Trần Hoàng Blog

►30-4-1975, ngày ấy và bây giờ 27-4-2021

Posted by hoangtran204 trên 27/04/2021

Các cuộc cướp đất của nhà nước csVN vẫn tiếp tục diễn ra ở miền Nam. Những cán bộ miền Bắc không tin cán bộ miền Nam. Từ Quảng Trị cho đến Cà Mau, cộng sản Hà Nội điều nhưng cán bộ Bắc vào miền Nam nắm hết tất cả các chức vụ lãnh đạo quyền lực trong các tỉnh thành phố, như bí thư tỉnh ủy, trưởng công an tỉnh, các tư lệnh quân khu, tư lệnh sư đoàn, bí thư đảng uỷ, quận, huyện. Cán bộ cộng sản nói giọng Bắc cũng chiếm hết các chức vụ lãnh đạo về tài chánh, kinh tế, ngân hàng, các cơ quan truyền thông, đài truyền hình, internet, các tập đoàn điện thoại, các tập đoàn quốc doanh, các cơ quan thuộc các bộ đóng ở phía Nam.

VN, một quốc gia không chịu phát triển …


==

===

Tấm hình được chụp năm 1988 tại ga Hoà Hưng, Sài Gòn. Người đàn ông mặc bộ đồ tù màu xám, râu tóc bạc phơ trong ảnh là Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh sống sót trở về từ ngục tù cải tạo của Cộng Sản. Người vợ sau 13 năm trường gian khổ nhục nhằn, mỏi mòn chờ trông ngày về của chồng với nụ cười trong nước mắt. Người con trai tóc ngã hoa râm đang ôm cánh tay ba và khóc như một đứa trẻ.

CẢM NGHĨ VỀ NGÀY 30 THÁNG TƯ: NGƯỜI VIỆT KỲ THỊ NGƯỜI VIỆT

Tấm hình này được chụp năm 1988 tại ga Hoà Hưng, Sài Gòn.

Người đàn ông mặc bộ đồ tù màu xám, râu tóc bạc phơ trong ảnh là Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh sống sót trở về từ ngục tù cải tạo của Cộng Sản. Người con trai tóc ngã hoa râm đang ôm cánh tay ba và khóc như một đứa trẻ. Nhiều người nhìn tấm hình này cũng đã khóc theo như để chia sẻ chút ít cho nỗi đau ngút ngàn mà anh đã trải qua sau nhiều năm dài đầy ác mộng.

Người vợ sau 13 năm trường gian khổ nhục nhằn, mỏi mòn chờ trông ngày về của chồng với nụ cười trong nước mắt. Người con trai trông già trước tuổi, cằn cỗi với năm tháng sống đời lây lất tăm tối trong một xã hội phân biệt đối xử với lý lịch “con ngụy”, vì ba anh là “sĩ quan ngụy đi học tập cải tạo”. Những giọt nước mắt của họ phải chăng để mừng đời được “giải phóng” hay ứa ra từ nỗi đớn đau vì bị kỳ thị từ “bên thắng cuộc”. Người Việt kỳ thị Người Việt, những người cùng chung nòi giống, cùng máu đỏ da vàng và cũng là người Việt Nam với nhau

Đã 46 năm bạn có thể quên vì bạn không bị chế độ Cộng Sản trả thù, kỳ thị, phân biệt đối xử. Bạn quên vì bạn may mắn được di tản ra nước ngoài trước khi Cộng Sản ập đến. Có thể bạn không quan tâm vì không liên quan đến bạn, hay vì bạn sinh ra hoặc lớn lên sau năm 1975.

Nhưng rất nhiều người trong đó có tôi không quên được, mặc dù tôi cũng muốn quên đi những điều xấu xa, dơ bẩn, tệ hại đó đã diễn ra tại quê hương của chúng ta mặc dù không còn tiếng súng.

Tấm hình này làm tôi ứa nước mắt mỗi khi nhìn lại vì tôi là người trong cuộc. Từ đó tôi thấy thân phận những người đã từng có hoàn cảnh giống tôi, anh chị em và các bạn tôi… Vì ba của tôi cũng là người sống sót trở về sau 13 năm bị giam giữ từ trong ngục tù cộng sản!

ST


===

===


Trần Mạnh Hảo

LỜI NGƯỜI Bộ Đội HI SINH Ở TRƯỜNG SƠN NÓI THAY HÀNG TRIỆU ĐỒNG ĐỘI ĐÃ CHẾT CHO CUỘC CHIẾN ĐUỔI MỸ ĐI RƯỚC TRUNG QUỐC VÀO.

Chúng tôi chết để gia đình Ba X.
Chẳng làm gì mà giàu nhất nước ta
Chúng tôi chết để quan to Mác – Xít
Gửi ngân hàng ngoại quốc tỉ đô la…

Cứ tưởng chúng tôi hi sinh vì đất nước
Để dân mình không bị cướp đất đai
Độc lập kiểu gì biển trời rơi tay Trung Quốc
Tự do ư ? Sao bịt miệng dân hoài ?

Chẳng lẽ chúng tôi chết cho điều dối trá ?
Cha mẹ mình vẫn áo vá đói cơm
Bao lợi quyền về tay quan lại cả
Dãy Trường Sơn mộ chí đá tung bờm

Chúng tôi ngã xuống vì điều thiêng liêng nhất :
Cho Việt Nam hạnh phúc trường tồn
Hàng triệu đồng đội hi sinh vẫn trừng đôi mắt
Lẽ phải lương tâm này bọn phản bội bắt vùi chôn ?

Sài Gòn 24-5-2018

T.M.H.

Ba X là tên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

=====

Hoa Mai Nguyen

Nhiều năm chúng hứa

Bây giờ vẫn thế

Còn ngập hơn xưa

Khi có cơn mưa

Nước ngập khắp đường

28.05.2021

Hoa Mai Nguyen

===



=====

Không tôn trọng luật pháp do chính chúng đặt ra



===

Chế độ Công An Trị

22-4-2019

==



====

ĐOÀN VIÊN ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HCM, ĐỘI DỰ BỊ CỦA đảng csVN

Trò chơi 2021

https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/8977-sinh-ho-t-t-p-th-c-a-doan-thanh-nien-c-ng-s-n-dung-t-c-la-chinh


=====

Hết người này đến người khác đã vào tù, nhưng những người trẻ tuổi VN vẫn không ngừng đòi hỏi đa đảng.

Ai có quyền đại diện Nhà nước trong vai trò “bị hại”?

Hoài Nguyễn

Bà Trần Thị Tuyết Diệu không nhận tội, bảo là việc làm như vậy thì phải có bị hại, phải mời bị hại ra trước tòa, còn không chỉ ra được một người nào bị tác động bởi những hành vi của cô ấy làm, thì cô ấy không chịu.

Những phiên tòa không có kẻ “bị hại”

Phía bên tòa Phú Yên thì nói rằng đây là tác hại đến quốc gia, là cái chung chứ không phải là một cá nhân nào hết, cho nên không thể đưa cá nhân nào ra được.Luật sư Nguyễn Khả Thành kể như vậy về phiên tòa xử cô nhà báo ở Phú Yên về tội danh theo Điều 117, Bộ luật Hình sự.Bà Trần Thị Tuyết Diệu sinh năm 1988, trú thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Diệu tốt nghiệp khoa báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM, từ năm 2011, đến tháng 12 năm 2017, Trần Thị Tuyết Diệu là phóng viên báo Phú Yên.

Diệu bị khởi tố ở khoản 1 điều 117 Bộ luật Hình sự “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tội này thuộc nhóm tội ‘Xâm phạm an ninh quốc gia’, khoản 1 có mức hình phạt từ 05 năm đến 12 năm.

Trần Thị Tuyết Diệu bị bắt ngày 21/8/2020. Lúc 11g ngày 23/4/2021 TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt nguyên nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu 08 năm tù theo khoản 1 điều 117 Bộ luật hình sự.“Bị hại” là ai trong tố tụng hình sự?

Trở lại với thắc mắc: có phải Nhà nước là “cái chung”, cho nên không thể đưa cá nhân nào ra được ở vị trí là “bị hại”?

Vậy thì, “người đại diện” trong tố tụng thay mặt bị hại tham gia các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử, hoà giải tại phiên toà,…) để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại trong hoàn cảnh của điều luật 117 là ai?Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bị hại thì “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.

Trong trong tố tụng hình sự, quyền của bị hại được quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như: Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

Theo như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị hại có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức; Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín.

Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp;Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự;Thứ tư, công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Khi ‘bị hại’ nắm trong tay quyền trừng trị bị cáo.

Có một so sánh thế này: nếu như tòa án nước ngoài nhân danh công lý để xét xử, thì tòa án ở Việt Nam không nhân danh công lý, thay vào đó tòa án nhân danh nhà nước hay nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vậy, phải chăng khi chủ tọa phiên tòa nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tuyên bản án về chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì rõ ràng ở đây khó thể có sự tử tế, vì ‘bị hại’ đang nắm trong tay quyền trị tội bị cáo.

Còn với quan điểm của tòa, rằng đây là tác hại đến quốc gia, là cái chung chứ không phải là một cá nhân nào hết, cho nên không thể đưa cá nhân nào ra được – vậy thì đến lượt mình, chủ tọa phiên tòa nếu nhân danh nhà nước thì cũng không ổn, vì nhà nước chỉ là sản phẩm công cụ của con người, có thể trở thành một bên đương sự đối trọng với người dân.

Trong hệ thống pháp luật đã có một luật là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vậy khi Nhà nước có sai phạm và trở thành một bên đương sự thì làm sao Nhà nước vừa là người phán quyết đem lại công lý vừa là đương sự được?

Theo bạn thì tại sao chuyện vô lý này xảy ra hàng ngày trên đất nước chúng ta?

=======

Kể từ 30-4-1975 đến nay, csVN đã hoàn toàn thất bại về kinh tế. Bộ mặt các thành phố và các tỉnh ở VN thay đổi là nhờ:

1.hơn 180 tỷ đô la do Việt kiều miền Nam VN gởi về giúp gia đình họ. Nhà cầm quyền csVN xây nhà máy in tiền polymer ở Hà Nội 2015, dành độc quyền mua tiền đô la để sống còn.

2.Người dân trong nước sống nhờ vào 3000 công ty nước ngoài đóng tại VN thuê công nhân VN làm gia công, họ trả lương rẻ, khoảng 4-5 triệu đồng/1 tháng/1 công nhân VN.


3.Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội còn sống sót nhờ vào lực lượng lao động xuất khẩu khoảng 600.000 đến 1 triệu công nhân VN ra nước ngoài (như Nhật, Hàn, Đài Loan,…) làm việc và họ gởi ngoại tệ 2-3 tỷ đô la về cho gia đình. Nhà nước VN chỉ đổi lấy ngoại tệ để thanh toán các món nợ đáo hạn (nợ 421 tỷ đô la tính tới 2018), mua xăng của Singapore, Hàn Quốc đem về bán lại cho dân trong nước.


70% nền kinh tế của VN ở trong tay của các công ty vốn nước ngoài (FDI) -Tình hình xuất nhập khẩu của VN trong năm 2018, 2019 và 2020

Trần Hoàng 26-4-2021


Nền kinh tế VN là gia công, và lệ thuộc 70% vào nước ngoài.
Nhà cầm quyền csVN tại Hà Nội mời gọi các nước ngoài đến VN mở hãng xưởng 1995. Nhà nước VN (do đảng cộng sản VN chỉ đạo) ký hợp đồng với các công ty nước ngoài với 3 điều khoản chính: (1) không thu thuế doanh nghiệp 10 năm (mức thuế này khoảng 25-35% tổng doanh thu sau khi trừ phí tổn sản xuất, khấu hao máy móc hư hỏng,… nếu công ty này mở hãng xưởng tại nước của họ), (2) các công ty nước ngoài không cần trả thuế bảo vệ môi trường cho VN. Thí dụ, Formosa Hà Tỉnh, Sam Sung Electronics VietNam… (3) Nhà nước VN quy định sẵn mức lương tối thiểu, đưa cho các công ty nước ngoài xem trước, và nhắn nhủ dựa theo mức lương tối thiểu ấy để trả cho công nhân VN là 3 triệu đồng/ 1 tháng. Các công ty FDI chỉ cần trả 4 triệu/1 tháng, và nhận được lời hứa rằng: công đoàn VN tại công ty sẽ chỉ điểm, để công an bắt bớ bất cứ công nhân VN nào tổ chức đòi tăng lương, hoặc bàn bạc đòi quyền lợi cho công nhân VN. Bằng chứng đây: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tù 2010-2019, Đỗ Thị Minh Hạnh, 26 tuổi, and Doan Huy Chuong, 26, . “Nhờ đó”, thu nhập bình quân của người dân VN rất thấp, họ chỉ còn lo miếng ăn, không dám suy nghĩ chuyện đấu tranh. Xem báo nhà nước đăng:

Trần Hoàng 26-4-2021

70% những phát triển kinh tế ở Việt Nam là của các công ty tập đoàn có vốn nước ngoài FDI (FDI : Foreign Development Investment) đầu tư mở hãng xưởng ở VN để tận dụng giá thuê công nhân VN là thấp nhất thế giới, nhà nước VN không thu thuế doanh nghiệp (tính ra là 25-35% tổng doanh thu của công ty sau khi trừ phí tổn sản xuất) Đặc biệt nhất là tập đoàn Sam Sung Electronics Vietnam ở Bắc Ninh và Thái Nguyên đến mở hãng 2009. Tới 2020, tập đoàn này thuê 130.000 công nhân VN để lắp ráp điện thoại thông minh cho họ. Tổng XNK của Sam Sung VN chiếm 27% Tổng XNK của cả nước VN trong hơn 3 năm 2018, 2019 và 2020.

Tình hình XNK của Việt Nam trong Năm 2020. (1)Tổng xuất nhập khẩu của VN trong năm 2020 là 545 tỷ đô la. Trong đó:
—Các công ty vốn nước ngoài (FDI) chiếm 372/545 = 68% —Các tập đoàn quốc doanh, công ty của nhà nước, và doanh nghiệp tư nhân chỉ tổng xuất nhập khẩu chỉ có = 32%. (Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.)

Tình hình XNK của Việt Nam trong Năm 2019. (2)
Tổng XNK của cả nước VN là 517 tỷ đô la.
—Tổng XNK của FDI các công ty vốn nước ngoài 324 tỷ đô la. Các công ty nước ngoài (FDI) Chiếm 63% (324/517 = 63%) —Các tập đoàn quốc doanh, công ty của nhà nước, và doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng vai trò rất khiêm tốn = 38% tổng XNK trong năm 2019.

Tình hình XNK của Việt Nam trong Năm 2018. (3)
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD. Trong đó: —tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2018 đạt 313,21 tỷ USD, tăng 11,7%, đưa  mức thặng dư thương mại của khối này trong năm lên mức 29,85 tỷ USD—Tổng trị giá XNK của các tập đoàn quốc doanh, và của các công ty tư nhân là 167 tỷ đô la.

Tóm lại, 70% nền kinh tế của VN ở trong tay của các công ty vốn nước ngoài FDI Tổng sản phẩm nội địa của VN năm 2020 hay GDP của VN là 262 tỷ USD. Trong khi, Tổng XNK của VN năm 2020 là 545 tỷ USD. Cho thấy, kinh tế VN hoàn toàn lệ thuộc vào xuất khẩu, tức là lệ thuộc vào các công ty vốn nước ngoài FDI.

Tham khảo:

1.Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng/2020 Thống kê Hải quan  18/01/2021

2.Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2019. Thống kê Hải quan  31/01/2020

3.Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2018. Thống kê Hải quan  15/01/2019 


=======

Cộng sản Ba Đình sống ăn bám vào tiền đô của những người dân VNCH di tản chạy trốn chế độ cộng sản.

WB: Việt Nam tiếp nhận hơn 17 tỷ USD kiều hối trong năm 2020

14/05/2021

Ngân hàng Thế giới: Kiều hối vào Việt Nam 2020 đạt 17.2 tỷ đôla.
Ngân hàng Thế giới: Kiều hối vào Việt Nam 2020 đạt 17.2 tỷ đôla.

Ngân hàng Thế giới (WB) và đối tác Tri thức Toàn cầu về Di cư và Phát triển (Knomad) vừa công bố báo cáo cho biết người Việt gửi về nước 17.2 tỷ đôla trong năm 2020, đóng 5% vào GDP cho Việt Nam.

Trong năm 2020, dù dịch bệnh Covid-19, người Việt vẫn gửi tiền về nước nhiều hơn, tăng gần 3% so với năm 2019, và Việt Nam là quốc gia tiếp nhận kiều hối lớn thứ 9 trên thế giới, theo Báo cáo Di cư và Kiều hối của WB và Knomad công bố trong tháng 5/2021.

Trước đó, WB dự báo lượng kiều hối 2020 vào Việt Nam là 15,7 tỷ đôla.

Việt Nam vào top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới 2020.
Việt Nam vào top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới 2020.

Còn trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ ba, sau Trung Quốc và Philippines năm 2020, vẫn theo thống kê của WB và Knomad.

WB đánh giá, bất chấp các dự đoán trước đó, kiều hối đổ về các nước đã phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Lượng kiều hối đổ về các nước có thu nhập thấp và trung bình năm 2020, đạt 540 tỷ đôla, chỉ giảm nhẹ 1,6% so với năm 2019.

Ngoài ra, trong báo cáo này, lần đầu tiên WB ghi nhận lượng kiều hối chảy vào các nước thu nhập thấp và trung bình vượt qua tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức (ODA) trong năm 2020. Cũng theo nhận định của WB, điều này thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của kiều hối đối với kinh tế và hệ thống bảo trợ xã hội của các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Lượng kiều hối 2020 vượt qua vốn FDI và ODA.
Lượng kiều hối 2020 vượt qua vốn FDI và ODA.

Trong năm 2020, Hoa Kỳ là quốc gia có dòng chảy kiều hối ra bên ngoài đất nước lớn nhất với giá trị ước tính 68 tỷ đôla. Tiếp theo là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (43 tỷ đôla) và Ả Rập Xê Út (35 tỷ đôla). 

Theo Báo Đầu tư hôm 12/5, tính chung trong 5 năm qua, tổng kiều hối gửi về Việt Nam đạt 71 tỷ đôla, tăng trưởng trung bình 6%/năm, trong đó năm 2018 và 2019 đạt lần lượt là 16 và 16,7 tỷ đôla.

Truyền thông Việt Nam cho biết dòng kiều hối không chỉ góp phần hỗ trợ kinh tế cho đất nước phát triển mà còn là nguồn cung giúp ổn định nguồn ngoại tệ.



========


https://ndh.vn/thoi-su/viet-nam-tiep-tuc-thuoc-top-10-quoc-gia-nhan-kieu-hoi-nhieu-nhat-the-gioi-1291200.html

Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới

Ngân hàng Thế giới ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 là 17,2 tỷ USD, tăng 3% so với 2019.Việt Nam nằm trong top 10 nước có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất.

Theo VTV| Thứ hai, 17/5/2021

Thông tin trên do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu tháng 5.

Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.

Ngân hàng Thế giới đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 từ mức 15,7 tỷ USD trong báo cáo hồi tháng 10/2020 lên đến 17,2 tỷ USD.

Con số này tăng nhẹ gần 3% so với năm 2019, thấp hơn mức tăng 6% trong các năm trước, nhưng vẫn khả quan hơn so các dự báo trước đó.

Với lượng kiều hối đổ về nước tương đương 5% GDP năm 2020, Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất.

Báo cáo của WB cho biết, trong cả hai năm 2019 và 2020, tuyến chuyển tiền từ Thái Lan về Việt Nam là một trong 5 tuyến kiều hối đắt đỏ nhất thế giới. Phí chuyển một khoản kiều hối tương đương 200 USD từ Thái Lan tới Việt Nam có thể lên đến 13% số tiền được chuyển.

Năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam là 17 tỷ USD, tương đương 6,5% GDP. Hầu hết quốc gia xếp trên Việt Nam đều là những nước có quy mô dân số rất nhỏ, khoảng 1 triệu người trở xuống (ngoại trừ Philippines).

Cũng theo báo cáo này, WB và Knomad đánh giá, bất chấp các dự đoán trước đó, kiều hối đổ về các nước đã phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19 . Điều đó thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của kiều hối đối với kinh tế và hệ thống bảo trợ xã hội của các nước này.

WB dự báo kiều hối sẽ phục hồi trong năm nay. WB ước tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD.

========


46 năm sau ngày 30-4-1975, người dân vẫn không có quyền tự do báo chí… dù chỉ là báo trên mạng internet.

Trước 30-4-1975, ở Miền Nam, ai muốn ra tờ báo nào cũng được. Tự do sáng tác, tự do in sách báo của mình.

Mỹ quan ngại vụ bắt giữ nhóm Báo Sạch, kêu gọi Việt Nam thả những người bị giam giữ bất công

27/04/2021

Ba thành viên của nhóm Báo Sạch mới bị bắt hôm 20/4, 4 tháng sau vụ bắt giữ đầu tiên của người sáng lập nhóm, nhà báo Trương Châu Hũu Danh.
Ba thành viên của nhóm Báo Sạch mới bị bắt hôm 20/4/2021 là: Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo. Vụ bắt giữ đầu tiên nhắm vào người sáng lập nhóm là bắt nhà báo Trương Châu Hũu Danh xảy ra 17/12/2020.


VOA- đài tiếng nói Hoa Kỳ 27-4-2021

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với vụ bắt giữ các thành viên của nhóm Báo Sạch và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai đang bị giam giữ bất công cũng như tuân thủ các điều luật quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam cam kết.

Ba thành viên của nhóm Báo Sạch, từng gây tiếng vang ở Việt Nam vì các bài viết chống tham nhũng, gồm Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo bị công an Cần Thơ bắt giữ hôm 20/4/2021 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo điều 331 của Bộ luật Hình sự. Hơn 4 tháng trước đó, thành viên đầu tiên của nhóm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, bị bắt và khởi tố cùng với cáo buộc tương tự.

“Việc bắt giữ 4 nhà báo này là những vụ bắt giữ mới nhất trong một xu hướng đáng lo ngại về việc giam giữ và kết án các công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận đã được ghi trong hiến pháp Việt Nam,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói trong một thông cáo đưa ra hôm 26/4.

Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào tuần trước cũng đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các thành viên của nhóm và thúc giục bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ.

Trang Facebook Báo Sạch, từng có 100.000 người theo dõi với những bài viết về nhiều chủ đề trong đó có các cuộc biểu tình phản đối các trạm thu phí BOT ‘bẩn’ trên các quốc lộ cũng như vạch trần sai phạm của các quan chức địa phương ở Việt Nam, đã ngừng hoạt động sau khi nhà báo Hữu Danh bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái.

Công an TP Cần Thơ hiện đang điều tra vụ án mà họ cho rằng “việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ” của những nhà báo của nhóm Báo Sạch đã “xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

======

Báo sạch chuyên phanh phui những phi vụ như sau:

—-


FB Phạm Minh Vũ 30-4-2021

1. Một gia đình người Việt sống “bất hợp pháp” ở Nam Vang, khi dịch bệnh bùng phát, không ở được nữa phải đi tiểu ngạch về quê hương, thay vì tiếp nhận đưa đi cách ly, nhà cầm quyền đã xua đuổi họ, trong sự dửng dưng và nỗi tuyệt vọng bao trùm lên những mảnh đời sống tạm bợ, vô tổ quốc, bị chính nơi mình sinh ra chối bỏ.

2. Một chuyến máy bay do bộ Nội vụ Anh Quốc thuê để trục xuất mấy chục người Việt Nam bất hợp pháp về nước.

3. Hàng năm, tại Việt Nam có hàng trăm ngàn người phải rời bỏ quê hương để tìm đường sống nơi xứ người. Trong số hàng trăm ngàn người ấy, đại đa số đi làm thuê làm mướn cho người ta, khoác dưới danh từ đầy ma mị của đảng cầm quyền biến thành chủ trương lớn đó là “xuất Khẩu lao động”. Và số ít là đi theo diện du học, định cư, trong đó đa số đi du học và định cư ở xứ Âu- Mỹ là con cháu hay gia đình quan chức Việt Nam! Nói đâu xa, con của Chủ tịch UBND tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung, con của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hay con của sếp EVN hay các gia đình có truyền thống chống Mỹ như Nguyễn Công Khế, tuy chống Mỹ là một chuyện, nhưng xin qua Mỹ sống lại một chuyện khác.

4. sau 46 năm “giải phóng”, ở Việt Nam vẫn tiếp tục có làn sống trốn chạy khỏi quê hương Việt Nam, bỏ lại đằng sau đó nào là Thiên đường, nào là vĩ đại, nào là anh hùng. 39 người ở tuổi vừa đôi mươi năm 2019 bỏ mạng tại Anh, họ “ra đi mà đầu không ngoảnh lại” là một sự báo động về tình trạng bất công trong xã hội Việt Nam thật khốc liệt. Họ thà chết nơi xứ người chứ không thể sống trong Việt Nam bởi quá nhiều lý do. Trong đó, lý do có thể thấy được là “không thở được”. Không thở được có thể diễn giải theo nhiều nghĩa, nhưng tổng quát, xã hội Việt Nam bị áp bức dữ dội bởi chế độ độc tài. Về kinh tế, xã hội, văn hoá cho tới tư tưởng đều bị áp bức tới nổi “không thở được”.

Cái cách ra đi của dân đen nó khác với sự ra đi của giới cầm quyền. Năm 2020, một vị đại biểu quốc hội từng làm Sếp của một công ty nhà nước đã có trong tay tấm quốc tịch Síp, để có tấm hộ chiếu ấy người ta phải bỏ ra hàng triệu đô la. Cách ra đi của giới nhân dân cần lao nó khác với cách của giới có thẻ đảng. Một bên đi tìm sự sống, gửi tiền về để một bên cướp trọn vào túi mình, rồi lại chạy khỏi quê hương, quên luôn việc tìm đường lên Xhcn.

Sau 46 năm áp đặt chủ nghĩa toàn trị lên toàn lãnh thổ Việt Nam, ngày ngày dân vẫn tìm cách tháo chạy khỏi quê hương, một xã hội do mình cai trị tới mức lụi tàn như thế, đảng cộng sản đang tự hào vì cái gì? Vĩ đại cái gì đây?

Các bạn vào link dưới đây đọc và bình luận ===>

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=848570772668740&id=100025474742676

======


Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2015, có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài.
Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.

Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài

Vietnamfinance.com.VN Hồ Mai – 09:12 24/07/2016

(VNF) – Phần lớn người Việt di cư sang các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013.

Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài

Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài.
Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.

Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125,7 nghìn người), Đức (gần 113 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Úc (227,3 nghìn người), Hàn Quốc (114 nghìn người),…

Tại các nước Đông Âu, và một số nước châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt di cư đến đây. Cũng theo tổ chức này, trong năm 2015, 2,67% công dân Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Bản đồ di cư của người Việt. Biểu tượng chấm hoa chỉ những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Việt sinh sống. Nguồn: IOM

Trong ấn bản “Migration and remittances factbook 2016” về di cư và kiều hối của các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013.

Theo một báo cáo của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội,… đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng. 

Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, đặc biệt là từ những năm 2000, do thay đổi  trong quan hệ đối ngoại cũng như do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá, số người Việt Nam ra nước ngoài định cư ngày càng đông. Họ ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình hoặc làm ăn, kinh doanh, đi du học rồi ở lại. Cũng có nhiều trường hợp kết hôn với công dân nước ngoài rồi theo chồng ra nước ngoài định cư.

Theo tài liệu “Quốc tịch và Luật Quốc tịch Việt Nam”, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước tư bản phát triển chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 4/5 tổng số người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới

Riêng đối với Cộng hoà liên bang Đức, pháp luật về quốc tịch của Đức quy định người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đức thì phải thôi quốc tịch mà họ đang có. Do đó, hàng năm, số người Việt Nam định cư ở Đức xin thôi quốc tịch Việt Nam khá nhiều.

Như vậy, ngoại trừ số người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước sở tại thì hiện nay, còn nhiều người vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài…

(Hồ Mai).

——-


Việt Nam: Việc bãi nhiệm ĐBQH Phạm Phú Quốc theo quy trình nào?

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

3 tháng 9 2020

Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cùng một số người Việt Nam có tên trong "Hồ sơ Cyprus"
Chụp lại hình ảnh, Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cùng một số người Việt Nam có tên trong “Hồ sơ Cyprus”

Ông Phạm Phú Quốc đang bị xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Vậy đại biểu này đã vi phạm quy định nào và việc bãi nhiệm sẽ được tiến hành ra sao?

Sau khi bị lộ thông tin có 2 quốc tịch, Việt Nam và Cyprus, ông Phạm Phú Quốc đã gửi đơn xin thôi đại biểu Quốc hội, thôi chức Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC), chức vụ mà ông mới được UBND TP HCM bổ nhiệm tháng 12/2019.

Trong cuộc họp báo hôm 1/9, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông TP HCM, cho biết ông Quốc gửi đơn xin thôi nhiệm vụ ngày 25/8, hai ngày sau khi lộ thông tin có hai quốc tịch. Ông Quốc cũng đã gửi giải trình vào ngày 27/8…

=====



Bà Nguyệt Hường “ỉm” chuyện có 2 quốc tịch nên mất tư cách đại biểu Quốc hội

Dân Trí 17-7-2016

Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Hội đồng phải triệu tập họp phiên bất thường, bỏ phiếu không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì vừa phát hiện vi phạm của nữ doanh nhân về chuyện mang 2 quốc tịch.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường trên cương vị đại biểu Quốc hội khoá XIII.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường trên cương vị đại biểu Quốc hội khoá XIII.

Trao đổi với báo giới sau phiên họp bất thường chiều ngày 17/7 của Hội đồng bầu cử quốc gia, Chánh văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội cho biết lý do doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được công nhận là đại biểu Quốc hội khoá XIV.

Ông Phúc thông tin, Hội đồng bầu cử quốc gia vừa phát hiện bà Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Cụ thể, luật Quốc tịch quy định công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Trong khi đó, mới đây, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã nhập quốc tịch Cộng hòa Malta. Việc mang 2 quốc tịch đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là sai quy định pháp luật. Và việc nhập quốc tịch Malta cũng không được bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc phân tích, bà Hường là đại biểu Quốc hội khoá XII, XIII, là uỷ viên đoàn chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tức là người am hiểu pháp luật nhưng cả nhà lại đăng ký quốc tịch Cộng hoà Malta.

=======


Tho Nguyen

March 27, 2019  · 

Chuyện những người lính (1) – Anh Bình.

Qua anh Vinh, một cựu binh thành cổ Quảng Trị, tôi được số điện thoại của anh Bình. Trong những ngày vội vã về Sài Gòn sửa nhà cho Má, tôi tranh thủ liên lạc với anh.

Bình từng là hạ sỹ quan thủy quân lục chiến Quân lực VNCH, bị cụt cả hai chân trong trận chiến nồi da xáo thịt ở Thành cổ Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa 1972. Hiện nay, anh hàng ngày ngồi xe lăn bán vé số ở khu vực quanh trường đua Phú Thọ. Nhận được điện thoại của tôi, anh mừng lắm, tuy không hề quen biết nhau. Tôi muốn biết hiện anh ở đâu để chạy xe Grab đến. Anh nói tôi: Khi nào đi cứ gọi, tôi sẽ chỉ cho anh là tôi đang lăn bánh nơi nào.

Chiều hôm qua, chúng tôi hẹn nhau trước cửa chung cư Phú Thọ, đường Lê Đại Hành. Thanh toán xong tiền Grab, tôi gọi điện xem anh ở đâu, thì nghe anh nói: „Cứ đứng đó, tôi thấy anh rồi!“. Từ bên kia đường, một người đàn ông ngồi xe lăn băng tới.Khuôn mặt rạng rỡ của anh, đôi giày da lắp vào đôi chân cụt và cặp nạng trên chiếc xe lăn đã làm tôi xúc động. Tôi rủ anh vào một quán cà phê đầu phố để trò chuyện. Bình nhỏ hơn tôi 3 tuổi nên kêu anh xưng em. Tôi khâm phục sự uyển chuyển, thao tác nhanh nhẹn, kết hợp xe, nạng và đôi tay trong mọi địa hình của anh. Bình đã sống 47 năm bằng phần còn lại của thân thể, nhưng anh không hề là kẻ „phế“, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Tôi nói vậy vì Bình không nhận mình là „thương binh“.

Anh nói „Em chỉ là phế binh“.

– Sao vậy?

– Đó là cách phân biệt người lính bị thương ở hai trận tuyến hồi giờ – Bình cười- Em quen với cái danh hiệu đó rồi. Vả lại ngày nay, những cán bộ tuy gọi em bằng từ đó, cũng không còn ác ý như xưa nữa. Họ không còn miệt thị chúng em là đồ „Ngụy“, là lũ „Bám càng“ như xưa.

Những năm đầu sau 75, tuy em tàn phế như thế này mà cứ đến 30.4 hay 2.9 là em cũng bị tập trung cùng các anh em „ Ngụy“ đến một nơi. Họ nhốt tụi em 3-4 ngày, bắt gia đình ngày mang cơm đến nuôi, rồi hết ngày lễ trả về nhà. Giờ thì cảnh đó đã may mắn chấm dứt rồi.

– Các anh và những người miệt thị, hành hạ các anh chỉ khác nhau ở sự may rủi. Nếu họ sinh ra ở miền Nam còn anh sinh ra ở miền Bắc thì tình cảnh lại ngược lại thôi – Tôi trầm ngâm.

– Dạ cái số mình nó vậy mà anh. Bình cười hiền khô. Trong cả câu chuyện của Bình tôi không hề nhận thấy sự hận thù đối với những người đã ngược đãi anh. Đối với cả những người đã bỏ rơi các anh, từ đó đến nay chưa hề có ai đứng ra xin lỗi về việc họ bỏ đất nước, bỏ chiến hữu ở lại, anh cũng không giận họ. Anh coi tất cả đều là số phận, của từng con người, của cả dân tộc.

Số phận đã đưa cậu thanh niên Bình gia nhập Quân lực VNCH, như là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với nhà nước. Viên hạ sỹ thủy quân lục chiến đã bị pháo cối băm nát đôi chân trong trận đánh một mất một còn với những người đồng bào ở bên kia chiến tuyến. Bình hoàn toàn tỉnh táo khi được máy bay trực thăng chở đến quân y viện ở Huế. Sau này, đồng đội nói với anh rằng, những người bị thương vẫn tỉnh táo mà sống sót như anh xưa nay là hiếm. Để cứu anh, các bác sỹ phải cắt cả hai chân đến gần đầu gối.Bình giải ngũ với chứng nhận thương tích 100%. Tuy cảm thấy tuyệt vọng với tương lai của mình, anh vẫn thoát được mối lo vật chất.

Chính quyền VNCH cấp cho anh mức lương thương binh hơn 10 ngàn đồng thời đó, khoản tiền khá hậu hĩnh cho phép người thương binh không phải lo cho cuộc sống đến cuối đời.

Ngày 30.4.1975, Bình buồn vì sự sụp đổ của chế độ đang nuôi mình vì đã đổ máu cho nó. Nhưng cũng như hàng triệu người Việt khác, anh mừng vì chiến tranh kết thúc. Anh mừng vì sẽ không còn ai phải chịu những mất mát như anh. Nhưng chỉ ít ngày sau, anh biết quyển sổ lương thương binh của anh đã mất giá trị. Khủng khiếp hơn thế nữa, nhân phẩm của người thanh niên 21 tuổi cũng bị mất. Những gì xảy ra sau đó, khỏi cần kể. Chỉ biết rằng biến cố đó đã xô đẩy anh đến chỗ lê lết đi ăn xin trên đường phố Sài Gòn, dưới ánh mắt thương xót của người này và trong sự ghẻ lạnh, khinh bỉ của kẻ khác.

Trong cái thảm cảnh đó, niềm an ủi duy nhất của anh là: Mình vẫn may hơn nhiều đồng đội khác đã tan xác nơi chiến trường. Niềm tin vào cuộc sống không bao giờ tắt đã khiến Bình gượng dậy, quyết rũ bỏ kiếp ăn xin để trở thành người bán vé số. Rồi niềm tin đó được sưởi ấm thêm lên, khi có một người con gái đem lòng yêu thương anh bán vé số tàn phế.

Hạnh, cô công nhân nghèo, quyết chung sống với anh, 10 năm sau ngày anh bị mất quyển sổ lương thương binh, bị tước quyền làm người bình thường. Hạnh cũng bỏ nghề công nhân, theo Bình rong ruổi bán vé số. Cuộc đời vé số của gia đình nhỏ bé đó đã kết hoa trái và Hạnh tặng Bình một cháu trai.

Cho đến hôm nay, khi Hạnh đã về già, bị bệnh tật hoành hành, không còn làm việc được nữa, Bình vẫn coi Hạnh là cứu tinh của đời mình và anh vẫn hàng ngày đi bán vé số để nuôi cô.

Tôi hỏi: Cháu trai có giúp được gì cho bố mẹ không?

-Chúng em khó khăn quá, không có điều kiện nuôi cháu ăn học đến nơi đến chốn, vả lại với cái lý lịch „con lính ngụy“ cũng khó cho cháu anh à. Nay cháu đã 30 tuổi và chỉ đi làm bảo vệ cho các cửa hàng, đủ cho cuộc sống của cháu thôi anh. Quan trọng nhất là cháu biết thương ba má nghèo.

Bình lạc quan với cuộc đời vì những tình thương đó. Chiếc xe lăn anh đi, cũng do các linh mục và tín đồ dòng thánh „Chúa cứu thế“ quyên tặng. Anh kể: nhiều người nhìn thấy em, họ mua vé số mà không cần trúng, họ chỉ mua cho em! Trong các tình cảm đó. Bình nhớ nhất tình cảm của anh Phong.

Vào một ngày nọ, Bình gặp một cặp vợ chồng người Bắc sang trọng. Anh Phong, một doanh nhân nhỏ ở mũi Né cùng vợ vào Sài Gòn chơi. Tình cờ Phong gặp Bình và cả hai người đều linh cảm thấy có gì đó gắn bó họ với nhau.

Phong là anh bộ đội miền Bắc, cũng bị thương trong trận giành giật thị xã Quảng Trị hè 1972. Máu của hai anh đã cùng đổ chỉ cách nhau vài mét chiến hào.Nhưng họ gắn bó với nhau không chỉ vì cùng chứng kiến một thảm cảnh, mà còn vì cùng chia sẻ với nhau một giá trị: Tình người!

Sài Gòn 27.3.2019

(Còn tiếp)

Bài sau: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2845559822128739


Chuyện những người lính (2) – Anh Phong (tiếp theo)

Phạm Hùng Phong sinh 1953, nhưng may mắn hơn Bình là tại Hà Nội. 17 tuổi Phong cũng đi nghĩa vụ quân sự như Bình, nhưng may mắn là đi giày vải và đội mũ cối. Chiến tranh đã đẩy cả hai anh đến Quảng Trị để bắn giết nhau.

Trich hồi ký của Vinh Nguyen ở Dortmund (Đức), đồng đội của Phong:

„.. Phong bị trúng 2 mảnh đạn, một mảnh vào đầu, một mảnh xuyên thái dương vào sau mắt phải, ngất đi. Do nằm cạnh cửa hầm, sau đó anh còn bị 2 phát đạn AR15 bắn thẳng vào cẳng chân.

Khi tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trong một chiếc lều bạt của Thủy quân lục chiến (TQLC). Mấy người lính nói giọng miền Nam và giọng Huế đang lao xao quanh anh. Một người lính đeo túi cứu thương cắm phập mũi kim vào vai anh, tiêm 1 liều chống uốn ván, rồi tiến hành băng bó các vết thương. Họ nói trong khi lục soát trận địa, thấy anh còn thoi thóp thở, họ đã khiêng anh về đây. Chắc quân ta tưởng anh đã chết nên khi rút đã bỏ lại. Sau này gia đình anh còn nhận được Giấy báo tử là anh đã hy sinh ở mặt trận phía Nam.

Sau khi bị thẩm vấn qua loa, anh khai là Binh nhì thuộc Trung đoàn 48, F320B, họ đưa anh lên xe tải cùng 1 số tù binh khác và chở về Huế. Trong số tù binh đó anh nhìn thấy khoảng 10 đồng đội cùng C1 E48, có cả Đại đội trưởng Mai người Hải phòng, Trung đội trưởng Đông, và cậu Sơn cùng đơn vị huấn luyện…. Nhưng tất cả đều khai là lính mới, mới được bổ sung vào Thành đêm qua, và không ai biết ai cả.

TQLC chở anh vào nằm ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2 ngày, thấy vết thương khá nặng, họ lại đưa anh ra sân bay Phú Bài tải thương về Đà nẵng. Trên chiếc máy bay C130, ghế ngồi đã được tháo hết, khoang máy bay được cải tạo thành những giá để băng ca, có 5 tầng giá như vậy. Băng ca với thương binh được đẩy vào theo đường ray, rồi xếp lên các giá như xếp sách trong thư viện. Hạ cánh xuống sân bay Đà nẵng, trong khi chờ xe tải ra chở đi, anh tò mò ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đúng là 1 thế giới khác hẳn, ồn ào ầm ĩ, đầy ngập vật chất và kỹ thuật hiện đại. Anh lạ lẫm nhìn mấy cô gái ăn mặc hở hang, không hiểu là điếm hay nhân viên sân bay, đang ưỡn ẹo cạnh mấy người lính Mỹ. Những người lính Mỹ này vừa hết hạn phục vụ và đang chờ máy bay để về nước.

Xe tải nhà binh chở anh về Tổng y viện Duy tân điều trị. Đó là 1 Quân y viện rất lớn, chủ yếu điều trị thương binh VNCH, nhưng cũng có một khu dành riêng để điều trị thương binh tù binh CS. Khu vực này có Quân cảnh canh gác, còn lại thì không có gì khác biệt trong cách đối xử. Các anh được hưởng quy chế Tù binh của Liên Hợp Quôc, 1 USD/ ngày, còn các chế độ bệnh viện, thuốc men, ăn uống…thì cũng như Thương binh VNCH vậy.

Chân anh Phong bị gẫy nên phải bó bột, người ta còn khoét 1 lỗ để thay băng cho vết thương phần mềm ở cẳng chân. Một lần thay băng thấy có dòi, viên Bác sỹ Quân y đã thẳng tay tát người Y tá vì tội không sát trùng kỹ vết thương. Bác sỹ Quân y này tên Khánh, vốn là người Bắc di cư, quê ở phố hàng Đào Hà nội. Thấy anh Phong nói mình cũng là người Hà Nội ở Phố Phan Bội Châu, ông tỏ ra có cảm tình với anh. Ông đã làm tất cả để anh không bị cưa chân và khoét mắt.

Sau này, vào năm 2010, có dịp sang Mỹ, anh đã tìm đến Quận Cam dò tìm Bác sỹ Khánh để tri ân. Nhưng tiếc thay, đáy biển mò kim, không thể nào tìm được.“ [1](Hết trích)

Anh Phong mong muốn nhờ bạn bè FB tìm hộ bác sỹ Khánh, nghe nói đang định cư bên Mỹ. Tất cả chúng ta ở đây, ai cũng mong cuộc hội ngộ này xảy ra.

Sau khi đọc bài về anh Bình thương binh TQLC, Phong gọi điện cho tôi, kể về những trải nghiệm của anh trong thời gian điều trị ở Tổng y viện Duy Tân (Đà Nẵng). Ở đó, các thương bệnh binh Bắc Việt được điều trị trong một khu riêng có hàng rào thép gai, do quân cảnh canh gác. Nhưng chiều chiều, các thương binh VNCH vẫn kéo đến bên hàng rào bắt chuyện với các tù binh Việt Cộng và họ hay mang thuốc lá cho các anh. Phong và nhiều anh em tù binh khá ngỡ ngàng trước sự thân thiện của những người đồng bào từ phía bên kia.

Trích hồi ký …“Phong bị thương, bị bắt ngày 15.9.1972 và may mắn chỉ nằm trong tay đổi phương có 6 tháng. Tháng 3 năm 1973, sau khi Hiệp định Paris ký kết, Phong cùng đồng đội được máy bay chở ra trao trả ở bờ sông Thạch hãn. Khỏi phải nói gia đình anh mừng rỡ đến mức nào, vì trước đó nhận được Giấy báo tử, họ đã lập bàn thờ làm lễ truy điệu cho anh. Mẹ anh đã khóc hết nước mắt, tinh thần lẫn thân thể suy sụp trầm trọng, thì nay lại thấy anh từ cõi chết trở về. Tất cả bạn bè và người thân ai cũng mừng rỡ cho anh.

Xuất ngũ về với đời thường, anh phải lăn lộn làm đủ nghề để sống. Bán nước ở hè phố, làm thuê, vay tiền đi buôn chuyến Hà nội-Sài gòn, rồi bị lừa trắng tay, ôn thi và đỗ Đại học, xin vào làm cơ quan nhà nước…cái gì anh cũng trải qua. Nhiều lần vết thương cũ tái phát, có lần phải vào Viện 108 mổ dùng nam châm điện để hút mảnh đạn từ sau mắt ra…[2](Hết trích)

Để tránh những cơn đau hành hạ các vết thương khi trái gió trở trời ở miền Bắc, Phong phải vào Nam làm ăn và cuối cùng đậu lại ở Mũi Né, nơi anh gây dựng được một cơ sở nghỉ mát nhỏ cho khách du lịch.

Một lần, hai vợ chồng Phong ngồi uống cà phê ở Sài Gòn, bỗng gặp một người bán vé số lết đi từng bàn để mời khách. Đó là Bình. Chiếc mũ lưỡi trai rằn ri của TQLC trên đầu người bán vé số bỗng gợi lại cho Phong những ký ức cũ. Trong suốt bao năm qua, anh không bao giơ quên ơn cứu mạng của những người lính quần áo rằn ri đó. Hai vợ chồng Phong liền mua mấy vé số của Bình để bắt chuyện và hai người linh bỗng kể lại cho nhau những kỷ niệm về trận đánh đó. Cả hai đều nhận ra là mình đang nói chuyện với người mà hồi đó có thế đã xả súng bắn sang phía mình, vì hai câu chuyện khớp với nhau kinh ngac về thời gian và địa hình.

Phong nói với Bình: “Không có lính TQLC cứu tôi, đưa về viện Nguyễn Tri Phương gần đồn Mang cá ở Huế , rồi nặng quá phải dùng máy bay đưa vào Tổng y viện Duy tân ở Đà Nẵng nằm 2 tháng …thì tôi đã chết rồi”.

Cùng bị thương vào chân, nhưng các bác sỹ VNCH chỉ cứu được đôi chân của anh tù binh Việt cộng. Nhìn đôi chân cụt của Bình, nghĩ đến vận may của mình, Phong ngậm ngùi xót xa.

Cùng đổ máu vì nghĩa vụ công dân, nhưng chỉ anh thương binh Bắc Việt được xã hội công nhận. Sự bất công đó phản lại đạo lý của những người Việt Nam bình thường như Phong và Bình. Chống lại bất công, hai anh đã gắn kết với nhau từ cuộc gặp đó. Chính Phong đã gọi điện cho Bình nói là có anh Thọ ở Đức về đang muốn gặp anh ta.

Tôi xin cảm ơn các anh.

Köln 30.3.2019

Bài trước: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2838270096191045

Bài sau: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2856716244346430

—————–

[1] Phần 1 hồi ký của anh Vinh

https://www.facebook.com/notes/vinh-nguyen/c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ph%E1%BA%A1m-h%C3%B9ng-phong-nguy%C3%AAn-chi%E1%BA%BFn-s%E1%BB%B9-thu%E1%BB%99c-c1-d1-e48-f320b-qu%C3%AA-qu%C3%A1n-ph/826117854074126/

[2] Phần 2 hồi ký của anh Vinh

https://www.facebook.com/notes/vinh-nguyen/c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ph%E1%BA%A1m-h%C3%B9ng-phong-nguy%C3%AAn-chi%E1%BA%BFn-s%E1%BB%B9-thu%E1%BB%99c-c1-d1-e48-f320b-qu%C3%AA-qu%C3%A1n-ph/827298113956100/


=====


Facebook Từ Đức Minh 27-4-2021

TƯ DUY CON VẬT.

– Phụ thuộc kinh tế, chính trị hoàn toàn vào Trung Quốc. Nhưng vẫn nghĩ là : ĐỘC LẬP.

– Không được lựa chọn những người xứng đáng lãnh đạo đất nước. Nhưng vẫn nghĩ là : TỰ DO.

– Bắt bỏ tù những người đứng ra tố cáo sự thối nát của xã hội. Nhưng vẫn nghĩ có : DÂN CHỦ.

– Dân oan khắp nơi khiếu kiện vì Đảng cướp đất cướp nhà. Nhưng vẫn nghĩ rằng đang : HẠNH PHÚC.

– Đảng viên tham nhũng, hiếp dâm, cướp đất của dân mà vẫn vô tội. Nhưng cứ nghĩ rằng có : CÔNG BẰNG.

– Trộm cướp, giết người,mê tín dị đoan khắp nơi. Nhưng vẫn nghĩ là : VĂN MINH.

– Hàng năm phải nhận bố thí , cứu đói từ nước ngoài & vay tiền để trả nợ gốc. Nhưng vẫn nghĩ rằng : GIÀU MẠNH.

– Tỉ lệ chết người bởi ung thư, tai nạn giao thông, cướp của giết ngày càng nhiều. Nhưng vẫn nghĩ rằng : AN TOÀN.

– Đảng viên tham nhũng, lấy tiền sống xa hoa, mua nhà nước ngoài định cư. Nhưng vẫn nghĩ chúng : LIÊM KHIẾT.

– Trai làm culi, gái đánh đĩ, già làm Osin nơi xứ người . Nhưng vẫn nghĩ rằng: VIỆT NAM LÀ NƠI ĐÁNG SỐNG.

– BỊ Trung Quốc cướp đất, cướp biển, giết hại ngư dân mà không dám phản đối. Nhưng cứ nghĩ rằng : CÓ VỊ THẾ TRONG KHU VỰC.

Vào đây đọc, viết cảm nghĩ, nha các bạn.

https://www.facebook.com/shui.minh/posts/309033650750871

Thân,

Trần Hoàng.

==========


Tan Vo
March 6, 2018 ·
40 NĂM LÀM THAY ĐỔI SỐ PHẬN MỘT QUỐC GIA

40 năm, thời gian không quá dài cũng không quá ngắn, chỉ trong vòng một đời người, nhưng lại có thể làm thay đổi số phận một quốc gia. Một số quốc gia hoang tàn bỗng vùng lên, lọt vào hàng cường quốc. Một số quốc gia khác đang là cường quốc lại bỗng rơi vào số phận lầm than.

Nếu vào những năm 1850, Nhật Bản còn đang thực hiện chế độ “bế quan tỏa cảng” dưới thời Mạc phủ Togukawa, rồi phải ký một hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ thì chỉ 40 năm sau, Nhật đã trở thành một đế quốc hùng mạnh nhất châu Á, chiếm đóng nhiều thuộc địa, đánh tan đội quân của Nga hoàng tại Siberia, bằng sự lãnh đạo tài ba của thiên hoàng, Minh Trị, và nhà tư tưởng lớn Fukuzawa Yukichi.

Một lần nữa, sau năm 1945, Nhật lại trở nên tan hoang sau thế chiến thứ II. Thế nhưng 40 năm sau, vào những năm 1985, Nhật lại trở thành một cường quốc thế giới mà nền kinh tế chỉ đứng sau Mỹ.

Hàn Quốc sau năm 1953 chỉ còn lại một đống đổ nát sau cuộc xâm lăng của Bắc Triều Tiên. Thế nhưng, 40 năm sau, cái tên Hàn Quốc lại rực sáng, lấp lánh vào hàng ngũ các cường quốc thế giới. Những cái tên như Samsung, LG, Hyundai,… như một huyền thoại và đã đi vào lịch sử kinh tế thế giới.

Nếu trong những năm 1970, vô số các rối ren cho Đài Loan như mất quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc, các cuộc trấn áp dân chủ và dân tộc khiến hàng chục ngàn người phải chết hay bị giam cầm nhưng 40 năm sau, 2010, Đài Loan đã trở thành một quốc gia văn minh.

Mặc dù phải chịu vô số các cấm vận, cô lập và bất bình đẳng từ phía đại lục nhưng Đài Loan vẫn là một trong những nơi phát triền kỹ thuật mạnh mẽ nhất. Rất nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam sang Đài Loan để học tập.

Cái tên Singapore thì không cần phải nhắc đến nhiều. Nếu như trong những năm 1960, những rắc rối về chính trị với liên bang Malaysia, dẫn đến sự ra đời quốc gia này vào năm 1965.

Chưa đầy 40 năm sau, Singapore hoàn toàn lột xác dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu. Tuy nhiên, ngày xưa, ông đã từng mơ Singapore được như Sài Gòn lúc bấy giờ (vào những năm 1955 – 1970). Ông đã có những câu phát ngôn mà lịch sử còn ghi lại như một tiếc nuối cho người Việt: “Hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn” hay những nhận xét của ông trong một quyển hồi ký “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực”,…

Bức tường Bá Linh, “nỗi ô nhục của người Đức”, được dựng lên một cách vội vã, chỉ trong vòng 1 đêm vào năm 1961 làm cho nước Đức đã hoang tàn lại càng trở nên hoang tàn hơn sau cuộc chiến tranh thế giới, năm 1945.

Thế nhưng, cũng chỉ cần 40 năm, nước Đức đã thống nhất, năm 1990, và là một cường quốc hùng mạnh nhất trong Liên minh Châu Âu.

Israel, quốc gia chỉ được thành lập năm 1948 tại một vùng khô cằn Trung Đông, sau hàng loạt cuộc diệt chủng người Do Thái. Thế mà, chỉ chưa đến 40 năm, Israel đã trở thành một cường quốc về mọi mặt trên bản đồ thế giới.

Vào những năm 1960, Trung Quốc chìm đắm trong máu của cuộc “cách mạng văn hóa” đầy bạo lực và phi nhân. Vài chục triệu người đã phải chết, văn hóa từ ngàn năm xưa bị tiêu hủy gần như hoàn toàn để xây dựng nền “văn hóa mới”. Những gì liên quan đến Nho giáo của Khổng Tử đều bị đốt sạch.

Thế mà, 40 năm sau, các “viện Khổng Tử” được dựng lên khắp mọi nơi trên thế giới. Chính sách “mèo nào cũng là mèo miễn là bắt được chuột” từ cuối những năm 1970 đã đưa Trung Quốc lên thành cường quốc thứ hai, cũng chỉ sau 40 năm.

Tuy nhiên, 40 năm có khi lại là một cái giá phải trả cho sự yếu kém lẫn kiêu ngạo của một số quốc gia khác.
Từ những năm 1960, người ta hy vọng Philippines sẽ hóa rồng sau hàng loạt đầu tư vào Manila.

Thế nhưng đến những năm 2000, Philippines vẫn không thể phát triển được. Hiện nay, chính sách chống ma túy của tổng thống đã khiến cho gần 10.000 người bị giết chết ngay giữa đường phố, không phải qua xét xử. Số phận đất nước này trở nên khó đoán.

Năm 1945, Bắc Triều Tiên được hình thành, có nền kinh tế vượt trội hơn so với người anh em phía nam. Tài nguyên thiên nhiên của bán đảo này chỉ nằm ở phía bắc. Thế nhưng, 40 năm sau, Bắc Triều Tiên là một đất nước dị biệt và tự cô lập nhất thế giới và đã trải qua các nạn đói khủng khiếp.

Myanmar trước kia là một đất nước Phật giáo hiền hòa và phát triển tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1962, đất nước này được cai trị bởi chính quyền quân sự, sau một cuộc đảo chính. 40 năm sau, Myanmar đã kiệt quệ hoàn toàn.

Cho đến 1975, Venezuela là một cường quốc hùng mạnh của châu Mỹ Latin, nơi “sản xuất” các hoa hậu cho thế giới, thu hút di dân từ mọi nơi đổ về. Thế nhưng, chỉ 40 năm sau, năm 2015, Venezuela bỗng trở nên điêu tàn cùng nạn đói và cướp bóc khắp mọi nơi.

Số phận các quốc gia khác như Iran, Syria, Cuba, Afghanistan,… cũng tương tự như vậy.

Trong vòng 40 năm cũng đã làm thay đổi số phận của Việt Nam. Nếu năm 1858, phát súng đầu tiên của Pháp nã vào bán đảo Sơn Trà thì 40 năm sau đó, Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

Rồi đến 40 năm sau đó nữa, chừng 1940, những tuyệt phẩm bất hủ từ âm nhạc, thi ca, văn chương đến cả khoa học, nghệ thuật bỗng xuất hiện từ những nhân tài kiệt xuất như những vì sao sáng về đêm…

Quả là thật khó đánh giá đất nước Việt Nam sau 40 năm từ những năm 1975 đến nay vì có quá nhiều thông tin trái ngược nhau được tìm thấy.

Có người nói “chưa bao giờ Việt Nam rực rỡ như ngày hôm nay. Nếu không có sự kiện năm 1975 thì không biết Việt Nam như thế nào” nhưng làn sóng di dân người Việt ra nước ngoài mỗi năm lại tăng lên. Hơn 100.000 người Việt định cư nước ngoài mỗi năm (1). Số liệu này đã chưa thống kê được các cô dâu, du học sinh, người lao động bỏ trốn,… ra nước ngoài.

Có người tự hào Việt Nam canh gác hòa bình cho thế giới nhưng lại có báo cáo nói rằng sự đóng góp của Việt Nam cho cộng đồng quốc tế là hạng chót (đồng hạng với Lybia) (2). Ngôn ngữ được dùng thường là nhẹ nhàng để tránh tổn thương. Điều này nghĩa là Việt Nam chỉ xin và nhận viện trợ từ thế giới.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp nhưng nông dân rất khó để sinh sống bằng nghề nghiệp của mình. Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu gạo hàng thứ hai trên thế giới (chất lượng gạo là hạng xấu nhất) nhưng đến nay phải nhận viện trợ gạo từ Hàn Quốc (3).

Có người nói nền giáo dục Việt Nam được đánh giá hạng 19 thế giới (4) hay “không đâu chăm lo mầm non tốt như Việt Nam” (5) nhưng những hình ảnh trên mạng thì cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Các vụ bạo hành trong nhà trẻ, học sinh đánh nhau trong trường, thầy xúc phạm trò, trò xúc phạm thầy,… và mới đây là phụ huynh xông vào trường, bắt cô giáo phải quỳ gối trong 40 phút, trong khi hiệu trưởng có vẻ là tiếp tay cho ông phụ huynh đó.

Việt Nam là đất nước hiền hòa, rừng vàng biển bạc. Có người nói, Việt Nam là nơi đáng sống nhất thế giới. Có người nói dân chủ của Việt Nam gấp hàng vạn lần các nền dân chủ khác. Có người nói dân Việt Nam lạc quan nhất thế giới, hạnh phúc nhất thế giới,…

Thế nhưng,….
(1): http://vietnamfinance.vn/moi-nam-gan-100-nghin-nguoi-viet…
(2): http://www.bbc.com/…/140624_good_country_index_vn_bottom
(3): https://thanhnien.vn/…/han-quoc-vien-tro-vn-10000-tan…
(4): http://dantri.com.vn/…/viet-nam-lot-top-20-quoc-gia-tot…
(5): https://nld.com.vn/…/khong-dau-cham-lo-mam-non-tot-nhu…


=


====

Một bình luận to “►30-4-1975, ngày ấy và bây giờ 27-4-2021”

  1. […] ►30-4-1975, ngày ấy và bây giờ 27-4-2021 […]

Bạn cứ phịa ra một email hoặc tên nào đó để viết ý kiến. Comment của tất cả các bạn đọc sẽ được hiện ra.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.