Trần Hoàng Blog

Archive for Tháng Một, 2012

Tình báo và chính sách của Mỹ không nhất thiết có liên hệ với nhau

Posted by hoangtran204 trên 26/01/2012

Tình báo và chính sách

Lời người dịch: Mới đây ông Paul R. Pillar viết một bài về tình báo đăng trong Tạp chí Foreign Policy số Tháng Giêng – Hai, 2012 đề cập đến quan hệ giữa Tình Báo và Chính Sách nhan đề “Think Again: Intelligence”. Ông Pillar là phó Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố thuộc Cơ quan Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) từ 1997 đến 1999 . Ông hiện là giáo sư của Chương trình Nghiên cứu An ninh (Security Studies Program) của đại học Georgetown. Ông là tác giả của cuốn “Intelligence and U. S. Foreign Policy: Iraq, 9/11, and Misguided Reform”.

Bài viết của ông có mục đích đặt lại cái nhìn chung mà ông cho là không đúng, rằng Tình báo sao thì chính sách vậy, nghĩa là các nhà lãnh đạo chính trị lúc nào cũng dựa vào báo cáo của cơ quan tình báo để lấy quyết định. Ông dẫn chứng nhiều trường hợp nhà lãnh đạo có chính sách đúng mà không cần tình báo, thậm chí đôi khi ngược lại với cái khuyến cáo của bên tình báo. Đọc bài viết của ông Pillar, độc giả có cảm tưởng rằng tình báo đối với nhà lãnh đạo như một con dao bén đối với thức ăn do một đầu bếp nấu. Không có con dao bén thức ăn bầm dập không ngon. Nhưng con dao bén không phải là tất cả. Chất liệu, gia vị, và trên hết tài nghệ của người đầu bếp là chính.

Sau đây là các nét chính bài viết của giáo sư Paul Pillar.
(Think again: Intelligence by Paul R. Pillar)

————————————————

Paul Pillar

Có phải các vị tổng thống Hoa Kỳ đều dựa vào tình báo để làm chính sách không?

Không. Mỗi năm Hoa Kỳ chi tiêu 80 tỉ mỹ kim cho tình báo. Hằng tuần ông tổng thống nhận được một báo cáo phân tích tỉ mỉ tình hình chống khủng bố và khả năng quân sự của Trung quốc và những tin tức tình báo cần thiết khác giúp cho ông tổng thống có cái nhìn bao quát vào thực trạng . Cách xử lý công việc hằng ngày (TBN: thí dụ khi trả lời một câu hỏi của báo chí …) bị ảnh hưởng bơi các báo cáo này. Tuy nhiên các báo cáo này không ảnh hưởng bao nhiêu đến các chính sách lớn, như mở một trận chiến (thí dụ đánh Iraq năm 2003) hay thay đổi chính sách ngoại giao đối với một vùng chiến lược (như tổng thống Obama đang tính thay đổi chính sách tại Trung đông). Các chính sách lớn thường có sẵn trong đầu các ông tổng thống khi các ông ấy bước vào tòa Bạch Ốc, do kinh nghiệm chiến lược riêng, do kinh nghiệm bản thân, do những gì đã học học hỏi được, do nhu cầu trước mắt của quốc gia, do dư luận của các học giả (conventional wisdom) và quan trọng hơn cả do tâm trí (neurosis) của ông tổng thống.

Tổng thống Johnson nhận được nhiều báo cáo tình báo và quân sự cho biết chính phủ Nam Việt Nam khó đứng vững trước sức công phá của cộng sản và Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt cho chính sách can thiệp vào Nam Việt Nam. Tuy nhiên vì sợ Đông Nam Á và Nam Á sẽ bị tràn ngập bởi làn sóng đỏ (domino theory – a conventional wisdom) nên tổng thống Johnson cứ tiếp tục chính sách can thiệp. Tổng thống Harry Truman quyết định nhảy vào cuộc chiến Triều Tiên vì rút kinh nghiệm đồng minh do dự khi Hitler lấn chiếm Âu châu đã làm nổ ra trận Thế giới Chiến tranh II, cũng như sự can thiệp thành công của đồng minh chận đứng sự lấn lướt của cộng sản tại Hy Lạp và Berlin. Tổng thống Nixon, mặt khác, đã mở cửa bắt tay với Trung quốc vì ông ta là người từng ấp ủ mộng chơi trò chơi lớn. Và hiện nay tổng thống Obama cảnh giác về hiểm họa nguyên tử của Iran vì nhu cầu nội bộ chứ không do một báo cáo tình báo quan trọng nào cả.

Có phải tình báo kém đã đưa đến cuộc chiến Iraq không?

Không. Các báo cáo tình báo không đóng góp gì đến quyết định của tổng thống Bush khởi động cuộc chiến tranh tại Iraq, mặc dù lúc đó ai cũng có cảm tưởng như vậy. Trên thực tế nếu rút một kết luận gì do các bản báo cáo tình báo mang lại thì đó là nên tránh gây chiến tranh tại Iraq. Báo cáo tình báo năm 2001 sau khi tổng thống Bush nhậm chức không nói gì đến Saddam Hussein có vũ khí nguyên tử hay vũ khí vi trùng và hóa học. Trong năm 2002 tòa Bạch Ốc không yêu cầu CIA cho biết ý kiến về vũ khí “không quy ước” của Iraq. Và, hình như tổng thống Bush và bà Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice cũng không buồn đọc báo cáo của năm 2002, vì một lẽ đơn giản là lúc CIA đang viết bản báo cáo này bộ máy chiến tranh đánh Iraq đã được chuyển bánh.

Nếu tổng thống Bush đọc báo cáo năm 2002 của CIA thì ông ta sẽ thấy chính sách đánh Iraq là đi ngược lại với mọi kết luận của bên tình báo. Bản báo cáo đánh gía rằng nếu Iraq có vũ khí không quy ước, Saddam Hussein cũng không dùng hay cung cấp cho quân khủng bố để đánh Hoa Kỳ, ngoại trừ Hoa Kỳ tấn công Iraq. Giới tình báo cũng không tin Saddam Hussein có dính líu gì với al Qaeda (như tổng thống Bush hay nhắc đi nhắc lại), và rằng việc xây dựng dân chủ tại Iraq sẽ rất khó khăn. Các báo cáo trước chiến tranh (Iraq) viết rõ rằng xây dựng một chế độ chính trị mới tại Iraq sẽ rất “khó khăn, lâu dài và chắc là sinh ra nhiều nhiễu lọan” (nguyên văn: long, difficult and probably turbulent) và rằng bất cứ chính quyền nào thiết lập sau Saddam Hussein sẽ phải đối diện với “một xã hội chia rẽ, và các nhóm tranh chấp quyền lực trong nước sẽ đâm chém nhau, trừ phi có một lực lượng bên ngoài ngăn cản” (nguyên văn: deeply divided society with a significant chance that domestic groups would engage in violent conflicts with each other unless an occupying force prevented them from doing so) . Những gì chúng ta đã nghe như quân đội Hoa Kỳ sẽ được chờ đón bằng những chùm hoa, và cuộc chiến sẽ không tiêu tốn gì (TBN: vì sẽ có dầu hỏa bù lại) chỉ là những thứ có trong hoang tưởng.

Sự thất bại của tình báo làm hỏng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Cũng không chắc. Trong thế kỷ trước tình báo Hoa Kỳ đã không tiên đoán chính xác tình hình quốc tế trong nhiều trường hợp. Nhưng có những tiên đóan đúng cũng đã không thay đổi được gì. CIA đã tiên đóan cuộc tấn công năm 1967 của Do Thái đánh các nước A Rập, nhưng tổng thống Johnson cũng đã không làm gì để ngăn cuộc tấn công. Trái lại năm 1973 CIA không tiên đoán được Ai Cập sẽ đánh Do Thái, nhưng nhờ có cuộc chiến đó tổng thống Nixon mới hòa giải được với Do Thái và làm cho khối Arab xích lại gần với Tây phương hơn.
Năm 1979 CIA không tiên đoán được cuộc cách mạng tại Iran. Nhưng dù có tiên đoán trước cũng không làm thay đổi cách suy nghĩ của tổng thống Carter và bộ tham mưu của ông. Bộ tham mưu của ông Carter không chút quan tâm đến những biến chuyển tại Iran khi ông Shah gần chết. Và ngay cả khi dân Iran ồ ạt xuống đường tại Teheran tòa Bạch Ốc vẫn dành thì giờ ưu tiên cho cuộc thương thuyết Ai Cập – Do Thái và lo lắng đến cuộc cách mạng của nhóm Sandinista tại Nicaragua . Tổng thống Carter và cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski không hề cho triệu tập một buổi họp cao cấp nào để thảo luận tình hình Iran. Sau này ông Brzezinki nói rằng lúc đó chính phủ bị tràn ngập bởi các chuyện quan trọng khác!

Việc CIA không tiên đoán được sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cũng không là một điều gì quan trọng. Trong thập niên 1980 chính sách của Hoa Kỳ đối với Liên bang Xô viết không do các bản báo cáo tinh báo mà do “trực giác” của tổng thống Reagan. Từ khi vào Bạch Ốc, tổng thống Reagan đã nghĩ rằng đế quốc Liên xô là một đế quốc ma quỹ phải sụp đổ.

Tình báo Hoa Kỳ đánh giá thấp Al Qaeda trước cuộc khủng bố 9/11

Không đúng. Tình báo Hoa Kỳ đã tiên đóan và cảnh giác sự đe dọa của Al Qaeda đúng mức. CIA chỉ thất bại ở chỗ không tiên đoán dứt khoát Al Qaeda sẽ thực hiện một cuộc tấn công qui mô như vậy. Năm 1996 CIA đã thành lập một bộ phận theo dõi hoạt động của al Qaeda. Và theo khuyến cáo của CIA, năm 1998 tổng thống Clinton đã ký một quyết định mật (A finding) cho phép CIA bắt Osama bin Laden trước khi al Qaeda đánh bom 2 tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Phi châu. Khi trao quyền cho tổng thống Bush, bộ phận phụ trách an ninh quốc gia của tổng thống Clinton đã cảnh giác phía tổng thống Bush về sự đe dọa của al Qaeda. Cố vấn An ninh Quốc gia Sandy Berger nói với bà Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia mới rằng: “Trong 4 năm tới bà sẽ mất nhiều thì giờ lo lắng nạn khủng bố đặc biệt là sự đe dọa của al Qaeda hơn bất cứ vấn đề gì khác” (nguyên văn: You are going to spend more time during your four years on terrorism generally and al Qaeda specially than on any other issues) . Tóm lại báo cáo tình báo tháng 2/2001 không nói gì đến vũ khí không quy ước của Iraq (TBN: vì không có gì để nói) nhưng đã ưu tiên nhấn mạnh đến khủng bố và al Qaeda trước khi nói đến sự lan truyền vũ khí nguyên tử và sự lớn mạnh của Trung quốc.

Tình báo Hoa Kỳ là một tổ chức khép kín và không chịu thay đổi

Không có gì sai sự thật bằng. Cơ quan CIA đã thực hiện nhiều cải tổ nội bộ để đáp ứng với tình hình quốc tế nhưng không công bố rộng rãi trên báo chí như các cơ quan chính phủ khác. CIA đã gộp hai phòng phân tích tình báo phụ trách Đông & Tây Đức làm một trước khi Đức thật sự thống nhất (năm 1990). Cải tổ lớn khác vào năm 1986 khi CIA thành lập Trung Tâm Chống Khủng Bố và thay đổi chương trình huấn luyện chuyên viên giải đoán tình báo và đặt nặng nhu cầu ngoại ngữ (như tiếng A Rập) để đáp ứng với thế giới Hồi giáo.

Cuộc cải tổ sâu rộng nhất do quyết định của Quốc Hội dựa vào khuyến cáo của Ủy ban Điều tra 9/11, đặt 16 cơ quan tình báo Hoa Kỳ dưới một vị Giám đốc chung, và thành lập Trung Tâm Quốc gia Chống Khủng bố (National Counterterrorism Center) không nằm trong CIA. Thực tế các cải tổ này chỉ làm nặng nề thêm bộ máy tình báo và không làm cho sự phối hợp tình báo hữu hiệu hơn để nắm bắt kịp thời sự các mối đe dọa. Bằng chứng là Umar Farouk Abdulmutallab xuýt làm nổ một chuyến bay hàng không dân sự từ nước ngoài bay đến Detroit vào dịp Christmas năm 2009 (TBN: chận được nhờ bố mẹ thông báo cho Hoa Kỳ biết thái độ bất thường của hắn).

Tình báo Hoa Kỳ sau vụ 9/11 hữu hiệu hơn

Đúng vậy. Nhưng chính yếu do tình báo được tự do hành động, có nhiều tiền hơn và được tòa Bạch Ốc đặt ưu tiên cao hơn. Nhờ ngân sách rộng rãi CIA mua được nhiều tin tức giá trị và theo dõi hữu hiệu các tay khủng bố trên thế giới. Và nhờ chính phủ Hoa Kỳ đặt ưu tiên cao nên sự quan hệ của CIA với các cơ quan tình báo nước ngoài được dễ dàng hơn, nhất là sự hợp tác quốc tế nhằm ngăn chận nguồn tài chánh và sự lưu thông tiền bạc của bọn khủng bố.

Hiện nay nổi kinh hoàng của vụ 9/11 bắt dầu đi vào quên lãng, sự hợp tác tình báo giữa Hoa Kỳ và các nước khác (TBN: đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Pakistan) bắt đầu lỏng lẻo. Nhưng bài học của vụ 9/11 là: chính sách đối ngoại là một yếu tố rất cần thiết cho một bộ máy tình báo hữu hiệu .

Tình báo sắc bén giúp chúng ta tránh khỏi sự bất ngờ

Hy vọng vậy. CIA đã không tiên đoán vụ “Mùa Xuân Arập”. Đầu tháng 2 /2011 khi các cuộc biểu tình tại Cairo sắp lật đổ tổng thống Mubarak, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (Dân Chủ, California), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng nghị viện trong một buổi điều trần của CIA mỉa mai rằng : “Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc hội làm chính sách Ai Cập dựa vào báo cáo kịp thời của cơ quan tình báo… thì hình như quý vị đã không làm tròn nhiệm vụ này”.

Không phải một mình bà Feinstein chỉ trích cơ quan CIA trong vụ này. Nhưng họ quên rằng tình báo chỉ có thể vẽ một bức tranh lớn, chứ không thể tiên đoán trước mọi sự việc có tính bất ngờ.

Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, người ta chê tình báo Hoa Kỳ dở. Đo đó trong 70 năm qua tình báo đã luôn luôn cố gắng cải thiện để có thể làm tốt hơn. Nhưng thực tế là dù có tưởng tượng ra cả trăm thế trận để nghiên cứu cũng không thể tiên đoán trước cái gì sẽ xẩy ra. Có trời mới đoán được Mohamed Bouaziza, một người đàn ông trung niên bán rau cải trên đường phố của thành phố Sidi Bouzid ở Tunisia sẽ tự thiêu vì bất mãn một vụ phạt vạ của cảnh sát và vụ tự thiêu đã tạo ra trận bão đòi dân chủ tại Trung đông.

Tình báo có thể giải đoán tình hình, nêu ra những gì có thể biết, và những gì không thể biết. Các nhà lãnh đạo chính trị cần phải chấp nhận thực tế đó và chuẩn bị tinh thần chờ đón sự bất ngờ.

Ông Donald Rumsfeld từng nói (TBN: có lẽ để biện minh cho sự thất bại của ông tại Iraq) đại ý rằng, chẳng những chúng ta không có câu trả lời đúng cho mọi vấn đề, chúng ta còn không có khả năng đặt những câu hỏi đúng.

Jan 24, 2012

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

 

Posted in Chinh Tri Hoa Ky | Leave a Comment »

Dầu Hỏa, chiếm 33% GDP, là nguồn lợi lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 25/01/2012

Petrovietnam phải khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế quốc gia

7:04 chiều | Tháng Một 18, 2012

(Petrotimes)Chiều 18/1, tại Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012.

Đến dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Quang Dương, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đồng chí Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Phạm Mạnh Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương).

Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có đồng chí Phùng Đình Thực, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn; đồng chí Đỗ Văn Hậu, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn; cùng các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh Tập đoàn…

Thay mặt lãnh đạo PVN, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu đọc bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012. Năm qua, PVN đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2010. Tổng doanh thu đạt 675,3 nghìn tỉ đồng, tăng 41,2% so với năm 2010. Nộp NSNN đạt 160,8 nghìn tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2010.

Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35,3 triệu tấn thu hồi, bằng 101,0% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 35 triệu tấn và ở nước ngoài đạt 0,3 triệu tấn). Ký 7 hợp đồng/thoả thuận dầu khí mới, trong đó ở trong nước 6 hợp đồng và ở nước ngoài 1 thoả thuận. PVN đã có 3 phát hiện dầu khí mới, đưa 5 mỏ dầu khí mới vào khai thác, trong đó ở trong nước 3 mỏ và ở nước ngoài 2 mỏ.

Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2011 đạt 23,91 triệu tấn. Sản lượng khai thác dầu đạt 15,21 triệu tấn. Tập đoàn đạt mốc khai thác tấn dầu thứ 280 triệu vào tháng 10/2011.

Sản lượng khai thác khí đạt 8,7 tỉ m3. Tập đoàn đạt mốc khai thác m3 khí thứ 70 tỉ vào tháng 9/2011. Sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia đạt 13,35 tỉ kWh. Tập đoàn đạt mốc sản xuất kWh điện thứ 35 tỉ vào tháng 10/2011.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã sản xuất tấn phân đạm thứ 5 triệu vào tháng 8/2011.

Công tác bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lần thứ nhất vượt tiến độ 2 ngày. Sản phẩm sản xuất từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt 5,43 triệu tấn. Hoạt động dịch vụ dầu khí tiếp tục được đẩy mạnh, doanh thu dịch vụ dầu khí năm 2011 đạt trên 200 nghìn tỉ đồng.

Tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và các dự án trọng điểm của Tập đoàn được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo theo kế hoạch đề ra. PVN rà soát và đình hoãn 12 dự án, giãn tiến độ 44 dự án đầu tư với tổng giá trị trên 7,25 nghìn tỉ đồng. Giá trị thực hiện đầu tư năm 2011 đạt trên 90 nghìn tỉ đồng.

Trong năm 2011, toàn Tập đoàn đã khởi công mới 16 công trình, hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành 47 công trình, trong đó có các công trình trọng điểm như: đưa vào khai thác mỏ Visovoi (lô số 2) thuộc Dự án Thăm dò khai thác dầu khí 04 lô tại Khu tự trị Nhenhetxky – Liên Bang Nga (ngày 29/7), mỏ Đại Hùng pha 2 (ngày 12/8), mỏ Tê Giác Trắng (ngày 22/8); hạ thuỷ khối chân đế giàn Mộc Tinh 1 thuộc dự án Biển Đông 1 (ngày 27/8); hạ thủy giàn khoan 90 nước (ngày 10/9), đưa chu trình hỗn hợp Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 vào vận hành (ngày 16/10/2011), kho nổi Bạch Hổ FSO5 (ngày 15/01)…

Công tác đổi mới, tái cấu trúc doanh nghiệp được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo được triển khai tích cực, công tác an ninh, an toàn dầu khí, an toàn môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện cao hơn so với cam kết, tổng số tiền thực hiện công tác an sinh xã hội toàn Tập đoàn năm 2011 đạt trên 613 tỉ đồng so với kế hoạch cam kết từ đầu năm là 600 tỉ đồng.

Kế hoạch năm 2012, PVN vẫn bám sát 5 lĩnh vực chính, đó là: Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; Lọc hóa dầu; Công nghiệp Khí; công nghiệp Điện; dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao. Tiếp tục rà soát nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án; thu xếp đủ vốn và tổ chức thực hiện đúng tiến độ các dự án trọng điểm.

Trong đó, khai thác Dầu khí 24,81 triệu tấn, doanh thu 660 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách đạt 134,8 nghìn tỉ đồng.

Chung sức cùng tháo gỡ khó khăn

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị thành viên của PVN đã phát biểu tham luận.

Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cho biết PVEP là đơn vị chủ lực của PVN, đã làm gia tăng trữ lượng dầu khí lên 37,8 triệu tấn dầu qui đổi. Sản lượng khai thác đạt 16,18 triệu tấn dầu qui đổi. Doanh thu của PVEP đạt hơn 50 nghìn tỉ đồng. PVEP đã đưa 4 mỏ mới vào khai thác gồm mỏ Đại Hùng giai đoạn 2, mỏ Tê Giác Trắng, mỏ Chim Sáo, mỏ Dana. PVEP cũng đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác các mỏ Junin 2 ở Venezuela và mỏ Bir Seba – Lô 433a&416b (Algeria).

Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro cũng là đơn vị chủ lực khai thác dầu khí của PVN. Năm qua, Vietsovpetro đã khai thác 6,4 triệu tấn dầu. Doanh thu bán dầu đạt 5,6 tỉ USD, nộp ngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam đạt 3,55 tỉ USD, lợi nhuận phía Nga là 580 triệu USD. Vietsovpetro đưa ra mục tiêu hàng năm phải đưa ít nhất 2 giàn khai thác mới vào khai thác để đảm bảo khai thác an toàn 6,14 triệu tấn trong năm 2012.

Thay mặt Công ty TNHH 1TV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng giám đốc Nguyễn Hoài Giang cho biết kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất năm qua đã đạt được những con số ấn tượng như tổng doanh thu đạt 116 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách 14 nghìn tỉ đồng. Giữa năm 2011, NMLD Dung Quất tạm ngừng hoạt động, bảo dưỡng lần đầu tiên một cách thành công sau khi hoàn thành từ tháng 2/2009. Tổng giám đốc Nguyễn Hoài Giang kỳ vọng các đơn vị thuộc PVN sẽ hỗ trợ NMLD Dung Quất hơn nữa để cùng nhà máy tháo gỡ khó khăn, hoạt động hiệu quả hơn.

Trong năm qua, một số đơn vị của PVN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang nợ Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) khoảng 14 nghìn tỉ đồng. Do đó, PV Power rất khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án điện. Nhà máy Thủy điện Hủa Na sẽ hoàn thành trong quý IV/2012 và PV Power đang nỗ lực thu xếp vốn còn lại cho dự án này.

Cũng trong thời kỳ đã khai thác 169,94 triệu tấn chiếm 42% còn lại 232,06 triệu tấn. Trong số trữ lượng còn lại, trữ lượng đã và đang phát triển là 200,4 triệu tấn (~ 80%) ở 9 mỏ đang khai thác (kể cả mỏ dầu – khí), số còn lại chuẩn bị phát triển trong thời gian tới. Trữ lượng dầu tập trung chủ yếu ở bể Cửu Lòng chiếm tới 86% (khoảng 340,8 triệu tấn) trữ lượng dầu Việt Nam, trong đó trữ lượng dầu từ móng nứt nẻ trước Đệ Tam là 262 triệu tấn, chiếm 63% tổng trữ lượng dầu.

Theo quy mô mỏ, có 7 mỏ có trữ lượng trên 13 triệu tấn (>100MMSTB) chiếm 80% trữ lượng dầu thuộc mỏ dầu quy mô lớn – khổng lồ, trong đó mỏ dầu Bạch Hổ có trữ lượng trên 190 triệu tấn (~ 56%) ở bể Cửu Long là mỏ lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam. Theo phân loại của Hội nghị năng lượng thế giới (WEC), chất lượng dầu của các mỏ đang khai thác ở thềm lục địa Việt Nam chủ yếu thuộc loại nhẹ có tỉ trọng từ 380 đến 40,20 API, là loại dầu ngọt có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (0,03 ÷ 0,09% TL), sạch (hàm lượng các chất nhiễm như V, Ni, N thấp), có nhiều parafin (hàm lượng parafin rắn 15 ÷ 28%), có điểm chảy rất cao (22 ÷ 360).

Xu thế nguồn trữ lượng bổ sung

Mặc dù sản lượng khai thác tăng nhanh trong thời gian qua từ 5,5 triệu tấn (năm 1992) lên 20,34 triệu tấn (năm 2004), nhưng trữ lượng vẫn duy trì tăng cao hơn sản lượng khai thác, điều đó cho thấy sự thành công thăm dò gia tăng trữ lượng bù đắp được khối lượng dầu đã khai thác. Sự thành công trong việc gia tăng trữ lượng là do Nhà nước đã có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động thăm dò ra các vùng mới có tiềm năng và sự thành công trong thăm dò, thẩm lượng gia tăng trữ lượng trong thời gian qua từ các mỏ đã phát hiện chiếm khoảng 45% trữ lượng được bổ sung. Đồng thời giải pháp tăng hệ số thu hồi dầu (bơm ép nước duy trì áp suất vỉa cũng đã được nghiên cứu áp dụng lần đầu ở mỏ Bạch Hổ và sau đó được triển khai ở các mỏ khác như: Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, và Sư Tử Đen đã góp phần đáng kể tăng nguồn trữ lượng bổ sung.

Đặc trưng của công tác thăm dò dầu khí là với mức độ rủi ro cao, ngay cả ở những mỏ đã phát triển vẫn còn có rủi ro, bởi vậy sự thành công thăm dò gia tăng trữ lượng chẳng những phụ thuộc vào sự hiểu biết các đối tượng từ các thông tin thu được từ khoan thẩm lượng và phát triển, mà còn phụ thuộc vào áp dụng các giải pháp công nghệ mới trong thăm dò đặc biệt là công nghệ thu nổ, xử lý, minh giải tài liệu địa chấn 3D để làm rõ cấu trúc địa chất của các đối tượng thăm dò. Đó chính là chìa khóa cho sự thành công trong thăm dò gia tăng trữ lượng trong tương lai.

Phát triển và khai thác dầu

Tất cả trữ lượng dầu của các mỏ được phát hiện cho đến thời điểm hiện tại đều ở thềm lục địa dưới 200 m nước. Vì vậy việc phát triển và khai thác các mỏ ngoài khơi đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác mỏ. Trữ lượng và khả năng khái thác của giếng cần thiết cho việc xác định giá trị tới hạn (ngưỡng) để xác định chi phí đầu tư, vận hành và thời gian kéo dài của đề án ở môi trường ngoài khơi. Công nghệ khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam đã được bắt đầu, mở rộng và tăng trưởng nhanh từ 0,04 triệu tân/năm (1986) lên 20,34 triệu tấn/năm vào năm 2004.

Từ năm 1988 sau khi phát hiện và đưa vào khai thác dầu trong móng phong hóa nứt nẻ trước Đệ Tam của mỏ Bạch Hổ, sản lượng khai thác dầu thô hàng năm của XNLD Vietsovpetro nói riêng và của ngành dầu khí nói chung tăng lên không ngừng. Từ năm 1988 đến 2004, ngoài mỏ Bạch Hổ đã được đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu mới. Sau 18 tháng ký hợp đồng PSC nhà điều hành BHP đã đưa mỏ Đại Hùng vào khai thác sớm (10/1994), XNLD Vietsovpetro đưa mỏ dầu thứ 2 (mỏ Rồng) vào khai thác tháng 12/1994. Mỏ Bunga Kekwa – Cái Nước đưa vào khai thác tháng 7/1997 là kết quả của sự hợp tác giữa Petrovietnam và Petronas với nhà điều hành IPC ở vùng thỏa thuận thương mại (CAA) giữa hai nước Việt Nam và Malaysia. Tiếp theo nhà thầu JVPC (lô 15-2) đã đưa mỏ Rạng Đông vào khai thác.

Trong những năm đầu bước sang thiên niên kỷ mới, Công ty điều hành chung Cửu Long đã phát triển mỏ Sư Tử Đen và đưa vào khai thác từ tháng 10 – 2003. Tổng sản lượng khai thác dầu đến hết năm 2004 là 169,94 triệu tấn (~1.300 triệu thùng) với sản lượng khai thác hiện tại khoảng 60 nghìn tấn/ngày (460 nghìn thùng/ngày), trong đó tổng sản lượng dầu khai thác từ móng nứt nẻ trước Đệ Tam là 139,63 triệu tấn chiếm 82% tổng lượng dầu đã khai thác. Với trữ lượng dầu còn lại vẫn có thể duy trì mức sản lượng khai thác như năm 2004 trong một thời gian từ 5 đến 7 năm, sau đó sản lượng sẽ dần dần giảm xuống, tuy nhiên thời gian khai thác còn có thể duy trì kéo dài được khoảng 15 năm nữa.

Các mỏ dầu đang khai thác ở thềm lục địa Việt Nam đều được phát triển và khai thác trong đá chứa cát kết thuộc địa tầng Miocen, Oligocen; đá móng phong hóa nứt nẻ trước Đệ Tam là đối tượng khai thác chính ở các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và Sư Tử Đen – Sư Tử Vàng thuộc bể Cửu Long.

Hầu hết các mỏ dầu đã và đang được thiết kế khai thác ban đầu theo chế độ năng lượng tự nhiên đàn hồi của dầu và khí hòa tan. Để nâng cao hệ số thu hồi dầu, lần đầu tiên mỏ Bạch Hổ đã áp dụng giải pháp bơm ép nước duy trì áp suất vỉa ở cả hai đối tượng cát kết Miocen, Oligocen và đặc biệt móng nứt nẻ trước Đệ Tam. Công nghệ khai thác thứ cấp (bơm ép nước) đã cho phép gia tăng đáng kể thu hồi dầu so với khai thác sơ cấp đơn thuần chỉ sử dụng năng lượng tự nhiên của vỉa, hệ số thu hồi dầu cuối cùng có thể đạt tới 0,35 – 0,4 theo các phương án phát triển mỏ Bạch Hổ đã được phê duyệt và triển khai. Chính vì vậy giải pháp bơm ép nước duy trì áp suất vỉa đã lần lượt được áp dụng mở rộng ở các mỏ: Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông và ở mỏ Sư Tử Đen – Sư Tử Vàng.

Nhằm phát triển nhanh, linh hoạt, hệ thống thiết bị khai thác được lựa chọn áp dụng phụ thuộc vào độ sâu nước biển, quy mô nhỏ…hệ thống khai thác giàn cố định (giàn đầu giếng, xử lý), hoàn thiện đầu giếng bề mặt và tàu chứa/xử lý dầu đã được áp dụng để khai thác các mỏ có độ sâu nước biển từ 40 đến 70 m. Thực tế cho thấy hệ thống này tỏ ra khá thích hợp, hiệu quả đối với các mỏ vùng nước nông ở bể Cửu Long (mỏ Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen) và bể Malay – Thổ Chu (Bunga Kekwa – Cái Nước, Bunga Raya, Bunga Seroja). Duy nhất mỏ Đại Hùng ở vùng nước sâu trên 100 m đã sử dụng hệ thống khai thác nổi di động, kết nối với các giếng khai thác được hoàn thiện bằng đầu giếng ngầm ở đáy biển , đường ống dẫn mềm và tàu chứa xuất dầu nổi để phát triển khai thác sớm phần phía Bắc của mỏ.

Tuy hệ thống này có tính linh hoạt và đưa mỏ vào khai thác nhanh, song công việc sửa chữa, bảo dưỡng trong giếng gặp nhiều khó khăn hơn, chưa kể cả các rủi ro tiềm ẩn về an toàn. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các giàn cố định bảo đảm khai thác mỏ an toàn hơn mà vẫn kinh tế ngay cả ở độ sâu nước biển đến trên 200 m. Bởi vậy trong tương lai cần cân nhắc giữa giải pháp giàn cố định và giàn nổi (bán chìm) để phát triển khai thác các mỏ có độ sâu nước tương tự mỏ Đại Hùng ở bể Nam Côn Sơn.

Để có thể giữ ổn định trong thời gian dài mức khai thác khoảng 50 đến 60 nghìn tấn/ngày (400 đến 450 nghìn thùng/ngày) đang đẩy mạnh phát triển các mỏ đang khai thác và sớm đưa các mỏ đang khai thác và sớm đưa các mỏ mới vào khai thác.

Trong tương lai khai thác dầu ngoài khơi ở Việt Nam số lượng mỏ nhỏ, hay còn gọi là mỏ biên trên góc độ kinh tế ngày càng tăng. Để khai thác hiệu quả các mỏ này, cần nghiên cứu áp dụng hệ thống khai thác theo quan điểm “thiết bị/giàn tối thiểu” với các kiểu giàn nhẹ đầu giếng và một tàu nổi có công suất thích hợp cho chứa/xử lý/xuất dầu.

Đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp tăng cường thu hồi dầu sau khi đã áp dụng khai thác thứ cấp, đặc biệt đối với các đối tượng móng nứt nẻ trước Đệ Tam của các mỏ dầu ở bể Cửu Long đang là vấn đề cực kỳ cấp thiết khi sản lượng các mỏ này bắt đầu suy giảm nhanh.

Theo Nguyễn Văn Đắc ( Địa chất và tài nguyên dầu khí)

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà PVN đã đạt được trong năm 2011. “Đây là thành tích đáng tự hào của PVN trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tôi tin tưởng rằng các giải pháp của PVN sẽ thực hiện thành công để tăng tốc phát triển trong năm 2012 và các năm tiếp theo” – Thứ trưởng Lê Dương Quang nhấn mạnh.

Bộ Công Thương đề nghị PVN đẩy mạnh các giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển trong năm 2012. PVN hãy phát huy bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng bộ thực hiện 3 khâu đột phá là nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và quản lý. Đồng thời, PVN phải đi đầu trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ III (10/2011). PVN phát huy cao nội lực, ưu tiên dùng hàng trong nước cho các hoạt động kinh doanh.

Phát biểu tiếp thu ý kiến, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu cám ơn lãnh đạo Bộ Công Thương, các Cục, Vụ, Viện của Bộ Công Thương đã có những giúp đỡ để PVN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm qua. Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu sẽ cùng tập thể người lao động Dầu khí phát huy truyền thống Anh hùng, lao động hết mình, sáng tạo, kiên quyết giữ vững vị thế là tập đoàn hàng đầu của nền kinh tế nước nhà.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu phát động thi đua năm 2012, trong đó tập trung hoàn thành tốt 5 nhiệm vụ: Thực hành tiết kiệm; Tái cấu trúc doanh nghiệp trên cơ sở bền vững, hiệu quả; Triển khai mạnh mẽ 3 giải phát đột phá: nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và quản lý; Triển khai sâu rộng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức chính trị vững mạnh; Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Dầu khí.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba của Chủ tịch nước cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc giai đoạn 2006 – 2010; trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng chí Hoàng Xuân Hùng – Phó chủ tịch HĐTV, đồng chí Vũ Quang Nam – Phó tổng giám đốc Tập đoàn, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn; trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tổng công ty Dung dịch và Hóa phẩm Dầu khí (DMC), đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Phó tổng giám đốc Tập đoàn, đồng chí Đỗ Văn Đạo – Trưởng văn phòng đại diện khu vực châu Mỹ, đồng chí Bùi Ngọc Quang – Trưởng ban dự án khí Đông Nam Bộ, đồng chí Trương Văn Ba – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vật tư Tổng hợp Phú Yên (Tổng công ty Dầu Việt Nam).

Ban Xây dựng Tập đoàn, Ban Luật và Quan hệ quốc tế Tập đoàn, Đội công nghệ cao số 1 Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan (Liên doanh Việt – Nga), Văn phòng Tập đoàn nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng trao 22 Huân chương Lao động hạng Ba cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.

Chủ tịch HĐTV Phùng Đình Thực trao tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc cho 6 cá nhân.

Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho 14 tập thể đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ công tác năm 2011.

23 tập thể cũng nhận Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương trao cờ cho 10 tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu; 9 cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; 4 tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ và 4 cơ sở Đảng hoàn thành nhiệm vụ.

Tại hội nghị, 31 đơn vị thuộc Tập đoàn được trao cờ thi đua và 20 cá nhân đạt danh hiệu doanh nhân, nhà quản lý tiêu biểu được trao cúp và chứng nhận của Tổng giám đốc Tập đoàn.

Đức Chính

Ảnh: Mạnh Thắng

 

Posted in Kinh Te | Leave a Comment »

Cuộc bầu cử TT Mỹ 2012 và các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa

Posted by hoangtran204 trên 25/01/2012

Ở Mỹ, suốt 6 tháng qua, đảng Cộng Hòa đang tuyển chọn 1 ứng cử viên ra tranh cử  chức vụ Tổng Thống Mỹ để đối đầu với TT Obama. Hàng chục cuộc tranh luận được tổ chức để cho dân chúng nhìn thấy hình dáng, nét mặt, cách ăn nói đối đáp, sự biểu lộ cá tính, cách ứng xử , các mối quan hệ trong xã hội, gia đình, tài chánh, việc làm, và trình độ giáo dục cùng kiến thức của 9 ứng cử viên. Qua các lời tuyên bố và tranh luận, dân chúng Mỹ biết được quan điểm ra tranh cử của họ, cách giải quyết của họ trước các vấn nạn của Mỹ hiện nay như  chính sách kinh tế, tìm kiếm công ăn việc làm cho hơn 30 triệu người đang thất nghiệp, vấn nạn y tế, quan điểm về các vấn đề xã hội, tôn giáo, giáo dục…

Sau 6 tháng sàng lọc, các đối thủ nay đã biết sức nhau, biết được sự ủng hộ của các cử tri đối với họ như thế nào, và kết quả là 5 ứng cử viên đã tự ý từ bỏ cuộc chơi sau khi có cuộc bầu cử  sơ bộ phiếu diễn ra hôm đầu tháng 3 ở tiểu bang Iowa.

Tiếp theo sau là cuộc bầu cử sơ bộ của đảng cộng hòa đã diễn ra ở  Massachusetts, và South Carolina. 3 ứng cử viên Santorum (thắng ở Iowa), Romney (thắng ở Massachusetts ), và Gingrich (South Carolina) cho thấy các cử tri đảng viên của đảng Cộng Hòa chưa đồng thuận chọn lựa được một ứng cử viên duy nhất đại diện cho họ. Trong lúc này thì TT Obama vẫn chưa để ý tới họ, ông và bộ tham mưu có lẻ đã và đang sắp xếp cho một cuộc đối đầu sẽ diễn ra rất mạnh mẻ với ứng cử viên của đảng Cộng Hòa vào 9 tháng sắp tới.

Chỉ số chứng khoán Dow Jones đang gia tăng dần dần, từ  gần 12000 trong nhiều tháng qua, nay đã lên 12 780. Sức khỏe của nền kinh tế và tài chánh Mỹ được đo lường bằng chỉ  số này. Nếu chỉ số này ngày càng gia tăng đến khoảng 13000 trong 9 tháng tới, điều đó có nghĩa là kinh tế Mỹ đang phục hồi, số lượng người kiếm được việc làm gia tăng, và số thất nghiệp giảm xuống chừng 7%, lúc ấy, TT Obama có hy vọng thắng cử.

Ngược lại, nếu các chỉ số trên giữ  nguyên như hiện nay, thì có nguy cơ cao là TT Obama sẽ thất cử.

Người dân Mỹ không chấp nhận một TT Mỹ đương nhiệm để cho tình trạng thất nghiệp kéo dài, dù là bất cứ lý do nào. Trong mấy chục năm qua, lịch sử  Mỹ cho thấy TT đương nhiệm đã thất cử vì nạn thất nghiệp cao, kinh tế suy thoái, điển hình là TT Jimmy Carter (đảng Dân Chủ) đã thất cử năm 1980, và TT Georger H. W. Bush (đảng Cộng Hòa) đã thất cử 1992. Và khi kinh tế suy thoái vào cuối năm 2007, ứng viên TT của đảng Cộng hòa John Mc Cain cũng đã thất cử trước TT Obama.

Dân chúng Mỹ luôn luôn quan tâm ứng cử viên nào có khả năng nào tạo ra nhiều công ăn việc làm cho 4 năm sắp tới. Và như thế, chắc có lẻ là  TT Obama sẽ đối đầu với cựu Thống đốc Mitt Romney, đảng viên đảng Cộng Hòa.

Posted in Chinh Tri Hoa Ky | Leave a Comment »

Lại bị Trung Quốc cảnh cáo, răn đe coi thường như con nít mà cứ xưng là có độc lập, tự do và quang vinh!

Posted by hoangtran204 trên 24/01/2012

Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam không nên gần với Mỹ trong vấn đề Biển Đông

DCVOnline– (Tin Mainichi Japan)HÀ NỘI (Kyodo) – Trong chuyến thăm chính thức hồi tháng trước Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh cáo Việt Nam phải giữ khoảng cách với Hoa Kỳ về vấn đề nhạy cảm – tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), các nguồn tin của Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay. Cận Bình, người sẽ trở thành người lãnh đạo số một của Trung Quốc cuối năm nay, nhắc lại lời cảnh cáo trong các cuộc họp riêng với Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm của ông từ 20 đén 22 Tháng 12, năm ngoái, các nguồn tin cho biết.

Tầu ngầm TQ
Nguồn ảnh: chinapost.com.tw


Người ta tin rằng Trung Quốc được đã làm áp lực với Việt Nam – nước láng giềng đã có những tranh chấp căng thẳng về hai quần đảo ở vùng Biền Đông – như một phản ứng để chống lại chính sách khiêu khích “bao vây” và “ngăn chặn” Trung Quốc mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang theo đuổi, và đã tuyên bố sẽ đẩy nâng cấp cam kết của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sự kiện này xảy ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cuối năm trước làm Trung Quốc khó chịu vì đã khăng khăng đòi vần đê tranh chấp Biển Đông phải là một đề tài thảo luận trong diễn đàn trong khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và tại Diễn đàn khu vực ASEAN, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc cho rằng các thế lực bên ngoài không có ký do gì để can thiệp vào các vấn đề tranh chấp tại đây.

Hồ tháng Mười Một, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đưa ra một cảnh cáo tương tự với Việt Nam về việc đu dây quá gần với Hoa Kỳ khi Đào gặp Sang (Chủ tịch Nước CHXHCNVN) tại Hawaii trên bên lề hội nghị hợp tác kinh tế thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương hàng năm, theo các nguồn tin của Đảng CSVN.

Những nguồn tin này cho biết các nhà lãnh đạo Việt Nam gặp gỡ tháng trước với Cận Bình đã yêu cầu Trung Quốc bình tĩnh và dè dặt, đòng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam theo đuổi một chính sách ngoại giao đa chiều.

Trong cuộc họp giữa Cận Bình với Trọng, phó chủ tịch TQ, theoTân Hoa Xã đưa tin, đã nói rằng hai nước “nên xử lý đúng đắn những khác biệt và mâu thuẫn đôi bên một cách tích cực và dựa trên nguyên tắc ưu tiên dành cho tình hữu nghị và phát triển của hai nước để bảo vệ sự ổn định trong khu vực.”

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Zhijun (Trương Chí Quân) nói với các phóng viên hai bên đã đạt được một “đồng thuận quan trọng về xử lý đúng cách trong tranh chấp Biển Đông” và “đồng ý để làm có nỗ lực chung để thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả trong việc duy trì sự ổn định ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).”

© DCVOnline


Nguồn: China warns Vietnam not to cozy up to U.S. on S. China Sea issue. Mainichi Japan, January 21, 2012.

Posted in Chinh tri Trung Quoc, Chinh Tri Viet Nam, Đảng CSVN | Leave a Comment »

Chính quyền coi dân chúng như là súc vật: Muốn bắt ai, là bắt; hăm dọa cưỡng chế bất cứ ai có tư tưởng khác biệt

Posted by hoangtran204 trên 23/01/2012

LS Lê Quốc Quân bị ‘giáo dục’ tại phường 6 tháng

HÀ NỘI 21-1 (NV) – Luật Sư Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền từng bị bỏ tù không án, vừa bị nhà cầm quyền ra “quyết định” “giáo dục” 6 tháng ở địa phương.

143414-VN_LeQuocQuan_GiayMoi_012112_400.jpg
“Giấy mời” của công an phường Yên Hòa đòi LS Lê Quốc Quân đi “làm việc” ngày 11 tháng 1, 2012 nhưng ông từ chối.Trong cuộc nói chuyện với báo Người Việt hôm 21 tháng 1 năm 2012, ông cho biết một số chi tiết về chuyện này.

Ông phổ biến trên Facebook cái “Quyết định” của phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội, ép “giáo dục” ông ở địa phương từ ngày 13 tháng 1, 2012 đến 13 tháng 7, 2012. Ðồng thời ông cũng cho phổ biến luôn trên Facebook cái “Giấy mời” ngày 18 tháng 1, 2012 đi tới phường để nhận cái “quyết định” nói trên. “Giấy mời” chỉ đề “đại diện” để nhận cho ông thay vì chỉ đích danh người phải tới để nhận là ông.

Buổi sáng ngày 20 tháng 1 năm 2012, LS Lê Quốc Quân, LS Nguyễn Văn Ðài và Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, 3 người đấu tranh vận động dân chủ hóa Việt Nam, đã gặp phái đoàn 4 nghị sĩ Mỹ ở khách sạn Metropole, Hà Nội, để vận động nhân quyền cho đất nước. Luật Sư Ðài thì bị lôi tới phường để thẩm vấn suốt 3 tiếng đồng hồ trong khi LS Quân thì nhận những tờ giấy liên quan tới “giáo dục” ông.

Quyết định thì có hiệu lực từ ngày 13 tháng 1 nhưng “giấy mời” đi nhận quyết định thì lại đề ngày 18 tháng 1, theo lời LS Quân thì “Tôi không nhận theo lệnh gọi nên nó ra như vậy”. Thêm nữa, ông cho biết “Quyết định có trước, còn giấy mời đó là để đi công bố cho toàn bộ tổ dân phố, ai cũng được nhận”. Ông nói thêm là “Quyết định có trước nhưng bọn họ ngâm, đi đấu tố trước và mãi đến ngày 19 tháng 1 tức là sau khi đi đấu tố mà tôi không tham dự thì mới đưa đến nhà”.

143414-quan.jpg
LS Lê Quốc Quân.

Khi được hỏi “Giáo dục tại xã, phường là gì, khác như kiểu đưa đi luôn như bà Bùi Minh Hằng?” Ông nói “Cái này chỉ là thông báo cho gia đình và cho tổ trưởng tổ dân phố để thường xuyên qua lại nhà tôi, khuyên nhủ, bảo ban và nếu đi đâu quá 10 ngày là phải báo cáo phường.”

Theo ông, “6 tháng có thể là bước đầu, sau đó có thể phải đi 2 năm như chị Bùi Thị Minh Hằng”.

Buổi tối ngày 10 tháng 1 năm 2012, công an phường Yên Hòa đã gửi “Giấy mời” ông đi “làm việc”. Trên cái giấy mời này không cho biết lý do đích xác gì cả mà chỉ để “làm việc”. Luật Sư Lê Quốc Quân đã viết trên đó mấy chữ: “Tôi Lê Quốc Quân nhận giấy này nhưng không đi. Tôi thấy nhà nước quấy nhiễu và làm phiền tôi rất nhiều. Tôi phản đối và bất hợp tác toàn diện với chính quyền.”

Hồi tháng 3 năm ngoái, ông nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc Hội thì lá đơn bị lờ đi trong khi cá nhân ông bị lôi ra phường đấu tố. Năm 2007, ông bị bắt giam 3 tháng rồi thả mà không có lý do chính thức nào, sau khi ông tham dự một khóa huấn luyện về xã hội dân sự ở Hoa Kỳ của tổ chức NED.

Từ đó trở đi, ông sống trong sự khủng bố thường xuyên của nhà cầm quyền CSVN.

Ông bị tước giấy phép hành nghề luật sư nhưng mở một văn phòng dịch vụ tư vấn cho giới đầu tư ngoại quốc thì bị phá, bao vây cô lập.

Ông đã bị bắt giam ít ngày hồi đầu tháng 4, 2011 khi đến tòa án Hà Nội xem xử Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ.

326396_365013780179541_100000127652230_1627602_204285078_o.jpg

327895_365014156846170_100000127652230_1627603_272060672_o.jpg

_________________________________

                            Nhạc sĩ Việt Khang bị bắt

Tin từ một người bạn của nhạc sĩ Việt Khang cho hay, công an Mỹ Tho đã bắt đi nhạc sĩ Việt Khang vào trước lễ Noel vừa rồi. Việt Khang có tên thật là Võ Minh Trí là cộng tác viên trẻ thuộc Đoàn Nghệ Thuật Tổng Hợp Tiền Giang.

Lý do Việt Khang bị bắt giữ có thể liên quan tới một ca khúc do chính anh sáng tác và biểu diễn. Ca khúc có tên “Việt Nam Tôi Đâu”. Bài hát ca ngợi tình yêu nước, chống Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cùng với lời ca là  các hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, Sài Gòn, video do anh sáng tác được phát tán rộng rãi trên mạng.

Bài hát có đoạn “Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tầu...”, tiếp theo đó là lời kêu gọi đứng lên “chống giặc tầu và những kẻ bán nước”…

Những hình ảnh biểu tình xuất hiện trong video clip của Việt Khang
Các bạn có thể  nghe nhạc của Việt khang tại đây

http://youtu.be/_KEPmduvlAg

Posted in Tự Do ngôn Luận, Đảng CSVN | Leave a Comment »

Mừng Xuân 2012

Posted by hoangtran204 trên 22/01/2012

Mến Chúc các bạn đọc Một Năm Mới An Lành và Hạnh Phúc


Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn!

Posted by hoangtran204 trên 21/01/2012

Cán bộ địa phương thông tin quanh co, bất nhất. Trong khi đó, người dân khẳng định nhà của gia đình ông Vươn bị cơ quan chức năng dùng máy xúc phá.

Đoàn giám sát thuộc MTTQ kiểm tra hiện trường ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn bị san phẳng

Ngày 19-1, đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã về làm việc với MTTQ huyện Tiên Lãng, chính quyền xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang.

Thu đất làm sân bay (?)

Tại cuộc làm việc, đại diện các cơ quan của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là GS Nguyễn Lang, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế; luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Dân chủ pháp luật; ông Nguyễn Công Nguyên, Trưởng Ban Kinh tế đối ngoại và ông Nguyễn Anh Đức, Thường trực Hội đồng Tư vấn kinh tế, cùng đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo MTTQ huyện Tiên Lãng, Ban Dân vận huyện ủy Tiên Lãng và lãnh đạo xã Vinh Quang về những vấn đề xung quanh vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và các hộ khác.

GS Nguyễn Lang đặt câu hỏi: “Sự việc xảy ra trong nhiều năm, có khiếu kiện của dân, vậy với vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân, MTTQ huyện đã làm việc cụ thể những gì?”.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Tiên Lãng, khẳng định: Việc thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và các hộ khác là đúng quy định của pháp luật vì nơi đó sẽ làm sân bay (?) và huyện sẽ quai đê lấn biển lần 2 để di dân ra đó”.

Trong khi đó, trả lời báo chí trước đây, chính quyền xã Vinh Quang đã từng khẳng định việc thu hồi đầm của ông Vươn để sau này sẽ chia nhỏ ra, tổ chức đấu thầu cho người khác thuê. Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh lại từng khẳng định rằng cứ thu hồi đát trước đã, sau đó giao cho ai sẽ tính sau.

Tại buổi làm việc, ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, đưa ra những căn cứ khẳng định việc thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là đúng pháp luật.

Ông nói: “Ông Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân đều không có hộ khẩu tại xã Vinh Quang, được nhận giao đất bãi bồi ven biển. Đất này được xác định là đất chưa ổn định và không phải đất nông nghiệp vì đây là vùng ngoài đê quốc gia, nên việc giao đất phải có hạn. Riêng nhà anh Vươn xây trên đất không cấp để ở, chỉ để trông coi. Nhân dân rất không đồng tình với việc chống nhà chức trách của gia đình ông Vươn” – ông Hoan khẳng định.

Cũng theo ông Hoan, do vợ con ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý không có hộ khẩu tại địa phương nên việc bảo đảm cuộc sống của họ, xã cũng chỉ có trách nhiệm phần nào.

Trái ngược hoàn toàn với sự khẳng định trước đó của ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, rằng “người dân bất bình phá nhà ông Vươn”, ông Nguyễn Duy Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Quang, khẳng định: “Nhà của ông Vươn là do lực lượng chức năng dùng máy xúc phá”.

Cưỡng chế sao lại lấy tài sản của dân?

Đoàn giám sát cũng đã gặp gỡ một số người dân địa phương để nắm bắt thêm tình hình. Trả lời thành viên đoàn giám sát – luật sư Lê Đức Tiết, ông Mai Công Chứng, 85 tuổi, 50 năm tuổi Đảng, ở thôn Chùa Trên, xã Vinh Quang, bộc bạch: “Tôi lập nhà ở sát Cống Rộc gần 50 năm nay, trước đây nơi này là biển nước, chỉ có vài cây sú, bần, cói không mọc nổi. Từ ngày ông Vươn đổ tiền của, công sức đắp kè, làm đầm, trồng cây chắn sóng thì nhiều gia đình khác như nhà tôi không còn nơm nớp lo vỡ đê chạy bão”.

Chia sẻ với GS Nguyễn Lang, ông Vũ Hồng Khê (thôn Đông Dưới, xã Vinh Quang) bày tỏ: “Việc của ông Vươn không chỉ là chuyện riêng của xã Vinh Quang mà Nhà nước cần vào cuộc, làm rõ. Chính quyền lại dùng máy xúc san phẳng nhà dân rồi để người lạ đến chia “chiến lợi phẩm” từ gà chó, chặt chuối đến cả việc bắt cá tôm. Dân bất bình lắm”.

Cùng bức xúc như ông Kê, bà Giót – một người dân sở tại – nói: “Cưỡng chế thì phải niêm phong, giữ nguyên hiện trường chứ sao lại phá nhà dân rồi thu vén như vậy”.

Anh Nguyễn Xuân Trường (thôn Rừng Thông, xã Vinh Quang) bất bình: “Thật khó hiểu với chính quyền xã khi đất của anh Vươn thu hồi buổi sáng thì buổi tối đã có người tên K. đến tiếp quản. Thực tế chẳng có người dân nào có thể vào để phá nhà ông Vươn cả”.

Trao đổi với ông Nguyễn Anh Đức, Thường trực Hội đồng Tư vấn kinh tế, ông Phạm Văn Bài (thôn Chùa Trên) khẳng định ông Vươn tấn công người thi hành công vụ là sai nhưng việc ông làm cho người dân xã Vinh Quang là rất lớn và là người rất tốt với mọi người xung quanh. “Có lẽ do bị dồn vào bước đường cùng nên ông Vươn mới hành động như vậy” – ông Bài nhận định.

Đến 20 giờ cùng ngày, đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam mới rời xã Vinh Quang, Tiên Lãng để về TP Hải Phòng. Dự kiến, sáng nay (20-1), đoàn giám sát sẽ làm việc với lãnh đạo MTTQ TP Hải Phòng.

Luật sư Lê Đức Tiết cho biết tất cả những trình bày, báo cáo của chính quyền, cơ quan chức năng xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng và tâm tư, chia sẻ của người dân sẽ được tổng hợp để báo cáo lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung ương.

Đoàn giám sát thăm gia đình ông Vươn

Thay mặt đoàn giám sát, luật sư Lê Đức Tiết đã gặp gỡ và thăm hỏi bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý.

Bà Hiền cho biết hiện gia đình bà và gia đình bà Thương vẫn đang tá túc tại nhà anh Đoàn Văn Thoại (em trai út của ông Vươn).

Bà Thương chia sẻ: “Gia đình tôi chỉ mong muốn được các ban ngành Trung ương quan tâm, xem xét làm rõ sự việc. Gia đình chúng tôi mong muốn vụ án được xét xử công bằng, toàn diện, đúng pháp luật“.

Nguồn: Người Lao Động

nguồn: danchimviet

Posted in Cướp Đất Đai, Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | Leave a Comment »

Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược- Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và thống nhất xuất hiện vào tháng 4-1945

Posted by hoangtran204 trên 21/01/2012

Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và thống nhất đã ra đời vào tháng 4-1945 với 11 thành viên trong nội các do Thủ Tướng Trần Trọng Kim đứng đầu đã làm cho ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam ghen tức và tung tin, nói xấu, chụp mũ chính phủ này là bù nhìn của Nhật. Một trong những cách đánh giá người nào, ta hãy đọc qua những gì mà họ viết. Với Thủ tướng Trần Trọng Kim, ta hãy đọc qua một trong những tác phẩm có giá trị nhất theo nhiều sử gia Việt Nam đánh giá.

Cuốn Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim ấn bản trên mạng, gồm 252 trang, download 3 Mb. Cuốn sử này cũng được post trên vnthuquan.net. “là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.

Trích dẫn từ Việt Nam sử lược của Wikipedia, Bách khoa Toàn thư Mở.


Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược

danluan.org

Mai Khắc Ứng
ttk.jpg

                                                       ảnh: Trần Trọng Kim

Một buổi chiều cuối năm 1962, sau hồi kẻng “thu không” khoảng 15, tôi theo thầy Trần Quốc Vượng ra khỏi lớp. Lúc đó, mấy lối đi về phía nhà ăn của Ký túc xá Láng học trò trường Trung học Trung Hoa và sinh viên Khoa Xã hội trường Đại học Tổng hợp đã gõ đũa vào bát lanh canh.

Là một học sinh xuất thân từ trường Bổ túc Văn hoá Công Nông Nghệ An, vì trường ở Cổng Chốt cháy phải ra Đông Triều rồi vào Đại học, tôi có tuổi đờì xấp xỉ tuổi thầy, nên tình thầy trò cũng là tình anh em. Thân thiện và cởi mở đã tạo cho tôi nhiều cơ hội gần gũi các thầy.

Đi dọc hành lang từ lớp ra đường trục, thầy Vượng đảo mắt rất nhanh rồi khe khẽ nhắc tôi: “Hãy tìm cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim mà đọc”. Lời căn dặn dè dặt chỉ đủ cho tôi nghe nhưng sao mà ấm áp vậy. Việt Nam Sử Lược như một dòng sữa ngọt rót vào tâm hồn tôi từ buổi chiều đáng nhớ đó.

“Thánh nhân đãi khù khờ”. Thầy Đặng Huy Vận đã lôi dưới đáy rương ra cho tôi mượn cuốn sách mà thầy Vượng khuyên tìm đọc. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thời đó là sách cấm. Phòng đọc hạn chế của Thư viện Quốc gia ở số 31 đường Trường Thi cũng không ló ra.

Thế là từ buổi chiều thủ thỉ ấy, tôi nhận biết một Trần Quốc Vượng bên trong Trần Quốc Vượng trên bục giảng của đời sống hiện đại. Theo chỉ bảo của thầy Vượng, tôi nghiền ngẫm cuốn sách này và mãi cho đến nay, mỗi lần cần viện đến chứng cứ lịch sử, tôi vẫn phải nhờ Trần Trọng Kim.

Lời khuyên thật lòng đó với tôi hơn vạn bài giảng văn hoa cao xa dông dài. Viết như vậy mới đích thực là nhà sử học. Có nói có. Không nói không. Sai nói sai. Đúng nói đúng. Dường như mọi diễn biến lịch sử trên đất nước ta trước thế kỷ XX, tác giả không bỏ sót một sự kiện quan trọng nào. Minh bạch, mạch lạc, rõ ràng trình ra trên từng dòng, từng trang sách. Tác giả không đứng về một họ chỉ để viết cho dòng họ ấy mà đứng trên cái chung để viết cho mọi độc giả. Quan điểm riêng của người viết là ở phần nhận xét đánh giá kết luận. Công bằng và khách quan đấy chứ. Điều đó khác với mọi cuốn sử, sách giáo khoa văn sử về sau. Đương nhiên tác giả cũng là một con người. Đã là con người thì mấy ai tránh khỏi lệ “nhân vô thập toàn”. Hạn chế của tác giả nằm vào năm 1919 khi ông mới ngoài 30 tuổi, mà phần nhân loại sinh tụ trên lãnh thổ Việt Nam còn tối tăm mù mịt. Pháp đó. Vua quan đó. Người viết phải lách là điều hiển nhiên. Không lách là không có sách. Lách nhưng không hèn. Một ngôi sao trong đêm tối toả sáng đến vậy là đủ dẫn dắt rồi. Đó là điều đáng kính phục. Trần Trọng Kim không làm hài lòng ai khi ông nặng lời lên án Hồ Quý Ly tàn bạo, gian manh, lên án Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhượng đất. Về lịch sử, ông viết hoàn toàn dựa trên cứ liệu lịch sử. Về quan điểm khen hay chê thuộc quyền riêng của mỗi người. Điều bất bình thường hiện nay là hễ ai không phụ hoạ mình là xấu, là sai, là thù. Cái lẽ nhất thời này không nằm trong phương pháp luận sử học. Ngoài ông, ngoài tôi còn có bàn dân, còn có mai sau.

“Nhìn về quá khứ để xây dựng tương lai bền vững” đang được nhiều quốc gia phát triển chọn làm phương châm xử thế. Sử học góp phần giúp điều chỉnh xã hội chính là chỗ đó. Ngược lại. Đương nhiên là lộn đường.

Xin trích vài đoạn trong Việt Nam Sử Lược:

4. Nghệ Tông thất chính – Vua Nghệ Tông tuy giữ quyền chính trị, nhưng việc gì cũng do ở Lê Qúi Ly. Triều thần thì chỉ có những mặt xu nịnh, người nào cũng chỉ lo lấy thân mà thôi, việc nước an nguy thế nào không ai lo nghĩ đến. Những người tôn thất như Trần Nguyên Đán thấy quốc chính rã rời, xin về trí sĩ. Một hôm Thượng hoàng đến thăm bàn đến hậu sự, Nguyên Đán tâu rằng: “Xin bệ hạ thờ nhà Minh như cha, yêu nước Chiêm thành như con, thì quốc gia sẽ không việc gì, mà lão thần chết cũng không hẩm!” Ấy là chỉ bàn những chuyện làm tôi tớ mà thôi, chứ không có chí muốn cho nước mình cường thịnh. Nguyên Đán biết rằng Quí Ly rồi tất cướp ngôi nhà Trần, liên kết làm thông gia, vì thế cho nên sau dòng dõi nhà Trần chết cả, duy chỉ có con cái nhà Nguyên Đán được phú quý mà thôi.

Nghệ Tông Thượng hoàng thì cứ mờ mịt không biết ai trung ai nịnh, vẫn tưởng là Lê Quí Ly hết lòng với nhà vua, bèn cho Lê Quí Ly gươm và cờ có chữ đề rằng: “Văn võ toàn tài, quân thần dũng đức”. Lê Quí Ly làm thơ nôm dâng tạ.

5. Lê Quí Ly mưu giết đế hiền – Bấy giờ Đế Hiển thấy Thượng hoàng yêu dùng Quí Ly, mới bàn với các quan rằng nếu không trừ đi rồi sau tất thành ra vạ to. Quí Ly biết mưu ấy, đến kêu van với Thượng hoàng rằng: cổ lai chỉ bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ. Thượng hoàng nghe lời, xuống chiếu trách Đế Hiển còn tính trẻ con và lại có ý hại kẻ công thần, làm nguy xã tắc; vậy phải giáng xuống làm Minh đức đại vương, và lập Chiêu định vương là con Nghệ tông lên nối ngôi.

Khi tờ chiếu ấy bố cáo ra ngoài, có mấy người tướng quân đã toan đưa quân vào điện cứu Đế Hiển ra, nhưng vua viết hai chữ “giải giáp” và không cho được trái mệnh của Thượng hoàng. Sau Đế Hiển bị thắt cổ chết, còn những tướng sĩ đồng mưu giết Quí Ly đều bị hại cả” (Việt Nam Sử Lược, tr. 174, 175, tái bản lần thứ 6, Sài Gòn, 1960)

3. Nghệ Tông mất-Đến tháng chạp năm giáp tuất (1394) thì Thượng hoàng mất. Trị vì được 3 năm, làm Thái Thượng hoàng 27 năm, thọ 74 tuổi.

Nghệ tông là ông vua rất tầm thường, chí khí đã không có, trí lự cũng kém hèn, để cho kẻ gian thần lừa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những kẻ trung thần nghĩa sĩ; cứ yêu dùng một Quí Ly, cho được quyền thế, đến nỗi làm xiêu đổ cơ nghiệp nhà Trần.

Dẫu rằng đến khi vận nước đã suy, không có điều này cũng có điều nọ, tựa hồ người đã già không phải bệnh nọ thì cũng mắc bệnh kia, nhưng cứ sự thực mà xét, thì cũng vì vua Nghệ tông cho nên cơ nghiệp nhà Trần mới mất về tay Quí Ly; mà cũng vì sự rối loạn ấy, cho nên giặc nhà Minh mới có cơ sở mà sang cướp phá nước Nam trong 20 năm trời.

Một điều Trần Trọng Kim không viết, nhưng chắc ông cũng thừa biết là Trần Nghệ Tông đã thay Trần Thủ Độ trả món nợ cũ cho nhà Lý đấy thôi.

Nhân – Quả mà.

Quí Ly bắt Thuận tông nhường ngôi rồi, lập Thái tử là Án lên làm vua. Thái tử bấy giờ mới có 3 tuổi, tức là Thiếu đế, niên hiệu là Kiến tân

Lê Quí Ly làm phụ-chính tự xưng làm Khâm-đức hưng liệt đại vương, rồi sai người giết Thuận tông đi.

Bấy giờ triều đình có những người như là Thái bảo Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng quân Trần Khát Chân lập hội để mưu trừ Quí Ly, chẳng may sự lộ ra, bị giết đến 370 người.

Lê Quí Ly lại xưng là Quốc tổ chương hoàng, ở cung Nhân thọ, ra vào dùng nghi vệ của Thiên tử. Đến tháng hai năm canh thìn (1400) Quí Ly bỏ Thiếu đế rồi tự xưng làm vua thay ngôi nhà Trần”. (Sdd, tr.177 – 181)

Sau đó không lâu thì lời thề “Nếu hạ thần không hết lòng, hết sức giúp nhà vua, thì trời tru đất diệt” ứng nghiệm.

Có hay không những điều như thế ở thời Trần mạt là điều cần bàn, cần xác minh. Còn việc khen hay chê Lê/Hồ Quí Ly lại thuộc về nhận thức, quan điểm, thái độ của mỗi cá nhân. Người cho như thế là bất lương gian hùng, thì chê. Thiết nghĩ khen hay chê đều thuộc về nhân tâm, về nhận thức mà cũng là quyền sơ đẳng của mỗi con người.

Một người viết lịch sử rạch ròi, phân minh như Trần Trọng Kim, thì hẳn nhân cách của ông ra sao cũng là điều đáng cho ta suy ngẫm.

Trần Trọng Kim bị/được chỉ định thành lập Chính phủ, trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn vào ngày 17-4-1945 và ra mắt Quốc dân 2 ngày sau đó (19 – 4 – 1945)

Như chúng ta đều biết, vào thời điểm này Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước vào giai đoạn kết. Hồng quân Liên Xô đang dũng mãnh tấn công phát xít Đức. Phe Đồng Minh mở mặt trận mới. Nhật liên tiếp chiến bại chịu nhiều tổn thất nặng nề. Paris đã được giải phóng. Charles de Gaulle lăm le giành lại thuộc địa. Các nước phương Đông đang tìm cách thoát khỏi ách thống trị thực dân. Nước ta trong khoảnh khắc đó giống như một con thuyền giữa sóng gió giông bão chưa rõ người chống chèo. Trong lúc nguy nan, ai dám nhảy ra nên được coi là tiên phong dũng cảm. Bởi nước là của chung. Mọi người yêu nước đều có quyền cứu nước theo suy nghĩ, hiểu biết, tấm lòng và năng lực của mình. Sự lựa chọn của số nhân sĩ trí thức tập hợp chung quanh Trần Trọng Kim diễn ra giữa bối cảnh Pháp sắp quay lại, Nhật sẽ ra đi. Từ tình thế nước sôi lửa bỏng lúc đó nên chọn ai? Pháp hay Nhật? Tìm điểm tựa mà thực hiện mục tiêu giành độc lập dân tộc một cách ôn hoà không đổ máu giữa hai đối tượng này cũng là một bài toán theo yêu cầu tình thế. Phong trào Đông du để đánh Pháp của Phan Sào Nam chưa xa, nhất là đối với người Nghệ. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh còn gần hơn mà tầng lớp nhân sĩ, trí thức lại sợ “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ” là chuyện đã xảy ra. Xin đừng coi sự lựa chọn trong tình cảnh chẳng đặng đừng để nhờ vả mà tìm một lối thoát cho quốc gia dân tộc là cúi đầu làm tay sai. Đã đến lúc phải nói với nhau rằng không phải hễ khác mình đều là kẻ thù. Trăm nẻo đường có thể đến cùng một đích. Xin hãy trọng nhau sự chung lòng đó.

Là một học giả sinh ra không để làm chính trị, không hề có tham vọng quyền lực, Trần Trọng Kim thực sự chưa hề chuẩn bị làm chính khách đứng ra thành lập Chính phủ. Nhân tình thế chủ quan, khách quan của đất nước nửa đầu năm 1945 và qua những lần tiếp xúc với một nhà ngoại giao Thái Lan, Trần Trọng Kim trăn trở, vỡ lẽ, nhận ra con đường thực thi phận sự công dân trước vận mệnh Tổ quốc. Hình hài về một thể chế Quân chủ Lập hiến kiểu Thái Lan bắt đầu manh nha trong tấm lòng nhà sử học – tác giả của một tác phẩm lịch sử để đời.

Tôi muốn nói điều này vì Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập đơn giản bao nhiêu thì cáo chung cũng nhẹ nhàng, thanh thản bấy nhiêu. Dường như không có ai trong số những người được cơ cấu Nội các Trần Trọng Kim cay cú bực dọc phản ứng thù hận. Và, nếu họ là bù nhìn tay sai Nhật thực sự thì ngay thời điểm đó và cả sau này nữa, nhiều lần ta cần viện đến họ, vẫy gọi họ làm gì! “Hãy nói rõ bạn anh cho tôi. Tôi sẽ biết anh là người thế nào”.

Xin liệt kê ra đây danh sách Nội các Trần Trọng Kim:

1. Trần Trọng Kim, Giáo sư, Học giả, nhà Sử học: Thủ tướng.
2. Trần Văn Chương, Luật sư: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
3. Trần Đình Nam, Y sĩ: Bộ trưởng Nội vụ.
4. Trịnh Đình Thảo, Luật sư: Bộ trưởng Tư pháp.
5. Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ Toán: Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ.
6. Vũ Văn Hiền, Luật sư: Bộ trưởng Tài chính.
7. Phan Anh, Luật sư: Bộ trưởng Thanh niên.
8. Lưu Văn Lang, Kỹ sư: Bộ trưởng Công chính.
9. Vũ Ngọc Anh, Bác sĩ: Bộ trưởng Y tế.
10. Hồ Tá Khanh, Bác sĩ: Bộ trưởng Kinh tế.
11. Nguyễn Hữu Thi, cựu Y sĩ: Bộ trưởng Tiếp tế.

Ngoài 11 thành viên Nội các, Chính phủ Trần Trọng Kim còn bổ nhiệm mấy vị sau đây đảm nhận trọng trách ở các địa phương xung yếu:

– Phan Kế Toại: Khâm sai Bắc bộ.

– Nguyễn Văn Sâm: Khâm sai Nam bộ.

– Trần Văn Lai: Đốc lý Hà Nội.

– Đặng Văn Hướng: Tổng đốc Nghệ An.

– Kha Vạn Kân: Đô trưởng Sài Gòn.

Trong số 16 người trên, phần nhiều về sau đã trở thành cán bộ cao cấp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thiết nghĩ nếu họ là bù nhìn tay sai Nhật thì sao được vậy. Chẳng lẽ cùng Nội các mà Thủ tướng là bù nhìn tay sai Nhật, còn các thành viên khác thì không? 10 thành viên Nội các với 5 quan chức trọng trấn gắn bó chung quanh Trần Trọng Kim toàn là người có học vị, có uy tín. Nghĩa là đủ trình độ nhận biết bản chất vị Thủ tướng của mình. Họ thực lòng cộng sự đã nói lên nhân cách và uy tín của Trần Trọng Kim.

Điều không may cho Trần Trọng Kim là trước áp lực của tình thế với sự chỉ định của Quốc trưởng và tín nhiệm của đồng liêu ông phải làm Thủ tướng. Giá như Hoàng Xuân Hãn hoặc Phan Anh, Trịnh Đình Thảo hay Phan Kế Toại, thậm chí Trần Văn Lai, Kha Vạn Kân làm Thủ tướng thì Trần Trọng Kim tránh được “búa rìu của dư luận”. Và, nếu như Trần Trọng Kim thành lập Chính phủ bù nhìn thân Nhật sau ngày 19 – 8 – 1945 thì rõ ràng đúng như Giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết: “Ông đã chọn lầm đường để chịu búa rìu dư luận”. Nhưng tháng 4 trước tháng 8 những 4 tháng. Thời điểm đó, Nhật không thể liên minh với Pháp để cùng chia sẻ Đông Dương. Người Việt Nam không thể dựa vào Pháp để giành độc lập. Tạm thời bắt tay với Nhật để yên thân thành lập một Chính phủ hợp hiến tìm sự ủng hộ của công luận trong và ngoài nước, trước khi Pháp gây hấn là toan tính khôn khéo của Trần Trọng Kim và Chính phủ. Pháp lo sợ điều này và săn đuổi Trần Trọng Kim là lẽ đương nhiên. Chẳng lẽ vì Pháp nghi ngờ nên ta cũng nghi ngờ theo. Một điều không nói ra nhưng ai cũng biết là Pháp quay lại Việt Nam lần này với hai sứ mạng. Một là giành Đông Dương từ tay Nhật bại trận. Hai là ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản. Chính phủ Trần Trọng Kim là trở lực của hai sứ mạng đó.

Tôi thích thú khi đọc được những dòng sau đây: “cho đến nay ta chưa phát hiện được tài liệu gì về vấn đề này (tay sai Nhật). Do ông và cả Nhật cố tình giữ kín nên không ai biết”. Không ai biết sao lại viết “ông và cả người Nhật cố tình giữ kín!”. Thì ra chê để vòng vo mà thanh minh, mà trình làng rằng mọi lời buộc tội Trần Trọng Kim làm tay sai Nhật đều là vũ đoán, đồn đại, không có cơ sở. Tất cả chỉ để vu vạ kiểu “cả vú lấp miệng em” đó thôi. Bởi, nếu cho rằng mọi sự bắt tay trong quan hệ bang giao là tay sai thì tội cho những người trước và sau Trần Trọng Kim lắm lắm.

Có một chi tiết đáng được lưu ý là Trần Trọng Kim và thành viên Nội các đang lựa chọn sắp xếp, khẩn thiết yêu cầu Nhật mở cửa các nhà tù của Pháp, ân xá toàn bộ chính trị phạm không điều kiện ngay lập tức trước khi thành lập Chính phủ. Nhật đã nhượng bộ. Nhờ vậy, Trương Văn Lĩnh cùng nhiều chiến sĩ ra khỏi nhà tù Hoả Lò và các nhà tù khác trên cả nước từ tháng 3 – 1945, kịp thời tham gia Tổng khởi nghĩa.

Với tôi, Trần Trọng Kim qua Việt Nam Sử Lược là một người yêu nước thành tâm, một nhà sử học chân chính, trung thực, một người cầm bút có nhân cách, một học giả xuất sắc đã cống hiến phần trí tuệ, chí ít cho các thế hệ nửa đầu thế kỷ XX và Chính phủ Trần Trọng Kim là sản phẩm của tình thế với hoài bão bước đầu thực thi thể chế Quân chủ lập hiến đặt nền móng cho mô hình “Dân chủ Đại nghị” cổ điển về sau, của lớp nhân sĩ tri thức cũ biết lường trước hoạ binh đao nên tha thiết nhân nhượng, dung hoà.

Để cùng lớn lên xin đừng sợ sự thật.

Nguồn: Tạp chí Xưa&Nay
Số 346 (12/2009)

Posted in Cách Mạng Mùa Thu 1945 không hề xảy ra, Sách- Báo- Hồi Ký | 1 Comment »

►Biến cố Đoàn Văn Vươn cho thấy lịch sử Việt Nam có thể bước vào một ngã rẽ

Posted by hoangtran204 trên 20/01/2012

Ngô Nhân Dụng

Theo Diễn Đàn Thế Kỷ

Nhưng sự thật đâu là nguyên ủy gây ra vụ cướp đất dã man này? Nếu không có cái chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam thì làm sao sinh ra hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm bao che nhau, đưa nhau lên làm chủ tịch, trên dưới một bè?

Nếu hai anh em này sống trong một chế độ khác, có nền tư pháp độc lập, có đảng chính trị đối lập trong quốc hội, có báo chí tự do, thì làm sao họ dám bầy mưu lập kế suốt năm năm để cướp đất đai do công khai phá mấy chục năm trời của gia đình Đoàn Văn Vươn?

Phải gọi đó là một biến cố. Biến cố này đánh dấu một khúc quanh. Chúng ta chưa thể tiên đoán cuối cùng sẽ ra sao, nhưng sẽ còn biến chuyển, và có thể đưa tới các biến cố khác. Tên anh Đoàn Văn Vươn sẽ đi vào lịch sử Việt Nam, như tên anh Mohamed Bouazizi trong lịch sử nước Tunisie.

Trong bài báo cuối tuần qua, Lê Phan đã nhìn thấy những điểm tương đồng trong hoàn cảnh hai người. Họ đều là những người dân bình thường cố gắng vươn lên trong xã hội. Họ đều dùng sức lao động của mình, làm việc cực nhọc và có sáng kiến. Hai người không ai muốn “sinh sự,” không ai muốn chống đối chế độ, vì họ không mong gì hơn là lo cho gia đình.

Bouazizi, một sinh viên tốt nghiệp, sống ở thành phố thì xoay sở bằng nghề bán trái cây dạo. Đoàn Văn Vươn là nông dân, người nông dân Việt Nam tiêu biểu, đổ mồ hôi trên đất bùn phèn mặn để biến thành ruộng, vườn, ao cá. Cả hai người cùng bị chế độ độc tài tham nhũng ở xứ họ đẩy tới “bước đường cùng.” Quả là bước đường cùng, không tìm đâu ra lối thoát. Anh Bouazizi, 26 tuổi, đã tự thiêu. Cái chết của anh khiến giới thanh niên phẫn nộ nổi lên lật đổ chế độ; châm ngòi cho Mùa Xuân Á Rập năm 2011.

Anh Đoàn Văn Vươn may mắn còn sống sót. Với tuổi 49, anh đủ đức tin và can đảm để không tự hủy mình; anh đủ kiên nhẫn để đi khiếu nại hết bàn giấy này tới bàn giấy khác xin người ta đừng cướp công lao khó nhọc của gia đình mình. Nhưng anh và gia đình anh cũng bị đẩy tới “bước đường cùng” không khác gì Bouazizi; và họ đã phản kháng bằng chất nổ.

Vụ Đoàn Văn Vươn có thể châm ngòi cho một cuộc nổi dậy của nông dân Việt Nam hay không? Dù chưa ai nghĩ sẽ có một cuộc nổi dậy, nhưng biến cố mà anh gây ra cho thấy lịch sử Việt Nam có thể bước vào một ngã rẽ. Lâu nay, những vụ nông dân biểu tình đòi đất, xô xát với đám khuyển mã của chế độ cướp đất, đều là những hành động tập thể. Nhiều người cùng kêu oan, tiếng kêu la lớn hơn. Đi trong đám đông, người nọ dựa người kia, nếu có xô xát thì trách nhiệm cũng được san sẻ cho nhiều người.

Đoàn Văn Vươn là một biến cố đặc biệt. Vì đây là lần đầu tiên một nông dân thấp cổ bé miệng, một thân một mình, đứng dậy khiếu oan; khi kêu oan mãi không được thì quyết tâm kháng cự lúc quân cướp kéo tới chiếm đất chiếm nhà mình.

Kế hoạch cướp đất của huyện Tiên Lãng chỉ nhắm vào sản nghiệp của một gia đình Đoàn Văn Vươn chứ không liên quan đến người khác. Đoàn Văn Vươn không thể cầu cứu hàng xóm láng giềng, cũng không thể nào nhờ những phương tiện của giới truyền thông hay các đại biểu của cái quốc hội bù nhìn giúp. Anh hoàn toàn “đơn thương độc mã” như Triệu Tử Long đứng trước mặt trận quân Tào (Tháo)!

Quân Tào đây là cả một đảng Cộng sản với hai đại biểu là Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm. Hai anh em ruột làm chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Quang Vinh, đã bầy mưu lập kế, quyết tâm cướp cho bằng được mảnh đất mà anh Vươn khai phá, từ năm sáu năm nay. Họ đã bài binh bố trận, sử dụng hàng trăm công an, lôi theo cả bộ đội và lính biên phòng, một lực lượng vũ trang hùng hậu của chế độ độc tài đảng trị, kéo nhau đi cướp đất của một nông dân. Trong thế cô đơn như thế, gia đình anh phải dùng bạo lực đối phó lại guồng máy bạo lực. Đúng là con giun bị xéo mãi phải quằn lên.

Đoàn Văn Vươn là một biến cố, vì nó đã gây chấn động tới những lãnh tụ to đầu nhất của đảng cầm quyền. Có hai tay “cố vấn tối cao” vẫn còn ngồi phía sau sân khấu điều khiển đám lãnh tụ đương quyền, là Đỗ Mười và Lê Ðức Anh. Bình thường các ông già đang chuẩn bị ngày tang lễ này không bao giờ bàn đến công việc trị dân của đám đàn em. Nhưng tuần này một người đã phá lệ; chứng tỏ tầm quan trọng của biến cố Đoàn Văn Vươn. Lê Ðức Anh, từng đóng vai chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, đã phải mượn bài phỏng vấn của một tờ báo đảng để “chạy tội.”

Tại sao nói là Lê Ðức Anh muốn chạy tội? Thứ nhất, muốn gỡ tội cho cả đảng Cộng sản; Lê Ðức Anh nói, “Có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện!” Nói vậy tức là trút hết trách nhiệm lên cấp dưới, các chính quyền huyện và xã, và giới hạn trách nhiệm trong phạm vi nhỏ đó mà thôi.

Nhưng sự thật đâu là nguyên ủy gây ra vụ cướp đất dã man này? Nếu không có cái chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam thì làm sao sinh ra hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm bao che nhau, đưa nhau lên làm chủ tịch, trên dưới một bè?

Nếu hai anh em này sống trong một chế độ khác, có nền tư pháp độc lập, có đảng chính trị đối lập trong quốc hội, có báo chí tự do, thì làm sao họ dám bầy mưu lập kế suốt năm năm để cướp đất đai do công khai phá mấy chục năm trời của gia đình Đoàn Văn Vươn?

Ông Lê Ðức Anh phê bình các cấp thừa hành đã “để sự việc kéo dài quá nhiều năm.” Ông Vươn đã khiếu oan, kêu cứu bao năm trời, nhưng phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Họ đã có kế hoạch làm sân bay quốc tế mới trong vùng huyện Tiên Lãng. Khu đất bùn mà anh Đoàn Văn Vươn biến thành đất thịt sẽ có giá ngàn vàng. Cán bộ nắm quyền cho đất hay lấy lại đất, họ còn sợ ai nữa? Cả chế độ là một guồng máy đồng lõa với nhau trong kế hoạch ăn cướp, miếng ngon như vậy bỏ sao được?

Nếu không có đảng Cộng sản Việt Nam thì ai ngăn cấm đoán quyền sở hữu đất đai, ai dành độc quyền làm chủ ruộng đất cho guồng máy nhà nước; bắt người nông dân chỉ được hưởng quyền sử dụng đất trong 20 năm, rồi nhà nước có quyền đòi lại!

Nhà nước là đứa nào khi đưa ra những quyết định cho phép sử dụng hoặc đòi lại quyền sử dụng? Người dân nhìn lên chỉ thấy các quan chức cán bộ cộng sản toàn quyền quyết định. Không có báo chí tự do, không có hội đoàn, không đảng phái độc lập, người dân không có một cửa ngõ nào để lên tiếng phản đối những bất công áp bức. Một chế độ như vậy chắc chắn khuyến khích cán bộ lộng quyền làm bậy. Phải nói, một chế độ như thế đã tạo cơ hội mời gọi các cán bộ làm bậy; không ai có thể cưỡng mà không tham nhũng.

Như thế mà ông Lê Ðức Anh lại muốn đổ hết tội lỗi lên đầu cá nhân các cán bộ cấp huyện và xã. Đúng là ông chỉ muốn gỡ tội cho đảng cộng sản. Nói rõ hơn: Gỡ tội những kẻ điều khiển đảng; những kẻ đã lập ra đảng cộng sản; những kẻ đã dùng đảng cộng sản cướp chính quyền; những kẻ từ năm 1945 có dã tâm chiếm độc quyền chính trị nên tàn sát bao nhiêu người yêu nước không cùng chính kiến; những kẻ lợi dụng lòng yêu nước của dân Việt Nam để củng cố độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế cho một nhóm người.

Bài phỏng vấn Lê Ðức Anh là một chỉ thị cho ban Tuyên huấn, đưa xuống cho các báo các đài thi hành: Được phép tha hồ phê bình hai anh em nhà Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm; nhưng giới hạn tới đó thôi. Tuyệt đối không đụng tới cấp cao hơn! Đó cũng trở thành chỉ thị cho Nguyễn Tấn Dũng, phải mở cuộc điều tra, kết tội hai anh em nhà đó, nhưng không đi xa hơn một bước! Tất cả đồng lòng chối bỏ tội lỗi của đảng!

Nhưng, trong thực tế ông Lê Ðức Anh còn muốn gỡ tội cho chính ông ta nữa. Các lãnh tụ cộng sản về hưu thường chỉ lên tiếng nói khi muốn chạy tội. Còn khi đang cầm quyền thì họ chỉ ngậm miệng mà ăn thôi! Nếu đảng Cộng sản sụp đổ thì ai chịu trách nhiệm?

Sau biến cố Đoàn Văn Vươn mọi người đã nhìn thấy cơn phẫn nộ bùng lên khắp nước. Hỏi nhau: Chuyện gì sẽ xẩy ra? Không ai biết trước được. Mùa Xuân Á Rập đã tỏa hương sang tới bên Miến Điện. Cảnh tượng Miến Điện dân chủ hóa có thể thúc đẩy những nhà trí thức và thanh niên Việt Nam muốn nhìn xa hơn, và can đảm hơn. Ai biết được chuyện gì sẽ xẩy ra? Ông Lê Đức Anh chắc phải được công an báo cáo tình hình nghiêm trọng như thế nào, cho nên ông mới phải xuất hiện công khai một lần nữa.

Nhân khi đổ tội cho cấp xã, cấp huyện, ông nói thêm, “Nếu thành phố Hải Phòng và trung ương không xử lý nghiêm việc này thì rất nguy hại.” Nói như vậy là để báo động cả guồng máy đảng trước nguy cơ sụp đổ. Nhưng cũng cốt ý nói rằng nếu chế độ sụp đổ vì một biến cố này thì “Tôi đã bảo mà! Tôi không có trách nhiệm nữa nhé!”

Việc xuất hiện của Lê Đức Anh để báo đảng phỏng vấn cho thấy họ đang run thật. Biến cố Đoàn Văn Vươn nếu chưa gây ra một cuộc nổi dậy của nông dân Việt Nam như cảnh tượng bên Tunisie sau vụ anh Mohamed Bouazizi tự sát thì cũng đánh dấu một khúc quanh. Đảng Cộng sản Việt Nam đang run sợ. Vì run sợ, ít nhất họ sẽ lo tìm hiểu, học tập kế thoát thân tập thể của bọn quân phiệt Miễn Điện; thay vì chỉ lo một mình ôm tiền chạy, hoặc từng anh lo riêng “hạ cánh an toàn.” Nếu vậy thì biến cố Đoàn Văn Vươn cũng vẫn là một khúc quanh quan trọng.

Posted in Cướp Đất Đai, Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | Leave a Comment »

Phỏng Vấn người dân- ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng- có tham gia vụ cưỡng chế đất

Posted by hoangtran204 trên 20/01/2012

Chuyện động trời ở Tiên Lãng – thông tin lần đầu công bố

danluan00052.jpgĐây là nhà của Lê Văn Hiền, chủ tịch Tiên Lãng
(đối diện với cơ quan huyện ủy)

Trưởng thôn Khoai Lang tôi (Tức nhà văn Nguyễn Quang Vinh – DL) đã có trong tay băng ghi âm quan trọng, ghi lại lời kể của hai cán bộ cốt cán có chức sắc tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng và một chiến sĩ dân quân, người trực tiếp vụ cưỡng chế đất và nhà anh Đoàn Văn Vươn. Lời lể chân thật, không giấu diếm, tuy nhiên chúng tôi chưa thể công bố tên của họ. Nghe xong cuộc nói chuyện này, chắc chắn không một ai không giật mình trước một sự thật khó tưởng tượng về chủ tịch xã Vinh Quang Lê Văn Liêm, về hành vi cưỡng chế, mục đích cưỡng chế và những bí mật bỉ ổi của vụ việc này.Trong quá trình rã băng ghi âm, chúng tôi giữ nguyên cách nói, cách dùng từ của người kể.Đây là một câu chuyện động trời.

Ông Liêm chủ tịch xã Vinh Quang trước đây chỉ là một thằng bán bia chứ là gì. Dân người ta bảo xã này thiếu cha gì mà lại đưa thằng bán bia lên làm chủ tịch. Ông ấy có phải là cán bộ nguồn đâu. Đầu tiên làm bí thư chi bộ, rồi sau đó mấy tháng làm phó chủ tịch HĐND và lên làm chủ tịch luôn. Nhanh thôi!. Ngay trong năm 2008, khi Lê Văn Hiền lên chức Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng thì cùng thời điểm đó, Lê Văn Liêm được “cấu” vào nhân sự làm bí thư chi bộ thôn Đồn Dưới, tiếp đến cấu lên chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và cuối cùng cả hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm người lên chức chủ tịch huyện, người lên chức chủ tịch xã ngay trong năm 2008.

Hôm xảy ra chiến sự, một chị nhà báo phải vào nói với dân là cho mượn cái giỏ, một bộ quần áo để cải trang làm người dân đi bắt cáy mới tiếp cận được gần đầm để tác nghiệp. Còn lại một số phóng viên, báo chí phải đứng trên đê, bí mất chụp ảnh, ghi hình, ghi âm.

Em nghĩ sai lầm lớn nhất của lãnh đạo thành phố là đổ tội cho dân, chết ở cái chỗ đấy. Em nói thế này để anh hiểu này: Sau khi vợ ông Vươn, vợ ông Quý được thả, đi xe máy về đến cái đầu đê dốc chỗ Cống Rộc ý, đến nỗi người dân người ta móc tiền trong túi ra, người thì 50.000, người thì 100.000 đ, như kiểu là vợ ông Vươn hành khất luôn, họ vui lòng bỏ tiền ra. Hôm nọ anh Ngọc ở Đài THVN về tí nữa thì bị công an đánh. Xã chỉ thị cho công an, cho dân quân, nếu mà phóng viên báo chí về, thứ nhất là mời họ đi, nếu họ không đi, đuổi họ đi, nếu đuổi không đi thì cứ tự xử rồi là tội vạ đâu xã chịu. Anh tính, xã chỉ thị như thế đấy…! – Ông Liêm chỉ thị như thế. Nói thật là bây giờ người dân ta bức xúc lắm!

Ngày cưỡng chế, ông Liêm cho tập hợp một số dân quân, một số công an viên và nó giao nhiệm vụ tại trụ sở Ủy ban.. Chính ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh VP UBND huyện nói rằng cấm các đồng chí không được bỏ máy điện thoại ra chụp, quay. Đấy, chính cái hôm nổ súng đấy.

Anh là phóng viên, em không biết là anh bênh ai, bênh huyện hay bênh ông Vươn, nhưng các anh nên lắng nghe người dân, bênh cái lẽ phải.. Phải gặp dân cơ, không gặp cán bộ được. Mấy xã này người dân ta bức xúc lắm. Cứ bảo được lòng dân nhưng thực chất toàn dối trên, chúng nói cứ nói điêu, dân người ta chán rồi đấy! Ông Vươn sử dụng vũ khí trái phép, chống người thi hành công vụ thì phải đi tù, nhưng ông Vươn không làm thế liệu trên có biết không? Chính đốn Đảng thì hãy bắt đầu từ Tiên Lãng đi.

Hôm nay thằng P ở Hải Phòng gọi điện về bảo, người dân ngoài Hải Phòng người ta bảo ông Hiền sắp không có đất mà chui xuống nữa.

Em biết nhiều chuyện, nhưng bây giờ em nói ra không khéo mà lộ, tối bọn xã hội đen đến nhà đâm chết em ngay. Vì bây giờ cái đầm ấy xã hội đen quản lý. Lấy của dân về giao cho xã hội đen, công an xuống đánh bạc cả đêm. Anh biết không? Biên phòng cũng vào đấy đánh bạc cả đêm. Đấy! anh thấy đấy! Còn gọi gì là chính quyền nữa. Đấy nói thẳng là đi ăn cướp! Hỏng hết rồi!

Đổ tội oan cho nhân dân Vinh Quang! Đặc biệt là nhân dân xóm Chùa. Không nghĩ ông Đỗ Trung Thoại lại phát ngôn hồ đồ thế!

Chính vì cái vị trí quan trọng của cái đầm đấy cho nên ông Vươn mới bị thế. Nếu không có cái sân bay ở đấy xem người ta có đòi lại không? Không bao giờ có chuyện đòi lại!

Cái đầm của ông Luân kia nữa, nếu không có đường cao tốc duyên hải đi qua đấy thì liệu có cưỡng chế ông Luân không?, Đấy cái đường đi qua đấy! Đi qua Tiên Lãng sang Thái Bình, vào Ninh Bình đấy! Đấy, đều là lý do kinh tế hết.

Người dân nói, từ hôm đấy đến nay, Báo An ninh Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Đài Truyền hình Hải Phòng nói về vụ việc này có bài nào ra hồn đâu. Báo Trung ương với báo mạng người ta nói sắc nét đấy chứ! Đài truyền hình Hải Phòng có nói nhưng mà nói bênh vực. Đấy cho nên là thối nát rồi, dân không tin vào chính quyền nữa đâu anh ạ! Nếu mà không làm khéo thì khắp nơi họ bùng nên liệu có giữ được Đảng không? Muốn giữ được Đảng thì phải giữ được dân đã! Tôi cũng chỉ là nông dân thôi, hiểu đến đâu nói đến thế thôi! Nếu lần này mà cứ bênh thì mất hết, dân không còn tin Đảng nữa! Bây giờ Hải Phòng này với huyện, với xã, chúng tôi không tin đâu. Chúng tôi chỉ còn hy vọng và tin ở Trung ương nữa thôi.

Em lại nói với anh, sau khi cưỡng chế người ta xem có bao nhiêu đồ đạc thì phải niêm phong đúng không? Niêm phòng đưa về xã hay đưa về huyện, rồi sau này bàn giao lại cho người ta. Đấy gọi là tang chứng, vật chứng. Họ phá xong rồi họ hôi của. Ông nào nhặt được cái gì thì nhặt! Bây giờ em nói thẳng nói thật luôn, ngay cả tay Xã đội phó nó còn bê trộm cả cái ổn áp của nhà ông Vươn về, chả còn cái gì để nói nữa. Di ảnh của bố và con ông Vươn bị đốt – Đấy là vấn đề tâm linh đấy. Bây giờ anh cứ vào hỏi toàn bộ người dân xóm Chùa đấy, ông Vươn không phải người ở đây, dân người ta khách quan nói khách quan thôi. Anh chứ vào đấy người ta sẽ trả lời cho anh hết. Còn bây giờ cứ cố ra đầm ấy là người ta đánh anh đấy. Công an không đánh đâu, họ giật dây cho xã hội đen đánh đấy. Anh cứ xuống đấy người ta đuổi anh lên đê là có bọn khác nó làm việc anh ngay. Xe máy, xe ô tô có biển HP còn đỡ đấy, chứ biển 29, 30, 80 và biển lạ là về đây không ổn rồi. Bọn em được chỉ thị là hàng ngày ngồi uống nước, mỗi ngày trả 100.000, cơm nuôi trưa, cơm nuôi tối, chỉ ngồi để săn các nhà báo thôi. Em đi mấy ngày, hôm qua hôm nay em mới nghỉ đấy chứ! Ừ thì mình làm đầy tớ cho chính quyền, người ta bảo sao thì nghe vậy, có điều mình thấy bức xúc! Ông Liêm nói là cứ ra kia ngồi, nhà báo đi đâu thì các đồng chí đi theo. Chính ông Liêm nói đấy nhé! Các ông cần vào đâu, vào nhà ông A, ông B, ông C tôi dẫn ông vào. Ông phỏng vấn tôi ngồi nghe, nếu người dân nói, phát ngôn hay nhà báo hỏi cái gì quá tôi có quyền can thiệp, tội vạ đâu chính quyền lo. Đấy chính là ông Liêm nói đấy! Còn những cái chỉ đạo ngầm kia thì em không muốn nói ra. Ông Liêm nói đấy!

Hôm em nói với anh Ngọc bên THVN đấy, là hôm nay em nói với anh, nếu lộ ra mà bọn xã hội đen nó biết thì ngày mai cái mạng em không chắc đã còn….

Không còn gì để bình luận.

Trưởng thôn Khoai Lang có trách nhiệm liên hệ và giao băng ghi âm, giao trực tiếp cho anh Vũ Trọng Kim, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận TQ Việt Nam làm tài liệu để chuyển cho Đoàn thanh tra cuả Chính phủ về Hải Phòng sắp tới.

Mong cả nhà CM mạnh mẽ nhưng tử tế để toàn bộ CM bình luận này cũng được in ra để trao cùng tài liệu trên với nhiều tài liệu khác mà do tính chất điều tra, chưa thể công bố hết. Xin trân trọng các bác.

Posted in Cướp Đất Đai, Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | Leave a Comment »