ông Hồ từng được UNESCO của LHQ suy tôn là Danh nhân Chính trị và Văn hóa của Thế giới, vì sự thật được chứng minh là không có chuyện ấy. Họ sợ vì nhiều nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng trong cuộc cách mạng dân tộc – dân chủ, ông Hồ đã nặng về vế cách mạng dân tộc – chống đế quốc mà hoàn toàn coi nhẹ vế cách mạng dân chủ – xây dựng xã hội dân sự, tôn trọng quyền tự do của người công dân dưới một chế độ dân chủ pháp trị đúng nghĩa.

Trong 24 năm là chủ tịch nước, ông đã kiên trì đóng chặt cửa trường Luật, coi đảng của ông là pháp luật; ông dửng dưng trước số phận hơn 27 ngàn địa chủ phần lớn là trung nông yêu nước , có văn hóa, giỏi nghề nông bị bắn và chôn sống; ông cũng quay mặt đi khi các ông Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Vũ Đình Huỳnh… lâm nạn. Vô cảm, bất nhân như thế thì sao có thể là gương sáng đạo đức cho đảng, cho dân? Cho nên việc giải ảo tiếp có lý lẽ, có sức thuyết phục cao về thần tượng Hồ Chí Minh là việc rất cần làm tuy không vui vẻ gì nhưng có lợi cho đất nước, dân tộc. Việc giải ảo này đã đi được chừng một phần ba chặng đường đánh giá trung thực về ông Hồ. Cần đi tiếp.

Hiện nay có một việc làm rất cần thiết nhưng anh chị em dấn thân cho tự do dân chủ làm chưa tốt, một việc nhóm lãnh đạo đảng CS rất sợ, đó là thành lập một hay vài cơ quan thăm dò dư luận tự do, đáng tin cậy, như ở một số nước dân chủ phát triển.
Đây là một công cụ xây dựng dân chủ rất lợi hại, sắc bén.

Hiện nay ở Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam có “Trung tâm điều tra dư luận xã hội” ra đời được 30 năm, chưa có một tiếng vang nào về hoạt động của trung tâm đó, tuy chức năng và nhiệm vụ được xác định rõ ràng là: nắm bắt, phân tích, tổng hợp dư luận xã hội về những vấn đề, sự kiện quan trọng.

Lẽ ra đây phải là cơ quan “mở”, “rất mở”, được xã hội biết đến, nhưng nó nằm im, bất động ăn tiền mấy chục năm ròng. Vì xã hội đảo điên, niềm tin ở đảng CS lung lay, lãnh đạo bị xã hội khinh ghét, dân hết tin, điều tra dư luận một cách công khai chỉ tăng nguy cơ cho đảng nên đảng buộc nó nằm im như không hề tồn tại.

Chính vì lẽ ấy nên blogger Trương Duy Nhất bị truy tố và bị giam. Anh đã viết gần một nghìn bài báo nói lên sự thật. Rồi anh tự làm những cuộc thăm dò dư luận, qua đó đo mức tín nhiệm của từng người lãnh đạo ở chóp bu, kể cả tứ trụ triều đình CS, không một ai vượt quá 50 %. Kết quả này được anh công bố ngay trước cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội đang họp. Họ bị chạm nọc. Anh bị bắt khẩn cấp. Họ sợ và bịt mồm anh. Blog “Một góc nhìn khác” của anh phù hợp với quyền của công dân có cách nhìn riêng độc lập theo Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Anh Trương Duy Nhất sắp ra tòa. Để xem anh sẽ bị kết tội những gì và ra sao. Chỉ biết chắc chắn là họ rất sợ thước đo của dư luận. Họ căm và lo khi anh tự làm việc điều tra dư luận và tự công bố kết quả. Họ quá sợ dư luận xã hội nên vẫn một mực trì hoãn việc bàn về Luật trưng cầu dân ý được ghi trong hiến pháp.

Cho nên một việc rất nên làm lúc này là xây dựng một hay vài cơ quan điều tra dư luận tự do của xã hội dân sự với phương pháp khoa học và tinh thần trách nhiệm cao, coi như điền thế cho cái Trung tâm điều tra dư luận xã hội “tồn tại mà coi như không tồn tại “, “có cũng như không”, một đặc sản của Việt Nam thời độc đảng.

Mạng lưới Blogger Việt Nam thừa sức đảm nhận công việc này. Một nhóm bạn trẻ hiểu biết về tâm lý xã hội, về quan hệ công chúng, về thống kê có thể dựng lên một trung tâm như thế. Computer, điện thoại cầm tay khắp nơi, chỉ cần chọn một trăm hay khi cần năm trăm địa chỉ phân bố theo địa lý, nghề nghiệp, độ tuổi của công dân, rồi lựa chọn chủ đề theo từng thời gian, công bố công khai kết quả. Có rất nhiều chủ đề người công dân trong xã hội ta cần biết, đồng bào ta đang nghĩ gì, đa số muốn điều gì, không muốn điều gì.

Lúc ấy lãnh đạo đảng không thể tùy tiện và trơ tráo nói thay cho dân. Bao nhiêu đảng viên muốn từ bỏ cái tên “đảng Cộng sản” đã ô nhiễm để thay bằng một tên khác trong sạch? Bao nhiêu công dân muốn thay cái danh hiệu “xã hội chủ nghĩa” viển vông gán cho nước ta? Bao nhiêu công dân muốn từ bỏ nền “sở hữu toàn dân” về đất đai kỳ quái với những việc thu hồi, đền bù, cưỡng chế tàn bạo, để trở về với chế độ đa sở hữu vốn có từ xa xưa ? Đó là những “hàn thử biểu xã hội” bén nhậy chính xác rất cần cho xã hội văn minh.

Ở Hoa Kỳ có Viện Gallup thành lập từ năm 1935, có 40 văn phòng rải khắp các lục địa với 2 ngàn nhân viên chính thức, mỗi ngày trung bình làm 1.000 cuộc phỏng vấn để từ đó tổng hợp đưa ra kết quả. Ở Pháp nổi tiếng nhất là Viện IFOP (Institut Francais d’ Opinion Publique – Viện điều tra dư luận Pháp), thành lập năm 1938, có 4 trung tâm ở Paris, Toronto (Canada), Buenos Aires (Argentina), và Thượng Hải (Trung Quốc). Tất cả những tổ chức này đều là công ty tư nhân, không chịu áp lực nào của chính quyền hay các đảng phái, không chỉ điều tra dư luận về chính trị, còn về kinh doanh, dịch vụ, thị trường mua bán, y tế, thể thao, nghệ thuật.

Họ sợ sự thật, sợ sự minh bạch, sợ thức tỉnh của nhân dân, sợ dư luận, vậy thì Trung tâm dân sự điều tra dư luận có thể sẽ là một vũ khí hòa bình, phi bạo lực rất sắc bén, có hiệu quả cao vậy.

Blog Bùi Tín (VOA)

Bài 6. Để lại gì cho con?

 

Posted in Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »

►Mến chúc bạn đọc một mùa Giáng Sinh vui vẻ và an lành

Posted by hoangtran204 trên 25/12/2013

 

 

Posted in Thời Sự | Leave a Comment »

►Công an thuê người mua dâm “diễn kịch” để bắt chủ nhà nghỉ?

Posted by hoangtran204 trên 24/12/2013

21-12-2013

Báo doisongphapluat.com

Bị Tòa Án Nhân Dân huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) kết án 3 năm tù về tội “Chứa mại dâm”, bị cáo Bùi Thị Tình kêu oan cho rằng mình không chứa mại dâm nhưng vẫn bị khép tội.

Trước đó, người mua dâm đã khai trước tòa việc họ được công an dùng tiền thuê “diễn kịch” để bắt chủ nhà nghỉ chứ họ không mua dâm, chủ nhà nghỉ cũng không chứa mại dâm và xuất trình cả băng ghi âm giữa họ và công an thỏa thuận về việc này.

Vậy đâu là bản chất sự việc, có hay không việc dàn dựng chuyện mua dâm khiến chủ nhà nghỉ bị hàm oan?

Phạm tội quả tang, vẫn uẩn khúc

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 16 giờ 35 ngày 25/9/2012, Công an huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) đã bắt quả tang tại phòng 202, Nhà nghỉ Thùy Linh có đôi nam nữ đang hoạt động mua bán dâm. Danh tính người mua dâm là Nguyễn Văn Dũng, nhân chứng là Nguyễn Văn Cường, còn người bán dâm được xác định là Nguyễn Thị S., cùng với tên tuổi, địa chỉ cụ thể.

Các đối tượng khai họ đến nhà nghỉ, đặt vấn đề mua dâm với Bùi Thị Tình. Khi Dũng và S. đang chuẩn bị mua bán dâm thì công an ập vào bắt quả tang. Từ những lời khai trên, chủ nhà nghỉ Bùi Thị Tình bị bắt giam, khởi tố về hành vi “Chứa mại dâm”.

Ngay từ khi bị bắt, bị cáo Bùi Thị Tình đã kêu oan cho rằng chỉ cho 3 thanh niên kia thuê phòng chứ không biết, không thỏa thuận việc chứa mại dâm. Ông Hoàng Quốc Tuấn (chồng bà Tình) là người liên quan trong vụ án cho biết: khi công an đọc biên bản với nội dung là bắt quả tang đôi nam nữ trên phòng 202, tang vật thu giữ gồm có tiền mặt và bao cao su nhưng không nói rõ đôi nam nữ đang làm gì trong phòng.

Nghi ngờ đây là “màn kịch” dàn dựng để kết tội oan cho bà Bùi Thị Tình, gia đình đã mờiluật sư vào cuộc. Khi các luật sư tiến hành xác minh nhân thân, hộ khẩu thường trú của 4 người mua, bán dâm thì kết quả không có ai tên là Nguyễn Văn Dũng (người mua dâm) và Nguyễn Văn Cường (nhân chứng) có địa chỉ như trong hồ sơ vụ án.

Sau đó, Công an huyện Phổ Yên thừa nhận đã “bé cái nhầm” và xin xác định danh tính người mua dâm là Đặng Ngọc Duy (SN 1995, trú tại Phố Cò, TX. Sông Công) trước đây khai là Dũng; và nhân chứng là Dương Văn Trường (SN 1989, trú tại Đắc Sơn, Phổ Yên), trước đây khai là Cường.

Động trời nghi án oan sai?

Tại phiên tòa sơ thẩm bị hoãn vào ngày 29/3/2013, Đặng Ngọc Duy và Dương Văn Trường bỗng khai nhận: Họ được điều tra viên Nguyễn Văn Ng. trả tiền thuê họ giả vờ mua dâm để công an bắt chủ nhà nghỉ, chứ họ không mua dâm, mà bà Tình cũng không chứa mại dâm. Duy và Trường còn khai, nội dung lời khai của họ tại cơ quan điều tra đều do cán bộ điều tra hướng dẫn. Điều đáng nói, khi bị công an “dụ dỗ” giả vờ mua dâm, Duy mới 17 tuổi.

Sau đó, Duy và Trường còn có bản tường trình gửi đến cơ quan chức năng và ngôn luận về việc điều tra viên đã dùng tiền thuê họ giả vờ mua dâm để bắt bà Tình. Hai người này cũng giao nộp một băng ghi âm với nội dung cuộc thỏa thuận của Điều tra viên về việc “diễn kịch” dẫn đến án oan.

Trong băng ghi âm có đoạn bị tố là lời của điều tra viên Nguyễn Văn Ng. trấn an Duy khi Duy sợ diễn kịch giả nhưng phải ra tòa thật: “Chúng ta đang diễn kịch mà em, chứ có phải chúng ta ra hầu tòa đâu. Ra ngoài tòa, ông quan tòa cũng là người nhà mình. Quan tòa là ông Sửu – Phó Chánh án chứ gì? Ba anh em: kiểm sát, tòa án, công an sẽ là người một nhà với anh em mình đây.

Ý người ta hỏi là theo ý của mình rồi, cứ trả lời khẳng định ngày tháng ấy tôi đến nhà nghỉ ấy, rồi bị bắt. Chỉ có thế thôi. Còn luật sư hỏi thì bảo tôi khai hết với cơ quan điều tra rồi, đề nghị tòa công bố lời khai cho luật sư biết…”.

Luật sư của bị cáo Tình yêu cầu giám định xem giọng nói có phải của Điều tra viên Nguyễn Văn Ng. như tố cáo hay không, nhưng tòa không làm rõ được nội dung này. Cần khẳng định rõ, kể cả trường hợp công an sử dụng biện pháp nghiệp vụ nhưng nếu bị cáo đồng ý chứa mại dâm thì việc truy tố, xét xử là hoàn toàn đúng pháp luật.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là không đủ căn cứ khẳng định bị cáo Tình chứa mại dâm. Tuy nhiên, dù chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn nhưng ngày 30/9/2013, bị cáo Bùi Thị Tình vẫn bị kết án 3 năm tù giam về tội “Chứa mại dâm”. Bị cáo và gia đình đã kháng cáo kêu oan, hy vọng những uẩn khúc sẽ được làm sáng tỏ trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

Theo Báo Pháp Luật Việt Nam

————————————————–

Trần Hoàng: Trên đây là một trong những hậu quả của một nhà nước không có tam quyền phân lập. Chánh án và viện kiểm sát đều  sợ hãi phía công an. Viện kiểm sát có quyền lực truy tố tội hoặc không truy tố tội phạm, nhưng qua bản án này cho thấy họ sợ quyền lực của công an. Chánh án có quyền không tuyên án nếu xét thấy bị cáo bị gài bẩy, các nhân chứng đều là giả…Nhưng thực tế qua bản án này cho thấy chánh án  sợ công an, và phải hùa theo phe với công an. Lý do là về mặt đảng, công an được đảng tin tưởng hơn và bộ trưởng công an bao giờ cũng là ủy viên bộ chính trị. Trong khi viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, chánh án tòa án tối cao  chỉ là các ủy viên trung ương đảng. 

Các blogger đấu tranh cho tam quyền phân lập là đúng. Nhưng sẽ không đi tới đâu vì cơ chế của đảng như đã nói ở trên: cả ba cơ quan viện kiểm sát, tòa án, công an đều cùng chung một đảng và dưới sự chỉ đạo của đảng CSVN. Trong đó, về mặt đảng, công an có quyền lực cao hơn hai cơ quan kia.  Ngày nào còn cơ chế này, thì ngày đó không có tam quyền phân lập. Hậu quả là người dân không được bảo vệ, bị bắt và nhốt tù tùy tiện. 

Trong bản án trên, nếu có quyền tự do ngôn luận, các phóng viên có quyền đưa tin trên trong lúc điều tra, xử án, thì công an không dám lộng quyền, và nạn nhân không bị án oan sai, không phải ở tù. 

Bằng cách này hay cách  khác, các bạn phải đấu tranh để thay đổi tình trạng hiện nay nếu các bạn không muốn bị rơi vào tình cảnh trên. Phải tranh đấu nếu muốn cuộc sống có hạnh phúc. Hiện nay, dù cả hai vợ chồng có việc làm, thì dù làm 20-30 năm, đa số cũng không thể mua được nhà riêng mà phải sống chung một nhà với cha mẹ, nhà cửa đông đúc chật hẹp, rồi bực bội mà sinh ra gây gỗ nhau. Nếu có nhà và có con cái, các bạn cũng phải đấu tranh nếu muốn cho con cái được học hành trong điều kiện có giáo dục tốt, không bị nhồi nhét chính trị như hiện nay, học sinh ngoài thời gian đi học ở trường mà khi về nhà còn phải đi hoc thêm cả ngày, không có thời gian vui chơi với cha mẹ, bạn bè suốt cả hơn 12 năm đi hoc. Đa số học xong ra trường thì không có việc làm…Như vậy cuộc sống còn gì gọi là vui vẻ? 

Kết quả của tất cả tình trạng xã hội, giáo dục, y tế, đời sống ở VN trong 38 năm qua là do chính quyền độc đảng cai trị, do những người điều hành chính phủ đều là bọn học lực quá thấp kém. Từ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng không ai học qua lớp 6, vậy mà dám đứng ra lãnh đạo đất nước và bọn này quyết định hết mọi việc. 

Trong 7 năm qua, các blogger đã ý thức được tình trạng đất nước và biết phải làm gì để có sự thay đổi.  Nhiều nhóm đòi hỏi tự do ngôn luận tức là đòi hỏi quyền tự do in ấn, xuất bản sách báo, ấn phẩm, đòi hỏi  có báo chí tư nhân, các tin bài viết lên báo không phải thông qua chế độ biên tập, hay bị cắt xén, duyệt bài trước khi đăng. Đấu tranh để có nhà xuất bản tư nhân có Nhà Xuất Bản Giấy Vụn của Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Trần Văn Hiến, Hoàng Long và Nguyễn Quán và nhiều người khác đang tiếp bước. Đấu tranh để đòi hỏi quyền đưa tin, bình luận, ra báo tư nhân có ban biên tập anh ba sam, và nhiều nhóm khác và nhiều blogger khác.

Thời gian gần đây, các blogger phát động đấu tranh đòi hỏi nhân quyền hay quyền con người, nhóm khác thì thành lập xã hội dân sự (tức là đòi hỏi quyền tự do lập hội)…Bằng cách này hay cách khác, các bạn nên gia nhập để góp phần vào sự thay đổi tình trạng hiện nay ở VN. 

Công an dàn dựng án ‘chứa mại dâm’ 
Monday, December 23, 2013 3:29:53 PM 

HÀ NỘI 23-12 (NV) .- Báo chí Việt Nam vừa đồng loạt nêu những nghi vấn về chuyện công an dàn dựng vụ án “chứa mại dâm” để đẩy bà Bùi Thị Tình vào tù. Vụ án này được xem như một oan án.

 

Bà Bùi Thị Tình tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 3 năm 2013. Bà Tình vẫn đang bị giam và người ta chưa rõ bà có được giải oan trong phiên tòa phúc thẩm, chưa biết khi nào sẽ xử, hay không. (Hình: Đời sống và Pháp luật)

Bà Bùi Thị Tình là chủ nhà nghỉ Thùy Linh, tọa lạc ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chiều 25 tháng 9 năm 2012, công an ập vào nhà nghỉ này và “bắt quả tang” một cặp trai gái đang “mua bán dâm”. Dựa trên lời khai của người mua dâm là Nguyễn Văn Dũng và nhân chứng là Nguyễn Văn Cường, công an bắt bà Tình vì đã “chứa mại dâm”. Bà Tình bị Tòa án huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên phạt ba năm tù.

Suốt quá trình điều tra và tại Tòa, bà Tình không nhận tội, đồng thời liên tục kêu oan. Nhưng không có bất kỳ viên chức nào của Viện Kiểm sát và Tòa án đếm xỉa đến những lời kêu oan của bà.

Vụ án “chứa mại dâm” liên quan tới bà Tình bị coi là đáng ngờ vì có khá nhiều dấu hiệu cho thấy công an cố tình dàn dựng ra vụ án này để bắt bà Tình.

Ví dụ, các luật sư bảo vệ bà Tình phát giác, Nguyễn Văn Dũng (người mua dâm) và Nguyễn Văn Cường (nhân chứng) – những nhân vật mà công an sử dụng lời khai để bắt bà Tình, rồi Viện Kiểm sát, Tòa án dựa trên những lời khai đó để cáo buộc, kết tội bà Tình đều có lai lịch giả (tên, tuổi, địa chỉ của hai nhân vật này đều do công an ngụy tạo).

Đến lúc đó, công an huyện Phổ Yên mới “đính chính”. Theo “đính chính” này thì Nguyễn Văn Dũng tên thật là Đặng Ngọc Duy và Nguyễn Văn Cường tên thật là Dương Văn Trường.     

Chưa kể, tại Tòa, cả Đặng Ngọc Duy lẫn Dương Văn Trường cùng thú thật, một Điều tra viên đã trả tiền cho cả hai để cả hai cùng giả vờ mua dâm cho công an có cớ bắt bà Tình chứ họ không hề có ý định mua dâm. Duy và Trường còn kể thêm là Điều tra viên đã hướng dẫn cả hai cặn kẽ về việc khai như thế nào, lời khai ra sao để bà Tình phải ở tù.

Thậm chí, cả hai còn nộp một cuộn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa cả hai với Điều tra viên, trong đó, Điều tra viên cam kết, chỉ nhờ họ giúp để bắt và kết tội bà Tình, đồng thời cả hai sẽ không bị gọi ra Tòa. Nếu có ra Tòa thì cả thẩm phán lẫn kiểm sát viên giữ vai trò công tố “đều là người nhà nên chẳng có gì phải lo”.

Ngoài ra, còn một chi tiết khác khiến công chúng thêm phẫn nộ là khi được công an dụ dỗ giả vờ mua dâm để bắt bà Tình, Đặng Ngọc Duy chưa thành niên. Thế nhưng cả Viện Kiểm sát lẫn Tòa án cùng gạt hết tất cả những chi tiết, diễn biến  vừa kể để xác định bà Tình “chứa mại dâm” để kết án bà.

Vụ án Bùi Thị Tình “chứa mại dâm” chỉ là một trong gần 20 vụ án có dấu hiệu oan án mà trong vài tháng qua, sau khi oan án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn được giải, báo chí Việt Nam mới xới lại.

Năm 2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị cáo buộc giết một người hàng xóm, dù ông liên tục kêu oan và có nhiều nhân chứng, bằng chứng cho thấy ông vô tội nhưng hệ thống tư pháp CSVN không thèm ngó ngàng tới. Ông Chấn bị phạt chung thân và ở tù suốt mười năm qua. Mãi tới gần đây, vì gia đình hung thủ có mâu thuẫn, thân nhân ông Chấn mới tìm ra thủ phạm và thủ phạm đã đầu thú. Ông Chấn được trả tự do, trở về nhà khi vợ đã hóa điên do tuyệt vọng, bốn đứa con phải bỏ học nửa chừng vì đói nghèo.  

Trước sự phẫn nộ của công chúng đối với hệ thống tư pháp của chế độ, tháng trước Quốc hội CSVN phải ban hành một nghị quyết, yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ những bản án với hình phạt từ 20 năm tới tử hình mà hệ thống tòa án đã tuyên. Tuy nhiên đến nay, chưa có oan án nào được giải.(G.Đ)

Posted in Bắt bớ-Tù Đày-Đánh đập-Đàn Áp, Dân Chủ và Nhân Quyền | Leave a Comment »