Posted by hoangtran204 trên 16/06/2018
Posted in Báo chí cách viết, bảo vệ đảng, Nhan Vat | Leave a Comment »
Posted by hoangtran204 trên 27/04/2017
Posted in Báo chí cách viết, bảo vệ đảng, Cướp đất và chiếm đoạt tài sản của dân | Leave a Comment »
Posted by hoangtran204 trên 10/09/2016
Trước tiên, cần khẳng định rằng tài xế xe tải Phan Văn Bắc – người điều khiển xe tải biển số 49C-098.51 đã giữ vững tay lái sau cú va chạm với chiếc xe khách biển số 53N-2824 của Công ty TNHH Thương mai dịch vụ Tấn Hà chở 30 du khách từ Đà Lạt về lại TP.HCM bị mất phanh. Anh Bắc vững tay lái đã cứu mạng hơn 30 hành khách trên chiếc xe khách được an toàn đang được xã hội khen ngợi.
Trước những thông tin trên báo chí phản ánh có sự vênh nhau, để có thông tin đa chiều về vụ việc, PV Báo điện tử Một Thế Giớiđã liên lạc được với anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách trong vụ việc.
Qua điện thoại, anh Nguyễn Thanh Phong đã cung cấp những thông tin ngược lại so với những gì báo chí vừa đăng tải.
Trước tiên, anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng tôi vẫn ghi công anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi. Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Theo lời anh Phong, thì đây là chuyến xe đường dài nên phải cần 2 tài xế. Ngoài anh Phong ra còn có tài xế nữa tên Toàn. “Lúc xe lên đèo Bảo Lộc, tôi không điều khiển mà ngồi ngay bên tài xế Toàn để quan sát. Xe có kết cấu 46 chỗ sử dụng thắng hơi. Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số và thắng không hoạt động được vì hơi chỉ còn hơn 4kg (tối thiểu xe phải có 7kg hơi)”.
Phát hiện xe gặp sự cố, xe chạy mỗi lúc một nhanh hơn, lái xe Toàn xin ý kiến anh Phong cho xe lao vào vách núi nhưng anh Phong yêu cầu lái xe điều khiển xe chạy thẳng, vì nếu đâm vào vách núi thì xe sẽ bật ra ngoài, rơi xuống vực, đồng thời hô to: “Xe bị gặp sự cố bà con dồn hết ra phía sau ngồi” đồng thời kêu anh Toàn kéo cần số cho xe chạy tiếp.
Anh Phong cũng bác bỏ thông tin báo chí nói rằng “trước khi hai xe va chạm vào nhau, hành khách trên xe la ó, thò đầu ra ngoài kêu cứu, là hoàn toàn sai sự thật”. Anh Phong cho hay xe của anh là xe kính liền, “một ngón tay còn không đưa ra được làm sao thò được cái đầu ra? Khi xe dừng lại thì hành khách mới đập kiếng để đưa trẻ em và mọi người xuống”.
Qua điện thoại, anh Phong cho biết thêm đoạn đường này xe rất thoáng và đã hết đèo, vực. “Đến khi xuống gần tới đường bằng, tôi mới vượt tiếp qua được 3 chiếc xe du lịch và tôi tính cho xe vượt qua xe tải của anh Bắc luôn chứ không có ý định va vô xe của anh Bắc. Tuy nhiên, khi đang cho xe vượt qua xe tải thì có một chiếc xe Fortuner 7 chỗ (biển số 49A-108.92) ngược chiều lại với tôi. Xe của tôi đã va chạm với chiếc xe Fortuner, khiến chiếc xe này bể kiếng chiếu hậu và kiếng cửa ngang tài. Tôi sau đó đã phải đền chiếc xe đó 10 triệu đồng”.
Sau khi va chạm với chiếc Foruner, xe khách lao tới sát chiếc xe tải, lái xe Toàn đã chủ động ghé đầu xe khách vào đuôi xe tải, rồi hai xe chạy chậm dần và dừng hẳn sau chừng 500m.
Về thông tin nói anh Bắc ra dấu cho xe anh Phong ghé đầu xe khách vào đuôi xe tải, anh Phong khẳng định tài xế xe tải không thể biết xe của anh bị mất thắng mà ra dấu. Anh Bắc chỉ biết giữ thăng bằng khi xe khách đâm vào và dừng lại. “Tôi khẳng định và nhấn mạnh rằng xe tải đã cứu hành khách trên xe tôi và anh Bắc là người giữ thăng bằng chiếc xe tải để cả 2 xe dừng lại“.
Anh Phong nhấn mạnh lại một lần nữa rằng: “Thật sự tôi cảm ơn tài xế Bắc nhưng tôi muốn nói ra sự thật là chúng tôi chủ động va vào xe tải chứ không có chuyện cả hai xe nói chuyện nhau được”.
Anh Phong kể, sau khi đâm vào xe tải, 2 xe dừng lại thì anh Bắc xuống xe, đòi giữ nguyên hiện trường. “Khi đó tôi bị kẹt chân trong buồng lái, không ra được, tôi bị dính trong chiếc xe. Nhưng mà anh ta không cứu tôi, mà anh ta muốn giữ lại hiện trường cũng như là tôi là người gây tai nạn là phải đền bù cho anh ta.
Khi xe tôi bị chập điện, bốc khói lên, dân chúng la quá thì anh ta mới lên xe tải điều khiển cho 2 xe rời nhau để người ta cứu tôi ra. Sau khi tôi được mọi người cứu ra khỏi xe thì tôi được đưa lên Bệnh viện Bảo Lộc để điều trị”, anh Phong nói.
PV cũng đã liên lạc với lái xe Phan Văn Bắc để có thông tin từ chính anh Bắc. Tuy nhiên, anh Bắc từ chối trả lời tất cả các câu hỏi của phóng viên về sự việc. Anh Bắc nói rằng bản thân anh đang rất hoang mang và không tỉnh táo nên không muốn trả lời.
Nam Phong
Posted in Báo chí cách viết, Thời Sự | Leave a Comment »
Posted by hoangtran204 trên 24/12/2015
Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội)
23-12-2015
Tình hình dân phản đối lấy đất trường học làm dự án ở Ninh Hiệp (Gia Lâm Hà Nội) đang diễn ra căng thẳng. Xin xem lại bài Học sinh Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) phản đối lấy đất trường học xây chợ và nhiều bài viết khác xung quanh dự án này, được đăng ở các trang mạng và báo chí của nhà nước. Nhiều bài báo đã đưa tin rất sớm về vụ việc này ngay từ đầu năm 2014.
Đa phần, thông tin về vụ việc này ở Ninh Hiệp, một số tờ báo nếu không phản đối dự án, nghiêng về phía tiểu thương thì cũng phản ánh khách quan như Dân trí, Lao động, vnexpress, phunutoday, Tin tức….
Bài báo đưa tin: Ông Hoàng Anh Tú, Chánh văn phòng UBND H.Gia Lâm cho biết: “Có nhận được thông tin mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại được các đối tượng lôi kéo xúi giục cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000 – 300.000 đồng/ngày”.
Bài viết đã gây bức xúc trong dư luận.
“Sự đốn mạt của báo chí độc quyền nhà nước
Tờ báo này căn cứ vào lời của một quan chức huyện Gia Lâm, viết trong nội dung bài: “Đại diện huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết, mỗi học sinh tham gia phản đối xây trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp được cho tiền từ 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, thậm chí cả vài ba trăm nghìn đồng mỗi ngày.”
Những bài báo kiểu như thế này đang làm “nhiệm vụ chính trị” để bảo vệ chế độ vốn đã thối nát, bất chấp đạo đức nghề nghiệp.
Chúng ta cần đấu tranh cho tự do báo chí, phải có báo tư nhân thì xã hội mới phát triển được”.
Trên trang youtube Hoang An, có một clip chất vấn tác giả Tuệ Nguyễn, trong đó có đoạn đối thoại như sau:
– A lô, chị Tuệ Nguyễn phải không ạ?
– Vâng ạ
– Mình ở Ninh Hiệp, mình gọi cho chị. Con mình đi biểu tình nó không được tiền, bây giờ gặp chị hay gặp ai để lấy tiền hở chị?
– Lấy tiền gì ạ?
– Chị đăng bài “Dùng tiền dụ học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại” phải không ạ?
– Ồ, Chị đứng tên bài viết mà chị lại không biết là thế nào?
– Thế bây giờ ai là người đưa cái thông tin ấy?
– Sao anh lại chất vấn như thế?
– Tôi không biết cái việc ấy.
– Chị là báo thanh niên, chị viết bài này mà chị nói được như vậy à?
– Tôi không biết cái thông tin ấy anh nhá
– Thế ai là người có thông tin, cung cấp thông tin bài viết ấy?
– Ai cho anh cái số của tôi mà anh chất vấn tôi?
– Tôi đang hỏi chị là người có trách nhiệm về bài viết ấy mà chị có trách nhiệm với thông tin ấy.
– Tôi bảo là bài này có 3 người đứng tên mà tôi không biết cái thông tin ấy.
– Chị có thể bị kiện bởi bài viết này chị Tuệ Nguyễn ạ
– Anh kiện đi.
– Ai là người cung cấp thông tin ấy cho chị?
– Tôi không biết thông tin ấy Tôi chỉ hỏi phòng giáo dục về cái chuyện là học sinh có đi học hay không thôi còn cái chuyện bao nhiêu tiền thế nào thì tôi không biết.
– Thế tức là chị đứng tên thôi còn chị không biết nội dung viết của chị là cái gì?
– Bây giờ anh cứ goi cho lãnh đạo báo anh hỏi…
Đoạn rã băng trên có thể sai một vài chữ vì có tiếng không rõ. Xin mời xem clip ở đây:
Sau đó, thấy bài viết trên báo Thanh Niên rút tên Tuệ Nguyễn ra khỏi cụm 3 tác giả, chỉ còn Anh Đan – Hải Long.
Cái tít Dùng tiền dụ học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại cũng được thêm dấu hỏi thành Dùng tiền dụ học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại?
Đoạn clip trên cho thấy lối làm việc “cưỡi ngựa xem hoa” của báo chí lâu nay, nghe ngóng một chiều rồi “dán ngay lên cột” (chữ của Tú Xương), coi thường độc giả và kiểu “chịu trách nhiệm tập thể” bằng cách ký tên cả cụm nhiều tác giả hoặc ghi chung là “nhóm phóng viên” như thường thấy. Việc này vẫn còn chưa tệ hại bằng tiếp tay cho những người có chức quyền, tức là kẻ mạnh mà không hề nghĩ đến số phận của những người dân thấp cổ bé họng.
Tôi không dám chắc nhóm 3 tác giả trên về Ninh Hiệp (có khi chỉ về đến cơ quan huyện Gia Lâm) có nhận được gì không nhưng cái kiểu làm báo về cơ sở, địa phương cầm tài liệu, nghe ngóng qua loa, nhận phong bì rồi viết theo ý những người có chức có quyền của báo chí xưa nay không có gì lạ.
Chuyện vu cáo cho người biểu tình nhận tiền đã có bài học. Đài phát thanh truyền hình Hà Nội (HTV) trong bản tin buổi trưa vào lúc 11h ngày 5/8/2012 cho biết là ‘quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người tham gia biểu tình’.
Tuy nhiên bản tin sau đó Đài phát thanh truyền hình Hà Nội đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về chuyện ‘biểu tình ăn tiền’ như đã hứa hẹn trong bản tin chiều cùng ngày.
Đấy là vết nhơ của HTV, thiết nghĩ báo Thanh niên cần lấy đó làm bài học.
23/12/2015
Anh Đan – Hải Long
23-12-2015
Cả trăm học sinh tiểu học, trung học cơ sở tập trung trước cổng trường tiểu học Ninh Hiệp phản đối xây trung tâm thương mại
Chánh văn phòng H.Gia Lâm cho biết, có nhận được tin học sinh tham gia phản đối xây trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp được cho tiền từ 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, thậm chí cả vài ba trăm nghìn đồng mỗi ngày.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khoảng 9 giờ sáng nay (23.12), hàng trăm người dân xã Ninh Hiệp, H.Gia Lâm, Hà Nội – phần đông là học sinh trung học và tiểu học, mang trống, cờ tập trung trước cổng Trường tiểu học Ninh Hiệp đánh trống, phất cờ, hò hét phản đối chủ trương xây dựng trung tâm thương mại của chính quyền.
Đến khoảng 11 giờ 30 phút, việc học sinh tập trung phản đối có “hạ nhiệt” do đến giờ ăn cơm. Người dân cũng tranh thủ về nhà ăn uống.
Ông Hoàng Việt Cường, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo H.Gia Lâm cho biết, sáng 23.12, số học sinh trở lại trường ở cả hai cấp đã có chuyển biến.
Cụ thể, Trường THCS Ninh Hiệp có hơn 300/940 học sinh tới trường; Trường tiểu học Ninh Hiệp có 867/1.646 học sinh đi học…
“Chúng tôi hy vọng số học sinh đến trường sẽ tăng từng ngày để đảm bảo việc dạy học không bị ảnh hưởng quá nặng nề”, ông Cường nói.
Ông Cường cho biết: “Cả ngày hôm qua đến sáng sớm hôm nay, chúng tôi tuyên truyền trên loa phát thanh đến từng thôn xóm, nêu rõ quyền trẻ em được đến lớp”.
“Phòng GD-ĐT đã họp cùng Hội đồng Sư phạm nhà trường, Ban đại diện phụ huynh, phân công giáo viên đến gặp trực tiếp và có thư ngỏ vận động từng học sinh đến trường. Nhắn tin qua sổ liên lạc điện tử để tuyên truyền bố mẹ cho con đi học trở lại”, đại diện UBND huyện Gia Lâm cho biết.
Cảnh học sinh ở xã Ninh Hiệp tập trung phản đối xây trung tâm thương mại sáng 23.12
Đến hơn 11 giờ trưa, đám đông tạm giải tán về ăn cơm
Sáng nay, H.Gia Lâm đã họp để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, ban ngành cùng tham gia phối hợp giải quyết vụ việc.
Ông Hoàng Anh Tú, Chánh văn phòng UBND H.Gia Lâm cho biết: “Có nhận được thông tin mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại được các đối tượng lôi kéo xúi giục cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000 – 300.000 đồng/ngày”.
____
Tuệ Nguyễn
23-12-2015
Học sinh thay vì đến trường lại theo bố mẹ đi “biểu tình” phản đối xây trung tâm thương mại. Ảnh: Báo Thanh Niên
Để phản đối quyết định của UBND xã lấy bãi gửi xe sau chợ xây trung tâm thương mại, người dân xã Ninh Hiệp, H.Gia Lâm, Hà Nội đã đồng loạt cho con nghỉ học tại 2 Trường tiểu học và THCS Ninh Hiệp.
Ngày 22.12, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Việt Cường, Trưởng phòng GD-ĐT H.Gia Lâm, cho biết: đây là ngày thứ hai phụ huynh không cho học sinh đi học để đi biểu tình và tình hình còn đáng buồn hơn. Nếu như ngày đầu tiên trường tiểu học Ninh Hiệp còn có 269 học sinh đến lớp thì ngày thứ hai con số này chỉ còn chưa đầy 100 học sinh.
Tại Trường THCS Ninh Hiệp sáng 22.12 dù có vài học sinh vẫn đến trường nhưng bị một số đối tượng ngăn cản, nên hầu như không có học sinh nào vào được trường để học. Mọi hoạt động dạy học của trường này phải tạm dừng. Còn trường tiểu học Ninh Hiệp thì chỉ có 96/1.646 học sinh đến lớp, có lớp chỉ có vài học sinh. Do vậy, trường này cũng chỉ dạy học cầm chừng, chủ yếu là trông giữ trẻ.
Ông Cường cho biết, ngay sau sự việc xảy ra, Phòng GD-ĐT đã có văn bản báo cáo Sở GD-ĐT và lãnh đạo chính quyền địa phương vì ngành GD-ĐT hoàn toàn bị động và bất ngờ; đề nghị lãnh đạo huyện, xã tăng cường lực lượng an ninh để giữ gìn trật tự. Đồng thời, nghị UBND huyện phối hợp với mọi lực lượng chức năng, tìm nhiều cách khác nhau để vận động phụ huynh cho con đi học trở lại.
Ông Cường nói: “Nguồn gốc của sự việc là người dân phản đối việc xây trung tâm thương mại, không liên quan gì đến các nhà trường và ngành giáo dục nên chúng tôi cũng rất mong muốn phụ huynh cho các cháu trở lại trường, tránh làm ảnh hưởng đến việc học tập của chính con em mình. Việc hàng loạt học sinh nghỉ học một cách bất thường như vậy dù chỉ một ngày cũng khiến chúng tôi rất sốt ruột và lo lắng, đặc biệt là với những học sinh cuối cấp, học sinh lớp 9 đang gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10”.
Lãnh đạo trường THCS Ninh Hiệp chia sẻ: “Dù việc xảy ra không hề do lỗi của trường học nhưng việc dạy và học lại bị ảnh hưởng nặng nề. Khi ban giám hiệu và giáo viên ra ngoài cổng trường vận động phụ huynh cho con đi học trở lại thì còn bị người dân la lối, “kết tội” là nhà trường “về hùa” với doanh nghiệp, đứng về phía doanh nghiệp chứ không bảo vệ người dân…”
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Sở GD-ĐT đã nhận được báo cáo của Phòng GD-ĐT H.Gia Lâm và đang theo dõi sát sao vụ việc. “Dưới góc độ của ngành GD-ĐT, chúng tôi cho rằng, người lớn đấu tranh giành quyền lợi cho mình mà tước đi quyền lợi học tập của trẻ em là rất sai trái. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này thì hoàn toàn không nên, bởi cái lợi chưa thấy nhưng cái hại trước mắt về việc học tập của các em là rất rõ”, ông Thống nói.
____
Mời xem thêm: Học sinh Ninh Hiệp nhận tiền để nghỉ học, phản đối xây khu thương mại? (TT). – Ninh Hiệp, hàng nghìn học sinh bị chặn, không cho vào trường(PL+).
Mời các bạn ghé đọc anhbasam
Posted in Báo chí cách viết, Lưu manh đỏ | Leave a Comment »
Posted by hoangtran204 trên 01/12/2015
Muốn biết sự thật ra sao trong các bản tin đăng trên báo chí VN, ta chỉ cần nghĩ theo hướng ngược lại.
30-11-2015
CTV Danlambao – Tài xế Nguyễn Bảo Toàn, sinh năm 1978, quê ở Bình Định vừa bị lực lượng CA tạm giữ hình sự với cáo buộc mang tên “chống người thi hành công vụ”. Theo một số trang báo mạng của nhà nước, ông Toàn bị bắt vì đã “đánh bầm dập” một thượng uý cảnh sát giao thông tên Võ Văn Thoại đến mức phải “nhập viện” vào hôm 30/11/2015 tại khu vực cầu vượt Thủ Đức.
Ngay lập tức, một đoạn video clip do người dân ghi lại tại hiện trường đã cho thấy một sự thật hoàn toàn khác với những thông tin do phía CA đưa ra trước đó.
A lô a lố…hú hú…Qua giờ ùm xùm vụ tài xế xe tải quýnh CSGT trên xa lộ nè!
…
Mấy báo đăng vầy!
Chuyện xảy ra lúc 9:00 sáng 30.11, CSGT Đội Rạch Chiếc (Q.9), Công an TP.HCM đang làm nhiệm vụ trên xa lộ Hà Nội, đoạn gần cầu vượt Thủ Đức, đã phát hiện xe tải loại 10 tấn do tài xế Nguyễn Bảo Toàn (SN 1976, quê Bình Định) chạy sai làn đường nên yêu cầu dừng kiểm tra.
Anh Toàn leo xuống nhưng không trình giấy tờ mà cãi lại rồi lên xe bỏ chạy. Phe CSGT đuổi theo gần 300m thì chặn được, thượng úy Võ Văn Thoại leo lên cửa xe yêu cầu dừng lại nhưng Toàn vẫn không chấp hành. Khi xe tải di chuyển, Thoại với tay rút chìa khóa thì bị Toàn đạp vào người. Thoại ôm chân Toàn làm cả 2 ngã xuống đường. Nằm dưới đường Toàn vẫn tiếp tục dùng chân đạp Thoại nhưng bị người dân ngăn cản.
Công an phường Tân Phú đã bắt, tạm giữ hình sự Toàn và đang củng cố hồ sơ giao cho CA quận 9. Toàn có khả năng bị xử phạt vì hành vi “Chống người thi hành công vụ”.
….
Rồi, giờ nghe Toàn khai gì ở trụ sở CA P. Tân Phú (Q.9).
“Khi dừng xe lại các đ/c CSGT yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ thì tôi nói “Tôi đi đúng làn đường mà sếp!”. CSGT kêu tôi đưa giấy tờ nhưng tôi không đưa, thì một CSGT nhào lên xe và đánh tôi một cái. Chiến sĩ CSGT này sau đó rút chìa khóa xe tôi rồi 2 người giằng co trên xe và anh đánh tôi quá chừng”
Báo Người lao động thuật lại lời Toàn, do quá sợ nên anh lên xe bỏ chạy thì thượng úy Võ Văn Thoại dùng xe công vụ đuổi theo. Đến gần khu vực KDL Suối Tiên, Thoại chặn được xe Toàn rồi leo lên cửa xe yêu cầu Toàn chấp hành. Toàn nói, có gì từ từ xuống xe nói chuyện. Hai người tiếp tục giằng co khiến chiếc điện thoại của Thoại rơi xuống đất. “Tôi thấy điện thoại anh rơi liền đi xuống lấy rồi đưa cho một CSGT khác!”
>>> Và đây nữa, bạn trên #otosaigon.com cung cấp clip về Thoại và Toàn lúc rơi khỏi xe nè nha: https://www.youtube.com/watch…
…..
Một bạn nhà báo viết mảng điều tra cho hay: “Nhiều tài xế xe tải từng là nạn nhân của Thoại. Trên xa lộ, có cả ngàn người là nạn nhân chứ không phải một.”. Túm lại, đây là vụ án…Lộn Cái Làn!
– Đ/c Võ Văn Thoại khá nổi tiếng từ hồi còn trung úy, hổng tin coi nè!
Đòi “phạt” 4 triệu đồng vì không thắt dây an toàn!
Theo hồ sơ, khoảng 5h ngày 19.6, tài xế Huỳnh Văn Khánh (ngụ An Giang) điều khiển xe tải BKS 67C-02482 lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng TPHCM đi Đồng Nai, ngang địa bàn quận 9 thì bị một trung úy CSGT tuýt còi do tài xế không thắt dây an toàn.
Nghi ngờ xe quá tải, trung úy giữ chứng minh nhân dân và giấy đăng ký xe nhưng không lập biên bản và yêu cầu tài xế Khánh chạy xe đến trạm xăng Hiệp Phú 2 (đóng tại Dĩ An, Bình Dương) để “tự cân xe”. Một người đàn ông chạy xe ôm đứng gần chốt trực nhận lời dẫn anh Khánh đến trạm cân để lấy tiền công. Anh Khánh cân xong, người chạy xe ôm đưa anh quay về chốt thì đã đến giờ giao ca của CSGT. Lúc này, trung úy “giao” việc xử lý lại cho người chạy xe ôm và chạy xe về trạm.
Từ sáng đến trưa cùng ngay, anh Khánh không tìm được trung úy đã giữ giấy tờ của mình, trong khi tay lái xe ôm nói muốn được trả giấy thì chi 3 triệu đồng. Nghi ngờ gặp phải CSGT giả, anh Khánh cầu cứu đến báo chí. Trong vai chủ xe, phóng viên liên lạc với người chạy xe ôm và được người này hướng dẫn cách thức “chuộc” lại giấy tờ. Tuy nhiên, người này yêu cầu tiền “chuộc” phải tăng thêm một triệu đồng với lý do “phải chi cho một sếp”.
Chiều 19.6, người chạy xe ôm này chở anh Khánh đi xe gắn máy BKS 59B1-080.53 đến trước cổng trụ sở đội CSGT Rạch Chiếc. Tại đây, người này buộc anh Khánh phải chi trước 1 triệu đồng, phần còn lại sẽ chi cho người trả giấy. Tuy nhiên, ngay sau đó người đàn ông này biến mất, còn giấy tờ thì không thấy đâu.
Anh Khánh đã tường trình toàn bộ sự việc tại đội CSGT Rạch Chiếc. Theo thiếu tá Hội, người giữ giấy tờ của anh Khánh là trung úy Võ Văn Thoại. “Chúng tôi sẽ làm rõ đối tượng chạy xe ôm là ai và chắc chắc sẽ có xử lý đối với trung úy Thoại vì quy trình tuần tra kiểm soát có sai phạm” – thiếu tá Hội nói. Tại buổi làm việc với anh Khánh, thiếu tá Hội cũng đã chép hình ảnh, ghi âm liên quan đến vụ việc để làm cơ sở xử lý.
Posted in Báo chí cách viết, Công An, Dối trá -Gạt gẫm-Tuyên truyền, Thời Sự | Leave a Comment »
Posted by hoangtran204 trên 03/11/2015
Bùi Văn Phú
1-11-2015
Hôm đầu tháng Mười vừa qua, giải Nobel Y học đã được ủy ban tuyển chọn trao cho ba nhà nghiên cứu là Tu Youyou từ Trung Quốc, William Campbell từ Ireland và Satoshi Omura từ Nhật Bản.
Công trình nghiên cứu của bà Tu là tìm ra thuốc chống sốt rét từ một loại cây trong thập niên 1960. Ông Campbell và ông Omura tìm ra phương pháp trị liệu nhiễm trùng cho người mắc bệnh do ký sinh trùng trong giun tròn sinh sản nơi sông hồ.
Bà Tu sẽ nhận được một nửa số tiền giải thưởng, tức khoảng 480 nghìn đôla, và hai nhà nghiên cứu Campbell và Omura chia nhau nửa còn lại.
Truyền thông quốc tế đưa tin đều nhắc đến sự kiện công trình nghiên cứu về thuốc chống sốt rét của bà Tu là với mục đích giúp giảm số tử vong của binh lính cộng sản chiến đấu chống Mỹ tại chiến trường Việt Nam. Lính cộng sản nào thì có báo đưa tin đó là lính Trung Quốc, có báo cho biết đó là bộ đội Bắc Việt.
Sau khi thông tin được đưa ra, phía Việt Nam đã có nhiều người lên tiếng phủ nhận việc thuốc chống sốt rét của bà Tu đã được dùng để chữa trị bộ đội cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Các mạng truyền thông thế giới đã đưa tin về bà Tu và giải Nobel Y học như sau:
Mạng BBC Tiếng Anh: “Năm 1967 lãnh tụ cộng sản Mao Trạch Đông quyết định là có một nhu cầu khẩn trương cấp quốc gia trong việc tìm ra cách chữa bệnh sốt rét vì, vào thời điểm đó, bệnh này do muỗi gây ra lan tràn nên đang giết chết lính Trung Quốc đang đánh nhau với Mỹ trong rừng ở Bắc Việt Nam. Một đơn vị nghiên cứu bí mật đã được thành lập để tìm cách chữa trị bệnh này.”
Kênh truyền hình CNN: “Dự án 523 được hình thành vào năm 1967 bởi Chủ tịch Mao Trạch Đông là người muốn giúp binh lính cộng sản đang chiến đấu trong rừng đầy muỗi ở Việt Nam, nơi mà họ đang chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn.” (http://www.cnn.com/2015/10/06/asia/china-malaria-nobel-prize-tu-youyou/index.html)
Mạng slate.com: “Thuốc được tìm ra năm 1967 nằm trong một dự án có mục đích chống sốt rét ở nơi trước đây gọi là Miền Bắc Việt Nam và ở miền Nam Trung Quốc. Dự án 523, tên số được đặt theo ngày khởi xướng là tháng 5 ngày 23 năm 1967 với sự tham gia của hơn 500 nhà nghiên cứu từ 60 học viện trên toàn quốc [Trung Quốc] trong đó có bà Tu, lúc đó là một nghiên cứu sinh”
Báo The Telegraph: “Qua nghiên cứu dành cho binh lính cộng sản đang chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thuốc chữa bệnh của Tu Youyou là đột phá chủ yếu trong việc chống sốt rét trên toàn cầu.”
Tờ báo này viết thêm: “Căn bệnh cũng đang gây thiệt hại nặng trong quân đội đồng minh cộng sản của Trung Quốc là Bắc Việt, với số bộ đội chết vì sốt rét trong rừng trong cuộc chiến chống lại quân Mỹ nhiều hơn là chết vì bom đạn Mỹ.”
Báo The New York Times: “Bắc Việt, một đồng minh quan trọng đang ở vào giữa thời kỳ chiến tranh với Mỹ, đã yêu cầu tìm cách giảm số bộ đội chết vì bệnh sốt rét, mà thuốc chloroquine đã trở nên ít hiệu nghiệm. Bệnh sốt rét cũng giết chết rất nhiều người sinh sống ở miền nam Trung Quốc.”
Thông tin phổ biến cho biết bà Tu Youyou khi làm công tác nghiên cứu đã tìm ra Artemisinin từ cây thanh hao hoa là dược tố được dùng để chế biến thuốc chống sốt rét.
Khám phá đó nằm trong một dự án bí mật do Chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng năm 1967 vào thời kỳ Cách mạng văn hóa nên phải giữ kín.
Dược tố Artemisinin được tìm ra năm 1967, qua Dự án 523, nhưng đã không được chính thức công bố cho đến năm 1979. Khi khám phá này được phổ biến cũng không ghi tên bà Tu Youyou mà chỉ ghi “Nhóm Thanh Hao hoa Phối hợp Nghiên cứu chống Sốt rét”.
Vì bà Tu không là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nên khi được trao giải Nobel Y học thì đã có những tranh cãi liên quan đến việc có phải chính bà Tu tìm ra thuốc chống sốt rét, hay là một nhóm nhà khoa học và nghiên cứu làm việc chung với bà tại viện nghiên cứu thuốc nam.
Trong nhiều năm, những khám phá của bà Tu về dược tố này không được giới chức khoa học tại Trung Quốc nhắc tới. Cho đến năm 2011 hai nhà nghiên cứu Louis Miller và Su Xinzhuan từ Học viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ trong khi tìm hiểu về Artemisinin đã công nhận đó là thành quả của bà Tu Youyou.
Bà Tu, năm nay 84 tuổi, thời sinh viên học ngành dược và đã có nhiều năm làm nghiên cứu tại Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên bà ít được biết đến ở Trung Quốc vì bà không được coi là thuộc giới hàn lâm. Bà được gọi là người phụ nữ “Ba không” vì bà: không có bằng bác sĩ y khoa, không có bằng tiến sĩ và không bao giờ làm việc ở nước ngoài.
Đối với giới nghiên cứu về bệnh sốt rét của Việt Nam, thông tin về Dự án 523 với mục đích giúp làm giảm số tử vong của bộ đội cộng sản Bắc Việt trong thời chiến tranh chống Mỹ là không đúng sự thực.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh có bài viết trên báo Dân Trí hôm 16/10/2015 với dẫn chứng từ nhiều giới chức y tế Việt Nam phủ nhận mục đích của Dự án 523.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh là con trai của cố giáo sư Đặng Văn Ngữ. Ông kể rằng cha ông đã chết tại chiến trường Trị Thiên vào tháng 4/1967 khi đang nghiên cứu cách chữa trị bệnh sốt rét cho bộ đội. Một tuần sau đó, nơi làm việc của bác sĩ Ngữ tại Viện Sốt rét ở Hà Nội cũng bị trúng bom Mỹ nên nhiều công trình nghiên cứu của giáo sư Ngữ đã bị thiêu hủy và việc nghiên cứu vaccin chống sốt rét đã phải ngưng lại.
Sau khi biết được những thông tin về thuốc chống sốt rét liên quan đến bộ đội Việt Nam, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã gặp bác sĩ Nguyễn Tiến Bửu và ghi lại:
“Tôi liền gặp bác sỹ Nguyễn Tiến Bửu, Trưởng đoàn chống sốt rét đi vào chiến trường Trị-Thiên năm 1967 cùng với giáo sư Đặng Văn Ngữ để nghiên cứu vaccin chống sốt rét cho bộ đội. Bác sỹ Bửu rất ngạc nhiên về cái tin liên quan đến thuốc của bà Đồ U U (Tu Youyou) đã cứu chữa cho bộ đội Việt Nam. Là người làm việc tại Viện Sốt rét liên tục từ năm 1957 đến năm 1992 trước khi nghỉ hưu, bác sĩ Bửu chưa từng được nghe về dự án 523 do Trung Quốc lập ra để tìm thuốc chống sốt rét cứu bộ đội Việt Nam trong chiến tranh như báo The Guardian và tờ Telegraph của Anh đưa tin.”
Ngày 20/10/2015 báo Dân Trí có bài phỏng vấn giáo sư Lê Ngọc Trọng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. Bài báo trích lời giáo sư Trọng:
“Những năm 80, khi làm giám đốc bệnh viện trên Thái Nguyên, có bệnh nhân sốt rét ác tính vào. Anh em trong viện có rỉ tai về loại thuốc của Trung Quốc chữa sốt rét. Thế nhưng thời điểm đó, Việt Nam Chưa có phác đồ sử dụng nên chúng tôi không dùng. Được áp dụng phác đồ điều trị thời điểm đó, người bệnh cũng qua khỏi. Mãi đến năm 1992 Việt Nam mới bắt đầu sử dụng Artemisine trong điều trị sốt rét ác tính. Thuốc này được chiết xuất từ cây thanh hao hoa vàng và có tác dụng rất tốt với sốt rét ác tính, chặn đứng được sự phát triển của bệnh, giảm tỉ lệ tử vong rất nhiều.”
Ghi lại những diễn tiến liên quan đến nghiên cứu chống sốt rét tại Việt Nam theo như giáo sư Trọng kể lại, qua bài báo:
“Để tìm ra chiết xuất này từ cây thanh hao hoa vàng, công đầu là của người Trung Quốc. Nhưng thuốc sử dụng tại Việt Nam, là do một nghiên cứu sinh Việt Nam mang cây thanh hao hoa vàng sang Hungari nghiên cứu, phát hiện chiết xuất ra Artemisine và mang về Việt Nam. Viện sốt rét kí sinh trùng côn trùng Việt Nam là nơi đầu tiên bắt đầu thí điểm loại thuốc này. Đến năm 1992, sau rất nhiều hội thảo khoa học, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, GS Phạm Song quyết định cho dùng Artemisine tại Việt Nam từ năm 1992. Như vậy, trước năm 1992 Việt Nam chưa từngsử dụng Artemisine trong điều trị sốt rét. Vì thế, khó có thể nói nước láng giềng đã viện trợ thuốc này để chữa cho bộ đội Việt Nam.”
Bài báo của đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng trích lời bác sĩ Nguyễn Tiến Bửu nói rằng Trung Quốc đã không giúp chữa chống sốt rét cho bộ đội, vì chủ yếu vẫn sử dụng thuốc Tây như Cloroquine, Quinine, Paludrine, Quinaquine…
“Nếu bên dược có nhập Artemisinin của Trung Quốc về để điều trị cho bộ đội và nhân dân thì Viện Sốt rét phải là nơi được thông báo đầu tiên để kiểm định trước khi đem ra dùng”. Bác sĩ Bửu cho biết điều đó đã không xảy ra.
Những thông tin mới nhất đưa ra nhân dịp bà Tu Youyou được trao giải cho biết thuốc chống sốt rét của bà khám phá ra không được binh lính Trung Quốc dùng cho đến năm 1979, khi có chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Sự kiện giải Nobel Y học được trao cho bà Tu Youyou về thuốc chống sốt rét có liên quan đến binh lính cộng sản trong thập niên 1960, là thời kỳ cao điểm của cuộc chiến, cho thấy Trung Quốc đã đưa hàng trăm nghìn binh lính vào Bắc Việt để hỗ trợ miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ. Vì nếu không có nhiều binh lính tại Việt Nam, chính phủ của Chủ tịch Mao Trạch Đông đâu phải quan tâm đến số lính bị chết vì sốt rét mà đưa ra Dự án 523 để tìm cách giảm số tử vong.
Trong khi đó, mấy năm trước đây, giáo sư Li Guoqian của Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc ở Quảng Châu khi viết về thuốc chống sốt rét và Dự án 523 có ghi rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu Chủ tịch Mao Trạch Đông giúp Việt Nam tìm cách chống lại bệnh sốt rét đang giết chết nhiều bộ đội.
Qua đó, Dự án 523 được thành hình để nghiên cứu thuốc chống sốt rét và ngày nay đã đem đến cho Trung Quốc giải Nobel Y học 2015.
Posted in Báo chí cách viết, Thuốc tây | Leave a Comment »
Posted by hoangtran204 trên 03/01/2013
Lời tựa của TH: Người VN có nhiều từ rất hay: thơ nô, văn nô, bút nô, ca nô,…để chỉ những người dùng biệt tài của mình bênh vực đảng CSVN để được vinh thân phì da, hưởng chút lợi lộc, tiền bạc, chức vụ…họ bất chấp tất cả chỉ cam tâm phục vụ để đổi lấy chữ nô. Thơ nô có Tố Hữu, văn nô có rất nhiều, nhà báo biến thành nô bộc thì gọi là báo nô, hay bút nô.
Blog của Nguyễn Đức Hiển (blog Bố Cu Hưng) đã từng có nhiều bạn đọc trong những năm 2006-2009. Nhưng , sau khi được đảng cân nhắc lên chức Tổng Thư Ký báo Pháp Luật Thành Phố, tác giả đã dần dần thay đổi cách viết và lập luận. Chắc có lẻ bị nhiều blogger phê bình lắm, nên tác giả khóa hết phản hồi dưới các bài viết trên blog của tác giả. Tác giả Nguyễn Đức Hiển nhắc cho các blogger nhớ đến BEO BLOG của HỒ THỊ THU HỒNG. Người vừa bị cách chức tổng biên tập, tờ báo Thể thao – Văn hóa, cách đây 2 tháng
*Hồi còn yahoo 360! khoảng 2006-2009, Bố Cu Hưng tức nhà báo Nguyễn Đức Hiển và Hồ Thu Hồng (Beo Blog) khá tương phản nhau trong các bài viết. Nhưng đặc biệt, có lần họ trở thành một cặp “song kiếm hợp bích”, họ bênh vực nhau kín đáo, và đã tìm cách tố cáo Huy Đức như sau:
Trong mục giới thiệu bài viết và thông tin trên mạng này, chúng tôi cũng đã giới thiệu ý kiến của nhà báo Hồ Thu Hồng về trang Bauxite Việt Nam.
Nhà báo Đức Hiển lên tiếng về vụ Hồ Thu Hồng – Osin Huy Đức talawas blog
Nguyễn Đức Hiển
13-9-2009
Về bài “Osin Huy Đức” của nhà báo Hồ Thu Hồng, người “cầm trịch” tờ Thể thao TPHCM từ ngày 08/12/2008 thay thế Tổng Biên tập Thái Phong Sương đã nghỉ hưu, đồng thời là chủ nhân của blog Beo, nhà báo Đức Hiển, quyền Tổng Thư ký báo Pháp luật TPHCM, tức blogger Bố Cu Hưng, vừa có “đôi lời với chị Thu Hồng“, liên quan đến vụ gặp ông Đại sứ Hoa Kỳ Michalak:
Thứ nhất, Đại sứ Mỹ Michael W. Michalak có mời bốn nhà báo gồm Huy Đức, hai đồng nghiệp ở Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn và tôi đi uống cà phê. Ông Đại sứ không mời trực tiếp tôi mà thông qua Phòng Thông tin lãnh sự quán Hoa Kỳ, nơi này lại thông qua Tổng Biên Tập báo Pháp Luật TPHCM. Tôi xem đó là việc tiếp xúc bình thường của nhà báo và nhận lời . Vì thế, đây không phải là việc “tụ tập một nhóm những người iêu nước Mỹ”. Các đồng nghiệp Tuổi Trẻ, TBKTSG chắc cũng đồng ý điều đó.
Thứ hai, tại cuộc gặp, tôi chỉ nói chuyện và tìm hiểu về những điều bạn đọc của Báo quan tâm như thủ tục cấp visa cho du học sinh Việt Nam. Nếu Osin trình báo cho A.25 nội dung này, chắc cũng không sao. Hơn nữa, vì là công việc nên sau đó tôi báo cáo với Ban Biên Tập- bằng văn bản- nội dung cuộc tiếp xúc. Nếu A.25 hỏi, chắc chắn BBT của Báo cũng sẽ cung cấp.
Chị Hồng có thể có thông tin và xem tôi như nạn nhân bị Huy Đức chơi xấu. Tuy nhiên, về phía mình, tôi cũng muốn nói lại như trên.
————————————–
Năm 2013, Nguyễn Đức Hiển, tức Bố Cu Hưng có bài báo Cuốn sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử phê bình tác phẩm Bên Thắng Cuộc của Huy Đức và có nhiều bạn đọc viết trên tờ danluan.org phản hồi như sau:
Trương Đình Trung
2-1-2013
Tác giả gửi tới Dân Luận dưới dạng phản hồi
Theo tôi, quyển Bên Thắng Cuộc (BTC) không phải là môt quyển sách lịch sử. Huy Đức đã không có chủ ý tự biến mình thành một sử gia. Quyển sách, tuy nói về một giai đoạn lịch sử, được viết theo phong cách một phóng sự trường thiên của một nhà báo. Tác giả đã viết với tư cách đó về một giai đoạn lịch sử, nhưng theo góc độ nhận định của bản thân, không chịu gò bó trong lối nhìn chính thức của chế độ hiện thời.
Tôi không đồng ý với một số điểm của Nguyễn Đức Hiển nêu ra trong bài báo trên Pháp Luật TP Hồ Chí Minh:
1. Nỗ lực chống Pháp không chỉ là của riêng của đảng CSVN, mà là của chung của mọi người Việt Nam thuộc nhiều khuynh hướng chính trị. Trong cuộc đấu tranh ấy, đảng CSVN đã luôn cố giành độc quyền lãnh đạo, tìm cách thủ tiêu, loại trừ những chính đảng khác, những chính khách khác, không cùng chính kiến với mình. Vì lý do đó, những chính đảng và những người Việt Nam không chấp nhận chủ trương CS đã phải tìm cách củng cố một Miền Nam riêng cho những người-Việt-Nam-không-CS. Chính điều này, đến lượt nó, nêu rõ sự khác biệt giữa hai cuộc chiến tranh: Cuộc Kháng Chiến chống Pháp từ 1946-1954, và Cuộc Nội Chiến Nam-Bắc từ 1960-1975. Khi cố gắng xoá mờ sự khác biệt giữa hai cuộc chiến đó, Hiển đã chỉ lặp lại luận điệu xuyên tạc lịch sử đã có từ lâu của đảng CSVN mà thôi; luận điệu đó cố tình đồng nhất giữa đảng CSVN và toàn dân tộc VN, phủ nhận một sự thật lịch sử là đã từ lâu có hàng triệu triệu người VN, khi đã biết rõ bản chất của CS, đã không chấp nhận chủ nghĩa ấy và muốn xây dựng VN theo chế độ nhân bản và dân tộc hơn. Và sự sụp đổ của hệ thống các nước CS từ năm 1991 cho đến nay chứng tỏ hùng hồn rằng những người VN không CS, tức những người quốc gia, đã có lựa chọn đúng đắn về chế độ chính trị. Việc “Đổi Mới” và thực chất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay lại càng là bằng chứng khác, hùng hồn hơn, về sự lưạ chọn đúng đắn đó.
2. Đề cập đến vấn đề tù cải tạo trong sách BTC, Nguyễn Đức Hiển đem sự ngược đãi của nhà tù VNCH đối với các tù chính trị VC ra bào chữa cho chính sách tập trung “cải tạo” vô nhân đạo của nhà cầm quyền CS,sau 1975. Làm như vậy, Hiển đã phạm hai sai lầm:
– Lấy cớ người kia làm điều xấu, rôi mình làm xấu theo là nguỵ biện. Cứ cho rằng chế độ tù của VNCH đối với VC là độc ác và tàn bạo đi. Nhưng không lẽ điều đó đủ biện minh cho sự hành xử vô nhân đạo của nhà cầm quyền CS, sau 1975, đối với sĩ quan và viên chức Miền Nam?
– Nhà tù của VNCH đối với các cán bộ VC nằm trong bối cảnh khi cuộc chiến đang diễn ra, hai bên đang đánh nhau chí tử. Trong lúc đó, các trại “cải tạo” của nhà cầm quyền CS đối với sĩ quan MN nằm trong khung cảnh khi chiến tranh đã kết thúc, quân đội miền Nam đã đầu hàng hoàn toàn, không còn kháng cự nữa. Như vậy việc đem hai điều đó ra so sánh là sai, không những về lý luận mà cả về đạo đức.
Đã gần 40 năm qua rồi kể từ khi kết thúc chiến tranh, người VN ở khắp nơi nên nỗ lực thoát ra khỏi các định kiến, tạo ra do sự tuyên truyền xuyên tạc, thành tâm nhìn vào những sai lầm đã qua, nỗ lực đến với nhau trong tinh thần hoà giải, đoàn kết toàn dân tộc, rủ bỏ những gì ngoại lai đã gây ra vô số tổn hại vật chất-tinh thần cho Đất Nước, đoàn kết nhau lại để đối đầu với hiểm hoạ ngàn đời phương Bắc đang sừng sững trước mắt.
Có thể không đồng ý với Huy Đức, nhưng nên để cho tiếng nói của Huy Đức được cất lên tự do, mà không nên cấm đoán. Nếu muốn những tiếng nói như của Huy Đức không rơi vào phiến diện, không chính xác thì hay nhất là những ai không đồng ý với anh ta, như Nguyễn Đức Hiển chẳng hạn, cũng cần phải tỏ ra khách quan và công minh trong nhận định về lịch sử của mình một cách tương xứng.
Cái logic trong bài báo của NĐH trên Pháp luật TP HCM hơi bị funny. Ví dụ như sau:
Huy Đức: 1975 là kết thúc 20 năm “huynh đệ tương tàn”.
Đức Hiển: Thiên kiến vậy cha! Cuộc kháng chiến ấy bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước.
Huy Đức: Khi thất trận vào tháng 4/1975 đã có những tướng lĩnh Sài Gòn tuẫn tiết.
Đức Hiển: Thiên kiến quá! Sao không kể chuyện lính Cộng sản hy sinh trong chiến tranh???
Huy Đức: Sau khi thống nhất đất nước, hàng vạn sỹ quan, viên chức của VNCH đã bị lừa đưa đi cải tạo.
Đức Hiển: Ơ kìa, còn chuyện VNCH đối xử tệ hại với tù binh của miền Bắc trong khi chiến tranh thì sao không kể? Thiên kiến vậy sao cha?
Túm lại, mình vẫn chưa rõ ý của Đức Hiển có phải là muốn đề nghị Huy Đức viết 1 cuốn tổng tập lịch sử Việt Nam từ 1858 tới nay, ghi nhận quan điểm và các sự kiện xảy ra của tất cả các bên từ bên thắng cuộc, bên thua cuộc cho tới bên trùm chăn, bên tắt đèn… cho nó thực sự là khách quan, đa chiều?
Nếu tóm gọn lại thì cái thông điệp mà NĐH (tỏ ra) muốn chuyển tải trong bài viết của mình là câu này: “Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa”. Mình đang hình dung ra cảnh anh đang hùng hồn phát biểu câu này với cố GS. Trần Huy Liệu, với GS. Phan Huy Lê, những người viết SGK Lịch sử ở Việt Nam, với thầy giáo dạy Lịch sử cho con trai của anh ở trường, hay với Trưởng ban Tuyên giáo TW. Không biết các vị ấy có cười nửa miệng hay sẽ chột dạ, nghĩ thằng này phản động, định mỉa mai gì đối với lịch sử của “chúng ta”?
Dù sao đi nữa thì mình cũng mơ tới 1 ngày kia, những thứ lịch sử và không chỉ lịch sử mà cả chúng ta lẫn con cái chúng ta đang bị nhồi nhét hàng ngày đến mức phát nôn sẽ không phải là một thứ lịch sử “được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến”. Bên Thắng Cuộc chính là 1 cố gắng để đạt được điều đó, bằng cách đưa ra một góc nhìn khác, kể về những thân phận khác, những người bị vùi dập, bị làm ô nhục, đục tên và xé bỏ các câu chuyện trong SGK Lịch sử chính thống, báo chí chính thống, tác phẩm được xuất bản chính thống. Đó là gì, nếu không phải là một cố gắng làm giảm sự thiên kiến trong ghi chép lịch sử, và quan trọng hơn nữa, là làm giảm sự thiên kiến trong cách nhìn nhận, cách tư duy và sự thấu cảm của con người?
—————————————————–
Nguyễn quang Lập, một nhà văn ở trong nước, phê bình về bài báo của Đức Hiển:
http://quechoa.vn/2013/01/02/ve-mot-cai-nhin-thien-kien/#more-30348
Về một cái nhìn thiên kiến
NQL: Mình đã đọc bài của nhà báo Đức Hiển ( tại đây) và thấy rằng thực sự Đức Hiển đã có cái nhìn rất chi là thiên kiến về cuốn Bên thắng cuộc.
Chỉ riêng việc Đức Hiển nói đoạn này: “Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam.” … đủ cho thấy hoặc Đức Hiển không phân biệt được thế nào là đối xử với hàng binh sau chiến tranh và thế nào là đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến; hoặc đó là lối tư duy qui chụp mà Đức Hiển luôn luôn phản đối nhưng chính anh lại không sao thoát ra được. Rất buồn. Đáng lẽ phải viết một bài, nhưng thôi, vì mình biết chính Đức Hiển cũng thừa sức viết lại bài đập lại bài của Đức Hiển và chỉ ra được tính bút nô của bài báo này.
NGUYỄN ĐỨC HIỂN
TP.HCM ngày 2-1-2013
Bên thắng cuộc là cuốn sách gồm hai tập của Huy Đức. Phần I với tựa đề Giải phóng đã phát hành trên mạng Internet từ trung tuần tháng 12-2012. Nội dung xoay quanh những diễn biến tại Việt Nam từ sau ngày thống nhất 30-4-1975. Lời đầu sách, tác giả viết “không ai có thể bước tới tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ. Nhất là một quá khứ chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.
Ngày thống nhất
30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”.
Ngay những dòng đầu tiên của chương đầu tiên, tác giả đã gói cuộc chiến chống ngoại xâm vỏn vẹn vào 20 năm. Song cuộc kháng chiến ấy thật sự bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước đó, khi người lính đầu tiên của quân xâm lược Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam. Từ đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, người Mỹ đã bộc lộ âm mưu can thiệp vào Việt Nam từ trận Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến giành độc lập vì vậy đã trải qua thêm một chương bi tráng và khốc liệt: chống Mỹ.
Sự thật không thể phủ nhận là người Pháp đã khởi đầu chiến tranh, người Mỹ thay vai chuyển nó sang một giai đoạn khác và cả dân tộc này đã đổ máu xương để kết thúc nó. Không phải chỉ có 20 năm và càng không thể là cuộc chiến“da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”như Huy Đức đã viết.
Lịch sử diễn ra liên tục nhưng trong Bên thắng cuộc, nó bị cắt khúc ra, nhìn nhận như là cuộc chiến ý thức hệ, cuộc nội chiến Nam-Bắc của nội bộ người Việt từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Cách lập luận này, người Mỹ đã nói từ mấy chục năm trước đó khi muốn có cớ can thiệp vào đất nước ta. Dù vậy, người Mỹ không thể phủ nhận sự thật là người Việt đang chiến đấu vì Tổ quốc mình.
Cuộc chiến giành độc lập của người Việt Nam thực sự đã nổ ra từ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 với rất nhiều cuộc khởi nghĩa và những phong trào đấu tranh, dù bị đàn áp, thất bại nhưng chưa bao giờ quy phục. Những người cộng sản chỉ nối tiếp sứ mệnh mà lịch sử giao phó. [Lịch sử giao phó? Đây là một cụm từ vô nghĩa. Chỉ có người này giao phó cho người kia làm chuyện gì, chứ không có lịch sử giao phó. Giao phó cho ai? giao phó cái gì? Khi con người tham gia vào một biến cố nào đó, và người khác ghi chép lại sự kiện ấy một cách khách quan, theo phương pháp sử quan, mà hình thành nên lịch sử. Vì thế không có chuyện lịch sử giao phó, chỉ có con người cố tình tham gia vào chuyện này hay chuyện kia mà gây ra chuyện và người khác ghi chép lại theo phương pháp sử quan mà viết ra lịch sử-chữ màu đen là của TH ]
Vì thế, nó là cuộc chiến không của một chính thể mà của cả dân tộc. [Đây là sự đánh đồng tầm bậy tầm bạ và nhằm lừa bịp những người mù chữ] Càng không là cuộc chiến của miền Bắc XHCN với nửa nước còn lại. Vì thế, 30-4-1975 là ngày đất nước thống nhất sau hơn một thế kỷ bị xâm lược, đô hộ và chia cắt, không phải “Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc”. Đó không phải là chiến thắng của một “bên thắng cuộc” hạn hẹp mà là chiến thắng của mọi người Việt Nam, trong đó cả những người từng ở phía bên kia.
Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng nếu không vì lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mà chỉ là cuộc chiến Bắc-Nam thì sẽ không có những người ở Lạng Sơn, Thái Bình xung phong lên đường ra trận và chết ở Cà Mau. Và đâu phải chỉ có bộ đội miền Bắc vào Nam đánh Mỹ, chính nhân dân cả miền Nam đã làm nên Nam Bộ kháng chiến thời kháng Pháp rồi cùng nổi dậy Đồng khởi từ khi chính quyền Ngô Đình Diệm phá hủy hiệp định đình chiến và truy sát những người kháng chiến. Người Việt ở cả hai miền đã cùng cầm súng chống ngoại xâm.
Viết về chiến tranh không thể không nói đến mục đích, ý nghĩa, đối tượng, quy mô, thời gian và các bên tham chiến. Khi mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống nhất nước nhà bị bỏ qua, sẽ không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng, còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại.
Ngày cuối chiến tranh và “tù cải tạo”
Huy Đức viết: “Cuốn sách này bắt đầu từ những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé 13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”.
Tác giả đòi hỏi “hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại nói về “bên thắng cuộc” bằng cách ghi nhận chỉ một phần những gì diễn ra với một số ít người ở phía bên kia. Nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là “tuẫn tiết”. Sự tuyệt vọng dẫn đến cái chết ấy ở đây xin không bình luận. Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy. Hình ảnh ngày cuối chiến tranh không đơn giản chỉ là những chiến xa bánh xích hiền lành với những anh bộ đội miền Bắc lạ lẫm ở Dinh Độc lập sáng 30-4-1975.
Hơn 10 năm trước, một đoàn làm phim của hãng BBC qua Việt Nam, họ muốn làm một bộ phim về ngày cuối chiến tranh từ trận đánh cầu Rạch Chiếc. Nơi đó, trong ba ngày cuối cùng, một đơn vị bộ đội biệt động đã quần nhau với hai tiểu đoàn Trâu Điên giữ cầu và nhà máy điện Thủ Đức cùng với lực lượng chi viện hùng hậu. Nhiều người lính đã hy sinh trên cầu để chiếc cầu, nhà máy điện được giữ nguyên, cửa ngõ ấy mở ra cho những đoàn tăng T.54 vào giải phóng và góp phần giữ nguyên vẹn Sài Gòn cho hôm nay. Và trong những ngày ấy, có rất nhiều sự hy sinh như thế của những người lính giải phóng.
Bên thắng cuộc hướng suy nghĩ của người đọc rằng chế độ mới thiếu nhân văn khi nói về điều kiện sống của những sĩ quan chế độ Sài Gòn bị đưa đi học tập. Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết? Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959.
Cần phải đặt trong sự tương quan khi nhận định về sự nhân văn nhưng tác giả cuốn Bên thắng cuộc đã không làm hoặc không muốn làm điều đó.
Để có bản tin giải phóng trên loa phóng thanh mà cậu bé 13 tuổi nghe khi đang vật nhau với bạn ven đồi, phải trả giá bằng trăm ngàn mất mát, đau thương chứ không đơn giản chỉ là việc húc đổ cổng Dinh Độc lập và cắm cờ trên nóc.
Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa.
Trên đây chỉ là một số nhận xét về cuốn sách. Người viết không có ý định đi sâu vào tính chính xác của từng sự việc, từng chi tiết bởi nó không mới và không hẳn cần thiết. Tuy nhiên, đã có phản hồi bất bình của những nhân vật trong sách, từ cả hai phía, về tính chính xác của các sự kiện và cách trích dẫn cắt cúp, tách bối cảnh ra khỏi sự kiện để gián tiếp giải thích nguyên nhân theo chủ kiến của tác giả.
Công bằng mà nói, lao động và khả năng của Huy Đức đối với việc sưu tập tư liệu cho cuốn sách là điều cần được nhìn nhận. Với ưu thế là phóng viên của nhiều tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị, anh có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin. Rất tiếc những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật.
NGUYỄN ĐỨC HIỂN
TP.HCM ngày 31-12-2012
Blog của Nguyễn Đức Hiển đã từng có nhiều bạn đọc viết phê bình trong những năm 2006-2009, nhưng dần dần, sau khi được đảng cân nhắc lên chức tổng biên tập cho báo Pháp Luật TP, tác giả đã thay đổi cách viết và lập luận, và nay thì tác giả khóa hết phản hồi dưới các bài viết trên blog của tác giả. Tác giả Nguyễn Đức Hiển nhắc cho các blogger nhớ đến BEO BLOG của HỒ THỊ THU HỒNG. Người vừa bị cách chức tổng biên tập, tờ báo Thể thao – Văn hóa, cách đây 2 tháng.
——————————–
Đã có nhiều nguồn tin trái chiều về những cuộc thảm sát trả thù đẫm máu bên trong thành Huế sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô. Chính sự đẫm máu thảm khốc, trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với Mỹ. Vào thời điểm ấy, quân đội Mỹ đã hoàn toàn sa lầy trong cuộc chiến tranh với Việt Nam. Quân đội Mỹ không thể bình định được miền Nam Việt Nam, cũng không thể rút quân về nước. Trong tình hình đó, dư luận thế giới, dư luận của chính nội bộ nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Nắm lấy thời cơ này, Bộ Chính trị đã quyết định đánh một trận gây tiếng vang lớn, “Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn). Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 đã bất thần được quyết định như thế để tạo bước ngoặt lớn trong chiến tranh, buộc Mỹ phải xuống thang, đi tới đàm phán.
Sáng sớm ngày 31/1/1968, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân ta đã đồng loạt tấn công bất ngờ vào nhiều thành phố, trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế… Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được đánh giá là một thắng lợi có tầm vóc lớn về chiến thuật của quân ta, tạo tiền đề quan trọng để Mỹ xuống thang chiến tranh, đi đến đàm phán tại Hội nghị Paris năm 1973.
Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, nhiều nguồn thông tin nhiễu loạn đã khiến chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở thành câu chuyện lịch sử nhạy cảm, ít được nhắc đến. Những thông tin về các ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Huế, thông tin về những cuộc thảm sát đẫm máu mang tính trả thù cá nhân sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được thành Huế… được lan truyền một cách ẩn ức trong dư luận suốt một thời gian.
Khi câu chuyện về chiến dịch Mậu Thân năm 1968 vẫn tồn tại như một câu chuyện lịch sử nhiều bí ẩn, một nữ đạo diễn Việt Nam đã âm thầm chuẩn bị tài liệu trong suốt 10 năm để lật lại, để truy tìm sự thật, để nói đến tận cùng về những câu chuyện “nhạy cảm” năm 1968.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Lý do của 10 năm đổ công sức, tiền bạc đi tìm tài liệu, đi tìm nhân chứng về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của nữ đạo diễn Lê Phong Lan khiến người viết thực sự cảm động. Chị nói, “Có một động lực vô hình nào đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong quá trình đi tìm tài liệu, đi tìm những nhân vật là chứng nhân lịch sử của cả hai chiến tuyến, tôi đã nhìn thấy những tấm ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh chiến sỹ giải phóng của ta hy sinh như thế nào, đổ xương đổ máu ra sao… Tôi không tin những người lính ấy lại có thể tạo ra những cuộc thảm sát”.Theo đạo diễn Lê Phong Lan, “Lịch sử đã trải qua 45 năm, thời gian đã có đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Thời thế đã đổi thay. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nói chuyện với nhau thật thẳng thắn về tất cả những câu chuyện xảy ra từ 45 năm trước. Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây cất nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Tôi gặp gỡ cả những người lính ở hai chiến tuyến, tôi gặp gỡ hỏi chuyện cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Suốt 10 năm tôi đi và đi, phỏng vấn và phỏng vấn… Và tôi nghĩ, 12 tập phim tài liệu xây cất trong 10 năm ròng của tôi sẽ giúp khán giả giải mã được sự thật còn gây tranh cãi của chiến dịch Mậu Thân năm 1968”.
Nữ đạo diễn Lê Phong Lan và nhà báo, nhà sử học Mỹ Stanley Karnow trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu 12 tập “Mậu Thân- 1968”12 tập phim tài liệu với tựa đề “Mậu Thân- 1968” là sự nhìn nhận, đánh giá của chính những người trong cuộc sau độ lùi 45 năm thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 số nhân vật được phỏng vấn trong 12 tập phim tài liệu của đạo diễn Lê Phong Lan đã ra đi. 10 năm không mệt mỏi để một nữ đạo diễn bươn chải, tìm cho bằng được những sự thật về “Mậu Thân-1968”.
Và với những gì tìm được, nữ đạo diễn trả lời, “Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.
Nước Mỹ đã “khủng hoảng niềm tin” sau Chiến dịch Mậu Thân 1968“Tôi chỉ có một câu hỏi, “Tại sao cha ông chúng ta, thế hệ những người trẻ như tôi, như bạn thời ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống, hy sinh gia đình của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Vậy, độc lập, tự do là gì? Tại sao người ta có thể hy sinh ghê gớm đến thế vì độc lập, tự do. Nếu các bạn cũng như tôi, đã đọc, đã tìm hiểu, đã nhìn tận mắt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, các bạn sẽ thấy đó là một huyền thoại. Lịch sử Việt Nam đã được viết bằng những huyền thoại”- Đạo diễn Lê Phong Lan chia sẻ sự xúc động.
Nữ đạo diễn tin rằng, thế hệ trẻ bây giờ thờ ơ với lịch sử là vì họ không hiểu lịch sử, họ gần như không biết gì về lịch sử với những bài học giản đơn ở trường lớp. Nếu đã hiểu, họ cũng sẽ yêu vô cùng những huyền thoại đã được viết bằng máu của đất nước mình.
Máu đã viết nên huyền thoại về đất nước, nếu ai đã lắng nghe, đã thấu hiểu, cũng sẽ cúi đầu trước những huyền thoại ấy.
Trích dẫn lời của một trong những nhân vật của 12 tập phim tài liệu- “Mậu Thân- 1968”:
Ông Larry Berman- GS. Sử học Mỹ “Tết Mậu Thân là một bước chuyển mang tính quyết định, chấm dứt leo thang chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ sử dụng cụm từ “khủng hoảng lòng tin”. Cuộc tấn công bộc lộ cho người Mỹ thấy rằng, toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá”.
Cũng trong nhiều tài liệu nghiên cứu sử học của Mỹ đã phải thừa nhận, những thông tin về vụ thảm sát tại Huế sau khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô là hoàn toàn vu cáo./.
Hiền Hương
Phan hoi tren danluan.org
*
Logic của toàn bộ câu chuyện này rất đơn giản: Người Mỹ không chủ trương giành chiến thắng tại Việt Nam. Họ chỉ có mục đích chia rẽ Nga, Trung Quốc và giữ nguyên hiện trạng miền Nam Việt Nam. Đỉnh điểm là chiến tranh Nga – Trung 1969. Đạt được mục đích, người Mỹ biến khỏi Việt Nam ngay, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa cũng bật đèn xanh luôn.
Càng hăng đít vịt bao nhiêu thì cuối cùng bên chuốc cay đắng nhiều nhất vẫn là Việt Nam. Nhà báo Huy Đức mới vừa đưa ra thêm những bằng chứng cho điều này trong cuốn Quyền Bính.
Mậu Thân 1968 là sản phẩm của cuộc đảo chính tiếm quyền lực của bác Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hạ bệ bác Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Vịnh, Đỗ Đức Kiên, Kim Giang, Hoàng Minh Chính… “Phe ta” thừa nhận đau đớn tưởng như không gượng dậy được, Bác Hồ chịu không nổi đã chuyển qua từ trần. Lê Duẩn, Lê Đức Thọ rơi vào thế yếu trước con mắt các tướng lĩnh, cố đấm ăn xôi “nổi dậy” thêm mấy phát nữa trong cùng năm để vớt vát, vẫn không ăn thua.
Nhưng may quá, chiến tranh Nga – Tàu xảy ra, người Mỹ đã xong việc và tự động rút quân nhanh chưa từng thấy (từ hơn nửa triệu xuống còn 20000) mà chưa cần Hiệp định Paris xuống thang xuống nấc gì hết.
————————–
Điều cần nhắc lại ở đây là có cam kết ngưng bắn, đình chiến trong 3 ngày Tết truyền thống của VN giữa 3 bên VNDCCH, CHMNVN và VNCH.
Đa số quân nhân VNCH đã được cho về nhà ăn Tết, có rất ít người ở lại đơn vị.
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một vi phạm trắng trợn của chính phủ VNDCCH và CHMNVN vào cam kết ngưng bắn cũng như đã ngồi xổm lên truyền thống trọng đại linh thiêng của Dân Tộc VN trong ngày Tết.
1. Người Huế (khách viếng thăm) gửi lúc 20:43, 25/01/2013 – mã số 77563
Lê Phong Lan nói láo một cách trơ trẽn, dốt nát. Đi về xứ Huế mà hỏi năm 1968 ai chôn sông người dâ, binh lính VNCH bị bắt thì rõ ngay.
Tháng giêng này nhiều nhà có giỗ vì có thân nhân bị chết do CSVN chôn sống trong các hố chôn tập thể.
Hỏi một vài người thì biết ngay Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan có tham gia; Nguyên Đắc Xuân cũng tham gia xét xử trong một tòa án nhân dân tại Bãi dâu, Huế.
Gần 7000 người bị hảm sát dã man, ghê rợn.
Bọn cộng sản giết người dã man.
2. nguyễn hoàng dũng (khách viếng thăm) gửi lúc 21:01, 25/01/2013 – mã số 77568
giờ lòi ra thêm một con Vẹm trơ tráo !!!
3. Khách Lỡ Đường (khách viếng thăm) gửi lúc 21:16, 25/01/2013 – mã số 77570
Dân trí mà được nuôi bằng những ‘thức ăn’ như thế này thì chẳng mấy chốc được ‘khai’ bốc trời 🙂
Người chết không nói được, nhất là những ai bị đứt cuống họng, nhưng thân nhân họ thì chắc còn nhớ dai lắm. Khi nào hết sợ, do bị ám ảnh bởi chính cái chết của thân nhân, thì tha hồ mà nghe họ kể!
Chị đạo diễn này không biết có phỏng vấn tên này không?
Nhìn cái mặt sát máu của hắn khi nói về việc “xử tội tay sai Mỹ ngụy” thì đủ hiểu. Tên này vì say men chiến thắng 4/75 mà mắc phải lỗi lầm kia chứ như Lê Khả Phiêu, là Trung đoàn trưởng và chỉ huy mặt trận Huế chẳng dám hó hé gì mãi đến khi về hưu mà cũng chỉ phiên phiến về Huế và Mậu thân 68 thôi.
Thế mới biết tại sao trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
————–
*Trần Hoàng post video này
——————-Thụy Khuê
Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế (RFI, 12 tháng 7, 1997)
Thụy Khuê: Thưa anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là lần đầu tiên anh đến Pháp? Lý do gì đã khiến anh được đi? Xin anh cho biết cảm tưởng của anh.
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đúng là lần đầu tiên tôi tới Pháp. Tôi sang Pháp qua cửa ngõ của nước Đức, ở đấy tôi đã nhận được sự bảo trợ của hiệp hội Schmitz Stiftung để đi dự tuần Việt Nam của tổ chức “Chung Một Thế Giới” ở thành phố Freiberg. Tiếp theo tôi đi dự hội thảo Euro-Việt III tại Amsterdam. Và sau đó tôi sang Pháp chơi. Ấn tượng mạnh nhất của tôi sau gần một tháng lãng du bên Tây là như thế này: Trước mắt tôi là một cuốn sách mà tưởng chừng như tôi đã biết hết mọi cái ở trong đó, nhưng chính lúc này tôi lại đang giở ra những trang đầu. Cuốn sách đó tên gọi là Châu Âu.
TK: Thưa anh, nhân dịp này xin hỏi anh một vài vấn đề liên quan đến biến cố Mậu Thân ở Huế mà từ bao nhiêu năm nay, anh đã bị một số dư luận xem như anh có dính líu vào, hoặc anh là một trong những “thủ phạm” vụ Mậu Thân. Trước hết, xin anh cho biết: Mọi việc thực sự đã xẩy ra như thế nào?
HPNT: Hàng chục năm nay, mỗi năm cứ tới dịp 30 tháng 4, hoặc dịp Tết thì nhiều tờ báo hải ngoại lại đưa tên tôi ra làm con vật tế thần, bằng cách nói đi nói lại, y như thật, rằng tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế. Thực ra thì đó là một sự bịa đặt, mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế.
Sau năm 1975, ít ra là đã có ba tài liệu sau đây xác nhận rằng tôi không có mặt ở Huế hồi Mậu Thân:
1. Nhiều người hay nhớ lõm bõm bài trả lời phỏng vấn của anh Lê Văn Hảo trên báo Quê Mẹ, xuất bản ở Paris, để buộc tội tôi. Thực ra thì trong bài này, tôi đã đọc kỹ, thấy anh Hảo nói rất đúng rằng, hồi Tết Mậu Thân, cả anh Hảo và tôi đều đang ở trên một vùng núi, cách xa Huế gần 50 cây số, và không hề có chuyện tôi về Huế để giết người.
2. Bài viết của anh Đặng Tiến đăng trên báo Thông Luận, Paris, trong đó Đặng Tiến dẫn chứng nhiều nguồn tư liệu đã công bố ở trong nước, do nhiều nhân vật khác nhau cung cấp, bác bỏ những lời lẽ xảo ngôn lệnh sắc trên báo Thông Luận buộc tội tôi về chuyện giết người ở Huế trong năm Mậu Thân.
3. Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhã Ca in sau biến cố Mậu Thân, tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về thì chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhã Ca đã dành cho tôi điều nhìn nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân.
Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là “đồ tể” Mậu Thân ở Huế được? …
Mời các bạn đọc tiếp ở đây
http://thuykhue.free.fr/tk97/nchpngoctuong.html
Cuộc phỏng vấn giáo sư HPNT video 1982 cho thấy ông ta thừa nhận ông có mặt ở Huế trong Tết Mậu Thân, Nhưng trong cuộc phỏng vấn của nhà văn Thụy Khuê 1997, giáo sư HPNT đã phủ nhận: “Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là “đồ tể” Mậu Thân ở Huế được?”
Posted in Báo chí cách viết | 1 Comment »
Posted by hoangtran204 trên 04/06/2012
Nó tự nhận nó là chính thống, giang hồ gọi nó là lề phải, là lề đảng. Nhưng đúng tên của kẻ sinh ra nó gọi nó là cách mạng.
Nó chính là hệ thống báo chí. Tức là những cơ quan truyền thông của nhà cầm quyền, do nhà cầm quyền cấp phép và đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Nó là nền báo chí cách mạng Việt Nam mà ngày 21.6 sắp tới đây là ngày giỗ của nó.
Tất cả là báo chí cách mạng nhưng có báo được bao cấp toàn diện, được bao tiêu sản phẩm, có báo được bao cấp một phần, có báo tự bươn chải với thị trường để kiếm sống.
Trong những tờ báo tự bươn chải để kiếm sống, có tờ kiếm sống được, có tờ đã chết, có tờ sống ngoắc ngoải, có tờ mới sinh ra đang tìm cách quậy lật.
Những tờ báo cách mạng đang ngoắc ngoải hoặc mới sinh sau, trong tình hình càng lúc càng khó khăn vì sự cạnh tranh của báo lề dân, phải cố sống cho được bằng mọi giá. Chúng vất hết đi chuyện cách mạng, không đếm xỉa gì đến cái chính trị mà đảng định hướng để rảnh chân lao vào cuộc cạnh tranh khai thác mọi yếu tố giật gân: đâm, chém, cướp, hiếp, đồng tính, loạn luân, ma quái, lộ hàng…nhằm câu khách bán báo, câu “viu” bán quảng cáo. Loại báo nầy đang bị đồng loại cách mạng xếp vào loại báo lá cải. Nhưng vì chúng cũng là báo chí cách mạng nên phải gọi đúng tên là báo chí cách mạng lá cải.
Sự xuất hiện loại hình báo chí cách mạng lá cải làm cho nền báo chí cách mạng trở nên đa dạng và phong phú.
Cũng từ đó, diện mạo của nền báo chí cách mạng vốn dĩ đã méo mó buồn cười nay càng trở nên dị hợm và tức cười hơn.
Tôi thấy vui đấy chứ, nhìn vào mặt nó là khỏi cần phải đi xem tấu hài.
Ha Ha Ha, báo chí cách mạng Việt Nam! Báo chí cách mạng lá cải Việt nam! Thế giới không ai có (à quên, trừ Trung Cộng).
Bộ 4T – Tranh cũ, vấn nạn không cũ/biếm họa của Kỳ Văn Cục
nguồn: danluan.org
Posted in Báo chí cách viết | Leave a Comment »
Posted by hoangtran204 trên 23/02/2012
Lời tựa: Trong khi đọc bài báo có tựa đề: “Đinh Đăng Định – kẻ phản quốc, hại dân” đăng trên tờ Công An Đà Nẵng, tôi nhìn thấy hình ảnh thấy giáo Đinh Đăng Định. Gương mặt thầy vui vẻ, nét mặt đầy tự tin, phong thái chửng chạc, đúng là người chính trực, tương phản với cái áo tù mà thầy đang mặc. Tò mò, tôi search trên google hai bài báo của thầy mà tờ công an có nhắc tới. (“Dân Luận” +“Nhu cầu bức thiết hình thành phe đối lập”; muốn tìm kiếm bất cứ bài báo hoặc tài liệu nào trên google, các bạn nhớ để trong ngoặc kép những chữ chính hay key word, và search…)
Đọc xong các bài viết của thầy Đinh Đăng Định, tôi nhận ra tờ Công an Đà Nẵng viết sai với sự thật. Đây là hành động không chính trực của phóng viên Thiên Triều và của tờ CA Đà Nẵng, hành vi của tờ báo là vi phạm pháp luật, đánh lừa đọc giả, và vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Admin (Nguyễn Công Huân) của trang Dân Luận cũng đã viết trả lời trong mục phản hồi như sau (trích): “Công an bắt thầy Đinh Đăng Định vì “viết bài gửi đăng Dân Luận chỉ là cái cớ hết sức ngớ ngẩn của bên an ninh, bởi lẽ những bài viết này ông Đinh Đăng Định hoặc (1) ghi lại trực tiếp từ buổi nói chuyện với cơ quan an ninh, hoặc (2) đã gửi trực tiếp tới các vị lãnh đạo Việt Nam, các báo công an nhân dân, quân đội nhân dân (chỉ có điều họ không cho đăng).”
(mời bạn đọc hai bài báo này đã được post dưới cùng của blog này– TH hoặc ở 2 link sau đây)
(1) http://danluan.org/node/6767
(2) http://danluan.org/node/7316
(Trích) “Bên an ninh đã biết ông Đinh Đăng Định là ai và đã quấy quả ông ấy cả năm trời trước khi ông đăng bài trên Dân Luận rồi. Quấy quả đến mức ông ấy chán không thèm lên gặp bên an ninh nữa, vậy mà báo Công an viết câu chuyện ngược ra thành thế này:
“Để thực hiện âm mưu của mình, Đinh Đăng Định đã sử dụng bí danh “Văn Nguyễn” và thông qua các hộp thư điện tử của cá nhân để tham gia soạn thảo một số tài liệu có nội dung xấu, phản động rồi tuyên truyền tán phát trên các trang mạng phản động. Tháng 8-2010, Định đã viết bài “Những suy nghĩ cá nhân về tình hình đất nước” với nội dung phản đối dự án khai thác boxit ở Nhân Cơ, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng CA, quân đội và đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và đưa lên các trang báo mạng Songthan.org, Danluan.org, Baotoquoccom… Tháng 11-2010, Định tham gia soạn thảo, chỉnh sửa một số bài viết như “Nhu cầu bức thiết hình thành phe đối lập”, “Giải phóng”, “Nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam”… rồi đưa lên mạng và các trang web phản động của nước ngoài.
Qua kiểm tra máy tính của Đinh Đăng Định, Cơ quan ANĐT phát hiện 19 tập tài liệu với 195 trang có nội dung xuyên tạc thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng CSVN. Bên cạnh đó, Định còn thường xuyên liên lạc trao đổi, bàn bạc với Nguyễn Trung Lĩnh – một đối tượng cầm đầu tổ chức phản động nhằm thành lập “Đảng tự do dân chủ tại Việt Nam”; tham gia trả lời phỏng vấn tại các diễn đàn, các cơ quan báo, đài và một số trang web phản động với nội dung chống Đảng, chống chính quyền nhân dân nhằm mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam…
Trong quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT đã nhiều lần tiến hành gọi hỏi, triệu tập Đinh Đăng Định để làm việc nhưng Định chẳng những không chấp hành mà còn tỏ rõ thái độ ngoan cố, bất hợp tác và kiên quyết chống đối đến cùng.”
Nguyên văn bài báo đăng trên tờ Công An Đà Nẵng như sau:
Cadn.com.vn) – Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) CA tỉnh Đắc Nông vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đinh Đăng Định (1963, trú khối 4, TT Kiến Đức, H. Đắc R’Lấp, Đắc Nông – nguyên cán bộ, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, H. Tuy Đức) về hoạt động “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước…, theo Điều 88 – Bộ luật Hình sự.
SỰ THA HÓA CỦA MỘT THẦY GIÁO
Theo hồ sơ của Cơ quan ANĐT CA tỉnh Đắc Nông, năm 1985, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành Hóa học, Đinh Đăng Định về nhận công tác và giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng hóa, thuộc Binh chủng Hóa học Sơn Tây – Hà Nội. Trong thời gian công tác tại đây, Đinh Đăng Định đã bộc lộ những quan điểm, tư tưởng phản động, nhưng đã bị các giáo viên trong trường phản đối kịch liệt. Tháng 10-1987, Định bị Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Phòng hóa kỷ luật với hình thức cảnh cáo, điều chuyển công tác do vi phạm quy chế huấn luyện, lên lớp không có giáo án, không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy và quan hệ nam nữ bất chính. Tháng 3-1988, Định xuất ngũ với quân hàm trung úy, rồi xin chuyển công tác đến nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương khác nhau. Tuy nhiên, do ở môi trường công tác nào, Định cũng không chịu rèn luyện, phấn đấu, mà luôn có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ và tỏ thái độ chống đối nên đã 8 lần bị xử lý kỷ luật và điều chuyển công tác…
![]() |
Đinh Đăng Định đang khai báo sự việc với cơ quan An ninh. |
TỰ TỔ CHỨC THI HỌC KỲ
Trong thời gian công tác tại Trường THPT Lê Quý Đôn (từ tháng 9-2007 đến nay), Đinh Đăng Định chẳng những không chấp hành các quy trình kiểm tra về công tác chuyên môn của Sở GD-ĐT tỉnh Đắc Nông mà còn có những phát ngôn trái với quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy định của ngành Giáo dục, có những lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của tổ chức và tập thể cán bộ giáo viên nhà trường. Tại cuộc họp triển khai nội dung Thông tư số 30 của Bộ GD-ĐT về đánh giá “chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT” do nhà trường tổ chức ngày 13-8-2011, Đinh Đăng Định đã có những phát biểu bày tỏ quan điểm tư tưởng phản động như: “Không thừa nhận Đảng CSVN, bác bỏ Đảng CSVN, phủ nhận đạo đức Hồ Chí Minh”… và tuyên bố không theo đạo đức Hồ Chí Minh…”, không thừa nhận Ban Giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường…”. Đặc biệt, sự việc diễn ra nghiêm trọng hơn khi Đinh Đăng Định đã tự ý tổ chức cho học sinh thi học kỳ II trước thời gian quy định (năm học 2010-2011) mà không thông qua Ban Giám hiệu nhà trường.
TUYÊN TRUYỀN TÁN PHÁT TÀI LIỆU PHẢN ĐỘNG
Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT CA tỉnh Đắc Nông đã phát hiện trong thời gian giảng dạy tại Trường THPT Lê QUÝ Đôn, Đinh Đăng Định đã tham gia câu kết, móc nối với các phần tử, tổ chức phản động trong và ngoài nước để hoạt động chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự của các lãnh tụ.
Để thực hiện âm mưu của mình, Đinh Đăng Định đã sử dụng bí danh “Văn Nguyễn” và thông qua các hộp thư điện tử của cá nhân để tham gia soạn thảo một số tài liệu có nội dung xấu, phản động rồi tuyên truyền tán phát trên các trang mạng phản động. Tháng 8-2010, Định đã viết bài “Những suy nghĩ cá nhân về tình hình đất nước” với nội dung phản đối dự án khai thác boxit ở Nhân Cơ, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng CA, quân đội và đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và đưa lên các trang báo mạng Songthan.org, Danluan.org, Baotoquoccom… Tháng 11-2010, Định tham gia soạn thảo, chỉnh sửa một số bài viết như “Nhu cầu bức thiết hình thành phe đối lập”, “Giải phóng”, “Nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam”… rồi đưa lên mạng và các trang web phản động của nước ngoài.
Qua kiểm tra máy tính của Đinh Đăng Định, Cơ quan ANĐT phát hiện 19 tập tài liệu với 195 trang có nội dung xuyên tạc thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng CSVN. Bên cạnh đó, Định còn thường xuyên liên lạc trao đổi, bàn bạc với Nguyễn Trung Lĩnh – một đối tượng cầm đầu tổ chức phản động nhằm thành lập “Đảng tự do dân chủ tại Việt Nam”; tham gia trả lời phỏng vấn tại các diễn đàn, các cơ quan báo, đài và một số trang web phản động với nội dung chống Đảng, chống chính quyền nhân dân nhằm mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam…
Trong quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT đã nhiều lần tiến hành gọi hỏi, triệu tập Đinh Đăng Định để làm việc nhưng Định chẳng những không chấp hành mà còn tỏ rõ thái độ ngoan cố, bất hợp tác và kiên quyết chống đối đến cùng.
Trước những hành vi ngông cuồng, bất chấp pháp luật của Đinh Đăng Định, ngày 21-10-2011, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, các ngành chức năng và gia đình, Cơ quan ANĐT CA tỉnh Đắc Nông đã thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Đinh Đăng Định. Tại CQĐT, trước những tài liệu không thể chối cãi, Định đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn hối cải, mong muốn được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.
Rồi đây, Định sẽ phải trả giá cho những hành động và việc làm sai trái của mình. Đáng tiếc thay, từ một trí thức được đào tạo, từng tham gia công tác trong ngành Quân đội và là một nhà giáo, đảng viên Đảng CộNG sản, được học tập dưới mái trường XHCN…, nhưng Đinh Đăng Định lại có bước trượt dài trên con đường tha hóa, ngày càng lún sâu vào những hành động, việc làm đáng bị lên án đến như vậy. Âu đó cũng là bài học đắt giá cho những kẻ nuôi ảo vọng chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Vụ việc đang được Cơ quan ANĐT CA tỉnh Đắc Nông tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ.
Thiên Triều
*************************************************************
Dưới đây là hai bài viết của thầy giáo dạy môn hóa học Đinh Đăng Định:
Tác giả Đinh Đăng Định
Bản đánh máy từ bản viết tay đã giao cho cơ quan an ninh chính trị nội bộ Daknong ngày 25-10-2010.
SUY NGHĨ CÁ NHÂN (TÓM TẮT) THỂ THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN AN NINH CHÍNH TRỊ NỘI BỘ TỈNH DAKNONGDo giới hạn hiểu biết về tình hình đất nước, khả năng bản thân, thời gian quá eo hẹp (khoảng 2 ngày) để trình bày những vấn đề lớn tầm quốc gia quả là không thể đối với một giáo viên hóa học THPT là tôi trong bối cảnh này. Với tinh thần hợp tác tôi cố gắng trình bày tóm lược những suy nghĩ của mình về các vấn đề sau đây, theo yêu cầu của Cơ quan An Ninh Chính Trị Nội Bộ Daknong.
Việt Nam hiện nay có dân số khá đông, khoảng 86 triệu (chưa kể số người Việt hải ngoại), những con người cần mẫn, giàu lòng vị tha; đất nước ở địa lý thuận lợi; có tiềm năng của một nước lớn và giàu có, giữ địa vị quan trọng trên thế giới.
Dù vậy, chúng ta (VN) cho đến nay vẫn là một quốc gia gia nghèo nàn, lạc hậu tốp cuối của thế giới. Mâu thuẫn đau lòng đó là câu hỏi thường trực trong lòng mỗi con dân nước Việt trước một tương lai chưa hứa hẹn ở thế kỷ 21.
Những chênh lệch về mức sống và trình độ phát triển của các dân tộc là hậu quả của điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là cách thức tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội tốt hay xấu có thể làm thay đổi hẳn số phận của một đất nước, một dân tộc. Thế giới đã chứng kiến nhiều quốc gia mặc dù đất đai ít, tài nguyên thiên nhiên nghèo, nhờ có tổ chức xã hội tốt đã vươn lên (Nhật Bản là ví dụ rất gần với Việt Nam); bên cạnh đó nhiều quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, sau nhiều chục năm xây dựng vẫn quằn quại trong nghèo đói, đồng hành với tài nguyên cạn kiệt…Chúng ta càng ý thức được việc tổ chức xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng như thế nào khi so sánh lợi tức của người Nhật gấp tới hơn 40 lần người Việt (đây mới chỉ là con số về GDP!). Sự thua kém, tủi hổ này buộc người VN phải tự suy xét về bản thân mình, tìm lối đi cho mình, cho phép ta tin rằng nếu tổ chức lại giang sơn đất nước một cách khoa học, hiệu quả thì người Việt Nam chúng ta chắc chắn sẽ thoát khỏi nghèo hèn (gồm cả đói ở một bộ phận mỗi khi có thiên tai giáng xuống vùng đó) hiện nay và đủ sức vươn lên.
Nhưng chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội rồi.
Cơ hội lớn nhất là chế độ thực dân sụp đổ sau chiến tranh thế giới II, cơ hội giành độc lập và vươn lên đã bị bỏ lỡ! Nội bộ quốc gia – dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lên án nhau, mạt sát nhau và tiêu diệt nhau khi có cơ hội và tìm mọi cơ hội! Chính nó tạo ra sự rạn nứt trong lòng quốc gia – dân tộc, thật khó có thể hàn gắn. Kết quả cuối cùng là chúng ta thu được chế độ chính trị Cộng Sản Toàn Trị (độc tài, đảng trị) cho đến tận bây giờ! Trong khi đó, các dân tộc khác dù tốn rất ít xương máu, thậm chí không, cũng đã có độc lập và còn xây dựng xã hội dân chủ từ nhiều chục năm qua. Vì thế mà họ đã bỏ xa chúng ta!
Ngày nay, nhân dân cùng cực và chán ngán chế độ sinh ra chán nản với cả quê hương đất nước mình, đất nước đã kiệt quệ, tụt hậu và bế tắc. Nguy cơ thua kém vĩnh viễn là nguy cơ mất nước trở thành thách thức đang hiện hữu. Nhưng, quốc gia không mang lại hạnh phúc, niềm tự hào và hy vọng vươn lên không sớm thì muộn sẽ bị giải thể theo quy luật đào thải – chọn lọc và phát triển một lẽ tự nhiên.
Con đường thoát khỏi bế tắc để vươn lên là DÂN CHỦ – ĐA NGUYÊN VÀ NHÂN QUYỀN. Dân chủ là động lực phát triển; đa nguyên tự nó tôn trọng mọi khác biệt trong xã hội làm xã hội càng phong phú và thực hiện hòa giải dân tộc sau những xung đột đẫm máu; nhân quyền phát huy sinh lực, nguồn lực, sáng kiến và ý kiến mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc và đặc biệt là tôn vinh con người.
Nhìn lại, nguyên nhân dẫn đến những rạn nứt mà nước ta phải gánh chịu chính là vì chúng ta không đầu tư đủ tư duy để nhận diện những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và tìm hướng giải quyết. Chúng ta thiếu hẳn một DỰ ÁN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA phù hợp với thời đại và hoàn cảnh của đất nước. Cuối cùng người đồng bào, con lạc cháu hồng đã tàn sát lẫn nhau vì ý thức hệ không phải của mình mà sự tàn sát còn đẫm máu hơn, bảo vệ say sưa hơn ở các dân tộc khởi xướng ra nó, thảm bại thay!
Bài học đau đớn đó, dứt khoát chúng ta từ bỏ đầu óc độc quyền lẽ phải, tôn trọng sự khác biệt, đối thoại, thảo luận và thỏa hiệp trong tinh tần tương kính với thái độ lương thiện, xây dựng từ nhận thức rằng người VN rang buộc trong một than phận chung rằng, nếu đất nước giàu mạnh, cuộc sống khá hơn và tất cả chúng ta được kính trọng; ngược lại nếu đất nước ta nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ tất cả chúng ta đều bị coi thường bất kể ta thuộc xuất xứ tôn giáo nào, đảng phái chính trị nào hay theo chủ nghĩa gì. Trong hoàn cảnh bi đát ấy, điều tốt nhất cho một người cũng là điều tốt nhất cho mọi người và ngược lại.
Tôi hoàn toàn ủng hộ bản kiến nghị được khởi thảo bởi các nhà trí thức yêu nước và tinh hoa của đất nước, gồm 10 chữ kỹ khởi thảo của các thành viên IDS (cũ) và nhóm BVN đã loan tải trên BVN, tuanvietnam.net… Trong bản văn này tôi không viết thêm nữa.
Tôi đã ký ở số thứ tự 629.
Nổi lên trên hết vấn đề hệ trọng nhất của xã hội VN hiện nay là SỰ BẤT CẬP, theo nhà giáo lão thành Phạm Toàn ở Hà Nội, một thành viên của BVN. Gồm:
Với ba bất cập này, xã hội VN hiện tại rơi vào tình trạng mất dần kiểm soát, mạnh ai nấy giành từ quan tới dân đều hối hả vội vã vơ vét về như là ngày mai không còn sống để vơ vét nữa, rõ nhất là các tấm gương của hệ thống quan chức tham nhũng mà hàng ngày các báo “lề phải” cũng không thể che dấu!
Trước hiện tình xã hội VN đang rối ren, bất cập, hậu quả thật khôn lường thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc gia bị đe dọa từ nhiều phía; đạo đức xã hội, đạo lý băng hoại. Tôi hoàn toàn đồng ý với kiến nghị (nếu được) của nhà giáo Phạm Toàn để giải thoát tình hình đất nước hiện nay.
Nếu có một Hội Nghị Quốc Gia – Đồng Bào, như Hội Nghị Diên Hồng để hòa giải – hòa hợp dân tộc, sẽ trình kiến nghị:
Trước hết xin trích phát biểu gần đây của ông Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc:
Tự do dân chủ là giá trị căn bản mà loài người tranh đấu với thiên nhiên, với chính mình trải hàng ngàn năm mới có được. Dân chủ nhất quyết không thể do ai ban phát.
Tổng thống lập quốc của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ngài Thomas Jefferson nói: “Chính phủ lập ra không phải để ban phát tự do, mà để bảo vệ nó”. Tình trạng không có tự do dân chủ ở VN thể hiện: Luật báo chí không cho phép tư nhân ra báo. Rõ ràng vi hiến. Các-Mác ông tổ của học thuyết CNXH và CNCS nói: “Đối lập với báo chí tự do là báo chí bị kiểm duyệt”; ông còn nói báo chí bị kiểm duyệt là ”con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa”.
Điều 19 công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,(1966 của LHQ, VN ký công nhận 1982) viết rằng:
Điều 69 – Hiến Pháp 1992 nước CHXHCNVN thừa nhận tự do ngôn luận,tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do lập hội,đoàn… theo quy định luật pháp.
Luật báo chí đã vi hiến và đi ngược với giá trị tự do dân chủ căn bản; luật biểu tình không có chứng tỏ nhà nước CHXHCNVN vi phạm chính hiến pháp mà mình làm ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn nói: ”Kiên quyết không tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và để cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng gây tổn hại cho đất nước”.
Thực tế, chế độ chính trị VN đã chống lại các giá trị nhân bản tự do dân chủ xét trên phương diện báo chí là sự thật không thể bác bỏ!
Thực tế không thể chứng minh được tự do báo chí, báo chí tư nhân gây tổn hại cho đất nước. Rằng, bất kỳ hành vi nào gây tổn hại cho đất nước đều không thể dung tha cho dù xuất phát từ cá nhân, tập thể, hay đảng phái chính trị nào kể cả là đảng cầm quyền. Người ta – những người cộng sản đang cầm quyền ở đất đất nước VN này đã quên rằng, chính lãnh tụ Hồ Chí Minh của đảng cộng sản VN của họ đã nói rằng: “dân chủ là để cho người dân được mở mồm nói”. Ông muốn nói tới con người dân cụ thể, chứ không phải đại từ nhân dân chung chung. Chỗ để nói có văn hóa chính là báo chí.
Nhà văn, triết gia Pháp Voltaire(1694-1778) từng nói (đại ý): Tôi không tin những điều anh nói, nhưng tôi sẵn sàng hy sinh bảo vệ quyền anh được nói. Vâng, thật sự là văn hóa của xã hội có tự do ngôn luận.
Cần phải nói thêm rằng, từ 1936 – 1938 tờ Dân Chúng (báo cộng sản) và 11 tờ báo tư nhân khác đều tán thành tự do dân chủ và đòi ân xá các chính trị phạm ở Đông Dương. Chẳng lẽ ngày nay, chế độ chính trị cộng sản lại kiểm soát đồng bào mình gay gắt hơn cả bọn thực dân Pháp hay sao? Nguy cho dân tộc quá!
Lịch sử sự sụp đổ các chế độ chính trị độc tài ở Đông Âu là bài học máu thịt cho ĐCS, thiết nghĩ các đảng viên cao cấp của ĐCS VN và ban lãnh đạo cần rút tỉa bài học là: vì đảng hay vì quốc gia – dân tộc. Cuộc sống đã và đang đặt ra một đòi hỏi chế độ chính trị Dân Chủ – Đa Nguyên mà hệ quả hiển nhiên là đa đảng chính trị như một tất yếu của lịch sử để giải quyết các vấn đề có tính quyết định của đất nước hiện tại và mai sau.
Dân Chủ – Đa Nguyên với nền tảng là tư tưởng đa nguyên, chủ nghĩa đa nguyên. Nó tiếp nhận, chứa đựng mọi sự khác biệt về ý thức, ý thức hệ càng gia tăng tính phong phú cho xã hội, xã hội càng giàu có về văn hóa.
Trong môi trường xã hội dân chủ – đa nguyên, các đảng phái sẽ cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển thân thiện, thay vì cạnh tranh kiểu “địch ta”, tiêu diệt đẫm máu như từng xảy ra trong lịch sử hơn 60 năm qua; sẽ là thảo luận, đối thoại tiến tới đồng thuận quốc gia trên những nét chung nhất: hiến pháp, luật pháp, an ninh quốc gia, an sinh xã hội… Đặc biệt và đương nhiên là loại trừ các yếu tố bạo lực tận gốc rễ xã hội – đạo lý.
Các tầng lớp xã hội cùng nhau tham gia thảo luận tích cực và tự giác, đóng góp ý kiến cho một xã hội thăng tiến, chống tụt hậu. Nước ta hiện là một trong các nước nghèo nhất thế giới, lạc hậu cả về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế và quốc phòng…
Trong chế độ chính trị độc đảng hiện nay, các thành viên tham gia làm chính trị chủ lả tìm kiếm danh lợi cá nhân và phe nhóm (cronny) bằng cố gắng cá nhân và phe nhóm kể cả là luồn lách, các thủ đoạn chính trị hèn mạt (giăng bẫy, ngụy tạo nhân cách…). Lẽ ra, làm chính trị là bổn phận đạo lý của công dân. Chế độ chính trị Dân Chủ – Đa Nguyên nhất định tháo bỏ văn hóa chính trị bệnh hoạn này; không thể xây dựng gì cho xã hội với những cá nhân, phe nhóm với đầy ắp tham vọng ích kỷ, bản vị này.
Nền chính trị Dân Chủ – Đa Nguyên là nơi hội tụ của Quốc Gia – Dân Tộc với quyết tâm đánh bại mọi sự tồi, dở, gian ác, tham lam, tàn bạo, lưu manh… để thay đổi phương thức tổ chức xã hội với mục tiêu tôn vinh con người và phẩm giá con người đem lại phúc lợi tối đa cho con người. Lương tri dân tộc thôi thúc không ngừng nghỉ cuộc đấu tranh về Dân Chủ – Đa Nguyên cho nước nhà, cho dù vô cùng khó khăn nhưng, sẽ gặp vô cùng thuận lợi nếu ban lãnh đạo ĐCS hiện thời nhận thức rằng Quốc Gia – Dân Tộc phải được hưởng phúc, chế độ Dân Chủ – Đa Nguyên là sản phẩm của xã hội văn minh được nhân loại đem tới. Với sự hợp tác của ĐCS VN đứng đầu là Ban chấp hành Trung Ương và Bộ Chính Trị, dân tộc ta sẽ hân hoan bắt tay nhau trong tình nhân ái cùng làm lại một nước VN đã tan hoang, tàn tệ sau nhiều chục năm bị tàn phá bởi chiến tranh và cả hòa bình làm cho đất nước tụt hậu toàn diện, để tránh cho đất nước ta một lần nữa rơi vào tình trạng vô chính phủ thậm chí thay thế chế độ độc tài cộng sản bằng chế độ độc tài khác đều nguy khốn cho Quốc Gia – Dân Tộc.
Dân Chủ – Đa Nguyên không thuần thúy chỉ là ứng cử, bầu cử tự do hay tam quyền phân lập giản dị mà là thành quả của dòng tư tưởng mãnh liệt phát xuất từ quá khứ chảy tới tương lai. Cuộc đấu tranh thay thế chế độ độc tài đảng trị cộng sản hiện nay bằng chế độ dân chủ đa nguyên là cuộc cách mạng tư tưởng vĩ đại nhất kể từ xưa mà nó nhất định phải xuất hiện, có thật trên đất nước VN thân yêu của chúng ta. Đất nước ta, dân tộc Việt Nam ta đã thật kém may mắn, bất hạnh vì đã thuộc quyền lãnh đạo, cai trị toàn trị của ĐCS VN.
Nhưng, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” (lời cổ nhân). Lịch sử dân rộc ta tuy đau thương vô cùng nhưng, dân tộc ta khoan dung độ lượng vô cùng, chấp nhập mọi quá khứ chính trị, văn hóa, tư tưởng và lịch sử. Tư tưởng Dân Chủ – Đa Nguyên và những con người Dân Chủ VN đã có, còn có ở ngay trong các đảng viên cao cấp của ĐCS VN. Tôi rất hy vọng cuộc hợp tác vĩ đại của Dân Chủ và Cộng Sản, của Dân Tộc VN và ĐCS VN sẽ thành công để cùng ngồi vào bàn ĐẠI HỘI QUỐC GIA – DÂN TỘC bàn thảo làm lại giang sơn xã tắc (mượn ý của ông Nguyễn Trung, một trí thức yêu nước).
Cá nhân tôi sẵn sàng đóng góp cho cuộc chuyển hóa về Dân Chủ cho nước Việt thân yêu với điều kiện tiên quyết loại trừ các yếu tố bạo lực, bạo động trong tất thảy các sinh hoạt chính trị, văn hóa xã hội để hạn chế tối đa những đổ vỡ đáng tiếc cho đất nước. Kiên quyết không để có KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC.
***********************************************************
Tôi là Đinh Đăng Định, 47 tuổi,
Hiện đang làm giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn-Tuy Đức-Daknong
Nhà ở: số 214-Nơ Trang Long thị trấn Kiến Đức-Dakrlap-Daknong.
Tôi long trọng gửi tới quý tòa soạn và BBT BVN lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc. Lần đầu có thư thư tòa soạn các báo nhân dân (ND), quân đội nhân dân (QĐND), công an nhân dân (CAND), tôi thành thật xin lỗi vì đã làm phiền. Thưa quý tòa soạn
Tôi biết rằng, báo ND là tiếng nói của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), báo QĐND là tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, báo CAND là tiếng nói của bộ công an.
Còn tôi, người viết thư này, nguyên là trung úy QĐNDVN (ra quân 1988); tôi ý thức được ĐCSVN là lực lượng độc nhất lãnh đạo đất nước theo điều 4-hiến pháp hiện hành (1992) với cơ quan ngôn luận là báo ND; tôi còn là nạn nhân của lực lượng an ninh chính trị nội bộ(ANCTNB) tỉnh Daknong. Trong thời gian qua, từ 19–10–2010 và, hiện tại chưa thể khảng định cái KHỔ NẠN này đã kết thúc. Mà tôi cũng ý thức được lực lượng ANCTNB của bộ CA là BẢO KIẾM, là CÁNH TAY ĐẮC LỰC bảo vệ ĐCSVN với quyết tâm “còn Đảng còn mình”.
Vâng, còn trang mạng BVN- boxitvn.net / boxitvn.blogspot.com với tôi, là độc giả thân thiện từ ngày đầu trang Nhà ra đời.
Đôi lời tự giới thiệu, làm quen chỉ với mục đích là tôi thiết tha nhờ quý tòa soạn các báo và BBT trang BVN chuyển giúp tôi THƯ KHẨN, mà tôi muốn gửi tới quý ông lãnh đạo tối cao của đất nước và hai ông bộ trưởng quốc phòng và công an. Vì tôi không biết địa chỉ email hay nơi ở của họ, chỉ biết họ đang sống, làm việc ở Hà Nội thôi.
Một lần nữa tôi thành thật xin lỗi quý tòa soạn và BBT BVN vì đã làm phiền; tôi cũng rất biết ơn và tin rằng quý tòa soạn cùng BBT BVN giúp tôi thực hiện nguyện vọng chính đáng này. Tôi xin khảng định là tôi chỉ nhờ chuyển.
Xin nhận nơi tôi lòng thành kính và biết ơn.
Đinh Đăng Định
ĐT nhà riêng 05013 647 002
Emai danbicuop@gmail.com
Posted in Báo chí cách viết, Tự Do ngôn Luận | 1 Comment »
Posted by hoangtran204 trên 19/12/2011
Đoan Trang
Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được một phủ lớp hào quang.
Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…
Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.
Người ta cũng có thể nghĩ nhà báo Việt Nam là một lũ cừu, cứ sểnh ra là viết sai, viết láo, viết không có lợi cho tình hình chung, làm phương hại tới quan hệ giữa Việt Nam và một quốc gia nào đó.
Người ta còn nghĩ nhà báo Việt Nam là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Không đếm được có bao nhiêu lời mạt sát “lề phải” trên mạng: “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”…
Tuy nhiên, không thể tóm gọn diện mạo của cả làng báo Việt Nam trong một vài tính từ tích cực hay tiêu cực nào. Vì họ có tất cả những gương mặt ấy, khía cạnh ấy. Và dù thế nào đi nữa, trong đội ngũ các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng (cách gọi khác của từ “đàn cừu”), vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả.
Tôi kính phục họ – những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ – vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm.
Họ trước hết là những người rất thông minh, sắc sảo. Và chúng ta đều hiểu là, một người có đầu óc thông minh, sắc sảo, biết xét đoán và biết phản biện, sẽ không bao giờ chấp nhận sự định hướng, lừa mị, bưng bít. Không thể che mắt họ bằng lối nhồi sọ của thế kỷ trước.
Họ cũng “phản động” chẳng kém bất kỳ nhà báo tự do, blogger lề trái nào. Nhưng trong hoàn cảnh của họ, họ không thể thoải mái viết bài phê phán, chỉ trích rồi đưa lên mạng tùy thích. Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu.
Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận?
Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà?
Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận.
Không có họ, ai viết về nạn mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đình”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng.
Cũng có những lúc lề trái và lề phải “phối hợp tác chiến” một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: “Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”.
Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người “bay”. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được “trên” biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết.
Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”. (1)
Năm 2009, trong một bài về “Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975”, tôi đã viết: “… nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt”. Đó thực chất là điều tôi muốn nói về báo chí Việt Nam sau năm 1975. Tôi không biết trong cuộc chiến thầm lặng chống lại sự bưng bít, bóc trần cái xấu, thúc đẩy sự minh bạch, bao nhiêu nhà báo đã lau nước mắt.
Chiều 2/8/2011. Ngày ấy, ở Hà Nội diễn ra hai sự kiện: phiên xử phúc thẩm TS. Luật Cù Huy Hà Vũ và cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, với nội dung thông báo kết quả điều tra vụ “đạp mặt người biểu tình”.
Cảm giác “lạnh người” khi nghe tin ấy: Bộ Công an tổ chức họp báo ngay tại Thành ủy Hà Nội (giữa trung tâm thủ đô) để thông báo kết quả điều tra. Và trước đó, tin đồn ít nhiều rằng đã có những cuộc tiếp xúc, điều đình giữa công an và người biểu tình bị đạp mặt – anh Nguyễn Chí Đức. Chúng tôi đều hiểu rằng, không có lý gì mà công an tự tin đến thế. Chắc là sẽ có một diễn biến gì đó…
3 giờ chiều, từ ngoài đường, tôi gọi điện cho bạn (vừa ở cuộc họp báo ra):
– Tình hình sao rồi mày?
– Xong rồi. Họ bảo tay Đức chống đối, ngồi bệt xuống đất, nên công an phải khiêng lên xe đưa về đồn. Ông Đức cũng bảo không bị ai đánh, viết tường trình nói rõ thế rồi.
– Còn cái clip kia?
– Không xác định được có phải là giả không.
– Thế bây giờ mày định…?
– Thì về viết bài, có thế nào viết như thế chứ còn định gì. So what? (thế thì sao)
– So what cái cục cứt! – chưa bao giờ tôi thô lỗ như thế trên điện thoại di động. – Mày định thế nào? Mày muốn cứ thế mà tương vào bài à? Mày không hỏi Chí Đức lấy một câu à?
– Mày muốn gì? Có giỏi thì mày viết đi, viết xem có đăng được không?
Hai người chửi nhau một trận nảy lửa trên điện thoại.
– Đừng có vô lý thế. Mày phải hiểu là không thể khác được. Trong trường hợp này tao chỉ có thể làm hết sức mình là phản ánh lại đúng sự việc qua lời của công an, và sẽ ghi rõ là “theo kết luận điều tra”. Thông tin được chừng nào tới người đọc tốt chừng ấy. Mày viết theo kiểu đa chiều, lấy ý kiến Chí Đức, xem có đăng được không? Sao cáu kỉnh vô lý thế? Có phải lỗi của tao không?
Đến lượt tôi ngồi bệt xuống đất, tay run bắn lên vì giận. Phải, chính tôi mới là kẻ vô lý. Tại sao tôi lại gầm lên trên điện thoại, lại văng tục với bạn tôi – nhà báo mà tôi nể phục, quý trọng, nhà báo mà tôi vẫn thường yêu mến bảo: “Như John Lennon và Paul McCartney, hai ta song kiếm hợp bích”. Tại sao tôi lại nói bạn như thế, trong khi cả hai đều hiểu ai là những kẻ phải chịu trách nhiệm về tất cả chuyện này.
Bất cứ người làm báo chuyên nghiệp nào cũng hiểu quá rõ rằng, “trung thực, khách quan, công bằng” là các nguyên tắc đạo đức hàng đầu; và nếu ở một nền truyền thông đa chiều như phương Tây, thì sau khi dự một cuộc họp báo của cơ quan công an như thế, việc tiếp theo phóng viên phải làm là phỏng vấn “phía bên kia”, tức là nạn nhân Nguyễn Chí Đức, để xem anh có ý kiến như thế nào, có thực anh đã viết tường trình khẳng định mình không bị đạp mặt hay không.
Nhưng báo chí nước mình nó khác, khác ghê lắm. Mà chẳng riêng báo chí, nói chung là cái nước mình nó khác. Video clip ghi lại hình ảnh vụ đạp mặt không được thừa nhận một cách thản nhiên. Cuộc họp báo của cơ quan công an, tổ chức tại Thành ủy Hà Nội, không có mặt Nguyễn Chí Đức, cũng không mời bất cứ một ai trong số những người đã ký kiến nghị đề nghị xử lý nghiêm vụ đạp mặt công dân. Kết luận chỉ hàm ý đơn giản là Nguyễn Chí Đức ăn vạ. Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy.
Nhưng bạn tôi nói đúng. Chúng tôi không làm khác được. Trong một nền báo chí được định hướng chặt chẽ, sát sao. Trong một nền truyền thông nơi “quyền bình luận” của nhà báo bị triệt tiêu sạch sẽ – đừng hỏi vì sao báo chí (lề phải) Việt Nam bao năm qua không có nổi một cây viết bình luận cho ra hồn; phóng viên, nhà báo đâu có cái quyền ấy; nó là quyền của lực lượng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” kia. Trong một nền truyền thông nơi báo chí bị coi như công cụ, nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Thì người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi.
Và trong cuộc chiến lặng thầm đưa thông tin tới bạn đọc, nhiều nhà báo chỉ còn biết gạt nước mắt, thở dài mỗi khi bị hiểu nhầm, bị nghe chửi (oan) là “lưỡi gỗ”, “chó lợn”, “ngu xuẩn”… Đôi khi, họ làm tôi nhớ đến một câu hát buồn:
“Many times I’ve been alone,
and many times I’ve cried.
Many ways you’ve never known,
but many ways I’ve tried…” (2)
Năm 2011 khép lại bằng một vài sự kiện, trong đó có chuyến về nước của GS. Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt. Một trong những nhà báo thầm lặng mà tôi cũng rất yêu mến, khi tôi hỏi “có theo sự kiện này không”, đã trả lời: “Khi thất vọng với mặt đất thì là lúc nên nhìn lên trời”.
Dẫu là một câu nói đùa, nhưng nó đúng. Nhìn lên trời cũng là một cách để bớt ức chế với mặt đất. Nếu không ngước mắt nhìn trời, họ – những nhà báo vẫn cố gắng bám trụ với nghề, chấp nhận cay đắng, chấp nhận sự định hướng của một lực lượng mà năng lực truyền thông hẳn nhiên là thua xa họ – sẽ không chịu nổi bao nhiêu bụi bặm, rác rưởi.
Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng.
1. Tiểu thuyết “Suối nguồn” (The Fountainhead, 1943) của Ayn Rand.
2. Ca khúc “Con đường dài và khúc khuỷu” (The Long and Winding Road, 1970) của “The Beatles”.
3. “Everything that is done in the world is done by hope” (Martin Luther).
*****************************************
*****************************************
Thái Bá Tân
Vào năm ấy, ở mặt trận ấy, hai nghìn người lính trẻ được lệnh xuống đồng bằng tham chiến. Sau một đêm, chỉ ba mươi người sống sót trở về!
Nhiều năm qua tôi luôn bị ám ảnh bởi con số khủng khiếp này trong một câu khô khan và thuần túy mang tính thông tin. Chính xác đó là câu thơ trong bài “Ai? Tôi!” của nhà thơ Chế Lan Viên khi ông viết về chiến dịch Mậu Thân. Tác giả nêu câu hỏi: “Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?” Và chính ông tự trả lời mình: “Tôi! Tôi / người viết những câu thơ cổ võ / Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong”.
Một tâm hồn nhạy cảm! Một nhân cách lớn! (Anh Chế Lan Viên ơi, em đây, Thái Bá Tân đây. Cảm ơn anh đã nói hộ lòng em. Em còn giữ tập thơ anh tặng ngày nào.)
Đằng sau những con số này là những con số khác còn khủng khiếp hơn: Một triệu người lính cách mạng và hai triệu dân thường Việt Nam đã hy sinh trong cái ta thường gọi là “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”.
Như nhà thơ, tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi của ông: Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó? Không phải tôi, tất nhiên, vì tôi là người bình thường và chỉ nhờ ngẫu nhiên mới không bị gộp vào con số đó. Tôi không ra lệnh, không đưa ra các quyết sách lớn về đại cục. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa tôi hoàn toàn vô tội. Không, tôi vẫn phải chịu một phần trách nhiệm vì đơn giản tôi là một công dân và đã để đất nước mình rơi vào hoàn cảnh như vậy. Một công dân tốt còn biết đau về cái chết của đồng bào.
Câu hỏi tiếp: Liêu có đáng phải hy sinh ghê gớm như thế để “giải phóng dân tộc” không, mà rồi, giải phóng khỏi ai? Khỏi những đồng bào Việt Nam khác ở bên kia chiến tuyến?
Một câu hỏi nữa: Ba mươi người sống sót trong số 2000 người ấy bây giờ thế nào, và họ nghĩ gì về sự trận đánh ấy của họ mà đài báo ta lúc ấy gọi là “thắng lợi, nhưng ta phải chịu một số thương vong nhất định”?
Khá vất vả, cuối cùng tôi cũng tìm được một người, ngay trong huyện Diễn Châu quê tôi. Điều này lần nữa làm tôi giật mình: Sao lúc nào, ở đâu có đánh nhau ác liệt nhất và nhiều người chết nhất cũng có mặt những người lính nông dân Nghệ Tĩnh của tôi? Có thể chỉ ngẫu nhiên, nhưng vẫn giật mình.
Đó là một lão nông trạc tuổi tôi, trên sáu mươi chút ít, nhưng trông hom hem với một chân thọt và một tay hơi khuỳnh khuỳnh.
“Chuyện từ đời tám hoánh nào, hơi đâu mà nhớ đến. Mà cũng chẳng còn lúc nào rỗi để nhớ”. Ông nói khi tôi gợi chuyện.
“Con cháu một bầy, toàn ăn hại. Lại thêm trận lụt vừa rồi ngập hết lúa như bác thấy.”
“Bác có cảm giác thế nào khi sống sót trở về rừng?”
“May! Còn thế nào nữa. May thoát chết như bác nói. Nhờ giả vờ chết mà sống đấy.”
“Sau đó thì sao?”
“Thì đánh nhau tiếp. Trong số ba mươi người sống sót lần ấy, nghe nói chỉ năm người trở về nhà khi chiến tranh kết thúc. Trong đó có tôi. Cũng nhờ may rủi thôi”.
Tôi lặng người, chẳng biết nói gì thêm.
“Sự hy sinh của các bác thật to lớn.” Tôi lên tiếng khi thấy im lặng mãi bất tiện. “Các bác là những người anh hùng, dũng cảm, dám xã thân vì nước…”
“Anh hùng, dũng cảm cái đếch gì. Người ta bảo đi lính thì đi. Bảo xung phong thì xung phong. Không xung phong, không dũng cảm mà được à? Không bị địch bắn chết thì cũng bị đồng đội đằng sau bắn vào lưng!”
Mấy thằng nhỏ thấy có khách, xúm lại hóng hớt. Ông chúng quát:
“Chúng mày biến! Mai kia thằng Tàu nó đánh, sẽ đến lượt chúng mày! Không thoát được đâu!”
Cuộc gặp này để lại trong tôi một ấn tượng nặng nề.
Tôi cũng may. May chưa bao giờ viết thơ cổ vũ người khác ra trận. May không phải là một trong ba mươi người sống sót ấy, chính xác hơn, năm người. Nếu không tôi sẽ đau khổ lắm. Chả là đời trót cho tôi cái chữ nên hay suy luận và mặc cảm. May nữa là tôi không bao giờ phải bắn vào lưng đồng đội nếu họ không xung phong, và ngược lại. May! Và tôi cảm ơn số phận điều ấy.
Nhưng tôi cũng có con cháu, và như ông ấy nói, mai kia thằng Tàu đánh mình, sẽ đến lượt chúng. Nghĩ mà sợ. Sợ và buồn. Vì lão nông kia, tôi và con cháu của tôi không có sự lựa chọn nào khác. Vì chúng tôi, vì tất cả chúng ta, đơn giản chỉ là những con tốt vô danh trên bàn cờ của các nhà lãnh đạo đất nước.
Cầu mong cho họ biết thương dân và có những quyết định sáng suốt.
1. 11. 2011
______________________
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
(Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)
*Có ai đã từng đọc thống kê kinh hoàng về 1.146.250 bộ đội VN đã chết, 780.000 thương binh, 300.000 bộ đội bị mất tich…đó là cái giá của chiến tranh do đảng CSVN gây ra.
“Hiện nay, cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng người có công (chiếm gần 10% dân số). Trong đó, có hơn 1.146.250 liệt sĩ; trên 3.000 Bà mẹ VNAH còn sống; trên 780.000 thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh; 1.253 Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động trong kháng chiến; 101.138 người có công giúp đỡ cách mạng; khoảng 187.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 109.468 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày… Hiện còn trên 1,4 triệu người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Cả nước có khoảng 7.000 công trình ghi công liệt sĩ, trong đó có khoảng 3.000 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số trên 780.000 ngôi mộ; trong đó khoảng 303.000 ngôi mộ còn thiếu thông tin, hơn 208.000 hài cốt chưa phát hiện, tìm kiếm, quy tập được.” Baomoi.com
***
Tác giả Thái Bá Tân
Viết truyện này, tức là vô tình tôi đã chạm đến một nỗi đau khác của chiến tranh. Một nỗi đau âm thầm, đặc biệt và khó nói. Cũng vì thế mà xưa nay dù biết, người ta cứ ngài ngại không muốn nhắc tới. Vì tế nhị, và cả vì thương mà đành bất lực. Ðó là việc từ chiến tranh trở về, hàng vạn, có thể hàng triệu các cô gái nhỡ thì không lấy được chồng. Với phụ nữ, thử hỏi còn nỗi đau nào lớn và “khó nói” hơn?
Tôi được nghe kể và biết khá nhiều chuyện như thế. Trong một truyện ngắn gần đây tôi có sử dụng ít chi tiết từ câu chuyện của một bà bạn. Bà kể với tôi mà cứ như xưng tội với cha đạo. Theo bà thì chính bà đã giết chết một cô thanh niên xung phong tội nghiệp.
Số là vào cuối năm 1971, cái cô gái thanh niên xung phong trong một đơn vị toàn nữ suốt nhiều năm liền ở rừng Trường Sơn heo hút ấy đã bị phát hiện “làm chuyện bậy bạ” bên bờ suối khi lén đi tắm một mình. Và bà bạn tôi, lúc đó là người phụ trách đơn vị, chẳng nhiều tuổi hơn bao nhiêu, đã đem cô ra kiểm kiểm trước mọi người. “Chúng tôi “quần” cô ấy ghê lắm. Ðặc biệt là tôi. Chỉ huy mà. Tuy nhiên, miệng nói vậy thôi, chứ trong lòng thì thương. Tôi chủ trì buổi họp ấy. Bây giờ nghĩ lại thấy thật chua xót và cũng buồn cười. Nghĩ một đường, nói một nẻo. Không ít người cũng lớn tiếng phê bình cô gái đó như tôi. Ðem cả đạo đức cách mạng và lý tưởng ra mà phê bình. Cái thời ấy là thế, và nó phải thế” Bà buồn bã nói thêm: “Sáng hôm sau chúng tôi thấy cô ấy treo cổ chết trên cành cây sau lán. Tất cả do tôi, do tôi hết!” Bà còn cho biết cũng vì lý do tâm, sinh lý ấy mà đơn vị bà ngày càng có nhiều chuyện kỳ cục, thí dụ bỗng dưng vô cớ mấy đứa cười sằng sặc như một lũ điên, rồi sau lại ôm nhau khóc. “Có đứa điên thật. Cứ trần truồng chạy tồng ngồng giữa rừng. Tội nghiệp.”
Ở chiến trường đã thế, về nhà các cô càng khổ hơn, vì phần lớn đã ngoài ba mươi, lại ở nông thôn. Mà nông thôn thì ai lấy gái già, nếu còn người để lấy?
Khoảng mươi năm đầu sau chiến tranh, một số tờ báo mạnh dạn đề cập vấn đề này. Cũng chỉ nói chung chung, thương chung chung, chứ chẳng gợi ra được giải pháp cụ thể nào. Cả xã hội đều biết. Cả xã hội muốn làm cái gì đó giúp họ, nhưng cuối cùng vẫn bất lực. Không lẽ cho quay lại chế độ đa thê?
Thế là hàng vạn, hàng chục vạn các cựu thanh niên xung phong cứ lầm lũi sống một mình và chuẩn bị tinh thần để kéo dài như thế suốt đời. May công đoàn và các cấp chính quyền không còn khắt khe như trước về tội chửa hoang. Con ngoài giá thú cuối cùng cũng được luật pháp và người đời thừa nhận.
Tôi nhớ một lần, năm 1983, trên đường đi Bảo Lộc, Cao Bằng, thì xe chết máy và chúng tôi phải ngủ lại qua đêm ở một đơn vị sửa chữa đường bộ, đúng ngày đơn vị này được tuyên dương thành tích gì đấy. Liên hoan, ăn uống vui vẻ lắm. Nhưng chỉ toàn đàn bà, và đều đã ba bốn chục tuổi. Thì ra họ cũng là thanh niên xung phong chuyển ngành. Cụ thể là sau chiến tranh, cả một đơn vị được bê hầu như nguyên xi từ Trường Sơn ra đây.
Ðêm hôm ấy, sau bữa liên hoan mà chúng tôi được mời dự, tôi nghe có tiếng khóc, không phải một mà hình như nhiều người. Thủ trưởng đơn vị, một ông già hom hem đang chờ về hưu, bảo tôi:
– Các bà ấy vẫn thế đấy. Cứ có dịp vui lại đêm nằm ôm nhau khóc. Chuyện chồng con ấy mà. Tội nghiệp.
– Thế quanh đây không có đàn ông à? – tôi hỏi. – Các cơ quan, xí nghiệp hay đơn vị bộ đội nào chẳng hạn?
– Trong vòng bán kính hai mươi cây số thì không. Xa hơn một chút có công trường khai thác đá và một đội biên phòng. Cũng kết nghĩa, giao lưu, thăm hỏi nhau đủ chuyện, nhưng chẳng ích gì. Chỉ thêm nhiều vụ chửa hoang. – Rồi ông thủ trưởng của hơn hai mươi bà công nhân ấy thở dài chép miệng: – Tôi đến khổ với các bà ấy!
Tôi không hiểu ông nói khổ là khổ theo nghĩa nào.
*
Nếu làng là hình ảnh xã hội thu nhỏ, thì làng tôi phản ánh đầy đủ tình trạng này của toàn xã hội. Thời chống Mỹ, nhiều cô gái làng tôi là thanh niên xung phong, một số hy sinh nhưng phần lớn sống sót trở về, (bỏ lại đằng sau gần mười năm tuổi trẻ, cái tuổi dễ lấy chồng nhất) và rồi… ế CHỒNG. Ở quê tôi, con gái ngoài hai mươi lăm chưa lấy được chồng thì bị chính thức coi là ế, bị gạt khỏi danh sách những đối tượng có thể đặt vấn đề.
Như những người cùng tuổi thời ấy, từ những cô bé tóc vàng hoe vì chang nắng suốt ngày ngoài đồng để chăn trâu, bắt cua, làm ruộng, tất cả các cô gái làng tôi học xong phổ thông đều đua nhau viết đơn xung phong, rồi ra đi, miệng hát vang bài ca “đường ra trận ngày này đẹp lắm”. Mọi người, mọi chuyện thật hồn nhiên, vô tư. Thật vui. Thật đẹp. Và cái cuộc sống dẫu gian nguy nhưng hồn nhiên và vui vẻ ấy chỉ bị hẫng hụt khi chiến tranh kết thúc, họ bất chợt thấy mình đã không còn trẻ, lờ mờ cảm thấy những mối lo đang đợi. Tôi có một bài thơ thế này, viết trong một dịp về quê và gặp một vài người trong số họ.
Các cô gái làng tôi
Lên đường đi diệt Mỹ,
Khoác ba-lô, và rồi
Từ cô, thành đồng chí.
Họ đi vào chiến tranh
Mà như đi vào hội,
Những cô gái hiền lành,
Vui, hồn nhiên quá đỗi.
Nhiều, nhiều năm chiến trường
Họ cũng vui như vậy,
Dù đói, dù bị thương,
Bom rơi và lửa cháy.
Và chỉ ngày hòa bình
Họ buồn khi trở lại
Bỗng sững sờ thấy mình
Không còn là con gái.
Buồn càng buồn gấp đôi,
Vì hình như lúc ấy
Không người nào làng tôi
Biết họ buồn như vậy.
Nói trong làng không ai biết họ buồn là cách nói của thơ, để nhấn mạnh nỗi buồn và sự mặc cảm của họ. Trên thực tế ai cũng dễ dàng nhận thấy điều đó. Gì thì gì, với phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, chuyện chồng con vẫn là điều quan trọng nhất. Nó không đơn thuần là hạnh phúc riêng tư, mà còn uy tín của cả gia đình. Dân làng thông cảm và thương họ lắm. Tuy vậy, khi kén vợ cho con trai thì lại chọn những cô mới lớn.
Ở quê tôi người ta lấy vợ gả chồng cho con rất sớm. Ðàn ông ở tuổi các cô mà chưa vợ thì chỉ có thể là mới đi bộ đội về – số này không nhiều do đã hy sinh hay được bố mẹ lo cưới xin trước khi lên đường – hoặc những người “nhỡ nhàng” do vợ chết, li dị, hoặc những người tật nguyền và cả loại thuộc “thành phần bất hảo”. Không còn ai khác, một số cô thành vợ những người ấy. Số khác xin đi làm công nhân ở mỏ đá Hoàng Mai để cạnh tranh với những cô khác cũng đang ế chồng ở đấy. Còn phần đông ở lại làng làm ruộng, sống cùng nhà với bố mẹ già, hoặc nếu bố mẹ chết thì thui thủi một mình. Ðơn giản là sự cân bằng của cái quy luật cung cầu tự nhiên về nam nữ trong hôn nhân đã bị phá vỡ.
Thường vẫn thế, trong muôn vàn cái thiếu thốn sau chiến tranh, có một cái thiếu mà phụ nữ thấm thía hơn ai hết. Ðó là thiếu đàn ông để lấy chồng. Thời nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến bài thơ của Iulia Ðrunhina về đề tài này. Bà từng là nữ sinh trung học xung phong ra trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Ðời tư bà cũng không mấy xuôn xẻ. Bà mới tự tử chết cách đây mấy năm, nghe nói có liên quan đến sự sụp đổ của nhà nước Xô-viết mà bà đã hy sinh tuổi trẻ mình để bảo vệ.
Thắng trận, trở về nhà,
Các nữ sinh – chiến sĩ
Mang hai mươi tuổi đời
Như hai mươi thế kỷ.
Các huân chương, dù sao,
Vẫn ít hơn vết sẹo.
Hình như đời còn dài
Mà đã thành các “cựu”.
Các cô gái về nhà.
Nhà không còn, giặc đốt.
Không cha mẹ, anh em,
Không chiếc dao, cái cột…
Nghĩa là lại từ đầu
Bắt đầu vào cuộc sống.
Bắt đầu diện đôi giày
Kiểu nhà binh thô rộng.
Vâng, nhưng diện với ai
Khi khắp làng không thấy
Bóng một chàng trai nào?
Sau chiến tranh là vậy.
Thiếu đàn ông để yêu
Ðã trở thành nỗi khổ.
Các thế hệ sau này
Chắc khó tin điều đó.
Ba mươi năm sau, ở Việt Nam, các cô gái làng tôi cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Còn bây giờ, tức là thêm ba mươi năm nữa, chúng ta vẫn cảm thấy khó tin vào cái sự thật ấy, dù nó đã thực sự tồn tại. Ngay trong làng ta, quanh ta, hay thậm chí với người thân của ta. Một nỗi đau nhức nhối mà xưa nay chẳng ai có thể làm gì được để giúp đỡ. Không cả một lời an ủi hay một cử chỉ nhỏ để bày tỏ sự thông cảm âu yếm.
*
Cuối năm 1978, trên đường công tác từ Hà Nội vào Sài Gòn, tôi ghé thăm nhà và được biết cô Duyên đi tu. Cô cũng là một trong những cựu thanh niên xung phong ở làng tôi và cùng cảnh ngộ.
Cô Duyên là con gái nhà hàng xóm, hơn tôi hai tuổi, nhập ngũ từ năm 1965. Không hiểu sao phải hơn một năm sau khi chiến tranh kết thúc mới thấy cô trở về. Cô là người nổi tiếng xinh đẹp trong làng. Nghe nói đã có hẹn ước gì đó với ông anh con bác tôi. Sau này, khi anh tôi hy sinh ở Quảng Trị năm 1968, không thấy ai nhắc đến chuyện ấy nữa. Có thể người ta ý tứ tránh cho cô những phiền toái trong việc chồng con sau này.
Ðúng như trong bài thơ của Ðrunhina, khi cô trở về thì chẳng còn gì. Nhà trúng bom, cả bố mẹ và cậu em trai cô đều chết. Cô cũng phải tự mình làm lại tất cả, bắt đầu từ việc dựng một ngôi nhà lá, sắm sửa đồ đạc, rồi hòa dần vào nếp sống chung của làng và… để ý tìm chồng. Chính xác hơn là chờ người ta đến hỏi mình làm vợ. Nghe kể lại thì cũng có khá nhiều người tìm đến với cô, nhưng vẫn chỉ là những người “có vấn đề”, chắc vì thế nên cô từ chối. Có vẻ như cô sẵn sàng sống độc thân suốt đời chứ không chịu lấy những người cô thấy không xứng đáng.
Trước đây, tuy thuộc hạng em út, nhưng nhờ ông anh, tôi thường được cô cho đi chơi cùng, kể cả những đêm hai người và đám thanh niên lớn hơn ra bờ Kênh Nhà Lê hát đối cùng con trai, con gái làng Phúc Nhạn bên kia kênh. Cô hát hay, đối đáp nhanh và sắc sảo. Chắc thời ấy nhiều người mê cô chứ không riêng gì anh tôi. Hơn thế, cô lại chín chắn, có bản lĩnh và luôn được bầu làm bí thư chi đoàn. Sau chiến tranh, dù không tích cực như trước nhưng cô vẫn tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội trong làng xã. Cô cũng là người lao động giỏi, biết lo toan, sống hòa thuận với xóm giềng và được mọi người yêu mến. Tóm lại, trừ chuyện chồng con, mọi việc với cô đều ổn. Vậy sao bỗng nhiên cô bỏ đi tu?
Theo người ta kể lại thì cách đấy độ nửa năm có anh cán bộ tỉnh về làm việc ở xã. Chắng hiểu quan hệ hai người thế nào mà sau đó cô Duyên bỏ làng vào Vinh, nói đã xin được việc làm nhà nước ở đấy. Thế mà chưa đầy hai tháng sau thì thấy cô quay về, rồi xin vào nhà chùa, cũng cắt tóc, mặc áo nâu và sống hẳn ở chùa.
Ðó là chùa Yên Quang, nằm cạnh quốc lộ, phía bên kia sông Bùng, chùa lớn nhất trong cả huyện Diễn Châu, cách làng chúng tôi khoảng mười cây số. Cô chẳng giải thích vì sao. Người ta chỉ có thể đoán già đoán non, rằng phải có chuyện gì đấy nghiêm trọng xẩy ra giữa cô và anh cán bộ nọ, nên một người bản lĩnh và yêu đời như cô mới có một quyết định cực đoan như vậy. Có người bảo cô bị lừa, rằng anh kia đã có vợ và chỉ muốn quan hệ với cô như bồ bịch hay một dạng vợ lẽ. Cũng có người nói chuyện phức tạp hơn nhiều.
Dần dần sự kiện giật gân này cũng lắng xuống. Người ta đã ít bàn tán về cô, và cuối cùng chấp nhận mọi việc như nó hiện có. Thay cho hai tiếng “cô Duyên” giản dị trước đây, bây giờ mọi người, cả già lẫn trẻ, đều gọi cô là “sư cô Ðàm Duyên”. Không biết nhà chùa có chức danh “sư cô” không, hay chỉ sư ông, sư bà và chú tiểu thôi. Cũng không biết vì đâu có chữ “Ðàm” ấy. Tôi thấy dân làng gọi thế: Sư cô Ðàm Duyên.
Lần ấy vì vội, tôi không có thời gian tới chùa Yên Quang xem cụ thể thế nào, nhân tiện nói chuyện đôi câu với cô Duyên, nếu cô chịu nói. Dù sao cô cũng suýt là chị dâu tôi, và ngày trước chúng tôi từng chơi thân với nhau.
Mãi ba năm sau tôi mới gặp cô, lần gặp thứ hai kể từ ngày cô đi thanh niên xung phong. Hôm ấy trời không mưa nhưng u ám, lại không đúng ngày lễ nên cảnh chùa có vẻ buồn và cô tịch.
Tôi dựng xe vào gốc cây bên đường, định không vào chùa vội mà đứng bên ngoài quan sát một chốc đã. Chùa chỉ có bốn người. Một vị sư già trụ trì, một bà sư nữa cũng già, và hai người khác trẻ hơn. Một trong hai người ấy là cô Duyên, bây giờ là “sư cô Ðàm Duyên”.
Khi tôi đến, cô đang quét sân chùa. Mặt cô buồn buồn nhưng thanh thản và vô cảm. Một khuôn mặt còn giữ được nhiều nét đẹp, khiến tôi không thể không nhớ tới một cô Duyên linh hoạt, yêu đời ngày nào, khi cô cho tôi đi theo trong những đêm hát ghẹo bên Kênh Nhà Lê. Tôi thử hình dung mà không được khuôn mặt ấy thế nào suốt mười năm chiến trường khói lửa. Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh, tất nhiên. Một khi cô chọn cách sống thoát tục này thì hẳn phải có lý do của nó. Tôi không có quyền và không muốn can thiệp. Tuy nhiên, đứng nhìn cô từ từ đưa những nhát chổi trên sân chùa vốn đã sạch bóng, tôi cbỗng cảm thấy buồn, và thầm nghĩ:
Ðường đời lỡ bước nhân duyên,
Cô bước chân vào cửa thiền,
Quét nhặt từng bông hoa đại,
Ðể qua cái thời con gái.
Nay già… Nếu không trọc đầu,
Chẳng biết tóc bạc đến đâu.
Tôi đứng thêm chốc nữa rồi lặng lẽ đạp xe về làng, không muốn khuấy động sự yên tĩnh trong lòng cô sau bao sóng gió của cuộc đời. Nhưng cô có thực sự cảm thấy thanh thản trong lòng không? Cô có hoàn toàn dửng dưng với những gì sôi động đang diễn ra xung quanh không?
Từ đấy, những lần hiếm hoi về thăm quê (cả nhà tôi từ lâu đã dọn lên thành phố), tôi đều tranh thủ tới chùa Yên Quang. Lần nào cũng chỉ đứng ngoài nhìn vào. Sau lần gần đây nhất, tức là vào năm 1995, trở lại Hà Nội, tôi có viết bài thơ về cô Duyên, một trong những cô gái làng tôi mà cũng là của nhiều làng khác khắp cả nước. Bài thơ đã đăng báo. Tôi nghĩ nó nói đủ những gì tôi muốn nói về nỗi đau này của chiến tranh. Nỗi đau không của riêng ai.
SƯ CÔ ĐÀM DUYÊN
Lại vãn chùa Yên Quang –
Vẫn đều đều tiếng mõ,
Hoa đại vẫn rơi vàng
Trên sân nền gạch đỏ.
Ngoài đường tiếng ô tô
Xen lẫn lời niệm Phật.
Chỉ sau chùa, ven hồ
Không còn ba chậu quất.
Và sư cô Ðàm Duyên
Tay vẫn lần tràng hạt
Như ngày mới nhập thiền
Còn ngỡ ngàng, dút dát.
Là thanh niên xung phong
Những năm gian khổ nhất,
Về, nhỡ thì, muộn chồng,
Cô nương nhờ cửa Phật
Ðể tìm sự thảnh thơi
Trong lời kinh, hương khói,
Mong rũ sạch bụi đời
Ðã làm cô mệt mỏi.
Kia, sư cô đang ngồi
Quay lưng ra mặt phố,
Quay lưng cả với đời,
Lặng yên như tượng gỗ.
Sư cô đang nghĩ gì?
Phải chăng còn vương vấn
Chút bụi đời, nhiều khi
Nhớ những ngày mặt trận?
Phải chăng nơi cửa thiền
Sư tĩnh tâm, hạnh phúc,
Hay sư cô Ðàm Duyên
Vẫn cô Duyên trần tục?
Vẫn thế chùa Yên Quang,
Vẫn đều đều tiếng mõ,
Hoa đại vẫn rơi vàng
Trên sân nền gạch đỏ.
Và tiếng còi ô tô
Vẫn bay vào inh ỏi…
Tôi đứng nhìn sư cô
Thấy mình như có lỗi
Trong việc để sư ngồi
Quay lưng ra mặt phố,
Quay lưng cả với đời,
Lặng yên như tượng gỗ…
Hà Nội, 21.4.2001
Posted in Báo chí cách viết, Cái giá của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”., Chien Tranh Viet Nam | 1 Comment »