Trần Hoàng Blog

Archive for the ‘Chinh Tri Viet Nam’ Category

►Tại sao Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ năm 1999 bị trì hoãn? (Nguyễn Công Khế, 22-10-2017)

Posted by hoangtran204 trên 26/10/2017

– Mất cơ hội phát triển đất nước vì sự bảo thủ, khăng khăng muốn đi theo con đường XHCN.

-Tôn thờ Trung Quốc; không dám đi trước TQ. 

 

Đọc tiếp »

Posted in Chính Sách Kinh Tế-Tài Chánh, Chính Sách Đối Ngoại, Chinh Tri Viet Nam, Kinh Te | Leave a Comment »

►Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ việc trước khi đến tuổi về hưu?

Posted by hoangtran204 trên 06/10/2017

“Thiếu tướng Long chờ hưu tức là không phải nghỉ hưu ngay mà là chờ từ 1 năm đến 1 năm rưỡi rồi mới nhận sổ hưu”, ông Quang giải thích.

“… những người có học hàm học vị giáo sư tiến sĩ được lưu giữ lại từ 5 đến 7 năm. Tức là phải đến tuổi 65 cho đến 67, họ mới nghỉ hưu chính thức,…”

 

Đọc tiếp »

Posted in Công An, Chinh Tri Viet Nam | 1 Comment »

►Bộ Công an cho về hưu Thiếu tướng Trương Giang Long vì đã vạch trần âm mưu thâm độc của Trung Quốc

Posted by hoangtran204 trên 06/10/2017

 

Đọc tiếp »

Posted in Công An, Chinh Tri Viet Nam | Leave a Comment »

►Đôi điều cùng Thiếu tướng Trương Gia Long

Posted by hoangtran204 trên 26/03/2017

Đôi điều cùng tướng Trương Gia Long

Badamxoe

Nguyễn Đăng Quang 

(Cựu Đại tá Công an)

24-3-2017

Hơn một tuần qua, nhiều bạn bè xa gần khích lệ tôi tìm đọc bài nói của Giáo sư-Tiến sỹ Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị kiêm Giám đốc Học viện Chính trị CAND thuộc Bộ Công an.

Đọc tiếp »

Posted in Chính Sách Đối Ngoại, Chinh Tri Viet Nam, Dối trá -Gạt gẫm-Tuyên truyền, Hội nghị Thành Đô 3-9-1990, Quan Hệ Viêt Nam và Trung Quốc- 1990- Nay | Leave a Comment »

►”Không có chữ Gạc Ma nào trong sách giáo khoa” là một sự chối bỏ một sự kiện quan trọng của lịch sử VN

Posted by hoangtran204 trên 14/03/2017

Là sự che dấu của đảng CSVN, là ngầm đồng ý để TQ chiếm đoạt, và chấp nhận để mất chủ quyền biển đảo.

“Không có chữ Gạc Ma nào trong sách giáo khoa”

13-3-2017

Đề cập Gạc Ma, sách giáo khoa cần viết ngắn gọn về âm mưu, thủ đoạn đánh chiếm và sát hại 64 bộ đội Việt Nam, từ đó nêu hệ quả của sự kiện này”, thầy Trần Trung Hiếu đề xuất.

Đọc tiếp »

Posted in Chinh Tri Viet Nam, Lịch Sử Việt Nam | Leave a Comment »

►Rạn nứt trong cuộc đấu đá chính trị ở Việt Nam (cuộc tranh giành chức vụ tổng bí thư của Đinh Thế Huynh)

Posted by hoangtran204 trên 02/01/2017

Rạn nứt trong cuộc đấu đá chính trị ở Việt Nam

Zachary Abuza
Trà Mi chuyển ngữ

Tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là Người Miền Bắc.” – Nguyễn Phú Trọng.

Đinh Thế Huynh đi Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình và đến Hoa Thịnh Đốn gặp John Kerry (Tháng 10, 2016). Nguồn DCVOnline tổng hợp.

Đấu đá nội bộ trước Đại hội giữa kỳ

Từ 24 đến 30 tháng 10 năm 2016, Đinh Thế Huynh, một thành viên cao cấp của Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị đã có chuyến viếng thăm chính thức đến Hoa Kỳ dù ít người để ý đến. Nó đã gần như không gây tiếng vang nào trong giới truyền thông tại Hoa Kỳ nhưng lại quan hệ mật thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Vào tháng Giêng năm 2016, đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 12 bầu một Ban Chấp hành Trung ương, một Bộ Chính trị mới, nhưng bất ngờ, để Tổng Bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ở ghế cao nhất đảng. Mặc dù Trọng đã được bầu làm TBT với nhiệm kỳ 5 năm, người ta vẫn tin rằng ông Tổng Bí thư 73 tuổi này chỉ giữ vai trò đó một nửa nhiệm kỳ là nhiều nhất.

Đại hội Đảng tháng Giêng 2016 được cho là đã giải quyết sự chia rẽ chính trị nghiêm trọng trong đảng. Nhưng chưa đầy một năm sau đã có bằng chứng về sự đấu đá trong nội bộ đảng và cuộc chạy đua giành vị trí hàng đầu, cho thấy Trọng sẽ về hưu sớm hơn người ta nghĩ. Chính trị nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, tuy trắng đục nhưng lai rất linh động.

Đinh Thế Huynh là một người lý luận chuyên nghiệp của đảng cộng sản Việt Nam. Ông học ngành báo chí ở Liên Xô trong những năm 1980, và leo thang quyền lực ở cơ sở truyền thông do đảng kiểm soát, mà đỉnh cao là Tổng biên tập của tờ Nhân Dân. Huynh trở thành nhà tư tưởng và tuyên truyền hàng đầu của đảng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 vào năm 2011. Ở vị trí đó, ông đã có ảnh hưởng đáng kể đối với ý thức hệ, giáo dục, và việc giám sát giới truyền thông.

Trong cuộc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12, Huynh đã vận động để trở thành Tổng Bí thư. Ông là là lựa chọn của những người bảo thủ trong đảng, những người sợ sự toàn cầu hóa ngày càng tăng của Việt Nam khi hội nhập vào hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quan trọng hơn, họ lập luận rằng Đảng ngày càng bị giới kỹ trị của chính phủ loại ra ngoài những quyết định quan trọng cho Việt Nam. Mặc dù ông không được bầu làm Tổng Bí Thư, đại ca của ông, Trọng, đã được miễn tuổi một lần nữa để vẫn là Tổng Bí thư. Mặc dù Huynh không còn là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông ấy vẫn là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương; như thế, Huynh, ít nhất vẫn nhà tư tưởng hàng đầu của đảng.

Vài ngày trước chuyến đi tới Washington, Huynh đã đến Trung Quốc gặp gỡ với lãnh đạo cao cấp gồm cả Tập Cận Bình. Sau sự kiện giàn khoan HYSY-981 vào năm 2014, Trung Quốc đã làm việc cần mẫn để hàn gắn quan hệ giữa hai đảng cộng sản, một đối trọng với các mối quan hệ nhiều nguy hiểm giữa hai chính phủ và quân đội hai nước. Huynh, người chưa bao giờ giữ chức trong chính phủ và được biết đến như là người cộng sản bảo thủ về ý thức hệ, đương nhiên là người đối thoại với Bắc Kinh, nơi vẫn còn coi trọng mối quan hệ lịch sử và tìnhhuynh đệ giữa hai đảng cộng sản.

Chuyến đi của Huynh tới Mỹ làm một số người hụt hẫng. Ông ta hiếm khi đi đến những quốc gia ngoài khối cộng sản hoặc khu vực quanh Việt Nam, nhưng ở Hoa Kỳ, Huynh đã gặp các quan chức chính phủ cao cấp trong đó có Ngoại trưởng John Kerry, Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman, và những người khác. Điều thú vị là, Hoa Kỳ đã đặt cho Huynh những chức danh mới như “Ngài” (His Excellency) và “Thư ký điều hành” (Executive Secretary).

Người Mỹ lúng túng khi phải dịch sang tiếng Anh một số vai trò trong đảng cộng sản Việt Nam mà họ chưa quen thuộc. “Executive Secretary tiếng Mỹ tương đương với “Thư ký điều hành” nhưng thực nghĩa là “Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng” của đảng Cộng sản Việt Nam. Huynh không phải là người đứng đầu nhà nước, mà chỉ là một đảng viên cao cấp hiện đang đứng thứ năm trong Bộ Chính trị. — TM

Chuyến đi Mỹ là để Huynh mở rộng tiếp xúc của mình với thế giới bên ngoài và để giới thiệu ông với giới lãnh đạo thế giới. Chuyến đi Mỹ hồi cuối tháng Mười 2016 là chỉ dấu khá rõ cho thấy Huynh sẽ thừa kế vai trò của Trọng làm Tổng Bí thư đảng cộng sản tại Đại hội giữa kỳ.

Không phải tất cả đảng viên trong đảng đều ủng hộ việc thăng tiến rõ ràng của Đinh Thế Huynh. Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước hiện nay, là một ứng cử viên hàng đầu để trở thành Tổng bí thư tại Đại hội lần thứ 13 trong năm 2021. Mặc dù có sự hỗ trợ đáng kể cho Huynh trở thành lãnh đạo đảng ở Đại hội lần thứ 12, cuối tháng Giêng 2016, nhưng Huynh được coi là quá trẻ và cần nhiều kinh nghiệm rộng lớn hơn. 2021, Quang sẽ 65 tuổi, không cần được miễn tuổi (mặc dù đã có những cáo buộc cho rằng Quang đã khai man về tuổi của mình để đủ điều kiện ngồi ghế lãnh đạo ở Đại hội 12), nhưng đã có nhiều kinh nghiệm hơn về hai mặt an ninh và kinh tế quốc gia.

Sự bất lực của Quang trong việc ngăn chặn Huynh trở thành Tổng Bí thư là điều đáng ngạc nhiên. Trong mười năm qua, ông là Thứ trưởng, sau đó Bộ trưởng Bộ Công an. Quang biết mọi thứ về tất cả mọi người, và trong quá trình mười năm đã cài đặt tay chân vào mọi ban ngành trong chính phủ. Ông đã bắt đầu đưa ảnh hưởng của mình về việc hiện đại hóa ngành công an và quân sự và được biết đến là người rất có trình độ, một người thực dụng hơn là một nhà lý luận. Ông cũng đã tỏ ra bực bội với vai trò Chủ tịch Nước, phần lớn là một vị trí có tính nghi lễ.

Trong nhiều cách, sự bổ nhiệm Huynh có thể là chỉ đơn giản là để thưởng cho một đảng viên trung kiên, với một vài năm ở vị trí hàng đầu của đảng. Trừ khi Huynh được miễn tuổi, ông ta sẽ không đủ điều kiện tiếp tục giữ ghế trong Quốc hội thứ 13, vào năm 2021 (đã 68 tuổi). Quang, có thể chỉ đơn giản là chờ sự không thể tránh khỏi, mua thời gian, xây dựng mạng lưới hậu thuẫn cho mình, tự tin rằng ông có thể giữ Huynh ở thế kẹt trong 2-3 năm tới. Nó có thể không có lợi khi phải bỏ vốn chính trị hoặc phải đẻ ra kẻ thù chính trị trong thời gian tới để ngăn chận những gì Quang hy vọng là sự thăng tiến tạm thời của Huynh.

Nhưng vai trò mới của Huynh sẽ không tốt cho sự phát triển chính trị và kinh tế của Việt Nam. Huynh có thể gây ra rất nhiều thiệt hại trong 2-3 năm, đặc biệt là với hệ thống chính trị bè phái của đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù Huynh ít khi nói về nền kinh tế một cách chi tiết và cụ thể, Huynh theo ý thức hệ đối đầu với những đổi mới kinh tế cần thiết mà Việt Nam cần phải làm để tránh bị kẹt trong cái bẫy là một nước có thu nhập trung bình. Huynh đã lên tiếng phản đối việc tư nhân hóa một số trong 2.500 doanh nghiệp nhà nước, những công ty đang mắc nợ lớn, ngày càng tăng cao, gây lo ngại cho Quỹ Tiền tệ Thế giới.

Quan trọng nhất, Huynh đã chống lại những chính sách không còn gây bất lợi cho khu vực tư nhân năng động như Anton Tsvetov đã viết trong những trang này, đang gây ra hiệu ứng biến đổi về kinh tế và xã hội. Đặc biệt, lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam và các ngành công nghiệp viết phần mềm đã trở nên nổi bật. Nhưng họ dễ biến đổi, và cuối cùng, họ mâu thuẫn với Việt Nam một nước có internet hạn chế nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, vì sự đắc cử của Donald Trump tại Hoa Kỳ, việc phê chuẩn TPP đã được hoãn lại, tuy Việt Nam vẫn tuyên bố sẽ thực hiện thỏa thuận thương mại đó.

Trong khi Huynh sẽ không phải là một người ủng hộ mạnh đối với hiệp định TPP, bất chấp những tác động tích cực nó sẽ có đối với nền kinh tế của Việt Nam, trong lúc đó chính phủ Việt Nam lại có vẻ rất cam kết tiếp tục những đổi mới cần thiết cho việc gia nhập khối TPP.

Vào thời điểm khi mực tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại do yếu tố bên ngoài, gồm cả sự thất bại của TPP, Việt Nam cần cải cách mạnh dạn nhiều hơn, chứ không phải kém đi. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Uỷ ban kinh tế của Quốc hội Việt Nam cho biết, “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những gì chúng tôi đã lên kế hoạch.” Trong tháng 10 năm 2016, Ủy ban Chính trị và Trung ương đảng cộng sản đã thông qua một nghị quyết tiếp tục mở cửa về kinh tế. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chịu giảm thuế cho những công ty tân lập từ 20 xuống 15 phần trăm.

Tuy nhiên, tự do hóa kinh tế đã song hành với một cuộc đàn áp chính trị mới, một dấu hiệu thường đi trước sự chuyển đổi chính trị. Việt Nam vẫn là một trong mười nước cai ngục hàng đầu, bắt giam nhà báo, hiện nay có tám nhà báo đang ở trong nhà tù Việt Nam.

Nhưng năm nay có khác, với một vụ đổ hóa chất lớn hồi tháng Tư đã dẫn đến việc cá biển chết hàng loạt khổng lồ ở miền Trung. Mặc dù chính phủ phạt công ty Formosa Plastics, một trong những công ty đầu tư nước ngoài lớn nhất nước, 500 triệu USD, phản ứng của chính phủ đã không làm vừa lòng công chúng. Hồi tháng Chín có các cuộc biểu tình trên toàn quốc như chưa từng có. Chính phủ đã không thể đàn áp các cuộc biểu tình quần chúng, lo ngại bị phản ứng dữ dội của người dân, nhưng đồng thời, họ cũng sợ rằng cuộc biểu tình về môi trường hiện nay sẽ đưa đến những hoạt động chống nhà nước rộng lớn hơn.

Vì vậy, chính phủ đã nhắm vào những nút chốt của các cuộc biểu tình: đó là những blogger và giới lãnh đạo trực tuyến của phong trào vì môi trường sạch. Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và phụ tá của ông, bị bắt hồi tháng Mười năm 2014, bị kết án 5 năm tù hồi tháng 3 năm 2016, trong khi Nguyễn Quang A đã bị bắt giữ và sách nhiễu, và bị ngăn cản không cho gặp Tổng thống Obama vào tháng Năm, 2016. Gần đây nhất, chính phủ cộng sản Việt Nam bắt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka Mẹ Nấm), vì sự lãnh đạo của bà kích động những cuộc biểu tình vì môi trường sạch.

Blogger vì môi trường sạch: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm. Nguồn: DanLamBao

Dưới sự lãnh đạo Đinh Thế Huynh, chúng ta nên chuẩn bị thấy không có sự khoan nhượng với giới đối kháng, và những cuộc đàn áp lớn hơn trên mặt truyền thông xã hội. Giới hoạt động nhân quyền đang cảnh cáo rằng Đạo Luật mới đang gây tranh cãi về Tín ngưỡng và Tôn giáo không có gì khác hơn để trù dập hơn nữa xã hội dân sự non trẻ của Việt Nam.

Vụ cá chết hàng loạt đã có một tác động thực sự với đảng cộng sản Việt Nam. Hồi cuối tháng Chín, hơn 500 Ki tô hữu nộp đơn kiện Formosa với tư cách cá nhân. Điều này đã chính phủ và đảng cộng sản vào thế khó xử. Họ là người kiểm soát các cơ quan tư pháp, và xoá bỏ những đơn kiện, hoặc quyết định chống lại 500 nguyên đơn sẽ có hậu quả chính trị rất lớn cho chế độ. Đồng thời, một phán quyết chống lại Formosa có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với giới đầu tư nước ngoài và nền kinh tế. Chính phủ cuối cùng đã bác bỏ vụ kiện, với lý do “thiếu bằng chứng về thiệt hại thực tế”.

Sau khi bác bỏ hơn 500 lá đơn kiện Formosa, hậu quả chính trị đối với chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Chưa ai thấy rõ. – TM

Nhưng người ta thực sự đang nhìn thấy những đấu đá trong nội bộ chính trị của đảng cộng sản và những cuộc cuộc điều tra tham nhũng chưa từng có và nổi bật đang diễn ra. Trong khi chống tham nhũng là điều tốt đối với một nước yếu kém như Việt Nam, vấn đề là khi giới truyền thông do nhà nước kiểm soát đưa tin về những vụ điều tra nổi bật lại không dinh gì đến việc giải quyết tham nhũng mà chính ra là ngón đòn để hạ gục đối thủ chính trị và vây cánh của họ. Gần đây có ít nhất ba ví dụ.

Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại, trớ trêu thay người đã ký thỏa thuận TPP, gần đây bị điều tra vì đã bổ nhiệm con của mình vào một vị trí lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước lớn. Ngoài tội gia đình trị, Hoàng cũng bị điều tra về việc thuê một quan chức cao cấp Dầu khí Việt Nam (sẽ bàn đến phía dưới) sau khi nhân vật này cũng bị bị điều tra về tham nhũng. Đảng đã sa thải ông khỏi tất cả các chứng vụ hồi tháng Mười một và đang cân nhắc về việc trục xuất ông ra khỏi đảng, trong khi Quốc hội đang điều tra ông, mở đường cho các cáo buộc hình sự trong tương lai.

Trịnh Xuân Thanh, người chủ trì công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), một nhà thầu chính cho và cũng là công ty con của công ty năng lượng nhà nước, đã bị điều tra việc thua lỗ 3,3 nghìn tỷ đồng Việt Nam (147 triệu USD). Thanh hiện đang chạy trốn ra nước ngoài, và Việt Nam đã ban hành Lệnh Đỏ để Interpol bắt Trịnh Xuân Thanh. Đây là một trường hợp đặc biệt đáng chú ý, vì Trọng đã rất thẳng thắn về viên chức tương đối nhỏ này; Trọng chủ trì các cuộc họp trục xuất Thanh ra khỏi Đảng và liên tục kêu gọi bắt Xuân Thanh cho bằng được. Khả năng đi du lịch nước ngoài trong khi đang bị điều tra đã đưa ra những câu hỏi khác, và một số người đã phỏng đoán rằng Thanh không thể thoát khỏi Việt Nam mà không có sự trợ giúp ngầm của Cục xuất nhập cảnh, dưới sự kiểm soát của Bộ Công an.

Một trong nhiều tấm hình ở nước ngoài chụp Trịnh Xuân Thanh đang cầm đọc cuốn “Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai”, dự án chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, môt tổ chức chinh trị cũng đang có rạn nứt trong tổ chức và lãnh đạo.– TM

Một đồng nghiệp của Thanh, Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC đã bị bắt, trong một cuộc điều tra tương tự về việc quản lý yếu kém tại công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Điểm chung trong ba cuộc điều tra này là Đinh La Thăng, hiện là Bí thư Đảng ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Sự nghiệp của ba người, đặc biệt là của Vũ Đức Thuận, đã theo sát hoạn lộ của Thăng qua thời gian Thăng làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, chính phủ và với đảng.

Bè cách của Trần Đại Quang? Nguồn: DCVOnline tổng hợp.

Sinh năm 1960, Thăng là một trong những thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị thứ 12 và đã được phe đổi mới trong đảng CSVN ủng hộ như một nhà lãnh đạo trong tương lai. Phe bảo thủ trong đảng đã đưa Thăng vào tầm ngắm của họ.

Đánh vào những nhân vật thân tín của ông đã đưa Thăng vào thế thủ và đã giữ khoảng cách với họ. Trong tháng Mười, Thăng nói rằng Trịnh Xuân Thanh sẽ bị theo đuổi và trừng phạt một cách nghiêm túc, nhưng nhóm bảo thủ đã nhận thấy điểm yếu của Thăng và tiếp tục cuộc tấn công của họ chống lại những nhân vật thân tín khác của Thăng. Tại thời điểm Đại hội Đảng lần thứ 12, có tin đồn rằng Trần Đại Quang đã phấn đấu để Thăng được đưa vào Bộ Chính trị. Vì vậy, các cuộc tấn công chống lại Thăng và những nhân vật thân tín của Thăng được xem là cuộc tấn công gián tiếp vào Trần Đại Quang, làm suy yếu vị trí của Quang trong cả Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương.

Đại hội đảng lần thứ 12 đã nhằm dẹp tan những tranh chấp phe phái lớn trong đảng cộng sản Việt Nam, ít nhất là trong một vài năm. Tuy nhiên, đấu đá nội bộ trước giữa kỳ Đại hội đang xảy ra giữa ban ngày. Chính trị sau bức màn tre của đảng cộng sản Việt Nam đang cố che giấu các cuộc đấu đá dữ dội đang xảy ra. Trong khi nó có vẻ rất rõ ràng là nhà lý luận cộng sản Đinh Thế Huynh có khả năng trở thành Tổng bí thư của đảng tại Đại hội giữa kỳ, và các vận động chính trị thực sự cho Đại hội đảng lần thứ 13 vào năm 2021 rõ ràng là đã bắt đầu.

Trước khi Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 khai mạc, Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố, “Tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là Người Miền Bắc.”

Đinh Thế Huynh sinh ngày 15 tháng 5 năm 1953 tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từng là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương.

Nguyễn Phú Trọng lại sắp sửa đúng thêm một lần nữa. – TM

Zachary Abuza là giáo sư tại trường Cao đẳng Chiến tranh Quốc gia ở Washington, DC, chuyên về an ninh và chính trị Đông Nam Á . Trên đây là quan điểm cá nhân.

© DCVOnline

_____________

Trần Hoàng – Lập luận của Zachary Abusa về chuyện Nguyễn Phú Trọng hỗ trợ cho Đinh Thế Huynh làm tổng bí thư, để kế vị ông ta, có một điểm khá mâu thuẫn. Theo bài này, Z.A. viết rằng Huynh không muốn VN gia nhập TPP. Trong khi Trọng muốn VN vào TPP; Nguyễn Tấn Dũng lúc còn tại chức, và Nguyễn Xuân Phúc đều muốn VN vào TPP.

 

 

Trong bài báo Secrets and secession in Vietnam”  ZACHARY ABUZA – 08 OCT, 2015, Z.A. ghi nhận vài điểm đáng chú ý.

Thí dụ, chuyện tổng bí thư đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015, ủng hộ VN vào TPP, nên ông xin kẻ thù cũ (Mỹ) công nhận nước cộng sản mà mình đang lãnh đạo, là theo nền kinh tế thị trường (thuộc chủ nghĩa tư bản)! 

Một trong các điểm then chốt để vào TPP là quốc gia ấy phải đi theo nền kinh tế thị trường, nghĩa là các công ty tư nhân chứ không phải là các công ty quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế. Thực tế tại VN, hiện nay các công ty quốc doanh vẫn làm chủ đạo nền kinh tế nhằm để cho các đảng viên làm giàu, độc chiếm thị trường viễn thông, điện thoại, internet, xuất nhập khẩu, độc quyền mua bán xăng dầu, độc quyền mua bán điện và quyết định giá bán, thu tóm tài nguyên khoáng sản, suốt hơn 25 năm qua, mỗi ngày tập đoàn PVN khai thác và cướp 500.000 thùng dầu ở ngoài biển bán cho Nhật, TQ, Singapore để lấy tiền chia cho các lãnh đạo cao cấp, độc quyền cướp đất đai công và đất đai của dân để xây dựng và bán các căn hộ cao cấp  …

(Dịch) Nguyễn Phú Trọng đã đến Mỹ vào tháng 7/2015 để gặp Obama, chính ông ta là một người thuộc nhóm bảo thủ, đã phát biểu là ông ta hỗ trợ cho Hiệp định Kinh tế giữa các quốc gia xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nguyễn Phú Trọng kêu gọi chính quyền Mỹ nhìn nhận VN như một nền kinh tế thị trường.

(Nguyễn Tấn Dũng khi qua Âu Châu, hay khi tiếp xúc với các lãnh đạo châu âu cũng đều công khai yêu cầu các nước này công nhận VN đi theo nền kinh tế thị trường (đây là điểm cốt lõi của chủ nghĩa tư bản).

Mục đích của Dũng là muốn VN vào TPP để hàng hóa VN và các quốc gia ngoại quốc như Nam Hàn đầu tư vào VN, (có hãng xưởng sản xuất điện thoại ở VN như Sam Sung), được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ. Trong khi ở trong nước VN, chúng bắt học sinh sinh viên học đường lối kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Mác Lê, và tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội đến năm 2100. Thiệt là khôi hài.)

Indeed, General Secretary Nguyễn Phú Trọng, himself on the conservative end of the political spectrum, spoke of his support for the TPP and repeatedly called on the US government to recognise Vietnam as a market economy during his unprecedented trip to the United States and historic meeting with President Obama in July. (2015)

-Cũng trong bài báo ngày 08/10/2015, Zachary Abusa đã tiên đoán rằng Trần Đại Quang sẽ trở thành bí thư thành ủy tp HCM đầu năm 2016, nhưng ông đã sai, vì thực tế sau đại hội đảng, TĐQ trở thành chủ tịch nước VN, còn Đinh La Thanh mới là bí thư tp HCM.

__________

Năm 2017, kinh tế VN đã cạn kiệt tới mức thấp nhất trong 25 năm qua. Dầu hỏa xuống mức $40-50/1 thùng kể từ 2014 trong khi VN tính ngân sách dựa trên dự đoán giá dầu $90, rồi $80, và $60/1 thùng dầu. Bởi vậy ngân sách trong 7 năm qua thâm thủng 3-8 tỷ đô la mỗi năm, kết quả phải mượn tiền của ODA, và TQ để sống; báo VN cho biết, mỗi 3 tháng phải trả nợ nước ngoài 1 tỷ đô la; năm 2015 phải mượn 15 tỷ, và 9 tháng đầu năm 2016 phải mượn 16 tỷ; các nước ngoài đã tuyên bố kể từ 2017 sẽ không cho VN vay tiền ODA nữa vì không có khả năng trả nợ. Nguyễn Xuân Phúc ghé TQ ba ngày trong năm 2016 để ký nợ vay tiền; các doanh nghiệp nước ngoài FDI ở VN chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu tới hơn 65%; năm nay quá quẩn bách nên không bắn pháo bông vào tết tây và têt ta. Nếu Đinh Thế Huynh không hỗ trợ VN vào TPP thì VN sẽ nghèo túng thêm vì hàng hóa xuất khẩu sẽ bị đánh thuế.

 

 

Posted in Chinh Tri Viet Nam, Đảng CSVN | Leave a Comment »

►Cuối năm nhìn ông Trump và ngẫm chuyện Việt Nam

Posted by hoangtran204 trên 01/01/2017

Cuối năm nhìn ông Trump và ngẫm chuyện Việt Nam

Bùi Quang Vơm

28-12-2016

Nhìn toàn cảnh thế giới trước những chính sách có triển vọng trở thành sự thật sau ngày 20/01/2017, ngày chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ của Donald TRUMP, nhiều câu hỏi đặt ra cho đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam, cho cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc.

Có thể thấy trọng tâm trong các chính sách toàn cầu của TRUMP tập trung vào hai đối tượng chính là Nga và Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Posted in Chinh Tri Hoa Ky, Chinh Tri Nga, Chinh Tri Viet Nam | 1 Comment »

►Nghịch cảnh nước ta

Posted by hoangtran204 trên 28/10/2016

FB Thái Bá Tân

NGHỊCH CẢNH NƯỚC TA – 16

28-10-2016

1
Nhà nước ngân khố cạn,
Rục rịch tăng tuổi hưu.
Không thèm hỏi dân chúng,
Vì dân chỉ là cừu.

Cừu thì không cần hỏi.
Không ai thèm bận tâm.
Cừu đi vào lò mổ,
Kêu “Be be, Muôn Năm!”

Ngu thì chết cũng đáng.
Nhưng cái thằng chăn cừu
Kể làm thế là láo
Tự mình nâng tuổi hưu.

2
Với Việt Nam, Trung Quốc
Là “bạn vàng” muôn đời.
Còn thằng đế quốc Mỹ
Là kẻ thù muôn đời.

Thế mà lạ, dân chúng
Cái xứ An Nam ta
Ai cũng thích giặc Mỹ
Và ghét bạn Trung Hoa.

Vậy thì phải xem lại
Khẩu hiệu đúng hay sai.
Chính dân mới quyết định
Bạn và thù là ai.

3
Ngân hàng, khi có lãi,
Chia nhau ăn một mình.
Lỗ, được nhà nước cứu
Bằng tiền của dân tình.

Nhà nước làm ăn kém,
Tích một núi nợ công.
Giờ nhà nước đề nghị
Dân phải gánh nợ công.

Đề nghị là bắt buộc.
Dân không trốn được đâu.
Và đó là nghịch cảnh –
Thằng nghèo nuôi thằng giàu.

4
Mười lăm nghìn cây số
Đất hương hỏa xưa nay,
Được ông cha để lại,
Không cánh mà biết bay.

Tổ tiên để đất ấy
Cho người dân Việt Nam
Chứ không phải cho đảng
Muốn làm gì thì làm.

Dân đóng thuế nuôi đảng
Để bảo vệ biên thùy.
Giờ đảng để mất đất,
Thì nên nhận tội gì?

5
Ta, giáo sư, tiến sĩ
Đông còn hơn quân Nguyên.
Hội thảo rồi cải cách,
Tiêu tốn cả núi tiền.

Thế mà rồi rốt cục
Mấy cuốn sách trẻ con
Dân giao cho họ viết,
Mà viết chẳng ra hồn.

Vì sao? Vì lần nữa,
Nước ta không giống ai.
Càng giáo sư, tiến sĩ,
Càng dốt và bất tài.

6
Cho một miếng khi đói
Bằng một gói khi no.
Dân được giúp con vịt,
Dù mất cả con bò.

Thế mà con vịt ấy
Bị bí thư, trưởng thôn
Tức chính quyền và đảng
Lấy mất của bà con.

Tởm, chính quyền và đảng
Không giúp được thì thôi,
Còn giở cái trò khỉ.
Thương người dân nước tôi.

7
Thế đấy, ta là thế,
Toàn chuyện buồn, chuyện lo
Mà đem kể cho hết
Phải đến Tết Công Gô.

Bảy mươi, đáng được hưởng
Chút thư thái tuổi già,
Vậy mà buồn, phải viết
Về nghịch cảnh nước ta.

 

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km².

 

Posted in Biên Giới, Chinh Tri Viet Nam, Chinh Tri Xa Hoi | Leave a Comment »

►Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?

Posted by hoangtran204 trên 28/10/2016

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

28-10-2016

Ngoại trưởng John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ảnh: internet

Ngoại trưởng John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ảnh: internet

Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh – nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN – đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì?

‘Hướng Mỹ’

Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng – thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này.

Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ.

Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” – như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai.

 

Đọc tiếp »

Posted in Chính Sách Đối Ngoại, Chinh Tri Viet Nam | Leave a Comment »

► Ông Đinh Thế Huynh bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ từ 23 đến 30-10-2016

Posted by hoangtran204 trên 26/10/2016

Người Việt

25-10-2016

Ông Đinh Thế Huynh (trái) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại cuộc họp báo sáng 25 Tháng Mười. (Hình: Bộ Ngoại Giao Mỹ)

Ông Đinh Thế Huynh (trái) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại cuộc họp báo sáng 25 Tháng Mười. (Hình: Bộ Ngoại Giao Mỹ)

WASHINGTON, DC (NV) – Dù đến Mỹ từ hôm Chủ Nhật 23 tháng Mười, nhưng sáng Thứ Ba, 25 Tháng Mười ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực ban bí thư đảng CSVN, mới chính thức xuất hiện tại buổi đón tiếp tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ do Ngoại trưởng John Kerry chủ trì.

Tại cuộc họp báo kéo dài hơn 7 phút, cả hai ông John Kerry và Đinh Thế Huynh đã có bài phát biểu tuy mang tính xã giao nhưng cùng nhấn mạnh đến việc làm ‘sâu sắc thêm’ mối bang giao giữa hai nước, tiến về phía trước, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống chính trị, và sự phát triển chiến lược của nhau.

Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng John Kerry điểm lại lịch sử quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhắc đến việc Việt Nam nay có nền kinh tế theo tư bản chủ nghĩa, vấn đề tôn trọng hòa bình và các quy tắc của luật pháp ở biển Đông. Ông Kerry cũng không quên nhắc đến vấn đề tôn trọng nhân quyền và tự do của người dân Việt Nam, quyền của người lao động và cam kết về việc Hoa Kỳ tham gia TPP,…

Về phần mình, ông Đinh Thế Huynh coi ngoại trưởng John Kerry ‘như một người bạn’ của Việt Nam đồng thời nói rằng hai bên sẽ có cuộc hội đàm rất thẳng thắn về mối quan hệ giữa hai nước. Vẫn theo lời ông Huynh, là cả Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thảo luận về cách thức để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia và thắt chặt mối quan hệ ‘vì lợi ích của nhân dân hai nước vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.’

Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của ông Đinh Thế Huynh và theo dự trù sẽ kéo dài 7 ngày. Ngoài thủ đô Washington DC ông Huynh sẽ đến New York và Boston với nhiều cuộc họp và gặp gỡ khác nhau.

* Chiến thuật ‘đu dây’

Trước khi đến Hoa Kỳ, ông Đinh Thế Huynh, nhân vật được xem là số hai trong đảng CSVN sau tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có chuyến thăm Bắc Kinh 3 ngày kéo dài từ 19 đến 21 Tháng Mười, 2016.

Chiến thuật ‘đu dây’ thăm Trung Quốc trước khi đến Hoa Kỳ luôn được các lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN áp dụng từ trước đến nay nhằm cân bằng mối quan hệ với hai cường quốc mà Việt Nam xem trọng nhất hiện nay.

Tuy nhiên với chuyến thăm này của ông Huynh, đảng CSVN, đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, muốn gởi ra một thông điệp quan trọng, mà theo bình luận của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng là mang tính ‘quyết định’ trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc đại học George Mason University ở Arlington, Virginia, và cũng là một học giả của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), Washington, DC, có bài viết trên trang web của CSIS hôm 21 Tháng Mười, nhận định, ông Huynh ‘là lãnh đạo cao thứ nhì trong đảng, ông là một ứng cử viên có thể thay thế Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi ông này quyết định nghỉ hưu trong hai năm, theo như dự trù.’

Vì thế, ông Huynh được coi là người “có đủ tư cách” nói chuyện với Washington, theo Giáo Sư Hùng.

Trong nhiều năm, thủ tục ngoại giao của Mỹ không bao giờ tiếp lãnh đạo đảng trong một hệ thống chính trị “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý,” vị giáo sư viết. Sự kiện mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Washington, DC, cách đây hai năm đã phá bỏ thủ tục này.

Cũng trong chuyến thăm này, theo Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Trọng đưa ra hai tuyên bố quan trọng: Việt Nam sẽ làm mọi cách có thể để tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ chủ xướng và Mỹ là “lãnh vực ngoại giao quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của Việt Nam.”

Vẫn theo giáo sư, chuyến thăm của ông Huynh cũng có thể được xem như một phần trong chính sách “đu dây” của Việt Nam giữa các cường quốc. Là một quốc gia nhỏ nằm cạnh ông hàng xóm khổng lồ, với những tham vọng thế giới và khu vực, Việt Nam phải hòa giải với Trung Quốc, nhưng không tới mức làm mất sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền. Thành ra, chuyện Hà Nội tranh thủ xây dựng quan hệ với các cường quốc có khả năng và ý muốn để cân bằng với Trung Quốc là điều bình thường. (KN)

___________

Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris thăm Việt Nam

21:58 ngày 27/10/2016

Trong chuyến thăm Việt Nam, Đô đốc Harry B. Harris, Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương và nâng cao năng lực của Việt Nam, đặc biệt về an ninh hàng hải và thực thi pháp luật.


Trung tướng Phan Văn Giang (trái) và Đô đốc Harry B. Harris trong cuộc gặp tại Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Trung tướng Phan Văn Giang (trái) và Đô đốc Harry B. Harris trong cuộc gặp tại Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Trong chuyến thăm Hà Nội hôm 26.10, Đô đốc Harris đã gặp mặt Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Trần Đắc Lợi, Phó trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung.

Trong các cuộc gặp, Đô đốc Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc tăng cường quan hệ song phương và nâng cao khả năng và năng lực của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh hàng hải và thực thi pháp luật.

Đô đốc Harris đề cao hoạt động hợp tác quân sự gần đây giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, và hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình đa quốc gia.

Đô đốc Harris cũng đề cao hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong việc tiếp tục xử lý các vấn đề chiến tranh để lại, trong đó có tìm kiếm quân nhân mất tích và nỗ lực giảm các mối đe dọa từ vật liệu chưa nổ.

Trong thời gian còn lại của chuyến thăm, Đô đốc Harris sẽ tới Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và khánh thành một cơ sở bảo dưỡng và nâng hạ tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam tại Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng với sự hợp tác của Hoa Kỳ.

Hợp tác quân sự Hoa Kỳ – Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó đáng chú ý là một loạt chương trình đối tác và hoạt động giao lưu hải quân.

* Chương trình Đối tác Thái Bình Dương là sứ mệnh sẵn sàng cho công tác cứu trợ thảm họa đa phương thường niên lớn nhất được tiến hành tại khu vực Ấn Độ – Châu Á – Thái Bình Dương. Chuyến thăm của tàu USNS Mercy tới Việt Nam đã ghi nhận hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được nâng cao thông qua hoạt động diễn tập tìm kiếm và cứu hộ trên sông Hàn, Đà Nẵng.

Tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam Khánh Hòa (K-123) và thủy thủ đoàn của tàu JDS Shimokita cùng tham gia hoạt động này. Chương trình Đối tác Thái Bình Dương nhấn mạnh mối quan hệ đang ngày càng trở nên sâu sắc giữa Hoa Kỳ, các quốc gia đối tác và Việt Nam.

* Hoạt động Giao lưu Hải quân (NEA) Việt Nam là một chương trình giao lưu hải quân song phương kéo dài nhiều ngày trên đất liền cũng như trên biển. NEA 2016 tập trung vào các hoạt động phi tác chiến và bao gồm các buổi thảo luận về quân y và luật hàng hải, các buổi trao đổi chuyên môn về ngành hàng hải, công tác y tế và kiểm soát thiệt hại trên tàu, và các hoạt động phục vụ cộng đồng trong đó có nhiều buổi biểu diễn của ban nhạc rock Orient Express của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ.

* Chương trình Thiên thần Thái Bình Dương (Pacific Angel) hỗ trợ các nỗ lực xây dựng năng lực để đảm bảo quân đội trong khu vực sẵn sàng làm việc cùng nhau nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo trong trường hợp xảy ra thiên tai.

Trong chương trình Thiên thần Thái Bình Dương 16.2, các chuyên gia y tế Hoa Kỳ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Úc đã tiến hành trợ giúp nhân đạo/các hoạt động dân sự-quân sự nhân đạo thông qua hoạt động chung để đưa chăm sóc y tế tới Kampot, Campuchia.

* Hoạt động chung tìm kiếm quân nhân: Từ năm 1985, thông qua Cơ quan Tìm kiếm Tù binh và Người mất tích (POW/MIA) Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và các cơ quan tiền nhiệm, và Văn phòng Hoa Kỳ Tìm kiếm Người Mỹ Mất tích tại Việt Nam, hoạt động hợp tác tìm kiếm quân nhân chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã giúp tìm kiếm hơn 700 người Mỹ từ Việt Nam và hơn 1.000 người tính chung tại Đông Nam Á.

* Làm sạch Dioxin: Việt Nam và Hoa Kỳ phối hợp tổ chức lễ khởi động xử lý nhiệt giai đoạn 2 và cũng là giai đoạn xử lý cuối cùng tại sân bay Đà Nẵng vào ngày 18.10. Giai đoạn 2 sẽ xử lý khoảng 45.000 mét khối đất và bùn ô nhiễm dioxin. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5, Tổng thống Obama cam kết sẽ có những đóng góp ý nghĩa cho công tác làm sạch dioxin tại sân bay Biên Hòa.

* Chương trình Hành động Bom mìn Nhân đạo: Với các chương trình rộng khắp trên cả nước nhằm hỗ trợ một loạt hoạt động từ trợ giúp nạn nhân, giáo dục về nguy cơ, nâng cao năng lực, cho tới khảo sát và tháo dỡ bom mìn chưa phát nổ, Hoa Kỳ là nhà tài trợ riêng lẻ lớn nhất nhằm giải quyết các mối đe dọa từ vật liệu chưa phát nổ ở Việt Nam và kể từ năm 1993 đã đóng góp hơn 92 triệu USD.

Theo V.A

Lao động

 

Posted in Chính Sách Đối Ngoại, chính trị Hoa Kỳ ở Châu Á, Chinh Tri Viet Nam | Leave a Comment »