Trần Hoàng Blog

►Vàng nhẫn tăng 12 triệu trong thời gian ngắn, chuyện gì đang diễn ra? (9-4-2024)

Posted by hoangtran204 trên 11/04/2024

PLO 09/04/2024 4:01

THUỲ LINH

Vàng nhẫn 9999, vàng miếng SJC cùng lập kỷ lục

giá vàng nhẫn 9999 tăng mạnh
Giá vàng tăng chóng mặt. Ảnh: T.L 

Nhiều nhà đầu tư vẫn thờ ơ với vàng

——

Ngày 3-4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá trung tâm của VND so với USD ở mức 24.020 VND/USD, tăng 15 đồng so với hôm. Với biên độ +/-5% theo quy định, tỉ giá sàn là 22.819 VND/USD, tỉ giá trần là 25.221 VND/USD.

Tại các ngân hàng thương mại, tỉ giá USD tiếp tục đi lên. Cụ thể, tại Vietcombank, giá USD được niêm yết mua – bán ở mốc 24.750 – 25.120 VND/USD, tăng 70 đồng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua. 

Ngân hàng Eximbank niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 24.850 – 25.140 VND/USD, tăng 60 đồng so với giá đóng cửa phiên hôm qua.

gia-ban-usd-tai-ngan-hang-2008-9380-4191.jpg
Giá USD tại các ngân hàng tiếp tục tăng. Ảnh:T.L 

Ngân hàng MSB niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 24.841 – 25.220 VND/USD, tăng tới 122 đồng ở chiều mua và tăng 109 đồng ở chiều bán so với cuối ngày 2

Như vậy giá USD tại thị trường chính thức trong những phiên gần đây liên tục lập kỷ lục mới. So với đầu năm, tỉ giá tại các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 700 đồng, tương ứng gần 2,9%.

Theo SSI Research, trong tuần này, thị trường chờ đợi cuộc họp đầu năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thị trường vẫn đang đồng thuận là Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này, tuy nhiên tâm điểm sẽ hướng nhiều hơn về bài phát biểu của chủ tịch Fed vào cuối phiên họp. 

Đồng USD, đo lường thông qua chỉ số DXY không có nhiều thay đổi so với cuối tuần trước đó và các đồng tiền chủ chốt có biến động trái chiều. Trên thị trường trong nước, tỉ giá USD/VND đang có xu hướng tăng, tương đồng với diễn biến các đồng tiền trong khu vực ASEAN. Tỉ giá liên ngân hàng kết tuần vừa qua ở vùng 24.605 USD/VND và đưa mức tăng giá từ đầu năm đến nay lên 1,4%. Tỉ giá trên thị trường tự do vẫn duy trì đà tăng và vượt mức 25.500 VND/USD.

Các chuyên gia kinh tế tại SSI Research cho rằng: Khác với xu hướng tích cực thường thấy vào đầu năm, áp lực đối với tỉ giá hiện nay đang cao dần, phần lớn đến từ chênh lệch lãi suất VND-USD âm kéo dài khiến áp lực rút vốn tăng. 

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất hồi phục dần nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại khó có thể duy trì mức cao như giai đoạn 2023. Yếu tố khác ảnh hưởng tới tỉ giá thị trường tự do là chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn chưa có sự cải thiện rõ rệt. Tâm điểm sẽ tập trung báo cáo tổng kết Nghị định 24/2012 của NHNN, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng.

——-

Vì ngân sách Hà Nội thiếu hụt triền miên, nên mỗi năm nhà máy đúc tiền Hà Nội phải in 600.000 đến 1 triệu tỷ đồng để trả lương cho cán bộ công nhân viên, bộ đội, công an, mua 18-19 tỷ đô la do Việt kiều gởi về, và do 1 triệu người VN đi lao động xuất khẩu ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia gởi về khoảng 3 tỷ đô la.

10 triệu lượt người Việt đi xuất khẩu lao động: Đảng Cộng sản coi chừng dính hồi mã thương

VNTB Việt Nam Thời Báo https://vietnamthoibao.org/vntb-10-trieu-nguoi-viet-di-xuat-khau-lao-dong-dang-cong-san-coi-chung-dinh-hoi-ma-thuong/


10.04.2024 5:56

VNTB – 10 triệu người Việt đi xuất khẩu lao động: Đảng Cộng sản coi chừng dính hồi mã thương

Dân Trần

(VNTB) – Khi người trẻ ra nước ngoài làm việc sẽ là ngòi nổ, khi nhận ra những sai lầm, dối trá của cộng sản và… muốn thay đổi

“Trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa về công tác bảo hộ công dân, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, từ sau đại dịch COVID-19 số lượng người Việt ra nước ngoài xuất khẩu lao động và học tập tăng đột biến. Nếu năm 2022, có khoảng 3,8 triệu lượt công dân của Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì tới năm 2023 con số đã lên đến hơn 10 triệu lượt người”. (Nguồn 1) ( nguồn 2).

Đối với Đảng Cộng sản, đây là con số đáng mừng, vì sẽ thu về một lượng kiều hối đáng kể cho Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là con số đáng lo với người dân trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng sau đại dịch, chiến tranh và biến đổi khí hậu.

Việc xuất khẩu lao động của người Việt Nam đến các quốc gia nước ngoài không đơn thuần chỉ là sự gia tăng nhu cầu của các quốc gia tiếp nhận lao động mà lý do chính là thu nhập. Ở một số quốc gia phát triển, lương của lao động ngoại quốc thường cao hơn so với ở Việt Nam, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp và dịch vụ như: xây dựng, chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng… Thu nhập ổn định và hấp dẫn này là một động lực lớn khiến nhiều người quyết định rời bỏ quê hương để tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài.

Người Việt phải ra nước ngoài tìm việc cho thấy cơ chế quản lý thị trường, bảo vệ lao động của Nhà nước tỏ ra vô cùng yếu kém. Nhà cầm quyền chỉ lo thu hút nhà đầu tư quốc tế bằng cách bán sức lao động của người dân với giá rẻ mạt, mỗi tháng lương công nhân tại các xí nghiệp trong nước chỉ khoảng 5-6 triệu đồng. Trong khi chỉ cần đi sang các nước tư bản Đông Á như: Đài, Nhật, Hàn, mức thu nhập của công nhân đã cao gấp 7-10 lần.

Trong số 100 triệu dân Việt Nam hiện nay, có 66,6 triệu người nằm trong độ tuổi lao động. Với 10 triệu lượt người ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm và học tập, cho thấy tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động phải xuất ngoại mưu sinh là rất lớn. Cần lưu ý là phần lớn người Việt đi du học đều phải đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí và sinh hoạt phí. Tức là dù mang danh nghĩa đi du học nhưng thực tế vẫn là đi lao động.

Bên cạnh đó cũng có một vấn đề nguy cấp khác nữa là bên trong nước VN, tình trạng thất nghiệp của thanh niên Việt Nam rất cao khi mà họ chấp nhận lương thấp nhưng vẫn không có việc làm. Tức là kinh tế VN đã và đang ảm đạm tới mức kinh hoàng do các doanh nghiệp quốc tế không có đơn đặt hàng cho các hãng xưởng ở VN, hoặc họ không muốn đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa vì không có đơn đặt hàng.ii Không hẳn chỉ do tình hình quốc tế, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, mà còn là do cơ chế quản lý đầy bất cập và tham nhũng của nhà cầm quyền Việt Nam.

Một trong những tệ nạn phổ biến khi nạn thất nghiệp gia tăng là tỉ lệ tội phạm sẽ tăng cao. Với cơ hội kiếm tiền ít, nhiều người bị thất nghiệp dễ dàng trở thành mục tiêu của các nhóm tội phạm hoặc thậm chí là bị đẩy vào việc tham gia vào các hoạt động phạm pháp như trộm cắp, buôn bán ma túy hoặc cướp giật để kiếm sống. Điều này không chỉ gây ra nguy hiểm cho bản thân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh và trật tự xã hội.

Theo báo cáo cuối năm 2023 của Uỷ ban Tư pháp quốc hội, ĐBQH Phạm Văn Hoà nói: số vụ tội phạm về trật tự xã hội đã tăng tới 18%, số vụ giết người tăng 12,6%, cướp tài sản tăng 44,4%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng 61%, cho vay nặng lãi tăng 67%, gây rối trật tự tăng 80%. (Nguồn)

Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp cũng thường đi kèm với những vấn đề về tâm lý và tinh thần. Người bị thất nghiệp có thể trải qua cảm giác mất tự tin, lo lắng và stress do không có nguồn thu nhập ổn định cũng như không biết làm thế nào để cải thiện tình hình. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, tự tử và nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Thanh niên là tương lai của đất nước, nắm giữ vận mệnh của dân tộc nên thay vì tự hào vì những con số ảo tưởng, hãy nhìn lại thực tế đất nước để có những thay đổi cần thiết và nhanh chóng. Nếu Nhà nước không thúc đẩy kinh tế trong nước mà chỉ lo xuất khẩu lao động để kiếm kiều hối thì có thể dính đòn hồi mã thương. 

10 triệu lượt người trẻ ra nước ngoài sẽ tiếp thu được các giá trị nhân bản, nhân quyền, tự do, dân chủ của thế giới tư bản. Họ sẽ là ngòi nổ, một khi họ nhận ra những sai lầm, dối trá của cộng sản và muốn thay đổi. Còn những người thất nghiệp trong nước chính là trái bom nổ chậm, chờ ngòi nổ quay về…

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.