Số người Philippines ủng hộ kiện ông Tập Cận Bình tăng mạnh
(PLO)- Tính đến trưa qua, 26-3, bản “Tuyên bố ủng hộ” dành cho ông del Rosario và bà Morales trong vụ kiện đã nhận được hơn 25.000 chữ ký. 

Sự ủng hộ của công chúng Philippines với việc cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario và cựu Tổng thanh tra Conchita Carpio Morales nộp đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Theo báo South China Morning Post, tính đến trưa qua, 26-3, bản “Tuyên bố ủng hộ” dành cho ông del Rosario và bà Morales trong vụ kiện trên đã nhận được hơn 25.000 chữ ký, bất chấp việc bị Dinh Tổng thống Philippines coi là “hành động vô ích”.

“Chúng tôi ca ngợi hành động dũng cảm của cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario và cựu Tổng thanh tra Conchita Carpio Morales khi đệ đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước Tòa án Quốc tế (ICC) về ‘những hành động sai trái của các quan chức Trung Quốc ở Biển Đông…’”, theo tuyên bố ủng hộ được đăng trên website kiến nghị trực tuyến Change.org.

Khẳng định đại diện cho hàng trăm ngàn ngư dân, ông del Rosario và bà Morales cáo buộc việc Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông là “sự hủy diệt, gần như vĩnh viễn, và tàn phá môi trường lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.

Số người Philippines ủng hộ kiện ông Tập Cận Bình tăng mạnh - ảnh 1
Ông del Rosario và bà Morales. Ảnh: PHILSTAR

Ông del Rosario và bà Morales đã đệ đơn kiện ông Tập và các quan chức Trung Quốc lên ICC ở The Hague (Hà Lan) vào ngày 15-3, hai ngày trước khi Philippines rút khỏi tòa án này.

Theo South China Morning Post, hiện chưa rõ tác động một phán quyết thông cảm từ ICC sẽ có tác động gì với cả Manila lẫn Bắc Kinh.

Vào năm 2016, Bắc Kinh đã phớt lờ ICC khi tòa này khi đứng về phía Philippines trong một vụ kiện khác do del Rosario dẫn đầu chống lại yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông del Rosario khi đó là Ngoại trưởng Philippines dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino.

Manila giành thắng lợi trong vụ kiện vào tháng 7-2016, tuy nhiên Tổng thống Duterte sau khi nhậm chức đã gạt bỏ phán quyết của Tòa trọng tài, tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Bắc Kinh từ đó cam kết tài trợ cho sáng kiến cơ sở hạ tầng của ông Duterte và hai bên cũng đồng ý thăm dò chung ở Biển Đông.

Cách tiếp cận Trung Quốc của Tổng thống Duterte khiến ông hứng chịu nhiều chỉ trích vì thể hiện lập trường mềm yếu. Giới quan sát thậm chí cho rằng ông Duterte bị lừa bởi chính sách thân Trung Quốc của ông không đem lại kết quả đáng kể gì cho Philippines.

Bất chấp sự không đồng tình của ông Duterte, hành động của ông del Rosario và bà Morales tiếp tục giành được sự ủng hộ.

Số người Philippines ủng hộ kiện ông Tập Cận Bình tăng mạnh - ảnh 2
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo. Ảnh: DW

Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo cho biết bà “rất vui mừng vì chúng ta đã đạt đến điểm mà chúng ta đang mất đi niềm hy vọng. Chúng ta liên tục bị lấn chiếm. Ít nhất với vụ kiện này này, có những người có đủ can đảm để đưa vấn đề đến cơ quan có thẩm quyền”.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson ca ngợi vụ kiện là một “động thái yêu nước, xứng đáng nhận được sự ủng hộ của mọi người dân Philippines yêu tự do, có nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta”.

Ông del Rosario và bà Morales cho biết một chỉ thị do Công tố viên trưởng ICC Fatou Bensouda đưa ra vào năm 2016 có khả năng củng cố trường hợp hiện tại của họ. Chỉ thị đó đã nói rằng ICC sẽ ưu tiên các hành vi dẫn đến việc “phá hủy môi trường” cùng những thứ khác.

Một số chuyên gia đồng ý rằng chỉ thị trên đã cho các cựu quan chức Philippines lý do để hy vọng. Ông Jay Batongbacal, người đứng đầu Viện Đại học Luật Hàng hải và Luật Biển tại Đại học Philippines, cho biết chỉ thị của Công tố viên Bensouda cho thấy “một mối quan tâm trong việc theo đuổi các vụ xâm hại môi trường được sử dụng để tiếp tục phạm tội trong phạm vi quyền hạn của ICC”.

Tuy nhiên, ông Tan Qingsheng, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, nói với Thông tấn xã Philippines (PNA) rằng hành động của ông del Rosario và bà Morales “không đại diện cho quan điểm của chính phủ và người dân Philippines” và sẽ “không ngăn chặn sự phát triển quan hệ song phương”.

PNA cũng dẫn lời ông Tan nói rằng Trung Quốc không có kế hoạch phản hồi đơn kiện của hai cựu quan chức Philippines.

“Chúng tôi ca ngợi hành động dũng cảm của cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario và cựu Tổng thanh tra Conchita Carpio Morales khi đệ đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước Tòa án Quốc tế (ICC) về ‘‘những hành động sai trái của các quan chức Trung Quốc ở Biển Đông…’”, theo tuyên bố ủng hộ được đăng trên websire kiến nghị trực tuyến Change.org.

Tính đến 15 giờ chiều 24-3, hơn 9.500 người đã ký vào bản tuyên bố do một người tên Narzalina Lim đăng lên trang Change.org, theo trang tin Rappler.com (Philippines).

Ông del Rosario và bà Morales, cùng với các ngư dân Philippines, đã đệ đơn kiện ông Tập và các quan chức Trung Quốc lên ICC vào hôm 15-3, hai ngày trước khi Philippines rút khỏi tòa án này.

Trong đơn kiện, ông del Rosario và bà Morales kêu gọi Công tố viên Fatou Bensouda của ICC  khởi xướng “cuộc khảo sát sơ bộ” nhằm “đánh giá các hành vi phạm pháp của Trung Quốc chống lại người dân Philippines và các quốc gia khác”, theo báo Nikkei Asian Review.

Khẳng định đại diện cho hàng trăm nghìn ngư dân, ông del Rosario và bà Morales cáo buộc việc Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông là “sự hủy diệt, gần như vĩnh viễn, và tàn phá môi trường lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.

Đơn kiện của ông del Rosario và bà Morales đã bị chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte coi là một “hoạt động vô ích”. Phát ngôn viên của Tổng thống Duterte, ông Salvador Panelo nhấn mạnh cả Philippines và Trung Quốc đều không phải là thành viên ICC.

Nhưng những người Philippines tham gia ký tuyên bố lại nghĩ khác.

“Vấn đề những người Philippines liên quan có lập trường chống chính phủ Trung Quốc vì những hành động ở Biển Đông, bao gồm cả lãnh thổ thuộc chính phủ Philippines chỉ là về thời gian”, tuyên bố cho biết.

“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Bộ trưởng del Rosario và bà Morales trong bất kỳ bước đi nào khác cần phải thực hiện để thúc đẩy vụ kiện này”, tuyên bố cho biết thêm.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines. Trung Quốc đã cải tạo ít nhất bảy thực thể thành các đảo nhân tạo được bố trí cơ sở quân sự nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên thủy sản, năng lượng và là nơi lưu thương của 3.000 – 5.000 tỉ USD giá trị thương mại toàn cầu.

Ông del Rosario, người nhiều lần chỉ trích Trung Quốc, là Ngoại trưởng Philippines từ năm 2011 đến 2016 dưới thời Tổng thống Philippines tiền nhiệm Benigno Aquino.

Vào năm 2013, ông dẫn đầu vụ kiện chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông tại Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague. Bắc Kinh không tham gia vụ kiện này.

Manila giành thắng lợi trong vụ kiện vào tháng 7-2016, tuy nhiên Tổng thống Duterte sau khi nhậm chức đã gạt bỏ phán quyết của Tòa trọng tài, tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Bắc Kinh từ đó cam kết tài trợ cho sáng kiến cơ sở hạ tầng của ông Duterte và hai bên cũng đồng ý thăm dò chung ở Biển Đông.

Cách tiếp cận Trung Quốc của Duterte khiến nhà lãnh đạo này hứng chịu nhiều chỉ trích vì thể hiện lập trường mềm yếu. Giới quan sát thậm chí cho rằng Tổng thống Duterte bị lừa bởi chính sách thân Trung Quốc của ông không mang lại kết quả đáng kể gì cho Philippines.

Hàng ngàn người Philippines ủng hộ kiện ông Tập Cận Bình - ảnh 2
Ông Duterte (trái) và ông Aquino. Ảnh: GMA

ICC được thành lập vào năm 2002, thụ lý các vụ án liên quan đến tội hủy hoại môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu trái pháp luật đất đai của người dân.

ICC hiện có 116 quốc gia thành viên, bao gồm tất cả các quốc gia Nam Mỹ, gần như toàn bộ châu Âu và gần một nửa các quốc gia ở châu Phi.

TRÙNG QUANG